Đỗ Văn Ngà|
Anh đã từng đoạt 10 lần á quân và chỉ có 1 lần quán quân thôi, thì người ta sẽ nhớ đến anh như là một nhà quán quân. Điều đó có nghĩa là gì? Thói quen của xã hội loài người nói chung, chỉ nhìn thấy cái danh hiệu lớn nhất mà anh đoạt được thôi. Tương tự như vậy, khi nói đến Lyndon Jonhson thì người ta chỉ nhớ đến ông ta như là vị tổng thống thứ 36 của Hoa Kỳ chứ ít ai nhớ đến ông như là một phó tổng thống cho John F. Kendendy.
Chủ nô là gì? Là người sở hữu được nhiều ruộng và bắt những con người bị tước hết mọi quyền cơ bản của con người đem về bắt lao động cho họ như con thú. Người chủ nô có quyền cho nô lệ ăn vừa đủ để lấy sức lao động của họ hoặc có thể bỏ đói nếu thích. Nghĩa là sức lao động mà người nô lệ bỏ ra không phải của họ mà của kẻ chủ nô.
Địa chủ là gì? Là người sở hữu được nhiều ruộng và thuê mướn người nghèo đến ở và lao động cống hiến sức lực cho địa chủ sản xuất, ngược lại địa chủ sẽ nuôi họ đủ ăn, đủ mặc ở mức tối thiểu. So với người nô lệ, thì người làm thuê cho địa chủ có quyền hơn. Họ được sở hữu sức lao động của họ, họ có thể bỏ địa chủ này và mang sức lao động đến địa chủ khác để bán. Còn nô lệ thì không.
Thời kỳ CS mới nắm quyền họ loại bỏ địa chủ trên toàn cõi Việt Nam bằng chiến dịch CCRĐ giết chết 172 ngàn địa chủ, không phải chính quyền CS vì giải phóng người dân nghèo khỏi ở đợ cho địa chủ, mà vì họ, họ muốn thiết lập một loại địa chủ mới. Ngày đó ĐCS xóa hết tất cả các địa chủ đơn lẻ để cướp lấy toàn bộ tài sản đất đai trở về tay nhà nước. Khi đó nhà nước CS là một ông địa chủ duy nhất trên toàn cõi Việt Nam.
Nhưng nói nhà nước CS là ông địa chủ duy nhất cũng không đúng, vì sao? Vì nói đến địa chủ thì người làm thuê có quyền không bán sức lao động cho địa chủ nếu họ muốn, nhưng người làm thuê cho chính quyền CS không có quyền bán sức lao động cho kẻ khác, thời kỳ kinh tế tập trung, người dân phải bỏ sức lao động của mình vào cái giỏ đựng sức lao động của đảng – hợp tác xã nông nghiệp. Rõ ràng qua so sánh định nghĩa chủ nô và địa chủ thì ĐCS mang bản chất của chủ nô.
Khi nhà nước kiêm chủ nô có tên là CHXHCNVN bế tắc trong vấn đề giải quyết chén cơm cho nô lệ thì họ mới buông cho nô lệ của họ tự làm kiếm ăn. Thời kỳ này bắt đầu từ năm 1986, mà theo ngôn từ của CS thì đó là “đổi mới”. Nhưng nô lệ tự làm kiếm ăn thì cũng không có quyền ăn hết trọn vẹn miếng ăn mình đã kiếm mà họ có thể bị tước đoạt bất kỳ lúc nào bằng sưu cao thuế nặng và vô vàn thứ phí vô lý. Nói chung, người Việt trước 1986 và sau 1986 chỉ khác nhau ở chỗ là lúc trước không làm chủ sức lao động, và sau là không làm chủ miếng ăn. Nếu phân tích sâu hơn thì ta sẽ thấy, đã không làm chủ sức lao động thì ắt không thể làm chủ miếng ăn, nhưng không làm chủ miếng ăn thì có thể làm chủ được sức lao động của mình. Bản chất 2 thời điểm ấy khác nhau không nhiều, phải nói kết quả đều như nhau, khi đa phần người dân đều không làm chủ miếng ăn.
Cho nên có thể nói, với tình thế người dân Việt Nam liên tục bị thuế, BOT, tham nhũng vv.. tước hết sức lao động của mình, kèm theo đó chính người dân cũng bị tước hết mọi quyền đòi hỏi khi bị nhà nước đối xử bất công thì bản chất nô lệ vẫn còn y nguyên chứ không khác gì mấy thời kỳ tăm tối trước đây. Mặt khác, nhà nước né tránh cái tiếng làm ông địa chủ duy nhất bằng cách giải tán hợp tác xã và thay vào đó là những công ty độc quyền nhà nước. Những công ty này được uống những dinh dưỡng mà nhà nước hút từ nô lệ của họ. Như vậy dù có đổi mới hay không, nhà nước CHXHCNVN vẫn là một thực thể có 2 mặt, một mặt nhà nước và mặt chủ nô. Không đổi.
Với bản chất một nhà nước chiếm hữu nô lệ thì làm sao có thể sánh với những nước dân chủ? Đó là nguyên nhân đất nước này không thể không tụt hậu so với những nước khác trong một thế giới không ngừng phát triển này.