Tổng Công ty 319 và cha con Phùng Quang Thanh

Thế là xong một kiếp ngươi.
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, người đã có công góp phần tích cực giữ vừng tình hữu nghị giữa 2 nước Việt - Trung.
Cũng nhờ sự tiếp tay của ông Thanh mà biển đảo bị mất, lãnh hải Việt Nam bị xâm phạm, tàu ngư dân bị đâm chìm ngay chính trong thềm lục địa của Việt Nam.
Ở đời có những người khi chết để lại tiếng thơm, sự tiếc nuối khi ra đi, cũng có người khi mất đi để lại sự nguyền rủa của người đời.
Fb Le Anh

***
 

Nhân về cái chết của tướng phò tàu, lược sơ bộ về thủ đoạn thâu tóm nền kinh tế do Cha con họ Phùng đối với tài sản quốc gia.

Phạm Minh Vũ

Đây chỉ là một con sâu trong bộ sậu, dùng quyền lực chi phối phá nát kinh tế quốc gia. Bài và ảnh lược từ trang chân dung quyền lực.
 
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Đại tá Phùng Quang Hải đã dùng Tổng công ty 319 để lũng đoạn kinh tế quân đội, vơ vét tài sản Nhân dân như thế nào?
 
Nhân dân cả nước đều biết, Bộ Quốc phòng được xem như một quốc gia trong một quốc gia, tất cả thông tin liên quan đều nằm trong vùng cấm, cách ly hoàn toàn khỏi sự quản lý của Nhà nước. Về kinh tế quốc phòng cũng vậy, không một ai biết có bao nhiêu doanh nghiệp quốc phòng? tổ chức thực hiện kinh tế ra sao? Có ích gì cho đất nước hay không? Trong phóng sự này, chúng tôi hé mở một phần rất nhỏ trong muôn nghìn bí ẩn còn dấu kín sau cánh cổng mang tên Đại tướng Phùng Quang Thanh, nơi ông đã lũng đoạn quân đội, biến Tổng công ty 319 thành nơi danh chính ngôn thuận chuyển hóa tài sản của quân đội, của nhân dân thành tài sản riêng của dòng họ Phùng.


 

1- Vài nét về Tổng Công ty 319 và sự thăng tiến của Phùng Quang Hải
 
Sư đoàn 319 thuộc Quân khu 3 được thành lập ngày 7/3/1979 với nhiệm vụ huấn luyện bộ đội dự bị và tân binh. Ngày 03/4/1989, Bộ Quốc phòng chuyển Sư đoàn 319 thành Công ty Xây dựng 319. Năm 2006, ông Phùng Quang Thanh được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và năm 2007 được trao quân hàm Đại tướng. Dưới thời ông, Công ty Xây dựng 319 có nhiều chuyển biến cùng với sự thăng tiến chóng mặt của cậu con trai Phùng Quang Hải.
 
Đầu năm 2009, Phùng Quang Hải được bổ nhiệm làm Giám đốc Công ty 319;

Ngày 04/3/2010, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã ký Quyết định số 606/QĐ-BQP, chuyển Công ty Xây dựng 319 thành Công ty TNHH MTV 319, Phùng Quang Hải được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên kiêm Tổng Giám đốc;
 

Ngày 15/12/2010, Phùng Quang Hải được Quân khu 3 phong hàm sĩ quan với Chứng minh Sĩ quan số 06031201;

Ngày 23/8/2011, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh ký Quyết định số 3037/QĐ-BQP, thành lập Tổng Công ty 319 và bổ nhiệm Phùng Quang Hải làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên;

Ngày 10/12/2011, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh ký Quyết định số 4799/QĐ-BQP, điều chuyển Tổng công ty 319 về trực thuộc trực tiếp Bộ Quốc phòng. Nửa tháng sau, ngày 26/12/2011, ông Phùng Quang Thanh tiếp tục ban hành Quyết định số 561-QĐ/QUTW điều chuyển Đảng bộ Tổng công ty 319 về trực thuộc Quân uỷ Trung ương. Lúc này, Tổng Công ty 319 với 100% vốn nhà nước, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý trực tiếp đã nghiễm nhiên trở thành sân sau của gia đình ông Đại tướng Phùng Quang Thanh. Mục đích đưa Tổng Công ty 319 về trực thuộc Bộ quốc phòng còn nhằm mục đích khác là để Chủ tịch HĐTV, Đại tá Phùng Quang Hải đủ tiêu chuẩn lên Tướng vào năm sau.
 

Hiện nay, Tổng Công ty 319 có tổng quân số trên 2.500 người và duy trì thường xuyên 5.000-7.000 lao động hợp đồng. HĐTV Tổng công ty gồm 5 người do Đại tá Phùng Quang Hải làm Chủ tịch; gồm 19 Phòng, Ban chức năng trực thuộc Tổng công ty; 1 Lữ đoàn Dự bị động viên (Lữ đoàn 379); Các Văn phòng đại diện tại TPHCM, Đồng bằng Sông Cửu Long và 25 công ty con:
 
7 Công ty TNHH MTV: Công ty TNHH MTV 29; Công ty TNHH MTV 319.1; Công ty TNHH MTV 319.2; Công ty TNHH MTV 319.3; Công ty TNHH MTV 319.5; Công ty TNHH MTV xử lý Bom, Mìn Vật nổ 319; Công ty TNHHMTV 319 miền Trung;
 
7 Công ty Cổ phần (Tổng Công ty 319 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ): Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại 319; Công ty Cổ phần Xây lắp 319; Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế và Xây dựng 319; Công ty Cổ phần Xây dựng thiết kế và Trang trí 319; Công ty Cổ phần Đầu tư khoáng sản - Than Đông Bắc; Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Nha Trang;
 
11 Chi nhánh Xí nghiệp (hạch toán phụ thuộc): Xí nghiệp 9; Xí nghiệp xây lắp 10; Xí nghiệp 11; Xí nghiệp 296; Xí nghiệp xây dựng công trình 319.6; Xí nghiệp 319.7; Xí nghiệp 319.8; Xí nghiệp 319.9; Chi nhánh Miền Nam; Chi nhánh BOT 319 Sông Phan; Chi nhánh Hưng Yên;
 
2 Công ty liên kết: Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội; Công ty TNHH 2TV BOT Quốc lộ 1A;
 
Và theo đề án “Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp quân đội giai đoạn 2014-2016” của Ban Chỉ đạo Đổi mới & Phát triển Doanh nghiệp Quân đội, sắp tới, Tổng công ty Thành An (Binh đoàn 11) sẽ được sát nhập vào Tổng Công ty 319.
 
2- Một số dự án lớn điển hình của Tổng Công ty 319
 
Đại tá Phùng Quang Hải, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty 319 đi tới đâu lấy dự án cũng đưa Bộ trưởng Bộ quốc phòng Phùng Quang Thanh ra dọa, không một nơi nào từ TW xuống địa phương dám từ chối các dự án mà Tổng Công ty 319 đề nghị tham gia. Ngoài việc lũng đoạn các dự án quốc phòng, 319 còn lấn sân qua nhiều dự án dân sinh khác. Điểm qua một số dự án cộm cán của công ty 319 trong 3 năm 2012-2014:
 
(1) Các dự án BOT (Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao) và BT (Xây dựng-Chuyển giao)
Dự án đầu tư (BOT) mở rộng QL1A đoạn Nghi Sơn, Thanh Hóa-Cầu Giát , Nghệ An (3.700 tỷ);
Dự án đầu tư (BOT) nâng cấp mặt đường QL1A đoạn Phan Thiết-Đồng Nai (2.200 tỷ);
Dự án đầu tư (BOT) mở rộng nâng cấp QL20 từ Bảo Lộc đi Đà Lạt (4.600 tỷ);
Dự án đầu tư (BOT) cải tạo nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội-Bắc Giang liên danh cùng tập đoàn Đại Dương, Vinaconex (4.213 tỷ);
Dự án đầu tư (BT) đường giao thông từ cảng hàng không Thọ Xuân đi khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa (11.300 tỷ);
Dự án đầu tư (BT) xây dựng cầu đường Bình Tiên nối Q6, Q8, Bình Chánh, TP.HCM (2.382 tỷ);
Dự án đầu tư (BT) xây dựng Trường trung học Phòng không Không quân, Trung tâm huấn luyện F371 và dự án hoàn vốn khai thác khu đất tại Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội;
Dự án đầu tư (BT) xây dựng sân bay phục vụ mục tiêu huấn luyện của Trung đoàn không quân 920, Quân chủng Phòng không Không quân và dự án Khu trung tâm đô thị thương mại - dịch vụ - tài chính - du lịch Nha Trang tại khu đất sân bay Nha Trang, Khánh Hòa;
V.v...
 
(2) Các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản
Dự án ĐTXD công trình nhà ở chung cư cho cán bộ, công nhân viên Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội;
Dự án Trung tâm Thương mại và khách sạn 4 sao tại lô đất 62 Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hòa;
Dự án khu đô thị mới Lạch Tray Village tại P. Thành Tô, Q. Hải An, Hải Phòng;
Dự án ĐTXD nhà ở cho cán bộ chiến sĩ công an tại Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội;
Dự án ĐTXD nhà ở thương mại và nhà ở cán bộ chiến sĩ một số cơ quan Bộ Quốc phòng tại Đồng Mai, Hà Đông, Hà Nội;
Dự án khai thác vị trí hiện hữu của Xí nghiệp Liên hiệp Sông Thu (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) tại Đà Nẵng;
Dự án di chuyển trận địa pháo C73/E280/F361 và triển khai dự án ĐTXD nhà ở cho cán bộ Quân đội trên khu đất trận địa pháo cũ tại Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội;
Dự án nhà ở cán bộ Quân chủng Phòng không Không quân tại số 40, ngõ 183, Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội;
Dự án ĐTXD, kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp Minh Khai mở rộng tại thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên;
Dự án khu nhà ở cán bộ Viettel tại xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội;
V.v...
Các dự án trên chủ yếu là chuyển đất quốc phòng thành đất dự án rồi giao cho Tổng công ty 319 làm chủ đầu tư, mà ai cũng biết, đất quốc phòng thì bao la bát ngát và lại thuộc vùng cấm chỉ riêng Bộ Quốc phòng quản lý, nên chẳng ai dám thanh tra, xét hỏi Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và Đại tá Phùng Quang Hải, mục đích trong văn bản thì rất hợp lý như “xây nhà ở cho cán bộ chiến sĩ”. Thực tế, cán bộ chiến sĩ đa số là không có tiền nên hầu hết đều phải vào doanh trại mà ở, chỉ những người có tiền mới được vào ở nhà TCT 319 xây cho “cán bộ chiến sĩ”. Khoản lớn chênh lệch khổng lồ bán căn hộ đó sẽ vào túi ai? Nhắm mắt cũng có thể đoán ra.
 
Mời quý độc giả xem qua một số văn bản “chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng để thực hiện dự án xây dựng”, cướp tài sản quân đội và nhân dân của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh
- Về dự án Xây dựng khu nhà ở cán bộ của Quân chủng Phòng không Không quân, ngày 20/9/2013, Văn phòng Bộ Quốc phòng đã ra văn bản về việc “chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng để thực hiện dự án xây dựng khu nhà ở cán bộ…”, đề xuất Tổng công ty 319 làm chủ đầu tư! Thế là 3.000m2 tại trung tâm Hà Nội nghiễm nhiên thuộc về Tổng công ty 319, không biết bao nhiêu cán bộ Phòng không Không quân được cấp nhà, bao nhiêu bán ra ngoài?
 
- Về dự án Khu trung tâm đô thị thương mại - dịch vụ - tài chính - du lịch Nha Trang tại khu đất sân bay Nha Trang, Khánh Hòa:
 
• Ngày 12/4/2012, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh ký văn bản số 1035/BQP-TM gửi UBND Tỉnh Khánh Hòa về việc quy hoạch đất quốc phòng và đưa phần đất 1.861.936m2 và việc xây dựng Khu trung tâm đô thị Thương mại - Dịch vụ, Tài chính-Du lịch Nha Trang.
• Ngày 30/6/2014, UBND Tỉnh Khánh Hòa đã ra thông báo số 330/TB-UBND về việc thu hồi đất để thực hiện dự án trên và giao cho Liên danh Tổng công ty 319 và Công ty CP Đầu tư BĐS Thành Đông thực hiện:
 
- Với chỉ thị miệng của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, ngày 2/7/2014, UBND Tỉnh Quảng Ninh đã thu hồi 60.000m2 tại bán đảo Tuần Châu (do Bộ đội Biên phòng quản lý) về giao cho Tổng công ty 319 với “mục đích quốc phòng”! theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất!?
 
- Về dự án ĐTXD nhà ở thương mại và nhà ở cán bộ chiến sĩ một số cơ quan Bộ Quốc phòng tại Đồng Mai, Hà Đông, Hà Nội, Tổng công ty 319 cũng trở thành nhà đầu tư chỉ bằng một văn bản “chỉ định”:
Không lạ, mới chỉ 3 năm kể từ khi Tổng Công ty 319 trực thuộc Quân ủy Trung ương, trực tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý, thì Đại tướng Phùng Quang Thanh và Đại tá Phùng Quang Hải với chiêu bài quen thuộc: “mục đích quốc phòng”, “nhà ở cho cán bộ chiến sĩ”… đã cùng nhau vơ vét được khối tài sản khổng lồ, ăn trên đầu trên cổ trên xương máu các quân nhân chân chính, lừa dối cả Dân tộc này.
 
Tài sản gia tộc họ Phùng
 
Về bất động sản
 
Đại tá Phùng Quang Hải, con trai Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đang sở hữu 06 biệt thự, căn hộ hạng sang với tổng trị giá là 230,4 tỷ đồng, chưa tính chi phí xây dựng, cải tạo, nội thất sẽ còn lớn hơn nhiều:
 
(1) Căn biệt thự số BL07-01 tại đường Bằng Lăng 07, Khu đô thị Sinh thái Vinhomes Riverside (Long Biên, Gia Lâm, Hà Nội) được mua với giá 31,7 tỷ đồng ngày 19/10/2011.
(2) Căn biệt thự số BL07-02 sát bên cạnh căn BL07-01 được mua cùng thời điểm 19/10/2011 với giá 30,2 tỷ đồng.
Hai căn biệt thự trên đã được vợ chồng Phùng Quang Hải mua với tổng trị giá 61,9 tỷ đã được đập bỏ sau đó sát nhập, xây dựng lại thành một căn biệt thự hoành tráng bậc nhất tại Vinhomes Riverside
(3) Căn biệt thự số BL04-07 tại đường Bằng Lăng 04, cũng thuộc Vinhomes Riverside được mua cùng thời điểm ngày 19/10/2011 với giá 31 tỷ đồng, căn này do Phùng Thị Thu Huyền (sinh năm 1982, con gái ông Phùng Quang Thanh) đứng tên.
Căn biệt thự BL04-07 được Phùng Quang Hải mua với giá 31 tỷ đồng cùng ngày 19/10/2011 và cho em gái là Phùng Thị Thu Huyền đứng tên
(4) Căn Penhouse tại Tầng 25, Vincom Center Tp. HCM (72 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP.HCM) được mua ngày 13/11/2013 với giá 1,7 triệu đô la Mỹ tương đượng khoảng 35 tỷ đồng.
(5) Căn biệt thự rộng 1.000m2 tại Khu biệt thự lâu đài Chateau Phú Mỹ Hưng (Quận 7, Tp.HCM) được mua ngày 30/4/2014 với giá 82,5 tỷ đồng.
Vị trí căn biệt thự tại khu biệt thự lâu đài Chateau Phú Mỹ Hưng được Phùng Quang Hải mua với giá 82,5 tỷ đồng
(6) Căn hộ hạng sang A2, tầng 20 tại khách sạn 5 sao Premier Havana Plaza, Nha Trang (38 Trần Phú, Nha Trang) được mua ngày 30/7/2014 với giá 20 tỷ đồng.
 
Về siêu xe, du thuyền
 
Bỏ qua nhiều loại xe hạng sang trọng mà Phùng Quang Hải đang sở hữu, gần đây Phùng Quang Hải đã đặt mua thêm chiếc siêu xe và du thuyền với tổng trị giá hàng trăm tỷ đồng:
 
- Ngày 10/10/2014, Phùng Quang Hải đặt mua chiếc Rolls-Royce Phantom phiên bản đặc biệt có tên Đông Sơn (chỉ có 6 chiếc trên toàn thế giới) với giá 46 tỷ đồng.
 
- Ngày 18/11/2014, Nguyễn Thị Minh Hương (vợ Phùng Quang Hải) đứng tên, dùng danh nghĩa công ty công ty TNHH Tràng An để ký hợp đồng với công ty TNHH Sài Gòn Xây dựng Du thuyền (địa chỉ số 101 Trần Hưng Đạo, Q.1, TP. HCM) đặt mua chiếc du thuyền Manhattan 63 có mã số 3851463 do hãng Sunseeker (Đức) sản xuất với giá 2,54 triệu USD tương đương khoảng 53,4 tỷ đồng.
 
Đấy là chưa kể những tài sản giá trị khác mà Phùng Quang Hải đang sở hữu hàng loạt, chẳng hạn như bộ sưu tập điện thoại, đồng hồ đang để trong căn biệt thự Bằng Lăng.
 
Đại tá Phùng Quang Hải có sở thích quái đản chinh phục các người đẹp, đặc biệt thích gái đã có chồng.