Khúc bi tráng Gạc Ma

Đã 34 năm (14/03/1988 - 14/03/2022), ngày Trung Quốc xâm lược đảo Gạc Ma và thực hiện cuộc thảm sát khiến 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam hi sinh, ba tàu vận tải Hải quân bị đánh chìm. Đến nay, sự hung hăng của Trung Quốc vẫn đang tiếp diễn với tham vọng chiếm gọn Biển Đông của Việt Nam.
 
Cuộc thảm sát Gạc Ma của do quân đội Trung Quốc thực hiện vẫn còn nhiều điều chưa được sáng tỏ. Cũng giống như cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, trận Gạc Ma đã không được nhà nước Việt Nam thông tin đầy đủ và ít được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông và sách giáo khoa.
 
Theo thông tin từ nhiều nguồn, trận đánh Gạc Ma khiến phía Việt Nam bị thiệt hại ba tàu vận tải do Trung Quốc bắn cháy và chìm, ba người tử trận, 11 người khác bị thương, 70 người bị mất tích. Sau này Trung Quốc đã trao trả cho phía Việt Nam 9 người bị bắt, 61 người vẫn mất tích cũng được xem là đã tử trận.
 
Trong khi đó, phía Trung Quốc công bố thống kê rằng để chiếm được đảo Gạc Ma, họ đã bắn tổng cộng 285 viên đạn pháo 100 mm và 266 viên đạn pháo 37 mm, chưa kể các cỡ đạn nhỏ. Việc Trung Quốc dùng trọng pháo và súng phòng không để giết 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam không có vũ khí phải được xem là một cuộc thảm sát.
 
Cuộc thảm sát Gạc Ma không chỉ cướp đi sinh mạng 64 chiến sĩ, khiến nhiều người bị giam cầm, mà còn bộc lộ những hạn chế trong việc bảo vệ chủ quyền của đất nước. Theo đó, chỉ vài phút đụng độ mà Việt Nam đã để mất hơn nửa đại đội. Thiệt hại nhân mạng như vậy được cho là có nguyên nhân từ mệnh lệnh “không được nổ s.úng” của Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh lúc bấy giờ.
 
Ông Lê Đức Anh đã biến 64 chiến sĩ hải quân thành bia đỡ đạn sống. Trong khi đó, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ tính mạng chiến sĩ và tài sản của nhân dân là trách nhiệm của người chỉ huy. Không thể có lý do nào biện minh cho hành động của một vị Bộ trưởng thấy giặc xâm lấn đất nước lại ra lệnh người lính chiến không được bắn giặc. Đây đích thị là hành động phản quốc!
 
Lãnh đạo Việt Nam không chỉ đưa 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam phơi thân mặc cho giặc Tàu bắn giết, đến nay thi thể của 56 người lính tay không có súng ấy vẫn còn nằm dưới đáy biển sâu lạnh lẽo xung quanh đảo Gạc Ma. Chưa từng thấy bất cứ nỗ lực nào được thực hiện nhằm cố gắng vớt thân xác đưa họ trở về đất liền, về với gia đình.
 
Đến nay, sau 34 chiếm đóng đảo Gạc Ma, quân đội Trung Quốc ráo riết xây dựng biến đảo này thành tiền đồn quân sự phục vụ cho âm mưu bá quyền. Cụ thể, Trung Quốc bồi đắp các bãi đá và rạn san hô, xây dựng trạm rada, đường băng dài 2.000 m, có thể triển khai các máy bay tân tiến như Su-30, J-11 và J-10 đến Trường Sa.
 
Ý đồ quân sự hoá đảo Gạc Ma không những giúp Trung Quốc củng cố các tuyên bố chủ quyền vô lý của nước này, mà còn cho phép Bắc Kinh tiến hành các hoạt động kiểm soát mặt biển, trên không ở biển Đông và toàn bộ khu vực vịnh Malacca. Ngoài ra, Gạc Ma còn được dùng làm căn cứ hậu cần cho tàu hải quân để đi tuần sâu hơn xuống phía nam.
 
Quyết tâm bá quyền của Trung Quốc từ lâu đời và ngày càng lớn. Trong đó, đảo Gạc Ma là chìa khóa để Bắc Kinh hiện thực hoá yêu sách “đường lưỡi bò” và tham vọng Tứ Sa. Đây là những nguy cơ lớn nhất và đang hiện hữu đ.e d.oạ toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Tuy nhiên, thay vì khuyến khích người dân cần có trách nhiệm phản đối hành động xâm lược của Bắc Kinh, nhà nước CSVN lại luôn coi vụ Gạc Ma là “nhạy cảm” và nhiều lần dùng vũ lực ngăn cản nhân dân tưởng niệm.
 
Đảo Gạc Ma đã mất vào tay Trung Quốc, người dân Việt Nam tri ân liệt sĩ ngã xuống vì tổ quốc là hành động chính đáng và cần Nhà nước khuyến khích chứ không phải bị ngăn cản. Đảng Cộng sản không được lẫn lộn hữu nghị với chủ quyền thiêng liêng!
 
Ngô Đồng