Trung quốc sẽ sụp đổ vì tham vọng Tập Cận Bình

Trung Quốc tiến vào thế kỷ 21 với một tâm trạng vừa vui mừng vừa lo sợ,  Vui mừng vì trong những năm tháng gần đây uy tín của quốc gia này có chiều hướng đi lên.  Lo sợ vì thực trang kinh tế phát triển quá mau lẹ.  Phản ứng phụ nguy hiểm nhất của tốc độ phát triển nhanh trong một xã hội có nền chính trị độc tài và có thu nhập chỉ đủ sống là sự xuất hiện ngày càng trầm trọng của hố cách biệt giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, và của nạn tham nhũng đe dọa sự sống còn của chế độ.

Những người lãnh đạo Trung Quốc ý thức đầy đủ mối nghuy hiểm nói trên và đang tìm cách hóa giải.  Còn người dân Trung Quốc thì hy vọng là với các thế hệ lãnh đạo thứ tư,  thứ năm… (ba thế hệ trước là do Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Giang trạch Dân đại diện) Trung Nam Hải sẽ có không gian chính trị rộng rãi hơn để có thể dân chủ hóa một cách tiệm tiến, hầu tránh một cuộc nổi dây của qaần chúng.
Trung Quốc là quốc gia có một dân số và kích thước của một tiểu lục địa.   Phần đất này, ngày nay, không còn sống biệt lập nữa, mà đã hội nhập gần như toàn vẹn vào sinh hoạt của thế giới.  Cho nên những gì đã và đang xảy ra tại Trung Quốc chắc chắn sẽ ảnh hưởng không ít đến phần còn lại của nhân loại.

Việc tìm hiểu những chuyển biến chính trị đó rất cần thiết cho việc tiên liệu vấn đề an ninh và cuộc sống hòa bình của các dân tộc khác.  Cho nên, trong những đoạn viết tiếp theo, một số ý kiến sẽ được đóng góp với ước mong làm rộng dư luận cần quan tâm. Xin mời qúy độc giả đọc tiếp.

Trung Quốc dưới ba triều đại cộng sản đầu tiên

Mao Trạch Đông thắng Tưởng Giới Thạch năm 1949 và có công thống nhất đất nước nhưng ông ta đã gây nạn đói trong các năm 1959-1961 và phát động Cách Mạng Văn Hóa trong 10 năm tiếp theo, làm nhiều triệu người chết.  Chiến tranh quốc-cộng tại Trung Quốc đã được thuật đi thuật lại nhiều lần, nên ở đây chỉ xin nhắc lại một số thông tin ít được phổ biến.

Năm 1948 khi đưa quân lên đánh chiếm căn cứ Mãn Châu, quân Quốc Dân Đảng của Tưởng dần dần xa cách Mỹ vì không được Mỹ viện trợ nữa.   Cuối năm 1948 Tưởng cho vợ là Tống Mỹ Linh sang Mỹ cầu viện nhưng Mỹ lờ đi không đáp ứng.  Cuối năm 1949  Tưởng thua và phải mang 2 triệu quân chạy ra đảo Đài Loan.  Ngày 1/10/1949 Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, thủ đô ở Bắc Bình, nay đổi là Bắc Kinh.

Dư luận Mỹ chỉ trích và lên án tổng thống Truman đã để cộng sản chiếm Trung Hoa.  Joe Mc Carthy cho rằng việc ngăn chặn Tàu bành trướng cần phải chi viện nhiều và lâu dài hơn nữa.  Câu hỏi ai đã làm mất Trung Hoa chưa bao giờ được trả lời công khai.  Tỷ lệ ủng hộ tổng thống Truman từ 70% tụt xuống còn 30%.  Bộ trưởng ngoại giao Mỹ thời Truman bị đánh giá thấp.  Việc để mất Trung Hoa đưa đến nhiều hậu quả thảm khốc.
Năm 1950 Nga và Trung Cộng giúp Bắc Hàn xâm lược Nam Triều Tiên.  Mỹ phải đưa quân sang can thiệp.  Chiến tranh tiếp diễn mãi tới tháng 7/1953  mới chấm dứt.  Cũng từ  1950 Mao giúp Việt Minh chống Pháp thắng lợi.  Pháp thua trận tại Điện Biên Phủ tháng 5/1954 nên đất nước Việt Nam bị chia đôi.  Mỹ phải nhảy vào bảo vệ và xây dựng miền Nam Việt Nam thành tiền đồn chống cộng cho đến năm 1973 cuộc chiến mới ngã ngũ.  Mỹ đã phải rút lui trong “danh dự” khỏi miền Nam VN và chiu mang tiếng với đồng minh và thế giới.  Đó là những viêc xảy ra trên bình diện quốc tế.
Tại quốc nội Mao hăm hở lên kế hoạch Đại Nhảy vọt làm 37,5 triệu người chết đói.  Chết nhiều nhất xảy ra tại An Huy. Cam túc, Hồ Nam, Tứ Xuyên nhưng không ai dám lên tiếng.  Lầm lỗi này khiến Mao mất chức vụ chủ tịch nước.  Đó là một vụ chết đói lớn nhất lịch sử Trung Hoa.  Đói đến nỗi tại nhiều nơi người ta ăn thịt trẻ em bằng cách đổi con cho nhau  để tránh phải chứng kiến cảnh tượng ăn thịt chính con mình.

Vụ chết đói vừa chấm dứt thì Mao phát động cuộc Đại Cách Mạng Văn Hóa để trà thù những người buộc ông phải từ chức. Chém giết lại xảy ra liên tục thêm 10 năm nữa và làm thêm 20 triệu nhân mạng phải hy sinh.

Như vậy, trong suốt 26 năm cầm quyền Mao đã giết hại 60 triệu dân và kéo lùi nước Tàu về thời Trung Cổ.  Mao đã biến nước Tàu thành một địa ngục đói khổ và tang thương thê thảm nhất.  Một người phạm tội ác chống nhân loại mà vẫn được ca tụng và sung ái  như Mao thì thật là một điều quái gở chỉ có thể có ở bên Tàu.

Đặng Tiểu Bình sinh năm 1904 và mất năm 1997.  Sau khi Mao chết, Hoa Quốc Phong lên thay được một thời gian ngắn thì Đặng Tiểu  Bình dần  dần nắm quyền kiểm soát cả đảng cộng sản và xã hội Trung Hoa.  Năm 1978 ông đưa đất nước ông vào kỹ nguyên cải cách “mở cửa”.  Năm 1979  ông sang thăm Mỹ để bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước  và ngay sau đó dạy cho Việt Nam một bài học nằm trong chính sách ngăn chặn ảnh hưởng Nga tại Đông Nam Á.

Cuộc biểu tình khổng lồ tại Thiên An Môn đã diễn ra dưới thời Đặng Tiểu Bình.  Nhiều người tin rằng ông ta đã nhúng tay vào máu trong cuộc thảm sát phong trào tại quảng trường này.  Sau biến cố họ Đặng rút khỏi chính trường.  Thiên An Môn gây chia rẽ trong đảng và quân đội, giữa hai phe bênh và chống.

Theo ước lượng của Mỹ có khoảng từ 4000 người đến 6000 người bị giết.  Khối Xô Viết ước tính có 10.000 người bị giết và khoảng 30.000 người bị thương.  Bằng chứng cho thắy rõ là những người công sản da vàng đã sẵn sàng dùng quân đội của họ bắn giết đồng bảo ruột thịt để bảo vệ địa vị của Đảng một cách mù quáng.

Giang Trạch Dân sinh năm 1926.  Ông là người được Đặng Tiểu bình chọn ra thay thế và trở thảnh lãnh đạo tối cao vào thập niên 1990.  Đặng Tiểu Bình chuyển hết quyền hành cho Giang Trạch Dân.  Chính sách mở cửa của Đặng rất khôn ngoan khiến nền kinh tế của Trung Quốc tiến nhanh và mạnh trong vòng ba năm.

Dưới thời Giang tệ nạn tham nhũng gia tăng như vũ bão.  Doanh nghiệp nhà nước đóng cửa nhiều.  Quan chức tham nhũng lấy đi 10% GDP của Quốc gia.  Tỷ lệ tội phạm phát triển chưa từng thấy tại các thành phố.

Năm 1999, Pháp Luân Công, một môn pháp tu dưỡng cơ thể và tinh thần tại Hoa Lục bị Giang Trạch Dân chỉ đạo đàn áp một cách dã man.  Tổng cộng có khoảng 7000 nạn nhân bị bắn giết hoặc tra tấn cho tới chết.

Bộ ngoại giao Canada thu thập nhiều bằng chứng tố cáo Trung Cộng cho mổ gan và thận tử tù đem bán với giá cao.  Tội ác tầy trời này được coi là chưa từng có trên trái đất.  Giang bị coi như người đàn áp diệt chủng Pháp Luân Công và bị kết án tù tại 17 quốc gia trên thế giới.  Nếu Giang đến các nước này y sẽ phải đối mặt với 20 năm tù giam vì tội diệt chủng nói trên.

Năm 2002 Giang nhường chức cho Hồ Cẩm Đào làm tổng bí thư đảng.  Các lãnh đạo cộng sản của Tầu từ Mao, Đặng cho đến Giang toàn là những tên uống máu người không tanh.  Bọn này giết hại đồng bào mình và bị cả thế giới, nhất là Tây Phương  khinh bỉ, ghê tớm và coi như thú vật.
Trung Quốc dưới triều đại thế hệ lãnh đạo cộng sản thứ tư

Hồ Cẩm Đào thuộc thế  hệ lãnh đạo thứ tư. Ông sinh năm 1942 và tốt nghiệp đại học hạng ưu. Sau khi đươc Giang Trạch Dân nhường ngôi, ông làm chủ tịch nước từ năm 2003 tới năm 2013.

Tự do hóa tư tưởng là làn sóng thứ ba được Hồ Cẩm Đào phát động vào thời gian Đại Hội 17 (tháng 10//2007) của đảng cộng sản Trung Quốc. Làn song thứ nhất ám chỉ cuộc vận động mang tên “Thực hành là điều kiện duy nhất của sự thật” nhằm dẹp bỏ chủ thuyết Mao-Ít. Làn sóng thứ hai, được đưa ra trong dịp Đặng Tiểu Bình đi khảo sát miền Nam năm 1992, là thời gian áp dụng kinh tế thị trường.

Đại Hội 17 đưa ra lộ trình cho tương lai Trung Quốc. Mục tiêu của thời kỳ này là xây dựng một “xã hội hài hòa” và phương tiện để đạt mục tiêu đó là chủ nghiã “dân chủ xã hội”. Tính cho đến ngày nay, thời gian này là thời gian duy nhất dân Tàu được hưởng sự an bình và không có chém giết hoặc tù đầy ghê tởm trong nội bộ.

Theo Hồ Cẩm Đào, phát triển kinh tế phải được đặt lên hàng ưu tiên cao nhất. Không có phát triển kinh tế Trung Quốc không thể khắc phục được những khó khăn đang phải đối phó hiện nay.  Trung Quốc phải tiếp thu nhãn quan khoa học, nghĩa lả phải nhắm tới sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển xã nội Quan trọng hơn cả là phát triển phải hướng vào nhân dân. Nói khác, chế độ phải mang tính xã hội chủ nghĩa nhân đạo.  Chỉ khi nào phát triển hướng về nhân dân thì mục tiêu xã hội hài hòa mới có khả năng thực hiện.

Dưới thời Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc quan tâm khảo sát sự thực hànhdân chủ xã hội ở Âu Châu.  Tuy nhiên với mặc cảm tự tôn Đại Hán, giới lãnh đạo đảng vẫn không chấp nhận hệ thống đa nguyên và vẫn tiếp tục tìm kiếm xem có cách nào đề một đảng chính trị có thể đại diện cho những quyền lợi kinh tế và xã hội khác nhau.

Một chế độ chính trị chuyên chế và một sự thịnh vượng kinh tế nhất định, vẫn có thể cùng xuất hiện trong một thời gian nào đó, như là điều đang xảy ra tại Trung Quốc hiện nay, nhưng sự thịnh vượng này sẽ không lâu dài.  Thiếu ba yếu tố hiện đại hóa Trung Quốc sẽ không bao giờ đạt được cấp độ phát triển tiếp theo.

Ba yếu tố đó là : thứ nhất, hiện đại hóa nhà nước thành một thiết chế bền vững, hiệu qủa, không phụ thuộc vào cá nhân con người; thứ hai, chế độ phải mang tính pháp trị, nghĩa là quyền lực của nhà nước chỉ xuất phát từ luật pháp, đảng cầm quyền không được ngồi lên trên pháp luật; thứ ba, lập một hệ thống ràng buộc ràng buộc trách nhiệm của chính quyền.

Chế độ pháp trị và hệ thống ràng buộc trách nhiệm của chính quyền không phải là những giá trị phương Tây.  Không có những giá trị này thì không thể có hiện ̣đại hóa theo  đúng nghĩa của ngôn từ này.

Trung Quốc dưới triều đại thế hệ lãnh đạo cộng sản thứ năm

Tập Cận Bình thuộc thế hệ lãnh đạo cộng sản thứ năm. Ông sinh năm 1953 và đậu tiến sĩ luật. Tháng 10/2010 Tập được bầu làm phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương. Ngày 15/11/2012 Tập được bầu làm tổng bí thư, rồi ít lâu sau lên làm chủ tịch Quân Ủy.  Ngày 13/3/2013 ông được bầu làm Chủ Tịch Nước.

Kể từ thời Mao đến nay chưa có một cá nhân lãnh đạo nào lại thâu tóm nhiều quyền lực vào trong tay một cách nhanh chóng như Tập Cận Bình.  Chưa có một lãnh đạo nào lại thúc đẩy một chương trình trọn vẹn phục hồi các giá trị cũ và sức mạnh thô bạo của đảng cộng sản như Tập Cận Bình đang làm. Tại Trung Quốc hiện nay, những nhà tranh đấu ôn hòa cho một xã hội dân sự cũng bị nghiêm trị, khiến phải im tiếng. Tập đang được gọi bằng mọi thứ tên, từ một nhà “độc tài mới” đến một “hoàng đế mới” của thời hiện đại.

Từ khi lên ngôi đến nay Tập đã bỏ tù những đối thủ chính trị của mình trong một chiến dịch chống tham nhũng rộng lớn được mệnh danh là chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi”. Chiến dịch này đã gieo sợ hãi và gây bất ổn tâm lý trong các cấp đảng viên từ thấp đến cao. Hàng trăm quan liêu tham nhũng đã bị tống giam và mấy chục tỷ đô la tài sản tham nhũng đã bị tịch thu.

Một vị tướng có nhiều uy danh, tên Từ Tài Hậu, đã bị tống giam. Một chính khách có thế lực nhất nhì trong nước tên Chu Vĩnh Khang cũng đã bị Tập tóm cổ và đem ra xử tội trước tòa án.  Dân chúng hoang mang tự hỏi “Nếu Tập có thể triệt luôn cả Chu Vĩnh Khang thì ai là người có thể thoạt khỏi bàn tay hung hãn của Tập ?”

Sự trỗi dậy của Tập Cận Bình được coi như một bước ngoặt vì ông đã xóa bỏ mô hình lãnh đạo tập thể của Đặng Tiểu Bình. Theo mô hình này các quyết sách phải được thông qua do sự đồng thuận của chín ủy viên trong Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị rồi mới được đem ra thi hành.  Như vậy là để tránh dẫm lại tệ sùng bái cá nhân hay một cuộc Cách Mạng Văn Hóa thứ hai như dưới thời Mao cai trị.

Mặc dầu có người cha bị Mao Trach Đông hành hạ và bỏ tù nhưng Tập vẫn hướng đến Mao để tìm nguồn khích lệ.  Trong một tập tiểu luận xuất bản gần đây, Tập đòi hỏi các đảng viên không được từ bỏ tinh thần Mao Trạch Đông.  Tập đã đăng đàn diễn thuyết nhiều lần  để khẳng định : “vai trò của thủ lĩnh số một là then chốt”.

Sáu cơ quan cao nhất trong Bộ Chính Trị được tái cơ cấu năm 2012. Tập cầm đầu cả sáu cơ quan đó. Nhờ thế mà ông đã có cơ hội đưa kẻ cựu thù không đội trời chung là Bạc Hy Lai ra xét xử. Ông không chỉ nói mà còn hành động. Báo chí Trung Quốc mô tả ông là một người xay mê quyền lực.

Trong khi lời khuyên của Đặng Tiểu Bình, là cả nước phải ẩn mình đề chờ đợi thời cơ, vẫn còn văng vẳng bên tai, thì Tập tin rằng những năm tháng ẩn mình đã qua rồi. Tập muốn cùng với Mao và Đặng họp thành một bô ba lãnh tụ vĩ đại được nhân dân Trung Quốc và thế giới muôn đời kính phục.
                                                                                                *
Điểm qua lịch sử Trung Quốc ta thấy tham vọng nói trên của Tập Cận Bình chỉ là một tham vọng hồ đồ. Tham vọng này xuất phát từ tính kiêu ngạo Hán Tộc. Cố tật này đã kìm hãm dân tộc Trung Hoa không cho họ phát triển thành một cường quốc cùa thế giới.

Thật vậy, qua các triều đại của lịch sử Trung Quốc, ta thấy tính kiêu ngạo Hán Tộc đã là nguồn gốc của chiến tranh. Chiến tranh liên tục từ đời này qua đời khác khiến nên kinh tế không thoát khỏi ngõ bí và đất nước nghèo nàn lạc hâu. Cuối cùng Trung Quốc đã bị Tây Phương xâu sé và phải chịu thân phận chư hầu cách đây hơn một thế kỷ.

Đến nay, khi  Mao Trạch Đông có cơ hội giải phóng và thống nhất đất nước thì cũng chỉ vì cái tật xấu này mà Mao đã giết chết 60 triệu sinh linh và làm tiêu tan đất nước. Đặng Tiểu Bình tuy có khôn ngoan vực lại được nền kinh tế, nhưng với cái tính kiêu ngạo đó vẫn giữ trong đầu, Đặng không cho Trung Quốc thoát khỏi gông cùm độc trị để trờ thành dân chủ. Hồ Cẩm Đào thông minh đưa ra sách lược cứu vãn tình thế nhưng sách lược này lại đang bị Tập Cận Bình xé bỏ.

Trong mấy thập niên gần đây, Hoa Kỳ và các nước Phương Tây, đã ồ ạt đầu tư vào Hoa Lục đề hưởng lợi vì nhân công rẻ. Mỹ và Âu Châu ấu trỉ cho rằng khi nển kinh tế trở nên khá giả thì Trung Quốc sẽ từ bỏ chế độ cộng sản, nhưng việc đó vẫn không thể xảy ra. Nhiều dư luận sốt ruột cho rằng đây là một sai lầm lớn vì Mỹ đã nuôi Trung Cộng cho béo để họ trở thành kẻ thù, là mối đe dọa cho toàn thế giới.

Tuy nhiên nếu căn cứ vào những nghiên cứu vững chắc hơn thì phải nói rằng còn khá lâu Trung Quốc mới có thể trở thành nguy hiểm. Việc Trung Cộng có thể gây chiến tranh vào lúc này chỉ là một huyễn tượng. Thứ nhất, Trung Cộng đang bị bao vây chặt chẽ bởi các nước xung quanh, Mỹ, Nhật và Âu Châu. Thứ hai, nhất cử nhất động của Bắc Knh thường xuyên bị Ngũ Giác Đài theo dõi xát xao và sẵn sàng ứng phó.

Trung bình cải tổ một nền văn hóa phải cần từ vài thế hệ đến vài thế kỷ, mà Tập thì chỉ mới lên ngôi được có vài năm và chỉ còn trụ được nhiều nhất là vài năm nữa tại vị thế hiện nay.  Như vậy, dù cho tham vọng có lớn đến đâu, y cũng không có đủ thời gian để thực hiện.

Thêm nữa, lời khuyên của Đặng Tiểu  Bình vẫn chưa mất hết giá trị.  Tập còn rất nhiều việc phải làm ở trong nước trước khi có thể gây rắc rối với các nước xung quanh và thế giới.  Nước Tàu tuy đã có đôi chút tiến bộ về kinh tế nhưng chưa thể nói là đã trở thành một quốc gia hiện đại để có thể hành động như một siêu cường trong thế giới hiện nay.

Tập còn phải chiêm nghiệm sâu sắc hơn nữa và đọc đi đọc lại nhiều lần bài học về sự sụp đổ cũa Liên Xô.  Lúc này việc quan trọng nhất phải làm là lo cho nhân dân Hoa Lục học tập nếp sống văn minh để khỏi bị thế giới khinh bỉ.  Đó là một việc phù hợp với khả năng lãnh đạo của Tập và thực tế của đất nước.  Những việc vượt quá sức mình hãy để cho các thế hệ nối tiếp phụ trách, theo đà tiến và đòi hỏi của lịch sử.

Ngày nay, dưới ảnh hưởng của hai hiện tượng toàn cầu hóa và hiện đại hóa, sách lược bành trướng bằng con đường chiến tranh và bạo lực đả chấm dứt. Trước mắt chỉ còn lại con đường hòa bình và dân chủ./.