Một nghiên cứu lớn của Oxford: Sau hai năm chúng ta biết gì về Long-Covid

Focus.de
Nguyễn Xuân Hoài

Lây nhiễm Corona có thể để lại hậu quả ở não.
 
Sau hơn hai năm xảy ra đại dịch, chúng ta vẫn còn biết quá ít về virus corona và những ảnh hưởng lâu dài của nó. Nay một nghiên cứu lớn của Đại học Oxford đã làm sáng tỏ những hậu quả đối với thần kinh và tâm thần.
 
"Người lớn có nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh và tâm thần trong sáu tháng đầu tiên sau khi bị lây nhiễm corona". Với lời mở đầu này các nhà nghiên cứu Đại học Oxford đã giới thiệu bài viết về nghiên cứu mới của họ hôm thư tư mới đây. Bài báo được công bố trên tạp chí chuyên ngành nổi tiếng "The Lancet".
 
Các nhà nghiên cứu quan tâm đến ba câu hỏi then chốt sau:
1. Điều gì xảy ra sáu tháng sau khi nhiễm bệnh?
2. Trẻ em có bị ảnh hưởng như người lớn không?
3. Omikron có thay đổi gì không?

Nghiên cứu của Oxford có sự tham gia của 1,25 triệu người.
 
Để trả lời những câu hỏi này, nhóm nghiên cứu đã theo dõi lịch sử y tế của khoảng 1,25 triệu bệnh nhân corona trong hai năm qua. Người ta so sánh nguy cơ của họ đối với 14 bệnh thần kinh và tâm lý có liên quan khác nhau. Đó là các bệnh như:
 
• rối loạn tâm trạng (ví dụ: trầm cảm)
• rối loạn lo âu
• Rối loạn tâm thần (ví dụ như tâm thần phân liệt)
• Mất ngủ
• thiếu hụt nhận thức ("sương mù não")
• sa sút trí tuệ
• Động kinh và co giật
• Đột quỵ do thiếu máu cục bộ
• Xuất huyết não
• Viêm não
• Rối loạn dây thần kinh, rễ thần kinh, đám rối thần kinh
• Bệnh thần kinh cơ
• Parkinsonism và
• Hội chứng Guillain Barre.
 
Các nhà khoa học cũng phân tích tác động của các biến thể khác nhau đối với bệnh. Đã nhận định và đánh giá đối với
 
• biến thể alpha
• biến thể Delta và
• biến thể omicron.
Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận tích cực và tiêu cực cho từng vấn đề mấu chốt.

1. Điều gì xảy ra sáu tháng sau khi nhiễm bệnh?
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu nhận thấy: Nguy cơ mắc hầu hết các bệnh kể trên đều tăng lên so với các bệnh về đường hô hấp khác, đặc biệt trong vài tháng đầu tiên sau khi lây nhiễm corona.
 
Kết luận tích cực:
• Tuy nhiên, nguy cơ gia tăng mắc một số bệnh, chẳng hạn như trầm cảm và lo âu, đã biến mất trong vòng hai đến ba tháng đầu tiên. Tức là trong khoảng thời gian 2 năm không bị thêm các bệnh như vậy.
 
Kết luận tiêu cực:
• Tuy nhiên, nguy cơ gia tăng các bệnh khác như sương mù não, mất trí nhớ, rối loạn tâm thần, động kinh hoặc co giật vẫn xẩy ra sau hai năm.
 
2. Trẻ em có bị ảnh hưởng như người lớn không?
 
Kết luận tích cực:
• Trẻ em không tăng nguy cơ rối loạn lo âu và trầm cảm sau khi bị lây nhiễm corona.
• Nguy cơ bị sương mù não ở trẻ em chỉ là tạm thời.
 
Kết luận tiêu cực:
• Sau khi bị lây nhiễm corona, trẻ em có nguy cơ bị động kinh và co giật cao gấp đôi so với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.
 
• Ngay cả khi những trường hợp này rất hiếm xẩy ra, sau khi bị lây nhiễm corona trẻ có nguy cơ rối bị loạn tâm thần tăng gấp ba lần so với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.
 
Các nhà nghiên cứu kết luận: “Trẻ em vẫn có nguy cơ cao đối với nhiều chẩn đoán, đặc biệt là chứng động kinh và co giật. Tuy nhiên, nguy cơ tuyệt đối của chứng lo âu và trầm cảm thường thấp, do đó trẻ em không có nguy cơ cao hơn.
 
3. Omikron có làm thay đổi điều gì không?
 
Kết luận tích cực:
• Biến thể omicron dẫn đến các bệnh cấp tính nhẹ hơn và ít gây tử vong hơn.
 
Kết luận tiêu cực:
• Biến thể omicron có các nguy cơ di chứng thần kinh và tâm thần tương tự.
Nhóm nghiên cứu kết luận: “Omicron ít xấu hơn nhiều so với các biến thể trước đó. Tuy nhiên, những người sống sót có nguy cơ tương tự đối với hầu hết các chẩn đoán thần kinh và tâm thần.
 
Nghiên cứu nói lên điều gì
 
Nghiên cứu to lớn này cung cấp thông tin về nhiều hậu quả mà lây nhiễm corona có thể gây ra. Do số lượng người tham gia cao, kết quả là cực kỳ quan trọng cho các nghiên cứu và liệu pháp sau này.
Nghiên cứu này cũng còn có một số hạn chế. Các nhà khoa học chú ý đặc biệt đến những điểm sau:
• Kết quả có khả năng không thể hiện hết đối với những người có các diễn biến bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng.
• Dữ liệu về biến thể dựa trên biến thể ưu thế tại thời điểm chẩn đoán, tức là không có định kiểu gen đặc trưng.
• Không phải lúc nào các rối loạn cũng rõ ràng, bắt đầu ở bệnh nhân khi nào hoặc mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài bao lâu.
• Những người bị lây nhiễm các bệnh đường hô hấp khác luôn có những rủi ro gia tăng tương đối.
• Nghiên cứu không giải thích bằng cách nào hoặc tại sao Covid-19 dẫn đến những rủi ro này.
 
Long-Covid còn có thể hiện như thế nào nữa
 
Không chỉ các bệnh thần kinh và tâm lý có thể là kết quả của lây nhiễm corona. Các nghiên cứu khác nhau cho đến nay đã tìm thấy khoảng 200 triệu chứng của Long Covid. Do đó, các triệu chứng phổ biến nhất là:
 
• suy giảm nhận thức như sương mù não, suy giảm khả năng tập trung và trí nhớ,
• tâm trạng trầm cảm
• Mệt mỏi và kiệt sức
• Đau đầu
• Khó thở
• Rối loạn khứu giác và vị giác.
 
Các vấn đề về tim, thận và rối loạn chuyển hóa cũng có thể xảy ra do lây nhiễm.
 
Ảnh: Lây nhiễm Corona có thể để lại hậu quả ở não