2012

Đảng Cải Cách hay Đảng Luồn Lách?

Đại hội khóa 18 của Đảng Cộng sản Trung Hoa đã kết thúc với một khẩu hiệu và nhiều câu hỏi. Khẩu hiệu đó là "Cải Cách". Câu hỏi là cải cách những gì, vì sao và tiến hành như thế nào?   Từ nhiều tháng qua, dư luận truyền thông Anh ngữ và Hoa ngữ đã tràn ngập tin tức, tiết lộ hay đồn đoán, bình luận về yêu cầu chuyển hướng và cải cách của Cộng đảng Trung Hoa. Xuyên qua các nguồn tin chính thức lẫn bán chính thức - hoặc lời đồn - người ta được biết về các cuộc thảo luận hoặc tranh luận trong nội bộ đảng trước khi thế hệ thứ năm lên lãnh đạo với vai trò trọng yếu của nhân vật Tập Cận Bình, là Tổng bí thư đảng, Chủ tịch Quân ủy Trung ương rồi Chủ tịch Nhà nước từ Tháng Ba năm tới sau kỳ họp tượng trưng của Quốc hội.   Về Tập Cận Bình, người ta chỉ được biết những gì lãnh đạo Trung Quốc cho biết:   Rằng đấy là lãnh tụ có viễn kiến, biết nhìn xa, đã lập thành tích quản lý tại Chiết Giang và các tỉnh thành trú phú ở miền Đông, từng tu nghiệp tại Hoa Kỳ sau khi là nạn nhân của cuộc Đại Văn Cách trong tuổi niên thiếu. Họ Tập còn có quan hệ tốt đẹp với các tướng lãnh xưa là thuộc cấp của người cha, Tập Trung Huân, cũng một nạn nhân Đại Văn Cách và là người yểm trợ Đặng Tiểu Bình trong nỗ lực đổi mới.   Trước khi đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, Tập Cận Bình còn gặp chuyên gia kinh tế Hồ Đức Bình, một trí thức chủ trương cải cách, con trai của cựu Tổng bí thư Hồ Điệu Bang, một lãnh tụ đổi mới bị mất chức vào năm 1987 và tang lễ năm 1989 đã châm ngòi cho vụ thảm sát Thiên An Môn....   Cũng về Tập Cận Bình, hai ngày trước Đại hội, người ta được biết qua một bài viết của thống tấn xã Reuters về những nguồn tin xuất phát từ những người gần gũi với lãnh đạo, rằng Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình đã kín đáo vận động cho những biện pháp dân chủ mang ý nghĩa lịch sử.   Dân chủ ở chỗ họ đề nghị một tiến trình tuyển chọn mới. Số đảng viên được bình bầu vào Ban chấp hành Trung ương được đông hơn 8% số ghế của các Trung ương Ủy viên. Hơn 200 Trung ương Ủy viên này sẽ bầu vào Bộ Chính trị một số đảng viên cao cấp nhiều hơn số ghế 25 Ủy viên Bộ Chính trị. Nền dân chủ tập trung có vẻ đặc quánh hơn nhưng vẫn là dân chủ!   Cũng có chi tiết đáng chú ý được phóng ra ngoài là chính Tập Cận Bình soạn thảo báo cáo chính trị dầy 64 trang để Hồ Cẩm Đào đọc trong hơn một tiếng trong khi một đại biểu khóc sụt sùi đọc thơ ca tụng Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trước Đại hội. Nghĩa là Hồ-Tập hoàn toàn nhất trí, là những lãnh tụ gương mẫu và không có mâu thuẫn giữa hai lớp lãnh đạo vừa chuyển giao quyền lực.   Chúng ta được chuẩn bị để kết luận rằng dù thuộc phe Thái tử đảng – con cháu đại công thần – Tập Cận Bình là người quả cảm và có tinh thần cải cách. Hầu hết các nhà bình luận Tây phương đều suy diễn ngọt ngào như vậy. Vì được cho uống nước đường.   Nghệ thuật gây ấn tượng là một biệt tài của Cộng đảng Trung Hoa. Văn hoá Trung Hoa có chữ "thuật quỷ biển", nghệ thuật quỷ quái biển lận để gây ra nhận thức sai lầm về ta, về địch....   Nghệ thuật cai trị thì khác.   Xin hãy nhìn vào hồ sơ kinh tế. Sau chuyến "Nam tuần" năm 1992 của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc tiếp tục cải cách kinh tế và có hai chục năm tăng trưởng ngoạn mục. Mười năm sau cùng, từ 2002 dưới thời Hồ Cẩm Đào, kinh tế và lợi tức đã tăng gấp năm và Trung Quốc đứng hạng nhì thế giới về sản lượng, chỉ thua có Hoa Kỳ.   Nhưng chu kỳ tốt đẹp ấy nay đã hết.   Kinh tế đạt mức tăng trưởng thấp hơn, bất công gia tăng cao hơn, dị biệt về lợi tức và nhận thức giữa các địa phương đã là hố sâu mở rộng. Và dân chúng bất mãn biểu tình đông hơn, bạo động hơn, về đủ loại vấn đề, như tham nhũng, cường hào ác bá, môi sinh bị hủy hoại, dự án bị rút ruột và gây tai nạn tập thể, v.v.... Trong cả năm qua, chính Hồ Cẩm Đào lẫn Ôn Gia Bảo đều nói đến nạn bất công, bất ổn, thiếu phối hợp và không bền vững. Khai mạc Đại hội, họ Hồ còn cảnh báo rằng nạn tham nhũng có thể làm đảng và nhà nước sụp đổ, một sự nhất trí khác của cặp Hồ-Tập.   Khi ấy, ta mới nhớ đến Bạc Hy Lai, Bí thư Trùng Khánh và Ủy viên Bộ Chính trị đánglẽ sẽ được bầu vào Thường vụ trong Đại hội này. Tám tháng trước, họ Bạc bất ngờ bị cách chức, rồi đuổi khỏi đảng để sẽ bị truy tố về những tội danh chưa ai biết là gì. Nhân Đại hội, người ta mới được giải thêm rằng Bộ trưởng Hoả xa Lưu Chí Quần và Bạc Hy Lai đã bị kỷ luật do nỗ lực chống tham nhũng của đảng nhằm thanh lọc hàng ngũ. À ra thế!   Nhưng sau cùng thì mọi việc vẫn như cũ.     ***     Khi mở ra công cuộc cải cách 30 năm về trước, Đặng Tiểu Bình vẽ ra cái kiềng ba chân: 1) thực tiễn áp dụng chủ nghĩa tư bản trong kinh tế để tìm mức tăng trưởng cao hơn; 2) tỏ vẻ nhún nhường về đối ngoại theo phương châm "thao quang dưỡng hối", tỏa đức sáng và che giấu ý đồ đen tối để không gây lo sợ và tìm hậu thuẫn quốc tế; 3) củng cố quyền lực đảng ở bên trên nhờ phép đồng thuận của tập thể để không cá nhân hay thế lực nào có thể phân hóa thượng tầng lãnh đạo.   Nhằm bảo đảm là đường lối đó được các thế hệ sau thi hành, họ Đặng còn chuẩn bị người sẽ kế vị, từ Giang Trạch Dân từ năm 1992 đến Hồ Cẩm Đào từ năm 2002. Quả nhiên là sau đó Trung Quốc đã đổi thay. Thế giới cũng vậy.   Nhưng ngày nay, sự thể không còn như những gì họ Đặng đã tính và cả ba chân kiềng đều ngả.   Thứ nhất, Trung Quốc đã đạt mức tăng trưởng cao, nhưng cũng đào sâu khác biệt giữa các thành phần dân chúng và các địa phương. Khi kinh tế thế giới bị tổng suy trầm năm 2008, tập thể lãnh đạo xoay không kịp và trở lại bài bản cũ là đẩy mạnh tăng trưởng nhờ các tỉnh duyên hải thay vì nâng cao mức tiêu thụ nội địa để giảm bớt sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài.   Nguyên tắc lãnh đạo tập thể qua sự đồng thuận còn dẫn đến sự hình thành của nhiều phe nhóm cùng thoả hiệp với nhau để nắm quyền mà không dám lấy những quyết định chuyển hướng quá gay gắt khi gặp biến cố kinh tế tài chánh bất ngờ của một thế giới toàn cầu hóa đã tràn ngập thông tin loại tức thì, lập tức.   Mô hình phát triển kinh tế theo chiến lược Đông Á của Đặng Tiểu Bình đã đi hết sự vận hành tốt đẹp và trở thành vấn đề hơn là giải pháp.   Thứ hai, vì kinh tế bị lệ thuộc vào bên ngoài - hiện tượng chưa từng có trong lịch sử xứ này - việc bảo vệ nguồn cung cấp và thị trường xuất cảng khiến Trung Quốc thiên về chánh sách đối ngoại năng động và thực tế hung hăng hơn. Với những phương tiện mới, Quân đội trở thành tự tin đến độ chủ quan và chủ chiến, và qua Quân ủy Trung ương còn tác động vào lãnh đạo.   Tôn chỉ "thao quang dưỡng hối" của Đặng hay khẩu hiệu "quật khởi hòa bình" của Hồ Cẩm Đào đã bị vượt qua.   Cái chân kiềng thứ ba còn bị lung lay nặng hơn.    Không thể chuyển hướng về chính trị vì phải bảo vệ quyền lực đảng, tầng lớp lãnh đạo đã loay hoay với nhiều mô thức khác nhau mà chẳng tìm ra đồng thuận. Kết quả là từng phe phái tranh giành quyền bính với nhiều chủ trương cải cách khác biệt. Bên dưới, mỗi phe nhóm lại có tay chân thân tộc và vây cánh riêng trong hệ thống kinh tế nhà nước, tại các địa phương và thậm chí trong quân đội.   Họ khoanh vùng hoạt động, chia chác quyền lợi và mặc tình tham nhũng. Muốn diệt trừ tham nhũng là mặc nhiên đụng vào quyền lợi phe phái, tức là gây ra vấn đề chính trị. Vụ Bạc Hy Lai chỉ là một trường hợp. Tay đầu sỏ của hệ thống tham ô Trùng Khánh cũng là một lãnh tụ của phe "Tân tả", có tinh thần bảo thủ của Mao Trạch Đông, lại liên kết với một số phần tử cực hữu trong quân đội.   Ở dưới cùng, người dân không thể chịu đựng nổi tình trạng đó và đã có phản ứng gay gắt.   Ý thức được mức độ trầm trọng của vấn đề, cả Hồ Cẩm Đào lẫn Ôn Gia Bảo đều nói đến nhu cầu chuyển hướng về kinh tế và cải cách về chính trị. Nhưng họ không thực hiện nổi và đành trao cho thế hệ nối tiếp một di sản có nhiều rủi ro.   Thế hệ nối tiếp là Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường cùng năm Ủy viên mới của Thường vụ Bộ Chính trị cũng chẳng thể làm gì hơn là xiết chặt quyền lực và tìm cách luồn lách khỏi giông bão. Các ủy viên này đều có tinh thần bảo thủ và không dám trắc nghiệm giải pháp cải cách chính trị cho dân chủ hơn, như Ôn Gia Bảo kêu gọi hay Lý Nguyên Triều hoặc Uông Dương đề nghị. Ôn Gia Bảo thì sắp ra về; hai Uỷ viên Bộ Chính trị là Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lý Nguyên Triều và Bí thư Quảng Đông Uơng Dương thì không được vào Thường vụ. Nhờ còn trẻ, năm nay mới 57, may lắm thì Uông Dương còn hy vọng được vào Thường vụ sau Đại hội 19, vào năm 2017, nếu Quảng Đông không có loạn.   Hãy nên thông cảm cho tầng lớp lãnh đạo mới. Trong hoàn cảnh bấp bênh và ngột ngạt hiện nay, bất cứ biện pháp cải cách chính trị nào, dù có nhỏ nhoi và chỉ ở dưới cơ sở, cũng có thể bung ra thành chấn động lớn. Vì vậy, cả Đại hội 18 hay "Thập bát đại" mới thấy hoa mắt đinh tai về khẩu hiệu cải cách.    Huê dạng và hoành tráng như lớp men tráng ngoài. http://dainamaxtribune.blogspot.de/2012/11/ang-cai-cach-hay-ang-luon-lach.html
......

Tuyên bố nhân quyền ASEAN được thông qua bất chấp dư luận dè dặt

Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 đã chính thức khai mạc tại Phnom Penh- Cam Bốt. Đây là sự kiện sẽ mở đầu cho một loạt các Hội nghị Thượng đỉnh khác giữa Hiệp hội Đông Nam Á và các đối tác chủ chốt, đặc biệt là cuộc họp ASEAN –Hoa Kỳ với sự đồng chủ tọa của Tổng thống Mỹ Barack Obama, vào ngày 19/11/2012 và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á EAS ngày 20/11/2012. Theo các nhà quan sát, trong chương trình nghị sự các Hội nghị Thượng đỉnh mở ra từ hôm nay 18/11/2012, đáng chú ý nhất là các tranh chấp biển đảo đang diễn ra giữa Trung Quốc với hầu hết các láng giềng, tại vùng Biển Đông với 4 thành viên ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, cũng như tại khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông với Nhật Bản. Tranh chấp quần đảo Dokdo/Takeshima giữa Nhật Bản và Hàn Quốc cũng được chú ý.  Trước mắt, vấn đề nhân quyền trong khối Đông Nam Á đã thu thu hút sự chú ý với việc lãnh đạo 10 nước ASEAN đã thông qua bản Tuyên bố nhân quyền cho dù văn kiện này đã làm dấy lên nhiều tranh cãi. Từ Phnom Penh, đặc phái viên Đức Tâm phân tích : "Tại Cung điện Hòa Bình, Phnom Penh, Cam Bốt, trong cuộc họp Thượng đỉnh thường niên, lãnh đạo các nước ASEAN đã thông qua tuyên bố về nhân quyền, đồng thời cũng thảo luận về một số vấn đề bạo động đang diễn ra tại một số nước thành viên, đặc biệt là ở miền tây Miến Điện.ASEAN đánh giá đây là một văn bản quan trọng, hỗ trợ việc bảo vệ các quyền cơ bản của con người cho 600 triệu người dân thuộc khối này. Tại buổi lễ ký kết, Ngọai trưởng Philippines nói với các nhà báo : « Đây là một di sản để lại cho con cháu chúng ta ».Thế nhưng, giới bảo vệ nhân quyền lại lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ và cho rằng văn bản này còn quá nhiều khiếm khuyết đối với ASEAN, một tổ chức tập hợp nhiều quốc gia có các thể chế chính trị khác nhau, từ chế độ toàn trị tại Việt Nam, Lào, cho đến các nền dân chủ tự do như Philippines.Tuần trước, Amnesty International đã lên tiếng cảnh báo là dự thảo bản tuyên bố về nhân quyền của ASEAN không phù hợp với các chuẩn mực hiện hành về nhân quyền. Thậm chí, văn bản này có thể làm tăng thêm quyền lực cho một số nhà nước trong ASEAN vi phạm nhân quyền, thay vì tạo ra những cơ chế mới giúp bảo vệ những người dân tránh được những hành động bạo lực.Vấn đề nhân quyền cũng làm nước chủ nhà là Cam Bốt đau đầu.Nhật báo Cambodia, số ra ngày 17-18/11/2012, đã có bài nói về việc tổng thống Mỹ Barack Obama, nhân chuyến công du Cam Bốt và tham dự Thượng đỉnh Đông Á, sẽ đề cập với chính quyền Phnom Penh về các hành động lạm dụng quyền lực và bầu cử trung thực ở Cam Bốt. Sáng nay, bộ Ngoại giao Cam Bốt đã phải ra thông cáo bác bỏ những cáo buộc trong bài báo.Về vấn đề bầu cử trung thực, bộ Ngọai giao Cam Bốt nhắc lại tuyên bố của thủ tướng Hun Sen là ông sẵn sàng chuyển giao quyền lực nếu phe đối lập thắng cử. Chính phủ cam kết tổ chức cuộc bầu cử vào năm tới một cách tự do, minh bạch, dưới sự giám sát của hàng ngàn quan sát viên quốc tế và Cam Bốt.Bên cạnh đó, bộ Ngoại giao Cam Bốt cũng bác bỏ những cáo buộc về việc chính quyền sử dụng vũ lực để cưỡng đoạt đất đai của người dân.Ngay trong cuộc họp Thượng đỉnh, trước khi ký kết tuyên bố về nhân quyền, lãnh đạo các nước ASEAN đã phải thảo luận về tình hình bạo động sắc tộc tại bang Rakhine, miền tây Miến Điện. Trong cuộc họp báo vào trưa nay, tổng thư ký ASEAN, ông Surin Pitsuwan, cũng thừa nhận mức độ nghiêm trọng của vấn đề người Rohingya. "Về hoàn cảnh của người Rohingya tại bang Rakhine – mà hiện có đến 800.000 người đang phải chịu những áp lực khủng khiếp - ASEAN công nhận những nỗ lực của chính quyền Miến Điện để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên nếu hồ sơ này không được giải quyết thấu đáo, có nguy cơ là xung đột trở nên gay gắt hơn dẫn đến các hành động cực đoan và điều đó sẽ không có lợi cho bất kỳ một ai trong khu vực. Cộng đồng quốc tế cũng như bản thân tôi bày tỏ mối lo ngại trước vấn đề này.   Tôi tin rằng lãnh đạo ASEAN cũng sẽ quan tâm đến số phận của người Rohingya, không chỉ một cách chung chung như một xung đột nội bộ, và tôi tin chắc rằng họ cũng sẽ thảo luận về hồ sơ này trong cuộc họp song phương". Ông Surin cũng tiết lộ là trong cuộc họp ngày hôm qua, các Ngoại trưởng ASEAN đã phải sửa đổi bổ sung bản dự thảo Tuyên bố về Nhân quyền, để đáp ứng các đòi hỏi của giới bảo vệ nhân quyền.  
......

Thông báo: Sinh hoạt nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2012 của người Việt tại Đức

Thông báo Sinh hoạt tranh đấu cho Nhân quyền Việt Nam nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2012 của Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn tại CHLB Đức:  Thứ bảy, 08.12.2012: • Berlin - Từ 11g30 đến 12g30: Biểu tình trước tòa Đại sứ Trung Cộng: Märkisches Ufer 54 - 10179 Berlin.    Chống bá quyền Trung cộng xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của VN.                                                                       - Từ 13g00 đến 15g30: Biểu tình trước Đại sứ quán CSVN: Elsenstr. 3 - 12435 Berlin.    Lên án và tố cáo sự chà đạp nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN.  Liên lạc Ban Tổ Chức: - Bắc Đức: Ô. Phạm Công Hoàng: 04182 959819;  Ô.Trần Văn Các: 0421 421606; Ô. Nguyễn đình Phúc: 0176 49273467 - Berlin: Ô. Nguyễn Đình Tâm: 030 32706807 - Đông Đức: Ô. Nguyễn Duy Tân: 0172 7121626  • Frankfurt/am Main - Từ 11g00 -12g00: Biểu tình trước lãnh sự quán CSVN: Kennedy Alle 46, 60596 Frankfurt am Main - Từ 13g00 -18g00: Tuần hành cùng các tổ chức nhân quyền Đức từ Hauptbahnhof  Ffm đến Hauptwache và Meeting.    Tố cáo tội ác của tập đoàn cộng sản Việt Nam bán nước hại dân.  Liên lạc BTC: - Ô.Võ Hùng Sơn: 069 95412691, Email: hoiNVTNtaiFfm@gmx.de - Ô.Trần Văn-Tích: 0228-44679696, Email: tranvantich@hotmail.de; - Ô.Nguyễn Văn-Rị: 02166 40153,  Email: vanri@arcor.de; - Ô.Trinh Đỗ Tôn Vinh: 0621 5952129, Email: Vinh42012@t-online.de
......

Bảy lợi thế của Tập Cận Bình

Phỏng vấn của tờ Standard (Áo) với ông Lâm Trung Bân (Lin Chong Pin), giáo sư Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Đạm Giang, Đài Loan, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan. Standard: Ông đánh giá thế nào về thay đổi nhân sự tại Bắc Kinh, đặc biệt là việc chuyển giao đột ngột chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương? Lâm Trung Bân: Hồ Cẩm Đào đã gạch một đường rất rõ ràng. Từ đó nảy sinh nhiều khía cạnh liên quan: Với việc thôi chức này, ông ấy đã tăng áp lực khiến Giang Trạch Dân cũng phải cắt cái văn phòng của ông ta trong Quân ủy Trung ương. Cách đây mấy tuần, có tin là Giang Trạch Dân đã làm việc đó. Thế là Hồ Cẩm Đào tháo gỡ được một trong những rào cản đáng kể trên con đường tiếp nhận và củng cố quyền lực của Tập Cận Bình. Đó là những điều kiện khởi đầu rất tốt cho nhân vật mới ở Bắc Kinh. Standard: Vì sao Hồ Cẩm Đào lại làm như vậy? Lâm Trung Bân: Có ba lí do. Thứ nhất: Tập Cận Bình không cần ai tháp tùng trong giới quân sự. Những năm 80, bản thân ông ấy đã làm thư kí cho Bộ trưởng Quốc phòng, cha ông ấy là một vị tướng danh tiếng. Nhiều bạn bè của ông ấy cũng là tướng lãnh, họ đều là các “thái tử”, biết nhau từ bé. Thứ hai: về phong cách chính trị, Hồ Cẩm Đào luôn muốn khác Giang Trạch Dân. Và thứ ba: trái với cảm nhận của công luận, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình là những người cùng chí hướng. Cả hai là đệ tử tư tưởng của ngôi sao cải cách Hồ Diệu Bang, người không may đã qua đời trước vụ Thảm sát Thiên An môn. Hồ Cẩm Đào lên được là nhờ Hồ Diệu Bang. Ông Tập Trọng Huân, cha của Tập Cận Bình, là một trong những người ủng hộ Hồ Diệu Bang mạnh mẽ nhất. Điều đó có nghĩa: Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình là đồng minh của nhau. Và khi rút lui, Hồ Cẩm Đào đã để lại cho những người kế nhiệm mình một di sản chính trị xuất sắc. Standard: Giàn lãnh đạo mới sẽ ưu tiên giải quyết những vấn đề gì? Lâm Trung Bân: Nhiệm vụ quan trọng nhất của họ là tạo dựng và duy trì ổn định xã hội. Mỗi ngày ở Đại lục Trung Hoa có khoảng 500 hoạt động tập thể. Đấy là những vụ bạo loạn hoặc biểu tình quy mô lớn hay nhỏ. Điều này là hậu quả của tình trạng tham nhũng ở địa phương. Họ buộc phải giải quyết vấn nạn này. Trong diễn văn kỉ niệm 90 năm thành lập đảng năm 2011, Hồ Cẩm Đào cũng nói về điều đó: Giải pháp cho vấn nạn này quyết định sự sống còn của đảng. Mới đây ông ấy nhắc lại: “Nếu chúng ta không làm được điều đó thì sẽ mất cả nước lẫn đảng.” Cả ban lãnh đạo vừa từ nhiệm lẫn ban lãnh đạo vừa kế nhiệm đều đồng thuận về vấn đề này. Standard: Còn kinh tế? Lâm Trung Bân: Đó là ưu tiên thứ hai, và không phải là ưu tiên tăng trưởng mà ưu tiên chuyển đổi nền kinh tế dựa trên một hệ thống lấy xuất khẩu làm động lực sang một nền kinh tế nhắm vào thị trường nội địa và bền vững hơn về sinh thái. Standard: Nếu nghiêm túc nhìn nhận vấn đề đó thì Tập Cận Bình phải đụng chạm tới các độc quyền và những phe nhóm đầy thế lực. Liệu ông ấy có làm thế không? Lâm Trung Bân: Vốn liếng chính trị để thực hiện điều đó thì ông ấy chắc chắn có đủ, thậm chí có nhiều hơn cả Hồ Cẩm Đào hoặc Giang Trạch Dân. Ông ấy có bảy lợi thế. Thứ nhất, ông ấy am tường Đài Loan và mô hình Đài Loan. Thứ hai, ông ấy hiểu nước Mỹ và thế giới hơn tất cả bốn vị tiền nhiệm. Ngay từ năm 1980 ông ấy đã đến thăm Lầu Năm góc. Ông ấy có quan hệ tốt với những nhân vật thượng tầng của Hoa Kỳ như Henry Paulson hay Joe Biden. Ở cương vị Phó Chủ tịch nước, ông ấy đã công du nước ngoài 50 chuyến, nhiều gấp ba lần Hồ Cẩm Đào trong cùng một thời gian. Lợi thế thứ ba là vị trí của ông ấy trong đảng. Cha ông ấy ba lần bị mất chức, nhưng vẫn kiên định giữ lập trường. Điều đó các đảng viên nhớ rõ. Là một “thái tử”, Tập Cận Bình cũng từng lao động nhiều năm ở nông thôn. Điều đó khiến ông ấy thêm khả tín. Thứ tư, ông ấy am hiểu bộ máy quân sự, điều này tôi đã nói ở trên. Thứ năm, ông ấy được đào tạo hàn lâm quy củ, đọc và viết là hai việc ông ấy ưa thích. Ở điểm này, ông ấy cũng khác những người tiền nhiệm. Thứ sáu, ông ấy có một người vợ nổi tiếng, đủ tầm để trở thành một đệ nhất phu nhân. Và điểm cuối cùng, Tập Cận Bình quan tâm đến Phật giáo, khí công và những hiện tượng siêu nhiên. Điều đó có thể bao hàm khả năng giải quyết những quả bom nổ chậm là những xung đột ở Tây Tạng và Tân Cương. Bởi lẽ ở đó, chính sách vừa đàn áp vừa khuyến khích phát triển kinh tế của Bắc Kinh cho đến nay hoàn toàn thất bại. Tập Cận Bình có thể chọn một cách tiếp cận khác, với sự tôn trọng văn hóa của các khu vực này. Standard: Vì sao Ban Thường vụ Bộ Chính trị bị rút bớt, chỉ còn bảy người? Lâm Trung Bân: Đấy là ý tưởng của Hồ Cẩm Đào. Trước nhiệm kì của ông ấy cũng chỉ có bảy người, trước nữa thì chỉ có năm hay sáu người. Hồ Cẩm Đào khá khổ sở vì chỉ được nhỉnh hơn một phần chín quyền lực chút ít. Một phần bảy đương nhiên nhiều hơn một phần chín. Standard: Còn về bản thân những người vừa được bổ nhiệm, ông thấy thế nào? Có gì ngạc nhiên không? Lâm Trung Bân: Không, thực ra chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Một số người mà Hồ Cẩm Đào ưu ái không được chọn. Uông Dương (Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, người có tư tưởng cải cách) và Lí Nguyên Triều, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, còn trẻ. Năm năm nữa họ sẽ thay thế những người thuộc phe Giang Trạch Dân được chọn lần này. Vì nguyên tắc là: chức được giao cho người nhiều tuổi hơn. Cái đó không phải là một quyết định liên quan đến cá nhân nào, mà là một nguyên tắc phải tuân thủ. Một đặc điểm nữa của bảy người này là họ đều chịu được nhau. Chẳng hạn không có sự chia rẽ giữa nhóm “thái tử” và nhóm trưởng thành lên từ Đoàn Thanh niên Cộng sản của đảng. Standard: Có triển vọng nào cho những cải cách dân chủ trong hệ thống này không? Lâm Trung Bân: Có chứ, phải có bước tiến trong cải cách. Nhưng đó không phải là cái dân chủ mà chúng ta thường hiểu. Giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ bắt đầu bằng cách giảm bớt quyền lực của cán bộ và tăng thêm quyền của người dân. Trước hết ở cấp địa phương. Việc đó cũng ngầm bao hàm một mức độ tự do báo chí nhất định ở cấp địa phương. Miễn là truyền thông không chất vấn quyền lực của trung ương. Nó chỉ nên phê phán tình trạng tham nhũng ở các cấp chính quyền địa phương. Chúng ta đã thấy một số trường hợp mà chính quyền địa phương buộc phải nhượng bộ. Vụ nổi tiếng nhất là Ô Khảm, và sẽ càng ngày càng nhiều. Nguồn: Dịch từ nguyên bản tiếng Đức “Gute Startbedingungen für den neuen Mann“, Standard 16-11-2012. Nhan đề bản tiếng Việt của người dịch. Bản tiếng Việt © 2012 pro&contra http://www.procontra.asia/?p=1209
......

Uỷ ban Công lý và Hòa bình chỉ trích tình trạng nhân quyền ở Việt Nam

Sau bản « Nhận định về một số tình hình Việt Nam hiện nay » công bố tháng 5/2012, Uỷ ban Công lý và Hòa bình, thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, vào đầu tháng này vừa công bố « Phúc trình về tình hình công lý, hòa bình và nhân quyền trong xã hội Việt Nam ». Phúc trình đề ngày 01/11/2012, gởi Hội đồng Giám mục Việt Nam, đưa ra những chỉ trích nặng nề hơn, đặc biệt là về tình trạng nhân quyền. Vấn đề đầu tiên mà bản phúc trình nêu lên là những vụ xử án bất công, điển hình mới nhất là vụ xử phúc thẩm ba thanh niên Công Giáo tại Vinh Chu Mạnh Sơn, Trần Hữu Đức và Đậu Văn Dương ngày 29/09/2012 và vụ xử các blogger Điếu Cày, Anhbasaigon và Tạ Phong Tần ngày 24/09, tại Sài Gòn, với các bản án mà Uỷ ban Công lý và Hòa bình xem là « vô lý và đầy bất công ». Bản phúc trình ghi nhận : « Để che đậy nó, người ta đã cho mở phiên tòa xét xử công khai, nhưng lại không cho dân chúng tự do tham dự và ngay cả thân nhân của các bị cáo cũng bị ngăn chặn khi đến tòa án, thậm chí có những người còn bị tạm giữ hay bị khủng bố tinh thần ». Trong bản phúc trình, Uỷ ban Công lý và Hòa bình cũng chỉ trích việc chính quyền chụp mũ những người tham gia các vụ khiếu kiện đông người về đất đai là « bị kích động của thế lực thù địch ». Bản phúc trình còn lên án án tình trạng dùng bạo lực để giải quyết các tranh chấp dân sự, cụ thể là việc sử dụng « côn đồ » để đàn áp các cá nhân lẫn các đám đông, từ đám tang riêng lẻ, đến các vụ khiếu kiện tập thể hay biểu tình. Uỷ ban Công lý và Hòa bình đặc biệt lo ngại trước một thực tế là, trong khi chủ quyền đất nước đang bị đe dọa, phản ứng của chính quyền Việt Nam lại « quá yếu ớt, tạo cớ cho các lực lượng thù nghịch lấn tới ». Bản phúc trình viết : « Khó hiểu hơn nữa là việc chính quyền đã mạnh tay đàn áp các tổ chức và các cá nhân yêu nước phản đối hành động xâm lược trắng trợn của Trung Quốc. Thái độ lập lờ, thiếu nhất quán của các nhà lãnh đạo trong vấn đề phân định lãnh thổ vùng biên giới và bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông đang gây bất bình trong dư luận. » Bản phúc trình của Uỷ ban Công lý và Hòa bình được công bố chỉ vài ngày sau khi chính quyền kết án tù nặng nề hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, tác giả của những bài hát cổ vũ lòng yêu nước, phản đối những hành động xâm lấn của Trung Quốc ở Biển Đông. Đến đầu tháng 11, chính quyền Việt Nam thông báo khởi tố một sinh viên yêu nước, cô Nguyễn Phương Uyên, với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước ». Đức cha Nguyễn Thái Hợp, chủ tịch Uỷ ban Công lý và Hòa bình, cũng là một trong những người đầu tiên ký kiến nghị gởi chủ tịch nước Trương Tấn Sang, yêu cầu trả tự do cho Phương Uyên. Trong bản phúc trình, Uỷ ban Công lý và Hòa bình còn chỉ trích những vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam ở Việt Nam, cụ thể qua việc kiểm soát, cấm đoán, phá hoại các trang web, trang blog, nhất là việc bắt bớ, kết án các blogger. Về tự do tôn giáo, bản phúc trình ghi nhận : « Mặc dù hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị định và thông tư đã quy định về tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, nhưng việc thực hiện các quy định trên tại nhiều địa phương lại rất tùy tiện. Chính vì vậy, ở một số nơi, việc cử hành các lễ nghi tôn giáo và thiết lập các điểm sinh hoạt tôn giáo ngoài cơ sở thờ tự rất nhiêu khê và tùy thuộc nhiều vào cảm tính của giới chức chính quyền địa phương. » Điểm bao trùm lên xã hội Việt Nam hiện nay, theo Uỷ ban Công lý và hòa bình, đó là phẩm giá con người bị chà đạp và xúc phạm nặng nề. Bản phúc trình viết : « Trong xã hội Việt Nam hôm nay, con người dễ bị tha hóa trở thành công cụ, hay bị coi là công cụ để phục vụ các mục tiêu chính trị, kinh tế hơn là một nhân vị, chủ thể của các thực tại xã hội ». Lý do, theo Uỷ ban Công lý và Hòa bình, đó là nền giáo dục Việt Nam hiện nay « không những lạc hậu, mà còn lạc hướng, chạy theo hình thức và phô trương thành tích nhằm tạo ra những con người chỉ có khả năng phục vụ cho những mục tiêu chính trị chứ không nhằm đào tạo con người có nhân cách, phát triển tâm và trí toàn diện. »
......

Triệu Con Tim hướng về Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2012

Thời gian qua, người Việt Nam đã có quá nhiều cơn phẫn nộ từ việc xâm lăng trắng trợn của Bắc Kinh trên biển Đông của Việt Nam, đến những hành động tàn bạo phi nhân của nhà cầm quyền CSVN đối với người dân oan thấp cổ bé miệng, đối với những người vì lòng yêu nước, yêu tự do, dân chủ, công lý đã dám cất lên tiếng nói hoặc bày tỏ thái độ một cách ôn hòa. Người ta khó mà quên được hình ảnh anh Nguyễn Chí Đức khi tham dự cuộc biểu tình tự phát ngày 17.07.2011 tại Hà Nội để phản đối Trung quốc gây hấn tại biển Đông của Việt Nam đã bị bốn công an khống chế như súc vật để Đại uý công an Phạm Hải Minh đạp từ trên đạp xuống vào mặt. Người ta bàng hoàng và bức xúc trước việc nhà cầm quyền điều động một lực lượng hùng hậu công an, quân đội cướp đầm thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn và sau đó còn phá hủy ngôi nhà của họ thành đống gạch vụn; khiến vợ con họ phải sống trong túp lều dựng tạm cho đến hôm nay. Người ta cũng vô cùng phẫn nộ từ việc Linh mục Nguyễn Văn Lý bị liên tục tống vào ngục tù dầu bị liệt một phần thân thể, đến việc các nữ tù nhân lương tâm Trần Thị Thúy, Đỗ Thị Minh Hạnh bị hành hạ, đánh đập dã man trong tù vì tinh thần bất khuất của họ; rồi đến tin nhạc sĩ Việt Khang bị bắt chỉ vì sáng tác 2 nhạc phẩm Anh Là Ai và Việt Nam Tôi Đâu để nói lên lòng yêu nước của mình trước sự xâm lăng một cách trắng trợn của Trung quốc và sự nhu nhược của nhà cầm quyền Hà Nội. Cơn phẫn nộ này chưa dứt thì cơn phẫn nộ kế tiếp lại đến khi bản án không thể tưởng tượng nổi mà nhà cầm quyền CSVN đã chụp lên các bloggers Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba Sài Gòn, và gần đây nhất là vụ bắt cóc sinh viên Nguyễn Phương Uyên chỉ vì em đã bày tỏ lòng yêu nước qua những vần thơ chống bá quyền Trung Quốc và chống quốc nạn tham nhũng đang hoành hành nước ta: Vì danh dự dân tộc, chống giặc Tàu Vì tương lai đất nước, chống tham nhũng... Nhưng những cơn phẫn nộ cứ đến rồi đi. Bên cạnh những cơn phẫn nộ đó, ngoài việc lên tiếng chỉ trích qua những bài viết của một số người và một vài nỗ lực vận động cá biệt; còn lại trong nhiều người là cảm giác bất lực, không biết làm gì trước sự bạo ngược, bất chấp luật pháp, đạo lý và liêm sỉ của công an và những kẻ đang nắm quyền cai trị. Đầu năm 2012, tại Hoa Kỳ đã có một chiến dịch gởi thỉnh nguyện thư đến chính phủ Hoa Kỳ để vận động cho nhạc sĩ Việt Khang nói riêng và nhân quyền Việt Nam nói chung do nhạc sĩ Trúc Hồ và đài truyền hình SBTN khởi xướng. Chiến dịch đã thu thập được hơn 150.000 chữ ký để gởi đến Tòa Bạch Ốc. Đây là lần đầu tiên người Việt Nam đã thể hiện sức mạnh của mình cho công việc chung. Trước những vi phạm nhân quyền càng ngày càng trầm trọng của chế độ CSVN, sức mạnh chung đáng trân trọng đó của người Việt yêu nước đã được tiếp tục khai dụng để càng ngày càng tăng cao bằng các chiến dịch kế tiếp. Ngày 15 tháng 10 năm 2012, nhạc sĩ Trúc Hồ và SBTN đã khởi xướng một chiến dịch nối tiếp mang tên Triệu Con Tim - Một Tiếng Nói, cùng với sự hỗ trợ của trên 65 tổ chức, đoàn thể, cơ quan truyền thông khắp nơi trên thế giới. Chỉ tiêu vận động 100.000 chữ ký của mọi người yêu chuộng tự do, dân chủ khắp nơi gởi đến Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và các quốc gia tự do dân chủ nhân ngày Quốc Tế Nhân quyền 10.12.2012 để phản đối các bản án nghiệt ngã, phi pháp, phi nhân đã áp đặt lên những người yêu nước, đồng thời đòi hỏi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải tôn trọng những quyền căn bản của người dân đã được công nhận trong bản tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà họ đã ký kết. Cho đến thời điểm 16.11.2012 đã có 82,596 người ký tên vào Thỉnh nguyện thư này. Bên cạnh chiến dịch Triệu Con Tim - Một Tiếng Nói, hiện cũng có nỗ lực vận động chữ ký nhằm ngăn chận nhà cầm quyền CSVN bước vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Vào cuối tháng 2 năm 2011, tại khóa họp lần thứ 16 của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ ở Thụy Sĩ, Hà Nội đã lên tiếng ứng cử vào cơ quan này nhiệm kỳ 2014-2016. Lý do được nêu ra là Hà Nội cần tham gia để cùng các nước thực hiện quyền con người. Ông Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao của chế độ Hà Nội còn nhấn mạnh rằng bảo vệ nhân quyền là “chính sách nhất quán của Việt Nam”. Thật là một điều khôi hài khi chế độ Hà Nội, một chế độ xem người dân như cỏ rác lại ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ và thật là một sĩ nhục cho người Việt Nam khi chế độ Hà Nội được trở thành thành viên của Hội Đồng này. Người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ cần phải lên tiếng để tố cáo và ngăn chận vì không thể vô cảm và thiếu trách nhiệm đối với quê hương và dân tộc. Vì vậy tất cả những nỗ lực này đều đáng quí và đáng tham gia. Ngoài các mục tiêu trực tiếp của từng nỗ lực, những hành động lên tiếng chung này còn có tác dụng kết đoàn, là nền tảng vận động chính giới quốc tế, và là bước chuyển tiếp để cùng tiến đến những hành động chung, bất bạo động, lớn rộng, và cương quyết hơn nữa. Ngày hôm nay đã có trăm ngàn người cùng lên tiếng bằng những chữ ký. Rồi mai đây sẽ có triệu người cùng nhịp đập để xuống đường. Nguồn: http://www.viettan.org/Trieu-Con-Tim-huong-ve-Ngay-Quoc.html
......

Loài vượn người từng ăn cỏ như bò

Khi sống trên những đồng cỏ châu Phi từ 3,5 triệu năm trước, thức ăn chủ yếu của vượn người là cỏ và các loại cây bụi. Australopithecus bahrelghazali là dạng vượn người đầu tiên, mắt xích quan trọng trong quá trình tiến hóa của loài người. Khoảng 3,5 triệu năm trước, loài A. bahrelghazali sống trên những đồng cỏ mênh mông ở châu Phi. Họ đứng thẳng nhưng có lẽ chưa biết chế tác công cụ lao động. Chiều cao tối đa của họ là 150 cm, còn trọng lượng cơ thể vào khoảng 50 kg - tương đương với tinh tinh ngày nay. Não của họ chỉ bằng 1/3 so với não người hiện đại, còn hàm răng nhô về phía trước nhiều hơn so với hàm của chúng ta. Các nhà nghiên cứu của Đại học Oxford tại Anh phân tích lượng carbon trong răng của một số vượn người A. bahrelghazali từ các hóa thạch mà họ tìm thấy tại Chad (một quốc gia ở châu Phi). Kết quả cho thấy thức ăn chủ yếu của họ là cỏ, cây cói túi, Science Daily đưa tin. Giáo sư Julia Lee-Thorp, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, cho rằng, bằng cách chuyển sang cỏ và cây bụi - loại thực phẩm dồi dào hơn so với trái cây - vượn người đã tận dụng lợi thế của các đồng cỏ châu Phi để sống sót sau khi từ bỏ cuộc sống leo trèo trên cây. Nhờ hàm khỏe và răng cối lớn, vượn người có thể nhai lá cây và cỏ, chứ không ăn trái cây như tinh tinh – họ hàng gần nhất của người. Phát hiện này cho thấy, về phương diện thức ăn, loài người đã tiến theo một hướng riêng so với các loài linh trưởng khác sớm hơn ít nhất 500.000 năm so với mọi tính toán trước đây của giới khoa học. Đó cũng là bằng chứng về việc loài người thay đổi thực phẩm để thích nghi với môi trường xung quanh. Đến tận ngày nay, những loài linh trưởng cỡ lớn như tinh tinh vẫn không ăn cỏ và những loại cây bụi mà vượn người A. bahrelghazali từng ăn.  
......

Văn hóa từ chức: bánh vẽ mới của thời đại

Trên những con đường đầy bụi và khói người ta đã thấy quá nhiều những biểu ngữ, panno mà cụm từ sau cùng là đạo đức, vinh quang, muôn năm và vĩ đại. Về nhà, ở diễn đàn quốc hội phóng ra từ màn hình nhỏ, trên các trang báo lề đảng, ngay cả ở lề Dân lẫn thông tấn quốc tế xôn xao một cụm từ mới: văn hóa từ chức. Từ bao năm rồi, đạo đức, văn hóa, nhân cách đã bị đem ra làm chiếc áo khoác lên người của những tên ăn cướp. Đức trị được tính toán có kế hoạch để trở thành những bánh vẽ, xâm nhập vào những nơi mà đáng lẽ ra phải là chỗ của Pháp trị. Văn hóa từ chức là một loại bánh vẽ mới nhất trong ao tù đảng là đạo đức là văn minh này.   Ở những nước "bình thường", từ chức đa phần là hành động sau cùng để giữ thể diện cá nhân. Không từ chức thì cũng bị đuổi nếu làm việc trong một công ty, hoặc bị truất phế nếu là một quan chức nhà nước hay một chính trị gia đang nắm một chức vị trong đảng. Đôi khi nó là kết quả của một cuộc thương lượng, mặc cả để giữ thể diện 2 bên - phía đuổi người và người sẽ bị đuổi. Có lúc nó xuất phát từ mục tiêu duy trì sự ổn định của thị trường hay niềm tin chính trị. Nhiều lúc hành động từ chức là cú vớt vát sau cùng để không có vết tì bị đuổi trên CV - Resume - sơ yếu lý lịch. Tóm lại, hành động rời chức vụ, bỏ ghế không tùy thuộc vào thiện chí của kẻ ra đi. Nó là kết quả đương nhiên của một trật tự trong quan hệ quyền hạn mang thuần tính pháp trị, theo những quy luật, quy ước hoạt động. Biến nó thành cái gọi là văn hóa (từ chức) là một việc làm khiên cưỡng.    Tại Việt Nam, sau bao nhiêu năm bị cai trị bởi một đảng độc tài, sự sợ hãi đã làm tê liệt mọi ý chí phản kháng của đại khối bị trị. Đa phần dân chúng trong nỗi sợ hãi (dẫn đến tuyệt vọng) đã phải bám vào - hoặc là thiện chí tự đổi thay của kẻ cai trị hay là từ những tranh giành quyền lực để mà tập đoàn cai trị tự đổi thay (!?). Thái độ của nhiều người trong cuộc đấu đá Ba-Tư vừa qua là tấm gương phản chiếu rõ nhất cho điều thứ 2 và sự tiếp đón tương đối nồng nhiệt cho khái niệm "Văn hóa từ chức" là một minh chứng mới cho điều thứ 1.    Nếu Quốc Hội là cơ quan quyền lực tối cao, có quyền hạn bãi nhiệm Thủ tướng theo như Điều 84 Hiến pháp thì thay vì áp dụng một nền pháp trị công minh, ông ĐBQH Dương Trung Quốc đã mang "đức trị" qua cái gọi là "văn hóa từ chức" vào nghị trường. Và nhiều người vỗ tay, phụ họa "văn hóa từ chức phải khởi đầu từ Thủ tướng".    Không! Từ chức, bãi nhiệm không bắt đầu từ cá nhân nào cả. Nó phải bắt đầu từ việc thi hành nghiêm chỉnh vai trò và trách nhiệm của mỗi bộ phận được quy định trong Hiến pháp quốc gia. Nó phải được áp dụng nghiêm khắc lên mọi thành viên - từ những đại biểu quốc hội cho đến Thủ tướng, Chủ tịch nước...   Và không phải ai cũng không biết điều này. Biết nhưng lờ đi vì bất lực trước một xã hội rừng rú và quyền hạn nằm hết trong tay của một tập đoàn tha hóa, sâu bọ mà chính những kẻ đứng đầu tập đoàn cũng phải thú nhận - thú nhận về những điều mà xã hội đã quá tỏ tường.   Người dân có thể hoan nghênh thiện chí của ông Dương Trung Quốc đã đại diện nhân dân đặt vấn đề với ông Thủ tướng. Nhưng trong trách nhiệm của Quốc Hội là cơ quan làm luật, sửa đổi luật và giám sát tối cao việc tuân theo luật, thiện chí của ông Quốc thật ra đã làm xấu thêm tình trạng quăng hiến pháp và luật pháp vào thùng rác khi áp dụng cho thành phần lãnh đạo.    Và không phải ông Dương Trung Quốc không biết điều này. Nhưng ông lờ đi.    Vì đất nước VN ngày hôm nay không phải chỉ có người dân sợ hãi. Chính những kẻ cầm quyền cũng đang sợ hãi nhau. Họ sợ hãi lẫn nhau không còn giống như thời các đảng viên cộng sản Sô Viết sợ trùm Stalin quá tàn bạo. Họ sợ hãi lẫn nhau vì biết chính mình cũng đang là kẻ phạm tội ít nhiều như những tên đồng chí bên cạnh, như tên đồng chí đứng trên kia đang quanh co đạo đức và bề dày cách mạng 51 năm. Nếu đem đặt để con cá kia nằm trên thớt thì tự họ cũng đang cho mình lên thớt.   Để cai trị lâu dài chế độ độc tài phải tiếp tục duy trì sự sợ hãi bao trùm. Bao trùm tất cả. Từ ngoài dân cho đến trong đảng. Nhưng chưa đủ. Tinh xảo hơn, thâm độc hơn, họ vừa duy trì nỗi sợ hãi vừa tạo ra những loại hy vọng mơ hồ kiểm soát được. Hy vọng có một ông đại biểu sẽ thay đổi guồng máy. Hy vọng ông này đánh ông kia chế độ sẽ sụp. Hy vọng các thành viên của một đảng (đã còng lên đầu dân tộc một thể chế phong kiến cai trị đời đời bằng cái còng số 4 hiến pháp) có cái gọi là văn hóa từ chức. Hy vọng tên tham nhũng gạo cội nhất, tham quyền cố vị nhất mở đầu cho vở kịch không bao giờ kéo màn mang tên văn hóa từ chức.   Đảng cộng sản VN luôn luôn muốn những người dân đang sợ hãi mang theo trong mình những niềm hy vọng kiểu này.    Gieo rắc sợ hãi VÀ ban bố niềm hy-vọng-kiểm-soát-được là vũ khí sắc bén nhất, hiệu quả nhất của chế độ độc tài.   http://danlambaovn.blogspot.de/2012/11/van-hoa-tu-chuc-banh-ve-moi-cua-thoi-ai.html#.UKUvxGfcxcU    
......

Giải thể Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thực sự là một nhu cầu cấp bách!

Từ xưa đến nay, việc thành lập, sáp nhập hay giải thể một tổ chức, đảng phái, là công việc nội bộ của những người trong cuộc. Nhưng nếu như những tổ chức và đảng phái đó khuynh loát, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của các cá nhân và tổ chức khác, thì nhu cầu cải cách hay giải thể các tổ chức, đảng phái đó, lại thuộc về những đối tượng bị nó xâm hại. Đối với Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN), trong quá khứ, mặc dù là chủ yếu bằng những thủ đoạn dối lừa, nhưng quả thực họ đã làm cho đại bộ phận nhân dân Việt Nam tin tưởng. Phải nói một câu chính xác: Lòng tin của người dân Việt Nam dành cho ĐCS vô tư đến độ mù lòa… Ngày nay chuyện bưng bít thông tin gần như là không thể. Chính vì vậy mọi xấu xa thối nát của ĐCSVN cứ mỗi ngày một phô bày. Họ đã thể hiện mình là một tổ chức bịp bợm và dối trá đến cùng cực, đến khôi hài, bởi dối trá đã trở thành một căn bệnh không thể cứu chữa. Và thực ra ĐCSVN tồn tại được đến ngày hôm nay là nhờ vào “tài” dối trá của họ.   Một thể chế chính trị cầm quyền vận hành trên một hệ thống pháp luật, có hiến pháp làm nền. Hiến pháp đó quy định “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước CHXHCNVN ” (Điều 83 HP). Nhưng trên quốc hội lại còn có Bộ chính trị, Trung ương ĐCSVN và “ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” (Điều 4 HP).  Vậy rõ ràng quốc hội là cơ quan cấp dưới của ĐCSVN, điều này đã được chính ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tái xác nhận trong cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội ngày 16/10/2012.   Tại một nước có dân chủ, người dân có quyền trực tiếp bầu ra người lãnh đạo đất nước, đó là tổng thống hay thủ tướng. Nhưng trong mô hình của thể chế chính trị hiện nay ở Việt Nam, kẻ lãnh đạo nhà nước và xã hội là ĐCSVN chưa bao giờ được nhân dân bầu. Mặc dù là trá hình nhưng dù sao về mặt hình thức thì quốc hội vẫn có một cuộc bầu cử để chọn lựa. Lẽ ra quốc hội phải có quyền quyết định người lãnh đạo cao nhất nước, hoặc giả nếu bầu trực tiếp tổng thống không qua quốc hội thì cũng vẫn là dân bầu, không có chuyện “đảng cử”.   Trước đây ĐCSVN lập lờ đánh đồng Đảng là tổ quốc. Ngày nay chuyện đó không lừa được ai nữa. Nhưng vẫn không ít người nhầm lẫn Đảng là nhà nước. Trong tất cả các văn kiện của mình, ĐCSVN vẫn khẳng định mô hình “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ”. Như vậy rõ ràng Đảng, nhà nước, nhân dân là 3 chủ thể riêng biệt: Đảng không thể là nhà nước, cũng giống như nhân dân không thể là nhà nước vậy.   Vậy ai có quyền lãnh đạo? Lãnh đạo hoàn toàn khác quyền điều hành. Lãnh đạo một gia đình phải là người chủ gia đình, lãnh đạo công ty phải là chủ công ty, lãnh đạo đất nước tất nhiên phải là chủ nhân của đất nước, đó là nhân dân. Nhưng mọi người dân không thể bất cứ ai thích cũng có thể giành lấy sự lãnh đạo, điều đó hóa ra là không có ai lãnh đạo ai hết. Người ta phải chọn ra những đại diện ưu tú trong nhân dân để ra lãnh đạo đất nước, sự chọn lựa này sẽ được thực hiện qua các cuộc bầu cử công khai.   Nhưng ĐCSVN đã lãnh đạo đất nước hơn 67 năm mà không qua bất cứ một cuộc bầu cử nào của nhân dân, ắt rằng họ không phải đại diện của nhân dân, họ không phải từ dân mà ra vì họ đã không được nhân dân lựa chọn. Sự cầm quyền lãnh đạo đất nước của ĐCSVN như vậy là hoàn toàn bất hợp pháp.   Sự bất hợp pháp của ĐCSVN trong việc cầm quyền đã, đang dẫn đất nước và các dân tộc Việt Nam đứng bên bờ của sự diệt vong bởi ngoại bang. Nghịch lý ấy đang đưa đất nước đến bên bờ của sự kiệt quệ về kinh tế bởi nạn tham nhũng hoành hành, bởi sự dốt nát và lạc hậu trong điều hành kinh tế. Nghịc lý ấy đang trực tiếp và gián tiếp cướp đi cơm ăn áo mặc của đại bộ phận dân nghèo. Nghịch lý ấy đang hàng ngày tước đoạt quyền sống, quyền tự do bất khả xâm phạm đã được Liên Hiệp Quốc công nhận của gần 90 triệu con người.   Nhưng để tháo gỡ vấn đề hoàn toàn không đơn giản. Bằng việc tùy tiện áp đặt quyền lực của mình trong Hiến pháp, về mặt pháp lý ĐCSVN vẫn đang là tổ chức lãnh đạo nhà nước, mà nhà nước đó lại đang được bảo vệ bằng Bộ luật hình sự, bằng công an, quân đội, nhà tù. Cho nên con đường ngắn nhất và có lẽ cũng chông gai nhất, chính là con đường giải thể ĐCSVN.   Thực ra thì nhu cầu giải thể ĐCSVN là một nhu cầu của chính ĐCSVN. Cụ thể thì tất cả những đảng viên nào mà không có hoặc không còn quyền lực trong tay đều chán ngán cái đảng bất hợp pháp này. Đảng chỉ đang tồn tại làm bình phong cho những kẻ bất nhân và bất lương trong bộ máy điều hành đất nước trục lợi làm giàu, chứ không hề còn có bất cứ một lý tưởng hay chủ thuyết chính trị nào: Đường lối của Karl Marx, Lenin đã bị quên lãng, tư tưởng của Hồ Chí Minh (mặc dù chỉ là giả hiệu) cũng đã bị chôn vùi…   ĐCSVN có một điểm yếu có thể coi đó là tử huyệt của họ, đó là họ không có bất kỳ văn bản pháp luật nào bảo vệ. Đây là hệ quả của việc ĐCSVN quen áp dụng luật rừng mà không chịu sự chi phối điều chỉnh của luật pháp. Bản thân họ không có Luật Đảng, trong khi họ biết đẻ ra nào là Luật Quốc Hội, Luật Chính Phủ và hàng trăm loại luật khác.    Chính vì không có Luật Đảng cho nên mới có chuyên khôi hài là ĐCSVN triển khai hết nghị quyết này đến nghị quyết khác rầm rộ, nhưng cuối cùng chẳng có một kết quả nào cụ thể. Hội nghị trung ương 6 tìm mãi mới ra “đồng chí X” nhưng cuối cùng vì không có Luật Đảng nên thay vì xử theo luật thì lại đem ra… bỏ phiếu, mà bỏ phiếu là việc làm mang nặng về cảm tính, vậy là hòa cả làng. Thật đúng như lời phái ngôn của ông Phan Quang Nghị, bí thư thành ủy Hà Nội: “Việc này rất mới, trên thế giới chưa đâu có”!!!   Thật xấu hổ cho một nước Việt ngàn năm văn hiến. Thật đáng buồn cho các thế hệ “con lạc cháu hồng” đã sản sinh ra một chế độ chính trị lạc loài, dở âm dở dương, không có pháp trị. Những người học hành có giới hạn, hiểu biết ít thì đã vậy, nhưng những người có kiến thức, có va chạm xã hội, có dân trí cao, không khỏi trào dâng sự phẫn uất khi hàng ngày phải chứng kiến lũ người đang cầm quyền một cách phi pháp, ngu dốt, bất tuân pháp luật, hành xử như lũ côn đồ thảo khấu. Riêng về độ lỳ lơm và bản tính tham quyền cố vị thì đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang là người điển hình dẫn đầu nổi bật trong ĐCSVN với phát biểu "Tôi không chạy, không xin và cũng không thoái thác..."  trong cuộc chất vấn ngày 14/11/2012 tại nghị trường Quốc hội.   Chỉ có một cách duy nhất, một con đường duy nhất, đó là toàn dân nhằm thẳng vào ĐCSVN, dùng sức mạnh tinh thần làm áp lực quần chúng để giải thể ĐCSVN. Một khi ĐCSVN bị giải thể thì tất nhiên chiếc thòng lọng “lãnh đạo” mà họ đã tự tiện buộc vào cổ nhân dân hơn 67 năm qua sẽ tự nhiên được tháo gỡ. Sự cầm quyền phi pháp của họ sẽ bị loại bỏ ra khỏi đời sống chính trị xã hội của đất nước Việt nam!   Lê Nguyên Hồng    DienDanCTM
......

Khát vọng vẫn chỉ là khát vọng

Thế là sáu mươi bảy năm đã trôi qua. Kể từ lúc ông Hồ chí Minh đứng trên lễ đài tại quảng trường Ba đình mở đầu bản tuyên ngôn độc lập bằng những câu trích từ tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ và tuyên ngôn nhân quyền của nước Pháp. Người dân Việt nam háo hức lắng nghe như muốn nuốt lấy từng lời vàng ngọc.   Những tưởng sau một ngàn năm bị giặc tàu cai trị và một trăm năm dưới sự đô hộ của Pháp, người dân Việt có thể được hưởng mọi quyền tạo hóa đã ban giống như dân Âu- Mỹ với nền độc lập của quốc gia mình. Nhưng rồi “Lời nói gió bay”, dân Việt đợi dài cổ hết năm này đến năm khác, gần trôi qua một thế kỷ mà khát vọng cũng chỉ là khát vọng. Tự do, dân chủ, nhân quyền vẫn vời vợi bên phía trời tây. Những lời ông Hồ trịnh trọng đưa ra ngày mồng hai tháng chín năm một chín bốn lăm,sau đó phần nào được thể hiện trong hiến pháp năm 1946 cũng chỉ là thứ bánh vẽ.   Thôi! Cứ bó qua những bất cập trong thời gian chiến tranh. Nhưng bao nhiêu người đổ xương máu ra cũng mong thực hiện được khát vọng ấy. Nếu như không vì tự do dân chủ và độc lập dân tộc thì người ta xông vào nơi khói lửa bom đạn để làm gì? Lẽ ra sau năm 1975. Chúng ta phải thực hiện ngay khát vọng ấy, để tạo điều kiện tốt cho đời sống xã hội phát triển tiến bộ mạnh mẽ tất cả mọi mặt. Nhưng sự việc lại diễn ra trái ngược hẳn. Cuộc sống con người bị ngột ngạt trong cảnh cấm chợ ngăn sông. Đi tới đâu cũng gặp các trạm kiểm soát liên ngành. Hàng hóa người dân sản xuất ra chết đứng tại chỗ. Mọi thứ thượng vàng hạ cám đưa ra khỏi nhà là bị bắt, còn bị các cơ quan chức năng gán cho cái tội buôn lậu và tịch thu luôn. Có người đã phải đi tù vì mua hai bánh xe bò lốp hoặc vài bì phân đạm. Một thời gian dài chúng ta phải sống nghiệt ngã như thế, đến mức thành thói quen cam chịu mà quên luôn khát vọng làm người. Ở miền nam, nhiều người không chịu đựng được sự hà khắc của chế độ đã liều lĩnh vượt biển, băng rừng đi tìm cuộc sống tự do ở đất nước khác. Nỗi đau li biệt mất mát vẫn còn tê tái cho đất nước tới tận bây giờ…   Câu hỏi được đặt ra là : Tại sao lại như vậy? Có người lập luận rằng tại vì dân trí nước ta đang thấp nên chưa có nhu cầu tự do dân chủ. Đây là sự ngụy biện liều lĩnh và trơ tráo nhất. Thử hỏi cách đây hai trăm năm dân trí Mỹ có cao không? Và năm 1945 dân trí nước ta có cao không? Mà người ta vẫn hiểu được thế nào là quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc… Có như vậy ông Hồ chí Minh mới đem vấn đề này ra mở đầu bản tuyên ngôn độc lập để lấy lòng người dân chứ. Và tất nhiên người dân đã hết lòng tin tưởng ùng hộ ông. Nhưng rồi ông nói một đàng, làm một nẻo. Thế là cái quyền tạo hóa ban cho mà không ai có thể xâm phạm được của con người đã bị ông và bè đảng tước đoạt hết. Ai cũng phải chấp hành đường lối chủ trương của các ông đề ra.  Cho dù những chủ trương đường lối đó không ít sai lầm và chứa đựng vô vàn tội ác.   Tự do-dân chủ-nhân quyền không có gì là khó hiểu cả. Nó là nhu cầu thiết yếu đôi khi còn cao hơn cơm ăn nước uống của đời sống con người. Được tự do tư tưởng, được sáng tạo độc lập, được bày tỏ quan điểm, được yêu, được ghét theo ý mình, được bình đẳng trước pháp luật chứ có gì xa xôi kỳ bí đâu. Vậy mà sáu mươi bảy năm qua,dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam, những nhu cầu đơn giản, dễ hiểu ấy vẫn xa vời vợi, luôn là mục tiêu trên các khẩu hiệu để người dân ra sức phấn đấu đạt tới. Tước đoạt của người dân rồi bảo dân phấn đấu thì có lạ không? Đây là chiêu thức gì vậy?  Đưa cỏ đến trước mồm bò nhưng không cho ăn, nhử nó đi và phải kéo theo cái cày nặng nề sau đít. Trắng trợn và đểu cáng đến thế là cùng.   Nếu không nhận ra chiêu thức đểu cáng này thì người dân nước Việt còn lầm than, tăm tối dài dài… Khát vọng vẫn chỉ là khát vọng http://www.radiochantroimoi.com/spip.php?article11057  
......

Thông báo về phiên toà “bỏ túi” các Thanh Niên Công Giáo

Để dọn đường cho phiên toà “bỏ túi” xử các Thanh Niên Công Giáo (TNCG) trong thời gian sắp đến, Bộ Công An Việt Nam đã lần lượt cho đăng trên báo Công An TP Hồ Chí Minh ở các số báo các ngày 8, 10, 13 tháng 10 năm 2012. Với bản chất “tạo bằng chứng giả và xảo trá” của nghành công an Việt Nam, cả 3 bài báo đã qui chụp, kết tội các TNCG yêu nước với tội danh theo điều 79 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam. Trong những ngày qua, qua sự tìm hiểu của chúng tôi, thân nhân của các TNCG yêu nước cho biết, hồ sơ của các anh Phêrô Trần Đức Hoà, Nguyễn Xuân Anh, Paul Trần Minh Nhật, Nguyễn Văn Oai, Paulus Lê Sơn, Hồ Văn Oanh, Nguyễn Đình Cương, Thái Văn Dung đã được chuyển về toà án Vinh tỉnh Nghệ An. Những hồ sơ còn lại, đến hôm nay, vẫn chưa biết đang ở đâu. Ngoài ra, chúng tôi cũng được gia đình của các TNCG yêu nước cho biết là người thân yêu của họ vẫn còn đang bị giam giữ tại Hà Nội. Vào ngày 5/11/2012, luật sư Hà Huy Sơn đã từ Hà Nội vào Vinh để xúc tiến thủ tục xin biện hộ cho các thân chủ của mình. Tuy nhiên, việc nộp đơn xin biện hộ đã không thực hiện được vì người có trách nhiệm cấp đơn đã đi vắng? Theo chúng tôi được biết luật sư Hà Huy Sơn chỉ có thể thăm hỏi các gia đình thân chủ của ông và về lại Hà Nội sau đó. Mới đây, vào ngày 12/11/2012, luật sư Trần Thu Nam cũng đã vào Vinh để tiếp xúc với các gia đình và nghe trình bày các nguyện vọng của họ về việc người thân của họ sắp bị đem ra xử án. Qua tiếp xúc với các gia đình của các TNCG yêu nước, chúng tôi được biết họ rất hoang mang và lo lắng vì không biết tình hình người thân đang bị giam cầm kể từ sau khi bị CA, an ninh Việt Nam bắt cóc, nhốt giam. Thêm vào đó, đến bây giờ, cũng chưa biết được ngày giờ và nơi xử án “bỏ túi” sẽ diễn ra ở đâu, Hà Nội, Sàigòn hay Vinh? Chúng tôi kính gởi bản tin này để thông báo đến toàn thể đồng bào về phiên xử “bỏ túi” sắp đến của nhà nước Việt Nam đối với các TNCG yêu nước. Chúng tôi kêu gọi mọi người chú ý, quan tâm đến vụ án sắp xảy ra. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin liên quan đến vụ án xét xử “bỏ túi” các TNCG yêu nước trong những ngày sắp đến. Trân trọng kính chào! BBT Thanh Niên Công Giáo http://thanhnienconggiao.blogspot.com/2012/11/thong-bao-ve-phien-toa-bo-tui-cac-thanh.html
......

Mỹ tài trợ 124.000 đôla cho các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam hôm 13/11 trao gần 124.000 đôla Mỹ (hơn 2 tỷ đồng) cho các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam để thực hiện 12 dự án nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Các dự án này liên quan đến các lĩnh vực như xây dựng năng lực cho các cán bộ quốc hội, vận động chính sách, dân chủ cơ sở và quản lý nhà nước hiệu quả, tính minh bạch và giải trình cho khu vực phát triển địa phương, tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp xã hội, và lĩnh vực truyền thông số đang nổi lên. Trong khuôn khổ Chương trình Tài trợ Dự án Nhỏ năm tài khoá 2012, Liên minh các Tổ chức Phi Chính phủ Việt Nam được tài trợ gần 18.000 đôla cho dự án “Xây dựng khả năng vận động chính sách cho Liên minh các Tổ chức Phi Chính phủ Việt Nam”, và Trung tâm Phát triển Cộng đồng Ánh Dương (Hậu Giang) nhận 20.000 đôla cho dự án “Tiếng nói của tôi - Quyền của tôi”. Bà Huỳnh Hoàng Tố Trinh, một thành viên của Trung tâm Phát triển Cộng đồng Ánh Dương, cho rằng dự án nhận được tài trợ vì nó phù hợp với các tiêu chí của đại sứ quán Hoa Kỳ đặt ra liên quan tới quyền con người. Bà Trinh cho VOA Việt Ngữ biết rằng dự án “Tiếng nói của tôi – Quyền của tôi” sẽ giúp nâng cao năng lực cho phụ nữ nông thôn, giúp cho họ tiếp cận các điều luật như luật hôn nhân gia đình hay về vấn đề bình đẳng giới và phòng chống bạo hành gia đình. Bà Trinh nói: "Trong quá trình tôi làm việc ở cộng đồng, tôi gặp được rất nhiều trường hợp mấy chị bị bạo hành, bị chồng đánh, nhưng các chị lại giấu, không nói cho người ngoài biết. Các chị sợ là nếu nói cho người ngoài thì sẽ xấu chàng, hổ thiếp. Người ta sẽ đánh giá mấy chị có người chồng như vậy nên các chị giấu. Tôi nghĩ dự án này lập nên để giúp các chị tự tin chia sẻ các vấn đề của các chị trước mọi người cũng như các chị em phụ nữ trong các nhóm của chị đó để mọi người giúp chị đó tự giải quyết, có nghĩa là các thành viên trong cộng đồng tự giải quyết các vấn đề của họ. Trung tâm Ánh Dương chỉ là tác nhân ở bên ngoài, giúp các chị, định hướng các chị giải quyết." Bốn dự án khác của các cựu thành viên chương trình học bổng của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ được tài trợ từ nguồn kinh phí Chương trình Tài trợ Thường niên dành cho Cựu thành viên của Đại sứ quán Hoa Kỳ. Ngoài ra, một dự án khác của Cựu thành viên Bộ Ngoại giao với tổng kinh phí 25.000 đôla được tài trợ từ một chương trình cạnh tranh toàn cầu của Vụ các vấn đề Văn hoá & Giáo dục, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mang tên Quỹ Kết nối Sáng kiến Cựu thành viên 2012. VOA 13.11.2012
......

Mỹ đặt radar và kính viễn vọng cực mạnh ở Úc để giám sát tên lửa Trung Quốc

Sau quyết định cử 2500 lính thủy quân lục chiến tinh nhuệ đến căn cứ Darwin miền Bắc Úc trong khuôn khổ chiến lược xoay trục về châu Á, Hoa Kỳ vào hôm nay 14/11/2012, đã loan báo một bước kế tiếp : Quân đội Mỹ sẽ triển khai một trạm radar cực mạnh và một kính viễn vọng không gian trên lãnh thổ nước Úc. Về mặt chính thức đây là hợp tác trong lãnh vực không gian, nhưng các thiết bị này cũng có thể được dùng vào việc do thám Trung Quốc. Quyết định nói trên đã được cả hai phía Mỹ và Úc xác nhận sau hội nghị hàng năm cấp Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Mỹ-Úc vào hôm nay tại thành phố Perth, miền Tây Úc. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, việc thiết lập một trạm radar băng tần C (tần số từ 300 MHz đến 1 GHz) tại Úc là một “bước tiến lớn trong hợp tác không gian song phương” Mỹ Úc và tạo ra cho Hoa Kỳ một “biên giới mới quan trọng trong tiến trình tái cân bằng lực lượng qua vùng châu Á-Thái Bình Dương”. Về phần mình, phát biểu trong một cuộc họp báo, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith ghi nhận rằng việc đặt trạm radar băng tần C tại Úc sẽ giúp ích cho nước ông rất nhiều trong việc giám sát các mảnh vỡ trên không gian. Theo một quan chức cao cấp Bộ Quốc phòng Mỹ, đây là lần đầu tiên mà không quân Mỹ triển khai một trạm radar như vậy tại khu vực Nam bán cầu. Điều này sẽ cho phép Hoa Kỳ theo dõi sát hơn những mảnh vỡ trong không gian, cũng như các vụ phóng tên lửa của Trung Quốc. Quan chức xin ẩn danh này nói rõ là phương tiện quan sát đặt ở Úc sẽ giúp Mỹ thấy ngay được những vật thể đang tiến vào hay rời khỏi bầu khí quyển, và trên toàn bộ khu vực châu Á. Úc cũng đồng ý cho Hoa Kỳ đặt một kính viễn vọng giám sát không gian (SST) có chức năng theo dấu vết những vật thể tại các độ cao khoảng 35.000 cây số. Kính viễn vọng mới này sẽ do cơ quan nghiên cứu vũ khi công nghệ cao cấp của Mỹ chế tạo. Hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Mỹ Úc nhằm mục tiêu kiểm điểm lại những bước tiến trong quan hệ song phương, nhưng theo giới phân tích, đây quả là cơ hội để Hoa Kỳ cho thấy rõ thêm là chính quyền Tổng thống Obama thực thi nghiêm túc kế hoạch đưa vùng châu Á - Thái Bình Dương trở lại trọng tâm chiến lược của mình. Theo bộ trưởng quốc phòng Úc, tại cuộc họp hôm nay, hai bên cũng bắt đầu thảo luận về khả năng cho phép không quân Mỹ sử dụng các căn cứ không quân ở miền bắc Úc, cũng như các cảng hải quân, trong đó có một quân cảng Sterling gần thành phố Perth. Lo ngại trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc và tình hình căng thẳng do tranh chấp biển đảo giữa Bắc Kinh với các láng giềng, Mỹ đang tăng cường trở lại thế mạnh quân sự của mình trong khu vực. Trong chiến lược này, Úc đang giữ một vị trí quan trọng.
......

Bài học yêu nước qua tấm gương Ngô Đình Diệm

Trong buổi thuyết trình với Sinh viên cao học khoa Quản trị kinh doanh của trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội, một sinh viên đặt câu hỏi „tại sao nước Đức đã phát triển một cách nhanh chóng và trở thành nước giầu nhất Âu châu mặc dù đất nước họ bị tàn phá nặng nề sau thế chiến thứ hai?“. Người viết đã trả lời rằng, „trong những thập niên gần đây những quốc gia phát triển nổi bật là Nhật, Đức, Hàn quốc, Do Thái và Đài Loan. Đặc tính rõ rệt chung của 5 Dân tộc này là lòng yêu nước và tự hào Dân tộc. Một thí dụ nhỏ là khi sản xuất một cái muỗng (thìa) mang tên nước họ, vì tính tự hào Dân tộc họ cố sức sản xuất cái muỗng (thìa) với chất lượng cao nhất để khi xuất cảng ra nước ngoài người tiêu dùng nể nang Dân tộc họ. Do đó sản phẩm của họ được mua nhiều và đất nước họ được phát triển“. Trong hai bài „Thời nào Dân Việt sướng nhất?“ người viết đã so sánh mức lương người dân trong  các thời đệ nhất, đệ nhị Cộng hoà với mức lương người dân Việt vào năm 2006 là năm có thể nói là sung túc nhất của thời kỳ XHCN trước khi xảy ra những cuộc khủng hoảng liên tục từ năm 2008. Kết quả cuộc so sánh là người dân trong thời đệ nhất Cộng hoà có mức lương cao nhất mặc dù tài chánh hỗ trợ từ nước ngoài vào nước ta thời đấy thấp nhất.   Tại sao thời đệ nhất Cộng hoà người dân sống sướng hơn thời năy mặc dù chế độ đó đã chấm dứt trước đây 49 năm? Chẳng lẽ người dân Việt thời bấy, theo logic được trên đây, yêu nước hơn các thời kỳ về sau? Việc chứng minh lòng yêu nước của người dân Việt thời bấy giờ rất khó khăn, chúng ta cùng lật lại những trang sử để cùng xem xét lòng yêu nước của lãnh tụ thời đó đại diện qua Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ của ông.   Trong bài nhận xét ngắn này, chúng ta cùng tìm hiểu thân thế của Tổng thống Diệm là nền tảng hun đúc con người và cũng là nền tảng cho mọi quyết định hành động của ông. Sau đó chúng ta cùng xem xét một số tình huống ông giải quyết dựa trên nển tảng quyền lợi đất nước hay quyền lợi bản thân?  Thân thế   Thân sinh của Tổng thống Ngô Đình Diệm là cụ Ngô Đình Khả, người đã sáng lập trường Quốc Học Huế là ngôi trường đầu tiên tại Việt Nam dậy theo chương trình Đông và Tây, và làm tới chức Thượng Thư Phụ Đạo Đại Thần thời Vua Thành Thái. Cụ Khả là bạn thân của các nhà cách mạng nổi danh thời đó như các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. Do mưu toan một cuộc cách mạng ôn hoà của Vua Thành Thái bị bại lộ, thực dân Pháp gán cho nhà Vua chứng bịnh điên, ép các quan trong triều đình ký sớ xin Vua thoái vị rồi đưa đi an trí ở Phi châu. Riêng chỉ có một mình cụ Ngô Đình Khả không ký, sau đó cụ  từ quan và bị thực dân Pháp cho tước mọi quyền lợi, bổng lộc. Gia đình cụ sống rất khó khăn, cảm phục khí phách của đồng liêu, cụ Tôn Thất Hân đã ngầm giúp cụ Khả mỗi tháng 10 đồng để chi dùng.[1]   Ngoài người cha ruột ông Diệm còn có một cha đỡ đầu đã đóng góp rất nhiều trong việc giáo dục tinh thần ông là Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài. Khi người Pháp tham lam muốn đào mả Vua Tự Đức để lấy của thì Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài là người duy nhất trong triều đình chống đối. Cho nên dân chúng miền Trung kính trọng khí tiết của hai cụ đã truyền tụng với nhau rằng: „Đày Vua không Khả, đào mả không Bài“   LM Trần Qúy Thiện đã mô tả nền giáo dục mà TT Diệm đã được hấp thụ như sau: „Ngoài việc hấp thụ những đức tính cao đẹp và lòng yêu nước nồng nàn của thân phụ và nghĩa phụ, cậu Diệm còn chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền giáo dục Nho Giáo và Thiên Chúa Giáo. Thực vậy, nếu Nho Giáo đã hun đúc ông Diệm thành một con người thanh liêm, tiết tháo và cương trực thì nền giáo dục Thiên Chúa Giáo đã đào tạo ông Diệm thành một con người đày lòng bác ái, vị tha và công chính.[2]“   Trước khi lìa đời, cụ Khả căn dặn ông Diệm rằng: „Diệm con có đủ đức tính cần thiết để trở thành người lãnh đạo tốt, con phải lãnh đạo.“ và cụ nói với các con: „Các con phải cùng với nó (ông Diệm) dành lại nền độc lập hoàn toàn, thì mới thực hiện được công cuộc cải tạo xã hội, xoá bỏ bất công được“. Tất cả các con cụ đã thề sẽ cùng với ông Diệm thực hiện bằng được ước nguyện của cụ[3].   Khi Vua Bảo Đại lên ngôi vào năm 1932, nhà Vua đã mời ông Ngô Đình Diệm lúc đó là Tuần vũ Phan Thiết làm Thượng Thư Bộ Lại (Thủ tướng). Trong chức vụ quan trọng này ông đề xướng hai điều với chính quyền bảo bộ Pháp: một là thống nhất Trung và Bắc Kỳ theo Hòa ước Giáp Thân 1884 và hai là cho Viện Nhân dân Đại biểu Trung Kỳ được quyền tự do thảo luận mọi vấn đề. Vì không được toàn quyền Pháp Pasquier chấp nhận, ông từ chức ngày 12 tháng 7 năm 1933[4].   Ông Diệm trở về sống tại nhà của thân sinh gần Huế và đi dậy học trường Thiên Hựu (Providence). Ông từ chối mọi sự mời mọc của Nhật, Việt Minh, Bảo Đại và không tham gia vào bất cứ chính quyền nào lập sau Đệ Nhị Thế Chiến. Có một lần ông bị Việt Minh bắt và giải đến Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh mời ông tham gia chính phủ nắm bộ nội vụ nhưng ông từ chối.   Năm 1951, ông Diệm qua Mỹ sống phần lớn trong các chủng viện Maryknall, Lakewood, Ossining và đi vòng quanh nước Mỹ để vận động độc lập cho Việt Nam. Tháng 5 năm 1953 ông sang Pháp, Bỉ. Tháng 6 năm 1954 ông nhận lời mời của Quốc trưởng Bảo Đại trở về Việt Nam làm Thủ tướng.  Giáo hội ở trong quốc gia chứ không phải quốc gia ở trong giáo hội   Dưới thời Pháp các chủng viện Công giáo không chịu ảnh hưởng, kiểm soát bởi chính quyền. Vào năm 1958/59 Tổng thống Ngô Đình Diệm cho thay đổi luật Chủng viện Công giáo, điều luật mới xếp hệ thống giáo dục Chủng viện Công giáo tương đương với các trường tư thục, dưới sự chi phối của Nha Tư thục. Hàng giáo phẩn Công giáo coi đây là một cưỡng chế tự do tôn giáo. Các Linh mục nhiều điạ phận đồng loạt đứng lên phản đối. Đức Khâm sứ Toà thánh trực tiếp can thiệp nhưng Tổng Thống Diệm nhất định không thay đổi. Một số Linh mục xin vào yết kiến, Tổng thống nghe xong rồi trả lời rất ngắn ngủi „Giáo hội ở trong quốc gia chứ không phải quốc gia ở trong giáo hội[5]“.  Chủ quyền quốc gia, quyền lợi Tổ quốc là trên hết   Năm 1961 cộng sản gia tăng khủng bố nên Tổng thống Diệm cần phải tăng cường quân đội. Hoa kỳ cũng cho tăng viện trợ quân sự và lợi dụng tình thế họ đòi hỏi Tổng Thống Diệm phải cải cách, „biến miền Nam Việt Nam thành một chế độ chính trị dân chủ theo kiểu Mỹ và để người Mỹ đồng cai trị miền Nam[6]“. Đòi hỏi này Tổng Thống Diệm không chấp thuận và đề nghị chính phủ Mỹ ký kết với Việt Nam một hiệp nghị phòng thủ song phương tương tự như Mỹ đã ký kết với Đại Hàn nhưng không được Tổng Thống Kennedy đáp ứng. Một số chính khách Mỹ, trong đó có Đại sứ Elbridge Durbrow với chủ chương cứng rắn là buộc Tổng Thống Diệm chấp nhận đề nghị cải cách của Mỹ. Nếu không thì lật đổ ông và kiếm người thay thế.   Có lần ông Nhu đặt câu hỏi với ông John Mecklin, một người Mỹ có chủ trương lật đổ TT Diệm, Giám đốc sở báo chí Hoa Kỳ kiêm phát ngôn viên toà Đại sứ Mỹ tại Sàigòn, tại sao chính phủ Mỹ không giúp Việt Nam như kiểu giúp Tito ở Nam Tư là viện trợ vật chất nhưng không xâm phạm vào hiện tình của xứ được giúp đỡ? Qua cuốn sách của ông John Meklin được xuất bản vào năm 1965 mang tựa đề „Mission in torment: an intimate account of the U.S. role in Vietnam“ (Sứ mệnh trong đau khổ: một mật báo về vai trò của Mỹ tại Việt Nam) đòi hỏi cải cách của Mỹ được nêu trên dẫn đến việc thành lập một chính quyền trong bóng tối thuộc Toà Đại sứ Mỹ, nhiệm vụ của chính quyền trong bóng tối này là xét những việc cần làm sau đó đốc thúc chính quyền miền Nam Việt thi hành.   Đại úy Lê Châu Lộc cho biết trước khi tiếp xúc với Đô đốc Felt vào năm 1962, Tổng thống Diệm rất đăm chiêu, đọc kỹ nhiều tài liệu và thảo luận với rất nhiều người. Trong phần người Mỹ muốn đưa quân vào tham chiến tại Việt Nam, Tổng thống Diệm đã nói với Đô đốc Felt với đại ý như sau: „Trong cuộc chiến đấu chống lại Cộng sản quốc tế chúng tôi cần sự giúp đỡ. Ngó quanh khắp thế giới không ai có thể giúp chúng tôi, ngoài người Mỹ. Nhưng cuộc chiến này tế nhị lắm! không chỉ thuần tuý giao tranh bằng súng đạn, mà có cả chiến tranh tâm lý, có công tác tuyên truyền. Chúng tôi vừa mới đuổi được người Pháp đi sau bao nhiêu năm chúng tôi chịu sự đô hộ của họ. Nếu bây giờ người Mỹ lại tới đây, hiện diện trên đất nước tôi bằng những đạo quân tác chiến. Người dân Nông thôn vốn chất phát, họ sẽ nghĩ rằng người Mỹ đến đây cũng chẳng khác chi người Pháp trước kia. Như thế tôi biết làm sao giải thích cho đồng bào tôi hiểu. Vì dân tôi rất nặng lòng với nền độc lập, không muốn chủ quyền bị xâm phạm… Tôi mong rằng người Mỹ hiểu cho tôi. Vì nếu tôi chấp nhận cho quân đội tác chiến Mỹ ở đây, tôi nói làm sao với dân tôi bây giờ?[7]“      Trong cuộc đi viếng vùng Tràm chim với Tổng Thống Diệm và một số Bộ trưởng, Đại sứ Nolting có dò ý yêu cầu chính phủ Việt Nam Cộng Hoà cho Mỹ sử dụng căn cứ Cam Ranh, tháng 3.1963 đại ttướng Harkins lại ngỏ ý qua ngã tướng Khánh, nhưng Tổng Thống Diệm đều từ chối[8]   Tháng 10 năm 1963 nhân dịp về thăm nhà tại Huế Tổng Thống Diệm đã hàn thuyên rất lâu với cụ Võ Như Nguyện, một cựu cộng sự viên thân tín mà Tổng Thống Diệm đã quen biết từ thuở ông thường đi lại với cụ Phan Bội Châu. Tổng thống cho cụ Nguyện biết mưu toan của Mỹ muốn làm cuộc đảo chánh và nguy hiểm đang chờ ông:  „Sẽ nguy hiểm lắm! Mỹ sẽ chơi sỏ tôi. Nếu tôi accepter (chấp nhận) những chuyện của hắn (thay đổi cho Mỹ đem quân vào Việt Nam) thì yên, nhưng còn chi uy tín của Tổng Thống, còn chi uy tín của nước Việt Nam.[9]“   Trong quyển „Bên giòng lịch sử“ Linh mục Cao Văn Luận đã viết lại cuộc gặp gỡ của ông với TT Diệm vào tháng 10,1963, sau cuộc viễn du Hoa kỳ ông đã đề nghị với TT Diệm:„-…Bây giờ, thưa cụ chúng ta cần người Mỹ, lệ thuộc nhiều vào người Mỹ, chịu ảnh hưởng nặng nề vì sự thương hay ghét của họ. Nếu không vì những lợi ích thiết thực mà phải cải tổ chính phủ, thì cũng nên vì để làm hài lòng người Mỹ mà cải tổ, để họ khỏi phá hoại. Cụ cũng đã hiểu câu châm ngôn “ai chi tiền thì kẻ đó cai trị”. Hiện nay người Mỹ đang chi tiền. Nếu cụ cứng rắn quá sẽ bị bẻ gẫy.Ông Diệm có dáng suy nghĩ, lo lắng, chú ý hơn lúc đầu một chút:- Nếu bây giờ chúng ta nhượng bộ Mỹ một bước thì Mỹ sẽ đòi thêm, biết nhượng bộ đến bao giờ cho vừa lòng họ? Tôi muốn võ trang cho Bảo An, Dân Vệ, Thanh niên Chiến Đấu, Mỹ không chịu. Tôi muốn tăng cường quân đội, Mỹ từ chối không chiụ cấp vũ khí và phương tiện, Mỹ chỉ mưốn đưa quân sang Việt Nam thôi[10]“.  Trân quý mạng sống người dân, mạng sống người lính   4 giờ chiều ngày 01.11.1963 đại sứ Lodge lần thứ hai trong ngày gọi điện thoại nói chuyện với Tổng Thống Diệm, đề nghị anh em Tổng thống Diệm rời dinh Gia Long đến tỵ nạn tại Toà đại sứ Mỹ và sau đó sẽ thu xếp để anh em ông xuất ngoại, nhưng Tổng thống Diệm đã từ chối. Đến 4:30 Tướng Đôn điện đàm cùng Tổng thống Diệm yêu cầu ông từ bỏ mọi quyền hành và xuất ngoại vì quân đội đã đứng lên đảo chánh và đã vây chặt thành Cộng Hoà cùng dinh Gia Long. Tổng thống Diệm nói như quát trong điện thoại „Quân mô? Vây ở mô?“. Thực sự lực lượng đảo chánh không đáng kể. Sư đoàn 5 còn ở ngoài đô thành. Phú Lâm, Khánh Hội, Chợ Lớn, Cầu Chữ Y, Thị Nghè còn bỏ trống. Các Tướng lãnh tưởng rằng, khi đọc hiệu triệu trên đài phát thanh thì các cánh quân của Quân đoàn III (trong đó có sư đoàn 5) đã vây chặt thành Cộng Hoà và dinh Gia Long. Trên thực tế quân đảo chính còn rời rạc, lẻ tẻ, chưa vượt qua được cầu Phan Thanh Giản và cầu Thị Nghè vì bị Lữ Đoàn Phòng vệ Phủ Tổng Thống chận lại.[11]   Đại Tá Duệ đã tường thuật rằng, ông được báo cáo từ nhiều nguồn cho biết phòng thủ ở Bộ Tổng tham mưu rất sơ sài chỉ có một số tân binh quân dịch ở Quang Trung lên tăng cường mà thôi nên ông đề nghị Tổng thống cho quân kéo lên đánh thẳng vào Bộ Tổng tham mưu bắt các Tướng.Tổng thống không đồng ý và ra lệnh qua sĩ quan tùy viên rằng [12]: „Bảo Duệ đừng nóng nảy, Tổng Thống đang liên lạc với các tướng lãnh để cố tránh đổ máu“   Cụ Cao Xuân Vỹ lúc đó ở cạnh Tổng thống Diệm lên tiếng đồng ý với ý kiến của Đại tá Duệ  bị Tổng thống Diệm lên tiếng trách: „Tôi là Tổng tư lệnh quân đội. Tôi lại ra lệnh cho quân đội đánh quân đội à? Tôi còn mặt mũi thấy quân đội nữa không? Có chi thì ngồi giải quyết, chứ quân đội là để chống Cộng, sao lại đem đánh nhau?[13]“   Trong bài phỏng vấn với ông Minh Võ, cụ Cao Xuân Vỹ cho biết lúc đó không phải chỉ có Lữ đoàn Phòng vệ phủ Tổng thống xin lên tấn công mà còn đại đội Biệt kích thuộc Lực lượng Đặc biệt cũng báo cáo là phòng vệ các Tướng ở Bộ Tổng tham mưu rất yếu, xin được cùng 2 tiểu đoàn của Lữ đoàn Phòng vệ Phủ Thổng thống đột kích bắt sống các Tướng đảo chánh. Nhưng Tổng thống Diệm từ chối.   Từ nhà thờ Cha Tam Chợ Lớn, sáng ngày 02/11/1963 Tổng thống Diệm đã liên lạc với các Tướng đảo chánh và các Tướng đã cho xe „rước“ Tổng thống và ông cố vấn Nhu về Bộ Tổng tham mưu.   Theo tiết lộ của LM Jean, ông đã thuyết phục anh em Tổng thống Diệm không nên gặp các tướng đảo chánh, nhưng hai ông từ chối[14]: „Xin Tổng thống và ông Cố vấn nghĩ lại. Chính tôi sẽ dưa Tổng thống và ông Cố vấn đến một nơi an toàn nhất.“ Tổng Thống Diệm: „Cảm ơn Cha, tôi thấy không có gì nguy hiểm cả. Cá nhân tôi đã dâng trọn cho Chúa và Mẹ Maria nhưng tôi vẫn còn là nguyên thủ quốc gia. Tôi còn trách nhiệm với dân.“   Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu bị các tướng đảo chánh mà Tổng thống Johnson gọi là „bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” (a goddam bunch of thugs) ra lệnh giết chết trên chiếc xe M113 sau khi họ đón hai ông từ nhà thờ Cha Tam.  Phản ứng sau cuộc sát hại TT Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu   Khi đuợc tin ông Diệm bị lật đổ, ông Hồ Chí Minh nói với ký giả cộng sản danh tiếng, Wilfrid Burchett: „Tôi không thể ngờ rằng tụi Mỹ ngu đến thế“".   Nguyễn Hữu Thọ nói với báo Nhân Dân: „Sự lật đổ Diệm là một món quà mà Trời ban cho chúng tôi.“   Khi tướng Võ Nguyên Giáp và những đồng chí còn sống sót của ông gặp Ông McNamara ở Hà Nội tháng 11 năm 1995, họ nói rằng: „Chính sách Kennedy ở Việt Nam sai lầm hết chỗ nói. Ngô Đình Diệm là một người có tinh thần quốc gia, không khi nào ông chịu để cho người Mỹ dành quyền điều khiển chiến tranh, và sự người Mỹ dành quyền đã đưa người Mỹ đến thất bại đắt giá. Cho nên, kết quả của cuộc đảo chánh lật đổ ông Diệm năm 1963 là sự kết thúc sớm [sự hiện diện] Hoa Kỳ ở Việt Nam, một điều đáng làm cho người ta ngạc nhiên“ [15]   Những người gần gũi Tổng thống giờ phút cuối kể lại cho họ hàng, bè bạn về cách hành xử của Tổng thống mặc dù cái chết bản thân mình đang cận kề, nhưng nhất quyết không để người khác phải đổ máu để bảo vệ bản thân ông. Nên dân chúng đã truyền nhau câu vè:  „Đày Vua không Khả, đào mả không Bài,hại dân không Diệm“  Bài học từ Tổng thống Ngô Đình Diệm   Lòng yêu nước, tinh thần Dân tộc là sợi dây chắc chắn nhất, bền bỉ nhất và chân thành nhất  liên kết mọi con dân của Dân tộc.Vì sự liên kết đó dựa trên một nền tảng duy nhất là quyền lợi Dân tộc, Tổ quốc. Tổ quốc Việt Nam đã được cha ông chúng ta gầy dựng và gìn giữ từ hơn 4000 năm qua  cho dù phải trải qua nhiều cuộc chiến với kẻ thù xâm lược. Dân tộcViệt Nam đáng tự hào là có được những trang sử oai hùng với Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi vv… Dân tộc và đất nước chỉ được phát triển thực sự, nếu những tinh hoa của Dân tộc được phát huy.      Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một tấm gương sáng cho sự thanh liêm, lòng yêu nước, tính tự cường, sự bảo vệ độc lập và chủ quyền của đất nước mà mọi con dân nước Việt cần phải nuôi dưỡng và phát huy. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, gìai đoạn đen tối nhất của lịch sử Việt Nam. Giai đoạn mà chính người Việt lại đàn áp, bắt bớ, đánh đập, giam tù đồng bào của mình, bởi vì họ thổ lộ lòng yêu nước lên tiếng đòi hỏi quyền lợi Dân tộc, đòi hỏi chủ quyền đất nước. Giai đoạn mà lòng ái quốc, tinh thần Dân tộc bị trừng phạt, hèn nhát, tinh thần vọng ngoại được ban thưởng. Chính sách này rõ ràng nhằm tiêu diệt Dân tộc Việt Nam.   Là người Việt Nam, chúng ta phải có trách nhiệm bằng mọi cách hoá giải Quốc nạn hiện nay để giao lại cho thế hệ sau một Tổ quốc Việt Nam tốt đẹp hơn Tổ quốc mà chúng ta đã nhận lại từ thế hệ trước.   Xã hội biến chuyển không ngừng, đặc biệt là tốc độ biến chuyển xã hội trong giai đoạn toàn cấu hoá hiện nay rất nhanh đến độ khó lường trước được. Chế độ chính trị tại Việt Nam do đó sớm muộn rồi cũng sẽ thay đổi không bằng cách này cũng bằng cách khác.   Những trang lịch sử Việt Nam sau này chắc chắn sẽ không ca tụng ông Tổng Bí thư A, Chủ tịch B, Thủ tướng C có được gia tài kếch sù trị giá 10 tỉ Mỹ kim mà lịch sử sẽ nguyền rủa các ông đã không thi hành trách nhiệm của mình đối với đất nước mà chỉ biết lợi dụng chức vụ vơ vét của công làm giầu bản thân và gia đình để mặc người dân phải sống vất vưởng, khổ cực.   Nhưng lịch sử Việt Nam sẽ ca ngợi các ông bà trong ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN tương tự như lịch sử thế giới hiện nay đang ca ngợi Gorbachov và lịch sử Miến Điện sẽ ca ngợi Chính quyền Quân nhân Miến Điện. Nếu các ông, bà vì Nước, vì Dân từ bỏ quyền lợi cá nhân, đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Dân tộcViệt Nam, đồng thời  thực hiện một cuộc cách mạng dân chủ ôn hoà tương tự như ở Miến Điện. Vì đó là điều kiện triệt hạ hệ thống tham nhũng rất hệ thống và qui mô hiện hữu từ vài chục năm qua trên đất nước Việt Nam và đó cũng là điều kiện để mọi tầng lớp người dân Việt hết lòng, hết sức tham gia tái kiến thiết quê hương.    Nguyễn Hội Tháng 11 năm 2012 [1] Nguyễn văn Minh: Giòng họ Ngô Đình giấc mơ chưa đạt. [2] LM Trần Quý Thiện: Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm Với Những Bài Học Lịch Sử. [3] Nguyễn văn Minh: Giòng họ Ngô Đình giấc mơ chưa đạt. [4] Có tài liệu ghi ngày 01.09.1933 [5] Quốc Đại: Ai giết anh em Ngô Đình Diệm, tr. 112, nhà xuất bản Thanh Niên 2003 (xuất bản trong nước) [6] Hoàng Ngoc Thành; Thân Thị Nhân Đức: Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Tr.198. [7] Vĩnh Phúc: Những Huyền Thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, Tr. 462-464, Nhà xuất bản Tam Vĩnh 2006 [8] Quốc Đại: Ai giết anh em Ngô Đình Diệm, tr. 477, nhà xuất bản Thanh Niên 2003 (xuất bản trong nước) [9] Vĩnh Phúc: Những Huyền Thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, Tr. 488, Nhà xuất bản Tam Vĩnh 2006 [10] Cao Văn Luận: „Bên Giòng Lịch Sử“ http://truyen.catbui.info/re.php?keng=9783 [11] Nguyễn Hữu Duệ: Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh T.T. NGÔ ĐÌNH DIỆM; Quốc Đại: Ai giết anh em Ngô Đình Diệm, tr. 470, nhà xuất bản Thanh Niên 2003 (xuất bản trong nước)   [12] Quốc Đại: Ai giết anh em Ngô Đình Diệm, tr. 521-522, nhà xuất bản Thanh Niên 2003 (xuất bản trong nước) [13] Vĩnh Phúc: Những Huyền Thoại và sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm, Tr. 579, Nhà xuất bản Tam Vĩnh 2006   [14] Quốc Đại: Ai giết anh em Ngô Đình Diệm, tr. 549, nhà xuất bản Thanh Niên 2003 (xuất bản trong nước) [15] Tôn Thất Thiện: Cộng sản nghĩ sao về Tổng thống Ngô Đình Diệm?
......

Việt Nam xuất cảng gạo nhiều, nhưng nông dân vẫn nghèo

Theo nguồn tin của Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam thì Việt Nam có nhiều hy vọng sẽ trở thành nước dẫn đầu thế giới về xuất cảng gạo trong năm 2012, với 7.7 triệu tấn. Tin này không làm ai vui mừng vì càng sản xuất nhiều lúa gạo thì nông dân càng lỗ nặng, và vị trí này chắc chắn không duy trì được lâu. Một số chuyên viên nông nghiệp, cho rằng Việt Nam lâu nay chỉ chạy theo năng suất và sản lượng nông nghiệp. Vì vậy mà nông dân chỉ chọn giống lúa phẩm chất thấp để gieo cấy, miễn sao cho năng suất cao. Hậu quả là giá lúa thương phẩm luôn thấp. Điều hệ lụy của khuynh hướng không lành mạnh này là nông dân không chỉ bị sụt giảm lợi nhuận, mà còn bị lỗ. Có người còn quả quyết rằng mặc dù có thể trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về xuất cảng gạo, nông dân Việt Nam “nghèo vẫn hoàn nghèo”. Tại cuộc họp diễn ra mới đây tại Sài Gòn, ông Nguyễn Minh Nhị, cựu chủ tịch tỉnh An Giang, cảnh cáo chính quyền Việt Nam rằng “chớ ảo tưởng chạy theo thành tích vì dù sản lượng đứng đầu thế giới nhưng giá trị xuất cảng gạo của Việt Nam vẫn thua Thái Lan và Ấn Độ”. Cũng theo ông, tin này không mang lại vui mừng cho nông dân vì lợi tức của họ vẫn sẽ tiếp tục bấp bênh; đời sống tiếp tục nghèo khổ, khốn cùng. Báo Tuổi Trẻ cũng dẫn lời của ông viện trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, Lê Văn Bảnh, cho rằng Việt Nam không thể duy trì lâu “kỳ tích” quốc gia có lượng gạo xuất cảng số một thế giới. Theo ông, vì bởi Việt Nam chỉ có trên 4 triệu ha trồng lúa và sản lượng hàng năm không thể vượt quá 7 triệu tấn. Trong khi đó, ông Bảnh cho biết, Thái Lan có tới 10.5 ha diện tích trồng lúa với năng suất có thể lên tới 22 triệu tấn gạo mỗi năm, nhiều gấp ba lần Việt Nam. Ông nói rằng, sở dĩ năm nay Việt Nam tăng được sản lượng gạo xuất cảng là nhờ Thái Lan cắt bớt định mức sản xuất và xuất cảng gạo, bỏ ngỏ thị trường.
......

Thế giới tố cáo Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền, qua bản án

Sau phiên xử 2 nhạc sĩ yêu nước Trần Vũ Anh Bình (tức nhạc sĩ Hoàng Nhật Thông) và Việt Khang (tức Võ Minh Trí tại tòa án Sài Gòn, vào sáng ngày 30-10 vừa qua, tòa đại sứ Mỹ tại Hà Nội đã bày tỏ quan ngại sâu sắc. Phát ngôn viên của tòa đại sứ cho rằng vụ kết án này là một sự kiện mới nhất trong một loạt các bước đi của Việt Nam nhằm giới hạn quyền tự do ngôn luận, đồng thời kêu gọi Hà Nội phóng thích hai nhạc sĩ này cùng với tất cả các tù nhân lương tâm khác. Một số tổ chức bảo vệ nhân quyền như Hội Ân xá Quốc tế và Human Rights Watch cũng chỉ trích bản án và kêu gọi phóng thích các nhạc sĩ. Thượng nghị sĩ Ron Boswell của tiểu bang Queensland của Úc Đại Lợi hôm 31/10 cũng đã cho phổ biến một bản thông cáo báo chí nhấn mạnh việc bỏ tù hai nhạc sĩ ôn hòa Việt Khang và Anh Bình, cho thấy một mức thấp kém nữa của Việt Nam, tiếpp tục giữ một thành tích nhân quyền tồi tệ cùng cực. Ông Boswell kêu gọi Hà Nội hãy lắng nghe lời kêu gọi của quốc tế, tôn trọng quyền tự do phát biểu của người dân, và trả tự cho tất cả các tù nhân bị giam giữ chỉ vì đã phơi bày các hành động của nhà nước ra ánh sáng. Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và tổ chức thành viên mang tên Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam đồng lên tiếng tố cáo phiên xử và bản án khắc nghiệt đối với hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ là bằng chứng mới nhất cho thấy Việt Nam đang leo thang xâm phạm quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân và vi phạm trắng trợn luật nhân quyền quốc tế. Thông cáo báo chí của Liên đoàn phổ biến ngày 2/11 trích phát biểu của Chủ tịch FIDH, Souhayr Belhassen, nói rằng là quốc gia thành viên ký kết Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị, Việt Nam có nghĩa vụ pháp lý phải bảo vệ quyền tự do thể hiện tư tưởng của công dân qua mọi hình thức kể cả nghệ thuật, theo điều 19 quy định trong Công ước. Cần nói thêm, tuy tình trạng kiểm duyệt gay gắt đã kéo dài nhiều thập niên, các nhạc sĩ ở Việt Nam hiếm khi bị truy tố về nội dung các tác phẩm của họ. Tuy nhiên các bài hát của Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình đã vượt qua lằn ranh đó. Các quan sát viên nói Hà Nội đặc biệt nhạy cảm trước sự chống đối Trung Cộng ngày càng lan rộng trong mọi giới ở Việt Nam. Theo dư luận thì mới đây Việt Nam - Trung Quốc cam kết giáo dục cho nhân dân không nói xấu lãnh đạo nhau. Điều này có nghĩa là dạo đầu cho một chiến dịch lập công tới nhân dịp đại hội Đảng Trung Quốc, cùng ban lãnh đạo mới của Bắc Kinh. Và những vật hiến tế có thể là những người yêu nước phản đối đường lưỡi bò, hay những ai lên tiếng chỉ trích hàng hóa độc hại của Trung Quốc.
......

Đông dược từ Trung Quốc chứa hóa chất độc hại

Một phúc trình mới nhất của Bộ Y Tế Cộng sản Việt Nam xác nhận có đến 66% mẫu dược liệu được bày bán khắp Việt Nam, từ Saigon đến Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Dương, Hà Nội có chứa hóa chất độc hại. Phúc trình này cũng cho biết, hầu hết dược liệu có mặt tại thị trường Việt Nam hiện nay đều được nhập cảng từ Trung Quốc. Kết quả cho thấy có 66% trong gần 200 mẫu thuốc thu thập có chứa hóa chất, nhiều tạp chất khiến cho thuốc không còn là thuốc, mà trở thành chất độc. Có ít nhất 20 vị thuốc không xác định được tên gọi, cũng không đạt chỉ số về hoạt chất. Một số loại thuốc Bắc khá quen thuộc trong dân gian, được nhiều người tìm mua để sử dụng như đảng sâm, hoàng cầm, khương hoạt, hà thủ ô đỏ, hoàng bá, đan sâm, ngưu tất, nhục thung dung có hàm lượng hoạt chất rất thấp, không còn được coi là vị thuốc Bắc đúng nghĩa. Một số Đông dược khác còn được nhuộm màu cho đúng với tên gọi, từ bạch linh, hoài sơn, cho đến hồng hoa. Chưa hết, cán bộ y tế còn phát giác nhiều loại thuốc giả. Chẳng hạn như người bán đã dùng củ sắn để chế thành hoài sơn, dùng cây tầm gửi trên cây dâu làm thành tang ký sinh. Phúc trình này còn kết luận rằng hầu hết các vị thuốc Bắc nhập từ Trung Quốc chứa đầy các loại hóa chất độc hại cho sức khỏe người sử dụng. Cuộc xét nghiệm được Bộ Y Tế Cộng Sản Việt Nam thực hiện từ tháng 4 vừa qua cho thấy có xi măng, thuốc nhuộm trong gần 200 mẫu Đông dược được thu thập từ thị trường. Báo chí dẫn lời một số nhà chuyên môn nói người bệnh sẽ bị hư gan, hư thận và dẫn đến ung thư nếu dùng các loại Đông dược có chứa hóa chất nói trên lâu ngày.
......

Học sinh xỉu hàng loạt vì thiếu ăn

Báo Người Lao Ðộng cho biết, tình trạng này xảy ra lẻ tẻ hồi tháng 10 qua và rộ lên thường xuyên từ đầu tháng 11 cho đến nay. Báo dẫn phúc trình của ông Ngô Tấn Hưng, hiệu trưởng trường An Nghĩa nói rằng ngay sau buổi chào cờ sáng ngày 5 tháng 11, có trên 50 nữ sinh của ba cấp lớp 10, 11 và 12 đồng loạt lăn ra xỉu. Chỉ bốn ngày sau, tình trạng này tái diễn với số học sinh bị ngất lên tới 75 em trong cùng một lúc. Cũng theo báo Người Lao Ðộng, một bác sĩ bệnh viện tâm thần Sài Gòn xác nhận rằng có nhiều học sinh bị ngất “tập thể” là biểu hiện của cơn “rối loạn tâm thần”. Một giáo viên trung học Cần Giờ - bà Trần Thị Tâm, còn cho biết, tất cả các trường trung học ở Cần Giờ đều xảy ra hiện tượng này, chứ không riêng gì trường An Nghĩa. Trong khi đó, theo ông Ngô Tấn Hưng, hiệu trưởng trường An Nghĩa, hầu hết các học sinh bị ngất xỉu đồng loạt đều có thể trạng kém. Ông cho biết, các em thường nhịn ăn sáng hoặc chỉ nhấm nháp miếng bánh ngọt qua loa trước khi đến trường. Nhiều em nhịn cả buổi trưa, vì không có gì trong cặp để ăn, và không có cả tiền mua thức ăn của trường bán. Còn theo Bác Sĩ Nguyễn Thị Nga Hương, trưởng khoa dinh dưỡng Trung Tâm Dinh Dưỡng Sài Gòn, một nửa trong số học sinh bị ngất xỉu vì thiếu Calcium. Bà nói: “Calci đường huyết dễ bị tuột nếu học sinh không chịu ăn sáng dẫn đến trình trạng thiếu dinh dưỡng cần thiết cho bộ não.” Trong khi đó theo một phúc trình của Trung Tâm Dinh Dưỡng Sài Gòn, có 1/4 học sinh các trường trung học không có thời gian ăn sáng, phần lớn vì bài vở nhiều, thức khuya nên dậy muộn. Phúc trình này còn cho biết, số học sinh trung học ở Sài Gòn nhịn ăn sáng chiếm 18%; 2.6% không ăn bữa trưa và 2.4% nhịn ăn buổi tối. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường vì yếu tố tài chính tại các quận huyện ngoại vi Sài Gòn.
......

Sức khỏe người dân bị đe dọa do ô nhiễm không khí

Khí thải từ các nhà máy và đường phố đang khiến không khí tại Saigon bị ô nhiễm nặng. Đây cũng là nguyên nhân khiến những người tiếp xúc với môi trường này dễ mắc bệnh tai mũi họng. Cảnh báo vừa được các bác sĩ Hội Y tế Cộng đồng Saigon nêu tại hội nghị khoa học bàn về những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống tại thành phố. Một chuyên gia thuộc trường Đại học Tài nguyên Môi trường cho biết kết quả quan trắc chất lượng không khí trong 5 năm qua cho thấy lượng bụi trong không khí ở khu vực Saigon là đáng báo động. Bụi, benzen và NO2 là những chất đang gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường. Nồng độ chì cũng khá cao so với quy chuẩn của nhiều nước trên thế giới. Trong số các chất ô nhiễm trên, Benzen có thể gây ung thư. Hiện trường đại học này có đặt 6 điểm quan sát tại nhiều địa điểm trong thành phố ở quận 1, quận 6, quận 7, quận 12 và một số nơi khác. Kết quả cho thấy, tổng số bụi tại tất cả các trạm vượt 5 lần cho phép; 2 địa điểm luôn có hàm lượng CO cao quá quy chuẩn và hầu hết các trạm đều cho lượng NO2 và chì vượt mức cho phép. Tại một số điểm, nồng độ Benzen đo được cao hơn 10 lần, đây là loại chất thường có trong khói thải xăng dầu. Kết quả này phù hợp với bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới về mức độ ô nhiễm không khí tại Saigon năm 2010. Theo đó, Saigon là một trong 10 thành phố có mức độ nhiễm bụi cao nhất thế giới.
......

Hoàn cảnh của các nhà bất đồng chính kiến đang bị giam cầm tại Việt Nam

Sau khi lãnh bản án 12 năm tù giam từ phiên tòa tháng Chín, blogger Điều Cày Nguyễn Văn Hải bị chuyển đi nhiều nơi trước khi về ở chung với tù hình sự tại Khám Chí Hòa. Theo tin tức, Nguyễn Trí Dũng và bà Dương Thị Tân đã gặp rất nhiều khó khăn từ việc làm thủ tục đi thăm cho đến lúc được gặp ông Hải. Và cuối cùng thì chỉ có anh Nguyễn Trí Dũng con trai ông Nguyễn Văn Hải cho gặp được bố vào ngày 7/10 vừa qua, sau khi bị khám xét rà soát rất kỹ, bốn công an mặc sắc phục và một công an mặc thường phục được bố trí ngồi canh chừng cuộc gặp của cha con ông Điều Cày. Khi nghe hai người đề cập đến chuyện kháng án và nhờ luật sư thì Công an nói là cuộc gặp này vi phạm qui định trại giam, họ cho người kéo ông Hải ra khỏi phòng ngay lập tức. Tóm lại, sau bao nhiêu ngày bị "đá qua đá lại" giữa các bộ phận, cơ quan để có giấy phép, anh Nguyễn Trí Dũng chỉ được gặp bố trong một thời khắc rất chóng vánh, hầu như 1/3 thời gian là giằng co và nghe đọc luật. Tổng thời gian vỏn vẹn hơn 5-7 phút nói chuyện dưới sự theo dõi tại chỗ và nạt nộ của công an. Một điều đáng lưu ý là sự kiện blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đang gặp đe dọa và trấn áp tâm lý trong nhà lao số 42 khu AB trại giam Chí Hòa. Một tù nhân lương tâm khác, nhà giáo hay còn gọi là nhà báo tự do Đinh Đăng Định, thì đang bị bệnh nặng trong tù. Trong tuần qua sau khi đi thăm nuôi chồng, bà Đặng Thị Dinh là vợ ông Đinh Đăng Định báo cho biết ông đang bị xuất huyết dạ dày, ông xin đi bệnh viện mà cán bộ trại giam không cho đi mà còn bị đánh. Xin nhắc lại, nhà giáo bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định bị bắt ngày 21 tháng Mười 2011, với tội tuyên truyền chống phá nhà nước, vi phạm Điều 88 bộ luật hình sự vì những bài viết cổ võ dân chủ và lòng yêu nước. Ông Đinh Đăng Định bị giam giữ tại trại tạm giam công an tỉnh Dak Nông. Ngoài ra, vào đầu tuần trước, ông Trần Văn Huỳnh đã đến trại giam Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai để thăm nuôi con trai là Trần Huỳnh Duy Thức, người tù nhân lương tâm đang bị giam giữ với bản án 16 năm tù giam. Ông Huỳnh cho biết khoảng 3 tháng nay anh Thức bị chuyển phòng giam và chỉ còn ở một mình một phòng nhỏ, chứ không ở chung với các anh em tù chính trị như trước đây nữa. Thời gian được ra sân vườn cũng bị hạn chế lại, mỗi ngày 3 lần tổng cộng khoảng 1 tiếng rưỡi chứ không như suốt ban ngày như trước.
......

Ra mắt cuốn “Chết bởi Trung Quốc”

Chiều Chủ Nhật 11 Tháng Mười Một vừa qua, tại phòng hội nhật báo Việt Báo, cơ sở đảng Việt Tân tại Nam California đã tổ chức cuộc ra mắt cuốn sách “Chết bởi Trung Quốc” dịch từ nguyên tác “Death by China” của hai học giả Hoa Kỳ Peter Navarro và Greg Autry. Dịch giả là Tiến Sĩ Trần Diệu Chân. Ngỏ lời với khoảng gần hai trăm đồng hương đến tham dự, dịch giả Trần Diệu Chân cho biết: “Ðã được tham dự buổi nói chuyện của hai nhà học giả này, Diệu Chân vẫn nghĩ là cuốn sách của hai ông nặng về tuyên truyền nhưng khi đọc hết cuốn sách mới ngỡ ngàng mà hiểu ra rằng không ngờ Trung Quốc là một hiểm họa kinh khủng đến thế.”                                Quang cảnh hội trường Dịch giả Diệu Chân cũng bày tỏ khi quyết định dịch cuốn sách này là vì tấm lòng yêu nước của mình, nghĩ đến tương lai, vận mệnh của đất nước và dân tộc trước những thao túng thế giới về kinh tế và hung hăng thế lực tại biển Ðông của Trung Quốc mà đất nước Việt Nam đã mất trọn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Dịch giả cũng cho biết lý do phải gọi là Trung Quốc thay vì Trung Cộng như thâm tâm vẫn nghĩ, đó là vì phải tôn trọng nguyên bản mà tác giả viết là China chứ không phải là Communist China. Giới thiệu bản dịch này, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết đã trình bày thật rõ ràng về nội dung cuốn sách đến cả tiếng đồng hồ trong sự say mê của hầu hết người tham dự. Ông cho biết tác giả Navarro là giáo sư tiến sĩ của đại học Irvine, tác giả cuốn “The Coming China Wars” phát hành cách nay ít lâu. Vào Tháng Năm năm 2011, ông cho phát hành tiếp cuốn “Death by China” gồm 16 chương với 250 trang chữ khổ nhỏ. Ðầy đủ tên cuốn sách là “Death by China - Confronting the Dragon - A Global call to Action” mà dịch giả Diệu Chân dịch là “Chết bởi Trung Quốc - Ðương đầu với con Rồng - Lời kêu gọi Hành Ðộng Toàn Cầu”. Cuốn sách cũng đã được chuyển thành phim dài 1 tiếng 45 phút đã được chính thức ra mắt và trình chiếu tại nhiều nơi ở Hoa Kỳ. Nội dung sách, tác giả đã nêu ra tất cả những âm mưu của Trung Cộng để khuynh đảo thế giới qua những hình ảnh, dữ liệu xác thực. Tiến Sĩ Truyết nói: “Ðây là một bản cáo trạng toàn cầu về các hiểm họa của ‘Con Rồng Thực Dân Trung Cộng’ như: Chết về hàng hóa tồi tệ, vì hóa chất độc hại, vì thao túng tiền tệ, cho đến chết vì gián điệp Trung Cộng và nhiều nhiều nữa. Ðó là một cuốn sách rất hay, rất có ích không thể bỏ qua được”. Nói về bản dịch Việt văn của cuốn sách này, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết cho rằng: “Bản dịch thật rốt ráo, trình bày và diễn tả bằng ngôn ngữ Việt rất thông thoáng và sát nghĩa. Ngoài nội dung của tác giả Navarro, dịch giả còn có thêm phần tiểu luận của mình với nội dung đề cập đến những vấn đề Trung Quốc đối với thế giới và riêng đối với dân tộc Việt Nam”.     Ts. Mai Thanh Truyết                      Ts. Trần Diệu Chân               Nhà báo Lý Kiến Trúc Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết trong bài giới thiệu còn phân tích và đưa ra rất nhiều những chứng luận khoa học mà trong khả năng của một tiến sĩ hóa học, môi trường đủ để phê phán chân xác về những thực phẩm chứa đầy hóa chất độc hại mà Trung Cộng sản xuất đã tung ra khắp thế giới đặc biệt là Việt Nam. Ông đã nhắc đến thông tín viên nổi tiếng của ABC News Diane Swayer trên truyền hình Hoa Kỳ, trong hai năm liên tiếp đã vận động người dân Hoa Kỳ tẩy chay hàng hóa của Trung Cộng một tháng và người dân Hoa Kỳ đã ý thức được hiểm họa này. Nhưng còn người Việt chúng ta thì sao, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết xin để chúng ta suy nghĩ. Nhắc đến động lực để Tiến Sĩ Trần Diệu Chân bỏ công sức, thì giờ ra dịch cuốn sách này, Tiến Sĩ Truyết kể lại lời dịch giả: “Ðộng lực chính khiến tôi viết quyển sách và ‘lội ngược dòng’ trong một thế giới mà người ta sẵn sàng thỏa hiệp với tội ác để làm giàu, vì tiền mà tiếp tay với Trung Quốc và bán đứng nền kỹ nghệ của Hoa Kỳ, bán đứng tương lai của con cháu. Ðó là vì nghĩ đến các thế hệ tương lai”.MC Mai Chí Thiềng, MC.Mai Hương,       Ô.Trần Trung Dũng,                Ts. Đông Xuyến Kết thúc bài giới thiệu sách, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết đã kết luận: “Yêu nước là tẩy chay hàng hóa Trung Cộng, triệt để không mua hàng Trung Cộng có các mã số 690, 691, 692, 693, 694, và 695”. Buổi ra mắt sách sau đó là phần hội thảo. Nhiều ý kiến nêu ra rất thực tế là hiện nay hàng Trung Cộng tràn ngập các cửa hàng Mỹ gần như chiếm độc quyền trên các mặt hàng sử dụng hàng ngày, không mua lấy gì mà dùng. Vấn đề là ở chính phủ Hoa Kỳ và các nhà buôn, nhập cảng Hoa Kỳ phải có chính sách về hàng hóa của Trung Cộng cần đặt lợi ích, sức khỏe cho người dân lên trên những lợi nhuận cho công ty, công khố và sự ngoại giao “mềm dẻo” với Trung Cộng. Quý độc giả muốn có sách có thể liên lạc với email: trandieuchan@gmail.com hay thư về 5850 Stockton Blvd, # C, Sacramento, CA 95824. Giá sách là 20 Mỹ kim.
......

6 triệu chứng không ngờ của bệnh tim

Những năm gần đây các nhà khảo cứu đã tìm ra những dấu hiệu và triệu chứng có thể cho biết một cơn nhồi máu cơ tim sẽ xẩy ra trước nhiều tháng hoặc ngay cả nhiểu năm Theo bác sĩ Jonathan Goldstein thuộc Saint Michael’s Medical Center tại Newark, New Jersey “ trái tim-- cùng với các động mạch nuôi dưỡng nó-- là một cơ bắp lớn và khi nó bắt đầu suy yếu thì những triệu chứng sẽ xuất hiện ở nhiều phần của cơ thể”.   Dưới đây là 7 đầu mối không ngờ cho biết khi nào trái tim của chúng ta cần phải được kiểm tra . Chỉ cần có một trong những triệu chứng trên và đặc biệt nếu có từ hai trở lên--thì bạn phải đi bác sĩ để làm thử nghiệm ngay. 1- Khó khăn về tình dục Chứng loạn năng cương (erectile disfunction-ED) ở đàn ông là một trong những dấu hiệu tốt nhất báo trước bênh tim đang phát triển. . Bác sĩ Goldstein nói “Ngày nay bất cứ bệnh nhân nào có chứng ED đều đuợc coi là bệnh nhân tim mạch trừ khi có bằng chứng ngược lại” Đối với phụ nữ việc thiếu máu tới vùng âm đạo có thể cản trở sự kích thích, nên khó đạt đuợc khoái lạc cực độ  Nghiên cứu của Mayo Clinic cho thấy những đàn ông trong lứa tuối 40-49 mà bị chứng ED có nguy cơ bị bệnh tim gấp đôi so với những người không bị trở ngại về tình dục. Một nghiên cứu khác phát hiện là cứ hai trong số ba nam bệnh nhân đã được điều trị về bệnh tim mạch đều đã mắc chứng loạn năng cương cả nhiều năm trước khi bệnh tim được chẩn đoán. Vì sao? Vì sự thu hẹp và cứng lại của các động mạch, dòng máu chảy tới dương vật bị hạn chế làm cho ngườiđàn ông thấy khó cương.hoặc không cương được lâu.  Ngoài ra vì các động mạch tới dương vật nhỏ hơn các động mạch chạy tới tim , nên chứng loạn năng cương (ED) là dấu hiệu đầu tiên của sự cứng động mạch. Thiếu oxigen cũng có thể gây mệt mõi và đuối sức kéo dài làm cho mất ham muốn tình dục dẫn đến thất bại trong việc chăn gối Phải làm gì? Khi bạn hay người phối ngẫu có khó khăn trong vần để chăn gối thì cần đi khám bác sĩ để xem có phải vì bệnh tim mạch hay không Nên gặp bác sĩ tổng quát để kiểm tra tất cả các nguyên nhân có thể dẫn tới loạn năng cương hay khó khăn đạt được cực khoái. 2- Ngáy, ngưng thở khi ngủ, và những vần đề liên quan đến sự thở trong khi ngủ. Nếu bạn ngáy lớn làm cho người phối ngẫu không ngủ được hay phải dùng nút lỗ tai thì tim của bạn có vấn đề. Sự thở hạn chế trong khi ngủ—nguyên nhân của ngáy—có liện hệ với đủ các loại bệnh tim mạch. Ngưng thở khi ngủ ( Sleep apnea ) —làm bệnh nhân ngưng thở ngắn hạn trong khi ngủ--có liên hệ với rủi ro cao bị các bệnh tim mạch và bệnh nhồi máu cơ tim Những ai bị chứng ngưng thở khi ngủ đươc xác nhận là có rủi ro nhồi máu cơ tim cao gấp ba lần rủi ro bình thường trong vòng năm năm.  Vì sao? Sự thở bị xáo trộn trong khi ngủ--bao gồm chứng ngưng thở khi ngủ và một chứng bệnh khác nhẹ hơn gọi là UARS —làm giảm lượng oxigen trong máu chảy tới tim. Chứng ngưng thở do tắt nghẻn làm tổn thương phần bên mặt trái tim, do đó tim phải bơm mạnh hơn để hổ trợ cho phổi , giúp phổi khắc phục sự tắt nghẻn ống dẫn khíPhải làm gì ? Bất cứ vấn đề về thở có liên quan đến giấc ngủ đều là dấu hiệu báo có gì trục trặc trong cơ thể. Bạn cần đi gặp bác sị để trắc nghiệm vể giấc ngủ và khám tim 3- Lợi bị đau, xưng hay chảy máu Lợi bị đau, xưng hay chảy máu là triệu chứng không những của bệnh nha chu (periodontal disease)mà còn có thể dấu hiệu báo sớm bệnh tim mạch (bệnh nha chu là bệnh nhiễm vi khuẩn làm cho lợi bị viêm và tách khỏi răng) Một nghiên cứu vào năm 2010 của Viện American Academy of Periodontoly cho thấy là bệnh nha chu phổ biến nhiều hơn 50% so với ước tính  Vì sao? Các chuyên gia cho rằng sư lưu thông yếu kém của máu do bệnh tim có thể là nguyên nhân gây bệnh nha chu. Các nhà khảo cứu cũng đang tìm hiểu xem liệu có phải cùng một loại vi khuẩn có liên hệ tới bệnh về lợi và sự tạo thành mảng bên trong các động mạch vành. Sự liên hệ cũng có thể do một điều gì đó có liên quan tới phản ứng của cơ thể đối với tình trạng viêm kéo dàiPhải làm gì? Bạn nên đi gặp nha sĩ để chữa bệnh về lợi và ngăn ngừa vi khuẩn. Vì bệnh nha chu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm và bệnh tuần hoàn, bạn nên yêu cẩu bác sĩ cho làm thử nghiệm kiểm tra trong trường hợp triệu chứng không dứt. 4- Cẳng chân hay bàn chân bị sưng phù Nếu bạn thấy bàn chân bị sưng đến nỗi đi giầy thấy chật, các cổ chân cổ tay hay ngón tay bị phồng lên, hoặc khi tháo vớ thấy có vết lõm hằn trên da thì có thể nước đã bị giữ trong người bạn. Chứng bệnh phù (edema) này có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch vành (coronary artery disease-CAD), suy tim, hay những dạng bệnh tim mạch khác. Theo thống kê trên 80 triệu người có bệnh tim mạch dưới dạng này hay dạng khác, và mỗi năm khoảng 900,000 người bị chết vì bệnh này  Vì sao? Tỉnh trạng giữ nước trong người xẩy ra khi tim bơm không đủ mạnh và máu không tải được các chất thải ra khỏi các mô. Bệnh phù thuờng khởi đầu nơi bàn chân, cổ chân, các ngón tay, bàn tay và cẳng chân vì những phần cơ thể này ở xa tim nên máu chảy yếu. Phải làm gì? Khi bị chứng bệnh này bạn cần cho bác sĩ hay để làm thữ nghiệm xác định xem có phải là do bệnh động mạch vành hay không và kiểm tra xem tim có hoạt động tốt hay không. 5- Tim đập không đều hay chứng loạn nhịp Chứng loạn nhịp tim (arrhythmia)là một dấu hiệu báo sớm cho bạn biết là hệ tim mạch của bạn có vấn đề. Bạn có thể có cảm giác như tim bạn bỏ nhịp đập, đập quá nhanh hay đập thình thịch. Bệnh động mạch vành (CAD) là nguyên nhân hàng đầu về đột tử ( sudden death) cho cả nam lẫn nữ vì có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hayđột quỵ Vì sao? Nguyên nhân thông thường của chứng tim đập không đều là bệnh động mạch vành(CAD). Bệnh này giới hạn dòng máu chảy tới tim, làm hệ thống điện của tim phải làm việc căng thẳng để giữ cho nhịp tim đượcđều và phối hợp nhịp tim với các chức năng khác. Suy tim (Heart failure ) cũng có thể gây loạn nhịp bởi vì tim phải đập mạnh và nhanh hơn để bù lại sự suy yếu của nó  Phải làm gì? Điện tâm dồ (EKG) có thể đo hoạt động điện của tim, kể cả sự đều đặn của nhịp tim. Một thử nghiệm gọi là stress test –đo nhịp tim khi người bệnh đi trên máy chạy bộ (treadmill) --có thể xác định xem tim có bơm máu tốt hay không. 6- Đau hay co rút nơi ngực hay bả vai. Một triệu chứng thông thường nhất của bệnh động mạch vành (CAD) là chứng đau thắt (angina) nơi ngực. Chứng đau này khác với đau nhói do nhồi máu cơ tim: người bệnh cảm thấy như đau sâu bên trong ngực, hoặc bị co thắt nơi ngực hoặc bị đè nặng trên ngực và khi hít thở lại càng thấy khó chịu hơn. Một trong những lý do cho người ta không nhận ra chứng đau thắt vì mỗi người có một cảm giác khác, có ngưới thì thấy nặng ở ngực, bụng no đầy,hay có sức đè hơn là đau. Nhiều khi bệnh nhân còn lầm tưởng là bị bệnh không tiêu hay ợ nóng khi mà cơn đau chuyển xuống vùng bụng. Sự co thắt hoặc cơn đau có thể xẫy ra ở bả vai, cổ, hàm, cánh tay, hoăc phần lưng trên làm cho người ta ngộ nhận là do cơ bắp bị co rút’ Có thể phân biệt chứng đau thắt với cơ bắp co rút hay bệnh dạ dày- ruột ở điểm là chứng đau thắt xảy ra nhiều lần chứ không phải chỉ một lần duy nhất hoặc kéo dài. Theo Viện National Heart, Lung and Blood Institute, có 17 triệu người bị chứng đau thắt (angina). Số ca đàn ông và phụ nữ bị chứng bệnh này xấp xỉ ngang nhau, nhưng đàn ông có rủi ro cao hơn.
......

Chính phủ có cố ý làm trái luật đất đai?

Gs. TsKH Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT), đã mạnh bạo lên tiếng về sự thu hồi đất trái pháp luật của chính quyền Hải Phòng đối với gia đình anh Đoàn Văn Vươn. Ông được đánh giá là chuyên gia đất đai số một của Việt Nam và sự lên tiếng này của ông được báo giới đánh giá rất cao. Bà con nông dân Văn Giang liên quan đến dự án Ecopark đã liên tục khiếu kiện suốt 8 năm nay. Và vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Văn Giang ngày 25-4-2012 với lực lượng vũ trang hùng hậu đã gây xôn xao dư luận trong nước và quốc tế. Ba ngày sau, 28-4-2012 BBC phỏng vấn chuyên gia đầu ngành về đất đai, Gs. TsKH Đặng Hùng Võ. Với câu hỏi của BBC “quyết định thu hồi đất của chính quyền Văn Giang có đúng với pháp luật hay không?” ông trả lời “Tôi cho rằng đây là một quyết định đúng”.  Ông cho rằng những bất cập của dự án Ecopark “chủ yếu thuộc về khung pháp luật mà không thuộc về phần thực thi pháp luật”. Nói cách khác việc thực thi pháp luật là đúng (thẩm quyền, thủ tục) nhưng do pháp luật chưa hoàn chỉnh nên đã nảy sinh những rắc rối. Rồi những người nông dân Văn Giang cho biết: Ngày 28/6/2004 UBND tỉnh Hưng Yên ký tờ trình lên Bộ TNMT; ngày 29-6-2004 thứ trưởng Bộ TNMT Đặng Hùng Võ đã ký tờ trình số 99/TTr-BTNMT gửi Thủ tướng Chính phủ về việc giao đất để xây dựng tuyến đường liên tỉnh Hưng Yên-Hà Nội và xây dựng Khu đô thị thương mại-Du lịch Văn Giang; trên cơ sở đó phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 30-6-2004 về việc thu hồi đất và giao đất cho dự án (đổi đất lấy hạ tầng) này đúng (chưa đầy) một ngày trước khi Luật Đất đai 1993 (đã được sửa và bổ sung năm 1998 và 2001) hết hiệu lực và Luật Đất đai 2003 (được thông qua ngày 26-11-2003) bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1-7-2004. Luật 1993 còn cho phép “đổi đất lấy hạ tầng”, luật 2003 thì không. Bà con nông dân Văn Giang rất bức xúc với phát ngôn của Gs. Võ. Bà con nông dân Văn Giang đã nhờ các luật sư tư vấn cho mình và đã có một cuộc đối thoại rất văn minh và mang tính xây dựng với Bộ TNMT tại trụ sở của Bộ vào ngày 21-8-2012. Bà con nông dân nói các quyết định thu hồi và giao đất là trái pháp luật, Bộ nói không sai và đã cung cấp cho bà con các bản sao của các tờ trình của Bộ khi đó do thứ trưởng Đặng Hùng Võ ký. Bà con, thông qua các luật sư của mình, đã gửi ý kiến của họ đến Gs. Võ và yêu cầu có đối thoại với ông. Ngày 7-11-2012 Gs. Võ trả lời phỏng vấn nhiều báo rằng ông sẽ mượn hội trường của Bộ TNMT để đối thoại với bà con nông dân Văn Giang từ 2 giờ chiều ngày 8-11-2012. Trong các phỏng vấn này ông vẫn nhấn mạnh: “Thanh thiên bạch nhật mà nói thì thủ tục thu hồi đất của dự án này, tôi nhắc lại, không có gì sai pháp luật”; “Việc ký 2 tờ trình vào thời điểm đó là đúng đắn và tốt cho đại cục, tốt cho sự phát triển kinh tế của Hà Nội và Hưng Yên, như vậy có nghĩa là người dân cũng sẽ được hưởng lợi”; ông muốn “giúp bà con hiểu về pháp luật đất đai”; làm cho “bà con hiểu rõ tính chính đáng của dự án và tôi tin rằng không ai có thể cãi về điều này”.  Ông cũng mời các nhà báo đến dự và đưa tin. Có thẻ nhà báo từ cả chục năm rồi nhưng năm nay không được cấp lại, nên tôi chỉ ké các nhà báo thật để vào quan sát để học hỏi. Hàng trăm nông dân Văn Giang tụ tập bên ngoài Bộ TNMT. Chỉ có một số đại diện của họ, các luật sư, các nhà báo (có cả 3-4 đài TV ghi hình liên tục), khoảng 50-60 người dự đối thoại.  Cuộc đối thoại đã kéo dài gần 3 giờ liên tục, không có giải lao. Nội dung chỉ xoay quanh 3 câu hỏi mà bà con nông dân Văn Giang đã gửi cho Gs Võ: 1) Quyết định thu hồi đất và giao đất số 742/QĐ-Ttg do Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 30-6-2004 dựa trên tờ trình số 99/Ttr -BTNMT do chính Gs. Võ ký có đúng thẩm quyền hay không? 2) Quyết định giao đất cho chủ đầu tư (mà bà con cho là không đúng quy hoạch và chủ đầu tư chưa đủ điều kiện được giao đất theo luật lúc đó) có đúng luật hay không? 3) Quyết định giao đất có đúng không khi không nghi rõ tên người sử dụng đất (mà bà con cho rằng thực chất là ủy quyền cho cấp dưới [UBDN tỉnh Hưng Yên] là không phù hợp với Điều 25 của Luật Đất đai 1993]? Chỉ cần ít nhất một 3 câu trả lời cho 3 câu hỏi trên là không [đúng] thì có nghĩa là Quyết định 742/QĐ-Ttg do Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký là trái luật và trong trường hợp đó tất cả các quyết định của các cơ quan cấp dưới dựa vào Quyết định đó cũng trái luật và bà con yêu cầu Gs Võ chính thức cải chính lời tuyên bố của ông với BBC (ngày 28-4-2012) và với các phóng viên báo chí (ngày 7-11-2012). Cuộc trao đổi đã hết sức sôi nổi, đôi khi khá gây cấn. Gs. Võ lúc đầu vẫn giữ quan điểm của mình như đã nói với BBC và phóng viên các báo ngày 7-11-2012. Đại diện của bà con nông dân Văn Giang (và các luật sư của họ) đã trưng ra hết bằng chứng này đến bằng chứng khác của Luật đất đai khi đó (1993 và được sửa đổi bổ sung 1998 và 2001), tranh cãi khá gay gắt về sự hiểu luật kém cỏi của những người ký các tờ trình. Gs Võ đã thực sự bị các đại diện của bà con Văn Giang áp đảo về lý lẽ. Nhưng sau hơn 2 giờ trao đổi ông vẫn không nhận mình sai khi ký các tờ trình. Tôi có cảm giác rằng những người nông dân Văn Giang hiểu luật đất đai sành hơn ông Giáo sư và chính họ đã giúp ông “hiểu về pháp luật đất đai” chứ không phải ngược lại. Mỗi lần ông thanh minh hay giải thích khá lòng vòng, thì luật sư hay bà con nông dân đưa ra những lý lẽ, bằng chứng bằng các điều khoản của luật, nghị định, thậm chí thông tư của chính Bộ của ông để bác lại. Về thẩm quyền ký quyết định thu hồi đất và giao đất bà con lập luận: luật đất đai 1993 đã giao cho thủ tướng chính phủ quyết định; nhưng sau đó do thấy tập trung quyền lực vào ta một người dễ gây ra sự lạm dụng hay quyết định thiếu cơ sở nên Quốc hội (trong đợt sửa 1998 và 2001) đã chuyển quyền đó sang cho Chính phủ chứ không phải Thủ tướng. Thế nhưng trong tờ trình số 99/Ttr –BTNMT Gs. Võ đã ghi “kính gửi Thủ tướng Chính phủ” chứ không phải Chính phủ và khiến cho phó Thủ tướng đã ký Quyết định 742/QĐ-Ttg (chứ không phải Chính phủ có một nghị quyết rồi trên cơ sở đó Thủ tướng thay mặt Chính phủ ra Quyết định). Gs. Đặng Hùng Võ nói, Chính phủ đã ủy quyền cho Thủ tướng. Bị truy, quyết định ủy quyền đâu? Ông trả lời có nghe nói thế và ông nói thêm tất cả các dự án tương tự từ trước đến nay đều làm thế chứ không chỉ dự án này. Tôi phát hoảng nên nói xem vào: Xin Gs. Võ thận trọng bởi vì nếu đúng như Giáo sư nói là Chính phủ đã ủy quyền cho Thủ tướng quyết định về thu hồi đất và giao đất đối với các dự án như vậy, thì không khác gì bảo “Chính phủ đã cố ý làm trái luật vì trước kia do ngại một mình Thủ tướng quyết định là không tốt nên Quốc hội mới bỏ việc đó và bắt Chính phủ phải quyết định. Nay nếu Chính phủ lại ủy quyền cho Thủ tướng thì chẳng phải Chính phủ (tất cả các thành viên Chính phủ) đã cố tình vi phạm luật hay sao?” Kết quả có hậu là, cuối cùng Gs Võ đã được bà con nông dân và các luật sư của họ thuyết phục và đã thừa nhận và trả lời rành rọt cho các câu hỏi: 1) không đúng thẩm quyền và thậm chí ông còn nói là trái luật; với câu hỏi 2) ông thừa nhận mình đã sai vì đã dùng từ “giao đất” [mà lẽ ra phải là từ “thu hồi đất”] trong Tờ trình số 99 [trong đó có 7 lần nhắc đến “giao đất” (4 lần của Bộ TNMT), 2 lần của Hưng Yên, 1 lần của Bộ Tài chính], nói cách khác câu trả lời cho câu hỏi 2 cũng là không; về câu hỏi thứ 3) quyết định thu hồi đất không ghi tên từng người bị thu hồi đất (được quy định bởi luật lúc đó và hiện hành) cũng như không ghi tên người được giao đất cũng là sai luật. Mỗi lần Gs Võ trả lời “không” cho các câu hỏi trên thì bà con tham dự đã vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh. Bà con đã đại xá cho Gs Võ. Thật đáng trân trọng sự dũng cảm của Gs Võ khi ông thực sự hiểu mình đã sai và thừa nhận sự sai đó. Sai là chuyện con người, ai cũng mắc phải. Vấn đề là có dám nhận sai không để tìm ra cách khắc phục những sai lầm đó, thay cho việc coi bà con đi khiếu kiện là bị “các thế lực thù địch” xúi giục. Đối thoại trên tinh thần xây dựng để tìm ra sự thật như đã xảy ra tại Bộ Tài Nguyên Môi trường lần trước và lần này rất đáng được hoan ngênh. Và đấy là cách duy nhất để giải quyết thấu đáo các rắc rối hiện tại sao cho có lợi cho bà con nông dân, cho chủ đầu tư và cho chính nhà nước, rút kinh nghiệm để cho việc sửa đổi Luật đất đai hiện thời tốt hơn. Các quan chức nhà nước khác và cơ quan nhà nước khác có thể lấy đấy làm tấm gương. Giá mà có cuộc đối thoại tương tự giữa bà con nông dân Văn Giang với nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và giá như ông cũng can đảm nhận sai lầm, nếu ông đã sai, và trong trường hợp ấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định của nguyên phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thì uy tín của Thủ tướng chắc sẽ lên cao. Giá mà các quan chức nhà nước và các cơ quan nhà nước bớt được 50% (hay hơn) số vụ họ vi phạm luật do chính họ (nhà nước) làm ra, thì sự phát triển của đất nước đã tốt đẹp hơn rất nhiều. N.Q.A.http://anhbasam.wordpress.com/2012/11/09/1366-chinh-phu-co-co-y-lam-trai-luat-dat-dai/
......

Tại Sao Lại Để Cho Lào Xây Đập Xayaburi, Trên Thượng Nguồn Sông Tiền, Sông Hậu Của VN ?

Lào đã khởi công xây đập Xayaburi trên khúc sông Mekong chảy ngang qua nước này theo đồng thuận của CSVN và Kampuchia.  Trải qua hơn hai ngàn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn quật cường chống trả lại mọi cuộc xâm lăng của ngoại bang, trong đó giặc có Tàu phương bắc. Ðất nước được vẹn toàn trên hai mươi thế kỷ và tồn tại tới hôm nay là do công đức dựng và giữ nước của tiền nhân bao đời. Cho nên đừng thấy lạ khi tìm hiểu về tôn giáo đích thực của người Việt cả nước, mà dân tộc gọi là đạo Việt, thờ kính Ðức Phật, Các Anh hùng liệt nử VN như Hai bà Trưng,Ðức Thánh Trần, Lê Lợi, Quang Trung.. và Thần Nông. Tổ tiên ta bao đời ngoài võ công hiển hách để bảo vệ lãnh thổ, bản sắc tự chủ cũng như nền độc lập của mình, còn biết cách mềm mỏng kết thân với kẻ thù để hoà giải hiềm khích và hấp thụ những tinh hoa của Hán tộc. Nhờ biết người, biết ta, vừa can đảm anh hùng lại có óc thực tiển. Tóm lại đây là chủ nghĩa anh hùng và chiến lược khôn ngoan của người Việt, mà các vi minh quân mọi thời đem áp dụng, để vừa đánh bại ngoại xâm, vừa giữ vững độc lập cho nước nhà trong danh dự. Khác với tiền nhân trong suốt dòng lịch sử, rất khôn khéo và uyển chuyển mỗi lần chiến thắng kẻ thù. Trái lại VC từ trên xuống dưới, hèn hạ xảo quyệt, sớm đầu tối đánh, lúc nào cũng lừa bịp thiên hạ để tiên hạ thủ vi cường. Vì vậy cũng đừng lấy làm lạ, khi biết năm 1958, Hồ ra lệnh cho Phạm văn Ðồng, quyền thủ tướng nước, công khai xác nhận hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa (lúc đó đang thuộc chủ quyền VNCH) là của Trung Cộng, để đổi lấy mọi thứ cần thiết cho cuộc xâm lăng miền Nam.Thế rồi khi cưởng chiếm được VNCH vào ngày 30-4-1975, VC liền phản thầy bằng cách tuyên bố tức khắc chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa mà trước đó vào năm 1974, đã giúp giặc Tàu tàn sát hải quân VNCH để cưởng đoạt gấm vốc của tổ tiên Hồng Lạc. Trên đất Bắc, từ năm 1954 tới nay, vì quyền lợi riêng tư mà đảng cọng sản hoặc nhắm mắt làm ngơ hay đã đồng thuận dâng hiến hoặc bất tài để cho Trung Cộng công khai chiếm đoạt nhiều đất đai của Việt Nam dọc theo biên thuỳ Hoa Việt. Trong sự mất mát này, quan trọng bậc nhất vẫn là ẢI NAM QUAN, với địa thế hiểm trở có một không hai, nằm trên con đường độc đạo Quảng Tây-Hà Nội. ‘Quỷ môn quan,quỷ môn quan thập nhân khứ, nhất nhân hoàn.’ Nơi mà bao đời tiền nhân ta đã tạo nên những chiến công hiển hách vào năm 981 (STL),Thập đạo tướng quân Lê Hoàn bêu đầu Hầu nhân Bảo. Năm 1076 Thân cảnh Phúc chận đứng 30 vạn quân Tống của Quách Quỳ, để Lý thường Kiệt giết trọn trên sông Như Nguyệt, tạo hứng cho Ðại tướng quân viết bài thơ thần ‘NAM QUỐC SƠN HÀ’ khẳng định với giặc Bắc, về cương thổ độc lập của Ðại Việt.. Nhưng lừng lẫy nhất vẫn là trận Liễu Thăng, danh tướng số một của nhà Minh, bị các tướng Lam Sơn của Bình Ðịnh Vương Lê Lợi, chém rụng đầu năm 1427, nay vết tích vẫn còn nơi ‘Liểu Thăng Thạch’ và ‘Lê Tổ kiếm’ như một bài học thách thức người Hán trước ác mộng xâm lăng VN. Riêng ngoài biển Ðông, cũng do VC hèn nhục ký nhượng phần lớn lãnh hải của VN, khiến cho Trung Cộng ngang nhiên tuyên bố chủ quyền 200 hải ly tính từ Hoàng Sa, cộng thêm một hiệp ước khác vừa lén ký,cho phép Trung Cộng ra vào tự do trong vịnh Bắc Việt.. làm cho vùng biển của VN, bây giờ thành cái ao của Trung Cộng nên mới dám hung tàn tập trận bắn đạn thiệt.và xua hàng chục ngàn tàu thuyền đánh cá xâm nhập lãnh hải của VN. Tóm lại hành vi bán nước của VC ngày nay, chẳng những gây phẩn nộ cho cả nước, mà còn làm cho người ngoại quốc bất bình và khinh bỉ, mà nhà báo người Pháp Sylvaine Pasquier, gọi đó là quốc nhục của người Việt. Mới đây, Hà Nội lại ký thêm nhiều hiệp ước bất bình đẳng với Tàu, công khai đồng thuận để giặc bắn giết đồng bào ngư phủ ngay trên biển đảo yêu quý của quê hương mình. Thảm kịch trên khiến VN đã nghèo khổ lại càng khốn đốn hơn vì diện tích canh tác càng ngày càng bị giới hạn bởi thiên tai, nguồn tưới và nạn nhân mãn trầm trọng, với 5,2 triệu ha ruộng, phải nuôi hơn 85 triệu người, nên bình quân 0,16 ha dành cho 1 nông dân, nếu theo quy định của Liên Hiệp Quốc, thì quá thấp, dù theo cái loa tuyên truyền thì VN hiện nay là nước đứng thứ hai (sau Thái Lan) sản xuất gạo. Nói chung, gạo thặng dư bán ra ngoài chỉ là vấn đề thời gian, cho nên dù muốn hay không, thức ăn và tương lai của dân tộc cũng vẫn là trên các sông ngòi biển sóng. Lãnh thổ đem bán, kinh tế giao phó, văn hiến thì mời nhập và mạng sống của cả nước nhờ vào hai vựa lúa Sông Hồng, Sông Cửu, nay cũng bị giặc Tàu kiểm soát lưu lượng trên đầu nguồn, bằng một hệ thống đập chằng chịt, khiến cho đồng bào cả nước năm nào cũng bị lũ lút tàn phá, một hiện tưọng không bao giờ xãy ra trước năm 1975. Theo nguồn tin của hảng thông tấn AP cho biết : Lào đã khởi công xây “ Đập Thủy Điện Xayuri “ sau khi CSVN và Kampuchia (là hai nước ở hạ nguồn, nạn nhân chính hứng chịu những tai họa thảm khốc do nó gây ra) đã không còn phản đối và ngăn chận. Ta biết hơn năm nay, sau khi một tập đoàn Thái Lan (dĩ nhiên phía sau là Tàu đỏ) tuyên bố sẽ bỏ vốn để xây dựng đập thủy điện Xayubi với kinh phí trên ba tỉ Mỹ kim, trên khúc sông Mekông chảy qua Lào. Tin trên đã làm cho cho LHQ, Ủy Ban Bảo vệ sông Mekông, Hoa Kỳ, Nhật và các nước liên quan phản đối kịch liệt. Vì vậy Lào phải tạm ngưng nói là để nghiên cứu tìm phương cách giãm nhẹ sự tàn phá, thiệt hai do nó gây ra (nếu có). Nhưng tình hình đã xoay chiều, sau khi Nguyễn Tấn Dũng sang chầu Tập Cận Bình vào cuối tháng 9-2012 tại Quảng Tây, sau đó lại gặp nữ thủ tướng Thái Lan là Yingluck Shinawatra tại Hà Nội.. Tại Hội Nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Kinh tế ASEAN ở Viên Chân (Lào) vào ngày 29-10-2012, có sự tham dự của Pháp, Đức..Suốt hội nghị, ngoài phái đoàn Phi Luật Tân đem vấn đề Trung Cộng tại Biển Đông ra bàn thảo. Tuyệt nhiên VC và Nguyễn Tấn Dũng không mở miệng “ nhắc tới một chữ về Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông hay sự tác hại của đập thủy điện Xayuri mà Lào đang khởi công xây dựng “. Mấy chục năm nay, đồng bào cả nước VN đã đạu khổ vì TC dùng những đập thủy điện để khủng bố. Nay VC lại nhượng bộ Lào (thật sự là tập đoàn tài phiệt Tàu đỏ) để chúng xây thêm một con đập vĩ đại, so với những con đập tại TC không thua mấy. Đập này, mùa nắng ngăn nước, cá, phù sa không cho chảy xuống Nam Phần VN. Mùa mưa, chúng mở đập, tháo nước, gây lũ lụt và trút hết những cặn bã, hóa chất, rác rưỡi từ TC, Thái Lan, Lào..sang Kampuchia và VN. 1 - TRUNG CỘNG KHỦNG BỐ VIỆT NAM BẰNG NHỮNG ÐẬP THỦY ÐIỆN TRÊN SÔNG HỒNG HÀ- MEKONG Bao chục năm qua, người Việt trong và ngoài nước đã căm thù đến tận xương tuỷ, trước những sự việc Trung Cộng xâm lăng cưởng chiếm lảnh thổ của chúng ta. Nhưng đó cũng chỉ là một trong ngàn muôn nổi buồn của thân phận nhược tiểu VN, trong biển máu lệ nước mắt thống hận muôn trùng. Bởi vì cùng lúc, giặc Tàu còn gây ra nhiều cuộc khủng bố khác, mà tàn khốc nhất là đang xữ dụng những đập thủy điện trên các dòng sông phát nguyên trên đất Tàu, chảy vào VN, như một thứ vũ khí môi sinh chiến lược,liên quan tới sự sống còn của dân tộc. Ai có thể ngăn được sự phẩn uất , trước lời tuyên bố xấc xược và ngạo mạn của Wang Xiaodong, chuyên viên nghiên cứu của Trung Cộng, về việc khai thác sông Mekong ‘ Ðây là đất nước Tàu, nên muốn làm gì cũng được , ai dám ngăn cản ‘. Mới đây báo chí tại Trung Cộng đã đồng loạt đăng tải sự lên tiếng của các chuyên gia môi trường tại Hoa Lục, trong đó có Giáo sư Ðại học về môn đia chất là Yuan Aiguo. Theo họ thì tình trạng ô nhiễm đang xãy ra trên sông Dương Tử rất nguy kich, ngoài việc gây bệnh ung thư vì nước uống, dòng sông có thể chết trong 5 năm sắp tới, do việc đổ xuống đây tất cả các loại rác rưởi, trong đó có hóa chất độc hại và cả xác tàu thuyền bị chìm. Hiện 80% nguồn nước ngọt của Thượng Hải là do sông Dương Tử cung ứng (80% thiếu vệ sinh và có chứa hoá chất). Dù Tàu Cộng cố bưng bít nhưng thảm trạng cũng đã bị phanh phui trên dòng sông Tùng Hoa. Xem như vậy làm sao các dòng sông thiêng của VN như Hồng Hà, Ðà Giang, Lô Giang và quan trọng nhất là sông Cưu Long, đều phát xuất từ bên Tàu, chảy qua tỉnh Vân Nam, trước khi vào lãnh thổ chúng ta, chắc chắn cũng đang mang chung số phận của sông Dương Tử. Có điều chừng nào VC mới dám công khai lên tiếng phản đối Tàu và thông báo tình trạng ô nhiểm nguy kịch chết người, để đồng bào cả nước biết., một sự kiện đáng làm trước hết hơn là phung phí ngân khố quốc gia, để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long làm trò cười cho đồng bào cả nước và dư luận khắp nơi trên thế giới. + HỆ THỐNG ÐẬP THỦY ÐIỆN TẠI TỈNH VÂN NAM, TRÊN SÔNG MEKONG VÀ HỒNG HÀ CHẢY VÀO VN : Sông MeKong phát nguyên từ Tây Tạng, chảy qua Trung Hoa, Lào, Thái Lan, Miến Ðiện, Kampuchia và VN rồi ra Biển Ðông tại chín cửa lớn nhỏ, nên phần sông chảy trong lãnh thổ VN, mới có tên là Cửu Long Giang. Vì Trung Cộng là nước ở thượng nguồn sông Mekong, chẳng bao giờ tôn trọng các ảnh hưởng, sự tác động và lợi ích kinh tế của những nước khác ở hạ nguồn. Ngoài ra còn bá quyền nước lớn, bất chấp sự phản đối của các nước liên hệ, bao chục năm qua đã xây dựng cả hệ thống Ðập Thủy Ðiện trên sông Mekong, trong tỉnh Vân Nam, gây thiệt hại nhiều nhất cho hai nước hạ nguồn là Kampuchia và VN. Thật ra âm mưu khống chế sông Mekong, được Trung Cộng manh nha từ năm 1970. Do sự cô lập và bưng bít nên mãi tới năm 1989 khi Ðặng Tiểu Bình mở cửa đón tư bản vào cứu đảng, người ta mới biết được đại khái là Hoa Lục đang xúc tiến các dự án đập thủy điện tại Vân Nam, đã xây dựng tới 14 con dập bậc thềm, trên thượng nguồn sông này. Ðó là chưa kể các con đập khác ở các phụ lưu và trên sông Hồng Hà. Theo thứ tự từ Bắc xuống Nam, ta thấy các đập thủy điện Liutongsiang, Jiabi, Wunenglong, Tuoba, Huangdeng, Tiemenkan, Guongguoqiao, Công Quả Kiều, Xiaowan, Tiêu Loan, Manwan, Daichaoshan, Ðại Triều Sơn, Nuozhado, Nọa Trát Ðộ, Jinhong, Cảnh Hồng, Ganlanba và Mãnh Tòng. Tóm lại chỉ riêng với ba con đập đầu tiên được xây dựng trên thượng nguồn Mekong là dập Mạn Loan, Ðại Triều Sơn và Cảnh Hồng, với các triền núi cao dùng làm vách hồ chứa nước vào mùa mưa và xã nước trong mùa nắng. Hậu quả sông Mekong sẻ không còn những cơn lụt hằng năm, mang phù sa và các loại thủy tộc, từ thượng nguồn xuống Biển Hồ, sông Tiền, sông Hậu. Cuối cùng các hồ chứa nước tại Vân Nam, sẽ giữ lại hết phù sa và nước ngọt tại chuổi đập bậc thềm , làm cho Biển Hồ khô chết, còn đồng bằng miền Nam ven biển Ðông, sẽ bị ngập mặn vì lòng sông thấp hơn mực nước biển. Trước mắt những con đập tại Vân Nam, thường trực gây bất thường cho dòng sông Mekong, làm xói lở hai bờ , đọng nhiều muối trên đất, nguồn phù sa hằng năm từ thượng nguồn bị giữ lại, làm cho ruộng thiếu nguồn phân bón thiên nhiên. Tai hại hơn, là Trung Cộng đã trút đổ những chất phế thải độc hại từ các nhà máy công nghệ như chì, kẽm, cyanide.. gây ô nhiểm nước uống và hệ thủy sản trên sông, nhất là các loại cá . Tháng 12-2001, theo tin Asian Pulse cho biết là Trung Cộng lại khởi công xây đập Tiểu Loan trên khúc giữa Lạn Thương Giang, lớn thứ nhì trên nước Tàu, chỉ thua đập Tam Hiệp. Ðập này có công suất điện 4200 MW, cao nhất thế giới 292 m, riêng hồ chứa nước lên tới 15 tỷ m3 khối nước, từ nguồn sông Mekong. Ðập hoàn thành năm 2010 với kinh phí 4 tỷ đola. Ngày nay Trung Cộng đã công khai đe dọa thế giới, trực tiếp đối đầu với Mỹ, Nhựt, Liên Âu và LHQ, nên đâu có lạ khi thấy người Tàu toàn quyền khai thác sông Mekong và từ chối tham dự Ủy hội bảo vệ con sông này vào năm 1995 cũng như không cầm đếm xỉa tới thảm họa môi sinh của 5 nước dưới hạ nguồn. Thế giới ai cũng nhìn thấy rõ, nhát là mưu đồ dùng sông Mekong như một thủy lộ, khi có cuộc chiến trong tương lai gần. SÔNG NGÒI TẠI BẮC PHẦN, TRƯỚC THẢM HỌA KHỦNG BỐ CỦA TÀU : Diện tích VN hiện nay là 331.000 km2, trong đó hai đồng bằng Bắc và Nam Việt, xưa nay được coi như là vựa lúa gạo của cả nước. Miền châu thổ Bắc Việt hình thang, giới hạn bởi tứ giác Phủ Lạng Thương, Ðồ Sơn, Việt Trì và Phát Diệm, với diện tích 15.000 km2, chỉ chiếm 12% Bắc Phần (115.700 km2), được hình thành bởi phù sa sông Hồng Hà và Thái Bình. Nay Trung Cộng xây đập khắp nơi, mùa nắng thì giữ nước ngọt lại trong hồ chứa để mà tưới , trái lại mùa mưa thì mở đập để nước trên sông lẫn trong hồ, tuôn về hạ nguồn, cho nên mấy năm qua, Hà Nội và các tỉnh Bắc Phần luôn bị nạn lụt. Trong khi đó , hệ thống đê điền ở miền Bắc tuy dài hơn 4000km, nhưng lại có quá nhiều khuyết điểm, chẳng hạn như đê phải đắp cao theo tình hình mực nước, khiến cho đê thường bị vở. Ngoài ra vì bị đê ngăn chặn phù sa, khiến cho đồng bằng Bắc Phần lần hồi không được bồi đắp, nên càng lúc thêm cằn cổi, thu hoạch kém, tốn nhiều phân bón. Riêng hệ thống sông Thái Bình, dài độ 340km, chảy từ Phả Lại, qua Hải Dương ra biển, với các phụ lưu là sông Lục Nam, sông Thương và sông Cầu, đều phát nguồn trong nội địa VN. Tuy nhiên vì Sông Nhị có hai phụ lưu ở tả ngạn là sông Ðuống và sông Luộc, đều chảy vào sông Thái Bình, cho nên hệ thống sông này cũng bị ảnh hưởng khi nguồn nước hay dòng chảy của sông Hồng bị tắt nghẽn hay bất thường. do những ảnh hửng từ thượng nguồn bên Vân Nam gây ra. ÐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG : Ngày nay đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm 12 tỉnh miền tây Nam phần : Long An, Mỹ Tho, Bến Tre, Ðồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bac Liêu và Cà Mâu. Khu vực này chiếm một diện tích 40.000 km2 với hơn 16 triệu dân, gồm người Việt, Khmer, Hoa và Chàm. Do cấu tạo môi trường thiên nhiên khác nhau, ảnh hưởng từ sông, biển và khí hậu, nên khu vực này được chia thành bốn vùng riêng biệt. Nói chung đồng bằng sông Cửu Long được tạo thành bởi phù sa của hai nhánh sông Mekong, gọi là sông Tiền (Dòng chính) và sông Hậu, được chia thành chín nhánh nhỏ hình rẽ quạt, đổ ra biển bằng chín cửa, lại tạo thành nhiều cù lao rất phì nhiêu. 2 - TRỜI HÀNH LỤT LỘI MỖI NĂM TẠI VN : Từ trước tới nay, các tỉnh từ Hà Tĩnh vào tới Thừa Thiên thuộc bắc Trung phần, luôn luôn hứng chịu thảm trạng chiến tranh và sự khắc nghiệt của thời tiết,thêm vào đó Rặng Trường Sơn lấn ra sát biển, làm cho đồng ruộng cằn khô vì cát lẫn với đá núi. Cho nên trong dân gian đã có câu ca dao ‘ Trời hành cơn lụt mỗi năm, mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu cơm ‘.Lời than thở này bây giờ đã vượt biên giới và trở nên thân quen đối với đồng bào cả nước, vì năm nào cũng phải cât lực đối phó với tình trạng lụt lội, đã trở nên thường trực trong cuộc sống của mọi người. Nam Trung phần kéo dài từ bên này đèo Hải Vân tới Bình Thuận (10 độ 35’B ố 16 độ 12’ B) gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận, chiếm một diện tính 44.360 km2 với dân số 9.025.100 người (thống kê 2009). Toàn vùng gồm các bình nguyên hẹp chạy ven biển, bên trong là dãy Trường sơn nên hệ thống sông ngòi mang chung đặc điểm ngắn, dốc, mùa nắng khô hạn, mùa mưa lũ lụt. Ðây là vùng chịu nhiều thiên tai triền miên.. sau năm 1975. Từ khi Trung Cộng lén lút xây dựng các đập thủy diện trên hệ thống sông ngòi chảy qua tỉnh Vân Nam vào năm 1971, thì đại họa cũng bắt đầu đổ ập một cách âm thầm vào non nước VN, qua cảnh dòng sông không còn êm đềm chảy, mà dâng cao đục ngầu, mang đầy rác rưởi, gổ tre, khắp nơi đầy những vực xoáy hung dữ. Năm 1971, mực nước sông Hồng dâng cao tới 14,8 m,gần như lưu lượng nước (80-88%) đổ vào Sơn Tây, trung tâm của đồng bằng Bắc Việt. Từ năm 1920, bờ đê tại Hà Nội chỉ mới cao 11,5m. Năm 1932 là 13,3m và hiện nay đã cao tới 15-15,5m. Ngoài ra còn hy vọng vào các hồ chứa sông Ðà, Lô, Gầm, Chảy và Ba Bể.. để hạ bớt mực nước lụt. Trước đây khi dòng sông Cửu Long chưa bị biến thái vì các đập thủy điện trên thượng nguồn tại Trung Cộng, Thái Lan, Lào.. thì hằng năm nước ngập, đã mang đến thật nhiều phù sa bồi đắp cho miền châu thổ , làm cho Mũi Cà Mau lấn thêm đất ra biển, sông rạch có thêm nhiều tôm cá và đủ cac loại thủy sản.. Từ năm 1961 tới 1994, miền Tây Nam Phần đã bị sáu trận lụt lớn, làm ngập 1.828.000 Ha ruộng, kéo dài từ 3-6 thang mới rút hết nước. Hiện nay có tới 12 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cưu Long, chiếm diện tích 3,9 triệu Ha nhưng vùng lụt lội hằng năm thường tập trung vào 7 tỉnh đầu nguồn là An Giang, Ðồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang và Long An. Lụt lội hằng năm, làm cho 1 triệu Ha ruộng bị chìm ngập dưới nước sâu trong nhiều tháng, gần 10 triệu đồng bào địa phượng bị thiệt hại , từ nhân mạng tới vật chất. Lụt bây giờ ngập sâu và kéo dài hơn trước, lại đến sớm nhưng rút muộn, ảnh hưởng nặng nề tới nông vụ vốn là chén cơm manh áo bao đời của tầng lớp cư dân miệt vườn. Mặc khác lụt lớn, làm cho đất đai bị mòn xói, phá vở các công trình xây dựng hai bên bờ sông, kể cả đường xá kênh rạch. Riêng trận lụt năm 1996, làm cho 217 người chết trong đó có tới 162 trẻ nít, gây tổn hại tới 2182 tỳ tiền Hồ. Nguy cơ trùng trùng nhưng Ðảng chẳng những chẳng giải thích một lời nào về thảm họa vì đâu nên nổi, trái lai vẫn cứ ru ngủ đồng bào nạn nhân bằng luận điệu tuyên truyền như Mùa Nước Nổi Hay Sống Chung Với Lũ.. nhờ đó mà đồng ruộng Miền Nam được kéo dài tuổi trẻ, vì có sự bồi đắp của phù sa. Trong khi đó,thực chất gần như đất đai màu mở, cá tôm thủy sản quý của thiên nhiên ban cho các dòng sông Hồng Hà, Mekong.. đã bị chuổi đập lớn nhỏ trên 14 cái, được xây dựng tại Vân Nam giữ lại. Kế tiếp những gì may mắn thoát được, lại bị kẹt ở chuổi đập của Lào-Thái. Cho nên ngày nay, Kampuchia và VN chỉ còn nhận đủ những thứ cặn bã, trong đó có hơn 80% các quặng, hóa chất.. được thải từ hằng trăm nhà máy bên Tàu, đổ xuống dòng nước, tống ra biển, như chúng đã làm trên sông Dương Tử, mà chính báo chí tại Trung Cộng, vừa to tiếng tố cáo. 3 - ÐỒNG RUỘNG MIỀN NAM KÊU CỨU VÌ NẠN XÂM NHẬP NƯỚC MẶN : Từ năm 1980 tới nay, các sông ngòi ở VN hầu hết đều biến đổi kỳ lạ : Mùa mưa thì tràn nước gây nên lụt lội, trái lại về mùa nắng nước thiếu gây nên cảnh khô hạn. Tại Nam Phần, chính việc thiếu hụt nước tại các sông, đã liên quan tới sự tấn công, xâm nhập của nước mặn từ biền tràn vào sông, trong các đợt thủy triều. Ðã có trên hằng triệu Ha lúa và hoa màu tại các tỉnh hạ nguồn sông Cửu Long, bị nước mặn xâm nhập khốc liệt, vừa gây tổn hại tới thu hoạch cũng như làm cho mọi người trước nguy cơ thiếu nước ngọt để ăn uống,tắm giặt. Ðây là thảm họa chỉ mới xãy ra tại Nam Phần từ sau thang 5-1975, hiện tượng nước mặn theo thủy triều chảy sâu vào nội địa các tỉnh sát biển, nơi cửa sông Cửu Long. Sở dĩ có tình trạng trên,vì ảnh hưởng của hai yếu tố từ lưu lượng nước tại thượng nguồn và vùng hạ lưu, cộng thêm lượng nước mưa cũng như sự bốc hơi vào mùa nắng. Thông thường hằng năm, từ cuối tháng 4-5, nước mặn theo thủy triều chảy sâu vào nội địa, khiến cho nước ngọt tại các kênh rạch không còn dùng được để mà tưới ruộng lúa và hoa quả, gây nên cảnh hạn hán thất thu. Theo định luật khoa học, thì tiêu chuẩn độ mặn cần có trong lượng nước ngọt để phục vụ cho nông nghiệp là 4%. Trong khi đó nguồn nước lợ (nước ngọt đã bị nước mặn xâm nhập), độ mặn chỉ có 2% nhưng cũng chỉ để tưới ruộng tạm thời khi không còn một lối thoát nào khác. Nguyên do vì thứ nước lợ này, chỉ có tác dụng cứu khô ngắn hạn, nếu để lâu, nước bốc hơi làm cho nồng độ muối trong ruộng tăng lên cao, làm chết hết lúa. Do phần lớn đồng ruộng ở miền Nam, không có hệ thống bờ ruộng và kè đê tốt, nên đã lãnh đủ sự xâm nhập của nước mặn chảy vào ruộng,với số lượng bị ảnh hưởng lên tới 1,1 ố 1,3 Ha theo báo cáo của các cơ sở Nông Nghiệp. Ngoài ra nước mặn còn gây tổn hại rất lớn đối với những đồng bào nuôi các loại thủy sản như tôm, cá , ốc.. để xuất cảng. Nạn nước mặn xâm nhập đồng ruộng được đánh giá trầm trọng, bắt đầu từ năm 1977, trên sông Vàm Cỏ Tây và Tiền Giang. Tại đây nước mặn chảy sâu vào nội địa từ 8-12km, nhiều hơn những năm trước. Trên sông Vàm Cỏ Tây, nước mặn theo thủy triều vượt qua Tuyên Nhơn về hướng thượng nguồn hơn 30km và kéo dài tới 10 ngày mới rút. Tại Mỹ Tho, nước mặnvào sông Tiền ít hơn và chỉ ở lại có 4 ngày. Nhưng vì nhu cầu nước tuới, đồng bào đã vô tình giúp nước mặn tràn lan nội địa. Những năm 1985-1986, vùng Tuyên Nhơn-Ðồng Tháp, tình trạng nước mặn xâm nhập có giảm so với các năm trước, nhờ con kênh Hồng Ngự mới đào, dẫn nước Vàm Cỏ Tây thông qua sông Tiền. Bắt đầu từ thập niên 1990 Ðồng Tháp Mười được khai thác triệt để diện tích ruộng lúa, nên lượng nước ngọt dùng để tưới trở thành thiếu thốn, tạo điều kiện cho nước mặn càng ngày càng dâng cao, xâm lăng tới tăp vào sâu trong nội địa. Năm 1993, nước mặn theo sông Vàm Cỏ Tây, lên tới thượng nguồn và ở lại Tuyên nhơn tới 50 ngày. Trên Tiền Giang, do nhu cầu xữ dụng quá nhiều nước, nên ranh giới giữa nước ngọt và nước mặn cũng thay đổi từng năm. Tại Mỹ Tho, nước mặn đã vượt qua vài cây số và nằm lai tới 17 ngày mới rút ra biển. Năm 1998, tình trạng trên lại tái diễn một cách khốc liệt. Nguyên do vì mùa nước nổi tại đồng bằng sông Cửu Long vào năm 1997, diễn ra thật bất thường, nước từ thượng nguồn đổ về rất ít và rút đi rất sớm Tình trạng trên gây ra khô hạn kéo dài, tạo điều kiện để nước mặn dâng lên cao và ùn ùn kéo vào sông Vàm Cỏ Tây, chảy sâu vào nội địa tới 15-20km. Trên sông Tiền, sông Hậu, Cổ Chiên tuy lưu lượng có kém so với các năm trước, nhưng vẫn còn sức mạnh, làm giảm thiểu phần nào sự xâm nhập của nước mặn, tuy nhiên cũng đã gây thiệt hại cho hơn 200.000 Ha ruộng lúa. Trong khi đó, vùng tứ giác đầu nguồn Long Xuyên và phía Tây sông Hậu, lại bị ảnh hưởng rất nặng bởi sự xâm nhập của nước mặn, vào sâu trong nội địa từ 16-20 km và ở lại hơn 3 tháng. Sự xâm nhập của nước mặn vào các sông ngòi miền Nam, là nguyên nhân chính làm các nhà máy đường phải đóng cửa ngưng hoạt động, vì nước ngọt từ năm 1999 đã tăng lên 30.000/1m3 tiền Hồ. Từ đây nước mặn tấn công vào đất liền sớm hơn mấy năm trước. Tóm lại , không riêng gì Tuyên Nhơn, Mỹ Tho.. mà hầu như các tỉnh tại đồng bằng sông Cửu Long như Vàm Mỹ Hoá (sông Hàm Luông-Bến Tre), Trà Vinh,, An Thuận, Bến Trại, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ.đều bị nước mặn xâm nhập phá hoại tàn khốc và không có triệu chúng nào, báo hiệu thảm họa trên sẽ ngừng hay chấm dứt. Thêm vào đó, từ mấy năm nay thời tiết lại thay đổi đột ngột, gió chướng thổi manh hơn mấy năm trước,dồn nước mặn vào sông nhiều hơn, đồng lúc thủy triều tại cửa sông hoạt động thêm dữ dội, trong khi lưu lượng dòng sông từ thượng nguồn chảy xuống càng lúc càng yếu dần, không đủ triều cường giữ giới hạn giữa hai con nước như mấy thập niên trước. Hởi ôi, đây là cái giá mà dân tộc Việt Nam phải còng lưng gánh chịu cho Hồ Chí Minh và tập đoàn lảnh đạo lớn bé của CS, chẳng những bây giờ mà còn kéo dài tới nhiều thế hệ sau này, qua những hành động trời tru đất diệt của Việt Cộng bấy lâu nay, chỉ vì manh tâm chiếm trọn giang sơn để vinh thân phì gia, đổi đời và ôm cái hào quang anh hùng cứu nước mà thật sự chỉ là lớp son phấn bên ngoài vì hoàn toàn vay mượn của ngoại nhân suốt cuộc chiến. Hèn như vây, nên một nước lạc hậu nhất thế giới là Lào cũng dám công khai khinh bỉ dân tộc Việt, khi chúng tự xây một đập thủy điện bằng tiền của Trung Cộng (qua tập đoàn Thái Lan), ngay trên yết hầu của hai con sông thiêng Tiền Giang và Hậu Giang, vốn là “ mạch sống “ của Dân tộc Việt Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di Tháng 11-2012 MƯỜNG GIANG
......

Khi ‘Lão Lý’ lắc đầu

Ông Lý Quang Diệu là một nhân vật đặc biệt ở châu Á. Ông được người dân nước ông coi là Cha đẻ của quốc gia Singapore độc lập và phồn vinh. Tháng 9 này, sinh nhật lần thứ 88 của ông được kỷ niệm trên khắp nước kết hợp với kỷ niệm lần thứ 47 ngày lập quốc. Báo chí quốc tế lại có dịp ca ngợi đất nước nhỏ bé này là con mãnh hổ thần kỳ nhất trong 4 con hổ châu Á gồm có Singapore, Hồng Kông, Đài Loan và Nam Triều Tiên. Năm 1965, tổng sản lượng của Singapore đạt gần 1 tỷ đôla, tính theo đầu người là 516 đôla/năm; năm 2010, 2 con số này đã vọt lên thành 223 tỷ và 44.000 đôla – có nghĩa là tổng sản lượng tăng hơn 200 lần và thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 80 lần so với 47 năm trước. Thật là một kỷ lục phi thường. Nhân dịp này báo chí Pháp, Anh nêu bật nếp sống thật sự giản dị, gương mẫu của ông Lý Quang Diệu – hay “Lão Lý”, theo cách gọi thân mật của người dân. Ông không đồng ý việc tạc tượng, trưng ảnh ông, đặt tên ông cho các công trình. Ông vẫn ở căn nhà nhỏ, đi xe hơi loại rẻ.  Con trai ông, Lý Hiển Long, dù là thủ tướng đương nhiệm, và con gái ông, bác sỹ Lý Vĩnh Linh, cũng theo nếp sống như thế, không có biệt thự, nhà nghỉ riêng, không có xe cộ, trang sức gì khác người. Triết lý sống của cả gia đình ông là thế, không lập dị, không đua đòi, xem sự thanh bạch là một điều đương nhiên để được sống an vui, hạnh phúc. Điều quan trọng đối với ông là dân Singapore sống tốt, sống sạch, xã hội sạch, môi trường sạch, lương tâm sạch. Nhân dịp này ông Lý Quang Diệu có một số ý kiến đáng chú ý. Ông cho rằng Trung Quốc dù phát triển liên tục nhưng chứa nhiều nguy cơ mang tính bi kịch, và rằng Ấn Độ là nước châu Á gây ấn tượng mạnh nhất về chất lượng phát triển bền vững. Về Singapore, “Lão Lý” nhân danh Bộ trưởng – Cố vấn cho chính phủ, tỏ ý vui mừng thấy lý tưởng của ông đã được nhà nước kiên trì thực hiện suốt gần 50 năm nay. Bài học lớn nhất, theo ông, là coi trọng giá trị của con người , đồng thời ngăn chặn ảnh hưởng thái quá của đồng tiền trong chính trị. Ông hiểu sâu sắc đồng tiền vừa là nguồn hạnh phúc, vừa là động lực tha hoá xã hội. Lãnh đạo giỏi là người điều hòa được mối mâu thuẫn này. Ông Lý cho rằng trong xây dựng guồng máy cai trị và cải cách hành chính của nhà nước, vấn đề trung tâm là tuyển mộ được nhân tài có chất lượng cao nhất – ông gọi là nhân tài loại 1, tức là những người vừa có chuyên môn cao vừa có lối sống trong sạch. Thấp hơn một bậc là nhân tài loại 2, tức là những người sẽ làm suy yếu đất nước nếu được nắm giữ các chức vụ cao. Nếu chỉ là nhân tài vào loại 3 hay loại 4, nghĩa là tài kém đức suy thì sẽ mang lại tai họa cho đất nước. Ông cho rằng người lãnh đạo phải kiên quyết cảnh giác với thế lực đồng tiền trong chính trị, và rằng tệ mua quan bán tước và nạn bè phái là 2 tai họa lớn nhất cho một chế độ. Ông Lý Quang Diệu từng sang Việt Nam nhiều lần, theo lời mời của chính quyền Việt Nam. Đó là chuyện của 15 năm trước, khi Việt Nam vừa được gia nhập WTO, mở ra một triển vọng lớn. Ông chân thành góp ý xây dựng, san sẻ kinh nghiệm quý. Nhưng ông đã nản lòng và thất vọng. Mấy năm nay ông lại càng thất vọng hơn. Trả lời báo The Straits Times của Singapore hồi năm ngoái, ông nói về Ấn Độ, về Đài Loan, về Nam Triều Tiên; khi được hỏi về Việt Nam ông lắc đầu: «Nên quên đi, tôi đã nói hết với họ rồi, vô ích!”, rồi ông nói về Nhật Bản. Nhớ lại, ông Lý từng tâm sự với nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt và các nhà báo Việt Nam về đề tài chống tham nhũng 15 năm trước. Ông nói rất giản dị: hãy nâng lương cho viên chức đủ sống để không ai cần ăn cắp, luật pháp phải thật nghiêm để kẻ tham sợ không dám tham nhũng, đạo đức trong xã hội phải được truyền bá để mọi người khinh và hổ thẹn đối với tệ nạn xấu xa này. Tóm lại là 3 không: không cần, không dám, không nỡ. Ông Lý kể chuyện đã tăng quỹ lương cho viên chức ra sao, trừng trị tệ “phong bì”, “đưa tiền dưới bàn ăn”, “huê hồng”, “tặng phẩm, biếu xén, quà cáp, sinh nhật …» ra sao, và nhân tài loại 1 là thế nào, có lương thiện, trong sáng mới thật sự tài giỏi có ích. Ông Lý nản lòng, không muốn nhắc đến Việt Nam nữa vì ông biết lời ông đã như nước đổ đầu vịt. Giá như người ta nghe lời ông, quyết liệt diệt tham nhũng như đã hứa, thì 20% ngân sách hàng năm đã không bị xà xẻo, chia chác cho đám tham quan ô lại nhiều vô kể và hàng tỷ đôla đã không bị lãng phí vì bất tài và tham nhũng. Nếu 20% ấy được dành cho quỹ tiền lương – như ông Lý khuyên – thì cục diện kinh tế-chính trị-xã hội Việt Nam đã khác hẳn. Trái ngược với lời khuyên răn trên, suốt 15 năm qua, quốc nạn tham nhũng ở nước ta trầm trọng thêm gấp bội, vì mọi người đều thấy cần phải tham nhũng, không tham nhũng không sống nổi; dám tham nhũng vì đã có ô, có lọng, có khe hở luật pháp để chạy án; và không ai còn biết xấu hổ khi ăn bẩn và đút lót vì mọi người đều tham gia, ta không ăn và đút là dại, là ngu đần, là thiệt. Trên ăn thì dưới cũng ăn, trên múc thì dưới cũng múc. Tôi ăn, anh ăn, chúng ta cùng ăn dù là ăn bẩn, thế là hòa. Trước cảnh này, có một người rất buồn, rất nản, đó là « Lão Lý» Singapore, người từng hy vọng làm một cố vấn tốt, có ích cho nước bạn. Trong dịp mừng ông Lý Quang Diệu 88 tuổi, báo chí Đông Nam Á lại có dịp nói về những nét đẹp của Singapore. Ở đây phố xá, vĩa hè công cộng sạch nhất thế giới. Ở đây nhà vệ sinh công cộng nhiều và cũng sạch nhất thế giới. Mọi nhân viên hành chính công cộng không những luôn luôn nhã nhặn, nở nụ cười mà còn tận tình đáp ứng quyền lợi người dân. Đi khắp nơi, hầu như không có chen lấn, khạc nhổ, móc túi, xin tiền. Con người tôn trọng yêu thương con người. Singapore có thu nhập đầu người cao nhất Đông Nam Á, 44.000 đôla / năm, gấp hơn 40 lần mỗi người dân Việt Nam hiện nay, ấy vậy mà họ vẫn nghe theo “Lão Lý”. Đồng tiền là quý, là cần khi thu nhập chính đáng, nhưng phải luôn luôn cảnh giác; đồng tiền có thể tha hóa xã hội, tạo nên bất bình đẳng, cho nên cần luôn đặt giá trị con người và đạo lý làm người lên trên giá trị của đồng tiền. Từ đó đồng tiền sẽ là phương tiện, là công cụ quý của con người, phục vụ chứ không làm chủ con người. Chí lý thay! Các bạn Singapore thường nói: “Chúng tôi quý ông già Lý, ‘Lão Lý’ của chúng tôi, vì ông không những là Cha đẻ của nước Singapore độc lập, ông còn là Kiến trúc sư của Singapore mới, phồn vinh, sạch sẽ từ trong ra ngoài, một xã hội hài hòa, ổn định, hòa bình, được bạn bè khắp nơi quý trọng, giữa một thế giới đang có nhiều hỗn loạn và khủng hoảng. Quả thật “Lão Lý” là Nhân tài số 1, trong số Nhân tài loại 1 thời hiện đại của nước Singapore mới. Nhân dân Singapore tinh đời và hạnh phúc thật. Blog Bùi Tín (VOA)
......

Chuyên án bỏ tù hèn hạ và ấu trĩ của an ninh dành cho những Người Yêu Nước

Trong khi Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha chưa được xét xử "công bằng" trước tòa án (dù rằng không còn ai tin có sự hiện hữu của "công bằng" ở những loại tòa bản án đã bỏ sẵn trong túi này), thì những phiên tòa và các bản án kết tội đã được dựng lên và tung ra bởi báo chí lề đảng. Những cái "tít" như Bộ mặt thật của tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” được giật lên với lời phán của các quan tòa phóng viên lề đảng. Bên cạnh đó là những trận ném đá tơi bời có kế hoạch bởi các độc giả cùng lề. Tất cả đều rập khuôn theo thông tin từ "chuyên án của an ninh" tạo dựng ra sau khi bắt cóc Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.    Xin gửi đến các bạn vài nhận định đối với "chuyên án của an ninh" qua một bài báo tiêu biểu của Công an Tp. HCM. Về những đầu mối quan hệ:    Trong bài báo "Bài học cho những người nông nổi" đăng trên Công An Tp HCM:   Khoảng tháng 4-2012, Đinh Nguyên Kha vào trang mạng xã hội Facebook kết bạn với Nguyễn Thiện Thành. Thành và Kha thường xuyên trao đổi những nội dung liên quan đến tình hình Việt Nam. Tên Thành giới thiệu về những hoạt động chống phá chính quyền và cho biết mình bị công an phát hiện, bắt giữ và đã trốn sang Thái Lan. Quá trình trao đổi, tên Thành móc nối Kha tham gia tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” và Kha đã tham gia.   Nguyễn Phương Uyên cũng quen biết Nguyễn Thiện Thành qua yahoo.messenger khoảng đầu tháng 5-2012.   Để thực hiện kế hoạch rải truyền đơn có nội dung kích động chống Đảng và Nhà nước vào dịp xét xử hai nhạc sỹ tham gia tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” tháng 10-2012, tên Thành lên kế hoạch rồi giới thiệu Kha với Uyên để phối hợp hành động.   Những điểm căn bản rút ra từ "chuyên án công an" này:    1. Đinh Nguyên Kha là người chủ động kết bạn với Nguyễn Thiện Thành qua Facebook vào tháng 4-2012. Vào thời điểm kết bạn này, Thành đã trốn sang Thái Lan.    3. Thành là người móc nối Kha tham gia nhóm TTYN (trong khi Kha, theo an ninh thì lại là người vào Facebook kết bạn với Thành).    4. Thành không quen biết Uyên khi còn ở VN cho đến Thành đã ở Thái Lan và liên hệ qua yahoo.messenger vào tháng 5, 2012. 1 tháng sau khi Thành quen Kha.    5. Kha và Uyên không có liên hệ, quen biết nhau cho đến khi Thành từ Thái giới thiệu 2 bạn đang ở VN với nhau để thực hiện "chỉ thị công tác" của Thành. 6. Cả Kha và Uyên đều biết nhân vật quen trên môi trường ảo này là người đã có những hoạt động chống phá chính quyền, đã bị bắt và trốn thoát sang Thái Lan. Tóm lại theo chuyên án an ninh dựng nên: 3 bạn trẻ này, 4 tháng trước đó không hề biết nhau, hoàn toàn chỉ liên hệ với nhau qua mạng. Tất cả xảy ra khi 2 sinh viên đại học, một người đang là Ủy viên ban chấp hành chi đoàn thanh niên, biết rõ mình đang quan hệ với một người đã bị công an phát hiện, bắt giam vì những hoạt động chống phá chính quyền của anh ta.  Từ quan hệ chỉ biết nhau qua mạng, trong vòng 4-5 tháng ngắn ngủi sau đó, "chuyên án công an" đã vẽ ra những hoạt động của Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha theo sự "chỉ đạo" của Nguyễn Thiện Thành ở Thái Lan như sau:Về những hoạt động  "Bài học cho những người nông nổi" của công an viết tiếp: Cuối tháng 8-2012, Thành yêu cầu Kha chuẩn bị thực hiện chiến dịch trong ngày Quốc khánh 2-9, tiến hành dán cờ vàng ba sọc đỏ và truyền đơn trên địa bàn tỉnh Long An. Thành đã chuyển 3 file truyền đơn tuyên truyền chống Nhà nước qua hộp thư yahoo.mail. Tối 31-8-2012, Kha sử dụng máy vi tính in khẩu hiệu ra một tờ giấy A4, cờ vàng ba sọc Kha dán ba sọc băng keo màu đỏ trên nền giấy A4 màu vàng. Ngày 1-9-2012, Kha đã dán các khẩu hiệu và cờ vàng ba sọc đỏ tại khu dân cư gần Bệnh viện đa khoa Long An, cổng lăng 1 Nguyễn Huỳnh Đức, khu đô thị Lợi Bình Nhơn và khu vực gần nhà ở của gia đình Kha tại ấp 2, xã Phú Mỹ, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Tháng 8-2012, Thành cho Uyên biết sẽ treo cờ vàng ba sọc của chế độ Việt Nam Cộng hòa tại TP.Tân An, tỉnh Long An vào dịp lễ Quốc khánh 2-9. Uyên đề nghị được thực hiện tại địa bàn Bình Thuận (nơi ở của gia đình Uyên) bằng cách trực tiếp dán cờ mang đi treo, chụp ảnh lại rồi gởi cho Thành. Theo hướng dẫn của Thành, Uyên đã dùng bút chì sáp vẽ hình cờ vàng ba sọc đỏ trên nền giấy A4; dùng máu pha loãng viết tay trên tờ vải trắng dòng chữ nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 20-8-2012, Uyên mang cờ và truyền đơn đi dán ở một số điểm trên Quốc lộ 28 thuộc địa bàn xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận và dùng điện thoại di động chụp ảnh lại. Ngay trong ngày, Uyên chuyển 19 file ảnh này cho tên Thành để đăng trên trang web “Tuổi trẻ yêu nước” và trên trang facebook cá nhân dưới tên Nguyễn Tấn Cường (tức Nguyễn Thiện Thành).  Vậy là chỉ sau 4 tháng liên lạc qua mạng, an ninh đã "cho" Đinh Nguyên Kha thực hiện yêu cầu công tác của Thành từ cờ rãi truyền đơn, cờ vàng cho đến làm công việc của kẻ khủng bố: "Kha còn tự đi mua hóa chất, thuốc nổ, kíp nổ để chế vật gây nổ theo tài liệu tên Thành chuyển cho. Kha đã thử nghiệm gây nổ ba lần tại nhà cha mẹ mình ở xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa. Thành và Kha dự định đặt vật gây nổ tại tượng đài Bác Hồ ở TP.Cần Thơ." Điểm "lý thú" là an ninh "để" Kha... nổ thử ngay trong nhà cha mẹ của Kha đến 3 lần. Chẳng ai biết, chẳng ai hay cho một thử nghiệm nổ luôn tượng đài của ông Hồ Chí Minh như an ninh vẽ vời. 2. Về phần của Phương Uyên cũng vậy. Trong kịch bản chuyên án của an ninh, một Ủy viên ban chấp hành chi đoàn thanh niên đã có những hoạt động theo yêu cầu của một người vừa mới kết bạn trên yahoo.messenger chưa đầy 4 tháng và đang đào thoát vì bị an ninh phát hiện chống phá đảng và nhà nước. Từ những quan hệ ngắn ngủi, rất "ảo" trên môi trường mạng, 2 sinh viên này đã có những hoạt động mà trong đó an ninh đã gắn lên đầu cái mũ "khủng bố" đặt chất nổ. Động cơ gì đã thúc đẩy hai người trẻ này? An ninh đã có câu trả lời "giùm" cho Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha: "Những việc làm này đều nhằm mục đích lấy lòng tên Thành để hắn cho máy laptop, điện thoại và hỗ trợ học (tiền, công việc)." Thế ra, tất cả những động cơ cho việc làm thả truyền đơn, đặt mìn nguy hiểm này theo an ninh là chỉ để lấy lòng, có được cái máy laptop, có được cái điện thoại và hỗ trợ tiền học. Những động cơ này đã được gài trong tờ đơn "thú tội" của an ninh có chữ ký của cô sinh viên 20 tuổi Nguyễn Uyên Phương sau khi bị an ninh bắt cóc và vi phạm mọi thủ tục tố tụng trong việc bắt giữ này. Thử hỏi trên đất nước này, có ai chỉ vì cái laptop, điện thoại, chút tiền học đã sẵn sàng lấy lòng một người xa lạ, chưa hề gặp để thi hành những công việc mà cái giá phải trả có thể là một bản án tù từ 10 năm đến 20 năm theo cái điều luật mang hình 2 còng số 8? Huống hồ gì đó lại là một sinh viên năm thứ 3 đại học và là Ủy viên ban chấp hành chi đoàn thanh niên!? Có! Nó nằm trong những kịch bản của an ninh; cùng tông với kịch bản 2 bao cao su đã quá sử dụng dành cho Ts Cù Huy Hà Vũ; cùng điệu với kịch bản trốn thuế dành cho Điếu Cày; và kịch bản hồi 2 cũng dành cho Điếu Cày - tuyên truyền chống đối chế độ trong khi đang ở... trong tù. Nếu họ đã đội lên đầu anh Cù Huy Hà Vũ 2 bao cao su, nếu họ chụp lên người anh Điếu Cày hình ảnh một tù nhân trốn thuế... thì bây giờ an ninh lấy mực Tàu màu đen, vẽ hình ảnh của 2 sinh viên yêu nước là những kẻ ham tiền, thèm một cái laptop, một cái phôn. Tên gọi chung của những kịch bản này là: Chuyên án bỏ tù hèn hạ và ấu trĩ của an ninh dành cho những người Yêu Nước. Vũ Đông Hàdanlambaovn.blogspot.com
......

Kampagne Millionen Herzen – Eine Stimme

Menschenrechte für die vietnamesischen Gewissensgefangenenhttp://www.democracyforvietnam.net An: Frau Laura Dupuy, Vorsitzende des Menschenrechtsrats der Vereinten Nationen Frau Catherine Ashton, Hohe Vertreterin der EU für Außen- und Sicherheitspolitik Frau Barbara Lochbihler, Vors. des Unterausschusses des EU-Parlaments für Menschenrechte Herrn Bob Carr, Außenminister von Australien Herrn John Baird, Außenminister von Kanada Herrn Laurent Fabius, Außenminister von Frankreich Herrn Guido Westerwelle, Außenminister von Deutschland Herrn Koichiro Genba, Außenminister von Japan Herrn Uri Rosenthal, Außenminister von den Niederlanden Herrn Espen Barth Eide, Außenminister von Norwegen Herrn Didier Burkhalter, Außenminister von der Schweiz Herrn Willian Hague, Außenminister von Großbritanien Frau Hillary Clinton, Außenministerin der Vereinigten Staaten von Amerika Angesichts der zunehmenden Forderungen des Volkes nach politischen Veränderungen reagiert das Regime der Sozialistischen Republik Vietnam mit Maßnahmen der Kontrolle des Internets, mit willkürlichen Verhaftungen und Scheingerichtsverhandlungen, um seine Politik der Unterdrückung gegen das eigene Volk zu intensivieren. Obwohl die Hanoier Machthaber dem Menschenrechtsrat der Vereinten Nationen beigetreten sind, schreiten sie fort, die UN-Menschenrechtscharta und den Internationalen Pakt über bürgerliche und politische Rechte zu missachten. Anlässlich des Internationalen Tages der Menschenrechte rufen wir die Völkergemeinschaft dazu auf, die vietnamesischen Stimmen des Gewissens zu unterstützen: die Bloggers Dieu-Cay (Nguyen Van Hai), Ta Phong Tan, Paulus Le Son; die Demokratie-Aktivisten Nguyen Quoc-Quan und Tran Huynh Duy Thuc; die Musiker Viet Khang und Tran Vu Anh Binh; den Menschenrechtsanwalt Cu Huy Ha Vu und Hr. Pfarrer Nguyen Van Ly. Diese und andere Vietnamesen, die ihr Land lieben, haben auf friedlicher Weise ihre Anliegen bezüglich politischer Reformen, Religionsfreiheit und sozialer Gerechtigkeit zum Ausdruck gebracht. Viele vietnamesische Gewissensgefangenen müssen Zwangsarbeit leisten, werden körperlich malträtiert und bekommen keine medizinische Behandlung. Nach Angaben internationaler Menschenrechtsorganisationen sind zwei Fälle besonders zu beachten: die Landrechts-Aktivistin Tran Thi Thuy und die Arbeitnehmerrechts-Aktivistin Do Thi Minh Hanh. Wir, die Unterzeichnenden appellieren an den Menschenrechtsrat der Vereinten Nationen, der Europäischen Union und an andere demokratische Staaten: UN-Sonderberichtserstatter und Botschaftsvertreter zu beauftragen, in Vietnam die willkürlichen Verhaftungen, die Misshandlungen im Gefängnis und den Missbrauch der Gesetze zu untersuchen Die Machthaber in Vietnam aufzufordern die UN-Menschenrechtscharta zu respektieren und die Paragrafen 79 und 88 des Strafgesetzbuches aufzuheben, da diese Paragrafen dazu genutzt werden, um willkürlich Menschen zu inhaftieren. Die Machthaber in Vietnam aufzufordern alle politischen Gefangenen sofort und bedingungslos frei zu lassen. Im Namen der Gewissensgefangenen rufen wir die Völkergemeinschaft dazu auf, die vietnamesischen Machthaber verantwortlich für die Gesundheit und die Entrechtung der Demokratie-Aktivisten zu machen. Bitte unterschreiben Sie unter dem Link: www.democracyforvietnam.net
......

Bóng ma Cách Mạng Tháng 10 trên đất Việt

Khi nhìn lại thế kỷ trước, hầu hết các nhà bình luận và sử gia đều cho rằng, cuộc cách mạng tháng 10 năm 1917 ở nước Nga và 72 năm sau đó, sự xụp đổ của bức tường Bá Linh dẫn đến sự tan rã của khối Cộng Sản, là hai biến cố quan trọng nhất của nhân loại trong thế kỷ 20. Cuộc Cách Mạng Tháng 10 Nga thành công vào ngày 24 tháng 10 theo lịch Julien được Sa Hoàng dùng ở nước Nga vào lúc đó, so với dương lịch thì chênh lệch nhau nửa tháng. Sau khi Cách Mạng Tháng 10 thành công thì nước Nga mới sửa lại lịch và lấy ngày 7/11 hàng năm là ngày kỷ niệm cách mạng đó. Sự thành công của Cách Mạng Tháng 10 đã làm thay đổi bộ mặt của xã hội loài người, mở ra một kỷ nguyên mới của nhân loại với sự hình thành của khối các nước xã hội chủ nghĩa cùng với những nhà nước kiểu mới (theo như cách gọi của những người Cộng Sản) mà nhân loại chưa từng có trước đó. Những nhà nước “kiểu mới” này đã xiềng xích dân tộc của họ suốt mấy chục năm, cho đến khi khối các nước xã hội chủ nghĩa tan rã. Vì vậy sự tan rã này được coi là biến cố quan trọng ngang với cuộc cách mạng tháng 10. Trước khi đi sâu vào một số đặc điểm của cuộc Cách Mạng Tháng 10 cũng cần luợc qua các Quốc Tế Cộng Sản (QTCS), quan trọng nhất là đệ tam quốc tế (QTCS 3), vì được coi là đi song hành với sự hình thành của khối các nước xã hội chủ nghĩa; quan trọng hơn, nó còn có vai trò lãnh đạo các chế độ (và các phong trào) cộng sản. Các Quốc Tế Cộng Sản (QTCS) Có 4 QTCS gồm: QTCS 1 do Marx và Engels thành lập tại Luân Đôn (Anh Quốc) ngày 28/9/1864 và giải tán năm 1876 tại Philadelphia, Hoa Kỳ. QTCS 2 (tức Liên Minh Quốc Tế Các Đảng Xã Hội và công nhân) thành lập tại Paris ngày 14/7/1889. QTCS 2 tan rã khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Sau đó, năm 1923 và 1951 có hồi phục lại được trong một thời gian ngắn rồi tự tàn lụi. QTCS 3 (Komintern, hay Comintern) do Lenin thành lập tại Mạc Tư Khoa (Moskva) vào tháng 03 năm 1919. Đến năm 1943 thì giải tán, được tái sinh năm 1947 và giải tán năm 1956. QTCS 4 do Trotsky thành lập sau khi Lê nin qua đời. QTCS này theo khuynh hướng chống lại đường lối "cách mạng vô sản trong một quốc gia" của Stalin. Từ năm 1953, QTCS 4 phân hóa ra nhiều nhóm nhỏ rồi tan rã. Như đã đề cập ở trên, QTCS 3 có vai trò chỉ đạo các chế độ và phong trào cộng sản, cho nên trong khoảng 33 năm QTCS này tồn tại các chế độ và phong trào cộng sản trên thế giới đều phải nhận chỉ thị từ Mạc Tư Khoa. Đối với Việt Nam, ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN là thành viên của QTCS 3 nên đương nhiên phải tuân theo các điều luật của QTCS này. Đây là điều quan trọng cần nhấn mạnh, vì trong 21 điều kiện gia nhập Đệ Tam Quốc Tế được ấn định trong Đại hội thế giới của Đệ Tam Quốc Tế năm 1920 có nhiều điều bắt buộc các thành viên phải thi hành, nếu không thì sẽ bị loại trừ. Chẳng hạn như: Điều 12: “Tất cả các đảng thuộc Đệ Tam Quốc Tế phải được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Điều 16: “Tất cả các quyết nghị của các Đại hội thế giới Đệ Tam Quốc Tế, cùng các quyết nghị của Ủy Ban Chấp Hành của Đệ Tam Quốc Tế, đều ràng buộc các đảng gia nhập Đệ Tam Quốc Tế”. Điều 21: “Đảng viên nào phủ nhận các điều kiện và cương lĩnh của Đệ Tam Quốc Tế sẽ bị loại ra khỏi đảng”. Điều 17: Các đảng thành phần của Đệ Tam Quốc Tế chỉ là những chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế, vì Đệ Tam Quốc Tế “không phải là một tập hợp của những chi bộ quốc gia, mà là một tổ chức quốc tế thống nhất”. Điều 13: Các quyết định của Ủy Ban Chấp Hành “có tính cách cưỡng bách đối với các chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế và phải được thi hành mau chóng”. Ngoài ra, điều 6 quy chế QTCS 3 quy định một đảng xin gia nhập phải “ khước từ mọi tinh thần ái quốc , và cả tinh thần chuộng hòa bình về mặt xã hội”. Người cộng sản phải từ chối “dân chủ tiểu tư sản” và phương thức không cách mạng (tức không bạo động). Một câu trong Tuyên Ngôn Cộng Sản xác định tinh thần vô tổ quốc của các đảng Cộng Sản như sau: “Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung, KHÔNG phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc ”. (1) Trở lại với cuộc Cách Mạng Tháng 10 thì khi nói về cuộc cách mạng này không thể không đề cập đến học thuyết của Marx và nhất là Lenin, người lãnh đạo của cuộc cách mạng đó. Thực ra thì học thuyết Marx chỉ là một mớ lý thuyết suông, nếu không có Lenin hiệu đính, rồi tổ chức và lãnh đạo cuộc cách mạng bạo động lật đổ chế độ Sa Hoàng thì đã không có cách mạng tháng 10 và như vậy cũng sẽ không có khối các nước XHCN. Vì vậy, khi nói về Cách Mạng Tháng 10 thì luôn luôn phải đi kèm với học thuyết Marx – Lenin. Có người cho rằng Lenin đã phản bội Marx, vì theo Marx thì sau khi đánh đổ được tư bản thể chế chính trị ở các nước vô sản phải là chế đội đại nghị. Lenin đã thực hiện đúng như vậy, nhưng chính quyền đầu tiên của Lenin chỉ chiếm được 24 phần trăm số ghế trong quốc hội. Vì thế ông ta phải dẹp bỏ nhà nước đó để thành lập nhà nước vô sản chuyên chính. Đây là khuôn mẫu nhà nước mà tất cả những quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa trước đây đều tổ chức và thực hiện rập khuôn như vậy. Và dưới đây là một số nét của nhà nước chuyên chính vô sản tại Nga sau cuộc Cách Mạng Tháng 10, mà nhiều điều chỉ được biết đến sau khi khối các nước cộng sản xụp đổ. Một số nét tiêu biểu về sự cai trị của nhà nước chuyên chính vô sản (hệ quả cuộc cách mạng tháng 10): Cách Mạng Tháng 10 được đảng CS Nga nhân danh là cuộc Cách mạng của quảng đại quần chúng lao động, cho tất cả giai cấp lao động và vì hoà bình, vì hạnh phúc của tất cả các dân tộc. Nó được các sử gia thiên tả, cộng sản ca tụng là cuộc cách mạng vĩ đại, giải quyết tận gốc ách thống trị, nô dịch các dân tộc, chỉ đường cho việc tổ chức một xã hội mới công bằng văn minh, cao đẹp; là ánh sáng hoà bình, xua tan những mưu đồ tàn ác, bạo ngược, soi đường cho sự phát triển của nhân loại v.v. và v.v. Có thật cách mạng tháng 10 Nga đã đem lại cho người dân Nga nói riêng và các dân tộc bị ách thống trị của chế độ CS được những điều tốt đẹp như những tuyên truyền về mục tiêu của Cách Mạng Tháng 10 đã nêu ra? Sau khi khối cộng sản Liên xô và Đông Âu sụp đổ, dần dần những sự thật của cái gọi là Cuộc Cách Mạng Tháng 10 Nga đã được hé mở do sự bạch hoá các tài liệu trong kho thư mật. Người ta đọc được những thủ đoạn tàn bạo và tinh vi của các lãnh tụ đảng CS Nga từ những ngày đầu tiên khi thiết lập một chính quyền mang danh của nhân dân nhưng không được lòng dân nên luôn phải xử dụng các biện pháp khủng bố bằng bạo lực để duy trì quyền lực của mình. Một điểm nổi bật đặc biệt là lãnh tụ CS Nga chủ trương dùng cái đói như một vũ khí lợi hại để kiểm soát bao tử và khống chế ngươi dân. Chính quyền Bolsevik đã cưỡng bức trưng thu lương thực, khiến người nông dân Nga nổi lên chống đối và đã bị đàn áp tàn bạo. Chỉ riêng trong mùa hè năm 1918, có khoảng 140 cuộc nổi dậy, trong đó nông dân chiếm phần lớn, để chống lại lệnh cưỡng bức trưng thu. Chỉ trong hai tháng mùa thu năm đó, số người bị hành quyết lên đến 15 nghìn, tức là gấp từ 2 đến 3 lần số người bị hành quyết trong suốt 92 năm cai trị của chế độ Sa Hoàng. Từ sau Cách Mạng Tháng 10, cuộc sống của người dân Nga ngày càng cơ cực. Công nhân bị bòn rút hết sức lực qua các phong trào thi đua, chỉ để được hưởng những tấm giấy hoặc lời khen thưởng hão huyền. Nông dân mất hoàn toàn quyền sở hữu ruộng đất, bị buộc làm công không trong các nông trường quốc doanh và tập thể. Trí thức, văn nghệ sĩ, truyền thông báo chí không còn được tự do sáng tác mà phải chịu dưới sự chỉ đạo của nhà nước…Từ đó người dân Nga trở thành những nô lệ cho một thiểu số cầm quyền từ tinh thần đến vật chất. Người ta đã từng biết đến những hệ thống trại tập trung của Đức Quốc Xã trong thế chiến thứ hai, nổi tiếng như Auschwitz, Dachau, Buchenwald, Sachsenhausen... Những nơi đày đọa và vắt kiệt sức con người cho đến chết, mà con số nạn nhân lên đến hơn sáu triệu dân Do Thái và hàng triệu người thuộc các chủng tộc thiểu số khác. Nếu may mắn còn sống thì cũng chỉ là những bộ xương biết cử động. Người ta cũng từng nghe đến hệ thống công an mật vụ khét tiếng Gestapo (Geheime Staatspolizei) do Đức quốc xã lập ra. Tổ chức này đã từng làm cho người dân khiếp đảm qua việc nắm chặt mọi ngõ ngách xã hội, vào tận từng gia đình, kiểm soát từng con người và cai trị bằng sự sợ hãi thường trực đến nỗi các sĩ quan cao cấp quân đội SS của Đức quốc xã cũng phải kiêng dè. Trong một thời gian khá lâu người ta vẫn tưởng rằng hai hệ thống trại tập trung và mật vụ nêu trên là do Hitler sáng chế. Nhưng thực ra đó là sáng kiến của Lê Nin ngay từ những ngày đầu khi thiết lập chính quyền chuyên chính tại Nga và sau này đã được Stalin áp dụng tới cực đỉnh, mà Hitler và đồng bọn chỉ là học trò. Ngoài hệ thống trại tập trung (Gulag) và hệ thống công an trị Lenin còn phát kiến hệ thống kiểm soát bao tử bằng tem phiếu để cai trị người dân. Từ đó lãnh đạo muốn trừng phạt ai thì trừng phạt. Trong lịch sử liên bang Xô Viết khoảng thời gian 1932 đến 1933, Stalin đã trừng phạt người dân tại Ukraina bằng cách bắt phải chết đói, vì họ chống lại việc cưỡng bức tập thể hóa và bị đe dọa tước quyền tư hữu ruộng đất. Số người chết vì nạn đói được ước tính khoảng từ 3 đến 10 triệu người. Về sự kinh hoàng của cuộc Cách Mạng Tháng 10 và sản phẩm của nó là các chế độ cộng sản, tác giả S.Courtois, cùng với mười tác giả khác như N.Werth, J.P. Panné, A. Paczkovski… trong cuốn sách tựa đề “Khủng Bố Đỏ“ đã đưa ra con số tổng kết là ít nhất đã có khoảng 100 triệu người bị các chế độ cộng sản tàn sát kể từ Cách Mạng Tháng 10 Nga đến 1989 ở Afghanistan; từ những cuộc thanh trừng của Stalin trong thập niên 1930, đến các cuộc cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, Việt nam; từ cuộc Cách mạng Đại Nhảy Vọt“, Cách mạng Văn hoá ở nước Tàu, đến Pol Pot ở Cambốt, Mengistu ở Ethopie, tàn sát Rwanda,... Trong đó riêng tại Nga, các nhà sử học ước tính có khoảng từ 20 đến 40 triệu người bị chế độ của Stalin giết chết trong các trại tập trung và các nhà tù thời Xô-Viết trước đây. Nếu so với chế độ Phátxít với 25 triệu người bị giết, thì nạn nhân bị chết dưới các chế độ cộng sản lớn hơn gấp 4 lần. Trong bảng “the Greatest Monsters“ (http://www.filibustercartoons.com/m...) xếp hạng thứ tự những nhà độc tài giết nhiều người nhất thì các lãnh tụ Cộng Sản nổi tiếng đều có tên. Như đã đề cập ở phần Quốc Tế Cộng Sản, khi Liên Xô xuất cảng Chủ nghĩa cộng sản sang các nước khác qua hình thức áp đặt (như ở Đông Âu) hoặc do một số cán bộ cộng sản địa phương mang về (như tại các nước Đông Nam Á, Trung và Nam Mỹ, Phi Châu), thì các đảng công sản tại các nơi đó đều rập khuôn theo mô thức của Lenin thực hành từ những ngày đầu cuộc Cách Mạng Tháng 10. Đó là:  Cướp chính quyền bằng bạo lực;  Đàn áp, khủng bố, giết chóc, thanh trừng,… để tóm thu quyền lực;  Bần cùng hóa, nô lệ hóa, công cụ hóa người dân để phục vụ cho một thiểu số cầm quyền nhân danh xây dựng một xã hội đại đồng không tưởng. Với Việt Nam thì ông Hồ Chí Minh khi vớ được ”Đề Cương về Các Nước Thuộc Điạ” của Lenin đã mừng như “người sắp chết khát trong sa mạc tìm được nước uống” và ông ta đã rước chủ nghĩa cộng sản về nước ta. Tính chất tay sai cho Đệ Tam Quốc Tế của ông Hồ Chí Minh được thể hiện qua một câu của ông ta trong bộ Hồ Chí Minh Toàn Tập nói về việc ông đã hoàn thành chỉ thị của Đệ Tam Quốc Tế khi đưa “cách mạng” về Đông Dương. Tương lai nào cho Cách Mạng Tháng 10? Sau khi các chế độ cộng sản Đông Âu và Liên xô sụp đổ vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, hàng trăm triệu người dân các nước Đông Âu và Liên xô cũ đã dần dần phục hồi lại vai trò làm chủ và quyền tự quyết cho vận mệnh của mình. Đến nay, sau 23 năm canh tân và xây dựng, tuy còn một số nước vẫn chưa thể tẩy xóa những dấu vết di hại sau mấy mươi năm dưới ách cộng sản độc tài, nhưng họ đã vượt qua được rất nhiều khó khăn mọi mặt, để từ một xã hội mà tất cả là công cụ của cổ máy nhà nước phục hồi trở lại xã hội công dân. Và nhờ có tự do ngôn luận, tự do thông tin v.v... người dân các nước Đông Âu đã từng bước gạn lọc được để có một chính quyền của dân và vì dân đúng nghĩa. Đây là giai đoạn học cách sống và sử dụng các phương tiện dân chủ phải đi qua của mọi dân tộc vừa thoát ách độc tài. Hầu hết các nước Đông Âu như Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đông Đức, Hungary, Bulgary, Albania,... đều đã có nền dân chủ vững chắc, nền kinh tế chan hòa với Âu Châu và thế giới. Nhưng có lẽ thành công hơn cả là đã đem lại công bình và công lý cho mọi công dân qua những thay đổi xã hội một cách ôn hòa. Cộng Sản là tai họa kinh hoàng cho cả nhân loại trong thế kỷ qua! Đây là điều mà người ta không thể chối cãi. Chính vì thế mà nay nhân loại không chỉ bỏ vào đống rác lịch sử mà còn dạy các thế hệ tương lai về loại "tai họa giết người nhiều nhất" này của thế kỷ 20. Năm nay, trước những ngày kỷ niệm Cách Mạng Tháng 10 thì ngẫu nhiên lại xẩy ra những hiện tượng đáng suy ngẫm về tương lai của cuộc cách mạng này. Quan trọng nhất có lẽ phải kể đến việc đảng CS Trung Quốc đã vứt bỏ chủ nghĩa Marx – Lenin trong cương lĩnh của họ ngay trước những ngày đại hội đảng lần thứ 18 sắp diễn ra. Ở Bắc Hàn, người ta đã tháo gỡ bức chân dung vĩ đại của Marx và Lenin từng ngự trị ở công trường Kim Nhật Thành, Bình Nhưỡng, từ khi chế độ cộng sản lên cầm quyền đến nay. Tượng Lenin ở Ulan-Bator, thủ đô Mông Cổ, cũng vừa được kéo xuống vào tháng trước. Ở Nga, hôm 30 tháng 10 (ngày tù nhân chính trị dưới thời Sô Viết) các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền tại Nga đã đứng ra tổ chức lễ tưởng niệm cho hàng triệu nạn nhân dưới thời Liên Xô bị bắn, bị lưu đày hay bị đưa vào các trại cải tạo. Cũng ở Nga, tại thành phố Boulouvo, ngoại ô Mạc Tư Khoa, các buổi cầu nguyện chung đã được tổ chức cho 20.000 người đã bị xử tử và chôn tập thể chỉ riêng tại nhà tù của thành phố này. Trong khi chủ nghĩa Marx – Lenin bị chôn vùi ngay chính quê hương sản sinh ra nó, thì khốn khổ cho dân tộc Việt Nam vẫn tiếp tục phải ôm đống rác rưởi đó. Mặc dù chính Marx từng nói: “Chúng tôi không có ý định đoán định tương lai một cách giáo điều mà mong muốn dùng phương cách phê phán thế giới cũ, để tìm được thế giới mới. Việc kiến tạo và tuyên bố một lần và mãi mãi những giải đáp cho các vấn đề của mai sau không phải là việc của chúng tôi”. Và “Ngay khi viết học thuyết về chủ nghĩa tư bản, qui luật giá trị thặng dư, qui luật phản ứng của giai cấp công nhân bị bóc lột… ở đầu thế kỷ 19 Mác và cả Anghen đều cho công trình của mình chỉ như một thứ dự báo. Nó chỉ phù hợp với thời điểm ấy, chứ không thể phù hợp với tất cả mọi thời điểm trước và sau nó.” (2) Thế nhưng, lãnh đạo đảng CSVN lại vẫn coi học thuyết Mác là bất di bất dịch, là kinh điển … của mọi thời đại! Thậm chí tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng còn sang tận Cuba để rao giảng những thứ này, và tượng Lenin vẫn sừng sững ở vườn hoa Canh Nông cũ để dân gian có bài thơ mỉa mai: “Lênin ông ở nước Nga. Cớ sao ông đến vườn hoa nước này? Ông ngửng mặt, ông chỉ tay. Xã hội chủ nghĩa nước này còn lâu (3) Hai thập niên trước đây “tiến sĩ sinh học Hà Sĩ Phu viết tiểu luận "Dắt tay nhau đi dưới những tấm biển chỉ đường của trí tuệ". Bằng lý luận khoa học sắc sảo, ông đã vạch ra rằng động lực phát triển của xã hội là trí tuệ chứ không phải là đấu tranh giai cấp như luận điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin mà hàng triệu tín đồ cộng sản trên thế giới đang mê muội tôn sùng (4). Không lâu sau đó những khẩu hiệu “chủ nghĩa Mác-Lênin vô địch”, “Cách Mạng Tháng 10 vĩ đại muôn năm”, v.v...suốt mấy chục năm được giăng đầy đường cùng với các lễ lạc hội hè đình đám kỷ niệm thật trọng thể Cách Mạng Tháng 10 đã âm thầm biến mất. Thế nhưng, ở đầu thập niên thứ 2 của thế kỷ 21, các lãnh đạo Việt Nam vẫn nhẫn tâm tiếp tục ra lệnh nhồi nhét chủ nghĩa Mác-Lê vào đầu thanh niên sinh viên; vẫn lạnh lùng xiềng bước tiến của đất nước bằng “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”; và vẫn nghiến răng bóp cổ cả dân tộc bằng “nhà nước chuyên chính”. ============= Tham khảo: 1. Minh Đức, “21 Điều Lệ để được gia nhập Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản”, http://minhduc7.blogspot.ca/2012/08... 2. Hoàng Lại Giang, “Đừng tiếc nuối những gì mà loài người đã loại bỏ đi!” http://anhbasam.wordpress.com/2011/... 3. Bùi Tín, “Mặt Thật”. 4. Blog Huỳnh Ngọc Chênh, “Dắt Tay Nhau Đi...” http://huynhngocchenh.blogspot.ca/p...
......

Dân chủ, bầu cử, và không khí chính trị

Cả thế giới nín thở theo dõi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Thậm chí rất nhiều người trong số đó thiếu sự quan tâm thật sự với cuộc bầu cử ngay trên đất nước mình! Liệu đó có phải là điều kỳ lạ? Dân chủ và bầu cử Dân chủ, hiểu theo ý nghĩa nguyên thủy từ nơi mà khái niệm này được sinh ra – nhà nước Athens thế kỷ 4-5 trước Công nguyên – có nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân. Từ dân chủ trong tiếng Việt là từ Hán Việt, có thể hiểu một cách đơn giản theo ý nghĩa chiết tự của nó là chủ quyền thuộc về nhân dân. Trong đời sống, chúng ta nôm na hóa nó thành “dân làm chủ”.Hầu như tất cả các chế độ xã hội trong lịch sử theo thế quyền đều tự cho mình là dân chủ. Vì ai nắm quyền lực cũng đều tự xưng rằng mình nắm quyền là chính đáng. Nếu không nhân danh thần quyền (nắm quyền theo ý Chúa hoặc ý Trời), thì tất nhiên là phải theo ý nguyện của nhân dân. Nhưng làm thế nào để quyền lực thật sự thuộc về nhân dân, để dân thật sự làm chủ thì lại là cả một hệ thống triết lý và tổ chức chính trị. Trong hình thức lý tưởng, dân chủ nghĩa là tất cả mọi người cùng thảo luận, cùng biểu quyết để ra quyết định chung cho cộng đồng, chính là dân chủ trực tiếp. Nhưng trong thực tế nhân loại, “sân khấu” đông nhất để tụ họp chỉ có chừng 100 ngàn chỗ ngồi, là vài sân vận động lớn nhất thế giới chứ không phải là các quảng trường chính trị. Nếu các quảng trường có tới 100 ngàn chỗ có thể ngồi, thì đó chỉ là nơi tụ họp để biểu tình chứ không phải có chức năng thảo luận và biểu quyết, vì không thể tổ chức và điều phối cho 100 ngàn người cùng thảo luận. Lịch sử hiện đại lại không có vị thế cho quốc gia dưới 100 ngàn dân. Vì thế, dân chủ trực tiếp ở quy mô quốc gia là không tồn tại. Hình thức thay thế khả dĩ nhất là dân chủ gián tiếp hay dân chủ đại diện, ở đó, người dân bầu ra các đại biểu đại diện cho mình để thảo luận và ra quyết định chung cho cộng đồng. Đó là các dân biểu. Trong các chế độ theo mô hình Tổng thống như nước Mỹ, người dân còn trực tiếp bầu ra người đứng đầu cơ quan hành pháp. Các dân biểu sẽ thảo luận và ra quyết định về luật và chính sách. Trong các chế độ theo mô hình Nghị viện, các dân biểu còn bầu chọn ra người đứng đầu cơ quan hành pháp. Bầu cử và không khí chính trị Như vậy, bầu cử chính là hành vi quan trọng nhất trong một chế độ dân chủ. Vì nó là điểm mấu chốt cho việc người dân được làm chủ, trong mô hình dân chủ gián tiếp, khi người dân chọn ra những người đại diện cho mình để thảo luận và ra quyết định đời sống chung của cộng đồng. Nhưng tổ chức bầu cử như thế nào để người dân được lựa chọn đúng người mà họ muốn làm đại diện cho mình là việc quan trọng không kém. Thứ nhất, cuộc bầu cử phải bảo đảm rằng nó tạo cơ hội cho tất cả các ứng viên có ý nguyện đại diện và phục vụ cho cộng đồng. Một cuộc bầu cử phản dân chủ thì tìm cách loại những ứng viên tiềm năng bằng cách đặt thêm điều kiện, hoặc ngụy tạo các lý do để loại bỏ bớt ứng viên. Thường thì mọi sự sắp đặt loại bớt ứng viên đều có bàn tay của chính quyền đương nhiệm, vì con người có khuynh hướng níu kéo quyền lực. Để loại bỏ can thiệp của chính quyền đương nhiệm, cách duy nhất là phải có Ủy ban bầu cử độc lập. Thứ hai, cử tri phải biết ứng viên là ai. Không thể chỉ là hồ sơ khô khốc về học vị, tiểu sử chính trị, và chức vụ hiện tại. Chức vụ hiện tại đương nhiên là lợi thế cho các quan chức đương nhiệm. Hầu hết các nền dân chủ quy định bắt buộc ứng viên phải cư trú ở địa bàn tranh cử, và nhiều khi công khai cả tài sản, thu nhập, gia đình, bên cạnh quá trình công tác chính trị và cộng đồng. Đó vừa là cách để cử tri hiểu rõ ứng viên là ai, không chỉ trên phương diện chính trị mà cả trên phương diện con người – cơ sở của lòng tin vào ứng viên để lựa chọn. Thứ ba, khuynh hướng chính trị của ứng viên. Các đảng phái chính trị tự nó đã có các khuynh hướng chính trị, thông qua cương lĩnh. Cử tri không chỉ bầu cho ứng viên – con người cụ thể mà còn bầu cho chính đảng đó (điều này có thể khác ở những nơi một đảng nắm vai trò lãnh đạo, bởi họ không cần cạnh tranh). Thứ tư, dự án của ứng viên hoặc chính đảng. Đó là những mục tiêu, chương trình hành động của ứng viên hoặc chính đảng. Cử tri chỉ có thể lựa chọn đúng ứng viên đại diện cho mình khi mối quan tâm của cử tri chính là mục tiêu của các ứng viên. Và mục tiêu đó chỉ thuyết phục được cử tri khi nó có kế hoạch, có biện pháp để thực hiện một cách khả thi. Chính khuynh hướng và dự án chính trị làm cho bầu cử thoát khỏi ý nghĩa như là sự trình diễn hình ảnh nhân vật, hay cuộc thi diễn xuất trên sân khấu điện ảnh. Chúng ta vẫn hay nhìn nhận cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ như cuộc trình diễn của Hollywood, nhưng chưa từng có siêu sao điện ảnh nào đắc cử Tổng thống Mỹ. Chỉ có một người duy nhất từng là diễn viên, nhưng lại là diễn viên hạng hai. Cuộc thảo luận về các khuynh hướng, dự án chính trị chính là yếu tố làm nóng không khí chính trị của các xã hội dân chủ. Thông qua thảo luận, người dân hiểu rõ hơn về tổ chức chính trị, sự vận hành của hệ thống chính trị, về các đảng phái, về các ứng viên, về dự án và tính khả thi của dự án. Nếu bản thân người dân không hiểu, họ sẽ được “hỗ trợ” từ đối thủ chính trị của ứng viên. Vì khi cuộc bầu cử là cuộc cạnh tranh giữa các đảng phái, nếu một đảng chỉ ra điểm yếu của đối thủ thì đảng đó có thêm cơ hội thắng cử. Khi cử tri hiểu rõ những điều đó, lá phiếu của họ sẽ chính xác hơn. Tất nhiên, cuộc thảo luận đó không thể thiếu các cơ quan truyền thông. Nó không chỉ bộc lộ quan điểm của mình mà còn là diễn đàn để các bên thảo luận. Dù với vai trò nào, truyền thông có khả năng tác động tới kết quả bầu cử. Nếu truyền thông nằm trong tay chính phủ đương nhiệm, về nguyên tắc khó có một cuộc bầu cử công bằng. Một cuộc bầu cử đáp ứng đủ những yêu cầu trên đây cũng là một cuộc bầu cử tốn kém về thời gian và tiền bạc. Như cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ mới đây tiêu tốn tới 6 tỷ USD. Về bản chất, số tiền đó không mất đi, mà chỉ là sự luân chuyển giữa các thành phần của xã hội Mỹ. Đổi lại, nó giúp người dân Mỹ lựa chọn đúng ứng viên đáp ứng mong mỏi của mình trong một cuộc cạnh tranh bình đẳng giữa các ứng viên. Đó là lý do mà các cuộc bầu cử ở Mỹ luôn được hâm nóng trong thời gian dài, được theo dõi sát sao trong thời gian bầu cử bởi ngay cả những cư dân ngoài nước Mỹ. Vì không ai biết trước ý chí của nhân dân, dù có vô số cuộc thăm dò xã hội học. Nó trái ngược với những cuộc “bầu cử” mà người chiến thắng, chính đảng chiến thắng được biết trước, thậm chí được sắp đặt trước, nên tất nhiên cũng xứng đáng được quan tâm hơn. Hồng Ngọc   http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/sukien/95938/dan-chu--bau-cu--va-khong-khi-chinh-tri.html  
......

Tản mạn trong góc tù

Tôi nhớ đã đọc được ở đâu đó một câu thơ viết về người tù “Mười năm còn quen ngồi một mình trong bóng tối” và chạnh nhớ đến thi sĩ Phùng Cung. Khi đang thụ án 12 năm tù vì một bài viết đăng trên Nhân Văn Giai Phẩm; một đêm, Phùng Cung bỗng sững sờ vì bắt gặp ánh trăng len qua các song sắt vào thăm mình. Trên vai áo người tù đơn độc, ánh trăng dịu dàng vá cái khoảng rách của chiếc áo. Cái cảm giác được ân cần vỗ về chợt làm thi sĩ ngậm ngùi: “Ngày xưa ơi! Xa mãi đến bao giờ”. Cái ngày xưa của Phùng Cung cũng là những ngày xưa của Trần Dần, Phùng Quán, Nguyễn Hữu Đang… những chàng trai Việt, đầy nhiệt huyết sẵn sàng phanh ngực áo ra trước lằn đạn của thực dân. Những ngày thắm tươi của những con người biết rõ lý do để họ sẵn sàng sống hoặc chết để bảo vệ nó. Phùng Cung đâu ngờ rằng cái khoảnh khắc đó của ông cũng làm ngậm ngùi biết bao người đời sau khi đọc Trăng Ngục. Lúc ấy, Phùng Cung cô đơn lắm, ông đang đối diện với cái nền tường u ám của tù ngục trong khi bên ngoài cả đất nước đang phất cờ hát vang những bài hát quốc tế ca! Hoàn cảnh của Phùng Cung lúc ấy khác hẳn hoàn cảnh của người tù bây giờ. Sau 70 năm đảng Cộng Sản Nga nắm quyền. Di sản của họ để lại là một nước Nga bị phá huỷ gần như tất cả những giá trị về tinh thần. Nhà văn Alexander Solzhenitsyn đã kêu lên rằng: người dân nước Nga sẵn lòng đánh đổi mọi nguyên tắc của mình, tâm hồn của mình, những nỗ lực của tiền nhân và cơ hội dành cho hậu thế, cốt sao sự tồn tại mong manh của họ không bị phá vỡ. Ông cho rằng người dân Nga chẳng còn lấy một chút vững vàng, một chút tự hào và một chút nhiệt huyết nào…Tiếc thay, những nhận xét của Solzhenitsyn cũng không xa mấy đối với người dân Việt Nam sau gần 70 năm sống dưới chế độ Cộng Sản; tính từ ngày ông Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình. Nhưng truyền thống chống ngoại xâm của người dân Việt Nam là một điều bất khả huỷ diệt. Phải chăng chính lòng yêu nước đó đang vực dậy dân khí, dân trí của cả một dân tộc?   Điều gì đã làm cho cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên dám đi dán truyền đơn và viết bốn câu thơ chống Trung Quốc lên những tờ giấy bạc. Hành động của em có khác gì Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản ngày xưa. Tức giận vì còn nhỏ tuổi ông không được dự bàn chuyện nước, Trần Quốc Toản đã bóp nát trái cam trong tay mà không hay. Rồi ông cũng tự mình huy động người nhà, tự mình rèn vũ khí, tự may cờ với sáu chữ “Phá giặc mạnh, báo ơn vua”. Trong ánh mắt sáng trong của Phương Uyên chúng ta nhìn thấy rất rõ một điều: bất chấp những đàn áp diễn ra hằng ngày đối với người biểu tình, bất chấp những bản án khắc nghiệt dành cho người yêu nước, vẫn chảy tràn giòng máu truyền đời không chấp nhận sống kiếp nô lệ trong mỗi người Việt Nam. Và sự sống còn của đất nước đã không cho phép người dân Việt tiếp tục cúi đầu. Chưa bao giờ người Việt ta sẵn sàng đối mặt với rủi ro, chưa lúc nào những người con yêu tổ quốc sẵn sàng chấp nhận tù đày như lúc này. Những trại giam ở Việt Nam bây giờ là nơi giam nhốt những tinh hoa của dân tộc. Họ là những người thiết tha yêu nước nhất như: Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Huỳnh Duy Thức,… Họ là những người yêu tha nhân hơn bản thân mình như: Mục sư Dương Kim Khải, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, cô Đỗ thị Minh Hạnh, chị Trần thị Thuý,… Họ là những người sẵn sàng hy sinh để bảo vệ công lý như: Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, Luật sư Lê Công Định… Và họ cũng là những người yêu tự do nhất để chấp nhận tù đày như: Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, Blogger Điếu Cày, ... Tù ngục đã và đang biến những người con yêu ấy của tổ quốc trở thành biểu tượng của tự do. Họ vượt qua hầu hết những nỗi sợ hãi vì đã đối diện đầy đủ mọi đòn phép của công an -- từ đoạ đày thể chất đến áp lực tinh thần. Họ vượt qua hết những nỗi lo mất mát vì đã đối diện với thực tế mất mát -- từ tên tuổi bị bôi nhọ đến tài sản bị cướp trắng và mọi thứ tự do bị xoá sạch. Chính họ, chính những người tù đen đủi, xơ xác về thể chất đó lại đang là những ngọn lửa hy vọng của cả dân tộc, là những tấm gương sống vì tha nhân cho nhiều người, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam. Họ làm chúng ta nhớ đến hình ảnh một Nelson Mandela, người lãnh tụ cuộc cách mạng chống sự kỳ thị chủng tộc tại Nam Phi. Trên đường bị đưa đi đày ở Robben Island, tại hải khẩu, Nelson Mandela đã để lại những cảm tưởng nổi tiếng, trong đó có đoạn:  "Tôi trân qúy cái lý tưởng một xã hội tự do dân chủ trong đó mọi người sống chung trong hòa đồng hòa hợp và có cơ hội bình đảng.  Đó là một lý tưởng mà tôi sống cho nó, và thực hiện cho được. Nó cũng là lý tưởng mà nếu phải chết, tôi sẽ chết vì nó". Và dù đang là một tù nhân của trại tù Robben Island, trước mắt thế giới, ông trở nên một thần tượng, một thánh tử đạo đòi chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc. Việt Nam là một dân tộc bất diệt, tôi tin như vậy. Kẻ hào kiệt, người anh thư vẫn xuất hiện ở những giai đoạn hiểm nghèo của đất nước. Và sự đồng lòng, sự có mặt cùng nhau để đấu tranh cho an nguy của dân tộc đã nối kết họ thành một khối. Nam giới ngày nay đã không còn e ngại khi ngợi ca sự can đảm của các chị Trần Khải Thanh Thuỷ, Luật sư Lê Thị Công Nhân, chị Bùi Minh Hằng và xem hành động can đảm của các chị là chuẩn mực cho mình bước tới. Đối với những cựu tù nhân như Luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thăng Long, Nguyễn Bắc Truyển…vừa bước chân ra khỏi nhà tù, họ lại quên mình chi vì nhìn thấy cảnh chung quanh. Bất chấp sự xách nhiểu liên tục và các đòn thù của công an, những con người nhân bản này lại lập tức lên tiếng cho lẽ phải, cho những bất công đối với người chung quanh. Và trên tất cả, họ lại nhập giòng đấu tranh. Nhân nói về người tù chính trị, tôi lại nhớ đến thi sĩ Richard Lovelace. Ông bị bắt giam trong cuộc nội chiến ở Anh vào thế kỷ thứ 17. Ở trong tù, Richard đã thể hiện sự khát khao sống một cách mãnh liệt. Mặc cho tù ngục, mặc cho tường cao hào sâu bao quanh, những vần thơ viết về người phụ nữ xinh đẹp sinh ra từ trí tưởng tượng của nhà thơ đã làm nên một thi phẩm nổi tiếng.   Còn trong các thi phẩm của Phùng Cung, hình ảnh người phụ nữ của ông lúc nào cũng mang dáng dấp một quê hương bất hạnh. Nếu không “bước héo, áo gầy, Gió va nón cũ” thì cũng “ Thương em đứng giữa mùa nước mắt”. Viết tới đây chợt ngậm ngùi thương cho người tù Việt Nam. Cũng cùng một tâm tình như Phùng Cung, hai nhạc sĩ trẻ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình lại vừa bị kết án tổng cộng đến mười năm tù. Điều đáng sợ và đáng hối tiếc là Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình cũng bị bắt giam bởi cái chế độ đã từng bắt giam Phùng Cung hơn nữa thế kỷ trước. Đáng sợ vì tâm hồn giới nghệ sĩ trí thức Việt đã bị tù đày hơn năm mươi năm! Mãi  mãi người ta sẽ còn nhớ tới cái bóng một mình của Phùng Cung in trên tường đá suốt 12 năm. Nhưng có một điều thi sĩ không hề biết. Những người tù ngày nay không đơn độc như Phùng Cung, họ đã được nhìn bằng đôi mắt khác. Cứ nhìn cảnh cả nước ôm choàng lấy Bùi Minh Hằng và Phạm Thanh Nghiên khi hai chị vừa bước chân ra khỏi tù thì hiểu ngay rằng - trong mắt dân tộc, hình ảnh cái cùm mang tên “tù chính trị” với đầy cảm giác sợ hãi, kinh hoàng của thế kỷ trước nay đang chuyển dần sang lòng cảm phục và thương yêu. http://diendanctm.blogspot.com/2012/11/tan-man-trong-goc-tu.html  
......

Sợ từng chữ viết – Hãi từng nốt nhạc

Ngày 14/10/2012, cô sinh viên 20 tuổi Nguyễn Phương Uyên và ba người bạn tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM đột nhiên bị hơn 10 công an sắc phục lẫn thường phục đến bắt đi tại phòng trọ. Họ nói là để xác minh một số vấn đề rồi cho về. Nguyễn Phương Uyên lúc đầu bị đưa lên công an Phường Tây Thạnh, sau đó bị giải lên công an Quận Tân Phú, TP HCM và mất tích trong nhiều ngày trong lúc những người bạn cô thì được thả về.Những người bạn của Phương Uyên cho biết cô bị bắt vì “làm thơ chống Trung Quốc” và công an thu được những bằng chứng không có lợi cho cô lúc kiểm tra điện thoại tại phòng trọ. (Những câu thơ chống Trung Quốc như thế nào, nhà nước cũng giấu biệt không công bố cho mọi người để biết mức độ “tác hại” của nó ra sao). Sau nhiều phê phán mạnh mẽ của quần chúng về kiểu bắt cóc người vô pháp luật của chế độ, gia đình Phương Uyên mới được biết cô đang bị giam tại công an tỉnh Long An. Nơi đây đưa ra một thông báo chính thức là cô Phương Uyên vi phạm điều 88 Bộ luật hình sự “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”. Khi giới sinh viên và các nhà trí thức đồng lên tiếng phản đối, công an liền một mặt xách nhiễu các sinh viên một mặt mở chiến dịch bôi nhọ các nhà trí thức đã ký các thư chung. Và để biện minh cho trò "bắt có" bị công chúng phê phán, công an cho họp báo ngày 3/11/2012 để dựng ra thêm màn "có chất nổ". Dân chúng liền hỏi nếu có chất nổ thì tại sao chỉ truy tố theo điều 88? Rõ ràng chế độ lại chơi trò đẻ thêm tội để chạy theo "2 bao cao su" đã quá phổ thông từ vụ bắt Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ dài đến vụ giam toàn bộ nhóm tôn giáo tại Bia Sơn. Đã đến lúc, lãnh đạo chế độ này hoảng sợ trước từng chữ viết của một nữ sinh viên 20 tuổi, chỉ vì những chữ này phản đối Trung Quốc xâm lược! Sau sự kiện Phương Uyên bị bắt hai tuần, ngày 30/10/2012, toà án của chế độ cũng đã đem hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình ra xử tội họ thật nặng cũng theo điều 88 – "Tuyên truyền chống nhà nước". Nhạc sĩ Việt Khang bị giáng bản án 4 năm tù giam và nhạc sĩ Anh Bình bị 6 năm tù. Bằng chứng phạm tội của 2 nhạc sĩ này là những bản nhạc kêu gọi lòng yêu nước của người dân Việt và đồng thời phản đối những kẻ đánh đập người yêu nước. Những bản nhạc như Anh Là Ai, Việt Nam Tôi Đâu của Việt Khang và Người Việt Nam, Rạng Ngời Việt Nam của Trần Vũ Anh Bình chỉ nói lên tiếng nói lương tâm phải có của bất cứ ai còn mang giòng máu Việt Nam trong huyết quản. Đã đến lúc, lãnh đạo chế độ này hoảng sợ trước từng nốt nhạc của tuổi trẻ Việt , chỉ vì những giòng nhạc này kêu gọi lòng yêu nước chống ngoại xâm nơi dân tộc Việt Nam! Rõ ràng sau bao năm đồng hóa Đảng với đất nước, nay giới lãnh đạo CSVN đang đồng hóa luôn đảng và đất nước Việt Nam với Bắc Kinh. Chính vì thế mà bất cứ ai phê phán Trung Quốc xâm lược là "tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN". Trước sự thật nham nhở đó, giới văn nghệ sĩ, trí thức Việt không chấp nhận im tiếng như trong quá khứ. Nhạc sĩ Tuấn Khanh, trong bài viết “Án tù cho nghệ sĩ, có sợ không?”, đã  nhận định rằng “Việc bắt giữ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình đã tạo nên một làn sóng phản ứng khó lường. Thậm chí với cộng đồng người Việt đã xa quê hương và xa những con người Việt thế hệ mới trong nước, họ cũng đã bày tỏ sự sửng sốt của mình, khi nghe có những con người đang đối diện với lao tù chỉ vì ca hát, bằng cách xuống đường và chia sẻ những chữ ký hết sức ấn tượng”. Một phản ứng tiêu biểu khác trên trang Blog của Thanh Niên Công Giáo, luật gia Lê Hiếu Đằng nói rằng: “Tôi thấy những cái bản án đó rất nặng nề so với những gì các anh đã làm. Có lẽ người ta muốn dùng các biện pháp phát xít để mà làm cho người dân, để làm cho giới trí thức, giới văn nghệ sĩ phải sợ, không hưởng ứng phong trào đấu tranh vì dân chủ, vì tiến bộ xã hội, đấu tranh chống lại cường quyền hiện nay trên đất nước Việt Nam”. Nhưng điều đáng nói nhất, qua các vụ bắt cóc và xử án nghặt nghèo này, không chỉ nhân dân Việt Nam và cả thế giới đều thấy rất rõ một sự thật: Hiện nay, người dân Việt không cần tới súng đạn nhưng lại đánh đúng vào những yếu huyệt của chế độ. Ngòi bút, phím đàn đang là những vũ khí đủ làm cho những kẻ cầm quyền với đủ loại phương tiện bạo lực sợ hãi. Một sự thật khác không thể chối cãi cũng ngày càng rõ. Bộ mặt thật giới cầm quyền đằng sau những mỹ từ cách mạng, độc lập, tự do, giải phóng, ... xưa nay đã hiện ra là những lừa bịp dối trá. Những con người này sẵn sàng hy sinh cả chủ quyền đất nước, sẵn sàng chà đạp lên chính người dân của mình để làm hài lòng ngoại bang và giữ ghế cai trị. Giới lãnh đạo chẳng còn bứt rứt lương tâm khi cứ liên tục đem bán biển, đảo, biên giới đất liền, tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền kinh tế, văn hóa, cho Bắc Kinh. Họ cũng sẵn sàng cúi đầu khi những "tàu lạ", "nước lạ" bắn giết, đánh đập, tống tiền ngư dân Việt. Và họ sẵn sàng thi hành lệnh từ Bắc Kinh trấn áp những người Việt yêu nước. Và sự thật thứ 3: Lãnh đạo Đảng biết rõ người dân, kể cả hàng ngũ đảng viên, đã thấy bản chất của họ,  đang khinh bỉ và phẫn nộ tới mức bật lên những hành động phản đối. Vì sợ những hành động này lan rộng, giới lãnh đạo Đảng đang ráng chứng tỏ họ rất mạnh, có đủ phương tiện bạo lực để bóp chết mọi hình thức phản đối của dân chúng. Nhưng đó chính là tiến trình đã lập đi lập lại vào giai đoạn chót của các chế độ độc tài trong 2 thập niên qua. Chế độ càng mạnh tay, nguời dân càng phẫn nộ phản ứng. Phản ứng của dân càng làm chế độ lo sợ. Để che dấu sự lo sợ, chế độ càng bạo hành. Vòng xoáy này cứ dâng cao dần cho đến lúc người dân bùng nổ ra đường phố và chế độ đột tử. *** Trước những hy sinh cao quý của những Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Nguyễn Phương Uyên và biết bao thanh niên yêu nước khác, chúng ta phải làm gì? Có lẽ câu trả lời đã quá rõ. Ai viết được xin hãy viết nhiều hơn nữa và viết bằng đủ mọi cách, mọi phương tiện, ngay cả trên tường, trên cột điện, trên ghế đá, trên tiền giấy, ... và trên mạng Internet. Ai hát được xin hãy hát to lên, hãy tập trung cho đông và hát ở mọi nơi, trong giáo đường, nhà nguyện, nhà chùa, góc phố, công viên, ... và giữa vòng các sinh viên.  Ai biết soạn nhạc xin hãy sáng tác nhiều hơn nữa những bài ca yêu nước ngập tràn truyền thống hy sinh của cha ông. Thế hệ hôm nay sẽ tiếp nối những bài ca hào hùng như “Bạch Đằng Giang”, “Hội Nghị Diên Hồng”,  “Tiếng Gọi Thanh Niên”, ...  của thế hệ đi trước.  Và những ai không viết, không soạn được nhạc hay không hát được, xin hãy bằng nhiều cách bao quanh, bảo vệ, đùm bọc những người đang viết, đang hát. Đất nước này và những người con yêu của mẹ Việt Nam như Phương Uyên, Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình thuộc về tất cả chúng ta.
......

Căng thẳng Biển Đông gia tăng, ngư dân hứng chịu

Việt Long, theo AFP 03.11.2012 “Bọn họ có súng. Họ chĩa súng buộc chúng tôi dồn ra phía mũi tàu, rồi lên tàu và bắt giữ chúng tôi.” Ông Trần Hiển nói. Ông là người bị bắt cùng với 10 ngư dân trên chiếc tàu cá hồi tháng 3 ở gần quần đảo Hoàng Sa, và bị giam 49 ngày. “Đứa con trai đầu lòng của tôi ra đời lúc tôi nằm trong nhà tù Trung Quốc.” Người thuyền trưởng 33 tuổi nói. Đảo Lý Sơn, Việt Nam – Lúc lính tuần duyên vũ trang của Trung Quốc phát hiện chiếc tàu cá bằng gỗ của ngư dân Trần Hiển trong hải phận tranh chấp, họ bắt ngay chiếc tàu, bắt đi toàn thể ngư dân trên tàu, tống giam thuyền trưởng Hiển.  Nhiều thế hệ người dân đảo Lý Sơn Việt Nam đã khinh thường bão tố cùng nhiều mối hiểm nguy khác để đem cho được cá về nhà, nhưng nay lại phải đấu tranh với lực lượng tuần duyên của Bắc Kinh phái tới để khẳng định tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của họ. Lướt sóng ra khơi với lòng yêu nước cùng với sự thôi thúc phải mạo hiểm thêm nữa trên những dặm khơi cho cá đầy thuyền, những hải đội ngư thuyền châu Á càng ngày càng tiến xa thêm ra tiền tuyến trên sóng nước của vùng biển Á Đông, với mối căng thẳng càng lúc càng tăng vì giành nhau chủ quyền lãnh hải. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã khởi sự tuần tiễu hung hăng quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong vòng tranhchấp ở biển Nam Trung Hoa, mà Việt Nam gọi là biển Đông. Trung Quốc sử dụng những tàu tuần cùng với lệnh cấm đánh bắt để rào chắn tàu kéo lưới của các nước khác từ bên ngoài vùng biển ấy. Đó là cáo buộc của các viên chức và ngư dân Việt Nam. “Bọn họ có súng. Họ chĩa súng buộc chúng tôi dồn ra phía mũi tàu, rồi lên tàu và bắt giữ chúng tôi.” Ông Trần Hiển nói. Ông là người bị bắt cùng với 10 ngư dân trên chiếc tàu cá hồi tháng 3 ở gần quần đảo Hoàng Sa, và bị giam 49 ngày. “Đứa con trai đầu lòng của tôi ra đời lúc tôi nằm trong nhà tù Trung Quốc.”Người thuyền trưởng 33 tuổi nói.“Họ lấy mất cả bộ lưới và dụng cụ định vị GPS của tôi. Nay thì tôi ngập trong nợ nần.” Câu chuyện của anh Hiển chẳng lạ lùng gì – anh và ngư phủ của anh bị bắt giữ cùng ngày với các ngư phủ của một tàu khác. Cả hai thuyền trưởng cùng bị đánh đập, và “không lúc nào có đủ thực phẩm để ăn uống” cho 21 người ngư phủ, anh Hiển nói. Hà Nội nói hằng trăm đoàn ngư dân của các tàu cá đã bị nhà cầm quyền Trung Quốc bắt giữ gần Hoàng Sa và Trường Sa trong mấy năm gần đây. Khu vực cận duyên đã cạn kiệt vì đánh bắt quá mức, đoàn ngư dân gia tăng đông đảo hơn bao giờ hết của Lý Sơn – hòn đảo cách bờ biển Việt Nam 30 km –đành trông cậy vào những chuyến ra khơi đến những vùng đảo tranh chấp để hốt những mẻ lưới đầy cá cơm, cá ngừ, cá nục. Quân tốt đen trong trận chiến lãnh hải Hà Nội công bố “chủ quyền không thể tranh cãi” trên những chuỗi đảo mang tên địa phương là Trường Sa và Hoàng Sa, cách bờ biển Việt Nam và Trung Quốc mấy trăm km. Và Hà Nội dùng những ngư dân, ít nhất cũng là sử dụng gián tiếp, để xác định chủ quyền như đã công bố - bác bỏ mọi mưu đồ của Trung Quốc nhằm hạn chế những tàu lưới của Việt Nam, như lệnh cấm đánh bắt cá hằng năm của Trung Quốc là một ví dụ. “Chính phủ ta khuyến khích chúng tôi đánh cá ở khu vực Hoàng Sa và Trường Sa vì ở đó có nhiều cá và cũng là khu vực đánh bắt của Việt Nam trong nhiều năm nay.” Ông Lê Khuẩn nói với AFP trong ngôi nhà nhỏ của ông trên đảo Lý Sơn. Các nước trong khu vực đều có chính sách khuyến khích đánh bắt xa bờ để làm giảm áp lực cạn tài nguyên nơi vùng cận duyên, đồng thời gia tăng sự hiện diện của họ trong vùng lãnh hải công bố, một nhân viên cao cấp về ngư nghiệp của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc nói. “Tất nhiên hoạt động trong vùng lãnh hải có tranh chấp nghĩa là phải chạm trán với các nước khác nhiều hơn” Ông Simon Funge-Smith nói với AFP thêm rằng việc đó cũng làm tăng thêm “áp lực đáng kể” lên khu dự trữ cá của thiên nhiên, đồng thời gia tăng cuộc cạnh tranh giữa những đoàn tàu cá thường là được các chính phủ tài trợ. Bắc Kinh đã xâm chiếm Hoàng sa, mà họ gọi là Tây Sa theo tiếng Trung Quốc, sau một trận chiến ngắn ngủi với Nam Việt Nam vào năm 1974 . Trung Quốc cũng giành thêm cả chủ quyền quần đảo Trường Sa, đồng thời Đài Loan, Malaysia, Philippines và Brunei cùng nhau giành chủ quyền một phần hay toàn phần quần đảo này. Bắc Kinh thì giành trọn vùng biển mà họ coi là lãnh hải lịch sử, bao gồm toàn bộ diện tích biển Đông. Khu vực này được xem là nơi tàng trữ những trữ lượng dầu khí khổng lồ, cũng là vị trí của những ngư trường quan trọng. Càng ngày càng thêm nhiều tàu ngư chính của Trung Quốc và ngư phủ của đủ mọi quốc tịch ngang dọc trong hải phận biển Đông. Mối căng thẳng về ngoại giao quanh những quần đảo tranh chấp ngày càng gia tăng. Giới quan sát cảnh báo sự leo thang có thể xảy ra. “Thực sự có nguy cơ… của một hành động quá đáng từ bất cứ bên nào trong hai phía – chẳng hạn như một tàu cá bị một tàu tuần bắn vào” Đó là lời chuyên viên an ninh hàng hải Sam Bateman thuộc Đại học kỹ thuật Nanyang của Singapore. Ông nói thêm “Cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều trở nên có tinh thần quốc gia cao độ khi phản ứng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ họ công bố.” Tinh thần yêu nước tăng cao cũng sẽ khiến mỗi bên khó lùi bước, trong khi các chính phủ buộc lòng phải ăn miếng trả miếng, người chuyên viên nói thêm. Ngư dân Philippines cũng than phiền về sự hiếp đáp của những nhân viên Trung Quốc có vũ trang, ở gần đá Scarborough, khoảng 230 km từ bờ biển Philippines. Việc tranh giành chủ quyền đã bùng nổ thành tranh chấp lớn về ngoại giao vào tháng tư, khi Manila lên án ngư dân Trung Quốc đánh bắt những giống hải sản quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở nơi này. Philippines toan bắt giữ những ngư dân này nhưng đã bị hai tàu ngư chính Trung Quốc chạy tới hiện trường ngăn cản. Và tháng trước, tuần duyên Nam Hàn cũng bắt giữ 23 ngư dân Trung Quốc ở biển Hoàng Hải sau một cuộc xung đột bằng võ lực khiến một ngư dân Trung Quốc thiệt mạng. Bị Trung Quốc bắt là điều đáng sợ nhất. Cộng đồng ngư dân nhỏ bé ở đảo Lý Sơn như bị trúng phải một cơn choáng khi thấy mình ở ngay trung tâm một vụ tranh chấp quốc tế, chỉ vì đánh bắt cá tôm ở những khu vực mà họ từng hành nghề trong bao nhiêu thế hệ đã qua. Một viên chức địa phưong nói với AFP. “Ngư dân nơi đây coi vùng đánh bắt Trường Sa và Hoàng Sa như vườn ruộng nhà mình.” Viên chức Phạm Hoàng Linh nói với AFP trong một cuộc phỏng vấn diễn ra tại một ngôi nhà chính phủ, màu sơn vàng đã tróc, toạ lạc trên hòn đảo, trong lúc loa phóng thanh oang oang một chưong trình tuyên truyền thường nhật của Hà Nội, mỗi ngày phát hai lần. Ông Linh nói bị Trung Quốc bắt là “nỗi sợ kinh hoàng nhất” của khoảng 3000 gia đình ngư dân trên đảo, vì không có thu nhập nhờ đánh được tôm cá- khoảng 100 đến 200 đô la cho mỗi người sau một chuyến ra khơi - nhiều gia đình đứng trước nguy cơ nghèo đói. “Chúng tôi gắng tập luyện cho ngư dân của mình tránh đụng chạm. Nhưng chúng tôi đang khai thác vùng đánh bắt cá của chính mình, nên không có lý do gì phải sợ hãi.” Ông Linh, cũng là dân Lý Sơn, nói với AFP như vậy. Nếu không tìm ra một giải pháp, có vẻ như không thể tránh khỏi những cuộc đối đầu thêm nữa khi người ngư dân Lý Sơn nói họ vẫn phải tiếp tục ra sức khai thác vùng biển tranh chấp. “Đó là nguồn thu nhập duy nhất của chúng tôi. Đó là lãnh thổ, lãnh hải của chúng tôi – chúng tôi sẽ bảo vệ chủ quyền, sẽ tiếp tục đánh bắt hải sản.” Ngư dân Lê Khuẩn kết luận.  
......

Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn tại Hamburg xuống đường vận động chử ký cho chiến dịch Triệu Con Tim - Một Tiếng Nói

Toán công tác gồm các bác và anh chị em (ACE) trong Hội Người Việt Tị Nạn Cộng Sản Tại Hamburg và đảng Việt Tân tại Hamburg. Bàn xin chữ ký đặt trước cửa siêu thị đồ điện tử Saturn. Nhờ bảng gỗ được thiết kế khéo léo của anh hội phó NĐPhúc, nhiều truyền đơn, thông tin về tình trạng chà đạp nhân quyền, hình ảnh cập nhật của những tù nhân lương tâm, từ linh mục Nguyễn Văn Lý, hòa thượng Thích Quảng Độ đến những sinh viên thật trẻ vừa bị bắt và đang làm cả thế giới mạng Việt Nam công phẫn như Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên, đã được nhanh chóng trưng bày đầy đủ và không kém phần đẹp mắt. Nhiều dữ kiện, nhất là về 17 thanh niên Công Giáo/Tin Lành đã được một dịch ra Đức ngữ. Ngoài bàn xin chử ký cố định, ACE còn cầm mẫu xin chữ ký đi vòng vòng để vận động người đi đường, phần lớn bước vội vàng trên phố để giải quyết nhu cầu mua sắm cuối tuần. Dù vội vã, ít thì giờ, một số người qua đường đã dừng lại đọc những thông tin và hỏi chuyện các ACE về tình hình nhân quyền tại Việt Nam và dĩ nhiên không quên đặt bút ký tên ủng hộ chiến dịch. Đặc biệt, nhóm công tác được một phần thưởng bất ngờ là sự góp mặt của một anh nhạc sĩ đường phố rất độc đáo với chiếc dương cầm lưu động. Sau gần 2 tiếng đứng trong không khí càng về chiều càng tối và lạnh dần, ACE đã thu được hàng trăm chữ ký. Trước khi giải tán, nhóm công tác đã đứng chung chụp hình lưu niệm với tấm bảng nhỏ bằng tiếng Đức "Triệu con tim, một tiếng nói". Như một minh chứng về tình đoàn kết, Hội Người Việt Tị Nạn Cộng Sản Tại Hamburg và đảng Việt Tân đã phối hợp với nhau trong nhiều công việc. Sắp tới là cuộc biểu tình trước tòa đại sứ Trung Cộng và VC tại Bá Linh nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền. Đây cũng là ngày kết thúc chiến dịch nói trên trên toàn cầu. Những chữ ký thu được sẽ được gửi đến những nơi nhận để bắt đầu vận động các định chế quốc tế này cho nhân quyền tại Việt Nam
......

Bắc Kinh tiếp tục cản trở ‘Bộ Quy Tắc Ứng Xử Biển Ðông’

Một ‘Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên biển Ðông’ để tránh xung đột võ trang sẽ không thể có nổi trong vòng một hai năm nữa. Theo lời của nhiều nhà ngoại giao và truyền thông quốc tế, thì cuộc họp ASEAN thảo luận về Bộ Quy Tắc Ứng Xử (Code Of Conduct - viết tắt là COC) đang diễn ra ở Pattaya, Thái Lan, không đem lại kết quả gì vì Trung Quốc dở trò cản trở . Ông Phạm Quang Vinh, thứ trưởng ngoại giao CSVN cho biết các nước ASEAN muốn thảo luận để tiến tới một bộ COC càng sớm càng tốt nhưng cả khối vấp phải sự chống đối kịch liệt của Bắc Kinh. Trung Quốc chống lại các đề nghị về một Bộ Quy Tắc Ứng Xử đa phương trên biển Ðông mà chỉ muốn thảo luận tay đôi với từng nước tranh chấp để dễ lấy thế nước lớn chèn ép. Nói với đài phát thanh Úc ABC, tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan nói rõ hơn. Ông cho rằng hy vọng ký kết một bộ COC vào kỳ họp thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11 này là điều khó xảy đến. Mười năm trước, các nước ASEAN và Trung Quốc đã ký một Bản Tuyên Bố Ứng Xử (Declaration of Conduct) đồng ý tiến tới một bản quy ước ứng xử để tránh xung đột võ trang trên biển Ðông nhưng từ đó đến nay, COC vẫn chỉ thấy qua những lời kêu gọi, thúc giục của các nước nhỏ phía Nam trong khi Bắc Kinh thì tuyên bố chỉ thảo luận khi điều kiện “chín mùi”. Trên thực tế thì cản trở và gây chia rẽ nhưng với những lời tuyên bố ngoại giao, Bắc Kinh luôn mồm kêu gọi sớm có COC. Nhận định về thái độ của Bắc Kinh, ông Carl Thayer, chuyên viên về các vấn đề Việt Nam của Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc cho rằng lập trường của Bắc Kinh sẽ không thay đổi cho tới khi Trung Quốc có lãnh tụ mới lên cầm quyền. Không một lãnh tụ nào của Bắc Kinh muốn thỏa hiệp gì vào lúc này vì như thế sẽ bị coi là yếu.
......

Trung Quốc bắt đầu tìm căn cứ cho "đường lưỡi bò" phi pháp

Hoàn Cầu thời báo ngày 24/10 đưa tin, một nhóm học giả Trung Quốc và Đài Loan sẽ tổ chức hội thảo nghiên cứu về cái gọi là “đường biên giới biển” và các vấn đề liên quan đến Biển Đông. Trong một cuộc họp báo hôm thứ Ba 23.10, giới thiệu Báo cáo Biển Đông 2011, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải, ông Ngô Sĩ Tồn tuyên bố: “Nhiệm vụ quan trọng nhất bây giờ là bắt đầu nghiên cứu lý thuyết về đường chữ U, để đưa ra lời giải thích về mặt pháp lý cho cộng đồng quốc tế hiểu về đường chữ U trong vòng một năm cùng với thông tin hướng dẫn và các tuyên bố đáp lại những quan ngại của cộng đồng quốc tế.” Đường chữ U, đường "lưỡi bò" hay còn gọi là đường 9 đoạn này được Trung Quốc tự chế ra và ngang ngược  tuyên bố là “đường biên giới” xác định chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc trên gần như toàn bộ Biển Đông mà không dựa vào bất kỳ căn cứ pháp lý nào. Ngô Sĩ Tồn cũng cho rằng tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông là vấn đề mà cả Trung Quốc và Đài Loan có chung lợi ích. Báo cáo Biển Đông 2011 do hơn 10 học giả của cả Trung Quốc và Đài Loan soạn thảo ra kêu gọi hợp tác tích cực, thực tiễn và vững chắc giữa Trung Quốc và Đài Loan đối với các vấn đề Biển Đông nhằm đem lại lợi ích cho dân tộc Trung Hoa. Người đói khổ ở miền núi phía Bắc Việt Nam tăng vọt Theo Báo Người Lao Ðộng, sau 12 năm thực hiện Chương trình 135, bao gồm các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, “cải thiện và nâng cao mức sống người dân” để nhằm làm giảm số gia đình nghèo đói tại vùng núi phía Bắc, nhà nước CS Việt Nam đã không đạt được mục tiêu “giảm nghèo.” và người dân thiểu số ở các vùng núi miền Bắc vẫn sống trong tình trạng “cơm ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm.” Các viên chức của Vụ Chính Sách Dân Tộc còn xác nhận rằng các vùng dân cư thiểu số tại xã Phú Mỡ thuộc huyện Ðồng Xuân, tỉnh Phú Yên; xã Trà Xinh thuộc huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi; xã Ngư Thủy Chung thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình... đã bị đói. Nhiều vùng khác như Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai... cũng đã bắt đầu bị nạn đói đe dọa. Một viên chức của Vụ Chính Sách Dân Tộc thú nhận: “Nhiều thôn, nhiều bản một số xã thuộc tỉnh Cao Bằng không có đất sản xuất, thiếu cả nước tắm giặt. Người dân khổ đến mức tôi không biết dùng từ ngữ gì để diễn tả.” Liên quan đến sự thiếu đói của người dân, theo một tin khác cho biết, mặc dù Việt Nam đang dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo nhưng nạn thiếu đói vẫn xảy ra ở nhiều nơi trong mùa giáp hạt. Theo tin này, 11 huyện miền núi và trung du của tỉnh Quảng Nam đang có 50.000 hộ dân tương đương 200.000 nhân khẩu có nguy cơ thiếu đói. Những hộ dân này được cho biết là nằm trong khu vực có nguy cơ bị sạt lở và chia cắt, cô lập trong mùa mưa bão. Phải chăng vỡ đập thủy điện Đak Rông 3 là... kế hoạch của chủ đầu tư Báo Lao Động ngày 24.10.2012 đăng một bản tin, rằng Cty cổ phần thủy điện Trường Sơn - chủ đầu tư dự án thủy điện Đak Rông 3 (Quảng Trị) báo cáo với đoàn công tác của Cục Giám định - Bộ Xây dựng, là phần đập bị vỡ trôi hôm 7.10 không có trong bản vẽ thiết kế (!). Cùng với thông tin này là khẳng định việc “phá tường ngăn nước” là một trong những công việc “nằm trong kế hoạch của chủ đầu tư" đã và đang khiến cho dư luận ở địa phương mất niềm tin đối với công trình thủy điện hàng trăm tỉ đồng (vốn vay) ''treo'' trên dòng sông này. Bà Hồ Thị Hoa - Phó Chủ tịch UBND xã Tà Long, huyện Đak Rông, nơi có đập thủy điện Đak Rông 3 - nói: “Mưa rất to trong nhiều giờ liền đã khiến nước sông Đak Rông lên nhanh dữ dội. 13 hộ dân ở thôn Pa Hy của xã suýt chìm trong nước lòng hồ, nếu đập không vỡ. Trước đây, chủ đầu tư khảo sát nói tích nước không ảnh hưởng đến 13 hộ dân này, nhưng thực tế bây giờ ngăn đập xong, nước lên ngập hết đất đai, ao cá, hoa màu và còn có nguy cơ ngập cả nhà dân. Chủ đầu tư không bồi thường thiệt hại cho dân, không có kế hoạch di dời dân ra khỏi vùng ảnh hưởng lòng hồ. Xã nhiều lần mời họ đến làm việc, nhưng họ liên tục nói dối và coi thường dân. Sáng 7.10, mưa to, nước dâng cao, dân địa phương ai cũng thấy đập vỡ, nước xuống nhanh; thế mà Cty vẫn nói là Cty chủ động phá đập. Trước thông tin có trong báo cáo gửi UBND tỉnh QT rằng, một phần đập thủy điện Đak Rông 3 bị vỡ trôi hôm 7.10 là do chủ đầu tư tự phá, ông Trần Anh Tuấn – kỹ sư thủy lợi, Phó Văn phòng UBND tỉnh QT, người được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền phát ngôn trong vụ vỡ đập thủy điện Đak Rông 3 - đã khẳng định: “Không thể nói rằng đập vỡ do tự phá được. Đập vỡ là do nước về mạnh hôm 7.10”.             Dư luận đang đặt ra nhiều nghi vấn về động cơ “phá đập nằm trong kế hoạch của chủ đầu tư”, đặc biệt khi đây là một công trình có mua bảo hiểm và chủ yếu sử dụng vốn vay và đồng thời, chủ đầu tư đã bán lại dự án cho một Cty khác.
......

Chiến dịch Triệu Con Tim - Một Tiếng Nói

  http://www.democracyforvietnam.net Kính gửi: Bà Laura Dupuy Lasserre, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Bà Catherine Ashton, Ðại diện Cấp Cao của Liên minh Châu Âu về Ngoại giao và Chính sách An Ninh Bà Barbara Lochbihler, Chủ Tịch Tiểu Ban Nhân Quyền, Quốc Hội Âu Châu Ông Bob Carr, Bộ Trưởng Ngoại Giao, Australia Ông John Baird, Bộ Trưởng Ngoại Giao, Canada Ông Laurent Fabius, Bộ Trưởng Ngoại Giao, France Ông Guido Westerwelle, Bộ Trưởng Ngoại Giao, Germany Ông Kōichirō Genba, Bộ Trưởng Ngoại Giao, Japan Ông Uri Rosenthal, Bộ Trưởng Ngoại Giao, Netherlands Ông Espen Barth Eide, Bộ Trưởng Ngoại Giao, Norway Ông Didier Burkhalter, Bộ Trưởng Ngoại Giao, Switzerland Ông William Hague, Bộ Trưởng Ngoại Giao, United Kingdom Bà Hillary Clinton, Bộ Trưởng Ngoại Giao, United States of America Trước những áp lực đòi hỏi về thay đổi chính trị của quảng đại quần chúng, chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã áp dụng biện pháp kiểm duyệt Internet, xử án lấy lệ và bắt giam tùy tiện để gia tăng chính sách đàn áp người dân của họ. Trong khi đó, nhà cầm quyền Hà Nội lại cho rằng khi họ tham gia Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, thì họ có thể tiếp tục vi phạm trầm trọng Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và những Quy Ước về các quyền Dân sự và Chính trị mà họ đã ký kết. Nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2012, chúng tôi long trọng kêu gọi cộng đồng thế giới hãy hỗ trợ cho những tiếng nói lương tâm của Việt Nam: các bloggers Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), Tạ Phong Tần, Paulus Lê Sơn; các nhà tranh đấu dân chủ Nguyễn Quốc Quân và Trần Huỳnh Duy Thức; các nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình; luật sư nhân quyền Cù Huy Hà Vũ và Linh mục Nguyễn Văn Lý. Họ, và nhiều người Việt yêu nước khác, đã chỉ bày tỏ một cách ôn hoà những nguyện vọng về thay đổi chính trị cho Việt Nam, cũng như tự do tôn giáo và công bằng xã hội. Nhiều tù nhân lương tâm Việt nam đã bị đối xử khắc nghiệt trong tù như cưỡng ép lao động, hành hạ thể xác và bệnh tật không được chữa trị. Theo sự tiết lộ của các tổ chức quốc tế về Nhân Quyền thì điển hình nhất là trường hợp của hai nữ tù nhân: nhà đấu tranh cho dân oan Trần Thị Thúy và nhà tranh đấu cho quyền nghiệp đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh. Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, long trọng kêu gọi Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Âu Châu và các Quốc Gia Tự Do: 1. Biệt phái tới Việt Nam các đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc và đại diện các Sứ Quán để điều tra về tình trạng giam giữ tùy tiện, ngược đãi trong tù và sự lạm dụng luật pháp tại đây. 2. Yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và hủy bỏ các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia như Điều Khoản 79 và 88 trong bộ Luật Hình Sự, những điều luật đã được dùng làm lý cớ để bắt người và giam giữ tùy tiện. 3. Đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải lập tức trả tự do cho toàn thể tù nhân chính trị. Thay mặt các tù nhân lương tâm, chúng tôi yêu cầu cộng đồng quốc tế buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng sức khoẻ và sự tước đoạt tự do của những người tranh đấu dân chủ mà họ đang giam giữ.   Xin Quý vị vào đường dẫn dưới đây để ký vào thỉnh nguyện thư gởi ỦY BAN NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC để đòi hỏi NHÂN QUYỀN CHO VIỆT NAM: http://www.democracyforvietnam.net
......

Pages