Nhiễm rồi vẫn có thể bị tái nhiễm

Nguyen Khan

Đó là câu nói được cho là của đại sứ Việt Nam tại New Delhi Phạm Sanh Châu.

Ông Châu cho rằng "Ngay cả những ai đã tiêm hai lần vaccine vẫn có thể nhiễm như cựu thủ tướng Momanhant Singh", và rằng "Trong 24 giờ qua Ấn Độ đã có 315.000 ca nhiễm, 2.100 người chết. Cứ 40 giây lại có một người chết vì COVID".

Một đại thảm họa dịch vật đang diễn ra tại Ấn Độ, ngành y tế bó tay, nhà nước bó tay, thậm chí các lò hỏa táng cũng bó tay...

Giờ đây ai nhiễm bệnh tự chữa, ai chết người nhà tự chôn, ai có tiền thì trốn chạy khỏi nước... Phó thác cuộc sống cho sự rủi may. Một đất nước ngập ngụa lửa khói, khét lẹt mùi xác cháy, một địa ngục đang bủa vây xứ cà ry chưa biết lúc nào dừng.

Có thể Ấn Độ chủ quan vì nghĩ số dân bị nhiễm rất lớn, các ca nhiễm đang giảm mạnh, dừng ở mức thấp khá lâu, hơn trăm triệu người được tiêm vacxin và đang tiếp tục được tiêm, cho nên có thể Ấn Độ đã tiệm cận miễn dịch cộng đồng.

Hơn nữa Ấn là công xưởng bào chế vaccine với số lượng cực lớn cho thế giới, thừa sức ngăn chặn dịch, nếu...

Cho nên Ấn Độ chủ quan mừng đại lễ Kumbh Mela của đạo Hindu (gần như là quốc giáo) theo chu kỳ 12 năm một lần, với hàng chục triệu người tham gia chen chúc... Làm "bung toang"... Na ná như đại yến vạn người làm "bung toang" Vũ Hán.

Song vấn đề đặt ra, vaccine có phải là giải pháp ngăn chặn hữu hiệu dịch cúm TC?

Mục đích của vaccine là kích thích hệ miễn dịch cơ thể tạo ra kháng thể tiêu diệt Virus. Nghĩa là người được tiêm vaccine, và nếu vaccine ấy tạo được miễn dịch trong cơ thể, thì miễn dịch ấy tương đương với người nhiễm cùng loại virus đã lành bệnh, vì người nhiễm bệnh đã lành bệnh có miễn dịch trong cơ thể còn tốt hơn miễn dịch tạo ra từ vaccine.

Như vậy, nếu người nhiễm bệnh cúm TC đã lành bệnh vẫn có thể tái nhiễm thì người tiêm vaccine, và nếu vaccine ấy gây được miễn dịch tốt như người nhiễm bệnh đã lành, cũng sẽ bị tái nhiễm, như trường hợp của cựu thủ tướng Ấn Momanhant Singh bị nhiễm bệnh sau khi đã tiêm đủ hai lần vaccine mà Ông Phạm Sanh Châu đã nói, thì tiêm vaccine cũng như không?

Nói cách khác, ngay cả dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, được cho là đã đạt được trạng thái miễn dịch cộng đồng, virus đã trở nên hiền hòa hơn, sống chung với con người gây ra cúm mùa H1N1 hàng năm, song cũng giết chết không ít người.

Vì virus không phải là một tế bào sống hoàn thiện như vi khuẩn, nó chỉ là chuỗi gene ARN sống nhờ tế bào vật chủ, nên biến đổi không ngừng, vaccine cúm mùa không có khả năng ngăn chặn hết các dòng cúm biến đổi, dù các nhà bào chế có hàng trăm năm nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển.

Huống hồ virus cúm TC, với một thời gian chạy nước rút bào chế vaccine cho kịp ngăn chặn dịch khi dịch biến đổi không ngừng gây bung toang khắp nơi trên thế giới, cùng với thời đại toàn cầu hóa, con người giao lưu như mắc cửi khắp nơi trên thế giới giúp các chủng virus có điều kiện tạp giao gây ra rất nhiều biến chủng có độc lực và độ lây nhiễm mạnh khó lường, khiến các loại vaccine vừa bào chế đã trở nên hạn hẹp, bé nhỏ không đủ uy lực và phổ rộng ngăn chặn bao trùm tất cả các biến chủng của virus.

Cách đây ít lâu, khi dịch cúm TC bùng phát lần hai ở Âu Mỹ, người ta nói đến chủng virus Anh dữ dằn, đặc biệt là chủng virus Nam Phi được cho là vô hiệu hóa các loại vaccine.

Giờ đây người ta lại nói đến chủng virus kép đang hoành hành tại Ấn Độ được cho là "phối ngẫu" giữa chủng virus Anh và chủng virus Nam Phi. Và thật khó để biết được sẽ còn những chủng biến đổi gì kinh khủng nữa, dù đó là chuyện đương nhiên sẽ đến. Và dĩ nhiên các chủng càng biến đổi về sau càng khiến các loại vaccine thành công cốc.

Khi tổng thống Pháp Macron cảnh báo về vaccine TC kém chất lượng có thể khiến virus tạp giao ngay trong cơ thể sinh ra chủng virus mới nguy hiểm.

Làm nhiều người giật mình nghĩ về chất lượng vaccine. Bởi sự chạy đua phát triển vaccine khiến các nhà phát triển bỏ bớt những khâu kiểm nghiệm, có thể cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các chủng virus biến chủng độc hại.

Câu chuyện đáng suy nghĩ lúc này là, nếu dịch cúm Tây Ban Nha đã từng đạt đến trạng thái miễn dịch cộng đồng khi hơn 70% dân số nhiễm bệnh và hết bệnh tao ra miễn dịch chung...

Vậy cúm TC có tạo được miễn dịch cộng đồng không, khi người lành bệnh có thể bị tái nhiễm, và khi vaccine là một liệu pháp chủ động tạo ra miễn dịch cộng đồng, nhưng vaccine tiêm rồi vẫn có thể tái nhiễm, hoặc không có khả năng ngăn chặn chủng virus Nam Phi hay virus chủng kép tại Ấn Độ hiện nay, thì làm sao, và chừng nào mới đạt đến trạng thái miễn dịch cộng đồng?

NR rất bi quan, cho rằng rất khó, nếu không muốn nói là vô cùng khó đạt được miễn dịch cộng đồng, và việc phát triển vaccine ngăn chặn virus, và việc virus biến đổi vô hiệu hóa vaccine sẽ xoay lấy nhau, rượt đuổi nhau như đèn cù, xô đẩy tương lai nhân loại vào vô định.

Giờ đây, chỉ có thể áp dụng cách phòng dịch theo kiểu Việt Nam để giữ được bình an đến đâu hay đến đấy, chứ không thể phó mặc mạng sống mình vào vaccine. Bởi vaccine không có nhiều tin cậy nhưng có thể làm người ta chủ quan gây ra thảm họa như Ấn Độ./.