Quả bom Hongkong đã nổ

Ngô Nhật Đăng|   Khi trao trả Hongkong về cho Trung cộng, Vương quốc Anh đã có một cam kết với Bắc Kinh không ký bất cứ một Hiệp ước dẫn độ nào với đại lục. 97 năm là thuộc địa Anh, Hongkong không có Dân chủ (chính phủ do người Anh chỉ định) nhưng tràn đầy Tự Do, cái tự do mà cả châu Á khao khát. Chính vì thế Hongkong là một quả bom nổ chậm của Tự do và Dân chủ trong lòng một quốc gia cộng sản. Trung cộng trong 22 năm qua nương nhẹ Hongkong chỉ vì tiền nhưng ngày nay khi mà GDP của Hongkong còn thua cả Thâm Quyến ( tỷ trọng của HK trong nền kinh tế TQ từ 29% đã giảm xuống còn dưới 2%) thì Trung cộng trở mặt muốn đè bẹp Hongkong. Trận đụng độ lớn nhất là phong trào Dù Vàng năm 2014 đã làm Bắc Kinh mất ăn mất ngủ. Các phương pháp đàn áp cũ như “đánh rắn phải đánh dập đầu” đã được áp dụng, các lãnh tụ sinh viên đều bị cầm tù, và, nếu luật dẫn độ được thông qua thì ta dễ dàng đoán được những gì tiếp theo.   Nhìn những cuộc biểu tình “không lãnh đạo” trong những ngày qua ta thấy sự thông minh tuyệt vời của giới trẻ. Quả bom Hongkong đã nổ: “No China- No Xi”- Không Trung cộng, không Tập, đó là thông điệp không chỉ của riêng người dân HK mà còn là mong ước của nhân dân Đại lục. Cùng với trận “thương chiến” đang diễn ra với Hoa Kỳ con quái thú Trung cộng đang bị giáng những đòn chí mạng. Thế giới đang chứng kiến sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ 21, chứng kiến tinh thần của những người trẻ tuổi gánh vác trách nhiệm của thế hệ mình.   Người lãnh tụ 17 tuổi của phong trào Dù Vàng cũng vừa hết hạn tù, nghe tin này mà người già như tôi còn rạo rực nói gì đến những bạn trẻ Việt Nam. Đừng chê trách, đừng dè bỉu, chúng ta ai cũng nói “hãy làm viên gạch lót đường” vậy hãy biến nó thành hành động, hãy biến chúng ta thành bệ đỡ, thành viên đá lót đường cho con cháu chúng ta bước lên, thế hệ trẻ VN đâu có kém cỏi gì. Bao giờ chúng ta mới thay đổi nhận thức? Sức mạnh thật ra không nằm ở đám đông mà nằm ở những cá nhân như những viên kim cương nằm trong núi cát, nó mới là sức mạnh nguyên tử khi mà 2 hạt nhân gặp nhau và giải phóng năng lượng. Đừng nhìn những đám đông nhảy nhót ăn chơi, những đứa trẻ khóc rưng rức khi được chạm tay vào một ngôi sao nhạc Pop, nhuộm tóc xanh đỏ, đua xe bất chấp tử thần vv…mà chúng ta tuyệt vọng, chán nản. Đó là lỗi của chúng ta, chúng ta không biết hướng dẫn con cháu mình hướng cái năng lượng dư thừa của chúng vào đâu. Hãy nghĩ lại, khi ta 18, 20, cha mẹ ta đã làm gì với chúng ta? Chúng ta lúc đó làm gì? Và bây giờ chúng ta trở nên thế nào?   Trung cộng nói riêng và cộng sản nói chung đã gây biết bao nhiêu tội ác, cứ nhớ lại khẩu hiệu từng được trương lên trong một cuộc diễu hành tưởng niệm sự kiện Thiên An Môn năm nào ở Hongkong mà tôi lại rùng mình: “Trời tru đất diệt Trung cộng”. Cộng sản còn tồn tại thì những tội ác trời tru đất diệt vẫn còn./.
......

Joshua Wong ra tù, gửi ngay thông điệp cho ông Tập Cận Bình và bà Carrie Lam

Hồng Kông (NV) – “Người dân Hồng Kông sẽ không giữ im lặng dưới sự đàn áp của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Đặc Khu Trưởng Hồng Kông Carrie Lam. Bà Carrie Lam phải từ chức.” Đó là lời nói đầu tiên của Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) – thủ lĩnh phong trào sinh viên Dù Vàng năm 2014 trả lời hàng trăm phóng viên đang đứng chờ anh trước cổng trại giam. 10 giờ sáng ngày Thứ Hai, 17 Tháng Sáu, theo giờ địa phương, thủ lĩnh phong trào sinh viên Dù Vàng năm 2014, Joshua Wong được trả tự do sớm hơn thời hạn. Anh bị bắt trở lại trại giam hồi Tháng Năm, 2019 với bản án hai tháng tù giam. Retuers dẫn lời Joshua Wong nói: “Nếu bà Carrie Lam không từ chức, tôi tin rằng trong vài tuần nữa, trước khi diễn ra lễ kỷ niệm 22 năm chuyển giao chủ quyền Hồng Kông, sẽ không chỉ một triệu hay hai triệu người, mà là thêm nhiều người dân Hồng Kông sẽ đến, ủng hộ cuộc đấu tranh của chúng tôi. Chúng tôi đấu tranh cho đến một ngày chúng tôi lấy lại quyền tự do và quyền cơ bản của con người cơ bản.” Rất nhanh chóng, chiếc áo trắng thủ lĩnh Joshua Wong mặc trên người khi ra khỏi trại giam đã được thay bằng chiếc áo màu đen, màu chủ đạo của cuộc biểu tình ngày Chủ Nhật 16 Tháng Sáu. Đây là một thông điệp rất rõ ràng cho thấy anh đang hoà vào cuộc biểu tình “áo đen” lớn nhất lịch sử Hồng Kông. Joshua Wong ra tù Và nơi mà Joshua Wong cùng với những người bạn trong Đảng chính trị Demosisto của mình có mặt ngay sau đó, không đâu khác hơn, chính là trụ sở Hội Đồng Lập Pháp. Nhà hoạt động dân chủ Joshua Wong một lần nữa, trở thành người thủ lĩnh, hướng dẫn người dân yêu cầu các nhà lãnh đạo Hồng Kông từ chức và rút lại dự luật dẫn độ. Nhà đấu tranh dân chủ Joshua Wong được trả tự do sớm hơn thời hạn là một trong những thành công lớn của người Hồng Kông. Vì đây cũng chính là một yêu cầu hơn 2 triệu người dân đã đưa ra trong cuộc biểu tình lịch sử hôm Chủ Nhật, 16 Tháng Sáu. Bên cạnh ba yêu cầu người biểu tình đưa ra là: Rút lại luật dẫn độ; Bà Carrie Lam phải xin lỗi người dân Hồng Kông; Bà Lam phải từ chức, họ đòi hỏi chính phủ cầm quyền Hồng Kông phải trả tự do cho những người có tiếng nói đối lập đang bị cầm tù. Đây cũng chính là thông điệp Joshua Wong gửi đến chính phủ Hồng Kông ngay khi ra khỏi nhà tù. Anh nói: “Như chúng ta biết rằng hơn 20 nhà hoạt động vẫn bị nhốt trong tù, tôi may mắn vì hôm nay tôi đã thụ án xong tất cả các án tù. Tôi hy vọng trong tương lai, sẽ không còn tù nhân chính trị nào tồn tại ở Hồng Kông. Hồng Kông nên là nơi có tự do, dân chủ và nhân quyền.” Hình ảnh tự tin, mạnh mẽ của người thủ lĩnh phong trào Dù Vàng nhanh chóng truyền đi khắp thế giới. Joshua trả lời truyền thông thế giới bằng ba ngôn ngữ: Tiếng Trung Quốc, tiếng Quảng Đông, và tiếng Anh. Cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật 16 Tháng Sáu của người dân Hồng Kông lớn hơn cuộc biểu tình trước đó một tuần. Và cuộc biểu tình tuần trước lớn hơn cuộc biểu tình Dù Vàng năm 2014. Một biển người, phần lớn mặc đồ đen và cầm theo các bông hoa trắng để tưởng nhớ một người đàn ông mặc áo vàng đã chết trong cuộc xuống đường, tràn ngập các ngả đường ở trung tâm Hồng Kông. Họ cũng đòi Đặc Khu Trưởng Hồng Kông, bà Carrie Lam, phải từ chức, dù rằng bà đã có lời xin lỗi. Ban tổ chức cuộc biểu tình cho biết có khoảng hai triệu người tham dự tuần hành, tức 27% số dân Hồng Kông. Mạng xã hội phấn khích, bày tỏ sự ngưỡng mộ khi nhìn thấy trong biển người “áo đen” có cả những ngôi sao điện ảnh Hồng Kông như Châu Nhuận Phát, Vương Hỷ… Họ kéo đến trung tâm thành phố từ mọi nơi, với con số đông đảo đến nỗi lộ trình chính thức phải kéo dài và sau đó nới rộng ra, chặn mọi giao thông bên ngoài trụ sở cơ quan hành chánh Hồng Kông. Cuộc biểu tình này cho thấy hình ảnh rõ ràng của một phong trào tranh đấu quần chúng với sự tham dự của mọi người ở mọi độ tuổi, với các ngành nghề khác nhau, dù rằng thành phần trẻ vẫn chiếm vai trò chủ lực. (C.Linh)
......

Hoàng Chí Phong "Chàng trai vĩ đại"

Luân Lê 17.06.2019 Chàng trai trẻ, lãnh đạo phong trào Dù Vàng từ lúc 17 tuổi, đã vừa bước chân ra khỏi nhà tù sau khi bị kết án về một tội danh có yếu tố chính trị. Và ngay lập tức, chàng trai này đã lên tiếng yêu cầu bà Carrie Lam, Trưởng đặc khu phải tức chức ngay lập tức vì dự luật gây tổn hại tới nền dân chủ và tự do của nhân dân Hồng Kông. Chàng trai trẻ, dẫn đầu một phong trào biểu tình lớn từ nhiều năm trước đòi quyền tự quyết đối với các chức vị chính trị tại vùng lãnh thổ này, đã truyền cảm hứng cho không chỉ nhân dân Hồng Kông mà cả thế giới đều phải dõi theo. Tương lai của chúng ta chính là ngay lúc này và không ai khác ngoài chính chúng ta quyết định điều đó. Và thế hệ trẻ của Hòng Kông đã xứng đáng được ngưỡng mộ và cũng xứng đáng được hưởng các giá trị dân chủ và tự do quý bâu của loài người - vì họ đang hành động như một con người chứ không phải cúi đầu chấp nhận sự cưỡng đoạt từ bất kỳ một ai khác. Hãy nhìn một chàng trai, gầy gò, mảnh khảnh và nhỏ bé, nhưng trí tuệ và khí chất lại không hề như vậy. Anh ta đang đấu tranh và làm những việc lớn để thay đổi tình hình đất nước. Và nhân dân họ có tương lai nhờ những người như cậu ấy.
......

Hong Kong biểu tình với chiến thuật mới: Không có lãnh đạo

Cuộc biểu tình lớn nhất Hong Kong trong hơn hai thập niên để phản đối Dự Luật Dẫn Độ đã có một thay đổi chiến thuật quan trọng so với Phong Trào Dù Vàng năm năm trước đây: Phi tập trung hóa và không có người lãnh đạo. Chiến thuật này khiến chính quyền gặp lúng túng trong việc đối phó với phong trào vì họ không tìm ra ‘cái đầu’ của phong trào để chặt. Cuộc biểu tình ở Hong Kong bùng phát từ hôm 2 tháng Sáu, phản đối Dự Luật Dẫn Độ mà người biểu tình cho rằng sẽ dọn đường để chính quyền đại lục có thể xét xử những nhà hoạt động dân chủ của Hong Kong bằng hệ thống tư pháp đầy khiếm khuyết. Các con số thống kê khác nhau cho thấy có từ vài trăm ngàn cho đến cả triệu người tham gia biểu tình. Người biểu tình đang chuẩn bị cho một đợt biểu dương lực lượng lớn lần thứ hai dự kiến vào Chủ Nhật, 16 tháng Sáu, trong lúc chính quyền Hong Kong không có dấu hiệu gì cho thấy họ sẽ lùi bước. Tổ chức thuần thục Từ Hong Kong, thông tín viên Alice Su của tờ Los Angeles Times mô tả quang cảnh cuộc biểu tình như sau: Một đám đông người biểu tình đeo mặt nạ chạy thục mạng trên đường, hơi cay đang bao trùm phía sau họ. Bất thình lình, có tiếng hô phía sau: ‘Ống hít!’ Tất cả mọi người đứng yên. “Ống hít! Ống hít!” họ đồng thanh hô vang. Trong vòng 20 giây, có hai phụ nữ trẻ chạy lên phía trước, thò tay vào túi lấy các ống hít trợ hô hấp và chuyền lên. “Được rồi!” người thanh niên ở phía xa la lớn. Những người biểu tình vừa đứng yên lúc nãy quay người và tiếp tục chạy trong khi các đám khói cay lan ra phía sau lưng họ. Người biểu tình Hong Kong đã xuống đường hôm 12 tháng Sáu như thể là họ đã tập luyện trong nhiều năm. Bất cứ ai cần mũ bảo hiểm, mặt nạ hay dù sẽ ngước lên trời và hô lớn. Những người xung quanh họ sẽ ngừng lại và chuyền thông điệp này ngay lập tức qua đám đông với tiếng hô đồng thanh và động tác tay hài hòa: vỗ tay vào đầu nếu cần nón bảo hiểm, nắm tay lại đưa lên mắt nếu cần kính bảo vệ, xoay vòng hai cánh tay nếu cần tấm màng bọc để bảo vệ da không tiếp xúc với hơi cay và hạt tiêu. Vẫn theo Los Angeles Times, 5 năm kể từ ngày Phong Trào Dù Vàng ủng hộ dân chủ bùng phát ở Hong Kong, mà khi đó những nhân vật nổi bật dẫn dắt đám đông chiếm giữ khu trung tâm thành phố bị bắt giữ và bị buộc phải đi lưu vong, thanh niên Hong Kong đã phi tập trung hóa các cuộc biểu tình của họ. Họ tự tổ chức rất hoàn hảo mặc dù không có ai phụ trách. Kinh nghiệm ‘diễn tập’ “Đây là một mô hình mới của các cuộc biểu tình ở Hong Kong,” anh Baggio Leung, 32 tuổi, người tập hợp của Youngspiration, một nhóm hoạt động chính trị địa phương được thành lập sau Phong Trào Dù Vàng, nói với Los Angeles Times. Phong Trào Dù Vàng, diễn ra vào cuối năm 2014 để đòi được quyền phổ thông đầu phiếu trong việc bầu người lãnh đạo đặc khu, cuối cùng đã thất bại khi không đạt được nhượng bộ nào từ phía chính quyền. Khi đó những người biểu tình đã áp dụng chiến thuật là ‘chiếm giữ’ (sit-in). Họ đã chiếm giữ những khu trung tâm Hong Kong như Đồng La Loan, Vượng Giác và Kim Chung trong hơn hai tháng. Lần này, người biểu tình Hong Kong cố tình để cho không có người lãnh đạo, anh Leung nói. “Nhìn nó có vẻ tổ chức tốt và có kỷ luật như thế, nhưng tôi có thể chắc rằng chúng ta không thể tìm thấy có ai quản lý tất cả mọi thứ,” anh Leung nói và cho biết các hoạt động hậu cần của người biểu tình – vận chuyển đồ dùng, dựng trạm cứu thương và liên lạc nhanh trong đám đông – đều là có sẵn sau những năm ‘diễn tập’ vừa qua. “Nó giống như một cỗ máy hay trí tuệ nhân tạo tự học hỏi và tự hoạt động dựa trên kinh nghiệm vậy,” anh Leung giải thích. Nhiều nhóm đang tham dự vào làn sóng biểu tình của quần chúng. Các công đoàn, các hội sinh viên, các tổ chức tôn giáo, các nhóm hoạt động dân chủ như Demosisto đều kêu gọi các thành viên tham gia vào cuộc biểu tình. Vào sáng thứ Sáu ngày 14 tháng Sáu, các thành viên nhóm Demosisto tràn ngập tại một nhà ga metro vào giờ cao điểm. Bảy người trong số họ quỳ trên mặt đất kêu gọi các nhân viên văn phòng đi ngang qua tham dự vào một cuộc tập họp chống lại Dự Luật Dẫn Độ được lên kế hoạch vào Chủ nhật tuần này. Nhưng Demosisto chỉ là một trong nhiều nhóm tham gia biểu tình. Và không có nhóm nào trong số này đứng ra giành quyền lãnh đạo. “Chúng tôi chỉ là những người tham dự. Phong trào hoàn toàn tự trị và không có lãnh đạo,” anh Nathan Law, 25 tuổi, chủ tịch sáng lập của Demosisto, cho biết. Thảo luận trên mạng Theo Los Angeles Times dẫn lời anh Law, đa số những người biểu tình không tham gia với tư cách là thành viên của bất kỳ tổ chức nào, nhưng họ biết thông tin về các hoạt động thông qua các nền tảng mạng xã hội. “Mọi người nhận thông tin từ các mạng xã hội, các diễn đàn trực tuyến và các kênh trò chuyện và họ tự quyết định mình sẽ làm gì,” anh Law nói thêm. “Mọi người bỏ phiếu trên mạng Internet.” Một diễn đàn trực tuyến thu hút đông đảo người tham gia là LIHKG, phiên bản Reddit của người Hong Kong nơi những người dùng ẩn danh đưa lên những ý tưởng sáng tạo về biểu tình: Chặn các trạm xe điện ngầm, tập họp lại thắp nến hay ‘dã ngoại’, thực hiện các trò nhại chống lại Luật Dẫn Độ trong đó đề cao các giá trị bảo thủ để lôi kéo người lớn tuổi tham gia. “Mọi người sẽ bàn bạc họ ủng hộ hay chống đối các ý tưởng đó,” anh Law nói. Nếu có ý tưởng nào đó được ủng hộ nhiều nhất thì mọi người sẽ hành động. “Người A sẽ đưa ra ý tưởng nào đó trên diễn đàn, trong khi người B nói ý khác. Ngày hôm nay nhiều người ủng hộ ý người A, nên chúng tôi làm theo,” anh Philip Leung, một sinh viên tích cực tham gia vào diễn đàn LIHKG và các diễn đàn mạng xã hội khác, cho biết. Việc không biết người A, người B là ai cũng không có hề gì, anh nói thêm. “Chúng tôi bày tỏ những ý tưởng tự do thay vì tôn sùng một người nào đó,” anh Leung nói và cho biết trọng tâm duy nhất kết nối tất cả những người biểu tình với nhau là sự phản đối của họ đối với Dự Luật Dẫn Độ “Chúng tôi không có bất kỳ ai hoặc bất kỳ tổ chức nào bảo chúng tôi phải làm gì.” Sự trấn áp của cảnh sát đã đẩy những nhà hoạt động trẻ tuổi phi tập trung hóa hơn nữa. Họ chia nhỏ những nhóm trao đổi khổng lồ trên Telegram thành những nhóm nhỏ hơn. Giới trẻ Hong Kong đã huy động trên hàng chục trang Instagram, các nhóm trò chuyện và các nhóm bạn theo kiểu cũ nhưng lôi kéo thêm người tham gia. Các bà mẹ xuống đường Có dấu hiệu cho thấy người lớn tuổi cũng bắt đầu tham gia. Hôm 13 tháng Sáu, hơn 44.000 người mẹ Hong Kong đã ký một thư ngỏ gay gắt gửi đến Trưởng Đặc Khu là bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga  (Carrie Lam, BBT) sau khi bà Lâm phát biểu trên truyền hình rằng lắng nghe người biểu tình chẳng khác nào một người mẹ ‘nuông chiều’ đứa con hư đốn. “Chúng tôi là những người mẹ ở Hong Kong, và chúng tôi chắc chắn không sử dụng hơi cay, đạn cao su gây sát thương đối với con cái chúng tôi và chúng tôi không thể nào đứng trơ ra nếu chúng tôi nhìn thấy các cô cậu thanh niên mặt đầy máu sau khi bị đánh bằng dùi cui cảnh sát,” lá thư ngỏ viết. Hàng trăm bà mẹ giận dữ đã tập họp ở một công viên hôm 14 tháng Sáu trong ‘cuộc tập họp của các bà mẹ’ chống lại Dự Luật Dẫn Độ và bạo lực của cảnh sát. Họ giương cao biểu ngữ ghi: “Đừng bắn vào con chúng tôi.” “Bạo lực thật sự đến từ nỗ lực cố ý và kiên quyết của chính quyền Hong Kong muốn trở thành kẻ thù của nhân dân,” Susanne Choi, một trong những người tổ chức cuộc biểu tình, nói. “Chúng tôi tập họp ở đây để gửi một tín hiệu đến với những bạn trẻ rằng họ không đơn độc. Chúng tôi sẽ đứng phía sau họ.” “Quý vị phụ nữ, hãy xuống đường,” một trong những diễn giả nói. “Hãy xem cảnh sát đánh đập phụ nữ như thế nào. Hãy xuống đường vào Chủ nhật! Hãy xuống đường vào Thứ Hai! Hãy xuống đường vào Thứ Ba! Hãy xuống đường mỗi ngày!” Nguy cơ bạo lực Phong trào phi tập trung hóa sẽ khó để kiểm soát hơn đối với chính quyền. Cảnh sát có thể bắt giữ cá nhân nhưng không có ai chủ chốt để mà bắt. Kể từ khi cuộc biểu tình bùng phát, cảnh sát đã bắt giữ 34 người, trong đó có bốn người biểu tình được bắt đi từ bệnh viện với cáo buộc gây bạo loạn và một điều hành viên một nhóm “chat” trên Telegram từ nhà riêng của anh này. Tuy nhiên việc thiếu kiểm soát cũng có thể gây nguy hiểm, anh Leung nói. Vào cuối ngày 12 tháng Sáu, với căng thẳng dâng cao và hơn một ngàn thanh niên biểu tình vẫn còn ở trên đường dựng rào cản dã chiến chặn cảnh sát chống bạo động, anh Leung lo lắng không có cách nào để giảm căng thẳng. “Nếu cảnh sát nổ súng, tất cả mọi người sẽ chết. Họ không có vũ khí trong tay,” Leung nói. Nếu có người lãnh đạo, họ có thể bước ra và kêu gọi rút lui trong trường hợp cảnh sát đem súng đạn thật đến, ông nói – một hình ảnh làm người biểu tình nhớ đến Quảng Trường Thiên An Môn. “Nếu tôi có một vị trí nào đó, tôi có thể kêu gọi họ về nhà,” anh Leung nói. “Nhưng tôi không phải là người kêu gọi họ xuống đường nên họ có thể chọn không nghe lời tôi. Tôi là ai mà quyết định được chứ?” Nguồn: VOA   Đảng Việt Tân và đấu tranh bất bạo động Vì sao hơn 1 triệu người Hong Kong xuống đường biểu tình?  
......

Đêm Hồng Kông

Luân Lê Biểu tình viên trẻ tuổi nhất HongKong https://www.facebook.com/viettan/videos/432219957616101/?t=5 Khoảng hơn 2 triệu nhân dân Hồng Kông đã xuống đường biểu tình vào đêm nay, gần một nửa số dân vùng lãnh thổ này đã đồng lòng cùng nhau bày tỏ sự phẫn nộ khi họ đã bị làm cho tổn thương bởi đạo luật dẫn độ tới Trung Quốc. Cả thành phố rực sáng và tất cả đều đã chật kín những dòng người. Chỉ vì một đạo luật gây tổn thương cho nền dân chủ và đe doạ tới các quyền tự do của nhân dân Hồng Kông, chính quyền đã phải đối mặt với một cơn giận dữ chưa từng có của dân chúng. Phải chăng nhân dân Hồng Kông nghèo đói và ít học, đến mức họ phải bỏ thời gian và sức khoẻ lẫn sinh mệnh của mình để biểu tình phản đối chính quyền? Phải chăng nhân dân Hồng Kông là đám vô công rỗi nghề và không yêu nước, và đang muốn làm loạn xã hội? Không! Họ đang thực hiện quyền làm chủ quyền lực và làm chủ chính quyền - chính quyền phải sợ họ và bị quyết định bởi họ - nhân dân mới là người quyết định đến việc thiết lập, sự tồn tại hay bị phế truất đối với một chính quyền, một nhà nước, trong đó có các chức vị chính trị trong hệ thống. Nếu thực hiện quyền làm chủ quyền lực và làm chủ đất nước mà bị coi là những kẻ ngu dốt và rảnh việc, thì những nước văn minh và phát triển hàng đầu thế giới hẳn đã suy vong từ lâu trong lịch sử chứ không phải đứng đầu nhân loại như hiện tại. Nhân dân Hồng Kông và Đài Loan đều có nguồn gốc là người gốc Hoa (Trung Quốc), nhưng chính họ lại từ chối sự sáp nhập hoặc là một sự liên quan, bị chi phối hay chỉ là gây ảnh hưởng từ nhà nước cộng sản Trung Quốc. Họ đấu tranh đến cùng để được độc lập và sống chung với thế giới văn minh chứ không muốn dính dáng tới một chính quyền tội phạm man rợ bậc nhất trong lịch sử loài người. Gần 100 triệu dân Việt Nam có nên chửi rủa nhân dân Hồng Kông là đám ngu dốt và nghèo đói hay không, khi đã ngày này qua tháng khác tới năm nọ đã không lo tập trung làm ăn mà chỉ đi biểu tình, nhất lại là khi chỉ vì một đạo luật “chẳng có gì nghiêm trọng lắm” bởi nó chẳng gây hại cho ai cả (nếu tư duy theo kiểu phổ biến của người Việt)? Đêm Hồng Kông, như đêm giao thừa trước thềm năm mới. Với họ, mỗi ngày là một bước ngoặt: hoặc là một tương lai mới mở ra, hoặc là đêm tăm tối bao trùm lên cuộc đời họ và con cháu họ sau này. Và họ lựa chọn - bây giờ và ngay tại những đêm nay.
......

Ủng hộ từ Đài Loan

Lanney Tran Theo các nhà tổ chức biểu tình ở Đài Bắc hôm nay, lúc này có hơn 10 ngàn đã tham dự biểu tình ủng hộ Hồng Kông. MỘT MÌNH CHỐNG LẠI THẾ GIỚI Nhân dân Đài Loan cùng biểu tình để ủng hộ và đồng hành với nhân dân Hồng Kông chống lại dự luật dẫn độ tới Trung Quốc. Tổng thống vùng lãnh thổ này, nơi được nhiều nước coi là một quốc gia độc lập, sẵn sàng tuyên chiến với Trung Quốc để bảo vệ đất nước một khi cộng sản Bắc Kinh có hành động gây chiến hoặc xâm lược họ. Một bên là liên minh Nhật - Ấn - Mỹ - Hàn và một bên là Philippines, Indonesia cứng rắn với cộng sản Trung Quốc trong vấn đề bang giao và biển đông. Trung Quốc vô cùng cô độc trong mối quan hệ với tất thảy phần còn lại của thế giới. Chỉ có Nga như là một “người bạn bất đắc dĩ” dựa trên triết lý của Trung Quốc “kẻ thù của kẻ thù là bạn”. Nhưng lịch sử cho thấy hai nước này chưa bao giờ có một sự thực chất về mối quan hệ, thậm chí còn đụng độ quân sự khốc liệt tại biên giới và kéo dài cho tới gần đây mới chấm dứt hoàn toàn. Gần như cả thế giới này đều không đứng về phía cộng sản Trung Quốc, hay có thể nói, Trung Quốc đang một mình gây chiến chống lại cả nhân loại.  
......

Vì sao Cuộc chiến Việt Nam nóng trở lại trên báo Hoa Kỳ?

Nguyễn Hùng – VOA| Những ngày vừa qua Cuộc chiến Việt Nam xuất hiện nhiều trên truyền thông Hoa Kỳ dù không trùng vào dịp kỷ niệm lớn nào. Một trong những lý do là các ứng viên cho cuộc Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vào năm sau đều bị báo chí soi vì không ai trong số họ từng đi lính ở Việt Nam dù khi đó họ thuộc độ tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự. Tổng thống Trump được hoãn quân dịch vì đang học dở dang và sau đó có giấy của bác sỹ chứng nhận bị gai xương gót chân. Tuy nhiên con gái của bác sỹ viết giấy chứng nhận đó từng nói cha cô viết giấy vì quen thân phụ của ông Trump. Thượng nghị sỹ của Đảng Dân chủ Tammy Duckworth, người mất cả hai chân khi phục vụ trong quân ngũ ở Iraq, thậm chí gọi ông Trump là “kẻ hèn nhát” vì tìm mọi lý do để không sang Việt Nam hồi cuối những năm 60 và đầu thập niên 70. Thượng nghị sỹ Duckworth nói như vậy sau khi ông Trump phát biểu với báo chí Anh rằng ông “không thích cuộc chiến Việt Nam” và cho rằng Hoa Kỳ đáng ra không nên tham chiến ở đó. Trong phỏng vấn với CNN, vốn được hơn nửa triệu người xem và hàng chục ngàn người tán thưởng, bà Duckworth nói: “Tôi không biết bất cứ ai mặc áo lính, nhất là những người ra trận, lại nói họ thích chiến tranh. Thực ra tôi phản đối Cuộc chiến Iraq nhưng tình nguyện tới đó khi đơn vị của tôi được điều động. Còn vị tổng thống hiện nay đã làm mọi chuyện để không đáp lại lời kêu gọi của đất nước. Nếu ông thực sự là người yêu nước, ông đã đáp lại lời kêu gọi của đất nước. Không chỉ một lần mà ông đã trốn quân dịch năm lần liền.” Bài báo của CNN cũng nói các tổng thống Kennedy, Johnson, Nixon, Ford và George H.W. Bush đều từng tham chiến trong lực lượng hải quân. Tổng thống Reagan và Carter không tham gia chiến đấu nhưng đều tham gia quân ngũ. Trái lại, các Tổng thống Clinton, Obama và Trump không phục vụ trong quân đội ngày nào còn ông George W. Bush cũng tìm cách để khỏi phải đi Việt Nam bằng cách tham gia lực lượng Vệ binh Quốc gia. Trong các ứng viên tổng thống cho kỳ bầu cử vào năm 2020, Thượng nghị sỹ Bernie Sanders, ứng viên độc lập, nộp đơn phản đối cuộc chiến Việt Nam và từ chối đi lính cách đây hơn 40 năm nhưng ông cũng đã quá tuổi vào thời điểm tuyển nghĩa vụ. Về sau này ông nói ông chỉ phản đối chính sách chứ không phản đối những người tham chiến. Ứng viên của Đảng Dân chủ, cựu phó tổng thống Joe Biden, từng hoãn nghĩa vụ năm lần vì còn đang đi học và sau đó bị loại vì bị hen suyễn, vẫn theo CNN. Hãng truyền hình này cũng cho rằng có thể sẽ không có ai từng tham chiến ở Việt Nam trở thành tổng thống Hoa Kỳ. Trong khi nhiều người tìm cách để ở lại Hoa Kỳ trong thời gian diễn ra cuộc chiến Việt Nam, New York Times đưa tin về một trường hợp khai tăng tuổi để nhập ngũ và tới Việt Nam chiến đấu. Tờ này dẫn tin của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói rằng Dan Bullock có thể là người lính Mỹ trẻ nhất bị thiệt mạng kể từ Thế Chiến I khi ngã xuống ở tỉnh Quảng Nam hôm 6/6/1969 khi mới 15 tuổi. Tin về kỷ niệm 50 năm ngày người lính trẻ hy sinh đã được hơn 16.000 lượt chia sẻ và hơn 1.000 bình luận trên Facebook. Một tin khác cũng được hàng ngàn người chia sẻ là thông báo hôm 10/6 của nhà tang lễ ở bang South Carolina chiêu mộ tình nguyện viên tham dự tang lễ của cựu binh Cuộc chiến Việt Nam James Miske. Ông Miske qua đời ở tuổi 75 và không có ai thân thích. Tháng Sáu này cũng đánh dấu 47 năm ngày ‘Em bé Napalm’ Phan Thị Kim Phúc bị bom Napalm đốt cháy quần áo và gây bỏng nặng hôm 8/6/1972. Video về bà Kim Phúc nhân dịp này cũng thu hút hàng chục ngàn phản ứng trên trang Facebook mang tên Brut, trang chuyên về các video thời sự ngắn. Video nói hồi năm 1996 bà Kim Phúc đã tới dự và phát biểu nhân Ngày Cựu binh Hoa Kỳ tại Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam, vốn là bức tường ghi tên hơn 58.000 lính Hoa Kỳ không trở về sau cuộc chiến. Bản sao của bức tường này hiện vẫn đang trên đường đi vòng quanh Hoa Kỳ. Hồi đầu tháng Sáu bức tường đã tới bang Colorado. Bang Ohio sẽ là một trong những điểm dừng chân sắp tới của bức tường ghi nhớ hàng triệu lính Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam và hàng chục ngàn người tử trận. Năm 2020 sẽ đánh dấu 45 năm ngày Cuộc chiến Việt Nam kết thúc nhưng những bàn cãi về cuộc chiến này sẽ vẫn còn kéo dài trong nhiều năm tới đây.  
......

Dân Hồng Kông làm thế giới ngạc nhiên

Một người biểu tình nhặt lựu đạn cay và ném trả cảnh sát. (Hình: Billy H.C. Kwok/Getty Images) Ngô Nhân Dụng – Người Việt Một thành kiến về dân Hồng Kông: Họ chỉ lo làm ăn, họ không quan tâm đến chính trị. Những người Trung Hoa này đã sống 99 năm trong chế độ thuộc địa Anh Quốc. Chưa thấy ai đổ máu đòi độc lập bao giờ. Được trả lại cho Trung Cộng, họ còn 50 năm chưa phải sống dưới chế độ độc tài. Cộng Sản Trung Quốc chấp nhận nguyên tắc “nhất quốc lưỡng chế,” một quốc gia, hai thể chế khác nhau, cho tới năm 2047. Nhưng Chủ Nhật vừa qua, hơn nửa triệu người Hồng Kông đã xuống đường biểu tình phản đối một dự luật về dẫn độ. Chính quyền bất chấp, sẽ cho nghị viện biểu quyết vào ngày Thứ Tư. Ngày đó, mấy trăm ngàn người bỏ không coi cửa tiệm, ngưng công việc làm, nghỉ học, lại xuống đường bao vây tòa nhà lập pháp (LegCo), ngăn các nghị viên không vào họp được. Bà Carrie Lam là vị “hành chánh trưởng quan” thứ tư từ năm 1997 khi Hồng Kông trở về với Trung Quốc. Tuy xuất thân là một công chức trong chế độ thuộc địa từ năm 1980, bà Lâm Quách Nguyệt Nga (林鄭月娥, Lín-Zhèng Yuè’é) cương quyết bảo vệ dự luật dẫn độ vì đó là một sáng kiến của chính mình, và bà được Bắc Kinh hoan nghênh. Khoảng hơn 200 thành viên của Ủy ban Bầu cử Hồng Kông đã kêu gọi Trưởng Đặc khu Hồng Kông Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) từ chức. Nhưng tại sao dân Hồng Kông lại quyết tâm chống dự luật này như vậy? Bà Carrie Lam đưa ra dự luật dẫn độ vì một vụ án giết người ở Đài Loan năm ngoái. Một người Hồng Kông, Trần Đồng Giai (Chan Tong-kai, 陳同佳) đã giết cô bạn gái trong khi đang du lịch, rồi trốn về. Giữa Hồng Kông với Đài Loan không có hiệp ước dẫn độ, nên không thể đưa anh ta qua bên đó xử. Tòa án Hồng Kông lại không có thẩm quyền xử một tội phạm xảy ra ở nước khác. Để “bảo vệ tinh thần thượng tôn luật pháp,” như bà Carrie Lam nói, bà đề nghị tu chính đạo luật về dẫn độ, cho phép từ nay chính quyền được dẫn độ các nghi can qua nước khác, dù hai bên không ký hiệp ước dẫn độ. Dự luật này được áp dụng hồi tố, cho những vụ án trong quá khứ (như vụ Trần Đồng Giai), cho nên ảnh hưởng sẽ rất lớn. Người dân Hồng Kông lo sợ: Nếu chính quyền Trung Cộng, vin vào luật mới này, đòi dẫn độ những người mà họ coi là phạm pháp thì sao? Bao nhiêu nhà kinh doanh ở Hồng Kông đã làm ăn trong lục địa. Nếu Trung Cộng buộc họ vào tội hối lộ quan chức thì họ có bị dẫn độ hay không? Ai làm ăn trong một nước Cộng Sản mà không hối lộ? Các thương gia đều có thể bị áp lực, nhất là khi họ làm ăn với Mỹ. Các giáo hội Thiên Chúa Giáo cũng phản đối. Họ vẫn gửi Kinh Thánh vào phổ biến trong lục địa, một điều Trung Cộng vẫn cấm. Bao nhiêu di dân mới từ lục địa qua Hồng Kông tị nạn cũng lo sợ. Trung Cộng đã từng bắt cóc những người bán sách ở Hồng Kông, vì họ phổ biến sách viết về cuộc tàn sát Thiên An Môn. Bà Carrie Lam đã sửa đổi một số điều trong dự luật để dân bớt lo. Thí dụ, trong danh sách các tội có thể bị dẫn độ bà đã xóa bớt nhiều thứ “tội” lên quan đến thương mại và các người chuyên nghiệp, để giới kinh doanh thôi chống đối. Nhưng còn những người dân Hồng Kông khác thì sao? Họ không thể nào yên tâm khi biết rằng dự luật này sẽ mở cửa cho chính quyền Cộng Sản Trung Quốc, khi nào họ muốn, có thể áp dụng pháp luật của họ trên dân cư Hồng Kông! Từ năm 1997, do quy tắc “nhất quốc lưỡng chế,” dân Hồng Kông vẫn sống với hệ thống luật của Anh Quốc. Người Anh để lại hệ thống tư pháp độc lập, bảo vệ quyền tự do cá nhân và giới hạn quyền hành quan chức. Tòa án Hồng Kông vẫn theo truyền thống Anh, được người dân kính trọng và tin tưởng. Ông Chris Patten, người Anh cầm đầu Hồng Kông sau cùng khi thương thuyết với Trung Cộng, nhận xét về cuộc biểu tình ngày Chủ Nhật: “Cả Hồng Kông và Trung Quốc đều biết rằng phải có một ‘bức tường lửa’ ngăn cách hai hệ thống pháp luật.” Dự luật của bà Carrie Lam có thể phá vỡ bức tường lửa đó. Bà Lam có thể không dụng tâm bắt dân theo luật lệ Trung Cộng. Bà đã thề không bao giờ phản bội người dân Hồng Kông, mắt rưng rưng muốn khóc. Nhưng dân Hồng Kông không bao giờ tin tưởng vào chính quyền Trung Cộng, họ còn khinh bỉ nữa! Trong lúc nửa triệu người đi biểu tình buổi tối ngày Chủ Nhật, nhiều người Hồng Kông vẫn đi coi trận đá banh với đội cầu Đài Loan. Khai mạc, ban nhạc cử hai bản quốc thiều, khi nghe thấy điệu quốc ca của Trung Cộng, cầu trường nổi lên những tiếng la ó chế nhạo! Người dân Hồng Kông khinh rẻ chế độ độc tài Cộng Sản. Họ biết chắc chắn là tòa án trong lục địa chỉ là tay sai của đảng. Với dự luật dẫn độ mới, họ sợ sẽ mất hết những quyền tự do đã được tôn trọng từ thời thuộc địa. Từ khi nhà Thanh nhường Hồng Kông cho Anh Quốc, năm 1897, dân Hồng Kông đã được sống trong một hệ thống luật pháp mới, thoát khỏi chế độ tham tàn, độc đoán của các quan chức Mãn Thanh. Cũng giống người Việt ở miền Nam là thuộc địa Pháp, từ giữa thế kỷ 19, đã được hưởng nhiều quyền tự do hơn đồng bào sống dưới chế độ vua quan nhà Nguyễn. Chỉ có ở Sài Gòn và Lục Tỉnh các nhà cách mạng như Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu mới có quyền làm báo tố cáo quan lại tham nhũng, được chỉ trích cả chế độ thực dân Pháp; và Phan Châu Trinh mới có quyền diễn thuyết về chế độ dân chủ – trong khi cụ bị triều đình Huế kết án tử hình. Hồng Kông đã là nơi nuôi dưởng những hạt giống tự do, không riêng cho người Trung Hoa mà cũng từng là nơi trú ẩn của những người Việt làm cách mạng, Cộng Sản cũng như quốc gia. Chế độ thuộc địa của người Anh đã tập cho dân Hồng Kông sống trong tinh thần thượng tôn pháp luật, những người cầm quyền cũng phải tuân theo luật lệ. Họ biết bất cứ người dân nào cũng có một số quyền tự do căn bản, chỉ còn thiếu quyền bỏ phiếu. Đó là một nơi có tự do dù còn thiếu dân chủ, nhưng vẫn sống dễ thở hơn những chế độ độc tài của nhà Thanh hay của Trung Cộng. Trong môi trường tự do và luật pháp công minh đó, kinh tế Hồng Kông đã phát triển hơn tất cả các vùng khác ở Á Đông, trừ nước Nhật. Chính vì vậy mà dân Hồng Kông quyết tâm bảo vệ quyền sống của họ. Đây không phải là lần đầu tiên dân Hồng Kông cho thế giới thấy họ rất quan tâm đến chính trị khi quyền sống căn bản của họ bị xúc phạm. Năm 2003, sáu năm sau khi thuộc về tay Trung Cộng, dân Hồng Kông đã biểu tình lớn như lần này, hơn nửa triệu người, phản đối một dự luật về an ninh, vì nó đe dọa những quyền tự do dân sự. Sau đó, nghị viện lập pháp LegCo đã phải bỏ không đem ra bàn nữa. Năm năm mới đây, những cuộc biểu tình trong Phong Trào Che Dù (Umbrella Movement) đã lớn tiếng đòi tự do, dân chủ và công lý. Chàng thanh niên nổi bật trong cuộc vận động đó, Joshua Wong, hiện đang bị giam nên không có mặt trong các cuộc biểu tình mới. Nhưng các người đi biểu tình năm nay, phần lớn là thanh niên, thuộc rất nhiều nhóm dân khác nhau. Người ta thường nghĩ dân Hồng Kông không quan tâm đến chính trị, điều này có một phần sự thật. Nhưng chính vì vậy những cuộc biểu tình, những năm 2003, 2014 và năm nay làm mọi người ngạc nhiên vì tính chất bột phát, bất ngờ. Cuộc biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989 cũng bột phát và bất ngờ như vậy. Phong Trào Đoàn Kết, Solidarnos ở Ba Lan cũng bột phát, bất ngờ như vậy! Nhiều người cũng cho rằng dân Việt Nam hiện nay chỉ lo làm ăn, không quan tâm đến chính trị. Tháng Sáu năm ngoái, người Việt Nam đã cho thấy thành kiến đó sai lầm. Người Việt đã biểu tình từ Bắc vào Nam phản đối dự luật đặc khu và luật an ninh mạng. Nhưng dân Việt Nam đâu có kém thông minh hơn dân Hồng Kông, đâu có thiếu dũng cảm nếu so sánh với dân Hồng Kông? Những cuộc cách mạng lớn trong lịch sử thường bột phát và bất ngờ!  
......

Trò cũng như thầy

Phạm Nhật Bình – Web Việt Tân| Ngày 31 tháng Năm vừa qua, trên mạng xã hội Facebook, nhân nhắc về việc cựu Thủ Tướng Thái Lan Prem Tinsulanonda qua đời, Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long đã viết: “Thời điểm ông ấy (Prem Tinsulanonda) làm thủ tướng trùng với thời điểm năm nước thành viên ASEAN cùng nhau chống lại sự xâm lược của Việt Nam vào Campuchia và chính phủ Campuchia, sau đó đã thay thế chế độ Khmer Đỏ.” (BBC Tiếng Việt). Quan điểm của ông Lý Hiển Long thể hiện cách nhìn của một quốc gia trong khối ASEAN mà quyền lợi chính trị cũng như kinh tế gắn liền sự ổn định khu vực sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào ngày 30 tháng Tư, 1975. Quan điểm này trên thực tế phù hợp với định nghĩa của Nghị Quyết 3314 của Liên Hiệp Quốc: “Xâm lược là việc sử dụng lực lượng vũ trang của một quốc gia nhằm chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự độc lập về chính trị của một quốc gia khác…” (Wikipedia). Việc nhà cầm quyền CSVN đưa một lực lượng quân đội hơn 200 ngàn quân chiếm đóng Campuchia từ ngày 7 tháng Giêng, 1979, dù biện minh bất cứ lý do gì, đã cho thấy Hà Nội đã thực hiện đúng theo định nghĩa nói trên. Hai chữ “xâm lược” tưởng đã quên lãng, nay bị ông Lý Hiển Long nhắc lại, đã lật tẩy bộ mặt thật của Hà Nội trước công luận quốc tế mà lâu nay họ cố giấu nhẹm. Nó lập tức gây ra một cơn bão chỉ trích ông Lý Hiển Long một cách nặng nề của hầu hết báo chí quốc doanh Việt Nam và một số dư luận người Việt Nam bảo hoàng hơn vua. Điển hình như báo Công an TP. HCM phê phán thủ tướng Singapore đã “đưa ra những nhận định hoàn toàn trái với sự thật lịch sử về giai đoạn quân tình nguyện Việt Nam sang Campuchia giúp nước bạn lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ tàn bạo.” Hay như bài báo của trang tin VTC cho rằng thủ tướng Singapore có “một phát biểu hồ đồ, sai sự thật, xuyên tạc lịch sử, chạm vào nỗi đau của người dân Campuchia, của nhân dân Việt Nam về một giai đoạn khổ đau và đen tối nhất trong lịch sử.” Những người cộng sản ưa nói tới “sự thật lịch sử”, nhưng xem ra phải là loại lịch sử do họ dựng lên, tô vẽ, bịa đặt cho đúng khẩu vị của những tay chuyên nghề nói dối. Không ai muốn bào chữa miễn phí cho một chế độ tàn bạo như Pol Pot, nhưng hành động xâm lược có “chủ đích”của Hà Nội lúc đó thực sự làm thế giới dân chủ rúng động. Nhất là các nước vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore tỏ ra vô cùng lo lắng trong khi Tổ chức Liên Phòng Đông Nam Á (SEATO) vừa tan rã năm 1977. Cuộc tấn công ngày 7 tháng Giêng, 1979 cách nay 40 năm vào thủ đô Phnom Penh, nhà cầm quyền CSVN đã nhanh chóng xoá bỏ chính quyền Campuchia Dân Chủ lúc đó do Pol Pot đứng đầu, sau đó lực lượng quân sự Việt Nam đã ở lại 10 năm và chỉ rút lui từ năm 1989. Chuyện này phải được coi là lịch sử một cuộc xâm lăng và chiếm đóng một nước có chủ quyền, bất luận chính quyền của nước ấy là một chính quyền thế nào. Nhưng từ đó đến nay nó luôn được Hà Nội mô tả một cách hào hiệp rằng “quân tình nguyện Việt Nam” đã sang giúp nhân dân Campuchia đánh đuổi chế độ diệt chủng Pol Pot và coi đó như một chiến thắng của tình vô sản anh em. Một số dư luận lý giải thêm về tình hình biên giới Tây Nam để biện minh cho hành động của Việt Nam trong việc buộc phải sử dụng vũ lực để bảo vệ lãnh thổ trong tình hình căng thẳng với Trung Quốc ở biên giới phía Bắc. Tuy nhiên đây cũng chưa phải là lý do chính để bào chữa cho tham vọng xây dựng Liên Bang Đông Dương của tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN vào lúc đó mà đứng đầu là hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Thời điểm năm 1979 tướng Prem Tinsulanonda là thủ tướng Thái Lan, một nhân vật được mô tả là chống cộng khét tiếng sau khi Miền Nam sụp đổ. Rõ ràng ông phải lo ngại Việt Cộng sau khi đánh đuổi Pol Pot chiếm được Campuchia có thể nhân cơ hội tràn qua biên giới Thái, tiến quân thẳng vào Bangkok để thực hiện mong muốn điên rồ “làm cách mạng giải phóng cả thế giới”. Do đó Thái Lan đã vận động các quốc gia trong tổ chức Liên Hiệp Quốc nhiều lần lên án hành động xâm lược không thể chối cãi của Việt Nam theo luật pháp quốc tế. Nhưng đối với Việt Cộng lúc ấy, do tham vọng bành trướng của lãnh đạo CSVN nên bất chấp sự lên án và cấm vận của quốc tế. Sở dĩ Hà Nội dám mạnh dạn xua quân chiếm đóng Campuchia vì họ đánh giá đúng thái độ của các quốc gia Tây phương qua Hiệp Định Paris năm 1973. Hà Nội đã phớt lờ Định Uớc của Liên Hiệp Quốc và 12 quốc gia nhằm bảo đảm việc thi hành Hiệp Định. Họ tiếp tục xua quân chiếm Việt Nam Cộng Hoà một quốc gia thành viên LHQ nhưng không có ai lên tiếng. Chính sự làm ngơ của các nước đã ký vào Định Ước bảo đảm thi hành Hiệp Định Paris 1973 giúp Việt Cộng thành công, xoa tay mừng chiến thắng chiếm được Miền Nam. Từ sự kiện chiếm đóng Campuchia từ ngày 7 tháng 1 năm 1979 đến nay, miệng lưỡi CSVN vẫn không có gì thay đổi. Nhưng điều đó cũng dễ hiểu vì không người cộng sản nào nhận mình là kẻ xâm lược. Mới đây tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La, Nguỵ Phượng Hoà trơ trẽn tuyên bố “Trong suốt 70 năm qua kể từ ngày thành lập nước, Trung Quốc chưa bao giờ phát động một cuộc chiến hay xung đột, hay xâm lược quốc gia khác hay lấy dù chỉ một tấc đất của nước khác”. Người ta có thể hỏi trong hai năm 1974 và 1988 Trung Cộng đã làm gì ở Hoàng Sa và Gạc Ma? Hoặc năm 1959 Trung Cộng “Giải phóng hoà bình” Tây Tạng hay đánh chiếm một quốc gia? Rõ ràng miệng lưỡi của những tên độc tài luôn giống nhau. Hay nói cách khác, Trung Cộng và Việt Cộng ứng với câu “Cha nào con nấy, thầy nào tớ nấy!” Phạm Nhật Bình Hội luận cùng Luật sư Nguyễn Văn Đài và Giảng sư Phạm Minh Hoàng  
......

NÓNG: 10.000 nạn nhân trong thảm họa môi trường miền Trung nộp đơn kiện công ty Formosa tại Đài Loan

......

Kiện Formosa ra tòa quốc tế, tia hy vọng mới cho các nạn nhân

  Paul Trần Minh Nhật|   Hơn 3 năm kể từ khi công ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa (gọi tắt là Formosa) xả thải gây thảm họa cá chết hàng loạt ở các tỉnh Miền Trung, những nỗ lực đòi công lý cho các nạn nhân môi trường vẫn tiếp diễn và trả những giá không hề rẻ. Những cuộc xuống đường biểu tình bị đàn áp bởi bạo lực, những cuộc kiện tụng không được thụ lý, sự trả thù bằng những án tù đằng đẵng cho người đấu tranh, và bao nhiêu hệ lụy nhưng Formosa vẫn chình ình tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Nỗ lực đòi công lý tại những phiên tòa dân sự đã bị nhà cầm quyền Việt Nam dội gáo nước lạnh bằng chính sự chà đạp lên pháp luật. Có một sự thất vọng không hề nhẹ cho những người quan tâm khi bao nhiêu nỗ lực để lấy lại công bằng cho ngư dân, để nói lên tiếng nói lương tâm trước thảm họa cá chết người vong này vì xem ra máu của dân Miền Trung đổ ra mà không mang lại kết quả nào. Trong bầu khí không mấy lạc quan đó, một tia hy vọng lóe lên trở lại khi ngày 11/6/2019 một cuộc họp báo quốc tế sẽ diễn ra tại Tòa Án thành phố Đài Bắc do đại diện của hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa (JfFV) cùng các tổ chức phi chính phủ để tuyên bố tái khởi kiện công ty Formosa ngoài lãnh thổ Việt Nam. *** Cuộc họp báo về khởi kiện Formosa tại Đài Loan  có sự tham dự của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, các linh mục từ Việt Nam và tại Đài Loan, cùng đồng hành của các tổ chức Phi Chính Phủ (NGOs) và đại diện nạn nhân Formosa https://www.facebook.com/tinmungchonguoingheo/videos/2754729667887016/ Trong thông cáo báo chí cho hay: Thay mặt gần 10.000 nạn nhân của thảm họa môi trường do Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (công ty FHS) gây ra vào đầu tháng Sáu 2016, Hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa (JfFV) với sự giúp đỡ của 5 tổ hợp Luật sư, trong đó hai tổ hợp Luật sư là Quỹ Bảo Vệ Quyền Môi Trường (Environmental Rights Foundation – ERF); Hội Luật Sư Bảo Vệ Môi Trường (Environmental Jurist Association) tại Đài Loan, sẽ chính thức khởi kiện công ty Formosa Hà Tĩnh và 18 công ty liên đới chịu trách nhiệm trước tòa án Đài Loan tại Đài Bắc vào sáng ngày thứ ba, 11 tháng Sáu 2019. Mục đích khởi kiện là yêu cầu Tập Đoàn FHS phải bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân và làm sạch vùng biền bị ô nhiễm chất độc do công ty FHS gây nên. Được biết, sau khi nộp đơn tại tòa án Đài Loan, tổ hợp luật sư của tổ chức Quốc Tế Quyền Môi Trường (Earth Rights International -ERI) tại New Jersey, Hoa Kỳ sẽ đại diện cho các nạn nhân và JfFV nộp một đơn kiện khác tại tòa án Liên Bang về môi trường tại tiểu bang New Jersey, nơi có bản doanhh của Công ty Formosa USA. Đây là công ty có cổ phần lớn cũng như đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành Công Ty Hưng Nghiệp Gang Thép Formosa Hà Tĩnh. Chưa biết kết quả ở những phiên tòa sẽ ra sao. Cũng chưa biết nhà cầm quyền Việt Nam sẽ xử lý như thế nào và có tác động gì hay không ? Nhưng có một điều mà tôi cảm thấy chắc chắn qua sự kiện pháp lý ở tòa án Đài Loan và tại Hoa Kỳ là chúng ta không còn tin tưởng vào hệ thống tư pháp trong nước. Vì không còn niềm tin với những phiên tòa xã hội chủ nghĩa nên mới phải bôn ba khắp nơi đòi công lý. Và sự kiện này cũng thực tế và cụ thể hơn so với sự hô hào suông. Những sự cộng hưởng liên quan đến các phiên tòa sẽ có một giá trị lớn hơn về mặt chính nghĩa trước bạn bè thế giới. Một sự an ủi cũng không nhỏ cho các nạn nhân Formosa là tiếng khóc than của họ vẫn được cộng đồng lắng nghe. Chưa kể, mỗi riêng việc đưa vụ án ra tòa ở quốc gia khác cũng tạo một áp lực ngoại giao và sự khó chịu cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Ở góc nhìn cá nhân, tôi không kỳ vọng nhà cầm quyền Việt Nam và công ty Formosa sẽ đền bù công bằng và sẽ có biện pháp để tránh né rắc rối. Nhưng tôi vui vì anh chị em của mình vẫn không bị bỏ rơi. Tình đồng bào không còn phải chỉ là một thứ trừu tượng mà đã thể hiện qua một hành động mang hình dáng cụ thể. Sống với những người dân nghèo vùng biển, hiểu nỗi cay đắng của những làng chài qua thời biển chết, tôi chỉ mong một ngày không còn những công ty như Formosa trên dải đất hình chữ S. Và quan trọng hơn không còn những cơ chế dung dưỡng cho những tài phiệt hại dân lành như vậy trong môi trường chính trị và kinh tế Việt Nam. Không chỉ riêng tôi, những con người miệt mài nơi dải đất “chó ăn đá gà ăn sỏi” – Miền Trung đều có những ước ao một ngày kia những loại công ty như Formosa và tòng phạm sẽ phải trả lẽ công bằng. Khi nói đến Formosa và các nạn nhân không thể không làm tôi nhớ tới những Lê Đình Lượng, Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Viết Dũng và nhiều anh chị em khác bị đổ máu và bầm tím vì đồng hành cùng người thấp cổ bé miệng. Sự hy sinh của những anh chị em của chúng ta chẳng lẽ vô ích? Họ sẽ vui thế nào nếu ngày kia các nạn nhân mà họ từng giúp được đền bù ? Tôi cũng không mường tượng được những ngư dân sẽ hân hoan thế nào khi có tiền để mua một con thuyền mới vươn khơi bám biển mưu sinh./. Paul Trần Minh Nhật Thông cáo Báo chí  của Hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa (JfFV) www.viettin.de/node/952
......

Ánh sáng trong bóng đêm

Những bạn sinh viên trẻ tự lấy xích trói tay mình đứng trước Toà nhà của cơ quan lập pháp để phản đối một đạo luật tiềm chứa đầy đủ sự bất công. Những luật sư mặc vét đen dẫn đầu đoàn người biểu tình để bày tỏ chính kiến của mình về một sự chống lại hoàn toàn trước sự thiếu sáng suốt của chính quyền đối với một dự luật sẽ có hiệu lực vào vài ngày tới. Những dòng người như biển thác cuồn cuộn suốt đêm qua trên mọi nẻo đường, con phố của Hồng Kông để phản đối về dự luật dẫn độ tới Trung Quốc vừa được thông qua. Dân số Hồng Kông chỉ khoảng 7.5 triệu người, nhưng nhiều năm nay, cứ hết vạn người này tới vạn người khác xuống đường biểu tình chống lại sự yếu nhược của chính quyền trước sự can thiệp từ Trung Quốc, cho đến hôm qua, như một cơn sóng dữ dội với hơn 1 triệu người đồng lòng cùng thực hiện sự phẫn nộ của mình về một dự luật bất công sắp trói chặt họ. Có phải nhân dân Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức hay Mỹ là những kẻ nhân dân ít học, vô công rỗi nghề, có tư tưởng chống phá nên thường xuyên biểu tình để yêu cầu chính quyền phải thực thi hoặc không được tiến hành một hành động hay chính sách nào đó? Họ nghèo đói và ngu dốt nên thường xuyên biểu tình, họ đang làm loạn xã hội và làm cho đất nước suy đồi, mất an ninh? Không! Họ là nhân dân đã tạo nên những cường quốc phát triển và văn minh hàng đầu thế giới mà thế giới này phải ngưỡng mộ họ về trí tuệ và phẩm cách. Nhân dân Hồng Kông đã được sống trong một nền chính trị dân chủ bậc nhất trên thế giới từ hàng trăm năm trước đây, với một nền tư pháp độc lập và như một thành trì vững chãi bảo vệ các quyền con người cũng như các giá trị thuộc về nhân dân trước bộ máy chính quyền (nhà nước), nên họ luôn thấy được vị trí làm chủ cùng với các quyền chính trị chính đáng của mình. Họ phát triển và văn minh, họ dũng cảm và đầy hào khí, họ dân chủ và tự do, chính điều đó tạo nên những thế hệ mạnh mẽ và trí tuệ để sẵn sàng đứng lên trước các sự bất công đang diễn ra, nhưng được hiểu rằng, các sự bất công đó cũng chỉ ở mức mà những nơi khác còn chưa thể có được, dù chỉ một phần nhỏ, những nền tảng chính trị và các quyền con người mà chính họ đã và đang được hưởng.   Mặc dù vậy, bất công là bất công, sự nguy hại là một rủi ro không được phép tồn tại, và họ hành động để ngăn chặn nó hiện diện với tư cách làm chủ đất nước và chính quyền, hẳn nhiên là làm chủ chính vận mệnh của họ nữa. Một xã hội văn minh, không thể đứng chung vào và chịu sự cưỡng đoạt từ một thể chế man rợ và tồi tàn, độc tài và toàn trị. Họ không thể sống trong một bầu không khí ngột ngạt, bị nô dịch và trong một nhà tù khổng lồ với cảnh sát, những bàn tay sắt, những sự theo dõi gắt gao và những vụ mất tích hay những cuộc xét xử không công bằng vì không có luật pháp và công lý. Nhân dân Hồng Kông vẫn hàng năm, trong suốt 30 năm qua, đều cùng nhau tưởng niệm những nạn nhân của thảm sát Thiên An Môn - những người trẻ bị đàn áp man rợ chỉ vì đòi hỏi các quyền dân chủ một cách ôn hoà trước một chính quyền tham nhũng và độc tài. Chính họ hiểu hơn ai hết, từ Tân Cương, Nội Mông cho tới Tây Tạng, từ cuộc chết chóc thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại bởi cách mạng Đại nhảy vọt hay các cuộc thanh trừng, tàn sát trong Cách mạng văn hoá, cho đến những cuộc thảm sát hàng loạt như Thiên An Môn, cướp mổ nội tạng học viên Pháp Luân Công, giam cầm và thủ tiêu người Duy Ngô Nhĩ. Nhân dân Hồng Kông không thể chấp nhận con đường dẫn độ tới một nhà tù khổng lồ và chết chóc, tăm tối - Trung Quốc. Họ cần mở những cánh cửa văn minh với thế giới và muốn được sống với các nền tảng mà họ đã xây dựng và được thụ hưởng. Nơi mà chính nó đã cứu giúp được cho một nhân vật cộng sản nhờ vào nền tư pháp công bằng và văn minh - Nguyễn Ái Quốc (Tống Văn Sơ). Nếu đó không phải là Hồng Kông hoặc một quốc gia pháp trị (pháp quyền) với nền chính trị tam quyền phân lập, ắt hẳn sẽ khó lòng có được một sự bảo vệ toàn vẹn nhân vật lịch sử này khỏi bàn tay truy diệt của Pháp quốc và lịch sử sẽ đi theo một hướng khác. Hãy đồng hành và cổ vũ cho các giá trị tốt đẹp của nhân dân Hồng Kông. Đó không chỉ là một hành động cao thượng, mà còn là một phần bổn vụ đấu tranh cho chính mình để giành lấy cơ hội để được hiểu và có thể dụng hưởng những giá trị cao quý của con người, vì một ngày nào đó, chúng ta có thể là nạn nhân của những cuộc bức áp từ bạo quyền khi đã không tranh đấu hoặc song hành với nó ngày hôm nay. Fb Luân Lê
......

Bổn phận của luân lý

Luân Lê Hồng Kông, một quốc gia (vùng lãnh thổ) rất phát triển và văn minh, trước các sự can thiệp mạnh tay từ Trung Quốc vào nền chính trị nước này, sau khi hàng trăm ngàn dân Hồng Kông liên tục biểu tình ròng rã trong hàng năm trời, thì khoảng hơn 3.000 luật sư đã mặc đồ vét đen đồng hành tuần giễu trên phố trong im lặng phản đối các chính sách thiếu sáng suốt của chính quyền nước này và cả đối với Trung Quốc. Nền tư pháp của Hồng Kông, gần 100 năm trước chính là nơi đã cứu Nguyễn Ái Quốc (lúc đó tên là Tống Văn Sơ) khỏi lao tù và khỏi sự truy bức quyết liệt của Pháp. Nơi mà hơn 100 năm trước, nó đã tiếp cận với nền tư pháp văn minh bậc nhất thế giới. Và nó đã có giá trị để thực thi công lý, bảo hộ các quyền con người một cách cao nhất. Và trong tình cảnh chính trị bị chi phối bởi nước ngoài với chế độ cộng sản thực dân (Trung Quốc) và có nguy cơ đánh mất đi giá trị cao quý nhất của hệ thống chính trị tam quyền phân lập, họ đã xuống đường để phản đối những sự can thiệp này và chính những chính trị gia của nước họ trước sự bạc nhược của chúng. Còn luật sư xã hội chủ nghĩa thì tuyệt đối đảm bảo những chỉ đạo và những mệnh lệnh ngoài những gì mà công lý và lương tri chỉ dẫn. Họ dường như mất hút trước tất cả các sự kiện quan trọng hoặc bất công của xã hội. Họ sống như những bóng ma và cho rằng mình cao quý hơn phần còn lại và tự mặc cho mình những chiếc áo mỹ từ giả tạo mà không hề có.    
......

Liên Minh Châu Âu yêu cầu trả tự do cho Nguyễn Ngọc Ánh

Kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh Phương Thảo (VNTB) |   Liên minh châu Âu và các tổ chức nhân quyền kêu gọi trả tự do ngay lập tức nhà hoạt động môi trường này.    Nhà hoạt động môi trường Nguyễn Ngọc Ánh đã bị kết án 6 năm tù vì các bài đăng trên Facebook "chống phá nhà nước".  Một "cuộc đàn áp đang diễn ra" đối với giới bất đồng chính kiến!  Việt Nam ngày càng gia tăng đàn áp nhân quyền. Liên minh châu Âu và các tổ chức nhân quyền kêu gọi trả tự do ngay lập tức nhà hoạt động môi trường này.    Ông Ánh bị kết tội gì?  Ông Ánh, 39 tuổi, bị kết tội "làm, phổ biến và truyền bá thông tin và tài liệu nhằm phá hoại" đất nước, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin. Theo cáo trạng, ông Ánh viết bài đăng trên Facebook kêu gọi mọi người tham gia biểu tình vào tháng 6 và tháng 9.   Trong các bài viết trên Facebook, ông Ánh phản đối công ty thép Formosa Hà Tĩnh của Đài Loan, mà chính phủ Việt Nam đã buộc tội làm chết hàng trăm tấn cá ngoài khơi miền trung Việt Nam năm 2016. Ông Ánh cũng lên tiếng ủng hộ các tù nhân chính trị. Ông Ánh sẽ bị quản thúc tại gia trong năm năm sau khi thụ án tù sáu năm tù giam. Ông Ánh chỉ là vụ mới nhất trong một số vụ bắt giữ tương tự. Tuần trước, một thầy giáo dạy nhạc Nguyễn Năng Tĩnh đã bị bắt với cùng tội danh, và vào đầu tháng Năm và đã bị kết án tù năm và sáu năm vì các bài đăng trên Facebook phản đối các đặc khu kinh tế mới và luật an ninh mạng. EU nói gì: Bộ phận Hoạt động Đối ngoại của EU đã ra tuyên bố rằng: – Tự do biểu đạt một cách ôn hòa được đảm bảo trong Hiến pháp Việt Nam, Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế, và các công ước quốc tế khác mà Việt Nam đã ký kết tham gia trong đó bao gồm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Việc kết án này vì vậy là sự vi phạm trực tiếp các nghĩa vụ quốc gia và quốc tế. – Quyền tự do ý kiến và biểu đạt - trực tuyến và ngoại tuyến – là những quyền của con người, và rất quan trọng để đảm bảo sự minh bạch, công bằng xã hội, thịnh vượng cũng như phát triển toàn diện và bền vững. – Liên minh châu Âu mong đợi các cơ quan chức năng Việt Nam ngay lập tức thả ông Nguyễn Ngọc Ánh cũng như tất cả các blogger và những nhà bảo vệ nhân quyền đang bị giam giữ vì việc biểu đạt ý kiến một cách ôn hòa.  – Liên minh châu Âu sẽ tiếp tục theo dõi đồng thời hợp tác với các cơ quan chức năng Việt Nam cũng như với các đối tác liên quan khác để cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam.   'Tàn nhẫn'   EU cho biết bản án này là một phần của "sự gia tăng đáng lo ngại". Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, Việt Nam hiện có ít nhất 128 tù nhân chính trị, với 10% trong số đó bị tù giam vì các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội. Đề án 88, theo dõi các hành vi lạm quyền tại Việt Nam, cho biết nước này hiện đang giam giữ hơn 200 tù nhân chính trị.   Phil Robertson, phó giám đốc Ban Á  châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết hôm thứ Tư, phiên tòa là một phần của "cuộc đàn áp những tiếng nói quan trọng" nhằm "răn đe những người khác dám chất vấn chính phủ".   Trên trang web của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, ông Phil tuyên bố: “Việc mở phiên tòa này ngay khi Hội đồng châu Âu đang chuẩn bị phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU -Việt Nam cho thấy chính quyền Việt Nam có thể tàn nhẫn đến mức nào, và cũng cho thấy vì sao cải thiện nhân quyền cần là một phần trong các thỏa thuận thương mại, thay vì bị gạt sang bên lề nhân danh ngoại giao.” Ân xá quốc tế:  Trước phiên tòa xét xử ông Ánh, Nicholas Bequelin, Giám đốc Tổ chức Ân xá Quốc tế Đông Nam Á, cho biết: - Phiên toà dàn dựng kết án Nguyễn Ngọc Ánh cho thấy không còn ai an toàn trên Facebook ở Việt Nam nữa. - Trường hợp của ông Ánh chỉ là trường hợp cuối cùng trong một danh sách ngày càng nhiều cư dân mạng bị truy tố, bắt giữ hoặc giam giữ chỉ vì thảo luận về các vấn đề công cộng hoặc chỉ trích chính phủ một cách ôn hoà.   - Nhà chức trách ở Hà Nội hiện đang mở rộng đàn áp trực tuyến mà họ đã và đang áp đặt lên các quyền công dân và chính trị ở nước này trong hàng chục năm qua, sử dụng Facebook như một công cụ để tiếp tục đàn áp những tiếng nói bất đồng.   - Toà nên bác bỏ các cáo buộc với động cơ chính trị và trả tự do cho ông Ánh ngay lập tức và vô điều kiện.  Vai trò của Facebook Đảng Cộng sản cầm quyền đã cấm các phương tiện truyền thông độc lập và cấm chỉ trích. Nhiều người dân chuyển sang dùng Facebook để lên tiếng phản đối. Vào tháng 1, Facebook đã bị chính phủ Việt Nam cáo buộc vi phạm pháp luật khi cho phép người dùng đăng các bài viết chống chính phủ. Facebook cho biết họ đã tăng số lượng nội dung bị chặn đối với người dùng tại Việt Nam lên hơn 500% trong nửa cuối năm 2018. Cùng với động thái đàn áp các tiếng nói bất đồng và kiểm duyệt trong nước, trong một thời gian ngắn vừa qua các bài viết của Việt Nam Thời Báo (VNTB)  trên trang Facebook cũng liên tục bị xoá bỏ vì các cáo buộc vi phạm quy định của cộng đồng. Những bài viết liên quan đến Thiên An Môn đã bị xoá thẳng thừng, ngoài ra còn có các bài viết liên quan đến đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam, hay chính sách tiếp nhận đầu tư Trung Quốc và khai thác khoáng sản đất hiếm trong nước cũng cùng chịu chung số phận.    Thiên An Môn là cụm từ không được nhắc đến ở Trung Hoa Đại Lục, nhưng hà cứ gì mà Facebook Việt Nam cũng là nhiệm vụ kiểm duyệt cho nhà cầm quyền Trung Quốc ngoài lãnh thổ của họ? Việc đầu tư của Trung quốc và hệ luỵ kéo theo đã quá rõ, và tới giờ có lẽ nhắc đến đầu tư Trung Quốc cũng sẽ bị cấm đoán như nói đến tội ác của Formosa và không biết chừng cũng sẽ có lúc bị khép vào tội chống phá nhà nước.      Những bài viết này đã bị xoá bỏ gần như ngay lập tức sau khi phát hành thì không có thể nói là do có người báo cáo. VNTB đã có thư gởi Facebook và yêu cầu giải trình, nhưng Facebook cho tới giờ vẫn không có phản hồi gì về động thái vô cớ này./.  
......

Shangri-La 2019: Khi “vạc dầu Châu Á” sôi trào

Đối thoại hay đối đầu? Đối thoại thường niên Shangri-La 2019 do Viện Quốc Tế Nghiên Cứu Chiến Lược (International Institute for Strategic Studies – IISS) tổ chức, với sự tham gia của các bộ trưởng quốc phòng từ các nước Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ, là một diễn đàn quan trọng nhằm tìm kiếm tiếng nói chung trong các vấn đề liên quan đến an ninh quốc phòng, an ninh quốc gia… vừa diễn ra trong hai ngày 1 & 2 tháng Sáu, 2019 với những tuyên bố nảy lửa của hai gã khổng lồ Trung Quốc và Mỹ. Trung Quốc đến Đối thoại Shangri-La năm nay với một dàn 13 tướng lĩnh cấp cao nhất, dẫn đầu là Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe), sau 8 năm kể từ 2011, tướng lĩnh cao nhất của quân đội PLA tham gia Đối thoại. Sự quan tâm của Trung Quốc tại Đối thoại lần này hẳn nhiên liên quan mật thiết đến diễn biến mới trong quan hệ Mỹ Trung từ cuộc thương chiến đang leo thang và mở rộng sang nhiều các lĩnh vực liên quan như gián điệp công nghệ, an ninh quốc gia, thao túng tiền tệ và việc Hoa Kỳ ngày càng hỗ trợ nhiều hơn các quốc gia đồng minh ở Châu Á trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa các căn cứ hải không quân trên những đảo đá nhân tạo chiếm được của Việt Nam và Philippines. Quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, Patrick Shanahan, đã có những lời cảnh báo sắc lạnh thể hiện quan điểm cứng rắn nhất từ trước tới nay của Mỹ với kẻ đang thách thức vị trí siêu cường số 1 của mình tại vùng biển Ấn Độ – Thái Bình Dương: “Hành vi gây xói mòn lãnh thổ các quốc gia khác và reo rắc sự ngờ vực với các mối quan tâm của Trung Quốc phải chấm dứt.” Đồng thời, trong bài phát biểu của mình, thông điệp mà ông Shanahan đưa tới lời khẳng định chiến lược “Ấn Độ – Thái Bình Dương” – nơi Mỹ sẽ đầu tư mạnh mẽ để đảm bảo vị thế, quyền lợi của Mỹ và đồng minh tại khu vực có hoạt động kinh tế sôi động nhât thế giới, luôn duy trì ưu thế và khả năng chiến thắng cao nhất trong các tình huống có thể xảy ra xung đột. Trước khi đến với Đối thoại Shangri-La 2019, cần nhắc đến thất bại của tiến trình hòa bình và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Sau kết cục đáng thất vọng tại cuộc họp thượng đỉnh Mỹ Triều lần thứ 2 ở Hà Nội, việc duy trì nguyên trạng những mâu thuẫn tiềm ẩn ở Đông Bắc Á có thể làm cho kẻ “thọc gậy bánh xe” đắc ý. Nhưng kết quả này lại đẩy Triều Tiên tới nấc bực cao hơn của những bất mãn đối với chính sách can thiệp của Bắc Kinh, chất chồng thêm khó khăn mà chính quyền Kim Chính Ân phải đối mặt với chính sách trừng phạt của Hoa Kỳ. Việc hành quyết tàn bạo cùng lúc 5 tướng lãnh cao cấp đã tháp tùng mình tới Hà Nội cho thấy sự phẫn nộ đỉnh điểm của Kim Chính Ân – những quan chức xấu số này có cùng một điểm chung là có khuynh hướng gần gũi Bắc Kinh, đã bị gọi là “kẻ phản bội Cách Mạng”. Thất bại ở Hà Nội cũng đã làm cho Donald Trump mất nhiều công sức và bị chỉ trích không thương tiếc. Nỗ lực đàm phán thương mại Mỹ Trung thất bại khi Trung Quốc xóa bỏ những thỏa thuận trước đó hai bên đã đạt được, đã là giọt nước tràn ly. Con bài tẩy Huawei bị lật và tiếp theo đó là danh sách hơn 140 công ty Trung Quốc nằm trong danh sách đen “entity list” bị Mỹ “vạch mặt chỉ tên” biến cuộc thương chiến Mỹ Trung trở thành đám cháy rừng khó lòng kiềm chế. Shangri-La 2019 trở thành nơi mà người Mỹ đến để ủy lạo những đồng minh của mình và đưa ra lời cảnh cáo cuối cùng tới Bắc Kinh. Đây không phải là một cuộc “đối thoại” dù các bên cố đưa những lời lẽ ngoại giao hoa mỹ gượng gạo. Trung Quốc và tình huống “tứ diện sở ca” ở Châu Á Cùng với sự đầu tư mạnh mẽ vào lực lượng quân sự viễn chinh thường trực tại khu vực, những đồng dollar thơm phức luôn có sức nặng không thể phủ nhận với những chính quyền của các quốc gia có xu hướng “gió chiều nào, xoay chiều đó” đầy toan tính thực dụng và tầm nhìn hạn hẹp như Việt Nam, Philippines, Cambodia… Sự “xê dịch” theo phía nào tùy theo mức độ hào phóng của người Mỹ hay Trung Quốc. Khi nền kinh tế phụ thuộc nhiều xuất cảng đang gặp khó khăn bởi sự thay đổi các chính sách thương mại của Hoa Kỳ, Bắc Kinh đã tỏ rõ sự hụt hơi ở những đại dự án đầy tham vọng “một vành đai, một con đường”, khó lòng tiếp tục vung tiền cho các chế độ “thích vay, không thích trả” như trước. Người ta có thể thấy rõ sự thay đổi nhanh chóng trong giọng điệu ngoại giao và báo chí truyền thông “lề phải” khi nói về người bạn vàng 4 tốt. Trước khi diễn ra cuộc Đối thoại Shangri-La 2019, một cuộc tấn công vào đoàn xe chở công nhân Việt Nam ở Philippines được thực hiện bởi nhóm phiến quân Cộng sản – đứa con rơi của chủ nghĩa Maoit do Trung Quốc cộng sản đảng “xuất cảng” ra các nước Đông Nam Á từ những năm 60 của thế kỷ trước – chẳng phải là sự trùng lặp vô tình? Có gì đó, như một lời nhắc nhở theo kiểu “yêu cho roi, cho vọt” mà một quan chức Việt Nam từng ví von. Thuật ngữ “Ấn Độ – Thái Bình Dương” được thay thế cho “Châu Á Thái Bình Dương” kể từ khi chính phủ của Tổng Thống Donald Trump nắm quyền, thể hiện ưu tiên đặc biệt về vai trò địa chính trị khu vực và quyền lực đang trỗi dậy của Trung Quốc với “con đường tơ lụa trên biển” do Tập Cận Bình khởi xướng. “Tứ giác kim cương” gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Mỹ được hình thành nhằm đảm bảo trật tự quyền lực không bị thách thức bởi “con rồng đỏ” tham lam. Sức mạnh của “tứ giác” là một sức mạnh thực chất và đầy đủ uy lực. Người Nhật đã không bỏ qua cơ hội vàng để khôi phục lại quyền lực quân sự thống lĩnh Châu Á của mình trong quá khứ. Thách thức chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc ở Điếu Ngư đã mở đường cho việc Samurai được tháo bỏ những xiềng xích trong quá khứ kể từ thế chiến thứ hai, cho phép Nhật Bản dành nhiều nguồn lực hơn để xây dựng một quân đội với đầy đủ sức mạnh viễn chinh hùng mạnh. Với đơn hàng hơn 105 chiếc tiêm kích tàng hình F35 mới đây cùng đầy đủ mọi phiên bản, kho “đồ chơi” đầy uy lực hiện đại nhất, chưa kể 42 chiếc F35 của đơn hàng cũ đang thực hiện với sự chuyển giao của Mỹ tại nhà máy của Mitsubishi, Nhật sẽ sớm có lực lượng không quân vượt trội hoàn toàn so phần còn lại ở Châu Á. Những phiên bản tàu sân bay mini Uzumo đáp ứng mọi tiêu chuẩn của lớp hàng không mẫu hạm hiện đại, cho phép F35B có thể tác chiến dễ dàng với sự tương thích kỹ thuật hoàn hảo – điều mà Trung Quốc còn phải mất vài thập kỷ nữa để hiện đại hóa những tàu sân bay lỗi thời và biên đội hải không quân của mình. Một Đài Loan ngày càng tự tin hơn, đang ráo riết chuẩn bị những kịch bản chiến tranh với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, cả về vũ khí, chuyên gia kỹ thuật và ủng hộ chính trị, ngoại giao. Cơn ác mộng mang tên “Đài Loan Độc lập” không khác gì việc con đập khổng lồ Tam Hiệp trên sông Dương Tử bị vỡ tan tành vào một ngày đẹp trời khi cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề độc lập được chính đảng Dân Tiến thực hiện thành công. Những lời đe dọa của Trung Quốc trở thành lý do chính nghĩa đầy thuyết phục cho chính quyền Thái Anh Văn duy trì quyền lực tại hòn đảo này, cùng với tấm gương nhãn tiền về một nền tự do hiến định có lịch sử hơn 100 năm của Hong Kong đang tàn lụi trong vòng kìm kẹp của Bắc Kinh đã khiến cho người dân Đài Loan trở nên đoàn kết chưa từng thấy trong mục tiêu chung nhất: Độc Lập cho Đài Loan. Lời phàn nàn của viên tướng họ Ngụy khi phải nhận những ngôn từ “không mang tính xây dựng” từ phía người đồng cấp Hoa kỳ trong vấn đề Đài Loan, tại bữa tối hôm thứ S áu ngày 31 tháng Năm, 2019, trước khi diễn ra Đối thoại Shangri-La, sẽ còn là nỗi lo lắng thường trực, dài lâu khiến cho Bắc Kinh mất ăn, mất ngủ. Dù các quốc gia Đông Nam Á khác như Malaysia hay Singapore giữ thái độ và giọng điệu đầy màu sắc ngoại giao, nhưng rõ ràng cái gọi là “niềm tin chiến lược” sẽ chẳng bao giờ tồn tại. Sự thay đổi lớn trong chính sách “hợp tác” với Trung Quốc của Malaysia, kể từ khi vị thủ tướng 93 tuổi Mahathir Mohamad lên nắm quyền đã làm cho những bước tiến của “Rồng Trung Hoa” xuống những vùng lãnh thổ phía Nam của Đông Nam Á gặp rất nhiều khó khăn. Một Singapore đầy thực dụng, khôn khéo trong các vấn đề kinh tế, chính trị nhưng luôn duy trì một sức mạnh quân sự đáng gờm ở khu vực không dễ dàng gì dọa nạt. Có thể, con kênh đào Kra sẽ được hoàn thành trong vòng một thập kỷ tới, cùng với sức mạnh hải không quân tăng lên đáng kể khi căn cứ quân sự viễn chinh lớn nhất Đông Nam Á do Bắc Kinh xây dựng ở Koh Kong, Cambodia được hoàn thiện, câu chuyện đó vẫn còn ở thời tương lai và Singapore, Malaysia không ngồi yên để nhìn vị trí chiến lược của mình bị tước đoạt. Vai trò của Úc và Ấn Độ có thể thấy lẩn khuất hơn và không đối đầu trực diện với tham vọng của Trung Quốc, nhưng sức mạnh hậu cần to lớn của khối “liên minh tứ giác kim cương” tại khu vực chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương được quyết định bởi hai thành viên quan trọng này. Xét cho cùng, khi Phương Tây và Hoa Kỳ đã phát triển những học thuyết hải quân hiện đại với nền tảng khoa học quân sự hoàn toàn vượt trội nhiều thập kỷ đi trước thì một Trung Hoa đầy tham vọng vẫn còn đang dò dẫm “nghiên cứu” những tác gia như Alfred Mahan hay Julian Corbett và xây dựng hạm đội của mình từ những kỹ thuật chắp vá, ăn cắp hay copy được. Quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Patrick Shanahan tại Đối thoại Shangri-La 2019. Ảnh: Asia Times Trong bài phát biểu của mình, ông Shanahan cũng nhắc tới bộ “toolkit” các biện pháp răn đe và trừng phạt mà Mỹ có thể áp dụng với Trung Quốc. Đến một lúc, dù không muốn, cuộc đối đầu của hai gã khổng lồ tại vùng biển Ấn Độ – Thái Bình Dương sẽ diễn ra và các quốc gia nhỏ trong khu vực sẽ phải đứng trước tình huống “lưỡng nan” là lựa chọn đứng ở phía bên nào trong cuộc chiến này. Mọi lời lẽ trung dung, hòa giải của các nước nhược tiểu tại thời điểm không thích hợp sẽ giống như câu chuyện “Bầy cá voi và con cá trích” của ngụ ngôn Aesop. Việt Nam trước Nguy và Cơ Việt Nam có thể coi là tâm điểm địa lý trong cuộc tranh giành ảnh hưởng về địa chính trị, kinh tế và quân sự của hai khối quyền lực Hoa Kỳ cùng đồng minh và Trung Quốc. Quốc gia có lịch sử đối đầu với tham vọng bá quyền của các triều đại Trung Hoa kéo dài hàng thiên niên kỷ này giờ đây có cùng một ý thức hệ cộng sản, một đội quân gần như cùng màu cờ sắc áo với rất nhiều tướng lãnh được “bồi dưỡng” từ các trường quân sự Trung Quốc, vẫn được nhìn nhận là quốc gia có “khả năng tiềm tàng” cao nhất Đông Nam Á trong việc kiềm chế tham vọng bá quyền của Trung Hoa. Trong nhiều năm qua, Việt Nam là những nước Đông Nam Á mua sắm rất nhiều vũ khí để hiện đại hóa và nâng cao năng lực hải, không quân. Tuy nhiên, chính sách mua sắm vũ khí của Việt Nam cũng gây rất nhiều sự khó hiểu như việc mua một loạt tàu ngầm Kilo của Nga trong khi cơ sở hậu cần, kỹ thuật và thủy thủ đoàn phải xây dựng từ con số không – điều này tiêu tốn một nguồn lực kinh tài khổng lồ và thực tế những chiếc Kilo này chỉ đem ra để chụp ảnh cho đẹp và neo đậu tại căn cứ hải quân mà thôi. Việc liên tục để xảy ra tai nạn trong huấn luyện bay, tổn thất một lượng lớn máy bay gồm cả những chiến đấu cơ, tuần thám hiện đại nhất trong vài năm gần đây khiến người ta khó có thể tin rằng lực lượng này có thể đảm bảo năng lực chiến đấu khi cần thiết. Năng lực chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của quân đội Việt Nam thực sự không phải là một “khả năng tiềm tàng” gì đáng kể sau hơn 40 năm hòa bình và mải mê làm kinh tế. Thậm chí, khao khát của những quan chức và tướng lãnh cao cấp nhất Việt Nam là xây dựng những công ty như Viettel trở thành phiên bản của Huawei như biểu tượng thành công dán mác 4.0. Mâu thuẫn giữa quyền lợi kinh tế trong việc khai thác nguồn dầu khí dồi dào ở thềm lục địa đang bị Bắc Kinh tước đoạt mà ví dụ gần đây nhất là mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ ở Bà Rịa Vũng Tàu, trong khi khó khăn về kinh tế của Việt Nam rõ ràng không thể giải quyết được bằng việc vay tiền lãi suất cao hay các dự án “bẫy nợ” đầy rủi ro từ người bạn vàng 4 tốt khiến cho Hà Nội ngày càng cần tới sự ủng hộ của Hoa Kỳ nhiều hơn. Dù luôn miệng nói rằng “Việt Nam dựa vào sức mình là chính để bảo vệ các lợi ích quốc gia, dân tộc, không đi với nước này để chống nước khác”- những phát biểu của chính sách “3 Không” có từ thời kỳ diễn ra cuộc thảm sát ở Gạc Ma, nhưng Hà Nội đã cố gắng mời gọi biểu tượng sức mạnh của Hoa Kỳ hiện diện ở vùng biển của mình như chuyến viếng thăm Đà Nẵng của đoàn hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson cũng như nhiều chiến hạm của các quốc gia khác như Úc, Nhật, Pháp, Ấn Độ… Quân cảng Cam Ranh – cảng quân sự chiến lược tốt nhất thế giới được giới chức Hà Nội thập thò dưới gầm bàn trong những cuộc hội thảo, giao lưu quân sự với cả hai khối quyền lực Hoa Kỳ và Trung Quốc, có lẽ sẽ tùy thuộc vào sức nặng của túi tiền bên nào sẵn lòng trả giá cao hơn. Dù “tình đồng chí” với anh bạn “4 tốt” vẫn keo sơn, song thực tế là nền kinh tế Việt Nam chưa sụp đổ vì phần lớn dựa vào thặng dư thương mại từ hai thị trường chính là Mỹ và EU, nguồn viện trợ và kiều hối quan trọng nhất cũng từ xứ cờ hoa cựu thù này. Trong khi những phe phái trong đảng cầm quyền, giới chức chính phủ và quân đội đang giằng kéo những quyền lợi của mình thì chính sách an ninh quốc gia của Việt Nam sẽ vẫn là cố gắng né tránh những tổn thất từ cuộc đối đầu Mỹ Trung, duy trì hiện trạng và tiếp tục “đu dây” càng lâu càng tốt. Miền Bắc Việt Nam sẽ trở thành công xưởng của các doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Đông, Vân Nam chạy sang để né tránh chiến tranh thương mại Mỹ Trung. Đồng thời việc nâng cấp, mở rộng cảng biển chiến lược Hải Phòng, cùng mạng lưới xa lộ, đường sắt nối với Côn Minh – Vân Nam sẽ mang lại sự phát triển phù hoa cho dải đất Hải Phòng – Quảng Ninh nhiều tài nguyên và có vị trí địa kinh tế số 1 vịnh Bắc Bộ. Trong khi đó ở miền Nam, với sự đầu tư của Hoa Kỳ vào Bà Rịa-Vũng Tàu có thể biến thành phố du lịch xinh đẹp thành một đỉnh tăng trưởng chiến lược của miền Đông Nam Bộ ngay sát với thành Hồ. Rõ ràng, Hà Nội thích rượu Mao đài và Nhân dân tệ nhưng thành Hồ thì ưa thích Starbucks, các thương hiệu phương Tây và tiêu tiền dollars hơn. Tuy nhiên, một luật đời không bao giờ thay đổi là “chỉ có miếng phô mát miễn phí trên cái bẫy chuột” sẽ luôn đúng và khi cái “vạc dầu Châu Á” – một so sánh ví von của Robert D.Kaplan – thực sự sôi trào thì mới biết cái giá phải trả là điều gì. Tân Phong https://viettan.org/shangri-la-2019-khi-vac-dau-chau-a-soi-trao/    
......

Hồ sơ mới về Thiên An Môn – Cuộc họp bí mật đã làm thay đổi Trung Quốc

Andrew J. Nathan - Hoàng Trường chuyển ngữ Ngày 15 Tháng Tư, 1989, ông Hồ Diệu Bang, nhà lãnh đạo được người dân Trung Quốc yêu mến, qua đời vì bị đứng tim. Hai năm trước đó, ông Hồ Diệu Bang bị cách khỏi chức Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc vì bị cho là có tư tưởng quá phóng khoáng. Hôm đó, kỷ niệm ngày Ông qua đời, nhiều ngàn sinh viên từ các trường Đại Học tại Bắc Kinh đã tụ tập tại Quảng Trường Thiên An Môn, ngay giữa Bắc Kinh, để đòi hỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc phải dành cho ông Hồ Diệu Bang một lễ tiễn đưa xứng đáng. Qua việc vinh danh ông Hồ Diệu Bang, sinh viên đã bày tỏ sự bất bình về tình trạng tham nhũng và lạm phát đã diễn ra trong thời gian mười năm “đổi mới và mở cửa” dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, và thất vọng về việc không có sự mở rộng tự do. Trong suốt 7 tuần lễ sau đó, các lãnh đạo đảng đã tranh luận về cách đối phó với các cuộc biểu tình, và đã gửi ra những thông điệp lẫn lộn tới quần chúng. Trong khi đó, số lượng người biểu tình đã gia tăng tới cả triệu, bao gồm mọi thành phần xã hội. Những sinh viên chiếm cứ quảng trường đã tuyệt thực, đưa ra những đòi hỏi ngày càng cấp tiến, cùng lúc các cuộc biểu tình lan tới hàng mấy trăm thành phố khác trên khắp nước. Đặng Tiểu Bình ra lệnh thiết quân luật kể từ ngày 20 Tháng Năm. Nhưng những người biểu tình vẫn sấn tới. Đặng Tiểu Bình ra lệnh dùng sức mạnh bắt đầu vào tối ngày 3 Tháng Sáu. Trong thời gian 24 giờ sau đó, nhiều trăm người, nếu không phải là nhiều hơn, đã bị giết. Người ta không biết con số chính xác. Hành động dùng bạo lực đã tạo nên một sự phản kháng rộng khắp trong xã hội và bị cả thế giới lên án như việc khối các quốc gia dân chủ G-7 trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc. Triệu Tử Dương, Tổng Bí Thư ĐCSTQ, đã kêu gọi hoà giải và không đồng ý với quyết định dùng vũ lực. Triệu Tử Dương bị Đặng Tiểu Bình cách chức và bị quản thúc tại gia, kéo dài cho tới khi Triệu Tử Dương qua đời. Khoảng hơn 2 tuần sau đó, vào ngày 19-21 Tháng 6, Bộ Chính Trị, cơ cấu quyền lực tối cao, triệu tập một phiên họp mà họ gọi là “mở rộng”, bao gồm cả những “tiền bối” đã nghỉ hưu với mục đích thống nhất lớp lãnh đạo ưu tú về quyết định dùng vũ lực cũng như việc cách chức Triệu Tử Dương của Đặng Tiểu Bình. Cách giải quyết của đảng đối với cuộc khủng hoảng 1989 đã vạch ra hướng đi lịch sử của Trung Quốc trong 3 thập niên, và buổi họp khoáng đại của Bộ Chính Trị đã quyết định cách giải quyết đó. Tuy nhiên, những gì được nói ra trong buổi họp đó chưa bao giờ được tiết lộ – mãi đến ngày hôm nay. Vào ngày kỷ niệm 30 năm cuộc thảm sát 4 Tháng 6, New Century Press, một nhà xuất bản tại Hồng Kông, sẽ xuất bản cuốn sách “Zuihou de mimi: Zhonggong shisanjie sizhong quanhui ‘liusi’ jielun wengao” (The Last Secret: The Final Documents From the June Fourth Crackdown – Bí mật cuối cùng: Tài liệu đúc kết về Cuộc Trấn Áp 4 Tháng 6), một số bài phát biểu của các lãnh đạo cao cấp nhất trong buổi họp đó. New Century Press lấy được những bản viết (và hai bộ ghi chú bằng tay) từ một cán bộ đảng đã tìm cách làm được bản sao vào lúc đó. Vào năm 2001, tạp chí này xuất bản Excerpts from The Tiananmen Papers, là một loạt những báo cáo chính thức và biên bản họp, đã được bí mật gửi ra khỏi TQ, ghi lại những cuộc tranh luận dữ dội và những quyết định bị tranh cãi mà Đảng đã lấy để đối phó với các cuộc biểu tình vào Mùa Xuân 1989. Ngày hôm nay, những bài phát biểu bị tiết lộ đã giải thích những gì đã diễn ra sau cuộc thảm sát, chỉ rõ ra những bài học mà các lãnh đạo đảng đã rút tiả qua cuộc khủng hoảng Thiên An Môn: Thứ nhất, ĐCSTQ bị kẻ thù trong nước bao vây thường trực khi thông đồng với các kẻ thù ở ngoài nước; Thứ hai, cải tổ kinh tế phải được xếp sau trật tự tư tưởng và kiểm soát xã hội; và Thứ ba, đảng sẽ bị kẻ thù khuất phục nếu để xảy ra chia rẽ nội bộ. Những bài phát biểu nói trên cho thấy khá rõ bối cảnh độc tài chính trị ở hậu trường, và là dấu hiệu những gì sau đó diễn ra ở TQ khi, trong những thập niên tiếp theo, đảng đã sử dụng những hình thức kiểm soát và can thiệp ngày càng tinh vi hơn chống lại những nỗ lực tự do hoá. Đọc những bản viết, người ta thấy những cán bộ trách nhiệm siết chặt hàng ngũ với những cán bộ tiền bối đã về hưu nhưng vẫn còn nhiều thế lực trong thời kỳ hậu Mao Trạch Đông. Những người từng lo ngại là những cải tổ của Đặng Tiểu Bình quá phóng khoáng đã hoan nghênh cuộc trấn áp, và những người trước giờ chủ trương mở rộng tự do cũng phải nép mình đồng thuận. Các bài phát biểu cũng làm rõ việc những bài học được rút ra từ Thiên An Môn tiếp tục là kim chỉ Nam cho giới lãnh đạo TQ ngày hôm nay: có thể nối kết trực tiếp những ý tưởng và tình cảm được bày tỏ trong cuộc họp của BCT vào Tháng 6, 1989 với đường hướng cải tổ và bất đồng cứng rắn mà Chủ Tịch Tập Cận Bình đang theo đuổi ngày hôm nay. Phần còn lại của thế giới có thể coi ngày kỷ niệm lần thứ 30 Thiên An Môn là một giai đoạn quan trọng của lịch sử cận đại TQ. Tuy nhiên, đối với chính phủ TQ thì Thiên An Môn vẫn tiếp tục là một điềm báo đáng sợ. Mặc dầu chế độ đã xoá bỏ những biến cố này khỏi trí nhớ của hầu hết người dân TQ, nhưng chúng vẫn còn tiếp tục sống mãi. Chủ trương của Đảng Những người tham dự buổi họp mở rộng của Bộ Chính Trị không được mời đến để tranh luận về sự khôn ngoan của quyết định của Đặng Tiểu Bình mà là được triệu tập để thực hiện một nghi thức trung thành, mọi người xác nhận sự hỗ trợ qua việc ký 2 tài liệu: bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình vào ngày 9 Tháng 6 tri ân những binh lính đã thi hành cuộc trấn áp, và một bản báo cáo được soạn bởi Lý Bằng, đối thủ thuộc phe cứng rắn của Triệu Tử Dương, nêu ra chi tiết những sai lầm của ông Triệu Tử Dương trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng. (Hai tài liệu này đã được phổ biến từ lâu.) Không biết chính xác những ai đã tham dự buổi nói trên của Bộ Chính Trị , nhưng đã có ít nhất 17 người đã phát biểu, mỗi người bắt đầu với câu “Tôi hoàn toàn đồng ý với” hoặc “Tôi hoàn toàn hỗ trợ” khi nói về bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình và báo cáo của Lý Bằng. Tất cả đều đồng ý là các cuộc biểu tình của sinh viên đã khởi đầu như là một sự “gây rối loạn” (“disturbance” hay “Turmoil”). Họ đồng ý là chỉ từ khi các cuộc biểu tình cản trở việc quân đội tiến vào Bắc Kinh vào ngày 2 Tháng 6 thì tình hình mới trở thành “cuộc nổi loạn phản cách mạng” cần phải dập tắt bằng vũ lực. Mỗi người thêm vào những nhận định cá nhân, bày tỏ sự hỗ trợ thật lòng của người phát biểu đối với chủ trương của Đặng Tiểu Bình. Qua nghi thức xác tín này, một đảng đang bị chia rẽ tìm cách sang trang và tái xác định sự kiểm soát của một xã hội rã rời. Khi tìm hiểu nguyên cớ tại sao sự “gây rối” đã xẩy ra, và tại sao nó biến thành một cuộc nổi loạn, những người phát biểu đã cho thấy một sự hoang tưởng trầm trọng về những kẻ nội thù và ngoại thù. Xu Xiangqian, một Thống Tướng trong Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân (QĐGPND) đã nghỉ hưu, phát biểu như sau: “Dữ kiện đã chứng minh là sự gây rối trong hơn tháng qua, mà cuối cùng biến thành một cuộc nổi loạn phản cách mạng, là kết quả việc cấu kết giữa những lực lượng phản cách mạng trong và ngoài nước, là kết quả của sự phát triển tự do hoá của tư sản… Kế hoạch của họ là lật đổ sự lãnh đạo của ĐCSTQ, lật đổ Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa và thiết lập một chế độ tư bản tư sản mà bản chất là chống cộng sản, chống xã hội chủ nghiã, và hoàn toàn là tay sai của các thế lực Tây phương.” Peng Zhen, cựu chủ tịch Ủy Ban Thường Vụ của Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc, đã phản ánh quan niệm này: “Đã có một thời gian, một nhóm rất nhỏ người đã ngoan cố quảng bá tư tưởng tự do tư sản, kết hợp với những lực lượng thù địch ngoại bang kêu gọi xét lại hiến pháp của chúng ta, một âm mưu tiêu diệt 4 Nguyên Tắc Căn Bản (của Đặng Tiểu Bình để duy trì xã hội chủ nghiã và sự cầm quyền của ĐCSTQ) và giật sập nền tảng của đất nước chúng ta; họ âm mưu thay đổi … hệ thống chính trị căn bản của đất nước chúng ta và để thay vào đó chế độ tam quyền phân lập kiểu Mỹ; họ âm mưu thay chế độ dân chủ tập trung Cộng Hoà Nhân Dân do giai cấp công nhân lãnh đạo dựa trên liên minh công – nông bằng một chế độ tư bản độc tài kiểu Tây phương.” Một số khác đã nói chi tiết hơn về đề tài này khi nhắc đến những ngày đầu của cuộc Chiến Tranh Lạnh để cảnh báo về âm mưu lật đổ của Hoa Kỳ. “Bốn mươi năm trước, [Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ John Foster] Dulles đã nói là hy vọng tái lập [chủ nghiã tư bản] tại TQ thuộc về thế hệ thứ ba hay thứ tư hậu cộng sản” ông Song Renqiong, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vấn Trung Ương, nói. “Hiện nay, tình hình ý thức hệ chính trị trong một thành phần giới trẻ rất đáng quan ngại. Chúng ta không được để cho lời tiên đoán của Dulles trở thành sự thật.” Vật hy sinh Nhiều người phát biểu đồng ý là sự mục rữa của ý thức hệ đã xẩy ra dưới thời của Hồ Diệu Bang, là tiền nhiệm của Triệu Tử Dương. Hồ Diệu Bang đã giữ chức tổng bí thư từ năm 1982 tới 1987 khi Đặng Tiểu Bình khởi xướng ngoại thương và đầu tư, doanh nghiệp tư nhân, và những yếu tố của định giá thị trường. Song song với những cải tổ này, TQ đã chứng kiến sự gia tăng những ý tưởng thiên Tây phương nơi các ký giả, nhà văn, học giả, sinh viên, một giai cấp mới của những doanh gia tư mới nổi lên, và ngay cả nơi quần chúng. Những người bảo thủ chủ trương việc Đặng Tiểu Bình cách chức Hồ Diệu Bang đã chỉ trích ông Hồ Diệu Bang đã không ngăn chặn xu hướng đó. Họ cũng đã hy vọng ông Triệu Tử Dương sẽ làm khá hơn. Và họ buộc tội ông Triệu Tử Dương đã không quan tâm đủ đến kỷ luật ý thức hệ dẫn đến việc đảng mất sự kiểm soát quan điểm của quần chúng. Những người phát biểu trong buổi họp Bộ Chính Trị tin rằng hầu hết những người tham gia biểu tình đã bị hướng dẫn sai lạc nhưng không phải là kẻ thù của chế độ. Một người đã phát biểu là họ đã bị “một nhóm rất nhỏ những thành phần xấu” lôi kéo. Song Ping, một nhà làm kế hoạch kinh tế và thành viên của Bộ Chính Trị, còn cho rằng Triệu Tử Dương và những người đồng minh chủ trương cải tổ của ông ta đã âm mưu hiểm độc để phân hoá đảng, lật đổ Đặng Tiểu Bình, và dân chủ hoá TQ. Nhiều người khác đồng tình với quan điểm này mà không đưa ra bằng chứng nào cả. Những người phát biểu cũng xỉ vả những kẻ thù địch nước ngoài mà họ cho là đã thông đồng để làm cho cuộc khủng hoảng tệ hơn. Theo Song Ping thì “Trong thời gian sinh viên biểu tình nước Mỹ đã nhúng tay vào qua nhiều cách. VOA đã tung tin đồn và kích động hàng ngày để bảo đảm là TQ tiếp tục tình trạng hỗn loạn.” Phó Chủ Tịch Wang Zhen đã đưa ra quan điểm được nhiều người hỗ trợ là sự can thiệp của Hoa Kỳ chỉ là một hành động mới nhất trong suốt cả thập niên dài âm mưu lật đổ cộng sản: “Sau Cách Mạng Tháng Mười [năm 1917], 14 đế quốc đã can thiệp quân sự vào chế độ Sô Viết non trẻ, và Hitler đã tấn công vào năm 1941. Sau Thế Chiến Thứ 2, đế quốc Mỹ ủng hộ Tưởng Giới Thạch trong cuộc nội chiến Trung Hoa và sau đó xâm lăng Triều Tiên và Việt Nam. Và bây giờ họ muốn thực hiện mục tiêu đó theo cách dễ dàng qua hình thức ‘diễn biến hoà bình’: … mua chuộc con người bằng tiền, bằng lũng đoạn văn hoá và tư tưởng, cài cắm gián điệp, ăn trộm tình báo, rải tin đồn, kích thích việc gây rối loạn, hỗ trợ những lực lượng thù địch trong nước, đủ mọi cách ngoại trừ trực tiếp xâm lăng.” Qua việc bêu xấu những người đối kháng trong nước và phóng đại vai trò của lực lượng thù địch nước ngoài, những người bảo thủ đắc thắng đã để lộ sự mù quáng của họ đối với những vấn đề đang tác động lên chế độ của họ. Vấn đề nổi bật ảnh hưởng lên chế độ là họ đã làm bại hoại tinh thần của giới sinh viên, trí thức, và tầng lớp trung lưu qua với những đường hướng chính trị lỗi thời. Thay vào đó, họ đổ lỗi cho việc cải tổ. Nhóm bảo thủ nay đang thắng thế trước đây lo lắng về chính sách của Đặng Tiểu Bình như Triệu Tử Dương kể lại trong hồi ký đã được viết lén lút và xuất bản sau khi Ông qua đời, “Prisoner of the State” (Người Tù của Chế Độ). Ông đã chiến đấu chống lại nhóm bảo thủ trong suốt thời gian làm thủ tướng (1980 đến 1987), khi Ông giữ vai trò trưởng trong việc thực hiện viễn kiến của Đặng Tiểu Bình, và Đặng Tiểu Bình đã nhiều lần buộc phải nhượng bộ về tham vọng của mình để hoà hoãn với những kẻ chủ trương cứng rắn. Nhóm bảo thủ kết tội Triệu Tử Dương tại buổi họp Bộ Chính Trị thường làm việc đó bằng cách tấn công những chính sách thực ra là của Đặng Tiểu Bình. Như ông Wang chẳng hạn, đã cảnh báo là cải tổ kinh tế đã đưa TQ tụ về với Tây Phương, nhưng ông ta cho rằng đó là ý của ông Triệu Tử Dương chứ không phải của Đặng Tiểu Bình. (Ông ta và những người khác nhắc tới Triệu Tử Dương với từ “đồng chí” bởi vì Triệu Tử Dương vẫn còn là đảng viên.) Ông Wang nói: “Chúng ta cần nhìn nhận rằng việc đổi mới và mở cửa mà đồng chí Đặng Tiểu Bình nhắc đến khác từ căn bản với việc đổi mới và mở cửa mà đồng chí Triệu Tử Dương nói. Đổi mới và mở cửa của đồng chí Đặng Tiểu Bình nhằm duy trì chủ quyền quốc gia và tôn trọng đạo đức, duy trì con đường xã hội chủ nghiã, duy trì sự phối hợp giữa kinh tế kế hoạch và sự điều tiết thị trường, tiếp tục bảo vệ tinh thần sáng tạo đấu tranh cam go và hướng đầu tư vào những kỹ nghệ căn bản và nông nghiệp. Đổi mới và mở cửa của đồng chí Triệu Tử Dương là đi theo con đường tư bản chủ nghiã, gia tăng tiêu thụ, dẫn đến phí phạm và tham nhũng. Đồng chí Triệu Tử Dương chắc chắn không phải là người thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa của đồng chí Đặng Tiểu Bình mà chính là xuyên tạc và hủy diệt nó.” Họ cũng bêu riếu Triệu Tử Dương vì đã không hỗ trợ đầy đủ Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân, mặc dù quân vụ nằm dưới sự kiểm soát của Đặng Tiểu Bình. Thống Tướng Nie Rongzhen bảo vệ quan điểm tập trung quân đội vì sự ổn định của quốc gia qua lời lẽ mạnh mẽ sau: “Trong những năm vừa qua, với tình hình thư thả của thế giới và với ảnh hưởng của xu hướng tự do tư bản, cảm nhận về nhu cầu độc tài [nghiã là, quân đội là sự bảo đảm cho sự ổn định quốc gia] đã yếu đi, công việc tư tưởng chính trị trở nên lơ là, và một số đồng chí lầm tưởng là quân đội không quan trọng nên đã công kích nhân viên quân đội. Đã có một số va chạm giữa một số đơn vị quân đội và chính quyền địa phương nơi họ đóng quân. Cùng lúc, một số bạn chúng ta trong quân đội không thấy thoải mái với công việc của họ và muốn giải ngũ để trở về nhà, nơi họ nghĩ sẽ có nhiều tương lai hơn. Tất cả những điều đó hoàn toàn sai lầm. Tôi nghĩ rằng những đồng chí đó nay đã thấy rõ nhờ ở bài học xương máu vừa mới xảy ra: đó là không thể hạ nòng súng xuống.” Mặc dầu những bất đồng giữa các lãnh đạo đảng đã đưa đến cuộc khủng hoảng Thiên An Môn, cuộc trấn áp bạo động đã không giúp ích gì cho việc vạch ra hướng đi về phiá trước. Thực vậy, những phát biểu trong Bộ Chính Trị không đem lại cho lãnh đạo đảng giải pháp cho những vấn đề của TQ, vì các thành viên đã quay trở lại với những khẩu hiệu sáo rỗng, với những lởi kêu gọi như “củng cố tinh thần Đảng và quét sạch nạn bè phái” và “hợp nhất quần chúng, phục hoạt tinh thần quốc gia, và đẩy mạnh tinh thần ái quốc.” Vì sự khan hiếm suy tư về chính sách, sự nhất trí đạt tới sau Thiên An Môn rất mỏng manh ngay từ đầu. Bộ Chính Trị làm lộ ra việc lãnh đạo đảng không có khả năng tìm ra giải pháp để giải quyết vấn nạn của TQ. Một vài ngày sau cuộc họp của Bộ Chính Trị, đảng đã triệu tập đầy đủ Trung Ương Đảng với 175 thành viên, cùng với những người thay thế, thành viên của Ban Cố Vấn Trung Ương, và những quan sát viên cao cấp trong Hội Nghị  lần thứ tư của Trung Ương Đảng kỳ 13. Người kế vì Triệu Tử Dương trong vai trò tổng bí thư là Giang Trạch Dân, đã có có bài phát biểu trong đó tránh không nói đến sự khác biệt giữa Đặng Tiểu Bình và những người bảo thủ. Ông ta cho rằng Đặng Tiểu Bình chưa bao giờ muốn nới lỏng trật tự ý thức hệ: “Từ 1979 tới 1989, đồng chí Đặng Tiểu Bình đã lặp lại và nhấn mạnh nhu cầu mở rộng việc giáo dục và đấu tranh để hỗ trợ vững chắc Bốn Nguyên Tắc Căn Bản và chống đối việc tự do hoá tư bản. Tuy nhiên, những quan điểm quan trọng này của đồng chí ĐTB đã không được thực hiện rốt ráo.” Giang Trạch Dân thề sẽ thống nhất đảng và xin cố vấn từ “thế hệ cách mạng cao niên.” Bất chấp những lời hứa của Giang Trạch Dân, cựu thành viên Bộ Chính Trị là Bo Yibolo ngại rằng lớp lãnh đạo mới sẽ tiếp tục bị chống đối. “Chúng ta không thể để việc chia rẽ tái diễn”, ông cảnh báo. “Theo tôi, lịch sử sẽ không cho phép chúng ta đi qua [cuộc thanh trừng] một lần nữa.” Sau năm 1989, những nhân vật bảo thủ nắm thế thượng phong trong khoảng 3 năm, cho đến khi ông già Đặng Tiểu Bình thực hiện chuyến đi tạo chú ý “về miền Nam” vào năm 1992. Qua việc viếng “đặc khu kinh tế” (nơi chính phủ cho phép những doanh nghiệp nước ngoài đầu tư chuyên về xuất khẩu hoạt động) và đưa ra những nhận định như “bất cứ ai chống đối đổi mới phải từ bỏ công việc.” Đặng Tiểu Bình buộc Giang Trạch Dân và các đồng nghiệp phải tái tục công việc tự do hoá kinh tế. Đó là hành động chính trị cuối cùng của Đặng Tiểu Bình. Nó giúp thúc đẩy phát triển kinh tế nhưng không giúp gì cho việc phục hoạt tự do chính trị. Niềm tin cốt lõi Sau khi lên nắm quyền sau cuộc khủng hoảng Thiên An Môn, Giang Trạch Dân giữ vai trò Tổng Bí Thư hơn 12 năm, từ 1989 tới 2002. Nhưng, giống như Triệu Tử Dương, Giang Trạch Dân không bao giờ hoàn toàn kiểm soát được đảng. Thực vậy, không có người thừa kế nào của Triệu Tử Dương làm được điều đó – mãi cho tới Tập Cận Bình. Sự thất bại của Triệu Tử Dương ở lãnh vực này đã được thảo luận tại buổi họp mở rộng của Bộ Chính Trị theo một cách cho thấy tại sao hệ thống TQ có xu hướng ngả về độc tài cá nhân bất chấp nguy cơ và cái giá phải trả cho việc tập trung quyền lực. Những lời nói của Chủ Tịch Yang Shangkun đặc biệt đáng chú ý vì ông ta là người phụ tá và đại diện thân tín nhất của Đặng Tiểu Bình, và ở vai trò đó đã tham dự với tính cách quan sát viên và người dàn xếp trong một số những buổi họp quan trọng của Thường Vụ Bộ Chính Trị trong thời gian khủng hoảng Thiên An Môn. Ông cũng giữ vai trò đặc phái viên của Đặng Tiểu Bình để liên lạc với quân đội trong thời gian cuộc trấn áp. Giang Trạch Dân đổ lỗi cho Triệu Tử Dương đã thất bại trong việc củng cố vai trò mà sau này được gọi là lãnh đạo nòng cốt – nghiã là không tạo ra được sự nhất trí trong công việc giữa tất cả những lãnh đạo cấp cao còn đang tại chức hay đã nghỉ hưu, trong số đó nhiều người bất đồng từ căn bản với ông ta. Giang Trạch Dân phàn nàn “Triệu Tử Dương không chấp nhận ý kiến từ người khác và cũng không tự kiểm thảo rốt ráo về chính mình. Trái lại, ông ta giữ khoảng cách với các thành viên khác, làm việc một mình, khiến cho công việc của Thường Vụ đi tới tình trạng chỉ có một sự phân chia công việc cụ thể thôi chứ không có lãnh đạo tập thể. Đấy là một sự vi phạm trầm trọng nguyên tắc tổ chức tối cao của lãnh đạo tập thể của đảng.” Thiết lập lãnh đạo tập thể hiệu quả nghiã là gì? Peng, cựu chủ tịch Ủy Ban Thường Vụ Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc, giải thích cách thức cách nó vận hành lý tưởng ra sao. “Trong đảng … chúng ta nên và phải thực hiện dân chủ thực sự cấp cao một cách toàn diện. Khi thảo luận, mọi ý kiến đều có thể nêu lên, ai nói đúng thì phải được nghe, mọi người bình đẳng trước sự thật. Không được phép chỉ báo cáo những tin tốt và loại trừ tin xấu, và từ chối lắng nghe những ý kiến khác nhau. Nếu cuộc thảo luận không đạt được sự nhất trí thì phải làm sao? Thiểu số phải theo đa số. Chỉ có cách đó mới có thể duy trì được Bốn Nguyên Tắc Căn Bản, toàn đảng thống nhất, toàn dân thống nhất.” Nhưng đảng hiếm khi, nếu có, đạt được lý tưởng này. TTD, theo lời những người chống đối, chưa từng bao giờ tìm được cách để làm việc với những người không đồng quan điểm với ông ta, mà chỉ lắng nghe những người không tốt. “Ông ta chỉ nghe lời khuyên của gia đình hay các cố vấn riêng,” Song Ping buộc tội. “Chúng ta không nên cả tin những lời tà ý khuyên sử dụng cẩu thả những lý thuyết Tây phương bởi những người chỉ có sự hiểu biết phiến diện về học thuyết Mác, khả năng thấp kém, và không có sự hiểu biết thấu đáo về hoàn cảnh của TQ. Những người gièm pha TTD than phiền là thay vì thuyết phục họ thì TTD lại quay về ĐTB để tìm sự hỗ trợ. Wan Li, chủ tịch Ủy Ban Thường Vụ Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc, than phiền là trong một buổi họp vào Tháng 12, 1988, TTD đã phớt lờ những lời phê bình. “Tệ hơn thế nữa,” Wan tuyên bố, “ông ta bỏ đi và báo cáo với đồng chí ĐTB những gì (những người chống đối) đã nói, và sau đó … huênh hoang là đồng chí ĐTB đã hỗ trợ ông ta ra sao. Đây có phải là cách dùng đồng chí ĐTB để loại bỏ dân chủ không?” Những miêu tả sống động về sinh hoạt trên đỉnh – đầy những phe phái và đâm sau lưng – cho thấy nghịch lý mà chủ thuyết lãnh đạo của đảng đã tạo ra. Lãnh đạo phải quyết tâm giải quyết vấn đề cùng lúc chấp nhận, và thậm chí kêu gọi, sự chỉ trích và bất đồng từ rất đông những tiền bối và đối thủ mà, vì sự phức tạp của những vấn đề cûa TQ, bắt buộc phải có ý kiến khác về việc giải quyết vấn đề. Mao Trạch Đông đã không làm như vậy (ông ta thanh trừng luôn một loạt những đi đối thủ) và ĐTB cũng không làm vậy, vì phải đối đầu với những đối thủ quyền lực ngang hàng thường ép ông ta phải hãm bớt những ý tưởng đổi mới. ĐTB đặt ra nhóm lãnh đạo cốt lõi sau vụ TAM để đáp ứng đòi hỏi này, phản ánh sự lo lắng của ông ta và của các lãnh đạo cao cấp khác là không thể hợp tác cùng làm việc sẽ cản trở bước tiến của nhóm lãnh đạo, như đã xảy ra qua cuộc khủng hoảng. Tuy là người lãnh đạo đầu tiên sau TAM, GTD, tự nhận danh hiệu “cốt lõi”, không thực sự tạo được địa vị thống trị trên hệ thống, và người kế thừa, Hồ Cẩm Đào (HCĐ), còn không nhận cả danh hiệu. Tập Cận Bình (TCB) đã tạo cho mình vai trò cốt lõi và tự tặng cho mình danh hiệu đó vào năm 2016 sau bốn năm nắm quyền. Ông ta chiếm được vị trí này bằng cách thanh trừng tất cả mọi đối thủ, cài vào BCT và Quân Ủy Trung Ương (QUTƯ) đầy những người thân tín, tạo ra một bầu không khí sợ hãi trong đảng và quân đội với chiến dịch chống tham nhũng nhắm vào những người chống đối, nhanh chóng dập tắt mọi dấu hiệu phản kháng đến từ giới luật sư, những người đòi bình quyền nam nữ, những nhà bảo vệ môi trường và những người dân thường. Giống như thiên nhiên ghét chân không, hệ thống chính trị TQ ghét dân chủ thực thụ và đẩy những người lãnh đạo tới độc tài. Tuy thế, tập trung lãnh đạo vẫn chưa giải quyết được sự mâu thuẫn vẫn còn tồn tại giữa đổi mới và kiểm soát đã gây ra khủng hoảng TAM 30 năm trước. Càng theo đuổi phồn vinh và quyền lực qua việc hiện đại hoá trong nước và tham gia kinh tế toàn cầu thì sinh viên, trí thức, và tầng lớp trung lưu đang phát triển càng không muốn tham gia vào sự tuân phục ý thức hệ kiểu thập niên 1950, và tầng lớp ưu tú trong đảng càng phản ứng với thay đổi xã hội qua việc kêu gọi gia tăng kỷ luật và sự tuân phục trong xã hội. Tình trạng căng thẳng này càng tệ hơn vì TCB nâng cao lợi tức, mở rộng giáo dục cấp cao, chuyển người về thành thị, và khuyến khích tiêu thụ. TQ bây giờ có một khối lớn giai cấp trung lưu, phồn thịnh, nằm im thận trọng nhưng mong mỏi có nhiều tự do hơn. TCB đã đáp ứng bằng cách củng sự kiểm soát của nhà nước trên Internet và những nguồn truyền thông khác, gia tăng tuyên truyền, giới hạn dự do học thuật, gia tăng giám sát, đàn áp mạnh bạo các sắc tộc thiểu số ở phiá Tây TQ, bắt bớ các luật sư, những người đòi bình đẳng nam nữ, và những nhà hoạt động khác đã dám đòi hỏi pháp quyền. Thống Tướng Nie đã đúng khi phát biểu tại buổi họp BCT sau biến cố TAM là “cuộc nổi loạn phản cách mạng đã bị dẹp yên, nhưng hướng suy nghĩ về tự do tư bản còn lâu mới loại bỏ được. Cuộc chiến chiếm đóng mặt trận tư tưởng sẽ tiếp tục là một cuộc chiến cay đắng Chúng ta phải quyết tâm theo đuổi một cuộc chiến còn kéo dài; Chúng ta phải sửa soạn cho nhiều thế hệ để chiến đấu trong nhiều thập niên nữa!” Đảng đã có sửa soạn, và ngày hôm nay cuộc chiến đang diễn ra ác liệt với Tập Cận Bình trông cậy vào quyền lực đang tập trung vào tay ông ta để ngăn sự chia rẽ trong nội bộ đảng và sự chống đối trong xã hội. Cho tới giờ thì có vẻ như ông ta đang thành công: kinh tế tiếp tục phát triển, và một tình huống chống đối tầm cỡ TAM vào ngày hôm nay là điều không tưởng. Nhưng hình thức lãnh đạo của TCB tự tạo ra những nguy cơ cho chính nó. Trong nội bộ đảng, có nhiều sự cằn nhằn về sự đòi hỏi trung thành với một ý thức hệ ngớ ngẩn trống rỗng và việc cấm cản thảo luận chính sách. Bên ngoài xã hội, việc gia tăng kiểm soát tạo nên lực tâm lý phản kháng có thể bùng nổ với lực đáng kể nếu chế độ dao động, hoặc về thành tích hoặc trong ý chí quyền lực. Còn gì hơn nữa, TCB đang tự đặt mình vào một vị trí quyền lực không thể tấn công được, không có đối thủ và không có giới hạn thời gian nắm quyền – vào năm 2018, TCB thông qua việc bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ của chủ tịch nước trong hiến pháp – tạo ra điều kiện cho cuộc khủng hoảng về việc kế thừa. Khi câu hỏi về việc kế thừa được nêu lên, vì nó sẽ phải xảy ra dưới hình thức này hay hình thức khác, theo hiến pháp TQ, người đang giữ chức phó chủ tịch nước sẽ kế thừa TCB trong chức vụ chủ tịch. Tuy nhiên, không có gì ghi trên giấy, và không có tiêu chuẩn hay lệ không chính thức nào ấn định ai sẽ thay thế ông ta trong vai trò tổng bí thư đảng hay chủ tịch QUTƯ là các vai trò quyền lực hơn nhiều so với vai trò chủ tịch nước. Không có bằng chứng gì cho thấy TCB đã chỉ định người kế thừa, như Mao đã làm, và đây có thể là kinh nghiệm từ Mao cho thấy là người được chỉ định kế thừa có thể trở thành một đối thủ núp bóng chờ thời. Đằng khác, không chỉ định người kế thừa cũng là vấn đề nếu muốn có một sự chuyển tiếp quyền lực êm ái. Nếu ĐTB đã liên kết với TTD 30 năm trước và chọn cách giải quyết ít hung hãn đối với người biểu tình ở TAM thì ĐCSTQ có thể vẫn còn nắm được quyền kiểm soát ngày hôm nay bởi vì không có điều gì TTD nói trong cuộc khủng hoảng, hay trong nhiều bài báo phản ánh quan điểm của ông ta trong thời gian bị quản thúc tại gia, cho thấy là ông ta muốn mở cửa để TQ đón nhận tranh đua đa đảng. TTD nói là đảng cầm quyền có thể tin tưởng người dân và vì vậy có thể cho phép báo chí tường trình sự thật (hay ít ra là nhiều sự thật hơn), có thể đối thoại với sinh viên và những người kháng nghị khác, có thể nới lỏng sự kềm chế các tổ chức xã hội dân sự, có thể để các toà án độc lập hơn, và có thể giao nhiều quyền hơn cho một cơ quan lập pháp dân cử. Ông ta nghĩ rằng những thay đổi như nói trên sẽ làm cho đảng trở thành chính danh hơn chứ không bớt đi, và sẽ làm cho hệ thống độc đảng vững chắc hơn. Nhưng TQ đã chọn con đường khác. Ngày hôm nay TQ có một chế độ mạnh hơn trên bề mặt hơn bất cứ thời điểm nào kể từ đỉnh cao quyền lực của Mao, nhưng cũng dễ tan vỡ hơn. Andrew J. Nathan / Hoàng Trường chuyển ngữ Nguyên bản Anh ngữ: The New Tiananmen Papers – Inside the Secret Meeting That Changed China, Foreign Affairs https://viettan.org/ho-so-moi-ve-thien-an-mon-cuoc-hop-bi-mat-da-lam-thay-doi-trung-quoc/  
......

Tập Cận Bình kêu gọi “Vạn lý trường chinh mới”?

Nguyễn Quang Duy - Melbourne, Úc Đại Lợi Chủ nhật 2/6/2019, Bắc Kinh cho công bố Sách Trắng đổ lỗi cho Mỹ làm đổ vỡ cuộc đàm phán thương mại song phương.  Còn Tập Cận Bình, trước đây ít hôm, phải kêu gọi “Vạn lý trường chinh mới” sửa soạn trường kỳ chống thương mãi Mỹ.  Thực hư ra sao? Lỗi tại ai? Cuộc chiến sẽ đưa thế giới, đưa Việt Nam về đâu? Là những câu hỏi đáng được quan tâm. Vì đâu nên lỗi Tập Cận Bình phải “Vạn lý trường chinh”? Cải cách dở dang… Ảnh Ô nhiễm môi trường tại Trung Quốc Từ thập niên 1970, Trung cộng được Mỹ trợ giúp cải cách thể chế từ viện trợ, đầu tư vốn, mở cửa thị trường, giúp giáo dục, giúp chuyển giao kiến thức và kỹ thuật, giúp tham gia các tổ chức quốc tế… nhưng uổng công vì kinh tế tự do phải gắn liền với chính trị tự do, ngôn luận tự do và xã hội dân sự. Ngày 4/6/1989 để “ổn định chính trị”, Bắc Kinh đã nổ súng đàn áp phong trào sinh viên rồi tự vạch con đường cải cách kinh tế nhưng giữ nguyên bản chất cộng sản. Cải cách vì thế không mang lại kết quả như Đài Loan và Đại Hàn, đã trở thành hai quốc gia tân tiến có GDP thu nhập đầu người cao. Với mô hình “ổn định chính trị”, Trung cộng trở thành đại công xưởng lắp ráp công nghiệp quốc tế, tăng trưởng nhờ vốn đầu tư nước ngoài và xuất cảng. Trung cộng lọt vào bẫy GDP thu nhập trung bình: nông dân và công nhân nghèo khổ, giới trung lưu vật lộn với cuộc sống, giới cầm quyền tham nhũng làm giàu. GDP tăng trưởng chậm dần, năng suất lao động không mấy thay đổi, lợi thế lao động rẻ không còn, đầu tư ngoại quốc chuyển dần sang các quốc gia có giá công nhân rẻ hơn như Việt Nam. Môi trường thiên nhiên bị hủy hoại, tài nguyên bị tận khai, đạo đức xã hội bị khủng hoảng,… nhìn chung Trung cộng không khác mấy Việt Nam. Vượt bẫy thu nhập trung bình… Sau hơn 15 năm gia nhập WTO Trung cộng vẫn không mở cửa thị trường, tiếp tục tài trợ các doanh nghiệp nhà nước, phân biệt đối xử với doanh nghiệp nước ngoài, ăn cắp tài sản trí tuệ quốc gia khác. Trung cộng giữ đồng tiền yếu hơn thực giá, hàng xuất cảng rẻ hơn giành lợi thế trên thị trường Mỹ, làm cán cân thương mãi giữa hai nước càng ngày càng mở rộng. Khoản thặng dư này được dùng để giữ giá đồng tiền hay mua trái phiếu tiếp tục ảnh hưởng lên kinh tế Mỹ và thế giới. Để thoát bẫy thu nhập trung bình, Trung cộng vạch kế hoạch “Made in China 2025”, nhằm chuyển đổi thành nước dẫn đầu về công nghệ cao cấp trực tiếp cạnh tranh với Mỹ. Nhưng thay vì đầu tư nghiên cứu các ý tưởng mới để phát triển thành các sản phẩm mới, một mặt Trung cộng ép buộc các công ty nước ngoài muốn làm ăn phải chuyển giao kỹ thuật trước khi cấp phép tham gia thị trường. Mặt khác, Bắc Kinh cho gián điệp công nghệ xâm nhập và đánh cắp kỹ thuật gây thiệt hại nặng nề cho công nghệ các nước tiên tiến. Với khoản mậu dịch thặng dư Bắc Kinh cho tăng cường quân sự, lấn chiếm Biển Đông, mua cảng, xây căn cứ, gây ảnh hưởng chính trị, xây dựng “một vành đai, một con đường” thực hiện tham vọng bành trướng toàn cầu. Tham vọng bá chủ hoàn cầu khiến Trung cộng trở thành mối đe dọa hòa bình và an ninh không riêng cho nước Mỹ mà cho toàn thế giới. Đàm phán đổ vỡ… Giấc mơ bá chủ của Tập Cận Bình đã bị Tổng thống Trump ngăn chặn bằng cách đánh thuế trên hàng hóa nhập cảng vào Mỹ buộc Bắc Kinh phải đàm phán thương mại. Lập trường phía Mỹ có thể tóm tắt được như sau: (1) không thuế xuất nhập cảng; (2) không rào cản thương mãi; (3) không trợ cấp kinh doanh; (4) không đánh cắp sở hữu trí tuệ; (5) không ép buộc chuyển giao công nghệ; và (6) mọi doanh nghiệp đều được hoạt động trong vòng luật pháp 2 bên. Những đòi hỏi nói trên xem ra thật tốt cho cả hai phía, nó buộc Bắc Kinh phải thực hiện những cải cách cần thiết, xóa bỏ độc quyền nhà nước, mở cửa thị trường, cải cách thể chế, tuân thủ luật chung. Sau 11 lần đàm phán, tưởng chừng đã hoàn tất một thỏa thuận giữa hai quốc gia, nhưng Trung cộng cho rằng cứ bàn, cứ ký rồi tính sau như khi gia nhập WTO, nên khi Mỹ đòi luật hóa các thỏa thuận thì phía Trung cộng không đồng ý đòi đàm phán lại từ đầu. Không có gì khó hiểu, vì với ràng buộc luật pháp rõ ràng thì Bắc Kinh phải thay đổi cả thể chế và như thế giấc mơ bá chủ của Tập Cận Bình tan theo mây khói. Còn nước còn tát Tập Cận Bình đành phải rút quân “vạn lý trường chinh” mong thay đổi thế cờ. Bầu cử 2020… Bắc Kinh tin rằng với một Tổng thống mới trường kỳ chiến đấu sẽ có lợi cho Trung cộng. Ông Trump đã bắt đầu tranh cử với cơ hội thắng cử rất cao. Nếu vì một lý do nào đó ông Trump không tiếp tục tranh cử thì Phó Tổng Thống Mike Pence là người có nhiều cơ hội thắng cử. Ông Pence là người có lập trường không khoan nhượng với Trung cộng và phe Xã Hội Chủ Nghĩa. Còn nếu dân Mỹ chọn một Tổng Thống thuộc đảng Dân Chủ thì chiến tranh thương mãi cũng sẽ tiếp tục vì trừng phạt Trung cộng đã trở thành Quốc sách của cả lưỡng đảng và lưỡng viện Quốc Hội Mỹ. Ngày 7/5/2019, Hạ viện Mỹ biểu quyết với đa số tuyệt đối (414-0) chấp thuận “Đạo luật Đảm bảo Đài Loan 2019”, ủng hộ Đài Loan tăng chi tiêu quốc phòng, thường xuyên bán vũ khí, công cụ quốc phòng cho Đài Loan và ủng hộ Đài Bắc tham gia các tổ chức quốc tế. Ngày 4/6/2019, kỷ niệm 30 năm Trung cộng tàn sát phong trào sinh viên, Quốc hội Mỹ đã tổ chức buổi điều trần công khai vạch trần bản chất cộng sản phi nhân tính, Chủ tịch Hạ viện bà Nancy Pelosi mở đầu tuyên bố: “Hôm nay (4/6/2019), chúng ta nhớ lại vụ thảm sát tàn bạo mà nhà cầm quyền Trung cộng đã thực hiện chống lại chính người dân của họ 30 năm trước. Chúng ta nhớ lại sự dũng cảm của những sinh viên, công nhân và người dân đã phản kháng ôn hòa chế độ áp bức để yêu cầu nền dân chủ và nhân quyền mà họ xứng đáng được nhận…” Lập trường lưỡng đảng như thế nên bất cứ thỏa thuận thương mãi với Trung cộng đều phải được Quốc Hội Mỹ chính thức thông qua vì thế chiến tranh thương mãi sẽ không kết thúc đơn giản như ý định của Bắc Kinh. Ngược lại thông tin rò rỉ cho biết các phe cánh trong đảng Cộng sản đang gia tăng áp lực chống lại các quyết định của Tập Cận Bình, nên không chắc trường kỳ kháng chiến sẽ có lợi cho ông. Chiến tranh… Đã gọi là chiến tranh thì chắc chắn sẽ gây ra tổn thất cho cả đôi bên. Sau 1 năm chiến tranh lạm phát tại Mỹ vẫn trong vòng kiểm soát, lương vẫn tăng, nhiều công ăn việc làm được tạo ra, chưa thấy dấu hiệu tổn thất như giới khoa bảng và báo chí thường đồn đoán. Việc chỉ trích Tổng thống Trump hay chính phủ Mỹ là quyền hiến định của công dân, chính nhờ những chỉ trích từ báo chí và công dân nước Mỹ mới thăng tiến luôn xứng đáng là cường quốc số 1 trên thế giới. Phía Trung cộng mọi thông tin bị bưng bít, nhưng dấu hiệu cho thấy kinh tế đang lâm vào khó khăn, nhiều nhà máy đóng cửa, vốn đầu tư bị rút sang các nước ít bị ảnh hưởng chiến tranh, lạm phát bắt đầu gia tăng, đời sống mỗi lúc một khó khăn hơn. Hệ thống cứu tế tư nhân không có, hệ thống an sinh chưa phát triển, Trung cộng lại chưa trải qua kinh nghiệm khủng hoảng kinh tế, thông tin bị bưng bít nên khủng hoảng bùng nổ sẽ ảnh hưởng mạnh đến thể chế chính trị. Sách trắng và lời kêu gọi “vạn lý trường chinh” thật ra chỉ nhằm tuyên truyền trấn an và sửa soạn tinh thần cho dân chúng trước những khó khăn đang ngày một gia tăng. Vì sao Huawei lãnh đạn? Huawei được cho là công ty mấu chốt thực hiện chiến lược “Made in China 2025”, có liên quan với Giải Phóng Quân Trung cộng một thế lực rất mạnh trong đảng Cộng sản. Cuộc rút lui của  Hồng quân Trung Quốc gần 90.000 người đi qua hành trình dài 12.000km, khi đến nơi quân số chỉ còn vỏn vẹn hơn 7.000 người. Hãng tin Pháp AFP dựa vào báo cáo tài chính hằng năm của Huawei đã phát hiện, trong 10 năm qua, Huawei nhận trợ cấp từ nhà cầm quyền Bắc Kinh, lên tới 1,5 tỷ Mỹ Kim. Chưa kể những hợp đồng giữa Huawei và nhà cầm quyền các cấp, những trợ giúp về ngoại giao, được vay mượn ngân hàng nhà nước… nguồn tài trợ từ nhà nước cho Huawei thực sự không nhỏ. Huawei còn được mua rẻ đất đai, xây dựng vương quốc riêng với nhiều khu vực nhà ở, cung cấp hay bán rẻ cho nhân viên. AFP cũng cho biết trong năm ngoái hơn 100 nhân viên Huawei được thưởng lên đến cả 100,000 Mỹ Kim mỗi người từ nhà cầm quyền thành phố Thâm Quyến. Nếu đường lối thương mãi Mỹ được luật hóa thì Huawei khó có thể tồn tại, như thế “Made in China 2025” khó có thể đạt được kết quả như Tập Cận Bình mong muốn. Bởi thế không lấy gì làm lạ khi đàm phán đổ vỡ Tổng thống Trump ra lệnh trừng phạt Huawei ngăn công ty này không được mua các sản phẩm của Mỹ, đánh thẳng vào công cụ chiến lược của Tập Cận Bình. Trong việc đàm phán thương mãi phía Mỹ còn yêu cầu Trung cộng mở cửa để các công ty truyền thông xã hội như Google, Facebook, Twitter,… được tham gia thị trường Trung cộng nhưng bị từ chối. Là quốc gia cộng sản, Trung cộng phải kiểm soát tư tưởng và định hướng dư luận vì thế chiến tranh thương mãi chỉ là bề mặt, bề sau là cuộc chiến ai thắng ai giữa tự do và cộng sản. Thế giới đi về đâu? Hảng xưởng Mỹ cô lập Huawei Trung cộng bị hầu hết các nước đã phát triển xem là quốc gia “phi thị trường”, thất bại trong việc đàm phán thương mãi với Mỹ chỉ tạo thêm khoảng cách giữa nước này và các nước theo thể chế tự do. Nhưng chiến tranh thương mãi giữa 2 nước lớn Mỹ Trung sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, tài chánh, tiền tệ, chính trị và thậm chí cả quân sự của mọi quốc gia trên thế giới. Cuối cùng một trật tự mới toàn cầu buộc mọi quốc gia phải tuân thủ luật chung là kết quả của cuộc chiến Mỹ-Trung. Sự hy sinh trong chiến tranh sẽ được đền bù bằng một thế giới tự do hơn, yên bình hơn, thịnh vượng hơn. Hà Nội chọn hướng đi nào? Việt Nam một trong vài quốc gia cộng sản còn sót lại, với mô hình phát triển không khác gì Trung cộng, không lâu cũng sẽ trở thành mặt trận giữa Mỹ-Trung. Tổng thống Trump đã chính thức nhắc nhở Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cần cân bằng thặng dư ngoại thương Mỹ-Việt. Tổng thống Trump cũng nhắc nhở nguồn đầu tư vào Trung cộng đang chuyển sang Việt Nam, như thế Hà Nội hưởng lợi từ chiến tranh. Mỹ lại vừa đưa Việt Nam vào danh sách 9 quốc gia thao túng tiền tệ cần theo dõi. Cuộc đấu tranh tư tưởng trên thượng tầng Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam về con đường kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo mô hình Bắc Kinh đang ngày một rõ dần. Bởi thế mặc dầu trở bệnh, chưa đi đứng được, Tổng Bí Thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn đòi hỏi Đại Hội 13 phải làm rõ vấn đề “đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị”. Nói theo cách dân gian là đảng Cộng sản Việt Nam, là nhà cầm quyền Hà Nội phải “đổi mới hay là chết theo Trung cộng”. Sự lựa chọn hoàn toàn trong tay các nhà cầm quyền Hà Nội. Nguyễn Quang Duy - Melbourne, Úc Đại Lợi  <duyact@yahoo.com.au>  
......

EVFTA có ký vào cuối tháng Sáu 2019, hay là không?

Thường Sơn (VNTB)|   Bruno Angelet - Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam. “Cao ủy Thương mại châu Âu dự kiến họp thông báo những nội dung liên quan đến EVFTA vào ngày 28.5. Theo kế hoạch, Ủy ban châu Âu và Nghị viện châu Âu sẽ thông qua quy định cho phép việc ký kết hiệp định này vào ngày 25.6. Nhiều khả năng, lễ ký EVFTA sẽ chính thức diễn ra vào ngày 27 hoặc 28.6” - Bruno Angelet nói với một tờ báo quốc doanh là Nhịp Cầu Đầu Tư.   Khá đồng điệu với nhận định của Bruno Angelet, tờ báo của Bộ Công thương - đơn vị được giao nhiệm vụ đàm phán trực tiếp về EVFTA - vào cuối tháng 5 năm 2019 đã đưa ra dự đoán đầy hy vọng là EVFTA có thể ‘được ký kết trong những tuần tới’.    ‘Trong những tuần tới’ cũng là thông tin cụ thể nhất mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho báo đảng biết về tương lai ký kết EVFTA. Nhưng ‘lãng mạn’ hơn cả Bộ Công thương, ông Phúc còn đề cập tương lai ‘ký trong những tuần tới’ cho cả EVIPA (Hiệp định Bảo hộ đầu tư) với Liên Minh châu Âu (EU).   Chuyến đi châu Âu vào cuối tháng 5 năm 2019 của Thủ tướng Phúc, đặc biệt ‘thăm’ Na Uy và Thụy Điển, chính là nhắm đến mục tiêu ‘ký trong những tuần tới’ cho không chỉ EVFTA mà còn cả EVIPA.     Nhưng cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ tín hiệu nào cho thấy EVFTA ‘sẽ được ký kết và phê chuẩn vào cuối tháng Sáu’ như một số nguồn tin của đảng và ‘thân đảng’ khấp khởi trước đó.   Thậm chí sau chuyến ‘quốc tế vận’ ở châu Âu của Nguyễn Xuân Phúc, khác với cái nhìn ‘lãng mạn’ của Thủ tướng Phúc về EVFTA và EVIPA ‘có thể được ký trong những tuần tới’, cụm từ này đã biến mất trên cửa miệng của Bộ trưởng công thương Trần Tuấn Anh - quan chức tháp tùng Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến đi Na Uy và Thụy Điển - khi ông ta trả lời phỏng vấn trang web của Bộ Công Thương.   Mà chỉ là “Bộ Công Thương đánh giá cao sự hỗ trợ về kinh tế, thương mại của bạn trong thời gian qua và đề nghị Thụy Điển ủng hộ sự phát triển quan hệ toàn diện Việt Nam-EU, đặc biệt là việc phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy ký và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam-EU (EVIPA)” - một cụm câu nặng về tính xã giao và thực chất là sáo ngữ bởi không gắn kèm bất kỳ mốc thời gian cụ thể ‘sẽ ký kết’ nào.     Thái độ thận trọng và kín kẽ trên của cơ quan chuyên môn Bộ Công thương, chứ không phải lối hô hào phô trương huênh hoang nhưng đậm đặc cảm tính của thủ tướng ‘cờ lờ mờ vờ’, cho thấy nhiều khả năng phía Na Uy và Thụy Điển đã chỉ hứa hẹn chung chung ‘ủng hộ Việt Nam tham gia vào EVFTA’, nhưng không có bất kỳ văn bản cam kết nào về việc này, cũng không khẳng định bất kỳ mốc thời gian cụ thể nào để ‘tiến tới ký kết EVFTA’ - rất tương đồng với cách thể hiện của một số chính phủ ở châu Âu với những đoàn vận động EVFTA của Việt Nam vào năm 2017, cũng là bối cảnh mà có đến hơn ba chục nhà hoạt động nhân quyền và bất đồng chính kiến bị công an Việt Nam thẳng tay tống vào ngục tối.   Nhưng vào lúc này, có thể những người Âu châu đã rút ra được bài học xương máu như người Mỹ trong các cuộc đàm phán nhân quyền bất tận và vô nghĩa với Việt Nam: chính sách ‘đổi tù nhân lương tâm lấy lợi ích thương mại’ của Việt Nam là cực kỳ ‘xuyên suốt’ cho đến khi nào chính thể này còn chưa bị đẩy vào chân tường.   Khả năng ký EVTTA vào cuối tháng Sáu này cũng bởi thế trở nên khá mong manh. Chẳng có gì dễ ăn cho một chính thể chuyên hành nghề đàn áp nhân quyền để bảo vệ sự tồn tại cho nó./.  
......

Trung Quốc và 3 thách thức lớn trong TK 21

Nguyễn Quang Dy Nếu 2 thập kỷ đầu của thế kỷ 21 là giai đoạn chuyển tiếp (transition) đầy biến số (như Brexit và Trumpism) làm trật tự thế giới đảo lộn và bất ổn, thì các thập kỷ tiếp theo sẽ chứng kiến việc định hình một bức tranh mới về thế giới. Tác nhân chính của quá trình đó là đối đầu Mỹ-Trung. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đang đối mặt với 3 thách thức lớn. Thứ nhất, người Mỹ đã tỉnh ngộ và liên kết với nhau để chống lại Trung Quốc trỗi dậy. Thứ hai, Trung Quốc đang suy thoái do đối đầu chiến lược với Mỹ và đồng minh. Thứ ba, người dân Trung Quốc sẽ bất bình và phản kháng. Trước bức tranh lớn màu xám, lúc này còn quá sớm để phỏng đoán và hình dung được tương lai của Trung Quốc và thế giới. Mỹ đã tỉnh ngộ Năm 1989 khi xảy ra vụ Thiên An Môn, Mỹ vẫn tiếp tục ủng hộ Trung Quốc. Bill Clinton và nhiều người khác (như Robert Zoellick) vẫn tin rằng Trung Quốc sẽ cải cách và dân chủ hóa để “trỗi dậy hòa bình”, nên đã theo đuổi quá đà chủ trương tham dự (constructive engagement). Đó là một sự ngộ nhận tai hại mà Trung Quốc đã lợi dụng để trỗi dậy (không hòa bình). Gần đây Mỹ đã tỉnh ngộ và coi Trung Quốc là kẻ thù và “đối thủ chiến lược”. William Safire (NYT columnist) kể lại rằng trước khi mất (1994), Richard Nixon đã thừa nhận trong cuộc phỏng vấn: “Chúng ta có thể đã tạo ra một Frankenstein” (We may have created a Frankenstein). Theo Michael Pillsbury (Hudson Institute, Director for Chinese Strategy), đó là “thất bại lớn nhất về tình báo của Mỹ” (the greatest US intelligence failure) trong 50 năm qua. (“The Hundred-Year Marathon”, Michael Pillsbury, Holt, 2015). Vì vậy, đối đầu Mỹ-Trung không phải là một sự kiên nhất thời mà là một quá trình lâu dài đang diễn ra như đặc thù của thế kỷ 21, trong đó cuộc chiến thương mại chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” (tip of the iceberg). Nhiều nhà phân tích coi xung đột Mỹ-Trung là “cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới”, không chỉ về thương mại mà còn bao gồm công nghệ, tiền tệ, pháp lý, cũng như đối đầu về mô hình ý thức hệ và thể chế kinh tế/chính trị. Tuy về các vấn đề khác thì nội bộ Mỹ thường cãi nhau to và nhiều người sẽ chống lại Trump, nhưng về chống Trung Quốc, thì cả đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều đồng thuận. Hiện nay, việc ngăn chặn và kiềm chế Trung Quốc đã trở thành tầm nhìn chung của Quốc Hội cũng như chính quyền. Đây có thể là một lợi thế để Trump tranh cử. Vì vậy, nếu Bắc Kinh vẫn hy vọng vào khả năng Trump sẽ thất cử vào năm 2020, thì có thể là một sai lầm. Quá trình tỉnh ngộ và cuộc tranh luận đã bắt đầu từ thời Obama, nhưng chưa được người ta chú ý đúng mức. Mãi đến thời Trump, chiến lược về Trung Quốc mới được điều chỉnh. Theo NDS, Trung Quốc từ đối tác chiến lược nay trở thành “đối thủ chiến lược” (số một). Nói cách khác, “lịch sử đang lặp lại” khi 2 siêu cường Mỹ-Trung tranh giành vị trí bá chủ thế giới, như sa vào “cái bẫy Thucydides” mà Graham Allison đề cập (“Destined for War: Can America and China Escape Thucydides’s Trap?” Graham Allison, Harcourt, 2017). Theo Allison, chiến tranh lạnh có 5 bài học cần tham khảo. Thứ nhất, chiến tranh giữa các cường quốc hạt nhân là điên rồ: Xung đột tại Biển Đông hay Biển Hoa Đông hay bán đảo Triều Tiên là tự sát. Thứ hai, phải sẵn sàng chiến tranh dù không thể thắng: Để bảo vệ lợi ích sống còn, phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Thứ ba, phải xác định “luật chơi nguyên trạng mong manh”: Để tồn tại cần thận trọng, giao tiếp, kiềm chế, thỏa hiệp, và hợp tác. Thứ tư, đối nội là quyết định: Mô hình chuyên chế của Trung Quốc có thắng mô hình dân chủ của Mỹ. Thứ năm, hy vọng không phải là chiến lược: Một chiến lược nhất quán chưa đủ đảm bảo thắng lợi. Theo Minxin Pei, chủ nghĩa thân hữu (cronyism) là vấn đề. (“China’s Crony Capitalism: The Dynamics of Regime Decay”, Minxin Pei, Harvard University Press, 2016). Gần đây, Minxin Pei cho rằng chiến tranh lạnh Mỹ-Trung đang leo thang sang giai đoạn mới. Sớm hay muộn, Mỹ cần sự ủng hộ của đồng minh để chống Trung Quốc, nên bỏ quan điểm của Kiron Skinner (bộ Ngoại Giao) coi đối đầu Mỹ-Trung là xung đột của hai nền văn minh và sắc tộc. Đến lúc cần một lập luận mới để lý giải việc Mỹ chống Trung Quốc” (“Is Trumps Trade War with China a Civilizational Conflict?”, Minxin Pei, Project Syndicate, May 14, 2019). Muốn đối đầu với Mỹ, Trung Quốc cũng cần đồng minh (như EU, Nhật, Nga, ASEAN), nhưng ngày càng bị cô lập. Trong khi Angela Merkel (thủ tướng Đức) nói “Châu Âu phải đoàn kết để đứng lên đối phó với Trung Quốc”, Guy Verhofstadt (cựu thủ tướng Bỉ) cho rằng Trung Quốc đang trở thành “đế quốc”. Đối với Nhật lại càng khó vì trong quá khứ có nhiều thù hận, gần đây lại tranh chấp Trung-Nhật tại Điếu Ngư. Tuy Nga cần Trung Quốc nhưng vẫn lo người Trung Quốc tràn sang vùng Viễn Đông giàu tài nguyên của họ. Malaysia dưới thời Mahathir đã xoay trục coi Trung Quốc là “thực dân mới”, như một xu thế trong ASEAN. Trung Quốc suy thoái Quá trình suy thoái thường có hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là do nguyên nhân nội tại, có tính quy luật do chu kỳ phát triển hay suy thoái. Hiện nay, kinh tế Trung Quốc đang trong chu kỳ suy thoái, nên bất lợi khi đối đầu với Mỹ (đang trong chu kỳ phát triển). Thứ hai là do các nguyên nhân bên ngoài, như hậu quả của đối đầu với Mỹ, trước mắt là cuộc chiến thương mại, tiếp theo là cuộc chiến về công nghệ, pháp lý, và tiền tệ… Đồng thời, Mỹ sẽ đẩy vấn đề Đài Loan và Biển Đông lên như hai điểm nóng chủ yếu (trong thế cờ vây). Nói cách khác, đó là một cuộc chiến tranh lạnh tổng lực (all-out cold war) kiểu mới và kéo dài. Theo Joseph Nye, Trung Quốc là “người khổng lồ chân đất sét”, bị vướng những quả bom nổ chậm với năng lượng tiêu cực dồn nén, sắp đến lúc phát nổ (tipping point). Tuy Trung Quốc đã trở thành một xã hội trung lưu, nhưng giới cầm quyền vẫn mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn về ý thức hệ đã lỗi thời. Trong khi dân số Trung Quốc lão hóa (từ 2015) và mất cân đối (giữa nam và nữ), chính quyền vẫn chưa kiến tạo được “quyền lực mềm’ (dựa trên xã hội dân sự). (“Does China have Feet of Clay”, Joseph Nye, Project syndicate, April 4, 2019). Trong bối cảnh chiến tranh thương mại gia tăng và kéo dài, kinh tế Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nhiều hơn, trong khi kinh tế Mỹ sẽ bị thiệt hại ít hơn. Một phần là do kinh tế Trung Quốc vẫn phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu (chủ yếu sang Mỹ). Nếu GDP của Trung Quốc năm 2019 tăng 6,2% thì sang năm 2020 sẽ chỉ còn 6%. Nếu GDP của Mỹ năm 2019 tăng 2,8% thì sang năm 2020 sẽ chỉ còn 2,3%. Trong khi đó kinh tế của Nhật và các nước khác phụ thuộc vào xuất khẩu cũng bị tác động nặng nề bởi cuộc chiến tranh thương mại này. Theo Bloomberg, trên 20.000 công ty nước ngoài tại Trung Quốc (tạo ra 45 triệu công ăn việc làm) phải rút khỏi Trung Quốc vì cuộc chiến thương mại, trong đó có 400 công ty Mỹ đầu tư đã tuyên bố rút khỏi Trung Quốc. Theo Kyodo News, 60% các công ty Nhật hoạt động ở Trung Quốc sẽ chuyển sang nước khác, và 40% đang rút vốn khỏi Trung Quốc. Theo PEW, khoảng 728 triệu dân Trung Quốc đang sống với mức thu nhập thấp ($ 2-5/ngày). Theo con số thống kê, nợ công của Trung Quốc lên tới 255,7% GDP, trong khi tổng số nợ thực tế vượt quá 400% GDP (US$ 34.000 tỷ). Trong khi Trung Quốc có hàng trăm “khu đô thị ma” (như Fushun tại Liêu Ninh, rộng 22 km2) ngành xây dựng “không thể dừng lại”. Bong bóng bất động sản khổng lồ (bị đóng băng) dẫn đến bong bóng nợ xấu khổng lồ. Khi cuộc chiến thương mại với Mỹ bắt đầu, Trung Quốc đặt ra 3 phương án. Một là không đáp trả (để bảo vệ đồng tiền, xuất khẩu, thị trường chứng khoán). Hai là đáp trả vừa phải (vừa đánh vừa đàm, như vừa rồi). Ba là đánh tới cùng (all-out war). Sau khi đàm phán đổ vỡ, Lưu Hạc từ Mỹ trở về tay không, thì phương án 3 (hay hiệp 3) bắt đầu. Không phải Bắc Kinh muốn vậy, mà họ bị xô đẩy vào thế bị động đối phó, do đánh giá nhầm về Trump. Hiệp 3 bắt đầu không chỉ về thương mại, mà còn về công nghệ cao. Mỹ đã cấm vận Huawei và 5 công ty khác (Dahua, Hikvision, Yitu, Megvii, SenseTime). Các công ty Mỹ (như Google, Intel, Microsoft, Qualcomm, Broadcom, Micron, Western Digital) đã tuyên bố sẽ không làm việc với Huawei. Tiếp theo là cuộc chiến pháp lý khi 13 thượng nghị sỹ (của 2 đảng) dẫn đầu bởi Marco Rubio và James Risch, đã yêu cầu thông qua dự luật trừng phạt “các hành động phi pháp và nguy hiểm (của Trung Quốc) tại Biển Đông và Biển Hoa Đông”. Trung Quốc đã nhanh chóng vươn lên về công nghệ mới, ứng dụng Big Data và Artificial Intelligence vào thanh toán trực tuyến (online payment) và phát triển mạng 5G. Nhưng an ninh Trung Quốc cũng đang ứng dụng các công nghệ mới để kiểm soát người dân như “bạo chúa kỹ thuật số” (digital tyranny) tại Tân Cương và các nơi khác. Vì vậy, “Made in China 2025” và kế hoạch triển khai mạng 5G của Huawei đã làm Mỹ bức xúc chống lại. Người dân phản kháng Giới trí thức và tầng lớp trung lưu (new rich) là hệ quả của Trung Quốc phát triển nhanh, như một chân kiềng của chế độ (với khẩu hiệu “ba đại diện” và “xã hội khá giả”). Họ ủng hộ chính quyền chừng nào Bắc Kinh duy trì tăng trưởng (như “new normal”). Tuy đây là một sự mặc định để được dân chúng ủng hộ, nhưng có thể trở thành con dao hai lưỡi khi kinh tế suy thoái, làm họ bất bình. Giới trung lưu đã mấy lần bị “tàn sát” bởi thị trường chứng khoán suy sụp. Họ có thể phản kháng mạnh hơn hoặc di cư ồ ạt (như “bỏ phiếu bằng chân”). Giới trí thức và dân trung lưu thường ủng hộ cải cách (đối nội) và không muốn đối đầu với Mỹ (đối ngoại). Họ cho rằng Tập Cận Bình không theo lời khuyên của Đặng Tiểu Bình, đã thách thức Mỹ quá sớm như “Cao Biền dậy non”, nên dẫn đến tai họa. Đa số người Trung Quốc lo ngại hậu quả nghiêm trọng của thương chiến sẽ ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập, cơ hội xuất cảnh và du học. Nếu sản xuất đình trệ vì không xuất khẩu được, hàng chục triệu người Trung Quốc sẽ thất nghiệp, dẫn đến bất ổn xã hội, với hiểm họa khó lường. Trung Quốc chắc chắn có nhiều người tài, nhưng đã bị thui chột và vô nhiệu hóa bởi thể chế độc đoán do các phái “Thái tử Đảng” và “Đoàn Thanh niên” thao túng, nên giới tinh hoa không phát huy được tài năng để tạo ra sự khác biệt. Đứng trước tình huống khó lường, Bắc Kinh thường vận dụng hệ quy chiếu đối nội vào đối ngoại nên dễ ngộ nhận và sai lầm. Bắc Kinh đã mấy lần ngộ nhận và sai lầm khi đánh giá về Trump trong cuộc chiến thương mại. Dân số Trung Quốc không chỉ có 1,4 tỷ (con số chính thức) mà có thể tới 1,5 hay 1,6 tỷ (theo nguồn không chính thức). Vấn đề dân số (demographic) Trung Quốc bất ổn vì già nhanh và nam nhiều hơn nữ, nên nguồn nhân lực (một thế mạnh) đang suy giảm. Trong quá trình phát triển, dân đổ ra thành thị nhưng nay thất nghiệp và đời sống khó khăn, đang quay về nông thôn. Sự đổi chiều của dòng chảy dân số là một hiểm họa như quả bom nổ chậm. Quốc nạn tham nhũng và khoảng cách giầu/nghèo tăng nhanh làm bần cùng hóa người dân lao động, càng làm cho họ bất bình và phản kháng. Số lượng và quy mô các cuộc biểu tình và phản kháng ngày càng tăng. Nếu những cuộc biểu tình phản kháng (năm 2017) gồm hàng chục vạn người (tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Đông, Hắc Long Giang, Tứ Xuyên, Hà Bắc) chủ yếu do môi trường ô nhiễm và bất công xã hội thì nay (năm 2018 và 2019) tăng lên chủ yếu do hệ quả của suy thoái kinh tế dẫn đến thất nghiệp và đời sống khó khăn. Người dân Tây Tạng bị đối xử tàn tệ và người dân Tân Cương bị kiểm soát chặt chẽ bằng các trại tập trung khổng lồ và hệ thống chấm điểm xã hội (social credit system) ứng dụng công nghệ cao để theo dõi và kiểm soát họ như “bạo chúa kỹ thuật số” (digital tyranny). Chủ trương này như con dao hai lưỡi, sẽ phản tác dụng nếu làm quá tay đẩy dân chúng tới mức “tức nước vỡ bờ” phản kháng lại. Mỹ và phương Tây sẽ bênh vực họ vì lý do nhân quyền. Việc trấn áp Tây Tạng và Tân Cương, cũng như Pháp Luân Công, là mấy quả bom nổ chậm. Khi Trung Quốc sa lầy tại ngã ba đường, thương chiến Mỹ-Trung là chất xúc tác sẽ gây ra biến động lớn. Đảng và Chính phủ nắm các tập đoàn nhà nước và các đại công ty thân hữu để có tiền nuôi bộ máy khổng lồ và phục vụ các mục tiêu chiến lược. Nhưng Mỹ đang đánh Huawei là mô hình “tư bản nhà nước” (theo “chủ nghĩa thân hữu”). Đây có thể là cơ hội để phái cải cách trong nước lên tiếng, phá thế độc quyền của các đại công ty do hơn 100 gia tộc lớn kiểm soát. Sớm hay muộn, Trung Quốc phải thay đổi mô hình kinh tế và chính trị. Nhưng khi bị Mỹ tấn công, bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc lại tỏ ra lúng túng và phản ứng theo cách cũ. Họ chỉ đạo báo chí trong nước bôi xấu Trump như để cho các hãng sản xuất giấy toilet in hình Trump. Gần đây, trong chuyến đi thăm Giang Tây (20/5/2019), Tập Cận Bình đã kêu gọi một cuộc “Vạn lý Trường Chinh mới” để chống lại Mỹ trong khi chỉ đạo báo chí nói về “chiến tranh nhân dân”, thậm chí nói về chiến tranh Triều Tiên. Đó là một cách cổ điển để kích động tinh thần dân tộc, nhằm đẩy sức ép của dư luận ra bên ngoài. Bức tranh màu xám Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là “phần nổi của tảng băng chìm” và là khởi đầu của một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới kéo dài (chưa có hồi kết). Về công nghệ, Mỹ đã khuất phục được ZTE và đang đánh tiếp Huawei (lớn gấp 5 lần ZTE). Huawei tuy mạnh nhưng ảo tưởng vào năng lực của mình, vì toàn bộ công nghệ viễn thông của Huawei vẫn phụ thuộc vào công nghệ Chip của Mỹ. Ví dụ, Huawei phải mất 5 năm để làm được một lõi xử lý tương đương với “ARM Cortex-A75” (tuy chưa phải tốt nhất của ARM). Phần mềm để Huawei thiết kế Chip cũng là của Mỹ (như Cadence và Synopsys). Những lõi DSP xử lý modem trong điện thoại và thiết bị viễn thông 5G của Huawei cũng dựa trên các lõi DSP của Cadence. Tuy Trung Quốc bắt chước rất giỏi, nhưng công nghệ sản xuất Chip “FinFET sub 10nm” rất khó tiếp cận vì những thiết bị lõi đều do hãng ASML cung cấp, nên Trung Quốc không thể mua nếu Mỹ không đồng ý. Với công ty SMIC, Trung Quốc chỉ có thể sản xuất được Chip 28nm (nhưng vẫn chưa ổn định). Tuy hãng Chip lớn nhất thế giới là TSMC (của Đài Loan) vẫn hợp tác với Huawei, nhưng Mỹ có thể can thiệp với Đài Loan để ngăn cấm. Tóm lại, Mỹ đánh ZTE để cảnh báo, và bắt Mạnh Vãn Chu tại Canada không phải ngẫu nhiên. Trump quyết định cấm vận Huawei là đánh vào tử huyệt của Bắc Kinh. Có khả năng rồi đây Trung Quốc sẽ phải nhân nhượng Mỹ, vì Huawei quá quan trọng để họ hy sinh. Huawei không chỉ là hãng sản xuất smart phone lớn thứ 2 thế giới, mà là trụ cột để triển khai mạng 5G có ý nghĩa chiến lược trong kế hoạch “Made in China 2025” đầy tham vọng. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có 5 lá bài để đối phó với Mỹ. Thứ nhất là Mỹ sắp bầu cử tổng thống (năm 2020) nên đó là một điểm yếu. Thứ hai là sự phụ thuộc của Mỹ vào “đất hiếm” của Trung Quốc (sản xuất tới 95% sản lượng trên thế giới). Thứ ba là Trung Quốc nắm trong tay hơn US$ 1.100 tỷ trái phiếu Mỹ, nếu bán ra có thể làm ảnh hưởng đến thị trường tài chính Mỹ. Thứ tư là Trung Quốc có thể dùng lá bài Bắc Triều Tiên để ép Mỹ. Thứ 5 là Trung Quốc có thể kích động tinh thần dân tộc của người dân Trung Quốc chống Mỹ. Nhưng 5 lá bài đó đều có giới hạn. Tuy Trung Quốc đánh thuế hàng hóa của các bang vốn ủng hộ Trump có thể làm ông mất phiếu, nhưng Trump có thể hóa giải bằng cách trợ cấp cho các bang đó và kêu gọi tinh thần yêu nước của họ. Trên thực tế, Trump nhận được nhiều phiếu của các cử tri trung lập ủng hộ lập trường cứng rắn chống Trung Quốc. Tuy lá bài “đất hiếm” có giá trị trước mắt, nhưng lâu dài mất thiêng vì Mỹ và các nước khác sẽ tăng cường sản xuất “đất hiếm” để không phụ thuộc vào nguồn Trung Quốc. Năm 2010, Trung Quốc đã từng cấm vận “đất hiếm” với Nhật, nhưng lợi bất cập hại, vì “gậy ông đập lưng ông”. Hiện nay, Trung Quốc còn US$ 3.200 tỷ dự trữ quốc gia, và US $1.100 tỷ công trái chính phủ Mỹ (Treasury bonds). Nếu bí quá, Trung Quốc phải bán tháo công trái như “bán lúa non” sẽ mất giá. FED có thể hạ lãi suất làm công trái giảm giá sâu, nếu các công ty Mỹ bán tháo chứng khoán Trung Quốc để mua công trái Mỹ, thì họ có thể làm sập sàn chứng khoán và làm Trung Quốc vỡ nợ công. Nếu Bắc Kinh bán tháo công trái sai luật, thì đồng nhân dân tệ có thể bị loại khỏi “rổ tiền tệ quốc tế”, và Trung Quốc có thể bị khai trừ khỏi WTO. Trong khi đó, là bài Bắc Triều Tiên không còn giá trị như trước, vì xu hướng xoay trục “thoát Trung” của Bắc Triều Tiên và hòa giải Liên Triều ngày càng rõ. Tuy cuộc gặp Trump-Kim lần thứ hai (tại hà Nội) không có kết quả cụ thể, nhưng quá trình đối thoại Mỹ-Triều để tiến tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên khó đảo ngược. Bắc Kinh có thể kích động tinh thần dân tộc của người dân chống Mỹ, nhưng về lâu dài, đó là một “con dao hai lưỡi”. Việt Nam có thể hy vọng vào kịch bản tốt nhất (best case) là cuối cùng Mỹ-Trung sẽ đạt được thỏa thuận, Trung Quốc sẽ chấp nhận cải cách trong nước và kiềm chế tại Biển Đông. Nhưng Việt Nam vẫn phải chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất (worst case), nếu xung đột Mỹ-Trung gia tăng và Trung Quốc quyết đấu với Mỹ đến cùng với hệ quả khó lường. Trong trường hợp đó, không loại trừ khả năng Trung Quốc có thể bị vỡ nợ (năm 2019-2020). Lời cuối Có thể nói, Trung Quốc đã phát triển kinh tế thần kỳ, nhưng vẫn chưa cải cách chính trị để bảo vệ và phát huy thành quả kinh tế, và vươn lên trở thành siêu cường. Tập Cận Bình đã không nghe theo lời khuyên của Đặng Tiểu Bình (là “thao quang dưỡng hối”) mà vội thách thức Mỹ quá sớm như “Cao Biền dậy non”, để củng cố quyền lực độc tôn quá mức, gây phản kháng từ bên trong và đối đầu từ bên ngoài. Tập Cận Bình đã mắc một sai lầm lớn như lấy đá tự ghè vào chân mình, nên phải đối mặt với 3 thách thức lớn, như một nghịch lý. Trong bối cảnh đối đầu Mỹ-Trung gia tăng, Việt Nam dễ mắc kẹt vào thế lưỡng nan (Catch-22), như “trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết”. Muốn hay không, Việt Nam đang trở thành “nơi trú bão” lý tưởng cho các doanh nghiệp Trung Quốc, như một con dao hai lưỡi, vừa có lợi, vừa có hại. Tuy nhiều doanh nghiêp nước ngoài đang rời Trung quốc, nhưng Việt Nam phải mau chóng cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn để đón họ, vì họ có thể chuyển tới các thị trường tiềm năng khác (như Ấn Độ, Indonesia, Thailand, Malaysia, và các nơi khác). Tuy FDI là một nguồn đầu tư quan trọng đối với Việt Nam, nhưng cần tránh “bẫy gia công” cũng như “bẫy thu nhập trung bình”. Phải thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, để tạo điều kiện cho khu vực tư nhân trong nước phát triển mạnh hơn, thay thế dần khu vực kinh tế quốc doanh và FDI. Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 của TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng là một dấu hiệu Việt Nam sắp phải đổi mới thể chế, trước khi quá muộn. NQD. 29/5/2019    
......

Tuyên bố chống lại nhân loại.

Thảm sát tại Thiên An Môn ngày 4.06.1989. Ls Luân Lê Sau tròn 30 năm xảy ra biến cố thảm sát Thiên An Môn, người của Đảng cộng sản Trung Quốc lại tiếp tục tuyên bố rằng: cuộc thảm sát đó là “một chính sách đúng đắn”. Nếu một nhà cầm quyền sẵn sàng tàn sát hàng chục ngàn người dân vô tội đòi hỏi những quyền lợi chính đáng một cách ôn hoà, thì thử hỏi, chính quyền đó đang đại diện cho ai và đại diện cho điều đúng đắn nào khi nó đã trực tiếp hạ sát hàng loạt con người vô tội? Nếu vấn đề được đặt ngược lại, giết người vô tội là một điều đúng đắn, thì nền tảng chính trị của quốc gia đó sẽ được duy trì bằng “những điều đúng đắn” dựa trên những cuộc thảm sát mà nó có thể diễn ra bất cứ lúc nào và với bất kể con người nào? Và nếu đó không phải là đảng cộng sản cầm quyền thì người cọng sản có còn tuyên bố và ủng hộ các cuộc thảm sát như vậy từ kẻ đang cầm quyền mà chúng sắp bị “hành quyết”? Rõ ràng, người dân mới là chủ quyền lực và làm chủ nhà nước, đảng cầm quyền không có quyền hành và vị trí nào để thảm sát người dân vô tội và coi đó là “một chính sách đúng đắn” – đó chính là “cuộc đảo chính trước nhân dân”. Như vậy, tuyên bố thảm sát hàng chục ngàn người dân trong lịch sử (và vẫn còn nhiều cuộc thảm sát tiếp diễn từ đó tới nay một cách âm thầm) của chính họ được thừa nhận, nó muốn chứng minh rằng, nhà cầm quyền đó chẳng khác gì là “một bộ máy giết người hàng loạt” và “chống lại toàn nhân loại”? Không có một “mục đích đúng đắn nào” được thực thi và xây dựng dựa trên “một phương cách tàn bạo, man rợ và sai trái”. Mục đích không bao giờ có thể biện minh được cho phương tiện, vì bất cứ lúc nào mà phương tiện sai trái được sử dụng để thực thi mục đích nó hướng tới, nó (phương tiện được sử dụng một cách thường xuyên) sẽ lại trở thành một mục đích để biện minh cho cái mục đích ban đầu mà nay đã trở thành mục đích thứ cấp: mục đích an ninh và ổn định được bao biện bằng các phương cách trấn áp và chuyên chế tàn bạo, nay đã bị đảo ngược và thay thế – bạo lực trở thành mục đích của quyền lực và sự an ninh hay ổn định chỉ còn là mục đích phái sinh đơn thuần để nhắc tới. Một đảng và một nhà nước tuyên bố là của nhân dân nhưng sẵn sàng thảm sát một phần (không loại trừ kích cỡ đám đông) nhân dân của mình và tuyên bố đó là điều đúng đắn thì nó đã thừa nhận rằng việc tàn sát nhân dân là một “điều bắt buộc phải làm” như là một chức năng quan trọng nhất để duy trì quyền lực chính trị của nó. Con người là giá trị cao nhất, nhân dân là một định nghĩa không phân chia và có quyền năng tối cao, nhưng có lẽ, với nhà cầm quyền Trung Quốc, đại diện là Đảng cộng sản, nó không có nhiều ý nghĩa và giá trị – mọi con số chỉ là tượng trưng và nó có thể bị xoá sổ bất cứ lúc nào một khi “đám quần chúng đó đe doạ tới quyền lực của chế độ” mà nó được nguỵ trang dưới hai khái từ: an ninh (trật tự) và ổn định (chính trị). Đảng cộng sản Trung Quốc đang tuyên bố cổ vũ cho sự giết người hàng loạt và thừa nhận rằng những cuộc thảm sát sẽ là cần thiết cho một chính quyền, rõ ràng được hiểu là ở vào bất kỳ hoàn cảnh nào mà nó thấy cần thiết phải thực hiện. Nó tuyên bố nó là một chính quyền tội phạm.  
......

Nước mắt người lính vụ Thiên An Môn của 30 năm trước!

Anh tên là Lý Hiểu Minh (Li Xiaoming). THẢM SÁT THIÊN AN MÔN - QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI LÍNH: https://www.youtube.com/watch?v=g21AR5ME7Rk Đỗ Đăng Liêu| Anh Lý Hiểu Minh kể là vào cái đêm kinh hoàng của cuộc thảm sát tại Quảng Trường Thiên An Môn 4 Tháng 6, 1989, vừa đúng 25 tuổi. Lúc đó, Lý Hiểu Minh đang là sĩ quan trẻ trong Quân Đội Nhân Dân Giải Phóng của Trung Cộng thuộc Sư Đoàn 116, đóng ở Liễu Ninh (Liaoning). Đơn vị của anh được lệnh di chuyển về đóng tại một căn cứ ở phiá Đông, thành phố Bắc Kinh. Sau 10 ngày chờ đợi, tối mồng 3 Tháng 6, họ được lệnh tiến vào quảng trường Thiên An Môn với bất cứ giá nào để thi hành lệnh thiết quân luật, với kết quả mà sau này được gọi là cuộc thảm sát Thiên An Môn. Lý Hiểu Minh kể lại rằng Chỉ huy Sư Đoàn 116 là Tướng Lữ Phong (Feng Xu) nói với binh lính là họ không nhận được lệnh vì trục trặc máy móc. Với lý cớ đó, Sư Đoàn của họ cứ nấn ná chần chừ đóng binh ở ngoại thành Bắc Kinh và chỉ kéo vào Thiên An Môn lúc 9 giờ sáng 5 Tháng 6, một ngày sau khi cuộc thảm sát đã kết thúc. Lý Hiểu Minh còn nói rằng mình đã nhận được huân chương vì đã tham gia vào cuộc thảm sát mặc dù bản thân không trực tiếp tiến vào Thiên An Môn và cũng không bắn một phát đạn nào. Trong khi đó, Tướng Lữ Phong, người đã âm thầm chống lại lệnh tấn công Thiên An Môn thì bị mất chức vài tháng sau đó. Năm 2000, Lý Hiểu Minh đến Úc với chiếu khán sinh viên và hiện đang sống ở Melbourne. Lý Hiểu Minh được coi là người lính đầu tiên đã lên tiếng tố cáo cuộc thảm sát Thiên An Môn, khi anh kể lại những gì Anh được biết và chứng kiến vào năm 2002. Đã 30 năm trôi qua, Lý Hiểu Minh vẫn tiếp tục nỗ lực lôi kéo sự chú ý của thế giới về cuộc thảm sát Thiên An Môn. Trong đoạn video ngắn, Lý Hiểu Minh đã không ngăn được những giọt nước mắt nhỏ xuống khi kể lại câu chuyện 30 năm trước. Lý Hiểu Minh nói mặc dầu Anh không bắn một viên đạn và không giết một ai nhưng anh vẫn cảm thấy vô cùng tội lỗi và lương tâm Anh chưa bao giờ ngưng cắn rứt. Trong suốt 30 năm qua, cứ đến dịp 4 Tháng 6, những hình ảnh tang thương, khủng khiếp đến rợn người về Thiên An Môn lại nhắc nhở chúng ta về sự tàn bạo hơn dã thú, ngoài mức tưởng tượng, của người cộng sản. Cũng ngay lúc này, khi mà Đảng CSVN đang mang hình ảnh của một con tàu đang lao xuống vực song song với đà đi lên của phong trào dân chủ khiến người ta nghĩ đến viễn ảnh của một cuộc tổng biểu tình chấm dứt chế độ, câu hỏi mà nhiều người Việt Nam đang đặt ra cho nhau là “Liệu Thiên An Môn có sẽ xảy ra ở Việt Nam hay không?” Thiên An Môn có xảy ra hay không ở Việt Nam không tùy thuộc vào những lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam. Và cũng đừng ảo tưởng để chờ đợi là họ sẽ nhân đạo hơn những người lãnh đạo Trung Cộng để không ra lệnh tàn sát người dân như quan thầy Trung Cộng của họ đã làm. Câu trả lời tùy thuộc vào Quân Đội Việt Nam, mà trọng trách là bảo vệ Đất Nước và Người Dân Việt Nam chứ không phải để bảo vệ Đảng CSVN. Chỉ mong rằng trong Quân Đội Việt Nam có thật nhiều những sĩ quan và binh lính hiểu biết rõ trách nhiệm của mình, yêu nước thương dân, như Lữ Phong và Lý Hiểu Minh. Được như vậy thì dù lãnh đạo CSVN có lệnh bắn cũng chẳng ăn nhằm gì vì khi người cầm súng không tuân lệnh, không bấm cò hay chỉ bắn lên trời thì chắc chắn đó là ngày tàn của Đảng CSVN và là bình minh của Dân Tộc. Đỗ Đăng Liêu https://viettan.org/nuoc-mat-nguoi-linh-vu-thien-an-mon-cua-30-nam-truoc/      
......

Ủy Ban Cosunam hội kiến với Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ, trao bản Phúc Trình về Vi Phạm Nhân Quyền của CSVN năm 2019

Từ trái sang phải: Ông Pascal Hubatka, phụ trách nhân quyền của vụ Giám Đốc Chính Trị, DB Rolin Wavre, Chủ tịch COSUNAM, ông Nguyễn Tăng Luỹ, TTK Cosunam (đang cầm tập tài liệu trên tay) và ông Daniel Bill, Phó phụ tá vụ ĐNÁ và Á Châu Thái Bình Dương. Nguyễn Tăng Lũy tường thuật từ Genève.| Vào ngày 29 tháng Năm, 2019, ông Rolin Wavre, Chủ Tịch Ủy Ban Thụy Sĩ-Việt Nam  (Cosunam), Dân Biểu Thị Xã Genève, và ông Nguyễn Tăng Lũy, Tổng Thư Ký Cosunam đã đến thủ đô Berne của Thuỵ Sĩ để trao Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ một bản phúc trình về các vi phạm nhân quyền tại Việt Nam do Cosunam và 9 tổ chức phi chính phủ soạn thảo, với sự hỗ trợ  của Đảng Việt Tân. Theo thông tin từ Ủy Ban Cosunam thì bản phúc trình nầy dày hơn 750 trang bao gồm hơn 500 trường hợp công an bạo hành dẫn đến tử vong và thương tích nghiêm trọng đối với người bị giam giữ từ năm 2007 đến 2019. Bản phúc trình nêu những trường hợp cụ thể về việc công an CSVN tra tấn, sát hại thường dân và 2 vụ bắt cóc xuyên quốc gia do CSVN chủ mưu và thực hiện với đầy đủ tên tuổi nạn nhân, nhân chứng và thủ phạm đàn áp nhân quyền. DB Rolin Wavre, Chủ Tịch Cosunam và ông Nguyễn Tăng Lũy, Tổng Thư Ký Cosunam trước dinh thự Bộ Ngoại Giao Thuỵ Sĩ tại Berne. Bản phúc trình mang tên “HR Violation Petition Report On Police Brutality In Murders, Tortures & Kidnaps Against Common Civilians From 2007 To 2019 In Vietnam” do 9 NGOs bao gồm Comité Suisse-Vietnam COSUNAM, Bundesverband Der Vietnamesischen Flüchtlinge In Der Bundesrepublik Deutschland e.V., Associatie Van Vietnamese Vluchtelingen in Nederland (AVVN), Vietnamese American Women’s Association (VAWA), Hoi Den Hung Foundation, Radio Tieng Nuoc Toi (TNT Radio Houston), Civil Rights Movement, Catholic Brotherhood Youth Association và Viet Tan Friendship Association soạn thảo. Tài liệu nêu ra đầy đủ chứng cớ, nhân chứng và thủ phạm theo đúng tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc – UN Istanbul Protocol. Hơn 150 tướng tá Công An CSVN và các viên chức CSVN tại trung ương và cấp tỉnh, thành phố đã trực tiếp hoặc ra lịnh giết gần 500 thường dân vô tội bên trong đồn công an đều có đầy đủ tên tuổi và hình ảnh trong bản phúc trình trao cho Bộ Ngoại Giao Thuỵ Sĩ trong cuộc hội kiến nầy. Đặc biệt là Đại Tướng công an Tô Lâm và Trung Tướng công an Đường Minh Hưng là hai người chỉ huy bắt cóc xuyên quốc gia tại Cộng Hòa Liên Bang Đức hồi năm 2017, cũng có tên trong bản phúc trình nầy. Theo thông báo của ông Rolin Wavre, cuộc hội đàm với Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ đã kéo dài 1 giờ 15 phút. Theo yêu cầu của đại diện Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ, phái đoàn đã trình bày những điểm cần Thụy Sĩ và Cộng Đồng Quốc Tế quan tâm bao gồm: việc nhà cầm quyền bắt bớ người dân vô cớ, công an bạo hành, tra tấn tàn bạo tù nhân, những phiên tòa trá hình, việc sách nhiễu luật sư, sách nhiễu các blogger,… Phái đoàn đã trao ấn bản nói trên dưới dạng giấy và điện tử cho Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ. Phái đoàn cho biết tất cả các kết luận của Uỷ Ban CCPR (Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị) ngày 28 tháng Ba, 2019 đều rất có giá trị và thực tiễn, và cần được đại diện Thụy Sĩ khai dụng trong tiến trình đối thoại nhân quyền với nhà cầm quyền CSVN. Từ trái sang phải: DB Rolin Wavre; viên chức BNG Thuỵ Sĩ; ông Nguyễn Tăng Lũy; ông Pascal Hubatka, phụ trách nhân quyền của vụ Giám Đốc Chính Trị. Sau buổi hội đàm phái đoàn hai bên đã chụp hình lưu niệm trước khi kết thúc. Được biết tập tài liệu nói trên cũng đã được Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn tại Hoà Lan đệ trình lên Bộ Ngoại Giao Hòa Lan vào ngày 25 tháng Tư, 2019 vừa qua. https://viettan.org/uy-ban-cosunam-hoi-kien-voi-bo-ngoai-giao-thuy-si-trao-ban-phuc-trinh-ve-vi-pham-nhan-quyen-cua-csvn-nam-2019/
......

Nhóm Dân biểu Hoa Kỳ gửi thư kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Văn Hóa và Trương Duy Nhất

Nguyễn Văn Hóa (trái) và Trương Duy Nhất (phải) RFA Một nhóm dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ vừa đồng ký tên vào lá thư gửi cho Ngoại trưởng Mike Pompeo nêu bật quan ngại của họ về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam. Bức thư đề ngày 28 tháng 5 do nhóm 25 dân biểu gồm những vị luôn quan tâm đến Việt Nam như Alan Lowenthal, Tim Kaine, Ro Khana, Juis Correa, Zoe Lofgren… cho rằng hơn 4 thập niên sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc cũng như việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Washington, Hà Nội vẫn là một quốc gia độc đảng dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản theo đường lối không mấy dung tha cho tiếng nói đối lập. Những vị dân biểu Hoa Ký ký tên vào thư gửi cho Ngoại trưởng Mike Pompeo quan ngại về chiến dịch của chính phủ Việt Nam trấn áp, bắt bớ các nhà báo, ngăn chặn truyền thông độc lập và quyền tự do báo chí. Những trường hợp được nêu ra gồm các nhà báo hay cộng tác viên cho Đài Á Châu Tự Do và Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, mà cả hai đều trực thuộc Cơ quan Truyền thông Toàn Cầu Hoa Kỳ (USAGM). Đó là trường hợp của anh Nguyễn Văn Hóa, người từng tham gia quay phim loan tin về thảm họa môi trường Formosa cho Ban Tiếng Việt, Đài Á Châu Tự Do. Anh bị lực lượng chức năng bắt vào năm 2017 và bị kết án 7 năm tù và 3 năm quản chế với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Trường hợp thứ hai được nêu lên là nhà blogger và nhà báo Lê Anh Hùng bị bắt theo điều 331, Bộ Luật Hình sự Việt Nam ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ’. Ông Lê Anh Hùng là thành viên của Hội Nhà báo Độc lập chuyên vận động cho quyền tự do báo chí tại Việt Nam. Ông này cũng là một cộng tác viên viết blog cho Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ. Trường hợp thứ ba được nêu lên trong bức thư là nhà báo độc lập Trương Duy Nhất, một cộng tác viên viết blog cho Ban Tiếng Việt, Đài Á Châu Tự Do. Ông bị bắt cóc tại Bangkok vào ngày 26 tháng 1 năm 2019; chỉ một ngày sau khi đến Cao Ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc để nộp đơn xin qui chế tỵ nạn. Đến tháng 3 năm 2019, truyền thông quốc tế loan tin ông này bị giam giữ mà không có cáo buộc gì tại Trại T6 thuộc Bộ Công An ở Hà Nội. Các dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ ký tên vào thư gửi ngoại trưởng Mike Pompeo yêu cầu 3 điểm đối với người đứng đầu ngành ngoại giao Hoa Kỳ: Bộ Ngoại giao đang thực hiện những gì để vận động cho việc trả tự do cho những cá nhân vừa nêu?; Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bangkok có hỏi cơ quan chức năng Thái Lan về cuộc điều tra đang tiến hành đối với trường hợp ông Trương Duy Nhất chưa? Nếu có thì câu trả lời nhận được là khi nào và thế nào? Nếu chưa thì vì sao?; Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có xem xét những biện pháp đối với cơ quan chức năng Việt Nam nếu như những cá nhân vừa nêu không được trả tự do; trong đó có những biện pháp trừng phạt và những hạn chế về du lịch và tài sản của những quan chức Việt Nam liên quan đến những cá nhân vừa nêu? Thời hạn mà các vị dân biểu đưa ra cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo để trả lời các vấn đề vừa nêu là ngày 17 tháng 6 tới đây.
......

Hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa, JFFV nộp đơn khiếu nại tới Liên Hiệp Quốc

Justice for Formosa Victims Trước những sai phạm mới của nhà máy Gang Thép Formosa, Hội Công lý cho Nạn Nhân Formosa JFV vừa chính thức nộp đơn khiếu nại tại Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Geneva: 27/5/2019: Trước những bằng chứng mới đây về việc công ty gang thép Formosa Hà Tĩnh tiếp tục xả thải hóa học độc hại vào biển và hàng triệu tấn thải rắn lan tràn, thay mặt cho hàng ngàn nạn nhân bị ảnh hưởng vì thảm họa môi trường Formosa, hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa đã chính thức gửi đơn khiếu nại lên Ủy Ban NhânQuyền của Liên Hiệp Quốc để tố cáo những vi phạm môi trường của công ty Formosa qua việc xả thải làm cá chết và ô nhiễm môi trường và những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của nhà cầm quyền Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề bồi thường cho nạn nhân. Đơn khiếu nại gồm 2 văn bản: I. Văn bản thứ nhất gồm 20 trang nêu 6 vi phạm trầm trọng của nhà nước Việt Nam; bao gồm vi phạm quyền được sống trong môi trường, bình an, trong sạch và lành mạnh, quyền hưởng thực phẩm sạch và lành mạnh, quyền được làm việc và phương tiện sinh sống, quyền được biết những thông tin và quyền được phát biểu, quyền tự do lập hội và quyền khắc phục những mất mát một cách hữu hiệu. Đơn tố cáo cũng yêu cầu Ủy Ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hãy khuyến cáo và trừng phạt nhà nước Việt Nam nếu họ không thực hiện những điểm sau đây: 1. Thành lập một Ủy Ban điều tra để tìm hiểu và đòi hỏi việc bảo đảm cho tất cả nạn nhân phải được đền bù xứng đáng về những mất mát vật chất cũng như tinh thần. 2. Thành lập một Ban điều tra độc lập gồm có những chuyên viên quốc tế tham dự để tìm hiểu ngọn ngành những gì đã xảy ra và ai là những người phải chịu trách nhiệm. 3. Thành lập nhóm làm việc của Ủy Ban Nhân quyền để tái đàm phán với công ty Formosa về tiền bồi thường cho nạn nhân một cách công bằng. 4. Nhà nước CSVN phải lập ra những luật lệ bảo đảm về môi trường và sự thanh tra chặt chẽ. 5. Nhà nước VN phải thường xuyên kiểm soát và đánh giá sự an toàn của nước. 6. Thả lập tức và vô điều kiện các tù nhân lương tâm, cũng như bảo đảm quyền phát biểu của người dân. 7. Thành lập nhóm nghiên cứu quốc tế, độc lập và chuyên ngành về những chất độc và những dung dịch độc hại để theo dõi tình trạng an toàn của nước để bảo đảm người dân có nguồn thực phẩm hải sản an toàn. 8. Yêu cầu chính phủ Việt Nam đưa ra những đạo luật với những hình phạt nặng nề đối với những người vi phạm để phòng ngừa những thảm họa môi trường như Formosa không thể xảy ra. II. Văn bản thứ hai dài 18 trang có nội dung tương tự và được gửi tới các Ủy Ban Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc để thành lập những Ủy Ban điều tra dưới đây: Working Group on the issue of human rights and transnational corporations and other business enterprises: Mr. Githu Muigai; Mr. Surya Deva; Ms. Elzbleta Karska; Ms. Anita Ramasastry; Mr. Dante Pesce Special Rapporteur on human rights and the Environment : Mr. David R. Boyd Special Rapporteur on the right to food: Ms. Hilal Elver Special Rapporteur on the promotion and protection of the right to freedom of opinion and expression: Mr. David Kaye Special Rapporteur on the rights to freedom of peaceful assembly and of association: Mr. Clement Nyaletsossi Voule Special Rapporteur on the implications for human rights of the environmentally sound management and disposal of hazardous substances and wastes: Mr. Baskut Tuncak Special Rapporteur on the right of everyone to the enjoyment of the highest attainable standard of physical and mental health: Mr. Dainius Puras Theo thủ tục, Ủy Ban Nhân Quyền sẽ cứu xét và sẽ có thư trả lời cho hội JFFV về quyết định của Ủy Ban. Điều mà hội JFFV mong mỏi là Ủy Ban Nhân Quyền sẽ lập một nhóm điều tra để nếu họ tìm ra những vi phạm, họ sẽ có đưa ra những quyết định khuyến cáo hoặc trừng phạt tùy theo mức độ vi phạm. Chúng tôi xin cho đăng nguyên văn hai bản cáo trạng này và sẽ cho đăng bản dịch tiếng Việt trong những ngày tới.
......

Lịch sử sụp đỗ XHCN đang lập lại

Ảnh Tổng Thống Ronald Reagan trái - Tổng Thống Donald Trump - 1989: khi Diễn Vvien điện ảnh Ronald Reagan làm Tổng Thống, ông đã giật sập thành công CNXH ở Liên Xô, Đông Âu và Mông cổ. Kết quả là hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ thoát khỏi CNXH. - 2019: một sự trùng hợp khi MC, tỷ phú Donald Trump làm Tổng Thống, ông đang đi những nước cờ na ná với chiến lược và uy lực như TT Reagan năm xưa Hàng trăm năm qua, Hoa Kỳ là một quốc gia hùng mạnh, luôn dẫn đầu thế giới về mọi mặt. Song không phải ông Tổng thống Mỹ nào cũng tạo được uy lực tương xứng với vị trí bá chủ của Mỹ. Sau vụ Watergate, Tổng thống Richard Nixon của Đảng Cộng Hòa bị phơi áo, Phó Tổng thống Ford kế nhiệm không giữ nỗi ghế trước uy tín đang lên như sóng cồn của Đảng Dân Chủ. Ứng cử viên của Đảng Dân Chủ Jimmy Carter đã không mấy khó khăn để giành ghế tổng thống. Nếu như Ông Jimmy Carter và Đảng Dân Chủ đã thành công vang dội trong nội tình nước Mỹ, hạ đo ván Tổng thống Nixon của Đảng Cộng Hòa, áp lực phải rút quân ra khỏi Việt Nam...thì trong chính sách đối ngoại, chính quyền của Tổng thống Jimmy Carter tỏ ra bất lực, không tạo được uy lực cần có với thế giới, nhất là các nước thù địch với Mỹ. Đỉnh điểm là vụ chính quyền Hồi giáo Iran bắt giữ, giam lỏng đại sứ và hàng trăm nhân viên Sứ quán Mỹ tại Tehran sau khi Khomeini đảo chính Quốc vương Palavi của Iran vào năm 1979. Tổng thống Jimmy Carter tỏ ra lúng túng không xử lý nỗi cuộc khủng hoảng con tin, qua đó càng trở nên yếu thế trước làn sóng đỏ đang cuồn cuộn dâng trào sau chiến thắng của chính phủ Việt Nam. Có cảm giác như Mỹ chẳng có một chút uy lực nào đáng kể trên trường quốc tế. Tổng thống Jimmy Carter bị coi thường, đến nỗi khi ông Ronald Reagan đắc cử tổng thống, Lãnh tụ Tối cao Khomeini của Iran tuyên bố chỉ nói chuyện với Tân Tổng thống Reagan về con tin Mỹ. Ông Reagan liền bác bỏ, tuyên bố Iran nên nói chuyện với Tổng thống Carter để phóng thích con tin, đừng để đến khi ông tuyên thệ nhậm chức, vì khi ấy ông chỉ nói chuyện bằng bom đạn. Nhờ sự dứt khoát của Ông Reagan, Iran đã phóng thích con tin Mỹ giúp ông Carter một món quà ngọt ngào khi rời ghế. Sau đó chính Tổng thống Ronald Reagan của Đảng Cộng Hòa đã lấy lại uy lực cho Nước Mỹ bằng đại chiến công giật sập Chế độ XHCN ở Liên Xô, Đông Âu và Mông Cổ. Hình như lịch sử đang lập lại với Tổng thống Barack Obama của Đảng Dân Chủ. Không chỉ Ông Obama bị Ông Putin giỡn mặt hớt tay trên trong vụ Tổng thống Al Assad sử dụng vũ khí hóa học vi phạm giới hạn đỏ, đá đít Mỹ ra khỏi Syria, mà còn bị Tập Cận Bình coi thường đến độ... Để Obama tự ra sau đuôi máy bay chui xuống chứ không đưa cầu thang máy bay đến đón...khi Tổng thống Obama đến Trung Cộng.. Liền sau đó Tổng Thống tay mơ của Đảng Cộng Hòa là Ông Donald Trump lên thay thế. Nếu Ông Ronald Reagan là một diễn viên điện ảnh trước khi làm tổng thống, thì Ông Donald Trump cũng từng hoạt động trong giới showbiz với vai trò của một MC. Ông Trump đã không che giấu sự ngưỡng mộ của ông với Cố Tổng thống Ronald Reagan. Dường như những sách lược của Ông Trump mang dáng dấp na ná chiến lược và uy lực của Ông Reagan. Nếu như Obama không tạo được uy lực trên trường quốc tế, thì Donald Trump đã tỏ ra mạnh mẽ bù đắp. Ông Trump đã làm cho các thế lực trên thế giới từng xem thường Obama phải đau đầu. Nga, Syria, Iran, Triều Tiên, đặc biệt là TC, phải mất ăn mất ngủ vì Donald Trump. Hiện thời Hải quân và Không quân Mỹ đang bủa vây gây áp lực lên Iran, nhưng có vẻ như mũi tấn công chính của Ông Donald Trump lại là TC. Có cảm giác Ông Trump đang tiếp bước Cố Tổng thống Ronald Reagan để giật sập chế độ XHCN. Vì không chỉ Ông Donald Trump không ngại nói toạc ý đồ chống XHCN tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm ngoái, mà còn vì Ông Trump đang kiếm chuyện thương chiến không khoan nhượng với nước XHCN khổng lồ TC, trừng phạt đích đáng Huawei, đang dự tính trừng phạt cả công ty công nghệ Hikvision TC dính dáng đến việc sản xuất những thiết bị theo dõi người Duy Ngô Nhĩ. Đặc biệt gia tăng áp lực quân sự trên Biển Đông và biển Hoa Đông, liên tục ban hành những hành lang pháp lý bảo vệ Đài Loan. Nếu đúng là Ông Donald Trump đang thực hiện chiến lược giật sập chế độ XHCN của Ông Ronald Reagan, và nếu Ông Donald Trump thành công với chiến lược đó, thì đúng là lịch sử đang đến hồi lập lại. Nguyên Khang Fb Lê Vi  
......

Thương chiến, chỉ là mới bắt đầu

Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung bước sang một thời kỳ mới, không còn mang hình thức bao vây, đối đầu trong lĩnh vực kinh tế khi Tổng Thống Donald Trump ban hành lệnh cấm các công ty Mỹ sử dụng các thiết bị viễn thông được sản xuất bởi các công ty có thể gây nguy hại cho an ninh quốc gia trong đó dẫn đầu là tập đoàn Huawei Technologies. Ngay sau đó Google tuyên bố cấm Huawei sử dụng tất cả phần mềm từ hệ thống điều hành Android, YouTube, Google Search, Google Play Store, Chrome cùng tất cả các phần mềm dịch vụ khác như Google Map, Gmail trong các phiên bản tương lai. Hai ngày sau các hãng sản xuất linh kiện như Qualcomm, Intel, Xilinx, Broadcom đồng loạt có động thái tương tự kéo theo Infineon Technologies nhà sản xuất chip của Đức, cũng tuyên bố dừng xuất xưởng sản phẩm của mình cho Huawei Technology. Hình ảnh Huawei xấu hẳn trong mắt người tiêu dùng khắp thế giới, không ngoại trừ Việt Nam, nơi Huawei được Hà Nội nâng đỡ ngay từ những ngày đầu tiên khi tiến vào thị trường này. Hàng ngàn người hoảng sợ khi sở hữu chiếc cell phone mang nhãn hiệu Huawei khiến cho văn phòng đại diện của hãng này phải lúng túng giải thích cho hàng chục ngàn khách hàng nhưng không ai tin vào những lời giải thích ấy. Thật ra Huawei bị Hoa Kỳ tiêu trừ không phải vì khả năng kinh tế mà nó đe dọa đối với các hãng điện thoại của Mỹ mà lý do sâu xa hơn là sự đe dọa an ninh lẫn tình báo mà Huawei đang âm thầm giám sát hệ thống kinh tế lẫn an ninh quốc phòng của Mỹ cũng như các đồng minh, trong đó có Nhật, Úc, Anh, Đức cùng nhiều nước khác. Đánh Huawei quyết liệt không những tạo ra sự sụp đổ âm mưu len lỏi vào các cơ quan quan trọng của Mỹ và đồng minh mà Bắc Kinh nhắm tới, nó còn làm cho kế hoạch “Một vành đai một con đường” phá sản khi Huawei lộ ra phía sau lưng nó là chính phủ Trung Quốc, một sự thật không thể chấp nhận khi Trung Quốc muốn làm ăn với thế giới. Khi Huawei bị các tập đoàn IT của Mỹ cô lập tất nhiên nó phải quay lại thị trường nội địa để sống sót và giấc mộng bá vương của Tập Cận Bình xem như tan thành mây khói cho dù ông ta đang hô hào cuộc vạn lý trường chinh như Mao Trạch Đông từng làm. Tập Cận Bình có thể còn những lá bài khác chống lại cuộc chiến tranh thương mại như không xuất khẩu “đất hiếm” sang Mỹ hay gây bất ổn trên Biển Đông, Biển Hoa Đông nhằm tạo áp lực với các nước trong khu vực khiến những nước này do bảo vệ sự an nguy của mình mà không thừa gió bẻ măng trước hành động quyết liệt của Mỹ. Nhưng một lần nữa, Tập Cận Bình đã tính sai một nước cờ. Nếu ngày 16 tháng 5 Trung Quốc rúng động vì Huawei bị gạt ra khỏi giấc mơ bá chủ thông tin toàn cầu, thì ngày 23 tháng 5 “Dự luật Biển Đông và Biển Hoa Đông” tiếp tục làm cho cả Bộ Chính Trị của Trung Quốc choáng váng. Sau một thời gian nằm im tại Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện, dự thảo luật này được hai nghị sĩ của lưỡng đảng là ông Marco Rubio, Nghị sĩ Cộng Hòa dẫn đầu dự thảo luật cùng Nghị sĩ Benjamin Cardin thuộc đảng Dân Chủ tái trình để tiến hành thủ tục thông qua. Lần này, những người ủng hộ dự luật hy vọng sẽ có kết quả khả quan hơn thời gian năm 2017 nhờ chủ tịch mới của Ủy Ban Đối Ngoại, Nghị sĩ James Risch, được tiếng là người theo dõi chặt chẽ các chính sách của Trung Quốc. Tờ South China Morning Post phỏng vấn Nghị sĩ Marco Rubio cho biết nếu được thông qua, chính phủ Hoa Kỳ sẽ thu giữ các tài sản có trụ sở tại Mỹ và từ chối hoặc thu hồi thị thực Hoa Kỳ của bất kỳ người Trung Quốc nào đóng góp cho các dự án xây dựng hoặc phát triển, hoặc đe dọa hòa bình, an ninh hoặc ổn định tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông. (*) Nó cũng sẽ xử phạt các tổ chức tài chính nước ngoài tài trợ cho các hoạt động đó. Trong những năm gần đây, chế độ Trung Quốc đã quân sự hóa các khu vực trên Biển Đông bằng cách xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo và rạn san hô nhân tạo. Ngoài các hoạt động quân sự này, họ cũng đã triển khai các tàu bảo vệ bờ biển và tàu đánh cá Trung Quốc cho các tàu đánh cá chặn đường vào các tuyến đường thủy và giúp chiếm giữ các bãi cạn và rạn san hô. Nói với tờ South China Morning Post Nghị sĩ Rubio cho rằng Dự luật nhắc lại cam kết của Hoa Kỳ về việc giữ cho khu vực Biển Đông và Hoa Đông tự do và mở cửa cho tất cả các quốc gia, đồng thời buộc chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc bắt nạt và ép buộc các quốc gia khác trong khu vực. Dự luật cũng sẽ yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ báo cáo trước Quốc Hội sáu tháng một lần về cá nhân hay công ty Trung Quốc liên quan đến các dự án xây dựng ở vùng biển, bao gồm cải tạo đất, xây đảo, xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin di động và xây dựng cơ sở cung cấp điện và nhiên liệu. Việc thông qua dự luật sẽ bổ sung vào danh sách các biện pháp ngày càng tăng của Washington để chống lại tham vọng kinh tế và quân sự của chế độ Trung Quốc trên toàn thế giới. Trung Quốc đang đứng trước sự thử thách ghê gớm vì các hành vi bá quyền tại Biển Đông mà Mỹ vừa đưa ra, nó cho thấy cuộc chiến tranh thương mại đã biến dạng sang một hình thái khác mà Bắc Kinh rất khó chấp nhận vì đã tiêu tốn quá nhiều công sức lẫn tiền bạc nhằm nắm trọn vùng biển đầy tài nguyên này. Sức mạnh quân sự của Trung Quốc làm các nước trong khu vực tranh chấp lo sợ nhưng đối với Mỹ nó chỉ là một nguy cơ thách thức sức mạnh hải quân của Mỹ. Kinh tế luôn là ván bài được khả năng quân sự đứng phía sau bảo vệ nếu quân sự không đủ mạnh thì phát động cuộc chiến tranh thương mại sẽ tự mình đào hố chôn mình. Hiểu rõ khả năng thật sự của Trung Quốc không ai bằng Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ và vì vậy khi một quyết sách đưa ra Tổng Thống Mỹ không thể không dựa vào các báo cáo mà tình báo quốc phòng cung cấp cho ông. Không ai tin là cuộc chiến tranh tại Biển Đông sẽ xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong hoàn cảnh hiện nay nhưng cũng không ai tin rằng Trung Quốc sẽ ngoan cố chống lại biện pháp cấm vận sau khi dự thảo luật này được ban hành qua chữ ký cuối cùng của Tổng Thống Donald Trump. Nước cờ vây của Mỹ đã bắt đầu khởi động, các nước đồng minh đã song hành để hạ gục Huawei cũng như sẵn sàng mang sức mạnh quân sự của họ tiếp tay với Mỹ. Trung Quốc không có đồng minh nên ván bài xem ra gần như lật ngữa. Việt Nam không hẳn là đồng minh của Trung Quốc mặc dù trên thực tế đầy dẫy bằng chứng những liên hệ mật thiết giữa hai đảng với nhau. Có lẽ Hà Nội nên đem sự kiện này ra bàn thảo một cách rốt ráo trong đại hội Đảng sắp tới thay vì bàn thảo những đề tài nhàm chán đã thảo luận trong nhiều đại hội Đảng trước đây để tìm một hướng đi thích hợp cho đối sách của mình vì trong thời buổi toàn cầu hóa không nước nào có thể an nhàn ngồi xem chiến tranh mà không bị ảnh hưởng. Mặc Lâm - VOA — (*) https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/3011441/us-senate-bill-proposes-sanctions-involvement-illegal    
......

Loại trừ tin nhiễu liên quan tới EVFTA

Cuộc điều trần EVFTA - Nhân quyền của EU tại Bỉ vào tháng 10 năm 2018. Thục-Quyên - (VNTB)| EVFTA là chữ tắt của European Union-Vietnam Free Trade Agreement/Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Âu Châu và Việt Nam. Mạng lưới Người bảo vệ Nhân quyền VETO! đã tổ chức một buổi thuyết trình ngày 18.05.2019 tại Bad Vilbel (gần Frankfurt), nhằm đưa tin tức chính xác liên quan đến những ràng buộc nhân quyền trong Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Âu Châu và Việt Nam(1), đồng thời trình bày những cơ sở pháp lý VETO! đã dựa vào để vận động hữu hiệu với Liên minh Âu châu (LMÂC) trong một năm rưỡi qua, hầu đưa cao trọng trách của EVFTA trong việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam.   EVFTA và những ràng buộc nhân quyền   Nói tới Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Âu Châu và Việt Nam EVFTA thì phải nói tới: - PCA Hiệp định khung về Hợp tác và Đối tác toàn diện, - FTA Hiệp định Thương mại, và - IPA Hiệp định Bảo hộ Đầu tư. PCA là hiệp định với khung luật và cơ chế hoạt động ràng buộc vững chắc về Nhân quyền. FTA và IPA chịu sự ràng buộc nhân quyền định rõ trong PCA và đồng thời những cam kết đối với những luật nhân quyền quốc tế. Vi phạm nhân quyền là vi phạm đến bản chất của PCA, FTA và IPA. Như vậy, chiếu điều 57 PCA, vi phạm bản chất của PCA, FTA và IPA có thể dẫn đến việc chế tài, kể cả ngưng thực hiện một phần hay toàn bộ những Hiệp định FTA và IPA.   Chỉ sau khi được Nghị viện ÂC phê chuẩn, FTA mới thực sự đi vào hiệu lực   FTA cần sự phê chuẩn của Nghị viện Âu châu.   IPA cần sự phê chuẩn của tất cả 28 quốc hội của các quốc gia thành viên trong Liên minh Âu châu (27 quốc gia sau Brexit). Hiện nay tin đồn EVFTA (FTA và IPA) có thể được “thông qua” hoặc “ký kết” chỉ vô tình hay cố ý gây ra hiểu lầm. Đây chỉ là dự tính của Hội đồng Bộ trưởng LMÂC đem FTA và IPA ra cứu xét vào ngày 28.05.2019 để quyết định có cho phép ký hay không. Và dù quyết định thuận, dù những cơ quan trách nhiệm có gặp gỡ để ký kết, FTA và IPA cũng chưa có hiệu lực. FTA phải chờ Nghị viện Âu châu phê chuẩn và IPA phải chờ được toàn thể các quốc hội các nước thành viên LMÂC phê chuẩn. Việc phê chuẩn IPA có thể cần nhiều năm. Do đó mọi chú ý hiện nay phải nên được dồn vào quyết định của Nghị viện Âu châu đối với FTA.   VETO! hỗ trợ việc thực hiện những khía cạnh nhân quyền trong mục tiêu của Hiệp định EVFTA   Sự tôn trọng các quyền con người là một bộ phận quan trọng của EVFTA và vi phạm các quyền này là một vi phạm nguyên tắc của thỏa thuận.   Kể từ khi triển khai thực hiện Hiệp định PCA vào năm 2012 và kể từ khi kết thúc đàm phán EVFTA vào năm 2016, tình hình nhân quyền tại Việt Nam đã xấu đi một cách đáng kể: số lượng người bảo vệ nhân quyền bị bắt giữ và bị kết án vẫn đang tăng đều đặn, dù trong lĩnh vực tự do tôn giáo, ý kiến, báo chí hoặc hiệp hội, khiến chính Nghị viện Âu châu đã lên tiếng đặt vấn đề rất nhiều lần. 1. Trong tình huống này, quyết định của EU phải được dựa vào các hành động chứ không phải là lời hứa của Việt Nam trong quá trình phê chuẩn EVFTA.   2. VETO! đưa ra 4 yêu cầu để hỗ trợ việc thực hiện các khía cạnh nhân quyền trong mục tiêu của Hiệp định.   Điều 1. EU chỉ nên phê chuẩn EVFTA sau khi Việt Nam phê chuẩn ba công ước cốt lõi ILO 87, 98 và 105, và ban hành Luật Lao động, cũng như Luật Công đoàn hoặc hiệp hội phù hợp.   Công ước ILO 87 về quyền tự do thành lập công đoàn độc lập phải được ký đầu tiên để bảo đảm việc thực thi đứng đắn những công ước: Công ước 98 về quyền tổ chức và thương lượng tập thể và Công ước 105 về chống lao động cưỡng bức.   Điều 2. Trả tự do trước khi ký EVFTA cho tất cả các nhà bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam đã bị bắt hoặc bị kết án kể từ khi hoàn tất PCA, đặc biệt là những người trong danh sách quan tâm của Nghị viện ÂC.   Điều 3. Phải thiết lập một cơ chế đền bù và giúp đỡ nạn nhân trong trường hợp bị tước đoạt bất hợp pháp quyền sở hữu bất động sản hoặc tài sản di động.   Điều 4. Phải thiết lập cơ chế đánh giá tác động của các phiên Đối thoại Nhân quyền EU-VN, với sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ độc lập (NGO).   Cơ chế này (nhân quyền) phải được thêm vào các cơ chế hiện hành đánh giá những chính sách thương mại của EVFTA. Trong trường hợp vi phạm nguyên tắc điều 57 của PCA, trong đó bao gồm các vi phạm nhân quyền, phái đoàn Đối thoại NQ phải khuyến cáo Ủy ban Hỗn hợp EU-VN áp dụng các biện pháp thích hợp để sửa sai và tránh tái phát.   Tình trạng hiện nay   Dưới áp lực của những XHDS và một số dân biểu Nghị viện ÂC, ngày 10/10/2018, Ủy ban INTA (Thương mại Quốc tế) của Nghị viện ÂC đã tổ chức một buổi điều trần công khai về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) giữa EU và Việt Nam(2). Những dân biểu giữ những chức vụ then chốt trong các ủy ban của Nghị viện ÂC đã lên tiếng mạnh mẽ, đưa vấn đề tôn trọng cũng như bảo vệ nhân quyền là điều kiện phải có, để Nghị viện ÂC có thể phê chuẩn EVFTA. Vì phía Việt Nam không có hành động nào cụ thể, tiến trình phê chuẩn đã bị đình trệ. Nghị viện Âu châu nhiệm kỳ 8 đã ngưng nhóm họp và LMÂC sẽ bầu nghị viện mới từ ngày 23 tới 26.05.2019. Sau bầu cử, Nghị viện nhiệm kỳ 9 sẽ cần thời gian để tổ chức(3):   Ngày 24.06.2019 Các khối đảng thông báo chánh thức thành phần của họ. Ngày 01.07.2019 Nghị viện nhiệm kỳ 8 chính thức chấm dứt nhiệm kỳ. Ngày 02.07.2019 Lễ bàn giao giữa các Nghị viện nhiệm kỳ 8 và 9. Và cho tới tháng 10.2019 là thời gian để thành lập những Ủy ban để bắt đầu làm việc. Dự tính hiện nay là mùa thu 2019 Nghị viện nhiệm kỳ 9 mới có thể họp bàn về EVFTA. Trước đó, những nhóm XHDS, những tổ chức phi chính phủ quan tâm đến khía cạnh nhân quyền của EVFTA, nên tránh mất thì giờ vì những tin nhiễu và liên lạc sớm để vận động các nghị viên trúng cử.   T.Q. __________ Chú thích: (1) http://www.boxitvn.net/bai/57097 ; https://boxitvn.blogspot.com/2018/09/evfta-co-hoi-hanh-ong-phan-2.html (2) https://boxitvn.blogspot.com/2018/10/gia-tri-nhan-quyen-trong-buoi-ieu-tran.html#more (3) http://www.europarl.europa.eu/news/en/press-room/elections-press-kit/0/key-dates-ahead http://www.vietnamthoibao.org/2019/05/vntb-loai-tru-tin-nhieu-lien-quan-toi.html
......

Hạ bệ vì Brexit

Lê Phan - Người Việt Thủ Tướng Theresa May sẽ đi vào lịch sử như là thủ tướng mà giai đoạn cầm quyền bị Brexit chế ngự, và sau cùng bị thất bại vì Brexit. Thời gian của bà ở dinh thủ tướng số 10 đường Downing, nay được chờ đợi sẽ kết thúc chỉ vừa ba năm, hơi lâu hơn một tí thời gian của vị tiền nhiệm xấu số ngay sau giai đoạn hậu Thế Chiến, ông Anthony Eden, bị sự tham gia tai hại của Anh Quốc vào cuộc xâm lăng Ai Cập hạ bệ, để lấy lại Kênh Đào Suez và bị Mỹ buộc phải bỏ cuộc. Nhưng như ông Eden về Suez, giai đoạn cầm quyền của bà May sẽ vĩnh viễn được tóm tắt chỉ có một chữ Brexit và về cách mà bà đã để cho Anh Quốc lạc vào một cuộc khủng hoảng chính trị vượt xa tầm mức của cuộc phiêu lưu hồi năm 1956. Không có bao nhiêu chính trị gia muốn vị thế của bà May khi họ trông thấy bà chật vật với Brexit. Công tác chấm dứt liên hệ kéo dài 46 năm với Liên Hiệp Âu Châu (EU) hẳn đã làm nản chí bất cứ một lãnh tụ nào, một phần không nhỏ vì cuộc trưng cầu dân ý cho biết dân chúng bỏ phiếu để ra khỏi Âu Châu mà không biết tương lai giữa Liên Hiệp Âu Châu với Anh sẽ ra sao? Nhưng Thủ Tướng May đã làm cho công việc này của bà thêm bội phần khó khăn ngay từ lúc đầu khi không tham khảo ý kiến rộng rãi về một thỏa thuận nào có thể thực sự đạt được với EU và được sự đồng ý của Hạ Viện. Thay vì vậy, dựa trên một nhóm cố vấn nhỏ, bà đã đặt ra những lằn đỏ ngay từ giai đoạn đầu khi mới lên cầm quyền để định nghĩa một chính sách Brexit cứng rắn mà sau cùng đã chứng tỏ không duy trì nổi. Sau đó, khi bà sau cùng chấp nhận phải dung hòa với Âu Châu những làm vậy thì bà lại làm bùng lên sự chống đối của phe Brexit. Chuyện không phải lúc nào cũng bi quan. Những ngày đầu tiên khi bà mới nhậm chức có vẻ đầy hứa hẹn. Theo sau việc ông David Cameron, sau khi đưa đất nước vào một thế kẹt khi cho phép trưng cầu dân ý chỉ vì muốn làm im tiếng đám chủ trương Brexit trong nội bộ đảng ông, lại tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý lỏng lẻo và thiếu chi tiết đến nỗi không ai biết tương lai ra sao, bà May là người cuối cùng còn lại trong cuộc tranh giành trong nội bộ đảng với các đối thủ chính của bà – các ông Boris Johnson, Michael Gove, và bà Andrea Leadsom – đã có vẻ tự mình hại mình. Tuy là một người chủ trương ở lại với Âu Châu, bà đã dành được sự ủng hộ của đảng mình với cả quyết “Brexit means Brexit” và rằng không có chuyện không thực hiện kết quả của cuộc trưng cầu dân ý dầu cho khít khao. Bước vào ngưỡng cửa của dinh thủ tướng, bà đã hấp dẫn phe trung dung trong đảng với viễn tượng “một quốc gia có lợi cho mọi người.” Nhưng vì ảnh hưởng của cố vấn thân cận nhất, ông Nick Timothy, luận điệu đoàn kết sớm bị bỏ sang một bên trong khi bà tìm cách củng cố ủng hộ từ đám Brexiter ồn ào trong số các dân biểu Bảo Thủ. Bước nghiêm trọng nhất – mà một số nói là bước dẫn đến thất bại – đã bắt đầu tại đại hội đảng Bảo Thủ ở Birmingham hồi Tháng Mười, 2016. Bà May tuyên bố là Vương Quốc Thống Nhất Anh sẽ rời khỏi thị trường chung Âu Châu và sẽ không tham gia và tuân thủ Tòa Án Âu Châu nữa. Những lời tuyên bố của bà được đám cuồng tín trong đảng hoan nghênh. Nhưng các công chức cao cấp, vốn là nòng cốt của chính phủ, sửng sốt trước sự cắt đứt nghiêm trọng với Âu Châu mà tuyên bố này ngầm ý. Lời hứa của bà, cũng trong bài diễn văn đó, khởi động tiến trình của Điều 50 ra khỏi Âu Châu vào cuối Tháng Ba, 2017, cũng quan trọng không kém. Một lần nữa, dĩ nhiên là đám Brexit thích thú vô cùng. Một viên chức cao cấp trong ngành công vụ nhắc nhở “Nhưng thật điên cuồng vứt đi mọi vũ khí. Nó được đưa ra để lấy những lời hoan hô mà không suy nghĩ đến hậu quả về cách mà Liên Hiệp sẽ phản ứng và cách mà họ sẽ thiết lập việc điều đình với Âu Châu.” Chín tháng sau đó là tuần trăng mật cho thủ tướng. Trong một bài diễn văn ở Lancaster House, bà May chuẩn bị cho điều mà một công chức cao cấp gọi là Brexit cứng như kim cương.” Ngày hôm sau, phe báo chí Brexit hết lời ca tụng. Tờ Daily Mail, trong một so sánh đầy sùng bái, gọi bà là “thép cứng của một Thiết Phu nhân mới.” Nhưng trong khi đó ở thế giới bên ngoài các chính trị gia và doanh nhân hoảng sợ. Các doanh gia Anh, vốn lâu nay ủng hộ nhiệt thành cho đảng Bảo Thủ, bị lờ đi khi họ khuyến cáo nguy cơ kinh tế của chính sách cứng rắn đó. Đại sứ Anh Quốc tại Liên Hiệp Âu Châu, ông Ivan Rogers, một trong những nhà ngoại giao hiểu biết nhất về Âu Châu của Anh và sẽ vô cùng quan trọng trong cuộc điều đình với Âu Châu, từ chức, khuyến cáo là bà May đang đi sai đường. Nhưng khi bà May, trước sự ngạc nhiên của mọi người, giải tán Quốc Hội tổ chức bầu cử lại vào Tháng Sáu, 2017, là khi mà bà hết may mắn. Thủ Tướng May thừa hưởng một đa số nhỏ từ Thủ Tướng David Cameron và tin là bà cần một đa số lớn hơn để thúc đẩy Brexit qua Hạ Viện. Những cuộc tranh cử làm nổi bật sự thiếu khả năng vận động của bà. Bà cứng như gỗ, cử chỉ như một robot ở các cuộc vận động tranh cử và bà hoàn toàn không có khả năng trả lời phỏng vấn. Tệ nhất là khi bà bỏ một trong những lời hứa trong hiến chương của đảng cải tổ sự chăm sóc cho những người già vốn được rộng rãi lên án là “thuế tử thần.” Mặc dầu rõ ràng đã nuốt lời, bà cả quyết không có gì thay đổi, trước những nhà báo ngơ ngác. Câu ‘Nothing change’ đã được dùng để chế giễu bà. Vấn đề chồng chất khi cuộc điều đình chính thức với Âu Châu bắt đầu ngay sau cuộc tổng tuyển cử. Liên Hiệp Âu Châu nhắc lại là chiến thuật của bà May là vô ích. Anh Quốc, EU nói, sẽ phải chấp thuận một sự chia tay ‘kiểu Canada’ đột ngột và toàn diện hay là “kiểu Na Uy” nhưng còn nhiều liên hệ. Nhà điều đình chính của Âu Châu, ông Michel Barnier, khẳng định không có đường nào ở chính giữa. Bà May lúc đó mới thay đổi kế hoạch. Bà hiểu là nếu bà đi theo con đường Canada, Anh Quốc sẽ phải tái lập biên giới thực sự với Âu Châu vốn sẽ gây thiệt hại cho kỹ nghệ sản xuất và tiến trình hòa bình Ái Nhĩ lan. Việc này dẫn đến suốt phần còn lại nhiệm kỳ tạo “một thỏa thuận đặc biệt riêng” vốn sẽ thấy Anh Quốc ra khỏi khối thị trường chung Âu Châu trong khi không hiểu có phép thần thánh gì để duy trì những quyền lợi của một quốc gia hội viên. Trong khi điều đình và những cố gắng để đạt được một thỏa thuận đã khiến bà May phải chấp nhận những nhượng bộ mà trước đó bà đã bảo sẽ không bao giờ nhượng bộ. Bà công nhận hứa hẹn sẽ trả cho EU tiền ly dị lên đến 39 tỷ bảng Anh. Khi bà trình bày thỏa thuận đó cho nội các, hai bộ trưởng từ chức sau khi bà công nhận là Anh Quốc sẽ tuân thủ các luật lệ về thuế quan của Âu Châu. Nhưng sự lùi bước lớn nhất là về Ireland. Tháng Mười Hai, 2017, bà May ký một thỏa thuận chính thức với EU bảo đảm là sẽ không bao giờ có một biên giới thực sự với rào cản và đồn canh giữa Ái Nhĩ Lan và Anh Quốc sau Brexit. Các cố vấn bảo là bà không hiểu hậu quả của hứa hẹn vào thời điểm đó. Và nó trở thành vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong thỏa thuận của bà. Bởi vì duy trì một biên giới mà không có biên giới có nghĩa là Anh Quốc sẽ công nhận thuế quan chung với Âu Châu cho đến khi có một thỏa thuận mậu dịch toàn diện. Bà May cả quyết điều kiện “chặn hậu” sẽ là tạm thời. Nhưng phe cứng rắn trong đảng lên án là “nô lệ” và là một thu xếp mà Anh sẽ không bao giờ ra khỏi. Thủ tướng sau cùng đạt được một thỏa thuận với Âu Châu, nhưng ba lần bị Quốc Hội bác. Vấn đề của Thủ Tướng May phát xuất từ bản tính của bà. Bản năng thận trọng, bà thường bị cô lập, không có bạn. Nhưng bà đã không phải là thủ tướng đầu tiên mất việc vì vấn đề Âu Châu. Các thủ tướng Bảo Thủ tiền nhiệm của bà – từ bà Margaret Thatcher, ông John Major, ông David Cameron – đều đã bị ngã ngựa vì vấn đề Âu Châu./.
......

Bầu cử Âu châu kẻ khóc người cười

Từ Thức|   Chủ Nhật, 26/5, 28 quốc gia thuộc liên hiệp Âu Châu (E.U, European Union) đã đi bầu, gởi người vào quốc hội Âu Châu. Đây là một cuộc bầu cử đặc biệt quan trọng, trong một gian đoạn khủng hoảng, một trận đấu giữa phe ủng hộ Liên Hiệp và phe chống Liên hiệp, đứng đầu là các đảng cực đoan dân túy, cực tả hay cực hữu. 1. TẠI ÂU CHÂU NÓI CHUNG : -Số cử tri tham dự , (trên 50%), đông hơn những cuộc bầu cử Âu Châu kỳ trước, chứng tỏ việc 28 quốc gia (27, sau Brexit) sống chung với nhau vẫn còn là một ưu tiên của đa số dân Âu Châu, -Mặc dầu các đảng cực hữu, nặng dân tộc chủ nghĩa, chống Liên hiệp, thắng ở Anh, Pháp, Ý, nói chung khuynh hướng ủng hộ Liên Hiệp vẫn chiếm đa số. -Các đảng xanh lên cao khắp nơi (trừ Ý), cho thấy môi trường sẽ là trọng tâm của sinh hoạt chính trị trong những năm tới, -Trừ Espagne, các đảng tả phái lùi bước, đặc biệt thê thảm ở Pháp, Tóm lại, qua cuộc bầu cử Chủ nhật, dân Âu Châu gởi một thông điệp: họ muốn tiếp tục cuộc đồng hành, không muốn đi theo những nhóm phiêu lưu (ngay cả những nhóm cực đoan cũng không đòi ra khỏi Âu Châu như cách đây một, hai năm), nhưng chờ đợi một Âu Châu khác hơn là Âu Châu của tài phiệt. Âu Châu có thể thở phào, nhẹ nhõm, nhưng số dân biểu cực hữu gia tăng là một cảnh cáo cho những người có trách nhiệm: phải khẩn cấp tìm một giải pháp cho vấn đề di dân, xã hội, vấn đề thống nhất chính sách thuế má để chấm dứt các thiên đường thuế ở ngay nội địa Âu Châu, vấn đề biên giới, khủng bố Hồi giáo vv.. 2.TẠI PHÁP : -Đảng cực hữu Rassemblement National (RN) của Marine Le Pen (chủ trương chấm dứt di dân, lập lại biên giới giữa các quốc gia Âu Châu) đứng đầu (23.31%), trước đảng LREM của Tổng thống Macron (22, 41%). Nhắc lại: cử tri không bỏ phiếu cho một cá nhân, nhưng cho một danh sách. Số dân biểu được bầu tính theo số phiếu mỗi liên danh chiếm được. Muốn được chia ghế phải có được ít nhất 5% phiếu bầu. Đó là một thất bại tương đối của Macron, vì Macron đã trực tiếp tham dự cuộc tranh cử, coi việc ngăn chặn RN chiếm hàng đầu là một ưu tiên. Đó cũng là một kết quả tốt cho Macron, vì chỉ thua Le Pen 1%. Macron đưa RN lên vai trò đối lập số một, với mục đích đưa các đảng đối lập khác vào bóng tối, sẽ vào chung kết với Marine Le Pen trong cuộc bầu cử Tổng Thống sắp tới, và tin sẽ thắng cử, vì nước Pháp chưa sẵn sàng trao vận mệnh cho một đảng cực hữu. Và Le Pen đã chứng tỏ không đủ bản lãnh đóng vai Tổng Thống -Đảng Xanh chiếm trên 13%, gấp 3 số phiếu tiên đoán, chứng tỏ những cuộc biểu tình liên tiếp của giới trẻ đã có ảnh hưởng tới xã hội. Tất cả các liên danh tranh cử đều đặt môi sinh là một ưu tiên, một cách thành thực hay với dụng ý kiếm phiếu. Đảng Xanh của Pháp, trái với Đảng Xanh của Đức hay các nước Bắc Âu, trước đây vẫn đóng vai trò mờ nhạt, đạt được kết quả không ngờ chính là nhờ việc mọi người đều nói tới môi trường. Đó cũng là lý do tại sao Macron thua Le Pen: Đảng Xanh đã lấy phiếu của Macron, vì cùng một cử tri, những người dưới 30 tuổi, có bằng cấp, sống ở các thành phố -Hai đảng Cộng Hoà (hữu phái), và Đảng Xã Hội (tả phái), đã thay nhau cai trị nước Pháp từ nửa thế kỷ nay, tiếp tục con đường đi xuống địa ngục. Đảng Cộng Hòa chỉ được 8,48%, một nửa số phiếu dự đoán, thấp nhất từ 25 năm nay. Đảng Xã Hội, không dám đưa người ra tranh cử, phải trao vai trò đứng đầu liên danh cho một người ngoài đảng, chỉ chiếm 6,19 % -Phe tả đại bại: đảng cực tả La France Insoumise (Nước Pháp Bất Khuất) của Jean Luc Melenchon, người ôm mộng lãnh đạo phe tả để nắm quyền sau Macron, chỉ được 6,31 % , mất 2/3 số phiếu đã đạt được trong kỳ bầu cử Tổng thống 2 năm trước. Benoît Hamon, cựu ứng cử viên Tổng Thống của đảng Xã Hội (đã bỏ đảng, lập đảng mới): 3,27% . Đảng Cộng Sản, 2,49%, ngang số phiếu với nhóm Animaliste, tranh đấu cho quyền súc vật, một nhóm vô danh, không ai biết mặt, vì…không có tiền in bích chương tranh cử. Trong số 34 danh sách ứng cử, có 3 danh sách Gillets Jaunes (Áo Vàng), không một danh sách nào chiếm hơn 1%. ---------------- BBT-Viettin: Kết quả bầu cử quốc hội Âu Châu tại Đức:  
......

Một tòa cao ốc không có nền móng.

Huawei: Đại diện điển hình của nền kinh tế và công nghệ Made in China. Một tòa cao ốc không có nền móng. Mấy hôm nay, thế giới nói chung và giới công nghệ cao nói riêng, không thể không hướng sự tập trung của họ vào câu chuyện của Huawei khi liên tiếp bị Hoa Kỳ trừng phạt bằng những đòn đánh sinh tử. Mở đầu là Google, rồi đến ARM. Tin dữ mới nhất của ngày hôm nay là SDA (Hiệp Hội Chuẩn An Toàn Kỹ Thuật Số – ngắn gọn là cái thẻ nhớ SD card) vừa chính thức gạt tên Huawei ra khỏi danh sách thành viên của họ. Nghĩa là Huawei không có quyền sử dụng đến cái thẻ nhớ SD card trong các sản phẩm của họ nữa. Cùng lúc với tuyên bố của SDA, Liên Minh Wi-fi (Wi-fi Alliance) cũng “tạm thời” cấm Huawei sử dụng công nghệ của họ. Sắp tới sẽ là những gì? Bluetooth, GPS và USB-IF chăng? Đây hoàn toàn không phải là chuyện của mỗi một mình Huawei. Đây là chuyện sống còn của toàn bộ căn nhà “Công nghệ cao” và giấc mơ thống trị thời đại Vạn Vật Kết Nối (IoT) của Tàu cộng – một giấc mơ hão huyền! Một tòa cao ốc không có nền móng, luôn chực chờ sụp đổ bất cứ lúc nào nếu không có Hoa Kỳ chống lưng. Người Mỹ khoan thai ra đòn, thoạt nhìn thì cứ tưởng Huawei là đấu thủ trực tiếp trên võ đài, nhưng thực ra thì đây là những đòn đánh chí mạng nhắm đến toàn bộ nền công nghệ của Trung cộng. Tất cả đều sẽ ngã gục, không phải tuần tự như những quân cờ Domino mà là đồng loạt, một lượt. Tất cả đều sẽ sụp đổ chỉ trong một đêm. NGƯỜI MỸ VÀ CÁC ĐỒNG MINH CỦA HỌ MỚI THẬT SỰ LÀ CHỦ NHÂN ÔNG CỦA TOÀN BỘ NỀN VĂN MINH KỸ THUẬT SỐ HIỆN NAY. Thật vậy, từ một sợi dây điện dùng để sạc pin đến cái điện thoại thông minh, từ một tấm kính của màn hình điện thoại cho đến các loại camera hành trình và camera quan sát, loa và headphone không dây … Tất cả mọi thứ đều là công sức và công nghệ của người Mỹ và các đồng minh của họ. Trung cộng, mặc dù được ca tụng như là một cường quốc công nghệ của tương lai, cho đến giờ phút này, vẫn chưa có bất kỳ một đóng góp nào cho nền văn minh kỹ thuật số mà nhân loại đang thụ hưởng và tùy thuộc. Có hàng ngàn thứ linh kiện trong những sản phẩm kỹ thuật số hiện nay, nhưng tựu chung lại, người ta có thể liệt kê được ngay những thứ quan trọng nhất của bất kỳ sản phẩm công nghệ nào mà bạn chỉ cần vươn tay ra là chạm ngay vào chúng trong đời sống hiện tại. * Cổng nạp năng lượng cho pin: Bản quyền hiện nằm trong tay USB-IF và Qualcomn. Không một sản phẩm kỹ thuật cao nào đang có trên thị trường có thể hoạt động được mà không thông qua sự cho phép và chứng nhận của tổ chức này. Cổng nạp năng lượng cho các sản phẩm điện tử hiện nay đều sử dụng hoặc là MicroUSB hoặc USB-C. Các chuẩn này đều là của tổ chức USB-IF. Không có cái cổng này, ví như một con người không có cái miệng để đưa thức ăn vào cơ thể. * Truyền thông tin và kết nối với các sản phẩm có liên quan khác với nhau: Bluetooth và Wi-fi. Không có Wi-fi thì không thể kết nối với internet. Không có Bluetooth thì không có âm thanh và nhiều ứng dụng khác. Chuẩn truyền âm thanh qua ngõ 3.5mm đã bắt đầu bị khai tử từ vài năm nay dù nó là một trong những tiêu chuẩn có tuổi đời lớn nhất vẫn đang được sử dụng, nhưng kể từ khi Bluetooth 4.0 ra đời đến nay, sứ mệnh truyền âm thanh trung thực của ngõ kết nối âm thanh 3.5mm đã coi như chấm dứt. Bluetooth 5.0 hiện đã có khả năng truyền tải bất kỳ loại mã âm thanh nào – và trung thực y như cổng truyền trực tiếp 3.5mm. Không có công nghệ truyền thông tin bằng sóng radio này, giống như một con người không biết nói và không thể nghe hay giao tiếp với mọi người chung quanh. * GPS: Hệ thống định vị toàn cầu. Công nghệ này là cái xương sống của bất kỳ sự chuyển dịch nào ở thời đại hiện nay. Từ các chuyến bay trên không cho đến những con tàu vận chuyển hàng hóa dưới nước. Từ các công ty vận chuyển công cộng (Uber, Grab vv…) cho đến từng cá nhân riêng lẻ đang sử dụng Google Map hay bất kỳ loại bản đồ trực tuyến nào đi nữa, không có hệ thống GPS thì mọi thứ sẽ ngừng hoạt động ngay lập tức. Toàn bộ 33 vệ tinh đang bay trên quỹ đạo hiện tại đều là của Hoa Kỳ dưới sự điều hành và sở hữu của Không Quân Hoa Kỳ. Trung cộng tuy cũng sắp hoàn tất hệ thống BeiDou của riêng họ nhưng việc họ sẽ mở rộng và áp dụng hệ thống vệ tinh này vào dân sự là việc khó mà xảy ra. Không có công nghệ này, cũng giống như một người không có mắt, không biết mình đi đâu. * Thẻ nhớ An Toàn Kỹ Thuật Số (Secure Digital Memory Card) và các tiêu chuẩn đi kèm trong công nghệ của nó: các cấu trúc hệ thống tập tin, chuẩn truyền văn bản và tập tin qua sóng Wi-fi hay Bluetooth vv … Hiện đang nằm trong tay của Hiệp Hội An Toàn Kỹ Thuật Số, tức SDA, do 3 công ty lớn lập ra là Sandisk, Toshiba và Panasonic. Trung cộng không có vai trò cũng như bất kỳ đóng góp quan trọng nào trong tổ chức này. Một tiếng nói yếu ớt lại càng không. Không có công nghệ này, người ta sẽ không khác một bệnh nhân bị bệnh Alzheimer. Và nếu như chúng ta đào sâu hơn nữa thì sẽ thấy thêm nhiều tử huyệt chết người của cái gọi là nền công nghệ kỹ thuật cao của Trung cộng. Lấy công nghệ bán dẫn và tuyên bố hùng hồn của Huawei từ mấy ngày nay làm thí dụ. Giả dụ như Huawei và toàn bộ chất xám của gần 1 tỉ rưỡi dân số Trung Hoa có thể cho ra đời một cấu trúc mới để thay thế cho cấu trúc ARM mà sản xuất con chip Kirin, thì họ sẽ làm cách nào để chế tạo ra những dàn máy chuyên dụng để sản xuất những con chip ấy nếu không có Applied Materials hoặc LAM Research hay Tokyo Electron cung cấp những dàn máy móc dùng trong sản xuất Wafer? Chưa kể đến việc làm thế nào để có được những loại hóa chất chuyên dụng của hãng 3M hoặc DOW Chemical, vốn là thứ không thể thiếu được đối với kỹ thuật CVD (Chemical Vapor Deposition) dùng trong công nghệ bán dẫn??? Có hàng trăm thứ công nghệ phức tạp đan mắc vào nhau để có thể cho ra đời một con chip và tất cả đều có bản quyền do người Mỹ và các đồng minh của họ nắm giữ. Nói một cách ngắn gọn là, cho dù Trung cộng có thể “thuyết phục” hoặc đi đêm hay thậm chí là ăn cắp được công nghệ từ các đồng minh của Hoa Kỳ để tạo ra những dàn máy móc dùng chế tạo những con chip, thì họ cũng không thể có được những thứ vật liệu cần thiết để làm điều đó. Ít nhất là trong vòng 1/2 thế kỷ sắp tới. Muốn làm được điều đó, Trung cộng cần một cỗ máy xoay ngược thời gian, trở về với hơn 1 thể kỷ trước và đầu tư nghiêm túc khoảng vài triệu tỉ đô cùng với khoảng 100 năm miệt mài trong phòng thí nghiệm để có thể tự mình độc lập và gây dựng lên một nền văn minh cũng như kỹ thuật riêng biệt – giống như cách mà họ đã và đang cố gắng để tạo riêng một không gian ảo cho riêng họ với những Alibaba và Baidu vv … Trở lại với tinh thần của bài viết này cùng với câu hỏi được đặt ra: Sau Google, ARM, SDA và Wi-fi Alliance .. chuyện gì sẽ xảy ra nếu như sắp tới là Bluetooth, USB-IF, và, có Chúa mới biết là còn những công ty nào nữa sẽ tham gia vào cuộc chiến … Toàn bộ nền công nghiệp ăn theo của con cọp giấy Trung Hoa sẽ ra sao? Không có sự chấp thuận của SDA hoặc USB-IF thì sẽ không có FiiO hay Anker hoặc hàng ngàn công ty lớn nhỏ khác của Tàu đang sản xuất các sản phẩm từ tai nghe không dây cho đến camera hành trình, camera quan sát hay thậm chí là một sợi dây sạc pin đơn giản. Không có sự chấp thuận của Wi-fi Alliance hay thậm chí là Không Quân Hoa Kỳ với quyền sở hữu hệ thống các vệ tinh GPS toàn cầu thì sẽ không có những chiếc xe điện không người lái hay Didi Chuxing (một thứ Uber hay Grab của Tàu). Không có GSM Association thì sẽ không có sự hiện hữu của những hệ thống trả tiền bằng điện thoại sử dụng công nghệ NFC hiện đang phát triển rộng bên trong bức màn tre như AliPay hay WeChat … Liệt kê cả ngày cũng chưa hết… Không chỉ có mỗi mình Huawei là mục tiêu của cuộc thương chiến này. Huawei chỉ là “đại diện”, một thứ Proxy không hơn không kém. Không có Hoa Kỳ thi sẽ không có một Trung Hoa kỹ thuật số. Đơn giản là như thế. Huyền Đao Khách    
......

Bầu cử quốc hội Liên minh Châu Âu

Fb Người Đà Lạt Xưa | Trên 400 triệu người của 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội Liên minh lần thứ 9, với nhiệm kỳ 5 năm từ 2019 đến 2024. Cuộc bầu cử kéo dài từ ngày 23 cho đến ngày mai Chúa Nhật 26/05/2019. Bài viết này xin được đóng góp thông tin, đặc biệt đối với các bạn trẻ Việt Nam trong nước, về các diễn biến chính trị của Liên minh châu Âu. Cử tri của mỗi quốc gia thành viên EU được quyền bầu đại biểu quốc gia của họ, với con số đại biểu qui định khác nhau cho mỗi thành viên. Theo Hiệp ước Lisbon, tổng số đại biểu của Quốc hội châu Âu không được nhiều hơn 751 kể cả chiếc ghế Chủ tịch Quốc hội. Số đại biểu của mỗi quốc gia thành viên sẽ tùy thuộc vào dân số công dân EU trong nước đó theo tỷ lệ lũy thoái (degressive proportionality), có nghĩa là số ghế vẫn được chia theo tỷ lệ nhưng tỷ lệ của số ghế sẽ tăng lên nếu dân số công dân EU thấp hơn. Theo qui định hiện nay, con số đại biểu của mỗi quốc gia thành viên chỉ được tối đa 96 ghế và tối thiếu 6 ghế. Hiện nay, Đức có số công dân cao nhất, cho nên được quyền chọn lựa 96 đại biểu; kế đến là Pháp được 74 ghế. Ba quốc gia thành viên nhỏ nhất là Cyprus, Luxembourg và Malta được 6 ghế cho mỗi nước. Đứng hàng thứ ba, Anh và Ý được 73 ghế cho mỗi nước. Nếu Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu, với hạn chót là cuối tháng 10 năm nay, thì 27 trong số 73 ghế của Anh sẽ được chia lại cho các quốc gia thành viên và 46 ghế còn lại sẽ để dành cho các nước muốn tham gia Liên minh trong tương lai. Bởi vì 751 đại biểu đến từ 28 quốc gia khác nhau, họ sẽ là một tập hợp rất phức tạp của những tư tưởng chính trị khác nhau, với lập trường chính sách và quyền lợi kinh tế xã hội khác nhau; nhiều khi đối nghịch với nhau. Để tạo được khối thế lực chính trị mạnh mẽ trong Quốc hội EU, mỗi đại biểu sẽ liên kết với các đại biểu khác trong cùng một đảng và đến cùng một quốc gia hoặc khác quốc gia nhưng có tư tưởng và lập trường chính trị tương đối giống nhau. Cho đến hôm nay, các kết quả thăm dò đã cho thấy phe Trung Hữu của đảng Nhân dân châu Âu (European People's Party) và phe Trung Tả của Liên minh Tiến bộ Xã hội & Dân chủ (Progressive Alliance of Socialists & Democrats) vẫn duy trì được vị trí của hai nhóm lớn nhất trong Quốc hội EU, tuy nhiên đa số ghế cộng lại của cả hai đã bị tụt giảm lần đầu tiên trong lịch sử. Điều này cho thấy sự bất mãn của người dân châu Âu đã gia tăng đối với chính sách mở cửa di trú khiến cho làn sóng di dân từ Trung Đông và châu Phi tràn ngập vào lãnh thổ các quốc gia thành viên, đặc biệt là Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hòa Lan, Austria, Hungary, Đan Mạch và Ba Lan. Nhìn lại Cộng hòa Liên bang Đức, đảng cực Hữu mang tên "Alternative for Germany" (AfD), chỉ mới thành lập được 6 năm, đã bước vào được Quốc hội Liên bang lần đầu tiên với 12,6% tổng số cử tri, trở thành nhóm Đối Lập lớn nhất của Đức, nhờ vào chính sách giới hạn di dân. Hiện nay, đảng AfD đã thắng cử liên tục để có được đại biểu Quốc hội của mỗi tiểu bang. Tại Pháp, đảng cực Hữu với tên gọi Mặt trận Quốc gia (National Front) của bà Marine Le Pen, sau đổi tên là "National Rally" (Rassemblement National), đang dẫn đầu phe cầm quyền của Tổng thống Macron trong các cuộc thăm dò dư luận. Trong khi đó, phó Thủ tướng Ý, ông Matteo Salvini, người có khuynh hướng thiên Hữu, hiện đang chủ trương thống nhất các đảng phái quốc gia tại châu Âu với một mô hình về Liên minh châu Âu khác biệt với phe cánh Tả của Tổng thống Macron. Tại Hungary, Thủ tướng Viktor Orban thắng cử nhiệm kỳ thứ ba một cách vẻ vang sau khi vận động tranh cử năm 2018 bằng chính sách hạn chế di dân. Trong cùng năm, đảng Dân Chủ cực Hữu của nước láng giềng Slovenia đã tăng thêm đến 25 ghế Dân biểu. Còn nhiều nữa, các đảng thiên Hữu châu Âu gồm có: đảng Vox đã vào được Quốc hội Tây Ban Nha lần đầu tiên trong cuộc bầu cử cuối tháng Tư 2019 với 24 ghế dân biểu; đảng "Sweden Democrats" của Thụy Điển; đảng Tự Do của Austria; đảng cực Hữu "Finn Party" của Finland; và ngay đến Estonia, một nước nhỏ trong vùng biển Baltic, đảng bảo thủ "Conservative People's" đã đạt được gấp đôi số phiếu trong lần bầu cử Quốc hội vào tháng Ba vừa qua. Khuynh hướng của cử tri châu Âu hiện nay đang hướng niềm tin về lại các đảng phái chính trị thiên Hữu. Rõ ràng như vậy./.
......

Ân xá Quốc tế: vụ tra tấn Nguyễn Văn Hóa là “vô cùng nghiêm trọng”

Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm nay 24/5 gọi vụ việc tù nhân lương tâm và là phóng viên của Đài Á Châu Tự Do Nguyễn Văn Hóa bị công an quản giáo trại giam An Điềm đánh đập gây thương tích hôm 12/5 và sau đó bị biệt giam là “vô cùng nghiêm trọng”. Ông Nguyễn Trường Sơn, người tổ chức chiến dịch cho Ân xá Quốc tế ở Việt Nam và Campuchia trả lời qua email khẳng định, sự việc này không những vi phạm luật pháp Việt Nam mà còn vi phạm cả luật pháp quốc tế. “Chúng tôi khẳng định rằng Nguyễn Văn Hóa là một tù nhân lương tâm, có nghĩa, đáng lý ra anh không phải chịu cảnh tù đày ngay từ đầu, việc bắt bớ và bỏ tù anh chỉ nói lên sự độc đoán của chính quyền. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định rằng ‘Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không bị tra tấn’, ngoài ra, Việt Nam còn là quốc gia thành viên của Công ước Chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc, do vậy, việc trại giam An Điềm tra tấn Nguyễn Văn Hóa là hành vi vi phạm luật pháp Việt Nam và vi phạm công ước quốc tế. Chúng tôi hối thúc chính quyền Việt Nam trả tự do cho Nguyễn Văn Hóa ngay lập tức và vô điều kiện, ngoài ra, phải ngay lập tức điều tra và đưa những người chịu trách nhiệm ở trại giam An Điềm ra trước pháp luật,” ông Sơn cho hay. Tổ chức quốc tế làm việc với sứ mệnh giải phóng tất cả các tù nhân lương tâm trên thế giới hôm 24/5 cũng kêu gọi quốc tế hành động khẩn cấp cho Nguyễn Văn Hóa bằng cách viết thư cho Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Hóa. Trong chuyến thăm gặp ngày 23/5 tại trại giam An Điềm tỉnh Quảng Nam, tù nhân lương tâm Hoàng Bình tiết lộ với người thân việc bản thân cùng với ông Nguyễn Bắc Truyển và các tù chính trị khác đã đồng loạt tuyệt thực 11 ngày để phản đối việc trại giam đánh đập và biệt giam Nguyễn Văn Hóa. “Chúng tôi hiểu rằng tuyệt thực là lựa chọn cuối cùng của tù nhân lương tâm khi đối diện với ngược đãi ở trong tù. Chúng tôi đồng cảm và sẽ đồng hành với tất cả mọi người trong việc yêu cầu trại giam An Điềm phải ngưng lập tức các hình thức ngược đãi và đối xử vô nhân đạo đối với Nguyễn Văn Hóa,” ông Nguyễn Trường Sơn bình luận. Nguyễn Văn Hóa bị tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh hồi tháng 11/2017 kết án 7 năm tù và 3 năm quản chế với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. Phóng viên Nguyễn Văn Hóa là người đã dùng flycam quay phim những cuộc biểu tình của người dân ở miền Trung phản đối công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải gây ô nhiễm môi trường biển các tỉnh miền Trung năm 2016. Nguồn: RFA *** Vietnam: Prisoner of consicence tortured to confess: Nguyen Van Hoa 24 May 2019, Index number: ASA 20/0428/2019 Journalist and human rights defender Nguyen Van Hoa was convicted and sentenced to seven years in prison in December 2017 for reporting on the 2016 Formosa environmental disaster in central Vietnam. Tortured by the authorities to confess to his “crime”, he is currently being held in solitary confinement as punishment for his refusal to cooperate. Nguyen Van Hoa is a prisoner of conscience and should be immediately and unconditionally released. https://www.amnesty.org/en/documents/asa20/0428/2019/en/  
......

‘Kẻ cắp gặp bà già’: Tại sao Trung Quốc đáng gặp phải Donald Trump?

Thomas L. Friedman - Nguyễn Quý Tâm biên dịch  Một anh bạn doanh nhân Mỹ làm việc ở Trung Quốc gần đây nói với tôi rằng nước Mỹ không đáng phải có một tổng thống như Donald Trump, nhưng ông ta chính xác là vị tổng thống Mỹ mà Trung Quốc đáng phải đối đầu. Nhận thức bản năng của Trump cho rằng Mỹ cần phải cân bằng lại quan hệ thương mại với Bắc Kinh, trước khi Trung Quốc trở nên quá mạnh để có thể thỏa hiệp, là chính xác. Và phải cần tới kẻ chuyên phá huỷ như Trump thì mới buộc được Trung Quốc phải chú ý. Đến lúc này khi chuyện đang xảy ra, cả hai bên cần phải nhận ra thời điểm hiện tại quan trọng đến mức nào. Sự mở cửa ban đầu giữa Mỹ và Trung Quốc hồi thập niên 1970 đã giúp khôi phục quan hệ thương mại song phương, lúc đó vẫn còn rất hạn chế. Việc chúng ta để Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001 đã giúp Trung Quốc trở thành cường quốc thương mại trong khuôn khổ những qui định vốn mang lại cho Trung Quốc nhiều ưu đãi trên danh nghĩa một nước đang phát triển. Cuộc đàm phán mới này sẽ xác định cách thức Mỹ và Trung Quốc quan hệ với nhau như hai nền kinh tế ngang ngửa, cạnh tranh nhau trong cùng các ngành của thế kỷ 21, ở một thời điểm khi mà thị trường hai bên hoàn toàn đan xen nhau. Cho nên đây không phải là tranh chấp thương mại thông thường. Đây là một vụ tranh chấp lớn. Để vụ tranh chấp này kết thúc có hậu, Trump cần phải dừng trò châm chích Trung Quốc một cách trẻ con trên Twitter (và thôi nói về việc chiến tranh thương mại “dễ ăn” như thế nào). Ông ta phải âm thầm thiết lập một thỏa thuận tái cân bằng tốt nhất mà chúng ta có thể có – dù ta không thể khắc phục mọi thứ cùng một lúc – và chuyển hướng sang chuyện khác, tránh nhảy xổ vào một cuộc chiến thuế quan dai dẳng. Và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng phải nhận thấy rằng Trung Quốc không thể tiếp tục tận hưởng những ưu đãi thương mại mà họ đã có trong 40 năm qua, ông ta sẽ khôn ngoan nếu thôi gầm gừ điệp khúc dân tộc chủ nghĩa rằng “không ai được phép bảo Trung Quốc phải làm gì” và tìm kiếm một thỏa thuận hai bên cùng thắng tốt nhất có thể. Vì Bắc Kinh sẽ không gánh nổi hậu quả của việc Mỹ và các nước khác chuyển dịch hoạt động sản xuất, chuỗi cung ứng của họ sang các nước “ABC”, hay bất kỳ nơi nào trừ Trung Quốc. Đây là nguyên nhân của kết cục này: kể từ thập niên 1970, mẫu hình quan hệ thương mại Trung – Mỹ là khá nhất quán: chúng ta mua đồ chơi Trung Quốc, áo thun, giày tennis, máy móc, pin mặt trời, và họ mua của chúng ta đậu nành, thị bò và máy bay Boeing. Đến khi cán cân thương mại chệch hướng, vì Trung Quốc tăng trưởng không chỉ nhờ chăm chỉ làm việc, nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng thông minh và đào tạo dân chúng, mà còn bằng cách ép các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ, trợ giá cho doanh nghiệp nội địa, duy trì thuế quan cao, giả lơ các qui định của WTO và ăn cắp sở hữu trí tuệ, Bắc Kinh đã tìm cách xoa dịu chúng ta bằng cách mua thêm nhiều máy bay Boeing, thịt bò và đậu nành hơn. Trung Quốc khăng khăng cho rằng họ vẫn là “nước nghèo đang phát triển”, cần được bảo hộ thêm nữa sau khi đã trở thành nhà sản xuất lớn nhất thế giới tính đến thời điểm này. Tuy nhiên, mối quan hệ này đã có tác dụng đủ lâu với các công ty Mỹ để giúp Mỹ, đương kim siêu cường thế giới, đáp ứng và tạo điều kiện thiết thực cho sự vươn lên của cường quốc thứ hai tiếp theo của thế giới, đó là Trung Quốc. Hai quốc gia đã cùng nhau giúp cho toàn cầu hóa lan rộng hơn và thế giới thịnh vượng hơn. Và rồi xuất hiện một số thay đổi quá lớn không thể bỏ qua. Trước hết, Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình tuyên bố kế hoạch hiện đại hóa “Made in China 2025”, hứa hẹn nguồn trợ cấp dồi dào để giúp cả doanh nghiệp nhà nước lẫn tư nhân Trung Quốc đứng đầu thế giới trong lĩnh vực siêu điện toán, trí tuệ nhân tạo (AI), vật liệu mới, công nghệ in 3D, phần mềm nhận diện, rô bốt, xe điện, xe tự hành, mạng 5G và vi mạch tân tiến. Đây là sự chuyển dịch tự nhiên khi Trung Quốc mong muốn thoát khỏi nhóm các nước thu nhập trung bình và giảm phụ thuộc và phương Tây về công nghệ cao. Nhưng tất cả những ngành mới nói trên đều cạnh tranh trực tiếp với những công ty tốt nhất của Mỹ. Kết quả, tất cả những chiêu thức của Trung Quốc từ trợ giá, bảo hộ, qua mặt qui định thương mại, buộc chuyển giao công nghệ và ăn cắp sở hữu trí tuệ từ những năm 1970 dần trở thành mối đe dọa ngày càng lớn. Nếu Mỹ và châu Âu cho phép Trung Quốc tiếp tục vận hành theo đúng công thức mà họ đã sử dụng để thoát nghèo và cạnh tranh ở tất cả các ngành nghề tương lai, chúng ta hẳn là những kẻ điên. Về điều này thì Trump đã đúng. Nhưng ông ta sai ở chỗ thương mại không giống cuộc chiến. Khác với chiến tranh, nó có thể là một tiền đề để đôi bên đều thắng. Alibaba, UnionPay, Baidu và Tencent với Google, Amazon, Facebook và Visa tất cả đều có thể cùng thắng, và họ vẫn cùng thắng tính đến thời điểm này. Tôi không chắc Trump hiểu điều đó. Nhưng tôi cũng không rõ là Tập hiểu điều đó không. Chúng ta phải để Trung Quốc thắng một cách công bằng và ngay thẳng khi công ty của họ giỏi hơn, nhưng họ cũng phải sẵn sàng chịu thua một cách công bằng và ngay thẳng. Ai có thể biết được ngày nay Google và Amazon sẽ trở nên thịnh vượng hơn cỡ nào nếu họ được phép hoạt động thoải mái ở Trung Quốc như Alibaba và Tencent được phép hoạt động ở Mỹ? Và Trung Quốc đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền, để trợ giá cho doanh nghiệp trong nước, khi quân đội của họ ăn cắp đồ án chế tạo máy bay tiêm kích F-35 của hãng Lockheed Martin, và sau đó chế tạo phiên bản copy của mình, mà không phải trả một cắc R&D nào? Tôi nhắc lại: thương mại có thể là đôi bên cùng có lợi, nhưng phần thắng có thể bị bóp méo nếu một bên vừa chăm chỉ làm việc vừa chiêu trò cùng lúc. Chúng ta có thể lờ đi khi thương mại chỉ liên quan tới đồ chơi và pin mặt trời, nhưng khi nó là tiêm kích F-35 và mạng viễn thông 5G, thì thật ngốc. Nhưng không phải tất cả những điều này đều mới hay có vấn đề. Chúng ta sống trong thế giới có “công dụng kép”. Trong thế giới đó, “những gì giúp ta trở nên mạnh và thịnh vượng cũng sẽ khiến ta dễ bị tổn thương”, John Arquilla, một trong những chiến lược gia hàng đầu của Trường Cao học Hải quân đã nói như vậy. Cụ thể, các thiết bị 5G như của hãng Huawei có thể tải dữ liệu và lời thoại với tốc độ siêu nhanh, nhưng chúng cũng có thể là những nền tảng gián điệp nếu cơ quan tình báo Trung Quốc thực thi quyền của họ theo luật nước này, yêu cầu được tiếp cận. Thật vậy, tranh cãi quanh câu chuyện Huawei đã soi rọi bối cảnh hoàn toàn mới hiện nay: Huawei ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường hạ tầng mạng 5G, vốn trước đây do Ericsson và Nokia chiếm lĩnh. Hãng Qualcomm của Mỹ hiện là nhà cung ứng chip và phần mềm cho Huawei, cũng là đối thủ cạnh tranh toàn cầu của hãng này. Nhưng chính phủ Trung Quốc đã giúp Huawei loại bỏ cạnh tranh từ cả công ty nước ngoài lẫn nội địa để hãng này phát triển lớn hơn, nhanh hơn và rẻ hơn. Huawei sau đó sử dụng lợi thế này và sức mạnh giá cả để qua mặt các công ty viễn thông phương Tây, sau đó dùng vị thế chiếm lĩnh thị trường toàn cầu đang lên của mình để ấn định chuẩn viễn thông 5G toàn cầu thế hệ mới dựa trên công nghệ của riêng mình, không phải công nghệ của Qualcomm hay Ericssion của Thụy Điển. Hơn nữa, trong thế giới công dụng kép này, bạn nên lo lắng vì nếu bạn sử dụng chatbot của Huawei trong nhà, giống như công cụ Echo của Amazon, thì cũng có nghĩa bạn có thể đang nói chuyện với tình báo quân đội Trung Quốc. Ngày xưa, khi chúng ta chỉ mua giày tennis và pin mặt trời của Trung Quốc và họ mua đậu nành với máy bay Boeing của ta, thì có ai quan tâm liệu người Trung Quốc có là cộng sản, theo Mao, hay xã hội chủ nghĩa, hoặc gian lận? Nhưng khi Huawei đang cạnh tranh mạng viễn thông 5G thế hệ mới với Qualcomm, AT&T và Verizon, trong khi mạng 5G sẽ là xương sống mới của thương mại điện tử, thông tin liên lạc, chăm sóc y tế, giao thông và giáo dục, thì giá trị sẽ là quan trọng, những khác biệt trong giá trị là quan trọng, một chút ít lòng tin cũng quan trọng và nền pháp quyền càng quan trọng. Điều này đặc biệt đúng khi công nghệ và chuẩn 5G, một khi đã được cài nhúng vào một quốc gia, sẽ trở nên rất khó thay thế. Và bổ sung thêm một điều nữa: khoảng cách giá trị và sự tin tưởng giữa chúng ta và Trung Quốc đang rộng ra, chứ không thu hẹp lại. Trong nhiều thập niên, Mỹ và châu Âu đã bỏ qua một số gian lận thương mại nhất định của Trung Quốc, vì họ giả định rằng khi Trung Quốc khấm khá hơn, nhờ thương mại và cải cách theo tư bản, nước này sẽ cởi mở hơn về mặt chính trị. Giả định này vẫn tồn tại cho đến một thập niên trước đây. Trong 10 năm qua, theo James McGregor, một trong những nhà tư vấn kinh doanh Mỹ uyên bác nhất và sống lâu năm ở Trung Quốc, thì rõ ràng “Bắc Kinh thay vì cải cách và mở cửa, lại đã và đang cải cách nhưng đóng cửa.” Thay vì Trung Quốc giàu có hơn và trở thành bên liên quan có trách nhiệm hơn trong thế giới toàn cầu hóa, thì họ lại trở nên giàu hơn và quân sự hóa nhiều hơn các đảo ở Biển Đông để đẩy Mỹ ra khỏi khu vực. Họ sử dụng công cụ công nghệ cao như nhận diện khuôn mặt, để hiệu quả hơn với chế độ kiểm soát chuyên chế, chứ không phải nới lỏng. Tất cả những điều này không thể tiếp tục bị né tránh trong các cuộc trao đổi thương mại. Mỹ hoặc Trung Quốc phải tìm cách để xây dựng lòng tin hơn nữa, để toàn cầu hóa có thể tiếp tục và chúng ta có thể cùng phát triển trong kỷ nguyên mới, hoặc họ sẽ không thể tiến thêm được nữa. Trong trường hợp đó, toàn cầu hóa sẽ bắt đầu rạn vỡ, và cả hai sẽ nghèo đi vì điều đó. Thomas L. Friedman là nhà bình luận về các vấn đề đối ngoại của The New York Times. Ông đã giành ba giải Pulitzer và là tác giả của bảy cuốn sách, bao gồm cuốn “From Beirut to Jerusalem” thắng giải National Book Award. Thomas L. Friedman Biên dịch: Nguyễn Quý Tâm Nguyên bản Anh ngữ: “China Deserves Donald Trump”, The New York Times, 21/05/2019 Nguồn: Nghiên Cứu Quốc Tế  
......

Diễn văn nhậm chức của Tân Tổng Thống Ukraine

Diễn văn nhậm chức ngày 20.5.2019, tân tổng thống Ukraine Vladimir Aleksandrovik Zelensky. Trước đó ông là một diễn viên hài.  Bài do Fb. Hong Giang Nguyen dịch. Nhân dân Ukraine quý mến ! Sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, cậu con trai 6 tuổi của tôi bảo: Bố ơi, trên TV nói rằng Zelensky là tổng thống ... Vậy con cũng là tổng thống hay sao?!". Khi đó nghe như một chuyện đùa, nhưng sau đó tôi chợt hiểu, đó thực sự là một chân lý. Bởi vì mỗi chúng ta đều là một tổng thống. Không chỉ còn là 73% nhân dân đã bầu chọn cho tôi mà là tất cả 100% nhân dân Ukraine. Đây không phải là chiến thắng của tôi mà là chiến thắng của chúng ta. Và đó cũng là cơ hội chung của chúng ta nữa. Cơ hội mà chúng ta cũng cùng chung gánh vác trách nhiệm. Hôm nay không phải chỉ có mình tôi tuyên thệ mà mỗi người chúng ta đều đã đặt tay lên Hiến pháp và thề trung thành với đất nước Ukraine. Hãy thử tưởng tượng những tiêu đề khủng khiếp trên báo chí : " Tổng thống trốn thuế ", " Tổng thống say rượu lái xe vượt đèn đỏ " hay " Tổng thống đang trộm cắp vì ai cũng làm như thế cả "!. Các bạn có cho rằng đó là điều nhục nhã không ? Đấy chính là điều mà tôi ngụ ý - Mỗi người trong chúng ta là một tổng thống ! Kể từ hôm nay, mỗi chúng ta đều gánh vác trách nhiệm với đất nước mình, đất nước mà chúng ta sẽ để lại cho con cháu. Mỗi chúng ta trên cương vị của mình đều có thể gắng sức làm tất cả cho sự phồn vinh của Ukraine! Đất nước ( mô hình ) châu Âu bắt đầu từ mỗi chúng ta. Chúng ta chọn cho mình con đường hội nhập châu Âu, nhưng châu Âu không phải đâu xa, châu Âu ở trong trí não chúng ta. Đó là ước mơ chung của chúng ta. Khi nó đã xuất hiện trong trí não thì nó sẽ xuất hiện trong hiện thực, trên toàn Ukraine! Nhưng chúng ta cũng có một nỗi đau chung. Đó là khi mỗi người chúng ta ngã xuống ở Donbas, khi hàng ngày chúng ta mất mát thương vong. Mỗi người chúng ta đều trở thành kẻ lưu lạc khi có những người mất nhà mất cửa , số còn lại mở cửa nhà mình và chia sẻ cùng họ nỗi đau . Rồi mỗi chúng ta lại là những công dân đi làm thuê, tìm kiếm công việc ở xứ người. Và cả những người để thoát khỏi đói nghèo mà đành đánh mất nhân phẩm của mình. Nhưng chúng ta sẽ vượt qua những điều này. Bởi mỗi chúng ta là một người Ukraine. Tất cả chúng ta đều là người Ukraine, không phân biệt ai đúng, ai sai, thiểu số hay đa số. Từ Uzgorod đến Lugansk. Từ Chernigov đến Simferopol . Dù ở Lvov, Kharcov, Donesk, Dnepr hay ở Odessa thì chúng ta đều là người Ukraine. Chúng ta phải là một khối thống nhất, vi chỉ khi đó chúng ta mới vững mạnh! Hôm nay tôi xin kêu gọi 65 triệu người Ukraine trên toàn thế giới, đừng ngạc nhiên rằng chúng ta có những 65 triệu người. Với tất cả những ai sinh ra trên mảnh đất Ukraine hay những người Ukraine đang ở châu Âu, châu Á, bắc Mỹ hay nam Mỹ, châu Úc hay châu Phi, tôi đều kêu gọi, đất nước đang cần các bạn! Tất cả những ai mong muốn xây dựng một Ukraine mới, vững mạnh và phồn thịnh tôi đều sẵn lòng trao quốc tịch Ukraine cho các bạn. Đừng đến Ukraine với tư cách là khách, mà hãy đến với tâm thế trở về nhà. Chúng tôi chờ đợi các bạn. Không cần mang quà cáp lưu niệm gì về từ những đất nước xa xôi, hãy mang về nhà những kiến thức, kinh nghiệm và giá trị tinh thần quý báu. Tất cả những điều đó sẽ giúp chúng ta khởi đầu một kỷ nguyên mới. Những kẻ hoài nghi sẽ bảo, ôi giời, đấy là điều hoang tưởng, đấy là chuyện không thể có được . Nhưng điều không tưởng ấy có thể chính là ý chí dân tộc của chúng ta?! Hãy đoàn kết lại và thực hiện điều không thể thành có thể, bất chấp tất cả. Các bạn hãy nhớ đến đội bóng đá của Ailen ở giải vô địch châu Âu. Khi nha sĩ, đạo diễn, sinh viên và cả những người lao công cùng nhau sát cánh bảo vệ danh dự của đất nước mình. Và họ đã làm được điều ấy mặc dù chẳng ai tin họ có thể làm được. Đó chính là con đường của chúng ta. Chúng ta phải là người Ailen trên sân bóng, phải là người Israel trên trận địa bảo vệ tổ quốc, phải là người Nhật trên mặt trận công nghệ, phải là người Thụy sĩ trong kỹ năng xây dựng cuộc sống hạnh phúc cùng nhau bất chấp những khác biệt về quan điểm. Nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta - đó là ngừng bắn ở Donbas! Người ta hỏi tôi, thế anh sẵn sàng đánh đổi gì để lấy ngừng bắn? Thật là một câu hỏi kỳ lạ. Thế chúng ta sẽ đánh đổi gì để lấy mạng sống của những người thân chúng ta? Tôi có thể nói rằng, để các anh hùng của chúng ta không còn phải chết, tôi sẵn sàng làm tất cả. Tôi sẵn sàng đưa ra những quyết định phức tạp. Tôi không sợ mất đi sự nổi tiếng cũng như rating của mình, tôi cũng sẽ không do dự nếu để có hòa bình, không phải hy sinh lãnh thổ, mà tôi phải từ bỏ chức vụ. Lịch sử là một thứ rất không công bằng. Chúng ta không mở màn cuộc chiến tranh này, nhưng chúng ta lại phải gánh trách nhiệm kết thúc nó. Chúng tôi sẵn sàng đối thoại. Tôi tin rằng bước đi tuyệt vời đầu tiên sẽ là trao trả tất cả tù binh Ukraine.Lời kêu gọi tiếp theo của tôi là giành lại những phần lãnh thổ đã mất. Thực lòng mà nói, tôi nghĩ cách nói này chưa đúng lắm. Bởi vì không thể đánh mất những gì vẫn là của chúng ta. Cả Crimea, cả Donbas đều là lãnh thổ Ukraine, nơi chúng ta đã đánh mất cái quan trọng nhất, đó là con người ! Và hôm nay chúng ta phải giành lại chính ý thức của họ. Đó là cái ta đã để mất. Trong suốt những tháng năm qua, chính quyền đã không làm cho họ cảm thấy họ là người Ukraine. Họ không phải là những kẻ xa lạ, họ là chúng ta, họ là người Ukraine.Và khi đó mặc cho kẻ nào muốn ban phát cho họ cả 10 cuốn hộ chiếu cúng không làm thay đổi được điều gì. Công dân Ukraine, không phải là ở cuốn hộ chiếu, công dân Ukraine là ở trái tim. Thông qua những chiến sĩ, những anh hùng của chúng ta trên tiền tuyến, cả những người nói ngôn ngữ Ukraine hay ngôn ngữ Nga, tôi biết rõ, ở nơi đó, ngoài mặt trận, không có xung đột và bất hòa, ở nơi đó chỉ có danh dự và lòng dũng cảm. Bởi vậy tôi xin kêu gọi những người đang bảo vệ tổ quốc, không thể có một quân đội vững mạnh, nếu chính quyền không trân trọng những anh hùng đang hàng ngày hy sinh vì tổ quốc. Tôi sẽ làm tất cả để các bạn cảm thấy mình được trân trọng. Tôi xin đảm bảo các bạn sẽ nhận được những bảo đảm tài chính xứng đáng, đảm bảo nhà ở, nghỉ phép sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu cũng như đãi ngộ cho các bạn và gia đình các bạn. Không cần phải nhắc về những tiêu chuẩn NATO, mà chúng ta sẽ tự thực hiện những tiêu chuẩn đó. Tất nhiên không chỉ có chiến tranh, mà còn rất nhiều tai họa làm cho người Ukraine cảm thấy mình bất hạnh. Đó là mức phí dịch vụ dân sinh gây shok, là mức lương và trợ cấp hưu trí thảm hại, là giá cả leo thang, là không đủ công ăn việc làm, là dịch vụ y tế mà chỉ có những ai chưa bao giờ phải cùng con nhỏ nằm viện mới ca ngợi, là những con đường chỉ được xây mới và sửa chữa trong trí tưởng tượng của ai đó. Cho phép tôi được trích dẫn lời của một diễn viên, cũng là một tổng thống xuất sắc của Mỹ: Chính phủ không phải để giải quyết vấn đề của chúng ta. Chính phủ chính là một vấn đề mà chúng ta phải giải quyết. Bởi vậy tôi không hiểu nổi chính phủ của chúng ta, những người chỉ biết buông xuôi và nói, "Chúng tôi không thể làm gì được". Không đúng. Các bạn có thể làm được. Ít nhất các bạn có thể rời bỏ cái ghế các bạn đang ngồi để nhường chỗ cho những người nghĩ về những thế hệ tương lai chứ không chỉ nghĩ về kỳ bầu cử sau như các bạn. các bạn hãy từ chức đi, và nhân dân sẽ đánh giá cao các bạn. Các bạn không thích những gì tôi đang nói ư? Đấy không phải tôi nói đâu , mà đấy là lời của nhân dân Ukraine nói. Việc tôi trúng cử tổng thống là minh chứng cho điều đó. Nhân dân đã mệt mỏi bởi những chính khách lọc lõi, những kẻ trong suốt 28 năm đã xây dựng nên một đất nước chuyên ăn hoa hồng, cướp phá, tư lợi cá nhân. Chúng ta sẽ xây dựng một đất nước khác, nơi mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, nơi thực thi những quy tắc minh bạch và trung thực giành cho tất cả mọi người. Để làm được điều đó, tham gia chính quyền phải là những người phục vụ nhân dân. Tôi mong muốn rằng, các bạn không treo chân dung tôi trong văn phòng làm việc của các bạn. Bởi tổng thống không phải là thần tượng, cũng không phải là thánh nhân.. Tổng thống không phải là bức chân dung. Hãy treo ảnh các con bạn vào chỗ đó và trước khi quyết định một việc gì thì hãy nhìn vào mắt chúng. Tôi còn có thể nói rất nhiều nhưng nhân dân Ukraine không cần lời nói mà cần những hành hành động Các vị nghị sĩ Quốc hội kính mến ! Các vị ấn định ngày tuyên thệ nhậm chức tổng thống vào ngày thứ Hai, một ngày làm việc. Và tôi thấy đây là một điều tốt, nó chứng tỏ rằng các vị đã sẵn sàng làm việc. Vậy thì tôi xin đề nghị các vị thông qua Luật gỡ bỏ quyền bất khả xâm phạm của nghị sĩ, thông qua luật Chịu trách nhiệm hình sự về việc làm giàu bất chính, luật bầu cử công khai ! Cũng xin bãi nhiệm các chức vụ: Bộ trưởng quốc phòng, Chủ tịch ủy ban an ninh Ukraine, Chánh công tố viện kiểm sát Ukraine.Đấy chưa phải là tất cả , nhưng hiện nay là tạm đủ. Các vị có hai tháng để thông qua những bộ luật này và thực hiện những quyết định trên. Hãy đeo tất cả các huân chương lên và bắt đầu chuẩn bị tìm kiếm sự ủng hộ của nhân dân cho kỳ bầu cử quốc hội sắp tới. Tôi tuyên bố giải tán Quốc hội khóa 8. Vinh quang thay Ukraine ! Xin một lời cuối. Nhân dân Ukraine yêu quý! Suốt cả cuộc đời đã qua, tôi luôn cố gắng làm tất cả mọi việc để mọi người được mỉm cười. Đó là sứ mệnh của tôi. Còn bây giờ tôi sẽ lại cố gắng làm tất cả để ít nhất người dân Ukraine không phải khóc!"
......

Chỉ ký Công ước 98, còn 2 công ước quốc tế còn lại bỏ đâu?

Ảnh: Cuộc điều trần về chủ đề EVFTA - nhân quyền do Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu tổ chức vào ngày 10 tháng Mười năm 2018 tại Brussels, Bỉ. Thường Sơn (VNTB)| Sau gần một tháng ‘Tổng tịch’ vẫn kiên định ‘mất tích’ kể từ biến cố có thể là khá ghê gớm về tai biến mạch máu não tại ‘nhà Ba Dũng’ ở Kiên Giang, báo đảng bất chợt ồn ào đưa tin về ‘Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ trình Quốc hội phê chuẩn Công ước 98 vào 29.5’. Vì sao Công ước 98 lại quan trọng đến mức được Nguyễn Phú Trọng chọn như một sự kiện vào ngày ‘ra mắt’ của ông ta? Công ước 98 có 3 nội dung cơ bản: bảo vệ người lao động và công đoàn trước các hành vi phân biệt đối xử chống công đoàn của người sử dụng lao động; bảo vệ tổ chức của người lao động không bị can thiệp, thao túng bởi người sử dụng lao động; những biện pháp thúc đẩy thương lượng tập thể, tự nguyện, thiện chí. Công ước 98 là một trong 3 công ước quốc tế còn lại về lao động, liên quan mật thiết đến Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và công đoàn độc lập mà nhà nước Việt Nam chây ì từ quá lâu mà chưa chịu ký kết. Tại cuộc điều trần về chủ đề EVFTA – nhân quyền do Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu tổ chức vào ngày 10 tháng Mười năm 2018 tại Brussels, Bỉ, các nghị sỹ đã đòi hỏi 3 công ước còn lại của ILO cần phải được Việt Nam ký chính thức trước khi EU bỏ phiếu chấp thuận EVFTA (Hiệp Định Thương Mại Tự Do Châu Âu-Việt Nam). Chỉ sau khi EVFTA bị Hội đồng châu Âu hoãn vô thời hạn vào tháng 2 năm 2019 mà nguồn cơn thực chất là vô số vi phạm nhân quyền chưa từng được cải thiện của Hà Nội, mãi đến tháng 4 năm 2019 chính thể Việt Nam mới buộc phải nhượng bộ trước Liên Minh Châu Âu (EU) về ký và phê chuẩn ít nhất Công ước 98 trong số 3 công ước chưa ký. Với Nguyễn Phú Trọng, EVFTA có tầm quan trọng rất lớn, nếu không muốn nói là mang tính sống còn đối với nền kinh tế đang bế tắc và nền ngân sách đang lao nhanh vào hội chứng hộc rỗng ở Việt Nam. Nếu không có được EVFTA, đảng của Nguyễn Phú Trọng sẽ rơi vào tình cảnh ‘hết tiền hết bạc hết ông tôi’ sớm hơn. Nhưng vì sao chỉ có thông tin về chính thể Việt Nam sẽ ký và phê chuẩn Công ước 98 mà không nói gì đến hai công ước quốc tế còn lại về lao động? Phải chăng chính thể này đang tìm cách qua mặt Liên minh châu Âu, ký cho có để đạt được mục tiêu có được EVFTA? Khỏi phải nói là 3 công ước lao động còn lại thể hiện mối ‘an nguy’ đến thế nào đối với chế độ cầm quyền ở Việt Nam, vì những công ước này, đặc biệt là công ước về quyền tự do lập hội, liên quan mật thiết đến công đoàn độc lập – một định chế mà từ lâu chính quyền Việt Nam đã luôn gán ghép nó với tổ chức Công đoàn Đoàn Kết ở Ba Lan vào những năm 80 của thế kỷ XX, để từ đó quy kết cho công đoàn độc lập là nhằm thu hút, tập hợp số đông công nhân để lật đổ chính quyền. Chiến thuật ‘câu giờ’ của chính quyền Việt Nam liên quan đến việc ký 3 công ước quốc tế về lao động là rất rõ. Hứa hẹn ‘sẽ ký’ từ trước cuộc điều trần ở Bỉ cho tới nay vẫn chỉ là một lời hứa chẳng có giá trị gì. Trong khi đó, Việt Nam vừa âm thầm vừa công khai vận động một số nước châu Âu nhằm tác động đến Nghị viện châu Âu để sớm thông qua EVFTA, với toan tính rằng nếu việc thông qua này diễn ra sớm trong nửa đầu năm 2019 thì Việt Nam sẽ có luôn EVFTA trong tay mà chẳng phải ký thêm bất kỳ một công ước quốc tế lao động nào. Hãy nhớ lại cuộc điều trần về chủ đề EVFTA – nhân quyền do Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu tổ chức vào ngày 10 tháng Mười năm 2018 tại Brussels, Bỉ. Khi đó, bà Granwander Hainz đã chỉ thẳng ra rằng những lời hứa về ILO của Việt Nam chỉ là lời hứa suông từ trước giờ vì chưa có gì được thực hiện, cũng như các cam kết về nhân quyền chỉ toàn có tiêu đề mà không có nội dung cụ thể. Còn John Sifton, Giám đốc Vận động, Ban Á châu của Human Rights Watch, đã hoàn toàn đúng khi nhận định: “Vội vàng thông qua hiệp định thương mại với Việt Nam sẽ là một sai lầm lớn. Làm như vậy là tưởng thưởng cho Việt Nam trong khi nước này chẳng làm gì cả, thông qua EVFTA là đánh đi một thông điệp tệ hại cho thấy những cam kết mà Liên minh châu Âu đã đưa ra trước đây là dùng thương mại như một công cụ để quảng bá nhân quyền trên toàn cầu không còn đáng tin.” “Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu cần gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng không thể phê chuẩn hiệp định EVFTA cho tới khi nào nhà nước Việt Nam có thái độ nghiêm túc muốn giải quyết những lo ngại về nhân quyền,” ông Sifton nói. “Việt Nam nên hiểu rằng nếu châu Âu trì hoãn hiệp định này thì đó là do lỗi của Hà Nội, chứ không phải của Brussels.”
......

Cơn “ác mộng Trung Hoa” đã thực sự bắt đầu

Thỏa thuận thương mại Mỹ Trung đổ vỡ Khó có thể tin nổi thị trường chứng khoán Thượng Hải, Hong Kong khổng lồ, có giá trị vốn hóa tương đương 7.200 tỷ USD, lớn thứ 2 trên thế giới và luôn là “bull market” trong nhiều thập kỷ qua, giờ đây đang “phập phồng” theo những lời tweet của một người đàn ông bị cho là đầy cảm tính và khó đoán định – Tổng Thống Donald Trump. Hai ngày trước cuộc đàm phán thương mại Mỹ Trung diễn ra từ ngày 9 đến ngày 10 tháng 5, 2019, với 2 dòng tweet của Donald Trump đã làm cho thị trường chứng khoán Thượng Hải mất đến 6% giá trị. Thị trường chứng khoán Mỹ cũng bị giảm một chút ít nhưng lại nhanh chóng tăng điểm. Hơn 3.000 tỷ USD là số tiền đã bốc hơi khỏi thị trường chứng khoán Thượng Hải kể từ khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung bắt đầu. Cơn hoảng loạn chưa có hồi kết và những nhà đầu tư thay vì nghiên cứu các chỉ số tăng trưởng, báo cáo kinh doanh và bản kế toán doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, giờ đây quay sang dán mắt vào trang cá nhân của Donald Trump trên Twitter hay Facebook. Quyết định áp thuế 25% lên tổng số hàng nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD từ Trung Quốc vốn đang chịu mức thuế 10% đã được xác quyết vào ngày 10 tháng 5, tức là khi ông Phó Thủ Tướng Lưu Hạc (Liu He) đang ngồi ăn tối ở Metropolitan với Đại Diện Thương Mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ Trưởng Tài Chính Steven Mnuchin thì mức thuế mới đã được tự động áp dụng. Người ta nói rằng nụ cười của ông Lưu Hạc khi rời khỏi bữa ăn tối là khó hiểu. Còn tôi cho rằng có lẽ ngài Lưu Hạc đã không thể tiêu hóa nổi bữa tối với kiểu đàm phán mang phong cách Don Corleone của những quái kiệt về thương mại và chính trị người Mỹ. Đó là một nụ cười đầy gắng gượng, che dấu niềm cay đắng chiến bại. Tổng Thống Donald Trump đã quyết định “tiên hạ thủ vi cường” với “người anh em thiện lành” Tập Cận Bình. Không có thêm thời gian, không có bất cứ nhượng bộ nào và đừng hy vọng kéo dài thời gian đàm phán nhằm chờ đợi cuộc bầu cử tổng thống tiếp tới 2020 sẽ có một “Joe Biden buồn ngủ” thắng cử cứu vãn tình thế. Có lẽ, sau cuộc họp thượng đỉnh Mỹ Triều ở Hà Nội, TT Donald Trump hiểu rằng không nên phí thời gian vào trò câu giờ và lật lọng của những học trò Tôn Tử ở các quốc gia cộng sản Châu Á. Kết quả không nằm ngoài dự đoán. Không một thỏa thuận chung nào được ký kết, cuộc thương chiến leo thang với mức thuế mới được áp đặt. Trung Quốc rút khỏi những thỏa thuận trước đó hai bên đã dày công đàm phán (hoặc ít nhất cố gắng tạo ra những cuộc đàm phán để kéo dài thời gian). Đó cũng là nguyên nhân chính khiến cho người Mỹ hết kiên nhẫn. Ông Robert Lighthizer cũng cho báo giới biết TT Donald Trump đã trao đổi về việc tiến hành chuẩn bị đánh thuế lên gói hàng hóa nhập khẩu trị giá 325 tỷ USD từ Trung Quốc. Mèo nào cắn mỉu nào? Một so sánh đơn giản là trong khi Mỹ mới chỉ áp đặt tăng thuế lên 47% hàng hóa nhập từ Trung Quốc với tổng giá trị 200 tỷ USD thì Trung Quốc đã áp đặt mức thuế nhập khẩu rất cao lên hầu hết hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ (91%), trị giá hơn 110 tỷ Mỹ Kim. Dư địa để Trung Quốc áp đặt thuế nhập khẩu lên hàng hóa Mỹ không còn nhiều (8%) trong khi nếu 53% hàng hóa Trung Quốc trị giá hơn 325 tỷ Mỹ Kim phải chịu mức thuế “hủy diệt” 25%, sẽ gây ra thiệt hại khó lường với nền kinh tế phụ thuộc xuất cảng như Trung Quốc. Ở một khía cạnh khác, trong khi phần lớn hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc là hàng hóa tiêu dùng, sắt, kim loại màu, tấm năng lượng mặt trời… Còn Trung Quốc nhập khẩu những sản phẩm liên quan đến các công nghệ lõi như con chip điện tử cho điện thoại thông minh, động cơ, máy móc công nghiệp nặng, hàng hóa xa xỉ… Việc Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu những sản phẩm này không khác gì “lấy đá ghè chân mình”. Sẽ là thảm họa nếu Mỹ hạn chế hoặc cấm xuất khẩu những sản phẩm công nghệ cao cho Trung Quốc, đồng nghĩa với việc khai tử ngành công nghiệp gia công lắp ráp của quốc gia này nhanh chóng. Điều đó đã xảy ra nhãn tiền khi Mỹ không bán con chip điện thoại thông minh cho ZTE – nhà sản xuất điện thoại smartphone lớn nhất thế giới vào năm 2018. Một ví dụ bi hài khác về hậu quả trả đũa thương mại khi Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu đậu tương từ Mỹ đã làm ngành chăn nuôi đại lục khốn đốn vì chi phí chăn nuôi tăng vọt. Kẻ hưởng lợi, thật mỉa mai lại là Đài Loan, Brazil khi nhập cảng đậu tương Mỹ để bán lại cho Trung Quốc với giá cao hơn. Nông dân Mỹ có thể “kê cao gối ngủ” khi chính sách trợ giúp nông nghiệp của Donald Trump vẫn được đảm bảo. Mười hai tỷ Mỹ Kim hỗ trợ nông nghiệp thực sự không đáng kể so với nguồn thu ngân sách từ việc nâng thuế nhập khẩu đối với 525 tỷ Mỹ Kim hàng hóa từ Trung Quốc. Tất nhiên, việc giá cả hàng hóa tiêu dùng có nguồn gốc Trung Quốc tăng cao sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến túi tiền của người lao động Mỹ. Những người chống ông Trump có thể không vui khi giá hải sản, đồ ăn Tàu và quần áo “made in China” tăng giá… nhưng để đổi lại, nước Mỹ sẽ không phải trở thành siêu cường hạng 2 trong tương lai. Thu nhập và công việc được cải thiện đáng kể bởi nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ trở lại sẽ bù đắp lạm phát do ảnh hưởng của thương chiến. Đó là một kịch bản tốt cho nền kinh tế vốn đã trì trệ nhiều thập kỷ và thâm hụt thương mại ở mức cao phi lý kéo dài. Với Trung Quốc, kịch bản đối phó với cuộc thương chiến này khó khăn hơn rất nhiều. Khi “giấc mộng Trung Hoa” biến thành ác mộng Kể từ khi Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách kinh tế theo sách lược “mèo trắng, mèo đen” và khẩu ngữ luôn được nhắc đến “làm giàu là vinh quang”, suốt 3 thập kỷ, Trung Quốc thường đạt được tăng trưởng kinh tế cao hai con số. Nguồn lao động khổng lồ với nhân công rẻ mạt, qui định bảo vệ môi trường dễ dãi, tiền thuê đất ưu đãi …mời gọi các nhà đầu tư đã biến Trung Quốc thành “công xưởng thế giới”. Xuất cảng cao và đầu tư lớn vào hạ tầng, bất động sản là trụ cột tăng trưởng kinh tế. Việc ăn cắp công nghệ được khuyến khích và được coi là sách lược quốc gia. Tuy nhiên, giờ đây những lợi thế mà hơn 3 thập kỷ qua đã không còn. Lực lượng lao động già cỗi không được thay thế kịp bởi chính sách một con và gánh nặng an sinh xã hội, chăm sóc y tế đang trở lên quá sức chịu đựng với ngân sách quốc gia. Theo Cục Thống Kê Quốc Gia Trung Quốc, lực lượng lao động từ 20-29 tuổi ở đại lục sẽ giảm 25% vào năm 2026. Tức là từ 200 triệu lao động xuống còn 150 triệu. Trong khi đó, tổng chi tiêu y tế ước tính từ 357 tỷ USD trong năm 2011 sẽ tăng lên 1000 tỷ USD vào năm 2020. Một đánh giá đầy u ám của Bank of China/Deutsche Bank ước tính tới năm 2033, số tiền thiếu hụt cho quĩ lương hưu khoảng 10,9 nghìn tỷ USD tương đương 38,7% GDP. Nền kinh tế tuy có qui mô lớn thứ 2 thế giới, có mức thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình thấp, vẫn cố gắng đấu tranh ở WTO để được công nhận là nước nghèo đang phát triển nhằm giành lợi thế về thuế sẽ thực sự gặp khó khăn khi những thị trường Mỹ, EU, NAFTA… đồng loạt tăng thuế hay siết chặt các qui định thương mại với Trung Quốc. Tất nhiên, không ai từ chối làm ăn với Trung Quốc, chỉ có điều luật chơi đã thay đổi và người thay đổi luật chơi không phải là những “bố già” ở Trung Nam Hải. Một giải pháp mà giới chức Trung Quốc hy vọng có thể giải quyết phần nào khó khăn này là việc khuyến khích tăng tiêu dùng nội địa và hỗ trợ cho kinh tế sáng tạo. Tuy nhiên, nói thì bao giờ cũng dễ hơn làm. Tỷ lệ tiết kiệm/thu nhập của người dân Trung Quốc là cao nhất thế giới. Điều này lý giải tại sao mà chính phủ Trung Quốc có một nguồn lực lớn như vô hạn trong việc đầu tư tràn lan vào những hệ thống hạ tầng khổng lồ kém hiệu quả hay những thành phố ma ở Tân Cương, Mãn Thanh, Nội Mông xa xôi… chỉ để tạo việc làm và duy trì tăng trưởng GDP. Tất nhiên, lý do chính trị khác là việc đảm bảo công ăn việc làm, duy trì hiệu quả kinh tế nhằm bảo vệ tính chính danh cho thể chế. Tuy vậy, ngay cả khoản tiết kiệm khổng lồ của người dân Trung Quốc cũng không đảm bảo nổi mức độ đầu tư hoang phí và tham nhũng của những doanh nghiệp nhà nước. Những núi nợ công cao chất ngất gấp 4 lần GDP quốc gia là một minh chứng rõ ràng. Việc tăng tiêu dùng nội địa mâu thuẫn với việc duy trì bơm những khoản vay khổng lồ cho các tập đoàn nhà nước. Kinh tế sáng tạo được coi là mang lại những đột phá cho nền kinh tế đã phát triển hết mức khả thể và khả thi theo mô hình cũ. Tuy nhiên, sáng tạo chỉ có thể xuất hiện ở những cái đầu được hít thở bầu không khí tự do. Thứ tự do theo nghĩa tự do cá nhân với những quyền con người bất khả xâm phạm mà Chúa ban tặng, được hiến định và luật pháp bảo vệ chứ không phải theo định nghĩa của những người cộng sản Mao-ít. Điều này là một thứ xa xỉ khó kiếm ở Trung Quốc. Cải cách chính trị ở đất nước “đèn lồng đỏ treo cao” này giống như điệu vũ cha cha cha, cứ tiến một bước rồi lại lùi hai bước, kể từ cuộc thảm sát hơn 10.000 sinh viên và dân thường ở Thiên An Môn 4/6/1989. Không có cải cách về chính trị, tôn trọng quyền sở hữu cá nhân và đặc biệt là sở hữu trí tuệ thì những nỗ lực phát triển kinh tế sáng tạo của những thương nhân và kỹ sư tài năng Trung Quốc có lẽ vẫn loay hoay ở việc tạo ra những đồ chơi trẻ em, hay các chương trình game online mới. Có lẽ, vì lý do đó, “bà đầm thép” Margaret Thatcher từng nói “Không phải lo lắng về Trung Quốc, đó là quốc gia chỉ sản xuất ra giày dép chứ không sinh ra những nhà tư tưởng lớn.” Sự quay trở lại khuynh hướng chính trị “chuyên chế rắn” vào năm 2009, những nhà lãnh đạo thế hệ Tập Cận Bình đang hủy hoại nhanh chóng những thành tựu của 30 năm đổi mới của Đặng Tiểu Bình nhằm bảo vệ quyền lực của đảng. Cuộc thương chiến Mỹ – Trung đã bước sang một giai đoạn mới, vô phương cứu hồi và biến “giấc mơ Trung Hoa” thành cơn ác mộng thực sự. Tân Phong Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung Quốc bắt đầu  
......

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc

  Chu Vĩnh Hải Tổng thống Hoa Kỳ, ông D. Trump theo ghi nhận của báo chí Hoa Kỳ và theo chính lời tự bạch của chính ông là " người đàn ông chưa bao giờ lùi bước" trước các thách thức và các giới hạn. Có lẽ, đặc tính này của ông mới đủ sức công phá sự tinh thông và mưu ma chước quỷ của những kẻ lục lâm thảo khấu đang ngự trị ở Trung Nam Hải. Chưa đầy 24 giờ sau khi Washington chính thức tăng thuế với 200 tỉ USD hàng Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại ra lệnh tăng thuế tiếp với tất cả số hàng còn lại nhập từ Trung Hãng tin AFP dẫn thông báo của ông Robert Lighthizer, đại diện thương mại Mỹ, cho biết: "Tổng thống cũng đã lệnh cho chúng tôi bắt đầu quá trình tăng thuế về cơ bản với tất cả số hàng nhập khẩu còn lại của Trung Quốc, số hàng này ước tính có tổng giá trị khoảng 300 tỉ USD". Đây là ngã rẽ bất ngờ thứ hai của thương chiến Mỹ- Trung. Cách đây hơn một tháng, ông D. Trump đã tạo nên ngã rẽ thứ nhất cực kỳ hấp dẫn nhưng ít ai chú ý. NGÃ RẼ BẤT NGỜ THỨ NHẤT Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc giờ đây không còn ý nghĩa thuần túy kinh tế nữa, mà đã chuyển sang hình thái chiến tranh kinh tế chính trị. Đầu tháng 4-2019, báo chí Mỹ và Châu Âu cho biết, phái đoàn đàm phán của Mỹ tại Trung Quốc đã thẳng thắn yêu cầu phía Trung Quốc thay đổi, nới lỏng Luật An ninh mạng nếu muốn đạt được thỏa thuận với Mỹ. Đây là yêu cầu mới và bất ngờ từ phía Mỹ. Phái đoàn đàm phán của Mỹ cho rằng, Luật An ninh mạng của Trung Quốc đang là một thách thức đáng kể đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ hoạt động tại nước này, bởi luật này yêu cầu doanh nghiệp Mỹ và các quốc gia khác phải lưu trữ dữ liệu nhạy cảm ở Trung Quốc và ưu tiên sử dụng thiết bị mạng của Trung Quốc hơn các thiết bị nước ngoài, đồng thời kiểm duyệt nghiêm ngặt thông tin. Để đáp trả sự kiểm duyệt mạnh mẽ của Trung Quốc, vào năm 2010, Apple đã rời bỏ thị trường bao la Trung Quốc, nhưng vào cuối năm 2017, không thể từ chối một thị trường hấp dẫn, Apple đã quay lại thị trường này với khá nhiều nhượng bộ. Apple tuân thủ luật pháp Trung Quốc, tuyên bố rằng họ sẽ lưu trữ dữ liệu của dịch vụ iCloud Trung Quốc tại một trung tâm dữ liệu do chính phủ tài trợ có tên Gu Fuzhou-Cloud Big Data. Trong khi đó, hai hãng khác của Mỹ là Skype và WhatsApp từ chối lưu trữ dữ liệu của họ tại máy chủ địa phương và chấp nhận bị cấm hoạt động ở Trung Quốc. Ngày càng nhiều các công ty Hoa Kỳ hoạt động tại Trung Quốc, đặc biệt là các công ty công nghệ, ngân hàng hoặc công ty năng lượng lo ngại việc tiếp tục cung cấp dịch vụ và đầu tư tại Trung Quốc sẽ làm lộ bí mật kinh doanh, thông tin lưu trữ tuyệt mật của các công ty và đe dọa an ninh quốc gia Mỹ. Họ đã và đang xem xét việc rút lui khỏi Trung Quốc, tìm kiếm thị trường khác. Theo báo chí nước ngoài, việc Mỹ đòi hỏi Trung Quốc thay đổi và nới lỏng Luật an ninh mạng là một bước đi kinh tế chính trị khôn ngoan và mạnh mẽ. Đòi hỏi này làm cho phía Trung Quốc ớn lạnh. Nếu chấp nhận đòi hỏi của Mỹ, không gian tự do sẽ phần nào được mở ra ở Trung Quốc, mà Tự Do là kẻ thù lớn nhất của Trung Quốc cộng sản. Nếu Trung Quốc không chấp nhận đòi hỏi của Mỹ, nền kinh tế của Trung Quốc chắc chắn sẽ lao dốc, và chính quyền Bắc Kinh sẽ dần mất tính chính danh. Báo chí thế giới và nhiều Facebookers nổi tiếng ở Việt Nam cùng có nhận định rằng, trong thương chiến Mỹ- Trung, Mỹ đang làm chủ cuộc chơi và đang dồn dần Trung Quốc về một góc của võ đài.Một Facebooker bình luận hài hước: “ Cowboy bắn súng có uy lực hơn mấy kẻ lục lâm thảo khấu luôn làm oai bằng những miếng võ Tàu vờn vẽ”. ÔNG D. TRUMP “CHƯA BAO GIỜ LÙI BƯỚC”. Tại Việt Nam, có một số ít người tỏ ý lo ngại rằng, tổng thống Hoa Kỳ, ông D. Trump sẽ không cương quyết và mạnh mẽ đến cùng trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc vì ông ta phải vật lộn với cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra chưa đầy hai năm nữa. Lo ngại này có lẽ không phù hợp với tính cách của D. Trump, người chưa bao giờ từ bỏ mục tiêu đã đặt ra. Trước khi đắc cử tổng thống, ông D. Trump đã có nhận thức thấu đáo về một nước Trung Quốc cộng sản với nhiều thói hư tật xấu. D. Trump là tác giả của cuốn sách Crippled America: How To Make America Great Again( (Nước Mỹ nhìn từ bên trong: Làm thế nào để nước Mỹ què quặt hùng mạnh trở lại) được xuất bản vào năm 2015, và nhiều nội dung trong cuốn sách này đã trở thành cương lĩnh tranh cử của ông. Trong cuốn sách này, ông D. Trump nhìn nhận về Trung Quốc: "Ngày hôm nay, thế giới phải đối đầu với hai phiên bản Trung Quốc. Trung Quốc "tốt" là Trung Quốc đã xây dựng những thành phố vĩ đại và cung cấp nhà ở lẫn giáo dục cho hàng triệu người. Trung Quốc " tốt" cho phép công dân họ du lịch khắp thế giới để học tập và giúp tạo ra một tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển. Trung Quốc " xấu" là Trung Quốc gần như bị che kín với người bên ngoài. Đó là chính quyền kiểm soát quyền tiếp cận Internet của người dân, áp chế bất đồng chính trị, bất đồng chính kiến, hạn chế quyền tự do, phát động tin tặc tấn công trên mạng, và sử dụng sức ảnh hưởng của họ trên khắp thế giới để thao túng các nền kinh tế. Và đồng thời trong suốt thời gian đó, họ đang củng cố sức mạnh quân sự của mình. Không còn nghi ngờ rằng, việc giải quyết Trung Quốc, cùng với việc giải quyết nước Nga, sẽ tiếp tục là thách thức dài hạn lớn nhất của chúng ta". Rõ ràng, ông D. Trump đã nhận thức được mặt thật giả dối và xấu xa của Trung Hoa đỏ, và ông sẽ kiên nhẫn và cương quyết đi trọn con đường "giải quyết Trung Quốc". Nếu lòng tốt của D. Trump là vô giới hạn thì sự cương quyết và khéo léo của ông cũng vô giới hạn. Cũng trong cuốn sách này, ông D. Trump viết: "Hẳn sẽ có người mong tôi không nhắc đến Trung Quốc như kẻ thù của chúng ta. Song họ chính xác là như thế. Họ đã hủy diệt toàn bộ những ngành công nghiệp bằng việc tận dụng lao động giá rẻ, khiến chúng ta mất hàng chục ngàn việc làm, do thám các doanh nghiệp của chúng ta, đánh cắp công nghệ của chúng ta, thao túng và hạ giá đồng tiền của họ, khiến cho việc nhập khẩu hàng hóa của chúng ta bị tốn kém hơn và đôi khi là bất khả thi. ...Vậy chúng ta cần làm gì đây? Chúng ta sẽ sử dụng đòn bẩy đang có để thay đổi tình hình sao cho có lợi cho đất nước và người dân Mỹ. Chúng ta phải bắt đầu bằng việc trở nên cứng rắn với người Trung Quốc. Họ là những người tinh thông nhưng tôi chưa bao giờ lùi bước". Đó là những tâm huyết của D. Trump vào 4 năm trước. Còn giờ đây, trong thương chiến Mỹ- Trung, ông D. Trump không những không lùi bước mà còn tiến bước mạnh mẽ. Trong khi nền kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề từ thương chiến thì nền kinh tế Mỹ chỉ bị sụt sịt đôi chút, nghĩa là, vẫn khỏe re như bò kéo xe. Không chỉ đòi hỏi các điều kiện về thương mại công bằng và bình đẳng, vào cuối tuần qua, phái đoàn đàm phán của Mỹ đã mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc thay đổi và nới lỏng Luật An ninh mạng của Trung Quốc được ban hành để tiêu diệt tự do. Rõ ràng, trong thương chiến Mỹ- Trung Quốc, giờ đây, ông D. Trump đang chủ động và quyết liệt chơi con bài kinh tế chính trị. Nếu nước Mỹ trở nên vĩ đại nhờ tự do thì Trung Quốc tồn tại và tăng trưởng nhờ cấm đoán. Ông D. Trump hiểu rõ điều đó và đang nỗ lực phá đi sự cấm đoán đó của Trung Quốc, đồng nghĩa đang nỗ lực mang một ít tự do cho người dân Trung Quốc. Có thể chiến thắng của D. Trump không dễ dàng và nhanh chóng nhưng vẫn là chiến thắng. Ai nghĩ ông D. Trump không kiên nhẫn? Người Trung Hoa tuy tinh thông nhưng ông D. Trump chưa bao giờ lùi bước.
......

Đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt 2019 sẽ không phải là số 0?

Phạm Chí Dũng -  VOA Số 0 từng là kết quả tại Đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt năm 2017 tại Hà Nội và năm 2018 tại Washington. Năm 2019, Đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt thường niên một lần nữa được tổ chức tại thủ phủ của chính thể độc đảng, vào khoảng trung tuần tháng Năm. Một phái đoàn của Vụ Dân chủ, Lao động và Nhân quyền thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ tham vấn ý kiến giới hoạt động xã hội dân sự ở Việt Nam trước khi bước vào cuộc đối thoại đó. Số 0 trơn tuột Hai năm trước, sau khi cuộc Đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt kết thúc, phái đoàn của bà Virginia Bennett – Trợ lý bộ trưởng ngoại giao về dân chủ, nhân quyền và lao động – đã vào Sài Gòn và gặp gỡ một số nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam tại nhà riêng của Tổng lãnh sự Mỹ Mary Tarnowka. Hào hứng và hy vọng, Virginia Bennett đã thông báo với các thành viên xã hội dân sự Việt Nam về kết quả đáng khích lệ của cuộc đàm phán nhân quyền vừa diễn ra. Đúng vào lúc đó, một khách mời chủ chốt của cuộc gặp này là bác sĩ Nguyễn Đan Quế – người sáng lập phong trào đấu tranh dân chủ Cao trào Nhân bản, từng phải nằm tù cộng sản đến hai chục năm, đã bị hai chục công an thô bạo vây kín nhà để ông không thể đến gặp phái đoàn của bà Virginia Bennett. Khi đó, dù Virginia Bennett là một chính khách mới trong chính quyền Donald Trump và có lẽ chưa có mấy kinh nghiệm về các thủ thuật trả treo nhân quyền của giới lãnh đạo Việt Nam, sự thật là cái kết quả mà bà Bennett nhận được bằng những lời hứa hẹn chung chung và xảo ngôn của trưởng đoàn đối thoại nhân quyền Việt Nam – một quan chức chỉ ở cấp vụ trưởng Bộ Ngoại giao và năm nào cũng có nhiệm vụ thông báo những lời hứa hẹn không hề được bảo chứng như thế – là sau cuộc đối thoại này đã không có gì được cải thiện. Thậm chí sau khi Thủ tướng Phúc kết thúc cuộc gặp với Tổng thống Trump ở Mỹ vào tháng 5 năm 2019 mà đã không nhận được tín hiệu nào về Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ, thậm chí còn bị Trump “đòi nợ” về tình trạng nhập siêu quá nhiều của Mỹ đối với Việt Nam trong lúc Trump lại gần như không quan tâm đến vấn đề nhân quyền, giới cầm quyền Việt Nam đã bắt bớ đến gần ba chục nhà hoạt động nhân quyền chỉ riêng trong năm 2017, đồng thời đưa ra xử tù cực kỳ nặng nề đối với họ. Trong số những người bất đồng chính kiến bị công an Việt Nam bắt vào năm 2017 và năm 2018 có cả cái tên Nguyễn Bắc Truyển – một nhà hoạt động tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam và đã có mặt tại nhà riêng bà Mary Tarnowka vào buổi tối gặp mặt phái đoàn đối thoại nhân quyền của Hoa Kỳ. Cho tới nay, Truyển vẫn phải nằm tù với mức án đến 11 năm. Virginia Bennett dường như đã không có được một chút may mắn như những người tiền nhiệm là Daniel Baer và Tom Malinowsky. Nếu lấy mốc thời điểm năm 2013 để đánh dấu về việc lần đầu tiên chính thể Việt Nam tiếp cận gần hơn bao giờ hết với TPP (Hiệp định Đối tác kinh tế Xuyên Thái Bình Dương) và đặc biệt cần đến hiệp định này như một sự cứu vãn với nền kinh tế bắt đầu chìm ngập trong suy thoái và nền ngân sách bắt đầu lao vào hội chứng hộc rỗng, những cuộc trao đổi của chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama và được cụ thể hóa bằng đoàn đối thoại nhân quyền do Daniel Baer và sau đó là Tom Malinowsky dẫn đầu đã khiến nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do do khá nhiều tù nhân lương tâm trong hai năm 2013 và 2014 như Nguyễn Phương Uyên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Cù Huy Hà Vũ… và cả Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần – tổng cộng khoảng 12 người, Nhưng Virginia Bennett lại đến Hà Nội vào một thời điểm buồn bã và u ám: chỉ vài tháng sau khi nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ, Trump đã làm chết đứng giới chóp bu Việt Nam bằng tuyên bố Mỹ rút ra khỏi Hiệp định TPP – mang lại hệ quả lớn lao rằng Việt Nam sẽ không còn là quốc gia được hưởng lợi nhất trong hiệp định này. Không bao lâu sau đó, tư tưởng ‘ăn không được thì đạp đổ’ đã biến chính quyền Việt Nam trở lại bản năng một sinh vật hung hãn và xảo tiện, trút lên giới đấu tranh dân chủ nhân quyền ở đất nước này mối thù vặt và công cuộc trả thù điên dại. Trước tình trạng chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp người bất đồng, có vẻ phía Mỹ đã phải tạm ngưng đàm phán nhân quyền, dù cơ chế đối thoại nhân quyền giữa Mỹ và Việt Nam được duy trì 2 lần mỗi năm. Vào cuối năm 2017, đã không có đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ nào diễn ra, cho dù giữa năm đó đã đánh dấu một mốc thời điểm quan trọng về hậu quả đu dây té lộn cổ của chính thể Việt Nam: tháng 7 năm 2017, Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo cấp tốc sang Washington cầu viện, bởi ngay trước đó ‘bạn vàng’ Bắc Kinh đã dùng đến vài trăm tàu hải cảnh vây bọc khu vực Bãi Tư Chính và mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ – một liên doanh giữa Việt Nam với hãng dầu khí Repsol của Tây Ban Nha, khiến chính thể Việt Nam mất ăn dầu khí ngay trên ‘vùng biển chủ quyền không thể tranh cãi’ của mình. Tuy nhiên, lý do ngả ngớn về Mỹ một chút như trên chỉ là dầu khí chứ không phải nhân quyền. Hơn nữa, Donald Trump cũng nổi bật không phải là một tổng thống có mối quan tâm đặc biệt đến quyền con người trên thế giới. Mỹ đang nắm đằng chuôi về quân sự và cả về nhân quyền nếu muốn… Sang năm 2018, tình hình vẫn chưa thể khả quan hơn. Cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt thường niên vẫn diễn ra tại Washington nhưng có vẻ vẫn bế tắc. Mặc dù khi đó đã nhận được tín hiệu ‘cho qua cầu’ của Liên minh châu Âu (EU) về EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do châu Âu – Việt Nam), chính quyền Việt Nam vẫn chỉ thả nhỏ giọt vài tù nhân bất đồng chính kiến như luật sư Nguyễn Văn Đài và blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Còn vào Đối thoại nhân quyền năm 2019, một lần nữa người Mỹ có vẻ ‘rút kinh nghiệm sâu sắc’ và tỏ ra cứng rắn hơn trước thái độ trơn tuột của những quan chức Việt mặt mũi bóng nhẫy và bụng lầy mỡ. Sau nhiều năm quần quật nếm trải với Việt Nam về nhân quyền, rốt cuộc có vẻ Hoa Kỳ đã rút ra một bài học đắt giá: đặc tính của chính quyền Việt Nam là luôn dùng tù nhân lương tâm để mặc cả về các hiệp định kinh tế, thương mại và viện trợ. Nhưng khi đạt được mục đích của mình, chính quyền Việt Nam lập tức trở mặt và bắt bớ người hoạt động nhân quyền. Nếu không ở vào thế cùng quẫn về kinh tế và ngân sách, nếu không bị chế tài về lợi ích cá nhân, bản chất sẵn sàng vi phạm nhân quyền của chế độ toàn trị và giới quan chức ở Việt Nam sẽ không bao giờ thay đổi. Khác hẳn với bối cảnh TPP không có Mỹ vào năm 2017, giờ đây Hoa Kỳ đã phần nào lấy lại ưu thế của nó bằng một sự kiện đặc biệt mà nhiều khả năng sẽ diễn ra: tiếp theo cú ngã vỡ mặt vào năm 2017 trước Trung Quốc và sau những chuyến con thoi qua lại lẫn nhau của bộ trưởng quốc phòng hai nước Việt và Mỹ, chính Nguyễn Phú Trọng sẽ công du theo lời mời chính thức của Donald Trump đến Washington – nơi mà ông ta sẽ lần đầu tiên được đón tiếp một cách không phải ‘ngoại lệ’ hay ‘đặc cách’ với vai trò là nguyên thủ quốc gia, chứ không bị coi là tổng bí thư của một đảng cộng sản mà thậm chí ngay tại Việt Nam còn bị xem là ‘hoạt động bất hợp pháp’ (cho tới nay vẫn chẳng có bộ luật nào luật hóa hoạt động của đảng này). Đó sẽ là một cuộc gặp mà Bắc Kinh chẳng thích thú gì mà chắc chắn sẽ tìm cách phá đám – khi Trọng và Trump, không nghi ngờ gì nữa, sẽ bàn nhiều đến vấn đề tiêu điểm là hợp tác quốc phòng Mỹ – Việt và còn có thể dẫn tới một hình thức gần giống như hiệp ước tương trợ quốc phòng mà người Mỹ đã ký với Philippines, trước khi dẫn tới tương lai lớn hơn hẳn là quan hệ đối tác chiến lược Mỹ – Việt. Sau quân sự sẽ là kinh tế, thương mại hai chiều mà đang mang lại cho Việt Nam giá trị xuất siêu đến 35 tỷ USD/năm. Và còn những triển vọng khác nữa… Với điều kiện là từ nay đến đó Nguyễn Phú Trọng kịp phục hồi sức khỏe khỏi cơn tai biến mang tên ‘Kiên Giang 14 tháng Tư’ mà đã suýt bắt ông ta nằm liệt giường. Trong thời gian Trọng phải chịu biến cố trên, cấp dưới trực tiếp của ông ta là ‘Phó tổng bí thư đảng’ Trần Quốc Vượng đã thay Trọng tiếp đoàn thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, dẫn đầu bởi Thượng nghị sĩ Patrict Leahy, thăm Việt Nam – một trong những động tác làm tiền đề cho cuộc gặp Trump – Trọng sắp tới. Các thượng nghị sĩ trên đã có các cuộc gặp với một số những chóp bu của đảng, chính phủ và Quốc hội Việt Nam và đã đề cập đến một số các trường hợp tù nhân lương tâm bao gồm danh sách 7 tù nhân lương tâm được Đại sứ quán Mỹ chuẩn bị, điển hình là trường hợp của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, người đang phải chịu án tù 16 năm với cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân trong một phiên tòa vào năm 2010. Trường hợp của công dân Mỹ gốc Việt Michael Phương Minh Nguyễn, người đang bị giam giữ tại Việt Nam để điều tra cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, cũng được đưa ra trong chuyến thăm đó. Ngay sau khi trở về Hoa Kỳ, Thượng Nghị sĩ đảng Dân Chủ Tim Kaine – một trong số thành viên của đoàn thượng nghị sĩ trên – đã nói: “Chúng ta (Hoa Kỳ) phải đưa vấn đề nhân quyền và cải thiện nhân quyền là một cột trụ trong quan hệ hai nước. Tôi rất mừng khi thấy quan hệ hai nước đã có những điểm mạnh. Hoa Kỳ đang cố gắng để giải quyết các vấn đề về di sản của chiến tranh. Chúng ta đã làm đúng và chúng ta có quyền đòi hỏi chiều ngược lại và điều mà chúng ta đòi hỏi đổi lại đó là nhân quyền.” (RFA Việt ngữ). Nếu cuộc gặp Trump – Trọng diễn ra vào mùa hè năm 2019, đó có thể là một phiên bản của quá khứ khi đã diễn ra cuộc gặp Obama – Sang vào tháng 7 năm 2013. Vào lúc đó, Trương Tấn Sang – chủ tịch nước – sang Mỹ điều đình cho Hiệp định TPP, để khoảng ba tuần sau đó thì một tòa án ở Long An đã phải trả tự do ngay tại tòa cho sinh viên bất đồng Nguyễn Phương Uyên, dù trước đó đã xử án sơ thẩm cô đến 6 năm tù. Cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt năm 2019 cũng bởi thế có thể sẽ mang một sắc thái khác hơn và hy vọng hơn so với con số 0 tròn trĩnh hai năm trước đó. Bây giờ là vấn đề Trần Huỳnh Duy Thức và những tù nhân lương tâm khác. Sự thay đổi về số phận con người và quyền con người này có thể hiện ra trước khi Nguyễn Phú Trọng đặt chân đến Washington. Phạm Chí Dũng  
......

Trump-Tập công khai thách đấu

Ngô Nhân Dụng -  Người Việt Ngày Chủ Nhật, 5 Tháng Năm, Tổng Thống Donald Trump dọa nếu Bắc Kinh không nhượng bộ ông sẽ tăng thuế nhập cảng từ 10% lên 25% trên $200 tỷ hàng hóa mua của Trung Quốc, bắt đầu từ Thứ Sáu. Ông dọa thêm, sẽ còn đánh thuế 25% trên hơn $300 tỷ hàng hóa khác. Trong ngày Thứ Hai, các thị trường chứng khoán bên Tàu tụt xuống, các cổ phiếu mất đến 6% giá trị, số tụt giảm nặng nhất trong ba năm qua. Thị trường chứng khoán Mỹ cũng xuống, nhưng nhẹ hơn vì nước Mỹ xuất cảng sang Tàu ít hơn Tàu bán sang Mỹ. Trong hai ngày cổ phiếu 500 công ty Mỹ trong chỉ số S&P500 mất tổng cộng $500 tỷ. Ngày Thứ Ba, Chỉ số DJ trên thị trường chứng khoán New York tụt 473 diểm, mất 1,8%, xuống nhiều nhất kể từ đầu Tháng Giêng năm nay. Với gần 100 chữ viết trong thông điệp Twitter, ông Donald Trump đã thách thức ông Tập Cận Bình, trước mắt bàn dân thiên hạ. Trong hai ngày, báo, đài của Trung Cộng không đả động gì đến lời đe dọa của ông Trump. Tới ngày Thứ Ba, ông Tập Cận Bình mới trả lời, qua một bài ý kiến của nhật báo Nhân Dân ở Bắc Kinh. Họ viết trên WeChat, một thứ giống như Twitter ở bên Tàu, “Làm việc gì có ích lợi, không ai đòi hỏi chúng tôi cũng làm. Cái gì không thuận lợi, thì dù anh đòi hỏi cách nào, chúng tôi cũng không lùi bước.” Và kết luận bằng giọng điệu thách thức: “Đừng ai nghĩ đến chuyện đó!” Đúng là Trump và Tập đang gườm nhau trên võ đài mậu dịch. Chuyện gì đã gây nên tình trạng căng thẳng này? Donald Trump bắt đầu tăng thuế đánh trên hàng nhập cảng từ Trung Quốc với mục đích giảm bớt thâm thủng mậu dịch của Mỹ, hàng $400 tỷ mỗi năm đối với nước Tàu. Trung Cộng đã trả đũa, đánh thuế trên hàng do Mỹ xuất cảng sang Tàu. Trong hai năm qua, số khiếm hụt mậu dịch của Mỹ vẫn tăng thêm, không giảm. Kể từ Tháng Mười năm ngoái, các cuộc thương thuyết giữa hai nước diễn ra trên hai vấn đề chính. Trên một mặt trận, Mỹ tiếp tục đòi Bắc Kinh phải nhập cảng hàng của Mỹ nhiều hơn để chấm dứt cuộc đấu võ bằng quan thuế. Mặt trận thứ hai quan trọng hơn. Mỹ yêu cầu Tàu phải thay đổi chính sách kinh tế. Phải mở cửa cho các công ty Mỹ làm ăn dễ dàng hơn, chấm dứt việc trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước giúp họ cạnh tranh với các công ty Mỹ, chấm dứt việc lấy trộm các “sản phẩm trí tuệ” như các kỹ thuật tân tiến của xí nghiệp Mỹ. Cuộc thương thuyết gần đây đã tiến bộ trên cả hai mặt đó. Nhưng cho đến cuối tuần qua, hai bên bước đến một vấn đề mấu chốt: Làm cách nào để kiểm chứng các hứa hẹn của chính quyền Trung Cộng, bắt buộc họ phải thi hành nghiêm chỉnh? Phía Mỹ muốn các biện pháp “trừng phạt” nếu Bắc Kinh không giữ lời. Chẳng hạn, nếu Bắc Kinh vẫn tiếp tục vi phạm tác quyền kỹ thuật của Mỹ, hay đối xử bất công với các công ty Mỹ, thì chính phủ Mỹ sẽ đánh thuế nhập cảng trên hàng mua từ nước Tàu để trừng phạt, mà phía Tàu không được phép đánh thuế trả đũa. Mỹ cũng muốn nước Tàu phải đặt ra những luật lệ mới bảo vệ quyền sở hữu trên các “sản phẩm trí tuệ” thay vì chỉ thi hành các đạo luật đang có, mà Mỹ đòi là không đủ mạnh. Đặc biệt, phía Mỹ yêu cầu phải ghi rõ các điều này trong bản thỏa hiệp hai bên sẽ ký kết. Đến chỗ đó thì Bắc Kinh không nhượng bộ. Theo nhật báo South China Morning Post, ông Tập Cận Bình không chấp nhận yêu cầu của Mỹ, Ông nói rằng: “Tôi sẽ là người gánh tất cả hậu quả!” Khi Phó Thủ Tướng Lưu Hạc báo tin cho các bộ trưởng trong chính phủ Mỹ biết, ông Trump nổi giận. Nếu nhượng bộ, ông Tập Cận Bình lo sẽ có những hậu quả nào? Trước hết, Tập sẽ mất mặt. Người dân nước Tàu sẽ hỏi tại sao nhượng bộ nhiều quá như thế? Trong bản thỏa hiệp, Mỹ chỉ nhượng bộ một điều, là bãi bỏ thuế quan mới đánh. Còn Trung Cộng vừa phải xóa bỏ thuế, lại vừa phải chịu thêm các điều kiện khác! Giấc Mộng Trung Quốc mà ông Tập Cận Bình vẫn hô làm khẩu hiệu từ dăm năm nay đã kích thích tự ái dân tộc của người Trung Hoa trong lục địa. Người dân đã nuôi dưỡng hình ảnh một Trung Quốc vĩ đại, sắp vượt qua Mỹ quốc đến nơi rồi. Họ không nhìn thấy những yếu kém của kinh tế Trung Quốc. Ngay cả Bộ Chính Trị đảng cũng vậy. Trong phiên họp thường lệ vào Tháng Hai vừa qua, Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc không bàn gì đến vấn đề kinh tế, dù cuộc chiến tranh mậu dịch đang tới hồi gay cấn. Người dân cũng không thấy cuộc chạy đua tăng quan thuế với Mỹ ảnh hường đến đời sống hằng ngày của họ như thế nào. Vì các báo, đài không được loan báo tin tức về số xuất cảng sang Mỹ tụt giảm. Ngược lại, ở Mỹ thì ai cũng được nghe tin về hàng mua từ bên Tàu đã lên giá. Tập Cận Bình đang sa chân vào cái bẫy do chính mình dựng lên. Năm 2019 lại là một năm đặc biệt, đánh dấu nhiều biến cố trong lịch sử Trung Quốc. Tháng Năm, ngày bốn là 100 năm Ngũ Tứ Vận Động. Tháng Muời sẽ là lễ hội lớn, 70 năm thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Tình tự dân tộc được khích động, đến ngày 4 Tháng Sáu người ta sẽ nhớ đến cuộc tàn sát ở Thiên An Môn năm 1989, đúng 30 năm, nếu trong lòng bất mãn với chế độ. Tập Cận Bình không rút chân ra khỏi cái bẫy này được. Đúng lúc đó thì Donald Trump “tuýt” những lời đe dọa “quyết chiến” và đặt ra những điều kiện phũ phàng! Vì vậy Tập Cận Bình càng phải tỏ ra cứng rắn! Cả hai người, Trump và Tập Cận Bình đều được lợi nếu ký kết một “thỏa ước đình chiến” trong cuộc chiến tranh mậu dịch này. Nhưng hai người đang khóa tay khóa chân nhau, đẩy nhau tới bờ vực. Cả hai không thể cho dân chúng thấy mình đã nhượng bộ đối thủ. Cả hai đều được phấn khích về nền kinh tế nước mình, vẫn tăng trưởng dù đang tranh chấp. Cứ như vậy, tại sao phải nhượng bộ, mất mặt. Nếu nhìn thuần túy về kinh tế, Tập Cận Bình cần một thỏa hiệp nhiều hơn Trump. Kinh tế Mỹ có dấu hiệu vẫn vững mạnh. Kinh tế Trung Quốc khá hơn trong mấy tháng vừa qua nhưng trên đường dài thì sẽ bất lợi hơn nếu cuộc chiến tiếp diễn. Nhưng đó là cách nhìn khách quan và trường kỳ. Trong ngắn hạn, câu chuyện có thể khác. Ông Trump sẽ phải tranh cử trong năm tới. Ông Tập Cận Bình thì không. Nếu kinh tế mỗi nước đều xuống, thì dân Mỹ sẽ kêu trời. Còn dân Tàu có muốn kêu cũng không được mở miệng. Tổng Thống Donald Trump rất quan tâm đến thị trường chứng khoán, ông vẫn coi thị trường lên là một thành quả nhờ ông mới có. Nhưng người ta tiên đoán, nếu ông thực sự tăng thuế quan lên 25% như lời đe dọa, chỉ số S&P500 sẽ tụt mất 2%; và nếu chiến tranh mậu dịch tiến đến hơn nữa, S&P500 có thể mất 7% giá trị. Các nhà đầu tư Mỹ sẽ tìm cách can ngăn ông tổng thống. Ngày Thứ Ba nhật báo The Wall Street Journal mới viết trong bài quan điểm, nhắc nhở Tổng Thống Trump: “Ngày Chủ Nhật, tổng thống mới viết trên Twitter rằng đánh thuế quan (trên hàng hóa Trung Quốc) là một lý do khiến kinh tế Mỹ vững mạnh.” Nhưng tờ báo có khuynh hướng Cộng Hòa viết tiếp, “điều này trái ngược với sự thật. Kinh tế vẫn tăng trưởng mặc dù tăng thuế quan, nhưng số công việc làm trong các ngành chế tạo năm nay đã giảm bớt một phần vì kinh tế nước Tàu tiến chậm hơn.” Ngô Nhân Dụng  
......

Trung Quốc bám rễ viễn thông Anh từ khi nào?

Nguyễn Hùng - VOA| Những ngày đầu tháng Năm nước Anh chứng kiến một bộ trưởng quốc phòng mất chức vì cái rễ của hãng viễn thông Trung Quốc Huawei tại đảo quốc này. Ông Gavin Williamson bị Thủ tướng Theresa May sa thải sau cuộc điều tra về chuyện ai để lộ tin Chính phủ Anh có thể sẽ để Huawei tham gia phát triển mạng lưới di động 5G, dù chỉ là tham gia cung cấp thiết bị vòng ngoài, chẳng hạn như hệ thống ăng-ten, chứ không phải cho phần cốt lõi của mạng 5G. Ông Williamson cùng bộ trưởng nội vụ và bộ trưởng ngoại giao được cho là đã bày tỏ lo ngại về việc để công ty Trung Quốc tham gia phát triển hệ thống 5G. Trước đó Hoa Kỳ đã cảnh báo các đồng minh đừng để Huawei dính vào phát triển công nghệ không dây thế hệ 5. Trong số năm quốc gia có quan hệ mật thiết về chia sẻ tin tức tình báo gồm Anh, Australia, Canada, Hoa Kỳ và New Zealand, ba nước đã quyết định không để Huawei có chân trong hệ thống di động 5G, vốn sẽ tăng tốc độ tải lên và tải xuống từ 10-20 lần so với 4G. Hai nước còn chưa quyết định chính là Anh và Canada. Huawei đã đầu tư chừng 1,65 tỷ đô la Mỹ vào Anh trong vòng năm năm qua, tạo hàng trăm công ăn việc làm. Sau khi bị Hoa Kỳ dội gáo nước lạnh bằng việc cấm bán thiết bị vào Hoa Kỳ bên cạnh việc đòi dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc Tài chính và con gái ông chủ Huawei Nhậm Chính Phi, hãng cung cấp thiết bị mạng viễn thông số một thế giới đang có vẻ dồn đầu tư vào Anh. London từ lâu đã mở rộng vòng tay với những xấp tiền từ các nhà đầu tư Trung Quốc. Thêm nữa, Chính phủ Anh cũng bị cho là thiếu viễn kiến khi chỉ cam kết đầu tư nhỏ giọt chừng hơn 1,5 tỷ đô la cho mạng 5G trong vòng vài năm tới so với hàng trăm tỷ đô la mà Bắc Kinh sẽ bỏ ra. Đây lại là lý do nữa họ muốn dựa vào nguồn đầu tư từ bên ngoài. Thực tế Huawei đã bám rễ trong ngành viễn thông Anh từ năm 2005. Đó là khi họ đưa ra gói thầu có trị giá thấp hơn so với các công ty đối thủ hàng trăm triệu đô la để được chọn tham gia cung cấp thiết bị cho dự án nâng cấp mạng viễn thông trị giá 15 tỷ đô la của hãng viễn thông Anh BT. Tám năm sau các chuyên gia an ninh và tình báo của Anh mới giật mình và lên cơn “sốc” khi không có bộ trưởng nào được thông báo về sự tham gia của Huawei vào quá trình nâng cấp hệ thống viễn thông vào thời điểm ký kết hợp đồng, theo BBC. Các chuyên gia an ninh cũng cảnh báo ngay từ năm 2008 rằng về lý thuyết chính quyền Trung Quốc có thể lợi dụng các sơ hở trong thiết bị của Huawei để thâm nhậm mạng lưới của BT. Tình báo Anh cho rằng BT đã có những biện pháp để xử lý các rủi ro như vậy nhưng chính quyền Anh lại “không có bất kỳ chiến lược” nào để theo dõi hay phản ứng trước các cuộc tấn công có thể xảy ra. Trên thực tế BT cũng xác nhận họ đang tháo bỏ các thiết bị của Huawei trong phần cốt lõi của hệ thống 3G và 4G, đó là các phần có liên quan tới dữ liệu về người dùng và của người dùng cũng như kết nối các cuộc gọi. Dù Huawei luôn khẳng định họ không có liên quan gì tới chính quyền Bắc Kinh, bản thân ông chủ Huawei Nhậm Chính Phi, 74 tuổi, từng thừa nhận với báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng rằng ông đã gia nhập quân đội Trung Quốc từ thời Cách mạng Văn hoá và cũng trở thành đảng viên cộng sản hồi năm 1978, chín năm trước khi ông lập Huawei. Ông Nhậm cũng xác nhận với phóng viên BBC rằng tại Huawei có chi bộ của Đảng Cộng sản dù ông nói mọi công ty hoạt động ở Trung Quốc đều phải có chi bộ theo luật pháp hiện hành. Ông chủ Huawei nói ông thà đóng cửa công ty có doanh số hơn 100 tỷ đô la Mỹ thay vì nghe lệnh chính phủ Trung Quốc làm phương hại tới khách hàng. Nhưng Hoa Kỳ cũng dẫn luật được Trung Quốc thông qua trong năm 2017 mà theo đó các công ty phải “hỗ trợ, hợp tác và trao đổi trong lĩnh vực tình báo quốc gia” để nói rằng các công ty như Huawei “không an toàn và không đáng tin”. Trong khi đó một phóng sự công phu của BBC dẫn lời chuyên gia nói rằng việc loại Huawei ra khỏi các mạng viễn thông ở Hoa Kỳ sẽ khiến nước này tụt hậu về năng lực 5G bởi họ không thể tham gia vào các mạng có sử dụng Huawei ở châu Âu và châu Á. Quyết định của Hoa Kỳ cũng được cho là sẽ tạo ra “tấm màn sắt digital” giữa một bên dùng thiết bị Trung Quốc và một bên không. Anh đang muốn có quyết định làm hài lòng cả Hoa Kỳ và cả Trung Quốc. Trung Quốc có hài lòng không hiện chưa rõ nhưng Hoa Kỳ đã nói rằng không có mức độ tham gia nào của Huawei trong hệ thống 5G là an toàn cả. Số ít nước đã quyết định ngả về với Hoa Kỳ như Australia tin rằng không có lý do gì họ đánh đổi an ninh quốc gia bằng việc dùng thiết bị của công ty vốn không thoát khỏi hệ thống chính trị của Trung Quốc như Huawei. Quyết định của Anh sẽ ảnh hưởng tới quyết định của nhiều nước mà cho tới giờ vẫn chưa ngả về bên nào trong cuộc đua xây dựng mạng lưới 5G.
......

Kết cục nào cho độc tài Maduro?

Tran Hung| Trước áp lực của nhân dân Venezuela dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Guaido và cộng đồng quốc tế, độc tài bịnh hoạn Maduro chỉ có 2 sự lựa chọn: Buông bỏ, chuyển giao quyền lực cho nhân dân Venezuela mà đại diện là chánh phủ lâm thời của Guaido trong hòa bình để được xem xét lưu vong, tị nạn chờ ngày phán xét của nhân dân Venezuela; Quyết chống trả đến cùng bằng cách nổ súng bắn vào nhân dân Venezuela. Trước những diễn biến tại Venezuela vào những ngày qua cho thấy độc tài Maduro đang có hơi hướng thiên về sự lựa chọn số 1. Bởi vì quân đội Mỹ và các nước láng giềng của Venezuela đang sẵn sàng chờ lịnh của chỉ huy tối cao để tấn công lực lượng trung thành với độc tài Maduro nếu y ra lịnh nổ súng bắn vào dân của mình. Trong bối cảnh hiện tại, khi các tướng tá trong quân đội của Venezuela đang lần lượt đào ngũ quay về với nhân dân thì việc độc tài Maduro quyết tử thủ là thất sách. Bởi nếu điều này xảy ra thì phe trung thành với độc tài Maduro khó lòng trụ vững trước thực trạng bị “nội công – ngoại kích”. Nga, Tàu cộng không thể kịp thời điều binh can thiệp và cũng không dám quyết định điều này. Vì lẽ đó nên độc tài Maduro đã bắt đầu hoảng loạn và bộc bạch “Vào thứ Bẩy ngày 4/5 và Chúa nhựt ngày 5/5 tới, tui sẽ tuyên bố một ngày đối thoại, hành động và các đề xuất từ tất cả các chi nhánh của cơ quan công quyền, cho phép họ nói với chánh phủ Bolivar và Nicolas Maduro những gì cần thay đổi vì lợi ích của kế hoạch thay đổi lớn trong cuộc cách mạng Bolivar. Tui muốn áp dụng một kế hoạch thay đổi mọi thứ, cải thiện mọi thứ và sửa chữa sai lầm”. Xét về mặt tâm lý và chiến lược thì lời bộc bạch trên của độc tài Maduro là một nước cờ “trì hoãn – cầu hòa”. Tuy nhiên, nhân dân Venezuela và lực lượng đối lập do Tổng Thống Guaido lãnh đạo sẽ chẳng cho phép Maduro được chọn nước cờ hòa vì họ thừa biết đây chỉ là một kế hoạch hoãn binh để chờ đợi sự tiếp ứng của Nga nô, Tàu cộng để sau đó hồi mả thương, phản công. Nếu không võ đoán thì sau ngày Chúa nhựt tới đây, Maduro sẽ “chuồn” khỏi Venezuela để lưu vong, tị nạn. Bởi chắc chắn một điều khi đối thoại với Maduro vào 2 ngày 04 và 05/5 tới đây, hầu hết các chi nhánh của cơ quan công quyền tại Venezuela sẽ yêu cầu độc tài Maduro phải từ chức để tiến hành một cuộc tổng tuyển cử tự do theo đúng ý nguyện của nhân dân Venezuela và cộng đồng quốc tế. Hai buổi đối thoại sắp tới mà độc tài Maduro tổ chức chỉ mang ý nghĩa “trưng cầu” của độc tài Maduro, bởi độc tài Maduro hy vọng cuối cùng rằng nếu có quá bán ý kiến tức các cơ quan công quyền chấp nhận kế hoạch “sửa chữa sai lầm” của y thì y sẽ vẫn tiếp tục giữ ghế tổng thống. Tuy nhiên độc tài Maduro sẽ không đạt được hy vọng cuối cùng của mình bởi sẽ không nhận được sự đồng thuận quá bán. Mặc khác, trong con mắt của nhân dân Venezuela thì các cơ quan công quyền tại Venezuela hiện nay đều là “cá mè một lứa” với độc tài Maduro, chúng được hưởng ân sủng từ độc tài Maduro, từng hùa theo độc tài Maduro để hút máu dân làm của kho vô hạn, những đồng thuận của chúng đều phi pháp, không có giá trị pháp lý mà chỉ có lòng dân Venezuela mới quyết định vận mệnh của Venezuela trong lúc này. Tóm lại, sau khi “đối thoại” với dân vào thứ Bẩy và Chúa nhựt này, Maduro sẽ biến mất khỏi đất nước Venezuela là điều rất khả dĩ. Cầu mong cho nhân dân Venezuela xóa sổ cnxh quái thai trong hòa bình. Nếu điều này xảy ra sớm, hi vọng nó sẽ truyền lửa đến tất cả các nơi đang bị độc tài – cnxh quái thai cai trị mà Việt Nam là khát vọng lớn lao không của riêng ai ngoại trừ những tên Việt cộng và lũ bưng bô đã không còn dòng máu Lạc Hồng chảy trong huyết quản./. https://chantroimoimedia.com/2019/05/03/ket-cuc-nao-cho-doc-tai-maduro/
......

Bài học hòa hợp hòa giải dân tộc, tại sao cs không thể học được ?

Đỗ Văn Ngà| Nội chiến Mỹ xảy ra từ 1861 đến 1865 giữa 2 nhiệm kỳ của Tổng Thống Abraham Lincoln. Nguyên nhân là do giữa Miền Bắc và Miền Nam không thống nhất nhau về chấm dứt hay không chấm dứt chế độ nô lệ trên toàn liên bang. 21 bang miền bắc muốn xóa bỏ chế độ nô lệ còn 11 bang miền nam thì không muốn, vì những bang Miền Nam cần nô lệ cho ngành nông nghiệp. Nguyên nhân nổ ra cuộc nội chiến Mỹ không phải là ý thức hệ của 2 hệ thống chính trị mà nó chỉ là bất đồng một vấn đề cần phải luật hóa gây ảnh hưởng đến kinh tế trang trại của các bang Miền Nam mà thôi. Không có vấn đề này, nước Mỹ sẽ không chia rẽ đến thế. Giải phóng nô lệ là xu thế tất yếu, vì xã hội văn minh thì phải xem con người là người chứ không thể xem người là súc vật. Rất nhiều dân Miền Nam cũng ủng hộ giải phóng nô lệ, chỉ có giới chủ đồn điền đang sở hữu sức lao động miễn phí của người da đen mới giật dây các chính quyền bang của miền Nam ly khai. Dân số cả 11 bang Miền Nam chỉ có 13 triệu dân mà trong đó đến 4 triệu nô lệ da đen – một nguồn lao động miễn phí vô cùng lớn. Kết quả, ngày 09/04/1865 quân Miền Nam đầu hàng và ngày 06/12/1865 nội dung Tuyên ngôn giải phóng nô lệ trở thành Tu Chính Án thứ 13 trong Hiến Pháp Hoa Kỳ. Mà một khi đã được ghi vào Hiến Pháp thì nó thành một thứ luật tối cao buộc luật pháp phải hủy nếu trái với nó. Đó là cái được của nước Mỹ sau nội chiến, xu hướng tiến bộ đã thắng. Nhưng cái được còn lớn hơn là cách hành xử của người chiến thắng trong cuộc nội chiến đó. Họ đã hành xử đúng chất người quân tử. Người có cách hành xử tuyệt vời đó là tướng Ulysses S. Grant mà sau này là tổng thống thứ 19 Hoa Kỳ. Ông đã cho quân Miền Bắc nghiêm trang chào đón tướng bại trận Robert Lee. Không những thế, ông có một quyết định vô cùng nhân văn là dù căn cứ theo quy luật chiến tranh thời đó, quân miền Nam phải giải giới, nghĩa là phải thu toàn bộ ngựa chiến, nhưng ông vẫn đông ý đề nghị của tướng Robert Lee cho lính Miền Nam mang ngựa về dùng trong sản xuất nông nghiệp. Đấy là cách hành xử của kẻ thắng trận trong cuộc nội chiến tàn khốc chia đôi nước Mỹ. Trong mắt tướng Ulysses S. Grant, ông ta xem người miền nam bại trận cũng là người Mỹ, mà người Mỹ thì không thể xỉ nhục người Mỹ chỉ vì mình là kẻ thắng trận, người ta là kẻ thua trận. Đây là bài học sâu sắc về cách hòa hợp hòa giải dân tộc của kẻ chiến thắng. Phải quân tử, phải bao dung, và không phân biệt đối xử, không miệt thị và hành hạ đồng bào mình chỉ vì họ là kẻ thua trận. Kết quả, sau nội chiến, nước Mỹ tiến như vũ bão, lần lượt vượt rất nhiều nước lớn Âu Châu để rồi sang thế kỷ 20 họ soán ngôi Anh Quốc trở thành cường quốc số 1 thế giới. Sau trăm năm tại Việt Nam cũng xảy ra cuộc chiến, nguyên nhân là ở sự chia rẽ về ý thức hệ. Một bên theo tự do dân chủ, một bên theo Cộng Sản. Một phía chấp nhận người Việt khác biệt tư tưởng sống chung, một bên là tẩy sạch những tư tưởng khác và chỉ muốn tất cả người Việt chỉ tôn thờ duy nhất một thứ – đó là chủ nghĩa Cộng Sản. Xin nhấn mạnh lại một lần nữa là một phía chấp nhận đứng chung với kẻ khác mình, một phía chỉ muốn loại trừ kẻ khác mình, vậy thì ai bao dung hơn ai, ai quân tử ai tiểu nhân thì có lẽ không cần giải thích thì mọi người cũng thấy rất rõ rồi. Thế nhưng bất hạnh là phía tiểu nhân chiến thắng. Kết quả sau chiến thắng là cuộc thanh trừng đúng chất tiểu nhân, có thể liệt kê ra như sau: Thứ nhất, kẻ thắng cuộc đã gọi người Việt bại trận bằng thứ ngôn từ miệt thị là “ngụy quân ngụy quyền”. Ở đây là họ gọi chính thống trong sách giáo khoa chứ không phải những người CS chỉ nói cho thỏa cơn tức. Mãi đến 43 năm mới sửa lại từ Việt Nam Cộng Hòa trong sách sử. Chỉ một từ miệt thị mà mất 43 năm mới thay đổi cách gọi thì nó thể hiện bản chất quá bỉ ổi của kẻ thắng. Gọi thế chẳng được gì cả, chỉ là chia rẽ hận thù thôi. Thứ nhì, sau cuộc chiến, những người thắng cuộc cướp sạch tài sản công sức người dân Miền Nam đã lao động mới có được. Họ gọi là “đánh tư sản mại bản”. Tư sản? Tư sản là tài sản riêng, họ làm ra bởi công sức trí tuệ thì họ sở hữu mới đúng, chứ sao các anh đến cướp của họ rồi vu co họ cái tội là “tư sản”? Họ đâu có cướp như các anh, sao các anh vô tội còn họ lại có tội? Chưa hết, kẻ thắng cuộc đã cướp sạch mọi thứ của nạn nhân rồi đẩy họ lên rừng thiên nước độc sống, cái mà kẻ thắng cuộc gọi là “đi kinh tế mới”. Thứ 3, sau khi người ta bại trận, kẻ thắng cuộc dụ những người thua cuộc là “học tập cải tạo 3 tháng” nhưng có người ở tù xuyên thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu và nhiều người khác nữa. Đó là những cách hành xử điển hình trong suốt 44 năm qua của kẻ thắng cuộc tại đất nước hình chữ S này. Nguyên nhân do đâu? Nguyên nhân là ở chủ thuyết Cộng Sản. Chính chủ thuyết này có chủ trương loại trừ sự khác biệt nên nó đưa đến một mối nguy sẽ tồn tại mãi theo ĐCS mà không thể nào xóa bỏ được. Một khi kẻ đó luôn muốn loại trừ sự khác biệt, xem sự khác biệt là kẻ thù thì hòa hợp hòa giải với ai? Ngay cả quyền lợi đất nước khác biệt với quyền lợi Cộng Sản Tàu thì ĐCSVN vẫn loại bỏ quyền lợi đất nước kia mà? Thế thì lấy gì hòa hợp hào giải dân tộc đây? Cái đáng sợ nhất ở đây là chủ thuyết Cộng Sản nó biến con người Cộng Sản thành những kẻ phản bội tổ quốc, không chịu dung nạp đồng bào mình chỉ vì họ không theo Cộng Sản. Nhiệm vụ hòa hợp hòa giải dân tộc không thể đặt trên vai ĐCS được, vì đơn giản, yêu cầu như thế chẳng khác nào bảo hổ báo phải từ bỏ săn mồi để ăn cỏ. Với CS, chuyện đối xử văn minh với kẻ bại trận như người Mỹ trong nội chiến của họ là không thể. Bài học nước Mỹ, kẻ hậu CS mới làm được, còn CS thì không. Xin khẳng định là không, và mãi mãi là không./.  
......

Tham vọng bành trướng qua ‘Một Vòng Đai, Một Con Đường’

Bắc Kinh đang tổ chức hội nghị thượng đỉnh “Một Vòng Đai, Một Con Đường” lần hai, từ Thứ Năm tuần này, 25 Tháng Tư, 2019. Có 37 quốc gia gửi người cầm đầu tới dự, không có Mỹ, Ấn Độ và các cường quốc Âu Châu. Tập Cận Bình sẽ nhân dịp này nhắc lại rằng “Nhất Đới Nhất Lộ” chỉ là một kế hoạch phát triển kinh tế hòa bình. Nhưng ai cũng biết đây là một chương trình nhằm chinh phục thế giới. Kể từ ngày Tập Cận Bình công bố chương trình tại Đại Học Nazarbayev ở thủ đô Kazakhstan, Tháng Chín, 2013, trang website chính thức bằng tiếng Anh luôn luôn gọi đây là một “sáng kiến” (initiative) và tuyệt đối không bao giờ dùng những chữ “strategy” (chiến lược), “programme” (chương trình), “project” (dự án), hay các chữ gợi ý là một kế hoạch. Ba mươi năm trước, khi Trung Quốc mới ngoi lên khỏi vũng lầy lạc hậu thời Mao Trạch Đông, họ thấy nước Mỹ đã có mặt khắp nơi. Bây giờ khác. Trong lúc chính phủ Mỹ chăm chú vào những “điểm nóng” như Iran, Bắc Hàn, hay Venezuela, thì đã có 129 quốc gia và 29 tổ chức quốc tế tham gia “Một Vòng Đai, Một Con Đường,” như Dương Thiết Trì, thành viên Bộ Chính Trị Trung Cộng mới khoe. Một người dân Trung Hoa bình thường cũng thấy nước họ phải vươn lên ngang hàng rồi vượt qua nước Mỹ. “Nhất Đới Nhất Lộ” là chiến lược toàn cầu của Trung Cộng trong thế kỷ 21. Nếu nhìn trên bản đồ chúng ta thấy Vòng Đai xuyên qua lục địa Trung Á sang tới Trung Đông và Địa Trung Hải. Đây chính là Con Đường Tơ Lụa cũ, đã phát triển hàng ngàn năm, được Genghis Khan (Thành Cát Tư Hãn) hoàn tất vào thế kỷ 13, giúp Venise (Ý) và Hàng Châu có thể trao đổi hàng hóa. Con đường cũ chỉ lỗi thời, bị quên lãng, sau khi người Ả Rập mở đường hảng hải qua Đông Nam Châu Á. Con Đường Tơ Lụa Trên Biển là sáng kiến của Tập Cận Bình, đi vòng qua vùng Biển Đông nước ta, qua Ấn Độ Dương rồi tiến qua Châu Âu. “Một Vòng Đai và Một Con Đường” nhắm nối kết hai lục địa có lịch sử lâu dài, Châu Âu và Châu Á – EurAsia; đó sẽ là trọng tâm mới của thế giới trong thế kỷ này. Theo ngân hàng ING của Hòa Lan thì trong năm 2018 số hàng hóa trao đổi giữa Châu Âu và Châu Á chiếm 28% tổng số thương vụ thế giới – trong đó không kể tới những vụ buôn bán giữa các nước Âu Châu với nhau. Tổ chức nghiên cứu Bruegel ở Bruxelles cho biết từ năm 2013 giao thương Âu-Á đã lên tới $1,8 ngàn tỷ, gấp đôi số thương vụ giữa Châu Âu và Mỹ. Liên Hiệp Châu Âu (EU) đang chủ trương phát triển thương mại với Châu Á. Nga cũng mở kế hoạch Liên Hiệp Kinh Tế Âu-Á (Eurasian Economic Union). Với cuộc chiến tranh mậu dịch giữa Mỹ và Tây Âu đang lo có thể phát nổ, cán cân có thể còn nghiêng hơn nữa. Với “Một Vòng Đai và Một Con Đường,” Trung Quốc đang tìm cách đóng vai trò cường quốc Á-Âu lớn nhất. Trong mấy năm qua, Bắc Kinh đặt những trạm rải rác trên những đường giao thương huyết mạch giữa hai lục địa. Hơn 600 cơ sở đã được thiết lập trong hai trăm quốc gia. Ngân hàng Xuất Nhập Cảng Trung Quốc đã cho vay $149 tỷ để tài trợ hơn 1.800 dự án. Ngân hàng Phát Triển (CDB) cho vay $190 tỷ. Đường vận tải từ Trung Quốc sang Anh Quốc đang nối liền 48 thành phố Trung Hoa với 42 địa điểm ở Châu Âu. Ngày 26 Tháng Tám, 2018, đã có chuyến hàng thứ 10.000 đi từ Hamburg, nước Đức, tới Vũ Hán, bên bờ Trường Giang. Một đặc khu kinh tế Trung Hoa-Belarus được thành lập ở Minks đã có 36 công quốc tế đặt trụ sở. Các nước Hy Lạp, Luxembourg và Ý mới ký Bản Ghi Nhận (MOU) việc tham dự “Nhất Đới Nhất Lộ.” Thụy Sĩ cũng đang chuẩn bị. Đại sứ Trung Cộng ở London kêu gọi nước Anh giúp giải thích cho các nước khác hiểu rõ “Nhất Đới Nhất Lộ” hơn! Mục tiêu đầu tiên của “Một Vòng Đai, Một Con Đường” là giúp cho công nghệ xây dựng đang thặng dư ở Trung Quốc có thêm việc làm, sau khi Bắc Kinh đã chi biết bao nhiêu tiền ở trong nước, với nhiều công trình hoàn toàn vô ích, chỉ để ghi vào sổ phát triển kinh tế. Nhưng Bắc Kinh cũng sử dụng tiền chi cho dự án ở các nước để gây ảnh hưởng chính trị, ngoại giao; từ đó, có thể đặt những căn cứ quân sự. Và sau cùng họ còn muốn đưa “mô hình Trung Quốc” ra làm mẫu cho các nước đang phát triển; không nói đến tự do dân chủ, mà đã thành công. Cuối tuần qua, ông Kong Dan, cựu chủ tịch tập đoàn tài chánh Citic Group và Everbright Bank mới đọc một bài diễn văn tại Viện Nghiên Cứu Mộ Can San (Moganshan 莫干山), tỉnh Triết Giang. Theo báo South China Morning Post, ông nói rằng Trung Quốc đang lo xuất cảng một mô hình chính trị và kinh tế; mục đích là đưa nước mình trở lại “vai trò đúng” của một siêu cường đứng giữa thế giới. Vì mô hình đó đã thành công trong bốn thập niên qua. Mục tiêu cốt yếu của “Nhất Đới Nhất Lộ” là tạo nên một trật tự thế giới mới trong đó Trung Quốc đóng vai quan trọng nhất. Đó cũng là một cách chắc chắn nhất để bảo vệ độc quyền cai trị của đảng Cộng Sản trên hơn một tỷ người dân Trung Hoa. Điều đó cũng chứng tỏ Tập Cận Bình xứng đáng với vai trò lãnh tụ suốt đời! Nhưng tham vọng của ông Tập Cận Bình không chắc sẽ thành công. Con đường ông đi đang khập khiễng, giống như bước chân ông trong các cuộc công du gần đây ở Châu Âu, mà báo chí đang hỏi không biết cẳng chân ông “có vấn đề gì!” Khi hội kiến Tổng Thống Pháp Macron, ông Tập phải vịn cả hai tay trên thành ghế trước khi ngồi xuống! Nhiều quốc gia tham gia “Nhất Đới Nhất Lộ” đang gặp nạn vì phải vay tiền của Trung Cộng, bị sập bẫy vì các món nợ này. Vụ tai tiếng lớn nhất là chính phủ Sri Lanka cũ bị dụ dỗ xây dựng một hải cảng ở Hambantota, tiền vay của Trung Cộng, giao cho các công ty quốc doanh Trung Cộng làm, cuối cùng vừa vô ích vừa vỡ nợ, phải giao tất cả cho Trung Cộng sử dụng. Nhiều dự án tại Malaysia, Maldives, Ethiopia, và Pakistan cũng bị đình hoãn trước mối lo mắc bẫy nợ nần. Thủ Tướng Mahathir mới ký lại hợp đồng làm con đường xe lửa, sau khi Trung Cộng chịu cắt giảm chi phí một phần ba, từ 65,5 tỷ ringgit xuống chỉ còn 44 tỷ, tiết kiệm được hơn 5 tỷ đô la và sẽ mua thêm dầu dừa của Malaysia! Thủ tướng Miên mới phải công khai nói rằng “Tôi sẽ không để cho Trung Quốc chiếm Cambodia,” sau khi dư luận phản đối Đặc Khu Kinh Tế ở gần Sihanoukville, hải cảng nước sâu duy nhất của xứ này. Hàng chục công ty Trung Cộng đã vào đóng trụ trong đặc khu, với số vốn đầu tư lên tới gần $4 tỷ trong năm 2018 – trong đó mở một sòng bạc MGM. Hải cảng này do người Nhật xây dựng, là nơi 70% hàng xuất nhập cho cả nước, nhưng hiện nay 30% dân số là người Hoa. Trong Tháng Tư, 2019, Liên Hiệp Âu Châu đã đồng thanh kết án “Nhất Đới Nhất Lộ” là phá hoại tự do mậu dịch vì các công ty quốc doanh Trung Cộng được chính phủ trợ cấp; và vạch ra rằng kế hoạch này chỉ nhắm vào mục đích chính trị. Năm ngoái, cựu Ngoại Trưởng Đức Sigmar Gabriel đã nói thẳng rằng Trung Cộng chỉ muốn phát triển một kiểu mẫu chính trị không màng đến tự do, dân chủ và nhân quyền, qua chương trình “Nhất Đới Nhất Lộ.” Ngoại trưởng Mỹ cũng lên tiếng chỉ trích tương tự. Nhưng chính phủ Mỹ đã rút ra khỏi thỏa hiệp (TPP) được vẽ ra để cản sức bành trướng của Trung Cộng; và Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang lỏng lẻo dần vì các xung đột thương mại. Trong khi các nước ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh đang cần phát triển, nếu Mỹ, Nhật Bản, Úc và các nước Châu Âu không có một kế hoạch chung để cạnh tranh thì Trung Cộng vẫn có thể múa gậy vườn hoang. Ngô Nhân Dụng Nguồn: Người Việt  
......

Trung Quốc có thể triển khai các công trình trên biển làm nhiệm vụ theo dõi trên Biển Đông

Steven Stashwick - Phạm Nguyên Trường dịch Những công trình theo dõi liên kết với nhau có thể giúp chính phủ Trung Quốc thực thi những biện pháp chống lại ngư dân trong vùng. Bộ Quốc Phòng Trung Quốc vừa cho ra mắt các giàn (nhà ở) có trọng lượng không lớn, làm nhiệm vụ theo dõi từ xa trên biển, gợi ý rằng chúng có thể được triển khai cho hoạt động quân sự ở Biển Đông, nhằm hỗ trợ công tác bảo vệ các công trình xây dựng trên các hòn đảo và giám sát những khu vực đang nằm trong vòng tranh chấp với các lân bang. Các giàn nhà ở vừa được trưng bày tại Triển lãm Hàng hải và Hàng không Quốc tế Langkawi 2019 (Langkawi International Maritime and Aerospace Exhibition) – triển lãm quốc phòng lớn trong khu vực được tổ chức tại Malaysia. Chúng được xây dựng bởi Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc – doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh công nghệ cao, đặc biệt là các bộ cảm biến, thông tin liên lạc và các giải pháp mạng. Có hai phiên bản: Giàn nhà ở thông tin tích hợp nổi và cái kia là hệ thống thông tin tích hợp lớn hơn lắp đặt trên các đảo hoặc rạn san hô. Bộ Quốc Phòng Trung Quốc nói rằng cả hai hệ thống đều có thể hoạt động như các nút trong một mạng theo dõi, cung cấp tình hình theo lối đa chiều, làm dịch vụ thông tin và giám sát. Những tính năng này sẽ có thể được sử dụng cho việc xây dựng và bảo vệ rạn san hô, mà cũng có thể được dùng trong nghiên cứu biển và các dịch vụ công cộng. Tuy nhiên, trong khi các giàn nhà ở này có thể theo dõi môi trường, giám sát thời tiết và cảnh báo sớm sóng thần và giúp hướng dẫn tàu bè qua lại một cách hiệu quả, thì chúng cũng có thể “giám sát liên tục các mục tiêu trên biển”, và có thể đóng vai trò quan trọng “trong quá trình xây dựng trên Quần Đảo Trường Sa và Hoàng Sa, bảo vệ các đảo và rạn san hô, và liên tục theo dõi những vùng biển nằm trong tầm ngắm”. Việc Bộ Quốc Phòng Trung Quốc chấp nhận sử dụng các giàn nhà ở này là khác biệt quan trọng với những điều Trung Quốc từng chính thức nói về vấn đề này, trong đó nhấn mạnh rằng không sử dụng những công trình xây dựng của Trung Quốc trên Quần Đảo Trường Sa cho mục đích kép dân sự-quân sự, chưa nói tới việc xây dựng các công trình quân sự công khai, ví dụ, công sự và và cảm biến tầm xa. Quay lại năm 2015, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lúc đó từng nhấn mạnh rằng các căn cứ được xây dựng ở Quần Đảo Trường Sa chủ yếu là để giúp đỡ tàu bè qua lại, tìm kiếm, cứu nạn và các nhu cầu về an toàn dân sự khác, sau này, người ta mới nghĩ tới việc sử dụng những công trình xây dựng này cho mục đích phòng thủ quân sự. Khi sắp bồi đắp xong các hòn đảo, các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc nhấn mạnh rằng đang xây dựng các ngọn hải đăng và cam kết của Trung Quốc về việc làm cho giao thông quốc tế ở Biển Đông trở nên an toàn hơn. Đây là lời nói dối, thậm chí ngay cả trước khi các đường băng, cảng, công sự và một loạt những bộ cảm biến đã được xây dựng trên phần lớn vùng đất mà Trung Quốc vừa bồi đắp ở Trường Sa, vì những hòn đảo này nằm cách xa các tuyến đường vận tải chính trên Biển Đông, phần lớn tàu bè sẽ không bao giờ đi sát tới mức có thể nhìn thấy những ngọn hải đăng này. Những giàn nhà ở di động và có thể đem ra lắp đặt ở ngoài biển như thế này có thể trở thành những công trình bổ sung quan trọng vào mạng lưới các bộ cảm biến và lực lượng hoạt động tầm xa mà Trung Quốc đã xây dựng trên các căn cứ chính của mình ở Quần Đảo Trường Sa. Những bộ cảm biến này dường như có thể truyền thông tin tin cậy với độ chính xác cao trên khu vực rộng lớn, làm cho chúng có ít giá trị khi sử dụng để theo dõi sự hiện diện của ngư dân và tàu bè thực thi pháp luật ở gần các hòn đảo và rạn san hô này. Như Peter Dutton thuộc Đại học Hải Quân Mỹ (U.S. Naval War College) đã chỉ ra, ngay cả cảnh sát biển và lực lượng dân quân trên biển khá lớn của Trung Quốc cũng là quá nhỏ, không thể tuần tra Biển Đông một cách hiệu quả; thậm chí tính toán một cách rộng lượng cũng cho thấy Trung Quốc chỉ có một con tàu làm nhiệm vụ tuần tra trên khu vực rộng khoảng 2.700 dặm vuông (1 dặm vuông gần bằng 2.600Km2 ) vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố thuộc quyền tài phán của mình. Nhằm sử dụng đội tàu của mình một cách hiệu quả hơn, những giàn nhà ở như thế này có thể cung cấp cho người ta bức tranh chính xác hơn về những khu vực ngư dân tập trung hoặc những con tàu thực thi pháp luật có hiện diện tại đó hay là không. Sau đó, Trung Quốc có thể sử dụng những thông tin này để đưa ra các đội cảnh sát biển và dân quân trên biển của mình tới thực hiện sứ mệnh “bảo vệ các quyền” nhằm chống lại các bên cũng đang đòi chủ quyền khác mà không mất công của cho việc tuần tra những vùng biển không người. Steven Stashwick Phạm Nguyên Trường dịch Nguyên bản Anh ngữ: China May Deploy New Maritime Surveillance Platforms in South China Sea, The Diplomat Nguồn: Blog Phạm Nguyên Trường Đã đến lúc Mỹ lãnh đạo một liên minh bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông? Chuỗi ngọc trai hay sợi thòng lọng!  
......

Vladimir ‘bin’ Putin

Bản Phúc Trình Mueller đã được công bố 90%. Trái với những ý kiến nghi ngờ vì óc phe đảng, các chữ bị bôi đen, chiếm 10% văn bản, không nhằm che đậy các hành vi phạm pháp mà chỉ nhắm bảo vệ bí mật cho các kỹ thuật đã khám phá ra hành động của các gián điệp Nga. Cần giữ bí mật, vì các điệp viên của ông Vladimir Putin vẫn đang tiếp tục tấn công trong các mùa bầu cử sắp tới ở Mỹ. Nếu từ năm 2014 đến 2016 Vladimir Putin chỉ gửi các tay khủng bố qua Mỹ cướp máy bay phá hoại một số tòa nhà thì cuộc điều tra đã giản dị hơn nhiều. Nhưng Putin có thế lực, quyền hành, và làm chủ những tài nguyên lớn hơn Osama bin Laden gấp bội. So với kế hoạch đầy tham vọng của ông tổng thống Nga, cựu sĩ quan KGB, thì âm mưu của lãnh tụ al Qaeda nhỏ bé, ngắn hạn và thấp hơn nhiều. Osama bin Laden chỉ khủng bố tinh thần dân Mỹ, tuy giết được gần 3.000 người nhưng lại làm cho cả nước Mỹ đoàn kết với nhau, hãnh diện và tin tưởng hơn vào các định chế quốc gia của họ. Vladimir Putin tấn công vào chính các định chế đó. Bản Phúc Trình Mueller cho biết ngày 9 Tháng Mười Một, 2016, một người thân cận điện Kremlin, Kirill Dmitriev, nhận được báo cáo, viết: “Putin đã thắng.” Putin thắng cái gì? Putin thắng không phải vì ứng cử viên ông ta ủng hộ đã đắc cử, đó là chuyện bên lề. Mục tiêu lớn của Putin là phá hoại lòng tin của dân Mỹ vào định chế quốc gia, khinh thường giới lãnh đạo chính trị, nghi ngờ hệ thống báo chí tự do, và chia rẽ dân Mỹ, càng lâu dài càng tốt. Vladimir “bin” Putin đã đạt được một số mục tiêu đó. Khi bản phúc trình cuộc điều tra của Điều Tra Viên Đặc Biệt Robert Mueller được công bố, cảnh chia rẽ trong dân chúng Mỹ càng rõ nét và sâu đậm hơn. Những người tin tưởng vào Tổng Thống Donald Trump coi bản văn này là chiến thắng của một Người Hùng đang giúp cho “Nước Mỹ vĩ đại trở lại – MAGA.” Những người vẫn nghĩ ông Trump không đáng làm tổng thống thì lại thấy trong đó các bằng chứng hiển nhiên biện minh cho lập trường của họ. Tình trạng chia rẽ này sẽ lên mạnh hơn trong năm 2020 và có thể kéo dài nhiều năm nữa. Cảnh chia rẽ không phải chỉ diễn ra trong môi trường chính trị mà lan rộng qua các lãnh vực xã hội, tôn giáo, màu da, và ngay trong cuộc sống hằng ngày. Các nhóm kỳ thị chủng tộc hoạt động mạnh hơn. Đền thờ và nghĩa trang của người Do Thái Giáo bị tấn công. Đền thờ Hồi Giáo bị phá hoại. Nhà thờ của người da đen bị đốt. Có tiệm ăn từ chối không tiếp khách hàng ủng hộ ông tổng thống, đội mũ có khẩu hiệu MAGA. Có người phản đối ông Trump trong một cuộc biểu tình suýt bị đánh khiến ông tổng thống phải can thiệp. Chưa bao giờ dân Mỹ dùng những ngôn từ hạ cấp như bây giờ để nói về những người bất đồng ý kiến với mình. Đó là kết quả những hành động của hai đơn vị tình báo quân sự mang số hiệu MOD 26165 và 74455 được Putin ủy thác. Ngay trang đầu tiên của bản phúc trình, ông Mueller khẳng định rằng chính phủ Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 một cách “toàn diện và có hệ thống” (in sweeping and systematic fashion). Điều này đã được các cơ quan FBI, CIA và NSA báo cáo từ cuối năm 2016, khiến chính quyền Obama trừng phạt Sergey Gizunov, người chỉ huy MOD 26165. Ông Muller cũng truy nã người kế nhiệm là Đại Tá Viktor Netyksho. Tình trạng chia rẽ còn kéo dài vì bản phúc trình trong đó ông Mueller kết luận không thể buộc tội “thông đồng” giữa ủy ban tranh cử của Tổng Thống Trump với chính quyền Nga; nhưng mặt khác lại chứa đựng những điều có thể mở đường cho đảng Dân Chủ tiếp tục điều tra và hạch tội. Ông viết: “Nhiều cá nhân liên hệ với ủy ban tranh cử Trump đã nói dối với ủy ban điều tra và trước Quốc Hội, khi được hỏi về liên hệ của họ với người Nga… Những lời nói dối này ngăn trở cuộc điều tra một cách đáng kể.” Ông Mueller nói rõ hơn, “Ủy ban điều tra nhận thấy Tổng Thống Trump có những hành vi làm hỏng cuộc điều tra” (to harm the investigation, Vol. II, trang 157). Chính ông Mueller không kết tội Tổng Thống Trump ngăn cản công lý; nhưng nói thêm ông cũng không xác định rằng tổng thống không phạm tội này. Bản phúc trình viết, “Nếu bằng cớ chứng tỏ tổng thống vô tội thì ông Mueller đã viết như vậy. Nhưng không viết.” (Vol. II, trang 8). Ông Mueller còn ngỏ ý đây là công việc Quốc Hội có thể tiếp tục. Đảng Dân Chủ đang kiểm soát Hạ Viện chắc hân hoan đón nhận vai trò “công tố” này. Nếu họ chiều theo ý những người quá khích đòi “đàn hặc” ông tổng thống thì đó chính là điều mà ông Putin đang mong đợi. Osama bin Laden chỉ phá hủy được mấy ngôi nhà và giết mấy ngàn người. Ông Putin đang muốn chia rẽ nước Mỹ và phá tận nền móng chế độ dân chủ cho cả thế giới coi. Nhưng Vladimir “bin” Putin sẽ thất bại khi người Mỹ tỉnh táo. Các công dân Mỹ đáng hãnh diện về những gì xảy ra trong 22 tháng qua. Họ đang sống ở một quốc gia mà ông tổng thống, tổng tư lệnh tối cao quân đội, bị chính Bộ Tư Pháp của mình điều tra. Cuộc điều tra đi đúng trình tự pháp lý; nhiều người làm dưới quyền ông tổng thống đã không tuân lệnh vì lòng trung thành mù quáng; tất cả các nhân chứng được hỏi tới; nhiều người khác phạm tội đã bị truy tố, phải vào tù. Và những kết luận sau cùng đều minh bạch, công bằng, theo đúng tinh thần thượng tôn luật pháp. Một chế độ chính trị như vậy có thể làm gương cho cả loài người. Vladimir “bin” Putin không thể phá nát những định chế đã được xây dựng hơn ba thế kỷ, thừa hưởng di sản của tư tưởng tự do dân chủ được nuôi dưỡng trong nền văn minh nhân loại từ ngàn năm trước. Người Mỹ đọc Bản Phúc Trình Mueller đi tới những kết luận trái ngược vì họ không đồng ý về bản chất cuộc điều tra. Đây chỉ là một hành động trong phạm vi pháp lý của một công tố viên, không phải là một cuộc tìm kiếm để phân biệt “ai phải, ai trái.” Cuối cùng, tất cả là một vấn đề chính trị; và ông Mueller để dân Mỹ phán quyết bằng lá phiếu. Ông chỉ cung cấp thông tin về những sự kiện mà ông đã kiểm tra, để người dân lựa chọn. Để ngăn ngừa những âm mưu phá hoại bầu cử tương lai, chính phủ Mỹ phải đưa ra các biện pháp ngăn ngừa người nước ngoài can thiệp vào việc bỏ phiếu của dân chúng. Quốc Hội Mỹ phải chuẩn bị những đạo luật xác định rõ như thế nào thì gọi là “Thông đồng với nước ngoài” trong mùa tranh cử; vì đây vẫn là một điều cấm kỵ tuyệt đối. Nếu không, thì kết luận “không thông đồng” của Bản Phúc Trình Mueller sẽ trở thành một “tiền lệ” mà những ông Vladimir “bin” Putin sau này sẽ tha hồ lợi dụng. Ngô Nhân Dụng Nguồn: Người Việt  
......

Kẻ đi săn và con mồi đều là tội đồ

Lê Quốc Quân Hôm qua tôi có đưa một status về vụ AVG và nỗ lực của Tổng Tịch trong việc tìm bắt công chúa để săn con mồi 3X. Thế nhưng không chỉ có con mồi là thủ phạm mà kẻ đi săn cũng là một tội đồ lớn hơn nhiều. Vụ việc này lần đầu tiên tôi đưa ra và có tính pháp lý quốc tế, vượt xa câu chuyện Trịnh Vĩnh Bình. Đó sẽ là một thoả thuận đền bù kinh khủng, vượt quá mọi sự chịu đựng của những người dân nghèo hằng ngày đóng thuế trên khắp đất nước đau thương này. Vụ việc này có thể phải đền tối đa đến 7 tỷ đô la mà thủ phạm là kẻ đang đi săn 3X. CÂU CHUYỆN CỦA REPSOL TÂY BAN NHA Tháng 3/2018 Việt Nam quyết định dừng dự án thăm dò khí đốt với hãng Repsol của Tây Ban Nha tại lô 136/03 thuộc Bãi Cạn Tư Chính do áp lực của Trung Quốc sau đó dừng tiếp một dự án tại Lô 07/3 nơi mà Công ty Repsol vừa mới thăm dò được trữ lượng có đến 45 triệu thùng dầu và 172 tỷ feet khối khí gas. Ai đã ra quyết định dừng ? Tổng tịch là người chịu trách nhiệm chính trong vụ việc nhượng bộ Trung Quốc để ép buộc Repsol rút dự án tiềm năng mà họ đã đầu tư đến 300 triệu USD theo các hiệp định đầu tư rất bài bản, theo luật pháp quốc tế và có sự bảo lãnh của các tập đoàn bảo lãnh tín dụng quốc tế. Phía công ty của Tây Ban Nha cũng đã lập một dự toán kinh tế chứng tỏ rằng họ có thể có doanh thu hàng tỷ USD từ việc thăm dò khi thấy một trữ lượng lớn dầu và khí như vậy. Tuy nhiên, khi Trung Quốc triển khai dàn khoan HYSY-760 cùng hơn 40 tàu hải giám tới khu vực, gây áp lực quanh khu vực mỏ Cá Rồng Đỏ thì Bộ chính trị đã chỉ đạo phải dừng lại. Điều này xảy ra sau khi Trung Quốc đưa ra yêu cầu “buộc REPSOL phải rút” qua Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh. Ai chủ toạ phiên họp của Bộ Chính trị để quyết định việc đuổi Repsol chắc mọi người đều biết. Và kết quả là Repsol phải ra đi khỏi lô khai thác dầu khí này, trong khi rõ ràng nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việc cho ngưng dự án khi các giếng khoan đang hoàn toàn tốt và triển vọng kinh tế là vô cùng sáng sủa, đặt ra một tiền lệ hết sức nguy hiểm cho chúng ta: Nó mặc nhiên ghi nhận quyền lực của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đồng thời, quan trọng hơn, phải đền tiền. Và đền tiền cho Repsol là việc mà nhân dân đang đói khổ của chúng ta phải đau xót. Đó cũng là động lực để tôi viết bài này. REPSOL ĐÒI BAO NHIÊU ? Công ty Repsol có 51,75% cổ phần trong dự án Cá Rồng Đỏ và đã thuê dàn khoan trị gía 473 Triệu USD để khoan khai thác. Dự kiến đầu năm 2019 sẽ bắt đầu thương mại hoá và đạt doanh thu đến hàng tỷ USD. Dự án Cá rồng đỏ này có thể sản xuất lên đến 30.000 thùng dầu/ngày và 60 triệu lít khí/ngày. Trữ lượng khai thác có thể kéo dài đến hàng chục năm. Tổng thiệt hại của REPSOL cho đến khi Bộ chính trị Việt Nam buộc phải rút đi là khoảng 300 triệu USD. Các bạn thử tưởng tượng: Nếu như vụ Trịnh Vĩnh Bình, thay vì chỉ phải trả 15 triệu USD như thoả thuận tại Singapore bây giờ số tiền ông Trịnh Vĩnh Bình đòi đã lên 1,2 tỷ USD thì REPSOL đã thiệt hại đến 300 triệu USD, họ sẽ đòi bao nhiêu ? . Thưa: Họ đang đòi 7 tỷ USD. Và tất nhiên người giữ chức “Tổng thư ký –General Secretary” của Bộ Chính Trị khi tổ chức cuộc họp chỉ đạo “phải rút” là người chịu trách nhiệm chính. Hiện nay chính phủ đã gần như chấp nhận phương án đền bù ban đầu là 1 tỷ USD mặc dầu câu chuyện chưa kết thúc. Mọi việc vẫn đang trong vòng bí mật vì những cam kết kinh tế và vì cả tính chất chính trị của vấn đề. Điều tệ hại hơn, nó mặc nhiên chấp nhận một sự thật là Giặc ngoại xâm đã có quyền trên “Vùng Đặc quyền kinh tế của Việt nam”. Một bằng chứng thực tế “De facto evidence” về thẩm quyền của Trung Quốc đã được Bộ chính trị Việt Nam thừa nhận, sẽ ngăn cản tất cả các nỗ lực pháp lý để kiện đường 9 đoạn của Trung Quốc trong tương lai. Đó cũng là lý do Việt nam không kiện Trung Quốc như Philippine đã làm. NẾU LÀ 3X CÒN THÌ SẼ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO ? Hoa Mai là tên của lực lượng đặc công nước, thuộc Lữ đoàn 5 nổi tiếng của Việt Nam. Với trụ sở tại Ninh Thuân, lực lượng này của Việt Nam được coi là thiện chiến nhất vùng Đông Nam Á. Lữ đoàn Đặc Công nước đã từng nổi tiếng với những vụ đánh “Rừng Sác”, “Soài Rạp”. Đặc biệt có trận đánh nhà máy lọc dầu ở cảng Kangpong Som (Sihanoukville) đầy táo bạo, cảm tử mà có thế áp dụng vào trong vụ “Cá rồng đỏ” nếu muốn. Họ thuộc lòng khu vực Bãi cạn và Quần đảo Trường Sa như lòng bàn tay. Có nguồn tin thân cận nói rằng, nếu còn 3X họp trong BCT thì rất có thể Lực lượng Hoa Mai đã được tung ra: Người nhái sẽ nhoài người, “Bóng” sẽ nổi khắp nơi quanh khu vực 40 tàu Hải giám của Trung Quốc, máy bay SU22, SU27, thậm chí SU30 sẽ được nạp nhiên liệu và sẽ có một cuộc lên gân đủ mạnh để Trung Quốc phải xem xét lại yêu cầu của mình. Lúc đó Trung Quốc đang run vì họ là kẻ đi xâm lược, kẻ đưa ra yêu sách ngạo ngược. Họ là lực lượng phi nghĩa còn Việt Nam có đầy đủ chính nghĩa. Thời điểm đó Hoa Kỳ cũng sẵn sàng can thiệp cho Việt Nam ở mức độ đủ mạnh do trước và sau đó đều có những chuyến thăm của Tuần Duyên Hạm Đội 7 đến cam ranh và những cam kết hợp tác còn tươi rói mùi mực. Tổng tịch là kẻ đi săn đang săn con mồi “công chúa” và xướng tên “người tử tế” như là một tội đồ tham nhũng. Tuy nhiên, ở một chiều kích khác, Kẻ đi săn cũng là một tội đồ lớn hơn khi để thất thoát hàng tỷ USD và sẽ còn nhiều tỷ vì một quyết định non nớt, đầy sợ hãi nhằm bảo vệ quyền lực mong manh của mình. Vâng chỉ có nhân dân là người đang chịu đau khổ, thiệt thòi nhất khi hàng ngày tiếp tục bị bóc lột bởi giá xăng, giá điện để đền tiền. Thế nhưng cũng chính Nhân dân mới là người đi săn đích thực. Sẽ đến lúc quyền lực của Nhân dân được thực thi và bất cứ kẻ nào làm hại cho đất nước đều phải trả giá./.
......

Notre Dame de Paris bốc cháy

Hỏa hoạn thiêu rụi nóc nhà thờ Notre Dame de Paris đã bị dập tắt vào khoảng ba giờ sáng nay. Lính cứu hỏa vẫn tiếp tục làm việc để bảo đảm không còn một ngọn lửa nào có thể bùng cháy trở lại. Nóc nhà thờ hầu hết bằng gỗ chêne đã bốc cháy từ 18 giờ 50 ngày thứ Hai 15/ 04 . Mũi tên ( la flèche ) trên nóc nhà thờ, cao 96 mét, nhìn thấy từ xa rực lửa đã sụp đổ đầu tiên. Lính cứu hỏa đã chiến đấu tích cực, và từ 22h50 cho hay đã cứu được hai tháp ( tours ), mặt tiền và sườn ( cơ cấu kiến trúc căn bản ) nhà thờ, một yếu tố quan trọng trong công cuộc tái thiết. Tổng thống Pháp tuyên bố ‘’ chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng lại Notre Dame ’’vì nhà thờ Đức Bà là bảo vật chung của nhân loại. Một cuộc quyên góp rộng lớn sẽ được phát động trong những ngày tới, nhưng nhiều foundations đã hứa đóng góp hàng trăm triệu Euros. Chính phủ Pháp sẽ vận động những chuyên gia trên khắp thế giới để xây lại một Notre Dame như cũ, nhưng vững chắc hơn Tổng thống Pháp Macron Nhiều Tỷ Phú Pháp và ở Thủ Đô Paris đã lên tiếng đóng góp Francois-Henri Pinault và cha ông là tỷ phú Francois Pinault, người giàu thứ 2 nước Pháp cho biết họ sẽ tài trợ 100 triệu Euro, Tỷ phú Bernard Arnault - "ông trùm" của đế chế Louis Vuitton cũng sẽ quyên góp 200 triệu Euro để sửa lại ngôi nhà Chúa Kathedrale Notre-Dame de Paris.. Cho tới bây giờ là: 650.000.000€ (sáu trăm năm mươi triệu Euros) để SỬA CHỮA Nhà Thờ Đức Bà Paris (BFMTV) Nóc nhà thờ, những tấm tranh lớn vô giá đã bị thiêu rụi, nhưng một phần kho tàng nghệ thuật và lịch sử trong ngôi nhà thờ xây cất tại trung tâm thành phố từ 850 năm đã được bảo toàn. Trên 400 lính cứu hỏa với 18 giàn phun nước từ sông Seine ngay bên cạnh, đã làm việc tích cực, nhưng hầu như bất lực trước ngọn lửa vũ bão. May mà người ta đã không dùng máy bay chữa cháy, như Donald Trump khuyên từ những phút đầu, vì theo các chuyên viên, sức nước quá mạnh từ máy bay đổ xuống sẽ làm sụp luôn toàn bộ nhà thờ. Hỏa hoạn đã được báo động nhanh chóng, không một thiệt hại nhân mạng nào cho 2000 người đang có mặt trong khuôn viên nhà thờ. VƯƠNG MIỆN GAI Ban trị sự Notre Dame cho hay một số di sản văn hóa cuả nhà thờ đã được cứu khỏi ngọn lửa, hiện lưu trữ ở toà thị chính Paris, trong đó có vương miện gai Chúa Jésus đội đầu khi bị đóng đinh trên thánh giá Những bức tranh lớn, những thảm quý treo tường đã bị lửa thiêu hủy, nhưng nhiều tranh nhỏ, một số cửa kính muôn màu ( vitraux ) và một phần kho tàng nghệ thuật còn nguyên vẹn. Cây đàn ống ( orgue ), một tác phẩm nghệ thuật trong nhà thờ từ 6 thế kỷ bị hư hại nhưng có thể sửa Quan trọng nhất đối với tín đồ tôn giáo là vương miện bằng gai nhọn ( couronne d’épines ) mà hàng triệu người hành hương đến chiêm ngưỡng đã thoát khỏi mồi lửa. Trước khi đóng đinh, những người lính La Mã, để chế diễu Jésus, đã đội lên đầu ngài một vương miện bằng cỏ gai. Vương miện gai đã được lưu giữ, truyền tay từ vương quốc này sang vương quốc khác, trước khi được trao tặng cho vua Pháp St Louis từ năm 1239 Tới nay, khoa học chưa xác nhận vương miện gai thực sự thuộc về Chúa, nhưng là một thánh tích cực kỳ linh thiêng đối với giáo dân trên khắp thế giới từ 16 thế kỷ. Vương miện gai, từ 1896, được đặt trong một ống tròn bằng pha lê mạ vàng. ĐỨNG VỮNG NGÀN NĂM Thật buồn và khó tin nổi là ngôi nhà thờ khởi công xây từ thế kỷ 12, đã chứng kiến bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, đã đứng vững trước bão tố, chiến tranh, khủng bố đã bị thiêu rụi trong vài giờ vì tai nạn trong cuộc trùng tu. Đầu tháng, người ta đã dùng trực thăng gỡ 16 bức tương cao trên 3 thước rưỡi trên nóc nhà thờ, để khởi đầu công cuộc trùng tu nhà thờ dự trù kéo dài 3 năm, với ngân khoản khởi đầu trên 6 triệu Euros. Những giàn gỗ cất chung quanh nhà thờ để công nhân làm việc đã góp phần cho mồi lửa cháy nhanh hơn và mãnh liệt hơn. Cảnh sát sẽ điều tra để biết rõ nguyên nhân của hỏa hoạn. Xây cất từ đầu thế kỷ 12, tới đầu thế kỷ 14 mới hoàn tất, Notre Dame de Paris là một trong những kiến trúc cổ kính nhất ở Âu Châu. Mỗi năm, nhà thờ đón tiếp từ 12 tới 14 triệu du khách. Cùng với tháp Eiffel, Notre Dame de Paris tiêu biểu cho Paris, cho nước Pháp và một phần văn hóa nhân loại. Notre Dame cháy, Paris mang một vết sẹo lớn trên mặt, nhức nhối. Sáng nay, Paris thức dậy trong không khí ảm đạm của một ngày tang. Mỗi người cảm thấy mất mát, đau xót, như vừa đưa tang một người thân. Kể cả những nguời không theo Thiên Chúa giáo, kể cả những người chưa bao giờ đặt chân tới nhà thờ TRẦM CẢM TẬP THỂ Sáng sớm hôm sau, xuống uống café ở một tiệm gần nhà. Quán café cũng đông hơn thường lệ. Có những lúc người ta không muốn ngồi một mình, muốn ở giữa những người khác. Câu chuyện xoay quanh hỏa hoạn Notre Dame. Không ai cười đùa, kể chuyện tiếu lâm như thường lệ. Quầy café là nơi người ta trao đổi những câu chuyện tếu. Có người đã thu thập những chuyện tiếu lâm, những câu nói buồn cười hay ngớ ngẩn in thành sách, gọi là ‘’ Brèves de Comptoir ‘’ (Trao đổi bên quầy café) . Mặt người nào cũng buồn xo, như đưa đám. Y khoa nói tới hiện tượng trầm cảm tập thể. Dépression collective. Ông Tây bên cạnh, vốn ba hoa, nói : ‘’c’est bien triste, tout ça’’ ( đáng buồn thật ) rồi ngậm tăm cả buổi, không nói gì nữa. Một bà nói : suốt đêm hôm qua trằn trọc, không ngủ được Nghe như tiếng thở dài. Hay tiếng khóc. Sáng nay, mỗi người thấy mất mát một cái gì đó ( tuthuc-paris-blog.com ) .http://www.rfi.fr/diaporama/20190416-cathedrale-notre-dame-paris-joyau-architecture-medievale-devoree-flammes
......

Pages