Trung Quốc cải tổ bầu cử ở Hong Kong, đòi hỏi lòng trung thành

Reuters Trung Quốc chốt lại việc cải tổ sâu rộng hệ thống bầu cử của Hong Kong hôm thứ Ba 30/3, sẽ làm giảm mạnh tỷ lệ đại diện dân chủ ở thành phố này trong khi chính quyền muốn đảm bảo rằng chỉ có "những người yêu nước" đứng ra cai quản thành phố cũng là một trung tâm tài chính toàn cầu. Các biện pháp này là một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm củng cố bàn tay kiểm soát ngày càng độc tài của họ đối với thành phố tự do nhất của Trung Quốc sau khi áp đặt luật an ninh quốc gia hồi tháng 6 năm ngoái, vốn đã bị giới chỉ trích xem là công cụ để trấn áp những người bất đồng quan điểm. Những thay đổi về bầu cử sẽ khiến số lượng đại biểu được bầu trực tiếp giảm xuống, trong khi số lượng các quan chức được Bắc Kinh phê chuẩn tăng lên trong một cơ quan lập pháp có đông thành viên hơn, hãng Tân Hoa xã đưa tin. Trong khuôn khổ cuộc cải tổ, một ủy ban thẩm tra mới đầy quyền lực sẽ giám sát các ứng cử viên nhắm đến các chức vụ trong chính quyền, và ủy ban cũng làm việc với các cơ quan an ninh quốc gia để đảm bảo rằng họ trung thành với Bắc Kinh. Các biện pháp này là cuộc cải tổ quan trọng nhất đối với cấu trúc chính trị của Hong Kong kể từ khi thành phố quay trở lại nằm dưới quyền cai trị của Trung Quốc vào năm 1997. Cuộc cải tổ cũng làm thay đổi quy mô và thành phần của cơ quan lập pháp và ủy ban bầu cử theo hướng ủng hộ các nhân vật thân Bắc Kinh. Phát biểu tại một cuộc họp báo, bà Carrie Lam, Trưởng đặc khu Hong Kong, cho biết những thay đổi sẽ được đệ trình lên Hội đồng Lập pháp của đặc khu vào giữa tháng 4 và dự kiến sẽ được thông qua vào cuối tháng 5. Cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp, đã bị hoãn vào tháng 9 năm ngoái mà chính quyền nói là do có đại dịch virus corona, sẽ được tổ chức vào tháng 12 năm nay, bà Carrie Lam nói thêm, còn cuộc bầu cử ban lãnh đạo thành phố sẽ được tổ chức vào tháng 3, theo kế hoạch. Tân Hoa Xã cho biết số đại biểu được bầu trực tiếp sẽ giảm từ 35 xuống còn 20, và quy mô của cơ quan lập pháp tăng từ 70 ghế hiện nay lên 90 ghế, trong khi đó, ủy ban bầu cử chịu trách nhiệm bầu ra trưởng đặc khu sẽ tăng từ 1.200 thành viên lên 1.500. Theo Tân Hoa xã, ủy ban bầu cử sẽ không còn có 117 ủy viên hội đồng cấp quận đại diện cho các cộng đồng nữa, và 6 ghế hội đồng cấp quận trong Hội đồng lập pháp cũng sẽ bị loại bỏ. Các hội đồng cấp quận là định chế dân chủ hoàn toàn duy nhất của thành phố và gần 90% trong số 452 ghế cấp quận thuộc quyền kiểm soát của phe dân chủ sau cuộc bỏ phiếu năm 2019. Họ chủ yếu giải quyết các vấn đề cấp cơ sở như giao thông công cộng và thu gom rác thải. Tân Hoa xã đưa tin rằng việc tái cơ cấu bầu cử đã được thông qua không gặp phản đối nào tại Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân Toàn quốc, ở cấp cao nhất của cơ quan lập pháp Trung Quốc./.  
......

Sự sụp đổ của Hong Kong và tương lai các nền dân chủ Châu Á

Tân Phong - Web Việt Tân| Phần 2 của loạt bài “Chính biến ở Myanmar, đại hội đảng CSVN 13 và sự sụp đổ của Hong Kong: Trung Quốc đang vẽ lại bản đồ Châu Á như thế nào?” Những “kẻ thực dân xâm lược” người Anh đã mất cả trăm năm để xây dựng một Hong Kong trở thành “hòn ngọc Châu Á,” biểu tượng rực rỡ nhất cho một xã hội tự do cá nhân được tôn trọng, Pháp Quyền được thực thi và dân chủ được Hiến Pháp bảo vệ. Thế nhưng, những người theo chủ nghĩa cộng sản – thứ chủ nghĩa luôn xưng danh là chủ nghĩa đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức, giải phóng con người… theo tinh thần nguyên thủy của Marx – đã đạp đổ thành tựu vô song ấy tan tành trong chốc lát. Cuộc đấu tranh bảo vệ nền dân chủ trong đơn độc và tuyệt vọng của 6 triệu người dân Hong Kong đã bị đảng Cộng Sản Trung Quốc nghiền nát bằng “bạo lực cách mạng.” Phương Tây và Hoa Kỳ đã đứng nhìn Tập Cận Bình tái hiện lại cuộc thảm sát Thiên An Môn ở ngay thế kỷ 21. Không có một biện pháp đủ mạnh để dừng bàn tay của tên đồ tể giết chóc ngoài những ồn ào truyền thông, phản đối ngoại giao và tweet… Tuy họ Tập không đem xe tăng vào Causeway Bay để nghiền nát những thanh niên Hong Kong như ở ngay quảng trường Thiên An Môn vào rạng sáng ngày 4 tháng Sáu, 1988 nhưng các cuộc trấn áp âm thầm, trong bóng tối, thủ tiêu, bỏ tù những tiếng nói đấu tranh dân chủ đã không kém phần tàn bạo và sắt máu. Người viết có một người thân làm việc cho hãng Hàng Không Cathay Pacific, Hong Kong. Anh là một người trầm lặng, một tài năng về công nghệ và rất yêu Hong Kong. Năm 1997, gần như tất cả gia đình anh đã di cư sang Anh khi Hong Kong được trao trả về cho Trung Quốc. Những người ở thế hệ của anh biết về cuộc thảm sát ở Thiên An Môn và hiểu thế nào là chủ nghĩa cộng sản. Người anh trai làm cho chính phủ thuộc địa đã thuyết phục anh di cư nhưng anh từ chối và ở lại. Chính vì anh ở lại Hong Kong nên người mẹ – tức bác của người viết, cũng chọn ở lại cùng với người con trai. Trong cuộc nói chuyện gần đây, anh nói rằng rất hối hận vì đã không di cư cùng gia đình và bây giờ điều đó đã quá muộn (chính quyền đặc khu cấm công dân Hong Kong di cư dưới bất cứ lý do nào). Mặc dù công việc của anh hiện vẫn ổn nhưng giờ đây cuộc sống của người Hong Kong đã rất khác. Bằng một giọng buồn bã anh nói “Hong Kong đã chết rồi!” và cho biết chỉ trong năm 2020, tỷ lệ tội phạm hình sự đã tăng 4 lần và nền kinh tế rơi vào trạng thái chết lâm sàng bởi làn sóng biểu tình suốt năm 2019 và đàn áp chính trị khốc liệt. Việc bắt bớ, quấy nhiễu và xâm phạm quyền tự do cá nhân hết sức nghiêm trọng. Nhiều nhân viên Cathay Pacific đã bị buộc phải thôi việc vì tham gia biểu tình. Không ai có thể hiểu nổi nỗi đau đớn, sự phẫn uất tột cùng khi bị chà đạp và tước đoạt những quyền Tự Do hơn chính những người Hong Kong. Phải chăng, người ta chỉ có thể nhận thức “không gì quí giá hơn Tự Do” chỉ khi điều thiêng liêng này bị tước đoạt, khi bị xịt hơi cay vào mặt một cách vô cớ, bị những kẻ nhân danh “luật pháp” có thể xông vào nhà riêng của bạn giữa đêm, bị những chiếc giày đinh thúc vào mạng sườn, bị quấn chặt băng keo vào mặt, bị cướp bóc của cải, bôi nhọ danh tiếng, bỏ tù không cần xét xử… thì lúc đó người ta mới nhận ra cái giá của Tự Do cũng quí giá không kém gì Cuộc Sống? Đối với một số người, họ có thể chọn cuộc sống mà không có Tự Do nhưng người viết tin rằng cũng còn rất nhiều người yêu Tự Do và sẵn sàng đánh đổi bất kể điều gì kể cả Cuộc Sống để chọn Tự Do. Những người Hong Kong chân chính, đáng kính như tỉ phú Lê Trí Anh (Jimmy Lai) hay Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) là những người như vậy. Chỉ đơn giản họ hiểu rằng tất cả là vô nghĩa nếu Tự Do cá nhân và nền Dân Chủ không còn. Có không ít người trong “thế hệ vàng” của Lê Trí Anh đã xây dựng nên một Hong Kong diễm lệ, thịnh vượng bậc nhất ngày hôm nay là những người Quảng Đông, Phúc Kiến xuất thân từ giới cùng đinh nghèo khổ trốn chạy khỏi quê nhà tìm kiếm con đường sống ở Hong Kong. Họ đã có được cuộc đời huy hoàng ở mảnh đất mà họ được quyền tự do mưu cầu hạnh phúc, tài sản và sức lao động, tri thức của họ được pháp luật bảo vệ. Khi đến Hong Kong họ không có gì trong tay nhưng Tự Do đã cho họ tất cả. Đó cũng là lý do mà những người như ông  Lê Trí Anh bất chấp tù đày, hay bị tước đoạt tài sản, bị phỉ báng, cô lập, khủng bố… vẫn can đảm xuống đường đấu tranh bảo vệ các giá trị Tự Do và Dân Chủ . Những thế hệ tiếp nối như Hoàng Chi Phong đã xứng đáng là những hậu duệ tinh hoa của xứ Cảng Thơm mạnh mẽ, bất khuất. Giờ đây nhiều người tin vào lý thuyết “hiệu ứng cánh bướm” của Edward Norton Lorenz thì chẳng khó khăn gì nhìn thấy mối liên hệ rõ ràng giữa sự sụp đổ nền dân chủ 100 năm ở Hong Kong cho đến cái chết yểu của nền dân chủ mới tròn 5 năm tuổi ở Myanmar mà trong đó có cùng một tác nhân, cùng một tham vọng mang tên “giấc mộng Trung Hoa.” Trung Cộng đang thúc đẩy nhanh tiến trình bành trướng, xâm lược, đàn áp các nền dân chủ ở Châu Á một cách trực tiếp can thiệp như ở Hong Kong hoặc gián tiếp lật đổ chính thể dân sự ở ở Myanmar bằng hậu thuẫn cho cuộc đảo chính quân sự, thao túng chính trị và kinh tế ở Cambodia, Việt Nam, Laos, Philippines,… để thiết lập các thể chế độc tài chư hầu, phục vụ cho chiến lược thống trị toàn cầu của mình. Trong bài phát biểu chúc mừng năm mới của bà Thái Anh Văn đã làm cho rất nhiều người Hong Kong xúc động khi bà khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ phong trào Dân Chủ ở Hong Kong, tiếp tục chào đón  những người Hong Kong tị nạn trốn khỏi sự đàn áp của Trung Quốc Cộng Sản Đảng và động viên người dân giữ niềm tin vào chế độ Dân Chủ “Chế độ dân chủ có thể không hoàn hảo, nhưng cho tới nay đó vẫn là chế độ tốt nhất cho xã hội loài người. Xin hãy vững tin và đừng bỏ cuộc.” Đài Loan dưới thời bà Tổng Thống Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) đã trở thành “chốt chặn” đầy thách thức trước bá quyền nhuộm đỏ Châu Á của Tập Cận Bình. Người phụ nữ giản dị, nhỏ bé nhưng đầy mạnh mẽ này đang tạo ra một cảm hứng to lớn cho những người yêu Tự Do và Dân Chủ trên khắp thế giới, đặc biệt ở Châu Á. Quốc đảo nhỏ xíu với dân số chỉ khoảng 23 triệu người đang tự tin chống lại một thể chế độc tài hùng mạnh nhất thế giới, một quốc gia với 1,3 tỷ dân đầy lòng thù hận và tự tôn “Đại Hán.” Đó giống như một cuộc đối đầu giữa David và Goliath vậy. Không rõ, phép lạ có một lần nữa được hiển lộ hay không? Nhưng người Đài Loan có những thực lực đáng kể và sự chuẩn bị chu đáo mọi mặt để sẵn sàng cho cuộc đấu sinh tử bảo vệ nền Độc Lập và Dân Chủ của mình. Việc xây dựng một nền dân chủ quả thực không phải dễ dàng. Trong số hàng trăm cuộc bầu cử dân chủ đã được tiến hành ở khắp Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ la tinh diễn ra trong vòng 15 năm qua chỉ vài cuộc bầu cử có thể nhen nhóm thành công những nền dân chủ mong manh. Mọi quốc gia và dân tộc đều khao khát tự do và dân chủ. Nhưng việc xây dựng nền dân chủ thực sự và lâu bền, cùng với quyền lợi và các biện pháp bảo vệ nó thì khó khăn hơn nhiều. Những người dân Hong Kong hay Myanmar đã chứng kiến việc nền Dân Chủ bị chà đạp và Tự Do bị cướp bóc ngay trong tay họ như thế nào. Trong 5 luận cứ mà Jared Diamond đưa ra để xem xét các nguyên nhân chính yếu dẫn đến việc một nền văn minh hay một chủng tộc, quốc gia bị hủy hoại, diệt vong gồm có các yếu tố ảnh hưởng của con người hủy hoại thiên nhiên, môi trường (luận cứ 1), đến việc biến đổi khí hậu (luận cứ 2), các yếu tố quan hệ với xã hội lân cận cùng hợp tác (luận cứ 3), mối quan hệ với xã hội thù địch (luận cứ 4), và cuối cùng là các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa trong xã hội đó khiến cho xã hội nhận thức và giải quyết được các vấn đề môi trường (luận cứ 5). Bằng một sự uyên bác tới khó tin với kiến thức tổng hợp đa ngành sâu sắc, Jared Diamond đã đưa ra những phân tích xác đáng về sự suy tàn các nền văn minh và dân tộc, quốc gia từ quá khứ tới hiện đại. Trong đó, có những nghiên cứu mẫu tiêu biểu như về sự biến mất của tộc người Viking Na Uy, xã hội Maya, sự tan rã của Liên Xô hay suy tàn của Montana… Và một điều khiến người viết bàng hoàng nhận ra rằng tất cả những nguyên nhân dẫn đến sự suy tàn các xã hội đã được Jared Dimond chỉ ra trong hai tác phẩm lừng danh “Sụp Đổ” (Collapse – 2005) hay “Súng, Vi Khuẩn và Thép” (Guns, Germs, and Steel – 1997) đều là những vấn đề nhức nhối, trầm kha mà các quốc gia nằm trên lộ trình “nhất đới, nhất lộ” của Trung Quốc đang phải đối mặt. Không ai khác, tác nhân thúc đẩy tiến trình làm suy vong và tan rã các dân tộc nhược tiểu đó là Trung Quốc Cộng Sản Đảng. Thậm chí, ngay cả Hong Kong có thực lực kinh tế hùng mạnh, có nền dân chủ lâu đời cũng dễ dàng bị Bắc Kinh dẫm nát, hủy hoại vì tham vọng quyền lực vô hạn của những tay đồ tể ở Nam Trung Hải. Dù sự suy tàn của các xã hội là khác biệt nhưng cũng đều có những điểm chung giống nhau. Người viết cũng đồng ý với cả 5 luận cứ của Jared Dimond. Nhưng từ sự sụp đổ của Hong Kong và tiếp tới là Myanmar, có lẽ một trong những con đường ngắn nhất để làm một xã hội rơi vào hỗn loạn và suy tàn là tước đoạt Tự Do cá nhân và bóp chết nền Dân Chủ ở xã hội đó. Đó chính xác là những gì Trung Cộng sẽ lần lượt thực hiện với tất cả các quốc gia Đông Nam Á nằm trong vùng ảnh hưởng của tham vọng toàn cầu của con rồng Trung Hoa. Tân Phong XEM THÊM: Phần 1: Khi giấc mơ dân chủ tan vỡ  
......

Bể Ổ?

Nguyen Khan| Việc một nước đột ngột yêu cầu Tổng Lãnh sự quán nước khác đặt trên nước mình đóng cửa khẩn cấp trong vòng 72 giờ hiếm khi xảy ra, trừ phi quan hệ ngoại giao giữa hai nước khủng hoảng đến mức thấp nhất. Nhưng việc Mỹ đột ngột yêu cầu Tổng Lãnh sự quán TC (Trung Cộng) tại TP. Houston bang Texas đóng cửa trong vòng 72 giờ lại không phải là chuyện quá lạ nếu không muốn nói là chẳng có gì lạ khi quan hệ Mỹ Trung đang xuống thấp thêm từng ngày, những diễn biến dồn dập mấy ngày qua cho thấy rõ điều đó : * Sự đổ bể thỏa thuận thương mại giai đoạn một khiến tổng thống Mỹ đánh thuế hàng TC thẳng tay, tuyên bố không cần Trung Cộng nữa. * TC thông qua luật an ninh Hongkong dẫn đến việc Mỹ rút Hongkong khỏi quy chế đặc biệt, trừng phạt các quan chức TC và Hongkong có liên quan. * Mỹ lên án TC đàn áp người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, trừng phạt các quan chức liên quan, trong đó có bí thư Tân Cương đương chức, là một trong 25 thành viên thường trực Bộ Chính trị uy quyền nhất TC, một việc chưa từng có tiền lệ. * Ngoại trưởng Mỹ vừa lên án TC đàn áp Pháp Luân Công hơn hai thập kỷ qua, yêu cầu TC dừng tay bức hại... * New York Time đưa tin các giới chức Mỹ đang nghiên cứu đề xuất tổng thống ban hành quyết định hành pháp cấm tất cả đảng viên đảng cộng sản TC và người nhà nhập cảnh Mỹ. Con số ước lượng 270 triệu người, số đảng viên là 92 triệu. * Ngoại trưởng Mỹ vừa bát bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền phi pháp gần 90% diện tích Biển Đông của TC, tuyên bố ủng hộ Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei và Philippines đấu tranh chống lại việc TC ỷ mạnh bức hiếp các nước để chiếm đoạt biển đảo. Tăng cường quân sự ồ ạt đe dọa TC, gọi TC là nước côn đồ. * Và dĩ nhiên căng thẳng nhất vẫn là Mỹ tố cáo TC và WHO giấu dịch cúm gây thiệt hại quá lớn về sức khỏe, sinh mạng và kinh tế cho Mỹ và thế giới. Quan hệ hai nước xuống thấp đến vậy thì việc Mỹ đóng cửa lãnh sự quán TC tại TP Houston bang Texas chẳng có gì lạ. Lạ chăng ở chỗ lãnh sự quán này gây ra vụ cháy giữa sân, cột khói lớn khiến xe cứu hỏa phải đến ứng cứu nhưng lãnh sự TC không cho vào. Người ta ngửi được mùi khét của giấy, chứng tỏ lãnh sự quán TC vội vã đốt tất cả tài liệu nhạy cảm với số lượng cực lớn, không biết liệu Mỹ có bị chậm chân để tuột con mồi ? Việc TC vội vã đốt tài liệu chứng tỏ Mỹ có lý do hết sức chính đáng để đóng cửa lãnh sự quán này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nêu lý do đóng cửa là để : "bảo vệ sở hữu trí tuệ và thông tin cá nhân của người Mỹ". Như vậy đây là ổ gián điệp chuyên ăn cắp sở hữu trí tuệ và truy bức những người Mỹ thù địch với TC? Bộ Ngoại giao Mỹ nêu cụ thể hơn : " Không dung thứ cho TQ vì các hành vi vi phạm chủ quyền và đe dọa người dân của chúng tôi. Chúng tôi cũng không dung thứ cho các hành vi thương mại không công bằng, trộm cắp việc làm của người Mỹ và các hành vi nghiêm trọng khác của TQ ". Vậy là có quá nhiều vấn đề trong tòa lãnh sự quán này. Từ trộm cắp, đe dọa những người chống lại TC... Cho đến vi phạm chủ quyền và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác... làm nhiều người nghĩ... có thể đây cũng là hang ổ tài trợ, giật dây, kích động nhóm BLM, ANTIFA v.v... Gây bạo loạn gần hai tháng qua, làm suy yếu nước Mỹ, gây bất lợi cho ông Trump trong kỳ bầu cử tổng thống đầu tháng 11 sắp tới ? Nếu đúng vậy thì hôm nay âm mưu của TC đã bị BỂ Ổ... ở Houston, và chắc không ít người Mỹ dính vào ổ này đang lo đóng bỉm... Kịch bản hay lúc này không phải là Mỹ sẽ làm gì tiếp theo, mà là TC sẽ trả đũa ra sao, liệu TC có dám làm căng khi mà có cảm giác như Mỹ không ngại TC làm căng... nếu không muốn nói là... thích TC làm căng để... Căng !  
......

Hoàng Chi Phong không đầu hàng, Lê Trí Anh không rời Hồng Kông

Y Bình| Ngày 1/7 là đánh dấu kỷ niệm 23 năm chuyển giao chủ quyền của Hồng Kông, và cũng là ngày đầu tiên thực thi Luật An ninh Quốc gia bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) áp đặt. Hiện nay móng vuốt của chủ nghĩa độc tài đã thâm nhập toàn diện vào Hồng Kông, phá hoại quyền con người, tự do và tự trị, khiến các nhà hoạt động dân chủ đứng trước nguy hiểm nghiêm trọng. Đặc biệt, Hoàng Chi Phon (Joshua Wong) và Lê Trí Anh (Jimmy Lai) được xem là nằm trong “đối tượng thanh trừng” của đợt đầu tiên. Vào ngày đầu tiên sau khi Luật An ninh Quốc gia mà ĐCSTQ áp đặt tại Hồng Kông có hiệu lực, một số lượng lớn người dân Hồng Kông vẫn tập trung cho cuộc diễu hành ngày 1/7. Cảnh sát Hồng Kông tuyên bố bắt giữ hơn 300 người. Trước khi diễu hành, người sáng lập Next Digital, ông Lê Trí Anh tuyên bố khi trả lời phỏng vấn từ truyền thông Mỹ rằng ông rất buồn vì cảm tưởng Hồng Kông đã chết sau khi lập pháp, cho biết ông không sợ phải vào tù và trở thành mục tiêu bị nhắm, ông không rời khỏi Hồng Kông và tin rằng chế độ toàn trị sẽ bị đánh bại, “Chúng tôi đứng ở bên chính nghĩa của lịch sử”. Sáng 02/7, Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) đã đăng 6 bức ảnh người Hồng Kông diễu hành trên Twitter và viết bằng tiếng Anh: “Ngày đầu tiên Luật An ninh Quốc gia có hiệu lực, người Hồng Kông sẽ không đầu hàng”. Anh cũng chia sẻ trên Facebook rằng anh sẽ không đổi tên, cũng không gỡ bỏ những chia sẻ của mình, càng không muốn tự kiểm duyệt bản thân, vì một khi nỗi sợ xâm chiếm trái tim thì rất khó để chúng ta còn được là chính mình. Lê Trí Anh: Cho dù có người thân muốn rời khỏi thì tôi vẫn sẽ ở lại Hồng Kông Trong trả lời phỏng vấn hãng tin AP vào ngày 1/7, Lê Trí Anh cho biết, năm 12 tuổi khi ông đến Hồng Kông cảm thấy Hồng Kông giống như “thiên đường”, tràn đầy hy vọng và tự do. Ông khởi nghiệp từ tay trắng, bắt đầu trong lĩnh vực may mặc, sau đó thành lập Next Digital để hỗ trợ phong trào dân chủ. Ông Lê Trí Anh nói: “Hồng Kông đã bị đàn áp toàn diện, bị thao túng hoàn toàn… rất đáng buồn, Hồng Kông đã chết (It’s sad that Hong Kong is dead).” Ông sẽ tiếp tục đấu tranh cho dân chủ, nhưng phải hành động theo một cách rất khác, tin rằng nhiều người sẽ rút lui vì Luật An ninh Quốc gia, “Chúng ta phải xem có bao nhiêu người sẵn sàng tiếp tục đấu tranh.” Ông không chia sẻ phong trào dân chủ sẽ tiếp tục như thế nào trong tương lai, chỉ cho biết rằng sẽ cần thời gian để thảo luận. Nhưng ông vẫn hy vọng rằng cuối cùng nền dân chủ sẽ trở về với Hồng Kông. “Trong thế giới ngày nay, một chế độ độc tài cực đoan như vậy không thể tồn tại … Chúng ta phải kiên trì, thời gian đứng về phía chúng ta, chúng ta ở phía bên chính nghĩa của lịch sử.” Nhà đấu tranh này cũng cho biết, hiện nay người Hồng Kông sẽ phải rất cẩn thận khi nói chuyện qua điện thoại và qua phương tiện truyền thông xã hội, bởi vì lo ngại có thể bị theo dõi, từ nay Hồng Kông sẽ không bao giờ trở lại như xưa. Ông cũng tin rằng nhiều người Hồng Kông sẽ rời đi, “Tôi không nghĩ rằng người Hồng Kông xưa nay đã quen sống trong tự do và pháp trị có thể quen được với tình trạng này.” Nhưng ông khẳng định ngay cả khi có khả năng người thân gia đình rời đi, thì bản thân sẽ ở lại Hồng Kông để tiếp tục thúc đẩy dân chủ. “Tôi không thể rời đi, vì như vậy không chỉ tôi sẽ mất danh tiếng mà Nhật báo Apple cũng sẽ mất uy tín và gây tác động xấu đối với phong trào dân chủ … Đây là trách nhiệm mà tôi phải gánh vác.” Lê Trí Anh nhấn mạnh rằng ông không sợ trở thành đối tượng của Luật An ninh Quốc gia, cũng không sợ vào tù, “Tôi lo lắng cũng vô dụng, bởi vì tôi không bao giờ biết những thủ đoạn nào chúng sẽ sử dụng đối với tôi… Tôi sẽ không lo lắng về những điều này, cứ giữ tâm thái thoải mái và làm những gì nên làm”. Hoàng Chi Phong: Người Hồng Kông sẽ không đầu hàng; quyết không muốn tự kiểm duyệt Trên Twitter hôm 2/7, Hoàng Chi Phong cho biết rằng khi Bắc Kinh phớt lờ sự phản đối xã hội và cưỡng ép thực thi Luật An ninh Quốc gia, Chính phủ Anh đã cung cấp “chiếc phao cứu sinh” quan trọng cho người dân Hồng Kông bằng cách cởi mở đơn xin quốc tịch Anh cho người Hồng Kông. Tuy nhiên, Hoàng Chi Phong nói rằng rời khỏi nơi mình sinh ra và lớn lên là cách cuối cùng của người Hồng Kông, những người Hồng Kông yêu tự do và dân chủ sẽ tiếp tục ở lại đấu tranh. Do đó, vào ngày đầu tiên của luật an ninh quốc gia có hiệu lực thì đông đảo mọi người vẫn xuống đường biểu tình. Anh cho biết theo Luật An ninh Quốc gia, người dân Hồng Kông có thể bị đưa về Đại Lục thẩm vấn, ngay cả tòa án xử lý các vụ việc liên quan cũng phải nằm trong kiểm soát của Trung ương ĐCSTQ. Anh kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý đến tình hình nhân quyền ở Hồng Kông, khẳng định “thứ luật pháp cay độc không thể giết chết tinh thần đấu tranh của chúng tôi”. Hoàng Chi Phong cũng cho biết rằng anh sẽ không thay đổi tên của mình trên Facebook, cũng sẽ không xóa bài đăng và hình ảnh trước đó, vì đó là quá trình sống và chia sẻ chân thực của anh. Anh sẽ vẫn chia sẻ các thông tin và bình luận như trước đây, sẽ không từ bỏ quan điểm và lập trường của mình, trừ khi đó là kết quả của sự nghĩ lại từ chính bản thân anh. Hoàng Chi Phong nhấn mạnh không muốn bị người khác kiểm duyệt chứ đừng nói là bị chính mình kiểm duyệt. Không phải anh hoàn toàn không lo lắng, nhưng anh không muốn lo lắng quá nhiều khiến bản thân phải luôn sống trong sợ hãi. Vì một khi nỗi sợ xâm chiếm trái tim thì rất khó để chúng ta còn được là chính mình. Chia sẻ của anh đã nhận được hưởng ứng của hàng chục ngàn người cùng vô số bình luận để lại, thể hiện cảm kích vì những nỗ lực của anh.  
......

Bóng tối phủ xuống Hong Kong

Từ Thức Quốc hội Tàu vừa thông qua luật An ninh quốc gia, khai tử chính sách “một quốc gia, hai chế độ“, bất chấp sự phản kháng, cảnh cáo của Hoa Kỳ, Anh Quốc, và Liên Hiệp Âu Châu. Theo dự định, luật sẽ được biểu quyết và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7, là ngày kỷ niệm 23 năm Anh quốc trao trả cho Tàu, 1/7/1997.   Mặc dầu sẽ thay đổi đời sống của họ, 7 triệu dân Hongkong vẫn chưa biết chi tiết nội dung của luật mới, soạn thảo vội vàng trong 6 tuần lễ, với mục đích vãn hồi trật tự, chống lại các hành động “ly khai, bạo động, khủng bố“ của “một thiểu số“.   Với luật mới, Hong Kong trở thành một tỉnh của Tàu. Bắc Kinh có toàn quyền thiết lập các cơ quan, lực lương an ninh, toà án đặc biệt và ủy ban an ninh.   Nhật Bản, Liên Hiệp Âu Châu, G7 bày tỏ sự lo ngại về hậu quả của luật này, cho đó là một tấn công vào sự tự trị và tự do của Hong Kong.   Đài Loan tuyên bố tiếp tục hỗ trợ nhân dân Hong Kong.   Ngày hôm trước, Hoa Kỳ đã quyết định hủy bỏ tất cả những ưu đãi thương mãi dành cho Hongkong.   Ngoại trưởng Anh phản đối, cho hay sẽ tuyên bố chính thức về phản ứng của Anh sau khi luật an ninh được biểu quyết.   Tập Cận Bình hành động theo đúng chiến thuật của Mao: “Hãy chọc thử bằng lưỡi lê, nếu thấy cứng thì rút ra, nếu mềm thì chọc vào“.   Những biện pháp, phản ứng của Tây Phương cho tới nay khiến Tập Cận Bình nghĩ là có thể làm mạnh.   Joshua Wong tuyên bố như vậy là “chấm dứt một Hong Kong như người ta vẫn thấy cho tới ngày nay“. Joshua Wong, Nathan Law, Agnes Chow.   Wong, cùng với 3 lãnh tụ khác của đảng Demossito, Agnes Chow, Nathan Law, và Jeffrey Ngo đã giải tán đảng này, để tránh cho đảng khỏi bị truy tố theo luật mới , nhưng họ sẽ tiếp tục tranh đấu với tư cách cá nhân, để khỏi liên lụy đến người khác.   Joshua Wong viết trên facebook: “Tôi sẽ tiếp tục bảo vệ ngôi nhà của tôi, Hongkong, cho đến khi họ bịt miệng tôi, hay loại trừ tôi khỏi trái đất này“./.   Paris 30/6  
......

Hong Kong–Rồi sẽ không còn là Hong Kong nữa!

Song Chi – RFA  Những ngày này, khi phong trào biểu tình phản đối nạn phân biệt chủng tộc, nạn sử dụng bạo lực quá đà trong một số nhân viên cảnh sát ở nước Mỹ sau cái chết của người đàn ông da đen George Floyd dưới tay viên cảnh sát da trắng Derek Chauvin ngày 25.5 đã biến thành bạo loạn ở một số nơi, đồng thời phong trào cũng lan rộng ra một số quốc gia khác, khiến cho báo chí truyền thông khắp nơi chú mục vào chuyện này, chúng ta có cảm giác thế giới chẳng mấy ai còn nhớ đến số phận của Hong Kong nữa. Trước đó, ngày 28.5 Quốc hội Trung Quốc đã thông qua Luật An Ninh Quốc gia Hong Kong với số phiếu thuận gần như tuyệt đối. Luật an ninh Hồng Kông nhằm ngăn cấm “các hành vi ly khai, lật đổ, khủng bố hoặc âm mưu với các thế lực bên ngoài can thiệp vào Hong Kong”, ngăn cấm luôn các hành vi “đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia”. Luật này cũng sẽ cho phép các cơ quan trực thuộc Bắc Kinh thiết lập cơ sở tại Hồng Kông. Tâm trạng của người Hong Kong Người Hong Kong hiểu rất rõ đây là sự kết thúc của mô hình “một quốc gia hai chế độ” mà Bắc Kinh từng cam kết khi Hong Kong được Anh giao trả lại cho Trung Cộng vào năm 1997. Chính vì vậy ngay trước ngày 28.5 và mấy ngày sau đó, đã có hàng ngàn người trẻ Hong Kong xuống đường biểu tình phản đối. Thế giới lại nhìn thấy tuổi trẻ Hong Kong bất khuất, hiên ngang, quyết không sợ chết để bảo vệ hai chữ “tự do” mà các thế hệ đi trước từng được thụ hưởng, và vì tương lai của Hong Kong. Đối với người Hong Kong, lần tranh đấu này mang ý nghĩa sinh tử vì cái vòng kim cô của Bắc Kinh ngày càng siết chặt và với Hong Kong, thế là hết. Chúng ta lại nhìn thấy những hình ảnh cảnh sát Hong Kong phun hơi cay, bắt bớ, đàn áp, song có vẻ mạnh tay hơn so với trước kia, chỉ trong ngày đầu tiên 27.5, 360 người đã bị bắt. Những hình ảnh về cuộc đấu tranh của người trẻ Hong Kong lại tràn ngập trên mạng xã hội, đặc biệt là người Việt, vốn đã có cảm tình với cuộc đấu tranh của tuổi trẻ Hong Kong từ phong trào dù vàng năm 2014 cho tới nay, và cũng vì chung một mối căm ghét đối với chế độ độc tài Trung Cộng. Những phản ứng ban đầu của thế giới Nhiều quốc gia tự do dân chủ trên thế giới đã bày tỏ sự lo ngại về tình hình Hong Kong. Ngày 28.5 ngoại trưởng các nước Anh, Úc, Canada và Hoa Kỳ đã ra thông báo chung kêu gọi chính phủ Trung Quốc hợp tác với chính phủ Hong Kong và người dân Hong Kong để tìm một giải pháp được hai bên chấp nhận, tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc theo Tuyên bố chung Trung-Anh đã nộp Liên Hiệp Quốc. Trước đó, ngay trước cả khi Bắc Kinh thông qua Luật An Ninh Quốc gia Hong Kong, ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã báo cáo với Quốc hội rằng “Hong Kong không còn đủ tự trị đối với Trung Quốc căn cứ theo các dữ kiện thực tế”. Và điều đó mở đường cho ngày 30.5, Tổng Thống Donald Trump đã ra lệnh cho chính quyền của ông bắt đầu tiến trình bãi bỏ quy chế đặc biệt của Mỹ dành cho Hong Kong, theo đạo luật chính sách Hoa Kỳ-Hồng Kông năm 1992, và vẫn tiếp tục sau khi Hong Kong được giao trả về cho Trung Quốc. Sau một ngày chứng kiến người Hong Kong bị đàn áp dữ dội, bà Thái Anh Văn, ngày 28.5 Tổng thống Đài Loan đăng trên Twitter cá nhân rằng bà đã yêu cầu nhân viên điều hành lập kế hoạch hành động hỗ trợ nhân đạo cho các công dân Hong Kong trong đó đưa ra các kế hoạch rõ ràng, đầy đủ về nơi cư trú, vị trí, việc làm và cuộc sống của họ ở Đài Loan càng sớm càng tốt. Bà cũng khẳng định mọi cam kết hỗ trợ người dân Hong Kong của Đài Loan sẽ không bao giờ thay đổi. Ngoại trưởng Anh ngày 28-5 tuyên bố Anh sẽ nâng quyền lợi cho người Hong Kong sở hữu hộ chiếu hải ngoại (BNO), mở đường cho việc xin nhập tịch Anh, nếu Trung Quốc không từ bỏ dự luật an ninh quốc gia mới. Nhưng đối với người Hong Kong, liệu họ có sung sướng gì khi phải nghĩ đến biện pháp bỏ nước ra đi, làm dân lưu vong, như hàng triệu ngưởi miền Nam Việt Nam sau khi Sài Gòn sụp đổ? Không, họ chắc chắn khao khát ở lại, đấu tranh cho tương lai của Hong Kong và thà chết còn hơn. Câu hỏi là những ngày tới liệu các nước có thể làm được gì hơn? Một số biện pháp trả đũa về kinh tế có thể sẽ được các nước cân nhắc tiến hành, nhưng còn những gì mạnh hơn nữa, e rằng khó có thể. Bởi Trung Cộng bây giờ không phải là Trung Cộng trước đây, của thời kỳ Thiên An Môn để thế giới dễ dàng cấm vận và khiến nền kinh tế của Trung Quốc lao đao. Trung Cộng bây giờ mạnh hơn, nhiều tiền hơn và có mối quan hệ làm ăn khắp thế giới đủ khiến cho bất cứ sự trừng phạt nào đối với nước này cũng sẽ làm cho chính nước áp lệnh trừng phạt và các nước khác bị ảnh hưởng. Thế giới bây giờ cũng đã khác. Nước Mỹ đưới thời Trump đang dần dần rút lui khỏi vai trò lãnh đạo khối tự do, quan hệ giữa Mỹ và các nước đồng minh lâu đời cũng lỏng lẻo hơn. Riêng đối với nước Mỹ, bất chấp sự căng thẳng trong mối quan hệ Mỹ-Trung thời gian gần đây, Mỹ khó có nhiều lá bài để trừng phạt Trung Quốc về vụ Hong Kong. Nếu Mỹ bỏ những quy chế ưu đãi đặc biệt cho Hong Kong, thì cũng sẽ gây ảnh hưởng đến cả ngàn công ty Hoa Kỳ, đặc biệt là gần như mọi công ty tài chính lớn, đang hoạt động tại Hong Kong, cho đến thương mại song phương giữa Hong Kong và Hoa Kỳ. Về lâu về dài thì bị thiệt thòi nhất lại chính là Hong Kong và người Hong Kong, khi lãnh thổ này không còn là một vùng đất riêng biệt đối với đại lục, một trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, mà sẽ trở thành một thành phố loại trung bình của Trung Quốc. Trung Cộng và những chiến lược đường dài Cho đến bây giờ, không biết Mỹ và thế giới đã kịp nhận ra Trung Cộng là một đối thủ có tầm nhìn xa, tham vọng lớn và biết cách tính toán từng bước đi trên bàn cờ chính trị thế giới? Năm 1997, khi Hong Kong được Anh giao trả lại cho Trung quốc, đây quả là một món quà quý báu cho Bắc Kinh. Trung Cộng cần Hong Kong, nhờ nhiều thập kỷ có một nền kinh tế mở và một chế độ pháp trị, để học hỏi về cung cách, hệ thống làm ăn, Hong Kong là cầu nối để Trung Cộng thu hút đầu tư ngoại quốc, là cửa ngõ để Trung Quốc vươn ra thế giới…Nhưng sau 23 năm, Bắc Kinh đã kịp chuẩn bị những trung tâm kinh tế-tài chính mới như Thượng Hải, Thẩm Quyến và nếu Hong Kong có mất đi vị thế của mình, thì sự mất mát ấy cũng không phải quá nặng nề với Bắc Kinh như trước nữa. Với tham vọng vươn lên vị thế cường quốc hàng đầu, thậm chí thay thế Mỹ trong tương lai, các thế hệ lãnh đạo của Trung Cộng nối tiếp nhau thực hiện con đường đã vạch sẵn, và bây giờ với Tập Cận Bình, việc có thể tại vị cho tới chết cho phép họ Tập có thể ung dung hoạch định chiến lược đường dài cho Trung Quốc. Ngược lại, chính sách đối nội-đối ngoại của mỗi đời Tổng Thống Hoa Kỳ đều ít nhiều bị ảnh hưởng bởi giới hạn nhiệm kỳ, sức ép từ lá phiếu bầu cử, chưa kể có những trường hợp Tổng Thống kế vị đảo ngược hầu hết mọi chính sách của người tiền nhiệm, điều mà Trump đã và đang làm đối với Obama. Cho nên việc Hoa Kỳ có thể rắn đến đâu với Trung Cộng trong vụ Hong Kong còn tùy. Dẫu sao, số phận Hong Kong coi như đã xong. Nếu nước Mỹ không học được bài học, nhanh chóng đoàn kết trong nước, đoàn kết với các đồng minh, từ bỏ chính sách America First, lấy lại uy tín, sức mạnh mềm, vai trò lãnh đạo trên thế giới của mình và nhanh chóng xoay trục về châu Á thì chỉ 5 năm nữa thôi là Tàu kiểm soát toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vươn tay tới Đài Loan và VN cũng nên coi chừng! Người Việt nhìn vào Hong Kong, Đài Loan để thấy gì? Cùng là những dân tộc có mối ác cảm nặng nề và sự cảnh giác cao đối với nhà cầm quyền Trung Cộng, người Việt nhìn vào người Hong Kong, người Đài Loan và thấy gì? Đó là tự do phải do chính mình tạo dựng nên (như người Đài Loan) và số phận của Hong Kong là thêm một lời nhắc nhở về bản chất không bao giờ thay đổi của Bắc Kinh. Không trông chờ vào ai, vận mệnh của VN chỉ có thể được giải quyết bằng chính người VN. Không tin cậy cũng không dính líu quá sâu với Trung Cộng. Cả thế giới hiện nay đang dần nhận ra bản chất dối trá, phi nhân cùng sự lợi bất cập hại khi quan hệ làm ăn với Bắc Kinh, ngay cả người Hong Kong, người Đài Loan còn không muốn “trở về” với đại lục, hà cớ gì VN lại cứ tiếp tục tự nguyện chui đầu vào cái vòng kim cô của Bắc Kinh, không những thế lại còn tiếp tục mở rộng cửa rước Trung Cộng vào qua hình thức khu kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Kiên Giang (Phú Quốc) mới đây? “Nếu bạn muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh” (Si vis pacem, para bellum, câu tục ngữ tiếng Latin ấy vẫn chưa hề cũ). songchi’s blog  
......

Bảo nổi lên rồi?

Nguyen Khan| Hôm qua, 27/5/2020, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tuyên bố thu hồi quy chế đặc biệt cho Hongkong vài giờ sau khi QH TC (Trung Cộng) thông qua dự luật an ninh Hongkong, là dự luật bị chỉ trích vi phạm thỏa thuận Trung - Anh về quy chế một quốc gia hai chế độ dành cho Hongkong trong 50 năm tính từ lúc Anh trao trả Hongkong cho TC. Từ năm ngoái đến nay, những cuộc biểu tình dai dẳng của nhân dân Hongkong đã làm cho chế độ độc tài man rợ TC tức giận, có lúc tưởng những tên đồ tể cầm đầu Trung Nam Hải đã tắm máu nhân dân Hongkong như đã từng khát máu ở Thiên An Môn hồi 4/6/1989. May là khi ấy đám ác quỷ Bắc Kinh còn hi vọng tìm được một giải pháp tốt hơn với Mỹ và thế giới để tiếp tục dùng thủ đoạn trộm cắp, lọc lừa, gian manh, xảo trá... trục lợi như đã từng làm thế khi gia nhập WTO, giúp TC đi tắt đón đầu trở thành cường quốc thứ hai trên thế giới, nhờ đó tổng thống Mỹ Donald Trump mới có thể can thiệp ngăn con quỷ khát máu Bắc Kinh tắm máu Hongkong lúc ấy. Nhưng nay thời thế đã khác, TC đã nhận ra Ông Trump đang dần dần bao vây TC từ nhiều hướng, nhiều phương cách và nhiều lãnh vực để thực hiện điều Ông Trump lên án CNXH trước Đại Hội đồng LHQ mà ai cũng biết tổng thống Mỹ ám chỉ nước nào. Hơn nữa, những bước đi của Ông Trump tuy khác Reagan vì TC khác Liên Xô, song mục đích giật sập cuồng vọng của TC truyền bá CNXH mang màu sắc Trung Quốc mà Ông Tập đã không ít lần huênh hoang khoe mẽ... Lại giống i chang... Thật ra Tập Cận Bình đã nhận ra giới hạn của TC trong cuộc thương chiến, nếu nhượng bộ thương mại với Mỹ thì TC khó lòng ngóc đầu lên, Nhưng nếu không nhượng bộ thì TC còn thê thảm hơn. Đó là lý do trước khi TC ký thỏa hiệp thương mại giai đoạn một với Mỹ để câu giờ, Ông Tập Cận Bình đã lên chiến khu Giang Tây để hiệu triệu toàn dân TC chuẩn bị trường chinh vạn lý chống lại Washington, xem đó như cẩm nang đối đầu vững chắc với Mỹ. Nhờ con virus cúm Tàu mà nhiều người nghi ngờ do TC tạo ra để đè bẹp Mỹ và các đồng minh phương tây của Mỹ, giúp TC thoát được ma trận bủa vây của Ông Trump, qua đó TC có thể chuyển bại thành thắng, giấc mơ Trung Hoa sẽ sớm thành công. Song có vẻ như việc TC lợi đụng dịch cúm để gia tăng tuyên truyền gây ảnh hưởng toàn cầu, chống Mỹ và lôi kéo cộng đồng quốc tế chống Mỹ, không chỉ không có tác dụng mà còn gây phản ứng ngược khi hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quay lưng với TC. TC cũng hiểu một khi gã khổng lồ như Mỹ bị tổn thương, hiện tại vẫn đang bị virus Vũ Hán tiếp tục gây thương đau tan nát về sinh mạng và kinh tế, thì sẽ trở nên nguy hiểm khó lường. TC thừa hiểu Mỹ phải tìm cho ra một cái tên, một lý do để trút giận cho hạ hỏa. Và hiểu rằng việc thông qua dự luật an ninh Hongkong chẳng khác giọt nước tràn ly tạo cớ cho gã khổng lồ trút giận. Song Ông Tập Cận Bình cũng cần một lý do đủ nóng để làm tan chảy những bất đồng trong nội bộ đang râm ran chống lại những yếu kém của ông đã xô đẩy TC vào tình huống xấu nhất, có thể bị cộng đồng quốc tế quay lưng cô lập, khiến bao nhiêu năm bươn chải xây dựng hình ảnh tốt đẹp của TC trong các mối quan hệ quốc tế có thể tan thành mây khói, và hiện Ông Tập đang chuẩn bị những phương án đối phó với tình huống xấu nhất đó. Bởi Mỹ và các nước tự do khác đã, đang và sẽ rút các doanh nghiệp khỏi TC, và khi các nước rút hết vốn FDI thì TC sẽ chỏng chơ chợ chiều, và hiện một phong trào tạm gọi là thoát Trung do Australia và Anh khởi sướng đang được cộng đồng quốc tế thiện cảm, thì không trước cũng sau TC sẽ bị cộng đồng quốc tế xa lánh. Đó là lý do tờ Hoàn Cầu thời báo nói huỵch toẹt như dân chợ búa, rằng Mỹ có dám mang quân đến Hongkong không, nếu không dám mang quân đến thì việc hũy bỏ đặc quyền kinh tế cho Hongkong, thậm chí cấm vận... Cũng chỉ là những chuyện ruồi bu, nhằm nhò gì ba cái chuyện lẻ tẻ. Bao nhiêu năm Mỹ cấm vận Bắc Hàn có làm được gì Bắc Hàn? Tiếc là Hoàn Cầu thời báo quên rằng Ronald Reagan chỉ gián tiếp tạo bối cảnh, người giật sập Liên Xô, Đông Âu và Mông Cổ là nhân dân các nước ấy chứ không phải do quân đội Mỹ giật sập. Có vẻ như tờ Hoàn Cầu thời báo đã phản ánh đúng quan điểm của Tập Cận Bình, đã được thể hiện khi hiệu triệu Trường Chinh vạn lý ở Giang Tây năm ngoái, và mới đây đã tuyên bố chuẩn bị tình huống xấu nhất cho TC sắp tới, là sẳng sàng các phương án đối phó với tình huống bị cộng đồng quốc tế cô lập. Tóm lại, việc QH TC thông qua luật an ninh Hongkong trong thời điểm nhạy cảm này, vô hình chung tạo nên tâm bão, khiến niềm tin Trung Mỹ xuống thấp nhất. Và một khi niềm tin không còn, thì chuyện giông sét và bão tố xảy ra cũng không có gì là lạ. Nếu có lạ hay chăng là Việt Nam, một nước sát sườn tâm bão, lại có mối khắng khít với cả hai nước ấy, liệu có giữ được bão tố để yên lành?  
......

Điểm nóng Hong Kong trong xung đột Mỹ-Trung

Lý Thái Hùng Bất chấp mọi sự phản đối của người dân Hong Kong và hơn 200 chính trị gia, trí thức tại Hoa Kỳ và Âu Châu, Quốc Hội Trung Cộng vẫn biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc soạn thảo Luật An Ninh Quốc Gia áp dụng cho Hong Kong vào ngày 28 tháng Năm, 2020 với kết quả 2878 phiếu thuận, 1 phiếu chống và 6 phiếu trắng. Kết quả này cũng cho thấy là Bắc Kinh đã bất chấp lời đe dọa của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, ông Pompeo, đã nói với Quốc Hội Hoa Kỳ trước đó một ngày, hôm 27 tháng Năm rằng nếu luật này thông qua coi như quy chế tự trị của Hong Kong chấm dứt và Hoa Kỳ phải rút lại mọi quy chế ưu đãi dành cho Hong Kong. Nói cách khác, việc Bắc Kinh ban hành Luật An Ninh Hong Kong không chỉ làm thay đổi cục diện Hong Kong mà còn khiến cho những xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày một leo thang. Thứ nhất, Bắc Kinh đã mất hết kiên nhẫn trước những cuộc biểu tình xảy ra hàng năm tại Hong Kong. Sau những cuộc biểu tình chống đối Dự Luật Dẫn Độ – có lúc huy động lên đến 2 triệu người tham gia, kéo dài từ tháng Ba đến tháng Chín, 2019 – đã không những chỉ làm tê liệt các sinh hoạt tại Hong Kong, mà còn làm cho uy tín lãnh đạo của Tập Cận Bình bị ảnh hưởng trầm trọng. Cuộc đấu tranh chống Dự Luật Dẫn Độ đã đưa đến thắng lợi bất ngờ của phe dân chủ Hong Kong trong cuộc bầu cử Hội Đồng cấp quận vào tháng Mười Một, 2019, và ngay cả bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), người chủ trương “độc lập Đài Loan,” cũng đã thắng lớn trong cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ 2 vào tháng Giêng, 2020. Những biến chuyển này đã khiến cho Tập Cận Bình thấy rằng nếu không có biện pháp mạnh thì có thể mất ảnh hưởng lên hai vùng đất Hong Kong và Đài Loan. Thứ hai, Hoa Thịnh Đốn thấy rõ Hong Kong và Đài Loan là hai tử huyệt của phe chủ chiến tại Bắc Kinh. Tập Cận Bình tung ra hai chính sách “một vành đai – một con đường” và “made in China 2025” không chỉ nhằm thực hiện “Trung Hoa Mộng,” mà còn có một chủ đích khác là bao vây và loại dần ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Mỹ đã nhận ra nguy cơ trổi dậy này của Trung Quốc, và cả hai chính đảng Hoa Kỳ đều đã lên tiếng cũng như có các đối sách để ngăn chặn tham vọng này của Bắc Kinh, khởi đi từ chính sách “xoay trục” về Châu Á của Tổng Thống Barack Obama. Cuộc chiến áp thuế mà Hoa Kỳ đã áp dụng với Trung Cộng từ hai năm qua, theo tuyên bố của Tổng Thống Donald Trump, là vì chính sách buôn bán không công bằng của Trung Cộng khiến Hoa Kỳ bị thâm thủng mậu dịch nhiều trăm tỷ Mỹ Kim hàng năm, nhưng hẳn cũng ngầm hạn chế tham vọng bá chủ của Trung Quốc. Chính sách áp thuế tuy có làm cho Tập Cận Bình liểng xiểng, nhưng cũng đã làm cho Hoa Kỳ bị tổn thương không ít. Vì thế, việc giúp cho Đài Loan mở rộng tư thế quốc gia độc lập và nuôi dưỡng sự lớn mạnh của phe dân chủ Hong Kong chính là làm cho nội lực bên trong Trung Cộng bị phân hóa, hoặc ít ra là họ Tập phải từ bỏ mộng “thống nhất” hai vùng lãnh thổ này bằng mọi giá. Quan tâm của người dân Hong Kong nói chung và nhất là những doanh nhân, các nhà hoạt động xã hội về những đợt truy lùng, bắt bớ dữ dội sẽ xảy ra một khi Luật An Ninh Quốc Gia được ban hành vào tháng Bảy, hoặc tháng Tám tới đây, đã được thể hiện rõ rệt. Ngay từ lúc Quốc Hội Trung Cộng dự tính mang Dự Luật An Ninh Quốc Gia ra thảo luận hồi tháng Hai, 2020, các nhà đầu tư ở Hong Kong đã rục rịch bán cổ phiếu hàng loạt, và trên mạng Google số người Hong Kong vào tìm hiểu các luật lệ di cư sang những quốc gia tăng vọt. Tháng Mười Một, 2019, lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo Luật Bảo Vệ Dân Chủ và Nhân Quyền Hong Kong (Hong Kong Human Rights and Democracy Act), và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có nhiệm vụ báo cáo diễn tiến tình hình tôn trọng dân chủ và nhân quyền cho Quốc hội để dựa trên đó gia hạn các quy chế ưu đãi cho đặc khu này. Ngoài ra, một ngày trước khi Quốc Hội Trung Cộng thông qua Nghị quyết về Dự Luật An Ninh Hong Kong vào ngày 28 tháng Năm, tại Hoa Thịnh Đốn, Hạ Viện Hoa Kỳ, hôm 27 tháng Năm, đã bỏ phiếu 413-1 ủng hộ dự luật xử phạt các quan chức Trung Cộng dính đến những vụ trấn áp người Duy Ngô Nhĩ và các sắc tộc khác ở vùng Tây Bắc Tân Cương, nơi có hơn 1 triệu cư dân đang bị giam trong các trại tập trung cải tạo. Ba văn bản về Hong Kong của Hạ Viện Mỹ nói gì? Dự luật gây sức ép với Trung Quốc về người Duy Ngô Nhĩ được thông qua, chờ TT Trump ban hành Hai đạo luật này được ví như đôi song kiếm để kềm chế những hành động bạo lực của Tập Cận Bình đối với Hong Kong và Đài Loan. Nhưng việc họ Tập vẫn lấn tới, bất chấp những đe dọa của Ngoại Trưởng Pompeo và cả Tổng Thống Donald Trump, sẵn sàng dùng biện pháp mạnh như hăm dọa tấn công vũ lực để tái chiếm Đại Loan và dùng Luật An Ninh Quốc Gia để khống chế phe dân chủ tại Hong Kong cho thấy là họ Tập cũng nhìn ra những giới hạn của Hoa Kỳ. Đó là hiện có hơn 1200 công ty Hoa Kỳ đang đặt bản doanh tại Hong Kong để làm ăn với Trung Cộng. Nói cách khác, tùy theo mức độ trừng phạt từ phía Hoa Kỳ, các công ty Mỹ sẽ phải đối mặt với một số điều kiện kinh doanh khắc nghiệt hơn, kể cả việc phải di dời nhà máy đi nơi khác để an tâm làm ăn. Về phía Trung Quốc, chắc chắn là những thiệt hại kinh tế sẽ xảy ra khi nguồn hàng hóa xuất cảng sang Hoa Kỳ bị khựng lại, và vai trò quan trọng của Hong Kong – trung tâm tài chánh thế giới – chắc chắn là bị suy giảm và mất dần ảnh hưởng. Nhưng nếu đặt Hong Kong trên tầm chiến lược chung tại Á Châu, Bắc Kinh rõ ràng là đã sẵn sàng hy sinh “trung tâm tài chánh nhất nhì thế giới” để đối lấy sự kiểm soát chặt chẽ, hầu ngăn chặn những khủng hoảng chính trị do phe dân chủ Hong Kong tạo ra làm soi mòn uy tín chính trị của chính quyền trung ương ở Bắc Kinh. Ngược lại, đối với thế giới tự do, mất điểm tựa Hong Kong là không chỉ mất đi một trung tâm kinh tế phồn vinh nhất Á Châu, mà còn làm suy yếu thế đấu tranh giành độc lập của người Đài Loan và sự phấn khởi trong thế liên kết của các dân tộc Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, Việt Nam, để chống lại tập đoàn lãnh đạo tại Bắc Kinh và tay sai. Nói tóm lại, thế giới hậu COVID-19 đã và đang có những thay đổi sâu sắc đến từ cuộc đối đầu leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trong đó, Hong Kong được coi là điểm nóng đầu tiên để xác định sức mạnh của phe thắng cuộc trong việc định hình và thay đổi trật tự Á Châu nói riêng và toàn cầu nói chung. Hơn bao giờ hết, thế giới tự do phải chung sức liên kết trong mục tiêu chung là ngăn chặn sự trỗi dậy của con Rồng Đỏ đầy tham vọng, và các dân tộc đang nằm trong vòng kềm tỏa, chi phối của nó cần phải tham gia chiến tuyến này để tự giải phóng mình khỏi nanh vuốt của Bắc Kinh và bè lũ tay sai. Lý Thái Hùng https://viettan.org/diem-nong-hong-kong-trong-xung-dot-my-trung/  
......

Dân Hong Kong đáng hãnh diện

Ngô Nhân Dụng - Người Việt| Giới lãnh đạo Bắc Kinh mới nhận hai cú “tát tai.” Tuần trước, Quốc Hội Mỹ biểu quyết hai dự luật dọa trừng phạt Trung Cộng nếu đụng tới dân Hong Kong. Ngày Chủ Nhật [24 tháng Mười Một, 2019, BBT], các nhà chính trị được Bắc Kinh ủng hộ đều bị dân Hong Kong tẩy chay trong cuộc bầu cử cấp thị xã. Trước khi ký đạo luật “Nhân Quyền và Dân Chủ Hong Kong” (Hong Kong Human Rights and Democracy Act) Tổng Thống Donald Trump tỏ ra biết lo cho thị trường chứng khoán. Ông ký đạo luật này vào chiều Thứ Tư, sau khi thị trường New York đóng cửa qua cả ngày hôm sau, khi dân Mỹ sẽ nghỉ lễ Tạ Ơn, Thanksgiving. Ông Trump cẩn thận tính rằng nếu giới đầu tư có phản ứng gì với đạo luật thì họ sẽ đợi qua ngày Thứ Sáu mới biểu lộ, trên giá cổ phiếu trên thị trường. Tại sao phải lo giới đầu tư sẽ phản ứng? Vì lo cuộc chiến tranh mậu dịch Mỹ-Trung sẽ không xuống thang mà có thể căng thẳng hơn. Bắc Kinh sẽ tức giận. Họ có thể trả đũa. Cứ như thế, không biết đến bao giờ cuộc chiến mới nguôi, kinh tế cả thế giới sẽ trì trệ. Ngày Thứ Sáu, các chỉ số thị trường New York không thay đổi đáng kể và số người mua, bán rất thưa thớt. Giới đầu tư trong thị trường chứng khoán đã đoán trước các tình huống và đã phản ứng ngay trước khi ông Trump đặt bút ký. Dân mua bán cổ phiếu đang lo chuyện khác. Họ chờ coi người tiêu thụ “sắm Tết” thế nào trong ngày “Thứ Sáu Đen!” Họ căn cứ vào đó để tiên đoán hàng bán lẻ từ nay cho đến cuối năm còn vững không. Giới tiêu thụ ở Mỹ sẽ quyết định thị trường lên xuống, chớ không phải đạo luật Hong Kong. Dù sao, Tổng Thống Trump cũng biết trước Bắc Kinh sẽ phản đối mạnh mẽ, nên ông rất gượng nhẹ khi ông đặt bút ký. Ông bày tỏ “lòng kính trọng” đối với Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, và với dân Hong Kong. Ông còn trách cả hai đảng trong quốc hội đã “chen chân” vào công việc ngoại giao, đáng lẽ để cho ông tổng thống một mình lo cũng được. Tức là Quốc Hội đã can thiệp vào quyền hành của tổng thống! Những lời ông Trump nói hẳn làm Tập Cận Bình mát ruột. Trump cho Tập thấy rõ mình cũng bị bó tay. Nếu ông Trump không chịu ký thì hai viện Quốc Hội cũng đủ số phiếu để hoàn thành đạo luật. Mặt khác, ông Trump cũng bắn tin cho ông Tập hiểu rằng Quốc Hội làm luật gì thì làm, ông ký cứ ký, nhưng việc áp dụng đạo luật nằm trong tay ông. Ông tổng thống có thể nặng tay hay nhẹ tay, tích cực thi hành, hay khoan dung hòa hưỡn, đó là quyền của ông! Nghĩa là, nếu ông Tập “biết điều” bảo dân Tàu mua nhiều đậu nành và thịt heo của Mỹ hơn để ăn Tết thì việc thi hành đạo luật Hong Kong cũng sẽ nhẩn nha, thơ thới! Thực ra đạo Luật “Nhân Quyền và Dân Chủ Hong Kong” cũng không cần thiết lắm. Quốc Hội Mỹ biểu quyết đạo luật này để bày tỏ một thái độ chính trị hơn là ban hành một chính sách ngoại giao. Bởi vì nước Mỹ hiện đã có sẵn những đạo luật có thể áp dụng nếu cần để trừng phạt các quan chức Trung Cộng và Hong Kong nếu họ vi phạm quyền làm người và các quyền tự do dân chủ của dân Hong Kong. Đạo luật mới cũng không cần gấp đến thế. Vì cho tới nay chính quyền Hương Cảng vẫn tôn trọng những quyền tự do ghi trong đạo Luật Căn Bản, hiến pháp thu nhỏ của Hong Kong. Trung Cộng cũng không tỏ ra muốn vi phạm các quyền mà dân Hong Kong đã được hưởng từ thời còn là thuộc địa Anh. Những người biểu tình trước đây đã tấn công mặt tiền những ngôi nhà trụ sở của chính quyền trung ương Bắc Kinh. Dân bày tỏ thái độ phản đối không chào cờ Trung Cộng. Các lãnh tụ sinh viên đã qua Quốc Hội Mỹ công khai đả kích chính quyền Trung Cộng. Đặc biệt, họ phất cờ Mỹ và mang hình “Võ sĩ Quyền Anh Donald Trump” để hoan hô một đạo luật rõ ràng nhằm chống chính quyền Trung Cộng và Hong Kong. Dân Hong Kong mới được trao Giải John McCain về Lãnh Đạo và Phục Vụ (John McCain Prize for Leadership in Public Service). Một nghị viên thành phố và một nhà tranh đấu sẽ đại diện cho cả thành phố, qua Mỹ lãnh giải. Dân chúng sống trong lục địa Trung Quốc không thể nào hành động tự do như vậy. Dân Hong Kong dám làm, không sợ hãi. Quyền tự do của họ vẫn còn. Bắc Kinh không dám cướp đoạt những quyền tự do kinh tế, tự do cư trú, tự do ngôn luận, tự do hội họp, vân vân, mà người Anh đã cho dân Hong Kong hưởng. Bởi vì Trung Cộng biết rằng không thể nào cướp các quyền đó mà không gây các phản ứng dữ dội, của dân chúng Hong Kong cũng như của cả thế giới. Các phản ứng đó sẽ làm cho kinh tế Hong Kong suy sụp. Kinh tế Trung Quốc cũng không thoát nạn. Và nó trái ngược với chủ trương của Bắc Kinh đang muốn ve vãn các nước Á Đông với bộ mặt hiền lành, nhất là để dụ dỗ dân Đài Loan. Như vậy thì việc ban hành Đạo Luật Nhân Quyền và Dân Chủ Hong Kong chỉ có ảnh hưởng tượng trưng nhiều hơn là thực tế. Việc Bắc Kinh lên tiếng cực lực đả kích đạo luật này cũng vậy. Tập Cận Bình bắt buộc phải phản đối và tuyên bố trả đũa nhưng không thể không làm gì cả sau khi bị cú “tát tai” của Quốc Hội Mỹ. Hành động duy nhất mà Trung Cộng có thể làm là hoãn cuộc thương thuyết ngưng chiến một thời gian, chắc không lâu quá ba tháng. Tập Cận Bình cũng cần một cuộc ngưng chiến mậu dịch, không khác Donald Trump. Nhưng với cú tát tai vừa rồi, Bắc Kinh không thể ký kết ngay cái gì với Mỹ. Thay vì ký một thỏa hiệp vào cuối Tháng Mười Một, 2019, thì họ sẽ hoãn tới đầu năm 2020. Khi đó, mọi người đang mải ăn Tết và không mấy ai còn nhớ đạo luật Hong Kong nữa! Một đạo luật mà không ai thấy đem ra thi hành, vì chẳng có duyên cớ nào để thi hành, thì rất dễ chìm vào quên lãng. Nhưng những thắng lợi bầu cử ngày Chúa Nhựt vừa qua của dân Hong Kong thì sẽ còn ghi mãi trong trí nhớ người dân cũng như chính quyền Trung Cộng. Dân Hong Kong đáng hãnh diện về kết quả cuộc bỏ phiếu này. XEM THÊM: Sự im lặng long trời lở đất Cuộc bầu cử cấp thị xã xưa nay chỉ có vài ba chục phần trăm cử tri đi bỏ phiếu; nhưng lần này dân chúng đã nô nức đi để bày tỏ thái độ, nâng tỷ số lên 70%. Những ứng cử viên tham gia phong trào chống chính quyền, tức là chống Trung Cộng, đã chiếm được 17 trong số 18 hội đồng thị xã. Phe thân Bắc Kinh đại bại. Đây mới thật là một cái tát mạnh vào mặt chính quyền Hong Kong và những người đứng sau lưng họ ở Bắc Kinh. Tháng Chín sang năm, cuộc bầu cử Hội Đồng Lập Pháp (Legco) đặc khu Hong Kong chắc cũng sẽ đưa đến kết quả tương tự. Đây là lúc bà Carrie Lam Cheng Yuet-ngor (Lâm Quách Nguyệt Nga), có thể tuyên bố từ chức. Chính bà đã công nhận kết quả cuộc bỏ phiếu vừa qua phản ảnh đúng lòng dân. Những người chống lại bà vừa mới được toàn thể dân Hong Kong nhiệt liệt ủng hộ; bà có lý do chính đáng để rút lui, dần dần sẽ qua nước Anh sống quãng đời về hưu an nhàn! Ngô Nhân Dụng Nguồn: Người Việt Dân Hong Kong làm thế giới ngạc nhiên Hong Kong: Sự kỳ diệu của con số hai triệu Chúng ta chờ ai đây  
......

Sự im lặng long trời lở đất

Vu Kim Hanh| Các số liệu thì mọi người đã đọc hết rồi. Đọc CNN có một bài phân tích rất dài về chiều sâu của cuộc bầu cử hôm qua ở Hongkong. Xin lược tóm… …Đó là sự trừng trị cay nghiệt đối với chính quyền thành phố, thể hiện chiều sâu căm giận và sức mạnh thực sự của dân Hongkong. Một ngày bình tĩnh nhất sau 5 tháng, người Hongkong không muốn xuống đường, biểu tình. Họ tham gia, bảo vệ cuộc bầu cử. Theo RTHK của đài truyền hình công cộng, các ứng cử viên phe đối lập đã chiếm gần 90% tổng số ghế dân cử. Mới hôm thứ bảy, tất cả 18 quận đều do các đảng thân Bắc Kinh kiểm soát. Sau ngày chủ nhật là đảo lộn hoàn toàn. Người Hongkong cho thấy, họ là những công dân có kỷ luật nhất và ai vì họ mà đấu tranh đều được thưởng bằng lá phiếu tín nhiệm đanh thép. Bầu cử cấp quận thôi nhưng là một cuộc trưng cầu dân ý trên thực tế. …Trong nhiều tháng nay, chính phủ đã từ chối mọi cuộc dàn xếp chính trị, khăng khăng biểu tình là một vấn đề luật pháp và cần đưa lực lượng cảnh sát để kiểm soát trật tự. Chính phủ Hongkong nói, đa số thầm lặng, rất bất bình bọn biểu tình làm kinh tế suy sụp. Thì đây, hãy xem dịp may để họ bày tỏ bất bình bằng bầu cử. Tuy nhiên, “đa số im lặng” của các cử tri chống biểu tình đã không xuất hiện vào Chủ nhật, mà một sự thật long trời lở đất được họ bày tỏ. Bây giờ, một số đại diện đắc cử đã nhắc lại năm yêu cầu. Đó là: Bỏ hẳn dự luật dẫn độ; Khởi động một cuộc điều tra độc lập về các cáo buộc sự tàn bạo của cảnh sát; Rút lại cáo buộc cuộc biểu tình vào ngày 12 tháng 6 là một “cuộc bạo loạn”; Trả tự do cho người biểu tình bị bắt; Và lập lại quyền bầu cử phổ quát cho người Hongkong. Joseph Cheng, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Thành phố Hồng Kông, cho biết: “Phải có một quá trình hòa giải, một cuộc đối thoại với phong trào dân chủ, nếu không, những người biểu tình lại sẽ xuống đường và đụng độ với cảnh sát, v.v.”. Phong trào đòi quyền bầu cử phổ quát đã bị đình trệ kể từ năm 2014. Lời kêu gọi này ít được chú ý nhất trong 5 yêu cầu, nhưng đây cũng là yêu cầu duy nhất người Hongkong tìm cách đạt được thay đổi cơ bản. Bây giờ các cử tri đã chỉ ra không chỉ chiều sâu của sự bất mãn, mà cả sức mạnh của họ. Và yêu cầu thứ 5 về quyền bầu cử có thể là điều duy nhất chỉ được thỏa mãn khi đại tu toàn bộ hệ thống. CÂU CHUYỆN VỀ MỘT NGƯỜI THẤT BẠI Một trong những mất mát lớn nhất cho phe thân Bắc Kinh là sự thất bại của Junius Ho, ông bị đá văng khỏi cái ghế Hội đồng lập pháp Hongkong, khiến ông phải thốt lên rằng “trời và đất đã bị đảo lộn”. Ông Junius Ho. Ảnh: internet Người Hongkong còn nhớ, năm 2017, Junius Ho kêu gọi hãy “giết hết bọn biểu tình, không thương xót”. Và trước tình hình biểu tình gần đây, nhiều lần ông lên tiếng ủng hộ đàn áp của cảnh sát. Vào tháng 7, ông được trông thấy bắt tay với một nhóm người mặc áo trắng sau đó, chúng tấn công người biểu tình ở trạm tàu điện. Nhiều báo đã đưa các hình ảnh người Hongkong “tỏ thái độ” với kẻ bưng bô chiếu trên nhất, rất lý thú, mời bạn xem ảnh. Ứng cử viên Đảng Dân chủ Andrew Chiu đi bầu (ông bị cắn đứt tai hôm biểu tình trước). Ảnh: internet  
......

Viết cho một dân tộc không cúi đầu.

Chiêu Anh Nguyễn| Những máu lửa Những cay đắng Của Hongkong tuổi trẻ Chúng ta phải rơi lệ Cho chính con cháu chúng ta chứ không có quyền khóc thương cho họ   Sự bất khuất thành tượng đài giữa lòng thế giới Một Hongkong ngạo nghễ bước ra Tuổi đôi mươi Họ đi trên niềm tin và tự hào một Hongkong hiên ngang Chỉ chúng ta mới phải cúi đầu Thương khóc cho tổ quốc ngày mai . Như Jesu đã nói “ Đừng khóc cho ta, hãy khóc cho con cháu các ngươi sau này “ Tuổi Trẻ đầm lầy dục vọng đáng thương đang ở đây Không phải ngoài kia. Nơi ấy, Họ đang sống và tự hào biết mấy .. Ngưỡng mộ những vết thương máu chảy Những cái chết trẻ hào hùng. Chúng ta cúi đầu trước cơn bão lửa Hongkong Và hãy khóc cho quê hương đã không còn một trái tim nào có thể thắp lên ngọn đuốc . Cho tôi yêu các bạn và đặt tay lên lồng ngực trẻ. Sự vĩ đại hôm nay cả thế giới nghiêng mình. C-A-N 2019 #FreeforHongKong ***** THƯƠNG QUÁ HONG KONG ƠI! Con ơi, cô thương quá! Nhìn con nước mắt rơi Thương quá! con nằm đó Mặt con tràn máu tươi Con đấu tranh Quyền Sống Tự Do, Quyền Con Người Dân Chủ cho đất nước Vinh quang cho Hồng Kông Nguyện xin bình an đến Chiến thắng sẽ thành công Con trở về đi học Yêu Thương khắp giảng đường. 19-11-2019 Sương Quỳnh ***** TRẢ GIÁ Tôi nghĩ những người Hong Kong xuống đường đòi tự do và dân chủ thừa hiểu việc làm của họ chẳng khác gì việc lấy trứng chọi đá. Không ai không biết dã tâm của nhà cầm quyền Trung Quốc. Nhưng họ vẫn xuống đường. Vẫn chấp nhận nguy hiểm. Và, cuối cùng, chấp nhận thất bại. Tại sao? Lý do, tôi nghĩ, vì họ hiểu: Nếu không xuống đường, họ sẽ bị một thất bại khác, lớn hơn, và, đáng buồn hơn: Họ không xứng đáng với nền dân chủ mà họ muốn có. Để có tự do, người ta cần phải trả giá. Lịch sử gọi cái việc trả giá ấy là anh hùng.  Nguyễn Hưng Quốc
......

Thương quá Hong Kong ơi!

Song Chi. Những ngày này tin tức về phong trào biểu tình, phản kháng của người dân Hong Kong tràn ngập khắp báo chí quốc tế cho tới trang mạng xã hội có lượng người sử dụng lớn nhất ở VN là facebook của người Việt. Càng ngày cuộc đấu tranh của người dân Hong Kong càng trở nên dữ dội, quyết liệt, khi cảnh sát Hong Kong, được chính quyền Hong Kong và Bắc Kinh hỗ trợ từ phía sau, bắt đầu sử dụng bạo lực và cả những trò dơ bẩn, tàn bạo đối với những người trẻ tuổi-học sinh sinh viên. Đã có đổ máu, đã có người chết, đã có những cô gái bị chính cảnh sát tấn công tình dục trong đồn cảnh sát… Và đến ngày 12.11 thì cảnh sát Hong Kong đã “tổng động viên tấn công” trường đại học Trung văn Hồng Kông, cảnh sát liên tục ném lựu đạn hơi cay và bắn đạn cao su khiến cho ít nhất trên 50 sinh viên bị thương, có sinh viên bị thương nghiêm trọng do trúng đạn vào đầu, vào mắt, sau gáy. Một số người đã bị cảnh sát bắt. Không còn là những hình ảnh xuống đường khá “êm ả”, truyền cảm hứng của những ngày “phong trào dù vàng” trước đây, bây giờ là máu, là đạn, là hơi cay, là những hình ảnh sinh viên bị trúng đạn, bị đánh đập, thậm chí bị bắn thẳng vào người. “Chỉ riêng trong ngày 13.11, có 64 người bị thương trong các cuộc biểu tình hôm thứ Tư và được đưa đến bệnh viện để điều trị. Hai trong số họ đang trong tình trạng nguy kịch. Một thanh niên mặc đồ đen, những người biểu tình ủng hộ dân chủ thường mặc trang phục toàn màu đen, tuy nhiên, cảnh sát vẫn chưa xác định được liệu anh ta có phải là người biểu tình hay không, đã chết sau một cú ngã từ trên cao. Một người đàn ông lớn tuổi khác bị thương. Có những cái chết đầy bí ẩn bị cho là “tự tử”: “từ tháng 6 đến tháng 9, cảnh sát Hồng Kông đã tìm thấy 256 trường hợp tự tử, nhiều hơn 34 trường hợp so với cùng kỳ năm 2018” và “Trong cùng một khoảng thời gian, cảnh sát đã tìm thấy 2.537 xác chết, nhiều hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Trong một số trường hợp, cảnh sát chưa xác định được nguyên nhân cái chết”. (Lược dịch từ “Young Hongkonger Dies In Apparent Fall, After Day of Protests Lead to 64 Injured”, The EpochTimes) 256 ca “tự tử” và 2537 thi thể được phát hiện trong thời gian diễn ra các cuộc biểu tình cho đến giờ! Đây rõ ràng là một phiên bản của Thiên An Môn thứ hai, dù kín kẽ hơn, nhưng thâm độc không kém. Người trẻ Hong Kong đã gửi lời kêu gọi đến quốc tế: Urgent: Hong Kong Chinese University (HKCU) is under Siege by the Hong Kong Police Force. The reason behind this is if they managed to take over HKCU, they will have access to Hong Kong Internet Exchange ( HKIX), which is located within HKCU. The HKIX serves as a hub to 99% messages that is sent and received through Internet within Hong Kong. If HKCU is fallen, every Hong Kongers’ message will be monitored by Communist China and the puppet Hong Kong Government. With China’s A.I., MILLIONS of Hong Kongers will be sought out, arrested, raped, have livers and kidneys harvested etc. We will be vanished without a trace afterwards systematically. We Hong Kongers are in the front line of the battle between the Free World and that of Communist Tyranny. Yet the rest of the world is just sitting back relaxed, watching and doing NOTHING except having pop corns. When you see this message, please at least share. Don’t let our youngsters fight alone. We are in grave danger and it _IS_ time for the UN and the world to intervene immediately! Source: LIHKG Bài dịch từ fb của nhà thơ Thận Nhiên: Khẩn cấp: Đại học Trung Quốc Hồng Kông (HKCU) bị Lực lượng cảnh sát Hồng Kông phong tỏa. Lý do là nếu chúng chiếm được HKCU, thì chúng sẽ truy cập vào Sàn giao dịch Internet Hồng Kông (HKIX), nằm trong khu vực HKCU. HKIX là trung tâm cho 99% tin nhắn được gửi và nhận qua Internet ở Hồng Kông. Nếu HKCU sụp đổ, thì mọi thông điệp của người Hồng Kông sẽ bị Trung Cộng và Chính phủ Hồng Kông bù nhìn theo dõi. Với A.I. của Trung Cộng, thì hàng TRIỆU người Hồng Kông sẽ bị truy lùng, bắt giữ, hãm hiếp, lấy đi gan và thận, v.v. Sau đó chúng tôi sẽ biến mất không dấu vết một cách có hệ thống. Người Hồng Kông chúng tôi đang ở tuyến đầu của trận chiến giữa Thế giới Tự do và chế độ chuyên chế Cộng sản. Vậy mà phần còn lại của thế giới chỉ ngồi im thảnh thơi, xem chơi (như xem phim) mà không có động thái gì khác ngoài nhai bắp rang. Khi bạn đọc thông báo này, ít ra hãy chia sẻ. Đừng để những thanh niên của chúng tôi chiến đấu đơn độc. Chúng tôi đang trong tình cảnh vô cùng nguy hiểm và đã đến lúc Liên Hợp Quốc và thế giới can thiệp ngay! Và những khẩu hiệu được in sơn trên các tuyến phố trung tâm của những người biểu tình cho thế giới biết rằng họ hiểu rất rõ rằng mình đang đấu tranh với ai-không chỉ là chính phủ Hong Kong thân Tàu mà là đấu với nhà cầm quyền Trung Quốc-một đảng cầm quyền sắt máu, khét tiếng với lịch sử đàn áp tàn bạo, và man rợ chính dân tộc mình cũng như với người Tây Tạng, người Ngô Duy Nhĩ, các thành viên Pháp Luận Công…Cái đảng cầm quyền ấy lại đang ở vào thởi kỳ sung sức, mạnh cả về tiền lẫn quân sự, và đang trong một giai đoạn hết sức thuận lợi về mặt quốc tế để có thể thẳng tay đàn áp người dân Hong Kong mà chả sợ thế giới tẩy chay như sau vụ Thiên An Môn trước đây! Cuộc đấu tranh đơn độc của Hong Kong ngày hôm nay đã cho thấy, ngay cả những cường quốc tự do, dân chủ hàng đầu như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Canada…hoặc cũng đang bận rộn, mệt mỏi với những vấn đề của nước họ, hoặc cũng phải cân nhắc thiệt hại trong mối quan hệ với Trung Cộng, nên chưa có bất cứ hành động cụ thể, mạnh mẽ nào để bảo vệ Hong Kong. Nghĩ cho cùng, mỗi dân tộc đều phải tự giải quyết vấn đề của mình, đừng trông mong nhiều vào nước khác. Nhưng mặc dù vậy, sự dũng cảm, tinh thần đấu tranh vì tự do, dân chủ của người Hong Kong và sự tàn bạo của cảnh sát Hong Kong với sự hỗ trợ của Bắc Kinh phía sau, càng cho thế giới thấy rõ bộ mặt của chế độ độc tài ở Trung Cộng. Một chế độ như thế nào mà khiến người Hong Kong, cũng là người Hoa, thà chết hoặc sống với “đế quốc” Anh còn hơn sống với “nước mẹ”? Cũng như VN, một chế độ như thế nào mà hơn 40 năm rồi, người dân vẫn cứ bỏ đi, thà chết giữa biển khơi, trong bụng cá mập, trong container xe tải đông lạnh, chết đói chết khát, bị hãm hiếp, cướp bóc, đi làm thuê vất vả tủi nhục xứ người còn hơn sống dưới chế độ CS? Chỉ có điều, người Việt và người Hong Kong đã chọn 2 cách thức “phản kháng” khác nhau… Người Việt, người Tây Tạng, người Đài Loan…và ngay cả chính một bộ phận người Hoa đại lục nhìn vào cuộc đấu tranh của người dân Hong Kong như nhìn thấy chính tấm gương soi rọi vào lương tâm mình, nhìn thấy số phận của chính đất nước mình, dân tộc mình. Chính vì vậy người Việt đã tích cực chia sẻ tin tức, hình ảnh về cuộc chiến đấu của người Hong Kong với tâm thế “Stand with Hong Kong! We Vietnamese live in an authoritarian society similar to China, we don’t want to see another Tiananmen Square!” Chính vì thế, bà Thái Anh Văn, Tổng thống Đài Loan đã đưa ra lời kêu gọi dư luận thế giới cần nhanh chóng lên tiếng về thảm hoạ mà người Hong Kong đang gánh chịu cũng như kêu gọi chính phủ Hồng Kông và không nên dùng máu của những người trẻ tuổi ở Hồng Kông để làm trang điểm cho bộ mặt của Bắc Kinh! (trích bài dịch của Jenny Đặng. Nguồn: Phong Trào Dù Vàng – Hong Kong) Cuộc đấu tranh của người Hong Kong có lẽ sẽ thất bại nếu như Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump và thế giới phương Tây vẫn không có những hành động mạnh mẽ hơn. Nhưng dù thất bại, người Hong Kong đã cho thế giới thấy rõ hiểm họa tồi tệ khi phải sống dưới một chế độ độc tài toàn trị sắt máu như chế độ do đảng và nhà nước cộng sản Trung Quốc cai trị, thứ hai họ đã cho thấy tự do không có sẵn, bạn phải chiến đấu, phải hy sinh mới có được. Xót xa và ngưỡng mộ người dân Hong Kong. Người Hong Kong xứng đáng được sống trong một chế độ tự do, dân chủ, văn minh vì họ đã đứng lên, chấp nhận hy sinh đến cùng vì một tương lai chung của Hong Kong và của con cháu họ! songchi’s blog  
......

Ba văn bản về Hong Kong của Hạ Viện Mỹ nói gì?

Võ Văn Quản -  Luật Khoa tạp chí| Để ủng hộ phong trào dân chủ Hong Kong, Hạ viện Mỹ đã thông qua một gói ba văn bản vào ngày 15/10/2019. Ba văn bản này gồm có: Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong, Đạo luật Kiểm soát Xuất khẩu Hơi cay và Công nghệ Kiểm soát Đám đông cho Hong Kong, và Nghị quyết Đồng hành cùng Hong Kong. Trung Quốc dĩ nhiên không vui vẻ gì với động thái này. Ta hãy xem ba văn bản này nói gì. Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong Mang số hiệu H.R. 3289, Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong (Hong Kong Human Rights and Democracy Act) là văn bản dài và phức tạp nhất trong số ba văn bản vừa được Hạ viện thông qua. Đây không phải là đạo luật mới hoàn toàn mà là đạo luật sửa đổi và bổ sung nội dung cho Đạo luật Chính sách Hoa Kỳ – Hong Kong vốn đã có hiệu lực từ năm 1992 đến nay. Một trong những mục tiêu đáng chú ý của đạo luật này là việc Hoa Kỳ sẽ hủy bỏ tư cách đặc biệt dành cho thành phố Hong Kong trong mối quan hệ thương mại với nước này trừ khi báo cáo thường niên của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công nhận chính quyền Hong Kong trong năm đó đã tôn trọng quyền con người và các nguyên tắc pháp quyền của thành phố. Tư cách đặc biệt này giúp cho Hong Kong được hưởng nhiều ưu đãi hơn so với Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, mục tiêu và phạm vi của đạo luật phức tạp và rộng hơn thế rất nhiều. Một mặt, Hạ viện Mỹ khẳng định lại nguyên tắc và các cam kết ngoại giao của mình đối với Hong Kong. Những cam kết này bao gồm nhấn mạnh chính sách ngoại giao nền tảng của Hoa Kỳ là ủng hộ tiến trình phát triển dân chủ, xem trọng thực trạng nhân quyền tại Hong Kong. Các nhà làm luật Hoa Kỳ cũng khẳng định Hong Kong phải nắm quyền tự trị thực tế và hiệu quả trong vùng lãnh thổ của mình nếu chính quyền thành phố này muốn họ tiếp tục được hưởng các chính sách đối xử ưu đãi hơn so với Trung Quốc đại lục. Chính quyền liên bang cũng sẽ quan tâm đến tình hình nhân quyền Hong Kong và chính quyền Hong Kong phải tuân thủ theo đúng Tuyên bố chung giữa Trung Quốc và Vương quốc Anh, Công ước Liên hiệp quốc về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế. Quan trọng nhất, phải kể đến việc Hạ viện Hoa Kỳ thống nhất ủng hộ “yêu sách tối thượng” của phong trào dân chủ tại Hong Kong, yêu cầu hệ thống chính trị Trung Quốc trao cho người dân Hong Kong quyền bầu cử thực tế chức danh đặc khu trưởng cũng như tất cả các thành viên của Hội đồng Lập pháp thành phố. Mặt khác, đạo luật cũng đưa ra những chủ trương về thị thực để bảo đảm quyền lợi của các cá nhân tham gia vào hoạt động dân chủ tại Hong Kong. Họ khẳng định hồ sơ của người Hong Kong đủ tiêu chuẩn xin học tập và làm việc tại Hoa Kỳ sẽ không bị từ chối thị thực chỉ vì họ bị bắt giữ, xử phạt hay thậm chí là bị chính quyền Hong Kong xử lý hình sự có động cơ chính trị. Cụ thể hơn, thông thường các cơ quan đại diện ngoại giao sẽ có xu hướng từ chối thị thực cho những người từng có tiền án tiền sự, như Hoàng Chi Phong chẳng hạn. Tuy nhiên, vì vụ án có động cơ chính trị, chính phủ Hoa Kỳ sẽ không từ chối thị thực cho những người có hoàn cảnh tương tự khi tham gia vào phong trào dân chủ Hong Kong. Không kém phần quyết liệt, đạo luật cũng yêu cầu chính quyền liên bang xác định và báo cáo cho lưỡng viện Quốc hội về các cá nhân có một trong các hành vi sau: (i) can dự vào những hành vi bắt giữ vô căn cứ hay tra tấn công dân Hong Kong; (ii) thực hiện hành vi hoặc đưa ra những quyết định vi phạm các nguyên tắc được xác định trong Luật Cơ bản và Tuyên bố chung; và (iii) thực hiện hoặc đưa ra những quyết định vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của chính quyền Hong Kong. Những cá nhân vi phạm các quy định nói trên sẽ có khả năng bị đóng băng tài khoản, cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ hay bị hủy bỏ thị thực đang có hiệu lực. Đạo luật Kiểm soát Xuất khẩu hơi cay và công nghệ kiểm soát đám đông cho Hong Kong Được viết tắt và gọi là PROTECT Hong Kong Act, cái tên của đạo luật mang số hiệu H.R. 4270 này đã nói lên tất cả. Trong thời hạn 30 ngày kể từ thời điểm đạo luật có hiệu lực, Tổng thống Hoa Kỳ có trách nhiệm dừng cấp giấy phép xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến hoạt động quốc phòng, hoạt động cảnh sát cho chính quyền và lực lượng cảnh sát Hong Kong. Quyết định liên quan đến việc dỡ bỏ lệnh cấm phải thông qua Quốc hội. Tổng thống có thể đề xuất Quốc hội dỡ bỏ lệnh cấm này nếu thỏa mãn hai điều kiện: (i) chứng minh được lực lượng cảnh sát Hong Kong không thực hiện những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong suốt một năm trước đó; (ii) một cuộc điều tra độc lập đã được thực hiện và xác nhận các kỹ thuật kiểm soát và giải tán đám đông của chính quyền Hong Kong không vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc nhân quyền quốc tế. Nghị quyết Đồng hành cùng Hong Kong Nghị quyết này (Stand with Hong Kong Resolution) không mang tính pháp lý bắt buộc, song nó thể hiện một cam kết quan trọng của cơ quan lập pháp Hoa Kỳ với phong trào dân chủ tại Hong Kong. Trong đó, Hạ viện Hoa Kỳ kêu gọi chính quyền Hong Kong đàm phán nghiêm túc và chân thành với phong trào dân chủ của người dân Hong Kong để giải quyết cụ thể các vấn đề liên quan đến năm yêu sách của người biểu tình: (i) chính thức rút bỏ dự luật dẫn độ; (ii) thực hiện quyền bầu cử phổ quát; (iii) thành lập một ủy ban độc lập để điều tra các vi phạm nhân quyền của lực lượng cảnh sát Hong Kong; (iv) loại bỏ việc xếp biểu tình vào một loại hành vi bạo loạn; và (v) rút lại các cáo buộc hình sự mang bản chất chính trị đối với người biểu tình Hong Kong. Ngoài ra, Hạ viện Hoa Kỳ lên án việc lực lượng cảnh sát Hong Kong sử dụng các biện pháp kiểm soát biểu tình không phù hợp với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế (như tra tấn, đánh nguội, bắt giữ trái phép, sử dụng côn đồ hay kể cả bắn đạn thật); đồng thời lên án chính quyền Hong Kong trong việc chấp nhận và không xử lý những hành vi trên. Hạ viện cũng khẳng định chính sách “một quốc gia, hai chế độ” phải đảm bảo quyền tự trị cao của chính quyền Hong Kong cũng như quyền tự do dân chủ của người dân Hong Kong. Triển vọng  Hiện nay, ba văn bản này mới chỉ được thông qua tại Hạ viện. Ngoại trừ Nghị quyết Đồng hành cùng Hong Kong không mang tính ràng buộc pháp lý, hai văn bản còn lại phải được Thượng viện và Tổng thống Donald Trump thông qua thì mới có hiệu lực. Về mặt quy trình, hai đạo luật nói trên được kỳ vọng nhận được sự ủng hộ rộng rãi tại Thượng viện. Ẩn số nằm ở Tổng thống Donald Trump. Ông từng nói rằng Chủ tịch Tập Cận Bình và nội bộ Trung Quốc có thể giải quyết ổn thỏa vụ việc tại Hong Kong và có vẻ đối với ông này, tình hình nhân quyền tại Hong Kong sẽ chỉ là một trong các con cờ trong cuộc đàm phán chiến tranh thương mại với Bắc Kinh. Tuy nhiên, Tổng thống Trump sẽ phải cẩn thận nếu ông thật sự muốn phủ quyết cả hai đạo luật này. Một khi bị phủ quyết, lưỡng viện Quốc hội có thể dễ dàng thông qua cả hai đạo luật với đa số tuyệt đối (⅔ số phiếu) và không cần chữ ký của tổng thống nữa.    
......

“ If we burn, you burn with us!”

Manh Kim| Chừng ba tiếng sau khi Carrie Lam rời lễ đài kỷ niệm 70 năm quốc khánh Trung Quốc, những phát đạn thật đã nổ ra ở Hong Kong. Đó không chỉ là phát đạn bắn gục một thanh niên 18 tuổi mà là phát đạn bắn thủng vào mô hình quyển Hiến pháp khổng lồ mà Trung Cộng trưng ra diễu hành tại Quảng trường Thiên An Môn trước đó chỉ vài giờ. Cảnh sát Hongkong đã nã súng vào một thiếu niên tham biểu tình tên là Tsang Chi-kin, viên đạn nã vào ngực em  thủng phổi trái. 1-10-2019 là một trong những ngày kinh khủng nhất ở Hong Kong kể từ khi cuộc biểu tình nổ ra. Các cuộc trấn áp cảnh sát là cực kỳ bạo lực và phe biểu tình cũng đáp trả bằng tất cả những gì họ có thể. Hơn 180 người bị bắt, 25 cảnh sát bị thương và 74 người phải nhập viện cấp cứu – theo tin từ cảnh sát. Cũng theo cảnh sát, 6 phát đạn thật đã bắn ra vào ngày 1-10. Một ở Tai Ho Road (bắn vào nạn nhân 18 tuổi, khoảng 4g15 chiều); hai phát bắn chỉ thiên tại Mong Kok; hai bắn ở Sha Tsui Road và một bắn ở Sha Tin Pass Road. Ít nhất 6.000 cảnh sát đã được huy động khắp Hong Kong. Đụng độ dữ dội đã xảy ra tại 13 địa điểm khác nhau. Lửa và máu là hai thứ in đậm nhất trên những hình ảnh và video vào ngày mà Hong Kong chìm trong hỏa ngục. Điều gì xảy ra tiếp theo? Chắc chắn bạo lực leo thang và đổ máu nhiều hơn, thậm chí chết người. Đã qua rồi thời của phong trào Dù Vàng 2014 khi tinh thần phản kháng còn giới hạn ở khái niệm “hòa-lý-phi” (“woh-leih-fei” – ôn hòa, phi bạo động và có lý lẽ). Từ khi cuộc biểu tình lần này nổ ra vào ngày 16-6-2019, tinh thần của nó đã là “If we burn, you burn with us!” – một thông điệp mà người biểu tình rút ra từ phim The Hunger Games. Nếu muốn chơi thì chơi đến cùng. Nếu muốn leo thang bạo lực thì đáp trả bằng bạo lực. Nếu muốn chết thì cùng chết! Cho đến thời điểm này, trừ việc xua lực lượng “ái quốc” từ Đại lục sang Hong Kong để phá rối người biểu tình, Bắc Kinh vẫn “tôn trọng” chính sách “nhất quốc, lưỡng chế” bằng việc để cho chính quyền Hong Kong trực tiếp ra mặt xử lý. Carrie Lam hoàn toàn là con rối được giật dây từ phía sau. Bắc Kinh tin rằng, bằng việc kéo dài thời gian, người biểu tình sẽ cạn sức và bỏ cuộc. Chính quyền thừa tiền và nguồn nhân lực lẫn vật lực để “vật lộn” với người biểu tình. Trung Cộng cũng tin rằng, giới giàu có Hong Kong sẽ dùng ảnh hưởng để kêu gọi người biểu tình hạ màn. Trong diễn văn tại Trường Đảng Trung ương ở Bắc Kinh đầu tháng 9-2019, Tập Cận Bình đã khước từ đề xuất tuyên bố tình trạng khẩn cấp và đưa quân đội vào Hong Kong để “dẹp loạn” (Foreign Affairs 30-9-2019). “Cuộc biểu tình sẽ đi đến một con đường chính trị không lối thoát” - Tập nói - “Chính phủ trung ương sẽ cố gắng hết sức kiên nhẫn cũng như kiềm chế và để chính quyền (đặc khu) lẫn lực lượng cảnh sát địa phương giải quyết cuộc khủng hoảng”. Tập nói thêm: “Yếu tố phát triển kinh tế là chiếc chìa khóa vàng để xử lý tất cả vấn đề mà Hong Kong đối mặt hôm nay” – hàm ý rằng một khi người Hong Kong nói chung nhận thức được rằng sẽ chẳng đến đâu, ngoài thiệt hại kinh tế ngày càng nghiêm trọng, thì họ buộc phải tự “giải giáp”. Giữa tháng 9-2019, tờ Nhân Dân nhật báo đăng một bài bình luận dài nhấn mạnh đề xuất tịch thu đất tư ở Hong Kong để xây nhà giá rẻ cho người Hong Kong. Chính phủ Hoa lục đến nay vẫn nghĩ và tin rằng nguồn gốc cuộc biểu tình nằm ở yếu tố bất công xã hội trong đó vấn đề khủng hoảng nhà ở vốn là câu chuyện muôn thuở đối với đa số người Hong Kong. Tuy nhiên, “tư duy chính trị” của Bắc Kinh, lấy thước đo vật chất cũng như “thước đo” lòng người Hoa lục, để làm “đấu pháp” đối với người Hong Kong, xem ra là sai lầm. Người Hong Kong, dù chen chúc trong những căn hộ chung cư nhỏ bằng cái “lỗ mũi”, vẫn không cần nhà. Họ chẳng cần ngôi nhà nào khác trừ ngôi nhà mà họ đã có – ngôi nhà của tự do và độc lập. “Quang phục Hương Cảng-Thời đại cách mạng” là điều họ cần. “Ngũ đại tố cầu, khuyết nhất bất khả” (tất cả 5 yêu cầu phải được thỏa mãn, thiếu một cũng không được) là điều họ đòi. Cho đến thời điểm này, những chiếc dù vẫn giương lên. Cuộc biểu tình không hề mang chút dáng dấp cái gọi là “phong trào” nhất thời từ những “bức xúc” đòi hỏi vật chất. Nó đã trở thành một cuộc chiến. Một cuộc đọ sức đến cùng để giành độc lập và tự do. Bất luận thế nào, viễn cảnh một chiến dịch trấn áp tàn bạo và khốc liệt không thể loại trừ. Đã “nhịn” để cho qua ngày quốc khánh, giờ thì Bắc Kinh sẽ thẳng tay đàn áp bằng những phiên bản Thiên An Môn nhỏ hơn? Giữa tháng 9-2019, một cách âm thầm, Bắc Kinh đã chỉ định Bộ trưởng Công an Triệu Khắc Chí kiêm nhiệm chức phó chủ tịch Ủy ban liên lạc Macau-Hong Kong (cơ quan quyền lực nhất chịu trách nhiệm hoạch định chính sách về các vấn đề liên quan Hong Kong và Macau). Cuối tháng 8-2019, trong chuyến kinh lý Quảng Đông, Triệu Khắc Chí đã yêu cầu cảnh sát Hong Kong dập tắt “những hoạt động khủng bố và bạo lực” để bảo vệ an ninh chính trị trước ngày quốc khánh. Từ tháng 1-2019, Triệu cũng đã nói rằng Trung Quốc phải bằng mọi giá ngăn chặn và tiêu diệt các “cuộc cách mạng màu” đe dọa chế độ. Người Hong Kong luôn đi trước Bắc Kinh một bước với nhiều động thái thông minh, đặc biệt trong việc “quốc tế hóa” vấn đề. Họ không hề bày ra trước mắt thế giới mình là nạn nhân. Họ cho thế giới thấy họ là những chiến binh đang giành lấy những giá trị và nhân phẩm đáng có. Họ không thể kêu gọi thế giới cứu họ trong khi họ chẳng làm gì để cứu bản thân. Tháng 6-2019, họ đã thành công trong việc kêu gọi đóng góp hàng trăm ngàn đôla để mở chiến dịch quảng cáo trên hơn 10 tờ báo quốc tế, thúc giục lãnh đạo thế giới dự Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Osaka quan tâm đến Hong Kong. Các chiến dịch vận động quốc tế của họ đã không vô ích. Cả hai ủy ban đối ngoại của Thượng lẫn Hạ viện Hoa Kỳ đều vừa chuẩn thuận Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong 2019. Trên trang Facebook của Nathan Law (La Quán Thông) ngày 30-9-2019, có một video clip ngắn chỉ người nước ngoài cách phát âm những khẩu hiệu khi tham gia biểu tình ủng hộ Hong Kong. “Heung Gong yan, gaa yau” (Hương Cảng nhân, cố lên); “Mm dai sou kau, kuet yut bud hor” (5 yêu cầu, không thiếu một); “Gwong fuk Heung Gong, si doi gaap ming” (Quang phục Hương Cảng, Thời đại cách mạng). Đây cũng là một cách thông minh để lôi kéo sự kề vai của cộng đồng giới trẻ thế giới để cùng tạo ra làn sóng ủng hộ chính nghĩa của người Hong Kong trong cuộc chiến đương đầu tên khổng lồ Trung Cộng. Thật khó có thể bẻ gãy tinh thần người Hong Kong vào lúc này. Đến giờ họ vẫn duy trì tinh thần đoàn kết không thể nào có thể bị khuất phục. Càng trấn áp bằng bạo lực càng sẽ được đáp trả bằng bạo lực. “If we burn, you burn with us!”.
......

Cái Sẩy Hồng Kông & Giấc Mộng Siêu Cường

Tưởng Năng Tiến| Cái sẩy nó nẩy cái ung. Thành ngữ VN   Bằng giờ này năm trước, tháng 10 năm 2018, I.F.R.I – Institut Français des Relations Internationales – đã cho phổ biến bài viết (“Chine : Une Puissance Pour Le XXIe Siècle”) với hơi nhiều lời … có cánh. Thử xem chơi vài câu, qua bản dịch (“Trung Hoa: Một Siêu Cường Của Thế Kỷ XXI”) từ trang Nghiên Cứu Biển Đông: Trung Quốc đã nổi lên là một cường quốc kinh tế, và mong muốn trở thành cường quốc trong mọi lĩnh vực. Trung Quốc đang phát triển một chiến lược gắn kết và tổng thể nhằm khẳng định, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước, là một cường quốc hình mẫu về kinh tế, quân sự, ngoại giao, chính trị và ý thức hệ. Trung Quốc còn dự định đề xuất một mô hình phát triển và quản trị đất nước thực sự, và tiến hành cơ cấu lại quản trị toàn cầu. Việc nổi lên của một cường quốc là một hiện tượng tương đối hiếm gặp, và chỉ có thể nhận thấy trong cả quãng thời gian dài. Sau sự xuất hiện của các cường quốc Anh và Mỹ trong những thế kỷ trước, thế kỷ 21 có thể là thế kỷ của siêu cường Trung Quốc. Ngoài các thành tựu kinh tế, có lẽ điều phân biệt Trung Quốc với các nước mới nổi khác là quyết tâm không thể lay chuyển của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thúc đẩy “sự đổi mới vĩ đại của nhà nước Trung Quốc”. Một ý chí sức mạnh 360° … Một ý chí mạnh mẽ muốn được thừa nhận là cường quốc … Một Trung Quốc hình mẫu cho các nước khác … ĐCSTQ cho rằng bối cảnh hiện tại thuận lợi cho Trung Quốc, và mong chờ thập kỷ sắp tới với một sự lạc quan nhất định, đồng thời không ngần ngại nhấn mạnh mặt trái của thế giới và người dân phương Tây. Nói tóm lại, và nói theo ngôn ngữ của giới bóng đá VN, là Trung Quốc sắp đặt cả nhân loại dưới gót chân của họ bằng những kỳ tích để đời. Cùng lúc – khắp nơi – thiên hạ vẫn thường được nghe những lời phát biểu, với khẩu khí cũng tự tín và lạc quan (tương tự) từ ông Chủ Tịch Đảng kiêm Chủ Tịch Nước của xứ sở này: – Trung Quốc đang ở vào một “thời cơ lịch sử”, bước vào một “kỷ nguyên mới” sẽ được đánh dấu bằng sự kiện đất nước đang trở thành một “lực vĩ đại” [mighty force] trên thế giới và đóng một vai trò gương mẫu [role model] cho việc phát triển chính trị và kinh tế. – Chúng ta cần củng cố niềm tin về con đường, lý luận, hệ thống và văn hóa của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, và chia sẻ kinh nghiệm quản trị với các nước khác. – Sau khi thống nhất hòa bình, Đài Loan sẽ có hòa bình lâu dài và người dân sẽ được hưởng cuộc sống tốt đẹp và thịnh vượng. Với sự hỗ trợ tuyệt vời của ‘mẫu quốc,’ nền an ninh của đồng hương Đài Loan sẽ còn tốt hơn nữa, và không gian phát triển của họ sẽ còn lớn hơn nữa. – Hương Cảng luôn trong trái tim tôi. Tập Cận Bình có “nổ” lớn quá không? Không đâu! Cùng với quyền lực nghiêng trời lệch đất, ngài chủ tịch còn có thêm một khối óc vỹ đại cùng tầm nhìn bao quát toàn cầu. Ông là cha đẻ của Sáng Kiến Vòng Đai & Con Đường (The Belt and Road Initiative) còn được gọi là Nhất Đới Nhất Lộ nối liền những trọng điểm kinh tế từ Trung Quốc sang châu Âu và châu Phi. Sáng kiến này được mô tả là “dự án lớn nhất của thế kỷ” (the largest project of the century) với kỳ vọng sẽ mang lại “một trật tự mới cho thế giới.” Quả đất vốn đã xưa, thế giới vốn đã cũ nên mọi sự mới mẻ đều được vui vẻ đón chào. Niềm vui, tiếc thay, hơi ngắn. Cái được mệnh danh là trật tự Trung Hoa – Sino-centric order – chưa kịp thành hình (mới chỉ có trong óc tưởng tượng thôi) thì đã có “sự cố” vô cùng đáng tiếc xẩy ra, khiến cho chính nước Tầu bỗng trở nên hơi bị lộn xộn và rối rắm. Cái “sẩy” này tuy chỉ do chút “thiếu tế nhị” trong lãnh vực pháp lý nhưng đã nẩy ra một cái ung to đùng, có thể làm tiêu tán giấc mộng (lớn) của Tập Cận Bình. Vấn đề đã được Mary Hui – tường thuật viên của Quartz, tại Hồng Kông – tóm gọn như sau, theo bản lược dịch của Đoan Trang: Dự luật này mới được đưa ra hồi tháng 4 vừa qua. Mục đích của nó là sửa đổi hai đạo luật hiện hành đang điều chỉnh việc dẫn độ và hỗ trợ tư pháp giữa Hong Kong và các nơi khác: 1. Pháp lệnh về tội phạm đào tẩu; 2. Pháp lệnh về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự. Pháp lệnh về tội phạm đào tẩu mà Hong Kong đang sử dụng hiện nay được thông qua ngay trước khi Hong Kong trở về với Trung Quốc (năm 1997). Pháp lệnh này quy định rõ là nó không áp dụng cho việc dẫn độ và tương trợ tư pháp với “chính quyền nhân dân trung ương hay chính quyền của bất kỳ địa phương nào của nước Cộng hòa Nhân dân (CHND) Trung Hoa”. Bắc Kinh và chính quyền đặc khu Hong Kong hiện nay muốn sửa đổi pháp lệnh đó để có thể dẫn độ nghi phạm về các nước chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp với Hong Kong, trong đó có cả Trung Hoa lục địa. Và vì thế, dự luật dẫn độ ra đời. Thế là sóng gió ba đào: Lý do chủ yếu để người dân Hong Kong phản đối dự luật dẫn độ là vì lo sợ nó sẽ phá hoại nền tư pháp độc lập cũng như tự do của Hong Kong. Nhà nước CHND Trung Hoa vốn đầy rẫy vi phạm nhân quyền với một bộ máy công an gây ra hàng loạt cái chết trong đồn, một hệ thống xét xử hoàn toàn bị đảng cầm quyền thao túng, dẫn đến tình trạng oan sai, khiếu kiện và dân mang quan tài đi diễu phố (tương tự như Việt Nam). Có thể ví dự luật dẫn độ như một giọt nước tràn ly, và phản ứng dữ dội của người dân Hương Cảng như những cái tát (nháng lửa) vả liên tiếp vào mặt của Tập Cận Bình: – Hơn 1 triệu người biểu tình ở Hồng Kông phản đối dự luật dẫn độ … – Hồng Kông Tê Liệt Vì Biểu Tình Phản Kháng Chính Quyền – Người biểu tình Hồng Kông so sánh cảnh sát với chế độ Hitler – Chính khách Úc ‘so sánh’ Trung Quốc với phát xít Đức  – Phong trào phản đối Luật dẫn độ đã dần công khai nhắm vào ĐCSTQ – Người Hồng Kông đốt cờ Trung Quốc – Vụ tự sát thứ ba của người Hồng Kông chống luật dẫn độ – Mười nghìn người Đài Loan biểu tình ủng hộ Hồng Kông – G7 “quan ngại sâu sắc” về tình hình Hồng Kông – Xuống đường ở Macau ủng hộ biểu tình Hong Kong – Sinh viên Hồng Kông bãi khóa để phản đối Bắc Kinh – Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên bố ủng hộ nền độc lập của Hồng Kông – Đức kêu gọi Trung Quốc bảo đảm các quyền tự do cho dân Hồng Kông – Biểu tình Hong Kong: Đã có tiếng súng! Sau vô số lời đe doạ, sau khi bạo lực bị chống trả mãnh liệt bởi bạo động, và sau khi súng đã nổ nhưng những cuộc biểu tình vẫn giữ nguyên cường độ nên Trung Hoa Lục Địa “bỗng” trở nên nhũn nhặn và … lễ độ thấy rõ. Mềm nắn, rắn buông. Không buông, ngó bộ, không xong đâu! South China Morning Post, số ra hôm 4 tháng 9 năm 2019, loan tin: “Nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam thông báo rút lại dự luật dẫn độ gây tranh cãi. Hong Kong leader Carrie Lam announces formal withdrawal of the extradition bill.” Josuhua Vong đáp lại rằng như thế là “quá ít và quá muộn. Too little and too late.”  Theo BBC, ông còn cho biết thêm: “Biểu tình sẽ tiếp tục cho đến ngày có bầu cử tự do.” Cụm từ “bầu cử tự do” – tiếc thay – lại không có trong tự điển của Tập Cận Bình. Nay muốn thêm vào e hơi bị khó. Sợ nó sẽ làm đảo lộn trật tự không chỉ ở đảo Hồng Kông mà còn ngay cả ở Trung Hoa Lục Địa nữa. Giấc mộng “Sino-centric order” – ngó bộ – còn xa. Nó cũng xa xăm và mơ hồ (y) như giấc mộng siêu cường của Tân Hoàng Đế vậy. Tưởng Năng Tiến 9/2019    
......

Người hùng nhỏ bé mà trí tuệ lớn lao đã tới Berlin

Nguyễn Doãn Đôn|   (Nhận lời mời, dự xong rồi về còn lãnh đạo tiếp, chứ không thèm chạy sang tị nạn) Nhờ sự lên tiếng vì Công lý và sức ép của Thế giới văn minh nói chung và của Đức nói riêng về luật bảo vệ quyền con người mà cuối cùng cường quyền bạo lực độc tài Tầu Cộng và Lãnh đạo bù nhìn Hồng Công cũng phải thả người Lãnh tụ - Nhà hoạt động tranh đấu nhân quyền của phong trào Sinh viên tại Hồng Công. Một Thanh niên nhỏ bé mới 22 tuổi đời mà vô cùng kiệt xuất. Ra tù, lên máy bay để bay sang Berlin dự Lể hội mùa Hè dành cho 100 người khách nổi tiếng trong năm do Báo Bild tổ chức, mang tên "Bild100-Fest". Wong kurz nach der Ankunft beim BILD100-Fest (Foto: HANNIBAL HANSCHKE / Reuters) Vừa đặt chân xuống Thủ đô Berlin trong đêm anh đã khẳng khái tuyên bố trước Thế giới tự do rằng : "China wird nicht gewinnen" - Trung quốc không thể thắng được. Tin từ báo Bild, anh đã thông báo trước công chúng ra đón anh rằng: "Die ehemalige britische Kronkolonie sei jetzt ein Bollwerk zwischen der freien Welt und der Diktatur Chinas" - Thuộc địa Anh trước đây, hiện nay đã trở thành một khí cụ để ngăn chận giữa Thế giới tự do với Độc tài Trung Cộng. Báo Đức viết tiếp : "Er zog Parallelen zwischen der friedlichen Wiedervereinigungsbewegung in Deutschland und dem Freiheitskampf in Hongkong" - Anh rút ngay ra một ví dụ song hành giữa phong trào đấu tranh bất bạo động của Đông Đức trước đây để so sánh với cuộc đấu tranh đòi tự do ở Hồng Công hôm nay.   Báo Đức đưa tin, anh nói rằng: Wenn wir in einem neuen Kalten Krieg sind, dann ist Hongkong das neue Berlin. Wong betonte, die Demokratiebewegung werde sich von der Rücknahme des umstrittenen Gesetzes, das Auslieferungen an China ermöglichen sollte, nicht einlullen lassen.- Anh khẳng định: Nếu chúng tôi bị đẩy vào cuộc Chiến tranh lạnh thì Hồng Công sẽ là một Berlin mới mẻ. Trong phong trào đòi quyền Dân chủ thì chúng tôi không thể để luật dẫn độ về Trung Quốc, luật đã gây ra bao tranh cãi cho phép họ thực hiện được để qua đó mà ru ngủ chúng tôi.   Mặc dù trong chuyến đi thăm Trung Cộng bà Thủ tướng Đức Merkel có lên tiếng ủng hộ phong trào nổi dậy của Nhân dân Hồng Công nhưng anh cảm thấy vẫn chưa đủ mạnh mẽ; Anh đòi hỏi bà cần phải đanh thép hơn nữa.   Báo Đức viết: "Der Bürgerrechtler hatte sich zuletzt enttäuscht von Angela Merkels Besuch in China gezeigt. Die Bundeskanzlerin hätte sich noch deutlicher äußern und für freie Wahlen einsetzen müssen, sagte er. Die Kanzlerin hatte in China erklärt, die Volksrepublik müsse sich in Hongkong um eine friedliche Lösung bemühen." Nhà hoạt đông Nhân quyền cuối cùng đã thất vọng qua cuộc thăm viếng của bà Angela Merkel. Lẽ ra bà phải bày tỏ, khẳng định quan điểm của mình rõ ràng hơn nữa tại Trung Quốc là nền Cộng hòa nhân dân ở Hống Công về quyền tự do bầu cử là phải được cố gắng thực thi qua giải pháp hòa bình.   Tôi thật khâm phục một chàng trai nhỏ bé mà vô cùng vĩ đại này. Anh chỉ bằng tuổi con, cháu của tôi và của bao người. Nhưng tôi sẽ gọi anh ta bằng Ông. Anh thật dũng cảm. Vì thế mà ngay trên trang nhất của nhiều tờ báo Đức hôm nay đã đăng: "Joshua Wong - Student gegen Supermacht" - Joahua Wong - Một Sinh viên chống lại cả một cường quyền cực mạnh. Ảnh dưới có nội dung như sau: Trích lời của Joshua Wong: "Hồng Kông là Berlin mới". Anh hùng tự do kêu gọi: "Tôi mong mỏi, yêu cầu sự giúp đỡ của người Dân Đức ". Tổng Giám đốc tờ báo Bild là Julian Reichelt -  "Axel Springer (Tên của Nhà Xuất bản sách báo, tài liệu nổi tiếng và có quyền lực lớn của Đức) tuyên bố: "Steht hinter allen Menschen auf der Welt, die für Freiheit kämpfen." sẽ yểm trợ mọi người đang tranh đấu cho Tự Do"   Dịch và viết : Nguyễn Doãn Đôn  
......

Hong Kong, nếu ngày mai có “tắm máu”…

Xe quân sự PLA giáp biên giới Hong Kong ngày 15-8-2019 (Reuters) Fb Manh Kim Với hàng ngàn binh lính và hàng trăm xe quân sự tập trung tại Thâm Quyến như một đe dọa trực tiếp sẵn sàng tràn qua Hong Kong, “chế độ lưu manh” Bắc Kinh* sẽ cho Hong Kong tắm máu? Điều 14 trong Luật Cơ Bản Hong Kong (“Hương Cảng cơ bản pháp”) ghi rằng 6.000 binh lính PLA (Giải phóng quân Trung Quốc) đồn trú ở Hong Kong có nhiệm vụ “quốc phòng” và “sẽ không can thiệp các vấn đề nội bộ lãnh thổ”. Luật cho phép chính quyền Hong Kong “yêu cầu trại lính (PLA) trợ giúp nhằm duy trì trật tự xã hội và hỗ trợ sự cố thảm họa” nhưng cũng nói rõ rằng trong những trường hợp như vậy thì PLA phải tuân thủ luật Hong Kong. Điều 18 “Hương Cảng cơ bản pháp” nói rằng luật Trung Quốc nói chung không áp dụng cho Hong Kong, ngoại trừ những điều được ghi trong Phụ lục III trong “Hương Cảng cơ bản pháp”, chủ yếu liên quan các biểu tượng quốc gia và ngoại giao. Tuy nhiên, Điều 18 cũng nêu ra một ngoại lệ quan trọng: nếu Thường vụ Quốc Hội Trung Quốc “quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh vì lý do biến loạn trong Đặc Khu Hong Kong khiến nguy hại sự thống nhất quốc gia hoặc an ninh quốc gia và điều đó nằm ngoài tầm kiểm soát của Chính quyền Đặc Khu; (nếu Thường vụ Quốc hội Trung Quốc) quyết định rằng Đặc Khu đang trong tình trạng khẩn cấp, thì Chính phủ Trung ương (Bắc Kinh) có thể ban hành một mệnh lệnh áp dụng luật quốc gia tương đương tại Đặc Khu”. Nói cách khác, trong “tình trạng khẩn cấp”, Bắc Kinh có thể dùng luật Trung Quốc áp dụng cho Hong Kong. Hơn nữa, dù việc triển khai PLA trong “tình trạng khẩn cấp quốc gia” chỉ có thể được dùng khi Chính quyền Đặc Khu yêu cầu; nhưng với việc kiểm soát gần như tuyệt đối bộ máy hành chánh bù nhìn Hong Kong, Bắc Kinh hoàn toàn có thể gây sức ép buộc Chính quyền Đặc Khu phải “yêu cầu” PLA “hỗ trợ”. Bắc Kinh đến nay vẫn giới hạn chiến thuật đối phó trong khuôn khổ sử dụng lực lượng cảnh sát địa phương. Lựu đạn cay chưa đủ. Họ còn “vận dụng luật”, khi biến người biểu tình thành những kẻ bất tuân luật pháp. Theo luật Hong Kong, biểu tình sẽ trở nên “bất hợp pháp” nếu cảnh sát không ban hành thông báo “bất phản đối” (no-objection notice). Cảnh sát Hong Kong đã áp dụng trò này khi từ chối ban hành một thông báo như vậy đối với cuộc biểu tình ở Yuen Long (Nguyên Lãng) ngày 26 tháng Bảy cũng như các cuộc tuần hành ở Hong Kong Island (hòn đảo ở phía Nam lãnh thổ Hong Kong) ngày 27 tháng Bảy và 4 tháng Tám, 2019. Và bởi yếu tố “bất hợp pháp” nên cảnh sát có quyền trấn áp tàn bạo, bắt giam người biểu tình, và đặc biệt không can thiệp khi xảy ra đụng độ dữ dội giữa “các nhóm giang hồ” với người biểu tình (như sự cố ngày 21 tháng Bảy, khi hàng trăm tên “Tam Hoàng” mặc áo trắng cầm roi đánh túi bụi người biểu tình tại nhà ga Nguyên Lãng). Cái gọi là Phòng Liên Lạc Bắc Kinh (“Trung liên biện”) tại Hong Kong thực chất là cơ quan uy quyền nhất Hong Kong. Nó không chỉ khống chế những vị trí chóp bu trong Chính quyền Hong Kong mà còn thò tay sâu xuống tất cả 18 cơ quan quản trị hành chính cấp khu vực (“Hương Cảng địa khu”) để can thiệp cũng như cài cắm thành phần thân Bắc Kinh. Điển hình: Junius Ho (Hà Quân Nghiêu) giành được ghế nghị viên năm 2016 sau khi đối thủ chính rút lui khỏi cuộc tranh cử do hoảng sợ trước loạt đe dọa nặc danh – như được thuật trên Foreign Affairs (5-8-2019). Junius Ho chính là kẻ tổ chức băng nhóm giang hồ đánh dân biểu tình tại Nguyên Lãng! Các bình luận gần đây cho rằng một “Thiên An Môn 2.0” khó có khả năng xảy ra. Trên Project Syndicate (12 tháng Tám, 2019), Giáo Sư Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân) nói rằng hậu quả kinh tế của một giải pháp quân sự đối với Hong Kong là cực kỳ nghiêm trọng. Dù kinh tế Hong Kong chỉ chiếm 3% GDP Trung Quốc nhưng với vai trò là trung tâm dịch vụ pháp lý, tài chính và vận chuyển hàng hóa đẳng cấp thế giới giúp đưa vốn nước ngoài vào Hoa lục, Hong Kong giữ một vị trí chiến lược mà Thâm Quyến hoặc thậm chí Thượng Hải cũng không có được. Nếu binh lính Trung Quốc tràn vào Hong Kong – Giáo Sư Bùi viết – một làn sóng di cư đối với thành phần tinh hoa và giàu có Hong Kong sẽ xảy ra, giới doanh nghiệp phương Tây sẽ tìm đến những trung tâm thương mại khác ở Châu Á, và kinh tế Hong Kong, một cầu nối quan trọng giữa Trung Quốc với phần còn lại của thế giới, sẽ sụp đổ. Giáo Sư Shi Yinhong (Thời Ân Hoàng), gương mặt quen thuộc vốn nổi tiếng diều hâu, chuyên gia quan hệ quốc tế thuộc Đại Học Nhân Dân, cố vấn chính trị của Bắc Kinh, cũng thận trọng khuyên rằng Trung Quốc sẽ làm tổn hại nghiêm trọng quan hệ với Mỹ và các cường quốc phương Tây nếu xả súng vào người biểu tình (South China Morning Post, 15 tháng Tám, 2019). Nếu cuộc biểu tình Hong Kong bị nghiền nát bằng bánh xích xe tăng PLA, Mỹ có thể rút lại quy chế ưu đãi đối với Hong Kong. Khả năng này không phải là một lập luận tưởng tượng. Nó là một đe dọa “rất thật”. Tháng Sáu 2019, giới lập pháp Hoa Kỳ đã đưa ra một dự luật với ủng hộ lưỡng đảng, yêu cầu Chính phủ Mỹ xét lại định kỳ mỗi năm quy chế ưu đãi được cam kết từ năm 1992 này (theo quy chế, Hong Kong được ưu đãi đặc biệt hơn so với Trung Quốc, trong những vấn đề liên quan thương mại, kinh tế; thậm chí cả việc xét visa và dự án đầu tư…). Hong Kong đã cho thấy họ không phải là Tây Tạng. Chưa có cuộc biểu tình nào, kể cả các cuộc “cách mạng màu” tại nhiều nước thế giới, huống hồ những cuộc biểu tình đình công bên trong Hoa Lục, được tổ chức như Hong Kong. Người ta không thấy thủ lĩnh. Hàng chục cuộc biểu tình và tuần hành tưởng niệm sự kiện Thiên An Môn được tổ chức đều đặn mỗi năm đã mang lại những kinh nghiệm “xây dựng quần chúng” mà có lẽ không quyển sách đấu tranh bất bạo động nào trước nay đề cập đầy đủ. Làm thế nào mà cùng một lúc có đến hai triệu người mặc áo đen để xuống đường? Làm thế nào có thể tổ chức liên tục các cuộc biểu tình với những địa điểm tập trung khác nhau? Đó là những “bí mật” mà không tổ chức xã hội dân sự hoặc tổ chức đấu tranh dân chủ nào không thắc mắc, kèm theo sự ngưỡng phục. Không chỉ là vấn đề mô hình và cách thức tổ chức. Chưa có cuộc biểu tình nào mà “ý thức phải lên tiếng” lại được nhiều tầng lớp và thành phần ủng hộ dữ dội như vậy, từ người già, luật sư đoàn, hiệp hội giáo chức, đến thậm chí gần đây còn có sự biểu thị của những gia đình dắt con trẻ đi cùng. Họ đã tìm được một điểm chung và xây dựng điểm chung đó thành nhận thức căn bản: sự giàu có vật chất mà họ có không thể mang lại những giá trị sống đúng nghĩa, một khi dân chủ và tự do không tồn tại. “Các người có thể xiềng xích tôi, các người có thể tra tấn tôi, các người thậm chí có thể tàn phá cơ thể này nhưng các người không bao giờ có thể cầm tù được tâm hồn tôi” – không ít người chắc còn chưa quên câu nói đó của Nathan Law Kwun-chung khi cậu thanh niên trẻ này (lúc đó 23 tuổi) phát biểu, thay vì đọc lời tuyên thệ, tại kỳ họp Hội Đồng Lập Pháp Hong Kong (Legco) ngày 12 tháng Mười, 2016, lúc cậu vừa đắc cử ghế nghị viên. Cũng trong ngày đó, nghị viên trẻ Sixtus “Baggio” Leung Chung-hang, 30 tuổi, thành viên đảng Youngspiration, đã quấn băng-rôn xanh ghi hàng chữ “Hong Kong không phải Trung Quốc”. Trong khi đó, tân nghị viên Yau Wai-ching, 25 tuổi, cũng thuộc đảng Youngspiration, nói rằng cô ủng hộ Hong Kong độc lập khỏi Trung Quốc và từ chối tuyên bố trung thành với Bắc Kinh. “Tôi, Yau Wai-ching, trang trọng thề rằng tôi sẽ trung thực và trung thành với tổ quốc Hong Kong và sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ và che chở cho những giá trị Hong Kong”. “Hong Kong vĩnh viễn không phải Trung Quốc.” Ảnh: Hong Kong Free Press Nathan Law bị tước ghế nghị viên ngày 14 tháng Bảy, 2017; trong khi Sixtus “Baggio” và Yau Wai-ching bị “tống khỏi” Legco ngày 15 tháng Mười Một, 2016. Tuy nhiên, họ – cùng cả triệu “Hongkonger” khác – đã không để bị tước mất ý chí. Ngày 15 tháng Tám, 2019, Hoàng Chi Phong [Joshua Wong, BBT] thậm chí thách thức Tập Cận Bình đối thoại trực tiếp với người biểu tình. Họ không còn là những người biểu tình. Họ đã là những người chiến đấu trên chiến tuyến “bảo vệ và che chở cho những giá trị” mà họ đặt niềm tin vào. Họ không thể không biết những tín hiệu đe dọa về một cuộc tắm máu. Họ không đánh giá thấp sức mạnh của súng đạn. Chỉ súng đạn mới không có lý trí để đánh giá như thế nào là đáng để sống vĩnh viễn khi ngã xuống trên vũng máu “Tự Do”. “Hong Kong vĩnh viễn không phải Trung Quốc!” (New York Times và HKFP) Mạnh Kim -  FB Manh Kim Ghi chú: * Từ của phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus trong buổi họp báo ngày 8 tháng Tám, 2019 Hong Kong: Sự kỳ diệu của con số hai triệu Hong Kong: “The Bill is dead” Hong Kong tuyên bố không lùi bước
......

Hong Kong, nhìn từ Trung Nam Hải

Cuộc kháng cự của người dân Hong Kong trước con rồng Đại lục đã đến thời khắc quyết định. Ảnh: FT Tầm quan trọng kinh tế của Hong Kong trong mối tương quan với Trung Quốc đã giảm đáng kể, nhưng Trung Quốc không thể tránh khỏi áp lực từ các sự kiện gần đây. *** Hường Quyền Lược dịch từ bài viết How Beijing sees Hong Kong, của Giáo sư Kerry Brown, giảng dạy bộ môn Trung Quốc học tại King’s College, London; đăng ngày 04 tháng 8 năm 2019 trên Inside Story. *** Nhìn lại lịch sử, Hong Kong đã trải qua nhiều thử thách. Bạo loạn lan rộng xảy ra trong thời điểm Cách mạng Văn hóa là bằng chứng chống lại quan điểm cũ rích rằng cư dân thành phố này không quan tâm đến chính trị. Từ thời điểm năm 1997, người dân đã phản đối một loạt các động thái lập pháp, bao gồm cả những thay đổi đối với Điều 23 của Luật Cơ bản (Hong Kong Basic Law – được coi như Hiến pháp lâm thời của Hong Kong) liên quan tới việc thay đổi chế độ. Nhưng kể từ khi cuộc biểu tình Chiếm Trung tâm [Dù vàng – ND] bắt đầu năm 2014, thành phố dường như đã bước sang một kỷ nguyên mới mà tranh chấp và khủng hoảng xảy ra thường xuyên. Một điều gì đó quan trọng đang diễn ra, nhưng dường như không ai biết rõ nó là cái gì. Nhà kinh tế Leo Goodstadt cùng đồng sự đã chỉ ra rằng vẻ bề ngoài gây ấn tượng với du khách của Hong Kong đơn giản chỉ là vẻ bề ngoài. Cuộc sống thường nhật khá là vất vả đối với hầu hết người dân, và ngày càng vất vả hơn. Giá bất động sản đắt đỏ tới mức không thể tin được, mà theo các chuyên gia tư vấn bất động sản CBRE là đắt nhất thế giới. Chi phí sinh hoạt tại Hong Kong cũng sánh ngang với Paris và Singapore trong bảng xếp hạng toàn cầu. Những áp lực như thế này sẽ là nguồn cơn gây bất mãn ở bất cứ nơi đâu. Nhưng điều thực sự khiến dân chúng phản kháng chính quyền là cảm giác bất lực về chính trị. Các cuộc biểu tình trước đó cuối cùng cũng bị giải tán, nhưng cơn tức giận thì không. Ngược lại, mọi dấu hiệu cho thấy nó ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Hong Kong, một trung tâm tài chính thế giới, đang bị bao phủ bởi không khí bất an do cơn giận dữ luôn bị đè nén. Người dân Hong Kong đang tỏ thái độ khinh bỉ một cách bất thường đối với các nhà lãnh đạo của họ. Kể từ thời điểm Hong Kong được bàn giao cho Trung Quốc năm 1997, không có Trưởng đặc khu nào tại vị đủ hai nhiệm kỳ. Người đầu tiên, ông Tung Chee-hwa, đã từ chức sau các cuộc biểu tình liên quan tới Điều 23 của Hiến pháp. Người thứ hai, Ông Donald Tsang, không tái tranh cử. Người thứ ba, ông C.Y. Leung, cũng chỉ giữ ghế trong một nhiệm kỳ sau khi phải đối mặt với cơn bất mãn ghê gớm của công chúng liên quan tới cách ông thực hiện cải cách bầu cử.  Người kế vị của Leung, bà Carrie Lam, cũng phải đối mặt với tình huống tương tự, nhưng sớm hơn rất nhiều. Điều này có thể không liên quan gì đến khả năng lãnh đạo của bà. Nó có thể là một dấu hiệu cho thấy việc quản trị thành phố đã khó đến mức trở nên gần như không thể quản trị nổi do công chúng mất niềm tin vào các nhà lãnh đạo của mình. Công chúng không tin rằng những người như bà Carrie Lam có thực quyền. Thực quyền nằm cách Hong Kong vài ngàn cây số, ở Bắc Kinh. Ý định của Bắc Kinh đối với Hong Kong sau các cuộc biểu tình lớn và kéo dài gần đây vẫn là đề tài được bàn tán rộng rãi. Mặc dù bà Carrie Lam tuyên bố dự luật dẫn độ (nguyên nhân của tình trạng bất ổn hiện tại) đã chết, các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn, ngày càng nhuốm màu bạo lực hơn và gây gián đoạn sinh hoạt bình thường. Khi Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc được phát hiện ở vùng giáp ranh với tỉnh Quảng Đông vào cuối tháng 7, nỗi lo sợ rằng Bắc Kinh sẽ thẳng tay đàn áp càng gia tăng. Trong bối cảnh này, chúng ta phải ghi nhớ hai điều trong quan điểm của Bắc Kinh về Hong Kong dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình. Trước tiên là về mặt kinh tế, Hong Kong đã trở nên kém quan trọng với Trung Quốc so với trước đây. Tại thời điểm bàn giao năm 1997, nền kinh tế Hong Kong chiếm 1/5 kinh tế Trung Quốc. Ngày nay, nó ít hơn 3%. Thâm Quyến, trước đây là một làng chài, hiện đã có dân số lớn hơn và nền kinh tế có quy mô tương tự Hong Kong, và đang phát triển nhanh hơn.  Thế giới bên ngoài có thể có một cái nhìn lệch lạc về sự ưu tiên của các lãnh đạo Bắc Kinh dành cho Hong Kong. Thực tế là Trung Quốc đã học hỏi nhiều từ Hong Kong trong các lĩnh vực tài chính và kinh doanh. Việc bàn giao năm 1997 cũng quan trọng đối với thể diện quốc tế của Trung Quốc. Trong thập kỷ đầu tiên sau khi tiếp nhận Hong Kong, Bắc Kinh đã cẩn trọng tuân thủ tinh thần của thỏa thuận chuyển giao và Luật Cơ bản của Hong Kong.  Tuy nhiên, dưới thời Tập Cận Bình, cam kết của Bắc Kinh đối với thoả thuận lịch sử này dường như ngày càng yếu đi. Hong Kong đã hoàn thành sứ mệnh phục vụ mục đích của Trung Quốc; giờ là lúc Bắc Kinh hướng đến những mục tiêu và tham vọng lớn hơn. Mối bận tâm chính của Tập Cận Bình là làm sao tránh né những đòn chỉ trích và tấn công trực diện trên trường quốc tế, điều có thể ảnh hưởng đến mục tiêu tương lai lớn hơn của ông. Còn Hong Kong? Không quan trọng như nhiều người nghĩ.  Vấn đề thứ hai thường bị lãng quên là Tập Cận Bình và các đồng sự của ông tin tưởng tuyệt đối vào khả năng tồn tại của chủ nghĩa xã hội mang đặc tính Trung Quốc. Niềm tin này giúp họ chèo lái đất nước hướng tới một vị thế kinh tế toàn cầu trong khi vẫn phải đối phó với sự tấn công hàng ngày của Mỹ. Sự sụp đổ của Liên Xô, từng được coi là một điềm báo cho sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc, thực sự củng cố niềm tin đó của Bắc Kinh. Đối với họ, sự suy giảm quyền lực của nước Nga sau thời Xô viết cho thấy rằng việc vứt bỏ ý thức hệ cốt lõi là sai lầm tai hại. Ông Tập trong một cuộc họp của Diễn đàn Kinh tế Thế giới hồi 2017 tại Thụy Sĩ. Nền kinh tế Trung Quốc đã đạt mức độ tăng trưởng và quy mô khiến Trung Nam Hải đủ tự tin phủ nhận tất cả các giá trị tự do – dân chủ phương Tây. Ảnh: AP Photo/Michel Euler) Gần đây, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, việc Donald Trump thắng cử, Brexit và các sự kiện khó lường khác đã khẳng định niềm tin của Tập Cận Bình và đồng nghiệp rằng những người tiền nhiệm của họ hoàn toàn có lý khi từ chối cải cách chính trị theo hướng tự do – điều mà phương Tây muốn áp đặt cho họ. Như Đặng Tiểu Bình đã tuyên bố: thực hành là tiêu chí duy nhất đánh giá sự thật (practice is the sole criterion for truth). Từ thế giới quan này, mô hình Hong Kong thể hiện tính không thực tế của chủ nghĩa tư bản phương Tây đối với tương lai dài hạn của Trung Quốc. Theo một góc độ phức tạp hơn, Hong Kong cũng chứng tỏ rằng dân chủ và văn hoá Trung Hoa không ăn nhập gì với nhau. Các từ như “sự hỗn loạn” (chaos) và “vô pháp” (lawless) – thường dùng để mô tả về thực trạng không thể tránh khỏi nếu đảng Cộng sản Trung Quốc mất quyền kiểm soát đất nước – đã bị cấm sử dụng trên báo chí chính thống. Theo một cách kỳ cục khác, tình trạng của Hong Kong dường như không được Bắc Kinh coi là một sự phản kháng với những việc mà Bắc Kinh làm. Ngược lại, nó là bằng chứng cho thấy di sản chính trị và hành chính của mô hình Anh Quốc luôn không bền vững. Số phận Hong Kong phải như vậy, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng tất cả những gì họ phải làm chỉ là chứng kiến Hong Kong tan vỡ một cách có kiểm soát. Thượng Hải và những nơi khác ở Trung Quốc rồi sẽ đảm nhận vai trò kinh tế của Hong Kong trước đây. Hong Kong sẽ lùi xuống vị trí 2% và sau đó là 1% nền kinh tế của một đế chế vĩ đại, họ tin là như vậy. Với hai yếu tố kể trên – sự suy giảm vị thế kinh tế của Hong Kong và thế giới quan của Bắc Kinh – liệu Hong Kong có được Tập Cận Bình và các đồng nghiệp nói đến trong kỳ nghỉ hè thường niên tại thị trấn Bắc Đới Hàn hay không? Tất nhiên, vấn đề Hong Kong sẽ được đưa vào chương trình nghị sự. Nhưng có khả năng nó sẽ không được ưu tiên như các thảo luận về củng cố lòng trung thành của người dân với chế độ trong cuộc cạnh tranh kinh tế với Mỹ, và cố gắng đồng thuận quốc gia để đạt mục tiêu thiên niên kỷ đầu tiên của Trung Quốc (tập hợp các mục tiêu như tỷ lệ đô thị hóa 60%, chuyển đổi sang năng lượng sạch, và xã hội phồn thịnh).  Bắc Kinh đang tự mãn, nhưng điều đó không có nghĩa là họ đúng. Việc người dân Hong Kong tham gia biểu tình không đơn giản bó hẹp trong sự bất mãn của họ với một điều luật hoặc sự yếu kém của các lãnh đạo chính trị. Những gì chúng ta đang thấy là sự xuất hiện của một thái độ chính trị mới trong lòng một trung tâm thương mại lớn. Điều đó không nên và không thể bỏ qua. Người dân Hong Kong tức giận về những điều mà nhiều người dân Trung Quốc đại lục cũng đang cảm thấy: sự bất bình đẳng, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, các vấn đề môi trường, nhà ở, dịch vụ công cộng, việc làm cho thanh niên và tình trạng già hóa dân số. Những vấn đề này có thể không được nhìn thấy rõ ràng ở đại lục, nhưng không có nghĩa là chúng không tồn tại. Đơn giản vì Hong Kong là nơi duy nhất ở Trung Quốc mà chúng ta có thể thấy người dân công khai bày tỏ sự lo lắng của họ.  Điều đáng làm cho Tập Cận Bình và Bắc Kinh lo lắng có lẽ không phải là các cuộc biểu tình ở Hong Kong mà là các yếu tố tiềm ẩn khủng hoảng. Biểu tình ở Hong Kong, sự thất vọng bị dồn nén ở Trung Quốc có thể dẫn đến thảm họa. Vì những lý do khác nhau, và theo những cách khác nhau, những gì đang xảy ra ở Hong Kong dạy tất cả chúng ta, kể cả giới lãnh đạo Trung Quốc, nhìn sự việc theo những góc khác nhau, nếu biết nhìn đúng cách. https://www.luatkhoa.org/2019/08/hong-kong-nhin-tu-trung-nam-hai/
......

Hong Kong: Sai lầm chết người!

Trong những ngày qua, cả thế giới, và đặc biệt là người Việt, cảm thấy choáng ngợp với sự khâm phục, ngưỡng mộ và thèm thuồng người dân Hong Kong qua hình ảnh của những cuộc biểu tình đông tới 2 triệu người xuống đường chống đối dự luật dẫn độ người dân Hong Kong về Trung Quốc. Tràn đầy những hình ảnh những người trẻ, không có người ra mặt lãnh đạo hay hô hào như thường xảy ra, biểu tình tuần hành trong trật tự và kỷ luật. Cần nhắc lại là vào năm 1997 Anh Quốc đã trao trả Hong Kong về lại Trung Quốc với một thoả thuận có tên là “Một quốc gia hai hệ thống” (One country two systems), với ý là Hong Kong sẽ được duy trì một thể chế chính trị riêng, khác với Trung Quốc, trong vòng 50 năm, cho tới năm 2047. Trong gần 20 năm qua, từ 1997 tới gần đây, người dân Hong Kong tương đối ổn định và hài lòng với quy chế nói trên. Nhưng tình hình đã thay đổi quan trọng kể từ năm 2014 khi nổi lên phong trào Dù Vàng, phản đối việc Trung Quốc can thiệp vào nội tình Hong Kong. Cuộc biểu tình đang diễn ra tại Hong Kong là một bước ngoặt quan trọng đối với tương lai của Hong Kong và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cả thế giới. Một sự kiện quan trọng vừa xảy ra trong diễn tiến cuộc biểu tình vào chiều hôm qua, 1 tháng Bảy, là đoàn biểu tình đã phá cửa xông vào chiếm lĩnh toà nhà Quốc Hội. Hẳn nhiên, đã xảy ra xô xát giữa người biểu tình và cảnh sát Hong Kong. Đây là một hình thức bạo động mà chắc chắn những người chủ trương đấu tranh bất bạo động, như diễn ra cho tới giờ tại Hong Kong, không mong muốn. Một sự kiện khác cũng đáng chú ý là trong đoàn biểu tình (cho dù đó có phải là chủ ý của nhóm chủ trương hay không) đã thấy có những lá cờ Anh Quốc được phất lên. Phải chăng thông điệp của những cá nhân giương cờ Anh Quốc là muốn trở về thời bảo hộ của Anh Quốc và chống đối việc Hong Kong trở về với Trung Quốc? Dù thế nào thì đây cũng không phải là điều có lợi cho phong trào biểu tình vì chắc chắn là sẽ không được sự ủng hộ của khối đông đảo người Hoa ở lục địa cũng như một số người Hoa ngay tại Hong Kong. Có thể đây là những lỗi lầm (nếu cố ý) hay tai nạn (nếu không cố ý) rất bất lợi cho phong trào chống đối. Đây là một bước ngoặt rất cực kỳ quan trọng! Hong Kong rồi sẽ ra sao là điều hiện giờ không ai có thể đoán trước và tất cả đều đang chờ xem, đặc biệt là phản ứng của Bắc Kinh. Đỗ Đăng Liêu https://viettan.org/hong-kong-sai-lam-chet-nguoi/ Cảnh sát Hong Kong giải tán người biểu tình khỏi Hội đồng Lập pháp (VOA) https://www.youtube.com/watch?time_continue=4&v=IT8SpDbU38k  
......

Quả bom Hongkong đã nổ

Ngô Nhật Đăng|   Khi trao trả Hongkong về cho Trung cộng, Vương quốc Anh đã có một cam kết với Bắc Kinh không ký bất cứ một Hiệp ước dẫn độ nào với đại lục. 97 năm là thuộc địa Anh, Hongkong không có Dân chủ (chính phủ do người Anh chỉ định) nhưng tràn đầy Tự Do, cái tự do mà cả châu Á khao khát. Chính vì thế Hongkong là một quả bom nổ chậm của Tự do và Dân chủ trong lòng một quốc gia cộng sản. Trung cộng trong 22 năm qua nương nhẹ Hongkong chỉ vì tiền nhưng ngày nay khi mà GDP của Hongkong còn thua cả Thâm Quyến ( tỷ trọng của HK trong nền kinh tế TQ từ 29% đã giảm xuống còn dưới 2%) thì Trung cộng trở mặt muốn đè bẹp Hongkong. Trận đụng độ lớn nhất là phong trào Dù Vàng năm 2014 đã làm Bắc Kinh mất ăn mất ngủ. Các phương pháp đàn áp cũ như “đánh rắn phải đánh dập đầu” đã được áp dụng, các lãnh tụ sinh viên đều bị cầm tù, và, nếu luật dẫn độ được thông qua thì ta dễ dàng đoán được những gì tiếp theo.   Nhìn những cuộc biểu tình “không lãnh đạo” trong những ngày qua ta thấy sự thông minh tuyệt vời của giới trẻ. Quả bom Hongkong đã nổ: “No China- No Xi”- Không Trung cộng, không Tập, đó là thông điệp không chỉ của riêng người dân HK mà còn là mong ước của nhân dân Đại lục. Cùng với trận “thương chiến” đang diễn ra với Hoa Kỳ con quái thú Trung cộng đang bị giáng những đòn chí mạng. Thế giới đang chứng kiến sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ 21, chứng kiến tinh thần của những người trẻ tuổi gánh vác trách nhiệm của thế hệ mình.   Người lãnh tụ 17 tuổi của phong trào Dù Vàng cũng vừa hết hạn tù, nghe tin này mà người già như tôi còn rạo rực nói gì đến những bạn trẻ Việt Nam. Đừng chê trách, đừng dè bỉu, chúng ta ai cũng nói “hãy làm viên gạch lót đường” vậy hãy biến nó thành hành động, hãy biến chúng ta thành bệ đỡ, thành viên đá lót đường cho con cháu chúng ta bước lên, thế hệ trẻ VN đâu có kém cỏi gì. Bao giờ chúng ta mới thay đổi nhận thức? Sức mạnh thật ra không nằm ở đám đông mà nằm ở những cá nhân như những viên kim cương nằm trong núi cát, nó mới là sức mạnh nguyên tử khi mà 2 hạt nhân gặp nhau và giải phóng năng lượng. Đừng nhìn những đám đông nhảy nhót ăn chơi, những đứa trẻ khóc rưng rức khi được chạm tay vào một ngôi sao nhạc Pop, nhuộm tóc xanh đỏ, đua xe bất chấp tử thần vv…mà chúng ta tuyệt vọng, chán nản. Đó là lỗi của chúng ta, chúng ta không biết hướng dẫn con cháu mình hướng cái năng lượng dư thừa của chúng vào đâu. Hãy nghĩ lại, khi ta 18, 20, cha mẹ ta đã làm gì với chúng ta? Chúng ta lúc đó làm gì? Và bây giờ chúng ta trở nên thế nào?   Trung cộng nói riêng và cộng sản nói chung đã gây biết bao nhiêu tội ác, cứ nhớ lại khẩu hiệu từng được trương lên trong một cuộc diễu hành tưởng niệm sự kiện Thiên An Môn năm nào ở Hongkong mà tôi lại rùng mình: “Trời tru đất diệt Trung cộng”. Cộng sản còn tồn tại thì những tội ác trời tru đất diệt vẫn còn./.
......