Quách An (VNTB)
Một tin tức quan trọng, khi Tổng thống Donald Trump ngỏ ý muốn tổ chức hội nghị G7 tại Washington ngay trong tháng 6 nhằm chứng minh thế giới đã vượt qua Covid-19, bà Merkel từ chối dự.
“Bà Merkel cho rằng các vấn đề ngoại giao chưa được chuẩn bị thích đáng, đồng thời không muốn trở thành một phần của màn thể hiện chống Trung Quốc”, nguồn tin cho Thời báo New York (New York Times) hay.
Angela Dorothea Merkel, 65 tuổi, Thủ tướng đương nhiệm Cộng hoà Liên bang Đức từ năm 2005 đến nay. Bà là biểu tượng tinh thần của EU, một EU già nua và bị khuất phục trước sức mạnh (kinh tế) Trung Quốc.
Cựu cố vấn của Tổng thống Trump, Steve Bannon, người thực hiện nhiệm vụ giúp EU phù hợp hơn với lập trường cứng rắn của Washington đối với Bắc Kinh đã thâu tóm hiện trạng EU-Trung Quốc bằng gợi ý, nếu không thay đổi cách đi của mình, EU sẽ trở thành chư hầu của Trung Quốc.
Chư hầu (Ancient Chinese states) ám chỉ tình trạng các “vị vua” của các quốc gia bị phụ thuộc, phải phục tùng “Thiên tử” Trung Quốc.
Cây viết David Hutt trong một bài viết trên Thời báo Á Châu (Asiatimes) ngày 1 tháng 6 đã chỉ ra những lý do khiến cả EU, mà dẫn đầu là Đức trở thành “chư hầu” của Bắc Kinh.
Chính phủ của bà Merkel đang gặp khó khăn trong việc điều chỉnh chính sách với Trung Quốc, ông Bernhard Bartsch – chuyên gia cao cấp của Đức về châu Á tại tổ chức Bertelsmann Stiftung của Đức cho biết.
Về quân sự, trong khi các đối tác châu Âu như, Pháp và Anh, gần đây đã tham gia vào Điều hướng tự do trên Biển Đông (FONOP), hoạt động thách thức sự bành trướng Biển Đông của Bắc Kinh thì Berlin vẫn còn do dự gia nhập, thậm chí còn ngần ngừ trong việc bàn về những tuyên bố và hành động gây tranh cãi của Trung Quốc tại vùng biển này.
Noah Barkin, một nghiên cứu viên tại Quỹ Marshall Đức ở Berlin, nói rằng các vấn đề an ninh liên quan đến Trung Quốc không có vai trò lớn trong mối quan hệ giữa Berlin và Bắc Kinh. Và nhiều người chỉ trích chính sách bà Merkel về Trung Quốc tin rằng nhân quyền cũng đã không đóng một vai trò trong mối quan hệ giữa Đức và Trung Quốc trong nhiều năm.
Vì sao một quyền lực thống trị ở châu Âu và trong EU, nhưng lập trường của Đức lại thiếu sự cứng rắn trước Trung Quốc?
Nhà bình luận David Hutt diễn giải sự lệ thuộc về kinh tế Trung Quốc của Đức.
“Trong những năm, Trung Quốc đã được nhìn thấy ở Berlin như là một thị trường hấp dẫn và sinh lợi nhất,” theo Noah Barkin.
Kể từ năm 2000, Đức đã thu hút được phần lớn đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu, sau Vương quốc Anh. Năm 2018, khối lượng thương mại song phương là xấp xỉ 222,7 tỷ USD.
Tiếp cận thị trường Trung Quốc cũng quan trọng không kém đối với nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Đức. Theo dữ liệu do Viện Nghiên cứu châu Á của Trung Âu (CEIAS) đưa ra, Đức chiếm gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của EU sang Trung Quốc năm 2018.
Xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc cũng phụ thuộc nhiều hơn so với các nước châu Âu khác, chiếm 7,1% tổng lượng xuất khẩu của Đức trong năm 2018, so với 5,6% của Anh.
Với các mối quan hệ thương mại và thương mại chặt chẽ này, chính phủ Đức “khẩn trương muốn tránh mọi cuộc đối đầu với chính phủ Trung Quốc, chủ yếu vì sợ bị trả thù đối với các công ty Đức ở Trung Quốc. Nỗi sợ này không phải là không có cơ sở,” Bartsch nhận định.
Trước sự gia tăng đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Đức phải đứng trước sự lựa chọn.
Theo David Hutt, Đức của bà Merkel sẽ trở thành một trong những quốc gia khó thuyết phục nhất ở châu Âu trong tăng cường sự cứng rắn đối với Bắc Kinh.
Nils Schmid, phát ngôn viên về các vấn đề đối ngoại của Đảng Dân chủ Xã hội Đức, đảng lớn thứ hai trong liên minh với Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo của bà Merkel, đã chỉ trích bà Merkel vào tháng 2 năm nay vì “10 năm lịch sử với Trung Quốc”.
Nhà lãnh đạo phe đối lập của Đảng Xanh đối lập Annalinna Barbok gần đây đã kêu gọi bà Merkel đình chỉ kế hoạch họp tháng 9 để phản đối tuyên bố của Bắc Kinh về việc thực thi luật an ninh mới tại Hồng Kông.
Hai nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng ở Hồng Kông K. Glacier và Wang Ruos kêu gọi Thủ tướng Merkel ủng hộ Hồng Kông vào cuối tháng Năm.
Không biết bà Merkel có sẽ hy sinh những giá trị cơ bản của Đức để hỗ trợ nền kinh tế và xoa dịu Trung Quốc, bất chấp điều này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho Đức?
Cho đến nay, chính phủ Đức đã nói rất ít về kế hoạch gây tranh cãi của Bắc Kinh đối với Hồng Kông.
Những gì mà Đức biểu hiện với Trung Quốc phần nào lột tả sự yếu nhược của EU, điều này có lẽ sẽ thay đổi dần trong thời gian sắp tới, nhất là khi bà Merkel chính thức rời vũ đài chính trị Đức, và chiến thắng của Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử vào tháng 11 sắp tới đây./.