Tại sao Tổng bí thư Trần Phú lại được an táng tại nghĩa trang Họ Đạo Chợ Quán?

 
Trần Phú (1904-1931), là một trong những nhà lãnh đạo tiên khởi của ĐCSVN. Ông bị mật thám Pháp bắt ngày 18/04/1931 tại 66 đường Champane (nay là đường Lý Chính Thắng, Q.3), TP.HCM, sau đó ông bị cầm tù tại bót Catina (nay là đầu đường Đồng Khởi, Q.1). Mấy tháng sau ông được phát hiện bị bệnh lao và được chuyển về chữa trị tại nhà thương Chợ Quán. Cho đến khi một sự kiện bất ngờ xảy ra đã làm sáng tỏ và giải đáp được câu hỏi trên.
 
Năm 1998, chính quyền TP. HCM có chủ trương di dời các nghĩa trang của các xứ đạo tại cư xá Bắc Hải trên đường CMT8, Q.10 (mỗi xứ đạo có nghĩa trang riêng tại đây). Nghĩa trang các xứ đạo được gọi là Đất Thánh và chôn cất người Công giáo. Trong số những nghĩa trang bị di dời có nghĩa trang của họ đạo Chợ Quán.
 
Hội đồng giáo xứ (HĐGX) họ đạo Chợ Quán thông báo cho các thân nhân tự di dời hài cốt người thân của mình. Những ngôi mộ không có thân nhân thì HĐGX lo việc cất bốc và mai táng.
 
Trong quá trình cất bốc các ngôi mộ không có thân nhân, đã phát hiện một ngôi mộ trên tấm bia có ghi Phê-rô Trần Phú. HĐGX báo cáo cho chính quyền sự việc trên. Chính quyền đã làm xét nghiệm AND, và xác định bộ hài cốt này là của Trần Phú, vị TBT đầu tiên của ĐCSVN. Sau đó Trung ương Đảng, UBND TP.HCM, Chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức đưa rước hài cốt ông về an táng tại quê nhà: Xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
 
Khoảng đầu tháng 12 năm 1998, báo Sài Gòn Giải Phóng (Cơ quan ngôn luận của Đảng bộ TP. HCM) có bài đăng trên trang nhất với tựa đề :“Tại sao Đồng chí Trần Phú lại được an táng tại nghĩa trang họ đạo Chợ Quán?”
 
Sau khi báo loan tin khiến độc giả nhiều người thắc mắc, nhưng rồi cũng rơi vào im lặng vì không ai có câu trả lời.
 
Vào năm 2018, một chuyện tình cờ xảy ra: Một cụ già là lão thành cách mạng ở Trà Vinh, tình cờ phát hiện bài báo nói trên được dùng để gói thuốc bắc. Ông liền tò mò đọc và phát hiện ra sự việc. Ông là người từng hoạt động và từng bị giam cầm cùng nơi với Trần Phú bị giam trước đây. Ông đã được những người bị giam cùng thời với Trần Phú kể lại quá trình Trần Phú bị giam cầm, theo đạo, rửa tội, chết và an táng tại nhà thương Chợ Quán.
 
Vào ngày 03/7/2018, ông viết thư kể lại toàn bộ sự việc và gửi Cha sở họ đạo Chợ Quán, là Lm Phanxicô Lê Văn Nhạc
 
Lm Phanxicô Lê Văn Nhạc đã kiểm tra hồ sơ lưu trữ của giáo xứ Chợ Quán giai đoạn 1930-1940, và phát hiện trong sổ rửa tội năm 1931 có ghi tân tòng Phê-rô Trần Phú; Sau đó ông sao chụp hồ sơ lưu sổ rửa tội, bài báo đăng trên SGGP và bức thư của vị lão thành cách mạng Trà Vinh, gửi ba nơi. Một gởi cho Chính quyền TP.HCM, một gửi lên Tòa Tổng Giám mục SG, một lưu tại giáo xứ. Sau đó có người đến nói với Lm Lê Văn Nhạc rằng không được tiết lộ thông tin này.
Hiện tài liệu của đảng chỉ viết: “Ngày 6 tháng 9 năm 1931, ông qua đời tại Nhà thương Chợ Quán” mà thôi.
 
Hiện nay tại bệnh viện Nhiệt Đới (nhà thương Chợ Quán cũ) số 764 Võ Văn Kiệt, P.1, Q.5; trên đường vào, phía tay trái có một công viên nhỏ và tượng đài Đức Mẹ. Đây là nơi các dì phước thời xưa mỗi buổi chiều đến thăm nom, chăm sóc bệnh nhân.
 
Vào các chiều thứ bảy hàng tuần, các dì tổ chức dạy giáo lý và có các Lm đến giải tội. Ông Trần Phú là một trong những người đã theo đạo và được rửa tội tại đây.
 
Phía hành lang bên phải, chính quyền đang bảo tồn khu chuồng cọp, nơi giam giữ Trần Phú trước đây. Và người ta dựng một bức tượng của ông tại đó với hàng chữ: Đ/c TRẦN PHÚ (1/5/1904-6/9/1931).
 
Hiện Lm Lê Văn Nhạc đã 80 tuổi. Ngài đang nghỉ hưu tại GX Hạnh Thông Tây, Gò Vấp,TP.HCM.
 
Lời bàn: Theo Wikipedia: “Trần Phú (1904 – 1931) là một nhà cách mạng của Việt Nam. Ông là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (lúc đó có tên là Đảng Cộng sản Đông Dương) khi mới 26 tuổi. Người tiền nhiệm của ông là Trịnh Đình Cửu, nguyên Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam”. Đã có người tiền nhiệm tại sao lại gọi Trần Phú là TBT đầu tiên?