Phạm Minh Vũ|
Nhạc sỹ Vũ Thành An trong một “bài không tên” có đoạn mà cũng là đoạn tôi thích nhất trong tất cả các “bài không Tên”: Triệu người quen, có mấy người thân, khi lìa đời có mấy người đưa!
Quả thực, VTA đã nói một thực tế rằng lòng người sẽ thay đổi theo hoàn cảnh, theo thời gian. Hôm nay anh anh em em, đồng chí với nhau đấy, nhưng ngày mai hại nhau không chừng.
Mới hôm kia bắt tay nhau thắm thiết, tụm 5, tụm 7 gọi nhau là đồng chí, chỉ có đồng chí thôi, ấy vậy mà hôm nay lễ Tang tầm vóc Quốc táng mà chẳng thấy Cụ tổng đâu. Người cộng sản nó bạc lắm, nó điêu lắm Phiệu ạ. Hay là do “mình ăn ở thế nào, nên khi chết đi đồng chí nó chẳng thèm ngó tới”.
Ở đời chết chưa phải là thứ đáng sợ, vì ai rồi cũng sẽ lên chuyến xe cuối cùng ấy. Điều duy nhất là mình để lại thứ gì cho người khác quý mến.
Với tầm vóc lãnh đạo tối cao, Phiêu đã bán một phần Giang Sơn cho giặc để đổi lại thứ gì? Để đổi lại khi chết đi cả thiên hạ nó thả haha vào mặt, và trong số đồng chí đến viếng tang của Phiêu ấy, sẽ không ít kẻ vừa bịt khẩu trang đến viếng ấy họ vừa cười ra mặt vì những thứ ghê tởm mà do Phiêu gây ra.
Người bình thường nhất khi chết đi chẳng ai khâm phục thì cũng chẳng ai cười vào đám tang như thế.
Tôi hay xem bộ phim Chú chó Hachiko ở Nhật Bản, mặc dù chưa từng tới nhà ga Shibuya, Tokyo, nhưng qua bộ phim vì hành động trung thành tới khi chết với chủ nên người Nhật đã dựng tượng, mỗi lần xem là nước mắt tôi chảy vì trân trọng sự trung thành của Chú chó.
Chú chó chết đi, nhưng người ta lấy cái sự trung thành ấy để làm thước đo giá trị lòng trung thành của các loài vật. Đôi khi còn ví dụ để so sánh với kẻ phản bội. Chú Chó Hachiko được cả thế giới yêu mến.
Chết mà cả thiên hạ cười vào mặt vậy, chết mà đồng chí không thèm tới, đó, há chẳng phải là thứ đáng sợ hơn cái chết hay sao?