Sau khi chích ngừa Covid-19 - Đừng chủ quan!

Khuyết Danh|

Hôm nay nói chuyện với một bạn học cũ, nghe được câu chuyện đau lòng, mong mọi người cùng cẩn thận.
 
Hai vợ chồng Bác ruột của bạn ấy 72 và 75 tuổi đã được tiêm Vaccine Pfizer.

Sau mũi tiêm thứ nhất 10 ngày thì có sinh nhật cháu nội. 

Cả hai chủ quan vì đọc được thông tin sau mũi đầu tiên đã có kháng thể nên quyết định gặp cháu nội sau gần 1 năm xa cách. 

Cháu bé không hề có biểu hiện gì. 
 
Tuy nhiên sau lần gặp cả hai Ông Bà 5 ngày sau bắt đầu có triệu chứng sốt cao, ho nhiều. Ngày thứ 8 phải đưa cấp cứu do viêm phổi cấp, ngày thứ 14 đưa vào thở máy. 
 
Ngày 18 Ông đi và ngày 21 thì Bà đi. 
 
Sự việc đau lòng này cảnh tỉnh mọi người:
 
Tiêm vaccine phải tiêm đủ cả 2 mũi
 
Tiêm xong mũi thứ 2 phải chờ ít nhất 7-10 ngày, đối với người già thậm chí cả tháng vaccine mới có tác dụng. 
 
Không phải ai được tiêm cũng được bảo vệ 100%, vì vaccine tốt nhất như Pfizer cũng chỉ được 94-96%. 
 
Tại sao? 
 
Hiệu quả của vaccine phụ thuộc nhiều yếu tố mà sau một năm các nhà khoa học đã tổng hợp được 
 
1- Cân nặng: Nếu thừa cân thì tác dụng của vaccine giảm đi gần 50%. 

 
Nếu chỉ số BMI ( cân nặng kg/ chiều cao bình phương m2) trên 23 thì Hệ Miễn Dịch hoạt động chậm hơn người cân nặng bình thường. 
 
Thừa cân gây các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường...đều tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân COVID-19. 
 
Thừa cân còn chính là nguyên nhân hàng đầu khiến tỉ lệ tử vong vì COVID-19 của Mỹ, Châu Âu cao hơn hẳn các nước Châu Á. 
 
Mỡ được cho nguyên nhân gây rối loạn hoạt động của Hệ Miễn Dịch, là nơi lẩn trốn của virus trong sự truy lùng của các tế bào Hệ Miễn Dịch, khiến người nhiễm virus bị triệu chứng nặng hơn và lâu khỏi hơn. 
 
2- Tuổi tác: tuổi càng cao thì HMD hoạt động càng kém hiệu quả. 
 
Cũng liều vaccine ấy sau mũi tiêm thứ nhất người trẻ đã có kháng thể, nhưng những người trên 70 thì có thể phải chờ đến mũi thứ 2, thậm chí một tháng sau mũi thứ 2 thì mới có kháng thể chống virus. 
 
Đây có thể là nguyên nhân gây ra việc Ông Bà ở trên chủ quan để bị nhiễm virus khi cơ thể chưa đủ kháng thể chống lại virus.
 
GIẢI PHÁP:
 
Không được chủ quan dù được tiêm phòng. 
 
Hãy mua test thử antibody (test thử kháng thể IgG, kháng thể để chống lại virus khi được tiêm vaccine hoặc đã mắc virus và khỏi bệnh).
 
Test này mua được ở bất kỳ tiệm thuốc Tây nào, sử dụng rất đơn giản.
 
Chỉ cần nhỏ giọt máu vào khe thử, sau đó nhỏ giọt thuốc thử vào đó. Chờ 15 phút.
 
Nếu chỉ 1 vạch (C) thì có nghĩa là chưa có kháng thể. Nếu 2 vạch thì đã có kháng thể và có thể yên tâm hơn. 
 
Sau mũi tiêm thứ 2 từ 7-10 ngày nên làm test này. Nếu chưa có 2 vạch thì test lại hàng tuần. 
 
Nếu sau 1 tháng vẫn không có 2 vạch thì rất tiếc vaccine bạn được tiêm không có tác dụng với bạn. 
 
Nên hỏi ý kiến Bác sĩ để được tiêm loại vaccine có cơ chế hoạt động khác.
 
Ví dụ: Pfizer và Moderna cùng cơ chế, Sputnik, Astra Zeneca cùng cơ chế...
 
Test này khác với test nhanh kháng nguyên antigen (thử xem có virus trong cơ thể hay không) hoạt động khá giống nhau, nên mọi người cần lưu ý khi mua sử dụng. 
 
 Lưu ý: Dù cho được tiêm vaccine và có kháng thể IgG thì cũng không có nghĩa là không mắc bệnh. 
 
Đặc biệt là các biến thể mới như Nam Phi, Brazil, hay California sẽ giảm tác dụng vaccine chỉ còn 60-65%. 
 
Và chẳng thể biết được sẽ còn những biến thể nào đang được hình thành và có thể vô hiệu hóa vaccine trong tương lai. Vì vậy mong mọi người vẫn tuân thủ biện pháp phòng dịch.
 
Chúc mọi người khỏe mạnh và bình an./.

Khuyết danh