Thánh lễ cầu nguyện cho chị Trần Thị Nga

Thánh lễ vào lúc 20 giờ 00 Chúa nhật hôm nay do cha Giuse Nguyễn Văn Toản chủ tế và cha Gioan Lưu Ngọc Quỳnh giảng lễ.

Ngoài đông đảo anh chị em giáo dân, thánh lễ cũng có một số anh chị em không cùng tôn giáo tham dự, những anh chị em này thường xuyên tham dự các thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình trước đây. Ngoài ra, trong thánh lễ có hai người con nhỏ, gia đình của chị Nga, người mẹ của sinh viên Trần Hoàng Phúc, bà Huỳnh Thị Út từ Sài Gòn ra lo cho người con của mình mới bị bắt.

Tại nhà thờ Thái Hà, lâu nay thánh lễ lúc 20 giờ Chúa Nhật cuối tháng cầu nguyện cách đặc biệt cho công lý và hòa bình.
Chúa nhật cuối tháng Bảy này vào ngày 30, nghĩa là Chúa nhật tuần sau, tuy nhiên, thánh lễ lúc 20 giờ hôm nay, cộng đoàn đã cầu nguyện cho công lý và hòa bình, cụ thể là cầu nguyện cho tù nhân lương tâm Trần Thị Nga, sinh viên Trần Hoàng Phúc và các tù nhân lương tâm khác.

Lý do là ngày 25 và 26 tháng Bảy tới đây, tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam sẽ xử chị Trần Thị Nga với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”. Và theo nguyện vọng của chị Nga, gia đình và những người bạn của chị muốn có một thánh lễ cầu nguyện cách đặc biệt cho chị.

Được biết, chị Trần Thị Nga là người Công giáo. Chị sinh ngày 28/4/1977 tại thành Phố phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Chị là một nạn nhân của việc xuất khẩu lao động tại Đài Loan vào năm 2003

Năm 2008 chị về Việt Nam và giúp đỡ những người gặp nạn khi lao động xuất khẩu tại Đài Loan và bị nhà cầm quyền, cụ thể là nhà cầm quyền tại Hà Nam.

Sau đó chị quan tâm đến những vấn đề xã hội, việc Trung Cộng xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam, lên tiếng cho những nạn nhân bị chết trong đồn công an, xuống đường lên tiếng khi thảm họa Formosa xảy ra….Do đó, chị liên tục bị khủng bố, đánh đập nhiều lần.

Chị Trần Thị Nga bị bắt hồi tháng 1 năm 2017. Báo chí nhà cầm quyền tuyên truyền rằng, chị Nga đã phát tán những video, clip có nội dung chống đảng, chống chế độ. Thực tế, những hoạt động của bà Nga đều nhằm phản ánh thực trạng đất nước và cổ suý cho quyền tự do công dân.



Photo: Thảo Teresa