Chuyện của Nhạ

Phùng Xuân Nhạ Bộ Trưởng Giáo Dục (phải)

Thuan Van Bui|

(Tút này tôi viết ngày 25/7/2018. Bây giờ nhân chuyện sách giáo khoa ồn ào và lại có phong trào đòi Nhạ từ chức. Xin đăng lại cho vui).

1. Tôi luôn giữ quan điểm: Nhạ khốn nạn và có lỗi trong việc để hệ thống dục thi cử nát bét như hiện nay. Tuy nhiên, trong thể chế này, có ông hay bà bộ trưởng nào làm thật, được tự mình quyết định và tử tế được không? Xin thưa là không, không có bất kỳ ông bà bộ trưởng nào có thể sống lương thiện tử tế được, họ không thể làm theo đúng chức năng nhiệm vụ trong thể chế và mô hình hiện nay.

Dĩ nhiên các ông bà như Nhạ, Tiến, Thể, Tuấn... chỉ là các tay sai làm theo nghị quyết đảng, và họ tranh thủ lợi dụng thể chế này để kiếm chác, vinh thân phì gia và thu vén để còn tìm đường mua quốc tịch các nước tư bản giãy chết. Ông bà khác lên thay, mọi việc cũng không thể nào sáng sủa được đâu. Một cáy máy làm gạch bị lỗi khuôn, đất gì cho vào đó cũng sẽ ra các viên gạch sứt mẻ, méo mó cong vênh và vứt đi thôi.

2. Hệ thống giáo dục mà cả xã hội đang đổ lỗi cho Nhạ, là một hệ thống bị đảng can thiệp rất thô bạo. Giáo dục chỉ là một trong các biện pháp nhồi sọ và triệt tiêu óc phản biện và tư duy độc lập. Hãy đọc lại các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá giáo viên sẽ thấy: Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất bao giờ cũng là "phẩm chất chính trị", tức là biết cúi đầu nghe lời đảng, tin tuyệt đối vào đảng.

Mục tiêu giáo dục cũng được các đại hội đảng rất nhất quán đưa ra là: Tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong hệ thống giáo dục, nhằm mục đích đào tạo ra những con người mới XHCN (trước đây là vừa hồng vừa chuyên, tức là còn hồng và chuyên nghiệp?). Mục đích cao nhất của giáo dục nước nhà luôn luôn là yếu tố chính trị, các giáo viên và cả hệ thống quản lý theo ngành dọc của giáo dục từ bộ đến sở, phòng và trường luôn luôn được nhắc nhở và áp đặt về tính đảng về yếu tố chính trị.

Do đó, ông Nhạ hay bất cứ ông nào lên làm bộ trưởng, dù ba đầu sáu tay cũng không thể cải cách không thể sửa chữa hệ thống giáo dục hiện nay. Dù là Ba Không, Bốn Không Bốn Có gì đi nữa, dù là ông Nhân, ông Luận, ông Nhạ hay bất cứ ông nào lên thay cũng sẽ đi vào guồng nát bét từ hệ thống chính trị áp xuống và đều thất bại thảm hại thôi. Rồi các ông ấy cũng sẽ loay hoay với đổi mới, cải cách, rồi biên soạn lại sách giáo khoa, rồi VNEN rồi các loại dự án đốt tiền một cách phung phí thôi.

Để kiếm miếng ăn và cố bấu víu vào hệ thống này để có chút danh lợi, mong vơ vét được chút ít thì ông Nhạ hay bất cứ ông bà bộ trưởng nào khác cũng sẽ gian dối, quanh co và dĩ nhiên mặt phải dày và trơ ra, không đếm xỉa gì đến lương tri hay tự trọng, cố nhịn nhục để vơ vét. Hệ thống giáo dục này bị chi phối và vận hành bởi bộ máy chính trị quá dơ bẩn và thô bạo, thế nên nó nát từ cao xuống thấp, từ trong ra ngoài với các biểu hiện: Học đểu, thi giả, gian lận điểm, giáo viên và học sinh đánh nhau qua lại, phụ huynh đánh giáo viên, hiếp dâm, mua chức mua việc...

3. Đừng cố đòi ông Nhạ, ông Thể hay bà Tiến, ông Trần Tuấn Anh, Hà tài môi... từ chức. Ông bà khác lên cũng nát như vậy, cũng sẽ ăn hại và phá banh như vậy thôi. Khuôn hỏng không thể có gạch đẹp được đâu (kinh nghiệm của một nông dân từng đóng gạch rất nhiều). Đối với Tuấn rọ cũng vậy, hắn mất chức có thể toàn bộ hệ thống báo chí và cư dân mạng thấy thỏa thê, vui sướng vì thằng "mút mực mị dân" đã ngã ngựa, thằng chuyên đeo rọ mõm cho báo chí nay mõm đã bị rọ, sắp tới có thể còn bị buộc mồm dán băng keo nữa cơ.

Tuy nhiên, nên nhớ thằng sau lên nó sẽ vơ vét hơn thằng trước để thu hồi "vốn đầu tư", nó sẽ sắt máu hơn để lấy lòng quan trên, thiên triều. Các tờ báo, nhà báo biết điều, nắm được thời cuộc nên tranh thủ mà lấy lòng nịnh hót bằng các bài ca tụng sặc mùi dối trá và tởm lợm lương tri người tử tế đi. Hệ thống chuyên bơm thổi nhau qua lỗ đít này là vậy, quan xã thổi đít quan huyện, huyện lại thổi đít tỉnh và tỉnh thổi đít trung ương. Dĩ nhiên trong nội bộ xã huyện tỉnh và trung ương lại có màn thổi đít cấp trên cấp dưới trong nội bộ nữa, thắm thiết tình nghĩa anh em đồng chí lắm.

Ông Nhạ có lỗi, như bao ông bà bộ trưởng khác. Còn nếu chúng ta hy vọng ông Nhạ từ chức thì mơ đi, người có liêm sỉ tự trọng sao có thể leo lên chức bộ trưởng trong thể chế này? Nếu chúng ta đổ lỗi cho ông Nhạ trong cái hũ tương bần giáo dục hiện nay, thì đó là sai lầm của chúng ta. Bất cứ ông nào lên thay đều không thể cứu vãn nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Trừ khi đảng bỏ hàm răng nham nhở ra khỏi giáo dục, trừ khi đảng thôi thò tay vào để biến giáo dục thành công cụ. Bỏ tính chính trị ra khỏi toàn bộ hệ thống giáo dục, khi đó hãy mơ về một ông bộ trưởng làm việc có hiệu quả. Dẹp hết các loại đảng ủy, chi bộ trong hệ thống, nền giáo dục sẽ trở về với bản chất và tiêu chuẩn chung của thế giới là Khai Phóng - Con Người- Xã Hội, chỉ khi đó mới mơ đến nền giáo dục công bằng theo 4 tiêu chí đánh giá và các mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ về giáo dục.