2017

NHỮNG MỐI HOẠ NƯỚC MỸ

Hôm nay, cách đây 16 năm về trước, là ngày xảy ra sự kiện kinh hoàng gây chấn động cả thế giới, mà đặc biệt là người dân trên toàn nước Mỹ, khi toà tháp đôi là Trung tâm thương mại thế giới (WTC) bị bọn khủng bố hồi giáo cực đoan dùng hai chiếc máy bay dân sự đâm thẳng vào đánh sập hoàn toàn một biểu tượng về kinh tế và kiến trúc của Hoa Kỳ. Video https://www.facebook.com/1984988081730551/videos/1999989083563784/ Khoảng 3.000 người chết, toà tháp kỳ vĩ chỉ còn là một đống đổ nát và trước sự bàng hoàng của hàng trăm triệu người dân Mỹ. Trong số những người không may mắn ngày hôm đó, ngoài những người mang quốc tịch Hoa Kỳ thì còn có nhiều công dân ở các quốc gia khác đến làm việc. Nhiều gia đình mất người thân, vợ mất chồng và con cái mất cha mẹ, và dường như chỉ có duy nhất một người còn sống sót được cứu thoát sau cuộc tấn công. Sự kiện đó được dựng thành phim công chiếu công khai trên các màn ảnh trên toàn nước Mỹ như để tưởng nhớ sự kiện thảm khốc này. Người Mỹ đã đối mặt với nó một cách trực diện. Nó thực sự là nỗi mất mát lớn lao, nhưng không chỉ là nỗi bất hạnh, mà nó còn là một bài học để cảnh báo tới một cường quốc dẫn đầu thế giới về nhiều mặt, rằng, hãy luôn biết cảnh giác cao nhất với chính mình, hãy hoàn thiện mỗi ngày, cảnh giác mỗi ngày, không lúc nào được tự mãn hoặc lơ là với người dân và quốc gia khi đứng đầu ở vị trí siêu cường dẫn dắt thế giới và gây ảnh hưởng trên toàn cầu. Nhìn vào đó chúng ta học được điều gì? Hay chỉ nghĩ đến sự trả giá của nước Mỹ vì đã "gây thù chuốc oán" với nhiều quốc gia, sắc tộc, tôn giáo, đặc biệt ở Trung Đông? Đó chỉ là luận điểm của bọn ngu dốt và chưa bao giờ hiểu về thế giới cũng như nước Mỹ và người Mỹ. Và có một nguyên lý mà bạn cần biết, rằng, bạn càng tài giỏi, bạn càng lắm kẻ thù, đó là điều chắc chắn. Ngược lại, nước Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc và tôn giáo nhất trên thế giới. Là nơi bất kỳ ai cũng có thể trở thành công dân và có cơ hội để cống hiến. Nơi người ta được quyền hoài nghi và chỉ trích chính phủ bất kể khi nào và về bất kể điều gì. Nơi người dân được quyết định vận mệnh các chính trị gia và nghị viện, nội các. Người dân được hưởng sự bảo vệ tối đa từ chính phủ kể cả khi ở trong nước hay bước chân ra ngoài ãnh thổ. Nước Mỹ không suy yếu sau khi xảy ra cuộc tấn công đó. Mà nước Mỹ yếu kém khi để nó xảy ra một cách bất ngờ. Nó nhắc nhở một bài học lớn về việc không có kẻ mạnh nào là không có sơ hở hay điểm yếu, và mọi việc xảy ra nằm ngoài tất cả những dự đoán hay phòng thủ thông thường. Xác suất của những ngoại lệ, không bao giờ lường định được trước. Sau sự kiện đó, nước Mỹ hoàn toàn bị sốc nặng, cũng giống như trận đánh úp ở Trân Châu Cảng vào thế chiến thứ 2 mà Nhật Bản dành cho họ. Và Mỹ vẫn luôn hành động như vậy, sau mỗi lần bị giáng đòn nặng nề, họ sẽ đáp trả một cách xứng đáng nhất đối với kẻ hiếu chiến hoặc đã gây ra tội ác đối với họ và trên đất nước họ. Họ không thoả hiệp với cái ác, không bao giờ có sự nhún nhường hay nửa vời trước những hành động lén lút và sát nhân của kẻ khác. Sau Trân Châu Cảng, Nhật hứng chịu thảm hoạ hạt nhân do Mỹ ném xuống nhưng có tính toán đến sự tồn vong của người dân vô tội, di tích lịch sử, văn hoá của đất nước này. Sau sự kiện tháp đôi đổ sập trong sự bàng hoàng của dân chúng Mỹ, nhóm khủng bố hồi giáo cực đoan bị truy lùng gắt gao tới mọi ngõ ngách và tên trùm đứng đầu đã bị tiêu diệt sau nhiều năm ròng lần theo dấu vết. Nước Mỹ, không chỉ vĩ đại vì họ lớn mạnh về kinh tế, quân sự hay khoa học, mà họ vĩ đại vì cả những giá trị không chỉ của người dân mà của cả lịch sử của họ trong việc hành xử quốc gia. Người Mỹ, vĩ đại vì họ có mắc sai lầm và dám đối diện với những hậu quả một cách ngay thẳng và rõ ràng. Trong các sự kiện thế giới, chúng ta hầu như chưa thấy khi nào người Mỹ lật mặt hay tráo trở như một tên thiếu phẩm chất, ngược lại hoàn toàn với Trung Quốc (thâm độc, nham hiểm và lưu manh, bất chấp), cũng không như Nga Xô (lỳ lợm, khó lường và dễ thay đổi). Nước Mỹ, không chỉ phải đối diện với nguy cơ khủng bố với chủ nghĩa hồi giáo cực đoan, mà còn thường xuyên đối mặt với nguy cơ cộng sản, đặc biệt từ Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Trước đây, Mỹ và nhiều quốc gia khác đã phải cố tìm mọi cáhc ngăn cản và làm sụp đổ hệ thống cộng sản ở Đông Âu sau khi dẹp bỏ được chế độ phát xít tàn bạo. Cái họa về chủ nghĩa hồi giáo cực đoan, giờ là tàn dư IS vẫn đang rình rập khắp nơi, đồng thời với đó là cái học cộng sản từ Bình Nhưỡng khi liên tiếp có các hành động quân sự và thử tên lửa hạt nhân, mới đây nhất là vụ thử bom nhiệt hạch (bom H). Một phía là hoạ cộng sản Bắc Kinh đe doạ kinh tế Mỹ và cả vấn đề an ninh biển (hàng hải) khu vực châu Á - gây hấn với Nhật, Hàn, Philippines, Ấn Độ và Việt Nam. Nước Mỹ chưa khi nào được nghỉ ngơi và luôn phải đứng trước cái mối đe doạ tiềm tàng từ hai loại chủ nghĩa nêu trên còn sót lại trên thế giới. Và khi bạn càng tài năng, bạn càng lắm "kẻ thù", mà kẻ thù đó của bạn là những kẻ ngu dốt, liều lĩnh và mông muội. Fb. Luân Lê
......

Chuyện bầu cử ở Đức

Việc nước Đức bầu cử vào ngày 24.9 tới chắc các bạn biết cả. Dự đoán khả năng Merkel thắng tới 80% làm cho dân Đức vừa mừng vừa lo. Bọn lười động não thì mừng vì chẳng phải cân nhắc giữa Merkel với Schulz làm gì (Martin Schulz, chủ tịch đảng xã hội thiên tả SPD), bọn lười chân tay thì nghĩ có thể ở nhà uống bia, Merkel vẫn thắng. Bọn sợ cải cách, xáo trộn thì yên tâm sau ngày 24.9 không phải bận tâm gì cả, vì đằng nào cũng có đảng và chính phủ của cô Merkel lo :-). Bọn thích rách việc thì lo là 12 năm qua chẳng có cải cách gì lớn dưới trướng cô „công chức lưu dung Đông Đức“, vốn thạo cả tiếng Nga lẫn tiếng Anh, nay lại thêm 4 năm nữa thì đúng là 4 năm „vịt què“. Bọn đầu trọc lấy chuyện tỵ nan 2015 với gần 1 triệu người đổ vào Đức, hô vang "Mama Merkel" ra dọa, làm khối người nhẹ dạ sốt vó. Vì vậy đảng mỵ dân AfD (Sự lựa chọn của nước Đức) có cơ đạt 10% số ghế quốc hội. Ở xứ sở mà kết quả bầu cử luôn 99 % (như ở ta và Triều Tiên) thì con số 10% là chuyện khôi hài, nhưng ở Đức thì 5% đủ xoay chuyển ván bài chính trị. Thậm chí 4,5 % đủ làm cả nước mất ngủ suốt đêm. Vì nếu sáng hôm sau, kiểm phiếu xong nhỡ thành 5%, đảng đó vào Quốc hội thì có ông sập tiệm mà ông khác lên thủ tướng nhờ liên minh với nó. Có thể vì 5% đó mà con mình đi học đại học 5 năm tới mất tiền hay không, đi xa lộ có phải đóng tiền không? Tất nhiên cử ai đi VN để học về cách làm BOT thì khỏi phải lo :-). Nhiệm kỳ qua, nền chính trị ở Đức có thể coi là thời kỳ „Quốc-Cộng hợp tác“, tức là hai đảng lớn nhất liên minh với nhau cầm quyền. Lý do là xét theo ghế QH, không có liên minh nào giữa 4-5 đảng có thể vừa quá bán, vừa cơm lành canh ngọt. Cuối cùng chỉ có hai cậu mợ bự nhất, vốn ghét nhau nhất, nhưng vì quyền lực nên chịu cưới nhau. CDU, đảng Dân chủ thiên chúa giáo của cô Merkel (trước kia là cụ Kohl) được coi là trung hữu, thân giới chủ. Đảng Dân chủ xã hội SPD, vốn vẫn đại diện cho cánh tả và thợ thuyền (đang do Martin Schulz lãnh đạo). Từ trước đến nay CDU và SPD thay phiên nhau cầm quyền đã đu đưa nước Đức như cây thông, lúc sang tả, lúc sang hữu. Quái nhất là lúc đám Hữu cầm quyền dưới thời cụ Kohl, nước Đức lại rất tả, phúc lợi xã hội như suối. Kẻ thất nghiệp hưởng tất cả các loại trợ cấp, tiền con, tiền nhà v.v cao hơn cả kẻ đi làm. Cho dân ăn tiêu lãng phí, nước Đức nợ đìa lên chục ngàn tỷ nên cụ Kohl bị đám Tả của Schröder đánh bại năm 1998. Một trong các cải cách lớn nhất của Schröder là Agenda 2010, cắt giảm nhiều chi phí xã hội vô bổ nhằm đưa nước Đức ra khỏi nợ nần vào năm 2010. Nhát cắt đau đớn „thiên hữu“ của Schröder đã làm đám công nhân và tầng lớp dưới tức giận, họ chửi Schröder là „đồng chí của bọn Boss“. (Genosse der Bosse. Đảng viên SPD vẫn gọi nhau là đồng chí, vì họ xuất thân từ phong trào Quốc tế CS đệ nhị.) Kết quả là sau 7 năm cầm quyền, năm 2005 ông trùm „cánh tả thiên hữu“ thất cử, nhường ghế lại cho Merkel, (nếu như ở VN, cô này được coi là công chức lưu dung của chính quyền bại trận). Quả thực, nước Đức dưới thời phe Hữu của Merkel đã trở nên cạnh tranh hơn nhờ cải cách xã hội của phe Tả. Trong 12 năm cầm quyền, Merkel đã có 4 năm (2009 đến 2013) liên minh với đảng FDP của ông Rösler, người có khuôn mặt rất Việt. Báo chí Việt Nam gọi là „phó thủ tướng Đức gốc Việt“. Đảng Dân chủ Tự do (FDP) của Rösler chủ trương thả nổi kinh tế thị trường, giảm vai trò điều tiết của nhà nước. Trong thời kỳ khủng hoảng ngân hàng và đồng Euro, khi mà thị trường tài chính từ Mỹ đến EU đều phải dựa vào tiền thuế nhà nước để thoát khỏi khủng hoảng thì tư tưởng neo-liberal của FDP không có chỗ đứng. Vì vậy mà rất đông người Việt hụt hẫng khi đảng FDP của Rösler chỉ được 4,8% phiếu bầu năm 2013, bị loại khỏi quốc hội. Năm nay, kinh tế châu Âu đã bớt căng, thị trường ít cần sự hà hơi của nhà nước, đảng FDP lại có cơ vào quốc hội. Thời vận quyết định cơ may của một xu hướng chính trị, chứ chưa chắc đã là công hay tội của Rösler. Trong một phóng sự trên kênh ZDF về thất bại của FDP 2013 có đoạn mấy ông bà già Đức nói với các cô cậu thanh niên FDP: „Tao không ghét đảng của chúng mày đâu, nhưng tao thấy để cái thằng China lãnh đạo chúng mày thế nào ấy“. Bố khỉ, sang đến tận đây, Tầu vẫn hại ta :-). Tám năm còn lại, đảng CDU của Merkel và đảng SPD buộc phải liên minh với nhau (Đại liên minh) vì chẳng có liên minh nào khác cho phép. Hai đảng này chiếm hơn 73% quốc hội, khiến cho phe đối lập bỗng nhiên thành vô nghĩa. Đó là điều oái oăm nhất. Hai ông bà trái tính này (CDU trung hữu và SPD trung tả) sau khi cưới nhau 8 năm, không bị ai quấy rầy, nay có nhiều điều giống nhau đến nỗi dân chúng không biết đâu là tả, đâu là hữu nữa. Cuộc tranh luân TV hôm cuối tuần rồi giữa Merkel và Schulz được coi là tẻ nhạt, vì hai ông bà không khác nhau gì trong các vấn đề cơ bản, ngoài bộ râu. Khi được hỏi là các ông bà có tính đến chuyện sau ngày 24.9 lại bắt tay nhau lần thứ 3 không? Cả hai đều tránh trả lời Với sự trỗi dậy của đảng FDP và sự ra đời của AfD, món xúp 4 đảng trong quốc hội Đức sẽ trở thành nồi canh hẹ 6 đảng trong 2 tuần tới. Đảng AfD tuy là đảng dân túy, nhưng không cực hữu như Le Pen (Pháp) hay Geerd Wilders (Hà-Lan). Họ chấp nhận cầu thủ da đen Boateng đem lại vinh quang cho bóng đá Đức, nhưng không thích có Boateng làm hàng xóm. Có nghĩa là họ thích vào tiệm móng tay của người Việt làm đẹp, nhưng Barbecue với nhau thì không. Hai đảng hiện nay đang là phe đối lập trong Quốc hội: Đảng Xanh và đảng Cánh tả, đang cố gắng giành từng phiếu một để có cơ tham chính trong nhiệm kỳ tới. Đảng xanh (Grüne) là đảng môi trường, (đảng của Gã tiều phu). Họ ra đời vào những năm 70 của thế kỷ trước, cũng chỉ bắt đầu bằng những phong trào kiểu như ở Việt Nam: bảo vệ cây xanh, bảo vệ biển Miền Trung, bảo vệ Sơn Trà, chống đổ thải ở Ninh Thuận v.v. Đảng cánh tả (Die Linke) có nguồn gốc từ đảng cộng sản SED bên Đông Đức đã giải thể, nay kết nạp thêm những người cộng sản ở miền Tây. 59 ngàn đảng viên là những người cộng sản thực thụ, vào đảng vì lý tưởng, chứ không phải vì chút quyền lợi. Ở xứ này vào đảng cộng sản, chẳng có chút bổng lộc gì, chỉ nai lưng ra đóng đảng phí và hưởng những cái nhìn ngờ vực của bạn bè, hàng xóm. Hai nữ thủ lĩnh: Kipping và Wagenknecht hầu như không gắn bó tý gì với quá khứ của SED. Họ vào đảng sau khi chế độ CHDC Đức sụp đổ. Nhìn vào biểu đồ dự báo hôm nay, chỉ có hai khả năng lập chính phủ với số ghế quá bán: Một là liên minh tay ba giữa một đảng lớn và hai đảng nhỏ. Hôn nhân một chồng hai vợ chưa từng có tiền lệ ở cấp Liên bang, vì khả năng đổ bể quá lớn. Khả năng dễ xảy ra nhất là Đại liên minh giữa CDU và SPD với thủ tướng Merkel. Đó là điềm xấu cho nền dân chủ ở Đức. Người Đức coi „Chất lượng của dân chủ thể hiện qua sức mạnh của đối lập“. Chẳng có gì buồn chán hơn cho một quốc hội khi mà hai đảng chính trị lớn nhất của đất nước thỏa hiệp với nhau, tạo ra thế áp đảo trên 70%. Lúc đó vai trò phản biện của quốc hội giảm đi trông thấy (51/49 thường là tỷ số đẹp nhất). Chưa bao giờ mà 2 tuần trước ngày bầu cử. hơn 40% cử tri vẫn chưa biết bầu cho ai. (Gã tiều phu đã bầu bằng thư rồi, vì ngày 24.9 có cuộc gặp người bạn trước đây 50 năm) Cho dù kết quả ra sao, dù ai cầm quyền, nhưng với một dân tộc toàn làm chuyện trái khoáy, đại loại như : - Đại học sư phạm chỉ tuyển những học sinh tốt nghiệp với điểm tốt nhất, muốn làm giáo viên cấp một điểm lại phải cao hơn. - Luật thuê nhà chỉ thích bênh người thuê, cấm chủ nhà tăng giá nhà vô căn cứ hay vượt khung. Cấm chủ nhà đuổi người thuê vô cớ v.v - Cách đây một trăm năm đã coi thước đo của tự do là „Tự do của những người bất đồng chính kiến“ nay lại định nghĩa „Chất lượng của dân chủ thể hiện qua sức mạnh của đối lập“. - V.v và v.v thì chắc chắn là sáng ngày 25.09 ngủ dậy sẽ không thấy đất nước bị loạn  Fb. Tho Nguyen
......

ĐÔI ĐIỀU CHIA SẺ.

Chỉ sau có 1 ngày giải quyết công việc trở về đã thấy cái tên mình, hình ảnh của mình trở nên hot với cái tit giật " cô giáo phản động". Trước tiên tôi phải cảm ơn cơ quan điều tra công an tỉnh Ninh Bình đã góp phần giúp cho mọi người biết đến cái tên tôi, tiếp theo là cảm ơn các trang web đã sử dụng những ngôn từ bịa đặt vu khống để bôi nhọ nhằm hạ uy tín của tôi. Mọi việc làm hay hành vi làm việc đều nhằm mục đích cuối cùng đó là để khủng bố tâm lí, tinh thần của tôi. Ảnh cô giáo Ngọc Lan Tôi biết rằng rất nhiều người thân, thầy cô và bạn bè cũng như học trò trong lòng thắc mắc vì sao tôi lại như vậy hay bị như vậy. Để cho thoải mái một chút tôi xin chia sẻ đôi điều như sau. Trước khi đi vào vấn đề tôi nói rằng đây là địa chỉ facebook của tôi ( Ngọc Lan) và tôi không có bất kì địa chỉ facebook hay tên facebook nào khác. Ngày 6/9/2017, tôi đã được cơ quan điều tra công an tỉnh Ninh Bình gửi giấy triệu tập về trường và mời tôi ra làm việc với nội dung về những vấn đề phương hại đến an ninh chính trị. Trên tinh thần thượng tôn luật pháp , tôi đồng ý đi làm việc tại trụ sở cơ quan điều tra công an tỉnh Ninh Bình. Tại đây tôi đã làm việc với ông Phạm Minh Thuấn, ông Phạm Việt Phương , ông Nguyễn Văn Huyền cùng với 2 nữ nhân viên an ninh khác. Trong thời gian từ 8g30 sáng đến gần 17g chiều. Nội dung buổi làm việc chủ yếu tập trung vào những vấn đề về mạng xã hội, những bài đăng và share của tôi cùng với những vấn đề không liên quan đến tôi. Chúng tôi đã làm việc với thái độ ôn hòa, lịch sự vì dù sao tôi nghĩ chúng tôi cũng đều là những người đã qua trường lớp ( được đi học) Trong quá trình làm việc, tôi có nghe ông Thuấn, ông Phương và ông Huyền chia sẻ về nhiều lĩnh vực. Và tôi cũng bày tỏ lại quan điểm cá nhân của mình. Trong những vấn đề đó có 1 vấn đề như sau: - Vào ngày 12/6/2017 trên trang facebook cá nhân của mình tôi có chia sẻ một bài với tiêu đề: Tại sao lại không bỏ biên chế công an, bộ đội mà lại bỏ biên chế giáo viên? Cơ quan điều tra đã hỏi tôi rằng: - Tại sao chị lại chia sẻ bài này? - Đó là quan điểm cá nhân của tôi. - Vậy bỏ biên chế công an và bộ đội thì lấy gì bảo vệ đất nước? Tại sao chị lại đồng ý với nội dung bài báo này? - Theo quan điểm cá nhân của tôi thì trong tất cả các lĩnh vực thì lĩnh vực giáo dục rất quan trọng trong việc phát triển một quốc gia có thể nói tầm quan trọng của giáo dục chiếm 3/4 , và giáo dục nói chung và giáo viên nói riêng đã đào tạo ra công an và bộ đội vậy tại sao bỏ biên chế giáo viên lại không bỏ biên chế công an và bộ đội được. Đó là quan điểm cá nhân tôi. * Cùng thời điểm đó tôi chia sẻ bài viết của fb Luân Lê với tiêu đề HÔM NAY VÀ NGÀY MAI. Nội dung bài viết đó viết về thực trạng xã hội như: thực phẩm bẩn, vấn đề nợ công và sự vô cảm của con người đối với xã hội. - Tại sao chị lại chia sẻ bài viết này? Mục đích là gi? - Tôi chia sẻ bài viết này vì tôi thấy nó hay, đúng với hiện trạng xã hội Việt Nam hiện giờ. - Tại sao chị lại cho là đúng? - Tôi tin chắc rằng khi các anh hỏi tôi câu này nhưng trong lòng các anh cũng phải công nhận bài viết này đã nói đúng. Vấn đề thực phẩm bẩn có anh nào dám khẳng định là không đúng ko? Vấn đề nợ công có sai ko? Vấn đề sự vô cảm của con người đối với xã hội cũng vậy. - Mục đích của chị là gì? - Quan điểm cá nhân của tôi thì tôi muốn chia sẻ để những ai quan tâm thì đọc. Đọc để biết và tránh cho mình. Đó là quan điểm của tôi. Và một số vấn đề, một số câu hỏi với những vấn đề không liên quan đến tôi. Tôi nói qua chút để những người không biết hiểu sơ sơ là như vậy. Nhưng chỉ có 1 ngày thôi, khi trở về tôi đã thấy tên mình nổi như cồn trên anh Gu Gồ. Với nhiều trang báo khác nhau viết về tôi, bôi nhọ và bịa đặt. Tuy nhiên, tôi hiểu được điều đó bởi là 1 công dân tôi có quyền tham gia vào xây dựng xã hội , không phải riêng tôi mà bất kì ai cũng đều có quyền đó. Chỉ khác rằng nhiều người trong chúng ta không biết ta đã có cái quyền đó. Nhưng chính khi phản ánh đúng sự thật về hiện thực xã hội bạn được xếp vào người bất đồng chính kiến hay nặng hơn là phản động. Tôi là một giáo viên đã dạy học được 10 năm, trong 10 năm qua trải qua biết bao nhiêu thế hệ học trò nhiệm vụ của tôi ngoài dạy kiến thức cho học sinh thì còn giúp học sinh hoàn thiện về nhân cách vì lứa tuổi tôi dạy là học sinh đang độ tuổi thay đổi về tâm sinh lí. Tôi dạy học trò tôi biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông , dạy học trò tôi về sự bình đẳng công bằng. Tôi dạy học trò tôi yêu và cảm nhận cái hay, cái đẹp ----> Tất cả những điều đó phải chăng là giáo dục phản động? Là một người làm nghề giáo dục và tôi rất quan tâm đến giáo dục. Tôi ước sao tất cả những học sinh nghèo đều được đến trường và được giáo dục trong một môi trường tốt nhất có thể, không phải lá mái tranh xơ xác.... Hay không phải đu dây qua sông để kiếm cái chữ.... Hay được phát huy năng lực mọi người đều có cơ hội như nhau, cạnh tranh công bằng. Nói ra thì cồn rất nhiều. Các anh chị có đau lòng không khi nhìn thấy những tệ nạn học đường ngày càng trầm trọng đến mức báo động. Ngày hôm nay tôi bị bôi nhọ chỉ vì tôi nói thẳng và nói thật, đó cũng là cách mà chính quyền việt Nam cũng đã luôn dùng cho những người nói ý kiến trái chiều. Và chắc chắn sẽ không còn dừng lại ở đó, tôi cũng không thể tin rằng một phụ nữ bé nhỏ như tôi lại có thể gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị của một đất nước. Tôi tin rằng có rất nhiều người cũng nhìn nhận và suy nghĩ giống tôi chỉ khac rằng không nói ra. Tôi cũng biết rằng đây là một cú sốc đối với gia đình, bà con , thầy cô, bạn bè , đồng nghiệp và đặc biệt là với học trò khi đọc những bài báo giật tit về tôi. Nhưng tôi tin rồi mọi người sẽ dần hiểu. Sự thật vãn mãi sẽ là sự thật. Mọi người luôn né tránh hai từ chính trị nhưng thật ra hai từ đó nó quấn cổ ta hằng ngày đó thôi. Tôi chỉ làm nhiệm vụ của một công dân là nói thẳng và nói thật, đó cũng là quyền mỗi con người có được. Sáng nay, ngày 8/9/2017 lúc 7h30 tôi sẽ có buổi làm việc thứ 2 với cơ quan điều tra công an tỉnh Ninh BÌnh. Tôi sẽ cập nhật nội dung làm việc sau. Tôi đến làm việc với tinh thần thái độ ôn hòa, tôn trọng luật pháp và không bao giờ có suy nghĩ tiêu cực khi đến làm việc với cơ quan an ninh. (p/s: Tôi ít khi công khai bài viết mà thường để chế độ bạn bè. Nay tôi công khai bài viết này để cộng đồng cùng biết. Nếu chửi tôi, hãy nói một cách có văn hóa để thể hiện rằng bạn đã được giáo dục ở môi trường giáo dục nhân văn. Mọi lời nói khiếm nhã đừng thể hiện vào nhà tôi.) FB Ngọc Lan
......

Tỷ Phú Mới

Ở Việt Nam tỷ phú tăng theo cấp số cộng thì người nghèo sẽ tăng theo cấp số nhân. Khi nước Mỹ có thêm một tỷ phú mới, người dân Mỹ và cả thế giới sẽ có thêm một sản phẩm tiện ích, hiện đại, sành điệu để kết nối yêu thương như Iphone hay Facebook. Khi nước Nhật có thêm một tỷ phú, người dân Nhật và cả thế giới có thêm những sản phẩm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của họ như Sony, Toshiba hay Lexus. Nước Mỹ hay Nhật lúc đó sẽ giảm bớt đi tỷ lệ người thất nghiệp, vô gia cư, các quỹ từ thiện vì cộng đồng sẽ được nhiều lên, những nước nghèo đói ở Châu Phi sẽ được giúp đỡ, hỗ trợ. Khi Việt Nam xuất hiện một tỷ phú mới, rừng sẽ mất đi thêm một ít, tài nguyên sẽ dần cạn kiệt đi, dân oan bị cướp đất cũng sẽ tăng lên, nợ công cũng sẽ phình to sau mỗi nhiệm kỳ, người dân bỏ xứ đi làm culi, làm điếm cũng sẽ ngày càng tăng. Khi Việt Nam xuất hiện thêm một tỷ phú mới, quốc lộ sẽ có thêm nhiều trạm BOT hơn, thuế phí cũng sẽ tăng thêm vài %, xăng dầu cũng sẽ tăng thêm vài ba nghìn một lít. Khi Việt Nam xuất hiện thêm một tỷ phú mới, không khí sẽ ngày càng ô nhiễm thêm, bệnh nhân ung thư cũng sẽ tăng thêm, thị trường cũng sẽ nhiều hàng giả - hàng kém chất lượng hơn, kẹt xe cũng ngày càng trầm trọng. Thế nên, ở Việt Nam, tỷ phú tăng theo cấp số cộng thì người nghèo sẽ tăng theo cấp số nhân. Vui gì mà reo hò tung hô họ!   FB Nhân Thế Hoàng
......

Trên mức cùng quẫn là sự khốn nạn

Sáng nay, 04/9/2017, kỷ niệm Quốc khánh xong, một đám côn đồ bao vây Nhà thờ Thọ Hòa để phá hoại, gây rối. Đám người đó ngang nhiên trang bị cả roi điện và súng để uy hiếp đe dọa linh mục Nguyễn Văn Tân cũng như giáo dân ở đó giữa ban ngày như chỗ không người. Những thông tin trên đã làm nóng ngay lập tức mạng xã hội trong một ngày nghỉ, và rất nhiều tin nhắn, điện thoại tới tấp tìm hiểu sự việc. Các giáo dân giáo xứ Thọ Hòa và các xứ lân cận đã lập tức có mặt. Đám người đó là ai? Chúng được ai giao nhiệm vụ và nhằm mục đích gì? Ai giao súng và roi điện cho chúng đi uy hiếp và đe dọa công dân? Chúng là ai? Nhìn những hình ảnh được trực tiếp đưa lên mạng, người ta chẳng mấy ngạc nhiên và ai cũng hiểu đám người này là ai, chúng đến đây với mục đích gì và theo nhiệm vụ của ai giao. Thời gian gần đây, để đối phó với phong trào người dân bất bình và bất tuân, nhiều nhóm người được thành lập bởi nhà cầm quyền Hà Nội, đông đảo nhất phải kể đến đám gọi là "Dư luận viên" (DLV). Đây là một đám người không cần trình độ, chẳng cần nhiều lắm về hiểu biết xã hội... chỉ cần biết nhắm mắt, bịt tai để mệnh lệnh và cứ vậy làm theo, bất cứ mệnh lệnh đó là gì, đúng hay sai, tốt hay xấu, hợp luật lệ và đạo lý hay không đều không cần quan tâm, tất cả "đã có đảng và nhà nước lo". Về quyền lợi, đám này được mỗi tháng 3 triệu đồng theo thời giá cách đây 4 năm, số tiền này từ ngân sách, nghĩa là từ tiền thuế của người dân, vì thế trên mạng xã hội gọi đám này là "Cộng đồng 3 củ". Theo số liệu của báo chí nhà nước, thì cuối năm 2012, ở Việt Nam đã có đến 80.000 người. Điều này, đồng nghĩa với việc mỗi tháng, riêng tiền lương cho đám DLV này, nhà nước đã phải rút ruột người dân 240 tỷ đồng, nghĩa là 2.880 tỷ đồng mỗi năm theo thời giá 2012 để nuôi nhóm này. Thật lạ, nhà nước có hệ thống báo chí độc tài một chiều với cả gần ngàn tờ báo, đài truyền hình các loại, chưa kể cả chục ngàn hệ thống loa phường... nhưng tất cả chỉ có một Tổng biên tập là Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương. Hệ thống đó, cung cúc tận tụy hò, hát, hô hoán và nói xuôi, nói ngược cũng như phụ họa, ca ngợi mọi chính sách, việc làm của đảng. Vậy mà vẫn chưa đủ, chưa yên tâm nên nhà cầm quyền CSVN còn phải nuôi thêm một lũ những kẻ này? Thế mới biết, việc độc quyền thông tin chưa phải đã đủ cho họ, điều họ cần là sự ru ngủ dân chúng đến mức mê muội. Có điều là việc đó ngày càng là chuyện mò kim đáy biển khi mà mạng Internet và các tiến bộ xã hội đã xé toang bức màn sắt bưng bít của Cộng sản qua mấy chục năm. Và nếu muốn, thì họ chỉ có cách đưa đất nước trở lại thành một hầm mộ bí mật kiểu Bắc Hàn mà thôi. Những thành phần mới Thế nhưng, giới Dư luận viên vẫn chưa thể đủ để dùng chiêu thức cả vú lấp miệng em mà thuyết phục quần chúng. Trên mặt trận truyền thông, đám DLV này rất dễ bị cộng đồng mạng nhận biết và cách ly, xa lánh. Người ta dễ nhận biết, chỉ vì chúng là những đứa như trên đã nói: Thiếu trí tuệ để có sự độc lập trong suy nghĩ, thiếu lương tâm và đạo đức làm người để có thể cân nhắc sự đúng sai, sự đạo đức và vô luân, thiếu trình độ để hiểu biết về luật pháp và luật rừng... Thậm chí, chúng thiếu cả văn hóa tranh luận, hay ngôn ngữ, lời nói bình thường. Khi lên mạng, chúng xông vào bất cứ diễn đàn nào với hai mục đích: Cãi lộn bằng những ngôn từ hết sức tục tĩu mà nói theo ngôn ngữ dân gian là "miệng luôn gắn thêm phụ khoa", xưng hô hỗn láo với bất cứ ai để thể  hiện sự cuồng cộng một các ngu xuẩn đến thảm hại. Thường gặp những đám ấy, cư dân mạng hoặc bỏ đi, hoặc đá chúng ra khỏi sân chơi chứ không hơi đâu đi tranh cãi đúng, sai. Và quả là cả ngàn tỷ đồng tiền dân được vung vãi vô tội vạ ngày càng mất tác dụng. Đến đây, theo "đúng quy trình" nhà cầm quyền bắt đầu sử dụng đám côn đồ. Trước hết, là những nhóm công an giả dạng côn đồ để bắt bớ, đánh đập những người yêu nước, những tiếng nói khác biệt muốn xã hội tiến bộ. Chúng sẵn sàng dùng bạo lực để gây thương tích cho bất cứ ai nhằm đe dọa ý chí phản ứng của họ. Và qua đó, hành động côn đồ trong xã hội được ngang nhiên dung túng, trở thành hiện tượng bình thường. Sau khi đám DLV đã không thể phát huy tác dụng trên mạng xã hội, bị xa lánh hoặc chỉ có chúng tụ tập với nhau để khoe nịnh, còm đểu kiếm tiền, một dạng khác được chiêu tập sử dụng. Đó là đám DLV bất chấp luật pháp, ngu xuẩn đến cùng cực sẵn sàng tấn công bất cứ ai bằng bạo lực và các biện pháp vi phạm pháp luật khác nhau. Hẳn nhiên là để đám này hoạt động được, thì lực lượng an ninh, công an phải dung túng và thậm chí là đứng đằng sau. Chúng sẵn sàng vác cờ đảng đi phá hoại những cuộc tưởng niệm những người đã hy sinh vì Tổ Quốc. Chúng sẵn sàng kéo đến bao vây, đánh đập và làm náo loạn không gian yên tĩnh của những người mà chúng không thể tranh luận bằng trí não và lời nói. Chúng sẵn sàng đổ mắm tôm, đẩy người khác xuống nước một cách mất dạy nhất với chiêu bài "Yêu nước" và với sự nâng đỡ của hệ thống đằng sau chúng. Nhiều hoạt động của nhóm này đã bị xã hội lên án, thậm chí báo chí vào cuộc với những lời hứa hẹn chắc như đinh đóng cột của quan chức cộng sản. Chẳng hạn lời hứa của Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Tp Hà Nội, nguyên Giám đốc Công an Hà Nội về vụ phá hoại tưởng niệm Gạc Ma, vụ Công an Sài Gòn cho đến nay sau mấy tháng vẫn không thể điều tra ra những đứa nào đánh một cô gái rồi quay phim đưa lên mạng Internet dù đã biết rõ chúng là ai... Tất cả những điều đó, chỉ nhằm nói lên một điều: nhà cầm quyền đang sử dụng, dung túng cho các nhóm xã hội đen đi bảo vệ một chính quyền đỏ đang bất lực trước người dân. Điều này, chỉ nói lên một trạng thái trong việc trị nước của nhà cầm quyền hiện nay: Sự cùng quẫn. Trên sự cùng quẫn là sự khốn nạn Trở lại sự việc ngày 4/9/2017 tại Giáo xứ Thọ Hòa, một nhóm khoảng hai chục đứa kéo đến xông vào nhà thờ, nhà xứ Thọ Hòa để đe dọa, uy hiếp linh mục Nguyễn Duy Tân. Đám du đảng, côn đồ này mang theo cờ đỏ, sao vàng, băng rôn loa đài và được trang bị cả súng, roi điện để "chiến đấu" với linh mục và giáo dân ở đây. Điểm mặt những đứa đến đây, người ta thấy không mấy xa lạ. Đó là tên Nguyễn Trọng Nghĩa, một "giáo dân, kính Chúa, yêu nước" theo cách định nghĩa của Đảng và nhà nước thông qua Đài truyền hình quốc gia và báo Nhân Dân. Chính y là đứa đã kéo loa đến hô hét ầm ỹ khu phố và náo loạn, hỗn láo chĩa vào nhà thờ Kỳ Đồng thuộc DCCT mới đây. Sở dĩ chúng tôi không lạ tên này, là bởi một sự kiện khó quên. Năm 2013, khi nhà cầm quyền Hà Nội bày trò Góp ý Hiến pháp, Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã "Hưởng ứng" bằng một văn bản như một tiếng nổ giữa trời quang, làm rung chuyển cả hệ thống chính trị. Bản Góp ý dự thảo Hiến pháp của HĐGMVN đã tạo nên cơn lúng túng cho các nhà lý luận, lập pháp và luật, đã làm cho nhà cầm quyền bí lối. Vậy là tên Nguyễn Trọng Nghĩa đã được sử dụng đến để viết một bức thư hỗn láo với cả HĐGMVN. Chính vì vậy, chúng tôi đã tìm hiểu và vạch ra chân tướng tên này, đồng thời chỉ rõ việc dùng đám tâm thần, ngớ ngẩn để công kích giáo hội Công giáo, thì đó là sự cùng quẫn về cả trí tuệ lẫn lương tâm. Và như vậy là chạm nọc, nhà cầm quyền vội nhảy cẫng lên như chó dẫm phải lửa. Báo Nhân Dân vội vàng đăng bài bao che và dọa nạt, Đài Truyền hình đăng lại nhằm bao biện và đe dọa... Nhưng, tất cả chỉ là trò hề cho thiên hạ cười mà thôi. Bởi ai cũng biết rằng việc dùng đám giả giáo dân này thì chắc chắn sẽ thất bại nhục nhã. Bởi không có sự dối trá, đội lốt hoặc mạo danh nào có thể thắng nổi sự thật. Với Giáo hội Công giáo Việt Nam qua gần thế kỷ nay dưới chế độ CSVN nói riêng và hàng thế kỷ trên toàn thế giới nói chung, biết bao mưu ma, chước quỷ đã được thi thố. Thậm chí còn có cả sự tham gia của một số linh mục, chức sắc đi theo Cộng sản mà còn không làm gì suy suyển được giáo hội, thì việc sử dụng đám tâm thần, nhố nhăng này chỉ làm xấu mặt đứa tổ chức và nhà cầm quyền mà thôi. Xưa nay, cha ông vốn đã chẳng nói "Người dại để... đảng, người khôn xấu mặt" đó sao. Và quả nhiên, đám DLV và côn đồ này đã bị người dân Thọ Hòa vô hiệu hóa, đã bỏ chạy ném cả súng mà vẫn bị tóm cổ lập biên bản giao cho nhà cầm quyền xử lý. Những bản nhận tội, những lời hứa đã nói lên sự thảm hại không chỉ của chúng, mà của bọn tổ chức và đỡ đầu cho đám này. Khi nhìn những hình ảnh chính chúng đã thừa nhận tội lỗi của mình là xâm nhập chỗ ở công dân trái phép, mang vũ khí đe dọa mạng sống của công dân, gây rối trật tự công cộng... nhiều người giáo dân ở các giáo xứ miền Trung và miền Bắc đã thốt lên rằng: Sao người dân ở đó hiền hòa đến thế? Thử xảy ra việc vác vũ khí đột nhập giáo xứ, nhà thờ ở một giáo xứ miền Trung thử xem? Hẳn nhà người dân ở vùng Đồng Nai, và giáo dân ở Giáo phận Xuân Lộc cũng như các giáo phận ở Miền Nam còn quá hiền lành và nhẫn nhịn, vì thể chúng mới có thể làm mưa làm gió những nơi này. Nhưng, hành động của đám côn đồ này đã ngang nhiên chà đạp pháp luật, coi thường tính mạng sức khỏe người dân, nhất là với linh mục, xúc phạm tôn giáo. Đặc biệt những kẻ mang danh giáo dân nhưng làm tay sai cho cộng sản, được nhà cầm quyền bảo kê, nâng đỡ ra sao, cách xử lý như thế nào... sẽ là một cú hích, một bài học để cho hơn 1 triệu giáo dân Giáo phận Xuân Lộc nói riêng và các Giáo phận khác nói chung nhìn lại và xác định rõ thái độ của mình với hành động của nhà cầm quyền hiện nay. Quả thật là sau sự cùng quẫn, là sự khốn nạn, và hậu quả của nó thì đúng như lời Kinh Thánh: “Khốn cho các ngươi vì đã giơ chân đạp mũi nhọn.” Hà Nội, ngày 4/9/2017 N.H.V. FB JB Nguyễn Hữu Vinh
......

Không thể làm người mà không tự diễn biến

"Những ai nhìn tình trạng đất nước hiện nay mà vẫn không thấy mình cần "tự diễn biến, tự chuyển hóa" gấp rút thì không những lương tâm họ đã chết mà ngay cả tính người trong họ cũng chẳng còn bao nhiêu." Có lẽ đã được Bắc Kinh cho biết trước về cuộc diễn tập bằng đạn thật của Hải Quân Trung Quốc cách bờ Đà Nẵng chỉ 75 hải lý vào đầu tháng 9, nên vào ngày 29/8/2017, tại Hội nghị Quân Ủy Trung ương, Tổng Bí Thư Đảng kiêm Bí Thư Quân Ủy Nguyễn Phú Trọng nghiêm trọng cảnh giác Quân Đội Nhân Dân: tuyệt đối không được để xảy ra "những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ". Rõ ràng đây tiếp tục là mối lo âu hàng đầu của lãnh đạo, có ưu tiên cao hơn cả nhu cầu bảo vệ chủ quyền đất nước.   Nhưng trước hết, bản thân có bằng tiến sĩ ngành Xây Dựng Đảng, ông Trọng dư biết "tự diễn biến , tự chuyển hóa" chỉ là tên mới cho một chiến thuật rất cũ trong mọi chế độ cộng sản. Tại Liên Xô nó từng có tên như "Trotskist", "Chủ nghĩa Xét Lại", "Diễn Biến Hòa Bình" ... Tại Trung Quốc nó còn có nhiều tên hơn nữa, lúc thì "Cực Đoan Cánh Tả", lúc thì "Phản Động Cánh Hữu", "Kiêu Căng Cộng Sản", "Âm Mưu Bè Lũ Bốn Tên" ... Tức các nhãn hiệu nghe rất nghiêm trọng nhưng không thực sự có bao nhiêu ý nghĩa. Chúng được các lãnh tụ thuộc phe mạnh đang nắm quyền tùy tiện dán lên các đồng chí thuộc phe đối thủ để tấn công toàn diện, tiêu diệt tận gốc, và xóa tên vĩnh viễn trong hàng ngũ đảng. Thật vậy, phía mạnh cũng nhiều lúc buộc phải lấy một số quyết định đổi thay theo chiều ngược với các quan điểm cộng sản cốt lõi như kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền,... Nhưng những thay đổi đó đều do "tinh thần cách mạng triệt để dẫn đến quyết định sáng suốt đổi mới"; còn các đổi thay tương tự do cánh thua chủ trương đều vì "đầu óc phản cách mạng đã có từ lâu, dần dần dẫn đến những hành động biến chất". Chỉ sau khi Liên Xô sụp đổ, định nghĩa về "tự diễn biến, tự chuyển hóa" mới được bồi thêm. Tại cốt lõi, "tự diễn biến, tự chuyển hóa" chỉ đơn giản là hiện tượng một số người trong guồng máy cai trị từ từ nhận ra giới cầm quyền không thực tâm, không làm như lời nói, đầy gian xảo; rồi những người đó tiến đến nhận thức đây là một chế độ làm khổ nhân dân, dùng cả tính mạng nhân dân cho tham vọng riêng của vài lãnh tụ, thậm chí còn khủng bố nhân dân trường kỳ; và từ đó những người này bật lên các suy nghĩ phải làm sao cho guồng máy yếu đi, mất bớt khả năng đày đọa nhân dân. Đó là hiện tượng mà giới lãnh đạo độc tài nào cũng sợ. Đặc biệt giới lãnh đạo Việt Nam lại càng sợ hơn nữa sau ngày Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Nhưng điều oái oăm là đã có thời lãnh đạo đảng hết lời ca ngợi hiện tượng "tự diễn biến". Thật vậy, khi chưa nắm được quyền tại Miền Bắc trong thời chống Pháp và lúc chưa nắm được Miền Nam trong thời chống Mỹ, hễ có cá nhân trí thức nào đang sống trong lòng "địch" mà bỗng chuyển đổi tư tưởng, chống lại chính quyền, đảng tặng ngay danh hiệu mỹ miều là người "giác ngộ cách mạng", rồi bồi thêm hàng loạt các nhãn khác như "thành phần dân tộc cấp tiến", "trí thức yêu nước", ...   Điểu khó nuốt cho đảng là đang có rất nhiều người so sánh chế độ hiện nay với các chế độ trong quá khứ, so sánh với từng điểm cụ thể mà chính ông Hồ Chí Minh từng tố cáo chế độ thực dân Pháp. Họ đều thấy nhà nước hiện nay tệ hại hơn rất nhiều lần về mọi mặt so với nhà nước thực dân. Và nếu so với chính quyền VNCH thì lại càng tệ hại hơn nữa. Vì vậy lấy lý do gì để lên án những người "tự diễn biến, tự chuyển hóa" muốn chấm dứt các bất công và thối rữa trong xã hội hiện nay, đặc biệt khi chính các lãnh tụ đảng thừa nhận "cán bộ ăn không từ một thứ gì", "cán bộ vừa ăn vừa phá"? Tại sao lại gọi họ là những người "tự diễn biến, tự chuyển hóa" chứ không phải những người "giác ngộ cách mạng"? Nếu những Lê Hồng Phong, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, ... sinh ra vào thời nay thì họ có muốn tranh đấu để chấm dứt những oan sai hiện nay không và có bị dán nhãn "tự diễn biến" không? Điều khó nuốt thứ nhì cho đảng là thời đại Internet đã cho phép người dân so sánh CHXHCNVN với các quốc gia khác trên thế giới. Tại tất cả các nước tiến bộ "tự diễn biến, tự chuyển hóa" là nhu cầu bức thiết của mọi ngành nghề, đặc biệt trong công nghệ cao, và mọi mặt đời sống. Tinh thần "tự diễn biến, tự chuyển hóa" được dạy cho các học sinh ngay từ cấp tiểu học và cao đến hàng lãnh đạo các công ty liên quốc gia. Mọi người được nhắc nhở, thúc đẩy hãy ôm lấy cái mới, xem đó là cơ hội, và liên tục chuyển hóa để không bị rơi lại phía sau. Thực tế cho thấy các điều dạy dỗ đó đều ứng nghiệm chính xác. Các nước văn minh tiến nhanh đều chuyển động trên nền tảng tự thúc bách để tự chuyển hóa liên tục đó. Và dù tự thúc đến như thế, họ vẫn luôn phập phồng sợ các hãng khác, các nước khác qua mặt.   Và thực tế cũng minh chứng luôn một nước Việt Nam quyết tâm "không tự diễn biến, không tự chuyển hóa" đang ĐỨNG ở đâu. Rõ ràng cả nước Việt Nam đang ĐỨNG chứ nhất định không ĐI, mặc kệ thế giới, mặc kệ cả những nước Miến, Miên, Lào lần lượt qua mặt. Hệ quả là một đất nước tụt hậu vùn vụt, tan hoang mọi mặt, từ kinh tế đến chủ quyền, đạo đức xã hội, ung thư tham nhũng, loạn an toàn thực phẩm, nát giáo dục học đường, môi sinh đầy chất độc, ... để rồi lãnh đạo chỉ còn khoe thành quả đã gởi được gần cả triệu công dân đi làm lao công cho thế giới, bao gồm cả Miên và Lào.   Tóm lại, "tự diễn biến, tự chuyển hóa" là tiến trình RẤT BÌNH THƯỜNG và BẮT BUỘC PHẢI CÓ nơi mỗi con người. Hơn thế nữa, những ai nhìn tình trạng đất nước hiện nay mà vẫn không thấy mình cần "tự diễn biến, tự chuyển hóa" gấp rút thì không những lương tâm họ đã chết mà ngay cả tính người trong họ cũng chẳng còn bao nhiêu. Vũ Thạch Theo Viettan.org  
......

Một quyết định nửa vời đáng tiếc

  "Không có lối thoát nào khác là từ bỏ dứt khoát, một lần cho mãi mãi một tổ chức mất gốc dân tộc, vay mượn từ nước ngoài những học thuyết sai lầm, ảo tưởng, cùng nhau dựng lên một tổ chức chính trị mới, trong sạch, hợp lòng dân."   Vậy là cuối cùng ông Tương Lai, một trí thức khá nổi tiếng trong nước đã rời bỏ đảng Cộng sản, nhưng với một quyết định nửa vời, nghĩa là không dứt khoát, tự cho vẫn còn là đảng viên đảng Lao Động Việt Nam của ông Hồ Chí Minh. Tôi rất quý trọng ông Tương Lai (tên thật là Nguyễn Phước Tương) một trí thức hiếm hoi đất Thừa thiên - Huế, khá uyên bác, học nhiều, hiểu biết uyên thâm, có tư duy độc lập, gần đây nổi tiếng về các bài viết «Mông mênh thế sự, để gió cuốn đi…» sưu tầm tài liệu khá công phu, đặc sắc, tôi vẫn chờ để đọc kỹ hàng tuần. Gần đây nghe nói ông ốm, nhưng bút lực vẫn sung sức, tỏ ra ông đã khỏe.   Tôi mừng khi biết tin ông bỏ đảng Cộng sản hiện nay mà ông gọi là đảng của Nguyễn Phú Trọng, khi đảng đã thoái hóa, biến chất thành những nhóm đặc quyền, đặc lợi tranh giành nhau quyền lực và tài sản.   Tôi biết đây là một quyết định không đơn giản, khá dằn vặt, đau đớn, khi chế độ đã phong ông là Giáo sư, là Viện trưởng Viện Xã hội học, Tổng biên tập tạp chí Xã hội học, một thời là cố vấn cho các thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải. Hồi chuẩn bị cho Đại hội XII của đảng Cộng sản, ông Tương Lai đã cùng 125 trí thức - phần lớn là đảng viên cộng sản, viết thư yêu cầu đổi tên của đảng Cộng sản và đổi tên nước, không gọi là đảng Cộng sản và nước CHXHCN nữa. Đây là một đòi hỏi rất chính đáng, phù hợp với ý muốn của đông đảo nhân dân, của lẽ phải, hợp thời đại. Rất tiếc là Bộ chính trị đã khinh thị bỏ qua yêu cầu này.   Tôi rất đồng ý với ông Tương Lai khi ông lên tiếng phê phán ông Trọng một cách nghiêm khắc chính đáng. Tôi chia sẻ sự đánh giá rất ngay thật công bằng của ông vì bản thân tôi cũng đã có lần gặp gỡ, trò chuyện với ông Trọng hồi 1988 – 1989 khi ông Trọng là ủy viên ban biên tập của tạp chí Cộng sản, khi tôi là phó Tổng biên tập nhật báo Nhân Dân kiêm Tổng biên tập tuần báo Nhân dân Chủ nhật. Ông đã 2 lần ghé nhà tôi để yêu cầu viết bài cho tạp chí về cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1988 sau khi tôi dự họp ở Liên hợp Quốc – New York về. Khi ấy ông đi chiếc xe đạp cũ, ghé qua nhà tôi, hỏi chuyện về Hoa Kỳ và chăm chú nghe tôi kể về Hoa Kỳ, về cuốn sách «the best and the brightest» của David Halberstam tôi đang đọc về những bộ óc tài giỏi xuất sắc nhất của nước Mỹ đã bế tắc ở Việt Nam. Ông tỏ ra rất kém hiểu biết về phương Tây vì mới học ở trường đảng Nguyễn Ái Quốc và mới biết có nước Nga, khi tiếng Nga ông nói chưa sõi, sai cả danh từ và văn phạm, còn không biết chút gì về tiếng Pháp, tiếng Anh. Tôi rất lo ngại một con người còn thấp kém, thiếu tư duy, hiểu biết như thế mà lại là lãnh tụ số 1 của đảng và Nhà nước thì nguy hiểm quá! Một con người cô đặc giáo điều máy móc cực đoan, không thể có ai bảo thủ hơn! Trái lại tôi rất tiếc là ông Tương Lai còn sùng bái ông Hồ Chí Minh. Ông đã tự mâu thuẫn với mình, không nhất quán với chính mình khi ông tự bảo công bằng, tôn trọng sự thật lịch sử. Với thời gian, mọi thần tượng giả tạo, bản chất thật của ông Hồ đã lồ lộ rõ ràng. Một trí thức có tư duy độc lập không thể mù quáng lâu.   Ông Tương Lai có biết ai đã mang tên Trần Dân Tiên để viết nên tiểu sử tự tâng bốc mình là «Cha già dân tộc,» còn vĩ đại hơn Trần Hưng Đạo, Quang Trung? Ai đã quỵ lụy xin phép Staline và vâng lời Mao để tiến hành Cải cách ruộng đất theo chỉ đạo của đoàn Cố vấn Tàu, giết hại 17.000 trung nông – trí thức yêu nước kháng chiến chống Pháp, bị vu cáo là địa chủ - ác ôn, bị bắn chết và chôn sống. Ai trong thâm tâm không muốn xuất khẩu bạo lực vào miền Nam, ai không muốn coi vũ trang là bảo bối theo phương châm của Mao «chính quyền ở đầu ngọn súng, » ai e ngại cuộc Tổng tấn công Mậu Thân 1968 là mạo hiểm, giá sinh mạng qua đắt, mà không dám can ngăn, không dám ra mặt chống lại bộ ba khát máu Lê Duẩn - Lê Đức Thọ - Nguyễn Chí Thanh, là Chủ tịch đảng, là lãnh tụ số 1, là Chủ tịch Nước mà ươn hèn, không dám có lập trường vững, để mặc cho bọn gian thần lộng hành mang lại thương vong hàng triệu sinh linh trẻ của 2 miền Nam Bắc, ông Hồ thật sự đáng chê trách, đáng lên án nặng nề nhất. Hồi ấy tôi rất gần tướng Giáp. Ông rất tiếc là ông Hồ không nghe ông để can ngăn những quyết định «chủ quan, ngông cuồng, nguy hiểm khôn lường của 2 ông họ Lê», khi ông Giáp, cùng tướng Hoàng Văn Thái và tướng Lê Trọng Tấn đều suy nghĩ như nhau, coi Tổng tiến công tổng khởi nghĩa là chủ quan, liều lĩnh. Chỉ có ông Hồ là có quyền ngăn cản cuộc manh động phiêu lưu.   Cái rất đáng trách là ông Hồ chịu để cho bọn hiếu chiến cực đoan coi miền Nam ruột thịt là kẻ tử thù, đuổi ông sang Tàu nghỉ ngơi, đuổi ông Tổng tư lệnh Giáp sang Hungari dưỡng bệnh, để chúng tư do mở ra cuộc chiến Mậu Thân đẫm máu, một cuộc tự sát bi đát, chà đạp lên cam kết quốc tế «tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân Nam Việt Nam », cam kết «không dùng vũ lực để thôn tính nhau giữa 2 miền» ghi rõ trong Hiệp Định Gieneve 1954. Thật là buồn cười khi ông Tương Lai muốn trở lại khôi phục đảng Lao Động Việt Nam! Tôi phải nói thật là ông lẩm cẩm rồi! Lẽ ra ông phải nhìn về tương lai phía trước – như chính tên ông – thì ông lại ngoái cổ về quá khứ! Đảng Lao Động ai chả biết ra đời tháng 2/1951 chỉ là cái mặt nạ của đảng Cộng sản Đông Dương, giả vờ giải tán ngày 11/11/1945, thật ra là rút lui vào bí mật. Chính dưới cái mặt nạ đảng Lao động mà đảng Cộng sản đã làm cuộc Cải cách ruộng đất đẫm máu người yêu nước, làm cho nông thôn, nông dân và nền nông nghiệp điêu đứng cho đến ngày nay. Chính dưới danh nghĩa đảng Lao động mà đảng Cộng sản làm hợp tác hóa - cải tạo nông thôn, cải tạo công - thương - nghiệp, rồi tự đề ra phương châm’’ đất đai là thuộc quyền sở hữu toàn dân, do Nhà nước thay mặt quản lý’’ để cướp ruộng đất của nhân dân, để tự cho mình quyền thu hồi với đền bù rẻ mạt. Và cũng dưới cái mặt nạ đảng Lao Động mà quân cộng sản đã lao vào xâm lược miền Nam, một quốc gia có chủ quyền được nhiều nước công nhận hơn miền Bắc, ngang nhiên chà đạp cam kết quốc tế tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam, không dùng bạo lực, sẽ thống nhất qua Tổng tuyển cử tư do, sẽ có Hội đồng Hòa giải dân tộc có 3 thành phần ở miền Nam. Và cũng dưới mặt nạ đảng Lao Động Việt Nam, đảng Cộng sản đã trả thù, bỏ tù hàng lọat không phân biệt mọi sỹ quan, viên chức, chính đảng thuộc Việt Nam Cộng hòa qua cái gọi là hàng trăm trại cải tạo cực kỳ tàn bạo bất nhân. Vậy thì mong anh Tương Lai không nên quyến luyến gì cái quá khứ tàn bạo tội ác ấy, tuy mang chiếc mặt nạ lao động hiền lành nhưng lại là thời kỳ tàn bạo nhất, hung hãn nhất, đẫm máu, tội ác nhất, để đến năm 1976 đảng toàn trị mới lấy lại cái tên Cộng sản, khi cao trào cộng sản bắt đầu suy thoái theo tốc độ rơi tự do, dẫn đến bức tường Berlin tưởng là lâu bền sụp đổ trong một đêm cuối năm 1989, và thành trị Cộng sản Liên Xô tan vỡ tan bành cuối năm 1991, để cho đảng Cộng sản Việt Nam sớm cảm thấy đơn côi, phải lép về đầu hàng ô nhục đảng Cộng sản Trung Quốc những mong được yên thân từ sự kiện đi đêm với mật ước Thành Đô tháng 9/1990. 72 năm là quá đủ cho mọi người có lương tri, có tư duy độc lập, có sự trung thực   trí thức - probité intellectuelle – ngay thật với chính mình, bênh vực lẽ phải, thật lòng yêu nước mình, thật lòng thương dân mình, cùng nhân dân tìm ra lối thoát. Không có lối thoát nào khác là từ bỏ dứt khoát, một lần cho mãi mãi một tổ chức mất gốc dân tộc, vay mượn từ nước ngoài những học thuyết sai lầm, ảo tưởng, cùng nhau dựng lên một tổ chức chính trị mới, trong sạch, hợp lòng dân hợp thời đại, ví như linh mục Nguyễn Văn Lý từng đề xướng là Tập Họp Quốc dân Việt Nam. Bùi Tín Theo voatiengviet.com  
......

Nhân ngày 2 tháng 9 cũng nói vài lời về tiêu chuẩn của chức Tổng Bí thư

1/ Một tiêu chuẩn thật nấp sau 7 tiêu chuẩn giả Bàn về Tiêu chuẩn của 4 chức danh chủ chốt (Tứ trụ) của Đảng Cộng sản Việt Nam (tức Quy định 90-QĐ/TW) nhà báo Trần Minh Thảo nhận xét đó là “bộ máy cai trị do một người nắm giữ” và trong cái vỏ Mác-Lê thực chất là cái ruột Đại Hán! Đó là một nhận xét chính xác, nên xin được tiếp lời, mạn đàm quanh tiêu chuẩn và đặc điểm của ngôi vị quan trọng nhất này, ngôi vị Tổng Bí thư (TBT). Đọc 7 tiêu chuẩn thấy TBT phải là một con người tài đức vẹn toàn, nhìn xa trông rộng, ở đỉnh cao thời đại, một lòng vì nước vì dân…, nhưng xét trong thực tế đó chỉ là những tiêu chuẩn giả tạo. Thực tế khắp trong ĐCSVN hiện nay chẳng tìm đâu ra một con người như thế, và trớ trêu là giả thử có một người xấp xỉ đạt tiêu chuẩn tài đức cao như vậy thì chẳng những không thể trúng cử vào chức TBT, mà muốn làm một chức quèn như Tổ trưởng dân phố cũng chẳng được, vì một đảng viên tiến bộ như vậy sẽ bị đảng quy vào tội “tự diễn biến, tự chuyển hóa” hay biến thành lực lượng thù địch chống phá đảng. Ví dụ trước mắt như ông Lê Đình Kình ở Đồng Tâm kiên quyết đứng về phía người dân thì lập tức bị đảng cho người đánh gẫy đùi và bị An ninh Quốc phòng triệu tập lên “làm việc”! Nhưng, đằng sau 7 tiêu chuẩn giả vờ ấy có một tiêu chuẩn ngầm cho chức TBT, tuy không nói ra nhưng lại quan trọng nhất, và được tuân thủ nghiêm ngặt: TBT của ĐCSVN phải là một người thân Tàu! Có thể có người không tin như vậy, thì dân chúng tôi dám thách thức đảng, thử bầu một người dám bộc lộ khí phách chống Tàu xâm lược, dám tập hợp quanh mình lực lượng toàn dân sẵn sàng chống Tàu xâm lược xem nào! Nguyện vọng khẩn thiết ấy của toàn dân chắc chắn đi ngược với phẩm chất thật của tất cả các TBT ĐCSVN, đúng như ông Trần Minh Thảo nhận xét: TBT và Tứ Trụ phải mang cái “ruột Đại Hán”. Nhưng trong những người thân Tàu (được Trung quốc duyệt) thì người nào thắng cử còn phụ thuộc tương quan phe nhóm và mẹo điều hành bầu cử như Đại hội XII cho thấy. Trong bài ”Lọc ngược” tôi đã viết: “vì bị chất men Cộng sản dẫn dụ, tất cả các Tổng Bí thư ĐCSVN, từ HCM đến Nguyễn Phú Trong bây giờ, tất cả đều phá tan kế sách giữ nước của cha ông (phương châm Kính nhi viễn chi - HSP) trước họa xâm lăng phương Bắc. Dưới sự dẫn dắt của các đời Tổng Bí thư đã gần gũi và nhờ vả Trung Quốc đến mức gắn bó như môi với răng, như chui vào vòng tay của Tàu, trở thành con nợ của Tàu, để cho lão khổng lồ ôm lấy vai, choàng lấy cổ, thọc tay vào sườn… thì khi kẻ khổng lồ ấy ra tay làm sao mà chống đỡ? Chưa kể còn chủ động ôm lấy nó để nhờ nó làm chỗ tựa chống giông bão dân chủ. Tất cả các đời TBT đều là người thân Tàu quá mức (kể cả Lê Duẩn, mặc dù có tình huống chiến tranh biên giới 1979), không chú ý gì đến khoảng cách an toàn trước con ác thú truyền kiếp Đai Hán. Về chiến lược giữ nước trước Đại Hán thì tất cả sự tuyển chọn ra các TBT đều là “lọc ngược” , bầu ra người dẫn giặc Tàu vào nhà”. Như vậy thì đất nước và nhân dân có thể trông mong gì? Chẳng trông mong gì, chỉ xem cuộc bầu như ta xem hài kịch. 2/ Dở ông dở thằng Dân ta thường dùng hai từ “ông” và “thằng” để chỉ hai loại người đáng trọng và đáng khinh. Chức vụ TBT đứng đầu hệ thống quyền lực thì chẳng những là “ông” mà còn phải là ông lớn chứ nhỉ? Chẳng thế mà Tổng Trọng vẫn lên giọng đạo mạo, đạo đức “dân chi phụ mẫu”, mà đặt ra 7 tiêu chuẩn cao siêu cho cái ghế của ông. Nhưng liệu ông có biết rằng trong xã hội hiện nay, những người đứng đắn, còn biết “ưu thời mẫn thế” ngồi trao đổi với nhau về hiện tình đất bước thì đều gọi ông là “thằng”, ví dụ (xin lỗi): “việc liều lĩnh bắt cóc thằng Trịnh Xuận Thanh chắc là thằng Trọng chứ ai, việc đầu hàng thằng Tàu nhục nhã ở bãi Tư Chính của mình chắc cũng do thằng Trọng chứ gì”, đại loại như thế… Tình trạng dân chúng gọi các ông lớn đứng đầu quốc gia là “thằng” báo hiệu điều gì? Là tín hiệu ngầm cho một xã hội bất an, một chế độ suy đồi vì mất niềm tin! Tất nhiên công khai người ta vẫn gọi “đồng chí” là “ông” nhưng ngôn ngữ thầm sau lưng mới là ngôn ngữ có giá trị đo lường thực chất. Ngày xưa vua chúa phải đóng giả thường dân đi “vi hành” trong dân chúng chính là để nghe được tiếng nói thầm trong dân chúng.Vậy ở tình trạng “dở ông dở thằng” bây giờ thì thiết nghĩ quan phụ mẫu tối cao Tổng Trọng cũng chẳng nên lên giọng dạy dỗ cán bộ và dân chúng toàn những mẫu mực khuôn vàng thước ngọc nhiều quá làm gì, thật giả trắng đen dân biết cà! Đúng là Trời bày một trận nhố nhăng, Ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông (HSP) 3/Thông minh hay lú lẫn, khôn ngoan hay đầu hàng, liêm khiết hay tham nhũng, đứng đắn hay ti tiện? Vị trí và đặc điểm Tổng Trọng thế nào trong dãy những người đứng đầu ĐCSVN từ trước đến nay? Đó là những câu hỏi và cách đánh giá khác nhau trong dân chúng về đương kim TBT Nguyễn Phú Trọng. Thảo luận những đề tài này sẽ rất rôm rả, mà bài viết nhỏ này không thể đề cập thấu đáo. Chỉ xin nói sơ lược như sau: - Trong số những người đứng đầu ĐCSVN thì ông Trọng có vẻ có học hơn cả, là Tiến sĩ (mặc dù là TS Xây dựng đảng) nên con đường độc tài và theo Tàu có nhiều màu sắc “học thuật” hơn cả. Đủ thứ lý luận, phát ngôn rắc rối gây ấn tượng, nhưng vì bản chất bên trong có những mâu thuẫn không ổn nên không thể đem các mỹ từ che lấp. Ví dụ: Nói “phải nhốt quyền lực vào lồng” vì nếu để quyền lực vô hạn sẽ sinh lạm quyền nguy hiểm. Nhưng ai sẽ nhốt quyền lực Tổng Bí thư vào lồng, lồng nào (ông có bị nhốt trong cái lồng Đại Hán không), để ông cứ tự do xếp đặt mọi nhân sự của Chính phủ và Quốc hội? Ông tự do nhốt các quyền lực khác vào lồng, tự tiện “nhóm lò” liệu có bị cái lò khác của nhân dân biến ông thành củi?... - Nhưng trong dãy các Tổng Bí thư và Chủ tịch ĐCSVN, ông Trọng và ông Hồ có vị trí riêng. Một ông gây mầm, đặt đường ray, một ông kết thúc, kết thúc thời gian trị vì của ĐCS một cách Cộng sản điển hình, về vĩ mô là thời kỳ tạm ổn định. Ông Trọng giữ vị trí cái bản lề trong giai đoạn cuối mà hai cặp xung đột “dân chủ hay độc tải” và “thoát Trung hay theo Tàu” đang đòi hỏi phải được giải quyết rõ ràng. Tôi đã nhiều lần nói rõ khái niệm NỘI XÂM. Nhân dân không được làm chủ đất nước thì nhân dân bị mất nước. “Nước vẫn còn đó nhưng dân không làm chủ thì đấy là mất nước!” (http://www.hasiphu.com/baivietmoi_16.html). Mất nước vào tay người trong nước là bị Nội xâm, nền Chuyên Chính CS nắm quyền toàn diện và tuyệt đối, giữ “sổ đỏ” trên toàn lãnh thổ chữ S, dân không có quyền sở hữu trên chính mảnh đất của ông cha Việt Nam để lại. Vậy ngay từ khi ĐCS nắm quyền toàn trị là Việt Nam bị nạn Nội xâm, bị mất nước bởi một chế độ độc đảng độc tài. Thực tế là VN đã là nước độc lập trước khi CS cướp Chính quyền từ tay Chính phủ Trần Trọng Kim nên ngày 2 tháng 9 không thể là ngày Quốc khánh. Cuộc nội chiến Nam Bắc 1956-1975 không thể mang danh cuộc “Chống Mỷ cứu nước” được vì đoạn khởi đầu cũng như đoạn kết thúc chỉ có người Việt Nam với nhau. Một loạt những sự kiện chính trị đã được bạch hóa, ông Trọng làm TBT đúng vào lúc “chuyển giao lịch sử, chuyển giao nhận thức” như thế nên ông Trọng phải đương đầu với giai đoạn bản lề dù muốn hay không. Ông Trọng mặc dù lúc đầu được coi là một “nhân viên thư lại” hay một “ông giáo làng” nhưng thời cuộc đặt ông vào vị trí bản lề phải thay đổi, tốt hơn hoặc rất xấu hơn, mà xem chừng chính ông đã bị “nhốt vào lồng” không còn tự do lựa chọn? Vì ở vị trí lịch sử như vậy, ông Trọng muốn khéo léo, ngụy trang, đu dây cũng không được. Rất nhiều mặt trái đã bộc lộ quyết liệt, khiến cho một số đảng viên phải bỏ đảng vì lý do đại ý “ông Trọng, TBT đảng bây giờ không xứng đáng với cụ Hồ ngày xưa”. Nhưng ông Trọng chỉ là kẻ hậu duệ, mặc dù rất tồi tệ, dù tâm địa tồi tệ, thì cũng là một anh lái tàu trên một đường ray đã được thiết kế đúng quy trình, quy trình biến “đoàn tàu” Việt Nam thành một “đoàn Tàu” từ lúc nào không biết. Vận mệnh đất nước chỉ còn nằm trong tay dân, nhưng tay nhân dân bị bọn Nội xâm khóa chặt. Thoát khóa cũng là vượt ngục, những người CS trước đây rất nhiều kinh nghiệm vượt ngục, nay nếu tỉnh ngộ, nhận rõ sai lầm quá khứ thì hãy cùng nhau, hiệp lực vượt khỏi cái “nhà ngục Cộng sản một cổ hai tròng do nội xâm và ngoại xâm kết hợp”, để thoát ra “vùng Tự do” với thế giới văn minh, chứ lại trở về với bác nọ bác kia của quá khứ thì chỉ là cái vòng luẩn quẩn, rất luẩn quẩn không có lối ra mà thôi. 2-9-2017 H.S.P. Theo boxitvn.blogspot.de
......

Buông tay để kiến tạo nền dân chủ thật sự cho đất nước

Hãy buông tay! Buông bỏ đi để không còn nắm giữ trong tay mình những điều xấu xa tệ hại, buông đi trò chơi vương quyền phe phái, buông đi những tham vọng phù phiếm đã làm cho những quan chức đảng viên của nhà cầm quyền đã bị mù đi trước cảnh tàn tạ của quê hương đất nước. Ảnh: Biểu tình tại Đài Bắc ngày 17/06/2016 đòi tập đoàn Formosa của Đài Loan điều tra và công bố kết quả điều tra về thảm họa cá chết hàng loạt ở Việt Nam - Dã tâm đến từ giặc phương Bắc không hề thay đổi, bởi họ vẫn luôn muốn giành lấy những vùng biển thuộc Lãnh hải của Việt Nam để cho ngư dân của họ tha hồ đánh bắt hải sản. Còn ngư dân của mình thử hỏi có khốn khổ nào hơn nữa không khi bị xua đuổi, bắn giết ngay trên thềm lục địa của mình. Chưa kể bốn vùng biển gần bờ đã bị Formosa hạ độc đến nay vẫn chưa biết đến bao giờ mới hồi phục lại. Mõ dầu khí cũng bị ngăn cản khai thác bằng mọi cách của kẻ xâm lược ngạo mạn đầy dã tâm. Trên bờ, trong lòng đất liền sự bao vây của các công ty Trung Quốc với những công nghệ lạc hậu cũ kỹ đang là hiểm họa ảnh hưởng đến an nguy cho cho đời sống của người dân. - Nạn tham nhũng ổn định đúng quy trình, khui chổ này vỡ chổ khác cho nên TBT mới phân loại ra thành nhiều loại cũi, có điều không biết liệu ông TBT sẽ đốt được bao nhiêu cây cũi nữa thì mới hết được nạn tham nhũng khi mà tham nhũng đã tràn lan mọi ngõ ngách, đã ăn sâu vào chế độ và thể chế tạo nên một tiền đề thúc đẩy sự ham muốn vô độ, với tâm thế sẳn sàng bằng mọi cách có được vị trí quyền lực cao nhất để có thể vơ vét tất cả tài nguyên của đất nước mà trong đó tài nguyên lớn nhất là mồ hôi và nước mắt của người dân đã bị vắt kiệt sức đến cạn tàu ráo máng. - Nợ, có lẽ không quá khi phải dùng từ Biển nợ để nói đến sức nặng mà hơn 90 triệu người dân phải gánh nhưng có lẽ cũng không thể gánh nổi, phải đợi thêm vài đời con cháu nữa cũng không biết đã hết nợ hay không. - Niềm tin người dân dành cho chính quyền là chiếc phao cuối cùng cũng đã thủng ruột khó có thể mà chấp vá lại được. Nguyên nhân rõ nét nhất là sự coi thường người dân của mình quá mức, một cách hiểu không thể khác hơn đó là thị uy quyền lực trong tay rồi muốn làm gì thì làm, hiếp đáp cướp bóc của người dân không chừa một thứ gì đã tạo nên một xã hội hỗn độn vô pháp. Thế giới vẫn đang chuyển động trên đà phát triển không ngừng, Việt Nam không thể dừng lại trong vũng lầy tụt hậu về mọi mặt qua hơn bốn mươi năm thời gian đủ để cho những nước như Hàn Quốc hay Singapore trở nên giàu có và thịnh vượng. Muốn cộng hưởng với thế giới bên ngoài để phát triển, để thoát khỏi vùng lầy hiện tại, trước tiên nhà cầm quyền cần phải tôn trọng quyền làm người của người dân một cách đàng hoàng và đúng đắn. Tôn trọng luật pháp quốc tế mà mình đã ký kết, cũng như hiến pháp, pháp luật của mình phải được minh định như một chân lý rõ ràng không thể làm cho nó méo mó đi được. Một chính phủ liêm chính kiến tạo trong hành động của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, liệu có thành công trong những ngày tháng sắp tới hay không khi mà những vụ án gần đây là những tai họa khôn lường có thể sẽ xảy ra trong tương lai cận kề. Việc bắt cho bằng được Trịnh Xuân Thanh, bất kể luật pháp của nước Đức đã gây ra hệ lụy xấu trên thương trường quốc tế, ảnh hưởng đến nền kinh tế của VN một cách trầm trọng khó lường đó là điều khó tránh khỏi nếu như nhà cầm quyền VN không lượng được sức mình để đối phó cho ổn thỏa. Vụ án Trịnh Vĩnh Bình, cũng sẽ là món nợ khổng lồ nếu như phần thắng nghiêng về ông TVB thì nợ công ngày càng ngất ngưởng. Tệ hại hơn nữa qua vụ án này đã phơi bày sự yếu kém một cách ngoan cố khi đã không thực hiện cam kết cho lần hòa giải đền bù trước đó tại Singapore, để cho khúc ruột ngàn dặm của mình là ông Trịnh Vĩnh Bình phải lao đao khốn khổ thêm nhiều năm nữa đi tìm công lý. Nếu như phần thắng trên dưới một tỷ đô la nghiêng về ông Bình, thì đây không lẽ là số tiền mà hơn 90 triệu người dân sẽ " bị phạt " trong thời gian sắp tới vào những khoản phí thuế đủ loại, để rồi đóng học phí cho những kẻ ngu dốt đến ngạo mạn từ nhà cầm quyền gây ra hay sao?. Một chút công bằng có thể cho thủ tướng Phúc, khi ông tiếp nhận nhiệm kỳ của mình ở một giai đoạn mà ông không ngại khi phải thổ lộ " tài khóa quốc gia có thể sẽ bị sụp đỗ nếu như không cẩn thận.v.v.v.". Ông lao vào công việc của mình như một người lao động cần cù năng nổ nhiệt tình, ông đến làm việc với mỗi tỉnh thành bằng sự khích lệ, khích tướng để mỗi tỉnh thành có thể trở thành đầu tàu phát triển của đất nước. Nhưng, chắc hẳn ông cũng biết sự khích lệ , khích tướng để có được kết quả như mong muốn thì khó có thể trở thành hiện thực bởi chế độ độc đảng, thể chế độc quyền bấy lâu nay đã đưa đất nước ngày càng tụt hậu đến độ khó có thể ngóc đầu dậy nổi. Gốc của sự thất bại đã nằm trong điều ông thổ lộ, hiện tại nguyên nhân của nó vẫn đang tiếp diễn theo những trạm BOT chặn ngang quốc lộ để móc túi người dân, theo đó là sự tiếp sức của Pharma VN sẽ góp phần đẩy người dân mau chóng trở thành người thiên cổ. Những quan chức cao cấp dưới trướng của thủ tướng từ thứ trưởng cho đến bộ trưởng các ngành: giao thông, y tế, thuế,v.v, vừa qua đã có những phát biểu hết sức ngớ ngẩn đã gây nên sự phẫn nộ trong cộng đồng dân chúng như vậy, thử hỏi chỉ một câu phát biểu còn không nên người thì họ sẽ làm được gì để giúp cho thủ tướng trong nhiệm kỳ của mình hiện tại. Khó khăn chồng chất khó khăn có thể sẽ bó cái khôn vĩnh viễn nếu như thủ tướng không tìm ra lối thoát cho nhiệm kỳ của mình để nhẹ nhàng bước qua sự lỗi thời của thể chế hiện tại. Buông tay để kiến tạo hay muốn níu giữ sự lỗi thời của hệ thống lãnh đạo lâu nay đều tùy thuộc vào năng lực của những người lãnh đạo. Một trong hai hay tất cả cũng được lịch sử ghi nhận một cách đầy đủ và công tâm cho thế hệ mai sau tìm hiểu một cách tỏ tường. Buông tay không hẳn là đầu hàng, không hẳn là từ bỏ tất cả một cách đột ngột những gì mà mình đang nắm giữ. Trái lại, buông tay trong suy nghĩ cần phải buông tay để giữ lại cho mình điều quý giá nhất đó là danh dự còn lại, đó là nhân cách còn lại để có thể xem như một món quà còn sót lại trong đống tro tàn đổ nát, nhưng dù sao cũng là món quà nhân phẩm còn chút ý niệm cuối cùng dành cho non sông đất nước trước thực trạng ngày một lụi tàn. Buông tay!, để ôm vào lòng mình sự hài lòng của người dân không cần thiết phải cần có những con người vĩ đại, chỉ cần những con người có trái tim thật sự biết đau với nỗi đau của đồng bào mình với đất nước mình thì đó mới là diễm phúc của dân tộc mai sau. Buông tay!, để kiến tạo nền dân chủ thật sự cho đất nước là việc cấp bách nên làm thiết nghĩ không thể khác được khi đất nước đang bị lâm nguy!. Theo VNTB - ijavn.org
......

Về Bản Tuyên Ngôn Độc Lập 2/9/1945

2/9/1945 – 2/9/2017, 2/9 năm nay là kỷ niệm 72 năm Bản Tuyên Ngôn Độc Lập do ông Hồ Chí Minh đọc tại vườn hoa Ba Đình, thủ đô Hà Nội. Đây là một văn kiện lịch sử, được coi như Văn kiện gốc gác khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, - Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Thế nhưng sự thật có phải hoàn toàn thế không? Cuộc sống luôn luôn có những hoài nghi, nghi vấn, những câu hỏi đặt ra cần giải đáp. Kho tàng nhận thức khoa học và văn hóa của loài người luôn tiến bộ là nhờ những hoài nghi, phân vân, những câu hỏi, vướng mắc như thế. Năm nay trên mạng Dân Làm Báo có bạn đặt ra câu hỏi, 72 năm kỷ niệm Tuyên Ngôn Độc Lập, nhưng hiện nước ta có thật độc lập không? và bạn đó trả lời là không. Độc lập sao cứ phải lùi bước trước các mưu đồ bành trướng, xâm lấn lãnh thổ biển đảo của Trung Cộng, cứ phải coi Trung Cộng là người anh em đồng chí, bạn vàng thân thiết nhất, người Trung quốc tràn ngập đất nước, nhận đấu thầu trên mọi lĩnh vực, mọi địa phương, hàng Trung Quốc bao gồm hàng giả, hàng rỏm, hàng độc hại tràn ngập đất nước! Rõ ràng nước ta chưa độc lập, không có độc lập. Mọi công dân yêu nước phải nhận cho thật rõ điều này. Xin nhớ linh mục Nguyễn Văn Lý, người tù chính trị kiên cường đáng kính từng ghi trên đầu mỗi lá đơn gửi chính quyền 2 hàng chữ: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Không Độc lập - Thiếu Tự do - Chưa Hạnh phúc Với ý kiến chân thật này linh mục đã phải nhận bản án hơn 10 năm tù đày khốn khổ. Đây là khí phách của nhà khoa học Ý Galilê bị trói trên dàn thiêu, vẫn dõng dạc tuyên bố: «Dù sao thì trái đất tròn vẫn quay» khi Nhà Thờ buộc phải theo lời Chúa: Trái đất là một mặt phẳng. Nhân ngày 2/9 năm nay, tôi xin nêu lên một câu hỏi, mong được các nhà nghiên cứu lịch sử trong và ngoài nước cho ý kiến. Phải chăng Bản tuyên Ngôn Độc Lập 2/9/1945 là bản tuyên ngôn Độc lập đầu tiên và duy nhất? Đã đến lúc phải rõ ràng, sòng phẳng với lịch sử trên tinh thần tôn trọng tuyệt đối sự thật, chỉ có sự thật là có giá trị. Trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập 2/9/1945 có viết: «Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp». Và: «Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay, đánh đổ chế độ quân chủ lập nên chế độ cộng hòa». Theo tôi đó là những điều không hoàn toàn thật, mà một nửa sự thật không phải là thật. Ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật. Sự thật ta có đánh Nhật không? Những trận nào? Hầu như không, ngoài một vài hành động của du kích Việt Minh đánh lén sau khi Nhật đã đầu hàng Đồng Minh, đánh lẻ tẻ để cướp súng của chúng. Sự thật là quân Nhật tự trao trả chủ quyền cho Việt Nam sau khi làm cuộc đảo chính Nhật – Pháp ngày 9/3/1945, rồi sau đó Nhật đầu hàng Đồng Minh, buông súng để chờ quân Đồng Minh (quân Tàu Tưởng và quân Anh) vào giải giáp. Ta có đánh trận nào đâu! Nói ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật là nói quá, nói sai, không thật. Còn nói: «Ta đánh đổ chế độ quân chủ lập nên chế độ cộng hòa» cũng là điều phóng đại không thật. Đánh đổ là đánh ở đâu, bằng cách nào, bao giờ? Hoàng triều Bảo Đại tháng 9 năm 1945 là một chính quyền độc lập, do chính quyền Nhật Bản tự nguyện trao trả quyền độc lập qua cuộc đảo chính Nhật – Pháp ngày 9/3/1945. Xin mời các bạn đọc kỹ lại cuốn hồi ký «Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc» của ông Phạm Khắc Hòe, nguyên Đổng lý văn phòng Vua Bảo Đại, do nhà xuất bản Hà Nội in năm 1985 kể rõ những sự kiện sau đây. «Ngày 11/3/1945, tại Đại nội giữa kinh thành Huế, vua Bảo Đại đích thân chủ tọa cuộc họp đặc biệt của Cơ Mật Viện, coi như Hội Đồng Chính phủ. (Cơ Mật Viện gồm có 6 Cơ Mật Viện Đại thần, là 6 Bộ trưởng ngang nhau là các Bộ trưởng Bộ Lại, Bộ Tài chính, Bộ Lễ nghi, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Bộ Kinh tế. Khi nhà vua vắng mặt, Bộ trưởng bộ Lại là người đứng ra triệu tập và điều khiển cuộc họp). Trong cuộc họp này, Bộ trưởng bộ Lại Phạm Quỳnh trình bày bản dư thảo «Tuyên bố Việt Nam Độc lập» rất ngắn gọn. Bộ trưởng Tư pháp Bùi Bằng Đoàn đề nghị thêm một ý: «Cần nói rõ việc xóa bỏ các Hiệp ước đã ký với Pháp.» Cuối cùng đã thông qua văn kiện lịch sử như sau: Lời Tuyên bố Việt Nam Độc Lập (11/3/1945) Cứ tình thế chung trong thiên hạ, tình thế riêng cõi Đông Á, chánh phủ Việt Nam công nhiên tuyên bố từ ngày nay Điều ước bảo hộ với nước Pháp bãi bỏ, và nước Việt Nam khôi phục quyền Độc lập. Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự lực tiến triển cho xứng đáng địa vị một quốc gia độc lập và theo như lời Tuyên ngôn chung của Đại Đông Á, tự coi mình là một phần tử Đại Đông Á đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vượng chung. Vậy chính phủ Việt Nam một lòng tin cậy ở lòng thành thực của Nhật Bản đế quốc, quyết chí hiệp tác với nước Nhật, đem hết tài sản trong nước cho đạt được mục đích như trên. Khâm thử Bảo Đại Toàn Viện Cơ Mật ký tên : Lại bộ đại thần: Phạm Quỳnh Tài chính bộ đại thần: Hồ Đắc Khải Lễ nghi bộ đại thần: Ưng Úy Tư pháp bộ đại thần: Bùi Bằng Đoàn Giáo dục bộ đại thần: Trần Thanh Đạt Kinh tế bộ đại thần: Trương Như Đính Sáu ngày sau, ngày 19 tháng 3/1945, 6 vị Cơ Mật Viện đại thần trên đây cùng vào yết kiến nhà Vua và trình lên tờ phiến như sau: Ngày mồng Sáu tháng Hai năm Bảo Đại thứ 20 (dưong lịch ngày 19 tháng Ba năm 1945) Tâu Hoàng Đế, Chúng tôi, Cơ mật viện đại thần, phụng độc Thượng Dụ số 1 ngày mồng 4 tháng hai năm Bảo Đại thứ 20 tuyên bố Thánh ý quyết định từ nay Việt Nam độc lập, Hoàng đế tự ra thân chánh cầm quyền thống trị và hiệu triệu nhân tài trong nước ra giúp việc cải tạo chính trị quốc gia. Đối với nhu yếu của thời cuộc, cần phải lập ra một chính phủ mới, điều hòa được cả phái tân - cựu trong quốc dân. Vậy chúng tôi xin kính cẩn dâng Phiếu này xin Hoàng Đế chuẩn cho cả Ban cơ mật hiện thời chúng tôi công cộng từ chức. Nay cẩn tấu. Cơ mật viện đại thần : Lại bộ thần Phạm Quỳnh Tài chính bộ thần Hồ Đắc Khải Lễ nghi bộ thần Ưng Úy Tư pháp bộ thần Bùi Bằng Đoàn Giáo dục bộ thần Trần Thanh Đạt Kinh tế bộ thần Trương Như Đính Theo tình hình trên đây, ngày 17 tháng Tư 1945 Chính phủ Trần Trọng Kim ra đời tại Huế, bao gồm nhiều trí thức có tài, có uy tín xã hội như giáo sư Hoàng Xuân Hãn, luật sư Phan Anh, luật sư Trịnh Đình Thảo, ông Hồ Tá Khanh, bác sĩ Vũ Ngọc Anh, luật sư Trần Văn Chương, tiến sĩ Vũ Văn Hiền, ông Nguyễn Hữu Thi… Chính phủ Trần Trọng Kim tồn tại hơn 4 tháng, đến ngày 25 tháng 8 năm 1945, khi vua Bảo Đại tự nguyện thoái vị trước yêu cầu của Việt Minh, tổ chức bề mặt của đảng Cộng sản Đông Dương, được dấu mặt rất kỹ lưỡng trước nhân dân ta và thế giới. Hơn 4 tháng cầm quyền, Chính phủ Trần Trọng Kim đã lập nên 5 thành quả đáng nhớ, đó là lập nên “Quốc hiệu Việt Nam;” thả hết tù chính trị; chống đói ở miền Bắc qua cơn đói kéo dài; dùng tiếng Việt trong ngành Giáo dục rộng khắp từ bậc tiểu học đến bậc đại học; tiếp thu Nam Bộ - thống nhất đất nước, - Nam Bộ vốn theo quy chế thuộc địa của Pháp; và chuẩn bị thảo Hiến pháp mới với Hội đồng soạn thảo gồm các ông: Phan Anh, Nguyễn Tường Long, Vũ Đình Hòe, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Thai Mai, Tôn Quang Phiệt, Hồ Tá Khanh, Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Văn Thinh, Hồ Hữu Tường. Nhược điểm lớn nhất là Chính phủ này hiền quá, không có bộ Quốc Phòng và bộ Công An, chỉ có bảo an binh rất ít và yếu. Do những sự thật ở trên, bản Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 đã có những điểm không chuẩn xác là: “dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật,” “dân ta đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm, đánh đổ chế độ quân chủ lập nên chế độ cộng hòa.” Sự thật là nhân dân ta hồi đó đã mặc nhiên hưởng lợi từ chuyện Nhật hất cẳng Pháp trong cuộc đảo chính Nhật – Pháp ngày 9/3/1945, quân Pháp bỏ chạy sang Trung Quốc, đất nước từ đó có Độc lập với đầy đủ chủ quyền, với “Lời Tuyên bố Việt Nam Độc lập” ngày 19/3/1945, sau đó nhân dân ta lại hưởng lợi từ chiến thắng của Đồng Minh trong thế chiến II, buộc quân Nhật phải đầu hàng, buông súng chờ bị giải giáp, tạo nên một khoảng trống về quyền lực. Cho nên cái gọi là tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám trên thực tế là cực kỳ ôn hòa, không đổ máu, không có nổ súng chiến đấu, không có xung đột và chết chóc. Đảng Cộng Sản Đông Dương dưới danh nghĩa hiền lành yêu nước Việt Nam Độc lập Đồng minh – Việt Minh - đã tận dụng được khoảng trống, không có quyền lực vũ trang của nền độc lập non trẻ để dễ dàng cướp chính quyền và cướp luôn tính chính nghĩa về mặt hình thức, qua che dấu kỹ bản chất độc đoán đảng trị của mình. Kiểu ăn gian dấu mặt này ngày càng lộ rõ. Đảng Cộng Sản chơi trò “đòan kết dân tộc,” coi trọng các trí thức dân tộc, các nhân sỹ quan lại cũ cho đến nhà Vua – trở thành cố vấn Vĩnh Thụy, ve vãn các nhà kinh doanh yêu nước đóng góp hàng 5 ngàn lạng vàng trong Tuần lễ Vàng, chỉ khi họ còn ở trong thế cô đơn, yếu ớt, quân Pháp trở lại, biên giới chưa nối được với Đảng Cộng Sản Trung Quốc đàn anh. Từ sau chiến dịch biên giới 1950, bắt tay với ông Mao, tiếp nhận đoàn cố vấn Trung quốc, là họ trở mặt ngay: các trí thức, nhân sĩ cho về nghỉ, các trung nông - trí thức nông thôn bị nâng cấp là địa chủ (17.000 người bị bắn và chôn sống) trong Cải cách ruộng đất, các nhà tư sản bị đấu tố và tịch thu tài sản, rồi Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước chỉ là chiếm đóng và trả thù miền Nam, phản bội lời hứa hòa hợp hòa giải dân tộc… nền chuyên chính độc đảng ngày càng lộ liễu, rữa nát, xã hội băng hoại, giáo dục cực kỳ lạc hậu, y tế bệ rạc… dẫn đến thảm họa ngày nay chưa có lối thoát. Xin để các nhà sử học dân tộc và toàn dân lên tiếng đánh giá công và tội của đảng Cộng sản Việt nam sau 72 năm cầm quyền không chia sẻ cho ai. Để đến nay các danh từ Cách mạng, Dân chủ, Độc lập, Bình đẳng, phát triển trở nên mỉa mai, cay đắng, vì đều không có nội dung thật. Một chuỗi dài lừa dối, khoa trương, lộng ngôn, đại bịp, đều bị bộc trần dưới một sự quan sát, phân tích khoa học, khách quan, tôn trọng sự thật và chỉ có sự thật. Nguồn: Bùi Tín´s blog
......

Trung Quốc đâu chỉ tập trận ở sát biển Việt Nam

Trang web www.eastpendulum.com, một trang chuyên về tình hình Châu Á và biển Đông, bản Pháp Ngữ, đã đăng tải một bài của nhà báo Henri Kenhmann có tụa đề “Bientôt un mois d’exercice amphibie devant la porte du Vietnam” (tạm dịch: Gần một tháng tập trận đổ bộ gần cửa khẩu Việt Nam). Bài viết đăng từ ngày 22/8, cho thấy sự kiện Trung Quốc tổ chức tập trận trên biển, cách Đà Nẳng chỉ có 75 hải lý, chỉ là một hoạt động đầy tính răn đe với riêng Việt Nam, tiếp theo cuộc tập trận trên bộ, kéo dài suốt trong cả tháng 8/2017. Bài viết ghi rõ như sau “Kể từ đầu tháng Tám, Thủy quân lục chiến Trung Quốc cho thấy đang hoạt động tại Vịnh Bắc Bộ, gần biên giới Trung-Việt, bằng cách tiến hành một loạt các chiến dịch cứu hộ hỏa hoạn”. Thế nhưng đó chỉ là bề ngoài của một cuộc tập trận quy mô với lệnh giới nghiêm, cấm mọi sinh hoạt qua lại của thường dân cũng như báo chí mà thời gian tập trận kéo dài từ ngày 1/8, cho đến ngày 23/8 vẫn còn dấu hiệu thao dượt. Bài báo viết “Cần lưu ý rằng các vùng bắn dần dần chuyển hướng về phía Tây, theo hướng của Việt Nam, khi diễn tập diễn ra, trước khi quay về phía Đông. Khu vực gần nhất cách bờ biển Việt Nam khoảng 50 kilômét”. Dựa trên các hình ảnh quân sự chính thức phát đi của phía Trung Quốc nhưng không tiết lộ rõ địa điểm, người ta thấy thủy quân lục chiến Trung Quốc đã dàn ra các loại xe bọc thép, như pháo tự hành PLZ-07B, xe tăng lội nước ZTD-05 hoặc xe chiến đấu bộ binh lội nước ZBD-05. Theo một phóng sự trên kênh TV CCTV-7, một ‘chiến dịch đào tạo đổ bộ’ đã được tổ chức khoảng 30 phần diễn tập khác nhau, bao gồm phá hủy dưới nước, tiềm thủy công, tiến công đổ bộ… Các bức ảnh khác được công bố vào ngày 21/8 cho thấy một lữ đoàn không quân của Quân đội Trung Quốc, thuộc Bộ tư lệnh miền Đông (Commandement du théâtre de l’Est), cũng có mặt trong việc thực tập đáp máy bay trên biển.  Đặc biệt, máy bay trực thăng chiến đấu Z-10 cũng xuất hiện bên cạnh 998 Kunlun Shan, chiến hạm lớp 071 của Hạm đội Nam Hải. Một nguồn tin khác từ RFI, cho biết các cuộc diễn tập cận bờ này khởi đầu có vẻ là nội bộ của Trung Quốc, nhưng rồi vùng tập trận đã lặng lẽ dịch chuyển về hướng gần biên giới Việt Nam. Vòng ra biển rồi sau đó tiến vào một huyện giáp giới với tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam. Giờ thì cuộc đại diễn tập của Trung Quốc chỉ còn cách bờ biển Đà Nẳng 75 hải lý. Trong cuộc họp báo của Bộ ngoại giao Việt Nam vào ngày 31/8, trước các câu hỏi dồn dập của giới phóng viên về tình hình căng như dây đàn trên biển Đông, người phát ngôn Bộ ngoại giao lại cũng chỉ nói bằng một giọng điệu buồn chán, rằng “ “VN hết sức quan ngại về việc Trung Quốc công bố tiến hành diễn tập quân sự trong khu vực ngoài cửa vịnh Bắc bộ. VN đề nghị Trung Quốc chấm dứt và không lặp lại các hành động làm phức tạp tình hình tại Biển Đông”. Trên thực tế, Trung Quốc đã đẩy mọi thứ trở nên hết sức phức tạp, từ tháng 6/2017 cho đến hiện nay chứ không phải chỉ riêng chuyện diễn tập.  Đến lúc này, tin về việc Bắc Kinh đe dọa dùng vũ lực với Hà Nội để buộc ngừng khoan thăm dò ở lô 136/03, đuổi hãng Repsol chạy khỏi Việt Nam chắc không còn là đồn đoán. Cách mà Bắc Kinh muốn nhắc nhở Việt Nam một lần nữa qua cuộc tập trận rầm rộ trên biển này, cho thấy người đàn anh cộng sản không vui trước tin tức Việt Nam định khai thác mỏ Cá Voi Xanh ở lô 118 vào tháng 11 này. Con số hải quân Trung Quốc chỉ còn 50 cây số nữa là đến Đà Nẳng, là một thông điệp rất rõ, vì lô 118 Cá Voi Xanh cũng chỉ cách bờ biển Việt Nam hơn 80 cây số mà thôi. Quả là ngôn ngữ “quan ngại” thường dùng của Hà Nội giờ đây trở thành một trò hề trước các hành động rất cụ thể của Bắc Kinh. Và “quan ngại” cũng không thỏa mãn được hàng triệu người Việt đang xao xuyến trước vận mệnh đất nước mình, đặc biệt là những người từng cảnh báo về âm mưu xâm lăng của Trung Quốc lại bị chính nhà cầm cầm quyền Việt Nam đánh đập hay cầm tù. Nguồn: Tuấn Khanh ´s blog
......

Súng đang nổ ngoài Biển Đông

Còn nhớ, hơn một năm trước, Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS đã từng cảnh báo: Sau khi 3 sân bay trên các đảo nhân tạo tại “đá Chữ Thập”, “đá Subi” và “đá Vành Khăn” được đưa vào hoạt động, quân đội Trung Quốc sẽ kiểm soát toàn bộ không phận Biển Đông. Nghiêm trọng hơn, tầm tác chiến của các máy bay từ đảo “Chữ Thập” sẽ bao trùm toàn bộ Cam Ranh, căn cứ hải quân quan trọng số 1 Việt Nam. Đến giờ, không còn cảnh báo với nguy cơ nữa, mà súng đã nổ. “Trung Quốc đang tập trận rầm rộ trên Biển Đông. Ít nhất một phần khu vực có diện tích tương đương 11.000 km2 nằm hoàn toàn trong vùng biển Việt Nam” (báo Thanh Niên). Súng nổ sát nách. Khu vực gần nhất, chỉ cách Đà Nẵng  75 hải lý (bằng quãng đường bộ Đà Nẵng – Huế). Những cuộc tập trận rầm rộ thế, không phải lần đầu. Tháng 7/2016, Trung Quốc tiến hành một cuộc tập trận đại quy mô kéo dài 6 ngày trên vùng biển phía đông đảo Hải Nam, bao trùm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Tiếp theo, tháng 10/2016, thêm một cuộc tập trận qui mô khác được tiến hành trên vùng biển tây bắc Hoàng Sa. Không chỉ những cuộc tập trận thế. Súng đã nổ, không biết bao lần nhắm vào tàu cá Việt. Bao ngư dân Việt thiệt mạng vì đạn súng Tàu? Súng nổ sát đít. Trong khi dân tình, những ngày này đi đâu cũng chỉ nghe, nhốn lên chuyện em chồng mụ Tiến với cái “lò” ông Trọng. Bộ tứ, chẳng nghe ai nói gì. Ông Trọng Tổng Bí thư vẫn chúi đầu luẩn quẩn với cái “lò” củi khô củi ướt của mình. Cái cô gì đấy, phát ngôn viên Bộ Ngoai giao vẫn mãi một câu “quan ngại” đến ngái ngủ. Bộ Quốc phòng, thì đang chúi đầu bàn cãi “quân đội có tiếp tục làm kinh tế hay không?”. Rồi dàn trận, lập án giành tranh từng khoảnh đất của dân, sục sôi từ Đồng Tâm đến Tân Sơn Nhất… Mặt đất có thể bình yên, nhưng Biển Đông chưa bao giờ im tiếng súng. Súng đã nổ, cận kề mang tai. Trong khi than ôi, chính sách đối ngoại vẫn cứ mãi coi cái thằng đang lăm lăm chĩa súng bắn mình là “bạn tốt”. Còn những người bạn tốt, lại đang bỏ xa ta. Nước Việt, ngày càng cô độc hơn trong chiến cuộc Biển Đông. Nguồn: Fb. Trương Duy Nhất  
......

CHÍNH PHỦ VN "TỰ ĐÓNG CỬA THẮNG" TRONG VỤ TRỊNH VĨNH BÌNH

“…Khi thua kiện, mà Chính phủ không tự nguyện thi hành bản án trả tiền bồi thường theo phán quyết của Tòa, thì luật sư của ông Bình sẽ canh me tiền và tài sản của Chính phủ VN nằm trên lãnh thổ của 150 quốc gia này…” Với hình ảnh phấn kích giơ hai cánh tay lên và IM LẶNG không tiết lộ nội dung xét xử sau khi rời khỏi Tòa Trọng Tài Quốc tế tại Paris, dường như cho thấy sẽ có một chiến thắng cho ông Trịnh Vĩnh Bình sẽ được tuyên vào ngày 31/8 tới. Ảnh: Ông Trịnh Vĩnh Bình vừa bước ra khỏi cổng Tòa trọng tài quốc tế ở Paris. Sự im lặng không tiết lộ nội dung vụ việc như là một phần nghĩa vụ theo thông lệ dành cho bên thắng kiện khi xử ở Tòa Trọng Tài để giảm thiểu sự ảnh hưởng đến uy tín của bên thua kiện. Thủ tục xét xử của Tòa Trọng Tài rất khác với Tòa án truyền thống, nó luôn đảm bảo được đến yếu tố bí mật vụ việc, những người không liên quan vụ việc sẽ không được phép tham dự, trong suốt thời gian xét xử bên nguyên lẫn bên bị không được phép tiết lộ, cung cấp thông tin vụ việc cho báo chí. Thậm chí là phải giữ bí mật về bản án thi hành sau đó. Đó là lý do suốt một tuần qua khi vụ kiện bắt đầu, cộng đồng rất quan tâm đến vụ kiện nhưng báo chí cũng không thể có được một thông tin về diễn biến phiên tòa. Trước khi đi vào đánh giá vụ án của ông Bình, tôi xin cung cấp thông tin 2 vụ kiện trước đây liên quan đến các cơ quan Chính Phủ Việt Nam, đó là vụ HLV trưởng đội bóng đá Việt Nam Letard kiện Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, và vụ ông Liberati kiện Hãng Hàng Không Vietnam Arlines (VNA). Cả 2 vụ này phía Việt Nam đều thua kiện vì những "nhận định ngây ngô" từ phía lãnh đạo, và đến vụ ông Trịnh Vĩnh Bình, Chính Phủ cũng không rút ra kinh nghiệm mà còn tiếp tục đi vào vết xe đổ của Liên đoàn bóng đá và VNA. Vụ Liên Đoàn Bóng đá VN thua vì "thiếu hiểu biết" luật quốc tế: Vụ việc bắt đầu khi Liên Đoàn Bóng đá VN sa thải ông Letard vào năm 2002. Ban đầu ông Letard đã khiếu nại vụ việc lên Liên Đoàn Bóng Đá Thế Giới (FIFA) để yêu cầu Việt Nam bồi thường vì đã vi phạm hợp đồng. FIFA ra quyết định giải quyết khiếu nại với kết luận nghiên về phía Việt Nam, xử thua ông Letard. Không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của FIFA, ông Letard đã khởi kiện ra Tòa Trọng tài Thể thao ở Thụy sĩ. Tòa Trọng tài Thể thao thụ lý vụ việc và thông báo cho Liên Đoàn Bóng Đá VN biết và yêu cầu Liên đoàn bóng đá VN cung cấp thông tin vụ việc, cũng như phản hồi các cáo buộc của ông Letard. Nhưng Liên đoàn bóng đá Việt Nam không chịu cung cấp thông tin theo yêu cầu của tòa. Thậm chí khi được triệu tập đến phiên tòa để xét xử nhưng Liên Đoàn Bóng đá Việt Nam cũng chẳng thèm tham dự. Lý do của việc “không quan tâm đến vụ kiện” là do các quan chức lãnh đạo của Liên đoàn Bóng đá VN khi đó cho rằng đã có kết quả giải quyết cuối cùng của FIFA, kiện ra Tòa Trọng tài Thể Thao ở Thụy sĩ không phải là phương phức để giải quyết tranh chấp theo như hợp đồng ký kết, nên nó không có giá trị. Với lại kiện ra tòa Thụy Sỹ, nếu thua “mà ở Việt Nam ta không chấp hành thì làm gì được nhau”. Phiên tòa vụ này được mở ra mà không có bị đơn là Liên Đoàn Bóng đá VN. Thế là nguyên đơn đươc dịp tha hồ vạch tội. Kết quả là Tòa trọng tài Thể thao xử ông Letard thắng kiện, yêu cầu Liên Đoàn Bóng đá VN bồi thường hợp đồng cho ông Letard với số tiền gần 200 ngàn đô ( 3 tỷ đồng Việt Nam thời đó). Áp dụng hình thức chế tài nếu không thi hành án thì Liên Đoàn Bóng đá VN sẽ bị cấm tham gia tất cả các giải đấu bóng đá theo hệ thống FIFA trong 2 năm. Lúc này các quan chức Liên đoàn bóng đá VN mới “té ngửa” ra, là phán quyết của tòa này lại có hiệu lực pháp lý cao hơn phán quyết của FIFA, mà FIFA cũng phải thi hành bản án của Tòa Trọng tài Thể thao. Thật ra việc khởi kiện cũng rất đơn giản, khi trong Quy chế giải quyết khiếu nại của FIFA nêu rõ, khi tranh chấp xảy ra nếu không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của FIFA thì các bên có thể khởi kiện vụ việc ra Tòa Trọng tài Thể thao ở Thụy Sỹ, và các phán xử của Tòa án này là có hiệu lực cuối cùng mà FIFA cũng phải đảm bảo thi hành. Thế là Liên đoàn Bóng đá VN mới chịu báo cáo lên chính phủ và cầu cứu. Ngân sách nhà nước cấp cho Liên đoàn bóng đá VN vào năm đó được 3,7 tỷ, đã bị ông Letard "xơi" mất 3 tỉ. Quá đau! Vụ này thua vì ra cuộc chơi quốc tế mà thiếu hiểu biết luật quốc tế. Đến vụ thứ 2, Vietnam Arlines (VNA) thua vì xem thường tòa án nước ngoài Vụ việc bắt đầu với một ông người Ý mang tên Liberati kiện Vietnam Arlines (VNA) ra Tòa án Roma ở Ý, yêu cầu VNA trả tiền chi chí phí cho ổng vì VNA đã Ủy quyền cho một Đại lý VNA thuê ổng làm việc. Đại lý này bị phá sản, ổng đành nắm đầu VNA đòi tiền. Phiên tòa mở ra, tòa triệu tập nhưng Vietnam Arlines cũng không cử người tham dự, theo kiểu "ta chả liên quan". Sự vắng mặt của bị đơn làm Tòa án Ý nhanh chóng tuyên Liberati thắng kiện, buộc Vietnam Arlines phải thanh toán cho bên nguyên đơn 1,3 triệu euro. Đứng trước phán quyết này lãnh đạo Vietnam Arlines đánh giá phán quyết ở Tòa án nước Ý dễ gì thi hành được ở Việt Nam khi Vietnam Arlines là “con cưng” của nhà nước, Vietnam Arlines cũng chẳng có tài sản ở Ý thì… “làm gì được nhau”. Đúng là suốt gần 7 năm sau đó án này không thi hành được, vì ở Ý không có gì để chế tài được VNA. Rồi bỗng một ngày của năm 2002, luật sư Liberati phát hiện VNA đang có một tài khoản triệu đô ở nước Pháp, đây là cơ hội ngàn vàng, đảm bảo cho việc thi hành án của VNA. Thi hành ở Ý không được thì nhờ Pháp “thi hành hộ”, đó là cách làm của luật sư đại diện cho ông Liberati. Giữa Ý và Pháp đều thuộc khối Liên minh Châu âu. Đây là một Liên minh gần như nhất thể hóa về chính trị, ngoại giao và tương trợ tư pháp rất chặt chẽ với nhau. Thế là tòa án ở Pháp nhanh chóng ra quyết định phong tỏa tài khoản triệu đô của VNA tại Pháp để đảm bảo thi hành án. Điều buồn cười trong vụ này, lúc đầu VNA chỉ bị yêu cầu thanh toán là 1,3 triệu euro, nhưng không chịu thi hành ngay, mà đi thuê mấy luật sư để “gỡ” vụ phong tỏa tài sản ở Pháp. Kết quả cuối sau một thời gian kiện cáo của VNA, gỡ đâu không thấy mà cuối cùng cũng thành “gỡ ghẻ”. Kết quả cuối cùng là VNA phải thanh toán bồi thường cho ông Liberati 5,2 triệu euro, vì phải thanh toán cho bên nguyên đơn thêm tiền lãi suất của nhiều năm và thanh toán luôn chi phí luật sư cho bên họ, vì VNA là bên thua kiện. Vụ này VNA thua đau vì đã xem thường thẩm quyền và khả năng thi hành bản án của Tòa án quốc gia Ý. Hai bài học trên đã có, đến vụ thứ 3, trở lại vụ án Trịnh Vĩnh Bình, Chính phủ đã đi vào vết xe đổ của Liên Đoàn Bóng đá và VNA dù hiểu biết luật chơi của quốc tế nhiều hơn, nhưng vẫn còn mang tư duy thiếu tôn trọng luật chơi quốc tế. Có thể kể ra một số lỗi của Chính Phủ trong vụ này như sau: Thứ nhất, Chính phủ đã không thi hành đầy đủ các cam kết với ông Bình theo như Thỏa thuận tại Tòa trọng tài Singapore vào năm 2006, đó là việc trả lại tài sản đất đai và nhà xưởng đã tịch thu của ông Bình. Nếu vào thời điểm này Chính Phủ quyết tâm thực hiện thỏa thuận tại Tòa trọng tài Singapore thì có thể chỉ phải bỏ ra khoảng 20-30 triệu đô thu hồi đất đai để trả lại hoặc có thể tìm kiếm sự thỏa thuận riêng với ông Bình nhận tiền thay cho nhận đất đai. Tuy nhiên, chính phủ đã làm ngơ, không tiến hành thực hiện cam kết này, để rồi sau mười năm dẫn đến việc ông Bình tái khởi kiện, yêu cầu đòi bồi thường đến ít nhất 1,25 tỷ đô. Ông Bình đòi đến ít nhất 1,25 tỷ đô nghe có vẻ như là bất hợp lý. Nhưng vào tay các luật sư quốc tế là đều có cở sở. Luật sư cũng chẳng khó khăn gì để chứng minh cho việc giá thành đất đai tại Việt Nam của ông Bình từ lúc bị tịch thu đến nay đã tăng lên hàng trăm lần. Hay đòi những thứ mà trong Thỏa thuận ở Singapore trước đây không có như: đòi tiền bồi thường thiệt hại khi bị giam giữ bất hợp pháp theo án lệ quốc tế, và các tài sản có thể đem lại lợi nhuận sau 20 năm của ông Bình, bồi thường tổn thất về tinh thần sau hàng chục năm, chi phí thuê luật sư v.v.. Cái này gọi là "không chịu đền 1 theo cam kết ban đầu, cuối cùng tòa xử phải đi đền 10". Lỗi thứ hai, Chính phủ đã thúc đẩy ông Bình đi kiện. Lưu ý rằng việc Chính phủ cam kết trả lại tài sản “hợp lý” cho ông Bình theo như Thoả thuận tại Tòa trọng tài Singapore vào năm 2006 không phải là một bản án được phán quyết của Tòa Trọng tài Singapore, mà nó chỉ là sự thỏa thuận riêng tư giữa ông Bình với Chính phủ Việt Nam dưới sự hòa giải của Tòa trọng tài. Nói dễ hiểu sự thỏa thuận này được thiết lập ở giai đoạn “tiền tố tụng” – tức tòa trọng tài chuẩn bị xử, 2 bên đã đồng ý thỏa thuận tự cam kết giải quyết với nhau thì Tòa sẽ ngưng xử. Vì vậy, thỏa thuận này sẽ không được xem là một bản án của Tòa trọng tài để được áp dụng hình thức chế tài được hỗ trợ thực hiện bởi bên thứ ba. Có lẽ không có chế tài bởi bên thứ ba là lý do để Chính phủ "lơ là" không thực hiện đầy đủ cam kết của mình đối với ông Bình, và nó giải thích cho vìệc ông Bình sau này nói rằng mình đã bị lừa là vậy. Thực tế là ông Bình không thể nhờ một bên thứ ba chế tài Chính Phủ VN để thi hành cái Thỏa thuận đã ký ở Singapore. Vì vậy không còn cách nào khác ông Bình phải đi kiện lại ra Tòa trọng tàinhằm có một bản án chính thức để đảm bảo cho sự chế tài được hỗ trợ bởi bên thứ ba. Rõ ràng việc ông Bình là một công dân Hà Lan khởi kiện chính phủ VN ra tòa, tòa thụ lý xét xử theo thủ tục tố tụng là một bất lợi rất lớn cho chính phủ VN vì Chính phủ hầu như không có cửa thắng kiện trong vụ việc này. Thắng sao được khi Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Thương mại Đầu tư giữa Việt Nam-Hà Lan, tại điều 6 nêu rõ: "không một Bên ký kết nào được thực hiện bất kỳ biện pháp nào để tước đoạt trực tiếp hoặc gián tiếp những đầu tư của các công dân bên kia". Gỡ sao được khi có sự vi phạm lộ liễu và quá rõ ràng như vậy. Lẽ ra, nếu Chính phủ nhận định sáng suốt hơn thì thấy rõ cửa thắng duy nhất cho Chính phủ trong vụ này là nằm ở giai đoạn Hòa giải với ông Bình, để qua hình thức này thể có thương lượng hạn chế thấp nhất số tiền phải bồi thường. Nhưng việc không thực hiện đầy đủ các cam kết ở giai đoạn Hòa giải với ông Bình trước đây, đã làm cho cửa thắng của Chính Phủ tự khép lại, khi ông BÌnh yêu cầu mở phiên tòa và xử theo tố tụng. Khi bản án được xét xử theo thủ tục tố tụng được Tòa Trọng tài ở Paris đưa ra, nó sẽ có giá trị thi hành ở hơn 150 quốc gia đã tham gia ký kết Công ước New York 1958 công nhận và thi hành phán quyết của Tòa trọng tài. Khi thua kiện, mà Chính phủ không tự nguyện thi hành bản án trả tiền bồi thường theo phán quyết của Tòa, thì luật sư của ông Bình sẽ canh me tiền và tài sản của Chính phủ VN nằm trên lãnh thổ của 150 quốc gia này, là họ có quyền yêu cầu Tòa án ở quốc gia ấy phong tỏa tài sản và nhờ thi hành bản án của Tòa trọng tài. Luật sư của ông Bình không dại gì nhờ mấy tòa án quốc gia đã tham gia Công ước như Trung Quốc, Lào hay Cambodia thi hành án mà chắc chắn họ sẽ chọn các quốc gia có nền pháp quyền, tòa án hoàn toàn độc lập với thể chế chính trị như tòa án ở các quốc gia thuộc EU, Mỹ, Úc, hay Canada... Tòa án ở các quốc gia này họ sẽ "đè ra vặt" không thiếu một xu. Hết cứu! Thử hỏi một quốc gia đang trên đường hội nhập quốc tế, mà để xảy ra những vụ việc như vậy có đáng trách và đáng xấu hổ không? Nếu ông bà lãnh đạo nào đã làm ẩu trong vụ này tự bỏ tiền túi ra đền thì cũng chẳng có gì đáng trách, đằng này họ cứ moi tiền từ ngân sách nhà nước - là tiền do người dân đóng góp để bồi thường. Thế mới đau! FB Phạm Vương Lê Các
......

Thân phận tay sai của chế độ cộng sản

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức đưa về Việt Nam đã phát sinh ra nhiều thứ khiến dư luận phải suy nghĩ. Từ tầm quan hệ ngoại giao quốc tế đến những mối quan hệ trong nội bộ cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam. Dư luận đã có nhiều phân tích xoay quanh các vấn đề như vậy. Ở bài viết này xin đưa thêm phần về những kẻ tay sai đã giúp cộng sản Việt Nam thực hiện vụ bắt cóc này. Người thứ nhất là quan chức đại sứ quán Việt Nam tại Đức ông Nguyễn Đức Thoa, là quan chức ngoại giao của chế độ CSVN, ông Thoa chỉ bị trục xuất về nước, ông ta không có gì là buồn. Trước sau thì ông ta cũng hết nhiệm kỳ và phải trở về nước. Cú trục xuất này không ảnh hưởng nhiều đến ông Thoa, việc trục xuất ông Thoa chỉ có tính chất tượng trưng về mặt uy tín của chế độ Việt Nam. Nhưng số phận của hai kẻ liên quan không phải là cán bộ Việt Nam trong vụ này mới thật hẩm hiu. Đó là Hồ Ngọc Thắng và Nguyễn Hải Long. Cổng vào Trung Tâm Thương mại Sapa Praha, CH Czech (Ảnh: TV-Sapa.cz) Nguyễn Hải Long sinh sống tại Praha của Séc làm dịch vụ chuyển tiền. Cảnh sát Đức, Séc xác định Long là người thuê chiếc xe đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ngày 12 tháng 8, Nguyễn Hải Long bị cảnh sát Séc bắt giữ và giao cho Đức theo lệnh bắt giữ của toàn án tối cao liên bang Đức vì hai tội làm gián điệp và bắt cóc người. Với hai tội danh này, người ta ước đoán nếu xét xử Nguyễn Hải Long sẽ chịu mức án tù khá dài. Từ khi Nguyễn Hải Long bị bắt đến giờ, phía nhà cầm quyền Việt Nam không hề có một thái độ nào lên tiếng, bênh vực hay can thiệp cho công dân của mình hay ”người” của mình. Nguyễn Hải Long đang ở độ tuổi 46, độ tuổi mà người đàn ông vào thời điểm cần có nhất trong gia đình để làm trụ cột. Anh ta đã đánh đổi cuộc sống của gia đình mình với cái giá rẻ mạt là những lời khen của chế độ cộng sản Việt Nam. Lẽ ra anh ta có cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, yên bình với gia đình tại Praha, nhưng vì những lời ma  mị nào đó của chế độ CSVN, anh ta đã làm một việc phạm pháp mà mục đích chỉ làm hài lòng sự tức tối của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cái giá mà đất nước Việt Nam trả cho vụ Trịnh Xuân Thanh không hề nhỏ, cái giá mà Nguyễn Hải Long trả quá lớn so với anh ta. Giờ anh ta ở trong tù, những kẻ sai khiến và nhờ vả anh ta làm việc khiến anh ta vào tù không hề có thái độ quan tâm gì. Chúng như không biết gì đến anh. Chẳng có bài báo nào gọi anh là người tình báo vĩ đaị, người chiến sĩ cách mang đã dũng cảm hy sinh cuộc sống cả gia đình để phụng sự công cuộc chống tham nhũng của đảng CSVN. Chúng coi anh như vô vàn người Việt phạm tội trộm cắp, buôn thuốc lá lậu, đưa người lậu bị Đức bắt được mà thôi. Có lẽ bây giờ Nguyễn Hải Long và vợ con anh ta thấm thía nỗi đau này hơn cả. Còn Hồ Ngọc Thắng thì sao? Nỗi ê chề và nhục nhã của Hồ Ngọc Thắng không có gì sánh nổi. Bởi tính chất ngạo mạn, khoe khoang bấy lâu nay. Thắng thường xuyên khoe mình là chuyên viên luật, làm công chức trong bộ máy hành chính của Đức. Thắng liên tục viết bài chỉ trích, chê bai nước Đức trên báo Nhân Dân, tờ báo lớn nhất của đảng CSVN mỗi năm ngốn 60 tỷ tiền ngân sách. Sự cống hiến của Thắng cho đảng CSVN được coi trọng, Thắng được nhận bằng khen từ trưởng ban tuyên giáo trung ương, uỷ viên bộ chính trị Đinh Thế Huynh, giải thưởng từ tổng biên tập báo Nhân Dân, ủy viên trung ương đảng Thuận Hữu. Thắng là của hiếm của chế độ cộng sản trong việc tuyên truyền, có gì quý hơn một kẻ làm cho Đức, ăn lương Đức, sống nhờ trên nước Đức mà lại ca ngợi chế độ cộng sản Việt Nam, lên án Đức đã sai trái khi đòi nhân quyền và tự do ở Việt Nam. Làm được việc cho cộng sản VN như thế, Thắng được những cấp cao nhất trong đảng phụ trách về tuyên truyền khen ngợi. Thắng lên mây trong mắt bạn bè ở Việt Nam như môt vị anh hùng. Thắng có vợ con ở Đức, có lẽ con của Thắng không biết việc Thắng làm. Những đứa con của Thắng đã lớn, chúng sinh ra và lớn lên ở đây, chúng thấm nhuần văn hoá và suy nghĩ của người Đức. Chúng không hề biết bố chúng Hồ Ngọc Thắng đang làm những điều nhục nhã là phỉ báng nước Đức để kiếm chút danh vọng quê nhà. Con người của Hồ Ngọc Thắng thật ích kỷ, chỉ vì muốn chút danh hão ở quê nhà mà hắn đang tâm chửi lại nơi đang nuôi dưỡng gia đình hắn. Hắn từ nơi khác đến đây rồi ăn vạ ở lại, nước Đức đành cưu mang vì tính nhân đạo, nuôi dưỡng và cho hắn công ăn việc làm. Vậy mà hắn chửi, nếu quê hương và chế độ cai trị quê hương của hắn tốt, tại sao hắn không đưa cả gia đình về làm việc và phụng sự chế độ cai trị ở quê nhà?. Không , hắn không về cũng như không đưa gia đình hắn về. Hắn cứ bám ở Đức để có cuộc sống tốt đẹp và chửi nước Đức để ở nhà bọn cai trị ca ngợi hắn. Cái giá mà Hồ Ngọc Thắng trả lớn rất nhiều, vì tính ích kỷ mà hắn không quan tâm đến. Đó là nỗi đau của con cái hắn, những thanh niên người Đức gốc Việt. Ở Đức bị đuổi việc là một sự nhục nhã, nhất là đuổi vì lý do tiết lộ nghề nghiệp mang tính chất phản bội. Nước Đức đề cao tính kỷ luật và trung thành, đó là những yếu tố làm nên con người Đức, là những giá trị cơ bản thiêng liêng mà mỗi công dân Đức đều ý thức rõ. Những đứa con của Hồ Ngọc Thắng sẽ cảm thấy sao khi đọc báo thấy tin về bố mình bị đuổi việc, bị nhắc đến một cách khinh bỉ vì những hành động đê tiện mà y đã làm phản lại nước Đức và công việc của y. Y bị gọi là kẻ hai mặt, hai mang trên báo chí Đức như sau. – Một bài báo của Đài Deutsche Welle (Làn sóng Đức) ngày 22.08.2017 còn ghi rõ: Ban ngày thì làm việc trong cơ quan Đức, ban đêm thì hoạt động phục vụ cho Đảng Cộng sản Việt Nam? Hình như đó là cuộc sống hai mặt của một nhân viên bị buộc phải thôi việc, có lẽ người này đã có những “chỉ dẫn” giúp đội đặc nhiệm của mật vụ Việt Nam đến Berlin hồi tháng Bảy để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Hồ Ngọc Thắng đã để lại vết thương lòng cho gia đình y, cho con cái y trên đất Đức. Không có lý lẽ nào để bảo vệ những việc hắn làm, nếu y cho rằng đó là lý tưởng khiến ý phải làm thì lý tưởng ấy phản lại ý tưởng con cái hắn, những công dân Đức đang sống trên nước Đức. Chắc chắn Hồ Ngọc Thắng đang sống trong cảnh ê chề với mọi người chung quanh hắn, gia đình hắn và đồng nghiệp và hàng xóm của hắn. Hàng ngày hắn lên gân trên Facebok của mình để che đậy sự ê chề này, một cách yếu ớt và đáng thương. Lúc này báo chí của đảng, các quan chức đã từng khen ngợi hắn đều dửng dưng trước nỗi đau mà hắn đang phải gánh. Đảng cộng sản coi hắn như một kẻ cơ hội, muốn nịnh bợ đảng để được chút danh, và đảng CSVN đã ban cho hắn cái danh đó bằng những tấm bằng khen, những hình ảnh tiếp đón mỗi lần về nước. Đảng CSVN không dại gì đứng ra bảo vệ hay lên tiếng trước những mất mát ê chề mà Hồ Ngọc Thắng đang gánh. Những kẻ như Hồ Ngọc Thắng, Nguyễn Hải Long còn có rất nhiều ở châu Âu, chúng luôn xu xoe quanh những quan chức Việt Nam để mong được lời sai bảo, để thực hiện cung cúc và đổi được lời khen hoặc những tấm giấy mời dự những sự kiện do sứ quán tổ chức, chúng dùng những hình ảnh đó loè với đồng bào chúng là những người có vai vế, có quan hệ. Chúng sẵn sàng mạt sát, phỉ báng mảnh đất mà chúng tìm mọi cách để trốn vào đó và bám lại để đổi được chút hư danh mà đảng CSVN ban cho chúng. Thân phận tự nguyện làm tay sai như chúng khi có sự việc gì xảy ra, chỉ chúng và gia đình chúng gánh chịu cùng với nỗi nhục nhã ê chề cho con cái chúng phải gánh theo. Tấm gương của Hồ Ngọc Thắng và Nguyễn Hải Long sẽ là lời cảnh tỉnh cho những kẻ đang sống bám xứ người ta nhưng muốn làm tay sai cho chế độ CSVN kiếm chút hư danh. Sự bội bạc và ngoảnh măt làm ngơ của chế độ CSVN cho dư luận thấy quan hệ giữa những kẻ này chỉ mang tính trục lợi lẫn nhau, không có  tình nghĩa hay lý tưởng nào trong đó hết, đó mới thực sự thể hiện bản chất quan hệ của giống loài cộng sản với nhau. Mối quan hệ và cách hành xử của chế độ CSVN với Hồ Ngọc Thắng, Nguyễn Hải Long cũng cho người dân Việt đang sống ở nước ngoài hết ngộ nhận về vị thế những kẻ tay sai lăng xăng quanh các cán bộ sứ quán Việt Nam. Giờ họ nhận ra rằng chúng không phải là nhân vật quan trọng, người có vai vế mà chỉ là những kẻ tay sai thời vụ, lúc yên lành thì trưng ảnh ăn nhậu, bắt tay, cờ hoa rượu hoành tráng. Đến lúc bị sao mới ê chề nhục nhã phận tôi đòi. Thân phận tay sai để kiếm chút hư danh là vậy. Bài học của những tên như Hồ Ngọc Thắng, Nguyễn Hải Long sẽ làm những kẻ khác phải ngẫm nghĩ, dù chúng không bị bắt hay đuổi việc, nhưng chúng cũng không còn huênh hoang tự hào khoe khoang quan hệ với cán bộ cộng sản nữa. Khi một người dân chủ bị bắt, những người cùng chí hướng lên tiếng vận động đòi thả tự do, lên tiếng bênh vực thì bị những kẻ như Hồ Ngọc Thắng, Nguyễn Hải Long chửi bới, mạt sát. Như Hồ Ngọc Thắng chỉ trích người Đức đã đòi tự do cho Nguyễn Văn Đài. Nay đến lượt chúng bị, đồng chí của chúng, cấp trên của chúng, tổ chức của chúng đối xử với chúng thế nào? Chỉ có một từ – nhục nhã. Với thân phận tay sai cho chế độ cộng sản, chỉ có nhục nhã là xứng đáng thôi.
......

Thông báo mới v/v xây dựng tượng đài Dr.Rupert Neudeck

Kính thưa các anh chị em, Trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã liên tục cùng với gia đinh bà Neudeck, Ủy Ban Cap Anamur/Gruenhelme e.V và chính quyền Troisdorf nghiên cứu, bàn luận về dự án xây dựng tượng đài Dr. Rupert Neudeck. Đến nay đã đạt được sự đồng thuận rất khả quan như sau : 1)    Địa điểm xây dựng sẽ được nằm trong khung viên của lâu đài Wissem (Burg Wissem). Đây chính là biểu tượng của thành phố Troisdorf và cũng là trung tâm du lịch của thành phố. Có thể vào trang sau đây để tìm hiểu thêm : http://www.troisdorf.de/web/de/freizeit_kultur/burg_wissem/index.htm 2)    Thể theo sự mong muốn của gia đình bà Neudeck, hình thưc tượng đài sẽ là một tấm bia lớn bằng đồng, với hình Dr.Neudeck được khắc nổi (Bronzerelief: ca. B.115cm/H.80cm/T.10cm). 3)    Người thực hiện là ông Joost Meyer, một nghệ nhân giỏi và là giảng viên đại học nghệ thuật Aachen (do bà Neudeck chọn) 4)    Thời gian khánh thành được dự kiến cuối năm 2017/đầu năm 2018. Xin đọc thêm chi tiết qua lá thư của bà Neudeck gởi người Việt tỵ nạn phía dưới. Chúng tôi sẽ thông báo đến các anh chị em khi có những tin tức mới nhất. Xin thông báo thêm : Trong năm 2017, đã có 4 trường học trong tiểu bang Nordrhein-Westfalen được đổi tên thành Rupert Neudeck như sau : -       Rupert Neudeck Gesamtschule in Tönisvorst (Januar 2017) -       Rupert Neudeck Gemeinschaftshauptschule in Troisdorf (April 2017) -       Rupert Neudeck Gymnasium in Nottuln (Juni 2017) -       Rupert Neudeck Sekundarschule in Bochum Südwest (Ende 2017) „WAS MAN NIE VERGESSEN KANN“ (Những điều người ta không thể quên) là cuốn sách do Dr.Neudeck đã khởi xướng và soạn thảo trước khi ông đột ngột qua đời vào năm 2016. Bà Neudeck đã tiếp tục hoàn tất cuốn sách này đúng theo ý nguyện của ông, trong đó là những hồi tưởng của thuyền nhân Viêt Nam kể lại thảm cảnh của chính mình trên đường vượt biển đi tìm Tự Do. Sách được bán trong các tiệm sách hoặc qua Amazon. Mong các anh chị em mua ủng hộ. Một sách tiếp theo sẽ xuất bản trong tháng 9 do ông Michael Albus viết về con người và các hoạt động nhân đạo táo bạo của Dr.Neudeck mang tên „GEFÄHRLICHE ERINNERUNGEN AN EIN LEBEN WIE FEUER“, với sự cộng tác của nhiều cộng sự viên, chính trị gia và thân hữu. Kính chào Nguyễn Hữu Huấn                                                                        Nguyễn Đình Phúc Cap Anamur e.V / Grünhelme e.V                                               Hội trưởng Hội NVTNCS Hamburg 0163/733 9348                                                                                 0176/4937 2467                                                                                                             www.danviet.de ============================================================ THƯ CỦA BÀ CHRISTEL NEUDECK GỬI NGƯỜI VIỆT NAM Các bạn Đức-Việt tại Đức thân mến, Các bạn đã muốn dựng một tượng đài cho Rupert tại Troisdorf. Ban đầu tôi đã không tưởng tượng được điều đó. Nhưng sau khi hiệu đính cuốn sách mới vừa được xuất bản „was man nie vergessen kann“ - những điều người ta không thể quên – (nhà xuất bản Hammer) và tự đặt mình vào suy nghĩ của các bạn khi chạy nạn, thì tôi rất vui, vì CÁC BẠN đã vượt qua được. Cuốn sách này là ước mơ lớn từ lâu của Rupert. Mãi khi nằm trong bệnh viện ông vẫn còn suy nghĩ về nó. Bây giờ thì chúng ta đã có được một chỗ tại lâu đài Wissem ở Troisdorf (địa điểm đẹp nhất của Troisdorf), nơi có thể đặt tượng đài. Địa điểm này nằm ở giữa hai bảo tàng viện (bảo tàng viện sách hình trong lâu đài này là bảo tàng viện duy nhất tại Âu Châu, phía bên kia là bảo tàng viện quê hương), phía trước của Wahner Heide; gần đó có nhiều tác phẩm nghệ thuật, và khu vực này đặc biệt có nhiều người ghé thăm. Có một nhà hàng và một quán Cà phê tại đây. Sau thời gian dài tìm kiếm tôi đã gặp được Joost Meyer, một nghệ nhân giỏi và cũng là giảng viên tại đại học nghệ thuật Aachen. Phía trên là phác thảo của ông. Ông viết về nó như sau: „Sau khi được biết những điều về Rupert Neudeck, tôi chỉ có thể diễn đạt (1) ông như một con người (2) - hoặc thôi không làm. Tôi có thể đặt những tảng đá cản đường ông, hay ném chúng vào chân ông. Những tảng đá đó sẽ ấm lên dưới ánh nắng mặt trời. Người ta có thể ngồi nghỉ trên đó, suy nghĩ, trò chuyện với nhau. Không táo bạo cũng chẳng sợ hãi, luôn luôn hết mình đến giới hạn của một con người. Có điều hay là mọi chỗ đều làm ta liên tưởng đến nước: từ trong thiên nhiên, trong khu vực thành phố, trong sân chơi, những con kênh của lâu đài và cả lâu đài. Địa điểm nằm trong một góc phía sau, nhưng ở ngay trung tâm, điểm giao thoa của nhiều con đường trên một phạm vi mở. Rupert Neudeck nhìn về phía trước, nhưng cũng hướng về nội tâm. Ý thức, nhưng cũng không rõ điều gì sẽ xảy ra. Xác quyết, nhưng không hoài nghi, mạnh mẽ, tự tại và quả quyết. Mỗi nếp nhăn quanh mắt, mỗi sợi tóc dường như đang vồn vã kể về những con đường giao thoa, về những cuộc gặp gỡ.“ Chắc các bạn cũng đã nhận ra rằng, ông Meyer đã sử dụng tấm hình do Jürgen Escher chụp; tấm hình này đã được dựng trong thánh đường St. Aposteln tại Köln trong lễ an táng của Rupert. Trên tấm bia tượng đài sẽ chỉ ghi vỏn vẹn: Không táo bạo cũng chẳng sợ hãi; đó là phương châm của thành phố Danzig, nơi Rupert đã được sinh ra. Anh đã sống theo phương châm này: Anh đã không táo bạo, không nhẹ dạ; nhưng anh hầu như chưa bao giờ biết sợ hãi. Anh đã không để cho sự sợ hãi làm tê liệt mình. Trên chân bia sẽ ghi: Rupert Neudeck – 14.5.1939 đến 31.5. 2016 Do Thuyền Nhân Việt Nam tại Đức xây dựng và tên của nghệ nhân Thêm vào đó là một barcode (hình vuông màu đen), người ta có thể chụp nó để biết thêm nhiều chi tiết hơn. Tôi sẽ viết một bài cho việc này. Tôi sẽ rất vui sướng nếu các bạn đồng ý với phác thảo đó. Chúng ta đã chờ đợi lâu; nhưng bây giờ thì tôi nghĩ rằng nó sẽ rất tốt đẹp. Nó sẽ tạo suy nghĩ cho con người, ngay cả cho đến khi chúng ta, những người đã lớn tuổi, đã về nơi mà Rupert đã đến trước chúng ta. Việc khánh thành được dự kiến có thể vào cuối năm 2017 / đầu năm 2018. Chúng tôi sẽ thông báo cho các bạn khi thời điểm này được quyết định. Tôi cũng thông báo với các bạn thêm rằng, trường học thứ 4 của bang NRW đã quyết định lấy tên của Rupert để đặt cho trường. Như vậy ảnh hưởng của ông đã không chấm dứt với cái chết. Các bạn cùng cộng tác trong việc đó. Cám ơn các bạn! PS.:  Vào tháng 9.2017, nhà xuất bản Patmos sẽ phát hành cuốn sách viết về Dr.Rupert Neudeck mang tên „GEFÄHLICHE ERINNERUNGEN AN EIN LEBEN WIE FEUER“ của ông Michael Albus (với sự cộng tác của nhiều cộng sự viên, các chính trị gia, bạn hữu). (1) qua tác phẩm của ông (2) chứ không phải như một Thánh nhân Christel Neudeck 28.08.2017 (chuyển ngữ : Lê Vân Hồng) ---------------------- Liebe deutsch-vietnamesischen Freunde in Deutschland, Sie wollten für Rupert ein Denkmal in Troisdorf errichten. Zunächst habe ich mir das nicht vorstellen können. Nachdem ich aber das gerade erschienene Buch „Was ich man nie vergessen kann“ (Hammer-Verlag), redigiert habe und mich noch einmal in Ihre Gedanken bei der Flucht versetzt habe, bin ich nun ganz froh, dass SIE sich durchgesetzt haben. Dieses Buch zu haben, war Ruperts großer Wunsch seit langem. Noch im Krankenhaus hat er sich darüber Gedanken gemacht. Wir haben nun einen Platz in Troisdorf an der Burg Wissem gefunden (die schönste Ecke von Troisdorf), an dem das Denkmal stehen kann. Der Platz ist zwischen zwei Museen (in der Burg ist das einzige Bilderbuchmuseum Europas, an der anderen Seite ein Heimatmuseum) , vor der Wahner Heide, es gibt mehrere Kunstwerke in der Nähe und vor allem wird der Platz sehr viel besucht, es gibt eine Restaurant und ein Cafe. Nach längerem Suchen habe ich Joost Meyer gefunden, der ein guter Künstler ist, auch als Dozent an der Kunsthochschule in Aachen arbeitet. Sie sehen oben seinen Entwurf, zu dem er geschrieben hat: „Ich kann Rupert Neudeck, nach dem was ich über ihn weiß, nur als Menschen darstellen – oder es sein lassen. Ich kann ihm Steine in den Weg legen, vor die Füße werfen. Steine, die sich in der Sonne aufwärmen. Darauf kann man sich setzen, verweilen, nachdenken, miteinander reden. Weder tollkühn noch furchtsam, immer an der Grenze als Mensch. In der Natur, im  Stadtraum, am Spielplatz, gut, dass auch der alte Burggraben an das Wasser erinnert, und die Burg“. Der Ort liegt an einer Ecke, dahinter aber auch zentral, am Berührungspunkt vieler Wege, auf offener Fläche. Rupert Neudecks Blick ist nach vorn gerichtet, aber auch nach innen. Bewusst aber auch unwissend, was noch kommt. Bestimmt, aber nicht ohne Zweifel, wild und ruhend, eindringlich. Jede Falte um die Augen, jedes Haar scheint eindringlich von Wegen, die sich kreuzen, von Begegnungen zu erzählen.“ Sie haben vielleicht schon erkannt, dass Herr Meyer das Photo von Jürgen Escher genommen hat, das bei Ruperts Trauerfeier in der Kirche St. Aposteln in Köln stand. Auf der Tafel soll nur stehen: Weder tollkühn noch furchtsam; das ist der Spruch der Stadt Danzig, in der Rupert geboren wurde. Nach diesem Motto hat er gelebt: Er war nicht tollkühn, nicht leichtsinnig, - und er hatte kaum einmal Furcht. Er ließ sich nicht von Angst lähmen. Auf dem Sockel soll stehen: Rupert Neudeck – 14.5.1939 bis 31.5. 2016 Gestiftet von den vietnamesischen Boat People in Deutschland Und der Name des Künstlers Zusätzlich soll dort ein Barcode (dieses kleine schwarze Quadrat) sein, das diejenigen fotografieren können, die mehr wissen wollen. Dafür würde ich einen Text formulieren. Ich wäre glücklich, wenn Sie mit diesem Entwurf einverstanden sind. Wir haben lange gewartet; aber nun – glaube ich – wird es richtig gut werden. Es soll ja die Menschen zum Nachdenken bringen, auch dann noch, wenn wir, die Älteren unter uns, schon da sind, wohin Rupert uns vorausgegangen ist. Die Einweihung wird voraussichtlich Ende 2017 / Anfang 2018 sein können, wir informieren Sie, sobald der Termin feststeht. Ich darf Ihnen noch sagen, dass sich gerade die 4. Schule in NRW entschieden hat, sich nach Rupert zu benennen. So endet sein Wirken nicht mit seinem Tod. Dazu tragen Sie bei. DANKE! PS.: Im September 2017 erscheint ein Buch von Michael Albus mit verschiedenen Beiträge (Mitarbeiter, Politiker, Freunde) über Rupert Neudeck am Patmos-Verlag: „GEFÄHRLICHE ERINNERUNGEN AN EIN LEBEN WIE FEUER“. Ihre Christel Neudeck 28.08.2017  
......

BẠC NHƯ ĐẢNG

Nghe tờ DW của Đức đưa tin Hồ Ngọc Thắng bị đình chỉ công tác và bị điều tra, nhiều bạn bè trên facebook của tôi thấy phấn khởi. Nhiều người khác không nói ra nhưng trong đầu chắc đều nghĩ đến hai từ: Đáng kiếp! Không biết các dư luận viên có lời nào ủng hộ ông Thắng không, nhưng giả sử có thì chắc cũng chỉ là cào bàn phím chửi “bọn Đức” là chính. Sau vụ Trịnh Xuân Thanh này, nước Đức có nguy cơ bị tuyên giáo và an ninh Việt Nam chính thức liệt vào danh sách “thế lực thù địch”. Ảnh biếm họa. Dân Luận Còn tờ Nhân Dân – cái tờ báo cách đây vài năm đã trao giải và tôn vinh ông Thắng vì bài viết đả kích dân chủ phương Tây của ông – cho đến giờ hoàn toàn im lặng, bỏ mặc cộng tác viên ruột của mình lao đao nơi xứ người. Có một bạn facebook của tôi hỏi, liệu có khả năng Hồ Ngọc Thắng trở về nước sẽ được bố trí một chức vụ thật to hay không? Kiểu thuyên chuyển công tác lên vị trí cao hơn, bổng lộc hơn này được gọi nôm na là “đá lên”, đảng cũng có truyền thống áp dụng với các cán bộ quan chức của mình. Tuy nhiên, trong vụ Hồ Ngọc Thắng, khả năng đó chắc là rất thấp. Vì đảng Cộng sản vốn dĩ rất bạc. VĂN HÓA THẤP, TẦM NHÌN NGẮN Sau chiến tranh, các loại quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Tri ân Bà mẹ VN Anh hùng”… mọc lên như nấm, nên nhiều người có thể tưởng nhầm rằng đảng Cộng sản ân nghĩa lắm. Thật ra thì không phải thế, đảng chỉ “biết ơn” bằng ngân sách nhà nước và tiền đảng vặn cổ dân mà thôi, chứ bạc bẽo, vô ơn bạc nghĩa vốn là đặc thù của trào lưu cộng sản văn hóa thấp, tầm nhìn ngắn. Vì văn hóa thấp, tầm nhìn ngắn, nên sau chiến tranh, đảng lo trả thù người của chế độ cũ, tiêu diệt mọi mầm mống nổi loạn, hơn là tri ân này nọ. Thế là lại đẻ ra cả một lớp người với tâm lý kể công, suốt ngày kể lể chuyện mình có công với cách mạng, mình hy sinh mất mát là thế mà bây giờ phải sống cơ cực, vất vả quá như này… Nhưng thôi, tâm lý kể công đó là một vấn đề khác, ta không bàn ở đây. Mà hãy thử nhìn vào cái sự bạc bẽo của đảng Cộng sản. Vụ xử tử bà Nguyễn Thị Năm (năm 1953) có lẽ là ví dụ bi thảm và rõ rệt nhất. Vụ “mượn” nhà của một loạt tư sản, tiểu tư sản Hà Nội (sau năm 1954) rồi điềm nhiên chiếm luôn không trả – ví dụ như ngôi nhà ở số 34 phố Hoàng Diệu của vợ chồng triệu phú Trịnh Văn Bô – là ví dụ chỉ kém bi thảm hơn một chút. Nửa thế kỷ sau, bà Hoàng Thị Minh Hồ, vợ ông Bô, cực chẳng đã phải để con trai cõng mẹ đang đêm đột nhập vào chính nhà mình, dùng cách “nhảy dù” để giành lại ngôi biệt thự mà đảng đã ký giấy xin mượn của bà trong thời gian hai năm, 1954-1956. Trước kháng chiến, doanh nhân Trịnh Văn Bô cũng là một nhà hằng tâm hằng sản, có công lớn với "cách mạng": Tính đến ngày 19/8/1945, vợ chồng ông Bô đã ủng hộ Việt Minh tới 8 vạn 5 nghìn đồng Đông Dương (tương đương 212,5 cây vàng – theo thời giá khi ấy). BẠN BÈ QUỐC TẾ THÌ CŨNG MẶC XÁC! Sau chiến tranh, một loạt các nhân vật cánh tả của thế giới (ở Mỹ, Đức, Thụy Điển…) – những người đã từng lên tiếng ủng hộ nhiệt thành “cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của đảng” – bị chính quyền Hà Nội cho vào quên lãng, ngay cả những người có gặp rắc rối với xã hội của họ. Diễn viên điện ảnh Mỹ Jane Fonda lúc cao hứng còn sang thăm Hà Nội, chụp ảnh với bộ đội (năm 1972), nghe đâu còn bảo: “Tôi có đứa con trai, tôi sẽ đặt tên nó là Trỗi” . Chẳng biết bà nói thế thật hay là báo chí nhà sản tuyên truyền bịa ra như vậy. Trở về Mỹ, bà bị nhiều người chỉ trích, khinh ghét, tẩy chay… Đảng Cộng sản, tuyên giáo đảng im bặt, chẳng một lời “thăm hỏi, động viên”. Jane Fonda vẫn còn may mắn. Số phận những người Pháp đã từng ủng hộ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp mới thật bi thảm; họ trở về nước và đối diện tòa án binh, đi tù hoặc gặp nhiều khó khăn khác trong cuộc sống. Đảng ta mặc kệ, dĩ nhiên. Nhà văn Vũ Thư Hiên từng viết trong “Đêm giữa ban ngày” rằng ông rất ngạc nhiên thấy Chính phủ Việt Nam không bao giờ để mắt đến những người đã từng là “bạn bè quốc tế”, đứng về phía Việt Nam trong chiến tranh. “TẤM GƯƠNG” TRẦN VĂN TRƯỜNG Ảnh Trần Văn Trường tại Los Angeles hôm 19-2-1999. AFP PHOTO Năm 1999, Trần Văn Trường, một doanh nhân ở phố Bolsa (Westminster, bang California), treo cờ đỏ sao vàng và ảnh ông Hồ Chí Minh trong cửa hiệu của mình. Biểu tình hàng ngàn người ở khu Bolsa phản đối Trần Văn Trường. Bên này đại dương, báo đài Việt Nam, đặc biệt là VTV, rầm rộ đưa tin ủng hộ ông Trường và lên án cộng đồng Việt Nam tị nạn ở Mỹ. Nhưng chỉ phản ánh đại khái là có một doanh nhân bên Mỹ vì treo cờ đỏ và ảnh Bác mà bị “người Việt lưu vong” đánh phá, đe dọa thôi, chứ tất nhiên không đả động gì tới cuộc biểu tình và cũng không nói về kết quả của vụ việc đó. Báo chí Việt Nam càng không nói đến những chuyện sau này xảy ra với Trần Văn Trường. Ông ta về nước kinh doanh, hình như là mở đầm tôm, nuôi cá gì đó, rồi cũng bị Nhà nước Việt Nam, bị chính quyền địa phương… cưỡng chế, cướp sạch. Kinh doanh thua lỗ, kiện không được, trắng tay ông ta lủi thủi trở về Mỹ và tiếp tục sống trong chính cái cộng đồng mà ông ta từng ngang nhiên khiêu khích, chọc tức kia. Vấn đề là chẳng thấy đại diện nào của “Đảng và Nhà nước” thăm hỏi, động viên, trao quà giúp đỡ ông Trường cả. Một lời nhắc cũng không. * * * Đó, đảng Cộng sản – lực lượng nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện ở Việt Nam – là một tập hợp những con người hành xử như thế đấy. Những kẻ ủng hộ nó – cho dù chỉ vì tiền như an ninh hay dư luận viên hiện nay – cũng nên nhìn vào thứ đạo đức cách mạng này mà coi lại, xem có nên tìm đường rút cho mình không. FB Doan Trang
......

Dùng cái thật mới đánh bật được cái giả

Có tin đồn, cựu bộ trường Quốc phòng Phùng Quang Thanh từ trần vào ngày thành lập Quân đội 22/12. Trước đây lãnh tụ Hồ Chí Minh có công dựng nước, Ông từ trần nhằm ngày Quốc khánh 2/9, giớ đây lại nói Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh từ trần nhằm ngày thành lập Quân đội 22/12, sao lại có sự trùng hợp quá khó tin như thế?!. Hôm nay 16/08/2017, đồn ông Phùng từ trần 22/12 chắc là năm 2016. Khi quả quyết như vậy, sẵn trên đường, tôi ghé nhà một cựu sĩ quan chuyên đọc báo “biếu” (báo Nhân dân và Quân đội) xem coi 2 tờ báo “chủ lực” trong làng báo nói gì về chuyện lạ nầy. Khi hỏi những số báo tháng cuối năm 2016, cựu sĩ quan nầy nói: “tôi chỉ xem lướt qua rồi bỏ chớ đâu có lưu ! “. Về nhà, tôi lên mạng, vào trang điện tử báo Quân đội Nhân dân tìm mãi mới gặp được bài “Bịa tin về tướng Phùng Quang Thanh là “độc địa” của nhóm phóng viên báo nầy, đăng hôm 09/01/2017. Bài báo có đoạn viết: “… Những kẻ ném đá giấu tay, đã loan truyền tin bịa đặt rằng đại tướng Phùng Quang Thanh, nguyên bộ trưởng Bộ Quốc phòng VN từ trấn hôm 22/12 (2016?) vừa qua. Đây là hành vi độc địa, táng tận lương tâm nhằm chia rẽ Đảng, Nhà nước, Quân đội Nhân dân”. Nhóm phóng viên tờ báo nầy còn đề nghi: “Phải sớm điều tra làm rõ, xử lý hình sự hành vi sai phạm nhiều lần tung tin đồn liên quan đến đại tướng Phung Quang Thanh.v.v…”.                                Việc thông tin theo kiểu đối phó, mang tính chất hình sự, thiếu tính thuyết phục nầy tôi đã nghe quá nhàm tai, nó không chỉ có riêng ở báo Quân đội mà có cả ở hệ truyền thông “chính thống”. Không có chuyện “nước lã mà khuấy nên hồ” mà “có lửa mới có khói”. Cái bị cho là “tin giả, tin bịa đặt” là loại thông tin dựa vào sự việc có thật rồi chế biến thêm. Từ sự kiện, hiện tượng có thật, người ta chế biến nó sao cho hợp lý hơn, thuyết phục hơn, thuộc dạng tin luận hay bình luận, có lồng ý tưởng chủ quan trong đó – ý tưởng chủ quan, dù đúng hay sai, vẫn là quyền riêng tư của của mỗi người, phải được tôn trọng. Tại sao “tin giả, tin bịa đặt” xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam? – Nguyên nhân chính là do giới truyền thông “chính thống” không dám/chịu “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật”, cứ theo kiểu “xấu che, tốt khoe”, cái gì có lợi cho chế độ thì nói - nói không biết mệt, tân dụng hết công suất phương tiện miệng và hệ thống âm thanh gây chói/nhói tai cho đời. Ngược lại, những sự thật bất lợi cho chế độ thì không nói hoặc nói môt phần sự thật (một phần sự thật không phải sự thật), mang tính chất bị động đối phó với “tin giả, tin bịa đặt” đang “trăm hoa đua nở”. Cả một hệ thống truyền thông khổng lồ, bằng tiền của Dân, được trả lương đầy đủ, sắm cho cả những phương tiện hiện đại, với đội ngũ phóng viên đông như quân Nguyên, có quyền tiếp cận săn tin, thế mà, qúi vị không làm nổi một việc không mấy khó là “thông tin kịp thời, đúng sự thật”. Quí vị không làm tốt chức trách, khiến cho Dân phải “cơm nhà áo vợ” lang thang “đi mây về gió” săn tin trôi nổi, chắc lọc, để rồi, thông báo cho nhau đề phòng tai bai họa gởi ?. Chưa vừa, quí vị còn dựa vào quyền lực chửi bới lung tung, thậm chí còn đề nghị xử lý hình sự đối với những ai nói trái vời mình, dù đó là sự thật. Các vị làm thế quả là vi Hiến và bất công . Tiện đây, tôi chép nguyên văn điều 25 Hiến pháp 2013 của nước ta để cùng tham khảo: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền nầy do luật pháp quy định”. Hiến pháp là luật cơ bản, tối thượng, các luật và văn bản khác đều dưới nó, không được trái nó. Những gì Hiến pháp đã ghi, mọi người phải tôn trọng, chấp hành, ngược lại là vi Hiến?. Không biết có phải vậy không, truyền thuyết cho rằng loài người xuất thân từ loài Vượn hay Khỉ gì đó. Chắc là vậy, nên con người có thuộc tính giống chúng là tò mò, thích xem cái che hơn xem cái khoe. Bởi vậy, phái Nữ thường mặc nửa kín nửa hở nhằm kích động mạnh vào tính tò mò vốn có của phái Nam là một ví dụ vui. Hệ thống truyền thông “chính thống” mà luôn úp mở, lừa đảo trong thông tin, không nói rõ sự thật, từ đó, kích động vào tính tò mò vốn có của con người, khiến họ có quá nhiều “nguyên liệu” đề chế biến, trở thành loạn thông tin. Chẳng hạn: •         Cụ Hồ từ trần ngày 2/9 mà thông báo ngày 3/9. Sự thật ngờ ngờ ra đó mà dám cải tử hoàn sinh cho Cụ Hồ thêm 1 ngày, khiến hơn chục năm trời thiên hạ duy trì thắc mắc, đàm tiếu. Mãi đến khi lãnh đạo công khai sự thật, khẳng định Cụ Hồ mất ngày 2/9 thì mới “gió lặng,sóng êm” ?. •         Không công bố nội dung “Mật nghị Thành Đô” khiến dư luận đã và đang nghi ngờ, bàn tán đủ thứ. Nhứt là, sau mật nghị Thành Đô về, trong nội bộ Đảng lời ra tiếng vào gì đó, Tổng Bí thư Nguyễn văn Linh nói: “Tôi cũng biết, ký hiệp ước Thành Đô là mất nước, nhưng thà mất nước còn hơn để mất Đảng”. Từ câu nói ấy, không ít người cho rằng Hiệp ước Thành Đô là hiệp ước Việt Nam bán nước cho Trung Quốc. Họ lập luận: Dân sống trên đất nước, bán nước là bán luôn cả Dân. Dân VN bao gồm cả Đảng CSVN trong đó. Cớ sao mất nước mà lại còn Đảng ? Vậy Đảng không thuộc cộng đồng dân tộc Việt Nam mà là người Tây hay người Tàu gì đó sao?! – Đây là chuyện quốc gia đại sự, Đảng CSVN có trách nhiệm phải trả lời trước công chúng chuyện nầy.   •         Căn bịnh và cái chết lạ thường của Nguyễn Bá Thanh, cho đến nay, người ta vẫn còn nghi ngờ, suy đoán lung tung. Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ TW có trách nhiệm nói rõ căn bịnh và cái chết khác thường của ông Thanh để dập tắt dư luận vẩn còn đang âm ỹ . •         Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, lúc thì nói đi trị bịnh, lúc nói bị bắn chết, lúc nói bị quản chế, và gần đây nói từ trần nhằm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12/2016  – cái nào đúng hay sai tất ? đó là điều dư luận xã hội đang muốn biết.   •         Việt Nam nói Trinh Xuân Thanh về đầu thú, Đức thì trương ra quá nhiều bằng chứng và nói rằng Trinh Xuân Thanh bị tình báo Việt Nam bắt cóc tại Berlin (Đức). Vậy đâu là sự thật ?.   •         Ông Đinh Thế Huynh bị bịnh hay bị đầu độc, nếu bịnh trị ở nước nào, hiện giờ đang ở đâu ?... •         Ông Trần Đại Quang sao vắng mặt cả tháng nay, đang làm gì, hiện ở đâu?. Dư luận đang suy đoán: ông Quang chắc bị quản chế như ông Phùng. Khi ông Quang xuất hiện tiếp Đại sứ quan Cuba hôm 18/08/2017, có người suy luận: Yêu cầu ngoại giao là thứ yếu, đối phó với dư luận về sự vắng mặt lạ thường của ông Quang mới là chính yếu. •         Vụ Trinh Vĩnh Bình kiện Việt Nam ra tòa án Trọng tài Quốc tế về chiếm đoạt tài sản. Tòa án xử tại Paris, đã kết thức lúc 5 giờ ngày 28/08/2017. Dư luận trong và ngoài nước đang ầm lên: Việt Nam thua kiện, phải bồi thường cho Trịnh Vĩnh Bình 1,25 triệu USD. Vụ kiện nầy thực hư thế nào, ai thắng ai thua sao chưa thấy truyền thông Việt Nam Việt Nam lên tiếng để trấn an dư luận?. .v.v…  Không đâu giống như ở Việt Nam, chỉ có cái ngữ thông tin mà cũng phân biệt “lề Đảng”(chính thống), “lề Dân” (không chính thống). Dầu không muốn cũng phải chấp nhận thực trạng đau lòng nầy. Bởi vì “lề Đảng” vẫn cứ khư khư thông tin một chiều theo kiểu “xấu che, tốt khoe”, còn “lề Dân” thì nói cả 2 mặt, chỉ đúng về mặt định tính, còn lại là “bình loạn”. Tất nhiên thôi, “Lề Dân” không được cung cấp mà tự đi săn tin theo kiểu lần theo khói để phát hiện lửa. Khi phát hiện lửa thì cứ toán lên “lửa !.. , lửa !!!…”, như chim Báo bão, báo cho mọi người biết đề phòng thân, còn lửa xuất phát từ đâu, do ai đốt hạ hồi phân giải. Khắc phục chuyện loạn thông tin nầy không khó, miễn là, hệ truyền thông thủ vai trung dung, không mang yếu tố chính trị, sớm khắc phục cố tật  vòng vo, ngụy biện…, phải có chi nói nấy, nói kịp thời, đúng sự thật thì sẽ hạn chế đến mức thấp nhựt “tin giả, tin bịa đặt”. Đối phó với tin bịa đặt “ phải kịp thời xử lý theo kiểu “ngứa đâu gải đó”. Đơn cử, Phùng Quang Thanh còn sống mà dư luận nói ông ấy đã chết thì, tại sao, báo Quân đội Nhân dân không vã mồm họ bằng cách đưa ông Phùng xuất hiện trước công chúng. Sự xuất hiện của ông Phùng trước công chúng sẽ dập tắt “tin bịa đặt” ấy ngay – vòng vo chi cho hao công tốn của. Cách duy nhứt, tốt nhứt, hiệu quả nhứt để đối phó với nhểu loạn thông tin, truyền thông chính thống phải thông tin kịp thời, đúng/đủ sự thật để đáp ứng nhu cầu cho người dân; bám lấy phương châm: “dùng cái thật đánh bật cái giả” để loại bỏ những “tin giả, bịa đặt”. 29/08/2017   T.T  Theo huynhngocchenh.blogspot.de
......

VỀ VỤ KIỆN CHÍNH PHỦ VN 1,25 TỶ ĐÔ CỦA ÔNG TRĨNH VĨNH BÌNH.

Trước tiên, 1,25 tỷ đô có lớn không? Hehe, nó gấp 2,5 số tiền mà Formosa đền bù cho hàng triệu người dân bị ảnh hưởng bởi thảm hoạ môi trường ở 4 tỉnh miền trung - một thảm hoạ rúng động thế giới. Nên nhớ, cả Việt Nam gần 95 triệu dân thì đào mỏi mắt mới ra hai tỷ phú đô la là ông Phạm Nhật Vượng (Vincom) và ông Trịnh Văn Quyết (FLC), và cả thế giới rộng lớn gần 7 tỷ người này thì chỉ có 1.900 tỷ phú đô la như thế. Vậy nếu thắng kiện (gần như là chắc chắn) thì Việt Nam lấy đâu số tiền đó để đền bù? Tất nhiên là từ tiền thuế của dân chứ đâu, tăng thuế xăng dầu, thuế VAT cũng là 1 phần dự định cho việc trả tiền cho vụ kiện này. Còn nếu xù nợ không trả? Cái này chịu, buộc phải trả tại toà quốc tế mà đã phán là họ có cách buộc Việt Nam phải thực hiện đúng bản án. Không thì máy bay ta qua Châu âu họ giữ lại, Tàu biển qua cũng thế, rồi các hợp đồng kinh tế với các nước Châu âu. Nói chung họ nắm cán, ta có chạy đằng trời, hichic. Khổ cái nữa là vụ này ông Bình thắng, nó sẽ mở ra một án lệ, khiến những người từng bị lừa đi tập trung cải tạo ngắn ngày sau đó phải ngồi tù có thể khởi kiện chính phủ Việt Nam ra toà quốc tế do từng bị ngược đãi và nhốt tù. Chi phí cho việc khởi kiện này thì trong một cuộc phỏng vấn, ông Bình hứa sẽ trích một phần số tiền thắng kiện để hỗ trợ các nạn nhân, Việt Nam rắc rối to rồi đây. Cái nữa là qua vụ kiện này, hình ảnh Việt Nam sẽ xấu đi trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, và kiều bào cũng không dám xách tiền về nước đầu tư. Như thế Việt Nam đã khó nay còn khó hơn, và người dân chúng ta là những người chịu thiệt thòi nhất. Điểm sáng duy nhất là ở toà án quốc tế chỉ có công lý, không có chỗ cho việc chạy án, cũng không chỗ cho kẻ mạnh thể hiện quyền uy, không có chỗ cho việc đông hiếp yếu. Cứ ai đủ bằng chứng thuyết phục, người đó thắng kiện. Và với một đất nước chuyên xài luật rừng như Việt Nam thì đây sẽ là mảnh đất màu mỡ cho giới luật sư quốc tế kiếm ăn sau vụ này. Nên nhớ bọn luật sư ở mấy nước này nó ngửi mùi tiền rất nhanh, và chỗ nào có thể kiếm ăn là sẽ có mặt bọn chúng ở đó. Việt Nam dễ sml với bọn này chứ không đùa. Còn ai sẽ chịu trách nhiệm với vụ ông Bình? Chẳng ai ngoài thằng có tên là toàn dân cả, mấy bác ký và chia chác đã hạ cánh an toàn hết rồi, ở Việt Nam về hưu là hết, lỗi là lỗi tập thể chứ chẳng ai dại mà chịu một mình. Vinashin, vinaline cũng hàng tỷ đô đó mà cuối cùng cũng tiền thuế chịu, nợ công chịu chứ ai vô đó. Vụ này cỡ 28.000 nghìn tỷ thì chia ra mỗi người dân gánh thêm một ít nợ công hay trả thêm cho mỗi lit xăng dầu vài nghìn đồng hoặc các mặt hàng tiêu dùng tăng giá thôi. Tóm lại là dân lo mà gánh ha, không ai gánh chịu ngoài dân đâu. Còn vụ ông Bình nguyên nhân là thế nào thì xem qua tóm tắt ở các hình dưới or tra gúc nhé: FB Nhân Thế Hoàng
......

Tòa trọng tài quốc tế kết thúc xét xử vụ Trịnh Vĩnh Bình

Tòa trọng tài quốc tế họp ở Paris xét xử vụ ông Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ CHXHCNVN từ ngày 21/ 8 đã kết thúc vào chiều 27/8 (làm việc cả Chủ nhật). Mọi người chờ đợi công bố kết quả, nhưng chưa có. Người ta chỉ chứng kiến ông Bình rời khỏi Tòa với nét mặt hân hoan, hai tay giơ lên cao theo hình chữ V, tượng trưng cho thắng lợi. Vì sao chưa có kết quả?. Tôi đã từng là Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế của VN, có biết chút ít về xét xử trọng tài, xin được trình bày vài điều. Xét xử của Tòa Trọng tài (TTT) có chỗ giống và khác với xét xử của Tòa án (TA). Chỗ giống là: Cùng gọi là vụ kiện, có nguyên đơn và bị đơn. Mỗi bên đều có thể tự bảo vệ hoặc thuê luật sư. Một số chỗ khác như sau : 1- Với TA các bên không được chọn Chánh án và Thẩm phán, tại TTT các bên có quyền chọn Trọng tài viên (TTV). Các TTV có vai trò như Thẩm phán và bầu ra Chủ tịch HĐ, có vai trò như Chánh án . 2- Căn cứ để xét xử của TA là Luật pháp do Tòa chọn, còn của TTT là Hợp đồng hoặc các thỏa thuận của 2 bên và Luật do các bên chọn. 3- Quyết định của TA được công bố ngay cuối phiên tòa, được gọi là Bản án. Quyết định của TTT chưa được công bố ngay vào cuối phiên xét xử mà chỉ được công bố cho 2 bên sau một thời gian, được gọi là Phán quyết Trọng tài (không công khai). 4- Bản án của TA cấp dưới có thể được khiếu nại lên TA cấp trên để được xét xử phúc thẩm và giám đốc thẩm. Phán quyết của TTT là chung thẩm, là quyết định cuối cùng. 5- Trong xét xử Trọng tài, bên bị đơn có thể kiện trở lại, như vậy có 2 vụ kiện song song, chúng có thể được xét xử cùng lúc hoặc tách rời. Trong vụ kiện, ông Trịnh Vĩnh Bình đòi Chính phủ CHXHCNVN trả số tiến 1,25 tỷ đô la. Số tiến đó là tổng cộng nhiều khoản: a, b, c, d, e. v.v… Trong xét xử, TTT căn cứ váo lý lẽ của cả 2 bên để quyết định chấp nhận khoản nào và bác bỏ khoản nào. Vì vậy mà số tiền Chính phủ CHXHCNVN phải nộp cho ông Bình có thể ít hơn. Tiền đó rõ ràng là CP phải lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền thuế của dân. Vì sự tham lam, đểu cáng của một số cán bộ nào đó đã ăn cướp và chia nhau tài sản của ông Bình hoặc là vô trách nhiệm, coi thường luật pháp, để rồi nhân dân phải gánh chịu. Hỏi CP và Luật pháp có làm gì được chúng nó không hay lại tìm cách bao che, không dám lôi chúng ra ánh sáng. Trong vụ này, ngoài số tiền phải trả cho ông Bình, Chính phủ còn phải chi thêm 3 khoản nữa đều rất lớn, đó là: Tiền thuê luật sư, tiền án phí, tiền chi cho các tổ chức và cán bộ theo vụ án. Cả 3 khoản thêm này cũng lên tới hàng trăm triệu đô la. Trước đây ông Bình có hứa, số tiền thu lại được, sau khi trả các chi phí vụ kiện, ông sẽ không chi dùng cho cá nhân và gia đình mà ủng hộ cho các dân oan của Việt Nam. Cũng mong ông sớm công bố điều kiện và thể thức đối với dân oan để họ có thể nhận sự ủng hộ đó. Nguồn: Boxitvn
......

Đâu chỉ tham lam mà còn phản quốc nữa

Nợ công năm sau cao hơn năm trước là do đâu? Tốc độ tăng nợ công lớn nhanh như Thánh Gióng. Nợ tăng thì ắt có kẻ ôm tiền đất nước mang đi. Lĩnh vực nào chúng cũng thi nhau vơ vét nhét túi rồi tuồn ra nước ngoài lót ổ. Lúc nào cũng luôn trong thế bỏ chạy về tổ mới nếu có biến. Điều trớ trêu là chúng toàn lót ổ ở Âu - Mỹ chứ chẳng thằng nào chui đầu qua anh em 16 chữ vàng 4 tốt của nó để lót ổ cả. Cả đám từ trung ương đến địa phương đều coi những ai có tư tưởng tự do dân chủ như Âu - Mỹ đều là kẻ thù của chúng hết. Bắt nhốt hết và vu cho là "phản động", là "chống phá nhà nước". Đám cầm quyền đứa nào cũng vậy, chúng ra tay rất tàn độc với những người đòi hỏi dân chủ cho đất nước, trong khi đó những người này không hề nhắm vào cá nhân nào trong ĐCS, họ chỉ nhắm vào thể chế, họ thực sự là những người yêu nước. Kẻ xem những người yêu nước là kẻ thù cần phải triệt hạ thì chỉ có thể là kẻ phản quốc. Vậy họ phản quốc như thế nào?   Công an ngăn chận người dân biểu tình phản đối Formosa gây ô nhiễm môi trường biển. Ảnh: Reuters. Ta thấy, hầu như 100% những cá nhân trong ĐCS mà luôn chống đối điên cuồng những người muốn Việt Nam dân chủ như Âu - Mỹ, thì cũng chính những con người này lại chọn Âu - Mỹ là nơi mà con cái họ sinh sống và là chỗ hưởng thụ lúc hết quyền lực. Điều họ ao ước cho gia đình họ, họ cố tình vun đắp cho tương lai con cái họ nhưng họ lại thẳng thừng khước từ việc áp dụng nó lên quê hương. Tại sao? Có người cho rằng, họ tham tiền. Đúng! Nhưng đó chỉ đúng một phần, phần phụ. Còn phần chính là gì? Phần chính là họ phản quốc, là kẻ gây tội ác với dân tộc. Một công ty nọ, chẳng may bị hoả hoạn, trong đó có nhiều người bị lửa vây hãm. Trong đám nhân viên, có kẻ lo dập lửa cứu người, thế nhưng cũng có kẻ lợi dụng lúc rối ren lén ôm két sắt chuồn mất. Vậy kẻ ôm két sắt kia chỉ là kẻ tham lam thôi sao? E không những tham lam mà còn nhẫn tâm, hoặc thậm chí là tàn ác. Nếu kẻ ôm két sắt kia cũng chính là kẻ đã ra tay phóng hoả thì sao? Thì đấy là loại người đại gian đại ác, tột cùng của sự khốn nạn. Những người cộng sản trên đất nước này không chỉ là tham không đâu. Họ là mẫu người phóng hoả đốt nhà rồi lợi dụng rối ren trộm két sắt khổ chủ. Họ là những kẻ đại gian đại ác đấy. Dân thì chỉ biết nhìn họ ra tay tàn phá đất nước trong sự bất lực. Đất nước này đã nuôi sống họ lớn lên, đã cho họ quyền lực và tiền bạc, thế nhưng họ quyết dìm đất nước vào bùn đen bằng cách thẳng thừng bác bỏ con đường tự do dân chủ dẫn tới giàu mạnh cho đất nước. Con đường đó chỉ có họ và con cái họ hưởng ở trời Tây thôi, còn ai mang vào đất nước Việt Nam thì đừng hòng. Họ sẽ hạ thủ tàn độc những ai mang nó đến cho đất nước. Rất khốn nạn. Bộ trưởng Y tê Nguyễn Thị Kim Tiến được Tổng giám đốc Công ty VN Pharma tặng cho một căn biệt thự trị giá 60 tỉ đồng. Công ty này đang bị ra tòa vì vụ nhập cảng thuốc giả trị ung thư. Ảnh: Youtube Đất nước đang trong thời kỳ bị CS phóng hỏa đốt nhà. Họ mồi lửa bằng cách nào? Đất nước rộng lớn, dân đen đông đúc, họ đang mồi vô số ngọn lửa đốt cho đất nước này ra tro. Xin liệt kê vài mồi lửa điển hình. Mồi thứ nhất, họ mở cửa cho thực phẩm độc hại tuồng vào tự do để đốt cho sạch sức khỏe nhân dân. Mồi thứ 2, họ rước Formosa vào để nó bậc một mồi đốt sạch nguồn sống ngư dân miền trung. Mồi thứ 3, dựng BOT đốt cháy túi dân xe hơi xe tải. Mồi thứ 4, tăng thuế xăng lên thành 25.000 đ/lít đốt cháy túi 90 triệu dân. Mồi thứ 5, đánh thuế ô tô lên đến 200% đốt cháy túi dân xài 4 bánh. Mồi thứ 6, tăng VAT lên thành 12% đốt cháy túi nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng. Mồi thứ 7, hủy thuốc trị ung thư thật nhập thuốc giả nhằm đốt cháy cuộc đời người bệnh, đồng thời đốt cháy túi gia đình họ. Mồi thứ 8, nhập thuốc Fugacar giả đốt cháy sức khỏe mầm non đất nước, vv... và vv... không cách nào kể siết. Đất nước như một khu rừng khô đang bị thiêu rụi bỡi vô số mồi lửa do CS phóng đốt. Cháy rụi trên mọi lĩnh vực ở khắp mọi nơi. Thế nhưng, trong cơn hoả hoạn này 90 triệu dân đang bị lửa bao vây. Không một kẻ nào trong ĐCS mà có thiện chí dập lửa. Dân bị ngọp vì khói cay đang phà vào mặt và che lấp dưỡng khí. Trong tình thế người dân sắp chết ngọp, thì toàn bộ những cá nhân trong ĐCS đang tranh thủ vơ vét. Ông Thủ tướng có con du học Mỹ mua nhà Mỹ, ông chủ tịch Hà Nội có con du học Úc mua nhà Úc, bà bộ trưởng Y Tế cũng có con du học Mỹ mua nhà Mỹ. Thậm chí tép riu như em Trần Vũ Quỳnh Anh của Sở XD Thanh Hóa, sau khi bị lộ việc thăng chức thần tốc cùng chiếc xe sang Cadilac Escalade và biệt thự triệu đô không rõ nguồn gốc đồng tiền, thì em ấy cũng bay sang mái ấm tận bên New Zealand để trú ngụ cho an toàn, và rất nhiều người nữa. Rõ ràng người CS là những kẻ phóng hoả và đang cố tình thiêu đất nước này cho ra tro, và cũng chính họ là kẻ ôm két sắt tháo chạy. Vậy họ chỉ là tội tham ô thôi ư? Không chỉ là tham ô mà nó còn là tội ác phản quốc nữa. Nay dân đã bị tước hết mọi quyền con người nên đành bất lực. Nhưng ngày mai khi dân giành lại được quyền làm người thì họ sẽ trừng trị những tội đồ phản quốc hôm nay. FB Đỗ Ngà
......

Bệnh viện Nhà nước cũng bán thuốc giả thì biết tin ai bây giờ?

Sau khi ông Nguyễn Minh Hùng, tổng giám đốc VN Pharma mua tặng cho gia đình bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến căn biệt thự rộng 500 m2 (trị giá 60 tỉ đồng, đứng tên ông Hoàng Quốc Cường, con trai bà Tiến, ngay liền kề phía sau với căn biệt thự số 177 Nguyễn Văn Hưởng nơi gia đình bà Nguyễn Thị Kim Tiến đang sinh sống), Công ty VN Pharma đã nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của gia đình bà Bộ trưởng. Để đảm bảo cho mối quan hệ làm ăn khăng khít, lâu dài, gia đình bà Bộ trưởng đã cử ông Hoàng Quốc Dũng, là em trai của ông Hoàng Quốc Hòa, chồng bà Tiến, tham gia Ban Lãnh đạo Công ty VN Pharma. Để đánh lừa dư luận, ông Hoàng Quốc Dũng chỉ đứng tên đăng ký số cổ phần ít ỏi là 10.000 cổ phần với mã cổ đổng là VN042, nhưng lại nhận được số tiền chia lợi tức khổng lồ 24% danh thu bán hàng của Công ty VN Pharma. Ông Nguyễn Minh Hùng, tổng giám đốc VN Pharma bán Thuốc giả - Tặng biệt thự thật... Với sự tham gia của gia đình bà Bộ trưởng Bộ Y tế, chỉ trong vòng gần 3 năm từ khi mới thành lập, Công ty VN Pharma gần như đã nuốt trọn thị phần đấu thầu thuốc trong các bệnh viện công lập từ Trung ương đến địa phương. Công ty VN Pharma thành lập ngày 25/10/2011 tại 666/10/3 đường 3/2, phường 14, Quận 10, Tp HCM với số vốn điều lệ chỉ 40 tỷ đồng, tháng 10 năm 2014 đã nâng vốn lên là 68 tỷ đồng, doanh số bán thuốc của Công ty tăng một các khủng khiếp, từ con số 0 năm 2011, đến năm 2013 doanh số Công ty sau khi hợp nhất là 971 tỷ đồng, năm 2014 là 1.077 tỷ đồng (trên thế giới này không có một công ty nào có thể phát triển nhanh như vậy và với nguồn vốn thấp như vậy, nếu bạn đã từng bán chỉ vài bộ quần áo cũng hiểu rằng không thể vốn 40 tỷ, mở công ty chỉ sau 1 năm mà doanh thu từ số 0 lên đến 1077 tỷ được). Đỉnh điểm cho sự tham gia đắc lực của bà Nguyễn Thị Kim Tiến là doanh số trúng thầu trong đấu thầu thuốc cao khủng khiếp năm 2014 của công ty Cổ phần VN Pharma (và hệ thống Công ty con của VN Pharma: Công ty TNHH MTV dược Nam Anh, Công ty CP Dược phẩm Nam Hùng, Công ty TNHH MTV dược phẩm VN Pharma, Công ty Cổ phần dược Đại Nam Tp HCM, Công ty Đại Nam Hà Nội). Cụ thể như sau: – Trúng thầu tại Sở Y tế Tp HCM năm 2014 là 488 tỉ đồng – Trúng thầu tại Bệnh viện Chợ Rẫy là 120 tỉ đồng – Trúng thầu tại Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh là 40 tỷ đồng – Trúng thầu tại Bệnh viện Bạch Mai là 21 tỷ đồng – Trúng thầu tại Bệnh viện Trung ương Huế là 20 tỷ đồng – Trúng thầu tại Bệnh viện Thống Nhất là 8 tỷ đồng – Trúng thầu tại các Sở Y tế từ 1-2 tỷ đồng đối với các Sở Y tế nhỏ, đến 20-30 tỷ đồng đối với các Sở Y tế đấu thầu nhiều. Độc quyền ăn khủng như vậy chưa đủ, bây giờ còn lòi ra là công ty này chuyên buôn bán thuốc giả. Mà VN Pharma lại là công ty trúng thầu thuốc chính của Sở Y tế cả nước, vậy là bệnh nhân mua thuốc ở ngay tại hiệu thuốc bệnh viện cũng là thuốc giả, dẫn đến bao nhiêu người tiền mất tật mang? Bao nhiêu người chết oan? Nhà nước XHCN tự tay bán thuốc giả cho dân có còn chối được không? Tàn nhẫn vô lương! FB Pham Dung Nha Van
......

Quốc gia và Thủ đô đều vô chủ

Chủ tịch nước Trần Đại Quang vắng mặt từ ngày 26-7, đã gần một tháng. Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải theo tháp tùng Tổng bí thư đi Indonesie và Mianmar từ ngày 21-08 và sẽ không có mặt tại Thủ đô đến hết ngày 26-08. Điều gì đang xảy ra trên sân khấu chính trị Việt Nam những ngày gần đây, khi cùng một lúc, Nhà nước và Thủ đô đều không có người đứng đầu? Nếu chiến tranh xảy ra, nếu có đảo chính? Ông Trần Đại Quang thực đã biến mất một cách bí ẩn từ ngày 26-7-2017, không một lí do. Dư luận đòi trước khi "biến", với tư cách Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, ông Quang phải bàn giao quyền hạn và trách nhiệm cho người thay thế nhưng ông Quang không xuất hiện, không một phản hồi, không một tín hiệu. Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo không một lời giải thích. Ông Quang không ốm bệnh. Người ta thấy suốt 2 ngày liền, ngày 25-7 và 26-7, cho đến tận trước khi biến mất, ông đi thăm các nơi, phát phong bì tiền cho các thương binh nghèo, sau khi đăng một bài viết rất dài, đầy tâm huyết có tên là "Uống nước nhớ nguồn". Ông cố tình đi nhiều nơi thăm nhiều chỗ để chứng tỏ ông không bệnh. Từ đấy, ông ở đâu đó, không ai thấy, nhưng vẫn đều đều gửi điện chúc mừng quốc khách các nước. Và để làm như ông không hề vắng mặt, ngày 20-8, người ta thấy ông gửi đăng một bài viết cũng rất dài "Tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới" mặc dù cũng một nội dung này, trước đó, vào ngày thứ năm, 7-11-2013, ông đã viết "Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn mạng thông tin quốc gia". Hai bài cách nhau một năm, nhưng nội dung là một, không một ý tưởng nào mới, không một thông tin nào chứng tỏ vừa xảy ra. Báo Nhân Dân đăng bài này ngay ngày 20-8 nhưng bây giờ đã không tìm thấy, như đã gỡ xuống. Nhiều nhận xét cho rằng bài thứ hai này không phải do ông viết mà do một bàn tay của một người khác, cóp lại bài viết cũ, xào xáo và thêm thắt. Có lẽ thế, bởi không ai tự lặp lại mình, trừ khi đã thành người lẩn thẩn, kiểu "ăn rồi bảo chưa ăn". Dù là cách giải thích nào, dù là thực tế diễn ra kiểu gì thì một sự thật có thể thấy là ông Quang không vắng mặt vì đi chữa bệnh. Hoặc là ông bị đi "chữa bệnh" trong tình trạng hoàn toàn khoẻ. Có nghĩa là ông bị buộc phải vắng mặt. Tại sao? Ông không được phép có mặt vào ngày Quốc khánh 2-9 nên phải làm như vì lí do gì đó, ông đã vắng mặt từ cả tháng trước chứ không phải do sự cố, để không tạo sốc, gây xáo động cho dư luận. Nếu ông không được phép xuất hiện trong ngày Quốc khánh với tư cách Chủ tịch nước thì nhất định là do đã có một quyết định từ Bộ Chính trị, nghĩa là ông đã bị phế truất chức vị Chủ tịch nước. Mà chức Chủ tịch nước chỉ bị phế truất khi vi phạm pháp luật hay phạm tội phản quốc. Ông Quang có thể phạm tội gì? Ông vi phạm pháp luật từ khi ông còn giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an dưới quyền ông Thủ tướng tham nhũng Nguyễn Tấn Dũng? Ông dính tới các vụ ăn chia từ khoản tham ô 36 tỉ đô-la thụt két của Tập đoàn Dầu khí do ông Dũng, ông Vũ Huy Hoàng và ông Đinh La Thăng là người chủ mưu, mà Trịnh Xuân Thanh là người nắm trong tay toàn bộ danh sách những tên tuổi nhận tiền? Ông dính tới khoản 1,5 triệu đô tiền hối lộ của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chuyển cho ông qua tay Dương Chí Dũng và ông là chủ mưu vụ thủ tiêu Dương Chí Dũng trong tù nhằm diệt khẩu, như đồn đoán cách đây một năm? Còn giả thuyết phản quốc là thế nào? Phản quốc trong trường hợp này có thể là đảo chính lật đổ chế độ. Có phải ông đang âm thầm tổ chức cuộc phục thù cùng với Nguyễn Tấn Dũng? Như tin mật tiết lộ thì chính ông từng có công tổ chức dập tắt âm mưu đảo chính cướp chính quyền của ông Phùng Quang Thanh dưới sức ép của Trung Quốc hồi tháng 5-2015, trước khi ông Trọng đi Mỹ, nhằm trừng phạt và đe doạ ông Trọng ngả vào tay Mỹ? Đất nước đang không có chủ tịch nhưng có sao đâu, chỉ cần sự có mặt của một vị Tổng bí thư là đủ. Không ai biết lí do ông Quang đi đâu trước khi có chuyến tổng thống hai nước Indonesie và Mianmar mời nguyên thủ Việt Nam. Chủ tịch không có mặt thì ai là nguyên thủ? Nguyên thủ là cách gọi khác và là cách gọi đúng bản chất hơn cho chức danh Tổng bí thư vì thực tế, người quyết định cuối cùng, người đại diện chủ quyền cao nhất của quốc gia đích thực là Tổng bí thư chứ không phải là Chủ tịch nước. Ông Quang phải ốm bệnh hay vì gì đó để vắng mặt đúng lúc. Và người ta phải quen đi với việc Tổng Bí thư là đủ và đúng bản chất. Hoặc Tổng bí thư là Chủ tịch nước, hoặc chỉ đơn giản Tổng bí thư là nguyên thủ quốc gia, không có chức vụ Chủ tịch nước, thừa! Đảng của toàn dân thì tổng bí thư đảng khác gì tổng thống và phải đương nhiên là tổng thống! Ông Trọng đi là đi thay nhưng để thiên hạ thấy là ông mới đúng, đúng hơn bất cứ ai khác. Nhất thể hoá là hợp quy luật, hợp cả lòng người! Người ta vẫn bảo là ông Trọng Lú, nhưng là lú ăn người! Ông Hoàng Trung Hải đang bị buộc phải bỏ Hà Nội để tháp tùng ông Trọng trong chuyến đi kép dài ngày thăm Indonesie và Mianmar? Theo sự sắp xếp đoàn khi hội đàm với lãnh đạo nhà nước Indonesie, ông Hải ngồi bên trái ông Trọng, nghĩa là ông là nhân vật quan trọng thứ ba trong đoàn, sau ông Trọng và ông Phạm Bình Minh ngồi kế bên phải. Chuyến thăm kết thúc mà không thấy có chuyện kết nghĩa hai thủ đô, không có hiệp ước hiệp định gì giữa Hà Nội với thành phố nào của Indonesie, chỉ với chức vụ Bí thư Thành uỷ Hà Nội, không hiểu ông giữ vai trò gì trong đoàn? Nếu không có vai trò trách nhiệm gì cụ thể trong đoàn đi thăm, tại sao ông phải bỏ việc của người đứng đầu một thành phố quan trọng nhất nước suốt cả tuần trong khi tình hình chính trị rõ ràng đang rất phức tạp? Người ta nhớ tới chuyện đưa ông Nguyễn Văn Bình lên Ủy viên Bộ Chính trị và Trưởng ban Kinh tế trung ương không phải là lên chức mà để trống chỗ Ngân hàng Nhà nước, buộc phải bố trí người khác thay thế, nhưng để mật vụ có thể làm luôn việc điều tra ngay từ bên trong. Người ta cũng nhớ chuyện ông Phùng Quang Thanh được bố trí phải đi Pháp chữa bệnh để ở nhà, ông Ngô Xuân Lịch trao quyết định cho Trung tướng Phí Quốc Tuấn, Tư lệnh và Trung tướng Lê Hùng Mạnh, Chính uỷ Bộ tư lệnh Thủ đô về hưu và bàn giao ngay tức khắc trong cùng một ngày. Việc ông Hoàng Trung Hải tháp tùng Tổng bí thư trong chuyến đi quan trọng vừa có nghĩa là ông Hải chuẩn bị cho một vị trí khác quan trọng hơn vị trí Bí thư Thành uỷ Hà Nội, vừa có nghĩa là ông sắp phải bàn giao chức Bí thư Hà Nội cho người khác. Trong bối cảnh gần như tất cả những cán bộ chịu trách nhiệm trực tiếp tới thảm hoạ Formosa đều đã bị kỉ luật thì cấp trên trực tiếp không thể thoát trách nhiệm. Ông Hồ Anh Tuấn nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Trưởng ban Quản lí Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh từng nói: "Chúng tôi kí nhưng phải có người cho phép kí thì mới kí". Cấp cho phép trực tiếp của ông là ông Hoàng Trung Hải, và ông Hải thừa lệnh của ông Nguyễn Tấn Dũng. Như vậy, sau khi đã đủ căn cứ để cảnh cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Nguyễn Minh Quang, cách chức nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường của hai ông Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Thái Lai cùng với hàng ngũ bí thư, chủ tịch, trưởng ban quản lý dự án Formosa của tỉnh Hà Tĩnh, thì căn cứ để kỉ luật ông Hải và ông Dũng không thể bỏ qua được. Như vậy, chuyện vắng mặt tại Hà Nội những ngày này, nhiều khả năng đang có sự chuẩn bị cho ông Hải ra khỏi chức Bí thư Hà Nội, chờ đợi một quyết định cách chức Ủy viên Bộ Chính trị hơn là cho ông lên chức. Cao hơn chức Bí thư Hà Nội, chẳng có chỗ nào hợp với ông này. Một tuần ông vắng mặt, tất nhiên việc của ông sẽ có người thay thế, dù chỉ tạm, nhưng sẽ tạo ra ấn tượng rằng không có ông thì cũng đã sẵn có người thay thế và nếu ông đi thật thì cũng chẳng có gì bất thường. Bộ Chính trị - Đảng Cộng sản Việt Nam sợ nhất là thay đổi bất ngờ. Chính vì vậy Việt Nam làm như vừa điếc, vừa câm. Sự thật là Bộ Chính trị, Ban Bí thư nghe thấy hết, biết hết nhưng người ta sẽ nói khi tất cả đều đã nói và nghe chán. Mọi người khi đã biết hết và không thèm nghe nữa, lúc đó sẽ được nghe và sẽ chẳng ai thèm bàn thêm. Họ sẽ làm đúng những gì Đức yêu cầu nhưng âm thầm và không một lời bàn nào được phép lọt ra. Vì vậy, nhiều khi chẳng có chuyện gì nhưng để chuẩn bị cho một chuyện vô ý nào đó, Ban Tuyên giáo được lệnh tung tin gây tranh cãi. Khi mọi tranh cãi đã bão hoà thì cái vô lí kia xuất hiện như một chuyện tự nhiên phải có. Người ta đã nghe thành quen rồi. Chuyện bịa nhưng nghe mãi, tranh cãi mãi thành ra chuyện có thật, hoặc thật hay giả cũng chẳng còn gì đáng quan tâm nữa. Lịch sử đã chứng minh những con người thuộc hệ thống cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam là những bậc thầy về khoa học quản lí dư luận. Đó là thuộc tính của những kẻ chuyên sống vụng trộm, của những sinh vật sợ ánh sáng ban ngày. Cho nên mới có chuyện cùng một lúc cả Nhà nước lẫn Thủ đô đều không có người đứng đầu nhưng không một ai hiểu tại sao và không có ai có trách nhiệm giải thích. Trong những câu hỏi không có câu trả lời thường chứa đựng những xung đột khác thường, để đến khi các xung đột ấy vỡ ra thành câu trả lời thì đã quá muộn cho bất cứ sự chữa chạy nào. 24-8-2017 B.Q.V.
......

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Hồ Ngọc Thắng bị tịch thu giấy thông hành và sắp phải ra hầu toà

Trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Hồ Ngọc Thắng đã nằm trong diện bị tình nghi liên quan. Hiện Hồ Ngọc Thắng đang bị công tố liên bang Đức truy tố về tội tiết lộ nơi cư trú của Trịnh Xuân Thanh vì Hồ Ngọc Thắng làm việc cho Sở Di Trú Đức cách đây 26 năm và bị đuổi việc vào ngày 10/8/2017. Hồ Ngọc Thắng bị cấm rời khỏi Đức và bị đang bị quản thúc chờ ngày ra tòa. Hồ Ngọc Thắng, một nhân viên sở Di Trú Đức gốc Việt, từng làm việc 26 năm - bị đuổi việc vì đã tiết lộ thông tin cho 7 mật vụ từ CH-Séc tới Berlin để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Đồng thời văn phòng Công Tố Liên Bang Đức đã cho biết ông Nguyễn Hải Long, một cư dân tại CH-SÉC đã thuê xe và làm tài xế cho nhóm bắt có gồm 6 mật vụ (cộng tài xế là 7). Một chiếc xe khác đi cùng với chiếc mini-van Volkswagen về Berlin là chiếc Audi-Limousine. Hiện nay an ninh Đức đang truy tìm chiếc Audi-Limousine này. Theo video do CH-SÉC cung cấp cùng với Camera an ninh thì Nguyễn Hải Long đã đón 6 mật vụ CSVN tại nhà hàng 999 nằm trong khu chợ Sapa Praha rồi chở tới Berlin làm nhiệm vụ bắt cóc. Ông Nguyễn Hải Long lái chiếc mini-van Volkswagen rời khu chợ Sapa Praha khoảng chừng 1 giờ thì dừng lại để nhóm mật vụ khác trên chiếc Audi-Limousine lên thay tài xế và lái về Berlin. Ngày 23/8/2017, An ninh CH-SÉC đã dẫn độ Nguyễn Hải Long sang nhà tù Đức để truy tố tội danh gián điệp. Hiện nay Interpol đã được thông báo phối hợp cùng an ninh Đức và CH-SÉC để truy tìm 6 mật vụ còn lại đến từ đâu. (*) Cảnh sát Berlin kêu gọi bất cứ ai đã có quay phim cá nhân khu chợ Sapa Praha từ ngày 20/7 tới 24/7/2017 hãy cung cấp, gửi các video này cho Cảnh sát Berlin tại địa chỉ 240 Kensington Rd # 2, Berlin, CT 06037 hoặc gọi số (860) 828-708 Nguồn: ViệtBF
......

“Bolero không âm mưu cản đường phát triển của bất kỳ ai”

”“Miền Nam có thú vui riêng của mình như cách ăn phở có nhiều rau và không quen thêm bánh quẩy. Âm nhạc cũng vậy. Miền Nam chọn bolero là cách giải trí và thưởng thức hàng ngày chứ không âm mưu làm một cuộc bành trướng nào về văn hóa" Nếu bạn để ý, phần lớn các ca sĩ của American Idol được chú ý, gây tiếng vang, đều là người trình bày dòng country. Điều đó không có nghĩa là nhạc country đang “sống dậy” ở Mỹ. Các chương trình thương mại ở Việt Nam đang phản ánh nhanh và đôi khi hời hợt – về thị hiếu cúa đám đông – Bolero – từ khóa chưa thôi “hot” trong gần một năm qua với nhiều tranh luận của người làm nhạc. Có người cho rằng, bolero ngày càng sống khỏe – phản ánh giá trị đặc biệt của dòng nhạc này, nhưng có người lại cho rằng, bolero là hoài niệm, nếu sống mãi với hoài niệm, đồng nghĩa không chịu phát triển. Vậy bolero là một dòng nhạc thế nào trong anh? Theo anh, nó đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình? – Nếu gọi bolero là hoài niệm, thì tôi cho đó là một nhận định sai. Người ta nhắc đến từ “hoài niệm” khi điều đó, giá trị đó không còn ở hiện tại, và chỉ được nhắc lại theo dịp. Nhưng bolero không mất, mà đúng như bạn diễn tả là “đang sống khỏe”, thì không có gì phải hoài niệm cả. Không ai nghe nhạc cổ điển của Mozart hay Beethoven mà bị gọi tên là hoài niệm. Và nếu thích thưởng thức chỉ nhạc cổ điển thôi, cũng không có nghĩa là “không chịu phát triển”. Tôi cũng rất ngạc nhiên khi nghe một lý luận râm ran và mơ hồ về chuyện bolero đã hoàn thành giai đoạn lịch sử của mình và nên nhường chỗ cho sự phát triển. Tôi đã từng bật cười với bạn bè của mình và hỏi rằng thôi thì cứ cho là âm nhạc cũng cần phát triển như cầu đường hay xe bus, nhưng xin chỉ giúp tôi một “dấu hiệu” về “sự phát triển” mà rất nhiều người đang muốn ngụ ý đến là gì? Cũng cần nên nhớ là bolero không âm mưu cản đường phát triển của bất kỳ ai, mà chỉ là những người chủ trương âm nhạc “phát triển” đang nghèo nàn về khả năng nên giận cá chém thớt thôi. Rõ ràng việc thị trường âm nhạc hôm nay đơn điệu chỉ có bolero thôi, là một dấu hiệu bất thường và thụt lùi của mặt bằng văn hóa nước nhà. Mà bản thân những sáng tác bolero hơn nửa thế kỷ trước hay người nghe đâu có lỗi. Lỗi thuộc về những người có trách nhiệm về văn hóa. – Trong quan sát của anh, bolero có đời sống thế nào từ khi nó xuất hiện ở Việt Nam? Dòng nhạc này có lúc được gọi là nhạc vàng, nhạc sến, phản ánh điều gì? Tôi có viết nhiều bài về chuyện này, nói ra thì rất dài. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng tên gọi vàng – đỏ – xanh chỉ là gán ghép qua vỏ ngôn ngữ. Giống như người ta hay gọi nhạc cổ điển là bác học – quả là ngớ ngẩn – vì không có nhạc sĩ nào muốn làm bác học trong âm nhạc cả, họ chỉ muốn được là một nghệ sĩ, không cần phải là giáo sư hay tiến sĩ gì đó, cũng đã đủ kiêu hãnh. Ngôn ngữ không có tính giai cấp, chỉ có con người mang sự thô thiển của riêng mình và thói quen áp đặt tạo thành các tên gọi, rồi từ đó tự phân loại xanh đỏ – sang hèn. Từ thập niên 1950 đến nay, ở miền Nam không ai tranh cãi hay phiền hà gì với các tên gọi. Chỉ là trong thời gian gần đây, khi dòng nhạc bolero bùng lên thì các tranh cãi đó mới ăn theo một cách vô nghĩa mà thôi. – Việc dòng nhạc này thời gian gần đây “sống dậy” mạnh mẽ hơn ở các phòng trà, sân khấu lớn và truyền hình thực tế, anh lý giải chuyện đó thế nào? – Nếu bạn để ý, phần lớn các ca sĩ của American Idol được chú ý, gây tiếng vang, đều là người trình bày dòng country. Điều đó không có nghĩa là nhạc country đang “sống dậy” ở Mỹ. Các chương trình thương mại ở Việt Nam đang phản ánh nhanh và đôi khi hời hợt – về thị hiếu cúa đám đông. Trong câu chuyện mà chúng ta đang nói đến, có lẽ nên đặt lại một ý khác, là các chương trình giải trí thương mại đang khai thác quá lố và bào mòn một dòng nhạc thưởng thức quen thuộc ở miền Nam, đến mức khiến khán giả của chính dòng nhạc này cũng khó chịu. – Thực tế, bolero ở thời điểm không xuất hiện trên sân khấu lớn, vẫn tồn tại âm ỉ trong đời sống người Việt, đặc biệt người miền Nam – trên các chuyến xe đò đường dài, quán cafe… qua những chiếc băng cát xét như một mạch ngầm đời sống. Điều ấy theo anh phản ánh tâm thức nào của cộng đồng? – Tôi đến Huế và đã từng ngồi hết một chương trình ca Huế với lòng tôn trọng, nhưng không cảm thấy mình bị thu hút nhiều. Ngược lại, sau đó nghe những ngườI xung quanh tấm tắc, mới biết mọi thứ thuộc về sự quen thuộc và nhận thức rất riêng. Miền Nam có thú vui riêng của mình như cách ăn phở có nhiều rau và không quen thêm bánh quẩy. Âm nhạc cũng vậy. Miền Nam chọn bolero là cách giải trí và thưởng thức hàng ngày chứ không âm mưu làm một cuộc bành trướng nào về văn hóa. Gọi tên “tâm thức” nghe lớn lao quá. Tôi không nghĩ bolero tự chọn mang vào mình một sứ mạng cao cả nào, mà chỉ là sự chọn lựa đồng thuận của nhiều thế hệ nơi vùng đất hết sức dân chủ: văn hóa nào, dòng nhạc nào cũng có thể mang đến giới thiệu, nếu đủ sức chinh phục thì ở lại, vậy thôi. – Việc nhiều ca sĩ hát coi việc hát lại các ca khúc này như thổi làn gió mới vào một dòng nhạc cũ, nhưng anh thấy thực sự bolero có được “làm mới”?. Anh chia sẻ thế nào về hiện tượng này? – Tôi nhắc lại về tính phóng khoáng của bolero nói riêng và khán giả miền Nam nói chung. Có rất nhiều ca sĩ ở miền Trung, miền Bắc đã đến và lập nghiệp bằng bolero. Có người thành danh và được xưng tụng không cần đến báo chí nhận định hay gợi ý, chẳng hạn như ca sĩ Ngọc Sơn. Cũng có những cuộc “cách tân” hay thể hiện mới tạo nên làn sóng trong một thời gian nhưng quy tắc chung thuộc về một phong cách và khuynh hướng riêng của miền Nam vẫn chiếm ưu thế. Mãi mãi Tuấn Ngọc sẽ không thể hát hay những bài hát của Thanh Lam, ngược lại Mỹ Linh sẽ không thể hát như Ngọc Lan hay Tuấn Vũ. Nhưng sự thử sức mình trong một dòng nhạc có cơ may ăn khách là điều bình thường của showbiz trong giai đoạn rộn ràng và đơn điệu. Mai đây, khi thị trường lấy lại sự cân bằng và phát triển đồng bộ, mọi thứ sẽ khác. – Anh đồng cảm hay không đồng cảm với phát ngôn của Tùng Dương: “già trẻ lớn bé đắm đuối bolero đúng là sự thụt lùi”? Vì sao? – Tôi có đọc qua lời của ca sĩ Tùng Dương, và cũng đọc những lời chỉ trích anh. Nhưng tôi có sự diễn dịch riêng của mình, khác một chút, từ suy nghĩ của Tùng Dương. Trước đây, chương trình Bài hát Việt cúa VTV tốn rất nhiều tiền của để tạo nên một khuynh hướng mới và rồi cũng lịm dần vì không có khán giả. Rõ ràng việc thị trường âm nhạc hôm nay đơn điệu chỉ có bolero thôi, là một dấu hiệu bất thường và thụt lùi của mặt bằng văn hóa nước nhà. Mà bản thân những sáng tác bolero hơn nửa thế kỷ trước hay người nghe đâu có lỗi. Lỗi thuộc về những người có trách nhiệm về văn hóa, đang làm nghèo nàn đời sống đa dạng vốn đã có từ thời nhạc trẻ Làn Sóng Xanh ở miền Nam vào thập niên 90. – Cảm ơn những chia sẻ của nhạc sĩ Tuấn Khanh! THỤC KHÔI thực hiện  (tạp chí Đẹp)
......

Phụ nữ Việt là TGĐ điều hành đóng tàu sân bay hiện đại nhất thế giới

Ngày 24/8, tại hãng đóng tàu Newport News Shipbuilding đặt ở bang Virginia, Mỹ, diễn ra lễ khởi công đóng tàu sân bay USS Enterprise, còn gọi là CVN-80. Trước đó, hôm 21/7, Tổng thống Trump đã thực hiện nghi lễ chính thức đưa vào sử dụng tàu sân bay USS Gerald R. Ford. Đồng thời, đến cuối tháng 8, quá trình đóng tàu sân bay USS Kennedy đã đạt hơn 30%. Cả ba con tàu kể trên đều là hàng không mẫu hạm lớp Ford, lớp tàu hiện đại nhất của Mỹ và trên thế giới hiện nay. Đáng chú ý, vị tổng giám đốc điều hành chương trình đóng tàu sân bay mới của Mỹ là một phụ nữ gốc Việt, bà Giao Phan. An Tôn của Ban Việt ngữ VOA phỏng vấn bà về chương trình này và vai trò của bà. Xin mời quý vị theo dõi. VOA: Xin bà cho biết hàng không mẫu hạm USS Gerald Ford có những đặc điểm gì nhờ đó tàu này tiên tiến hơn và mạnh hơn so với các lớp hàng không mẫu hạm trước đây? Bà Giao Phan: Có thể nói tàu Gerald Ford, còn gọi là CVN-78, là hàng không mẫu hạm tối tân nhất trên thế giới hiện nay. Tôi chỉ đề cập đến 5 thứ quan trọng nhất làm cho chiếc Ford này nổi bật mà chưa một quốc gia nào khác trên thế giới có thể làm được. Thứ nhất, ngoại trừ Hoa Kỳ, chưa có một quốc gia nào trên thế giới có loại hàng không mẫu hạm có hệ thống giúp máy bay cất cánh bằng điện từ - electro-magnetic aircraft launch system, gọi tắt là EMALS; và một hệ thống hãm đà tối tân khi máy bay đáp lại - advanced arresting gears, gọi tắt là AAG. Cả hai hệ thống này thay cho hệ thống cũ chạy bằng hơi nước, nên giúp cho việc cất cánh cũng như hạ cánh được nhanh chóng và dễ dàng hơn. Thứ hai là tàu được xây dựng theo thiết kế mới nhất chưa từng có trong vòng 40 năm qua. Chiếc Ford là hàng không mẫu hạm đầu tiên có hệ thống phát năng lượng tối cao nhất, tối tân nhất, có khả năng sản xuất một nguồn lực điện gấp 3 lần so với loại Nimitz. Vì lý do này, các chuyên viên xây dựng chiến hạm mới có thể loại bỏ được hệ thống phát điện bằng hơi nước thường được sử dụng trong quá khứ và có chi phí bảo trì cao. Thứ ba, để giúp tàu Ford có thể hoàn thành nhiều phi vụ trong một ngày hơn loại hàng không mẫu hạm Nimitz, hay nói cách khác là có khả năng chiến đấu vũ bão hơn các chiến hạm khác, chúng tôi có một số sáng kiến về phi đạo. Thí dụ như thay đổi kích thước và vị trí của những khu vực trên phi đạo bằng cách cắt bớt số thang máy di chuyển máy bay, từ 4 xuống 3. Hoặc là có thang máy chuyển vận khí giới để có thể di chuyển vũ khí từ nhà kho đến khu máy bay đậu và phi đạo. Điều đó, cách di chuyển cũng làm cho nhanh hơn. Một điều nữa chúng tôi học ở phương pháp áp dụng trong những cuộc đua xe drift car, thì tập trung mọi hoạt động tiếp vận và hỗ trợ máy bay ở ngoài phi đạo để làm sao cho máy bay được di chuyển nhanh hơn. Thứ tư là intergrated warfare system - hệ thống tác chiến hợp nhất - bao gồm những kỹ thuật tối tân nhất. Có radar 3 chiều, 3-dimension, rồi hệ thống thông tin, rồi kiểm soát và chỉ huy để có thể nâng cao khả năng chiến đấu được hữu hiệu hơn. Cuối cùng, một cái rất quan trọng nữa là chúng tôi không quên chăm sóc cho hàng ngàn thủy thủ làm việc ngày đêm trên chiến hạm. Nên hệ thống máy lạnh cũng tối tân được trang bị trên chiếc Ford để thủy thủ có thể có một nơi ăn ở cho thoải mái, có thể hít thở không khí trong lành mà không bị hại môi trường. Với tất cả sự thay đổi mới mẻ này, chiến hạm Ford có thể hoạt động hữu hiệu hơn, với ít nhân lực hơn. So với chiếc Nimitz, chúng tôi tiết kiệm được 600 người vì bảo trì và sửa chữa cũng giảm. Điều này giúp cho ngân quỹ quốc gia của Mỹ có thể tiết kiệm được khoảng 4 tỷ đôla trong vòng 50 năm là thời gian hoạt động của chiếc Ford. VOA: Xin hỏi bà tổng nhân lực dự kiến trên tàu Ford là bao nhiêu nghìn người so với tàu lớp Nimitz? Bà Giao Phan: Khoảng 4.600, tổng cộng là vừa thủy thủ lẫn air wing [đội ngũ nhân lực của các hoạt động bay]. Như chiếc Nimitz thì có khoảng 3.290 người [là thủy thủ], thì chiếc Ford chỉ có 2.600 thôi. Rồi cái air wing, chiếc Nimitz có khoảng 2.270 người, thì chiếc Ford khoảng 1.758. VOA: Hiện nay, không có nước nào trên thế giới có thể sánh ngang Hải quân Mỹ, và có thể trong 1 thập kỷ nữa cũng không có nước nào sánh bằng được, ngay cả khi nước Mỹ chỉ dùng các hàng không mẫu hạm lớp Nimitz. Vậy, tại sao nước Mỹ lại cần phải xây dựng lớp hàng không mẫu hạm mới? Bà Giao Phan: Câu hỏi này hay lắm. Hàng không mẫu hạm là trọng tâm của việc tăng cường sức mạnh của Hải quân Hoa Kỳ trong thế kỷ tới. Tàu Gerald Ford được xây dựng thật tối tân để đối phó những thử thách hiện nay, hay những thử thách mà chúng ta không biết trước. Tôi cũng muốn nhắc lại Nimitz là loại được chế tạo trong thập niên 50 hay 60 [của thế kỷ trước]. Loại đó đã phục vụ tốt và có khả năng điều khiển máy bay kiểu xưa lẫn hiện nay. Nhưng Hải quân Hoa Kỳ nhận thấy Nimitz sẽ không được cải tiến để đối phó với những thử thách đòi hỏi trong tương lai. Có một thí dụ là mình đi mua một chiếc xe hơi cách đây 20 năm. Mình có săn sóc, bảo trì rất tốt, có hư gì thì mình sửa, nhưng mà cái xe của mình cũng là chiếc xe nghe cassette, rồi dùng loa để nghe âm thanh stereo thường thôi. Bây giờ ai cũng muốn nghe CD, rồi dùng bluetooth để nói chuyện không cầm điện thoại xách tay, rồi muốn có máy navigation [chỉ đường trên bản đồ điện tử] thẳng trên xe mà không phải cầm bản đồ giấy như xưa. Thì dù xe mà tốt cách mấy mình cũng phải đổi qua xe hoàn toàn mới để có những tiện nghi như vậy. Thì tàu lớp Ford cái concept [khái niệm] cũng giống như vậy. Tổng Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ, ông John Richardson, đã tuyên bố rằng “Những lợi thế Hải quân Hoa Kỳ đang có hiện nay từ Thế chiến II sẽ nhanh chóng biến mất nếu chúng ta không quyết tâm tận dụng triệt để các tiến bộ tuyệt đỉnh về kỹ thuật. Chúng ta không thể chờ 10 năm hay 15 năm sau, mà phải bắt đầu áp dụng các sáng kiến ngay từ bây giờ. Chúng ta phải có chiến hạm có nhiều khả năng về tác chiến, cần phải có hệ thống thám thính tối tân hơn, đạn dược phải bắn xa hơn, có các vũ khí, năng lượng để Hải quân Hoa Kỳ tiếp tục giữ vị trí hàng đầu thế giới”. VOA: Lớp hàng không mẫu hạm mới này sẽ có vai trò như thế nào trong việc thể hiện sức mạnh của Mỹ trên thế giới? Bà Giao Phan: Hàng không mẫu hạm như một thành phố riêng ở ngoài biển cả. Mỗi hàng không mẫu hạm ra đi mang theo không chỉ những phản lực cơ, trực thăng, mà còn mang theo cả các bộ phận phòng bị với nó. Tàu có thể hoạt động độc lập từ hải phận quốc tế. Hàng không mẫu hạm có thể giúp các vị tư lệnh tối cao của Hoa Kỳ có một vũ khí tuyệt đỉnh. Họ có thể ra lệnh cho nhiều phi vụ. Máy bay sẽ được phóng ra liên tục, như Hoa Kỳ đã từng làm trong cuộc chiến Iraq, khi mà chiếc CVN-75 Carl Vinson thả bom xuống Iraq. Lúc đó, Hoa Kỳ không có nhiều căn cứ không quân ở Trung Đông, nhưng nhờ có hàng không mẫu hạm, không quân Hoa Kỳ vẫn có thể tung ra những vụ tấn công đáng kể từ những hàng không mẫu hạm. Để biểu dương sức mạnh không quân trên thế giới mà không cần phải xin phép một quốc gia nào khác cả, không cần xin phép để hạ cánh trên lãnh thổ, hay là sử dụng không phận của quốc gia đó. Nói tóm lại, đây là một cách để phô trương quyền lực của Hoa Kỳ. Nhưng còn một điểm nữa mà tôi muốn nói là ngoài tác chiến, còn có một nhiệm vụ khác là hỗ trợ các việc cứu nạn nhân đạo. Chúng ta thấy gần đây các hàng không mẫu hạm đã có mặt trong việc cứu dân Haiti lênh đênh trên biển, hay cứu giúp các vùng đất bị tai họa khác. ​VOA: Là Tổng Giám đốc Điều hành chương trình về hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ, xin bà cho biết trong công việc giám sát việc đóng con tàu rất vĩ đại này, có những thử thách gì lớn nhất mà bà đã trải qua? Và với thành tựu là con tàu này đã ra khơi, đã được bàn giao cho Hải quân Mỹ, bà thấy có điều gì bà hãnh diện nhất trong dự án này? Bà Giao Phan:Tôi làm cho Program Executive Office-Aircraft Carrier, tạm dịch là Cơ quan Điều hành Chương trình Hàng không Mẫu hạm. Đây là một cơ quan ở trong Hải quân Hoa Kỳ. Cơ quan của tôi đảm nhiệm tất cả các việc liên quan đến hàng không mẫu hạm, từ A tới Z. Từ lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng, bảo trì, sửa chữa, tóm lại, từ đầu chí cuối. Người lãnh đạo cơ quan của tôi là một vị tướng 2 sao của Hải quân là Đề đốc Brian Antonio. Tôi là vị phó của vị này, đứng vị trí thứ hai, là quan chức dân sự cao cấp nhất trong tổ chức, với chức vụ tạm dịch là Tổng Giám đốc Điều hành. Chúng tôi có ngân sách 40 tỷ đôla để điều hành. Thử thách khó khăn nhất đối với tôi trên đoạn đường dài mấy năm qua là làm sao có thể xây được một chiến hạm tối tân nhất trên thế giới với những hệ thống công nghệ và máy móc mà vẫn giữ được trong ngân quỹ được ấn định, mà phải bàn giao cho quân đội Hoa Kỳ đúng kỳ hạn. Hàng ngàn người làm việc với nhau trong một thời gian lâu, áp dụng các kỹ nghệ tối tân nhất để thành hình một chiếc tàu, chúng tôi phải đem ra khơi chạy thử coi máy móc chạy có đúng như mình thiết kế không. Chúng tôi rất là mừng là tàu thành công trên mọi khía cạnh. Máy chạy tốt. Mới đây, máy bay được phóng ra và đáp lại trên tàu với dàn phóng điện từ EMALS và AAG, đem lại kết quả rất là mỹ mãn như được mong đợi. Cho nên tôi rất hãnh diện với sự chăm chỉ, tận tụy, kiên nhẫn và bền bỉ của các nhân viên trong quân đội lẫn dân sự, từ kỹ sư cho đến người thợ xây tàu trong mấy năm qua. Tất cả hi sinh rất nhiều về đời sống gia đình để có kết quả mỹ mãn như ngày hôm nay. Còn riêng bản thân tôi, tôi cảm thấy rất hãnh diện và được vinh dự tham gia trong việc xây dựng hàng không mẫu hạm Gerald Ford. Đây là một cơ hội cho tôi trả ơn Hoa Kỳ, nhất là Tổng thống Ford, vì tổng thống này đã tạo cơ hội cho gia đình chúng tôi được vào Mỹ hơn 40 năm trước đây, năm 1975 đó. Hàng không mẫu hạm đại diện cho Hoa Kỳ, là nơi cung cấp niềm hy vọng và tạo cơ hội cho những người thiếu thốn, không có điều kiện. Gia đình tôi qua Mỹ khi đó chỉ có vài trăm đôla trong túi. Cha mẹ tôi phải làm mọi công việc lao động để nuôi 9 người con để học hành thành tài. Cơ duyên lại đưa đẩy cho tôi phục vụ quân đội Mỹ, lại được làm trong ngành chế tạo hàng không mẫu hạm. Cách đây 40 năm, cha tôi và bác tôi được hàng không mẫu hạm Midway cứu qua đây. Ngày nay cách trả ơn quý báu nhất là chiếc tàu Ford này tôi giúp để thành hình, sẽ tiếp tục tác chiến hay làm việc cứu trợ nhân đạo như ngày xưa giúp gia đình tôi. I’m very proud of that [Tôi rất tự hào về điều đó]. VOA: Xin cảm ơn bà đã dành thời gian trả lời đài chúng tôi! --------------------------------- Tiểu sử bà Giao Phan 8/2013 đến nay: Tổng Giám đốc Điều hành, Cơ quan Điều hành Chương trình Hàng không Mẫu hạm, Hải quân Hoa Kỳ 11/2007-7/2013: Phó Giám đốc, Các Chương trình Mua sắm Trang thiết bị, Tuần duyên Hoa Kỳ 2006-2007: Phó Giám đốc Điều hành, Chương trình Hàng không Mẫu hạm Đang Hoạt động 2004-2006: Trợ lý Giám đốc Điều hành về đóng hàng không mẫu hạm mới thuộc lớp Nimitz Trước đó, bà là Giám đốc chuyên trách Hàng không Mẫu hạm và Tàu Đổ bộ, thuộc Văn phòng Trợ lý Bộ trưởng Hải quân (chuyên trách Nghiên cứu, Phát triển và Mua sắm Trang thiết bị) Bà từng là Giám đốc về Hệ thống Điện tử cho Chương trình Tàu ngầm Tấn công Nhanh Seawolf Bà Giao Phan bắt đầu sự nghiệp dân sự trong Hải quân Hoa Kỳ từ năm 1984 và được khen thưởng nhiều lần Bà có bằng cử nhân kỹ sư công chính của Đại học Công nghệ Virginia năm 1981, bằng thạc sỹ quản lý của Viện Công nghệ Florida năm 1997 Nguồn: VOA
......

Vì sao VNCH không còn là ‘ngụy quân ngụy quyền’?

Tháng Tám năm 2017, lần đầu tiên từ thời điểm “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, đã diễn ra một sự kiện rất đặc biệt và hoàn toàn chưa có tiền lệ: Bộ sách Lịch sử Việt Nam - đã “nhìn nhận công lao nhà Mạc cùng chúa Nguyễn và các vương triều nhà Nguyễn, không gọi chính quyền Việt Nam cộng hoà là ngụy quân, ngụy quyền như trước, chỉ đích danh quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam...”. Tin tức trên được báo Tuổi Trẻ đăng ngày 18/8/2017. “Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam” PGS. TS Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện sử học, chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, tổng chủ biên bộ sách Lịch sử VN, đã trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ với một nội dung đáng chú ý: “Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam… Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam Cộng hoà, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn. Lịch sử phải khách quan, phải viết thế nào để mọi người chấp nhận”. Diễn giải của ông Trần Đức Cường cũng là phát ngôn đầu tiên, hoặc đã có nhưng rất hiếm hoi, của một quan chức bậc trung về “Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam”, dù được báo Tuổi Trẻ cẩn trọng giải thích là “bên lề buổi giới thiệu sách…”, tức có thể hiểu là phát ngôn này không phải được phát ra trên diễn đàn chính thức. Bằng chứng quá rõ về tính hiếm hoi trên là kể từ Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị đảng cầm quyền về “thực hiện công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài” từ năm 2003, kèm theo chủ trương “hòa hợp hòa giải dân tộc”, chỉ đến năm 2015 mới le lói một cách nhìn ngấm ngầm trong nội bộ đảng về “thực thể Việt Nam Cộng Hòa”, nhưng từ đó đến nay lại chưa có một phát ngôn chính thức nào của giới quan chức về điều này, càng không có bất kỳ đảng văn hay văn bản pháp quy nào đề cập đến vấn đề được xem là rất nhạy cảm chính trị này. Trong thời gian đó, hệ thống tuyên truyền của tuyên giáo đảng và công an vẫn sắt máu duy trì cụm từ “ngụy quân ngụy quyền”, đặc biệt thể hiện trên các diễn đàn của giới dư luận viên, tuy mật độ nhắc đến cụm từ này có thuyên giảm đôi chút. Nhưng dù “thực thể Việt Nam Cộng Hòa” không hoặc chưa phải là phát ngôn hay chủ trương được chính thức công bố, hiện tượng bộ sách Lịch sử Việt Nam không còn xem Việt Nam Cộng Hòa là “nguỵ quân ngụy quyền” vẫn là một sự xác nhận gián tiếp về tính chủ trương chưa được công bố, cùng lúc được “bật đèn xanh” từ một cấp trên nào đó. Vậy “cấp trên” đó là cơ quan nào? Là ai? Ai và vì sao? Thông thường và theo “đúng quy trình”, người ta nghĩ ngay đến Ban Tuyên giáo trung ương. Còn “cao” hơn nữa chỉ có thể là Ban Bí thư hoặc Tổng bí thư. Thế nhưng điều trớ trêu là từ trước đến nay, hầu hết phát ngôn công khai của giới chóp bu Việt Nam, từ Tổng bí thư Trọng trở xuống Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng hay các quan chức cấp cao khác…, đều chưa từng xác nhận “thực thể Việt Nam Cộng Hòa”. Dấu chỉ duy nhất về “hòa hợp dân tộc” liên quan đến Tổng bí thư Trọng được tiết lộ chỉ là việc vào đầu năm 2017, nhân vật này đã “gật” với đề xuất của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh về “mời tất cả các nhà văn hải ngoại, kể cả những người đã cầm bút phục vụ chế độ cũ, về dự ‘Hội nghị hòa hợp dân tộc’ dịp giỗ tổ Hùng Vương”. Chưa có bằng chừng nào để khẳng định rằng Nguyễn Phú Trọng là người chủ xướng cho hội nghị đặc biệt trên, trong khi từ đó tới nay ông Trọng còn phải “căng mình” đối phó với đủ thứ chuyện đấu đá trong nội bộ đảng cùng nhiều mầm mống khủng hoảng kinh tế và xã hội. Và cả với cuộc khủng hoảng đối ngoại mới nhất mang tên “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”… Cần nhắc lại, “Hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học” đã phải gánh chịu một thất bại - một phá sản cay đắng. Ngay sau khi ông Hữu Thỉnh phát ra tuyên bố về này, khắp các diễn đàn trong nước và đặc biệt ở hải ngoại đã phản ứng như sóng lừng. Rất nhiều ý kiến của nhà văn, nhà báo hải ngoại cho rằng sự kiện này về thực chất chỉ mang tính “cuội.” Họ tung ra một câu hỏi quá khó để trả lời rằng Nghị Quyết 36 của Bộ Chính Trị về “công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài” đã ra đời mười mấy năm trước mà hầu như chưa làm được gì cả, nhưng tại sao đến nay mới sinh ra mới cái cử chỉ như thể “chiêu dụ người Việt hải ngoại” như thế? Nhiều ý kiến từ hải ngoại cũng thấu tim gan “đảng quang vinh” về chuyện suốt từ năm 1975 đến nay, đảng chỉ quan tâm đến “khúc ruột ngàn dặm” nhằm hút đô la “làm giàu cho đất nước” càng nhiều càng tốt, nhưng ai cũng hiểu là không có đô la thì chế độ không thể nào tồn tại. Nhưng lại quá hiếm trường hợp trí thức của “khúc ruột ngàn dặm” được đảng ưu ái tạo cho đất dụng võ ở quê nhà. Sau hơn bốn chục năm “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước,” vẫn còn quá nhiều cảnh kỳ thị của nhà cầm quyền Việt Nam đối với giới trí thức và văn nghệ sĩ hải ngoại. Nhiều trí thức hải ngoại ôm mộng trở về Việt Nam để “cống hiến,” nhưng cuối cùng đã phải chua chát biệt ly khỏi “vòng tay của đảng.” Nếu tạm gác lại nhu cầu đô la, “khúc ruột ngàn dặm” đã chẳng có gì khác hơn là “ruột dư”… Một câu hỏi “day dứt” khác: tại sao không phải những năm trước mà đến năm nay - 2017 - đảng mới lấp ló xác nhận gián tiếp về “thực thể Việt Nam Cộng Hòa”? Sự thật quá hiển nhiên là giờ đây, tình trạng chính trị và kinh tế của đảng cầm quyền là khó khăn hơn bao giờ hết. Sự bế tắc gần như toàn diện như thế đã khiến đang manh nha phát sinh một luồng tư tưởng cùng một số quan chức buộc phải nghiêng dần theo xu hướng “cải cách”. Trong những “cải cách” đó, lần đầu tiên từ sau năm 1975 đã bộc lộ tín hiệu có vẻ đôi chút thực chất về “lấy lòng người Việt hải ngoại”. Kể cả làm thế nào để đạt được một thâm ý sống còn hơn hết thảy: cộng đồng người Việt ở các quốc gia, đặc biệt ở Mỹ, sẽ “để yên” cho nhiều quan chức và thân nhân quan chức Việt Nam ung dung rửa tiền, mua sắm nhà cửa, kinh doanh và hưởng thụ cuộc sống ở xứ sở tượng trưng cho lối thoát, nếu tình hình trong nước “có biến”? “Những người lính ở phía bên kia chiến tuyến” Nằm trong khoảng giữa của “hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học” tháng 4/2017 và bộ sách giáo khoa Lịch sử Việt Nam tháng 8/2017, lễ kỷ niệm “Ngày thương binh liệt sĩ 27/7” năm 2017 lại có cái gì đó là lạ… Ngày 25/7/2017, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Quỹ Mãi mãi tuổi 20… tổ chức hội thảo khoa học “Những bức thư thời chiến với truyền thống và văn hóa dân tộc”. Điểm nhấn của cuộc hội thảo trên là nhà văn Lê Thị Bích Hồng tìm được ở những lá thư thời chiến tinh thần và khát vọng hoà hợp dân tộc của những người lính “Việt cộng” và cả những người lính Việt Nam Cộng hòa “phía bên kia”. Báo chí nhà nước bình luận: Khát vọng hòa hợp dân tộc, góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh cũng là động lực để nhà văn Đặng Vương Hưng đưa vào tuyển tập những lá thư thời chiến của những người lính ở phía bên kia chiến tuyến. Khác với một số lần “trình diễn” trước với cụm từ “chế độ cũ”, lần này có đôi chút “cách tân” hơn khi cuộc hội thảo trên và được báo chí nhà nước đưa tin đã lấp ló cụm từ “Việt Nam Cộng Hòa” như một hàm ý thừa nhận chế độ chính trị ở miền Nam trước năm 1975. Chỉ sau hội thảo trên một ngày, Đài truyền hình Việt Nam như thể “vô tình” phát hình ảnh những người lính VNCH và lính quân giải phóng lồng với nhau, nhân kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/7… Một tiền đề “tự chuyển hóa”? Tháng Tám năm 2017. Hiện tượng bộ sách Lịch sử Việt Nam gián tiếp xác nhận “thực thể Việt Nam Cộng Hòa” có thể được xem là một sự kiện lịch sử, và có thể là một tiền đề dẫn đến một giai đoạn “tự chuyển hóa” về quan điểm chính trị của đảng, hay nói chính xác hơn là bắt đầu từ một bộ phận nào đó của đảng cầm quyền. Tiến trình chuyển đổi này có thể nhanh hơn hoặc tăng tốc vào năm sau - 2018. Ngân sách đang hiện ra nhiều dấu hiệu cạn kiệt nhanh khó lường. Trong tình thế hầu hết các nguồn “ngoại viện” đều đóng cửa, không “tự chuyển hóa” thì đảng thì đảng sẽ.. hy sinh. Bối cảnh của thái độ dần thừa nhận “khúc ruột ngàn dặm” lại đậm đà dấu ấn “thu nhập ngân sách”: sau 23 năm tăng trưởng liên tục, lượng kiều hối do “kiều bào ta” gửi về Việt Nam đã sụt giảm nặng nề vào năm 2016, chỉ còn 9 tỷ USD so với 13,5 tỷ USD của năm 2015. Vào nửa đầu của năm 2017, lượng kiều hối thậm chí còn “suy thoái tư tưởng” ghê gớm hơn, đến mức cho tới thời điểm này Tổng cục Thống kê còn không dám công bố con số kiều hối về Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2017. Trong khi đó, một dự báo của Trung tâm nghiên cứu Pew của Mỹ còn cho thấy trong năm 2017 này, lượng kiều hối về Việt Nam có thể chỉ còn 5,4 tỷ USD. Tức “tụt hậu” đến chẵn một thập kỷ… Một bài toán quá khốn quẫn đang dựng đứng: nếu không thu hút được đủ nhiều kiều hối của “kiều bào ta”, chính phủ đào đâu ra ngoại tệ mạnh để bù đắp hố nhập siêu đến năm chục tỷ đô la từ Trung Quốc và trả nợ nước ngoài hàng chục tỷ Mỹ kim mỗi năm?
......

Nhận định về Hồ Ngọc Thắng dưới mắt một cựu sĩ quan tình báo VNCH

Một người bạn – đúng hơn là một người đàn anh, cựu sĩ quan tình báo lãnh thổ VNCH trước năm 1975 – sau khi đọc bài “Văn phòng Tổng Biện lý Đức điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh – Vai trò của Hồ Ngọc Thắng trong vụ bắt cóc” đăng trên báo Tiếng Dân ngày 11.08.2017, đã gửi cho tôi một email, nội dung phân tích vai trò của Hồ Ngọc Thắng. Được sự cho phép của anh, tôi xin phổ biến nội dung email đó để độc giả có cái nhìn và nhận định đúng hơn về nhân vật Hồ Ngọc Thắng trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. (Hồ Ngọc Thắng. Ảnh Youtube) Mở đầu anh viết: “ Đồng ý với bài viết của chú gần như hoàn toàn, chỉ có một điểm duy nhất tôi thấy không, đó là chú đề cao Hồ Ngọc Thắng quá đáng, thành một Kẻ Nằm Vùng. Không! Hồ Ngọc Thắng không xứng đáng để chú gọi là Kẻ Nằm Vùng, hắn chỉ là một tên chỉ điểm, dây máu ăn phần”. Là một sĩ quan tình báo lãnh thổ nhiều năm kinh nghiệm trong quân đội VNCH, được đào tạo tại Virginia Mỹ, Okinawa Nhật…anh phân tích tiếp theo: ”Rất khó lòng phát hiện những tên gián điệp nằm vùng. Họ hoạt động tuyệt đối kín đáo, không bao giờ lộ mặt, ngay cả người thân thiết nhất như vợ con, cha mẹ… nhiều khi cũng không hề biết được những hành vi, công tác, mạng lưới nhân viên, liên lạc của họ… Khi hành sự thâu lượm tin tức, hoạt động phá hoại…không bao giờ họ để lại dấu vết, bằng chứng để có thể bắt giữ, kết tội họ. Chỉ bằng những phân tích, tổng hợp, suy luận trong một thời gian dài cộng với may mắn mới có khả năng phát giác ra họ. Không một tên nằm vùng nào hoạt động ở hải ngoại lại ngu dốt đến độ tự làm nổi mình lên như Hồ Ngọc Thắng vào facebook bình luận vụ Trịnh Xuân Thanh, khuyên bảo chế độ CSVN tạm thời án binh bất động, chờ mọi việc lắng xuống, đồng thời chỉ trích chính phủ CHLB Đức. Kẻ Nằm Vùng phải là một con người trầm lặng nhất, không ai biết, không ai để ý, đi không ai rõ, đến không ai hay. Nếu là người có suy nghĩ bình thường, sống ở Đức một thời gian, giao tiếp, hội nhập vào một xã hội dân chủ, tự do như xã hội Đức, chắc chắn Thắng nhận ra sự bất cập của chế độ Hà Nội với hệ thống cai trị độc tài, độc đảng cũng như sư hoang tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Huênh hoang, khoác lác như Thắng chỉ biểu lộ tâm thức bệnh hoạn của một con người có chút thành công về tài chánh sau khi tha phương cầu thực ở xứ người, nhìn lại đám bạn bè đồng trang lứa, Thắng cảm thấy cần sự nổi bật, được biểu dương, khen tặng, công nhận như một tấm gương thành công như Phạm Nhật Vượng, Trịnh Xuân Thanh… Tuy nhiên, khác với Trịnh Xuân Thanh là con Trịnh Xuân Giới, thuộc loại cộng sản nòi, đỏ từ trong trứng hay như Phạm Nhật Vượng về nước bằng các xe tải đô la Mỹ, đủ sức đốt cháy các lãnh đạo đảng CSVN, Thắng không có thế lực đỡ đầu, chống lưng như Thanh, túi không nặng như Vượng. Thân cô, thế cô, Thắng phải tìm cách đi lên bằng các bài viết ca tụng chế độ hay cộng tác chỉ điểm cho Hà Nội khi có cơ hội.” “Với công việc của một nhân viên di trú và tị nạn liên bang, không bị giới hạn khi truy cập dữ kiện, tình trạng hồ sơ của người đứng đơn, cộng với tâm thức của một tên chỉ điểm, chắc chắn Thắng đã cung cấp cho tòa đại sứ CS Hà Nội ở Berlin về tình trạng cứu xét đơn xin tị nạn, địa chỉ cư trú của Trịnh Xuân Thanh. Việc tình báo của CS Hà Nội ra tay chỉ một ngày trước khi Thanh được phỏng vấn để kết thúc hồ sơ tị nạn, đúng như Huy nhận định là một giả thuyết xác xuất rất cao về sự rò rỉ thông tin của Thanh từ Thắng. Chưa thể biết có tìm được bằng chứng về những liên hệ giữa Hồ Ngọc Thắng và vụ bắt cóc Thanh hay không, nhưng nếu việc truy cập dữ kiện trong máy chủ (server) của Sở Di Trú và Tị Nạn Liên Bang) còn lưu lại ngày giờ truy cập và password của từng nhân viên thì cảnh sát hình sự Đức có thể tìm ra. “Thắng cũng không phải là kẻ Cuống Cộng, Cuồng Hồ. Bởi nếu là kẻ Cuồng Cộng, Cuồng Hồ, Thắng đã ở lại Việt Nam để theo đuổi lý tưởng của mình cho dù khổ cực, gian truần đến cỡ nào. Thắng không chịu nổi được nghèo đói, gian khổ, khó khăn, không thể sống được trong một môi trường giáo dục nhồi sọ mà Thắng thấy rõ toàn lừa dối, gian trá, lưu manh, tàn độc..,gần như được đưa lên làm quốc sách cai trị.” “Thắng chỉ là một chiến binh CS loại tép riu, chạy qua Đức theo diện tị nạn kinh tế vì không thể sống nổi nơi quê nhà. Sống ở Đức một thời gian, nhờ tài luồn lách, ma đạo, lưu manh, Thắng chui được vào Sở Di Dân và Tị Nạn Liên Bang BAMF làm việc. Trong bài viết của mình Tôi Gửi Gấm Niềm Tin Và Sự Lãnh Đạo Của Đảng, Thắng bộc lộ một sự lừa bịp ngu dốt qua câu: -Như một món quà cho lần gặp lại sau hơn một tháng tôi về thăm quê hương, một đồng nghiệp người Đức hồ hởi kể với tôi về một bài báo mà trang mạng của Đài Phát thanh Đức (Deutschlandfunk) đã đăng ngày 29-4-2015. Thắng không nói tên bài viết là gì nên không thể tìm lại để kiểm chứng Thắng tạo cho mình cái vỏ luật gia để dễ lòe, bịp chẳng những người Việt trong các cộng đồng phía đông và ngay cả cán bộ, đảng viên, lãnh đạo của chế độ CS , Thắng học luật nhưng có tốt nghiệp hay không, tốt nghiệp năm nào…? Có hành nghề liên quan đến luât pháp không, Thắng không hề tiết lộ. Cũng có thể Thắng có ghi danh học luật tại Friedrich-Schiller-Universität ở Jena vài lục cá nguyệt (semester) rồi ghi vào facebook là đã học luật tại đại học Jena, Thüringgen”. Nếu đã từng học luật ở đại học Jena, Thắng phải biết trong một vụ án hình sự là không thể kết án một bị cáo khi tòa án nghi ngờ về sự phạm tội của người đó (In dubio pro reo = Im Zweifel für den Angeklagten). Đây là điều căn bản nhất mà không một sinh viên luật nào không biết nhưng tại sao Thắng vẫn ngang nhiên kết luận Thanh là kẻ tham nhũng trên facebook? Hồ Ngọc Thắng giống như Nguyễn Phương Hùng, Nguyễn Hữu Liêm….nhưng nguy hiểm hơn nhiều vì không những chỉ làm công tác tuyền truyền cho chế độ CS mà còn chui vào được trong cơ quan công quyền của Đức và (có thể) đã hoàn thành một nhiệm vụ nào đó trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã được lên kế hoạch tỉ mỉ, rõ ràng từng chi tiết ngày, giờ, địa điểm hành động. Thói quen sinh hoạt hàng ngày, cách ăn mặc, trang phục của Thanh trong một thời gian dài đã được tình báo theo dõi, báo cáo đầy đủ. (Có thể) với sự trợ giúp của chim mồi là người phụ nữ đi cùng Thanh và dụng cụ định vị GPS xác định Thanh đang ở đâu, việc bắt cóc Thanh xẩy ra êm thắm, nhưng không ai ngờ chiếc cellphone của Thanh bị rớt lại trên thảm cỏ. Cuối cùng, lưu ý chú rằng, trong các cộng đồng người Việt ra đi từ miền Bắc (Đông Berlin, Leipzig, Thüringen…) có nhiều người tự nguyện trở thành chỉ điểm viên như Hồ Ngọc Thắng, làm việc (không công) cho tòa đại sứ CSVN ở Berlin chỉ để đổi lấy một chút ơn huệ nhỏ nhoi như được dễ dàng trong việc xin visa, làm hôn thú, thông hành… Thạch Đạt Lang
......

Giới trí thức Đức đòi trả tự do cho TNLT Nguyễn Văn Oai và các TNLT Việt Nam

......

Tổng Trọng ‘nằm mơ giữa ban ngày’

Tháng 1 năm 2016, ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục giữ được ghế chức vụ Tổng bí thư đảng ở tuổi 72, cái tuổi mà đáng lý ra ông phải cầm sổ hưu vui thú điền viên. Nhưng vì lòng hận thù phe nhóm ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Trọng và đàn em đã bằng mọi mưu mô thâm độc loại cho bằng được Nguyễn Tấn Dũng trong những giờ phút cuối Đại hội 12. Lần này thắng được đối thủ từng làm mình dở khóc dở cười, ông Trọng mừng như mở cờ trong bụng vì ít nhất ông còn ngồi trên chiếc ghế tổng bí thư được thêm hai năm nữa. Tuy nhiên, khi trả lời phỏng vấn cò mồi của một nhà báo, ông giả vờ ngơ ngác như một ông già lú lẫn thật sự. Ông nói, “Tôi cũng không ngờ được Đại hội tín nhiệm giới thiệu, được Ban Chấp hành trung ương bầu làm Tổng bí thư gần như 100% tuyệt đối. Bất ngờ vì tuổi cao, sức khoẻ có hạn, trình độ có hạn, tôi đã xin nghỉ rồi.” Đã biết mình tuổi cao sức yếu, nhưng vẫn lao vào một cuộc tranh hùng đầy thủ đoạn gian manh. Sự giả dối ấy không làm xúc động được ai vì tham vọng quyền lực của ông được che đậy một cách vụng về qua những ngón đòn ông tung ra trong đại hội để hạ gục đồng chí ”X” của ông. Thế nhưng mới đây ông Trọng lại vừa ký ban hành “Quy định của Bộ Chính trị về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ”. Quy định này nhấn mạnh cán bộ đảng thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý phải là những cán bộ tuyệt đối không tham vọng quyền lực… không tham nhũng và nhất là không vướng mắc các biểu hiện nguy hiểm như tự diễn biến, tự chuyển hoá trong nội bộ… Nếu quy định này thành sự thật thì rõ ràng người dân Việt Nam thật tốt phúc vì được cai trị bởi những người đạo cao đức trọng. Không tham vọng quyền lực, không tham nhũng và nhiều thứ không khác, các lãnh đạo cao cấp giờ đây sẽ là những ông thánh sống. Nhưng tiếc thay trong thực tế lại không được như vậy, những ông thánh sống ấy lại đang cai trị người dân Việt bằng dùi cui của công an và đứng vững nhờ những tướng lãnh thành thạo làm sân golf hơn đối phó với sự bành trướng của Bắc Kinh. Đã từ lâu Ban chấp hành Trung ương, ngay cả Bộ chính trị đã như cá mè một lứa thì ai là người xứng đáng với quy định này? Nói một cách tổng quát, cho đến ngày nay bản chất của những người cộng sản chưa bao giờ tách khỏi tham vọng quyền lực và lừa bịp. Chỉ cần nhìn qua những nét lịch sử ngắn gọn của hai đảng cộng sản lớn nhất đứng đầu khối xã hội chủ nghĩa đã cho người ta thấy tham vọng của giới lãnh đạo cộng sản là liên tục và khủng khiếp. Nó đã gây ra cảnh sắt máu và đảo lộn xã hội mà mọi tầng lớp người dân đều phải gánh chịu. Tại Liên Xô, từ khi Staline nắm quyền thống trị nhưng vẫn chưa hài lòng vì tham vọng quyền lực vô giới hạn. Để tiến tới một chế độ cực quyền, nhà độc tài khét tiếng đã thanh trừng hàng ngàn Ủy viên của Đại hội XVII bằng cách xử bắn và giam tù với tội danh “phản cách mạng”. Tại Trung Cộng, cuộc đấu đá trên thượng tầng lãnh đạo đưa đến cái chết của nhân vật số 2 Lâm Bưu, sau đó là cuộc “Đại cách mạng văn hóa” do Mao Trạch Đông khởi xướng nhằm mục đích loại trừ những đối thủ chính trị trong đảng CSTQ, củng cố vị thế cho người cầm lái vĩ đại. Riêng tại Việt Nam, khi nhìn lại lịch sử của đảng CSVN từ ngày thành lập đầu năm 1930 đến nay, bản chất nổi bật vẫn là phe nhóm và đấu đá, tranh chấp để tóm thu quyền lực vào tay một người hay một nhóm rất ít người ở cấp cao nhất. Và sau đó là chia chác, ban phát quyền lợi cho phe nhóm của mình nhằm củng cố ngôi vị thông qua tuyên truyền sùng bái lãnh tụ thành thần thánh. Người ta ghi nhận trong nội bộ đảng từ những năm đầu tiên mới thành lập đã có biết bao phe nhóm xâu xé nhau. Đầu tiên là tranh chấp giữa Hồ Chí Minh và Trần Phú, Tổng bí thư đầu tiên đưa đến việc đổi tên đảng thành đảng Cộng sản Đông dương và thông qua “Luận cương chính trị” của Trần Phú thay cho “Chính cương và sách lược vắn tắt” của họ Hồ. Nhưng với cái chết của Trần Phú năm 1931 được mô tả có bàn tay phản bội trong đảng nên bị Pháp bắt, vai trò của Hồ Chí Minh trở nên nổi bật. Khi Trường Chinh mất chức tổng bí thư đảng vào năm 1956 sau cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu, Lê Duẩn tóm thâu quyền lực với vai trò bí thư thứ nhất, đẩy Hồ Chí Minh vào chỗ vô thực quyền cho tới khi qua đời. Cứ thế các lãnh đạo đầu sỏ của đảng ngoài miệng thì hô hào đoàn kết, bên trong tận tình giết nhau bằng đủ thứ âm mưu. Đại hội đảng lần thứ VI vào cuối năm 1986 là thời điểm diễn ra cuộc chiến bất phân thắng bại giữa Trường Chinh và Lê Đức Thọ, rốt cuộc phải chọn Nguyễn Văn Linh vào phút cuối làm trái độn. Tương tự tranh chấp giữa Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt năm 1991 đem thắng lợi về cho Đỗ Mười với chức tổng bí thư. Và lần thứ 2 vào năm 2001 đảng phải đưa trái độn Nông Đức Mạnh ra để hóa giải tranh chấp của thái thượng hoàng Đỗ Mười với Lê Khả Phiêu. Giai đoạn gần đây nhất, năm 2011 Nguyễn Phú Trọng nắm được ghế tổng bí thư nhờ cuộc đấu đá bất phân thắng bại giữa Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang. Nhưng chính trường Việt Nam chưa bao giờ ổn định vì các lãnh đạo đảng CSVN xuất thân từ môi trường phi dân tộc, luôn đặt quyền lợi cá nhân, phe nhóm lên trên quyền lợi đất nước. Sự đấu đá thanh trừng lẫn nhau đối với họ là một nhu cầu để tồn tại và xây dựng nền độc tài thêm vững chắc. Trong đại hội XII diễn ra cuối tháng 1 năm 2016, cuộc đấu đá công khai giữa hai phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng biến đại hội thành một đấu trường La Mã kiểu mới. Các “đồng chí” trong đảng tận tình ra tay sát phạt lẫn nhau trong niềm hân hoan bè cánh. Mục đích duy nhất là giành cho được cái ghế tổng bí thư để tiếp tục thực hiện chủ trương lớn của đảng là “hèn với giặc, ác với dân”, tạo cơ hội tóm thâu quyền lợi về tay phe mình. Cuối cùng với sự tán trợ của hảo chủ Bắc Kinh, các hảo nô của Nguyễn Phú Trọng đã thành công trong việc đẩy “đồng chí X” về vườn. Với những diễn trình đấu đá nói trên ngay từ ngày thành lập đảng cộng sản, nếu những lãnh tụ đầu sỏ không tham vọng quyền lực thì gọi là gì? Ngày nay, sau khi loại được Dũng, ông Trọng vẫn còn chưa hài lòng với vị thế chưa mấy chắc chắn của mình. Vì các đối thủ của ông vẫn còn đó, nỗi lo quyền lực sang tay kẻ khác luôn là nỗi sợ hãi trong lòng người tổng bí thư già nua. Vì thế ông Trọng không ngồi yên. Ông vẫn tiếp tục tấn công và vây bắt người của Nguyễn Tấn Dũng để lùa ông này vào chân tường. Ngoài mặt thì ông luôn rêu rao chiêu bài chống tham nhũng để khỏa lấp chuyện đấu đá, nhưng kỳ thực trong lòng thì chỉ nghĩ đến việc triệt hạ phe cánh của Dũng còn sót lại. Giam lỏng Đinh La Thăng, bắc cóc Trịnh Xuân Thanh, triệt hạ một số trùm ngân hàng chưa phải là đủ. Chặt được hết đám tay chân lâu nay bám vào viên thủ tướng cũ, chắc chắn lần này ông sẽ kỹ luật được Nguyễn Tấn Dũng, điều mà ông muốn làm từ lâu nhưng đã thất bại ê chề trong Hội nghị trung ương 6 năm 2012. Không thể nói gì khác hơn, rõ ràng là ông Trọng đang muốn tóm thu quyền lực thêm một lần nữa vì cái kết quả không mấy vẻ vang của ông trong đại hội XII, là chỉ được cho ngồi đến hết nửa nhiệm kỳ. Nhưng dù đã đem ra mọi phù phép truy bắt, kỹ luật tay chân Nguyễn Tấn Dũng, Trọng lại sợ âm binh nổi lên quấy phá theo đúng câu nói “thầy pháp sợ âm binh”. Cho nên ông Trọng đưa ra cái gọi là “lãnh đạo không tham vọng quyền lực” cảnh báo mọi người để cho Trọng yên thân. Nhưng Trọng làm sao yên thân được, vì chính ông ta hơn ai hết cho thấy dã tâm tham vọng quyền lực của mình trong buổi xế chiều của đảng CSVN. Ban hành một quy định làm trò cười cho thiên hạ, quả tình Tổng Trọng đang mơ một giấc mơ giữa ban ngày. http://www.viettan.org/Tong-Trong-nam-mo-giua-ban-ngay.html
......

TRẬN CHIẾN TAY BA.

Gọi là cuộc chiến tay ba, vì nếu đúng là ông Đinh Thế Huynh đã bị tước tuột hết mọi chức vụ, thì tay thứ nhất là ông Nguyễn Phú Trọng, tay thứ hai là ông Nguyễn Tấn Dũng và tay thứ ba là ông Nguyễn Xuân Phúc… Sáng 31/07/2017, tại phiên họp 12 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, ông Trọng nói: “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực không còn là lẻ tẻ từng vụ, từng việc mà bây giờ đã thành phong trào, thành một xu thế, không ai có thể đứng ngoài cuộc và cá nhân nào muốn không làm cũng không được, lò đã nóng, thì cả củi khô lẫn củi còn tươi đều cháy”. Đây là một nhận định theo góc nhìn chủ quan và có phần “lạc quan tếu” của riêng ông Trọng. Tuy vậy, nhìn toàn cảnh sân khấu chính trị, có lẽ cũng dễ dàng đồng ý với ông. Trong số 12 vụ đại án được đặt mục tiêu xét xử trong năm 2017, 2/6 vụ thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi đã được xét xử sơ thẩm, 10/12 vụ còn lại đã được tiến hành hoàn thành kết thúc điều tra, đủ điều kiện đưa ra xét xử. Các vụ án trọng điểm như vụ Phạm Công Danh, vụ Hà Văn Thắm, vụ Vũ Quốc Hảo đã xử tới giai đoạn II. Ở các vụ án này, đã có hàng trăm can phạm được đưa ra trước vành móng ngựa. Đặc biệt, vụ án Tập đoàn Dầu khí PVN cùng với vụ PVC sẽ có thể hoàn thành cùng với việc bắt và đưa được Trịnh Xuân Thanh về nước đối chứng và hoàn chỉnh bản cung khai của Vũ Đức Thuận và đồng bọn. Việc hoàn thiện hồ sơ hình sự đối với Đinh La Thăng, Vũ Huy Hoàng và Nguyễn Tấn Dũng có thể được khai thông. Trầm Bê bị bắt cùng với các hồ sơ thâu tóm Sacombank, hồ sơ BIDV và các vụ mua 5 ngân hàng với giá zero đồng, vụ Mobifone mua cổ phần AVG, sẽ trực tiếp hoàn chỉnh hồ sơ hình sự của Nguyễn Văn Bình và Nguyễn Tấn Dũng. Riêng hồ sơ Formosa, ngày hôm qua, 15/08/2017, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định cảnh cáo nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, xoá chức nguyên Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh của ông Vũ Kim Cự và xoá nguyên chức của hai thứ trưởng Tài nguyên Môi trường. Như vậy, ở hồ sơ này, có thể ông Hoàng Trung Hải và ông Nguyễn Tấn Dũng được để lại cho các chiến dịch tiếp sau. Ông Hải có thể được nương nhẹ vì một lý do nào đấy, nhưng chắc cũng sẽ phải ra khỏi Bộ Chính trị. Tại thời điểm này, đã có tới hàng nghìn đối tượng bị đưa ra xét xử và sẽ chịu án. Liên quan và có thể dính tội với các đối tượng này sẽ là hàng nghìn người khác. Tất cả đều thuộc bộ máy dưới quyền ông Nguyễn Tấn Dũng, đặc biệt có những thân tín của ông như Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình và Trầm Bê, Hoàng Trung Hải, Trần Đại Quang. Mạng lưới này có thể chằng chịt mọi nơi trên khắp cả nước, từ trung ương xuống địa phương và đều gắn với các trung tâm quyền lực. Một đặc điểm nữa là tất cả những tội phạm này đều là những kẻ hiện rất giàu và vẫn còn rất nhiều quyền lực ngầm nhờ những liên hệ gắn kết kiểu xã hội đen từ rất nhiều năm trước. Như vậy, chiến dịch chống tham nhũng nhiều tham vọng của ông Trọng chứa đựng nhiều nguy cơ xung đột. Mỗi một nhân vật trong số những người đang bị đe doạ đều có thể trở thành một ngòi nổ, bởi vì mỗi phần tử này đều có đủ cả năng lực tài chính lẫn năng lực tổ chức, và đều đối diện với một lựa chọn giữa sống và “chết”. Trong trường hợp đạt được sự liên kết quy tụ dưới tay ông Dũng, thì một kết cục giống như một vụ đảo chính không phải không thể xảy ra. Nhưng với toàn trộm cắp, có đảo chính, ông Dũng cũng không lập được Chính phủ. Một nguy cơ khác có nhiều xác suất hơn là việc tổ chức ám sát đối thủ. Ông Trọng, ông Tô Lâm, ông Ngô Xuân Lịch và ông Trần Quốc Vượng sẽ là những người đứng đầu danh sách. Và có thể tay trùm đầu độc đeo lon trung tướng công an Trần Quốc Liêm lại tái xuất!? Đó là cuộc chiến giữa ông Trọng, với có thể toàn bộ chính phủ cũ của ông Dũng. Ông Trọng đang giữ thế thượng phong. Nhưng nếu thiếu thận trọng, ông sẽ “lĩnh đủ”, không những cái “bình” chế độ của ông sẽ vỡ, mà ngay cái mạng sống của ông cũng không phải không có khả năng biến mất. Nếu diệt được ông Dũng, đưa được ông Dũng ra tòa và tịch thu toàn bộ tài sản tham nhũng đang nằm trong tay cô con cái đầu Nguyễn Thanh Phượng, ông Trọng trả được món nợ phải khóc trong Hội nghị Trung ương 6 tháng 10 năm 2012. Dù sao, dù cho rằng ông Trọng chỉ nhân danh chống tham nhũng để thoả mãn hận thù cá nhân, thì việc bắt được những tên ăn cắp phải đền tội và thu lại được ít nhiều tiền của của dân, vẫn tốt! Nhưng ông Trọng không phải chỉ làm một chuyện là rửa hận. Người ta nói, ông Trọng còn âm mưu ngồi tiếp trên chiếc ghế Tổng Bí thư cho đến hết nhiệm kỳ. Lâu hơn càng tốt. Hai người được xem là có khả năng nhất thay thế ông Trọng vào ghế Tổng Bí thư là ông Quang Chủ tịch nước và ông Đinh Thường trực Ban Bí thư. Nhưng người chiếm ưu thế là ông Chủ tịch nước, Đại tướng công an Trần Đại Quang. Ông này nhiều tội, nhưng vốn có công dẹp cuộc đảo chính hụt của ông Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, và cái chính là ông ta còn rất nhiều tay chân trong bộ công an. Tuy nhiên, ông có một cái “phốt” chết người. Ngày 17/08/2016, ông Đinh Thế Huynh ký quyết định 13-BBT/TU: “kể từ 18/08/2016, chỉ xét tuổi đảng viên theo hồ sơ gốc cho các công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ đảng”. Ông Quang bị gạt ra ngoài ứng viên Tổng Bí thư, vì theo hồ sơ gốc, sang năm 2018, ông 68 tuổi, quá 3 tuổi. Ông Đinh Ban Bí thư đã “chơi” ông? Chín tháng sau khi ký Quyết định 13-BBT/TU, thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh ngấm bệnh, phải đi chữa tại Nhật, rồi về điều dưỡng tại Phú Quốc. Người ta nói ông Đinh bị ung thư. Trước đây, từng có chuyện ông Nguyễn Bá Thanh và ông Phạm Quý Ngọ đều đột nhiên nhiễm phóng xạ, và cả hai ông này đều “đi” rất nhanh. Nghĩ tới ông Quang, người yếu bóng vía đã thấy lạnh sống lưng. Nhưng chỉ sau 2 ngày khi có tin Trịnh Xuân Thanh bị bắt giải về nước, đột nhiên ông Quang biến mất khỏi sân khấu. Có vẻ như ông biết trước việc Trịnh bị bắt và lên kế hoạch “biến”. Ngày 23/07 Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Đức thì chính trong ngày 24/07, ông đọc diễn văn kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ, sớm trước 3 ngày, ông đi thăm hỏi các gia đình thương binh liệt sĩ và biến mất vào ngày 26/07, không dự bất kỳ một lễ kỷ niệm nào do Đảng và Nhà nước tổ chức vào đúng ngày 27/07. Tiếp đến, ông không xuất hiện nữa, và chỉ từ một chỗ kín nào đấy, gửi điện mừng quốc khách các nước. Sau 10 ngày, bắt đầu rộ lên tin đồn ông bị bệnh. Nếu ông biết trước ngày phải “biến mất” thì có nghĩa ông bị bệnh theo “kế hoạch” cùng một lúc với tin đồn ông và ông Đinh La Thăng bị quản thúc tại gia. Như vậy, phía trước ông Trọng, con đường dẫn đến chiếc ghế Tổng Bí thư hết nhiệm kỳ, chỉ còn duy nhất ông Nguyễn Xuân Phúc. Từ khi lên Thủ tướng, người ta chỉ thấy ông Phúc loay hoay với nợ xấu ngân hàng, nợ công Chính phủ, tất bật dọn những đống vỏ ốc mà ông Dũng bỏ lại. Ông được cho là không còn thời gian để tham vọng chạy đua vào vị trí thay ông Trọng. Nhưng bây giờ, không còn ai. Nếu ông Trọng thật là muốn rút về, thì ông Phúc là ứng viên độc nhất. Nhưng đó là “nếu” và luôn là “nếu”. Bởi vì, hình như ngay cả phương án ông Phúc, cũng đã được ông Trọng tính đến. Người ta nhớ lại cái quyết định kiểm tra tài sản của 1000 cán bộ cao cấp mà Bộ Chính trị thông báo ngày 28/05/2017, ngay sau khi thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng. Nếu Nghị quyết số 344/NQ-UBTVQH14 về việc xử lý kỷ luật các chức vụ trong quá khứ có mục tiêu hướng tới Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng, Nguyễn Tấn Dũng và các đối tượng cao cấp đã không còn đương quyền, thì quyết định kiểm tra tài sản của 1000 cán bộ cao cấp lần này có mục đích hướng tới các cá nhân có siêu tài sản nằm trong chính phủ hiện tại, trong đó không loại trừ ông Phúc, vì dư luận đồn ông Phúc có cả nhà ở bên Mỹ. Nghị quyết này, được giải thích rằng sẽ không có vùng cấm với cả 18 Ủy viên Bộ Chính trị và 200 Ủy viên Trung ương. Theo bà Lê Thị Thủy, Phó chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra TƯ, “không cần phải hội đủ cả 3 căn cứ, chỉ cần 1 căn cứ là đã có thể kiểm tra. Ví dụ, khi có kế hoạch, yêu cầu của cơ quan tổ chức có thẩm quyền thì sẽ kiểm tra; hoặc có đơn thư tố cáo thì kiểm tra; hoặc có dấu hiệu vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước về kê khai tài sản… thì sẽ kiểm tra”. Ai cũng biết, có một thực tế là, số cán bộ cao cấp nằm trong chính phủ hiện tại của ông Phúc, 100% có tài sản không có nguồn gốc từ thu nhập chính thống, tức là từ lương. Những tài sản này sẽ bị kiểm tra nếu rơi vào một trong 3 căn cứ nêu trên, có nghĩa là nếu Ban Kiểm tra TƯ muốn, mọi tài sản đều có thể bị kiểm tra, bất kể người đó là ai. Và chỉ cần Ban Kiểm tra kết luận tài sản không rõ nguồn gốc, đủ để chủ nhân của nó nằm ngoài mọi quy hoạch đề bạt và bổ nhiệm. Với những vị trí nhạy cảm như chức Tổng Bí thư, chỉ cần có thông báo kiểm tra, thì kể cả kết luận “không có gì”, ứng viên ấy vẫn bị loại. Bởi vì, cùng với kết luận “không có gì”, thường có đơn tố cáo nặc danh, từ trên trời rơi xuống, trưng ra đủ bằng chứng, nhưng chẳng cơ quan có trách nhiệm nào chịu công khai xác minh. Đấy là sự hiểm độc của các loại quyết định mà Tổng Bí thư ký ban hành. Như vậy, nhìn bao quát, cuộc chiến thứ nhất là cuộc tổng công kích công khai và quyết liệt giữa lực lượng trong tay ông Tổng Bí thư chống lại tập đoàn tham nhũng của chính phủ cũ, đứng đầu là cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bên cạnh cuộc chiến này, cuộc chiến thứ hai là một cuộc chém giết bí ẩn không rõ người chủ mưu, nhưng đã có hai đối thủ nặng ký cùng ngã ngựa. Một là thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh đã bị tuột mọi chức vụ và đang dưỡng bệnh. Người thứ hai là đương kim Chủ tịch nước Trần Đại Quang, biến mất khỏi sân khấu không rõ nguyên nhân, dù thỉnh thoảng vẫn “gửi điện mừng”. Giống như ông Phùng Quang Thanh, bị nhốt trong khuôn viên Bộ tổng Tham mưu suốt 5 tháng không được về nhà, nhưng lại ngồi trên Chủ tịch đoàn Đại hội XII. Cuộc chiến thứ ba được cho là đánh vào chính phủ hiện tại, đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Mặt trận này chỉ như một trận mai phục, tiến hay thoái tuỳ tình huống diễn biến tham vọng của ông Phúc. Nếu ông Phúc bộc lộ tham vọng Tổng Bí thư, quyết định kiểm tra tài sản sẽ được xúc tiến, ngược lại, nếu ông Phúc ngoan ngoãn chịu dừng ở vị trí Thủ tướng, chấp nhận hay ủng hộ phương án toàn nhiệm kỳ của đương kim Tổng Bí thư, thì ông Phúc sẽ có được sự “hỗ trợ hết mình” của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, cuộc vận động cho một cuộc cải cách triệt để thể chế phục vụ nền kinh tế thị trường không chấp nhận định hướng chính trị do ông Phúc và các cộng sự rất tích cực trong chính phủ của ông thực hiện đang một mặt thu được rất nhiều ủng hộ của giới doanh nghiệp cả tư nhân lẫn quốc doanh, cả của giới quản trị lẫn đông đảo dân chúng, một mặt bộc lộ thái độ chống đối ngày càng gay gắt của số đông đối với lối tư duy giáo điều và bảo thủ, đang được khẳng định là nguyên nhân chính của trì trệ và tắc nghẽn phát triển. Ông Trọng mặc dù đang chiếm được cảm tình trên khía cạnh chống tham nhũng, lại không được chấp nhận trên vai trò đứng đầu Đảng và dẫn dắt chế độ. Cuộc chiến trên mặt trận thứ ba, thực chất là cuộc chiến giữa “định hướng xã hội chủ nghĩa” của phe Đảng và “không định hướng chính trị” của những người ủng hộ ông Phúc. Như vậy, nhìn toàn cảnh chiến trường, có thể giả định mấy kịch bản thế này: 1- Ông Dũng đầu hàng, thì toàn bộ hệ thống chính phủ cũ của ông sẽ ra đoạn đầu đài. Sẽ có hàng ngàn cái án, trong đó có án cho ông Dũng, ông Thăng, ông Bình, ông Hoàng Trung Hải, Vũ Huy Hoàng và ông Nguyễn Minh Quang. 2- Ông Dũng hay phe ông Dũng đảo chính, quân đội can thiệp, chính phủ quân sự với Ngô Xuân Lịch làm Thủ tướng. Đất nước chìm trong khủng hoảng. 3- Ông Trọng thắng thế, khoảng giữa năm 2018, Đại hội giữa nhiệm kỳ sẽ bỏ phiếu tín nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục giữ chức Tổng Bí thư. Sẽ bầu bổ sung 5 Ủy viên Bộ Chính trị thay cho các ông Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình, Hoàng Trung Hải, Đinh Thế Huynh và Trần Đại Quang. Ông Phúc vẫn làm Thủ tướng, nhưng ông Nguyễn Thiện Nhân làm Chủ tịch nước, ông Nguyễn Thành Phong làm Bí thư Sài Gòn. Vũ Đức Đam làm Bí thư Hà Nội. Dân chủ tiếp tục bị đàn áp. Kinh tế tiếp tục trì trệ. 4- Phe cải cách của ông Phúc thắng thế. Ông Phúc trúng Tổng Bí thư tại Đại hội 13. Bầu Quốc hội lập hiến, soạn thảo và phê chuẩn hiến pháp mới, bỏ Điều 4, chấp nhận cạnh tranh chính trị, ban hành luật Hội, tự do đảng phái. Việt Nam thoát khỏi chế độ độc đảng độc tài. Gọi là cuộc chiến tay ba, vì nếu đúng là ông Đinh Thế Huynh đã bị tước tuột hết mọi chức vụ, thì tay thứ nhất là ông Nguyễn Phú Trọng, tay thứ hai là ông Nguyễn Tấn Dũng và tay thứ ba là ông Nguyễn Xuân Phúc. Thử xem con số 13 có “linh” thật không?! 16/08/2017 B.Q.V.
......

Vài hàng tâm sự cùng các bạn làm ở Bộ Ngoại giao

Đã từ lâu tôi muốn viết những dòng tâm sự này. Tôi vẫn còn nuôi một hy vọng có thể làm lay động con tim và trí óc của các bạn. Quyết định là ở các bạn, nhưng điều đầu tiên tôi muốn chia sẻ cùng các bạn, đó là : các bạn đang xuôi theo một dòng chảy đi ngược lại với văn minh của nhân loại. Các bạn đang cố gắng đối phó để chữa cháy cho sự tồn tại của một chế độ công an trị, ngày càng rõ nét tại đất nước Việt Nam của chúng ta. Các bạn ạ, hãy bắt đầu bắt tay vào chỉnh sửa chế độ theo đúng như con tim và trí óc của các bạn mách bảo đi. Hãy tự vấn mình bằng câu hỏi, tại sao ta cứ phải nhất nhất tuân thủ với những quyết định đưa ra bởi những con người kém cỏi hơn chúng ta. Họ đang làm tan nát đất nước ta, bằng những quyết định hèn hạ và tăm tối : bắt cóc Trịnh Xuân Thanh giữa lòng châu Âu, ngừng thăm dò dầu khí tại Trường Sa, bắt bớ và bỏ tù vô tội vạ những người dân vô tội. Các bạn có buồn khi toàn những nhân vật công an lên làm lãnh đạo không ? Những Trần Đại Quang, Nguyễn Đức Chung … với những danh hiệu choang choang, nào là giáo sư, nào là tiến sĩ, mà chúng ta biết tỏng đó là những bằng cấp mua qua tại chức. Lẽ ra những chức vụ đó phải dành cho các bạn, 100% các bạn xứng đáng hơn, nếu chúng ta được sống trong một xã hội dân chủ, văn minh. Các bạn có buồn khi Đại học Công an và Học viện An ninh lại đắt giá không ?. Thí sinh phải đạt điểm tối đa 30 điểm mới vào được những nơi đó, trong khi Đại học sư phạm chỉ cần 12 điểm. Thật là đau lòng có phải không các bạn. Vừa nay, người bạn cũ của tôi là Phạm Sanh Châu đang tranh cử vào chức Tổng giám đốc UNESCO. Tôi biết tin này với hai cảm xúc trái ngược. Trong khi tôi muốn chia sẻ thành công cá nhân của Châu. Cá nhân Châu đã vươn ra tầm quốc tế. Thành công này thật sự xứng đáng với Châu, người bạn mà tôi luôn khâm phục. Ngược lại, tôi phải thốt thầm lên rằng : Châu ơi, mày càng giỏi, những người như mày càng giỏi thì lại càng kéo dài sự tồn tại của chế độ thối nát này. Rất dễ có nguy cơ Châu biến những trò gian dối của lãnh đạo Việt Nam thành sự thật. Bộ mặt thật của cá nhân Châu tạo nên cái mặt nạ cho chế độ, đánh lừa thiên hạ quốc tế. Các bạn hãy nhìn cách chế độ đối xử với nhân tài Ngô Bảo Châu, để có được một nhận xét cho riêng mình. Đừng để sự hèn hạ lấn át lòng tự trọng. Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, các bạn không phải là tác giả, nhưng rõ ràng các bạn đã trở thành tòng phạm. Trịnh Xuân Thanh đã được dẫn giải vào Đại sứ quán và nhiều nhân viên ngoại giao đã dính dáng vào vụ này. Để cứu vớt quan hệ Việt - Đức, cách duy nhất khôn ngoan là nhận lỗi. Các bạn cứ thử mà xem, Bộ ngoại giao Việt Nam sẽ lại được quốc tế hoan nghênh, nếu các bạn dũng cảm thành thật nhận lỗi. Hãy kiến nghị lên trên : nhận lỗi. Hãy hành động khác biệt. Hãy cho mọi người thấy, cho dù ở đâu thối nát, Bộ Ngoại giao vẫn là nơi còn tốt đẹp. Làm như vậy, các bạn bắt đầu chỉnh sửa đất nước Việt Nam. Tâm sự thì ngắn, nhưng chất chứa nhiều thông điệp và cả một niềm hy vọng. Hy vọng của cá nhân tôi và có thể của cả một dân tộc. Chúc may mắn và thành công đến với các bạn. Đặng Xương Hùng Thụy sĩ, 14/8/2017
......

Việt Nam cô đơn và lạc trong một thế giới bất an và bất định

“Chỉ có những kẻ khôn ngoan nhất và ngu xuẩn nhất là không thể thay đổi” (It is only the wisest and the stupidest that cannot change). (Confucius, 551-479 BC) Ảnh minh họa. Nguồn: Hubbington Post Có thể nói ngay (mà chưa cần phân tích) là Việt Nam cô đơn và lạc trong một trật tự thế giới mới bất an và bất định, của một thế giới “không phẳng” (xin lỗi Tom Friedman). Nhiều nước cũng khốn đốn (như Venezuela) chứ không riêng Việt Nam. Nhưng Việt Nam đang trong một tình thế hiểm nghèo (vì Trung Quốc đè) và có đặc thù riêng cần làm rõ. Chủ nghĩa “đặc thù” (exceptionalism) và “tiệm tiến” (Gradualism) cùng với chủ nghĩa “cực đoan” (extremism) và “giáo điều” (dogmatism), chính là những rào cản trước đòi hỏi đổi mới và tiến bộ. Sau nhiều năm cố gắng đổi mới và hội nhập với thành quả đáng kể, Việt Nam đang tụt hậu so với láng giềng. Tuy có nhiều tài nguyên và nguồn nhân lực, nhưng đất nước đang kiệt quệ về tài chính và phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy hô khẩu hiệu “làm bạn với tất cả”, nhưng Viêt Nam vẫn “thân cô thế cô” (Bill Hayton), bị bắt nạt nhưng không có đồng minh bênh vực. Trong khi sa vào “bẫy thu nhập trung bình”, Việt Nam vẫn chưa chịu thay đổi thể chế.  Trật tự thế giới mới   Năm 2016 được đánh dấu bởi hiện tượng “Brexitism” (tại Anh) và Trumpism (tại Mỹ). Đó là một xu thế mới tạo ra một bước ngoặt lịch sử, và mở ra một thời kỳ mới, không chỉ đối với Anh mà cả Cộng đồng Châu Âu, không chỉ đối với Mỹ mà cả thế giới. Toàn cầu hóa đang bị thách thức bởi chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy, các giá trị và thành quả của nó đang bị phản bác. Tự do thương mại bị thay thế bởi chủ nghĩa biệt lập (như America First). Các giá trị dân chủ tự do (liberal democracy) bị thách thức, và nhân quyền bị coi nhẹ. Trật tự thế giới đang thay đổi như một số học giả đã từng cảnh báo trong cuốn “The End of History” (Francis Fukuyama) hay “The End of Power” (Moises Naim). Tuy có nhiều cách lý giải khác nhau, nhưng hầu hết đều nhất trí là trật tự thế giới mới bất an và bất định, thậm chí “vô chính phủ” (Robert Kaplan, “Eurasia’s Coming Anarchy”, Foreign Affairs, February 15, 2016). Trong khi phương Tây và Mỹ đi xuống (falling), thì phương Đông đi lên (rising) với sự trỗi dậy đầy ấn tượng của Trung Quốc. NATO và EU phân hóa do tác động của Brexitism & Trumpism. Sau khi Anh rút khỏi EU, Pháp cũng lao đao, còn Đức phải suy nghĩ lại về an ninh của mình. Trong khi đó, Trung Quốc tranh thủ cơ hội, thách thức Mỹ và trật tự thế giới do Mỹ cầm đầu, với “Giấc mộng Trung hoa” (China Dream) và bàn cờ lớn “Một Vành đai, Một Con đường” (One belt, One road). Hiện nay, bán đảo Triều Tiên, Biển Hoa Đông, và Biển Đông đã trở thành những điểm nóng như “thùng thuốc súng” (powder kegs). Trước sự trỗi dậy đầy thách thức của Trung Quốc và sự rút lui của Mỹ, Nhật buộc phải tự lo cho an ninh của mình bằng cách sửa đổi  Hiến pháp (điều 9) để có thể tái vũ trang. Đây là một thay đổi rất lớn trong bức tranh địa chính trị Đông Á, có thể làm thay đổi cục diện chiến lược tại khu vực.  Trong bối cảnh đó, nhiều nước phải điều chỉnh thể chế và chính sách để thích ứng với môi trường và trật tự thế giới mới. Nhưng với nhiều người, thay đổi tư duy “đặc thù” là việc không hề dễ. Người ta vẫn hành xử như “thời chiến tranh lạnh”, ngộ nhận về quyền lực và vị thế của mình, mà không lường được hệ quả. Sự ngạo mạn và ngộ nhận quyền lực không đúng lúc, đúng chỗ, sẽ dẫn đến tai họa. Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là một ví dụ. Mỹ có thể cử biệt đội SEAL xâm nhập Pakistan để tìm diệt Osama Bin Laden (2/5/2011), và Trung Quốc cũng có thể cử các biệt đội “Săn Cáo” (Fox Hunt) sang Mỹ và các nước khác để săn lùng các quan chức tham nhũng của họ đang lẩn trốn. Nhưng Việt Nam không phải là Mỹ hay Trung Quốc. Mình phải tự biết mình là ai và đang ở đâu. Lúc này, Việt Nam đang trong một tình thế đầy hiểm nghèo, cả về kinh tế lẫn chủ quyền Biển Đông. Trong một quan hệ bất đối xứng (asymmetric) các nước nhỏ hơn và yếu hơn càng phải thao lược. Nói cách khác, đừng nên quá sợ Trung Quốc, nhưng cũng đừng nên coi thường Đức, là đối tác chiến lược quan trọng nhất trong số các nước EU (nhất là sau khi Mỹ rút khỏi TPP).  Theo các chuyên gia, Trung Quốc đã ứng dụng “Tam chủng Chiến pháp” (Three Warfares doctrine) bao gồm “chiến tranh tâm lý” (psywar), “chiến tranh pháp lý” (lawfare), và chiến tranh truyền thông (media warfare), để đạt được mục tiêu chiến lược. Theo binh pháp Tôn Tử, thượng sách là “thắng mà không cần đánh” (winning without fighting). Trung Quốc quen dọa nạt và bắt nạt (bluffing and bullying) các nước láng giềng tại Biển Đông, cũng như tại Doklam (nơi đang diễn ra xung đột giữa Trung Quốc với Ấn Độ và Bhutan). (Brahma Chellaney, “Calling the Chinese bully’s bluff”, Project Syndicate, August 8, 2017). Việt Nam đi về đâu    Trong giai đoạn đổi mới lần thứ nhất (từ 1986), đặc biệt là sau khủng hoảng tài chính Châu Á (từ 1997), khi kinh tế một số nước bị đình trệ thì Việt Nam nổi lên như “con hổ mới” ở Châu Á. Nhưng đáng tiếc là chưa đầy 10 năm dưới thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2006-2016), kinh tế Việt Nam chưa kịp cất cánh thì đã lụn bại. “Con hổ mới” đã biến thành “con mèo hoang”.  Các nhóm lợi ích thân hữu đã lợi dụng thể chế độc quyền độc đảng để lũng đoạn và tham nhũng, biến các tập đoàn kinh tế nhà nước (những “quả đám thép”) thành gánh nặng thua lỗ và nợ nần (như Vinashin). Mô hình kinh tế thị trường “định hướng XHCN” đã đẻ ra một thứ quái thai là “tư bản đỏ”. Các nhóm lợi ích được chính quyền bảo kê đã kết hợp “CNXH thân hữu” (là cái vỏ) với CNTB hoang dã (là cái ruột) trong một cuộc hôn phối vụ lợi. Đoàn tàu cách mạng Việt Nam đã bị chúng bắt cóc và bẻ ghi chạy theo một hướng khác. Trong khi Trung Quốc cải cách kinh tế thành công và “cất cánh” với mô hình phát triển mang “bản sắc Trung Quốc”, được các học giả phương tây gọi là “nền độc tài bền vững” (resilient authoritarianism), thì Việt Nam thất bại. Nguyên nhân vừa do thể chế bất cập (structural gaps) giữa kinh tế thị trường và định hướng XHCN, vừa do điều hành tồi (operational failure) và quản trị kém (poor governance) cộng với tham nhũng tràn lan. Một khi quyền lực và tham nhũng không bị kiểm soát, thì nó sẽ hoành hành như con quái vật Frankenstein bị xổng. Tư duy “kiểu Việt Nam” dựa trên sự ngộ nhận về tính “đặc thù” (exceptionalism) và tư tưởng “giáo điều” (dogmatism), bị các nhóm lợi ích lợi dụng và thao túng để trục lợi. Cải cách hành chính bị vô hiệu hóa bởi chống đối ngầm (passive resistance). Luật doanh nghiệp bị gây khó dễ bởi các loại “quy trình” và “giấy phép con” (thậm chí vi hiến) được các bộ ngành và địa phương đặt ra để trục lợi (rents seeking). Mọi việc đều bị chính trị hóa. Thói quen tư duy (mindset) “kiểu Việt Nam”, và cách làm việc “không giống ai” đã bị dập khuôn thành “quy trình” dựa trên danh nghĩa “hệ tư tưởng XHCN” (như bất khả xâm phạm), nên rất khó thay đổi.  Ví dụ cái “loa phường”, ai cũng biết là đã quá lỗi thời, nhưng đến tận bây giờ người ta vẫn chưa từ bỏ. Đó là những sản phẩm ý thức hệ từ thời “chính trị là thống soái”. Kết quả là tài nguyên thiên nhiên (“rừng vàng biển bạc”) đang cạn kiệt dần. Trong khi dầu khí, than đá, kim loại (và kể cả cát) sắp hết, thì ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, nhiều nơi tới mức báo động, như bờ biển miền Trung (bị ô nhiễm bởi Formosa), hoặc không khí ô nhiễm tại Hà Nội. Tài chính quốc gia đang cạn kiệt: ngân sách thu không đủ chi, dự trữ quốc gia chỉ đủ trả nợ đến hạn. Chính phủ không biết lấy tiền từ đâu để đầu tư phát triển, trong khi viện trợ phát triển (ODA) đang cạn dần. Nạn tham nhũng tràn lan đã làm giảm tín nhiệm của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế, và lòng tin của người dân cũng đang cạn kiệt. Nhiều người cảm thấy bất an và bất lực đành “bỏ phiếu bằng chân”. Mỗi năm có khoảng một trăm ngàn người bỏ đất nước ra đi. Họ có thể là doanh nhân, trí thức, hay quan chức. Dòng người di cư ngày càng đông đã gây ra nạn chảy máu chất xám và thất thoát tài chính. Cũng như người Trung Quốc, người Việt đang đổ xô di cư sang Mỹ, Canada, Úc, Anh, và các nước phương Tây khác.  Khủng hoảng kép Trong tháng 7/2017, có hai sự cố như “khủng hoảng kép” (double crises) vào thời điểm nhạy cảm, đặt Việt Nam vào thế mắc kẹt. Thứ nhất là khủng hoảng do khoan dầu tại Biển Đông. Việt Nam đã yêu cầu Repsol ngừng khoan thăm dò lô 136-03 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trước sức ép của Trung Quốc đe dọa tấn công các cứ điểm Trường Sa nếu Việt Nam không chịu dừng. Dù ngừng tạm thời hay lâu dài, Việt Nam khuất phục Trung Quốc về quyền khai thác dầu khí, do không có đồng minh bảo vệ, và không đủ sức mạnh răn đe. Thứ hai là khủng hoảng ngoai giao Viêt-Đức. Việt Nam đã dùng hạ sách bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin và đưa về nước (theo thông báo của phía Đức) “như một bộ phim hành động thời chiến tranh lạnh”. Đức đã phản ứng mạnh mẽ, lên án Việt Nam vi phạm luật pháp Đức và quốc tế một cách “trắng trợn” (blatant) và “chưa từng có” (unprecedented). Vụ bắt cóc này đang dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng chưa lường hết, vì cả hai phía đều đang bị mắc kẹt. Chính phủ Đức coi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là “không thể chấp nhận được” (unacceptable) và “không thể bỏ qua”. Đức đang đặt mọi phương án trừng phạt Việt Nam lên bàn (và chờ thái độ phản ứng của Việt Nam), đúng lúc Việt Nam cần Đức ủng hộ Hiệp định tự do thương mại (EVFTA), cũng như tranh chấp tại Biển Đông. Đức là đối tác chiến lược quan trọng nhất của Việt Nam tại EU. Đối với Việt Nam, EU là đối tác thương mại lớn thứ hai sau Trung Quốc và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai sau Mỹ. Thương mại song phương Viêt-Đức tăng từ $10 tỷ (2006) lên $48 tỷ (2016). Sau khi TPP bị Mỹ bỏ rơi, thì có lẽ EVFTA là cái phao cứu sinh duy nhất đối với Việt Nam. Nhưng, thủ tướng Angela Merkel có thể gây áp lực với các nước EU phủ quyết EVFTA cho Việt Nam (dự kiến năm 2018). Hiện nay, Viêt Nam đang bị bao vây bởi quá nhiều vấn đề nan giải (như “thập diện mai phục”). Nhưng nan giải và bức xúc nhất vẫn là vấn đề nợ công và Biển Đông. Việt Nam làm thế nào để trả nợ và đối phó với nguy cơ vỡ nợ (nếu mất khả năng thanh toán) hay nguy cơ xung đột Biển Đông do tranh chấp chủ quyền và khai thác dầu khí (không thể nhân nhượng)? Liệu Trung Quốc có dám tấn công Trường Sa (như năm 1988) hay chỉ hù dọa bắt nạt Việt Nam, theo kế “rung cây dọa khỉ” và “bất chiến tự nhiên thành” (trong Binh pháp Tôn Tử)? Tại hội nghị ngoại trưởng ASEAN-50 (Manila, August 5-8, 2017), mặc dù bị cô lập trong lập trường về Biển Đông, và trước sức ép của Trung Quốc, nhưng đoàn Việt Nam vẫn kiên trì đấu tranh. Cuối cùng hội nghị ASEAN vẫn ra được Thông cáo Chung phản ánh được phần nào quan điểm cứng rắn của Việt Nam về Biển Đông và về quy tắc ứng xử (COC), làm Trung Quốc tức giận, hủy cuộc gặp chính thức giữa hai ngoại trưởng. Tuy nhiên, Thông cáo Chung của ba ngoại trưởng Mỹ, Nhật, Úc (Manila, 7/8/2017) có nội dung và lời lẽ cứng rắn hơn nhiều so với Thông cáo Chung của các ngoại trưởng ASEAN (6/8/2017). Ba ngoại trưởng đã lên án hành vi “bồi đắp đảo và quân sự hóa các thực thể đang tranh chấp”, và kêu gọi “quy tắc ứng xử Biển Đông phải ràng buộc pháp lý, thực chất và hiệu quả”. (Laura Zhou, “China Vietnam maritime tensions flare as foreign ministers meeting called off”, SCMP, August 7, 2017 Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin tuy táo tợn nhưng “chuyên nghiệp một cách vụng về” (too good too be true). Thứ nhất, họ tiến hành giữa ban ngày tại công viên có nhiều người qua lại (rất lộ liễu). Thứ hai, họ để lại smart phone tại hiện trường (có chứng cứ). Thứ ba, họ thuê xe có cài đặt thiết bị GPS chống trộm (dễ phát hiện). Thứ tư, họ đưa Trịnh Xuân Thanh vào Đại Sứ Quán Việt Nam (theo thông báo của Đức). Không biết đây là do sơ xuất của những người thực hiện, hay là họ làm theo kịch bản của một đạo diễn “cao tay”, cố ý diễn kịch để khiêu khích chính phủ Đức. Có lẽ đây là một nước cờ “gambit” trong “trò chơi vương quyền” (game of thrones) đầy bí ẩn “kiểu Việt Nam”, trong khi có “đợt sóng ngầm” (theo Lê Hồng Hiệp) đang diễn ra trước Đại hội Đảng Giữa kỳ. Khủng hoảng ngoại giao do sự kiện này gây ra sẽ tác động tiêu cực đến quan hệ Viêt Nam với Đức (cũng như với EU), làm cho quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế của Việt Nam càng thêm khó khăn. Nó vừa phản ánh khủng hoảng chính trị và đấu tranh quyền lực tại Việt Nam đã tới đỉnh điểm, vừa bộc lộ khủng hoảng truyền thông và đấu đá phe phái, với nhiều “tin vịt” (fake news) làm thật giả lẫn lộn.     Giải pháp khả thi Gốc rễ của vấn nạn tham nhũng là do chế độ độc quyền, độc đảng, bị các nhóm lợi ích thân hữu thao túng để trục lợi. Trong một chế độ không có pháp quyền mà chỉ có đảng trị, thì không thể kiểm soát được quyền lực, vì những người cầm quyền tự cho mình đứng trên pháp luật và thao túng mọi quyền lực và nguồn lực xã hội, dẫn đến tha hóa quyền lực, bất công xã hội và mất lòng dân. Nếu bắt và xử được một Trịnh Xuân Thanh thì sẽ có mười Trịnh Xuân Thanh khác, nếu không thay đổi thể chế chính trị. Vì vậy, để thúc đẩy cải cách thể chế (vòng hai), Việt Nam cần tập hợp những “nhân tố thay đổi” (change agents) trong nước và ngoài nước thành một liên minh những người cùng chủ trương cải cách thể chế (a coalition of like-minded institutional reformers). Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng vừa thành lập là một ý tưởng đúng hướng (nếu đó là thực chất), vì một chính phủ “Kiến tạo” (Constructive government).   Đối với Việt Nam, lúc này có lẽ Nhật là đối tác chiến lược quan trọng nhất làm đối trọng trước sự bành trướng và bá quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, khi Mỹ không còn đáng tin cậy. Nhật không phải chỉ là một cường quốc kinh tế, mà còn là một cường quốc quân sự, sẵn sàng hỗ trợ các nước Đông Nam Á duy trì cân bằng quyền lực tại khu vực này. Lợi ích an ninh của Nhật tại Biển Hoa Đông song trùng với lợi ích chiến lược của họ tại Biển Đông, nên cam kết an ninh của Nhật đối với Việt Nam và khu vực chắc bền vững và đáng tin cậy hơn. Vì Chính quyền Trump đã quyết định rút khỏi TPP và có thể giảm cam kết an ninh với Châu Á, nên việc các nước khu vực hợp tác chiến lược mạnh mẽ hơn với Nhật càng trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết để lấp vào chỗ trống đó. Các nước không chỉ cần tăng cường quan hệ song phương mà còn phải lập ra một “Mạng lưới An ninh trên Nguyên tắc” (Principled security network) như Tổng thống Barack Obama đã từng gợi ý, hoặc một “Mạng lưới Liên kết mở” (Mesh Networks) như Anne-Marie Slaughter & Mira Rapp-Hooper mới đề cập gần đây (“How America’s Asian Allies Can Survive Trump”, Project Syndicate, January 24, 2017).  Cơ chế của một mạng lưới an ninh khu vực như vậy phù hợp với mô hình an ninh tập thể và đối tác chiến lược, nhằm đảm bảo sự tồn tại bền vững. Theo Anne-Marie Slaughter, ngay cả khi “một khâu bị đứt thì hệ thống vẫn tồn tại”. Quan hệ an ninh song phương được tăng cường giữa Nhật với Việt Nam cũng như các nước khác (như Mỹ, Ấn, Úc) là nòng cốt để xây dựng một “Đối tác Chiến lược cùng Quan điểm” (Like-Minded Strategic Partnership) bao gồm Mỹ-Nhật-Ấn-Úc và Việt Nam (AJIA+V). Một liên minh bền vững như vậy là một đảm bảo thiết yếu cho sự thiếu hụt cam kết an ninh của Mỹ đối với khu vực, cũng như là một răn đe hiệu quả đối với mối đe dọa ngày càng lớn của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong bối cảnh đó, thỏa thuận Mỹ sẽ cho tàu sân bay thăm Cam Ranh (năm 2018) qua chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch (7-10/8/2017) tiếp theo chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, (31/5/2017) là một dấu hiệu răn đe, có thể làm thay đổi cuộc chơi (game changer).  Việt Nam hoặc bất cứ nước nào khác cũng không thể một mình đương đầu với Trung Quốc. Các nước có cùng lợi ích chiến lược tại Biển Đông phải liên kết lại trong một liên minh để răn đe và ngăn chặn Trung Quốc bành trướng. Muốn duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông, không thể trông chờ vào Trung Quốc và ASEAN thỏa thuận một bộ quy tắc ứng xử (COC) có hiệu lực. Trong mấy năm nữa, ít nhất cho đến hết nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, khi khu vực còn nghi ngờ vào các cam kết của Mỹ, nếu các nước này không hình thành được một liên minh gồm các nước có chung lợi ích chiến lược như vậy, để đối phó với Trung Quốc, thì sẽ là quá ít và quá muộn (như bài học dưới thời Tổng thống Barack Obama).   Thay lời kết Những người cực đoan giống con gà trống. Mỗi lần nó gáy thì thấy mặt trời mọc, nên nó ngộ nhận tưởng là do mình gáy nên mặt trời mọc. Vì vậy, nếu nó chưa gáy mà mặt trời đã mọc thì nó rất tức tối, cho rằng mặt trời sai, chưa gáy đã mọc. Những người cực đoan thường bảo thủ, với tư duy “đặc thù”, nên không chịu lắng nghe. Họ có xu hướng luôn khẳng định mình là đúng, còn những người khác là sai. Vì tư duy cực đoan và giáo điều, họ tin rằng chỉ có họ mới có quyền phán quyết đúng sai. Những ai không giống họ và không theo họ đều bị coi là phản động và thù nghich. Vì họ không chấp nhận đa nguyên, nên khẩu hiệu “thêm bạn bớt thù” là vô nghĩa. Nếu không tỉnh ngộ và thay đổi thì Việt Nam rất khó hội nhập, sẽ cô đơn không có bạn bè mà chỉ có kẻ thù. Ngay bạn bè và đồng minh cũng có thể biến thành kẻ thù. Chính quyền Việt Nam tỏ ra quyết liệt chống tham nhũng (tuy nhắm vào những đối thủ chính trị nhất định) nhưng lại không chịu thay đổi thể chế chính trị (là nguyên nhân đẻ ra ra tham nhũng). Trong khi chống tham nhũng, lãnh đạo Việt Nam sợ đánh “vỡ bình” (chế độ) nhưng lại sẵn sàng đánh chìm cái thuyền kinh tế & đối ngoại (là cái phao cứu sinh). Câu chuyện bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin là một ví dụ, bất chấp luật pháp của Đức và quốc tế, có thể bị Chính phủ Đức trừng phạt, tuy Đức là đối tác chiến lược quan trọng nhất của Việt Nam tại EU. Khủng hoảng bất ngờ trong quan hệ Đức-Viêt thật không đúng lúc khi Việt Nam rất cần Đức và EU để ủng hộ EVFTA, và bênh vực Việt Nam đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông. Trong khi hô khẩu hiệu “làm bạn với tất cả”, Việt Nam đang biến một đối tác tốt thành thù địch. Đây là một nghịch lý chết người, mà chỉ có thể hóa giải được bằng thay đổi thể chế.   Quyền lực và tham nhũng là hai thứ khó kiểm soát, nếu không quyết thay đổi thể chế bằng cách thay mô hình đảng trị (party rule) bằng pháp trị (rule of law) và pháp quyền (rule by law). Nếu quyền lực không bị kiểm soát nó sẽ tiếp tục đẻ ra tham nhũng, do quản trị yếu kém và thiếu minh bạch. Đó là nguyên nhân chính làm kinh tế thị trường “định hướng XHCN” bị méo mó, đi trệch đường ray phát triển. Từ mô hình phát triển (growth model) để “hóa rồng/hóa hổ” Việt Nam đã biến thành “con mèo hoang”, với mô hình thất bại (failed state). Đó là bài học đắt giá từ những “diễn biến tiêu cực” trong một thập kỷ qua, làm triệt tiêu thành quả đổi mới của hai thập kỷ trước đó, làm Việt Nam vẫn sa lầy tại ngã ba đường ý thức hệ.  Tham khảo 1. Le Hong Hiep, “Asia’s Evolving Security Order”, Project syndicate, August 7, 2017 2. Brahma Chellaney, “Calling the Chinese bully’s bluff”, Project Syndicate, August 8, 2017 3. Laura Zhou, “China Vietnam maritime tensions flare as foreign ministers meeting called off”, SCMP, August 7, 2017 4. Anne-Marie Slaughter & Mira Rapp-Hooper, “How America’s Asian Allies Can Survive Trump”, Project Syndicate, January 24, 2017  5. Robert Kaplan, “Eurasia’s Coming Anarchy”, Foreign Affairs, February 15, 2016 6. Moises Naim, “the End of Power”, Basic Books, New York, 2013 NQD. 12/8/2017 (Nguyễn Quang Dy là Harvard Nieman Fellow 1993, hiện nay là nhà báo và nhà nghiên cứu độc lập. Bài này viết theo chủ đề “Việt Nam và trật tự thế giới mới” để đóng góp làm tài liệu tham khảo cho Hội thảo Hè 2017, và để đăng trên Viet-studies). Nguồn: viet-studies.net
......

Biểu tình tại Bá Linh phản đối làn sóng trấn áp người yêu nước

Trong thời gian ngắn vừa qua ĐCSVN đã ra tay đàn áp khốc liệt những nhà hoạt động xã hội, những người yêu nước đang ra sức bảo vệ môi trường sống vốn đang bị hủy hoại từng ngày tại Việt Nam và tỏ thái độ chống đối sự xâm lấn của Trung Cộng (TC). Mục đích của làn sóng trấn áp này là để làm mờ đi sự hèn yếu của ĐCSVN khi cúi đầu rút lui khỏi Bãi Tư Chính ngay trong thềm lục địa Việt Nam trước đe dọa của TC; cũng như những tội ác của họ như thảm họa Formosa và vụ đổ 1 triệu m³ bùn thải xuống biển Bình Thuận. Để đánh động lương tâm thế giới và cả người Việt, nhiều cuộc biểu tình đã và đang được tổ chức khắp nơi trên thế giới: Nhật, Úc, Hoa Kỳ, Anh, Đức, ... Riêng ở Đức, Liên Hội Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại CHLB Đức (Liên Hội) đã cấp tốc tổ chức cuộc biểu tình tại thủ đô Bá Linh vào ngày 12.8.2017, dù biết đây là dịp hè, thời gian du lịch của rất nhiều người nên số người tham dự sẽ không đông đảo.     Trước Brandenburger Tor Vào lúc 14g15 buổi biểu tình đã bắt đầu bằng nghi thức chào cờ Đức - Việt và mặc niệm như thường lệ. Bà bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, chủ tịch Liên Hội chào mừng các hội đoàn và đồng bào đến tham dự. Bà lược sơ tình hình thời sự trong nước và bối cảnh dẫn đến việc gấp rút tổ chức cuộc biểu tình này: Sự đàn áp mạnh mẽ phong trào đấu tranh cho quyền làm người đang dần lan tỏa mạnh và trải rộng khắp nước, thảm họa môi trường mà điển hình là Formosa, và hành động chà đạp luật pháp Đức của mật vụ CSVN qua việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào ngày 23.7 vừa qua. BS Mỹ Lâm - bằng cả tiếng Đức - cũng nhắc đến tình hình xã hội rất tồi tệ trong nước hiện nay với vô số thảm họa, nghịch lý, suy đồi, bất công mà người dân đang phải gánh chịu dưới bàn tay bạo quyền ĐCSVN. Bà lên án những tội ác của nhà cầm quyền đối với dân. Bà kêu gọi mọi người đừng thờ ơ với xã hội và vận mệnh đất nước và nên chung sức đấu tranh, đòi ĐCSVN phải trả lại mọi quyền cho người dân. Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh đảm nhiệm phần Đức Ngữ và cả Anh Ngữ. Ông đặc biệt cám ơn nước Đức đã có thái độ thích đáng đối với hành động coi thường luật pháp Đức khi ngang nhiên bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, người đang xin tị nạn ngay giữa thủ đô Berlin, sát bên tòa nhà quốc hội Đức. Ông Vinh cũng đặc biệt cám ơn những chính trị gia hàng đầu của nước Đức như Ngoại Trưởng Sigmar Gabriel, Tổng Thống Frank-Walter Steinmeier đã đến Việt Nam và ủng hộ đòi hỏi về nhân quyền của dân Việt Nam. Được BTC mời lên phát biểu, Blogger Người Buôn Gió, tức nhà văn Bùi Thanh Hiếu đã tố cáo nhà cầm quyền CSVN tạo con số kỷ lục 20 người bị bắt giam vì hoạt động xã hội và nhân quyền trong thời gian ngắn. Ông Hiếu cũng lên án CSVN đánh đổi quan hệ ngoại giao với hành động bắt cóc người một cách man rợ giữa Bá Linh. Và ông cám ơn Liên Hộ đã kịp thời tổ chức cuộc biểu tình này. Ông Nguyễn Văn Rị, Phó Chủ Tịch Liên Hội, đảm nhận phần hướng dẫn đoàn diễn hành quanh Pariser Platz, điều đã trở thành thông lệ. Xen kẽ vào giữa những lời phát biểu là những tiếng hô khẩu hiệu vang dội Quảng Trường Pariser Platz trước Brandenburger Tor như „Đả đảo CSVN buôn dân bán nước!“, „đả đảo CSVN hèn với giặc, ác với dân“, „Tự do dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam“, „Trung Cộng cút khỏi Việt Nam"… bằng cả tiếng Đức lẫn Việt. Những bài ca đấu tranh như „Trả lại cho dân“, „Việt Nam Việt Nam“ được mợi người cùng hát vang đã làm tăng thêm khí thế. Một số nội dung biểu ngữ bằng Đức và Việt ngữ được thực hiện như „Hãy lập tức thả tất cả tù chính trị“, „Không được dùng bạo lực đối với dân“, „Tự do và nhân quyền cho Việt Nam“, „Cuộc bắt cóc (TXT) tại Berlin chứng tỏ khủng bố đang cai trị ở Việt Nam“, „Cấm mật vụ CSVN trên lãnh thổ Đức“, „Hà Nội ngưng ngay hành động khủng bố các nhà dân chủ Việt Nam“, „Trục xuất tất cả nhân viên ngoại giao CSVN“, „Cám ơn chính phủ Đức trừng trị thích đáng mật vụ CSVN“ … BTC và người tham dự cũng mang theo hình ảnh bạo lực của chế độ đối với dân và tất cả hình ảnh của những tù nhân lương tâm như Nguyễn Văn Oai, Trần Huỳn Duy Thức, Trần Thị Nga, Lê Đình Lượng, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Thúy …. Phần 1 chấm dứt sau khoảng 90 phút. Đoàn thu xếp dụng cụ và di chuyển sang tòa đại sứ CSVN. * Chuyện bên lề: Hai người đàn bà quấy rối, đến trước mặt Blogger Người Buôn Gió xỉa xói, chửi tục. Cảnh sát đã lập tức đuổi hai bà ra khỏi khu vực biểu tình vốn luôn diễn ra ôn hòa, trong vòng trật tự. (họ liên hệ thế nào với sứ quán CSVN?) Trước tòa đại sứ CSVN   Phần hai chương trình chỉ được quyết định ngắn ngủi nhưng cũng bất ngờ qui tụ đông đảo người tham dự. Bất ngờ vì tổ chức giữa mùa du lịch và đang mùa hành hương của người Công Giáo đến Fatima. Nghi thức chào cờ cũng được BTC trang trọng khai mạc ngay trước Tòa đại sứ CSVN lúc 16g30. Ngoài diễn văn ngắn của bà BS Mỹ Lâm, một số đại diện hội đoàn, nhân sĩ đã được mời phát biểu như cụ Nguyễn Đình Tâm, bà Vũ Thị Khiếu, ông Nguyễn Đình Phúc Hội Trưởng Hội Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại Hamburg, ông Nguyễn Duy Tân, ông Đào Minh Tâm từ thành phố Saarland xa xôi phía Nam và ông Nguyễn Thanh Văn, đại diện Đảng Việt Tân tại Đức. Cụ Nguyễn Đình Tâm gọi tòa đại sứ sau lưng cụ là „sào huyệt của tội ác“, gọi nhà cầm quyền CSVN là Mafia, bán nước chứ không phải là một chính quyền khi bắt giam cả những phụ nữ có con còn nhỏ như Trần Thị Nga và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Bà Vũ Thị Khiếu kêu gọi mọi người hỗ trợ cho các tù nhân lương tâm đang bị nhà cầm quyền CSVN bao vây kinh tế, khủng bố, sách nhiễu thường xuyên. Ông Nguyễn Đình Phúc đề nghị người Việt, bị nhân viên sứ quán khống chế bằng những thủ đoạn đen tối, thu thập các dữ kiện để tố cáo những hành vi phi pháp của CSVN với chính quyền Đức. Ông Nguyễn Duy Tân nhấn mạnh đến bản chất phi nhân của chế độ CSVN và cho rằng chế độ đã hết sức sống. Người Việt nên đoàn kết với nhau để chấm dứt chế độ ác độc này. Ông Nguyễn Thanh Văn cám ơn Liên Hộ đã nhanh chóng đáp ứng tình hình quốc nội. Ông nhắc sự kiện CSVN không dám khai thác dầu khí tại Bãi Tư Chính sau khi bị TC đe dọa. * Cao điểm bất ngờ, lý thú: Nhà văn Bùi Thanh Hiếu mang theo 60 quyển truyện nổi tiếng của ông là „Đại Vệ Chí Dị“, viết trong vòng 10 năm và là cơ duyên khiến ông và gia đình đến định cư tại Berlin. Ông có nhã ý tặng cho mỗi gia đình có người tham dự buổi tình. Một số người nhận sách tại chỗ đã góp được 185 Euro. Khi được BTC mời lên trao số tiền này. Ông Hiếu chẳng những từ chối nhận mà còn khảng khái bù thêm cho đủ 500 Euro để hỗ trợ cho gia đình các TNLT tại Việt Nam trong tiếng vỗ tay vang dội của đoàn biểu tình. Phóng viên nhật báo TAZ Berlin, vừa qua đi tin nhiều về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, đến chụp hình và lấy tin cả hai nơi. Cuộc biểu tình được đăng trên báo TAZ ngày hôm sau, 13.8.2017 với nhan đề: Vietnamesen in Berlin - Die Community ist verunsichert Cuộc biểu tình chấm dứt khoảng 17g30. *Điểm đặc biệt: Cảnh sát Đức đến rất trễ, chỉ đậu 1 xe đàng sau đoàn thay vì theo đúng nhiệm vụ là luôn đậu vài xe ngay bên cạnh và chặn không cho mọi người đến gần cửa tòa đại sứ CSVN. Mọi người vì thế, lần đầu tiên, tha hồ mang biểu ngữ tố cáo chế độ đứng chụp hình ngay trước cổng vào. FB Nguyễn Phan  
......

Việt Báo phỏng vấn Ông Lý Thái Hùng về tình hình CSVN đàn áp dân chủ

LTS Việt Báo: Trong những ngày gần đây, CSVN bắt hàng loạt các nhà hoạt động dân chủ. Nhiều tổ chức xã hội dân sự bị thiệt hại. Việt Báo đã nêu một số câu hỏi đối với ông Lý Thái Hùng, một viên chức lãnh đạo Việt Tân, để hiểu về tình hình hiện nay. Việt Báo: Trong đợt bắt nhiều nhà hoạt động trong Anh Em Dân Chủ, cho thấy nhiều tổ chức xã hội dân sự bị thiệt hại. Có thể vì mô hình Anh Em Dân Chủ quá mở rộng, nên dễ bị an ninh cài cắm, theo dõi để bố ráp? Có lẽ là Việt Tân cũng thiệt hại? Xin cho biết, các nhà hoạt động nên dùng mô hình nào để an toàn hơn? Lý Thái Hùng: Thưa anh, CSVN không công nhận quyền tự do lập hội. Tất cả những hội, nhóm đều nằm trong khuôn khổ “xin – cho” của họ cho nên những tổ chức xã hội dân sự nằm ngoài sự kiểm soát của đảng CSVN đều có thể bị trù dập, bị bắt bớ bất cứ lúc nào. Trong đợt bắt giữ vừa rồi, theo tôi không phải do sự cài cắm của an ninh CSVN khiến các nhà hoạt động bị lộ, mà chính là do những hoạt động của các hội/nhóm xã hội dân sự, đặc biệt là Hội Anh Em Dân Chủ, đã khiến cho nhà cầm quyền CSVN lo ngại bởi ba lý do sau đây: Một là những người lãnh đạo các hội, nhóm là những nhà hoạt động lâu năm, từng bị bắt và bị giam giữ phi pháp trong nhiều năm. Tiếng nói của họ rất có ảnh hưởng đến quần chúng chung quanh. Điều này đã khiến cho an ninh CSVN lo ngại rằng những uy tín và quá trình đấu tranh này sẽ giúp mở rộng sự phát triển các hội, nhóm khi những chuyển biến phức tạp trong xã hội ngày càng gia tăng. Hai là tình hình biển Đông đang rất căng thẳng trước những hành động bá quyền ngày một leo thang của Trung Cộng, trong khi nhà cầm quyền CSVN lại tỏ ra nhu nhược trước các áp lực này. Sự kiện nhà cầm quyền CSVN phải buộc Tập Đoàn Repsol của Tây Ban Nha ngưng khai thai mỏ khí đốt vừa tìm thấy ở lô 136-03 trong bãi Tư Chính theo yêu cầu và đe dọa của Trung Quốc, đã và đang là lỗ xì có thể dấy lên làn sóng chống Trung mà Hà Nội rất lo ngại nên phải chận trước. Ba là nền kinh tế Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu tiền. Chính phủ Trung Ương không còn đủ tiền để cung cấp ngân sách cho các địa phương và trả nợ đáo hạn, nên đang tìm cách lên kế hoạch huy động 500 tấn vàng đang ở trong dân. Muốn huy động được, lãnh đạo CSVN phải cố tạo niềm tin trong dân và đây chính là những cản trở khi các hội, nhóm khuyên người dân không nên cộng tác vì sẽ mất tiền và mất của. Nói tóm lại, việc bắt giữ hàng loạt các nhà hoạt động trong thời gian qua là do bộ máy an ninh CSVN lo ngại tình hình xã hội bất ổn, muốn dập tắt những ảnh hưởng gia tăng của các tổ chức xã hội dân sự có thể làm bùng lên làn sóng công phẫn của người dân. Việt Báo: Hình như vấn đề chuyển tiền từ hải ngoại về các nhà dân chủ là một yếu tố bị theo dõi và là duyên cớ bị bắt, có phải không? Vì tất cả các cơ sở kinh doanh gửi tiền từ hải ngoại về 64 tỉnh thành đều phải qua Bộ Tài Chánh CSVN (mới có giấy phép kinh doanh gửi tiền). Nghĩa là, gửi tiền là sẽ lộ. Nếu đúng như thế, Việt Tân và các tổ chức làm thế nào nuôi dưỡng hoat động các bạn trong nước mà không bị lộ? Lý Thái Hùng: Đúng là khi gửi tiền qua đường dây chính thức như anh đề cập thì phía an ninh CSVN sẽ biết rõ người nhận. Nhưng tôi được biết nhiều tổ chức, hội nhóm dùng đường dây kín, hoặc tuy dùng đường chính thức nhưng chuyển qua trung gian nhiều chặng để ngăn chận yếu tố bị lộ, bị theo dõi. Chính vì thế mà cho đến nay số người bị lộ, bị bắt giữ vì lý do chuyển tiền không nhiều. Việt Báo: Trong trận bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức, cho thấy có một đại tá công an giữ chức tham tán trong đại sứ quán CSVN, chỉ huy tất cả hoạt động tình báo về người Việt ở Đức. Hẳn là ở Mỹ, Pháp, Anh, Úc… cũng có các ông đại tá công an tương tự đang theo dõi cộng đồng. Xin hỏi, Việt Tân có cách nào để bảo mật các hoạt động, và giúp loại trừ các tay công an giả trang trong cộng đồng? Lý Thái Hùng: Khi mà Cộng Động Hải Ngoại là chỗ dựa quan trọng cho những hoạt động đấu tranh trực diện đối với các hội, nhóm ở trong nước thì an ninh CSVN phải tìm cách xâm nhập, lũng đoạn, phá hoại các Cộng đồng. Nhà cầm quyền CSVN không những gửi cán bộ tình báo sang các Tòa đại sứ, Tổng lãnh sự mà còn đưa khá nhiều cán bộ phụ trách an ninh núp dưới những vỏ bọc nghiên cứu sinh, kinh doanh, tôn giáo… để qua đó xâm nhập, nằm vùng trong cộng đồng. Những hoạt động của các phần tử này thường là thu thập tin tức, chiêu dụ hợp tác và tung tin tức sai lạc để các bên đánh phá lẫn nhau. Tuy nhiên, vì Cộng Đồng Hải Ngoại vốn là cộng đồng chống cộng và đa số các đảng phái, tổ chức chính trị đã nhìn thấy rõ những thủ đoạn nói trên của an ninh CSVN, nên rất chừng mực trong việc loan tải tin tức sinh hoạt và nhất là luôn luôn bảo vệ tiềm lực nội bộ. Chính vì lý do đó mà tuy có những hiện tượng bát nháo trong Cộng đồng mà phần lớn do bàn tay phá hoại của an ninh CSVN, người Việt hải ngoại vẫn kiên trì đóng góp và tích cực hỗ trợ các hoạt động đấu tranh hướng vào quốc nội. Để vô hiệu hóa tầm hoạt động và ảnh hưởng phá hoại của các phần tử công an trà trộn trong cộng đồng để lũng đoạn, Việt Tân sinh hoạt trên 3 nguyên tắc: Trước hết, các đảng viên Việt Tân sinh hoạt hài hòa, gần gũi, thân mật và tương kính với mọi tổ chức, hội đoàn, đảng phái, cộng đồng trong tinh thần đoàn kết trên hết; không để những dèm pha hay sự đố kỵ, khác biệt cá nhân làm phân hóa. Kế đến chúng tôi lên tiếng chừng mực về các xuyên tạc đối với Việt Tân để rộng đường dư luận, và ngăn chặn những hoang mang tác hại lên niềm tin chung, nhưng cũng tránh tạo ra sự đôi co qua lại không cần thiết để còn dồn nỗ lực vào công cuộc đấu tranh và yểm trợ quốc nội. Sau cùng, chúng tôi tôn trọng sự khác biệt và không phê bình, chỉ trích các tổ chức bạn. Tạo sự thông cảm, giải thích những ngộ nhận là chủ trương “thêm bạn bớt thù” của Việt Tân. Việt Báo: Xin cho biết hướng hoạt động tương lai của Việt Tân trong khi CSVN ngày càng hung bạo hơn? Lý Thái Hùng: Chúng tôi dự kiến là an ninh CSVN tiếp tục bắt bớ, khủng bố tinh thần các nhà hoạt động trong thời gian tới vì tình hình Việt Nam đang có những dấu hiệu bất ổn định về biển Đông, kinh tế và rối loạn thượng tầng. Để ngăn chận những đòn khủng bố, đàn áp hung bạo của Hà Nội, đảng Việt Tân đã và đang có một số nỗ lực. Ở trong nước, chúng tôi liên kết hỗ trợ thân nhân của những nhà hoạt động bị bắt để giữ vững ý chí đấu tranh, thăm nuôi và vận động luật sư giúp về mặt pháp lý. Đồng thời trao đổi với các hội nhóm để khai thác tình hình nhằm tạo những áp lực lên chế độ. Ở Hải Ngoại, chúng tôi đã và đang cùng với một số Cộng đồng và các đoàn thể tổ chức những cuộc biểu tình phản đối trước các tòa Đại sứ, Tổng lãnh sự CSVN ở khắp nơi trên thế giới và làm trì trệ những hoạt động của các cơ quan ngoại giao. Song song, chúng tôi cũng đang làm việc với các tổ chức phi chính phủ và Bộ ngoại giao của một số quốc gia để vận động họ lên tiếng áp lực an ninh CSVN phải ngưng ngay những thủ đọan trấn áp hiện nay. Đảng Việt Tân cũng đang vận động để có một sự phối hợp nỗ lực và tiếng nói chung của các lực lượng dân chủ trong và ngoài nước hầu gia tăng sự đồng hành giữa hải ngoại và quốc nội, gia tăng hiệu năng vận động quốc tế, và gia tăng áp lực dân chủ hóa để chấm dứt chế độ độc tài và mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước. Nguồn: Việt Báo
......

Phản đối tư cách ứng cử viên Tổng Giám Đốc UNESCO của ông Phạm Sanh Châu do nhà cầm quyền Việt cộng đề cử

Bruxelles, Ngày 8 Tháng 8 Năm 2017           Kính Thưa Quý Vị Đại Diện Các Hội Đoàn, Tổ Chức Chính Trị và các Nhóm Sinh Hoạt Trong Cộng Đồng Người Việt Tự Do Hải Ngoại Kính thưa Quý Vị, Vào tháng 10 năm 2017 tới đây, Tổ Chức Văn Hóa Quốc Tế UNESCO trực thuộc Liên Hiệp Quốc, sẽ bầu vị Tổng Giám Đốc UNESCO. Chúng tôi, đại diện các Hội Đoàn, Tổ Chức Chính Trị và các nhóm Sinh Hoạt trong Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Vương Quốc Bỉ đã lấy quyết định gởi một bức thư phản đối tư cách ứng cử viên của ông PHẠM SANH CHÂU do nhà cầm quyền CSVN đề cử, đến Văn Phòng Hội Đồng Điều Hành của Tổ Chức UNESCO. Ông Phạm Sanh Châu Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã không tôn trọng những giá trị Nhân Bản, Xã Hội và Văn Hóa của cộng đồng thế giới nói chung, và nền Văn Hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam nói riêng, không xứng đáng được đề cử một ứng viên, đi ngược lại những giá trị mà UNESCO đã đề xướng. Chúng tôi xin gởi đến Quý Vị một ấn bản bằng tiếng Pháp, một ấn bản bằng tiếng Anh, và danh sách các Hội Đoàn, Tổ Chức Chính Trị và các nhóm Sinh hoạt trong CĐNVTD tại Vương Quốc Bỉ . Nếu Quý Vị Đại Diện đồng ý với việc làm của chúng tôi, Quý vị chỉ cần cho chúng tôi biết: Danh Tánh, đại diện cho HĐ, TCCT (quý vị có thể dùng ngôn ngữ địa phương cho danh xưng của HĐ, TCCT…) và địa chỉ Email của quý vị để chúng tôi liên lạc và thông báo khi có sự trả lời của văn phòng Ông Michael WORBS, Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành của UNESCO và gởi về địa chỉ điện thư: nqb_vps@yahoo.fr Hiện nay CĐNVQG Liên Bang Hoa Kỳ cũng đang tiến hành việc thu thập chữ ký phản đối tư cách ứng cử viên do nhà cầm quyền CSVN đề cử, cho các cá nhân muốn ký vào, hiện giờ đã có trên 1.300 chữ ký, và một điều đáng mừng là có rất nhiều chữ ký đến từ Việt Nam . Chúng tôi xin cảm ơn sự quan tâm của Quý Vị Đại Diện về vấn đề nêu trên. BS Nguyễn Quốc Bảo Brussels – Belgiumnqb_vps@yahoo.fr
......

Hải Ngoại cần làm gì trước làn sóng khủng bố của cộng sản hiện nay

Kể từ đầu tháng Giêng cho đến đầu tháng 8 năm nay, an ninh CSVN đã bắt giữ, trục xuất, truy nã và kết án nặng nề 22 người Việt Nam yêu nước, có những hoạt động về xã hội, môi trường, truyền thông. Trong tháng 1, an ninh CSVN bắt giữ 3 người là anh Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Văn Oai, chị Trần Thị Nga liên quan đến điều 88 (Tuyên truyền chống đối nhà nước). Riêng chị Trần Thị Nga đã bị kết án 9 năm tù giam vào ngày 25 tháng 7. Trong tháng 3, an ninh CSVN bắt giữ 4 người là các Blogger Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển, Bùi Hiếu Võ, Phạm Kim Khánh. Một người bị truy nã là cựu tù nhân lương tâm Thái Văn Dung. Trong tháng 4 và tháng 5, an ninh CSVN đã bắt giữ 2 người là anh Hoàng Bình ở Nghệ An và ông Vương Văn Thà ở An Giang. Một người bị truy nã là anh Bạch Hồng Quyền. Một người bị tước quốc tịch là Giáo sư Phạm Minh Hoàng và sau đó bị trục xuất khỏi Việt Nam vào ngày 24 tháng 6. Trong tháng 6, tòa án CSVN tại Khánh Hòa đã kết án nặng nề đối với Blogger Mẹ Nấm: 10 năm tù giam theo điều 88. Trong khi đó an ninh An Giang bắt giữ hai ông Bùi Văn Thâm và Bùi Văn Trung theo điều 245. Trong tháng 7, an ninh CSVN đã bắt giữ sinh viên Trần Văn Hoàng Phúc theo điều 88 tại Sài Gòn. Bắt ông Lê Đình Lượng tại Nghệ An theo điều 79. Nhất là an ninh đã bắt đồng loạt 4 người lãnh đạo Hội Anh Em Dân Chủ, một tổ chức xã hội dân sự có những hoạt động xã hội ôn hòa, gồm Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Kỹ sư Phạm Văn Trội, Nhà báo Trương Minh Đức và Luật sư Nguyễn Bắc Truyển theo điều 79 (hoạt động lật đổ chính quyền). Trong đầu tháng 8, an ninh CSVN đã bắt giữ tiếp một thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ tại Cồn Sẻ, Hà Tĩnh, là anh Nguyễn Trung Trực. Những vụ bắt bớ, truy nã nhằm khủng bố các nhà hoạt động tại Việt Nam sẽ còn tiếp tục và số người bị bức hại chắc chắn sẽ gia tăng trong thời gian tới vì hai lý do: Thứ nhất là CSVN đang chuẩn bị đón tiếp các nguyên thủ của khối APEC đến Đà Nẵng họp vào tháng 11 năm nay, nên họ lo sợ các cuộc biểu tình sẽ nổ ra cũng như những vận động dư luận Quốc tế quan tâm đến tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Thứ hai là CSVN lo ngại những cuộc biểu tình chống Trung Quốc bùng nổ, và lần này, yếu tố “thoát trung” sẽ tác động mạnh mẽ trong nội bộ đảng cộng sản trước thái độ ngạo mạn và côn đồ của Bắc Kinh – đã ép buộc Hà Nội phải ngưng khai thác dầu khí tại bãi Tư Chính nằm trong thềm lục địa Việt Nam. Chính vì những lo ngại nói trên, CSVN buộc phải ra tay trấn áp và gia tăng việc bắt giữ những đối tượng có tiềm năng lãnh đạo phong trào quần chúng. Do đó, số người bị bắt sẽ không dừng ở đây mà sẽ nhiều hơn vì hiện có một nguời đang bị an ninh đến nhà tìm kiếm, hay mời lên đồn công an thẩm vấn. Từ nhiều năm qua, phong trào dân chủ tại Việt Nam đã đối diện với rất nhiều vụ bắt bớ, đe dọa; nhưng chưa lần nào số người bị bắt giữ, truy nã, và bị kết án nặng nề như hiện nay. Để cho những nhà dân chủ và thân nhân của họ không thấy cô đơn trong lúc làn sóng đàn áp gia tăng, sự lên tiếng và đồng hành tranh đấu của khối người Việt tại hải ngoại hầu tạo áp lực lên nhà cầm quyền CSVN là vô cùng cần thiết. Cụ thể, hải ngoại có thể làm những công việc từ đơn giản cho đến những nỗ lực vận đông quy mô như sau: 1/ Tiếp tay phổ biến những bản tin loan báo sự đàn áp, bắt giữ của an ninh CSVN đối với với các nhà dân chủ hay thân nhân của họ đến thân nhân, bạn bè của mình hầu giúp cho mọi người cùng biết và cùng quan tâm, đặc biệt khai dụng mạng Internet, Facebook… Khi có hàng trăm ngàn người Việt khắp nơi cùng quan tâm, cùng hành động hướng về các nhà dân chủ đang bị bức hại, chắc chắn sẽ tạo ra làn sóng thay đổi tại Việt Nam. 2/ Đóng góp giúp đỡ tài chánh cho những gia đình bị bắt giữ hay bị kết án – dù nặng hay nhẹ, để thân nhân họ có phương tiện lo vấn đề pháp lý và thăm nuôi. Sự kiện Blogger Mẹ Nấm bị kết án 10 năm và Blogger Trần Thị Nga bị kết án 9 năm tù giam là hai trường hợp điển hình; cả hai bà mẹ can trường này đều có hai con nhỏ, và rất cần sự giúp đỡ phương tiện từ cộng đồng hải ngoại. 3/ Tham dự hoặc góp phần tổ chức những buổi thắp nến cầu nguyện, những cuộc biểu tình để lên án sự đàn áp của CSVN ở nhiều nơi, và cần nhất là ở những vị trí có đông người ngoại quốc. Hình ảnh đông đảo người tham dự trong các buổi sinh hoạt này được chuyển về quốc nội sẽ giúp cho các nhà tranh đấu không thấy cô đơn. 4/ Viết thư gửi cho những dân biểu, nghị sĩ trong vùng trình bày một hay hai sự kiện bị đàn áp cụ thể để kêu gọi những vị này quan tâm và lên tiếng chia xẻ sự đồng tình ủng hộ và nhất là yêu cầu Bộ ngoại giao lên tiếng cảnh báo CSVN. Việc vận động một dân biểu, nghị sĩ phát biểu về một người đang bị CSVN giam giữ sẽ giúp cho gia đình họ lên tinh thần rất lớn, và đó là chất bổ tinh thần vô giá. 5/ Vận động dư luận, NGO, truyền thông tiếng Việt và quốc tế để tạo áp lực lên chế độ. Những việc làm nói trên không khó và không có gì là phức tạp, nếu mọi người trong chúng ta đều ý thức rằng muốn đất nước thay đổi và sớm có tự do, dân chủ, thì mỗi người đều phải góp một bàn tay dù ít, dù nhiều. Sau cùng, chúng ta cũng cần giúp nhau cảnh báo đừng để những loại tin tức – tuy có tính thời sự hấp dẫn như vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, vụ Đinh Thế Huynh bị ung thư cuốn hút mà quên đi những nạn nhân đang bị lực lượng an ninh CSVN cô lập, trấn áp thô bạo trong các nhà tù. Nói tóm lại, đảng CSVN hiện đang đối phó với rất nhiều khó khăn từ xung đột trầm trọng trong nội bộ đảng giữa các phe quyền lực dưới chiêu bài chống tham nhũng, khó khăn kinh tế dẫn đến tình trạng thiếu hụt ngân sách để cung cấp cho các địa phương và trả nợ đáo hạn, cho đến những bất mãn xã hội ngày một lan rộng trong mọi tầng lớp quần chúng, đã và đang đe dọa sự tồn tại của chế độ. Do đó, hơn lúc nào hết, chúng ta cần khai dụng cơ hội này cùng với áp lực từ biển Đông, đẩy mạnh các cuộc vận động từ hải ngoại hầu tăng sức phản kháng quốc nội, tạo những chuyển biến thay đổi tại Việt Nam. Nguồn: Web Viettan
......

Phỏng vấn Kỹ Sư Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng Việt Tân

WESTMINSTER - Trong những ngày vừa qua dư luận trong và ngoài nước ghi nhận một số sự kiện nổi bật tại Việt Nam, trong đó có việc nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam gia tăng bắt bớ, đàn áp những nhà đấu tranh dân chủ và việc bị Trung Cộng ép phải ngưng hợp đồng khai thác dầu khí với công ty dầu Repsol của Tây Ban Nha dù Việt Nam đã ký với họ. Vào lúc 2 giờ chiều thứ Năm, ngày 3 tháng 8, 2017, Viễn Đông đã phỏng vấn ông Điềm về hai sự kiện vừa nêu. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn của chúng tôi: Kỹ sư Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng Việt Tân tại tòa soạn nhật báo Viễn Đông ngày thứ Năm, 3 tháng 8, 2017. (Thanh Phong/ Viễn Đông) Viễn Đông: Gần đây nhà cầm quyền CSVN gia tăng bắt bớ, đàn áp những nhà đấu tranh dân chủ, những người bất đồng chính kiến. Ông có thể cho biết lý do tại sao? Ô. Đỗ Hoàng Điềm: Thực sự, nếu chúng ta nhìn kỹ lại trong vòng 18 tháng qua, nếu lấy mốc điểm tháng 12, 2015 khi nhà cầm quyền CSVN bắt LS Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà thì tính từ ngày 15 tháng 12 cho đến bây giờ là 18 tháng thì tổng số người bị họ bắt trên dưới hai mươi mấy người. Những người họ bắt đa số có tiếng tăm như chị Cấn Thị Thêu, chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, chị Trần Thị Nga và rất nhiều anh em dân chủ nữa bị bắt. Trong tuần qua họ bắt thêm năm người là ông Lê Đình Lượng ở Nghệ An, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ký giả Trương Minh Đức, ông Nguyễn Bắc Truyền và anh Phạm Văn Trội đều là những người cột trụ trong Hội Anh Em Dân Chủ. Có thể nói đợt bắt bớ kỳ này được coi là đợt bắt bớ nặng nề nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Sự bắt bớ này có lẽ có hai lý do: Lý do đầu tiên là nhà cầm quyền CSVN nhìn thấy trong lúc này chính phủ của Tổng Thống Trump nói hẳn ra miệng là ông không quan tâm những chuyện khác trên thế giới mà để thời gian lo vấn đề nội trị ở Mỹ, thành thử nhà cầm quyền CSVN cũng nghĩ rằng đây là cái khung thời gian thuận lợi cho họ để họ gia tăng đàn áp, bắt bớ vì lúc này thế giới không quan tâm lắm về vấn đề nhân quyền như mọi khi. Thứ hai, chúng ta thấy rõ, mấy năm gần đây, sự phát triển về vấn đề dân chủ ở trong nước vẫn tiếp tục đi tới, và với những biến cố xảy ra gần đây từ sau vụ Formosa hồi năm ngoái và gần đây là cái vụ khoan dầu Biển Đông, nhà cầm quyền CSVN rất ngại sự bất mãn của quần chúng nên nhiều phần họ bắt những người hay nhóm nào mà họ nghĩ có khả năng tác động quần chúng cao thì họ bắt nhóm đó trước. Một số họ quy kết cho vi phạm điều này điều kia trong bộ luật hình sự hay ghép cho tội “Tuyên truyền chống phá xã hội chủ nghĩa,” nhưng gần đây họ quy kết cho LS Nguyễn Văn Đài, ông Lê Đình Lượng, MS Nguyễn Trung Tôn là vi phạm điều 79 âm mưu lật đổ chính quyền. Rõ ràng đây là sự nâng cấp đàn áp những ai mà họ nghĩ có khả năng tác động quần chúng vì họ rất sợ sự phản kháng của người dân liên quan đến biển Đông VĐ: Biết rõ âm mưu trên của nhà cầm quyền CSVN, Đảng Việt Tân do ông lãnh đạo có kế hoạch gì để ngăn chặn sự gia tăng bắt bớ đàn áp người dân trong nước? Ông Điềm: Bây giờ chúng ta có hai việc, nghe qua thì như có sự tách bạch ra nhưng thật sự nó có sự liên kết với nhau. Về vấn đề Biển Đông, nhà cầm quyền CSVN phải buộc công ty Repsol của Tây Ban Nha ngưng không khoan dầu ở bãi Tư Chính nữa. Cho đến giờ phút này phía nhà cầm quyền CSVN vẫn giữ im lặng. Họ hoàn toàn không lên tiếng xác nhận điều này, cho thấy họ đã tuân lệnh Trung Cộng và không biết họ còn hứa hẹn gì với Trung Cộng nữa. Theo nhiều nguồn tin cho biết, họ hứa với Trung quốc là sẽ không bao giờ khoan dầu ở bãi Tư Chính nữa. Đây là sự thiệt hại rất lớn cho chủ quyền của đất nước và quyền lợi của dân tộc VN. Chính vì họ biết đây là sự nhượng bộ quá lớn nên họ không dám công khai bạch hóa chuyện này, vì sợ nó sẽ tạo ra làn sóng phản đối, căm phẫn của người dân. Do đó, chúng tôi quan niệm là chúng ta phải quảng bá việc này một cách rộng rãi, không những ở trong nước mà còn đối với quốc tế nữa về thái độ quá yếu hèn của nhà cầm quyền CSVN đối với Trung quốc. Việc thứ hai như chúng tôi vừa trình bày, là sự gia tăng bắt bớ. Sự bắt bớ này là họ cảm thấy có những cá nhân hay tổ chức mà họ nghĩ có khả năng tạo tác động quần chúng nhất là vấn đề Biển Đông. Do đó, chúng tôi nghĩ rằng chúng ta phải làm sao quảng bá với quốc tế. Tuy Hoa Kỳ lúc này còn đang đối phó với nhiều vấn đề nội bộ nhưng còn nhiều tổ chức khác như Liên Hiệp Quốc, như Khối Liên Âu. Rất nhiều nước khác họ sẽ lên tiếng ủng hộ cho vấn đề dân chủ hóa nếu chúng ta đẩy mạnh nỗ lực quảng bá cho quốc tế. Cộng Đồng người Việt hải ngoại có khả năng gia tăng áp lực bằng cách phản kháng với những Tòa Đại Sứ, Lãnh Sự Việt Cộng nơi mình đang sinh sống và chính giới của nước mình đang ở, để có thể làm áp lực với CSVN. Chúng ta cũng có thể hỗ trợ anh em dân chủ trong nước về mặt pháp lý. Tóm lại, chúng ta có khá nhiều việc cần làm ngay để giải tỏa áp lực cho những người anh em dân chủ trong nước, đặc biệt những người vừa bị bắt. VĐ: Việc Việt Nam đã ký hợp đồng với công ty dầu khí Repsol của Tây Ban Nha, nay họ buộc phải tuân lệnh Trung Cộng hủy bỏ hợp đồng. Hệ lụy sẽ ra sao thưa ông? Ông Điềm: Việt Nam hiện có ba ký kết về khai thác dầu hỏa ở ngoài khơi, một là ký kết với công ty Repsol của Tây Ban Nha mà chúng ta đang nói tới, một ký kết thứ hai với công ty Vitas của Ấn Độ, và ký kết thứ ba với công ty Esson Mobil của Mỹ. Cho đến giờ phút này chỉ có ký kết với Tây Ban Nha là đang gặp trở ngại. Công ty Repsol vừa khoan thì giữa tháng Sáu tướng Phạm Trường Long là Phó Chính Ủy Trung Ương Trung Cộng trong một chuyến công du Âu Châu có ghé Tây Ban Nha về vấn đề này. Sau đó, chúng ta biết tướng Phạm Trường Long đến Hà Nội có buổi viếng thăm chính thức VN, nhưng buổi viếng thăm đó bị cắt ngắn, thay vì ba ngày thì chỉ có một ngày, và lúc đó đã có dư luận cho biết Trung Cộng gây áp lực VN. Đầu tháng Bảy, công ty Repsol tuyên bố họ đã khám phá được cái mỏ khí đốt rất lớn tại lô 36 mà họ đang khoan , trị giá 1 tỷ đô-la, thì lập tức nhà cầm quyền CS Trung Hoa triệu tập Đại Sứ Việt Cộng ở Bắc Kinh để áp lực và tuyên bố nếu không ngưng khai thác dầu họ sẽ tấn công quân sự quần đảo Hoàng Sa. Đó là diễn tiến chúng ta biết nhưng nhà cầm quyền CSVN không hề lên tiếng. Cho đến ngày 24 tháng 7 Bộ Chính Trị Đảng CSVN họp khẩn và tuyên bố ngưng khoan. Công ty Repsol ngày hôm nay [3 tháng 8] mới lên tiếng chính thức xác nhận có bị yêu cầu ngưng. Vậy câu hỏi nhà cầm quyền CSVN có phải bồi thường không? Câu trả lời là nếu Repsol không tiến hành khai thác được nữa thì phía VN phải bồi thường, vì Repsol đã bỏ ra 300 triệu cho dự án này rồi. Bên cạnh đó, tương lai VN khó chiêu dụ các tập đoàn dầu hỏa khác đến để khai thác, vì làm ăn với VN nguy hiểm quá! VĐ: Phải chăng vào thời điểm này, VN mới dùng con bài Trịnh Xuân Thanh để làm cho người dân quên đi việc bị Trung Cộng ép phải yêu cầu Repsol của Tây Ban Nha ngưng khoan dầu, thưa ông? Ông Điềm: Theo tôi “Không”. Cái việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức bây giờ chính phủ Đức đang phản ứng rất mạnh. Phải nói ngay, chỉ có những chế độ độc tài, bất chấp luật lệ quốc tế như Bắc Triều Tiên ám sát người anh của Kim Joung Un ở Mã Lai thì chỉ có CSVN mới làm cái việc bắt cóc người giữa thanh thiên bạch nhật tại Đức, và theo chúng tôi nghĩ đây là cả một cái chuỗi để họ thanh toán nội bộ nhau. Chúng ta biết vào Đại Hội Đảng vào tháng 2, 2016 liên minh Đinh Thế Huynh và Nguyễn Phú Trọng đã thành công trong việc hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng và đẩy Nguyễn Tấn Dũng đi, nhưng tay chân của Nguyễn Tấn Dũng còn nằm đầy trong chính quyền nên trong vòng 18 tháng qua, phe Trọng liên tục chận đánh những vây cánh của Nguyễn Tấn Dũng, như chúng ta thấy họ loại Đinh La Thăng, và mới đây nhất là Trầm Bê, đó là cái chuỗi thanh toán nội bộ. Cho nên dù có chuyện Biển Đông hay không, trước sau gì họ cũng phải giải quyết cái vụ này. Tuy nhiên, vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh lúc này nó cũng có một tác dụng phụ như ông nói, phần nào đánh lạc hướng dư luận khỏi những vấn đề mà CSVN đang muốn dấu nhẹm cái việc bị Trung Cộng bắt ép buộc phải ngừng khai thác dầu trên vùng chủ quyền của mình. VĐ: Liệu Nguyễn Tấn Dũng với những vây cánh còn đang tại chức trong chính quyền và quân đội, liệu ông ta có chịu để bị phe Nguyễn Phú Trọng trói chân tay? Ông Điềm: Những gì xảy ra trong 18 tháng qua cho thấy phe Nguyễn Tấn Dũng đang thất thế. Rõ ràng Nguyễn Tấn Dũng đã cố gắng đến phút chót trụ lại trong cái đại hội vừa rồi nhưng không thành công và bị đẩy đi. Suốt thời gian qua, vây cánh bị cắt từ từ nên Nguyễn Tấn Dũng hiện nay đang bị cô lập nên tôi nghĩ xác xuất Nguyễn Tấn Dũng phản công lại là rất thấp. VĐ: Trong vụ Trịnh Xuân Thanh, trước khi bị bắt cóc về VN, ông ta đã khai ra rất nhiều chuyện tham nhũng có liên quan đến cả Nguyễn Phú Trọng. Theo ông, liệu Nguyễn Phú Trọng có để yên cho Trịnh Xuân Thanh cung khai trước dư luận trong những ngày sắp tới? Ông Điềm: Việc CSVN bằng mọi cách phải bắt cho bằng được Trịnh Xuân Thanh cho thấy họ rất sợ những gì Trịnh Xuân Thanh sẽ nói ra, nên tôi không ngạc nhiên khi thấy Trịnh Xuân Thanh sẽ giữ im lặng trong những ngày tới. VĐ: Là một người lãnh đạo tổ chức chính trị, ông có nhận định gì về tương lai VN trong những ngày sắp tới? Ông Điềm: Sự bắt bớ của nhà cầm quyền CSVN trong những ngày qua quả là sự bắt bớ nặng nề nhất so với sự bắt bớ cách nay đúng 10 năm khi họ bắt cha Lý và một số đông người bất đồng chính kiến trong năm 2007, nhưng chúng ta thấy phong trào dân chủ ở VN 10 năm trước còn yếu hơn bây giờ nhiều, vậy mà vẫn vượt qua được và càng ngày càng mạnh mẽ hơn nên tôi lạc quan tin rằng phong trào dân chủ ở VN sẽ vượt qua được như chúng ta đã vượt qua được 10 năm trước. Điều thứ hai, chúng ta thấy rõ những năm qua khả năng kiểm soát xã hội của đảng CSVN đã giảm sút rõ rệt. Vì trong 10 năm qua sự phát triển về truyền thông nhất là Facebook, càng ngày càng thực sự phá tung bức màn bưng bít thông tin cho phép người dân VN chúng ta có điều kiện truy cập thông tin để được tụ tập mặc dù tụ tập trên mạng. Cách nay 10 năm, người sử dụng Facebook ở VN chưa tới 1 triệu người, nay tăng lên gần 40 triệu người, thật là sự tăng trưởng khủng khiếp, cho chúng ta thấy cái sự kiểm sóat của chính quyền CSVN, và chúng ta có quyền tin rằng chính quyền CSVN ngày càng mất dần sự tin tưởng của người dân trong nước và quốc tế. Phong trào dân chủ càng ngày càng lớn mạnh hơn nữa và cán cân sức mạnh dân chủ đang chuyển dần về phía người dân VN, và chính quyền CSVN đang mất dần sự kiểm soát. VĐ: Cám ơn kỹ sư Đỗ Hoàng Điềm đã dành thì giờ cho cuộc phỏng vấn của chúng tôi. Ông Điềm: Cám ơn Ban Giám Đốc nhật báo Viễn Đông và cám ơn anh. * nguồn: http://www.viendongdaily.com/phong-van-ky-su-do-hoang-diem-…
......

Lời kêu gọi biểu tình tại Berlin ngày 12.08.2017

LIÊN HỘI NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN Tại CHLB ĐỨCc/o   Dr.  Hoàng Thị Mỹ Lâm Postfach: 470435, 12313 Berlin -  E- mail: hoangml69@hotmail.com Internet : www.lienhoinvtn.de ***********   Berlin . ngày  05 tháng tám 2017 Kính thưa quý Hội Đoàn , Đoàn  Thể và Tổ Chức chống Cộng tại Đức và Âu Châu, Kính thưa quý thân hữu , Đảng Cộng Sản Việt Nam đang gia tăng bạo lực  công khai đàn áp dân chúng  qua các vụ xử án vô nhân đạo đối với  Mẹ Nấm , Trần Thị Nga  những người bảo vệ Nhân Quyền tại Việt Nam  ,  vụ bắt khẩn cấp năm nhà hoạt động dân chủ  trong nước Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Lê Đình Lượng, MS Nguyễn Trung Tôn,  Phạm Văn Trội  và gần đây nhất vụ tình báo Việt Cộng  xâm nhập biên giới Âu Châu bất hợp pháp dùng vũ lực bắt cóc người đang xin tỵ nạn tại Đức . Trong khi đó  đối với Trung Cộng , Cộng Sản Việt Nam lại phản ứng hèn nhát  trước sự tranh dành khai thác dầu khí tại bãi Tư Chính của Bắc Kinh. Trước sự việc vi phạm  Nhân Quyền  và hành động coi thường Pháp Luật Quốc Tế ngày càng trắng trợn  của nhà cầm quyền  Việt Nam chúng ta bắt buộc phải  lên tiếng cảnh báo với chính quyền  và dân chúng Đức Quốc về sự đe dọa an ninh của những người Việt hoạt động cho Nhân quyền và Dân Chủ trong nước và hải ngoại . Đồng thời chúng ta cũng phải gióng tiếng trước công luận  về đại họa mất nước diệt vong dân tộc  Việt Nam vào tay Tàu Cộng và vạch rõ bộ mặt hèn với giặc ác với dân của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam . Vì những lý do trên Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức sẽ cấp thời tổ chức một cuộc biểu tình : tại Brandenburger Tor , Pariser Platz 10117 Berlin vào thứ Bảy ngày 12.08. 2017  từ 14:00 giờ đến 16:00giờ Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi quý vị tham gia tích cực và đông đảo vào cuộc  biểu tình chống Việt Cộng và Tàu Cộng này. Kính thư TM Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức e.V. BS Hoàng Thị Mỹ Lâm  
......

PHẢI NHỚ ĐẾN CÁC ANH, NHỮNG NGƯỜI BẠN CHIẾN ĐẤU CỦA TÔI.

Mặc dù dư luận chỉ nói về vụ Trịnh Xuân Thanh, nhưng tôi luôn nhắc tôi là phải nhớ đến các anh, những người bạn chiến đấu của tôi trên cùng một mặt trận, mặt trận mở hướng về một tương lai khác cho dân tộc Việt Nam. Tôi luôn nhắc tôi là giòng lịch sử Việt Nam sở dĩ vẫn tiếp tục trải dài suốt mấy ngàn năm là nhờ có những Trần Bình Trọng "thà làm quỷ nước Nam, còn hơn là Vương đất Bắc", những Nguyễn Thái Học trước máy chém vẫn hô to "Việt Nam muôn năm",... Tôi luôn nhắc tôi là giòng sử Việt Nam chỉ có thể tiếp tục trải dài, trải mãi, nếu người Việt Nam đều là những Nguyễn Văn Đài, Lê Đình Lượng, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Trung Trực, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Văn Oai và nhiều người khác mà tôi không thể kể hết tên. Tôi luôn nhắc tôi là phải nhớ đến các anh, để nhắc nhở chính tôi là phải tiếp tục chiến đấu để vinh danh những con người yêu nước này và làm sáng tỏ lý tưởng đấu tranh của các anh. Có thể chúng ta chưa từng gặp mặt, có thể chúng ta chỉ biết nhau trên mạng ảo, nhưng tôi tin rằng những người bạn này sẽ sẵn sàng xiết chặt tay tôi khi có cơ hội gặp, vì thời nào cũng vậy, những người khởi đầu cho cuộc tranh đấu đầy gian nan vì dân tộc đều là những người cô đơn. Nên có thêm bạn chiến đấu, có thêm người cùng lý tưởng vẫn là 1 niềm hạnh phúc. Xin cầu mong các anh được bình an trong tù, hẹn ngày xiết chặt tay nhau mừng đất nước vinh quang trong tự do và dân chủ. Nguyễn Ngọc Đức
......

Entführung eines vietnamesischen Staatsangehörigen in Berlin

Erklärungen des Sprechers des Auswärtigen Amts in der Bundespressekonferenz vom 02.08.2017 Entführung eines vietnamesischen Staatsangehörigen in Berlin SCHÄFER: Jetzt bin ich fast fertig; jetzt komme ich zu meinem vierten Punkt, den ich Ihnen gegenüber ansprechen möchte. Das möchte ich aber auch wirklich in aller Deutlichkeit tun. ‑ Nachdem sich im Laufe des gestrigen Tages und bereits über das Wochenende Hinweise verdichtet hatten und es jetzt keine ernsthaften Zweifel mehr über eine Beteiligung der vietnamesischen Nachrichtendienste und der Botschaft der Sozialistischen Republik Vietnam in Berlin an der Entführung eines vietnamesischen Staatsangehörigen in Berlin gibt, hat gestern der Staatssekretär im Auswärtigen Amt Markus Ederer den Botschafter der Sozialistischen Republik Vietnam ins Auswärtige Amt einbestellt. Die Entführung des vietnamesischen Staatsangehörigen Trịnh Xuân Thanh auf deutschem Boden ist ein präzedenzfallloser und eklatanter Verstoß gegen deutsches Recht und gegen das Völkerrecht. Dank der Aufmerksamkeit der deutschen Strafverfolgungsbehörden kam der Vorgang ans Licht. Inzwischen laufen dazu auch Ermittlungen bei den Berliner Strafverfolgungsbehörden. Ein derartiger Vorgang hat das Potenzial, die Beziehungen zwischen Deutschland und der Sozialistischen Republik Vietnam massiv negativ zu beeinflussen. Er ist gleichzeitig ein extremer Vertrauensbruch. Noch am Rande des G20-Gipfels haben hochrangige Vertreter der Bundesregierung auf Bitte der vietnamesischen Seite darüber gesprochen, in welcher Weise eine mögliche, von vietnamesischer Seite gewünschte Auslieferung des Mannes nach den Regeln der Rechtsstaatlichkeit geschehen könne. Dies ist von Staatssekretär Ederer gestern dem vietnamesischen Botschafter in aller Klarheit und in aller Deutlichkeit zum Ausdruck gebracht worden. Wir haben ihm auch unmissverständlich zu verstehen gegeben, dass wir verlangen, dass Herr Trịnh Xuân Thanh unverzüglich nach Deutschland zurückreisen kann, damit der vietnamesische Antrag auf Auslieferung, aber auch der Antrag auf Asyl dieses Mannes in einem rechtsstaatlichen Verfahren zu Ende geprüft werden können. Als Konsequenz aus diesem völlig inakzeptablen Vorgang werden wir den offiziellen Vertreter der vietnamesischen Nachrichtendienste an der Botschaft der Sozialistischen Republik Vietnam unverzüglich, und zwar jetzt, zur Persona non grata erklären und ihm 48 Stunden geben, Deutschland zu verlassen. Wir behalten uns vor, gegebenenfalls weitere Konsequenzen auf politischer, wirtschaftlicher sowie entwicklungspolitischer Ebene zu ziehen. Ich danke Ihnen für Ihre Aufmerksamkeit. FRAGE: Herr Dr. Schäfer, das ist ja nicht ganz mein Thema, und insofern kenne ich mich damit nicht wirklich gut aus, aber vielleicht könnten Sie das noch ein bisschen näher ausführen. Wenn es einen Asylantrag und ein Auslieferungsbegehren des Staates gibt, dann scheint das ja auch eine Vorgeschichte zu haben. Vielleicht können Sie uns noch ein bisschen weiterhelfen. SCHÄFER: Es geht in der Sache darum, dass ein Staatsangehöriger der Sozialistischen Republik Vietnam nach Deutschland gekommen ist und hier einen Asylantrag gestellt hat, der in Bearbeitung ist. Der ist noch nicht beschieden worden. Diesem Mann werden vonseiten der vietnamesischen Justiz und vonseiten der vietnamesischen Regierung ernste Straftaten zur Last gelegt. Die vietnamesische Seite wünscht die Genehmigung der Auslieferung dieses vietnamesischen Staatsangehörigen aus Deutschland nach Vietnam. Auch da sind die politischen und justiziellen Verfahren im Gang. Wir müssen davon ausgehen ‑ ja, wir sind sicher ‑, dass Stellen des vietnamesischen Staates hier in den letzten Tagen Handlungen vorgenommen haben, die sozusagen nur mit Begriffen des Strafrechts qualifiziert werden können: Menschenraub, Entführung, so etwas. Der Mann befindet sich, wie auch öffentlich bekannt ist, seit vorgestern wieder in Vietnam. Er ist also offensichtlich aus Deutschland, aus Europa, nach Vietnam zurückverbracht worden. Die Konsequenzen dieses Vorgehens der Sozialistischen Republik Vietnam habe ich Ihnen darzustellen versucht. ZUSATZFRAGE: Hat die Einbestellung des Botschafters schon stattgefunden, oder wird das Gespräch noch stattfinden? SCHÄFER: Ich hatte es bereits gesagt: Die Einbestellung hat gestern Nachmittag um 15 Uhr ‑ das hatte ich nicht gesagt ‑ stattgefunden. Dem Botschafter ist bedeutet worden, dass er bis heute Mittag um 12 Uhr, also vor 90 Minuten, Gelegenheit hatte, Stellung zu den Ausführungen zu nehmen, die Staatssekretär Ederer ihm gegenüber gemacht hat, und insbesondere unserer Forderung nachzukommen, den Mann wieder nach Deutschland zu verbringen. Beides ist ‑ sonst würde ich jetzt auch hier nicht mit Ihnen sprechen ‑ ganz offensichtlich nicht geschehen, Frau Wefers. Deshalb habe ich für die Bundesregierung, für das Auswärtige Amt und für den Außenminister diese ja sehr harsche, sehr drastische Konsequenz zu verkünden. Es ist schlicht inakzeptabel, dass ausländische Staaten auf deutschem Hoheitsgebiet unter deutscher Souveränität auf diese Art und Weise das deutsche Recht mit Füßen treten. FRAGE: Herr Schäfer, können Sie uns sagen, wo sich das abgespielt hat? Können Sie möglicherweise auch sagen, was dem Mann seitens des vietnamesischen Staats bzw. der Justiz vorgeworfen wird? Können Sie sich erinnern, ob es so etwas schon einmal gegeben hat? SCHÄFER: Ich glaube, die Örtlichkeiten helfen Ihnen jetzt nicht übermäßig weiter. Das ist ein Vorgang, der sich in Berlin abgespielt hat, in unserer Hauptstadt. Dem Mann werden, soweit wir das aus den Informationen von vietnamesische Seite wissen, Straftatbestände im Zusammenhang mit dem Verschwinden von hohen dreistelligen Dollar-Millionenbeträgen als langjähriger Chef eines staatlichen vietnamesischen Unternehmens zur Last gelegt. FRAGE: Herr Schäfer, können Sie sagen, woher Sie Ihre Informationen über den Aufenthaltsort des Betroffenen beziehen? Haben Sie Kontakt zu ihm selbst oder zu Angehörigen oder Rechtsbeiständen? SCHÄFER: Der Betroffene, der in Deutschland einen Asylantrag gestellt hat, ist gestern vor der vietnamesischen Öffentlichkeit in Haft genommen worden und hat, auch wenn ich es mir selbst nicht angeschaut habe, dem Vernehmen nach vor der vietnamesischen Öffentlichkeit gesagt, dass er sich freiwillig den vietnamesischen staatlichen Stellen gestellt habe. FRAGE: Wenn ein Auslieferungsbegehren besteht, dann müsste derjenige ja wahrscheinlich zumindest in Haft sein oder der deutsche Staat müsste der Person auf irgendeiner Weise habhaft werden können. Wie verhält sich das denn? SCHÄFER: Wenn es ein Auslieferungsersuchen für einen ausländischen Staatsangehörigen an die Bundesrepublik Deutschland gibt, dann ist Voraussetzung für die Genehmigung der Auslieferung durch die Bundesregierung eine Entscheidung des, meine ich, Oberlandesgerichts, jedenfalls außerhalb der Europäischen Union. Die zuständigen Richter entscheiden im eigenen Ermessen, ob solche Maßnahmen wie die Inhaftnahme zwecks Sicherstellung der Auslieferung erforderlich sind oder nicht. Das ist in diesem Fall, ohne dass das von der Bundesregierung zu kommentieren wäre, nicht geschehen. Es gibt eben zwei Verfahren, die nebeneinander verliefen. Das eine ist das vietnamesische Auslieferungsersuchen, und das andere ist der Asylantrag dieses Mannes. http://www.auswaertiges-amt.de/DE/_ElementeStart/Sprecher.html?nn=438318
......

AI LÀ KẺ THẮNG LỢI TRONG VỤ TRỊNH XUÂN THANH?

Khi bộ ngoại giao Đức chính thức phản ứng mạnh về vụ Trịnh Xuân Thanh là họ đã có trong tay các bằng chứng không thể chối cãi về vụ bắt cóc xảy ra trên đất nước họ. Trích xuất từ hệ thống camera công cộng trên toàn Châu Âu chắc chắn đã cho họ một cuốn phim đầy đủ về diễn biến vụ bắt cóc. Trịnh Xuân Thanh bị cưỡng chế lên xe ra sao, có đưa vào sứ quán VN ở Đức hay không, xe chạy theo đường nào qua nước thứ ba, đưa vào sứ quán VN ở nước ấy ra sao, đưa lên phi trường nào, qua cửa khẩu an ninh trong tình trạng ra sao, bằng hộ chiếu kiểu gì…tất tất đều phơi bày ra. Nếu an ninh VN chơi sang cấp cho Thanh một hộ chiếu ngoại giao nữa thì càng bẽ mặt lớn. An ninh VN quen hành xử với dân trong nước bằng bất cứ hành vi phi nhân tính nào cũng được thành quen rồi nên cứ tưởng làm vậy với Thanh là chuyện bình thường. Chỉ bình thường đến khốn nạn như vậy ở VN thôi, nhưng giữa thủ đô của một đất nước tự do văn minh như Đức là chuyện khác. Đó là hành vi khủng bố con người. Thanh mới là nghi phạm kinh tế, nhưng dù Thanh đã qua xét xử là tội phạm thì Thanh vẫn là con người cần phải đối xử bằng luật pháp văn minh. Không ai bênh vực một thằng ăn trộm, nhưng hành hung thằng ăn trộm thì không ai chấp nhận được. Giữa Châu Âu mà anh cưỡng bức một con chó lên xe trái ý muốn của nó cũng bị lên án nữa là con người. Sự việc của Thanh, mới đây đích thân thủ tướng Phúc trao đổi với thủ tướng Đức về việc xin dẫn độ, đã được nâng lên tầm quốc gia rồi. Vậy mà ngay sau đó cho người qua hành xử một cách rất côn đồ giữa thiên thanh bạch nhật tại đất nước họ. Thể diện của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bị vất vào sọt rác, mà không chỉ là thể diện của cá nhân ông, đó là thể diện quốc gia, nếu cho rằng quốc gia ta còn chút thể diện. Hàng ngàn bài báo tố giác các hành vi côn đồ của công an VN đối với người dân ra dư luận quốc tế có lẽ không tác dụng bằng một vụ khủng bố bắt cóc nầy. Bây giờ thì cả thế giới hiểu rằng những gì các blogger và những người đấu tranh cho nhân quyền tố cáo các hành vi côn đồ xâm phạm quyền con người của công an VN là đúng sự thật. Ai chỉ đạo chiến dịch bắt cóc nầy? Ai sẽ bị xử lý vì gây ra chuyện tai tiếng ở tầm quốc tế nầy? Nếu nhà cầm quyền VN muốn tỏ ra cho thế giới thấy mình là nhà nước có thể diện đang hội nhập vào thế giới văn minh, hành xử theo công pháp quốc tế văn minh thì cần phải xin lỗi nước Đức và xử lý kẻ chỉ đạo và những người liên quan đến vụ bắt cóc. Bằng ngược lại, theo truyền thống của một nhà nước cộng sản là không hề biết xin lỗi, cố tình gian trá lấp liếm thì sẽ mang đến một thắng lợi tuyệt vời cho… đàn anh Trung cộng. Vâng qua vụ Trịnh Xuân Thanh,Trung cộng là kẻ thủ lợi nhiều nhất. Dân tình bị thu hút vào vụ xì căn đan mà quên đi những người đấu tranh ôn hòa bị bắt sai trái, quên đi Formosa, quên đi các dàn khoan của Trung cộng đang xâm phạm chủ quyền, quên đi sự lộng hành của chúng ở mỏ dầu bãi Tư Chính, quên đi chuyện chúng xây dựng các căn cứ quân sự khồng lồ ở Trường Sa… Và quan trọng nhất là nhà nước VN bị cô lập trên trường quốc tế qua vụ tai tiếng nầy, càng bị Trung cộng khống chế nhiều hơn, tạo thuận lợi mọi bề cho chúng trong mọi tranh chấp về chủ quyền. Ý nghĩa thắng lợi trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là như vậy. PS: Lò đã nóng lên rồi bác Trọng ơi! Nhưng không biết lò nào? lò đất hay lò kia? hì hì FB Huỳnh Ngọc Chênh
......

Viết Cho Những Đồng Đội Còn Sót Lại : Hãy để những giấc mơ của bạn chiến thắng nỗi sợ hãi

Tràn ngập các bản tin của dư luận viên lẫn báo chí nhà nước mấy ngày hôm nay là sự hả hê khi tuyên bố đã bắt giam các đối tượng hoạt động lật đổ chính quyền và đánh tan một “ tổ chức phản động”. Đối tượng bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ là những người lãnh đạo Hội Anh Em Dân Chủ. Một tổ chức xã hội dân sự hoạt động với mục tiêu thúc đẩy dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Đây là một tập thể quy tụ những người yêu đất nước Việt Nam. Họ liên kết lại chỉ với mong muốn Việt Nam trở nên tự do dân chủ, bình đẳng và môi trường sống trong lành. Họ không muốn đất nước ngập tràn quan chức cộng sản tham nhũng, những dự án cướp đất và sự tụt hậu. Họ cũng không muốn thế hệ sau phải oằn mình sống trong môi trường độc hại khi mà những rừng cây trơ trụi, những dòng sông chết và những vùng biển tan hoang vì nhiễm độc. Nhưng đáng buồn là những hoạt động trên luôn gặp nguy hiểm, bị trấn áp và bỏ tù bởi những kẻ nhân danh là đại diện của nhà nước này. Nếu lòng yêu nước của người dân cản trở đến lợi ích của quan chức thì bọn họ không muốn ai có tình yêu ấy. Suy cho cùng, những hoạt động bắt bớ, những bản án nặng nề gần đây là để những người dân nhìn vào đó mà sợ hãi hoặc tuyệt vọng, chán nản. Thưa các anh em, cả chủ tịch, hai phó chủ tịch và các thành viên cốt cán của Hội đồng loạt bị bắt trong thời gian ngắn. Vì vậy, dù muốn hay không thì chúng ta cũng phải thừa nhận đây là giai đoạn khó khăn nhất trong chặng đường 4 năm qua. Tuy nhiên, tôi rất hi vọng các bạn hãy tiếp tục làm những điều mà trái tim bạn tin là đúng đắn. Hãy để những giấc mơ của bạn chiến thắng nỗi sợ hãi, và để những hành động thay cho những lời sáo rỗng. Đừng để bản thân mình sống bằng sự may rủi, mà hãy sống bằng sự lựa chọn của chính bạn. Tôi tin rằng, điều mà các anh em bị bắt mong mỏi và kì vọng nhất đối với chúng ta lúc này đó là việc duy trì và phát triển Hội lớn mạnh. Và hơn hết, hãy chiến đấu luôn phần của họ. Vì vậy nếu xem trọng trách của bạn trong Hội là một chiến tuyến thì bạn hãy giữ vững vị trí và hãy làm tốt hơn bản thân mình ngày hôm qua. Bạn sẽ lập tức thất vọng nếu tin rằng cuộc chiến này rất dễ dàng. Vì để đạt được một thứ gì đó lớn lao bạn cần nỗ lực, kiên trì, thất bại và quan trọng hơn là sự hi sinh. Bạn cần làm quen với điều này và mỗi ngày cần bắt đầu bằng cách nỗ lực hết sức mình. Chúng ta cần chứng minh với những kẻ đang ngày đêm áp bức rằng chúng ta không phải là kẻ dễ khuất phục, Hội Anh Em Dân Chủ không phải là một tổ chức dễ tan vỡ. Muốn được như vậy, hơn lúc nào hết Hội đang cần sự đóng góp sức lực của tôi và của tất cả các bạn. Cuộc chiến này không hề dễ dàng, nhưng suy cho cùng thì nó rất xứng đáng để chúng ta chiến đấu !!! FB Trang Nguyen
......

Tri ân đến các anh Đài, Lượng, chị Nga và những ai ai

Từ trái sang phải: Ls. Nguyễn Văn Đài, Chị Trần Thị Nga, Anh Lê Đình Lượng. Thấm thoát đã được hai năm tôi bước ra khỏi nhà tù nhỏ sau bốn năm bị cầm tù. Ngày 03 tháng Tám năm 2015 là ngày tôi không thể quên được trước vòng tay yêu thương của các anh chị, bằng hữu khắp nơi đã dang rộng vòng tay đón chờ. Những gương mặt ngày đó, có người tôi đã quen từ trước lúc bị cầm tù, có người mới nhìn thấy lần đầu. Mặc nhiên tất cả đã đem lại hơi ấm cho tôi sau những ngày trong chốn lao tù lạnh lẽo cô đơn. Hai năm, một thời gian không quá dài cho công cuộc của phong trào đi tìm sự tự do, dân chủ và nhân quyền nhưng có lẽ không quá ngắn cho một con người bé nhỏ như tôi được tiếp nhận những điều tốt đẹp mà các anh chị đã, đang cống hiến cho quê hương đất nước. Anh Đài, Chị Nga là những người tôi có may mắn quen biết từ trước lúc bị cầm tù năm 2011, anh Lượng thì gặp mặt lần đầu tiên trong ngày tôi ra tù và còn rất nhiều người khác nữa. Thế rồi trong hai năm trôi qua, lần lượt các anh các chị đã bị nhà cầm quyền cộng sản ra tay đàn áp, bắt bớ và giam cầm. Mỗi lần được biết tin anh chị bị bắt, dù biết rằng điều đó là hiển nhiên trong cái xã hội này nhưng mà vẫn thấy lòng như se thắt lại. Làm sao mà quên được những khuôn mặt tâm phúc và đầy trăn trở của các anh chị đã dành cho tôi, đó là những lời dặn dò, những âu lo về cuộc sống, về cạm bẫy xã hội, về lòng người trắng đen khó lường khi tôi mới bước chân ra xã hội sau bốn năm bị cách biệt. Anh Đài đã cho tôi biết thế nào là một sự kiên định, nhẫn nại trong lý tưởng cho dân chủ và tự do mà vô cùng khiêm tốn được toát ra từ con người anh, từ tâm hồn và trí tuệ của anh. Chị Nga đã cho tôi thấy thế nào là sức mạnh to lớn trong tâm thế của một phụ nữ bé nhỏ, mỏng manh nhưng chất chứa tình yêu quê hương đất nước, sự tự do và bình đẳng. Anh Lượng cho tôi thấy hơi ấm của tình yêu con người một cách chân thành khi anh hết lòng nâng đỡ tôi lúc mới ra tù. Những con người thiện chí, chân thành đó lại chính là nỗi khiếp sợ của nhà cầm quyền Việt Nam. Những con người bé nhỏ, đơn sơ đó lại chính là những tâm hồn lớn lao khơi gợi tình yêu quê hương đất nước cho biết bao con người, trong đó có tôi. Họ tiến bước trên con đường đầy chông gai, hố sâu nhưng họ vẫn cứ bước đi, chính vì họ biết con đường Việt Nam họ đang đi đầy hố sâu, núi cao và vực thẳm nên họ nguyện làm người dọn dường, san bằng phẳng để kiến tạo nên con đường tốt đẹp hơn. Anh Nguyễn Văn Đài vẫn đang kiên vững trong Đức tin và lý tưởng khi bị nhà cầm quyền giam cầm gần 20 tháng qua. Chị Nga vẫn hiên ngang hát bài hát trả lại cho dân sau khi nhận bản án bất công 9 năm tù giam. Có lẽ anh Lượng sẽ tấu khúc khải hoàn ca chiến thắng như biết bao anh chị em khác đã tấu vang rền trời nước Nam. Trường ca của tình yêu non sông đất Việt, của tình yêu con người và sự tự do viên mãn đang được các anh chị chỗi dậy và vang, vang lời ca, ca khen muôn đời, muôn thở trước sự vẫy vùng của quỷ dữ, và chúng ta sẽ chiến thắng tử thần. Các anh, các chị đang dìm mình trong chốn tù ngục để sự tự do của đất nước được triển nở và hoàn thành. Với tôi, lòng biết ơn và tri ân đến các anh chị không chỉ là cảm tình cá nhân đã có, mà còn là bằng cả sức mạnh của lý trí, trái tim khối óc vì các anh chị đã quên mình cho quê hương đất nước Việt Nam này. Tôi biết ơn và tri ân đến sự hy sinh của những ai ai đã dấn thân cho quê hương dân tộc Việt Nam với tất cả tấm lòng và tâm trí hèn mọn của mình. Các anh chị là gương sống cho tôi! 02.08.2017 FB Paulus Lê Sơn
......

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Đức trục xuất các nhà ngoại giao Việt Nam

Theo bản tin AP từ Berlin, ngày 02 tháng Tám, chính Phủ Đức cáo buộc cơ quan tình báo của Việt Nam hôm thứ Tư, đã tham dự vào vụ bắt cóc tại Berlin, một cựu Chủ tịch tập đoàn dầu khí VN, và yêu cầu tùy viên an ninh tòa đại sứ Việt Nam là “người không được chấp thuận” phải rời Đức trong 48 giờ đồng hồ. Sứ quán của csvn tại Đức Trong khi đó, bản tin của tờ Financial Times cho hay Đức đã đưa thời hạn 48 tiếng buộc đại sứ Hà Nội và viên trưởng cơ quan tình báo Việt Nam tại Berlin phải rời khỏi Đức. Trịnh Xuân Thanh, 51 tuổi, đã mất tích hồi tháng Bảy năm ngoái, trước khi bị buộc tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” dẫn đến việc thất thoát khoảng 150 triệu USD của Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí PetroVietna. Công an Việt Nam đã phát lệnh truy nã Trịnh Xuân Thanh vào tháng Chín, năm 2016. Đầu tuần này, Việt Nam cho biết Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú hôm thứ Hai 31 tháng Bảy. Tuy nhiên, chính phủ Đức tin rằng ông Thanh đã bị bắt cóc tại Berlin vào ngày 23 tháng Bảy. Họ nói rằng ông Thanh đã xin tị nạn ở Đức – đơn đang được cứu xét- và nhà nước Việt Nam đã đơn thương dẫn độ ông Thanh về nước. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức, ông Martin Schaefer nói với báo chí: “Không còn nghi ngờ gì nữa về sự tham gia của các cơ quan tình báo Việt Nam và đại sứ quán … trong vụ bắt cóc một công dân Việt Nam tại Berlin” Ông nói thêm, vụ bắt cóc “là một vi phạm chưa từng có và thô bạo đối với luật pháp Đức và quốc tế” và “sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến bang giao hai nước.” Hôm thứ ba, Đại sứ Việt Nam tại Đức đã bị triệu tập và được thông báo: Ông Thanh cần có mặt ở Đức để tiến hành các thủ tục xin tị nạn, và Việt Nam phải tuân thủ tiến trình dẫn độ. Ông Schaefer cũng cho biết, trước đó, bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 vừa qua, Hà Nội đã bày tỏ ý muốn dẫn độ Trịnh Xuân Thanh. Ông Schaefer nói thêm: “Không thể chấp nhận nước khác chà đạp luật pháp Đức trên chính lãnh thổ Đức. Nội vụ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến bang giao Đức – Việt. Đồng thời nó là sự đổ vỡ tín nhiệm cực kỳ nặng nề. Chúng tôi có quyền đưa ra thêm các biện pháp nếu cần, liên quan đến các chính sách về chính trị, kinh tế và phát triển.” ***** Các đài truyền hình ở Đức thường rất ít có tin liên hệ đến Việt Nam, nhưng tối qua (tối thứ tư 02.08.2017) đài truyền hình Đức số 2 (ZDF- Zweites Deutsches Fernsehen), một trong hai đài TV hàng đầu ở Đức, trong chương trình tin tức có tên là HEUTE-JOURNAL đã tường trình khá chi tiết việc chính phủ Công hòa Liên bang Đức đã cực lực phản đối Việt Nam „vi phạm trắng trợn luật pháp Đức và trái với luật pháp quốc tế“. Nếu quý vị và ACE bỏ lỡ cơ hội xem chương trình tin tức heute-journal của ZDF tối qua, thì xin mời quý vị và ACE mở link dưới xem đoạn Video từ chương trình heute-journal dài khoảng 3 phút 15 giây. https://www.zdf.de/…/heute-jo…/heute-journal-clip-5-440.html https://www.zdf.de/…/heute-journal-vom-2-august-2017-100.ht…
......

VẬN ĐỘNG ĐẤU TRANH PHÁP LÝ TẠI ĐÀI LOAN CHO NẠN NHÂN CỦA CÔNG TY TNHH GANG THÉP HƯNG NGHIỆP FORMOSA HÀ TỈNH

Chúng tôi xin thông báo với tất cả quý vị thông tin sau đây: Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám Mục Giáo Phận Vinh cùng với Ban Vận Động Đấu Tranh Pháp Lý cho nạn nhân của Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đang thực hiện chuyến vận động đấu tranh pháp lý tại Đài Loan. Lịch trình của chuyến vận động như sau: Ngày 3/8/2017: Phái đoàn sẽ làm việc với các Tổ Chức Xã Hội Dân Sự Đài Loan, họp báo với báo chí quốc tế về thảm họa môi trường do công ty trên đã gây ra. Ngày 4/8/2017: Phái đoàn sẽ trao thỉnh nguyện thư gần 200,000 chữ ký đến Tổng Thống Thái Anh Văn tại Phủ Tổng Thống Đài Loan; Họp báo tại Quốc Hội Đài Loan; gặp gỡ Cố Vấn của Tổng Thống về Chính Sách Kinh Tế Hướng Nam Mới và tiếp xúc với dân biểu Trần Mạn Lệ cùng những phụ tá của các dân biểu khác tại Quốc Hội. Ngày 5/8/2017: Phái đoàn thăm viếng các nạn nhân Formosa Plastics Group tại Liujin, Vân Lâm, để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm đấu tranh pháp lý cũng như hỗ trợ lẫn nhau trong tương lai. Sẽ có phóng sự về các hoạt động trên gởi đến quý vị qua phương tiện truyền thông đại chúng. Kính mong quý vị chia sẻ thông tin rộng rãi đến mọi người. Xin quý vị tiếp tục hỗ trợ và đồng hành với công việc của tôi để đòi công lý cho các nạn nhân . Chân thành cám ơn quý vị. Ban Tổ Chức gồm có: Ban Hỗ Trợ Nạn Nhân Ô Nhiễm Môi Trường Biển Giáo Phận Vinh Hiệp Hội Luật Sư Môi Trường Liên Minh Giám Sát Việc Thực Hiện Các Công Ước Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Hiệp Hội Nhân Quyền Đài Loan Hiệp Hội Hướng Tâm Hoang Dã Đài Loan Viện Nghiên Cứu Trung Ương Xã Hội - Thạc Sĩ Paul Robin Cộng Đoàn Công Giáo Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Đào Viên Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân Cô Dâu Việt Nam Liên lạc: Ban Hỗ Trợ Nạn Nhân Ô Nhiễm Môi Trường Biển Giáo Phận Vinh - email: banhotrogpv@gmail.com LM Nguyễn Văn Hùng - Tel: 0922 641 743 Echo Lin - Tel: 0935 529 293 Fb: Anthanh Linhgiang
......

Thời đại kỹ thuật số : Khai tử tiền giấy, tiền đồng ?

Chúng ta nghĩ gì khi những tờ giấy bạc hay những đồng tiền xu chỉ còn được trưng bày trong viện bảo tàng sau khi đã hoàn toàn biến mất khỏi các dịch vụ mua bán hàng ngày trên thế giới ? Từ Âu sang Á, tiền ảo, tiền điện tử ngày càng phát triển. Thẻ tín dụng và điện thoại thông minh đang trở thành những phương tiện thanh toán rất phổ biến. Tiền giấy "mất dạng" ở TQ ?Reuters Trung Quốc, nơi đầu tiên không còn tiền mặt ? Trả tiền taxi, mua một bó rau hay đóng học phí cho con mà không cần xuất hầu bao một tờ giấy bạc, hay một đồng xu. Dân cư tại những thành phố lớn ở Trung Quốc đang dùng điện thoại thông minh với những ứng dụng Alipay hay WeChat Pay thay cho ví tiền. Ở những thành phố lớn từ Thượng Hải đến Bắc Kinh, từ Trùng Khánh đến Thiên Tân, từ Tây An đến Hàng Châu ... với điện thoại di động có gài ứng dụng của WeChat hay Alibaba, ai cũng có thể đi chợ mà không cần ra khỏi nhà hay rời công sở. Ai cũng có thể đặt mua từ vé máy bay đến gọi cơm hộp văn phòng cho những bữa ăn trưa với phương tiện thanh toán này. Theo công ty tư vấn về các dịch vụ mua bán trên mạng của Trung Quốc iResearch, trụ sở tại Thượng Hải, chỉ riêng trong năm 2016, số lượng người sử dụng điện thoại thông minh để mua bán trên internet hay mua bán trực tiếp đã được nhân lên gấp ba. 5.000 tỷ đô la các khoản mua bán tại Trung Quốc được thanh toán bằng phương tiện này. China Market Research Group chuyên nghiên cứu về thị trường tại nước đông dân nhất địa cầu dự báo chỉ trong một chục năm nữa Trung Quốc sẽ là một trong những nền kinh tế đầu tiên không còn sử dụng tiền mặt. Hiện tại số lượt thanh toán qua điện thoại thông minh của Trung Quốc đã lớn hơn so với Mỹ từ 40 đến 50 lần ! Tổ chức Better Than Cash được Liên Hiệp Quốc hỗ trợ trong nhiệm vụ giúp đỡ các nước nghèo từ bỏ tiền mặt để quay sang dùng tiền điện tử, thẩm định các dịch vụ thanh toán bằng tiền ảo tại Trung Quốc đang tăng với mức chóng mặt. Năm 2010, 61 % các khoản mua bán dùng tiền mặt. Đến năm 2020, tỷ lệ đó sẽ rơi xuống còn 30 %. Sau khi đã thành công vượt bực trong nước, cả Alibaba lẫn WeChat cùng đang muốn "đổ bộ" ra nước ngoài : mục tiêu của hai tập đoàn này là theo chân người Trung Quốc khi họ du lịch ở nước ngoài. Alibaba đã mở dịch vụ thanh toán trên mạng cho người Trung Quốc tại Đức. WeChat đang tìm cách đuổi theo hãng do Mã Vân sáng lập ra này. Hàn Quốc "phi vật thể hóa" đồng tiền Nếu có dịp tham quan Hàn Quốc, tại Seoul, đừng ngạc nhiên khi đi mua hàng bằng tiền "thật" nhưng được thối lại bằng tiền "ảo". Từ tháng 4/2017 một số cửa hàng lớn ở thủ đô Hàn Quốc bắt đầu thử nghiệm một phương tiện thanh toán mới. Mục tiêu đề ra là từ nay đến năm 2020 Hàn Quốc cũng sẽ trở thành một nền kinh tế "Cashless" : không dùng tiền giấy, tiền xu khi mua bán. Tại nền kinh tế lớn thứ tư tại châu Á này, chỉ còn 14 % các khoản thanh toán sử dụng tiền mặt, 55 % dùng thẻ tín dụng. Một nghiên cứu của Ngân Hàng Trung Ương Hàn Quốc công bố tháng 12/2016 cho thấy có đến 51 % người dân xứ này muốn "phi vật thể hóa đồng tiền", để khỏi vướng bận với ví tiền khi mua sắm. Giám đốc Viện Tài Chính Seoul Lee Hyo Chan giải thích với tờ báo Anh Financial Times : Dẹp tiền mặt sẽ giúp cho Ngân Hàng Trung Ương Hàn Quốc tiết kiệm được mỗi năm 40 triệu đô la, vì phải mất hơn 10 won mới sản xuất ra được một đồng tiền có trị giá 10 won. Quản lý khối lượng tiền giấy và tiền đồng lưu hành trên toàn quốc đòi hỏi nhiều tốn kém. Khi không còn phải nặng gánh về việc quản lý khối lượng tiền mặt lưu hành, kinh tế xứ Hàn sẽ tăng thêm được 1,2 điểm tăng trưởng. Vấn đề đặt ra là tới nay, một phần dân số Hàn Quốc – chủ yếu là những người lớn tuổi, vẫn có thói quen dùng tiền mặt. Với các vị cao niên, tiền mừng tuổi, hay hiếu-hỉ, biếu xén bắt buộc phải là phong bì với những tờ giấy bạc ở bên trong ! Châu Âu : tiền điện tử khai tử tiền giấy Tiền mặt đang "mất dạng" dần ở châu Âu. Tại Pháp chẳng hạn, trong 15 năm trở lại đây, số lượng các dịch vụ thanh toán bằng thẻ tín dụng tăng lên cấp ba lần. Thẻ tín dụng là phương tiện thanh toán trong 50 % các khoản giao dịch. Thậm chí từ đầu những năm 2000, ngành ngân hàng Pháp còn cung cấp thêm những phương tiện cho phép ta trả tiền mà không cần rút thẻ tín dụng ra khỏi ví. Ngược lại ngày càng có ít người rút tiền mặt ở ngân hàng. Từ rất lâu nay, nhân viên ngân hàng không còn giữ két, mọi dịch vụ rút hay gửi tiền mặt đều qua các quầy tự động. Thống kê của cơ quan tư vấn McKinsey cho thấy, trung bình mỗi người Pháp sử dụng 301 lần thẻ tín dụng một năm. Pháp đứng hàng thứ 6 trong khối châu Âu. Tuy nhiên khác với Đan Mạch hay Thụy Điển, ở Pháp, dùng thẻ tín dụng để thanh toán những khoản tiền rất nhỏ còn chưa được phổ biến. Thí dụ như đi mua một ổ bánh mì chưa đến 1 euro, ít ai rút credit card ra để trả. Có rất nhiều cửa hàng không nhận thẻ tín dụng nếu bạn mua dưới 15 euro. Bởi vì chi phí mà chủ hiệu phải trả cho ngân hàng còn quá cao. Đây là khác biệt rất lớn so với ở Thụy Điển chẳng hạn, nơi mà có tới 80 % các khoản mua bán trên đường phố đều được thanh toán bằng kỹ thuật số. Ngay tại bảo tàng của ban nhạc Abba, nổi tiếng với ca khúc Money, Money, Money, quầy bán vé không nhận tiền mặt, gây lúng túng không ít cho du khách nước ngoài. Nhiều người xem đây là dấu hiệu rõ rệt nhất "khai tử" tiền giấy và tiền đồng tại xứ Bắc Âu này. Một ông bán bánh mì xúc xích trên lề đường ở Stockholm thản nhiên nhận thẻ tín dụng, dù giá mỗi cái bánh chưa đến 2 đồng. Ông nói trả tiền như vậy tiện lắm, không sợ làm rơi tiền, không sợ bị móc túi. Với khách hàng, không biết đếm tiền cũng chẳng sao, không ai bị thiệt thòi. Maria, chủ hiệu bán hoa ở Copenhagen, Đan Mạch cho biết bà bị trấn lột hồi lễ Giáng Sinh khi trên đường ra ngân hàng, từ đó trở đi Maria nhất quyết không dùng tiền mặt nữa. Đan Mạch đang chuẩn bị một dự luật cho phép thương gia từ chối nhận tiền mặt của khách hàng. Tại Đức, tới nay 75 % các khoản giao dịch vẫn được thanh toán bằng tiền mặt. Pháp gắn bó với tiền giấy, tiền đồng không kém. Theo Ngân Hàng Trung Ương Pháp Banque de France, năm 2016, khối lượng tiền giấy ở Pháp tăng 7 %. Cashless, "hay" hay "dở" ? Trong mục tiêu chống nạn rửa tiền, bài trừ các nguồn tài trợ bất chính, từ tháng 9/2015 Pháp cấm thanh toán bằng tiền mặt khi số tiền vượt quá 1.000 euro thay vì 3.000 euro như trước đó. Trả lời đài phát thanh tư nhân Europe 1 giám đốc ngân hàng Natixis, Philippe Waechter nêu lên những lợi thế khi sử dụng kỹ thuật số để chuyển ngân : "Đúng là chúng ta đang sắp bị cấm thanh toán bằng tiền mặt khi số tiền vượt quá ngưỡng 1.000 euro và so với Đức thì Pháp đang đi trước một bước. Hiện nay tại Pháp, hơn 50 % các khoản giao dịch được thanh toán bằng tiền mặt, tỷ lệ đó là 75 % ở bên Đức. Cái này là do thói quen và bản tính của mỗi dân tộc thôi. Nhưng phải thấy là việc giới hạn sử dụng tiền mặt, nhất là khi dùng để trả những khoản tiền lớn, có lợi ở nhiều điểm : nó cho phép chống nạn rửa tiền, chống các vụ mua bán trái phép bởi vì khi phải thanh toán bằng thẻ tín dụng, hay chuyển tiền qua ứng dụng trên điện thoại thông minh, thì mọi chuyện đều phải minh bạch. Ta biết rõ ai mua hay bán gì, lúc nào và tiền ở đâu ra". Biết rõ ai mua bán những gì, mua bán với ai và ở thời điểm nào chính là mối lo ngại của một số người muốn bảo vệ đời tư. Nhiều tổ chức bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng sợ rằng, những thông tin rất cá nhân đó sẽ được khai thác trong các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi … Đó là chưa kể khi những thông tin này lọt vào tay các tổ chức tội phạm. Một lợi thế khác khi dẹp bỏ tiền mặt là tiết kiệm được từ khâu in ấn, đến lưu hành đồng tiền. Trong trường hợp của Hàn Quốc, các chuyên gia dự trù tiết kiệm được khoảng 40 triệu đô la mỗi năm. Ngân Hàng Trung Ương Đan Mạch thẩm định là sẽ giảm được một khoản tốn kém tương đương với từ 0,3 cho đến 0,7 % tổng sản phẩm nội địa. Trường hợp của Thụy Điển khá đặc biệt : Quốc gia Bắc Âu này luôn tiên phong trong lĩnh vực tiền tệ. Năm 1661, Ngân Hàng Thụy Điển là định chế tài chính đầu tiên phát hành tờ giấy bạc, (cho dù là những tờ giấy tiền đầu tiên của nhân loại lưu hành từ cách nay cả ngàn năm, dưới triều đại thời nhà Tống – Trung Quốc). Thụy Điển cũng là nền kinh tế đầu tiên lập ra Ngân Hàng Trung Ương với mục đích ổn định chính sách tiền tệ quốc gia. Bước sang thế kỷ 21, lại cũng Thụy Điển tiên phong trên mô hình "Cashless society" : hầu hết người dân Thụy Điển không dùng từ "trả tiền" khi phải thanh toán một khoản giao dịch, mà họ dùng động từ "swish" vì sử dụng ứng dụng cùng tên làm phương tiện mua bán. Trong lúc tại Hoa Kỳ, lượng tiền mặt lưu hành tương đương với 7,7 % tổng sản phẩm nội địa. Trong khu vực đồng euro, tỷ lệ đó là 10,3 %. Tại Thụy Điển, tiền mặt lưu hành chỉ tương đương với 2,1 % GDP mà thôi. Lịch sử tiền tệ của thế giới luôn chứng minh rằng, từ 650 năm trước Công Nguyên, chưa một phương tiện thanh toán mới được phát hiện nào đủ sức thuyết phục để đẩy các công cụ cũ vào quá khứ. Thời đại công nghệ số không là một ngoại lệ. Tiền điện tử có sức hấp dẫn tới mấy đi chăng nữa cũng khó làm quên đi những đồng giấy bạc cũ kỹ, hay những đồng xu cáu bẩn vẫn được trao đổi hàng ngày trên đường phố hay ở ngoài chợ. Bên cạnh những tính toán "được", "thua", liên hệ giữa con người với tiền bạc còn là vấn đề văn hóa, là thói quen. http://vi.rfi.fr/chau-a/20170801-thoi-dai-ky-thuat-so-khai-tu-tien-giay-...
......

BẢN LÊN TIẾNG CỦA PHONG TRÀO LAO ĐỘNG VIÊT

Phản đối nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bắt giữ ông Trương Minh Đức – Phó CT PTLĐV và ba thành viên “Hội Anh Em Dân Chủ” Ngày 30 tháng 7 năm 2017, trên đường đi mua thuốc chữa bệnh cho bản thân, ông Trương Minh Đức, Phó Chủ tịch Phong Trao Lao Động Việt (PTLĐV) đã bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bắt giữ. Cũng trong ngày, chính quyền cũng ra lệnh bắt với 3 thành viên của “Hội Anh Em Dân Chủ” là Phạm Văn Trỗi, Nguyễn Trung Tôn và Nguyễn Bắc Truyển theo điều 79 bộ luật hình sự, với tội danh ” hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”. Ông Trương Minh Đức là cựu tù nhân lương tâm, ông bị bắt lần thứ nhất ngày 5 tháng 5 năm 2007 và bị kết án 5 năm tù, ngày 18 tháng 7 năm 2008. Chế độ giam giữ khắc nghiệt của nhà tù cộng sản, mọi truy bức đàn áp trong thời gian 5 năm bị giam giữ không làm ông nhụt chí. Sau khi ra tù, ông Trương Minh Đức lại tiếp tục cuộc tranh đấu vì quyền lợi của Người lao động. Ông là Phó Chủ tịch Phong Trào lao Động Việt ( PTLĐV), ông luôn có mặt tại các Công ty, Xí nghiệp hỗ trợ những công nhân bị giới chủ ức hiếp, quỵt lương, đe dọa. Ông hướng dẫn công nhân về quyền của người lao động, về quyền được thành lập Công Đoàn Độc lập. Ông và những cộng sự trong PTLĐV là những người đồng hành cùng những người công nhân và người lao động trong việc tranh đấu để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. PTLĐV phản đối mạnh mẽ việc bắt giữ ông Trương Minh Đức của nhà cầm quyền Việt nam trước dư luận trong nước và cộng đồng thế giới. PTLĐV yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do ngay cho ông Trương Minh Đức. PTLĐV phản đối mạnh mẽ việc nhà cầm quyền cs Việt Nam bắt giữ 3 nhà hoạt động khác là Phạm Văn Trỗi, Nguyễn Trung Tôn và Nguyễn Bắc Truyển. Họ là những cựu tù nhân lương tâm, đã từng chịu đựng mọi sự đàn áp dã man trong những năm tháng tại các nhà tù cộng sản Việt Nam. Phạm Văn Trỗi Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Băc Truyển và hàng trăm tù nhân lương tâm khác đang bị cầm tù tại Việt nam là những người yêu nước. Họ tranh đấu cho Dân tộc Việt Nam có một tương lai tươi sáng. PTLĐV kêu gọi chính phủ các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế đấu tranh mạnh mẽ, tạo sức ép để buộc nhà cầm quyền cs Việt Nam phải trả tự do ngay cho ông Trương Minh Đức, ông Phạm Văn Trỗi, ông Nguyễn Trung Tôn, ông Nguyễn Bắc Truyển và hàng trăm tù nhân lương tâm khác tại Việt Nam. Thay mặt PTLĐV, CT Đỗ Thị Minh Hạnh.  
......

Tại sao CSVN bắt khẩn cấp một số nhà dân chủ

Từ sau khi kết thúc Đại hội đảng 12 vào cuối tháng Một năm 2016, lãnh đạo CSVN rơi vào ba khủng hoảng lớn. Khủng hoảng đầu tiên là sự rối loạn trên thượng tầng lãnh đạo, do chính những xung đột quyền lực và quyền lợi giữa phe ông Trọng và phe ông Dũng ngày càng trở nên gay gắt, khiến cho uy tín của đảng xuống dốc thê thảm. Khủng hoảng thứ hai là thảm họa môi trường do công ty Formosa gây ra tại bốn tỉnh miền Trung mà cho đến nay, vượt ngoài khả năng giải quyết của đảng CSVN về hai mặt: tẩy sạch ô nhiễm để bà con ngư dân an tâm trở lại nghề biển, và bồi thường thỏa đáng những thiệt hại của hàng trăm ngàn nạn nhân. Khủng hoảng thứ ba là tình hình kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn vì sự thiếu hụt tài chánh, khiến chính phủ không còn tiền để cung ứng ngân sách cho các địa phương và nhất là trả nợ đáo hạn. Trong khi đó người dân đang giữ trong tay 500 tấn vàng trị giá tương đương với 20 tỷ Mỹ Kim, mà Hà Nội hoàn toàn bế tắc trong việc huy động để cứu nguy nền tài chánh đang gặp khó khăn. Bên cạnh những khủng hoảng nói trên, lãnh đạo đảng CSVN đang phải đối diện với một kết cuộc khá bất ngờ và vô cùng cay đắng cho tình hữu nghị “việt – trung”, đó là sự đe đọa của Bắc Kinh: sẵn sàng tấn công vào các căn cứ quân sự ở Trường Sa nếu Hà Nội không ngưng dự án khai thác dầu khí tại lô 136/3 nằm trong bãi Tư Chính do Tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha đang tiến hành. Sự đe dọa nói trên của Bắc Kinh đã đặt lãnh đạo CSVN ở vào thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu tiếp tục tiến hành dự án khai thác mà Repsol cho biết đã khoan được một mỏ khí đốt rất lớn hôm đầu tháng Bảy, 2017 thì chắc chắn sẽ bị tấn công vì chính Trung Quốc đã mang giàn khoan HD 760 cùng 40 tàu chiến về khu vực bãi Tư Chính. Xung đột biển Đông có thể bùng nổ mà nhiều phần sẽ bất lợi cho CSVN. Nếu rút lui tức là yêu cầu Tập đoàn Repsol ngưng dự án, thì dù có giữ kín nhưng tin tức này cuối cùng cũng sẽ lộ ra bên ngoài. Chắc chắn những cuộc biểu tình chống Trung Quốc sẽ bùng nổ, và chính nội bộ CSVN cũng có những phản đối mạnh mẽ về chính sách thân Bắc Kinh hiện nay của ban lãnh đạo. Cả hai tình huống đều có thể dẫn đến tình trạng đột biến của xã hội, dẫn đến bất ổn định chính trị mà lãnh đạo CSVN khó lường trước làn sóng bất mãn của quần chúng. Chính trong bối cảnh lo sợ làn sóng trổi dậy của người dân, trong tháng Bảy vừa qua, an ninh CSVN đã cùng lúc tiến hành hai thủ đoạn. - Một là tung an ninh kiềm chế tất cả những nơi họ nghĩ là có thể huy động số đông quần chúng tham dự vào những cuộc biểu tình, tập họp mít tinh. - Hai là ra lệnh bắt khẩn cấp một số nhà dân chủ có tiềm năng lãnh đạo phong trào đấu tranh quần chúng. Người mà an ninh bắt khẩn cấp theo kiểu bắt cóc đầu tiên là ông Lê Đình Lượng, cư trú tại xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An hôm 24 tháng Bảy. Ông Lượng bị bắt cùng với ông Thái Văn Hòa trên đường về, sau khi đi thăm gia đình tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai. Ông Lượng bị bắt theo điều 79 “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”. Việc an ninh bắt khẩn cấp ông Lê Đình Lượng đã gây nên một sự phẫn nộ rất lớn của bà con giáo dân tại Nghệ An, vì ông Lượng không chỉ là chiến binh chống Trung Quốc trong trận chiến biên giới năm 1983, mà còn là người đã sát cánh với bà con ngư dân tranh đấu đòi bồi thường trong vụ thảm họa do Formosa gây ra. Một tuần lễ sau, trong buổi sáng Chủ Nhật ngày 30 tháng Bảy, lực lượng an ninh đã đồng loạt trấn áp và bắt giữ bốn thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ ở cả ba miền Nam – Trung - Bắc. Những nhà hoạt động dân chủ bị bắt trong những ngày qua, từ trái sang phải: Nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển, Ký giả Trương Minh Đức, nhà hoạt động Lê Đình Lượng, MS Nguyễn Trung Tôn và Kỹ sư Phạm Văn Trội. Ông Phạm Văn Trội bị công an ập vào nhà ở Hà Nội bắt đi lúc 11 giờ sáng. Mục Sư Nguyễn Trung Tôn bị an ninh ập vào nhà ở Thanh Hóa bắt vào buổi trưa. Ký Giả Trương Minh Đức bị bắt vào buổi sáng ở Sài Gòn. Ông Nguyễn Bắc Truyển bị bắt giữ khi đến trụ sở Công lý và Hòa bình của Dòng Chúa Cứu Thế ở Sài Gòn vào buổi sáng. Những người này cũng bị an ninh ghép vào điều 79 như ông Lê Đình Lượng là “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”. Ngoài việc bắt giữ 4 nhà dân chủ nói trên, an ninh cũng đồng thời gọi các Facebooker Lê Dũng Vova, Phan Văn Bách, Lê Trọng Hùng thuộc Phong Trào Chấn Hưng Nước Việt lên “làm việc”, và cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Túc cũng bị công an đến nhà gõ cửa “triệu tập” lên đồn công an khu vực chất vấn. Trong thời gian non năm năm qua, chưa có đợt trấn áp nào mà lực lượng an ninh đã bắt giữ hàng loạt những nhà dân chủ đã từng vào tù CSVN trong những thời điểm khác nhau vì khát vọng đấu tranh cho dân chủ như hiện nay. Hơn thế nữa những người bị an ninh bắt khẩn cấp đã và đang hoạt động trong Hội Anh Em Dân Chủ, một tổ chức xã hội dân sự có đông thành viên ở cả ba miền Nam - Trung - Bắc, do Luật sư Nguyễn Văn Đài (hiện cũng đang bị bắt giữ theo điều 88) thành lập cách nay 4 năm. Câu hỏi đặt ra là tại sao CSVN không dùng điều 79 để truy bức những nhân sự lãnh đạo của Hội Anh Em Dân Chủ cách nay vài năm mà nay họ mới ra tay trấn áp? Chính là vì lo sợ tình hình đột biến do mối quan hệ “việt – trung” đang xấu đi có thể tác động lên sự phẫn nộ chống Trung của quần chúng, và áp lực thoát Trung trong nội bộ đảng hiện nay, đẩy các khủng hoảng xã hội bùng nổ thành những cuộc biểu tình của quần chúng như đã từng xảy ra ở Đông Âu năm 1989 hay tại Bắc Phi năm 2011. Việc CSVN bắt giữ hàng loạt những người yêu nước ôn hòa theo điều 79 đã tự tố cáo thêm bản chất không hề thay đổi của một chế độ độc tài, đang hoảng hốt trước những áp lực bủa vây, và đặc biệt, là trước tinh thần quật khởi không khoan nhượng của người dân. http://www.viettan.org/Tai-sao-CSVN-bat-khan-cap-mot-so.html
......

Pages