Chip Trung Quốc lạc hậu 2-3 thế hệ, mục tiêu tự lực sản xuất gặp thêm trở ngại

Một nhà máy sản xuất chip của Trung Quốc ở tỉnh Giang Tô. VOA Tiếng Việt Hãng sản xuất bán dẫn Đài Loan TSMC, hiện là nhà chế tạo chip lớn nhất thế giới, vừa quyết định gia nhập một nhóm vận động hành lang mới trong đó chiếm phần chi phối là các hãng phát triển và tiêu thụ chip hàng đầu của Mỹ, South China Morning Post đưa tin hôm 12/5. Nhóm vận động hành lang này có tên là Liên minh bán dẫn tại Mỹ (SIAC). Động thái của TSMC có thể khiến Trung Quốc gặp thêm khó khăn trong việc giảm lệ thuộc vào chuỗi cung bán dẫn toàn cầu hiện do Mỹ đứng đầu, theo bản tin của South China Morning Post. Liên minh SIAC, bao gồm 65 công ty lớn trong chuỗi giá trị chất bán dẫn, công bố thành lập hôm 11/5 với mục đích trước mắt là thúc đẩy chính phủ Mỹ trợ cấp cho hoạt động sản xuất chip trên đất Mỹ, South China Morning Post tường thuật. Nắm phần chi phối trong liên minh là các hãng công nghệ Mỹ như Apple, Microsoft, Google và Intel, ngoài ra cũng có một số đối thủ nặng ký của châu Á và châu Âu trong chuỗi cung ứng đồ bán dẫn, như TSMC và MediaTek của Đài Loan, Samsung Electronics và SK Hynix của Hàn Quốc, cũng như ASML của Hà Lan, đó là hãng duy nhất cung cấp thiết bị quang khắc tiên tiến được sử dụng để sản xuất chip cao cấp. South China Morning Post dẫn thông tin trên trang web của liên minh cho biết sứ mệnh của tổ chức này là “giúp thúc đẩy nền kinh tế, cơ sở hạ tầng quan trọng và an ninh quốc gia của Mỹ bằng cách thúc đẩy sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn ở Mỹ”. Liên minh SIAC kêu gọi các nhà lãnh đạo Quốc hội Hoa Kỳ ủng hộ Đạo luật CHIPS cho Hoa Kỳ của Tổng thống Joe Biden, nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ bằng cách phân bổ một nguồn ngân quỹ trị giá 50 tỷ đô la. Các nhà phân tích cho rằng tuy bề ngoài là có mục đích vận động hành lang ở Mỹ, song liên minh này cho thấy ảnh hưởng của Mỹ đối với chuỗi cung bán dẫn toàn cầu hóa và có khả năng gây khó cho các nỗ lực của chính phủ Trung Quốc nhằm giảm sự phụ thuộc của nước này vào công nghệ của Mỹ. Tham vọng tự lực về chip của Trung Quốc “tiếp tục đối mặt với những khó khăn từ những nỗ lực gia tăng ở Mỹ nhằm đưa các công ty về nước và dựng hàng rào quanh các chuỗi giá trị và công nghệ bán dẫn”, Alex Capri, nghiên cứu sinh tại Quỹ Hinrich và là giảng viên tại Đại học Quốc gia Singapore, nói trong bài báo của South China Morning Post. Trụ sở chính của hãng sản xuất chip TSMC ở Hsinchu, bắc Taiwan (ảnh tư liệu).   Việc TSMC tăng cường đầu tư và tham gia vào việc xây dựng các nhà máy sản xuất loại chip 5 nanomet (nm) và thậm chí 3 nm tiên tiến ở Mỹ có thể tăng áp lực lên Bắc Kinh vì dường như hãng Đài Loan này sẽ không làm điều tương tự ở Trung Quốc đại lục, Capri nói. Ông nói thêm: “Điều này sẽ khiến nhiệm vụ thúc đẩy lĩnh vực chip nội địa của Trung Quốc trở nên khó khăn hơn”. Hãng sản xuất chip Đài Loan gần đây đã gây ngạc nhiên cho cả hai bên eo biển Đài Loan sau khi xác nhận vào tháng trước rằng họ sẽ chi 2,9 tỷ đô la Mỹ để mở rộng nhà máy ở Nam Kinh, sử dụng tiến trình 28 nm, là công nghệ đã chín muồi, lạc hậu hai hoặc ba thế hệ so với công nghệ mà họ dự định áp dụng ở Arizona, Mỹ. Chính phủ Trung Quốc đến nay khéo léo không công khai chỉ trích TSMC, cho dù nhà sản xuất chip này đã hợp tác với Washington trong việc áp đặt các hạn chế công nghệ đối với các công ty Trung Quốc, từ hãng khổng lồ về điện thoại di động Huawei Technologies cho đến Tianjin Phytium, là nhà thiết kế chip cho siêu máy tính của Trung Quốc. Stewart Randall, người đứng đầu bộ phận điện tử và phần mềm nhúng tại công ty tư vấn Intralink, nói rằng việc TSMC tham gia liên minh bán dẫn của Mỹ là “hợp lý” vì “tất cả các hãng khác đều như vậy, và có cơ hội kiếm được một số tiền”. Ông Randall nói tiếp: “Trung Quốc không hề có một thứ tương tự, không tập hợp được một liên minh rộng rãi gồm các công ty trên khắp thế giới”. Randall nói thêm rằng liên minh mới - SIAC - có thể giúp Mỹ và các đồng minh “duy trì vị thế dẫn đầu trước Trung Quốc lâu hơn”. Trong số 65 thành viên được liệt kê trên trang web của liên minh SIAC, không có hãng nào của Trung Quốc. Trung Quốc đang “chiến đấu” để giảm sự phụ thuộc vào công nghệ của Mỹ trong hầu hết các bước của quá trình sản xuất chip - từ công cụ thiết kế cho đến thiết bị. Nhưng cuộc “chiến đấu” chưa biết khi nào mới kết thúc vì ngay cả nhà sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc là SMIC cũng không thể sản xuất chip tiến trình 14 nm hoặc các loại có công nghệ cao hơn trên quy mô lớn. Một phần lý do là SMIC hiện không thể mua thiết bị quang khắc tiên tiến nhất từ hãng ASML, điều này khiến hãng Trung Quốc bị tụt hậu so với các hãng như TSMC của Đài Loan. Báo Nikkei đưa tin hôm 9/5 khẳng định mức độ lạc hậu của chip Trung Quốc. Tờ báo cho biết rằng trong một cuộc khảo sát của Nikkei, hầu hết trong số 7 nhà chế tạo thiết bị sản xuất đồ bán dẫn lớn của Trung Quốc đã cho biết rằng các sản phẩm chủ lực của họ là những máy sản xuất loại chip 14 nanomet đến 28 nm, lạc hậu hai hoặc ba thế hệ so với các loại chip tiên tiến trên thế giới. Một số hãng Trung Quốc cho biết rằng sản phẩm chính của họ thậm chí là các máy thuộc thế hệ còn cũ hơn nữa. Trong số các hãng trả lời khảo sát, nhiều hãng cho rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Trung Quốc đã cản trở việc họ mua các bộ phận và vật liệu từ nước ngoài. Họ cũng cho biết việc sử dụng các bộ phận và vật liệu nội địa của Trung Quốc thay cho hàng nước ngoài đã dẫn đến năng suất thấp hơn. Trụ sở của hàng ASML ở Eindhoven, Hà Lan (ảnh năm 2019).   "Máy quang khắc chính của chúng tôi là loại 90 nanomet. Loại 28 nm và 14 nm của chúng tôi vẫn còn cần cải thiện hơn nữa để tăng năng suất", một kỹ sư thuộc hãng Thiết bị vi điện tử Thượng Hải (SMEE) nói. Hãng này gần như là nhà chế tạo thiết bị sản xuất đồ bán dẫn duy nhất của Trung Quốc. Hãng này đã thương mại hóa máy quang khắc. Máy quang khắc là loại khó sản xuất nhất. Tuy nhiên, hãng chế tạo máy quang khắc lớn nhất thế giới ASML, có trụ sở tại Hà Lan, dự kiến sẽ thương mại hóa các mẫu máy có thể được sử dụng trong quy trình chế tạo các sản phẩm chip 3 nm và 2 nm. Cuộc khảo sát của Nikkei được thực hiện tại Semicon China 2021, là cuộc triển lãm thiết bị sản xuất đồ bán dẫn diễn ra ở Thượng Hải hồi tháng 3. Nikkei đã tiếp cận hơn 20 nhà sản xuất của Trung Quốc đại lục và kết quả cuộc khảo sát chỉ đề cập đến 7 công ty đưa ra câu trả lời cụ thể. Điều đáng chú ý là những người được hỏi đều thẳng thắn thừa nhận rằng việc thu nhỏ sản phẩm bán dẫn của các hãng Trung Quốc đã bị trì trệ. Đối với Trung Quốc, nguyên nhân lớn của tình trạng thiếu hụt vật liệu, máy móc liên quan đến đồ bán dẫn là các lệnh trừng phạt do Hoa Kỳ đứng đầu áp đặt đối với Trung Quốc. “Khi chúng tôi không thể có được dù chỉ là một bộ phận cốt lõi, việc phát triển sản phẩm của chúng tôi sẽ chịu tác động tiêu cực rất lớn”, viên kỹ sư của hãng SMEE cho biết. Công ty nghiên cứu IC Insights của Mỹ hồi tháng 1 dự báo rằng mức độ tự lực về đồ bán dẫn của Trung Quốc sẽ chỉ đạt 19,4% vào năm 2025. Dự báo cho thấy một bước lùi vì trước đó, hồi năm 2020, IC Insights cho rằng Trung Quốc sẽ tăng mức độ tự lực lên 20,7% vào năm 2024. Chính phủ Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình đã trợ cấp một lượng tiền lớn cho các dự án bán dẫn trên khắp đất nước cho đến năm 2020, nhưng kết quả thu về còn khá hạn chế, với nhiều dự án thất bại, bản tin của Nikkei cho biết. Bắc Kinh giờ đây hiếm khi đề cập đến mục tiêu tự lực tới 70% được nêu trong chính sách công nghiệp Made in China 2025. Sẽ không dễ dàng để ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc phục hồi khi nó có gót chân Achilles, báo Nikkei kết luận.  
......

Vaccine Johnson & Johnson cũng được để mở cho mọi người

......

"Dư luận viên" họ là ai?!

  Ngô Trường An Nhìn họ chẳng khác gì những... bóng ma.   Trong quán hủ tíu vỉa hè, 2 thanh niên tâm sự:   - A: làm nghề này lương bèo quá, chắc tớ xin nghỉ để tìm công việc khác.   - B: Thời buổi bây giờ kỹ sư, thạc sĩ còn thất nghiệp nữa là. Mình làm đây tuy lương bèo, nhưng sống cũng đủ!   - A: Đủ, đủ con khỉ! Lương tháng 3 chai, vị chi mỗi ngày có 1 xị. Nếu không chôm chĩa thêm 2 con Trâu già ở nhà thì có mà đói rả họng!   Bà chủ quán nghe vậy xen vào hỏi: - Các cậu làm nghề chi mà lương ít rứa?   - Dạ, bọn cháu làm nghề tuyên truyền viên miệng, gọi tắt là DLV đấy ạ.   - Cụ thể nghề đó làm gì? - Dạ, bọn cháu trực chiến trên mạng. Hễ đứa nào nói xấu lãnh đạo, đảng, chế độ... Là chúng cháu chấn chỉnh ngay!   - Thế à! Mấy chú khỏe mạnh vậy sao không đi bán vé số? Tôi nghe ông quan nào đó nói bán vé số mỗi tháng kiếm hơn trăm triệu đấy!   - Ôi, cụ hơi sức đâu mà nghe mấy ông đó nói. Nếu mỗi tháng kiếm hơn trăm triệu thì họ đã đưa bà con dòng tộc nó đi bán hết rồi. Khi đó mấy người tàn tật có thể bị đám quần chúng tự phát nào đó quánh cho không còn cái răng ấy chứ!   - Ơ! Nếu các chú không tin bán vé số kiếm trăm triệu mỗi tháng, thì các chú đi bán trà đá vậy. Tôi nghe ông quan nào đó tuyên bố: bán trà đá là một cách kinh doanh siêu lợi nhuận đấy!   - Cụ ơi, là cụ! Họ nói láo đấy, cụ đừng có tin!   - Ồ! Vậy thì điều này có thật nè! Bằng chứng là họ xây được biệt thự, sắm được siêu xe, của chìm của nổi vô số là nhờ họ chạy xe ôm, buôn chổi đót, lá chít... Nếu các cậu còn nghi ngờ thì cứ hỏi thẳng ông cán bộ đảng viên Phạm Sỹ Quý hoặc ông phó ban nội chính tỉnh uỷ Daklak Nguyễn Sĩ Kỹ sẽ rõ...   - Toàn là bọn dối trá, lừa bịp hết! Cụ mà tin họ coi chừng cái quần của cụ cũng bị họ lột luôn đấy!   Bà bán hủ tíu nghe vậy giận dữ: - Tôi mà tin bọn họ à? Tôi đâu có ngu! Các cậu mới là người tin yêu họ! Không tin, không yêu sao các cậu ra sức bảo vệ loại người dối trá đó? Chế độ này là do những người đó lập ra. Họ toàn là những kẻ bịp bợm, láo khoét thì chế độ họ lập ra lấy gì tốt đẹp? Các cậu thừa biết họ dối trá, vậy mà ai chỉ trích họ thì các cậu nhảy vào chửi bới! Nếu các cậu thấy họ đúng, chế độ tốt đẹp thì về dẫn dắt cả dòng họ đi buôn chổi đót, chạy xe ôm, bán trà đá... Để làm giàu mà xây dựng xhcn đi nhé.   Thật là, trên đời này chẳng có ai ngu hơn các cậu!   NGÔ TRƯỜNG AN
......

Cái quái gì đây?

Luân Lê Hôm qua tôi hỏi một bạn, bạn này là đảng viên, rất yêu chế độ cộng sản. Tôi hỏi: Giờ có hai lựa chọn đi du lịch và học tập, một là Hàn Quốc, hai là Triều Tiên, em chọn nơi nào để đi? Cô gái: Tất nhiên em không muốn ăn cỏ và gặp lãnh tụ là khóc như mưa mà chỉ để học phóng tên lửa hạt nhân rồi, em muốn sang xứ sở xứ Kim Chi Hàn Quốc. Tôi lại hỏi tiếp: Bây giờ có hai nước là Mỹ và Venezuela, em chọn quốc gia nào để sinh sống và phát triển sự nghiệp? Cô gái: Rõ ràng là em không muốn bới rác để ăn rồi. Em sẽ qua Mỹ bằng mọi cách. Tôi lại hỏi tiếp: Bây giờ có hai đất nước, là Indonesia và Malaysia, họ cấm cộng sản hoạt động. Em sẽ vẫn đeo huy hiệu hoặc cờ đảng cộng sản ra đường bày tỏ chứ? Cô gái: Dạ không. Em phải giấu đi chứ, bên đó họ tấn công người nào có biểu hiện như vậy. Giờ thế này nhé: Giữa nước Pháp bảo vệ tự do, dân chủ đến cùng và một nước Trung Quốc muốn kiểm soát, chấm điểm phân hạng công dân, em chọn nơi nào để sinh sống? Cô gái: Em không muốn làm nạn nhân của Thiên An Môn hay bị soi xét đến cả lời ăn tiếng nói và nội tạng, rõ ràng là em chọn Pháp rồi. Tôi lại đặt ra giả dụ: Giờ có hai nơi, một là Việt Nam và hai là Nhật Bản, em có chọn Việt Nam để chữa bệnh hoặc học tập không? Cô gái: Xứ sở mặt trời mọc là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của em. Em đang làm thủ tục để qua đó. Tôi đành phải nói: Sao em vừa lưu manh lại vừa khốn nạn thế? Mặc áo một đằng mà lại sẵn sàng xảo trá để đạt mục đích của mình và chỉ chọn những “đế quốc tư bản” vậy?
......

Thành Lộc người nghệ sĩ yêu nước

Le Anh   "TÔI CHỈ LÀ HẠT CÁT TRONG CÁI SA MẠC SHOWBIZ VIỆT NHU NHƯỢC"   Lời bộc bạch chính trực của Nghệ sĩ Thành Lộc, xin gửi đến những người mến mộ!   "Hồi còn làm Ban Giám Khảo của Vn’s Got Talent đến mùa thứ 2 thì có một bạn hâm mộ tại Hà Nội đã lấy chân dung tôi, Huy Tuấn, Thuý hạnh và MC Thanh Bạch ghép vào hình ảnh nhóm thầy trò đường tăng Tam Tạng đi thỉnh kinh trong Tây Du Ký để bày tỏ lòng ngưỡng mộ. Tôi có nói với bạn ấy (qua facebook thôi) rằng tôi cảm kích lòng ngưỡng mộ của bạn ấy dành cho chương trình và riêng Ban giám khảo & MC, nhưng xin đừng ghép tôi vào cái nhóm văn hoá Trung Quốc vì tôi không muốn trông thấy hình ảnh chính mình lại khoác bộ trang phục của họ để cổ suý cho một nền văn hoá của một quốc gia đang xâm lấn lãnh thổ và làm hại người dân tôi mỗi ngày trên biển đảo!   Bạn ấy bảo tôi cực đoan, chính trị là chính trị mà nghệ thuật là nghệ thuật! Tôi nói trước đây tôi cũng đã từng nghĩ như vậy nhưng bây giờ thì không, vì chính Trung Quốc cũng đã không nghĩ như vậy, họ là những kẻ xảo ngôn nên ta không cần phải tôn trọng và hãy lấy hình ảnh tôi ra khỏi bức ảnh ấy, người bạn này đã tỏ ra thất vọng và miệt thị tôi khá nặng! Lúc đó tôi có nghĩ chắc bạn này là 1 dư luận viên.   Trong đợt kỷ niệm cho sự kiện của một hội chuyên nghành về sân khấu, người ta muốn dựng lại một số vở kịch lừng danh của nhà hát sân khấu nhỏ 5B mà một thời tôi đã gắn bó tài nghệ mình nơi đó, chỉ là một đợt hoạt động mang tính sự kiện thôi nhưng trong đó có vở Lôi Vũ (tác giả Tào Ngu – Trung Quốc) mà tôi đã thành công nhiều với vai Chu Xung. Tôi từ chối tham gia cũng vì lý do trên, không thể khác!   Không thể viện lý do nghệ thuật khác với chính trị để chính mình tự làm tổn thương lòng tự trọng dân tộc của mình. Khi hai quốc gia còn là bạn bè tôn trọng chủ quyền của nhau thì nghệ thuật còn làm thăng hoa nhau được, chứ ai lại có thể đi tôn vinh văn hoá của một quốc gia nó bắn giết dân ta, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của ta từng ngày từng giờ được? Tôi đã nói rõ quan điểm của mình như vậy với ban tổ chức và không hiểu sao sau đó đợt sự kiện đó cũng ngưng lại luôn, chắc vì không có kinh phí chứ không phải là từ tôi, tôi chỉ là hạt cát trong cái sa mạc showbiz Việt nhu nhược nầy!   Cũng như có lần tôi từ chối làm đại sứ hình ảnh cho một sản phẩm của Trung Quốc (họ đài thọ tôi du lịch miễn phí bên đó) thì cũng có vài người bảo tôi dại đã để vuột khỏi tay 1 cây cờ !!!   Rồi bây giờ là một danh sách dài ngoằng các tài tử minh tinh điện ảnh và nghệ sĩ của Trung Hoa lục địa mà “thần dân” xứ Việt chết mê chết mệt đã lên tiếng ủng hộ cái gọi là “đường lưỡi bò” láo xược trên biển Đông của chính quyền Trung Quốc, họ phản đối phán quyết của toà án quốc tế, bất chấp luật pháp và đi ngược lại với lương tri thế giới. Những cái tên như Phạm Băng Băng, Triệu Vy, Huỳnh Hiểu Minh, Lục Tiểu Linh Đồng… vốn đã xem chúng ta là thần dân của họ, tài nguyên nước ta là tài sản của quốc gia họ từ bao đời nay rồi! Vậy có đúng là nghệ thuật kinh tế đi trước để lót đường cho chính trị và xâm lược đi sau không?   Các văn nghệ sĩ, các fans hâm mộ những soái ca, tỉ tỉ, những thứ ngôn tình hay nam thần ngọc nữ gì đó…..hãy tỉnh táo và sáng suốt mà lo bảo vệ những giá trị văn hoá Việt còn sót lại trong mong manh và chỉ có chúng ta mới là những người phải thể hiện lòng tự tôn dân tộc mình. Tôi không kêu gọi kỳ thị mà tôi kêu gọi sự thức tỉnh! "   Nghệ Sĩ Thành Lộc  
......

Lời sám hối của Linh mục Gioan Đinh Xuân Nguyên (Thanh Lãng)

Hoài Thạch Sơn   Linh mục Gioan Đinh Xuân Nguyên (Thanh Lãng)   Sinh ngày 23 tháng 12 năm 1924 tại Tam Tổng, Nga Sơn, nay là xã Nga Liên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Thuở nhỏ học ở trường làng, đến năm 12 tuổi thi vào Tiểu chủng viện Ba Làng. Năm 1945, thi đậu Tú tài, đi giúp xứ. Năm 1947, học triết tại Đại chủng viện Xuân Bích (Hà Nội). Năm 1949, được cử sang học tại Trường truyền giáo Roma (Ý) Thụ phong Linh mục ngày 20 tháng 12 năm 1953.   Sau đó, Thanh Lãng theo học văn chương và đỗ Tiến sĩ tại Đại học Fribourg, Thụy Sĩ.   Năm 1957 về nước, được bổ nhiệm làm Giáo sư tại Tiểu chủng viện Tân Thanh (Bảo Lộc, Lâm Đồng), đồng thời giảng dạy tại Đại học Văn khoa Huế, Đại học Văn khoa Sài Gòn từ năm 1957 đến 1975. Từ tháng 5 năm 1975, chuyển sang lãnh vực ngôn ngữ tại Viện Khoa học xã hội Thành phố HCM.   Ngày 17 tháng 12 năm 1988, giáo sư Thanh Lãng qua đời tại Thành phố HCM, sau một thời gian ngắn lâm bệnh   Là một trong số những trí thức miền Nam tiếp tay cho CSBV   Lm. Thanh Lãng, Trưởng Ban Văn chương Việt Nam tại Văn khoa Đại học Sài Gòn. Ông viết báo chống chính quyền; với tư cách Chủ tịch Văn bút Việt Nam, ông đòi chính quyền thả nhà văn VC Vũ Hạnh; ông nổi bật trong “Ngày kí giả đi ăn mày”; ông hung hăng trong vụ đuổi Đức Khâm Henri Lemaitre và vụ chống Đức Giám mục Nguyễn Văn Thuận về làm Tổng Giám Mục phó Sài Gòn.   Nhưng đến cuối đời, Lm. Thanh Lãng đã thành khẩn sám hối!   Gs. Nguyễn Văn Lục, đã công bố một phần bản di chúc 13 trang của Lm. Thanh Lãng trao cho Gs. Nguyễn Văn Trung, nguyên văn như sau:   “Tôi xin công khai sám hối với Chúa và Hội thánh Toàn cầu và Việt Nam. Lạy Chúa xin tha thứ cho con mọi lầm lẫn và ban cho con lòng tin, lòng trông cậy và ơn tha thứ. Tôi xin công khai sám hối xin lỗi Đức cha Nguyễn Văn Thuận, xin Chúa giữ gìn và trả công cho Đức cha. Tôi xin công khai sám hối xin lỗi tất cả và tình anh em linh mục mà tôi vô tình hay cố ý, làm mất lòng. Tôi xin công khai và xin lỗi toàn thể dân Chúa mà tôi hối tiếc là chưa được phục vụ trong Mục vụ. Tôi xin mọi người tha tội cho tôi để Hội Thánh và Chúa tha tội cho tôi”.   Ngày 28-11-1988, Đinh Xuân Nguyên, Thanh Lãng”.
......

Phần Lan sẽ "xóa sổ" các môn học Toán, Lý, Hóa.

Trông nước người mà ngậm ngùi nghĩ đến nước ta...Niềm mơ ước một nền Giáo dục “dùng được” cho con cháu đời sau....   Gần đây, chính phủ Phần Lan, một trong những đất nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới, đã quyết định thực hiện một cuộc “cách mạng” trong dạy và học khi “xóa sổ” các môn học toán, lý, hóa, lịch sử… truyền thống, thay vào đó là phương pháp dạy học theo những chủ đề rộng hơn.   Theo sáng kiến này, những giờ học theo từng môn riêng lẻ như trước đây sẽ không còn tồn tại, thay vào đó, học sinh Phần Lan sẽ được mặc sức thảo luận, khám phá, tìm hiểu về những chủ đề mang tính hiện tượng bao quát hơn, chẳng hạn như chủ đề về Liên minh châu Âu.   Trong những giờ học theo chủ đề này, học sinh sẽ không phải tập trung ngồi trong lớp học để nghe giảng mà có thể tụ tập bàn luận dọc hành lang hoặc lên mạng tìm hiểu, thu thập thông tin theo yêu cầu “học mà chơi, chơi mà học”.   Chẳng hạn như thay vì ngồi học môn lịch sử, giờ đây học sinh Phần Lan có thể tham dự lớp học tìm hiểu về Liên minh châu Âu với đầy đủ các kiến thức về lịch sử, xã hội và kinh tế, và thay vì học toán, học sinh sẽ được yêu cầu thực hiện các phép tính về thuế.   Ngoài ra, trường học cũng sẽ tổ chức các lớp theo chủ đề hướng nghiệp, chẳng hạn như rèn luyện kỹ năng toán học, ngoại ngữ, viết và giao tiếp cho học sinh khi thực hành điều hành một quán cà phê. Những kỹ năng này sẽ được nâng cao mức độ phức tạp tùy theo từng cấp học của học sinh.   Lý do để Phần Lan áp dụng sáng kiến này là họ muốn cho học sinh làm quen với những thách thức thực tế của môi trường làm việc trong “xã hội hiện đại”. Trong xã hội đó, giáo dục không còn mang giá trị trang bị kiến thức nữa, mà được coi là chứa đựng giá trị công cụ cho nền kinh tế.   Ông Pasi Silander, người phụ trách lĩnh vực phát triển của thủ đô Helsinki giải thích: “Điều chúng tôi cần hiện nay là một loại hình giáo dục khác để chuẩn bị cho các em tham gia môi trường làm việc”.   “Thanh niên bây giờ sử dụng các loại máy tính hiện đại. Trước đây các ngân hàng có rất nhiều nhân viên ngồi cộng các con số, nhưng giờ đây điều đó đã hoàn toàn thay đổi. Bởi vậy chúng tôi cũng phải có những thay đổi nền giáo dục vốn rất cần thiết cho xã hội công nghiệp và hiện đại”, ông nói thêm.   Hiện những học sinh Phần Lan trên 16 tuổi đã không phải học các môn học cụ thể, bởi vậy người dân nước này có vẻ như đã sẵn sàng để thực hiện một cuộc cách mạng giáo dục chưa từng có.   Hệ thống giáo dục mới này của Phần Lan cũng có những thay đổi nhất định để khuyến khích hành vi giao tiếp và tương tác trong lớp học. Thay vì thụ động ngồi nghe và chép bài, giờ đây học sinh có thể được chia thành từng nhóm nhỏ, hợp tác với nhau để thực hiện các dự án chứ không còn phải một mình làm bài tập như trước đây.   Bà Marjo Kyllonen, người phụ trách cuộc “cách mạng giáo dục” này, tuyên bố:   “Chúng ta cần phải có cách nghĩ khác về giáo dục và thiết kế lại hệ thống để chuẩn bị cho học sinh thích ứng với một tương lai nơi các kỹ năng là vô cùng cần thiết”.   Bà giải thích thêm: “Hiện có rất nhiều trường học vẫn áp dụng phương pháp giáo dục cũ có từ những năm 1900, nhưng nhu cầu nhân lực hiện nay đã khác, và chúng ta cần thứ gì đó phù hợp hơn cho thế kỷ 21”.   Mặc dù việc thực hiện cuộc “cách mạng” này không hề dễ dàng, nhưng đến nay khoảng 70% giáo viên trung học ở thủ đô Helsinki của Phần Lan đã được tập huấn thành công phương pháp mới, và chương trình này đang dần được áp dụng ra khắp toàn quốc.   Một quan chức giáo dục của Phần Lan nhấn mạnh: “Chúng tôi muốn biến Phần Lan thành quốc gia đi đầu trong các giải pháp ‘học mà chơi, chơi mà học’ cho học sinh”.   Nguồn: ANDREA HUYNH  
......

Em ước mơ gì?

Diễn tập Dưỡng Sinh Cổ Truyền Thiên Địa Việt Nam   Ước Mơ Việt Tân - - Ngọc Hoà|   “....Em ước mơ mơ gì tuổi mười lăm, tuổi mười sáu. Em ước mơ không nhiều, xin một điều yêu dấu: Không ước mơ xa xôi, ước mơ được nên người. Cô gái yêu nước Việt bước chân theo giống nòi….“ ​ Phạm Duy   Vào ngày chủ nhật , 25.04.2021, vừa qua ở Los Angeles, U.S.A, mặc dù vẫn còn trong mùa đại dịch Covid-19, buổi lễ trao giải Oscar đã được diễn ra rất long trọng. Khuôn mặt nổi nhất trong lần giải Oscar này là nữ đạo diễn Chloé Zhao, 39 tuổi, người Trung Quốc, đã thắng với cuốn phim “Nomadland“. Nữ đạo diễn Chloé Zhao gốc Hoa đoạt giải Oscar   Đáng lý nước Trung Quốc phải vui mừng vì đây là một cơ hội để được “quảng cáo“ không tốn một xu cho nước họ, nhưng KHÔNG! Buổi nhận giải Oscar này không những đã không được chiếu trực tiếp ở China, mà trong mạng họ cũng xóa hết những bình luận về phim “Nomadland“ cũng như về cô Chloé Zhao và dán cho cô “nhãn hiệu“: Kẻ Phản Động.   Lý do là vì vào năm 2013, lúc đó Chloé Zhao còn là một thiếu niên và đang học trong một nội trú ở Anh quốc, đã phát biểu với tờ báo New York: “Trung quốc là một nước… đầy giả dối. Những gì tôi đọc, nghe qua đài của nhà nước đều không đúng sự thật.“   Khi đọc và nhìn thấy hình cô Chloé Zhao trên màn ảnh ti-vi, tôi rất cảm phục: Một cô gái mảnh khảnh, mắt rất sáng và miệng cười rất tươi. Cô làm tôi liên tưởng đến bà Aung San Suu Kyi của Miến Điện lúc còn trẻ. Họ có một điểm giống nhau là: Muốn có sự thay đổi Chân Thiện Mỹ hơn cho đất nước họ.   Nhìn về Hongkong, Thái Lan, Miến Điện…. và những phong trào tranh đấu cho khí hậu như “Fridays for Future“ chúng ta thấy chỗ nào cũng là người trẻ đi đầu. Thật đúng khi người ta nói „người trẻ là rường cột của đất nước.“   Tôi uớc mơ cho thế hệ trẻ ở Việt Nam có điều kiện sinh sống trong môi truờng thể chất và tinh thần lành mạnh. Nhờ đó họ có cơ hội phát huy được mọi tiềm năng sáng tạo trong những lãnh vực khoa học, nghệ thuật và thể thao. Lúc đó chắc chắn nguời trẻ Việt Nam sẽ có mặt trong hàng ngũ những nguời góp công cho cộng đồng nhân loại, đuợc trao các giải công nhận như giải Nobel, giải Olympia và các giải văn nghệ thuật khác! Diễn tập Dưỡng Sinh Cổ Truyền Thiên Địa Việt Nam #ướcmơviệttân  
......

Tự răn mình

  Lê Hoài Anh   1. Người bị oán hận không đau khổ, người oán hận người khác lại chịu thương tổn nghiêm trọng. Thế nên, tuyệt đối không nên hận người để rồi tự hại mình.   2. Nếu có người lăng mạ nguyền rủa bạn, không nhất thiết phải quay đầu lại xem người đó là ai. Hãy thử nghĩ sâu sắc một chút mà xem, giả sử một con chó điên cắn bạn một cái, lẽ nào bạn cũng cần phải hạ mình cúi thấp sát đất chỉ để cắn trả lại nó một cái?   3. Không tranh luận với kẻ ngốc, nếu không sẽ không thể biết rõ ai là kẻ ngốc.   4. Học lực là một tấm huy chương đồng, năng lực là tấm huy chương bạc, nhân duyên, các mối quan hệ xã hội của con người là huy chương vàng và tư duy đứng trên tất cả những tấm huy chương nói trên.   5. Người thành công không thắng ở điểm xuất phát mà thắng ở những bước ngoặt.   6. Tiền có hai loại: Khi tiêu hết, đó là tiền, là tài sản. Không tiêu hết, đó là “giấy”, là di sản.   7. Bộc lộ sự nóng nảy ra ngoài, đó gọi là bản năng. Kìm nén sự nóng nảy vào bên trong, đó gọi là bản lĩnh.   8. Cuộc sống không có tình yêu giống như một hoang mạc. Khi bạn tặng hoa hồng cho người khác, tay bạn tự khắc cũng sẽ thơm. Cần lĩnh hội được rằng “yêu người khác thực ra là yêu chính mình”. Hãy để tình yêu giống như ánh nắng buổi chiều sưởi ấm trái tim mỗi con người.   9. Xinh gái, đẹp trai nhưng bản thân không biết, đó chính là khí chất. Có tiền, tài hoa nhưng người khác không biết, đó chính là tu dưỡng.   10. Duyên phận là một cuốn sách, nếu lật giở mà không để tâm sẽ bị lướt qua, đọc quá chăm chú sẽ khiến người ta rơi nước mắt.   11. Hãy cảm ơn người nói cho bạn biết khuyết điểm của bạn, chỉ có người nói cho bạn khuyết điểm của bạn một cách chân thành mới là người đối tốt với bạn.   12. Đừng nói dối vì nói một câu dối gian lại phải bịa đặt ra mười câu gian dối khác để bù đắp. Bạn có cần phải khổ như vậy?   13. Trả thù không thể hóa giải thù hận, chỉ có khoan dung, tha thứ mới có thể làm được việc đó. Hãy cố gắng để cuộc sống của chính mình được thanh thản.   14. Quản lý tốt cái miệng, không nên ăn nói hàm hồ, vì một phút vui vẻ nhất thời mà tùy tiện phát ngôn.   “Lương ngôn nhất cú tam đông noãn, thương nhân nhất ngữ lục nguyệt hàn” – ý chỉ một câu nói tử tế có thể làm ấm lòng người 3 mùa đông, một câu nói tổn thương khiến người ta sống giữa tháng 6 mà cảm thấy lạnh. Trước khi nói, cần dùng cái đầu để suy nghĩ thận trọng, nói nhiều không có lợi, không đưa chuyện thị phi sẽ không khiến người khác ghét bỏ, tự nhiên sẽ có thể hóa địch thành bạn.   Hãy nhớ kỹ rằng, để hủy hoại một người, đôi lúc chỉ cần một câu nói, nhưng để bồi dưỡng một người thì cần ngàn âm vạn ngữ. Vì thế cho nên chúng ta nên chăng chỉ nói những lời lưu đọng tình người.  
......

Bản Án Tử Hình

Khôi An Lời Giới Thiệu của Khôi An: Đây là một câu chuyện có thật, đã được nhân vật chính cho phép ghi lại và phổ biến. Hiện nay, nhân vật chính đang sống ở Mỹ, bên cạnh các con cháu thành đạt và hết lòng thương yêu Cô. Ngoài chuyện kể về con đường phấn đấu đem các con sang Mỹ của một người mẹ, câu chuyện còn ghi lại nhiều chi tiết trung thực trong bối cảnh xã hội miền Nam Việt Nam ngay sau tháng Tư, 1975, cũng như tấm lòng của người dân miền Nam đối với nhau trong gian đoạn vô cùng đen tối đó.  Nhân kỷ niệm 30 tháng Tư, 2021, người viết xin đăng câu chuyện này như một lời tưởng nhớ các cựu chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã chết trong tù ngục, và tôn vinh các người vợ suốt đời làm hậu phương sắt son, mạnh mẽ.   ** Mắt tôi mờ đi, tờ giấy nhòe ra. Hàng chữ run lên, uốn éo như con rắn độc. Nó phóng tới, mổ vào giữa tim tôi.  “Xử phạt: Trần Văn Bé - Tử hình.” Giọng nói run rẩy của tôi vang lên như âm thanh từ một cơn ác mộng, “Má nhận tin này hồi nào?” Mẹ chồng tôi còn mếu máo thì cô em chồng nghẹn ngào đỡ lời, “Từ tháng Năm, nhưng Má chưa dám nói với chị…”  Mẹ chồng tôi chùi nước mắt, phân trần, “Má tính đi kiếm cho ra mộ chồng con rồi mới nói cho con biết. Bởi vậy, hổm rày con đòi đi kiếm chồng, Má biểu để Má kiếm cho. Má sợ con chịu không nổi khi đối mặt với tụi công an… Con ơi, bữa đưa tin tụi nó làm dữ lắm! Công an phường, công an quận, công an thành phố kéo lại cả bầy. Tụi nó đưa ra tờ giấy này ra, biểu Má ký nhận. Lúc đầu Má không chịu ký, vì Má nghĩ ký nghĩa là chấp nhận rằng thằng Hai đáng bị xử tử. Tụi nó hăm dọa Má, nhắc tới thằng Ba còn đang bị tù ngoài Bắc. Má sợ tụi nó đem thằng Ba ra bắn luôn nên phải cắn răng ký tên lãnh án tử hình của con mình. Má đứt từng khúc ruột, con ơi…” Mẹ chồng tôi nghẹn lời, bà khóc nức nở.   ** Thế là hết! Anh Bé đi tù tháng 6 năm 1975, sau đó tôi chỉ nhận được ba lá thư của anh. Lá cuối cùng đề tháng 2, 1976, gởi từ trại Suối Máu, Biên Hòa. Sau đó, anh bặt tin.  Tôi chờ đợi mòn mỏi, lên xuống trạm công an cả chục lần, hỏi gì họ cũng trả lời không biết. Cuối cùng, tôi nhất quyết làm đơn khiếu nại.  Lúc đó, tôi và sáu đứa con - đứa lớn nhất mười một tuổi, đứa nhỏ nhất mới lên hai - đang nương náu trong một mảnh vườn hẻo lánh tại Mỹ Tho. Vì vậy, tôi dùng nhờ địa chỉ nhà Mẹ chồng ở Sài Gòn. Cả chục lá đơn gởi tới trại tù Suối Máu đều như biến vào khoảng không, chẳng còn một chút tăm hơi.  Trại tù không trả lời thì tôi hỏi cấp trên; tôi mày mò kiếm địa chỉ của hai “Tòa Án Nhân Dân” ở Sài Gòn và Hà Nội rồi gởi đơn tới cả hai nơi đó. Thời miền Nam vừa mất, cây củi cũng mắc, mua một con tem là thâm vào tiền mua gạo cho các con, nhưng tôi vẫn cắn răng bớt miệng con để gởi đi mấy chục lá đơn, từ tháng này qua tháng khác. Cuối cùng, nhà cầm quyền Cộng Sản cũng phải trả lời. Ngày 10 tháng Năm, 1977, họ gởi thư về nhà Mẹ chồng tôi. Để xác nhận rằng: họ đã giết chồng tôi. Cô em chồng đưa tay đỡ vai tôi cho tôi khỏi gục xuống. Sáu đứa con sợ hãi chạy lại vây quanh, tôi chỉ nói được mấy tiếng “Ba chết rồi!” rồi khóc ngất. Lũ trẻ thấy vậy cũng khóc òa lên, thằng lớn nhất ôm lấy con em kế, bệu bạo nói “Vậy là Ba không về nữa!” Sau vài ngày ở nhà Mẹ chồng, tôi lại phải gượng đứng lên, dắt đám con về căn chòi trống huơ, trống hoác, nóc dột, tường xiêu ở Mỹ Tho. Mẹ chồng tôi sợ tôi chết thì bà sẽ không nuôi nổi bầy cháu, còn cha mẹ ruột thì lo tôi sẽ phát điên. Tuy vậy, Mẹ chồng tôi không đủ sức cưu mang bảy mẹ con tôi và cha mẹ tôi cũng chỉ dám ghé thăm vài ngày rồi đi về. Thời đó, mỗi tuần người dân đều phải đi họp tổ dân phố để công an điểm danh, ai đi đâu cũng phải xin phép, vì thế không người nào dám đi lâu, sợ công an kiếm cớ làm khó dễ. Ngày mẹ chồng tôi làm lễ phát tang anh Bé ở Sài Gòn, tôi chỉ đủ tiền mua ba tấm vé xe cho thằng con trai lớn nhất, đứa con gái út, và tôi. Họ hàng phần vì không có tiền đi xa, phần vì sợ liên lụy với “tử tù” nên không ai dám tới.  Ngoài ba mẹ con tôi, đám tang chỉ có mẹ chồng và hai cô em ruột của anh. Sau ngày giao bản án tử hình, công an khu vực dòm ngó nhà chồng tôi như chồn cáo rình chuồng gà; vì thế, ngay cả trên bàn thờ của anh chúng tôi cũng không dám chưng bày nhiều.  Di ảnh của anh đứng sau dĩa trái cây lỏng chỏng, một bát nhang hiu hắt và hai cây đèn cầy leo lét. Trước bàn thờ, bốn người đàn bà đầu tóc rũ rượi quỳ bên hai đứa nhỏ xanh xao, ngơ ngác. Chỉ có tiếng nhà sư đọc kinh nho nhỏ, còn chúng tôi phải kềm tiếng khóc trong lồng ngực, nuốt ngược nỗi đau vào lòng. Anh Bé sống ở khu xóm đó từ nhỏ, ai cũng biết và thương mến anh, cho nên bà con lối xóm kéo đến rất đông, nhưng không ai dám bước vô nhà. Họ giả làm kẻ tò mò đứng trước cửa, nhưng suốt buổi lễ họ lén dùng tay áo quẹt nước mắt, và nhìn chúng tôi bằng những cặp mắt đỏ hoe, ứa tràn thương xót. Tôi quỳ ở đó, dật dờ nửa mê, nửa tỉnh.  Những hình ảnh cuối của anh trở về trong đầu tôi. Chiều 30 tháng 4, 1975, anh lái xe Jeep đến nhà cha mẹ tôi ở thành phố Mỹ Tho, nơi tôi đem sáu đứa con thơ từ khu cư xá sĩ quan ở Bình Dương về nương nhờ trong cơn hỗn loạn. Tóc anh rối bời, mặt anh bơ phờ, nhưng anh vẫn mặc quân phục trên người. Anh ôm hôn từng đứa con, rồi nói với Ba tôi, “Ba cho con gởi vợ con của con.”  Ba tôi đã nghẹn ngào hứa, “Con đừng lo, vợ con của con ở đây với Ba Má, rau cháo có nhau. Con đi đâu cũng vậy, khi con trở về đây, vợ con của con sẽ còn đầy đủ.”  Trước mặt Ba Má tôi, anh ngại ngùng không ôm tôi lần cuối. Anh chỉ xiết tay tôi, dặn dò tôi giữ sức khỏe và cố lo cho các con. Tôi quá bàng hoàng, lo sợ nên chỉ biết nghẹn ngào nhắc anh hết sức giữ gìn tánh mạng. Anh lưu luyến thêm một lát rồi quay đi.  Tôi đứng chết lặng ở bậc cửa.  Anh leo lên xe, rồ máy. Xe chuyển bánh. Chạy đi. Xa dần. Rồi mất hút.  Tôi cảm thấy một phần thân thể mình vừa bị chặt lìa ra… Sau này tôi mới biết anh đã lái xe về nhà mẹ ruột ở Sài Gòn và trốn ở đây cho tới ngày đi trình diện “học tập cải tạo”.  Mới hai năm qua mà tôi đã mất anh, con tôi đã mất cha. Người ta giết anh vì tội “trốn trại cải tạo nhằm mục đích phản Cách Mạng.” Độc ác hơn nữa là họ không thông báo gì cho thân nhân. Mạng sống của anh, của những người tù, và nỗi đau của gia đình họ, đối với người cầm quyền không có ý nghĩa gì!  Mãi hơn một năm sau từ ngày bắn anh, có lẽ vì mấy chục tờ đơn tìm chồng của tôi, họ mới gởi Tờ Trích Lục Án Hình về nhà. Tờ giấy đánh máy một cách cẩu thả vào tháng 5, 1977 đã đề sai ngày của phiên toà xử tử anh là 10 tháng 4, 1977, trễ một năm. Tôi ngước nhìn anh trong uất nghẹn. Anh cũng đang đau đáu nhìn tôi. Có phải mắt anh long lanh vì nỗi đau cắt ruột, hay chỉ là màn lệ chan hoà từ mắt tôi?   ** Sau khi về lại Mỹ Tho, tôi nằm bẹp trên võng, không khóc nhưng nước mắt nóng hổi tuôn ra như vắt hết sức sống của tôi.  Lòng tôi nặng trĩu niềm đau, nỗi hận. Trong đầu tôi vang vang những lời oán trách số phận, nguyền rủa bọn giết người. Chồng tôi cả đời thanh liêm, đi lính Việt Nam Cộng Hoà tới lon Thiếu Tá mà vẫn không mua được cho vợ con một căn nhà riêng, tại sao anh phải chết tức tưởi như vậy?  Làm vợ lính, tôi đã nhiều lần nghĩ đến việc chồng tử trận, nhưng thà anh hy sinh trong cuộc chiến để các con còn được hãnh diện, để tôi còn được an ủi.  Bây giờ chiến tranh chấm dứt rồi, chồng tôi đã phải mang thân tù tội, tại sao người ta còn giết anh? Tại sao họ đẩy mẹ con tôi thành “thân nhân của tử tội”, lớp người cô đơn, khốn cùng nhất trong cái xã hội đầy móng vuốt này?  Ngày tiếp ngày trôi qua trong cơn đau, mí mắt tôi sưng vù, rát bỏng, tiếng các con réo gọi nghe xa xôi như vọng lại từ một thế giới khác, tôi nghe nhưng không thể nào trả lời nổi. Tôi nằm đó, dật dờ giữa hai bờ sống, chết.  Một buổi trưa, không biết là bao lâu sau, tiếng khóc thảm thiết của hai đứa con nhỏ nhất kéo tôi ra khỏi cơn mê sảng. Tiếng than đói của hai đứa bé xoáy vào tim tôi, nhắc rằng tôi còn bổn phận với sáu đứa trẻ thơ.  Tôi ngồi bật lên, quơ tay tìm con và ôm siết chúng vào lòng. Giữa ban ngày mà trước mắt tôi tối đen. Không! Con không thể mù, con không thể chết! Xin Trời giúp con! Xin cứu con để con của con được sống!  Nhờ Trời thương và chắc anh vẫn theo phù hộ nên tôi hết bệnh, dù không có thuốc men gì. Tôi lết ra vườn, mò mẫm trồng rau, trồng khoai nuôi con. Năm tháng rơi lặng lẽ như những sợi tóc của tôi rụng tơi bời trong cơ cực. Tay chân tôi khẳng khiu, trầy trụa, bầm dập, nhưng những vết thương đó không thấm thía gì với cái đau ở trong lòng.  Ở miệt vườn hẻo lánh, sự kìm kẹp của chính quyền địa phương khủng khiếp gấp mấy lần ở những thành phố lớn; công an mà dòm ngó, trù dập ai thì người đó không ngóc đầu lên nổi. Trong đám dân quê mùa, chất phác, gia đình có thân nhân là sĩ quan “Ngụy” đang ở tù đã là một điều ghê gớm, nói gì tới chuyện là con cái của người tử tội.  Thời đó, nhà trường cứ vài tuần lại bắt học sinh khai lý lịch, vì thế mỗi niên học các cháu đem về mấy chục tờ lý lịch nhờ tôi viết. Lúc nào tôi cũng khai là “Cha mất tích”, và các con tôi được dạy đi dạy lại rằng không bao giờ hé môi với ai về cái chết của cha.  Vậy mà cũng có lần chúng tôi xém bị lộ!  Tết Trung Thu năm 1977, trường học phát quà cho con của gia đình liệt sĩ. Thằng bé thứ Năm nhà tôi mới vô lớp Một, không biết nghe ai giải thích “liệt sĩ” là những người đi lính đã chết, thế là nó tính chạy lên lãnh quà.  May mà cô giáo của nó quen với tôi, cô thấy nó nhớm đứng lên, vội đè vai bắt nó ngồi xuống. Hôm đó thằng nhỏ tủi thân và thèm quà, khóc tức tưởi cả buổi chiều. Tôi xót cho các con ngây thơ mà phải chịu quá nhiều thiệt thòi, dồn nén, phải sống trong hất hủi, phải thèm khát từ miếng ăn tới tình thương. Đêm đó, tôi khóc trắng.   **  1979. Nước ngập cao. Hút mắt chỉ thấy làn nước đục ngàu, lềnh bềnh rác rến. Những cây chuối chỉ còn lú lên chút ngọn run rẩy bên những cành mận trụi lủi, khẳng khiu đang vật vã trong gió.  Trời vẫn mưa! Mưa như xối nước.  Trên mấy bộ ván chồng lên nhau, tôi và sáu đứa nhỏ nằm, ngồi lủ khủ bên đống chăn mền, quần áo, bếp lò, chén dĩa - tất cả tài sản còn lại của bảy mẹ con. Cơn bão đã kéo dài gần một tháng, nước sông Tiền dâng ngập hết ruộng vườn, cuốn băng đi công sức mẹ con tôi vật lộn với mảnh đất này trong gần bốn năm trời kể từ tháng Tư, 1975. Mưa càng lúc càng nặng hột. Gió xoáy mạnh, rít lên như oán trách, như thay tôi than tiếc cho công sức của mẹ con tôi đang trôi theo giòng nước. … Như lời đã hứa, sau tháng 4, 1975, Ba Má tôi hết lòng bao bọc mẹ con tôi. Nhưng vai gầy không thể chống được cả bầu trời đang đổ sụp, sức lực của hai cụ già không thể nào đỡ nổi trận hồng thủy của cuộc đổi đời.  Nhà cầm quyền Cộng Sản bắt cha mẹ tôi phải nạp hết ruộng cho Hợp Tác Xã rồi mỗi tháng chúng phát cho mấy ký gạo vừa đủ cho hai người già sống cầm hơi.  Bảy mẹ con tôi không có tên trong “hộ khẩu” nên trở thành những người “ngoài pháp luật”, sống lây lất bên lề xã hội. Mỗi ngày, Ba Má tôi thu mót hoa màu trong vườn, rồi đem bán để mua gạo chợ đen về nuôi cháu.  Sau mấy tháng tôi không thể chịu được cảnh cha mẹ khổ sở, lo lắng, chạy ăn từng bữa vì mình nữa. Tôi đành đem các con về ở tại năm công đất vườn do ông nội của chồng tôi chia cho anh từ thời anh còn trẻ.  Ngày mẹ con tôi dắt díu nhau ra đi, tôi không dám quay đầu nhìn lại, sợ ba má tôi thêm nát lòng. Tôi cắm đầu bước, nước mắt ràn rụa. Tôi gọi tên anh, xin anh giúp sức cho người vợ mỏng manh, yếu ớt, chưa bao giờ biết cầm cái cuốc, cái cày… Khu vườn thiếu người chăm sóc chỉ có thưa thớt vài cây mận, bà nội chồng thương nên cho thêm ba công ruộng ven để tôi kiếm gạo nuôi con. … Tôi nắm một đầu chiếc gầu giai, đầu bên kia thằng Hai và con Ba - đứa mười một tuổi, đứa tám tuổi mím môi giữ. Trời nắng như đổ lửa, mặt tôi ướt đẫm mồ hôi; phía bên kia, dưới vành nón lá rách nát, hai đứa con tôi mặt đỏ bừng như lên cơn sốt. Chúng tôi múc từng gàu nước từ con rạch cạn, tạt vào những cây lúa đèo đẹt đứng gục đầu trên mảnh ruộng nứt chân chim. Mùa đầu tiên trời hạn, sau khi trả tiền mướn trâu, tiền công cấy, tiền phân bón, tiền thuốc trừ sâu, tiền đóng thuế cho nhà nước, chúng tôi không còn một hột lúa mà ăn, đành đi vay mượn chờ năm tới.  Mùa kế, tôi chỉ dám mượn tiền để trả công cày rồi cố gắng tự làm đủ thứ việc, hy vọng cuối mùa thu được chút gạo sống qua ngày. Tôi học cách nhổ cỏ, rải phân, cấy lúa. Ngày ngày tôi bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Có lần tôi khiêng bình thuốc trừ sâu to hơn một vòng ôm đi xịt quanh ruộng. Bình thuốc lớn che khuất mặt, tôi không thể thấy thuốc xịt đều hay không nhưng vẫn nghiến răng tha cái bình đi xịt hết một vòng. Làm xong, tôi run run leo lên bờ ruộng thì bình thuốc đẩy tôi té ngược ra sau. Tôi nằm ngửa như con nhái bén ôm bình thuốc bự chảng, hên là đất ruộng không quá cứng nên tôi không bị thương. Lần đó, đám con tôi phải xúm lại kéo cả bình và tôi lên bờ ruộng. Không hiểu vì cày không sâu, cấy không đúng, phân không đủ, thuốc không đều, nước không đẫm, hay vì vận mạng của chúng tôi lúc đó đang tối tăm nên đất ruộng cũng không chịu hợp tác với mẹ con tôi. Tôi thất thu ba năm liên tiếp, nợ sau chồng lên nợ trước, cuối cùng tôi phải thế ruộng để trừ nợ, mẹ con rút về kiếm ăn trên mấy công vườn xơ xác. Khai mương, đào đất, trồng cây, tưới bón, tất cả chỉ có tôi và hai đứa con lớn lăn lộn làm, còn mấy đứa nhỏ đành bỏ liều trong lều.  Có một lần tôi hái mận đem ra chợ bán, đường xa nên mãi tối mịt mới về. Về tới nhà, thấy thiếu thằng Năm, tôi hoảng hồn chạy ra vườn, nhảy xuống mương tìm. Con mương không sâu lắm, chỉ để lấy nước tưới cây, nhưng cũng làm tôi lo lắng từ ngày mới về đây. Nước dưới mương ngập tới gần bắp vế, tôi vừa gọi tên con vừa khom người mò. Đụng thấy một vật tròn cứng như đầu người, tôi hét lên rồi vật ra chết giấc. Cũng may là lưng tôi dựa vô bờ mương nên tôi không ngộp nước và có con bé Ba chạy theo, nó vừa khóc vừa kéo tôi lên. Và may hơn nữa là cái vật tròn tròn đó chỉ là một cái gáo dừa chìm dưới mương, còn thằng Năm vẫn trùm mền nằm ngủ sau đống quần áo trong lều. Chắc nó đói quá nên lả đi, không lên tiếng khi tôi gọi. Trăm ngàn khổ cực vậy mới thu được vài mùa mận, mà bây giờ cơn lụt lại phá tan hoang mảnh vườn, nguồn sống duy nhất của chúng tôi…   **  Cuối cùng nước lụt cũng rút để lại khu vườn đầy rác rến với những luống khoai bị nước san bằng và những gốc cây trụi lá, gãy cành. Chỉ còn vài cây chuối non, tôi chặt về bào mỏng bóp với muối cho các con ăn qua bữa. Đói thì đầu gối phải bò, tôi lại bỏ liều các con ở nhà, qua Bến Tre đi buôn. Xứ dừa Bến Tre bạt ngàn cây trái nên dân bên đó khá giả, có lò nấu đường, làm xà bông. Tôi mua hàng đem về Mỹ Tho bán để kiếm chút lời.  Thời 1979-1980, trạm thu thuế mọc lên ở khắp nơi, như bầy rệp đói hút máu dân nghèo. Công an rình ở khắp các ngả đường, khám xét càng ngày càng gắt gao. Tiền lời chỉ đủ để đóng thuế nên người đi buôn phải trốn, nếu thoát thì kiếm được chút đỉnh, không may bị bắt là bị tịch thu hết hàng, đứt vốn.  Một mình tôi kiếm không đủ tiền rau cháo nên tôi phải dắt hai đứa con trai theo. Tôi cưỡi một chiếc xe đạp, hai đứa chở nhau trên chiếc xe đạp khác, làm bộ như hai anh em chở nhau đi học nhưng trong cặp chúng nhét đầy đường và xà bông.  Thằng Hai còn biết xoay xở chút ít, còn thằng Tư ngây thơ, tính tình lại nhút nhát nên nó rất sợ. Mỗi khi qua trạm gác, mắt nó nhìn thẳng phía trước, làm bộ bình tĩnh, nhưng ngón chân nó bấm xuống dép, cổ nó căng lên như sợi dây đàn. Tôi ngó mà đau như bị đâm vào tim. Chuyến phà Bến Tre - Mỹ Tho chiều hôm đó đông nghẹt. Mặt trời đã xế nhưng vẫn tỏa sức nóng hừng hực làm cho những gói đường quấn quanh bắp chân, quanh bụng tôi thêm trĩu nặng. Tôi ì ạch dắt xe, nón lá che sùm sụp xuống mặt nhưng vẫn liếc mắt ngó chừng hai đứa đi phía sau. Chỉ còn một khúc nữa là vô trạm gác, ba mẹ con càng tách xa nhau như người xa lạ để nếu có bị bắt thì không bị dính cả chùm. Tôi thoát qua trạm gác, đứng lại, làm bộ gỡ nón quạt để ngó lại tìm con. Thằng Hai vừa dắt xe đi ra, thằng Tư đang tiến vào trạm… Bỗng nhiên cái cặp ở tay thằng Tư rớt xuống, những gói đường và xà bông văng tung tóe. Mắt thằng nhỏ mở lớn, hãi hùng, miệng há ra nhưng không dám khóc lên thành tiếng. Một tên công an bước tới, nắm lấy cổ áo nó. Mắt tôi hoa lên, ngực tôi nhói đau, tôi ngồi sụp xuống để khỏi té vật ra. Phà đã tới, đám đông ùn ùn xô nhau tràn tới, tôi đội xụp nón lên đầu rồi đành bước chân đi. Phà qua tới Mỹ Tho, thằng Hai mới dám chạy lại bên tôi, mếu máo, “Má ơi, thằng Tư bị bắt rồi!” Tôi ôm con, vuốt lên mái tóc cháy nắng khét lẹt rồi nói cứng, “Chắc họ không nhốt con nít đâu. Con đem đồ về nhà trước để tụi nhỏ khỏi trông, Má ở đây chờ em.” Trời đã nhá nhem tối, tôi đang nghĩ cách quay lại kiếm con thì thằng Tư thất thểu bước ra khỏi phà. Lưng nó khom xuống, mặt nó thất thần. Vừa thấy tôi, nó phóng tới ôm riết rồi khóc nức nở, người nó run bần bật trong những cơn nấc nghẹn ngào. Nước mắt tôi cũng rớt như mưa. Tôi hận mình bất tài, hận số phận mình khốn khổ để tuổi thơ của các con quá bi thảm và tủi nhục. Tôi lại ngửa mặt gọi anh. Anh ơi, hãy giúp em cứu các con ra khỏi cảnh khổ hận này. Từ bữa đó, tôi không dám bắt các con đi buôn lậu nữa. Tôi đi tới từng vườn trái cây mua rồi chở đi bỏ cho những bạn hàng ở Sài Gòn. Mỗi ngày tôi dậy từ 3 giờ sáng, cột mấy giỏ trái cây lên xe đạp rồi chở ra bến, đón xe đem về Sài Gòn. Tiền xe hai chuyến đi về mắc mỏ mà tôi thì sức yếu, vốn nhỏ nên lời rất ít. Thấy dân nghèo tứ xứ bày bán đủ mọi loại hàng trên lề đường trước cửa chợ, tôi quyết định không bán sỉ nữa mà bán lẻ để kiếm lời khá hơn.  Tôi trải đại một tấm nylon xuống lề đường, bày một ít trái cây làm mẫu, phần còn lại để trong giỏ gởi mấy cửa tiệm ở mặt đường, có tiệm thương tình cho gởi, có tiệm bắt trả tiền. Tôi lê la từ chợ Cầu Ông Lãnh tới chợ Tân Bình, chợ An Đông, đôi khi gặp bạn bè cũ, tôi cúi gầm mặt dưới vành nón, không dám ngước lên. “Ủy Ban Trật Tự Thành Phố” nói rằng bán hàng trên lề đường gây hỗn loạn nên ra lệnh cấm, nhưng người dân đói quá cứ làm liều.  Từ cụ già tám mươi tuổi đến đứa bé sáu, bảy tuổi, từ người lành lặn tới anh thương phế binh, người trải tấm nylon, kẻ đẩy cái xe tự đóng bằng ván mục, người bưng cái rổ, kẻ đội cái mâm, chúng tôi đứng ngồi la liệt trên khắp các ngả đường để kiếm sống.  Ngày nào bán được khá, ngoài mấy lít gạo tôi còn mua về cho con vài ổ bánh mì. Trời sụp tối tôi mới về đến nhà, nhìn chúng chia nhau nhai ngấu nghiến một cách hết sức thèm thuồng, tôi có thêm sức mạnh để tiếp tục lăn lộn trên vỉa hè.  Tuy nhiên, những ngày vui thường ít hơn những ngày buồn. Rất nhiều khi đang ngồi bán thì người ở đầu đường la, “Công an!” và mọi người vùng lên chạy. Những người bán mặt hàng gọn, nhẹ thì túm tấm trải lại, ôm vào người rồi biến vào trong những ngõ hẻm. Tôi quảy đống trái cây nặng hơn nên thường lẹt đẹt phía sau và bị công an hốt. Công an đem tôi về “Trụ Sở Ban Quản Lý Chợ”, bắt ký tên vào biên bản rồi tịch thu hết hàng.  Tôi nhớ tới lời Mẹ chồng tôi thường an ủi tôi rằng “trời sanh voi, sanh cỏ” mà muốn gào lên sao các người ác vậy, đã giết chồng tôi mà còn không chừa cho mẹ con tôi một cọng cỏ để ăn! Những ngày bị mất hàng, tôi trở về nhà với hai tay không, thê thảm như người vừa bị cướp. Mấy mẹ con phải ra vườn mót những củ khoai đẹt và hái rau dại về ăn. Ngồi nhìn đám con chia nhau dĩa rau luộc chấm nước muối, lòng tôi đau nhói. Mới ngày nào tôi là cô dâu hai mươi tuổi, ngây thơ, lãng mạn cùng chồng mơ về một căn nhà ấm cúng với đàn con ngoan ngoãn, cười giỡn rộn ràng. Bây giờ, đàn con tôi gầy ốm, buồn rầu còn tôi thì da đen sạm, tay chân chai sần, tóc tai xác xơ như lòng tôi tan nát. Sau nhiều lần bị công an bắt, vốn liếng sắp cạn thì tôi may mắn gặp được quý nhân.  Chị là vợ của Trung Tá Kh. ở cùng Sư Đoàn 5 với chồng tôi, và hai gia đình đã ở gần nhau trong Cư Xá Sĩ Quan Ngô Quyền tại Bình Dương trước năm 1975. Không ngờ sau cuộc đổi đời, chị cũng dắt con về ở ngay bên cạnh xã tôi. Con út của chị học chung một lớp với con tôi, có lẽ cùng thuộc diện con “tù cải tạo” nên chúng thân và tâm sự với nhau. Kể qua kể lại, té ra là hàng xóm hồi xưa, con tôi vui mừng về báo cho tôi và tôi đã tìm thăm chị. Hầu hết các con của chị Kh. đã lớn nên kiếm được việc làm lặt vặt để sống qua ngày. Thời đó, phong trào đan mây tre và làm nón để xuất khẩu ra nước ngoài lên mạnh, chị giới thiệu cho tôi lãnh nón về thêu ăn công. Đêm nào tôi và con gái lớn cũng ngồi thêu bên cây đèn mù mờ, nước mắt sống chảy ròng ròng vì dùng mắt quá độ, nhưng số tiền công rẻ mạt chỉ giúp chúng tôi kiếm thêm chút cháo. Chị Kh. có người thân ở Huế nên chị cũng làm đại lý cung cấp nón lá Huế cho các sạp bán lẻ, thấy vậy chị lại thương tình cho tôi lấy nón về bán, bán xong mới đưa lại tiền vốn cho chị.  Thời đó, chợ huyện Tân Hiệp họp từ một, hai giờ đêm để người ta kịp mua hàng đem lên Sài Gòn bán lúc sáng sớm. Khoảng mười một giờ đêm là tôi mò mẫm dắt xe đạp ra khỏi nhà, trên yên sau là gói hàng lặt vặt như tiêu, tỏi, xà bông, bột ngọt, phía trên là chồng nón. Chiếc xe đạp cũ nát run rẩy bò trên con đường đất gồ ghề, hai bên là ruộng, côn trùng ếch nhái kêu nỉ non, đom đóm bay lập lòe như mắt quỷ.      Hồi còn con gái, tôi rất sợ ma, nhưng lúc đó tôi chỉ còn sợ… người. Trời tối đen, chỉ nhìn thấy một khúc đường ngắn lờ mờ trước mặt, tôi vừa đạp xe vừa cầu xin anh phù hộ cho tôi không bị cướp.  Ra tới chợ, có những đêm vừa bày hàng xong thì trời đổ mưa, tôi lấy hết nylon che cho hàng hóa rồi ngồi chịu trận trong cái áo mưa đầy lỗ lủng, nghe từng giọt nước lạnh như kim chích trên lưng, nghe gió quất từng cơn trên gương mặt ướt đẫm nước mưa hòa nước mắt.  Sau những đêm ế ẩm, sáng ra tôi phải đạp xe tới từng nhà quanh chợ, mời người ta mua nón dùm. Các bà không ai biết chuyện chồng tôi bị xử tử, nhưng họ biết tôi là vợ tù nên rất thương tôi. Họ cũng chẳng dư dả gì nhưng người mua dùm cái nón, người cho củ khoai, ly nước, người dúi cho tôi chút trái cây để đem về cho các con.  Những ngày tôi bán ế, không đủ tiền trả vốn số nón đã lấy của chị Kh., chị chỉ la giỡn, “Thôi, không đủ tiền thì thím để bữa sau bán tiếp rồi trả, chớ không lẽ bây giờ tui bắt xác thím được ha…”   ** Bữa đói bữa no, bịnh không có thuốc nhưng nhờ Trời thương, đám con tôi vẫn lớn như cây dại mọc ở bờ rào.  Các cháu biết thân phận mình nên rất ngoan và chăm học. Ngoài giờ học, chúng đi câu, đi chạ, đi lưới để kiếm thêm thức ăn. Tuy vậy, chúng càng lớn thì tiền học, tiền sách vở càng tốn kém, rất nhiều lần các cháu bị thầy cô rầy la vì xài chung chỉ một cuốn tập cho mọi môn học, nhưng các cháu không hề than van.  Những ngày tôi đi buôn bán về trễ, lòng tôi ấm lại trước cảnh các con quây quanh ngọn đèn dầu leo lét, mấy đứa nhỏ tập đọc ồn ào, nhưng mấy đứa lớn vẫn ráng chăm chú giải toán, học bài.  Dù không có tiền đi học thêm, dù sự giảng dạy ở vùng quê trồi sụt bất thường, ba đứa con lớn của tôi đã đạt được điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp trung học. Tuy vậy, các cháu nhưng chỉ được trúng tuyển vào những trường dạy nghề như Trung Học Lâm Nghiệp ở Sông Bé, Trung Học Sư Phạm ở Tiền Giang, và Trung Học Xây Dựng ở Vĩnh Long. Dù sao, đây là một điều rất quan trọng cho cuộc đời của hai cháu trai bởi vì nếu không được đi học tiếp, các cháu sẽ phải đi “nghĩa vụ quân sự”, bị gởi đi đánh nhau ở vùng biên giới Tàu hay Campuchia.  Tôi đã thề cùng vong linh của anh rằng tôi sẽ làm mọi cách để các con chúng tôi không bị đi bộ đội. Chỉ tưởng tượng các cháu phải mặc cùng bộ quân phục, đứng cùng hàng ngũ, và đem thân đi chết vì chính kiến của những người đã giết cha các cháu, tôi rùng mình. Nếu bị kêu đi “nghĩa vụ”, các cháu chỉ còn nước bỏ làng xóm, đi sống lang thang, dật dờ như rất nhiều thanh niên thời đó.  Dù trúng tuyển vào trường, nhưng sau khi tốt nghiệp, cả ba cháu không có tiền chạy chọt, không quen biết ai, nên bị gởi đi làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh. Các cháu chán nản quay về nhà, làm ăn lặt vặt qua ngày. Cuộc sống tuy đỡ đói khổ hơn thời các cháu còn nhỏ, nhưng đầy bế tắc, không có tương lai.   ** Từ đầu thập niên 1980 đã có lác đác sĩ quan đi tù được thả về. Mỗi lần nghe tin người quen được về với vợ con, tôi mừng cho họ nhưng nghe lòng càng thêm cô đơn, cay đắng.  Chồng tôi sẽ không bao giờ trở về, mà thân xác anh cũng vẫn còn lạc lõng ở tận phương nào. Mẹ chồng tôi đã già yếu, không còn tiếp tục đi tìm mộ anh được nữa, còn tôi thì lăn lộn kiếm gạo cho bầy con nên không thể hết lòng tìm kiếm. Vì thế, ngoài nỗi khổ đói nghèo, nỗi hận mất chồng, nỗi sợ hãi xã hội nhiễu nhương, và nỗi buồn đơn chiếc, tôi còn mang cảm giác nặng trĩu tội lỗi của người vợ vô tình. Tôi không thể ngờ rằng năm 1984, tám năm sau khi anh mất, anh đã tìm về với mẹ con tôi. Hôm đó, tôi đang lúi húi ngoài vườn thì chị Hai tôi bước vô cổng. Vừa tháo nón lá quạt lia lịa, chị vừa kêu, “Dì Ba! Dì Ba ơi! Có tin dượng Ba!” Tôi quăng cuốc chạy ra, chị chụp tay tôi, hổn hển vừa thở vừa nói, “Mèn ơi, thiệt không ngờ! Em nhớ cô giáo H. dạy trong trường chị chớ? Chị với cổ thân nhau, lúc người này có chuyện thì người kia dạy dùm. Mới cách đây mấy bữa, chị coi lớp dùm cổ để cổ đi hốt cốt người em trai tên Thịnh, chết trong tù cải tạo. Cổ đi về kể chuyện cho chị nghe, cuối cùng cổ nói thêm ‘Kế sát bên mộ em tui có ngôi mộ của một ông chết cùng ngày. Tội nghiệp, chắc gia đình ổng đi vượt biên hết nên không ai chăm sóc, cỏ mọc tùm lum!’ Trước giờ chị ít để ý chuyện của ai, nhưng bữa đó như có gì xui khiến nên chị hỏi tới, ‘Vậy chứ bà có nhớ tên người đó không?’ Cổ nói ‘Tên là Trần Văn Bé, sinh ở Long An.’ ” Giữa trưa nắng mà tôi sống lưng tôi lạnh toát.  Tôi đã nghe các bạn tù của anh kể lại rằng sau khi bọn cai tù bắt được anh và đem trở về trại Suối Máu, bọn chúng còn chuyển về một người đã vượt trại ở Hóc Môn tên là Thịnh. Cả hai bị nhốt vào connex và bị bắn trong cùng một ngày, chồng tôi vào buổi sáng, anh kia vào buổi chiều.  Như vậy là những người bạn tù đã chôn hai anh kế bên nhau, và đã thương xót lập bia để chỉ đường cho thân nhân các anh mai sau đi kiếm. Trong gần bốn triệu người dân Sài Gòn, cơ may hiếm có hay hồn thiêng của hai anh đã đem chị tôi và chị của anh Thịnh đến với nhau, để cho họ thân thiết và tin cậy nói cho nhau nghe những nỗi đau sâu kín của gia đình những người lính Cộng Hòa gãy súng.  Có lẽ hồn thiêng của chồng tôi níu chân chị H. nên chị đã để ý tới nấm mộ hoang khuất trong cỏ rậm, và đọc được cả những chi tiết viết bằng tay mờ nhạt trên miếng gỗ đã tám năm trời phơi mưa nắng. Mẹ chồng tôi lập tức lo việc xin giấy phép đi đường, giấy phép cải táng và kiếm nhà quàn lo dịch vụ. Ngày đi bốc mộ, tôi và Mẹ ruột tôi từ Mỹ Tho về Sài Gòn cùng đi với Mẹ chồng, cậu ruột của chồng, và một cô em chồng. Nhờ chị của anh Thịnh đã chỉ đường rất kỹ nên chúng tôi tới mộ khi mặt trời chưa đứng bóng. Cỏ dại đã được phạt đi nên chúng tôi thấy ngay ngôi mộ có tấm bia bạc phếch đứng chơ vơ trong nắng. Có lẽ đây là khúc cây tốt nhất mà các bạn tù của anh đã lựa, có lẽ họ đã khắc tên anh bằng cả tấm lòng, có lẽ vì mộ nằm ở khu đất cao và khô ráo, và có lẽ hồn anh còn quanh quẩn nên tấm bia vẫn còn đứng vững và những giòng chữ vẫn chưa phai sau tám năm hoang lạnh. Người ta bắt đầu đào, tiếng bình bịch của cuốc bằm xuống đất dội vào óc tôi làm tôi choáng váng, phải ra ngồi dựa vào một gốc cây. Nấm mộ không sâu nên chỉ một lát là chạm đến cái hòm thô sơ, bể tan sau vài nhát cuốc.  Tôi vẫn ngồi dưới gốc cây, hai mắt mở trừng trừng. Tôi thấy như hồn tôi tách khỏi thân xác, bay là là trên cao nhìn mọi người đang khóc và tôi đang ngồi sững sờ như hóa đá. Từng khúc xương được bốc lên, mẹ chồng tôi nhìn bộ răng và nói rằng đúng là anh với hàm răng thiếu một chiếc ở góc trong. Khi mẹ kêu tôi tới nhận diện chồng, tôi mới lảo đảo đi tới gần mộ. Bên cạnh cái hộp sọ đã bể, tôi thấy chiếc áo sơ mi sọc do chính tôi sắm cho anh ngày xưa nằm cạnh sợi dây nịt của lính. Có lẽ anh em bạn tù đã thu nhặt túi đồ của anh và chôn theo anh. Tới lúc đó nước mắt tôi mới có thể trào ra. Cuối cùng thì em cũng đã tìm được anh rồi! Sau khi thiêu cốt, Mẹ chồng tôi đề nghị đem gởi vào chùa ở Phú Lâm. Tôi đồng ý vì ở Sài Gòn dù sao cũng an toàn hơn là ở Mỹ Tho trong ngôi nhà xiêu vẹo, chông chênh của mẹ con tôi.   ** “Mẹ có nhà không con?” Đang loay hoay đếm nón để khuya đem đi bán, tôi chạy vội ra cửa vì giọng nói đầy vẻ háo hức của cô bạn thân, học chung từ nhỏ.  Vừa thấy tôi, H. níu tay kéo ngồi xuống bậc cửa, móc trong túi áo ra một tờ báo được xếp gọn. Với vẻ mặt hết sức trang trọng, H. giở báo, chỉ vào một bản tin nhỏ với tựa đề : Thông Cáo Về Việc Làm Hồ Sơ Xuất Cảnh Cho Những Người Từng Đi Học Tập Cải Tạo. Hai chúng tôi chúi đầu vào đọc. “Những người từng đi học tập cải tạo trên ba năm sẽ được làm hồ sơ đi Mỹ, ngay cả vợ con của những người đã chết trong trại cũng được đi.”  Run run, tôi hỏi H. “Bà nghĩ tin này thiệt không?” “Thiệt mà! Ở trên Sài Gòn người ta xác định rồi, mấy người bạn ông xã tui đang làm đơn rần rần kìa!” Thế là chiều hôm đó tôi mở cái hộp sắt, lấy ra tờ Trích Lục Án Hình vừa coi lai vừa van vái chồng tôi.  Năm đó là 1988, như vậy chồng tôi bị giết đã mười hai năm. Nước mắt rơi lã chã, tôi lại kêu anh. Anh ơi! Anh giúp em cứu các con ra khỏi nơi này. Mẹ chồng tôi nghe tôi kể chuyện làm đơn xin đi Mỹ, bà chép miệng, “Làm đơn thì phải khai ra cái chuyện chồng con bị tử hình. Tụi công an xã mà biết thì giống như khui ổ rắn. Má sợ các con mà đi không được, sau này sẽ khổ hơn…” Tuy nhiên lòng tôi đã quyết, đây là cơ hội duy nhất để cứu con tôi, điều mà tôi ước mơ từ mười mấy năm nay. Với sự giúp đỡ của vợ chồng bạn, tôi xin mẫu đơn, điền chi tiết, đính kèm bản sao của bản án tử hình rồi đem nộp ở Ty Ngoại Vụ Tỉnh Tiền Giang. Gia đình H. và chúng tôi đều được xếp vào danh sách H.O. 7.  Nhưng chỉ mấy tuần sau tôi nhận được thư từ Sở Ngoại Vụ ở Sài Gòn từ chối đơn của tôi với lý do: chồng tôi bị tử hình năm 1976, do đó anh không hội đủ điều kiện bị tù ba năm. Tôi nghiến răng rủa bọn Cộng ngu xuẩn, chồng tôi bị tử hình nghĩa là đi tù không bao giờ về, cớ gì mà không đủ điều kiện ba năm. Tôi viết thư khiếu nại nhưng Sở Ngoại Vụ từ chối, họ nói bắt buộc phải có ba năm ở tù. Đối với họ chết là hết, là không còn giá trị gì nữa. Lúc đó, gia đình của những người sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà đã hồi sinh như ruộng hạn gặp mưa rào. Họ tụm năm, tụm ba, thì thào về chuyện làm đơn, chuyện nhận được giấy tờ chấp thuận cho đi. Họ len lén mua sắm, chuẩn bị cho ngày lên đường. Mọi người chạy qua chạy lại, bàn bạc, chia sẻ với nhau những tin tức góp nhặt được về đời sống bên Mỹ, về ước mơ tương lai. Lác đác tiếng cười đã trở lại trong những căn nhà lụp xụp, buồn hiu. Tôi đứng bên ngoài hạnh phúc đó, nhìn cảnh tượng đó bằng cảm giác của đứa con nít bị bỏ rơi. Các bạn của tôi cứ nghĩ là tôi không có hy vọng, nên họ tránh bàn chuyện đi Mỹ trước mặt tôi. Có nhiều khi họ đang nói mà thấy tôi đến là im bặt. Tôi ráng cười nói cho họ yên tâm dù lòng đau như cắt. Giữa năm 1991, H. lên đường đi Mỹ theo diện H.O. 7.  Đêm trước khi đi, hai đứa nói chuyện thật lâu. H. hứa sau khi sang Mỹ sẽ hết lòng giúp mẹ con tôi. Tôi bỏ bản sao của tờ đơn xin đi diện H.O., bản sao của tờ Trích Lục Án Hình, và lá đơn khiếu nại của tôi vào một cái phong bì lớn. Tôi thêm vào đó bản sao tấm hình thờ của anh, mong có phép lạ để một trong những người Mỹ từng làm việc với anh ở Phòng Nhì tiểu khu Định Tường, Mỹ Tho ngày trước nhận ra anh mà cứu mẹ con tôi. Tôi van vái, “Anh ơi! Anh phù hộ cho H. đưa được đơn đến tay người tốt, cho họ mở lòng thương mà cứu vớt gia đình mình.”  Ngày chia tay, tôi hết gượng nổi, tôi khóc như mưa.  H. lên xe, đem theo hy vọng của chúng tôi. Xe chuyển bánh rồi từ từ xa dần.  Tôi đứng dưới ánh nắng gay gắt, nước mắt chứa chan, nhìn dõi theo chiếc xe mờ dần trong bụi khói rồi biến mất sau khúc quẹo.   **   H. đi rồi, tôi hồi hộp chờ đợi từng ngày.  Nhiều gia đình cựu sĩ quan ở trong vùng đã ra đi làm tôi càng thấy bơ vơ, khó kiếm người tâm sự. Khó hơn nữa là khi nghe tôi nói rằng tôi muốn khiếu nại với người Mỹ, hầu hết bạn bè đều chớp mắt ái ngại, rồi làm thinh.  Tôi hiểu rằng họ nghĩ người Mỹ sẽ không quan tâm đến một gia đình ở cách nửa vòng trái đất mà mối liên hệ với Mỹ đã bị tử hình từ mười sáu năm trước. Vài người bi quan còn không dám tin là H. sẽ giữ lời hứa với tôi. Họ lắc đầu nói, “Trước khi đi ai cũng hứa hẹn nhưng qua đó nhiều thứ phải lo quá nên người ta quên hết...” Nhưng H. đã không quên mẹ con tôi. H. có người anh chồng từng học Quốc Gia Hành Chánh và cũng là một sĩ quan VNCH. Năm 1975, anh giữ chức trưởng phòng kinh tế của Quân đoàn 4, anh cũng bị đi tù nhiều năm, sau đó anh vượt biển và định cư ở Mỹ.  Lá thư đầu tiên H. gởi về kể rằng anh ấy đã dịch lá đơn cùng với lá thư khiếu nại của tôi ra tiếng Anh rồi gởi cho cơ quan di trú Mỹ. Từ đó, sáng nào tôi cũng thắp nhang trên bàn thờ chồng rồi ngóng chờ thư. Khoảng hai tháng sau, thư của H. đến.  Tôi dụi mắt, coi đi coi lại giòng chữ viết tay của H. để biết chắc là mình không lầm. “Văn phòng ODP bên đây chấp thuận hồ sơ của gia đình bà rồi! Họ sẽ liên lạc với Việt Nam để hoàn tất thủ tục.” Hai tuần trôi qua với lo lắng, chờ đợi. Rồi tôi nhận được một lá thư của Sở Ngoại Vụ tại Sài Gòn yêu cầu tôi bổ sung giấy tờ về cái chết của chồng tôi. Tôi đọc lá thư mà điếng hồn.  Như vậy là tờ Trích Lục Án Hình mà tôi đã nộp là không đủ. Chồng tôi bị xử theo luật rừng vào năm 1976, trong một phiên toà rừng tại trại tù, biết có biên bản hay không? Nếu có, biết họ có còn giữ lại sau mười sáu năm hay không? Tôi lại mở cái hộp sắt và lấy tờ Trích Lục Án Hình ra soi xét. Góc trái của tờ giấy có hàng chữ “Tòa Án Quân Sự Quân Khu 7”.  Tôi sẽ đi tìm từ đầu mối đó. Ngày đó, ở Mỹ Tho điện nước còn không có đủ, nói gì tới máy tính hoặc mạng internet. Thêm nữa, những hồ sơ về tù chính trị không bao giờ lộ ra ngoài nên tôi không thể tra cứu, tìm kiếm được ở bất cứ nơi nào.  Cách duy nhất là tới thẳng Tòa Án Quân Sự Quân Khu 7 mà tôi không biết ở đâu. Tôi phải nhờ chị ruột và anh rể tôi đang ở Sài Gòn đi hỏi thăm dùm.   **   Một buổi trưa nắng gắt, có một người đi bộ từng bước xiêu vẹo trên con đường trơ trụi từ bến xe vô nhà tôi. Đó là chị Hai tôi!  Vừa tới nhà tôi, chị lột cái nón quạt lia lịa rồi vừa thở vừa nói, “Tìm thấy địa chỉ của Tòa Án Quân Khu 7 rồi! Đâu dè nó ở ngay tại Sài Gòn! Bây giờ, cái khó là em có dám vô đó hỏi họ về bản án không?” Hai bàn tay tôi bỗng ướt nhẹp mồ hôi. Mười sáu năm qua tôi đã viết hàng trăm tờ lý lịch khai là chồng tôi mất tích, bây giờ tôi phải đối mặt với công an để nói rằng anh đã chết và tôi muốn kiếm bản án tử hình. Họ có túm đầu cả gia đình tôi về tội khai gian không?  Nhưng giấc mơ đi Mỹ của cả gia đình đã gần kề, cánh tay cứu vớt của người Mỹ đã đưa ra rất gần rồi, tôi nhất định phải nắm lấy. Tôi phải vượt qua mọi gian nan vì tương lai của các con. Tôi gom góp cây trái trong vườn đem bán, kiếm đủ tiền mua cái vé xe lên Sài Gòn rồi ghé ở nhờ nhà anh chị. Chị tôi trao cho tôi tấm giấy ghi rõ địa chỉ nơi tôi cần đến, cho tôi mượn bồ đồ tươm tất nhất để mặc, nhưng chị cũng lo ăn từng bữa nên chỉ giúp tôi được tới đó.  Tôi cầu cứu cậu em út lúc đó mới tốt nghiệp Sư Phạm, có vợ vừa sinh con nhỏ. Hai vợ chồng vét tất cả gia tài phòng thân đưa cho tôi mượn hai trăm ngàn, lúc đó mua được gần một chỉ vàng. Buổi sáng ngày tốt mà tôi đã chọn, cậu em chở tôi bằng xe Honda tới trước Tòa Án Quân Khu 7. Trời còn sớm, con đường còn vắng vẻ, cậu Sáu ngừng xe rồi quay lại nhìn tôi, lặng lẽ. Ánh mắt cậu nửa như khuyến khích, nửa như lo lắng, thương cảm khiến tôi mủi lòng muốn khóc. Nhưng tôi gom hết can đảm, lấy giọng bình tĩnh, “Sáu đậu ngay đây, rồ máy sẵn nghe. Có chuyện gì chị phóng lên xe, mình chạy liền nghe.” Cậu em gật đầu, “Em biết rồi, chị cứ vô đi. Ráng cẩn thận!” Tôi xuống xe, thò tay soát lại cuộn tiền dấu trong túi nhỏ ở lưng quần, rồi mím môi bước tới.  Khúc sân xi măng dẫn tới căn nhà nhỏ có tấm bảng đề “Trạm Tiếp Dân” chỉ có mấy thước ngang mà tôi thấy quá dài. Chân tôi ríu lại, tim tôi đập dồn dập, tôi không ngừng van vái, “Anh ơi, phù hộ cho em!” Tôi là người khách đầu tiên trong ngày, cả căn phòng còn trống không, chỉ có một người công an còn rất trẻ ngồi ở cái bàn nhỏ ngay gần cửa vào. Thấy tôi, hắn hất hàm, “Cần gì?” Tôi đưa bản sao tờ Trích Lục Án Hình ra rồi lấy giọng nhỏ nhẹ nhất, “Chào chú, tôi muốn xin bản sao của toàn bộ bản án này.” “Xin để bổ túc giấy tờ đi H.O, phải không?” “Dạ… Dạ phải. Chú làm ơn giúp dùm!” Tên công an săm soi ngày tháng trên tờ giấy rồi nói, “Vụ này từ năm 1976, giấy tờ đem ra Hà Nội hết rồi.” Tôi liếc nhìn quanh, rồi rút nhanh cuộn giấy bạc nhét vào tay hắn và nài nỉ, “Chú làm ơn hỏi dùm tôi…” Tên công an đút lẹ tiền vào túi, suy nghĩ một chút rồi nói, “Được rồi, để tôi cố tìm. Hai tuần sau chị trở lại.” Tôi vừa cám ơn hắn vừa lùi ra cửa. Mười bốn đêm tôi trằn trọc vì lo lắng. Lỡ mà tên công an đó trốn luôn, lỡ mà bản án không còn, lỡ mà công an đòi thêm tiền… Hàng chục cái “lỡ” hiện ra trong đầu làm cho tóc tôi thêm bạc, mặt tôi thêm hốc hác. Đúng hai tuần, tôi trở lại ngay lúc Toà Án vừa mở cửa. Tim tôi nhảy bình bịch khi thấy tên công an trẻ hôm trước, hắn lôi ra trong ngăn kéo ra một phong bì, đưa cho tôi với một nụ cười thoáng trong ánh mắt nhưng chỉ nói cụt ngủn, “Đây.”  Tôi chụp lấy, miệng líu ríu cám ơn hắn, chân vọt nhanh ra cửa. Mới thấy mặt cậu em, tôi run run lôi ra ba tờ giấy từ trong bao thư ra và nói líu lưỡi, “Có rồi, có rồi, Sáu ơi!”  Tờ đầu là lý lịch của chồng tôi, tờ thứ hai ghi lại diễn tiến trốn trại của anh, và tờ cuối kết thúc bằng giòng chữ: Xử phạt: TRẦN VĂN BÉ Tử Hình Nước mắt tôi lúc đó mới tuôn ra và lòng tôi lại đau như cắt trước cái trớ trêu của đời tôi: bản án tử hình với những lời chửi chồng tôi là “ác ôn, phản động” cũng là tờ giấy để cứu mẹ con tôi.   ** Tôi sao lại bản án để gởi lên Sở Ngoại Vụ, còn bản chính tôi cất vào chiếc hộp sắt chung với tờ giấy Trích Lục Án Hình tôi đã nhận năm xưa.  Những đêm mất ngủ tôi lại lấy bản án ra đọc, và tôi đã thuộc từng câu trong đoạn diễn tả những điều xảy ra khi anh vượt trại.  “… Hồi 11 giờ 30 ngày 5 tháng 3, 1976, Bé đã chui rào trốn ra tới Quốc Lộ 1 và thuê xe lam chạy đến khu vực ấp Bắc Hải. Đến đây nghe thấy tiếng súng nổ ở phía sau, Bé liền xuống xe chạy vào nghĩa địa lẩn trốn. Lúc 18 giờ ngày 5 tháng 3, 1976 Bé chạy tới xã Tân Hiệp – Biên Hòa trà trộn trong nhân dân… Đã có sự bố trí từ trước, nhân dân và chính quyền địa phương đã bắt Bé.” Như vậy là anh đã lẩn trốn hơn sáu tiếng đồng hồ, từ trưa tới chiều ngày 5 tháng 3, 1976. Lòng tôi đau như cắt khi nghĩ đến lúc anh bơ vơ ở Biên Hòa, vùng đất miền Nam quê hương, nơi rất thân quen nhưng lúc đó đã trở thành xa lạ, đầy cạm bẫy trong móng vuốt kẻ thù.  Trời ơi! Chúng đã bao vây anh ở Tân Hiệp ra sao? Anh có hoảng hốt, tuyệt vọng không? Anh có bị đánh đập nhiều không? Rồi trong hơn một tháng từ ngày 5 tháng 3 cho tới 10 tháng 4, 1976, anh đã bị hành hạ tới mức nào? Những ngày nóng như lửa nằm trong connex, anh đã đau đớn, đói khát tới bao nhiêu? Những đêm dài khủng khiếp anh đã nghĩ gì? Anh có nhớ vợ con nhiều không? Anh có lời gì muốn nói với với chúng tôi không?  Óc tôi bưng bưng với hàng trăm câu hỏi, ruột tôi đau như xát muối khi nghĩ tới những khổ hình anh phải chịu lúc cuối đời. Trong đêm lặng lẽ, nước mắt tôi tuôn ra, chảy ngược xuống ván, ướt đẫm hai bên tóc mai. Và tôi thường thiếp đi với bản án tử hình úp trên ngực…   ** Sau khi tôi nộp bản án tử hình lên Sở Ngoại Vụ, hồ sơ được Mỹ chấp thuận nhanh chóng và gia đình tôi được vào danh sách H.O. 14.  Nhưng nhà cầm quyền Cộng Sản đâu có để chúng tôi ra đi một cách dễ dàng! Ngày tôi đi lãnh hộ chiếu, một nhân viên Sở Ngoại Vụ cau có nói, “Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa đã bỏ tiền ra đào tạo nuôi dạy các con của chị, nay các con chị lại ra đi, không phục vụ cho Đảng và nhà nước. Chị phải đền lại tất cả số tiền mà nhà nước đã bỏ ra. Chị đi về đi, khi nào trả tiền xong cho nhà trường, cầm biên lai lên đây thì sẽ được lãnh hộ chiếu.” Tôi lại ra về với nỗi lo thắt thẻo ruột gan.  Trong tay tôi không có tới vài chục ngàn mà họ đòi bồi thường tiền triệu! Chạy xuôi chạy ngược hết mọi nơi, suy nghĩ nát đầu óc, cuối cùng tôi lại phải về cầu cứu mẹ ruột của tôi. Bà suy nghĩ trắng một đêm rồi quyết định cắt một phần đất vườn nhà đưa cho tôi, coi như chia gia tài, mặc dù mẹ tôi còn sống.  Tôi rớt nước mắt vì thương mẹ và tủi thân mình. Từ nhỏ cha mẹ nuôi tôi ăn học, lớn lên làm cô giáo lương bổng ít oi, lấy chồng quân nhân, “tiền lính, tính liền” nên tôi chưa bao giờ có cơ hội báo hiếu cha mẹ.  Rồi cuộc đổi đời làm tôi góa bụa, một nách sáu con thơ, sống được tới giờ cũng nhờ cha mẹ nhịn ăn mà bao bọc. Nay ba tôi đã khuất, các con tôi đã lớn, vậy mà lúc ngặt nghèo cũng lại là mẹ già phải hy sinh.  Tôi vừa khóc vừa rao bán phần đất mẹ cho. Người ta biết tôi cần tiền nên ép giá, chỉ trả hơn một cây vàng. Tôi đem đền trường học gần hết, phần còn lại không đủ để đi xe lên xuống Sài Gòn phỏng vấn và khám sức khỏe nên tôi lại phải mượn em trai tôi. Rồi cái ngày mong đợi cũng tới. Ngày 20 tháng Mười Một, 1992, chúng tôi ra phi trường với một cái va li duy nhất chứa hành lý của cả gia đình sáu người. Mỗi đứa con tôi chỉ có một bộ quần áo trên người và một bộ đem theo, chỉ có tôi là được sắm một cái áo lạnh còn lại thì đành tới đâu hay tới đó. Tôi ôm trên tay tài sản quý nhất, đó là cái bao thư lớn đựng di ảnh của chồng tôi, một vài tấm hình thời chúng tôi yêu nhau, và bản án tử hình. Máy bay cất cánh, tôi nhìn qua cửa sổ thấy Sài Gòn thu nhỏ dần mà nghẹn ngào. Cuối cùng, các con tôi đã thoát ra khỏi cái ngục tù bao la của nhà cầm quyền Việt Nam. Lần đầu tiên từ sau tháng Tư, 1975, tôi cảm thấy bình an. Anh ơi, em đã lo được cho các con như lời anh dặn dò lần cuối. Cái chết đau đớn của anh và nước mắt, mồ hôi của em đã mở đường cho các con đi đến một tương lai tươi sáng. Anh đang mỉm cười, phải không anh?   Khôi An Nguồn: https://vietbao.com/p301414a307825/ban-an-tu-hinh    
......

Những người vô tổ quốc

Do Duy Ngoc Đọc trên báo Tuổi Trẻ có một tin làm nhói lòng. Bài báo viết tổ công tác của Trạm cửa khẩu Đồn biên phòng quốc tế Vĩnh Xương phối hợp với Trạm cửa khẩu quốc tế Thường Phước, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã phát hiện 1 hộ gia đình gồm 8 người (3 nam, 5 nữ), có 4 người lớn và 4 trẻ em đi trên hai chiếc vỏ lãi từ Kompong Chnang về đến biên giới. Họ là những người Việt sinh sống ở Campuchia, nay nước này đang bị dịch bệnh nên họ về nước trốn dịch. Dĩ nhiên là nhập cảnh trái phép vì ở bên kia họ cũng chẳng được ai công nhận, không giấy tờ thì làm sao có thể xin giấy phép nhập cảnh. Tổ công tác đã ngăn chặn, đẩy đuổi nhóm người trên quay về Campuchia không cho phép quay lại Việt Nam. Xét về lý, lực lượng biên phòng đã làm đúng, không sai, nhưng nghĩ về tình bỗng thấy lòng quặn thắt. Họ vẫn là người Việt, họ vẫn là đồng bào, nhưng rồi họ bị chính quê hương mình, đồng bào mình khước từ, ruồng bỏ. Vẫn nghĩ là việc ngăn chận nhập cảnh trái phép là việc rất cần thiết trong lúc này, không thể để dịch bệnh lan tràn, bùng phát. Thế nhưng, trong trường hợp này, cũng có cách để giải quyết kia mà, đâu có nguyên tắc cứng nhắc thế, đau lòng lắm. Có thể chấp nhận họ như những đứa con xa xứ trở về và cách ly họ theo thời gian quy định. Sau đó sẽ tiến hành những thủ tục cần thiết. Hãy hình dung cả gia đình sau một thời gian trên sông nước hi vọng trở về đất nước, đến biên giới lại bị đuổi đi, thất vọng và đau đớn biết bao nhiêu? Họ gạt nước mắt quay ngược mũi thuyền để rồi lênh đênh. Họ trở thành những người vô tổ quốc. Những kẻ lưu vong không có chốn để trở về. Tôi đã từng đến Tà Dơ, một vùng đất nghèo ở tỉnh Tây Ninh. Tôi cũng đã đến xóm nhà lá ở gần chợ Bình Điền. Những người sống ở đây là từ Campuchia trôi giạt về. Họ sống tạm bợ trong những căn lều chắp vá bằng đủ thứ lượm được, đó là tấm vải bạt, là tấm gỗ, là chiếc thùng, là mái lá. Họ gọi đó là nhà nhưng không thể gọi là nhà. Những ngôi nhà trên ven hồ lúc nào cũng lai láng nước. Mùa hè nóng như đổ lửa và mùa mưa nước dội trên đầu. Họ sinh sống gần chục năm nay, sinh con đẻ cái, những thế hệ tiếp nối ra đời. Nhưng họ chẳng được ai chấp nhận. Họ không có một mảnh giấy tuỳ thân. Chính quyền Campuchia không chấp nhận họ. Về đến Việt Nam cũng chẳng ai nhận họ. Họ nói tiếng Việt, sinh hoạt như người Việt, cúng kiến, giỗ quải như như người Việt bởi họ là gốc Việt nhưng không ai chấp nhận họ là công dân Việt. Họ trở thành những người vô tổ quốc. Trẻ con không được đến trường, người lớn không kiếm được việc làm cũng vì không có giấy tờ. Không biết cuộc đời họ rồi sẽ về đâu? Nhưng nghĩ cho cùng, những người ở Tà Dơ hay ở ven sông chợ Bình Điền vẫn còn may mắn hơn gia đình 8 người vừa bị đuổi trở lại Campuchia. Bởi họ đã được về với quê hương dù chưa trọn vẹn. Còn gia đình kia, giờ họ trôi giạt về đâu? 27.4.2021 DODUYNGOC
......

Vẳng nghe một tiếng chuông ngân...

  Đỗ Đăng Liêu     Tôi là người ăn mặn. Mà còn ăn mặn “tợn”. Cực kỳ thích thịt, đủ loại thịt, heo, bò, gà vịt, chim chóc ... thậm chí (trước đây) cả thịt chó! Tội lỗi, tội lỗi!   Khi còn bé, trẻ, thích bắn chim bắn chuột, ... chơi những trò tinh quái của một đứa trẻ Việt Nam (mà thuở đó) cả đời không có đồ chơi như trẻ ngày nay.   Nhưng trong mấy chục năm qua, từ khi ra nước ngoài, sống và thấm nhuần tinh thần của thế giới tây phương, nếp sống hoà bình, nhân bản, ... tôi không còn thấy vui ở những trò trẻ ngày xa xưa nữa. Vườn nhà tôi với cây cối um tùm là thiên đàng của chim chóc và mọi sinh vật cũng như thảo vật.   Ý tưởng không ăn thịt nữa trong nhiều năm qua đã lởn vởn trong đầu nhưng chưa thực hiện được vì hoàn cảnh thực tế công việc, nhưng chắc rồi cũng sẽ đến một ngày nào đó.   Ăn thịt thì phải giết thú vật, là điều mình không muốn. Một song đề, khó xử! Cuối cùng đành chọn giải pháp tạm thời: giảm thịt tối đa, ăn nhiều rau quả.   Trong thời gian gần đây, anh em chúng tôi trong Đảng Việt Tân tại Adelaide có sáng kiến làm cơm chay để gây quỹ hỗ trợ cho phong trào dân chủ quốc nội. Một sáng kiến và một việc làm tuyệt vời với sự hỗ trợ hơn cả tuyệt vời của 2 “super thân hữu” mà một là một vị ni-cô. Đó cũng là lý do chọn chay thay vì mặn.   Mỗi tháng một lần, vào mấy ngày cuối tuần, cùng hai vị thân hữu, anh em xắn tay áo lăn vào sửa soạn những món chay thật ngon (đây là lời khen rất thực của các thân hữu ủng hộ) để gửi đến rất nhiều thân hữu tại Adelaide.   Vất vả thì có vất vả nhưng vui thì cũng rất vui. Vui khi nghĩ mình có thể đóng góp cụ thể, tuy rất nhỏ bé, vào công cuộc đấu tranh chung.   Công việc này kéo dài đã hơn một năm nay và tiến triển tốt đẹp bất chấp sự cản trở của đại dịch. Thay vì thưởng thức tại chỗ như trước, hình thức giao hàng được chọn và rất thuận tiện, đáp ứng nhu cầu giãn cách xã hội, và ai cũng an tâm.   Đến đây tôi xin trích gửi đến mọi người câu chuyện sau:   Ở một ngôi chùa nọ, có một tiểu hòa thượng được phân cho việc đánh chuông trong chùa mỗi ngày một lần vào buổi sáng sớm và một lần vào lúc chiều muộn.   Thời bấy giờ, một ngày trong chùa đều bắt đầu bằng tiếng chuông, kết thúc cũng bằng tiếng chuông. Hơn nữa, dẫu là triệu tập các tăng nhân lên điện, hành lễ, tụng niệm kinh sách, hay việc ăn uống, ngủ nghỉ thường ngày, hết thảy đều báo hiệu bằng tiếng chuông.   Tiếng chuông buổi sớm trước thì hối hả sau chậm rãi, gọi mọi người thức giấc, đêm dài đã qua, chớ biếng nhác mà say ngủ, hãy dậy sớm, tranh thủ thời gian tu hành. Tiếng chuông chiều muộn trước thì chậm rãi sau hối hả, nhắc nhở người tu luyện đừng bị cuốn vào công việc nơi trần thế, tâm trí cần tĩnh lặng, thôi không nghĩ ngợi thì mới có thể tu hành.   Ban đầu, tiểu hòa thượng đánh chuông khá nghiêm túc. Nhưng nửa năm sau, cậu cảm thấy công việc đánh chuông quá đơn điệu và nhàm chán. Vậy nên, cậu chỉ làm chiếu lệ.   Một ngày nọ, sư trụ trì trong chùa đột nhiên thông báo rằng tiểu hòa thượng sẽ chuyển ra sân sau chẻ củi gánh nước, và cậu không cần phải đánh chuông nữa. Thấy lạ, tiểu hòa thượng bèn hỏi sư trụ trì: “Lẽ nào con đánh chuông không đúng giờ, không vang xa?” Sư trụ trì nói với cậu: “Tiếng chuông của con vang rất xa, nhưng tiếng chuông trống rỗng và yếu ớt. Bởi vì trong lòng con không hiểu ý nghĩa của tiếng chuông, cũng không thực sự dụng tâm làm việc đó. Tiếng chuông không chỉ là giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi trong chùa, điều quan trọng nhất là phải thức tỉnh chúng sinh đang mê lạc.   Vì vậy, tiếng chuông không những phải vang rền mà còn phải tròn trịa, bình ổn, thâm trầm, ngân nga. Một người trong tâm không có chuông thì tu Phật cũng không thành. Nếu không khiêm nhường, thành kính, sao có thể đảm nhận việc đánh chuông?” Tiểu hòa thượng nghe xong tỏ vẻ hổ thẹn. Việc đánh chuông sau đó được giao lại cho một tiểu hòa thượng mới đến. Sớm hôm sau, khi nghe được tiếng chuông buổi sớm, vị sư trụ trì cảm thấy rất hài lòng. Ông gọi tiểu hòa thượng đến hỏi: “Sáng nay con đánh chuông với tâm tình như thế nào?”   Tiểu hòa thượng tỏ vẻ không rõ: “Dạ, không có tâm tình gì cả, con đánh chuông thì đánh chuông thôi ạ.” Vị sư trụ trì lại hỏi: “Khi đánh chuông, trong tâm con nhất định đã nghĩ gì đó. Bởi vì ta nghe thấy tiếng chuông hôm nay cao quý và thành kính.”   Tiểu hòa thượng suy nghĩ một lát rồi trả lời: “Kỳ thực là con không nghĩ gì cả. Chỉ là khi còn ở nhà, chưa xuất gia, gia phụ dạy rằng, khi đánh chuông cần phải nghĩ về Đức Phật, phải thành kính, trai tịnh, tôn kính, phải dụng tâm như khi nhập định và lễ bái mà đánh chuông.”   Vị sư trụ trì rất hài lòng và nhắc nhở: “Sau này khi giải quyết những việc khác, con đừng quên giữ tâm thái đánh chuông của ngày hôm nay.” (1)   Nhìn hình ảnh ni-cô, các thân hữu và các anh chị em khác vất vả nấu cơm chay, và qua bài học của câu chuyện chú tiểu đánh chuông ở trên, tôi chợt hiểu tại sao cơm chay anh em nấu rất ngon và được nhiều thân hữu khen ngợi.   Hoá ra là cơm chay không chỉ gồm đậu phụ, rau trái ... mà còn cả cái “tâm” nữa, của mọi người, người nấu cũng như người thưởng thức!  Đỗ Đăng Liêu ** (1) Sưu tầm trên mạng  
......

Câu chuyện ly kỳ về Jacky Ly

Jacky Ly cùng bố và em gái (ảnh nhân vật cung cấp)   Manh Kim     Khó có thể biết Lý Vĩnh Thắng – tên tiếng Việt của Jacky Ly – sẽ trở thành người như thế nào nếu Thắng và gia đình vẫn còn ở một ngôi làng nghèo miền núi ở Phó Bảng, Hà Giang. Có thể Thắng là một “học sinh nghèo vượt khó” xuất sắc nhưng cũng có thể Thắng chỉ là một anh nông dân chăn bò, làm nương rẫy, như thời niên thiếu, và chôn cuộc đời ở một ngôi làng nhỏ đến mức thậm chí gần như “không có tên” trên bản đồ các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam. Câu chuyện về Jacky Ly là trường hợp điển hình của vô số gia đình Việt Nam trong đó việc quyết định tìm kiếm tự do bằng con đường vượt biên là chọn lựa duy nhất và quyết định đó đã mang lại những bước ngoặt thay đổi khó có thể ngờ…   Băng rừng vượt biên   Việc chuẩn bị được thực hiện chu đáo và cẩn thận. Trước khi đưa cả nhà đi, ông Lý Hội Quyền – cha của anh Lý Vĩnh Thắng – đã một mình lẻn sang Vân Nam-Trung Quốc để dò xét và tìm chỗ ở tạm. Một đêm năm 1987, Thắng – lúc đó 10 tuổi – cùng hai chị và đứa em gái được bố mẹ chở trên xe đạp. Hành lý mang theo chỉ là vài bộ đồ và ít thức ăn. Họ bắt đầu cuộc hành trình bí mật. Phải kín đáo và thận trọng tuyệt đối. Chỉ một dấu hiệu đáng ngờ, họ cũng có thể bị hàng xóm trình báo và bị công an bắt. Đây là lần thứ hai họ vượt biên. Lần thứ nhất, đi từ Hải Phòng, trước đó vài năm (1979), đã thất bại. Sau chuyến đi không thành đó, gia đình ông Lý đến sống ở Tân Mỹ, Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Họ lầm lũi sinh nhai bằng nghề nông. Tuy nhiên, ông Lý vẫn âm thầm tìm cách thoát. Hành trình vượt biên lần thứ hai khởi hành từ đây, cách biên giới Việt-Trung đến 400 km. Băng qua biên giới một cách an toàn là điều không đơn giản. Vết tích cuộc chiến Việt-Trung 1979 vẫn còn in đậm. Cả hai bên biên giới đều đầy mìn và bẫy chông. Để tránh bị phát hiện bởi lính biên phòng của cả hai bên, gia đình ông Lý phải len lỏi đi trên những con đường mòn nhỏ, xuyên rừng. Có những đoạn ông Lý phải cõng đứa con gái sáu tuổi gần như suốt ngày lẫn đêm (sau này khi kể lại, ông nói rằng nếu không phải là cô con gái của ông mà là khối vàng thì ông cũng sẵn sàng vất bỏ vì quá cực nhọc). Đại tá Jacky Ly cùng vợ và con (ảnh MK)   Sau 14 ngày, gia đình ông Lý vào đất Vân Nam-Trung Quốc. Thở phào. Nhưng chưa nhẹ nhõm. Không giấy tờ tùy thân, họ có thể bị nghi ngờ, tố giác và bị công an Trung Quốc bắt đuổi trở về Việt Nam. Cả nhà ông Lý phải di chuyển liên tục và có khi phải chia ra ở rải rác. Họ chỉ tá túc một chỗ trong vài tuần rồi lại tìm nơi khác. Cuối cùng, họ đến Phòng Thành, Quảng Tây. Tại đây, ông Lý cùng một số người Việt khác, cũng vượt biên trốn khỏi Việt Nam, tìm cách đi khỏi Trung Quốc. Họ tìm được một đầu mối giới thiệu mua thuyền và thuê tài công. Họ dự tính thoát đến Macau. Nếu Macau từ chối nhận tỵ nạn, họ sẽ đi Hong Kong. Nếu Hong Kong khước từ, họ sẽ đi Nam Triều Tiên. Nếu lại bị từ chối, họ sẽ đi Nhật Bản! Ảnh ID của Vĩnh Thắng-Jacky tại trại tỵ nạn Hong Kong (ảnh nhân vật cung cấp)   Ngày 18-6-1988, 72 người tỵ nạn, trong đó có sáu thành viên gia đình ông Lý, lục tục xuống chiếc thuyền đánh cá cũ nát. Con thuyền dài 12m-rộng 3m chỉ có mái che sơ sài cho khoang động cơ. Mọi người mang theo lương thực cho khoảng 30 ngày và phó mặc số phận cho hai tài công. Sau vài ngày lênh đênh, giữa cái nắng lột da và những cơn đói dữ dội, họ bị một trận bão dập tơi bời, những tưởng thuyền bị lật úp và tất cả chết đuối giữa biển. Khi đến Bắc Hải, thành phố phía Tây Nam Trung Quốc, họ lại bị một “cú sét đánh” thậm chí choáng váng hơn: qua radio, họ biết tin Macau lẫn Hong Kong vừa tuyên bố ngưng nhận người tỵ nạn Việt Nam. Bất kỳ người tỵ nạn Việt Nam nào đến Hong Kong sau ngày 16-6-1988 đều bị đưa vào trại tập trung để trả lại quê nhà. Không lẽ quay về? Họ liều mạng đi tiếp.   Sau 13 ngày “nướng” mình dưới nắng biển, họ đến gần Macau. Hai tài công rời thuyền. Họ được thuê chỉ để đưa mọi người đến đây, như thỏa thuận. Một người Việt, tên Thái, bất đắc dĩ trở thành người lái thuyền. Sự thiếu kinh nghiệm đi biển lập tức được “trả giá” sau đó khi thuyền va vào đá ngầm. Hỗn loạn và sợ hãi. Thật may là họ được cảnh sát biển Macau phát hiện và cứu. Sau khi giúp sửa thuyền, cảnh sát Macau yêu cầu tất cả rời đi. Mọi người lại ra khơi, gần như trong vô vọng. Cuối cùng, ngày 1-7-1988, thuyền đến Hong Kong. Đây là con thuyền thứ 47 của người tỵ nạn Việt Nam đến sau khi Hong Kong ban bố chính sách mới dành cho người tỵ nạn kể từ ngày 16-6-1988.   Những năm tháng ở trại tỵ nạn Hong Kong in sâu ký ức Thắng. Nếu không được bố mẹ và hai chị dạy bảo và che chở, Thắng rất có thể đã trở thành đứa bé hư hỏng đi theo đám băng nhóm giang hồ thuộc thành phần tỵ nạn đến từ các tỉnh khác của Việt Nam. Trại tỵ nạn chật chội, đông đúc, với đủ thành phần phức tạp, đã tạo thành một xã hội Việt Nam thu nhỏ nơi người ta không chỉ giành giật miếng ăn mà còn gây ra những hành vi tội phạm. Hãm hiếp và đâm chém xảy ra như cơm bữa. Sau hơn hai năm sống trong cảnh nhốn nháo, gia đình ông Lý cuối cùng được Chính phủ Mỹ đồng ý cho tỵ nạn. Họ được đưa qua Philippines sáu tháng để học tiếng Anh trước khi đến Mỹ…   Bắt đầu từ tay trắng Jacky Ly và Bộ trưởng Quốc phòng (lúc đó) James Mattis (ảnh nhân vật cung cấp)   Nước Mỹ. North Carolina. Cuộc hành trình dài đã đến đích. Tuy nhiên, một chặng mới lại bắt đầu. Tất cả đều chỉ có hai bàn tay trắng. Họ đã rời con thuyền rách nát số 47. Họ đã rời khu ổ chuột tỵ nạn Hong Kong. Họ đang đặt chân đến một vùng đất xa lạ và tiếp tục đi trên những con đường thậm chí khó khăn và khó lường hơn cả những con đường mòn vượt rừng xuyên bóng đêm băng qua Vân Nam ngày nào. Phần tiếp theo của câu chuyện là chuỗi nỗ lực điển hình của gần như mọi người Việt tỵ nạn giai đoạn đó. Chen chúc trong căn nhà nhỏ được cấp tạm cho người tỵ nạn, gia đình ông Lý lao vào xã hội Mỹ với vốn liếng tiếng Anh gần như bằng không. Ông Lý phải làm ba “job” để giúp gia đình. Ban ngày ông làm thợ hàn. Ban đêm ông làm công nhân xưởng lắp ráp. Và cuối tuần ông làm nhân viên phục vụ nhà hàng. Trong khi đó, vợ ông lãnh quần áo gia công về nhà may; và hai chị của Thắng-Jacky đi làm nail sau khi học xong trung học. Jacky cũng phải đi làm thêm vào cuối tuần, từ chạy bàn đến rửa chén, cho đến khi vào đại học và vào quân đội… Jacky Ly (phải) thời gian làm việc tại Việt Nam (gần bốn năm) với nhiệm vụ Chánh Văn phòng hợp tác quốc phòng (ảnh nhân vật cung cấp)   Khó có thể biết ông Lý Hội Quyền nghĩ gì về tính mạng của mình cũng như vợ con vào thời điểm ông quyết định đưa cả nhà đi vượt biên. Nhưng có điều chắc chắn rằng ông không thể tưởng tượng có ngày mà cậu con trai duy nhất của ông, Vĩnh Thắng – Jacky, lại thành đạt hơn cả sự mong đợi, với không chỉ hai bằng master (từ National War College và Đại học Johns Hopkins), mà còn trở thành một sĩ quan cấp cao quân đội Hoa Kỳ. Ông Lý Hội Quyền (từ trần năm 2012) – người mà Jacky luôn xem như là tấm gương vĩ đại đối với mình – cũng khó có thể tưởng tượng một ngày mà con trai ông trở về lại Phó Bảng với tư cách một sĩ quan quân đội Mỹ, ở cương vị Chánh Văn phòng hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt, thực hiện các dự án hợp tác và tìm kiếm cơ hội hỗ trợ những gia đình nghèo miền núi Việt Nam, nơi có bóng dáng những đứa trẻ lếch thếch hệt Vĩnh Thắng ngày nào…   Tôi phải cố gắng, luôn cố gắng, phải “work extra hard” – Jacky nói. Ngày 1-1-2021, Jacky Ly trở thành đại tá quân đội Hoa Kỳ (lễ gắn lon chính thức được tổ chức chiều ngày 23-4-2021). Sau hơn 20 năm phục vụ quân đội Mỹ, Jacky Ly vẫn muốn tại ngũ. 42 tuổi, Jacky sẽ còn đi xa, thậm chí có thể xa hơn cả những điểm đến mà người cha không bao giờ có thể nghĩ tới, khi ông cõng cô em gái của Jacky lên đường trong đêm tối cùng gia đình ra đi chỉ với một thôi thúc: tìm kiếm tự do và một tương lai sáng sủa hơn cho các con của mình.   *************** Đại tá Jacky Ly Jacky Ly trong lễ tuyên thệ và gắn lon đại tá, với sự chủ trì của Thiếu tướng Lương Xuân Việt (qua màn hình video từ Nhật) vào chiều 23-4-2021 (ảnh MK)   Từng chỉ huy đại đội lính nhảy dù mũ đỏ (thuộc 82nd Airborne Division) và tham gia chiến trường Afghanistan, Iraq, cũng như công tác tại Hàn Quốc, Hawaii…, cuộc đời Jacky Ly gắn liền với binh nghiệp. Nhập ngũ năm 18 tuổi khi vào Vệ binh North Carolina với dự tính ban đầu chỉ phục vụ quân đội ba năm nhưng sau đó Jacky không rời bộ quân phục. Jacky tốt nghiệp bằng cử nhân quản trị doanh nghiệp về hệ thống thông tin máy tính từ Đại học Appalachian State. Trong thời gian quân ngũ, ngoài những khóa đào tạo chuyên biệt trong quân đội, Jacky còn học National War College, Đại học Johns Hopkins, và Trường tham mưu quân sự Malaysia. Từng là Chánh Văn phòng hợp tác quốc phòng (Chief of the Office of Defense Cooperation) trực thuộc Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Jacky còn là cố vấn quân sự cấp cao và chánh Văn phòng Hợp tác An ninh trực thuộc Phái bộ Hoa Kỳ tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Jakarta, Indonesia. Đại tá Jacky Ly sắp nhận nhiệm vụ mới tại Đông Nam Á với tư cách tùy viên quốc phòng.  
......

Một dấu mốc lịch sử của NASA: Vừa đưa trực thăng lên sao hỏa thành công

Vu Kim Hanh   Cơ quan vũ trụ Mỹ vừa thực hiện thành công chuyến bay của một máy bay trực thăng nhỏ trên sao Hỏa. Máy bay không người lái, được gọi là Ingenuity, đã đáp xuống sao Hỏa hôm qua (19/4/20210), bay trên không trong gần một phút và đã chuyển tiếp dữ liệu của trực thăng trở lại Trái đất. Ingenuity đã làm nên lịch sử: Đây là chuyến bay đầu tiên được cung cấp năng lượng, có điều khiển, trên một hành tinh khác. Cuộc trình diễn ngắn ngủi cho thấy “sao Hỏa-copter” - được gọi là Ingenuity – đã bay được đến Hỏa tinh xa xôi. CHUYẾN BAY LỊCH SỬ MỞ ĐẦU CUỘC KHÁM PHÁ NHỮNG HÀNH TINH XA TÍT Tháng 2/2021, Nasa đã đưa vệ tinh Perseverance Rover lên sao Hỏa, chạm được miệng núi lửa Jezero trên Mars-Hành tinh đỏ, và với thiết bị Rotocraft được cài trong bụng Ingenuity, chuyến bay lần này tìm cách kiểm tra các giới hạn của công nghệ Rotorcraft. Farah Alibay, một kỹ sư hệ thống tại Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực của Nasa (JPL) cho biết: “Đầy khó khăn và có vẻ thật điên rồ. Nhưng đó là vẻ đẹp của sự khám phá. Đó là vẻ đẹp của kỹ thuật.” Lịch bay được lên là : cất cánh lúc 07:30 GMT, vào Thứ Hai. Dữ liệu đầu tiên tiết lộ liệu thí nghiệm trực thăng có hoạt động hay không sẽ bắt đầu quay trở lại Trái đất khoảng ba giờ sau đó. Thông tin này phải được chuyển tiếp thông qua máy dò Perseverance của Nasa và vệ tinh tại sao Hỏa sẽ truyền thông tin đến JPL. Chuyến bay sẽ diễn ra ở đâu? Tàu Perseverance Rover đã bay lần trước, lần này mang trực thăng bên dưới nó khi nó hạ cánh xuống bề mặt sao Hỏa. Sau đó, Perseverance đã lái xe đến một "phi đạo" cách nơi hạ cánh của nó khoảng 20m, hạ Ingenuity xuống đất và chụp một bức ảnh selfie (tự sướng). Hôm thứ sáu, 3 ngày trước khi cất cánh, một lần chạy rôto tốc độ tối đa đã được thực hiện và MiMi Aung, giám đốc dự án Ingenuity, cho biết tại một cuộc họp báo trước chuyến bay: "Chúng tôi xác nhận rằng Ingenuity có đủ năng lượng và sức mạnh để thực hiện chuyến bay này tại sao Hỏa", Nếu chuyến bay hoạt động ổn, bốn chuyến bay tiếp theo sẽ được thực hiện trong những ngày tới, mỗi chuyến bay sẽ đưa trực thăng đi xa hơn. VÌ SAO BAY TRÊN SAO HỎA LẠI KHÓ NHƯ VẬY? Trước nhất vì Mars ở "muôn trùng xa cách" với trái đất. Bầu khí quyển trên sao Hỏa cực kỳ mỏng - khoảng 1% độ dày của khí quyển trên Trái đất - và điều này không cung cấp cho máy bay trực thăng nhiều không khí để thâm nhập vào. Lực hấp dẫn trên Hành tinh Đỏ ít hơn, điều này cũng giúp ích - nhưng ngay cả như vậy, các kỹ sư đã phải chế tạo trực thăng của họ rất nhẹ. Inginuity có khối lượng chỉ 1,8kg (4lb). Hai cánh quạt dài 1,2m quay ngược chiều nhau với tốc độ lên đến 2.500 vòng / phút. Điều này cực kỳ nhanh - thực sự, các đầu cánh quạt sẽ di chuyển với tốc độ khoảng 2/3 tốc độ âm thanh trên sao Hỏa giúp vệ tinh tự nâng. Nasa đã “để mắt” đến những cơn gió ở Jezero. Vận tốc họ đo được là 20m mỗi giây - nhanh hơn so với những gì có thể thử nghiệm trên Trái đất. Nhưng nhóm nghiên cứu tin rằng chiếc trực thăng đối phó được. Trực thăng mang theo 2 camera trên bo mạch. Một máy ảnh đen trắng hướng xuống mặt đất, được sử dụng để điều hướng và một máy ảnh màu có độ phân giải cao nhìn ra đường chân trời. Vệ tinh chụp ảnh từ khoảng cách 65m. Nó sử dụng máy ảnh zoom để có được một số cận cảnh của hoạt động. Cả vệ tinh và trực thăng đều hoạt động tự động và mang theo đồng hồ riêng biệt. Các thiết bị định thời gian sẽ cần phải đồng bộ để chụp ảnh hoạt động. Đường dẫn xuống dữ liệu được thiết kế cực kỳ tinh vi. VÌ SAO CHUYẾN BAY LẠI QUAN TRỌNG? Cơ quan vũ trụ Hoa Kỳ cho biết chuyến bay này sẽ là một loại "khoảnh khắc của Anh em nhà Wright" - ám chỉ khoảnh khắc mà cách đây 100 năm, vào lúc 10h30’ sáng 17-12-1903, Orville Wright đã trở thành phi công đầu tiên trên thế giới với chuyến bay lịch sử kéo dài vỏn vẹn 12 giây, vượt 91,44 mét, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử hàng không thế giới. Để đánh dấu mối liên hệ lịch sử này, một mảnh vải có kích thước như con tem bưu chính từ cánh máy bay của hai anh em nhà Wright đã được dán vào Ingenuity trước khi nó rời Trái đất. Cần lưu ý rằng chuyến bay đầu tiên của Anh em nhà Wright chỉ kéo dài 12 giây. Những điều tuyệt vời và vĩ đại trong khám phá khoa học đã bắt đầu từ những bước nhỏ. Hy vọng là màn trình diễn công nghệ nhỏ của Ingenuity cuối cùng có thể biến đổi cách chúng ta khám phá một số thế giới xa xôi. “Bạn có thể đi qua các địa điểm mà không bị địa hình cản trở giống như phương tiện trên bộ,” Havard Grip, phi công trưởng của Ingenuity, giải thích. "Nó có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát cho các nhà thám hiểm trong tương lai, hoặc thậm chí cho các phi hành gia, và sau đó chúng tôi cũng đang suy nghĩ về nó về tiềm năng mang các thiết bị khoa học của riêng nó đến những nơi cực kỳ xa xôi rất khó tiếp cận." Nasa gần đây đã phê duyệt một sứ mệnh bay trực thăng Dragonfly tới Titan, mặt trăng lớn của Sao Thổ. Nơi đây có một bầu không khí rất dày. Như sứ mệnh đã biết, Dragonfly sẽ đến Titan vào giữa những năm 2030./.  
......

Rượu có làm giảm tác dụng tiêm chủng hay không?

Tác giả: Jana Zeh Lưu Thủy Hương   Hiện chưa có kết quả nghiên cứu khoa học đáng tin cậy nào về câu hỏi ảnh hưởng của rượu đối với hiệu quả của việc tiêm vaccine Covid 19. Các loại vaccine khác nhau vẫn còn quá mới mẻ và danh sách các câu hỏi cần được điều tra vẫn còn quá dài. Tuy nhiên, người ta biết rằng rượu làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Hiệu ứng này xảy ra do rượu đi vào máu tương đối nhanh, làm tê liệt các tế bào bạch cầu. Chúng còn được gọi là thực bào hoặc bạch huyết cầu và là thành phần quan trọng trong cuộc chiến phứa tạp chống lại mầm bệnh. Và: nồng độ cồn trong máu càng cao thì hệ miễn dịch càng yếu. Hoạt động của các loại vaccine Covid-19 có cơ chế khác nhau: hoặc là vaccine vector kiểm soát mầm bệnh sẽ được kích hoạt, hoặc là cơ thể sẽ đối đầu với những mảnh thiết kế di truyền của mầm bệnh. Trong cả hai trường hợp, công việc của hệ thống miễn dịch đều được thúc đẩy một cách có định hướng. Từ đó, các kháng thể được hình thành để chống trả và vô hiệu hóa Sars-CoV-2. Đồng thời, thông tin về cách cơ thể chiến đấu chống lại mầm bệnh sẽ được lưu trữ lại. Bằng cách này, cơ thể được chuẩn bị và bảo vệ tối ưu trước các trường hợp nhiễm bệnh trong tương lai. Rượu không chỉ cản trở quá trình này mà còn gây sự quá tải cho cơ thể. Kết quả nghiên cứu được công bố vào năm 2015 trên tạp chí Alcohol Research: "Rượu làm rối loạn hệ thống miễn dịch theo cách phức tạp và bất thường". Các bác sĩ từ lâu đã quan sát thấy mối liên hệ giữa việc uống quá nhiều rượu và các tác dụng suy yếu hệ miễn dịch. Chúng bao gồm, ví dụ, dễ bị viêm phổi, nhiễm độc máu, bệnh gan và một số loại ung thư. Kiêng cữ trong một tuần Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, các bác sĩ đã khuyên rằng sau khi tiêm phòng, nếu có thể, hãy tránh hoàn toàn rượu bia và lao lực thể chất. Một số khuyến cáo kiêng cữ và nghỉ ngơi trong cả tuần sau đó. Điều này được một số người cho là phóng đại và thận trọng quá mức. Nhưng đằng sau khuyến nghị này là kiến thức: mọi loại hình tiêm chủng đều đặt ra cho hệ thống miễn dịch một thách thức đặc biệt. Khi đó, uống rượu là thêm một gánh nặng cho cơ thể - và thậm chí có thể làm trầm trọng thêm hoặc mất nhận thức các tác dụng phụ của tiêm chủng. "Đó chắc chắn là một lời khuyên tốt. Chúng tôi biết rằng rượu có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc, và một trong những tác dụng phụ của vaccine Biontech là chứng đau đầu", Dr. Georg-Christian Zinn nói với ntv.de trước khi việc tiêm chủng bắt đầu ở Đức. Ảnh hưởng của rượu phụ thuộc vào vaccine Công ty bảo hiểm sức khỏe Barmer cho biết: "Ảnh hưởng chính xác của rượu đối với hiệu quả của vaccine thì khác nhau, tùy theo mỗi loại vaccine ". Trong tiêm ngừa viêm gan siêu vi A và B ảnh hưởng của rượu là không đáng kể. Ngược lại, chất độc gây khoái cảm trong rượu có thể làm giảm tác dụng của việc tiêm phòng bệnh phế cầu: "Trong một nghiên cứu, hệ thống miễn dịch của những người nghiện rượu tạo ra ít kháng thể hơn so với những người khỏe mạnh. Do đó, khuyến cáo rõ ràng: Nếu có thể, không uống bất kỳ loại rượu nào trong một vài ngày đầu sau khi chủng ngừa. Hoặc chỉ uống một ly rượu hoặc bia. Vì cơ thể khó tạo ra kháng thể sau khi tiêm chủng nếu nó còn phải lo trung hòa lượng cồn". Sau khi tiêm chủng Covid-19 thì phải cữ rượu, bia trong bao lâu? Cho đến nay, vẫn còn thiếu dữ liệu khoa học về câu hỏi này. Tuy nhiên, khuyến cáo của bác sĩ Anna Popowa đã gây xôn xao dư luận vào tháng 12 năm 2020. Ủy viên y tế hàng đầu của Nga đã khuyến cáo nên nghỉ rượu nghiêm ngặt trước và sau khi tiêm phòng trong tổng số 56 ngày. Ví dụ, hai tuần trước và 42 ngày sau khi tiêm mũi đầu tiên, không được chạm vào rượu, theo nhân viên y tế Nga khi bắt đầu tiêm chủng Sputnik-V. Lý do: Nếu không thì có thể tạo ra ít kháng thể hơn. Đó dường như là một khoảng thời gian dài không thể tưởng tượng được ở một đất nước mà việc uống quá nhiều rượu vẫn là nguyên nhân dẫn đến cái chết của 70% nam giới trong độ tuổi lao động. Alexander Ginzburg, người đứng đầu Viện Dịch tễ học và Vi sinh vật Moscow Gamaleja, nơi phát triển vaccine Sputnik V, cho là: ba ngày không uống rượu sau mỗi lần tiêm là hoàn toàn đủ, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông địa phương. Nếu người nào vẫn chưa chắc chắn, nên hỏi ý kiến của bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ tiêm chủng trước khi tiêm vaccine Covid 19./.   https://www.n-tv.de/.../Kann-Alkohol-die-Impfwirkung...  
......

Một thứ tư duy bần tiện

.. Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến nói rằng thu phí người nuôi bệnh là hợp lý vì sử dụng điện nước của bệnh viện. Nguyễn Tiến Tường Nói thật với ông, nó không những không hợp lý mà còn ti tiện ! Nói thật với thứ trưởng Tiến, chẳng có nơi nào mà làm người ta chán sống bằng bệnh viện công xứ mình. Ngoài những toa thuốc đắng ngoét, rất dễ nảy nòi một tâm bệnh. Vì có bệnh hay không có bệnh đều mang một mặc cảm thân phận khi phải sống trong một điều kiện gần như không phải cho người. Người bệnh lay lắt trong bệnh viện công, đa số nghèo. Nhiều người nghèo xác xơ phải ăn cơm từ thiện cầm hơi. Thân nhân bỏ ruộng vườn cầm nhà cửa lê lết bên lề bệnh viện ngày này qua tháng khác, có lành bệnh cũng kiệt quệ về kinh tế. Trong bối cảnh đó, bệnh viện toan tính với người ta từng đồng xu cắc bạc, ra tấm ra món là chó cắn áo rách, vừa tham vừa ác. BOT bẩn còn không thu tiền xe cấp cứu, các ông lại muốn ăn giày ăn tất ăn cả đất xung quanh. Đương nhiên, nghèo không phải là lá bùa để quăng ra thoái thác. Cứ coi như người nuôi bệnh trả tiền dịch vụ sinh hoạt. Thì dịch vụ ấy là những gì? Là một khoảng bê tông hoặc ghế đá, là những cái toilet đậm đặc mùi xú uế tởm lợm. Nói thật với ông Tiến, nếu người bệnh được nằm trong cái phòng sạch trắng tinh tươm. Mỗi ngày y tá hộ lý thay tả bóp vai, tặng hoa hoặc hát cho nghe như trong phim Mỹ, thì thân nhân người ta vạ vật ở đó làm gì? Cũng vì bệnh viện không chăm, không làm được công tác tâm lý, thậm chí còn quát mắng hạch hoẹ, nên người ta mới phải bấu víu vào nhau. Đến cả cái thang máy nhiều lúc cũng không được dùng. Toilet các ông cũng dùng riêng như cách ly người với súc vật thì không thể nói là thu phí dịch vụ được trừ khi các ông nhập chung vào và không phân biệt đối xử. Một cái chỗ đi tắm còn không có mà thu tiền dịch vụ là không công bằng. Các ông lấy lý do bệnh viện quá tải để thu. Vậy người bệnh ba bốn người một giường, nằm tràn ra cả hành lang, các ông có trừ tiền dịch vụ không? Tôi nghĩ là không. Người bệnh và thân nhân nằm thoi thóp ở hành lang mà các ông thu hai suất dịch vụ, lương tâm các ông có bị cắn rứt không? Ông Tiến lại bảo bệnh viện tự chủ chi phí nên phải thu. Như thế là trước giờ bệnh viện lỗ là do mất khoản thu tiền tiểu đại tiện của dân à thưa ông? Trước giờ không hoắng, có chủ trương tự chủ tài chính là các ông giảy nảy như đĩa phải vôi vậy? Có phải trước đây trợ giá nên đầu này các ông báo lỗ, làm Chí Phèo rạch mặt ăn vạ ngân sách, đầu kia làm Bá Kiến lạm thu nhân dân. Nên bây giờ các ông sợ lòi sự thật ra đúng không? Dù bất cứ lý do gì, ông Tiến ạ, một cái tư duy nhắm vào nhu cầu tối thiểu của con người để kiếm doanh thu. Thì chỉ có thể gọi là bần tiện !
......

“Chống đảng Cộng sản và nhà nước, chỉ có thể là tâm thần”.

Joseph Brodsky nhacsituankhanh| Hầu như ai yêu văn chương, cũng đều biết đến nhà thơ người Nga, gốc Do Thái Joseph Brodsky. Đến Mỹ từ đầu thập niên 70, Brodsky trở thành một trong những biểu tượng hàng đầu về ngôn ngữ thi ca. Nhiều giải thưởng quốc tế trao cho ông để vinh danh, trong suốt một thời gian dài, cao quý nhất là Nobel Văn chương năm 1987. Cho tới khi Brodsky qua đời (1996), đa số giới phê bình vẫn đồng quan điểm rằng ba nhân vật quan trọng hàng đầu, là Joseph Brodsky, Octavia Paz và Gabriel Garcia Marquez đã kiến tạo nên sự đẹp đẽ của ngôn ngữ thi ca văn chương thế kỷ 20. Ấy vậy mà, ít ai tưởng tượng được, trong thời kỳ sống và sáng tác ở Liên Xô, Brodsky bị mật vụ đưa vào các trại tâm thần, chỉ vì ông có đường lối sáng tác riêng, cũng như không khuất phục các yêu cầu tư tưởng từ lãnh đạo chính trị. Bị kết án là phi lao động và là thành phần có tư tưởng phản Xô-viết, Brodsky ra tòa vào tháng 3-1964, và bị đưa vào trại tâm thần, bên cạnh việc lao động cưỡng bức. Một nhân vật kiệt xuất của loài người như Joseph Brodsky, mà cũng bị đưa vào trại cưỡng bức điều trị tâm thần, thì có lẽ không còn ai sống trong chế độ cộng sản có đủ nhân tính, đủ tỉnh táo lại được tự do bên ngoài.ư   Trong một lần trả lời phỏng vấn ở Mỹ, sau khi định cư, nhà thơ Brodsky kể rằng mình bị giam trong phòng riêng ở trại tâm thần, và được y tá đến tiêm những loại thuốc ‘an thần’ không tên. Nếu kháng cự, ông sẽ bị trói vào giường và được chụp hình lại để làm bằng chứng trong hồ sơ về mức độ nguy hiểm của giai đoạn tâm thần. Brodsky thường bị đánh thức vào nửa đêm, các bác sĩ và y tá “điều trị tâm thần” dẫn ông đi, xịt nước và bắt ngâm mình trong bồn nước lạnh. Từ thời Josef V. Stalin, việc đẩy các tù nhân chính trị vào trại tâm thần để cách ly với xã hội khá phổ biến, nhưng đến thập niên 60, thời của tổng bí thư Leonid Brezhnev, tâm thần được biến hóa thành một công cụ hoàn chỉnh để loại bỏ các đối thủ chính trị  hay những người bất đồng chính kiến, hoặc thậm chí với những người dám công khai bày tỏ sự mâu thuẫn với giáo điều cộng sản. Trong tiếng Nga, có chữ Psikhushka (психу́шка), mà hầu hết những người có hiểu biết về chế độ cộng sản đều nhớ đến nó như một nỗi ám ảnh. Trong thời đại cưỡng ép mọi người phải cúi đầu trước chủ nghĩa Marx-Lenin và bạo quyền, toàn cõi Liên Xô khi nhắc về Psikhushka, là nhắc những trại tù tâm thần, với đủ các trò tra tấn để hủy diệt con người không chịu khuất phục. Thậm chí, các cuộc tranh luận về tính thực tế của lý thuyết Marx, Lenin… trên báo chí hay các diễn đàn, người thắng cuộc phản biện cũng có thể bị đưa vào nhà thương điên, với chẩn đoán chuẩn mực Xô viết, là những kẻ philosophical intoxication – bị ngộ độc triết học, và cần phải được chạy chữa. Mikhail I. Buyanov, bác sĩ tâm thần và thần kinh học, viết trong cuộc khảo sát lịch sử về tâm thần học của Liên Xô sau khi hệ thống này tan rã, do Uchitelskaya Gazeta xuất bản, viết rằng “các nhà lãnh đạo thỏa thuận với nhau về nội dung: ở đất nước chúng tôi không có những người bất đồng chính kiến ​​- chỉ có những người tâm thần mất trí hay vi phạm pháp luật”. Đến thời của Nikita S. Khrushchev, lời giải thích chính thức kèm theo, trở thành câu nói cửa miệng của giới công an, là “không một người lành mạnh nào chống lại chủ nghĩa xã hội”. Lịch sử vẫn ghi lại rõ tội ác của những kẻ thủ ác, từ những trại tập trung của Phát xít Đức trong đệ nhị thế chiến, cho đến vụ thảm sát dân thường ở Hungary vào năm 1956 của Hồng quân Liên Xô. Thế nhưng ghi chép về các âm mưu biến người bất đồng chính kiến thành các bệnh nhân tâm thần trong thời chiến tranh lạnh, chưa bao giờ tỏ rõ được hết sự man rợ của các nhà lãnh đạo cộng sản. Đặc biệt trong đó có sự hợp tác của các bác sĩ được gọi là chuyên gia tâm thần. Sau này, trong cuốn State of Madness: Psychiatry, Literature, and Dissent After Stalin (tạm dịch: Tình trạng cuồng điên: Tâm thần học, Văn chương và Bất đồng chính kiến thời sau Stalin), tác giả Rebecca Reich gọi các loại bác sĩ đó là những nhà viết kịch bản đại tài để bỏ tù những người bất đồng chính kiến.   Chẳng hạn như với trường hợp của nhà thơ Joseph Brodsky, không có hồ sơ bệnh án nào. Nhưng từ phán quyết của Snezhnevsky, một bác sĩ “chính trị tâm thần” lừng danh trong thời Xô-viết, đã trở thành mệnh lệnh trước tòa để quyết định đưa Brodsky đi “điều trị tâm thần”. Ông này đã nói rằng “nhìn Brodsky là biết có bệnh tâm thần phân liệt”,  và Snezhnevsky kết luận rằng “anh ta không phải là một người có giá trị gì cả và nên cho đi vào trại tâm thần”. Lúc đó, Joseph Brodsky chưa đến 24 tuổi. Liên Xô được coi là văn minh nhất, vì có cả những tòa án xét tội tâm thần. Tại tòa, Brodsky bị đại diện Viện kiểm sát kết án là “đã không thực hiện được nghĩa vụ hiến định của mình là làm việc lương thiện vì lợi ích của Tổ quốc”. Khi ấy, ông bị chất vấn “ai cho phép anh xưng là nhà thơ, ai cho phép anh tự mình đứng vào hàng ngũ các nhà thơ?”‘ – “Không ai cả”, Brodsky trả lời, “Vậy ai đã ghi danh tôi vào hàng ngũ loài người?”. Sau cuộc đối chất đó, Joseph Brodsky bị kết án 5 năm, vừa chữa tâm thần, vừa cải tạo lao động cưỡng bức 5 năm tại tỉnh Arkhalgelsk, miền bắc nước Nga. Tài liệu điều tra của nhà nghiên cứu Benjamin Zajicek (The Psychopharmacological Revolution in the USSR: Schizophrenia Treatment and the Thaw in Soviet Psychiatry, 1954–64), phát hiện rằng vào những năm 1950 và 1960, sự ra đời của các loại dược phẩm tâm thần mạnh mẽ, đặc biệt là Chlorpromazine (Thorazine), các bác sĩ “chính trị tâm thần” Liên Xô đã lạm dụng với tên Aminazine, và sử dụng tùy tiện nơi các tù nhân chính trị, các nhân vật bất đồng chính kiến. Thậm chí, Liên Xô còn hợp thức hóa việc điều trị chuyên biệt ở bệnh viện, sang điều trị ‘hỗ trợ’ trong cộng đồng, tức một người nào bị tạm giam 1 hay 4 tháng để điều tra ở bất kỳ đồn công an nào, họ cũng có thể bị ép hoặc lừa dùng thuốc này, để thao túng lời khai hay trạng thái của người bị giam giữ. Tài liệu này cũng ghi nhận, ít nhất sau 12 tháng điều trị, nếu thấy thể chất của người bị áp dụng thuốc vẫn tốt, thường liều lượng được tăng lên gấp 2 hoặc gấp 4 lần, để phục vụ việc ra tòa hoặc kết thúc nhanh sự vụ. Việc cưỡng bức điều trị tâm thần ở Liên Xô bị tố cáo trong các kỳ Đại hội của Hiệp hội Tâm thần Thế giới ở Mexico City (1971), Hawaii (1977), Vienna (1983) và Athens (1989), gây ra thiệt hại không thể cứu vãn đối với uy tín của nền y học Liên Xô. Thậm chí năm 1974, nhà tranh đấu Vladimir Bukovsky và bác sĩ tâm thần bị giam giữ Semyon Gluzman đã cùng viết cuốn Cẩm nang hướng dẫn đối phó về việc bị cưỡng bức điều trị tâm thần cho những người bất đồng chính kiến, cung cấp cho các nạn nhân tiềm năng của bệnh “tâm thần vì chính trị”, hướng dẫn cách cư xử trong quá trình điều tra để tránh bị chẩn đoán là bệnh tâm thần.   Sự việc bùng nổ hơn vào năm 1968, khi nhà ngôn ngữ học Viktor Isaakovich Fainberg, nhân vật nổi bật của phong trào bất đồng chính kiến ​​ở Liên Xô, cùng 6 người bạn của mình biểu tình ở Quảng trường Đỏ phản đối Liên Xô xâm lược Tiệp Khắc, qua đó khởi phát Chiến dịch chống lạm dụng tâm thần. Về vấn nạn cưỡng ép người khác biệt quan điểm chính trị hay hoạt động xã hội vào trại tâm thần, có thể được xem Liên Xô là anh cả, kế đến là Trung Quốc và nhiều nước cộng sản đàn em khác. Thập niên 2000, việc đưa vào trại tâm thần được áp dụng nhiều ở Trung Quốc và các nước cộng sản và độc tài, vì rất tiện lợi: không cần ra tòa, chỉ cần có công an và bác sĩ thỏa hiệp với nhau. Nhưng khác với thời chiến tranh lạnh, giờ đây, hành động đó hiển nhiên được coi là tội ác chống loài người, dù được ngụy trang với bất kỳ vỏ bọc nào. Năm 1996, nhà thơ Joseph Brodsky qua đời tại căn hộ của mình ở Brooklyn Heights, New York. Sau đó ít lâu, Vladimir Radunsky, một họa sĩ Nga hâm mộ ông, đến làm một bia mộ, trên đó có dòng chữ tiếng Latin “Letum non omnia finit” (Chết chưa là hết). Diễn ngôn này mô tả danh tiếng của Brodsky, nhưng có lẽ cũng nhắc cho mọi người nhớ, nhà thơ vĩ đại này ra đi, nhưng ký ức về loại tội ác với con người của chế độ cộng sản, mà ông là một trường hợp, sẽ luôn được ghi nhớ.  
......

Đừng làm thui chột một mầm thiện hiếm hoi!

Nguyễn Đình Bổn   Chuyện đứa nhỏ lớp 4 khi băng qua đường được tài xế nhường đường đã khoanh tay cúi đầu cám ơn làm... dậy sóng báo chí và mạng xã hội?   Tại sao một hành động lẽ ra rất bình thường như vậy lại được ngợi khen và bàn tán như một cái gì đó rất lớn lao? Câu trả lời thật dễ: Vì nó quá hiếm hoi, mà hiếm thì quý.   Hỏi tiếp: Nó hiếm từ khi nào và tại sao hiếm? Tôi sống ở miền Nam nên chỉ có thể trả lời là tại miền Nam trước năm 1975, các hành vi tương tự là bình thường, và trẻ em là học sinh lễ phép, biết cư xử tốt khi ra cộng đồng chỉ bắt đầu hiếm từ những năm 1980, đến 1990 nó đã hiếm và sau năm 2000 thì cực hiếm. Tại sao hiếm, khi mà đến trường đã có Đội, lớn chút có Đoàn thì bạn cũng dễ trả lời.   Vậy nhưng vụ này chưa gì các "tổ chức chính trị" đã nhảy vào dành phần. Lẽ ra các người phải biết xấu hổ khi để cho tình trạng học sinh hỗn hào, đánh nhau, thậm chí giết nhau xảy ra thường xuyên, các tổ chức Đội Đoàn dạy cái gì mà ra nông nổi đó, giờ có một nhân tố tốt thì làm um lên để xí phần!?   Vụ đứa nhỏ này, hãy khen em một cách đúng mực, và còn phải nhắc nhở em đi đường cho đúng Luật giao thông, băng qua đường không đúng vạch vôi là nguy hiểm và vi phạm luật. Một đứa bé 10 tuổi, biểu dương rầm rộ rồi bằng khen, giấy khen vì một hành động tốt nhưng bình thường, khác nào giết nó?   Văn hóa bị hủy hoại là do ai? Đừng làm thui chột thêm nữa một mầm thiện hiếm hoi.    
......

Lan man về Nguyễn Thúy Hạnh

Hình: Nguyễn Thúy Hạnh và con một dân oan   Nghia HP Nguyen|     Một tuần chị Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt đã có một vài người lấy hình ảnh chị cầm cờ đỏ sao vàng đi biểu tình chống Trung Quốc để viết bài hoặc comment nhằm quy kết chị là cộng sản nằm vùng hoặc tìm một vé đi Mỹ… ảnh chị Nguyễn Thúy Hạnh xuống đường biểu tình chống TQ xâm lược năm 2011   Đã có nhiều bài viết đả phá luận điệu sặc mùi Dư luận viên này, trong đó có bài rất giá trị của cựu TNLT Phạm Thanh Nghiên. Ở đây tôi chỉ nói về “ Một vé đi Mỹ” vì thấy chưa ai nói đến.   Ta phải biết rằng Nguyễn Thúy Hạnh có hai con trai, một du học Châu Âu, một du học Mỹ và đều thành đạt. Cả hai cùng tốt nghiệp đại học, một người có bằng Master. Cả hai đã định cư tại Châu Âu và Mỹ. Trước khi bước vào con đường đấu tranh đầy chông gai, Nguyễn Thúy Hạnh đã xác định sẽ “ nhẹ nhàng” để an ninh độc tài không giữ lại ở sân bay, thu mất hộ chiếu khi sang Mỹ thăm con hoặc không gây khó khăn cho hai con khi chúng về thăm mẹ. Nếu chị muốn “tìm một vé đi Mỹ” chị tìm ở luật Di trú“con cái bảo lãnh bố mẹ” của Mỹ, vừa nhanh hơn, vừa chắc chắn hơn chứ không tìm ở cái việc đi từ nhà tù do hoạt động dân chủ. “ Em phải khẽ khàng để họ còn cho em sang thăm con”;Chị đã nói vậy với vài người chị tin cậy.   Nhưng rồi “nghĩ một đường, làm một nẻo” chị đã bước thật mạnh mẽ vào con đường mà chị biết là chông gai, thậm chí tù đày. Cách đây không xa, trong một stt chị ngậm ngùi: “ Chín năm rồi mẹ không gặp con. An ninh VN không để mẹ đi…”. Cái mâu thuẫn, cái ngược chiều tạo nên sự giằng xé giữa công việc vì lý tưởng và tình mẫu tử, ai đọc Stt của chị cũng mủi lòng…   Thật ra thì Nguyễn Thúy Hạnh chưa làm điều gì to tát để bị bắt. Chị không phải là một cây viết lý luận, không phải là một thủ lĩnh mà lời kêu gọi có thể mang nhiều người xuống đường biểu tình chống Trung cộng… Chị thành lập quỹ 50K, để giúp đỡ gia đình TNLT gặp gian khó, đón nhận tiền phúng viếng cụ Lê Đình Kình để trao lại thân nhân của người quá cố cũng chỉ chỉ vì lòng nhân ái. “Nghĩa tử là Nghĩa tận” Phúng viếng người quá cố là cái nghĩa, đồng thời là tập tục ngàn đời của người Việt. Ai đâu ngờ số tiền phúng viếng cụ Kình đến Tài khoãn  của chị lớn như vậy (hơn 500 triệu). Ai ngờ lòng người hướng về Đồng Tâm đông đến vậy! Cũng đâu ai ngờ Tài khoãn của chị bị phong tỏa vì “tài trợ khủng bố”. Cũng đâu ai ngờ vụ án mở ra, quan toà tuyên vụ án không có yếu tố khủng bố, căn cứ vào đó chị làm thủ tục lấy lại tiền để trao cho thân nhân cụ Kình thì bị bắt!   Chính an ninh nhà nước Việt Nam đã chiếu vào chị một thứ ánh sáng mang tên “ nổi tiếng” qua hành vi bắt chị và bị rất nhiều tổ chức quốc tế, chính phủ các quốc gia dân chủ lên án. Chị xinh đẹp ử? Xinh đẹp cũng chỉ bạn bè của chị biết! Chị có hai bằng cử nhân, nói thạo Anh ngữ, biết chơi dương cầm; chị đôn hậu? Tất cả cũng chỉ bạn bè, người tiếp xúc với chị biết! Chị tài năng trên thương trường, thành đạt trong cuộc sống ư? Những cái đó cũng chỉ những người cùng cộng tác với chị, gần gũi chị biết. Còn bây giờ rất nhiều người trên thế giới biết chị. Ngay cả bọn DLV với những bài viết bôi đen chị cũng làm cho hình ảnh của chị thêm trong sáng.   Bởi vì chị là NGUYỄN THÚY HẠNH. .  
......

Báo cáo về 6 ca huyết khối sau khi tiêm vaccine Johnson&Johnson có đáng lo?

VOA| Không nên quá lo ngại về các ca huyết khối vừa được ghi nhận ở những phụ nữ được chích vaccine Johnson & Johnson, một bác sĩ gốc Việt ở Mỹ nói với VOA trong lúc vaccine này đã bị Mỹ đình chỉ sử dụng. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Mỹ khuyến nghịtạm dừng sử dụng vaccine Covid-19 của hãng Johnson & Johnson sau khi được báo cáo 6 trường hợp bị huyết khối ‘hiếm gặp và nghiêm trọng’. Sáu trường hợp này nằm trong số hơn 6,8 triệu liều vaccine Johnson & Johnson đã được chích ở Mỹ. ‘Cực kỳ hiếm gặp’ Tất cả những người bị huyết khối là phụ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 48 và các triệu chứng xảy ra từ 6 đến 13 ngày sau khi tiêm, theo một tuyên bố chung hôm 13/4 của Tiến sĩ Anne Schuchat, phó giám đốc CDC và Tiến sĩ Peter Marks, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá Sinh học của FDA. “CDC sẽ triệu tập một cuộc họp của Ủy ban Tư vấn về Thực hành Tiêm chủng (ACIP) vào thứ Tư ngày 14/4 để xem xét thêm các trường hợp này và đánh giá ảnh hưởng có thể của chúng,” tuyên bố cho hay. “FDA sẽ xem xét phân tích đó và cũng điều tra những ca này. Cho đến khi quá trình này hoàn tất, chúng tôi khuyến nghị nên tạm dừng sử dụng vaccine này vì lý do thận trọng. Điều này rất quan trọng, một phần, để đảm bảo rằng cộng đồng y tế nhận thức được nguy cơ của việc này và lên kế hoạch nhận biết và xử lý thỏa đáng do cần có cách điều trị đặc biệt đối với loại máu đông.” Hãng Johnson & Johnson cũng ra tuyên bố cho biết họ đã quyết định ‘chủ động trì hoãn triển khai’ vaccine của họ ở châu Âu. Đối với những người đã tiêm vaccine Johnson & Johnson, những người bị đau đầu dữ dội, đau bụng, đau chân hoặc khó thở trong vòng ba tuần sau khi tiêm nên liên hệ với bệnh viện của họ, tuyên bố viết. Johnson & Johnson cũng lưu ý rằng những ca như thế này ‘dường như cực kỳ hiếm’. “Đây là trường hợp rất hiếm gặp. Tỷ lệ 1 trên một triệu, và khi tiêm hàng triệu liều vaccine, chúng ta sẽ thấy những trường hợp như thế này vốn không xuất hiện trong thử nghiệm lâm sàng vì không có đến hàng triệu người tham gia,” Tiến sĩ Carlos del Rio, phó hiệu trưởng điều hành Trường Y thuộc Đại học Emory, được CNN dẫn lời nói. “Nhưng tôi muốn chúc mừng CDC và FDA đã phản ứng rất nhanh, tạm dừng tiêm chủng cho đến khi biết thêm thông tin, và họ thực sự cố gắng tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra,” ông del Rio nói thêm. “Tôi nghĩ an toàn vaccine luôn là ưu tiên hàng đầu.” Tiến sĩ Carlos del Rio nói rằng ông vẫn khuyên mọi người nên chích vaccine Covid-19. Thông báo từ FDA và CDC có nghĩa là tất cả các kênh y tế liên bang có tiêm vaccine – từ các địa điểm tiêm chủng hàng loạt, trung tâm y tế cộng đồng…vốn trước đây đã tiêm vaccine Johnson & Johnson sẽ ngay lập tức dừng lại. ‘Nên chích cho nam giới’ Trao đổi với VOA, bác sĩ Nguyễn Đông Châu chuyên về tim mạch và nội thương tại Bệnh viện Houston Methodist Texas cho biết bệnh viện của ông đã ngưng tiêm vaccine của Johnson & Johnson ngay sau khi có tin tức về tác dụng phụ. Theo lời ông thì bệnh viện này đã tiêm nửa triệu mũi vaccine COVID-19 cho người dân ở Houston trong đó có vaccine của Johnson & Johnson. “Theo thống kê thì chưa có trường hợp nào bị đông máu hết,” ông nói về tình hình ở đó. Ông nhận định những trường hợp máu đông được báo cáo sau khi tiêm vaccine là máu đông trong tĩnh mạch ở não bộ cho nên có thể gây nguy hiểm đến mức gây tai biến mạch máu não hoặc có thể dẫn đến tử vong. Bác sĩ Châu cho rằng tất cả các trường hợp xảy ra tác dụng phụ đều ở những người phụ nữ trẻ trong độ tuổi còn kinh nguyệt cho nên có khả năng hiện tượng máu đông này là ‘do kích thích tố ở nữ giới gây ra’. “Có những người phụ nữ đã dùng thuốc ngừa thai có thể ảnh hưởng đến hormone nữ cũng có thể gây máu đông,” ông nói thêm. Bác sĩ Châu lưu ý các vaccine của hãng Pfizer và Moderna sử dụng vật chất di truyền là mRNA, mô phỏng lớp áo của virus corona đưa vào cơ thể, để kích thích hệ miễn dịch trong khi vaccine của Johnson & Johnson và AstraZeneca đều sử dụng chính con virus đã bị làm suy yếu để bào chế vaccine. “Có thể con virus đã bị làm suy yếu đó gây ra phản ứng miễn dịch khác ngoài ý muốn,” ông giải thích. Tuy nhiên bác sĩ Châu cũng nói rằng các ca đông máu này không đến nỗi quá lo lắng vì mỗi năm ở Mỹ có từ 300.000 đến 500.000 ca máu đông vì những nguyên nhân khác nhau. “Nguy cơ là rất thấp,” ông nói và nhấn mạnh rằng chỉ có sáu ca tác dụng phụ trong tổng số gần 7.000.000 người đã chích vaccine Johnson & Johnson. “Chỉ có những phụ nữ trẻ mới bị nên có thể chích cho những phụ nữ đã tắt kinh rồi hay chích cho nam giới không thôi,” ông đề xuất. Đối với những người đã tiêm vaccine Johnson & Johnson, ai bị nhức đầu hoa mắt hay có những triệu chứng giống như của tai biến mạch máu não thì phải nên đi bệnh viện cấp cứu liền, bác sĩ Châu khuyến cáo, trong khi những người mới chích gần đây cũng nên đi thử máu lại để xem lượng tiểu cầu có bị xuống cấp hay không./.  
......

Soạn, in, bán sách giáo khoa tại Việt Nam, thiếu nhân bản!

Nguyễn Đình Bổn|   Trước đây Nhà xuất bản (NXB) Giáo Dục  độc quyền soạn, in và bán sách giáo khoa  có trợ giá nhà nước nhưng cả giá cả và chất lượng đều bị than phiền.   Sau đó dưới sức ép dư luận, nhà nước cho phép Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn thêm một số Nhà xuất bản, tác giả, và các nhà xuất bản sẽ tổ chức in ấn, phát hành. Giám đốc Sở, hiệu trưởng các trường, hoặc giáo viên, phụ huynh, học sinh được quyền tự chọn cho mình một bộ sách thích hợp trong số những bộ sách đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định nội dung. Đây là một sự tiến bộ nhưng kết quả lại bất ngờ cay đắng cho phụ huynh học sinh nghèo: giá sách giáo khoa tăng vọt. Ví dụ giá sách giáo khoa lớp 2 và 6 tăng gấp 3 lần, trong khi đó chất lượng là một dấu hỏi!?   Tại phần lớn các nước trên thế giới, sách giáo khoa là mặt hàng đặc biệt, không chịu tác động của thị trường bởi nhà nước trợ giá nên rất rẻ hoặc dùng ngân sách in và phát miễn phí cho học sinh. Trong khi đó tại VN hiện nay, các đầu nguồn cung cấp sách giáo khoa trình bày ra đủ thứ các chi phí như quyền tác giả, in ấn, trung gian phát hành..., xem sách giáo khoa như một loại sách thông thường, đẩy giá cao ngất để kiếm lời trên mồ hôi, nước mắt dân nghèo.   Nhà nước một mặt chủ trương "xã hội hóa" sách giáo khoa, mặt khác thả nổi giá sách, nghĩa là bỏ hết mọi trách nhiệm về giá cho dân tự lo liệu. Mà các đầu nậu (tôi bắt buộc phải dùng từ này, kể cả NXB GD) thì lòng tham vô đáy, lợi nhuận đặt cao hơn tất cả, sá chi cụm từ "giáo dục".   Với đất nước 100 triệu dân, dù một bộ sách giáo khoa chỉ tăng vài trăm ngàn nhưng nhân lên cả hàng triệu bộ sách thì cái lợi nhuận đó là vô cùng lớn để có thể... giết nhau khi tranh giành thị phần.   Và cũng trong đất nước 100 triệu dân này, người có con đang đi học đa số vẫn là người nghèo, chạy ăn từng bữa.   Đó là phi nhân bản thưa ông tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Ông có ý kiến gì không?
......

Chiến thắng nỗi sợ hãi

Thái Hạo   Trước đây mình rất sợ ma, sợ tới nỗi tối không dám đi vệ sinh một mình . Nỗi sợ ấy kéo dài, đến khi vào đại học vẫn còn sợ, dù chẳng bao giờ nhìn thấy mặt mũi con ma nó ra làm sao.   Cách đây khoảng hơn 10 năm thì nỗi sợ ấy biến mất, gần như biến mất hoàn toàn, khi tôi tiếp xúc sâu với Phật giáo. Từ chỗ hiểu ra bản chất của sinh mệnh và sự thống khổ của các kiếp sống (cảnh giới trong lục đạo), cảm ngộ được sự trầm luân của tất cả trong vòng sinh diệt bất tận miên viễn, một nguồn xúc cảm thương yêu dâng lên khiến nước mắt trào ra. Từ đó, nỗi sợ đã được thay bằng tình yêu. Không những không còn sợ mà ngược lại, thấy “họ” thật gần gũi và đáng thương, họ cần được chia sẻ và đồng cảm; không có lý do gì để sợ hãi hay xa lánh “họ” cả. Nỗi sợ hãi đã được xua tan đi như thế.   Rồi tôi nghĩ, cái gọi là “dũng khí” trong con người thực ra chỉ là sự biểu hiện của tình yêu. Khi ta có tình yêu thương dành cho tha nhân thì ta có “bản lĩnh”; tình yêu thương càng lớn, bản lĩnh càng lớn; tình yêu thương đến mức coi mọi người như con một thì thành người đại dũng.   Sự nhát sợ của phần đông bây giờ, trong đó đáng buồn nhất là sự nhát sợ của giới “trí thức” trước các thế lực đen tối trong xã hội, phải chăng là do ta chưa đủ tình thương dành cho con người? Lòng ái kỷ của ta mạnh hơn tất cả, ta yêu bản thân mình tới nỗi trở nên hèn nhát cốt để bảo vệ cái bản ngã của ta? Phải chăng sự hèn nhát không hẳn là biểu hiện của sự thiếu hiểu biết mà sâu hơn, là việc ta thiếu đi lòng từ ái? Phải chăng chúng ta đang sống trong một xã hội không phải là hèn nhát mà là khô cằn về tình người?   Và phải chăng, “tri thức” phải được dùng để đánh thức nhân tính trong con người; chỉ khi ấy tri thức mới thật sự là thứ có ý nghĩa? Và người trí thức, thay vì dùng tri thức để vinh thân phì gia thì nên dùng nó cho việc đánh thức “tính bản thiện” trước nhất?   Hãy xem gà mẹ vụng về xông vào con diều hâu vuốt sắc với sự uy dũng để bảo vệ những đứa con thì ta hiểu cái gì đã khiến nó bỗng chốc “hóa anh hùng”. Và với bản thân ta, ngay cả nỗi sợ chết cũng biến mất khi thấy con cái ta gặp nguy hiểm. Chỉ có thể là tình yêu. Dường như đó là một bài học khá giản dị, dễ hiểu nhưng khó hành? Có lẽ thế…   Fb Thái Hạo  
......

“Bom nhựa” nổ chậm: Hiểm họa đến từ khẩu trang sử dụng một lần

Thanh Hương | Các nghiên cứu gần đây ước tính rằng mỗi tháng chúng ta sử dụng 129 tỷ chiếc khẩu trang trên toàn cầu, tức là cứ mỗi phút lại có khoảng 3 triệu chiếc thải ra môi trường. Nguy hiểm hơn, hầu hết khẩu trang sử dụng một lần được làm từ các sợi vi nhựa, gây thảm họa về ô nhiễm nhựa. Trong một bài bình luận trên tạp chí khoa học Frontiers of Environmental Science & Engineering, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng, việc vứt bỏ khẩu trang không đúng cách có thể trở thành mối đe dọa tiềm ẩn đối với môi trường, và cần phải ngăn chặn để nó không trở thành một thảm họa tiếp theo về ô nhiễm nhựa. Nhóm nghiên cứu gồm chuyên gia Chất độc môi trường Elvis Genbo Xu (Đại học Nam Đan Mạch), và giáo sư Kỹ thuật môi trường Zhiyong Jason Ren (Đại học Princeton). Không có hướng dẫn tái chế khẩu trang Khẩu trang sử dụng một lần là các sản phẩm làm bằng nhựa, không dễ phân hủy sinh học nhưng lại có thể phân mảnh thành các hạt nhựa nhỏ hơn, cụ thể là nhựa vi mô và nhựa nano hiện phổ biến trong các hệ sinh thái. Việc sản xuất khẩu trang dùng một lần đáp ứng trong đại dịch có quy mô tương tự như việc sản xuất chai nhựa, ước tính khoảng 43 tỷ chiếc/tháng. Tuy nhiên, cách xử lý lại khác nhau. Trong khi chai nhựa vốn đang được tái chế với tỷ lệ khoảng 25%, thì hiện không có hướng dẫn chính thức về việc tái chế khẩu trang.  Khẩu trang tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với túi nilon Nếu không được xử lý để tái chế, khẩu trang dùng một lần có thể tồn tại trong môi trường, hệ thống nước ngọt và đại dương, và có thể tạo ra một số lượng lớn các hạt có kích thước siêu nhỏ (nhỏ hơn 5 mm) trong một thời gian tương đối ngắn (chỉ tính bằng tuần), và thậm chí còn có thể phân mảnh thành các hạt nhựa nano (nhỏ hơn 1 micromet). Theo các nhà nghiên cứu, khẩu trang dùng một lần được làm trực tiếp từ sợi nhựa siêu nhỏ có độ dày từ 1-10 micromet. Khi bị phân hủy trong môi trường, chúng có thể giải phóng ra nhiều hạt nhựa có kích thước siêu nhỏ, dễ dàng hơn và nhanh hơn so với các loại “nhựa lớn” như túi nhựa. Mọi chuyện có thể còn tồi tệ hơn với sự ra đời của khẩu trang thế hệ mới - khẩu trang nano. Loại khẩu trang này được làm trực tiếp từ các sợi nhựa có kích thước nano (đường kính nhỏ hơn 1 micromet) - tạo thêm một nguồn ô nhiễm nhựa nano mới. Chúng ta cũng biết rằng, giống như các mảnh vụn nhựa khác, khẩu trang dùng một lần cũng có thể tích tụ và giải phóng các chất hóa học và sinh học có hại, chẳng hạn như bisphenol A, kim loại nặng, cũng như các vi sinh vật gây bệnh. Ông Elvis Genbo Xu nói rằng, chúng có thể gây ra những tác động bất lợi gián tiếp đến thực vật, động vật và con người. Làm gì để hạn chế nguồn ô nhiễm này? Hai chuyên gia Elvis Genbo Xu và Zhiyong Jason Ren đưa ra một số đề xuất như sau: Sử dụng thùng rác chỉ dành riêng cho khẩu trang để dễ dàng thu gom và xử lý. Xem xét tiêu chuẩn hóa, hướng dẫn và thực hiện nghiêm ngặt việc quản lý chất thải đối với rác thải khẩu trang. Thay vì sử dụng khẩu trang dùng một lần, chúng ta có thể sử dụng khẩu trang vải. Xem xét phát triển các loại khẩu trang có thể phân hủy sinh học. Thanh Hương  
......

Sau khi chích ngừa Covid-19 - Đừng chủ quan!

Khuyết Danh| Hôm nay nói chuyện với một bạn học cũ, nghe được câu chuyện đau lòng, mong mọi người cùng cẩn thận.   Hai vợ chồng Bác ruột của bạn ấy 72 và 75 tuổi đã được tiêm Vaccine Pfizer. Sau mũi tiêm thứ nhất 10 ngày thì có sinh nhật cháu nội.  Cả hai chủ quan vì đọc được thông tin sau mũi đầu tiên đã có kháng thể nên quyết định gặp cháu nội sau gần 1 năm xa cách.  Cháu bé không hề có biểu hiện gì.    Tuy nhiên sau lần gặp cả hai Ông Bà 5 ngày sau bắt đầu có triệu chứng sốt cao, ho nhiều. Ngày thứ 8 phải đưa cấp cứu do viêm phổi cấp, ngày thứ 14 đưa vào thở máy.    Ngày 18 Ông đi và ngày 21 thì Bà đi.    Sự việc đau lòng này cảnh tỉnh mọi người:   Tiêm vaccine phải tiêm đủ cả 2 mũi   Tiêm xong mũi thứ 2 phải chờ ít nhất 7-10 ngày, đối với người già thậm chí cả tháng vaccine mới có tác dụng.    Không phải ai được tiêm cũng được bảo vệ 100%, vì vaccine tốt nhất như Pfizer cũng chỉ được 94-96%.    Tại sao?    Hiệu quả của vaccine phụ thuộc nhiều yếu tố mà sau một năm các nhà khoa học đã tổng hợp được    1- Cân nặng: Nếu thừa cân thì tác dụng của vaccine giảm đi gần 50%.    Nếu chỉ số BMI ( cân nặng kg/ chiều cao bình phương m2) trên 23 thì Hệ Miễn Dịch hoạt động chậm hơn người cân nặng bình thường.    Thừa cân gây các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường...đều tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân COVID-19.    Thừa cân còn chính là nguyên nhân hàng đầu khiến tỉ lệ tử vong vì COVID-19 của Mỹ, Châu Âu cao hơn hẳn các nước Châu Á.    Mỡ được cho nguyên nhân gây rối loạn hoạt động của Hệ Miễn Dịch, là nơi lẩn trốn của virus trong sự truy lùng của các tế bào Hệ Miễn Dịch, khiến người nhiễm virus bị triệu chứng nặng hơn và lâu khỏi hơn.    2- Tuổi tác: tuổi càng cao thì HMD hoạt động càng kém hiệu quả.    Cũng liều vaccine ấy sau mũi tiêm thứ nhất người trẻ đã có kháng thể, nhưng những người trên 70 thì có thể phải chờ đến mũi thứ 2, thậm chí một tháng sau mũi thứ 2 thì mới có kháng thể chống virus.    Đây có thể là nguyên nhân gây ra việc Ông Bà ở trên chủ quan để bị nhiễm virus khi cơ thể chưa đủ kháng thể chống lại virus.   GIẢI PHÁP:   Không được chủ quan dù được tiêm phòng.    Hãy mua test thử antibody (test thử kháng thể IgG, kháng thể để chống lại virus khi được tiêm vaccine hoặc đã mắc virus và khỏi bệnh).   Test này mua được ở bất kỳ tiệm thuốc Tây nào, sử dụng rất đơn giản.   Chỉ cần nhỏ giọt máu vào khe thử, sau đó nhỏ giọt thuốc thử vào đó. Chờ 15 phút.   Nếu chỉ 1 vạch (C) thì có nghĩa là chưa có kháng thể. Nếu 2 vạch thì đã có kháng thể và có thể yên tâm hơn.    Sau mũi tiêm thứ 2 từ 7-10 ngày nên làm test này. Nếu chưa có 2 vạch thì test lại hàng tuần.    Nếu sau 1 tháng vẫn không có 2 vạch thì rất tiếc vaccine bạn được tiêm không có tác dụng với bạn.    Nên hỏi ý kiến Bác sĩ để được tiêm loại vaccine có cơ chế hoạt động khác.   Ví dụ: Pfizer và Moderna cùng cơ chế, Sputnik, Astra Zeneca cùng cơ chế...   Test này khác với test nhanh kháng nguyên antigen (thử xem có virus trong cơ thể hay không) hoạt động khá giống nhau, nên mọi người cần lưu ý khi mua sử dụng.     Lưu ý: Dù cho được tiêm vaccine và có kháng thể IgG thì cũng không có nghĩa là không mắc bệnh.    Đặc biệt là các biến thể mới như Nam Phi, Brazil, hay California sẽ giảm tác dụng vaccine chỉ còn 60-65%.    Và chẳng thể biết được sẽ còn những biến thể nào đang được hình thành và có thể vô hiệu hóa vaccine trong tương lai. Vì vậy mong mọi người vẫn tuân thủ biện pháp phòng dịch.   Chúc mọi người khỏe mạnh và bình an./. Khuyết danh  
......

"Lời nguyện của bác sĩ Thiha Tin Tun".

  Trong hình là bác sĩ Thiha Tin Tun, anh đã tốt nghiệp trường đại học Y Khoa Mandalay. Anh đã bị lực lượng quân sự độc tài bắn 2 lần vào tay và đầu rồi chúng mang thi thể anh đi vào ngày 27 tháng 3 năm 2021. Trong một di thư để lại trước khi xuống đường chiến đấu, vị bác sĩ trẻ này đã viết cho từng thành viên của gia đình với một tâm thế sẵn sàng đón nhận cái chết của mình :   "Trong thời điểm mà chúng ta tưởng chừng như đã có một tương lai đầy hứa hẹn thì điều kinh khủng nhất đã xảy đến khi mà quân đội đảo chính. Những ngày tháng tốt đẹp vô lo nay đã biến mất. Để giành lại những điều đáng lẽ không nên bị mất đó, đã đến thời điểm phải tranh đấu bằng mọi giá. Không có gì là khó cả ! Hãy nỗ lực hết sức mình và nếu không thể thì cứ chiến đấu đến cùng !   Chúng ta hãy kéo đám bạo loạn sụp đổ xuống cùng chúng ta, một, hai tên hoặc nhiều tên càng tốt, theo khả năng của chúng ta. Bàn tay cầm dao mổ của bác sĩ chúng tôi vốn đã sớm dính máu rồi.   Đầu tiên, mẹ ạ, con muốn nói với mẹ rằng nếu có chuyện gì bất trắc xảy đến với con hoặc tệ hơn là nếu con không còn trên đời này nữa thì mẹ hãy cứ tự hào vì con mà đừng buồn sầu quá lâu mẹ nhé! Bởi sự hy sinh của con là để giành lại quyền cho nhân dân, quyền cho quốc gia cho nên con van mẹ đừng buồn.   Cháu cũng muốn nói với bà rằng đứa cháu trai dễ mến của bà quả thực rất dũng cảm và có lẽ ở kiếp sau khi chúng ta lại gặp nhau thì bà sẽ lại quan tâm đến cháu bà nhé!   Cha à! Cho dù con có không được hàn huyên nhiều với cha, con vẫn sẽ luôn khắc ghi những gì tốt đẹp nhất mà cha con mình đã có. Có lẽ sự may mắn sẽ lại mang cha con ta lại gần nhau.   Chị gái và anh rể hãy sinh thêm thật nhiều con nhé! Và mạnh mẽ lên! Gia đình của Lay Thu hãy bảo trọng. Aunty Nein dẫu chỉ có 2 thành viên những hãy luôn đoàn kết và thật an toàn. Mọi người nhắc U Pout và Aunty Gyl rằng hãy sống lành mạnh và tránh xa bệnh tật nhé!   Với bạn bè thì tôi chẳng cần phải dông dài. Họ sẽ luôn khắc ghi những kỉ niệm mà chúng ta đã có nhưng vài người sẽ vô tình quên. Vậy thôi!   Em yêu dấu! Anh sẽ sống rồi chết trong niềm kiêu hãnh cho tới hơi thở cuối cùng. Anh luôn cho rằng em chính là một trong những điều tuyệt vời nhất mà anh có trong cuộc đời của anh. Anh tin rằng em cũng sẽ tự hào về anh. Chúng ta chưa có nhiều cơ hội để gặp được nhau. Anh mong rằng ở một kiếp sống khác định mệnh sẽ mang anh và em một lần nữa xích lại.   Cuối cùng, tôi muốn gửi lời tới những người đồng đội rằng tôi mong mọi người sẽ đừng từ bỏ mà hãy kiên trì chiến đấu đến cùng. Tôi mong mọi người sẽ luôn giữ vững trạng thái tranh đấu cho đến khi quyền lực được về tay nhân dân.   Tôi xin lỗi vì đã đi trước mọi người.   Quân đội bạo quyền sẽ mau chóng lụi bại !   Quyền lực của nhân dân sẽ sớm được khôi phục !   Bác sĩ Thiha Tin Tun."   R.I.P   Nguồn : Nhật Hạ / Hội Ủng Hộ Dân Chủ Hồng Kông ./  
......

AstraZeneca !!!

Lưu Thủy Hương NHỮNG BẢN TIN MỚI NHẤT, SỐC NHẤT.   1. Lại thêm một phụ nữ ở Đức tử vong sau khi tiêm AstraZeneca. 2. Thuốc giảm đau có thể sẽ làm giảm khả năng tạo kháng thể của vaccine. 3. Lạm dụng thuốc giảm đau? Các chuyên viên y tế ở Berlin đang điều tra một nghi vấn khác: Sử dụng bừa bãi các loại thuốc sau khi tiêm vaccine, có thể là nguy cơ dẫn đến tử vong. 4. Châu Âu không ra lệnh cấm xuất khẩu vaccine. * Bệnh viện trường đại học ở Rostock/Đức đình chỉ tiêm vaccine AstraZeneca cho các nhóm nguy cơ. Sau khi một nữ nhân viên, 49 tuổi, của bệnh viện tử vong 12 ngày sau khi tiêm vaccine corona, Trung tâm Y tế trường Đại học Rostock không muốn tiêm vaccine AstraZeneca cho một số nhóm người nhất định vào lúc này. Những người bị huyết áp cao, thừa cân, phụ nữ dùng thuốc ngừa thai đã bị đình chỉ tiêm chủng. Khoảng 1.000 nhân viên y khoa của trường đại học đã được tiêm loại vaccine AstraZenca. Đại học Rostock hiện đang liên hệ với Viện Paul Ehrlich (nơi chịu trách nhiệm về an toàn tiêm chủng), thông tin chính thức vẫn đang chờ xử lý. Hiện nay, người ta vẫn chưa rõ: khi nào các mũi tiêm chủng thứ hai sẽ được tiếp tục thực hiện. Cuộc khám nghiệm tử thi vào thứ Sáu sẽ làm rõ nguyên nhân chính xác về cái chết của người phụ nữ 49 tuổi. Theo thông tin của trường đại học, người phụ nữ đã chết vào tối thứ Tư tại bệnh viện thần kinh học. Một thông báo từ bệnh viện của trường đại học cho biết, có dấu hiệu cho thấy "sự cố tiêm chủng sau khi tiêm vaccine AstraZeneca". Tuy nhiên, "mối liên hệ vẫn chưa được kết luận rõ ràng", Chủ tịch hội đồng Y khoa, GS.TS. Christian Schmidt nói vào hôm thứ Năm. Đây là trường hợp tử vong đầu tiên tại Đại học Y khoa Rostock có thể liên quan đến việc tiêm vaccine corona. Theo yêu cầu của NDR 1 Radio, GS. Schmidt giải thích thêm rằng người phụ nữ được chồng phát hiện nằm bất tỉnh tại nhà và sau đó được bác sĩ đưa đến bệnh viện cấp cứu. Cô đã được chủng ngừa cách đây 11 ngày và có những phản ứng nhẹ sau đó. Tuy nhiên, tình trạng này đã được cải thiện sau khi cô đến bác sĩ đa khoa. Schmidt cho biết, người phụ nữ có các yếu tố nguy cơ về sức khỏe. Bây giờ, các cuộc điều tra kỹ lưỡng hơn sẽ phải làm rõ, liệu ca tử vong có liên quan đến việc tiêm chủng hay không. Khám nghiệm tử thi sẽ được thực hiện vào thứ Sáu. Kết quả hy vọng có trong vài ngày tới. Khoa học phải nhanh chóng làm rõ liệu những người có các yếu tố nguy cơ có thể được tiêm vaccine AstraZeneca hay không. Khoảng một tuần trước, cơ quan Dược phẩm EU (EMA) đã đánh giá vaccine AstraZeneca của Anh-Thụy Điển là an toàn. Họ nói rằng “lợi ích lớn hơn rủi ro”. Nhưng, ở Đức có hàng chục trường hợp bị đông máu tĩnh mạch não liên quan đến việc tiêm vaccine AstraZeneca đã được biết đến. Đây là con số so với hơn 1,6 triệu mũi tiêm. Cho đến nay, vaccine đã được chấp thuận ở hơn 50 quốc gia. https://www.ndr.de/.../Nach-Todesfall-Teilweiser... https://www.tagesspiegel.de/.../todesfall.../27044462.html * “Uống trước khi tiêm một viên và sau khi tiêm một viên, sẽ không xảy ra chuyện gì.” Đó là câu nói cửa miệng của những người chuẩn bị đi tiêm chủng và sợ bị tác dụng phụ. Hầu hết các phản ứng này là nhức đầu, sốt hoặc ớn lạnh cực kỳ mệt mỏi, đau tại chỗ tiêm… Đôi khi các triệu chứng kéo dài vài giờ, đôi khi vài ngày. Như vậy, rõ ràng là paracetamol và những loại thuốc giảm đau sẽ giúp ích. Nhưng các nhà khoa học khuyên: Không nên uống thuốc hạ sốt và giảm đau trực tiếp sau khi tiêm vaccine Covid. Bởi vì chúng có thể làm suy yếu phản ứng miễn dịch - và do đó làm giảm khả năng bảo vệ cơ thể chống lại Covid-19. "Tác dụng phụ" chính là phản ứng của cơ thể chúng ta với những gì vaccine đang gây ra trong cơ thể: tạo ra các vật thể lạ, mà hệ thống miễn dịch của chúng ta sau đó học cách chống lại. Và đó chính là nguyên nhân gây ra những "tác dụng phụ" này. Vì vậy, vấn đề thực sự không phải là tác dụng phụ, mà nó phải được xem là tác dụng mong muốn hoặc phản ứng mong muốn của cơ thể sau khi nhận vaccine. Hiện vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào về ảnh hưởng của thuốc giảm đau đối với việc chủng ngừa coronavirus. Cho đến nay, người ta chỉ có thể lấy kinh nghiệm khoa học từ các loại tiêm chủng khác. Như tiêm chủng viêm gan siêu vi B, nếu uống thuốc giảm đau 6 giờ sau khi tiêm, thì khả năng miễn dịch không thay đổi. Nhưng, nếu uống thuốc giảm ngay sau khi tiêm thì khả năng miễn dịch sẽ rất kém. Khuyến cáo của University of British Columbia in Vancouver, Kanada dựa theo cơ chế thuốc chủng viêm gan B: chỉ dùng thuốc giảm đau từ sau 6 giờ sau khi tiêm vaccine Covid. Tuy nhiên, trong bệnh viêm gan B, kháng nguyên được tiêm chủng trực tiếp, và sau đó cơ thể sẽ phát triển các kháng thể đối với kháng nguyên này. Các vaccine Covid hiện nay lại có hoạt động theo cơ chế khác, là cơ thể trước hết phải sản xuất các protein, sau đó mới phát triển các kháng thể. Nghĩa là, cơ thể cần thời gian lâu hơn. Cho nên, vẫn chưa có một khuyến nghị tốt nhất dành cho thuốc giảm đau. Cũng đừng quên, Paracetamol và các loại thuốc giảm đau cũng có những tác dụng phụ nguy hiểm khác. https://www.bildderfrau.de/.../Schmerzmittel-und-die... * Frank Mockenhaupt, Thanh tra trưởng của Viện Y học Nhiệt đới tại Đại học Charité cho biết, những viên thuốc nằm thường trực trong tủ thuốc gia đình đều chứa đựng nguy cơ khủng khiếp. Điều này cần được làm rõ, vì nó có thể liên quan đến vấn đề chủng ngừa và các ca tử vong. Trong mỗi hộp thuốc đều có thông tin kèm theo, ghi rõ các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc, từ “rất phổ biến” đến “rất hiếm”. “Rất hiếm” là tỉ lệ 1/10.000 người. - Aspirin có tác dụng phụ rất hiếm: đông máu tĩnh mạch não! - Loại thuốc giảm đau khác: Ibuprofen. Tác dụng phụ “rất hiếm”, tức là 1/10.000 trường hợp, bao gồm các cơn đau tim và thiếu tiểu cầu, kết hợp với chứng đông máu (Thrombose). Cái này chính xác là vấn đề của Astrazeneca. - Pantoprazol là thuốc đau dạ dày. Cứ 100 bệnh nhân thì có một người có nguy cơ bị gãy xương hông, cổ tay hoặc cột sống. Tác dụng phụ “rất hiếm” là nguy cơ rối loạn thần kinh. https://www.tagesspiegel.de/.../risiko-von.../27046306.html * Theo Ủy viên EU Thierry Breton, cơ chế kiểm soát xuất khẩu sẽ được thắt chặt trong tuần này là nhằm đảm bảo việc Astrazeneca phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho các nước EU. Nó không là lệnh cấm xuất khẩu vaccine. https://www.zdf.de/.../corona-eu-astrazeneca-export-100.html Lưu Hương Thủy  
......

Giải thích từ đại học Đức về cục máu đông sau khi tiêm vắc xin của AstraZeneca

Phương Tôn Trong những ngày vừa qua, đặc biệt tại Âu châu đã nỗi lên mối lo ngại gây bàn tán sôi nỗi trong dư luận quần chúng thông qua các phương tiện truyền thông dẫn đến sự can thiệp của một số chính phủ khi nguồn tin một số người đã có các cục máu đông nguy hiểm trong não sau khi tiêm vắc xin Corona của AstraZeneca được công bố. Đan Mạch bắn phát súng đầu tiên ngưng cho tiêm vắc xin của AstraZeneca vào ngày 11.03 rồi tiếp theo trong ngày là Na Uy và Island. Tiếp theo như hiệu ứng Domino, các nước Ý, Pháp, Portugal, Tây Ban Nha, Hòa Lan, Irland, Đức… lần lượt cũng đưa ra lệnh tạm ngưng tiêm chủng toàn bộ vắc xin của AstraZeneca. Ngoài ra một vài nước khác như Áo, Romania, Estland, Litauen cho tạm ngưng chích một loạt vắc xin nhất định (Charge). Nhưng vào ngày thứ sáu 19.03, bộ y tế Đức đã cho phép được sử dụng vắc xin trở lại sau khi EMA, cơ quan dược phẩm của EU bật đèn xanh, khi kết luận rằng loại vắc xin này an toàn và hiệu quả. Cho đến nay, các chuyên gia vẫn không thể khẳng định cũng như loại trừ mối liên hệ giữa vắc xin và các bệnh nghiêm trọng tuy nhiên vừa mới đây, các nhà nghiên cứu của đại học Y khoa Greifswald – Đức đưa ra câu trả lời, tại sao một số người lại có các cục máu đông trong não sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca ngừa corona. Các kháng thể kích hoạt các tiểu cầu Nhà y học Andreas Greinacher và nhóm của ông thuộc đại học Y Greifswald hiện đã phân tích nguyên nhân có thể gây ra cục máu đông. Qua đó ông cho rằng, đã tìm thấy các kháng thể đặc biệt (spezielle Antikörper) trong máu của những người bị cục máu đông sau khi chích ngừa vắc xin. Các kháng thể này chống lại chính tiểu cầu (Platelets) của cơ thể. Những tế bào này đóng một vai trò quan trọng tạo nên đông máu. Các kháng thể kích hoạt các tiểu cầu để máu kết tụ đông lại với nhau và qua đó hình thành cục máu đông. Quá trình này cũng giống như bình thường khi các vết thương trên thân thể đóng khép lại cũng do các tiểu cầu kết tụ lại với nhau. Vấn đề căn bản là do phản ứng tự miễn dịch (Autoimmunreaktion). Không riêng nghiên cứu của Greinacher và nhóm của ông thuộc đại học Y Greifswald, vào ngày thứ năm 18.03 nhà nghiên cứu người Na Uy Pål Andre Holme cũng đưa ra báo cáo tương tự cho rằng, ông đã tìm thấy kháng thể chống lại tiểu cầu trong mẫu máu của ba bệnh nhân bị ảnh hưởng. Ở Đức, 13 trường hợp bị cục máu đông ở tĩnh mạch ngay sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca, đều liên quan đến việc những người này có lượng tiểu cầu thấp trong máu (Thrombozytopenie). Theo Greinacher, các vấn đề phát sinh ngay sau khi tiêm vắc xin không phải là chưa từng xảy ra. Các biến chứng tương tự đã xảy ra từ lâu khi dùng Heparin để chống lại giảm tiểu cầu. Ở đó, các kháng thể cũng kích hoạt các tiểu cầu để hình thành cục máu đông. Trong cả hai trường hợp, tiêm vắc xin và dùng Heparin, các triệu chứng xuất hiện trong vòng 5 đến 14 ngày. Theo đó, Greinacher nhấn mạnh rằng các triệu chứng đau nhức thân thể giống như khi bị cúm thường xảy ra vào ngày sau khi tiêm vắc xin không phải là tín hiệu cảnh báo cục máu đông đang hình thành. Nhưng ai bị đau chân như dấu hiệu của cục máu đông tĩnh mạch sâu của chân (tiefen Beinvenenthrombose) khoảng năm ngày sau khi tiêm chủng, hoặc đau đầu dữ dội nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Trong thời gian chích ngừa Corona, không riêng vắc xin của AstraZeneca bị nghi ngờ có khả năng tạo ra các cúc máu đông ở tĩnh mạch não mà còn có các biến chứng nghiêm trọng khác cũng được báo cáo: – Mặt bị liệt: Biontech / Pfizer 193 trường hợp, Astrazeneca 88 trường hợp – Sưng mặt: Biontech 230 trường hợp – Huyết khối (Thrombosen): Biontech 10 trường hợp – Giảm tiểu cầu (Thrombozytopenie): Astrazeneca 35 trường hợp, Biontech 13 trường hợp – Rối loạn hình ảnh máu: Astrazeneca 1098 trường hợp – Các biến chứng liên quan đến mạch máu não (zerebravaskuläre Ereignisse): Astrazeneca 41 trường hợp – Xuất huyết não: Astrazeneca 7 trường hợp – Đột qụy: Astrazeneca 9 trường hợp – Mù mắt: Biontech 15 trường hợp, Astrazeneca 28 trường hợp Con người sinh ra không ai giống ai nên thân thể phản ứng với dược phẩm cũng không thể đòi hỏi giống nhau được. Ngay với “thần dược” trụ sinh đã tồn tại, đã được nghiên cứu từ hàng trăm năm nay và cũng đã cứu được hàng trăm triệu người, nhưng vẫn gây nguy hại cho nhóm người bị dị ứng với trụ sinh. Hoặc với Aspirin, một “viên thuốc đa dạng” lâu đời có từ thế kỷ 16, giúp giảm đau không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình, được dùng để chống từ đau răng cho đến ngừa xuất huyết nảo hoặc có thể ngừa ung thư trực tràng, ruột già, nhiếp tuyến nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng Aspirin được vì có những người dùng thuốc có thể bị xuất huyết bao tử. Những người có tiền sử mắc bệnh loét bao tử, dị ứng với Aspirin, bệnh gan thận trầm trọng hoặc bệnh xuất huyết cũng không nên uống Aspirin. Trong đại dịch Corona, là những người sử dụng, được hưởng phước báu sẽ được chích ngừa chống lại con virus Covid-19 tàn độc đang giết hàng triệu người trên thế giới, chúng ta không được phép quên rằng, trong dược phẩm vẫn luôn luôn tiềm tàng một mối nguy nào đó cho một nhóm người nhất định chứ không bao giờ hoàn hảo được./. Phương Tôn Tháng 3. 2021 Nguồn: FORSCHER LIEFERN MÖGLICHE ERKLÄRUNG FÜR THROMBOSEN NACH CORONAIMPFUNG (SPIEGEL.DE) WIE HOCH IST DAS ASTRAZENECA-RISIKO? (N-TV.DE) Für seltene Hirnvenenthrombosen gefunden! (medizin.uni-greifswald.de) Astrazeneca: Verursacht die Impfung Thrombosen und Blutungen? (fr.de
......

Phụ Nữ Myamar: Hãy nuôi con khi em chết

Le Anh| Bà Naw là lãnh đạo của Ủy ban Tổng đình công của người sắc tộc, nói: “Tôi có một người con gái mới một tuổi. Tôi không muốn con phải nhận hậu quả việc tôi làm. Tôi tham gia biểu tình cho tương lai con gái vì tôi không muốn con lớn lên dưới chế độ độc tài như tôi.   Trước khi tham dự biểu tình, tôi đã thảo luận với chồng.Tôi dặn chồng nuôi con và vui sống nếu tôi bị bắt hoặc chết trong phong trào này.   Chúng tôi sẽ phải hoàn thành cuộc cách mạng này chứ không để trách nhiệm đó cho đời sau”   Dân tộc Miến điện tự hào khi có những bà mẹ can trường, sẵn sàng đối đầu với cường quyền, dám hy sinh, nhận lấy trách nhiệm vì tương lai cho con cái của mình, chứ không như các ông lãnh đạo CSVN đã từng nói: “Hoàng Sa là của Việt Nam. Đời tôi, đời các bạn chưa đòi lại được, thì đời con cháu chúng ta phải tiếp tục đòi…” (Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói).   Thật sự đâu có làm gì đâu mà đòi. Giỏi lắm là lên tiếng "quan ngại" sâu sắc.   Lê Ánh ============= Thơ: Nguyễn Đình Bổn HÃY NUÔI CON KHI EM CHẾT Anh Hãy ôm chặt con khi em bước xuống đường Nếu em nhận một viên đạn vào lồng ngực Trái tim thuộc về anh vỡ tan Hãy nuôi con khi em chết! Trách nhiệm này là của chúng ta Không phải của những mái đầu xanh Cuộc cách mạng phải hoàn thành hôm nay Dẫu đổi bằng máu đỏ Hãy vẫy chào em như vĩnh biệt Hãy hôn em như trước giờ vĩnh quyết Đứa con bé bỏng của mình thuộc trách nhiệm riêng anh Em nhận phần nhẹ nhàng hơn khi bước xuống đường Bởi đặt gánh nặng cho đời sau là nỗi nhục! Myanmar Xin dâng cả đời ta Tự do hay là chết!
......

Linh mục Giuse Trần Bá Hạnh, 13 năm tù CS không án.

Khanh Mana   BẢN CHẤT CỦA CHẾ ĐỘ QUA CÂU CHUYỆN CỦA CHA GIUSE TRẦN BÁ HẠNH - NGƯỜI LINH MỤC TÀI HOA, KHIÊM TỐN, HIỀN HÒA 13 NĂM TÙ KHÔNG ÁN   Ngài vẫn bảo "Mình sinh năm Ất Dậu tuổi con gà đúng năm đói cậu ạ"   Ngài chịu chức chui tại căn phòng 08 TGM Bắc Ninh ngày 29.6 năm 1974 cùng với 6 Linh Mục khác trong số đó có Đức Cố Giám Mục Giuse Nguyễn Quang Tuyến sau làm GM Bắc Ninh. Ngài chịu chức chưa đầy 1 năm thì bị nhà cầm quyền miền Bắc Bắt bỏ tù. 13 năm không án.   Khi hỏi Bác bị bắt vì tội gì?   Ngài nói chả biết tội gì?   Ngài bảo " Nó nói ra cổng TGM để chứng kiến thợ điện sửa điện, ra tới nơi nó tống mình lên xe chở thằng vào trại giam kế. Nhưng chúng nó đã có một kế hoạch rất kỹ từ lâu rồi.   Khi mình bị đưa vào trại giam kế. Nó nhốt mình như một tội phạm nguy hiểm..."   Mình có biết mình nguy hiểm thế đâu. Sau này anh em trong tù nói lại với mình: Trước khi mình vào một tuần trại giam được thông báo là sắp đón một tội phạm huy hiểm, trại giam được dọn dẹp sắp xếp lại hết...   Sau đó nhưng phạm nhân được gọi là chính trị họ đưa lên Lào Cai. Ngài bị nhốt cùng với Cha Chính Vinh của Hà Nội và nhiều cha của các giáo phận khác...   Ngài ngồi đúng 13 mùa xuân không một bản án, không một phiên toà.   Ngài thích ăn khoai, sắn (khoai mì) cơm thì Ngài thích ăn cháy.   Ngài nói "Trong tù đói lắm cậu ạ , nếu ăn cơm thì không no được, vì mỗi người nó cho được miếng cơm bằng trái trứng vịt vậy thì sao đủ ăn.   Mấy ông già hết răng thì nó cho cháy. Bởi vậy mình hay đổi cơm cho các cụ ăn để mình ăn cháy. Ăn hoài thì thành nghiện."   Ngài nói nhiều lần đi lao động trong rừng anh em bắt gặp được con rắn, con chuột nào thì hôm đó mừng lắm...   " Cái con lọc lọc vậy thôi mà ngon lắm đó cậu ah. Bọn tớ xúc vào rổ rồi chao qua nước nóng phải làm nhanh không là nó tan mất, rồi cứ thế mà ăn cho có chất tanh..." Câu chuyện về đời tù của Ngài dài lắm.   Hết 13 năm Ngài về TGM Bắc Ninh làm quản lý TGM nhưng vẫn không được dâng lễ công khai.   Tới năm 1997 Cha Giuse Nguyễn Huy Tảo là người bạn cùng lớp trong số 7 LM chịu chức chui đã thủ thỉ tâm sự để Ngài bỏ Thành Phố bỏ TGM để về với một giáo xứ vùng núi Đại Lãm thuộc Bắc Giang.   Ban đầu LM Nguyễn Huy Tảo nói Ngài ra đồng tế cùng trong lễ thứ 7 và Chúa Nhật.   Ban đầu Ngài nói "Mình Đồng Tế cùng với Cha có khó khăn gì không?"   "Bác về đây con chịu trách nhiệm cả với Chính Quyền và với GM. Bác cứ làm mọi thứ con chịu trách nhiệm".   Hai cha già tâm sự với nhau.   Ban đầu đồng tế, sau dần Cha Dâng Lễ vào tối thứ bảy sau dần mỗi cha làm lễ một nhà thờ. Và cứ thế hai cha chui không bài sai trở thành một cha Xứ một Cha Phó.   Tới năm 2006 sau khi Đức Cố GM Nguyễn Quang Tuyến qua đời. Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt, Giám Quản Bắc Ninh chính thức có bài sai đặt Ngài làm Chính Xứ Đại Lãm.   Chịu chức LM sau 30 năm mới có Bài Sai.   Ngài là một thi sĩ, Ngài viết rất nhiều thơ ca, một nhạc sĩ Ngài phổ nhạc cho các ban kèn đồng, Ngài là người viết bộ nhạc lễ của Giáo Phận Bắc Ninh.   Một điêu khắc gia.   Một biên kịch và người lồng tiếng cho nhiều tập phim.   Gần như trong con người của Ngài Hội tụ đủ các tinh hoa.   Một con người đầy tài năng.   Tài Năng là vậy nhưng Ngài lại rất khiêm tốn và hiền hoà.   Mỗi lần Bác hỏi:   -Mai cậu làm gì   -Mai con đi học Bác ơi. -Học ít thôi, học đời nhiều vào...   Chưa một lần thấy Ngài cáu gắt hay nóng giận.   Mỗi lần làm Ngài giận Ngài Chỉ nói "Bố cái thằng khỉ này"   Con chúc Bác khoẻ Mạnh và nhiều ơn Chúa nhé!    
......

Hiến kế

  Mạc Van Trang|     Gần đây nghe nói ngân sách quốc gia cạn kiệt, không biết lấy gì chi tiêu, mình ngày đêm lo lắng cố tìm kế giúp chính phủ...   Nhớ hồi 1945, trước tình cảnh cực kỳ khốn khó, ngân khố chỉ có hơn 01 triệu đồng, cụ Hồ đã phát động "Tuần lễ vàng", kết quả được 20 triệu đồng và 370 kilôgam vàng. Thế là Nhà nước có tiền lo kháng chiến, kiến quốc.   Nay chắc vì nhiều lý do, chính quyền xấu hổ chả dám phát động "Tuần lễ vàng", mà có "phát" chắc cũng chẳng có ai "động"!...   Mình tư duy mãi, thế là bật ra sáng kiến rất kỳ thú. Đó là đem đấu giá các chức vụ từ Tổ trưởng dân phố, trưởng xóm, trưởng thôn trở lên xã phường, quận, huyện, tỉnh, thành, rồi các ngành, các giới từ địa phương đến trung ương... Thời buổi “Ghế thì ít, đít thì nhiều”, mà dân ta ai cũng máu làm quan, chả ai muốn làm dân, kế này chắc trúng mánh. Hội đồng Bầu cử Quốc gia chuyển thành Hội đồng Đấu giá các cấp…   Ối giời ơi! Chả có việc gì dân ta hưởng ứng hăng máu như việc này, sẽ người người chen nhau, nhà nhà đua nhau, còn gay cấn hơn cả cướp Ấn Đền Trần! Sẽ thấy sao thiên hạ lắm tiền, lắm vàng thế! Cái ghế nào đưa ra mức giá tối thiểu cũng đua nhau trả giá cao lên mãi gấp 10 - 20, thậm chí 100 lần cho mà xem! Ví dụ chức Trưởng ban quản lý chợ cóc ở xóm, Đội trưởng dân phòng cũng có thể trúng thầu 500 triệu; sư trụ trì chùa X cũng sẽ trúng thầu 5 tỉ; Hiệu trưởng trường tiểu học cũng có thể trúng thầu 10 tỉ; chủ tịch phường 50 tỉ, Chủ tịch quận 100 tỉ, chủ tịch TP 500 tỉ, Bộ trưởng 500 tỉ, Thứ trưởng 400 tỉ…   Úi giời ui, cứ là núi tiền, núi vàng loảng xoảng, lấp lánh... không biết cơ man nào là tiền là vàng. Thế mới biết dân ta giầu cỡ nào! Lòng yêu nước cất ở trong rương trong hòm, qua đấu thầu mới lòi ra lấp lánh...   Quốc hội mà làm công khai minh bạch chuyện đấu giá các chức vụ này thì ngân quỹ quốc gia bội thu mà sẽ hạn chế tối đa việc mua quan bán chức chui, tiền vào túi cá nhân bất minh lâu nay. Thế là "một mũi tên trúng 2 đích"! Mạc Văn Trang (Bài đăng 1/1/2015, nay có chỉnh sửa)
......

Chân Chất Miền Tây

Nguyễn Quốc Việt · Chưa đi, chưa biết Miền Tây Đi rồi mới biết nơi đây rất hiền Đôi dòng Vàm cỏ hữu duyên Chín cửa sông Hậu, sông Tiền dễ thương   Long an "trung dũng kiên cường" Người dân một nắng hai sương chuyên cần Ai về miền hạ bâng khuâng Nghe đờn tài tử lâng lâng tâm hồn   Tiền giang không hổ lời đồn Mỹ tho, gái đẹp hớp hồn tha nhân Mời người đi dạo cồn Lân Sông Tiền lộng gió, níu chân thương hồ   Qua cầu Rạch miễu sóng xô Bến tre xanh mướt, nhấp nhô bóng dừa Hàm luông lóng lánh nắng trưa Vần thơ Đồ Chiểu như vừa mới đây   Về Trà vinh ngắm rừng cây Chùa Miên sâu lắng , đong đầy tâm linh Hẹn nhau phong cảnh hữu tình Ao Bà Om , khắc tên mình lên cây   Vĩnh long nằm giữa sông đầy Sông Tiền, sông Hậu trời mây như rồng Bưởi, cam...vườn tược mênh mông Thanh trà khoe sắc nao lòng bến quê   Nha Mân, Đồng tháp ta về Mỹ nhân mang chất chân quê ngọt ngào Ta về Cao lãnh , cầu cao Nghe hương xoài chín bay vào giấc mơ   Tiện đường về với Cần thơ Ninh kiều thơ mộng đón chờ tình nhân "Cần thơ" nhưng nhạc cũng cần Áo bà ba vẫn trắng ngần, thướt tha   Hậu giang, chim sáo làm nhà Chợ nổi thân thiện như là tình thân Ai qua Ngã bảy dừng chân Nghe câu vọng cổ một lần khó quên   Sóc trăng, ai khéo đặt tên Giản dị, thân thuộc, mông mênh, hiền hòa Chùa Dơi tranh thủ ghé qua Nhớ mua bánh pía làm quà tặng nhau   Bạc liêu , đa sắc, đa màu Có bài dạ cổ đi vào dân gian Đêm nghe hương nhản dịu dàng Bánh cống, bánh hẹ...điệu đàng khó quên   Cà mau, cả nước nhớ tên Tuy là xa lắm vẫn bên tim người Tổ quốc ở tận cuối trời Vững vàng rừng đước, giữ đời, giữ quê   Kiên giang cảnh đẹp đê mê Hà tiên một cõi đi về thiên thai Phụ tử chia biệt u hoài Ta ra đảo ngọc đắm say vú nàng   Rời Kiên lương, sang An giang Núi Sam, núi Cấm khói nhang vía Bà Ta mua ít mắm làm quà Trà sư nước nổi ghé qua nhớ hoài   Rượu miền Tây uống dễ say Người miền Tây ghét những ai lừa mình Dân miền Tây thích yên bình Chân thành, chân chất, chân tình, chân phương !   .........16/03/2021.......NQV.....
......

Thuốc thiên nhiên

Trong cuộc sống hàng ngày, con người không thể tránh khỏi mắc các loại bệnh từ bệnh nhẹ cho đến bệnh nặng. Tuy nhiên, khi bị bệnh mọi người đều nghĩ đến việc uống thuốc và hy vọng sẽ nhanh chóng khỏi bệnh, mà không bao giờ biết thay đổi thói quen sống của mình. Thực tế có rất nhiều loại “thuốc” dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe, so với việc uống các loại thuốc Đông, Tây,… thì loại “thuốc” này không hề có tác dụng phụ, và quan trọng là không mất bất cứ một đồng tiền nào “Thuốc” chống ung thư tốt nhất: Đi bộ Đi bộ là phương pháp ngừa ung thư tốt nhất.  “Đi bộ có thể được xem như một loại thuốc phòng ngừa ung thư hiệu quả!” Hiệp hội các tổ chức từ thiện Anh và Macmillan Cancer Aids đã cho rằng, nếu chúng ta có thể đi bộ 2km mỗi ngày hoặc đi bộ khoảng 20 phút sẽ giúp phòng ngừa ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng. Hơn nữa có thể giảm nguy cơ tử vong tới 50%. Vì vậy, đi bộ là phương pháp ngừa ung thư tốt nhất   “Thuốc” giúp sống lâu nhất: Cười    Tiếng cười có thể đẩy nhanh nhịp tim và cung cấp oxy cho não. Nhiều người cho rằng muốn sống lâu, cần ăn thực phẩm đại bổ như nhân sâm, nhung hươu. Tuy nhiên, tất cả không bằng một hành động nhỏ chính là nở nụ cười. Theo một nghiên cứu của Tây Ban Nha cho rằng con người càng cười nhiều thì càng khỏe mạnh.  Tiếng cười có thể đẩy nhanh nhịp tim và cung cấp oxy cho não    Lisa Rosenberger, một nghiên cứu viên tại Trung tâm y tế Đại học Rush ở Chicago, nói rằng cười là một loại thể dục dưỡng sinh. Những người có tính hài hước sẽ có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, tỉ lệ bị nhồi máu cơ tim giảm khoảng 40% và tuổi thọ trung bình có thể tăng thêm 4 năm rưỡi.   “Thuốc” bảo vệ tim mạch tốt nhất: Ngồi thiền    Ngồi thiền có thể tăng cường chức năng của tim, thúc đẩy tuần hoàn máu. Ngồi thiền có thể tăng cường chức năng của tim, thúc đẩy tuần hoàn máu. Sau khi ngồi thiền một lúc, sẽ khiến những suy nghĩ của bạn chậm lại, giúp mọi người trấn tĩnh được cảm xúc, tâm tính được xoa dịu. Khi bạn không ngủ được, có thể ngồi bắt chéo chân để thiền định. Ngoài ra, ngồi thiền còn có lợi cho việc ngăn ngừa và điều trị đau khớp, hỗ trợ hệ thống hô hấp, rất hữu ích cho việc thở đều.   “Thuốc” chống lão hóa: Ngủ Nên đi ngủ trước 23 giờ để vừa bao đảm sức khỏe tổng thể vừa giúp đẹp da, trì hoãn lão hóa. “Thuốc” này so với những mỹ phẩm đắt tiền có tác dụng hơn gấp nhiều lần. Các nghiên cứu đã cho rằng thời gian hoạt động của quá trình chuyển hóa tế bào biểu bì ở người là từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng ngày hôm sau. Nếu chúng ta có thể bảo đảm giấc ngủ ngon trong thời gian này, chúng ta có thể đẩy nhanh quá trình chuyển hóa và trì hoãn lão hóa da. Ngược lại, thức đêm nhiều sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tái sinh của tế bào, rút ngắn tuổi thọ của tế bào da, dẫn đến đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Chuyên gia kiến nghị, tất cả mọi người nhất định phải ghi nhớ đi ngủ trước 23 giờ để vừa bao đảm sức khỏe tổng thể vừa giúp đẹp da, trì hoãn lão hóa.   “Thuốc” chống mất trí nhớ tốt nhất: Chăm chỉ đọc sách Đọc sách báo nhiều hơn chính là phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa chứng mất trí nhớ. Một số nghiên cứu cho rằng, người có trình độ giáo dục càng thấp, sau này nguy cơ mất trí nhớ càng cao. Do vậy, nếu những đứa trẻ có nền giáo dục tốt thì có thể giúp phòng ngừa tình trạng sa sút trí nhớ trong tương lai. Nếu người lớn tuổi cũng duy trì thói quen học tập, có thể bảo vệ chức năng nhận thức của bản thân. Vì vậy, đọc sách đọc báo nhiều hơn, mỗi ngày nỗ lực nhớ một vài cái mới xảy ra gần đây hoặc học tập để tìm hiểu kiến thức, khiến đại não luôn ở trạng thái vận động và học tập, đây chính là phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa chứng mất trínhớ.   “Thuốc” bổ sung canxi tốt nhất: Phơi nắng Phơi nắng là phương pháp tốt nhất để bổ sung canxi. Phơi nắng có thể giúp cơ thể hấp thu được vitamin D, hơn nữa vitamin D giúp hấp thụ canxi vào xương tốt nhất. Canxi đi vào xương tham gia quá trình tạo xương, giúp cơ thể có vóc dáng "chuẩn", săn chắc và vững chãi./. (Sưu tầm trên net)  
......

Mười (10) năm sau thảm họa hạt nhân Fukushima, thế giới rút ra bài học gì?

Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Daiichi Fukushima bị nổ ngày 14/03/2011, sau trận sóng thần. AP   Mai Vân| Tình hình dịch Covid-19 tiếp tục chiếm lĩnh nhiều trang trên các tờ báo lớn ra ngày hôm nay, 10/03/2021 tại Pháp, đặc biệt với hồ sơ về chiến dịch tiêm chủng tại châu Âu, được Le Monde nêu bật trên trang nhất. Bên cạnh đó, một chủ đề nổi cộm khác cũng được các báo chú ý là chỗ đứng của năng lượng hạt nhân dân sự đúng 10 năm thảm họa Fukushima tại Nhật Bản. Sự kiện Fukushima được chú ý trở lại rất dễ hiểu vì ngày mai, 11 tháng 3 năm 2021 là kỷ niệm đúng 10 năm ngày xẩy ra một trận động đất dữ dội ngoài khơi Nhật Bản, kéo theo một đợt sóng thần vĩ đại, đánh vào bờ biển, và khủng khiếp nhất là đã tàn phá trung tâm điện hạt nhân Fukushima ở miền Đông Bắc nước Nhật. Các tờ La Croix, le Monde và Les Echos đều nêu bật sự kiên này trên trang nhất, ở vị trí thứ nhất trên nhật báo La Croix, và vị trí thứ hai và ba trên hai tờ còn lại. Kèm theo đó là những hồ sơ dài ở các trang bên trong, phân tích mọi diễn biến cũng như hệ quả của sự kiện, đối với nước Nhật nói riêng, và với thế giới nói chung. Dưới tựa đề: “Fukushima, một cuộc giải cứu bất tận”, La Croix cho biết là ngày mai, 11 tháng 3, Nhật Bản sẽ tưởng niệm một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch sử nước này kết hợp đồng thời “một trận động đất kỷ lục, một làn sóng thần cực lớn và một tai nạn hạt nhân”. Theo La Croix, 10 năm sau thảm họa, công việc tháo dỡ nhà máy điện nguyên tử bị nạn vẫn là một công việc khổng lồ, nguy hiểm và rất tốn kém. Đối với Nhật Bản là như thế, còn đối với phương Tây thì sau sự cố Fukushima, các nước trở nên thận trong việc bắt tay vào các dự án hạt nhân mới. Trong bài viết mang tựa đề “Fukushima, mười năm sau trận đại hồng thủy”, nhật báo Công Giáo Pháp ghi nhận là công việc tháo dỡ và bảo đảm an toàn cho nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi vẫn phải đối mặt với những thách thức đáng kể. Việc đóng cửa toàn bộ nhà máy bị hư hại có thể mất thêm vài thập kỷ nữa, trong khi chi phí của chương trình này được ước tính khoảng vài trăm tỷ euro. Vấn đề, theo La Croix, trích lời bà Cécile Asanuma Brice, nhà nghiên cứu thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia Pháp CNRS, làm việc tại Tokyo, thì “Rất ít bài học đã được rút ra từ thảm họa”, tựa đề bài phỏng vấn mà chuyên gia này dành cho tờ báo, nêu bật các phản ứng của giới chính khách Nhật Bản về vụ Fukushima, vị trí của giới khoa học tại nước này, và các khó khăn mà cường quốc châu Á này phải đối mặt trong việc rút tỉa bài học cho tương lai. Trong bài phân tích mang tựa đề: “Điện hạt nhân tiếp tục phát triển ở các nước mới nổi”, tờ báo Pháp ghi nhận rằng phần lớn các dự án điện hạt nhân ngày nay đều do hai nước Trung Quốc và Nga dẫn đầu, trong lúc ở các nước phương Tây, các nhà đầu tư rất ngần ngại dấn thân. Theo tờ báo, vấn đề đặt ra là khả năng điện hạt nhân có thể cứu hành tinh khỏi sự hâm nóng toàn cầu. Mưới năm trước đây, câu hỏi này có vẻ hoàn toàn phi lý, nhưng giờ đây, nó là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận. La Croix nhắc lại rằng việc tiếp tục phát triển điện hạt nhân được đề cập trong các kịch bản chính của Ủy Ban Liên Chính Phủ về Biến Đổi Khí Hậu (IPCC hay là GIEC theo tiếng Pháp), nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ ở dưới mức 2 độ C vào cuối thế kỷ này. Đó cũng là hướng đi của Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế (IEA). Giám đốc cơ quan này, ông Fatih Birol đã giải thích vào năm ngoái khi trình bày một báo cáo rằng: “Đối mặt với thách thức to lớn trong việc đạt được tính trung hòa carbon vào năm 2050, chúng ta không thể ngang nhiên gạt bỏ năng lượng hạt nhân,”. Hậu quả lâu dài với người Nhật Trên 4 trang báo khổ lớn, Le Monde đã đặc biệt khai thác khía cạnh xã hội của thảm họa hạt nhân-sóng thần Fukushima, đặc biệt là của cư dân các vùng bị nạn. Trong bài “Một thập kỷ chấn thương tâm lý đối với những con người bị di dời sau vụ Fukushima", Le Monde đã đến tận nơi tìm hiểu về số phận của các cư dân quanh khu vực có nhà máy điện nguyên tử bị tai nạn, đã bị tản cư đi nơi khác, mà cho đến nay, gần một nửa không dám trở về nơi ở cũ. Còn đối với những người vẫn ở tại những vùng đã bị sóng thần tàn phá, Le Monde đã ghi nhận lời chứng của những cư dân hiện đang phải sống phía sau những con đê khổng lồ. Một ví dụ được tờ báo nêu bật là vùng cảng biển Taro, nơi người dân phải sống sau một bức tường thành dài 2,5km, cao 14,7 m, "biết được là sau bức tường là biển, nhưng không còn thấy nó". Theo Le Monde, công cuộc tái thiết các thành phố, thị xã bị tàn phá quả là đã được thực hiện, nhưng không hề mang lại nguồn sinh khí đã bị mất đi. Tờ báo dĩ nhiên là không quên làm sống lại những gì đã xẩy ra sau khi sóng thần đánh vào Fukushima. Trong bài “Vào lúc 15g41, một làn sóng cao 15 m làm ngập nhà máy điện hạt nhân”, Le Monde đã kể lại các phản ứng dây chuyền phát sinh sau sự cố cũng như những cố gắng nhắm che giấu thực trạng của các lò phản ứng tại nhà máy. Còn trong bài “Nước Nhật trước thách thức về năng lượng khi muốn đạt chỉ tiêu trung hòa các-bon”, tờ báo phân tích tham vọng của chính quyền Tokyo muốn đạt được một “xã hội xanh”, thông qua công việc khó khăn là giảm bớt sự lệ thuộc và năng lượng than. Vac-xin Covid-19: Châu Âu chạy đua với thời gian Như nói ở trên, Le Monde đã dành trang nhất cho tình hình dịch Covid-19, đặc biệt là vấn đề tiêm chủng, với hàng tựa lớn: “Vac-xin: Cách châu Âu bắt kịp chậm trễ" Le Mondeghi nhận: Chỉ 6,1% người châu Âu được tiêm ít nhất một mũi, so với 17,1% người Mỹ, 32,1% người Anh và 57% người Israel. Điều này bắt nguồn từ quá trình ra quyết định chung chậm hơn, cũng như các chiến dịch quốc gia chậm chạp. Trong cuộc chạy đua vac-xin này, châu Âu quả ở một vị trí không tốt. Theo Ủy Ban Châu Âu, EU và 450 triệu dân cho đến nay đã được chích gần 57 triệu liều vac-xin Pfizer-BioNTech, Moderna và AstraZeneca. Tại Israel, nhà vô địch của tất cả các hạng mục tiêm chủng, 7,5 triệu liều Pfizer-BioNTech đã được tiêm cho 9,2 triệu dân. Đối với 330 triệu người Mỹ, 110 triệu liều vac-xin Pfizer-BioNTech và Moderna đã được chích. Kết luận rất rõ ràng: châu Âu đang ở cuối bảng. Tại Bruxelles và tất cả các thủ đô của Châu Âu, người ta  đang nỗ lực đẩy nhanh quá trình tiêm chủng, vốn bắt đầu rất vất vả vào ngày 26 tháng 12 năm 2020. Việc cho phép tiếp thị muộn, các vấn đề hậu cần, chiến dịch tiêm chủng chậm chạp, Châu Âu đang tích tụ bao chậm trễ. Đối với OECD, sự phục hồi kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải tăng tốc tiêm vac-xin chống lại Covid-19. Tổ chức này đang sửa đổi các dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế toàn cầu được thúc đẩy với các kế hoạch kích thích. Con số này sẽ đạt 5,6% vào năm 2021, so với 4,2% dự kiến ​​vào tháng 12 năm 2020. Riêng về tình hình Pháp, Le Monde xoáy mạnh trên những điều chỉnh liên tục trong chiến dịch tiêm chủng của Pháp.. Mai Vân tổng hợp Nguồn: https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20210310-10-n%C4%83m  
......

Tiến sĩ Mỹ tìm ra 11 thủ phạm gây ung thư mà không ai ngờ tới trong cuộc sống hiện đại

Trong xã hội hiện đại, ung thư nhanh chóng trở thành vấn đề toàn cầu và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, nhưng nếu nhận thức được các nguy cơ gây bệnh, bạn có thể phòng tránh được “án tử” này. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, khoảng 39,6% đàn ông và phụ nữ sẽ được chẩn đoán có nguy cơ mắc ung thư tại bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, yếu tố di truyền chỉ chiếm khoảng ½ trong các nguyên nhân gây bệnh ung thư, các yếu tố môi trường và kinh tế xã hội ngày càng chiếm phần lớn trong các nguyên nhân gây bệnh. Tiến sĩ Mỹ Josh Axe Theo Tiến sĩ Mỹ Josh Axe, các yếu tố bao gồm chế độ ăn, béo phì, mất cân bằng hormone và viêm mãn tính là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư. Những nguyên nhân ung thư bắt nguồn từ nhiều thói quen mà hầu hết chúng ta cho rằng “vô hại”, nhưng chính nó lại làm tăng nguy cơ gây bệnh, vá đây chính là một số thủ phạm “không ai ngờ” đó. 1. Nơi bạn sinh sống Một nghiên cứu năm 2017 được đăng trên tạp chí Ung thư tại Mỹ cho thấy, người dân sinh sống ở những quận có chất lượng không khí, nước, đất, môi trường xây dựng và các yếu tố xã hội học nghèo nàn thường có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao. Chất lượng không khí kém và môi trường xây dựng có liên quan với sự gia tăng tỷ lệ các bệnh ung thư ở cả nam giới và phụ nữ, bao gồm ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú. Các nghiên cứu khác cũng phát hiện người dân sống ở các khu phố cổ có nguy cơ ung thư cao hơn do ô nhiễm không khí. 2. Mùi hương nhân tạo Tiến sẽ Axe cho biết, các nhà nghiên cứu đã tiến hành đo mức độ “hóa chất hữu cơ dễ bay hơi” tại 6 căn hộ ở York, Anh trong 5 ngày. Sau quá trình kiểm tra, các nhà khoa học đã đo được nồng độ chất limonene – hóa chất được tạo ra để tạo mùi cam quýt. Hóa chất này khi được phóng ra không khí có thể phản ứng với oxzon tạo ra formaldehyde có liên quan đến một số loại ung thư nguy hiểm như ung thư bạch cầu tủy, ung thư vòm họng. Ngoài ra, các sản phẩm sử dụng mùi hương nhân tạo này cũng có liên quan đến các hội chứng rối loạn hormone, bệnh suyễn và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. 3. Mức tiêu thụ rượu bia Năm 2016, các nhà nghiên cứu Đan Mạch đã tuyên bố kết quả nghiên cứu liên quan đến sự gia tăng mức tiêu thụ rượu và nguy cơ ung thư vú. Theo đó, các chuyên gia đã phát hiện ra phụ nữ tăng lượng rượu bia trong thời gian 5 năm có thể phải đối mặt với nguy cơ ung thư vú cao hơn. Ngoài ung thư vú, các nhà nghiên cứu còn phát hiện mối liên quan giữa rượu và ung thư cổ tử cung, ung thư thực quản, ung thư gan và ung thư trực tràng. 4. Mùn cưa Đây có thể là nguyên nhân gây ung thư bạn chưa bao giờ nghe đến trước đây. Tuy nhiên, theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), bụi gỗ (mùn cưa) là một trong những nguyên nhân gây ung thư ở người. Nghiên cứu cho thấy, thợ mộc hay những người lao động liên quan đến nghề sản xuất nội thất có nhiều khả năng phát triển ung thư mũi cao. 5. Bao bì thực phẩm Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng được khuyến cáo chế độ ăn uống có liên quan đến nguy cơ ung thư, nhưng thực tế, bao bì đóng gói đồ ăn nhanh, hộp nhựa, hộp xốp thường chứa các hợp chất perfluor hóa, còn được gọi là PFCs và PFASs. Hóa chất này có thể ngấm vào thức ăn, đi vào cơ thể tăng nguy cơ ung thư và các vấn đề sinh sản, suy giảm chức năng miễn dịch. 6. Một số loại kem chống nắng Không dùng kem chống nắng và tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời tăng nguy cơ ung thư da. Tuy nhiên, việc lạm dụng sai loại kem chống nắng cũng gây ra những rủi ro đáng tiếc. Benzophenone-3 (hoặc oxybenzone) – thành phần phổ biến trong các loại kem chống nắng có thể tạo ra các gốc tự do, gây ra sự phá hủy DNA, tăng nguy cơ phát triển ung thư. 7. Thiếu vitamin D Theo các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Ung thư Moores thuộc Đại học Califonia, San Diego, khoảng 250 nghìn ca ung thư trực tràng, 350 nghìn ca ung thư vú có thể được ngăn ngừa bằng cách bổ sung vitamin D3 đầy đủ. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra mối liên quan giữa vitamin D và ung thư bằng cách sử dụng các phép đo vệ tinh ánh nắng mặt trời và độ che phủ mây. Sau đó, họ lấy thông tin đó và phân tích mức độ vitamin D trong máu. Cuối cùng, họ tìm ra mối tương quan giữa vitamin D và nguy cơ ung thư đại trực tràng, ung thư vú ở những người có hàm lượng vitamin D thấp. 8. Các loại vi khuẩn Một số loại virus và vi khuẩn gây ra những nguy cơ sức khỏe ngắn hạn, tuy nhiên, một số loại khác còn gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài như ung thư. Một số nghiên cứu đã phát hiện, các virus như virus Epstein-Barr và HIV còn liên quan đến một số bệnh ung thư. Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Bắc Carolina (Mỹ), Việc nhiễm virus EBV rất hiếm khi gây ra bệnh tật, tuy nhiên virus EBV lại xuất hiện trong một số loại ung thư chính gồm ung thư hạch và ung thư vòm họng. Protein của virus EBV đã “đánh cắp” cơ chế kiểm soát sinh trưởng của tế bào, dẫn tới sự sinh trưởng tế bào không thể kiểm soát, qua đó dẫn đến ung thư. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra bệnh nhân HIV có nguy cơ cao mắc ung thư biểu mô không Hodgkin và ung thư cổ tử cung. 9. Làm việc ca đêm Gần 15% người Mỹ làm thêm ca đêm. Theo một số nghiên cứu lớn, công việc ban đêm có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở một số đối tượng. Các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện khi mọi người làm việc vào ban đêm, sẽ sản sinh ra ít loại chất vốn là sản phẩm phụ của quá trình sửa chữa mô ADN. Nghĩa là, cơ thể khó thực hiện quá trình hồi phục thiết yếu đối với các tế bào – mà quá trình này đáng lẽ phải xảy ra tự nhiên trong đêm. Theo thời gian, sự tích tụ này có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở nhiều cơ quan cơ thể. 10. Thực phẩm chiên rán Ai cũng biết rõ nguy cơ ung thư với các thực phẩm chiên rán. Tuy nhiên, Acrylamide là một hóa chất được tạo ra trong các loại thực phẩm có tinh bột (như khoai tây và bánh mì nướng) khi chúng được nấu ở nhiệt độ cao. Việc chiên rán các thực phẩm này trên 248 độ có thể kích hoạt sự hình thành hóa chất acrylamide – hóa chất có thể hây tổn thương DNA và ung thư ở động vật. 11. Lối sống ít vận động Một phân tích năm 2014 của Đại học Regensburg, Đức xuất bản đánh giá mối tương quan giữa thời gian xem truyền hình, thời gian ngồi giải trí, thời gian ngồi làm việc… và nguy cơ ung thư. Các nhà nghiên cứu phát hiện, những người ít vận động thường có nguy cơ cao hơn mắc ung thư đại tràng, nội mạc tử cung và ung thư phổi. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo, người lớn nên hoạt động vừa phải ít nhất 150, hoặc 75 phút hoạt động mạnh mỗi tuần. Điều này không bao gồm các hoạt động hàng ngày như đi cầu thang bộ, làm công việc nhà.
......

Những điều cần biết về Hoàng gia, Vương triều và Hoàng tộc Anh

Ranald Mackechnie Foto Hiện nay, việc truyền ngôi trong tương lai với Ngai vàng Anh Quốc đã được sắp đặt như sau: Nữ hoàng Elizabeth II sẽ truyền cho Thái tử Charles, và tiếp đến Hoàng tử William và Hoàng tử bé George. Nữ Hoàng Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, và người đứng đầu Giáo hội Anh giáo. Lên ngôi năm 1952 sau khi cha bà, vua George VI tạ thế, trở thành vị nữ vương thứ nhì của Vương quốc Anh, tính từ Nữ Hoàng Victoria (1819-1901). Hiện nay, bà còn là nguyên thủ quốc gia - chức vụ có tính nghi lễ - của 15 nước khác trên thế giới, thành viên của Khối Thịnh vượng chung - Commonwealth. Bà lấy vương hiệu là Elizabeth Đệ nhị, tiếp nối về phong cách vị nữ vương xa về trước, Elizabeth I (1533-1603), người đưa Anh thành cường quốc biển, và nổi tiếng bao dung tôn giáo. Sinh năm 1926, Elizabeth II đã 94 tuổi và "trị vì" qua nhiều đời thủ tướng, kể cả Winston Churchill, khi ông nắm chính phủ lần hai, từ 1951 tới 1955. Nguyên tắc chủ quyền tối cao, toàn diện và vĩnh viễn Về nguyên tắc, Nữ Hoàng Elizabeth là nguyên thủ quốc gia của Anh, nước có nền dân chủ nhưng lại duy trì hình thức tổ chức nhà nước theo chế độ quân chủ lập hiến. PA Media Công chúa Elizabeth kết hôn với Hoàng tử Philip vào năm 1947 Về hình thức, Nữ Hoàng Elizabeth là vị chủ thể của toàn bộ cơ chế quốc gia (sovereignty), là nguồn gốc của công lý (fount of justice), và chủ sở hữu của tất cả những gì trên nước Anh trừ những thứ được ghi rõ là thuộc cá nhân, chủ sở hữu khác. Dân Anh hay kể ra câu chuyện thú vị là cá heo, hươu rừng, thiên nga trên sông Thames là tài sản của Nữ Hoàng. William Người Chinh phục từ Pháp sang chiếm đảo Anh (chiếm làm sở hữu toàn bộ theo nghĩa đen) năm 1066 và lập ra Vương triều Anh (English Crown/Monarchy) mà Nữ Hoàng là người hiện giữ ngôi. Vì thế, bà tiếp tục là chủ trên danh nghĩa của rừng biển, đất đai, muông thú hoang trên khắp nước Anh và ai săn bắn, vi phạm sẽ vẫn bị xử theo luật từ thế kỷ 11. Nguyên tắc chủ quyền không chia sẻ và trên hết còn khiến Nữ Hoàng là người Anh duy nhất lái xe không cần bằng - bà làm chủ mọi đường xá công - hiểu theo nghĩa bóng. Nữ Hoàng công du không cần hộ chiếu vì bà là người cấp hộ chiếu cho thần dân. Mặt khác, là nguyên thủ quốc gia (head of state), bà vẫn chịu sự kiểm soát quyền lực của Quốc hội, theo các thỏa thuận từ nhiều thế kỷ trước. Bà ủy quyền, trao 'prerogative powers' cho chính phủ lo việc nước. Ngân sách quốc gia hàng năm đều phải do Nữ Hoàng trình bày trước Lưỡng Viện Quốc hội ở Điện Westminster, và khi Quốc hội thông qua thì mới thành luật. Nhưng ngân sách lại do chính phủ đương nhiệm soạn, nên nếu đảng Lao động cánh tả cầm quyền thì Nữ Hoàng sẽ trình bày ra một ngân sách thiên tả, còn nếu đảng Bảo thủ nắm quyền thì 'ngân sách' hay các luật bà ký qua cơ chế 'hoàng triều kim ấn' (Royal Assent) lại có màu sắc thiên hữu. Bà cũng là người bổ nhiệm - đúng ra là tấn phong - mọi chức vụ nhà nước. Ví dụ thủ tướng Anh có chức danh chính thức là First Lord of Treasury - Đệ nhất Đại thần Ngân khố. Trước đây, tổng tư lệnh quân lực là First Lord of the Admiralty - Đệ nhất Đô đốc Đại thần - vì Anh coi Hải quân Hoàng gia là quan trọng nhất cho việc kiểm soát đế chế. Các bộ ngành của Anh, kể cả Sở thuế, Cục chấp pháp nắm các nhà tù cũng luôn có chữ HM- Her Majesty's ở đầu, tức là về danh nghĩa đều làm việc nhờ Nữ Hoàng ủy nhiệm. Các chiến hạm Anh đều là HMS - Her Majesty's Ship. Đài BBC trên danh nghĩa cũng là do ông của bà, vua George V cho lập ra năm 1927 và nay vẫn vận hành theo Hiến chương Hoàng Gia (Royal Charter) được gia hạn 10 năm một. Bà cũng là người duy nhất có quyền ban phát mọi tước vị quý tộc ở Anh, các chức danh dự trong Hải Lục Không quân ở Anh và thu lại nếu muốn. Điều này có tính kỷ luật cao. Ngay cả cháu trai, Hoàng tử Harry, khi không còn ở Anh để làm các nhiệm vụ được giao thì Nữ Hoàng thu lại chức danh dự: Đại tướng (Captain General) của Thủy quân Lục chiến Hoàng gia. Họ tên, dòng tộc và các nguyên tắc giữ ngai vàng Chúng ta cần phân biệt Vương triều Anh (British Monarchy) có nguồn gốc từ các vua Ango-Saxon và được vua William định hình theo chế độ phong kiến kiểu Pháp từ 1066, với Hoàng tộc Windsor mới có từ thế kỷ 18, và Hoàng gia Anh (gia đình Nữ hoàng). Năm nay 94 tuổi, Elizabeth Alexandra Mary Windsor sinh tại Mayfair, London. Bà là trưởng nữ của Hoàng tử Albert, Công tước xứ York (sau lên ngôi vua) và Công nương Elizabeth Bowes-Lyon, con gái một dòng quý tộc Scotland. Về họ nội của Nữ Hoàng hiện nay, cha bà Albert là con của vua George V và là cháu nội của Nữ Hoàng Victoria. Dòng họ đó có gốc từ vua người Đức, George (1683-1760). Anh Quốc theo đạo Tin Lành nên khi không có người nối ngôi đã cần một vị vua cùng đạo và triều thần đã chọn ông, Công tước xứ Hanover, sang Anh lên ngai vàng. Đến thời Nữ Hoàng Victoria lại cưới ông hoàng Albert người Đức nữa, nên dòng máu Đức là chủ đạo cho tới gần đây. Năm 1901, dòng họ Saxe-Coburg và Gotha có quê ở Thuringia, Đức tiếp quản ngôi vua Anh thay dòng Hanover. Trong Thế Chiến I, vì thái độ bài Đức ở Anh lên cao, vua George V đã quyết định bỏ họ Saxe-Coburg và Gotha, lấy tên lâu đài Windsor ở phía Tây London làm họ. Đến Thế Chiến II, một lần nữa Anh đương đầu với Đức nên vị hôn thê Philip trước khi cưới công chúa Elizabeth đã bỏ họ Đức Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glücksburg, lấy họ đằng ngoại Mountbatten. Chồng của Nữ Hoàng hiện nay, Philip vốn là hoàng tử Hy Lạp gốc Đức và Đan Mạch nhưng phải từ bỏ các tước vị quê cũ đó khi gia nhập Hoàng gia Anh. Nhưng công chúa Elizabeth không nhận họ chồng mà vẫn là Windsor, còn các con của ông bà lại có họ kép Mountbatten-Windsor. Cần phân biệt Hoàng tộc Windsor và Hoàng gia Anh. Hoàng tộc Anh là dòng họ Windsor gồm tất cả con cháu của vua George I, dòng trưởng, dòng thứ, ví dụ như Hoàng tử Michael of Kent và các anh chị em họ của Nữ hoàng Elizabeth II. Họ có thể được Nữ Hoàng mời, hoặc nhờ làm đại diện cho một số công việc nhưng không ăn lương của Hoàng gia và không thuộc nhóm VIP được an ninh Nhà nước Anh bảo vệ. Còn Hoàng gia hiện hành (Royal Family) là gia đình nhỏ, chỉ có Nữ Hoàng và chồng con, các cháu nội ngoại của bà. Anh Quốc gọi họ là 'working royals' - những thành viên đang làm việc, có lương tại Hoàng gia, một định chế Nhà nước. Sau khi lên ngôi, Elizabeth II phong cho chồng làm Công tước Edinburgh. Năm nay ông 99 tuổi và vừa phải vào bệnh viện phẫu thuật tim. Cưới nhau năm 1947, họ có bốn con: Thái tử Charles, Công chúa Anne, Hoàng tử Andrew và Hoàng tử Edward. Hoàng tử William sinh năm 1982 Vì nguyên tắc chỉ truyền  cho trưởng nam (primogeniture), Thái tử Charles năm nay 72 tuổi là người sẽ lên làm vua khi Nữ Hoàng tạ thế. Con trai trưởng của Charles là William sẽ kế vị Charles, và con trai trưởng của William (George) sẽ đóng vai trò chờ kế vị đó. Các hoàng tử thứ đều bị đẩy xuống hàng xa hơn, kể cả các vị là chú ruột của William. Việc kế vị này đi kèm cả tước hoàng tử (prince), và gia sản nhiều triệu bảng nên hiện Thái tử Charles là chủ sở hữu của gia sản Duchy of Cornwall (53.000 hectares), và đang giao lại việc quản lý cho William. Các em của Thái tử Charles, cũng như em của Hoàng tử William là Harry không có quyền gì ở lãnh địa khổng lồ này hết. Họ thậm chí chỉ có các tước vị danh dự không kèm đất đai, điền sản. Ví dụ Andrew là Công tước xứ York nhưng không có mảnh đất nào ở York. Hoàng tử Edward là Bá tước Wessex nhưng quận Wessex là một đơn vị hành chính bình thường do nhà nước quản lý, chứ không phải của Edward. Bên 'nhà ngoại' thì không nhận cả tước vị gì hết sau một đời. Ví dụ con gái của Công chúa Anne là cô Zara Philips không có tước vị gì, và họ của cô cũng không còn là Windsor như Hoàng tộc, mà theo họ chồng, ông Mike Phillips, một thường dân. Tất nhiên, khi Zara cưới chồng thì Nữ Hoàng với tư cách là bà ngoại vẫn đến dự, tặng quà, nhưng không phong tước. Vấn đề Nữ Công tước Sussex là Meghan, vợ Hoàng tử Harry nêu ra có thể được giải thích theo nguyên tắc 'kế vị trưởng nam', được làm rõ hơn từ đời vua George V năm 1917. Theo đó thì các con trai của vua hoặc nữ hoàng tại ngôi đều là hoàng tử, và con của họ sẽ là hoàng tử bé hoặc công chúa. Nhưng theo nguyên tắc ưu tiên trưởng nam (firstborn males) chỉ các con trai của hoàng tử trưởng mới có tước hoàng tử (prince) ngay khi chào đời. Công tước và Nữ Công tước xứ Cambridge trên cỗ xe ngựa đi từ Tu viện Westminster về Điện Buckingham Vì thế, dù là anh em, và cả hai đều là hoàng tử - con của Thái tử Charles - nhưng tước vị của con của William và Harry sẽ khác nhau. Con trai của hoàng tử trưởng William là bé George có tước hoàng tử ngay sau khi sinh ra. Còn Harry là con thứ nên con trai anh phải đợi khi cha của anh, Thái tử Charles lên ngôi vua, thì mới thành hoàng tử. Cũng quy định của Hoàng gia loại bỏ bất cứ ai không sinh ra trong Hoàng gia quyền lên làm vua hoặc nữ hoàng. Có thể nói đây là nguyên tắc cấm 'ngoại tộc' tiếm ngôi và cấm người trong Hoàng tộc tự ý truyền ngôi cho người ngoài. Hoàng tử Harry phục vụ trong quân ngũ tại Afghanistan Cụ thể thì những người bên ngoài gia nhập Hoàng gia qua hôn nhân, như Diana trước đây, Camilla, Kate Middleton, Meghan Markle, hay chính Hoàng tế Philip chồng nữ hoàng hiện nay, hoặc những ông là chồng của các công chúa, sẽ không bao giờ được ngồi lên ngai vàng Anh Quốc. Hiện nay, việc truyền ngôi trong tương lai đã được sắp đặt như sau: Thái tử Charles là người kế vị số một, sau đến Hoàng tử William và Hoàng tử bé George. Công tước và Nữ Cong tước xứ Sussex hiện sống tại Mỹ cùng con trai Hoàng gia Anh có thu nhập từ đâu? Hàng năm, Chính phủ Anh cung cấp cho Nữ Hoàng một khoản tiền trọn gói (single payment) gọi là Ngân khoản cho Nguyên thủ (Sovereign Grant). Khoản tiền nay không cố định vì được tính bằng 25% doanh thu từ Gia sản Hoàng triều (Crown Estate) của hai năm trước đó. The Crown Estate là một doanh nghiệp tư nhân, gồm cả công viên cạnh Lâu đài Windsor, rộng 4.800 acre, trường đua ngựa Ascot và các địa ốc, điền sản ở London, Scotland, Wales, Bắc Ireland. Trong năm tài khóa 2020-21, Ngân khoản cho Nguyên thủ là 85,9 triệu bảng. Hoàng gia dùng tiền này để duy trì, bảo dưỡng các cung điện, trả lương nhân viên. Tiền này cũng dùng để chi phí vào các hoạt động tiếp tân, lễ lạt mà các thành viên Hoàng gia thực hiện. Thái tử Charles nhận được thu nhập từ điền sản mang tên Duchy of Cornwall. Khối tài sản này gồm cả đất đai và đầu tư, đem lại lợi tức hơn 22 triệu bảng năm 2020. Dinh thự chính và trụ sở của Nữ hoàng là Điện Buckingham ở London. Dịp cuối tuần và kỳ nghỉ Phục sinh Nữ Hoàng đến ở Lâu đài Windsor. Thái tử Charles và phu nhân, Nữ Công tước Cornwall sống ở Clarence House, cách Điện Buckingham gần một km. Hoàng tử William và phu nhân Catherine, Nữ Công tước Cambridge sống ở Cung điện Kensington. Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-56359221
......

Chuyện "thức cho dân ngủ" của lực lượng an ninh

ảnh: tên dân phòng canh hụt nhà tôi, họ làm công việc mà anh em dân chủ gọi là "bánh canh" Dũng Trương   Cho đến bây giờ tôi cũng không rõ lực lượng an ninh canh nhà những người bất đồng chính kiến từ khi nào? Có lẽ cách đây khoảng 20 năm về trước. Nhưng riêng đối với tôi họ canh nhà tôi cũng gần 10 năm, cho đến nay tôi không thể nhớ được hết bao nhiêu lần họ canh nhà tôi, cách hành xử của họ đối với tôi cũng giống như bao anh chị em khác, như chặn ngay cửa nhà, hoặc đi theo, nếu có nhu cầu đi họ sẵn sàng lấy phương tiện chở đi đến nơi về đến chốn, và còn nhiều tình tiết khác không thể kể hết được. Nhưng riêng đối với tôi họ đã để lại một số lần ấn tượng đến với tôi và đến với họ, cụ thể:   Lần 1: Buổi sáng chủ nhật ngày 29/7/2012 hôm đó ko có biểu tình chống trung cộng tại bờ hồ, nhưng họ vẫn đến canh nhà, khoảng 7 giờ sáng tôi mở cửa để ra Hồ Đắc Đi tập thể dục, tất cả họ đều theo chân tôi ra hồ. Thấy vậy, tôi thay đổi ý định, ra công viên Thống Nhất tập (từ nhà tôi ra CVTN khoảng gần 2 km). Họ lấy 2 xe máy chở 6 người, một người chạy bộ áp sát tôi.   Khi ra đến CV tôi bảo với họ: “Các cháu chuẩn bị tinh thần chạy theo chú vòng quanh CV nhé?”. “Ok chú đi đâu chúng cháu theo đấy“ Họ trả lời. Tất cả 7 tên đều bám đít tôi, hai xe máy chở 6 tên, tên còn lại chạy sát người tôi thỉnh thoảng hắn khiêu khích đánh vai vào người tôi cảnh cáo hắn: “Tao nói cho mày biết, nếu chạy không nghiêm túc tao cho mày xuống hồ đấy”. Sau câu cảnh cáo của tôi hắn không dám khiêu khích nữa.   Mới chạy được nửa vòng hồ hắn đuối sức leo lên xe, tên khác thay hắn chạy theo tôi, có những lúc tôi cố tình chạy vào đường rích rắc 2 xe cũng phải đánh tay lái bám theo. Có lúc tôi chạy vào con đường cụt đành quay lại họ đành phải xuống xe quay đầu. Khi tôi chạy đến gần cầu Quán Gió tôi nói với họ: “Các cháu nên chạy vòng ra phía đường ngoài, xe của các cháu không qua được cầu đâu, nghe chú đê?”. Họ không tin cứ bám theo tôi.   Quả nhiên khi đến cầu có 2 tấm thép chặn xe máy ở hai đầu cầu, họ tập trung khiêng 2 xe qua cầu. Tôi nói với họ: “rõ khổ chú nói chúng mày không tin, chúng mày cứ nghĩ ai cũng dối trá như chúng mày, rõ là thân con lừa”. Họ bẽ bàng câu nói diễu cợt của tôi.   Khi tôi mới chạy được 2 vòng hồ bọn họ nói với tôi: “Chú ơi, chúng cháu mệt lắm rồi, vậy chúng cháu mời chú đi uống nước”. Không được đâu, mới chạy có hai vòng vẫn còn CHUA chân lắm, chú phải chạy 5 vòng mới đủ đô cơ”. Tôi lại tiếp tục chạy đủ 5 vòng, tính ra mỗi vòng 3 km nhân với 5 vòng ước chừng khoảng 16km. Xong tôi tiếp tục ra “xúc miệng” mấy chục phát xà, thấy vậy các cháu an ninh trợn tròn mắt nói với tôi: “Bọn cháu kém chú khoảng hơn 20 tuổi không ngờ chú khỏe hơn bọn cháu”. Tôi nói với họ: “Có gì đâu các cháu nên giữ gìn sức khỏe, ko chơi bời, muốn tâm trí được thanh thản nên làm những việc thiện như thế sức khoẻ mới bền lâu”.   Kể từ đó cho đến nay đã gần 10 năm, mỗi lần họ gặp tôi họ nhắc và ấn tượng tôi chạy quanh CV.   Lần 2:   Hôm ấy tất cả anh chị em ở Hà Nội rất ngạc nhiên không rõ sự kiện gì xảy ra tự nhiên họ đến canh nhà. Cho đến khoảng 10 giờ trưa có lẽ họ biết ko có gì vì thế họ tự giải tán, khi tôi ra quán nước ngồi với chị Phương Lưu, tự nhiên có một tên dân phòng đến hỏi chị Phương:   - Chị ơi có biết nhà anh dũng không? - Dũng nào? Ở đây có nhiều Dũng - Anh Dũng hay đi biểu tình ý chị ạ. - Hỏi Dũng có việc gì? - Em được phân công đến canh nhà anh Dũng. -chị Phương chỉ tay vào tôi và nói với hắn - Ông ý đây, canh luôn đi? Hắn nhìn tôi bẽ bàng và gọi điện lên cấp trên của hắn và xin ý kiến, cấp trên chỉ đạo ko phải canh tôi nữa. Tôi buồn cười quá chủ động khoác tay hắn và nhờ chị Phương Lưu chụp một pho ảnh lưu niệm.   Lần 3:   Nhân dịp đại hội 13 của Đảng, để ngăn chặn tôi không ra được khỏi nhà nhất là những hôm trời tối đen như mực, họ đã gắn bóng đèn cao áp lên cột điện ngay nhà tôi để tiện quan sát. Từ khi có bóng đèn người dân xóm tôi phấn khởi hẳn lên, bởi vì từ nay ko có người đổ trộm rác ra ngõ, đường đi được thuận tiện, an ninh trật tự được đảm bảo, có người thắc mắc: Ô hay nhỉ, cách đây hơn 20 năm mỗi lần họp tổ dân phố người dân rất nhiều lần kiến nghị lên phường xin một bóng đèn để thắp nơi công cộng nhưng trên ko giải quyết vì ko có kinh phí, bây giờ ko xin tự nhiên được. Người khác nói chen vào ko phải thế đâu cái này là do công của ông Dũng, muốn canh ông ý ko ra được khỏi nhà phải treo bóng đèn cực sáng để dễ bề quan sát, lúc đó mọi người mới hiểu ra rằng có được ánh sáng như ngày hôm nay do công của ông Dũng.   Cảm nhận của tôi đối với họ:   Mỗi khi canh nhà họ chỉ có làm hai việc vừa canh vừa chơi game. Có những hôm đêm tối mưa phùn ẩm thấp bị nhiều muỗi đốt họ không chơi được game, thay vào đó họ cầm chiếc vợt điện để diệt muỗi, mỗi khi họ vung vợt lên nghe tiếng nổ lách tách, tia sáng loé lên không khác gì “ tôn ngộ không cầm gậy như ý đánh nhau với bạch cốt tinh”, trông rất bắt mắt.   Không những vậy mỗi khi tôi đưa hình ảnh họ lên bị cộng đồng mạng chửi cho te tua nhưng họ vẫn nhịn nhục chịu đựng một cách thần kỳ, mục đích duy nhất của họ là vì tiền, một người gác một ca thời gian 6 tiếng được bồi dưỡng 500k chưa kể lương cơ bản, tính trung bình 6 người gác trong một ca được 3 triệu, một ngày 4 ca 12 triệu, chỉ riêng đại hội 13 diễn ra trong gần 10 ngày canh tại nhà tôi ngân sách ngốn gần 100 triệu, vì vậy mỗi khi canh nhà tôi họ phấn khởi lắm bởi có thêm thu nhập.   Nhưng cũng có lần họ trách tôi hôm 10/6/2018 biểu tình luật đặc khu rằng, “bọn cháu đang phấn khởi canh nhà chú, bỗng nhiên chú truyền hình trực tiếp biểu tình trên phố cổ cấp trên thấy vậy không cho canh nữa vậy là mất thu nhập “. Qua những điều tôi nêu trên cho thấy mục đích của họ. Không phải vì nhiệm vụ hoặc vì Đảng, tất cả là vì tiền. Vì thế có câu:   “Thực phẩm đè lên nhân phẩm Lương thực đè lên lương tâm”   Tại diễn văn bế mạc đại hội 13. Tổng bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã không quên cảm ơn lực lượng an ninh canh tại nhà bọn thế lực thù địch rằng:   Thành công rực rỡ của đại hội được như ngày hôm nay có một phần góp công ko nhỏ của lực lượng an ninh không quản ngại ngày đêm canh giữ bọn thế lực thù địch ngay tại nhà, không cho chúng có cơ hội gây rối, phá đám đại hội Đảng, thay mặt Đảng và nhà nước tôi nhiệt liệt tuyên dương những cá nhân và tập thể nêu trên đã làm theo lời dạy của bác Hồ.   “Thức cho dân ngủ Gác cho dân vui chơi”   Tái bút: xin nói thêm. Tại khu vực nhà tôi bán kính chưa đầy 1 km có rất nhiều “ phản động” ở các phường giáp nhau. - Cụ thể phường nam đồng có tôi và chị Phương Lưu. - Nối tiếp phường trung tự có “Ba Sàm “ Nguyễn Hữu Vinh và Phan Vân Bách - Nối tiếp phường kim liên có Nguyễn Xuân Diện và Lã Việt Dũng - Tiếp nối phường phương mai có chị Nguyễn Nguyên Bình “ con gái cụ Nguyễn Trọng Vĩnh” vợ chồng Ngô Duy Quyền + Lê thị Công Nhân và anh phạm Thanh Sơn.   Chỉ mong sao tất cả các phường trong toàn quốc đều có những thành phần “ phản động” liền kề như chúng tôi thì xã hội đã thay đổi!    
......

Biếm họa hay nhất thời đại

Chu Mộng Long   Ông Sở đang đọc nghị quyết thì bị cú tát trời giáng. Cú tát làm ông hoa mắt, chỉ thấy tay mà không thấy người. Ông hỏi: "Ngươi là ai mà tát ta?" Lại không nhìn thấy miệng, chỉ nghe tiếng quát: "Hỗn! Không được hỏi, chỉ được chấp hành, hiểu chửa?"   Ông Sở chẳng hiểu gì. Khi định thần lại thì thấy ông Trường trước mặt, như cái máy, ông Sở vung tay tát một cú tát như trời giáng. Ông Trường ngơ ngác hỏi: "Sao lại tát em?" Ông Sở quát: "Hỗn! Không được hỏi, chỉ được chấp hành, hiểu chửa?"   Ông Trường chẳng hiểu gì. Khi mang cái mặt sưng chà bá về trường thì gặp giáo viên của mình, ai cũng trố mắt nhìn. Như cái máy, ông Trường vung tay tát thẳng cánh vào đám giáo viên. Cả đám giáo viên ngơ ngác hỏi: "Sao lại tát chúng em?" Ông Trường quát: "Hỗn! Không được hỏi, chỉ được chấp hành, hiểu chửa?"   Các giáo viên chẳng hiểu gì, lại mang cái mặt sưng chà bá về lớp. Khi đám học trò trố mắt nhìn cái bản mặt của thầy cô mình thì bị ăn tát liên hồi kỳ trận. Học trò ngơ ngác: "Sao lại tát chúng em?". Và khóc. Giáo viên quát như cái máy: "Hỗn! Không được hỏi, chỉ được chấp hành, hiểu chửa?"   Rốt cuộc chẳng ai rõ chấp hành cái gì. Chỉ chờ đến ngày tổng kết năm học, có ông to về đọc diễn văn tự hào, rằng chúng ta có một nền giáo dục chưa bao giờ đạt thành tích như bây giờ, thì bọn học trò mới hiểu mang máng rằng, cần phải quyết tâm học thuộc bài mới không bị ăn tát. Muốn thuộc bài thì phải nộp tiền học thêm, như thầy cô phải nộp tiền học các loại chứng chỉ vậy. Kết quả, tất cả cùng vung tay hô "quyết tâm! quyết tâm! quyết tâm!" Khi vung tay hô như cái máy, trong đầu đám học trò ấy hiện hình cái bàn tay rất to đã tát từ trên xuống dưới như trời tát mà không hiểu đó là tay ải tay ai...   Chu Mộng Long  
......

Những lời nói của Tù Nhân Lương Tâm và người thân.

Hieu Nguyen   Doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức: “ Tôi không lật đổ chánh quyền gì cả. Tôi chỉ chống cường quyền và tôi sẽ còn chống nó đến khi nào còn thấy nó.”   Ông Lê Đình Lượng: “Tôi thách nhà cầm quyền Việt Nam tuyên bố nguyên nhân thảm hoạ môi trường miền Trung.”   Nhà báo tự do Phạm Đoan Trang: "Cuộc chiến đấu vẫn tiếp diễn, và tôi cần sự ủng hộ của tất cả các bạn – những người đồng ý với tôi rằng Việt Nam phải thay đổi."   “Tôi không cần tự do cho riêng mình, nếu chỉ vậy thì quá dễ. Tôi cần cái lớn hơn thế nhiều: Tự do, dân chủ cho cả Việt Nam. Đó là một mục tiêu nghe có vẻ vĩ đại và xa vời, nhưng thật ra là khả thi, nếu có sự góp phần của tất cả các bạn”.   Thầy giáo Đào Quang Thực, chết trong tù, gia đình không được nhận xác, chôn trong đất tù: “Tôi đấu tranh cho tự do, dân chủ, và quyền con người cho đất nước tôi. Tôi đấu tranh cho đất nước tôi được sống trong một môi trường trong lành ...Tôi không ân hận.”   Sinh viên Phan Kim Khánh từ nhà tù viết cho em gái: ‘…. Ai đó gọi đây là sự trả giá, ai đó có thể gọi đây là sự hy sinh, cũng có ai đó gọi đây là sự cống hiến. CÒN ANH GỌI ĐÂY LÀ SỰ TU TẬP VÀ RÈN LUYỆN…’   “Với tôi làm chính trị đơn giản là san cho con đường của các em nhỏ tới trường được dễ dàng, cho đất cày của bà con nông dân quê tôi được mềm lúa cấy lên tươi tốt. Đơn giản là người với người sống yêu thương với nhau...”   Đinh Nguyên Kha: “Tôi trước sau gì vẫn là người yêu nước, yêu dân tộc. Tôi không hề chống dân tộc, tôi chỉ chống đảng Cộng Sản. Mà chống đảng thì không phải là tội.”   Trịnh Bá Phương: ‘....Nhiều người theo dõi Facebook của tôi đã nói với tôi rằng nhờ có Facebook, nhờ có tin tức tôi đăng mà họ nhận ra chính quyền này thực sự là tổ chức Mafia, một băng đảng cai trị dân bằng dối trá, bằng bạo lực, một tổ chức ngày đêm hút máu dân để lấy tiền gửi đi nước ngoài…’   Vợ của ký giả Trương Minh Đức, bà Nguyễn Thị Kim Thanh xác quyết với RFA: “Là một người vợ thì nói thật là dù có phải vất vả nhưng tôi cũng rất tự hào về chồng tôi, về những công việc mà anh ấy làm như vậy thì rất đúng và chính đáng.”   Nguyễn Vượng: “Sống thì sống cho có tự do với đầy đủ nhân quyền, có lương tâm, có tôn giáo tín ngưỡng mình theo. Chết thì cũng chết cho chính nghĩa, cùng sự thật và tình yêu.”   Huỳnh Đức Thanh Bình: “Tôi ý thức được công việc của tôi làm, hành vi của tôi mặc dù có vi phạm pháp luật VN, nhưng tôi muốn qua hành động này thể hiện tấm lòng yêu dân tộc, yêu đất nước.”   Đinh Thị Thu Thuỷ: “Tất cả việc tôi làm đều xuất phát từ con tim của một người yêu nước, từ một tấm lòng của người mẹ. Tôi yêu quê hương, đất nước, từ lúc có con tôi yêu con tôi, càng thêm yêu đồng bào và quê hương, đất nước mình. Tôi chỉ muốn cho đất nước được tốt lên, môi trường xã hội và môi trường giáo dục được minh bạch, lành mạnh, các dòng sông quê tôi không bị đầu độc, bức tử, người dân không phải dùng thực phẩm bẩn.”   Thầy giáo Vũ Hùng tâm sự với vợ: “Anh biết anh đi theo con đường này mẹ con em sẽ khổ, nhưng anh không thể làm trái với lương tâm.”   Ký giả Trương Minh Đức, lời nói cuối cùng tại phiên toà sau khi bị kết án 12 năm tù giam: “Tôi không có gì hối tiếc cả. Hôm nay các vị xét xử tôi nhưng ngày mai có thể là các vị. Bất công nó xoay vần không chừa một ai.”   Ông Nguyễn Văn Túc: “Tôi đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền, đòi đa đảng là để xã hội tốt đẹp lên, cái đó không phải là tội.”   Sinh viên Trần Hoàng Phúc: “Tôi sẽ tiếp tục chống lại đến khi nào xã hội có dân chủ thì thôi.”   Cô Huỳnh Thị Út, mẹ của Trần Hoàng Phúc: “Trần Hoàng Phúc! Con hãy nhớ: Nhà tù chỉ giam cầm được thân thể của con, nhưng không bao giờ giam cầm được công chính - nghị lực - ý chí - mục tiêu lý tưởng của con!”  
......

Tư cách của một dân tộc đến từ đâu?

Ước Mơ Việt Tân Người Nhật quan niệm rằng một đứa trẻ mà không hiểu được nghĩa lý của con người , sống không có trách nhiệm đối với xã hội, quốc gia và dân tộc thì dù có giỏi bao nhiêu cũng không thể hữu ích gì cho người Nhật và nước Nhật.   - Lý Thái Hùng -   Tháng 3 năm nay (2021) đánh dấu đúng 10 năm trận động đất và sóng thần xảy ra tại miền Đông Bắc (Tohoku) của nước Nhật xảy ra vào lúc 2 giờ 46 phút chiều ngày 11 tháng Ba, 2011. Đây là một trong năm trận động đất mạnh nhất thế giới từ khi các thiết bị ghi nhận được sử dụng từ năm 1900.   Trận động đất đã gây ra sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và ít nhất 20 quốc gia liên hệ. Sóng thần cao đến 38,9 mét đã đánh vào Nhật Bản chỉ vài phút sau động đất tại một vài nơi sóng thần tiến vào đất liền 10 cây số. Sóng thần   Trận động đất đã làm cho 15.854 người thiệt mạng, 9.677 người bị thương và 3.155 người mất tích tại 18 tỉnh của Nhật và hơn 125.000 công trình nhà ở bị hư hại hay phá hủy hoàn toàn. Đặc biệt là trận động đất đã làm cho nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị hư hại với hiện tượng nóng chảy hạt nhân gây rò rỉ phóng xạ, đặt toàn thể nước Nhật rơi vào tình cảnh nguy khốn. nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị hư hại   Trong bối cảnh như vậy, dân chúng hốt hoảng, xã hội hỗn loạn, nạn hôi của xảy ra là chuyện bình thường.   Phóng viên NBC của Mỹ đã tường trình về trận động đất với một nhận xét đáng chú ý: "Đạo đức xã hội Nhật Bản thật đáng kinh ngạc. Không hề có bất cứ đề cập nào liên quan đến cướp bóc hay bạo lực. Tất cả mọi người đều xếp hàng chờ đợi đến lượt vào cửa hàng. Nhân viên cửa hàng rất lịch sự và tử tế."   Nói chung qua trận động đất này, thế giới thán phục tư cách của người dân Nhật, đặc biệt là thái độ tuân thủ mang tính lương thiện để giúp cho mọi diễn biến xảy ra trong sự trật tự chung.   Tư cách của người Nhật nói trên, chắc chắc bắt nguồn từ những giá trị truyền thống mà ta hay quen gọi là tinh thần Samurai.   Thật ra, tinh thần Samurai mà thế giới ca ngợi đến từ nền giáo dục đặc thù của người Nhật Bản mà ít ai để ý.   Để giáo dục một đứa trẻ từ lúc bắt đầu đưa đến nhà trẻ cho đến khi xong ngưỡng cửa học đường, chính sách giáo dục của mọi quốc gia đều tựa trên ba chân vạc rất quan trọng. Đó là hướng dẫn về:   - Thể xác để sống khoẻ mạnh gọi là Thể Dục. - Trí óc phát triển, khôn ngoan và hiểu biết mọi điều gọi là Trí Dục. - Tư cách, ý thức trách nhiệm đối với gia đình, xã hội và đất nước gọi là Đức Dục.   Trong ba chân vạc nói trên, tùy theo quan điểm của mỗi quốc gia mà người ta sắp vị trí ưu tiên cũng như dành bao nhiêu công sức để hướng dẫn học sinh và sinh viên trên ba diện: Đức, Trí và Thể Dục.   Trong chương trình giáo dục, đa số các quốc gia trên thế giới sắp thứ tự ưu tiên: Trí Dục, Đức Dục, Thể Dục.   Tức là ưu tiên tập trung dạy cho học sinh sinh viên về kiến thức, thậm chí còn mở thêm những lớp dạy kèm để các em học thêm hầu cạnh tranh trong các kỳ thi vào trường này, trường kia. Còn chuyện các em học thêm Thể Dục hay hướng dẫn về Đức Dục, tức tinh thần phục vụ xã hội, thương người, sống có trách nhiệm thì rất là giới hạn.   Chính hệ quả của lối giáo dục chú trọng nhiều vào kiến thức, chú trọng vào bằng cấp theo lối từ chương khoa cử đã làm nghèo đi xã hội vì ít ai muốn xã thân phục vụ, chỉ lo học để ra làm quan, làm giàu.   Nền giáo dục của Việt Nam từ nhiều thập niên qua đi theo ưu tiên Trí, Đức, Thể dục này.   Trong khi đó người Nhật lại quan niệm khác. Nền giáo dục từ xa xưa họ lại đặt trên nền tảng Đức, Thể, Trí. Tức là sắp phần giáo dục kiến thức sau cùng.   Người Nhật quan niệm rằng một đứa trẻ mà không hiểu được nghĩa lý của con người , sống không có trách nhiệm đối với xã hội, quốc gia và dân tộc thì dù có giỏi bao nhiêu cũng không thể hữu ích gì cho người Nhật và nước Nhật.   Người Nhật còn quan niệm rằng, tư cách và đạo đức của một con người chỉ có thể phát triển trong một thân thể tráng kiến và khoẻ mạnh nên nhu cầu Thể Dục phải đi liền sau nỗ lực Đức Dục.   Khi con người đã có tư cách, có trách nhiệm trong một thân thể khoẻ mạnh thì tự chính họ sẽ tích cực học tập để gia tăng trí tuệ, kiến thức và chọn lựa những bộ môn mà họ thấy có thể đóng góp hiệu quả nhất.   Có lẽ do những suy nghĩ về nền tảng giáo dục: Đức, Thể và Trí Dục như vậy nên người Nhật đã không chỉ trở thành một dân tộc giàu mạnh về kinh tế, khoa học kỹ thuật mà con đánh giá là dân tộc trong tư cách, lễ nghĩa và có trách nhiệm với biểu tượng Samurai.   - Lý Thái Hùng -  
......

Đổ những ước mơ...

Phạm Minh Vũ|   Trong khi Trung ương đảng đang hoan hỉ vui mừng, các quan chức đang ngồi lại với nhau nâng chén chúc mừng nhau, tụng ca nhau vì đại hội đảng thành công. Những buổi chia tay người ra đi về làm người ”tử tế”, và hân hoan mà nâng ly mừng người ở lại tiếp tục nắm quyền trị vì ở lòng Thủ Đô. Thì cách đó không xa chỉ vài chục km, nông dân từ Niêm Mạc tới Tráng Việt khóc hết nước mắt khi giá rau củ bán không ai mua, phải chở cả ô tô đổ xuống sông Hồng. Họ, là những người nông dân chân đất, quanh năm chỉ biết bán lưng cho trời bán mặt cho đất và cuối cùng, thành quả của một mùa chật vật, của những mồ hôi, nước mắt tưởng chừng được bội thu. Nhưng, cuối cùng tất cả đều đổ sông đổ biển. Đây là một hệ lụy của một quốc gia đang bị cai trị bởi một tầng lớp không vì Nhân dân. Quan chức chỉ vì bản thân họ, cho nên khi những tình huống như thế cứ lặp đi lặp lại mà trong nhiệm vụ của mình họ phớt lờ mặc kệ. Đổ cả hàng tấn nông sản, tính ra giá trị của nó có khi chẳng bõ bằng bữa nhậu liên hoan mừng đại hội đảng của cơ quan nào đó. Nhưng với những người nông dân, đó là cả một gia tài, là nguồn nuôi chính những cả một gia đình, và thậm chí là cả những ước mơ của thế hệ tương lai. Khi đổ đi, thì tất cả coi như đã chấm hết! Có người lại hỏi tại sao lại đổ đi? Vì không đổ đi thì biết làm gì bây giờ? Bán không ai mua, nhân dân tự giải cứu không khéo bị tịch thu đem về đồn hết thì không đổ biết làm chi đây?   Nhìn những chuyến xe lần lượt đổ hàng tấn nông sản xuống, tiếng khóc từng tiếng nấc lặng dần đi của nông dân cùng những giọt nước mắt mặn chát, ta thấy chỉ còn biết ngậm ngùi!  
......

Di huấn của một thiền sư

Chùa Phúc Diên|   Trước khi qua đời, một Thiền Sư dạy thị giả rằng: Con à, có những điều Thầy mong con ghi nhớ:   1. Đừng biến Chùa thành cơ sở từ thiện có quy mô lớn. Vì làm thiện chưa chắc đã được người khác ủng hộ. Mà trái lại sẽ gây phiền phức cho con. Bởi họ nghĩ con có nhiều tiền sẽ tìm cách tranh đoạt.   2. Đừng giao du với quan chức, mà hãy hướng dẫn họ tu tập. Sa Môn bất kính vương giả. Nếu trái lại, con sẽ rơi vào cảnh tranh chấp kết quả là “cây ngã, bìm khô”.   3. Đừng lệ thuộc vào sự cúng dường của tín đồ Phật tử. Phải giữ lòng tự trọng trước những nhà giàu có. Vì lòng đại bi mà nói Pháp cho họ nghe. Chớ để cho danh, lợi, ái kiến cám dỗ. Muốn tồn tại phải tự lực.   4. Đừng biến Chùa thành nghĩa trang và cả đời con chỉ loanh quanh trong việc độ đám. Đạo Phật là để giác ngộ và đem lại hạnh phúc cho chúng ta ngay trong thực tại. Hãy dạy cho Phật tử thấy rõ lý vô thường, vô ngã để buông xả bám chấp. Riêng con đừng lấy phương tiện làm cứu cánh.   5. Đừng ham chùa có đông đồ chúng, nên lấy lục hoà làm trọng. Đông người mà không tu tập sẽ dẫn đến phe phái tranh chấp. Ngoại đạo trà trộn vào con không kiểm soát được, do vậy phải hết sức cẩn thận.   6. Đừng cố gắng chen chân vào bất kỳ tổ chức tôn giáo, thế tục nào để dành cho mình một cái ghế hay chỉ khẳng định đời tu mình bằng học vị. Những thứ ấy là nguyên nhân của sự sa đọa vì xem trọng danh lợi. Đối trước sanh tử. Con không thể lấy bằng cấp hay địa vị ra trình với Diêm Vương.   7. Đừng biến chùa thành khu du lịch, đông người đến sẽ ô hợp mất thanh tịnh. Chỗ nào có lợi ích là chỗ đó sẽ bị chiếm hữu. Hãy cố gắng gầy dựng ngôi chùa thành một đạo tràng thuần tuý tu học. Còn những việc khác con phải xem là thứ yếu!   Dặn dò xong, Thiền Sư viên tịch. Thị giả theo di nguyện của thầy. Trước khi tịch, sư để lại bài kệ:   Pháp vốn không gốc, ngọn. Không pháp cũng không tâm Sống chết sương ngọn cỏ Thẳng tới đất vô sanh."  
......

Tinh thần hòa và đồng

   ảnh: Internet     Ước Mơ Việt Tân   - Lý Thái Hùng -       Có bao giờ bạn nghe đến hai chữ Hòa và Đồng chưa?   Tôi nghĩ là có bạn cũng đã từng nghe qua hai chữ này. Nếu bạn nào đã từng đọc những quyển sách luân lý cổ xưa của Tàu được dịch và phổ biến ở Việt Nam thì trong sách Luận Ngữ, Khổng Tử có nói một câu như sau: “Quân tử hòa nhi bất đồng; tiểu nhân đồng nhi bất hòa”.   Nghĩa là người quân tử hòa với mọi người, nhưng không đồng. Kẻ tiểu nhân đồng với mọi người nhưng không hòa. Nói rộng ra, nhiều người đã giải thích rằng người quân tử vì có trí tuệ nên nảy sinh những bất đồng về ý kiến. Dẫu vậy họ vẫn giữ được hòa khí để sống dung hòa cùng nhau. Trái lại, tiểu nhân là những kẻ không có chính kiến để mà bất đồng, dẫu vậy lại luôn bất hòa cùng nhau vì đố kỵ, ganh ghét, cạnh tranh hơn thua. Còn chúng ta nếu đã có học, có kiến thức mà lại đố kỵ, ganh ghét nhau và cố tình gây bất hòa, thì còn suy đồi và bệnh hoạn hơn cả tiểu nhân.   Bạn nghĩ sao về lối giải thích này?   Tôi thì không đồng ý khi phân biệt giữa quân tử (người có học) và tiểu nhân (người ít học) để nói đến ý niệm Hòa và Đồng trong xã hội ngày nay, khi mà tri thức và hiểu biết không làm thước đo để phân biệt giữa quân tử hay tiểu nhân. Ngày nay, quân tử hay tiểu nhân phải định ở Nhân Cách chứ không thể trên tri thức. Người có nhân cách phải thể hiện nhân cách ấy ra ngoài bằng một thái độ sống nhất quán và bằng những hành động cho thấy chỗ đứng trước sau như một trong xã hội; nó đóng góp một phần nào đó vào nền tảng đạo lý của cộng đồng.   Vì xã hội loài người gồm nhiều cộng đồng khác nhau, trong mỗi một cộng đồng phải có sự giao lưu giữa cá nhân với cá nhân bằng những nguyên tắc sống lâu dài nhằm bảo đảm cho cái xã hội mà cộng đồng ấy lấy làm nền tảng luôn luôn hài hòa và ổn định.   Đó chính là tinh thần Hòa và Đồng.   Hòa nói lên sự biết chấp nhận những khác biệt của mỗi cá nhân để tìm thấy cái chung của số đông.   Đồng là sự cùng nhau chung sống để chia sẻ trách nhiệm và phúc lợi qua sự chấp nhận như một "khế ước xã hội".   Tinh thần Hòa không cho phép một nhóm người, hay một đoàn thể nào áp đặt khuôn mẫu độc nhất bắt mọi người tuân theo. Sự chấp nhận khác biệt để tìm mẫu số chung chỉ đạt được nếu mỗi cá nhân được bảo đảm quyền được thông tin, học hỏi và có cơ hội phát biểu, thảo luận để tìm sự đồng thuận của đa số.   Tinh thần Hòa khuyến khích sự trao đổi, thu nhận những ý kiến khác biệt nhưng không tiêu diệt nhau vì những khác biệt đó. Như vậy Hòa là tinh thần ứng xử giữa con người với nhau và Đồng là tinh thần chung sống tuân theo một khế ước tập thể. Hòa với nhau để Đồng làm việc chung là yếu tính của dân chủ.   Có chấp nhận sự khác biệt của nhau thì con người mới được khai phóng và xã hội mới thực sự có điều kiện phát triển toàn diện.   Trong một xã hội không có tinh thần Hòa, Đồng thì "hàng trăm loại cúc đều chỉ nở thành hoa vạn thọ", nói theo cách ví von của cụ Phan Khôi.   Tóm lại, Hòa là mạch nguồn của muôn hồng nghìn tía, của yêu thương và thăng tiến. Trong khi tinh thần Đồng là cội nguồn của bao dung, không chia cắt và công bằng. Một dân tộc chia sẻ tinh thần Hòa và Đồng là một dân tộc không phân chia đẳng cấp, không phân biệt đối xử vì khác biệt chính kiến, nguồn gốc hay văn hóa. Sức sống của Hòa, Đồng là sự không cực đoan. Không thể đẩy tinh thần tự do đến mức quá trớn hay nhân danh tập thể để triệt tiêu ước vọng của thiểu số.  
......

Tâm lý nhược tiểu cần loại bỏ ngay

 ảnh: Tác giả chếch in với anh Tào Tháo ở bảo tàng của anh ý ở An Huy - Tàu. Phạm Dương Ngọc   Hôm trước, có viết một stt “Người Tàu có đáng sợ?”, kèm theo đó có nói cha ông chúng ta cũng thuộc dạng hung hãn khiến cả Đông Nam Á khiếp sợ, có khá nhiều tranh cãi…   Giờ có thời gian, ngồi tổng hợp lại, để anh chị em có cái nhìn khái quát, nhân vụ kỷ niệm ngày Trung Quốc đánh Việt Nam 1979.   Tâm lý nhược tiểu của người Việt, có lẽ ăn vào gen rồi. Là nước bé, ở cạnh thằng to, lúc nào cũng sợ bị xâm lược, sợ bị Hán hóa, nên sinh ta cái tính đó. Nhược tiểu ở đây, là tâm lý nghĩ mình nhỏ nên phải xung lên, giãy nảy lên, kêu gào to lên, cảnh giác kỹ thêm, hét lên thật to… nhưng ẩn sâu xa là nỗi sợ hãi, là cái gan chuột nhắt.   Cái này, ngoài do các biến cố lịch sử, thì có lẽ, nó còn do cách giáo dục, đặc biệt là truyền thông của lịch sử.   Cái sai lầm của cha ông ta, cho đến tận ngày nay, là rót vào não chúng ta cái tính cách người Việt: Hiền lành, thật thà, chăm chỉ, yêu chuộng hòa bình… Trong sử sách giảng dạy, hầu như chỉ nhắc đến cuộc chiến chống xâm lược của ngoại bang, ca ngợi sự chịu đựng, chống đỡ lại quân thù, thổi bùng lên ngọn lửa đại đoàn kết dân tộc cùng khởi nghĩa chống ách nô lệ…. Mấy ngàn năm toàn thấy khởi nghĩa chống lại ách nô lệ. Lịch sử bỏ hết những cuộc xâm lăng, mở rộng bờ cõi… Ghi sử kiểu đó, là biến mịa nó dân tộc này thành… nô lệ. Mấy ngàn năm chỉ chăm chỉ thoát kiếp nô lệ. Một đất nước mang tâm lý nô lệ và nhược tiểu thì chỉ có nhục muôn kiếp.   Xem lại lịch sử các quốc gia hùng cường nhất thế giới, thì thấy, những nước mạnh mẽ, là những nước chỉ có đi xâm lược, mở rộng bờ cõi, cương thổ: Mỹ, Pháp, Đức, Nhật, Tàu… Xem lại lịch sử Đại Việt, toàn thấy cảnh bị xâm lược. Một đất nước hiền lành, chỉ thấy bị xâm lược, thì rồi cũng sẽ bị xâm lược mà thôi. Đất nước thì cũng chẳng khác gì bộ tộc, bộ lạc, thằng nào mạnh thì thắng, yếu với hèn thì chỉ có die. Đó là quy luật chọn lọc tự nhiên của vũ trụ rồi.   Cái này có lẽ phải xem xét lại giới. Loài người, từ khi còn là vượn mới tiến hóa, đã sẵn có phân chia giới. Con đực làm nhiệm vụ đi săn, nên phải mạnh mẽ, gánh vác ko chỉ vượn cái, vượn con, mà cả đàn vượn. Con đực có sức mạnh, nên xông pha, chả sợ gì sất. Thế mới săn được mồi, đánh đuổi được vượn đực khác, mở rộng không gian sinh tồn. Con cái thì yếu đuối lắm, nên chỉ hái lượm, loanh quanh chăm con, gặp gỡ kết nối với nhau, quây quần với nhau để nhỡ có kẻ thù còn chống đỡ được… Cái tâm lý yếu đuối ấy, nó lặn vào gen đến tận bây giờ, sinh ra giới. Ngẫm lại, thấy người Việt cũng vậy, tâm lý chung cơ bản yếu đuối, tự ti, có khi còn hay khóc… Thật là một tính cách rặt đàn bà con trẻ.   Như stt trước thống kê, trong 1.100 năm lập quốc, bọn Tàu thực sự chỉ xâm lược một cách toàn diện và quy mô Đại Việt có 3 lần. Đó là Đại Việt - Tống, Đại Việt - Minh, Đại Việt – Thanh. Cuộc chiến Biên giới 1979 giới hạn quy mô, ko đáng để thống kê. Vụ nhà Trần 3 lần oánh đã đời là với Nguyên Mông chứ ko phải Tàu. Tính kỹ ra thì Mãn Thanh xâm lược Việt cũng ko phải bọn Hán. Chỉ có vậy thôi. Và tất nhiên, hào hùng thay, những cuộc xâm lược đó, đều bị Đại Việt táng cho sấp mặt.   Giờ, quay lại chuyện Đại Việt chúng ta xưng hùng xưng bá thế nào nhé.   Đầu tiên phải kể đến vua Lê Đại Hành: Năm 996, hơn 100 chiến thuyền của Đại Cồ Việt vượt biên giới nước Tống đánh vào Khâm Châu. Vua Tống được tin sai sứ giả mang chiếu thư và đai ngọc sang ban cho vua Lê Đại Hành để xin lui binh. Đấy, bố phải xin con. Cũng năm đó, quân Đại Cồ Việt nổi hứng tiến đánh Ung Châu của nhà Tống. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có chép rằng: “Mùa hạ năm ấy, châu Tô Mậu nước ta lại đem 5 nghìn hương bình xâm lược Ung Châu nước Tống”. Nhà Lý cũng rất tích cực xâm lược Tàu: Năm 1022 Lý Thái Tổ sai Dực Thánh Vương đánh sâu vào đất nhà Tống, đến trấn Như Hồng, quân nhà Lý phá hủy kho tàng rồi rút về. Năm 1052 thủ lĩnh Nùng Trí Cao tiến đánh và chiếm được 8 châu thuộc Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay. Nên nhớ, một châu của Tàu nó to bằng cả đồng bằng bắc bộ. Tính ra, diện tích mà cụ Nùng xâm lược to gấp 10 lần Đại Việt khi đó. Để trả thù, năm 1054, vua Tống dấy quân xâm lược Đại Việt. Vua Lý Thánh Tông không những đánh bại nhà Tống, mà còn đánh luôn sang đất Tống cho bõ ghét. Sự kiện này Đại Việt Sử ký Toàn thư có ghi lại rằng: “Đánh Khâm Châu nước Tống, khoe binh uy rồi về, vì ghét nhà Tống phản phúc”. Các sách sử của Trung Quốc có ghi chép lại: Vua Lý đã chiếm các động Cổ Vạn, Tư Lẩm và Chiêm Lăng, giết quan nhà Tống là Lý Duy Tân, bắt nhiều quân Tống nhưng vẫn không lui binh. Vua Tống và các quan lộ Quảng Tây phải ra dụ cấm Tiêu Chú gây sự với Đại Việt, rồi vua Lý mới rút quân về.   Năm 1060, vua Lý Thánh Tông sai Thân Thiệu Thái đánh sang Tống chiếm hết vùng Quảng Đông, diện tích to gấp vài lần Đại Việt. Vua Tống phải sai người sang Đại Việt để nghị hòa, mong quân Việt rút về nước và hứa sẽ không xâm phạm biên giới nữa.   Năm 1072, vua Lý Thánh Tông qua đời, vua Lý Nhân Tông lên ngôi mới 7 tuổi, nhà Tống nhân cơ hội này huy động 60 vạn cấm binh thiện chiến thôn tính Đại Việt. Biết ý đồ của Tống, và thấy ngứa mắt quá, Lý Thường Kiệt đem binh sang xâm lược luôn cả Châu Ung và Châu Khâm, tức Quảng Đông bây giờ, tổng số địa giới to bằng 10 lần Đại Việt. Trận công thành Ung Châu 40 ngày, giết không biết bao nhiêu tướng giặc, nếu chép lại, thì hùng tráng không kém gì các trận trong Tam Quốc. Trận đó, thực sự long trời lở đất, tát vỗ mặt thiên triều. Tiếc rằng, sử ta toàn bỏ các đoạn xâm lược nước khác, hoặc ghi chép rất ngắn, rồi giải thích là “phản kích tự vệ”.   Đời nhà Trần: Đầu năm 1241, vua Trần Thái Tông sai tướng Phạm Kính Ân mang quân sang tận đất Tống giết hết mấy ông vua con xưng vương quấy phá đất Việt. Đến cuối năm ấy, vua Trần Thái Tông hứng chí dẫn quân đánh thẳng đến Khâm Châu, Liêm Châu.   Năm 1266, vua Trần Thánh Tông lên ngôi thay vua cha, cũng thể hiện đẳng cấp bằng cách dẫn thủy binh tiến đánh đến tận núi Ô Lôi thuộc Quảng Đông ngày nay. Cũng nhờ vụ xâm lược Tàu này, mà biết âm mưu quân Nguyên chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Và tiếp theo, 3 lần làm thịt Nguyên Mông ở đất Đại Việt thì ai cũng rõ rồi. Nhưng, sử lại không chịu chép, sau khi làm thịt 50 vạn đại quân Nguyên, khiến Thoát Hoan phải chui ống đồng chạy trốn, quân Đại Việt đã vượt biên giới đánh chiếm đến tận châu U Minh.   Năm 1313, vua Trần Anh Tông cũng cho 3 vạn tinh binh vượt biên đánh đến Vân Động, Trấn Yên, Lôi Động, Tri Động, Quy Thuận và Dưỡng Lợi, tức là xâm lược cỡ một nửa Quảng Đông và Quảng Tây bây giờ. Xâm lược xong, nhà Nguyên viết thư có ý trách, vua Anh Tông mới giả lại đất.   Thời Hậu Lê thì quân Đại Việt có vẻ kém hung hãn hơn, khi chỉ đánh loanh quan biên giới: Năm 1479, vua Lê Thánh Tông đánh sang Vân Nam, dựng căn cứ ở Mông Tự bây giờ. Nhà Minh phải thương lượng với chịu rút quân. Năm 1480, tức một năm sau, vua Lê lại sai các tướng đánh chiếm Ôn Châu, Ban Đông. Thực ra, vua Lê đánh không sâu, là để diễu võ dương oai, dằn mặt nhà Minh không được can thiệp khi ông tiến quân xâm lược các nước khác. Đấy là các vụ đánh thiên triều, khiến các thành trì phía nam Tàu mấy trăm năm khốn đốn thiệt hại mạng người không kể xiết. Còn, các nước phía Nam và phía Đông thì cả ngàn năm là chư hầu của Đại Việt. Dù Đại Việt là chư hầu cho Tàu, nhưng lại có mấy chư hầu phía dưới. Tất cả các quốc gia phía dưới, có ai dám xưng Hoàng đế, mặc long bào ngang cơ thiên triều Tàu như các vua Đại Việt đâu.   Nổi bật trong số các quốc gia bị xóa tên, Chăm Pa là quốc gia cực thịnh, có nền văn hóa rực rỡ, kinh tế thuộc dạng giàu có bậc nhất Đông Nam á, đã bị Đại Việt tiêu diệt.   Lời Lý và Trần, Đại Việt hùng mạnh, liên tục xâm lược Chăm Pa, bắt vương triều này cống nạp đủ các thứ, ngoài châu báu thì cả gái đẹp, nghệ nhân… Hai nước lúc lên voi xuống chó, đều gây hấn với nhau. Thằng Chăm mạnh thì xâm lược Đại Việt mục đích đòi đất, còn lúc Đại Việt mạnh thì xâm lược Chăm để chiếm đất. Nhưng về cơ bản, cứ sau mỗi trận đánh, bờ cõi Đại Việt lại dài thêm về phương Nam. Thời nay máy bay thì nhanh, chứ xưa các cụ đi bộ với cưỡi ngựa thì rạc cẳng. Tinh thần hiếu chiến của vua Lê Thánh Tông thể hiện qua cuốn Bình Chiêm sách mà ông đã soạn. Đưa ra chiến lược xong, ông huy động 25 vạn quân xâm lược Chiêm thành, mặc kệ nhà Minh đe dọa. Bình định xong, ông xẻo mất nửa nước này gộp vào Đại Việt. Phần còn lại chia thành 3 nước, bổ nhiệm vua. Với trò xâm lược này, nước Chăm Pa không bao giờ phục hồi lại được nữa và hoàn toàn biến thành chư hầu của Đại Việt. Có tài liệu chép rằng, nhiều cuộc xâm lăng, còn biểu dương bằng tiền mặt cho binh sĩ khi cắt đầu được nhiều người Chăm.   Với việc chia nhỏ các quốc gia phía Nam, đến đời sau thì các vua con Đại Việt dễ dàng trong việc bình định và xâm lược. Hễ cầm quân xâm lược là thắng lợi, là chiếm được đất, bất kể các quốc gia phía dưới đều là chư hầu của Tàu quốc. Đến thời Nguyễn thì lãnh thổ Đại Việt liên tục được mở rộng nhờ các cuộc xâm lăng. Nhờ vua Lê chia nhỏ các quốc gia, mà chúa Nguyễn như hổ báo, thích chiếm chỗ nào là ăn chỗ đó. Cuối cùng, ông làm thịt luôn vài quốc gia, mở lãnh thổ đến tận Cà Mau. Giờ ngồi đọc lịch sử, xác lập lại vùng đất với các quốc gia, thì thấy có đến chục vương quốc bị chúa Nguyễn xóa sổ khỏi bản đồ thế giới, gồm các quốc gia ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Nam Bộ. Bọn Xiêm La (Thái Lan) sợ bị xâm lược, đã kéo quân xuống đánh, thì 25 hay 30 vạn lính Thái bị diệt sạch. Không chỉ mở rộng quốc gia thời bấy giờ lên con số gần 600.000km2 (gần gấp đôi bây giờ), mà ông còn chiếm hầu hết các đảo ở Biển Đông, đem lính ra cả Hoàng Sa, Trường Sa để xác lập lãnh thổ gần triệu km2 mặt nước biển. Ngẫm lại, đúng là vãi chưởng với các chúa đời Nguyễn. Công trạng nhà Nguyễn là vô bờ bến.   Tiếc rằng, mấy thằng Pháp lợn mò sang sớm quá, rồi cắt mịa đất giả lại cho Lào với Cam, nếu không, đất Việt không eo hẹp mỏng manh như bây giờ.   Nhắc đến chuyện xâm lược các chư hầu, cũng không thể không nhắc đến vua Lê Thánh Tông, vị vua nếu viết lại sử thì thực sự quá vĩ đại. Năm 1478, lúc mới 34 tuổi, vua Lê đã có một cuộc chinh phạt khiến cả Đông Nam Á sợ hãi, thiên triều máu dồn lên não, đó là dẫn 23 vạn quân làm gỏi cùng lúc 4 quốc gia gồm Bồn Man, Lão Qua (là Lào bây giờ) và Lan Na, Bát Bách Tức Phụ (Thái Lan ngày nay). Đại quân đã đánh tận sang Miến Điện. Công cuộc chinh chiến đó thảm sát không biết bao nhiêu triều đại, quân dân, khiến lịch sử những nước này vẫn còn sợ hãi. Bình định xong, thì tất nhiên đặt lại phiên hiệu, đặt lệ triều cống, rồi mới rút về. Trận xâm lăng viễn chinh đó đã biến Đại Việt thành thiên triều thực sự, là cường quốc bán đảo Trung Ấn. Hài ở chỗ, nhà Minh cay cú vì vua Lê xâm lược 4 chư hầu, nên định dụng binh tiến sang Đại Việt, nhưng chưa kịp thực hiện ý đồ thì ông xua quân sang Trung Quốc đánh luôn 2 trận liên tiếp, vài trận rải rác khiến vua Minh phải xuống nước cầu hoà. Thật là vãi chưởng với vua Việt.   Tóm cái váy lại cho dễ hiểu: Thời cụ Đinh lập quốc, Đại Việt chỉ chỉ là một quốc gia bé tí xíu, gồm đồng bằng Bắc Bộ và rẻo đất mỏng manh kéo dài đến Thanh Nghệ Tĩnh. Cha ông ta rất hiền lành, không tiến đánh đến Bắc Kinh, mà chỉ tiêu diệt vài “quốc gia” ở Tây Bắc, mới có được các tỉnh Đông Bắc, Tây Bắc như bây giờ cho anh em đi phượt. Đất đai vẫn nhỏ quá, nên làm thịt thêm vài quốc gia nữa ở phương Nam, mới có chỗ cho chúng ta đi chơi miệt vườn, uống café Võng, mới có những vườn cà phê bát ngát nơi đất đỏ bazan. Nếu, giả sử “nếu” thôi, bọn Pháp không vẽ lại sơ đồ, thì có thể giờ này, chúng ta chếch in, seo phi ở Băng Cốc, Phờ nôm pênh, Viêng Chăn, chắc gì đã cần thò cái hộ chiếu làm thủ tục. Lịch sử ông cha chúng ta hào hùng như vậy đấy, Tàu thì không xâm lược, đồng hóa nổi, trong khi đánh chiếm xâm lược hung hãn khắp nơi, thực là những anh tài kinh bang tế thế. Ấy thế mà, con cháu chúng ta, lại mang tâm lý của kẻ nhược tiểu, nô lệ, ngàn năm bị xâm lược và lúc nào cũng sợ hãi với nỗi sợ bị xâm lược.      
......

Những cánh hoa nở rộ

Nguyên Thạch Mộc Miên, cái tên nghe hơi lạ nhưng tôi thấy hay hay, bé không như bọn Ngọc Diễm, Thúy Quỳnh hay Mi Sa...ở lứa tuổi 18, đôi mươi nhưng não nộ đã gần như bị liệt. Nhưng điều "lạ" và thú vi hơn cả là một cô bé sinh ra và lớn lên dưới một thể chế mà đảng là lực lượng duy nhất nắm phần cai trị toàn diện và triệt để. Và hẳn nhiên trong sách lược cai trị đó có cả phương sách giáo dục trồng người, nhưng lạ thay, bé được nẩy mầm và vươn lên không từ hạt giống ĐỎ, mà là từ cây xanh. Bé sinh ra và lớn lên ở miền Trung, một vùng đất khô cằn sỏi đá mà theo lời bài hát Tiếng Sông Hương của Nhạc sĩ Phạm Đình Chương "Hò ơi, phiên Đông Ba buồn qua cửa chợ bến Vân Lâu thuyền vó đơm sâu. Hỡi hò, hỡi hò... Quê hương em nghèo lắm ai ơi mùa đông thiếu áo hè thì thiếu ăn". Miền Trung đã vậy mà vùng đất Sài Thành của chế độ miền Nam tự do nhân bản trước đây, mà sau này bọn xâm lăng giặc cướp miền Bắc đã tự ý chuyển đổi thành thành phố Hồ Ly Tinh cũng tơi tã không thua kém gì.   Bị sinh ra nhầm thời và lớn lên nhầm chế độ, như bao đứa trẻ khác ra đời sau ngày mất nước, bé cũng bị đi học, bị nhồi sọ từ lúc lớp Mầm, lớp Lá ở bậc Tiểu học là phải yêu Bác Hồ, phải căm thù Mỹ Ngụy và nhất là phải yêu Xã Hội Chủ Nghĩa, ca ngợi đảng, cùng đảng tôn vinh 16 chữ Vàng cùng 4 Tốt với nước láng giềng anh em đồng chí.   Lớn lên chút nữa, ở Trung học phổ thông cấp III và Đại học, như khối đứa trẻ khác, bé không được dạy về Tam Quyền Phân Lập, Tự Do Ngôn Luận và nhất là những ưu điểm về Kinh tế tư hữu từ chế độ nhân bản của Việt Nam Cộng Hòa trước khi bị cướp, mà phải tuân thủ theo Kinh tế tập trung, lấy quốc doanh là chủ đạo. Bé không được dạy về tinh thần anh dũng chống giặc Tầu ở trận hải chiến Hoàng Sa vào tháng Giêng năm 1974, bé không được quyền biết về lệnh chầu hàng giặc của Bộ trưởng Bộ quốc phòng Lê Đức Anh, một Đại tướng đem các chiến sĩ QĐND làm bia sống cho giặc tập bắn ở Gạc Ma 1988. Đảng ra lệnh không được nhắc đến cuộc chiến ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc với hàng trăm ngàn bộ đội cùng đồng bào gồm bà già, phụ nữ, trẻ em bị giặc xâm lược hãm hiếp, tàn sát rất dã man, thôn làng bị đốt phá tàn bạo cùng các điểm cao chiến lược bị giặc chiếm giữ nhiều năm sau đó. Đảng đã cố tình nhồi nhét và khích lệ tuổi trẻ như bé trầm thân vào ăn chơi sa đọa, đúm đàn, ích kỷ, vô lương và gian dối lừa lọc. Đảng khích lệ những đám trẻ nào biết khóc cho sự vắng mặt của ca sĩ Hàn Quốc, Singapore, Hongkong hơn là khóc cho những mảnh đời gian truân khốn khó của đồng bào, của lớp dân oan nghiệt ngả, của những gương can đảm đứng lên gióng tiếng nói đấu tranh cho sự vẹn toàn của quốc gia và mối an nguy của dân tộc mà tỏ thái độ thơ ơ ngoảnh mặt quay lưng với những Tù Nhân Lương Tâm hay Tù Nhân Nhân Quyền. Đảng thui chột tinh thần ái quốc của tuổi trẻ bằng cách đánh đập, đe dọa và bỏ tù những đứa nào dám xuống đường, mang băng rôn phản đối giặc ngoại bang Tàu cộng đã cướp chiếm đất liền dọc 6 tỉnh biên thùy cũng như chiếm hữu vịnh biển đảo, các khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Khác hẳn với lớp trẻ ích kỷ, hèn nhát, chấp nhận sống và học tập với cái đầu đất sét, bé đã sớm biết vận dụng trí tuệ của khối óc mẫn cảm mà nhìn ra vô vàn sự thật mà bé cũng như các lớp tuổi của bé đã bị đảng lừa dối, mụ mị nhằm dễ sai khiến để trở thành một thứ dân nô bộc.   Khác với số đông tuổi trẻ liệt não vô dụng, bé đã nhận thức được rằng bé đã bị đám đảng già nua mụ mị hèn nhát lừa bé, gán vào cổ bé những tròng ách của ngoại bang để trở thành những tên NÔ LỆ trên chính quê hương của mình. Cho dù năm lần bảy lượt bị Phây giam như những người muốn gióng lên tiếng nói khác, bé vẫn kiên cường nêu lên sự suy nghĩ của mình về một chế độ độc tài đầy nghịch lý hầu mong nhiều người khác cùng thức tỉnh. Tuổi trẻ khắp ba miền như bé, như: Đinh Thị Thu Thủy, Trần Minh Phương, Trần Long Phi, Huỳnh Đức Thanh Bình...và lớn hơn chút như thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh...cùng rất nhiều nhà đấu tranh âm thầm khác là những đóa hoa Xương Rồng vẫn trổ bông trên vùng đất khô cằn nghiệt ngả. "Nhân chi sơ, tính bổn thiện". Tuổi trẻ vì lòng tự trọng và sự tự ái... họ sẽ đi tìm sự thật. Kỹ năng của nền tin học hiện đại sẽ giúp họ đi vào con đường tìm tòi nghiên cứu để khám phá ra sự thật càng nhanh và có hiệu quả hơn. Ngày mà số lượng tuổi trẻ có nhận thức đúng đắn càng đông thì cũng là ngày mà thế hệ già nua lú lẫn cùng những hạt giống đỏ của chúng sẽ không còn đất để bám rễ. Ngày nào đất nước còn tồn tại những người như bé, như lớp tuổi trẻ gan dạ dám ngẩng mặt đứng lên gióng lên tiếng nói, chấp nhận tù ải...thì đất nước và dân tộc này vẫn còn hy vọng. Tôi, chúng tôi những lớp người đi trước rất ấm lòng khi thấy rằng quê hương vẫn còn đây những con người hào hùng như bé. Một bài viết để vạch ra những ánh sáng tương lai và cũng là lời cảm ơn cho những con người dám hy sinh trong hiện tại. Chúc bé và lớp tuổi trẻ như Mộc Miên bền tâm vững chí, chân cứng đá mềm. Hoa Xương Rồng Vẫn Trổ - 3 - Tác giả mến tặng tuổi trẻ Việt Nam kiêu hùng. Quê tôi miền nắng cháy vùng cát trắng thùy dương dẫu muôn trùng xa cách tôi vẫn gọi Quê Hương. Nơi đây bao mảnh đời đầy nghiệt ngã tã tơi dải cằn trơ cát bụi thương lắm đất mẹ ơi. Trong khốn đốn nhọc nhằn đường vạn nẻo khó khăn hoa xương rồng vẫn trổ tươi với đất khô cằn. Bao giam cầm áp bức bao oan khiên bạo lực dưới bạo quyền khắc nghiệt hoa vẫn nở Tự Do. Cuộc đời đầy chông ải Cộng gian dối lọc lừa điêu ngoa cùng mụ mị hoa vẫn nở trong mưa. Nắng thiêu như lửa đỏ cơn hồng thuỷ cuồng ngông trong tận cùng gian khổ Xương rồng vẫn đơm bông. Cố vươn trong cằn cỗi rễ bám đất Lạc Hồng thân xương rồng xấu xí nhưng đầy nhựa ấm nồng. Cố giữ thân gai nhọn nguyện dưỡng nụ thắm hồng. dẫu đọa đầy sắt máu... Xương rồng vẫn đơm bông. Nguyên Thạch  
......

Câu chuyện về một người chôn Phích Trung quốc

Nguyễn Quang Thiều   Bây giờ nói đến phích con công Trung Quốc có lẽ chỉ những người ở thế hệ 60 tuổi như tôi trở lên mới biết rõ. Đó là những năm của thập kỷ 50, 60 và 70 của thế kỷ trước, miền Bắc Việt Nam ngập tràn những sản phẩm của Trung Quốc như phích, đài, quạt, xe đạp, chăn, họa báo, tranh dán tường và trước tác của Mao Trạch Đông.   Hồi đó, nhà nào có được cái phích, chiếc đài, cái xe Trung Quốc thì cũng thuộc diện gia đình đặc biệt. Nhưng có một người nông dân làng tôi, ông C. có được một cái phích con công Trung Quốc. Vì sao ông C lại có?   Vì ông có người em làm ở Bộ Ngoại giao. Ông cán bộ Bộ Ngoại giao có đi sứ ở Trung Quốc. Khi hết nhiệm kỳ trở về, ông tặng cho anh mình một cái phích Trung Quốc.   Cái phích là một tài sản lớn của ông C và cũng là niềm tự hào của ông vì có đứa em là một nhà ngoại giao. Phích là để dùng hàng ngày, nhưng ông lại ít khi dùng trừ những dịp đặc biệt trong năm. Khi không dùng đựng nước nóng, ông cho chiếc phích vào tủ kính và khóa chặt lại nhưng cứ đôi ngày lại mang ra lau chùi cẩn thận. Hễ có ai đến chơi, ông lại nói về chiếc phích và câu cuối cùng là: “Phích Trung Quốc là nhất thế giới’’.   Nhưng vào ngày 17 tháng 02 năm 1979, ông đã mất đứa con trai yêu quí của mình tại Lạng Sơn trong cuộc chiến đấu chống lại quân xâm lược Trung Quốc. Ngày đó, làng Chùa của tôi có 5 chàng trai đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống xâm lược Trung Quốc. Khi nghe đài thông báo Trung Quốc đã tấn công toàn biên giới phía bắc, ông đã không tin vào tai mình. Ông chạy khắp làng hỏi mọi người có đúng việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam đốt phá nhà cửa và tàn sát dân thường không.   Khi biết đó là sự thật, ông đã ngã quỵ xuống sân và khóc rống lên. Và đau đớn hơn là khi ông nghe tin con trai ông đã hy sinh trong ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc. Ông như người tâm thần không ăn, không uống và lang thang trong làng, ngoài cánh đồng và không nói một câu gì.   Rồi đến buổi chiều hơn một tháng sau, người ta thấy ông vác một chiếc mai và tay xách chiếc phích con công Trung Quốc mà ông coi đó như một báu vật lặng lẽ ra cánh đồng. Mọi người nhìn theo ông không biết chuyện gì đang xẩy ra với ông. Đến cuối cánh đồng, ông đào một cái hố rồi ném chiếc phích Trung Quốc xuống. Lấp đất đầy chiếc hố chôn chiếc phích rồi cứ thế dậm chân lên như nèn cho thật chặt để không bao giờ phải nhìn thấy chiếc phích nữa.   Vừa dậm chân, ông vừa gào to:   ’’Tao chôn chúng mày xuống đất. Tao đời đời kiếp kiếp nguyền rủa chúng mày’’.   Mấy ngày sau người em làm cán bộ ngoại giao về thăm ông, ông nói với người em nếu không chôn hết những gì của Trung Quốc có trong nhà thì ông sẽ từ mặt người em và không bao giờ cho người em được đặt chân vào ngôi nhà của tổ tiên, ông bà họ mà ông đang trông giữ.   Tôi không biết người em ông có đủ can đảm chôn hay vứt bỏ hết những hàng hóa mà ông mang từ Trung Quốc về trong thời gian làm việc ở sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc không. Nhưng người làng tôi nói, từ sau những ngày ấy, họ rất ít thấy người em ông C về thăm ông.   Có lần, ngồi uống trà với ông C, tôi hỏi ông:   - Gia đình ông cũng có những người thân hy sinh trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ mà sao ông không mang nỗi hận thù đau đớn như đối với xâm lược Trung Quốc? Ông trợn mắt, nói như quát:   - ‘’Chú cũng học hành mà ngu. Vì sao à? Vì thằng Trung Quốc là đồ phản bội. Miệng nó nói hảo hảo nhưng mưu mô của nó với người Việt Nam độc ác hơn quỉ dữ. Hàng ngàn năm nay nó chưa bao giờ thực lòng với người Việt Nam thế mà tôi cũng ngu vì tin nó. Thà nó cứ rõ ràng như thằng Pháp, thằng Mỹ lại là chuyện khác’’.   Rồi tôi đi làm xa ít có dịp về làng. Chỉ nghe người làng kể lại rằng, thi thoảng ông vẫn ra cuối cánh đồng, nơi chôn phích Trung Quốc rồi cứ dậm chân nèn chặt đất như sợ cái phích trồi lên. Và cho đến khi chết, cứ lúc nào nhìn thấy thứ gì của Trung Quốc là ông lại gầm lên.   Cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đã đi qua 40 năm. Nhưng tất cả những gì xẩy ra mới như ngày hôm qua. Không có gì và không có kẻ nào che được lịch sử. Người làng tôi thời đó hầu như đều biết câu chuyện chôn phích Trung Quốc của một người nông dân có tên là C.   Tôi nhận thấy rằng: Khi ông chôn chiếc phích Trung Quốc xuống đất lại là lúc ông mở ra một sự thật. Và tôi chỉ là người chép lại một trong hàng triệu triệu câu chuyện về thái độ của người dân Việt Nam đối với nhà cầm quyền Trung Quốc mà thôi./.
......

17 kinh nghiệm đối nhân xử thế giúp cuộc sống bình thản hơn

Hoan Pham 1. Người tổn thương ta, ta vẫn cứ mỉm cười bởi vì ta không thích so đo cùng người.   2. Người lừa gạt ta, khi ta biết rõ, nếu nhẹ nhàng thì hãy mỉm cười mà bỏ qua, nếu nặng thì ta tự giác rời xa.   3. Người bán đứng ta, hãy bảo trì quy tắc “một lần bất trung, trăm lần bất dụng”.   4. Người yêu thích ta, trong lòng ta luôn ghi nhớ và biết ơn người đã cho ta động lực.   5. Người trách mắng ta, ta cũng nên nhìn lại, nếu không đúng ta cũng đừng vì thế mà phá bỏ hình tượng của mình.   6. Người quan tâm đến ta, ta ghi nhớ hết thảy sự quan tâm này vào tận đáy lòng, có thể cái gì ta cũng không có nhưng tuyệt đối phải có lương tâm.   7. Người từng yêu ta, có đôi khi yêu lại là một loại tổn thương, nhớ kỹ tổn thương không phải là một phương thuốc hay.   8. Người bỏ rơi ta, ta sẽ không vì vậy mà hận họ bởi vì sẽ có ngày họ phát hiện ra người mà họ bỏ rơi là người mà yêu quý họ nhất!   9. Những người coi thường ta, ta không cần lưu tâm cũng không cần giữ lại trong lòng. Đôi khi giả vờ ngốc một chút cũng tốt, tự mình hiểu là được rồi.   10. Dùng tâm thái bình thản, ta sẽ nhìn thấy con người và mọi vật đều bình thản.   11. Người đối với ta luôn tính toán, khôn ngoan xảo trá, không có lương tâm, ta chỉ cần tránh xa là được.   12. Ta có thể bao dung hết thảy sai lầm của bạn bè, đừng nghĩ rằng tội lỗi kia là ta không chấp nhận được, hãy mở lòng ra, kỳ thực lòng bao dung là rất rộng lớn đấy!   13. Bất luận là lời thành tâm nào, ta cũng đều sẵn lòng nghe. Vậy ta cũng sẽ nói lời thành tâm với người để người sẵn lòng nghe ta!   14. Lúc ta buồn, bạn đến bên ta. Lúc ta vui ta muốn chia sẻ cùng bạn. Cho nên khi bạn buồn ta hãy đến bên bạn, khi bạn vui ta chia sẻ cùng bạn.   15. Phụ nữ đừng ỷ lại vào sắc đẹp, phụ nữ có tâm đẹp mới là đẹp nhất!   16. Đừng làm một người “tùy tiện” bởi vì “tùy tiện” là điều kiện tiên quyết để trở thành “thấp hèn”.   17. Đừng thành lập hạnh phúc của mình trên nỗi thống khổ của người khác, bởi vì “hạnh phúc” đó suy cho cùng cũng là một loại “thống khổ” mà bạn chưa nhận ra mà thôi!
......

Pages