2019

Hai cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Việt Nam ra tòa vì nhận hối lộ

Hai cựu bộ trưởng Thông tin- Truyền thông Nguyễn Bắc Son (trái)  và: Trương Minh Tuấn (phải) RFA| Sáng 16/12/2019, hai cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn bị đem ra xét xử sơ thẩm tại Hà Nội với cáo buộc nhận hối lộ 3.2 triệu đô la Mỹ từ Phạm Nhật Vũ trong thương vụ Mobifone mua AVG. Nếu bị tòa tuyên là có tội, hai cựu Bộ trưởng có thể lãnh nhận mức án tử hình vì số tiền nhận hối lộ vượt mức 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo kết luận điều tra đại án MobiFone mua 90% cổ phần AVG, có 11 bị can được Cơ quan cảnh sát điều tra đề nghị cho áp dụng "chính sách hình sự đặc biệt'. Trong đó có chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ (em trai ông Phạm Nhật Vượng- một nhà tài phiệt hàng đầu ở Việt Nam), cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn... nhưng không có tên cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son. Truyền thông trong nước tường thuật một số diễn biến đáng chú ý tại phiên xử trong ngày đầu tiên; cụ thể ông Trương Minh Tuấn khai ký các văn bản theo chỉ đạo của ông Nguyễn Bắc Son. Cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn chiều 16-12-2019 khai trước tòa rằng, số tiền 200 ngàn Mỹ kim được Phạm Nhật Vũ đưa cho ông vào thời điểm được bổ nhiệm làm Bộ Trưởng năm 2016. “Trước tết năm 2016, Phạm Nhật Vũ đến phòng làm việc của tôi để tặng hoa và một gói quà chúc mừng trúng cử Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông. Chiều tối về nhà, mở gói quà thì thấy có 200.000 USD. Lúc đầu tôi nghĩ là quà chúc mừng của Phạm Nhật Vũ khi mình lên Bộ trưởng. Sau này mới nhận thức đó là tiền cảm ơn của Vũ khi tôi đã ký Quyết định 236 phê duyệt MobiFone mua AVG. Tiền này là tiền thu lợi bất chính nên tôi đã khai và gia đình đã nộp trả lại trong quá trình điều tra”, mạng báo Thanh niên Online dẫn lời ông Trương Minh Tuấn nói tại tòa án. Con gái của ông Nguyễn Bắc Son, bà Nguyễn Thị Thu Huyền- người được chính ông này nói đã chuyển giao nhiều lần khoản tiền 3 triệu đô la nhưng bị con gái bác bỏ- tại phiên xử ngày 16 tháng 12 không có mặt tại tòa. Một trong các luật sư tham gia bào chữa là Luật sư Vũ Xuân Nam đưa ra đề nghị Hội đồng Xét xử cần triệu tập đại diện Văn Phòng Chính Phủ và nhiều bộ khác như Tài Chính, Công An, Kế hoạch- Đầu tư… đến dự phiên tòa xét xử hai cựu bộ trưởng Thông tin- Truyền Thông cùng 12 người khác. Phiên xử dự kiến kéo dài đến hết ngày 31 tháng 12, làm việc luôn cả thứ bảy và chủ nhật.  
......

Hà Tĩnh: 35,000 người lao động ‘chui’ ở ngoại quốc

 Hà Tĩnh đưa người sang làm việc tại Nam Hàn. (Hình: Nhà Báo và Công Luận) Nguời Việt - (Tr.N)| Giám đốc Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội tỉnh Hà Tĩnh cho biết tỉnh có gần 68,000 người đi lao động ngoại quốc, nhưng hơn một nửa trong số đó không có giấy phép lao động hoặc cư trú bất hợp pháp do “rất khó quản lý.” Báo VNExpress dẫn tin cho biết, sáng 15 Tháng Mười Hai, 2019, tại kỳ họp của Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Hà Tĩnh, ông Nguyễn Trí Lạc, giám đốc Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội tỉnh Hà Tĩnh, cho biết Hà Tĩnh hiện có hơn 67,000 người đang làm việc ở Nhật Bản, Nam Hàn, Thái Lan, Angola…, gửi ngoại tệ về Việt Nam khoảng 4,500 tỷ đồng ( $193.42 triệu Mỹ kim) mỗi năm, trong khi tổng thu ngân sách toàn tỉnh năm 2018 chỉ 12,000 tỷ đồng ($515.79 triệu). Tuy nhiên, tại phiên họp, nhiều đại biểu chất vấn về việc có đến hàng chục ngàn người Hà Tĩnh cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài. Đại biểu Đào Thị Anh Nga (thị xã Hồng Lĩnh thắc mắc về số người Hà Tĩnh vi phạm hợp đồng khi đang làm việc ở ngoại quốc và bỏ về nước khi chưa hết hợp đồng chiếm 50% toàn quốc. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng giấy phép kinh doanh của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư, hay giấy phép du học do Sở Giáo Dục và Đào Tạo cấp để đưa người đi “xuất khẩu lao động” trái phép. Trả lời câu hỏi của bà Nga, ông Nguyễn Trí Lạc thừa nhận trong số 67,000 người có hơn 35,000 người đang làm việc bất hợp pháp, bao gồm các trường hợp “vi phạm hợp đồng cư trú, di cư tự do không có giấy phép lao động của nước sở tại.” Trụ sở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Nhân Lực Toàn Cầu, một trong hai công ty tổ chức “xuất khẩu lao động” trái phép ở Hà Tĩnh. (Hình: VNExpress) Tuy nhiên, ông Lạc cho rằng một số quốc gia tuy không khuyến khích lao động cư trú bất hợp pháp, nhưng “không quyết liệt dẹp bỏ.” “Muốn chấm dứt tình trạng này rất khó, vì chính quyền địa phương không thể quản lý được người dân đi đâu. Đây là vấn đề cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị,” ông Lạc nói. Song, bà Anh Nga ngắt lời bày tỏ không hài lòng trước câu trả lời chưa thỏa đáng của ông Lạc. “Chất vấn của tôi về việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực ‘xuất khẩu lao động,’ xử phạt lao động vi phạm hợp đồng là nội dung rất quan trọng nhưng không được đề cập.” Bất bình, đại biểu Trần Hậu Tám (huyện Hương Sơn) yêu cầu lãnh đạo Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội, Công An tỉnh Hà Tĩnh trả lời câu hỏi “có hay không đường dây ngầm đưa người ra ngoại quốc trái phép tại tỉnh nhà?” Bởi theo ông Tám, đây là vấn đề người dân rất quan tâm, nhất là sau vụ 39 người Việt Nam chết trong xe tải container ở Anh hôm 23 Tháng Mười vừa qua, trong đó có 10 người ở Hà Tĩnh. Lúc này, ông Lạc mới cho hay tỉnh Hà Tỉnh chỉ có duy nhất một công ty hợp pháp đưa người ra ngoại quốc làm việc, còn các doanh nghiệp và điểm tư vấn khác đều hoạt động trái phép. “Song, việc này cần thời gian vì khi thanh tra, xử lý rất đụng chạm,” ông Lạc nói. “Theo quy định, lao động vi phạm hợp đồng, bỏ trốn bị phạt 80 triệu đồng ($3,438 Mỹ kim) đến 100 triệu đồng ($4,298). Nhưng họ đang ở ngoại quốc, không về Việt Nam nên cơ quan trách nhiệm không thể xử lý. Chỗ này luật pháp có kẽ hở,” ông Lạc cho biết thêm. Tin cho biết, kết thúc cuộc họp ngay cả ông Lê Đình Sơn, bí thư Tỉnh Ủy, chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Hà Tĩnh, thừa nhận phần trả lời của ông Lạc “còn lòng vòng, chưa thỏa mãn yêu cầu của đại biểu.” (Tr.N) https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/ha-tinh-35000-nguoi-lao-dong-chui-o-ngoai-quoc/  
......

Công Đoàn trong Luật Lao Động mới có thật sự độc lập?

Ca Dao - Bauxite Việt Nam| Ngày 20/11/2019, bộ Luật Lao Động mới đã được thông qua trong kỳ họp thứ 8 của Quốc hội thứ 14 với 90,06% đại biểu tán thành. Bộ Luật Lao Động được sửa đổi theo bộ Luật Lao Động năm 2012, sẽ áp dụng từ ngày 1/1/2021, báo chí nhà nước đưa ra 10 điểm đáng chú ý: 1. Tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi với nam, 60 tuổi với nữ 2. Quốc khánh được nghỉ 2 ngày 3. Tăng thời giờ làm thêm theo tháng lên 40 giờ 4. Cấm tuyển dụng lao động với mục đích mua bán người 5. Mở rộng phạm vi và đối tượng điều chỉnh 6. Đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do 7. Ghi nhận hình thức hợp đồng lao động điện tử 8. Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc 1 năm/lần 9. Không can thiệp trực tiếp vào tiền lương của doanh nghiệp 10. Được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn nhiều lần với người cao tuổi Nhưng báo chí nhà nước không nhắc gì đến một thay đổi quan trọng mà đó mới chính là nguyên nhân của việc sửa đổi lại bộ Luật Lao Động này: đó là sự xuất hiện của cụm từ “Tổ Chức Đại Diện Người Lao Động” ở chương thứ XIII của bản dự thảo. Bộ Luật Lao Động mới gồm 17 chương và 220 điều. Chương XIII gồm có 8 điều: Bên cạnh Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam (một công đoàn hợp pháp của nhà nước Việt Nam) xuất hiện một  tổ chức công đoàn khác mang tên “Tổ Chức Đại Diện Người Lao Động”. Trong đó, điều 170 quy định “Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở như sau: 1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn 2. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.” Rằng vui thì thật là vui! Một số mạng truyền thông hồ hởi đưa tin: Việt Nam đã cho phép thành lập công đoàn độc lập, Hoa Kỳ chúc mừng Việt Nam đã có một cải cách lịch sử, v.v. Một số người hoạt động nhân quyền trong nước reo vui dù vẫn cẩn thận chờ đợi xem Việt Nam có áp dụng hay không? Nhưng: Rằng vui thì thật là vui, Nghe qua ngậm đắng nuốt cay thế nào (nhái Kiều) Quả đúng vậy, cái vui chưa kịp trọn vẹn thì cái nghẹn ập tới ở khoản 2 điều 170: “Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.” Điều 172, 173 và 174 nói gì? Nói rằng: việc thành lập chỉ được hợp pháp sau khi được chính phủ cấp đăng ký. Nói rằng: trình tự, thủ tục đăng ký, số lượng thành viên, liên kết sẽ do chính phủ quy định. Nếu chính phủ xen vào nội quy, hoạt động của công đoàn thì liệu công đoàn đó có giữ được tính độc lập của mình? Trong toàn bộ văn bản Luật Lao Động mới, người ta không tìm thấy được một chữ “độc lập” nào cả, và người ta cũng không nhận thấy được tính “độc lập” của cái gọi là “Tổ Chức của Người Lao Động” trong bộ luật mới này. Công đoàn theo đúng hệ thống công đoàn quốc tế phải là một tổ chức độc lập: không lệ thuộc vào chính quyền, cũng không lệ thuộc vào chủ sử dụng lao động. Ngân quỹ hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hiện tại đóng góp từ 1% tiền lương người lao động, 2% từ chủ sử dụng lao động, và từ ngân sách nhà nước; cán bộ Tổng Liên đoàn Lao Động VN là những cán bộ cấp cao trong công ty. Do những liên hệ này, Tổng Liên đoàn Lao động VN không thể nào hoàn toàn độc lập để đại diện cho công nhân đòi hỏi quyền lợi cả. Cụ thể là 6000 cuộc đình công từ năm 1992 cho đến nay hoàn toàn do sự tự phát của công nhân. Tổng Liên đoàn Lao động VN chưa hề thực hiện được cuộc biểu tình nào cho công nhân. Hơn nữa, khoản 1 và 4 trong điều 172 ghi nhận: Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động của Tổ Chức Người Lao Động, điều này đi ngược với sự vận hành của các nghiệp đoàn tự do trên thế giới: Theo điều 2 của ILO (Bộ phận phụ trách về Lao động của Liên Hiệp Quốc) thì các Công đoàn độc lập đương nhiên có quyền được thành lập và hoạt động mà không cần phải xin phép trước, việc đăng ký chỉ là một thủ tục hành chánh. Nhà nước không có quyền loại bỏ sự hiện hữu của công đoàn này. Có thể so sánh với trường hợp một đứa bé mới sinh ra, việc đăng ký và làm khai sinh cho đứa bé chỉ là một thủ tục hành chính, nhà nước không có quyền nói «không» khi Cha Mẹ đi đăng ký khai sinh, cũng như không thể không chấp nhận sự hiện hữu của đứa bé trên trái đất này. Bất cập và mơ hồ Những điều bất cập trong Bộ luật lao động mới: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bị chi phối bởi Luật Cộng Đoàn: Điều 1 của luật Công đoàn và điều 10 của Hiến pháp Việt nam quy định Công đoàn là một tổ chức chính trị, nằm trong Mặt trận tổ quốc, hoạt động dưới sự chỉ đạo của đảng cộng sản. Vậy Tổ chức Đại diện Người Lao Động sẽ hoạt động theo Luật nào? Nếu theo Bộ luật Công đoàn hiện hành thì rõ ràng nó sẽ phải là một công cụ tuyên truyền của đảng cộng sản Việt Nam, phải hoạt động dưới sự chỉ đạo của đảng, phải nằm trong Mặt Trận Tổ quốc và như thế dĩ nhiên sẽ không còn tính độc lập. Theo điều 3.1 của ILO, những công đoàn độc lập có quyền soạn Nội quy riêng cho mình và các thành viên chỉ tuân thủ theo Nội quy của tổ chức mình. Nếu Tổ chức Đại diện Người Lao Động lập ra một bộ Luật Công đoàn riêng cho mình, liệu Chính phủ có can thiệp như khoản 4 điều 172 trong bộ Luật Lao Động mới? Ngoài ra, có 2 chi tiết nhỏ cần chú ý: – Ngoài điều 170, Luật Lao Động dùng cụm từ “Tổ Chức Đại Diện Người Lao Động”, nhưng từ điều 171 trở đi, chữ “đại diện” đã biến mất, chỉ còn cụm từ “Tổ Chức của Người Lao Động”. – Bộ Luật Lao Động mới tránh dùng chữ “công đoàn” hay “nghiệp đoàn” mà dùng thuật ngữ: “Tổ Chức Đại diện Người Lao Động”. Họ chỉ dùng chữ “công đoàn” khi ám chỉ Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam. Trong khi chữ “công đoàn” là một danh từ chung, giống như chữ “nghiệp đoàn” để ám chỉ tất cả những tổ chức đại diện cho công nhân. Hai thiếu sót này là một sự vô tình hay cố ý để sau này dùng những thuật ngữ mơ hồ kết tội những người muốn thành lập công đoàn độc lập? Vẫn chưa có luật biểu tình Ở các nước Dân chủ: những cuộc đình công thường đi đôi với biểu tình. Đình công là để phản đối quyết định của giới chủ, để đòi hỏi quyền lợi cho công nhân. Biểu tình là để thể hiện cho xã hội thấy mong muốn của người xuống đường, để gây áp lực bên cạnh những thương thuyết giữa chủ và công nhân. Nhưng Bộ Luật Lao Động mới vẫn còn rụt rè với luật biểu tình. Mục 5 của bộ luật mới chỉ cho phép đình công với những thủ tục nhiêu khê và có cả sự can thiệp của chính phủ, nhưng biểu tình vẫn còn là một cụm từ nhạy cảm. Nhà nước XHCN VN vẫn coi các công đoàn độc lập là một mối đe doạ, họ luôn luôn bị ám ảnh bởi công đoàn Solidanos sẽ trở thành một cuộc cách mạng như ở Ba Lan. Vì thế: đình công thì được, nhưng biểu tình thì không! Cơn ác mộng của họ là hàng trăm ngàn người xuống đường sẽ làm lung lay chế độ! Vì thế Bộ Luật Lao Động mới có Điều 210 khoản 1 như sau: “Khi xét thấy cuộc đình công có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.” Như thế, mọi cuộc tụ tập – dù là đi xe đạp hàng đôi như bà Bùi thị Minh Hằng – cũng có thể bị coi là phá rối trật tự công cộng, hay hơn nữa: đe doạ đến an ninh quốc phòng. Những cánh cửa dẫn đến nhà tù? Hà Nội cho phép thành lập “Tổ chức Đại diện Người Lao Động” để trấn an thế giới, nhưng bên cạnh đó, bộ Luật Lao Động mới vẫn treo hai sợi dây thòng lọng vô cùng nguy hiểm: – Điều 174, khoản 9: Chính phủ quy định chi tiết Điều này – Điều 178, khoản 8: Các quyền khác theo quy định của pháp luật Với những điều khoản mở ngỏ như thế này sẽ tạo cho nhà nước những khoảng trống vô tận để xen vào và cản trở tất cả mọi hoạt động của các công đoàn độc lập mới nhen nhúm. Người ta cũng không quên 1 ngày sau khi bộ Luật Lao Động được thông qua thì nhà báo Phạm Chí Dũng bị bắt! Thiện chí của Hà Nội? Một điều cần rõ ràng là việc nhà nước VN sửa đổi luật lao động hoàn toàn không phải tự nguyện, hoàn toàn không phải vì lợi ích của người lao động mà là vì phải thực hiện các điều khoản đòi hỏi trong hai hiệp định thương mại sẽ đem lại rất nhiều lợi nhuận cho Việt Nam: Hiệp thương CPTPP và EVFTA. Sau khi tham gia ILO, Việt Nam đã ký 21 công ước, nhưng vẫn còn 3 công ước quan trọng chưa ký là công ước 87 (quyền tự do lập hội và quyền bảo vệ tổ chức), công ước 98 (quyền thương lượng tập thể), và công ước 105 (chống cưỡng bức lao động), mà đó là những điều khoản mà CPTPP và EVFTA bắt buộc VN phải cam kết thúc đẩy và thực hiện. Để làm hài lòng Uỷ Ban Thương Mại EU, Hà Nội vội vã thông qua công ước 98 ngày 14/6 và thế là ngày 30/6 Việt Nam và EU đặt bút ký thoả thuận EVFTA. Việc thông qua bộ Luật Lao Động mới này cũng là để xoa dịu những cặp mắt của các tổ chức Nhân quyền, các Dân biểu Nghị sĩ EU, các tổ chức Xã Hội Dân Sự độc lập đang soi rọi vào hai chữ “Nhân quyền” tại Việt Nam. Vẫn với những chiêu trò ma-mãnh, một lần nữa Hà Nội muốn qua mặt thế giới bằng bộ luật mới này. Thế nhưng, “cái áo không làm nên thầy tu”. EU không phải là Việt Nam nên vẫn có những dân biểu, nghị sĩ nhìn xuyên suốt qua bộ mặt gian xảo của cộng sản Việt Nam. Một vài thí dụ: – Dân biểu EU, (Bỉ) bà Saskia Bricmont đòi: Hãy đổi luật hình sự trước khi thay đổi luật lao động. – Dân biểu EU (Pháp) ông Emmanuel Maural, cũng đã nhận xét: Việt Nam thông qua công ước 98, nhưng không thông qua công ước 87 thì không có một ý nghĩa nào cả! Nếu không có công đoàn độc lập thì ai sẽ là người đại diện để thương lượng với giới chủ? – Dân biểu EU (Đức) Irina Von Weise nói rằng: cần nêu câu hỏi về sự độc lập của Tổ chức Đại diện Người Lao động khi mà điều 172 cho thấy Tổ chức của Người Lao động này bị chính phủ chi phối. Tại sao không cho liên kết? Luật lao động mới chỉ cho thành lập “Tổ Chức của Người Lao Động” tại cơ sở, nhưng không cho họ liên kết giữa các công ty với nhau (khoản 4 điều 172). Điều đó có nghĩa là họ cho thành lập, nhưng không cho phát triển, không muốn cho đứa bé sinh ra được lớn mạnh. Hà Nội đánh tiếng là đến năm 2023 mới thông qua công ước 87 của ILO, tức là quyền được liên kết. Nếu không liên kết thì các tổ chức này sẽ không mạnh, và nếu không mạnh thì việc thương lượng với giới chủ sẽ khó thành công, và như thế, sẽ không cạnh tranh được với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với 10,5 triệu thành viên. Những điều sẽ đến: Sau khi qua được ngưỡng cửa CTPP và EVFTA rồi, nhà nước Việt Nam sẽ làm gì? Điều này không khó để đoán: • Nhà nước Việt Nam sẽ đưa ra một số luật mới dưới bộ Luật Lao Động, một số nghị định mới để bổ sung cho bộ Luật Lao Động này với mục đích giới hạn sự phát triển của các Tổ Chức của Người Lao Động. • Những người hoạt động tin tưởng vào «thiện chí» của Hà Nội mon men thành lập nghiệp đoàn sẽ bị gán vào tội «có âm mưu chính trị» qua các nghị định này. • Những cuộc biểu tình đều sẽ bị kết vào tội làm mất trật tự an ninh, do thế lực thù địch xúi dục hoặc những mục tiêu chính trị khác. Và một điều chắc chắn sẽ xảy ra: hàng ngàn Công đoàn Cơ sở (thuộc Tổng Liên đoàn Lao Động VN)  sẽ chuyển mình thành cái gọi là «Tổ Chức Đại Diện Người Lao Động». Hoặc chính Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam sẽ liên kết với Chủ Sử dụng Lao động để thành lập «Tổ chức của Người Lao Động» tại các cơ sở. Và như thế sẽ có hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn “Công đoàn Quốc doanh” sẽ ra đời, cũng như những tôn giáo quốc doanh đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Những “Công đoàn Quốc doanh” này cũng tương tự như những “Công đoàn Vàng” (Syndicats Jaunes/Yellow Unions) cuối thế kỷ 19, là những công đoàn giả hiệu do Chủ Sử dụng Lao động thành lập. Quốc tế có thể không khờ dại để không nhìn thấy những điều đó, nhưng vì những lý do kinh tế, chính trị, họ phải làm ngơ. Việt Nam biết điều đó nên tiếp tục dùng những trò ma mị để xoa dịu quốc tế. Nhưng may mắn trong những thế chế dân chủ vẫn còn có những cá nhân, những cơ quan thật sự độc lập sẵn sàng lắng nghe chúng ta. Những người hoạt động nhân quyền, những tổ chức xã hội dân sự độc lập sẽ là mắt nhìn, tai nghe để tiếp tục vạch trần những thủ đoạn dối trá của nhà cầm quyền XHCN VN ra trước công luận quốc tế. Ca Dao (Liên đoàn Lao Động Việt Tự Do – Free Vietlabor Federation) Ca Dao - Bauxite Việt Nam  
......

Một cách hiểu khác của ngụy quân!

Phạm Minh Vũ|     Ở các quốc gia Dân chủ, Quân đội chỉ thề trung thành với tổ quốc và Nhân dân. Họ đứng về nhân dân dù trong bất kỳ trường hợp nào khi quyền lợi nhân dân bị xâm hại.   Nhưng, ở những quốc gia độc tài, nhất là độc tài cộng sản, Đảng cầm quyền họ “chính trị hoá” quân đội, bắt buộc quân đội phải trung thành với đảng độc tài, cho dù là phải đối đầu với nhân dân. Cho nên, chúng ta vẫn thấy quân đội VN dùng mọi phương tiện để thể hiện sự trung thành với đảng cộng sản là họ kêu gọi chống “diễn biến hoà bình bạo loạn lật đổ”, chống hoạt động đấu tranh dân chủ, nhân quyền... abc. Hay quân đội cũng tham gia tập trận chống bạo loạn như ở Saigon hôm qua.... chẳng thấy tập trận bảo vệ chủ quyền quốc gia, tập trận trên biển...   Rõ ràng, việc TQ xâm phạm chủ quyền VN trong thời gian vừa qua là quân đội không có một động thái đáp trả thích đáng nào là bởi bị chính trị hoá, bị khuynh loát mất đi tính chính nghĩa. Khi chế độ cộng sản trở thành Ngụy Quyền thì quân đội bảo vệ nó trở thành Ngụy Quân.   Vì vậy, quân đội hãy làm tròn chức trách của mình là đứng ra ngoài chính trị chỉ được phép bảo vệ nhân dân và chủ quyền. Đừng bị đảng cộng sản lợi dụng để đối đầu với nhân dân mà mang tiếng Ngụy Quân.      
......

Phỏng vấn Dân Biểu Saskia Bricmont về Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-VN

Phạm Minh Hoàng thực hiện| Nhân dịp Dân Biểu Quốc Hội Âu Châu Saskia Bricmont tham dự cuộc biểu tình do Cộng Đồng Việt Nam Tự Do Vương Quốc Bỉ tổ chức trước trụ sở Quốc Hội Âu Châu tại thủ đô Bruxelles hôm Thứ Ba, 10 Tháng Mười Hai, Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2019, Giảng viên Phạm Minh Hoàng đã thực hiện cuộc phỏng vấn bà dân biểu về Hiệp Định Thương Mại Tự Do giữa Liên Minh Âu Châu và Việt Nam (EVFTA). Dân Biểu Saskia Bricmont hiện là ủy viên Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế, Quốc Hội Âu Châu, đặc trách thương mại giữa EU và Việt Nam. Xin mời độc giả theo dõi cuộc phỏng vấn. BBT Web Việt Tân *** Phạm Minh Hoàng: Thưa Bà, xin Bà cho biết ý kiến của bà về Hiệp Định Thương Mại giữa Liên Hiệp Âu Châu và Việt Nam. Saskia Bricmont: Ngày hôm nay, bản hiệp định như nó đã được trình cho chúng tôi, chúng tôi đã đưa vào cùng với các bạn đồng viện hơn 281 điều tu chính cho bản hiệp định, vì nếu để nguyên như cũ, hiệp định đối với chúng tôi không thể chấp nhận được, bởi vì nó không thiết lập đủ những điều kiện cho sự tiến hóa, đặc biệt là của các quyền con người tại Việt Nam. Quyền tự do nghiệp đoàn đã không được tôn trọng, mặc dù nhà cầm quyền Việt Nam đã cam kết phê chuẩn các hiệp ước của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO), thì điều đó vẫn chưa đủ đối với chúng tôi, bởi vì luật hình sự và luật tố tụng hình sự đều cần phải được cải tiến. Ngày hôm nay, quyền tự do lập hội và hội họp cũng như quyền tự do ngôn luận đã không được chấp nhận tại Việt Nam. Chuyện này tương tự như bộ luật mới đã được thông qua về an ninh mạng và sự kiện có thể phát biểu một cách tự do trên mạng đang là một điều có nhiều vấn đề, điển hình là việc bắt bớ một nhà báo, ông Phạm Chí Dũng. Ông này đã bị bắt giữ vì đã phát biểu đặc biệt về hiệp định thương mại tự do này. Thế mà Ủy Ban Âu Châu (European Commission) – ký kết những hiệp định trao đổi thương mại tự do – lại nói rằng, đó cũng là cách thức xuất khẩu các giá trị của Châu Âu qua Việt Nam. Ở đây, tôi không thấy chúng ta sẽ xuất khẩu được những giá trị Âu Châu nào cho Việt Nam. Lý do là, nhà cầm quyền Việt Nam không thực sự chứng tỏ thiện chí. Trái lại, tình hình đã biến chuyển xấu đi rất nhiều trong những năm gần đây. Bởi vậy, chúng tôi không muốn phê chuẩn hiệp định này nếu nó giữ nguyên trạng. Và chúng tôi đánh giá là chính trong lúc này, chúng tôi có thể thực sự chờ đợi nhà cầm quyền Việt Nam xúc tiến những cải tổ cơ bản để bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do nghiệp đoàn, đơn giản là tôn trọng các quyền con người, trước khi (EU) ký kết những trao đổi kinh tế và tăng cường những quan hệ kinh tế với nước này. Phạm Minh Hoàng: Thưa Bà, Bà vừa nhắc đến quyền tự do nghiệp đoàn và theo những hiệp định thương mại giữa Liên Hiệp Âu Châu và Việt Nam, Việt Nam bắt buộc phải chấp nhận quyền tự do thành lập các nghiệp đoàn tự do; nhưng trong trường hợp mà Việt Nam từ chối thực hiện hoặc giả họ cho phép thành lập nhưng không tôn trọng những nghĩa vụ cam kết, trong trường hợp đó, Liên Minh Âu Châu sẽ có những sức ép nào đối với họ? Saskia Bricmont: Đúng với suy nghĩ của tôi, đó chính là cái rủi ro nếu chúng ta phê chuẩn hiệp định, một khi đã ký kết rồi thì không còn phương tiện tạo sức ép nào nữa, những đòn bẩy sẽ không còn đủ nữa, trong lúc lại không thể ngưng thi hành hiệp định được; nhưng có một số người lại nói rằng vẫn có thể có biện pháp nếu những điều khoản ghi trong hiệp định không được tôn trọng. Tôi thì tôi không tin, không có một cơ chế trừng phạt, không có một cơ chế ép buộc chế độ Việt Nam thực hiện những điều khoản đó, tuy rằng đúng là trong trường hợp của hiệp định. Phải tạo ra một nhóm theo dõi với các thành phần của xã hội dân sự ở cả hai bên, của xã hội dân sự Âu Châu và những thành viên độc lập của xã hội dân sự Việt Nam. Nhưng ngày hôm nay tại Việt Nam không hề có xã hội dân sự độc lập, không có nghiệp đoàn độc lập và như thế, không có một bảo đảm nào trong hiện tại là nhóm ý kiến theo dõi hiệp định được bao gồm những con người thực sự độc lập, và đó là một trong những tiêu chuẩn mà chúng tôi yêu cầu thực hiện. Ngày nay, cần phải nói với họ rằng, yêu cầu các ông hãy đưa ra cho chúng tôi những bảo đảm đủ để những điều kiện đó được tôn trọng, để cho những cải tổ được tiến hành, để cho mọi chuyện được sắp xếp đúng chỗ để tự do nghiệp đoàn được bảo đảm, trước khi chúng tôi tiến xa hơn trong việc đầu tư với các xí nghiệp Âu Châu tại Việt Nam. Bà Dân Biểu Saskia Bricmont (bìa trái) tiếp phái đoàn vận động Quốc Hội Âu Châu gồm đại diện 3 tổ chức: Tổ chức Thiên Chúa Giáo Chống Tra Tấn – ACAT (thứ ba), Phóng Viên Không Biên Giới – RSF (bìa phải) và Việt Tân Âu Châu tại trụ sở Quốc Hội Âu Châu hôm 10/12/2019. Ảnh: Việt Tân Âu Châu. Phạm Minh Hoàng: Theo phát biểu của Bà, chúng tôi có cảm tưởng rằng Việt Nam đang ở một vị thế khá mạnh trong những kiểu hiệp định thương mại này với Liên Minh Âu Châu, bà có cùng chung cảm tưởng đó của chúng tôi không? Saskia Bricmont: Hiện nay, tôi đang ngồi ở trong Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế (International Trade Committee – INTA), nó chủ yếu bao gồm các thành viên mong muốn phát triển các hiệp định tự do thương mại với các quốc gia thuộc thế giới thứ ba, đáng kể là vì những lý do địa dư chiến lược và ý chí ký kết các hiệp định với các quốc gia ASEAN. Trong những thành viên đó, có một số người như Bà Dân Biểu Arena (Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Âu Châu) hay bản thân tôi, là những người muốn làm sao để các hiệp định thương mại cũng tạo ra những bước tiến và những cải tổ về vấn đề các quyền căn bản. Nhưng thực chất có một đa số hiện nay đang tô vẽ ra cho mình lý luận ủng hộ kiểu hiệp định này bất chấp chế độ mà mình muốn buôn bán với họ. Lý luận của Ủy Ban Âu Châu chính là nói rằng mình ký kết một hiệp định thương mại chứ không phải một hiệp định về các quyền con người. Nhưng đối với tôi, tất cả những điều này gắn kết chặt chẽ với nhau. Người ta không thể đầu tư trong một nước không tôn trọng con người, không tôn trọng xã hội dân sự và không tôn trọng các quyền căn bản. Phạm Minh Hoàng: Xin cảm ơn Bà, chúc Bà mạnh khỏe. https://viettan.org/phong-van-dan-bieu-saskia-bricmont-ve-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-eu-vn/   XEM THÊM: Bruxelles: Biểu tình, vận động chính giới EU nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2019  
......

Nguyễn Đức Kiên - Một trí thức Xã Hội Chủ Nghĩa kiểu mẫu

Ảnh Nguyễn Đức Kiên Đỗ Ngà| Ông Nguyễn Đức Kiên đang là người rất nổi tiếng, ông này nổi tiếng không phải vì có những chính kiến đáng trân trọng như ông Lưu Bình Nhưỡng hay ông Trương Trọng Nghĩa, mà ông này nổi tiếng vì luôn bảo vệ tới cùng mọi cái sai trái của Đảng và của các quan chức lớn. Trước kia có ông nghị Hoàng Hữu Phước cũng thuộc loại này, nhưng về mức độ gian trá thì ông Phước không bằng ông Kiên. Thật ra thân phận của Hoàng Hữu Phước và Nguyễn Đức Kiên đều giống nhau, cả 2 con người này đều không phải là người có quyền lực trong bộ máy nhà nước CS. Mà như ta biết, để kiếm chác được thì anh phải có thực quyền, còn nếu không có thực quyền thì anh phải là kẻ xu nịnh siêu hạng để được ké phần với những kẻ có thực quyền. Nguyễn Đức Kiên hiểu được điều đó nên ông ta phải tự biến mình thành kẻ xu nịnh siêu hạng để được hưởng chút cháo mà thôi. Thật sự ông này là một cao thủ trong những kẻ xu nịnh hiện nay. Để bảo vệ nhà cửa nên tôi cần mua một con chó. Điều kiện là nó phải biết vâng lời chủ một cách tuyệt đối, nó phải biết sủa khi có ai đó đến nhà, nó phải biết tấn công kẻ nào dám tấn công tôi, nó phải biết câm mồm khi tôi muốn nó câm vv.. Và thế là tôi quyết định đến trại huấn luyện chó chọn hàng. Trong một lần quan xem hàng, người huấn luyện đã cho hàng loạt con trình diễn, và tôi đã chọn dược con ưng ý nhất. Và với một loại chó như vậy, tất nhiên nó xứng đáng được ăn khẩu phần ngon nhất và được hưởng sự chăm sóc đặc biệt nhất. Vâng! Cái cao thủ của ông Nguyễn Đức Kiên là khi đảng muốn ông ta sủa thì ông ta sẵn sàng sủa, khi đảng muốn ông ta cắn vào dân thì ông ta sẵn sàng cắn một cách điên cuồng, đảng muốn ông ta câm họng là ông ta lập tức câm họng. Nói thật với loại bề tôi như vậy thì làm sao lại không lọt được vào mắt xanh của “ngài” thủ tướng chứ? Thực ra ông Nguyễn Đức Kiên luôn muốn show hàng để tìm chủ và ông Phúc cũng đang cần một ưng khuyển hữu ích thì họ gặp nhau mà thôi. Chuyện Nguyễn Đức Kiên được bổ nhiệm làm Tổ trưởng Tổ tư vấn Kinh tế cho thủ tướng thì không có gì lạ. Hiện nay chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đang triển khai một số dự án mà rất dễ bị nhân dân phản đối. Ví dụ như việc âm thầm triển khai các dự án đặc khu kinh tế, hay việc thực hiện dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội – Hải Phòng vv.. nói chung hiện nay, những dự án bán mình cho Trung Cộng là không đếm xuể. Với những loại dự án như vậy, ông Phúc không chỉ cần 1 Nguyễn Đức Kiên mà cần đến rất nhiều Nguyễn Đức Kiên khác nữa. Thông thường người ta được tây học để trở thành người chính trực, nhưng với Nguyễn Đức Kiên thì dường như được tây học chỉ làm ông ta trở nên cao thủ trong hàng xu nịnh và nhờ đó mà tiến thân. So với Hoàng Hữu Phước thì Nguyễn Đức Kiên cáo già hơn và khốn nạn hơn nhiều. Sự khốn nạn lớn đến mức dân phải gọi ông ta là “thằng Kiên” kia mà?! Với Nguyễn Đức Kiên, bằng cấp chỉ là cái mác để được luồn sâu leo cao nhất có thể mà thôi. Loại như Nguyễn Đức Kiên, trong ĐCS có rất nhiều – đó là mẫu trí thức XHCN. -Đỗ Ngà-  
......

Chính sách "Kinh Hóa" một chính sách mọi rợ!

Người thượng biểu tình đòi đất. Phạm Minh Vũ| Ngày hôm qua, tại Xã Hoà Đông huyện Krông Pắk- Đắk Lắk diễn ra cuộc xuống đường đòi đất của người Dân đa số là người thượng. Lý do nhà cầm quyền thu hồi đất (cướp thì đúng hơn) để giao cho công ty Trung quốc. Hàng ngàn cảnh sát cơ động xuống bảo vệ để cho nhà cầm quyền ngang nhiên cưỡng chế, họ chặt cây dỡ nhà dân để lấy mặt bằng giao cho một doanh nghiệp Trung quốc. Cuộc xung đột đến khuya khi lực lượng cảnh sát cơ động ra tay đàn áp tình hình mới vãn hồi. Chính sách “Kinh hoá” người Thượng ở Tây Nguyên của đảng cộng sản là một chính sách của lũ mọi rợ. Sai lầm đó dẫn đến hậu quả rõ nhất là vụ bạo loạn năm 2001-2004. Năm đó Trần Đại Quang lùa quân vào giết và khủng bố người thượng để đến bây giờ nỗi đau tan nhà nát cửa vẫn day dứt, họ phải chạy tán loạn, số nhiều vẫn đang bị cầm tù. Khi khủng bố họ, Trần Đại Quang ra tay sát hại hàng trăm người thượng bằng cách gắn cho họ cái mác là Phỉ FULRO. Vua Bảo Đại biết người Miền xuôi ( ngày nay đảng gọi là người Kinh) nếu lên ở xen kẻ với người thượng chắc chắn sẽ có xung đột. Vì người xuôi với tính cách khôn lõi, lươn lẹo sẽ bắt nạt người Thượng, cho nên Vua lập Hoàng Triều Cương Thổ mục đích cách ly để bảo vệ người Thượng. Vậy mà sau này, cộng sản làm ngược lại là phải cho chung sống cùng nhau để dễ cai trị, không ngờ càng làm hiềm khích và xung đột ngày càng lớn hơn, trở thành xung đột sắc tộc thật sự. Cướp đất của người Việt giao cho doanh nghiệp Trung Quốc. Cái đau là đất đó ngày xưa chúng cướp của người Thượng, đất đó được đổi bằng hàng trăm người chết, hàng ngàn người vào tù và cả ngàn người chạy tị nạn sang Thái- Campuchia. Cướp- giết cứ diễn ra mãi, không biết bao giờ dừng! Fb Phạm Minh Vũ  
......

Thấy gì qua vụ ông Phúc đối thoại với nông dân

Trân Văn – VOA| Đọc các bài tường thuật về cuộc đối thoại lần thứ hai giữa Thủ tướng và chính phủ Việt Nam với nông dân (diễn ra hôm 10 tháng 12 tại Cần Thơ), người ta ắt phải tự hỏi: Dường như cả Thủ tướng lẫn chính phủ Việt Nam vừa không biết phải làm gì để hoạt động quản trị, điều hành thật sự hữu ích cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân, vừa là những… cao thủ trong việc chuyển hóa cả trách nhiệm cá nhân lẫn trách nhiệm tập thể cho giới chỉ quen “chân lấm, tay bùn” (1)! Lẽ nào Thủ tướng – nhân vật đứng đầu một chính phủ – không biết phải làm thế nào để tránh: Giá thành sản phẩm cao trong khi đã hội nhập, sản phẩm nông nghiệp ngoại quốc đang ồ ạt tràn vào và sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam không cạnh tranh được! Lẽ nào chính phủ không khảo sát, không tính toán – chuẩn bị gì trước khi ký kết hàng loạt hiệp định tự do thương mại để bây giờ quay sang vấn kế nông dân: Làm gì để có sản phẩm tốt, giá thành hạ để bán cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu?.. Thủ tướng không chỉ vô duyên và vô dụng khi hỏi nông dân: Nhà nước, người dân phải làm gì? Lẽ ra Thủ tướng và các thành viên trong nội các phải chủ động thông báo với nông dân, chứ không phải nêu ra các vấn nạn để nhờ 300 nông dân của các tỉnh, thành phố ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long tính giúp: Làm sao để nông dân vay được vốn. Các bộ hữu trách nên làm sao để giảm chi phí vận tải, chi phí logistic, nghiên cứu – tạo ra giống mới để thích nghi với biến đổi khí hậu… Cứ như tường thuật của các cơ quan truyền thông thuộc hệ thống truyền thông chính thức về cuộc đối thoại vừa kể thì sau ba giờ nghe 19 nông dân nêu ra 53 câu hỏi. Thủ tướng Việt Nam chỉ có thể “đánh giá cao tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng vươn lên của nông dân” và không thể trả lời câu hỏi nào. Động tác duy nhất là “chính phủ sẽ… tiếp thu, sẽ giao Văn phòng Chính phủ cùng Hội Nông dân Việt Nam tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của nông dân để hình thành chủ trương, giao các bộ, ngành thực hiện”. So cuộc đối thoại lần này với cuộc đối thoại lần thứ nhất diễn ra hồi tháng 4 năm ngoái ở Hải Dương (2), có thể thấy rất rõ là… không có gì mới! Nông dân vẫn tiếp tục than như bọng, cả Thủ tướng lẫn chính phủ tiếp tục “lắng nghe”, tiếp tục “tiếp thu” và hứa sẽ hỗ trợ. Sự khác biệt duy nhất giữa hai lần đối thoại là thay mặt chính phủ, Thủ tướng huỵch tọet: Nông dân Việt Nam phải tự nâng cao học vấn, kiến thức về khoa học công nghệ, thị trường. Phải có tinh thần tự lực, tự cường. Phải tự cứu mình, đừng chờ nhà nước cứu! Dẫu trước nay, chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới không ngừng suy tính – tìm đủ mọi cách để bảo trợ một cách hợp pháp và phát triển nông nghiệp một cách hợp lý, hỗ trợ nông dân làm giàu, gắn bó với nông thôn thì tại Việt Nam, ngoài việc cảnh báo nông dân phải “tự cứu”, Thủ tướng Việt Nam còn đòi nông dân phải tìm cho ra câu trả lời: “Làm gì để cùng nhà nước thực hiện câu nói của bác: Nông dân giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”! *** Nhân danh… “bác”, Thủ tướng và các đồng chí đã ra rả về “chính sách tam nông” (nông dân, nông thôn, nông nghiệp) vài thập niên. Thậm chí, vung tiền “xây dựng nông thôn mới”. Từ 2010 đến 2015, hệ thống công quyền Việt Nam đã chi 850 tỉ cho chương trình “xây dựng nông thôn mới”, chưa kể theo một thống kê được công bố hồi cuối năm 2017, có 53/63 tỉnh, thành phố đang nợ 15.277 tỉ đồng do “xây dựng nông thôn mới” mà hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương chưa biết xoay tiền từ đâu ra để trả (3)! 16.000 tỉ đổ vào “xây dựng nông thôn mới” không những không làm “nông dân giàu, nước ta thịnh” mà còn tạo ra một hiện tượng mới: Nông dân trên khắp Việt Nam lũ lượt ly nông, ly hương dắt díu nhau đi làm thuê khắp nơi, kể cả ở nước ngoài! Người ta ước đoán, có 20% cư dân các tỉnh phía Bắc miền Trung, 20% cư dân các tỉnh duyên hải miền Trung, 18,4% cư dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bỏ xứ tha phương cầu thực. Có những khu vực như ĐBSCL, tỉ lệ tăng trưởng dân số hiện nay là -0,13%! Đáng nói là hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam vẫn quyết định chi thêm 193 ngàn tỉ nữa để tiếp tục “xây dựng nông thôn mới” trong năm năm từ 2016 đến 2020 (4). Năm 2019 sắp hết, hơn hai tuần nữa là đến năm 2020 – thời điểm kết thúc kế hoạch năm năm “xây dựng nông thôn mới” lần thứ hai. Nếu đem thực trạng của nông nghiệp, nông thôn, hiện tại cũng như tương lai của nông dân đặt bên cạnh chương trình “xây dựng nông thôn mới” và các dự án đủ loại liên quan đến nông nghiệp, ắt sẽ thấy Thủ tướng và các đồng chí chưa bao giờ vì nông dân, chẳng hề đoái hoài đến nông thôn và cũng không thèm bận tâm tới nông nghiệp. Thủ tướng quả là cao… cờ khi tổ chức “đối thoại với nông dân”, vừa cam kết “lắng nghe”, vừa hứa “tiếp thu” để chi hết trăm ngàn tỉ này tới trăm ngàn tỉ khác rổi bảo nông dân… “tự cứu”! Chú thích (1) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/thu-tuong-da-den-luc-nong-dan-cuu-minh-truoc-khi-doi-hoi-nha-nuoc-cuu-596660.html (2) https://baohaiduong.vn/kinh-te—tieu-dung/thu-tuong-chinh-phu-doi-thoai-voi-nong-dan-87394 (3) http://www.thesaigontimes.vn/153485/Da-danh-hon-850000-ti-dong-cho-chuong-trinh-nong-thon-moi.html (4) http://thanhtra.com.vn/xa-hoi/doi-song/hon-193-nghin-ty-dong-xay-dung-ntm-giai-doan-2016-2020_t114c1159n108008  
......

Trần Đức Hà có phải là Vũ Nhôm thứ hai?

Trần Đức Hà Lao Ta| Báo Vietnamnet là nơi đưa tin đầu tiên về vụ người đàn ông tên là Trần Đức Hà đánh cháu bé N.A bị chấn thương nghiêm trọng. Cũng theo báo này, các trích xuất camera cũng như người làm chứng, đều khẳng định thông tin trên là chính xác. Vẫn theo mô tả của tờ báo này, thì ông Đỗ Xuân Chung (bảo vệ khu vui chơi, nơi cháu N.A bị hành hung) còn cho biết chi tiết: "Cháu N.A ôm lấy tôi cầu cứu nhưng ông Hà vẫn giằng cháu ra khỏi người tôi. Ông này túm cổ áo, chân đá vào mông, tiếp tục dùng tay đánh vào thái dương cháu bé. Chúng tôi không thể ngăn cản được người đàn ông này”. Bệnh viện Hồng Ngọc kết luận “cháu N.A bị chấn thương sọ não, chấn thương ngực, chấn động não, chấn thương phần mềm vùng ngực”. Vụ việc xảy ra tại một trong những nơi được coi là văn minh nhất Hà Nội, nhân chứng, vật chứng, hình ảnh chứng minh Trần Đức Hà đánh dã man cháu N.A đều đủ cả. Cộng đồng mạng mấy ngày nay cũng đã sục sôi căm phẫn về hành vi này, của một kẻ mất hết nhân tính. Nhưng chả hiểu sao kẻ gây án cứ tiếp tục nhởn nhơ. Giả sử hắn ta lại thích thể hiện quyền lực côn đồ, hắn có thừa thời gian để biến vài cháu bé khác thành thân tàn ma dại. Có chuyện gì bí ẩn ở đây? Dư luận có vẻ không tin những lời khoe khoang của Trần Đức Hà khi anh ta luôn vênh váo xưng là người của Văn phòng Chính phủ, là cán bộ Văn phòng Trung ương Đảng, có nhiều mối quan hệ với các cán bộ cao cấp, bàn tay có thể che được cả mặt trời? Nhưng bằng vào bài báo mới nhất, cũng trên Vietnamnet, cho thấy Trần Đức Hà đang trơ tráo ngang nhiên thách thức bố cháu bé muốn kiện đâu thì kiện (ý ông ta, kiện ở đâu thì gia đình cháu N.A cũng thua!), tôi cho rằng: 1-Rất có thể những gì Trần Đức Hà nói về bản thân anh ta là thật. Không thế, làm sao anh ta dám thách thức toàn xã hội (chứ chả riêng gì gia đình cháu N.A) 2-Rất có thể các cơ quan chức năng biết rõ mọi việc, có trong tay đủ chứng cứ để khởi tố Trần Đức Hà về tội gây thương tích cho người khác một cách đê hèn (tình tiết tăng nặng: Đối tượng bị hành hung là trẻ con) nhưng còn chờ chỉ đạo để xem có nên động vào ngài “con trời” này hay không? Rất có thể anh ta là một kiểu “Vũ Nhôm” khác (nhưng mà đang ở thời kỳ đỉnh cao quyền lực) thì no đòn? Bằng cớ là chưa có bất cứ cơ quan bảo vệ trẻ em cùng các Hội đoàn nào dám ho he lên tiếng. Một người phải thế nào mới dám lớn tiếng tuyên bố với một cháu bé: “Nếu mày không cầm vợt để tao quay làm bằng chứng tao sẽ đánh mày chết. Tao quay video xong sẽ đưa lên mạng để cho mày vào tù khi mày 18 tuổi”. Và với một kẻ như vậy thì các cấp các ngành “rén” cũng không có gì lạ ở đất nước này. Quý vị có thấy lời lẽ này giống với lời của đám cẩu quan trong truyện Thủy Hử? Chúng ta hãy cùng chờ xem.   Với tôi, nếu vụ việc này chìm xuồng, thì dư luận có quyền tin vào lời của Trần Đức Hà và khi đó nơi mang tiếng nhục nhã nhất rõ ràng là Văn phòng chính phủ và Văn phòng Trung ương đảng?  
......

Tại sao Hoàng Trung Hải bị Nguyễn Phú Trọng sờ tới!

   Hoàng Trung Hải - Nguyễn Phú Trọng Tác giả: Quê Hương| Tại đại hội Đảng lần thứ 11, diễn ra tại Hà Nội vào cuối tháng 1 năm 2016, cuộc đấu đá chính trị trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam đã lên đến đỉnh điểm. Khi mà cả thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng tranh giành chức Tổng Bí Thư nhiệm kỳ tiếp theo. Do là con của chủ tịch Hồ Chí Minh (Nguyễn Phú Trọng cũng không có bố chính thức giống người tiền nhiệm Nông Đức Mạnh) nên theo luật bất thành văn Cha Truyền Con Nối, Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được ở lại. Một trong những điều kiện Nguyễn Tấn Dũng đưa ra trước khi về làm người “tử tế”. Đó là những người thân tín của ông ta được nắm quyền cao nhất ở cả 3 thành phố lớn. Đó chính là lý do 3 đệ tử của Dũng là Hoàng Trung Hải, Đinh La Thăng và Nguyễn Xuân Anh được lựa chọn để ngồi vào chiếc ghế Bí thư thành ủy của 3 thành phố lớn nhất nước là Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẵng. Với quyết tâm để Dũng về nghỉ trước rồi xử lý các đệ tử của ông ta sau, Trọng và bộ chính trị do ông ta thao túng đã đồng ý về phương án nhân sự trên. Và như tất cả đều biết, Trọng đã phát động chiến dịch “Đả hổ diệt ruồi” phiên bản Việt Nam để thực hiện ý đồ thâu tóm quyền lực. Sau khi đầu độc được tay chân thân tín nhất của Ba Dũng là Trần Đại Quang, Trọng chính thức thâu tóm thêm chức Chủ tịch nước, đồng thời chính thức ngồi 2 ghế như người cha Hồ Chí Minh của ông ta đã từng làm. Đúng như mưu đồ chính trị được bày ra, Trọng đã hạ bệ luôn cả Đinh La Thăng vì những sai phạm ở Tập Đoàn Dầu Khí Quốc gia và Nguyễn Xuân Anh vì vi phạm khuyết điểm nghiêm trọng. Sau khi đã bứng đi đi được 2 chân của chiếc kiềng thì chiếc chân thứ 3 trở nên mong manh. Nhưng do vừa cho 2 bí thư thành ủy của 2 trong 3 thành phố lớn nhất nước vào lò thì chiếc chân thứ 3 gần như vô tác dụng, hơn nữa nếu gần như đồng loạt cách chức tới 3 quan chức hàng đầu như vậy, trong khi Trần Đại Quang vừa chết thì sợ lòng quan chức cộng sản hoang mang, dân chúng hoảng loạn. Nên Hoàng Trung Hải tạm thời yên thân. Thêm một chi tiết nữa, Hoàng Trung Hải có cha là người Hoa cho nên việc động tới ông này trở nên khá nhạy cảm trong quan hệ với Tập Cận Bình nên Trọng chưa thể ra tay được vì vuốt mặt thì phải nể mũi. Mặc dủ vậy, thời thế giờ đã khác. Khi mà Trung Quốc gia tăng ăn hiếp Việt Nam trên biển Đông và mối quan hệ Việt Trung trở nên trắc trở thì Nguyễn Phú Trọng cũng không còn phải nể Tập Cận Bình nữa. Trong khi đó, việc không cho được quan chức cấp cao nào vào lò khiến dư luận đặt ra câu hỏi liệu lò đã tắt chưa. Đây chính là lúc cần phải tìm củi cho vào lò. Và thế là thanh củi to Hoàng Trung Hải bắt đầu được hơ nóng để ném vào lò. Ông ta bị các đồng đảng của mình bêu tội danh đã có những chỉ đạo sai lệch trong vụ đầu tư hàng trăm ngàn tỷ đầu tư vào nhà máy Gang Thép Thái Nguyên rồi để bỏ hoang. Mặc dù mới chỉ là đánh động bằng việc Ban Tuyên Giáo chỉ đạo các tờ báo lá cải bới móc tội của Hoàng. Nguyễn Phú Trọng đang chờ phản ứng từ Tập Cận Bình. Có thể nói số phận của Hải bây giờ hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ thân mật giữa VN-Trung Quốc./.  
......

Anh Thưởng lại chơi chữ

Võ Văn Thưởng. Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương đảng CSVN. Ảnh chụp báo Thanh Niên Phạm Nhật Bình – Web Việt Tân| Tham nhũng trong bộ máy đảng và chính phủ CSVN ngày nay được mô tả là “quốc nạn”, nhưng lại là một loại quốc nạn phát triển bền vững từ trên xuống dưới. Tham nhũng từ phía chính quyền đã thực sự trở thành tai hoạ, tác hại mọi mặt trong trong đời sống xã hội Việt Nam. Đến nỗi nó làm tê liệt đời sống tinh thần người dân, khiến họ phải chấp nhận chung sống với tham nhũng như một người bạn đường đáng ghét mà không làm gì được. Nguồn gốc của nạn tham nhũng, người dân Việt Nam ai cũng biết. Nó bắt nguồn từ thể chế toàn trị mà đảng CSVN áp đặt lên đất nước. Thể chế ấy lấy sự cai trị độc tài bao trùm lên đời sống người dân trong mọi lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế, y tế, giáo dục… Từ đó gây ra sự sợ hãi trong dân chúng, bắt dân chúng phải thần phục chính quyền và chấp nhận tham nhũng, đứa con đẻ của nền độc tài cộng sản. Nhưng mới đây vào ngày 10 Tháng Mười Hai, vừa qua, ông Võ Văn Thưởng Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương đã xuất hiện tại diễn đàn đại hội của Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam và tuyên bố như một kẻ dạy đời “Chỗ này, chỗ kia người ta bảo chỉ có thể chế của mình mới đẻ ra tham nhũng. Cái đó là nói bậy, Cái đó là nói không đúng.” Đám thanh niên ngồi bên dưới hẳn phải bấm bụng cười thầm khi nghe và nhìn trưởng ban tuyên giáo diễn xuất rất bình tĩnh. Rõ ràng anh Thưởng muốn bào chữa cho tham nhũng, hay nói khác đi bào chữa cho Đảng. Theo ý anh Thưởng thì tham nhũng tràn lan hiện nay không phải do thể chế cộng sản tạo ra, nói như vậy là nói sai, nói bậy, là luận điệu của các thế lực thù địch. Rất may là anh Thưởng chưa trao cái quyền được tham nhũng của cán bộ cộng sản vào tay thế lực thù địch đang hiện diện đâu đó. Vậy người ta có thể hỏi thẳng anh Thưởng, thể chế hiện nay là gì mà từ ngày đảng Cộng Sản cầm quyền trên cả nước, lại trở thành một cái nôi cho những bầy chuột tham nhũng đục khoét. Đến nỗi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng phải dựng lò đốt củi tham nhũng liên tục 4 năm qua mà vẫn chưa hết củi. Không những thế, ngay từ lúc nhóm lò đốt củi với mục đích răn đe, tham nhũng vẫn nhởn nhơ gia tăng ngày càng bền vững mà không hề có hiện tượng giảm bớt hay bị tiêu diệt. Từ Đinh La Thăng đến Trịnh Xuân Thanh và nhóm cán bộ đầu cơ gian lận ngân hàng được ban cho những bản án khá nặng cũng không làm chùn bước quan tham. Tiếp theo lại thấy xuất hiện hai cựu bộ trưởng Bộ 4T bỏ túi bạc triệu đô-la trong một thương vụ có một không hai. Mới nhất, hôm tháng Mười Hai, Uỷ Ban Kiểm Tra Trung Ương sau kỳ họp 41 đã đưa ra kết luận vi phạm đối với đầu não Công ty Gang Thép Thái Nguyên trong dự án Tisco 2. Trong dự án này, Vũ Huy Hoàng Bộ Trưởng Công thương và Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải thời gian đó cũng bị sờ gáy vì những chỉ đạo làm thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng và Tisco 2 chịu cảnh đắp chiếu. Nhưng Dự án Tisco 2 cũng chỉ là một trong 12 dự án đình đám của Bộ Công Thương tê liệt trong sản xuất kinh doanh, nợ nần chồng chất mà không tìm ra lối thoát. Vì sao có tình trạng này? Đó là do thể chế ở Việt Nam hiện nay là thể chế độc tài đảng trị, đảng CSVN thống trị đất nước toàn diện và triệt để. Quyền lực chính trị nằm trong tay một số người và quyền lợi được ban phát theo từng phe nhóm trong đảng, trong chính phủ. Trong cảnh một mình một chợ, chỉ có cán bộ đảng CSVN mới có thể sử dụng quyền lực vô giới hạn làm công cụ cho tham nhũng công khai dưới sự bảo vệ của luật pháp do thể chế nguỵ tạo. Tham nhũng sản sinh ở Việt Nam không chỉ giới hạn trong một nhóm người mà là cả một bầy chuột lớn chuột nhỏ, chuột cha chuột con sống chui rúc trong mọi ngõ ngách. Người ta dễ dàng tìm thấy tham nhũng trong cơ quan đảng, trong bộ máy nhà nước, trong quốc hội, trong công đoàn, từ trung ương đến địa phương và ngay cả trong các cơ quan có nhiệm vụ chống tham nhũng. Điều này thật chua chát khi chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lạc quan báo cáo trước quốc hội “tham nhũng đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm”. Trong khi đó hôm 7 Tháng Mười Hai, viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Thành Hồ công bố trước Hội Đồng Nhân Dân con số tội phạm tham nhũng và lợi dụng chức vụ của thành phố này tăng từ 240% đến 250%, đứng đầu bảng trong 7 nhóm tội phạm! Thật ra, điều mà ai cũng thừa nhận là tham nhũng hiện diện trong mọi cơ chế chính quyền khắp nơi trên thế giới dưới mọi hình thức, bởi lòng tham của bất cứ con người nào có quyền lực trong tay. Nhưng nếu đó là một thể chế dân chủ và tôn trọng báo chí thì tham nhũng chắc chắn sẽ bị triệt tiêu. Bởi vì qua tự do ngôn luận, sự lợi dụng chức vụ để tham ô của các viên chức chính quyền dù kín đáo đến đâu cũng sẽ bị phanh phui và mang ra trước ánh sáng. Đó chính là đệ tứ quyền mà những quốc gia kềm kẹp báo chí như Việt Nam không có được, khiến tham nhũng tha hồ hoành hành không còn biết sợ ai. Tóm lại trong các xã hội độc tài, nhất là độc tài cộng sản như ở Việt Nam, đảng chi phối tất cả hoạt động của chính quyền, vì thế mọi người đều phải tham nhũng như một mệnh lệnh. Cho dù ông Thưởng có đem “70 cán bộ cao cấp thuộc diện trung ương” đã bị kỷ luật để bào chữa cho sự liêm chính của thể chế Cộng Sản Việt Nam thì bộ mặt của đảng cũng chẳng sạch sẽ gì hơn. Phạm Nhật Bình  
......

Càng cúi mình van xin càng không nâng được phẩm giá!

Nguyen Ngoc Chu| Ông Park Hang Seo là một huấn luyện viên tài ba. Ông đã đưa bóng đá Việt Nam đạt được những thành tích mà các huấn luyện viên ngoại chưa ai làm được. Đó là điều không ai phủ nhận. Cũng cần lưu ý rằng ông Park Hang Seo đã may mắn gặp được một thế hệ cầu thủ tài năng, được đào tạo bài bản từ bé, và có hình thể tương đối. Có bột mới gột nên hồ! Và ông Park Hang Seo là người biết ‘gột nên hồ’. Nhưng thể thao vô cùng khắc nghiệt. Cuộc đời người huấn luyện viên bóng đá lại càng khắc nghiệt. Chiến thắng là hào quang. Thất bại là mất việc. Sau đỉnh cao vinh quang chói lọi là thung lũng, vực sâu. Ai cũng phải chấm dứt thời kỳ hoàng kim. Vậy nên nghe tin ông Nguyễn Công Khanh – Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực của Bộ Tư pháp “cho rằng Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có thể vận động Huấn luyện viên Park Hang Seo nhập quốc tịch Việt Nam cơ quan chức năng hai nước sẽ trao đổi để ông Park Hang Seo vẫn giữ quốc tịch Hàn Quốc” thì không thấy vui mà chỉ thấy buồn đến muốn khóc. Dẫu tin này đã lâu (Dantri.vn, 27/1/2019) sau trận chung kết U23 ở Thường Châu, nhưng nay nhiều người nhắc lại sau chiến thắng của U22 Việt Nam tại Seagames 30, nên phải lưu tâm khuyến cáo. Ông Cục trưởng Cục Hộ tịch và Quốc tịch đề nghị: Ông Nguyễn Công Khanh “Tôi cho rằng với vai trò rất quan trọng và công lao của HLV Park Hang Seo thì hai Nhà nước, hai Chính phủ, đặc biệt là Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Hàn Quốc có thể thoả thuận với nhau để Chủ tịch nước Việt Nam cũng như Tổng thống Hàn Quốc cho phép ông HLV đặc biệt này được giữ quốc tịch Hàn Quốc khi nhập quốc tịch Việt Nam”. “Nếu có yêu cầu như vậy thì về phía Bộ Tư pháp với tư cách Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực, tôi sẽ làm hết mình để có thể thể hiện được mong muốn đó”(Dantri.vn, 27/1/2019). Điều kiện tiên quyết để nhập quốc tịch Việt Nam là phải bỏ quốc tịch Hàn quốc. Làm sao có thể thay đổi luật pháp Việt Nam để làm ngoại lệ cho một số người. Pháp luật là duy nhất cho thứ dân cũng như chủ tịch nước. Bởi thế, muốn khóc chính là vì pháp luật ở Việt Nam có thể thay đổi cho người này mà không thay đổi cho người kia. Muốn khóc là vì người cầm cương pháp luật như ông Nguyễn Công Khanh lại tùy tiện thay đổi pháp luật. Muốn khóc là vì xã hội đã đào tạo ra không chỉ một mình ông Nguyễn Công Khanh mà cả một đội ngũ không đếm xuể những người trong suy nghĩ xem thay đổi pháp luật là điều bình thường, và họ thường xuyên thay đổi pháp luật mà không bị pháp luật trừng trị. Muốn khóc vì đó là sản phẩm của một nhà nước chưa trọn vẹn pháp quyền. Nên oan sai, bất công nhiều không đếm xuể. Liên đoàn bóng đá Việt Nam đừng nghe lời ông Nguyễn Công Khanh hay ai đó, nhất là sau thắng lợi của U22 ở seagames 30. Vì ông Park Hang Seo sẽ không bao giờ xin gia nhập quốc tịch Việt Nam cả. Đơn giản bởi ông Park Hang Seo biết rằng ông không thể đưa bóng đá Việt Nam từ thắng lợi này qua thắng lợi khác. Thất bại là ông mất việc. Đơn giản bởi ông Park Hang Seo không biết trình hộ chiếu Việt Nam lúc quá cảnh nước nào. Hộ chiếu Hàn Quốc uy lực thuộc nhóm số 2 thế giới. Đi 169 nước không cần xin Visa. Còn hộ chiếu Việt Nam (xếp thứ 66 thế giới), đi đâu hầu như cũng phải xin Visa vô cùng khó khăn. Ngay cả khi bước vào biên giới quá cảnh Việt Nam, thì hộ chiếu Hàn Quốc vẫn có uy lực hơn hộ chiếu Việt Nam. Và cuối cùng mấu chốt nhất là Hàn Quốc không thể ngoại lệ cho ông Park. Hàn Quốc là nhà nước pháp quyền, không thể ngoại lệ cho cả tổng thống. Việc phải làm, là xây dựng Việt Nam giàu mạnh, đến nỗi công dân nước ngoài muốn xin nhập quốc tịch Việt Nam, chứ không phải công dân Việt Nam xin nhập quốc tịch nước ngoài vì mưu sinh và môi trường sống. Càng không phải van xin người nước ngoài gia nhập quốc tịch Việt Nam. Việc phải làm, là xây dựng Việt Nam thành một nhà nước pháp quyền để không ai tự tiện thay đổi được pháp luật- ngoài toàn dân, chứ không phải tùy tiện thay đổi luật cho một ai đó. Càng cúi mình van xin càng không nâng được phẩm giá!  
......

Ước mơ hay mơ ngủ

Khách Huyền Đao   Nói thẳng thì chỉ là trò lường gạt niềm tin để kiếm chút cổ phiếu của Vượng Vin. Thị trường xe hơi của Mỹ hàng trăm năm nay, không phải muốn là có thể xâm nhập được. Mỹ có 3 ông lớn. Đức cũng có 3 thương hiệu lớn. Nhật cũng 3 tay chơi. Phía Đại Hàn thì Huyndai phải chật vật mãi từ năm 1985 tới giờ mà chỉ mới có thể há mồm ngoạm một miếng nhỏ trong dòng xe Sedan. Anh thì bán lai rai được vài chiếc làm kiểu cho vui. Ngoài ra thì Ý (Alfa Romeo, Fiat), Pháp (Peugeot, Citroen, Renault) chưa hề lén phén chen chân nổi vào thị trường khó tính này. Thụy Điển cũng chấp nhận chầu rìa, cho dù SAAB có khả năng chế tạo phản lực cơ. Tàu, với thế mạnh giá rẻ, cũng đành phải thúc thủ dù đã binh nhiều đường khác nhau, từ việc bỏ tiền mua lại một dòng xe đắc tiền của GMC (Hummer), cho đến mua lại nguyên một hãng của Thụy Điển (Volvo). Chú Sam vẫn một mực lắc đầu không cho phép bén mảng đến thị trường của mình. Cái hàng rào lớn nhất mà chú ba Thòong vấp phải là hàng rào khí thải và an toàn. Cú ngã xấp mặt này, xảy ra đâu khoảng chừng hơn chục năm về trước và cho đến giờ này thì giấc mộng đó coi như là phải xếp lại và cất vào viện bảo tàng. Tesla của Elon Musk là một hãng xe của Mỹ 100%. Elon Musk là một thương gia kiêm tương lai học (Futurist) đặc sắc. Anh này đang thay đổi thế giới với các dự án mang tầm vóc thái dương hệ. Thành công của Elon Musk vượt xa nhiều người và nhiều công ty khác, Elon qua mặt Google với kế hoạch internet vệ tinh. Elon bỏ xa Blue Origin của Jeff Bezos với các thành công trong việc chế tạo hỏa tiễn tái sử dụng và các hợp đồng đưa hàng hóa vào không gian. Elon Musk đang hăm he chiếm toàn bộ thị trường năng lượng mặt trời. Tháng rồi, Tesla của Elon Musk đã ra mắt kiểu xe thứ 4 của công ty, chiếc bán tải Cybertruck. Nhưng dù cho đã thành lập được 16 năm, dù đạt được những thành công vang dội, đã gầy dựng thương hiệu Tesla trở thành một thứ giáo phái, đã xây dựng và đưa vào hoạt động một nhà máy thuộc hạng "siêu" ... Tesla vẫn chưa thể vượt qua được cái rào cản chua cay và khổng lồ nhất của thị trường xe hơi tại Mỹ, đó là NADA, tức National Automobile Dealers Association (Hiệp Hội Quốc Gia các Hệ Thống Phân Phối Xe Hơi). "Ông lớn" này mà không gật đầu thì sẽ chẳng có bất kỳ một chiếc xe nào được bày bán ở các địa điểm phân phối cả! Cho nên mãi đến hiện giờ. Tesla vẫn chưa được phép có một cơ sở, một cửa hàng phân phối, một bãi bán xe để khách hàng có thể bước vào, sờ ngắm, lựa chọn và leo lên lái thử. Khách hàng của Tesla vẫn tiếp tục phải đặt hàng qua mạng internet. Dù cho đã xây dựng được hàng chục ngàn trụ sạc điện trên toàn thế giới, Tesla vẫn phải chấp nhận thu mình trong một vài cửa hàng trưng bày nhỏ bé ở chỉ một vài địa điểm lẻ loi trên toàn nước Mỹ và tình trạng bị cô lập này vẫn chưa hứa hẹn bất kỳ một dấu hiệu tiến bộ nào hơn trong vòng 10 năm tới đây. Trung cộng té sấp mặt khi vừa chạm vào hàng rào tiêu chuẩn môi trường và an toàn của Mỹ. Bèn biết thân biết phận, quay về làm xe cho dân khoái xì dầu. Vượng Vin đang ngủ, nửa đêm giật mình thức giấc, nghĩ ra cách vượt qua hàng rào tiêu chuẩn khí thải bằng cách làm xe điện. Còn rào cản an toàn và thằng khổng lồ NADA thì Vượng Vin không nhìn thấy trong giấc mơ của mình. Phạm Nhật Vượng chủ xe Vinfast tuyên bố. Anh Vượng tuổi gì và đang tính gạt ai đây khi tuyên bố bán xe sang Mỹ? Bỏ đi Tám.  
......

Bruxelles Bỉ Quốc: Biểu tình Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2019

Vào trưa ngày thứ Ba,10.12.2019, mặc dầu thời tiết đã sắp bước vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp còn 5 độ C trong tuần thứ hai mùa Vọng, hàng trăm đồng bào từ các nước Pháp, Ðức, Hoà-Lan, Thụy Sĩ và Vương Quốc Bỉ đã tập trung tại quảng trường Rond Point Schuman trước quốc hội Ấu Châu để tham dự cuộc biểu tình do Cộng Ðồng Việt Nam Tự Do Vương Quốc Bỉ tổ chức, đúng vào ngày kỷ niệm 71 năm Quốc Tế Nhân Quyền để lên tiếng cho và đấu tranh cho nhân quyền, tự do và dân chủ tại Việt Nam. Đặc biệt tham dự cuộc biểu tình này còn có một số người dân Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, Hong Kong để biểu lộ sự đồng hành cùng người Việt trong cuộc tranh đấu chống lại sự vi phạm nhân quyền của các nhà cầm quyền độc tài Bắc Kinh, Hong Kong và Việt Nam. Tại địa điểm tổ chức, rừng cờ vàng, cờ Tây Tạng, cờ của các nước Bỉ, Hoà-Lan, Ðức, Pháp phất phới bay trong gió, xen lẫn với các biểu ngữ với nội dung đòi hỏi tôn trọng nhân quyền, đặc biệt các hình ảnh của các tù nhân lương tâm tại Việt Nam đã tạo nhiều chú ý cho người đi đường. Trong nghi lễ khai mạc vào lúc 14g30, mọi người cùng nghiêm trang chào quốc kỳ, hát quốc ca và tưởng nhớ đến các nạn nhân của chế độ độc tài cộng sản. Tiếp theo đó, bác sĩ Nguyễn Quốc Bảo đã thay mặt ban tổ chức chào mừng các phái đoàn đến tham dự và đồng hương. Ông cũng nêu lên ý nghĩa của cuộc biểu tình, nhằm đánh động dư luận thế giới về sự vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam. Song song với cuộc biểu tình, một phái đoàn Việt Nam gồm đại diện các tổ chức Hội đoàn như Liên Hội Người Việt Tị nạn CS CHLBĐ, Hội Người Việt Tị Nạn Cộng sản tại Nürmberg và đảng Việt Tân đã có cuộc gặp gỡ 11 Dân Biểu trong Quốc Hội Âu Châu đặc trách trong các Ủy Ban Nhân Quyền, Ủy Ban Thương mại Quốc Tế, Khối Đông Nam Á đặc trách sự vụ, thương mại giữa Liên Hiệp Âu Châu (EU) và Việt Nam nhằm thảo luận và đề nghị Quốc Hội Âu Châu hoãn phê chuẩn các Hiệp Định Tự Do Thương Mại EU – VN (EVFTA) và Hiệp Định Bảo Hộ Đầu Tư (IPA). Trong phần phát biểu của các dân biểu Ấu Châu như bà Maria Arena, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Quyền Âu Châu, là 1 trong những người đầu tiên phản đối EVFTA và bà dân biểu Saskia Bricmont, đặc trách về Thương mại giữa EU và Việt Nam. Hai vị dân biểu này đã lên tiếng mạnh mẽ chống hiệp định thương mại giữ EU và VN nếu Nhân Quyền không được tôn trọng tại Việt Nam. Hai bà cũng bày tỏ sự hỗ trợ về cuộc tranh đấu chính đáng của người Việt Nam, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ và Hong Kong. Ngoài ra còn có phát biểu của một số hội đoàn ngoại quốc như ông Vincent Metten (International Campaign for Tibet in Brussel), bà Zumretay Arkin (Executive member of World Uyghur Congress), Ms Jo Tam & M. Louis Chik (Stand with Hong Kong de Belgique), ông Phurbo, đại diện Cộng Đồng Tây Tạng tại Bỉ...cũng bày tỏ sự đoàn kết cùng người Việt trong cuộc tranh đấu cho nhân quyền đang bị các nhà cầm quyền  Bắc Kinh, Hong Kong và Việt Nam vi phạm trầm trọng. Hàng trên từ trái sang: Bà Maria Arena, bà dân biểu Saskia Bricmont, ông Vincent Metten Hàng dưới từ trái sang: Ông Phurbo, Linh mục Nguyễn Hùng Lân, Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm. Về phía người Việt có một số đại diện hội đoàn, đảng phái đã phát biểu gồm ông Đặng Vũ Sơn (Tinh Thần Diên Hồng – TT Trần Văn Bá), Bác sĩ  Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên Hội Người Việt Tỵ Nan tại CHLBÐức, ông Nguyễn Quang Kế (Chủ tịch Cộng Ðồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hoà-Lan), ông Trịnh Ðỗ Tôn Vinh (đại diện Việt Tân Âu Châu) và Nhà văn nữ Nguyễn Tuyết Nga (Bỉ quốc)..... Các vị này đã bày tỏ sự quyết tâm của người Việt Hải Ngoại luôn sát cánh cùng đồng bào trong nước trong công cuộc đấu tranh chấm dứt sự cai trị của độc tài cộng sản để xây dựng một nước Việt Nam Tự Do, Dân Chủ và Quyền Con Người được tôn trọng. Linh mục Nguyễn Hùng Lân (Bỉ quốc) và một vị đại diện nhóm người Tây Tạng đã cùng mọi người cầu nguyện cho các nạn nhân của cộng sản, đặc biệt là tù nhân lương tâm Ðào Quang Thực vừa mới mất trong nhà tù cộng sản vào đúng ngày kỷ niệm Quốc Tế Nhân Quyền. Mọi người càng cảm thấy ghê tởm sự vô đạo đức của chế độ cộng sản khi biết rằng trại giam của chế độ không đồng ý cho thân nhân của ông mang xác về nhà mai táng và muốn chôn ông trong trại giam. Ông Lê Hữu Đào, Chủ tịch Cộng đồng người Việt tại Liege, đồng thời cùng là thành viên BTC buổi biểu tình, trước khi tuyên bố chấm dứt cuộc biểu tình đã một lần nữa cám ơn tất cả mọi người và trong dịp này đã thông báo về việc một số cộng đồng người Việt tại Âu Châu sẽ liên kết cùng nhau tổ chức kỷ niệm 45 năm ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư tại thủ đô Berlin thuộc CHLB Đức vào năm 2020. Dưới sự hướng dẫn của ông Nguyễn Khắc Long mọi người cùng hô vang các khẩu hiệu “Tự Do cho Việt Nam”, “Dân Chủ cho Việt Nam”. “Nhân Quyền cho Việt Nam” bằng các ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp và hát những bài ca rực lửa đấu tranh. Tiếng hô khẩu hiệu nói lên nguyện vọng của người dân Việt Nam, Hong Kong, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ bị áp bức đã vang dội khắp phố, nói lên thảm cảnh của nhân loại trong các chế độ độc tài cộng sản còn sót lại trên trái đất. Cuộc biểu tình chấm dứt vào lúc 16g30 phút cùng ngày. Thế Truyền tường thuật.    
......

Chỗ đáng khinh bỉ của bóng đá

Ảnh minh họa: đánh tráo khái niệm Phạm Lưu Vũ| Chờ nguội bớt cơn cuồng si bóng đá đã tôi mới lên tiếng. Rằng bóng đá có nhiều cái đáng yêu, song cũng không ít điều đáng khinh bỉ. Một trong những điều đáng khinh bỉ đó là đánh tráo khái niệm. Việt Nam có vô địch không? Không hề, chỉ có đội tuyển bóng đá U22 Việt Nam đoạt chức vô địch kỳ Sea Gam vừa rồi. Nói đầy đủ thì phải như thế. Dù có vô địch bóng đá trẻ thì cũng chỉ nằm trong vùng trũng nhất thế giới về mọi môn thể thao, ngoại trừ những môn ném đá giấu tay, đánh trống bỏ dùi, mồm miệng đỡ chân tay… thì thế giới người ta không thi. Danh hiệu vô địch ấy cũng vô thường, không phải là vĩnh viễn, nó chỉ tồn tại giữa 2 kỳ Sea Gam. Nó làm sướng tạm thời, tạm quên đi những trăm tỉ, ngàn tỉ tài sản của đất nước đã và đang bị ăn cắp, cả nước đang hàng ngày, hàng giờ bị móc túi… Thế cũng đủ đáng trách lắm rồi. Nhưng sướng đến nỗi ngủ quên một lèo không bao giờ dậy nữa, quên cả nỗi nhục mất đất liên, mất biển đảo, mất chủ quyền… vào tay Trung Quốc, bị Trung Quốc đầu độc môi trường, bị Trung Quốc tròng cổ dắt đi, khiến nền kinh tế không còn đường thoát… Tức là đã và đang thất bại thảm hại trước Trung Quốc, thì câu khẩu hiệu: “Việt Nam vô địch” là sự đánh tráo khái niệm đáng khinh bỉ của bóng đá. Cho nên cách đây 8 thế kỷ, trước họa giặc xâm lược phương Bắc, Hưng Đạo Đại vương đã cảnh cáo: “cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể làm mưu lược nhà binh…”. Lời hịch vẫn còn đó, nhưng rất nhiều kẻ cuồng si đã quên.    
......

Tận cùng của sự khốn nạn.

Hàng nghìn que thử HIV, viêm gan B bị cắt đôi trước khi tiến hành xét nghiệm Do Duy Ngoc| ‘…Và thế là mạnh ai nấy ăn, cấp cao ăn lớn, cấp nhỏ ăn nhỏ, ngành nghề nào cũng kiếm cách để kiếm chác và cuối cùng, nạn nhân là đám dân nghèo, bị bóc lột đến tận xương tuỷ và bị lừa dối đến đồng bạc cuối cùng. Đất nước nát tan không ngóc đầu lên nổi…’   Nhiều khi đọc tin trên báo, nghe tin trên đài nhà nước mà không tin được. Sao con người Việt thời nay có thể táng tận lương tâm, tàn nhẫn và khốn nạn đến thế? Người đi xét nghiệm là người đi tìm bệnh để chữa, là người có bệnh xem bệnh mình tiến triển hay đã bớt được phần nào. Người thầy thuốc căn cứ vào đấy để đưa ra phác đồ điều trị. Ở đây lại là hàng ngàn que thử bệnh HIV và Viêm gan siêu vi B, hai căn bệnh giết người không khác gì bệnh Ung thư, nếu sai lệch thì hậu quả khủng khiếp thế nào? Tất cả đều gắn với sinh mệnh của một con người, hàng trăm, hàng ngàn con người, thế mà người ta cũng tìm cách để kiếm ăn trên nỗi sống chết, bệnh tật của đồng bào mình. Khi nhà sản xuất làm ra que thử, họ đã tính đúng, tính đủ liều lượng cần thiết để đưa đến kết quả chính xác nhất. Thế mà nỡ lòng nào, vì đồng tiền, những người được khoác cho cái tên mỹ miều "Thiên thần áo trắng" "Từ mẫu" lại biến thành ác quỷ, chẻ đôi que thử để có thể thu lợi nhuận gấp đôi? Và thế thì kết quả ấy làm sao mà chính xác. Người bệnh tiền mất, tật mang. Họ không xứng đáng để làm người bình thường nữa chứ đừng nói đến người khoác áo blouse trắng. Vì đâu nên nỗi, vì sao mà con người thời đại này bất chấp cả lương tri và đạo đức? Vì nghèo ư? Xã hội Việt Nam đã trải qua bao nhiêu giai đoạn đói nghèo, thiếu thốn hơn bây giờ nhiều lần, mà có bao giờ khốn nạn đến thế này đâu? Thế giới cũng có biết bao nhiêu nước nghèo, nghèo và thiếu còn hơn ta nhiều lần nhưng có sản sinh ra giống người như thế này đâu? Thế thì đừng đổ tội cho nghèo đói. Khi con người không chừa một thủ đoạn nào, kể cả cách khốn nạn nhất để thu lợi cho mình, khi đó không còn nhân tính và họ còn tệ hơn thú vật. Con thú còn biết thương xót đồng loại, nên khi họ đánh mất lương tâm, họ không được quyền đứng ngang hàng với con vật. Chẻ đôi que thử, trộn máu bốn người vào chung một ống nghiệm để ăn chênh lệch, sao họ có thể nghĩ ra điều ấy nhỉ? Chỉ cần nghĩ đến đó đã thấy rùng mình cho sự nhẫn tâm của con người. Xét nghiệm cũng với giá không rẻ, lợi nhuận thu được từ việc làm dã man ấy cũng không hề nhỏ. Những đồng tiền họ chia nhau ấy khi họ cầm trong tay họ có vui, có mừng, có hạnh phúc không? Chắc họ chẳng áy náy gì, vì đối với họ, họ chỉ biết có đồng tiền. Cơ quan nào, tổ chức nào cũng Đảng uỷ, có chi bộ, có Đoàn Thanh niên, có Công đoàn, có Hội Phụ nữ.. tất tần tật đoàn thể, nhưng tất cả toa rập nhau để làm điều mờ ám, để chia chác. Người ta bảo: "Một người càng xem trọng tiền bạc thì càng dễ đánh mất đi nội tâm của mình". Ở đây chúng chẳng cần nội tâm, chả cần đạo đức, ném lương tâm cho chó ăn, bán lương tri cho quỷ dữ, tất cả chỉ cần có tiền. Chính xã hội, nền giáo dục đã dạy họ chỉ biết vật chất và lợi nhuận mà đánh mất lương tri. Thấy người ra giàu, mình cũng phải tìm mọi cách để làm giàu. Và họ sẵn sàng làm tất cả, xã hội đầy dẫy ác quỷ đội lốt. Từ xưa, trong truyền thống đạo lý của người Việt, cái đức là quan trọng. Làm gì thì làm phải giữ lấy cái đức, để Đức lưu quang, sáng mãi. Bởi giàu mà thiếu đức thì chẳng bền, gia đình thiếu đức thì lụn bại, dòng họ mà không có đức thì tuyệt tự, tan rã. Thế nhưng, thời đại đã khác xưa, đồng tiền ngự trị tất cả, từ giáo dục cho đến văn hoá, chỉ đề cao đồng tiền. Trong cuộc sống, kẻ có tiền sẽ được kính nể, trọng vọng dù đồng tiền đó dơ bẩn và vô nhân như thế nào. Người có trí tuệ, có tâm hồn, có nhân tính lạc lõng và bị khinh miệt vì không hợp thời, vì nghèo, không biết tận dụng thời cơ, họ trở thành thiểu số, ngơ ngác trước vòng quay của kim tiền. Và thế là mạnh ai nấy ăn, cấp cao ăn lớn, cấp nhỏ ăn nhỏ, ngành nghề nào cũng kiếm cách để kiếm chác và cuối cùng, nạn nhân là đám dân nghèo, bị bóc lột đến tận xương tuỷ và bị lừa dối đến đồng bạc cuối cùng. Đất nước nát tan không ngóc đầu lên nổi. Giữ rừng ăn rừng, giữ đất bán đất, giữ biển bán biển, xây cất, cấp dự án, ký quyết định đều được lại quả, mua quan, bán tước, đến hài cốt liệt sĩ cũng ăn, xây cầu tiêu cho học sinh cũng đớp...hết nói nổi rồi! Ở đất nước này còn bao nhiêu bệnh viện, bao nhiêu phòng xét nghiệm áp dụng kiểu này, chắc chắn không phải chỉ có riêng ở bệnh viện Saint Paul? Thế thì chết rồi! Có muốn kêu gào cũng chẳng biết kêu ai vì luật pháp cũng đang bị đồng tiền sai khiến, kêu đến thần linh, Chúa, Phật thì những đấng thiêng liêng ấy đã chán nản mà bỏ chùa, bỏ nhà thờ mà đi mất rồi. Xã hội chỉ còn lũ lọc lừa thì còn biết bám vào đâu để tin? 9.12.2019 DODUYNGOC  
......

Cán bộ đoàn thừa nhận thanh niên đang mất dần niềm tin vào chế độ

Ngô Đồng - Fb Việt Tân| “Nhiều trang mang màu sắc đỏ thì đối tượng tiếp cận chủ yếu là anh em chúng ta, chúng ta nói cho nhau nghe chứ các thanh niên khác không nghe chúng ta nói. Bài nào mang màu sắc chính trị, tuyên truyền là họ không đọc đến," Nguyễn Đình Khánh, Bí thư Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Nghệ An, phát biểu tại Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa VIII. Báo Thanh Niên hôm 11 Tháng Mười Hai, 2019, đưa tin về Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa VIII. Đại hội được tổ chức nhằm "tuyên truyền truyền phổ biến, cung cấp thông tin, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước cho thanh niên" và "đấu tranh với các thế lực thù địch" Tại Đại hội này, báo Thanh Niên dẫn phát biểu của Nguyễn Đình Khánh, Bí thư Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Nghệ An, thừa nhận "hiện nay một bộ phận không nhỏ thanh niên đang xa rời lý tưởng, có cuộc sống thực dụng, buông thả, thậm chí nhiều thanh niên có biểu hiện tung hê, thích thú với các thông tin trái chiều". Ông Nguyễn Đình Khánh đặc biệt nhấn mạnh, "thời gian qua, các bộ, ngành, trong đó có Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên và cả Bộ Công an, nói nhiều, làm rầm rộ, mạnh mẽ, nhưng “thực tế công tác đấu tranh còn yếu, thậm chí nhiều mặt trận đang thua”. Mặc dù thừa nhận công tác tuyên truyền và đội ngũ dư luận viên còn yếu kém, thế nhưng các giải pháp khắc phục của ông Nguyễn Đình Khánh hay một vị cán bộ đoàn khác là Lê Viết Phương, Bí thư Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, chỉ xoay quanh việc xây dựng "biện pháp kỹ thuật" kiểm soát thông tin. Nghĩa là chỉ muốn tìm cách bịt miệng tiếng nói trái chiều, thay vì phản biên bằng lý luận. Việc "phản động" ngày càng khó đối phó cũng từng là nỗi lo lắng của Trưởng ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng. Theo đó, hồi Tháng Bảy, 2019, ông Võ Văn Thưởng từng than thở: "Những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong bộ máy chính trị là nhóm thế lực thù địch không khó để nhận ra nhưng rất khó đấu tranh." Ngoài ra, thực trạng "Chán Đảng, khô Đoàn, nhạt chính trị" là không mới ở giới trẻ Việt Nam hiện nay. Nhận định về vấn đề này, cựu đại tá QĐND Bùi Tín, hiện đang sống tại Pháp từng nói với Đài Á Châu Tự Do rằng: "Thanh niên hiện nay chúng chán lắm có muốn vào Đảng hay Đoàn đâu. Mà có bắt buộc vào chúng nó cũng có sinh hoạt gì đâu. Chúng không thấy gì bổ ích cả." "Trước kia người ta gọi là Đảng là Đảng ta, Đảng của mình. Còn bây giờ người ta gọi là Đảng của các ông ấy, các phe phái với nhau." Trong khi đó, nhà báo Trương Duy Nhất, cho rằng khát vọng được vào Đảng và Đoàn của giới trẻ hiện nay phai mờ đi rất nhiều mà thay vào đó là những toan tính vào Đảng cho dễ tiến thân: "Trong các trường học người ta vào Đoàn vì cái vị thế, điểm chác, rồi các sinh hoạt chuẩn bị sau này ra trường được cân nhắc thôi. Thực tế, lý tưởng và khát vọng về Đoàn bây giờ tôi cho rằng chỉ có ông hâm mới nghĩ đến chứ thanh niên giờ họ không màng đến chuyện đó đâu." Ngô Đồng  
......

Việt Nam bắt 12 nhà báo trong năm 2019

Các nhà báo bị chính quyền Việt Nam bắt giữ. Từ trái qua: nhà báo Phạm Chí Dũng, nhà báo Trương Duy Nhất, nhà báo Phạm Văn Hóa.  Photo: RFA RFA| Việt Nam bỏ tù 12 nhà báo trong năm 2019 và là một trong nhóm 10 nước hàng đầu thế giới có biện pháp đàn áp đối với báo giới chỉ trích chính phủ. Thông cáo báo chí của Ủy Ban Bảo vệ Ký giả- CPJ, trụ sở tại Hoa Kỳ công bố ngày 11 tháng 12 kết luận như vừa nêu. Cụ thể trên toàn thế giới có ít nhất 250 nhà báo bị bỏ tù trong năm 2019. Năm ngoái con số cũng tương tự chỉ nhỉnh hơn một chút là 255. Trung Quốc là nước bỏ tù nhà báo nhiều nhất trong năm nay với số lượng ít nhất là 48 người; trở thành quốc gia đứng đầu đàn áp giới ký giả trong năm 2019. Theo CPJ thì số lượng nhà báo tại Hoa Lục bị bỏ tù tăng đều đặn mỗi năm kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền và củng cố kiểm soát chính trị tại đất nước đông dân nhất thế giới này. Tại Việt Nam, kể sau kỳ đại hội đảng lần thứ 12 vào tháng giêng năm 2016 và ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức tổng bí thư, biện pháp đàn áp được nhận định tăng mạnh hơn so với trước đó. Nhà báo mới nhất bị bắt vào ngày 21 tháng 11 vừa qua là ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập. CPJ tổng kết đa số những nhà báo bị bỏ tù đều đối diện với cáo buộc chống nhà nước hoặc bị cho là đưa tin giả. Theo CPJ thì chừng 8% những nhà báo bị bỏ tù trên thế giới trong năm 2019 là nữ giới; giảm so với tỷ lệ 13% vào năm ngoái CPJ cho rằng các nhà báo không thể bị cầm tù chỉ vì thực thi nhiệm vụ đưa tin của họ.  
......

Lộng ngôn

canhco’s blog - RFA| “Đã đến lúc nông dân cứu mình trước khi đòi hỏi Nhà nước cứu” là tựa một bài báo của Baomoi Oline viết lại câu phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhân dịp ông chủ trì cuộc đối thoại với nông dân tại Cần Thơ vào ngày 10 tháng 12 với chủ đề “Tháo gỡ vướng mắc, liên kết 6 nhà, kiến tạo chuỗi giá trị nông sản”. Nội dung cuộc nói chuyện không đưa ra bất cứ giải pháp nào mới mẻ nhằm thúc đẩy sức mạnh sản xuất cũng như phát triển sản phẩm nông nghiệp ra thị trường thế giới. Hầu hết Thủ tướng lắng nghe ý kiến người nông dân và ông đưa ra những nhận xét không khác mấy với những quan tâm của họ. Ông đặt vấn đề về nguồn vốn ngân hàng, chi phí vận tải hay nghiên cứu giống lúa mới….tất cả những câu hỏi chưa có lời giải đáp thấu đáo, triệt để cho một kế sách thúc đẩy nông nghiệp trong thời đại 4.0 như ông từng tuyên bố. Cuối cùng thì ông đưa ra phán quyết: “Đã đến lúc nông dân của chúng ta phải cứu mình trước khi đòi hỏi Nhà nước cứu mình”. Thưa ông Thủ tướng, sự lộng ngôn nào cũng để lại di chứng. Câu phát biểu này của ông cho thấy tư duy của người Cộng sản giống hệt nhau khi được ngồi lên chiếc ghế cao nhất. Tư duy quan lại thời phong kiến luôn cho rằng người dân là con đỏ và tuyệt đối không nên đòi hỏi gì ở kẻ cầm quyền. Ông không có vẻ gì kết án dân chúng như bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khi nhăm nhe rằng “Đã làm gì cho đất nước” nhưng qua câu nói có vẻ bình thường này ông cho thấy suy nghĩ chung của bộ sậu đảng Cộng sản lúc nào cũng mặc định “không được đòi hỏi gì ở nhà nước”. Nhưng nếu người dân hỏi lại “vậy thì các ông là ai mà cấm không cho dân đòi hỏi?” Thủ tướng nên nhớ rằng mọi chức vụ, vai trò, quyền hành trong hệ thống của một quốc gia đều do người dân định đoạt qua đồng tiền đóng thuế của họ. Các ông không thể tự mình có đủ nguồn tài lực để vận hành đất nước. Nếu bán tài nguyên quốc gia thì tài nguyên ấy cũng không phải của gia đình các ông để lại mà là của dân chúng thừa hưởng của tổ tiên từ thời lập quốc. Chức vụ các ông đang nắm giữ không khác gì mỗi ngành nghề mà xã hội phân chia cho từng người nhằm phát triển quốc gia. Là nông dân họ cúi mình xuống ruộng, là công nhân họ cặm cụi bên những ổ máy, là trí thức họ ngày đêm tính toán cho những chương trình dự án có lợi cho quốc kế dân sinh ngay cả một người quét rác thì chiếc chổi họ cầm trong tay cũng là trách nhiệm biến xã hội này sạch sẽ. Tất cả những con người bình thường ngày ngày chăm chú làm việc ấy đều có quyền nhìn sang bên cạnh người được mình trả tiền để làm những công việc điều hành đất nước. Nếu là Thủ tướng ông phải biết rằng trách nhiệm mà ông mang trên vai do người dân giao phó và họ đã trả công cho ông đầy đủ để chu toàn trách nhiệm đó. Vì vậy ông có bổn phận đốc thúc theo dõi và chỉnh lý mọi chính sách giúp đỡ nông dân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của mình. Nông dân không những được quyền đòi hỏi mà họ còn có quyền giám sát việc làm của chính phủ nếu chính phủ ấy “của dân, do dân, và vì dân” như chính các ông thường xác nhận. Trong câu nói “Đã đến lúc nông dân của chúng ta phải cứu mình trước khi đòi hỏi Nhà nước cứu mình” mang nặng ngữ nghĩa của bề trên nói với người dưới. Câu này lý ra phải từ miệng người nông dân chân lấm tay bùn kia nói với toàn bộ guồng máy cầm quyền vì đã không thực hiện đúng chức năng mà người dân giao phó, đó là vận hành bộ máy một cách thông minh, khoa học và minh bạch để đất nước phát triển, ngược lại cả guồng máy đang ăn cắp mồ hôi, sức lực của nhân dân đến lúc sức dân cùng kiệt không còn gì để lấy thì các ông lại kêu cứu xin người dân tiếp tay giải quyết nợ công vậy chẳng phải là nhà nước phải tự cứu lấy mình đấy sao? Chưa có trường hợp nào trên khắp hành tinh này mà người dân phải cầu cứu chính quyền để được sống còn mà ngược lại vận mệnh của chính quyền nằm trong tay người dân. Có thể dân chúng không có súng, không có nhà tù không có quyền biểu đạt bằng lá phiếu nhưng thứ mà họ có thì bất cứ chính quyền nào cũng vĩnh viễn không thể tước đoạt được đó là sức mạnh quần chúng. Sức mạnh ấy thừa khả năng lật đổ một chính quyền độc tài hay toàn trị, và một khi nó nổi lên thì không một lực lượng vũ trang nào có thể chống trả. Đừng tưởng người dân mãi mãi ngủ yên trên cái sức mạnh tiềm ẩn ấy chẳng qua lực đẩy chưa đủ lớn để lực lượng quần chúng thức tỉnh và một trong những điều làm họ thức tỉnh chính là câu nói đầy hàm ý khinh bỉ người dân của ông Thủ tướng. Một ngày nào đó sự lộng ngôn sẽ phải trả một cái giá rất đắt. Lúc ấy e rằng nhà nước phải tự cứu mình trước dòng chảy lịch sử chứ không phải cao ngạo như ngày hôm nay trước những con người nông dân hiền lành của đất nước. canhco’s blog  
......

Họ đã nhồi sọ dân như thế nào?

Đỗ Ngà| “Vì tổ quốc XHCN, vì lý tưởng bác Hồ vĩ đại, hãy sẵn sàng!” là câu khẩu hiệu mà CS đã nhồi vào đầu của mỗi người dân Việt Nam ngay từ khi bộ óc còn trắng tinh khôi. Và dù những đứa trẻ này không hiểu gì về câu khẩu hiệu đó thì cũng bị buộc phải đáp “sẵn sàng” như một cái máy ghi âm phát lại. Rồi cũng từ đó như một thứ quán tính, khi lớn lên chúng nghe tất cả những khẩu hiệu, những lời lừa mị của đảng đều tin một cách vô thức. Quán tính là tính chất giữ nguyên bản chất, quán tính càng lớn thì càng khó thay đổi. Cũng tựa như trong vật lý cơ học, khi con người càng lớn tuổi thì càng khó thay đổi tư duy, cho nên khi mà tuổi trẻ bị ép tin đảng sùng bái bác một cách vô thức thì khi lớn lên khuyên chúng bỏ đảng càng khó. Đó là lý do tại sao những người già một khi đã tin đảng tin bác thì vô cùng khó thuyết phục họ thay đổi. Tổ quốc và XHCN khác nhau hay giống nhau? Với tầm tuổi đang đeo khăn quàng đỏ thì không đủ khả năng nhận ra sự khác nhau này, và chúng lại càng không thể nhận ra dụng ý của những kẻ ghép 2 thứ này lại thành một. Với tầm tuổi của những đứa trẻ đeo khăn quàng đỏ, chúng lại càng không thể nhận ra tại sao chúng không thể sống vì lý tưởng của chúng mà lại phải sống cho lý tưởng của kẻ khác? Và chúng lại càng không thể hiểu rằng khi mình ra đời mà phải sống cho lý tưởng kẻ khác thì rõ ràng mình đang được nặn thành một thứ công cụ để kẻ khác sử dụng. Sống một cuộc đời làm công cụ cho người ta một cách vô điều kiện như thế nhưng chúng vẫn ứng khẩu “sẵn sàng”, thì rõ ràng trong đầu chúng biết chấp nhận một cách vô thức mà không hề biết đặt câu hỏi “tại sao?”. Đó là hình mẫu về chiến dịch nhồi sọ, vậy nhồi sọ là gì? Nhồi sọ thực chất là cách giáo dục loại bỏ khả năng nghi ngờ, qua đó triệt tiêu khả năng phân tích của học sinh. Thay cho sự nghi ngờ là họ xây dựng một thần tượng làm cho học sinh thấy choáng ngợp trước những thứ to tát vẽ vời đó, và từ đó bên trong những cái đầu non nớt hình thành nên sự sùng bái mù quáng. Khi sự sùng bái đã ăn sâu vào tiềm thức, thì khi đó những con người này sẽ trở thành công cụ cho thế lực chính trị cầm quyền sử dụng một cách dễ dàng. Chính vì thế, mà dù có bị chỉ trích là nền giáo dục quá thối nát thì ĐCS cũng không bao giờ cải cách theo xu hướng khai phóng mà ngược lại, họ chỉ giả vờ cải cách để buộc nền giáo dục không thể đi xa hơn mục tiêu nhồi sọ. Trong giáo dục có 2 loại khoa học, thứ nhất là khoa học tự nhiên và thứ nhì là khoa học xã hội. Với khoa học tự nhiên thì không một nền giáo dục nào có thể bóp méo chân lý được. Cho nên dù là được dạy trong môi trường giáo dục nhồi sọ kiểu XHCN thì khi học toán, vật lý, hóa học, hay sinh vật học, nếu muốn hiểu thấu đáo thì buộc học sinh phải có ít nhiều tư duy phản biện. Phải biết đặt câu hỏi đại loại như “tại sao?”, “ta sai chỗ nào?, hay “tài liệu nào có thể cho ta biết điều ta đang bí?” vv… Cho nên, có muốn nhồi sọ thì trong phần khoa học tự nhiên chính nó đã làm cho học sinh ít nhiều hình thành tư duy phản biện. Trong khoa học tự nhiên không thể có trò tự mặc định một thứ chân lý bị bóp méo theo ý đảng được, mà nó phải là thứ chân lý vĩnh cửu đúng cho tất cả. Với khoa học xã hội thì nền giáo dục XHCN luôn có chủ trương triệt tiêu phản biện. Văn học thì chỉ rặc một loại văn học cách mạng, sử học thì sử được viết lại bởi bên thắng cuộc, và triết học thì toàn là một loại Mác-Lê-Mao-Hồ với đầy rẫy sự ca tụng và mặc định những thứ đó là chân lý. Thậm chí môn Giáo dục Công dân là môn dạy học sinh làm người có đạo đức, có ý thức trong xã hội thì cũng bị ĐCS lồng Mác-Lê-Mao-Hồ trong đó. Ngày xưa ở làng quê Việt Nam, người ta muốn chống mối mọt cho cây tre thì họ thường ngâm nó trong bùn bẩn từ 6 tháng cho đến vài năm. Khi vớt lên, từng thớ của những cây tre đó bị nhuộm một loại chất độc trong bùn bẩn làm mối mọt không thể tấn công được. Với cây tre ngâm càng lâu thì mối mọt càng khó tấn công. Tương tự vậy, những bộ óc tinh khôi khi bị ngâm lâu trong nền giáo dục nhồi sọ thì tri thức càng khó xâm nhập vào đầu họ được. Đó là sự nguy hiểm của nề giáo dục XHCN. Thế nhưng, dù cho chính sách nhồi sọ có hoàn hảo cỡ nào cũng có lỗ hổng. Lỗ hổng ở điểm nào? Lỗ hổng của nó ở ngay trong khoa học tự nhiên. Nếu những học sinh nào thiếu tư duy độc lập thì rất khó học giỏi các môn tự nhiên. Nếu những học sinh nào có khả năng nghiên cứu thì lại đòi hỏi tư duy độc lập càng cao. Vậy nên, lỗ hổng là từ đây. Nếu học sinh nào vận dụng được tư duy độc lập của mình có được bên khoa học tự nhiên sang khoa học xã hội thì chính những bộ óc này sẽ biết tự loại chất bẩn được tạo ra bởi giáo dục nhồi sọ ra khỏi bộ óc của mình để đi tìm chân lí. Chính vì thế, dù cho CS muốn nhồi sọ thật nhiều đi chăng nữa thì vẫn có một tỷ lệ nào đó không tin vội và họ quyết đi tìm chân lý thật sự. Trận chung kết bóng đá nam Seagames 30 tối qua tôi đã thấy có kẻ rinh ảnh ông Hồ Chí Minh chạy khắp sân và hát vang bài hát “như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Nói thật với những ai không bị nhồi sọ, thì chắc chắn họ phải thấy đây là một hình ảnh đáng xấu hổ. Một hình ảnh cho thấy dân tộc ta còn đang chìm dưới đáy bùn mông muội chứ chưa thể đứng ngang hàng với các dân tộc khác. Những con người này hát một cách vô thức, chính họ cũng không biết đặt câu hỏi rằng, “Chiến thắng này là do công của cầu thủ và ban huấn luyện mà tại sao lại nhớ ơn một nhân vật đã chết trước khi họ ra đời?”. Chỉ cần biết đặt câu hỏi đơn giản như vậy là sáng tỏ vấn đề, nhưng rất tiếc những kẻ vô thức kia không làm được. Não trạng của họ đã nhiễm bẩn và với tầm tuổi đó, thì ánh sáng chân lý khó mà xâm nhập được vào não của họ. Nhìn họ là biết, tiền đồ đất nước còn đen tối vô cùng./.  
......

Phỏng vấn Kỹ Sư Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng Việt Tân

Thanh Phong -  Báo Viễn Đông| Nhân kỷ niệm lần thứ 71 Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được Liên Hiệp Quốc thông qua, Viễn Đông đã phỏng vấn kỹ sư Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, gọi tắt là Đảng Việt Tân về một số vấn đề liên quan đến nhân quyền và tình hình nhân quyền tại Việt Nam hiện nay cũng như mục tiêu tranh đấu của đảng Việt Tân trong những ngày sắp tới. Viễn Đông: Trước hết xin ông cho biết về lý do Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được Liên Hiệp Quốc thông qua và có ảnh hưởng như thế nào với cộng đồng nhân loại? Đỗ Hoàng Điềm: Như anh đã biết, cuộc thế chiến thứ hai kết thúc vào năm 1945 đã để lại sự tàn phá và nỗi kinh hoàng cho gia đình nhân loại. Để ngăn chặn một cuộc chiến tương tự trong tương lai, Liên Hiệp Quốc đã quyết định soạn thảo một văn kiện bảo đảm nhân quyền cho tất cả mọi người ở khắp nơi trên thế giới. Một ủy ban soạn thảo gồm 18 thành viên được giao nhiệm vụ trọng đại này. Người đứng đầu là bà Eleanor Roosevelt, phu nhân của cố Tổng Thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt. Sau một năm làm việc, ủy ban đã đệ nạp một bản thảo vào tháng 9 năm 1948. Vào ngày 10 tháng 12, 1948 tại Paris, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã chính thức thông qua và công bố văn kiện này với tên gọi là Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Kể từ đó đến nay, ngày 10 tháng 12 mỗi năm được cả thế giới công nhận là Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, nhằm mục đích nhắc nhở nhân loại những quyền hạn bất khả xâm phạm của con người và những khổ đau có thể xảy ra nếu nhân quyền không được tôn trọng. Riêng đối với dân tộc Việt Nam, Ngày Quốc Tế Nhân Quyền còn là một dịp để tất cả chúng ta cùng hướng về quê hương và đẩy mạnh hơn nữa những nỗ lực tranh đấu cho quyền làm người của dân tộc Việt Nam đang bị chế độ độc tài Cộng Sản chà đạp gần 45 năm qua. VĐ: Xin ông cho biết tình trạng nhân quyền tại Việt Nam hiện nay ra sao? ĐH Điềm: Trong vòng 15 năm qua, xã hội và quần chúng Việt Nam đã có những thay đổi to lớn, có tiềm năng đưa đất nước vào một khúc quanh mới. Những lý do đưa đến sự thay đổi gồm có như sau. Trước hết, sự phát triển của mạng lưới điện tử (internet) và mạng xã hội (social media) khiến người dân có cơ hội tìm hiểu những gì chế độ bưng bít trước đây, và có diễn đàn để bày tỏ quan điểm độc lập kể cả đối nghịch với chế độ. Chúng ta hãy nhìn một vài con số để thấy sự phát triển vô cùng quan trọng này. Cách đây 10 năm, số người dùng Facebook tại Việt Nam chỉ mới có 100 ngàn người nhưng theo thống kê vào tháng 10/2018 thì Việt Nam đứng hàng thứ 7 trên thế giới với 60 triệu người dùng Facebook, chiếm 62% dân số VN. Vào năm 2000, số người dùng internet tại Việt Nam chỉ có 200 ngàn người, tính đến cuối năm 2018 Việt Nam đứng hàng thứ 13 trên thế giới với 64 triệu người sử dụng internet, chiếm 67% dân số. Kế đến, nhờ được đọc, nghe và nhìn thấy những điều chế độ CSVN che dấu bao năm qua, người dân đã nhận thức rõ những sai trái của chế độ và gia tăng đấu tranh trên nhiều lãnh vực. Về mặt dân sự, bằng các hoạt động nhằm cải thiện những điều bất toàn trong xã hội mà chế độ làm ngơ hay bất lực, quần chúng có điều kiện thoát dần ra khỏi sự kềm tỏa của Mặt Trận Tổ Quốc khiến ảnh hưởng của chế độ lên người dân bị sút giảm. Về mặt quyền lợi dân sinh, bằng các cuộc tranh đấu chống tham nhũng, chống bất công, bảo vệ môi sinh điển hình là vụ thảm họa Formosa, v.v… Ngày nay người dân bớt sợ bộ máy công an và quen dần với phương thức đấu tranh bất bạo động. Và về mặt chống Trung Cộng, qua nhiều cuộc biểu tình bắt đầu từ năm 2007 kéo dài đến cao điểm ngày 10/6/2018 với 14 tỉnh thành đồng loạt biểu tình chống dự luật đặc khu, chế độ CSVN đã nhìn thấy rõ sức phản kháng của người dân trước sự hèn yếu của chế độ đối với Trung Cộng. Ngoài ra, phong trào dân chủ cũng đã có những tiến triển trong 15 năm qua, quan trọng nhất là sự chuyển dạng đấu tranh từ những cá nhân đơn lẻ thành hình thức đảng chính trị, tổ chức Hội v.v… Không những vậy, số người tham gia đấu tranh càng ngày càng nhiều trải rộng trên nhiều lãnh vực khác nhau, từ chính trị đến nhân quyền, dân quyền và dân sinh. Với tất cả những thay đổi đó, chế độ độc tài nhìn thấy nguy cơ mất kiểm soát xã hội nên đang ra tay xiết chặt lại bằng luật lệ, thí dụ như Luật An Ninh Mạng 2019, và bằng bạo lực gồm các biện pháp bắt bớ, kết án nặng, bắt cóc, tấn công gây thương tích v.v… Có thể nói tình trạng tại Việt Nam vốn dĩ đã tồi tệ từ bao năm qua thì nay lại càng tồi tệ hơn nữa. VĐ: Trong tình hình hiện nay như ông vừa cho biết, người Việt tại hải ngoại có thể làm gì để Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền, và mục tiêu đấu tranh của Đảng Việt Tân trong những ngày tháng tới là gì? ĐH Điềm: Ngày nào đất nước Việt Nam còn dưới sự cai trị độc tài của đảng Cộng Sản thì ngày đó nhân quyền vẫn không được tôn trọng trên quê hương chúng ta. Do đó, cách bảo đảm nhân quyền rốt ráo nhất cho dân tộc Việt Nam là phải nỗ lực tranh đấu chấm dứt độc tài, và xây dựng dân chủ. Thế thì chúng ta cần làm gì? Đây là lúc chúng ta cần nỗ lực tranh thủ niềm tin và con tim của đồng bào trong nước, tạo sức ép lên chế độ Cộng Sản, và xây dựng thực lực cho phong trào dân chủ tại quốc nội. Cộng đồng người Việt hải ngoại có khả năng đóng góp rất nhiều cho cả ba lãnh vực này. Về mặt tranh thủ niềm tin của đồng bào trong nước, cộng đồng hải ngoại cần duy trì sự đoàn kết và tập trung vào mục tiêu tranh đấu chống độc tài hầu bảo vệ chủ quyền đất nước và xây dựng một xã hội lành mạnh. Những tương tranh tại hải ngoại thật sự làm suy yếu chúng ta và khiến đồng bào trong nước thất vọng. Về mặt tạo sức ép lên chế độ, cộng đồng hải ngoại cần gia tăng vận động áp lực quốc tế đặc biệt trong lãnh vực tôn trọng nhân quyền, cần thường xuyên lên án các chính sách đàn áp và nỗ lực tranh đấu cho sự tự do của các tù nhân lương tâm. Sau cùng, về mặt hỗ trợ cho các tổ chức đấu tranh dân chủ, cộng đồng hải ngoại không những có nhiều khả năng hỗ trợ cho các tổ chức đấu tranh dân chủ, khả năng hỗ trợ phương tiện mà kể cả tinh thần luôn nữa. Cộng đồng cần tiếp tay nói lên những mặt tích cực và ngăn chặn những đánh phá, xuyên tạc đối với phong trào dân chủ. Một điều chắc chắn là với những thay đổi đang xảy ra tại Việt Nam, với sức đấu tranh bền bỉ của dân tộc ta và với sự tham gia tích cực của cộng đồng người Việt hải ngoại, chế độ độc tài Cộng Sản sẽ phải ra đi và dân tộc Việt Nam sẽ có tự do, dân chủ và nhân quyền. Riêng với Đảng Việt Tân, chúng tôi hiện đang chú tâm vào năm công tác chính. Thứ nhất là quảng bá phương thức đấu tranh bất bạo động, giúp người dân vượt qua sự sợ hãi để cùng nhau liên kết thành sức mạnh, trực tiếp tham gia hoặc hỗ trợ các đòi hỏi, nguyện vọng chính đáng của đồng bào, đẩy mạnh hoạt động xã hội dân sự làm nền tảng cho việc xây dựng dân chủ lâu dài trong nước. Thứ hai là kêu gọi người dân trong nước tận dụng phương tiện truyền thông điện tử và mạng xã hội làm phương tiện tranh đấu cho tự do, dân chủ. Dùng truyền thông điện tử vận động quốc tế áp lực nhà cầm quyền CSVN phải hủy bỏ Luật An Ninh Mạng. Thứ ba, vận động các tổ chức phi chính phủ, bộ ngoại giao các quốc gia, áp lực nhà cầm quyền CSVN phải tôn trọng nhân quyền, trả tự do cho các tù nhân lương tâm. Thứ bốn, tận dụng các luật lệ quốc tế thí dụ luật Magnitsky của Hoa Kỳ để tạo áp lực lên nhà cầm quyền CSVN phải chấm dứt đàn áp thô bạo , bạo hành trong guồng máy công an hiện nay. Mục tiêu thứ năm là tiếp tục đẩy mạnh xây dựng hạ tầng cơ sở của Việt Tân tại quốc nội cũng như hải ngoại, để vừa là guồng máy nhân sự, vừa là phương tiện hoạt động mạnh mẽ. Mục tiêu chính yếu của Việt Tân và chắc chắn cũng là ước vọng của mọi người Việt chúng ta là sớm thấy quê hương Việt Nam có tự do, dân chủ và nhân quyền, nhưng ngày nào còn CSVN thì ngày đó còn là một chướng ngại lớn cho đất nước. Vì thế, muốn đất nước Việt Nam sớm có tự do, dân chủ, lãnh thổ được vẹn toàn, quyền con người được tôn trọng, trước hết chúng ta phải đoàn kết chung vai, chung sức đấu tranh phá bỏ sự cai trị độc tài, độc đảng của Cộng Sản Việt Nam. VĐ: Cám ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này. ĐH Điềm: Thay mặt anh chị em Việt Tân, chúng tôi chân thành gửi lời cám ơn Ban Giám Đốc và toàn thể nhân viên nhật báo Viễn Đông đã tạo cơ hội cho chúng tôi có dịp trình bày quan điểm của đảng Việt Tân trước tình hình đất nước nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 71. Nguồn: Báo Viễn Đông https://viettan.org/phong-van-ky-su-do-hoang-diem-chu-tich-dang-viet-tan/ Chủ tịch Đảng Việt Tân: ‘Phải phá bỏ độc tài CS để xây dựng dân chủ VN’  
......

Sự lật lọng của Nguyễn Đức Chung

Trung Điền - Web VietTan.org| Vụ lình xình xảy ra giữa thành phố Hà Nội với Tổ chức JEBO Nhật Bản liên quan đến việc giải quyết ô nhiễm ở sông Tô Lịch đang làm cho người ta nhớ đến vụ ông Nguyễn Hữu Chung từng đến xã Đồng Tâm, Mỹ Đức giải quyết vụ 38 con tin bị người dân ở đây bắt giữ, liên quan đến trường hợp 46 ha đất bị cưỡng chế phi lý hồi năm 2017. Cả hai vụ đều nêu bật sự bất tín hay nói đúng hơn là sự lật lọng của ông Nguyễn Đức Chung, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội. Những ý kiến trái chiều giữa thành phố Hà Nội với JEBO bắt đầu nổ ra công khai vào ngày 29 Tháng Mười  Một khi ông Lê Văn Dục, Giám Đốc Sở Xây Dựng Hà Nội đã phát biểu trong phiên họp của thành phố rằng “kết quả thí điểm của công nghệ nano-bioreactor Nhật Bản để làm sạch sông Tô Lịch đã thất bại.” Liền sau đó, Tổ chức JEBO Nhật Bản đã ra thông báo đặt vấn đề rằng ông Lê Văn Dục đã dựa vào đâu mà cho rằng thí nghiệm trên sông Tô Lịch thất bại, trong khi kết luận đánh giá của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đạt kết quả tốt. Thông báo của JEBO đã viết như sau: “Kết quả phân tích của các cơ quan chuyên môn Việt Nam cho thấy chất lượng nước ở khu thả cá Koi trên sông Tô Lịch và Hồ Tây đã có 36/36 chỉ tiêu đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT; Mùi hôi thối sông Tô Lịch giảm 200 lần, Hồ Tây giảm 30 lần… bùn sông Tô Lịch (trong khu xử lý) giảm nhiều nhất 76,3cm – từ 91,3cm xuống còn 15cm, bùn Hồ Tây giảm nhiều nhất xuống 0cm. Ngoài ra, cá Koi và cá chép Việt Nam đã thả tại khu vực nước sau khi được xử lý tại khu thí điểm đều sống và sinh trưởng tốt sau gần 2 tháng cho đến ngày chuyển sang Hồ Tây…” Thay vì trả lời những điều JEBO nêu ra, trong buổi tiếp xúc với cử tri quận Hoàn Kiếm vào ngày 6 Tháng Mười Hai, ông Nguyễn Đức Chung nói rằng JEBO đã vào thí nghiệm sông Tô Lịch mà không hề xin phép thành phố. Không những thế, ông Chung còn nói với cử tri Hà Nội rằng: “Theo tôi biết thì công nghệ này ở Nhật Bản chưa có một dự án nào để xử lý… Tôi dù không phải chuyên ngành về lĩnh vực này, nhưng dám khẳng định không có một công nghệ nào không thu gom đưa vào nhà máy xử lý mà xử lý được 180.000 mét khối nước thải xả vào sông Tô Lịch.” Sáng ngày 7 Tháng Mười Hai, Tổ chức JEBO đã phản pháo lại phát biểu của ông Chung và cho rằng chủ tịch UBND TP. Hà Nội thông tin sai sự thật về việc JEBO tiến hành thử nghiệm công nghệ nano-bioreactor làm sạch sông Tô Lịch mà chưa xin phép. JEBO đã trưng ra văn thư được ký bởi Phó Chủ Tịch TP. Hà Nội là ông Nguyễn Thế Hùng cho phép Đoàn chuyên gia Nhật Bản và Tổ chức JEBO tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng nguồn tài trợ từ phía Nhật Bản. Nhưng đến ngày 10 Tháng Mười Hai, Tổ chức JEBO ra thông báo đính chính là tổ chức này không chính thức xin phép thành phố Hà Nội đúng như ông Chung nói; nhưng Đoàn chuyên gia Nhật Bản mà những thành viên của JEBO đã phối hợp cùng với Công ty Môi Trường Việt Nhật (JVE) xin phép và được thành phố Hà Nội chấp thuận. Nói cách khác dù không xin phép dưới danh nghĩa tổ chức JEBO, nhưng các chuyên gia của JEBO đã sang Hà Nội làm thí nghiệm sông Tô Lịch dưới dù của Công ty JVE. Đây có thể coi như là một sự đóng góp vào việc giải quyết ô nhiễm sông Tô Lịch bằng công nghệ nano-bioreactor Nhật Bản, nên việc JEBO có xin phép hay không, không quan trọng bằng sự đóng góp của các chuyên gia Nhật Bản cho việc cứu dòng sông Tô Lịch bị ô nhiễm trầm trọng cả 10 năm qua. Vì thế, việc ông Nguyễn Đức Chung lấy lý cớ Tổ chức JEBO không xin phép để từ đó kết luận JEBO đã thất bại và tùy tiện là một sự lât lọng. Điều này cũng giống như Nguyễn Đức Chung đã từng lật lọng đối với bà con tại Đồng Tâm, Mỹ Đức khi ông Chung đến năn nỉ bà con thả 38 con tin với lời hứa là sẽ không truy tố về tội hình sự; nhưng sau khi ra về thì ông Chung lại để Sở Công An TP. Hà Nội ra quyết định truy tố người dân về tội đã bắt giữ 38 cán bộ, binh lính đến cưỡng chế đất tại xã Đồng Tâm, dù người dân đã giam giữ họ một cách tử tế. Câu hỏi đặt ra là tại sao Đoàn chuyên gia của JEBO Nhật Bản đến giúp làm sạch sông Tô Lịch dựa trên sự đóng góp từ phía Nhật Bản mà ông Nguyễn Đức Chung và lãnh đạo thành phố Hà Nội lại xua đuổi họ một cách lố bịch, với một số phát ngôn hoàn toàn phi lý như “không để cho JEBO làm trò cười cho thiên hạ”? Phải chăng tất cả chỉ là vì quyền và tiền chứ không phải vì bảo vệ quyền lợi cho đất nước hay người dân sống trong vùng? Thứ nhất, Nguyễn Đức Chung và lãnh đạo Thành Phố nghĩ rằng đoàn chuyên gia của Tổ chức JEBO vào giúp giải quyết ô nhiễm ở sông Tô Lịch thì thế nào cũng vận động được nguồn tài chánh từ Nhật Bản, và như vậy Thành Phố phải có một số tiền nào đó từ dự án này. Thế nhưng Đoàn chuyên gia JEBO tiến hành thí điểm một cách độc lập, không qua sự giám sát của Thành Phố. Họ cũng công khai các số liệu thí nghiệm trực tiếp cho báo chí mà không thông qua Thành Phố. Điều này không chỉ va chạm tự ái của lãnh đạo Thành Phố vốn là những ông trời con ở Thủ Đô, mà lại không kiếm được một xu nào từ Nhật Bản. Ăn không được, bè nhóm Nguyễn Đức Chung phải phá hoại. Dẫn chứng cho sự phá hoại này là vào Tháng Bảy, 2019 trong khi JEBO thí nghiệm thấy mùi hôi thối đã giảm, nước trở nên trong trẻo chỉ chờ nghiệm thu, thì Công ty Thoát Nước Hà Nội đột nhiên xả hơn nửa triệu mét khối nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch. Lượng nuớc quá lớn này đã giết sạch những sinh vật mà JEBO gầy dựng để tái tạo môi trường sạch cho nước sông Tô Lịch, hầu chứng minh cho thành phố Hà Nội và người dân thấy rằng không cần dùng những hóa chất để tẩy rửa sông Tô Lịch khiến cho môi trường càng thêm ô nhiễm và gây tác hại lâu dài. Thứ hai, sau khi loại bỏ công nghệ của JEBO, Nguyễn Đức Chung và lãnh đạo thành phố Hà Nội lại ủy thác cho hai công ty Watch Water và Công ty Nordic Water dùng hóa chất RedOxy-3C của công ty Arktic để giải quyết ô nhiễm nước ở sông Tô Lịch. Ngoài ra, thành phố Hà Nội còn dự định bỏ ra hơn 100 tỷ đồng để bơm nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch sau khi dùng hóa chất tẩy rửa. Với dự án này, thành phố Hà Nội sẽ phải chi ra hàng trăm tỷ đồng để trả cho hai công ty nói trên và nhất là chi các công đoạn bơm nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch. Khi thấy rõ kế hoạch dùng hai công ty Watch Water và công ty Nordic Water làm sạch sông Tô Lịch, người ta mới thấy rõ tại sao Sở Xây Dựng Hà Nội đã dựng lên một bản báo cáo sai trái về các kết quả thí nghiệm của Tổ chức JEBO để cho đó là thất bại, và ông Chung còn khẳng định “không thể để cho họ làm trò cười thiên hạ.” Sự tráo trở và lật lọng của thành phố Hà Nội đã khiến cho Tiến Sĩ Tadashi Yamamura, Chủ Tịch JEBO, đã phải nói rằng: “Chúng tôi không hiểu động cơ, mục đích là gì, căn cứ vào Kết luận đánh giá của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hay UBND thành phố mà ông Giám Đốc Sở Xây Dựng Hà Nội lại có thể vượt thẩm quyền và phát ngôn đánh giá rằng kết quả Dự án chúng tôi là thất bại?” Qua sự kiện nói trên cho thấy là kế hoạch đốt lò chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng không mấy tác dụng. Lò của ông Trọng chỉ đốt những thanh củi mục, củi đã mất quyền lực, và cũng chỉ có thể đốt trong lúc ông Trọng còn nắm quyền. Đầu năm 2021 sau Đại hội 13, ông Trọng sẽ ra đi và lò sẽ tắt. Trong khi đó, những kẻ như Nguyễn Đức Chung đang và sẽ còn nắm quyền lực trong tay ít nhất là 5 năm nữa, sợ gì mà không thu tóm lợi ích cho phe nhóm. Vì thế, vụ lình xình giữa phe Nguyễn Đức Chung với JEBO cho thấy là những dự án nào dù có lợi cho người dân, mà không cho lãnh đạo hưởng lợi ích thì sẽ bị dẹp ngay. Đó là bản chất của những chế độ độc tài: Tham nhũng, độc ác, chuyên quyền, nói có thành không và tham lam vô độ! Trung Điền   
......

Từ cái chết của ông Đào Quang Thực nhìn lại trách nhiệm của trại giam

Việt Nam vô địch bóng đá Sea Game  đã qua rồi, trở lại thực tại: Việt Nam hiện là quốc gia giam giữ nhiều tù nhân lương tâm thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Myanmar. Fb Đặng Bích Phượng --------------------------- RFA| Bàng hoàng nhưng không bất ngờ Tù nhân chính trị Đào Quang Thực, người đang phải thụ án 13 năm tù giam với cáo buộc tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” vừa qua đời sáng ngày 10 tháng 12 năm 2019 với lý do được đưa ra là xuất huyết não và viêm phổi. Gia đình không được mang xác về mà phải mai táng trong trại giam số 6 Thanh Chương, Nghệ An. Ông Nguyễn Trường Sơn, người thực hiện chiến dịch cho tổ chức Ân xá Quốc tế ở hai nước Campuchia và Việt Nam bày tỏ sự đau buồn và bàng hoàng về cái chết này và khẳng định việc không cho người nhà nhận thi thể là việc làm trái đạo đức không thể chấp nhận được. Ông nói: “Chúng tôi cũng nhận được tin là hiện nay gia đình đang cố gắng nhận lại thi thể của tù nhân lương tâm Đào Quang Thực và mong muốn an táng ông ở quê nhà. Tuy nhiên trại giam nhất quyết không đồng ý và muốn chôn cất ông tại trong trại giam, theo chúng tôi đây là việc làm hết sức trái đạo đức và nó trái với cả đạo đức không chỉ của người Việt Nam mà còn là đối với bất cứ một nền đạo đức nào khác trên thế giới. Điều đó là điều không thể chấp nhận được!” RFA trò chuyện với một vài thân nhân người tù cũng như chính những người tù bị kết án theo những điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia của Việt Nam, thì hầu như họ không bất ngờ về những cái chết như trường hợp ông Thực. Họ bàng hoàng và càng thêm lo lắng, bởi theo họ, chính ban quản giáo nhà tù là một trong những nguyên nhân đưa đến những cái chết tức tưởi cho người tù. Cựu tù nhân nhân quyền Nguyễn Đình Ngọc từng thụ án 3 năm tù giam với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam, chia sẻ cảm xúc của ông: “Tôi không hề ngạc nhiên mà tôi chỉ bàng hoàng khi nghe tin thầy giáo Đào Quang Thực vừa chết tại trại giam tỉnh Nghệ An. Những người đi tù như chúng tôi mới thấm thía và mới cảm thấy rất là đau đớn và bàng hoàng khi hay tin bạn tù mình chết.” Bà Bùi Thị Rề, vợ ông Nguyễn Văn Túc, thành viên Hội Anh em Dân chủ, bị tuyên án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam nói với RFA: “Từ lúc nghe tin anh Đào Quang Thực chết trong tù là tôi lo lắm vì chồng tôi cũng cùng trại với anh Thực, chỉ khác buồng giam thôi. Lần nào lên thăm anh Túc cũng nói lần này lên gặp anh chứ lần sau có khi vợ chồng anh em lại không gặp được nhau.” Trường hợp ông Đào Quang Thực không phải là trường hợp đầu tiên xảy ra tại Việt Nam. Chỉ trong năm 2019 đã có hai trường hợp tù chính trị chết khi bị giam. Trường hợp thứ nhất là cái chết của ông Đoàn Đình Nam vào tháng 10 năm 2019. Ông Nam bị tuyên án 16 năm tù giam với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ luật Hình sự Việt Nam cũ trong một phiên tòa hồi năm 2013 tại Phú Yên. Ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc tổ chức Người bảo vệ nhân quyền (Defend the Defenders) lên tiếng với RFA rằng chuyện này không lạ ở Việt Nam, một đất nước mà theo ông đang vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Ông nói: “Tôi nghĩ những người tù nhân lương tâm ở Việt Nam không được sự chăm sóc y tế đầy đủ và bị đối xử nghiệt ngã, hà khắc trong tù, chẳng hạn như vệ sinh kém, thức ăn thức uống không đảm bảo… Do đó những người tù bị suy giảm sức khỏe.” Trại giam phớt lờ yêu cầu của tù nhân Với những cái chết của những tù nhân lương tâm những năm qua vì bệnh, không khó để nhận thấy trách nhiệm một phần lớn thuộc về những quản giáo, giám thị trại giam mà trường hợp ông Đoàn Đình Nam là một ví dụ. Sau 7 năm thụ án, ông Đoàn Đình Nam bị suy thận nặng và gia đình đã xin cho ông được tạm hoãn thi hành án để về nhà chữa bệnh. Tuy nhiên, phía trại giam đã khước từ. Bà Bùi Thị Rề cũng lên tiếng với RFA về trường hợp của chồng bà, ông Nguyễn Văn Túc: “Anh Túc nhiều bệnh lắm. Anh ấy có xin trại giam cho đi chữa bệnh nhưng nó không cho anh ấy đi. Mình biết làm thế nào được, nhà cứ gửi thuốc vào thôi (thuốc trĩ, tim mạch, cao huyết áp). Nhà chỉ biết gửi thuốc chứ trong đấy thì không biết thế nào vì anh Túc lại ở chung với người tù án ma túy, nó hành hạ anh ấy khổ lắm.” Thạc sĩ Công nghệ Thông tin Nguyễn Tiến Trung, từng ngồi tù hơn 4 năm với cáo buộc “Âm mưu lật đổ chính quyền”, cho hay, theo anh được biết thì khi tù nhân có bệnh phải được chữa trị chứ không thể bị từ chối. Tất nhiên những tù nhân chính trị thường bị gặp khó khăn trong những việc như thế này. Anh nói thêm về kinh nghiệm của mình: “Theo kinh nghiệm của tôi khi ở trong tù thì nếu bị bệnh nhẹ sẽ báo y tá của trại thì y tá sẽ cho thuốc. Nếu bệnh nặng thì trước hết cũng phải kêu y tá. Y tá sẽ làm đơn đưa lên cho giám thị trại giam đồng ý cho ra bệnh viện bên ngoài chạy chữa. Việc ra bệnh viện bên ngoài theo kinh nghiệm của tôi là tốn khá nhiều thời gian, nên tốt nhất trong thời gian ở tù phải giữ sức khỏe cho tốt, tập thể dục, ăn uống đầy đủ chứ đừng phá sức khỏe của mình.” Ông Nguyễn Đình Ngọc kể với RFA câu chuyện mà chính ông chứng kiến, kêu gọi và đòi hỏi quyền lợi cho bạn tù cùng trại là ông Phạm Xuân Thân, người nhận án chung thân vì một vụ án chính trị trước đó. Suốt một tuần lễ, cứ vào giờ sáng nhận cơm, ông Ngọc lại đứng trước cửa phòng giam kêu gọi đưa ông Thân đi chữa bệnh vì ông Thân bị khớp, bị viêm xoang…nhưng quản giáo phớt lờ coi như không có. Ông ví họ đang thực hiện chính sách “ba không” với những tù nhân như ông: Không nghe, không thấy, không biết. Ông kết luận: “Điều trước tiên tôi phải nói là quyền con người trong xã hội ngày nay hầu như không đáng kể. Riêng đối với những người tù chúng tôi, tức những người tù bị khép vào tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì mạng người còn rẻ rúng hơn so với tất cả các loại tù thường phạm khác.” Theo NOW! Campaign, một sáng kiến của 15 tổ chức xã hội dân sự quốc tế và Việt Nam, tính đến tháng 4 năm 2019, Chính phủ Việt Nam đang giữ ít nhất 251 nhà hoạt động trong các nhà tù hoặc các hình thức giam giữ tương tự, bao gồm 221 người đã bị kết án, đa số bị kết tội với những tội danh nguỵ tạo như tuyên truyền chống lại nhà nước, lật đổ chế độ và phá hoại việc thực thi các chính sách đoàn kết dân tộc; và 30 người khác đang bị giam giữ trước khi xét xử. Ông Vũ Quốc Ngữ nhận định: “Họ đang vi phạm công ước quốc tế về chống tra tấn và đối xử tàn bạo. Nó là mối lo ngại rất lớn của chúng tôi, của những người hoạt động nhân quyền. Việc tra tấn và đối xử hà khắc trong tù rất phổ biến, đặc biệt với tù nhân lương tâm.” Việt Nam hiện là quốc gia giam giữ nhiều tù nhân lương tâm thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Myanmar.    
......

Hội Thảo Ngày Quốc Tế Nhân Quyền Tại Adelaide

Huỳnh Dũng - Bureau CTM Media| Hằng năm vào ngày 10 tháng 12 Cao Ủy Liên Hiệp Quốc và các nước thành viên đều tổ chức kỷ niệm sự ra đời bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (TNQTNQ) vào năm 1948, để bảo vệ người dân trên toàn thế giới, không phân biệt sắc tộc và tôn giáo. Các thành viên của Liên Hiệp Quốc đều có bổn phận phải tuân thủ quyền hạn và bảo vệ người dân của nước mình. Điều đó đã được ghi rõ trong TNQTNQ. Cộng sản Việt Nam đang là một thành viên của Liên Hiệp Quốc nhưng lại hoàn toàn không tuân thủ một chút nào quyền hạn của người dân đã được viết trong Tuyên Ngôn. Cơ Sở Việt Tân tại Adelaide tổ chức buổi hội thảo với đề tài Nhân Quyền Cho Việt Nam nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10/12 năm nay để cùng chia sẻ về tình trạng vi phạm nhân quyền của CSVN. Buổi hội thảo diễn ra lúc 3 giờ chiều chúa nhật 8 tháng 12 năm 2019 tại Hội Trường Tự Do Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Người Việt tại Nam Úc. Hội trường được trang trí đơn giản nhưng trang trọng và đẹp mắt với biểu ngữ, quốc kỳ Úc và Việt Nam Cộng Hòa.   Buổi hội thảo khai mạc đúng như chương trình dự định. Sau phần nghi thức chào quốc kỳ và mặc niệm cô Thu Hiền thay mặt Cơ Sở Việt Tân tại Adelaide chào mừng các đồng hương đã không quản ngại thời tiết nóng 38 độ đến tham dự buổi hội thảo.   Cô Hoài đã trình bày đề tài về những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam như: Quyền bình đẳng, quyền không bị kỳ thị, quyền được sống tự do và an toàn, quyền không bị làm nô lệ, quyền không bị tra tấn và hạ nhục.   Cô Hoài cũng trình bày biến cố đau thương gần đây nhất là trường hợp 39 người đã bị chết cóng trong container trên đường vượt biên vào nước Anh. Mặc dù có những nhận định khác nhau về thảm cảnh này, điểm chung mà ai ai cũng đồng ý là nguyên nhân chính vẫn do chế độ cộng sản Việt Nam gây ra. Tiếp đến là phần trình bày của cô Bảo Châu về Hồng Kông mà câu hỏi được đặt ra là chúng ta học được gì qua những cuộc biểu tình xuống đường đấu tranh đòi dân chủ và nhân quyền cho Hồng Kông. Tuy người dân Hông Kông bị đàn áp và dã man nhưng người dân vẫn kiên trì đấu tranh cho tới cùng trong xuất hơn 6 tháng nay, và đã đạt được một số thành quả đã đưa đến được những phe dân chủ thắng lớn qua cuôc bầu cử ở các địa phương vừa qua ở Hồng Kông. Từ những bài học của Hồng Kông chúng ta học được gì để áp dụng cho Việt Nam.   Trong phần trình bày cuối cùng anh Lê Hà Chữ chia sẻ về ông Châu Văn Khảm một đảng viên Việt Tân đã bị bắt tại Việt Nam khi đi tìm hiểu và nhận định về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Ông Khảm đã bị công sản Việt Nam kết tội khủng bố mặc dù không đưa ra được bất cứ bằng chứng gì để chứng minh điều đó. Trước tình hình đó Cộng Đồng Tự Do Úc Châu, đặc biệt Sydney và Đảng Việt Tân đã tổ chức tuần hành trước thềm Quốc Hội Liên Bang Úc ở Canberra, nhằm vận động chính giới Úc phản ứng mạnh với Công sản Việt Nam phải thả ông Châu Văn Khảm trở về lại Úc với gia đình.   Qua cuộc thảo luận nhìều đồng hương đã đặt câu hỏi, góp ý và các anh chị em đảng viên Việt Tân đã có cơ hội chia sẻ về tình hình đất nước và tình trạng ông Châu Văn Khảm. Cuôc hội thảo đã kết thúc lúc 5 giờ chiều cùng ngày. Huỳnh Dũng ghi lại    
......

Vì sao Quỹ 50K được Giải thưởng Nhân quyền Lê Đình Lượng 2019?

Diễm Thi, RFA| Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng năm 2019 được Đảng Việt Tân trao cho Nhóm Cứu Giúp Tù Nhân Lương Tâm 50K (Quỹ 50K). Theo Đảng Việt Tân, mục tiêu của giải thưởng nhằm đề cao sự hy sinh và việc làm của những cá nhân hay tổ chức đang miệt mài tranh đấu cho nhân quyền của dân tộc Việt Nam. Ban giám khảo gồm Luật Sư Alinda Vermeer, Luật Sư Lê Công Định, Luật Sư Allen Weiner, Giám Đốc Đài Truyền Hình SBTN – ông Trúc Hồ và Nhà Giáo Phạm Minh Hoàng. Hai tiêu chuẩn được đưa ra để tuyển chọn, là quá trình tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam; và một số hoạt động hay thành quả nổi bật. Ông Hoàng Tứ Duy, Phát ngôn nhân Đảng Việt Tân cho biết lý do vì sao Quỹ 50K được chọn: “Đảng Việt Tân thành lập Giải thưởng Nhân quyền Lê Đình Lượng để vinh danh các nỗ lực cổ võ cho nhân quyền trong nước. Chúng tôi đã mời một số nhân sĩ người Việt và người ngoại quốc để tham gia ban giám khảo. Lý do chọn Quỹ 50k là vì trong bối cảnh đang có sự đàn áp khốc liệt ở trong nước thì việc hỗ trợ các tù nhân lương tâm và thân nhân của họ là việc làm rất cần thiết.” Hoạt động của quỹ 50K Quỹ 50K” được bà Nguyễn Thúy Hạnh, một nhà hoạt động xã hội tại Hà Nội thành lập vào ngày 30 tháng 4 năm 2018 để giúp đỡ các tù nhân lương tâm với việc kêu gọi mỗi người trong cộng đồng đóng góp một số tiền nhỏ, chỉ 50 nghìn đồng, cho quỹ này để trả tiền luật sư cho ba nhà hoạt động là thầy giáo Vũ Hùng, Mục sư Nguyễn Trung Tôn và ông Phạm Văn Trội. Cho đến nay quỹ đã giúp đỡ được khoảng 200 tù nhân lương tâm, cựu tù nhân lương tâm và gia đình họ tại Việt Nam. Ngoài việc chia sẻ vật chất, Quỹ 50K còn có thăm hỏi các gia đình, động viên và an ủi tinh thần người thân của các tù nhân lương tâm với phương châm “Mỗi một đóng góp cho Quỹ là một lá phiếu, là một cánh tay giơ lên ủng hộ cho Tự Do, Dân Chủ, thêm một người đang bước qua nỗi sợ hãi.” Bà Trần Thanh Thuỷ, vợ Tù nhân lương tâm Lê Quý Lộc chia sẻ với RFA: “Thật sự hồi đầu tôi bị suy sụp tinh thần. Gia đình xa lánh, không ai chia sẻ với tôi hết. Chị Hạnh rất là tuyệt vời! Quỹ này giúp cho gia đình tù nhân lương tâm về mặt kinh tế và tinh thần. Nó giúp mình mạnh dạn để đấu tranh, không còn sợ sệt nữa. Chị Hạnh là người đã lấy hết những sợ sệt ban đầu của tôi.” Chị cho biết thời gian đầu nhận trợ giúp từ quỹ này, chị bị chính quyền làm khó và đe dọa không cấp giấy cho chị vô tù thăm chồng. Chị thẳng thắn trả lời Quỹ 50K giúp chị chi phí thăm chồng. Ông Nguyễn Văn Cu, cha của anh Nguyễn Văn Thuận bị án tù 3 năm ở Phan Rí do đi biểu tình chống Luật đặc khu năm 2018 cũng bày tỏ cảm xúc của mình về Quỹ 50K và chị Thúy Hạnh: “Em rất mừng. Rất cảm ơn. Không bao giờ em trả ơn nổi. Chị gửi hàng tháng hoặc hai tháng một lần. Em chưa bao giờ gặp mặt chị Hạnh mà chỉ biết mặt qua Facebook, mà em lại không biết chữ. Suốt cuộc đời em không bao giờ em quên ơn chỉ. Con em ra tù em sẽ báo chị Hạnh, mời chỉ tới nhà em.” Cũng bày tỏ cảm xúc của mình khi nhận trợ giúp từ Quỹ 50K và chị Thúy Hạnh, bà Nguyễn Thị Được, mẹ của Hồ Thanh Tâm cũng bị án 3,5 năm tù do biểu tình cho biết: “Đầu tiên chỉ gửi về cho 8 đứa, mỗi đứa 3 triệu về địa chỉ của em để em đi phát, công an nó theo dõi nó bắt, nó hết mấy chục triệu luôn. Em nói với công an là tiền này người ta cho chứ tui đâu có ăn cắp ăn trộm hay bán xì ke má túy gì đâu mà mấy ông bắt. Quỹ 50K giúp cho nhiều gia đình có con cái đi tù vì biểu tình nên ai cũng biết ơn rất nhiều. Nó giúp cho chi phí thăm nuôi nên đỡ nhiều lắm.” Còn bà Đinh Thị Xa, vợ Mục sư Đinh Diêm ở miền núi Quảng Ngãi, án tù 16 năm. Gia đình bà bị công an địa phương cô lập, bản thân bà từng bị công an đe dọa khi nhận tiền từ Quỹ 50K: “Trước đây công an họ làm khó lắm. Công an và chính quyền địa phương đe dọa là nếu tôi còn nhận tiền của quỹ tù nhân lương tâm 50k thì họ bắt tôi giống chồng tôi luôn. Bây giờ ổn rồi không thấy làm khó nữa.” Với người nhận quỹ thì như vậy, hoạt động của Quỹ 50K cũng gặp rất nhiều khó khăn từ chính quyền nhưng bà Thúy Hạnh vẫn tiếp tục hoạt động đầy tính nhân bản này. Với Giải thưởng Nhân quyền lần này, liệu hoạt động của quỹ có gặp khó khăn hơn từ chính quyền hay không? Ông Hoàng Tứ Duy nhận định: “Chúng tôi không coi đó là vấn đề là vì thời gian qua Quỹ 50K đã thật sự gặp khó khăn. Chúng ta cũng thấy hàng trăm người yêu nước thuộc nhiều tổ chức bị trù dập, bị bỏ tù vì nhiều lý do. Điều đó cho thấy đảng Cộng sản Việt Nam muốn trù dập ai thì trù dập. Điều chúng tôi hy vọng là qua giải thưởng này, thêm nhiều người cả trong và ngoài nước biết đến Quỹ 50K, và sẽ tạo thêm phương tiện cũng như sự hỗ trợ cho quỹ này để hoạt động và đối phó với sự trù dập trong nước hiện nay.” Theo thông báo trên trang mạng của Đảng Việt Tân, buổi trao Giải thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2019 sẽ được tổ chức vào lúc 12 giờ 30 ngày 15 tháng Mười Hai năm 2019 tại London, Anh Quốc. Theo lẽ thường, khi trao giải thì người trúng giải – ở đây bà Nguyễn Thúy Hạnh, người thành lập Quỹ 50K – sẽ có mặt để nhận giải. Liệu bà Hạnh sẽ có mặt tại London vào ngày 15 tháng 12 tới đây hay không? Ông Hoàng Tứ Duy cho hay: “Đây là giải thưởng do Đảng Việt Tân thành lập và khi trao giải thì chúng tôi rất muốn có mặt chị Thúy Hạnh tại London, nhưng việc đi lại từ trong nước cũng phức tạp, nên có lẽ quý vị nên theo dõi buổi lễ trao giải sắp tới để biết hết nội dung hôm đó.” Nhà hoạt động môi trường Lê Đình Lượng bị Tòa án Tỉnh Nghệ An tuyên mức án 20 năm tù giam và 5 năm quản chế tại phiên sơ thẩm hôm 16 tháng 8 năm 2018 với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ luật hình sự cũ năm 1999. Phiên phúc thẩm hôm 18 tháng 10 năm 2018 giữ y án. Trước khi tòa nghị án, ông Lê Đình Lượng nói lời sau cùng: “Việc tôi làm lịch sử sẽ phán xét! Tôi rất vui lòng ở trong lao tù nếu như đất nước tôi lớn lên, có tự do, dân chủ!” Trước đó một ngày, ngày 17 tháng 10 năm 2018, Human Rights Watch ra thông cáo báo chí kêu gọi Việt Nam hủy bỏ bản án hà khắc 20 năm đối với nhà hoạt động dân chủ và môi trường Lê Đình Lượng. Phó giám đốc Văn Phòng Châu Á của Human Rights Watch, ông Phil Robertson, nêu rõ trong thông cáo rằng bản án 20 năm tù mà tòa sơ thẩm tuyên cho ông Lê Đình Lượng là một trong những bản án hà khắc nhất trong quá trình đàn áp của Việt Nam đối với những nhà hoạt động ôn hòa. Diễm Thi Nguồn: RFA  
......

Đảng Xanh yêu cầu Nghị viện Châu Âu hoãn phê chuẩn EVFTA khi điều tra vi phạm của báo cáo viên EVFTA Zahradil

Hình minh họa. Dân biểu người Séc Jan Zahradil ở Nghị viện Châu Âu, Brussels hôm 15/5/2019 AFP RFA| Đảng Xanh, đảng lớn thứ tư trong Nghị viện Châu Âu, hôm 9 tháng 12 gửi thư yêu cầu Chủ tịch Nghị viện xem xét tư cách của báo cáo viên Hiệp định Tự do Thương mại với Việt Nam (EVFTA), dân biểu Nghị viện là ông Jan Zahradil với cáo buộc ông này đã vi phạm các quy tắc đạo đức của Nghị viện. Đảng Xanh cũng đồng thời yêu cầu hoãn việc xem xét hồ sơ EVFTA khi điều tra vi phạm của ông Zahradil. Bức thư được gửi đi sau khi có một bài báo từ trang tin EU Observer, cáo buộc ông Zahradil đã vi phạm nguyên tắc “xung đột lợi ích” khi đồng thời nhận nhiệm vụ là Chủ tịch Ủy ban tư vấn cho Liên hiệp hội người Việt ở Châu Âu, một tổ chức thân tín với chính phủ Việt Nam. Ông Zahradil đã không thông báo với Nghị viện về vai trò của mình ở trong tổ chức người Việt này bất chấp quy định bắt buộc ông Zahradil phải thông báo dù ông có được trả tiền cho nhiệm vụ đó hay không. “Đây là điều đáng lo ngại khi vai trò của ông ta (Zahradil) là báo cáo viên trong thủ tục xem xét phê chuẩn EVFTA ở Nghị viện”, bức thư có đoạn viết. Đảng Xanh cũng cáo buộc dân biểu người Séc Zahradil đã không “công bố mối quan hệ của ông với Liên hiệp hội người Việt ở Châu Âu trước các cơ quan thuộc Nghị viện như ủy ban Thương mại quốc tế”, và điều này dường như không phù hợp với các quy định trong bộ quy tắc đạo đức. Với những cáo buộc như trên, đảng Xanh yêu cầu Nghị viện Châu Âu đưa vấn đề này lên Ủy ban Tư vấn về quy tắc đạo đức để đánh giá việc vi phạm và xung đột lợi ích của ông Zahradil. Đồng thời đảng Xanh cũng yêu cầu Nghị viện Châu Âu hoãn lại việc xem xét phê chuẩn EVFTA khi điều tra tư cách của ông Zahradil. Việt Nam và EU chính thức ký kết hiệp định EVFTA và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) tại Hà Nội vào tháng 6 vừa qua. Tuy nhiên, đã có một số tiếng nói trong nước và một số dân biểu Châu Âu bày tỏ quan ngại về tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Hôm 21/11, Việt Nam đã bắt giữ Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam Phạm Chí Dũng, người đã lên tiếng yêu cầu Nghị viện Châu Âu hoãn việc phê chuẩn hai hiệp định vừa ký vì những vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam thời gian qua.  
......

Thấy gì qua việc chuông nguyện hồn Hoàng Trung Hải?

Phạm Minh Vũ| 1. Mới đây, kết luận của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương cho biết ông Hoàng Trung Hải trong thời gian giữ cương vị Phó thủ tướng "đã có sai phạm đối với dự án mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đọan 2. UBKTTW chỉ ra sai phạm đó là nâng tổng mức đầu tư dự án mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên (TISCO II) từ 3.800 tỷ đồng lên 8.100 tỷ đồng. Dự án TISCO II sử dụng dây chuyền công nghệ Trung Quốc do Tập đoàn xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC) trúng thầu. Điều đáng nói là dù chưa đưa vào sử dụng nhưng hiện nhà máy này đang "đắp chiếu" do dây chuyền công nghệ lạc hậu và việc triển khai chậm tiến độ. Ngoài dự án TISCO II mà TW kết luận Hải có sai phạm, thì ở VN hầu như các dự án Nhiệt điện được thúc đẩy nhanh chóng để xây dựng bởi các nhà thầu đến từ Trung quốc đều có bàn tay của Hải. 2. Hoàng Trung Hải người gốc Hoa, nguyên quán huyện Long Khê, phủ Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ông nội của Hải tên Hoàng Mậu (Fòng Mào), sang Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX. Hoàng Mậu có bốn con trai, Hoàng Quốc Anh (Coọc Dzếnh), Hoàng Tài (Sì Sói, cha của Hoàng Trung Hải), Hoàng Quốc Khánh và Hoàng Quốc Chi. Năm 1945, cả nhà Hoàng Mậu đi theo Việt Minh. Năm 1950, nhờ thông thạo tiếng Tàu và tiếng Việt nên Hoàng Tài (cha Hải) được cử vào Tổ phiên dịch Đoàn cố vấn Trung cộng. Đích thân Cố vấn trưởng La Quý Ba giới thiệu Hoàng Tài vào đảng Lao động Việt Nam. Hồi cải cách ruộng đất, Hoàng Tài cướp được một cuộc đất tốt, thế phát vương, ở làng Đồng Sơn, xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình để làm nghĩa trang gia tộc. Bên trái khu lăng mộ Hoàng Mậu có dựng cột vàng, đề chữ Tàu: Hoa Kiều Tiên Hữu Tổng Mộ. Năm 1959, gia đình Hoàng Tài có thêm một cậu con trai, Tài đặt tên con là Hoàng Trung Hải, ngụ ý họ Hoàng luôn trung thành với Trung Nam Hải. 3. Với thân thế của Hoàng Trung Hải, chúng ta chẳng lạ gì khi Hải leo lên đến Ủy viên bộ chính trị, vì điệp viên Trung cộng hầu như cài cắm khắp các cơ quan đảng nhà nước. Nhưng, khi một điệp viên Nam Trung Hải bị đòi xử lý bởi Nguyễn Phú Trọng, thì rõ ràng đây là một cuộc thanh trừng mang màu sắc chính trị rất rõ nét. Như chúng ta cũng biết, Nguyễn Phú Trọng cũng là một điệp viên Nam Trung Hải, 2 điệp viên Nam Trung Hải thanh trừng nhau chắc chắn đây là một cuộc chạm trạn không nhượng bộ bởi không phải do những bất đồng trong chánh sách cai trị, mà có lẽ vì phe cánh thì đúng hơn. Để làm được điều đó, chính nội bộ ở Bắc Kinh đang có những cuộc thanh trừng nhau để tìm kiếm sự hậu thuẫn nên Phú Trọng tranh thủ cơ hội đó để loại bỏ bớt đối thủ chính trị. Nguyễn Phú Trọng đòi xử lý Hải là một trong những bằng chứng cho thấy, Nam Trung Hải cũng đang có những cuộc đấu đá nội bộ. **** Đây là cơ sở hạ tầng của cái gọi là Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO II), nó có tổng mức đầu tư 8 ngàn một trăm tỷ đồng. Hoàng Trung Hải là cha đẻ của dự án phế liệu này, hơn 8 ngàn tỉ để vứt phơi nắng, nhưng que test HIV và viêm gan B thì cắt làm 2. Đúng là không có gì cộng sản không dám làm Fb Phạm Minh Vũ    
......

Ân xá Quốc tế phẫn nộ khi thi thể TNLT Đào Quang Thực không được mang về quê an táng

Đài Á Châu Tự Do| Ông Nguyễn Trường Sơn, người thực hiện chiến dịch cho tổ chức Ân xá Quốc tế ở hai nước Campuchia và Việt Nam bày tỏ sự đau buồn và bàng hoàng về cái chết của Tù nhân lương tâm Đào Quang Thực vào sáng 10-12-2019 khi đang thụ án tù. Ông Sơn khẳng định việc không cho người nhà nhận thi thể ông Thực về quê an táng theo truyền thống của người Việt là việc làm trái đạo đức. “Chúng tôi cũng nhận được tin là hiện nay gia đình đang cố gắng nhận lại thi thể của tù nhân lương tâm Đào Quang Thực và mong muốn an táng ông ở quê nhà. Tuy nhiên trại giam nhất quyết không đồng ý và muốn chôn cất ông tại trong trại giam, theo chúng tôi đây là việc làm hết sức trái đạo đức và nó trái với cả đạo đức không chỉ của người Việt Nam mà còn là đối với bất cứ một nền đạo đức nào khác trên thế giới. Điều đó là điều không thể chấp nhận được! Ông Đào Quang Thực đã qua đời điều đó cũng có nghĩa là ông không phải chịu bất cứ cái sự quản chế nào của Nhà nước nữa và gia đình ông xứng đáng được nhận thi thể của ông để lo liệu thủ tục mai táng theo truyền thống của người Việt Nam. Chúng tôi hết sức phẫn nộ khi chúng tôi biết được cái tin là trại giam không đồng ý với chuyện này và chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam ngay lập tức can thiệp, ép buộc trại giam này phải trả lại thi thể ông Đào Quang thực cho gia đình ông.” Theo Điều 56 của Luật Thi Hành Án Hình Sự năm 2019 thì khi tù nhân qua đời trong trại giam hay cơ sở khám chữa bệnh trong thời gian thi hành án mà “thân nhân của người chết có đơn đề nghị thì bàn giao tử thi đó cho họ” tuy nhiên luật này cũng nói người thân không được nhận thi thể trong trường hợp “có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh trật tự và vệ sinh môi trường.” Chúng tôi gọi điện cho các số điện thoại của Trại giam số 6 Thanh Chương - Nghệ An để hỏi về việc người nhà ông Đào Quang Thực xin nhận thi thể ông về an táng thì bị cho là ảnh hưởng đến an ninh trật tự hay vệ sinh môi trường như thế nào, tuy nhiên không thể liên lạc được. Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 13 tháng 5 năm nay công bố bản danh sách gồm 128 tù nhân lương tâm hiện đang bị chính quyền Việt Nam cầm giữ trong đó có ông Đào Quang Thực. \Theo báo cáo này, ngày càng có nhiều người bị kết án tù ở Việt Nam vì bày tỏ quan điểm bất đồng trên các trang mạng xã hội từ khi luật An ninh mạng có hiệu lực hồi đầu năm 2019.    
......

SOS: Thầy giáo, Tù Nhân Lương Tâm Đào Quang Thực bị chết trong tù

Ảnh Thầy giáo Đào Quang Thực. Lê Văn Sơn| 10.12.2019  Thầy giáo Đào Quang Thực - một nhà hoạt động môi trường đã chết tại trại giam số 6 - Thanh Mỹ, Thanh Chương, Nghệ An với thông tin nhận được là do bị xuất huyết não. Gia đình muốn đưa thầy về quê nhà tại Hòa Bình nhưng phía công an yêu cầu chôn ngay tại Nghệ An. Vậy thầy chết do bạo bệnh hay bởi một nguyên nhân nào khác? Thật quá đau xót.... Thầy giáo Đào Quang Thực bị bắt ngày 6/10/2017 với cáo buộc theo điều 79 BLHS - "Âm mưu hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Thầy bị kết án 14 năm tù giam, 5 năm quản chế ở phiên tòa sơ thẩm ngày 19/9/2018. Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 17/1/2019 giảm 1 năm còn 13 năm tù giam và 5 năm quản chế. Rất mong mọi người chia sẻ thông tin rộng rãi, lên án mạnh mẽ sự tàn ác của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã gây ra cái chết cho thầy giáo Đào Quang Thực. Xin chia buồn với toàn thể gia đình thầy Đào Quang Thực. Theo FB Lan Pham ... Khi tôi còn trong tù, tôi đã chứng kiến nhiều người tù bị chết. Tôi nghi ngờ cái chết của thầy Đào Quang Thực bị tác động từ một tác nhân nào đó chứ không phải do bệnh tật. Cộng sản là loài cầm thú, chúng muốn tiêu diệt bất cứ ai lên tiếng đòi hỏi sự tự do, công bằng và dân chủ. Thầy Thực là môt nạn nhân kéo dài trong chuỗi hành động giết người không ghê tay của chúng. Fb Lê Văn Sơn  
......

Chủ tịch Đảng Việt Tân: ‘Phải phá bỏ độc tài CS để xây dựng dân chủ VN’

  Nguyễn Việt Linh/ Người Việt|   LTS: Nhân kỷ niệm lần thứ 71 Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, phóng viên Nguyễn Việt Linh (NV) của nhật báo Người Việt thực hiện cuộc phỏng vấn sau đây với ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng Việt Tân.   NV: Thưa ông Đỗ Hoàng Điềm, Đảng Việt Tân có dự tính tuyên bố bênh vực Tiến Sĩ Phạm Chí Dũng hay ai khác trong lần kỷ niệm lần thứ 71 ngày Quốc Tế Nhân Quyền (QTNQ) 10 Tháng Mười Hai năm nay không? Hay có cách nào hữu hiệu hơn không?   Ông Đỗ Hoàng Điềm: Cũng như mọi năm, ngày QTNQ là cơ hội để chúng ta tác động dư luận quốc tế về những vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt nam (VN), đặc biệt là trường hợp của các tù nhân lương tâm. Thí dụ như Tiến Sĩ Phạm Chí Dũng mới bị bắt cách đây ít lâu, Nhà Giáo Nguyễn Năng Tĩnh 11 năm tù, ông Châu Văn Khảm (thành viên đảng Việt Tân từ Úc về nước hoạt động) 12 năm tù, anh Nguyễn Văn Viễn (thành viên Hội Anh Em Dân Chủ) 11 năm tù, và anh Trần Văn Quyền (một người hoạt động xã hội và nhân quyền) 10 năm tù.   Nhưng ngoài dịp QTNQ, với tình trạng đàn áp đang gia tăng tại VN, chúng ta thật sự cần duy trì nỗ lực vận động thường xuyên hơn nữa. Điều cần quan tâm là chỉ trong vòng 15 năm qua, tình hình xã hội và đất nước VN đã thay đổi rất nhiều, ngay cả chế độ CSVN cũng thay đổi nhưng là để họ tồn tại chứ không phải để giúp dân. Đặc biệt với sự phát triển của mạng điện tử (internet) và mạng xã hội (thí dụ: facebook), quần chúng trong nước đã được đọc, nghe và nhìn những gì chế độ muốn che dấu. Nhờ vậy mà đồng bào trong nước đã tự phát tranh đấu cho những vấn đề xã hội và quyền lợi thiết thân. Điều này khiến chế độ đang mất dần kiểm soát xã hội và vì thế họ buộc phải gia tăng đàn áp.   Do đó, chúng ta cần tích cực tác động dư luận quốc tế hơn nữa. Để làm việc này hữu hiệu, ngoài chính giới, chúng ta cần chú tâm vận động giới truyền thông quốc tế để họ loan tải rộng rãi tin tức vi phạm nhân quyền tại VN, báo động tình trạng đàn áp với những bản án rất nặng để gây sự chú ý của chính giới ngoại quốc; vận động các định chế quốc tế điển hình là Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền. Những bộ phận này không những có khả năng tạo áp lực nhân quyền lên CSVN mà họ còn là đồng minh của chúng ta để vận động chính giới.   Và cần tận dụng các đạo luật như chống tra tấn, luật Magnitsky, v.v… để tạo thành áp lực cụ thể đặc biệt lên thành phần công an CSVN.   NV: Cuộc gặp gỡ tổ chức quan sát nhân quyền tại Berlin mới đây có đem lại kết quả gì không, thưa ông?   Ông Đỗ Hoàng Điềm: Đây là cuộc gặp gỡ trong tuần qua giữa phái đoàn người Việt và đại diện tổ chức Human Rights Watch tại Đức. Phái đoàn VN gồm có Bác Sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm và ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh đại diện Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Đức; Luật Sư Nguyễn Văn Đài (Hội AEDC), và bà Nguyễn Thị Thanh Vân; và ông Nguyễn Ngọc Đức (Đảng Việt Tân).   Như đã nói ở trên, cuộc gặp gỡ là một phần của nỗ lực vận động sự hợp tác của các tổ chức nhân quyền quốc tế. Trong buổi này, trường hợp bắt giữ nhiều người tại VN đã được nêu lên để kêu gọi sự hợp tác vận động cho họ từ Human Rights Watch. Ngoài ra, ông Nguyễn Ngọc Đức đã chia sẻ sự kiện ông bị tình báo CSVN phục kích tạt acid tại Campuchia vào Tháng Chín, 2017, gây thương tích trầm trọng cho ông phải mất hơn hai năm mới bắt đầu bình phục. Chính ông Nguyễn Ngọc Đức là nhân chứng sống cho sự tàn ác của chế độ CSVN và cho thấy chế độ không ngần ngại dùng những biện pháp dã man để tiêu diệt những ai chống lại họ.   NV: Với tình thế hiện tại, cuộc tranh đấu của giới trẻ Hồng Kông (HK) có tác động gì đến cuộc tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam không? Làm sao để Việt Tân chuyển lửa cho giới trẻ VN? Đã có những hoạt động gì chưa, thưa ông?   Ông Đỗ Hoàng Điềm: Những gì đang xảy ra tại Hồng Kông (HK) hiển nhiên đã tác động và tạo hứng khởi cho giới trẻ và tất cả những ai quan tâm tại VN. Tuy nhiên, chúng ta cần thực tế để thấy hoàn cảnh của HK và VN khác nhau rất xa như HK đã được hưởng cả trăm năm sống trong khung cảnh tự do, dân chủ. Người dân HK đã có truyền thống sinh hoạt bảo vệ dân quyền và nhân quyền từ bao nhiêu lâu nay rồi. Tại HK, các đảng phái đối lập đảng CS được họat động công khai và họ chiếm khá nhiều ghế trong bộ phận lập pháp của HK. Ngoài ra còn có báo, đài phát thanh và truyền hình độc lập để loan tải tin tức trung thực đến người dân. VN của chúng ta thì hoàn toàn thiếu hẳn những yếu tố thuận lợi này. Vì vậy, tuy tình hình HK có tạo hứng khởi nhưng điều kiện chưa có đủ để có những ảnh hưởng lớn ngay lập tức lên VN hay châm lửa cho những hình thức đấu tranh tương tự xảy ra tại VN.   Tuy nhiên, như đã nói ở trên, bối cảnh đất nước đã thay đổi rất nhiều trong vòng 15 năm qua và chế độ CSVN đã nhìn thấy nguy cơ họ bị mất dần kiểm soát.   Trong khung cảnh đó, Đảng Việt Tân đang tập trung hoạt động vào năm hướng công tác chính.   Trước hết là quảng bá phương thức đấu tranh bất bạo động để giúp mọi người vượt qua sự sợ hãi, cùng nhau liên kết thành sức mạnh tranh đấu cho các nguyện vọng của mình. Và xa hơn nữa, chính sức mạnh này là yếu tố then chốt để giựt sập chế độ độc tài. Trực tiếp tham gia hoặc hỗ trợ những đòi hỏi chính đáng của người dân qua các lãnh vực xã hội và dân sinh. Đây là một lãnh vực hoạt động quan trọng để giúp bảo vệ quyền lợi của đồng bào, huy động sự tham gia của quần chúng, và đẩy mạnh hoạt động xã hội dân sự làm nền tảng xây dựng dân chủ trên đường dài.   Kế đến là tận dụng mạng điện tử và mạng xã hội làm phương tiện thực thi các quyền tự do ngôn luận, tự do tiếp cận thông tin và kể cả tự do lập hội. Đặc biệt vận động áp lực quốc tế đối với Luật An Ninh Mạng mới bắt đầu áp dụng vào đầu năm 2019. Đây là một lãnh vực hoạt động nhằm xói mòn khả năng kiểm soát của chế độ độc tài.   Ngoài ra, cần vận động các tổ chức phi chính phủ, chính giới và bộ ngoại giao các quốc gia áp lực CSVN phải tôn trọng nhân quyền, đặc biệt nhắm vào việc giải tỏa bớt áp lực đối với phong trào dân chủ và gia đình của những người đang bị chế độ giam cầm. Tận dụng các luật lệ quốc tế để tạo áp lực đối với các hành động đàn áp, bạo hành của guồng máy công an (thí dụ như luật Magnitsky tại Hoa Kỳ).   Sau cùng là tiếp tục đẩy mạnh xây dựng hạ tầng cơ sở của Việt Tân tại Việt Nam cũng như ở hải ngoại. Hạ tầng cơ sở này vừa là guồng máy nhân sự, vừa là các phương tiện hoạt động. Điều đáng khích lệ là mặc dù chế độ gia tăng đàn áp trong những năm gần đây nhưng số người tham gia đấu tranh không giảm mà trái lại vẫn tiếp tục gia tăng.   NV: Có điều gì muốn nói thêm trong cuộc phỏng vấn này không, thưa ông?   Ông Đỗ Hoàng Điềm: Cảm ơn báo Người Việt đã tạo cơ hội cho chúng tôi chia sẻ quan điểm và nhân đây xin thưa với quý vị rằng không một tổ chức nào lại có thể đơn phương giải quyết được vấn nạn của đất nước. Nếu chúng ta quan tâm đến tình trạng bất công tại VN, những điều bất toàn trong xã hội, những hủy hoại môi sinh và tương lai của đất nước thì hãy cùng nhau chung sức đấu tranh để xây dựng lại đất nước. Nhưng để xây dựng đất nước thì chính chế độ CSVN và chính sách cai trị độc tài của họ là chướng ngại to lớn đang cản đường chúng ta. Chúng ta dứt khoát phải phá bỏ sự cai trị độc tài đó, xây dựng dân chủ thì mới có điều kiện canh tân đất nước.   Và đây là ước nguyện của Đảng Việt Tân. Chúng tôi mong rằng những ai cùng chia sẻ ước nguyện đó hãy cùng nhau chung vai đấu tranh chấm dứt chế độ độc tài CSVN, xây dựng dân chủ để canh tân đất nước.   NV: Cám ơn ông đã dành thời giờ trả lời phỏng vấn của Người Việt.   Nguyễn Việt Linh Nguồn: Người Việt
......

Việt Nam 2019: Chưa thoát khỏi ngã ba đường

Nguyễn Quang Dy -  boxitvn.net|   Cứ đến cuối năm, thời gian thường trôi nhanh “tựa cánh chim bay”.  Người ta nói “năm con heo” là năm cuối của 12 con giáp nên thường có nhiều biến động. Những người bi quan cho rằng Việt Nam đang “họa vô đơn chí”, còn những người lạc quan trông chờ vào quy luật “cùng tắc biến”. Trong khi cánh cửa cơ hội cho Việt Nam đang khép lại thì thách thức ngày càng nhiều và nguy cơ ngày càng lớn. Muốn dự báo năm mới phải nhìn lại năm cũ. Chưa biết triển vọng năm 2020 sẽ thế nào, nhưng đến cuối 2019, Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi ngã ba đường. Có nhiều nguyên nhân, nhưng dường như “Hà Nội không vội được đâu”! Tứ trụ hay Tam trụ Về đối nội, ông Trần Đại Quang ra đi khá vội vàng (21/9/2018) đã để lại một lỗ hổng quyền lực và một cơ hội để ông Nguyễn Phú Trọng tập trung quyền lực vào một mối (TBT & CTN). Hệ quả là cấu trúc quyền lực “Tứ trụ” (truyền thống) nay trở thành “Tam trụ” (lâm thời). Dù Việt Nam chưa sẵn sàng “nhất thể hóa” nhưng ông Trọng đã củng cố được quyền lực, vượt lên trên thiên hạ để “thế thiên hành đạo” (như ông Tập Cận Bình bên Trung Quốc). Có người lập luận rằng mô hình “Tam trụ” vững như “kiềng ba chân” vì dựa trên “thế ỷ dốc”, nhưng nhiều người khác lại cho rằng về nguyên lý, mô hình “Tứ trụ” (Quad) thường ổn định hơn mô hình “Tam trụ” (Triad). Thời “Tam quốc” bên Tầu thường loạn lạc và nội chiến liên miên. Lâu nay, Việt Nam vẫn áp dụng “cơ chế ba mặt” (đảng, chính quyền, công đoàn) để quản trị, như mô hình “Tổ Tam tam” (ba người) nhằm kiểm soát lẫn nhau. Về lý thuyết, “cơ chế ba mặt” được áp dụng nhằm “phát huy quyền làm chủ tập thể”, nhưng trên thực tế có thể làm triệt tiêu năng lực sáng tạo của con người và trách nhiệm cá nhân trong quản trị. “Nhất thể hóa” là một ý tưởng hay nếu áp dụng nghiêm túc, nhưng “Tam trụ” không phải là “Tam quyền Phân lập” mà chỉ là “bình mới rượu cũ” (vì cùng mẫu số). Einstein từng nói “người ta không thể giải quyết vấn đề bằng chính tư duy đã tạo ra vấn đề đó”. Nhưng khi đã tập trung và củng cố được quyền lực, ông Nguyễn Phú Trọng tự tin hơn để tăng cường chiến dịch “đốt lò”, xử lý tiếp các vụ án lớn (như bắt bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, và Phạm Nhật Vũ, khởi tố cựu đô đốc Nguyễn Văn Hiến). Có dấu hiệu ông Trọng cân nhắc đến khả năng cải cách thể chế khi công khai đặt ra 3 vấn đề cốt lõi: Một là có nên xóa bỏ thành phần kinh tế nhà nước hay không? Hai là đổi mới thể chế chính trị có phải là đổi mới chế độ hay không? Ba là có cần sửa đổi điều lệ Đảng hay không? Như “đến hẹn lại lên”, Hội nghị Trung Ương 11 (7-12/10/2019) bắt đầu chuẩn bị văn kiện và nhân sự cho Đại hội Đảng 13, và lần đầu tiên ông Trọng đã đề cập đến vấn đề Biển Đông. Trong diễn văn khai mạc, ông kêu gọi “kiên quyết và kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo theo luật quốc tế”. Trong diễn văn bế mạc, ông nhấn mạnh “phải phân tích và dự báo trên cơ sở tư duy khoa học tình hình thế giới và Việt Nam, đặc biệt là về Biển Đông”. Dư luận cho rằng đó là một chuyển biến đáng kể, nhưng vẫn chưa theo kịp với thực tế. Bức tranh kinh tế Theo Moody’s 2020 report (10/10/2019), Tuy GDP tăng 6,8% nhưng Việt Nam có thể bị hạ mức tín nhiệm vì chậm thanh toán nợ tới hạn, làm mất khả năng thanh toán, có thể dẫn tới vỡ nợ quốc gia. Chính phủ nợ nước ngoài hơn 100 tỷ USD, và các doanh nghiệp nợ nước ngoài 100 tỷ USD, cộng lại thành hơn 200 tỷ USD, gần bằng toàn bộ GDP của Việt Nam. Ngoài nợ nước ngoài, Việt nam còn nợ trong nước, tương đương 200 tỷ USD gồm nợ của chính phủ và doanh nghiệp. Gần đây, Thống đốc Lê Minh Hưng đã báo cáo Quốc hội về khoản 53.000 tỷ VNĐ mà các ngân hàng đã cho vay để làm BOT, có nguy cơ trở thành nợ xấu. Ngoài số nợ nước ngoài 200 tỷ USD được thống kê chính thức, có thể phát sinh những khoản nợ nước ngoài khác từ các doanh nghiệp chưa được thống kê. Tháng 9/2019, Tổng cục Thống kê đã bất ngờ công bố phát hiện thêm 76.000 doanh nghiệp trước đó không có trong sổ sách. Động cơ của việc công bố này là nhằm làm tăng thêm GDP để “lấy thành tích chào mừng Đại hội Đảng”.  Nhưng số phát sinh này chiếm hơn 10% tổng số doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam, trong đó chắc có nhiều khoản vay nước ngoài mà Bộ Tài chính không biết. World Bank cho biết trong 3 năm tới có khoảng 50% nợ trong nước của Chính phủ đáo hạn, và Chính phủ vẫn chưa biết lấy đâu ra tiền để trả nợ (trừ việc in tiền ồ ạt), và có khoảng 30% số doanh nghiệp nhà nước không có khả năng trả nợ nên đối mặt với nguy cơ phá sản, nếu chính phủ từ chối trả nợ thay cho các doanh nghiệp nhà nước. Moody sẽ xem xét hạ mức đánh giá 17 ngân hàng, nên 50% các ngân hàng Việt Nam sẽ bị hạ mức tín nhiệm. Theo VietNamNet (21/10/2019), trong báo cáo về nợ công năm 2020, Chính phủ Việt Nam cần vay thêm 459 nghìn tỷ VNĐ để cân đối ngân sách, trong đó bao gồm khoản bù đắp bội chi ngân sách là 217 nghìn tỷ VNĐ, khoản trả nợ gốc của ngân sách trung ương là 217 nghìn tỷ VNĐ, và nhận nợ bảo hiểm xã hội là 9,1 nghìn tỷ VNĐ. Dự kiến nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ trong năm 2020 là 379 nghìn tỷ VNĐ. Dự báo đến cuối năm 2020 Việt Nam có mức nợ công khoảng 54,3% GDP, nợ chính phủ khoảng 48,5% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia là 45,5% GDP. Việc phải đi vay để bù đắp bội chi ngân sách có nghĩa là tiền làm ra vẫn chưa đủ đáp ứng chi tiêu thường xuyên, và chính phủ vẫn phải “vay nợ mới để trả nợ cũ”. Tuy dự luật “ba đặc khu” bị dư luận phản đối quyết liệt buộc Quốc Hội phải hoãn (vô thời hạn), nhưng chắc các nhóm lợi ích không chịu bỏ cuộc, vẫn tìm cách thao túng chính sách như miễn thị thực cho người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển (như Vân Đồn và Phú Quốc). Tuy dự án đường cao tốc Bắc Nam (đường bộ và đường sắt) cũng bị dư luận phản ứng quyết liệt buộc Bộ GT-VT hủy bỏ kết quả đấu thầu quốc tế để tạo điều kiện cho các nhà thầu trong nước tham gia, nhưng họ vẫn thúc đẩy dự án đường sắt Hà Khẩu-Lào Cai-Hải phòng (khổ 1,435m, với 39 nhà ga, 73 chiếc cầu dài 130km, và 25 đường hầm chui 25km) do Trung Quốc thiết kế và xây dựng (kinh phí 100.000 tỷ VNĐ). Đây là một mắt xích trong kế hoạch “Một vành đai, Một con đường”, chủ yếu nhằm phục vụ lợi ích chiến lược của Trung Quốc.  Theo chuyên gia Vũ Quang Việt, “Việt Nam khuyến khích đầu tư nước ngoài, không cần biết là các dự án đó chỉ dùng công nghệ lạc hậu, ô nhiễm, và lao động không chuyên giá rẻ làm hàng xuất khẩu sang Mỹ và các nước khác, và cũng không cần biết đến vốn đi từ đâu, mà thực chất một phần không nhỏ là mượn từ ngân hàng Việt Nam…Đến nay, Việt Nam chỉ là bàn đạp, thậm chí là bãi rác cho nước khác làm hàng xuất khẩu xâm nhập vào Mỹ và các nước khác”. Theo ông Việt, Việt Nam cần xem xét kỹ có nên tham gia RCEP hay không, sau khi Ấn Độ và Nhật đã quyết định rút. Đây là hiệp định mà Trung Quốc cổ vũ mạnh mẽ nhằm đối địch với TPP không có Trung Quốc (mà Mỹ đã rút) để giúp Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng với kinh tế với các nước ASEAN trong chiến lược “Một vành đai, Một con đường” của họ.   Trong bối cảnh đối đầu Việt-Trung tại bãi Tư Chính, Việt Nam cần rà soát lại các dự án có rủi ro về an ninh quốc gia theo tinh thần Nghị quyết 50-NQ/TW (20/8/2019). Trả lời chất vấn tại Quốc Hội (9/11/2019) Ngoại trưởng Phạm Bình Minh thừa nhận có hàng trăm doanh nghiệp Việt đứng tên thay cho người nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc) đầu tư kinh doanh bất động sản và du lịch dưới nhiều hình thức “núp bóng”. Các dự án này thường chiếm vị trí xung yếu về an ninh quốc phòng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ và hậu họa khôn lường. Đối đầu tại Bãi Tư Chính Về đối ngoại, Hà Nội đã tự tin hơn khi đăng cai tổ chức họp cấp cao Trump-Kim (3/2019) và ông Trọng đã nhận lời đi thăm Mỹ khi ông Trump trực tiếp mời (như một cách cám ơn). Đây là một thắng lợi quan trọng về ngoại giao trong năm 2019. Hội thảo về định hướng hợp tác chiến lược Mỹ-Việt cấp thứ trưởng tại Washington (4/2019) là một dấu hiệu tích cực, tuy năm trước Việt Nam đã lặng lẽ hủy bỏ 15 họat động giao lưu quốc phòng với Mỹ (cho năm 2019). Theo các chuyên gia, đó là động thái đối phó tình huống vì sức ép Trung Quốc.   Nhưng điều bất ngờ (và khá bí ẩn) là ông Trọng đã “gặp hạn” khi đến Kiên Giang (14/4/2019) phải cấp cứu vào bệnh viện điều trị. Dù dư luận đồn đại về “bệnh thật hay giả”, nhưng kế hoạch thăm Mỹ năm 2019 của ông Trọng không thực hiện được (vì lý do sức khỏe hay lý do chính trị). Lúc đầu dự kiến đi vào tháng 7, sau dự kiến đi vào tháng 10, nay phải lùi sang năm, nhưng 2020 là năm tranh cử tổng thống Mỹ nên càng dễ rủi ro. Kết cục là cuối năm 2019 Việt Nam vẫn chưa nâng cấp quan hệ với Mỹ lên đối tác chiến lược như dư luận mong đợi.     Trong khi đó, Trung Quốc cho tàu khảo sát HD-8, có nhiều tàu tuần duyên vũ trang hộ tống, xâm nhập vùng biển của Việt Nam (từ 3/7/2019) dẫn đến đối đầu tại Bãi Tư Chính và khủng hoảng Biển Đông “lần hai” (“lần đầu” là năm 2014). Họ vừa thăm dò địa chấn vừa quấy rối các hoạt động dầu khí của Việt Nam tại dự án Lan Tây-Lan Đỏ (lô 06-01) liên doanh với Rosneft (Nga) và ONGC (Ấn Độ) tại Nam Côn Sơn, gần bãi Tư Chính. Sau đó HD-8 chuyển lên thăm dò khu vực ven biển từ Phan Thiết đến Quảng Ngãi, cách bờ có 70 hải lý. Mấy tháng qua, Trung Quốc đã dùng vũ lực quấy rối và xâm lấn Việt Nam tại Bãi Tư Chính, bất chấp luật biển quốc tế và phán quyết PCA. Họ ngang ngược coi Bãi Tư Chính là “vùng tranh chấp” và còn tuyên bố là “lãnh thổ của Trung Quốc”. Hành động xâm lấn này đã buộc Việt Nam phải có thái độ cứng rắn hơn, và làm dư luận quốc tế (đặc biệt là Mỹ) lên án Trung Quốc và ủng hộ Việt Nam. Trên thực tế, Trung Quốc đang xô đẩy Việt Nam về phía Mỹ, làm nhiều trí thức và quan chức đòi kiện Trung Quốc và nâng cấp đối tác chiến lược với Mỹ. Điều đó được phản ánh rõ trong mấy bài viết gần đây của ông Vũ Ngọc Hoàng (nguyên ủy viên trung ương và phó ban tuyên giáo), và Tọa đàm Khoa học “Vùng biển Bãi Tư chính và luật quốc tế” do viện PLD tổ chức tại Hà Nội (6/10/2019). Trong diễn văn khai mạc và bế mạc Hội nghị Trung Ương 11 (7-12/10/2019) ông Nguyễn Phú Trọng đã chính thức lên tiếng về vấn đề Biển Đông. Tuy dư luận quốc tế cho rẳng thái độ của Việt Nam cứng rắn hơn, nhưng dư luận trong nước cho rằng như vậy vẫn còn “quá ít và quá muộn” (too little too late). Tại Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 11 (6/11/2019), đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã xác nhận đang “cân nhắc kiện Trung Quốc”. Thực ra Việt Nam đã cân nhắc kiện từ năm 2014. Theo Gregory Poling (AMTI/CSIS), khi Việt Nam làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ và Chủ tịch ASEAN vào năm tới, nếu chỉ đề cập đến căng thẳng Biển Đông một cách chung chung mà không dám gọi tên Trung Quốc là kẻ gây ra căng thẳng (vì “đại cục”) thì cũng như không, vì chẳng có gì mới để quốc tế ủng hộ mạnh hơn.     Khủng hoảng Biển Đông Khủng hoảng Biển Đông “lần đầu” (5/2014) đã làm người Việt bị sốc và quan hệ Việt-Trung lâm vào khủng hoảng, nhưng chưa đổ vỡ vì “đại cục” như cái vòng kim cô trói buộc Việt Nam từ sau Thành Đô (9/1990). Nay khủng hoảng “lần thứ hai” (2019) còn tiếp diễn (on and off). Theo Ryan Martinson (học viện hải quân Mỹ), Trung Quốc “quyết tâm ngăn chặn Việt Nam khai thác tài nguyên dưới đáy biển” sau khi Rosneft thuê giàn khoan Hakuryu 5 (của Nhật) để khoan thăm dò gần Bãi Tư Chính. Trung Quốc không chỉ quấy rối và bắt nạt, mà còn ngang ngược lên án Việt Nam “đơn phương vi phạm chủ quyền Trung Quốc”.   Đó là hành động “vừa ăn cướp vừa la làng”, vì Trung Quốc đuối lý trước dư luận quốc tế, nên phải dùng sức mạnh để bắt nạt các nước khu vực trong “vùng xám” (grey area), và tìm cách gạt Mỹ và các cường quốc khác ra khỏi Biển Đông. Mục tiêu của họ là áp đặt “đường chín đoạn”, để từng bước lấn chiếm Biển Đông như “chuyện đã rồi” (fait acommpi), tiến tới kiểm soát Biển Đông như “cái ao của họ”. Trung Quốc đã quân sự hóa và biến các đảo đá mà họ chiếm của Việt Nam tại Trường Sa (1988) thành các căn cứ quân sự và hậu cần (như Chữ Thập, Ru Bi, Vành Khăn). Việt Nam càng nhân nhượng thì Trung Quốc càng lấn tới. Tiếp theo các tuyên bố của ông John Bolton và Mike Pompeo (trước đó), trợ lý Ngoại trưởng David Stilwell đã điều trần (gần đây) tại Tiểu ban Đông Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, nhấn mạnh rằng Trung Quốc tiếp tục đe dọa và bắt nạt các nước khác tại Biển Đông. Họ muốn hợp pháp hóa bộ quy tắc ứng xử (COC) có hại cho khu vực và tất cả các nước coi trọng tự do hàng hải. “Sự quấy rối liên tục của Trung Quốc đối với các hoạt động của Việt Nam xung quanh Bãi Tư Chính là một trường hợp rõ rệt”.   Theo VOA (25/10/2019), trong bài phát biểu về quan hệ Mỹ-Trung tại Trung tâm Woodrow Wilson (24/10/2019), Phó Tổng thống Mike Pence đã tố cáo cách hành xử ngày càng hung hăng của Trung Quốc, gây mất ổn định nhiều hơn cho khu vực trong năm qua. Ông Mike Pence nói Bắc Kinh đã gia tăng sử dụng cấc tàu “dân quân biển” để thường xuyên đe dọa các thủy thủ và ngư dân Philippines và Malaysia. Ông chỉ trích Trung Quốc bắt nạt Việt Nam trong vụ tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. “Cảnh sát biển Trung Quốc đã lấy thịt đè người để ngăn cản Việt Nam khoan dầu khí ngoài khơi trong vùng biển của chính mình”. Ông Derek Grossman (RAND Corporation) bình luận “việc Trung Quốc bắt nạt Việt Nam tại Biển Đông đã được Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence nêu bật”, và “không có một nước nào đứng lên để bảo vệ Việt Nam như Mỹ”. Nhưng trong khi Việt Nam đối đầu với Trung Quốc tại Bãi Tư Chính và khủng hoảng Biển Đông “lần hai”, gần đây có tin đồn ExxonMobil định bỏ dự án Cá Voi Xanh. Tuy chưa rõ nguyên nhân do sức ép của Trung Quốc hay do tính toán thương mại, nhưng nếu ExxonMobil rút thật thì đây là tin mừng cho Bắc Kinh.  Theo đánh giá của các chuyên gia, các tuyên bố về điều chỉnh chiến lược của Mỹ (như NSS 2017, NDS 2018, và Indo-Pacific Strategy 2019) đã nhấn mạnh cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung. “Đồng thuận Washington mới” về chiến lược đối với Trung Quốc có thể tạo ra điều kiện thuận lợi để các nước có quan điểm cứng rắn hơn tại Biển Đông. Việt Nam vẫn cô đơn Theo Marine Traffic (Reuters, 24/10/2019), tàu khảo sát HD-8 và các tàu hộ vệ đã rời khỏi vùng biển Việt Nam trở về Trung Quốc. Họ đã “hoàn thành nhiệm vụ” sau 3 tháng khảo sát địa chấn nhằm khẳng định chủ quyền trong “đường chín đoạn” và quấy rối gây sức ép đòi Việt Nam đình chỉ các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại đây. Tuy Trung Quốc rút tàu HD-8 về nhưng ý đồ lâu dài của họ không thay đổi. Trong tháng 11/2019, họ lại cho tàu HD-620 và HD-9 xâm phạm vùng biển EEZ của Việt Nam và Malaysia để khảo sát trái phép. Sẽ không ngạc nhiên nếu  Trung Quốc điều dàn khoan vào thăm dò tại những nơi họ vừa khảo sát. Theo ông Carl Thayer, thông điệp của ông Nguyễn Phú Trọng gần đây khi đề cập đến vấn đề chủ quyền Biển Đông báo hiệu rằng Hà Nội khó có thể lùi bước trước Bắc Kinh. Tuy nhiên, trong bối cảnh hai nước “quyết không để mất một tấc đất nào do tổ tiên để lại” thì bàn cờ phân định thắng thua vì lợi ích quốc gia phải đảm bảo khả năng quốc phòng và quốc tế vận cao nhất. Trong cuộc chơi này, dù Hà Nội tuyên bố cứng rắn hơn “không bao giờ thỏa hiệp”, nhưng cách thức bảo vệ chủ quyền quốc gia trong 3 tháng qua tại Biển Đông cho thấy sự chênh lệch về năng lực quân sự, và sự cô đơn của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền.   Trong mấy tháng qua, Việt Nam đã phải đối phó chật vật với Trung Quốc và khả năng đối đầu tại Biển Đông sẽ còn tái diễn trong thời gian tới, nếu vấn đề đối tác chiến lược và liên minh quân sự vẫn bất khả thi vì chính sách “ba không” của Việt Nam. Trong bài trả lời phỏng vấn RFI (26/10/2019) ông Vũ Ngọc Hoàng nhấn mạnh rằng chỉ có dân chủ hóa mới tập hợp được sức mạnh dân tộc để bảo vệ tổ quốc và phát triển đất nước. Trong bối cảnh Việt Nam bị Trung Quốc xâm lấn thì Việt Nam cần phải liên minh với Mỹ và các nước khác.   Ngoài Mỹ và Nga, Việt Nam tăng cường hợp tác quốc phòng với Nhật và EU. Đại tướng Ngô Xuân Lịch đã thăm châu Âu (14-19/10/2019) để tăng cường hợp tác quốc phòng. Điều đó có thể làm Hà Nội tự tin hơn và “bớt cô đơn” trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Nhưng các hoạt động ngoại giao (hình thức) không hỗ trợ được về quân sự (thực chất). Tuy các hoạt động ngoại giao đó là cần thiết nhưng chưa tương xứng với tình hình Biển Đông. Nếu Việt Nam vẫn cô đơn về đối tác chiến lược thì các hoạt động ngoại giao không đủ răn đe Trung Quốc xâm lấn, dù Việt Nam có tiến tới kiện Trung Quốc tại tòa án quốc tế về luật biển. Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố (17/5/2019) “không đối tượng nào được tiến hành khai thác dầu khí hoặc các tài nguyên khác ở vùng biển Trung Quốc”. Nhưng theo Rosneft (17/5/2019) hoạt động khoan thăm dò của họ vẫn diễn ra trong vùng biển của Việt Nam. Bennet Murray viết (Foreign Policy, Oct 30, 2018) “Dù Nga chưa bao giờ chính thức đứng về phía Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, nhưng hiện chỉ có Nga đang hoạt động dầu khí tại khu vực Việt Nam khẳng định chủ quyền (trong “Đường Chín Đoạn”). Putin và Tập không công khai chống lại lợi ích của nhau, nhưng không có nghĩa là họ không xung đột lợi ích.  Theo David Hutt (Asia Times, Aug 21, 2019) “một trong những lý do khiến lần này Việt Nam cứng rắn hơn trước là do có các đồng minh mạnh hơn. Ngoài Mỹ, Nhật, Pháp, EU, Việt Nam còn có Nga”. Nhưng theo Anders Corr (Journal of Political Risks), chỉ có Mỹ mới đủ điều kiện trở thành đồng minh cốt lõi đủ sức chống lại Trung Quốc. Còn Nga, Úc, Ấn Độ có thể là đối tác chiến lược hữu ích nhưng không đủ khả năng làm đồng minh cốt lõi vì họ thiếu sức mạnh cần thiết để chống lại Trung Quốc. ASEAN cũng không thể hỗ trợ nhiều cho Việt Nam trong bối cảnh các nước thành viên ngày càng chịu ảnh hưởng lớn của Bắc Kinh, nên thường phủ quyết mọi chỉ trích Trung Quốc. Hội nghị Cấp cao ASEAN 35 (Bangkok, 2-4/11/2019) cũng không ngoại lệ. Hy vọng năm 2020 Mỹ sẽ thúc đẩy quan hệ với ASEAN bằng họp summit tại Mỹ.      Để chống lại Trung Quốc, Anders Corr cho rằng Việt Nam cần một chiến lược mới trong đó có 4 thành tố quan trọng. Một là liên minh với các nước có thể răn đe Trung Quốc ở mức cao nhất (như Mỹ, Pháp, Anh). Hai là liên minh với các nước có đủ năng lực triển khai nhanh lực lượng quân sự thông thường để răn đe Trung Quốc (như Mỹ). Ba là vận dụng thành quả kinh tế để nâng mức chi tiêu quân sự nhằm răn đe Trung Quốc (như mua thêm tàu ngầm và tên lửa). Bốn là dân chủ hóa và cải thiện nhân quyền để tạo điều kiện thuận lợi cho liên minh kinh tế và quân sự chặt chẽ hơn với các nước chịu ảnh hưởng ít nhất của Trung Quốc. Quá ít và quá chậm Cần xem xét các vấn đề đối nội và đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh thế giới và khu vực đang diễn biến khó lường. Muốn cải cách và phát triển đất nước, phải dựa vào nội lực là chính, nhưng Việt Nam phải tranh thủ tối đa sự đồng thuận và hộ trợ quốc tế. Trước mắt cần giảm lệ thuộc vào Trung Quốc và tăng cường hợp tác với Mỹ và phương Tây. Tuy cải cách thể chế là yêu cầu sống còn để tháo gỡ các nút thắt về nội lực nhằm phát triển đất nước và bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhưng quá trình này đang bị các nhóm lợi ích thao túng chính sách làm trệch hướng đường ray. Đó có thể là cơ hội tốt để Trung Quốc thao túng và bắt nạt. Nhưng đến nay các nỗ lực cải cách thể chể vẫn “quá ít và quá chậm” (too little, too late). Thứ nhất, cần xem xét tranh chấp Biển Đông trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung “vừa đánh vừa đàm” (on and off). Đến cuối năm 2019, có dấu hiệu Trung Quốc đã thấm đòn, buộc phải nhượng bộ một bước để củng cố nội bộ. Trong khi đó, chính quyền Trump cũng cần thỏa thuận một bước để đối phó với sức ép trong nước, trước năm bầu cử 2020. Vì vậy, có khả năng hai bên sẽ đạt được một thỏa thuận nào đó vào cuối năm 2019. Nhưng triển vọng hòa hoãn chỉ là tạm thời (chiến thuật), trong khi triển vọng đối đầu vẫn là lâu dài (chiến lược). Sau cuộc chiến về thương mại, có thể sẽ dẫn đến cuộc chiến về tài chính.      Thứ hai, cần xem xét các vấn đề của Việt Nam trong bối cảnh chính trị nội bộ Trung Quốc, đặc biệt là Hội nghị Trung ương 4 (28/10-3/11/2019). Kết quả hội nghị chứng tỏ Tập cận Bình đã củng cố được quyền lực, trước những tin đồn về bất ổn trong nội bộ sau hội nghị Bắc Đới Hà. Gần đây khi đề cập đến sự tồn vong của Đảng, Tập đã nhấn mạnh từ “đấu tranh” đến  20 lần trong một bài phát biểu, thậm chí còn dùng cụm từ “thịt nát xương tan” để răn đe. Tin đồn về Trần Mẫn Nhĩ (bí thư Trung Khánh) và Hồ Xuân Hoa (phó thủ tướng) có thể được bổ xung vào Thường vụ Bộ Chính trị và Trần Mẫn Nhĩ có thể kế cận Tập Cận Bình và phụ trách Ban Kiểm tra Kỷ luật TW (thay Triệu Lạc Tế), đã không diễn ra như đồn đoán.   Thứ ba, cần xem xét khủng hoảng Biển Đông bên cạnh khủng hoảng Tiểu vùng MeKong, cũng nguy hiểm không kém (tuy thầm lặng hơn), đe dọa cuộc sống của 20 triệu người Việt tại đồng bằng Nam Bộ. Trung Quốc xây nhiều đập thủy điện trên thượng nguồn, kiểm soát dòng chảy và nguồn phù sa. Theo David Hutt, Trung Quốc có khả năng thao túng dòng chảy sông MeKong  dẫn đến nguy cơ xung đột mới tại khu vực. Theo Brian Eyler (Stimson Center director) khủng hoảng sông MeKong đang tới gần. Theo Climate Central và Nature Communications  (New York Times, Oct 29, 2019), đến năm 2050 gần như toàn bộ đồng bằng Nam bộ sẽ bị chìm dưới mực nước biển. Tuy dự doán này còn tranh cãi, đó là một nguy cơ lớn.  Thứ tư, cần xem xét quy luật phát triển của Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường (thực phẩm, nguồn nước, không khí), vì các nhóm lợi ích thao túng chính sách và dân trí thấp. Gần đây trong dân có câu “Rạng Đông chưa qua, Sông Đà đã tới” để nói đến vụ cháy nhà máy Rạng Đông đã phát tán vào môi trường 28kg thủy ngân, và vụ đổ dầu thải làm ô nhiễm nguồn nước Sông Đà, đe dọa cuộc sống của hàng triệu người Hà Nội. Trong khi đó, các đại gia bất động sản câu kết với chính quyền thành các nhóm lợi ích, đang thao túng chính sách để làm giàu bằng mọi giá, xâm chiếm cả rừng quốc gia cần được bảo tồn, như Sun Group bị tố cáo chiếm rừng quốc gia Tam đảo để làm dự án nghỉ dưỡng. Theo các chuyên gia quốc tế, trận động đất 6.1 ở Bắc Lào (21/11/2019 mà tâm chấn không xa đập thủy điện Xayaburi (1260 MW, 3.5 tỷ USD) là hồi chuông cảnh báo cho tham vọng làm thủy điện không chỉ của Lào mà cả Việt Nam, vì PetroVietnam đã đầu tư hàng tỷ USD vào dự án thủy điện Luang Prabang (dự kiến khởi công vào 7/2020). Trong khi đập Xayaburi là một hiểm họa vì xây gần đường đứt gãy đang hoạt động (active faults) đập Luang Prabang (1410 MW) không phải là ngoại lệ. Thượng lưu sông Mekong (Vân Nam, Bắc Lào) là vùng động đất, nên lợi ích của thủy điện trên sông Mekong là quá nhỏ so với rủi ro quá lớn đối với con người và môi trường. Lối thoát là cần đầu tư vào năng lượng tái tạo từ mặt trời và gió, thay cho thủy điện đang trở thành cơn ác mộng vỡ đập dây chuyền sẽ tạo ra cơn hồng thủy khủng khiếp của thiên niên kỷ, với sức tàn phá của những trái bom nước khổng lồ có khả năng cuốn băng đi hàng triệu sinh mạng và các thành phố tại châu thổ Tonle Sap và ĐBSCL.   Tại Việt Nam có một nghịch lý đáng buồn là các đại gia càng giầu lên thì người dân càng ngèo đi và đất nước càng tụt hậu, do lòng tham cao nhưng dân trí thấp. Việt Nam dù có “rừng vàng biển bạc” và có một cái “mỏ người” gần 100 triệu dân, nhưng theo mô hình “tư bản hoang dã” (chứ không phải “định hướng XHCN”). Theo các chuyên gia, đó là mô hình “không chịu phát triển”. Hệ quả là nhiều người Việt phải bỏ đất nước ra đi (bằng thuyền hay bằng xe container) bất chấp rủi ro về tính mạng và tài sản (dù chỉ để làm thân phận nô lệ). Sau 74 năm dựng nước và 44 năm thống nhất đất nước, Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi ngã ba đường. Ba không một nếu Trung Quốc đã rút tàu khảo sát HD-8 về nước trong bối cảnh có mấy biến chuyển mới. Một là ông Trọng không đi thăm Mỹ trong năm nay. Hai là giàn khoan Hakuryu 5 (của Nhật) đã rời khỏi lô 06.01 và di chuyển về Vũng Tầu (23/10/2019). Ba là Trung Quốc muốn làm giảm căng thẳng với Mỹ trước thỏa thuận thương mại (vòng một). Ông Trọng không đi thăm Mỹ trong năm 2019 (như dự kiến) dù vì lý do sức khỏe hay vì sức ép của Trung Quốc, cũng là một thất bại. Kết quả là khả năng nâng cấp quan hệ Mỹ-Việt lên đối tác chiến lược (như dư luận mong đợi) và kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế (như dư luận đòi hỏi) vẫn còn bị treo. Trong bối cảnh đó, có nhiều diễn biến ngày càng bất lợi cho Trung Quốc, tiếp theo khủng hoảng chính trị tại Hong Kong. Thứ nhất, một loạt tài liệu nội bộ của Trung Quốc bị dò gỉ đã tố cáo các trại tập trung cải tạo người Hồi tại Tân Cương không phải là các trung tâm đào dạy nghề như Bắc Kinh vẫn tuyên truyền. Thứ hai, một điệp viên Trung Quốc xin tị nạn chính trị tại Úc đã tố cáo Trung Quốc tìm cách tác động vào bầu cử tại Đài Loan, Hong Kong, và bắt cóc những người bất đồng chính kiến. Thứ ba, kết quả bầu cử cấp quận tại Hong Kong trong đó các ứng cử viên ủng hộ dân chủ đã thắng áp đảo là một cơn địa chấn chính trị. Thứ Tư, Hạ viện và Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua dự luật “Hong Kong Human Rights and Democracy Act”, được Tổng thống Trump phê duyệt, là một lá bài quan trọng (như Đài Loan).    Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence có bài phát biểu cứng rắn về Trung Quốc tại Trung tâm Woodrow Wilson (24/10/2019), trong đó lên án Trung Quốc và ủng hộ Việt Nam, gắn vấn đề HongKong và Đài Loan với đàm phán thương mại Mỹ-Trung. Trong bài phát biểu, Mike Pence đã nhấn mạnh “tàu tuần duyên Trung Quốc đã dùng sức mạnh ép Việt Nam không được khoan dầu khí ngoài khơi trong vùng biển của mình”. Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố (8/2019) Trung Quốc cưỡng ép không cho Việt Nam liên doanh với các công ty dầu khí không phải Trung Quốc, mà chỉ được hợp tác với các công ty nhà nước Trung Quốc. Tuy ông Nguyễn Phú Trọng không thể đi thăm Mỹ trong năm nay, nhưng Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã đến thăm Việt Nam trong tháng 11/2019 để thúc đẩy hợp tác thương mại và quốc phòng Mỹ-Việt, trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường bắt nạt Việt Nam tại Biển Đông. Trong một tuyên bố trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đã lên án Trung Quốc áp đặt những đòi hỏi bất hợp pháp về chủ quyền Biển Đông và bắt nạt các nước khu vực. Đó là bối cảnh Việt Nam công bố “Sách Trắng Quốc phòng” (25/11/2019).  Sau 10 năm, Việt Nam mới công bố Sách Trắng Quốc Phòng, nhằm “minh bạch hóa chính sách quốc phòng và xây dựng lòng tin đối với các quốc gia trên thế giới”. Sách trắng Quốc phòng 2019 được định hướng là “Hòa Bình và Tự vệ”, nhấn mạnh “Hợp tác và Đấu tranh”, trong đó đề cập đến tình hình căng thẳng tại Biển Đông và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn (Mỹ và Trung Quốc). Theo các chuyên gia, Sách Trắng Quốc Phòng 2019 về cơ bản vẫn duy trì chính sách “Ba Không” nhưng được điều chỉnh thành “Bốn Không” (hay “Ba không Một nếu”), để ngỏ khả năng hợp tác chiến lược với các nước (như Mỹ) “nếu có chiến tranh”. Sách trắng Quốc phòng đã vạch ra “làn ranh đỏ” (Red line) và gửi đi thông điệp rõ ràng là Việt Nam quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích kinh tế nếu bị xâm lược.   *** Đến cuối năm 2019, Việt Nam dường như vẫn chưa thoát khỏi Ngã Ba đường, bàn cờ quốc tế vẫn bất an và bất định với những diễn biến khó lường. Việt Nam cần tập trung vào ba mục tiêu chính: một là giảm thiểu lệ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế và chính trị; hai là tăng cường hợp tác toàn diện với Mỹ (như dự án điện khí Sơn Mỹ 2, trị giá 5 tỷ USD) để giảm thiểu thâm hụt thương mại; ba là đẩy mạnh cải tổ thể chế để tháo gỡ ách tắc nhằm phát huy nội lực. Những tồn đọng của năm 2019 chắc sẽ để lại những gánh nặng cho năm 2020 khi Viêt Nam làm Chủ tịch ASEAN và thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, trước thềm Đại Hội Đảng XIII tại Việt Nam, cũng như chiến dịch tranh cử Tổng thống tại Mỹ. Tài liệu tham khảo 1. Remarks by Vice President Mike Pence on China, Wilson Center, October 24, 2019 2. The Changing Fundamentals of US-China Relations, Evan Medairos, Washington Quarterly, Fall 2019. 3. Can Vietnam Be America’s New Ally Against China? Anders Corr, National Interest, November 7, 2019 4. 2019 Vietnam National Defense, National Political Publishing House, 2019 5. Vietnam Draws Lines in the Sea: Hanoi’s new defense white paper reflects fears of Chinese encroachment, Huong Le Thu, Foreign Policy, December 6, 2019 6. Vietnam Is Winning the US-China Trade War, Bennet Murray, Foreign Policy, Oct 30, 2018 7. A Difficult Summer in the South China Sea, Carl Thayer, Diplomat Magazine, Nov 2019 8. Geopolitical Situation: United States, China and Vietnam, Carl Thayer, Nov 15, 2019 9. US Perspectives on The South China Sea in An Era of Strategic Competition, Rebecca Strating, Australian Institute of International Affairs, November 25, 2019. 10. Xi must be dismayed: Chinese leader fighting fires on all fronts, Anna Fifield, Washington Post, November 26, 2019. 11. Last Days of the Mighty Mekong, Brian Eyler, Zed Books, 2019. 12. Water war risk rising on the Mekong, David Hutt, Asia Times, October 16, 2019 13. New Research Shows Rising Seas Will Erase More Cities by 2050, Denise Lu and  Christopher Flavelle, New York Times, October 29, 2019. 14. Troubles on the Mekong: How Climate Change, Dams, and Geopolitics Threaten a River’s Future, Sam Geall, Foreign Affairs, November 7, 2019 15. Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông, Vũ Ngọc Hoàng, Viet-studies, 21/10/2019 16. Dân chủ hóa để bảo vệ chủ quyền, đất nước trường tồn, phỏng vấn Vũ ngọc Hoàng, RFI, 25/10/2019 17. Cần xem xét kỹ điều kiện để VN tham gia RCEP - Hiệp định đối tác toàn diện vùng mà thực chất là với Trung Quốc, Vũ Quang Việt, November 2019 18. Thủy điện Luang Prabang trên vùng động đất Bắc Lào và thảm họa vỡ đập dây chuyền, Ngô Thế Vinh, 27/11/2019. NQD. 08/12/2019  
......

Biểu tình đồng hành cho Nhân Quyền Việt Nam tại thủ đô Bá Linh

Berlin, 07.12.2019 Trước thềm ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 71 (10.12.1948) đông đảo người Việt từ khắp miền nước Đức cũng như một vài quốc gia Âu Châu đã tụ về địa điểm lịch sử „cổng thành Brandenburger Tor“ tại „quảng trường Paris“ để trước nhất chúc mừng người dân Đức đã dùng Đấu Tranh Bất Bạo Động dẹp đi Bức Tường Ô Nhục của chủ nghĩa Cộng Sản cách đây 30 năm (1989), kế đến là cảm ơn chính phủ và người dân địa phương, trong suốt những năm qua, đã ủng hộ những nỗ lực dân chủ hóa của người Việt Nam. Chương trình kỷ niệm 71 năm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (QTNQ) 2019 do Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn (LHNVTN) tổ chức gồm có phần biểu tình, buổi cầu nguyện liên tôn cũng như hội thảo và văn nghệ đấu tranh. Trong thời điểm này cũng là lúc nước Đức chuẩn bị mừng đại lễ Giáng Sinh, nên trước cổng thành lịch sử Brandenburger Tor rất đông du khách từ thập phương theo dõi buổi biểu tình của người Việt tỵ nạn kịch liệt tố cáo trước dư luận quốc tế những hành vi chà đạp nhân quyền dã man của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam. Đặc biệt có sự tham gia của ông Nguyễn Ngọc Đức (ủy viên Trung Ương đảng Việt Tân). Ông cũng như ba cựu tù nhân lương tâm có mặt, là cư sĩ Trí Lực, luật sư Nguyễn Văn Đài và bà Nguyễn Thị Thanh Vân, đều đã bị nhà nước Cộng Sản Việt Nam khủng bố, bắt cóc, tra tấn và giam giữ tùy tiện. Sau khi thức khai mạc bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, chủ tịch LHNVTN, đã trình bầy bằng Đức ngữ về ý nghĩa ngày QTNQ. Ông Nguyễn Ngọc Đức chia xẻ về những trải nghiệm trên con đường về nước đấu tranh bất bạo động cho nhân quyền. Ông đã bị cộng sản Việt Nam khủng bố tạt acid, gây trọng thương trên khuôn mặt. Ông LS Nguyễn Văn Đài nhận định rằng tháng 11.2019 là tháng đen tối nhất cho nhân quyền tại Việt Nam với hơn 20 vụ bắt giam giữ tùy tiện những blogger. Kế tiếp là ông Nguyễn Thế Bảo (Hội NVTN Nürnberg), ông Nguyễn Đình Phúc (Hội NVTN Hamburg), bà Phương Anh (Tổ Chức Sinh Hoạt NVTN) và ông TS Phan Duy Vũ (Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức) phát biểu và thông tin cho công luận Đức về tình hình Việt Nam, cũng như những nguy cơ cho tình trạng nhân quyền nếu Nghị Viện Âu Châu không hoãn thông qua Hiệp Ước Thương Mại Tự Do với Việt Nam. Đặc biệt có sự hiện diện và phát biểu của ông Siebenrock (Tổ Chức bảo vệ các dân tộc bị đe dọa) và bà Cindy Cheong (Tổ Chức người Hồng Kông Tự Do) và cụ Nguyễn Đình Tâm. Từ trái hàng trên: Bs. Hoàng Thị Mỹ Lân, ông Nguyễn Ngọc Đức, Tiến sĩ Phan Duy Vũ. Hàng dưới: Ls. Nguyễn Văn Đài, ông Nguyễn Đình Phúc, ông Nguyễn Thế Bảo. Từ trái hàng trên: Bà Phương Anh, ông Siebenrock. Hàng dưới: bà Cindy Cheong, cụ Nguyễn Đình Tâm. Trên quảng trường Paris người ta thấy rất nhiều cờ vàng ba sọc đỏ, cờ Đức và cờ Âu Châu cùng với những tấm biển ngữ lớn về Nhân Quyền cho Việt Nam, China get out of Vietnam´s Sea cùng nhiều hình ảnh Tù Nhân Lương Tâm, tạo thành bầu không khí phấn chấn rất đặc biệt, nhất là khi đoàn người đi diễn hành trên quảng trường trong những tiếng hô vang dội cùng với những ca khúc đấu tranh „Trả lại đây cho nhân dân tôi“, „Đáp lời sông núi…“: Đả đảo Cộng Sản Việt Nam Hèn Với Giặc, Ác Với Dân! Đả đảo Cộng Sản Việt Nam bán nước! Trung Cộng cút ra khỏi Việt Nam! Kế đến, đồng bào đã về giáo xứ St. Aloysius cử hành nghi lễ cầu nguyện liên tôn cho quê hương và dân tộc rất trang trọng, do cư sĩ Trí Lực và linh mục Anton Đỗ Ngọc Hà hướng dẫn. Lời tụng kinh tha thiết cầu xin, trầm bổng như rót vào tim mỗi người những nỗi niềm thương đau của dân tộc. Ông Nguyễn Văn Rị đọc lời nguyện giáo dân xin Thiên Chúa soi sáng và cải hóa những nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam để họ biết thương dân và can đảm bảo vệ chủ quyền đất nước. Cầu nguyện cho quê hương Sau giờ cầu nguyện các tham dự viên đã dùng bữa cơm đơn sơ đậm tình đồng bào trước khi bước qua chương trình gặp gỡ và nói chuyện với ông Nguyễn Ngọc Đức và cư sĩ Trí Lực. Nhị vị đã đưa cả hội trường vào một bầu không khí bi hùng, bất khuất và quyết tâm khi chia xẻ những trải nghiệm đau thương của bản thân lúc „vượt biên“ về nước, vận động đoàn kết và liên kết  đấu tranh bất bạo động để tháo gỡ độc tài, xây dựng xã hội dân sự hầu canh tân con người và canh tân đất nước. Cả hai đều bị khủng bố, bị tra tấn, bị tạt acid gây trọng thương cũng như bị tù đày… Cư sĩ Trí Lực và ông Nguyễn Ngọc Đức Văn nghệ đấu tranh Để hòa nhịp vào bầu không khí linh thiêng này nhóm văn nghệ đấu tranh gồm Thụy Uyển, Cao Thìn, Vĩnh Điệp, Mỹ Lệ, Minh Mẫn, Thiên Nga và các anh chị em hội NVTN Hamburg đã trình bầy rất tuyệt vời những tác phẩm „Chúng đi buôn“, „Đất nước mình sao lạ quá phải không em?“, „Liên khúc Việt Khang“, „Con đường Việt Nam“, „Rừng đã cạn, biển nhiễm độc sao vẫn lặng câm?“,“Hãy cùng nhau đi!“…  Buổi gặp gỡ và tâm tình nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2019 được kết thúc bằng ca khúc „Việt Nam quê hương ngạo nghễ“ và lời hô to vang động hội trường „Việt Nam! Muôn năm!“ Xuân Bình
......

Tại sao tập đoàn khủng bố CSVN dán nhãn Việt Tân là khủng bố?

Ngày 29 Tháng 5, 2007 Tổng thống Bush tiếp ông Đỗ Hoàng Điềm, với tư cách là đại diện đảng Việt Tân ở tòa Bạch Ốc,  cùng với 3 nhà đấu tranh khác. Hoàng Thục| Tôi biết đến tên đảng Việt Tân từ hơn 10 năm qua không phải từ báo chí nhà nước Cộng sản Việt Nam mà qua một số bạn bè quen biết kể lại về những hoạt động của đảng này tại Việt Nam. Từ đó, tôi đã theo dõi và quan sát các hoạt động của tổ chức này trên mạng xã hội, và giờ đây theo tôi, Việt Tân là một cái tên quen thuộc của rất nhiều bà con ở Việt Nam. So với những tổ chức và lực lượng đấu tranh hiện nay ở Việt Nam thì phải nói là đảng Việt Tân có số người bị bắt giữ, bị kết án nặng trong những hoạt động cho nhân quyền, dân chủ Việt Nam khá đông. Hầu hết những người bị bắt và bị cộng sản truy tố đều rất trẻ và không có một tất sắt trong tay. Thế nhưng, Đảng Việt Tân lại bị nhà cầm quyền cộng sản xem là một tổ chức khủng bố, và cáo buộc với giọng điệu chụp mũ vu khống và đầy cay nghiệt “Đảng Việt Tân với các hoạt động khủng bố nhằm mục đích phá hoại chính quyền Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.” Thực tế sống với cộng sản cho người ta một đúc kết thú vị như thế này. Những tổ chức, cá nhân nào mà càng bị cộng sản tuyên truyền, chụp mũ, vu khống, bôi nhọ càng nhiều thì phải hiểu ngược lại là tổ chức, cá nhân đó tốt đẹp. Tôi đã tìm hiểu một vài điểm về Đảng Việt Tân thì phát hiện ra nhiều điều hết sức ngỡ ngàng. Thứ nhất, về đường lối đấu tranh với hai nền tảng mà họ đang nỗ lực hành động đó là Chấm Dứt Độc Tài, Canh Tân đất nước. Chủ trương tiến hành cuộc cách mạng bằng chính sức mạnh và trí tuệ của dân tộc Việt Nam để giải phóng đất nước thoát khỏi ách độc tài Cộng sản hầu có điều kiện chấm dứt tình trạng nghèo nàn và lạc hậu của đất nước. Với ước mong Canh Tân một nước Việt Nam giàu mạnh và có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế là mục tiêu theo đuổi của đảng Việt Tân. Đây là cuộc cách mạng miên viễn nhằm đổi mới đất nước mọi mặt qua mọi thế hệ. Tại sao điều tốt đẹp đó lại bị đảng cộng sản cản trở, ngáng đường và chụp mũ cho Việt Tân là khủng bố? Về Nhân Sự Một tổ chức bị gọi là “khủng bố” có tồn tại được trên đất nước Hoa Kỳ, một nước chuyên tìm và tiêu diệt khủng bố? Nhà cầm quyền cộng sản nói tổ chức khủng bố Việt Tân có trụ sở tại California, Hoa Kỳ. Trong đó liệt kê rất nhiều tên tuổi là lãnh đạo của tổ chức Việt Tân. Vậy Họ là những ai? Tại sao Hoa Kỳ lại để cho một tổ chức khủng bố trên lãnh thổ của mình? Hẳn những ai sống ở Mỹ đều biết rằng, Hoa Kỳ có mô hình quản trị xã hội cực kỳ chặt chẽ và hệ thống. Việc quản lý con người còn chặt chẽ hơn bội phần thông qua Social Security Number (An sinh xã hội). Làm bất cứ công việc nào, hoặc thủ tục giấy tờ gì thì bạn phải khai báo số An sinh xã hội của mình. Với những kẻ có khuynh hướng khủng bố hoặc là phần tử khủng bố trong xã hội Mỹ thì họ phải sống chui lủi, trốn tránh, không có được một cuộc sống bình thường, hay một công việc đoàng hoàng. Và tất nhiên họ là người sống ngoài vòng xã hội. Đối với những thành viên của Việt Tân mà cộng sản Việt Nam chụp mũ thì sao? Họ là những Doanh nhân thành đạt, là Bác sỹ, là Kỹ sư, là nhà làm luật, là nhà ngoại giao, là công nhân, là nông dân, họ xuất thân từ mọi giai tầng trong xã hội. Mỗi năm họ làm ra cả trăm ngàn đô là, đóng thuế cho Chính phủ Hoa Kỳ phần ba thu nhập của họ. Họ là những nhà trí học, uyên bác, lịch thiệp và giàu lòng nhân ái. Chẳng có một tổ chức khủng bố nào được chính khách và Chính phủ các nước tôn trọng, giao thiệp và làm việc cùng. Nhưng Đảng Việt Tân đã cho thấy điều đó trong một vài dữ kiện sơ lược dưới đây. Ngày 29 Tháng 5 năm 2007, Tổng thống Bush mời Chủ tịch Đảng Việt Tân là ông Đỗ Hoàng Điềm đến tòa Bạch Ốc nói chuyện để hiểu thêm về chính sách chính trị đối nội của Việt Nam trước khi gặp gỡ ông Chủ tịch nước lúc bấy giờ là Nguyễn Minh Triết vào ngày 22 Tháng 6. Ngày 11 tháng 6 năm 2007, tại Quốc hội Hoa Kỳ, ông Hoàng Tứ Duy đại diện cho Việt Tân được mời để đọc thông báo của tổ chức này về tình trạng Nhân quyền ở Việt Nam. Ngày 19 tháng 3 năm 2009, đại diện cho đảng Việt Tân bao gồm ông Đỗ Hoàng Điềm, Nguyễn Đỗ Thanh Phong và Trương Minh Đức có mặt trong buổi điều trần ở Quốc hội Úc về các Biện Pháp Tăng Cường Nhân quyền cho Vùng Á Châu Thái Bình Dương. Ngày 17 tháng 6 năm 2010, bà Trần Diệu Chân đại diện cho Việt Tân là một trong 4 thành viên của tham luận đoàn cho buổi thảo luận về Nhân quyền ở Quốc hội Canada. Trước chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama, đại diện Việt Tân cùng một số tổ chức chính trị của người Việt ở Mỹ đã đề nghị trong cuộc gặp gỡ với Hội đồng An ninh Quốc gia & Bộ Ngoại giao Mỹ tại Nhà Trắng ngày 17/5/2016 là buộc nhà cầm quyền cộng sản phải đạt những bước tiến trong vấn đề nhân quyền, cụ thể là thả tù nhân lương tâm, bảo đảm tính minh bạch trong việc giải quyết vụ cá chết, trước khi gỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak tuyên bố là “không thấy chứng cứ nào để kết tội Việt Tân là khủng bố. Trong vụ án 14 Thanh niên Công giáo và Tin Lành bị bắt năm 2011 và bị kết án năm 2013 với cái gọi là ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ vì có liên quan và là thành viên của Việt Tân. Vào 11/01/2013, Ông Rupert Colville – phát ngôn viên của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền nói rằng: “Mặc dù Việt Tân là một tổ chức ôn hòa ủng hộ cải cách dân chủ, Chính phủ đã coi nó là một ‘tổ chức phản động’, không ai trong số những người bị kết án đó được viện dẫn rằng đã có tham gia vào những hành vi bạo lực”. Mới đây nhất vào hôm 22/11/2019, tại tiểu bang Geneva, Thụy Sĩ, một số dân biểu Thụy Sĩ vui mừng khi họ được trao chứng nhân thành viên danh dự của Đảng Việt Tân. Đến đây chúng ta có câu trả lời. Việt Tân có phải là khủng bố như đảng cộng sản tuyên truyền dối trá. Nếu đã có câu trả lời rồi thì lại đặt ra câu hỏi: Phải chăng vì công cuộc đấu tranh kiên trì, bền bỉ và chính nghĩa của Đảng Việt Tân cho dân cho nước để xóa bỏ độc tài, canh tân đất nước đang được người dân trong nước đồng hành và dư luận quốc tế ủng hộ, nên, điều đó khiến cho cộng sản khiếp sợ, hãi hùng trước viễn cảnh sụp đổ mà cộng sản phải điên cuồng tấn công lại Đảng Việt Tân? Thực là thời thế thế thời, họa vô đơn chí cho cộng sản Việt Nam. Vì trong bối cảnh thông tin xã hội ngày hôm nay, mọi trò dối trá, lừa đảo, chụp mũ của chế độ cộng sản đã không còn giá trị mà ngược lại nó lại càng xé toạc bộ mặt thật tàn ác, khốn nạn của họ mà thôi.  
......

Đảng chỉ đạo báo chí đến bao lâu nữa…

Võ Văn Thưởng Phạm Nhật Bình – Web Việt Tân| Báo chí cộng sản ngay từ những ngày đầu xuất hiện đã được định danh là “báo chí cách mạng” để phân biệt với báo chí tư sản, được đánh giá là nọc độc văn hoá đồi truỵ của Tây phương. Chính vì vậy trong bộ máy tuyên truyền của đảng CSVN, báo chí được coi như công cụ hàng đầu truyền bá tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin trong quần chúng, nhằm thực hiện thành công đường lối cai trị của đảng. Hay nói một cách hoa mỹ hơn, báo chí cách mạng là “vũ khí tư tưởng sắc bén” của đảng và nhà nước, nhưng Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ươngđối với dân gian thì nó là phương tiện khủng bố của đảng đối với người dân. Mới đây, trong một bài báo nhan đề “Tăng cường công tác xây dựng đảng trong các cơ quan báo chí nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của báo chí”,  Võ Văn Thưởng đánh giá báo chí cách mạng trong những thời kỳ vừa qua “đã làm tốt” vai trò tay sai của đảng để uốn nắn dư luận xã hội theo ý của lãnh đạo. Ông Thưởng cũng không quên khoe, Ban Tuyên Giáo Trung Ương hiện đang nắm chặt trong tay 868 cơ quan báo chí, 66 đài phát thanh, truyền hình; một hãng thông tấn quốc gia và hơn 20 ngàn nhà báo. Gần 1000 cơ quan truyền thông nhà nước này, sinh hoạt nghề nghiệp trong môi trường bị kiểm soát chặt chẽ mà nhà nước gọi là tự do hàng triệu lần báo chí nước khác, thứ tự do của bầy chim trong lồng. Bên cạnh vai trò đã đánh giá là làm tốt của báo chí, trưởng ban tuyên giáo cũng gián tiếp thừa nhận sự thất bại của mình khi cho rằng “báo chí chưa nhạy bén chính trị, chưa quan tâm việc đấu tranh phản bác các quan điểm thù địch, chống phá đảng và nhà nước”, cũng như khuynh hướng “thương mại hoá báo chí”. Phải chăng đây cũng là hiện tượng chuyển hoá trong báo chí nhà nước mà ông Thưởng né tránh không dám nói ra. Trong khi ấy ông lại đổ thừa cho báo chí “chưa coi trọng đúng mức” công tác xây dựng đảng, nhưng đó chính là công tác mà ban tuyên giáo bỏ quên và gây ra tình trạng mà Phó Ban Tuyên Giáo Lê Mạnh Hùng nói báo chí nhà nước có hiện tượng xa rời sự chỉ đạo của lãnh đạo đảng. Tuy nhiên, chung quanh mớ bùng nhùng do chính đảng tạo ra cho báo chí, người ta có thể hỏi: Vì sao đảng phải nâng cao chất lượng hoạt động của báo chí trong tình trạng độc quyền báo chí như hiện nay? Theo quan niệm thông thường, phẩm chất của một tờ báo in hay báo điện tử, hay một cơ quan truyền thanh, truyền hình thể hiện trong những bài viết được độc giả yêu thích, xem nhiều, đọc nhiều. Vì những bài báo ấy đã đáp ứng đúng nguyện vọng, thị hiếu của mọi tầng lớp độc giả và nhất là đem đến cho họ những món ăn tinh thần bổ ích cho kiến thức và hiểu biết xã hội chung quanh. Điều này rõ ràng không thấy trong một nền báo chí bị chỉ đạo và kiểm soát gắt gao như báo chí Việt Nam. Để đạt được những điều căn bản nêu trên, ban biên tập một tờ báo phải là những người không chỉ có trình độ chuyên nghiệp nhất định về báo chí, mà còn phải là những nhà quản lý giỏi, những người nắm vững kỹ thuật trình bày một vấn đề trên báo thuộc bất cứ lãnh vực nào trong đời sống xã hội, chính trị. Có như thế tờ báo mới đáp ứng được nhu cầu của độc giả, khán thính giả của mình. Trong thời đại ngày nay, phẩm chất của báo chí còn thể hiện ở tính cách khách quan, minh bạch và tôn trọng sự thật. Còn phê bình, chọn lựa là quyền dành cho mọi tầng lớp độc giả. Trong khi đó, ở Việt Nam hay một vài quốc gia còn theo thể chế độc tài cộng sản thì quan niệm lại khác. Các cơ quan báo chí, truyền hình, phát thanh được đảng cộng sản coi như công cụ quan trọng để tuyên truyền và khống chế người dân. Trong chiều hướng đó, dưới sự chỉ đạo của ban tuyên giáo, báo chí phải bỏ quên chức năng thông tin kịp thời những sự kiện xã hội, chính trị mà đảng cần giấu diếm. Tệ hơn nữa, còn đánh lừa dư luận bằng những tin tức mập mờ có lợi cho nhà nước. Quan trọng và nguy hiểm nhất, đảng sử dụng báo chí như một vũ khí lợi hại để bêu xấu những người bất đồng chính kiến và khủng bố người đọc mà mục tiêu sau cùng là làm cho mọi người phải sợ và phục tùng tuyệt đối mệnh lệnh của đảng. Có lẽ sợ người ta quên hay đội ngũ “báo chí cách mạng” không làm đúng theo ý đảng nên ông Võ Văn Thưởng mới viết một bài dài để nhắc nhở, chỉ đạo báo chí phải nâng cao chất lượng. Mà muốn nâng cao chất lượng thì phải coi báo chí là công cụ của đảng, phải tăng cường công tác xây dựng đảng trong báo chí, sinh hoạt và giữ gìn kỷ cương theo đúng điều lệ đảng. Tuyệt nhiên người ta không nghe ông Thưởng đề cập đến chuyện nâng cao chuyên môn nghề nghiệp ký giả hay nâng cao giá trị tin tức, phẩm chất bài viết. Hoá ra đảng chỉ đạo báo chí không phải để làm cho mối dây liên lạc giữa nhân dân và chính quyền tốt hơn mà là chỉ đạo một công cụ vô tri như con dao, cái búa. Đây là dấu hiệu đảng đang dần dần đánh mất khả năng thống trị của mình qua hào quang quá khứ. Trưởng Ban Tuyên Giáo Võ Văn Thưởng dường như đang ngủ mơ, vì trong thời đại ngày nay, thời đại mà báo chí, truyền thông đã vượt biên giới đi vào phổ biến sâu rộng trong mọi ngành nghề. Đời sống xã hội cũng có nhiều lựa chọn hơn loại báo chí nào phù hợp với thị hiếu của các tầng lớp độc giả, kể cả quan điểm chính trị. Cho nên bây giờ mà ông Thưởng muốn đem xích sắt trói buộc báo chí dù mệnh danh là “báo chí cách mạng”, phải đi đúng con đường đảng vạch ra thì cũng không dễ như xỏ mũi dắt trâu. Quả thật ông Thưởng đang muốn kéo xã hội Việt Nam trở về thời cổ lổ sỉ, nơi mà miếng cơm manh áo của báo chí được đảng ban phát. Do vậy, không ai có đủ kiên nhẫn để đọc hết bài viết chỉ đạo dài lê thê của Võ Văn Thưởng; mà người đọc khi chỉ mới nhìn qua cái tựa đều phải chửi thầm “đồ tâm thần…”! Phạm Nhật Bình  
......

China, mối đe dọa tiềm tàng – Một sự thật khó nghe

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg: „China có thể là một mối đe dọa". Tho Nguyen| Hội nghị thượng đỉnh NATO hôm 4.12 tại Anh đã tuyên bố coi „China có thể là một mối đe dọa“ cho họ trong tương lai. NATO là khối hiệp ước quân sự của 30 nước Phương Tây giàu có, với gần 1 tỷ dân có mức sống cao nhất thế giới. NATO đươc sinh ra từ 1949 để chống lại khối XHCN do Liên Xô đứng đầu. Sau khi khối Warzawa giải tán 1992, NATO chỉ còn coi Nga và "Chủ nghĩa Khủng bố quốc tế“ (Islam cuồng tín) là mối đe dọa. Các cường quốc khác ngoài NATO như Nhật, Úc, Ấn Độ cũng bắt đầu coi China là mối đe dọa tiềm tàng. Người ta đã nhìn thấy con quái vật lù lù đi tới, tuy khá muộn. Tuyên bố chung Nato không nói thẳng thừng về “Kẻ thù mới China“, mặc dù trong tranh luận, vấn đề này được quan tâm cao nhất. Một lý do cho sự né tránh này là NATO chia rẽ chưa từng có. Vai trò lãnh đạo của nước Mỹ đang muốn Great Again đã biến mất. Trump đã biến USA thành một kẻ sẵn sàng chạy làng, bỏ mặc đồng minh. Thổ Nhĩ Kỳ thì gần như một cầu thủ cá độ cho Nga. Tổng thống Macron coi NATO là „Chết não“. Nguyên nhân khác của sự e dè này là: Tất cả các nước đều muốn giữ cửa sau để còn làm ăn với Bắc Kinh. Tàu sân bay thứ hai đóng tại nhà máy đóng tàu Đai Liên. Bên trái là tàu Liêu-Ninh, cải tiến từ tàu Variag mua lại của Liên Xô cũ. Rõ ràng China đã trở thành hiểm họa khó xử cho nhân loại. Khó xử vì nó vừa là một kẻ phá hoại hàng đầu, vừa là một đối tác kinh tế đáng gờm. Trong khi Nga chỉ có tài nguyên để đổi chác, lại là kẻ thù lâu nay của NATO, thì China có khá nhiều linh vực để hợp tác. Thậm chí một số thành viên NATO như Balan, Hung, Tiệp đang có xu hướng học tập China dưới chiêu bài: “Dân chủ phi tự do”. Do vậy NATO bề ngoài vẫn chĩa mũi dùi vào Nga. China chỉ bị coi là “có thể”, mặc dù nguy hiểm hơn Nga. Xe điện bánh lốp chạy trên đường nhựa có gắn cảm biến từ, tốc độ 70km/h, chở được 300 khách, không cần người lái. Khó xử nữa vì mô hình China đang nằm ngoài khuôn khổ của mọi lý luận kinh tế xã hội. Đã không biết bao lần các học giả phương tây phán đoán về sự sụp đổ của đồng Yuan, về nổ bong bóng bất động sản, về suy thoái kinh tế của China. Không ít báo viết về sự sụp đổ của đế chế này. Nhưng tất cả điều đó vẫn không xảy ra - It nhất là cho đến hôm nay. Hơn 200 triệu camera, kể cả 3D và hồng ngoại, lắp khắp mọi nơi để bảo vệ chế độ toàn trị. Mọi khuôn mặt đều bị nhận diện, mọi công dân đều bị theo dõi và cho điểm. Nền kinh tế China không còn là XHCN là điều chắc chắn 100%. Nhưng nó cũng không hoạt động theo các quy luật của CNTB tự do, nơi mà chính phủ không được can thiệp vào các doanh nghiệp, vào chính sách tiền tệ, nơi mà chính phủ luôn bị kiểm soát bởi quốc hội và phe đối lập. Chỉ kể từ Obama đến Trump, nước Mỹ hùng mạnh đã ít nhất là 4 lần suýt phải hoặc đã phải tạm đóng cửa chính phủ vì ngân sách thu chi không cân đối được, khiến quốc hội khóa. Bắc Kinh có thể cũng đã trải qua những giây phút hiểm ngèo như vậy, nhưng chế độ toàn trị vận hành theo kiểu khác. Trong khi Trump phải dùng tweet để chửi khéo Jerome Powell, chủ tịch FED, vì không chịu sự chỉ đạo của Tổng thống[1], thì Tập đã thoải mái sai ngân hàng trung ương China hạ giá đồng Yuan để chơi lại Mỹ trong chiến tranh thương mại. Đó là những khác biệt về mô hình, khiến phương Tây bí về lý luân để tìm chỗ yếu của con quái vật. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất khiến phương tây khó xử với China chính là sự bất đồng trong các nước xưa nay vẫn tự coi mình là “Thành trì của thế giới tự do”. NATO không còn là một cộng đồng chia sẻ giá trị về tự do dân chủ như thời kỳ chiến tranh lạnh nữa. Mâu thuẩn trong nội bộ đã tặng Băc Kinh nhiều chỗ chen chân. Một ví dụ điển hình là viêc Mỹ muốn đồng minh lọai Huawei ra khỏi cuộc chơi 5G. Nhưng nhiều nước như Anh, Đức hay Italia vẫn tìm cách để cửa cho Huawei. Tôi có hỏi một chuyên gia Telecom Đức: -Sao chính phủ lại có thể nhẹ dạ như vậy? Trả lời: -Làm kinh tế, đừng để mình chỉ phụ thuộc vào một gã chào hàng. Huawei hiện là một trong 5-6 hãng lớn lớn có khả năng cung cấp hạ tầng 5G. Nếu nghe lời Mỹ thì chỉ còn mua của mấy hãng Mỹ, Cisco hay Qualcom làm gì có giá cạnh tranh. Nokia hay Ericsson thì năng lực nhỏ, khó đáp ứng được thị trường Đức. - Nhưng mà USA dù có đắt thì vẫn hơn là China chứ, nhất là vấn đề an toàn thông tin – Tôi nói - Đó là ông nghĩ vậy chứ Mỹ giờ đây đâu có coi ai là bạn. China có nghe lén ở Đức hay không thì chưa biết, nhưng Mỹ nghe lén tùm lum hết cả. Edward Snowden có khai vụ NSA nghe lén điện thoại của bà Merkel chục năm liền đó thôi. Ai nghe lén cứ nghe, ai chống cứ chặn! Tức như bị bò đá! Nam Hàn mới đây muốn tăng cường hợp tác quân sự với China vì sợ Mỹ sẽ rút quân đồn trú sau vụ cãi cọ về 5 tỷ USD mà Mỹ đòi. Tập vỗ tay Thank You! Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, trong khi Anh, Pháp, Đức vẫn muốn dùng nó để kiểm soát Iran. Nếu Teheran nổi khùng, Châu Âu nằm trong tầm tên lửa, còn Mỹ thì không. Do vậy họ tìm tiếng nói ủng hộ của China và Nga là các bên ký hiệp đinh. Chỉ đơn cử vài ví dụ về sự nghi kị đang tràn lan ở phương Tây. Lòng tin tan vỡ đang tạo cơ hội cho China. Khi tôi viết bài „Những lá phiếu“ để nêu một cách nhìn thực tế về những gì đang diễn ra ở HongKong, khuyên mọi người chớ ảo tưởng, cũng như đừng bi quan về thất bại của chú “Châu chấu đá voi”, https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/3526119620739419 một số người nhảy vào phê phán tôi “làm nhụt chí người khác”, ca ngợi China. Trong các bài đã viết về China, mặc dù luôn vạch trần bản chất phát xít của “CNXH mang mầu sắc Trung Quốc”, nêu rõ tội ác của giới cầm quyền Bắc Kinh trong đối nội cũng như đối ngoại, tôi chưa bao giờ tìm cách tạo ra ảo tưởng: China chẳng có gì là đáng sợ cả, đó chỉ là cái xác không hồn. Viết như vậy chỉ thỏa mãn sự tự sướng của một bộ phận nhỏ người đọc, nhưng sẽ là vô trách nhiệm. Muốn hiểu được mối hiểm họa, người ta phải biết: China hiện đang ở đâu. 1-Về kinh tế, không ai có thể chối cãi rằng China đã trở thành một nước công nghiệp, có thu nhập đầu người 10.000 USD/năm. Với sản lượng xuất khẩu 1.200 tỷ USD/năm, China đã chiếm chức quán quân xuất khẩu của Đức. Nền kinh tế này có thể cung cấp cho toàn thế giới từ cái kim khâu đến tàu hỏa cao tốc nên được gọi là “Công xưởng của thế giới”. GDP thực tế của China 2018 là 14.000 tỷ USD, đứng sau EU 17.000 tỷ và USA 21.000 tỷ. (Quê Choa 230 tỷ) Để hiễu rõ về GDP thực tế (nominal) và GDP theo sức mua (PPP), các bạn có thể đọc ở bài “Những con số”. https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/2463365537014838 2-Về khoa học kỹ thuât: China không chỉ một nước công nghiệp bình thường như Nam Hàn, Tiệp hay Hungary, mà đã là một cường quốc hạt nhân với một kho bom khổng lồ, một cường quốc vũ trụ với việc đưa phi thuyền hạ xuống phía sau của mặt trăng. Khi họ khai trương Tàu sân bay Liêu Ninh, mọi người tiên đoán rằng phải mất 10 năm nữa, họ mới làm chủ được kỹ thuật phóng và phanh máy bay. Hiện nay họ đã làm chủ kỹ thuật này và chiếc tàu sân bay thứ hai đã đóng xong. Dự tính đến 2023, tàu sân bay thứ ba xuất xưởng sẽ đưa China thành cường quốc biển thứ nhì, sau Mỹ. Trong số 20 công ty WEB lớn nhất thế giới, 11 là của Mỹ và 9 là của China. Trong số 260 doanh nghiệp công nghệ giá trị trên 1 tỷ USD, gần phân nửa (125) là của Mỹ, 77 của China, còn châu Âu chỉ có khoảng 30 [2]. Trong số các công ty đếm trên đầu ngón tay có thể cung cấp công nghệ 5G toàn cầu, Hua Wei và ZTE chiếm 2 ghế. Sau nhiều năm phát triển công nghiệp tràn lan, China đã bắt đầu chú ý đến các giải pháp môi trường, đóng cửa các xí nghiệp gây ô nhiễm. Họ đang dẫn đầu về số xe ô-tô điện lưu hành. Tuần qua họ đã cho chạy thử một loại tàu điện bánh lốp, nạp điện qua cảm ứng từ trên mặt đường nhựa, chở 300 khách mà không cần người lái. Tàu điện chạy 70km/h này được coi là đột phá trong Trí tuệ nhân tạo (AI)và sẽ được sử dụng tại giải bóng đá thế giới tại Qatar 2022.[3] Trong khi các chế độ dân chủ tôn trọng quyền riêng tư cá nhân nên cấm việc sử dụng dữ liệu công dân trong các ứng dụng Big Data thì China đã sử dụng tràn lan công nghệ này để theo dõi và khống chế công dân. Nhờ vậy mà công nghê Big Data và AI của họ đã qua măt EU, chỉ đứng sau Mỹ. Bảo vệ đạo đức và nhân phẩm ở xứ văn minh nghiêm cấm các nghiên cứu về tế bào gốc nhằm chế các nội tạng nhân tạo. Nhưng tháng 11.2018, Giáo sư He Jiankui ở Thẩm Quyến đã bất chấp tất cả, tuyên bố tạo ra 2 thai nhi gái. Cả thế giới giận dữ. Köln 8.12.2019 (Còn tiếp) Ai khó chịu hãy ráng chờ! [1] https://twitter.com/realdonaldtr…/status/1174388901806362624 [2] http://vi.rfi.fr/…/20180928-trung-quoc-%E2%80%93-hoa-ky-mot… [3]https://www.t-online.de/…/diese-strassenbahn-braucht-keinen…  
......

Hủy án Hồ Duy Hải: nổi sóng cung đình tiền đại hội?

Trương Hoà Bình   Gió Bấc’s blog – RFA| Oan án Hồ Duy Hải kéo dài đã 12 năm, người thân, giới luật sư, nhiều tổ chức trong nước và quốc tế kêu oan, đặc biệt hai chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều có văn bản đề nghị xem xét lại hồ sơ, Ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội trực tiếp giám sát vụ án ghi nhận nhiều vi phạm tố tụng nhưng Chánh án Tòa tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (VKSNDTC) thời điểm ấy đều không chấp nhận kiến nghị giám đốc thẩm. Hẳn phải có một áp lực rất lớn che lấp sự thật trong vụ án này đến mức quyền lực của lãnh đạo tối cao của đất nước cũng không soi sáng được. Không loại trừ cạnh tranh chính trị Gần đây, khi tổ chức Ân xá Na Uy lên tiếng kêu oan, qua bài viết “Hồ Duy Hải: cơ hội cuối cùng của Nguyễn Phú Trọng” chúng tôi chỉ dám đặt hy vọng người đốt lò có chút lòng nhân ra quyết định ân xá cho Hồ Duy Hải mà không đụng chạm đến quyền lợi một ai, nhưng thật bất ngờ, sự việc lại đột biến chuyển sang tình huống mới rất sáng sủa và tích cực cho nên tố tụng Việt Nam. Ngày 30/11/2019, VKSNDTC ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, thu hồi quyết định không kháng nghị trước đó, đề nghị hủy toàn bộ án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại. Nội dung ngôn từ của quyết định này rất mạnh mẽ chỉ ra hàng loạt sai phạm của các cơ quan tố tụng. Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 4/11, luật sư Trần Hồng Phong, người hỗ trợ pháp lý cho Hồ Duy Hải, giải thích ý nghĩa quan trọng của kháng nghị này: ”Quyết định của VKSNDTC tuy chưa kết luận điều gì, nhưng có thể nói có ý nghĩa mang tính bản lề và chuyển biến sau 12 năm gia đình mòn mỏi kêu oan, tố giác và chờ đợi. Cụ thể là mở ra cơ hội để điều tra lại, và có thể là sẽ truy tố và xét xử lại (nếu cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam vẫn xác định Hồ Duy Hải là nghi phạm gây án). Đây cũng chính là cơ hội để gia đình và các luật sư bào chữa cho Hồ Duy Hải, hướng đến mục tiêu giải oan, trắng án cho Hải.” Trả lời về nguyên nhân của bước chuyển biến đột phá này, Luật sư Trần Hồng Phong cho rằng “việc vụ án được kháng nghị giám đốc thẩm là sự tổng hợp của rất nhiều nguyên nhân: trước hết là áp lực từ cộng đồng mạng xã hội, cơ quan báo chí, gia đình Hồ Duy Hải, và các luật sư (qua đơn từ) – mong muốn một sự công bằng, tiệm cận công lý; từ các văn bản lưu ý của các tổ chức quốc tế, Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc. Có người nói với tôi rằng thậm chí có thể từ sự cạnh tranh chính trị của các quan chức cấp cao và tôi không loại trừ khả năng này. Bất luận thế nào, thì việc kháng nghị của VKSNDTC thực sự là một tin vui”. {1} Liệu suy đoán về sự cạnh tranh chính trị trong Kiến nghị giám đốc thẩm này có đi xa quá không khi đây chỉ là một vụ án hình sự với can phạm chỉ là một thanh niên mới ra trường? Ai cạnh tranh với ai, ai được lợi và ai bất lợi nếu sự thật vụ án này được lôi ra ánh sáng công lý? Vi phạm tố tụng đến mức phạm pháp Như đã dẫn ở phần trên, tuy chỉ là vụ án hình sự nhưng do sự oan trái quá lộ liểu, quá nghiệt ngã với số phận một thanh niên vừa tốt nghiệp ra trường phải mang án tử hình nó thu hút sự chú ý của nhiều người từ Chủ tịch nước đến người dân và từ trong nước đến dư luận quốc tế nên chắc hẳn khi sự thật đươc làm rõ, chắc chắn những người làm ra, bao che cho oan án phải chịu một trách nhiệm nào dó tương xứng với vi phạm của mình. Theo luật pháp sai phạm ấy đã thành hành vi phạm tội, người vi phạm dù ở vị trí quan trong đến mức nào cũng có thể bị xem là tội phạm. LS Trần Hồng Phong cho rằng: “Đúng từ mà nói, thì đó là sự “vi phạm” và “sai phạm” một cách cố ý của các cơ quan tiến hành tố tụng trong tất cả các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án. Nói “thiếu sót” là quá nhẹ và không đúng về bản chất. Bản thân gia đình Hồ Duy Hải và tôi đã gửi đơn tố cáo hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án. Đây là hành vi có dấu hiệu phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự”.{1} Theo ý kiến của luật sư Hồng Phong thì có rất nhiều quan chức trong ngành tố tụng các cấp phải chịu trách nhiệm về sai phạm trong đó có ít nhất hai vị Ủy viên trung ương đảng đứng đầu hai ngành tố tụng. Phó Thủ tướng đương nhiệm đầu têu sai phạm Người chịu trách nhiệm cao nhất và cũng là người tích cực nhất thoái thác các đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm, ân xá cho Hồ Duy Hải chính là Phó Thủ tướng thường trực phụ trách nội chính Trương Hòa Bình hiện nay. Toàn bộ diễn biến vụ án và tiến trình xét xử diễn ra trong thời kỳ Trương Hòa Bình là Chánh án TAND TC. Cá nhân Trương Hòa Bình trực tiếp có nhiều hành vi mang tính quyết định về pháp lý trong vụ án như sau: Ngày 24.5.2011, Chánh án TAND tối cao có quyết định không kháng nghị và có Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của Hồ Duy Hải _{2} Sáng ngày 13 tháng 3 năm 2015, tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam khóa 13, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam Trương Hòa Bình cho rằng không có căn cứ kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải. Ông còn cho biết Hồ Duy Hải từng có đơn xin được thi hành án tử hình sớm {3} Ngày 20 tháng 3 năm 2015, bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam khóa 13, Phó trưởng Đoàn Giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 13, đề nghị xem xét lại vụ án Hồ Duy Hải Bà là người trực tiếp nghiên cứu hồ sơ vụ án và cho rằng có đủ bốn căn cứ để kháng nghị, đó là “1) Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ; 2) kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; 3) có sự vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử; 4) có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự Sau đó,10-4-2015 Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình trả lời vụ này chánh án TAND Tối cao, viện trưởng VKSND Tối cao không kháng nghị, Chủ tịch nước đã bác đơn xin ân giảm án tử hình. Sau khi Chủ tịch nước yêu cầu, liên ngành đã xem xét lại và xác định chưa thấy căn cứ để kháng nghị. “Chúng tôi sẽ họp lại một lần nữa để có kết luận cuối cùng. Nếu không có căn cứ kháng nghị, Chủ tịch nước đã bác đơn thì tới đây giải quyết thế nào? Theo quy định của pháp luật đến đây là hết rồi, không thể giải quyết gì khác” {3} Tiến sĩ luật Trương Hòa Bình không thể không nhận ra những vi phạm tố tụng, những oan sai trong vụ án mà giới luật sư và ngay cả Ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội đã vạch ra nhưng ông Chánh Án tối cao vẫn đẩy Hồ Duy Hải vào cái chết Viện trưởng đương nhiệm sửa sai tiền nhiệm “Đồng phạm” với Trương Hòa Bình là nguyên Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình, đương nhiệm là Chánh án TANDTC.Ngày 24 tháng 10 năm 2011, Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình ban hành quyết định không kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải do không có tình tiết mới[2] Tử hai quyết định của hai Bình, ngày 17 tháng 5 năm 2012, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang có quyết định bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình đối với Hồ Duy Hải. Trước những kiến nghị kêu oan của gia đình, luật sư và Ủy Ban Tư Pháp, lẽ ra với thẩm quyền và trách nhiệm giám sát kiểm tra các hoạt động tư pháp, Nguyễn Hòa Bình phải chỉ đạo xem xét, ra kháng nghị bản án vi phạm pháp luật này nhưng ông ta hoàn toàn im lặng. Ngày 6 tháng 7 năm 2017, Viện trường Nguyễn Minh Trí kế nhiệm Nguyễn Hòa Bình có Thông báo số 151/TB-VKSTC yêu cầu VKS cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan điều tra (Cục 1) thuộc VKSTC, và Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp (Vụ 6) thuộc VKSTC kiểm tra, báo cáo những điểm mâu thuẫn trong vụ án Hồ Duy Hải. {4} Kháng nghị giám đốc thẩm mới đây của Viện trưởng Nguyễn Minh Trí có lẽ là kết quả của cuộc kiểm tra này. Đây là quyết định dũng cảm hiếm có mạnh mẽ vạch ra những sai phạm nghiêm trọng trong vụ án Hồ Duy Hải và nhất là chạm đến một ủy viên trung ương đồng cấp Nguyễn Hòa Bình và Bí Thư trung ương Đảng, Phó Thủ tướng thường trưc phụ trách nội chính, tức là cấp trên trực tiếp. Liệu một mình ông Trí có đủ lực để bật lại áp lưc vô hình nào đó Trong thời điểm cuộc đua vào nhà đỏ đại hội 13 đang đi vào nước rút, các yếu nhân luôn cẩn trọng đến từng hơi thở, chắc hẳn Viện trưởng Nguyễn Minh Trí không đến nỗi khinh xuất ra tay khi chưa chắc thắng, chưa có điểm tựa nào khả dĩ mạnh hơn Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đang là nhân vật có nhiều ưu thế để chen vào tứ trụ. Trong cuộc đua, người dẫn đầu chẵng ai thích hơi thở từ sau gáy? Cụ Tổng cần thêm củi lớn vào lò…. ? https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50655276 2-https://thanhnien.vn/thoi-su/ky-an-tu-tu-ho-duy-hai-vi-sao-vien-ksnd-toi-cao-khang-nghi-dieu-tra-lai-1154523.html 3-https://plo.vn/thoi-su/quoc-hoi-yeu-cau-khong-de-xay-ra-oan-sai-545268.html 4-https://tuoitre.vn/chua-co-can-cu-khang-nghi-vu-ho-duy-hai-719948.htm 5-https://dantri.com.vn/phap-luat/vien-ksnd-toi-cao-yeu-cau-lam-ro-vu-ho-duy-hai-20170706121440021.htm Gió Bấc’s blog  
......

Quoc Tế Nhân Quyền - Tri ân Ký giả Trương Minh Đức

Việt Tân| Ký giả Trương Minh Đức là một trong số ít các ký giả trong nước đã can đảm viết về tình trạng bất công trong xã hội, về vấn nạn tham nhũng, về những dân oan bị cướp đất ngay từ những năm cuối thập niên 90. Trong suốt thời gian hoạt động dân quyền, ký giả Trương Minh Đức đã liên tục thể hiện lòng nhân ái bằng những trợ giúp thiết thực cho nhiều gia đình đồng bào lâm cảnh nghèo khổ. Là Phó Chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ, một tổ chức thúc đẩy cho các nhóm xã hội dân sự và huấn luyện kiến thức về nhân quyền, ông Trương Minh Đức đã tổ chức các khóa đào tạo về báo chí công dân, và huấn luyện về an ninh cá nhân, an ninh mạng tại các vùng khác nhau ở Việt Nam. Ông Trương Minh Đức đã từng bị bắt vào năm 2007, và bị kết án 5 năm tù giam, vì bị buộc tội “lạm dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước” theo Điều 258 Bộ luật hình sự của Việt Nam. Vào năm 2013, ông đã được trao giải thưởng tự do ngôn luận Hellman/Hammett. Trước đó, vào năm 2010, ông đã được Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam tặng Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam. Ông Trương Minh Đức và nhiều thành viên khác trong Hội Anh Em Dân Chủ đã bị bắt vào cuối tháng 7 năm 2017, trong chiến dịch đàn áp các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa. Vào ngày 5 Tháng Tư, 2018, ông đã bị kết án 12 năm tù giam và 3 năm quản chế.    
......

Quốc Tế Nhân Quyền - Tri ân Tù Nhân Lương Tâm Trần Thị Nga

Việt Tân| Bà Trần Thị Nga (Thúy Nga) sinh ra trong một gia đình nghèo khó, và là người con thứ ba trong bốn anh chị em. Mẹ mất khi bà mới lên 10 tuổi. Vì gia cảnh nghèo khó, học hết lớp 7 bà phải nghỉ học và đi làm thuê để kiếm sống. Đầu thập niên 2000, bà Nga là công nhân xuất khẩu lao động tại Đài Loan. Tại đây bà bị chủ và môi giới lừa đảo, bóc lột sức lao động. Không lâu sau đó bà bị tai nạn giao thông phải nằm bệnh viện chữa trị trong suốt 3 năm. Trong thời gian dưỡng bệnh (2005), bà Nga đã tự trau dồi thêm các kiến thức về luật lao động và quyền lợi của người lao động. Bên cạnh đó, bà cũng tìm hiểu về tình hình chính trị-xã hội của đất nước, thông qua các trang báo “lề trái” trên mạng Internet. Bà hiểu rõ thêm về dân chủ, nhân quyền, về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, và các vấn đề đất đai, chủ quyền biển đảo. Từ đó bà đã nhìn ra thực trạng của xã hội, và bắt đầu dấn thân đấu tranh để Viêt Nam phải có một sự thay đổi. Sau khi về lại Việt Nam vào năm 2008, bà bắt đầu lên tiếng cho quyền lợi của những người xuất khẩu lao động bị bóc lột, đặc biệt tranh đấu cho những phụ nữ bị lừa bán ra nước ngoài. Từ năm 2011, bà tham gia các cuộc biểu tình tại Hà Nội chống bá quyền Trung Cộng. Cùng lúc, bà cho in ấn và phổ biến nhiều tài liệu, giải thích về Quyền Con Người. Từ thời điểm này trở đi, bà Nga đã khai dụng các mạng xã hội như Facebook và Youtube để lên tiếng một cách công khai và mạnh mẽ, chống tham nhũng, chống bất công và những hành vi lạm quyền của các quan chức địa phương. Trong suốt 10 năm qua, bà Trần Thị Nga đã đấu tranh trên nhiều lãnh vực: ● biểu tình chống bá quyền Trung Quốc ● tuần hành bảo vệ cây xanh Hà Nội ● đòi hỏi điều tra nguyên nhân thảm họa môi trường miền Trung ● chống công an bạo hành ● ngăn chặn việc thi hành những án tử hình oan uổng Trong hai năm 2014-2015, với tinh thần hết lòng bảo vệ nhân quyền và công lý, đấu tranh cho đến cùng vì quyền con người, đã khiến bà Nga cùng những người bạn của bà, tạo được tiếng vang lớn liên quan đến ba vụ án xử tử hình Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng và Lê Văn Mạnh. Bà Nga cùng những người đấu tranh đã góp phần ngăn chặn việc thực thi ba bản án tử hình, trong những vụ án mờ ám và đầy dẫy những sai phạm về tố tụng. Từ khi trở về nước, nhất là kể từ khi bắt đầu tham gia biểu tình vào năm 2011, cho đến trước khi bị bắt vào ngày 21/1/2017, bà Trần Thị Nga đã bị công an hành hung, bắt vào đồn hàng chục lần. Ngày 25/5/2014, bà đã bị 6 thanh niên dùng tuýp sắt đánh gãy xương bánh chè. Với tính cách mạnh mẽ cùng phương cách đấu tranh trực diện, các hoạt động trong gần một thập niên qua của bà Nga đã trở thành một sự thách đố quyết liệt đối với nhà cầm quyền Việt Nam. Đoán trước tình trạng cầm tù có thể xảy ra, ngay trước khi bị bắt bà Nga đã chia sẻ cùng mọi người: “Nếu như ngày hôm nay tôi bị công an bắt, công an giết, thì mọi người đừng lo lắng cho tôi mà hãy lấy tôi như viên gạch lót đường để mà tiếp bước cho quý vị.” Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã bắt giam bà từ ngày 21/1/2017. Phiên tòa phúc thẩm ngày 22/12/2017 tại Tòa Án Nhân Dân Tỉnh Hà Nam đã tuyên án bà Trần Thị Nga 9 năm tù giam và 5 năm quản chế, với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự.  
......

Quốc Tế Nhân Quyền - Tri ân TNLT Trần Huỳnh Duy Thức

Việt Tân| Chúng ta chân thành tri ơn sự đóng góp của TNLT Trần Huỳnh Duy Thức cho Quyền Con Người của người dân Việt Nam Điều số 7: Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau mà không có bất kỳ sự phân biệt nào. TNLT Trần Huỳnh Duy Thức đã dùng chính trường hợp của mình để buộc lãnh đạo CS phải thực hiện điều luật số bảy trong 30 điều của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Ngày 14 tháng 8 vừa qua ông đã tuyệt thực hơn 30 ngày với mục đích: - Thứ nhất phản đối việc trại giam ép ông nhận tội để được đặc xá. - Thứ hai yêu cầu nhà nước phải thượng tôn pháp luật, trả tự do và miễn hoàn toàn án còn lại cho tất cả những người phạm tội chuẩn bị hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân theo Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể là Khoản 3 Điều 109. Riêng phần mình, ông chia sẻ với vợ và em trai: “Có đặc xá anh cũng không chấp nhận bởi vì đơn giản anh không có tội. Anh không bao giờ chấp nhận đặc xá, không bao giờ. Không chờ đợi hay xin xỏ gì hết. Ở hết án, rục xương cũng được, nhưng dứt khoát không cần đặc xá” Ông Trần Huỳnh Duy Thức là người đồng sáng lập công ty One Internet Connection (OIC), một công ty viễn thông nổi bật trong khu vực Đông Nam Á. Là một thành viên của Đảng Dân chủ Việt Nam, ông Thức đã viết blog dưới bút hiệu Trần Đông Chấn và Thay Đổi Chúng Ta Cần. Năm 2005, ông đã cùng bạn bè thành lập “Think Tank Chan”, để suy ngẫm về tương lai của Việt Nam. Ông Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt ngày 24 tháng 5 năm 2009, và bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” và bị kết án 16 năm tù giam và 5 năm quản chế. Giới cầm quyền sau đó đã sửa đổi tội trạng của ông thành “âm mưu lật đổ nhà nước”. Vào tháng 8 năm 2012, Nhóm làm việc về Giam Giữ Tùy Tiện của Liên hợp quốc (UNWGAD), đã tuyên bố việc giam giữ ông Thức là một vi phạm luật pháp quốc tế.    
......

Quốc Tế Nhân Quyền - Tri ân TNLT Lê Đình Lượng

Việt Tân| Ông Lê Đình Lượng là người con xứ Nghệ, vốn được hun đúc một tinh thần phục vụ nên đã tích cực tham gia vào các hoạt động giúp trẻ em nghèo, bảo vệ sự sống, bảo vệ môi trường, chống bất công, phản đối các thuế phí sai trái trong khu vực miền Trung. Với một tâm nguyện “nếu hôm nay mình không tranh đấu, thì tương lai con cháu và đất nước sẽ ra sao”. Lê Đình Lượng đã cùng nhiều nhà hoạt động dân quyền và môi trường giúp đỡ những nạn nhân chịu ảnh hưởng của thảm hoạt môi trường biển do công ty Formosa gây ra, phản đối việc đền bù không công bằng cho các ngư dân dọc theo bờ biển miền Trung. Ông Lượng cũng đã lên tiếng chống Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông bị bắt vào ngày 24 tháng 7 năm 2017 với cáo buộc Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, sau đó bị biệt giam gần 1 năm. Ngày 16 tháng 8 năm 2018, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên án ông Lê Đình Lượng 20 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, Tổ chức Ân xá Quốc tế, Liên minh EU và phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ đều lên tiếng phản đối mức án nặng nề mà tòa tuyên ông Lê Đình Lượng. Tuy nhiên, trong phiên xử phúc thẩm ngày 18 tháng 10 năm 2018, Tòa án nhân dân Nghệ An vẫn tuyên y án 20 năm tù giam và 5 năm quản chế đối với ông Lê Đình Lượng. Cũng trong phiên phúc thẩm, ông Lượng đã nói lời sau cùng: “Việc tôi làm lịch sử sẽ phán xét! Tôi rất vui lòng ở trong lao tù nếu như đất nước tôi lớn lên, có tự do, dân chủ.”    
......

Quốc Tế Nhân Quyền tri ân TNLT Mục Sư Nguyễn Trung Tôn

Việt Tân| Ông Nguyễn Trung Tôn là một nhà bảo vệ nhân quyền và cũng là mục sư ủng hộ tự do tôn giáo. Ông còn là một blogger bất đồng chính kiến, thường xuyên lên tiếng về những bất công xã hội, tham nhũng và các vụ chiếm đất của nhà cầm quyền CSVN. Nguyễn Trung Tôn là Chủ tịch của Hội Anh Em Dân Chủ (Brotherhood for Democracy), một tổ chức thúc đẩy sự tham gia của người dân và cung cấp đào tạo về nhân quyền. Nhà cầm quyền bắt giam Mục sư Nguyễn Trung Tôn và các chiến hữu của mình thuộc Hội Anh Em Dân Chủ vào cuối tháng 7 năm 2017, trong một chiến dịch đàn áp đang diễn ra chống lại quyền tham gia chính trị ôn hòa. Ông Nguyễn Trung Tôn trước đây đã bị bắt vào năm 2011 và bị kết án hai năm tù giam và 2 năm quản chế vì "tuyên truyền chống nhà nước" theo Điều 88 Bộ luật hình sự của Việt Nam. Mục sư Tôn thường xuyên bị đàn áp cả về thể chất và tâm lý. Trong tháng 2 năm 2017, ông đã báo cáo một sự cố trong đó người đàn ông mặc quần áo dân sự tấn công ông, tước quần áo và đồ đạc, sau đó quẳng ông trong một khu rừng xa xôi. Ông bị thương nặng từ vụ việc này. Ông bị kết án 12 năm tù và bị bắt giữ 3 năm vào ngày 5 tháng 4 năm 2018.    
......

Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2019

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh, người sáng lập Nhóm Cứu Giúp Tù Nhân Lương Tâm 50K (Quỹ 50K) – một tổ chức hỗ trợ các tù nhân lương tâm và thân nhân của họ. Việt Tân| Đảng Việt Tân trân trọng công bố Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng năm 2019 được trao cho Nhóm Cứu Giúp Tù Nhân Lương Tâm 50K (Quỹ 50K) – một tổ chức hỗ trợ các tù nhân lương tâm và thân nhân của họ. Giải thưởng này được thiết lập vào năm 2018 và mang tên ông Lê Đình Lượng, một người yêu nước đã có nhiều nỗ lực tranh đấu bảo vệ quyền lợi của đồng bào và chủ quyền của đất nước. Ông bị chế độ độc tài Cộng sản kết án 20 năm tù trong tháng 10 năm 2018. Mục tiêu của giải thưởng nhằm đề cao sự hy sinh và việc làm của những cá nhân hay tổ chức đang miệt mài tranh đấu cho nhân quyền của dân tộc Việt Nam. Buổi trao giải thưởng sẽ được tổ chức vào ngày 15 tháng Mười Hai năm 2019 tại London, Anh Quốc. Sau đây là phần tóm lược về quá trình hoạt động của Quỹ 50K: Từ năm 2017, nhà cầm quyền CSVN gia tăng đàn áp, bắt bớ và bỏ tù những người bất đồng chính kiến. Nhiều gia đình bị đẩy vào tình trạng khổ đau và túng quẫn khi thiếu đi người trụ cột trong gia đình. Trong bối cảnh này, bà Nguyễn Thúy Hạnh, một nhà hoạt động xã hội tại Hà Nội đã đứng ra thành lập “Quỹ 50K” vào ngày 30/4/2018 để tạo phương tiện giúp đỡ các tù nhân lương tâm. Ý niệm của Quỹ 50K khởi nguồn từ việc kêu gọi mỗi người trong cộng đồng đóng góp một số tiền nhỏ: 50 nghìn đồng (khoảng 2 Mỹ Kim) một người. Tại thời điểm đó, tất cả gộp lại đã đủ để trả tiền thuê luật sư cho ba nhà hoạt động là thầy giáo Vũ Hùng, Mục sư Nguyễn Trung Tôn và ông Phạm Văn Trội. Ngoài việc chia sẻ vật chất, Quỹ 50K còn có thăm hỏi các gia đình, động viên và an ủi tinh thần người thân của các tù nhân lương tâm. Tính đến nay, Quỹ 50K đã giúp đỡ được khoảng 200 tù nhân lương tâm, cựu tù nhân lương tâm và gia đình họ. Hoạt động tương thân tương trợ của bà Thuý Hạnh đã gặp phải nhiều rào cản của chế độ. Báo chí nhà nước xuyên tạc việc làm của bà. Ngay cả việc đi lại của bà cũng bị làm khó. Nhưng thay vì chùn bước, bà Thuý Hạnh vẫn cương quyết tiếp tục công việc đầy ý nghĩa của mình. Bà Thúy Hạnh chia sẻ: “Mỗi một đóng góp cho Quỹ là một lá phiếu, là một cánh tay giơ lên ủng hộ cho Tự Do, Dân Chủ, thêm một người đang bước qua nỗi sợ hãi.” Chúng tôi xin chúc mừng Quỹ 50K. Nhân dịp này chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn thành phần Ban Giám Khảo: Luật sư Alinda Vermeer, Luật sư Lê Công Định, Luật sư Allen Weiner, Nhạc sĩ Trúc Hồ, Nhà giáo Phạm Minh Hoàng đã giúp công việc bình chọn cho Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng năm 2019. Ngày 8 tháng 12 năm 2019 Đảng Việt Tân  
......

Nhân quyền trong nội dung gặp gỡ giữa thứ trưởng Michaelis và Việt Nam

LS Nguyễn Văn Đài - VOA| Thứ trưởng Bộ ngoại giao CHLB Đức Andreas Michaelis thăm Việt Nam trong hai ngày 4 và 5 tháng 12. Tháp tùng Thứ trưởng Andreas Michaelis có bà Annette Knobloch, Viên chức Bộ Ngoại giao, phụ trách khu vực Đông Nam Á. Chiều ngày 6 tháng 12, ngay khi bà Annette Knobloch trở lại Văn phòng ở Bộ Ngoại giao làm việc được ít giờ, Phái đoàn vận động Nhân quyền đã tới gặp bà. Phái đoàn gồm: Ông Nguyễn Ngọc Đức, ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh đại diện cho Đảng Việt Tân; bà Hoàng Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên Hội người Việt tị nạn tại CHLB Đức; Luật sư Nguyễn Văn Đài, Chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ. Bà Annette cho biết chuyến thăm của Thứ trưởng Michaelis tới Việt Nam để trao đổi về Kế hoạch hành động giữa hai nước giai đoạn 2019-2021, đây là cơ sở để định hướng cho quan hệ Việt Nam-Đức trong tất cả các lĩnh vực: Chính trị-ngoại giao, thương mại-đầu tư, hợp tác phát triển, an ninh, quốc phòng, giáo dục đào tạo, văn hóa, du lịch…, trong đó vấn đề nhân quyền đóng vai trò quan trọng và sẽ không tách rời khỏi các quan hệ trên. Bà Annette Knobloch cho biết trong cuộc gặp với phía Việt Nam, thứ trưởng Michaelis nhiều lần nhấn mạnh Việt Nam phải cải thiện mạnh mẽ vấn đề nhân quyền, phải có sự đo lường được. Khi phía Việt Nam đề nghị chính phủ CHLB Đức ủng hộ việc thông qua EVFTA, Thứ trưởng Michaelis nói rằng chính phủ CHLB Đức luôn ủng hộ việc thông qua EVFTA vì điều này nằm trong chiến lược lâu dài của chính phủ Đức. Nhưng hiện nay, việc EVFTA có được thông qua hay không là do các Dân biểu của Nghị viện Châu Âu quyết định. Nhưng vấn đề vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng của Việt Nam đã làm cho các Dân biểu của Nghị viện Châu Âu tức giận. Ngài Thứ trưởng Michaelis nhấn mạnh rằng ông không muốn nói là phải dạy phía Việt Nam phải làm thế nào để các Dân biểu của Nghị viện Châu Âu bỏ phiếu thông qua. Ông tin rằng Việt Nam hiểu rõ là phải làm gì để cải thiện hình ảnh với Nghị viện Châu Âu để từ đó mà EVFTA có thể được thông qua. Bà Annette cho biết chưa hoàn tất bản thông cáo báo chí về chuyến thăm của Thứ trưởng Michaelis, nhưng báo chí của cộng sản Việt Nam đã đưa tin không đầy đủ về nội dung của chuyến thăm khi không đề cập đến vấn đề nhân quyền. Bà Annette cho biết phía Đức đã có cuộc gặp với một số nhà hoạt động trong nước như TS Nguyễn Quang A, anh Nguyễn Anh Tuấn, anh Nguyễn Chí Tuyến, và chị Cao Vĩnh Thịnh. Sau khi những nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam trình bày về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam, ông Michaelis đã hiểu rõ hơn về những vi phạm nhân quyền. Phái đoàn vận động Nhân quyền cho Việt Nam đã đề cập đến những vi phạm nhân quyền ngày càng nghiêm trọng tại Việt Nam. Bà Annette cũng đồng ý điều ấy. Ông Nguyễn Ngọc Đức kể lại câu chuyện ông bị an ninh cộng sản Việt Nam khủng bố bằng cách tạt a xít vào ông tại Campuchia vào ngày 2 tháng 9 năm 2017. Bà Annette cho biết bà đã biết tin này và bà bày tỏ sự cảm thông với việc ông Nguyễn Ngọc Đức bị an ninh Việt Nam khủng bố. Phái đoàn vận động trao đổi với bà Annette một số giải pháp để chính phủ CHLB Đức có thể giúp cho các tổ chức XHDS ở Việt Nam phát triển và giúp cải thiện tình trạng nhân quyền. Kết thúc buổi gặp, bà Annette Knockloch ghi nhận những gì mà phái đoàn đã trao đổi và tái khẳng định vấn đề nhân quyền luôn là trọng tâm trong quan hệ giữa CHLB Đức và Việt Nam. LS Nguyễn Văn Đài - VOA  
......

Phái đoàn Người Việt Tự Do đàm thoại tại Bộ Ngoại Giao Đức

Tôn Vinh tường trình từ Berlin| Berlin, 06.12.2019 Hôm nay một phái đoàn Bộ Ngoại Giao Đức vừa chấm dứt chuyến đi công tác tại Việt Nam, nơi Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Phạm Bình Minh đã tiếp đón và làm việc chung. Cùng ngày hôm nay vào buổi chiều lúc 15:00 giờ Bộ Ngoại Giao Đức tại Bá Linh đã mời một phái đoàn người Việt Tự Do đến để chia sẻ về chuyến đi trên cũng như để thảo luận về một số vấn đề nhân quyền và Hiệp Ước Thương Mại Tự Do EVFTA. Thành phần phái đoàn gồm có bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm và ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh đại diện Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức (LHNVTN); ông Nguyễn Văn Đài, chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ; bà Nguyễn Thị Thanh Vân, ông Nguyễn Ngọc Đức, bà Trương Thị Ngọc Hòa và cô Lý Tiểu Bình thuộc đảng Việt Tân. Trong buổi gặp gỡ kéo dài 75 phút bà Annette Knobloch, thuộc văn phòng Á Châu đã tường trình về những đòi hỏi mạnh mẽ liên quan đến nhân quyền của chính phủ Đức đối với nhà nước Việt Nam sau hơn hai năm diễn ra vụ bắt cóc ông Trịnh XuânThanh tại Berlin, gây khủng hoảng ngoại giao trầm trọng giữa hai quốc gia. Bà cho rằng Hiệp Ước Thương Mại Tự Do có được nghị viện Âu Châu thông qua hay không hiện nay không còn nằm trong vòng ảnh hưởng của các quốc gia Liên Âu, mà là do sự quyết định của từng dân biểu nghị viện Âu Châu. Nhà nước Việt Nam phải có những quyết định và hành động thể hiện rõ ràng những lời tuyên bố của họ muốn cải thiện tình hình nhân quyền, thì mới mong thuyết phục được các nghị sĩ, bà Knobloch quả quyết như thế. Ngoài ra, bà còn nhấn mạnh rằng trong văn bản hoạch định chương trình hành động mang tính chất chiến lược giữa Đức và Việt Nam trong hai năm tới có ghi rõ đề tài nhân quyền và xã hội dân sự. Vì thế, sau một năm „chương trình hành động chiến lược“ này sẽ phải được xem xét lại kết quả được thực hiện tới đâu. Bà Annette Knobloch đặc biệt quan tâm đến phần trình bầy của những chứng nhân và nạn nhân của chính sách đàn áp nhân quyền và khủng bố của Cộng Sản Việt Nam là ông Nguyễn Ngọc Đức, ông Nguyễn Văn Đài và bà Nguyễn Thị Thanh Vân. Ông Nguyễn Ngọc Đức bị tình báo Việt Cộng khủng bố ngày 02.09.2017 tại Campuchia và tấn công bằng chất acid, gây trọng thương trên khuôn mặt. Ông Nguyễn Văn Đài bị kết án tù hai lần vì mở lớp hướng dẫn đồng bào tìm hiểu về nhân quyền. Ông súyt bị thiệt mạng trong tù vì hoàn cảnh giam quá bất nhân. Bà Nguyễn Thị Thanh Vân có quốc tịch Pháp cũng bị giam giữ tùy tiện gần một tháng khi giao thiệp với những người thuộc xã hội dân sự tại Việt Nam. Phái đoàn Người Việt Tự Do đã có cơ hội trình bầy tỉ mỉ về trường hợp của những Tù Nhân Lương Tâm Châu Văn Khảm, nhà báo Phạm Chí Dũng cũng như các ông Trần Văn Quyền và Nguyễn Văn Viễn. Ngoài ra, ông luật sư Nguyễn Văn Đài còn đưa ra những đề nghị cụ thể và thực tiễn mà chính phủ các quốc gia dân chủ có thể thực hiện để giúp cho những tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam có cơ hội sinh hoạt bình đẳng hơn hiện nay. Sau cùng phái đoàn Việt Nam đã trao cho Bộ Ngoại Giao tập hồ sơ về ông Châu Văn Khảm cũng như tập hồ sơ Chống Tra Tấn Shadow Report 2019, dày trên 700 trang về những vụ tra tấn và giết người của công an Việt Nam. Hồ sơ này được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế Istanbul Protocol để truy nã những thành phần khủng bố trong đảng Cộng Sản Việt Nam. Tôn Vinh tường trình từ Berlin  
......

Dân biểu Châu Âu chỉ trích Việt Nam khi thảo luận việc phê chuẩn EVFTA

Hình minh họa. Dân biểu Maria Arena (trái) và Dân biểu Saskia Bricmont (phải) Ỷ Lan - RFA| Trong ba ngày 2, 3 và 4 tháng 12 vừa qua Quốc hội Châu Âu đã khẩn trương họp bàn và thảo luận việc đặt bút phê chuẩn hiệp ước Tự do Mậu dịch Liên Âu-Việt Nam (EVFTA) được ký kết tại Hà Nội cuối tháng 6 năm nay. Ba cơ cấu quan trọng của Quốc hội Châu Âu đã họp bàn. Gồm có Uỷ ban Thương mại Quốc tế (INTA), và Phân ban Nhân quyền Quốc hội (DROI)  họp suốt hai ngày 2 và 3 tháng 12, và Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội họp ngày 4 tháng 12. Cạnh ba cơ cấu này, hai tổ chức phi chính phủ là Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR), và Đoàn kết Thiên Chúa Giáo Năm Châu (CSW) tổ chức Hội nghị “Nhân quyền & Tự do Mậu dịch Liên Âu-Việt Nam” cũng trong khuôn viên Quốc hội. Một Hội nghị khép kín dành riêng cho các vị Dân biểu và quan chức Liên Âu để trình bày quan điểm của xã hội dân sự đối với Hiệp ước. Hai vấn đề nổi cộm tại cuộc họp của Phân ban Nhân quyền Quốc hội Châu Âu là bộ Luật Lao động sửa đổi vừa được Hà Nội thông qua cuối tháng 11, và đặc biệt, việc bắt giam ông Phạm Chí Dũng tại Sài Gòn hôm 21 tháng 11. Bà Maria Arena, Chủ tịch Phân ban Nhân quyền Quốc hội, mở đầu cuộc thảo luận bằng một thông tin. Bà nói: “Nhân danh Chủ tịch Phân ban Nhân quyền, tôi có bổn phận chia sẻ các thông tin gửi đến tôi về hiện trạng nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt về tình trạng những người hoạt động bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam. Tôi cần thông báo để quý vị biết rằng ông Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập, bị bắt tại thành phố Hồ Chí Minh hôm 21 tháng 11 vừa qua. Đài Quan sát Nhân quyền đã tung lời kêu gọi khẩn – nhất là lời kêu gọi này được báo New York Times chuyển đi. Hôm 10 tháng 11 ông Dũng gửi một Kiến nghị đến các thành viên Quốc hội Châu Âu, yêu cầu « hoãn » phê chuẩn Hiệp ước Tự do Mậu dịch với Việt Nam khi chính quyền Việt Nam chưa có những cải thiện nhân quyền quan trọng.” “Ông Dũng không là trường hợp độc nhất. Rất nhiều các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền cũng bị bắt vì họ là những người đối thoại với Liên Âu về hai hiệp ước mậu dịch và đầu tư. Ấy chỉ vì họ là thành viên xã hội dân sự, và họ tham gia thảo luận về các hiệp ước EVFTA và IPA”. Dân biểu Bernard Guetta thuộc Đảng Tân Tiến, Pháp, liền cất lời đề nghị: “Yêu cầu bà Chủ tịch viết thư gửi đến tất cả đại diện các Nhóm chính trị tại Quốc hội về việc ông Phạm Chí Dũng bị bắt vừa qua, cùng với những nhà bất đồng chính kiến khác, để tất cả mọi Dân biểu được thông tin về những vi phạm nhân quyền mới”. Hình minh họa. Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmstrom (trái), Bộ trưởng Môi trường kinh doanh, Thương mại và Doanh nghiệp Stefan Radu Oprea (giữa) và Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh chụp hình sau lễ ký EVFTA ở Hà Nội hôm 30/6/2019 AFP Bà Arena đồng ý và hứa sẽ viết ngay thư gửi đi trong cùng ngày. Dân biểu Raphael Glucskmann, Phó chủ tịch Phân ban Nhân quyền, thuộc Đảng Xã hội Dân chủ, nhấn mạnh bổn phận của Phân ban Nhân quyền, ông nói : “Chúng ta buộc phải nhận định rằng, vào lúc chúng ta thảo luận, nhà cầm quyền Việt Nam bắt những người can dự trong tiến trình thảo luận với Liên Âu. Triệu chứng này rất xấu, cho chúng ta thấy điều chúng ta hoài nghi là đúng, và chúng ta cần đặt những điều kiện mạnh mẽ để có thể chấp nhận phê chuẩn Hiệp ước hay không. Chúng ta thuộc Uỷ ban Nhân quyền, bổn phận chúng ta là gửi đi một thông điệp rõ ràng, rằng trong khi chúng ta đang thảo luận về hiệp ước, thì Việt Nam lại tiếp tục cư xử như bạo chúa (despote) đối với giới bất đồng chính kiến”. Phê bình Luật Lao động vừa được Hà Nội thông qua, nữ Dân biểu Irina Von Weise thuộc Đảng Tân Tiến, Đức, nói : “Quý vị nhắc đến Bộ Luật Lao động sửa đổi mà Tổ chức Lao động Thế giới tỏ ý hoan nghênh. Nhưng tôi thì quan tâm đến những điều sửa đổi chẳng thiết thực như chúng ta mong. Điều 172 nói rằng công đoàn do công nhân thiết lập chỉ hợp pháp nếu chịu gia nhập Tổng Công đoàn Lao động Việt Nam, hoặc chịu đăng ký với nhà cầm quyền. Chúng ta cần nêu câu hỏi về sự độc lập thực sự của loại công đoàn như thế. Ngoài ra, Luật Lao động được thông qua hôm 20 tháng 11, thì một ngày sau, ngày 21 tháng 11 Phạm Chí Dũng bị bắt. Ông không là người duy nhất bị bắt. Theo báo cáo của các tổ chức Phi chính phủ, mà còn có 10  nhà bất đồng chính kiến khác bị bắt hay bị xử án giữa thời gian từ ngày 5 đến ngày 28 tháng 11, bốn trong số người này bị bắt sau khi Luật Lao động thông qua.” “Điều này báo hiệu rằng, trong mọi trường hợp, Việt Nam chẳng chú ý gì đến những thúc ép nhân quyền của Liên Âu. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần suy nghĩ bằng cách nào chúng ta có thể áp lực nhà cầm quyền Việt Nam. Nhóm chính trị chúng tôi sẽ thảo luận việc này để lấy quyết định phê chuẩn hay không hiệp ước EVFTA”. Dân biểu Reinhard Butikofer thuộc Đảng Xanh nêu rõ lập trường của Đảng ông về việc phê chuẩn hiệp ước : “Tôi xin phép phát biểu nhân danh nhóm Đảng Xanh. Chúng tôi không đồng ý cho việc phê chuẩn Hiệp ước EVFTA vào lúc Việt nam đang mở cuộc đàn áp những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền. Chúng tôi nghĩ rằng Quốc hội Châu Âu nên lấy quyết định minh bạch về những điều chúng ta thảo luận trước khi nghĩ đến việc phê chuẩn hiệp ước”. Kết thúc cuộc thảo luận, Phân ban Nhân quyền Quốc hội Châu Âu đã đồng thanh thông qua bản Ý kiến chung nêu cao các điều kiện yêu sách : Việt Nam phải sửa đổi Bộ Luật Hình sự, Luật Tôn giáo Tín ngưỡng, trả tự do cho các tù nhân chính trị trước khi Hiệp ước EVFTA được phê chuẩn. Bản Ý kiến sẽ được công bố trong hai ba ngày tới. Chúng tôi đã tìm gặp Nữ Dân biểu Saskia Bricmont, là Báo cáo viên cho Đảng Xanh về Hiệp ước EVFTA, để hỏi thăm kết quả cuộc thảo luận tại Uỷ ban Thương mại (INTA). Bà cho biết : “Đối với chúng tôi, ngay lúc này, chẳng bao giờ khác - chúng tôi phải áp lực Việt Nam cải thiện nhân quyền cụ thể. Tại cuộc thảo luận của Uỷ ban Thương mại Quốc tế, chúng tôi đưa ra năm điều cần sửa đổi để yêu sách nhà cầm quyền Việt Nam chấp thuận như một số trong những cải cách chủ yếu. Chúng tôi yêu cầu tạm ngưng án tử hình, trả tự do cho tù nhân chính trị, sửa đổi bộ Luật Hình sự và Luật An ninh Mạng.” “Cải tiến Luật Hình sự là điều tối quan trọng, vì hiện nay luật cho phép bắt và giam những ai biểu tỏ chính kiến bất đồng với chế độ. Đây là điều trái chống với các quyền tự do biểu đạt và quyền lập hội. Luật Lao động sửa đổi của Việt Nam thật vô nghĩa nếu công nhân không được tự do biểu đạt ý kiến họ. Đó là lý do vì sao cuộc bắt giam Phạm Chí Dũng là tín hiệu xấu, nhà cầm quyền Việt Nam dư biết rằng Liên Âu đang đòi hỏi sự thực thi quyền con người. Tôi không tin lắm Việt Nam chịu nỗ lực thay đổi tình hình nhân quyền”. Ỷ Lan: Nhân thể xin hỏi bà nghĩ sao lời ông Phạm Chí Dũng yêu cầu Liên Âu hoãn phê chuẩn hiệp ước EVFTA cho đến khi nào nhân quyền được cải thiện tại Việt Nam ? Saskia Bricmont : “Chúng tôi đã có một yêu sách hoãn phê chuẩn cho đến khi nào Việt Nam chịu thực thi nhân quyền. Đảng Xanh chúng tôi hoàn toàn đồng ý rằng, Liên Âu không nên phê chuẩn hiệp ước EVFTA cho đến khi nào có sự thực thi nhân quyền cụ thể trong thực tế”. Cuộc thảo luận về Hiệp ước EVFTA hết sức sôi nổi ít khi được thấy. Từ đó câu hỏi đặt ra, là : Phê chuẩn hay không phê chuẩn ?  Bao giờ ? Theo sự thăm dò của chúng tôi, thì vào tháng 2 năm tới, 2020, sẽ có khoá họp khoáng đại bàn cãi lần nữa để lấy quyết định phê chuẩn hay không.  
......

Đến liệt sĩ cũng bị… làm thịt

Trân Văn Phải mất 51 năm sau khi 13 thanh niên xung phong (TNXP) của C933 – N92 Thanh vận tử nạn tại đập Yên Minh (tọa lạc tại xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn), thân nhân của họ mới được Sở Lao động – Thương binh – Xã hội (Sở LĐTBXH) tỉnh Bắc Kạn vời đến để thử ADN, nhằm xác định danh tính cho từng bộ hài cốt… Đáng nói hơn là khi khai quật, không ngôi mộ nào trong số này có hài cốt! Lòng mộ chỉ có những túi nylon đựng… đất và đá! Thân nhân của 13 liệt sĩ này bảo rằng, đồng đội của 13 người khẳng định, khi chôn cất họ, mộ nào cũng có tên tuổi người đã khuất. Sau khi được “quy tập” về nghĩa trang liệt sĩ, mộ những người đã khuất bị mất tên, bia mộ chỉ còn dòng chữ TNXP C933 – N92 Thanh vận. Đến đợt “quy tập” thứ ba về Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Bắc Kạn, dòng chữ vừa kể cũng mất, bia mộ chỉ còn “Liệt sĩ không xác định được danh tính”… song thân nhân tiếp tục tìm đến viếng mộ, thắp hương cho đến cuối tuần vừa qua, tất cả cùng bật ngửa khi hóa ra, trong lòng những ngôi mộ ấy chỉ có đất đá!   Hình trích xuất từ website báo Thanh Niên.                                                                                                                                                     Chính quyền tỉnh Bắc Kạn đã yêu cầu Sở LĐTBXH tỉnh Bắc Kạn kiểm tra và báo cáo tại sao, trước ngày 4 tháng 12 nhưng đến hôm nay – 6 tháng 12 – giới hữu trách vẫn chưa trả lời. Các viên chức hữu trách từ địa phương đến trung ương (Cục Người có công, Bộ LĐTBXH) cùng lấy thời gian và nhiều lần “quy tập” làm lý do. “Quy tập” – tìm kiếm, tổ chức cải táng, đưa hài cốt liệt sĩ về những nghĩa trang liệt sĩ – vẫn được xem như một hoạt động báo ân. Hoạt động báo ân này luôn được quảng bá rộng rãi và ngốn không ít tiền. Đó cũng là lý do khiến người ta ngạc nhiên khi trong lòng 13 ngôi mộ không những không có hài cốt mà ngay cả tiểu sành cũng… thiếu (1)! *** Sau khi có tin: Toàn bộ hồ sơ liên quan đến 13 liệt sĩ là TNXP C933 – N92 Thanh vận đã mất sạch, Nhuan Nguyenvan bình luận: Mất thì phải “đền” vì trước giờ mất đủ thứ, mất nhiều quá rồi. Vỹ Hoàng không đồng ý vì: Bao nhiêu tiền mới đủ bù đắp những mất mát của các gia đình liệt sĩ? Trí Trịnh nhìn ý tưởng “đền” ở góc độ khác: Tiền để “đền” không phải là tiền của chúng nó mà là thuế, là mồ hôi, nước mắt của dân mình. Phải tống chúng nó vào tù (2)… Trước sự kiện vừa kể, Lợi Phan và nhiều thân hữu cùng buột miệng than: Chúng nó ăn cả hài cốt! Thi Kim Vang Massmann nhấn mạnh sự phẫn nộ khi liệt sĩ cũng bị… “làm thịt” và “ăn” không chừa cả xương. Loc Pham nhận định: Tạo lập mộ giả vốn là một kiểu kiếm tiền và gian – giả thì đã là “chuyện thường ngày” của “cán bộ”. Vo Thi Thanh Hai cũng nghĩ như vậy, đồng thời góp thêm: Không gian manh, xảo quyệt không phải là cộng sản (3)! Cách giải thích của ông Dương Bằng Giang (Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Giang) với phóng viên VTV (Đài Truyền hình Việt Nam) về việc trong các mộ chỉ có túi nylon đựng đất đá là do đã lâu nên có thể cốt hóa thành… đất (4) – làm nhiều người phẫn nộ. Nguyễn Phan xem đó là bằng chứng cho thấy: “Chúng” xem dân như rác nên muốn nói gì thì nói vì tin chắc, biết chắc rằng không ai dám làm gì “chúng”! Huỳnh T Thanh Nhàn, thân hữu của Loi Phan chỉ còn biết dùng hai từ “khốn nạn” để dành cho đảng! Tương tự, trên facebook của Dương Sông Lam, sự kiện 13 mộ liệt sĩ chỉ chôn đất đá làm dậy lên những tiếng nguyền rủa vì chỉ có súc vật mới hành xử như thế. Một số người không đồng tình, theo họ, hành xử như thế còn tệ hơn cả cầm thú! Quoc Viet Hoang nhắc rằng, “ăn” cả xương liệt sĩ không phải là chuyện lạ, mới xảy ra lần đầu, ở Quảng Trị đã từng xảy ra chuyện dùng xương trâu, bò để làm giả hài cốt liệt sĩ kiếm tiền… Và dù xót xa, căm phẫn nhưng ít ai tin chuyện này sẽ được xử lý đến nơi, đến chốn (5)! Cũng xót xa, căm phẫn, cũng nhắc mọi người nhớ đến những scandal tương tự: Tìm được vài bộ hài cốt liệt sĩ thì bốc thêm vào chục nắm đất, nâng khống số lượng để kiếm tiền vốn là “trò không mới” – song Quốc Thái Ly lưu ý một khía cạnh khác: Tội cho mấy em Đoàn viên TNCS cứ đến 27 tháng 7 là ra tảo “mộ”, hứa với những nắm đất đá sẽ quyết tâm học tập, lao động để xây dựng XHCN. Tội cho nhiều người, cứ đêm 27 tháng 7 ra “mộ” thắp đèn, đọc thơ rồi khóc rưng rức (6)… *** Đúng là “làm thịt” cả liệt sĩ không phải là chuyện lạ, bỏ thí cả liệt sĩ lẫn thân nhân cũng không lạ, chẳng hạn đến nay, đảng ta vẫn còn chần chừ, chưa quyết định có nên chi tiền để đưa hài cốt của khoảng 2.500 người Việt tử trận khi chống trả quân xâm lược Trung Quốc ở Hà Giang vào thập niên 1980 về nhà hay không (7) – cần nhớ từ đó đến nay đã hơn ba thập niên, khoảng 2.500 liệt sĩ này vẫn chưa được an táng, hài cốt của họ vẫn đang bị phơi giữa trời! Cũng vì vậy, có một câu hỏi cần phải nêu: Tại sao thỉnh thoảng, hoạt động “đền ơn, đáp nghĩa” lại rầm rộ như đã từng thấy nhiều lần trên toàn quốc? Rất nhiều người khẳng định, tổ chức “đền ơn, đáp nghĩa” chỉ là tạo cơ hội để “ăn” nhưng dường như đó là chuyện thứ yếu. Nếu nhìn và ngẫm kỹ, ắt sẽ thấy, “đền ơn, đáp nghĩa” chính là một cách thông qua việc đề cao công ơn anh hùng, liệt sĩ để nhắc toàn dân phải tiếp tục nhớ ơn đảng, bảo vệ đảng! Quả là chẳng đảng nào… tài tình như… đảng ta cả! Chú thích (1) https://thanhnien.vn/thoi-su/13-mo-liet-si-o-bac-kan-chi-chua-tui-ni-long-dung-dat-da-1155748.html (2) https://www.facebook.com/hoang.vy.378199/posts/817600375345803 (3) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=3089315127749538&set=a.725605827453825&type=3&theater (4) https://vtv.vn/chuyen-dong-24h/bac-kan-hang-loat-mo-liet-sy-khong-co-hai-cot-chi-toan-dat-da-2019120218384081.htm (5) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1282233818648621&set=a.330257457179600&type=3&theater (6) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2898380156894362&set=a.212717055460699&type=3&theater (7) https://soha.vn/tuong-sung-thin-co-nhin-len-dinh-nui-biet-rang-hang-nghin-dong-chi-van-nam-do-20171102162626581.htm  
......

Phái đoàn người Việt Tự Do gặp gỡ Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền Quốc Tế tại Berlin

Phái đoàn gồm đại diện Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức, Hội Anh Em Dân Chủ và Đảng Việt Tân tiếp xúc, vận động tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch, HRW) Đức Quốc tại thủ đô Bá Linh, hôm 6/12/2019. Ảnh: Ngọc Hòa   Ngọc Hòa tường trình từ Bá Linh| Trước thềm kỷ niệm lần thứ 71 ngày Quốc Tế Nhân Quyền một phái đoàn người Việt Nam đã gặp gỡ Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch, HRW) tại thủ đô Bá Linh, Đức Quốc vào trưa hôm 6 Tháng Mười Hai, 2019 để cảm ơn những nỗ lực của họ lên tiếng cho Tù Nhân Lương Tâm (TNLT) Việt Nam trong thời gian qua cũng như trình bầy về những trường hợp mới đây. Thành phần phái đoàn gồm có bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm và ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh đại diện Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức (LHNVTN); ông Nguyễn Văn Đài, chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ; bà Nguyễn Thị Thanh Vân và ông Nguyễn Ngọc Đức thuộc đảng Việt Tân. Trong buổi gặp gỡ kéo dài 90 phút với ông giám đốc Wenzel Michalski và ban điều hành, phái đoàn Việt Nam đã có cơ hội trình bầy tỉ mỉ về trường hợp của những TNLT Châu Văn Khảm, nhà báo Phạm Chí Dũng cũng như các ông Trần Văn Quyền và Nguyễn Văn Viễn. Ông giám đốc Michalski và ban điều hành HRW đặc biệt quan tâm đến phần trình bầy của những chứng nhân và nạn nhân của chính sách đàn áp nhân quyền và khủng bố của Cộng Sản Việt Nam là ông Nguyễn Ngọc Đức, ông Nguyễn Văn Đài và bà Nguyễn Thị Thanh Vân. Ông Nguyễn Ngọc Đức bị tình báo Việt Cộng khủng bố ngày 02.11.2017 tại Campuchia và tấn công bằng chất acid, gây trọng thương trên khuôn mặt. Ông Nguyễn Văn Đài bị kết án tù hai lần vì mở lớp hướng dẫn đồng bào tìm hiểu về nhân quyền. Ông xém bị thiệt mạng trong tù vì hoàn cảnh giam quá bất nhân. Bà Nguyễn Thị Thanh Vân có quốc tịch Pháp cũng bị giam giữ tùy tiện gần một tháng khi giao thiệp với những người thuộc xã hội dân sự. Hồ sơ Chống Tra Tấn – Shadow Report 2019, dày trên 700 trang được trao cho ban điều hành tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền tại Đức Quốc hôm 6/12/2019. Ảnh: Ngọc Hòa   Phái đoàn Việt Nam đã trao cho ban giám đốc HRW tập hồ sơ về ông Châu Văn Khảm cũng như tập hồ sơ Chống Tra Tấn Shadow Report 2019, dày trên 700 trang những vụ tra tấn và giết người của công an Việt Nam. Hồ sơ này được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế Istanbul Protokoll để truy nã những thành phần khủng bố trong đảng Cộng Sản Việt Nam. Ngọc Hòa tường trình từ Bá Linh    
......

Năm điều tự hại về đường sắt Hà Khẩu – Lào Cai – Hải Phòng

Nguyen Ngoc Chu|   MẤT MÁT ĐỚN ĐAU 1. Việt Nam có hoàn cảnh rất khác biệt so với nhiều quốc gia, do có biên giới chung với Trung Quốc – là nước đã không ngừng xâm lược Việt Nam nhiều lần trong suốt chiều dài hơn 2000 năm. Nhưng trong suốt thời gian đó Việt Nam không mất lãnh thổ cho Trung Quốc. 2. Sự mất lãnh thổ đớn đau duy nhất của Việt Nam cho Trung Quốc lại là vào thời kỳ hiện đại, kể từ khi xuất hiện nhà nước cộng sản Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (01/10/1949). Chính nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa (1956, 1974) và một phần Trường Sa (1988) của Việt Nam. Chính nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa đã đánh chiếm dọc biên giới Việt Nam trong suốt mười năm ròng (1979-1989) và chiếm cứ một phần lãnh thổ trên đất liền của Việt Nam. Hành động xâm lấn biên giới Việt Nam của Trung Quốc được liệt kê rành rành trong Bị vong lục của Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam công bố ngày 15/2/ 1979. 3. Tai họa nữa là hiện nay, ngoài mặt thì rao giảng phát triển quan hệ hữu nghị, trên thực tế thì nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa đang tiến hành một cuộc xâm lấn biển đảo và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Bằng chứng không chối cãi là bồi đắp đảo nhân tạo thành căn cứ quân sự, liên tục đưa tàu thuyền xâm nhập trái phép vùng biển Việt Nam, xua đuổi ngư dân Việt Nam trong biển Việt Nam, bức ép Việt Nam phải ngừng khai thác dầu mỏ trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 4. Không chỉ xâm chiếm lãnh thổ, Trung Quốc đồng loạt xâm chiếm Việt Nam trên mọi mặt trận bằng binh lực mềm. Trong tất cả những biện pháp xâm chiếm mềm thì biện pháp cấy người là nguy hiểm dài lâu - mang tính ung thư cho muôn đời con cháu. Chỉ trong 2 thập niên đầu thế kỷ 21, sự cấy người của Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam đã phủ rộng, đông đảo, trù mật và nguy hại hơn cả 2000 năm lịch sử Công Lịch. Trong suốt 2000 Công Lịch, người Trung quốc có đến cư trú thì chỉ quần tụ một số điểm. Nhưng nay thì không chỉ đông, rộng, trù mật khắp cả nước, mà lên đến cả nơi tận cùng của Cao nguyên Trung Phần – Mái nhà chiến lược Đông Dương. Còn lâm nguy nữa là tại các trọng điểm mang tính yết hầu của Quốc gia đều có người Trung Quốc đóng chiếm. Với sự cấy dân – đó là sự đóng chiếm muôn đời, mà con cháu đời sau không nhổ được. 5 ĐIỀU TỰ HẠI Đã chịu trên mình ngàn mũi đinh cài cắm của Trung Quốc, nay lại bỗng nhiên vô cớ đi làm đường sắt Hà Khẩu – Lao Cai – Hải Phòng xuyên qua lãnh thổ Việt Nam ra Thái Bình Dương cho Trung Quốc chuyên chở, buôn bán, thông thương với hải ngoại, thì đó là rước họa vào nhà. Họa này là bởi 5 điều Việt Nam tự hại mình mà tạo thành: 1. Việt Nam không có nhu cầu, nhưng lại vay tiền Trung Quốc làm đường cho Trung Quốc sử dụng đó là điều tự hại mình thứ nhất. 2. Đang không nợ bị mang nợ là điều tự hại mình thứ hai. 3. Trung Quốc ngày đêm qua lại lãnh thổ Việt Nam, thuận tiện nắm rõ cơ mật, thỏa thích bài binh bố trận, - đó là điều tự hại mình thứ 3. 4. Làm cho tàu thuyền Trung Quốc nhộn nhịp trong cảng Việt Nam, đầy rẫy thuyền bè Trung Quốc ngoài biển Việt Nam, tạo nên gọng kìm đe dọa từ phía Đông – là điều tự hại mình thứ 4. 5. Giúp cho Trung Quốc vận chuyển hàng hóa toàn bộ khu vực Nam và Tây – Nam Trung Quốc thẳng ra biển, buôn bán với quốc tế, giúp cho kẻ rắp tâm thôn tính mình đã mạnh còn mạnh thêm – đó là điều tự hại mình thứ 5. SỨC ÉP CỦA TRUNG QUỐC Biết rằng sức ép Trung Quốc quá mạnh. Bằng chứng là lần nào Lãnh đạo Việt Nam qua thăm Trung Quốc cũng như Lãnh đạo Trung Quốc đến thăm Việt Nam thì đều có mục xây tuyến đường sắt Hà Khẩu – Lào Cai – Hải Phòng. Nghĩa là sức ép liên tục, xuyên suốt, bằng được. Đường sắt Hà Khẩu – Lào Cai – Hải Phòng là mắt xích trong mưu kế ‘Một vành đai, một con đường’ của Trung quốc. ‘Một vành đai, một con đường’ là phương tiện bá chủ của Trung Quốc. Chính sách này không có lợi mà chỉ có hại cho Việt Nam. Vậy hà cớ chi mà ủng hộ? Việt Nam ủng hộ ‘Một vành đai, một con đường’ thì đổi lại Trung Quốc ủng hộ Việt Nam cái gi? Không bác bỏ thẳng thừng thì im lặng là cách ứng xử buộc phải làm. Phù họa, tung hô, tham gia ủng hộ đều là thất sách. SAO QUỐC HỘI KHÔNG CHỊU NGHE? Dưới sức ép của Trung Quốc, Bộ GTVT bất chấp sự phản đối của nhân dân, vẫn đệ trình lên Quốc Hội dự án đường sắt Hà Khẩu – Lao Cai – Hải Phòng. Quốc Hội đã nhân nhượng nhiều lần. Trong quá khứ như Bô xít Tây Nguyên. Hiện tại vừa qua như vẫn chấp nhận phương án sân bay Long Thành với dự toán 16 tỷ USD và diện tích 5000 héc ta đất. Sao Quốc Hội không chịu nghe tiếng nói của nhân dân? Trên thực tế chi phí xây dựng sân bay Long Thành không cần đến 8 tỷ USD và diện tích đất không quá 2000 héc ta. Điều này được chỉ ra từ thực tế xây dựng các sân bay quốc tế. Như sân bay Hartsfield-Jackson Atlanta lớn nhất thế giới về hành khách (107 394 030 khách, 2018) cũng chỉ chiếm 1902 héc ta. Như sân bay Kuala Lumpur có công suất 70 triệu khách (thực tế năm 2018 là 59 988 409 khách) mà xây dựng chỉ hết 3,5 tỷ USD. Vấn đề đường sắt Hà Khẩu – Lào Cai – Hải Phòng không chỉ liên quan đến kinh tế mà liên quan lớn đến an ninh quốc gia. Quốc Hội nhất quyết không thể nhân nhượng mà thông qua được. Xin nhắn ông Nguyễn Văn Thể rằng, nếu cho thuê đất làm đường sắt Hà Khẩu – Lào Cai – Hải Phòng, thì Trung Quốc cũng sẵn sàng thuê và tự bỏ tiền ra làm mà Việt Nam không phải mất một cắc nào cả. Nhưng đất đai của tổ tiên thì không thể tự tiện dâng cho người nước ngoài, nên không thể chấp nhận cho thuê đất theo cách này được. Khoản tiền vài chục vạn tệ mà Trung Quốc viện trợ không hoàn lại - theo thỏa thuận cấp cao Việt Nam và Trung Quốc (2015) để quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - chỉ là con mồi trên lưỡi câu! Cuối cùng, thêm một lần xin nhắn gửi với Quốc Hội rằng - người Hoa Hongkong không muốn đội trời chung với thể chế Cộng hòa Nhân dân Trung hoa. Không phải bài xích người Hoa. Mà không thể tiếp tục đưa đầu chun sâu vào thòng lọng của thể chế Cộng hòa Nhân dân Trung hoa.
......

Pages