Nguyễn Hoà Bình cùng 16 thẩm phán tham gia Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải đối diện nguy cơ bị truy tố

Phạm Minh Vũ|

Cuối giờ sang nay 15.06.2020, các thành viên Uỷ Ban tư pháp Quốc hội họp và đi đến quyết định yêu cầu xem xét lại Phán quyết Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao.

Lý do: Vi phạm nghiêm trọng của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử có thể làm thay đổi bản chất vụ án.

Như vậy, vụ Hồ Duy Hải đang có hướng chuyển biến tích cực khi Ủy ban tư pháp cho rằng các hoạt động điều tra, xét xử truy tố có dấu hiệu sai phạm dẫn đến phán quyết không khách quan.

Điều đó có nghĩa rằng, với 17 cánh tay đồng loạt đưa lên để ra phán quyết trong phiên giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải là sai hoàn toàn, cùng với phát ngôn chắc như đinh đóng cột của HĐTP cho rằng ‘có sai sót trong hoạt động điều tra nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án" lại càng khẳng định sự thiếu khách quan, mang tính chất cố tình xử án cho xong.

Với quyết định của UBTPQH đã khẳng định Nguyễn Hòa Bình cùng 16 tên thẩm phán trong HĐTP kia đã vi phạm điều Điều 370 Bộ luật hình sự với tội danh ‘’ra bản án trái pháp luật’’.

Chủ thể của tội phạm ra bản án trái pháp luật chỉ có thể là Thẩm phán, Hội thẩm của Tòa án nhân dân, Tội ra bản án trái pháp luật có khách thể xâm phạm tính đúng đắn của hoạt động tố tụng; đến uy tín của cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan xét xử) và xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Có thể định nghĩa, ra bản án trái pháp luật là hành vi cố ý ban hành và công khai bản án trái pháp luật đó (như tuyên đọc hay tống đạt bản án đó) cho những người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức có liên quan.

Bản án có thể bị ra trái pháp luật bao gồm: Bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm (về hình sự, dân sự, lao động, kinh doanh thương mại hoặc hành chính).

Bản án được coi là trái pháp luật, nếu trong đó chứa đựng các nội dung, những vấn đề không đúng với các quy định của pháp luật, ví dụ như bản án hình sự trái pháp luật là bản án kết án một người nhưng đó là hành vi không cấu thành tội phạm; hoặc không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án.

Theo cấu thành của “Tội ra bản án trái pháp luật”, thì nội dung trái pháp luật của bản án có thể là một phần hoặc toàn bộ bản án như quá nhấn mạnh hoặc quá chú ý đến một số tình tiết này mà bỏ qua các tình tiết khác để kết luận về tội nhẹ hơn hoặc nặng hơn. Tội ra bản án trái pháp luật được coi là hoàn thành từ thời điểm bản án được tuyên đọc hay tống đạt cho những người tham gia tố tụng dưới bất kỳ hình thức nào.

Hành vi thêm bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án, Thẩm phán, Hội thẩm, nhằm hợp thức hóa việc ra bản án trái pháp luật, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội, đó là: Tội ra bản án trái pháp luật (Điều 370) và Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc (Điều 375).

Rõ ràng, từ sai sót trong tố tụng có 2 điểm nghiêm trọng: Thứ nhất, sai sót trong khám nghiệm hiện trường về thu giữ vật chứng: vụ án giết người bằng dao nhưng không thu vật chứng dao, đập bằng thớt nhưng không thu giữ thớt, đánh người bằng ghế nhưng thu giữ nhầm chiếc ghế tất cả đều mua ngoài chợ. Đối chiếu sai sót này với điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự (TTHS) 2003 (áp dụng thời điểm xảy ra vụ án) về thu thập và bảo quản vật chứng: "Vật chứng cần được thu thập kịp thời, đầy đủ, được mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Chưa kể nhân chứng thì có tổng cộng 13 nhân chứng, nhưng không nhân chứng nào xác định nhìn thấy Hồ Duy Hải, dấu vân tay thì không tìm ra một dấu vân tay nào của HDH.

Thứ hai, về việc chậm trưng cầu giám định các vết máu khả nghi tại hiện trường (hơn 4 tháng), khi máu đã bị phân hủy khiến không xác định được kết quả. Sai sót này hoàn toàn trái quy định tại điều 155 Bộ luật TTHS về trưng cầu giám định.

Sai sót khác về biên bản hỏi cung sửa chữa mà không có chữ ký xác nhận của người khai, biên bản nhận dạng không có người chứng kiến, trong khi Bộ luật TTHS quy định rất cụ thể, mà nếu tuân thủ thì không được phép có các loại sai sót này, mà nếu có một trong các sai sót này rõ ràng bản chất vụ án đã bị thay đổi và không khách quan buộc phải điều tra lại từ đầu.

Tất cả bằng chứng kết tội cho HDH là lấy lời khai của Hải để đóng đinh bản án, như chúng ta biết công an VN giỏi nhất thế giới về ép cung nhục hình, nhìn qua Ông Nén ông Chấn thì thấy rõ điều đó, thậm chí hôm nay liên quan vụ án giao gà cũng ra tòa kêu bị công an điều tra đánh đập 7 ngày 7 đêm để ép cung. Thì chỉ dựa vào lời khai của HDH để kết tội cho Hải là hoàn toàn không khách quan.

Với những điều trên, đã chứng minh cho thấy phán quyết giám đốc thẩm mới đây là vi phạm nghiêm trọng điều 370 BLHS (mức án dưới cmt). vì vậy ngay lúc này, Quốc hội, chủ tịch nước nên bãi bỏ hết các chức vụ của Nguyễn Hòa Bình và 16 vị thẩm phán, truy tố họ ngay lúc này có thể lấy lại một chút niềm tin vào công lý cũng như là bài học để nhìn lại, nguyên nhân vì sao lại nhiều oan sai như thế? và tìm cách khắc phục ngay lập tức, có lẽ không còn con đường nào khác ngoài bầu cử tự do và xây dựng nền thể chế Tam quyền phân lập?

Nói theo luật là một chuyện, những vụ án oan sai trước đây như ông Chấn thì đâu có ai bị truy tố?

Huống gì đây liên quan đến hạt giống đỏ Nguyễn Hoà Bình. Nói là một việc, đảng đồng ý hay không là một việc khác.