Về Mậu Thân 68, phải nói là không ở đâu tang thương và nhiều người chết như ở Huế.
Hầu như ở Huế, nhà nào cũng có 1 cái am để thờ những người bị chết oan trong thảm sát Mậu Thân, nạn nhân đa số là những người dân thường vô tội.
Trong các tác phẩm âm nhạc, sự kiện Mậu Thân vẫn được tường thuật lại. Như câu hát "chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người" trong một bài hát của cố nhạc sĩ TCS, hay, "Xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng. Trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co. Xác người nằm bơ vơ, dưới mái hiên chùa. Trong giáo đường thành phố, trên thềm nhà hoang vu..." Đó được gọi là những bài ca hát trên xác người mà các nạn nhân được chôn trong những hố chôn tập thể với tư thế tay cột chặt vào nhau, đầu bị cán cuốc hay báng súng đập bể.
Tất nhiên thủ phạm là ai thì cũng không khó đoán, ở Huế nhân chứng sống còn rất nhiều. Cứ ngồi quán cafe cóc, nghe những người già kể lại sự kiện trên ta sẽ hiểu rõ độ tàn ác của những người được xem cùng là máu đỏ da vàng đối xử với đồng bào mình.
Chủ nghĩa phát - xít, tuy độ ghê rợn và tàn ác của nó được cả thế giới loài người lên án, nhưng chủ nghĩa phát - xít không đụng tới đồng bào nó. Còn với chủ nghĩa cộng sản, nạn nhân đồng thời cũng là những kẻ thù - nó luôn được mặc định là những người dân trong cùng một đất nước, và thậm chí là những người anh em ruột thịt với nhau.
Cái khốn nạn và đáng phỉ nhổ của CNCS là ở đó..!
FB Nhân Thế Hoàng