“…Sức mạnh của dân tộc trước hết phải biết đòi hỏi quyền lợi cho mình. Dù dân tộc này có thông minh hay có sẵn hiểu biết mà mà cam chịu thì cũng chẳng làm nên thành tích gì…”
Vào thế kỷ 18 James Cook, một thuyền trưởng người Anh khám phá vùng đất nước Úc ngày nay. Khi đó, ông đến đây và tuyên bố vùng đất này là vô chủ. Ông tuyên bố như vậy nghĩa là ông xem dân bản địa chẳng có vai trò gì với vùng đất mà họ đang ở, mặc dù họ đã định cư ở đó trước người da trắng rất lâu.
Cũng phải thôi, vì thời đó Đế Quốc Anh đi xâm chiếm thuộc địa và mở rộng bờ cõi khắp năm châu. Vì thổ dân bản địa Úc khi đó vẫn là những tộc người man rợ, có nơi còn tục lệ ăn thịt kẻ thù, tức ăn thịt người. Chính vì thế, trong mắt James Cook, người Úc bản địa chẳng là gì cả, vì ông cho rằng, người Anh của ông mới là người văn minh và xứng đáng sở hữu vùng đất này.
Sau James Cook 200 năm, nước Úc của người da trắng cũng hình thành và phát triển dần thành quốc gia độc lập. Bị phân biệt đối xử, nhưng người Úc bản địa cũng dần bỏ đi những hủ tục cổ hũ khi xưa. Đến đệ nhị thế chiến, người Úc bản địa ở các đảo phía bắc thuộc Queensland cũng gia nhập quân đội Úc chiến đấu chống quân đội quân phiệt Nhật Bản. Khi đó vì lòng yêu nước họ tòng quân, dù cho họ không có quyền bầu cử và chỉ hưởng lương bằng 1/3 người Úc da trắng.
Sống gần văn minh thì man rợ cũng tiến bộ. Năm 1981, Eddie Mabo người Úc bản địa thuộc đảo Murray nhận ra rằng, bao đời nay tổ tiên của họ sống tại vùng đất này, họ đã định cư ở đây trước cả người da trắng đến. Thế nhưng, người bản địa của họ không hề có quyền sở hữu đất trong hệ thống pháp luật khối Thịnh vượng chung. Tất cả đất đai mà tổ tiên của họ để lại thuộc chính phủ Úc, trong khi người da trắng được quyền sở hữu đất đai. Ông nhận ra đấy là một điều bất công, thế là ông kiện lên tòa án Queensland đòi lại quyền sở hữu đất cho tộc mình. Kết quả năm 1989, toà án tối cao bang Queensland tuyên bố Eddie Mabo thắng kiện.
Qua đây ta thấy gì? Người Úc bản địa, tộc người ăn lông ở lỗ nhưng tiếp xúc với văn minh thì ý thức họ cũng nâng cao. Họ từng là những tộc người được cho là mọi, nhưng ngày nay, khi ý thức được sự bất công, quyền lợi của mình bị tước bỏ và họ đã đòi. Điều này đáng làm chúng ta suy ngẫm lại người Việt chúng ta, rằng liệu chúng ta đã bằng thổ dân bản địa Úc chưa?
Câu trả lời là, ở khía cạnh này chúng ta đã thua người thổ dân bản địa Úc. Nhìn vào lịch sử, chúng ta có xuất phát điểm hơn họ, thậm chí hơn rất xa. Thế nhưng chúng ta đã thua họ ở sự mạnh dạn cất lên tiếng nói cho quyền lợi của mình. Họ đòi, ta cam chịu. Là người Việt, chúng ta nghĩ sao? Thật sự tôi rất lấy làm xấu hổ khi tìm hiểu về điều này.
Sức mạnh của dân tộc trước hết phải biết đòi hỏi quyền lợi cho mình. Dù dân tộc này có thông minh hay có sẵn hiểu biết mà mà cam chịu thì cũng chẳng làm nên thành tích gì. Chính quyền Úc không trao quyền sở hữu đất cho thổ dân bản địa, chính quyền CS thì tước bỏ quyền sở hữu đất của dân bằng điều luật "đất đai là sở hữu của toàn dân do nhà nước quản lí". Thổ dân biết đòi hỏi, vậy mà 90 triệu dân chẳng thấy ai ứ lên 1 tiếng. Thực sự sức mạnh tinh thần và trí tuệ của chúng ta đang ở đâu? Có cảm nhận rằng, ta đang ở tầm rất thấp. Buồn thay!
FB Đỗ Ngà