Vào ngày 11/1/2015, nhân lúc dư luận xôn xao về tin ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc, chúng tôi đã viết một bản tin liên quan đến cái chết của ông Alexander Litvinenko (http://diendanctm.blogspot.com.au/2015/01/tim-hieu-ve-au-oc-phong-xa-tru...), một nhân viên của Cơ Quan An Ninh Liên Bang (FSB), tức hậu thân của cơ quan an ninh tình báo cảnh sát mật vụ KGB của Liên Xô trước đây, do bị đầu độc với chất phóng xạ Polonium-210.
Vào Tháng 7 năm 2013, 7 năm sau khi ông Litvinenko qua đời, việc điều tra về cái chết của ông Litvinenko bị bãi bỏ mặc dầu các cơ quan giảo nghiệm cho là cần thiết để có thể nghe được thông tin mật. Tuy nhiên, vào Tháng 11, 2014, Toà Án Tối Cao đảo ngược quyết định của Bộ Nội Vụ, và Bộ Nội Vụ Anh Quốc tuyên bố cuộc điều tra mở sẽ được tiếp tục.
Vì vậy, câu chuyện ông Litvinenko bị đầu độc chết năm 2006 nay bỗng trở lại thời sự vì sự nguy hiểm của chất phóng xạ dùng để đầu độc ông và sự an toàn của những người liên hệ, bao gồm các nhân viên y tế thời đó và hiện giờ.
Hai người bị tình nghi là thủ phạm đầu độc ông Litvinenko sau khi cùng uống trà với ông ta Andrei Lugovoy và Dmitry Kotvun hiện vẫn đang bị cảnh sát Anh yêu cầu trục xuất từ nước Nga nhưng nước Nga từ chối.
Bác sĩ Nathaniel Cary đã nói với ủy ban điều tra về cái chết của ông Litvinenko là "cuộc giảo nghiệm tử thi của ông Litvinenko là cuộc giảo nghiệm nguy hiểm nhất từ trước tới giờ trong thế giới Tây phương". Bs Cary nói là "thi thể của ông Litvinenko rất nguy hiểm" và được đưa về một nơi an toàn để thực hiện các cuộc thử nghiệm, và cho biết là là Ông và các đồng nghiệp đã mặc áo trắng, đeo bao tay bảo vệ, đội mũ kín trùm đầu đặc biệt được bơm không khí qua máy lọc vào để thở trong lúc làm thử nghiệm.
Bs Cary nói là lượng phóng xạ trong cơ thể ông Litvinenko cao quá mức chết người, và trước giờ chưa từng có trường hợp nào như vậy ở Anh Quốc.
Thám tử Mascall đã cho ủy ban điều tra biết là vào cao điểm đã có hơn 100 thám tử và 100 nhân viên cảnh sát mặc đồng phục làm việc làm việc liên quan đến cuộc điều tra.
Những chia sẻ về nguy cơ bị nhiễm phóng xạ của các nhân viên y tế tiếp cận với thi thể của ông Litvinenko khiến người ta nghĩ đến nguy cơ lây nhiễm phóng xạ tương tự đối với tất cả những người đã và đang tiếp xúc với ông Nguyễn Bá Thanh.
Cho tới giờ phút này nhà nước CSVN chưa cho một thông tin chính thức nào về ông Nguyễn Bá Thanh, rằng ông NBThanh còn sống hay đã chết, và nếu còn sống thì tình trạng bệnh của ông ta ra sao, nguyên do gây bệnh là gì, và nếu là bị nhiễm phóng xạ thì những người tiếp xúc với ông Thanh đã được thông tin như thế nào và những biện pháp bảo vệ họ là gì? Nếu đã không có những biện pháp bảo vệ thích ứng thì rất nhiều những người này đang thật sự có nguy cơ bị mất mạng.
Đây là một sự tắc trách không thể chấp nhận được của nhà nước CSVN./.