Myanmar chống độc tài như chống dịch Virus Tàu

Tịnh Nguyễn Thanh Những tấm hình dưới đây, được cho là ghi lại quang cảnh toàn bộ các thành phố lớn tại Myanmar vào ngày hôm nay (24/3/2021) như Yagon, Mawlamyine, Flan, Pyay... Thoạt nhìn, người ta dễ lầm tưởng là tại các thành phố của Myanmar đang bị phong tỏa để ngăn dịch Virus Tàu bùng phát giống như tại Vũ Hán (TQ) hay một số thành phố ở các quốc gia khác trước đây. Nhưng hoàn toàn không phải như vậy. Tại Myanmar, vào ngày hôm nay, người dân cả nước đang hưởng ứng chiến dịch đánh sập nền kinh tế của thế lực quân đội cầm quyền độc tài Myanmar, được cho là có sự ‘hà hơi tiếp sức’ của Tàu Cộng. Và người dân Myanmar đang chống lại thế lực độc tài quân phiệt thân Tàu Cộng đó, giống như cách chống lại đại dịch Virus Tàu đã hoành hành khắp thế giới hơn một năm qua. Từ các đô thị sầm uất cho đến tận các vùng quê hẻo lánh trên cả nước Myanmar, người dân đã đồng loạt đóng cửa và tạm dừng tất cả các hoạt động mua sắm, vui chơi giải trí... giống như thi hành lệnh phong tỏa ngăn ngừa đại dịch virus Tàu. Ngay cả việc trao đổi mua bán nhu yếu phẩm trong sinh hoạt hàng ngày cũng vậy Có thể nói rằng đây là một động thái thể hiện tinh thần đoàn kết đặc biệt của người dân cả nước Myanmar trong phong trào đấu tranh chống lại chế độ độc tài quân phiệt. Rõ ràng, đây là một “nước cờ” liều lĩnh nhưng không kém phần ngoạn mục của người dân Myanmar. Họ đã chấp nhận hy sinh tất cả quyền lợi kinh tế của mỗi người, mỗi nhà để mong có được nền tự do dân chủ thực sự cho đất nước mình. Thông qua việc trao đổi thông tin trên mạng xã hội (mxh) họ tiến hành việc cùng nhau chia sẻ thức ăn nước uống và các vật dụng sinh hoạt thiết yếu hàng ngày, nhưng không tham gia làm việc. Họ tin rằng việc “bất tuân dân sự” này kéo dài sẽ khiến cho nền kinh tế do thế lực quân phiệt Myanmar điều hành sẽ sớm sụp đổ(?) Trên mxh tại Myanmar suốt ngày hôm nay đang lan truyền một câu nói thể hiện tinh thần quyết liệt của người dân cả nước Myanmar: “Thà cho 10.000 con chó ăn no chứ không cho một tên lính hèn hạ nào trong quân đội ăn một hạt cơm".   Đây là một bước đi ngoạn mục “chiến dịch bất tuân dân sự” không kém phần liều lĩnh của người dân Myanmar, họ bất chấp hy sinh tất cả, ngay cả kinh tế của từng gia đình, từng người để đổi lấy một nền dân chủ thực sự trên đất nước xứ chùa vàng. Chắc chắn người dân Myanmar sẽ thắng trong ván cờ định mệnh này vì trên các trang mạng xã hội cá nhân ở Myanmar hiện tại, họ đã tuyên bố sẵn sàng chia sẻ thức ăn, nước uống và các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày cho nhau, giúp đỡ nhau đến khi kinh tế do quân đội cầm quyền độc tài Myanmar điều hành sụp đổ.   Không biết là người dân cả nước Myanmar có thể kéo dài “chiến dịch bất tuân dân sự” này đến khi nền kinh tế do thế lực quân phiệt điều hành sụp đổ như mong muốn của họ hay không. Nhưng có một điều chắc chắn là, với những gì đã diễn ra, họ đã thể hiện một tinh thần đoàn kết thật tuyệt vời trong việc sẵn sàng hy sinh tất cả để giành lấy tự do dân chủ. Và vì vậy, họ hoàn toàn xứng đáng để có được điều đó. Qua đó, họ cũng đã thể hiện được một ‘trình độ dân trí’ khiến cho tất cả chúng ta phải cúi đầu khâm phục và không thể không bày tỏ lòng ngưỡng mộ... ( Ảnh lượm trên net )  
......

Phụ Nữ Myamar: Hãy nuôi con khi em chết

Le Anh| Bà Naw là lãnh đạo của Ủy ban Tổng đình công của người sắc tộc, nói: “Tôi có một người con gái mới một tuổi. Tôi không muốn con phải nhận hậu quả việc tôi làm. Tôi tham gia biểu tình cho tương lai con gái vì tôi không muốn con lớn lên dưới chế độ độc tài như tôi.   Trước khi tham dự biểu tình, tôi đã thảo luận với chồng.Tôi dặn chồng nuôi con và vui sống nếu tôi bị bắt hoặc chết trong phong trào này.   Chúng tôi sẽ phải hoàn thành cuộc cách mạng này chứ không để trách nhiệm đó cho đời sau”   Dân tộc Miến điện tự hào khi có những bà mẹ can trường, sẵn sàng đối đầu với cường quyền, dám hy sinh, nhận lấy trách nhiệm vì tương lai cho con cái của mình, chứ không như các ông lãnh đạo CSVN đã từng nói: “Hoàng Sa là của Việt Nam. Đời tôi, đời các bạn chưa đòi lại được, thì đời con cháu chúng ta phải tiếp tục đòi…” (Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói).   Thật sự đâu có làm gì đâu mà đòi. Giỏi lắm là lên tiếng "quan ngại" sâu sắc.   Lê Ánh ============= Thơ: Nguyễn Đình Bổn HÃY NUÔI CON KHI EM CHẾT Anh Hãy ôm chặt con khi em bước xuống đường Nếu em nhận một viên đạn vào lồng ngực Trái tim thuộc về anh vỡ tan Hãy nuôi con khi em chết! Trách nhiệm này là của chúng ta Không phải của những mái đầu xanh Cuộc cách mạng phải hoàn thành hôm nay Dẫu đổi bằng máu đỏ Hãy vẫy chào em như vĩnh biệt Hãy hôn em như trước giờ vĩnh quyết Đứa con bé bỏng của mình thuộc trách nhiệm riêng anh Em nhận phần nhẹ nhàng hơn khi bước xuống đường Bởi đặt gánh nặng cho đời sau là nỗi nhục! Myanmar Xin dâng cả đời ta Tự do hay là chết!
......

ÁNH MẮT CỦA LƯƠNG TRI

 ánh mắt của một thiếu nữ Myanmar khi bị đánh đập tra tấn vì đòi sống tự do trước chính quyền độc tài. ÁNH MẮT CỦA LƯƠNG TRI   Ánh mắt em, con gái Thắp sáng cả lương tri Ánh mắt đáng nghĩ suy Về niềm tin, chân lý   Ánh mắt của lý trí Nhìn ác quỷ hiện hình Ánh mắt của thần linh Chất chứa tình nhân loại   Hỡi cường quyền bại hoại Hãy hối cải, dừng tay Hỡi chuyên chế, độc tài Hãy quay đầu , dừng lại   Mắt em, người con gái Thắp sáng cả đêm dài Thắp sáng cả ngày mai Là tương lai Miến điện   Ma quỷ còn ẩn hiện Dân tộc còn oan khiên Thần thánh không thể thiền Mắt em, tâm Phật hiện ! .........18/03/2021.......NQV......Nguyễn Quốc Việt Trí Thức An Nam Thái Hạo|   Tôi đã đọc và nghĩ rất nhiều về người trí thức. Thế nào là trí thức? Lao động trí óc không thôi chưa thể gọi là trí thức. Anh phải dùng “trí” của mình để “thức” xã hội. Cái xã hội ấy không phải là danh từ “xã hội” chung chung, đó phải là một xã hội đan bện trong thiết chế chính trị, một xã hội không bao giờ được trừu xuất khỏi chính thể đã tạo nên nó.   Một nhà khoa học đóng cửa trước cái khí quyển chính trị mà anh ta thuộc về để chỉ cặm cụi với những ống nghiệm và trang sách mà đích đến là một bãi lầy nhiễm độc không một hạt giống hay hạt chữ nào có thể nảy mầm hay lên xanh thì đó là gì nếu không phải là một sự ngu dốt? Có thể không là ngu dốt, nhưng hèn. Mà cái hèn ấy rốt cuộc lại từ đâu sinh ra? Từ sự ngu dốt. Vì kẻ có trí tuệ không bao giờ hèn nhát. Hắn nhìn thấy sự liên đới trùng trùng và nhìn thấy viễn cảnh tai họa trên đầu hắn và gia đình hắn một ngày kia, không thể trốn thoát, không thể lẫn tránh. Và hắn hành động.   Các nhà khoa học sẽ không thể được tha thứ nếu im lặng trước những bất công bạo tàn mà một thể chế chính trị đang gây ra trước mắt ông ta. Ông ta, hoặc là đui mù, hoặc là khốn nạn. Còn đối với phường giá áo túi cơm mang danh nghệ sĩ, mang danh nhà giáo, nhà khoa học… thì càng đáng khinh hơn nữa. Chúng 2 lần gây họa: Một lần ăn tốn cơm dân, và một lần tiếp tay cho cái ác. Hay là họ thực sự không nhìn thấy? Ô! Nếu thế thật thì quả là vi diệu.Tôi chưa từng thấy một giáo chủ hay một khoa học gia chân chính nào không mở miệng khi chứng kiến cái ác và sự tồn vong của con người trước mắt ông ta.   Tôi không biết các người đang ở đâu. Và làm gì. Khi ngoảnh mặt với nỗi đau của đồng loại để nằm liếm láp bộ lông của chính mình, chắc các người phải thấy thỏa mãn lắm, vì chúng đã mượt, và bóng láng. Đó là “thành công”, là “sự nghiệp”. Nó gây tê và làm đê mê cho đến tận giây cuối cùng của một kiếp sống. Nó xứng đáng là thần dược của chốn không có con người.   Đau khổ ư? Bất lực ư? Đừng nói dối, không có kẻ nào đau lại không ngoác mồm ra mà la lên một tiếng cả. Dù chỉ là “hừ hừ”.   “Tháp ngà” ư “kinh viện” ư? Được thế đã mừng lắm. Nghề xào nấu và món lẩu thập cẩm vẫn đang được ưu chuộng nhất hiện nay. Hãy cứ ở đó mà làm một nhà khoa học “hàn lâm” đi, những đóng góp của quý vị đã nhiều và nặng đến nỗi ngày nay không còn một ngành khoa học hay lĩnh vực nào có thể ngóc đầu dậy nổi.   Thật ra tôi cũng không nên trách các người, vì tôi chẳng có tư cách gì để làm việc đó cả. Trong lúc nói những lời này thì cùng với khinh bỉ các người, tôi đang khinh cả tôi nữa. Chúng ta đáng khinh.   Chỉ hi vọng, thay vì căm ghét tôi, xin hãy cùng xấu hổ. Cúi đầu xuống. Để một lần ngẩng lên.   ---------- Bài hùng biện của một học sinh trong cuộc thi "Socrates học đường 2019" với chủ đề "Người trí thức và tương lai xã hội" do tôi tổ chức. Hình là tôi thêm vào để tăng tính thời sự khi đăng tải lại nội dung bài thi. TH    
......

Có phải một “Mùa Xuân Đông Á” đang diễn ra?

Tagesspiegel| Tác giả:Nina Breher và Maria Kotsev Hiếu Bá Linh, chuyển ngữ Các cuộc biểu tình ở Myanmar học hỏi từ phong trào dân chủ ở Hồng Kông như thế nào? Sau cuộc đảo chính ở Myanmar, người dân đang tạo ra tiếng nói của mình một cách sáng tạo. Nhưng chính quyền phản ứng bằng sự tàn bạo – trên đường phố cũng như trên mạng internet. Một khoảnh khắc trước khi chết, cô Kyal Sin, 19 tuổi, đang cúi rạp người ẩn nấp trên mặt đường. “Chúng ta sẽ không bỏ chạy“, cô ấy hô lên trong một video đang lan truyền trên mạng xã hội. “Không để máu của người dân chúng ta nhỏ xuống đất“. Cô Kyal Sin nấp dưới đất. Cùng ngày, cô bị quân đội Myanmar bắn chết. Ảnh: Reuters/ Stringer Một lúc sau, chính là máu của cô ấy đang nhỏ xuống các đường phố của Mandalay. Một viên đạn của quân lính đã găm vào đầu Kyal Sin vào ngày 3 tháng Ba. Trên áo phông của cô ấy có hàng chữ “Everything will be OK” – “Mọi thứ rồi sẽ ổn thôi”. Cuộc đảo chính cách đây một tháng rưỡi mà quân đội thực hiện vào lúc nửa đêm, bắt giữ các chính trị gia đương nhiệm, phế truất bà Aung San Suu Kyi, Cố vấn Nhà nước và như thế coi như nắm quyền. Đó là điều không mấy “tốt“: Kể từ đó, đất nước này ở trong tình trạng khẩn cấp. Các cuộc biểu tình và đình công ủng hộ dân chủ đang tiếp tục diễn ra kể từ ngày 1 tháng 2, cũng như bạo lực mà quân đội đã đối phó với họ. Theo tổ chức giúp đỡ tù nhân chính trị, cho đến nay đã có 126 người chết và ít nhất 1.800 người bị bắt giam. Quân đội phong tỏa các khu vực lân cận và bắn đạn thật. Ở một số khu vực của đất nước, vài ngày sau khi tiếp quản, chính quyền quân sự đã áp đặt thiết quân luật. Vào tối Chủ nhật 13/3, có thêm hai quận của thành phố lớn nhất Yangon bị áp đặt thiết quân luật. Cuộc biểu tình đầy màu sắc: Chặn đường phố bằng quần áo phụ nữ Người dân phản ứng lại sự tàn bạo của chính quyền quân sự bằng sự phản đối kiên quyết và đôi khi là những phương cách sáng tạo. Cô gái bị sát hại với chiếc áo “Mọi thứ rồi sẽ ổn” đã trở thành một nhân vật biểu tượng: Các bức tranh, hình ảnh và video về cô ấy được lan truyền trên mạng xã hội và hàng ngàn nhà hoạt động đã đến dự đám tang của cô. Trên đường phố, cuộc biểu tình – dù bị đáp trả tàn bạo đến đâu – cũng đầy sáng tạo và nhiều màu sắc. Để ngăn cảnh sát vượt qua rào chắn của những người biểu tình, họ treo quần áo truyền thống của phụ nữ trên dây phơi, trên những con phố bị chặn. Theo mê tín của nước này, bất cứ ai đi dưới nó sẽ bị xui xẻo. Jason Franz làm việc tại Viện Nghiên cứu Xung đột Quốc tế Heidelberg – Đức, quan sát các cuộc biểu tình ở Miến Điện. Ông nhìn thấy một “phong trào phản đối rộng rãi bao gồm nhiều tầng lớp và ngành nghề khác nhau“. Giáo viên, nhân viên bệnh viện và phần lớn công chức đã tham gia đình công, các khu dân cư và cộng đồng dựa trên tinh thần đoàn kết cho đến nay đã tranh thủ sự bãi bỏ cơ cấu nhà nước để thành lập các tổ chức của riêng họ thay thế một số Hội đồng địa phương do chính quyền quân sự dựng lên. Theo tường thuật, các công chức hành chánh địa phương và cảnh sát đã đào ngũ, chạy sang hàng ngũ những người biểu tình và chống lại chính quyền quân sự. Franz cho biết, những người biểu tình nhận được sự ủng hộ to lớn của dân chúng. Niềm hy vọng lớn nhất của họ trước sức mạnh áp đảo của nhà nước: “Làm cho lực lượng an ninh đào ngũ”. Tuy nhiên theo tường thuật, cho đến nay chỉ mới có một phần của cảnh sát chạy sang hàng ngũ người biểu tình. Sự tương đồng với Hồng Kông và Thái Lan Nhiều thứ có thể nhìn thấy, gợi nhớ đến các cuộc biểu tình ở Hồng Kông và phong trào dân chủ trẻ trung ở Thái Lan, xuống đường chống lại sự kiểm soát giới đối lập: Các hình thức phản đối như Flashmob [huy động chớp nhoáng để tụ hợp một đám đông nơi công cộng], các cuộc tụ họp tự phát được tổ chức phi tập trung, nhưng cũng có những biểu tượng chẳng hạn như những chiếc ô (dù) đều thấy ở tất cả ba nước. Mũ bảo hiểm màu vàng và kính trượt tuyết chống hơi cay cũng là một phần trong những “tiết mục” biểu tình của các nhà hoạt động từ Đặc khu hành chính Hồng Kông. Người biểu tình lập rào chắn đường phố ở Causeway Bay, Hồng Kông vào ngày 11 tháng 11 năm 2019. Ảnh: REUTERS / Thomas Peter Sự tương đồng giữa phong trào ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông và các cuộc biểu tình ở Myanmar không phải ngẫu nhiên. “Những cuốn sách hướng dẫn về biểu tình ở Hồng Kông đang được lưu hành bằng tiếng Miến Điện“, nhà nghiên cứu xung đột Franz cho biết. Và chào ba ngón tay từ Thái Lan đã được những người biểu tình tại Myanmar áp dụng từ lâu – một cử chỉ đưa ba ngón tay lên trời mà những người biểu tình Thái Lan thích làm trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ. Nguyên thủy nó xuất phát từ bộ phim “The Hunger Games“. Cuối tháng 2 vừa qua, chào bằng ba ngón tay thậm chí đã lọt vào Đại hội đồng LHQ: Đại diện Myanmar kết thúc bài phát biểu của mình với ba ngón tay giơ cao.   Có phải một “Mùa Xuân Đông Á” đang diễn ra? Hồng Kông, Thái Lan và bây giờ là Myanmar: Các cuộc biểu tình đang gia tăng ở Đông Á, một số người thậm chí còn nói về một “Mùa Xuân Đông Á”, ít nhất là hashtag #EastAsianSpring đang lan truyền trên mạng xã hội. Tại thời điểm này, nó có thể là một biểu hiện của hy vọng. [Hashtag là một từ hoặc một chuỗi các kí tự viết liền nhau được bắt đầu bằng dấu thăng (#) để kết nối được với nhiều người hơn trên mạng xã hội]. Tuy nhiên, thời gian gần nhau của các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, Thái Lan, Indonesia, Philippines và bây giờ là ở Myanmar không phải là ngẫu nhiên. “Làn sóng phản đối này cũng có thể được hiểu là một phản ứng đối với làn sóng chuyên quyền hóa [phản nghĩa của dân chủ hóa] trước đây trong khu vực”, Franz nói. Liên minh trà sữa có chiều kích xuyên quốc gia. Ảnh chụp màn hình Twitter Chuyên gia này giải thích rằng, các chế độ hành động “trong nhiều trường hợp theo cùng một khuôn mẫu chuyên quyền“. Về phía những người nắm quyền, “tha hóa ở cấp cao nhất được thực hiện một cách trơ trẽn và vô tâm ngày càng tăng” đã xuất hiện trong những năm gần đây, đồng thời xung đột kinh tế – xã hội ở các nước ngày càng trầm trọng. Những cuộc biểu tình cũng có chiều kích xuyên quốc gia. Ví dụ, gần đây, công nhân nhập cư Myanmar đã biểu tình cùng với người biểu tình Thái Lan trước đại sứ quán Myanmar ở Bangkok. “Những người biểu tình ở Myanmar phải cẩn thận hơn” Mặc dù có sự trùng khớp, sự bắt chước và thể hiện sự đoàn kết, nhưng cũng có những điểm khác biệt. Franz giải thích, một mặt, phong trào ở Myanmar rộng lớn hơn Hồng Kông chẳng hạn, phong trào ở Hồng Kông chủ yếu do sinh viên thúc đẩy. Mặt khác, “những người biểu tình ở Hồng Kông nói chung có thể dựa vào việc đối thủ của họ không bắn đạn thật“. Đó không phải là trường hợp ở Myanmar, rốt cuộc chính quyền quân sự đã sử dụng bạo lực chết người đối với các nhà hoạt động kể từ đầu tháng Ba. “Những người biểu tình ở Myanmar phải cẩn thận hơn“. Bởi vậy phong trào dân chủ ở Myanmar đang sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook và gần đây là Twitter, cũng như các dịch vụ nhắn tin như Whatsapp và Signal, để thu hút sự chú ý của quốc tế. Những người biểu tình tải lên trên các nền tảng hình ảnh bạo lực của cảnh sát và các vụ bắt giữ dã man: Trên một đoạn video, một nữ tu quỳ xuống trước các sĩ quan cảnh sát có vũ trang, yêu cầu họ tha cho những nhà hoạt động mà cô ấy muốn bảo vệ, đề nghị các sĩ quan cảnh sát bắn cô ta thay vì những người trẻ tuổi. Hai trong số các nhân viên cảnh sát sau đó quỳ xuống trước mặt cô ấy. “Tôi đã tuyệt vọng“, một người sau đó nói với kênh tin tức BBC của Anh. Xem video clip tại đây: https://twitter.com/Reuters/status/1369251619578200070?ref_src=twsrc%5Etfw%7Ctwcamp%5Etweetembed%7Ctwterm%5E1369251619578200070%7Ctwgr%5E%7Ctwcon%5Es1_&ref_url=https%3A%2F%2Fwww.tagesspiegel.de%2Fpolitik%2Ffindet-gerade-ein-ostasiatischer-fruehling-statt-myanmar-lernt-von-der-demokratiebewegung-in-hongkong%2F27004422.html Mặc dù vậy, một thời gian ngắn sau đó, cảnh sát vẫn nổ súng và một người biểu tình trẻ tuổi đã bị bắn chết. Các clip như thế này hoặc những cảnh vỗ tay phản đối, chẳng hạn như trong một xưởng may ở thành phố Yangon, đã lan truyền nhanh chóng qua Twitter. Chiến lược này đã phát huy tác dụng: Ngay sau khi các cuộc biểu tình bắt đầu vào đầu tháng 2, các nhà hoạt động mạng từ Hồng Kông đã thể hiện sự đoàn kết của họ với phong trào ở Myanmar qua hashtag “#MilkTeaAlliance” (Liên minh trà sữa). Nó thật sự bắt nguồn từ mùa xuân năm 2020, để đối phó với số lượng ngày càng tăng nhanh chóng của những kẻ troll (kẻ thích chơi khăm, khiêu khích) trên mạng internet Trung Quốc, và đã phát triển thành một phong trào phản đối trực tuyến toàn châu Á, vượt qua biên giới Hồng Kông, Thái Lan và Đài Loan. Điểm chung của cả ba quốc gia này là niềm đam mê trà xanh với sữa – hay ở Đức còn gọi là trà sữa trân châu. Giờ đây, cộng đồng biểu tình trực tuyến ở Myanmar cũng đã được chấp nhận vào liên minh này. Kiểm duyệt và đàn áp: Cách quân đội chặn Internet Nhà nghiên cứu xung đột Franz cho biết, hành động đoàn kết xuyên quốc gia cũng chỉ có ý nghĩa biểu tượng – không nên đánh giá quá cao nó. Liên minh trà sữa “chủ yếu là một liên kết trực tuyến“. Theo Franz, các cuộc đình công trên diện rộng, kéo dài ở Myanmar có tính chất quyết định hơn nhiều so với các cuộc biểu tình, ngay cả khi nó bị coi như “thụ động” nên ít thu hút sự chú ý của báo chí truyền thông. Internet không phải là cơ sở để tổ chức biểu tình ở Myanmar như ở Hồng Kông, nơi Internet hầu như không thể nào bị tắt. Ngược lại, ở Myanmar, nhà cầm quyền có thể dễ dàng tắt nó đi. Việc tắt Internet đã xảy ra vào đêm đảo chính. Kể từ giữa tháng Hai cho đến nay, chính quyền đã làm gián đoạn kết nối Internet của đất nước này trong 28 đêm liên tiếp. Việc này được thể hiện qua dữ liệu từ hai cơ quan giám sát Internet “Netblocks” và “Open Observatory of Network Interference” (OONI). Ở Hồng Kông, việc này đơn giản không thể thực hiện được. Nếu chính phủ ở đó kiểm duyệt Internet trên quy mô lớn, thì vai trò của Hồng Kông như một trung tâm tài chính quốc tế và địa điểm công nghệ sẽ bị đe dọa. Trái lại, ngay sau cuộc đảo chính, chính quyền quân sự Myanmar đã tạo cơ sở kỹ thuật và pháp lý cho việc kiểm duyệt Internet: Họ yêu cầu các nhà cung cấp Internet ở Myanmar chặn Facebook, Twitter và Instagram. Và họ đã tuân theo – điều này đã khiến các nhà hoạt động phải di chuyển từ nền tảng này sang nền tảng khác kể từ đó. [Viettel, Tập đoàn Công nghệ – Viễn thông Quân đội Việt Nam, là một nhà cung cấp Internet ở Myanmar]. Nhưng các trang mạng dường như không bị chặn hoàn toàn, như dữ liệu OONI cho thấy. Vào một số ngày – chẳng hạn như ngày 24 và 25 tháng 2 – các dịch vụ Whatsapp và Facebook đã có thể sử dụng một phần. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia và nhiều trang tin tức cũng bị ảnh hưởng bởi việc chặn. Phổ biến “tin giả” trở thành tội hình sự Ngoài ra, hai tuần sau khi lên nắm quyền, giới lãnh đạo đã mở rộng “Luật Giao dịch điện tử” của Myanmar và việc phổ biến “tin giả” trên mạng Internet trở thành tội hình sự. Có thể bị kết án lên đến ba năm tù giam. Việc trấn áp các cuộc biểu tình và ý kiến trái chiều bằng cách này không phải là mới trên thế giới: Kể từ khi xảy ra các cuộc biểu tình lớn ở Nga vào năm 2012, Tổng thống Vladimir Putin đã ngày càng hạn chế quyền tự do ngôn luận trên Internet bằng một loạt những luật lệ. Tổng thống Ai Cập Abd al-Fattah al-Sissi đã thông qua một đạo luật tương tự như ở Myanmar vào năm 2018. Thổ Nhĩ Kỳ mới thắt chặt kiểm soát các phương tiện truyền thông xã hội vào mùa hè năm 2020. Zayar Hlaing, tổng biên tập của tạp chí điều tra độc lập đầu tiên ở Myanmar, “Mawkun“, cho biết: “Chúng ta đang quay trở lại thời kỳ đen tối“. Bởi vì từ nay, đâu là thông tin sai sự thật và đâu là sự thật là tùy theo cách giải thích của chế độ. Điều quan trọng hơn hết đối với sự thành công của phong trào dân chủ Myanmar là cuộc phản kháng được “nối mạng” không phải chủ yếu bằng Internet mà bằng con người với nhau trong từng khu dân cư. “Dân chúng hỗ trợ lẫn nhau, hàng xóm ngăn chặn các cuộc bắt giữ, họ tự tổ chức với nhau – Thật là ấn tượng“, nhà nghiên cứu về xung đột Franz giải thích. “Sự bất tuân dân sự trên diện rộng của người dân sau cuộc đảo chính là nguyên nhân tạo ra hy vọng mới cho quá trình dân chủ hóa Myanmar – bất chấp những vấn đề to lớn còn phải vượt qua, kể cả khi nhìn về các cuộc xung đột sắc dân thiểu số trong nước”. Dân chủ hóa đang diễn ra “từ bên dưới và không còn từ bên trên, dưới sự giám hộ của quân đội”. Nhưng kinh nghiệm cho thấy: Cũng như nhiều phong trào biểu tình đòi dân chủ khác trên thế giới, phong trào có thể bị đàn áp đến mức không còn đáng kể. Liệu rằng “mọi thứ rồi sẽ ổn” hay không, vẫn còn phải chờ xem./.  
......

Phẩm giá người Việt bị vấy bẩn

  Phạm Minh Vũ  ·     Viettel, tập đoàn viễn thông lớn nhất của Việt Nam và là doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng Việt Nam, Viettel là cổ đông lớn nhất với 49% cổ phần trong công ty viễn thông Mytel do quân đội Miến Điện điều hành.   Tổ chức Justice for Myanmar (Công lý cho Miến Điện) vào cuối tháng 12 công bố kết luận trong một phóng sự điều tra, cáo buộc Viettel đồng lõa với những vị phạm nhân quyền tàn bạo tại Miến Điện qua việc đầu tư vào doanh nghiệp của quân đội Miến Điện.   Hôm nay, một chi nhánh Mytel tại Ragoon bị đấp phá. Người biểu tình dùng gạch đá, gỗ... ném vào chi nhánh này. Rất may là không có thiệt hại về người khi các nhân viên Mytel đã được cho nghỉ từ trước đó.   Gần đây bị giới đấu tranh cho dân chủ tại Miến Điện cáo buộc Mytel đã hỗ trợ quân đội Miến Điện trong việc đàn áp đẫm máu ở đây.   Trong mắt người Miến Điện bây giờ, nhân dân Việt Nam đã bị đánh đồng chung với tập đoàn quân đội là có tiếp tay cho việc gây tội ác ở đây.   Vì có đầu tư vào đây, Việt Nam nằm trong 4 quốc gia giữ quan điểm ủng hộ chính quyền quân sự và liên tục chặn nghị quyết lên án tình hình Myanmar của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, trong đó có Trung cộng và Nga.   Nhiều quốc gia dân chủ đã nhanh chóng lên án quân đội Miến Điện về những hành vi vi phạm nhân quyền, phi dân chủ như thế. Nhưng Việt Nam là một quốc gia tự nhận là yêu hoà bình, nhưng cho tới giờ lại im lặng đến lạnh người, vì sao vậy?   Phẩm giá con người Việt Nam đã bị đảng cầm quyền làm ô uế, khi bản tánh yêu chuộng hoà bình, ghét chiến tranh, một đất nước có 4 ngàn năm văn hiến đã bị bôi lên những điểm mờ là đứng sau các tội ác ở Miến Điện. Cái này liệu có nên tự hào quá Việt Nam ơi không?
......

Một đứa trẻ kêu khóc ở Myanmar … và Trung Quốc giả vờ không nghe thấy

Simon Tisdall – Khánh An dịch – (VNTB) – Vị thế toàn cầu của Trung Quốc đang sụt giảm khi Tập Cận Bình cố gắng minh oan cho những hành động tàn ác dưới danh nghĩa thâu tóm quyền lực Tiếng kêu khóc đau đớn khủng khiếp hiện trên khuôn mặt của một cô bé và kể về câu chuyện tàn bạo của quân đội đàn áp ở Myanmar. Shwe Yote Hlwar, năm tuổi, đang đứng bên cạnh một chiếc quan tài mở nắp, chứa thi thể của cha cô, Ko Zwe Htet Soe, bị lực lượng an ninh bắn chết. Khuôn mặt của cô bé đau buồn vô tận. Những người phụ nữ cố gắng an ủi cô nhưng không được. Ai có thể giải thích cái chết của cha cô là không cần thiết? Ai có thể nói tại sao những người mặc quân phục lại nghĩ rằng họ có thể làm những việc như vậy? Tiếng kêu khóc đau đớn của Shwe là tiếng kêu khóc của cả một quốc gia. Tiếng khóc vang vọng khắp thế giới. Có người nghe thấy, nhiều người lại không. Tại hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc tuần trước, Trung Quốc, với sự hậu thuẫn của Nga, Ấn Độ và Việt Nam, một lần nữa đã ngăn cản việc lên án thẳng thừng về cuộc đảo chính quân sự hồi tháng trước và ngăn cản động thái hướng tới các biện pháp trừng phạt do Vương quốc Anh soạn thảo. Lá phiếu của Trung Quốc là quan trọng nhất. Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ vào Myanmar theo kế hoạch Vành đai và Con đường của Tập Cận Bình. Điều này, chứ không phải là sự phẫn nộ đối với “trận giết chóc”, theo lời của Tổ chức Ân xá Quốc tế, của quân đội xác định chính sách của Tập Cận Bình. Đúng là Trung Quốc không trực tiếp có lỗi cho hàng chục cái chết và hàng ngàn vụ bắt giữ và đánh đập của thường dân. Có thể ông Tập sẽ thích nhà lãnh đạo dân cử, thân thiện với Bắc Kinh của Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, tiếp tục nắm quyền. Lãnh đạo đảo chính, Tướng Min Aung Hlaing, trước đây đã cáo buộc Trung Quốc âm mưu với các phần tử nổi dậy sắc tộc. Ông ấy không phải là bạn lớn. Nhưng Tập Cận Bình thà gắn bó với Min Aung Hlaing hơn là rủi ro bất ổn. Và thà đối mặt với sự phản đối của quốc tế hơn là giúp khôi phục các quyền dân chủ vốn là điều đáng ghét đối với ĐCSTQ. Nói tóm lại, ở Myanmar và các nơi khác, ĐCSTQ đang biết rằng việc xây dựng đế chế là mơ hồ và có thể phải chịu nhiều tai tiếng. Những thiết kế vĩ đại quyền bá chủ toàn cầu mời gọi sự phản kháng ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Các đặc điểm kiêu ngạo và hung hăng của Tập Cận Bình hiện đang được thể hiện trên nhiều mặt trận. Tinh thần chống Trung Quốc chưa bao giờ lộ rõ hơn thế ở Myanmar. Người dân ở đó coi người hàng xóm khổng lồ giống như người Ba Lan hoặc người Estonia cảm nhận đối với nước Nga. Nhưng với việc Bắc Kinh bảo vệ các tướng lĩnh sát nhân, sự thù địch tiềm ẩn đó đang được công khai bày tỏ. Những cuộc tẩy chay các doanh nghiệp Trung Quốc đã diễn ra. Các quan chức Trung Quốc lo lắng trước những lời đe dọa trên mạng xã hội về việc làm nổ tung một dự án đường dẫn dầu quan trọng nối Trung Quốc với Vịnh Bengal trong dự án Vành đai và Con đường, trang web độc lập Irrawaddy tường trình. Tuy nhiên, vì Trung Quốc coi cuộc đảo chính là “vấn đề nội bộ”, những người biểu tình nói một cách mỉa mai, việc phá hoại tài sản của người Trung Quốc cũng sẽ là một vấn đề nội bộ thuần túy. Đã quen với việc điều khiển tin tức theo ý muốn, các lãnh đạo Trung Quốc giả vờ rằng cuộc khủng hoảng này không xảy ra, rằng những tội ác khủng khiếp không xảy ra hàng ngày. Họ dường như không nhận ra rằng trong thế giới nằm ngoài sự kiểm duyệt của họ, cơ hội che giấu hoặc từ chối vĩnh viễn những hành động tàn bạo như vậy ngày càng giảm dần, dù chúng xảy ra ở đâu. Đó là một bài học mà Tập Cận Bình đã không thể tiếp thu được ở Tân Cương. Một báo cáo chi tiết, độc lập của Hoa Kỳ vào tuần trước đã xác nhận rằng chế độ của Tập Cận Bình đã liên tục vi phạm công ước của LHQ về tội ác diệt chủng với việc ngược đãi kinh khủng người Duy Ngô Nhĩ. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn kiên trì đưa ra những tuyên bố kỳ cục, từ chối thẳng thừng bằng chứng được quay và ghi lại sự lạm dụng thô bạo. Những lời nói dối của họ sẽ thật buồn cười nếu chúng không quá nghiêm trọng. Đồng thời, họ phỉ báng báo chí độc lập, thực tế – và than phiền quá mức khi đại sứ của Anh nhấn mạnh tầm quan trọng đó. Những kẻ mù quáng và lạc hậu vì mục tiêu chính trị đáng thương này nên thức tỉnh lại. Các cuộc thăm dò cho thấy vị thế quốc tế của Trung Quốc đang giảm mạnh. Cảm giác ác cảm và thù hận ngày càng gia tăng.  Khán giả toàn cầu ngày càng tinh vi hơn, được kết nối hơn đang xem xét kỹ lưỡng các hành động hàng ngày của Trung Quốc, họ không dễ dàng bị lừa bịp như quần chúng nông thôn Trung Quốc, bị đồng lương chết đói, tuyên truyền và sự sợ hãi kiểm soát. Nếu Tập Cận Bình muốn có được sự tôn trọng thường dành cho một cường quốc, ông ta phải hành động có trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng như Myanmar, thành thật về Tân Cương và Tây Tạng, hãy ngừng bắt nạt những quốc gia láng giềng, và ngừng những lời nói dối ngớ ngẩn như là có thể tạo ra một thực tế thay thế bằng cách nào đó. Hồng Kông là một sân khấu miễn cưỡng khác trong cái nhà hát giả dối đen tối của Tập Cận Bình – và một tâm điểm khác của phản ứng dữ dội chống Trung Quốc. Tuần một luật mới từ chối chức vụ dân cử đối với các ứng cử viên được coi là “không yêu nước” đã được thông qua. Để khẳng định rằng Hồng Kông vẫn có thể được coi là một nền dân chủ dưới một hệ thống như vậy là sự xúc phạm trí thông minh của mọi người. Có lẽ các cán bộ cộng sự của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc tin điều đó. Họ tin bất cứ điều gì Tập Cận Bình nói. Sự ác cảm quốc tế đang gia tăng. Anh Quốc và các đối tác cân nhắc các biện pháp trừng phạt mới. Lực lượng đối lập nhanh nhạy của Hồng Kông đang tập hợp bên ngoài. Áp lực đang gia tăng khi  Mỹ đảm bảo rõ ràng khả năng phòng thủ của Đài Loan. Một đô đốc hàng đầu của Mỹ thúc giục triển khai tên lửa mới dọc theo “quần đảo đầu tiên ”. Các công ty công nghệ cao như Huawei là những công ty bị ghẻ lạnh. Các quốc gia đang phát triển tỏ ra khó chịu trước chính sách ngoại giao nợ của Bắc Kinh. Liên minh ngăn chặn được gọi là Bộ Tứ – Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nhật Bản – đang hồi sinh. Các nhà ngoại giao “chiến binh sói” mồm to hàng ngày đã gây hại cho danh tiếng của Trung Quốc. Các tác nhân có ảnh hưởng ở nước ngoài, bám vào đảng để lấy tiền và ưu đãi, phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn. Mọi thứ có thể đang thay đổi. Tuy nhiên, Trung Quốc của Tập Cận Bình giống như một đoàn tàu tháo chạy, với một đoàn xe “Làm cho Trung Quốc vĩ đại trở lại”, có thể có động cơ rất lớn nhưng lại thiếu phanh. Các nhà phân tích khu vực cho rằng Tập Cận Bình là một , “Mao Trạch Đông mới”,  vượt quá mức khi đặt bản thân và di sản cá nhân lên trên lợi ích quốc gia. Những người khác cảnh báo rằng thời kỳ Tập Cận Bình đang nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc-dân tuý điên cuồng mà cuối cùng lại không thể kiểm soát được. Họ nói rằng thời kỳ đó sẽ không kết thúc có hậu. Những cái đầu lạnh, khôn ngoan hơn ở Bắc Kinh nên bình tĩnh lại khi có thể – hoặc có nguy cơ trật đường ray hoàn toàn. Tuần này sẽ diễn ra cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao đầu tiên với chính quyền Biden. Đó là một thời điểm tốt để giới lãnh đạo Trung Quốc trở nên thực tế, từ bỏ tinh thần bá chủ về địa chính trị và thay vào đó tập trung vào việc thúc đẩy các mục tiêu chung và các giá trị phổ quát. Bắt những kẻ đã sát hại cha của Shwe Yote Hlwar sẽ là một khởi đầu tốt. Nguồn: The Guardian  
......

Thán phục phụ nữ Myanmar

Chu Mộng Long Tôi không khỏi thán phục phụ nữ Myanmar. Trên thế giới, phụ nữ từng xuống đường và đổ bao nhiêu xương máu với hình thức biểu tình đối mặt với bạo lực. Phụ nữ Myanmar cũng vậy, đã dũng cảm như bao nhiêu phụ nữ tiền phong trên thế giới, nhưng thêm sự thông minh ngoài tưởng tượng.   Sau sự hứng đạn vào đầu với tâm nguyện cống hiến cả thân xác và tinh thần của mình vì tự do, dân chủ và bình đẳng cho đồng bào Myanmar của nữ vũ công Ma Kya Sin, chị em phụ nữ Myanmar đã sáng tạo ra lá chắn thép để cuộc đấu tranh an toàn hơn nhưng cũng thách thức hơn. Những chiếc váy, những chiếc quần lót được thay cho lá cờ của chế độ quân phiệt độc tài giăng khắp ngả đường đất nước Myanmar.   Họ đã đánh vào điểm yếu của đàn ông theo chủ nghĩa duy dương vật, nôm na là chủ nghĩa thờ con kẹc, với tâm thức sâu nặng rằng những gì thuộc đàn bà đều là xấu xa bẩn thỉu. Váy, quần lót phụ nữ đối mặt với súng đạn của thần kẹc mà bọn quân phiệt tự hào. Hiệu quả, không thằng nào dám chui qua. Một bức hình cho thấy, một thằng lính leo lên nóc ô tô dùng tay bóc bỏ những cái váy và quần lót để chứng tỏ tao không chui. Thật xấu hổ, đã mó vào mà không sợ bẩn tay sao, quân tuyệt tự?   Tôi cứ hình dung, nếu quân tuyệt tự ấy cúi đầu chui qua hàng rào "tàn vàng tàn tía" kia thì cũng không thể còn dũng khí bắn vào người biểu tình. Bởi cái con kẹc và súng đạn ngạo nghễ của chúng coi như đã cúi đầu quy phục phụ nữ, nơi đã sinh ra chúng nó, giúp chúng nó không tuyệt tự.   Chợt nhớ Hồ Xuân Hương của Việt Nam đã từng: "Tàn vàng tàn tía che đầu nhau đỡ khi nắng cực". Nhưng phụ nữ Việt Nam thời nay thì sao? Có còn đủ dũng khí và sự thông minh như nữ sỹ xưa hay đa số đã bị ru ngủ hoàn toàn trong những lời vuốt ve gọi là "tôn vinh sự hy sinh thầm lặng"?   Phụ nữ Myanmar xuống đường vì cả hai mục tiêu: nhân quyền và nữ quyền. Tinh thần phụ nữ Myanmar bất tử!   Chu Mộng Long  
......

Một tháng kinh hoàng ở Myanmar: Chuyện gì đã xảy ra, tương lai sẽ thế nào?

Vì sao đảo chính xảy ra? Aung San Suu Kyi giờ ra sao? Tương lai nào cho cuộc khủng hoảng?   By Lee Nguyen - Luật Khoa Tạp Chí|   Sáng ngày 01/02/2021, quân đội Myanmar (Tatmadaw) đảo chính. Họ bắt giữ bà Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và các lãnh đạo khác của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (National League for Democracy – NLD) trong một loạt các cuộc truy quét.   Quân đội sau đó thông báo sẽ thay thế nội các của bà Aung San Suu Kyi, bãi chức 24 bộ trưởng và thứ trưởng. Họ ban bố tình trạng khẩn cấp trong vòng một năm.   Các ngân hàng bị đóng cửa. Lệnh giới nghiêm vào ban đêm được áp dụng. Sóng điện thoại và mạng Internet bị gián đoạn.   Myanmar một lần nữa bị đặt dưới sự cai trị của quân đội, sau khoảng bảy thập niên dân chủ hóa nhiều bấp bênh.   Hơn một tháng đã trôi qua. Cuộc chính biến đã trở thành thảm sát đẫm máu.   Vì sao Tatmadaw đảo chính?   Tin đồn về một cuộc đảo chính đã bắt đầu lan truyền từ nhiều tuần trước đó, khi căng thẳng gia tăng giữa chính phủ dân sự và giới quân sự. Vào ngày 26/01/2021, người phát ngôn của quân đội, Thiếu tướng Zaw Min Tun đã cảnh báo rằng họ sẽ “hành động” nếu tranh chấp bầu cử không được giải quyết.   Trong cuộc bầu cử vào tháng 11/2020, Đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi đã giành chiến thắng áp đảo so với Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (Union Solidarity and Development Party – USDP) do quân đội hậu thuẫn. NLD giành được 396/498 ghế có thể cạnh tranh trong lưỡng viện Quốc hội, vượt xa so với chỉ tiêu 322 ghế cần đạt để có thể thành lập nội các. Trong khi đó, USDP chỉ giành được 33 ghế, ít hơn 8 ghế so với bầu cử năm 2015.   Nhưng USDP cáo buộc cuộc bầu cử xảy ra “gian lận trên diện rộng”, mặc dù họ không đưa ra được bằng chứng. Trong cuộc họp báo ngày 11/11/2020, USDP cho biết họ không công nhận kết quả bầu cử và yêu cầu phải có một “cuộc bầu cử tự do, công bằng, không thiên vị và không có vận động tranh cử gian lận”.   Ủy ban Bầu cử Liên minh (Union Election Commission) của nước này bác bỏ các cáo buộc của quân đội, từ chối yêu cầu bầu cử lại. Họ khẳng định cuộc bầu cử đã được tổ chức “một cách công bằng, tự do”, và “không thể minh bạch hơn”.   Một thông tin đáng lưu ý là Tổng tư lệnh quân đội, Thống tướng Min Aung Hlaing sẽ đến tuổi nghỉ hưu vào tháng 6/2021, và theo quy định, phải rời khỏi vị trí của mình. Tài sản khổng lồ cũng như các công ty gia đình của ông có thể bị tổn hại khi ông không còn nắm quyền.   Việc đảo chính vì vậy được các nhà quan sát cho là một nỗ lực của Min Aung Hlaing để níu kéo quyền lực. Theo dự đoán, với việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong vòng một năm, ông có thể sẽ tìm ra giải pháp để kéo dài nhiệm kỳ. Ai đang nắm quyền lực? Thống tướng Min Aung Hlaing, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar hiện đã lên nắm quyền.   Min Aung Hlaing, 64 tuổi, từng theo học ngành luật tại Đại học Yangon (Yangon University) và sau đó gia nhập Học viện Dịch vụ Quốc phòng (Defence Services Academy – DSA) – trường đại học quân sự hàng đầu của đất nước.   Min Aung Hlaing tiếp quản quân đội Myanmar vào năm 2011, khi đất nước bắt đầu quá trình dân chủ hóa. Các nhà ngoại giao ở Yangon cho biết, kể từ nhiệm kỳ đầu tiên của bà Suu Kyi vào năm 2016, Min Aung Hlaing đã chuyển từ một người lính lầm lì thành một chính trị gia của công chúng.   Ông sử dụng Facebook để công khai các hoạt động chính trị, các cuộc gặp với các chức sắc tôn giáo và các chuyến viếng thăm tu viện. Min Aung Hlaing đã nghiên cứu quá trình chuyển đổi chính trị ở các nước. Ông nhận thấy cần phải tránh sự hỗn loạn như ở Libya và các nước Trung Đông sau khi Myanmar thay đổi chế độ vào năm 2011.   Trong những bình luận công khai đầu tiên sau cuộc đảo chính, Tướng Hlaing đã tìm cách biện minh cho việc tiếp quản quyền lực. Ông nói rằng quân đội đứng về phía người dân và sẽ xây dựng một “nền dân chủ thực thụ và có kỷ luật”. Quân đội cũng cho biết họ sẽ tổ chức một cuộc bầu cử “tự do và công bằng” khi tình trạng khẩn cấp kết thúc.   Quân đội đã luôn có một vị trí quan trọng ở Myanmar, bất kể họ có nắm quyền chính thức hay không. Họ là kiến trúc sư của bản Hiến pháp năm 2008, trong đó thừa nhận vai trò và quyền lực của giới quân đội trong hệ thống chính trị Myanmar.   Tatmadaw được Hiến pháp trao cho một hạn ngạch (không qua bầu cử) 25% số ghế trong lưỡng viện Quốc hội. Tổng tư lệnh của quân đội còn có quyền bổ nhiệm ba vị trí bộ trưởng trong chính phủ, phụ trách các vấn đề quốc phòng, nội vụ và biên giới.   Aung San Suu Kyi giờ ra sao? Bà Aung San Suu Kyi bị đưa ra xét xử trong một phiên tòa bí mật vào ngày 16/2. Luật sư của bà không được thông báo. Ông Win Myint, vị tổng thống bị phế truất của Myanmar cũng bị xét xử trong phiên tòa này. Họ đối mặt với các bản án lần lượt là sáu năm và ba năm tù giam.   Các tội danh không liên quan đến gian lận bầu cử. Bà Suu Kyi bị khép vào tội nhập khẩu bộ đàm – một mặt hàng nằm trong danh sách cấm nhập khẩu ở Myanmar. Bằng chứng buộc tội được đưa ra là ít nhất 10 chiếc bộ đàm cùng các thiết bị ngoại quốc khác mà cảnh sát tìm thấy trong dinh thự của bà.   Ngoài ra, bà cũng bị kết tội vi phạm luật về quản lý xã hội trong tình trạng thiên tai, khi đã tiếp xúc với một đám đông trong đại dịch COVID-19. Ông Win Myint cũng bị khép vào tội danh này.   Theo nhận định của New York Times, phiên tòa có thể kéo dài đến một năm. Đây là cái cớ để quân đội tiếp tục giam giữ bà Suu Kyi – người lãnh đạo phong trào dân quyền ở Myanmar. Vấn đề người Rohingya thì thế nào? Bà Aung San Suu Kyi là một biểu tượng dân chủ ở Myanmar. Tuy vậy, hình tượng người hùng đổ sập vào năm 2017 khi bà bảo vệ các chiến dịch đẫm máu của quân đội ở bang Rakhine. Cuộc đàn áp đó đã khiến 700.000 người Rohingya phải chạy sang nước láng giềng Bangladesh.   Những người Rohingya tị nạn ở Bangladesh đã lên án cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar, nhưng nói rằng họ không “cảm thấy tiếc” về việc nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi bị tước đi quyền lực.   Bà Christina Fink, một giáo sư tại Đại học George Washington (Mỹ), người nghiên cứu về Myanmar cũng cho biết, bà Suu Kyi và NLD đã đối xử bất bình đẳng với các sắc tộc thiểu số ở đất nước.   Chẳng hạn, ở tiểu bang Rakhine, NLD đã bổ nhiệm người của mình làm thủ hiến, mặc dù một đảng địa phương đại diện cho sắc tộc Arakan sống ở đó chiếm đa số trong cơ quan lập pháp của bang.   Bà Suu Kyi và NLD cũng đã để quân đội đặt ra phần lớn chương trình nghị sự trong các cuộc đàm phán hòa bình với các phiến quân và thậm chí tán thành cuộc chiến giữa Tatmadaw với quân đội Arakan. Fink nói: “Rất nhiều đảng phái sắc tộc cảm thấy rằng họ bị gạt ra ngoài lề và NLD chỉ theo đuổi những thứ của riêng họ”.   Cho đến nay, nhiều người biểu tình chống quân đội cảm thấy hối hận vì đã im lặng trước các hành động diệt chủng của Tatmadaw đối với người Rohingya trên đất nước.   Trong nhiều thập niên qua, công chúng tin vào những lời tuyên truyền của quân đội, rằng những hành vi thanh trừng sắc tộc ở bang Rakhine chỉ là một cuộc phản kích chống lại các tay súng Rohingya.   Họ tin rằng người Rohingya là dân nhập cư đến từ Bangladesh. Họ gọi những người tị nạn Rohingya là “chuyên gia gây chú ý” (drama queens) và “kẻ nói dối”, cho rằng người Rohingya đã thêu dệt nên những câu chuyện kinh hoàng để nhận tiền và viện trợ quốc tế.   Sau cuộc đảo chính, nhiều người Myanmar đã bắt đầu nghi ngờ những lời tuyên truyền của quân đội và thay đổi định kiến cố hữu về người Rohingya.   Sự thay đổi này là một tín hiệu tích cực và có ý nghĩa sâu sắc ở một đất nước mà chỉ vài năm trước, việc nhắc đến từ “Rohingya” có thể gây ra phản ứng giận dữ từ đám đông.   Một số người Rohingya thậm chí còn đang tham gia các cuộc biểu tình ở Yangon, dù họ có nguy cơ bị bắt hoặc bị ngược đãi trong một xã hội phủ nhận các quyền công dân cơ bản của họ. Các cuộc biểu tình đang diễn ra như thế nào? Trong suốt nhiều tuần lễ, người dân Myanmar xuống đường biểu tình ủng hộ bà Aung San Suu Kyi và phản đối cuộc đảo chính của quân đội.   Những ngày sau cuộc đảo chính, không khí sợ hãi bao trùm đường phố Myanmar. Người dân biết quá rõ quân đội sẽ sử dụng vũ lực như thế nào, và lúc đầu họ đã do dự. Một nhà lãnh đạo của một tổ chức xã hội dân sự Hồi giáo có trụ sở tại Yangon nói trên tờ Southeast Asia Globe: “Nếu chúng tôi đáp trả bằng các cuộc biểu tình, [quân đội] sẽ bắt giữ rất nhiều người. Hiện giờ chúng tôi không làm gì cả, ngoại trừ đăng bài trên Facebook.”   Rất nhanh sau đó, những hội nhóm hình thành trên mạng xã hội. Cư dân mạng lên Facebook chuyển ảnh đại diện của họ thành màu đen trong sự phản đối lặng lẽ, trong khi các bác sĩ đeo ruy băng đen lên ngực áo của họ để thể hiện quan điểm phản kháng. Trong khi đó, một nhóm bác sĩ tại các bệnh viện quốc doanh bắt đầu đình công để phản đối cuộc đảo chính và yêu cầu trả tự do cho bà Suu Kyi. Tranh cổ động: Xoong chảo của chúng tôi đang nói gì? Phản đối đảo chính quân sự! Thả các nhà lãnh đạo của chúng tôi! Chúng tôi muốn công lý! Tôn trọng lá phiếu của chúng tôi! Cứu lấy nền dân chủ! Ảnh: Ye Yint Maung. Khi đêm đến, người dân bắt đầu đổ ra đường gõ xoong nồi như một hình thức phản kháng. Đây là một phong tục truyền thống của Myanmar để xua đuổi ma quỷ. Họ muốn dùng nó để xua đuổi những kẻ đeo bám quyền lực dai dẳng trên đất nước này. Các nhóm thanh niên và sinh viên cũng kêu gọi các chiến dịch bất tuân dân sự. Trang fanpage của chiến dịch trên Facebook có hơn 300.000 lượt yêu thích.   Các cuộc biểu tình ôn hòa bị quân đội đàn áp đẫm máu. Hai người biểu tình bị lực lượng an ninh giết chết ở Mandalay vào ngày 20/2.   Vào ngày 22/02, hàng triệu người trên khắp đất nước tổ chức một cuộc tổng đình công, với sự tham gia của công chức nhà nước, nhân viên ngân hàng, bác sĩ và những người lao động trong các ngành nghề khác. Cuộc tẩy chay trên toàn quốc đã thúc đẩy một phong trào bất tuân dân sự, làm tê liệt hệ thống ngân hàng và khiến quân đội gặp khó khăn.   Quân đội đã dựng các rào chắn, triển khai các đội lính bắn tỉa trên mái nhà, dùng đạn cao su, vòi rồng, hơi cay và đạn thật để chống người biểu tình. Tuần này qua tuần khác, các lực lượng vũ trang đã gia tăng các cuộc tấn công nhắm vào những người biểu tình. Cho đến tuần đầu tiên của tháng Ba, đã có hơn 60 người thiệt mạng, trong đó có ít nhất 38 người bị giết chỉ trong ngày 3/3. Tương lai nào cho cuộc khủng hoảng? Các nhà lãnh đạo trên thế giới đã nhanh chóng lên án cuộc đảo chính, yêu cầu thả tự do cho bà Aung San Suu Kyi và các nhà lãnh đạo khác, đồng thời kêu gọi quân đội tôn trọng kết quả của cuộc bầu cử.   Tổng thống Mỹ Joe Biden đe dọa sẽ khôi phục các lệnh trừng phạt lên giới quân sự Myanmar. Ông nói rằng quân đội không nên “chống lại ý muốn của người dân”. Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố các sự kiện ở Myanmar là một cuộc đảo chính.   Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres cho biết cuộc đảo chính “giáng một đòn nghiêm trọng vào các cải cách dân chủ ở Myanmar”. Thủ tướng Anh Boris Johnson phát biểu trong một bài đăng trên Twitter rằng “lá phiếu của người dân phải được tôn trọng và các nhà lãnh đạo dân sự nên được thả”.   Nhiều quốc gia phương Tây khác cũng đã thi hành hoặc đang cân nhắc các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, tổ chức quan trọng nhất trong khu vực ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), do Brunei làm chủ tịch nhiệm kỳ 2021, lại không đưa ra động thái nào. Trong khi đó, Trung Quốc phản ứng một cách thận trọng vì họ đang có quan hệ tốt với cả chính phủ của bà Aung San Suu Kyi và giới quân đội Myanmar./.   Các nguồn tổng hợp chính New York Times, What is happening in Myanmar? Coup, protest and more news BBC, Myanmar coup: What is happening and why? South East Asia Globe, Myanmar’s military coup: Why now, and where do we go from here? Reuters, Explainer: All eyes on Myanmar army chief Min Aung Hlaing as military seizes power  
......

Giáo hội Myanmar đồng hành cùng dân tộc

Nguyễn Ngọc Nam Phong   Hôm 28/2/2021, lực lượng cảnh sát thuộc phe quân đội Miến Điện đã nổ súng vào đoàn biểu tình khiến cho 9 người dân vô tội thiệt mạng. Giữa cảnh súng đạn, bạo lực và chết chóc, một nữ tu Công giáo đã quỳ xuống xin lực lượng cảnh sát hạ vũ khí, đứng về phía nhân dân để bảo vệ người dân và đất nước khỏi chìm vào biển máu. SỨ GIẢ HOÀ BÌNH! Ảnh: đài truyền hình Kachin     Những ngày này, khi đất nước rơi vào khủng hoảng do quân đội đảo chính, Giáo Hội Myanmar đã cùng người dân đất nước đứng lên mạnh mẽ lên án cuộc đảo chính, bảo vệ những giá trị dân chủ mà họ mới giành được vài năm gần đây. Giáo hội Myanmar hiện có hoảng 659.000 tín hữu, trên tổng số 51.790.000 dân, chiếm 1,27% dân số. Mặc dù chỉ là thiểu số trong một đất nước chọn Phật giáo làm quốc giáo, nhưng Giáo hội, cách riêng các vị lãnh đạo Giáo hội Công giáo Myanmar luôn đi đầu trong công cuộc hoà giải, hoà hợp dân tộc, âm thầm ủng hộ bà Aung San Suu Kyi, ngay từ năm 1988, trong cuộc đấu tranh xây dựng xã hội dân chủ.   Những ngày này, khi đất nước Myanmar tiếp tục bị xâu xé do đảo chính, một lần nữa, dưới sự dẫn dắt của Đức Hồng y Charles Bo - Chủ tịch liên Hội đồng Giám mục Á Châu, Giáo hội Myanmar từ các đức giám mục, các linh mục, nam nữ tu sĩ và cộng đồng tín hữu lại sát cánh cùng người dân cả nước xuống đường bảo vệ nền dân chủ non trẻ, bằng những việc làm thiết thực, như kêu gọi các tín hữu sống tinh thần tỉnh thức và cầu nguyện, đặc biệt cầu nguyện cho hòa bình của đất nước trong giai đoạn khó khăn và cấp thiết hiện nay. Đức Hồng y Charles Maung Bo, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Yangon, Myanmar,  Bo kêu gọi 10 điểm Dân chủ cho Quốc dân Myanmar https://www.youtube.com/watch?v=XExZwYAn3r0&feature=emb_imp_woyt   Bên cạnh đó, trong một thông cáo của tổng giáo phận Yangon, Đức Hồng y Charles Bo, tổng giám mục, đã kêu gọi Dân Chúa thận trọng và tỉnh thức, đồng thời đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho mọi thành phần Dân Chúa. Theo đó, ngài kêu gọi các linh mục "vì lý do an ninh, hãy cảnh giác và kiểm soát những người vào cơ sở của Giáo hội" và "để duy trì sự hiệp nhất và đồng nhất trong thông tin, ngài yêu cầu các linh mục, tu sĩ và cha xứ “không đưa ra các tuyên bố cá nhân” để tránh những điều mâu thuẫn, tạo thêm sự bất an và bối rối."   Ngoài ra, ý thức được tình hình chính trị có thể trở nên khó khăn hơn, Đức Hồng y cũng yêu cầu lưu trữ lương thực để tránh thiếu hụt, dự trữ thuốc men để bảo vệ sức khỏe cho người dân. Cuối cùng, cộng đoàn Giáo hội được khuyên liên lạc với Đức cha phụ tá trong mọi tình huống báo động hay khẩn cấp.
......

Thấy gì từ hai cuộc bầu cử tại Miến Điện và Hoa Kỳ

BS Đặng Vũ Chấn Cả hai cùng xảy ra vào tháng 11/2020. Tại Miến Điện, bên thua cuộc, đảng của giới quân đội đang nắm thực quyền đằng sau Đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi, và muốn được chính danh cầm quyền qua cuộc bầu cử, không chấp nhận kết quả bầu cử, tố cáo đảng NLD gian lận trong bầu cử, và đã đâm đơn kiện khoảng 200 lần theo luật chơi trong Hiến Pháp nhưng không thành. Bên Mỹ, bên thua cuộc, vị tổng thống đương nhiệm, không chấp nhận kết quả bầu cử tại một số tiểu bang, đâm đơn kiện bên thắng gian lận, và tất cả các vụ kiện, trên 60 vụ, đều bị bác bỏ bởi Tòa Án tại các tiểu bang liên hệ cũng như Tối Cao Pháp Viện. Ngày 1 tháng Hai, 20121, rạng sáng trước khi Quốc Hội Miến Điện họp để chính thức xác nhận kết quả bầu cử, quân đội Miến Điện làm cuộc đảo chánh chính phủ dân sự, quản thúc lãnh đạo dân sự của Miến Điện là bà Aung San Suu Kyi và các thành viên trong Quốc Hội và ban hành thiết quân luật, tái lập chế độ quân phiệt. Tại Mỹ, ngày 6 tháng Giêng, nhiều ngàn người kéo về thủ đô Washington, D.C. theo lời kêu gọi của tổng thống đương nhiệm để biểu tình phản đối kết quả bầu cử và áp lực Quốc Hội không chuẩn nhận kết quả. Trong khi Quốc Hội đang tiến hành thủ tục xác nhận kết quả, một đám đông tấn công xâm nhập vào tòa nhà Quốc Hội Mỹ gây bạo loan. Sau khoảng 2 tiếng, Tổng Thống Trump kêu gọi người biểu tình không bạo động và ra về, và ngày hôm sau ông lên án hành vi bạo loạn trên và chấp thuận bảo đảm một cuộc chuyển quyền ôn hòa theo Hiến Pháp mặc dù vẫn quả quyết rằng mình thua vì đối phương gian lận. Bài học gì ta rút ra được từ hai nước trên để áp dụng trong việc canh tân nước Việt? ** Miến Điện chưa hoàn toàn là một chế độ dân chủ. Từ chế độ quân phiệt, dưới áp lực quốc tế và của Hoa Kỳ đánh thẳng vào quyền lợi kinh tế trực tiếp của giới cầm quyền quân đội (Đạo Luật Magnitsky sau này lấy ý từ lối đánh trên), phe quân phiệt đã phải nhượng bộ, chấp nhận một tiến trình dân chủ hóa nhưng vẫn chuẩn thuận một Hiến Pháp dành cho mình quyền tối hậu và tối thiểu 25% phe mình trong Quốc Hội. Bề mặt là một chính quyền dân sự do đảng NLD với bà Aung San Suu Kyi là lãnh đạo tối cao, mặc dù không chính danh làm tổng thống vì Hiến Pháp ngăn chặn người có người phối ngẫu là người ngoại quốc làm vai trò này. Trong kỳ bầu cử vừa qua, đảng NLD thắng lớn và có khả năng tu chính Hiến Pháp để làm giảm bớt quyền lực của phe quân đội. Độc tài thì luôn muốn nắm quyền lực bằng mọi giá, nên dẹp cuộc bầu cử bất lợi cho mình. Cho nên nếu một ngày nào đó, khi CSVN dưới nhiều áp lực phải nhượng bộ và muốn thỏa hiệp, chia cho phe quốc gia một số ghế quyền, phe quốc gia dân chủ phải luôn ghi nhớ kinh nghiệm thỏa hiệp với CS để đánh Pháp trong quá khứ để rồi bị đâm sau lưng, bán đứng, thanh toán tiêu trừ dần; và ghi nhớ bài học Miến Điện, rằng dân chủ không thể thực sự có được khi phe cầm quyền độc tài vẫn còn nắm thế thượng phong với đầy đủ công cụ trấn áp bạo lực là quân đội công an trong tay họ. Trong khi đó nước Mỹ có một nền dân chủ bền vững lâu đời, nên biến cố tấn công tòa nhà Quốc Hội mùng 6 tháng Giêng chỉ là cơn bão thoáng qua không làm suy suyển chế độ. Trước đó khi chỉ mới nghe phong phanh rằng bên Tòa Bạch Ốc trong tiến trình phản đối kết quả bầu cử, đang xem xét việc ban hành thiết quân luật hoặc có thể xử dụng quân đội với một tân quyền bộ trưởng quốc phòng rất thân cận với tổng thống, 10 cựu bộ trưởng quốc phòng đã lên tiếng chặn trước, khẳng định bầu cử đã xong, và là điều nguy hiểm nếu quân đội can thiệp vào chuyện bầu cử. Sau biến động 6 tháng Giêng, dư luận khắp nơi ở Mỹ và đại đa số dân cử hai đảng đều lên án việc tấn công vào tòa nhà biểu tượng của nền dân chủ Mỹ và ngay cả Tổng Thống Trump người đang phản đối kết quả bầu cử cũng phải lên án hành động bạo loạn trên. Các tướng lãnh trong bộ Tổng Tham Mưu Liên Quân (Joint Chiefs of Staff) cũng khẳng định quân đội chỉ trung thành với Hiến Pháp chứ không với cá nhân hay đảng phái nào. Từ trên, ta thấy rằng một cơ chế dân chủ với tam quyền phân lập và tự do báo chí chưa đủ để duy trì một nền dân chủ bền vững. Mà người dân cần phải có một trình độ ý thức và thói quen hành xử dân chủ cao. Từ đó mới có một quân đội như quân đội Mỹ, tuy rất kỷ luật dưới quyền của tổng tư lệnh tối cao là tổng thống nhưng không thể trung thành với tổng thống đương nhiệm hay đảng phái nào để tuân theo những lệnh có thể vi hiến bắt mình quay súng vào dân. Vì thế ở Mỹ, các quân nhân khi còn tại ngũ có truyền thống không tham gia đảng phái chính trị. Ta đã thấy tại các nước từ dân chủ chuyển sang độc tài  như Nga với Putin, Venezuela với Chavez và Maduro, v.v… những lãnh đạo ban đầu được dân tín nhiệm cao cỡ trên 80-90%, do đó dân cũng bầu cho quốc hội tuyệt đối cùng phe lãnh đạo, thì quốc hội sẽ dễ dàng tu chính Hiến Pháp nhằm củng cố quyền lực người lãnh đạo theo chiều hướng độc tài. Trong lúc dân còn mê hay tôn sùng người lãnh đạo thì chuyện mất dần dân chủ chỉ là chuyện nhỏ dễ dàng chấp nhận, cho đến một thời gian sau, khi tỉnh ngộ thì quá muộn, lại phải tranh đấu đòi dân chủ lại từ đầu! Trong khi đó, tại các nước dân chủ bền vững, hiếm có lãnh đạo nào được quá 60% dân ủng hộ. Luôn có một bộ phận lớn người dân bất đồng, sẵn sàng đối lập làm cái thắng chặn mọi xu hướng manh nha độc tài. Vậy làm thế nào để nâng cao trình độ dân chủ của người dân? 1/ Khi ta nghe một ý kiến trái nghịch với ta và ta giận ghét luôn người có ý kiến đó, ta tấn công chửi bới cá nhân người nghịch ý, thì điều này thể hiện một cái thâm tâm, có thể vô thức hay có ý thức, là ta muốn tiêu trừ người đối lập. Mầm mống độc tài nằm trong ta đó, ấy là ta vẫn chưa có quyền lực gì để mà say men. Cho nên để giảm thiểu cái mầm mống độc tài này, và cho chính ta khỏi tổn thọ mang trong mình cảm xúc tiêu cực giận ghét, ta cần nhắc nhau rằng những ý kiến đối chọi nhau là chuyện tự nhiên bình thường trong cuộc sống, thậm chí còn cần thiết, nhiều khi bổ túc cho nhau cho cuộc sống đa diện cân bằng hơn. Cảm nhận được như thế, ta sẽ có được một tầm nhìn đa nguyên và thấm thía hơn câu “quân tử bất đồng nhưng không bất hòa,” hay “đại nhân bàn cãi trên ý tưởng, tiểu nhân tranh cãi về cá nhân nhau khi có tranh luận.” Từ đó ta cùng nhau xây dựng một văn hóa Hoà Đồng tốt hơn. 2/ Các chế độ độc tài thường tuyên truyền sao cho người dân tôn thờ sùng bái lãnh tụ.  Hồ Chí Minh và ông, cha, con nhà họ Kim tại Triều Tiên là những ví dụ. Khi người dân tôn sùng lãnh tụ, người ta dễ nhắm mắt đặt trọn niềm tin của mình vào lãnh đạo và giao cho họ quyền lực tuyệt đối, hơn cả cha mẹ mình. Với một niềm tin gần như tôn giáo ấy, người ta dễ dàng chối bỏ, không muốn nghe hay thấy những điểm tiêu cực của “giáo chủ” mặc cho những bằng chứng hiển nhiên. Như thế độc tài được thêm củng cố. Cho nên ta cùng nhắc nhau không nên vì quá thích một nhân vật lãnh đạo nào mà thần tượng hóa họ quá mức để chỉ nhìn thấy toàn điểm hay, đẹp nơi họ, quên rằng họ chỉ là những con người, dù xuất chúng, nhưng vẫn luôn luôn có những điểm vừa hay và vừa dở tiêu cực về họ và nếu ta ủng hộ và theo họ, là vì những điểm hay của họ hợp với ta nhiều hơn mà thôi. Tại các xứ dân chủ, thần tượng hóa lãnh tụ sẽ khuyến khích họ độc tài, say quyền lực hơn. Và để giảm nguy cơ thần thánh hóa một người, ta nên giữ ngay từ đầu một tư duy phê phán, theo dõi những thông tin trái chiều nhau thay vì chỉ theo một luồng thông tin một chiều từ người lãnh đạo. 3/ Khuynh hướng tôn sùng lãnh tụ dễ xảy ra khi người ta không tự tin rằng mình có thể làm chủ lấy vận mạng của mình, cần phải nhờ một minh quân, đấng phi thường nào đó lo cho mình. Các chế độ độc tài luôn luôn tìm cách làm cho người dân cảm thấy mình bé nhỏ, cần được bao cấp bởi chính quyền như là cha mẹ dân. Một thời gian sau khi các chế độ CS Đông Âu sụp đổ, người dân vốn quen được nhà nước quyết định hết cho mình, đã hụt hẫng lúng túng thất vọng khi phải đứng trước nhiều chọn lựa do chính mình quyết định cho mình. Nên tại nhiều nước Đông Âu, trong cơ chế dân chủ mới, có một thời các đảng cộng sản hay hậu thân của nó đã được dân chọn trở lại một thời gian. Cho nên xây dựng một niềm tin vào chính nội lực của mình, vào khả năng mình có thể tạo thay đổi, làm chủ vận mạng mình phải là một trong những điểm then chốt trong tiến trình dân chủ hóa đất nước. 4/ Quyền lực dễ làm người ta say ghiền.  Theo các nghiên cứu khoa học về tâm trí thần kinh, Tình, sex, Tiền, Danh Vọng, Quyền lực, các thuốc gây nghiện v.v… cùng tác động lên một trung khu hạt nhân thần kinh trong não bộ làm gia tăng tiết ra những hợp chất dẫn truyền thần kinh làm cho ta cảm thấy hoan lạc dễ ghiền. Cho nên ai mà ở vị trí quyền lực lâu nếu không có gì kềm chế, dễ say ghiền quyền lực không muốn buông bỏ. và sẽ tìm đủ mọi cách để giữ ghế giữ quyền. Các nhà lập quốc Mỹ đã vô cùng sáng suốt khi soạn Hiến Pháp giới hạn nhiệm kỳ tổng thống. Nhiều nhà độc tài vốn trước đó là những người đầy lý tưởng nhân bản, từng là anh hùng dân tộc, nhưng sau khi thành công nắm chính quyền rồi thì từ từ trở thành độc tài ác nhân là vì đã say quyền lực. Ví dụ nhà độc tài Robert Mugabe. Ông từng được coi là anh hùng dân tộc, lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng đất nước giờ có tên là Zimbabwe, Phi Châu, khỏi tay thực dân Anh và sự thống trị của người da trắng; sau khi được bầu lên nắm chính quyền năm 1980, ông đã tìm cách ngồi lì luôn ở đó trong bốn thập niên, bằng nhiều thủ đoạn từ bạo lực đến gian lận bầu cử trước khi bị đảo chính năm 2017. Cho nên những người đi đấu tranh cho dân chủ phải luôn nhắc nhở nhau về nguy cơ biến chất thành độc tài khi thành công nắm chính quyền, hành xử ngược lại với lý tưởng mình từng đeo đuổi. 5/ Khuynh hướng lạm dụng và bám chặt quyền lực nơi những người chiến thắng trong những cuộc đấu tranh cách mạng thường phát xuất từ tâm lý rằng mình đã hy sinh công sức chịu khổ sở nhiều nên bây giờ mình phải được hưởng những đền bù, đối xử đặc biệt hơn ngươi thường. Từ đó dễ có khuynh hướng ngồi trên luật pháp.Đây cũn g là tâm lý của người có quyền lực dễ tin rằng mình hơn người thường nên có những đặc ân đặc quyền mà luật pháp không thể áp dụng cho mình. Cho nên để giảm thiểu sự lạm dụng trên, cần phải có một nền tự do báo chí vững chắc để có thể nhạy bén la làng kịp thời những hiện tượng ngồi trên pháp luật và hành vi sai trái mà không sợ bị trù dập. Và rất cần một nền tư pháp thật sự độc lập với chính quyền, phân xử công minh việc có tội hay không, sau đó mới xét đến công và tội trong việc áp dụng hình phạt. Trên đây là những điểm lý thuyết căn bản để dọn đường cho có một nền dân chủ bền vững. Vậy thực hành ra sao?  Ở đây người viết chỉ muốn chia sẻ những gì mà anh chị em trong Đảng Việt Tân cùng người viết đang cố gắng thực tập để áp dụng những điều trên: – Chúng tôi luôn nhắc nhở nhau về một văn hóa Hoà Đồng của Việt Tân, thực tập tranh luận trong tương kính, tôn trọng những dị biệt của nhau để đồng tâm phục vụ lý tưởng chung. – Chúng tôi không tôn thờ sùng bái thần thánh hóa lãnh tụ. Chúng tôi kính trọng và cảm phục quý chiến hữu lãnh đạo tiên phong, noi theo gương can đảm, dấn thân và hòa mình đồng cam cộng khổ cùng anh em cấp dưới, đi theo truyền thống tốt đẹp mà họ đã đặt nền tảng cho tổ chức, nhưng chúng tôi không ngại khách quan phân tích những điều đã làm họ thất bại. – Chúng tôi đặc biệt chủ trương dựa vào nội lực của dân tộc là chính, không chủ trương chiến đấu đơn độc nhưng không ngại phải chiến đấu đơn độc và luôn nhắc nhở nhau lấy sức mình là chính, xây dựng niềm tin vào chính mình để tạo thay đổi thay vì chờ đợi trông cậy vào người ngoài. – Chúng tôi luôn nhắc nhở nhau rằng mục đích của cuộc đấu tranh không phải là nắm chính quyền bằng mọi giá, mà Việt Tân luôn luôn phục vụ đất nước và dân tộc dù ở trong hay ngoài chính quyền. – Chúng tôi nhắc nhở nhau ta đi vào đấu tranh không phải để hy sinh. Nghĩ mình đang hy sinh tức chịu thiệt, thì khó mà đi đường dài, vì sẽ dễ mỏi mệt và trở nên cay đắng bỏ cuộc hoặc khi thành công thì tự cho mình quyền được đền bù. Đi vào đấu tranh là để tìm hạnh phúc cho người và cho chính mình. Cái hạnh phúc mình có được là tình chiến hữu, là được bao bọc chung quanh với những người cùng lý tưởng, là thấy cuộc sống mình có ý nghĩa hơn, là thấy rằng mình đã càng ngày càng thăng tiến khi làm được những điều mà mình không ngờ mình có thể làm được khi đứng ngoài tổ chức, là một người bình thường như mình khi chung tay cùng nhiều người bình thường khác, những chiến hữu của mình, lại có thể làm điều phi thường, v.v… – Chúng tôi đã quen dần với những chỉ trích, đánh phá từ một số dư luận từ trước đến nay, nên không cảm thấy thôi thúc phải loại trừ những dư luận trái chiều với mình, mà coi đó là cơ hội để mình rà soát lại chính mình xem các dư luận đó có xây dựng gì cho mình hay không. Tóm lại từ những bài học rút tỉa từ hai cuộc bầu cử tại Miến Điện và Hoa Kỳ, ta thấy rằng dân chủ không phải là tự nhiên mà có. Đây là một tiến trình sinh động đòi hỏi nhiều công sức và chuẩn bị, vì ngoài việc gỡ bỏ độc tài, ta cần xây dựng và duy trì một nền dân chủ bền vững. Dân chủ không phải là một chế độ toàn hảo bất biến, nó bền vững vì cho người dân có thể linh động điều chỉnh theo thời thế để vượt qua mọi thăng trầm ngả nghiêng chính sự. Đó là điều kiện cho một tiến trình canh tân miên viễn. BS Đặng Vũ Chấn https://viettan.org/thay-gi-tu-hai-cuoc-bau-cu-tai-mien-dien-va-hoa-ky/  
......

Đụng nhầm thế hệ rồi

  Luân Lê|   Đất nước Myanmar đang diễn ra những ngày cách mạng thực sự, giữa hai thực thể - nhân dân và chính quyền quân đội.   Người dân, có nhiều thành phần và lên tới hàng trăm nghìn, đã xuống đường biểu tình ngày 22/2/2021, đặc biệt là sau cái chết của một cô gái mới chỉ 20 tuổi bị bắn vào đầu.   Làn sóng phẫn nộ tiếp tục dâng cao và nó cho thấy sức mạnh của họ không phải để đàn áp, mà là để trả lại quyền lực cho họ. Càng sử dụng bạo lực, nó càng thách thức sự căm phẫn của người dân.   Một bạn trẻ trong số những thanh niên xuống đường đã viết tấm bảng với dòng chữ: đụng nhầm thế hệ rồi. Trong dòng người khổng lồ cuồn cuộn ấy là đông đảo các thành phần của dân chúng: sinh viên, công nhân, trí thức và những quần chúng khác. Đây là thời điểm đã khó có thể đạt được mục đích chiếm lĩnh chính quyền bằng bạo lực như vào những năm 1980 của thế kỷ trước.   Bà Aung San Suu Kyi vẫn là một lãnh tụ tinh thần quan trọng đối với hầu hết người dân nơi đây. Họ yêu cầu phải thả bà ra ngay lập tức. Một số quốc gia và thiết chế quốc tế khác cũng đã lên án hành động đảo chính của quân đội Myanmar và cũng yêu cầu phải thả bà Aung ra như một đòi hỏi bắt buộc.   Điều quan trọng khác không kém đó là người dân Myanmar tập trung biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc để phản đối “sự can thiệp và hậu thuẫn” của chế độ này với quân đội đang nắm quyền sau cuộc đảo chính.   Đụng nhầm thế hệ rồi. Dòng chữ được trưng lên giữa lòng đất nước Myanmar. Nó cho thấy họ quá xứng đáng với vị thế làm chủ của mình và nền dân chủ sẽ sớm quay trở lại với nhân dân xứ này. Và đúng là họ thực sự xứng đáng với những giá trị ấy, vì họ hành động với bổn phận và sự quả cảm quyết liệt của mình trước bạo quyền đang hoành hành.   Nach Militärputsch EU beschließt Sanktionen gegen Myanmar https://www.tagesschau.de/ausland/asien/myanmar-proteste-137.html?fbclid=IwAR3GjLbzTjOgoNg3P1Vz15UnDstrvqhaJW3oZYn0yZ1QBQBRiJZF3RM0ji8
......

Miến Điện: Biểu tình chống quân sự đảo chính trên internet

Song song với các cuộc biểu tình liên tiếp từ 14 ngày qua tại các thành phố lớn trên khắp đất nước Miến Điện, cuộc đấu tranh phản đối đảo chính còn diễn ra trên mạng internet. Chính quyền quân sự cắt internet, những người phản kháng đáp trả bằng cách tấn công vào các trang mạng của chính Hôm nay, 18/02/2021, các tin tặc đã tấn công vào các trang internet của chính phủ do giới quân nhân quản lý. Trong số đó có các trang của Ngân hàng Trung ương, trang tuyên truyền của quân đối, kênh truyền hình Nhà nước MRTV và nhiều cơ quan quản lý của chính phủ khác. Trên Facebook, một nhóm tin tặc thề "chiến đấu vì công lý cho Miến Điện" và coi hành động của họ là cuộc biểu tình chống chính quyền quân sự trên mạng bên cạnh các cuộc xuống đường của hàng trăm nghìn người dân. Những ngày qua nỗi phẫn nộ của người dân Miến Điện quay sang Trung Quốc, tố cáo nước này đã giúp chính quyền quân sự cắt mạng internet. Qua kênh ngoại giao, Bắc Kinh đã phủ nhận hoàn toàn không can dự vào cuộc chính biến tại Miến Điện.   Những người biểu tình ở Myanmar tập hợp hôm thứ Tư 17/2 với số lượng lớn nhất từ trước đến nay để phản đối việc quân đội tiếm quyền bằng cuộc đảo chính hôm 1/2. Ngoài Yangon ra, các cuộc biểu tình mới cũng diễn ra ở thành phố lớn thứ hai của Myanmar là Mandalay và thủ đô Naypyitaw, bất chấp lệnh cấm tụ tập từ 5 người trở lên. Đến tối 17/2, chưa có tin tức nào cho thấy có bạo lực lớn xảy ra hay không. Lượng người đổ xuống đường biểu tình hôm 17/2 ở Yangon dường như là một trong những cuộc tập hợp lớn nhất cho đến nay ở thành phố. Những người biểu tình áp dụng chiến thuật chặn đường của lực lượng an ninh bằng cách mở nắp ca-pô xe và đỗ ở giữa đường với lý do hỏng máy. Tại Naypyitaw, hàng nghìn người, bao gồm cả nhân viên ngân hàng tư nhân và kỹ sư, đã tuần hành trên các đại lộ rộng lớn, hô hào đòi thả bà Suu Kyi và Tổng thống Win Myint. Người biểu tình cũng đổ ra đường phố của Mandalay. Cảnh sát vừa đưa ra cáo buộc mới đối với bà Suu Kyi, luật sư của bà cho biết hôm 16/2, một động thái có khả năng buộc bà bị quản thúc tại gia và càng làm cho công chúng tức giận hơn. Trước đó, bà Suu Kyi đã phải đối mặt với cáo buộc về sở hữu trái phép máy bộ đàm. Luật sư Khin Maung Zaw nói với các phóng viên sau cuộc gặp với một thẩm phán rằng cáo buộc mới liên quan đến một đạo luật được áp dụng để truy tố những người vi phạm các quy định về phòng chống dịch virus corona. Theo luật này, hình phạt tối đa là ba năm tù. Thủ tướng Anh Boris Johnson đã lên án mạnh mẽ hành động pháp lý nhằm vào bà Suu Kyi. “Các cáo buộc mới do quân đội Myanmar bịa đặt ra nhằm vào bà Aung San Suu Kyi là sự vi phạm rõ ràng đối với nhân quyền của bà”, ông Johnson viết trên Twitter. "Chúng tôi sát cánh với người dân Myanmar và sẽ đảm bảo là những người đứng sau cuộc đảo chính đó sẽ phải chịu trách nhiệm", ông khẳng định. Trung Quốc cho đến nay chưa lên án cuộc tiếm quyền. Một số người biểu tình Myanmar cáo buộc rằng Bắc Kinh chống lưng cho chính quyền Myanmar. Trung Quốc lâu nay là nhà cung cấp vũ khí chính cho Myanmar và có các khoản đầu tư lớn vào nước này. Đại sứ Trung Quốc tại Myanmar, Chen Hai, cho biết Bắc Kinh mong muốn những người biểu tình và quân đội Myanmar có thể giải quyết những khác biệt của họ thông qua đối thoại, theo nội dung của một cuộc phỏng vấn được đăng trên trang Facebook của đại sứ quán Trung Quốc hôm 16/2. Ông nói: “Những diễn biến hiện tại ở Myanmar hoàn toàn không phải là những gì Trung Quốc muốn thấy”. Ông Chen cũng phủ nhận chuyện Trung Quốc đang giúp Myanmar kiểm soát việc truy cập internet và chuyện binh lính Trung Quốc đang xuất hiện trên đường phố Myanmar.  
......

Lịch sử bắt đầu từ hiện tại

Luân Lê|   Không chỉ các lực lượng như giảng viên, sinh viên đại học hoặc các nhà sư tham gia biểu tình phản đối cuộc đảo chính của quân đội, nổi bật trong đó phải kể đến hình ảnh các gymmer cùng nhau biểu tình với các khẩu hiệu ủng hộ bà Aung San Suu Kyi và yêu cầu nhà cầm quyền phải thả tự do cho bà.   Đó là lòng dân, sự ủng hộ của đông đảo dân chúng đối với bà Aung nói lên không chỉ tầm quan trọng chính trị của Bà mà còn là lật tung lên sự cáo buộc vô căn cứ của quân đội đối với hình ảnh và hành động của nhà hoạt động này. Điều đó cũng cho thấy, đôi khi quốc tế đã chọn nhầm đối tượng để tấn công về sự kiện mà đáng ra bà không có trách nhiệm thực sự trong đó (vấn đề khủng hoảng người dân tộc thiểu số Rohingya).   Đất nước của họ xứng đáng có được nền dân chủ và nhân quyền, khi tất cả các thành phần trong xã hội đều nhìn nhận thấu đáo và thực hành nó một cách kiên quyết tới cùng để đòi hỏi các quyền cơ bản đối với mình. Chính họ đang viết nên lịch sử đáng tự hào của dân tộc họ. Họ tập trung vào tranh đấu cho các quyền chính trị chứ không phải là lên báo khoe khoang về sự giàu có hay phô bày hình thể loã lồ của bản thân. Những người dám sống và chiến đấu kiên trường trong hiện tại, họ sẽ có một tương lai tốt đẹp cho chính mình.  
......

Phản đối đảo chính: Hơn 100.000 người Miến Điện xuống đường, biểu tình lớn nhất từ 2007

Người dân Miến Điện biểu tình đòi trả tự do cho nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi, phản đối quân đội đảo chính, tại Rangoon, Miến Điện, ngày 07/02/2021. AP Trọng Thành – RFI  Hôm nay, 07/02/2021, là ngày thứ hai liên tiếp, người dân Miến Điện xuống đường đông đảo phản đối cuộc đảo chính quân sự. Theo giới quan sát, đây là cuộc biểu tình vì dân chủ lớn nhất tại Miến Điện kể từ năm 2007. Người biểu tình xuống đường đông đảo nhất tại Rangoon, thủ phủ kinh tế của Miến Điện, với khoảng 100.000 người tham gia, theo ghi nhận của nhiều nguồn tin tại chỗ. Những người biểu tình thường mang theo áo đỏ, cờ đỏ hay bóng bay màu đỏ, sắc màu biểu tượng của đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ hay những bức hình bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo chính phủ dân sự, vừa bị giới tướng lãnh lật đổ. Đả đảo chế độ độc tài quân sự, yêu cầu trả tự do cho những người bị bắt, tái lập dân chủ là các thông điệp chính của những người biểu tình.   Theo AFP, người biểu tình không tiến về được tòa thị chính Rangoon, do khu vực này bị phong tỏa, cảnh sát chống bạo động được triển khai đông đảo, tuy nhiên, chưa có đụng độ nào xảy ra. Biểu tình cũng diễn ra tại nhiều thành phố lớn, như Mandalay. Khoảng 1.000 người xuống đường tại thủ đô Naypyidaw. Khống chế internet để làm tê liệt phong trào phản kháng Mạng internet tiếp tục bị ngăn chặn tại Miến Điện. Theo tổ chức phi chính phủ Netblocks, chuyên về vấn đề này, thì internet chỉ hoạt động ở mức 14% so với ngày thường. Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền ở Miến Điện Tom Andrews nhấn mạnh là, bằng cách này, « giới tướng lĩnh cố gắng làm tê liệt phong trào phản kháng, và không để cho bên ngoài biết được những gì đang xảy ra trong nước ». Trên thực tế, chính quyền quân sự cũng khó lòng cắt đứt hoàn toàn mạng internet tại Miến Điện khỏi thế giới. Trả lời RFI, chuyên gia David Cameroux (trung tâm nghiên cứu CERI, Học Viện Chính Trị Paris) giải thích : “Internet không chỉ liên quan đến chính trị, mà là vấn đề kinh tế. Ngăn chặn internet có nghĩa là đóng cửa kinh tế. Với những biến đổi công nghệ hiện nay, chế độ độc tài quân sự không thể sử dụng các biện pháp đàn áp như trước. Giới quân sự cũng đang phải đối mặt với phong trào phản kháng của giới trẻ, lấy hình mẫu là phong trào phản kháng của giới trẻ Thái Lan. Lớp trẻ giờ đây không sợ hãi, và phong trào của họ cũng không có người lãnh đạo, phong trào như vậy khó có thể kiểm soát được”.   Quân đội Miến Điện bắt giữ hơn 160 người Chính quyền quân sự cũng tiếp tục các vụ bắt bớ. Theo hiệp hội hỗ trợ tù nhân chính trị, có trụ sở tại Rangoon, cho đến nay đã có hơn 160 người bị câu lưu. Aung San Suu Kyi và tổng thống Win Myint đang bị quản thúc tại gia. Luật sư của bà Aung San Suu Kyi cho biết chính quyền quân sự từ chối yêu cầu được tiếp xúc với thân chủ. Về mặt chính thức, bà Aung San Suu Kyi sẽ bị quản thúc cho đến ngày 15/02. Giải Nobel Hòa Bình, 75 tuổi, bị chính quyền quân sự cáo buộc vi phạm luật về xuất nhập khẩu. Trong hơn hai thập niên tranh đấu chống chế độ độc tài quân sự, Aung San Suu Kyi đã bị quản thúc tại gia trong gần 15 năm, trước khi quá trình chuyền tiếp sang dân chủ đầy gian nan được khởi sự vào năm 2011./.  
......

Phản đối đảo chính: Hơn 100.000 người Miến Điện xuống đường, biểu tình lớn nhất từ 2007

Trọng Thành - RFI Hôm nay, 07/02/2021, là ngày thứ hai liên tiếp, người dân Miến Điện xuống đường đông đảo phản đối cuộc đảo chính quân sự. Theo giới quan sát, đây là cuộc biểu tình vì dân chủ lớn nhất tại Miến Điện kể từ năm 2007. Người biểu tình xuống đường đông đảo nhất tại Rangoon, thủ phủ kinh tế của Miến Điện, với khoảng 100.000 người tham gia, theo ghi nhận của nhiều nguồn tin tại chỗ. Những người biểu tình thường mang theo áo đỏ, cờ đỏ hay bóng bay màu đỏ, sắc màu biểu tượng của đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ hay những bức hình bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo chính phủ dân sự, vừa bị giới tướng lãnh lật đổ. Đả đảo chế độ độc tài quân sự, yêu cầu trả tự do cho những người bị bắt, tái lập dân chủ là các thông điệp chính của những người biểu tình.   Theo AFP, người biểu tình không tiến về được tòa thị chính Rangoon, do khu vực này bị phong tỏa, cảnh sát chống bạo động được triển khai đông đảo, tuy nhiên, chưa có đụng độ nào xảy ra. Biểu tình cũng diễn ra tại nhiều thành phố lớn, như Mandalay. Khoảng 1.000 người xuống đường tại thủ đô Naypyidaw. Khống chế internet để làm tê liệt phong trào phản kháng Mạng internet tiếp tục bị ngăn chặn tại Miến Điện. Theo tổ chức phi chính phủ Netblocks, chuyên về vấn đề này, thì internet chỉ hoạt động ở mức 14% so với ngày thường. Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền ở Miến Điện Tom Andrews nhấn mạnh là, bằng cách này, « giới tướng lĩnh cố gắng làm tê liệt phong trào phản kháng, và không để cho bên ngoài biết được những gì đang xảy ra trong nước ». Trên thực tế, chính quyền quân sự cũng khó lòng cắt đứt hoàn toàn mạng internet tại Miến Điện khỏi thế giới. Trả lời RFI, chuyên gia David Cameroux (trung tâm nghiên cứu CERI, Học Viện Chính Trị Paris) giải thích: "Internet không chỉ liên quan đến chính trị, mà là vấn đề kinh tế. Ngăn chặn internet có nghĩa là đóng cửa kinh tế. Với những biến đổi công nghệ hiện nay, chế độ độc tài quân sự không thể sử dụng các biện pháp đàn áp như trước. Giới quân sự cũng đang phải đối mặt với phong trào phản kháng của giới trẻ, lấy hình mẫu là phong trào phản kháng của giới trẻ Thái Lan. Lớp trẻ giờ đây không sợ hãi, và phong trào của họ cũng không có người lãnh đạo, phong trào như vậy khó có thể kiểm soát được".   Quân đội Miến Điện bắt giữ hơn 160 người Chính quyền quân sự cũng tiếp tục các vụ bắt bớ. Theo hiệp hội hỗ trợ tù nhân chính trị, có trụ sở tại Rangoon, cho đến nay đã có hơn 160 người bị câu lưu. Aung San Suu Kyi và tổng thống Win Myint đang bị quản thúc tại gia. Luật sư của bà Aung San Suu Kyi cho biết chính quyền quân sự từ chối yêu cầu được tiếp xúc với thân chủ. Về mặt chính thức, bà Aung San Suu Kyi sẽ bị quản thúc cho đến ngày 15/02. Giải Nobel Hòa Bình, 75 tuổi, bị chính quyền quân sự cáo buộc vi phạm luật về xuất nhập khẩu. Trong hơn hai thập niên tranh đấu chống chế độ độc tài quân sự, Aung San Suu Kyi đã bị quản thúc tại gia trong gần 15 năm, trước khi quá trình chuyền tiếp sang dân chủ đầy gian nan được khởi sự vào năm 2011./.  
......

Bẻ từng chiếc đũa

Đỗ Ngà| Ngày 15/11/2020 Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực – RCEP đã được ký kết gồm 15 nước, trong đó có 10 ASEAN và 5 nước khác gồm: Tàu Cộng, Nhật, Hàn Quốc, Úc, New Zealand. Khối này được ví như là một TPP phiên bản Tàu. Tất nhiên Trung Cộng sẽ đóng vai trò lớn nhất trong khối. Trừ Trung Cộng ra thì RCEP có thể được chia làm 2 nhóm như sau: Nhóm thứ nhất là 4 quốc gia ngoài khối ASEAN. Đó là: Nhật, Hàn, Úc, New Zealand. Nếu để ý kỹ thì cả 4 quốc gia này đều là đồng minh quân sự thân cận với Mỹ, và đều là những quốc gia có nền dân chủ vững chắc không thua gì Úc Châu, Bắc Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu. Những thành trì dân chủ này nó gần như miễn nhiễm với bàn tay Trung Cộng. Nếu những quốc gia này làm ăn với Tàu Cộng thì sự ảnh hưởng của Tàu Cộng chỉ giới hạn ở lĩnh vực kinh tế và sẽ không lan sang lĩnh vực chính trị; Nhóm thứ nhì là 10 nước trong khối ASEAN. Hãy để ý kỹ thì không nước nào trong khối là đồng minh thân cận với Mỹ cả. Được biết, trong khối ASEAN hầu hết chỉ là những quốc gia hoặc dân chủ sơ khai hoặc dân chủ hạn chế hoặc hoàn toàn độc tài chứ không hề có một nền dân chủ nào trong khối này đạt mức vững chắc như 4 nước ngoài khối. Dưới con mắt của Tàu Cộng thì ắt hẳn họ phải phân loại để có chính sách phù hợp. Nhóm 4 nước ngoài khối ASEAN là nhóm không thể mua chuộc, vì thế họ chỉ thúc đẩy trao đổi kinh tế thôi không dại gì đầu tư vào vấn đề tác động hệ thống chính trị các nước này, điều đó chẳng khác nào húc đầu vào đá. Nhóm ASEAN là nhóm có thể mua chuộc để tác động làm thay đổi thể chế chính trị. Vậy nên việc Trung Cộng dùng tiền, dùng kinh tế, và dùng tình báo để tác động làm thay đổi hệ thống chính trị theo hướng có lợi cho Tàu Cộng là điều có thể dễ dàng nhìn thấy. Trong khối ASEAN thì mỗi nước có mức độ chịu ảnh hưởng Tàu Cộng khác nhau. Nước nào dễ tác động nhất, Tàu sẽ thực hiện trước, nước nào khó tác động thì có chính sách lâu dài hơn. Điều dễ thấy nhất là, trong 10 nước thuộc khối này thì Việt Nam xem như là Trung Cộng đã bỏ túi từ lâu. Có lẽ chính vì vậy mà vừa rồi Bộ Trưởng Ngoại Giao Tàu Cộng – Vương Nghị đi thăm các nước ASEAN nhưng lại trừ Việt Nam. Vương Nghị nhận lệnh của Tập đi lôi kéo những nước chưa thực sự thuộc về Tàu thì ông ta đến một nước đã nằm trong túi như Việt Nam để làm gì? Chỉ tốn thời gian vô ích. Tiếp theo sau Việt Nam là Lào và Miên, 2 quốc gia này quá yếu về kinh tế mà mức độc lập về chính trị cực kém nên không có khả năng thoát khỏi bất kỳ một đường cước nào của Tàu Cộng. Kế tiếp Lào và Miên là Philippines. Không biết trong bầu cử tổng thống ngày 30/6/2016 ở quốc đảo này thì Trung Cộng có tác động cho Duterte trúng cử hay không, nhưng rõ ràng với việc Duterte làm tổng thống thì Tàu Cộng cũng lượm đẹp Philippines. Ngoài 4 quốc gia đã bị Tàu kiểm soát và mua chuộc như Việt Nam, Lào, Miên, Philippines thì quốc gia tiếp theo dễ ngã về Tàu nhất trong lúc này, đó chính là Myanmar. Năm 2015 khi mà quốc gia này chuyển từ độc tài sang dân chủ thì đó là cái gai trong mắt của Tập Cận Bình. Điều đáng nói là chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi đã nhiều lần làm cho Tàu Cộng nuốt trái đắng. Được biết vào hồi tháng 9/2020, ủy viên Quốc vụ viện Trung Cộng – Dương Khiết Trì đã thăm Myanmar nhằm thúc ép chính quyền bà Aung san Suu Kyi cho tiếp tục dự án Hành lang kinh tế Trung Cộng – Myanmar (CMEC) thuộc đại dự án “Vành đai – Con đường” (BRI) sau cuộc tổng tuyển cử tháng 11 tới của Myanmar. Tuy nhiên ông Dương đã nhận thái độ ghẻ lạnh của chính quyền dân cử Myanmar. Từ chuyến thăm này cho thấy, Trung Cộng đã lường trước khả năng thắng cử của đảng NLD. Đây là điều có thể xác định rằng, kết quả thắng cử của đảng NLD hôm tháng 11 trước phe quân đội là không có gian lận mà là do lòng dân Miến đang ủng hộ đảng của bà Aung San Suu Kyi. Sau khi đảng NLD thắng cử, thì ngay lập tức ông Vương Nghị đã đến Myanmar gặp Tổng tư lệnh quân đội Myanmar – Thượng tướng Min Aung Hlaing tại thủ đô quốc gia này. Và kết quả là ngày 1/2/2021 tướng Min Aung Hlaing đã làm đảo chính bắt giam bà Aung San Suu Kyi và tổng thống dân cử Myint Swe. Như vậy là việc giết chết nền dân chủ non trẻ của Myanmar là do chính Trung Cộng chứ không ai khác. Tính đến giờ này, có đến 50% khối ASEAN có nền chính trị lọt vào tay Trung Cộng, đó là Việt Nam, Lào, Campuchia, Phillippnies và Myanmar. Vấn đề là quốc gia nào sẽ là nạn nhân tiếp theo của Tàu Cộng thì hãy chờ xem? RCEP là một vùng đất mà Trung Cộng đã nhốt ASEAN vào đó và bẻ từng thành viên ra bẻ như bẻ từng chiếc đũa một. Những nền chính trị của 5 nước còn lại, liệu bao nhiêu nước đứng vững? Rất khó nói./. -Đỗ Ngà- Tham khảo: https://www.rfi.fr/…/20210117-vuong-nghi-cong-du-dong… https://tuoitre.vn/vanh-dai-con-duong-i-ach-o-myanmar… https://www.facebook.com/228458913833525/posts/4241864945826215/ https://www.bbc.com/vietnamese/world-55903780  
......

Aung San Suu Kyi - tượng đài sụp đổ!

Manh Kim|    Khi Daw Aung San Suu Kyi xuất hiện sau nhiều năm bị quản thúc tại gia cách đây một thập niên, tại văn phòng làm việc của bà, chồng hồ sơ báo cáo nhân quyền nằm trên sàn nhà ghi lại nhiều thập niên Myanmar sống trong u ám vẫn còn bốc lên mùi ẩm mốc. Không có gì khác trong tay ngoài bộ sưu tập các giải thưởng quốc tế, bà cài hoa tươi trên tóc, ngồi mỉm cười và hứa với thế giới hai điều: bà sẽ đảm bảo các tù nhân chính trị Myanmar được trả tự do và sẽ chấm dứt cuộc xung đột sắc tộc dai dẳng kéo dài bảy thập niên. 10 năm qua, Aung San Suu Kyi đã mang lại hết thất vọng này đến thất vọng khác…   Aung San Suu Kyi - biểu tượng dân chủ “lung linh” nhất thế giới – đã mất đi vẻ rực rỡ vài năm gần đây. Bà Aung San Suu Kyi, 75 tuổi, người từng được mặc định đứng về “phe thiện”, lại biện hộ cho chính những vị tướng từng giam cầm bà, làm nhẹ vai trò diệt chủng của quân đội nhằm vào cộng đồng thiểu số Hồi giáo Rohingya. Những người chỉ trích bà, với tư cách thành viên sắc tộc Bamar chiếm đa số Myanmar, nói rằng bà đã phân biệt chủng tộc và gần như không hề đấu tranh cho nhân quyền cho người dân Myanmar. Thật khó có thể nghĩ một nhân vật lừng lẫy về đấu tranh nhân quyền mà lại hành xử như vậy khi nắm trong tay quyền lực.   Cùng Nelson Mandela và Vaclav Havel, bà Aung San Suu Kyi từng đại diện cho chiến thắng của nền dân chủ trước chế độ độc tài. Cuối năm 2019, Aung San Suu Kyi phải đến Tòa án Công lý Quốc tế ở The Hague để trả lời những câu hỏi về việc quân đội Myanmar thảm sát hàng ngàn người Rohingya. Tại đó, Aung San Suu Kyi biện hộ cho hành động của quân đội. Với Aung San Suu Kyi, chuyện Rohingya không có gì quá nghiêm trọng. Truyền thông đã “làm quá” lên thôi. Trang Facebook cá nhân của bà từng đăng về chuyện “cưỡng hiếp giả”, với nội dung cho thấy hàng loạt vụ cưỡng hiếp người Rohingya (được các tổ chức nhân quyền thế giới điều tra rằng chúng được thực hiện một cách có hệ thống) đều là “giả”.   Dưới thời chính phủ Aung San Suu Kyi, khu vực biên giới Myanmar, nơi tập trung nhiều dân tộc thiểu số, xảy ra nhiều xung đột hơn so với cách đây một thập niên. Hàng loạt nhà thơ, họa sĩ và sinh viên đã bị bỏ tù khi nói lên suy nghĩ một cách ôn hòa. Hiện có 584 người đang bị giam hoặc chờ xét xử về tội “phản nghịch”. Seng Nu Pan, một chính trị gia thuộc sắc dân Kachin đang đấu tranh cho quyền tự trị ở miền Bắc, cho biết: “Bây giờ bà ấy đã được nếm trải quyền lực. Tôi không nghĩ bà ấy muốn chia sẻ với bất kỳ ai”.   Aung San Suu Kyi, được xem là một “nhà quý tộc chính trị”, là con gái của Tướng Aung San, anh hùng độc lập của Myanmar, người bị ám sát khi Aung San Suu Kyi mới hai tuổi. Sau 28 năm ở nước ngoài, bà trở về Myanmar năm 1988 khi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ diễn ra rầm rộ. Chỉ vài tháng sau, bà trở thành người lãnh đạo phong trào. Chính quyền quân sự nhốt bà vào năm 1989 sau khi đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử vốn tổ chức chiếu lệ. Năm 1991, bà được trao Nobel Hòa bình “cho cuộc đấu tranh bất bạo động vì dân chủ và nhân quyền”. Trong thời gian bị quản thúc tại biệt thự đổ nát của mình suốt 15 năm, bà Aung San Suu Kyi tuân thủ một thời khóa biểu sinh hoạt nghiêm ngặt. Bà nghe tin BBC. Bà tập dương cầm. Bà thiền định theo phương pháp Phật giáo. Tất cả những thứ đó chẳng giúp gì khi bà tham chính sau này, khi bà thật sự bắt đầu công cuộc xây dựng dân chủ trong một môi trường xã hội thật sự chứ không phải từ “hầm trú ẩn chính trị” trong những năm tháng bị quản thúc.   Bill Richardson, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc và từng là đồng minh gần gũi trong suốt thời gian dài của Aung San Suu Kyi, nói: “Thật mỉa mai khi cộng đồng quốc tế dùng những khái niệm tự do của họ để quảng bá cho khái niệm tự do lệch lạc của bà ấy. Aung San Suu Kyi áp dụng cơ chế pháp lý giống hệt quân đội để bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do hội họp”. Ông Richardson đã cắt đứt quan hệ với Aung San Suu Kyi vào năm 2018, khi từ chức khỏi nhóm cố vấn của Chính phủ Myanmar về vấn đề Rohingya. Sự rạn nứt không thể hàn gắn giữa Richardson và Aung San Suu Kyi nghiêm trọng đến nỗi tờ New York Times thuật rằng Aung San Suu Kyi tỏ ra tức giận đến mức Richardson nghĩ rằng bà có thể tát ông sau khi ông yêu cầu bà trả tự do cho hai nhà báo Reuters bị bắt giam sau khi phanh phui vụ thảm sát Rohingya.   Aung San Suu Kyi vẫn tôn trọng quân đội mà cha bà thành lập. Một số người sáng lập Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ là cựu sĩ quan quân đội từng chiến đấu đánh lại các phiến quân sắc tộc ở những vùng sâu Myanmar. Quân đội vẫn duy trì kiểm soát đối với các bộ quan trọng, một bộ phận Quốc hội và những doanh nghiệp béo bở. Kể từ khi lên nắm quyền với tư cách cố vấn nhà nước (thực chất như một tổng thống) vào năm 2016, Aung San Suu Kyi đã nhiều lần ca ngợi quân đội, đồng thời từ chối thừa nhận nỗ lực quân đội trong chính sách tiêu diệt người Hồi giáo Rohingya. Năm 2017, khoảng 3/4 triệu người Rohingya đã thoát thân sang nước láng giềng Bangladesh. Một số khác bị giam cầm.   Người Rohingya không được phép bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử vào cuối năm 2020. Thậm chí người ta không tổ chức bỏ phiếu tại những khu vực đang xảy ra xung đột sắc tộc nghiêm trọng, tước quyền đi bầu của hơn 2,5 triệu người không thuộc sắc dân Bamar. Kết quả, các đảng thuộc những sắc tộc thiểu số không đạt được số phiếu mà họ mong đợi, dù đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của Aung San Suu Kyi đã đưa vào danh sách ứng cử hai nhân vật Hồi giáo. Bức tranh chính trị Myanmar còn phức tạp bởi yếu tố tôn giáo. Vài năm qua, hàng ngàn nhà sư Phật giáo tổ chức liên tục các cuộc biểu tình phản đối phương Tây, và cáo buộc Hồi giáo cố gắng biến một quốc gia Phật giáo yên bình thành một vùng đất Hồi giáo. Chủ nghĩa cực đoan Phật giáo đã làm xói mòn nền tảng chính trị Myanmar. Trong cuộc bầu cử năm 2015, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, vì muốn tránh bị cáo buộc Hồi giáo gây ảnh hưởng, đã từ chối đưa ra một ứng cử viên Hồi giáo duy nhất. Lần đầu tiên kể từ khi độc lập, không có người Hồi giáo trong Quốc hội.   Câu chuyện Aung San Suu Kyi làm rõ lên không chỉ bức tranh chính trị phức tạp ở Myanmar mà còn cho thấy việc “thánh hóa” một nhân vật đấu tranh dân chủ nói chung có thể chỉ mang lại thất vọng, bởi việc đấu tranh dân chủ không đồng nghĩa với khả năng lãnh đạo đất nước, bởi sự hiểu biết về chính trị không đồng nghĩa với kỹ năng làm chính trị từ đó mang lại một tương lai tương sáng cho quốc gia, bởi cai quản một quốc gia không phải là hoạt động của một “phong trào”, cho dù có thể là một lãnh tụ phong trào xuất sắc như thế nào.   ***** Mời xem thêm bài viết của nhà báo gạo cội Hannah Beech trên The New Yorker qua bản lược dịch dưới đây   https://thenewviet.com/dieu-gi-da-xay-ra-voi-tuong-dai...  
......

Chính trị hóa quân đội, mối nguy khôn lường cho đất nước

  Đỗ Ngà   Việc đảng của bà NLD của bà Aung San Suu Kyi giành chiến thắng áp đảo trước phe quân đội trong cuộc bầu cử Quốc hội ở Myanmar tuy bị tố gian lận nhưng chưa chắc gì thực sự có gian lận. Vì quyền lợi của mình thì phe quân đội có quyền nghi ngờ bên kia gian lận, tuy nhiên giải quyết tranh chấp hợp pháp là kiện tụng lên tòa án. Đó là cách văn minh nhất, cách giải thuyết phục nhất. Khi anh chỉ tố người mà không kiện thì rõ ràng anh không có bằng chứng gian lận anh mới không dám kiện thôi, chứ nếu kiện mà chắc thắng thì anh vác súng đi cướp chiến thắng người khác làm gì?! Hiện nay hành động của quân đội Myanmar phải khẳng định rằng, đó là bất hợp pháp. Dù cho bầu cử có gian lận thật thì cách hành xử đó vẫn bất hợp pháp.   Cũng nghi ngờ gian lận bầu cử, nhưng ở cuộc cử Mỹ người ta đem nhau ra tòa xử và kết quả cuối cùng là hoàn toàn làm cho cả thế giới tâm phục khẩu phục. Hình ảnh nền dân chủ mẫu mực của Mỹ bị bôi bẩn bởi những lời tố gian lận vô căn cứ cuối cùng cũng được tòa án độc lập ở xứ cờ hoa rửa sạch và trả lại danh dự cho nền dân chủ nước này. Tuy có bôi bẩn nền dân chủ Mỹ thật, nhưng phe thua cuộc ở Mỹ họ vẫn chọn cách giải quyết bằng tòa án, đấy là điểm không những đáng khen và đáng ngưỡng mộ. Họ cũng đã hành xử rất văn minh.   Hiến pháp năm 2008 của Myanmar do quân đội viết ra đã rào trước đón sau để bảo vệ quyền lợi chính trị cho cánh quân đội. Bản hiến pháp này đã cấm bà Suu Kyi làm tổng thống và cho phép quân đội tham gia tranh ghế Quốc hội, tham gia nắm một số bộ trong chính quyền dân sự. Đó là lý do tại sao bà Aung San Sui Kyi không làm Tổng thống mà làm Có Vấn Nhà Nước. Hiến Pháp Myanmar do quân đội viết và đưa đặc quyền của nó vào trong đó, và cấm quyền lợi chính của đối thủ. Nó khá giống bản hiến pháp Việt Nam. Một bản hiến pháp bảo vệ phe quân đội một bản hiến pháp thì bảo vệ ĐCS.   Chính sự khác nhau về nền tảng như thế mà khi cuộc tranh chấp bầu cử nước Mỹ diễn ra căng thẳng nhất thì Tổng tham mưu trưởng liên quân Hòa Kỳ Tướng Mark Milley đã đăng đàn tuyên bố “Quân đội Hoa Kỳ không thề trung thành với một ông vua hay nữ hoàng, một bạo chúa hay một nhà độc tài. Chúng ta không thề trung thành với bất kỳ cá nhân nào,”. Và kết quả là nền dân chủ Mỹ được bảo vệ. Đó là bài học cho những quốc gia lạc hậu noi theo. Trong khi đó cũng xảy ra hoàn cảnh tương tự tại Myanmar thì quân đội lại vác súng đi cướp. Cứ nghi ngờ bị oan là vác súng đi cướp thì xã hội không loạn mới lạ! Hành động như vậy thì không thể nào xây dựng được một đất nước tiến bộ. Tiến bộ gì được khi mà nền chính trị đó dựa trên nền tảng cướp bóc.   Ở Việt Nam thì quân đội cũng được chính trị hóa bằng việc bắt buộc các cấp sỹ quan đều là đảng viên. Mà đảng viên là những con người phải biết phục tùng chỉ thị của đảng. Khi quân đội trở thành công cụ thế lực chính trị thì vô cùng nguy hiểm. Ở Myanmar thì quân đội tham gia ăn cướp chiến thắng bầu cử, ở Tàu thì quân đội thành lực lượng nghiền nát dân biểu tình ở Thiên An Môn nhằm bảo vệ quyền lợi cho ĐCS. Còn ở Việt Nam thì quân đội cũng chẳng khác gì Trung Cộng. Sẵn sàng cướp đất, sẵn sàng chỉa súng vào dân nếu đảng cần. Rất nguy hiểm.   Muốn đất nước tién bộ thì thể chể chính trị phải tiến bộ đã. Thể chế chính trị mà còn để quân đội tham chính thì hỏng. Nó là rào cản mà quốc gia nào không phá bỏ thì không thể tiến đến văn minh tiến bộ được.   -Đỗ Ngà-    
......

Những điều người Việt Nam ít biết về Viettel: Từ báo cáo điều tra Mytel ở Myanmar

Tập đoàn trực thuộc Bộ Quốc phòng ngày càng có tầm ảnh hưởng. Chúng ta biết khá ít về họ. Kiến An - Luật Khoa| Báo cáo điều tra về Mytel mới đây của tổ chức Justice for Myanmar (“Công lý cho Myanmar” hay JFM) cho thấy một khả năng trớ trêu: có thể là các nhà hoạt động nhân quyền người Myanmar còn biết rõ về tập đoàn Viettel hơn người dân Việt Nam. Thông tin trong báo cáo của họ có một phần là từ nguồn tin rò rỉ, nhưng ngay cả phần thông tin công khai thì cũng ít khi được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Tại sao thông tin trong bài này quan trọng? Viettel là một tập đoàn viễn thông trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam. Tập đoàn này là một nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn với: Tổng tài sản trị giá khoảng 5 tỷ đô-la Mỹ (số liệu năm 2013), tương đương khoảng hơn 103 nghìn tỷ đồng theo thời giá năm 2013;  Khoảng 50.000 nhân viên (số liệu năm 2017); Tổng doanh thu hơn 253 nghìn tỷ đồng năm 2019 (chiếm 15% tổng doanh thu từ khối doanh nghiệp nhà nước năm 2019). Viettel được xem là một trong những “quả đấm thép” với các đóng góp trực tiếp vào ngân sách nhà nước và sức mạnh quốc phòng Việt Nam, đặc biệt trong mảng sản xuất vũ khí và phát triển công nghệ quốc phòng. Viettel đang trở thành một doanh nghiệp quốc tế có tầm ảnh hưởng đặc biệt. Họ phục vụ hơn 110 triệu khách hàng tại 11 nước. Nước mới có sự hiện diện của Viettel gần đây nhất chính là Myanmar. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến thăm công ty Mytel trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Myanmar vào tháng 11/2019. Ảnh: ICT News. Bức tranh toàn cảnh Là một tập đoàn tầm cỡ, nhưng trước nay Viettel không được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông, cả trong nước và quốc tế. Cũng không có nhiều nguồn thông tin toàn diện và thông suốt về hoạt động kinh doanh của tập đoàn này. Đây là một thực tế bất chấp việc Viettel đã bắt đầu bị phát hiện có các hành vi vi phạm luật pháp trong hoạt động kinh doanh ở nước ngoài. Luật Khoa đã từng đưa tin về một nỗ lực đánh cắp công nghệ tên lửa bất thành do nhân viên Viettel thực hiện ở Hoa Kỳ. Các thông tin do Viettel trực tiếp công bố hàng năm thường tập trung vào lược sử hoạt động và con số doanh thu hơn là tiết lộ một cách chi tiết về các hoạt động của tập đoàn này cả ở trong và ngoài nước. Báo cáo điều tra liên doanh Mytel của tổ chức Justice for Myanmar cáo buộc Viettel và Mytel – một công ty công – tư hợp doanh tại Myanmar do Viettel nắm 49% cổ phần – đang tiếp tay cho các hành vi xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng của quân đội Myanmar tại nước này như tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người. Hiện Tòa án Hình sự Quốc tế đang điều tra về các cáo buộc phạm tội của quân đội Myanmar. Báo cáo này tận dụng một nguồn thông tin đặc biệt là các tài liệu nội bộ của Viettel bị rò rỉ (data breach) ở Myanmar: JFM cho biết họ lấy được các tài liệu này khi một công ty con của Viettel tại Myanmar là Viettel Construction Myanmar vô ý công bố các tài liệu đó lên mạng. Các tài liệu cho thấy hoạt động xây dựng các công trình viễn thông của Viettel và Mytel bên trong một số căn cứ quân sự của Myanmar. Các tài liệu này cũng tiết lộ nhiều thông tin liên quan đến các hoạt động của Viettel tại Myanmar từ năm 2017 đến năm 2020. Thông tin từ các tài liệu trên trong báo cáo điều tra Mytel cho người đọc thêm nhiều chi tiết ít được biết đến về cách Viettel tổ chức hoạt động kinh doanh ở nước ngoài. Viettel có vẻ bề ngoài là một doanh nghiệp dân sự, nhưng thực sự họ đã tận hưởng một số lợi thế chính trị lớn khi bước vào thị trường Myanmar. Các lợi thế đó chỉ dành cho một doanh nghiệp quốc phòng nhà nước. Viettel bắt đầu hiện diện tại Myanmar từ năm 2010 khi Myanmar còn nằm dưới sự kiểm soát của chế độ quân sự độc tài. Đây được xem là nhờ vào các nỗ lực vận động hành lang tại cấp cao nhất của chính phủ hai bên. Các thảo luận và thương lượng về việc thành lập Mytel đã bắt đầu từ năm 2011 sau khi Việt Nam và Myanmar ký kết thỏa thuận hợp tác quốc phòng song phương. Các đối tác “dân sự” của Viettel trong liên doanh Mytel được hoạch định từ trước khi Mytel có giấy phép kinh doanh viễn thông chính thức tại Myanmar (từ năm 2017) và từ trước khi liên doanh Mytel chính thức hoạt động (năm 2018). Các điều tra của JFM cho thấy các đối tác đó đều có vẻ ngoài là các công ty dân sự. Thực chất, những cá nhân sở hữu hoặc điều hành chúng là các quan chức, cựu quan chức quân đội Myanmar, và những người có quan hệ gia đình hoặc quan hệ thân cận với giới này. Nghĩa là các đối tác được hưởng lợi nhiều nhất từ hoạt động kinh doanh dân sự của Mytel, ngoài Viettel, chính là giới lãnh đạo quân sự Myanmar và phe cánh ăn theo (cronies) thông qua các mạng lưới sở hữu công ty phức tạp. Các nguồn tài chính tư nhân của Viettel được đề cập đến trong báo cáo cho thấy Viettel tận dụng một nguồn tiền cho vay lớn từ các ngân hàng quốc tế và trong nước vào công việc kinh doanh. Từ năm 2016 đến quý 1 năm 2020, Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (VGI hay Viettel Global) vay mượn tổng cộng 289,90 triệu đô-la Mỹ từ năm ngân hàng quốc tế: HSBC, Maybank, Standard Chartered Bank, Taipei Fubon Commercial Bank, và Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ. Trong nước, Viettel vay mượn từ gần như tất cả các ngân hàng lớn nhất: Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), Ngân hàng Quân đội (MB Bank), Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietin Bank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank), Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank), Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng An Bình (ABBank), Ngân hàng Tiên Phong (TPBank). Trong các ngân hàng trên, một số cung cấp các khoản vay trực tiếp cho Mytel, số còn lại cho Viettel Global vay. JFM cho rằng các khoản vay của Viettel Global nhiều khả năng được dùng để đầu tư vào Mytel. JFM cho rằng các ngân hàng nói trên có thể đang vô tình, gián tiếp hỗ trợ cho các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của quân đội Myanmar. Các công ty con của Viettel theo chân tập đoàn mẹ sang Myanmar kinh doanh một cách tích cực. Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm công nghệ của các công ty con này cho thấy các phương hướng đầu tư phát triển công nghệ kỹ thuật cao của Viettel. Đơn vị nắm 49% cổ phần trong Mytel là Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (VGI hay Viettel Global). Viettel Global chịu trách nhiệm kiểm soát đầu tư (investment) và mua sắm thiết bị (procurement). Tham gia vào hoạt động kinh doanh ở Myanmar (liên quan trực tiếp đến Mytel hoặc không) là một loạt các công ty con của Viettel. Đáng chú ý nhất là các tên tuổi sau: Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Technology Industry Corp – VHT), chuyên về công nghệ quân sự và công nghệ lưỡng dụng. VHT tham gia cung cấp 11 sản phẩm cho Mytel. Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security – VCS), chuyên về giám sát mạng (network surveillance), khai phá dữ liệu (data mining) và lĩnh vực học máy (machine learning) – một nhánh phát triển trí tuệ nhân tạo. VCS cung cấp dịch vụ an ninh mạng cho các mạng lưới viễn thông của Viettel ở nước ngoài, tức là bao gồm cả mạng lưới Mytel. Công ty TNHH Viettel-CHT (Viettel IDC), chuyên về điện toán đám mây (cloud computing), công nghệ điện toán cho thành phố thông minh (smart city) và cho giám sát an ninh công cộng (public security surveillance). Từ năm 2018, giới lãnh đạo IDC đã công bố kế hoạch xuất khẩu công nghệ điện toán đám mây ra nước ngoài, bắt đầu từ Myanmar. Trung tâm Không gian mạng Viettel (Viettel Cyberspace Center – VTCC), chuyên về trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence), khai phá dữ liệu (data mining), các dịch vụ về dữ liệu lớn (big data) và công nghệ lắng nghe xã hội (social listening) – tức là công nghệ theo dõi và khai thác thông tin từ các mạng xã hội. VTCC cung cấp một hệ thống chống cuộc gọi rác (anti-spam) được sử dụng ở Myanmar. Tổng công ty Cổ phần Công trình Viettel (Viettel Construction), chuyên về xây dựng, vận hành và bảo trì các cơ sở hạ tầng viễn thông. Viettel Construction có một trụ sở ở Myanmar và có các hợp đồng lớn liên quan đến việc xây dựng các trạm thu phát sóng di động (base transceiver station) cho Mytel. Chính đơn vị Myanmar của Viettel Construction là cơ quan đã vô tình để lộ các tài liệu nội bộ làm cơ sở cho báo cáo điều tra của JFM. Đáng chú ý nhất trong danh sách các công ty con này là một đơn vị chưa có website chính thức và chưa được nêu tên trong danh sách các công ty con năm 2019 của Viettel: Trung tâm Phân tích Dữ liệu Lớn Viettel (Viettel Big Data Analytics Center – DAC), chuyên thu thập và lưu trữ thông tin cá nhân từ tất cả các công ty con của tập đoàn Viettel về một hồ dữ liệu lớn (data lake) để phân tích. Một hệ thống khai phá dữ liệu của DAC đã được đưa vào hoạt động tại Myanmar. Chính sách về quyền riêng tư (privacy) của Mytel cho phép Mytel thu thập dữ liệu từ người dùng và chia sẻ các dữ liệu này với các đơn vị nắm cổ phần Mytel, tức là bao gồm các công ty con của Viettel và các công ty quân đội Myanmar. JFM cáo buộc rằng DAC đang thu thập dữ liệu cá nhân từ người dùng mạng Mytel và khối dữ liệu này có thể bị quân đội Myanmar khai thác cho các mục đích xâm phạm quyền riêng tư. Câu hỏi lớn cho người dùng mạng Viettel tại Việt Nam có lẽ là Trung tâm Phân tích Dữ liệu Lớn Viettel đang có thể nắm giữ các thông tin gì từ họ và đang khai thác hay chia sẻ các dữ liệu đó như thế nào. Tìm hiểu sâu hơn: Toàn văn báo cáo điều tra “Nodes of Corruption, Lines of Abuse” (“Các đầu mối tham nhũng và những trục nối tội phạm”) – tiếng Anh Bài viết giới thiệu tóm tắt báo cáo của Luật Khoa
......

Vòng Trân Châu Tàu - chiếc thòng lọng nguy hiểm

Ấn Độ có dân số 1,38 tỷ, Trung Cộng có dân số 1,44 tỷ được xem như là tương đương. Trung Cộng có hạt nhân thì Ấn Độ cũng có. Hiện nay Trung Cộng cùng với Mỹ, Nga, Anh Pháp đang thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An LHQ, nhưng Ấn Độ thì không. Đây là một thiệt thòi cho Ấn Độ, và hiện nay Ấn Độ đang nỗ lực để có được vị trí như Tàu tại hội đồng quyền lực nhất của LHQ. Trên thế giới thì Trung Cộng đang cố vượt Mỹ, nhưng tại châu Á thì Trung Cộng đang muốn ghìm ấn độ để đất nước này không thể vượt Tàu được. Về kinh tế thì Ấn Độ còn thua Tàu khá xa, nhưng về quân sự thì rõ ràng Ấn Độ không kém cạnh gì Tàu cả. Chính vì vậy tìm cách bao vây Ấn Độ về quân sự lẫn kinh tế là kế sách mà Tàu Cộng chưa bao giờ từ bỏ. Muốn mình mạnh thì phải đè kẻ thách đấu tiềm năng. Chuỗi Ngọc Trai (Tiếng Anh là the String of Pearls) là một học thuyết địa chính trị mà Trung Công đã đưa ra trước cả dự án “Vành Đai Con Đường” của Tập. Chuỗi này là một chuỗi gồm 15 điểm bắt đầu từ bờ đông của Trung Cộng trên biển Hoa Đông, xuống biển Đông, qua eo biển Malacca kết nối Myamar, Bangladesh, Sri Lanka, Pakistan và các điểm trên bờ tây Châu Phi thuộc Ấn Độ Dương và Biển Hồng Hải. Sau này khi mà dự án “Vành Đai Con Đường” được công bố, thì chuỗi ngọc trai này trở thành một phần của dự án đó. Nếu nhìn tổng thể đại dự án “Vành Đai Con Đường” thì khó mà thấy được ý đồ của Trung Cộng, thế nhưng tách chuỗi ngọc trai ra khỏi “vành đai con đường” thì nó hiện lên rất rõ những điểm thắt mà Trung Cộng muốn vây hãm cô lập một số vùng. Chính vì vậy, người Ấn họ hay nói về “chuỗi ngọc trai” hơn là “vành đai, con đường” của Tập. Để cô lập Ấn Độ, Trung Cộng đang dụ dỗ Myanmar, Bangladesh và Pakistan ngã về mình. Thử kết nối chuỗi từ Trung Quốc đến Bangladesh đến Sri Lanka, sang Pakistan thì rõ ràng Trung Cộng đang muốn nhốt Ấn Độ vào trong ma trận căn cứ quân sự của họ. Để đối phó với âm mưu Tàu Cộng, Ấn Độ đưa ra Chính sách Hướng Đông (Look East Policy). Một chính sách có thể nói là rất hay. Trong chính sách này Ấn Độ lôi kéo các nước láng giềng Đông Nam của Trung Quốc như Đài Loan, Hàn Quốc, Philippines và Nhật Bản. Đặt biệt là Ấn Độ tham gia liên minh quân sự với Mỹ, Nhật, Úc hình thành nên một bộ tứ được gọi là Tứ Giác Kim Cương- QUAD. Trong liên minh này, Ấn Độ có thể sử dụng căn cứ quân sự chung với 3 nước còn lại trên khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Người ta ví như là NATO phương Đông, thì đủ hiểu vai trò lợi hại của nó. Để gỡ “vòng trân châu Tàu” đang siết Ấn Độ ở mạn đông, Thủ tướng Narendra Modi đã có chuyến thăm Bangladesh và ký thỏa thuận với Bangladesh xây dựng hạ tầng quân sự biển sâu ở Sonadia để tạo nên một vị trí giám sát cảng Chittagong tại vịnh Bengal mà Trung Cộng đang có ý đồ xây dựng cũng trên đất nước Bangladesh. Xa hơn nữa, Ấn Độ còn bắt tay với chính quyền bà Au Sang Suu Kyi và ký viện trợ tín dụng hơn 1,75 tỷ USD cho Myanmar, để đổi lại Myanmar cho đóng băng hàng loạt dự án mà Tập Cận Bình đã ký với phía Myanmar trước đó. Chính vì thế mà hồi đầu tháng 9 vừa rồi Tập đã phải cử Dương Khiết Trì sang Myanmar gỡ rối. Để gỡ “vòng trân châu Tàu” ở mạn tây, Ấn Độ đã nhanh chân ký thỏa thuận với Iran hợp tác phát triển cảng Chabahar tại Iran. Mục đích là để canh chừng cảng quân sự Gwadar mà Tàu đang xây dựng ở Pakistan. Trong chiến lược này thì có thể nói là Tàu rất thâm, họ lợi dụng sự thù địch lâu năm giữ Ấn Độ và Pakistan mà kết đồng minh với quốc gia này bao vây Ấn Độ. Cảng Chabahar tuy thuộc Iran nhưng nó chỉ cách cảng Gwadar khoảng chừng 100 km đường biển. Đặc biệt là cảng Chabahar nằm sâu trong vùng vịnh Pắc-xích nên nó có thể chặn đường chở dầu của Tàu từ các nước vùng vịnh ra Ấn Độ Dương. Đây là đường chặn vô cùng hiểm yếu đối với Trung Cộng, chỉ sau đường chặn Malacca. Để gỡ “vòng trân châu Tàu” ở mạn Nam, Ấn Độ đã bắt tay với chính quyền Sri Lanka quyết liệt ngăn chặn chính sách quân sự hóa của Tàu Cộng tại cảng Hambantota. Trước năm 2015, chính phủ Rajapakshe đã dính bẫy nợ của Tàu Cộng và nhượng cảng Hambantota sử dụng trong 99 năm. Năm 2015 Rajapakshe thất cử và thay vào đó là Sirisena thân Ấn Độ hơn, ông này đã chặn không cho tàu ngầm hạt nhân Trung Cộng cập cảng Hambantota. Tuy nhiên năm 2019 ông Sirisena lại thất cử và ông Rajapakshe trở lại ghế thủ tướng Sri Lanka. Tại quốc gia phía nam Ấn này là nơi mà Tàu và Ấn đang dành giật ảnh hưởng, có lúc Sri Lanka ngã về Tàu, có khi ngã về Ấn, điều đó cho thấy Ấn muốn phá cho Tàu không được yên ở căn cứ quân sự phía nam này. Chính điều này cũng hạn chế vai trò của tàu Cộng ở Sri Lanka khá nhiều. Thực ra “vòng trân châu Tàu” không chỉ siết cổ Ấn Độ mà nó còn siết cổ vùng Đông Nam Á, đặt biệt là 5 nước Miến – Thái – Lào – Cam – Việt. Trong đó chúng ta thấy Trung Cộng đang muốn mua chuộc chính phủ Thái Lan chấp nhận cho Tàu bỏ 30 tỷ USD ra xây dựng kênh đào Kra. Hiện thủ tướng kiêm bộ trưởng Quốc Phòng Thái Lan Prayuth Chan-ocha không đồng ý cho Tàu đầu tư vào kênh đào này. Trước đây anh em nhà Shinawatra là Thaksin và Yingluk đều gật đầu với Tàu xây dựng kênh đào, nhưng hiện nay chưa thấy dấu hiệu nhà Shinawatra trở lại chính trường nên Trung Cộng vẫn chưa thể xúc tiến kế hoạch xẻ kênh đào này được. Eo biển Malacca là điểm vận chuyển 80% lượng dầu của Trung cộng, trong đó 47% là xuất phát từ Trung Đông, phần còn lại là từ Châu Phi và các nước khác. Thế nhưng nó vẫn không thuộc quyền kiểm soát của Trung Cộng, còn ngặt hơn nữa, Hải Quân Ấn Độ cứ triển khai tàu tuần tra ở khu vực này thường xuyên, đây là điều mà Trung Cộng không thích. Nếu dụ được Thái gật đầu, Tàu sẽ bỏ ra 30 tỷ thì chắc chắn Tàu giữ quyền khai thác kênh đào này, khi đó Tàu có thể an tâm dùng kênh đào này thay thế eo biển Malacca và không loại trừ khả năng Tàu dùng nó cho mục đích quân sự. Điều đáng nói là nếu Tàu có được kênh đào Kra thay thế eo biển Malacca thì rõ ràng “vòng trân châu Tàu” đang siết chặt hơn 5 nước Miến – Thái – Lào – Cam – Việt. Hiện nay Miến và Thái đang nói không với Tàu, đấy là một thuận lợi. Nếu các nước Đông Nam Á không ngồi lại bàn chuyện chung thì rất có thể, Trung Cộng chia ra bẻ gãy từng thằng một mà không tốn quá nhiều sức lực. Điều đáng tiếc là trong khi Miến và Thái đang chiến đấu đẩy Tàu ra xa thì CS Việt Nam vẫn đang buông bỏ tại biển Đông. Thế mới đau chứ! -Đỗ Ngà- Tham khảo: https://www.rfi.fr/…/20200924-ấn-độ-nhật-đức-và-brazil-muốn… https://tuoitre.vn/tu-giac-kim-cuong-my-nhat-an-uc-siet-cha… https://www.24h.com.vn/…/chien-luoc-lon-cua-ong-tap-gap-kho… https://www.indiatimes.com/…/here-is-all-you-should-know-ab… https://foreignpolicy.com/…/china-india-conflict-thai-kra-…/ https://www.timesnownews.com/…/double-blow-for-china…/647466  
......

Con cờ nhưng biết làm chủ số phận

Đỗ Ngà| Hiện nay có 15 quốc gia cung cấp 90,1% lượng dầu mỏ cho Trung Cộng. Trong nhóm này có thể chia làm 3 nhóm gồm: nhóm thân Tàu, nhóm thân Mỹ; và nhóm trung dung. Nhóm thân Tàu cung cấp tổng cộng 20,2%, trong đó Nga cấp 15,3%, Iran cấp 3% và Venezuela cung cấp 1,9%. Nhóm thân Mỹ cung cấp 37% với Ả rập Saudi cấp 16,8%, Iraq cung cấp 9,9%, Kuwait cấp 4,5%, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất cấp 3,1%, và Anh quốc cấp 2,7%. Còn lại là các quốc gia trung dung không thuộc phe nào cả. Như vậy, nếu xảy ra đối đầu Mỹ - Trung, thì Mỹ hoàn toàn có thể tác động vào nguồn cung 37% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Cộng. Nền kinh tế Trung Cộng có 2 tử huyệt lớn: Thứ nhất là công nghệ phần cứng gần như Trung Cộng phải phụ thuộc vào Mỹ. Sự phát triển của thung lũng silicon đã vượt rất xa phần còn lại của thế giới; thứ nhì, đó là an ninh năng lượng. Tàu là nước nhập khẩu dầu mỏ, khai thác trong nước chỉ đủ khoảng 10% nhu cầu. Ngược lại, Mỹ là nước có trữ lượng dầu mỏ rất lớn nên vấn đề an ninh năng lượng được đảm bảo. Nếu tác động vào nguồn cung, Mỹ sẽ có thể cắt được 37% lượng dầu mỏ, nhưng nếu chặn eo biển Malacca thì lại có thể cắt đến 44,2% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Cộng. Đây là một mối nguy mà Tàu không thể không nghĩ đến. Dựa án “Một vành đai, một con đường” là một kế hoạch tạo sân chơi riêng do Tàu làm chủ. Thực tế nó là một cái bẫy để gài những nước nghèo sa vào thòng lọng của Bắc Kinh và từ đó điều khiển những nạn nhân đi theo sự sai khiến của họ. Nếu kế họach thành công, Tàu sẽ không còn sợ bị Mỹ trừng phạt nữa, vì sao? Vì đã có những quốc gia này làm thị trường tiêu thụ hàng Tàu và cũng chính những quốc gia cung cấp năng lượng cho nền kinh tế Tàu. Thực tế, vành đai và con đường nó là 2 cánh tay ôm trọn khu vực Trung Đông vào lòng, khi được kết nối, nguồn năng lượng dầu mỏ có thể rót về Tàu theo 2 con đường này. Vì nó là sân chơi riêng của Tàu nên nếu có bị Mỹ cấm vận, Tàu cũng vẫn có đủ năng lượng dầu mỏ cho nền kinh tế. Kế hoạch này được thai nghén thừ thời Giang Trạch Dân, đến đời Hồ Cẩm Đào thì Trung Cộng vẫn chưa đủ tiềm lực để thực hiện. Mãi đến năm 2013, Tập Cận Bình mới khởi xướng và tiến hành thực hiện. Dự án “Một vành đai, Một con đường” đã được đưa vào kế hoạch kinh tế 5 năm lần thứ 13 của ĐCS Tàu giai đoạn 2016-2020, như thế chúng ta biết nó quan trọng như thế nào?! Hiện nay lượng dầu từ vùng vịnh vận chuyển sang Trung Cộng đều chủ yếu qua eo biển Malacca vào biển Đông. Tuy Trung Cộng đang cố chiếm trọn biển Đông nhưng không dễ, vì nơi đây Mỹ đang muốn nhảy vào gây ảnh hưởng. Còn eo biển Malacca thì khỏi nói, nó thuộc quyền kiểm soát của Mỹ. Như vậy con đường tơ lụa trên biển xuất phát từ dãy đô thị trên bờ biển Hoa Đông đi xuyên qua Biển Đông đến eo biển Malacca là gặp ngay Mỹ chốt chặn ở đó. Đây là một yếu điểm trên con đường vận chuyển dầu mỏ từ vùng vịnh về Tàu. Vì vậy Trung Cộng cần tìm giải pháp đi tắt. Từ vịnh Bengal đến Vân Nam bị ngăn cách bởi quốc gia Myanmar. Nếu lập được đường vận chuyển xuyên Myanmar thì rõ ràng đây là một giải pháp tối ưu. Chính vì thế mà Trung cộng muốn lập tuyến đường kết nối Côn Minh, cảng nước sâu Kyaukphyu ở vịnh Bengal và thành phố Yangon. Myanmar là một quốc gia có vị trí địa lý giáp Trung Cộng tương tự Việt Nam, và họ cũng trải qua thời gian dài dưới chế độ độc tài. Chính quyền của họ cũng đầy rẫy tham nhũng, điều này dễ dàng cho Trung Cộng dùng lá bài “ngoại giao bẫy nợ” để đưa Myanmar vào tròng và tiến hành chi phối kinh tế và chính trị lên quốc gia này. Chính vì vậy dự án lập đặc khu kinh tế Kyaukphyu và mạng lưới đường cao tốc, đường sắt và các khu công nghiệp, kết nối tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Những dự án này nằm trong Hành lang Kinh tế Campuchia - Myanmar (CMEC), và CMEC là một dự án nhỏ trong đại dự án Một vành đai, Một Con đường mà Tập cận Bình đã đưa ra. Trong một chuyến viếng thăm Tập sang Myanmar trước đó tập đã ký tổng cộng có 33 thỏa thuận xây dựng cơ sở hạ tầng dọc theo CMEC thế nhưng chính quyền của bà San Suu Kyi chỉ mới phê chuẩn 4 dự án trong số này. Còn lại các dự án kia Myanmar đã cho ngâm vô thời hạn vì họ không muốn trở thành con cờ dưới tay tàu Cộng. Và lúc này chính họ lại làm Bắc Kinh xuống nước, phải o bế nâng niu, cụ thể là Tập đã cử Dương Khiết Trì sang Myanmar thúc đẩy thực hiện dự án và hứa chi thêm viện trợ. Vậy qua đây chúng ra thấy gì? Đó là vấn nước nhỏ. Nước nhỏ vẫn có thể làm chủ cuộc chơi nếu nhìn ra tử huyệt của nước lớn và tận dụng nó. Rõ ràng Tàu đang muốn dụ Myanmar cắn câu nhưng Myanmar không cắn mà dùng vị trí quan trọng của mình buộc Trung Cộng phải lo lắng. Trong hoàn cảnh này, Myanmar hoàn toàn có thể làm chủ cuộc chơi, tách mình ra khỏi quỹ đạo của Trung Cộng. Không thể tiếp tay làm cho kẻ thù của mình hùng mạnh được, làm như thế thì trước sau gì nó cũng nuốt mình. Vấn đề của Myanmar hiện nay là không được để đồng tiền của Tàu cộng cám dỗ, nếu không đất nước sẽ dính vào bẫy nợ Trung Cộng giăng ra, và lúc đó có hối hận cũng không kịp. Myanmar họ đã làm đúng, còn Việt Nam? Việt Nam có thể làm được như Myanmar, nếu… cầm quyền ở xứ này không phải là ĐCS. -Đỗ Ngà- Tham khảo: http://nextbigfuture.com/…/tpp-ttip-and-one-belt-one-road.h… http://www.worldstopexports.com/top-15-crude-oil-suppliers…/ https://tuoitre.vn/vanh-dai-con-duong-i-ach-o-myanmar-khien…  
......

Vạch mặt kẻ tham lam và tàn phá

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc và các khoản cho vay của chính phủ Trung Quốc từ lâu đã được báo chí thế giới đặc biệt quan tâm thông tin. Qua truyền thông, các chuyên gia và học giả cũng đã liên tục thông tin và bình luận về hai vấn đề bức xúc này. Nhưng đa phần các bài báo, các bài phân tích đều đề cập đến một dự án cụ thể, một khoản vay cụ thể. Không hài lòng với các thông tin manh mún, hai nhà báo người Tây Ban Nha là Juan Pablo Cardenal và Heriberto Araujo đã bỏ ra hơn 2 năm ròng rã, từ năm 2009 đến đầu năm 2011 để lấy tài liệu, điều tra và viết nên cuốn sách Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng. Bản gốc tiếng Tây Ban Nha có tên La Silenciosa Conquista China xuất bản năm 2011 tại Tây Ban Nha, bản dịch Anh ngữ có tên là China’s Silent Army của Catherine Mansfield xuất bản tại Anh và Hoa Kỳ vào năm 2013. Bản tiếng Việt có tựa đề Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng được dịch giả Nguyễn Đình Huỳnh chuyển ngữ từ bản dịch tiếng Anh, được Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành năm 2016. Những câu trích dẫn có ngoặc kép trong bài này được lấy từ bản dịch tiếng Việt.   Hai nhà báo người Tây Ban Nha, đúng nguyên tắc báo chí độc lập và khách quan, đã tiến hành đến trực tiếp hiện trường tác nghiệp để tìm hiểu về các dự án do Trung Quốc đầu tư hay tài trợ để tránh rơi vào các bẫy giai thoại và truyền miệng. Và cũng để bảo đảm tính độc lập của cuốn sách, hai nhà báo này đã không tìm tài trợ từ bất cứ nguồn nào, hay nói cách khác, họ tự bỏ tiền túi cho những hành trình cam go và tốn kém. Họ đã đến hơn 20 quốc gia, bay 80 chuyến bay với tổng chiều dài 235.000 km, và họ đã “vượt qua mười một biên giới đất liền và mạo hiểm sinh mạng của mình trong hành trình 15.000 km trên những cung đường nguy hiểm và những lối mòn bẩn thỉu”, theo lời hai nhà báo này. Hai nhà báo J.P. Cardenal và H. Araujo đã thực hiện tổng cộng 500 cuộc phỏng vấn trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Cũng theo hai nhà báo này, họ đã thỏa thuận với nhau sẽ tuân thủ một nguyên tắc cơ bản là ngoài việc lắng nghe tất cả các phía, họ sẽ ưu tiên tiếng nói từ các cấp của nhà nước Trung Quốc, những người đang điều khiển đằng sau sự bành trướng của Trung Quốc. Hai nhà báo dũng cảm này đã không đặt ngọn đuốc dưới ánh đèn sân khấu mà làm sáng tỏ những góc tối nhất. Kết quả là, một cuốn sách không dựa vào những tài liệu mơ hồ, những đồn thổi vu vơ, chỉ dựa vào những tư liệu sống động đã ra đời. Theo đánh giá của các nhà điểm sách, Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng là cuốn sách đầu tiên khảo sát sự tăng trưởng chưa từng thấy của đầu tư kinh tế Trung Quốc vào thế giới đang phát triển và tác động của nó ở các quốc gia tiếp nhận, đồng thời đưa ra bức tranh thực tế hiếm hoi về cỗ máy tàn phá khủng khiếp là tập đoàn Trung Quốc- “China Inc”. Đầu tư hay tàn phá? Theo Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc chủ yếu diễn ra trong các ngành khai thác tài nguyên. “Lời nguyền tài nguyên”- một thuật ngữ dùng để chỉ việc khai thác tài nguyên chỉ có lợi cho một nhóm người, có hại cho cộng đồng, tàn phá môi trường hoàn toàn đúng với các ông chủ Trung Quốc. Myanmar, một nước láng giềng của Trung Quốc là nạn nhân thảm hại đầu tiên mà cuốn sách nhắc đến. Vào năm 2005, cứ mỗi 7 phút lại có một chiếc xe tải chở 15 tấn gỗ xẻ khai thác bất hợp pháp ở Myanmar qua cửa khẩu và bon bon tiến về Trung Quốc. Hay nói cách khác, mỗi năm có một triệu mét khối gỗ xẻ quý giá biến mất khỏi rừng Myanmar để đáp ứng nhu cầu gỗ tăng cao ở Trung Quốc. Tài sản rừng và đa dạng sinh học khổng lồ của Myanmar đã khiến Trung Quốc vươn vòi bạch tuộc vào khu vực Kachin, khai thác khốc liệt các khu rừng, các khoáng sản và đá quý. “ Công thức thường được áp dụng: người Myanmar cấp phép khai thác tài nguyên thiên nhiên cho ai trả giá cao nhất trong khi người Trung Quốc trả giá cao và chẳng thắc mắc gì. Bên thứ nhất trở nên giàu có một cách ghê tởm, còn bên thứ hai lấy đi ngọc bích, vàng và gỗ. Những người thua cuộc duy nhất là hơn một triệu dân phần lớn nghèo khó trong vùng, những người không thấy điều kiện sống của mình cải thiện chút nào dù tài sản quốc gia bị cướp phá tàn bạo”. Công cuộc khai thác mỏ của các ông chủ người Trung Quốc tại khu vực Cachin của Myanmar đã làm bùng nổ các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm và AIDS. Trong cuốn sách, một người dân bản địa đã mô tả vùng đất Cachin là một nơi dã man như thời trung cổ, đó là vùng đất tàn bạo và tuyệt vọng, tràn lan ma túy, AIDS, bệnh tật, là chỗ trú khốn cùng, là đày ải không cùng và đau khổ triền miên. Cộng hòa liên bang Nga cũng là một nạn nhân tồi tệ của việc người Trung Quốc tận lực khai thác gỗ ở khu vực Viễn Đông. Trong khoảng thời gian dài kể từ năm 1992, mỗi năm có khoảng 10 triệu mét khối gỗ từ CHLB Nga xuất sang Trung Quốc, điều đó cũng có nghĩa là, mỗi năm các tay chơi Trung Quốc khai thác và mua từ Nga 10 triệu mét khối gỗ quý. Quá trình khai thác theo lối tận diệt rừng của người Trung Quốc với sự tiếp tay tích cực của những người Nga tham lam đã làm suy thoái nghiêm trọng hệ sinh thái vùng Viễn Đông. Quá trình hủy diệt này đã tác động tiêu cực đến loài hổ quý hiếm Siberia: rừng kiệt quệ và không còn nguồn thức ăn nên loài hổ Siberia đã nhiều lần phải ăn thịt lẫn nhau. Mozambique cũng là nạn nhân đau thương của lòng tham Trung Quốc. Người Trung Quốc “ cho người Mozambique vay tiền để những người này làm hình nộm kiếm cho công ty giấy phép mà theo luật chỉ cấp cho công dân Mozambique. Cũng bằng cách cấp các khoản vay cho người Mozambique để họ mua các phương tiện cần thiết và nộp tiền mặt ký quỹ theo yêu cầu của chính quyền để có giấy phép khai thác , các công ty Trung Quốc chồng chất các khoản nợ lên người dân địa phương, buộc họ phải bán tài nguyên thu được từ rừng cho người Trung Quốc với điều kiện rất thuận lợi”. Hai nhà báo Juan Pablo Cardenal và Heriberto Araujo không có số liệu về gỗ quý từ Mozambique xuất sang Trung Quốc nhưng họ dẫn lời một doanh nhân kinh doanh gỗ người Tây Ban Nha ở Mozambique: “ Dưới tay người Trung Quốc, 25% rừng đã biến mất ở các tỉnh Sofala, Zambezia và Nampula, đó mới là kể sơ. Bốn hoặc 5 năm nữa sẽ không còn lại gì. Nếu khai thác gỗ vẫn tiếp tục ở mức hiện tại, toàn bộ dự trữ gỗ cứng của Mozambique sẽ bị xóa sổ trong vòng chưa đầy mười năm”. J.P. Cardenal và H. Araujo kết luận chắc nịch : “Sự làm ngơ hoàn toàn của chính quyền Trung Quốc trong việc theo dõi nguồn gốc của gỗ- một quy trình được các nước có trách nhiệm thường xuyên thực hiện- hoàn tất cách làm của tội ác hoàn hảo này”. Cho vay trách nhiệm hay chiếm đoạt? Các khoản cho vay của chính phủ Trung Quốc đối với các quốc gia nghèo thực chất là gì? Là ân tình, là trách nhiệm, là giúp đỡ, hay là một âm mưu, hay là chiếm đoạt? Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng giúp người đọc có câu trả lời chuẩn xác. Công hòa dân chủ Congo(DRC) có lẽ là quốc gia nghèo đói và chậm phát triển nhất thế giới. Và Trung Quốc đã chọn quốc gia nghèo đói này để ký kết hợp đồng lớn nhất của mình ở Châu Phi. Trên cơ sở hợp đồng đã ký trong năm 2008, Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sự phát triển của DRC để đổi lấy quyền khai thác trữ lượng đồng và coban khổng lồ của quốc gia này trong vòng 30 năm tiếp theo. Không có chính sách cả hai cùng thắng trong hợp đồng có nhiều điều khoản mù mờ, có lợi cho Trung Quốc, có hại cho DRC. Không có công bằng trong hợp đồng thế kỷ này. “ Trước tiên, giá trị của nguồn tài nguyên mà Trung Quốc có được từ khai thác mỏ của Congo vượt áp đảo đầu tư của Trung Quốc. Trong khi các công ty nhà nước Trung Quốc đầu tư 6 tỉ đô la thông qua Ngân hàng Eximbank của Trung Quốc, lợi nhuận mà coban và đồng có thể mang lại cho Sicomines – công ty liên doanh chịu trách nhiệm quản lý đầu tư, tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng mới, vận hành mỏ và phân chia lợi nhuận thu được từ khai thác tài nguyên này- có khả năng đạt từ 40 tỉ đến 120 tỉ đô la, nói cách khác, gấp từ 6 lần đến 20 lần giá trị đầu tư”. Hai nhà báo Tây Ban Nha xác quyết rằng, hợp đồng này đã làm DRC mất ít nhất là 20 tỉ đô la từ tài nguyên khoáng sản. Người Trung Quốc chân thành hay người Trung Quốc tham lam? Angola là nạn nhân đau đớn của các khoản vay từ Trung Quốc. Vào năm 2004, giữa Angola- một quốc gia có trữ lượng dầu mỏ cực kỳ lớn và Trung Quốc ký một thỏa thuận đặc biệt, theo đó, Trung Quốc sẽ cho Angola vay 14,5 tỉ đô la thông qua các ngân hàng nhà nước của Trung Quốc, Angola sẽ trả cho Trung Quốc mỗi ngày 200.000 thùng dầu, và cho phép các công ty Trung Quốc khai thác tài nguyên khoáng sản của Angola. Trung Quốc được gì ngay sau khi thỏa thuận có hiệu lực? Mỗi ngày có 200.000 thùng dầu cho một thị trường khổng lồ đang đói nhiên liệu, một lô khai thác dầu ngoài biển Angola. Angola nhận được gì? Một nhà hoạt động xã hội người Angola nói với hai nhà báo Tây Ban Nha: “(Trung Quốc) đã thực hiện một số dự án xây dựng lớn ở Angola. Không có cái nào trong số đó được bàn giao. Hoàn toàn không. Và điều đó dẫn chúng tôi đến một câu hỏi: họ có thực sự cho chúng tôi vay? Tiền có thực sự đến và liệu nó có bị đánh cắp hay bị làm sao?”. Tại Angola, Trung Quốc đã tài trợ và tiến hành xây dựng sân bay quốc tế có tổng vốn đầu tư 2 tỉ đô la. Dự án này, theo thiết kế, rất lớn, và dự kiến hoàn thành vào năm 2010. Nhưng vào thời điểm năm 2010, dự án này chỉ là những bức tường lạnh lùng. Tuy nhiên, chính quyền Angola không bao giờ phàn nàn về tiến độ rùa bò của dự án mà họ cho rằng rất có ý nghĩa với sự phát triển của Angola. Những khoản hối lộ hậu hĩnh từ giới doanh nhân Trung Quốc đã làm cho mồm miệng các quan chức nín lại. Ai thắng, ai thua trong thỏa thuận Angola- Trung Quốc? Không ai khác ngoài con cá mập luôn luôn đói khát. Thế giới văn minh từ lâu đã đặt ra câu hỏi: chính phủ Trung Quốc lấy nguồn tiền nào để cho các nước nghèo vay một cách phóng khoáng khi mà cách đây hơn 10 năm họ chưa có tiềm lực mạnh như bây giờ? Trong quá trình thực hiện thiên phóng sự điều tra Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng, hai nhà báo J.P. Cardenal và H. Araujo đã tìm thấy câu trả lời chính xác, và đây thực sự là một sự thật đau đớn: “Từ đâu các ngân hàng Eximbank và CDB có được nguồn lực không giới hạn của họ? Làm thế nào mà một quốc gia đang phát triển như Trung Quốc lại có thể trở thành một thế lực tài chính hùng mạnh khi phần còn lại của thế giới đang phải trải qua khủng hoảng kinh tế? Công thức thần kỳ của Trung Quốc là gì? Câu trả lời cho bí ẩn này được tìm thấy ngay tại trung tâm của chế độ độc tài: nói ngắn gọn, chính người dân Trung Quốc chi trả cho giấc mơ và tham vọng của nhà nước Trung Quốc, cho dù họ có thích hay không. Vì sao? Một mặt, Eximbank và CDB tự tài trợ cho chúng bằng cách phát hành trái phiếu cho các ngân hàng thương mại Trung Quốc mua, một khoản chi được bảo đảm bởi khoản tiền gửi tiết kiệm của 1,3 tỉ người Trung Quốc. Vì không có phúc lợi nhà nước, người dân Trung Quốc tiết kiệm trên 40% thu nhập của họ, mức tiết kiệm cao nhất trên thế giới. Mặt khác, số lượng tiền gửi khổng lồ này được kết hợp với điều các nhà kinh tế gọi là “thắt chặt tài chính”, trong hệ thống của Trung Quốc có nghĩa là người gửi tiền buộc phải thua lỗ với khoản tiết kiệm của họ. ….Vì vậy, tổn thất tài chính người dân Trung Quốc phải gánh chịu vừa khớp với nhu cầu của “công ty Trung Quốc”, sử dụng số tiền này(với lãi suất trên thực tế bằng 0) cung cấp cho các công ty nhà nước tài chính giá rẻ để thực hiện cuộc chinh phục toàn cầu… Vì vậy, cây đũa thần kỳ diệu của việc tài trợ vốn không giới hạn được trả với giá cực đắt bởi những người tiết kiệm Trung Quốc, đồng thời, đối thủ cạnh tranh thương mại của Trung Quốc tố cáo nguồn tín dụng ưu đãi này là không công bằng”. Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng là một cuốn sách rất đáng để đọc, nhất là đối với những người muốn tìm hiểu cách thức bành trướng toàn cầu của “công ty Trung Quốc” đang làm thay đổi cuộc sống của mọi người trên hành tinh này. Cuốn sách này cũng sẽ giúp người đọc hiểu tại sao Trung Quốc lại vồ vập với chiến lược “một vành đai, một con đường”, hay chiến lược “Trung Hoa mộng”. Cuốn sách cũng chỉ ra rằng, chỉ có các quốc gia có nền chính trị độc tài- nơi các chính trị gia luôn hào hứng với các khoản hối lộ khổng lồ, mới vồ vập với các khoản đầu tư và các khoản cho vay từ chính quyền Trung Quốc./.
......

Aung San Suu Kyi: Biểu tượng sụp đổ

"Nhà tù thực sự duy nhất là sự sợ hãi, và tự do thực sự duy nhất là tự do khỏi sự sợ hãi". Aung San Suu Kyi, lãnh đạo phong trào dân chủ Myanmar, lãnh đạo đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đã viết câu nói đầy triết lý ấy. Người phụ nữ gây guộc mà can đảm này từng là nguồn cảm hứng vô tận cho bao người đấu tranh cho dân chủ và tự do, không chỉ tại đất nước của bà mà còn trên toàn thế giới. Là con gái của tướng Aung San, anh hùng dân tộc của Myanmar, bà thừa hưởng từ cha danh tiếng và di sản chưa hoàn thành – đó là bổn phận làm những điều lớn lao cho đất nước.  Với thân thế đó, bà được dẫn dắt bởi một chuỗi các sự kiện và biến cố để trở thành một chính trị gia và một biểu tượng quốc tế về sự dấn thân bền bỉ và mạnh mẽ cho tự do và dân chủ. Sinh ra vào năm 1945, hơn 2 năm sau, Aung San Suu Kyi mất cha vì ông bị ám sát. Bà trải qua những năm tháng tuổi thơ tại nhiều quốc gia trên thế giới dưới sự chăm sóc của mẹ là một nhân viên ngoại giao.  Năm 1964, Aung San Suu Kyi đến Đại học Oxford để học chính trị, kinh tế và triết học. Tại đây, bà gặp Michael Aris, người về sau đã ngỏ lời cầu hôn và nhận được câu trả lời đồng ý từ bà với một điều kiện: nếu đất nước cần, bà sẽ phải đi.  Năm 1988, bà về nước để thăm người mẹ bị đột quỵ. Chuyến đi được dự kiến diễn ra trong một tuần trở thành dài đằng đẵng bắt đầu từ việc bà miễn cưỡng đáp ứng lời đề nghị của một nhóm trí thức, rằng bà sẽ dẫn dắt phong trào dân chủ Myanmar. Từ đó, bà cùng cộng sự thành lập NLD, tập hợp lực lượng, kêu gọi cải cách dân chủ và bầu cử tự do, và nhận được ủng hộ rộng rãi bởi dân chúng. Tiếng tăm của bà vang dội, và hình ảnh của bà trở nên quen thuộc trong đời sống chính trị Myanmar.  Không thể chấp nhận các hoạt động cùng ảnh hưởng của bà, chính quyền quân sự đã quản thúc bà tại gia vào năm 1989 và bắt giữ nhiều thành viên của NLD. Lo ngại người vợ bị hãm hại, Michael đã thực hiện một chiến dịch cấp cao để xây dựng hình ảnh của bà như một biểu tượng quốc tế. Năm 1990, để đạt được tính chính danh, chính quyền quân sự tổ chức bầu cử toàn quốc. NLD thắng lợi nhưng bị chính quyền khước từ chuyển giao quyền lực. Aung San Suu Kyi tiếp tục bị quản thúc tại gia trong chuỗi tháng ngày cô đơn. Năm 1991, với ảnh hưởng của mình và nỗ lực thầm lặng của Michael, bà đoạt giải Nobel Hòa bình vì những hoạt động đấu tranh, và vì là "một tấm gương tiêu biểu về quyền lực của người không quyền lực".[1] Năm 2010, chính quyền quân sự của Thein Sein đã chính thức trả tự do cho bà và bắt đầu tiến hành cải cách. Điều này mở đường cho một cuộc bầu cử công khai và cạnh tranh vào tháng 11/2015 mà NLD giành thắng lợi áp đảo. Tuy không thể trở thành tổng thống vì giới hạn trong Hiến pháp (đối với người có vợ/chồng và con là người nước ngoài), bà giữ cương vị cố vấn quốc gia và hi vọng có thể lèo lái đất nước thông qua tổng thống là người phụ tá thân cận của mình trước kia. Tưởng như Myanmar từ đây đã bước sang một thời kỳ đầy hứa hẹn, với người lãnh đạo tinh thần Aung San Suu Kyi, người được dân chúng kính ngưỡng, thậm chí tôn thờ, nhưng nền dân chủ của Myanmar lại rơi vào tình trạng bấp bênh. Kể từ khi nắm quyền lực, bà bị phê phán là chuyên chế, tự phụ, thích cho mình là trung tâm,[2] chỉ xây dựng liên minh với những người đồng chính kiến và gạt ra bên ngoài những người mà bà không ưa.  Không những thế, điều khiến cộng đồng quốc tế hụt hẫng là bà đã im lặng trước cuộc đàn áp đẫm máu của quân đội Myanmar đối với người Hồi giáo Rohingya khiến hàng ngàn người Rohingya thiệt mạng. Bà cũng đã im lặng trước bản án 7 năm tù dành cho hai nhà báo Myanmar làm việc cho Reuters vì đã điều tra cuộc đàn áp.[3] Các vấn đề đã cho thấy rõ ràng rằng Aung San Suu Kyi đã rất khác trước. Đối với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là những người từng tôn vinh bà và lấy bà làm hình mẫu, bà đã phản bội các giá trị mà bà từng đấu tranh cho. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence lên án Myanmar đã “đàn áp” người Hồi giáo Rohingya khi gặp bà Aung San Suu Kyi hôm 14/11/2018. Vì lẽ đó, nhiều địa phương, tổ chức trên thế giới từng vinh danh bà bằng các giải thưởng cao quý đã thu hồi các giải tưởng ấy, trong đó có các thành phố Dublin, Oxford của Anh, Bảo tàng Tưởng niệm Diệt chủng Do Thái của Mỹ, và gần đây nhất là Tổ chức Ân xá Quốc tế vào ngày 13/11 vừa qua.[4] Có người nói sở dĩ các giá trị từng được bà đề cao giờ đây bị bà hạ thấp là vì sự ham muốn quyền lực đã làm bà mờ mắt. Và nói theo cách mà bà đã viết về tự do khỏi sự sợ hãi, thì chính sự sợ hãi mất quyền lực đã khiến bà mất tự do.  Biểu tượng của nền dân chủ Myanmar đã thực sự sụp đổ. Có hai điều người ta có thể rút ra từ câu chuyện của Aung San Suu Kyi: thứ nhất, để không quá phụ thuộc vào biểu tượng duy nhất, phong trào đấu tranh cần xây dựng nhiều hơn một biểu tượng, và thứ hai, khi nắm quyền lực, một người có thể xa rời lý tưởng, dù người đó trước kia tốt đẹp thế nào đi chăng nữa.  Chú thích: [1] Dẫn lời của Chủ tịch Ủy ban Nobel [2] Miến Điện vỡ mộng sau hai năm Aung San Suu Kyi cầm quyền  http://vi.rfi.fr/chau-a/20180906-mien-dien-aung-san-suu-kyi-cam-quyen [3] Như [2] [4] Tổ chức Ân xá Quốc tế tước giải thưởng của bà Suu Kyi https://www.voatiengviet.com/a/to-chuc-an-xa-quoc-te-tuoc-giai-thuong-cu... Nguồn: NguyenTrangNhung's blog
......