Tưởng niệm sự kiện 55 Mậu Thân. Nỗi đau vẫn hằn sâu trong ký ức

 
- Thầy giáo Phạm Minh Hoàng -
 
Mỗi độ Xuân về, người Việt Nam không thể nào quên được Tết Mậu Thân 1968 hằn sâu dấu ấn th.ương v.ong t.ang tóc. Rất nhiều người dân vô tội đã phải bỏ mình trong cái mà cộng sản Việt Nam gọi là "cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân", trên khắp 17 tỉnh thành miền Nam.  
 
Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành ủy TP. HCM, nhân vật đầy tai tiếng và bị người dân Sài Gòn lên án với những thành tích tham nhũng, đàn áp những người đấu tranh và những dân oan đã từng huênh hoang: "Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968 đã tạo "một cú choáng đột ngột" với địch ở miền Nam…, là điểm son chói lọi của lịch sử Việt Nam."
 
Chúng ta hãy giở lại trang sử cũ, Tết Mậu Thân, để nhìn lại "những bộ lông" mà Việt cộng đã "trau chuốt" lập nên xem nó chói lọi đến độ nào và tạo đỉnh cao tới đâu, để xem "chiến công sống mãi trong lòng các thế hệ trẻ" là "đỉnh cao của chủ nghĩa", là "điểm son chói lọi" là những thành tích gì?
 
Nói đến Mậu Thân 68 trước tiên là phải nói đến Huế. Sự kiện này là nỗi k.inh h.oàng đối với người dân Cố Đô, đó là vết thương chưa khô m.áu, là vết sẹo chưa lành vẫn còn đau thốn tim can mỗi khi có ai nhắc đến.
 
Hàng ngàn dân xứ Huế đã bị quân đội cộng sản h.ành q.uyết bằng nhiều hình thức. Trong đó, có những nhà giáo, nhà tu hành, người Việt Nam cũng như ngoại quốc; có những học sinh, sinh viên; có những công chức, quân nhân về ăn Tết với gia đình. Những hình ảnh t.ang th.ương đó đã được tường thuật lại qua rất nhiều tài liệu. Tổng số thường dân ngã gục trong Tết Mậu Thân xấp xỉ 15.000 người.
 
Lẫn trong tiếng pháo n.ổ rền đón mừng năm mới, đêm 30 rạng ngày 31 tháng 1 năm 1968, Việt cộng đã đồng loạt bất ngờ tấn công 4 thành phố lớn, trọng tâm là Sài Gòn, Gia Định và Huế, 37 thị xã và hàng trăm quận lỵ, thị trấn của miền Nam. Đặc biệt tại Huế, trong 26 ngày bị lọt vào tay quân “cách mạng”, chúng đã điên cuồng sát hại biết bao người dân lành.
 
Theo những báo cáo của các cuộc cảnh sát các xã thuộc 13 quận của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, người ta ước tính khoảng 6.000 người bị g..iết tại 22 địa điểm tìm được là các mồ c.hôn tập thể. Nơi đầu tiên tìm thấy các nạn nhân là sân trường Trung Học Gia Hội vào sáng ngày 26 tháng Hai. Mấy tháng sau, người ta tìm thấy thêm 18 nơi khác, nơi lớn nhất là ở Khe Đá Mài. Câu nói của phóng viên tường thuật về sự kiện vẫn còn đọng lại trong ký ức nhiều người: "trong nhiều ngôi làng, đầu ai cũng quấn khăn tang. Trên con đường dẫn ra nghĩa trang, màu tang trắng phủ lấp bụi đất trong tiếng gào thét, khóc than của gia đình các nạn nhân".
 
Trong bài viết đăng ngày 30/01/2008 với tựa đề "Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 – Nét đặc sắc của Chiến tranh Nhân dân", tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng đã thú nhận: " …Quần chúng nhân dân tại thành phố Huế, quần chúng đã hăng hái tham gia vào các lực lượng chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong thành phố. Với 26 ngày đêm chiếm giữ thành phố Huế, thắng lợi của quân dân ta là nguồn cổ vũ to lớn, tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ…". Tuy nhiên, cái mà cán bộ Hưởng gọi là "sức mạnh nổi dậy của quần chúng" thực tế đã trả lời cay đắng cho mộng tưởng.
 
Người dân Huế đã không những không nổi dậy, không hưởng ứng mà lại ùn ùn lánh nạn cùng nhau chạy về phía quân đội VNCH để được bảo vệ. Và đó mới chính là lý do khiến cho quân Việt cộng tức giận s.át h.ại người dân hòng trả thù. Nội dung kiểu này còn được thấy trong bài phỏng vấn của Hoàng Phủ Ngọc Tường sau năm 1975, đây cũng là một người có trách nhiệm lớn trong vụ t..àn sá.t Tết Mậu Thân 1968.
 
Nếu tiếp tục viết về các "thành tích" đã được thực hiện trên khắp các tỉnh thành miền Nam vào mùa Xuân 1968 thì bất tận, nhưng 55 sau biến cố tang thương, kẻ gây ra tất cả những hành động tàn nhẫn nói trên vẫn còn tung hô chiến tích của mình, vẫn còn "hát trên xác đồng bào của mình". Ngược lại, tại những nước "giãy chết", thì cách hành xử của họ lại vô cùng nhân bản.
 
Tôi còn nhớ ở Pháp có một nghĩa trang La Cambe trong vùng Normandie là nơi chôn cất trên 20 ngàn lính Đức chết trong đệ Nhị thế chiến. Nước Đức của Hitler mang quân xâm lăng Pháp, vậy mà người Pháp đối xử một cách rất văn hóa là dành cho những người này một mảnh đất để yên nghỉ ngay sau khi Đức thua trận. Không những Pháp họ dành cho những người lính Đức một nơi yên nghỉ nghiêm trang, mà họ còn tôn trọng cách thiết kế các ngôi mộ theo truyền thống Đức. Tôi muốn gửi lời khuyên chân thành đến cho bà con chúng ta khi sang Pháp du lịch nên ghé đến nghĩa trang La Cambe (trong tổng cộng 218 nghĩa trang rải rác khắp nước Pháp) để thấy cái "4000 năm văn hiến" của chúng ta hiện nay như thế nào.
 
Phải nói, cùng là người Việt Nam máu đỏ da vàng mà 48 năm sau khi chấm dứt chiến tranh, người ta đối xử với nhau tàn nhẫn quá!