Trong ý kiến dư luận xã hội có một câu: Liệu chế độ khác lên thay có làm tốt hơn cộng sản được không? Đây là câu hỏi không ít người đã hỏi và chính câu hỏi này đã gây ra tâm lý lưỡng lự trong quần chúng nhân dân. Nó cũng là một trong những rào cản dân tộc đi đến dân chủ đa nguyên. Chúng ta phải thừa nhận một điều rằng hầu hết chúng ta đang đấu tranh chỉ dừng lại ở mức phản biện chứ chưa hề có giải pháp lật đổ cộng sản chứ chưa nói đến giải pháp giải quyết các vấn đề hậu cộng sản. Riêng cá nhân tôi là chưa thấy điều này kể cả từ các tổ chức chính trị đối lập lớn nhỏ cho đến các cá nhân có tiếng tăm.
Theo cá nhân tôi nghĩ rằng là chúng không nên giấu các chính sách thay đổi, phát triển đất nước của mình “nếu có”. Cái gì có lợi cho dân, cho nước thì nên cho nhân dân biết. Chẳng hạn như chúng tôi sẽ cho các bạn nhân quyền, tự do, dân chủ như thế nào hay các chính sách để thay đổi kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế …hay phúc lợi xã hội như thế nào nếu chúng tôi đắc cử. Vậy có gì mà phải giấu? Tôi thấy có nhiều cá nhân, tổ chức công khai hoạt động cả ở trong lẫn ngoài nước, có Website, có địa chỉ liên lạc, có ban bệ đàng hoàng. Tổ chức còn công khai thì cớ gì mà phải giấu những điều có lợi cho dân cho nước? Sợ cộng sản họ ăn cắp hay sợ họ cho truyền thông phản biện mà phải giấu? Tôi nghĩ rằng cộng sản họ thừa hiểu những điều có thể giúp đất nước phát triển theo kiểu tư bản hay đột phá nhưng do chủ trương, đường lối đặc trưng, cốt lõi của cộng sản họ như vậy nên họ không thể làm theo chứ không phải là họ không biết. Còn chuyện sợ họ phản biện thì theo tôi đó không phải là dân chủ. Ông đã khoác cái áo dân chủ lên người thì phải chấp nhận hứng chịu và sẵn sàng bảo vệ quan điểm của mình từ những ý kiến trái chiều. Cuối cùng người chấm điểm vẫn là nhân dân cơ mà. Nếu ông tốt thì cộng sản họ chẳng làm gì được.
Có một số người nói với tôi là cứ lật đổ được cộng sản đi rồi tính tiếp, sẽ có tất cả kiểu như trời sinh voi ắt sinh cỏ. Tôi cho rằng không phải. Ngày xưa cộng sản vào cái cõi An Nam này cũng vẽ đủ các chương trình để lấy tín nhiệm của nhân dân, từ đó họ mới có được lòng dân ở thời đó. Nhìn sang Venezuela cũng vậy vì đây là sự kiện gần nhất cũng thấy rằng ông Guaido cũng phải có một chương trình nghị sự đàng hoàng, ngay cả Mỹ và một số nước cũng đã xem xét và ủng hộ. Và xét ngay tổng thống Mỹ muốn ứng cử cũng phải vạch ra một chương trình để kiếm phiếu kèm với những cam kết thực hiện. Chứ làm gì có chuyện hô hào dân là các người cứ lật đổ cộng sản đi, chúng tôi sẽ cho các người những điều tốt đẹp. Họ hỏi là tốt đẹp thế nào thì lại bảo rằng chúng tôi chưa nói được, đang giấu. Ai biết rằng các ông sau khi lật đổ cộng sản lại đưa đất nước đi theo thể chế quân chủ lập hiến hay phát xít. Thế nên họ lưỡng lự là phải và cũng chính cái lý do này là một trong những lý do mà khiến lòng dân chưa thể quy tụ thành sức mạnh dân tộc.