Đồng Tâm: Thân nhân báo động về sức khỏe của hai người bị tuyên án tử

RFA   Thân nhân đang hết sức lo ngại cho tình trạng sức khoẻ và thậm chí là tính mạng của những người dân Đồng Tâm đang chịu cảnh tù đày, đặc biệt là hai người bị tuyên án tử hình.   Hôm 19 tháng 11, bà Nguyễn Thị Duyên loan báo trên trang Facebook cá nhân thông tin về sức khoẻ của hai ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức.   Theo bà Duyên thì hiện bố chồng là ông Lê Đình Công đang “rất yếu” và thậm chí là “sẽ sớm chết trong tù”. Tuy thực trạng bệnh tình và nguyên nhân của tình trạng này vẫn chưa được làm rõ, nhưng theo bà thì nhiều khả năng, sức khoẻ của ông Công bị ảnh hưởng rất lớn từ những màn “tra tấn” trong quá trình điều tra.   Về phần ông Lê Đình Chức, thì theo thông tin của người thân hiện sức khoẻ tâm thần của ông đang bị sa sút nghiêm trọng. Ông Chức bỏ ăn nhiều ngày, đang trong trại thái vô thức, và có những hành động như người bị bệnh tâm thần.   Gia đình hai người con trai của cụ Lê Đình Kình không tiết lộ bằng cách nào mà họ biết được thông tin của thân nhân, phóng viên của Đài Á Châu Tự Do cũng không thể liên lạc được với Trại tạm giam số 2 để xác minh vụ việc.   Cháu dâu của cụ Lê Đình Kình cho biết, gia đình đã hai lần vào trại giam thăm gặp hai ông kể từ khi kết thúc phiên toà phúc thẩm, và tận mắt nhìn thấy sức khoẻ của hai ông sa sút ghê gớm, bà Duyên nói:   “Khi xử xong thì gia đình tôi vào gặp, thì thấy bố và chú yếu hơn ngày thường rất nhiều nhưng mà cái tinh thần thì vẫn mạnh mẽ. Còn cái vẻ bề ngoài thì đã tàn tạ đi rất là nhiều so với khi ở nhà.”   Theo luật sư Đặng Đình Mạnh, một trong số các luật sư bào chữa của người dân trong các phiên xét xử, thì có đến 19 trên 29 người dân Đồng Tâm cho biết là đã bị tra tấn trong quá trình điều tra.   Còn riêng ông Lê Đình Công nói trước tòa là đã bị đánh bằng dùi cùi cao su “mười ngày như một”, bài tường thuật của luật sư Ngô Anh Tuấn thể hiện.   Bà Nguyễn Thị Duyên cho biết gia đình đã mất liên lạc với hai ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức từ nhiều tháng qua. Vì lý do dịch bệnh nên phía trại giam đã chấm dứt các hoạt động thăm gặp, thậm chí, việc gọi điện về nhà cũng đã bị cắt đứt từ hồi tháng 7 năm 2021. Hiện gia đình không có cách nào khác hơn nguồn tin trên để tìm hiểu tình trạng của người thân.   Phía gia đình cho biết ngay hôm nhận được tin đã đến Trại tạm giam số 2 ở huyện Thường Tín, tuy nhiên không thể hỏi thăm thông tin gì về tình trạng của hai ông. Thậm chí, phía trại giam đã từ chối nhận thuốc do người nhà gửi vào, và cắt giảm một nửa khẩu phần thực phẩm do gia đình tiếp tế.   “Lần trước, cô của tôi gửi thuốc thì họ nói là phải có hoá đơn, rồi tất cả chữ ký của bệnh viện thì mới nhận thuốc, nhưng mà lần này có đầy đủ rồi thì họ lại không nhận thuốc nữa nên là cô của tôi vô cùng bức xúc, thì có nói là người nhà tôi sắp chết rồi các người định để người nhà tôi chết ở trong trại này sao?”, bà Duyên kể lại.   Theo gia đình thì họ sẽ làm đơn yêu cầu phía trại giam cho phép người thân được gọi điện về, và phải cung cấp thông tin về tình hình sức khoẻ của hai ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức. Ngoài ra họ cũng yêu cầu phía trại giam mở lại hoạt động thăm gặp để có thể trực tiếp nhìn thấy người thân.   Cả hai ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức đều bị tuyên án tử hình trong hai cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm, tuy nhiên hai ông đã từ chối viết đơn xin ân xá án tử hình vì cho rằng bản thân không phạm tội giết người.   Như chúng tôi đã thông tin, vào rạng sáng ngày 9-1-2020 khoảng 3.000 cảnh sát cơ động tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội bắn chết ông Lê Đình Kình ngay trong phòng ngủ và bắn bị thương nhiều người khác.   Trong vụ việc có 3 công an chết trong giếng trời nằm giữa hai ngôi nhà, và bị cho là đã bị các bị cáo thiêu sống bằng xăng.   Phái đoàn Liên minh Châu Âu ở Hà nội sau phiên tòa ra tuyên bố lên án việc Tòa án Hà Nội kết án tử hình hai người dân Đồng Tâm, đồng thời bày tỏ quan ngại về tính minh bạch và công bằng của phiên toà xét xử 29 người dân Đồng Tâm./.   #LêĐìnhCông #LêĐìnhChức #ĐồngTâm  
......

Nguyên nhân chính mà Tô Lâm ra lệnh bắt chị Nguyễn Thúy Hạnh?

Luật Sư Nguyễn Văn Đài ·   Tô Lâm và Bộ CA đã quyết tâm thực thi tội ác đến cùng, thực hiện tội ác sau để che đậy tội ác trước, tội ác chồng lên tội ác!   1/ Có phải vì Quĩ 50K?   Hoàn toàn không! Vì theo Bộ luật dân sự Việt Nam, chị Thúy Hạnh chỉ là người trung gian, người được ủy thác để chuyển quà tặng là tiền hoặc hiện vật từ người cho tới người nhận. Việc làm cho của chị Thúy Hạnh không có thu phí nên không phải đăng ký kinh doanh, không phải thành lập doanh nghiệp. Bất kỳ công dân Việt Nam nào cũng có quyền làm như vậy.   2/ Có phải vì những bài viết của chị trên FB?   Chị Thúy Hạnh có một số bài viết trên FB cá nhân chỉ để bày tỏ những cảm xúc, những bức xúc trước các vấn đề chính trị, xã hội của Việt Nam. Chị không có ý thức dùng những cảm xúc, bức xúc của chị để tuyên truyền chống đối chế độ độc tài CSVN. Đây là lý do mà sẽ được truyền thông nhà nước độc tài CSVN đưa tin. Và là những chứng cứ mà cơ quan an ninh điều tra CATP Hà Nội sử dụng trong kết luận điều tra, VKS sử dụng trong cáo trạng và Tòa án dùng để kết tội chị. Nhưng không phải là bản chất của vụ án.   3/ Bản chất thực sự của vụ bắt giữ là ở số tiền phúng viếng đám tang cụ Lê Đình Kình hơn 500 triệu đồng ở TK của chị ở Vietcombank.   Số tiền này đã bị Bộ CA ra lệnh phong tỏa, sau đó đã xảy ra chiến dịch tẩy chay Vietcombank trên MXH khiến Thứ trưởng Bộ CA Lương Tam Quang và Chánh VP Tô Ân Xô phải họp báo công khai tuyên bố số tiền này liên quan tới khủng bố và tài trợ khủng bố. Nhưng trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử, không có 1 từ nào nói về số tiền nói trên.   Bản án vụ Đồng Tâm không nhắc tới số tiền này.   Vậy đó là khoản tiền hợp pháp, chẳng liên quan gì tới khủng bố hay tài trợ khủng bố.   Đương nhiên, Bộ CA phải tháo khoán lệnh phong tỏa và Vietcombank phải trả lại tiền cho chị Hạnh để chị chuyển cho gia đình cụ Lê Đình Kình. Nếu làm như vậy thì gần 100 triệu người dân VN không bao giờ còn tin vào Bộ CA nữa. Bởi Bộ công an đã vu khống, chụp mũ để phong tỏa số tiền trên. Và điều mấu chốt ở đây là người dân VN sẽ không còn tin vào tất cả những gì Bộ CA tuyên truyền về vụ án Đồng Tâm đều là giả dối: như giết 3 cảnh sát chết cháy,…   Điều này thì Bộ CA và Tô Lâm không thể chấp nhận.   Thực tế là đã nhiều lần an ninh gợi ý chị Hạnh thỏa thuận để trả lại số tiền này khi bị ép mời làm việc cũng như nhắn mời đi uống café. Nhưng chị Hạnh đều từ chối.   Không thể thỏa thuận thì Tô Lâm ra lệnh bắt, và việc bắt giúp Tô Lâm và Bộ CA đạt được nhiều mục đích:   1/ Tuyên bố tịch thu và Tô Lâm nuốt trọn số tiền 500 triệu, 2/ Ngăn chặn được nguồn giúp đỡ cho hơn 100 gia đình TNLT 3/ Đe dọa, khủng bố tinh thần những người đấu tranh khác.   Tô Lâm và Bộ CA đã quyết tâm thực thi tội ác đến cùng, thực hiện tội ác sau để che đậy tội ác trước, tội ác chồng lên tội ác!
......

Đảng, Đảng Viên & Tuổi Đảng

  S.T.T.D Tưởng Năng Tiến|   CHXHCNVN, có lẽ, là nơi duy nhất mà danh tính của một cá nhân lại luôn kèm theo tuổi … đảng: Lê Khả Phiêu 71 Nguyễn Thị Bình 73 Lê Đình Kình 58 … Trong một xứ sở theo chế độ đảng trị thì thâm niên tuổi đảng quả là một thuộc tính rất đáng kể, và đáng nể. Chả thế mà vào ngày 26 tháng 8 năm 2019, tất cả cáo báo đài nhà nước đều hớn hở loan tin: “Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương đã tới dự và trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng tặng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. Tham dự buổi lễ có các Ủy viên Bộ Chính trị, các lãnh đạo Văn phòng Tổng bí thư, các đồng chí Ủy viên Thường vụ Quân ủy …” Đồng chí Lê Khả Phiêu được toàn Đảng ưu ái không chỉ vì đã từng giữ quyền cao chức trọng mà còn vì ông là một nhân vật kiệt xuất, đặc biệt trong lãnh vực sáng tạo. Ngoài việc cầm quân, ông còn cầm bút và là tác giả của tuyển tập Mênh Mông Tình Dân mà thiên hạ (đôi lúc) đọc nhầm thành Mênh Mông Tiền Dân. Khác với vị TBT kế nhiệm (Nông Đức Mạnh) đồng chí Lê Khả Phiêu không trang trí nội thất bằng cách dát vàng. Tư thất của ông trưng bầy toàn những sản phẩm đậm đà bản chất văn hoá dân tộc (và đều là hàng độc) như tượng bác Hồ, trống đồng, ngà voi … khiến khách khứa đều phải trầm trồ hay ái ngại – tùy theo cách nhìn của từng người. Lê Khả Phiêu còn có sáng kiến rất độc đáo (tuy hơi kém “mênh mông” chút xíu) là thiết lập một hệ thống tiêu tưới tự động – sprinkler system – trên sân thượng của tư thất để làm thành một vườn rau nhỏ, dành riêng cho bếp ăn của gia đình, để khỏi phải dùng chung rau (bẩn) với bàn dân thiên hạ. Bằng vào những kỳ tích này nên trong buổi “Lễ Trao Huy Hiệu 70 Năm Tuổi Đảng,” Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã không tiếc lời tán tụng công đức của người tiền nhiệm: “Chúng tôi luôn học tập ở đồng chí về phương pháp, tác phong làm việc sâu sát, cụ thể và hiệu quả.” Với loại đảng viên ở cấp địa phương thì lễ lạc loại này (thường) giản dị hơn. FB Mạc Văn Trang thuật chuyện: “Hai hôm nay về Bãi Cháy (Hạ Long) mừng Cụ lão thành Cách mạng 90 tuổi đời, 70 tuổi Đảng, thân thiết trong gia đình. Cụ tham gia Cách mạng từ năm 16 tuổi, 20 tuổi (1949) đã vào Đảng CSVN. Con cháu cứ nhấn vào sự kiện Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng, tổ chức cho hoành tráng, tưởng Cụ 90 tuổi, lú lẫn, lẩm cẩm rồi, thì làm gì Cụ cũng nghe… Nhưng mình để ý, Cụ quan tâm đến 90 năm tuổi đời hơn là 70 năm Huy hiệu Đảng… Cụ bảo, chúng nó cứ bày ra, nhưng tôi không cho mời ai đương chức cả, chỉ mời anh em, con cháu, bạn bè thân thiết thôi, nhân 90 tuổi mà… Mình bảo, sự kiện 70 năm tự hào lắm chứ nhỉ? – Cụ tặc lưỡi, được 12 triệu… Tôi về hưu, suốt bao nhiêu năm làm Bí thư chi bộ, Tổ trưởng Dân phố, tham gia Mặt Trận, Hội người Cao tuổi … không bao giờ có phụ cấp, tất cả là ‘ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng’, tâm huyết, tận tụy…” Mười hai triệu đồng VN, nếu qui ra Mỹ Kim, là tầm 700 đô la cho bẩy mươi năm năm “tâm huyết tận tụy.” Tính chi li hơn thì mỗi năm được một trăm, và mỗi ngày khoảng 25 xu Mỹ. Chả hiểu có đủ để mua một que kem? Tuy thế, nếu bỏ chuyện tiền bạc qua một bên thì được như thế cũng qúi hoá lắm rồi. Là công dân của một quốc gia đã từng liên tiếp đánh thắng mấy đế quốc to mà ông cụ vẫn còn sống sót, với nguyên vẹn tứ chi hình hài, mãi đến tuổi 90 (tưởng) đã là điều vô cùng may mắn và hy hữu. Sự may mắn hiếm hoi này khiến tôi không khỏi trạnh lòng nhớ đến một trường hợp (không may) khác, của một đảng viên cộng sản khác. Trong bản Tuyên Bố Lên Án Tội Ác Đồng Tâm có đoạn viết về nhân vật này như sau: “Cụ Lê Đình Kình 84 tuổi đời, 58 tuổi đảng, một lão thành cách mạng của đảng cầm quyền, một nhân cách đẹp, một khí phách lớn, kiên cường, bền bỉ, vững tin vào luật pháp nhà nước, vững tin vào lẽ phải, vào nhân dân trong cuộc đấu tranh với quyền lực tham nhũng, một già làng được hầu hết người dân Đồng Tâm kính trọng, tin yêu. Con người như vậy đã bị giết hại và phanh xác quá rùng rợn: Khảo tra, đánh đập bầm dâp khắp thân già. Kề súng tận tim, tận não xả đạn. Mang xác đi mổ bụng, phanh thây…” Tôi trộm nghĩ thêm rằng chính cái “nhân cách đẹp, một khí phách lớn, kiên cường, bền bỉ, vững tin vào luật pháp nhà nước, vững tin vào lẽ phải” của cụ Lê Đình Kình chính là nguyên nhân gây ra thảm nạn. Cái chết tàn bạo của nạn nhân, và  mọi sự sách nhiễu cùng oan khuất mà thân nhân của ông đang phải ghánh chịu, cũng giúp cho tôi chợt hiểu ra thái độ nhận nại (hay nhẫn nhục) của nhiều đảng viên kỳ cựu khác từ nhiều thập niên qua. Cụ Nguyễn Thị Bình, nhân vật đã nhận huy hiệu 70 tuổi đảng từ năm 2017, là một trường hợp điển hình. Theo Wikipedia: “Bà sinh năm 1927 là một nữ chính trị gia người Việt Nam. Bà nổi tiếng trên thế giới khi giữ cương vị Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị 4 bên về hòa bình cho Việt Nam tại Paris trong giai đoạn 1968-1973. Bà là một trong những người đại diện các bên ký hiệp định Paris năm 1973 và là người phụ nữ duy nhất đặt bút ký vào Hiệp định.” Nhờ vào những “kỳ tích” thượng dẫn nên dù cả MTGPMN lẫn CPCMLT đều bị giải thể (sau khi miền Nam thất thủ) Nguyễn Thị Bình vẫn được cho ngồi vào một cái ghế súp – Phó Chủ Tịch Nước – và bà đã ngồi im thin thít cả chục năm trời (1992 đến 2002) không dám ho he hay hó hé gì ráo trọi. Mãi cho đến khi cuối đời Nguyễn Thị Bình mới rón rén lập ra một cái quỹ văn hóa với kỳ vọng “hưng dân trí, chấn dân khí” nhưng cũng không tồn tại được lâu. Báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 23/02/2019, ái ngại loan tin: “Bà Nguyễn Thị Bình - chủ tịch Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh - ký văn bản thông báo về việc quỹ này chấm dứt hoạt động từ ngày 20-2 vì một số điều kiện khách quan.” Tuy (nguyên) PCTN không nói gì về những “điều kiện khách quan” này nhưng ai cũng hiểu rằng bà (lại) tiếp tục ngậm bồ hòn làm ngọt. Thế mới rõ Nguyễn Thị Bình là người trí thức và là kẻ thức thời, chứ cứ như nông dân Lê Đình Kình (“kiên cường, bền bỉ, vững tin vào luật pháp nhà nước, vững tin vào lẽ phải, vào nhân dân”) thì e khó thọ đến bây giờ, và chưa chắc đã được chết toàn thây. Mà có riêng chi bà Bình, ông Thọ, ông Phát, bà Định … (và ngay cả đến ông Hồ) cũng đều chọn thái độ “thức thời” tương tự vì họ biết cái đảng (cướp) của mình rõ hơn ai hết. Chỉ có những thường dân ngây thơ như chúng ta thì vẫn cùng nhau lên tiếng “đòi hỏi phải truy tố những kẻ đã sát hại cụ Kình.” Làm sao có thể can thiệp vào chuyện trừng phạt đảng viên của một đảng cướp cho dù đây là “một vú án một tội ác trời không dung, đất không tha” chăng nữa? Công lý chỉ có thể được thực thi sau khi mọi người đều đã nhận diện được bọn cướp này, và quyết tâm đánh đuổi cho đến khi chúng ngã gục – bằng mọi giá. tuongnangtien's blog    
......

Lê Đình Công bị tòa án lừa nhận tội với hứa hẹn giảm án

Bản tin của UCANEWS với tựa đề „Việt Nam y án tử hình nông dân vì xung đột đất đai“   Thật khủng khiếp khi hệ thống tư pháp đã lừa bị cáo Lê Đình Công nhận tội. Công đã đệ đơn kháng cáo về việc bị kết án oan nhưng sau đó bị lừa nên kháng cáo xin giảm án. Tất cả chúng tôi đều ngây thơ hy vọng họ [các thẩm phán] sẽ giảm án.   Hôm nay 11/3, trang tin tức (tiếng Anh) UCANEWS đưa tin về phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Đồng Tâm. Sau đây là bản dịch phần cuối nói về việc ông Lê Đình Công bị tòa án lừa nhận tội với hứa hẹn sẽ được giảm án:   Luật sư Công giáo Lê Quốc Quân, người đã theo sát vụ án, cho rằng việc một vụ án hình sự nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng của nhiều người, mà chỉ được xét xử trong hai ngày là không hợp lý.   Quân, một nhà hoạt động nhân quyền, cho biết người dân không hài lòng với một bộ máy tư pháp tham nhũng được quản lý bởi một chế độ độc tài. Các thẩm phán hành động theo các chỉ thị bí mật được lên kế hoạch từ các nhà lãnh đạo đảng, ông nói.   Công lý hoàn toàn chỉ là một trò hề và các phiên tòa là những vở hài kịch đen mà những kẻ 'chủ mưu' này sử dụng để đạt được mục tiêu càng sớm càng tốt, ông nói.   Luật sư cho biết những kẻ ra lệnh tấn công xã Đồng Tâm lẽ ra phải bị đưa ra xét xử. Họ sẽ bị lịch sử đánh giá đúng mức.   Anh ta nói thật khủng khiếp khi hệ thống tư pháp đã lừa bị cáo Lê Đình Công nhận tội. Công đã đệ đơn kháng cáo về việc bị kết án oan nhưng sau đó bị lừa nên kháng cáo xin giảm án.   Ông nói, tất cả chúng tôi đều ngây thơ hy vọng họ [các thẩm phán] sẽ giảm án.   Khoảng 14 luật sư tình nguyện bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa, nơi họ bị cấm tiếp xúc nói chuyện với thân chủ của mình.   Trước phiên tòa, họ đã yêu cầu các cơ quan chức năng của chính phủ giải quyết những câu hỏi chưa rõ ràng bao gồm cả thủ tục pháp lý.   Họ yêu cầu điều tra lại cuộc đụng độ đất đai, nguồn gốc đất tranh chấp, thương lượng của chính quyền địa phương với dân làng, kế hoạch triển khai của cảnh sát Hà Nội để bảo vệ sân bay quân sự, cái chết của cụ Kình và ba cảnh sát, và những vết thương nghiêm trọng trên người thân thể các bị cáo Chức, Hiểu và Nối.   Các luật sư cho biết bà Bùi Thị Nối đã hỏi các thẩm phán năm lần: Đảng có giết đảng không? Bà ấy không được trả lời.   Bà Nối cũng nói với các thẩm phán rằng hãy biết nhìn thẳng vào sự thật và trung thực để giúp đỡ tôi và những người dân.   Nhiều người mô tả lời nói của bà Nối như một cái tát mạnh vào mặt các thẩm phán.   Hiếu Bá Linh (Biên dịch)   Nguồn: https://www.ucanews.com/amp/vietnam-upholds-farmers-death-penalty-over-land-clash/91715 Bổ sung: Clip video cắt từ BBC   Hôm 11/3/2021, Luật sư Ngô Anh Tuấn nói với đài BBC rằng các luật sư và bị cáo đã "ăn một cú lừa thế kỷ" trong phiên tòa phúc thẩm Đồng Tâm:    
......

Án mạng Đồng Tâm, cảnh sát giết dân và tòa án giết luật pháp

Nhận định về vụ án mạng Đồng Tâm của luật sư Hoàng Ngọc Giao cũng là nỗi nhức nhối của mọi lương tri con người ở Việt Nam cũng như trên thế giới Phạm Đình Trọng NGÀY 8.3.2021 TẠI HÀ NỘI, TƯ PHÁP VIỆT NAM SẼ TRÌNH DIỄN PHIÊN TOÀ PHÚC THẨM VỤ ÁN MẠNG ĐỒNG TÂM. GIỮA ĐÊM, CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG BỘ CÔNG AN XÔNG VÀO NHÀ DÂN THÔN HOÀNH, XÃ ĐỒNG TÂM, HUYỆN MỸ ĐỨC, HÀ NỘI, BẮN CHẾT VÀ PHANH XÁC CỤ GIÀ 84 TUỔI. VỤ TẬP KÍCH KINH HOÀNG CŨNG LÀM CHO BA CẢNH SÁT BỊ NẠN KHI RƠI XUỐNG KHE SÂU GIỮA HAI CĂN NHÀ RỒI ĐƯỢC CHO LÀ CHẾT CHÁY. CÁI CHẾT ĐẦY MƠ HỒ, BÍ ẨN VÀ VÔ LÍ CỦA BA CẢNH SÁT KHÔNG ĐƯỢC ĐIỀU TRA, KHÔNG THỰC NGHIỆM, KHÔNG CHỨNG MINH KHOA HỌC VÀ NGƯỜI DÂN CHỈ Ở THẾ THỤ ĐỘNG TỰ VỆ THÌ BỊ TOÀ ÁP ĐẶT TỘI GIẾT BA CẢNH SÁT. CẢNH SÁT CHỦ ĐỘNG GIẾT DÂN LẠI KHÔNG ĐƯỢC XÉT XỬ. BÀI VIẾT DƯỚI ĐÂY XIN CUNG CẤP ĐẦY ĐỦ TỪ CỘI NGUỒN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI DẪN ĐẾN ÁN MẠNG ĐỒNG TÂM. ***** 59 HA ĐẤT PHÍA TÂY ĐỒNG SÊNH KHÔNG PHẢI ĐẤT QUỐC PHÒNG Đầu năm 1979, Việt Nam bị Tàu cộng dẫn dắt vào hai cuộc chiến đẫm máu kéo dài dai dẳng suốt mười năm nhưng chỉ là hai cuộc chiến cục bộ. Cuộc chiến với bóng ma Khmer Đỏ ở Campuchia và cuộc chiến với biển quân Tàu cộng đói rách ở biên giới phía Bắc. Không đủ sức và chưa phải lúc làm cuộc chiến tranh lớn xâm lược Việt Nam, Tàu cộng buộc Việt Nam phải theo đuổi hai cuộc chiến giới hạn cục bộ đến mười năm chỉ nhằm làm cho Việt Nam sau cuộc chiến Nam Bắc tiếp tục chảy máu lâu dài, suy kiệt không thể gượng dậy. Bị sa lầy suốt mười năm trong bãi mìn China ở biên giới Campuchia – Thái Lan, thôi cứ cho là vì nghĩa cả cứu dân tộc Campuchia khỏi cánh đồng chết diệt chủng. Nhưng không nhận ra rằng hơn mười năm cách mạng văn hóa, đất nước Trung Hoa tan hoang, lòng dân li tán, sức dân kiệt quệ, bộ máy quyền lực tan tác, quân đội đói rách, trang bị và kĩ thuật, chiến thuật lạc hậu ở thời thế chiến 2 như quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc khi đó, Tàu cộng không thể mở cuộc chiến tranh tổng lực xâm lược Việt Nam trước quân đội Việt Nam đang là đội quân thiện chiến lúc đó và dư dả vũ khí khá hiện đại của hai cường quốc vũ khí là Nga và Mỹ. Không có tầm nhìn, lãnh đạo Việt Nam đã hốt hoảng hoạch định một cuộc kháng chiến lớn, tổng lực toàn diện với Tàu cộng. Trong hoạch định cuống cuồng đó, năm 1980, dự án sân bay dã chiến Miếu Môn ra đời để phân tán lực lượng không quân, cất giấu máy bay chiến đấu trong những hầm khoét vào chân núi, đối phó với cuộc chiến tranh mở rộng của Tàu cộng. Trong 208 ha đất của dự án sân bay dã chiến Miếu Môn có 47,3 ha đất cánh Đồng Sênh của hợp tác xã nông nghiệp Đồng Tâm và ngay lập tức chính quyền xã Đồng Tâm đã cắt đủ 47,3 ha đất phía Đông cánh Đồng Sênh giao cho sân bay. 59 ha đất phía Tây Đồng Sênh còn lại vẫn là đất ngô, đất lúa của người dân Đồng Tâm. Ngày 31.12.2019, quân đội xây xong bức tường bao quanh sân bay Miếu Môn, tường xây cao hai mét rưỡi, phía trên còn có cọc sắt giăng dây thép gai. 59 ha Tây Đồng Sênh ngoài tường bao sân bay vẫn xanh bãi sắn, nương ngô của dân Đồng Tâm. Vậy là đất quân sự sân bay và đất dân sự của dân Đồng Tâm càng được phân định rạch ròi. Bức tường quân đội xây xác định giới hạn đất quốc phòng càng chứng minh thêm 59 ha đất Tây Đồng Sênh là đất của dân Đồng Tâm. Bất kì pháp nhân nào mang danh nhà nước cấp tỉnh, cấp bộ muốn chiếm, muốn biến 59 ha đất nửa Tây cánh Đồng Sênh ngoài ranh sân bay Miếu Môn thành đất quốc phòng đều phải có quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định đó cho đến tận đêm 9.1.2020, đêm xảy ra án mạng Đồng Tâm không hề có. Mãi mãi cũng không bao giờ có quyết định vô lí đó. Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc kết thúc tháng chín, năm 1989 thì tháng chín, năm 1990, lãnh đạo cộng sản Việt Nam liền len lén sang Thành Đô thì thầm xin làm chư hầu để được yên thân làm vương phương Nam. Sân bay dã chiến Miếu Môn chỉ mới qua giai đoạn gom đất cũng dẹp bỏ. Thu hồi mảnh đất làm ra hạt lúa, hạt ngô của dân để làm sân bay quân sự. Không làm sân bay nữa thì phải trả lại đất cho dân để kinh tế đất nước có thêm hạt lúa, hạt ngô. Nhà nước trung ương không có tầm nhìn quốc gia đã biến đất sống của dân thành đất chết của sân bay chỉ có trên giấy, gây lãng phí, mất mát lớn cho nền kinh tế đất nước, gây hao hụt thu nhập của người dân Đồng Tâm. Không làm sân bay nữa nhưng lấy danh nghĩa quốc phòng, quân đội cũng không trả lại 47,3 ha đất cho dân Đồng Tâm. Còn nhà nước địa phương Hà Nội thì xập xí xập ngầu, dùng quyền lực và mệnh lệnh nhà nước địa phương muốn biến 59 ha đất phía Tây Đồng Sênh ngoài dự án sân bay Miếu Môn thành đất quốc phòng để dấm dúi bán cho doanh nghiệp quân đội Viettel. LỪA DỐI VÀ BẠO LỰC NHÀ NƯỚC TỪ NGOÀI ĐỒNG ĐẾN GIƯỜNG NGỦ NHÀ DÂN Quyết giữ hợp pháp 59 ha đất Đồng Sênh, người dân Đồng Tâm có hai nguồn năng lượng tạo nên sức mạnh không thế lực nào hành xử hợp pháp khuất phục được. Một. Người dân Đồng Tâm có đầy đủ hồ sơ, văn bản nhà nước, bản đồ pháp lí chứng minh 59 ha đất Tây Đồng Sênh chưa bao giờ là đất quốc phòng. Từ trong lịch sử cho đến hôm nay mảnh đất đó vẫn là mảnh đất hợp pháp, chính đáng của hợp tác xã nông nghiệp Đồng Tâm. Đó là sự thật, là lẽ phải Đồng Tâm và người nắm giữ đầy đủ hồ sơ sự thật và lẽ phải Đồng Tâm chính là người con của xóm làng Đồng Tâm, linh hồn của đất đai Đồng Tâm, lão nông 84 tuổi Lê Đình Kình, là người đứng đầu cả tổ chức đảng, cả chính quyền và hợp tác xã nông nghiệp Đồng Tâm suốt hơn 40 năm, vị lão thành cách mạng của đảng cộng sản, đảng viên 58 tuổi đảng Lê Đình Kình. Hai. Người dân Đồng Tâm có hạt nhân lãnh đạo, có niềm tin sắt đá và có chất keo kết dính đoàn kết muôn người như một trong ý chí giữ mảnh đất hợp pháp chính đáng Đồng Sênh. Hạt nhân lãnh đạo, niềm tin sắt son và chất keo kết dính làm nên sức mạnh Đồng Tâm chính là con người lương thiện, bình dị và cao cả Lê Đình Kình cả đời nghèo khổ tận tụy với dân làng nghèo khổ, cả đời lo việc làng, việc nước. Không thể chiếm 59 ha đất Tây Đồng Sênh của dân Đồng Tâm bằng hợp pháp thì phải chiếm bằng phi pháp. Bằng lừa dối và bạo lực, phải tiêu diệt hạt nhân lãnh đạo Đồng Tâm. Phải tiêu diệt được niềm tin, ý chí giữ đất Đồng Tâm. Phải chiếm và phi tang sự thật Đồng Tâm. Nhà nước cấp huyện Mỹ Đức ra đòn lừa niềm tin Đồng Tâm ra Đồng Sênh vắng rồi viên trung tá Trần Thanh Tùng, phó công an huyện bất ngờ phóng cú đá ngàn cân của thế võ chuyên chính. Niềm tin Đồng Tâm trong thân xác cụ già Lê Đình Kình bay như chiếc lá đập đầu vào đá. Cụ Kình thoát chết nhờ chiếc mũ bảo hiểm nhưng hông lãnh trọn cú đá thì xương vỡ vụn. Niềm tin của dân Đồng Tâm bị ném lên ô tô chạy thẳng về trại giam của công an Hà Nội. Lập tức lòng dân Đồng Tâm bảo vệ niềm tin Đồng Tâm bằng cách các mẹ, các chị Đồng Tâm bằng tấm lòng của những người mẹ người chị dồn 38 cảnh sát cơ động về Đồng Tâm hỗ trợ cú lừa cấp huyện của Mỹ Đức vào nhà văn hóa thôn Hoành. 38 công cụ bạo lực nhà nước thành con tin trong tay dân Đồng Tâm, đối trọng với niềm tin Đồng Tâm trở thành con tin trong tay công an Hà Nội. Lừa dối và bạo lực cấp huyện Mỹ Đức không hạ gục được lẽ phải và ý chí Đồng Tâm thì lừa dối và bạo lực cấp thành phố vào cuộc. Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung lừa dân Đồng Tâm bằng cam kết 22.4.2017, hứa hẹn sẽ thanh tra công bằng. Không chứng minh được 59 ha đất Tây Đồng Sênh là đất quốc phòng bằng văn bản pháp luật, Thanh tra Hà Nội liền lấy quyền lực nhà nước áp đặt bằng kết luận thanh tra số 2346/KL-TTTP-P5 ngày 19/7/2017 và được Thanh tra nhà nước bảo kê bằng văn bản số 611/TB-TTCP ngày 25/4/2019 trợn trạo xác nhận kết luận phi pháp, áp đặt của Thanh tra Hà Nội là hợp pháp: “kết luận thanh tra của thành phố Hà Nội là chính xác, hợp pháp”! Không chỉ nhà nước cấp huyện Mỹ Đức. Không chỉ nhà nước cấp thành phố thủ đô Hà Nội. Nhà nước trung ương đã vào cuộc dùng quyền lực nhà nước cướp bằng được đất Tây Đồng Sênh của người dân ở chòm xóm nhỏ bé, hiền hoà Đồng Tâm. Nhà nước trung ương lừa dối không xong thì phải ra đòn bạo lực nhà nước cấp trung ương. Và ba ngàn lính thiện chiến trung đoàn cảnh sát cơ động bộ Công an đã gây ra vụ thảm sát ở thôn Hoành rạng sáng 9.1.2020. Ba ngàn cảnh sát cơ động bủa vây sự thật và lẽ phải Đồng Tâm, xông vào tận giường ngủ, xả súng giết hại người nắm giữ sự thật và lẽ phải Đồng Tâm, không những cướp đi văn bản pháp lí làm nên sự thật và lẽ phải Đồng Tâm mà còn vơ vét cả những đồng tiền đầu tắt mặt tối chắt chiu của dân nghèo Đồng Tâm. Trung đoàn cảnh sát cơ động đứng chân ở Hà Nội, trực chiến ở địa bàn chiến lược trọng yếu là thủ đô Hà Nội nên được gọi là trung đoàn cảnh sát cơ động Hà Nội nhưng là trung đoàn cơ động chiến lược của bộ Công an. Đơn vị tác chiến lớn nhất của bộ Công an là trung đoàn và đơn vị tác chiến lớn nhất của bộ Quốc phòng là binh đoàn. Đơn vị tác chiến lớn nhất phải đảm nhiệm vị trí quốc gia, hoạt động ở tầm quốc gia, trong đội hình chiến lược cơ động của bộ, không phải đơn vị chiến thuật của địa phương. Trung đoàn cảnh sát kị binh, trung đoàn cảnh sát xe bọc thép và các trung đoàn cảnh sát cơ động dù đứng chân ở đâu cũng đều là lực lượng cơ động của bộ Công an. Lãnh thổ quốc gia rộng lớn mới cần lực lượng cơ động. Tỉnh, thành nhỏ hẹp chỉ có những đội phản ứng nhanh do địa phương điều động. Mưa đạn vãi vào căn nhà nhỏ bé mang sự thật và lẽ phải Đồng Tâm, xả đạn vào ngực cụ Kình, người mang niềm tin và ý chí Đồng Tâm rạng sáng 9.1.2020 là sức mạnh bạo lực của lực lưởng cảnh sát cơ động bộ Công an chứ không phải mấy tay súng đội phản ứng nhanh công an Hà Nội. Những thông tin chính thống, những phát ngôn chính thức của cơ quan nhà nước đồng loạt đưa tin sự kiện máu Đồng Tâm 9.1.2020 đều chỉ nhắc đến công an Hà Nội, đều cột sự kiện máu Đồng Tâm vào công an Hà Nội. Cả bản kế hoạnh hành quân 419A đánh úp Đồng Tâm đêm 9.1.2020 cũng đổ cho công an Hà Nội hoạch định, bộ Công an chỉ phê duyệt nhằm làm nhẹ sự kiện, khoanh vùng, giới hạn, hạ thấp sự kiện chỉ ở cấp địa phương, giảm mức độ nghiêm trọng của sự kiện và quan trọng là lấp liếm dấu vết tội ác cấp nhà nước với chòm xóm bé nhỏ Đồng Tâm. Mọi diễn biến trận đánh Đồng Tâm đều do trung tướng, Thứ trưởng bộ Công an Lương Tam Quang thông tin, mọi phát ngôn về trận đánh Đồng Tâm đều do người phát ngôn bộ Công an, Chánh văn phòng bộ, thiếu tướng Tô Ân Xô phát ngôn. Điều đó xác định rằng: Bạo lực tấn công dân ở thôn Hoành nhỏ bé đêm 9.1.2020, dìm trong máu ý chí giữ đất chính đáng, ý chí bảo vệ sự thật và lẽ phải, ý chí chống tham nhũng, chống lợi ích nhóm của người dân Đồng Tâm là trung đoàn cảnh sát cơ động của bộ Công an chứ không phải công an Hà Nội. Sở chỉ huy trận đánh đặt ở bộ Công an chứ không phải ở sở công an Hà Nội. Tư lệnh trận đánh là Thứ trưởng bộ Công an, trung tướng Lương Tam Quang chứ không phải giám đốc công an Hà Nội. Kế hoạch tác chiến là kịch bản của trận đánh. Cấp nào tác chiến thì cấp đó phải làm kịch bản và Kế hoạch 419A đánh úp dân Đồng Tâm đêm 9.1.2020 do chính bộ Công an vạch ra nhưng được hạ cấp bằng tên gọi Kế hoạch 419A của công an Hà Nội bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn xã Đống Tâm. Vì 419A mang dấu son, chữ kí cấp Bộ, cấp quốc gia chứ không phải cấp địa phương Hà Nội nên khi luật sư bảo vệ người dân Đồng Tâm vô tội đòi hỏi chính đáng và cần thiết công khai bản Kế hoạch 419A để chứng minh rằng cuộc động binh đêm 9.1.2020 ở Đồng Tâm là thi hành công vụ liền bị từ chối. Tòa án không thể và không dám công khai bàn tay vấy máu dân Đồng Tâm của bộ Công an. Người dân và lương tri cả nước chăm chú theo dõi số phận sự thật và lẽ phải của dúm dân bé nhỏ Đồng Tâm đã phải thắt lòng nhận ra cả bộ máy nhà nước cộng sản Việt Nam từ huyện, thành phố đến trung ương không ứng xử với dân Đồng Tâm không bằng pháp luật mà bằng lừa dối và bạo lực.. Bạo lực là hạ sách, là lấy máu dân đàn áp sự thật và lẽ phải của dân, lấy máu dân răn đe dân, ăn thua đủ với dân. Máu dân lại đổ là nhà nước cộng sản lại chồng chất thêm nợ máu với dân. Dân gian nhân hậu có câu “Lấy máu gà dọa khỉ” Nhà nước độc tài làm gì có nhân hậu. Nhà nước nhân hậu thì không thể độc tài. Nhà nước độc tài lấy chính máu dân răn đe dân chứ không cần lấy máu gà! Như nhà nước độc tài đã vô tư lấy cả biển máu dân để áp đặt ách cai trị độc tài cộng sản lên cả nước thì xá gì máu dúm dân nhỏ bé Đồng Tâm!. LỪA DỐI VÀ BẠO LỰC TỪ TRẠI GIAM ĐẾN PHIÊN HÒA ÁP ĐẶT TỘI CHO NGƯỜI DÂN ĐỒNG TÂM VÔ TỘI Chỉ ba ngày sau sự kiện máu ba ngàn cảnh sát chiến đấu trang bị tận răng của trung đoàn cảnh sát cơ động chiến lược bộ Công an đánh úp vài chục người già, phụ nữ, trẻ con dân Đồng Tâm, một số người dân vô tội Đồng Tâm bị bắt sáng 9.1.2020 đã xuất hiện trên màn ảnh truyền hình trong chương trình Thời sự giờ vàng tối 12.1.2020 đài truyền hình quốc gia VTV với khuôn mặt bầm dập, thâm tím, với vẻ mặt thất thần, vô hồn, hoảng loạn nhưng lại nói năng gẫy gọn trơn tru như đọc thuộc lòng, như xả máy ghi âm lời nhận tội không đúng sự thật rằng người dân đã mang lựu đạn và vũ khí tự tạo chống lại công an. Bộ mặt bầm dập và tiếng nói vô hồn nhận tội của người dân vô tội Đồng Tâm chỉ sau ba ngày trong trại giam của công an là sự chứng minh rõ ràng, là lời tố cáo vững chắc mức độ nhục hình ghê rợn và sự bức cung trắng trợn của công an. Lời tố cáo nhục hình và bức cung phạm pháp của cảnh sát điều tra với người dân vô tội Đồng tâm đã vang lên nhức nhối ngay trong phiên tòa sơ thẩm xử dân vô tội Đồng Tâm khi ông Lê Đình Công con trai cả cụ Lê Đình Kình khai rành rọt: “Tôi bị điều tra viên Phạm Việt Anh đánh mười ngày như một”. Một tình tiết có giá trị pháp lí rất cao bác bỏ hoàn toàn bản kết luận điều tra của công an, bác bỏ cả cáo trạng buộc tội dân vô tội Đồng Tâm của viện Kiểm sát nhưng quan tòa với những mức án đã định trước có sẵn trong túi, tòa án đã làm ngơ bỏ qua lời tố cáo nhục hình, ép cung. Bị dẫn giải ra tòa trong phiên toà sơ thẩm, bà Bùi Thị Nối chỉ nói vội được câu ngắn: Vì sao có pháp luật mà các người không thi hành? Bị điểm đúng huyệt pháp chế độc tài, công an làm án bằng nhục hình, ép cung, tòa xử án theo chỉ thị, nghị quyết, theo lệnh chứ không xử theo luật, công an hốt hoảng và ngang nhiên xông vào phiên toà, xô đến, kẹp tay, xốc nách, lôi bà Nối ra khỏi tòa. Bạo lực ngang nhiên diễn ra trong phiên tòa để bịt miệng người đàn bà vô tội trở thành bị cáo Bùi Thị Nối. Không đếm xỉa đến lời khai sự thật của người đàn ông vô tội trở thành bị cáo Lê Đình Công. Xét xử không cần nghe sự thật, không biết đến luật pháp, tòa án lại tiếp tục ra đòn nhục hình tinh thần người dân vô tội Đồng Tâm và ép cung cả pháp luật. Giữa đêm người dân lương thiện đang ngủ trong nhà bỗng bị cảnh sát vũ trang phá cửa xông vào nhà. Đạn xả trong nhà dân như đạn vãi vào đồn giặc trong trận đánh công đồn. Kề súng vào đầu, vào ngực bắn chết lập tức người già 84 tuổi. Đạn xuyên qua tay, đạn rạch bụng dân. Thả cho nghiệp vụ cắn xé dân. Đấm, đá, dùi cui tới tấp vụt xuống đầu dân rồi lùa người dân máu tràn trên đầu, máu ướt đẫm bụng, lùa cà người già, phụ nữ, trẻ em, về trại giam. Mang cả xác người già bị bắn chết đi mổ bụng, phanh thậy. Những kẻ phạm pháp, giết dân man rợ hơn cả thời Trung cổ lại nhân danh pháp luật truy tố dân vô tội. Những kẻ giết người bàn tay ròng ròng máu dân lại viết lệnh truy tố gán tội giết người cho người dân vô tội. Tùy tiện truy tố người dân vô tội vào tội có khung hình phạt cao nhất tử hình là đòn bạo lực tinh thần cực kì nham hiểm, độc ác. Bị gán tội danh có khung hình phạt tử hình, người dân thật thà, chất phác phải mang tâm lí vô cùng hốt hoảng, hoang mang, mất tinh thần, dễ dàng chấp nhận mọi dụ dỗ, lừa phỉnh, mớm cung nhận tội của cảnh sát điều tra. Đó là đòn bạo lực tinh thần vô cùng thâm độc của cảnh sát điều tra và tòa án độc tài biến người dân vô tội thành người có tội. Không phải chỉ ra đòn bạo lực tinh thần đánh người dân Đồng Tâm vô tội trở thành bị cáo trước tòa, tòa án còn dùng quyền lực quan tòa bác bô mọi đòi hỏi của luật sư đòi tòa phải thực thi đúng pháp luật. Những đòi hỏi chính đáng, đúng pháp luật không thể thiếu của một phiên tòa là Một. Vật chứng. Cần có văn bản kế hoạch 419A của công an Hà Nội bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn xã Đống Tâm để chứng minh hành động của trung đoàn cảnh sát cơ động của bộ Công an ở Đồng Tâm đêm 9.1.2020 là thi hành công vụ đúng pháp luật. Hai. Nhân chứng. Những công an đã tham gia sự kiện Đồng Tâm đêm 9.1.2020, những công an đã nổ súng giết dân, người dân chứng kiến sự việc cần được thẩm vấn tại tòa để chứng minh cáo trạng buộc tội người dân giết người, chống người thi hành công vụ là thỏa đáng. Ba. Thực nghiệm. Ba sĩ quan cảnh sát cấp tá và cấp úy tuổi quân dầy dạn, nghiệp vụ tinh thông, thử thách từng trải, thế võ tự vệ thuần thục lại dễ dàng rơi xuống hố và càng dễ dàng khoanh tay cam chịu để người dân đổ xăng đốt cháy thui. Cần thực nghiệm để chứng minh trong tình thế đạn vãi như mưa, không ai có thể ló măt ra khỏi nhà, người dân vẫn có thể hò nhau xúm lại đổ hết chậu xăng này đến chậu xăng khác xuống hố và hố nhỏ sâu hút vẫn có đủ ô xy để xăng cháy lâu đến mức thiêu ba cảnh sát thành than. Vật chứng, nhân chứng và thực nghiệm là yêu cầu bắt buộc để chứng minh tội phạm với phiên tòa công minh, làm sáng tỏ công lí. Nhưng phiên tòa sơ thẩm xử người dân vô tội Đồng Tâm chỉ là phiên tòa hình thức, chỉ làm thủ tục xét xử để áp đặt bản án có sẵn cho người dân vô tội Đồng Tâm chứ không cần công lí. Vì vậy mọi đòi hỏi cần thiết, đúng pháp luật của luật sư, mọi đòi hỏi của công lí đều bị tòa độc tài bác bỏ “Không cần thiết”! Không xử theo pháp luật, bác bỏ mọi đòi hỏi của công lí, phiên tòa gán tội cho người dân vô tội Đồng Tâm đã giết chết cả hình hài luật pháp ốm yếu, còi cọc của nền tư pháp được gọi là pháp chế xã hội chủ nghĩa. Quyền dân là quyền thiêng liêng của con người. Để cướp quyền dân cả nước, đảng cộng sản chỉ cần ghi vào Hiến pháp điều 4: đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Để cướp 59 ha đất của người dân xã Đồng Tâm, nhà nước cộng sản đã xả súng giết dân và gõ búa giết cả luật pháp nhà nước xã hội chủ nghĩa. Sự kiện máu Đồng Tâm một lần nữa chứng minh quyền dân và mạng sống người dân trong nhà nước độc tài rẻ rúng như thế nào và nhà nước độc tài tham lam, tàn bạo như thế nào. Nợ máu Đồng Tâm. Nợ máu cải cách ruộng đất. Nợ máu nội chiến Bắc Nam... Những món nợ máu đảng cộng sản vay của dân sẽ còn mãi trong lịch sử đau thương của giống nòi Việt Nam. Vụ việc Đồng Tâm chỉ là chuyện tranh chấp đất đai giữa chính quyền địa phương quản lí đất và người dân sử dụng đất, chỉ là tranh chấp dân sự thường tình. Trong xã hội, chuyện tranh chấp quyền lợi, tranh chấp quyền sở hữu là điều quá bình thường, ở đâu và thời nào cũng luôn xảy ra. Nhưng không ở đâu và không thời nào việc tranh chấp mấy chục hecta đất nhỏ nhặt giữa chính quyền và người dân cùng nòi giống, cùng người Việt, cùng con Rồng cháu Lạc lại phải trả giá bằng máu, bằng mạng sống con người quí giá như là giữa quân xâm lược và người dân mất nước vậy. Chỉ đội quân xâm lược, đội quân chiếm đóng mới dùng sức mạnh bạo lực xả súng bắn dân chiếm đất dân. Chính quyền xả súng bắn dân để giành phần thắng trong tranh chấp dân sự đã tạo ra đối kháng xã hội ở qui mô quốc gia rộng lớn, gây rối loạn xã hội, gây thất vọng, li tán lòng dân cả nước. Với sức mạnh bạo lực nhà nước, đương nhiên chính quyền phải thắng dân. Nhưng thắng dân bằng bạo lực và thắng dân bằng toà án bất công là chính quyền đã mất dân. Không chính quyền nào có thể tồn tại khi đã mất dân.  
......

Vụ án Đồng Tâm: chính phủ Việt Nam sát hại công dân của mình

  Pascale Berry-Wavre - Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam COSUNAM Luy Nguyen Tang| Không chỉ ở Miến Điện (Myanmar) mới có một chế độc tài chà đạp thô bạo các quyền con người   Ngày 08 tháng 3 sắp tới đây, nền tư pháp Việt Nam sẽ xét xử phúc thẩm sáu người trên 29 người đã bị kết án hôm 14/9/2020 vì những hành động kháng cự nhà cầm quyền. Trong những người này, có hai người bị kết án tử hình. Số phận của những người này sẽ ra sao ? Họ là những người vào đầu năm 2020 đã tranh đấu chống chính quyền tịch thu ruộng đất của làng họ.   Ngày nay Việt Nam vẫn là một trong những chế độ độc tài tồi tệ nhất. Những tham vọng phát triển về du lịch và kinh tế dẫn đến tình trạng nhà nước cướp đoạt đất đai của người dân mà không có đền bù thích đáng, sự nô lệ hóa một phần lớn dân chúng với một tác động thảm khốc cho môi trường. Sự việc được gọi là « Vụ Đồng Tâm » làm nổi bật những tệ nạn này. Năm 1980, ngôi làng ở cách Hà Nội khoảng chừng 50 cây số đã thỏa thuận với chính quyền trung ương về việc trưng dụng 47 hecta đất cho sân bay quân sự. Như thế, dân làng chỉ còn giữ lại 59 để trồng trọt.   Nhưng 40 năm sau, phi trường vẫn chưa được xây. Đất đai vẫn không được sử dụng. Nhưng đâu phải chỉ có thế: năm 2017, chính phủ muốn lấy luôn 59 hecta còn lại, cho một dự án đô thị hóa lớn. Chính quyền đề nghị với dân làng một cái giá không nghĩa lý gì để bồi hoàn cho sự mất đất canh tác, đẩy họ vào cuộc sống khốn cùng. Những tranh tụng, với nhiều khúc mắc, kéo dài cho đến khi công an, vào rạng sáng ngày 9/01/2020, đã ập vào tấn công làng Đồng Tâm, gây ra nhiều nạn nhân, đặc biệt trong đó có người trưởng làng, 85 tuổi, đã bị bắn chết.   29 người bị kết án hôm 14/9 đều là dân làng Đồng Tâm, những người đã cố gắng bảo vệ gia đình họ chống lại cuộc tấn công này. Bản chất phiên tòa này là một trò giả dối, với người chứng bị đe dọa, các luật sư bị răn đe và các bị cáo bị tra khảo bức cung. Không có bảo đảm nào là các quyền căn bản nhất đã được tôn trọng cho các bị cáo, họ đã bị tuyên phạt với những bản án khắc nghiệt tối đa: hai người trong họ bị kết án tử hình : ông Lê Đình Chức và ông Lê Đình Công, hai người con trai của ông trưởng làng.   Sự kiện Đồng Tâm dấy lên nhiều phản ứng. Nhờ vào sự đấu tranh của cộng đồng người Việt hải ngoại, các thủ tướng chính phủ của nhiều quốc gia, Liên Minh Âu Châu và Thụy Sĩ đã được báo động và đã quan tâm đến trường hợp này. Đối với những người đấu tranh cho nhân quyền, những áp lực quốc tế là hy vọng duy nhất để tòa án của Việt Nam có thể thay đổi thái độ trong hồ sơ này.   Lần sau mà Quý Vị mua hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, hay coi đây là nơi đi nghỉ dưỡng, xin Quý Vị hãy nghĩ về câu chuyện này. Có nhiều xác suất những người nông dân hay ngư dân đơn sơ là những người đã bị đầy đọa, thậm chí bị sát hại để cho phép thiết lập một nhà máy hay một khách sạn. Biết bao luật sư đã bị bắt bớ, bị giam cầm chỉ vì dám biện hộ các nạn nhân này. Biết bao gia đình đã phải chịu tang tóc hay bị đe dọa.   Phiên tòa tái thẩm sẽ diễn ra trong những ngày gần đây và sẽ cho thấy tình trạng của đất nước này về mặt vận hành tư pháp và xem chính phủ Việt Nam có sẵn sàng cải thiện những cơ chế chính trị, như lời cam kết của ông Thủ Tướng Việt Nam vào ngày 19/02 tại Hà Nội trong khuôn khổ của sách lược đầy tham vọng về phát triển ngành du lịch từ nay đến năm 2030.  
......

Các sự kiện đàn áp nhân quyền Việt Nam năm 2020

Timothy Trinh|   Nhìn lại quá trình 12 tháng qua, những sự kiện đàn áp nhân quyền thật tệ hại ở Việt Nam đã khiến cho cái vực thẳm ngăn cách giữa nhà nước và người dân ngày càng lớn hơn.   Sự kiện Đồng Tâm   Mở đầu năm 2020, nhà nước chỉ đạo lực lượng cảnh sát cơ động tấn công dân làng tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.   "Khoảng ba giờ sáng, rất đông người của chính quyền trong trang phục cảnh sát cơ động, cầm theo gậy gộc, dùi cui, súng, khiên, đổ về làng," theo lời một nhân chứng trao đổi với BBC News Tiếng Việt qua điện thoại sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020.   "Vào giữa trời đêm, cảnh sát cơ động xả súng dữ dội vào một ngôi nhà dân bình thường ở Đồng Tâm, như thể tấn công vào một hang ổ mafia. Một ngày sau, công an trả lại xác của người thủ lĩnh tinh thần cuộc đấu tranh giữ đất Đồng Tâm, ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, với nhiều vết đạn," theo bản tin RFI. Theo nhận xét của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu, "tranh chấp 59 héc ta đất Đồng Sênh ở Đồng Tâm là tranh chấp kinh tế dân sự, nhưng nó lại được giải quyết bằng súng đạn."   "Vào đầu thế kỷ 21 rồi mà một tranh chấp kinh tế dân sự lại phải mở cuộc hành quân cả ngàn cảnh sát cơ động với vũ khí làm phương tiện giải quyết, dẫn đến 4 người thiệt mạng, thì thật là đau xót," ông nói.   Gần 8 tháng sau, vào ngày 7 tháng 9 năm 2020, tổng cộng 29 người dân của xã Đồng Tâm đã phải đối mặt với phiên tòa xét xử ở Hà Nội với 10 người bị buộc tội "giết người" và 19 người bị buộc tội "chống người thi hành công vụ".   Ngoài cụ Lê Đình Kình đã bị cảnh sát cơ động sát hại, không nằm trong danh sách, tòa án đã kết tội tử hình hai ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức. Ông Lê Đình Doanh bị kết án chung thân; 12 người bị kết án tù giam từ 3 đến 16 năm; và 14 người còn lại bị kết án treo từ 15 tháng cho đến 3 năm.   Sự kiện đàn áp người bất đồng chính kiến   Ngoài sự kiện Đồng Tâm nói trên, có ít nhất 72 người khác, trong năm 2020, đã bị bắt giữ và bị cáo buộc (hoặc bị kết án) với các tội danh quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 như sau:   Điều 109. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều 156. Tội vu khống. Điều 331. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Điều 337. Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước. Điều 389. Tội che giấu tội phạm   Các sự kiện bắt giữ theo thứ tự thời gian:   Ngày 09/01/2020, hàng chục người dân Đồng Tâm đã bị cảnh sát cơ động bắt giữ, trong số này 29 người đã bị kết án nói trên.   Trong cùng ngày 09/01, Đinh Văn Phú, SN 1973, trú thôn 2, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông, bị bắt giữ và bị buộc tội theo Điều 117 vì đã sử dụng các tài khoản Facebook "Jimy Nguyễn", "Vinh Nguyễn Jimy" và "Nguyễn Vinh" để đăng tải các bài viết và phát trực tiếp các bài viết chống nhà nước.   Ngày 12/01/2020, Chung Hoàng Chương, SN 1977, bị bắt giữ và bị buộc tội theo Điều 331. Trong phiên tòa ngày 27/04/2020, Chương bị kết án tù 1 năm 6 tháng.   Ngày 18 tháng 3 năm 2020 là sự kiện bắt giữ và kết án 14 người Hmong. Trong số này, bị buộc tội và kết án theo Điều 109 gồm có: Sùng A Sính và Lầu A Lềnh mức án chung thân; Hoàng Văn Páo mức án 20 năm tù; Sùng A Dơ, Giàng A Và, Sùng A Sình, Giàng A Dia, Giàng A Sinh, Hờ A Hù, Cháng A Súa, Hoàng Văn Chơ cùng mức án 8 năm tù. Số người còn lại Thào A Khu, Phàng A Minh, Phàng A Lanh cùng mức án 24 tháng tù về tội “Che giấu tội phạm”.   Sau đó một ngày, 19/03/2020, có thêm 3 người Hmong khác, Kưnh (SN 1992), Lũp (SN 1972), Jưr (SN 1964), cùng ngụ làng Kret Krot, xã H'Ra, cũng bị bắt giam với tội danh theo Điều 109. Ngày 11/04/2020, Mã Phùng Ngọc Phú, SN 1992, bị bắt giữ và cáo buộc tội danh theo Điều 331. Cô bị xử án 9 tháng tù vào ngày 11/05 và dự kiến sẽ ra tù vào ngày 11 tháng 1 tới đây. Ngày 18/04/2020, Đinh Thị Thu Thủy, SN 1984, bị bắt giữ và bị cáo buộc tội danh theo Điều 117 vì đã chia sẻ và viết bài Facebook. Ngày 23/04/2020, nhà thơ Trần Đức Thạch, SN 1952, bị bắt giữ và bị buộc tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 109. Ngày 15 tháng 12, ông bị kết án 12 năm tù. Trước đó, vào năm 2008, ông Thạch đã bị 3 năm tù giam về tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước".   Ngày 21/05/2020, nhà văn Phạm Chí Thành (Blogger Bà Đầm Xòe) bị bắt giữ và bị buộc tội theo Điều 117. Ông bị chuyển từ Trại giam số 1 Hỏa Lò ở Hà Nội đến Viện Pháp y Tâm thần Trung Ương vào ngày 25 tháng 11.   Ngày 23/05/2020, ký giả Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập, bị bắt giữ và bị buộc tội theo Điều 117.   Ngày 08/06/2020, ký giả Lê Hữu Minh Tuấn, bút danh Lê Tuấn, một thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, bị bắt giữ và bị buộc tội theo Điều 117.   Ngày 13/06/2020, Nguyễn Đăng Thương, SN 1957, và Huỳnh Anh Khoa (fb Nino Huỳnh), SN 1982, bị bắt và buộc tội theo Điều 331. Cả hai là quản trị viên của nhóm Facebook "Bàn luận về kinh tế chính trị". Phiên tòa dự kiến vào ngày 7 tháng 12, nhưng được dời lại do sức khỏe của ông Thương không tốt.   Ngày 24/06/2020, chị Cấn Thị Thêu, cùng hai người con Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư, bị bắt và buộc tội theo Điều 117. Đồng loạt với sự bắt giữ 3 người trong gia đình chị Thêu, còn có thêm chị Nguyễn Thị Tâm cũng đã bị bắt giam và buộc tội theo Điều 117.   Cùng ngày 24/06, cô Nguyễn Thị Cẩm Thúy, SN 1976, một giáo viên dạy toán ở Khánh Hòa, cũng bị bắt giam và buộc tội theo Điều 117.   Ngày 25/06/2020, Vũ Tiến Chi, SN 1966, quê Nam Định, ngụ tại thành phố Bảo Lộc, bị bắt giam và buộc tội theo Điều 117 vì đã viết bài Facebook và tổ chức livestream trực tiếp clip có nội dung chống nhà nước.   Ngày 27/07/2020, Nguyễn Quang Vinh, SN 1981, trú tại khối Bình Yên, phường Hưng Bình, thành phố Vinh, bị bắt giam và buộc tội theo Điều 331 vì đăng tải, chia sẻ các bài viết, tin tức liên quan đến các sự kiện Đồng Tâm và các vấn đề chính trị, xã hội trong và ngoài nước.   Ngày 21/08/2020, cô Trần Thị Tuyết Diệu, SN 1988, từng là phóng viên của Báo Phú Yên, bị bắt giam và bị cáo buộc tội danh theo Điều 117.   Trong cùng ngày, ông Phạm Hổ, SN 1949, ngụ tại phường Hòa Vinh, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên đã bị bắt giữ với cáo buộc tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109.   Ngày 19/09/2020, ông Lê Văn Hải, SN 1966, ngụ tại phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, bị bắt giam và bị cáo buộc tội danh theo Điều 331, vì đã sử dụng tài khoản Facebook đăng tải nhiều thông tin và bài viết có nội dung mà công an cho rằng đã "xúc phạm đến uy tín danh dự" các lãnh đạo đảng, nhà nước và nhà cầm quyền tỉnh Bình Định.   Ngày 25/09/2020, Tiến sĩ Phạm Đình Quý, SN 1981, ngụ thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, đã bị công an tỉnh Đắk Lắk bắt giữ "trong trường hợp khẩn cấp", tạm giam để phục vụ công tác điều tra và buộc "tội vu khống" theo Điều 156.   Ngày 06/10/2020, nhà hoạt động dân chủ Phạm Đoan Trang, SN 1978, đã bị bắt giam và bị cáo buộc tội danh "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2015 theo quy định tại Điều 117 của Bộ luật Hình sự năm 2015.   Ngày 20/10/2020, ông Nguyễn Quang Khải, SN 1969, bị bắt giam bởi công an tỉnh Đồng Nai vì có hành vi "sao chụp, phát tán hình ảnh tài liệu bí mật nhà nước" theo Điều 337.   Ngày 06/11/2020, Nguyễn Văn Lâm, SN 1970, trú tại khối Vĩnh Yên, phường Đông Vĩnh, thành phố Vinh (Nghệ An) bị bắt giam và buộc tội theo Điều 117 vì đã sử dụng Facebook “Lâm Thời” đăng tải, chia sẻ nhiều video, hình ảnh, bài viết có nội dung​ ​mà công an cho rằng đã "nói xấu ​Đ​ảng và nhiều cơ quan nhà nước; đồng thời kích động các tầng lớp nhân dân chống Đảng, Nhà nước."   Ngày 17/12/2020, nhà báo Trương Châu Hữu Danh, 38 tuổi, ngụ ấp Vĩnh Hòa, xã An Vĩnh Ngãi, thành phố Tân An, Long An, bị bắt giam với cáo buộc tội danh theo Điều 331. Anh là người thành lập nhóm "Báo sạch", và còn là người đã tích cực phanh phui vụ án Hồ Duy Hải, khoét vào vết nhơ của chánh án Nguyễn Hòa Bình.   Ngày 22/12/2020, cô Lê Thị Bình (fb Ngọc Lan CT), SN 1976, bị công an quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ bắt giam với tội danh theo Điều 331 vì đã chia sẻ và viết bài trên Facebook. Cô Bình là em gái của tù nhân lương tâm Lê Minh Thể.   Ngoài ra, trong năm 2020, có nhiều phiên tòa đã được dựng lên để kết án những anh chị em đã bị bắt giữ trước năm 2020, trong số này gồm có Nhóm Hiến Pháp đã bị bắt giam từ tháng 9 năm 2018. Tám tù nhân lương tâm trong nhóm gồm có: Hồ Đình Cương, Ngô Văn Dũng (fb Biển Mặn), Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (fb Tran Hoang Lan), Hoàng Thị Thu Vang, Lê Quý Lộc, Đoàn Thị Hồng, Trần Thanh Phương và Đỗ Thế Hóa (fb Bang Lĩnh).   Thêm vào đó, các phiên tòa kết án Nguyễn Quốc Đức Vượng (fb Vượng Nguyễn) bị bắt giam từ tháng 9 năm 2019; Nguyễn Trung Lĩnh bị bắt giam từ tháng 5 năm 2018; Nguyễn Văn Nghiêm (fb Giáo sư hớt tóc) bị bắt giam từ tháng 11 năm 2019; Đặng Thị Huệ và Bùi Mạnh Tiến bị bắt giữ từ tháng 10 năm 2019 vì phản đối BOT; Phan Công Hải bị bắt giam vào tháng 11 năm 2019; và Trương Duy Nhất bị bắt giam từ đầu năm 2019.   Danh sách nếu có thiếu sót, xin các bạn giúp cập nhật.   Và, đó là cái vực thẳm máu và nước mắt mà lịch sử sẽ ghi nhớ.   Người Đà Lạt Xưa December 30, 2020 #đànápnhânquyền2020  
......

Dringlichkeitsaktion von ACAT Deutschland für die Justizopfer von Dong - Tam, Ha-Noi. Viet Nam und für die Journalistin Doan Trang

Journalistin Doan Trang. Dringlichkeitsaktion von ACAT Deutschland für die Justizopfer von Dong - Tam, Ha-Noi. Viet Nam und für die Journalistin Doan Trang Vietnam: Le Dinh Kinh, Le Dinh Chuc u.a., Hintergrundinformationen Vietnam: 88,7 Mio. Einwohner auf 331.114 km2 Fläche, BSP/Einw. 1.400 $ (2012), Bevölkerung: 87% Vietnamesen, Hmong, Thai, Khmer, Chinesen; Religion: über 50% Buddhisten, 8-10% Christen (v.a. Katholiken und protestanti-sche „Hauskirchen“), 2-4% Anhänger des Hoa Hao, 2% Anhänger des Caodaismus, Minderheit von Muslimen. Vietnam hat den Internationalen Pakt über bürgerliche und politische Rechte und das Übereinkommen gegen Folter und andere grausame, unmenschliche oder erniedrigende Behandlung oder Strafe ratifiziert.   Die Bewohner des Ortsteils Dong-Tams im Distrikt My-Duc der vietnamesischen Hauptstadt Hanoi haben sich über Monate gegen die Beschlagnahmung von Land durch die Behörden zur Wehr gesetzt. Am 09. Januar 2020 wurde Dong Tam um 04.00 Uhr morgens von 3.000 Polizisten umzingelt. Die Behörden führten eine Razzia im Haus des Gemeindevorstehers Le Dinh Kinh durch. Der Dorfälteste wurde dabei im Bett erschossen. Auch andere Bewohner wurden im Schlaf angegriffen. Die Behörden warfen den Menschen später vor, Widerstand geleistet und 3 Polizisten getötet zu haben. Die Polizei verhaftete bei der Aktion 29 Personen. Bis zum Prozess durfte keiner der Festgenommenen seine Familie sehen. Es war ihnen auch nicht gestattet, ihre Anwälte zu treffen. Nach der Untersuchung hatten die Anwälte erhebliche Schwierigkeiten, Prozessunterlagen zu erhalten. Der Prozess fand zwischen dem 7. und 14. September statt. Le Dinh Chuc und Le Dinh Cong, die Söhne des ermordeten Dorfältesten, wurden zum Tode verurteilt. Andere Angeklagte erhielten lange, zum Teil lebenslängliche Haftstrafen. Mehrere Angeklagte haben beschlossen, Berufung einzulegen. 17 Angeklagte erhielten Bewährungsstrafen, 13 von ihnen sollen bereits freigelassen worden sein. Am 3. September beantragten 13 Verteidiger schriftlich beim Richter, den Prozess zu vertagen und die Untersuchung wieder aufzunehmen. Ihr Schreiben machte auf unklare und widersprüchliche Elemente in der Untersuchungsakte aufmerksam. Dem wurde jedoch nicht stattgegeben. Während des gesamten Prozesses wurden die Rechte der Verteidigung entgegen Artikel 14 des Internationalen Pakts über bürgerliche und politische Rechte missachtet. Die Verteidiger wurden daran gehindert, während des Gerichtsverfahrens mit ihren Mandanten zu sprechen, außer am zweiten Verhandlungstag. 19 der 29 Angeklagten sollen gefoltert worden sein, um Geständnisse zu erzwingen. Mitglieder der Öffentlichen Sicherheit haben bestimmte Verteidiger innerhalb und außerhalb des Gerichts in Hanoi eingeschüchtert. Das Gericht weigerte sich, bestimmte Zeugen in den von den Verteidigern beantragten Zeugenstand zu rufen. Es wurde keine Rekonstruktion der Umstände des Todes von Le Dinh Kinh und der 3 Polizisten unternommen. Darüber hinaus wurden die Landrechtsaktivistin Can Thi Theu und ihre beiden Söhne, Trinh Ba Phuong und Trinh Ba Tu, am 23. Juni 2020 festgenommen. Als die vietnamesische Regierung die Medienberichterstattung über den Vorfall in Dong Tam einschränkte, nutzten diese drei Aktivisten soziale Medien, um Geschichten über die in Dong Tam lebenden Menschen auszutauschen. Kurz nachdem die formelle Untersuchung des Vorfalls in Dong Tam abgeschlossen war, nahm die Polizei Can Thi Theu und ihre Söhne kurzerhand fest. Der älteste Sohn, Trinh Ba Phuong, hielt seine Verhaftung live auf Video fest. Es zeigte, wie die Polizei gewaltsam in sein Haus eindrang, wo sein neugeborenes Kind und seine Frau morgens noch ruhten. Seit der Verhaftung wurde seine Frau von den örtlichen Behörden schikaniert und verhört. Der jüngere Bruder, Trinh Ba Tu, befindet sich seit dem 7. August im Hungerstreik, um gegen die schlechten Haftbedingungen zu protestieren. ACAT wurde u.a. von dem Netzwerk Viet Tan, das sich für Demokratie und Menschenrechte in Vietnam einsetzt, auf die Fälle hingewiesen, und hat mehrere offene Briefe zum Vorfall in Dong Tam mitunterzeichnet.   Brieftext Bitte schreiben Sie an den Ministerpräsidenten Sozialistischen Republik Vietnam und senden Sie eine Kopie an den Botschafter in Berlin. Der unterschriftsfertige Brief kann wörtlich oder inhaltlich genutzt werden – bitte bleiben Sie höflich. Die Adressen sind der Vorlage zu entnehmen (Porto nach Vietnam, Luftpost, 1,10 EUR; nach Berlin 0,80 EUR). Bearbeitung innerhalb von 10 Tagen nach Erhalt dieser Sendung, spätestens bis zum 30.11.2020. [Fax-Nr. der Botschaft: 030/53630200, S.E. Herrn Nguyen Minh Vu; E-Mail: sqvnberlin@t-online.de ]   Prime Minister Nguyen Xuan Phuc 16 Le Hong Phong Street Ba Dinh District Hà Nội VIETNAM   Sehr geehrter Herr Ministerpräsident, in großer Sorge um Bewohner der Gemeinde Dong Tam, die im September 2020 vom Gericht in Hanoi verurteilt worden sind, wende ich mich an Sie. Während des Prozesses wurden die Rechte der Angeklagten und der Verteidigung entgegen dem von Vietnam ratifizierten Internationalen Pakt über bürgerliche und politische Rechte missachtet. Die Verteidiger wurden bis auf den zweiten Verhandlungstag daran gehindert, während des Gerichtsverfahrens mit ihren Mandanten zu sprechen. Auch haben sie Einschüchterungen erfahren. 19 der 29 Angeklagten sollen gefoltert worden sein, um Geständnisse zu erzwingen. Das Gericht weigerte sich, bestimmte Zeugen anzuhören. Es wurde keine Rekonstruktion der Ereignisse vorgenommen, um den Tod des Gemeindevorstehers Herrn Le Dinh Kinh und von 3 Polizeibeamten aufzuklären. Die Söhne des getöteten Gemeindevorstehers, Le Dinh Chuc und Le Dinh Cong, wurden zum Tode verurteilt. Mehrere Angeklagte haben beschlossen, Rechtsmittel einzulegen. Daher bitte ich Sie, den Verurteilten ein faires Berufungsverfahren gemäß internationalen Standards zu gewähren. Ebenso ersuche ich Sie, dafür Sorge zu tragen, dass alle Inhaftierten menschenwürdig behandelt werden. Die Landrechtsaktivistin Can Thi Theu und ihre beiden Söhne, Trinh Ba Phuong und Trinh Ba Tu, wurden zudem am 23. Juni 2020 festgenommen, da sie sich zu den Ereignissen in Dong Tam geäußert hatten. Trinh Ba Tu trat am 7. August 2020 in einen Hungerstreik. Ich appelliere an Sie, die unverzügliche Freilassung von Frau Can Thi Theu und ihren beiden Söhnen anzuordnen. Für die Aufmerksamkeit, die Sie meinem Anliegen entgegenbringen, danke ich Ihnen sehr. Mit hochachtungsvollem Gruß     Als Kopie zur Kenntnis an: S.E. Herrn Nguyen Minh Vu Botschaft der Sozialistischen Republik Vietnam Elsenstraße 3 12435 Berlin     Exzellenz, mit unten stehendem Schreiben, das ich Ihnen als Kopie zukommen lasse, wende ich mich an den Ministerpräsidenten von Vietnam, um ihn im Zusammenhang mit der Inhaftierung und Verurteilung zahlreicher Personen nach der Razzia in Dong Tam im Januar 2020 um Unterstützung zu ersuchen. Hochachtungsvoll ACAT: Briefaktionen November 2020: Griechenland/EU & Vietnam  - http://www.acat-deutschland.de/briefaktionen/477-briefaktionen-november-2020-griechenland-eu-vietnam.html
......

Nguyễn Trung: Thư Kiến nghị gửi TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng & Bộ chính trị

Viet-Studies| KIẾN NGHỊ Kính gửi :Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng  và toàn thể Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam Thưa các Đồng chí,            Với trách nhiệm công dân, hưởng ứng kêu gọi lần này của Đảng về góp ý cho Đại hội XIII, tôi trân trọng đề nghị Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và toàn thể Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa Đại hội XII quan tâm 5 vấn đề dưới đây. 1.     Tổng bí thư – Chủ tịch nước nên quyết định tiến hành xử lại vụ án Đồng Tâm đúng với luật pháp hiện hành và mọi quy định đã ghi thành Luật về các thủ tục điều tra và xét xử, nhằm làm rõ sự việc, xử đúng việc đúng người, tránh oan sai. Qua việc xử lại vụ án này với nhận thức đúng đắn như vậy, thúc đẩy ý thức thượng tôn pháp luật trong toàn Đảng và trong toàn bộ hệ thống chính trị – nhà nước của quốc gia. Vụ Đồng Tâm là một vết thương nghiêm trọng đối với dân tộc, đánh dấu một bước phát triển nguy hiểm cho đất nước. Dư luận chân chính trong nước và bè bạn quốc tế không tán thành cuộc trấn áp, cách xét xử vụ án, và bản án sơ thẩm đã công bố ngày 14-09-2020. Nhân đây xin nhắc lại kinh nghiệm cũ: Khi nhận thức được sai lầm nghiêm trọng trong cải cách ruộng đất (CCRĐ), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng bí thư Trường Chinh hồi ấy đã tự nhận hết trách nhiệm về riêng mình, và quyết định sửa sai triệt để, nhờ vậy cả miền Bắc một bề yên lòng, cùng nhau khắc phục được mọi thương đau và tổn thất đã xảy ra. Sau đó tất cả mới có thể cùng nhau dốc lòng chuẩn bị cho kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhờ đó có được hôm nay. Chủ lực trực tiếp đảm nhận gánh nặng lớn nhất của toàn bộ sự nghiệp này là tầng lớp nông dân của chúng ta.     Mong rằng việc xử lại theo tinh thần như vậy vụ Đồng tâm sẽ nói lên ý chí của lãnh đạo ĐCSVN quyết đổi mới nền tư pháp hiện nay – một trong những đòi hỏi rất cấp bách của đất nước trước tình hình và nhiệm vụ mới. Hợp lý nhất là Tổng bí thư – Chủ tịch nước nên ban bố quyết định này trước khi họp Đại hội XIII, tạo ra trong Đảng một tinh thần dám nhìn thẳng vào sự thật và củng cố đoàn kết dân tộc, quyết vượt qua mọi sai lầm, khó khăn, thách thức, cùng nhau nắm bắt thời cơ mới, đưa đất nước vào một thời kỳ phát triển mới. Kính thưa Tổng bí thư – Chủ tịch nước và toàn thể Bộ Chính trị, Tại đây, tôi xin trình bầy thêm một phương án khác nữa, rất mong được cân nhắc: Trong thâm tâm, suy nghĩ kỹ, tôi mong muốn: Đúng đắn nhất có lẽ là nên quyết định hủy vụ xử án này, để xử lý vụ Đồng Tâm bằng con đường dân sự theo tinh thần sửa sai (gọi là phương án sửa sai) như đã làm trong cải cách ruộng đất. Kinh nghiệm một năm trời (1956-1957) tôi trực tiếp đi sửa sai CCRĐ[1] ở Trực Ninh – Nam Định, khiến tôi vô cùng nhức nhối về vụ Đồng Tâm, thôi thúc tôi đưa ra phương án này. Vụ Đồng Tâm xảy ra vì bất kỳ nguyên do gì – rồi sẽ phải làm rõ, nhưng đã làm cho đất nước lâm vào những khó khăn nội tại mới, rất nhạy cảm, đẩy đất nước lún sâu hơn nữa vào xu thế mang tính quy luật của chế độ toàn trị: nội trị xuống cấp, trấn áp gia tăng – ngày càng đi vào chiều hướng tới một điểm nào đó sẽ không thể đảo ngược được nữa, với triển vọng đen tối cho cả nước. Giữa lúc này những thách thức đối với nước ta và mọi nguy cơ uy hiếp mới nhiều bề từ bên ngoài ngày càng lớn. Toàn bộ thực tế quyết liệt này đòi hỏi nước ta sống hay là chết phải chuyển đoạn đi vào một thời kỳ phát triển mới, và sống hay là chết nước ta phải giành bằng được một vị thế quốc tế mới để thoát khỏi thế bị giằng xé và lệ thuộc hiện nay, để tự quyết định lấy vận mệnh của nước mình! Hòa bình và tương lai của đất nước đang quyết liệt đòi hỏi như vậy –        Tiếp tục đi sâu nữa vào con đường đang đi với triển vọng đen tối của chế độ toàn trị hiện nay đối với Đảng và đối với quốc gia, đành chịu để cho nội tình phân tán, chia rẽ, tiềm năng phát triển của đất nước tiếp tục bị kìm hãm, uy hiếp, nguy cơ đổ vỡ và bạo loạn bên trong gia tăng, ý chí chiến đấu của quốc gia có lúc mang những biểu hiện phân tán, tê liệt trước sự can thiệp từ bên ngoài và nguy cơ xâm lược?     –        Hay là Đảng quyết rũ bỏ chế độ toàn trị này để mở đường sống cho bản thân mình và cho đất nước, đem tất cả nghị lực giành lấy một tương lai mới, nước mình tự làm chủ vận mệnh của mình trong một thế giới đầy bất định và giành giật nhau quyết liệt, để đất nước có hòa bình, phát triển và hạnh phúc? Thực ra, ngay từ khi bước sang thế kỷ 21 đất nước ta đã đứng trước hai câu hỏi định mệnh nói trên, và từ hồi ấy cho đến hôm nay trong nước liên tục có nhiều tiếng nói cảnh báo rất sớm, nhưng vô ích. Cục diện quốc tế mới hôm nay quyết liệt và căng thẳng hơn rất nhiều, thôi thúc ráo riết ĐCSVN và đội ngũ lãnh đạo của Đảng phải hành động trước khi quá muộn. Xin hãy nhìn ra toàn thế giới và nhìn kỹ những gì hiện đang xẩy ra ở Đông Nam Á, trên Biển Đông, những diễn biến khác ở nhiều quốc gia – nhất là ngay trong khu vực mình.., để hiểu được hai câu hỏi định mệnh nêu trên đang ngày càng nóng bỏng đối với quốc gia! Người đời nói và nói đúng: Ngoại trừ bị đập tan hay sụp đổ – chưa thấy một đảng cộng sản nào nắm quyền ở bất kỳ đâu trên thế giới này có thể tự thay đổi được chính nó. Nhưng 4 cuộc trường kỳ kháng chiến cứu nước đã đòi hỏi dân tộc ta phải chịu đựng những hy sinh tổn thất không lời nào nói hết mới có được hôm nay. Vì thế tôi thấy dứt khoát phải làm mọi việc chặn đứng cho đất nước ta nguy cơ một cuộc bể dâu mới sẽ lại cướp đi tất cả, để quyết khai phá con đường sống cho đất nước và cũng là con đường tối ưu cho sự nghiệp của Đảng. Phải nói với nhau hết lời: Tình hình đã tới mức ĐCSVN cách mạng đã từng dẫn dắt nhân dân hoàn thành sự nghiệp độc lập thống nhất, nhưng hôm nay chỉ còn cách một cái xảy chân để có thể ngã xuống biến thành trở lực đối kháng của dân tộc, nhất là giữa lúc Việt Nam hôm nay đang có trong tay cơ hội vượt qua mọi thách thức hiểm nghèo để giành lấy một tương lai xán lạn! Chưa bao giờ như hôm nay Việt Nam đang được hầu hết mọi đối tác coi là điểm đến giầu tiềm năng và rất hứa hẹn trong thế giới đầy xáo động này! Bè bạn thế giới đều muốn có một Việt Nam là một nhân tố không thể thiếu cho hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực! Vì thế, hơn bao giờ hết, lãnh đạo Đảng phải chắt chiu từng cơ may nhỏ nhất, hội tụ mọi khát vọng cháy bỏng của nhân dân cả nước thành sức mạnh đổi đời đất nước. Nắm vận mệnh đất nước trong tay, nếu Đảng không thực hiện được sứ mệnh này sẽ là mắc trọng tội đối với đất nước và tổ tiên! Đấy là những lý do tôi quyết định nói với các Đồng chí:  Dựa vào trí tuệ và ý chí cả nước, với tất cả bản lĩnh lãnh đạo của mình, các Đồng chí phải có gan lựa chọn cho đất nước phương án sửa sai vụ Đồng Tâm, chặn đứng xu thế diễn biến cực kỳ nguy hiểm của độc tài toàn trị, để từ điểm nhấn dám sửa sai này, Đảng thực hiện bước đột phá: Phát huy dân chủ giải phóng sức mạnh cả nước mở ra một bước ngoặt chiến lược cứu nước cứu Đảng trong tình hình nguy hiểm mọi bề hôm nay, đưa đất nước đi vào một thời kỳ phát triển mới! Đảng chủ động làm như thế mới đúng là lãnh đạo, sẽ được lòng dân, cổ vũ được cái tốt trong toàn Đảng và cả nước, và chắc thắng; bạn bè thế giới sẽ hoan nhênh, hậu thuẫn! Đất nước sẽ chỉ mất đi sự lệ thuộc, cái yếu kém và tiêu cực! Có bản lĩnh thì phải quyết biến nguy cơ thành thời cơ như vậy! Chứ không phải là ngoan cố đối phó bằng cách tăng cường bắt bớ và độc đoán hơn nữa như đang diễn ra! Xin nhấn mạnh: Bối cảnh trong ngoài khiến cho tình hình nước ta đã chín muồi để thực hiện quyết định lịch sử này! Nước ta hiện nay đã hội được mọi điều kiện đủ cho thực hiện quyết định lịch sử này, chỉ còn thiếu duy nhất điều kiện cần là ý chí của Đảng Cộng Sản Việt Nam!] 2.     Nhằm đổi mới nhiệm vụ xây dựng Đảng trước những đòi hỏi của tình hình và nhiệm vụ mới trong thế giới quyết liệt thời đại dịch covid-19, đề nghị Đại hội XIII quyết định trong khóa Đại hội này sẽ tiến hành xây dựng một bộ Luật về Đảng Cộng Sản Việt Nam[2], để cụ thể hóa Điều 4 của Hiến pháp. Mục đích của Luật này nhằm (i) làm rõ nội dung vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đối với quốc gia, gắn việc thực hiện nhiệm vụ này với trách nhiệm ràng buộc của Đảng đối với quốc gia trong tình hình mới, (ii) ngăn ngừa tình trạng mất dân chủ, hoặc sự lạm dụng quyền lực và những tha hóa khác biến tướng vai trò lãnh đạo của Đảng thành vai trò thống trị / cai trị, (iii) tạo ra sự phân công rành rẽ để không gây ra chồng lấn, không có vùng trống, nghiêm cấm những hiện tượng lộng quyền, tiếm quyền.., không để xảy ra Đảng làm thay vai trò của những thành phần khác trong hệ hống chính trị của quốc gia – bao gồm Quốc Hội, Chính phủ và hệ thống chính quyền, hệ thống Mặt trận, (iv) góp phần nâng cao vai trò và năng lực của hệ thống Nhà nước là Quốc hội, vai trò Chính phủ và hệ thống chính quyền, xây dựng và phát huy vai trò xã hội dân sự, (v) góp phần vào những công việc của quốc gia nhằm nâng cao tính nhà nước dân chủ pháp quyền của quốc gia và tinh thần thượng tôn pháp luật trong cả nước, xây dựng những chuẩn mực đạo lý và pháp lý quốc gia phải  có, vận dụng phổ cập nguyên tắc công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình như một đòi hỏi ràng buộc trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của toàn bộ đời sống đất nước – qua đó Đảng gương mẫu thực hiện tất cả đều bình đẳng trước pháp luật, tất cả đều phải sống và làm việc theo pháp luật, không có ngoại lệ. Tóm lại, đây là một bộ Luật nhằm phục vụ nhiệm vụ xây dựng về mặt pháp lý một ĐCSVN giầu trí tuệ và có phẩm chất, bản lĩnh vững vàng, hoạt động trong một quốc gia có hệ thống chính trị dân chủ pháp quyền ngày càng mạnh với một xã hội dân sự ngày càng phát triển. Nghĩa là: Bộ Luật này góp phần tạo ra tình hình Đảng và đối tượng Đảng phục vụ đều cùng mạnh lên và tiếp tục phát triển lành mạnh; khắc phục hiện trạng Đảng ngày càng tập quyền, trong khi đó đối tượng Đảng phục vụ ngày càng tha hóa do nhiều quyền tự do dân chủ bị tước đoạt và bị bưng bít trong chính sách ngu dân. Bộ Luật này sẽ là bước đi đầu tiên trong quá trình đổi mới, cải cách, để tiến tới xây dựng nên một thể chế chính trị của một nước phát triển. Luật này chủ yếu nên nhằm: –        Xác định về mặt pháp lý nội dung cần thực hiện vai trò lãnh đạo của ĐCSVN là những gì, gắn việc thực thi nhiệm vụ của vai trò này với trách nhiệm ràng buộc của Đảng đối với quốc gia, tất cả với tinh thần: Đảng tuyệt đối trung thành với tổ quốc và Hiến pháp, tôn trọng quyền của nhân dân làm chủ đất nước, cam kết chăm lo những quyền tự do – dân chủ và nghị lực sáng tạo của nhân dân vì đây là nguồn lực quyết định nhất của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, chịu sự phê phán – rèn luyện của nhân dân như một yếu tố tất yếu bảo vệ và phát huy phẩm chất và tính chiến đấu của Đảng. –        Luật này phải góp phần: không để xảy ra nhầm lẫn nhân dân với kẻ thù, không quy kết bừa bãi coi những ý kiến phản biện và những người bất đồng chính kiến là thế lực thù địch, nghiêm cấm mọi hiện tượng nhà nước công an trị, tăng cường kỷ cương của quốc gia và sự nghiêm minh của luật pháp. [Ngay trước mắt, nên sớm trả lại tự do cho những người bị bắt giam, bị án tù, chỉ vì họ bất đồng chính kiến. Phải lấy đối thoại tìm ra lẽ phải, chỉ trị nước bằng lẽ phải. Từng việc làm của Đảng phải lấy thu phục lòng người bằng lẽ phải và chính nghĩa, nhất nhất chỉ vì dân vì nước – chứ không phải bằng trấn áp của bạo lực và dối trá. Phải như thế, để xây dựng nên trong lòng mỗi người dân thành lũy tinh thần không gì lay chuyển nổi bảo vệ đất nước và chế độ! Có dân sẽ có tất cả, mất dân sẽ dẫn đến mất nước và tự sát! Không có thế lực thù địch nào ở trong nước có thể lật đổ chế độ này, nhưng  ách toàn trị là nguyên nhân ngày đêm tạo ra nguy cơ này. Vì vậy phải lấy thực hiện công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình để chủ động phòng ngừa mọi yếu kém, và giải quyết những yếu kém khi xảy ra.] –        Cần phải trung thực với lịch sử, tôn trọng lịch sử là thầy dạy của hiện tại và tương lai, nhất là phải rút ra từ lịch sử những bài học không được quên. Nhất thiết không được vẽ lịch sử, không được lạm dụng cứ mài lịch sử ra mà sống, để tự tôn vinh, ru ngủ, để ăn bám và khỏa lấp những yếu kém. Tệ hơn nữa, làm như thế còn là tiếp tục tự giam mình và mặc nhiên giam cả đất nước trong quá khứ – như đã và đang xảy ra. Làm như thế là Đảng tự đánh lừa mình, khuyến khích nói dối, tiếp tục làm tha hóa chính mình và đất nước một cách nguy hiểm. Thành lập viện này viện nọ mà không có học, không có tự do tư duy trong học tập, sẽ chỉ có thêm bằng rởm! Nhân đây phải nói những yếu kém của hệ thống tuyên giáo và báo chí của Đảng (thường được gọi là báo chí lề phải) góp phần làm trầm trọng thêm thực trạng này. Truyền thông và báo chí của hệ thống chính trị nặng về làm vai trò bảo vệ quyền lực toàn trị và trấn áp tinh thần, tư tưởng, che giấu / cắt xén sự thật, thiếu hay không có thông tin trung thực… Trong khi đó chưa làm được gì đáng kể cho nhiệm vụ nâng cao dân trí và phát triển tư duy cho sự tiến bộ của Đảng và của đất nước. Nhất thiết Đảng cần sớm khắc phục những sai lầm trầm trọng này, giao cho Tuyên giáo và hệ thống truyền thông báo chí nhiệm vụ xây dựng hòa hợp đoàn kết dân tộc, phát huy trí tuệ phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, khuyến khích văn hóa và những giá trị cao đẹp, bảo vệ những tiếng nói chân chính và chân lý, tuyên chiến với dối trá, cái ác, tham nhũng tiêu cực, sự đồi trụy, hủ tục và lạc hậu. –        Đặc biệt quan trọng là yêu cầu phát triển của đất nước ta và những thách thức quyết liệt của thế giới hôm nay đòi hỏi Đảng trên mặt trận truyền thông báo chí phải dành nỗ lực cao nhất cho sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam tự do của một Việt Nam độc lập tự do, vị thế mới của đất nước đòi hỏi như vậy. Nhận về mình vai trò lãnh đạo đất nước, Đảng có trách nhiệm khuyến khích tự do trong tư duy để luôn luôn tìm đường đưa đất nước đi lên phía trước – không được coi đấy là diễn biến. Mặt khác phải xem nô dịch tư tưởng là một trọng tội đối với dân tộc không được phép phạm phải – vì nó làm thui chột sức sống và khả năng đề kháng của dân tộc. Sự trung thành đạo lý cao cả nhất đòi hỏi chỉ dành cho Tổ Quốc và Sự Thật![3] Ngay trước mắt, tuyên giáo và truyền thông báo chí phải được học lại, trang bị lại trí tuệ và bản lĩnh, để phục vụ đắc lực những nhiệm vụ cả nước phải làm mở ra bước ngoặt chiến lược cho phát triển đất nước. –        Cuộc sống có vận tốc ngày càng cao và đã vượt quá xa, nhưng Đảng đang tụt hậu rất nghiêm trọng về nhiều phương diện. Trong khi đó khoảng cách giữa năng lực và phẩm chất của Đảng so với nhiệm vụ hôm nay Đảng phải thực hiện rất lớn. Do đó với tính cách là lực lượng chính trị lớn nhất nước, Đảng hôm nay phải học lại, học cái mới, trau giồi phẩm chất và bản lĩnh mới, tri thức mới, phải làm tất cả mọi việc có thực chất thường xuyên tu dưỡng và đổi mới chính mình để bắt kịp, phải bổ khuyết sớm những thiếu hụt lớn về trí tuệ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hôm nay đòi hỏi.  Nhất là phải làm cho Đảng trở thành nhân tố phát huy dân chủ và gìn giữ đoàn kết dân tộc trong đời sống đất nước – bắt đầu từ xây dựng dân chủ và đoàn kết hướng về phía trước trong Đảng, lời nói đi đôi với việc làm. –        Đảng cần phải tổ chức học lại và học mới như nói trên, để xây dựng mới cho toàn bộ đội cán bộ ngũ đảng viên của mình phẩm chất, trí tuệ, sự giác ngộ lợi ích của quốc gia và dân tộc, những kiến thức mới của phát triển, ý chí phấn đấu cho hạnh phúc của nhân dân và sự cường thịnh của Tổ quốc. Đảng cần rèn luyện nên mỗi đảng viên của mình là một chiến sỹ tiên phong của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, chứ không phải là một robot của Đảng! Vì những lẽ trọng đại đã trình bầy, trong khóa Đại hội XIII sớm muộn cần xây dựng lại Cương lĩnh và Điều lệ Đảng. –        Luật này còn đòi hỏi Đảng phải nghiêm khắc chống mọi hiện tượng giáo điều, bảo thủ, nạn bè phái, nhóm lợi ích, tệ sùng bái cá nhân, tham nhũng / tiêu cực, tệ nạn quan liêu ăn bám, thói xu nịnh, lừa dối… đang đẻ ra nhiều tội ác. Đấy là những kẻ thù nguy hiểm nhất của Đảng và thường trực tạo ra nguy cơ lớn cho quốc gia còn hơn giặc ngoại xâm. –        Đổi mới xây dựng Đảng về mặt tổ chức, để Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, và đồng thời qua đó nâng cao được phẩm chất và năng lực của những thành phần khác trong toàn bộ hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước (bao gồm Đảng, Hệ thống Nhà nước, Mặt trận…), phân nhiệm chặt chẽ giữa từng thành phần trong hệ thống, từng người phải làm đúng việc của mình trong biên chế – không thừa, không thiếu. Sự đổi mới như vậy toàn bộ hệ thống sẽ làm rõ trách nhiệm và nâng cao năng lực của từng thành phần trong hệ thống, tạo ra sự phân công mới rành rọt giữa các thành phần này, qua đó tránh được hiện tượng chồng chéo “3 trong 1” (bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận) rất quan liêu như hiện nay.   –        Xin nhấn mạnh: Phát huy dân chủ trong Đảng, đồng thời tạo mọi điều kiện cho phát huy dân chủ trong mọi lĩnh vực của toàn bộ đời sống đất nước, đây chính là con đường thực hiện đoàn kết toàn dân tộc, giải phóng sức mạnh cả nước, nâng cao chất lượng toàn bộ hệ thống chính trị – nhà nước của quốc gia, mở ra và thúc đẩy cải cách chính trị do Đảng chủ xướng và tổ chức thực hiện, đưa đất nước vào một thời kỳ phát triển mới. Dân chủ của yêu nước là cái gốc của tự do, là nền tảng cho những giá trị của dân tộc và quốc gia, là yếu tố gắn bó keo sơn giữa nhân dân, tổ quốc và Đảng, và là chìa khóa của phát triển! 3.     Đổi mới xây dựng Quốc hội theo tinh thần: (i) Hiến pháp là bộ luật tối cao của quốc gia, (ii) Quốc hội là cơ quan quyển lực cao nhất của cả nước, (iii) nâng cao năng lực kỹ trị trong việc xây dựng luật pháp và những chủ trương chính sách quan trọng của quốc gia, tăng cường khả năng chế tài việc thực thi pháp luật của cả nước. Quốc hội đại diện cho quyền lực và tiếng nói của nhân dân, không phải là cơ quan (thực thể) chấp hành (executive body) của quyền lực, do đó cần loại bỏ mọi hoạt động hình thức phô trương và hữu danh vô thực. Dưới đây là một số vấn đề nên đặc biệt quan tâm. –        Quốc hội Việt Nam từ khóa XV nên gọn nhẹ, ưu tiên hàng đầu là chất lượng đại biểu Quốc hội về trình độ chính trị và năng lực kỹ trị, rồi nếu tình hình cho phép mới tính đến cơ cấu các thành phần xã hội, nam nữ, tôn giáo, sắc tộc, tuổi tác, nghề nghiệp… Dứt khoát không cơ cấu ĐBQH cho đủ mâm bát giống như quy chế của Mặt trận. Theo tinh thần này, người ứng cử hay được đề cử phải chứng minh trước cử tri của mình lý lịch rõ ràng, là công dân không phạm pháp, có phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh, trình độ học vấn và năng lực chuyên môn của mình. Vì không xây dựng quyền lập pháp theo chế độ lưỡng viện, do đó ngoại trừ một số ít trường hợp đặc biệt, người ứng cử hay được đề cử trước hết nên là người làm ăn sinh sống tại địa phương (tỉnh / thành phố…), phải hiểu rõ tình hình và những vấn đề, những đòi hỏi của địa phương, phải trình bầy được trước cử tri của địa phương mình những mục tiêu sẽ theo đuổi, và cam kết có sự ràng buộc pháp lý việc thực hiện nếu được bầu. Vì những lý do như vậy, nên bãi bỏ việc người từ tỉnh này được ứng cử hay được đề cử tại tỉnh khác. –        Nên xây dựng mới những quy chế, quy định, và cách hiệp thương – thảo luận – tranh luận công khai và dân chủ ở địa phương cho việc phát hiện / giới thiệu hiền tài (dù là đảng viên hay không phải đảng  viên ĐCSVN), lựa chọn được đúng người đề cử hoặc khuyến khích ứng cử, sao cho có nhiều hiền tài tham gia việc nước, cử tri lựa chọn và bầu trực tiếp hiền tài, loại bỏ cách “đảng cử – dân bầu” như lâu nay. –        Số đại biểu QH quy định cho mỗi tỉnh nên là 3, mỗi thành phố trực thuộc TƯ là 5, riêng Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi nơi sẽ là 6. Nhìn chung nên có khoảng ≤ 1/3 tổng số đại biểu QH là ĐBQH chuyên trách. Mỗi ĐBQH đều có 2 chức năng chính là (i) đại diện trực tiếp của tỉnh (địa phương) mình tại QH, và (ii) đồng thời là thành viên của QH gánh vác công việc quốc gia. –        Đại biểu Quốc hội không chuyên trách được giữ nguyên lương của  cơ quan chủ quản và phải tiếp tục thực hiện công việc mình được trả lương, nhưng được dành một khoảng thời gian thích đáng để thực thi nhiệm vụ ĐBQH, đồng thời được hưởng thêm một khoản phụ cấp theo quy định chung của QH trong thời gian là ĐBQH. Nếu là ĐBQH chuyên trách, sẽ được hưởng lương quy định chung cho ĐBQH chuyên trách và các chế độ khác trong thời gian làm nhiệm vụ ở QH, và dừng việc nhận lương trong biên chế cũ trước khi trở thành ĐBQH chuyên trách. Mọi chế độ đãi ngộ dành cho ĐBQH không chuyên trách và chuyên trách sẽ kết thúc khi hết nhiệm kỳ hoặc nếu bị bãi miễn. –        Tiến hành mọi cải tiến, cải cách cần thiết để QH thực hiện được đầy đủ chức năng với hiệu quả cao nhất là cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia và đồng thời là cơ quan lập pháp của quốc gia như ghi trong Hiến pháp 2013, thể hiện được ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thay mặt nhân dân kiểm xoát toàn bộ sự vận động của quốc gia, thể hiện và thực thi được với ý thức trách nhiệm thiêng liêng và cao cả nhất quyền của nhân dân làm chủ đất nước. Thực tế này đòi hỏi phải nâng cao nền tư pháp quốc gia, sớm hình thành trong hệ thống Nhà nước hiện tại một thực thể pháp lý (a quasi-judicial body) làm chức năng của Tòa án Hiến pháp; khi tình hình cho phép sẽ tiến hành xây dựng Hiến pháp mới. [Chấm dứt hẳn tình trạng Đảng coi QH là công cụ của mình và ngồi trên tất cả – thể hiện rõ nhất qua việc nhiều ĐBQH công khai thừa nhận Bộ Chính trị là cấp trên của QH.] 4.     Trong thời gian vừa qua một số người Việt Nam là học giả, các nhà kinh tế và các nhà kinh doanh, sống ở trong nước hoặc nước ngoài, có nhiều ý kiến, kiến nghị rất xác đáng về con đường phát triển của Việt Nam, về đổi mới cơ cấu kinh tế và thể chế vận hành quốc gia thời cách mạng công nghiệp 4.0, những cải cách kinh tế và chính trị phải làm để thực hiện những mục tiêu này… Xin trân trọng đề nghị Đảng, Quốc hội và Chính phủ dành sự quan tâm đặc biệt cho những ý kiến, kiến nghị này, huy động trí tuệ cả nước và hiền tài lập ra một loại hình think tank thường trực cho nhiệm vụ nghiên cứu / xây dựng chiến lược chung và những chiến lược từng lĩnh vực, những nhiệm vụ phải thực hiện cho việc mở ra một thời kỳ phát triển mới của đất nước, đáp ứng được những đòi hỏi và thách thức của tình hình và nhiệm vụ mới. Xin đặc biệt quan tâm đến một số vấn đề trọng yếu sau đây. –        Cải cách thể chế chính trị để mở rộng dân chủ hóa, xây dựng nền giáo dục tiên tiến là nền tảng văn hóa và tinh thần của quốc gia, phát huy sức mạnh quan trọng nhất của đất nước là con người Việt Nam và nguồn nhân lực Việt Nam – đấy là 3 tiền đề nhất thiết phải tạo ra cho việc phát triển đất nước trong tình hình và nhiệm vụ mới.  3 yếu tố này mang tính chất dĩ bất biến ứng vạn biến, giúp cho quốc gia giành được cơ hội đang đến, đối phó được mọi thách thức dưới bất kỳ hình thức nào – kể cả chiến tranh xâm lược nếu xảy ra. Nên dành mọi nỗ lực có thể cho việc hình thành tầng lớp doanh nhân Việt Nam mạnh với thương hiệu Việt Nam cho đất nước! Xin lưu ý, vì thiếu 3 tiền đề “dĩ bất biến” kể trên nên đã không hoàn thành được chiến lược công nghiệp hóa đất nước vào năm 2020. Như vậy triển vọng thực hiện chiến lược phát triển đất nước đến năm 2030 và 2045 đã đề ra sẽ như thế nào? –        Cần nắm bắt được nội dung và xu thế vận động đang diễn ra của cách mạng công nghiệp 4.0 để tái cơ cấu kinh tế đất nước, phát triển các ngành khoa học / kỹ thuật và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn và lực lượng lao động có tay nghề cao để đáp ứng, đổi mới thể chế vận hành quốc gia, và giải phóng mọi nguồn lực – bao gồm cả xây dựng và phát huy vai trò nền kinh tế số, để làm ra những sản phẩm mới Việt Nam đang có những lợi thế lớn nhất… –        Không thu hút mọi FDI và bằng bất cứ giá nào, không để cho FDI trở thành yếu tố lôi kéo và khuynh đảo sự vận động và xu hướng phát triển kinh tế đã lựa chọn của đất nước như đã và đang xảy ra – nổi lên hiện nay là tình trạng: Càng thu hút được nhiều FDI, kinh tế quốc dân càng ngả lệch sang phát triển theo chiều rộng với nhiều hệ quả nặng nề. Phải chuyển hẳn sang thời kỳ chủ động chọn lọc và thu hút FDI nhằm phục vụ tối ưu chiến lược phát triển của đất nước – với phương châm: FDI phải thúc đẩy sự phát triển mới đất nước muốn lựa chọn, dứt khoát loại bỏ FDI tạo ra sự lệ thuộc và những tiêu cực mới. Lấy nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước nhà và trình độ của Nhà nước trong quản lý và vận hành nền kinh tế để thực hiện phương châm này. –        Cần đặc biệt quan tâm và coi phát triển bền vững là ưu tiên số 1 trong khi tận dụng mọi cơ hội cho tăng trưởng kinh tế, dành mọi nỗ lực có thể cho việc phát triển kết cấu hạ tầng của quốc gia, cải thiện – bảo vệ môi trường tự nhiên, nhất quyết xây dựng tiết kiệm là quốc sách hàng đầu, giữ chữ tín trong làm ăn kinh tế trong nước cũng như trong kinh tế đối ngoại. 5.     Về đối ngoại nên quán triệt phương châm: Cần xây dựng một nền nội trị vững mạnh và kiên cường làm nền tảng cho một nền ngoại giao dấn thân vì lợi ích quốc gia và vì trách nhiệm phải có của một nước thành viên có bản lĩnh và được tôn trọng trong cộng đồng các quốc gia trên thế giới. Đấy phải là một nền ngoại giao phát huy được truyền thống lịch sử của đất nước lấy đại nghĩa thắng hung tàn, kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, tạo ra được cho quốc gia sự tập hợp lực lượng phải có trên thế giới, chủ động vận dụng sáng tạo mọi thể chế và luật pháp quốc tế hiện hành, tất cả để phục vục triệt để nhất sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ở vị trí địa đầu tại khu vực ĐNÁ, sống hay là chết, không muốn làm đe thì phải làm búa (J. W. Goethe), Việt Nam nhất thiết phải xây dựng cho mình một nền ngoại giao của một nhân dân trưởng thành, được trang bị mọi thông tin, hiểu biết và nhận thức phải có, được trau giồi lòng yêu nước, ý chí và khả năng chiến đấu của người chiến sỹ trên mặt trận đối ngoại – không khác gì những đòi hỏi về lòng yêu nước, phẩm chất và khả năng chiến đấu phải có của toàn dân là chiến sỹ trên chiến trường khi đất nước có ngoại xâm. Bởi vì, để sống và vươn lên được trong thế giới quyết liệt hôm nay, Việt Nam – là một quốc gia có gần 100 triệu dân và một cộng đồng gần 10 triệu người Việt sống ở nước ngoài – cả nước ta, trước hết là ĐCSVN – cần vượt lên quá khứ, chiến thắng mọi hận thù, vượt qua mọi giả dối, sớm xây dựng cho quốc gia mình những giá trị, bản lĩnh và khả năng thực hiện, để quyết lấy mở rộng dân chủ xây dựng thành công một nền ngoại giao của đại đoàn kết và hòa hợp dân tộc “người Việt Nam vì tổ quốc Việt Nam!” – một thế mạnh bất khả chiến bại của nước ta! Nhưng nếu không làm được như vậy, thế mạnh quyết định này sẽ trở thành thách thức thường trực rất nguy hiểm đối với đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói nhiều lần: Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết! Làm mọi việc để người dân thực sự là chủ của đất nước, chắc chắn sẽ thực hiện được. Gần một nửa thế kỷ đất nước độc lập thống nhất là thời gian quá chín muồi để cả nước và toàn Đảng nhận thức được tầm vóc nhiệm vụ chiến lược sống còn nêu trên và cần quyết tâm thực hiện. ĐCSVN dẫn dắt đất nước thực hiện thành công nhiệm vụ chiến lược sống còn này, sẽ minh chứng và khẳng định thuyết phục vai trò lãnh đạo của mình đối với quốc gia, và chỉ có làm được như thế mới đích thực là thực hiện vai trò lãnh đạo! Hơn thế nữa xin  lưu ý, bối cảnh lịch sử và những thách thức mới đất nước hôm nay phải đối mặt đặt lên vai ĐCSVN – người đã đưa đất nước đi con đường Cách Mạng Tháng Tám – trọng trách: Tiếp tục con đường đã dẫn dắt đất nước trong những thập kỷ vừa qua, hôm nay Đảng có trách nhiệm ràng buộc phải thực hiện thành công nhiệm vụ trọng đại này, để hoàn thành thắng lợi cuối cùng này[4] của Cách mạng Tháng Tám cho Tổ Quốc. Thưa Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và toàn thể Bộ Chính trị, Đòi hỏi sống còn của đất nước và tiền đồ của Đảng chỉ dành cho lãnh đạo Đảng hôm nay con đường duy nhất dẫn dắt đất nước đi đến thành công, đó là: Đảng phải nhìn thẳng vào sự thật, giác ngộ nhiệm vụ phải thực hiện trong tình hình và nhiệm vụ mới hôm nay, học hỏi để đổi đời chính mình với ý chí Tổ quốc trên hết. Đồng thời qua mở rộng dân chủ phát huy trí tuệ cả nước quyết mở ra bước ngoặt chiến lược về phát triển để cứu nước cứu Đảng như đã trình bầy sơ bộ trong kiến nghị này, lấy thực hiện dân chủ giải phóng sức mạnh của nhân dân, tổ chức toàn Đảng và toàn dân đoàn kết quyết tâm thực hiện! Vì mọi quyền lực vẫn đang nguyên vẹn trong tay, do đó Đảng đang có cơ hội tốt nhất và hoàn toàn có thể chủ động bắt đầu sự nghiệp đổi đời đất nước từ việc Đảng tự xây dựng lại chính mình trước thành đảng của dân tộc và dân chủ, có trí tuệ và bản lĩnh. Đấy là con đường giúp Đảng gắn bó với nhân dân, chứ không phải là ngồi trên nhân dân, thực hiện đúng cam kết Đảng không có mục đích nào cao cả hơn và cũng không có lợi ích nào khác là phục vụ nhân dân và phụng sự tổ quốc. Được như vậy, rồi Đảng sẽ biết phải làm gì trong những bước tiếp theo mà kiến nghị này đã sơ bộ gợi ý những việc cần làm ngay trước mắt, và nhất định sẽ làm được. Chậm trễ sẽ không còn gì để làm ngoài gánh chịu hậu quả và kéo đất nước vào tai ương khôn lường. Song trong trường hợp này, nhân dân nhất định sẽ đứng lên tự quyết định lấy vận mệnh của mình, đất nước này và dân tộc này không bao giờ khoanh tay chịu chết! Điều này đã được chứng minh suốt từ thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc cho đến hôm nay. Còn nhiều vấn đề khác, xin được bàn vào dịp khác. Cái khó nhất trước sau vẫn là Đảng phải chiến thắng chính mình trước tiên! Những căng thẳng mới đang diễn ra trong khu vực ĐNÁ, Biển Đông đang trên miệng hố chiến tranh, và những thay đổi tại một số quốc gia ở đây đang nhắc nhở nghiêm khắc đất nước ta về những bài học xương máu trong quá khứ của cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lược biên giới nước ta 17-02-1979 và mối liên kết của nó với cuộc chiến tranh của Khmer đỏ chống nước ta ở phía Tây Nam. Cuộc sống trong thế giới khắc nghiệt hôm nay chỉ giành cho một Việt Nam có phẩm chất và bản lĩnh, để có thể chủ động với hiệu quả cao nhất vận dụng chiến lược và sách lược phải có, tự quyết định lấy vận mệnh của chính mình. Chỉ như vậy mới có thể gìn giữ được hòa bình, phấn đấu thành công cho hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển trong khu vực và trên thế giới, cho phép sẵn sàng chiến đấu và quyết chiến thắng bất kỳ cuộc chiến tranh xâm lược mới nào chống nước ta nếu xảy ra. Núi xương sông máu ba thế hệ liên tiếp dân tộc ta đã phải đổ ra để có độc lập thống nhất hôm nay. Một giọt máu nào của dân rơi xuống dù ở đâu hay bên nào cho cõi đất này đều là máu người Việt ta! Nhưng chưa bao giờ cơ đồ và con đường sống của nước ta đang bị bạo quyền bên ngoài lăm le chặn đứng như hôm nay! Không loại trừ một cuộc xâm lược mới! Chưa bao giờ như hôm nay những sai lầm, yếu kém, tham nhũng, sự ngu dốt và bao nhiêu cái ác khác của chính chúng ta nếu không được chặn đứng sẽ có ngày xô đẩy đất nước ta một lần nữa vào cảnh nồi da xáo thịt, cho bên ngoài đục nước béo cò! Bao chùm lên tất cả là đại dịch covid-19 đang hoành hành và đảo lộn cả thế giới, không phân biệt giầu nghèo, ý thức hệ, tôn giáo, châu lục, quốc gia. Những tác nhân gây ra đại dịch và những hệ quả của nó đang thách thức quyết liệt và ghê tởm sự sống còn của từng quốc gia! Sống chỉ dành cho trí tuệ và bản lĩnh chiến thắng được tội ác và cái chết! Vì vậy, từng đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam – từ Tổng bí thư cho đến đảng viên thường – xin hãy nén lại cái tôi trong chính con người mình, để có đủ lương tri và lòng yêu nước biết đau nỗi đau của dân tộc, biết nhục nỗi nhục của dân tộc, biết lo những mối nan nguy nhiều bề chưa từng có phía trước đang đe dọa đất nước! Bốn cuộc kháng chiến cứu nước đằng đẵng và đẫm máu không phải là để tạo ra cho nhân dân ta những bất công và sự kìm kẹp như đang xảy ra, sự phát triển đất nước đạt được phải trả cái giá quá đắt và đang bị ụy hiếp, đất nước bị làm hỏng nhiều mặt, hiện nay đang bị lệ thuộc và thách thức nguy hiểm. Từng đảng viên của Đảng quyết không được phản bội một hy sinh nào của dân tộc và của những bậc tiền bối, quyết không được bỏ qua bất kỳ mất mát nào của đất nước![5] Không có gì quý hơn độc lập tự do của Tổ Quốc! (Hồ Chí Minh). Hơn bao giờ hết toàn Đảng phải trung thành với lời thề cứu nước đã viết trên lá cờ Đảng kể từ ngày thành lập, bảo vệ mọi thành quả dân tộc đã giành được, hôm nay phải lột xác phấn đấu làm đội quân tiên phong của dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình và nhiệm vụ mới! Hơn bao giờ hết toàn Đảng phải đoàn kết hy sinh phấn đấu cho quyền sống và hạnh phúc của nhân dân! Chịu ơn sâu nghĩa nặng của nhân dân, mỗi đảng viên hãy giữ trong tim mình Tổ Quốc và Sự thật! Phải dám sống vì Tổ Quốc và Sự Thật, để mỗi đảng viên sẽ tìm ra con đường sống cho mình và cho đất nước!  ĐCSVN hôm nay chỉ có thể thực hiện được nghĩa vụ cam kết của mình đối với dân tộc trong giai đoạn phát triển mới của đất nước bằng cách Đảng phải xây dựng cho mình đội ngũ cán bộ đảng viên có trái tim, ý chí và trí tuệ dám sống vì Tổ quốc và Sự thật.   Thưa Tổng bí thư – Chủ tịch nước và toàn thể Bộ Chính trị, Trên đây tôi đã trình bầy những kiến nghị và suy nghĩ của mình về 5 vấn đề lớn của đất nước, mong các Đồng chí cân nhắc thấu đáo, đề đạt với Đại hội XIII những việc nên làm trong khóa Đại hội này. Nếu bỏ ngoài tai, kiến nghị này sẽ là lời cảnh tỉnh! Xin gửi các Đồng chí lời chào trân trọng. Hết Nguyễn Trung, nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt Hà Nội, Võng Thị, ngày 12-10-2020 (Đã gửi cùng ngày, được xem lại và bổ khuyết ngày 18-10-2020) [1] Tham khảo thêm thư của cố lão thành cách mạng Chu Đình Xương 03-1982 về cải cách ruộng đất –   http://vanviet.info/tu-lieu/thu-cua-ng-chu-dnh-xuong-gui-cho-ban-chap-hnh-trung-uong-dang-cong-san-viet-nam/ [2] Tham khảo thêm: Nguyễn Trung, “Lũ”, NXB Tre Xanh, USA, 2015, tập hai, chương 26, tr. 362… http://nguyentrung-vt.blogspot.com/search/label/A1%20%22L%C5%A9%22%20-%20Final%20Draft%20April%202015 [3] Sự thật có ý nghĩa quan trọng tới mức có thể nói ĐCS Liên Xô đã ra đời với tờ báo chiến đấu của mình là SỰ THẬT (PRAVDA). Tiếc rằng sư tha hóa của Liên Xô cuối cùng đã chôn vùi tờ báo này về cả nghĩa bóng và nghĩa đen. Những người cộng sản Nga hôm nay đang tìm cách cứu lại tính chiến đấu cho PRAVDA. ĐCSVN có nhà xuất bản SỰ THẬT, nhưng thành quả thật nghèo nàn! [4] Khẩu hiệu có ý nghĩa quyết định của Việt Minh đưa ra làm nên thành công cho Cách mạng Tháng Tám là “Nước Việt Nam của người Việt Nam!”. [5] Tham khảo thêm: Nguyễn Trung, “Dòng đời”, NXB Văn Nghệ, TPHCM – 2006, quyển hai, tập IV, chương 30, tr. 857 – http://www.viet-studies.net/NguyenTrung/index.htm  
......

15 dân biểu liên bang Hoa Kỳ yêu cầu Bộ Ngoại giao kêu gọi CSVN tôn trọng nhân quyền và luật pháp trong vụ Đồng Tâm

sự dẫn đầu của các Dân biểu Alan Lowenthal, Harley Rouda, J. Luis Correa 15 Dân biểu Liên Bang Hoa Kỳ đã cùng ký tên trong một bức thư gửi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo để bày tỏ sự quan ngại của họ về những vi phạm nhân quyền và vi phạm pháp luật trong vụ tranh chấp đất ở Đồng Tâm. Các dân biểu yêu cầu Bộ Ngoại Giao kêu gọi chính phủ Việt Nam điều tra cái chết của ông Lê Đình Kình và tôn các quyền cơ bản của con người, quy trình tố tụng, pháp quyền và tự do biểu đạt chính kiến. Các dân biểu cũng yêu cầu Bộ Ngoại Giao cung cấp thông tin cập nhật về vụ Đồng Tâm. Các dân biểu đã gửi kèm theo lá thư này tài liệu Báo Cáo Đồng Tâm do ông Will Nguyễn và cô Phạm Đoan Trang viết và dịch. Sau đây là bản dịch lá thư của các Dân biểu Liên Bang Hoa Kỳ gửi cho Ngoại trưởng Mike Pompeo:   Ngày 14 tháng Mười, 2020 Kính gửi ông Mike Pompeo Ngoại trưởng Hoa Kỳ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ 2201 C Street, NW Washington, D.C. 20520 Kính thưa Ngoại trưởng Pompeo, Chúng tôi viết thư này để bày tỏ mối quan tâm sâu sắc của chúng tôi với phản ứng bạo lực của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với vụ tranh chấp đất đai ở làng Đồng Tâm và phán quyết gần đây của tòa án ở nước này, kết án tử hình 2 người, kết án tù chung thân một người và trừng phạt 26 người với những bản án từ 15 năm tù giam đến 15 tháng tù treo. Chúng tôi yêu cầu Bộ Ngoại giao giải quyết các mối quan ngại của chúng tôi với chính phủ Việt Nam trong thời gian sớm nhất có thể và cung cấp cho Quốc hội thông tin cập nhật về tình hình. Vào năm 1980, hiến pháp Việt Nam đã bãi bỏ quyền tư hữu đất đai ở Việt Nam, nhưng Luật Đất đai năm 1993 đã trao cho nông dân quyền sử dụng đất 20 năm cho mục đích nông nghiệp. Những tranh chấp đất đai trở nên phổ biến và thường mang tính bạo lực khi chính phủ Việt Nam tịch thu đất đai dưới chiêu bài lợi ích công cộng, và người dân Việt Nam đã có một lịch sử lâu dài phản đối và chống lại điều mà họ thường coi là tham nhũng. Trong năm 2013, nhiều khu đất bị thu hồi được sử dụng để xây sân gôn và các dự án không thiết yếu khác. Năm 2017, chính quyền Việt Nam bắt đầu tịch thu đất tại làng Đồng Tâm, Hà Nội. Vào tháng 1 năm 2020, hơn 3.000 cảnh sát cơ động đã đột kích vào làng Đồng Tâm. Trong cuộc đụng độ giữa cảnh sát và dân làng, công an đã bắn chết ông Lê Đình Kình, người thủ lĩnh các dân làng chống lại việc cướp đất của chính quyền. Ngoài ra còn có 3 cảnh sát thiệt mạng do hậu quả của cuộc đối đầu. Ông Kình, 84 tuổi, đã bị giết hại khi bảo vệ làng của mình. Trước khi chết, ông Kính chưa có tiền án, tiền sự và dành trọn thời gian của những năm nghỉ hưu để bảo vệ quyền lợi của dân làng và nông dân Đồng Tâm. Trong khi cái chết của các sĩ quan cảnh sát nhanh chóng được điều tra, nhưng cái chết của ông Kình thì không. Hơn một chục dân làng Đồng Tâm đã bị bắt và bị buộc tội giết người vì cái chết của ba cảnh sát bị rơi xuống một hố bê tông khi chạy băng qua giữa các ngôi nhà trong cuộc đột kích. Vào tháng 9 năm 2020, một tòa án đã kết án tử hình các con trai của ông Kình là ông Lê Đình Chúc và ông Lê Đình Công. Những bản án này chẳng những vô nhân đạo mà còn khiến gia đình ông Kình bị tuyệt tôn. Các bị cáo khác bị kết án các mức án từ 15 tháng tù treo đến 16 năm tù giam, và một án tù chung thân. Đáng tiếc, chủ tọa phiên tòa đã từ chối yêu cầu triệu tập nhân chứng của các luật sư bào chữa. Các luật sư bào chữa cũng phản đối trước tòa việc hội đồng xét xử đã rút ngắn đáng kể thời gian ranh luận bào chữa của họ tại tòa. Cũng giống như các vụ tranh chấp đất đai khác ở Việt Nam, vụ tranh chấp này và các vụ án được xét xử gấp rút mang đầy chỉ dấu tham nhũng và bất công. Kèm theo lá thư này là bản tường trình về sự việc này do ông Will Nguyễn và cô Phạm Đoan Trang viết và dịch. Ông Will Nguyen là công dân Mỹ đã bị bắt và bị truy tố oan sai vì tham gia biểu tình tại Việt Nam. Sau nhiều tháng vận động bởi các thành viên quốc hội, Will đã được trả tự do và đưa trở về Hoa Kỳ. Cô Phạm Đoan Trang là nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ. Vì vai trò đưa tin về vụ Đồng Tâm, cô vừa bị bắt vài giờ sau cuộc Đối thoại Nhân quyền Việt - Mỹ vào ngày 6 tháng 10 năm 2020. Việt Nam đã ký Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị và đã cam kết tôn trọng quyền Tự do Tín ngưỡng, Ngôn luận, Lập hội, Báo chí của cá nhân và quyền tổ chức tụ tập và biểu đạt chính kiến. Chính phủ Việt Nam cũng tuyên bố tôn trọng pháp quyền, thủ tục và bảo vệ các quyền của công dân. Phiên tòa nhục nhã này và những bản án vô nhân đạo đã chứng minh điều ngược lại. Chúng tôi yêu cầu ông kêu gọi chính phủ Việt Nam điều tra cái chết của ông Lê Đình Kình. Hơn nữa, chúng tôi mong ông đưa trường hợp của làng Đồng Tâm vào các cuộc gặp song phương với các quan chức chính phủ Việt Nam để thể hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với các quyền cơ bản của con người, quy trình tố tụng, pháp quyền và sự biểu đạt chính kiến. Chúng tôi cũng mong nhận được một bản báo cáo từ Bộ Ngoại giao về quan điểm của Bộ Ngoại giao về sự việc và phản ứng của Bộ Ngoại giao đối với tình hình. Cảm ơn sự quan tâm của ông đến vấn đề này. Trân trọng, Alan Lowenthal Harley Rouda J. Luis Correa Christopher H. Smith Zoe Lofgren Barbara Lee Ro Khana Gerald E. Connolly Scott Peters Susan A. Davis James P. McGovern Juan Vargas Tom Malinowski Gilbert R. Cisberos Jr. Al Green #ĐồngTâm #dânbiểuliênbangHoaKỳ Nguồn: Chân Trời Mới Media
......

Đạo đức Hồ Chí Minh: Từ Cát Hanh Long tới Lê Đình Kình

canhco’s blog – RFA Rất nhiều người cứ âm thầm tự hỏi “Đạo đức Hồ Chí Minh” là gì mà hệ thống tuyên truyển của Đảng nói không mỏi mệt về nó. Từ thời ông Hồ về nước cho tới khi mất đi, việc làm nào của ông được xem là đạo đức thì không thấy hệ thống Đảng lấy ra làm khuôn vàng thước ngọc cho dân, chì thấy nói một cách chung chung và không cần kèm theo chỉ dẫn hay chứng minh thì trách sao người dân lơ ngơ về hành vi đáng gọi là đạo đức của một lãnh tụ? Cho tới khi vụ Đồng Tâm xảy ra thì nhiều người tự hỏi: Những người đi sau ông Hồ có thực sự đang theo đuổi cái “đạo đức” mà họ được bồi dưỡng trong những bài học chính trị hay không, đặc biệt là ông Nguyễn Phú Trọng, người lãnh đạo toàn diện cả hai hệ thống Đảng và Nhà Nước. Khi nói tới cái chết của ông Lê Đình Kình nhiều người liên tục nhắc tới những đóng góp mà ông Lê Đình Kình đã bỏ ra suốt cuộc đời, hay đúng hơn là 56 năm tuổi đảng. Cái chết của ông dễ làm người ta liên tưởng tới một cái chết khác cách đây gần 70 năm khi cuộc Cải cách ruộng đất bắt đầu thì bà Nguyễn Thị Năm, tức bà Cát Hanh Long là người đầu tiên bị đấu tố và tử hình. Ông Kình và bà Năm giống nhau ở điểm: Ông Kình bỏ ra gần 60 năm phục vụ cho Đảng, tức bỏ công sức cả đời ra cho tổ chức mà ông theo đuổi. Bà Năm bỏ gần hết cơ nghiệp gia đình ra để ủng hộ Việt Minh, tiền thân của Đảng hiện nay. Với số vàng và tài sản đóng góp kể cả bao che cho những cán bộ Việt Minh sau này giữ những cương vị quan trọng như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh…..bà Nguyễn Thị Năm được xem là có công với cách mạng nhưng cái công đó bị chính ông Hồ Chí Minh khước từ. Ông Kình cũng bị khước từ những đóng góp suốt đời để nhận hậu quả là cái chết giữa đêm khuya. Ông Hồ Chí Minh được chính những kẻ viết sử của chế độ qua hồi ký, xác nhận đã khước từ trước cái chết của bà Cát Hanh Long, một trong những trang viết đáng tin cậy đó là của Hoàng Tùng (*), viết trong hồi ký “Những kỷ niệm về Bác Hồ” thì: “Thấy cố vấn Trung Quốc bảo phải xử tử Nguyễn Thị Năm, Hoàng Quốc Việt ủy viên Trung ương Đảng, ủy viên ban lãnh đạo Cải cách Ruộng đất trung ương, phụ trách Cải cách ở Thái Nguyên đến báo cáo với Hồ Chí Minh ý kiến của cố vấn. Hồ Chí Minh hứa với Hoàng Quốc Việt sẽ nói với Trường Chinh, Trưởng ban chỉ đạo trong cải cách ruộng đất nhưng ông không làm. Hơn nữa, Hồ Chí Minh đã giữ im lặng vì sợ gây mâu thuẫn với cố vấn Trung Quốc.” Ông Hồ Chí Minh của quá khứ và ông Nguyễn Phú Trọng của hiện tại có khác gì nhau? Bởi một điều chắc chắn ông Nguyễn Phú Trọng phải được báo cáo xin chỉ thị trước khi hành quân hạ sát ông Kình, Thế nhưng không có văn bản nào có chữ ký của ông Trọng giống như ông Hồ Chí Minh không bao giờ ký vào bản án bà Nguyễn Thị Năm. Hai cái chết đều không có chữ ký của cấp cao nhất nước nói lên sự phủi tay trước trách nhiệm cần có, vậy thì có đạo đức không? Vụ án Đồng Tâm cũng không khác vụ đấu tố bà Cát Hanh Long là mấy. Ngày trước, Trong bài viết “Địa chủ ác ghê” của C.B. trên báo Nhân dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 kể tội bà là “Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người… Giết chết 14 nông dân, Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân…Nguyễn Thị Năm đã thú nhận thật cả những tội ác”. Thực tế nhiều nhà văn nhà báo phát hiện thì C.B là một trong những bút danh của Hồ Chí Minh trên báo Nhân dân từ năm 1951 đến 1957. Trước khi vụ án Đồng Tâm được chính thức xét xử, Thiếu tướng Tô Ân Xô, phát ngôn viên của Bộ Công An khẳng định “Lê Đình Kình là một loại cường hào địa chủ mới”. Giống như C.B viết về bà Nguyễn Thị Năm: toàn bộ các con cháu cụ Lê Đình Kình cũng như 29 người bị khởi tố đều thú nhận tội ác là đã giết 3 công an trong đêm cụ Kình bị giết. Sau cuộc cải cách ruộng đất ông Hồ Chí Minh được báo chí “viết lại” là rất bức xúc trước cái chết của bà Năm. Những “tay tổ” như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Trường Chinh, Lê Văn Lương đều tiếc thương và khẳng định bà Năm bị giết là sai lầm. Vài năm nữa (nếu Cộng sản tiếp tục cầm quyền) người dân sẽ thấy đồng loạt các loại tướng tá như Tô Lâm, Tô Ân Xô, Lương Tam Quang, Trần Quốc Vượng và nhất là Nguyễn Phú Trọng sẽ lên VTV lau nước mắt mà tiếc thương cho ông Lê Đình Kình và con cháu của ông đã bị giết lầm trong lúc mà “Xã hội chưa thống nhất niềm tin với đảng”. Lịch sử luôn lập lại nhưng lần này có lẽ là lần sau cùng một chính quyền luôn luôn chiến thắng dân sẽ khó mà ăn ngon ngủ yên như gần 70 năm trước bởi giờ đây người dân đã kịp trang bị cho mình kiến thức thật sự từ mạng lưới toàn cầu, họ không còn dễ dàng cả tin vào những người đầy tớ mà chất phản phúc lúc nào cũng lộ ra trên những chiếc khăn tay chậm nước mắt sau khi giết chủ. (*)https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Th%E1%BB%8B_N%C4%83m canhco’s blog  
......

Tin khốn nạn: Cái gọi là Toà án CS đã kết tội chết đối với con và cháu cụ Lê Đình Kình

Lê Đình Công (trái) - Lê Đình Chức (giữa)  - Lê Đình Doanh (phải) JB Nguyễn Hữu Vinh| TIN KHỐN NẠN Nhà cầm quyền cộng sản đã bất chấp tất cả để làm dày thêm tội ác của mình. Cái gọi là Toà án đã kết tội chết đối với con và cháu cụ Lê Đình Kình Như vậy, nhà cầm quyền CSVN đã quyết tru di tam tộc đồng chí của mình một cách công khai. 1. Lê Đình Công tử hình (bị VKS đề nghị tử hình) 2. Bùi Viết Hiểu 16 năm tù (bị đề 16 đến 18 năm tù) 3. Nguyễn Văn Tuyển 12 năm tù (14 đến 16 năm tù) 4. Lê Đình Chức tử hình (Tử hình) 5. Lê Đình Doanh chung thân (Chung thân) 6. Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù (16 đến 18 năm tù) cùng Tội giết người 7. Nguyễn Văn Quân (Quân "mạ", 40 tuổi, thôn Hoành): 6 đến 7 năm tù tội chống người thi hành công vụ 8. Lê Đình Uy (27 tuổi, cháu nội Lê Đình Kình): 6 đến 7 năm tù tội chống người thi hành công vụ 9. Lê Đình Quang (36 tuổi, thôn Hoành): 6 đến 7 năm tù tội chống người thi hành công vụ 10. Bùi Thị Nối (62 tuổi, thôn Hoành): 4 đến 5 năm tù tội chống người thi hành công vụ 11. Bùi Thị Đục (63 tuổi, thôn Hoành): 3 đến 4 năm tù tội chống người thi hành công vụ 12. Nguyễn Thị Bét (59 tuổi, thôn Hoành): 3 đến 4 năm tù tội chống người thi hành công vụ 13. Trần Thị La (42 tuổi, thôn Hoành): 3 đến 4 năm tù tội chống người thi hành công vụ 14. Nguyễn Thị Lụa (64 tuổi, thôn Hoành): 2 năm 3 tháng đến 3 năm tù tội chống người thi hành công vụ 15. Bùi Văn Tiến (41 tuổi, thôn Hoành): 5 đến 6 năm tù tội chống người thi hành công vụ 16. Nguyễn Văn Duệ (58 tuổi, thôn Hoành): 3 đến 4 năm tù tội chống người thi hành công vụ 17. Lê Đình Quân (44 tuổi, thôn Hoành): 4 đến 5 năm tù tội chống người thi hành công vụ 18. Bùi Văn Niên (40 tuổi, thôn Hoành): 2 đến 2 năm 6 tháng tù tội chống người thi hành công vụ 19. Bùi Văn Tuấn (29 tuổi, thôn Hoành): 3 đến 4 năm tù tội chống người thi hành công vụ 20. Trịnh Văn Hải (32 tuổi, thôn Hoành): 4 đến 5 năm tù tội chống người thi hành công vụ 21. Nguyễn Xuân Điều (68 tuổi, thôn Đồng Mít): 3 đến 4 năm tù tội chống người thi hành công vụ 22. Mai Thị Phần (57 tuổi, thôn Hoành): 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù tội chống người thi hành công vụ 23. Đào Thị Kim (37 tuổi, thôn Hoành): 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù tội chống người thi hành công vụ 24. Lê Thị Loan (54 tuổi, thôn Đồng Mít): 2 năm 6 tháng tù, cho hưởng án treo về tội chống người thi hành công vụ 25. Nguyễn Văn Trung (32 tuổi, thôn Hoành): 18 đến 24 tháng tù, cho hưởng án treo, tội chống người thi hành công vụ 26. Lê Đình Hiển (31 tuổi, thôn Hoành): 15 đến 16 tháng tù, cho hưởng án treo, tội chống người thi hành công vụ 27. Bùi Viết Tiến (20 tuổi, thôn Hoành): 15 đến 16 tháng tù, cho hưởng án treo, tội chống người thi hành công vụ 28. Nguyễn Thị Dung (57 tuổi, thôn Hoành): 15 đến 16 tháng, cho hưởng án treo, tội chống người thi hành công vụ 29. Trần Thị Phượng (36 tuổi, thôn Hoành): 15 đến 16 tháng, cho hưởng án treo, tội chống người thi hành công vụ. Chủ mưu vụ giết người tập thể và chịu trách nhiệm chính là Nguyễn Phú Trọng. Dàn diễn viên gồm: Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà:Trương Việt Toàn Thẩm phán: Nguyễn Xuân Văn Hội thẩm nhân dân: Phí Văn Nghi, Bà Ngô Thị Yến, Nguyễn Hồ Phong Đại diện VKSND Tp. Hà Nội: Lại Việt Đông và Nguyễn Hoàng Giang.
......

Trung uý công an Phạm Việt Anh kẻ tra tấn Anh Lê Đình Công buộc nhận tội

Phạm Minh Vũ| Trung uý Phạm Việt Anh tổ trọng án cơ quan cảnh sát điều tra công an Hà Nội, sinh năm 1991, tốt nghiệp học viện cảnh sát nhân dân, kẻ tra tấn Anh Lê Đình Công bằng dùi cui 10 ngày như một. Đối diện với y là Anh Lê Đình Công, tay trái bị hắn còng trực tiếp vào móng cùm. Khi thẩm vấn mà Lê Đình Công cãi y là y lấy dùi cui vụt trực tiếp vào mặt, người. Thậm chí lấy thuốc lá dí vào mặt bắt nhận tội, bắt Anh Công khai theo ý Y. Trong số 29 người, tại toà khi theo yêu cầu của luật sư có 19 cánh tay không đưa lên khi Luật sư đề cập ai không bị tra tấn thì đưa tay lên. Trong số 10 cánh tay đưa lên tôi nghĩ chắc họ có sự nhầm lẫn, vì không ai mà không bị tra tấn dã man. Ánh mắt của Y khi phát trên truyền hình mà như muốn ăn tươi nuốt sống Anh LĐC. Người cộng sản không hẳn ai cũng ác, nhưng khi làm điều ác chắc chắn đó là cộng sản! Những người Đồng Tâm vô tội, có thể họ đã nhận tội, có thể đã làm một số người cho đó là u mê, nhưng, khi Cha mình bị chúng công khai sát hại, còn vợ còn mẹ già ở nhà, với sự tàn ác có hạng của bọn điều tra đe doạ giết cả gia đình, trước ánh mắt như vậy, thì trong hoàn cảnh đó nếu là chúng ta, chúng ta có khác gì Anh Công?  
......

Hãy bảo vệ các Luật sư của Đồng Tâm

Pham Doan Trang| Sự táo tợn, manh động của cơ quan chấp pháp hôm nay tiếp tục được nâng lên một ngưỡng mới khi một số kẻ có hành động đe dọa và xúc phạm các luật sư bào chữa trong vụ Đồng Tâm. Giống như ở các phiên tòa chính trị hoặc có màu sắc “phức tạp” khác, luật sư không được mang laptop, điện thoại vào phòng xử, mà phải gửi tất cả bên ngoài. Tuy nhiên, so với các phiên tòa khác, vụ Đồng Tâm lần này có một “tiến bộ” nhỏ là luật sư được cho mượn USB, rồi cuối ngày, chuyển dữ liệu từ USB đó về laptop của mình. Ba ngày qua, tình hình tạm ổn và các luật sư có thể cập nhật thông tin, diễn biến về phiên tòa trên facebook. Nhưng đến hôm nay (10/9), khi buổi xử kết thúc, luật sư Ngô Anh Tuấn đem USB ra chỗ để máy tính thì bị một nhóm công an (cả thường phục và sắc phục) ngăn lại, hạch sách: “USB này của ai?”. Sau đó, bắt đầu màn gây khó khăn và đe dọa cướp đồ. Lúc ấy, các luật sư đều đã về, chỉ còn lại luật sư Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng và Ngô Tuấn. Thấy tình hình căng thẳng, ông Mạnh và ông Miếng ra can, thì cũng bị đám công an gây sự và bẻ tay lôi ra ngoài. Đi được vài bước, mấy kẻ mặc thường phục thẳng cánh xô các luật sư từ trên cầu thang xuống; rất may họ kịp có phản xạ chống tay để không ai bị ngã, bị thương. Sau đó, đám côn đồ ngành bắt đầu đi xe máy, kè kè bám đuôi nhóm luật sư suốt chặng đường từ tòa án về khách sạn, buộc họ phải rút cả về văn phòng luật sư Ngô Tuấn “cố thủ”, đề phòng rủi ro. Hôm nay, phiên tòa xét xử vụ Đồng Tâm bước sang ngày thứ tư. Những ngày qua, các luật sư bảo vệ 29 người dân Đồng Tâm đều đã rất tích cực trong việc đưa thông tin ra bên ngoài, góp phần giúp dư luận hiểu thêm về vụ tấn công có dấu hiệu “giết người cướp của” của công an vào Đồng Tâm đêm 09/01/2020. Việc công an, côn đồ gây sự và đe dọa các luật sư có lẽ xuất phát từ ý muốn kiểm soát và ngăn chặn, không để các luật sư tiếp tục truyền tải thông tin; hoặc là để cướp tài liệu, phá hồ sơ, cản trở công việc bào chữa của họ.  
......

An ninh, côn an dày đặc tại phiên xử 29 người dân Đồng Tâm

Amy Truc Tran| MỘT ĐẢNG CẦM QUYỀN DỐI TRÁ, SỢ SỰ THẬT... Thoạt nhìn dàn côn an hùng hậu cứ ngỡ các anh đi đánh giặc Tàu hay bảo vệ Đại Hội đảng, hoá ra là “bày binh bố trận” canh gác chặt chẽ cho phiên xử những người nông dân mà các ông gọi “cường hào ác bá”.... Thật không hề bất ngờ, nhưng những cảnh tượng này đã nói lên một thực trạng, thực trạng của một đảng cầm quyền sợ sự thật và luôn trong tư thế chống lại nhân dân. Độc tài, độc ác, độc diễn, độc xử... vốn là những thực đơn quen thuộc của đảng cầm quyền nhà sản. Phiên xử những người dân Đồng Tâm hôm nay sẽ là một vết nhơ lớn trong hàng vạn vết nhơ của đảng cộng sản mà lịch sử sẽ phán xét. Thành tâm cầu nguyện cho người dân Đồng Tâm.   Sáng nay, 07/09/2020, nhà cầm quyền Hà Nội mở phiên xét xử 29 người dân Đồng Tâm trong vụ “cảnh sát cơ động đánh úp thôn hoành khiến cụ Lê Đình Kình tử vong” lúc rạng sáng ngày 09/01/2020. Dưới đây là toàn bộ hình ảnh do báo chí trong nước loan tải về phiên xử sáng nay. Bên ngoài phiên xử, an ninh - côn an bao vây dày đặc. Bên trong thì có khá đông đảo lực lượng “khẩu trang nhân dân” để bảo đảm “tính công khai” trước cộng đồng quốc tế. Ngoài ra, nhà cầm quyền còn cho an ninh “canh cửa” các nhà hoạt động, những người ủng hộ Đồng Tâm, ngăn cản không cho họ tham dự phiên xử. Gọi là phiên xử “công khai” nhưng đúng hơn là công khai những cái thối nát của chế độ cộng sản. Những kẻ khủng bố, giết người lại đang “xét xử” chính các nạn nhân của chúng! Mong cộng đồng cùng hướng về Đồng Tâm. CÔNG LÝ CHO NGƯỜI DÂN ĐỒNG TÂM!  
......

Hướng về Đồng Tâm, nơi kẻ cướp xét xữ người vô tội

Việt Tân| Phiên toà xử 29 nông dân Đồng Tâm dự kiến diễn ra từ ngày 7/9/2020. Sự việc bắt đầu bằng cuộc tấn công vũ trang của 3.000 CSCĐ vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, lúc rạng sáng 9/1/2020. Cuộc tấn công đã phơi bày hình ảnh cướp đất quen thuộc của nhà cầm quyền Việt Nam. Như cái cách họ tước đoạt ruộng, đất từ tay nông dân Dương Nội, Cồn Dầu, Thủ Thiêm, Văn Giang,... Người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm đã khai phá và canh tác trên cánh đồng Sênh hàng trăm năm qua. Đến thập niên 80, chính quyền vẽ ra dự án sân bay Miếu Môn để thu hồi đất. Nông dân vui vẻ giao đất vì hiểu được tầm quan trọng của dự án quốc phòng. Nhưng khi đền bù được một nửa cánh đồng thì dự án dừng lại. Đến nay, chính quyền lại lấy danh nghĩa triển khai tiếp dự án quốc phòng đòi thu hồi toàn bộ số đất nêu trên, kể cả phần đất chưa được đền bù. Uất ức vì bị cướp trắng gần 50 hécta đất nông nghiệp, cả thôn Hoành đứng lên phản đối. Chính quyền Hà Nội liên tục phớt lờ tất cả kiến nghị, yêu cầu trả lời của người dân: - Họ sử dụng bộ máy tuyên truyền khổng lồ để mạt sát dân Đồng Tâm, nhưng họ không dám đối thoại đúng nghĩa. - Họ cáo buộc nông dân giữ đất là sai pháp luật, nhưng họ không dám lập ra phiên toà để các bên đưa ra bằng chứng của mình. Trong lối ứng xử với người dân Đồng Tâm, chính quyền luôn thể hiện sự áp đặt, sức mạnh bạo lực để răn đe. Đẩy người dân vào thế đối đầu thay vì đối thoại. Và kết cục là với sức mạnh của nòng súng, họ dìm người nông dân trong bạo lực và m.á.u. Cuộc tấn công lúc rạng sáng 9/1/2020, đã dẫn đến cái c.h.ế.t của 3 công an và cụ Lê Đình Kình. Nếu như cái c.h.ế.t của 3 CSCĐ kia đầy nghi vấn và gây tranh cãi, thì bằng chứng sát hại cụ Kình là quá rõ ràng: bị bắn giữa tim ở cự li gần, chính xác một cách tuyệt đối. Nhà cầm quyền sau đó đưa ra nhiều nguỵ biện để lấp liếm cho cuộc tấn công và g.i.ế.t người tại thôn Hoành. Một trong những thủ đoạn để phục vụ cho âm mưu đó là đưa người nông dân ra xét xử để đánh lừa dư luận. Tuy nhiên, có một sự thực không bao giờ thay đổi là người nông dân Đồng Tâm đã bị hàng nghìn CSCĐ tấn công và sát hại ngay tại ngôi nhà mình sinh sống vào lúc rạng sáng. Rất mong cộng đồng cùng lên tiếng bênh vực cho người nông dân yếu thế. Đồng thời lên án hành động bạo lực của nhà cầm quyền CSVN. Trang Nguyen #việttân #đồngtâm #cụkình
......

Phản đối Tư pháp Việt Nam có dấu hiệu vi phạm thủ tục tố tụng hình sự trong xét xử vụ án Đồng Tâm

Hoàng Hưng| TUYÊN BỐ Phản đối Tư pháp Việt Nam có dấu hiệu vi phạm thủ tục tố tụng hình sự trong xét xử vụ án Đồng Tâm Ngày 25 tháng 6 năm 2020, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Cáo trạng số 241/CT-VKS-P2, truy tố 29 bị can trong vụ án giết người, chống người thi hành công vụ tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Trong đó 25 bị can: Lê Đình Công, Nguyễn Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Quốc Tiến, Nguyễn Văn Quân, Lê Đình Uy, Lê Đình Quang, Bùi Thị Nối, Bùi Thị Đục, Nguyễn Thị Bét, Nguyễn Thị Lụa, Trần Thị La, Bùi Văn Tiến, Nguyễn Văn Duệ, Lê Đình Quân, Bùi Văn Niên, Bùi Văn Tuấn, Trình Văn Hải, Nguyễn Xuân Điều, Mai Thị Phần, Đào Thị Kim, Lê Thị Loan và Nguyễn Văn Trung bị truy tố về tội Giết người theo quy định tại Điều 123, khoản 1, điểm a, d, n, o – BLHS năm 2015. 4 bị can Lê Đình Hiển, Bùi Viết Tiến, Nguyễn Thị Dung và Trần Thị Phượng bị truy tố về tội Chống người thi hành công vụ, theo quy định tại Điều 330, khoản 2, điểm a – BLHS năm 2015. Một vụ án 29 bị can trong đó có 25 bị can đối diện với án tử hình mà cho đến nay các luật sư bào chữa vẫn chưa được tiếp cận hồ sơ, chưa được tiếp xúc với các bị can, là hành vi vi phạm rất nghiêm trọng luật tố tụng hình sự của các cơ quan tư pháp. Cũng xin nhắc lại vụ chính quyền Việt Nam dùng 3000 quân trang bị vũ khí tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm lúc 3 giờ sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020 giết ông Lê Đình Kình, một ông già 56 tuổi Đảng 84 tuổi đời suốt ngày ngồi xe lăn và bắt đi 29 người dân Đồng Tâm, đã gây bức xúc trong dư luận trong nước cũng như trên thế giới về hành vi vô pháp xem nhân dân và một số đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam đang sinh hoạt ở xã Đồng Tâm là kẻ thù. Tiếp đó, việc hỏi cung để hình thành vụ án không hề có luật sư tham gia, trong khi bản cáo trạng đã chuyển cho Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội và đang có dấu hiệu gấp rút đưa ra xét xử. Chúng tôi, các cá nhân và các tổ chức xã hội dân sự tuyên bố: - Yêu cầu các ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng ban Cải cách tư pháp; Nguyễn Hoà Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Lê Minh Trí, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao: Ra lệnh cho các cơ quan hữu quan nhanh chóng chuyển giao hồ sơ vụ án cho các luật sư tham gia bào chữa vụ án Đồng Tâm, cho các luật sư tiếp xúc các bị can. Không cho Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đưa vụ án ra xét xử khi các luật sư chưa đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ và chưa đủ thời gian tiếp xúc với các bị can. - Yêu cầu phiên tòa xét xử diễn ra trong sự tranh tụng công khai dân chủ theo đúng tinh thần cải cách tư pháp, để việc xét xử đúng theo qui định của pháp luật. Ngày 5 tháng 7 năm 2020   A. Tổ chức: 1. Lập quyền dân. Đại diện: Ông Nguyễn Khắc Mai 2. Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: TS Nguyễn Quang A 3. Ban Vận động Văn đoàn Độc lập. Đại diện: Nhà Văn Nguyên Ngọc 4. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Ông Võ Văn Thôn 5. Hội cánh hữu Việt nam Đại diện hội: KS. Phạm Văn Cường - Hà nội 6. Hội Thánh "Sự thương xót của THIÊN CHÚA" - Kiev, Ukraine (www.TROIthuong.com). Mục sư Nguyễn Mạnh Cường (công dân Việt Nam) 7. Giáo Hội Cộng Đồng Tin Lành LuTheran VN-HK. Đại diện: Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa 8. Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders), đại diện Chủ tịch Vũ Quốc Ngữ. 9. Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm. 10. Hội dân oan ba miền (Dân oan Việt Nam) đại diện ông Nguyễn Trường Chinh   B. Cá nhân: 1. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM 2. Nguyễn Khắc Mai, Hà Nội 3. Nguyễn Quang A, TS Tin học, Hà Nội 4. Đào Công Tiến, PGS TS, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Sài Gòn 5. Hồ Ngọc Nhuận, Nhà báo, Sài Gòn 6. Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó GĐ Sở Tư pháp TP HCM 7. Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An 8. Hoàng Hưng, Nhà thơ, Sài Gòn 9. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó TBT báo SGGP, Sài Gòn 11. Vũ Trọng Khải, PGS TS Kinh tế, Sài Gòn 12. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, Thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Hà Nội 13. Nguyễn Kim Chi, Nghệ sĩ, Thành viên CCB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn 14. Mạc Văn Trang, PGS TS Tâm lý học, Hà Nội 15. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, Thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn 16. Hoàng Dũng, PGS TS, Sài Gòn 17. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, nhà báo, Đà Lạt 18. Nguyễn Xuân Nghĩa, TS Nhà giáo, Sài Gòn 19. Trần Bang, Kỹ sư, Thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn 20. Lê Thân, Nhà hoạt động xã hội, Sài Gòn 21. Trần Hữu Quang, PGS.TS xã hội học, Sài Gòn 22. Đỗ Như Ly, Kỹ sư, Hưu trí, Sài Gòn 23. Andre Mendras (Hồ Cương Quyết) nhà giáo. Pháp. Thành viên CLB Lê Hiếu Đằng. 24. Thiều Thị Tân. Hưu trí. Thành viên CLB Lê Hiếu Đằng Sài Gòn 25. Nguyễn Tiến Dân, Nhà giáo, Hà nội 26. Phan Đắc Lữ, Nhà thơ, Thành viên CLB-LHĐ. Sài Gòn 27. Phạm Đình Trọng, Nhà văn, Sài Gòn 28. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt 29. Nguyễn Tuệ-Hải Hưu trí, Canberra, Australia 30. Nguyễn Thị Trang, Hoài nhơn, Bình định 31. Đinh Xuân Kỷ, Hà Nội 32. Đặng Doan, Kinh doanh Gia Nghĩa, Đak Nông 33. Lê Hoàng Sơn, Nhân sự, Quận 3, Sài Gòn 34. Mai Văn Tuất, California, Hoa Kỳ. 35. Đỗ Hồng Quang, Kỹ sư tàu bay, Toronto, Canada 36. Lê Anh Dũng, Lao động tự do, Hải Phòng 37. Trần Thanh Tuấn, Giảng viên Đại học, Hà Nội 38. Trần Hưng Thịnh, Hưu trí, Hoàng Mai,Hà Nội 39. Trương Thị Minh Sâm, Nội trợ, Đồng Nai 40. Nguyen Thang Bao - Ke Toan - Sai Gon 41. Nguyễn Văn Hùng, Lm. Giám Đốc VP Trợ Giúp Di Dân Việt Nam – Đài Loan 42. Antôn Đặng Hữu Nam, Lm Giáo phận Vinh, Xã Đoài, Nghi Lộc, Nghệ An 43. Báo Ngọc Pháp, Bác sĩ - Thẩm định viên cấp cao, Ninh Hải, Ninh Thuận 44. Lê công Bằng, Lao động tự do, Sài Gòn 45. Ngô Văn Hiền, KSXD- Sài Gòn 46. Ngô thị Thắm,Làm spa, thẩm mỹ,, Diễn châu, Nghệ an 47. Nguyễn Thái Sơn, Cựu chiến binh, CB Hưu trí , P2 Bảo Lộc Lâm Đồng 48. Mã Lam nhà thơ Sài Gòn 49. Nhâm Phi Cường nghỉ hưu tại Lạng Sơn 50. Phạm công Nhiệm Bác sỹ, Đống đa Hà nội 51. Bùi Xuân Phương, ở Texas, Hoa Kỳ 52. Nguyễn Thế Yên, Nghỉ hưu, Việt Trì, Phú Thọ 53. Đào Xuân Điện, Tp Thái Bình 54. Lê Tiến Trình, Nhân viên, Thủ Đưc, Sài Gòn 55. Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang 56. Nguyễn Quang Vinh, Sĩ quan QĐ nghỉ hưu, HN 57. Huỳnh Phương Truyền, Công dân, Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà 58. Nguyễn Thanh Nguyện, Hưu Trí, TP. Vũng Tàu 59. Nguyễn Hồng Khoái, Tây Hồ Hà Nội 60. Tô Oanh, giáo viên đã nghỉ hưu, TP Bắc Giang 61. Nguyễn Đình Cống- Hà Nội 62. Đinh Đức Long, Tiến sĩ, Bác sĩ, Sài Gòn 63. Nguyễn Thị Ánh Đường, làm việc tự do, Sài Gòn 64. Hồ Văn Huy, Biên phiên dịch, Quỳnh Lưu, Nghệ An 65. Nguyễn Quốc Tâm,Từ Sơn, Bắc Ninh 66. Huỳnh Sơn Phước, Nhà báo, Hội An 67. Đoàn Nhật Hồng, nguyên Giám đốc sở Giáo dục Lâm Đồng 68. Nguyễn Cường, Tư vấn Bất động sản, Praha, CH Czech. 69. Lê Quốc Trinh, Kỹ sư Cơ khí về hưu, Quebec, Canada 70. Bùi Hiền, hưu trí, Canada 71. Vũ Linh Huy, Bác sĩ Y khoa, Sarasota, Florida, Hoà Kỳ 72. Nguyễn Thị Hoàng Bắc, nhà văn, Hoa kỳ 73. Uông Ðình Đức, Kỹ sư Cơ khí, Sài Gòn 74. Ngô Thị Hồng Lâm, Nhà nghiên cứu khoa học, Rạch Dừa, Vũng Tàu. 75. Trần thị Thu Thủy, Ba đình, Hà Nội. 76. Nguyễn thế Nga, Thủ Đức Sài Gòn 77. Phạm Thị Lân, Thanh xuân, Hà Nội 78. Vũ văn Khánh, Cựu chiến binh, Tân Phú. Sài Gòn. 79. Yên Bình Trần, Công nhân viên - Sydney- Australia 80. Bui manh Cuong, Ottawa,Ontario,Canada 81. Le thu Ha, Ottawa, Ontario, Canada 82. Vũ Thị Nho, PGS-TS Tâm lí học, Kim Liên,Hà Nội. 83. Hồ Ngọc Dũng, Đồng Văn, Tân kỳ, Nghệ An. 84. Phan Minh Vương, Ks Cầu đường, Quế Sơn, Quảng Nam 85. Hương Trần, Montreal- Quebec- Canada 86. Tue Tran, USA 87. Nguyễn thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên. Hưu trí. Sài Gòn 88. Nguyễn Ngọc Lanh, NGND, nguyên GS Đại học Y Hanoi 89. Phan Quốc Tuyên, Kỹ sư tin học, Thụy Sĩ 90. Nguyễn Tâm, Kỹ sư Điện cơ , Sài Gòn 91. Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư, Thủ Đức, Sài Gòn. 92. Trần Đức Hiện, hưu, Thống Nhất, Đồng Nai. 93. Mai Xuân Dũng, Tu sĩ tại gia, Hai bà Trưng HN. 94. Trần Tiến Đức, Nhà báo độc lập, Đạo diễn Truyền hình. Hà Nội 95. Phạm Tuấn Thọ, Doanh nhân- CHLB Đức 96. Ngô Thị Thứ, Nhà giáo nghỉ hưu, Sài Gòn. 97. Nguyễn Thúy Hạnh, hưu trí, Sài Gòn. 98. Đỗ Thành Nhân, Tư vấn Đầu tư, Quảng Ngãi. 99. Nguyễn Văn Bình, Giảng viên Đại học về hưu, Q12, Sài Gòn 100. Lã Minh Luận, Nhà báo Độc lập, Hà Nội, Việt Nam 101. Hồ Thị Ngọc Yến, Hưu Trí. Sài Gòn 102. Phạm Ngọc Trường, Tours, FRANCE 103. Đoàn xuân Vương, Công nhân, Tiên Lãng,Hải Phòng 104. Hà Thúc Huy, TS Hóa học, Sài Gòn 105. Lê Văn Oanh, Kỹ sư XD Hà nội 106. Nguyễn Mạnh Cường, Mục sư Tin Lành, Tiến sĩ Giáo dục, Kiev, Ukraine 107. Trần Đức Nguyên, Chuyên gia cao cấp hưu trí, Hà Nội 108. Nguyễn Văn Dũng, Hưu trí, Sài Gòn 109. Nguyễn Ngọc Giao, Nhà giáo về hưu, Paris 110. Nguyễn Xuân Nghĩa, Nhà văn- Hải Phòng 111. Nguyễn Sơn Hải, Công nhân, CHLB Đức. 112. Nguyễn Mạnh Dũng. Kỹ sư Điện, Hà Nội. 113. Ngô Tuấn Đức, Ba Đình, Tp Hà Nội. 114. Đinh Thị Quỳnh Như, TS. Hưu trí. Sài Gòn 115. Vũ Thư Hiên, Nhà văn, Paris Cộng hoà Pháp 116. Đinh hữu Hải, Nhân viên kỹ thuật, Việt Nam. 117. Đặng Bích Phượng, đã nghỉ hưu, hiện sống tại Hà Nội 118. Phạm Kỳ Đăng, Làm thơ, viết báo, dịch thuật - CHLB Đức 119. Trung Pham, San Diego California 120. Nguyễn Lương Thịnh, Hưu trí, Thủ Đức Sài Gòn 121. Nguyễn Văn Trấn, Berlin, Germany 122. Nguyễn Lân, Kinh doanh Nhatrang Khánh Hoà 123. Đặng Đăng Phước, Giáo viên, Đăk Lăk 124. Cù Huy Hà Vũ, Tiến sĩ Luật, Hoa Kỳ 125. Vũ Quốc Ngữ, Nhà báo Độc lập, Nhà Hoạt động Nhân quyền 126. Đào Minh Châu, Tư vấn Hành chính công & Chính sách công, Hà nội 127. Lê Thị Thanh Bình, Germany 128. Vũ Thạch, Kỹ sư, Sài Gòn 129. Lê Hoàng Hải, Kinh doanh, Sydney, Úc. 130. Hồ thị Bích Khương, Việt Nam. 131. Lê Tiến, Kinh doanh, Sài Gòn, VN. 132. Phạm Xuân Yêm, GS Vật lý, Paris, Pháp 133. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia 134. Nguyễn Mai Oanh, ThS Kinh tế phát triển, Sài Gòn 135. Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hóa học, Sài Gòn 136. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội 137. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội 138. Trần Đức Quế, Chuyên viên hưu trí, Hà Nội 139. Hoàng Thị Hà, Hưu trí- Thanh Xuân, Hà Nội 140. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành ủy Tp.Đà Lạt Lâm Đồng. 141. Đào Tiến Thi, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam. Hà Nội. 142. Tô Lê Sơn, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn 143. Nguyễn Văn Lịch, Cựu chiến binh, Đống đa,Hà nội 144. Nguyễn Trọng Bách, Kỹ sư, Nam Định 145. Harry Ngo, Kinh doanh, Atlanta - Georgia - Hoa Kỳ 146. Huỳnh Thanh Nam, Viết tự do, Sài Gòn, 147. Nguyễn Tuấn Phong, Kỹ sư, Biên Hòa, Đồng Nai 148. Lê Thăng Long, Chuyên gia chiến lược, Quận 1, Sài Gòn. 149. Phạm Nguyên Trường, Dịch giả, Vũng Tàu 150. Lưu Hồng Thắng, Công nhân, Hoa Kỳ. 151. Trần Vũ Anh Bình, Nhạc sỹ, Cựu TNLT, Sài Gòn. 152. Lê Hồng Hạnh, Hưu trí, Hà Nội. 153. Phạm Hồng Thắm, Gia Lâm, Hà nội 154. Nguyễn Mê Linh, TS, Sài Gòn 155. Mai Thái Lĩnh, Nhà nghiên cứu, Đà Lạt 156. Truong The Minh, Cong Nhan, Seattle, Washington, USA 157. Nguyễn Minh Quyên, Xuyên Mộc, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 158. Vũ Mạnh Tuấn, Nhà giáo nghỉ hưu, quê quán Từ Sơn Bắc Ninh 159. Nguyễn Đăng Hưng, GS Danh Dự trường Đại Học Liège, Bỉ, Sống ở Sài Gòn 160. Nguyễn Xuân Diện, Tiến sĩ, Hà Nội 161. Nguyễn Trọng Hoàng, Bác sĩ, Paris - Pháp 162. Nguyễn Đình Lợi, Công dân, Việt Nam 163. Nguyễn Bá Lơi, Sài Gòn 164. Võ Thị Hảo, Nhà văn, Berlin 165. Nguyễn Quang Vinh, Nông dân, Sài Gòn 166. Lê Nguyễn, Kỹ sư, Huế. 167. Bùi Nghệ, Kỹ sư nghỉ hưu, Thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn 168. Nguyễn Văn Linh, Lao động tự do, Nghi Sơn - Thanh Hóa 169. Dương Xuân Mức, Kỹ sư Xây dựng, hưu trí, Tp Đà Nẵng 170. Hoang Ngoc Linh, Retired, Delta BC. Canada 171. Huỳnh thị Bích Thủy, Lausanne, Suisse 172. Nguyễn như Mừng, Nông dân, Thanh oai Hà Nội. 173. Huỳnh Kim Báu. Nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước. Sài Gòn 174. Đinh Quang Tuyến, Giáo dân xứ Nam Hải, Q8, Sài Gòn 175. Huynh Kim Thanh Thảo, CA, USA 176. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng 177. Đỗ Duy, Chuyên Viên Kỹ Thuật, Bà Rịa Vũng Tàu 178. Nguyễn Trạch Công, Lao động tự do, Nghệ An 179. Nguyễn Trường Chinh, Dân oan Kim Thành, Hải Dương 180 Nguyễn Long. Tây Hồ. Hà Nội 181. Nguyễn Trung. Nguyên Trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Hà Nội   Xin kính mời quý tổ chức và cá nhân tham gia tuyên bố gửi về địa chỉ: tuyenbodongtambn2020@gmail.com Hạn chót: 21 giờ ngày 20 tháng 7 năm 2020 (giờ Việt Nam)
......

Bịt miệng Đồng Tâm được không?

Trung Điền - Web Việt Tân| Rạng sáng ngày 24 tháng Sáu, hơn một trăm công an chìm và sắc phục đã bao vây khu vực Dương Nội, sau đó đã đột nhập vào nhà bắt giữ bà Cấn Thị Thêu, một dân oan đã hai lần đi tù vì chống bất công, cùng với người con trai cả là anh Trịnh Bá Phương vào lúc 5 giờ 30 sáng. Cùng lúc, công an cũng đã đột nhập vào nhà bắt anh Trịnh Bá Tư là em út của anh Phương tại Hòa Bình. Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Tâm, còn có tên gọi khác là Tâm Dương Nội, cũng đã bị bắt ở chợ làng La Cả thuộc phường Dương Nội lúc 5 giờ sáng, theo lời kể của người con trai của bà Tâm. Tất cả 4 người bị bắt đều bị công an cáo buộc tội “tuyên truyền chống chế độ” theo điều 117 Luật Hình Sự. Trước khi bị bắt, anh Trịnh Bá Phương đã livestream toàn cảnh công an bao vây và lúc công an chìm cắt song sắt cửa nhà anh trước khi xông vào. Trong lúc livestream anh Phương đã có một số phát biểu đáng khâm phục: “Như trong di chúc tôi đã nói, tôi không có ý định tự tử nếu bị bắt. Hiện tại tôi rất khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh tật gì. Nếu tôi bị chết trong đồn công an hay trại tạm giam thì đó là do công an thủ tiêu tôi.” “Nếu tôi chết trong trại giam, đồn công an, đề nghị gia đình, hàng xóm không ai được chôn xác tôi. Hãy để xác đó như bằng chứng tội ác của chế độ cộng sản Việt Nam.” “Tôi đã chuẩn bị tinh thần để bị bắt rồi. Tôi nghĩ là họ sẽ không để yên cho tôi đâu. Trong thời gian qua tôi chỉ lên tiếng nói lên sự thật trong vụ việc ở Đồng Tâm.” “Tôi cố gắng đưa các thông tin trung thực nhất đến công luận trong nước và quốc tế thì họ đã coi việc đó là ảnh hưởng đến cơ quan điều tra, ảnh hưởng đến hệ thống chính trị.” “Nếu tôi bị bắt thì mọi người đừng lo lắng cho tôi… Mong công luận và các cơ quan ngoại giao quốc tế quan tâm đến Đồng Tâm. 29 người dân Đồng Tâm đang phải đối mặt với bản án rất nặng nề.” Khi một người biết rõ nỗ lực lên tiếng vì công lý và sự thật của mình sẽ bị chế độ trấn áp bằng bạo lực và có thể bị sát hại, mà vẫn hiên ngang chấp nhận hy sinh cả mạng sống và hạnh phúc của gia đình, cho thấy anh Trịnh Bá Phương và gia đình đã không chỉ đau lòng trước sự oan ức của bà con tại Đồng Tâm, mà còn phẫn nộ trước những hành vi độc ác và lấp liếm của nhà cầm quyền thành phố Hà Nội trong việc tấn công vào thôn Hoành xã Đồng Tâm bằng vũ lực vào rạng sáng ngày 9 tháng Giêng, 2020. Chính qua cuộc đột kích với hơn 3.000 cảnh sát cơ động, xe thiết giáp và vũ khí sát thương, CSVN đã ra lệnh sát hại cụ Lê Đình Kinh ngay tại phòng ngủ, rồi sau đó dựng lên kịch bản điên rồ và gian ác rằng một số nông dân đã đốt cháy 3 cảnh sát cơ động khi họ rơi xuống “giếng trời” ở nhà cụ Lê Đình Kình. Hiện tượng vu khống để chụp mũ cho người dân lương thiện và chối bỏ tội ác của chế độ đã khiến cho anh Trịnh Bá Phương, một người hết lòng với nỗ lực đòi công lý cho cụ Lê Đình Kình, đã không thể nào im lặng trước sự thật bỉ ổi này. Vì thế mà trong nhiều tháng qua, anh Trịnh Bá Phương đã góp một phần không nhỏ trong việc phổ biến những thông tin liên quan đến cuộc thảm sát tại Đồng Tâm và nhất là tình hình bi đát của những gia đình có người thân đang bị chế độ bắt giữ. Những thông tin mà anh Phương cung cấp còn giúp cho công luận Việt Nam và chính giới của các quốc gia Phương Tây thấy rõ bản chất của vụ đàn áp tại Đồng Tâm là một âm mưu cấu kết giữa chính quyền thành phố Hà Nội với  nhóm tư bản đỏ trong guồng máy quân đội để chia chác quyền lợi, và sẵn sàng giết người để cướp của và bịt miệng. Từng là nạn nhân trực tiếp của chế độ qua cuộc đấu tranh chống đền bù đất đai đầy bất công tại Dương Nội cách nay hơn thập niên, anh Trịnh Bá Phương và gia đình đã thấy rất rõ là chỉ có xương máu của chính mình và quyết tâm đấu tranh đến cùng thì mới hy vọng  đem đến những thay đổi tốt đẹp cho đất nước. Anh đã tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh bảo vệ công lý cho những nạn nhân đang bị đày dọa trong tăm tối bất công tại Đồng Tâm nói riêng, và trên cả nước nói chung. Nhà cầm quyền thành phố Hà Nội tưởng rằng việc đưa một lực lượng công an cơ động 3.000 người sẽ trấn áp và xóa sổ được cuộc phản kháng tại Đồng Tâm, nhưng không ngờ nó vẫn tiếp tục trở thành điều nhức nhối cho đảng CSVN chính là nhờ vào sự miệt mài đấu tranh của anh Trịnh Bá Phương và gia đình.   Gương hy sinh và lòng can đảm của họ, cùng những người Việt Nam yêu công bằng và lẽ phải đã lên tiếng tranh đấu bất chấp bao điều nghiệt ngã mà họ phải hứng chịu, đã là những thách thức to lớn đối với bạo quyền, nhưng lại là nguồn hy vọng và gương sáng cho cả nước. Bạo lực không những không thể cầm tù tư tưởng, mà những tấm gương nhân nghĩa đang tỏa sáng, lan rộng khắp đất nước và mọi thế hệ đang khao khát được sống trong một xã hội văn minh và nhân bản, nơi công lý và tình người được khôi phục. Chính vì thế, CSVN sẽ không bao giờ dập tắt được lửa đấu tranh của bà con Đồng Tâm dù là bà Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Ngưyễn Thị Tâm có bị những bản án trả thù nặng nề của chế độ. Nói cách khác, CSVN đang đổ thêm dầu vào lửa. Chính sự bắt giữ 4 người yêu nước vào sáng ngày 24 tháng Sáu vừa qua đã thôi thúc cho những ai nặng lòng với đất nước, sẽ đứng lên đòi hỏi CSVN phải trả lại công lý cho cụ Lê Đình Kình và 29 nạn nhân Đồng Tâm đang bị bắt giữ phi pháp, cũng như trả tự do vô điều kiện cho bà Thêu, bà Tâm, anh Phương và anh Tư. Khát vọng công lý của bà con Đồng Tâm đang bừng cháy trong lòng dân tộc. Kẻ ác chắc chắn sẽ phải đền tội một ngày không xa! Trung Điền CSVN sợ “quốc tế hoá” vụ Đồng Tâm Tại sao Bộ Công An bối rối trong biến cố Đồng Tâm? Các tổ chức gởi thư yêu cầu Hội Đồng Nhân Quyền LHQ điều tra vụ thảm sát Đồng Tâm Vụ Đồng Tâm: Công an soạn sẵn bản án cho những người bị bắt giữ?
......

Một lần nữa vạch mặt tội ác Đồng Tâm

boxitvn.blogspot.com| Lời Tòa Soạn Bauxit.vn: Lẽ ra bản tuyên bố này tạm dừng lại sau khi nhiều phương tiện truyền thông của xã hội dân sự kể từ ngày 9-1-2020 cho đến tận gần đây đã liên tục truyền đạt tiếng nói phẫn nộ ngút trời lên án lũ cướp đêm và cướp ngày mà nhà thơ Nguyễn Duy từng chỉ đích danh là “cướp nay có Đảng có Đoàn” - chúng tôi xin thêm: cướp nay có cả Trung đoàn Cảnh Sát Cơ Động vũ trang tận răng của chính viên Bộ trưởng Công an Tô Lâm - về những tội ác rùng rợn chúng gây ra ở Đồng Tâm rạng ngày 9-1-2020 làm rúng động lương tri toàn dân Việt cũng như lương tri người dân nhiều nước trên thế giới. Nhưng, giống như một con bệnh ung thư đã di căn, những kẻ cướp của giết người điên rồ bậc nhất ở ngay Thủ đô Hà Nội vẫn không hề có biểu hiện chùn tay, trái lại ba lần kéo tiếp đến Đồng Tâm với thái độ nhơn nhơn hung hãn không suy giảm, toan tính gây nhiều tội ác hèn hạ tiếp theo đối với dân chúng thôn Hoành. Vì thế, sau một tháng rưỡi trời âm ỉ, làn sóng ngầm bão táp và cuồng nộ cố nén lại trong tim ngày một chực bùng lên, cực chẳng đã bản tố cáo nghiêm khắc dưới đây lại phải công bố. Dù Bộ Công an Việt Nam bưng bít thông tin và truyền thông nhà nước Việt Nam thông tin một chiều nhằm vu khống người dân Đồng Tâm là khủng bố, nhưng qua những dấu tích còn để lại nơi cuộc thảm sát Đồng Tâm diễn ra, qua những sự thật mà những người trong cuộc thảm sát sống sót phải chứng kiến, đến nay đông đảo người dân Việt Nam và lương tri con người trên thế giới đều thấy rõ cuộc thảm sát diễn ra ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội rạng sáng 9.1.2020 là tội ác man rợ giết người dân vô tội, tội ác chống lại nhân dân, chống lại đạo đức con người, chống lại luật pháp nhà nước, chống lại cả văn minh loài người. Không cần nhắc lại diễn biến sự kiện ba ngàn cảnh sát vũ trang hiện đại với sự yểm trợ của xe bọc thép và vũ khí điện tử, trong đêm bao vây một làng quê nhỏ bé, hiền hòa, tấn công vào nhà dân đang trong giấc ngủ. Nhưng cần khẳng định ba điều: Một. Tất cả người dân Đồng Tâm đều đang sống hợp pháp, lương thiện, không có một người dân nào bị truy tố hình sự, không có một bằng chứng, một văn bản pháp luật nào của cơ quan có thẩm quyền buộc tội người dân Đồng Tâm là khủng bố. Hai. Phá cửa, xông vào nhà, bắn chết dân, đánh dân đến thương tích nặng nề, bắt hai mươi bảy người dân đã bị đánh thừa sống thiếu chết đưa đi mất tích, vơ vét giấy tờ, của cải và tiền bạc trong nhà dân mang đi. Không cần lệnh khám nhà, bắt người, thu giữ tài sản, không cần có bản án tử hình của tòa án, không cần có pháp trường thi hành án, lực lượng mang sắc phục cảnh sát vũ trang nhà nước Việt Nam đã chủ tâm và quyết liệt chà đạp lên luật pháp. Vu cáo người dân Đồng Tâm là khủng bố nhưng chính họ đã sử dụng bạo lực nhà nước phi pháp, thực sự khủng bố, đàn áp man rợ người dân lương thiện Đồng Tâm. Ba. Đang đêm phá cửa xông vào tận giường ngủ giết một người đang là đảng viên cộng sản, cụ Lê Đình Kình 84 tuổi đời, 58 tuổi đảng, một lão thành cách mạng của đảng cầm quyền, một nhân cách đẹp, một khí phách lớn, kiên cường, bền bỉ, vững tin vào luật pháp nhà nước, vững tin vào lẽ phải, vào nhân dân trong cuộc đấu tranh với quyền lực tham nhũng, một già làng được hầu hết người dân Đồng Tâm kính trọng, tin yêu. Con người như vậy đã bị giết hại và phanh xác quá rùng rợn: Khảo tra, đánh đập bầm dâp khắp thân già. Kề súng tận tim, tận não xả đạn. Mang xác đi mổ bụng, phanh thây. Khẳng định ba điều trên để thấy rõ rằng trận đánh lớn với ba ngàn cảnh sát vũ trang được trang bị vũ khí hiện đại đánh vào người dân lương thiện Đồng Tâm từ đêm 8.1.2020 được Bộ Công an Nhà nước Việt Nam tổ chức chỉ huy chặt chẽ là một hoạt động phạm pháp hiển nhiên, nghiêm trọng với pháp luật, là một tội ác rùng rợn với con người, là gây chiến tranh thù địch với nhân dân. Đó là vụ án hình sự lớn đặc biệt nghiêm trọng. Có đầy đủ nhân chứng, vật chứng của những kẻ gây tội ác man rợ với người dân lương thiện Đồng Tâm. Hơn một tháng đã qua, những tên tội phạm vẫn chưa bị khởi tố. Nhưng 22 người dân lương thiện Đồng Tâm, những nạn nhân may mắn còn sống sót của tội ác man rợ rạng sáng 9.1.2020 lại bị công an nhà nước Việt Nam mau lẹ khởi tố với những bằng chứng mơ hồ, áp đặt và ngụy tạo. Đặc biệt nguy hiểm với xã hội và thách thức với lương tri con người là: Những tên tội phạm được nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật đang tiếp tục ngang ngược và trắng trợn dồn dập khủng bố đe dọa tinh thần và tính mạng người dân lương thiện Đồng Tâm. Giữa tháng Giêng 2020, những người mặc sắc phục công an Việt Nam nổ súng gây ra vụ thảm sát man rợ Đồng Tâm. Không hề chùn bước, cũng không mảy may tự vấn lương tâm, giữa tháng Hai, những người mang sắc phục công an Việt Nam lại kéo cả đoàn, hung hăng, bặm trợn liên tiếp nhiều lần trở lại nhà người dân đã bị họ giết, tiếp tục làm những việc phi pháp một cách trơ tráo. Ngày 12.2 họ đến đòi lấy cánh cửa mang vết đạn họ bắn đi phi tang. Ngày 13.2 họ mang giấy triệu tập để bắt cụ bà Dư Thị Thành là vợ cụ ông Lê Đình Kình đã bị họ giết man rợ. Ngày 20.2, họ kéo lực lượng đông, áp đảo mấy người đàn bà, đọc lệnh khám nhà cụ Dư Thị Thành. Người dân Đồng Tâm thấy rõ những tên tội phạm trở lại nơi chúng giết người dù với cớ gì cũng chỉ nhằm xóa bỏ, lấp liếm giấu vết tội ác. Người dân Đồng Tâm đã mạnh mẽ, dứt khoát bác bỏ mọi đòi hỏi phi lí của những kẻ gây tội ác. Sự trở lại của những bộ mặt côn đồ trong sắc phục tội ác giết người đã làm cho người già cao huyết áp Dư Thị Thành ngất lên, ngất xuống, có nguy cơ tử vong rất cao. Sự trở lại Đồng Tâm của cái ác mặc sắc phục công an đang thực sự tiếp tục khủng bố đe dọa cuộc sống và tính mạng người dân Đồng Tâm. Với lương tâm con người và trách nhiệm công dân Việt Nam, chúng tôi tuyên bố: Một. Cực lực lên án việc huy động lực lượng lớn bạo lực nhà nước tổ chức cả chiến dịch lớn phi pháp và tàn bạo tấn công, tàn sát, khủng bố người dân lương thiện xã Đồng Tâm. Hai. Cực lực lên án lực lượng cảnh sát vũ trang thuộc Bộ Công an Việt Nam hành xử côn đồ chà đạp lên pháp luật: Man rợ bắn giết dân. Côn đồ hành hung và bắt dân. Phá hủy và chiếm đoạt nhiều tài sản, tiền bạc hợp pháp của dân. Ba. Mọi hành vi xâm hại, chà đạp thô bạo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia, gây tội ác rùng rợn với người dân vô tội, phải bị trừng trị đích đáng. Chúng tôi yêu cầu Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao khởi tố và điều tra vụ án giết người, hành hung, bắt người, cướp đoạt tài sản của người dân. Những kẻ chủ mưu, tổ chức, chỉ huy chiến dịch tội ác phi pháp này phải bị xét xử nghiêm minh trước pháp luật. Đặc biệt tên đồ tể nổ súng sát hại cụ Kình và những tên ác ôn bản chất lưu manh, côn đồ mang sắc phục cảnh sát vũ trang cùng lực lượng an ninh hung bạo đánh đập dân đến thương tích nặng nề, vô pháp bắt bớ dân, phải bị vạch mặt chỉ tên, trừng trị nghiêm khắc. Chúng tôi cũng kêu Liên Hợp Quốc, Chính phủ các quốc gia tôn trọng, đề cao Nhân quyền và các tổ chức bảo vệ Nhân quyền phi Chính phủ lên tiếng, chủ động cử các phái đoàn chính thức đến Việt Nam điều tra tội ác chống con người của một nhà nước, trớ trêu thay, vừa được bầu làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an và hiện đang giữ chức Chủ tịch lâm thời trong năm 2020 này. Tuyên bố từ Việt Nam ngày 23 tháng 2 năm 2020 TÊN TỔ CHỨC VÀ TÊN NGƯỜI KÍ TUYÊN BỐ I. Tổ chức: 1. Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm 2. Diễn đàn Xã hội dân sự. Đại diện: Ông Nguyễn Quang A 3. Phong Trào Dân Quyền - Anh Quốc. Điều phối viên: Phạm Văn Chính 4. Khối Tự Do Dân Chủ - 8406 Úc Châu. Đại diện: Kỹ sư Phạm Anh Tuấn 5. Hội Giáo chức Chu Văn An. Đại diện: Vũ Mạnh Hùng 6. Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: LM Nguyễn Hữu Giải, 69 Phan Đình Phùng, Huế 7. Nối kết Tập Hợp Quốc Dân Việt. Đại diện: LM Nguyễn Văn Lý, 69 Phan Đình Phùng, Huế 8. Tập Hợp Quốc Dân Việt. Đại diện ở Quốc nội: Hoàng Lê Hy Lai, Sài Gòn 9. Phong trào Thăng Tiến Việt Nam. Đại diện ở Quốc nội: Nguyễn Trung Kiên, Sài Gòn II. Cá nhân: 1. Phạm Đình Trọng, Nhà văn, Sài Gòn 2. Phạm Xuân Yêm, GS Vật lý, Paris, Pháp 3. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội 4. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP HCM 5. Hoàng Dũng, PGS. TS, TP HCM 6. Nguyễn Quang A, Hà Nội 7. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia 8. Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hóa học, Sài Gòn 9. Nguyễn Mai Oanh, ThS Kinh tế phát triển, Sài Gòn 10. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội  11. Trần Đức Quế, Chuyên viên hưu trí, Hà Nội 12. Trần Minh Thảo, Viết văn, thành viên CLB Phan Tây Hồ, Bảo Lộc, Lâm Đồng 13. Nguyễn Đắc Diên, BS Y khoa, Sài Gòn 14. Nguyễn Đình Cống, GS ĐHXD, Hà Nội 15. Nguyễn thị Khánh Trâm, Nghiên cứu viên, hưu trí, TP HCM 16. Trần Tiến Đức, Nhà báo độc lập, đạo diễn truyền hình và phim tài liệu 17. Lê Phú Khải, Nhà báo, Sài Gòn 18. Vũ Hồng Ánh, Nghệ sĩ cello, Sài Gòn 19. Bùi Oanh, Hưu trí, Sài Gòn 20. Phan Đắc Lữ, Nhà thơ, Sài Gòn 21. Hà Sĩ Phu, Đà Lạt 22. Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang 23. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), Nhà báo tự do, Sài Gòn 24. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, Sài Gòn 25. Uyên Vũ, Nhà báo, California, Hoa Kỳ 26. Đào Thu Huệ, Giảng viên đại học, Hà Nội 27. Vũ Ngọc Tiến, Nhà văn, Hà Nội 28. Vũ Thư Hiên, Nhà văn, Paris, Pháp 29. Davis Trần, GS, Chicago, Mỹ 30. Nguyễn Trọng Nghĩa, Thợ điện, Rennes, Pháp 31. Vũ Vân Sơn, Phiên dịch, Berlin, Đức 32. Nguyễn Sơn, R&D Engineer, Arizona, Mỹ 33. Tiến Trọng Nghĩa, Họa sĩ, Sài Gòn 34. Lê Dũng Vova, Nhà báo, Hà Nội 35. Thái Khắc Phú, Sài Gòn 36. Nguyễn Hồng Nga, Nghề tự do, Sài Gòn 37. Trần Quốc Thanh, Houston, Texas 38. Nguyễn Thị Ly Dung, Giáo viên, Sài Gòn 39. Hồ Đắc Tâm, Linh mục, Sài Gòn 40. Lâm Ái, Nội trợ, Sài Gòn 41. Đỗ Văn Hào, Bác sĩ, Sài Gòn 42. Hồ Văn Huy, Luanda, Angola 43. Trần Ngọc Toàn, Nghề tự do, Sài Gòn 44. Bùi Nguyên Viễn, Giảng viên Toán hưu trí, Hai Bà Trưng, Hà Nội 45. Nguyễn Huy Tuyến, Kiến trúc sư, Hà Nội 46. Nguyễn Mạnh, Kinh doanh, Cộng hòa Sec 47. Nguyễn Văn Khánh, Nhà báo, Warszawa, Ba lan 48. Hoàng Xuân Sơn, Luật sư, Sài Gòn 49. Đỗ Thái Bình, Kỹ sư, Sài Gòn 50. Phạm Văn Hiền, Hưu trí, Hải Phòng 51. Bùi Thanh Hiếu, Nhà báo, Berlin, Đức 52. Nguyễn Đức Tường, Tiến sĩ Vật lý, Ottawa 53. Võ Thị Hảo, Nhà văn, Berlin 54. Bắc Phong, Hưu trí, Canada 55. Đoàn Phú Hòa, Phiên dịch, tư vấn, Cộng hòa Sec 56. Vũ Chí Dũng, Kỹ sư, Hà Nội 57. Nguyễn Tuấn Anh, Cựu sỹ quan Vị Xuyên E247, Việt Trì - Phú Thọ 58. Nguyễn Thanh Hằng, Giáo viên hưu trí, TP HCM 59. Phuong Nguyen, Ky su Vi tinh, Massachusetts, Hoa Ky 60. Đặng Doan, Kinh doanh, Gia Nghĩa, Đak Nông 61. MẠNH KIM, Nhà báo tự do 62. Phuong Nguyen-Smith, Dược sĩ – Pharmacist, New York, USA 63. Phùng Chí Kiên, Designer, Hai Bà Trưng, Hà Nội 64. Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư Danh dự Đại Học Liege Bỉ, sống tại Sài Gòn 65. Trịnh Bá Phương, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội 66. Cấn Thị Thêu, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội 67. Trịnh Bá Tư, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội 68. Trịnh Bá Khiêm, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội 69. Lê Anh Dũng, Lao động tự do, Hải Phòng 70. Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nhà văn, Hoa kỳ 71. Minh Cận, Công dân Việt Nam, Đà Nẵng 72. Bùi Hiền, Hưu trí, Canada 73. Bùi Xuân Hiền, Kế toán, Hà Nội 74. Đặng Xuân Diệu, Kỹ sư, Paris, Pháp 75. Mai Su, 69 tuổi, Hành nghề dọn vệ sinh, Texas, USA 76. Vũ Tony, Thợ tiện, Houston, Texas, USA 77. Huỳnh Thị Kim Liên, Nội trợ, Phú Nhuận, Saigon 78. Bộ Nguyễn, Kỹ sư đường bộ, Canada 79. Nguyễn Công Trình, Lao động tự do, Hà Tĩnh 80. Harry Ngo, Kinh doanh, Atlanta, Georgia, USA 81. Nguyễn Cường, Tư vấn bất động sản, Praha, CH Séc 82. Lm. Antôn Lê Ngọc Thanh, CSsR, Nhà thờ Sáu Bọng, Ấp Lân Quới 2, xã Thạnh Quới, Huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ 83. Nguyễn Nghĩa, Nghệ An 84. Thuỳ Linh, Nhà văn, Hà Nội 85. Mai Văn Tuất (Văn Ngọc Trà), California, Hoa Kỳ 86. Trần Kim Thập, Giáo chức, TP Perth, Australia 87. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, Hà Nội 88. Adam Tran, Thợ mộc, Anh Quốc 89. Vũ Linh Huy, Bác sĩ Y khoa, Sarasota, Florida, Hoa Kỳ 90. Vũ Phương Chiến, Lao động, Germany 91. NGUYEN THI THANH HAU, Kinh doanh tự do, Quê quán Hải Phòng, sống tại New Calédonie 92. Tu sĩ Phật giáo Thích Ngộ Chánh, thế danh Nguyễn Đức Lão, Bảo Lộc, Lâm Đồng 93. Cù Huy Hà Vũ, Tiến sĩ Luật, tạm trú tại Hoa Kỳ 94. Nguyễn Thị Dương Hà, Luật sư, tạm trú tại Hoa Kỳ 95. Nguyễn Quốc Việt, 60 tuổi, Kinh doanh tự do, Hà Nội 96. Hà Văn Thuỳ, Nhà văn, Sài Gòn 97. Nguyễn Thị Loan, Kinh doanh, TP HCM 98. Lê Đức Minh, Ls/Bs, Vpls Independence Lawyers, Sydney, Australia 99. Bảo Giang, Văn Bút Úc Châu 100. Duong Hong Lanh, Saigon 101. Nguyễn Đình Thanh, Làm vườn, Bảo Lộc, Lâm Đồng 102. Lưu Thắng, Công nhân, Hoa Kỳ 103. Hà Quang Vinh, Hưu trí, TP HCM 104. Trần Cao Phong, Kỹ sư xây dựng, Hà Nội 105. Nguyễn Mê Linh, TS, TP HCM 106. PHẠM MẠNH TIẾN, KỸ SƯ, NGHỆ AN 107. Trịnh Kim Thuấn, Nông dân, Chợ Mới, An Giang 108. Nguyễn Thuý Hạnh, 57 tuổi, Hưu trí, Hà Nội 109. Đỗ Đăng Giu, Nguyên Giám đốc Nghiên Cứu Đai học Paris 11 110. Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư, Sài Gòn 111. Trần Ngọc Anh, Tiến sỹ CNTT, Tân Bình, TP HCM 112. Lưu Mạnh Hiệp, Kỹ sư, TP HCM 113. Mã Lam, Nhà thơ, Sài Gòn 114. Nguyễn Thị Hương, Nghiên cứu Xã hội học, Hưu trí, TP HCM 115. Phan Ngọc Bửu Châu, Nấu ăn, Bạc Liêu 116. Hoàng Đức Doanh, 75 tuổi, Nghỉ hưu, Phủ Lý, Hà Nam 117. Dương Đình Long, Kỹ sư, Sài Gòn 118. Trần Đức Thạch, Nhà thơ, cựu Tù nhân lương tâm, Nghệ An 119. Phạm Thị Ngọc Hoa, Nội trợ, Sài Gòn 120. Nguyễn Thanh Quang, Kinh doanh, Hà Nội 121. Nguyễn Thị Ái Vân, Nghệ sĩ, Hoa Kỳ 122. Nguyễn Thi Thanh Vân, Lâm Đồng 123. Nguyễn Hằng Nga, Hưu trí, Nha Trang 124. Nguyễn Doãn Đôn, Cử nhân Kinh tế và Tâm lý, Berlin, Đức 125. Phan Văn Thành vào đảng 1982 bỏ đảng 1990 126. Nguyễn Thanh Nguyện, Hưu trí, Vũng Tàu 127. Trần Thị Thảo, Giáo viên hưu trí, Vũng Tàu 128. Nguyễn Văn Pháp, Công nhân, Thanh Hoá 129. Ngô Duy Quyền, Kỹ sư cơ khí, Hiệp Hoà, Bắc Giang 130. Phạm Thành, Nhà báo, nhà văn, Hà Nội 131. Lê Thành Tài, Kỹ sư xây dựng, Bà Rịa Vũng Tàu 132. Nguyễn Tiến Dân, Nhà giáo, Hà Nội 133. Trần Quốc Triệu, Sinh viên, Thái Bình 134. Hoa Vo Rørvik, Điều dưỡng, Valderøya, Nauy 135. Nguyễn Hữu Nhiên, Bình Tân, TP HCM 136. Giaquoc Nguyen, Giáo viên hưu trí, Brooklyn Park, Minnesota, USA 137. Trần Thị Thanh Nhàn, Dạy học, Hà Nội 138. Phạm Trọng Nghĩa, Công chức, Tuyên Quang 139. Nguyễn Đình Ấm, Nhà báo, Hà Nội 140. Lê Phương, Hưu trí, Cầu Giấy, Hà Nội 141. Phạm Mạnh Bính, Nghỉ hưu, Bình Dương 142. Lê Hồng Cẩn, Kỹ sư, Frankfurt, Đức 143. Tôn Gia Khai, Warszawa, Ba Lan 144. Nguyễn Thanh Hằng, Giáo viên, Sài Gòn 145. Nguyễn Minh Phát, Ontario, Canada 146. Chu Anh Mai, Nghề tự do, Hà Nội 147. Bùi Tuấn Dương, Đắk Giong, Đắk Nông 148. Nguyễn Thị Văn, ThS Nghiên cứu Xã hội học, Hưu trí, Hà Nội 149. Triệu Quyết Thắng, Tham gia quân đội VN 1968, Chuyển ngành 02.1977, Tỵ nạn chính trị ở Công hoà LB Đức từ 20.7.1990, Hưu trí tại Germany 150. ĐỖ CẨM SƠN, Hưu trí, USA 151. John Tornado, College Student, Miami, Florida, USA 152. Huỳnh Ngọc Chênh, Sinh năm 1952, Trú quán tại Hà Nội 153. Huỳnh Văn Thắng, TP HCM 154. Nguyễn Trọng Cương, Kỹ sư công nghệ thông tin, Frankfurt, Đức 155. Đinh Hồng Sơn, 70 tuổi, Cán bộ hưu trí, Hoàng Mai, Hà Nội 156. Binh Tran, PharmD., USA 157. VÕ HỒNG LONG, Kỹ sư, Osaka, Nhật Bản 158. Vũ Minh Trí, Kỹ sư đã nghỉ hưu, Cầu Giấy, Hà Nội 159. Bùi Ngọc Anh, Nhà giáo đã nghỉ hưu, TP HCM 160. Vũ Thanh, Nhà báo nghỉ hưu, TP HCM 161. Nguyễn Thị Huần, Dân oan, Vĩnh Phúc 162. Phạm văn Phan, Master in Physical Chemistry, Ret. Houston, USA 163. Phạm Văn Kha, Hưu trí, Sài Gòn 164. Mai Thanh Sơn, PhD., Viện Khoa học Xã hội vùng Trung bộ 165. Trần Thị Mai Hương, Peckham, London, UK 166. Trần Văn Tuyển, Peckham, London, UK 167. Lê Văn Thảo, Hưu trí, Hà Nội 168. Vũ Trung Uý, Kinh doanh, CH Séc 169. Trần Đức Hiện, Hưu trí, Thống Nhất, Đồng Nai 170. Nguyễn Văn Nghi, TS Sinh học, Hà Nội 171. Ngô Sĩ Tư, Lái xe (đã nghỉ hưu), Hai Bà Trưng, Hà Nội 172. Lê Văn Oanh, Kỹ sư Xây dựng, Hà Nội 173. Tô Oanh, Giáo viên THPT đã nghỉ hưu, Bắc Giang 174. Trần Thái Hùng, Hoàng Mai, Hà Nội 175. Nguyễn Hữu Tuyến, Kỹ sư hưu trí, Q10, Sài Gòn 176. Trương Thị Minh Sâm, Nội trợ, Đồng Nai 177. Nguyễn Huy Tám, Cử nhân, Cán bộ hưu trí tại TP HCM 178. ĐINH HỮU THUYÊN, Tài xế, Sài Gòn 179. Nguyễn Ái Chi, Hưu trí, Sài Gòn 180. Đinh Đức Long, Tiến sĩ, Bác sĩ, sống tại Sài Gòn 181. Nguyet Dao, USA 182. Trần Trung Sơn, Nghỉ hưu, Nha Trang, Khánh Hoà 183. Đinh Văn Dũng, Công nhân, Ninh Bình 184. Trần Minh Chân, Cựu chiến binh, Cựu Đảng viên Đảng CS VN bỏ Đảng 32 năm, Saarland, CHLB Đức 185. HỒ THỊ HỒNG NHUNG, TS. BS., TP HCM Nguồn: boxitvn.blogspot.com/2020/02/mot-lan-nua-vach-mat-toi-ac-ong-tam.html  
......

Đồng Tâm, một tháng sau thảm sát

Lê Thiên – baotiengdan| Nhớ thời “bao cấp”, Phùng Gia Lộc nổi danh với bài “Cái đêm hôm ấy đêm gì” (Báo Văn Nghệ 23/1/1988) vì dám huỵch toẹt tố cáo trước công luận sự tàn nhẫn, gian ác của “đảng” trong chính sách bao vây kinh tế, bần cùng hóa và gây đói cả nước. Họ Phùng đã phải lẫn trốn khỏi quê nhà Thanh Hóa của mình để được toàn mạng! Tuy nhiên, những hình tượng trong “cái đêm hôm ấy đêm gì” của Phùng Gia Lộc chẳng thấm vào đâu so với cảnh tượng đổ máu đêm 09/01/2020, “cái đêm hôm ấy đêm gì” nơi thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà nội mà hôm nay 09/02/2020 là ngày giỗ giáp tháng. Biến cố Đồng Tâm đêm 09/01/2020 được truyền thông lề dân như Dân Làm Báo, Dân Luận, Bauxite VN đề cập đến có lẽ nhiều hơn bất cứ biến cố nào khác đã xảy ra chỉ trong một đêm tại Việt Nam. Riêng báo TIẾNG DÂN chúng tôi thử đếm, có gần 200 bài! Hôm nay, ngày 09/02/2020, tròn một tháng biến cố Đồng Tâm đau thương, xin thắp một nén hương dâng lên vong linh cụ Lê Đình Kình, người bị thảm sát tàn nhẫn đêm 09/01 ấy. Gợi nhắc biến cố Đồng Tâm Hồi tháng 4/2017, ông già Lê Đình Kình bị phía nhà cầm quyền đánh gãy chân chỉ vì dám thay dân Đồng Tâm đấu tranh trong vụ tranh chấp đất đai. Dân Đồng Tâm buộc phải ra tay tạm giữ 38 Công an cùng cả ủy viên tuyên giáo huyện làm con tin. Tướng CA Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã phải lê thân xuống tận Đồng Tâm, thương lượng (năn nỉ) với dân. Ông Chung ngoan ngoãn tự tay viết tờ cam kết, rồi ký tên mình lên bản cam kết ấy… dưới sự chứng giám 2 đại biểu Quốc Hội: Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng cùng ký tên. Tờ cam kết như vậy là loại văn bản có bảo chứng, chứ không là thứ tờ rơi có cánh, khiến Nguyễn Đức Chung không dễ lật lọng. Mọi người tin là cuộc tranh chấp đất đai sẽ sớm được giải quyết! Nhưng sự vụ vẫn còn nhập nhằng. Phía đảng và nhà nước lật lọng. Rồi đột nhiên, giữa đêm 09/01/2020, khi người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm đang yên ổn trong giấc ngủ, cuồng phong bỗng nổi lên. Không phải là thiên tai, mà là nhân họa: Trận bão “biển người” vũ trang cấp Trung đoàn với hơn 3.000 quân Cảnh sát cơ động, trang bị tận răng ập vào thôn Hoành sau khi cắt hết mọi hệ thống liên lạc kể cả điện thoại lẫn internet, kèm theo là nghiêm lệnh, nội bất xuất, ngoại bất nhập! Hoàn toàn bất ngờ đối với dân làng. Trận tập kích vô tiền khoáng hậu Người ta áp dụng chiến thuật “đánh úp” bằng vũ lực quân sự thần tốc thời chiến, có xe bọc thép yểm trợ! Y hệt trận Tổng công kích Huế hồi Tết Mậu Thân 1968! Nhưng dân quân Huế thời ấy đã đánh đuổi được quân cướp, khác với Đồng Tâm ngày nay chẳng phải là phe đối địch mà cũng chẳng được trang bị bất cứ vũ khí gì để đối phó! Họ không là phe địch phe ta gì cả. Thật vậy. Thôn Hoành, xã Đồng Tâm có bao giờ là sào huyệt địch cấp trung đoàn hay lữ đoàn thời chiến chống đảng đâu, để khiến Đảng ta tung lực lượng cực lớn tấn công thô bạo giữa đêm hôm? Để rồi cuối cùng đảng ta chỉ hạ sát được có mỗi một ông già Lê Đình Kình, 84 tuổi đời và 58 tuổi đảng, phụng sự đảng tận tình. Trong khi đó, “phe ta” đã phải “hy sinh” oan uổng đến 3 mạng Công an cấp hàm kẻ Thượng tá, người Thượng Úy và thấp nhất là Thiếu úy. Không do hỏa lực chống trả của phía bị tấn công, mà là do “từ sân thượng rơi xuống giếng trời”! Đánh trộm, giết lén tàn nhẫn một ông già đã tàn hơi, rồi lại bày trò “bàn giao” cái xác chết máu me đầy thương tích của ông… cho bà vợ đang đau khổ tột cùng! Bàn giao phi thủ tục, không biên bản, không chứng cứ pháp y! Luật rừng, rừng rú man rợ! Rồi thì coi như hoàn thành sứ mạng, cuộc hành quân kết thúc đột ngột, rút quân âm thầm. Vài chục người dân bị bắt cóc mang đi, không biết đi đâu, số phận ra sao! Tận trung với đảng, đảng giết tất tưởi Tội nghiệp ông lão Lê Đình Kình! Ông chất phác “tận trung với đảng” mà không hề nuôi tham vọng “trèo cao luồn sâu” trong đảng của ông, suốt đời chỉ biết an phận ẩn mình nơi thôn dã, phục vụ bà con dân làng và phụng sự đảng, từ vai ông Chủ nhiệm HTX Nông Nghiệp xã tới chàng Công an xã, rồi Chủ tịch xã, cuối cùng là Bí thư Xã ủy! Đều loay hoay bên trong vòng rào xã nhà,  ăn ngay, nói thật và tận tình giúp dân, nên ông được dân tín nhiệm trao cho cái trọng trách “nói lên tiếng nói thay họ”. Để rồi… vì đó mà vào cái đêm định mệnh 09/01/2020, ông bị sát hại tàn nhẫn ngay tại nhà ông ở thôn Hoành, trong khi bản thân ông vẫn một lòng trung với đảng. Và thực sự ông chưa hề bị tuyên bố khai trừ khỏi cái đảng của ông! Quả như lời chứng của vợ ông, ông già 84 tuổi Lê Đình Kình đến cuối đời vẫn một lòng “tin vào ông Trọng, ủng hộ ông Trọng, ủng hộ Đảng tuyệt đối. Ai ngờ đâu!”. Bà vợ góa tội nghiệp của ông, bà Dư Thị Thành đã vật vã thổn thức thốt lên như vậy khi được hãng truyền thông BBC hỏi (BBC 30/01/2020, vụ Lê Đình Kình: Lời kể của bà Dư Thị Thành từ thôn Hoành). Phi thân xuống giếng trời… bảo vệ TQ Trở lại chuyện ba ngàn quân công an tràn vào Đồng Tâm giữa đêm 09/01/2020, trang bị đủ loại vũ khí nặng nhẹ với xe bọc thép yểm trợ mà không hề bị cản trở bởi sức chống trả nào. Điều không ai ngờ là chẳng biết do “ngoại lực” nào đã xui khiến 3 CA trong lực lượng kéo nhau rơi tỏm xuống cái giếng trời nhà dân, chết oan mạng như đã nêu trên! Nghe đâu, sau khi vào làng, các chiến sĩ anh hùng cách mạng đã tranh thủ “yếu tố bất ngờ” bằng hành quân trên sân thượng nhà dân thay vì dàn quân lùng sục dưới đất. Đêm hôm tối trời, hồn ma nào đó đã xô 3 chiến sĩ cùng lọt giếng… giếng trời! (Sự thật, đến bây giờ, cái chết của 3 CA vẫn còn là một ẩn số vì phía cơ quan công quyền, ông nói gà, bà nói vịt… ù ù cạc cạc). Nhưng rồi cả ba đều được nhanh chóng truy tặng huân chương, truy cấp quân hàm và truy phong anh hùng liệt sĩ! Lễ tang, truy điệu tưng bừng! Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến “viếng xác”… những xác 3 liệt sĩ đã thành tro từ lúc nào rồi, bởi lẽ đó là những xác không “bàn giao”. Tượng đài Lê Lai liều mình cứu “chúa” Người ta nói ba chiến sĩ anh hùng đạt kỳ tích “cứu nước” kỷ lục, “liều thân phóng người xuống giếng trời cứu Đảng” không thua những anh hùng cách mạng thuở nào, từng “lấy thân mình lấp lỗ châu mai!”, “lấy thân chèn pháo!”, “tẩm xăng tự làm đuốc sống chạy vào diệt trọn đồn giặc…” Với công lao anh hùng vượt bậc ấy, lẽ ra 3 liệt sĩ anh hùng phải được đúc tượng dựng đài, lập đền tôn thờ mới tương xứng! Chỗ đặt tượng phù hợp và ý nghĩa nhất không nơi nào xứng đáng hơn là chỗ sân thượng có giếng trời mà 3 đồng chí đảng ta đã  phi thân, hy sinh tất tưởi, không do bị đe dọa hay uy hiếp, không do bị sát hại bởi một cuộc tấn công nào từ phía “địch”! Nhưng rõ ràng ba cái chết trên đây đã làm nên công trạng là đưa đảng ta đạt tới mục tiêu giải cứu thanh danh của đảng bị dân Đồng Tâm hạ nhục hồi tháng 4/2017! Còn thể thống gì nữa cho cái đảng lừng danh “kẻ thù nào cũng đánh thắng”, mà lại đi thua lão già làng Lê Đình Kình và cái thôn Hoành của ông, đến nỗi lãnh đạo đảng phải cúi đầu viết và ký cam kết! Như vậy, ba đồng chí liệt sĩ kia đích thị là những Lê Lai thời hiện đại liều mình cứu đảng, cứu các đồng chí lãnh đạo đảng từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc xuống Tô Lâm, Nguyễn Đức Chung, … thoát khỏi cái nhục qui hàng trước cái nhúm dân Đồng Tâm quê mùa cùng lão già làng đã một lần bị đánh què chân kia! Cái chết của 3 đồng chí liệt sĩ anh hùng cũng đã oanh liệt xé toang tờ cam kết oan khiên kia cùng với hồ sơ đất đai tranh chấp liên hệ hầu bảo đảm tính chính danh chủ quyền đất đai đích thực thuôc về đảng ta vậy. Kết Ngày 09/01/2020 đối với bè lũ Cộng sản lưu manh và gian ác, đó là ngày vẻ vang giết chết lão già làng ương ngạnh! Nhưng với những người Việt Nam sống có lương tri, đứng về phía lẽ phải thì hôm nay đích thị là ngày sôi sục tinh thần quật khởi Lê Đình Kình, vì nước, vì dân, chống lại độc đảng, độc tài, gian ác, ức hiếp dân lành. Càng gợi nhắc đêm thảm sát Đồng Tâm 09/01/2020, càng xót thương Đồng Tâm, xót thương cụ Kình, xót thương người dân cả nước sống dưới gông cùm Cộng đảng, chờ ngày chết thảm dưới búa liềm CS hiểm độc! Đã một tháng sau biến cố đẫm máu ở Đồng Tâm, phía nhà cầm quyền CSVN vẫn im hơi lặng tiếng về những gì đã xảy ra! Tại sao nhân dân trong nước không mạnh mẽ vùng lên đòi tội ác phải được xét xử? Tại sao không ai lôi đầu tập đoàn gây ác ra trước Tòa Công lý, để được xét xử nghiêm minh và chịu trừng trị đích đáng? Lê Thiên (09/02/2020)  
......

Danh sách 26 người dân Đồng Tâm bị bắt đi biệt tâm từ ngày 09.01.2020

Theo facebooker Mạc Văn Trang, 26 người trong danh sách dưới đây đã bị bắt vào ngày 9/1/2020, nhưng thân nhân, gia đình không hề có bất kỳ tin tức nào của họ. Ông Trang "tha thiết kêu gọi các Tổ chức, các Luật sư, các nhà hoạt động xã hội trong nước và quốc tế hãy mau trợ giúp pháp lý, giúp đỡ những người bị hại và thân nhân họ tìm lại Công lý, Danh dự" và chuyển tải thông tin này rộng rãi. Gia đình cụ Lê Đình Kình 1 Lê Đình Công 55 Con cụ Lê Đình Kình 2 Lê Đình Chức 40 Con cụ Lê Đình Kình 3 Lê Đình Doanh 34 Cháu nội cụ Lê Đình Kình 4 Lê Đình Uy 31 Cháu nội cụ Lê Đình Kình 5 Lê Đình Quang 37 Cháu họ cụ Lê Đình Kình 6 Trần Thị Phương 40 Vợ anh Tiến cùng bị bắt 7 Trần Thị La 42 Mẹ đơn thân, để lại con 8 Mai Thị Phần 55 9 Nguyễn Thị Dung 57 10 Nguyễn Văn Điều 64 11 Bùi Viết Tiến 17 12 Bùi Văn Tuấn 40 13 Bùi Viết Hiệu 74 14 Nguyễn Quốc Tiến 40 Anh Tiến và chị Kim 2 vợ chồng 15 Đào Thị Kim 38 Vợ anh Tiến để lại 3 con nhỏ ở nhà 16 Nguyễn Văn Quân 40 Đơn thân, để lại 3 con nhỏ. 17 Nguyễn Thị Bét 58 18 Nguyễn Thị Đục 55 19 Nguyễn Văn Tuyển 48 20 Nguyễn Văn Niên 40 21 Nguyễn Thị Lụa 53 22 Lê Đình Quân 44 23 Trịnh Văn Hải 40 24 Bùi Thị Nối 56 25 Bùi Văn Tiến 41 26 Nguyễn Văn Duệ 52 Ghi chú: 1. Anh Nguyễn Quốc Tuấn và chị Đào Thị Kim là 2 vợ chồng, cùng bị bắt, để lại 3 con nhỏ: sinh 2004, 2007 và 2013 2. Anh Bùi Văn Tiến và chị Trần Thị Phương là 2 vợ chồng cùng bị bắt để lại 3 con: 2007, 2013 và bé 18 tháng tuổi. 3. Trần Thị La, Mẹ đơn thân, để lại 1 con nhỏ 4. Nguyễn Văn Quân, bố đơn thân, để lại 3 con nhỏ 5. Lê Đình Chức: 3 con nhỏ, vợ mới sinh con 10 ngày
......

Kiến nghị thư yêu cầu ngân hàng Vietcombank trả lại số tiền phúng viếng cụ Kình

Một Kiến nghị thư được đăng trên trang mạng Change.org yêu cầu ngân hàng Vietcombank tại Việt phải phải trả lại số tiền phúng viếng cụ Kình. Kiến nghị thư trên trang mạng Change.org viết rằng vào ngày 9 Tháng 1, 2020, công an cộng sản Việt Nam tấn công vào xã Đồng Tâm ở ngoại ô Hà Nội và giết chết Cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi, một nhà hoạt động chống tham nhũng được người dân kính trọng. Nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền Nguyễn Thúy Hạnh đã thiết lập quỹ hỗ trợ tang lễ cho cụ Kình. Trong sự quý trọng, chỉ trong 2 ngày, khoảng 700 người đã đóng góp tổng cộng là 528 triệu đồng Việt Nam (tương đương $23,000 Mỹ Kim) vào tài khoản của bà Nguyễn Thúy Hạnh tại Vietcombank (tài khoản #0611001987139). Khi bà Nguyễn Thuý Hạnh tới rút tiền tại chi nhánh Vietcombank ở 102 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội, bà được cho biết là tài khoản đã bị phong toả và không được giải thích gì thêm. Trong cùng ngày, Bộ Công An cộng sản thông báo lý do khoá tài khoản vì số tiền quyên góp là tiền “tài trợ khủng bố”. Thông báo đưa ra không có bằng chứng hợp pháp và cũng không thông qua án lệnh của toà án.  Việc tùy tiện khoá tài khoản của khách hàng khi không có bằng chứng hợp pháp đặt dấu hỏi về sự tin tưởng ở Vietcombank — cũng như sự hợp lý và minh bạch của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Kiến nghị thư yêu cầu Vietcombank lập tức trao trả toàn bộ khoản tiền trong tài khoản cùng với lãi cho bà Nguyễn Thúy Hạnh. Cùng lúc kêu gọi tất cả mọi người khắp nơi hãy vào trang mạng này để ký tên vào Kiến nghị thư: http://chng.it/BFb6NVcffR
......

Tầng lớp trí thức tại Đức quốc đồng hành cùng người dân Đồng Tâm

Hôm nay, 18.01.2020, trong một buổi sinh hoạt có tính cách hàn lâm tại tu viện Trái Tim Đức Giêsu với giảng sư tiến sĩ thần học và triết học ông Gotthard Fuchs đông đảo các thành phần trí thức đã có cơ hội lắng nghe và thảo luận tích cực về một đề tài tuy là thuộc lãnh vực triết lý và thần học nhưng lại rất sát với tình hình thế giới hiện nay. Đó là đề tài Giải Phóng Con Người ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của gian tà, bạo lực, độc tài và sợ hãi.   TS Gotthard Fuchs đã trích một câu của ông Dag Hammarskjöld, cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, người Thụy Điển (*1905, +1961): „Trong thời đại chúng ta muốn giải cứu con người thì phải hành động.“ Và ông đưa ra những thí dụ cụ thể của gian trá,, bạo lực và độc tài như Trung Quốc giam giữ cả hàng triệu người Uiguren trong trại tập trung. Chế độ bạo quyền Cộng Sản Bắc Triều Tiên bắt giam hàng mấy trăm ngàn người trong những hoàn cảnh tù đầy vô cùng dã man. Và Cộng Sản Việt Nam với hai trường hợp cướp đất và bạo lực trắng trợn và đẫm máu tại Vườn Rau Lộc Hưng, Sài Gòn tháng giêng 2019 và Đồng Tâm, Hà Nội ngày 09.01.2020.   Kết thúc buổi sinh hoạt hàn lâm là phần thông tin của anh chị em đảng Việt Tân về tình hình tại Đồng Tâm cũng như lời mời gọi một hành động liên đới cụ thể với những nạn nhân tại đó nói riêng và dân oan nói chung.   Neustadt, Đức Quốc,18.01.2020 Quỳnh Trâm
......

Thông cáo báo chí của Đảng Việt Tân về biến cố Đồng Tâm

ĐẢNG VIỆT TÂN Thông Cáo Báo Chí Về Biến Cố Đồng Tâm Việc lãnh đạo đảng CSVN huy động 3000 cảnh sát cơ động tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, cho thấy là họ quá coi thường dư luận, tàn nhẫn dùng bạo lực trấn áp nguyện vọng chính đáng của hàng ngàn người dân tại xã Đồng Tâm trong những ngày trước Tết. Những giải thích quanh co của lãnh đạo Bộ Công an về việc sát hại cụ Lê Đình Kình và những lý do mập mờ về sự mất mạng của 3 công an viên, phản ảnh tính chất tùy tiện, dã man và ngông cuồng của cuộc trấn áp này. Đảng Việt Tân xin thành kính phân ưu cùng các gia đình nạn nhân và thật sự lo lắng về những bà con đang bị bắt giữ. Chúng tôi cực lực lên án những kẻ có trách nhiệm trong vụ tấn công tàn nhẫn này. Họ mới chính là những tội phạm cần phải được truy tố trước pháp luật. Chúng tôi đồng thời cũng lên án Bộ Công an CSVN đã vu khống đảng Việt Tân và cuộc đấu tranh đầy chính nghĩa của bà con Đồng Tâm. Từ lâu vấn đề đất đai đã gây ra nhiều bi kịch tại Văn Giang, Dương Nội, Thủ Thiêm, Cồn Dầu và mới đây nhất là tại Vườn rau Lộc Hưng. Tuy nhiên lãnh đạo CSVN vẫn không hề chùn tay. Họ tiếp tục coi những nạn nhân bị cưỡng chế đất là kẻ thù và dùng bạo lực trấn áp để bảo vệ một thiểu số “lợi ích nhóm”, làm giàu trên xương máu người dân. Biến cố đau thương tại Đồng Tâm, thêm một lần nữa cho thấy nền kinh tế do các nhóm lợi ích chi phối đã và đang trở thành vấn nạn lớn cho dân tộc. Với bản chất độc ác và tráo trở, Bộ Công an chắc chắn sẽ tung ra các thủ đoạn răn đe, trấn áp những ai không làm theo định hướng của chế độ. Họ đang sử dụng tay sai và dư luận viên mở đợt tuyên truyền bóp méo sự thật, mà đích nhắm là để vu cáo "tội giết người" cho 22 người đang bị bắt giữ, nhằm khỏa lấp trách nhiệm cuộc thảm sát ngày 9 tháng 1 vừa qua. Nỗ lực trấn áp Đồng Tâm sẽ còn tiếp diễn và số nạn nhân sẽ gia tăng trong những ngày tới. Chúng ta cần tiếp tục liên kết với nhau để hỗ trợ cuộc đấu tranh chính nghĩa của bà con xã Đồng Tâm và vận động các chính quyền, các tổ chức và dư luận quốc tế lên tiếng phản đối và điều tra vụ thảm sát này. Trong tinh thần đó, Việt Tân sẵn sàng cộng tác và tham gia vào các nỗ lực vận động chung nhằm phát huy chính nghĩa đấu tranh của bà con Đồng Tâm và bảo vệ sinh mạng họ. Chúng tôi quyết định thành lập Quỹ Hỗ Trợ Bà Con Đồng Tâm nhằm hỗ trợ về pháp lý và giúp đỡ những nạn nhân bị thương vong trong cuộc đàn áp vừa qua. Chúng tôi cam kết giữ kín mọi liên lạc và danh tánh của bà con cần đến sự hỗ trợ. Mọi thư từ xin liên lạc qua email: QuyHoTroDongTam@viettan.org hoặc liên lạc với admin của Facebook Việt Tân.   Ngày 17 tháng 1 năm 2020 Đảng Việt Tân   Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 202-596-7951  
......

Tấn công Đồng Tâm: Chúng chỉ muốn cướp đất của dân bằng mọi giá

Trang Nguyen| Phơi bày những dối trá của chính quyền trong vụ Đồng Tâm Hàng nghìn cảnh sát cơ động đã tấn công thôn Hoành, Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội lúc 4h sáng ngày 9/1/2020. “Trận đánh đẹp” khiến ít nhất 5 công an bỏ mạng và nhiều người dân thương vong. Hiện nay các cơ quan tuyên truyền chính thức lẫn đám dư luận viên đang bật hết công suất để biện minh cho hành động cướp đất Đồng Tâm. Tuy nhiên, bản chất ăn cướp của chúng là không thể giấu diếm. - Tại sao tấn công lúc 4h sáng? Nếu một chính quyền đàng hoàng, họ sẽ đường đường chính chính tới khu vực “đất quốc phòng bị lấn chiếm” để thực thi công vụ chứ không tấn công theo kiểu đánh úp giữa lúc dân làng đang ngủ say. - Tại sao báo chí không được tác nghiệp? Truyền thông trong nước đều dẫn lại bản thông báo trên website Bộ Công An, tuyệt nhiên không đến hiện trường tác nghiệp, dù là đứng ở xa. Nếu không làm việc mờ ám, không có gì phải giấu diếm, chính quyền hoàn toàn mời truyền thông, hội đoàn đến chứng kiến. Đằng này họ chặn tất cả mọi con đường vào Đồng Tâm, cô lập tất cả những nhà hoạt động đưa tin về Đồng Tâm, đánh sập tất cả Fanpage người dân Đồng Tâm lập nên. - Tại sao phải cắt mạng internet tại Đồng Tâm trước khi tấn công? Thông thường những kẻ làm điều xấu xa mới sợ nhiều người biết. Nếu chính quyền cho rằng làm đúng luật, thực thi công vụ thì tại sao cần phải tìm cách cản trở sự phát tán thông tin về những hành động này. - Có thật người dân tấn công trước? Báo lề phải mô tả dân chúng là những kẻ hiếu chiến, trong khi đó Bộ Công An nói rằng “Trong quá trình xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn, một số đối tượng có hành vi chống đối...” Thực chất, lực lượng CSCĐ đã chủ động tấn công vào thôn Hoành - một địa điểm cách khu vực xây dựng tường rào sân bay đến 3km. Đây là khu dân cư, thậm chí còn không phải là cánh đồng Sênh - nơi đang tranh chấp đất giữa người dân và quân đội. - Có phải dân Đồng Tâm tàng trữ vũ khí và là kẻ khủng bố? Đám dư luận viên loan tải hình ảnh bom xăng, dao phóng và tuyên bố dân Đồng Tâm là khủng bố. Thực chất, người dân Đồng Tâm luôn nói rằng họ thượng tôn pháp luật nhưng cũng tuyên bố sẵn sàng dùng bạo lực để chống trả kẻ cướp đất. Họ còn khẳng định nếu chính quyền đưa ra quyết định thu hồi đất và chứng minh đất đồng Sênh là đất quốc phòng, họ tự nguyện bàn giao trong 3 tiếng đồng hồ. Nếu cố tình ăn cướp, họ sẽ chống trả đến cùng. Và thực tế là nhà cầm quyền tấn công đúng kiểu ăn cướp, nên người dân phản kháng lại cũng không lạ. - Tại sao lại ngăn cản báo chí ngọai quốc tác nghiệp? Theo người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng thì các phóng viên nước ngoài muốn tác nghiệp tại Đồng Tâm cần phải được cơ quan có thẩm quyền “xem xét”. Nếu việc cưỡng chế đất tại Đồng Tâm là “đúng pháp luật Việt Nam” thì sao không chủ động mời báo chí ngoại quốc vào cuộc đưa tin, như vậy có phải dễ “đập tan luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch” hơn không? Đằng này lại đòi hỏi “xem xét”, làm ngoại giao ai cũng hiểu đây là cách khước từ. - Tại sao không nhắc đến hai khu đất 47 ha và 59 ha? Chính quyền Hà Nội lẫn giới báo chí lề phải luôn nói dân Đồng Tâm lấn chiếm đất quốc phòng, tuy nhiên họ lờ đi việc có hai khu đất 47 ha và 59 ha. Cụ thể, theo quyết định quy hoạch xây sân bay Miếu Môn năm 1980 thì giai đoạn 1 chính quyền đền bù, giải toả 47 ha. Số tiền đền bù thời điểm đó là 150 triệu. Nhưng sau giai đoạn 1 thì dự án bị treo và 59 ha dự tính thi công ở giai đoạn 2 chưa bao giờ được làm thủ tục giải toả hay đền bù. Từ đó đến nay người dân Đồng Tâm vẫn canh tác và đóng thuế bình thường. Dân Đồng Tâm chỉ đòi hỏi quyền lợi ở 59 ha chưa làm thủ tục đền bù và giải tỏa, họ không tranh chấp diện tích 47 ha đã được đền bù năm 1980. Ấy vậy mà chính quyền cương quyết cướp số đất chưa đền bù nói trên. Biết là đấu lý sẽ thua, nhà cầm quyền không tổ chức đối thoại, không giải quyết khiếu kiện của dân Đồng Tâm. Giải pháp xuyên suốt từ đầu tranh chấp đến nay là cưỡng chế, cưỡng chế và cưỡng chế. Tóm lại, nhà cầm quyền tấn công Đồng Tâm thực chất là màn cướp tài sản. Họ muốn kiểm soát toàn bộ thông tin, phớt lờ các trình tự pháp lý, không muốn đối thoại với dân và bỏ qua những khiếu nại về bằng chứng lịch sử. Mục tiêu duy nhất họ hướng đến là đè bẹp sự phản kháng để lấy dễ bề chiếm đất, chia tiền./.
......

TUYÊN BỐ ĐỒNG TÂM 10.1.2020

Tình hình Tin trên các báo (lấy lại từ Cổng thông tin điện tử Bộ Công an) cho biết có một đơn vị quân đội đến “xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn, huyện Mỹ Đức” (trong thực tế là xây tường rào cho phần đất thuộc “dự án sân bay Miếu Môn” cũ) từ 31/12/2019; sáng 9/1/2020 gặp phải “một số đối tượng có hành vi chống đối”, và hậu quả, “có 3 cán bộ chiến sĩ công an hy sinh, 1 đối tượng chống đối tử vong, 1 đối tượng bị thương”. Nhưng đến nay, công luận đã thấy rất rõ qua các bằng chứng lan truyền: Vào khoảng 4h sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020 nhân dân Đồng Tâm bị các lực lượng lên đến hàng ngàn người bao vây, xông vào làng, tấn công bằng lựu đạn cao su, hơi cay, dùi cui… Đặc biệt họ cô lập, ném lựu đạn cao su, xả hơi cay vào khu nhà cụ Lê Đình Kình, ông Lê Đình Công. Vài chục người, trong đó có toàn bộ gia đình cụ Kình đã bị bắt đưa đi đâu không rõ. Đến cuối ngày 10 tháng 1, đã có thông báo chính thức là Cụ Lê Đình Kình (84 tuổi, cựu Bí thư Đảng uỷ xã Đồng Tâm, người lãnh đạo Tổ Đồng Thuận thay mặt bà con khiếu nại về quyền sử dụng khu đất Đồng Sênh) đã tử vong. Số thương vong của cả hai phía dân và lực lượng vũ trang được cho là có thể còn nhiều hơn nữa. Được biết, trước đó, từ 25/12/2019 lực lượng chức năng đã cho chuẩn bị quân cán, diễn tập, uy hiếp nhân dân Đồng Tâm. Đến tối ngày 6/1/2020 nhà cầm quyền đã cắt Wifi ở Đồng Tâm và canh giữ, cản trở những người hoạt động dân sự độc lập từ Hà Nội muốn tiếp cận với Đồng Tâm để minh bạch thông tin từ Đồng Tâm. Và cho đến cuối ngày 10/1/2020, toàn bộ đường vào Đồng Tâm vẫn bị phong toả, Đồng Tâm thực sự bị đặt trong tình trạng giới nghiêm. Công luận có quyền đặt ra những câu hỏi: 1. Nhà cầm quyền đã dùng một lực lượng vũ trang đông đảo hàng nghìn người trang bị tận răng tiến vào Xã Đồng Tâm trong đêm tối nổ súng, bắt người, gây thương vong. Hành động ấy có minh bạch không? Có hợp pháp không? 2. Tường rào sân bay Miếu Môn nằm xa khu dân cư, sự phá rối không thể xảy ra trong khu dân cư, như vậy qui tội cho một số phần tử gây rối có phải là vô căn cứ, là lý do bịa đặt để che đậy hành vi bất minh? 3. Việc tranh chấp đất Đồng Sênh đã kéo dài nhiều năm, nhưng chưa được giải quyết rốt ráo cả về mặt hành chính lẫn tư pháp. Nôn nóng sử dụng vũ lực để trấn áp phản ứng của người dân có phải là biện pháp chính đáng của “Chính quyền Nhân dân”? Hậu quả của vụ Đồng Tâm đã vượt khỏi dự liệu của tất cả mọi người. Đau đớn thay! Máu đã đổ, máu của chiến sĩ, máu của dân, đều là máu của người Việt Nam. Điều cực nguy hiểm là người dân đã bị đẩy thành thù địch, đối đầu với chính quyền, lòng tin của người dân với chính quyền không còn một chút nào! Vụ Đồng Tâm sẽ đi vào lịch sử như một vết nhơ không bao giờ rửa sạch. Lần đầu tiên, dưới chế độ luôn tự xưng là “của dân”, người nông dân công khai trương ra và thực hiện khẩu hiệu: “Phải giữ đất dù phải hy sinh xương máu!” Tuyên bố Trước tình hình trên, các Tổ chức Xã hội Dân sự và các cá nhân ký tên dưới đây Yêu cầu Nhà Cầm quyền Việt Nam: 1. Chấm dứt ngay việc dùng lực lượng vũ trang (quân đội, công an, các lực lượng khác) dùng bạo lực dưới mọi hình thức trong việc giải quyết vấn đề đất đai với nhân dân Đồng Tâm cũng như với nhân dân tất cả các địa phương ở Việt Nam. 2. Chữa trị chu đáo cho những người bị thương ở Đồng Tâm, bồi thường mọi tổn thất về vật chất và tinh thần của người dân Đồng Tâm do hậu quả của các hành động bạo lực của cảnh sát, đồng thời không được ngăn cản người dân và các Tổ chức Xã hội Dân sự đến cứu hộ, giúp đỡ người dân Đồng Tâm. 3. Lập tức điều tra một cách khách quan trung thực về sự thật xung quanh vụ đổ máu ngày 9/1 ở Đồng Tâm, có sự tham dự của báo chí, giới luật gia, các nhân sĩ và tổ chức dân sự độc lập. Khởi tố vụ án không chỉ đối với những người dân bị coi là chống đối, mà cả với những người ra mệnh lệnh, chỉ đạo, chỉ huy lực lượng vũ trang xông vào khu dân cư trong đêm tối một cách bất minh vì đó là nguyên nhân buộc người dân chống đối. 4. Giải quyết công khai minh bạch toàn bộ vụ việc đất đai Đồng Tâm, thông qua trình tự pháp luật dân sự, và phải có các tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập, người dân và báo chí trong nước, quốc tế tự do tìm hiểu, chứng kiến mọi ngóc ngách của vấn đề và quá trình giải quyết. Không hình sự hóa trong việc giải quyết dân sự về đất đai. 5. Khởi tố ngay những kẻ chủ mưu, kẻ thừa hành trong việc biến đất của người dân Đồng Tâm thành đất của một nhóm lợi ích giả danh nhà nước, che đậy bằng ngôn từ lừa dân “đất quốc phòng”. 6. Vấn đề đất đai gây bao đau thương oan khuất từ 1954 đến nay trên khắp nước Việt Nam phải được thay đổi từ gốc rễ, ở Hiến pháp và Luật Đất đai, phải trả lại quyền Tư hữu đất đai cho mọi người dân Việt Nam.   Tuyên bố làm ngày 10 tháng 1 năm 2020 Các tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên xin ghi rõ: Tên tổ chức và tên người đại diện/ Tên cá nhân và chức danh/nghề nghiệp (nếu có), tỉnh/thành (và quốc gia nếu ở nước ngoài) đang cư trú. Gửi về địa chỉ email: tuyenbodongtam2020@gmail.com Tổ chức Đợt 1 1. Nhóm Lập Quyền Dân. Đại diện: Nguyễn Khắc Mai 2. Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A 3. CLB Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Lê Thân 4. Ban Vận động Văn đoàn Độc lập VN. Đại diện: Nhà văn Nguyên Ngọc 5. Nhóm Vì Môi Trường. Đại diện: Nguyễn Thị Bích Ngà, Nhà báo, Sài Gòn 6. Hội Giáo chức Chu Văn An. Đại diện: Vũ Mạnh Hùng, Nhà giáo về hưu, Hà Nội 7. Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm, Pháp 8. Câu Lạc Bộ Phối Hợp Công Tác Paris/Pháp; Collectif Transparance (Paris, Pháp) 9. Văn Phòng Liên Lạc các Hội đoàn tại Pháp (Paris, Pháp) 10. Phong trào Thăng Tiến VN. Đại diện: Tường An, Nhà báo tự do (Paris, Pháp) 11. Tập thể Giáo xứ Mỹ Khánh, Giáo phận Vinh. Đại diện: Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam 12. Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Đại diện: Nguyễn Tường Thụy 13. Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Nguyễn Lê Hùng 14. Khối Nghiệp đoàn Viêm Việt. Đại diện: Tôn Phi, Tổng thư ký, Sài Gòn Đợt 2 15. Báo “nguoivietxaque.info” CH. Séc: Đại diện: Chủ bút Nguyễn Thi 16. Nhóm Văn Lang, tại Praha, Cộng hòa Séc. Đại diện: Chu Đình Lân. 17. Nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước Quốc Nội. Đại diện: Trần Vũ Anh Bình, Nhạc sĩ, cựu TNLT, Sài Gòn 18. Khối 8406 NSW (Sydney, NSW, Australia). Đại diện: Phạm Anh Tuấn, Australia 19. Nhóm hoạt động ủng hộ Quốc Dân Việt, tại San Jose, CA Hoa Kỳ. Đại diện: Đoàn Văn Lập Đợt 3 20. Tập Hợp Quốc Dân Việt. Đại diện tại Quốc nội: Hoàng Lê Hy Lai, Sài Gòn 21. Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hoà Liên Bang Đức. Đại diện Ban Chấp Hành: Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm 22. Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD). Đại diện: Vũ Quốc Ngữ 23. Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Linh mục Nguyễn Hữu Giải/Huế 24. Tập Hợp Quốc Dân Việt. Đại diện: Linh mục Nguyễn Văn Lý/Huế. Đợt 5 25. Đại diện chính đảng Tự Do – Dân Chủ Việt Nam. Đại diện: Giang Hồng Đợt 6 26. Phong Trào Dân Quyền UK. Đại diện: Thắng Bùi Cá nhân Đợt 1 1. Nguyễn Khắc Mai, Trung tâm Minh Triết, Hà Nội 2. Nguyễn Quang A, TS Tin học, Hà Nội 3. Lê Thân, Nhà hoạt động xã hội, TP HCM 4. Trần Bang, Kỹ sư, Thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM 5. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ, TV CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM 6. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, TV CLB Lê Hiếu Đằng, Hà Nội 7. Mạc Văn Trang, Tiến sĩ Tâm lý học, Hà Nội 8. Phùng Ân Hưng, Thạc sĩ vật lý, giáo viên, TPHCM 9. Nguyễn Thị Giáng Vân, Nhà thơ, Hà Nội 10. Hoàng Hưng, Nhà thơ, Dịch giả, TP Hồ Chí Minh 11. Nguyễn Thị Khánh Trâm, Nghiên cứu viên, hưu trí TP HCM 12. Vũ Ngọc Tiến, Nhà văn ở HN 13. Đặng Bích Phượng, Cán bộ hưu trí, Hà Nội 14. Tịnh Huệ, TP HCM 15. Nguyễn Lệ Uyên, Nhà văn 16. Phạm Nguyên Trường, Dịch giả, Vũng Tàu 17. Chu Anh Tuấn, Vũng Tàu 18. Lê Thăng Long, Doanh nhân, Sài Gòn 19. Nguyễn Hồng Liêu, Hưu trí, TPHCM 20. Dương Sanh, Cựu giáo chức, Khánh Hoà 21. Huỳnh Thị Út, Giáo viên, Sài Gòn 22. Mai Thanh Sơn, PhD 23. Phùng Hoài Ngọc, Nhà nghiên cứu, cựu Giảng viên Đại học, An Giang 24. Đỗ Trọng Khơi, Nhà thơ, Thái Bình. 25. Nguyễn Xuân Nghĩa, Nhà văn, Hải Phòng 26. Võ Xuân Tòng, Nhà văn, Hội viên HNV Hà Nội 27. Trần Thanh Tuấn, Giảng viên, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội 28. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), Nhà báo tự do, Sài Gòn 29. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, Sài Gòn 30. Lê Phước Sinh, Dạy học, Sài Gón 31. Vũ Trọng Khải, PGS, TS, Chuyên gia độc lập về chính sách phát triển nông nghiệp 32. Uông Đình Đức, Kỹ sư cơ khí, Nguyễn Cư Trinh Q.1, TP.HCM 33. Đỗ Trung Quân, Nhà thơ, SG 34. Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang 35. Trần Lương, Nghệ sĩ thị giác/curator, Hà Nội 36. Nguyễn Khắc Bình, Kỹ sư, TP HCM 37. Phùng Thế Anh, Kỹ sư, đã nghỉ hưu, sống tại Sài Gòn. 38. Trần Thị Thảo, Giáo viên nghỉ hưu tại Hà Nội 39. Hoàng Dũng, PGS TS, TPHCM 40. Lê Đình Thắng, cựu Thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, hiện sinh sống tại Sài Gòn 41. Bùi Nghệ, Kỹ sư XD, Sài Gòn 42. Võ Hồng Ly, Nhân viên VP, Q2, Sài Gòn 43. Nguyễn Mạnh Sơn, cựu TNLT, Hải Phòng 44. Lê Trần Cảnh, Giảng viên, TP Bà Rịa 45. Mã Lam, Nhà thơ, Sài Gòn 46. Đào Tiến Thi, Nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn học, nguyên Uỷ viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội 47. Lê Minh Hiền, Người thích làm thơ, Stanton, California, USA 48. Nguyễn Tuệ Hải, Hưu trí, Canberra, Australia 49. Nguyễn Ngọc Giao, Nhà giáo về hưu, Paris, Pháp 50. Văn Hiền, Lập trình viên, Bình Thuận 51. Phạm Viêm Phương, Người hưu trí, Sài Gòn 52. Phạm Kỳ Đăng, Làm thơ, viết báo, dịch thuật, CHLB Đức 53. Phan Quốc Tuyên, Kỹ sư tin học, Thụy Sĩ 54. Đào Văn Bính, Hưu trí ở Hà Nội 55. Lê Quốc Thăng, Linh mục Tổng giáo phận Sài Gòn 56. Nguyễn Thị Hồng Loan, Q. Gò Vấp Sài Gòn 57. Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư, Sài Gòn 58. Tiêu Dao Bảo Cự, Nhà văn tự do, Đà Lạt 59. Bùi Hiền, Hưu trí, Canada 60. Nguyễn Phú Yên, Hưu trí, Sài Gòn 61. Trương Mình Hưởng, Dân oan, Hà Nam 62. Bùi Minh Quốc, Nhà thơ, nhà báo, Đà Lạt 63. Ngô Thị Kim Cúc, Nhà văn- Nhà báo, Sài Gòn 64. Nguyễn Viện, Nhà văn, Sài Gòn 65. Phan Bá Phi, Chuyên viên cấp cao Tin học, Hưu trí, Seattle USA 66. Trần Minh Khôi, Kỹ sư điện toán, Berlin, CHLB Đức 67. Tống Mạnh Hà, Giám đốc cty TNHH thương mại và dịch vu đa ngành Thanh Hà 68. Đinh Đức Long, Tiến sĩ, Bác sĩ, Sài Gòn. 69. Nguyễn Đình Thục, Linh mục giáo phận Vinh, Nghệ An 70. Phạm Thành, Nhà báo, Nhà văn ở Hà Nội 71. Bùi Đình Sệnh, Công dân Hà Nội 72. Kha Lương Ngãi, nguyên phó TBT báo Sài Gòn Giải Phóng, TV CLB LHĐ. 73. Nguyễn Xuân Diện, Tiến sĩ, Hà Nội 74. Tô Lê Sơn, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn 75. Hà Thúc Huy, TS Hóa học, Sài Gòn 76. Trần Huy Quang, Nhà văn, Hà Nội 77. Nguyễn Thế Hùng, GS.TS, Giảng viên Đại học Đà Nẵng, Phó chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam 78. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội 79. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia 80. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội 81. Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hóa học, Sài Gòn 82. Nguyễn Mai Oanh, ThS Kinh tế phát triển, Sài Gòn 83. Trần Đức Quế, Chuyên viên hưu trí, Hà Nội 84. Bùi Thị Diệu Huyền, Hưu trí, Sài Gòn 85. Lã Minh Luận, Nhà giáo, Hà Nội 86. Bùi Văn Thuận, Lao động Tự do, Yên Thuỷ, Hoà Bình 87. Hồ thị Ngọc Yến, Hưu trí, Tp HCM 88. Đàm Ngọc Tuyên, Nhà báo tự do, Quảng Ngãi 89. Vũ Thị Hằng, Sài Gòn 90. Đào Công Tiến, Đại học Kinh tế, Sài Gòn 91. Hồ Ngọc Nhuận, Nhà báo. 92. Nguyễn Ngọc Thiện, Học sinh, Bình Dương 93. Nghiêm Xuân Thịnh, Kinh doanh tự do, Phương liệt, Thanh Xuân, Hà Nội 94. Bùi Phi Hùng (FB Bùi Phi Hùng) cựu Cán bộ Nhà nước, Hà Nội 95. Nguyễn Cường, Tư vấn Bất động sản, Praha, CH Séc 96. Phạm văn Thạo, Mục sư Tin Lành, Hà Nội 97. Hà Dương Tường, Giáo viên về hưu, Pháp 98. Lê Doãn Cường, Kỹ sư (Software Engineer), Gothenburg, Thụy Điển 99. Hà Dương Tuấn, nguyên Chuyên gia CNTT, Pháp 100. Harry Ngo, Kinh doanh, Georgia – Hoa Kỳ 101. Đỗ Quang Nghĩa, Kỹ sư, Berlin, CHLB Đức 102. Larry Dang, Vancouver, Canada 103. Nguyễn Thị Thanh Bình, Nhà văn, Hoa Kỳ 104. Nguyễn Xuân Hoài, Hưu trí, cựu quân nhân, Tân Phú, SG 105. Lê Văn Tâm, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản, Chiba/Nhật 106. Quảng Tánh Trần Cầm, Nhà thơ, Hoa Kỳ 107. Nguyễn Trọng Hoàng, Bác sĩ, Paris – Pháp 108. Nguyễn Đào Trường, Hưu trí Hải Dương. 109. Nguyễn Văn Chương, Công nhân ở Đồng Nai 110. Thuỳ Linh, Nhà văn, Hà Nội. 111. Vũ Linh Huy, Bác sĩ y khoa, Sarasota, Florida, Hoa Kỳ 112. Lê Công Định, Sài Gòn 113. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, Đà Lạt 114. Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An 115. Chu Hảo, TS, Hà Nội 116. Nguyễn Ngọc Lanh, nguyên GS ở Hà Nội 117. Mai Thái Lĩnh, Nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt. 118. Phan Tấn Hải, Nhà văn, USA 119. Phạm Tiền Phong, Cán bộ hưu trí thành phố HCM 120. Huỳnh Ngọc Chênh, Hội viên Hội Nhà Báo Độc Lập 121. Nguyễn Thuý Hạnh, Công dân Hà Nội 122. Trương Dũng, Thành viên NoU Hà Nội 123. Cấn Thị Thêu, Nông dân Dương Nội 124. Trịnh Bá Phương, Nông dân Dương Nội 125. Trịnh Bá Tư, Nông dân Dương Nội 126. Huỳnh Sơn Phước, Nguyên Phó TBT báo Tuổi Trẻ 127. Đoàn Công Nghị, Nha Trang 128. An Nam, Berlin BRD 129. Trần Văn Lưu, Công chức hồi hưu, San Diego, California, Hoa Kỳ. 130. Nguyễn Bá Dũng, Hưu trí, Hà Nội 131. Trần Công Tâm, Hưu trí, Sài Gòn 132. Nguyễn Xuân Lâm, Kents, Uk. 133. Nguyễn Quang Nhàn, Cán bộ hưu trí, Đà Lạt. 134. Phạm Hoàng Phiệt, Giáo sư Y học, Tp HCM 135. Tống Hồng Phương, Công dân Thái Bình. 136. Nguyễn Văn Tiến, Hưu trí, TP HCM 137. Hofa Vũ, Giáo sư đại học, Pháp 138. Bộ Nguyễn, Kỹ sư đường bộ, Canada. 139. Tôn Quang Trí, Cán bộ hưu trí TP Hồ Chí Minh 140. Lê Thị Chiêm, Nhân viên văn phòng, Cổ Nhuế – Hà Nội 141. Antôn Đặng Hữu Nam, Linh mục Giáo Phận Vinh, Nghệ An 142. Nguyễn Quang Vinh, Sĩ quan QĐ nghỉ hưu, Đội Cấn, Hà Nội. 143. Trần Tiến Đức, Nhà báo độc lập, Đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội 144. Nghiêm Việt Anh, Hưu trí, Đống Đa, Hà Nội 145. Trần Vũ Việt Trung, Kỹ sư cơ khí, TP HCM 146. Nguyễn Công Thanh, phường 13, quận 10, TP HCM 147. Phạm Đình Trọng, Nhà văn. Sài Gòn 148. Nguyễn Đức Quỳ, cựu Giáo chức, Hà Nội. 149. Vũ Duy Thắng, Nông dân, Vĩnh Lộc – Thành Hoá 150. Diệp Chí Huy, Công dân Việt Nam, Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng 151. Huỳnh Nhật Hải, Hưu trí, Đà Lạt. 152. Huỳnh Nhật Tấn, Hưu trí, Đà Lạt 153. Phạm Minh Hoàng, Hưu trí, Paris (Pháp) 154. Bến Văn Nguyễn, Nhà văn (bút danh khác: Nguyễn Đức Huệ, Nguyễn Thẩm Văn) làng Khương, Thanh Xuân – Hà Nội. 155. Phan Đắc Lữ, Nhà thơ, Thành viên CLB LHD 156. Huỳnh Văn Thắng, TP.HCM 157. Nguyễn Kim Khánh, Giáo viên, Sài Gòn. 158. Nguyễn Hồng Hiệp, Công dân, Sài Gòn 159. Huỳnh Hải Bỉnh, Kỹ sư xây dựng, Hà Nội 160. Lý Việt Hùng, Đội Cấn Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội 161. Hồ Vân Hằng, Hưu trí, Sài Gòn 162. Nguyễn Mê Linh, TS, TP HCM. 163. Tô Oanh, Giáo viên đã nghỉ hưu, TP Bắc Giang 164. Tô Linh Giang, Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội 165. Hoàng Xuân Phú, Hà Nội 166. Võ Văn Dũng, Luật sư 167. Nguyễn Tiến Dân, Nhà giáo, Hà nội 168. Phan Trọng Khang, Thương binh 2/4, Hà Nội 169. Vũ Anh Tuấn, Luật gia 170. Nguyễn Thanh Trúc, Nội trợ, Sài Gòn 171. Lưu Thị Xuân Lan, Vợ liệt sĩ, Bác sỹ, hưu trí ở Thành phố Phan Thiết Bình Thuận 172. Nguyễn Đức, Nhà báo độc lập ở Sài Gòn 173. Nguyễn Hữu Thao, Bulgaria 174. Nguyễn Nam, Cựu binh chống giặc Trung Quốc 175. Trương Anh Thuỵ, Nhà văn, Hoa Kỳ 176. Vũ Thị Nho, TS Tâm lý học, Hà Nội 177. Nguyễn Long, Lao động tự do, TâyHồ HN 178. Nguyễn Thanh Hà, Thanh Trì – Hà Nội 179. Bắc Phong, Hưu trí, Canada 180. Trần Nguyên Phong, Cựu chiến binh 181. Phạm Quang Hoa, Bác sĩ Đà Lạt Lâm Đồng 182. Võ Quang Luân, cựu Giáo chức, Hà Nội 183. Vũ Thu Hương, Hưu trí, Hà Nội 184. Nguyễn Phú Bình, Bắc Ninh 185. Lê Hồng Hạnh, Hưu trí tại HN 186. Nguyễn Ngọc Như, TP Hồ Chí Minh 187. Nguyễn Tiến Trung, Kỹ sư máy tính, làm tự do ở Sài Gòn 188. Trần Văn Phúc, Kỹ sư xây dựng, Đà Nẵng 189. Dương Thị Tân, Sài Gòn, quận 3 190. Phạm Hồng Hà, Kỹ sư hưu trí tại Nghệ An 191. Huong Dinh, Bác sĩ y khoa, Hoa Kỳ 192. Nguyễn Giao Thời, Thiết kế, Singapore 193. Hà Quang Vinh, Hưu trí ở Sài Gòn 194. Bút Thép, Nhà báo tự do, Quận 9 195. Trần Quốc Việt, Sinh viên, Hà Nội 196. Đặng Trần Liên, Hà Nội 197. Đỗ Văn Huy, Nghề nghiệp làm tự do. Dương Kinh, TP Hải Phòng. 198. Hồ Thị Cầm Trang, Công dân Sài Gòn 199. Hoàng Tùng Thiện, Học viện Tài chính, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội 200. Lê Hồ Sinh Nguyên, Kỹ sư cơ khí, Đồng Nai 201. Lê Thị Cẩm, Giáo viên hưu trí, Saigon 202. Cao Kỳ Xương, Giáo viên hưu trí, Saigon 203. Trần Công Thắng, Bác sĩ, Na Uy 204. Thái Văn Đường, Hà Nội 205. Dương Trọng Chiến, Kinh doanh, Hà Nội 206. Nguyễn Tuấn Anh, Cựu sỹ quan chống Trung Quốc, Việt Trì -Tỉnh Phú Thọ 207. Nguyễn Tiến Dũng, Họa sỹ ở Hà Nội 208. Nguyễn Thế Kiệt, Hoa kỳ 209. Nguyễn Hữu Hùng, Thị trấn Hoàn Lão- Bố Trạch- Quảng bình 210. Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nhà văn, Virginia USA 211. Nguyễn Lương Thịnh, Hưu trí, P Hiệp Bình chánh, Thủ Đức 212. Helen Nguyen, Công dân Việt Nam, cư trú New zealand 213. Đào Lê Tiến Sỹ, Hà Nội 214. Nguyễn Thanh Trúc, Tân Phú-Đồng Nai 215. Nguyễn Ngọc Xuân, Nông dân, Xuyên Mộc, Bà Rịa Vũng Tàu. 216. Trần Ngọc Bình, Hưu trí, Sài Gòn 217. Lê Xuân Ban, Lao động tự do, Việt Nam 218. Lâm Thị Ái (vợ Nhạc sĩ Tô Hải), Nội trợ, Sài Gòn 219. Trịnh Thị Uyên, Nội trợ, Trường Chinh, Tân Hưng Thuận, Quận 12 220. Trần Kim Thập, Giáo chức, Perth, Australia 221. Trịnh Kim Thuấn, Nông dân, ấp An Thịnh, Hội An, Chợ Mới, An Giang 222. Phạm Ngọc Trường, Tours – France 223. Đinh Huyền Hương, Giáo viên, hưu trí 224. Đặng Doan, Kinh doanh ở TP Gia Nghĩa, Đak Nông 225. Trần Nguyệt Minh, Giáo Viên tại Tây Ninh 226. Nguyễn Quý Thắng, Bác sĩ, P. Thống Nhất, TP Nam Định, Nam Định 227. Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Kỹ sư xây dựng, Hà Nội 228. Nguyễn Hương Giang, Nội trợ, Phú Xuyên, Hà Nội 229. Nguyễn Văn Lịch, Cựu binh, hưu trí, Đống Đa, Hà nội. 230. Đoàn Nhật Hồng, nguyên Giám đốc sở GDĐT tỉnh Lâm Đồng 231. Tương Lai, GS, nguyên Viện trưởng Viện XHHVN, Sài Gòn 232. Lê Xuân Thành, Kỹ sư, Nha Trang Khánh Hòa 233. Ngô Đức Tráng, Hà Nội 234. Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo độc lập, Hà Nội 235. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên Cán bộ Bộ Công an, Hà Nội 236. Nguyễn Quốc Thịnh, xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. 237. Phạm Thị Ngân Hà, Kế toán, TP. Đà Nẵng 238. Phan Đức Quỳnh, TP Matsudo tỉnh Chiba, Nhật Bản. 239. Đào Đình Nguyên, Kỹ sư Cơ khí, Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương. 240. Vinh Anh, CCB, Trung Liệt, Hà Nội 241. Hoàng Châu, Cử nhân kinh tế, Tây Hồ Hà Nội. 242. Thích Ngộ Chánh, Tu sĩ, thế danh Nguyễn Đức Lão, Bảo Lộc, Lâm Đồng. 243. Yenbinh Tran, Công nhân viên, Sydney – Australia 244. Trần Văn Toàn, Nghề nghiệp tự do, phường Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội. 245. Chu Sơn, Làm thơ tự do, Thủ Đức – Sài Gòn. 246. Nguyễn Thị Kim Thoa, Bác sĩ, Thủ Đức – Sài Gòn. 247. Võ Thị Mình Thư, TP Qui Nhơn, Bình Định 248. Hoàng Thị Như Hoa, Bộ đội xuất ngũ, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội. 249. Trần Quốc Thắng, Sydney Úc 250. Lý Thành Đạt, Hưu trí, TP HCM 251. Nguyễn Lê Thu Mỹ, Hưu trí, TP HCM 252. Võ Văn Thôn, nguyên GĐ sở Tư pháp TP HCM, TV CLB LHĐ. 253. Nguyễn Thu Hằng, Bác sĩ tại Pháp 254. Nguyễn Văn Linh, Phát triển cộng đồng, Thủy Nguyên, Hải Phòng 255. Mạc Hiền, Làm tự do, Tân Hiệp, Đồng Nai 256. Nguyễn Hồng Chuyên, Kỹ Sư, TP Biên Hoà, Đồng Nai 257. Vũ Ngọc Yên, Nhà báo, Stuttgart, CHLB Đức 258. Trương Anh Nhân, cựu Công an, Long Bình Tân, Biên Hoà, Đồng Nai 259. Doãn Mạnh Dũng, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P 8, Q.3, Tp HCM 260. Phạm Quốc Trung, Giảng viên, Sài Gòn 261. Đặng Đăng Phước, Giáo viên, Đăk Lăk 262. Nguyễn Ngọc Sơn, Kỹ sư, Alabama, Hoa Kỳ 263. Phạm Mai Hiền, Hà Nội 264. Nguyễn Hồng Kiên, Nghiên cứu viên, Hà Nội 265. Trần Thái Hùng, Hà Nội 266. Nguyễn Trọng Cương, Khoa Công nghệ thông tin, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 267. Nghiêm Sỹ Cường, Cử nhân kinh tế, Hà Nội 268. Hồ Vĩnh Trực, KTV vi tính, Sàigòn 269. Ý Nhi, Nhà thơ, Sài Gòn Đợt 2 270. Nguyễn Tuấn Đạt, Lập trình viên, TP HCM. 271. Nguyễn Ngọc Cẩn, kinh doanh, Bình Chánh, Tp HCM 272. Hoàng Bá Tùng, Cựu giáo chức, Sài gòn 273. Hoàng Thị Tùng Lâm. Hưu trí, Hà Nội. 274. Đỗ Đình Oai, Giáo viên, Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi 275. Lê Khánh Hùng, TS Công nghệ Thông tin, Hà nội 276. Lê Văn Dũng, Hà Nội 277. Đặng Huyền Trang, Chuyên viên dự án, Sicily, Italy 278. Võ Ngọc Ánh, Cựu PV Saigon Times Group, Hiện đang sinh sống tại Mỹ. 279. Tran Duc Don, USA 280. Nguyễn Thị Thu Huyền, UK 281. Nguyễn Ngọc Phú Tâm, Sinh viên, Bà Hom, Quận 6, TP.HCM 282. Vũ Thạch, Kỹ sư, Sài Gòn 283. Lê Thị Công Nhân, Luật gia, Hà Nội 284. Ngô Duy Quyền, Xuân Cẩm, Hiệp Hoà, Bắc Giang 285. Đinh Thị Quỳnh Như, Hưu trí, TP HCM 286. Vu Thi Nha, Hà Nội 287. Lê Kiên Cường, Nghệ sĩ âm nhạc, Hà Nội 288. Trần Đăng Quang, Làm việc tự do, Hà Nam 289. Doãn Minh Đăng, Kỹ sư, CHLB Đức 290. Bùi Hồng Mạnh, Cử nhân Hoá học, CCB79, Blogger, Biên khảo tự do. Thành phố Mu-ních, CHLB Đức 291. Phan Hà, Milpitas CA 95035 292. Lê Văn Kiên, Sinh viên tại Swansea, Anh Quốc 293. Diane Doan, Làm nghề tự do, Atlanta, Georgia Hoa Kỳ 294. Đỗ Hồng Quang, Kỹ sư máy bay, Toronto, Canada 295. Nguyen Nghia, Công Nhan, Milpitas, California. USA 296. Trần Ngọc Sơn, Kỹ sư, Pháp 297. Nguyễn Thanh Hằng, Dược sĩ, Pháp 298. Vũ Quang Việt, nguyên Vụ trưởng Tài khoản Quốc gia tại Liên Hiêp Quốc 299. Nguyễn Xuân Châu, Y tá, USA 300. Tiết Hùng Thái, Dịch giả, Vũng Tàu 301. Tư Đồ Tuệ, Canada 302. Phạm Đình Bá, Nghiên cứu, Đại học Toronto, Ontario, Canada 303. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội trí thức yêu nước TP.HCM 304. Trần Công Lý, nguyên CCB chiến trường K 1978 – 1984. P. Cửa Nam, Vinh 305. Trung Dũng Kqđ, Hoạ sỹ, Tp.HCM 306. Đinh Hữu Thoại, Linh mục, Quảng Nam 307. Phạm Hy Sơn, Nhà văn, Texas, Hoa Kỳ 308. André Menras- Hồ Cương Quyết, Nhà giáo Pháp-Việt, sống ở Pháp 309. Hoàng Ngọc Lĩnh, Hưu trí, Canada 310. Nguyễn Tiến Dũng, Thợ chụp ảnh, Tp Vinh – Nghệ An 311. Nguyễn Văn Trí, Nghệ an 312. Đinh Xuân Kỷ, Hà Nội 313. Nguyễn Văn Đức, Lao động tự do, Quân 12 Sài Gòn. 314. Tha Nhân, Văn nghệ sĩ độc lập, Orange County, Nam Califrnia, USA. 315. Huỳnh Thu Vân, Nhạc sĩ, Dĩ An, Bình Dương 316. Nguyễn Đức Quân, Thợ điện, huyện Bình Chánh 317. Vũ Đình Quyền, Hoàng Mai, HN 318. Hà Văn Thùy, Nhà văn, Sài Gòn 319. Trần Lê Thái, Nghề nghiệp Tự do, Pleiku, Gialai 320. Phùng Quốc Khánh, Kỹ sư, quận 9- HCM 321. Ngô Thị Thứ, Hưu trí, Sài Gòn 322. Nguyễn Phục Hưng, Kỹ sư điện, Tp. HCM 323. Nguyễn Văn Phong, Kĩ sư, Nhật Bản 324. Nguyễn Đắc Diên, Bác sĩ, Sài Gòn 325. Hồ Thị Bích Hợp, CHLB Đức 326. Nguyễn Hồng Anh, Th.S, TP.HCM 327. Phùng Thành Chủng, Nhà văn, Hà Nội 328. Phan Thanh Lâm, Hưu trí, nguyên Ủy viên thư ký kiêm chánh văn phòng UBND Q1 Tp HCM 329. Nguyễn Trần Hải, cựu Sĩ quan Hải Quân NDVN, Q. Lê Chân, Tp Hải Phòng 330. Lê Thanh Trường, Lao động tự do, TP Đà Nẵng. 331. Bùi Thu Trang, Nghề nghiệp Tự do, Hà Nội 332. Lê Đình Dũng, Nông dân, Quảng Nam 333. Cao Lập, Hưu trí, định cư California Hoa kỳ 334. Phạm Quốc Thăng, Lao động tự do, Sài Gòn 335. Nguyễn Thị Kim Hương, Nghề tự do, Thủ Dầu Một, Bình Dương, Việt Nam 336. Trần Đức Lưu, Nghề tự do, Thủ Dầu Một, Bình Dương, Việt Nam 337. Hoàng Xuân Cảnh, Đông Hà – Đông Hưng – Thái Bình 338. Lê Văn Thảo, Hưu trí, Hà nội Việt Nam 339. Mai Su, Công nhân, Houston, Texas 340. Vũ Đình Tiến, Sửa Điện tử, Nam Định. Việt Nam 341. Hoàng Đức Doanh, Hưu trí, Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 342. Nguyễn Tuyết Lan, Nha trang – Khánh Hòa 343. Phan Văn Tráng, Kỹ sư Xây Dựng, Hải Phòng 344. Lê Văn Lâm, Tân Lập, Phú Túc, Định Quán, Đồng Nai 345. Hùynh Khánh Long, Kinh doanh, Sài Gòn 346. Jimmy Dang, San Jose, California USA. 347. Nguyễn Thành Nga, Bs Y khoa, Thương binh 4/4, Thường trú tại BRVT 348. Nguyễn Lê Tuấn, Kiến trúc sư, Lausanne, Thụy Sĩ 349. Phạm Thị Phương, Giáo viên, TP.HCM 350. Nguyễn Xuân Nghĩa, TS, Nhà giáo, Sài Gòn 351. Phạm Văn Thành, cựu Tù nhân chính trị VN, Lưu vong tại Pháp 352. Đoàn Phú Hòa, Phiên dịch, tư vấn, Cộng Hòa Séc 353. Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó giám đốc Sở Tư pháp Tp HCM, Sài Gòn 354. Thích Không Tánh, Hòa thượng Tăng đoàn GH. PGVNTN. 355. Trần Chí Hòa, Kỹ sư, Melbourne, Úc châu. 356. Trần Quốc Dũng, KS Phần mềm, Bà Hạt, Quận 10 TPHCM 357. Nguyễn Danh Lam, Nhà văn, Houston, Texas – Hoa Kỳ. 358. Trương Vấn, Nhà văn, Houston – Hoa Kỳ 359. Trần Minh Thảo, Viết văn, Bảo lộc, Lâm Đồng, (Thành viên CLB Phan Tây Hồ) 360. Phạm Lan Hương, Sài Gòn 361. Võ Huy Hoàng, Kinh doanh, P. Tân Phú, Quận 7 362. Pham Do Chi, Hoa Kỳ 363. Lư Văn Bảy, Nghề nghiệp tự do, cư ngụ tỉnh Kiên Giang, Việt nam 364. Lý Trực Sơn, Họa sĩ, Hà Nội 365. Vũ Thị Quỳnh, ĐHTH khóa 19 366. Phạm Xuân Hảo, USA 367. Trần Hùng Sơn, Nhân viên ngân hàng 368. Đỗ Trường Giang, Quảng Xương-Thanh Hoá 369. Lê Bửu Tùng, Làm thơ 370. Nguyễn Thị Bích Uyên, Người dân, Tp HCM 371. Đỗ Anh Tuấn, Công dân Việt Nam sinh sống tại Hà Nội 372. Nguyễn Văn Phượng, Thành phố Lai Châu tỉnh Lai Châu 373. Nguyễn Thanh Nguyện, Hưu Trí, TP. Vũng Tàu 374. Nguyễn Thu Hiền, Nội trợ, Thiên Lôi, Vĩnh Niệm, Ngô Quyền, Hải Phòng 375. Võ Duy Dinh, Nghề tự do, Sài Gòn 376. Trần Thị Ngọc Thủy, Công nhân, Sài Gòn 377. Trần Thị Uyên Uyên, Nghề nghiệp Tự do, Học Ngữ văn Đại học Tổng hợp 378. Nguyễn Huy, Kensington, Victoria, Australia 379. Hoàng Vũ, Công nhân, Windsor Lake Blvd Columbia Sc Usa 380. Nguyễn Xuân Hải, Hưu trí tại thành phố Hải Phòng 381. Lê Đình Phương, Bác sĩ, Sài Gòn 382. Trần Hoàn Vũ, Nhân viên kỹ thuật, Đồng Nai 383. Hà Hùng, Lập trình Viên, Sài Gòn 384. Nguyễn Quốc Việt, Làm tự do, Hà nội 385. Lê Quang Huy, cựu Giáo chức, Sài Gòn 386. Phạm Văn Hải, Buôn bán tự do, Linh Đàm, Hà Nội 387. Nguyễn Thanh Trúc, Doanh nhân, Hà Nội. 388. Nguyễn Thanh Loan, Nông dân, Di linh, Lâm Đồng 389. Trịnh Văn Toàn, Nông dân, Di linh, Lâm Đồng 390. Đỗ Thành Nhân, Tư vấn đầu tư, Quảng Ngãi 391. Trương Văn Xuân, Nhân viên, Nha trang, Khánh hòa 392. Nguyễn Thị Quỳnh Anh- pháp danh Phật tử: Hồng Diệu Nhẫn 393. Minh Cận, Công dân nước CHXHCNVN, thành phố Đà Nẵng 394. Đức Phạm, Kỹ sư Công chánh, Texas, Hoa Kỳ 395. Nguyễn Khắc Hân, Họa sĩ, Vancouver, Canada 396. Nguyễn Minh Đức, Kỹ sư điện, USA 397. Bùi Tuấn Dương, Lao động tự do. Quảng Khê, Đắk Glong, Đắk Nông 398. Nguyễn Hồng Phượng, Cử nhân phân tích, Hà Nội 399. Nguyễn Văn Nghệ, Phú Lộc Tây – Diên Khánh- Khánh Hòa 400. Mai Đình Sơn, Thanh Hóa 401. Nguyễn Đỗ, Nhà thơ, Dịch giả, USA 402. Mai Võ, Sài Gòn 403. Phạm Anh Tuấn, Dịch giả, sống tại Hà Nội 404. Phạm Văn Đạo, Kiến trúc sư, Thành phố Hồ Chí Minh 405. Phan Khắc Uyên Linh, Thu ngân, Berlin 406. Trần Đức Hiện, Hưu trí, Thống Nhất, Đồng Nai. 407. Lê Đình Hồng, Kế toán, hưu trí, B.C. Canada 408. Lê Xuân Diệu, Kinh doanh, Y- wang p. Eatam TP BMT daklak 409. Nguyễn Trung Đan, Kinh Doanh, Phú Nhuận – Sài Gòn 410. Đỗ Thái Bình, Kỹ sư đóng tàu, phó Chủ tịch Hội CN Tàu thủy VISIA, Phường Tân Phong, Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh 411. Đỗ Duy, Chuyên viên kỹ thuật, Chonburi, Thailand 412. Lục Minh Thanh, Cử nhân Luật, Bình Thạnh- Sài Gòn 413. Lâm Hải Đăng, Kinh doanh văn phòng phẩm, tỉnh Tây Ninh, 414. Huỳnh Phan Anh Sa, Sài Gòn 415. Lê Đức Thọ, Công dân Tại Quận 9, TPHCM 416.Trần Thị Như Ý, Phong An, Phong Điền, Thừa Thiên Huế 417. Nguyễn Văn Hải, Nông dân, Đaklak 418. Trần Tuấn Hiệp, Người dân Sài Gòn. 419. Phan Thái Bình, Kỹ sư điện, quận Tân Phú 420. Nguyễn Hồng Thanh, Hà Nội 421. Nguyễn Khánh Việt, Cán bộ hưu trí, Hà Nội. 422. Trần Tú Anh, Kỹ sư lâm nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh 423. Trần Đĩnh, Nhà văn 424. Nguyễn Minh Thiện, Công chức nghỉ hưu, Dương Minh Châu, TP Tây Ninh 425. Nguyễn Tấn Thắng, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội 426. Trương Hồng Liêm, Toulouse, Pháp. 427. Trần Văn Hải, Kỹ sư, TPHCM 428. Nguyễn Đình Chí, Nhà thơ, Công tác tại MaiducphuongnamDegia Co.Ltd 429. Nguyễn Duyên Khuy, Hà Nội 430. Nguyễn Hồ, Kiến trúc sư, Luật sư, Sài Gòn 431. Nguyễn Thị Bé Duyên, Nhân viên văn phòng, TP HCM 432. Cao Thị Hải Hiền, Kế toán, Gò Vấp, Sài Gòn 433. Cao Thị Kim Tuyết, Phạm Thế Hiển, TP Đà Nẵng 434. Trần Phi, Kinh doanh tự do, Sài Gòn 435. Nguyễn Thắng, Nhân viên viễn thông TPHCM: 436. Trương Thị Minh Sâm, Nội trợ, Đồng Nai 437. Đinh Hồng Sơn, Ds ĐH (đã nghỉ hưu), Hoàng Mai HN 438. Ngô Đình Thẩm, Lao động Tự do, Gò Vấp, Sài Gòn 439. Ngô Văn Hiền, Kỹ sư, Sài Gòn 440. Trần Quang Thọ, Lao động tự do, Thành phố Ulsan, Hàn Quốc. 441. Võ Thị Hảo, Nhà văn, Berlin 442. Nguyễn Quang Tuyến, Nghệ thuật thị giác, San Francisco, USA 443. Trương Thế Minh, Công nhân, Seattle, Washington, Hoa Kỳ 444. Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư Danh dự Đại Học Liège, Bỉ, sống tại Sài Gòn 445. Nguyễn Hữu Tuyến, Kỹ sư hưu trí, Q10 TP Sài Gòn 446. Đào Minh Châu, Tư vấn Hành chính công & Chính sách công, Hà Nội 447. Phạm Nam Hải, Nông nghiệp, Nguyễn Hoàng Tôn – Hà Nội 448. Trần Thị Lệ Thuỷ, Truyền thông, Q.7/ Sài Gòn 449. Lê Nguyễn, KSXD, Huế 450. Trần Bá Khánh, KSXD, Long An 451. TS Lê Kim Song, Giảng viên Đại học Murdoch, Miền Tây nước Úc 452. Lê Trung Hiếu, TP Đà Nẵng – Việt Nam. 453. Lương Ngọc Tuấn, Nghề tự do, Bình Dương 454. Lê Hồng Thắng, Công nhân, thành phố Huế 455. Nguyễn Thị Hoàn, Công dân Việt Nam, Bruxelles, Belgium 456. Nguyễn Huy Hoàng, ở Sài Gòn 457. Thiếu Khanh, Nhà thơ, Dịch giả, Sài Gòn 458. Đặng Xuân Diệu, Kỹ sư tại Paris, Pháp 459. Trần Viết Tuyên, Kiến trúc sư, nghỉ hưu, Hamburg, CHLB Đức 460. Nguyên Huỳnh Mai, Hưu trí, Bỉ 461. Nguyễn Văn Chinh, Tu sĩ Công giáo, Hiện đang tu học tại Hoa Kỳ. 462. Peter Đăng, Nghề nghiệp tự do, Cư dân TP. Garden Grove California USA 463. Nguyễn Trường Gang, Công giáo, Công nhân, Thuận An – Bình Dương 464. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành ủy TP Đà Lạt, Lâm Đồng. 465. Cù Huy Hà Vũ, Tiến sĩ Luật, Hoa Kỳ 466. Nguyễn Thị Dương Hà, Luật sư, Hoa Kỳ 467. Nguyễn Công Trung, Kinh doanh tự do, TP Vũng Tàu 468. Phạm Thị Lê, Kỹ sư hoá học, Việt Nam. 469. Danh Đức Kiên, Nghề nghiệp tự do, Cầu Giấy Ba Đình Hà Nội 470. Phạm Công Nhiệm, Bác sĩ, Đống đa Hà nội 471. Lê Trúc Lâm, Kỹ sư hóa, Hải Phòng 472. Hoàng Cao Nhân, Kỹ sư làm việc tại HCM 473. Đặng Minh Tuấn, Kinh doanh, Bà Rịa Vũng Tàu 474. Vũ Bá Vương, Kĩ sư cơ khí, TPHCM 475. Vũ Văn Tri, Melbourne, Úc Châu 476. Nguyễn Thành Vũ, Công nhân viên, Việt Nam 477. Nguyễn Đình Tính, Công dân Việt Nam 478. Hoàng Anh Tuấn, TP. Ingolstdt – CHLB Đức 479. Nguyễn Tuấn Khanh, Nguyễn Huệ, p7, TP Mỹ Tho -TG 480. Đỗ Quang Tuyến, Kỹ sư, Seattle Washington, USA. 481. Trần Hữu Quang, PGS-TS xã hội học, Sài Gòn 482. Nguyễn Minh Khang, Nhân viên văn phòng, Tp. HCM 483. Đặng Thành Trung, Công dân Việt Nam, sống tại Sài Gòn 484. Nguyễn Hoàng Hưng, Kỹ sư xây dựng, Hà Nội 485. Trần Thị Mỹ Hạnh, Tư vấn tài chính, TPHCM 486. Vũ Thanh, Nhà báo nghỉ hưu, ở TP.HCM 487. Bùi Ngọc Anh, Giảng viên ĐH nghỉ hưu, ở TP.HCM 488. Trần Công Khánh, Hưu trí, Hải Phòng 489. Nguyễn Văn Thanh, Cử nhân Kinh tế, Sài Gòn 490. Nguyễn Văn Hùng, Kỹ sư cơ khí, Tỉnh Hưng Yên 491. Hoàng Văn Hùng, Kỹ sư, Nhà báo tự do, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội 492. Ngô Chí Bình, Kinh doanh, Nguyễn Đình Chiểu, P4 Q3, Sài gòn 493. Nguyễn Thị Trúc Vân, Nhân viên văn phòng, Sài Gòn 494. Vũ Đình Khôi, Thạc sỹ Luật, Sài Gòn 495. Võ Bình Nguyên, Dịch giả, Mỹ 496. Trần Văn Khiêm, Bộ đội về hưu, Nghệ An 497. Nghiêm Ngọc Nhi, Kinh doanh tự do, Bình Dương 498. Tạ Thị Diệu Kế, Kinh doanh cà phê, Vũng Tàu 499. Ninh Xuân Trường, Chuyên viên tin học, Đồng Nai 500. Nguyễn Trọng Chức, Nhà báo, Sài Gòn 501. Nguyen Phuc Thanh, Dịch giả, Sài Gòn 502. Phan Vũ Cường, nguyên Cán bộ Công an, Hà Nội Đợt 3 503. Thuan Tran, Stagneliusgatan 39D, lgh 1101, 39237 Kalmar, Sweden. 504. Bùi Mạnh Tiến, Lái xe, Hải Dương 505. Nguyễn Hồng Hải, Lao động tự do, Hà Nội. 506. Trần Hiếu Nghĩa, Kỹ sư, Sài Gòn 507. Tran Kim Thanh, Hưu trí, TP Hanoi 508. Pham Van Nam, CCB, TP Hanoi 509. Nguyễn Khoa Chiến, Nhà báo đã nghỉ hưu, TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre 510. Tran Minh Hieu, Cư ngụ tại Paris Pháp Quốc 511. Nguyễn THị Thanh Hà, Johnsonville, Wellington, New Zealand 512. Đoàn Khắc Xuyên, Nhà báo, Saigon 513. Lê Thị Thập vợ TNLT, Sài Gòn 514. Hoàng Quốc Hùng, Doanh nhân, Praha – Cộng hoà Séc 515. Nguyễn Mạnh Tiến, Tiến sĩ, Hà Nội 516. Tạ Hoàng Lân, TP Cheb, CH Séc 517. Trần Hoàn, Kỹ sư cơ khí, Đà Nẵng 518. Lê Văn Hòa, Luật sư, Đoàn LS Hà Nội, nguyên hàm Vụ trưởng Ban Nội chính TW, Hà Nội. 519. Phạm Tân Hưng, Cử nhân, Lao động tự do, Hà Nội 520. Lê Công Trí, Giáo viên đã nghỉ hưu 521. Phan Nguyên, Hoạ sĩ, Nhà giáo, Paris-Sài gòn 522. Nguyễn Thượng Long, Dậy học, viết báo, Hà Đông – Hà Nội. 523. Đặng Văn Tiến (Tien Dang), Kỹ thuật video điện ảnh, Sài gòn 524. Vicky Do, Nghệ sĩ tự do/ Curator Saigon, Vietnam 525. Trần Quang Tuyến, Kinh doanh, Cộng hòa Séc 526. Hoàng Anh Tuấn, Kỹ sư, San Jose, California 527. Đào Duy Đạt, TS Sử học, Viện Nghiên cứu Trung Quốc – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. 528. Vi Đức Hồi, cựu đảng viên Cộng sản Việt nam, cựu TNLT, Lạng Sơn 529. Long Nguyễn, Công dân Việt Nam sống tại Warszawa, Ba Lan 530. Võ Thị Hảo, Nhà văn, CHLB Đức 531. Trần Thiên Hương, Kỹ sư, CHLB Đức 532. Lê Lan, Thiết kế, Hà Nội 533. Hoàng Trường Sa, Kinh doanh, Sài Gòn 534. Andy Hứa, Công nhân viên, Sài Gòn 535. Hana Nakládalová, Kinh doanh cá thể, Olomouc Czech 536. Nguyễn Thượng Thành, Hà Nội 537. Lê Sỹ Bình, Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, HCM 538. Huỳnh Quang Minh, CN Kinh tế, Quảng Nam 539. Nguyễn Tấn Hưng, Giáo lý viên, Tổng Giáo phận Saigon, Tân Bình, TPHCM 540. Nguyễn Quang Hòa, Nghệ sỹ xăm hình, Vinh, Nghệ An 541. Nguyễn Hải Gian, Hoạ sĩ tự do, Khu tập thể địa chất/khu I Đại phúc- Bắc Ninh 542. Nguyễn Đình Phúc, TP HCM 543. Đaminh Lê Thanh Trưởng, Linh mục giáo phận Xuân Lộc 544. Lê Mạnh Năm, Nghiên cứu viên, Hà Nội 545. Nguyễn Trinh Thi, Nghệ sĩ, Hà nội 546. Lê Trần Thị Hải Âu, thường trú tại Cộng hòa Liên bang Đức 547. Đỗ Thị Bắc Giang, Kế toán, Quận 1, Sài Gòn 548. Trịnh Ngọc Khánh, Kiến trúc sư, Sài Gòn 549. Vũ Đình Hưng, cựu Quân nhân chuyên nghiệp phục viên, Thanh Hoá 550. Lê Quang Hợp, Hưu trí, Q2, TP HCM 551. Nguyễn Đức Phương, Thừa Thiên Huế. 552. Phạm Ngọc Cường, Công dân, Neuburg- CHLB Đức 553. Đỗ Thị Kim Dung, Nam Định 554. Vũ Thế Cường, Hưu trí, CHLB Đức 555. Nguyễn Trí Dũng, Phiên dịch tự do, Hà Nội, Việt Nam 556. Nguyễn Giang An, Giáo viên tại TP. HCM 557. Hà Vũ Trọng, Dịch giả, Canada 558. Nguyễn Đình Vinh, Cử nhân, Sài Gòn 559. Trần Hạ Vi, Nhà thơ, Canada 560. Nguyễn Trọng Nghĩa, Thợ điện, Rennes, Pháp 561. Đinh Nam Thắng, Kĩ sư, sống tại Espana 562. Vĩnh Hảo, Nhà văn, cư ngụ tại Midway City, California, USA 563. Lê Khánh Luận, TS nguyên Giảng viên Trường ĐHKT, Tp.HCM 564. Bùi Quang Vơm, Kĩ sư, Parỉs, Pháp 565. Trần Thục Quyên, Nhân viên hỗ trợ nghiên cứu, San Diego, California, USA 566. Maria Trần Thị Hài, Hưu trí, Q2, Sài Gòn 567. Nguyễn Hoàng Văn, Doanh nhân tại Sài Gòn 568. Lưu Thắng, Công nhân, Hoa kì 569. Trần Hưng Thịnh, Kỹ sư đã nghỉ hưu, Đại kim, Hoàng Mai, Hà Nội 570. Võ Thành Nhân, 6329 Arlington Blvd. Unit B Falls Church, USA 571. Nguyễn Ngọc Thiên Hương, Dược sĩ, Tam Hiệp, Biên Hoà, Đồng Nai 572. Tony Bui, 5251 Gasmer, Houston, Texas 77086 USA 573. Trần Trung Hậu, Giảng viên, TP.HCM 574. Nguyễn Đức Tuấn, Biên tập & MC, Sài Gòn 575. Quynh Dao, Hoi vien An Xa Quoc Te Uc Chau 576. Trần Minh Triết, Kỹ sư cơ khí, Osaka, Japan 577. Phạm Tử Bình, Kinh doanh, Cộng hòa Áo 578. Huỳnh Thanh Nam, Viết tự do, Sài Gòn 579. Trần Duy Tân, Kỹ sư, New Zealand 580. Hồ Văn Tiến, Kỹ sư tin học, Geneva, Thụy Sĩ 581. Hoa Nguyễn, Nghệ sỹ, Melbourne, Australia 582. Văn Nguyễn, Nghệ sỹ, Melbourne, Australia 583. Đỗ Như Ly, Kỹ sư- Hưu trí- TV CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn 584. Nguyễn Thanh Thủy, hiện cư trú West Bay Ecopark 585. Hoàng Nhơn, Kinh doanh, Saigon 586. Thoa Nguyễn, Chăm sóc người cao niên, San Jose, USA 587. Tran Phong, Air-technik, Vienna, cộng hòa Áo 588. Lâm Minh Cảnh, 15 Leighton Crescent, Deer Park Vic, Australia 589. Phạm Anh Tuấn, Kỹ sư, Sydney, Úc châu 590. Phùng Thị Xuân, Phú Nhuận, Sài Gòn 591. Tường An, Nhà báo tự do (Paris, Pháp) 592. Lại Văn Phước, Nghệ nhân thư pháp, Pháp 593. Phạm Đức Nguyên, PGS. TS. Hà Nội 594. Phạm Lệ Thủy, Ba Vì, Hà Nội 595. Hùng Phạm, Hưu trí tại Canada 596. Nguyễn Công Hệ, Hưu trí, Bình Thạnh. 597. Hồ Sỹ Hải, Công dân CCB, Hà Nội 598. Trần Thi Kim Phụng, Tân bình, Sài Gòn 599. Đinh Ngọc Hưng, Hưu trí, Hà Nội Đợt 4 600. Vũ Đình Thi, Công nhân công ty cao su, Dầu Tiếng, Tây Ninh. 601. Đỗ Văn Bốn, Công nhân công ty cao su, Dầu Tiếng, Tây Ninh 602. Lê Văn Hai, Công nhân công ty cao su, Dầu Tiếng, Tây Ninh 603. Nguyễn Đình Ngọc, Công nhân công ty cao su, Dầu Tiếng, Tây Ninh 604. Trần Lê Tuấn Anh, Công nhân công ty cao su, Dầu Tiếng, Tây Ninh 605. Lò Thị Chín, Công nhân công ty cao su, Dầu Tiếng, Tây Ninh 606. Nguyễn Đình Bảy, Công nhân công ty cao su, Dầu Tiếng, Tây Ninh 607. Cù Huy Đức, Công nhân công ty cao su, Dầu Tiếng, Tây Ninh 608. Lê Văn Tòng, Công nhân công ty cao su, Dầu Tiếng, Tây Ninh 609. Ngô Sĩ Dũng, Công nhân công ty cao su, Dầu Tiếng, Tây Ninh 610. Trần Đình Duy, Công nhân công ty cao su, Dầu Tiếng, Tây Ninh 611. Trần Thanh Ngôn, Kỹ sư tin học, Berlin, Cộng Hòa Liên bang Đức 612. Chu Văn Keng, CCB Đoàn tàu không số E125 HQ, Be rlin, CHLB Đức 613. Dương Hải Đăng, Kỹ sự điện làm việc tại Phú Quốc, sống tại Sài gòn 614. Trương Thế Kỷ, Hưu trí, Korbinianplatz 4a, 80807 München, Germany 615. Trần Kim Ngọc, Nhạc sĩ 616. Kim Ngọc Cương, Chuyên viên chính về kinh tế, nghỉ hưu, Đống Đa – Hà Nội. 617. Nguyễn Hùng Cường, Sinh sống tại cộng hòa Áo 618. Oanh Nguyen, Bác sĩ, 3340 Tyrone Blvd. St.Petersburg.Fl.33710 619. Nguyễn Minh Tấn, Luật sư, sống tại thành phố Hồ Chí Minh 620. Nguyễn Đình Cống, GS. ĐHXD. Hà Nội 621. Trịnh Xuân Sang, Ngọc Hòa Chương Mỹ HN 622. Nguyên Văn Vỵ, Giáo viên về hưu, Hà Nội 623. Lê Văn Oanh, Kỹ sư xây dựng, Hà Nội 624. Nguyễn Thị Hiền, Hưu trí, CHLB Đức 625. Nguyễn Nghiêm, Cựu chiến binh, hưu trí, Phú Nhuận, TP HCM 626. Lưu Văn Vượng, Cố vấn giáo dục, Thành phố Stavanger, Nauy 627. Lưu Vân Khương, Kỹ sư, Italia 628. Nguyễn Quỳnh, Dân oan Vĩnh Phúc 629. Đỗ Tuyết Khanh, Thông dịch viên, Thuỵ Sĩ 630. Nguyễn Minh Đức, Nhà báo lâu năm, Cô Giang, Q.1, Việt Nam 631. Đoàn Xuân Nguyên, Tiến sĩ Kinh Tế, Đại học Metropolitan, Missouri, Hoa Kỳ 632. Nguyễn Lê Nghĩa, Lập trình viên, Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 633. Natali Nguyen, Borås, Thụy Điển 634. Phạm Văn Chính, Luân Đôn, Anh Quốc 635. Nguyễn Thành Hà, Thợ đụng, 6040 Hermitage Dr. Pensacola. FL 32504, USA 636. Trần Trung Sơn, TS nguyên Giảng viên Trường SQKQ, Nha Trang đã nghỉ hưu 637. Nguyễn Trọng Hoàng, TS Vật lý, TP Frankfurt am Main, CHLB Đức 638. Lương Ngọc Châu, Hưu trí, TP Mainz, Đức Quốc 639. Trần Thiện Kế, Dược sĩ, Hà Nội 640. Phạm Văn Chung, Thạc sĩ tài chính ngân hàng. Hà Nội 641. Tô Thúy Ái, Nhà văn tự do, sống tại Sydney,Australia 642. Phạm Mạnh Tiến, Kỹ sư, Nghệ An, Công dân Việt Nam 643. Võ Văn Đức, Nhạc sĩ, Tp.HCM 644. J.B Nguyễn Hữu Vinh, Nhà báo tự do. Hà Nội, Việt Nam 645. Lê Mai Đậu, Kỹ sư, Hưu trí, Hà Nội. 646. Nguyễn Duy Hiền, Công an hưu trí, Q3, Sài Gòn 647. Nguyễn Cảnh Hiền, Lao động tự do, Q9, TPHCM 648. Vũ Thị Thu Dung, Luật sư, Q1, Sài Gòn 649. Ngô Đình Luân, Công nhân may, Q7, Sài Gòn 650. Trần Văn Tày, nhạc sỹ, Bình Dương 651. Cố Thị Mẫn, Thạc sỹ kinh tế, Đồng Nai 652. Tôn Nữ Ngọc Dung, Luật gia, Đồng Nai 653. Giáp Văn Chính, Chuyên viên tài chính, Tân Bình, Sài Gòn 654. Nguyễn Nho, Chuyên viên tài chính, Tân Bình, Sài Gòn 655. Nguyễn Vũ Linh, Chuyên viên tài chính, Tân Bình, Sài Gòn Đợt 5 656. Trần Hải Hạc, nhà giáo về hưu, Paris, Pháp 657. Lê Hoàng Hà Nội, Nội Trợ, Georgia, U.S.A 658. Thu Dương, Thông dịch viên tại Sở di trú Munich, CHLD Đức. 659. Huỳnh Hậu, Nghề Tự Do, sống tại Houston, TX, USA 660. Lê Hải Nam, Thạc sĩ, giáo viên tiếng Anh, Sài Gòn 661. Huỳnh Thanh Long, Giáo viên Trường THPT Marie Curie TP HCM 662. Bùi Việt Dũng, Kỹ sư, Sài Gòn 663. Trần Mai Phương, Doanh nghiệp, Tp Vancouver, bang British Columbia – BC. Canada 664. Đoàn Thuận, Nhà giáo, Nhà thơ, tp. HCM 665. Lê Trung Thu, Lao động tự do, Hồ Chí Minh 666. Nga Vu, Y tá phụ, sống tại Melbourne Úc Châu 667. Mai Đức Hòa, Cử nhân Hóa Học-ĐHQG Hà Nội, cư trú Hà Nội 668. Uông Đắc Đạo, Cử Nhân Luật, hưu trí, Hoa Kỳ 669. Phùng Thị Thanh Hà, Nghề tự do, Thành phố Hồ Chí Minh 670. Nguyễn Thị Yến, Nội trợ, Sinh sống tại Sài Gòn 671. Nguyễn Anh Quân, Công nhân, Hòa Bình 672. Nguyễn Bích Lan, Dịch giả, Hà Nội 673. Trần Văn Thuận, Kỹ sư cơ khí, Karolingerstr.32, 82205 Gilching 674. Nguyễn Ba, Thiếu tá quân đội về hưu, Sơn Trà, Đà Nẵng 675. Lê Xuân Thiêm, Hưu trí, Sài Gòn 676. Việt Khang, Nhạc sĩ, Hoa Kỳ 677. Trần Văn Thành, Kỹ sư CNTT, Paris – Nước Cộng Hòa Pháp 678. Đoàn Huyền, Viết báo, Dịch thuật, Hà Nội. 679. Lê Hải Lý, Kỹ sư, Chuyên gia kiểm toán, CHLB Đức 680. Hoàng Cường, Kỹ sư giao thông, Ba đình – Hà nội 681. Thế Dũng, Nhà Văn, Nhà Thơ, CHLB Đức 682. Nguyễn Thị Ái Vân, Nghệ sĩ, Hoa Kỳ 683. Trịnh Thanh Hùng, Kinh doanh, Cư trú tại TPHCM Đợt 6 684. Vũ Đình Bon, TS, Kỹ sư Công chánh, Hoa Kỳ 685. Trần Văn Tấn, Kỹ sư, Berlin, CHLB Đức 686. Trương Chí Tâm, CCB chiến trường Campuchia, Cử nhân y khoa, TPHCM 687. Lê công Giàu, Phong trào HSSV Saigon. Hưu trí, sống tại TP HCM 688. Dr. Trần Anh Chương, 14322 Bensworth Way, Glenelg MD21737, USA 689. Hoàng Minh Xuân, Làm báo, Sài Gòn 690. Trương Minh Thủy, Người lao động, P. Phú trung, Q Tân phú, TP Hồ Chí Minh 691. Phạm Việt Cường, Phiên dịch, Hà Nội 692. Nguyễn Thị Mỹ Hà, Giáo viên, Hà Nội 693. Huỳnh Văn Thanh, Người dân Sài Gòn 694. Trương Đại Nghĩa, Cựu QNQLVNCH, California, USA. 695. Thomas Phạm, Hưu trí, USA 696. Nguyễn Đắc Thắng, Kỹ sư hóa học, Thụy Sỹ 697. Nguyễn Thiện Công, Kỹ sư Cơ khí tại MercedesBenz, hưu trí, CLB Đức 698. Nguyễn Xuân Dũng, Sinh viên triết học, Saigon 699. Mailan Luong, Quản trị khách sạn, Cộng hoà Áo 700. Nguyễn Lê Tiến, Tiến sĩ kỹ thuật, Dr Ing, Cupertino, California, Hoa Kỳ 701. Phùng Chí Kiên, Designer, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. 702. Hoàng Linh, Nhà báo, Hà Nội 703. Đào Thu Huệ, Giảng viên ở HN 704. Chu Bá Sinh, Melbourne, Úc châu 705. Phạm Thanh Nghiên, cựu TNLT, Sài Gòn 706. Huỳnh Anh Tú, cựu TNLT, Sài Gòn 707. Phạm Hồng, Facebooker, Pháp 708. Thái Văn Dung, cựu TNLT, Nghệ An, Việt Nam 709. Hoa Mai Nguyen, Làm báo tự do, cư trú tại TP. Hamburg CHLB Đức 710. Trần Bá Khánh, Kỹ sư XD, Long An 711. Hồ Lưu Thiện, Công dân Việt Nam, Bình Định 712. Nguyễn Phước Long, Hưu trí, TP HCM 713. Phạm Văn Thành, 3025 Alphonse de Lamartine, Laval, Quebec, Canada 714. Trần Văn Hoàng, Retired database consultant, Toronto, Canada 715. Nguyễn Đức Anh, Kỹ Sư, Sài Gòn, VN 716. Nguyễn Tuấn Kiệt, Kỹ sư xây dựng, sinh sống Đồng Nai 717. Trần Thị Mỹ Ngọc, Giáo viên mầm non, Q6, TPHCM 718. Bùi Trọng Thắng, Chuyên viên IT, Q. Tân Bình, Sài Gòn 719. Nguyễn Ngọc Kính, Làm việc tự do, Hoa Kỳ 720. Ngô Tiến Danh, Cán bộ hưu trí, Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu 721. Lê Thanh Hiệp, Nhà báo, sinh sống tại Pháp 722. Trần Duy Anh Khôi, Q3, TPHCM Đợt 7 723. Tô Thị Ánh Tình, Nghề tự do, Đà Nẵng 724. Andy Nguyen, Hưu trí, Vancouver, Canada 725. Phí Mạnh Hồng, PGS, TS Kinh tế, Hà Nội 726. Tonthat Hùng, Kỹ sư, California, Hoa Kỳ 727. Phạm Doanh, Kỹ sư phần mềm (về hưu), Texas, USA 728. Trần Quang Ngọc, Kỹ sư về hưu, Stuttgart, CHLB Đức 729. Trần Duy Bình, Bán hàng, Thành phố Đà Nẵng 730. Dương Văn Minh, Kỹ sư hưu trí, Hà Nội 731. Raymont Lee Tran, Nhà báo, Abington Massachussets 732. Lưu Văn Quang, Lao động, Sài Gòn 733. Trần Trí Dũng, Kỹ sư, Hà Nội 734. Huỳnh Tấn Mẫm, Bác sĩ, nguyên Chủ tịch Tổng Hội Sinh Viện Sài Gòn trước 1975, nguyên Tổng biên tập báo Thanh Niên, hiện là Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TPHCM 735. Nguyễn Thanh Hạnh, Cán bộ về hưu, hiện sinh sống ở Hà Nội 736. Nguyễn Thế Thanh, Kỹ sư điện toán, CHLB Đức 737. Nguyễn Đức Nhuận, Nhà giáo, nhà nghiên cứu về hưu, CNRS/Université Paris 738. Nguyễn Hải Sơn, Công nhân, CHLB Đức 739. Nguyễn Hùng, Kỹ sư tin học, Melbourne, Úc châu 740. Nguyễn Hồng Ngọc, Công dân tại Thái Bình 741. Trang Nguyên, Kế toán, Boston, Massachusetts, USA 742. Nguyễn Gi Lăng, Kỹ sư, Hungary 743. Nguyễn Quốc Thắng, California, USA 744. Nguyễn Hoài, Kỹ sư – giáo viên, Việt Nam 745. Nguyễn Mạnh Dương, Chung cư xanh, Hồng Hà, Hạ Long, Quảng Ninh 746. Trần Ngọc Thành, TP Viena, Cộng Hòa Áo, 747. Nguyễn Phú Xuân, Giáo sư hưu trí, Angers, Pháp 748. Trương Quang Khanh, Kỹ sư điện, SG 749. Tuấn Khanh, Nhạc sĩ, blogger tại Saigon 750. Nguyễn Thị Huế, Kỹ sư kinh tế xây dựng, Hà Nội 751. Nguyễn Ngọc Út, Dược sỹ, TP Hồ Chí Minh 752. Cao Thế Phong, Kỹ sư, đang sống tại Hà Nội, Việt Nam 753. Lê Phước Long, Kinh doanh, Quảng Trị, Việt Nam 754. Nguyễn Vũ Bình, Nhà báo, đang sinh sống tại Hà Nội 755. Jessie Dinh, Saskatoon, Canada 756. Lê Thị Hạnh, Bác sĩ bệnh viện nhi đồng 2, TP HCM 757. Phan Quang Cương, Cán bộ hưu trí, TP HCM 758. Phan Quang Trung, Tiểu thương, TP HCM 759. Lê Trung Thông, kỹ sư, Sài Gòn 760. Nghê Lữ, Phóng viên, CLB Truyền thông báo chí Bắc Cali 761. Huỳnh Quốc Thắng, Giáo viên tiếng Anh, Khánh Hòa 762. Nguyễn Đăng Quang, Kỹ sư điện tử, hiện đang sinh sống tại Hà Nội 763. Nguyễn Tam Thanh, Cử nhân, Hà Nội 764. Nguyễn Tiến Tài, Nhà giáo hưu trí tại Hà Nội 765. Nguyễn Hồng Tiến, Kỹ Sư, TP Hồ Chí Minh 766. Liên Huỳnh, Nội trợ, Texas USA 767. Trịnh Lê Hữu Đức, Kỹ sư về hưu, Montréal, QC, Canada 768. Trần Kim Liên, Nhân viên văn phòng, TP HCM 769. Nguyễn Hạnh Toàn, Kinh doanh tự do, Bà Rịa Vũng Tàu 770. Phạm Quang Tuấn, Quản lý dự án – Lập trình viên, Gò Dầu – Tân Phú – TP HCM 771. Bùi Thị Minh Trâm, Nội trợ, Gò Vấp, Sài Gòn 772. Gấu Le petit, Công dân Viet Nam 773. Thích Vĩnh Phước, Tăng đoàn GHPGVNTN, trú trì chùa Phước Bửu, ấp Thạnh Sơn 1A, Phước Thuận, Xuyên Mộc, BRVT 774. Tri Ngọc Nguyễn, Business Owner, Garden Grove, California – USA 775. Lê Văn Cát, Hưu Trí, CHLB Đức 776. Nguyễn Kim Bình, TS Y Khoa, Úc Châu 777. Phạm Hải Hồ, TS, dịch giả, cư trú tại CHLB Đức 778. Tống Văn Công, Nhà báo, đang ở Hoa Kỳ 779. Mai Hiền, Nhà báo, đang ở Hoa Kỳ 780. Huỳnh Quang, Computer programmer, Houston, Texas, Hoa Kỳ 781. Lê Quang Trung, Nhân viên an ninh, Thám tử tư, Melbourne, Úc châu 782. Lê Anh Dũng, Lao động tự do, Hải Phòng 783. Mai Văn Tuất (Văn Ngọc Trà), đang sống tại California, Hoa Kỳ. 784. Vũ Hạ Bạch Nga, Chuyên viên kiểm toán, sinh sống tại Q1, TPHCM 785. Trần Văn Bậu, Lái xe buýt, Q6, TPHCM 786. Lê Danh, Kỹ sư CNTT, sinh sống tại Úc 787. Nguyễn Công Ánh, CCB, Biên Hòa, Đồng Nai 788. Đặng Quan Tôn, Tài xế, Bình Chánh, TPHCM 789. Lô Bích Huệ, Kế toán, sinh sống tại Nhật 790. Lô Bích Nhi, nội trợ, sinh sống tại Nhật 791. Trần Minh Nghĩa, Kỹ sư hóa học, sinh sống tại Lusiana, Mỹ 792. Võ Thị Lán, Công nhân may, KCN Tân Phú Trung, Củ Chi, TPHCM 793. Nguyễn Văn Chiên, Công nhân may, KCN Tân Phú Trung, Củ Chi, TPHCM 794. Tạ Thị Nuôi, Công nhân may, KCN Tân Phú Trung, Củ Chi, TPHCM 795. Võ Quốc Đại Nhân, Công nhân may, KCN Tân Phú Trung, Củ Chi, TPHCM 796. Phan Khắc Cường, Nhà báo, sinh sống Sài Gòn 797. Lê Ngọc Nhựt, Buôn bán trái cây, Q1, TPHCM 798. Phan Chí Sĩ, Kinh doanh nhà hàng, Bình Dương 799. Nguyễn Thị Bạch Dương, Chuyên viên tài chính, Tân Bình, TPHCM 800. Nghiêm Ngọc Loan, Chuyên viên tài chính, Tân Bình, TPHCM 801. Trần Thị Dịu Linh, Chuyên viên tài chính, Tân Bình, TPHCM  
......

Máu đã đổ ở Đồng Tâm!

FB. Phạm Minh Vũ | Khoảng 4 giờ rạng sáng ngày 09/01/2020, nhà cầm quyền CS Hà Nội ra lệnh tấn công Làng Hoành xã Đồng Tâm .   SÚNG ĐÃ NỔ TRÊN BẦU TRỜI ĐỒNG TÂM!   Cuộc hành quân bắt đầu 10 giờ đêm ngày 8 tháng Một 2020, các lực lượng An ninh mật vụ được tung đi canh từng nhà hoạt động ở Hà Nội trước đó. Một trung đoàn gồm có Bộ tư lệnh cảnh sát cơ động, đặc nhiệm, cảnh sát giao thông... Từ bộ cho tới huyện và lực lượng địa phương mang theo khí tài quân sự hạng nặng có cả xe bọc thép, xe phá sóng, máy LRAD, cả thảy hơn một ngàn người được điều về nhanh chóng trong đêm, tập kết và bao vây quanh sân bay Miếu Môn. Khi các lực lượng đã tập kết đầy đủ, Internet, điện đã bị cắt, sóng điện thoại bị phá, 4h sáng ngày 9/1, lệnh nổ súng cũng được truyền đi họ tiến quân vào Làng Hoành xã Đồng Tâm, tiếng súng nổ chát chúa, vang rền và rực sáng cả Đồng Tâm, tỏa sáng cả một bầu trời như cách Ông Nguyễn Phú Trọng mới nói “mặt trời tỏa sáng trên bầu trời Việt Nam”, hơi cay được bắn đi và lùng sục tất cả mọi nhà ở Đồng Tâm. Súng bắn đã làm Cháu cụ Kình bị thương ở tay, chắt cụ có 3 tháng tuổi cũng dính hơi cay, nhiều người bị thương hiện tại cho tới giờ chưa thống kê được. Nhà Cụ Kình là “căn cứ” cũng như linh hồn của Làng Hoành là mục tiêu cuộc tấn công của bọn chúng, Nhiều người lãnh đạo có uy tín ở Làng Hoành xã Đồng Tâm đến Nhà Cụ Kình để lên phương án chống trả nhưng do tay không tấc sắt, phe cướp đất được trang bị tận răng có hoả lực đã đánh chiếm vào nhà bắt đi những người lãnh đạo kể cả Anh Công con Cụ Kình, chúng bắn hơi cay xối xả vào nhà mặc dù có trẻ em mới 3 tháng tuổi. Một cuộc chiến không cân sức, giữa một bên là thể chế độc tài trang bị khí tài quân sự quá khủng khiếp, được lệnh tàn sát nếu Dân chống trả, giữa một bên là người Dân hiền hoà, chất phác, trên tay thậm chí còn không có lấy một tấc sắt. Không biết cuộc chiến sẽ kết thúc như thế nào? Chúng ta, đều phần nào đoán được, nhưng có lẽ, trang bị vũ khí tối tân cho lực lượng vũ trang để đi cướp đất của Nhân Dân thì trên thế giới này ngoài Việt Nam ra chắc chẳng còn ai làm được điều đó. Quả thực, Việt Nam làm được những việc mà thế giới không ai làm!   THẢM SÁT ĐỒNG TÂM! Cho tới giờ phút này (chiều tối ngày 9/1), Đồng Tâm vẫn đang bị phong toả, hàng ngàn cảnh sát vẫn bao vây Thôn Hoành các chốt quân sự lập ra để cô lập Thôn Hoành, Thôn Hoành giờ đây là một chiến sự vô cùng tang thương vì cuộc chiến không cân sức. Khoảng 5h chiều nay, người dân ĐỒNG TÂM cho biết, sau cuộc tấn công sáng nay và bắt đi toàn bộ gia đình nhà cụ Lê Đình Kình (khoảng 30 người) và nhiều người dân, con trai chú Lê Đình Công bị bắn gãy tay, cháu chú Lê Đình Công 3 tháng tuổi bị ngạt hơi cay có thể đã không qua khỏi (vì thế mà chúng đưa cả mẹ và đứa bé sơ sinh 3 tháng tuổi đi), thông báo bên công an đưa ra có một người chết, có thể là chú Lê Đình Công đã hi sinh khi quân cướp đất nổ mìn phá tường để bắt người. 59ha đất nông nghiệp Đồng Sênh đã bị bao chiếm bằng hàng rào và dây thép gai. Trong lực lượng đàn áp có cả xã hội đen săm trổ, nhiều nhà dân bị cướp phá tài sản. Sự việc bắt đầu khi những năm 2011,2012 các nhóm lợi ích có ý định làm sân Gofl và muốn cướp 59ha đất nông nghiệp của Bà con Đồng Tâm. Sự việc nhập nhằng khi 2015 Ủy ban Hà Nội thay Quân đội đứng ra lấy đất, cho rằng đó là đất của sân bay Miếu Môn dự định khai triển năm khoảng những 1980. Nhưng thực tế, đất Đồng Sênh 59ha chẳng liên quan gì với 47 ha quy hoạch làm sân bay cả. Năm 2017 Chung con cho lính xuống cướp đất và ý định muốn dân làng Đồng Tâm bắt và giết 20 lính cảnh sát cơ động để Chung con có cơ hội đàn áp, dân làng lúc đó đã tỉnh táo tha mạng cho 20 lính đặc nhiệm ấy. Tôi nói tới đây xin khẳng định một lần nữa là các tay ngồi ở bàn giấy vẽ quy hoạch nó rất muốn lính của họ bị giết chết, vì lính cưỡng chế chết thì mới có cơ hội để trấn áp và cưỡng chế công khai (nghĩa là họ xem lực lượng cảnh sát là con chốt để cho bọn chúng thực hiện được ý đồ cướp đất), đó là tôi nói thời điểm 2017. Không ngờ, kịch bản lại lặp lại và ý đồ của bọn cướp đã thực hiện được khi chúng thí 5 mạng (*) và giết một người dân Đồng Tâm vào sáng ngày chín tháng một năm 2020 (không loại trừ khả năng 5 mạng này bị chúng khử nhau để có cớ đàn áp mạnh tay hơn, vì họ trang bị tận răng vũ khí mạnh, trong khi dân Đồng Tâm thì tay không tấc sắt) và ngang nhiên công khai đường đường chính chính rào kẽm gai 59ha đất Đồng Sênh chiều nay. Bọn cướp chỉ quan tâm 59ha đất chứ không cần biết ai sống ai chết, tất cả những người chết đều là trong ý đồ và tính toán của bọn Quân đội cao cấp. Đồng Tâm là cuộc thảm sát quy mô và thảm khốc của Đảng lực lượng vũ trang trong năm 20 của thế kỷ 21 trong sự nghiệp cướp đất của toàn đảng toàn quân, chỉ vì 59ha đất của dân là miếng mồi ngon để làm sân Golf cho các quan lớn chơi, mà những kẻ buôn dân bán đất để xẩy ra một cuộc thảm sát khủng khiếp. Không thể tin nỗi, không thể tượng nỗi sự tàn ác man rợ mà nó diễn ra ngay trước mắt ta, ngay vào ngày hôm nay. Máu đã đổ cho cả 2 phía, các ông cướp được rồi ăn nó có sống mãi với thiên thu? Hay là tội ác của cuộc thảm sát ngày chín tháng 1 năm 2020 sẽ là một bằng chứng điểm thêm cho sự man rợ của chế độ cộng sản tàn ác với Dân nhưng hèn với giặc, mãi mãi không bao giờ quên sự bạo tàn của một chế độ không chính danh này./. (*) Theo báo nhà nước VC thì có 3 công an và 1 người dân Đồng Tâm bị thiệt mạng. Tuy nhiên theo người dân Đồng Tâm thì chẳng có công an, cảnh sát nào chết cả.  
......