2012

Bên Thắng Cuộc

“Bên thắng cuộc” là cuốn sách đang gây sôi nổi cho cư dân mạng cả trong và ngoài nuớc. Quyển sách được viết bởi nhà báo Huy Đức, người nổi tiếng với trang blog Osin với những bài chính luận độc đáo có số người đọc rất cao.   Sau ba năm mài miệt, “Bên thắng cuộc” chính thức ra đời vào ngày 12 tháng 12 vừa qua với hai cách: sách in do chính tác giả xuất bản và sách điện tử do Amazon phát hành dưới hình thức Kindle. Có lẽ đây là lần đầu tiên một nhà văn Việt Nam có lượng sách bán trên hệ thống Amazon qua hình thức sách điện tử. Sự đột phá này có ý nghĩa quan trọng cho những ngòi viết đang bị cho là có vấn đề tại Việt Nam, từ nay họ có thể lập ra kế hoạch cho cuốn sách sắp tới phát hành một cách rộng khắp nhưng lại không hề bị lưỡi kéo kiểm duyệt gây rắc rối. Huy Đức là nguời đầu tiên và chắc chắn không phải là cuối cùng tận dụng lợi thế khoa học kỹ thuật này. “Bên thắng cuộc” vừa ra đời một ngày đã tạo tiếng vang lớn khi nhiều tiếng nói uy tín giới thiệu nó một cách trân trọng, trong đó có bài viết của Giáo sư Trần Hữu Dũng, hiện giảng dạy tại đại học Wright thuộc tiểu bang Ohio Hoa Kỳ. GS Dũng cũng là chủ website Viet-Studies có luợng người vào xem rất lớn. Chia sẻ với chúng tôi về cuốn sách ông cho biết: "  Hãy xem cuốn sách này như một nguồn tài liệu vì vậy nó rất tốt chứ không phải một cuốn viết về sử theo như cách hàn lâm.  GS Trần Hữu Dũng “Tôi thấy cuốn sách có rất nhiều chi tiết và thông tin nào cũng hay cả! Nhưng nếu đưa cho người khác đọc thì có thể họ lại cho rằng cuốn sách này không phân tích tổng quan nên những học giả hàn lâm họ sẽ chê cuốn sách chỗ đó. Đối với tôi thì chuyện ấy sau này Huy Đức có thể làm được, viết một cuốn sách riêng để phân tích những sự kiện nào đáng nhất. Có nhiều anh em cũng cho rằng Huy Đức nên viết lại, chia các chi tiết ra thì cuốn sách sẽ hay hơn. Nhưng muốn làm như vậy thì phải nhiều năm nữa mà Huy Đức không có thời gian. Cuốn sách phải ra liền không thể trễ hơn nữa. Hãy xem cuốn sách này như một nguồn tài liệu vì vậy nó rất tốt chứ không phải một cuốn viết về sử theo như cách hàn lâm. Có một điều rất hay, đó là tôi hỏi Huy Đức, khi Huy Đức phỏng vấn những người trong cuốn sách này thì họ có biết rằng Huy Đức viết sách hay không? Huy Đức nói là biết! Thành ra tôi không hiểu tại sao mà họ tin cẩn Huy Đức để mà nói những điều như vậy trong khi biết rằng Huy Đức dùng những lời nói của họ để viết sách? Huy Đức rất cẩn thận và đức tính này rất hay.” Ba muơi tháng tư “Bên thắng cuộc” có thể nói là một cẩm nang cho những ai muốn biết về các sự kiện xảy ra tại Việt Nam sau ngày 30 tháng 4 tới nay. Tác giả đã bỏ công hàng chục năm để phỏng vấn hàng trăm người trong cuộc. Tác giả cũng sử dụng tư liệu từ nhiều nguồn trong đó chủ yếu là các hồi ký của những người có dính đến cuộc chiến tranh Việt Nam hay tham gia vào guồng máy chính trị của chế độ hiện nay. Điều quan trọng nhất mà Huy Đức có được nhưng nhiều nhà báo khác không có đó là vào năm 2005-2006  anh được sang Mỹ du học tại tiểu bang Maryland và phỏng vấn hàng trăm người khác để kết nối với những điều anh đã thu thập từ trong nước. Lượng thông tin kếch xù này được Huy Đức xử lý một cách khôn ngoan qua bút pháp chừng mực, dẫn người đọc tới cánh cửa bí ẩn mà người ta tin rằng trong thế giới cộng sản khó có người thứ hai làm được như anh. Huy Đức không phải là một nhà viết sử vì vậy “Bên thắng cuộc” không thể là một cuốn sách lịch sử theo lối hàn lâm. Mặc dù vậy nó vẫn có thể dùng vào việc tra cứu sự kiện lịch sử xảy ra trong nhiều năm nhất là giai đoạn sau ngày 30 tháng 4. Mức độ chính xác và khả tín của “Bên thắng cuộc” có thể làm người sử dụng nó yên tâm vì nhân chứng hầu hết đều còn sống và họ sẵn sàng chịu trách nhiệm những gì họ cung cấp.   Nhà báo Huy Đức, ảnh chụp trước đây. Photo courtesy of Osinbook. Bắt đầu bằng chương 30 tháng 4, Huy Đức lần luợt mang ra ánh sáng những câu trả lời về trại cải tạo, đánh tư sản, đổi tiền, rồi vượt biên, nạn kiều cũng như các cuộc chiến tranh khác sau năm 1975. Những góc cạnh Huy Đức đưa ra so với kinh nghiệm của hàng triệu người từng sống và chịu sự dày xéo, sai lầm của chế độ vẫn còn nguyên những yếu tố hấp dẫn bởi anh đào sâu chi tiết từng mảng đời, hoàn cảnh như một tác phẩm văn chương để từ đó người đọc cảm thấy như đọc lại chính mình. Bên cạnh các vấn đề kinh tế chính trị, Huy Đức khéo léo lồng vào những mối tình có thật, bị chà đạp, ngăn trở do ý thức hệ hay lý lịch khiến “Bên thắng cuộc” trở nên đa dạng và sống động hơn rất nhiều so với loại sách khô khan chỉ viết và bình về các biến cố lịch sử. Quen biết nhiều quan chức cao cấp của chính phủ qua những lần tác nghiệp cộng với mối xã giao rất rộng khiến Huy Đức có cái nhìn bao quát xã hội và anh mang hơi thở đậm đặc mồ hôi ấy vào tác phẩm khiến những biến cố lớn đều có chất người, chất thời sự báo chí qua từng trang viết của anh. Tự sát hay Tuẫn tiết? Huy Đức tập hợp dữ kiện và phân phối chúng một cách thông minh khiến người đọc không có thời gian bỏ cuốn sách xuống để làm việc gì khác. Bên cạnh đó, điểm Huy Đức thuyết phục người đọc nhất là tâm thức nhân bản của anh. Người ta không lạ gì các bài viết mang tính “lịch sử” lại chỉ kể về những thất bại của đối phương và xem những người lính phía bên kia là kẻ thù, kể cả khi họ đã buông vũ khí để trở về với làng mạc, đồng lúa Việt Nam. Sự quen thuộc ấy không được lập lại trong “Bên thắng cuộc”, Huy Đức nhìn người lính cả hai bên trước nhất là những con người, mọi dị biệt về tính tình hay cách ứng xử đều thuộc về cá nhân để từ đó anh thật sự sống cùng và nghiền ngẫm từng trường hợp xảy ra để viết. "  Nhiều người không biết một cách chắc chắn điều gì đã thực sự xảy ra thậm chí với ngay chính cha mẹ mình.  Huy Đức Trong chương 1, Ba mươi Tháng Tư, Huy Đức đặt một tiểu tựa khiến người đọc ngỡ ngàng. Họ ngỡ ngàng vì biết tác giả là người trưởng thành từ bên kia nhưng dùng hai chữ Tuẫn Tiết đặt cho câu chuyện của các tướng lãnh bên này tự kết liễu đời mình trong ngày chế độ sụp đổ. Các tướng lãnh như  Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ hay Đại tá Đặng Sĩ Vinh lần lượt kết liễu đời mình trước sự chứng kiến của thuộc hạ hay vợ con dưới cái nhìn của Huy Đức là một sự tuẫn tiết. Những người chấp nhận kết liễu đời mình như thế chỉ có thể dùng hai chữ “tuẫn tiết” chứ không thể có từ nào hay hơn. Một điểm quan trọng nữa, Huy Đức viết: “Nhưng đấy vẫn chưa phải là những phát súng cuối cùng của cuộc chiến tranh. Nhiều quân nhân vô danh vẫn tìm đến cái chết trong những ngày sau đó”. Trong “Bên thắng cuộc” người đọc tại Việt Nam, nhất là những bạn trẻ sẽ phát hiện ra nhiều nhân vật đang sống chung quanh mình đã và đang đi vào lịch sử, mặc dù không chắc hình ảnh của họ là sáng hay tối. Ông Hồ Ngọc Nhuận là một trong những người như thế. Những khuôn mặt lịch sử Huy Đức kề lại cuộc trao đổi giữa dân biểu Hồ Ngọc Nhuận và Đại tướng Dương Văn Minh trước giờ Sài Gòn thất thủ. Câu chuyện có thể do chính ông Nhuận kể lại bởi ông thuộc thành phần thứ ba, vẫn sống và mới đây xuất hiện tại Sài gòn lên tiếng trong việc biểu tình chống Trung Quốc.   "Bên thắng cuộc” phiên bản Kindle bán trên trang web Amazon. Screen capture. Hình ảnh ông Hồ Ngọc Nhuận sống động trên các trang mạng khiến câu chuyện của Huy Đức kể đậm đặc thêm tính thời sự. Nó rất khác với những trang sử cố vẽ lại sự kiện nhưng thiếu người ngồi mẫu. Câu chuyện của Dân biểu Hồ Ngọc Nhuận, Đặng Đình Đầu, Huỳnh Bá Thành cùng hàng trăm người khác đã làm cho cuốn sách có lực hút của một hành tinh. Một nhân vật khác nổi bật lên trong Đảng Cộng sản Việt Nam là Tổng bí thư Lê Duẩn. Huy Đức đã lặn lội không biết bao nhiêu cây số để theo dõi từng bước chân của ông từ Nam ra Bắc cũng như các nước cộng sản anh em. Mỗi một sự kiện, Huy Đức tìm đến một nguồn khả tín để mang ra công luận những gì chưa biết hay chưa trọn vẹn về nhân vật này. Theo Huy Đức thì Lê Duẩn rất ghét Trung Quốc. Các vụ đi đêm với Mỹ đã khiến ông này nổi giận và trở nên gay gắt thẳng thừng với Chu Ân Lai, trách móc họ Chu đã phản bội Việt Nam. Lê Duẩn cũng là người có đôi tai tình báo thính như tai thợ săn trong đêm tối. Ông từng nói với vợ là Hoa Kỳ hứa với Trung Quốc sẽ không động tĩnh gì nếu Bắc Kinh tấn công Hoàng Sa, khi ấy còn trong sự kiểm soát của chính phủ Sài Gòn. Vậy mà Lê Duẩn vẫn không thoát nỗi cái bẫy mềm mại của Trung Quốc, đó là những đồng tiền viện trợ đánh Mỹ nhiều đến nỗi sau khi chiến thắng vẫn còn lại 50 triệu Mỹ kim trong két của B29 và 51 triệu Mỹ kim khác của chiến trường B2 và Khu 5 vẫn chưa xài tới. Nếu câu chuyện của Tổng bí thư Lê Duẩn là thâm cung bí sử thì Công hàm ngoại giao năm 1958 do Phạm Văn Đồng ký phải thuộc trách nhiệm của nhiều người, trong đó có ông Hồ Chí Minh và Ban Bí thư Trung ương Đảng. Trách nhiệm này không thể quy cho một mình Thủ tướng Đồng khi bên cạnh ông còn quá nhiều người có khả năng lũng đoạn một người hay một nhóm. Phương án II Trong chương Nạn kiều, Huy Đức góp phần bạch hóa câu chuyện tổ chức cho Hoa kiều vượt biên để gom vàng của nhà nước. Dẫn lời ông Nguyễn Đăng Trừng, phó Phòng chống phản động bành trướng bá quyền, Phương án II là tên gọi của tổ chức cho Hoa Kiều Vượt biên nhằm đưa “đối tượng ra khỏi điểm nóng”. Đối tượng là người Hoa, điểm nóng là cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc gần kề. Biết bao nhiêu thảm cảnh đã xảy ra trong cái gọi là Phương án II này. Huy Đức ghi lại hoàn cảnh của các nạn nhân Hoa lẫn Việt qua các câu chuyện có thực của người kể. "  Nhưng đấy vẫn chưa phải là những phát súng cuối cùng của cuộc chiến tranh. Nhiều quân nhân vô danh vẫn tìm đến cái chết trong những ngày sau đó.  Huy Đức “Bên thắng cuộc” ghi lại: “Người di tản được đóng vàng để công an mua thuyền hoặc đóng thuyền cho đi mà không sợ bị bắt hay gây khó khăn. Việc thực hiện Phương án II chỉ do ba người là bí thư, chủ tịch và giám đốc công an tỉnh quyết định. Công an được giao làm nhiệm vụ đứng ra thu vàng và tổ chức cho người di tản”. Gấp cuốn sách lại là một chương khác mở ra trong lòng người đọc: một thời kỳ biến động của đất nước đã khuấy động sự trầm lắng mà nhiều người muốn quên sau hơn bốn muơi năm nhọc nhằn, thao thức cùng dân tộc. Huy Đức đã đốt lên ngọn lửa trong đêm dài để soi rọi những mất mát thực sự của đất nước, con người. Đọc “Bên thắng cuộc” để biết rằng từng có những mảnh đời như thế. Họ bị bạc đãi, bị vùi dập và tâm hồn họ rách rưới tả tơi ngay cả khi được sống và định cư ở nước ngoài. Trong lời nói đầu, Huy Đức chia sẻ: “Rất nhiều thế hệ, kể cả con em của những người đã từng phục vụ trong chế độ Việt Nam Cộng hòa, sau ngày 30-4-1975 đã trở thành sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Nhiều người không biết một cách chắc chắn điều gì đã thực sự xảy ra thậm chí với ngay chính cha mẹ mình. Cuốn sách của tôi đơn giản chỉ kể lại những gì đã xảy ra ở Sài Gòn, ở Việt Nam sau ngày 30-4: cải tạo, đánh tư sản, đổi tiền… Cuốn sách của tôi cũng nói về hai cuộc chiến tranh cuối thập niên 1970, một với Khmer Đỏ và một với người Trung Quốc. Cuốn sách của tôi cũng nói về làn sóng vượt biên sau năm 1975, và về sự “đồng khởi” của nông dân, của các tiểu chủ, tiểu thương để dành lấy cái quyền được tự lo lấy cơm ăn áo mặc. Đây là công trình của một nhà báo mong mỏi đi tìm sự thật.” Vì khao khát tìm kiếm sự thật nên “Bên thắng cuộc” không thể xuất hiện công khai tại Việt Nam. Thực tế cho thấy nó đang lưu lạc trên khắp thế giới tới nơi nào có người anh em của nó. “Bên thắng cuộc” sẽ mãi mãi đứng ngoài mảnh đất mà nó yêu thương để mỗi đêm thủ thỉ bên tai người đọc những câu chuyện đắng lòng về một đất nuớc liên tục gặp bi kịch trong các cuộc chiến mà căn cước kẻ chiến thắng vẫn rất mù mờ. Có một điều chắc chắn rằng mặc dù Việt Nam có rất nhiều giải thưởng được cho là cao quý để trao tặng những cuốn sách độc đáo, thế nhưng không giải thuởng nào đủ giá trị để trao cho “Bên thắng cuộc”. Vì nó quá lớn. Và chứa đầy máu cũng như nước mắt của toàn dân tộc. 2012-12-13http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/literature-and-arts-121312-ml-121... *********************************** Có thể đọc quyển sách này trực tuyến qua:  Bên Thang Cuoc-Huy Duchttps://docs.google.com/file/d/1cOeIj9F0nQH4CmL_Rrgo5byuf9aSCLoYf_qqueb3dQCXI4AYB2YYcY-tDDb1/edit  
......

Tẩy chay hàng Trung Quốc và... "Mày có tin tao đánh chết mẹ mày không?"

Số là hôm nay mới tậu được cái áo "Tẩy chay sản phẩm Trung Quốc" dự định buổi tối mát mẻ, đẹp trời ra khoe với mấy người bạn.  Buổi tối, sau khi chở bé Hugo đi mua đồ ăn tối về, tôi có hẹn sinh nhật với vài người bạn. Khi vừa ra khỏi nhà, 2 tên "côn đồ" đi xe mang biển số 51V2-1014 đang tụ tập ở quán nước trước cổng chùa Giác Tông, đường Phan Văn Năm, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú cứ nhìn tôi chằm chằm và chạy theo. Sau khi dự sinh nhật bạn về, 2 tên côn đồ vẫn đi theo tôi. Để biết chắc có phải họ theo tôi không, tôi đi 1 đoạn rồi dừng lại rất lâu, khi tôi dừng lại, họ cũng dừng lại, khi tôi đi, họ cũng bắt đầu đi. Đến đoạn đường Lê Bình, phường 4, quận Tân Bình, tôi dừng lại có điện thoại. Hai tên côn đồ chạy lên, tên ngồi sau đe dọa tôi:  - Mày có tin tao đánh chết mẹ mày không?  Tôi nói nhanh điện thoại cho xong vì nghĩ "Mẹ mình có mắc mớ gì với ai đâu mà nó đe dọa đánh chết mẹ mình là sao nhỉ?" và muốn hỏi cho ra lẽ là tôi đã làm gì họ mà họ lại đi theo tôi và đe dọa đòi đánh chết mẹ tôi? Tên ngồi sau hung hăng với tôi khiến tôi phải la làng lên để bà con dân chúng hỗ trợ. Thấy bà con chú ý, 2 tên côn đồ này rất gian manh, nó nói đường nó nó đi, tự dưng tôi gây sự với chúng. Tôi nói:  - Tôi không điên mà với 1 người phụ nữ sức yếu như tôi lại vô duyên đi kiếm chuyện với 2 tên mặt mày bặm trợn, côn đồ, rình rập đe dọa tôi. Tôi có đầy đủ bằng chứng họ theo dõi và đe dọa tôi. Không theo tôi tại sao khi tôi đứng lại thật lâu, bọn nó vẫn đứng lại không chịu đi, mà hễ tôi đi thì nó đi theo. Đã vậy nó còn hăm đánh chết mẹ tôi.   Nói xong, tôi cố gắng chụp lại biển số xe của 2 này. Tên côn đồ nói với tôi:  - Mày chụp đi. Tao gắn biển số xe khác vào.  Tôi nói:  - Vậy ra tụi bây dùng biển số giả. Chỉ có những thằng côn đồ chuyên làm chuyện mờ ám mới dùng biển số xe giả.  Nói xong, tôi cố gắng chụp hình 2 tên côn đồ này lại. Hai tên này xông tới hất tung điện thoại của tôi xuống đất. Tôi nói sẽ trình báo công an phường, 2 tên côn đồ nói:  - Mày có ngon thì vào công an trình báo đi.  Lúc này, dân chúng nói với 2 tên côn đồ:  - Nếu anh không có làm thì 2 anh đi đi, tại sao đứng lại đây làm chi cho nhiều chuyện.  Hai tên này vẫn chần chừ đợi điện thoại chỉ đạo. Tôi thì đợi người nhà lên rồi cùng đến đồn công an trình báo.  Sau khi có điện thoại, hai tên côn đồ này bỏ đi mất. Tôi đợi người nhà lên chở về. Khi người nhà chở tôi về, đến trước cổng chùa Giác Tông thì lại thấy 2 tên côn đồ ngồi đó tự bao giờ.  Tôi không hiểu những tên côn đồ này nhận lệnh từ ai, được trả bao nhiêu tiền hay chính chúng "là ai" để mà bỏ hết thì giờ ngày đêm bám sát để trấn áp tôi như vậy.  Tôi không hiểu vì sao những tên côn đồ này lại có thể nổi máu điên lên khi thấy tôi mặc chiếc áo "Tẩy chay sản phẩm Trung Quốc" như vậy?  Phàm là người dân Việt Nam, đứng trước hiểm họa xâm chiếm lãnh hải, lãnh thổ Việt Nam; đứng trước nguy cơ những mặt hàng độc hại của Trung Quốc lan tràn trên thị trường Việt Nam có thể giết chết người dân Việt Nam cũng như giết chết nền kinh tế Việt Nam như vậy, thiết nghĩ tôi và bạn bè của tôi phải có một hành động nào đó cụ thể để vừa nói lên thái độ của mình, vừa truyền tải ý thức đó đến nhiều người khác nữa. Đối với tôi đó là quyền bày tỏ của một công dân trong một nước nếu thật sự là độc lập, quyền lên tiếng của một người tiêu thụ trong một nước thật sự là tự do, quyền chọn lựa những gì tôi nói, tôi mặc, tôi ăn, tôi uống trong một đất nước nếu gọi là có một chút hạnh phúc.  Cái quyền đó được trả lời bằng một câu nói: Mày có tin tao đánh chết mẹ mày không?    Từ những ngày đầu tháng 6 năm 2011 - những ngày mà hàng ngàn người dân Việt Nam sôi sục xuống đường chống chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, cũng là những ngày tôi luôn sống trong hoàn cảnh bị những thành phần "côn đồ" rình rập, theo dõi, đe dọa, hành hung, đụng xe. Tình trạng "bạo lực cách mạng" của lực lượng "côn đồ" ngày càng leo thang, thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Chúng bắt tay bảo kê cho đám giang hồ xã hội đen làm ăn phi pháp, ngược lại đám giang hồ xã hội đen lại đi làm tay sai, chỉ điểm cho chúng. Nhiều lần đã trình báo cơ quan công an về địa điểm chúng hoạt động mà không hề được giải quyết. Thậm chí chúng còn dùng cả địa điểm là các đồn công an để đánh đập, tra tấn, lột đồ tôi mà công an cũng chẳng thèm đoái hoài tới (chắc sợ bị chúng trả thù!).  Qua chuyện này, tôi càng thấm thía hơn vì sao cô cán bộ đoàn viên TNCSHCM Nguyễn Phương Uyên chỉ chống Trung Quốc, tẩy chay hàng hóa Trung Quốc thôi mà lại có thể bị bắt cóc và tạm giam và truy tố tội "Tuyên truyền chống phá Nhà nước..."  Thiệt tình là tôi không biết mình đang sống trên đất nước Việt Nam hay Trung Quốc nữa!  Nguyễn Hoàng Vidanlambaovn.blogspot.com  
......

Hỏng cả rồi anh Tư ơi!

(Nhân đọc bài Mãi mãi là sao sáng dẫn đường của Chủ tịch Trương Tấn Sang đăng trên báo Tuổi trẻ nhân kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân 22/12)   Mở đầu anh Tư rào trước: “Quý vị độc giả hãy miễn thứ và nếu có thể, hãy chia sẻ với tôi nếu như đôi chỗ trong bài viết này không đi theo khuôn mẫu thường thấy. Sự dè dặt, thận trọng quá mức và khuôn mẫu thường đem đến cảm giác an toàn cho người phát biểu, nhưng trong nhiều trường hợp nó thật sự chưa thể lột tả được bản chất của vấn đề”.   Nhưng anh Tư ơi, làm quan mới phải nói theo khuôn mẫu thường thấy chứ dân chúng tôi không có khuôn mẫu gì cả, nhất là người Nam bộ, giận thì nói giận, tức thì nói tức, đôi khi còn dám đù cha mẹ kiếp cái bọn giọng lưỡi ngon ngọt mà hành động xảo trá nữa kia. Nhưng thôi, anh Tư đã nói thế thì dân này sẵn sàng giúp anh phá khuôn mẫu thường thấy để đọc tiếp, đọc đến cùng, đọc để chia sẻ bài Mãi mãi là sao sáng dẫn đường anh vừa viết.   Trước hết xin cám ơn anh đã nhắc lại : “Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng dân giàu, nước mạnh và đặc biệt là đoàn kết toàn dân tộc thì kẻ thù nào cũng sẽ không dám xâm lược nước ta, nếu có, chúng chỉ chuốc lấy thất bại mà thôi”. Nhưng Dân chúng tôi đâu có bao giờ quên mà phải nhắc lại ! Anh nhắc lại phải chăng anh thừa nhận đoàn kết toàn dân tộc hiện nay đang có vấn đề?   Mà vấn đề lắm chứ. Đoàn kết như MTTQ hiện nay là lắm vấn đề vì chưa thoát được ách đô hộ. Đoàn kết gì mà các ông Tương Lai, Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Hồ Ngọc Nhuận là những người có vai có tiếng trong MTTQ bị công an dùng các biện pháp côn đồ, phạm pháp, ngăn chặn giữa đường hay không cho ra khỏi nhà để đi biểu tình chống bọn bành trướng Trung Quốc mà MTTQ và báo Đại Đoàn Kết không hề lên tiếng. Đoàn kết toàn dân tộc kiểu gì mà những người nói trên, và đông đảo thanh niên trí thức đi biểu tình chống xâm lược thì bị đàn áp quá thể như thế? Người dân tự hỏi hay là các quan đang đoàn kết nhầm hướng vì thế nên không đứng cùng chiến tuyến với nhân dân Việt Nam và cho phép bọn công an ngang ngược côn đồ, phạm pháp đối những người yêu nước.   Anh Tư lên giọng rằng: “Vì thế hơn lúc nào hết, luật pháp và kỷ luật cần phải được tôn trọng triệt để”. Hay là hay quá hay, chúng tôi ủng hộ anh đó anh Tư, nhưngCông an vẫn ngang nhiên phạm pháp khi kè cấm người ta ra khỏi nhà trong ngày 9/12/2012 mà các ông Tương Lai, Lê Hiếu Đằng vừa la lên kêu cứu có lọt tai anh không? Việc cụ thể và trong khả năng quyền hạn của anh Tư chứ có khó khăn gì đâu. Anh chỉ cần nói lên một tiếng với bọn công an: cấm xấp nhỏ không được làm bậy  thì chúng phải sợ chứ. Chúng chưa sợ vì anh không chỉ mặt chúng, hoặc những quan ra lịnh cho chúng. Vậy nếu anh không dám chỉ mặt thì anh nên câm lặng luôn chứ đừng lên giọngnghe quá chối tai, quá bực tức, người ta càng thêm nghi ngờ anh nói dzậy mà không phải dzậy.   Sẵn đây tôi cũng tuôn ra luôn: về chống tham nhũng, tôi phê bình anh là anh làm việc không hiệu quả: anh cóc bắt được con sâu nào ráo mặc dù nó nhan nhản ra đấy! Đầu năm 2013, Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm, tôi tin rằng các đảng biểu rồi cũng sẽ tín nhiệm anh cùng đồng chí X của anh vì “phải thương yêu đồng chí” chứ chẳng ai thương dân chúng tôi.   Anh lại viết tiếp: “Về tư tưởng, chưa bao giờ như trong vòng một năm qua xuất hiện rất nhiều dư luận, trong đó có những tư tưởng và dư luận nguy hiểm, gây chia rẽ trong Đảng, giữa Đảng với nhân dân; cá biệt có người đòi “phi chính trị hóa quân đội”. Thử hỏi trên thế giới này có ở đâu và bất cứ việc gì lại ít nhiều không mang tính chính trị?… Đã là người sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân thì phải luôn đề cao tính chính trị, tuyệt đối trung thành với nước, với dân, với Đảng, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào”.   Anh lại nhầm nữa rồi đó anh Tư, nếu có người nói “phi chính trị hóa quân đội”, họ không cá biệt chút nào đâu, dân đều nói cả đấy, là muốn nói quân đội chỉ làm bổn phận bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc như tất cả quân đội của các nước văn minh tiên tiến trên thế giới. Các anh buộc quân đội phải bảo vệ và trung thành với Đảng là các anh chính trị hóa quân đội theo hướng lấy nó làm của riêng, bắt nó làm thêm nghề tay trái.   Với một người chức vụ cao nhất nước như anh thì tôi tự hỏi anh nhầm hay anh cố tình nhầm? Các anh cứ rao giảng nào là phải học theo văn minh tiền tiến… nhưng lại làm ngược lại những gì các nước văn minh tiền tiến trên thế giới đang làm. Anh cho tôi biết có nước nào trên thế giới văn minh buộc quân đội phải bảo vệ, trung thành với một đảng nào đó (ngoài vài nước không thể gọi là văn minh, đồng hội đồng thuyền đồng chí của anh)?   Anh viết thêm: “Không thể không đề cập đến một mối lo ngại trong xã hội về khả năng xảy ra xung đột trong khu vực, liên quan đến Việt Nam; lo ngại về khả năng ứng phó của Đảng, Nhà nước, quân đội ta trong tình hình thế giới rất khó lường hiện nay. Đã có nhiều cuộc đối thoại trong, ngoài nước và nhiều bài viết trên báo chí về chủ đề này. Một số hãng tin nước ngoài đã dùng chủ đề này như một phương tiện hữu hiệu để chuyển sự chú ý của dư luận theo hướng phục vụ cho ý đồ của họ. Có những trang mạng xã hội còn gây nghi ngờ trong nhân dân về chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, thậm chí họ còn vu cáo, xuyên tạc rằng Đảng ta “bán rẻ đất nước”. Những luận điệu kiểu đó rất nguy hiểm, cần phải cảnh giác bởi nếu không nó sẽ gieo những mầm mống độc hại, cùng với những áp lực xuất phát từ những khó khăn trước mắt về kinh tế và tư tưởng làm cho đất nước ta càng thêm khó khăn.Trước hết, với tư cách là người có trọng trách trong Đảng và là người đứng đầu Nhà nước CHXHCN Việt Nam, tôi xin khẳng định rằng: Đảng, Nhà nước ta không bao giờ bán nước cho các thế lực bên ngoài như những kẻ xấu vu cáo. Dù còn những khuyết điểm, yếu kém, nhưng Đảng và Nhà nước ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân”.   Anh Tư ơi, chính anh đã chỉ trích bọn “cõng rắn cắn gà nhà” trong các quan làm cho người dân sợ rằng Đảng đang “bán rẻ đất nước”. Nỗi sợ này có căn cứ: - Thứ nhất là hiện nay bọn cõng rắn cắn gà nhà có thực quyền chứ đâu phải anh. - Thứ hai là bọn cõng rắn cắn gà nhà đàn áp không thương tiếc những người yêu nước, mà anh không dám một lời than thở. - Thứ ba là “Đã có Đảng và Chính phủ lo” tức là loại nhân dân ra khỏi sự tồn vong của đất nước để bọn cõng rắn cắn gà nhà tự tung tự tác. - Thứ tư là bọn cõng rắn cắn gà nhà ngụy ngôn, cố tình giảm tình tiết bao che cho Trung Quốc như gọi “tàu lạ” thay vì “tàu Trung quốc”, gọi “làm đứt cáp” thay vì “cắt cáp”, để tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải hằng ngày và cố tình che giấu tin tức. - Thứ năm là các chiến sĩ hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988 bị cấm truy điệu. - Thứ sáu là Đảng vẫn tiếp tục ôm hôn khắng khít các đồng chí Trung Quốc trong khi chúng đang đàn áp ngư dân Việt Nam. - Thứ bảy là… Nhiều thứ lắm anh Tư ơi, kể ra không xiết. Vì thế mà anh có khẳng định này nọ, thề chết thề sống dân cũng không dám tin mà trao thân gửi phận cho anh. Anh thông cảm nhé.   Cuối cùng tôi xin trích thêm bài viết của anh:”Thái độ cần thiết hiện nay, dù có khác biệt nào chăng nữa, thì tất cả các giai tầng xã hội, các tầng lớp nhân dân cần hành động với một động cơ duy nhất, đó là vì lợi ích của dân tộc, vì sự ổn định chính trị, vì sự bình yên của xã hội để làm ăn và phát triển kinh tế, cần đẩy mạnh hơn nữa quá trình đại đoàn kết, hòa giải và hòa hợp dân tộc”. Nói thế tưởng đủ rồi, nhưng anh lại phán thêm :”Mọi hành động phá hoại mục đích đó hoặc khoét sâu thêm những bất đồng để đẩy đất nước đến bờ vực của sự hỗn loạn phải bị loại trừ và lên án”. Vậy các anh đàn áp những người biểu tình yêu nước là thực hiện câu cuối này chăng? Xấu xa ở mình nhưng ai nói ra đều bị “loại trừ và lên án” thì những chữ anh dùng như  “khác biệt nào chăng nữa, đại đoàn kết, hòa giải và hòa hợp dân tộc” trở thành rỗng tuếch vì các anh tự cho mình độc quyền phán xét người khác và dùng bạo lực công an đàn áp.   Sau hội nghị TƯ6, với 126 Ủy viên Trung ương Đảng không đồng lòng kỷ luật đồng chí X và tập thể Bộ Chính trị, người dân chúng tôi đều hiểu rằng cái hội nghị này đã chôn vùi Nghị quyết TƯ4. Quả như vậy,  học tập cấp trên, không một đảng ủy nào kỷ luật một ai, thậm chí không phát hiện ra tham nhũng. Nghị quyết TƯ4 trở thành một đòn gió.   Tham nhũng sẽ làm mất Đảng, điều này đối với chúng tôi không còn quan trọng như trước kia nữa vì Đảng không trị được mình thì có chết cũng là luật xử phạt của tạo hóa, nhưng tham nhũng sẽ làm yếu đất nước và đất nước này sẽ mất về tay Trung Quốc đang hùng hổ áp đảo chúng ta. Tội Đảng trong trường hợp này sẽ lớn lắm, trời không dung đất không tha, lòng người oán hận.   Anh Tư ơi, có lẽ anh chưa thấy  nên vì lòng thương yêu đồng chí, tôi buộc lòng phải nói thẳng với anh: Anh nói đủ rồi, những gì anh nói dân chúng tôi đều hiểu trước khi anh nói, anh đừng mất nhiều thì giờ thêm nữa. Anh phải có những cú huých cụ thể chứ đừng huých gió.   Pháp luật hiện nay đủ cho anh trị ít nhất là 60% tham nhũng, anh hãy làm chứ đừng nói gì thêm nữa, để cho dân tin. Anh cứ xem tấm gương Thủ tướng, ông ấy nói nếu không trừ được tham nhũng ông ấy sẽ từ chức, ông ấy  có từ chức đâu. Dân thấy và có đánh giá cả đấy chứ. Anh cứ xem gương Tổng Bí thư, ông ấy nói phải kỷ luật những cán bộ tham nhũng, lên án gay gắt một bộ phận không nhỏ đảng viên có chức có quyền, đến khi dân hỏi chúng nó là ai thì ông ấy không nói tên và đành thú nhận đang “nhóm lò”.   Con chim trước khi chết kêu những tiếng bi ai, đất nước sắp chết nói những lời thành thật. Xin anh Tư nghe cho.   15/12/2012 N.T.C.Theo BoxitVN
......

Hoàng Trung Hải giúp Trung Quốc chiếm vị trí yết hầu của Việt Nam

Bản chất của vấn đề mà ai cũng nhận ra ở đây là: với mưu sâu kế hiểm, Trung Quốc chỉ cần bỏ ra rất ít tiền mua quan chức chóp bu Việt Nam và đã làm chủ ngay được một vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng hạng nhất của nước ta. Vũng Áng (Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh) là khu vực nước sâu nằm ở cửa phía Nam vịnh Bắc Bộ. Từ đây, có thể khống chế tàu thuyền ra vào cảng Hải Phòng cũng như giao thông đường biển với toàn miền Bắc, tiếp cận thuận lợi các mục tiêu phòng thủ chiến lược trên Biển Đông như đảo Cồn Cỏ, Hòn Mê, Hòn Khói … Vị trí này nằm ở chân núi Hoành Sơn dọc Quốc lộ 1, vị trí yết hầu của cả nước, có thể chia cắt giao thông Bắc – Nam. Năm 2007, “tập đoàn” Formosa quốc tịch Đài Loan (hiện đã sang nhượng toàn bộ cổ phần cho Trung Quốc) tiếp cận các quan đầu tỉnh của Hà Tĩnh nhằm thôn tính vị trí đắc địa này phục vụ mưu kế chiến lược lâu dài của họ. Họ vẽ ra 1 dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài lên đến 23 tỉ USD, cộng với khoản lót tay hậu hĩ nhằm làm mờ mắt các quan to. Ngày 16/1/2008, UBND tỉnh Hà Tĩnh gửi Tờ trình 102/UBND-CN2 lên Thủ tướng Chính phủ xin Chính phủ cho phép Hà Tĩnh thực hiện dự án khủng này. Trong khi “nhà đầu tư” chưa thực hiện các thủ tục theo Luật Đầu tư để có tư cách pháp nhân thì ông Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải đã nhanh nhảu ký thay cả Chính phủ, cả Thủ tướng cho phép Hà Tĩnh thực hiện dự án trên (Quyết định 323/Ttg-QHQT ngày 4/3/2008). Lưu ý là chỉ trong vòng 1 tháng rưỡi từ 16/1 đến 4/3/2008 (trừ thời gian nghỉ Tết gần nửa tháng), các Bộ, Ban Ngành chức năng của Việt Nam đã hoàn tất mọi đánh giá, báo cáo khả thi, kể cả đánh giá môi trường, đánh giá an ninh quốc phòng, thẩm định dự án để “phụ họa” thuyết phục Thủ tướng đồng ý cho phép Hà Tĩnh thực hiện ngay dự án trên. Tư cách pháp nhân của “nhà đầu tư” cũng được các cơ quan trung ương và địa phương thần tốc hoàn thiện “giúp”. Nhiều thủ tục pháp lý của “nhà đầu tư” còn chưa thực hiện sau khi Hoàng Trung Hải ký quyết định phê duyệt “dự án đầu tư”. Cần nói rõ rằng quyết định do Hoàng Trung Hải ký, mọi văn bản thẩm định của các Bộ, Ngành liên quan “phụ họa” cho dự án này là hoàn toàn trái pháp luật và làm khống vì đều được ký khi “nhà đầu tư” chưa có tư cách pháp nhân. Có được sự bảo kê nói trên, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã hào phóng ra quyết định cấp ngay 33km2 đất cảng Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho “tập đoàn” Formosa, Đài Loan – Trung Quốc. Ngay lập tức, hàng chục nghìn công nhân Trung Quốc được “nhà đầu tư” đưa ùn ùn đưa sang Việt Nam. Chúng sinh con đẻ cái, chúng kết hôn với con gái địa phương và làm nhà làm cửa, định cư ngay tại chỗ. Nhiều ”khu dân cư” Trung Quốc mọc lên nhan nhản quanh Vũng Áng. Oái ăm thay, chính chỗ này, 33.000 dân Hà Tĩnh chính gốc lại bị đẩy đi dưới cái tên “tái định cư” để đến nơi xa xôi và khó khăn hơn nhiều lập nghiệp từ đầu. Chính quyền Trung ương và địa phương còn ra nhiều chính sách trái pháp luật khác nhằm ưu đãi về thuế, về chính sách nhập khẩu hàng hóa cho “nhà đầu tư” để họ gần như tự do tuyệt đối trên mảnh đất mà nay đã thành Vương quốc Vũng Áng của riêng họ. Sau khi chính quyền đã dành hàng nghìn tỉ đồng ngân sách để làm hạ tầng phục vụ “nhà đầu tư”, chi cho di dân tái định cư, gần 5 năm đã trôi qua, người dân địa phương chưa thấy tỉ đô la nào được “nhà đầu tư” rót vào Vũng Áng, cũng chưa thấy “nhà đầu tư” giải quyết công ăn việc làm gì cho dân địa phương. Các hạng mục chính về đầu tư thì đều chưa được triển khai. Điều ai cũng nhận ra là “nhà đầu tư”, nay toàn bộ đã thuộc về Trung Quốc, ngang nhiên chiếm được hẳn 1 khu vực cảng nước sâu chiến lược trọng yếu của Việt Nam, chiếm được 33km2 ở khu vực yết hầu của nước ta. Bên trong và xung quanh khu vực này, hiện có hàng chục nghìn người Trung Quốc định cư với nhiều “khu dân cư” mọc lên rất náo nhiệt. Điều dễ nhận ra nữa là hơn 33.000 dân địa phương sinh sống tại đây từ bao đời đã bị chính quyền tỉnh Hà Tĩnh dùng công an cưỡng bức đi chỗ khác xa xôi, hẻo lánh, khó khăn hơn nhiều.    Bản chất của vấn đề mà ai cũng nhận ra ở đây là: với mưu sâu kế hiểm, Trung Quốc chỉ cần bỏ ra rất ít tiền mua quan chức chóp bu Việt Nam và đã làm chủ ngay được một vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng hạng nhất của nước ta.  
......

4 dân biểu Canada lên tiếng về Nhân Quyền Việt Nam

Bản lên tiếng của Dân Biểu Judy A. Sgro và Dân Biểu Wayne Marston về trường hợp của Tù Nhân Lương Tâm Trần Thị Thúy.BBT-WebVT K/g: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam 2 Hoàng Văn Thụ - Hà Nội - Việt Nam Thưa Thủ Tướng, Tôi viết thư này để thêm tên tôi vào danh sách những người quan tâm về những báo cáo gần đây liên quan tới những vi phạm nhân quyền có hệ thống tại quý quốc. Tôi xin đưa ra một trường hợp cụ thể là việc bắt giam và bỏ tù bà Trần Thị Thúy. Dựa trên sự tìm hiểu của cá nhân tôi cũng như những thông tin mà những vị đại diện cộng đồng trong khu vực cử tri của tôi cung cấp cho văn phòng chúng tôi, thì dường như bà Thúy đã bị giam giữ trái phép vào Tháng 8, 2010 để chờ một phiên xử bí mật hoàn toàn thiếu minh bạch và công bằng mà sau đó đã áp đặt một bản án 8 năm tù cho bà Thúy. Trên căn bản đó tôi trân trọng đề nghị là nếu Việt Nam muốn được tiếng là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng thế giới thì chính phủ của Ông cần phải nỗ lực để tránh những trường hợp bất công như kể trên. Thêm vào đó, tôi muốn bày tỏ mối quan tâm sâu xa về việc bà Thúy đã bị đối xử dã man tàn tệ trong thời gian bị giam giữ. Hơn thế nữa, tôi cũng được biết là bà Thúy đã bị từ chối không được chữa trị y tế cũng như không được gặp luật sư. Những vi phạm này là những vi phạm trầm trọng luật pháp quốc tế và nhân quyền căn bản và những vấn đề lớn hơn nữa. Vấn đề này đã được nêu lên tại những quốc gia như Úc Đại Lợi và Gia Nã Đại, và tôi có dự định chia sẻ sự quan tâm của tôi với những vị dân cử tại những khu vực khác. Tôi mong là Ông sẽ xét lại quan điểm của mình và phản ảnh trong những ngày sắp tới. Cảm ơn Ông đã quan tâm và mong nhận được hồi âm sớm. Trân trọng,DB Judy A. Sgro York West - - - K/g: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam 2 Hoàng Văn Thụ Hà Nội, Việt Nam Thưa Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tôi viết thư này để phản đối việc bắt giữ và bỏ tù một cách tùy tiện bà Trần Thị Thúy, một tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Tôi được biết bà Thúy là một người tranh đấu cho quyền sở hữu đất đai tại Bến Tre, và Bà đã bị bắt giam tùy tiện không có trát toà vào ngày 10 Tháng 8, 2010. Ngoài ra, bản án 8 năm tù tại một phiên xử kín kéo dào chỉ một ngày vào ngày 30 Tháng 5, 2010 đã vi phạm quyền được xử án công khai và công bằng của bà Thúy. Tôi cũng lên án việc bà Thúy bị đối xử dã man tàn tệ trong trại giam. Tôi được biết là bà Thúy đã nhiều lần bị đối xử dã man, bị đánh đập và bị buộc làm những công việc khổ sai khiến bà Thủy nhiều lần bị bất tỉnh và sinh ra nhiều bệnh tật mà lại không được chăm sóc y tế đầy đủ. Những sự kiện vừa nêu khiến người ta bàng hoàng. Cộng đồng thế giới sẽ không im lặng nữa. Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền đã ghi nhận việc bắt giữ tùy tiện bà Trần Thị Thúy trong Báo Cáo Toàn Thế Giới năm 2012. Dân biểu Bernie Ripoll thuộc Quốc hội Úc đã nêu quan tâm của Ông vào Tháng 8. Là một thành viên của Quốc Hội Gia Nã Đại, tôi yêu cầu Ông trả tự do cho bà Thúy. Việt Nam đã ký kết bản Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, và như vậy tôi tin tưởng là Ông sẽ tôn trọng và đáp ứng yêu cầu của chúng tôi. Xin cảm ơn Ông đã quan tâm đến vấn đề khẩn cấp này. Trân trọng,Wayne Marston MP Hamilton East – Stoney Creek - - - Và sau đây là phát biểu về tình trạng Nhân Quyền Việt Nam của 2 dân biểu liên bang Canada gốc Việt, Dân Biểu Anne Quách Minh-Thư và Dân Biểu Hoàng Mai, tại Quốc Hội Canada.  http://www.viettan.org/4-dan-bieu-Canada-len-tieng-ve.html
......

Tin tức về Linh mục Nguyễn Văn Lý trong nhà tù Cộng sản

(Bản tin ngày 13-12-2012)Chuyến thăm Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý ngày 03-12-2012                   Sáng ngày 03-12-2012, anh Nguyễn Công Hoàng và người em họ -khởi hành từ Quảng Biên, Đồng Nai- đã có mặt tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam để đón xe đi lên trại tù Nam Hà, thuộc xã Tân Lương, huyện Kim Bảng hầu thăm nuôi Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, là chú ruột của họ, thụ án tù 8 năm, đang bị giam tại đấy.             Khi đến cổng trại -một trại mới mà Lm Lý vừa bị chuyển về hôm 14-8-2012- cả hai trình giấy tờ liên quan cho nhân viên bảo vệ và vào phòng khách chờ cán bộ phụ trách ra đưa vào trại để thăm. Y như ở trại tù cũ, thân nhân của Lm Lý lúc nào cũng được cho gặp tại hội trường hoặc tại một căn phòng đặc biệt, khác với những tù nhân khác (để dễ theo dõi). Lần này cả hai anh em được thăm gặp ở hội trường trên lầu 1 của căn nhà lớn mới xây. Ngồi chờ một lúc, cả hai thấy từ xa Lm Lý được ông “cán bộ quản lý” chở ra bằng xe máy, nên vội chạy xuống và cùng dìu vị tù nhân bước lên thang lầu. Lm Lý một tay vịn lan can cầu thang, còn tay kia đưa cho thân nhân dìu bước. Khuôn mặt rạng rỡ niềm vui, miệng cười hớn hở vì được găp người thân, nhưng chân liệt lê bước nặng nề!             Tay bắt mặt mừng, chào hỏi nhau xong, anh Hoàng báo tin cho Lm Lý biết là Linh mục Chân Tín, Dòng Chúa Cứu Thế, thành viên Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền (mà Lm Lý cũng thuộc về) và là chủ nhiệm bán nguyệt san Tự do Ngôn luận (mà Lm Lý là đồng sáng lập) vừa qua đời chiều 01 tháng 12 tại Sài Gòn. Vị tù nhân lương tâm tỏ ra xúc động, ngậm ngùi thương tiếc.             Về tình trạng bệnh tật của Lm Lý, anh Hoàng được cho biết: từ ngày 15-9-2012, cán bộ y tế của trại cho ông uống thêm viên Coversyl 5mg mỗi ngày vì huyết áp của ông không được ổn định, có khuynh hướng lên bất thường. Từ khi ông bị lâm trọng bệnh và trong thời gian được về điều trị tại Nhà Chung của Tổng Giáo phận Huế (15-03-2010 đến 25-07-2011), những loại thuốc mà anh Hoàng (vốn là một y sĩ) cho Lm Lý dùng đã giúp ông ổn định huyết áp và tay chân bị liệt đã hồi phục dần. Thế nhưng, khi chưa bình phục hoàn toàn, Lm Lý đã bị Cộng sản tống vào lại nhà giam, nên nay lại bị dao động huyết áp một cách đáng ngại. Anh Hoàng hết sức lo lắng cho tình trạng sức khỏe của chú mình, mặc dù anh vẫn đều đặn cung cấp các loại thuốc cho Lm Lý dùng kể từ khi ông bị bắt vào tù trở lại.             Sau nghi nghe nhiều thông tin bên ngoài về bằng hữu, Lm Lý gởi lời thăm hỏi và cám ơn tất cả các Giám mục, Linh mục, Tu sĩ, giáo dân và bà con bạn bè gần xa đã luôn lưu tâm cầu nguyện, lên tiếng, vận động cho vị ngục sĩ bất khuất đã 4 lần tù này. Chẳng hạn chiến dịch “Triệu con tim một tiếng nói” đang tiến hành nhằm bênh vực các nhà đấu tranh lâm nạn tại quốc nội, hay thỉnh nguyện thư của Hội Ân xá Quốc tế Hoa Kỳ vốn cũng đang lấy chữ ký nhằm đòi tự do cho vị Lm tù nhân. Chúng tôi cũng được biết một số thân hữu ngoại quốc tại Canada sẽ đồng loạt gởi thiệp cho Lm Lý tới nhà tù Nam Hà nhân dịp Giáng sinh và Năm mới. Chẳng biết CS có cho nhận không!             Sau khoảng 1 giờ thăm gặp, cả hai người cháu đã từ giã Lm Lý trong ngậm ngùi với bao băn khoăn lo lắng…..             Sau đây là 2 tài liệu liên quan             1- Thông báo của ban giám thị trại tù gởi đến cho gia đình biết về «thành tích học tập cải tạo» của tù nhân Nguyễn Văn Lý suốt năm 2012 : Kết quả : «KÉM»! Như vậy là Lm Lý đã giữ vững thành tích có từ năm ngoái, cũng loại «KÉM»!!!             Một điểm đáng lưu ý : theo giấy thông báo này, hộ khẩu thường trú của Lm Lý (vốn tại Nhà Chung, thuộc Tòa Giám mục Huế) đã bị cơ quan nhà nước tự ý chuyển về xã Xuân Phong, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế không biết từ lúc nào! Người thân đã liên lạc với vị có trách nhiệm ở Nhà Chung, tòa TGM Huế để hỏi về vấn đề này và ngài tỏ ra hết sức ngạc nhiên. Một bản sao đã được chuyển cho vị ấy để nắm vững sự kiện.2- Những lời kinh, tâm tình cảm nghiệm về Thượng Đế trong chốn lao tù mà Lm Lý muốn chia sẻ với bà con bạn hữu gần xa. Thủ bút của chính Linh mục. Nhóm phóng viên FNA Khối 8406 tường trình từ Huế ngày 13-12-2012 theo lời kể của anh Nguyễn Công Hoàng.
......

DÂN TRÍ

Chuyện thật ở Việt Nam Trước khi gặp lại một người bạn người nước ngoài mới trở về từ Việt Nam, nó háo hức ơi là háo hức. Anh bạn này là con trai một người lính Mĩ đã từng sang tham chiến ở quê hương trong những năm 60. Anh lớn lên và được kể cho nghe về những đau khổ do chiến tranh gây ra cho người dân quê hương mình. Sau khi tốt nghiệp đại học, vì muốn bù đắp lại chút nào đó cho con người Việt Nam, anh quyết định gác lại sự nghiệp riêng để sang Việt Nam. Nhưng sau khi gặp anh bạn nước ngoài này, sự háo hức của nó bỗng trở thành nỗi buồn vời vợi. Buồn lắm vì nó là một nhà giáo trẻ đầy nhiệt huyết. Làm sao không buồn được khi anh bạn nước ngoài, sau một thời gian cống hiến ở Việt Nam, nói rằng anh không tính sẽ quay lại sống ở Việt Nam nữa, lý do chính nằm gọn trong câu nói của anh: “Dân trí ở đây thấp quá. Rất khó sống.” Mới đầu nó tự ái lắm khi nghe câu nói ấy. Nó phản ứng ngay: “Việt Nam là một nước có nhiều người đi học, nhiều sinh viên đại học, nhiều người có bằng cấp. Làm sao bạn lại có thể kết luận cẩu thả như thế?” Nhưng người phương tây thường nói có sách mách có chứng đàng hoàng. Bởi thế, nó chỉ còn biết im lặng mà nghe. Ngậm ngùi. Đau. Anh bạn nước ngoài kể dài lắm nhưng một cách vắn tắt thì như thế này: “Tôi yêu quý dân tộc của bạn. Tôi cảm thấy khổ tâm khi thấy những hậu quả của chiến tranh để lại. Mới đầu tôi dự tính sẽ sống ở đất nước bạn lâu dài, mong có thể làm được điều gì đó bù đắp lại những đau khổ do cha ông chúng tôi đã gây ra. Tôi thấy quê hương các bạn đang từng bước hội nhập vào cộng đồng quốc tế nên tôi hy vọng giúp các bạn chút vốn liếng Tiếng Anh để các bạn dễ hoà nhập hơn. Tôi không hối hận đã được cống hiến thời gian và sức lực cho các bạn sinh viên Việt Nam vì tôi thích làm điều có ý nghĩa. Nhưng thật là khó sống ở đây khi dân trí khá thấp.” Anh bạn này nói tiếp: “Một lần kia tôi đang đi bộ trong một con hẻm, chợt nghe có tiếng vật gì đang rơi từ trên cao xuống. Theo phản xạ tự nhiên, tôi ngẩng đầu lên xem thì thấy một bịch rác ai đó vứt qua cửa sổ đang rơi xuống. May qía tôi nhảy qua một bên né kịp chứ không thì….Rồi lần khác, đang chạy xe trên đường, tôi giật mình khi thấy có người ném một con chuột từ trong nhà ra ngoài đường. Tôi hốt hoảng tránh nó xuýt nữa bị tai nạn. Vứt rác ra nơi công cộng đã là một điều kinh khủng rồi, bây giờ lại ném cả chuột ra ngoài đường. Chiều hôm đó tôi có việc phải đi lại trên cùng một con đường, con chuột đã bị xe khác cáng nát be bét. Nhìn rợn cả gai ốc! À, có chuyện này tôi hỏi bạn. Bạn đã sống ở một số nước ngoài, bạn có thấy người đi xe hay bấm còi không?” “Rất ít khi, chỉ khi nào khẩn cấp thôi.” Nó trả lời. “Đúng vậy. Còn nhiều người ở quê hương bạn bấm còi rất ồn ào bất cứ lúc nào, ngay cả những nơi cần tôn trọng sự yên tĩnh như bệnh viện, trường học. Rồi trong phòng chiếu phim, có không ít người vẫn bật điện thoại lên nói chuyện tỉnh bơ như chỗ không người. Có lẽ họ không thấy chung quanh họ là người bởi vì người thì cần được tôn trọng. Bạn thấy sao?” “À, thì chuyện đó, tôi cũng không rành lắm vì tôi ít đi coi phim.” Nó miễn cưỡng đáp. “Tôi quen một cô bạn Việt Nam. Có lần tôi theo cô ấy vào bệnh viện để thăm người nhà đang nằm điều trị tại một bệnh viện công. Thân nhân của người bệnh người thì ngồi người thì nằm nghỉ la liệt dưới nền lối đi. Trong các phòng dành cho bệnh nhân, tôi cũng thấy thân nhân họ nằm dưới đất, thậm chí dưới gầm giường. Chữa trị trong môi trường ồn ào, xô bồ như thế này, làm sao mau khỏi bệnh được! Không chừng tạo ra thêm nhiều bệnh nhân mới nữa ấy chứ. Cô bạn tôi còn kể rằng nếu không có tiền mà vào bệnh viện thì dù có gặp nguy hiểm cũng vẫn phải nằm đó chờ. Tôi hỏi lỡ bệnh nhân tử vong thì sao, cô ấy đáp: “Thì chết chứ sao nữa.” Vào phòng thăm người nhà cô ấy, tôi thấy mỗi lần cô ấy muốn nhờ bác sĩ hay y tá điều gì, để cho nhanh chóng và vui vẻ thì cô ấy phải bỏ tiền vào phong bì đưa cho họ, gọi là tiền trà nước. Chẳng lẽ bác sĩ, y tá ở nước bạn cần uống nhiều trà nước vậy sao?!” “À, thì chắc là khí hậu ở đấy nóng nên hay khát nước…” Nó đùa cho bớt đau. “Bạn biết không, lúc tôi đến nước bạn lần đầu tiên, tôi đi chung với một Việt kiều. Lúc vào cửa khẩu kiểm tra hộ chiếu và thị thực, không hiểu sao anh cảnh sát cứ để bạn tôi đứng đó chờ. Cuối cùng thì bạn tôi bỏ vào hộ chiếu một tờ giấy nhỏ màu xanh xanh, “nhỏ nhưng có võ”, thế là anh cảnh sát vui vẻ cho qua liền và chúc bạn tôi kì nghỉ thoải mái. Tôi là người gốc nước ngoài, hình dáng khác, tiếng nói cũng khác nên không thấy anh cảnh sát nói gì. Chắc cùng là người Việt nên dễ “nói chuyện” hơn! Nhưng tôi chưa bao giờ thấy điều ấy xảy ra ở nước tôi. Đó sẽ bị coi là một hành vi hối lộ. Ở nước bạn, việc này xảy ra lộ liễu giữa ban ngày như vậy mà không sao nhỉ?” “Tôi nhớ trước đây báo chí cũng có nói đến việc này, nhưng một thời gian sau thì lại tái diễn và chẳng thấy ai nói gì nữa.” Nó đáp. “Bạn biết không, tôi sẽ không bao giờ quên mùa Giáng Sinh năm vừa rồi của tôi. Chị tôi gửi cho tôi một bánh trái cây (fruitcake) cho chính tay chị ấy làm. Chúng tôi có truyền thống ăn bánh với rượu sữa Bailey vào đêm Giáng Sinh, ngon lắm. Nhận được tin chị báo qua email, tôi mừng quá vì thèm. Nhưng đến khi tôi ra bưu điện lấy quà, người ta đòi tôi hơn 2 triệu đồng, tức là hơn 1 trăm đô-la Mĩ. Ôi trời ơi, chị tôi mất công làm bánh, tốn kém hết cỡ thì cũng chỉ hai ba chục đô-la. Cuối cùng, tuy tiếc hùi hụi nhưng tôi quyết định không nhận món quà ấy nữa vì tôi thấy quá vô lý và bị xúc phạm. Luật pháp Mĩ rất chặt chẽ về việc gửi hàng, nhất là thực phẩm, nên họ đã kiểm tra hàng gửi kĩ lưỡng. Vậy mà bưu điện bên đất nước bạn lại tự ý mở bánh của tôi ra xem. Ai mà dám ăn bánh đó nữa. Lúc mở ra, biết đâu người ta bỏ cái gì khác vào đó thì sao. Thêm nữa, ở phiếu dán liệt kê các mặt hàng gửi đã ghi rõ nội dung hàng gửi rồi, tại sao bưu điện nước bạn không biết tôn trọng quyền riêng tư, uy tín của người gửi và người nhận. Nếu họ thắc mắc muốn biết chắc chắn hàng gửi có hợp pháp và an toàn hay không, họ cần phải làm việc với bưu điện bên Mĩ chứ không thể tuỳ tiện mở ra được. Vả lại, một cái bánh nhỏ không thể tốn nhiều tiền như vậy. Lúc ấy, tôi rất thất vọng về sự việc này. Sau đó ít ngày, tôi còn thất vọng hơn khi biết rằng một sinh viên trong lớp tôi dạy cũng rơi vào trường hợp tương tự. Có người chị từ California gửi cho cậu ta một hộp sô-cô-la và một lọ thuốc vitamin C sản xuất tại Mĩ để chúc mừng sinh nhật. Người ta khui cả bưu phẩm ra rồi yêu cầu cậu ta đóng phí 1 triệu 6 trăm ngàn. Cậu ta hỏi tại sao lại phải đóng tiền trong khi chị cậu đã đóng tiền rồi. Nhân viên bưu điện bảo thuốc này cần phải đi kiểm tra lại xem có an toàn không. Cậu ta hỏi ngược lại: “Mĩ là nước có kĩ thuật tiên tiến bậc nhất thế giới. Các anh có trình độ kiểm tra người ta sao? Mà chỉ là một lọ vitamin C thông thường, chẳng lẽ các anh thật sự quan tâm đến sức khỏe của tôi đến nỗi đi kiểm tra độ an toàn của nó giùm tôi?” Các nhân viên phải xuống nước và giảm phí xuống còn 5 trăm ngàn, nói rằng coi như là xin tiền cà phê sáng. Cậu sinh viên nói với tôi rằng mấy người nhân viên quèn trong đó thôi cũng đã đeo đầy vòng vàng, nhẫn vàng, họ không thiếu tiền uống cà phê sáng đâu. “Bạn có vẻ bức xúc quá. Tôi xin lỗi!” Nó trấn an. “Đúng, tôi bức xúc. À, còn chuyện này nữa. Hôm nọ tôi đi ăn nhà hàng với mấy thầy cô đồng nghiệp bản xứ của bạn. Lúc ăn, tôi thấy họ xả rác bừa bãi xuống sàn nhà. Sao không để gọn trên bàn hoặc cho vào thùng rác gần đó nhỉ? Bạn thấy không, có bằng cấp cao đâu hẳn là có dân trí cao.” Nó giật mình vì câu nói này. Hoá ra dân trí là một cái gì khác hơn là bằng cấp. “Bạn biết không,” người bạn nước ngoài kể tiếp, “mới hôm qua thôi, tôi đang đi ngoài đường thì chứng kiến một vụ va quẹt xe máy. Rõ ràng là người A chạy ẩu quẹt vào người B. Vậy mà người A vừa la hét vừa đánh người B, đổ lỗi hết cho người B. Sao người A lại có thể lỗ mãng, vô liêm sỉ như thế? Có lỗi thì phải can đảm nhận lỗi chứ. Sao lại muốn đổi trắng ra đen, lật lọng như thế? À, tôi nhớ đến một vụ tai nạn giao thông khác cách đây không lâu. Người bị nạn nằm trên vũng máu trong khi cả một đám đông bu quanh để xem mà không ai động đậy một ngón tay để giúp đỡ. Trước khi đến nước bạn, tôi nghe rằng người dân ở đây có tinh thần cộng đồng cao lắm. Nhưng tôi thật sự chưa cảm nhận được.” “Ui, nãy giờ say sưa nói chuyện để thức ăn nguội rồi. Nào ta ăn thôi.” Nó mời bạn. “Đúng rồi. Mình ăn đi. Thú thật với bạn, từ ngày tôi trở về Mĩ lại, tôi mới thấy an tâm khi ăn uống. Bên quê hương bạn, quả là có nhiều món ăn rất ngon, tôi rất thích. Nhưng đáng tiếc và đáng sợ vì thức ăn của các bạn không bảo đảm an toàn thực phẩm. Chính tai tôi nghe một số sinh viên trong lớp nói rằng bây giờ ăn uống là “hên xui”. Ai “hên” thì ăn trúng thức ăn nhiều hoá chất và chết sớm trước khi có con cái. Ai “xui” thì ăn trúng thức ăn có hoá chất bộc phát chậm và để lại bệnh tật di truyền cho con cháu. Tôi nghe mà lạnh hết cả người.” “Đúng là có chuyện thực phẩm của chúng tôi có nhiều hóa chất độc hại do một số người hám lợi mà thiếu lương tâm.” Nó đồng ý. “À, có một điều làm tôi rất ngạc nhiên khi nghe các sinh viên nói với tôi rằng học sinh bây giờ quay cóp trong thi cử nhiều lắm. Hơn nữa, một số người trong vị trí lãnh đạo còn mua bằng cấp chứ không phải tự trau dồi kiến thức mà có. Các sinh viên còn kể cho tôi nghe rằng nếu một sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm muốn cống hiến tri thức của mình cho các thế hệ tương lai trong một ngôi trường, họ phải đóng tiền gì đó đến cả trăm triệu khi nộp đơn xin việc. Việc họ được nhận vào giảng dạy phụ thuộc vào số tiền kia chứ không dựa trên tài năng của họ. Có thật như thế không bạn?” “Ừm, tôi cũng có nghe nói đến tình trạng ấy.” Nó miễn cưỡng trả lời. “Wow, nếu mà như vậy thì làm sao có dân trí được nhỉ?” Người bạn nước ngoài chặc lưỡi, lắc đầu. Bây giờ thì nó hiểu ra ý nghĩa của dân trí. Dân trí là một điều gì căn bản và cần thiết cho con người hơn là việc có một tấm bằng lủng lẳng trong nhà. Dân trí không chỉ là đầu đầy chữ nghĩa nhưng là tim đầy vị tha. Dân trí gồm có sự hiểu biết những giá trị tốt đẹp và khả năng chia sẻ chúng. Dân trí đúng nghĩa phải là sự quan tâm đến ích lợi của những người xung quanh. Mình làm gì thì cũng nghĩ đến hạnh phúc của người khác. Dân trí là biết tôn trọng và tự trọng. Dân trí là sống cao đẹp. Dùng bằng cấp, địa vị xã hội chỉ cho việc tìm kiếm tư lợi thì là phản dân trí. Có dân trí là phải biết liên đới với tha nhân bằng tình yêu thương bác ái. Một xã hội dân trí là xã hội gồm có những người biết yêu thương chân thành như vậy. “À này bạn, tôi cảm thấy thú vị về đất nước của bạn, một đất nước đa văn hóa, đa sắc tộc, đa lý tưởng, đa đảng phái. Thực tế phức tạp vậy mà các bạn vẫn cùng nhau tiến lên đạt được phát triển trên nhiều lãnh vực như kĩ thuật, nghệ thuật, nhân văn, y học, tâm lý, kinh tế, xã hội, chính trị, từ thiện vào bậc nhất thế giới. Theo bạn thì yếu tố nào đã giúp ổn định và phát triển đất nước bạn như thế?” Nó hỏi. “Theo tôi, một trong những yếu tố giúp ổn định xã hội phức tạp của chúng tôi chính là yếu tố niềm tin. Nếu thiếu khía cạnh nền tảng này, ắt hẳn xã hội của chúng tôi đã loạn từ lâu. Đánh giá thấp vấn đề niềm tin khờ dại vất bỏ yếu tố giúp ổn định, hài hòa. Niềm tin chân chính vào một Thượng Đế Tình Yêu giữ cho chúng tôi biết sống có ý nghĩa, trung thực, tôn trọng, vị tha, cầu tiến bằng năng lực của chính mình, bác ái. Khi chúng tôi biết sống những giá trị tích cực ấy một cách tự hào, nhờ có niềm tin, một xã hội phức tạp như của chúng tôi không những giữ được thăng bằng mà còn thăng tiến nữa. Văn minh của chúng tôi là văn minh có lòng nhân ái vị tha làm nền, gọi là dân trí.” Là người có niềm tin, nó hiểu rõ điều anh bạn nước ngoài vừa nói nên gật đầu: “Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn!” +++ Lúc chia tay, người bạn nước ngoài vừa ôm chào nó vừa nói: “Tôi xin cầu nguyện cho dân trí của quê hương bạn. Chúc các bạn bình an!” Joseph Ghi chú: Câu chuyện này chỉ được kể bằng ngôn ngữ quê mình. Kể cho nhau nghe để rút kinh nghiệm chứ cũng không cần phải dịch ra các ngôn ngữ khác làm gì cho … !
......

Hội người Việt lên báo Ba Lan

Dưới tiêu đề “Liên Minh châu Âu cấp tiền, rồi sau đó…” tờ báo hàng đầu của Ba Lan đã có một bài viết dài liên quan tới Hội người Việt Nam tại Ba Lan (HNVNtBL), tới ông chủ tịch Lê Thiết Hùng và tờ báo của hội. Trước đó, Wprost đã có đôi lời đề cập tới chuyện sinh hoạt đảng Cộng sản trong cộng đồng người Việt tại Ba Lan – nơi chủ nghĩa Cộng sản chính thức bị loại bỏ bằng Hiến pháp. Những bài viết của báo Ba Lan ít nhiều liên quan tới loạt bài về hội đoàn đã đăng trên Đàn Chim Việt vài tháng trước đây. ‘Tuyên truyền đỏ’ Tác giả của bài báo, bà Aleksandra Szyłło, đã sử dụng cụm từ trên khi nhắc tới tờ Quê Việt, tờ báo chính thức của HNVNtBL. “Tuyên truyền đỏ” không được phép tồn tại ở Ba Lan, theo quy định của luật pháp nước này. Nhưng vấn đề tệ hại hơn ở chỗ, Quê Việt từng được Liên Minh châu Âu (UE) tài trợ trong dự án hỗ trợ sự hội nhập cho di dân. Dự án được cấp trong khoảng 2 năm và hiện đã chấm dứt. Báo chí chỉ chiếm một phần trong toàn bộ dự án. Quê Việt ra đời cuối thập niên 90s, trước và sau khi có ngân quỹ của EU, tờ báo hoạt động từ tiền thu quảng cáo và tài trợ của một số cá nhân và doanh nghiệp. Ngay trong cộng đồng, cũng tồn tại dư luận cho rằng, đây là tờ báo thiên tả và gắn bó với Đại sứ quán nhưng lần đầu tiên, ý kiến này được đề cập thẳng thắn trên mặt báo Ba Lan. Chứng cứ mà nhà báo đưa ra là một loạt những sai lệch về lịch sử liên quan tới thế chiến thứ 2, trong đó có những chi tiết có thể xúc phạm tới tình cảm dân tộc Ba Lan. Ông Lê Thiết Hùng, giữa, khấn vái trước Điện thờ HCM trong ĐSQ VN tại Ba Lan. Ảnh: queviet.pl Cô Tôn Vân Anh, một nhà hoạt động đối- người đã thông tin cho báo chí- cho rằng, sự tuyên truyền này đã có từ lâu, những dẫn chứng này chỉ là một phần. Trong khi đó, ông Bartosz Ziolkowski, trưởng phụ trách bộ phận cấp xét dự án cho Di dân và Hội nhập phát biểu với nhà báo, EU không quan tâm tới chính trị. Trong dự án cấp cho HNVNtBL, ngoài phần phát hành báo, còn có kinh phí cho các hoạt động giới thiệu văn hóa và lịch sử Ba Lan. 90% dự án là kinh phí do EU tài trợ, 10% còn lại của phía Ba Lan. Bartosz Ziolkowski nhấn mạnh thêm, cơ quan của ông không chịu trách nhiệm về nội dung các ấn phẩm hay hoạt động của ông Lê Thiết Hùng mà việc này nên có một ‘cơ quan nhà nước thích hợp’ xem xét. ‘Cánh tay phải’ thừa nhận Bài báo của Aleksandra Szyłło chắc chắn sẽ có những đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngược nhau ngay trong cộng đồng người Việt. Nhưng, ít nhất phải thừa nhận một điều là, thái độ công tâm của nhà báo khi xem xét sự việc từ nhiều phía. Bà đã chủ động gọi điện thoại, hẹn gặp ông Lê Thiết Hùng- chủ tịch HNVNtBL- vào một chiều thứ Bẩy ở nhà hàng Vân Bình. Nhưng ông Hùng không tới, mà thay vào đó là một người cùng trong hội, ông Ngô Hoàng Minh- kỹ sư tin học, phiên dịch tuyên thệ-, người được mô tả là ‘cánh tay phải’ của chủ tịch Hùng. Trong cuộc nói chuyện sau đó, ‘cánh tay phải’ thừa nhận một số điểm: Thứ nhất, ông Hùng là đảng viên đảng Cộng sản. Và đưa ra lời giải thích, “ai cũng ích kỷ cả thôi, nếu một người nào đó, đã đi khỏi Việt Nam, thì đó là bằng chứng cho thấy, Việt Nam không phải là nơi tốt để sống. Nhưng ai cũng muốn có thể quay về, muốn cánh cửa [sau lưng mình] để ngỏ. Bởi vì, khi cần mua nhà máy, hoặc một mảnh đất chẳng hạn, thì biết làm sao? Phần lớn đều có gia đình ở Việt Nam, không ai muốn kết cục như Tôn Vân Anh cả”. ‘Kết cục’ được nhắc tới ở đây là sự kiện Tôn Vân Anh 4 năm trước đây bị từ chối gia hạn hộ chiếu Việt Nam khi hộ chiếu cũ hết hạn. Sau gần 3 năm vật lộn với tình trạng giấy tờ không giống ai, đầu năm ngoái, cô và gia đình được đặc cách cấp quốc tịch Ba Lan. Cũng trong đoạn nói chuyện trên, câu “bà có hiểu không?“- một câu không mấy lịch sự- được lặp lại 2 lần. Thứ hai, những bài báo sai lệch của hội là có và do sự giảng dậy về lịch sử của Việt Nam khác với Ba Lan. Ông Minh nói tiếp, “không ai tin vào cộng sản hay vào đảng nữa, ai cũng thấy rõ tham nhũng, nhưng ai cũng ích kỷ.” Thứ ba, HNVNtBL vi phạm pháp luật nước sở tại. Nghi vấn về chuyện phạm luật này đã được chúng tôi- Đàn Chim Việt- nêu ra trong loạt bài trước đó. Dẫn chứng là, hội đã truy nã người một phụ nữ tình nghi trốn nợ và dán ảnh bà này cùng các thông tin liên quan khắp các cửa ra vào trong các khu trung tâm thương mại. Tiếp đó, một việc nằm ngoài chức năng của một tổ chức xã hội dân sự, là hội liên hệ với an ninh trong nước, qua bức thư gửi cho thiếu tướng công an để tiếp tục việc truy nã. Công dân nọ, có thể thực sự là một kẻ ăn cắp, gây thiệt hại cho cộng đồng, nhưng một tổ chức đăng ký hoạt động theo pháp luật Ba Lan, thậm chí hưởng tiền quỹ của EU không thề xài luật rừng được. Giải thích với nhà báo, ông Ngô Hoàng Minh thừa nhận sai luật, nhưng cho rằng, quyền con người nên dành cho hàng trăm người buôn bán [bị thiệt hại] hơn là dành cho kẻ lừa đảo. Trao đổi trên mạng xã hội, sau khi báo được công bố, ông Minh tỏ ý bực tức vì nhà báo đã “bịa quá nhiều”. Thư ngỏ- chuyện ‘nhỏ như con thỏ’ Mặc dù không đến cuộc gặp như đã hẹn, nhưng nhà báo Wyborcza vẫn cố gắng tiếp xúc với ông Hùng bằng một cuộc gọi sau đó. Ông Hùng không muốn nói chuyện về mối quan hệ với đảng Cộng Sản mà cho rằng, mình chỉ là “người hoạt động xã hội, giúp đỡ người nhập cư”. Về bức thư ngỏ mà một số người (gốc) Việt hoạt động đối lập đã gửi công khai trước đó, ông Hùng nói, đó chỉ là chuyện vặt, chuyện vớ vẩn. Cũng cần nói thêm, 2 tháng trước, nhóm hoạt động ở đây đã gửi một thư ngỏ cho cá nhân ông Hùng. Bức thư đồng gửi tới tới nhiều cơ quan chức năng của Ba Lan, báo chí và văn phòng Tổng thống. Bức thư kêu gọi ông Hùng tự từ bỏ quốc tịch Ba Lan vì những hoạt động của ông không thích hợp với đất nước này. Bức thư có đoạn: “Trở thành công dân của nước nào đó trên hết có nghĩa là cùng gánh vác vận mệnh đất nước đó, là biểu hiện sự hiệp thông với đạo lý đất nước này và trung thành với các nguyên tắc của Hiến Pháp. Cả cuộc đời mình, ông đã chứng minh rằng, ông theo đuổi các giá trị mâu thuẫn với những gì thuộc về bản sắc Ba Lan, rằng ông không xứng đáng với việc được quốc tịch Ba Lan”. Hiện, HNVNtBL cũng như cá nhân ông Lê Thiết Hùng chưa có phản ứng gì về bài báo báo đăng trên Wyborcza. Thái độ tuyệt đối im lặng này cũng diễn ra với loạt bài trước kia trên Đàn Chim Việt. Những thông tin cuối cùng cho biết, một công dân Ba Lan gốc Việt đang chuẩn bị hồ sơ khởi kiện hội HNVNtBL ra tòa án Ba Lan. © Đàn Chim Việt http://www.danchimviet.info/archives/70318
......

Tội phạm gia tăng, công an bất lực

Ngay những tên tội phạm mà đến người dân cũng có thể bắt được, mà cơ quan công quyền còn bất lực, thì mong chờ gì ở cuộc chiến chống tham nhũng, diệt “bầy sâu” !?  Một sự trùng hợp không hiểu ngẫu nhiên hay có lý, khi tại kỳ họp HĐND nhiều địa phương đang diễn ra, vấn nạn tội phạm gia tăng, trộm cướp hoành hành được đem ra mổ xẻ. Có hai nơi khiến người ta chú ý nhất là TP.Sài Gòn và Đà Nẵng. Tại Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh bày tỏ, khi đọc báo thấy cảnh một cô gái trẻ ở TP.Sài Gòn bị bọn cướp chặt tay ăn cướp xe máy ngay giữa ban ngày, ông ngồi bần thần cả buổi, tức không chịu được. "Tội cỡ đó chưa đến mức tử hình nhưng cái gan của tôi là quất cái án chung thân, kiếm hòn đảo cho ra vĩnh viễn ngoài đó, đừng lưu luyến gì hết. Tôi mà có quyền để làm thì tôi đảm bảo những loại đó đừng hòng lởn vởn ở xã hội này. Cách ly khỏi xã hội, vẫn cho sống, vẫn cho đá bóng... nhưng đi chỗ khác chứ đừng ở chung, đi chỗ khác cho xã hội bình yên, trật tự. Quá đáng như thế mà xử mấy năm tù, rồi ân xá, đặc xá... để rồi lại quay ra gây hại cho xã hội!", ông Thanh gay gắt. Còn tại TP.Sài Gòn, trả lời chất vấn của các đại biểu về nạn cướp giật táo tợn, gây hoang mang, bức xúc cho người dân, Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc công an thành phố “không dám hứa hẹn” gì. Đồng thời, cho biết sẽ trình UBND thành phố quy chế vận động Quỹ phòng, chống tội phạm. Trên cơ sở đó, bất kể người nào bắt được cướp sẽ thưởng ngay 5 triệu đồng. Ông Minh còn tiết lộ một thông tin mà bất cứ người dân lương thiện nào cũng phải sởn da gà: “Và cũng nói thêm một thông tin mà không biết để buồn hay để cười, cách đây mấy năm vẫn thường xuyên có đặc xá với một lý do ít được công khai là các trại giam quá tải, chứ không phải vì họ cải tạo tốt. Hậu quả mà chúng ta gánh rất là lớn”. Nghe những lời phát biểu và thông tin mà các ông Nguyễn Bá Thanh và Phan Anh Minh đưa ra, người ta có cảm giác các cơ quan công quyền đang bất lực trước hiện tượng tội phạm gia tăng, bất lực trước cái ác vẫn còn nhởn nhơ gây bất an xã hội. Ông Thanh đường đường là Ủy viên Trung ương Đảng, đứng đầu một thành phố lớn mà còn không tin vào hệ thống luật pháp, đòi cho những tên tội phạm “ra đảo” thì thử hỏi những người dân bình thường nghĩ gì? Còn ông Minh, người đã lên đến hàm tướng, lãnh đạo một lực lượng đông đảo được trang bị đầy đủ súng ống, lại “không dám hứa hẹn gì” mà chỉ biết treo thưởng 5 triệu đồng cho người dân bắt cướp. Không lẽ nhân dân bỏ tiền đóng thuế nuôi công an, cảnh sát, giờ lại phải làm thay cái việc mà lẽ ra công an, cảnh sát phải làm? Chưa nói, người dân không có súng, có dao, mà chỉ có tay không. Thông tin tội phạm được đặc xá do nhà tù quá tải chứ không phải do cải tạo tốt mà ông Minh tiết lộ cũng khiến dư luận hết sức nghi ngại, lo lắng. Phải chăng vì thế nên tội phạm mới ngày càng lộng hành, hành xử bất chấp pháp luật? Ngay những tên tội phạm mà đến người dân cũng có thể bắt được, mà cơ quan công quyền còn bất lực, thì mong chờ gì ở cuộc chiến chống tham nhũng, diệt “bầy sâu”? Bởi ở trận tuyến chống tham nhũng, những tên tội phạm đều có chức vụ quyền hạn, có tiền, có quan hệ, có ô dù, có đầy đủ các thủ đoạn tinh vi, nham hiểm. Đứng trước những tên cướp vặt còn bất lực, thì làm sao bắt nổi những tên siêu tội phạm.  
......

Vụ xử công khai 4 nhà đấu tranh nhân quyền

Tòa án tỉnh Lai Châu hôm 12-12-2012 đã mở một phiên xử sơ thẩm để kết án tù cho 4 người dân tộc thiểu số sắc tộc H'Mong về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền".Trong vụ án này, 4 người bị xét xử là các ông  Tráng A Chớ, 27 tuổi, thường trú xã Mường Tong, huyện Mường Nhé (Điện Biên); Giàng A Lồng (Nhè Chinh), 38 tuổi; Lý A Di, 32 tuổi; và Hầu A Giàng, 38 tuổi. Các người mang sắc tộc H'Mong này được biết như các nhà vận động cho nhân quyền gốc thiểu số và cũng là nạn nhân đang bị trấn áp, vu cáo, và giam cầm như những nhà dân chủ khác trên đất Việt Nam hiện nay.  Bốn người bị cáo bị buộc tội đã tuyên truyền quy tụ người khác "tiến tới hoạt động vũ trang để cướp chính quyền, thành lập Nhà nước Hmong ở huyện Mường Nhé". Theo cáo trạng mà nhà cầm quyền áp đặt, vào tháng 7/2011, Tráng A Chớ bị Công an tỉnh Điện Biên truy nã về tội "tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN nên đã bỏ trốn đến địa bàn huyện biên giới Sìn Hồ..." Sự việc này xảy ra sau vụ nổi dậy của hàng ngàn người dân ở Mường Nhé hồi tháng 5-2011. Trong thời gian này, Tráng A Chớ đã thành lập nhóm “Bảy cánh” trên địa bàn huyện Sìn Hồ, soạn thảo tài liệu, và tuyên truyền cho nhiều đối tượng ở huyện Sìn Hồ trong đó có Giàng A Lồng, Lý A Di và Hầu A Giàng để "thành lập nhà nước Mông để thay thế Nhà nước CHXHCNVN".   Tưởng cũng nên biết, trong vụ nổi dậy ở Mường Nhé hồi tháng 5  năm ngoái với sự tham gia của hàng nghìn người, đã bị nhà cầm quyền huy động cả quân đội đàn áp thẳng tay. Sau đó đã xử phạt tù tám người H'mong  được cho là cầm đầu. Các cuộc đàn áp, bắt bớ vu cáo những người dân tộc thiểu số tại VN trong thời gian qua vẫn chưa được người Việt và thế giới lưu tâm biết đến nhiều để tiếp tay tranh đấu cho họ. Hiện đang có một số nỗ lực nối kết với những nhà vận động gốc thiểu số để cùng đấu tranh chung đòi nhân quyền cho cả dân tộc Việt Nam.
......

Đảng Tân Đại Việt: Bàn về đối thoại với Đảng CSVN

VRNs (13.12.2012) – Sài Gòn - Chào quý vị, hầu giúp quý vị hiểu hơn về quan điểm của những đảng phái khác nhau về việc đối thoại có thể với cộng sản Viêt Nam. Hôm nay, 14.12.2012, chúng tôi mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn với Ông Lê Minh Nguyên, Phó Chủ Tịch Đảng Tân Đại Việt về chủ đề đối thoại có thể với cộng sản Việt Nam.  Thomas Việt, VRNs (PV): Chào Ông Lê Minh Nguyên, Phó Chủ Tịch Đảng Tân Đại Việt, gần đây Đảng Vì Dân Việt Nam có ra thông báo về việc đối thoại có thể với cộng sản Việt Nam về tương lai nền chính trị nước Việt. Với tư cách là Phó Chủ Tịch Đảng Tân Đại Việt, Ông có thể cho biết quan điểm hay nhận định của Ông về việc đối thoại có thể giữa Đảng Tân Đại Việt và cộng sản Việt Nam không thưa Ông?  Lê Minh Nguyên, Tân Đại Việt (LMN): Kính chào quý Cơ Quan Truyền Thông Chúa Cứu Thế và cảm ơn Cơ Quan đã mời Đảng Tân Đại Việt cho cuộc phỏng vấn để trình bày quan điểm của Tân Đại Việt về những vấn đề của đất nước. Trong bối cảnh chính trị của Việt Nam hiện nay, chúng tôi không thể đối thoại với chính quyền Cộng Sản được. Chúng tôi tranh đấu để xây dựng một chế độ chính trị dân chủ pháp trị dựa trên nền tảng giá trị của Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn. Cho nên những nhà dân chủ đang bị giam cầm, những nhà ái quốc đang bị trù dập vì bày tỏ lòng yêu nước chống ngoại bang xâm lược là những người đồng minh cùng chiến tuyến với chúng tôi. Tình trạng của họ như vậy mà chúng tôi ngồi nói chuyện với Cộng Sản thì chẳng khác nào chúng tôi đâm sau lưng họ. Chúng tôi đang có tự do, chúng tôi là chổ dựa tinh thần cho đồng chí của chúng tôi cũng như những nhà dân chủ và ái quốc ở trong nước, chúng tôi có một trách nhiệm luân lý chính trị rất to lớn đối với họ. Chủ nghĩa Mác-Lê tạo ảo giác về một hệ thống giá trị siêu luân lý và muốn thay Thượng Đế để cấu trúc lại con người, vì vậy chủ nghĩa này muốn tiêu diệt tất cả các hệ thống giá trị và luân lý của thế gian bằng cách tạo ra con người cộng sản với bản chất gian trá và vô luân lý để tàn phá con người mà họ cho là đã bị ô nhiễm. Khi chủ nghĩa chưa được từ bỏ, khi bản chất gian trá và vô luân vẫn còn đó, thì mục tiêu của họ là tiêu diệt đối lập chính trị để bảo vệ sự chuyên chính, cho nên đối thoại là giúp Cộng Sản củng cố độc tài chứ không phải là đấu tranh dân chủ.   PV: Có phải một phần vì những bài học lịch sử của quá khứ mà Đảng Tân Đại Việt chọn hướng không thể đối thoại với cộng sản Việt Nam?  LMN: Vâng, những bài học lịch sử trong quá khứ là một phần của việc chọn hướng không đối thoại của chúng tôi. Hiến Pháp 1946 là hiến pháp dân chủ và chính quyền liên hiệp lúc đó có tính cách đại diện nhiều đảng phái đều bị họ áp dụng nguyên tắc dối trá và vô luân để tiêu diệt. Tết Mậu Thân 1968 họ tấn công khi hai bên đình chiến để đón Giao Thừa. Hiệp Định Paris 1973 họ xé sau khi ký xong mới vừa ráo mực. Nhà báo Ôsin Huy Đức vừa xuất bản quyển sách "Bên Thắng Cuộc" đã vạch trần bản chất dối trá và vô luân này khi viết về cải tạo, đánh tư sản, vượt biên... mà ông Trần Hữu Dũng cho là "sự rất công bằng của tác giả đối với 'bên thua cuộc'". Nếu chính trị là đi xây dựng tương lai cho dân tộc thì lịch sử là bài học quý báu để dẫn dắt bước tương lai. Nhìn qua ba quốc gia bị chia đôi trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh thì chúng ta thấy gì? Nước Đức thống nhất trong dân chủ thắng độc tài và trở thành cường quốc số một ở Âu Châu. Việt Nam thống nhất trong độc tài thắng dân chủ và trở thành nhược tiểu ở Á Châu. Đại Hàn vẫn còn chia đôi nhưng dân chủ Nam Hàn là cường quốc ở Á Châu. Cho nên sự thống nhất ở Việt Nam là một điều xấu hổ vì nó đưa dân tộc vào sự chậm tiến và có nguy cơ làm nô lệ cho ngoại bang. Cộng Sản có thấy điều này hay không? Nhìn qua sự kiêu căng của họ thì rõ ràng là không.  PV: Nếu Cộng Sản có sự thay đổi thật sự từ bản chất, thì theo Đảng Tân Đại Việt, để có thể chấp nhận đối thoại với cộng sản Việt Nam thì những điều cộng sản Việt Nam phải làm trước tiên là những điều gì?  LMN: Có thể nói do có một quá khứ chuyên chính dựa trên sự dối trá và vô luân, tiêu diệt tất cả những đối lập chính trị mà nhiều người coi như một chân lý rằng Cộng Sản không thể sửa đổi, chỉ có thể thay thế. Thay thế thì có hai cách là cách mạng và diễn biến hòa bình. Cách mạng thì do quần chúng chủ động, diễn biến hoà bình thì do quần chúng và do cả chính quyền qua hiện tượng tự diễn biến, tự chuyển hóa, từ bên trong và từ bên trên mà lâu nay lãnh đạo CS luôn báo nguy. Cho nên sự thay đổi thật sự từ bản chất đòi hỏi trước tiên họ phải chính thức từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lê, tức từ bỏ những nguyên tắc cơ bản của dối trá và vô luân, của độc tài chuyên chính, và chấp nhận mô hình dân chủ pháp trị, tranh chấp quyền lực phải theo các quy luật của mô hình này. Song hành với sự nhận thức tư tưởng này là những hành động cụ thể thấy được như thả tù chính trị; bỏ tất cả các điều khoản vi phạm nhân quyền trong Bộ Luật Hình Sự mà trong đó có Điều 79 về tội lật đổ, Điều 88 về tội tuyên truyền, Điều 258 về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ; công nhận quyền tự do báo chí, quyền đối lập chính trị, chấm dứt việc dùng công an và quân đội để phục vụ đảng CS. Những nhà tranh đấu dân chủ và những nhà ái quốc đang bị giam cầm, trù dập ở Việt Nam là những người cùng chiến tuyến với chúng tôi, nếu họ không được tự do, an toàn và cùng tham gia vào tiến trình xây dựng dân chủ qua việc đối thoại thì việc đối thoại chỉ là một âm mưu nín thở qua sông khi người Cộng Sản đang lâm vào thế bí của nội loạn và ngoại xâm như hiện nay.  PV: Chính bản thân Đảng Tân Đại Việt sẽ chuẩn bị hay làm những công việc gì trước nếu các điều kiện tiên quyết trên được đảng CSVN thoả mãn?  LMN: Trong đấu tranh, vấn đề tương quan lực luợng có tính cách quyết định sự thành/bại. Thường thì người ta chỉ đối thoại khi bất phân thắng bại và cả hai bên không muốn tiếp tục bị tổn thất. Đảng Tân Đại Việt một mình thì rõ ràng là bất cân xứng, cho nên Đảng Tân Đại Việt cần phải đứng chung trong đội hình với các tổ chức tranh đấu cho dân chủ khác ở trong và ngoài nước. Lúc đó, bên dân chủ sẽ cùng nhau thảo luận vấn đề này trước khi thảo luận với bên CS. Nhìn qua các dân tộc Do Thái, Đài Loan, Phi Luật Tân đang sinh sống ở Hoa Kỳ thì chúng tôi thấy rằng các bảo đảm an ninh quân sự cho Việt Nam trong tương lai, nếu có, phải thông qua Quốc Hội HK, và nếu Việt Nam có được một chế độ dân chủ pháp trị thì với khối người Mỹ gốc Việt, HK sẽ dễ giúp và khó bỏ Việt Nam hơn so với thời trước 1975. Cho nên, chúng tôi cố gắng xây dựng sự đoàn kết ở hải ngoại mà bên CS đang ra sức gây chia rẽ.  PV: Giả sử CSVN thực sự muốn dân chủ hóa đất nước thì theo Đảng Tân Đại Việt đối thoại có phải là một phương cách đấu tranh hay không và có lợi ích gì không?  LMN: Ông Winston Churchill, thủ tướng nước Anh, người hùng của Đệ Nhị Thế Chiến có nói đại ý rằng đấu khẩu vẫn luôn luôn tốt hơn là đấu súng. Libya và Syria chọn đấu súng còn Miến Điện chọn đấu khẩu. Phần lớn của sự chọn lựa này thuộc về phía chính quyền. Trong Thời Đại Thông Tin, dân tộc Việt Nam cần được cất cánh và bay cao để tranh đua cùng các dân tộc mạnh khác trên thế giới. Sự khôn dân đòi hỏi một chế độ dân chủ pháp trị để làm bệ phóng cho dân tộc. GS Nguyễn Ngọc Huy lúc cuối đời có nhận xét rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc thông minh, dũng cảm, nhưng lại gánh chịu quá nhiều bất hạnh. Trong hoàn cảnh đất nước hiện nay với địa chính trị có tính cách giao thoa của các nền văn minh và các siêu cường, lại một lần nữa Việt Nam có thể trở thành nạn nhân của các tranh chấp quốc tế. Thân phận Việt Nam đang là con tốt trong bàn cờ tướng khổng lồ của thế giới. Nếu dân tộc ta khôn ngoan thì Việt Nam sẽ là con tốt qua sông, nếu chia rẽ, đổ máu, hận thù thì Việt Nam sẽ là con tốt thí. GS Huy cũng đã từng nhắc chúng tôi rằng cuộc tranh đấu xây dựng dân chủ pháp trị cho dân tộc Việt Nam phải vừa nghiêm chỉnh vừa uyển chuyển. Nghiêm chỉnh để những định chế chính trị dân chủ pháp trị được hình thành, uyển chuyển để không gây thêm chia rẽ, hận thù cho một dân tộc vừa trãi qua cơn bất hạnh của chiến tranh. Do hoàn cảnh, chúng tôi có cơ hội học hỏi và thực tập được phương pháp đấu tranh ôn hoà của các quốc gia theo dân chủ pháp trị. Nếu người Cộng Sản từ bỏ các nguyên tắc căn bản về chuyên chính, dối trá và vô luân của Mác-Lê thì sự chia tay ý thức hệ này đã giúp họ đi được phân nửa quãng đường và người CS tỏ thiện chí trong việc kết hợp sức mạnh dân tộc thì việc đối thoại sẽ là điều lợi ích cho đất nước chúng ta.  PV:  Lời cuối mà Đảng Tân Đại Việt muốn nói với Quốc Dân về cái gọi là "kế hoạch" hay "sự thăm dò" của cộng sản Việt Nam khi cử những quan chức của họ để gặp những người chống cộng hay đại diện của một số đảng phái khác để nói về cái gọi là "việc đối thoại" giữa cộng sản trong nước với các đảng phải dân chủ của người Việt?  LMN: Bà Margaret Thatcher, cựu thủ tuớng Anh có nhận xét rằng một đất nước hùng mạnh là một đất nước mà mỗi một người dân đều có năng lực, như Do Thái, Nam Hàn hay chính nước Anh của bà, chứ không phải do các yếu tố đất rộng, dân đông và tài nguyên phong phú. Muốn được vậy thì điều kiện tiên quyết là các quyền làm người khi sinh ra đã có cần phải được tôn trọng. Các quyền này đã bị CS tuớc đoạt sáu, bảy chục năm qua đến độ người dân VN không biết là của mình, chứ không phải do xin xõ và chờ được ban cho. Điều mà Đảng Tân Đại Việt muốn nói với Quốc Dân là hãy đòi lại quyền làm người của mình để phát huy nội lực dân tộc, để xây dựng dân chủ pháp trị, dùng nó làm nền tảng cho sự hùng mạnh dân tộc và bảo vệ tổ quốc. Sự thăm dò của CSVN về “việc đối thoại” cho đến giờ phút này chỉ là một sự thăm dò để phục vụ quyền lợi của họ, vì ngoài việc bắt mạch chính trị, nó còn có tác dụng tuyên truyền trong nước, gây chia rẽ hải ngoại, tạo ảo giác cho chính quyền Hoa Kỳ, và làm cho những nhà tranh đấu dân chủ trong nước mất niềm tin vào hải ngoại. Các tổng thống Hoa Kỳ, từ TT George W. Bush đến TT Barack Obama đều có những nhắn gởi cho các dân tộc bị áp bức là nếu dân chúng đứng lên đòi lại quyền làm người của mình thì HK sẽ tích cực hổ trợ, người dân phải tự giúp mình trước thì HK mới tiếp giúp được. Vận mệnh của dân tộc chúng ta nên do chúng ta khôn ngoan quyết định. Cùng nhau nhìn về một tương lai mà chúng ta muốn xây dựng, một nền dân chủ pháp trị để cùng dắt nhau đi thì chắc chắn dân tộc chúng ta sẽ trở thành một dân tộc mạnh của tương lai với sự hiện diện đã có sẵn ở các đô thị đa sắc màu trên thế giới.  PV: Cảm ơn Ông Lê Minh Nguyên. Chúc bình an  
......

Mật vụ CSVN đánh giá nhóm 42 nhân sĩ Sài Gòn là một tổ chức nguy hiểm, cần tiêu diệt.

Một nguồn tin không chính thức, tiết lộ bởi một sĩ quan an ninh giấu tên tại Sài Gòn, cho biết Lê Thanh Hải, bí thư Thành ủy tại Sài Gòn, đã nhận định với các nhóm công tác chỉ huy trấn áp người biểu tình rằng nhóm 42 nhân sĩ trí thức ở Sài Gòn đã hiện nguyên hình là một tổ chức chính trị đối kháng với CSVN, vì vậy cần phải bẻ gãy và tiêu diệt từng cá nhân một, không để nhóm này hoạt động tập thể. Ðó là lý do vì sao mà trong ngày 9 tháng 12, các nhân vật đứng đầu của nhóm 42 nhân sĩ là ông Lê Hiếu Ðằng, Hồ Công Nhuận, Huỳnh Tấn Mẫm, Cao Lập và Tương Lai... đã bị an ninh kềm kẹp chặt chẽ. Ðặc biệt là ông Lê Hiếu Ðằng, Cao Lập và giáo sư Tương Lai đã phát đi lời phản đối chính thức thái độ phản dân của nhà cầm quyền CSVN. Ðược biết, chủ trương hành động đàn áp cứng rắn, đã được bí thư Thành Ủy Lê Thanh Hải chủ xướng từ năm 2007 đến nay. Thậm chí, có nguồn tin cho rằng Lê Thanh Hải còn có mối quan hệ mật thiết với tổng lãnh sự Trung Cộng tại Sài Gòn trong các chỉ đạo đàn áp dân Việt Nam. Lý do giáo sư Tương Lai bị kềm chặt và bị đối xử rất khắc nghiệt, vì hồ sơ của phòng mật vụ CS tại Sài Gòn cho biết chính ông Tương Lai là người soạn thảo các thông cáo đòi biểu tình và tổ chức biểu tình. Chính ông là người dự định sẽ phát ngôn một diễn văn trong buổi biểu tình ngày 9 tháng 12. Hồ sơ của công an CSVN cũng thu thập được tin tức rằng nhạc sĩ Tuấn Khanh sẽ là người được đề nghị phát ngôn tiếp theo, để kêu gọi lòng yêu nước của giới trẻ, theo một cuộc họp bí mật của nhóm lãnh đạo 42 nhân sĩ trước ngày 9 tháng 12. Tuy nhiên tất cả những nhân vật này đều bị kềm chặt. Ðiều làm cho CSVN lo ngại, là uy thế của nhóm 42 nhân sĩ Sài Gòn đang ngày càng tăng, và việc hỗn hợp các trí thức bao gồm cả các nhân vật đã từng làm việc cho chế độ CSVN lẫn những người đấu tranh tự do, đang khiến cho mật vụ CSVN lo ngại dẫn đến nhiều cáo buộc rằng nhóm này đang lãnh đạo một phong trào đối kháng thật sự chống lại nhà cầm quyền CSVN hiện tại. Hiện đang có nhiều bình luận tương tự trong nước về sự kiện của nhóm 42 nhân sĩ này, và mọi thứ còn đang ở mức tiên đoán. Tuy nhiên, gần nhất thì nguồn tin của công an cho biết, sắp tới, nhiều nhân vật trong nhóm 42 nhân sĩ này sẽ bị an ninh triệu tập và buộc phải viết cam kết không tham gia nhóm 42 nhân sĩ nữa.(SBTN)
......

Cô gái làm rạng danh cộng đồng người Việt ở Đức

Nguyễn Kim Mai Thi, Trường ĐH Kỹ thuật  (TU) Aachen (CHLB Đức) đã xuất sắc vượt qua gần 100 nhà khoa học và doanh nghiệp trẻ đến từ 38 nước để giành giải ba chung cuộc tại Vòng chung kết Falling Walls Lab 2012 diễn ra tại Berlin (Đức) tháng 11 vừa qua.   Mai Thi hiện là nghiên cứu sinh trong lĩnh vực y học nano về điều trị bệnh ung thư. Cuộc thi Falling Walls Lab 2012 là cơ hội để các sinh viên, nghiên cứu sinh, doanh nhân trẻ tham gia đệ trình các sáng kiến hoặc những khám phá có thể ứng dụng trong tương lai. Những ý tưởng tốt nhất sẽ được chọn vào chung kết và các ứng viên có ba phút để trình bày trước hội đồng giám khảo, bao gồm các cá nhân nổi tiếng trong lĩnh vực khoa học và kinh tế.   Ý tưởng của cô gái gốc Việt Mai Thi trong cuộc thi này là tổng hợp một thiết bị sử dụng công nghệ nano để đưa thuốc vào bên trong tế bào của bệnh nhân bị ung thư, nhưng không làm ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh khác.   Kết quả công trình đã mang lại vinh quang cho nữ nghiên cứu sinh gốc Việt này và làm rạng danh cộng đồng người Việt tại Đức. Chia sẻ về điểm mới trong công trình của mình, Mai Thi cho biết, về mặt lý thuyết thì ý tưởng này có vẻ đơn giản, nhưng để áp dụng vào thực tế thực sự rất khó. Bởi hiện nay riêng trong vấn đề chữa ung thư bằng phương pháp nano cũng đã có rất nhiều phương pháp nghiên cứu. Và không chỉ có một phương pháp đúng khi nghiên cứu ung thư bởi vì có rất nhiều dạng ung thư. Cho nên cô xác định đây sẽ phải là cuộc nghiên cứu có sự tham gia của nhiều nhà khoa học từ các lĩnh vực khác nhau. Nhưng bản thân Mai Thi rất lạc quan và cho rằng, chỉ trong khoảng một thập kỷ tới công trình của cô sẽ trở thành một phương pháp điều trị chính thức, đồng thời cô cũng hy vọng sẽ tìm ra cách chế tạo một chất liệu chuyên chở thuốc chung có thể áp dụng cho tất cả các loại thuốc chữa ung thư.  Mai Thi chào đời tại Đức trong một gia đình có cha là kỹ sư hóa học và mẹ là y tá. Từ nhỏ cô đã học rất giỏi, tốt nghiệp trung học năm 2006 với kết quả xuất sắc nhất (điểm cao tuyệt đối 1.0). Tháng 3-2012, sau một thời gian học , nghiên cứu ở Trường Đại học Johannes Gutenberg ở Mainz (Đức) và Viện Công nghệ Massachusetts - MIT (Mỹ), Mai Thi đã bảo vệ luận án tốt nghiệp đại học chuyên khoa hóa học cũng với điểm tối đa 1.0 theo hệ Diplom. Không chỉ học giỏi, Mai Thi còn rất thích hoạt động văn nghệ, thể thao. Theo Mai Thi, làm khoa học đòi hỏi phải sáng tạo, nếu suốt ngày chỉ biết làm việc thì khó mà có thể sáng tạo được. Chính vì vậy, sau khi rời phòng thí nghiệm, hoạt động mà Mai Thi chọn để thư giãn hằng ngày đó chính là chơi piano và nhảy hip hop. Từ năm 1996, Mai Thi đã theo học dương cầm, vĩ cầm và đã từng đoạt giải nhất cuộc thi "Jugend Musiziert" (Thanh thiếu niên chơi nhạc). Cô còn tham gia dạy nhảy hip hop tại Trường Đại học Aachen.  Mang trong mình dòng máu Việt nên Mai Thi rất yêu thích các món ăn Việt Nam. Hiện cô đang ấp ủ kế hoạch về thăm Nha Trang - quê cha và cố đô Huế - quê mẹ trong năm tới và mong muốn trong chuyến đi này cô có thể cải thiện vốn tiếng Việt của mình.
......

Chính sách thực dân và nuốt biển của TQ

(VNC) Sau các thử nghiệm viện trợ vào Campuchia và Lào, cũng như ỏ nhiều nước châu Phi thành công. Nay Trung quốc áp dụng viện trợ kinh tế, đỏ tiền duới danh nghĩa các công ty, các doanh nghiệp đầu tư làm ăn vào các nước nghèo nhưng có vị trí quan trọng thực hiện chiến lược lâu dài là bành trướng lãnh thổ mà không tốn một viên đạn, một người lính mà lại chính danh. Tổng số tiền viện trợ không đặt điều kiện cho Campuchia đã lên tới 7 tỷ đô-la trong 10 năm qua và cho vay ưu đãi là 6 tỷ cùng với hơn 20 tỷ núp dưới các đại gia, các công ty đầu tư vào nước này. Nay Campuchia dần thành một tỉnh của Trung quốc. Lào cũng đang theo vết này và tổng số tiền viện trợ đã là 4 tỷ đô-la, đầu tư vào Lào là 6 tỷ. Với việc biến các nước này càng lệ thuộc sâu vào mình, giới lãnh đạo Trung quốc đã dẫn dắt các lãnh đạo quốc gia này theo cái gậy của mình rất dễ dàng. Như điều khiển Campuchia phá hoại các hội nghị quốc tế tại quốc gia này, dẫn dắt các hội nghị ở đây có lợi cho Trung quốc. gây chia rẽ các quốc gia Đông Nam Á. Người ta tổng kết thì thấy, chỉ có Miến điện là Trung quốc thất bại vì tinh thần dân tộc của nhân dân ở đây rất cao và lãnh đạo quốc gia này rất tỉnh táo. Việc áp dụng hình thức này cũng khó khăn hơn ở Việt nam sau khi vụ Bauxite Tây nguyên bị các nhà lãnh đạo lão thành quân đội và trí thức phanh phui nhưng họ vẫn chờ thời cơ mới. Sách lược này được vạch ra do ông Đặng Tiểu Bình lên cầm quyền cách đây 35 năm khi thời cơ đến đó là tổng thống Richad Nixon Mỹ đã ký thông cáo chung Thượng hải với ông Mao và Chu Ân Lai. Chiến luợc đó đã được thực hiện thành công nhất ở thời kỳ ông Giang Trạch Dân lãnh đạo đất nước này. Theo chiến lược này còn đi xa hơn nữa đó là nuốt dần nước Mỹ bằng cách triệt để lợi dụng tình hình khủng khoảng kinh tế của quốc gia này mua các công ty, các hãng, các ngân hang đang bị phá sản. Như dư luận Trung quốc đang rộ lên chuyện giật gân là: Theo một số nhà kinh doanh có quan hệ gắn bó với lãnh lão chóp bu Trung quốc tiết lộ thì Trung quốc đã đề nghị Mỹ cho mua hẳn một tiểu bang ở phía Nam nước này và sẵn sàng xóa đi một phần nợ mà Mỹ đã vay của họ. Nếu Mỹ bán, họ sẽ áp dụng thử quản lý theo kiểu Hongkong và nếu thành công thì sau đó sẽ mua thêm nhiều tiểu bang khác. Tin này cần phải xem xét, kiểm chứng. Nhưng trên thực tế thì Trung quốc đã áp dụng kế hoạch này từ lâu rồi và nay thì bật đèn xanh cho các nhà tư bản nước này mua tất cả các công ty, các hãng, ngân hàng v.v… của Hoa kỳ, Canada và cả ở các nước châu Âu đang bị phá sản. Với cách này họ thực hiện làm ăn kiểu “ mua tận ngọn bán tận gốc”. Hiện chính sách này đang có hiệu quả tại Canada khi mà các hãng dầu hỏa đang rơi vào tay họ và châu Âu, còn ở Mỹ họ cũng đang tăng tốc. 2. Chiến lược về Biển: Một bài báo rất giá trị mà bạn Thái-An đã viết lại của báo Reuters đăng tải ngày 11 tháng 12, sau đây: “Hãy thử hình dung nếu Hawaii của Mỹ thông qua đạo luật cho phép cảnh sát biển lên tàu và nắm giữ các tàu thuyền nước ngoài hoạt động ở pham vi 1.000 km từ Honolulu. Nhưng đó lại là điều diễn ra ở Trung Quốc một tuần trước đây. Tại tỉnh Hải Nam – nơi có những khu nghỉ dưỡng bên bờ biển và cũng là nơi có một trong những căn cứ hải quân lớn nhất của Trung Quốc – chính quyền địa phương đã cho phép cảnh sát được tiếp cận, kiểm tra và thậm chí là bắt giữ các tàu nước ngoài mà họ gọi là “hoạt động trái phép ở vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc”. Chính sách mập mờ Vào thời điểm cộng đồng quốc tế nhìn về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và là một siêu cường đang trỗi dậy nhanh chóng với mong muốn sở hữu vị thế xứng đứng trên vũ đài quốc tế, thì chính sách ngoại giao mập mờ của Trung Quốc đang gây ra những sự hỗn loạn và leo thang căng thẳng trong khu vực. Việt Nam và Philippines – những nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cùng với Brunei và Malaysia – đã phản đối mạnh mẽ những quy định mới mà tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) đưa ra.. Ấn Độ tuần trước tuyên bố đã sẵn sàng điều động tàu hải quân tới khu vực để đảm bảo các lợi ích của mình. Mỹ công khai yêu cầu Trung Quốc làm rõ phạm vi và ý nghĩa của quy định mới. “Nó thực sự không rõ ràng, tôi cho rằng với mọi quốc gia”, Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke nói. Giới phân tích cho rằng, thực tế là một chính quyền tỉnh có thể đơn phương làm xấu đi một trong những vấn đề ngoại giao nhạy cảm nhất của Trung Quốc, thậm chí có khả năng gây rủi ro lớn trong việc hoạch định chính sách cho khu vực này. “Nó thể hiện một chính sách đối ngoại hỗn độn thế nào của Trung Quốc khi đề cập tới Biển Đông”, một quan chức ngoại giao phương Tây tại Trung Quốc nói. Theo một báo cáo của Nhóm Nghiên cứu khủng hoảng quốc tế (ICG) hồi đầu năm nay, có không ít hơn 11 cơ quan chính phủ từ quản lý du lịch tới hải quân Trung Quốc – tham gia đóng vai trò ở Biển Đông. Tất cả, ICG cảnh báo, đều có khả năng hành động làm tổn hại nỗ lực ngoại giao. Tuyên bố chủ quyền Đó chính là những gì xảy ra trong trường hợp quy định mới của Hải Nam. Ngô Thế Xuân – quan chức cấp cao trong văn phòng đối ngoại tỉnh này nói, ông nghĩ quy định mới được hội đồng lập pháp địa phương thông qua và không chắc Bắc Kinh có nắm rõ điều này hay không. Phần lớn các nhà phân tích tin rằng, nỗ lực phối hợp giữa vô số cơ quan quản lý chính sách biển tại Trung Quốc đã thất bại trong khi ngày càng có nhiều thừa nhận trong tầng lớp quan chức Trung Quốc rằng, khi một vấn đề tồn tại thì khó có khả năng thay đổi nhanh chóng. Trong khi đó, cuộc tranh chấp trên Biển Đông tiếp tục gia tăng. Tuần trước, Việt Nam đã phản ứng việc 2 tàu cá Trung Quốc cố tình cản trở và gây đứt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam. Báo cáo của ICG nhấn mạnh, các tàu cá Trung Quốc trong một số trường hợp được chính quyền tỉnh “thúc ép” hoạt động xa hơn. Không lâu trước khi ban hành quy định mới, cả khu vực đã lên tiếng bất bình vì một bản đồ in trên hộ chiếu mới của Trung Quốc. Bản đồ này thể hiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc với hầu hết Biển Đông. Chu Phong, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế, Đại học Bắc Kinh cho hay, tấm hộ chiếu mới được Bộ Công an (MPS) Trung Quốc phát cho dân thường. “Tôi nghĩ rằng, MPS thấy họ cần làm gì đó để thể hiện sự ủng hộ với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, nhưng tôi không nghĩ họ có được sự ủng hộ từ bộ Ngoại giao”, ông nói. Trong khi đó, bộ Ngoại giao Trung Quốc cấp hộ chiếu cho quan chức chính phủ, và những tấm hộ chiếu ấy không mang hình bản đồ nói trên. Ở đây xuất hiện một phần lớn của vấn đề: bộ Ngoại giao Trung Quốc có nhiệm vụ phối hợp giữa các bên, nhưng ảnh hưởng lại chưa đủ lớn để làm việc này một cách hiệu quả. Trong cuộc họp báo gần đây, người phát ngôn của bộ này là Hồng Lỗi dường như không có nhiều thông tin về quy định mới của Hải Nam. Một phóng viên đã hỏi về trách nhiệm điều phối chính sách Biển Đông của bộ Ngoại giao Trung Quốc, người phát ngôn họ Hồng trả lời: “Trung Quốc quản lý biển theo quy định của pháp luật”. Đường 9 đoạn Một nhân tố phức tạp khác trong cuộc cạnh tranh chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông là việc Bắc Kinh tự mình thể hiện tham vọng trên cái gọi là “bản đồ 9 đoạn”. Bản đồ này lượn sát bờ biển các nước khác trong cái gọi là phân định chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Nhưng nó không đơn giản là như vậy. Carlyle Thayer, một chuyên gia về Biển Đông tại Đại học New South Wales ởi Australia, cho hay, trong 26 hội thảo ông tham dự suốt hai năm qua, các câu hỏi được lặp đi lặp lại với các học giả Trung Quốc chỉ là về đường 9 đoạn và không hề có câu trả lời rõ ràng. “Không một người nào ở Trung Quốc có thể nói cho bạn nó nghĩa là gì”, ông nhấn mạnh. Các cơ quan chính phủ Trung Quốc cũng có những quan điểm khác nhau. Một quan chức Đông Nam Á ở Bắc Kinh cho hay. “Trung Quốc thậm chí không có tọa độ chính xác về yêu sách mở rộng chủ quyền trong khu vực, khiến vấn đề trở nên khó khăn khi phải xác định nơi chủ quyền của họ bắt đầu và kết thúc”, ông nói. “Chúng tôi đã hỏi họ về tọa độ chính xác và họ không thể trình bày cho chúng tôi”. Một số nhà phân tích lập luận, sự mơ hồ đôi khi giúp Bắc Kinh “rảnh tay” trong việc thương thảo ở một số khu vực tranh chấp. Nhưng “mặt khác”, theo ông Thayer, “họ cũng đối mặt với áp lực to lớn” hiện tại để truyền tải rõ ràng và cụ thể về vị trí của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc thừa nhận cần có sự phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan, nhưng có rất ít tiến triển. Trong tương lai gần, tầng lớp lãnh đạo mới dưới sự dẫn dắt của ông Tập Cận Bình sẽ tập trung nhiều vào các vấn đề trong nước. Stephanie Kleine-Ahlbrandt, tác giả – thuộc Nhóm Nghiên cứu khủng hoảng quốc tế – báo cáo chính sách Biển Đông của Trung Quốc nhận định. “Trong bối cảnh ấy, hầu như sẽ không có thay đổi đáng kể trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc”. Dư luận quốc tế đang rất quan tâm đến các cuộc biểu tình giận dữ của người dân Việt nam tại Hà nội và Sài gòn mấy ngày qua. Họ cho rằng Nhà nước Việt nam đã đánh mất vai trò lãnh đạo của chính mình khi không để các tổ chức quần chúng như Quốc hội, Mặt trận tổ quốc và Thanh niên, Phụ nữ, cựu chiến binh, sinh viên v.v… tham gia mà lại ra sức ngăn cản. Như vậy chỉ càng làm mất đi uy tin và làm cho tiếng vang của các cuộc biểu tình này thêm mạnh mẽ hơn mà thôi. Nếu không tìm ra các biện pháp tháo gỡ thì ngọn lửa yêu nước đó của nhân dân một khi bị cản ngăn nó có thể sẽ thổi ngược lại thiêu đốt chính họ. Âm mưu và thủ đạo của Trung quốc rất nham hiểm và lớn đang là thách thức to lớn của không chỉ Việt nam mà cả các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Nhật bản, Nam hàn, đồng thời thách thức cả chính với Hoa kỳ. Người ta không gì tốt hơn là phải cảnh giác, nắm vững vũ khí trong tay là lòng yêu nước, tính dân tộc cao của nhân dân mình và trang bị quốc phòng, đoàn kết liên minh với nhiều quốc gia tạo nên một mặt trận chung đối phó với một cường quốc mới lên nhưng mang dòng máu Bành trướng đại Hán. Ngày 11 tháng 12 năm 2012.
......

Có nên đối thoại với nhà cầm quyền Việt Nam?

Gần đây vấn đề gặp gỡ, đối thoại giữa môt số cán bộ cao cấp của chính quyền Việt Nam với một vài nhân vật trong cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Hải ngoại đã dấy lên sự tranh cãi và chống đối. Bên chống thì cho rằng chính quyền Viêt Nam chỉ lợi dụng những buổi đối thoại này để tuyên truyền, gây phân hóa chứ không thực tâm lắng nghe để thay đổi. Bên ủng hộ thì cho rằng cần phải có những đối thoại song song với những vận động chống đối để áp lực CSVN chấp nhận những thay đổi tốt hơn . Đây là một vấn đề rất phức tạp, tế nhị trong tình hình chính trị hiện nay; nhưng nó là một diễn trình có thể xảy ra nếu cả hai phía (CSVN và các đảng phái không cộng sản) có những bước ngoặc thay đổi khi tìm ra những đồng thuận cần phải giải quyết trong tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.   Thomas Việt của Truyền Thông Chúa Cứu Thế (VRNs) và Radio An Phong xin mời quý vị theo dõi quan điểm của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân về vấn đề đối thoại với chính quyền VN - một đảng chính trị mà CSVN cho là lực lượng nguy hiểm nhất cho họ hiện nay.  Thomas Việt, VRNs (PV): Kính chào ông Lý Thái Hùng. Cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt hôm nay về chủ đề đối thoại với nhà cầm quyền Việt Nam. Như ông biết là hiện nay, chính quyền Viêt Nam có cử ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao và là Chủ tịch Hội người Việt Nam ở nước ngoài mở một số cuộc đối thoại kín đáo với vài nhân vật có quá trình hoạt động chống cộng trong Cộng đồng người Việt hải ngoại như tại Paris (Pháp), Orange County (Nam California) và Houston (Texas). Ông nghĩ sao về những cuộc gặp mặt, đối thoại này thưa Ông?  Ông Lý Thái Hùng (LTH): Thưa anh, đây không phải là chuyện xảy ra lần đầu tiên. Trong vai trò chủ tịch Hội người Việt Nam ở nước ngoài, ông Nguyễn Thanh Sơn đã từng đi nhiều nơi, gặp gỡ một số người trong Cộng đồng hải ngoại không ngoài 3 mục tiêu: Một là chiêu dụ một số người về Việt Nam làm ăn, đầu tư; hay kêu gọi hợp tác một số dự án nào đó mà chế độ đang cần. Hai là giải thích, biện minh cho một số đường lối, chính sách của chế độ để qua đó vô hiệu hóa một phần các chống đối. Ba là tìm cách mua đứt hoặc hùn hạp với một số cơ quan truyền thông tại hải ngoại để làm loa cho chế độ. Đặc biệt, ông Sơn còn lên tiếng mời một số nhân vật được coi là “chống cộng” trong Cộng đồng về nước tham quan mà chính ông Sơn sẽ là người ra đón tại phi trường.   Tôi không nghĩ đây là những cuộc đối thoại mà chỉ là một số cuộc tiếp xúc nửa kín nửa hở mà chế độ, qua ông Nguyễn Thanh Sơn, tìm cách lung lạc một số người và qua đó khuấy lên sự tranh cãi, hầu gây phân hóa Cộng đồng hải ngoại. Trước đây, CSVN coi việc chiêu dụ đầu tư, hợp tác kinh tế từ Cộng đồng hải ngoại là chính. Nhưng từ vài năm trở lại đây, Hà Nội rất lo ngại về tiềm lực đóng góp của Cộng đồng hải ngoại cho các hoạt động của phong trào đấu tranh tại quốc nội nên họ tìm cách gây phân hóa, lũng đoạn, kể cả việc tung hỏa mù về đối thoại như đang thấy.   Gần đây, những cuộc gặp gỡ của ông Nguyễn Thanh Sơn thường chú trọng vào việc giải thích, biện minh cho những chính sách của nhà cầm quyền Hà Nội liên quan đến vi phạm nhân quyền, và ứng xử tại biển Đông.   Dĩ nhiên chúng ta đã thấy trong thực tế những cảnh lừa đảo để trấn lột hết tài sản của những người Việt về nước đầu tư, cũng như sự thật về thái độ quá sức hèn nhát của Hà Nội, không dám đối đầu với Bắc Kinh mà chỉ hùng hổ đàn áp những người dân muốn bảo vệ đất nước. Điều đáng buồn là đáng lẽ thực tế đó tự nó đủ để phủ nhận hết các ngụy biện của ông Nguyễn Thanh Sơn, nhưng vẫn có người, dù là chỉ một số ít, vì quyền lợi riêng vẫn chạy theo làm những điều mà chế độ muốn.PV: Thưa ông, lịch sử chính trị Việt Nam trong gần 100 năm nay đã có những cuộc đối thoại giữa hai phe đối nghịch chính kiến nào hay chưa?, cụ thể ra là giữa những người Cộng sản và không Cộng sản?  LTH: Thưa anh, nói đến kinh nghiệm lịch sử thì chúng ta phải nhắc đến hai biến cố đã là bài học đáng nhớ như sau:   Bài học thứ nhất là cuộc hợp tác giữa lực lượng CSVN (lúc đó gọi là Việt Minh) với một số đảng phái quốc gia (Việt Nam Quốc Dân Đảng gọi tắt là Việt Quốc và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội gọi tắt là Việt Cách) trong cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 1 năm 1946. Lúc đó, các đảng phái quốc gia có 70 ghế trong Quốc hội và nhất là tham gia vào chính phủ liên hiệp lâm thời do ông Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Nhưng chỉ mấy tháng sau đó, lực lượng CSVN tìm cách cô lập các hoạt động của những đảng phái quốc gia và chính quyền liên hiệp bắt đầu rạn nứt sau khi ký hiệp định sơ bộ với Pháp vào tháng 6 năm 1946, khi ông Hồ chấp thuận để 15 ngàn quân Pháp ra Bắc thay thế 10 ngàn quân Tưởng Giới Thạch rút về nước.   Và từ tháng 7 năm 1946, lấy cớ điều tra có người dự tính ném bom vào đoàn diễn hành Pháp nhân ngày Quốc khánh Pháp (14/7), công an CSVN đã tung chiến dịch lục soát các cơ sở của các đảng phái quốc gia và công bố một số tài liệu, vũ khí cáo buộc rằng hai đảng Việt Quốc và Việt Cách có âm mưu vũ trang lật đổ chính quyền liên hiệp. Trước sự trấn áp thô bạo của lực lượng CSVN, ông Nguyễn Hải Thần lãnh đạo Việt Cách và các thành viên của Việt Quốc, Việt Cách trong đó có có hai nhân sự trong chính quyền liên hiệp là ông Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh phải chạy lánh nạn sang Trung Quốc. Hợp tác giữa CSVN với các đảng phái quốc gia chấm dứt từ đó và mở ra một trang sử đen tối khi CSVN càn quét và tiêu diệt những ai không theo chủ nghĩa cộng sản.   Bài học thứ hai là cuộc Hội đàm Paris để chấm dứt chiến tranh và lập lại Hòa Bình tại Việt Nam giữa bốn bên gồm Việt Nam Cộng Hòa (Chính quyền Miền Nam), Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Chính quyền Miền Bắc), Chính quyền Hoa Kỳ, Mặt trận giải phóng Miền Nam. Cuộc hội đàm kéo dài từ tháng 5 năm 1968 đến tháng 1 năm 1973 với sự ra đời của Hiệp định Paris vào ngày 23 tháng 1 năm 1973, dựa trên nền tảng: “các nước tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như được công nhận bởi Hiệp định Genèva ra đời vào tháng 7/1954.   Thế nhưng Hiệp định Paris chưa ráo mực thì đầu năm 1975, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Miền Bắc) đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lăng, tấn công quân sự trên toàn lãnh thổ miền Nam và đã tiến chiếm Thủ đô Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Thay vì thực thi chủ trương hòa giải dân tộc sau chiến tranh như họ tuyên truyền trước đó, lãnh đạo Miền Bắc đã áp dụng chính sách trả thù tàn ác, đưa hàng trăm ngàn quân cán chính Miền Nam vào các trại tù tập trung cho chết dần và đẩy gần cả triệu thường dân vô tội lên vùng rừng thiêng nước độc dưới mỹ từ xây dựng vùng kinh tế mới.   Không chỉ bội ước đối với chính quyền Miền Nam, lãnh đạo Cộng sản Miền Bắc còn phản bội cả Mặt trận giải phóng miền Nam qua cái gọi là “hiệp thương Nam Bắc” để xóa sổ toàn bộ bộ phận lãnh đạo Mặt trận và thống trị cả nước từ tháng 1/1977. Vô số chiến sĩ, cán bộ, đảng viên cộng sản từ cả miền Nam lẫn miền Bắc đột nhiên bừng tỉnh, thấy mình bị lừa.   Từ hai kinh nghiệm lịch sử đó, những ai đang ráng dùng mỹ từ “đấu tranh đối thoại” thì chỉ hoặc đang ngụy biện để che đậy những ý đồ nào khác, hoặc đang tự lừa dối chính mình mà thôi, thưa anh.  PV: Việc ông Nguyễn Thanh Sơn đi gặp gỡ kín đáo một số người trong cộng đồng chỉ là những bước thăm dò. Tuy nhiên theo ông thì chúng ta (các đảng phái không cộng sản và nhân dân Việt Nam) có nên chọn giải pháp đối thoại với chính quyền Cộng sản Việt Nam?  LTH: Trong đấu tranh bất bạo động, có đối thoại hay thương lượng chứ. Nhưng chỉ có thể là loại đối thoại như để tạm án binh bất động mọi phía hầu có thể di tản những người dân bị thương vì bạo lực của công an; hay như để những cá nhân muốn từ giã lực lượng độc tài có đường rút lui mà không bị người dân truy đuổi, hay ngay cả như thương lượng để một thiểu số lãnh đạo độc tài chạy ra nước ngoài, hóa giải lực lượng bảo vệ chế độ và nhờ đó tránh đổ máu cho dân chúng, v.v...   Nhưng không thể nào là loại đối thoại để tiếp tục kéo dài sự tồn tại của một chế độ độc tài. Kinh nghiệm đấu tranh bất bạo động của nhiều dân tộc cho thấy -- và có lẽ càng đúng trong trường hợp Việt Nam hiện nay -- là đối thoại với chế độ độc tài gần như luôn luôn là cái bẫy nguy hiểm cho lực lượng dân chủ và có hại cho quốc gia. Chúng ta có thể tạm liệt kê một vài ý đồ như:   - Để biết hết nhân sự và nguồn lực của lực lượng dân chủ rồi phá hoại, hay ngay cả thủ tiêu nhân sự.   - Để tạo phân hóa trong hàng ngũ dân chủ bằng cách mặc cả riêng với từng thành phần dân chủ, hay tạo ấn tượng đang liên kết với thành phần dân chủ này để cô lập thành phần kia.   - Để bòn rút tối đa tài sản đất nước và đổ tội cho các lực lượng dân chủ trước khi trốn chạy.   - Để kéo dài thời gian rối loạn và biện minh cho việc trở lại độc tài để “ổn định xã hội” như đang thấy tại Nga hiện nay.   Do đó trong phản kháng chính trị, yếu tố chính tạo ra những thay đổi xã hội là lực lượng dân chủ phải kiên định mục tiêu đấu tranh giành lại tự do dân chủ thật sự và chấm dứt nạn độc tài độc đảng, chứ không phải là những cuộc đối thoại trên bàn hội nghị, vì nó chỉ giúp cho chế độ độc tài tiếp tục tồn tại với một vài hứa hẹn thay đổi nào đó. PV: Miến Điện đã có những thay đổi rất ngoạn mục trong hơn một năm vừa qua. Ông nghĩ gì về cuộc đối thoại giữa Tổng Thống Thein Sien và bà Aung San Suu Kyu của Miến Điện?  LTH: Khi lên làm Tổng thống vào tháng 3 năm 2011, ông Thein Sein đã đối diện với 2 trong nhiều vấn đề đe dọa đến sinh mệnh chính trị của ông và nước Miến.   Thứ nhất là Trung Quốc đã không chỉ khống chế mọi mặt kinh tế, quân sự, thương mại tại Miến mà còn đang giúp vũ khí cho hai sắc tộc người Kachin và người Shang chống lại quân đội Miến để đòi độc lập, tách ra khỏi liên bang Miến.   Thứ hai là Hoa Kỳ và quốc gia Phương Tây không chỉ cấm vận kinh tế, phong tỏa ngoại giao nước Miến mà con ra lệnh phong tỏa toàn bộ tài sản, trương mục ngân hàng của hơn 5 ngàn tướng lãnh, nhân viên cao cấp của chính quyền Miến kể cả gia đỉnh ông Thein Sein tại hải ngoại.   Muốn tháo gỡ hai đe dọa nói trên, ông Thein Sein phải tự chấm dứt sự lệ thuộc vào Bắc Kinh và phải chấp nhận sự tồn tại của bà Aung San Suu Kyu và lực lượng đối lập thì mới bãi bỏ các cấm vận kinh tế từ phía thế giới tự do.   Từ tháng 5 năm 2011, Tổng thống Thein Sein đã cho đại diện của ông là Bộ trưởng bộ lao động U Aung tiếp xúc riêng với bà Aung San Suu Kyu để dàn xếp một cuộc đối thoại với Tổng thống Thein Sien dựa trên 4 điểm căn bản : 1/ Cùng nhau nỗ lực vì hoà bình, ổn định và phát triển của đất nước theo nguyện vọng của nhân dân; 2/ Hợp tác vì phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng hệ thống dân chủ; 3/ Tránh đưa ra các quan điểm xung đột, nỗ lực hợp tác trên cơ sở cùng có lợi; 4/ Tiếp tục thúc đẩy đối thoại.   Ngày 19 tháng 8 năm 2011, cuộc đối thoại chính thức giữa Tổng Thống Thein Sein và bà Aung San Suu Kyu lãnh đạo Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ đã diễn ra tại dinh Tổng thống. Trong cuộc đối thoại này, Tổng thống Thein Sein đã hứa sẽ trả tự do khoảng 6.000 tù nhân lương tâm qua nhiều đợt, bãi bỏ kiểm duyệt báo chí và ngôn luận, chấp nhận sự hoạt động của Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ vốn bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Ngược lại ông Thein Sein kêu gọi bà Aung San Suu Kyu hợp tác với chính quyền Miến bằng cách kêu gọi các quốc gia, nhất là Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận kinh tế và phong tỏa ngoại giao.   Mấu chốt của cuộc đối thoại giữa Tổng thống Thein Sein và bà Aung San Suu Kyu là đã đặt quyền lợi của quốc gia và sự tự do, dân chủ và hạnh phúc của dân tộc Miến lên trên quyền lợi của phe nhóm riêng và đã vượt qua những xung khắc chính trị của quá khứ. Kết quả của cuộc đối thoại này đã mở ra một viễn cảnh rất tươi sáng cho Miến Điện hiện nay mà cả thế giới ai cũng nức lòng ngưỡng mộ về sự sáng suốt của Tổng Thống Thein Sein và sự dũng cảm của bà Aung San Suu Kyu.  PV: Nếu đảng cộng sản Việt Nam tuyên bố công khai đối thoại với các đảng phải thì điều kiện cần thiết họ phải làm trước khi đối thoại là gì, trên quan điểm của Việt Tân, thưa Ông?  LTH: Thưa anh, hiện tại thì tôi không nhìn thấy bất cứ dấu hiệu gì là nhà cầm quyền CSVN sẽ chấp nhận một cuộc đối thoại như Tổng thống Thein Sein đã thực hiện cùng với bà Aung San Suu Kyu vì họ vẫn tiếp tục coi những lực lượng chính trị khác với đảng Cộng sản Việt Nam đều là các nhóm phản động và coi đa nguyên đa đảng là nguyên nhân của hỗn loạn và bất ổn xã hội.   CỨ TẠM THEO CHỮ NẾU trong câu hỏi của anh, một ngày nào đó, đảng Cộng sản Việt Nam tự dưng đổi đời tuyên bố công khai đối thoại với các đảng phái khác như anh đề cập, thì điều kiện tối thiểu CSVN cần phải tỏ thiện chí trong tình trạng nguy ngập hiện nay của đất nước là:   1/ Ngưng ngay các hành vi bán nước quá nguy hiểm hiện nay. Ngưng ngay việc tiếp tay với Bắc Kinh bịt mắt dân tộc Việt Nam về mối quan hệ hữu hảo không hề có.   2/ Thả hết những tù nhân lương tâm, những nhà yêu nước đang bị giam giữ một cách phi lý và phi nhân trong suốt mấy thập niên vừa qua.   3/ Trực tiếp đối thoại TRƯỚC HẾT với giới trí thức, các nhà dân chủ, các nhà yêu nước ngay tại quốc nội một cách nghiêm túc. Các đảng viên Việt Tân chúng tôi trong nước sẽ cùng đứng với các nhà yêu nước trong giai đoạn thử thách cam go đó.   4/ Từng bước bỏ các điều luật đang xiềng xích đất nước như điều 4 Hiến pháp, điều 79, điều 84, điều 88 luật hình sự, v.v.   Tóm tắt là nền tảng căn bản của đối thoại - nếu phép lạ Miến Điện xảy ra - KHÔNG phải là tìm cách để độc tài cộng sản tiếp tục cai trị và chỉ nhả ra cho người dân thêm chút quyền. Nhưng mục tiêu phải là đặt nền tảng để chuyển sang thể chế dân chủ thật sự. Thể chế đó không nhằm truy lùng tiêu diệt người cộng sản, nhưng đảng cộng sản chỉ được phép là một trong những tập hợp chính trị vận động để được dân tộc chọn và trao cho trách nhiệm lãnh đạo đất nước trong một khoảng thời gian nhất định. Và dù được chọn hay không, mọi đảng phái PHẢI hoạt động bên dưới pháp luật quốc gia.   Tôi không nghĩ những điều tối thiểu nêu trên quá tầm tay của những người cầm quyền hiện nay. Nếu họ tạm ngưng vơ vét một chút thôi và nghĩ đến tương lai của chính con em của họ, chứ chưa nói gì đến vận mạng của đất nước, thì đã đủ để họ thấy là nên làm những điều như tôi vửa nêu ra ở trên. Vì một khi đã mất nước rồi hay dân chúng đã tức nước vỡ bờ rồi thì cái núi tiền mà họ vơ vét đó để làm gì? Có giữ được không, dù chạy ra nước khác?  PV: Xin cám ơn ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân nguồn: http://www.chuacuuthe.com/?p=42800
......

Cộng đồng Người Việt Tự Do tại Đức biểu tình cho nhân quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

Nhân quyền tại VN bị chà đạp và họa mất nước qua sự bành trướng của Bắc Kinh là hai vấn nạn mà không một người Việt Nam yêu nước nào lại không trăn trở. Nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền năm 2012, cùng với người Việt khắp nơi trên thế giới, Cộng đồng Người Việt tại Đức đã xuống đường biểu tình để tiếp tục tố cáo sự vi phạm nhân quyền của chế độ CSVN tại thủ đô Berlin và thành phố Frankfurt. Berlin: Vào lúc 11 giờ 30 ngày 8.12.2012, bất chấp cái buốt rét âm 6 độ C, đồng bào đã tụ tập trước tòa Đại sứ Trung quốc tại Märkische Ufer, Berlin để phản đối những hành động bá quyền của Bắc Kinh, mà mới đây nhất là cắt cáp tàu Bình Minh 2 của Petrovietnam chính ngay trên lãnh hải của VN. Nghi thức chào cờ và mặc niệm mở đầu buổi sinh hoạt ngoài trời. Cụ Nguyễn Đình Tâm với 89 tuổi đời, không ngại cơn gió lạnh buốt xương thổi lên từ lòng sông Spree, trước đoàn biểu tình bằng một giọng nói chắc nịch, cương nghị. Cụ lên án hành động xâm lấn lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam của tập đoàn lãnh đạo TC, tố cáo chính sách tham lam bá quyền của nhà cầm quyền cộng sản Trung Nam Hải nhắm vào biển Đông và Việt Nam. Đồng thời cụ cũng lên án việc chà đạp lên nhân quyền một cách thô bạo, thái độ khiếp nhược của đảng cộng sản Việt Nam trước những hành động khiêu khích, cướp bóc, giết hại ngư dân và lãnh hải của quan thầy TC. Cụ cũng không quên mắng những hành vi bắt bớ, giam cầm và kết án những công dân yêu nước của chế độ cộng sản Hà Nội, chỉ vì họ đã không cam tâm làm nô lệ cho ngoại bang mà can đảm chống lại chính sách bành trướng rõ rệt của nhà cầm quyền TC. Nối tiếp lời cụ Tâm là những phát biểu của ông Trần Văn Các, đại diện Ủy Ban Điều Hợp Công Tác Đấu Tranh tại Cộng Hòa Liên Bang Đức, ông Phạm Công Hoàng (Liên Hội Người Việt Tị Nạn tại CHLBĐ), ông Nguyễn Đình Phúc, Hội phó Hội Người Việt Tị Nạn Cộng Sản Tại Hamburg,...cũng nhằm vào chủ đề chính của cuộc biểu tình. Cờ vàng và đủ loại biểu ngữ: Trung quốc không được đụng đến VN (China,Hände weg von VN), TQ nhưng ngay hành động bành trướng tại VN(China stop Verbreitung Herrschaft in VN ), Hoàng Sa & Trường Sa là của VN (Paracel- & Spratly - insel gehören zu Vietnam), Trung Quốc hãy rút khỏi lãnh hải VN (China…Raus aus dem Seegebiet Vietnams),...Ban tổ chức buổi biểu tình cũng cho phát thanh một đoạn bằng Đức ngữ nhằm giải thích đến người đi đường lý do cuộc biểu tình, đồng thời kêu gọi người bản xứ cùng người Việt chống lại chính sách bá quyền đầy tham vọng của TC tại biển Đông. Xem kẻ là những khẩu hiệu bằng Đức ngữ, Hoa Ngữ "Đả đảo TQ", "TQ cút khỏi Hoàng Trường Sa",..cũng được đoàn biểu tình hô to hướng vào sứ quán Trung Quốc đã tạo được đầy đủ khí thế. Lúc 12g30 phần một buổi sinh hoạt chấm dứt. Mọi người nhanh chóng thu xếp dụng cụ để di chuyển sang tòa đại sứ VC để tiếp tục phần thứ hai. 13g30 cuộc biểu tình phần hai trước sứ quán CSVN bắt đầu bẳng nghi thức chào cờ khai mạc. Tiếp đó ông Nguyễn Thanh Văn, Chủ tịch Ủy Ban Điều Hợp đã nói lên ý nghĩa và mục đích cuộc biểu tình. Khẩu hiệu và biểu ngữ tập trung vào việc mạnh mẽ tố cáo sự dẫm đạp tàn bạo lên bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà ĐCSVN đã long trọng đặt bút ký kết vào năm 1982 nhưng chưa bao giờ tôn trọng chữ ký của chính họ. Đoàn biểu tình hô to những khẩu hiệu "Đả đảo ĐCSVN bán nước buôn dân", "Tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam", ngoài những bài phát biểu về tình hình chung đang lâm nguy trước họa xâm lăng từ phương Bắc và tố cáo thái độ "hèn với giặc, ác với dân" của nhà cầm quyền Ba Đình tại Hà Nội. Nữ sinh viên Vanessa Đinh đọc những đòi hỏi của Liên Hội NVTN tại CHLBĐức của người Việt tị nạn đối với nhà cầm quyền VC. Đặc biệt là phần phát biểu ngắn của cựu sĩ quan quân đội CSVN tên Nguyễn Duy Thế, cấp bậc đại úy, đã rời bỏ hàng ngũ để về với người Việt tự do. Anh cũng lên án sự khiếp nhược của ĐCSVN trước nguy cơ xâm lấn trắn trợn của TC. Buổi sinh hoạt đã chấm dứt vào lúc 16 giờ cùng ngày. Vào ngày 7.12 trước đó, một phái đoàn của Cộng đồng người Việt tự do gồm các ông Phạm Công Hoàng, Trần Văn Các, Trịnh Đỗ Tôn Vinh và bà Lý Thị Khiếu đã đến Bộ Ngoại Giao Đức. Phái đoàn đã được ông Markus Löning, đặc sứ nhân quyền và giúp đỡ nhân đạo và ông phụ tá Felix Schwarz cùng bà Melanie Moltmann đặc trách Á Châu sự vụ tiếp đón ân cần. Cuộc đối thoại diễn ra trong bầu không khí cởi mở và lắng nghe nhau. Để vận động nước Đức lưu tâm hơn về nhân quyền tại Việt Nam, phái đoàn đã trao cho đại diện BNG tập hồ sơ dầy cộm gồm Thỉnh nguyện thư gởi Ngoại trưởng Westerwelle và 125.000 chữ ký thu được khắp thế giới trong chiến dịch "Triệu con tim - Một tiếng nói" do nhạc sĩ Trúc Hồ cùng hơn 100 đoàn thể người Việt tự do khởi động và thực hiện từ ngày 10.10 đến ngày 10.12.2012. Một số anh chị em Hamburg đã tranh thủ ít thời gian còn lại trước khi lên xe trở về để trò chuyện với anh Nguyễn Duy Thế. Anh cho biết, tuy ở cương vị người lính, phải chấp hành lệnh thượng cấp nhưng ai cũng biết và bất mãn với thái độ ươn hèn của lãnh đạo ĐCSVN, mặc tình cho kẻ thù phương Bắc hoành hành trên lãnh hải Việt Nam. Điểm đặc biệt anh thố lộ: ĐCSVN sẵn sàng cho côn đồ trả thù mọi người lính khi có dấu hiệu bất tuân bằng cách hãm hại thân nhân người lính đó. Ngoài ra, anh là người được ĐCSVN đưa lên Văn Giang để thuyết phục bà con tạo điều kiện cho con gái ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm ăn dễ dàng trong dự án Ecopark cướp đất của dân. Dân ở đó bảo với anh là họ trọng quân đội như rất ghét lực lượng công an chuyên dựa vào quyền thế để trấn áp, uy hiếp người dân thấp cổ bé họng. Văn Ngọc tường trình từ Berlin. Frankfurt: Phóng sự bằng hình buổi biểu tình.  
......

Hoàn Cầu Thời báo lại đe dọa Việt Nam

Những ngày qua, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, con đẻ của Nhân Dân Nhật Báo, cùng ở địa chỉ số 2 đường Kim Thai Tây Lộ, quận Triều Dương, Bắc Kinh, đã liên tục đưa ra bài liên quan tới Việt Nam, nhất là khi có biểu tình chống Trung Quốc ở Sài Gòn và Hà Nội. Thứ Ba 11/12, tờ báo này có bài xã luận tựa đề "Việt Nam coi nhẹ ý chí bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc". Bài báo bắt đầu bằng thông tin Tập đoàn Dầu khí PetroVietnam cáo buộc tàu cá Trung Quốc phá hoại cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02, và Philipplines đặt câu hỏi về quy định khám xét tàu bè của tỉnh Hải Nam, để rồi sau đó bác bỏ cả hai cáo buộc này và ủng hộ mạnh mẽ hành động của phía Trung Quốc nhằm bảọ vệ cái gọi là chủ quyền lãnh thổ. Theo Hoàn Cầu Thời Báo, Việt Nam so với các nước khác thì "bạo dạn hơn cả trong việc khai thác dầu ở Nam Hải (tức biễn Biển Đông của VN)" và luôn luôn tìm cách mở rộng hoạt động dầu khí bên trong đường chín đoạn. Bài báo còn trơ trẻn cho rằng: "Việt Nam có thể đã quên là đang ăn cắp tài nguyên [của Trung Quốc]". Bài báo khẳng định rằng Trung Quốc cương quyết bảo vệ chủ quyền của mình hơn bao giờ hết, và nói vì đại cục, Trung Quốc vẫn tiếp tục giữ thái độ kiềm chế, nhưng điều chắc chắn là "Trung Quốc sẽ không chỉ đứng nhìn khi bị Việt Nam và Philippines thách thức". Bài báo đưa lời bình luận về vụ tàu Trung Quốc giả dạng tàu đánh cá cắt cáp thăm dò dầu khí của Petro Vietnam ngày 30 tháng 11. 2012 vừa qua với giọng điệu thách đố một cách sấc sượt khi viết “Chúng tôi không biết các tàu Trung Quốc có cố ý cắt cáp thăm dò dầu khí kéo phía sau tàu của Việt Nam hay không. Cho dù họ có cố ý thì người Trung Quốc cũng vẫn ủng hộ.”
......

Người khởi xướng Triệu Con Tim-Một Tiếng Nói gặp đại diện Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc

Ngay sau cuộc tuyệt thực tại Washington DC, trong tình trạng còn đang cảm nặng, nhạc sĩ Trúc Hồ vẫn tức tốc bay sang Genève, Thụy Sĩ để cùng một phái đoàn người Việt vào gặp các đại diện Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Cuộc gặp gỡ đầu tiên diễn ra vào lúc 11g30 tại Palais Wilson, trụ sở của cơ quan Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Hai viên chức của phần vụ Tiến Trình Đặc Biệt (Special Procedures) là bà Denise Ryan và ông Marcelo Daher, đặc trách về Tự Do Ngôn Luận và Bảo Vệ Nhân Quyền, đã niềm nở tiếp đón phái đoàn.   Nhạc Sĩ Trúc Hồ trình bày về lý do và ý nghĩa của Thỉnh Nguyện Thư Triệu Con Tim Một Tiếng Nói với 125 ngàn chữ ký từ khắp nơi trên thế giới, cùng với một số đề nghị việc làm cụ thể.   Đáp lại, hai viên chức Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cho biết họ đang có những nguồn thông tin từ "hạ tầng cơ sở" về những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, nhưng luôn rất cần thêm tin tức, dữ kiện từ mọi nguồn khác để có thể đúc kết chính xác cho bản Xét Duyệt Định Kỳ Toàn Thể ( Universal Periodic Review) năm 2013.   Bà Ryan cho biết phía nhà nước Việt Nam hiện nay chỉ chào đón các phần vụ Liên Hiệp Quốc chống nghèo nàn và bảo vệ sức khoẻ đến Việt Nam, nhưng họ tìm mọi cách ngăn cản các bộ phận chuyên quan sát và điều tra về nhân quyền, đặc biệt là phần hành bảo vệ quyền tự do ngôn luận, và điều tra các hành vi giam cầm tùy tiện.   Phái đoàn Việt Nam đề nghị Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc hãy tận dụng cơ hội nhà nước Việt Nam đang xin gia nhập Hội Đồng Nhân Quyền nhiệm khóa 2014-2016 để đặt các điều kiện cụ thể về tôn trọng nhân quyền.   Cuộc gặp gỡ thứ hai diễn ra vào lúc 14giờ 45 tại Palais des Nations với Bà Laura Dupuy Lasserre, đương kim Chủ tịch Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.   Một lần nữa, nhạc sĩ Trúc Hồ trình bày tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, nỗ lực tranh đấu của người Việt, và một số đề nghị cụ thể với Hội Đồng.   Đáp lại, bà Lasserre kêu gọi người Việt Nam trong và ngoài nước hãy tiếp tục thông báo các hành vi vi phạm nhân quyền của nhà nước Việt Nam về các cơ quan bảo vệ Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc để các cơ quan này tổng hợp thành cơ sở cho các lên tiếng và áp lực quốc tế.   Được biết, đáng lẽ buổi họp với bà Lasserre diễn ra vào lúc 9g40 sáng, nhưng chuyến bay của nhạc sĩ Trúc Hồ bị trễ hơn 3 tiếng đồng hồ. Bà Lasserre, với thời khóa biểu rất chật hẹp mỗi ngày, đã ưu ái dời cuộc họp đến 14g45. Đây là điều hiếm xảy ra và cũng cho thấy mức độ quan tâm của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc về tình trạng vi phạm trầm trọng tại Việt Nam, đặc biệt sau khi hiệp hội ASEAN ra bản quan điểm về chuẩn mực nhân quyền cho vùng Đông Nam Á mà bà Lasserre cực lực phản đối vì vi phạm các nguyên tắc nhân quyền hoàn vũ. DienDanCTM
......

Ủy nhiệm viên của chính phủ Đức về nhân quyền thăm Viêt Nam

Đúng dịp toàn thế giới kỷ niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền (10.12.2012) ông Markus Löning, ủy nhiệm viên của chính phủ Đức về nhân quyền, bắt đầu chuyền công du của ông tại Viet Nam từ 09.12. tới 14.12.2012. Lần này chính quyền Đức không gửi bộ trưởng hay các viên chức hành chánh mà lại cử một nhân viên đặc biệt ủy nhiệm lo cho vấn đề nhân quyền qua thăm viếng Việt Nam. Đúng với mục đích của chính phủ Đức về vấn đề nhân quyền: bảo vệ, gìn giữ, thực thi nhân quyền tại khắp mọi nơi, ông Markus Löning sẽ tìm hiểu tình trạng nhân quyền tại Việt Nam qua các cuôc đàm thoại trao đỗi với các quan chức nhà nước, các nhân viên tư pháp,công an, cảnh sát, đại diện các tổ chức xã hội dân sự (Zivilgesellschaft), các tổ chức ngoài chính quyền (NGO/ Nichtregierungsorganisationen,) và các nhà tranh đấu cho nhân quyền. Viếng thăm tù nhân chính tri còn đang ngồi tù hay đã mạn hạn tù cũng nằm trong chương trình công du của ông Löning. Ông cũng sẽ trò chuyện với với các doanh nhân Việt nam và thăm một công ty may quần áo. Trong lãnh vực kinh tế chính phủ Đức luôn nhấn mạnh việc tôn trọng nhân quyền là điều tiên quyết cho mọi hợp tác kinh doanh giữa Đức Quốc và các quốc gia khác.   Trong cuộc phỏng vấn của đài phát thanh Đức DEUTSCHLANDRADIO ngày 10.12.2012 tại phi trường Hà Nội, ông Löning tuyên bố ông sẽ nói chuyện thẳng với chính quyền Việt Nam về các trường hợp vi phạm nhân quyền như tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng,  tù nhân chính trị, kiểm duyệt sách báo và trình bày rõ với họ quan điểm của chính phủ Đức.   Được biết nhiệm vụ của „Ủy nhiệm viên của chính phủ Đức về nhân quyền“ bao gồm việc quan sát tình trạng nhân quyền trên toàn thế giới, phối hợp các chương trình viện trợ nhân đạo và đề nghị với chính quyền Đức các biện pháp giao thiệp phù hợp với quốc gia liên hệ. Tháng tư vùa qua ông Löning đã qua Miến Điện quan sat cuộc bầu cử và đã được bà Aung San Suu Kyi tiếp kiến.   Các ủy nhiệm viên của chính phủ Đức về nhân quyền từ 1998 đến nay: Gerd Poppe, đảng Xanh (1998- 2003) Claudia Roth, đảng Xanh (2003-2004) Tom Koenigs, đảng Xanh (2005-2006) Günter Nooke, đảng CDU (2006-2010), nhà chính trị đối lập bên Đông Đúc trước ngày Đức Quốc thống nhất, Markus Löning, đảng FDP (2010 - đến nay) Ông Markus Löning và ông Zarganar, cựu tù nhân chính trị Miến Điện Ông Markus Löning và các ông Phạm Công Hoàng, Trịnh Đỗ Tôn Vinh, bà Vũ Thị Khiếu, ông Trần Văn Các trong dịp trao Thỉnh Nguyện Thư Triệu Con Tim cho Bộ Ngoại Giao Đức. (Forum „Vietnam 21“)  
......

Ôi! Barracuda

Ngày tôi lên mười tuổi, bố tôi phả vào tâm hồn trẻ thơ của tôi niềm kiêu hãnh dân tộc qua những quyển sách lịch sử nho nhỏ bằng lòng bàn tay. Bố tôi là một quân nhân phục vụ trong nghành an ninh quân đội. Những quyển sách ông đem về cho tôi là do Cục Chính Huấn xuất bản. Tôi đã say mê đọc nó; tôi ngưỡng mộ hình ảnh vị vua trẻ đời Trần, tôi hình dung ra cảnh nhà vua cởi ngựa đi trước xông pha tên đạn. Và tôi yêu lịch sử từ đó, tôi yêu hình ảnh của Phạm Ngũ Lão qua bài thơ "Tỏ Lòng" của ông. Hình ảnh người tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo; xông pha trận mạc đã mấy mùa thu để bảo vệ giang san tổ quốc của mình. Rồi tôi đã khóc khi đọc thấy có đến tám ngàn người lính quyết tử, đã hy sinh trong trận đánh ở đồn Ngọc Hồi trước khi Vua Quang Trung đuổi 30 vạn quân Thanh ra khỏi Bắc Hà. Mãi sau này, tôi mới biết rằng ở tận miền Bắc cũng có một cậu bé yêu lịch sử và mơ màng sống với nó như tôi. Người lính nhiều khổ đau Lưu Quang Vũ, khi còn là một cậu bé cũng đã từng ra cửa bể Vân Đồn những ngày mùa thu biển lạnh. Vũ cũng mơ về thuở muôn trùng cờ xí, tiếng trống thúc trận và những người lính thú đời Trần như tôi. Những ngày ấy, áp đôi má trẻ thơ xuống bùn đất phù sa, có lẽ Vũ cũng nghe được tiếng rì rầm của đất, tiếng giáo gươm từ thuở ấy vọng về. Không hiểu sao, tôi thấy mình rất giống Lưu Quang Vũ ở một điều là tôi tin vào con người. Lưu Quang Vũ mất đã hơn ba thập niên, nếu ngày nay anh còn sống tôi không biết anh có còn tin vào điều đó hay không? Có người bảo rằng "sản phẩm tinh tuý nhất của một quốc gia chính là những người dân sống trên quốc gia đó" điều này quả thật đúng với người dân nước Nhật. Cụ Phan Bội Châu đã từng kể chuyện về một người phu xe cụ được gặp ở Nhật. Cụ Phan và cụ Tăng Bạt Hổ đến Đông Kinh để tìm gặp một người học sinh tên Ân Thừa Hiến. Khi người phu xe đưa hai cụ đến thì Ân Thừa Hiến đã không còn ở chỗ cũ. Người phu xe hứa đi tìm giúp địa chỉ mới của người học trò ấy cho hai cụ. Anh ta đi suốt buổi chiều mới tìm ra được, tuy nhiên khi cụ Phan tặng thêm tiền cho anh ta thì người phu xe từ chối mà bảo rằng: “Theo quy luật Nội vụ sảnh đã định thì từ ga Ðông Kinh đến nhà này, giá xe chỉ có ngần ấy, vả lại các người là người ngoại quốc, yêu mến văn minh nước Nhật Bản mà đến, vậy nên ta hoan nghênh các người, chứ không phải hoan nghênh tiền đâu. Bây giờ các người cho tôi tiền xe quá lệ, thế là khinh bạc người Nhật Bản đó.” Đáng quý thay, lời nói và tư cách của một người phu xe bình thường đã làm hai nhà cách mạng Việt Nam phải nể trọng. Và ngày nay, xuyên qua cách hành xử của người dân Nhật trong các vụ thiên tai, cả thế giới đã nghiêng mình trước văn hoá, và nhân cách của người dân nước này. Nhìn về nước ta ngày nay, mọi nền tảng về luân lý, đạo đức xã hội đã không được xây dựng mà còn bị phá hỏng. Khi tìm mọi cách tiêu diệt cho bằng được ý chí phản kháng của người dân, kẻ cầm quyền đang giết chết dần nội lực của dân tộc. Đất nước sẽ ra sao nếu người dân mặc nhiên chấp nhận thái độ ươn hèn nhu nhược trước ngoại xâm của lãnh đạo? Xã hội sẽ ra sao nếu người ta chỉ nghĩ đến mình, cứ điềm nhiên sống mặc cho những oan sai của luật pháp, mặc những bất công, tham nhũng thối nát của xã hội chung quanh? Từ rất lâu rồi, cha mẹ, thầy cô, học đường đã truyền dạy con em mình phải biết sợ, dạy các em sống ích kỷ, dạy các em ngậm miệng trước những điều sai trái để được yên thân? Triết gia Hegel bảo rằng: “giáo dục là nghệ thuật biến con người thành có đạo đức”; với sự giáo dục như trên, chúng ta mong chờ gì ở các thế hệ tương lai? Tác giả Andrew Matthews, một diễn giả tài năng đã kể lại câu chuyện của con cá barracuda. Đây là một cuộc thí nghiệm được thực hiện tại Viện Hải dương học Woods Hole. Cuộc thử nghiệm được tiến hành như sau: Người ta dùng một hồ nuôi cá bằng thuỷ tinh, họ ngăn chiếc hồ ra làm hai bằng một miếng kính trong suốt. Một bên họ thả con cá barracuda và bên kia là một con cá đối. Cá barracuda là loài cá ăn thịt cá đối, trong nháy mắt, con cá barracuda đã lao hết sức mình về phía con cá đối và nó đập đầu vào thành của tấm kính. Nó tiếp tục bị đập đầu như thế cho đến khi nó hình thành niềm tin là nếu săn bắt con cá đối nó sẽ bị đau như vậy và bỏ cuộc. Sau đó, người ta bỏ tấm kính ngăn ra; con barracuda cứ nằm lì bên phần này của hồ cá cho đến hết cuộc đời nó. Nó thà nằm chịu chết đói, trong khi đó con cá đối vẫn bơi tung tăng không cách xa nó là mấy. Con barracuda biết giới hạn của mình và nó sẽ không bao giờ vượt qua giới hạn đó. Câu chuyện của con cá barracuda có làm cho chúng ta đau đớn không? Hình ảnh chú cá barracuda sung mãn nằm bẹp dí một góc hồ làm chúng ta liên tưởng đến thân phận mình. Cho đến thời điểm này, sự ngang ngược và dã tâm xâm lược của Trung Quốc đã quá rõ ràng; nhưng số người tham gia vào những cuộc biểu tình phản đối của người dân trong nước vẫn còn quá giới hạn. Điều gì ngăn cản dân ta nói lên lòng yêu nước? Điều gì ngăn cấm dân ta bảo vệ lãnh thổ đất nước mình? Đâu rồi một dân tộc lẫy lừng đã từng đánh thắng một đội quân hung hãn đang làm rung chuyển một nữa thế giới? Đâu rồi những con người từng tự hào “từ ức triệu năm nay, không biết nhục, không biết thua, không biết sợ”[1]?! Nếu quả thật chỉ vì sợ hãi mà tám chục triệu người bỏ mặc vận mệnh quốc gia trong tay vài chục kẻ cầm quyền bạc nhược; thì cái tấm kính trong suốt kia là do chính tay chúng ta dựng lên đó thôi. Rồi các thế hệ tương lai cũng sẽ chấp nhận cái định mệnh đã được đặt để cho họ. Và cái giấc mơ về một xã hội công bằng, tự do, dân chủ sẽ chỉ thuộc về nơi nào khác, cho những người khác, không phải dân tộc mình. Câu nói của triết gia người Pháp Joseph de Maistre nghe mới thật cay đắng: "Dân tộc nào thì chế độ đó" (Every country gets the government it deserves). Cách đây hai năm, một youtube mang tên "Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi" được phát tán trên mạng. Cảnh một bầy sư tử hung bạo rượt theo bầy trâu nước và cuối cùng vồ bắt được chú nghé con. Tôi chắc ai coi youtube này đều cảm được nỗi sợ hãi của bầy trâu nước, và đều mừng rỡ khi chú nghé con yếu ớt thoát được nanh vuốt và trở về trong vòng bao bọc của bầy trâu. Không hiểu sao hình ảnh của chú nghé con ấy không rời khỏi tâm trí tôi. Sao mà chú giống tổ quốc tôi đến vậy! Chắc chú cũng đau đớn lắm, có ai cảm được nỗi đau của chú không? Bị cắn đầu, cắn đuôi, rức thịt rức da; tổ quốc tôi cũng vậy, thác Bản Giốc mất tức tưởi, Hoàng Sa mất đau đớn, ngư trường mất, Cao nguyên mất… Bầy trâu chắc nghe được tiếng rên của chú nghé con. Có ai nghe được tiếng kêu của tổ quốc tôi không? Một trăm năm nữa qua đi, các cô bé cậu bé sẽ nghĩ gì khi đọc lại lịch sử những năm tháng đen tối này? Chúng sẽ nghĩ gì về thế hệ cha anh của chúng? Câu chuyện về vị nguyên soái đòi được chém đầu trước khi hàng giặc sẽ chỉ là huyền thoại. Những buổi chiều chạng vạng cánh dơi, sẽ không còn cậu bé Lưu Quang Vũ nào tìm ra bãi sông, ngồi lắng nghe tiếng trống thúc trận; tiếng những hồn người xưa nói chuyện với cậu về những Đông bộ đầu, Chương Dương độ, Hàm tử quan… Ôi! “Bao gương mặt ngày xưa/Bây giờ ai nhớ nữa?”[2] - - - [1] Nhất định thắng - Trần Dần [2] Đất nước đàn bẩu – Lưu Quang Vũ
......

Löning: Wir erwarten Verbesserung der Menschenrechte in Vietnam

Markus Löning im Gespräch mit Doris Simon Markus Löning (FDP) will in Vietnam unter anderem Meinungsfreiheit und Arbeitsbedingungen zur Sprache bringen. Wenn beide Länder ihre Beziehungen vertiefen wollen, erwarte Deutschland in diesen Fragen Fortschritte, sagt der Menschenrechtsbeauftragter der Bundesregierung. Am Tag der Menschenrechte führt Markus Löning (FDP) Gespräche in Vietnam. (Bild: picture alliance / dpa / Maurizio Gambarini) Doris Simon: Heute, am 10. Dezember, ist auch der Tag der Menschenrechte. Manche stellen eine Kerze der Menschenrechtsorganisation Amnesty International ins Fenster, um an alle diejenigen zu erinnern, deren Menschenrechte eingeschränkt sind. Markus Löning, der Beauftragte der Bundesregierung für Menschenrechte, ist nach Vietnam gereist, wo er jetzt am Telefon ist. Guten Tag! Markus Löning: Guten Tag! Simon: Herr Löning, was wollen Sie in Vietnam erreichen? Löning: Zum einen mit der Regierung sprechen über genau die Fälle, die Sie gerade angesprochen haben: Meinungsfreiheit, es gibt in Vietnam politische Gefangene, es gibt Zensur, es gibt eine Unterdrückung der Religionsfreiheit. Also die klassischen politischen Rechte sind eingeschränkt, und das will ich der Regierung sagen, wo da die Position Deutschlands ist, und ich treffe auch eine Reihe von ehemaligen politischen Gefangenen, von Dissidenten, von Leuten, die sich hier mutig engagieren. Simon: Menschenrechte sind ja meist das letzte Thema, über das Regierungen, in deren Ländern es in diesem Bereich Probleme gibt, reden wollen. Wenn Sie dort ankommen, wir hören das jetzt gerade, wie in Hanoi am Flughafen, wie muss ich mir so ein Gespräch mit Regierungsvertretern vorstellen? Deutliche Worte oder eher diplomatisch durch die Blume? Löning: Nein, das ist immer eine Mischung. Wir haben ein Interesse daran, die Beziehungen zu Vietnam weiterzuentwickeln und weiter zu vertiefen, und da gibt es angenehme Teile und da gibt es unangenehme Teile und zu diesen unangenehmen Teilen gehört die Situation der Menschenrechte, und es ist meine Aufgabe, den vietnamesischen Partnern klarzumachen, wenn wir die Beziehungen weiter vertiefen wollen, dass wir eine Verbesserung der Menschenrechtslage erwarten, und zwar in den Bereichen, die ich genannt habe: bei der Meinungsfreiheit, bei der Demokratisierung des Landes, bei der Rechtsstaatlichkeit des Landes, aber auch zum Beispiel in Bereichen, die Deutschland sehr betreffen und die den Handel betreffen, wie Produktionsbedingungen, wie werden Arbeitnehmer hier behandelt, wie sind die Arbeitsbedingungen in Fabriken. Simon: Läuft das denn dann so nach dem Motto ab, wenn sie dies und jenes einhalten und uns die Zusage geben, dann könnten wir im Gegenzug dies und jenes tun? Löning: Nein. Das sind keine Wenn-dann-Gespräche, sondern es sind Gespräche, wo wir sehr klar darauf hinweisen, dass wir Fortschritte erwarten, dass wir erwarten, dass Vietnam sich an die internationalen Zusagen, die es gemacht hat - es hat ja eine ganze Reihe von UN-Konventionen ratifiziert -, dass es das auch einhält, dass wir darauf drängen, dass es eingehalten wird, dass wir bereit sind, zum Beispiel bei der Entwicklung der Justiz auch zu helfen, durch Ausbildung oder Ähnliches. Aber die politische Initiative muss von hieraus kommen. Also da wird gedrängt, es gibt hier kein "wenn, dann" und kein Drohen mit einer großen Keule, sondern es wird klar gemacht, wir können die Beziehungen nur gut weiterentwickeln, wenn sich auch im Bereich der Menschenrechte etwas verbessert. Simon: Wie abhängig sind Ihre deutlichen Worte eigentlich davon, wie groß und wie wichtig das Land ist für Deutschland? Ich könnte mir vorstellen, da gibt es einen Unterschied zwischen, sagen wir mal, Vietnam und China. Löning: Zunächst mal muss man sagen, dass das deutsche Wort überall gehört wird und dass wir aufgrund unserer politischen und wirtschaftlichen Bedeutung überall Gehör finden mit den Dingen, die wir sagen. Es berichten mir gerade immer wieder auch chinesische Dissidenten, dass sie sagen, das, was ihr sagt, kommt an als Botschaft. Simon: Aber hat das auch Folgen? Löning: Ai Weiwei sagt uns, es sei auch dem Druck der Deutschen zu verdanken, dass er wieder freigekommen sei, und auch andere haben mir berichtet, dass sie gesagt haben, ja, ich habe es im Gefängnis gemerkt, meine Familie wurde nicht belästigt, ich wurde besser behandelt im Gefängnis, ich bin rausgekommen, als ich rauskommen sollte, und bin nicht noch länger im Gefängnis gehalten worden. Also es hat durchaus auch Effekte, manchmal direkt sichtbare, manchmal nicht so direkt sichtbare. Aber es kommt darauf an, dass wir die Botschaft immer wieder klar und deutlich wiederholen. Wir erwarten von unseren Partnern die Einhaltung der Menschenrechte und eine Verbesserung der Menschenrechtssituation, und das tun wir und diese Botschaft senden wir auch unangesehen des Partners. Da kriegt jeder Partner die Botschaft, die auf sein Land zutrifft, und wir benennen die Defizite, die in dem jeweiligen Land zu benennen sind. Simon: Herr Löning, heute bekommt ja die Europäische Union in Oslo den Friedensnobelpreis verliehen. Aus Sicht etwa von Amnesty International, der Menschenrechtsorganisation, ist aber insbesondere die Flüchtlings- und die Asylpolitik der 27 EU-Staaten eines Nobelpreises nicht würdig. Wir erinnern uns: Unwürdige Zustände in Aufnahmelagern in vielen EU-Staaten, wenig Möglichkeiten für legale Einreise, das Auseinanderreißen von Familien durch Teilabschiebung, das kommt ja auch in Deutschland vor. Trotzdem nobelpreiswürdig? Löning: Ich kann die Kritik von Amnesty nachvollziehen und ich teile sie auch in Teilen. Was wir mit Flüchtlingen machen, das ist der Europäischen Union an vielen Stellen wirklich nicht würdig. Da müssen wir besser werden. Das gilt auch für Deutschland, wenn ich da an Debatten denke, die wir in den letzten Wochen und Monaten hatten wegen ein paar Tausend Leuten, die da gekommen sind. Aber auf der anderen Seite muss man eben auch sehen, dass die Europäische Union das erfolgreichste Projekt zur wirklich dauerhaften Verbesserung von Menschenrechtssituationen ist. Denken Sie an Portugal, Griechenland, Spanien, drei rechte Diktaturen, die Rechtsstaaten sind, die Demokratien sind, und denken Sie an die ganzen Länder Osteuropas, die jetzt seit vielen Jahren die Menschenrechte respektieren, die einen deutlichen Sprung nach vorne gemacht haben. Gerade wenn man sich mal anschaut, wie es in Polen aussieht, und wenn man das vergleicht mit der Ukraine und Weißrussland, dann weiß man, was die Europäische Union für eine großartige Leistung bei den Menschenrechten erreicht hat. Simon: Das heißt aber auch, dass Sie vielleicht in Zukunft öfter mal auch intern - Sie sind ja bei der Bundesregierung - darauf hinweisen, was in der deutschen Asyl-, Flüchtlingspolitik vielleicht anders gehandhabt werden könnte? Löning: Ich habe mich zu den Flüchtlingsfragen immer sehr deutlich geäußert. Ich habe sowohl Flüchtlingslager besucht, aber auch immer wieder darauf hingewiesen, dass wir als Deutsche aufgrund unserer Freiheit, aber auch aufgrund unseres Wohlstandes eine moralische Verpflichtung haben, Menschen zu helfen, denen es schlecht geht. Wir können das, wir sollten das machen und wir sollten nicht immer in solche hysterischen Debatten verfallen und Dinge behaupten, die einfach falsch sind. Deutschland kann ohne Probleme ein paar Hundert, ein paar Tausend Leute aufnehmen, das sollten wir auch tun. Simon: Das war Markus Löning, der Menschenrechtsbeauftragte der Bundesregierung (FDP). Wir haben ihn in Hanoi auf dem Flughafen erreicht, was Sie als Hörer vielleicht auch mitbekommen haben. Herr Löning, vielen Dank, dass Sie trotzdem mit uns gesprochen haben. Löning: Ja, sehr gerne. Danke! Simon: Auf Wiederhören. Äußerungen unserer Gesprächspartner geben deren eigene Auffassungen wieder. Deutschlandradio macht sich Äußerungen seiner Gesprächspartner in Interviews und Diskussionen nicht zu eigen. http://www.dradio.de/dlf/sendungen/interview_dlf/1945490/
......

Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và Sài Gòn ngày Chủ Nhật, 09.12.2012.

Bất kể tình trạng công an bao vây rất nhiều nhà yêu nước từ mấy ngày trước, cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược vẫn diễn ra tại Sài Gòn và Hà Nội. Tin từ Hà Nội:   9h30′: Đoàn biểu tình khoảng 300 người đang đi trên đường Tràng Thi hướng về sứ quán TQ. 8h55’: Nhiều người tham gia biểu tình, có blogger Nguyễn Tường Vy cùng nhiều blogger khác đang ở đối diện Nhà Hát lớn, trên sân khấu vẫn đang có ca nhạc, có vài chục người đứng xem. 8h45′: Độc giả Mongun cho biết trong comment, “Nhà riêng bà Lê Hiền Đức ở số 7 ngõ 56 phố Pháo Đài Láng, HN có chốt gác suốt đêm qua. Lúc 23h00 bà đi ra khỏi nhà thì bị chặn lại, khiến bà phải quay về. Hai lần bà gọi taxi đều đến đón nhưng sau đó bị CS khu vực không cho dừng đỗ để bà lên xe. Sau khi ngồi tạm ở nhà hàng xóm chờ yên ắng trở lại thì vẫn thấy lính canh. Lúc 03h00, sau nhiều lần gọi taxi không dừng, bà đã ở lại trong nhà. Cụ bà Lê Hiền Đức cho biết CAHN sẽ hội ý để đưa bà ra Nhà Hát lớn sáng nay, mà không để bà đi một mình. Bà lê Hiền Đức tuyên bố: Nếu 09h00 không thấy bà ra được NHL Tp HN, khi ấy đã có chuyện xảy ra tại tư gia nhà bà“. Một độc giả nhắn tin từ cụ Lê Hiền Đức: “Bà khóa cửa nhà từ 3h15’, nhưng bọn ‘chó săn’ theo bà từng bước, bà đi vòng vèo mãi đến 5h bà quay về nhà và gọi điện cho bọn lãnh đạo, bà tuyên bố: ‘tao không phải là tội phạm, tao không bị quản chế, vậy không thằng nào ngăn được tao đi… tao thà chết VINH còn hơn sống NHỤC. Tao sẵn sàng đổ máu với bọn chó săn… Đến giờ này thì an ninh đang trao đổi để cử người cùng bà đến Nhà Hát lớn và đề nghị bà về sớm. Nếu đến 8h mà không trả lời và có người đưa bà đi thì ‘Bà sẵn sàng đổ máu’ với bọn này. Chúng nó đang điều y tế đến hỗ trợ”. - Từ trong nhà cụ Lê Hiền Đức thông báo đến nhà báo Trần Quang Thành: “Bây giờ là 8h sáng Chủ nhật 9/12, công an đủ loại đang bao vây dầy đặc nơi ở của cụ Lê Hiền Đức, không cho  cụ ra khỏi nhà để dến nhà hát lơn  tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lươc . Công an đã diều động cả xe cứu thương đến trước cửa nhà cụ Đức“. 8h15′: Có khoảng 10 xe CA bao quanh trước tượng Lý Thái Tổ, rất nhiều biển cấm quay phim, chụp ảnh. Khoảng 100 đoàn viên TN mặc đồng phục và hướng dẫn nhau tập thể dục trước tượng đài.  Trước tượng Cảm Tử cho TQ Quyết sinh, có 2 xe tải nhỏ của CS án ngữ. Có cả ông Cường, đội trưởng CA quận Hoàn Kiếm cùng hơn chục CA chìm, nổi. 8h05′: Nhà hát TP đã mở nhạc lớn, có hàng rào sắt bao quanh, vài chuc đoàn viên TN mặc thường phục lẫn với CA mặc sắc phục.  Một xe phát sóng truyền hình trực tiếp cho chỉ huy CAPT, 1 xe buýt đỗ ngay gần đấy có lẽ để bắt người. 7h55′: Quanh sứ quán TQ có đông CA và dân phòng nhưng chưa thấy CS cơ động. Có 2 xe buýt lớn đỗ trước tượng Lenin. Rất đông thanh niên tập trung ở Viện Bảo tàng Quân Đội, đối diện vườn hoa Lenin, có lẽ để phản biểu tình. 7h: “Có một vụ cháy rất lớn ở Dốc Đoàn kết, xe chữa cháy đang đổ dồn về”. Hy vọng không phải là một vụ “tự thiêu” tài sản để đổ thừa cho “các thế lực thù địch”, liên quan chuyện biểu tình hôm nay. 6h45′: “Tại Nhà hát lớn các kỹ thuật viên đã lắp loa thùng và đang thử nhạc.“ 5h55′: “Lúc 5h30 tại vườn hoa Lenin bà con vẫn tập thể dục, không có công an cảnh sát. Tại Nhà hát Lớn cũng không có công an ngoại trừ vài anh dân phòng ngồi gác cả đêm, không có rào chắn ở khu vực các ngã tư vào NHL.” 4h45′: 1 CTV cho biết, đã thấy xe ô tô chở đầy CSCĐ đủ trang phục đi qua ĐSQ Trung Quốc. 5h: Công an quận Hoàn Kiếm đã có những xe tải nhỏ chở hàng rào sắt. 4h15‘: CTV cho biết: “khu vực 46 Hoàng Diệu, không rào chắn. Trừ đầu Trần Phú vẫn có rào sắt như mọi khi”. by basamnews   Tin từ Sài Gòn: 9h: Có mặt GS Chu Hảo, Bùi Văn Nam Sơn, dịch giả Đôn Phước, Hoàng Dũng (boxit), Thế Thanh (SGTT), ông Huỳnh Tấn Mẫn lên diễn thuyết và hô khẩu hiệu, mọi người hô theo và hát theo. Lực lượng thanh niên áo xanh xông vào xô đẩy, và cuối cùng mọi người đã bị giải tán sau 10’. 8h55’: Hiện mọi người đã vào được trong hội trường, đang hát bài Tự Nguyện: “Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng… Nếu là người tôi sẽ chết cho quê hương”. 8h49′: SG đã bắt đầu. Ông Huỳnh Tấn Mẫm dẫn đầu, đã vào được Nhà hát Thành phố. 8h45′: Không vô được nhà hát. Mọi người tách ra làm 2 nhóm, 1 nhóm hiện đang đi trên đường Đồng Khởi gồm có ông Lê Công Giàu, Đinh Kim Phúc. 8h05′: 1 CTV cho biết, “GS Tương Lai và vợ chồng ông Tống Văn Công bị bắt vào CA phường Tân Phong, Quận 7″. 7h25′: GS Tương Lai, một trong 5 người ký tên đại diện cho 42 nhân sĩ trí thức trong bản Thông báo vừa gửi “Cấp báo. Ngày hôm qua Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP HCM Lê Minh Trí tiếp chúng tôi với thái độ rất hòa nhã. Những tưởng sau cái bắt tay nồng nhiệt với người đại diện cho chính quyền Thành phố, chúng tôi sẽ được tự do biểu thị lòng yêu nước của mình trước những hành động láo xược của nhà cầm quyền Trung Quốc, vi phạm trắng trợn chủ quyền của đất nước ta. Nhưng sáng nay, ngay bây giờ, trên đường đi đến Nhà hát Thành phố, chúng tôi bị an ninh vây quanh xe taxi, không cho chuyển bánh. Chúng tôi được biết các anh Lê Công Giàu, Lê Hiếu Đằng cũng đang bị an ninh vây chặt, không cho ra khỏi nhà. Vậy xin cấp báo cho công luận trong và ngoài nước được biết. Tương Lai”. 7h20′: Nhà thơ Đỗ Trung Quân nhắn tin: “Toi bi tum roi”. Ôi! Quê hương có còn những chùm khế ngọt nữa không anh? 6h50′: “Trước quảng trường Nhà hát lớn TP, người ta đang sắp xếp ghế ngồi”. Để phục vụ cuộc mít tinh phản đối Trung Quốc? 6h40′: Nhà thơ Đỗ Trung Quân từ KS Continental-Saigon điện thoại cho biết: “Khắp khu vực quanh Nhà hát Lớn TP đã bị rào chắn, công an dày đặc. Ngoài 2 vị Lê Hiếu Đằng, Lê Công Giàu, còn có ông Cao Lập đã bị công an chặn lối ra khỏi nhà. Ông Huỳnh Tấn Mẫm có thể đã thoát, gọi điện thoại ông không nghe, có lẽ để tránh bị công an dùng kỹ thuật định vị”. 5h45′: Ông Lê Hiếu Đằng, cựu Phó Chủ tịch MTTQVN-TPHCM, một trong 5 vị đứng tên đại diện trong bản Thông báo mít tinh, bị thành ủy “mời’ chiều qua, vừa gửi Email: “Hiện nay công an đang gác nhà tôi và anh Lê Công Giàu, không cho ra. Sẽ tìm cách thoát vòng vây. Ha ha … vui quá!”   (Cầu Nhật Tân). Công an giật xé các biểu ngữ chống Trung Quốc xâm lược.  
......

Thỉnh Nguyện Thư Triệu Con Tim vào Bộ Ngoại Giao Đức

Để cùng tạo tổng lực đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam, ngày 07/12/2012, một phái đoàn người Việt tại Đức đã vào Bộ Ngoại Giao Đức Quốc (BNG) để trao bản Thỉnh Nguyện Thư Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói. Tiếp đón phái đoàn là các viên chức: ông Markus Löning, Đặc sứ Liên Bang phụ trách Nhân Quyền và Trợ Giúp Nhân Đạo, bà Melanie Moltmann, Trưởng phòng Nam Á Sự Vụ, đặc trách vùng Nam Á, Úc và Thái Bình Dương, ông Felix Schwarz, Chánh văn phòng của Đặc sứ Löning. Cuộc gặp gỡ đã diễn ra trong không khí niềm nở và đầy cảm thông về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Phía Bộ Ngoại Giao Đức đặc biệt chú ý đến tổng số 125.000 chữ ký từ Việt Nam và khắp nơi trên thế giới trong vòng 2 tháng, được đóng thành 4 tập sách rất dày mà Đặc sứ Löning trân trọng đón nhận. Trong lúc trao đổi với phía BNG Đức, phái đoàn VN cũng đã chia sẻ về tình hình Trung Quốc khai thác bừa bãi hầm mỏ và tàn phá thiên nhiên, lấn át ranh giới và hải phận, bóc lột và đàn áp người dân tại vùng biên giới Bắc Việt, vì thế càng ngày càng nhiều người Việt Nam trong nước xuống đường để thể hiện tinh thần yêu nước của mình dù có bị nhà cầm quyền cấm đoán, bắt bớ. Ngoài ra, phái đoàn còn nêu thêm những hậu quả của Nghị Quyết 36 đối với cộng đồng người Việt tại Đức và quốc gia sở tại. Theo ông Löning thì điều này mới đối với ông ta. Vì thế ông Löning khuyến khích người Việt tỵ nạn tại Đức mạnh dạn lên tiếng với dư luận và các cơ quan truyền thông, cũng như cơ quan phản gián để ngăn chận những nỗ lực ngấm ngầm theo dõi và đe dọa tinh vi của nhà cầm quyền VN. Ông Löning cho biết tòa đại sứ CS Việt Nam tại Berlin cũng đã thông báo cho BNG Đức biết rằng hôm nay (7.12.2012) sẽ có một phái đoàn người VN đến BNG. Phái đoàn Người Việt cho ông Löning biết, trong cộng đồng người VN tại Đức cũng có những thành phần đưa những dữ kiện cho tòa đại sứ. Hơn nữa, chiến dịch này công khai nên tòa đại sứ CSVN cũng dễ theo dõi.  Bà Moltmann yêu cầu tiếp tục thông tin cho họ về những cuộc biểu tình cũng như về chiến dịch „Triệu Con Tim - Một Tiếng Nói“. Buổi tiếp kiến chấm dứt lúc 12g15 cùng ngày.
......

TÌNH THẾ QUÁ HIỂM NGHÈO, TỰ ĐẢNG LO KHÔNG NỖI ĐÂU !

Hào khí Diên Hồng làm nên chiến thắng trước quân xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ. Vụ căt cáp tàu thăm dò Bình Minh 02 mới đây là một trong chuổi hành động mà TC sẽ triển khai để chiếm đoạt biển Đông trên thực tế. Và Việt Nam đang đứng bên bờ vực của sự tồn vong. Theo thông tin từ tàu Binh Minh được các báo đăng tải chính thức thì vụ cắt cáp vừa rồi do các tàu đánh cá của TC vào tận vùng lãnh hải của ta gây ra. Điều đó có nghĩa là hàng vạn tàu đánh cá của TC đang ngang nhiên hoạt động trong phạm vi đường lưỡi bò phi pháp mà TC đơn phương áp đặt lên gần hết biển Đông, xâm phạm lên vùng lãnh hải của ta và đương nhiên xem Trường Sa là của họ. Như vậy đường lưỡi bò phi lý không còn là hình vẽ trên bản đồ nữa mà  đang từng bước được hình thành và cũng cố trên thực tế bằng nhiều biện pháp công khai và xảo quyệt của TC. Họ ngang nhiên đưa tàu giám ngư, hải giám, tàu đánh cá, tàu thăm dò, giàn khoan, phân lô lãnh hải của ta để gọi thầu thăm dò...để đến ngày 1.1. 2013 chính thức đưa tàu cảnh sát ra tuần tra và tuyên bố đuổi bắt, khám xét tất cả các tàu thuyền của VN ra biển của ta mà họ cho rằng xâm phạm lãnh hải áp đặt theo đường lưỡi bò của họ. Và đàng sau tất cả các tàu bè đó là tàu quân sự của họ. Chính vì lẽ đó mà vừa rồi mấy tàu đánh cá của họ ngang nhiên cắt cáp tàu Bình Minh mà các tàu bảo vệ của ta không dám đụng đến. Khi tàu cảnh sát TC tung ra tuần tra thì đừng hòng các tàu thuyền của ta ra khơi hoạt động và làm ăn gì nữa. Hàng hải, dầu khí, ngư nghiệp, tài nguyên....đều mất sạch. Như vậy, nếu không có gì thay đổi, thì đến ngày 1.1.2013, ta chính thức mất biển Đông trên thực tế. Một khi đã mất biển Đông thì nguy cơ mất nước cận kề. Việt Nam đang ở vào tình thế vô cùng nguy kịch. Đối phó trước hành động xâm lăng ngày càng leo thang và ngang ngược đó, đảng và nhà nước đã làm gì? Hầu như là hoàn toàn nhẫn nhịn. Nhẫn nhịn đến kinh ngạc, vượt qua ngưỡng của lòng tự trọng và không biết đã chạm đến đáy chưa? Nếu như sự nhẫn nhịn ấy làm cho TC xót thương dừng lại việc chiếm đoạt biển Đông thì nhân dân sẵn sàng đồng tình ủng hộ. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Nhà cầm quyền VN càng nhẫn nhịn, TC càng lấn tới, và kết quả như ngày hôm nay ta đang thấy. Mất biển Đông đang trở thành hiện thực. Vì thế mà sự nhẫn nhịn của đảng và nhà nước cộng thêm việc bưng bít thông tin và hơn thế nữa là việc thẳng tay đàn áp những người yêu nước có hành động tích cực phản đối Trung cộng đã dấy lên trong lòng người dân sự nghi ngờ về động cơ nhẫn nhịn ấy. Do những tác động từ phía đảng và nhà nước, người dân hiện nay bị phân hóa thành các bộ phận theo các xu hướng sau đây: - Quá chán ngán vì mất lòng tin nên phó mặc cho đảng và nhà nước làm gì thì làm, TC làm gì thì làm, mọi chuyện đều gác ngoài tai. - Tin tưởng mù quáng vào đảng và nhà nước nên yên tâm phó thác cho đảng và nhà nước lo, tự dối lòng mình để được yên ổn lương tâm trước nguy cơ mất nước - Vì bị bưng bít thông tin, không được kích hoạt lòng yêu nước nên hoàn toàn thờ ơ trước thời cuộc, không hề biết gì, chỉ biết chăm lo riêng tư hoặc lo hưởng thụ cá nhân. - Bộ phận nhiệt tình yêu nước, thấy rõ âm mưu xâm lược của Trung cộng thì lại bị đàn áp nhiều quá nên cũng trở nên chán ngán, oán ghét và nghi ngờ xa lánh đảng và nhà nước. Tóm lại đứng trước nguy cơ mất nước mà hầu như toàn dân đều thờ ơ đứng ngoài cuộc, phó mặc cho giới cầm quyền muốn làm gì thì làm, không hề quan tâm tới. Nếu có ai đó còn quan tâm thì sự quan tâm ấy cũng hời hợt chuyển hóa thành những phản ứng mang tính đùa cợt, châm biếm, chua cay... Sức mạnh quân sự, âm mưu xảo quyệt của giặc là rất nguy hiểm nhưng vẫn không nguy hiểm bằng sự thờ ơ của lòng dân. Ta đang đứng trước sự hiểm nghèo cùng cực vì đang đối diện với cả hai. Không thể nào để chậm trễ hơn nữa, đã đến lúc đảng và nhà nước phải có những động thái kích hoạt lòng yêu nước của toàn dân. Hãy thôi bưng bít thông tin về nguy cơ mất nước, thôi cấm đoán người dân được bày tỏ thái độ trước quân xâm lược, thôi bắt bớ những người yêu nước tích cực... Đừng để cho người dân thờ ơ trước vận mệnh của đất nước. Tự đảng không đủ sức chống lại sự xâm lược của bọn bành trướng phương Bắc. Một khi toàn dân đoàn kết đứng lên thì  kẻ thù sẽ giảm đi sự nguy hiểm. Sức mạnh đánh giặc cũng ở trong dân và kế sách đánh giặc cũng ở trong dân. Xin hãy tin vào dân. Nhanh lên chứ không còn kịp nữa. nguồn:http://huynhngocchenh.blogspot.com/2012/12/
......

Nhật ký MaLlala

Tháng 7 năm 1942, trong Chiến tranh Thế giới Thứ Hai, một bé gái người Đức gốc Do Thái 13 tuổi tên Anne Frank và bốn người khác ẩn náu trên căn gác áp mái tại một ngôi nhà ở đường Prinsengracht, trong thành phố Amsterdam bị quân Đức quốc xã chiếm đóng. Sau đó, do bị phản bội, gia đình Anne bị phát giác và bị đưa vào trại tập trung. Bảy tháng sau, Anne chết tại trại cải tạo Bergen-Belsen. Ông Otto Frank, cha của bé, là người duy nhất trong nhóm sống sót được để trở về căn gác sau chiến tranh và tìm thấy cuốn nhật ký của con gái tại nơi gọi là Chái nhà bí mật. Cuốn nhật ký viết bằng tiếng Hà Lan, được ông cho xuất bản và sau đó đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ, đã trở thành một trong những cuốn sách được tìm đọc nhiều nhất trên thế giới, về góc nhìn của một bé gái trước thảm trạng chết chóc gây nên bởi bọn khủng bố. Bảy thập niên sau, một bé gái người Pakistan, sống ở vùng Thung lũng Swat xinh đẹp và nghèo khó của miền tây bắc đất nước chiến tranh, chọn hình thức viết nhật ký gởi ra nước ngoài để phản kháng sự thống trị bất công của phe Hồi giáo quá khích Taliban, và đòi quyền được đến trường như nam sinh, sau khi các trường tư thục bị Taliban buộc phải đóng cửa và 5 trường đã bị đánh sập để ngăn các bé gái đến lớp. Những dòng chữ trung thực bằng ngôn ngữ địa phương của học sinh lớp bảy Malala đã xuất hiện trên trang mạng bằng tiếng Urdu của đài BBC, vạch trần cho thế giới thấy lệnh cấm đã ảnh hưởng tới em và các bạn học của em như thế nào. Nhật ký của Malala đã khiến cho thế giới bên ngoài Pakistan kinh hoàng về những tội ác diệt chủng của Taliban trong thời gian chúng chiếm đóng thung lũng Swat từ năm 2007 tới 2009 mà em kể lại – gây chấn động người đọc trước bộ mặt phi nhân của Taliban. Ngày 9/10/2012, khi Malala Yousafzai cùng các bạn ngồi xe chở học sinh từ trường về, đang cùng nhau ca vang bản nhạc đồng quê Pashtun dịu dàng về thung lũng Swat thân ái và đề cao sự hy sinh cho quê hương – phe quân sự Taliban đã chỉ thị người của chúng bám theo và thi hành lệnh hành quyết Malala. Các hung thủ, mặt đã xồm xoàm râu ria còn mang thêm mặt nạ để che giấu tung tích, phóng xe đạp rượt theo chặn xe nhà trường. Xe ngừng. Trước mặt đám học sinh con gái hốt hoảng, người của Taliban đọc án lệnh tử hình: “Đứa nào trong chúng mầy là Malala? Nếu không nói, tao giết sạch cả đám!” Không ai trả lời, và không ai làm điềm chỉ viên. Hung thủ quát to hơn: “Con bé này dám to gan truyền bá chủ nghĩa thế tục, chống lại Taliban, là quân đội của Đấng Allah. Nó phải bị trừng phạt”. Rồi khi nhận diện được Malala, hắn đã chĩa thẳng súng vào đầu và vào ngực em, bóp cò. Những năm trước đây, khi lực lượng an ninh hành quân vào thung lũng để tảo thanh phiến quân Taliban, cô bé Malala cũng phải theo chân hàng triệu người tị nạn khác chạy trốn cảnh lửa khói của chiến tranh. Trên đường tản cư, vì hầu hết trường ốc đã bị Taliban đánh sập, em đã dạy cho các em bé hơn con toán, cái chữ trong các lều bạt chơ vơ giữa núi đồi. Những đồi núi chơ vơ nằm giữa bạt ngàn ấy chính là nơi xuất phát tuần qua của những người mang súng đạn xuống đồng bằng lùng tìm một đứa bé gái tuổi 14 để ám sát. Chúng có thể từ bên kia biên giới, nơi Mullah Qari Fazlullah, thủ lãnh của lực lượng Taliban huyện Swat, đang ẩn náu và thực hiện những vụ ám hại thường dân, hay cũng có thể từ Bắc Waziristan, nơi được xem là sào huyệt của những kẻ tôn thờ chủ nghĩa khủng bố và chọn Al Qaeda hay Taliban làm lẽ sống. Ba năm trước, vụ cô gái Chaand Bibi 17 tuổi bị Taliban xử án bằng cách quất 34 ngọn roi vào mông đã làm cả nước sục sôi cơn giận dữ. Quất roi vào mông phụ nữ là một trong những hình phạt qui định bởi luật tôn giáo Sharia của đạo Hồi, dựa trên kinh thánh Coran. Sharia Tín đồ Hồi giáo tin rằng Sharia là Đấng Chí Tôn của pháp luật, và luật Sharia đề ra nhiều cách giải quyết bằng luật pháp thế tục, chi phối cả vào lãnh vực tội phạm chính trị hay kinh tế, thậm chí các chuyện cá nhân như chế độ ăn uống, cầu nguyện và ăn chay, tình dục, vệ sinh. Luật Sharia được diễn giải bởi các thầy tế (giáo sĩ) và áp dụng bởi các qadis (thẩm phán Hồi giáo) như sau: - Tín đồ Hồi giáo phải cầu kinh 5 lần một ngày, trong thời gian kinh nguyện nếu bị phát giác đang làm một việc gì khác thì sẽ bị đánh đòn; đàn ông phải để râu, độ dài tối thiểu phải ít nhất bằng một nắm tay tính từ phía dưới cằm, vi phạm sẽ bị đánh; nam học sinh phải đội khăn xếp: học sinh từ lớp một đến lớp sáu đội khăn màu đen, khăn của lớp bảy trở lên màu trắng, tất cả phải mặc quần áo đạo Hồi, cổ áo phải cài cúc; không được hát, không được khiêu vũ, không được chơi bài, đánh cờ, đánh bạc và thả diều, không được viết sách, vẽ tranh và xem chiếu phim; nuôi vẹt sẽ bị đánh đòn, nuôi chim sẽ bị giết, ăn cắp sẽ bị chặt bàn tay, tái phạm sẽ bị chặt chân. Nếu không là tín đồ đạo Hồi, việc thờ cúng cấm thực hiện ở những nơi mà người đạo Hồi có thể thấy, ngược lại sẽ bị đánh đòn và tống giam. Ai dụ dỗ một tín đồ đạo Hồi cải giáo theo đạo mình sẽ bị xử tử. - Phụ nữ Hồi giáo phải luôn ở trong nhà, không được lê la không mục đích ngoài đường. Khi cần ra đường, phải đi cùng một người nam có quan hệ họ hàng; nếu bị bắt gặp đi một mình ngoài đường sẽ bị bắt đưa về nhà và hình phạt là đánh đòn; không được để lộ khuôn mặt của mình, phải mặc burqa (áo trùm mặt) khi đi ra ngoài, vi phạm sẽ bị quất roi thật nặng; không được trang điểm, không được đeo nữ trang, không mặc quần áo diêm dúa, không được nói trước nếu người đối diện chưa nói với mình; không được nhìn vào mắt đàn ông, cấm cười ở nơi công cộng, không được sơn móng tay, ngược lại sẽ bị chặt ngón tay. Nghiêm cấm trẻ em gái đến trường: tất cả trường học dành cho con gái phải đóng cửa; cấm phụ nữ đi làm. Phụ nữ ngoại tình sẽ bị ném đá cho đến chết. Trong khi thế giới ngày càng văn minh và các tiến bộ khoa học được sử dụng bình đẳng giữa nữ và nam, thì trong thế giới Hồi giáo, người ta ứng dụng tiến bộ ấy để hạ thấp thêm giá trị của nữ giới, ví dụ đàn ông đạo Hồi chỉ cần xác nhận việc họ muốn ly dị vợ một cách hợp pháp chỉ bằng một cái tin nhắn điện thoại SMS. Dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS hay Short Message Services) là một phương tiện viễn thông cho phép gửi các thông điệp ngắn không quá 160 mẩu tự bằng điện thoại di động qua dịch vụ truyền thông không dây. Ngày 27/07/2003, tại tòa án Hồi giáo bên Mã Lai, thẩm phán Mohamad Fauzi Ismail tuyên bố giá trị hôn nhân giữa nguyên đơn Azida Fazlina Abdul Latif và vợ là Shamsudin Latif được chính thức vô hiệu hóa sau khi ông chồng đã công khai gởi cho vợ một lời nhắn với nội dung rằng “nếu bà không chịu rời nhà cha mẹ bà, bà sẽ bị ly dị”.   Theo luật đạo Hồi, người chồng được phép ly dị vợ mình sau khi lặp lại ba lần chữ “talaq”, nghĩa là “tôi ly dị bà”. Do đó, chuyện phụ nữ Hồi giáo bị quất roi vào mông như thú vật, xảy ra thường tình như phụ nữ phương Tây bắt tay đàn ông. Nhưng quất roi là một việc, còn nhân danh Allah để nổ súng vào đầu con trẻ là chuyện khác. Ngoài ra, giết chết phụ nữ không vũ trang không là lầm lỗi của một cá nhân vô kỷ luật, mà là một chủ trương của Taliban.   Ngày 6/07/2012 vừa qua, chị nữ tu 25 tuổi Farida Afridi bị bắn vào đầu khi đi từ nhà ở Hayatabad trong huyện Peshawar tới văn phòng thiện nguyện của mình tại Jamrud bên huyện Khyber. -“Tội ác” của nữ tu Afridi để Taliban phải hạ sát chị, là cải thiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong khu vực mà không ai nghe hay biết tới giá trị của phái nữ. -“Tội ác” của sơ Farida Afridi còn là sự “ngoan cố”, không chịu lấy cái chết trước đó của một người khác mang cùng họ Afridi để làm gương. -Ngày 8/12/2011, nhà giáo Zarteef Khan Afridi trên đường tới lớp ở Jamrud cũng đã bị Taliban hạ sát sau khi bị chụp cái mũ “tay sai của Tây phương để tiếp tay hủ hóa nhân dân trong vùng” – một luận điệu để ngụy biện cho hành động khát máu của Cộng sản mà người miền Nam Việt Nam đã nghe đầy tai trong thời gian chiến tranh. -Lần này, vụ tấn công vào bé gái Malala đã làm giận dữ cả nước Pakistan, và làm cộng đồng thế giới phẫn nộ. Malala đã viết gì trong nhật ký? Thứ Bảy 3/01/2009 – Tôi sợ. Hôm qua tôi có một giấc mơ hãi hùng khi thấy máy bay trực thăng và lính Taliban. Tôi đã từng có những cơn ác mộng như thế kể từ khi quân đội hành quân vào Swat.   Mẹ cho tôi ăn sáng và tôi đến trường. Tôi rất sợ khi phải đến lớp, vì Taliban đã công bố một sắc lệnh cấm tất cả con gái chúng tôi đi học. Lớp có 27 đứa, nhưng chỉ có 11 học sinh. Con số tụt xuống vì sắc lệnh của Taliban. Đã có ba người bạn của tôi theo gia đình di cư về Peshawar, Lahore và Rawalpindi vì sắc lệnh này. Trên đường từ lớp về nhà, tôi nghe một người đàn ông thét lên ‘Tao sẽ giết mầy’. Tôi nhanh chân rảo bước thêm, sau đó nhìn lui xem ông ấy có đuổi theo mình không. May quá, ông ta đang gọi điện thoại di động và đang dọa dẫm một ai đó trên đường dây. Chủ Nhật 4/01 – Hôm nay là ngày lễ, tôi ngủ dậy trễ, khoảng 10 giờ sáng khi nghe bố tôi nói về ba xác người nữa nằm ngoài trạm biên giới Green Chowk. Nghe tin ấy, tôi thấy buồn. Trước cuộc hành quân, tất cả chúng tôi thường đến Marghazar, Fiza Ghat và Kanju trong các ngày Chủ Nhật để cắm trại. Nay tình hình như thế làm chúng tôi không còn được đi picnic từ một năm rưỡi nay. Cũng như trước đây chúng tôi đi dạo một chút sau bữa ăn tối, nhưng nay phải vào trong nhà trước khi trời tắt nắng. Hôm nay tôi làm một số việc vặt vãnh ở nhà, làm bài tập và chơi với em trai tôi. Nhưng nghĩ đến ngày mai phải tới lớp, tim tôi đập dập dồn. Thứ Hai 5/01 – Tôi chuẩn bị để đi học và khi sắp mặc áo quần, tôi chợt nhớ luật cấm chúng tôi mặc đồng phục, và phải mặc đồ thường khi đi học. Tôi quyết định mặc chiếc áo màu hồng mà tôi thích. Mấy đứa con gái khác cũng mặc áo màu nên lớp học có vẻ như ở nhà. Bạn tôi đến cạnh hỏi tôi, ‘Nhân danh Thượng đế, hãy trả lời tôi thật danh dự, liệu trường chúng ta có bị Taliban tấn công không?’ Trong buổi học sáng, chúng tôi được dặn dò đừng mặc áo màu vì Taliban cấm. Buổi tối ở nhà mở TV tôi nghe lệnh giới nghiêm ở Shakardra được bỏ sau 15 ngày. Thật vui trước tin ấy, vì cô giáo dạy tiếng Anh của chúng tôi sống ở đó, nay có thể trở lại lớp rồi. Thứ Tư 14/01 – Tôi không vui trong lòng khi đi học vì kỳ nghỉ đông sẽ bắt đầu vào ngày mai. Ông hiệu trưởng thông báo kỳ nghỉ nhưng không đề cập tới ngày tựu trường. Đây là lần đầu tiên chuyện như thế xảy ra. Trong quá khứ, ngày tựu trường luôn luôn được thông báo rõ ràng. Ông hiệu trưởng chẳng tiết lộ lý do tại sao không nhắc tới ngày tựu trường, nhưng tôi đoán là Taliban đã phổ biến lệnh cấm con gái đi học bắt đầu áp dụng từ 15/01. Lần này, cánh con gái chúng tôi chẳng hứng thú gì về kỳ nghỉ đông vì cả bọn biết rằng khi Taliban đã áp dụng lệnh cấm thì chúng tôi không còn đến lớp được nữa. Một vài đứa còn mơ mộng là trường sẽ mở cửa lại trong tháng Hai, nhưng mấy đứa khác bảo bố mẹ chúng đã quyết định dọn nhà khỏi xứ Swat để tới các thị trấn khác cho chúng được cắp sách tới trường. Thứ Năm 15/01 – Đêm qua là một đêm dày đặc tiếng đại bác, làm tôi thức giấc tới ba lần. Nhưng sáng nay không đi học, nên tôi ngủ đến 10 giờ. Sau đó, bạn tôi đến, và chúng tôi bàn bạc về bài tập ở nhà. Mười lăm tháng 01 cũng là kỳ hạn mà sắc lệnh của Taliban bắt đầu có hiệu lực. Hôm nay tôi đọc thấy nhật ký viết cho BBC bằng tiếng Urdu của mình được đăng trên nhật báo nữa. Mẹ tôi thích bút hiệu Gul Makai của tôi, và hỏi bố tôi sao không đổi tên tôi thành Gul Makai luôn đi. Tôi chọn bút hiệu này, vì tên thật của tôi có nghĩa là ‘kiếp trầm luân’. Bố tôi kể mấy bữa trước có người cắt bài báo mang lại cho bố và bảo bài nhật ký thật tuyệt vời. Bố kể bố chỉ lẳng lặng cười mà không thể cho ông bạn biết rằng chính con gái ông viết các trang nhật ký ấy. Thứ Sáu 16/01 – Bố bảo rằng chính phủ sẽ bảo vệ trường lớp của chúng tôi. Thủ tướng đã nói như thế. Mới nghe, tôi rất vui trong lòng, nhưng sau đó tôi nghĩ ra rằng lời tuyên bố ấy không giải quyết được khó khăn của chúng tôi. Tại xứ Swat này, hằng ngày chúng tôi nghe binh sĩ bị giết dài dài, và nhiều lính tráng khác bị bắt cóc khi chỗ này khi chỗ kia. Cảnh sát thì biến mất tăm mất tích. Bố mẹ tôi cũng rất lo sợ. Ông bà bảo rằng chúng tôi không được tới trường trừ phi chính Taliban đọc lệnh trên đài phát thanh chính thức cho phép con gái đi học. Chính quân đội chính phủ cũng phải chịu trách nhiệm về việc chúng tôi bị gián đoạn học vấn. Hôm nay một nam sinh từ chỗ chúng tôi tới trường, và thầy hiệu trưởng bảo về, vì lệnh giới nghiêm sẽ áp dụng sớm. Nhưng về nhà, hắn mới biết là không hề có lệnh giới nghiêm như thầy nói, thay vào đó, trường đóng cửa vì lính chuyển quân qua con lộ chạy gần trường. Thứ Hai 19/01 – Thêm 5 ngôi trường nữa bị san bằng, một trong số đó nằm sát nhà tôi. Tôi hết sức ngạc nhiên: trường đã đóng cửa, thì cần gì còn phải triệt hạ? Thế là sau hạn chót của Taliban, không còn ai tới lớp nữa. Hôm nay tôi sang nhà bạn và con bé nói với tôi rằng cách đấy ít bữa có người hạ sát ông chú của Maulana Shah Dauran; con bé cho rằng vì thế mà Taliban thịnh nộ và đánh sập trường ốc. Con bé cũng bảo rằng chẳng ai trong chúng tôi làm tổn thương phe Taliban, nhưng mỗi khi thất bại, họ cứ dồn cơn giận dữ lên trường ốc của học sinh chúng tôi. Thế mà lính tráng chẳng làm gì để ngăn cản cả. Họ cứ trốn kỹ trong mấy cái bót trên đỉnh đồi, và giết dê để chén một cách vui thú. Thứ Năm 22/02 – Tôi chán ngán cảnh ngồi nhà trong những ngày trường đóng cửa. Một số bè bạn của tôi đã rời khỏi Swat vì tình thế ở đây nguy hiểm quá. Tôi không ra khỏi nhà. Maulana Shah Dauran (ông thầy tế Taliban đã ra lệnh cấm con gái đi học) nhắc lại lời cảnh cáo là ban đêm phái nữ không được ra khỏi nhà. Ông ấy cũng tuyên bố là sẽ đánh sập những trường nào mà lực lượng an ninh dùng làm trạm gác. Bố bảo rằng lực lượng an ninh đã tới đóng tại các trường nam và trường nữ ở vùng Haji Baba. Xin thượng đế giữ gìn cho các trường ốc này được bình an. Thầy tế Maulana Shah Dauran cũng lên radio đọc thông điệp cho hay ba ‘tên trộm’ sẽ bị quất roi vào ngày mai, ai muốn xem thì có thể đến để chứng kiến. Tôi ngạc nhiên là khi mà chúng tôi đang chịu đựng nhiều điều thế này, ai còn lòng dạ để đi xem ba cái chuyện ấy? Và tại sao quân đội không chặn đứng đừng để bọn chúng bày những trò như thế? Chính tôi thấy được rằng ở đâu có lính, thì có một tên Taliban kèm một bên, nhưng ở đâu Taliban xuất hiện, thì chẳng thấy bóng dáng quân đội. Thứ Bảy 24/01 – Cuộc thi mãn khóa lẽ ra được tổ chức sau kỳ nghỉ đông nhưng điều này chỉ xảy ra nếu Taliban cho phép con gái tới trường. Chúng tôi được dặn chuẩn bị học ôn vài chương để thi nhưng tôi không thấy ham thích học hành gì nữa. Tính từ hôm qua, quân đội nhận trách nhiệm các cơ sở học đường để bảo vệ. Có vẻ như phải chờ đến khi nhiều chục trường ốc bị tàn phá và hàng trăm trường khác bị đóng cửa xong, quân đội mới chợt nghĩ đến việc bảo vệ. Nếu như họ mở các cuộc hành quân của họ một cách đúng nghĩa, tình hình bết bát hiện nay đã không xảy ra. Muslim Khan, phát ngôn viên của phe Taliban tại Swat, đã nói rằng những trường nào chứa chấp quân đội sẽ bị tấn công. Như thế, chúng tôi càng lo sợ hơn, nếu lính dùng trường làm nơi đóng quân. Điều hay ho duy nhất từ việc chiến tranh tràn đến Swat là bố mang chúng tôi rời khỏi Mingora, thị trấn lớn nhất trong vùng thung lũng Swat, để tản cư tới các thị trấn khác. Hôm qua, chúng tôi đã từ Islamabad tới Peshawar. Ở Peshawar, chúng tôi dừng chân ở một nhà bà con để uống trà, trước khi tiếp tục đi nữa, tới Bannu. Thằng em trai 5 tuổi của tôi đùa nghịch trên cỏ. Khi bố hỏi nó chơi trò gì thế, nó bảo nó đang làm một ngôi mộ. Sau đó chúng tôi kéo nhau tới trạm xe buýt để đi Bannu. Chiếc xe già nua và bác tài bóp còi liên tục. Khi đang chạy, xe sụp ổ gà, và còi xe lại ré lên inh ỏi, đánh thức thằng em 10 tuổi của tôi. Thằng bé hoảng sợ hỏi mẹ: ‘Có phải bom vừa nổ không?’. Tới Bannu, bạn của bố đã chờ sẵn ở đó. Ông ấy cũng là người gốc Pashtun, nhưng cả nhà ông nói bằng thổ ngữ Bannu, nên chúng tôi không thể hiểu hết ông ấy nói gì. Chúng tôi đến chợ bán hàng phước thiện trước, sau đó mới ra công viên. Ở đây, phụ nữ phải trùm khăn veil che mặt mỗi khi ra khỏi nhà. Mẹ tôi cũng trùm một cái, nhưng tôi từ chối trùm mặt như thế, với lý do quá khó nhìn để bước đi. So với Swat, thì Bannu an bình hơn nhiều. Chủ nhà cho biết ở đây cũng có Taliban lảng vảng nhưng không tới mức bất ổn như ở Swat. Ở đây, Taliban cũng từng đe dọa sẽ đóng cửa trường học, nhưng đến giờ thì trường vẫn mở cửa. Thứ Hai 26/01 – Tiếng đầu đạn đại bác xé gió trong tĩnh lặng của buổi sáng đã đánh thức tôi dậy. Trước đây chúng tôi run sợ khi nghe tiếng trực thăng, còn bây giờ thì run sợ khi nghe tiếng đạn pháo binh. Tôi còn nhớ lần đầu tiên khi bầy trực thăng quần trên nóc nhà vào đầu cuộc hành quân. Chúng tôi sợ đến nỗi phải tìm chỗ trốn. Không riêng chúng tôi, mà tất cả đám trẻ con trong khu vực cũng hoảng sợ như thế. Có lần, từ trên trực thăng, kẹo bơ được liệng xuống, và điều này kéo dài một thời gian. Bây giờ nghe tiếng trực thăng, chúng tôi ùa ra khỏi nhà và chờ kẹo bơ thả xuống, nhưng chuyện ấy không xảy ra nữa. Bố vừa cho chúng tôi hay một tin vui, là ổng sẽ mang chúng tôi quay về lại Islamabad vào ngày mai. Chúng tôi thấy rất vui trong lòng. Thứ Tư 28/01 – Bố tôi đã giữ đúng lời hứa, và hôm qua chúng tôi đã có mặt trở lại ở Islamabad. Lúc vừa rời Swat trước kia, chúng tôi vô cùng lo sợ khi nghe Taliban sắp tiến hành lục soát nhà cửa. Nhưng chuyện trái ngược lại, là lính chính phủ lục soát nhà. Chúng tôi trú lại nhà bạn của bố ở thủ đô. Đây là lần đầu tiên tôi viếng thăm thành phố xinh đẹp với những căn nhà bằng gỗ xinh xinh và những con đường rộng thênh thang, nhưng so với thị trấn Swat của tôi, thủ đô thiếu vẻ đẹp tự nhiên. Bố dẫn chúng tôi đến thăm bảo tàng viện Lok Virsa và tôi đã học hỏi được nhiều thứ. Tại Swat, chúng tôi cũng có một viện bảo tàng, nhưng chinh chiến thế này, tôi không biết nó có thoát khỏi tàn phá bởi đạn bom chăng. Bố mua bắp rang của ông già bán dạo ngoài cửa viện bảo tàng. Khi nghe ông nói bằng tiếng Pashtun, bố hỏi có phải ông là dân Islamabad. Ông lão trả lời: “Bộ ông nghĩ Islamabad có thể là của dân Pashtun hay sao?” Ông lão bán bắp kể rằng ông là người gốc huyện Momand trên ấy, nhưng vì cuộc hành quân kéo dài bất tận, ông đành phải rời bỏ quê cha đất tổ của mình. Đúng lúc ấy, tôi thấy bố và mẹ tôi nước mắt lưng tròng. Thứ Bảy 31/01 – Trên đường lưu lạc từ Bannu về Peshawar, tôi nhận được điện thoại từ bạn tôi. Nó bảo rằng nó quá sức lo sợ, và bảo tình hình ở Swat tồi tệ hơn, rồi khuyên tôi chớ trở về. Con bé kể rằng cuộc hành quân đang đến hồi cao điểm, nội ngày hôm nay đã có 37 người chết vì đạn pháo kích. Chúng tôi tới được Peshawar vào buổi tối, ai cũng mệt rã rời. Bật TV, tôi thấy chiếu cảnh đồng bào chạy loạn từ Swat với hai bàn tay không. Chuyển qua đài khác, tôi nghe một phụ nữ nói “chúng ta sẽ trả thù vụ ám sát bà Benazir Bhutto”. Tôi hỏi bố vậy ai là người sẽ trả thù cho cái chết của người dân Swat, nhưng bố lặng thinh. Thứ Hai 2/02 – Tôi nổi nóng, vì trường lớp ở Swat vẫn còn đóng cửa. Lẽ ra hôm nay lớp chúng tôi phải tái khai giảng. Khi tới trường, tôi mới biết là trường còn đóng cửa. Trước kia, thời gian trường đóng cửa là lúc chúng tôi sung sướng nô đùa. Nhưng bây giờ làm sao mà vui mà đùa, vì tôi lo sợ rằng trường sẽ đóng cửa vĩnh viễn theo lệnh Taliban. Bố bảo rằng tiếp theo lệnh đóng cửa trường nữ tư thục, trường nam tư thục đã quyết định sẽ không mở cửa trước ngày 8 tháng Hai, và vì bên ngoài cổng trường không niêm yết thông cáo, nên việc tái khai giảng trường nữ kể như không có. Thứ Bảy 7/02 – Em trai tôi và tôi khởi hành về Mingora sau trưa. Mẹ tôi đã về đó trước. Tôi vừa mừng vừa sợ khi nghĩ đến chuyến về sau 20 ngày xa cách. Trước khi vào Mingora, chúng tôi chìm vào sự câm lặng chết chóc của Qambar, nơi không còn ai, trừ những người để tóc và râu dài lòng thòng, như những người phe Taliban. Tôi thấy nhiều nhà cửa bị hư hại vì đạn pháo kích. Về tới Mingora, đường phố vắng hoe. Chị em tôi tới siêu thị định mua món quà cho mẹ, nhưng cửa đóng. Trước kia, siêu thị mở cửa đến rất muộn trong đêm. Khi chúng tôi bước vào, mẹ hốt hoảng đến lặng thinh. Chủ Nhật 8/02 – Tôi thấy nhói đau khi mở tủ quần áo và thấy bộ đồng phục, túi sách vở và hộp dụng cụ học sinh của mình. Ngày mai, trường nam sẽ mở cửa lại, nhưng con gái chúng tôi thì bị Taliban cấm học hành. Ký ức về trường lớp thoáng qua đầu, nhất là những lời tranh luận giữa đám con gái chúng tôi với nhau. Trường của em trai tôi cũng sẽ mở cửa nhưng nó chưa làm xong bài tập mang về nhà. Mẹ nhắc lại lệnh giới nghiêm vào ngày mai và thằng em hỏi mẹ liệu có phải lệnh sẽ áp dụng thật hay không. Khi nghe mẹ khẳng định rằng chắc chắn sẽ giới nghiêm, nó nhảy tưng tưng và reo mừng. Thứ Hai 9/02 – Trường nam ở Swat tái khai giảng, và Taliban thu hồi lệnh cấm con gái đi học. Em trai tôi kể rằng chỉ có 6 đứa trong lớp học với sĩ số 49 của mọi khi. Tại trường tôi, 70 học sinh có mặt, trong khi danh sách ghi danh tổng cộng là 700. Hôm nay, bà giúp việc đã tới. Bà thường có mặt tuần một lần để giặt giũ đồng phục của chúng tôi. Là dân xứ Attock, nhưng bà đến sống ở đây từ nhiều năm nay. Người ta thường không rời quê cha đất tổ để tha phương cầu thực, trừ phi bị cuốn phăng bởi một trong hai thứ nước lũ, là nghèo khó hoặc tình yêu. Thứ Tư 11/02 – Hôm nay là một ngày chán ngán và đầy lo sợ. Trong nhà không có TV nữa. Thời gian chúng tôi chạy loạn về Mingora 20 ngày, trộm đã đến viếng nhà. Trước kia, những vụ trộm vặt như thế không xảy ra, nhưng dạo sau này, khi an ninh xuống cấp, thì khác. Cảm ơn trời, trong nhà không của nổi của chìm cất giấu, nên căn nhà vẫn được lành lặn. Vòng vàng và dây chuyền vàng của tôi biến mất, nhưng sau đó đã tìm thấy ở chỗ khác trong nhà. Có lẽ tên đạo chích tưởng là vàng y, nhưng lấy xem kỹ, thấy là đồ dỏm, nên liệng lại cho nhẹ túi. Trong bài diễn văn đọc trên radio tối qua, Maulana Fazlullah bảo rằng vụ tấn công mới nhất nhắm vào trạm cảnh sát Mingora đã giống y một nồi áp suất nổ tung. Ông ta hứa hẹn rằng cuộc tấn công kế tiếp sẽ nổ lớn như một xe bồn chở xăng dầu bị đánh bom. Đêm đến, bố cho chúng tôi thêm tin tức về tình hình chiến sự ở Swat. Dạo này, trong ngôn ngữ chúng tôi đầy những từ ngữ như quân đội, Taliban, hỏa tiễn, pháo kích, Maulana Fazlullah, Muslim Khan, cảnh sát, trực thăng, chết và bị thương. Thứ Năm 12/02 – Đêm qua là đêm đạn trọng pháo cày thâu đêm. Hai thằng em trai tôi cứ ngủ khì, nhưng tôi thì thua. Tôi chạy đến nằm bên bố, rồi chạy lại với mẹ, nhưng vẫn không thể chợp mắt. Vì thế, sáng nay tôi thức dậy thật muộn. Buổi chiều, tôi có lớp. Buổi tối, tôi chơi game trên mạng một lúc, thay vì xem phim truyện như khi Taliban chưa cấm xem cable. Hôm nay là thứ Năm, nên tôi sợ, vì thiên hạ bảo phần lớn các cuộc nổ bom tự sát xảy ra vào sáng hay tối thứ Sáu. Họ bảo rằng những người cảm tử nghĩ thứ Sáu là những ngày đặc biệt quan trọng trong Hồi giáo, nên thực hiện các vụ đánh bom tự sát trong ngày này sẽ làm Thượng đế vui lòng hơn. Thứ Sáu 13/02 – Khi tôi vừa thức giấc, em tôi kể cho tôi chuyện một người kéo xe tay và một nhân viên bảo vệ bị giết. Cuộc sống mỗi ngày qua càng tồi tệ hơn. Hàng trăm người từ vùng lân cận đổ xô vào Mingora mỗi ngày, trong khi dân thị trấn thì kiếm đường phiêu bạt đi nơi khác. Người giàu tìm cách xa lánh Swat, còn kẻ nghèo vô phương, phải bám trụ tại đây. Thứ Hai 16/02 – Hôm nay, tôi rất hân hoan vì là ngày chính phủ và phe kháng chiến ký thỏa ước hòa bình. Hôm nay, trực thăng cũng bay, và bay thật thấp. Một cô bạn gọi điện thoại cho tôi để chúc mừng. Chúng tôi hy vọng các trường nữ được mở cửa trở lại. Thứ Tư 18/02 – Hôm nay tôi ra chợ. Mọi người tươi vui vì thỏa ước hòa bình. Lâu lắm, nay mới thấy lại cảnh kẹt xe. Buổi tối, bố cho chúng tôi hay về cái chết của ký giả Musa Khankhel, người của địa phương Swat. Mẹ thấy mất vui. Thế là hy vọng của chúng tôi về một nền hòa bình đã vỡ tan như mây khói. Thứ Năm 19/02 – Bố phải làm thức ăn sáng, vì hôm nay mẹ không khỏe. Mẹ than phiền bố, hỏi tại sao bố lại bắt mẹ nghe về cái chết của nhà báo. Tôi qui ước với các em tôi rằng, từ nay chị em tôi sẽ không nói về chiến tranh nữa, mà chỉ nhắc nhở tới hòa bình. Tôi vừa nhận được thông tin từ cô hiệu trưởng rằng kỳ thi cuối khóa sẽ được tổ chức vào tuần lễ đầu của tháng Ba. Như vậy là tôi phải gấp rút học ôn bài vỡ đây. Muốn cách mạng, phải có anh hùng Sau cùng, cô bé Malala nghe tin vui về việc học hành, thi cử. Cô bé quyết định gác mọi chuyện sang một bên, để tận hưởng niềm vui theo đuổi con đường học vấn. Nhưng cô bé đã quá vội vàng khi nghe tin hòa bình, để rồi bị Taliban rình rập, và xử tử. Nhiều người trên địa cầu nay đồng ý với nhau rằng lịch sử cần sản sinh một nữ sinh 14 tuổi để mở mắt cho cả đất nước Pakistan thấu suốt ý nghĩa của sự can trường. Từ hơn 3 năm trước, Malala Yousafzai đã nhìn thấy rõ sự phiến diện của luật Sharia trong tay Taliban, và dám đứng lên phản kháng. Bé đã tự khẳng định quyền được đi học – một vấn đề mà Taliban làm bằng mọi cách để ngăn cấm. Malala đã gọi phe Taliban bằng chữ “lũ man rợ”.   Ngày 9/10, lũ man rợ tự xác nhận chúng man rợ bằng cách bắn vào đầu Malala để rửa hận. Sau khi em được các bác sĩ địa phương gắp viên đạn ghim trong hộp sọ ra, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất đã gởi một máy bay phản lực trang bị phương tiện cứu thương đặc biệt tới Islamabad để không vận Malala sang Bệnh viện Nữ hoàng Elizabeth tại Birmingham bên Anh quốc để cứu chữa. Ở nhà, ký giả truyền hình nổi tiếng Nusrat Javed tuyên bố “Malala đã giải phóng đất nước Pakistan”. Tướng Ashfaq Kayani, Tư lệnh Quân đội, sau khi đến bệnh viện thăm Malala, đã nói, “Chúng tôi khước từ việc quỳ gối trước nạn khủng bố. Chúng tôi sẽ chiến đấu, bất kể giá nào. Chúng tôi sẽ chiến thắng”. Cũng thế, trong cả nước, không thiếu gì các nhân vật lãnh đạo chính trị, quân sự, tôn giáo đang lên án vụ ám hại một cách chung chung, nhưng không ai có cái dũng khí của Malala để gọi đích danh đám Taliban trên lãnh thổ Pakistan. Mạn bắc Waziristan là căn cứ địa của Taliban, nơi Hoa Kỳ thường xuyên thúc bách chính phủ Islamabad làm mạnh tay với bọn khủng bố, nhưng vấn đề chẳng đi về đâu. Tới nay, vẫn không thấy một sự đồng lòng nào ở tầm mức quốc gia về vấn đề đánh Taliban, hay dưới một dạng khác khó giải thích – là làm hòa với chúng. Với cuộc tuyển cử sẽ xảy ra trong vài tháng sắp tới, chính trị gia các phe phái càng thận trọng hơn trong việc chống khủng bố nhằm tránh hậu quả là một phản ứng ngược trên khắp quốc gia. Trước mắt, nhục nhã vì vụ ám sát hụt Malala, phe Taliban đành ngậm tăm về vụ này. Ký giả Pakistan đang bị đe dọa tính mạng, còn ký giả quốc tế thu gọn hoạt động về thủ đô Islamabad. Trong khi đó, một số lãnh tụ tôn giáo đã mở màn chiến dịch bôi nhọ Malala, chụp mũ em bé là “nhân viên tình báo của Mỹ”. Hôm 15/10, trên 100 tay súng Taliban tấn công một đồn cảnh sát ở Peshawar. Sau khi giết cảnh sát trưởng và thêm 5 cảnh sát viên, họ rút lui, không quên cắt mang theo cái thủ cấp của ông cò, thay cho huy chương chiến thắng. Với một đối thủ hung hăng con bọ xít như thế, học rồi hành được sự can đảm của cô bé Malala, không thể là chuyện một sớm một chiều. NgyThanh  
......

Luật sư Nguyễn Văn Đài viết cho các thanh niên Công giáo và Tin lành sắp bị đem ra xét xử

(TNCG) Ngày 18 tháng 9 năm 2012, Viện kiểm sát tối cao đã ký bản cáo trạng số 09/VKSTC-V2 để truy tố 14 thanh niên Công giáo và Tin lành với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” quy định tại điều 79 Bộ luật Hình sự. Sau khi nghiên cứu kỹ bản cáo trạng đã được đăng tải trên Internet. Với kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình sau nhiều năm là luật sư trong lĩnh vực nhân quyền, tôi đưa ra quan điểm của mình về vụ án này như sau.   Bản cáo trạng dài 19 trang dựa trên kết luận của cơ quan điều trađã nêu lên những hành vi của 14 thanh niên Công giáo và Tin lành là tham gia các khóa huấn luyện về “đấu tranh bất bạo động”, kỹ năng thuyết phục người khác tham gia vào đảng Việt Tân, kỹ năng tuyên truyền về tự do, dân chủ và nhân quyền cho người khác. 14 thanh niên này đã tìm hiểu và tham gia vào đảng Việt Tân. Bản cáo trạng kết luận rằng những thanh niên này tham gia đảng Việt Tân nhằm lật đổ chính quyền Nhà nước Việt Nam. Bởi vậy họ đã vi phạm điều 79 Bộ luật Hình sự.   Như vậy theo cáo buộc của các cơ quan tư pháp của Việt Nam thì hành vi của 14 thanh niên Công giáo và Tin lành nói trên đã vi phạm pháp luật và cấu thành tội danh được qui định tại điều 79 Bộ luật Hình sự. Nhưng khi chúng ta đối chiếu hành động, việc làm của 14 thanh niên này với các qui định về các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam 1992 thì chúng hoàn toàn phù hợp.   Theo qui định tại điều 69 Hiến pháp Việt Nam năm 1992, công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận tức là công dân có quyền tự do về tư tưởng, quan điểm, chính kiến chính trị. Đồng thời công dân cũng có quyền tự do bày tỏ quan điểm, chính kiến chính trị của mình với người khác. Điều 69 Hiến pháp còn qui định công dân có quyền hội họp, lập hội tức là công dân Việt Nam có quyền hội họp với nhau để cùng nhau thảo luận về mọi vấn đề của đất nước. Họ cũng có quyền tham gia hay thành lập các tổ chức, đảng phái chính trị.   Điều 52 qui định “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”; điều 63 qui định “công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế,…” Như vậy rất rõ ràng là ở Việt Nam hiện nay có gần 90 triệu dân thì hơn 3 triệu công dân đã có quyền thành lập đảng và tham gia đảng Cộng sản và hơn 80 triệu công dân còn lại có quyền tham gia và thành lập các tổ chức, đảng phái chính trị khác.   Mục đích của những công dân tham gia hay thành lập các tổ chức, đảng phái chính trị là để thực hiện quyền công dân được tham gia quản lý Nhà nước và xã hội được qui định tại điều 53 Hiến pháp 1992. Và thực hiện quyền lực của nhân dân đối với Nhà nước được qui định tại điều 2 Hiến pháp 1992.   Điều 4 Hiến pháp qui định đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.Điều này có đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng sản hay không?   Điều 53 Hiến pháp qui định “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.” Như vậy về mặt lý thuyết thì điều 4 Hiến pháp không đảm bảo quyền lực tuyệt đối cho đảng Cộng sản trong trường hợp cuộc bầu cử quốc hội có rất nhiều ứng cử viên tham gia không phải là đảng viên đảng Cộng sản.Và nhân dân đã lựa chọn và bỏ phiếu cho đa số các ứng cử viên không phải là đảng viên đảng Cộng sản. Khi quốc hội mới nhóm họp, các đại biểu chiếm đa số không phải là đảng viên đảng Cộng sản sẽ tiến hành sửa đổi Hiến pháp.Và khi sửa đổi Hiến pháp, họ hoàn toàn có quyền sửa đổi hay hủy bỏ điều 4, cũng như thay đổi hệ thống chính trị tại Việt Nam.   Như vậy, qua các phân tích trên chúng ta thấy rằng việc quyết định ai, tổ chức, đảng phái chính trị nào là lực lượng lãnh đạo đất nước, hệ thống chính trị như thế nào là hoàn toàn do nhân dân quyết định thông qua bầu cử nếu Hiến pháp Việt Nam được thực thi dân chủ và công bằng trong thực tiễn.   Việc 14 thanh niên Công giáo và Tin lành đã tham gia các khóa học đấu tranh bất bạo động, tham gia vào đảng Việt Tân là họ thực hiện các quyền công dân đã được Hiến pháp Việt Nam 1992 qui định. Đấu tranh chính trị bất bạo động là hình thức đấu tranh hòa bình, phi bạo lực nhằm mục đích thay đổi đất nước, xã hội theo chiều hướng tự do, dân chủ và tiến bộ hơn. Hình thức đấu tranh chính trị bất bạo động được cộng đồng quốc tế ủng hộ.Những thanh niên nói trên thực hiện đấu tranh chính trị bất bạo động để phát huy quyền làm chủ đất nước của công dân.Để xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh là phù hợp với Hiến pháp Việt Nam.   Nhân dân Việt Nam, đặc biệt là khoảng 8 triệu tín đồ của Công giáo và Tin lành hy vọng rằng các cơ quan tư pháp của Việt Nam, chính phủ Việt Nam và đảng Cộng sản Việt Nam thay đổi nhận thức và quan điểm về pháp luật, chính trị để tôn trọng và bảo đảm các quyền con người được Hiến pháp qui định sẽ được thực thi trên thực tiễn.   Nhân ngày quốc tế Nhân quyền và Lễ Giáng sinh đang đến gần, những người Công giáo và Tin lành hãy đoàn kết và cùng nhau cầu nguyện để Thiên Chúa chúc phước và ban sự bình an cho những người anh em đang bị giam cầm và người thân của họ. Cầu nguyện cho đất nước được thay đổi và những người đang bị giam cầm được tự do.   Hòa bình, công lý và các quyền con  người phải được thực thi trên đất nước Việt Nam. Hà nội, ngày 6 tháng 12 năm 2012.   Luật sư Nguyễn Văn Đài.  http://thanhnienconggiao.blogspot.de/2012/12/luat-su-nguyen-van-ai-viet-...">http://thanhnienconggiao.blogspot.de/2012/12/luat-su-nguyen-van-ai-viet-...
......

Trung Quốc lùi bước trước sức ép của quốc tế nhưng vẫn lấn tới với VN tại Biển Đông ?

Theo hãng tin Reuters, vào hôm nay, 05/12/2012, ông Ngô Sĩ Tồn, lãnh đạo sở Ngoại Vụ tỉnh Hải Nam, kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải, một cơ quan tham vấn cho chính quyền Bắc Kinh về Biển Đông, đã công nhận rằng: Các quy định mới về chận xét và xua đuổi tàu ngoại quốc - được tỉnh này thông qua vào hạ tuần tháng 11/2012 - chỉ là một sáng kiến cấp tỉnh chứ không phải là sáng kiến của Bắc Kinh. Ngô Sĩ Tồn nói rõ thêm là các quan chức tỉnh của ông « chắc chắn sẽ phải báo cáo lên trên và sẽ phải xin ý kiến…»  Như đã phát biểu gần đây với đặc phái viên nhật báo Mỹ New York Times, Ngô Sĩ Tồn đã nhắc lại rằng các quy định mới được cơ quan luật pháp Hải Nam thông qua vào tuần trước, một phần là nhằm đối phó với sự gia tăng của các tàu đánh cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa của VN, mà Trung quốc tiếm nhận là chủ quyền sau khi dùng vũ lực chiếm đóng từ ngày 19.01.1974. Nhưng trong một lập luận khác nhằm chia rẽ VN với các nước khác, Ngô Sĩ Tồn đã nhắc lại lời hứa của chính quyền Bắc Kinh: « Trung Quốc đã cam kết là tàu thuyền ngoại quốc luôn được hưởng quyền tự do lưu thông tại vùng Biển Đông, không hề bị ảnh hưởng của các quy định mới đó, cũng như không bị tác động của các tranh chấp chủ quyền ».  Theo một số nhà phân tích, sau hàng loạt các phản ứng quan ngại của Hoa Kỳ, Ấn Độ, Singapore, Indonesia, cho đến Việt Nam, Philippines,…và thúc giục Bắc Kinh làm rõ quy định khám soát tàu thuyền nước ngoài do tỉnh Hải Nam đưa ra, phải chăng những tuyên bố đầy tính trấn an trên đây của Trung Quốc có thể là dấu hiệu cho thấy là Bắc Kinh có phần lùi bước sau khi đã tung ra một quả bóng thăm dò ? Tưởng cũng cần nhắc lại, vào lúc 4 giờ 05 phút, rạng sáng 30/11, tàu Bình Minh 2 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) bị các tàu Trung Quốc phá hoại cáp thu nổ địa chấn tại gần vùng biển gần đảo Cồn Cỏ. Trên màn hình radar của tàu Bình Minh 2 có thể thấy rất rõ các chấm tròn, màu sáng, hiển thị hàng mấy chục tàu cá Trung Quốc "bủa vây" tàu Việt Nam. Theo Phó ban của PVN Phạm Việt Dũng, gần đây rất nhiều tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam đánh bắt hải sản, với số lượng rất lớn, tập trung ở khu vực từ Cồn Cỏ đến Nam Tri Tôn, có ngày lên tới hơn 100 lượt chiếc. Nhưng lần này là thủ đoạn mới, vừa đánh bắt hải sản trái phép, vừa cản trở, phá hoại tài sản của tàu Bình Minh 2 ngay trong vùng biển Việt Nam.
......

Cảnh sát Pháp phá một đường dây đưa người Việt nhập cư lậu trồng cần sa

Hãng tin AFP dẫn nguồn tin của cảnh sát Pháp hôm nay 05/12/2012 cho biết, một đường dây đưa người Việt nhập cư trái phép để làm việc trong các khu « trại » trồng cần sa ở miền đông nước Pháp, vừa bị cảnh sát phá vỡ. Trong vụ này, đã có 13 người Việt Nam bị bắt giữ . Hôm 03/12/2012 vừa qua, trong cuộc truy quét các trại trồng cần sa, cảnh sát Pháp đã câu lưu sau đó ra lệnh tạm giam 13 người, trong đó có 9 người trong địa phận của vùng Paris và 4 người tại Strasbourg ( đông-bắc) có dính líu đến các tổ chức trồng cần sa trên đất Pháp. Họ đều là người Việt Nam nhập cư lậu vào Pháp. Từ hôm 12/09/2012, cuộc điều tra đã bắt đầu khi cảnh sát kiểm tra biên giới tại Hendaye (miền tây nam) phát hiện có 6 nguời Việt Nam đi trên một chuyến tàu từ Lisboa, Bồ Đào Nha đến thủ đô Paris với visa Schengen có nhiều dấu hiệu khả nghi. Đối tượng bị điều tra đã khai được một công ty ở Hà Nội tuyển dụng nói là để đưa sang Bồ Đào Nha làm công việc hái hoa quả. Nghi ngờ có một đường dây đưa người nhập cư bất hợp pháp, cảnh sát đã theo dõi và phát hiện ra một đường dây có tổ chức chặt chẽ gồm 2 cơ sở chuyên đưa người nhập cư trái phép vào châu Âu. Cơ sở thứ nhất đặt trong vùng Paris phụ trách đón tiếp những người nhập cư lậu sau đó chuyển một phần sang Anh, một phần ở lại Pháp. Cơ sở thứ hai đón nhận những người nhập lậu vào những nơi trú thân trong vùng Paris để rồi tiếp tục đưa họ đến vùng đông bắc Pháp làm việc trong các « trại » trồng cần sa. Theo nguồn tin của cảnh sát thì các « bố già » cùng những đồng phạm của đường dây nói trên đều đã bị bắt. Đầu não của mạng lưới này là một gia đình người Việt đang sống tại tỉnh Bas–Rhin ( miền đông-bắc). Cách đây vài tháng, cảnh sát Pháp cũng đã triệt phá một lọat các cơ sở trồng cần sa ở vùng Paris và một số tỉnh khác, trong đó có một số cơ sở do người Việt cầm đầu. Theo nguồn tin cảnh sát, mạng lưới đưa người nhập cư trái phép này đem về 250 ngàn euros mỗi tháng.
......

Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác viên tịch

Theo tin tức từ Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, Đức Phó Tăng Thống Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác vừa thanh thản ra đi vào lúc 6 giờ 19 phút (giờ Houston) sáng thứ tư 5.12.2012, âm lịch 22 tháng 10 Nhâm Thìn tại Chùa Pháp Luân ở thành phố Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, sau một thời gian lâm bệnh trầm trọng, trụ thế 84 tuổi. Hành trạng sơ lược Đại lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác   Tỳ kheo Giác Đẳng - Đại lão Hòa thượng Thích Hộ Giác, Tăng Thống Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam, Phó Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, thế danh Ngô Bửu Đạt, sanh ngày 14-1-1928. Mẹ mất sớm, thân phụ Ngài xuất gia nên Ngài vào chùa lúc 5 tuổi. Thân phụ Ngài, Hòa Thượng Thích Thiện Luật là một trong những danh tăng đưa Phật Giáo Nguyên Thủy vào Việt Nam và sau nầy trở thành Phó Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.    Trong thời niên thiếu, Hòa Thượng Thích Hộ Giác là một học tăng ưu tú của Trường Cao Đẳng Phạn Ngữ Pnom Penh. Sau khi tốt nghiệp ưu hạng tại trường nầy Ngài sang Miến Điện và Tích Lan nghiên cứu Phật học. Với sự uyên thâm hai văn hệ Phạn ngữ và Pali, Ngài được tuyển thỉnh làm một trong 2500 thành viên của lần Kết Tập Tam Tạng Kinh Điển thứ VI tổ chức tại Ngưỡng Quang, Miến Điện năm 1957.    Sau nhiều năm du học ở xứ người, Hòa thượng trở về Việt Nam đảm lãnh chức vụ Tổng Thư Ký đầu tiên của Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam và thành lập Phật Học Viện Pháp Quang nơi đào tạo hơn phân nửa số lượng tăng tài của Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam.    Pháp nạn 1963 là biến cố chấn động toàn thể Phật giáo đồ Việt Nam và thế giới. Ngài tham gia Ủy Ban Liên Phái và bị bắt cầm tù. Khi bản Hiến chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời, Ngài trở thành một trong những thành viên sáng lập cơ cấu Giáo hội và giữ nhiều trách vụ quan trọng như Tổng vụ trưởng Tổng vụ Xã hội, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Cư sĩ, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hoằng pháp.    Năm 1967 Ngài giữ chức vụ Phó Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo, Quân đội Việt Nam Cộng Hòa.    Năm 1981 trước sự thúc ép của Ban Tôn Giáo Chính phủ Cộng sản ép buộc Ngài tham gia Giáo Hội do Đảng và Nhà nước Cộng sản thành lập để làm công cụ chính trị, Ngài quyết định rời Việt Nam vượt biên bằng đường bộ sang Campuchia. Năm 1982 Ngài định cư tại Hoa Kỳ.    Một năm sau đó, 1983, cùng với tám vị nguyên thành viên của Hội Đồng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN thành lập Hội Đồng Lãnh Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại mà bản thân Ngài được hội đồng thỉnh cử vai trò Tổng Thư Ký.    Năm 1984 do sự thỉnh cầu của Chư Tăng và Phật tử xa gần Ngài nhận lời giữ chức vụ Chủ tịch Hội Điều Hành Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.    Năm 1992, khâm tuân lời kêu gọi của Đức Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu, Ngài cùng đông đảo chư tôn đức và quí cư sĩ thành lập Ủy ban Vận động và hình thành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ. Không lâu sau đó, cơ cấu nầy được Đại lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang ủy nhiệm Giáo hội tại Hoa Kỳ gánh vác vai trò Văn Phòng II Viện Hóa Đạo mà Ngài làm Chủ tịch, đồng thời cũng là Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ cho tới năm 2011.    Năm 1997, Chư Tăng Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam Hải Ngoại suy tôn Ngài lên ngôi vị Tăng Thống của Giáo Hội.    Năm 2008, với sự thỉnh cầu của Hội Đồng Lưỡng Viện, Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang ban hành Giáo chỉ cung thỉnh Đại lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác lên ngôi vị Phó Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.    Ngài là một trong những vị Pháp sư lỗi lạc của Phật giáo Việt Nam với 27 tác phẩm đã sáng tác, dịch thuật. Trong đó có 5 tác phẩm lớn chưa ấn hành.    Hòa thượng trút hơi thở cuối cùng vào lúc 6 giờ 19 phút sáng 5-12-2012    Ngài được biết đến nhiều với đức tánh hòa ái, không nặng tinh thần tông phái ; luôn lấy tình người làm phương châm xử thế. Ngài ra đi trong sự thương kính khôn cùng của đông đảo chư tăng ni phật tử xa gần.   *  Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85 Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : pttpgqt@gmail.com Web : http://www.queme.net  
......

Bà Angela Merkel tái đắc cử Chủ tịch đảng CDU với gần 98% phiếu

Thủ tướng Đức Angela Merkel hiện đang rất được lòng dân, đã giành chiến thắng vinh quang khi được bầu lại vào chức Chủ tịch đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) nhân đại hội của đảng này khai mạc hôm nay 04/12/2012 tại Hannover với số phiếu tín nhiệm lên đến gần 98%. Bà cũng đầy hy vọng sẽ tiếp tục một nhiệm kỳ Thủ tướng thứ ba. Đứng đầu đảng CDU (bảo thủ) đang trên đà xuống dốc, và một liên minh đang bị đe dọa bởi đảng FPD (tự do) đang gặp nhiều khó khăn, bà đã sử dụng uy tín cá nhân trong việc xử lý khủng hoảng, để ra tái ứng cử với tư cách thuyền trưởng một con tàu trong lúc biển động. Các đại biểu của đảng CDU đã dành trọn tín nhiệm cho bà, với 97,94% số phiếu - tỉ lệ cao nhất trong suốt 12 năm bà lãnh đạo đảng. Nữ Thủ tướng cho biết đã sững sờ kinh ngạc và hết sức xúc động khi biết được kết quả, và nhấn mạnh hãy còn nhiều việc phải làm để chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội dự kiến vào ngày 22/09/2013. Là chính khách được người dân Đức yêu thích nhất, bảy năm qua từ khi lên lãnh đạo đất nước, bà Angela Merkel chưa bao giờ được mến mộ nhiều như hiện nay. Trong khi đó đảng của bà đã bị mất khá nhiều cử tri kể từ cuộc bầu cử gần đây nhất vào năm 2009. Tạp chí Die Zeit nhấn mạnh : « Khẩu hiệu tranh cử của CDU năm 2013 là Angela Merkel ». Trước hàng ngàn đại biểu CDU hôm nay tại Hannover, bà tuyên bố : « Chính phủ hiện nay là chính phủ liên bang tốt nhất từ khi thống nhất năm 1990 ». Nói về khủng hoảng tài chính, bà nhận định : « Đôi khi chúng ta đứng trước mặt biển dậy sóng (…) nhưng trong khi các nước châu Âu khác bị suy thoái thì chúng ta là động lực phát triển ». Nữ Thủ tướng nhắc nhở là tỉ lệ thất nghiệp tại Đức hiện thuộc loại thấp nhất. Chính phủ đã dẫn dắt nước Đức ra khỏi cuộc khủng hoảng mạnh mẽ chưa từng thấy, tuy nhiên « khủng hoảng không thể giải quyết được chỉ trong một đêm vì nó không đến bất chợt chỉ một đêm ». Theo các cuộc thăm dò dư luận, thì đảng CDU với tỉ lệ 37-39% phiếu bầu và đảng FDP (tự do) với 4% không đủ đa số để tiếp tục liên minh, thậm chí FDP còn có nguy cơ không đạt tỉ lệ 5% để lập nhóm riêng trong Quốc hội. Sinh tại Hambourg, bà Angela Merkel lớn lên tại Đông Đức cũ. Là tiến sĩ vật lý, bà chỉ mới bước vào chính trường sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Tuy là một phụ nữ đạo Tin Lành, không con, ly dị và tái hôn, bà Merkel đã lãnh đạo thành công một đảng có truyền thống Công giáo, đa số là nam giới xuất thân từ Tây Đức. Dù ban đầu gặp nhiều cản ngại, nhưng cuối cùng bà Angela Merkel đã loại được các tên tuổi của đảng CDU, và lần này không ai có thể là đối thủ của bà cho chức Chủ tịch đảng bảo thủ - một đảng mà nay được gọi với biệt danh trìu mến là « Mutti » ( Mẹ). http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20121204-ba-angela-merkel-duoc-bau-lai-lam-chu-tich-dang-voi-gan-98-phieu-tin-nhiem
......

Thông Cáo Báo Chí: Về cáo trạng của nhà cầm quyền CSVN đối với 17 thanh niên Công Giáo và các nhà hoạt động xã hội

Sau khi bị bắt cóc và giam giữ phi pháp suốt từ tháng 7/2011 đến nay, gia đình của17 thanh niên Công Giáo và các nhà hoạt động xã hội vừa nhận được bản cáo trạng truy tố họ tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79 Luật Hình Sự CSVN. Bản cáo trạng này http://thanhnienconggiao.blogspot.com/2012/12/cong-bo-ban-cao-trang-vu-bo-tui-xet-xu.html không khác gì những văn bản cáo buộc các nhà dân chủ và hoạt động xã hội từng bị nhà cầm quyền CSVN coi là thù địch trước đây. Toàn bộ khối dữ kiện liệt kê là sự quy chụp, cố tình pha trộn một vài chi tiết thật với vô số các dữ kiện ngụy tạo hoặc phóng đại. Mục tiêu vẫn là để thổi phồng khả năng rình rập và trấn áp của công an, cũng như để hù dọa quảng đại quần chúng.   Tuy nhiên, ngay cả với tất cả khối chi tiết ngụy tạo đó, nhà cầm quyền CSVN vẫn không có căn bản gì để buộc tội 17 nhà hoạt động xã hội đang bị giam cầm. Những cái gọi là "hoạt động phạm tội" trong cáo trạng chỉ bao gồm những việc thuộc các quyền tự do căn bản của con người như tham dự một số lớp học của Đảng Việt Tân về Đấu Tranh Bất Bạo Động, Kỹ Năng Lãnh Đạo, An Toàn Vi Tính; có một số chuyến đi ra nước ngoài; và hoạt động giúp người, giúp đời theo hướng phát triển Xã Hội Dân Sự. Và phi lý hơn nữa, những cái gọi là "tang chứng phạm tội" trong cáo trạng là những máy điện thoại, máy chụp hình, và máy vi tính thông thường.   Trước bản cáo trạng đầy tính ngụy tạo, vu cáo, và phi lý này, Đảng Việt Tân: Lên án nhà cầm quyền CSVN đang trắng trợn chà đạp các quyền căn bản của 17 thanh niên Công Giáo và các nhà hoạt động xã hội bị nêu tên. Thách thức nhà cầm quyền CSVN đưa ra những bằng chứng nào cho thấy những hành động của 17 người này đã vi phạm bất kỳ điều gì trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị, mà chính chế độ đã long trọng ký kết tôn trọng. Khẳng định phương pháp Đấu Tranh Bất Bạo Động là cách cải thiện xã hội hữu hiệu của quảng đại quần chúng mà không gây ra những thiệt hại sinh mạng, tài sản. Đây là xu hướng tạo đổi thay một cách văn minh và nhân bản của cả nhân loại ngày nay. Chỉ những chế độ độc tài mới sợ hãi và cố gắng chận đứng việc quảng bá kiến thức Đấu Tranh Bất Bạo Động đến nhân dân. Bày tỏ lòng cảm phục đối với 17 nhà hoạt động xã hội đầy can đảm và tình người đang chấp nhận một phần cái giá hy sinh cho một tương lai tốt đẹp cho tất cả. Toàn thể đảng viên Đảng Việt Tân quyết tâm sát cánh cùng gia đình, bạn hữu đấu tranh cho 17 thanh niên Công Giáo và các nhà hoạt động xã hội này; tiếp tục nỗ lực quảng bá kiến thức Đấu Tranh Bất Bạo Động đến những ai đang ước muốn đổi thay xã hội; và sẵn sàng chung vai, chia sẻ gánh nặng với mọi người Việt yêu nước trong việc tiến hành các nỗ lực đổi thay cho đất nước.  Ngày 5 tháng 12 năm 2012 Việt Nam Canh Tân Cách Mạng ĐảngMọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845   Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước http://www.viettan.org/Ve-cao-trang-cua-nha-cam-quyen.html
......

Những thay đổi của cơ thể khi về già

Với tuổi cao, sẽ có những thay đổi trong toàn bộ cơ thể con người: thay đổi về các hành động, xử thế, về bộ dáng thân hình, cũng như thay đổi về chức năng của các cơ quan. Trong bài này, chúng tôi sẽ cũng quý vị lược qua những thay đổi về hình dáng bề ngoài cuả cơ thể. Các thay đổi này nhiều khi mang đến vẻ già nua cho người cao tuổi. Những Thay Ðổi Về Hình Dáng Bề Ngoài 1-Thay đổi về lông-tóc: Những thay đổi về tóc của con người có nhiều điều khó hiểu mà chưa có giải đáp và gồm có thay đổi về số lượng, mầu sắc, phẩm chất. Về mầu sắc, sự kiện tóc bạc hay tóc hoa dâm là những dấu hiệu sớm của tuổi về gìa. Tóc bạc bắt đầu từ hai bên thái dương rồi lan lên đỉnh đầu. Mới đầu, nó còn có tính cách muối tiêu,trắng đen lẫn lộn, sau đó thì muối nhiều hơn tiêu. Sở dĩ tóc thành trắng là vì loại tế bào sinh hắc tố (melanin) giảm đi, tóc thành không có mầu. Tuy được coi là một dấu hiệu sớm của tuổi về già, nhưng sự kiện bạc tóc chỉ xẩy ra ở khoảng 65% người cao tuổi, còn 35% thì hoặc tóc không bạc hay chỉ bạc khi tuổi rất cao. Có nhiều trung niên, 25-30 tuổi tóc đã bạc. Thành ra sự bạc tóc này không phải là chỉ dấu của sự hóa gìa các bộ phận trong cơ thể, cũng như không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe hay tới tuổi thọ. Còn huyền thoaị Ngũ Tử Tư, sau một đêm trầm suy, sáng dậy tóc đã trắng sóa cũng vẫn chỉ là huyền thọai, không có căn bản gỉai thích khoa học. Rụng tóc: Rụng tóc là một hiện tượng bình thường trong tiến trình hóa gìa giống như khi da đầu bị nhiễm trùng, do ảnh hưởng của một vài loại thuốc, vài thực phẩm. Trung bình, mỗi ngày có khoảng 100 sợi tóc rụng. Lông nách và lông mu cũng rụng dần theo số tuổi cao. Ngoài ra, khi về gìa tóc khô, ròn dễ rụng vì các tuyến nhờn kém họat động. Ở nữ giới, lông tóc mọc ở cằm trên khi mà số lượng kích thích tố nữ gỉam vào thời tắt kinh. Sự mọc lông này gây nhiều ngượng ngùng cho quý bà. Ta có thể nhổ, caọ hoặc dùng các chất hóa học để làm mất những lông này. Một chi tiết cũng cần được nêu ở đây là, khi qúy bà dùng thuốc có nam kích thích tố, thì lông tóc cũng mọc ra ở mặt và thân thể, nhưng khi ngưng thuốc thì lông tóc ngưng mọc. 2- Thay đổi về da: Không có ai chết vì da trở nên gìa, mặc dù lớp da của con người thay đổi rất nhiều với tuổi cao. Ðã từ lâu, người ta căn cứ trên vóc dáng của nó để mà đoán tuổi con ngươì: Sự mất mâù da, sự nhăn cuả da, sự hư hao của da thường được coi như là phản ảnh của niên kỷ, của tình trạng sức khoẻ tổng quát. Vì, ngoài quần aó mặc, khi nhìn một người thì trước tiên ta chú ý tới lớp da của họ. 2/1 -Da nhăn.- Sự xuất hiện của lớp da nhăn đầu tiên trên cơ thể làm nhiều người hoảng hốt. Nhưng lỗi lầm đích thực của phản ứng hoảng hốt này không phải là vì những vết nhăn, mà vì xã hội ta đang sống đã đánh gía thấp người già, nam cũng như nữ. Lớp da nhăn nheo làm con ngươì trông thấy như già đi. Da trở nên nhăn nheo vì ở người già, chất collagen nằm dưới da giảm đi, chất elastin laị tăng lên, làm da mất tính đàn hồi. Chúng ta có thể đo sự mềm diụ đàn tính của da bằng cách kẹp lớp da giữa hai ngón tay trong ít giây, rồi thả ngơn tay, đo coi xem mất mấy giây để lớp da nhăn trở lại bằng phẳng. Thường thì một hai giây, nhưng ở người trên 60 tuổi, thì phải mất vài chục giâ. Sự da nhăn nheo, không có nghĩa là những cơ quan cốt yếu trong cơ thể cũng suy mòn đi. Bởi vì, ở người trẻ tuổi mà da không được chăm sóc thì da cũng vẫn nhăn nheo như thường. 2/2.- Da khô : Ở người cao tuổi, sự bài tiết mồ hôi giảm vì những tuyến mồ hôi, tuyến nhờn ít đi hoặc kém hiệu năng, làm da trở nên khô và hay ngứa. 2/3- Thay đổi khả năng điều hoà thân nhiệt: dưới lớp bì và biểu bì là một lớp da mỏng chứa nhiều chất mỡ có công dụng chống sự thất thóat thân nhiệt. Ở người cao tuổi, lớp mỡ này mất đi, nhất là ở mu bàn tay, mặt, gan bàn chân. Các cảm giác ngoài da cũng kém đi, nhất là cảm giác đau đớn nên người cao tuổi hay bị phỏng ở bàn chân. Số lượng những mạch máu nhỏ ở da gỉam ở người cao tuởi, nên người gìa chịu đựng độ lạnh kém người trẻ. Một hậu qủa có thể gây chết người vì kém chịu lạnh này là sự gỉam thân nhiệt, xẩy ra khi nhiệt độ giảm xuống dưới mức an toàn. 2/4- Chậm lành vết thương - Xúc giác giảm cộng thêm sự suy yếu của hệ thống miễn nhiễm kéo dài độ nhạy cảm của da khi tiếp xúc với hoá chất kích thích nên người gìa hay bị tổn thương về da. Ở người gìa, khả năng lành da khi bị tổn thương cũng rất chậm. 3- Thay đổi về chiều cao: -Với tuổi cao, con người như co lại, và dáng điệu ngay thẳng hiên ngang lúc trai tráng không còn nữa. Trung bình, khi về gìa, đàn ông thấp đi khoảng 2cm, đàn bà 1,5 cm. Ðây là do ảnh hưởng của một số yếu tố như sự gỉam nước trong cơ thể, các bắp thịt yếu, thay đổi vóc dáng, sự hoại cốt, xương sống hao mòn và biến dạng. Riêng ở nữ giới, nguyên nhân chính cuả ngắn chiều cao vẫn là do sự hư xương. 4- Thay đổi về sức nặng của cơ thể - Kết qủa của nhiều cuộc nghiên cứu đều xác nhận là, sức nặng của cơ thể tăng lên ở tuổi trung niên rồi giảm xuống lúc tuổi gìa. Ðồng thời, tế bào mỡ tăng lên và thay thế vào chỗ những tế bào thịt bị mất đi vì ta khôngsử dụng đến chúng.Tế bào mỡ xuất hiện nhiều nhất ở vùng bụng và hông. 5- Một số những thay đổi khác- Nhận xét chung cho thấy,về gìa vòng ngực tăng lên,sống muĩ và tai dài ra môt chút.Trên xương đầu thì những khớp nối của xương dính liền laị, xương sọ dầy lên. Móng tay, móng chân mọc chậm đi, đổi mầu và có những lằn gợn gồ ghề. 6- Thay đổi về dung lượng nước trong cơ thể - Ở tuổi thanh niên, 60% sức nặng của cơ thể là nước, khi về già chỉ còn có 51%. Nữ giới cũng vậy: từ 51% lúc trẻ xuống 46% lúc về gìa. Nguyên do là số lượng tế baò hoặc mất đi hoặc teo đi. Trên đây là những thay đổi bình thường xẩy ra trong tiến trình lão hoá. Ngày nay khoa học đã chứng minh là ta có thể làm những thay đổi này chậm lại bằng cách sống theo quy luật thiên nhiên, tránh lạm dụng những chất có hại cho cơ thể, vận động cơ thể đều đặn cho khí huyết lưu thông, gân cốt thư dãn, cũng như giữ cảnh lòng luôn luôn an lạc, như lời người xưa : Lạc giả trường thọ, ưu giả dị yểu. Những Thay Ðổi Về Giác Quan Tất cả ngũ quan: nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ mó đều suy giảm bắt đầu từ tuổi trung niên. Rồi với thời gian chồng chất, giác quan lần lần ra đi, để ta trong bóng tối, im lặng. Ngay thú vui đọc sách, nghe âm nhạc, nếm món ăn ngon đều trở nên khó khăn. Chúng tôi xin lần lượt tìm hiểu về những thay đổi, mất mát đó. I- Thay đổi về mắt.- Thị gíac.- Một ngày nào đó, khi cầm tờ báo lên để đọc một mẩu tin, ta phải đẩy tờ báo xa ra một chút nữa mới đọc được, thì ta thấy có lẽ mình đã già rồi. Thật vậy, những thay đôỉ ở mắt đôi khi là những thay đổi sớm báo hiêụ tuổi về già. Những vết da nhăn chung quanh đuôi mắt , những tuí mỡ nhỏ nơi mi dưới, những quầng đen, lần lần xuất hiện. Mi mắt trên không có hạch mỡ, da sẽ trở nên khô và nhăn. Mi dưới, ngược laị, có nhiêù hạch nhờn, giừ chất nhờn, làm mi mắt sưng lên. Những cơ thịt mất tính đàn hôì, cộng với mỡ dưới da tiêu đi, tạo thành những tuí nhỏ dưới con mắt. Ðây là những thay đổi có tính cách tích tụ và không thể đảo ngược được. Nhưng săn sóc da cẩn thận có thể dữ khóe mắt trẻ lâu : dùng dâù chống nắng khi ra ngoaì nắng, mỹ phẩm làm mềm da, ngủ đầy đủ vì da dưới mắt rất mỏng manh dễ bị ảnh hưởng của mệt mỏi và tâm trạng căng thẳng (Stress), đừng ruị mắt vì làm vậy da sẽ nhăn và sệ.. Phần trắng của mắt đổi thành bớt trắng vì mạch máu nôỉ lên kèm theo những li ty khoáng chất đọng xuống. Mầu sắc tinh anh cuả con ngươi thuở tráng niên không còn nữa vì những tế bào gây mầu mất đi. Giác mạc mất độ cong. Thuỷ tinh thể, trong suốt và deỏ của thuở trẻ, trở thành đục và cứng, ánh sáng vào võng mạc giảm đi khiến ta nhìn sự vật mờ mờ. Những bắp thịt vận động mắt bớt tính đàn hồi, khả năng bắt hình của mắt gỉam. Võng mạc, nơi thu nhận hình ảnh ánh sáng, cũng thay đổi: mạch máu nuôi dưỡng võng mạc ít đi, một số tế bào sẽ chết và taọ ra những điểm mù (blind spot) của thị giác. Thị gíac bắt đầu yếu từ tuổi 45. Khả năng nhìn gần kém cũng như điều tiết cặp mắt với khoảng cách khác nhau đều khó khăn. Vì thế khi một lão bà đang chăm chú khâu vá, có người tới gần chào, bà ta ngẩng đầu lên, ngó nghiêng và phải mất cả chục giây tập trung trước khi bà nhìn rõ người chào. Phân biệt mầu sắc khó khăn nhất là với mầu xanh và mầu lục, nhìn các mầu cuả cầu vồng như mờ dần, khiến sự vật không còn đường nét và chiều sâu. Muốn đọc hàng chữ nhỏ phải mang kính lão. Nhiều người, vốn cận thị, khi về gìa không cần mang kính cận, vì nhãn cầu đổi từ hình bầu dục sang tròn triạ hơn, hình ảnh laị hiện lên gíac mạc. Tầm mắt thu hẹp, trí nhớ thị giác giảm, khả năng thị giác ưóc lượng khoảng cách không chính xác. Vì đồng tử thu hẹp, ánh sáng thu nhận giảm đi quá nửa so với tuổi trung niên khiến người già cần thêm ánh sáng để nhìn rõ sự vật. Trong bóng tối, họ cần tời gian lâu hơn để điều chỉnh thị năng, nhưng cũng hay bị chóa mắt khi ánh sáng quá chói, nên người già gặp trở ngai khi lái xe ban đêm.Chứng đục thuỷ tinh thể, do sự thay đổi cấu taọ của chất proteine trong tinh thể này, thường là một bệnh của mắt, nhưng cũng có thể xẩy ra với tuổi già. Áp xuất ở trong con mắt tăng lên, gây chứng tăng nhãn áp Glaucoma. Với thi sĩ, thì đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, khoa học gia thì coi con mắt là những tuyến di chuyển hoá năng và điện năng lên óc, với nhà dinh dưỡng, đầu bếp thì cặp mắt là thước đo coi thức ăn nào thích hợp, nhưng với người thường chúng ta thì chỉ quan tâm tới mầu mắt nâu hay xanh, hình dáng mắt bồ câu hay lá dăm...cho tới khi nào thấy thị giác bắt đầu kém thì mới ưu tư suy nghĩ tới tuổi sẽ già. Mất hay giảm thị năng có thể đưa ta tới sự thu mình với xã hội, tự cô lập rồi rơi vào tình trạng trầm cảm, buồn rầu. 2- Thay đổi về thính giác.- Diễn biến những thay đổi ở tai thường chậm chạp, không đau đớn, bắt đầu từ ngay khi mới sanh, và âm thầm liên tục trong suốt cuộc đời con người. Có những thay đổi quan trọng ảnh hưởng tới khả năng nghe, thì cũng có những thay đổi chỉ có ảnh hưởng thẩm mỹ như :tai to lên, dái tai dài ra, lông mọc trong ống tai ngoaì, nhiều dáy tai hơn, những tế baò lông ở tai trong bắt đầu hư hao, gây ra sự nghễnh ngãng hay điếc, các mạch máu nuôi tai cũng nhỏ dần. Thính giác có ba mức độ: Nghe âm thanh hậu trường (như tiếng động trong thành phố), giúp ta nhận diện không gian quanh mình, mà khi mất đi khiến ta như lạc lõng, cô đơn. Âm thanh tín hiệu báo cho ta một bất thường, nguy hiểm có thể đến như tiếng hú cuả con chó sói, mất âm thanh này đưa ta vào tình trạng bất an, cảm giác thiếu thốn. Âm thanh biểu tượng cho ta hiểu ý nghiã cuả ngôn ngữ, lời nói mà sự mất mát làm ta mất truyền thông, gây cô lập trong xã hội. Về khả năng thính giác thì nhiều nhà khoa học đều cho là có một sự mất mát không thể tránh được khi con người trở về gìa.Ở Mỹ, khoảng một nửa số người già trên 50 tuổi có khiếm khuyết về thính gíac mà đa số đều có thể điều chỉnh được. Một khiếm khuyết thính giác vĩnh viễn, không chữa được của người gìa là sự mất khả năng nghe âm thanh có tần số cao mà nguyên nhân là do sự thoái hóa của các tế bào lông ở tai trong. Ðây là hội chứng nghễnh ngãng của tuổi già (Presbycusis ), bắt đầu từ tuổi 20-30, nhưng rõ rệt vào tuổi 50. Một phần ba người trên 65 tuổi bị chứng này,và khi tới tuổi 85,thi qúa nửa mắc phải. Người cao tuổi đôi khi nghe được tiếng nói nhưng không phân biệt được ý nghĩa, nên ta cần hơi lên cao giọng một chút, đồng thời nói chậm dải, rõ ràng, với câu ngắn và nhìn vào mắt họ. Giảm hoặc mất thính giác có thể điều chỉnh được bằng giải phẫu hay mang trợ thính cụ. Có điều cần nhớ là trợ thính cụ không mang lại toàn bộ khả năng nghe mà chỉ khuếch đại âm thanh. 3- Thay đổi về khứu giác và vị giác.- Taọ hóa cho ta những khả năng để nhìn thấy ánh sáng và sự vật, để nghe những âm thanh, tiếng động, để cảm thấy sự thay đổi của hơi nóng và sức ép của không khí. Nếm và ngửi là hai khả năng để nhận ra và phân biệt vị chất hóa học. Mất khả năng ngửi một bông hồng thơm hoặc nếm một bát canh cải ngọt, là giảm biết bao nhiêu thú vui của cuộc đời. Khứu giác giúp ta khám phá những phân tử li ti mà hầu hết các loại động vật hoặc thực vật phát tiết ra dưới dạng muì vị. Khả năng này rất cần thiết cho động vật để tự vệ, để săn mồi và trong nhiều trường hợp,trong việc yêu đương. Ngửi được không phải là do caí cục thịt nhô ra giữa mặt, mà là do cả triệu những tế bào nằm trong soang muĩ. Những tế bào này thu nhận kích thích chuyển lên vùng khứu gíac ở óc để phân tích thành những mùi khác nhau. Bình thường mũi có thể phân biệt được 18 mùi nhưng nếu được huấn luyện, ta có thể ngửi được cả ngàn mùi vị khác nhau. Khả năng phân biệt các loại mùi tốt nhất lúc tuổi 20-40, rồi giảm dần với số tuổi già.Vaò tuổi bẩy tám mươi, 60% ngươì gìa mất đi một phần nào khả năng khứu giác. Nguyên nhân của sự mất mát naỳ chưa được biết rõ: có thể là hệ thống thần kinh ngửi bị hư hao với thời gian, cũng có thể là do ảnh hưởng của sự nhiễm trùng hoặc tác dụng cuả các hóa chất, ô nhiễm không khí, thay đổi thời tiết nóng lạnh bất thường. Một chứng cớ là khả năng ngửi ở những người hút thuốc lá nặng giảm rất nhiều. Vị gíac gíup ta thưởng thức những vị chua, đắng, mặn, ngọt của vật chất, của thực phẩm. Rải rác trên lưỡi, cuống họng, vòm miệng là cả ngàn những nụ vị giác để nếm, thu nhận, phân biệt các hóa chất rồi chuyển về trung tâm vị giác trên óc để phân loại. Vị giác phụ thuộc nhiều vào khứu giác, cho nên khi khả năng ngửi cuả muĩ kém thì vị giác cũng giảm theo. Khi già, vị giác đối với các chất ngọt, đắng, chua giảm đi, còn vị giác mặn thì không thay đổi mấy. Nguyên nhân sự giảm này là do các nụ vị giác teo mất, nước miếng ít đi, vệ sinh răng miệng kém. 5- Thay đổi về Xúc giác.- Ðây là cảm giác, sự hay biết khi đụng chạm hay tự mình sờ mó. Cảm giác này mang lại tình người khi chung đụng, diễn tả một an uỉ, một hỗ trợ, một thoa dịu cũng như làm nhẹ bớt sự đau đớn tâm thân. Nó cũng giúp ta nhận biết, phân biệt hình thù, chất lượng cuả sự vật. Cảm xúc này được hoàn tất nhờ nhiều bộ phận tiếp nhận nằm rải rác trên da. Khi có sự thay đổi trên da về đàn tính, nuôi dưỡng vì tuổi cao thì chức năng cảm xúc thay đổi: thời gian nhận, phân tích, đáp ứng tín hiệu sờ mó lâu hơn. Hậu quả là một vài nguy cơ tai nạn có thể xẩy ra: Một giây lưng, nịt vú quá chặt, mà ta không cảm thấy, làm trầy da. Giây giầy quá chặt làm cản trở máu lưu thông ở bàn chân. Nằm hoặc ngồi lâu ở cùng vị trí gây thương tích cho phần mềm da thịt. Kém cảm giác với độ nóng đưa tới phỏng da, mà giảm cảm giác với độ lạnh dễ gây cóng cơ thể. Rất khó mà phục hồi lại sự mất mát về xúc giác, mà người già vẫn cần sự trìu mến vuốt ve cuả người thân yêu. Hãy sưởi ấm tình già bằng những bàn tay ấm áp./.
......

‘ HÃY NỔI GIẬN ! ’

‘Indignez-vous!’ hay hiện tượng Hessel ở Pháp. Tại sao vẫn chưa có « cách mạng mùa Xuân » ở VN? Một hiện tượng bất ngờ trong sinh hoạt văn hoá ở nước Pháp: một cuốn sách mỏng của của Stéphane HESSEL, ‘Indignez-vous!’ (Hãy phẫn nộ!) dự tính bán vài trăm bản, đã phá kỷ lục ấn hành: Trên bốn triệu cuốn và tiếp tục gây tranh luận sôi nổi. Tác giả, một ông già 93 tuổi, hô hào mọi người hãy nổi giận, hãy đứng dậy chống lại tất cả những bất công, những lộng hành của giới thống trị, tài chính hay chính trị đang đè nặng lên đầu mỗi người. Nổi giận, theo Hessel, là điều kiện tối cần để con người còn là con người, để xã hội khỏi phá sản. Hãy dẹp thói an phận thủ thường, thụ động, hãy đứng dậy cầm vận mệnh mình trong tay ! Người ta áp bức, bóc lột anh bởi vì anh chấp nhận. Khả năng phẫn nộ là điều kiện tối cần để anh trở thành, hay tiếp tục, là người có nhân phẩm và một quốc gia không trở thành một quốc gia chết.   Người Việt có , -hay còn - khả năng phẫn nộ hay không là câu hỏi và vài suy nghĩ vụn vặt trong bài này. Phải chăng cường độ phẫn nộ của dân Việt không đủ mạnh là một trong những lý do tại sao Việt Nam vẫn chưa có biến chuyển lớn như ở Trung Đông hay Bắc Phi ?   NHU CẦU PHẪN NỘ Cuốn sách mỏng của S.Hessel, do một nhà xuất bản bỏ túi, Indigènes, ở Montpellier, miền Nam nước Pháp (trong khi sinh hoạt văn hóa tập trung ở Paris), không một dòng quảng cáo, mới đầu bán ở những tiệm sách tỉnh lẻ, dần dần nhờ truyền miệng, trở thành một hiện tượng văn hoá xã hội, được dịch trên 30 thứ tiếng. Hessel từ chối nhận bản quyền, và nhà xuất bản hứa sẽ dùng số tiền bán sách để in những tác phẩm có thể giúp cải thiện xã hội.   Những tay nhà nghề trong giới ấn loát lắc đầu chịu thua : cuốn sách đứng đầu các danh sách best sellers từ gần một năm nay không phải là tác phẩm của những nhà văn ăn khách như Houellebecq, Jardin, Delerm, không phải là tiểu sử tài tử show biz, không phải sách dạy cách ăn uống cho khỏi mập, không phải là một chuyện tình ướt át, hay một tiết lộ động trời, thật hay bịa, không nói về cuộc đời tình ái náo nhiệt của DSK. Đó là cuốn sách rất khô khan của một ông già gần trăm tuổi hô hào dân chúng nổi giận, hô hào thanh niên đừng thụ động như những ông cụ non.   Hessel không phải là triết gia, không phải là nhà văn, cuốn sách rất mỏng của ông không phải là một tác phẩm lớn, nhưng cuốn “Indignez-vous” bán chạy như bánh mì, vì nó đáp ứng một nhu cầu người ta tưởng là thứ yếu : nhu cầu phẫn nộ .   Người ta mua tặng quà cho nhau nhân ngày Giáng sinh, ngày sinh nhật, trong đó nhiều người chưa hề mua, chưa từng mở một cuốn sách. Những phong trào phẫn nộ (les indignés) đã lan sang nhiều nước Âu Châu, như Hy Lạp, Tây Ban Nha (les indignalos) , hay phong trào Occupy Wall Street ở New-York, trước cửa những ngân hàng thủ phạm của cuộc khủng hoảng kinh tế làm thế giới điêu đứng.   Hessel là người suốt đời nổi giận. Sinh năm 1917 ở Đức, gốc Do Thái, quốc tịch Pháp đã tham gia kháng chiến chống phát xít Đức. Bị bắt giam ở nhà tù phát xít nổi tiếng Buchwall, bị kết án tử hình, ông tráo căn cước của một người tù vừa chết bị án nhẹ hơn và vượt ngục. Sau chiến tranh, ông trở thành đại sứ của Pháp ở Liên Hiệp Quốc và tham dự việc soạn thảo bản Tuyên ngôn Nhân quyền. Về hưu, ông già Hessel là một khuôn mặt quen thuộc trong những cuộc biểu tình cho nhân quyền, biểu tình bênh vực người di dân, bênh vực Palestine mặc dầu ông gốc Do Thái. Ở đâu có phẫn nộ, có bất công, ở đó có ông già Hessel.   Sau khi cuốn Indignez-vous ! trở thành một hiện tương xã hội, người ta trách tác giả chỉ xúi thiên hạ nổi giận mà không có đề nghị gì cụ thể, Hessel viết một cuốn sách mỏng khác : Engagez-vous (2) (Hãy tham gia hành động!), trong đó ông đề nghị tranh đấu đòi thành lập Tổ chức Thế giới về môi sinh, và một Chính phủ toàn cầu (gouvernement mondial ). Một mơ ước hão huyền ( utopie )? Tất cả những thay đổi lớn trong lịch sử, theo Hessel, đều là những utopie khi khởi sự.   Cuốn thứ ba, le Chemin de l’Espérence (Con đường của hy vọng) (3), viết chung với nhà xã hội học hàng đầu của Pháp, Edgar Morin, trong đó hai ông già, tổng cộng 184 tuổi vạch ra con đường hy vọng để đi đến một tương lai tốt đẹp hơn.   IL FAUT VIVRE INDIGNE   Hessel nối tiếp truyền thống của trí thức Zola, Camus. Emile Zola viết : Il faut vivre indigné ! (phải sống phẫn nộ). Từ Zola, trí thức đích thưc là trí thức tham dự sinh hoạt xã hội, chính trị để cải thiện xã hội, không phải chỉ là những người có kiến thức. Ở Việt Nam, ngay cả kiến thức cũng không cần thiết. Trí thức chỉ cần có bằng cấp. Học gạo, học tủ, chong đèn học thuộc lòng, có xong cái bằng là trở thành trí thức, là khuôn vàng thước ngọc. Có bằng vừa vừa là trí thức vừa vừa, có bằng to hơn là đại trí thức… Trí thức vừa vừa được kính trọng vừa vừa, đại trí thức được kính cẩn tối đa.   Albert Camus nói trí thức cũng như mọi người, hơn mọi người chính bởi vì anh là trí thức, phải ghé vai gánh vác như mọi người, phải đổ mồ hôi chèo thuyền như mọi người. Khác hẳn hình ảnh trí thức ‘võng anh đi trước, võng nàng theo sau’ của người VN, có cái bằng bỏ túi là vinh hiển suốt đời, phó mặc chuyện đời cho thiên hạ.   Cuốn sách của Hessel ra đời trước khi cách mạng hoa lài bùng nổ ở Tunisie, mở đầu cho ‘mùa Xuân Ả Rập’ đang quét sạch những chế độ độc tài ở Bắc Phi và Trung Đông. Cùng một lúc, từ Đông sang Tây, thế giới đang chuyển mình, đang tìm một hướng đi mới. Đã tìm ra lối ra chưa, đã thoát khỏi đường hầm chưa là chuyện khác. Bước đầu là ý thức mình có quyền phẫn nộ, có bổn phận phẫn nộ, và sự phẫn nộ có thể thay đổi thời cuộc, có thể và đã lật đổ những chế độ độc tài đã ngự trị từ lâu và tưởng sẽ ngự trị mãi mãi, như ở Ai Cập, Tunisie, Lybie.   Trước đó vài tuần, ai dám tưởng tương Moubarak sẽ bị kết án khổ sai chung thân, ông Ali phải cuốn gói bỏ của chạy lấy người, Khadafi bị bắn chết . Trước đó vài tuần, họ nắm toàn quyền sinh sát, nắm quân đội, cảnh sát, hành pháp, lập pháp, tư pháp, nắm trọn kinh tế, tài chánh trong tay. Cái gì đã quét sạch tất cả: sự phẫn nộ của quần chúng, của những người hàng ngày chỉ biết an phận, cúi đầu .   Các chế độ độc tài không mạnh như người ta tưởng. Chỉ cần sự phẫn nộ của người dân, các lãnh tụ độc tài Trung Đông, Bắc Phi, một sớm một chiều, đã trở thành những con hổ giấy. TỪ MIẾN ĐIỆN TỚI VN   Tại sao có cách mạng ở Trung Đông, ở Miến Điện mà ở VN chưa có “cách mạng muà Xuân”, mặc dù đã hội tụ đủ mọi điều kiện : bế tắc chính trị, khủng hoảng kinh tế, sa đọa xã hội, và ghê gớm, khẩn cấp hơn nữa, hiểm họa mất nước?   Lấy thí dụ Miến Điện. Tại sao có thay đổi ở Miến Điện? Những yếu tố hiển nhiên: Miến Điện sẽ làm chủ tịch ASEAN 2014, tinh thần quốc gia gần như cực đoan của giới quân phiệt cầm quyền (độc tài, tham nhũng không thua ai, nhưng vẫn yêu nước) thấy hiểm họa Trung Cộng trước mắt. Giới quân phiệt muốn nhích lại với Tây phương, không thể không nhượng bộ, không thể tiếp tục giam tại gia bà Aung Suu Kyi, khuôn mặt khả ái, khả kính của nhân quyền ở Miến.   Rất nhiều người VN lên đường chống thực dân vì lòng ái quốc, nhưng đảng Cộng sản đã đưa VN vào quỹ đạo Nga, Hoa, nhất là Hoa, ngày nay tập đoàn lãnh đạo bắt buộc phải bám vào Trung Cộng để sống còn, để bảo vệ quyền lợi. Bi đát hơn nữa : có muốn ra khỏi quỹ đạo cũng quá trễ. Cái thòng lọng Tầu đã xiết chặt cổ.   Đó là những yếu tố chính trị. Yếu tố văn hoá : người VN không có truyền thống phản kháng. Văn hóa VN không phải là văn hóa phẫn nộ của Stéphane Hessel. Văn hoá VN là văn hóa “một sự nhịn, chín sự lành”. Cái văn hóa “tránh voi chẳng hổ mặt nào ” giúp con voi càng ngày càng thô bạo.   Cái thói quen chịu đựng, cộng thêm với văn hoá Khổng giáo, đúng hơn là Tống nho, coi vua là con trời, hơn cả cha mẹ, và “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”, đã biến chúng ta thành những người thụ động.   Câu hỏi đặt ra : tại sao cách mạng ở Tunisie và Ai Cập mà vẫn không có biến chuyển ở VN. Hai dân tộc Tunisie và Ai Cập được coi là hai dân tộc thụ động nhất ở Bắc Phi và Trung Đông. Tôi nhớ một buổi trò truyện với một số người Tunisiens sống ở Paris. Tất cả đều có bằng cấp cao, theo con mắt VN, đó là những nhà trí thức. Khi tôi hỏi về tình hình chính trị ở Tunisie, không ai trả lời, lảng sang truyện khác. Sau bữa ăn, khi mọi người ra về, còn lại một người, Ahmed , ông ta cho hay là chính trị xứ ông ta nát bét, dân chủ chỉ là trò bịp, tham nhũng khủng khiếp. Tại sao vừa rồi ông ta không nói gì? Ahmed cười, hơi ngượng, nếu anh nào phát biểu bừa bãi, sẽ có đứa báo cáo tòa đại sứ và hết về nước nghỉ hè. Hai tuần sau, Bouazizi tự thiêu, ngọn lửa phẫn nộ bùng lên, gia đình tổng thống Ali bỏ của chạy lấy người. Ngọn lửa phẫn nộ vượt biên giới, tràn sang Ai Cập và Lybie.   Tại sao những dân tộc được coi là thụ động có cái khả năng phẫn nộ dữ dội như vậy, mà ở VN chưa có? Có một hiện tượng tạm gọi là hội chứng (syndrôme) Algérie. Lửa cháy chung quanh, nhưng Algérie chưa động tĩnh gì, vì dân Algérien đã mệt nhoài, cả về thể xác lẫn tinh thần, chỉ muốn được yên thân. Sau khi dành độc lập khỏi tay thực dân Pháp, đất nước rơi vào tay độc tài , tập đoàn của những lãnh tụ kháng chiến cũ, những người kháng chiến vì lý tưởng độc lập, tự do,công bình, nhân ái, khi nắm quyền làm ngược lại, chứng minh công thức “quyền lực đưa tới tham nhũng. Quyền lực tối đa, tham nhũng tối đa”. Algérie giống VN một điểm nưã: lực lượng công an cảnh sát hữu hiệu. Ở Alger, sau biến cố Tunisie, nhà nước huy động 35.000 cảnh sát bao vây, giải tán 500 người biểu tình. Một ông phẫn nộ, 70 ông cớm!   Algérie có thêm một đại họa : khủng bố Hồi giáo đã gây kinh hoàng và làm tê liệt đất nước. VN (lạy Chúa, lạy Phật) không có khủng bố Hồi giáo, nhưng có đại họa khác làm tiêu tan khả năng phẫn nộ: văn hoá chu di tam tộc. Người Cộng Sản đã khôi phục cái văn hóa của thời man rợ. Anh có tội - sợ mất nước là một cái tội, khóc với dân là một cái tội, nghĩ và đòi quyền sống là một cái tội - không phải chỉ có anh lãnh hậu quả, mà cả gia đình vợ con, cha mẹ, gia đình anh bị liên lụy. Anh có can đảm cùng mình, có coi nhẹ tù đầy và cái quý nhất của con người là mạng sống, anh cũng bó thay khi nghĩ tới cái vạ sẽ đổ xuống đầu những người thân. Cái văn hóa chu di tam tộc nó man rợ nhưng hiệu quả. Hiệu quả bởi vì man rợ. Ai có thể tưởng tượng điều đó ở thế kỷ 21?   Những kỹ thuật đàn áp ghê rợn, điển hình là cuộc Cải Cách Điền Địa đẫm máu, vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, những Toà án Nhân dân (!) , những trại cải tạo sau 75, đã tiêu diệt tinh thần phẫn nộ của người Việt.   SỰ MÒN MỎI CỦA LÒNG TRẮC ẨN   Bà Aung San Suu Kyi, trong bài diễn văn cách đây ít ngày ở Oslo than phiền những đóng góp cho các chương trình nhân đạo càng ngày càng giảm bớt. Bà Kyi nói: sự giảm sút đóng góp là kết quả cuả “sự mòn mỏi cuả lòng trắc ẩn ”. Thế giới sẽ đi về đâu, xã hội sẽ đi về đâu nếu không còn lòng trắc ẩn?   Người ta ngỡ ngàng trước cảnh một em bé bị xe nghiến trước sự dửng dưng của mọi người ở bên Tầu. Còn VN? Những chuyện tương tự xẩy ra hang ngày. Một thí dụ, trong những thí dụ : Một bà già bị xe cán, nằm ôm cái chân gẫy, rên rỉ. Nhiều người muốn can thiệp. Người lái xe xuống xe, quát: “Đ. M. Có biết ông là ai không?” Mọi người nín khe, bỏ mặc bà già nằm rên rỉ. Người kể chuyện kết luận : chưa chắc gã lái xe là ông lớn hay con cháu ông lớn.   Còn đâu là lòng trắc ẩn? Không còn trắc ẩn, làm sao có phẫn nộ? Đó chắc chắn là cái di sản ghê rợn nhất của những năm Cộng sản. Biến con người thành thành vô tâm, vô cảm. Bịt tai, bịt mắt, bịt miệng để sống, thờ ơ trước bất công, lãnh đạm trước cái đau khổ của người khác.Những đổ vỡ về chính trị, về kinh tế có thể hàn gắn trong vài chục năm. Sự sa đoạ về con người, băng hoại văn hoá phải nhiều thế hệ mới hy vọng cứu vãn được. Nếu bắt tay cứu vãn trước khi quá trễ. Trước khi bị diệt vong.   THÁI ĐỘ XẤU NHẤT LÀ SỰ THỜ Ơ   Trong bối cảnh đó, phải khâm phục những người dám bày tỏ sự phẫn nộ cuả mình ở trong nước. Những người đấu tranh cho dân chủ, cho nhân quyền, những Lê Thị Công Nhân, Cù Huy Hà Vũ, những Hà sĩ Phu, Nguyễn Đan Quế và rất nhiều người khác.   Phải khâm phục những người nông dân mất đất đã tay không đứng dậy. Phải khâm phục những giáo dân, Phật tử đã xả thân đòi tự do tín ngưỡng. Phải khâm phục những bloggers, những nhà báo, những nghệ sĩ đã có can đảm nói lên sự thực. Phải khâm phục những người đã tranh đấu cho công nhân, ở trong nước hay bị bán ra ngoại quốc.   Cái trở ngại cho họ không chắc đã là chính sách đàn áp của người cầm quyền. Cái trở ngại cho họ là sự thờ ơ, thụ động của người chung quanh. Nhiều người tiếc VN không có một người như Aung Suu Kyi. Nhưng nếu bà Kyi là người VN, có bao nhiêu người đứng sau lưng bà như dân Miến. Những Lê thị Công Nhân tranh đấu trong sự cô độc. Cái bản tính thờ ơ, cố chấp, nghi kỵ, ganh ghét của người Việt, ngay cả giữa những người hoạt động cho dân quyền ở VN, đã khiến chúng ta chưa có Aung San Suu Kyi hay Nelson Mandela.   Hessel viết “thái độ xấu nhất là sự thờ ơ” (la plus mauvaise attitude est l’indifférence) và nhắc câu nói của Jean Paul Sartre : mỗi người, với tư cách cá nhân, có trách nhiệm với xã hội ( vous êtes responsables en tant qu’individus).   Sự thờ ơ, với rất nhiều người Việt Nam, đã trở thành một đức tính, một thái độ khôn ngoan của những người từng trải. Người ta hãnh diện, khoe khoang cái túi khôn của mình và dè bỉu cái dại dột của người khác. Ở những nước tân tiến, những người dại dột, những người ăn cơm nhà vác ngà voi, là những tác nhân làm cho xã hội tốt đẹp hơn, công bình hơn, làm cho con người đối với nhau còn là con người.   Sống trong sự hoài nghi thường trực, với sự thờ ơ như một nhân sinh quan khả kính, với tính thụ động như một mục tiêu, lòng trắc ẩn mòn mỏi, với sự vắng bóng của phẫn nộ, bao giờ VN có cách mạng muà Xuân như ở Bắc Phi, Trung Đông, thay đổi chính trị như ở Miến Điện?   Stéphane Hessel nói nếu anh sống dửng dưng, hãy tìm một lý do để nổi giận. Lý do để nổi giận không hiếm: sự lộng hành của tài phiệt đã đưa tới khủng hoảng kinh tế, sự bất công xã hội càng ngày càng ghê rợn, môi trường bị phá hoại… Với người VN, khỏi cần tìm kiếm, những lý do để nổi dậy đếm không nổi : độc tài, nhân quyền, tự do bị chà đạp, nhân công bị bán ra nước ngoài,sống như nô lệ, phụ nữ bị gởi đi bán dâm kiếm ăn, nông dân bị cướp đất, và hiểm hoạ đất nước sừng sững trước mắt.   Vụ Hoàng Sa, Trường Sa đã gây phẫn uất trong mọi giới. Một cơn gió mới. Hy vọng sự phẫn nộ đó sẽ là động lực đưa đến thay đổi ở VN. Thay đổi hay mất nước. Thay đổi hay là chết.  TỪ THỨC     ( 1 ) INDIGNEZ VOUS. Stéphane Hessel. Ed Les Indigènes, Montpelliers, France. 2010. Phát hành: Harmonia Mundi. Bản tiếng Anh: Time For Outrage. Hardoven Editions. ( 2 ) Engagez-vous. Stéphane Hessel. Editions de l’Aube. France. 2011. ( 3 ) Le Chemin de l’Espérence. S.Hessel § Edgar Morin. Ed Fayard. Paris. France. 2011.
......

Học Đấu Tranh Bất Bạo Động là Một Cái Tội???

Cái lo sợ lớn nhất của gia đình những thanh niên Công Giáo và Tin Lành đang bị công an CSVN bắt trái phép từ hơn 1 năm qua và đang bị giam tại Nghệ An là con em của họ sẽ bị đưa ra xét xử trong phiên tòa “Bỏ Túi” vào cuối năm nay, theo lá thư gửi cho công luận vào ngày 30 tháng 11 vừa qua. Đây không chỉ là lời báo động mà còn là lời cầu cứu khẩn cấp với dư luận trong và ngoài nước trước những hành vi chà đạp nhân quyền một cách trắng trợn của nhà cầm quyền CSVN qua một số vụ xử gần đây như vụ xử Blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Tấn Hải hay hai nhạc sĩ Trần Vũ An Bình, Việt Khang.   Xác suất CSVN xử “Bỏ Túi” rất cao. Lý do là bản Cáo Trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao Hà Nội: http://thanhnienconggiao.blogspot.com/2012/12/cong-bo-ban-cao-trang-vu-bo-tui-xet-xu.html  không có bất cứ luận chứng nào đúng luật, khi quy kết việc các thanh niên Công Giáo và Tin Lành này tham gia khóa học về đấu tranh bất bạo động do đảng Việt Tân tổ chức là “hành vi phạm tội”   Dựa trên “hành vi phạm tội” này, Viện kiểm sát CSVN đề nghị xét xử dựa trên điều 79 Luật Hình Sự là “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” với mức án từ 5 năm đến hai mươi năm, chung thân hay tử hình.   Từ chỗ đi học “đấu tranh bất bạo động”, công an CSVN đã quy chụp thành tội “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”, quả là một sự gán ghép tùy tiện, phi lý và coi thường công luận.   Đấu tranh bất bạo động không phải là một chủ thuyết hay một phương thức nhằm lật đổ một chính quyền mà đơn thuần là những kỹ thuật giúp cho người dân thấp cổ bé miệng, vượt qua sợ hãi bị đàn áp, dám bày tỏ ý kiến phản đối của mình trước một vấn đề mà mình bất bình hay cho là bất công trong xã hội.   Sống trong những chế độ độc tài, do bị khống chế tư tưởng và o ép mọi mặt trong đời sống, người dân không dám bày tỏ ý kiến và tuân phục mọi mệnh lệnh phi lý từ bộ máy an ninh. Lâu dần đa số người dân chọn lối sống “mackeno” và trở thành vô cảm với mọi sự quanh mình, mặc tình để cho một thiểu số độc tài thao túng từ kinh tế, chính trị, giáo dục cho đến văn hóa, y tế, tôn giáo...   Đấu tranh bất bạo động là nhằm giúp cho những con người vô cảm biết rung động trước những khổ đau của đồng loại, giúp nhau thoát khỏi sự sợ hãi và chế ngự của bạo lực để nói lên khát vọng thay đổi tốt hơn cho xã hội, qua những phản ứng phi bạo lực như viết kiến nghị, viết thư phản đối, chất vấn và cao hơn nữa là tụ họp số đông để đòi hỏi chính quyền thỏa mãn các yêu sách chính đáng của người dân.   Đấu tranh bất bạo động đã có từ xưa và được người dân tại quốc gia Cộng sản ở Đông Âu (1989), Trung Á (2000) và nhất là tại Bắc Phi qua cuộc cách mạng Hoa Lài (2012) khai dụng để cùng nhau tụ họp chống tham nhũng, chống gia tăng vật giá, chống các hành động tra tấn chết người của công an v... v... để tạo áp lực thay đổi. Nếu hiểu rõ, chính quyền chỉ là phương tiện và người dân mới là cứu cánh, thì nguyện vọng chung của người dân luôn là lẽ chính đáng, và các cấp chính quyền phải thừa hành, tuân thủ.   Một chính quyền độc tài cố cưỡng lại ước muốn thay đổi của người dân, tiếp tục dùng bộ máy bạo lực đàn áp thô bạo thì hệ quả đương nhiên phải gánh chịu là sự thảm bại như chính quyền Mubarak của Ai Cập, Ben Ali của Tunisia, hay nhiều chính quyền độc tài tương tự trong giòng lịch sử của nhân loại.   Trong khi đó, cựu tướng Thein Sein, từng nằm trong nhóm quân phiệt Miến trước đây, đã thấy rõ sự bế tắc của guồng máy bạo lực quân phiệt Miến Điện nên sau khi được bầu làm Tổng thống vào đầu năm 2011, ông đã tuyên bố trả tự do cho các tù nhân chính trị, bãi bỏ kiểm duyệt báo chí và mở cuộc đối thoại với bà Aung San Suu Kyu, chấp nhận những thay đổi dân chủ hóa Miến Điện.   Nỗ lực của Tổng Thống Thein Sein – và tại một số chế độ độc tài khác như Ả Rập Saudi, Bahrain – là loại phản ứng tích cực đối với đấu tranh bất bạo động. Ông đã không làm như nhà cầm quyền CSVN là dùng điều 79 (hoạt động lật đổ chế độ) và điều 88 (tuyên truyền chống chế độ) để tiếp tục đẩy bà Aung San Suu Kyu và dân tộc Miến Điện ở vào thế đối đầu mà đã tự thay đổi, chọn tự do dân chủ và tôn trọng ước muốn của đa số dân chúng Miến làm nền tảng phục vụ.   Những thanh niên Công Giáo và Tin Lành đi học đấu tranh bất bạo động cũng chỉ là mong muốn Việt Nam sẽ có ngày chuyển hóa dân chủ như Miến Điện để mọi người dân Việt Nam được sống trong một xã hội tự do, dân chủ và hài hòa với lân quốc.   Đọc gần 20 trang bản cáo trạng, người ta chỉ thấy một dụng tâm duy nhất của Viện kiểm sát và công an CSVN là dựng ra vở kịch giả về cái gọi là ‘âm mưu chống chế độ” để tiếp tục đàn áp những thanh niên yêu nước.   Theo tin tức gia đình thì sinh viên Trần Minh Nhật và anh Đặng Xuân Diệu đã từ chối nhờ Luật sư vì họ “đã không làm bất cứ điều gì trái với lương tâm”.  Đặc biệt thanh niên Đặng Xuân Diệu nói rằng:  “nhà cầm quyền có dùng nhục hình và bản án nặng nề để hại tôi thì chính quyền đang dẫm đạp lên đạo lý tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam, và đó là chuyện của họ; họ phải tự chịu trách nhiệm”,  mang ý nghĩa một bản cáo trạng của một công dân yêu nước đối với một thể chế cường quyền đang đi ngược lại với nguyện vọng của dân tộc và trào lưu văn minh của nhân loại.   Đúng như hai thanh niên Trần Minh Nhật và Đặng Xuân Diệu suy nghĩ, họ chưa hề có những hành động nào vi phạm điều 79 của Luật Hình Sự. Vì thế họ không cần Luật sư để biện hộ những gì mà họ đã không làm, không chủ trương như bản Cáo trạng gán ghép. Cảm phục khí khái của những thanh niên yêu nước bao nhiêu, người ta càng căm phẫn sự dối trá và xảo quyệt của bộ máy bạo lực CSVN bấy nhiêu.   Sau cùng, một trong những nguyên lý căn bản của đấu tranh bất bạo động là lòng dũng cảm. Bà Aung San Suu Kyu là tấm gương sáng chói của tinh thần này khi phải đối đầu với bạo lực trong 20 năm dài. Và bà đã chiến thắng! Chúng ta tin rằng những thanh niên Công Giáo và Tin Lành cũng như các nhà dân chủ Việt Nam dù có phải trải qua những năm tháng trong lao tù, sẽ mang lại chiến thắng sau cùng cho dân tộc, bởi chính họ là hiện thân của lòng dũng cảm.
......

Thương lái Tàu lại xúi dân chặt trộm đuôi trâu ?

Từ việc mua đuôi trâu, móng trâu, rễ hồi, ốc bươu vàng tới việc sẵn sàng thu mua phế liệu, đỉa, cá cơm với giá cực cao – những hành động tưởng như vô thưởng vô phạt nhưng lại ẩn chứa những dụng ý sâu xa của lái thương Trung Quốc. Gần đây, tại một số địa phương xuất hiện tình trạng kẻ gian chặt trộm đuôi trâu, bò để bán với giá cao cho các thương lái Trung Quốc với mức giá cao đã thúc đẩy nhiều trâu tặc chặt trộm đuôi trâu. Ngày 28/11, tin từ UBND xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, Quảng Trị cho biết, con trâu cái khoảng 4 năm tuổi của vợ chồng ông Võ Viết Đốn, 58 tuổi và bà Nguyễn Thị Yến, 55 tuổi ở đội 5, thôn Phương Lang, xã Hải đã bị kẻ trộm chặt đứt đuôi khi đang được chăn thả trên đồng làng. Con trâu là tài sản lớn đối với những gia đình nông dân như chúng tôi, bình thường hiện nay mỗi con trâu như vậy có giá cũng trên 20 triệu đồng nhưng nếu đã bị chặt đứt đuôi thì chắc chắn giá bán giảm đi rất nhiều, đặc biệt sức khoẻ của nó khó có thể hồi phục. Cách đây hơn 10 năm, thương lái Trung Quốc dồn dập về các chợ nông thôn Việt Nam thu mua móng trâu với giá rất cao, thậm chí những cái móng từ 4 chân của một con trâu được bọn Tàu mua với giá hơn hẳn một con trâu. Và thế là nông dân Việt Nam và bọn “trâu tặc” ra sức chặt móng trâu đem bán,… vẫn còn lãi hơn một con trâu thịt mang bán ở chợ. Chỉ một thời gian rất ngắn, thương lái Trung Quốc đã triệt phá tan hoang sức kéo của nông dân nghèo Việt Nam. Tiếp đó, dân loan tin cho nhau, nườm nượp lái trâu từ bên Tàu tràn qua biên giới để “tiếp thị” bán trâu. Trong đó còn có cả kẻ tiếp thị bán trâu sắt (tức máy kéo). Đến lúc ấy dân tình vỡ lẽ mục đích mua móng trâu của thương lái Trung Quốc !
......

CSVN chống tham nhũng kiểu đánh trống bỏ dùi

Tin từ báo chí trong nước thì vào sáng Thứ Bảy 1/12 vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư đảng CSVN đã có buổi tiếp xúc với cử tri ở đơn vị Hà Nội. Ông Trọng đã bị nhiều “cử tri” chất vấn về tình trạng tham nhũng là “một bộ phận không nhỏ” từng được ông cảnh cáo trước đây, bây giờ đang “nằm ở đâu” nhưng không được ông trả lời. Được biết, hầu như các báo lớn đều tường thuật những lời chất vấn của hàng chục “cử tri” về tình trạng tham nhũng vô cùng nghiêm trọng tại Việt Nam. Ðây là vấn đề từng có lần được nhiều đại biểu gọi là “quốc nạn” qua nhiều triều đại tổng bí thư với những luật phòng chống tham nhũng, nghị quyết hay chỉ thị buộc quan chức kê khai tài sản theo những chiến dịch rất rầm rộ rồi vẫn chẳng đi đến đâu. Trước những chất vấn, thúc giục, và đả kích chính sách chống tham nhũng kiểu “đầu to đít teo” hay “đánh trống bỏ dùi” của đảng và nhà nước CSVN, ông Nguyễn Phú Trọng thanh minh cho kết quả chính sách chống tham nhũng “không kỷ luật được ai cả” là vì “kỷ luật mà không tính kỹ sẽ trở nên xấu, mai kia lại thù oán, đối phó, thành phe phái, làm rối nội bộ”. Lời thú nhận của ông tổng bí thư đảng CSVN tố cáo chế độ Hà Nội có những phe cánh trong nội bộ mà ngay cả tổng bí thư hay chủ tịch nước cũng phai “gờm,” không dám đụng chạm.
......

Phản ứng của lãnh đạo Hà Nội trước việc tàu Bình Minh 2 lại bị tàu Trung Quốc cắt cáp.

Sự kiện tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển Việt Nam, tiếp tục thủ đoạn uy hiếp, cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02, vào sáng ngày 30/11/2012, đã được các trang mạng xã hội nhanh chóng loan tin. Nhưng mãi đến 4 ngày sau khi xảy ra vụ cắt cáp, lúc 13:40 trưa nay, 3/12/2012, tờ báo Năng Lượng Mới (PetroTimes) mới đăng bản tin nói về sự kiện trên. Nhưng chỉ sau vài tiếng đồng hồ, bản tin của PetroTimes và báo chí nhà nước về việc TQ 'cắt cáp' tàu Bình Minh 02 đã bị chỉnh sửa một cách đáng ngờ. Tờ báo thuộc Tập Đoàn Dầu Khí VN của ông đại tá công an Nguyễn Như Phong đã tự chỉnh sửa lại bản tin, chữ 'cắt cáp' bị thay bằng 'gây đứt cáp' ngay trong tựa đề. Tựa 'Tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu Bình Minh 02' đã bị sửa thành 'Tàu Trung Quốc gây đứt cáp tàu Bình Minh 02' Nội dung bản tin cũng đã bị chỉnh sửa lại một số chi tiết. Từ 'phá hoại' bị sửa thành 'gây đứt cáp'. Đồng thời đoạn văn dưới đây tố cáo thủ đoạn của TQ mạnh mẽ nhất trong bài cũng bị rút bỏ. Việc sửa tin cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam dường như đang cố gắng làm nhẹ mức độ nghiêm trọng của sự kiện trên, giữa lúc một tướng Tàu là Sài Thiệu Lương đang thăm và làm việc tại VN. Cần nói thêm, việc TQ cắt cáp tàu Bình Minh 02 diễn ra chỉ 2 ngày sau khi tướng Phùng Quang Thanh tuyên xưng 16 vàng & 4 tốt với tướng Tàu là Vương Tây Hân hôm 28/11. Tuyên bố trong dịp này, họ Phùng đã không đưa ra được một lời phản đối nào về hành động xâm lấn của Trung cộng đối với biển đảo Việt Nam, mà chỉ biết ca tụng quan hệ quốc phòng Việt-Trung ngày càng phát triển và còn tỏ lòng biết ơn sự hỗ trợ của phía Trung Cộng đối với Việt Nam từ trước đến nay. Sang ngày 2/12, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã tiếp ông Lý Kiến Quốc, Uỷ viên Bộ Chính trị và Phó Trưởng ban Thường vụ của Quốc hội nước láng giềng tại Hà Nội. Vẫn trong tình trạng phủ phục, hèn nhát, ông Trọng cũng như các lãnh đạo Hà Nội đã không dám đề cập đến bất cứ một sự kiện nào trong các buổi gặp gỡ với phía Bắc Kinh. Đây không phải là lần đầu tàu của PetroVietnam hoặc tàu do công ty này thuê bị phía Trung Quốc cắt cáp. Hồi giữa năm 2011 tàu địa chấn Bình Minh 02 của PetroVietnam đang tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực các lô 125, 126, 148, 149 trên thềm lục địa miền Trung của Việt Nam thì bị ba tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp.
......

Đơn xin ra khỏi Đảng - Như lời chia tay buồn một đi không trở lại

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐƠN XIN RA KHỎI ĐẢNG Kính gửi : Đảng ủy XXX Đồng kính gửi : Chi bộ XXX Tôi tên là : Nguyễn Chí Đức Sinh ngày : 13/09/1976 Ngày vào đảng : 28/12/2000 ; chính thức : 28/12/2001 Ngày viết đơn : 13/09/2012 ; ngày ra khỏi Đảng : ? Nơi kết nạp: Đảng bộ trường Đại học Bách khoa Hà Nội ; Nơi ra khỏi đảng : ? Trước khi soạn thảo đơn xin ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN), trong tôi là cả một quá trình dài suy nghĩ nghiêm túc trước khi quyết định. Bởi vì chủ nghĩa Cộng Sản là ý thức về chính trị đầu tiên mà tôi tiếp nhận qua việc được giáo dục trong môi trường XHCN. Ngay từ khi là sinh viên năm thứ nhất của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tôi đã phấn đấu không mệt mỏi cho đến năm cuối mới vinh dự được đứng trong hàng ngũ của ĐCSVN. Mất 4 năm phấn đấu để trở thành người đảng viên thì cũng phải hơn 8 năm (2004) tôi mới dứt khoát viết lá đơn này. Âu cũng là lẽ thông thường trong cuộc sống, khi tuổi trẻ con người ta dành tình cảm, nhiệt huyết cho một lý tưởng vì lý do nào đó mà giã từ không khỏi giằng xé về tư tưởng. Vì sao lại như vậy? Bởi vì dòng chảy xã hội không khô cứng như những cuốn sách lý luận giáo điều, thực tế không đẹp như những áng văn thơ mỹ miều ca ngợi chủ nghĩa Mác-Lênin. Có những bất công trong cuộc sống, nghịch lý trong xã hội, mâu thuẫn ngầm giữa một bộ phận không nhỏ các tầng lớp nhân dân với ĐCSVN, mối quan hệ thiếu minh bạch và bất tương xứng giữa ĐCSVN với Đảng Cộng Sản Tàu, các biến động chính trị trên thế giới mà khi quán chiếu theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam “soi đường chỉ lối” khiến tôi phải lấn cấn, có khi hoang mang cực độ. Hằng năm, theo thông lệ mỗi người đảng viên phải viết bản tự kiểm điểm. Mỗi lần như vậy, tôi đều viết cơ bản giống như nhiều đồng chí khác cho có chiếu lệ. Nhưng có lúc tôi tự hỏi: Những nỗ lực và thành tựu mà ĐCSVN đã đóng góp cho đất nước Việt Nam như ngày hôm nay phải chăng chỉ đi lại con đường của những người theo chủ nghĩa dân tộc, các đảng phái Quốc Gia khác đã từng lựa chọn trong quá khứ thậm chí trước khi cả ĐCSVN ra đời như trường hợp của nhà cách mạng Phan Bội Châu? Tại sao trên toàn thế giới ở các quốc gia nếu có đảng Cộng Sản hoạt động thì thực tế cho thấy những đảng này chỉ có chỗ đứng khiêm tốn trên chính trường? Có đảng Cộng Sản nào có khả năng cầm quyền để lập chính phủ mới sau mỗi mùa bầu cử trong hệ thống chính trị có sự ganh đua đảng phái? Trên đây chỉ là đơn cử một vài suy nghĩ trong quá trình tự nhận thức lại của tôi mà không dám bày tỏ cùng ai. Còn về mặt tổ chức, thời gian gần đây tôi tự nhận thấy mình có những hành động, phát ngôn, bài viết, gặp gỡ một số đối tượng trái với cương lĩnh, điều lệ Đảng. Mặc dù đã được Đảng ủy, chi bộ “giáo dục” và chiếu cố nhưng tôi cảm thấy thực sự mình không còn phù hợp để đứng trong hàng ngũ của ĐCSVN nữa. Nếu sự việc còn tiếp tục kéo dài thì điều đầu tiên tôi tự làm khổ và không sống thành thật với lương tâm của chính mình. Ngoài ra gián tiếp, tôi còn gây rắc rối cho những người xung quanh, những người mà tôi rất quí mến. Đó là lý do tôi viết lá đơn này! Tôi rất mong tổ chức Đảng cấp trên xem xét và chấp thuận cho tôi được ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam càng sớm càng tốt. Ban đầu, tôi có ý định nhân việc viết đơn xin ra khỏi ĐCSVN như một hành động “tự sát chính trị” nhằm góp ý nhằm xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình kinh tế Việt Nam rất bết bát, niềm tin của dân chúng dành cho Đảng xuống rất thấp, biểu tình xảy ra tứ tung, bên ngoài thì ngoại bang hăm he đe đọa bờ cõi nhưng xét thấy điều này vượt quá khuôn khổ của một lá đơn xin ra khỏi Đảng. Hơn nữa, trong quá khứ đã có nhiều cựu tướng lãnh, lão thành cách mạng, trí thức tên tuổi có nhiều cống hiến cho chế độ đã viết thư ngỏ/phát biểu nhằm bày tỏ thiện chí xây dựng Đảng nhưng đều hoài công vô ích thì ý kiến của một đảng viên tầm thường như tôi chỉ tổ lố bịch thêm. Một lần nữa, tôi rất mong tổ chức Đảng cấp trên xem xét cho tôi được ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam càng sớm càng tốt dù được chấp thuận hay bị khai trừ cũng được. Những gì mà tôi được trưởng thành và học hỏi khi sinh hoạt ở các chi bộ Đảng qua các thời kỳ về đức tính kỷ luật, tự giác, bảo mật, tinh thần đồng đội không bao giờ tôi quên. Cũng như không bao giờ tôi quên và phủ nhận những tấm gương tiền bối của ĐCSVN dù nổi tiếng hay bình dân (chủ yếu thời kháng chiến chống Pháp) tuy đi theo chủ nghĩa Mác-Lê nin nhưng động cơ sâu thẳm và đầu tiên là yêu nước Việt Nam, thâm tâm họ cũng mong muốn đất nước được tốt đẹp hơn. Tuổi trẻ của họ rất can đảm dấn thân không hề vụ lợi, sợ hãi ngục tù, phần lớn cuối cuộc đời họ vẫn giữ được đức tính trong sạch, giản dị. Đó là những yếu tố căn bản cho người thanh niên có ý định góp phần cải tạo xã hội, tham gia các hoạt động chính trị nói chung. Tôi xin chân thành cảm ơn và cũng là lần cuối cùng nói lời cảm ơn tới các đồng chí! Hà nội, ngày 13 tháng 09 năm 2012 Người làm đơn (Đã ký tên và gửi đến nơi có thẩm quyền) NGUYỄN CHÍ ĐỨC http://donghailongvuong.wordpress.com/2012/09/13/don-xin-ra-khoi-dang-nhu-loi-chia-tay-buon-mot-di-khong-tro-lai/  
......

Bi kịch của cách mạng và hành động của chúng ta

(Trân trọng gửi đến các lão thành cách mạng, các tướng lĩnh, các đồng đội cựu kháng chiến và các bạn trẻ, hy vọng được chia sẻ và góp ý) Cách mạng Việt Nam, cuộc cách mạng được tiến hành bởi những người dâng hiến đời mình cho lẽ sống KHÔNG CÓ GÌ QUÍ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO, đã lâm vào một bi kịch thê thảm chưa từng thấy. Tôi không thể tin vào mắt mình khi đọc trên mạng lời tuyên bố “dõng dạc” ngay tại nhiệm sở của tên trung tá Vũ Văn Hiển, phó công an phường 6 quận 3 TP HCM :TỰ DO CÁI CON CẶC ! (xin bạn đọc lượng thứ, tôi cắn răng không viết tắt “c…”như thói quen bấy lâu, để tự buộc mình phải nuốt cho trọn nỗi đau nỗi nhục của một người cả đời từ thời trai trẻ đến nay gần 73 tuổi đã sống chiến đấu cho hai giá trị cao quý nhất: TỔ QUỐC và TỰ DO). Cũng theo tin trên mạng, Vũ Văn Hiển là kẻ đã ra lệnh xé áo hai mẹ con chị Dương Thị Tân – vợ và con blogger Nguyễn Văn Hải tức Điếu Cày, một cựu chiến binh, một nhà báo yêu nước mà tôi cảm phục, bị kết án tù 12 năm chỉ vì lên tiếng chống giặc bành trướng Trung Quốc. Tôi nghĩ, lời tuyên bố hỗn xược và trâng tráo của Vũ Văn Hiển văng vào mặt tất cả chúng ta, những người đã nguyện sống trọn đời vì nhân dân quên mình, trọn đời coi Tổ Quốc là trên hết, quyền dân là trên hết, trọn đời chiến đấu cho TỔ QUỐC và QUYỀN DÂN.Tôi cho rằng tên Hiển chỉ là kẻ phụt ra miệng cái tâm địa nhầy nhụa hiểm độc bấy lâu cố giấu kín của cấp trên và cấp trên của cấp trên hắn – lũ giặc nội xâm phản cách mạng, phản Đảng, phản dân, phản quốc cố thủ trong các cấp ủy Đảng và cơ quan Nhà nước, miệng hò hét “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng” tay nắm chặt súng – còng – dùi cui – loa (hệ thống truyền thông độc quyền) và đồng thời vung tiền để chỉ huy Đảng, khống chế Đảng, ngồi xổm trên Hiến pháp và pháp luật, chà đạp công lý, cướp lột đất nước, cướp lột nhân dân, áp bức nhân dân, áp bức ngay cả các lão đồng chí tiền bối. Tận dụng tối đa cái lỗi hệ thống sai từ gốc đến ngọn (= chế độ toàn trị độc đảng độc tài đứng đầu là vua tập thể) như cựu chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An đã thẳng thắn kết luận, dựa vào công tác cán bộ nằm trong tay một người hoặc một nhóm người tiến hành trong vòng bí mật tạo ra một thứ chợ đen – đỏ mua quan bán chức, lũ giặc gian hiểm này mau chóng tích lũy được một khối tài sản bất chính khổng lồ, mau chóng cố kết thành nhóm lợi ích bất lương nằm ở cấp vĩ mô trong cỗ máy quyền lực và móc ngoặc với các nhóm lợi ích bất lương bên ngoài, chúng là đồng minh tự nhiên của thế lực bành trướng bá quyền Trung Quốc, đồng thời có những tên cố ý duy trì quyền lực phát- xít của chúng bằng cách cam tâm làm chư hầu, nô bộc cho giặc bành trướng. Chúng giương chiêu bài “sự lãnh đạo của Đảng” để dồn ép tròng níu toàn Đảng vào một cuộc tự sát về chính trị và văn hóa. Chúng làm nhục Đảng, làm nhục nhân dân, làm nhục thể diện quốc gia. Xin hãy cùng nhau nghe lão tướng lão thành cách mạng Nguyễn Trọng Vĩnh nói lên nỗi đau nỗi nhục của toàn Đảng toàn dân toàn quân: “mỗi khi đến tháng 2 hàng năm (kỷ niệm Trung Quốc xâm lược vào các tỉnh biên giới) không dám có phái đoàn lên thắp hương tượng trưng cho đồng bào chiến sỹ đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc; thậm tệ hơn, chỉ cách đây vài năm, trước cái ngày Trung Quốc đánh Việt Nam đúng một ngày, bà Phó chủ tịch Quốc hội còn mở tiệc chiêu đãi Đại sứ Trung Quốc (chiêu đãi mừng chính cái kẻ, vào đúng ngày này 30 năm trước, đã “quạt lửa” vào mặt chúng ta, thử hỏi có nước nào rửa cho sạch nhục?). Mỗi người Việt Nam yêu nước đều cảm thấy nhục nhã”. Chẳng lẽ chúng ta cứ cam chịu mãi nỗi đau nỗi nhục này ? Tôi chắc rằng tất cả chúng ta đều chung câu trả lời : không, dứt khoát không ! Vậy nên tôi nghĩ chúng ta hãy cùng nhau trao đổi ý kiến xem phải làm gì và làm cách nào để thoát nhục? Làm gì và làm cách nào có tính khả thi, tính hiệu quả để đẩy nhanh tốc độ thoát nhục? Bài viết này nhằm bày tỏ một số suy nghĩ riêng của tôi góp vào cuộc trao đổi ý kiến ấy.Xin cho phép tôi ghi một cách tản mạn, đôi khi có thể lặp lại để nhấn mạnh một số ý cũ đã từng nêu từ nhiều năm trước Muốn thoát nhục, phải có sức mạnh. Ta lấy sức mạnh nào để thoát nhục? Tôi nghĩ trước hết hãy lấy chính nỗi nhục làm sức mạnh, bắt đầu từ sức mạnh của từng người, những người không chịu nhục, từng người từng ngày tích cực chủ động tạo mối liên kết thành một khối hùng hậu những người không chịu nhục trong hầu hết hơn ba triệu đảng viên và gần 90 triệu người dân, cùng nhau chuyển nỗi nhục thành sức mạnh. Tôi xin phép nhấn mạnh lại mấy tiếng từng người từng ngày tích cực chủ động.Tôi tin rằng mỗi chúng ta hôm nay ít nhiều đều mang trong mình cái tâm thế của đứcTrần Hưng Đạo xưa, “đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”, trước nỗi nhục này, ta quyết không thụ động trông chờ, càng không thể chấp nhận cái luận điệu ngụy biện lố bịch nhưng cũng rất gian manh “đã có Đảng và Nhà nước lo”của bè lũ phản quốc đè dân, ta không thể khoanh tay bó gối mặc cho bọn bành trướng ở Trung Nam Hải và bọn Việt gian tay sai của chúng dùng sợi xích “mười sáu chữ” – “bốn tốt” trói buộc đất nước ta ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc. .Có một trường hợp đặc biệt đáng chú ý về thế đứng thế tiến của chỉ một cá nhân công dân – cử tri, đó là công dân – cử tri Lê Anh Hùng. Theo nhận xét của riêng tôi, trong phạm vi thông tin mà tôi đọc được trên mạng, thì đây là lần đầu tiên dưới chế độ toàn trị độc đảng độc tài cực kỳ hà khắc luôn huy động cả một bộ máy khổng lồ từng ngày từng giờ bưng bít thông tin về những bê bối của giới chóp bu, có một công dân đơn độc dám đứng lên công khai tố cáo một vụ việc động trời chưa từng thấy. Xin trích (từ blog Lê Anh Hùng) : Hà Nội, ngày 7/11/2012 Lê Anh Hùng NỘI DUNG THƯ TỐ CÁO LẦN THỨ 67 Kính thưa quý vị, Kể từ ngày 21/4/2008 đến ngày 17/6/2012, tôi đã SÁU MƯƠI SÁU (66) lần gửi thư tố cáo những tội ác tanh tưởi của bè lũ Nông Đức Mạnh – Nguyễn Tấn Dũng – Hoàng Trung Hải qua mạng Internet.Ngày 16/11/2011, tôi đã trực tiếp đến gửi thư tố cáo tại Phòng Thanh tra, Công an Quảng Trị. Ngày 23/3/2012, ngày 11/4/2012 và ngày 16/4/2012, tôi cũng đã chủ động đến gặp họ để làm việc thêm với họ về đơn thư tố cáo, đồng thời để thúc đẩy họ sớm trả lời đơn thư của tôi.Ngày 21/5/2012, tôi đã gọi điện gặp Thanh tra Công an Quảng Trị để hỏi về đơn thư tố cáo của tôi. Tuy nhiên, người ta cứ trả lời tôi quanh co, yêu cầu tôi phải cung cấp giấy tờ nọ, giấy tờ kia (không theo quy định nào của pháp luật) thì họ mới chịu “thụ lý” vụ việc.Ngày 6/6/2012, tôi đã gửi đơn thư bằng văn bản theo đường bưu điện đến 8 vị có trách nhiệm ở Trung ương (gồm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Trương Hoà Bình, Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hoà Bình, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra TW Ngô Văn Dụ) và gửi trực tiếp cho Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc.Ngày 22/6/2012, ĐBQH Dương Trung Quốc đã trao cho tôi văn bản xác nhận việc ông đã tiếp nhận đơn thư của tôi và chuyển cho ông Chủ tịch Quốc hội, kèm theo ý kiến của ông với tư cách Đại biểu Quốc hội. Ông nói với tôi là nếu lâu họ không trả lời thì cứ gọi điện giục ông để ông thúc giục họ phải trả lời đơn thư theo luật định. Toàn bộ hồ sơ tố cáo đều đặt công khai tại blog Lê Anh Hùng trên mạng internet, mọi người có thể mở đọc bất cứ lúc nào. Hồ sơ tố cáo này hiện đã đặt trên bàn làm việc của đại biểu Quốc Hội Dương Trung Quốc và chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng. Tôi mong hồ sơ tố cáo này phải có trong tay tất cả các đại biểu Quốc Hội, lão thành cách mạng, tướng lĩnh, cựu chiến binh, cựu kháng chiến, công dân – cử tri và không thể thiếu được trong nội dung chất vấn của các công dân - cử tri đưa ra tại các cuộc tiếp xúc với đại biểu Quốc Hội. Ở nước ta, khối cử tri đông đảo nhất là nông dân (bao gồm ngư dân). Khối nhân dân đông đảo nhất này vốn là chủ lực quân của cách mạng nhưng khi giành được chính quyền thì “một bộ phận không nhỏ” trong giới cầm quyền (phần lớn đều xuất thân nông dân) trở thành bọn vua quan cách mạng, trắng trợn vỗ nợ quyền dân, bám ghế đè dân. Xin hãy cùng nhau đọc bức thư ngỏ ngày 27 tháng 11.2011 của nông dân Huỳnh Kim Hải ở Đồng Tháp mà tôi tin là đã nói lên tiếng nói chung của nông dân đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ tình cảnh nông dân : “Sản xuất đã tự bơi, còn việc tiêu thụ sản phẩm lại thê thảm hơn. Nông dân làm ra lúa gạo, nhưng không có quyền ấn định giá mua bán lúa gạo. Hiệp hội lương thực Việt Nam được Chính phủ giao độc quyền mua bán lúa gạo, lại luôn bán gạo xuất khẩu với giá rẻ nhất thế giới, rồi quay trở vào trong nước bày kế mua lúa tạm trữ, để ăn cướp hết lợi nhuận của nông dân” (…) “Cơ chế mua bán lúa gạo hiện nay là bất nhân, bất trí và bất lương”. Bức thư ngỏ kết luận :“Chính phủ bỏ rơi nông dân” đồng thời kêu gọi : “Tổng bí thư hãy trả lại Hội nông dân cho nông dân và giúp đỡ Hội nông dân của nông dân hoạt động có hiệu quả trong cơ chế thị trường”. Đã hơn một năm trôi qua, không nghe không thấy một hồi đáp nào của Tổng bí thư với bức thư ngỏ hết sức quan trọng này. Tôi nghĩ những chiến sĩ cách mạng tiền phong gương mẫu yêu nước vì dân đang làm việc hay đã nghỉ hưu (nghỉ về mặt hành chính, chứ người chiến sĩ cách mạng thì không bao giờ tự cho phép mình nghỉ hoạt động cách mạng) có quan hệ gần gũi với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chắc không thể không nỗ lực vận động Tổng bí thư khẩn trương chỉ đạo chính phủ bãi bỏ ngay lập tức cơ chế mua bán lúa gạo “bất nhân bất trí bất lương” hiện hành, thay bằng một cơ chế đem lại lợi ích cho nông dân.Nhưng hình như Tổng bí thư bất lực, thu mình nơi bàn giấy, cam chịu cảnh chính mình cũng bỏ rơi nông dân? Tuy vậy tôi vẫn tin rằng Tổng bí thư không thể không thấm thía lời trao gửi tâm huyết “TỰ CHỦ, DÂN CHỦ, GẮN BÓ MÁU THỊT VỚI NHÂN DÂN” mà lão tướng lão thành cách mạng Nguyễn Trọng Vĩnh đã trực tiếp nhắc nhở Tổng bí thư tại đại hội Đảng lần thứ 11. Đây cũng là lời nhắc nhở của toàn Đảng toàn dân toàn quân, của non sông đất nước trời biển Việt Nam, của hồn thiêng tất cả các chiến sĩ Việt Nam đã bỏ mình trong cuộc chiến đấu trường kỳ cho Tổ Quốc và Quyền Dân. Tôi cũng tin rằng các lão thành, các tướng lĩnh luôn gần gũi vận động Tổng bí thư gấp rút tích cực chủ động tổ chức các cuộc tiếp xúc rộng rãi với cử tri nông dân ngư dân, trực tiếp bàn bạc với nông dân ngư dân các biện pháp làm cho người nông dân, ngư dân Việt Nam mau chóng dứt mình khỏi những cái vòi bạch tuộc của bọn ăn bám ăn cướp, đồng thời bàn bạc tiến hành cuộc vận động giải phóng sức sản xuất của nông dân ngư dân trên đồng ruộng và trên biển, trước hết trong hai ngành làm lúa và đánh bắt hải sản. Tôi hình dung cuộc giải phóng đầy hứng khởi này như sau: - Khẩn trương hình thành và phát triển các doanh nghiệp của nông dân với trình độ hiện đại sản xuất chế biến và tiêu thụ lúa gạo trên thị trường nội địa và thế giới. - Khẩn trương hình thành và phát triển các doanh nghiệp của ngư dân, đặc biệt là trên Biển Đông với trình độ hiện đại, với những đội tàu mạnh vừa đánh bắt xa bờ dài ngày vừa làm dịch vụ đánh bắt và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa và thế giới.Với những doanh nghiệp này, các đội tàu nhỏ của số đông ngư dân sẽ giảm được chi phí sản xuất, hoạt động thường xuyên và dài ngày trên ngư trường, có thị trường tiêu thụ ổn định, thu nhập tăng cao, cùng với hải quân là lực lượng hùng hậu vững vàng đáng tin cậy làm chủ biển đảo thuộc chủ quyền nước ta. - Đấu tranh yêu cầu Đảng phải chỉ đạo chính phủ mau chóng có những chính sách ưu tiên hỗ trợ đến tận tay nông dân ngư dân, đặc biệt quan tâm ngư dân hoạt động trên ngư trường Hoàng Sa Trường Sa, đồng thời vận động toàn dân cùng quan tâm hỗ trợ, đầu tư. - Vận động tổ chức các cơ sở đào tạo tiên tiến chuyên ngành ưu tiên đào tạo các thế hệ nông dân ngư dân hiện đại lấy sự nghiệp xây dựng và phát triển nền nông nghiệp ngư nghiệp hiện đại của gia đình và đất nước làm sự nghiệp suốt đời mình, chấm dứt tình trạng ly nông của lớp con em các gia đình nông dân ngư dân. Vận động tổ chức hỗ trợ nông dân ngư dân đi tham quan trực tiếp học kinh nghiệm làm ăn của nông dân ngư dân các nước trong khu vực và thế giới, chú trọng học hỏi kinh nghiệm và liên kết làm ăn với bà con nông dân ngư dân gốc Việt ở nước ngoài. - Vận động đấu tranh yêu cầu Đảng phải mau chóng “trả Hội nông dân về cho nông dân”; trong khi chờ đợi, nông dân ngư dân tích cực chủ động vận động đấu tranh giành quyền làm chủ trong Hội hiện hành bằng cách bầu những nông dân ngư dân giỏi nhất có năng lực quản lý Hội và phẩm chất đáng tin cậy nhất vào cương vị lãnh đạo Hội, chuyển từ Hội xin tiền Nhà nước thành Hội tự nuôi tự quản với chức năng nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ quyền lợi của hội viên; những người lãnh đạo Hội hưởng lương từ quĩ hội phí do hội viên đóng, chấm dứt tình trạng tệ hại lâu nay cơ quan lãnh đạo Hội tồn tại như một cái đuôi của Nhà nước làm theo lệnh của cái “chính phủ bỏ rơi nông dân”. - Vận động đổi mới tận gốc, thực chất là trở về với gốc, bản chất của khối liên minh công nông, đây vốn là, và phải xây dựng củng cố cho luôn luôn là khối liên minh chiến đấu chống lại ách áp bức bóc lột của các tập đoàn lợi ích bất lương cấu kết với bọn vua quan cách mạng phản bội công nông; lập quỹ nông dân ngư dân và nhân dân hỗ trợ công nhân đình công, hỗ trợ công nhân đấu tranh yêu cầu Đảng trả lại tổ chức công đoàn về cho công nhân, cán bộ công đoàn phải là những công nhân tiêu biểu về năng lực và phẩm chất, có quá trình thực sự lăn lộn đấu tranh giữa lòng phong trào do công nhân cử ra và bầu lên, họ hưởng lương từ quĩ do công nhân góp nuôi và làm nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của công nhân. 3 Vận động tiến hành tổng kết kinh nghiệm đấu tranh chính trị công khai hợp pháp trong quá khứ để vận dụng cho giai đoạn mới của cách mạng lập quyền dân hiện nay. Xin dẫn lại mấy ý kiến đặc biệt quan trọng phát biểu trong CUỘC GẶP MẶT CÁN BỘ NHÂN VIÊN BAN THÀNH PHỐ VÀ ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ KHU ỦY 5 LẦN I tại Đà Nẵng, ngày 21.05.1996 - của cố lão thành cách mạng Võ Văn Đặng, nguyên Khu ủy viên, trưởng Ban thành phố và đấu tranh chính trị Khu 5: “Đấu tranh chính trị chứa đựng bí ẩn của sức mạnh Việt Nam” - của cố đại tướng Chu Huy Mân, nguyên phó bí thư Khu ủy, chính ủy Quân khu 5: “Tổng kết đấu tranh chính trị không phải chỉ cho lịch sử mà cho hiện tại và tương lai, không ý thức đầy đủ vai trò của nhân dân thì tình hình sẽ xấu chưa biết tới đâu” Đã hơn 16 năm kể từ ngày đại tướng Chu Huy Mân phát biểu ý kiến trên đây, tình hình đất nước xấu tới đâu thì mọi người đã rõ. Tôi cho rằng không tiến hành tổng kết đấu tranh chính trị là hành vi vỗ nợ nhân dân, là một tội lớn đối với Nhân dân và Tổ Quốc. Trong khi những người lãnh đạo cố ý lẩn tránh tổ chức tổng kết, tôi nghĩ, dù muộn còn hơn không, tất cả các cán bộ và nhân dân đã tham gia đấu tranh chính trị trước kia cứ tích cực chủ động tự tiến hành tổng kết và vận dụng kịp thời vào cuộc đấu tranh vì Tổ Quốc và Quyền Dân hiện nay ngay trong nội bộ Đảng và các hội đoàn. Xin gợi ý mấy việc cụ thể cần làm ngay: - Lập các ban liên lạc tổng kết đấu tranh chính trị - Giới thiệu các tấm gương đấu tranh chính trị tiêu biểu (nhiều người đã hy sinh trong chiến tranh hoặc đã qua đời trong thời bình và bị lãng quên) để đề nghị phong anh hùng, tặng huân chương. Yêu cầu cơ quan lãnh đạo đặt ra một danh hiệu anh hùng phù hợp để phong cho những người xứng đáng trong đấu tranh chính trị (lâu nay chỉ đặt danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang” nên phải phong danh hiệu ấy một cách khiên cưỡng cho các anh hùng không thuộc biên chế lực lượng vũ trang như bác sĩ Đặng Thùy Trâm, nhà văn Chu Cẩm Phong, nhà thơ Lê Anh Xuân, chính là do “không ý thức đầy đủ vai trò của nhân dân” như đại tướng Chu Huy Mân đã chỉ rõ). - Vận động đấu tranh để thành lập “Hội những người Cựu Kháng chiến”. Lâu nay chỉ cho lập “Hội Cựu chiến binh” mà không cho lập “Hội những người Cựu Kháng chiến”cũng là một hành vi vỗ nợ nhân dân, là quay lưng lại với thực tiễn toàn dân kháng chiến bằng hai chân ba mũi giáp công. Lực lượng vũ trang công lao rất lớn nhưng phải luôn nhớ mình từ nhân dân mà ra, cội nguồn sức mạnh của mình là lòng dân, là tâm nguyện là ý chí vì nhân dân quên mình, chiến đấu và lập công trong thế trận chiến tranh nhân dân, công lao bao trùm là của mọi tầng lớp nhân dân, một nhân dân đã từng chiến đấu hy sinh như thế phải có quyền thành lập “Hội những người Cựu Kháng chiến”. Tôi cho rằng một số người lãnh đạo giữ cương vị trọng yếu ở cấp tối cao đã mê muội ngoan cố duy trì ngôi vị quyền lực “vua tập thể” theo con đường của chủ nghĩa Mao, bấy lâu luôn có hiểm ý chỉ một mực đề cao lực lượng vũ trang, cố ý lờ đi vai trò của nhân dân là nhằm thực hiện thủ đoạn chiến lược Mao-ít phản cách mạng: chính quyền trên đầu súng, súng chỉ huy Đảng (Bây giờ thì thêm cả tiền nữa, súng – loa – tiền chỉ huy Đảng). - Vận động đổi mới, nâng cao chất lượng và tự đổi mới, tự nâng cao chất lượng nội dung và phương thức công tác chính trị tư tưởng trong lực lượng Quân đội nhân dân trên cơ sở lập trường Tổ Quốc trên hết Quyền Dân trên hết. Cùng với việc xác định dứt khoát rạch ròi đối tượng tác chiến của Quân đội như đã nêu ở phần trên, phải luôn xác định Quân đội chỉ có một lời thề “Trung với nước, hiếu với dân”. Lén lút áp đặt một cách phi pháp lời thề “Trung với Đảng”chính là một trong những thủ đoạn phản cách mạng rất thâm hiểm đưa quân đội xa rời lập trường Tổ Quốc trên hết Quyền dân trên hết. Trong tình trạng một “bộ phận không nhỏ” của Đảng, trước hết là những đảng viên có chức quyền ở cấp cao, trở thành trụ cột của bè nhóm lợi ích bất lương thì lời thề “Trung với Đảng” tất làm mục ruỗng tận gốc tinh thần chiến đấu của Quân đội, bản chất của lời thề này hiển nhiên là một xiềng xích chính trị tư tưởng phản dân hại nước ràng buộc người chiến sĩ QĐND vào vị trí canh giữ túi vàng két bạc cho một “bộ phận không nhỏ” trong giới cầm quyền có quyền lợi đối nghịch với quyền lợi của nhân dân. Đặc biệt trong tình huống rất đáng ngờ có nguy cơ tái diễn kịch bản hội nghị Thành Đô (1990) khi hai đảng cầm quyền Việt Nam và Trung Quốc lèo lái mối quan hệ “đảng anh em” chi phối mối quan hệ giữa hai đất nước xung đột trường kỳ (chưa biết đến bao giờ) về lợi ích quốc gia thành mối quan hệ nước lớn và chư hầu thì lời thề “Trung với Đảng”trở thành cái lẫy nỏ Trọng Thủy đánh tráo đặt vào tay Quân đội, tạo điều kiện cho giặc bành trướng bất chiến tự nhiên thành. Vì sự nghiệp bảo vệ và thu hồi toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải biển đảo của Tổ Quốc Việt Nam, vì xương máu của nhân dân và Quân đội ta, cần phải tích cực chủ động tiến hành cuộc vận động đấu tranh đòi loại bỏ ngay lời thề phi lý phi pháp này. - Vận động đổi mới, nâng cao chất lượng và tự đổi mới, tự nâng cao chất lượng nội dung và phương thức công tác chính trị tư tưởng trong lực lượng Công an nhân dân trên cơ sở lập trường Tổ Quốc trên hết Quyền Dân trên hết. Tôi tin rằng đông đảo anh chị em sĩ quan chiến sĩ Công an nhân dân đều là những người yêu nước tôn dân, phục vụ tận tụy nhưng lại chịu nhiều bất công và biết rất rõ tình trạng bất công thối nát trong nội bộ lực lượng, biết rõ sự sa đọa tham lam độc ác dối trá của thiểu số cấp trên đặc quyền đặc lợi. Khá nhiều anh chị em lâm vào trạng thái day dứt giữa lương tâm và công vụ, lòng đầy ứ bất bình và ghê tởm nhưng hàng ngày vẫn bị sai bảo làm những việc trái pháp luật trái đạo lý trái lương tâm. Anh chị em buộc phải cầm dùi cui chĩa vào mặt những người yêu nước đòi công lý mà trái tim vẫn đập cùng nhịp với trái tim của những người bị anh chị em chĩa dùi cui vào mặt. Tôi tin rằng anh chị em luôn nghe thấy lời nhân dân vận động, và cũng tìm cách vận động lẫn nhau cố tránh không tham gia các cuộc cưỡng chế cướp đất dân chỉ để làm đầy thêm túi vàng két bạc của bè nhóm lợi ích bất lương cấu kết với bè nhóm cầm quyền bất lương, không tham gia đàn áp nhân dân biểu tình yêu nước và đòi công lý, nếu cực chẳng đã phải làm theo những cái lệnh sai trái thì hãy chỉ làm chiếu lệ, cố tìm cách khéo léo nới lỏng ách kìm kẹp của bọn phát-xít đội lốt Đảng – Nhà nước, thầm lặng góp phần tạo thế cho nhân dân đưa phong trào đấu tranh tiến tới. - Vận động anh chị em cầm bút yêu nước tôn dân trong giới báo chí chính thống (thường gọi nôm na là báo Lề Đảng) cố gắng phấn đấu giữ vẹn lương tâm nghề nghiệp, ý chí của người chiến sĩ cầm bút, không uốn cong ngòi bút, tìm mọi cách linh hoạt, sáng tạo, táo bạo, khôn khéo từng ngày từng giờ từng phút tăng hàm lượng thông tin/sự thật trên mặt báo, đồng thời phơi dần ra trước công luận bộ mặt thật của những tên bồi bút đầu sỏ, những phần tử phản cách mạng ẩn náu trong Ban tuyên giáo trung ương, Bộ thông tin và một số tờ báo lớn hoạt động phá hoại có hệ thống chủ trương của Đảng nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng nói rõ sự thật, dân biết dân bàn.Vận động những anh chị em tâm huyết nhất, hăng hái nhất, đi đầu là các nhà báo – chiến sĩ kỳ cựu tập hợp lại, vừa thầm lặng vừa công khai lên tiếng yêu cầu/vận động Ban bí thư ra một chỉ thị mới cởi mở thông thoáng hơn hoặc chí ít cũng được như chỉ thị 15 của BBT khoá 6 để tạo chỗ dựa và thế đứng cho các tổng biên tập yên tâm tích cực chủ động nỗ lực thực hiện chủ trương nhìn thẳng vào sự thật nói đúng nói rõ sự thật dân biết dân bàn; minh bạch mối quan hệ làm việc giữa lãnh đạo Ban tuyên giáo Trung ương, Bộ thông tin với các Tổng biên tập, bãi bỏ chỉ đạo bằng lệnh miệng, khi lãnh đạo Ban, Bộ ra lệnh cấm hoặc ngăn chặn tin bài thì phải bằng văn bản công khai và chịu trách nhiệm cá nhân về chỉ thị đó. Hình thành mối liên kết nghiệp vụ hiệp đồng tác chiến giữa bộ phận tích cực trong hệ Tuyên giáo và giới báo chí Lề Đảng với các trang web, blog nghiêm túc thiện chí của các công dân – cử tri – chiến sĩ tự do tự chủ cùng chung tâm huyết và ý chí nhìn thẳng vào sự thật chiến đấu cho Tổ Quốc và Quyền Dân. - Vận động anh chị em báo cáo viên yêu nước tôn dân trong hệ thống tuyên giáo tích cực chủ động dùng các buổi báo cáo thời sự để góp phần tham gia chiến đấu cho Tổ Quốc và Quyền Dân. - Vận động các nhà giáo yêu nước tôn dân tích cực chủ động dùng các buổi dạy chính thức và sinh hoạt ngoại khóa để góp phần truyền lửa chiến đấu cho Tổ Quốc và Quyền Dân lan tỏa đến từng sinh viên học sinh từ các trung tâm lớn tới tận thôn cùng xóm vắng. - Vận động các công dân – cử tri – chiến sĩ – nhạc sĩ – thi sĩ yêu nước tôn dân sáng tác về chủ đề TỔ QUỐC – QUYỀN DÂN, vận động phổ biến rộng rãi hàng ngày các sáng tác ấy bằng mọi phương tiện của nhà nước và nhân dân, vận động các nhà hằng tâm hằng sản yêu nước tôn dân trao quà tặng xứng đáng cho các sáng tác được công chúng yêu thích nhất. Trước mắt, khi chưa có sáng tác mới, chúng ta tích cực chủ động vận động nhau hàng ngày cùng hát những bài ca cách mạng cũ mà càng hát càng thấy hừng hực lửa cách mạng của hôm nay: “Diệt phát-xít, diệt loài chó đê hèn của chúng, tiến lên nền Dân chủ Cộng hòa! ” (Diệt phát-xít – Nguyễn Đình Thi), “Đứng đều lên, gông xích ta đập tan !” (Quốc ca – Văn Cao), “Dậy mà đi ! Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi!” (Dậy mà đi – La Hữu Vang) v.v…Tích cực chủ động vận động lớp trẻ mau chóng tự bứt phá khỏi cái thảm cảnh ròng rã đêm ngày hí hố nhảy hét hoặc xúm nhau ngồi thở than rên rỉ thân phận nhược tiểu và kiếp người rong rêu mà mấy thập niên qua bè lũ phản cách mạng trong lãnh đạo văn hóa cố ý lùa thanh niên vào. 4 Vận động thực hiện dân chủ công khai sinh hoạt Đảng, trước hết là dân chủ công khai công tác cán bộ. Đây là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu trong di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là chủ trương đã có từ lâu của Đảng nhưng những người lãnh đạo do động cơ cá nhân vị kỷ bè phái luôn ngoan cố trì hoãn không chịu thực hiện. Toàn bộ tình trạng bê bối thối nát của bộ máy quyền lực hiện nay là bắt đầu từ sự bê bối thối nát trong công tác cán bộ (nằm trong tay một người hoặc một nhóm người tiến hành trong vòng bí mật mà cựu Trưởng Ban bảo vệ chính trị nội bộ trung ương Nguyễn Đình Hương đã thẳng thắn vạch rõ). Cần tích cực chủ động tiến hành một cuộc vận động sâu rộng trong toàn Đảng toàn dân đấu tranh đòi ngay từ bây giờ thực hiện dân chủ công khai công tác cán bộ chuẩn bị cho hội nghị (hoặc đại hội bất thường) giữa nhiệm kỳ sắp xếp lại nhân sự Ban chấp hành trung ương và Bộ chính trị. Hội nghị 6 BCH TW cho thấy ở Bộ chính trị mặt tích cực đã có dấu hiệu chớm vượt trội lên nhưng ở BCH TW mặt tiêu cực lại lấn lướt.Đa số ủy viên TW đã tỏ ra hữu khuynh, nương nhẹ với những sai phạm gây hại lớn cho dân cho nước của đông chí X (mọi người đều hiểu đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng). Thực chất đây là biểu hiện tự nương nhẹ với sai phạm của chính bản thân, từ đó nương nhẹ với nhau để cùng giữ ghế dưới cái vỏ mỹ miều – hài hước “ổn định chính trị”, “chấp hành nhiệm vụ Đảng phân công”. Cùng với việc chỉ ra những sai phạm nghiêm trọng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cần phải rà soát lại ngay toàn bộ quá trình tự rèn luyện của đảng viên Nguyễn Tấn Dũng, toàn bộ quá trình cất nhắc đề bạt người cán bộ này. Các thông tin của nhà báo cựu chiến binh Minh Diện công bố trên blog của nhà báo cựu chiến binh đại tá Bùi Văn Bồng cho thấy đây là một trường hợp đề bạt đặc biệt nhanh mà không thấy một đóng góp nổi bật nào của đương sự làm căn cứ. Đằng sau vụ đề bạt nhanh khác thường này là chuyện gì? Các đợt phong tướng trong quân đội và công an khá ồ ạt thời gian qua, liệu được mấy phần thực sự xứng đáng, liệu có xen vào động cơ hối hả tuyển mộ bè cánh của nhóm lợi ích bất lương? Cần đi sâu phân tích để rút ra bài học phản diện về công tác cán bộ, về chỉnh đốn xây dựng Đảng. Nếu Quốc hội thực sự là cơ quan đại diện cho quyền lợi của nhân dân, thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước thì khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không tự nguyện từ chức, việc biểu quyết miễn nhiệm đã diễn ra ngay lập tức tại kỳ họp vừa rồi, nhưng đây là một Quốc hội được nặn ra trong vòng bí mật từ bàn tay một người hoặc một nhóm người nên phải bó tay trước một cá nhân sai phạm nặng đang nắm giữ đầu mối trọng yếu về kinh tế – chính trị là điều khó tránh. “Ổn định chính trị” hiện nay rõ ràng chỉ là sự tồn tại trơ ì của một BCH TW nặng tiêu cực và một Quốc hội phần lớn là đảng viên – nghị gật lại được điều hành bởi một Chủ tịch vốn là Phó Thủ tướng ít nhiều đều có liên đới với các sai phạm của Thủ tướng. Tình hình hết sức nghiêm trọng này đặt ra yêu cầu gay gắt là phải tiến hành đại hội Đảng bất thường giữa nhiệm kỳ như cựu Phó Chủ nhiệm văn phòng Quốc Hội Trần Quốc Thuận đã đề xuất và tôi nhiệt liệt tán thành. Với một BCH TW nặng tiêu cực như thế, muốn tiến hành chuẩn bị tốt cho đại hội bất thường giữa nhiệm kỳ phải vận động toàn Đảng toàn dân tích cực chủ động tham gia.Xin đề nghị mấy biện pháp: - Phổ biến chính thức và tiến hành tổ chức thảo luận ngay trong toàn Đảng toàn dân các bản ý kiến của các lão thành, các tướng lĩnh và đảng viên cao cấp đóng góp cụ thể cho các uỷ viên Bộ chính trị và BCH Trung ương trong dịp tự kiểm điểm vừa qua, thực hiện toàn Đảng toàn dân tham gia giúp Trung ương và Bộ chính trị đánh giá và lựa chọn cán bộ cao cấp.Trong khi chờ đợi sự tích cực chủ động của cấp trên, mọi cán bộ đảng viên và công dân – cử tri tích cực chủ động phổ biến và thảo luận các văn bản ấy. - Hiện nay có tình hình một số đảng viên tử tế chính trực trọn đời dốc lòng yêu nước vì dân thấy Đảng mất uy tín quá sinh ra chán Đảng, xấu hổ vì Đảng, bèn lẳng lặng nghỉ sinh hoạt đảng, thả nổi tổ chức đảng cho các cấp ủy mà đa số vướng tiêu cực thao túng khiến tổ chức đảng hầu như tê liệt sức chiến đấu, trở thành công cụ cho thế lực tiêu cực làm bình phong ẩn náu để kiếm chác. Do đó cần vận động các đảng viên yêu nước vì dân nói trên trở lại sinh hoạt đảng để khôi phục sức chiến đấu cho tổ chức đảng, nếu không thì rủ nhau vài ba chục người một cùng tuyên bố ra Đảng vì thấy Đảng hiện nay không còn là cái Đảng đã kết nạp mình khi xưa, đồng thời cùng nhau thành lập “Câu lạc bộ Cựu đảng viên yêu nước vì dân” để tiến hành cuộc vận động yêu nước tôn dân, lập quyền dân đưa đất nước tiến lên. Nhưng theo tôi, trong điều kiện hiện nay, vận động các đảng viên yêu nước vì dân trở lại sinh hoạt đảng vẫn dễ thực hiện hơn, có lợi cho cuộc đấu tranh lập quyền dân hơn là vận động tuyên bố tập thể ra Đảng, nhất là khi chuẩn bị cho đại hội Đảng bất thường giữa nhiệm kỳ. Phải cùng nhau nhất trí một phương thức vận động chuẩn bị sao cho những đảng viên được bầu làm đại biểu đại hội phải thật sự đại diện cho toàn thể đảng viên, thay đổi tận gốc tình trạng đại hội Đảng thực chất chỉ là đại hội của các quan chức trong Đảng mà nhân dân thường gọi mỉa mai là “đại hội của các đồng chí chưa bị lộ”, thay đổi tận gốc tình trạng công tác cán bộ bấy lâu nằm trong tay một người hoặc một nhóm người tiến hành trong vòng bí mật, những người được bầu vào BCHTW, BCT, BBT, vào Quốc Hội thường không thể hiện đầy đủ tính tiêu biểu cho vốn cán bộ của Đảng. - Vận động đổi mới/tái cấu trúc tổ chức Đảng. Tình trạng bấy lâu Đảng tê liệt sức chiến đấu, tê liệt sự lãnh đạo không những do “một bộ phận không nhỏ” đảng viên suy thoái về chính trị, tư tưởng và đạo đức với “bộ phận không nhỏ”đảng viên sa sút ý chí chiến đấu, mà còn do suy thoái khủng hoảng trầm trọng về tổ chức. Ở các đảng bộ thuộc cơ quan và doanh nghiệp nhà nước thì quan hệ cấp trên cấp dưới theo hệ thống công chức lấn át quan hệ về mặt Đảng và trên thực tế thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng theo đúng nghĩa là lãnh đạo bằng đường lối chủ trương đúng, bằng vận động giáo dục thuyết phục và bằng sự gương mẫu của người lãnh đạo, chỉ còn lại là sự chỉ huy độc đoán, mệnh lệnh áp đặt hoặc mặc cả thỏa hiệp móc ngoặc vì lợi ích vị kỷ. Trong hệ thống quan hệ ấy không thể nào có dân chủ, những phát biểu của TT Nguyễn Tấn Dũng vừa qua tại Quốc Hội về dân chủ chỉ là những lời sáo rỗng vô hồn dối trá nói một đằng làm một nẻo, tiến hành chỉnh đốn Đảng bằng phê bình và tự phê bình trong hệ thống quan hệ ấy là vô nghĩa, là trò xiếc về chính trị, trò đùa về văn hóa. Có thể nói tổ chức đảng của các quan chức đang làm việc trong biên chế không còn là đảng yêu nước vì dân nữa mà là đảng yêu ghế đè dân, trên thực tế là đảng của giai cấp mới – giai cấp quan liêu – thư lại câu kết với các nhóm lợi ích bất lương trong và ngoài Đảng đang nắm giữ mọi đặc quyền kinh tế – chính trị, dựa vào đó nó ngấm ngầm thiết lập và vận hành một thứ quyền lực siêu Đảng siêu Nhà nước. Giai cấp này vừa lợi dụng danh nghĩa và uy tín của bộ phận yêu nước vì dân trong Đảng vừa dần dần phát-xít hóa nội bộ Đảng, nó bịt miệng, áp bức ngay các đảng viên và cựu chiến binh yêu nước vì dân, từ đại tướng Võ Nguyên Giáp đến người anh hùng lấn biển Đoàn Văn Vươn. Đảng đang dần biến thành đảng của nó, hơn ba triệu đảng viên nếu không mau chóng tự bứt phá chuyển mình từ thụ động co thủ sang thế tích cực chủ động sẽ là con rối trong tay nó, nhà nước thực chất là nhà nước của nó, do nó, vì nó. Giai cấp này chỉ là số ít trong tổng dân số nhưng theo các nhà kinh tế tính toán sơ bộ thì tài sản (nhờ ăn bám, ăn cắp, ăn cướp mà có) của nó chiếm đến khoảng trên dưới 30% thu nhập của toàn bộ số công dân – cử tri còn lại. Giai cấp này đang tiếp tục hối hả trắng trợn vơ vét đồng thời mưu toan dùng chiêu bài “sự lãnh đạo của Đảng” để nặn ra và tiếp tục nặn ra hết khóa này đến khóa khác một Quốc hội gồm hầu hết là đại biểu đại diện cho đặc quyền giai cấp của nó. Theo sự quan sát suy đoán của riêng tôi thì nó cũng đang (hoặc có thể đã từ lâu) mưu toan ngấm ngầm chuẩn bị những phương án 1,2,3 v.v…rất màu mè hấp dẫn với khát vọng dân chủ hóa để đón lõng nhằm khi một tình thế mới không cưỡng được sẽ diễn ra ở một thời điểm nào đó thì Quốc Hội, Chính phủ, Quân đội, Công an, Tòa án, báo chí truyền thông vẫn chủ yếu nằm trong tay nó. Sự xuất hiện của tình trạng độc tài hậu cộng sản ở một số nước XHCN cũ buộc chúng ta cần mau chóng rút ra bài học cho cuộc cách mạng lập quyền dân. Mong các nhà quan sát chính trị và các nhà nghiên cứu (trong và ngoài Đảng) quan tâm cung cấp thông tin và hướng dẫn dư luận theo dõi vấn đề để tấn công mưu toan phản cách mạng này ngay từ trong trứng. Điều lệ Đảng qui định hoạt động của Đảng đặt dưới sự giám sát của nhân dân, nhưng làm thế nào nhân dân giám sát được các tổ chức Đảng kiểu đó? Mong rằng chúng ta, trước hết là các chuyên gia hàng đầu (trong và ngoài Đảng) về khoa học tổ chức cần bàn bạc mau chóng có biện pháp tái cấu trúc tổ chức Đảng để giải quyết tình trạng này. Tôi nghĩ một trong những biện pháp cần làm ngay là chấm dứt tổ chức Đảng trong các cơ quan thuộc hệ thống biên chế nhà nước, tất cả đảng viên chỉ sinh hoạt tại các tổ chức theo địa bàn cư trú trong sự giám sát của nhân dân chung quanh, những người hàng ngày thấy đảng viên sống ra sao. Các đảng viên được đề cử, hoặc tự ứng cử vào cấp ủy, làm đại biểu đi dự đại hội Đảng buộc phải qua (tạm gọi là) “sát hạch” của nhân dân bằng những cuộc gặp gỡ đối thoại nhận xét đánh giá thẳng thắn, công khai, ghi biên bản nghiêm túc và thông tin rộng rãi. Xin một lần nữa dẫn lại câu thơ của nhà thơ cách mạng Hồng Nguyên đã tạc vào lịch sử hình ảnh sinh hoạt chính trị – văn hóa của nhân dân ta nơi thôn cùng xóm vắng sau Cách mạng Tháng Tám : “Có nắng chiều đột kích mấy hàng cau/Có khai hội yêu cầu chất vấn”. Đấy, nhân dân ta, tận nơi thôn cùng xóm vắng, từng đã thể hiện tư thế con người tự do làm chủ đất nước trong những sinh hoạt chính trị – văn hóa đầy sức sống như thế, có khai hội là phải có yêu cầu, chất vấn, yêu cầu thật cụ thể, thật nghiêm khắc, chất vấn đến nơi đến chốn. Mặt khác, cần bãi bỏ qui định là đảng viên mới được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo thuộc hệ thống biên chế nhà nước, phải nhất thiết chỉ căn cứ vào thực chất năng lực và phẩm chất dù có là đảng viên hay không, phải thực hiện lựa chọn cán bộ bằng các cuộc tranh cử thi tuyển công khai, có như thế mới khắc phục được tình trạng vào Đảng để thăng quan phát tài, thậm chí “chạy” một chân đảng viên, một chân cấp ủy, tình trạng thối nát này đã diễn ra gần như phổ biến bình thường trong bóng tối từ nhiều năm qua. Không kiên quyết thực hiện biện pháp như nêu trên thì nghị quyết 4 về chỉnh đốn Đảng sẽ chỉ dừng lại ở những xác chữ trên giấy. Phải dành thời gian rộng rãi cho việc đề cử ứng cử đại biểu đại hội, những người ứng cử và được đề cử phải minh bạch trước công luận về lập trường Tổ Quốc trên hết Quyền Dân trên hết, minh bạch về nhân thân và tài sản, có chương trình hành động cụ thể tại đại hội. Phải dành thời gian rộng rãi để thực hiện các cuộc yêu cầu, chất vấn đến nơi đến chốn của cử tri đối với đề/ứng cử viên trước khi chốt danh sách bầu. Đối với 5 chức danh chủ chốt ở cấp tối cao là Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc Hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Thường trực Ban bí thư, cần có ít nhất 2 – 3 ứng cử viên cho mỗi chức danh, cần sớm công bố danh sách cùng nhân thân, tài sản, năng lực, phẩm chất và chương trình tranh cử của 10 – 15 đề/ứng cử viên ấy để toàn Đảng toàn dân công khai nhận xét. Nên đặc biệt khuyến khích tự ứng cử. Tôi cho rằng phần lớn những người tự ứng cử là những người tích cực chủ động lo toan việc dân việc nước, coi trọng trách nhiệm mà mình tự nhận lãnh, tự tin vào năng lực phẩm chất tự trau dồi của mình, không dựa dẫm vào sự lăng-xê của tổ chức. Có một mắc míu ghê gớm về tổ chức, một khối u ác khổng lồ trên cơ thể hệ thống chính trị, là sự tồn tại nặng nề kỳ chướng triền miên của hai bộ máy quyền lực song trùng, hết sức cồng kềnh, lãng phí, phi lí (và có thể phi pháp nữa, bởi không hề có một căn cứ pháp lí mang tính thuyết phục nào đối với khoản chi vô cùng tốn kém không bao giờ được công khai minh bạch cho hoạt động của bộ máy Đảng). Tôi mong chúng ta tích cực chủ động khẩn trương tiến hành thảo luận rộng rãi tìm biện pháp tối ưu, hoạch định một phương án hành động cụ thể với bước đi thích hợp của toàn Đảng toàn dân xăn tay áo quyết gỡ bỏ khối u này theo hướng nhất thể hóa mà không để mắc bẫy của bè lũ phản cách mạng đang mưu toan Đảng hóa cơ quan Nhà nước (thực chất là phát-xít hóa Đảng đồng thời phát-xít hóa Nhà nước khi nhất thể hóa dưới cái vỏ “sự lãnh đạo của Đảng”). Cùng với việc vận động chuẩn bị tốt cho đại hội Đảng bất thường giữa nhiệm kỳ, trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ Quốc Hội khóa 13, chúng ta tích cực vận động đấu tranh đòi sớm thông qua vào kỳ họp đầu của năm 2013 “Luật về quyền Tự do biểu tình của công dân”, và khi chưa ra được luật thì đòi chính phủ có qui định tạm thời áp dụng sắc lệnh về biểu tình mà chủ tịch Hồ Chí Minh ban bố thực hiện năm 1946. Các cuộc biểu tình ôn hòa trật tự trên đường phố trên quảng trường và các cuộc “khai hội có yêu cầu, chất vấn” trong các hội đoàn và sinh hoạt của xã hội dân sự/công dân trên toàn xã hội chính là nơi nhân dân ta tự xây dựng người công dân – cử tri – chiến sĩ, tự đào tạo rèn luyện người chiến sĩ cách mạng tiền phong gương mẫu của cuộc cách mạng lập quyền dân.Trong thực tế bộn bề phức tạp dồn dập bao thử thách hàng ngày hàng giờ của quá trình đấu tranh công khai họp pháp, tốc độ trưởng thành của người công – dân – cử tri – chiến sĩ, người chiến sĩ cách mạng tiền phong gương mẫu sẽ ngày càng nhanh, mạnh. Cùng với những việc trên, tôi nghĩ ngay từ bây giờ chúng ta phải cùng nhau vận động bàn bạc chuẩn bị tốt cho Đại hội Đảng lần thứ 12 và cuộc bầu cử Quốc Hội khóa 14. Xin gợi ý mấy biện pháp sau : *Vận động bỏ ngay điều khoản hiệp thương tại Mặt Trận Tổ Quốc khi chốt danh sách ứng cử viên vào Quốc Hội vì điều khoản này vi Hiến, thủ tiêu quyền tự do ứng cử của công dân, và bỏ ngay qui định đảng viên muốn ứng cử Quốc hội phải thông qua tổ chức Đảng, vì qui định này tước quyền công dân của đảng viên, tạo chỗ dựa cho hoạt động bè phái phản cách mạng dùng tổ chức Đảng mà chúng thao túng dựng rào cản khiến những đảng viên không chịu làm nghị gật được nhân dân tin cậy không vào được Quốc hội; nếu qui định này chưa bị bỏ, các đảng viên tự thấy mình xứng đáng quyết tự nguyện gánh vác việc dân việc nước cứ mạnh dạn tuyên bố ra khỏi Đảng để tự ứng cử. Tích cực chủ động xây dựng những địa bàn dân cư có tỷ lệ công dân – cử tri – chiến sĩ cao để hậu thuẫn cho các ứng cử viên – chiến sĩ tự ứng cử vào Quốc Hội với tư cách một nghị sĩ – chiến sĩ chiến đấu cho Tổ Quốc và Quyền Dân. Vận động các cán bộ trung cao cấp tuy đã nghỉ hưu về mặt hành chính nhưng có sức khỏe, có lập trường Tổ Quốc trên hết Quyền Dân trên hết vững vàng kiên định, có phẩm chất liêm khiết, gắn bó máu thịt với nhân dân cùng bề dầy trải nghiệm và bản lĩnh chính trị đáng tin cậy tự ứng cử tham gia gánh vác việc dân việc nước tại Quốc Hội khóa 14. Vận động định ra chế độ lương thật cao cho các đại biểu Quốc Hội, tiền lương ấy phải đủ để bản thân và gia đình đại biểu sống ở mức dư dả và đủ để thuê một văn phòng riêng với bộ máy giúp việc riêng đảm bảo cho đại biểu tự mình thực hiện tốt nhất nhiệm vụ đại diện cho nguyện vọng, quyền lợi của cử tri và giám sát hoạt động của cơ quan hành pháp. Đây là một trong những biện pháp thiết thực có tính hiệu quả nhanh mạnh để khiến mỗi đại biểu đương nhiên phải tự nguyện tích cực chủ động gắn bó với cử tri. Tóm lại là bằng mọi cách công khai hợp pháp linh hoạt sáng tạo, táo bạo và khôn khéo giảm tối đa nghị gật, tăng tối đa nghị sĩ – chiến sĩ trong Quốc Hội, theo hướng xây dựng Quốc Hội khóa 14 thành Quốc Hội 100% đại biểu thực sự đại diện cho quyền lợi của nhân dân, 100% hoạt động chuyên nghiệp, thiết lập cấu trúc tam quyền phân lập, hoàn thành việc trả món nợ Quyền Dân cho nhân dân. - Vận động đổi mới/cải cách tận gốc bản thân Đảng nghĩa là chuyển từ đảng của giai cấp thành đảng của dân tộc với hai phương án: chuyển toàn Đảng hoặc tách Đảng ra làm hai. Việc tách Đảng mới nghe qua thấy có vẻ ghê gớm, thực ra đơn giản chỉ là dũng cảm thẳng tay chấm dứt sự cù nhầy dai dẳng lẩn tránh một thực tế: dưới một danh xưng chung, từ lâu trong lòng Đảng đã hình thành hai bộ phận = hai đảng đối nghịch nhau về lý tưởng, về lẽ sống, lối sống, mức sống. Một đảng của đa số đảng viên yêu nước vì dân, thành tâm hiến mình cho lẽ sống không có gì quý hơn Độc lập Tự do, nguyện trọn đời vì nhân dân quên mình, trọn đời làm người chiến sĩ cách mạng tiền phong gương mẫu, liêm khiết và tận tụy chiến đấu vì Tổ Quốc và Quyền Dân. Một đảng của thiểu số các quan chức sống phè phưỡn thừa mứa theo lẽ sống không có gì quí hơn chiếc ghế quan to, kết thành bè cánh khư khư bám ghế đè dân để duy trì suốt đời đặc quyền đặc lợi và cả đời con cháu được sống phè phưỡn thừa mứa bằng số tài sản kếch sù tích lũy siêu tốc bằng ăn bám, ăn cướp dưới mọi hình thái.Có thể gọi tên bản chất hai đảng là đảng yêu nước vì dân và đảng yêu ghế đè dân. Cả hai đảng đều nói phải giữ vững sự lãnh đạo của Đảng với động cơ ngược nhau. Đảng yêu nước vì dân “giữ vững sự lãnh đạo” là sự lãnh đạo của toàn đảng bằng đường lối đúng, bằng vận động, giáo dục, thuyết phục không phải nhờ dẻo miệng tuyên truyền mà nhờ sự gương mẫu của cán bộ đảng viên. Đảng yêu ghế đè dân giương chiêu bài “giữ vững sự lãnh đạo của Đảng” làm bình phong che giấu sự cai trị độc đoán độc ác của một số quan chức thoái hóa phát – xít hóa đè đầu cưỡi cổ đảng viên và nhân dân, dùng chiêu bài “giữ vững sự lãnh đạo của Đảng” làm tấm khiên chống đỡ búa rìu chỉ trích phê phán lên án trong nội bộ và công luận của toàn xã hội. Tách Đảng ra làm hai là biện pháp giải êm bài toán thoái hóa khủng hoảng toàn cục về tổ chức một cách hợp qui luật, là chủ động đáp ứng đúng một bước yêu cầu của thực tế khách quan về đổi mới/cải cách tận gốc hệ thống chính trị, chuyển mô hình chính trị kiểu xô-viết – thể chế toàn trị độc đảng độc tài sang thể chế dân chủ. Tách Đảng ra làm hai mới giữ vững được sự lãnh đạo của Đảng theo đúng nghĩa, mới phân định rạch ròi được người chiến sĩ cách mạng chân chính với bọn nhân danh cách mạng để làm vua quan cách mạng, mới đẩy lùi được và đi đến đánh bại hoàn toàn thủ đoạn chiến lược giương chiêu bài “sự lãnh đạo của Đảng” làm bình phong, làm lô cốt cố thủ cho thế lực phản cách mạng, phản Đảng, phản dân, phản quốc. Tách Đảng ra làm hai để từng bước tiến tới một thể chế chính trị đa nguyên đa đảng theo những chuẩn mực của các nền chính trị tiến bộ nhất trên thế giới, đảm bảo đạt được trọn vẹn và giữ vững đời đời ba mục tiêu Độc lập Tự do Hạnh phúc; Độc lập (và thu hồi toàn vẹn lãnh thổ) của Tổ Quốc, Tự do Hạnh phúc của từng con người. Với ý thức khoa học của một đảng khoa học, mọi đảng viên đều biết và có trách nhiệm buộc phải biết rằng độc quyền dẫn đến thoái hóa, độc quyền tuyệt đối dẫn đến thoái hóa tuyệt đối, tình trạng thoái hóa khủng hoảng trầm trọng mọi mặt mà nghị quyết TW4 đã thừa nhận chính là bắt nguồn từ độc quyền chính trị của Đảng. Mà độc quyền là cưỡng lại qui luật phát triển, là phản khoa học, phản tiến bộ cũng tức là phản động. Với ý thức khoa học của một đảng khoa học, mọi đảng viên đều biết và có trách nhiệm buộc phải biết rằng đa nguyên, đa dạng là bản chất của thế giới, của sinh hoạt xã hội trong đó có sinh hoạt chính trị; một thể chế thực sự dân chủ tất yếu phải có sự thi đua, tranh đua, cạnh tranh bình đẳng ôn hòa lịch sự văn minh tôn trọng lẫn nhau giữa các đảng chính trị đối sánh, đối trọng, đối lập để cho cử tri rộng đường lựa chọn. Với ý chí của một đảng cách mạng dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, tôn trọng mọi ý kiến khác biệt, chúng ta không thể đồng ý với kiểu “giữ vững sự lãnh đạo của Đảng” bằng cách khăng khăng áp đặt thô bạo chủ trương duy ý chí không chấp nhận đa đảng, lại biến thành đề tài cấm kỵ không cho ai được bàn đến. Không, trái lại, chúng ta phải tích cực chủ động tiến hành những cuộc thảo luận bình đẳng bình tĩnh lắng nghe lẫn nhau về vấn đề rất quan thiết đến tương lai chính trị của Đảng và của đất nước này. Trách nhiệm chính trị của chúng ta không phải là bác bỏ đa đảng mà là buộc chúng ta phải nhìn thẳng vào vấn đề, cùng nhau thảo luận để tìm ra một phương cách tối ưu nhằm chuyển hệ thống chính trị toàn trị độc đảng độc tài sai từ gốc đến ngọn này sang thể chế chính trị dân chủ đa đảng sao cho êm thuận nhất, ít xáo trộn nhất, ít tổn thất nhất. Cần phải tích cực chủ động thảo luận xem phải tự đổi mới/cải tổ bản thân Đảng thế nào để vẫn được dân tín nhiệm trong cuộc thi đua, tranh đua, cạnh tranh bình đẳng ôn hòa lịch sự văn minh tôn trọng lẫn nhau giữa các đảng chính trị đối sánh, đối trọng, đối lập; được như thế mới là thực sự quang vinh, cái quang vinh mà các công dân – cử tri trao cho ta bằng lá phiếu tự do tự chủ chứ không phải ta tự gán cho mình một cách lố bịch bằng xác chữ vô hồn trên các băng rôn dùng tiền thuế của dân giăng lên khắp nơi khắp chốn. Vận động toàn thể các đảng viên yêu nước vì dân tích cực chủ động tiến hành bàn bạc để đi tới một đồng thuận chính trị chuyển (toàn Đảng hoặc tách ra thành Đảng khác) từ Đảng của giai cấp thành đảng của dân tộc : ĐẢNG LÀ TẬP HỢP TINH HOA TRÍ TUỆ VÀ ĐẠO ĐỨC CỦA DÂN TỘC, LÀ ĐẠI DIỆN TRUNG THÀNH QUYỀN LỢI TINH THẦN VÀ VẬT CHẤT CỦA TOÀN DÂN TỘC, trở lại với tên ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, khôi phục chính thể dân chủ cộng hòa đa nguyên đa đảng dựa trên nền móng pháp lý Hiến pháp 1946 được bổ sung để vượt lên những khiếm khuyết, và hoàn thiện theo những tiêu chí giá trị phổ quát của nhân loại, chuyển đường lối từ kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa rất mù mờ sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội-dân chủ rất rõ ràng cụ thể đã là thực tế phát triển lành mạnh bền vững tại nhiều nước trên thế giới trong đó có những nước là bạn thân thiết từ lâu giúp đỡ vô tư cho nước ta như Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch…(Năm 2005, Na Uy đứng đầu thế giới về chất lượng sống, đảng cầm quyền suốt 50 năm là đảng dân chủ xã hội Na Uy, vốn là đảng Lao động thời kỳ đầu theo Đệ tam quốc tế sau tách ra theo đường lối dân chủ xã hội. Xin mời vào trang mạng Bauxite Việt Nam đọc bài về đảng Lao động Na Uy của nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh). Đảng trao lại toàn bộ cơ sở, phương tiện vật chất mà Đảng đang sử dụng cho Nhà nước quản lý, Đảng hoạt động giữa lòng dân theo phương thức tự nuôi tự quản, đồng thời vận động tất cả các đoàn thể cũng chuyển sang hoạt động theo phương thức này. Hai việc lớn trước mắt Đảng cần tập trung là 1/vận động xây dựng và tự xây dựng người công dân – cử tri – chiến sĩ 2/vận động đào tạo và tự đào tạo người chiến sĩ cách mạng tiền phong gương mẫu của cách mạng lập quyền dân, giới thiệu những chiến sĩ cách mạng ưu tú nhất ra ứng cử Quốc Hội làm những nghị sĩ – chiến sĩ, chiến đấu chuyển Quốc hội từ vai trò cây cảnh sang Quốc hội thực quyền, trả ngay món nợ Quyền Dân, cụ thể là thông qua ngay “Luật về quyền Tự do báo chí của công dân”, “Luật về quyền Tự do biểu tình của công dân”, “Luật về quyền Tự do hội họp, lập hội, lập nghiệp đoàn của công dân”, “Luật về quyền Tự do ứng cử bầu cử của công dân”, chính thức thiết lập hệ thống chính trị đa đảng, lưỡng viện, tam quyền phân lập, toàn bộ hệ thống chính trị làm chức năng đầy tớ của nhân dân. https://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/2012/12/02/bi-kich-cua-cach-mang-va-hanh-dong-cua-chung-ta/#more-2921  
......

TUYÊN CÁO của Hội đồng Lưỡng Viện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất về tình hình Nhân quyền và Đất nước

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤTVIỆN TĂNG THỐNG Thanh Minh Thiền viện, 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, Saigon ------------------------------------------- Phật lịch 2556 Số 10 /VTT/XLTV TUYÊN CÁO của Hội đồng Lưỡng Viện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhấtvề tình hình Nhân quyền và Đất nước   Hội Đồng Lưỡng Viện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, và 20 Ban Đại Diện GHPGVNTN các Tỉnh, Thành trên Toàn Quốc, cùng Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni và Đồng Bào Phật Tử các giới, vân tập về chùa Giác Hoa để kỷ niệm thường niên thánh lễ Tổ sư Nguyên Thiều.   Trước linh đài chư vị Tổ Sư và Đức cố Đệ Tứ Tăng Thống, Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN cùng chung nhận định về những nghịch cảnh đang làm cho đạo lý suy đồi, nhân tâm ly tán, xã hội nhiễu nhương, dân chúng đói nghèo, mất tự do và quyền con người, khiến cho văn hóa và tín ngưỡng lâu đời của đất nước không thể phát huy. Nguyên nhân đưa tới hiện tình nguy kịch của nước ta xuất phát từ : Tình trạng nhân quyền ngày càng xấu tệ với những cuộc đàn áp, khủng bố, bắt bớ liên miên, đưa tới những án tù khắt khe, phi lý, giáng xuống thân phận những bloggers, những người sử dụng Internet, những nhà báo trung thực, những nhà hoạt động nhân quyền, dân chủ, điển hình qua các vụ xử Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải, Đinh Đăng Định, Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Lía, Lê Văn Sơn, Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, v.v… ; cũng như cuộc đàn áp tôn giáo có chủ trương và kế hoạch, nhắm chỉ vào toàn bộ các Giáo hội Hòa Hảo, Cao Đài, Thiên chúa giáo, Tin Lành, và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), mà các chùa viện thuộc 20 Ban Đại diện Giáo hội ở miền Trung và miền Nam đang gánh chịu, điển hình như chùa Giác Minh ở Đà Nẵng là một.   Tình hình đất nước ngày càng nguy ngập với cuộc xâm lăng tằm ăn dâu của chính quyền Cộng sản Trung quốc vào biển, đảo, lãnh thổ Việt Nam, thế mà Nhà nước CHXHCNVN chỉ nhu nhược phản ứng chiếu lệ, không đại biểu được khí thế quyết tâm của một Nhà nước chống xâm lăng dưới các triều đại Đinh Lê Lý Trần Lê. Sáu tháng sau ngày Bắc Kinh in hình Lưỡi bò chiếm toàn bộ Biển Đông trên hàng triệu Hộ chiếu Trung quốc phân phát cho nhân dân họ, người phát ngôn của Hà Nội mới lên tiếng phản ứng, mà phản ứng vì bị một hãng thông tấn quốc tế chất vấn !   Liên minh Bắc Kinh – Hà Nội dưới thời ông Hồ Chí Minh lãnh đạo đã mở toang cửa cho Hồng quân Trung Cộng xâm chiếm biển đảo Việt Nam từ năm 1958, qua Công hàm Phạm Văn Đồng dâng chủ quyền biển gửi Tổng lý Chu Ân Lai. Nhờ vậy Trung Cộng mới có cơ sở và lý do đặt vị trí chiến lược ở Nam Hải như một Địa Trung Hải của Á châu, làm trục thông Thái Bình dương và Ấn độ dương nhằm khống chế đại dương sang tới Phi châu và Đại Tây dương. Vừa qua tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung quốc lần thứ 18, “hòn đá tảng đại dương” này đã được ông Hồ Cẩm Đào xác định là Cường quốc Biển của Trung quốc.   Hạ tuần tháng 11, Bắc Kinh đã lưu hành bản đồ Tam Sa, đặt trụ sở hành chính và đặt quân đội đồn trú tại đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa, nơi Trung Cộng xấm chiếm dưới thời VNCH năm 1974, thu tóm chủ quyền toàn bộ Hoàng Sa và TrườngSa. Tam Sa trở thành đảo pháo đài hòng tiến chiếm Việt Nam bằng đường biển trong tương lai không xa.   Cuộc xâm lăng nước Việt đang được Bắc Kinh chuẩn bị kỹ càng và toan tính như thế, nhưng bất chấp những kiến nghị báo động cứu nguy của hàng trăm nhân sĩ, trí thức trong nước, Nhà nước CHXHCNVN vẫn tụ thủ bàng quan, nếu không nói đồng lõa làm nội ứng cho thời kỳ Tân Bắc thuộc ở thế kỷ XXI.   Trước hiện trạng nguy kịch ấy, trong nhà “giả vờ” chưa rõ, nhưng ngoài ngõ đã hay : Các cường quốc trên thế giới đều vì lẽ phải và an ninh khu vực lên tiếng bảo vệ Biển Đông cho các nước ở Châu Á, nhưng CHXHCN Việt Nam không nắm lấy chiếc phao cứu hộ quốc tế này, cứ nhắm mắt đưa chân tiếp tục bó thân về với Thiên triều của “16 chữ vàng và 4 tốt”. Vừa qua tại Thượng đỉnh ASEAN ở Nam Vang, lại một lần nữa cho thấy sự im lặng câm như hến của Hà Nội, khi đặt vấn đề giải quyết Biển Đông song phương (theo luận điểm Bắc Kinh) hay đa phương (theo xu hướng mới của một số nước ASEAN và quốc tế), nói lên tính chất quy hàng Bắc Kinh, nhưng chẳng noi gương bảo vệ non sông của nước láng giềng Phi Luật Tân.   Trong khi ấy, gương nhân dân Tây Tạng bị chiếm đóng vẫn thoát ly sợ hãi, oanh liệt đấu tranh, không khuất phục bạo quyền. Trong ba năm qua, đã có 81 Tăng sĩ và Phật tử Tây Tạng tự thiêu phản đối xâm lược Bắc Kinh, quốc tế hóa tiếng nói anh dũng của nhân dân Tây Tạng bị chiếm đóng. Riêng trong tháng 11 này đã có 19 vụ tự thiêu với hàng nghìn sinh viên, dân chúng biểu tình bảo vệ dân tộc và Phật giáo.   Trong khi ấy, gương một nước độc tài quân phiệt như Miến Điện, từng đàn áp chư Tăng và nhân dân xuống đường đòi hỏi dân chủ, nay đã khởi sự tiến trình dân chủ hóa hầu thoát khỏi áp lực Trung Cộng, khiến thế giới tán dương.   Trước các nhận định trên, Hội đồng Lưỡng Viện xin khẩn thiết kêu gọi :   1. Các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước CHXHCNVN hãy thể hiện tinh thần bảo vệ lãnh hãi, lãnh thổ của toàn dân để có hành động ngăn ngừa cuộc xâm lấn đất và biển quê hương Việt mà tiền nhân tốn bao xương máu gầy dựng.   Hành động tức khắc là phải Quốc tế hóa Biển Đông. Tuyên bố Biển Đông cần giải quyết đa phương với các nước trong vùng, gồm Việt Nam, Phi luật tân, Mã lai á, Brunei, Đài Loan, Trung quốc. Đồng thời dùng Luật biển LHQ 1982, cùng với các điều ước ASEAN như DOC (Declaration of Conduct, Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông), và COC (Code of Conduct, Bộ Quy tắc hướng dẫn thực thi DOC) đưa vấn đề tranh cãi chủ quyền biển đảo Việt Nam với Trung quốc ra LHQ, như một xác định quốc tế về chủ quyền dân tộc.   Bước đầu hành động trên đây mới là công bố ý thức tới chủ quyền. Muốn thực sự bảo vệ chủ quyền cần đến sự hậu thuẫn và tham gia của 90 triệu dân bao gồm các thành phần dân tộc, các đảng phái và các tôn giáo. Phi tiến trình dân chủ hóa đa nguyên đất nước thì không thể nào hình thành được khối kết hợp dân tộc để cứu nguy quê hương khỏi thời kỳ Tân Bắc thuộc ở thế kỷ XXI.   2. Đồng bào các giới và đồng bào Phật tử hãy nghĩ tới tiền nhân gầy dựng non sông gấm vóc, mà chúng ta thừa hưởng ngày nay, để gạt phăng SỢ HÃI đang thành nhiễm tố trong máu người Việt hiện đại sau gần 70 năm bị áp đặt chính trị và ý thức hệ ngoại lai. Hãy kết đoàn đứng lên, gạt phăng những ý kiến dị biệt, bất đồng chủ thuyết hay riêng tư, nhỏ nhặt, để hướng tới đích lớn của người Kháng chiến Vệ quốc có truyền thống từ thời Hai Bà Trưng. Bằng ý chí và phương tiện của mỗi người, giành lại nhân quyền, dân chủ, tự do để giữ Nước cứu Người.   Gần bảy mươi năm qua, sự tuyên truyền dối gạt khổng lồ của bộ máy nhà nước làm phân ly người Việt thành cuộc nội chiến Nam Bắc, Quốc Cộng. Cho đến nay vẫn hằn ranh giới trong não trạng chúng ta, khiến chúng ta không nhận ra nhau, ngờ vực nhau, phân liệt nhau, khiến chúng ta không nhìn thấy con Người Việt có Bốn nghìn năm văn hiến và Hai nghìn năm lịch sử. Ở trong đám giặc mà tâm chí không đồng tâm, kiên định, thì làm sao phá vỡ ? Trong đám quân loạn tưởng cũng vậy.   Gạt phăng SỢ HÃI là vùi chôn vào nghĩa địa ý thức hệ ngoại lai làm điêu linh đất nước kể từ khi chủ nghĩa Cộng sản du nhập Việt Nam. Gạt phăng SỢ HÃI là mặc áo giáp của Tiền nhân, đầu đội Ý chí bất khuất, chân giẫm chông gai, nghịch cảnh để hoàn tất cuộc giải phóng nhân sinh và giải thoát tâm linh con người đang bị tha hóa.   Nước Việt là của trời Nam, biển Nam, rừng núi Nam. Nước Việt là của người dân Việt, chẳng ai có thể đang tâm ngoảnh mặt làm ngơ khi quân xâm lược đang tiến bước, đồng hành với một chính quyền nhu nhược làm nội ứng, lại còn được tiếp trợ bằng sự đồng lõa của một số sĩ phu sống trong do dự. Xin đồng bào hải ngoại hãy kết liên thành khối, nói chung tiếng nói quốc tế tại các diễn đàn và hội nghị trên thế giới, đừng để ngoại nhân thay ta nói không trung thực, như đã xẩy ra hai lần tại Hội nghị Genève 1954 và Hòa hội Paris năm 1973. Nhanh chóng triệu tập Đại hội Người Việt Năm châu, bao gồm các nhân sĩ, trí thức, mọi đoàn thể, tổ chức, đảng phái, tôn giáo, để vạch chung kế hoạch cứu nguy nước Việt.   Tuy không làm chính trị, nhưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ủng hộ mọi nỗ lực chính trị nhằm bảo vệ đất nước, bảo vệ truyền thống văn minh nòi giống, âu lo cho mỗi con người được sống đời no ấm, tự do, được hưởng trọn các quyền ghi trong Công ước quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam tham gia ký kết tại LHQ năm 1982. Và cùng với sự hậu thuẫn tinh thần của Giáo hội, hàng ngũ nam nữ Cư sĩ Phật tử có thể trực tiếp đóng góp vào công cuộc chung với tinh thần lợi tha bình đẳng.   Hạnh phúc có thể tái tạo, tự do có thể thiết lập, nô lệ có thể chấm dứt, ngoại xâm có thể ngăn ngừa. Xin đồng bào các giới, đồng bào Phật tử hãy cùng đứng lên hình thành Liên Minh Chống Ngoại Xâm, trong ngoài như một, chặn ngăn các nẻo dữ, dóng lên tiếng chuông cảnh tỉnh, đánh lên hồi trống đại hùng khai mở bước ngoặt mới cứu nguy tình thế hiểm nghèo hôm nay.   Thanh Minh Thiền Viện, ngày 1.12.2012 Thay mặt Hội đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN Đệ Ngũ Tăng Thống,(ấn ký)Sa môn Thích Quảng Độ  
......

Cuộc đua về bét: Myanmar và Việt Nam đi ngược chiều nhau về vấn đề nhân quyền

Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới thăm Myanmar hồi tháng Tư năm 2010, ông khẳng định với các nhà lãnh đạo hàng đầu rằng Việt Nam ủng hộ “lộ trình” dân chủ hóa của quốc gia này. Sau đó, ông phát biểu từ ghế chủ tịch đoàn trong lễ bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh thường niên ASEAN lần thứ 16 tại Hà Nội rằng cuộc bầu cử sắp tới ở Myanmar cần diễn ra một cách “tự do và dân chủ, với sự tham gia của tất cả các đảng phái.”   Lời phát biểu đó thật sự ấn tượng, nhất là từ miệng nhà lãnh đạo một chính phủ độc đảng, nơi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) được Hiến pháp quy định rõ vai trò “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội,” và chính quyền kiểm soát chặt chẽ mọi cuộc bầu cử. Nhưng lời phát biểu trên của ông Dũng không gây được nhiều chú ý, vì nhiều sự lạ đời và đạo đức giả hơn thế từng được tuyên bố tại các hành lang cũng như trong các phòng họp của ASEAN nhiều năm qua. Đa số các quan sát viên cho rằng Việt Nam chỉ đơn giản là lại hành xử với vai trò lãnh đạo một nhóm trong ASEAN, được gọi là CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) đều có chính quyền độc đoán hà khắc, luôn cùng nhau cố gắng hạn chế những ý kiến chỉ trích và tìm cách gỡ bỏ rào cản kinh tế của các đối tác đối thoại của ASEAN, như Úc, Canada, Mỹ và Liên minh Châu Âu nhằm vào Myanmar. Chỉ hơn sáu tháng sau, vào ngày mồng 7 tháng Mười Một năm 2010, Myanmar tổ chức bầu cử nghị viện, trong đó 25 phần trăm tổng số ghế được dành cho quân đội. Cuộc bỏ phiếu này không thể nói là tự do hay công bằng, do đã được dàn xếp trước để đảm bảo thắng lợi áp đảo của Hiệp hội Liên đoàn Đoàn kết và Phát triển, một tổ chức chính trị được quân đội hậu thuẫn. Vào thời điểm Thủ tướng Dũng đưa ra lời phát biểu nêu trên, Myanmar đang có bảng thành tích tệ hại – như quân đội nắm chính quyền suốt từ năm 1962, bà Aung San Suu Kyi, người được trao giải Nobel Hòa bình đang bị quản chế tại gia, hàng trăm tù nhân chính trị đang bị giam giữ, các cuộc biểu tình bị đàn áp dã man, luật pháp hà khắc, các quyền dân sự và chính trị luôn bị đè nén, khiến quốc gia này trở thành “trường hợp cá biệt,” thậm chí ngay cả khi so với các nước láng giềng trong khối ASEAN. Vì vậy, ít người có thể hình dung được, chỉ hai năm sau đó, các nhà hoạch định chính sách và giới báo chí lại phải công khai so sánh Việt Nam với Myanmar để xem quốc gia nào đáng bị gọi là quốc gia vi phạm nhân quyền tệ nhất ASEAN – một biệt danh chẳng ai muốn có. Đương nhiên, đây là một động thái ít nhiều mang tính chất trò chơi ngoại giao, vì đối với các nạn nhân thì bị vi phạm nhân quyền, dù ở đâu cũng tệ cả. Nhưng khi Myanmar đang hướng tới chiếc ghế chủ tịch ASEAN vào năm 2014, những người quan tâm về nhân quyền trong khu vực đương nhiên tự vấn rằng liệu có thể diễn ra một cuộc đua giữa Myanmar và Việt Nam để tránh làm kẻ đội sổ, dẫn đến những cải thiện về thành tích nhân quyền ở cả hai nước này hay không.  Những tiến bộ của Myanmar Dù còn rất nhiều việc phải làm, nhưng Myanmar dưới chính quyền của Tổng thống Thein Sein đã có những bước tiến quan trọng để thay đổi bảng thành tích cũ vốn rất tồi tệ về nhân quyền của mình. Nổi bật nhất là việc dỡ bỏ những hạn chế và cho phép bà Aung San Suu Kyi cùng các cộng sự trong Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (LĐQGDC) ra tranh cử trong cuộc bỏ phiếu ngày mồng 1 tháng Tư năm 2012. Có tổng số 43 thành viên của LĐQGDC trúng cử, chỉ tương đương với gần 7 phần trăm số ghế trong nghị viện. Tuy nhiên, thắng lợi đó là một bước khởi đầu quan trọng cho cuộc bầu cử năm 2015, khi có 75 phần trăm tổng số ghế trong Nghị viện sẽ được định đoạt bằng lá phiếu. Nhưng cũng có nhiều bước cải cách ở Myanmar chỉ mang tính hình thức, theo kiểu tay này đưa thì tay kia giật lại. Ví dụ như hơn 600 tù nhân chính trị, trong đó có các nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng như Min Ko Naing và các nhà hoạt động khác, từng lãnh đạo cuộc nổi dậy vì dân chủ năm 1988, danh hài Zargana và các lãnh tụ dân tộc thiểu số như nhà lãnh đạo dân tộc Shan, Khun Htun Oo – được thả, một động thái được quốc tế hoan nghênh. Nhưng rất ít người trong số đó được phép ra khỏi Myanmar – nghệ sĩ Zargana là trường hợp ngoại lệ, vì chính quyền Myanmar từ chối cấp hộ chiếu cho họ. Chính quyền Myanmar cũng vẫn im hơi lặng tiếng về trường hợp của hàng trăm tù nhân chính trị khác, không được nổi tiếng bằng số người nêu trên, hiện đang còn trong vòng kiềm tỏa của hệ thống ngục tù bí hiểm của quốc gia này. Tổ chức Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (HTTNCT) có trụ sở tại Thái Lan, do những cựu tù nhân chính trị Myanmar đang sống lưu vong thành lập, cho biết hiện có ít nhất 394 tù nhân nữa đang bị giam giữ, chưa tính 424 trường hợp khác đang được HTTNCT xác minh, tính đến ngày mồng 1 tháng Chín năm 2012. Một nhóm khác ở Yangon, Mạng lưới Cựu Tù nhân, đã tiến hành phỏng vấn những người mới ra tù và ước tính hiện có tới 445 tù nhân chính trị đang bị giam giữ. Những người quan sát hiểu biết tình hình nhận xét rằng có nhiều khả năng tù nhân chính trị người dân tộc thiểu số không nằm trong bất kỳ danh sách nào, nhất là những người Hồi giáo Rohingya từ các bang Arakan và Kachin ở các vùng xa xôi phía Bắc, và họ cũng cần phải được phóng thích. Để giải quyết tận gốc vấn đề này, và đảm bảo rằng tất cả các tù nhân chính trị đều được thả hết, chính quyền Myanmar cần chấp thuận việc thành lập một ủy ban kiểm tra có thành phần quốc tế tham gia để thống kê tổng số tù nhân chính trị đang bị giam giữ một cách triệt để và độc lập. Chính quyền Myanmar đã ký các thỏa thuận ngừng bắn với nhiều nhóm sắc tộc tự trị có vũ trang, kể cả nhóm Liên minh Dân tộc Karen (LMDTK), là nhóm đã tiến hành một trong những phong trào nổi dậy lâu nhất trên thế giới. Ông Aung Min, đại diện cho Văn phòng Tổng thống, đã gặp gỡ các lãnh tụ dân tộc thiểu số, các nhà hoạt động dân chủ lưu vong, các tổ chức phi chính phủ và nhiều tổ chức khác để thúc đẩy hòa giải với hàng loạt cuộc họp, điều mà chỉ hai năm trước đây không ai có thể tưởng tượng nổi. Các nhân vật lưu vong lâu năm, như nhà hoạt động công đoàn Maung Maung, cựu lãnh đạo sinh viên Naing Aung và Moe Thee Zun và nhà hoạt động chính trị quốc tế Thaung Htun đã được phép trở về Myanmar. Các thỏa thuận ngừng bắn với các nhóm sắc tộc thiểu số vẫn còn mong manh, và chưa dẫn đến việc cắt giảm quân số ở các vùng dân tộc thiểu số hay các cuộc đàm phán có trọng lượng để hòa giải lâu dài. Các vấn đề chính trị quan trọng như phân quyền, quan hệ giữa các bang và nhà nước liên bang, và việc chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền trong quá khứ chưa được đặt lên bàn đàm phán. Quân đội vẫn tiếp tục cưỡng ép lao động không công, tham gia các vụ tống tiền và lạm dụng, nhất là đối với những người dân thường thuộc các sắc tộc thiểu số. Và ở bang Kachin, nơi tiếp tục diễn ra các cuộc giao tranh khốc liệt giữa Quân đội Kachin Độc lập và lực lượng của chính quyền Myanmar, không có mấy thay đổi rõ rệt trong chiến thuật của Quân đội Myanmar nhằm mục tiêu vào dân thường và gây ra những vụ lạm dụng nhân quyền trầm trọng. Một dấu hiệu khả quan hơn là Myanmar đã ký kết thỏa thuận có tính ràng buộc, kèm theo kế hoạch hành động chi tiết, với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về việc chấm dứt lao động cưỡng ép, và với tổ công tác Liên Hiệp Quốc về chấm dứt sử dụng trẻ em làm chiến binh. Ngày mồng 3 tháng Chín, Quân đội Myanmar thả đợt đầu tiên gồm 42 chiến binh trẻ em về cho cha mẹ và người thân chăm sóc. Một loạt các văn bản pháp luật cũng được sửa đổi để đảm bảo các quyền tự do rộng hơn, ví dụ như cho phép tụ tập ôn hòa nơi công cộng và thành lập các công đoàn. Ngày 20 tháng Tám, chính quyền tuyên bố chấm dứt kiểm duyệt trước khi xuất bản, một bước tiến quan trọng đặt nền móng cho tự do báo chí – mặc dù cũng trong ngày đó, Bộ Thông tin Myanmar ra hướng dẫn chi tiết cho hoạt động truyền thông, trong đó có điều khoản nghiêm cấm phê phán chính phủ hay các chính sách của chính phủ. Rõ ràng là vẫn còn nhiều việc phải làm, vì hàng loạt quy định pháp luật hà khắc từng được sử dụng để đối phó với các nhà hoạt động chính trị vẫn còn nguyên hiệu lực – có thể kể tên một số ít trong đó như: Đạo luật về Hội họp Bất hợp pháp [Unlawful Association Act], Luật Bảo vệ Nhà nước [State Protection Law] và Đạo luật về Tình trạng Khẩn cấp [Emergency Provisions Act]. Vẫn có những rủi ro về nguy cơ đảo ngược tiến trình cải cách, đặc biệt là khi xem xét vai trò của Quân đội Myanmar trong lịch sử, và quyền lực được Hiến pháp 2008 trao, khiến quân đội tiếp tục nằm ngoài tầm kiểm soát của một chính phủ có danh nghĩa dân sự. Tuy vậy, chính quyền của Thein Sein có vẻ đã đáp ứng được phần lớn những mong đợi của cộng đồng quốc tế về đường lối dân chủ hóa. Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Canada đua nhau đình chỉ hoặc gỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế kéo dài nhiều năm qua, bất chấp sự phản đối của các nhà vận động nhân quyền ở Myanmar và quốc tế, vốn nhận định rằng một tiến trình gỡ bỏ từng bước sẽ giữ được sức ép tốt hơn để đảm bảo các bước cải cách phải được duy trì. Trên thực tế, các thay đổi nói trên đã tạo đà cho những cải cách bền vững hơn, nhưng đồng thời cũng gây ra tâm lý siêu lạc quan kiểu “cơn sốt vàng” trong một bộ phận của cộng đồng quốc tế về một “đất nước Myanmar mới.” Liệu Quân đội Myanmar có chấp nhận tiếp tục lộ trình đó hay không vẫn còn là câu hỏi lớn, nhất là nếu và khi tiến trình cải cách bắt đầu động chạm đến các thỏa thuận làm ăn giữa các sĩ quan quân đội cùng các thương gia bè phái nhiều vây cánh. Phe cứng rắn và bảo thủ trong quân đội vẫn còn quyền lực để có thể kìm hãm, thậm chí đảo ngược những nỗ lực cải cách. Tuy nhiên, với việc Tổng thống Thein Sein sẽ nắm quyền đến năm 2015, giới đầu tư nước ngoài đang đặt cược rằng cỗ xe cải cách sẽ tiếp tục tiến lên phía trước.  Bước thụt lùi của Việt Nam Như đã phân tích ở trên, Myanmar vẫn còn rất nhiều việc dang dở phải làm, dù đã có xu hướng đi lên xét về góc độ tôn trọng nhân quyền. Trong khi đó, Việt Nam đang lún nhanh hơn vào bãi lầy phát triển kinh tế và nhân quyền. Phải chứng kiến những bước tiến hướng tới cải cách của Myanmar chắc hẳn gây cảm giác không mấy dễ chịu cho một số nhà lãnh đạo ở Hà Nội. Dù gì chăng nữa, suốt hơn một thập kỷ qua, Myanmar luôn dễ dàng giành danh hiệu quốc gia vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất trong khối ASEAN. Đây quả là một thành tích đáng kể trong nhóm các quốc gia, được các nhà phê bình đặt cho cái tên thích hợp là “câu lạc bộ các nhà độc tài” từ khi được thành lập vào năm 1967, gồm năm nhà lãnh đạo độc tài của Philippines, Indonesia, Singapore, Malaysia và Thái Lan, sau này gộp thêm Thủ tướng Hun Sen của Campuchia, và các nhà lãnh đạo chuyên chế từ Việt Nam, Lào, Singapore, Brunei và Malaysia. Nhưng giờ đây, khi Myanmar đang thực hiện cải cách, giới ngoại giao và tài trợ quốc tế ở Hà Nội đang tự hỏi liệu Việt Nam có được phong là “ca nhân quyền tuyệt vọng nhất” của ASEAN hay không? Không có gì lạ khi giới lãnh đạo chóp bu ở Hà Nội không mấy dễ chịu trước viễn cảnh bị soi gáy như thế. Dù chính phủ cả hai quốc gia đều có bảng thành tích nhân quyền tệ hại, nhưng kể từ sau năm 1988, Việt Nam và Myanmar được đối xử khác hẳn, với rất nhiều ưu đãi được dành cho Việt Nam. 1988 là một năm đầy sự kiện với cả hai quốc gia. Myanmar đàn áp dã man những người biểu tình dân chủ ở Rangoon và các thành phố khác vào tháng Chín năm 1988, giết chết khoảng 3000 người theo ước tính hoặc nhiều hơn thế, và buộc hàng ngàn người khác phải chạy trốn vào rừng hay xa hơn nữa. Ngay hôm trước ngày khởi đầu chiến dịch đàn áp, các tướng lĩnh Myanmar thành lập một chính quyền quân phiệt mới, gọi là Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Liên bang (HĐKPTTLPLB). Nhưng sức ép quốc tế bắt đầu gia tăng sau khi bà Aung San Suu Kyi bị quản chế tại gia vào năm 1989 và đảng của bà không được nhận bàn giao quyền lực dù đã thắng áp đảo trong cuộc bầu cử nghị viện năm 1990. Đầu tư nước ngoài càng ngày càng bị thắt chặt, hạn chế và kiểm soát vì các nhà hoạt động nhân quyền quốc tế và phong trào dân chủ nội địa của Myanmar thúc đẩy chính sách gây sức ép và cấm vận, và cuối cùng giành được sự ủng hộ của nhiều chính phủ phương Tây. Trong cùng năm đó, Việt Nam tuyên bố bắt đầu rút quân khỏi Campuchia, và hoàn tất việc rút quân vào năm 1989, khởi đầu cho tiến trình chấm dứt nội chiến ở Campuchia đánh dấu bằng việc ký kết Hiệp định Hòa bình Paris, và bình thường hóa quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam vào năm 1995. Một sự kiện khác không kém phần quan trọng là việc Hà Nội triển khai chính sách đổi mới, nhằm mở cửa nền kinh tế, khiến nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ hào hứng đầu tư vào Việt Nam đã tạo sức ép thay đổi chính sách của Hoa Kỳ. Việc thiếu vắng một nhân vật đối lập có khả năng tập hợp được mọi người như Aung San Suu Kyi đặt các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam vào thế cực kỳ bất lợi, giữa lúc các nhà đầu tư đang hăm hở tin rằng Việt Nam sẽ là con hổ kinh tế mới ở Châu Á. Các tập đoàn nước ngoài đổ xô đến tìm kiếm lợi nhuận từ nguồn nhân công giá rẻ và một lực lượng lao động cần cù. Cơn sốt này đã gạt ra ngoài lề những mối quan ngại lớn về nhân quyền liên quan đến Đảng Cộng sản Việt Nam và thái độ không chấp nhận bất kỳ một hình thức đối lập nào của đảng này. Từ khi đất nước được thống nhất vào năm 1975, ĐCSVN chưa hề ngần ngại vi phạm nhân quyền khi thấy vị trí hay đặc quyền của mình bị thách thức. Sau khi Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng lên nắm quyền vào năm 2006, có thể thấy rõ sự gia tăng của những xu hướng sau đây. Một là, chủ nghĩa bè phái và tham nhũng trong các doanh nghiệp nhà nước cùng nạn dịch thâu tóm đất đai của những nhà đầu tư trong và ngoài nước nhiều vây cánh đã đổ thêm dầu vào ngọn lửa phẫn nộ của người dân đối với các quan chức ĐCSVN đã và đang lợi dụng chức vụ để làm giàu cho bản thân. Hai là, ông Dũng đã sử dụng các đồng minh trong Bộ Công an (BCA) cố gắng bưng bít mọi tiếng nói bất đồng chính kiến, và nhờ mối quan hệ chặt chẽ với bộ này đã khiến ông ta trở thành một trong những thủ tướng nhiều quyền lực nhất trong giai đoạn gần đây.Và ba là, khi các tiếng nói thách thức nền chính trị độc đoán và chủ nghĩa tư bản bè phái xuất hiện ngày một nhiều, chính quyền gia tăng đàn áp các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến, khiến nhân quyền càng bị coi thường. Trong khi lạm phát tăng cao, dẫn đầu là giá thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác, tốc độ đầu tư chậm lại vì nhu cầu hàng xuất khẩu Việt Nam ở các thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ đang yếu đi do nền kinh tế gặp khó khăn, ngày càng có nhiều bức xúc với chính phủ, để rồi vấp phải sự đối phó của một nhà nước chỉ biết chăm chăm lo ổn định trật tự. Kết quả là những người cầm bút, viết blog độc lập, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các nhà hoạt động từng thắc mắc về chính sách nhà nước, phanh phui các vụ tham nhũng của quan chức, chống lại việc tịch thu và cưỡng chế đất đai, đòi hỏi tự do thực hành tín ngưỡng hay đòi hỏi các giải pháp dân chủ thay thế nền cai trị độc đảng, thường xuyên bị công an sách nhiễu, theo dõi gắt gao, giam giữ không cho tiếp xúc với bên ngoài tới một năm hoặc lâu hơn mà không được tiếp cận nguồn hỗ trợ pháp lý, và bị xử trong các phiên tòa một-ngày, với mức án tù ngày càng nặng hơn vì những tội danh mơ hồ về an ninh quốc gia. Đàn áp có tính sáng tạo Các điều luật về an ninh quốc gia được đặt tên như trong tiểu thuyết của George Orwell. Điều 79, có nội dung cấm “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” có thể mang đến án tử hình. Điều 87, “phá hoại chính sách đoàn kết,” hay điều 88, “tuyên truyền chống nhà nước” có thể đưa người vi phạm vào tù từ 15 đến 20 năm. “Phá rối an ninh” theo điều 89 có thể dẫn đến 15 năm tù. Kể cả khi rời khỏi đất nước, chính quyền cũng không tha thứ cho kẻ vi phạm và có thể xử tới án tù chung thân theo điều 91, “trốn ra nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân.” Và nếu không khép được vào tội nào khác, vẫn còn có điều 258 có thể dùng trong mọi trường hợp để xử tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước,” với mức án lên tới bảy năm tù. Xem xét www.hrw.org/node/104318">http://www.hrw.org/node/104318" target="_blank">hồ sơ nhân quyền của Việt Nam cho thấy các điều luật nói trên thường xuyên được sử dụng để hình sự hóa các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa, đưa đến các án tù lâu năm cho các nhà hoạt động; tra tấn trong giai đoạn tạm giữ trước khi xét xử là chuyện thường xảy ra; có các chiến dịch được dàn dựng bài bản để đe dọa và sách nhiễu các nhà hoạt động; kiểm duyệt báo chí rộng khắp và ngày càng gia tăng nỗ lực nhằm giám sát và hạn chế những ý kiến phê bình trên mạng internet; thường xuyên chà đạp quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo; www.hrw.org/node/101490">http://www.hrw.org/node/101490" target="_blank">sử dụng có hệ thống lao động cưỡng ép trong các trung tâm cai nghiện ma túy và các trại được gọi là cải tạo. Hoạt động của các nhà tù và hệ thống trại giam của Việt Nam, nhất là ở các vùng xa, vẫn còn là điều hết sức bí ẩn, khiến việc thống kê tổng số tù nhân bị giam giữ vì lý do chính trị trở nên rất khó khăn, nhưng Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ước tính con số này phải lên tới hàng trăm. Trong năm 2011, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ghi nhận được chính quyền Việt Nam đã xử ít nhất 33 nhà bất đồng chính kiến và hoạt động các mức án tù lâu năm, kèm theo các hình phạt bổ sung như quản chế hoặc hạn chế ngặt nghèo quyền tự do đi lại sau khi được thả. Những người này bị truy tố chỉ vì đã thi hành các quyền tự do được ghi nhận trong Điều 69 của Hiến pháp Việt Nam và các điều 18 (tự do tôn giáo và tín ngưỡng), 19 (tự do ngôn luận), 21 (quyền nhóm họp ôn hòa) và 22 (tự do lập hội) của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, đã được Việt Nam tham gia ký kết từ ngày 24 tháng Chín năm 1982 nhưng thường xuyên lờ đi không thực thi. Ngoài các vụ trên, danh sách vẫn còn dài nữa – Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đang giám sát thêm 49 trường hợp khác hiện đang bị giam giữ chưa xét xử vì các lý do chính trị và tôn giáo, trong đó có hai nhạc sĩ, bốn blogger, ba mươi lăm nhà hoạt động tôn giáo, hai nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động và bốn nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai. Chính sách đàn áp thể hiện rõ trong các trường hợp như vụ xử tù www.hrw.org/node/107406">http://www.hrw.org/node/107406" target="_blank">bốn thanh niên Công giáo trước đó chưa được ai biết đến ở thành phố Vinh miền trung thuộc tỉnh Nghệ An, với lý do họ phát tán truyền đơn “dân chủ.” Họ bị tạm giam từ năm đến mười tháng, sau đó bị kết án lên đến ba năm sáu tháng tù giam tại phiên tòa vào ngày 24 tháng Năm. Cũng có những vụ đang còn dở dang như vụ www.hrw.org/node/110281">http://www.hrw.org/node/110281" target="_blank">ba blogger công dân nổi tiếng gồm www.hrw.org/news/2010/10/22/vi-t-nam-ph-i-tr-t-do-cho-c-c-blogger-v-nh-n...">http://www.hrw.org/news/2010/10/22/vi-t-nam-ph-i-tr-t-do-cho-c-c-blogger..." target="_blank">Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), www.hrw.org/node/101673">http://www.hrw.org/node/101673" target="_blank">Phan Thanh Hải (blogger Anhbasg) và www.hrw.org/node/101673">http://www.hrw.org/node/101673" target="_blank">Tạ Phong Tần, những người cùng nhau thành lập www.hrw.org/node/106476">http://www.hrw.org/node/106476" target="_blank">Câu lạc bộ Nhà báo Tự do năm 2007, rồi chẳng bao lâu sau đó bị chính quyền đàn áp. Một diễn tiến bi thảm của vụ này là vào tháng Bảy, thân mẫu bà Tạ Phong Tần, cụ Đặng Thị Kim Liêng, đã tự thiêu để phản đối sự sách nhiễu của lực lượng an ninh đối với con gái và gia đình bà, khiến phiên tòa xử họ lại phải hoãn thêm lần nữa. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã nhắc đến vụ việc này khi bà phát biểu tại cuộc họp báo trong www.hrw.org/node/109031">http://www.hrw.org/node/109031" target="_blank">chuyến thăm Hà Nội vào tháng Bảy năm 2012 rằng “chúng tôi quan ngại về sự cản trở quyền tự do ngôn luận trên mạng và phiên tòa sắp tới xử những người sáng lập nhóm gọi là Câu lạc bộ Nhà báo Tự do.” Nhưng các tù nhân chính trị khác, như www.hrw.org/node/106723">http://www.hrw.org/node/106723" target="_blank">nhà thơ và nhà vận động chống tham nhũng Nguyễn Hữu Cầu, năm nay đã 65 tuổi, dường như đã bị phần lớn thế giới bên ngoài lãng quên. Ông đã phải ở tù 35 năm kể từ năm 1975 – lần đầu từ năm 1975 đến 1980 trong một trại cải tạo, lần thứ hai từ năm 1982 đến giờ do đã phanh phui các vụ tham nhũng của quan chức địa phương. Dù ông đã mất gần hết thị lực và thính lực, nhưng chính quyền không đưa ra dấu hiệu nào thể hiện ý định sẽ thả ông. Những người khác, như linh mục Công giáo Nguyễn Văn Lý, do quá nổi tiếng nên các nhà ngoại giao nước ngoài còn được phép thỉnh thoảng đến thăm. Cha Lý đã bị đột quỵ nhiều lần trong tù vào năm 2009, khiến tay và chân bên phải bị liệt, nhưng www.hrw.org/node/100749">http://www.hrw.org/node/100749" target="_blank">chính quyền từ chối phóng thích ông trước hạn tám năm tù giam vì lý do sức khỏe.  Kiểm soát các hội đoàn Chính quyền Việt Nam không hề giấu giếm nỗ lực để bảo đảm mọi tổ chức, hội đoàn phải hoạt động dưới sự kiểm soát của nhà nước. Vì lý do đó, các đảng chính trị lưu vong, những người lao động muốn thành lập công đoàn riêng tách khỏi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do nhà nước quản lý, và những người viết blog như nhóm Câu lạc bộ Nhà báo Tự do luôn phải đi giữa các làn đạn sách nhiễu, bắt bớ và tù đày. Ví dụ như, vào ngày 17 tháng Tư, công an bắt Nguyễn Quốc Quân, một công dân Mỹ và là ủy viên trung ương của đảng đối lập lưu vong Việt Tân, khi ông đang nhập cảnh vào Việt Nam và truy tố ông theo điều 84 bộ luật hình sự về tội hoạt động khủng bố. Tuy nhiên, sau khi công bố tội danh ban đầu trên báo chí, chính quyền lại thôi không truy tố ông về tội khủng bố mà áp dụng điều 79, “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.” Chính quyền dành sự quan tâm và “chăm sóc” đặc biệt đối với các nhóm tôn giáo độc lập đứng tách khỏi các định chế tôn giáo đã đăng ký và chịu sự kiểm soát của nhà nước. Trong năm vừa qua, các chi phái không được công nhận của đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, các nhà thờ Tin lành tại gia ở Tây Nguyên và các vùng khác, các chùa Phật giáo Khmer Krom và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) đều bị chính quyền truy bức. Trong năm 2011, các giáo xứ Công giáo tổ chức lễ thắp nến cầu nguyện trước www.hrw.org/reports/2011/05/26/vi-t-nam-ng-i-u-v-i-nh-ho-t-ng-ph-p-l-c-h...">http://www.hrw.org/reports/2011/05/26/vi-t-nam-ng-i-u-v-i-nh-ho-t-ng-ph-..." target="_blank">phiên tòa xử nhà hoạt động pháp lý và bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ thu hút được hàng ngàn người tham gia, không khỏi khiến chính quyền giật mình. Các vị chức sắc tôn giáo bị quản chế tại gia gồm có Đức Tăng thống GHPGVNTN Hòa thượng Thích Quảng Độ, hai lãnh đạo Phật giáo Hòa Hảo Lê Quang Liêm và Võ Văn Thanh Liêm. Trong tháng Bảy năm 2011, các vị chức sắc Công giáo Dòng Chúa Cứu thế, cha Phạm Trung Thành và cha Đinh Hữu Thoại bị cấm rời khỏi Việt Nam. Ngoài ra, hàng chục người Thượng ở Tây Nguyên từng tham gia vào phong trào nhà thờ Tin lành Đềga vẫn đang bị cầm tù. Những người hoạt động tôn giáo thường bị xử các mức án nặng nề. Ví dụ như, vào ngày 13 tháng Chạp năm 2011, www.hrw.org/node/103580">http://www.hrw.org/node/103580" target="_blank">các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Nguyễn Văn Lía và Trần Hoài Ân bị xử tổng cộng tám năm tù giam, cộng thêm năm năm quản chế. Vào ngày 26 tháng Ba năm 2012, một phiên tòa xử mục sư Tin lành Nguyễn Công Chính 11 năm tù về tội “phá hoại chính sách đoàn kết” theo điều 87 bộ luật hình sự. Có ít nhất 35 nhà hoạt động tôn giáo khác đang bị tạm giam chờ xét xử. Chìa khóa của việc vận động mọi người tham gia vào các vấn đề như cưỡng chế đất đai, tự do tôn giáo, nhân quyền hay đa nguyên chính trị, chính là khả năng chia sẻ thông tin. Hệ thống kiểm duyệt của nhà nước đối với đài phát thanh, truyền hình và báo in từng khiến cho việc này rất khó thực hiện ở Việt Nam, cho đến khi giải pháp thông tin điện tử được mở ra qua mạng Internet. Ước tính khoảng 34 phần trăm người dân Việt Nam đang sử dụng mạng Internet, tính đến tháng Hai năm 2012, khiến cuộc chiến về tự do ngôn luận giờ đây chủ yếu diễn ra trên mạng. Trong khi Myanmar đang ngày càng cởi mở hơn về mạng Internet, chính quyền Việt Nam lại có động thái siết chặt bằng một www.hrw.org/node/109031">http://www.hrw.org/node/109031" target="_blank">dự thảo nghị định làm gióng lên hồi chuông báo động của các công ty Internet toàn cầu như Google và Yahoo cũng như những người vận động cho tự do ngôn luận. Dự thảo nghị định này có thể được đưa ra Quốc hội Việt Nam xem xét trong kỳ họp sắp tới, thể hiện ý định áp đặt bàn tay kiểm soát mạng Internet với lý do quen thuộc là an ninh quốc gia, qua những quy định nghiêm cấm một số nội dung, với ngôn ngữ lỏng lẻo và mơ hồ. Cái bẫy lớn được giăng sẵn cho các blogger và các nhà vận động trên mạng với các quy định cấm chống đối chính quyền, hay đăng tải các thông tin gây “phương hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội” hay “phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc” hoặc “gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc và tôn giáo.” Nếu như thế vẫn chưa đủ, thì các thông tin bị coi là “xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm cá nhân” sẽ được vận dụng để khép tội hình sự. Trước thực tế nhu cầu sử dụng Internet đang phát triển nhanh, kể cả nhu cầu sử dụng các mạng xã hội phổ biến như Facebook, mà người dùng Internet ở Việt Nam có thể truy cập được bằng cách lách qua hệ thống tường lửa do chính quyền dựng vẫn còn nhiều sơ hở, và không khí sôi nổi của các diễn đàn bình luận và trao đổi về các vấn đề gai góc đối với nhà nước, có lẽ một cuộc đụng đầu lớn sẽ xảy ra trong tương lai không xa. Ai thắng ai?  Khởi đầu thập niên này, Việt Nam và Myanmar vẫn là đồng minh lâu năm, cùng tâm đắc với câu cửa miệng của ASEAN là “không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau” và cùng phải chịu những lời chỉ trích từ nước ngoài về hồ sơ nhân quyền. Nhưng giờ đây, hai nhà nước càng ngày càng như hai con tàu ngược chiều đã vượt qua điểm gặp nhau giữa đại dương, mỗi bên đi theo hướng trái ngược nhau về nhân quyền. Đến năm 2015, khi cuộc bầu cử toàn quốc ở Myanmar mở ra khả năng chuyển giao quyền lực thực sự bằng hòm phiếu, có lẽ Thủ tướng Dũng sẽ hối tiếc về lời phát biểu của mình năm 2010, với chủ đích khích lệ Myanmar đi theo con đường dân chủ hóa – nhất là khi chính người dân Việt Nam sẽ thắc mắc bao giờ thì Việt Nam sẽ thực hiện được điều đó. Nguồn: www.hrw.org/news/2012/11/07/race-bottom-burma-and-vietnam-head-opposite-...">http://www.hrw.org/news/2012/11/07/race-bottom-burma-and-vietnam-head-op..." target="_blank">www.hrw.org/node/111819">http://www.hrw.org/node/111819  
......

Ý tưởng về CLB Huynh Đệ Lầm Đường Lạc Lối

Kính gửi Ban Biên Tập các trang blog, website giúp đỡ nhân dân lầm than!   Xin quí độc giả xa gần thứ lỗi về câu chuyện cá nhân của tôi dưới đây: Kể từ ngày 13/09/2012, tuy tôi đã làm đơn xin ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) nhưng tổ chức của ĐCSVN nơi tôi gửi đơn vẫn chưa có hồi đáp và trả lời dứt khoát bằng văn bản. Dĩ nhiên về mặt hình thức, tôi vẫn phải chờ quyết định chính thức để trở thành người Tự Do trong khuôn khổ dưới gầm trời Cộng Sản Việt Nam. Thực tế điều này với tôi không còn quan trọng cho dù bất luận lý do nào thì tôi cũng không bao giờ đi sinh hoạt, đóng đảng phí cho đảng này nữa.   Tuy nhiên vấn đề tự do tư tưởng, tự do tìm kiếm những người anh-em có cùng tâm trạng, hoàn cảnh là một nhu cầu rất tự nhiên của con người trong cuộc sống. Điều này cũng tựa như những nhóm hội tự phát hay có tổ chức cùng chung một tiêu chí trong xã hội. Trường hợp của tôi ở một khía cạnh nào đó khá giống tâm trạng của những người “nghiện ma túy” cần tái hòa nhập sau khi đi trại cai nghiện trở về với cộng đồng. Chính vì vậy qua bài viết này tôi mong mỏi tìm gặp, giao lưu với những anh chị em đã từng là đảng viên ĐCSVN mà viết đơn từ bỏ hay âm thầm ra khỏi tổ chức này.   Bên cạnh đó, nếu ai có nhu cầu cần giúp đỡ, chia sẻ những kinh nghiệm làm sao ra khỏi ĐCSVN không bị hụt hẫng, bị gia đình - thân hữu ở cơ quan (ví dụ: quân đội, công an, tuyên giáo) xa lánh thì hãy nhanh chóng liên lạc với tôi. Nói một cách khác chúng ta “bắt sóng” để tìm đến nhau, cùng sinh hoạt trong một mái ấm CLB “Bạn giúp Bạn” nhằm vượt qua những trắc trở trong cuộc sống phải đối mặt sau khi ra khỏi ĐCSVN và sự dằn vặt về tư tưởng bấy lâu nay hay những biểu hiện khó khăn khác.  (Lưu ý: ở đây tôi không tính đến những thể loại đảng viên ra khỏi ĐCSVN vì tham nhũng, phản nước-hại dân, chạy quyền-chạy chức, tham ô-hủ hóa...)   Các anh, các chị, các bạn của tôi ơi!   Nếu mọi người không thực lòng tin tưởng vào chủ thuyết Cộng Sản mà vẫn phải nói/viết/giơ tay ủng hộ những chỉ thị, nghị quyết của ĐCSVN thì khổ tâm, đau đớn trong tâm can làm sao. Còn nếu như chúng ta không cảm thấy chán chường thì chúng ta hoặc là người bàng quan, vô cảm hoặc chúng ta quá giỏi nhẫn nhục chung qui cũng chỉ vì miếng ăn, vật chất tầm thường.   Hoặc giả nếu bạn cảm thấy còn có những thần tượng, anh hùng khác mà bạn ngưỡng mộ hơn Hồ Chí Minh và muốn đi theo lý tưởng của thần tượng đó nhưng không dám phát biểu, bày tỏ thái độ công khai thì bạn cũng đang lừa dối chính mình. Không gì đau khổ hơn bằng việc cả cuộc đời phải sống trong sự dối trá với lương tâm của mình. Đối với cá nhân tôi điều đó là không thể và không bao giờ lặp lại sai lầm một lần nữa.   Trong khuôn khổ bài viết này tôi không thể giãi bày hết tâm tư cùng các bạn cũng như trình bày một kế hoạch dài hơi, có qui củ cho những người tạm gọi đã từng “lầm đường, lạc lối” như chúng ta. Vả lại khiến cho độc giả phải bận tâm vào chuyện mà họ đã rất rầu lòng trong cuộc sống vì họ tuy không phải là đảng viên của ĐCSVN nhưng đâu đó trong số họ lại phải chịu oan trái, tai bay-vạ gió do đảng này đã gây ra dù trực tiếp hay gián tiếp.   Xin chân thành cảm ơn mọi người đã quan tâm.  Mọi chi tiết xin liên hệ:   Họ tên: Nguyễn Chí Đức Địa chỉ: F503 nhà A1 ngõ 1 phố Khâm Thiên – Hà Nội Facebook: www.facebook.com/donghailongvuong">http://www.facebook.com/donghailongvuong">www.facebook.com/donghailongvuong Email: donghailongvuong@gmail.com">mailto:donghailongvuong@gmail.com">donghailongvuong@gmail.com Một số bài viết trên blog: http://donghailongvuong.wordpress.com/">donghailongvuong.wordpress.com     Kính đề nghị mọi người là bạn bè, thân hữu hay có ai quí mến tôi xin không thêm nick này trên Facebook trong danh sách bạn bè và tôi sẽ không trả lời bất kì tin nhắn nào nếu như không phải là cựu/đương đảng viên của ĐCSVN. Chủ ý của tôi nhằm dành riêng cho những con người “lầm đường lạc lối” còn đang băn khoăn, lưỡng lự trở về với Chính Nghĩa Quốc Gia hay đơn giản hơn trở thành 1 người Tự Do Tư Tưởng. Xin mọi người tiếp tay nhằm chia sẻ thông tin cho tôi biết để tìm gặp những trường hợp dưới 60 tuổi ở ngoài đời đã từ bỏ ĐCSVN công khai hoặc âm thầm vì lý do nào đó không truy cập Internet hay ẩn danh.   Một lần nữa xin chân thành cảm ơn mọi người đã bớt chút thời gian đọc bài này!   ——————————————————————-  Chú thích ngoài lề bài viết: Trong bài viết này và những bài viết cũ của tôi rất thường lặp cụm từ ĐCSVN vì tôi không muốn viết tắt như rất nhiều người cẩu thả hay có chủ ý để rồi mặc nhiên thành một danh từ “độc quyền” ưu ái như: Đảng, Đảng Ta. Điều này nhằm phân biệt và tạo sự công bình về mặt từ ngữ cho các đảng phái trong quá khứ và tương lai trong sinh hoạt chính trị tại Việt Nam.  http://donghailongvuong.wordpress.com/2012/12/01/y-tuong-ve-clb-huynh-de...">http://donghailongvuong.wordpress.com/2012/12/01/y-tuong-ve-clb-huynh-de...
......

QUỐC SÁCH HÀNG ĐẦU

Việc nhà nước Việt Nam coi giáo dục là quốc sách hàng đầu cũng chẳng phải vấn đề gì mới vì xưa đến giờ chính quyền Việt Nam vẫn luôn nói như vậy và cả thế giới gần như tuyệt đại đa số các nước đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, thể hiện trong bài phát biểu nhậm chức hoặc diễn văn tống tiễn năm cũ, chúc mừng năm mới của các lãnh đạo quốc gia từ Mỹ đến Pháp, từ Trung Quốc đến Thái Lan, Việt Nam cũng như Singapore hay Anh Quốc ..v..v.. Vấn đề là quốc sách hàng đầu ấy được thực hiện như thế nào ở Việt Nam? Xin thưa, người ta đã làm nhiều lắm. Toàn là sáng tạo. Luôn là đoàn kết. Sự đồng lòng nhất trí luôn có được từ trên xuống dưới để thực hiện các chính sách nhà nước đưa ra. Cho dù ban đầu có người nọ người kia có các ý kiến phản biện, đôi khi khá là gay gắt nhưng vì cực hiếm khi có ai dám nói điều mình nghĩ một cách ngay thẳng về những vấn đề cơ bản quan trọng nhất nên chung cuộc các chính sách quyết định vẫn được đưa ra và thi hành bởi kết quả nhất trí. Buồn nhất là ngay cả những người phản đối quyết liệt nhất một chính sách nào đó của nhà nước thì đa phần cuối cùng cũng biểu quyết thông qua. Điều đặc biệt này đã trở thành nét đặc thù của giới chính khách Việt Nam. Tiến sỹ Trần Nhơn, một cựu chính khách và lão thành cách mạng cộng sản đã viết trong bài thơ Khi quốc sách chìm trong quốc nạn, in trên báo Tổ quốc số 144 ngày 15.10.2012: Độc tố Mác Lê Mao toàn trị Đang mỗi ngày phát tán di căn Các chức sắc “cựu, nguyên” góp ý Dễ gì dốc cạn nỗi băn khoăn? Ông chú thích “Nhiều vị chức sắc “cựu, nguyên” thấu hiểu được vấn đề, nhưng vì là nguyên, là cựu nên phải rất lựa lời, tránh những điều cốt lõi nhất được cho là nhạy cảm, tế nhị, nói sao cho dễ lọt tai, và để lần sau được mời tham gia góp ý kiến tiếp.” Quả vậy, khi vấn đề cốt lõi nhất đã bị tránh đi, rồi ai cũng tự chụp lên đầu mình cái mũ khôn ngoan, vẫn trung thành với đảng chứ không phải là bọn phản động đòi dân chủ đa nguyên thì những điều mà họ nói, cách mà họ nói chỉ còn tác dụng trang trí thêm cho nền “dân chủ tập trung” của Việt Nam, góp phần củng cố vị trí độc tôn của đảng cộng sản và chế độ độc tài của nhà nước Việt Nam hiện nay. Nền giáo dục của Việt Nam hoàn toàn nằm trong cái khối u khổng lồ và hôi thối của chủ nghĩa Mác Lê Mao này. Mọi cách chữa trị cải tạo nó từ trước đến nay đều chỉ là những ý kiến và biện pháp sao cho điều cốt lõi vẫn phải được giữ nguyên, là: mục tiêu, phương pháp giáo dục, lãnh đạo giáo dục và người làm giáo dục, tất cả vẫn phải và chỉ được tồn tại và phát triển trong cái khối u độc tố Mác Lê Mao ấy. Cuối cùng và đặc biệt nhất là tất cả những chính sách giáo dục đã được ban hành đều thành công tốt đẹp mỗi khi các cấp cơ quan nhà nước tổng kết về tình hình giáo dục. Những tổng kết thắng lợi vẻ vang này mặc kệ và bất chấp tất cả sự dối trá, tha hóa biến chất rõ ràng của nghành giáo dục đến nỗi những em bé học tiểu học còn biết tự tay cầm phong bì tiền để “kính biếu” cô giáo. Đến nay, sau hơn nửa thế kỷ chính quyền cộng sản cai trị trên đất nước Việt Nam tất cả những trí thức lớn danh tiếng của đất nước đều phải đồng lòng nhất trí mà thừa nhận rằng văn hóa Việt Nam đã và đang suy đồi, vong bản, bế tắc và ngớ ngẩn chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Vì đâu nước Việt Nam chúng ta lại trở nên như vậy khi mà chúng ta vẫn luôn tự hào là một dân tộc có truyền thống hiếu học với lịch sử bốn ngàn năm văn hiến. Đến thời thuộc địa, Việt Nam là nơi có những thành phố thịnh vượng và đẹp nhất đông nam á. Từ khi cộng sản cầm quyền cai trị thì nhân dân ta luôn đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, hết cuộc cải cách này đến cuộc cải cách khác trong mọi lĩnh vực mà cuộc cải cách nào cũng thành công tốt đẹp mỹ mãn hoặc hơn cả mỹ mãn. Thậm chí sự thành công ấy của Việt Nam đã biến Việt Nam thành anh hùng của thế kỷ, thành lương tâm của thời đại, đến nỗi ông cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khi đương nhiệm năm 2008 còn cười tươi như hoa mà phát biểu “Rất nhiều người nước ngoài ước mong được đến Việt Nam sinh sống.” Những ngôn từ ở trên có lẽ khiến quý vị có cảm tưởng đang nghe một cái băng rè. Đúng vậy. Cái đoạn băng ấy đã in vào cuộc đời tôi, không chỉ là tuổi thơ, thời đi học, mà ngay đến tận bây giờ. Không chỉ riêng tôi, mà hàng triệu học sinh và người dân Việt Nam đang bị tẩy não, nhồi nhét để trở thành những con gà công nghiệp được nhuộm đỏ từ đầu đến chân, hoặc là những con gà chọi nếu như người đó “chẳng may” lại có những năng khiếu đặc biệt được chọn làm gà chọi của nền giáo dục cộng sản Việt Nam. Nền giáo dục ấy đã tạo ra những người có bằng cấp nhưng kiến thức trống rỗng, lệch lạc và phiến diện với một phông văn hóa nghèo nàn, lạc hậu, ngô nghê và đầy tự ti khi có dịp bắt buộc phải thể hiện nó ra với bạn bè thế giới. Từ khi còn bé thơ, thậm chí còn chưa biết nói sõi, trẻ em Việt Nam đã được dạy sùng bái lãnh tụ bằng những bài hát, bài thơ ca ngợi đảng cộng sản và Hồ Chí Minh. Sự dạy ấy phải nói đúng là sự nhồi sọ và tẩy não được thực hiện trường kỳ cho đến mãi mãi (nếu như cái chế độ độc tài cộng sản vẫn chưa sụp đổ). Đồng thời với những bài hát, bài thơ ấy là muôn vàn cách mà nhà cầm quyền dùng để dìm nát, tiêu diệt tinh thần cầu thị tiến bộ thật sự ở con người, đó là tinh thần dân chủ. Từ đó, nền giáo dục Việt Nam chỉ còn có thể đào tạo ra những con người có thể có kiến thức, có chuyên môn nhưng thiếu văn hóa và không có tính độc lập. Con người ấy dù có tài giỏi đến đâu trong địa hạt chuyên môn của mình nhưng luôn bị lệ thuộc và sai khiến bởi nhà cầm quyền, thậm chí ngay cả trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Từ gốc rễ, người dân Việt Nam đã không có tự do tư tưởng vì tư tưởng đã được đảng cộng sản chọn giùm học thuyết cộng sản chủ nghĩa xã hội của Các Mác Lê Nin Mao Trạch Đông. Cái lần chọn ấy, cộng sản đã quyết chọn một lần cho mãi mãi, chọn một lần cho tất cả, có chết cũng không thay đổi. Cho dù những đồng đảng khác đã chết sặc từ lâu với cái học thuyết ấy, chết đau đớn, chết hổ thẹn, chết nhục nhã, chết trơ trẽn, chết mà không ai thương vì thương không nổi nhưng cộng sản Việt Nam vẫn quyết tâm quyết tử đeo bám cái chủ nghĩa dị hợm bệnh hoạn ấy đến cùng. Giờ đây học thuyết ấy còn được bổ sung thêm cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh. Cái tư tưởng này theo lời chính Hồ Chí Minh đã nói, rằng “Tôi không có tư tưởng gì ngoài tư tưởng của Mao Trạch Đông.”. Nếu không thích hoặc muốn thay đổi thì chỉ có con đường duy nhất là trở thành “phần tử phản động, thế lực thù địch” trong mắt nhà cầm quyền. Buồn thay! Tiếc thay! Hận thay! Ở Việt Nam, nền giáo dục - lĩnh vực quan trọng nhất trong sự phát triển con người và xã hội lại lấy chủ nghĩa Mác Lê Mao, tư tưởng Hồ Chí Minh làm tư tưởng duy nhất của giáo dục, tuyệt đối không được có bất kỳ một tư tưởng nào khác dù chỉ là manh nha, bóng gió xa xôi. Sự thảo luận-cốt lõi của một nền giáo dục chân chính, của khoa học thật sự, đã bị triệt tiêu từ gốc rễ khi con người bị hoặc tự trói chặt mình trong một thứ tư tưởng duy nhất là Mác Lê Mao Hồ, cái thứ tư tưởng mà không có tư tưởng gì còn tốt hơn là có nó. Tôi không thấy một tia sáng nào trong nền giáo dục Việt Nam khi mà nhà cầm quyền cùng với đám văn nô bồi bút là những kẻ trí thức lưu manh giả hiệu đã tiến sâu thêm vào sự độc tài trong giáo dục khi họ đưa cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh thành một môn học chính quy trong nhà trường, tồi tệ hơn nữa nó còn là môn học bắt buộc phải đạt trên 5 điểm thì mới đủ điều kiện thi tốt nghiệp đại học. Với một số trường, khoa chuyên nghành nhân văn, xã hội, nó còn là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp. Không có tự do tư tưởng thì không có tự do thảo luận. Thảo luận mà không được tự do thì thảo luận để làm gì? Thật ra ở Việt Nam, có mấy khi thảo luận thật sự là thảo luận. Thảo luận chỉ là để a dua nịnh bợ, để nhất trí trăm phần trăm với những gì “trên” đã thả xuống.     Nguồn: Facebook Ngô Duy Quyền    
......

Pages