Trung Quốc thọc tay vào Việt Nam cũng bởi CSVN, Trung Quốc phá nát kinh tế Việt Nam cũng nhờ CSVN. Phải nói là ĐCSVN được sinh ra là để thi hành những gì Trung Quốc sai bảo. Thời Hồ Chí Minh cũng thế và nay cũng thế.
Truyền thống ĐCS là tổng bí thư mới là hoàng đế chứ không phải thủ tướng. Đến thời Nông Đức Mạnh, vì hắn ta vô năng bất tài nên đã để Nguyễn Tấn Dũng lấn át quyền hành. Thời Nguyễn Tấn Dũng, ông ta dùng tiền tham nhũng để mua chuộc tất cả và thế là hắn đưa phái chính phủ mạnh lên. Lúc này quyền lực chính trị tại Hà Nội đã chuyển từ Văn Phòng Trung Ương Đảng sang Phủ Thủ Tướng.
Như ta biết, những kí kết tầm chính phủ giữa 2 quốc gia là những kí kết công khai nội dung, những kí kết giữa 2 ĐCS là những kí kết bí mật. Mà những ý đồ của Trung Cộng được triển tại Việt Nam vốn qua ngả Văn Phòng Trung Ương Đảng. Bắt đầu từ ý đồ của Bắc Kinh, thông qua các văn kiện bí mật để chỉ đạo Văn Phòng Trung Ương Đảng của ĐCSVN. Từ đó, Tổng Bí Thư đưa những ý đồ của Trung Quốc vào Nghị Quyết Đảng. Từ Nghị quyết Đảng ý đồ đó được quán triệt cho đại biểu quốc hội bỏ phiếu luật hoá. Và sau cùng là chính phủ thi hành. Luật An Ninh Mạng và Luật Đặc Khu là ví dụ. 2 thứ đó là xuất phát từ Trung Quốc và Trung Quốc muốn nó được áp dụng vào Việt Nam để dọn đường cho người Tàu đổ bộ vào. 2 luật này không hề vấp váp gì ở Quốc hội và chính phủ, riêng Luật Đặc Khu thì bị dân biểu tình phản đối mãnh liệt nên hoãn.
Những ý đồ của Bắc Kinh phải được bảo mật trước nhân dân Việt Nam bằng những văn kiện bí mật giữa 2 ĐCS. Vì sao? Vì đơn giản là cả Bắc Kinh và Hà Nội đều không muốn để dân Việt Nam thấy trước những chỉ thị của ngoại bang đem áp đặt lên đầu dân Việt, điều đó sẽ làm phá sản âm mưu của bọn họ. Mọi kí kết bí mật giữa 2 người đứng đầu đảng là những kí kết ảnh hưởng đến số phận Việt Nam. Thời tổng bí thư Nông Đức Mạnh, quyền lực Trung Ương Đảng yếu, quyền lực chính phủ mạnh nên những ý đồ triển khai của Trung Cộng gặp khó khăn. Không phải Nguyễn Tấn Dũng chống Tàu mà đơn giản sự chỉ đạo phải đi đúng lộ trình của nó mà thôi. Như vậy, theo đúng lộ trình thì chính phủ phải triển khai Nghị Quyết Đảng chứ không phải triển khai trực tiếp chỉ thị từ Bắc Kinh. Vì vậy, nếu Văn Phòng Trung Ương Đảng yếu, sự triển khai chỉ thị của Bắc Kinh sẽ khó khăn.
Câu hỏi đặt ra là, để khai thông sự tắc nghẽn, thì Bắc Kinh phải làm gì? Đó là phải lấy lại quyền lực cho Văn Phòng Trung Ương Đảng. Điều đó có nghĩa là Bắc Kinh phải ủng hộ một thế lực chính trị mới lên làm Tổng Bí Thư để Văn Phòng Trung Ương Đảng lấy lại quyền lực. Thế là Nguyễn Phú Trọng được chọn. Ông này vốn là Chủ Tịch Quốc hội không có thực lực, nhưng với sự hậu thuẫn từ Bắc Kinh, trong nhiệm kì đầu ông ta đấu Nguyễn Tấn Dũng một cách mãnh liệt. Sau 5 năm, đến kì đại hội 12 để chia chác quyền lực, Trọng đã đá văng Dũng khỏi chính phủ và đưa anh khờ Nguyễn Xuân Phúc lên thay. Thế là quyền lực Văn Phòng Trung Ương Đảng được củng cố, quyền lực Tổng Bí Thư là tối thượng. Lúc này nước Việt Nam có một tổng bí thư vừa thâu tóm hết quyền lực vào tay vừa thuần phục hoàn toàn Trung Cộng. Sau đại hội 12 "thành công tốt đẹp" thì Nguyễn Phú Trọng đi Bắc Kinh kí tá những văn kiện bí mật giữa 2 ĐCS về số phận của Việt Nam.
Khi mọi việc đâu vào đấy, Nguyễn Phú Trọng tham gia vào Đảng bộ của Bộ Cộng An và cả đảng bộ của Bộ Quốc Phòng để nắm trọn thanh gươm và họng súng của chế độ. Như vậy, sau 5 năm đấu đá với Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng đã thắng và nắm hoàn toàn chính phủ, trong đó ông ta thọc tay trực tiếp vào công an và quốc phòng. Thế là lần lượt những ý đồ Bắc Kinh được triển khai một cách khẩn trương gồm: lộ trình kinh tế, lộ trình an ninh, và lộ trình quốc phòng mở cửa cho Tàu xâm nhập vào. Về lộ trình kinh tế đã rõ, người Trung Quốc vào tự do, thanh toán nhân dân tệ, giảm thuế nông sản Tàu, hợp tác ngân hàng Việt Nam và Trung Quốc, đặc khu vv... Lộ trình an ninh, là cán bộ sang học tập Trung Quốc, bắt bớ gắt gao người yêu nước. Lộ trình quốc phòng thì cũng hợp tác huấn luyện, và quân đội triệt thoái hoàn toàn khỏi biển Đông vv...
Việt Nam đã quá nguy nhập, càng nguy ngập hơn là sự thờ ơ của đa số quần chúng. Ngày nay, người dân mang tư tưởng buông xuôi khá nhiều. Thậm chí, họ còn kháo nhau rằng "học tiếng Tàu đi để mà tồn tại" thế mới nhục chứ. Khi mất nước về tay Tàu, không đơn giản thế đâu. Phải nói dân trí, dân khí nước Việt chưa thời đại nào thấp như thời đại này. Đường về nô lệ chưa bao giờ rõ như thời này.
Fb Đỗ Ngà