2016

Hóa chất độc hại: Thủ phạm chính gây ung thư tại Việt Nam

Các loại hóa chất độc hại trong thực phẩm đang làm tăng nhanh số người bị bệnh ung thư tại Việt Nam và có thể trở thành nước có tỉ lệ dân số mắc bệnh này cao nhất thế giới. Lời cảnh cáo này đã được thấy từ mấy năm trước, bây giờ lập lại trong sự bất lực của tất cả các cơ quan ban ngành từ canh nông đến y tế và những người đóng vai trò kiểm soát, thanh tra chăn nuôi và thị trường. “Thuốc siêu nạc” được sử dụng trong chăn nuôi heo tồn dư ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. (Hình: VnExpress) Một trong những vấn nạn lớn nhất đang diễn ra là sử dụng chất “tạo nạc” trong thịt heo được các người chăn nuôi sử dụng tối đa. Chất “tạo nạc” là các loại hóa chất salbutamol và clenbuterol thuộc nhóm Beta-agonist được dùng để điều trị bệnh hen suyễn và viêm phế quả với lượng rất nhỏ. Nhưng giới chăn nuôi heo tại Việt Nam lại trộn chúng vào cám để nuôi heo cho lớn nhanh và rất “nạc” để bán được cao giá, lợi nhuận nhiều hơn. Khi trị bệnh hen suyễn, các hóa chất vừa kể cũng gây ra tác dụng phụ như kích động, co giật, rối loạn nhịp tim, giảm kali trong máu. Thuốc đã được chứng minh gây quái thai ở động vật. Vì người chăn nuôi tại Việt Nam lạm dụng salbutamol và clenburetol để kích thích “tăng trọng, tăng tỉ lệ nạc” cho heo, gà. Hậu quả, người tiêu dùng ăn phải thịt có tồn dư các chất trên có thể dẫn đến ngộ độc, bệnh mãn tính, ung thư, thậm chí tử vong. Tại cuộc hội thảo “Vì thị trường thực phẩm an toàn” sáng 26 Tháng Ba,theo tường thuật của VnExpress, ông Đỗ Ngọc Chính, đại diện văn phòng phía Nam của Hội Tiêu Chuẩn và Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Việt Nam (Vinastas), “nêu lên vấn nạn mang tính quốc gia ở nước ta là việc sử dụng các loại thuốc tăng trọng trong chăn nuôi heo ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dùng.” Theo nguồn tin này, từ Tháng Năm, 2011 đến nay, Vinastas khảo sát thị trường thức ăn chăn nuôi heo và gà ở Sài Gòn “phát hiện nhiều loại chứa các chất tăng trọng thuộc nhóm Beta-agonist, trong đó phổ biến nhất là salbutamol và clenburetol, vốn đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi trên toàn thế giới.” Trong năm qua, báo chí tại Việt Nam đăng tải nhiều bản tin cho biết, khi lấy mẫu các lô heo mang tới các lò giết mổ ở Sài Gòn, người ta thấy, tỉ lệ tồn dư chất “tạo nạc, tăng trọng” rất cao và rất phổ biến. Ngày 19 Tháng Giêng, tờ Tuổi Trẻ kể rằng các cơ quan chức năng “sau chín ngày ra quân (từ 8 đến 17 Tháng Giêng) kiểm tra tồn dư chất cấm tại các lò mổ quy mô lớn trên địa bàn, đơn vị phát hiện nhiều nguồn thịt heo từ các tỉnh đổ về dính chất cấm với hàm lượng cao ở mức báo động.” “Ba đoàn thanh tra đột xuất kiểm tra tồn dư chất cấm trên heo tại năm lò mổ tập trung, cho thấy, trong 59 lô heo được lấy mẫu xét nghiệm có 18 lô, với tổng đàn 864 con heo dương tính với chất cấm sabultamol (tạo nạc, tăng trọng). Trong số năm tỉnh có heo bị dính chất cấm lần này, Bình Thuận chiếm áp đảo tám lô với 456 con heo; Tiền Giang năm lô với 156 con heo; Long An và Đồng Nai hai lô với 222 con heo và Vũng Tàu một lô với 30 con heo. Hàm lượng chất cấm tồn dư trong heo đợt này khá cao ở mức gần 9,400 bbp, tức gấp trên 4,700 lần mức cho phép (ppb là hàm lượng chất cấm trên một mẫu, theo quy định từ 2 ppb trở lên là dương tính).” Mới đây, ngày 22 Tháng Ba, tờ Tuổi Trẻ cho hay, các loại hóa chất độc hại mà “người Việt Nam đầu độc người Việt Nam” là do chính Bộ Y Tế cho phép nhập cảng với số lượng khổng lồ, nhân danh chữa bệnh hen suyễn nhưng chỉ dùng số lượng rất nhỏ, còn phần lớn đã tuồn ra ngoài bán cho dân chăn nuôi. “Ông Nguyễn Văn Việt, chánh thanh tra Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, cho biết theo số liệu của Cục Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm Về Môi Trường (C49), Bộ Công An, trong năm 2015 đã có trên 20 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu 9,140 kg salbutamol về Việt Nam. Trong đó, khoảng 3 tấn đang được lưu giữ trong kho của các doanh nghiệp. Trên 6 tấn đã được bán ra thị trường nhưng chỉ có 10kg được sử dụng đúng quy định,” báo Tuổi Trẻ nói. Thống kê những năm qua cho thấy, trong năm 2000, Việt Nam có khoảng 69,000 ca ung thư mắc mới, đến năm 2015 tăng lên đến 150,000 ca mà các chuyên gia cho rằng thực phẩm bẩn (hóa chất) là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư, chiếm khoảng 35%. Các nhà nghiên cứu ước tính đến năm 2020 số ca ung thư mắc mới ở Việt Nam sẽ xấp xỉ 200,000 và trở thành nước có tỉ lệ ung thư cao nhất thế giới. (TN) Theo Nguoiviet.com
......

Cái ác trỗi dậy, vì người Việt không còn niềm tin

Người Việt đang bị đay nghiến là những kẻ độc ác với đồng loại. Rất nhiều chứng cứ cho thấy tâm tính ngàn đời của dòng giống Lạc Hồng đang vào cơn lốc thay đổi đến chóng mặt: hàng ngàn người va chạm nhau trong dịp lễ Tết, xung đột đến mức vào bệnh viện, nông dân âm thầm bỏ hóa chất vào ruộng đồng, người chăn nuôi bơm thuốc độc vào sản phẩm trước khi mang ra chợ. Đất nước như đang vào một cuộc nội chiến không tên gọi. Cuộc chiến không có người chiến thắng mà chỉ có tự hủy diệt như trong đấu trường La Mã Colosseum, còn những kẻ chủ mưu nào đó thì hò hét và vỗ tay trên các khán đài. Hóa ra, như cách nói hiện nay thì người Việt âm ỉ mang cái ác trong lòng từ lâu, chỉ chờ thời cơ để bùng nổ hay sao? Dân tộc ngàn đời sống với lúa nước, với chài lưới hiền lành lại giao truyền lại cho nhau tính hiếu sát? Thật khác biệt với những gì lịch sử ghi chép về một đất nước mà Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo để không phải mở đại sát giới, phát lương thực cho kẻ quy hàng hồi hương. Bạn có nghĩ giống tôi không, rằng dân tộc mình không như những gì đang thấy, mà đang vào giai đoạn bị bỏ độc vào tư duy, trở nên biến dị lạ thường. Trong một lần được chất vấn về thế nào là sức mạnh, Đức Phật đã trả lời rằng “hiền lương mạnh nhất”. Bởi hiền lương không tạo ra kẻ thù, và cũng không thể có kẻ thù. Hiền lương sống và tồn tại với thế gian trong tâm thế hợp nhất, không gì có thể đổi dời được. Dân tộc Việt Nam trãi qua hàng ngàn năm luôn chiến thắng mọi sức mạnh bên ngoài bởi không cho ham muốn dùng sức mạnh nào để cướp đoạt hay thống trị. Mà chính sự hiền lương của một dân tộc biết nhớ thương mái đình, ngôi làng, con trâu, mảnh lưới… của mình khiến họ cuỡng lại được mọi loại cường quyền. Người Việt hôm nay rất mạnh và khác biệt. Người Việt thích khoe sức mạnh, thích giới thiệu đẳng cấp và vượt lên hào nhoáng trên đám đông. Người Việt đang trong một quá trình lọc máu tim mình, học đòi theo những hình mẫu khác và đánh mất dần sức mạnh thật sự của mình là sự hiền lương. Vì sao đánh mất sự hiền lương? Cuộc sống hôm nay quá đỗi eo sèo, đang hối thúc những con người chân chất nhất phải nhìn lại mình, rằng mình có đang rất ngu ngốc không giữa cuộc đời đang ngày càng ích kỷ và vô tâm này. Vài năm trước, người ta đọc tin một đôi vợ chồng trẻ ở Bắc Kinh bán đứa con nhỏ để mua iphone đời mới. Ít lâu sau ở Việt Nam đã có người giết ông bà của mình để lấy tiền chơi game. Ở Thượng Hải từng có video đường phố, ghi lại cảnh đứa con khỏe mạnh đánh đập cha mẹ già giữa đường vì tức giận phải mang vác chữ hiếu trong khi muốn tận hưởng đời riêng. Không lâu sau, Việt Nam cũng nổi lên những câu chuyện tương tự, làm nát lòng những người tử tế trên đất nước mình, với câu hỏi vì sao? Hãy nhớ lại cách đây không lâu, người Trung Quốc từng tố cáo các loại thực phẩm độc hại, quảng bá các công ty, cá nhân ở Trung Quốc đang không màng đến sống chết của người khác, miễn là được tư lợi. Thật nhanh chóng, làn sóng này ập đến Việt Nam, quy mô hơn và ác hiểm hơn. Việt Nam và Trung Quốc như trong trong câu chuyện thế giới song song của Nobieta và Doraemon. Soi vào nhau, chúng ta đang thấy mọi thứ hiện ra của đường trượt dài vào cái chết. Hãy tự hỏi mình là vì sao chỉ có Việt Nam và Trung Quốc, chứ không có nơi nào khác sát đường biên như Thái Lan, Lào, Campuchia hay thậm chí là Mông Cổ, Tây Tạng? Người dân của đất nước Trung Hoa vĩ đại đang coi cuộc sống của mình trên quê hương như những dự án ngắn hạn và tạm thời. Khi cảm thấy thu thập đủ họ sẽ ra đi và để lại phần khốn khó nhất cho tất cả những người ở lại, mà họ đã tàn hại và bóc lột được. Họ không còn niềm tin trên quê hương mình ngoại trừ những kẻ đang vẫn còn được quyền lợi hay những kẻ đang còn tận dụng những âm mưu để nạo vét đất nước mình. Khi ôm đủ những đồng tiền đầy máu và rũ bỏ sự hiền lương, họ sẽ rời khỏi đất nước không nuối tiếc. Người Việt cũng đang có những khuynh hướng không khác gì. Những dự án ngắn hạn như vậy cũng đang hoành hành trên đất nước này. Có thể nhiều người sẽ không có một cơ hội để ra đi nhưng ít ra, họ tự an ủi rằng họ có thể sống sót ở một thế giới mà họ còn quá ít niềm tin. Chắc sẽ có người nói rằng, dẫu sao thì người Việt cũng ác, nhưng cái ác không tự sinh ra. Cái ác là một tập tính, tiếng vỗ tay và lời hò reo hiểm độc từ các hàng ghế của bọn quan lại trong đấu trường Colesseum. Cái ác của chúng ta và người bạn Trung Quốc, lúc này, cũng hết sức cá biệt trên thế giới. Tháng 9/2015, có một tai nạn kinh hoàng diễn ra ở thung lũng Mina, gần thánh địa Mecca, Saudi Arabia. Một vụ ùn tắc nhỏ trong đám đông hàng chục ngàn người hành hương đã dẫn đến sự hỗn loạn, biến thành thảm kịch giẫm đạp lên nhau để thoát ra ngoài, gây nên 2000 người chết và bị thương. Đám đông hiền lành và đầy đức tin đó, trong tích tắc đầy hoảng sợ và không  còn lối thoát đã trở thành những kẻ đạp lên đồng loại của mình một cách không thương tiếc, tìm cách sống sót, bất chấp mình có thể phải giết một ai đó. Cái ác của người Việt trong cuộc sống, được nói tới lúc này, cũng như những kẻ hành hương mang trái tim hiền lương đi về phía trước, nhưng rồi bất ngờ phải tàn bạo để có thể sống sót. Đức Phật nói con người hiền lương là con người mạnh mẽ nhất. Chúng ta đang bị đầu độc tư duy để làm suy nhược sự hiền lương của dân tộc này, đất nước này. Sự hiền lương vốn được chứng nhiệm ở đất nước Miến Điện, nơi chính quyền phải buông súng để nhường chỗ cho những cánh hoa sứ cài trên tóc. Sự hiền lương khiến họ cũng đủ niềm tin để gọi tên Trung Quốc là kẻ ác, và từ chối đánh mất mình Theo https://nhacsituankhanh.wordpress.com/
......

Bauxite: Bị Trung Quốc lừa, năm nay lỗ 37 triệu Mỹ kim

Giới chuyên gia Việt Nam vừa đưa ra kết luận mới nhất là nếu thực hiện đúng kế hoạch sản xuất đủ 660.000 tấn alumin trong năm nay, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ lỗ 37,4 triệu USD. Bùn đỏ vương vãi, chỉ cần mưa lớn là tràn ra ngoài. (Hình: Tuổi Trẻ) Những chuyên gia này cho biết, tất cả các dự án bauxite của Việt Nam đều có mức độ rủi ro lớn và rủi ro sẽ tăng theo thời gian. Thông thường, Việt Nam không đủ khả năng tự soạn thảo hồ sơ mời thầu, thiết kế kỹ thuật, thẩm định hồ sơ dự thầu nên phải thuê tư vấn. Đối với hai dự án bauxite Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông), TKV không thuê tư vấn mà tự làm. Lẽ ra khi tự làm, TKV sẽ tiết kiệm được 5% tổng giá trị gói thầu là 659 tỷ. Tuy nhiên trên thực tế, khi TKV tự làm, chi phí quản lý và tư vấn dự án đã tăng thêm 800 tỷ! Ông Nguyễn Thành Sơn, cựu giám đốc Ban Quản Lý Dự Án Than Đồng Bằng Sông Hồng, vốn là người phản đối kịch liệt việc thực hiện các dự án bauxite, nhận định, TKV đã tự sập bẫy của chính mình. Tưởng làm lấy sẽ rẻ nhưng cuối cùng không hề rẻ. Song chuyện đó chưa đau bằng việc TKV bị nhà thầu Trung Quốc lừa. Ông Nguyễn Văn Ban, cựu trưởng ban Alumin của tổng công ty Khoáng Sản Việt Nam, kể lại, khi tranh thầu, nhà thầu Trung Quốc đã đưa giá rất thấp và thắng thầu vì các nhà thầu khác ở phương Tây theo không nổi. Song khi ký hợp đồng thì giá bỏ thầu và giá trên hợp đồng chênh lệch rất xa. Nhà thầu Trung Quốc giải thích, sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là vì... trong giá bỏ thầu nhà thầu Trung Quốc chưa tính đến các thiết bị dự phòng. Ông Nguyễn Thành Sơn nói thêm, kinh nghiệm của nhà thầu là điều kiện tiên quyết trong việc lựa chọn nhà thầu. Nhà thầu Trung Quốc cho biết công nghệ sử dụng ở nhà máy Tân Rai là công nghệ Bayer - công nghệ được xem là hiện đại nhất song hiện nay, riêng khâu xử lý alumina đã tổn thất 30% lượng bauxite. Nói cách khác, cứ 3 tỷ hoặc 10 tỷ tấn bauxite thì mất đi khoảng 1 tỷ hoặc 3 tỷ tấn. Trên thế giới, muốn có một tấn sản phẩm thì cần hai đến năm giờ công cho toàn nhà máy. So với quy mô của nhà máy Tân Rai thì chỉ cần 250 đến 300 công nhân nhưng trên thực tế, nhà máy Tân Rai đang sử dụng hơn 1.000 lao động. Cũng vì vậy, giá thành của alumin là 403 đến 464 Mỹ kim/tấn, trong khi giá bán mà TKV bán ra chỉ từ 324 đến 346 Mỹ kim/tấn. Năm 2013, tỉ lệ thua lỗ là 20%, năm 2014 tăng lên thành 21%, riêng năm nay, mức thua lỗ theo dự tính là 14% nếu sản xuất đủ 660.000 tấn theo kế hoạch. Các dự án bauxite không chỉ thua lỗ mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra các thảm họa môi trường. Ông Nguyễn Văn Ban, cho biết ngay tại Trung Quốc cũng chưa có nhà máy nào xử lý quặng bauxite tương tự như kiểu đang làm tại Việt Nam. Hai nhà máy bauxite mà nhà thầu Trung Quốc xây dựng tại Việt Nam đều có tính “thử nghiệm.” Thành ra thiết kế, vận hành, quy trình công nghệ đều không có gì bảo đảm. Ông Ban còn nhấn mạnh, so với các nhà máy bauxite khác trên thế giới, hai nhà máy bauxite vận hành theo kiểu Trung Quốc tại Việt Nam tiêu hao gấp đôi lượng nước, tỉ lệ tiêu hao năng lượng cao hơn 25%, tỉ lệ kiềm cao hơn từ 5 đến 7 ký/tấn alumin nhưng thực thu alumin chỉ đạt 85% trong khi mức bình quân trên thế giới là 87%. Ông Nguyễn Thành Sơn kết luận, trước kia, bàn đến các dự án bauxite ở Việt Nam, người ta chỉ lo âu về các thảm họa liên quan đến môi trường. Nay khi các nhà máy đã hoạt động, phải lo thêm về hiệu quả kinh tế. (G.Đ) Theo http://www.nguoi-viet.com/
......

Nói không với đường, một bước cần thiết để có một cuộc sống khỏe mạnh

Đường trong tiếng Phạn có nghĩa là ngọt. Việc sản xuất đường từ mía là một quá trình mất thời gian và công sức, vì vậy trong thời cổ đại, đường không được sử dụng cho thực phẩm, nhưng được dùng trong y học. Tình hình đã thay đổi từ khi châu Phi bị thuộc địa hóa với việc sử dụng lao động nô lệ. Điều này cho phép đường thâm nhập vào châu Âu trong thế kỷ thứ 16. Ngày nay, đường có mặt trong gần như tất cả các sản phẩm trên bàn ăn của chúng ta. Vị ngọt của đường là một cách để cảm thấy tốt hơn, tự hài lòng hơn. Ngày nay đường được dùng cho trẻ em ngay khi còn nhỏ và trở thành một thói quen xấu. Qua thời gian, đường đã trở thành một phương cách để cải thiện tâm trạng, nhưng nó lại gây nghiện.   Bước đầu tiên của sự nghiện ngập Nhiều chuyên gia tin rằng những đứa trẻ có xu hướng ăn nhiều đường thường dễ bị nghiện rượu. Đường làm tăng lượng serotonin, là hormone của niềm vui, nhưng cũng gây ra một luồng năng lượng ngắn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó kết thúc cũng nhanh như khi nó bắt đầu. Sau khi mức serotonin tụt xuống, thì tâm trạng cũng xấu đi,  dẫn đến lại cần một lượng đường mới. Điều này làm nhiễu loạn sự nhạy cảm của các thụ thể insulin. Chất cồn có tác dụng tương tự. Những chu kỳ thay đổi tâm trạng này dẫn đến hình thành cơn nghiện. Điều này gây ra những vấn đề về sức khỏe như kháng insulin Các tế bào phát triển kháng insulin, khiến mức insulin bắt đầu tăng lên. Insulin là một hormone đồng hóa chịu trách nhiệm cho việc tích lũy và lưu trữ chất béo, có nghĩa là làm gia tăng trọng lượng cơ thể. Các kháng insulin gây ra bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và thúc đẩy sự hoạt hóa của phản ứng viêm, sự phát triển của ung thư. Tất cả điều này làm giảm tuổi thọ của con người. Ngày nay, đường hiện diện ở khắp mọi nơi, chúng ta đang chứng kiến ​​một sự gia tăng chưa từng thấy của các loại bệnh. Theo y học Trung Quốc, thèm của ngọt là triệu chứng của thiếu tỳ khí. Tuy nhiên, đường không thể bù đắp cho sự thiếu hụt này. Để làm điều này, thì có các loại rau mềm, trái cây, và quả mọng, chúng sẽ mang lại cái ngọt tự nhiên và là chất dinh dưỡng có lợi. Nói không với đường là một bước quan trọng để có một cuộc sống khỏe mạnh. Nếu bạn không thể đạt được điều này ngay lập tức, thì hãy giảm dần lượng đường trong khẩu phần ăn và hãy chọn đồ ngọt trong tự nhiên.
......

Vụ đánh bom ở Brussels phơi trần khủng hoảng bản sắc của Châu Âu

Với 3 vụ đánh bom tại Brussels vừa rồi gây thiệt mạng cho hơn 30 người mà nhóm Hồi giáo cực đoan ISIS tự nhận là gây ra, việc tranh luận tại Châu Âu về việc có nên đón nhận hàng ngàn người tỵ nạn chiến tranh trở nên rắc rối thêm. Nhiều người dân Châu Âu sợ khủng bố (và vì thế sợ lây nhóm di dân Hồi giáo) hơn là thông cảm với những người tỵ nạn liều chết để đến bến bờ tự do. Điều đó phơi trần cơn khủng hoảng bản sắc của chính trị Châu Âu. Quyết định đón nhận ai và loại trừ ai là một bài tập để xác định dân tộc “chúng ta” là ai. Và đó là một câu hỏi luân lý về những nguyên tắc đạo đức cơ bản. Châu Âu sẽ chọn con đường luân lý nào đây? Trong quyển sách mới xuất bản của giáo sư Peter O’Brien, Câu hỏi về người Hồi giáo tại Châu Âu: Những Tranh Cãi Chính Trị và Triết Lý Chung, tác giả xem xét các tranh luận chính trị về việc có nên và như thế nào để xã hội Châu Âu hội nhập người Hồi giáo. Cuộc tranh luận này cho thấy sự giằng co đang tiếp diễn giữa ba trường phái luân lý để xác định và hướng dẫn chính quyền. Ba trường phái này là “chủ nghĩa tự do”, “chủ nghĩa quốc gia”, và “chủ nghĩa hậu hiện đại.”   Chủ nghĩa Tự Do Chủ  nghĩa Tự Do khẳng định sự bình đẳng cố hữu của con người ở khắp mọi nơi. Mỗi người đều có quyền bất khả xâm phạm về tư tưởng, thờ phượng, làm việc, và sinh sống theo ý hướng của họ miễn sao họ không ngăn cản những quyền này đối với người khác. Triết lý này đối xử với người tỵ nạn thế nào? Những ai lánh nạn hay tránh đàn áp đều đáng được cưu mang, ngày nào mà mối đe dọa đó vẫn còn. Hiện thời người bảo vệ nguyên tắc này mạnh mẽ nhất là Thủ tướng Đức Angela Merket, bà nhất quyết không chịu giới hạn lượng người tỵ nạn mà nước Đức sẽ đón nhận. Hiện nay đã lên quá 1 triệu trong 2015. Nhiều người tỵ nạn và giới hỗ trợ cũng bày tỏ cùng quan niệm này khi họ dùng những khẩu hiệu như “Chúng tôi là con người chứ không phải là hộ chiếu” hay “Không có con người nào bất hợp pháp.” Bà Merkel có gặp sự chống đối, kể cả ngay trong đảng của bà là Liên Minh Dân Chủ Kitô Giáo (CDU). Đảng CDU bị thua phiếu trong các cuộc bầu cử vùng hồi 13 tháng Ba, mà người ta cho là vì chính sách mở rộng cửa. Bà Merkel thì phản hồi lại rằng trong các vùng này, đa số cử tri hậu thuẫn các đảng phái hỗ trợ chính sách của bà. Nhưng nhiều người dân và chính quyền tại Châu Âu chống đối chính sách tỵ nạn mở rộng cửa này. Slovakia, Ba Lan, Hungary và Tiệp từ chối không nhận những người tỵ nạn gốc Hồi giáo. Hungary, Slovenia và Macedonia thậm chí còn dựng lên hàng rào kẽm gai để ngăn người tỵ nạn đi xuyên qua từ phía Hy Lạp. Pháp thì tuyên bố chỉ nhận 24 ngàn người cho đến năm 2017, và Anh thông báo chỉ nhận 20 ngàn cho đến 2020. Ngay cả những quốc gia từng rộng lượng trước đây, kể cả Áo và Thụy Điển, cũng ra chỉ tiêu giới hạn cho 2016. Vào ngày 18 tháng Ba, Merkel dẫn đầu phái đoàn Liên Hiệp Âu để thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ nhận lại người tỵ nạn từ Hy Lạp – để đánh đổi viện trợ 6.6 tỉ đô la và người Thổ vào Châu Âu không cần visa.   Chủ Nghĩa Quốc Gia Chủ nghĩa quốc gia thoát thai từ việc chống đối lại chủ nghĩa tự do phổ quát. Trường phái này bác bỏ việc con người mang cùng bản chất phổ quát chung. Thay vào đó, trường phái này cho rằng con người căn bản có sự khác biệt và sự khác biệt không thể xóa được này đến từ các quốc gia khác nhau. Mỗi quốc gia được cho là có một đặc tính riêng biệt – hình thành từ lịch sử lâu đời, ngôn ngữ, đất đai, phong tục, tập quán, sở thích. Chủ nghĩa quốc gia cho rằng, người dân trong một quốc gia có cùng ý hướng và hy vọng là quốc gia của họ sẽ trường tồn và thịnh vượng trong tương lai để con cháu đời sau có thể thừa hưởng, tôn vinh và đóng góp vào nền văn hóa và những thành tựu chung của quốc gia. Chủ nghĩa quốc gia còn dạy thêm rằng để phát triển vững mạnh, mỗi quốc gia phải duy trì một mức độ nào đó tính đồng nhất và đoàn kết (“giềng mối xã hội”). Từ quan điểm này, khi có một số lượng lớn người ngoại quốc đến sẽ đe dọa tính đồng nhất đó – đặc biệt là nếu nhóm mới đến không hội nhập nhanh chóng vào nhóm văn hóa chính của quốc gia. Chủ nghĩa quốc gia do đó xem những di dân và người tỵ nạn là mối đe dọa cho sự sống còn của quốc gia: những người này phạm pháp, tước lấy công ăn việc làm, là gánh nặng của hệ thống an ninh xã hội và làm cho người bản xứ cảm thấy là “người ngoại quốc trong chính xứ sở mình”.   Chủ nghĩa Hậu Hiện Đại Trường phái đạo đức thứ ba trong cuộc tranh luận hiện thời về di dân là hậu hiện đại. Chủ thuyết hậu hiện đại, xuất phát từ triết gia Friedrich Nietzsche, phủ nhận có cái gọi là chân lý tuyệt đối. Chủ nghĩa hậu hiện đại cho rằng chúng ta chỉ có thể biết được góc nhìn thiên vị, tùy thuộc của chúng ta mà chúng lại dựa vào thông tin không đầy đủ và do đó không là sự thật. Thúc đẩy quan điểm của chúng ta là một ý muốn tiềm ẩn sâu xa, một sự thôi thúc tâm lý vô thức muốn chế ngự người khác bằng cách buộc họ tuân theo cách diễn giải của chính chúng ta về cái thế giới này. Chủ thuyết hậu hiện đại thấm sâu vào văn hóa chính trị của chúng ta. Nó thể hiện qua ý niệm chân lý là bất cứ điều gì người ta cho là chân lý, và cử tri có thể bị lừa và lôi kéo dễ dàng bằng những luận điệu xảo trá được quảng bá khéo léo. Luận điệu bài bác Hồi giáo của Châu Âu là một thí dụ điển hình của chiến lược hậu hiện đại này. Dân Hồi giáo bị gán cho là lấn át, ngay cả “Hồi giáo hóa” Châu Âu, nhưng thật ra họ chỉ chiếm có 4 phần trăm dân số Châu Âu. Dân Hồi giáo bị gán cho hình ảnh có khuynh hướng bạo động, nhất là khủng bố, trong khi đó theo báo cáo của Europol (Cảnh sát Liên Âu) thì những cuộc tấn công có dính dáng đến các thành phần Hồi giáo cực đoan chỉ chiếm có 3 phần trăm tổng số các cuộc khủng bố diễn ra, bị chặn đứng, hay thất bại trong năm. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2007, nhà hoạt động phụ nữ người Hà Lan, Ayaan Hirsi Ali cho là “bạo động đi liền với Hồi giáo. Đạo này là một giáo phái của chết chóc, phá hủy, tận diệt. Đạo này hợp thức hóa giết người.” Trong quyển sách bán chạy có tựa đề Londonistan, tác giả Melanie Phillips đoan chắc là “việc chinh phục Tây Phương đã xong được phân nửa” và được thực hiện bởi những nhóm khủng bố có liên hệ đến al-Qaeda tại Châu Âu. Những thông tin méo mó này đến với hàng triệu người qua nhiều trang web thù ghét Hồi giáo như Islam Watch (quan sát Hồi giáo) hay Stop the Islamization of Europe (Ngưng việc Hồi giáo hóa Châu Âu).   Vậy trường phái nào thắng thế? Không trường phái triết lý nào đủ sức đánh bại hai trường phái kia. Mỗi trường phái đều được diễn đạt đầy thuyết phục, được biện minh và quảng bá để đại khối dân Châu Âu, nhìn chung, không thể chọn cái nào. Nhiều người lo rằng các thế lực loại trừ đang gia tăng, sẵn sàng để dựng lên một “Thành lũy Châu Âu”, vô cảm với những thống khổ của con người bên kia biên giới. Chắc chắn là vụ đánh bom tại Brussels trong tuần này sẽ giúp thêm cho nỗ lực này. Tuy nhiên chủ nghĩa tự do vẫn còn rất nhiều ảnh hưởng và không để cho Châu Âu đóng cửa hoàn toàn. Nhưng sự nhân bản của chủ nghĩa tự do không thể đánh bạt hoàn toàn chủ nghĩa quốc gia hay chủ nghĩa hậu hiện đại. Cả ba trường phái sẽ tiếp tục bóp méo và thao túng “sự kiện”. Châu Âu sẽ đối diện với những chính sách trái ngược (nhận người tỵ nạn hôm nay, mai lại đuổi), dựa vào thông tin hoàn toàn không chính xác. Peter O’Brien là giáo sư về chính trị học tại Đại học Trinity và tác giả quyển sách Câu hỏi về người Hồi giáo tại Châu Âu: Những Tranh Cãi Chính Trị và Triết Lý Chung, và quyển Nhận Thức của Châu Âu về Hồi giáo và Hoa Kỳ từ Saladin đến George W. Bush: Tiết Lộ Cái Tôi Mỏng Manh Của Châu Âu. https://chantroimoimedia.com/2016/03/26/vu-danh-bom-o-brussels-phoi-tran...
......

Joachim Gauk và Martin Patzelt, những người Đức nhân ái

Photo: Chân Trời Mới Media Trước ngày diễn ra vụ án blogger Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm), truyền thông mạng đã ào ào đưa tin ông Martin Patzelt, cựu thị trưởng thành phố Frankfurt/Oder, nghị sỹ quốc hội Đức sẽ sang Việt Nam tham dự phiên tòa xử công khai này. Trước đó mấy tuần, ông đã gửi thư cho Tòa án Nhân dânTối cao, Viện kiểm sát ở Hà Nội cũng như Đại sứ Việt Nam tại CHLB Đức, đề nghị cho ông được dự phiên tòa này. Ông đã đứng ra bảo trợ anh Nguyễn Hữu Vinh từ năm ngoái, khi chị Minh Hạnh, vợ anh Vinh sang Đức để báo cáo với quốc hội Đức về trường hợp chồng mình. Ông Martin Patzelt đưa hộ chiếu ngoại giao ra đề nghị cho vào dự phiên tòa xử anh Vinh và chị Thúy ngày hôm nay 23.3.16, nhưng cảnh sat từ chối (nguồn: Blog Martin-patzelt.de) Thấy không có hồi âm từ phía Việt Nam, năm ngày trước khi phiên tòa khai mạc, ngày 18.3.16, ông Patzelt đã tự mua vé sang Việt Nam để quyết tham dự bằng được phiên tòa mà ông cho là bất công, bất chính này. Ngay khi đến Việt Nam, ông đã nhờ đại sứ quán Đức tiếp tục hỏi giấy mời dự phiên tòa cho ông, nhưng phía Việt Nam không trả lời. Trong buổi ra mắt cuốn sách Anh Ba Sàm hôm 22.3 tại Hà Nội, ông Patzelt tuyên bố „ Nếu không cho ông vào dự phiên tòa, ông sẽ đứng bên ngoài để xem sao“. Ông đã đến phòng xử án từ sáng sớm hôm nay 23.2, nhưng đành phải đứng bên ngoài cho đến lúc phiên tòa kết thúc. Ông đã chứng kiến tất thảy những gì xảy ra bên ngoài một phiên xử công khai tại Việt Nam. Cũng thời gian này tổng thống Đức Joachim Gauk đi thăm Trung Quốc. Chuyến đi của ông Gauk chủ yếu nhằm khuyến khích mở rộng quan hệ thương mại giữa hai cuờng quốc kinh tế. Do vậy đi theo ông Gauk cũng có một số đại diện của nền kinh tế đứng thứ 4 thế giới này. Ông Gauk hầu như đã coi nhẹ nhiệm vụ đươc (các) Đảng và Nhà nước Đức giao phó là khuyến mãi cho hàng công nghiệp Made in Germany, mà lại coi trọng việc khuyến khích tuổi trẻ Trung Hoa hướng tới dân chủ và nhân quyền. Ông đã dành phần lớn buổi nói chuyện với sinh viên Thượng Hải để nói về những đau khổ của người dân Đông Đức dưới thời CHDC Đức (DDR). Đài RFI đánh giá buổi nói chuyện của Joachim Gauk là „can đảm.“ Bundespräsident Joachim Gauck bei seinem Auftritt in der Tongji-Universität in Shanghai Foto: AFP Cả hai ông Gauk và Patzelt đều sinh ra và lớn lên tại CHDC Đức, được giáo dục dưới mái trường XHCN và hai ông không phải là những người chịu đau khổ gì dưới chế độ đó. Nhưng vì có ý thức chính trị lành mạnh nên hai ông đã đứng về phía lẽ phải, đã có những hành động phê phán chính quyền (ông Gauk khi là còn là mục sư mục Tin Lành) hoặc đòi hỏi cải cách (ông Patzelt vào cuối những năm 80). Cả hai ông già Đông Đức này đã ủng hộ phong trào giúp đỡ người tỵ nạn Trung Đông hiện tại. Ông Patzelt còn nhận nuôi hai cháu tỵ nạn trong nhà mình. Khi hành động như trên ở ngoại quốc, cả hai ông đã chấp nhận những khó chịu từ phía nước chủ nhà, điều mà các chính khách luôn phải tránh. Nhưng, là những chính khách có trách nhiệm họ vẫn phải làm. Ông Patzelt cất công đi Việt Nam không phải vì hy vọng sự có mặt của ông sẽ buộc tòa giảm tội cho Anh Bà Sàm và chị Thúy. Ông đã có quá nhiều kinh nghiệm với chế độ Đông Đức. Ông đứng cả buổi ở phố Hai Bà Trưng vì ông không muốn bỏ rơi những người mà ông khâm phục. Họ cần biết rằng, bên ngoài vẫn có người như ông nghĩ đến họ. Đối với nguời tù, với người mất tự do, đó là nguồn cổ vũ lớn nhất. Ông Gauk và ông Patzelt là những người Đức tử tế, có lòng nhân ái. ________________________ DIỄN TUỒNG XÉT XỬ BLOGGER NGUYÊN HỮU VINH - QUỐC TẾ BỊ GIỄU CỢT Đại sứ quán Mỹ, Đức, Thụy Điển, Nghị sĩ Martin Patzelt hôm nay được chứng kiến một phiên tòa hài hước. Bao nhiêu nỗ lực quốc tế như lên tiếng kêu gọi thả tự do, gặp gỡ gia đình của blogger Anh Ba Sàm, hay dự buổi lễ ra sách nói về ông, đặc biệt đến tham dự phiên tòa của các nhân viên ngoại giao quốc tế dường như đều trở nên vô hiệu trước cổng sắt của nhà cầm quyền và màn kịch kệch cỡm được tái diễn. Với sự giảo hoạt của mình nhà cầm quyền tưởng đã thắng nhưng những nỗ lực ngoại giao quý báu là một chiến thắng của tình liên đới trong một xã hội nhân bản. Ngoài việc đây là phiên tòa "công khai" mà bất kì công dân nào cũng đều được tham gia. Các viên chức ngoại quốc này còn có tư cách nhân viên ngoại giao quốc tế và có quyền dự khán phiên tòa. Tuy nhiên, chỉ cần một chiêu "không có giấy triệu tập" là những lợi thế ngoại giao lập tức trở nên yếu thế. Đừng bàn đến các Công Ước Quốc Tế Về Quyền Dân Sự Và Chính Trị hay Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Quát nhé, ở Việt Nam "Phép vua thua lệ làng" mà. Các nhân vật quốc tế "ảo tưởng" khi tưởng mình có thể ung dung vào xem ông Nguyễn Hữu Vinh ghê gớm thế nào. Xí. sai nhé. Chuyện đó là của tòa. Các ông có giỏi thì vượt qua hàng rào an ninh mật vụ "đông như quân Nguyên" không? Sao các đại diện đại sứ quán không nói lý lẽ với công an để được vào trong phiên tòa? có chứ. Nhưng tiếng nó của con người tiến bộ thì làm gì mấy chú ở trong rừng có thể hiểu. Lại thua vì công an Việt Nam bất chấp chuẩn mực quốc tế. Hơn 200 dân oan và bao nhiêu nhà hoạt động dân chủ nhân quyền với đủ thứ băng rôn đòi "công lý cho Nguyễn Hữu Vinh" "trả tự do cho người vô tội" chỉ có thể vang được một phạm vi nhỏ thôi. Người dân đã được tập cho thờ ơ vô cảm. Cũng đơn giản bởi vì họ suốt ngày nghe loa phóng thanh rêu rao này nọ. Nghe nhé, một bảo vệ đứng gác cổng tại Tòa án Nhân dân Hà Nội nói với phóng viên GNsP đang có mặt tại Hà Nội: “Hôm nay xử một vụ rất là phức tạp. Đó, cái lũ ủng hộ phức tạp đang đứng ở bên kia đường đầy kia kìa. Cái lũ đó yêu cầu trả tự do cho ai đó đó…” Đấy thấy chưa. Facebook tràn ngập thông tin vụ xét xử nhưng làm sao tới tai những "con người định hướng XHCN" được. Hài quá. Thật ra, hài hước hơn cả việc nhân viên ngoại giao các nước dân chủ Phương Tây phải hít bụi ngoài đường, thì màn kịch trong phiên tòa mới thực sự lý thú. Tôi cá là với lý lẽ của 8 luật sư, cũng như của vị blogger nổi tiếng Anh Ba Sàm cũng chỉ là "đàn gảy tai trâu". Luật sư sẽ vặn lại những luận chứng thiếu thuyết phục của Viện Kiểm Sát, nhưng họ lại nhầm, búa tòa sẽ gõ và nói đại loại như "tòa bác bỏ những luận chứng của luật sư", "vụ án đúng người đúng tội". Đừng cãi vô ích: tao là luật mà lị. Bản án sẽ tuyên theo hướng có lợi nhất theo đúng chỉ thị của cấp trên. Đằng nào thì ông Vinh cũng bị gán là "phản động" cả thôi. Chưa hết đâu, bắt giữ các ứng cử viên tự do vào quốc hội như tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động Nguyễn Đình Hà, nhà báo Đoan Trang và các dân oan là một màn trong vở kịch nhằm kẽo dãn dư luận và đồng thời nhổ toẹt vào cộng đồng quốc tế: "Chúng tôi cực lực lên án hành động can thiệp công việc nội bộ của Việt Nam.", một luận điệu nhàm chán Theo dõi các phiên tòa xử tội danh chính trị, hài lắm. Cười ra nước mắt cho Việt Nam tôi. Nhưng nhìn lại thì chính khi mà nhà cầm quyền tưởng là chiến thắng thì lại là lúc thất bại nặng nề nhất trước mắt nhân loại tiến bộ./. Xuân Thọ https://www.danluan.org/tin-tuc/20160323/joachim-gauk-va-martin-patzelt-...  
......

Tám năm tù giam cho hai nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy

Phiên tòa Xử nhà báo tự do, blogger Ba Sàm và người đồng sự là bà Nguyễn Minh Thúy bắt đầu vào lúc 8 giờ 30 tại Toà Án Nhân Dân Thành Phố Hà Nội. Blogger Anh Ba Sàm – Nguyễn Hữu Vinh (SN 1956) và Nguyễn Minh Thúy (SN 1980) bị Tòa án nhân dân tp Hà Nội xét xử tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258 bộ luật Hình sự. Sau vài tiếng đồng hồ xét xử giữa làn sóng phản đối của nhiều trí thức nhân sĩ, các nhà hoạt động nhân quyền, đại diện một số phái đoàn ngoại giao và hàng trăm nhân dân thành phố Hà Nội. Phiên toà đã kết thúc lúc 16 giờ 30 với bản án 5 năm tù giam cho Blogger Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và bà 3 năm tù giam cho bà Nguyễn Minh Thúy.   Đại diện các ĐSQ Mỹ, Đức, Thuỵ Điển đang đứng trước cửa Toà Án Nhân Dân Tối Cao để yêu cầu được dự phiên toà xử Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Ảnh: Thao Terexa Nghị sĩ Martin Patzelt, thành viên Ủy ban Nhân quyền Quốc hội CHLB Đức – người vừa bay sang Việt Nam để tham dự phiên tòa với tư cách quan sát viên nhưng bị nhà cầm quyền Hà Nội cấm cản vào dự khán phiên tòa. Ảnh: Thao Terexa Ông Felix Schwarz, tham tán Chính trị và Nhân quyền đại sứ quán Đức, tham dự phiên tòa với tư cách quan sát viên nhưng bị nhà cầm quyền Hà Nội cấm cản vào dự khán phiên tòa. Ảnh Thao Terexa
......

Việt Nam: Hãy hủy bỏ mọi cáo buộc đối với các Blogger nổi tiếng

Quyền tự do ngôn luận dưới sức ép đang gia tăng trở lại (New York, Ngày 22 tháng Ba năm 2016) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam cần phóng thích và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với hai blogger nổi tiếng. Phiên tòa xử Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy được ấn định sẽ diễn ra vào ngày 23 tháng Ba năm 2016 tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội. Hai người đã bị truy tố theo điều 258 của bộ luật hình sự về tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước.” Họ đã bị bắt giam từ tháng Năm năm 2014. Phiên tòa xử hai người lúc đầu được dự kiến vào ngày 19 tháng Giêng, nhưng rồi bị hoãn lại trước thềm Đại Hội Đảng Cộng sản Việt Nam, được tổ chức định kỳ năm năm một lần. “Hai blogger Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy đã bị giam giữ gần hai năm chỉ vì đã lên tiếng phê phán Đảng Cộng sản Việt Nam và những người lãnh đạo, trong khi chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn các văn bản luật về nhân quyền có nội dung hiển nhiên bảo vệ các hành vi của họ,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Nhân quyền phát biểu. “Chính quyền cần ngay lập tức phóng thích hai blogger và bồi thường về thời gian họ bị giam giữ oan.” Nguyễn Hữu Vinh (bút danh Anh Ba Sàm), nguyên là sỹ quan công an và đảng viên, khởi xướng blog Ba Sàm từ năm 2007, với ý định giáo dục độc giả Việt Nam bằng cách dẫn các đường link liên kết với tin tức từ nhiều góc nhìn khác nhau. Phần lớn các đường liên kết được dẫn từ báo chí nhà nước. Blog của ông còn đăng tải các bài báo, xã luận về các vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa Việt Nam. Blog cũng đăng các bài chuyển ngữ từ các bài báo tiếng Anh, tiếng Pháp và trích đoạn một số cuốn sách. Blogger Nguyễn Hữu Vinh Trong sáu năm hoạt động tính đến ngày hai người bị bắt, trang Ba Sàm đã thu hút được hàng triệu độc giả trong và ngoài nước Việt Nam. Theo bản cáo trạng, một blog trên website này, tên là Dân Quyền (được thành lập từ tháng Chín năm 2013) đã “đăng 2014 bài viết, 38.574 phản hồi và có 3.243.330 lượt người truy cập.” Bản cáo trạng cũng nói rằng một blog khác, tên là Chép Sử Việt (thành lập từ tháng Giêng năm 2014), “đã đăng 383 bài viết, 3.401 phản hồi và có 480.353 lượt người truy cập.” Bản cáo trạng liệt kê 12 bài viết đã đăng tải trên Dân Quyền và 12 bài trên Chép Sử Việt “có nội dung sai sự thật, không có căn cứ, tuyên truyền xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân, làm ảnh hưởng uy tín của cơ quan, tổ chức; đưa ra cái nhìn bi quan một chiều, gây hoang mang lo lắng làm ảnh hưởng đến niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo đất nước của Đảng, Chính phủ, Quốc Hội và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.” Một trong số 24 bài báo nêu trên là bài “Chuyện kể Năm 2000, Cuốn tiểu thuyết về thân phận con người trong cái ác cộng sản” do một cựu đảng viên, Phạm Đình Trọng viết. Bài viết phê phán chính quyền cộng sản về chuỗi lịch sử từ thập niên 1960 đến nay của chính sách tùy tiện bỏ tù và đầy đọa các tiếng nói bất đồng. Bài báo viết, “ Làm sao (đảng cộng sản) có thể giam cầm được sự thật, giam cầm được lẽ phải. Làm sao có thể giam cầm được tâm hồn, trí tuệ và khí phách.” Một bài báo khác được “vạch mặt chỉ tên” trong bản cáo trạng là bài “Tòa xử Trương Duy Nhất, các bị hại sẽ lủi đi đâu” của một tác giả ẩn danh. Bài báo tiên liệu rằng trong phiên xử một blogger nổi tiếng khác, Trương Duy Nhất, trong tháng Ba năm 2014, sẽ không có mặt những người gọi là nạn nhân của hành vi viết blog của Trương Duy Nhất, trong đó có tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bài báo nhận định rằng “Dư luận trong nước và quốc tế cũng lại có một cơ hội để đo đếm về nội tình ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam và những hứa hẹn “nhân quyền” của nó sau chiếc ghế thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ và trước TPP (Hiệp ước Thương mại Xuyên Thái Bình Dương).” Một bài khác nữa bị điểm danh trong cáo trạng là bài “‘Ông trời con’ Hoàng Kông Tư vs. BBC Việt ngữ” của các blogger nổi tiếng Phạm Đoan Trang, Trịnh Hữu Long và Nguyễn Anh Tuấn. Bài báo nói rằng một ông tướng công an, Hoàng Kông Tư, “hành xử như ông trời con” vì ông này đe truy tố một tác giả trong Ban Việt ngữ Đài BBC, người đã viết bài báo về một vụ án tham nhũng ở Việt Nam. Báo chí nhà nước đưa tin rằng các quan chức Bộ Công an, trong đó có một thứ trưởng không rõ tên, đã cố thuyết phục ông Nguyễn Hữu Vinh ngừng đăng các bài “chống Đảng, chống Nhà nước,” nhưng không có tác dụng. Vợ ông Nguyễn Hữu Vinh, bà Lê Thị Minh Hà, nói rằng sức khỏe ông Vinh đã giảm sút nghiêm trọng trong thời gian giam giữ. Trong lần đi thăm ông vào tháng Mười năm 2015, chồng bà cho biết bị nổi các nốt mẩn đỏ khắp người. Bà đã gửi đơn kêu cứu khẩn cấp tới nhiều quan chức chính quyền, kể cả Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang; Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình đề nghị cho phép ông Nguyễn Hữu Vinh được khám chữa bệnh đầy đủ. Bà Lê Thị Minh Hà cũng đã nhiều lần nộp đơn khiến nại phản đối việc bắt giữ tùy tiện chồng mình, nhưng các lá đơn của bà đều bị lờ đi. Việt Nam là một quốc gia thành viên của Hiệp ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, có nội dung bảo vệ hành vi bày tỏ chính kiến ôn hòa, bao gồm cả ý kiến phê phán chính phủ và lãnh đạo. Nhưng Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy không phải là những blogger duy nhất bị bắt giữ vì đã bày tỏ quan điểm trái ý chính quyền. “Các đối tác và nhà tài trợ của Việt Nam cần công khai lên tiếng phản đối cáo buộc vô lý nhằm vào Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy,” ông Adams nói. “Các bên cần yêu cầu chính quyền phóng thích tất cả các tù nhân chính trị và hủy bỏ mọi cáo buộc hiện có nhằm vào các tiếng nói bất đồng chính kiến.” HRW  
......

Mùa đảo chính đã bắt đầu

Như nhiều nhà bình luận tiên đoán, cuộc sát phạt của phe thắng thế trong Đại Hội Đảng 12 đối với cánh thua cuộc đã bắt đầu. Tuy vậy, người ta vẫn phải kinh ngạc về mức độ gấp rút, bất chấp tiến trình chuyển quyền đã có hàng mấy chục năm nay và bất chấp luôn các luật lệ của chính chế độ. Để lột sạch quyền lực của đối phương, các cố vấn của ông Trọng nghĩ ra một tiến trình thật rắc rối, dưới tấm vải che đậy của cơ chế nhà nước pháp quyền văn minh hiện đại. Đó là, chỉ trong khóa họp cuối cùng kéo dài 19 ngày hiện nay, Quốc Hội Khóa 13 (QH13), sẽ phải làm nguyên tiến trình sau đây: 1. Việc đầu tiên là thay ngay chủ tịch QH13 cũ Nguyễn Sinh Hùng bằng chủ tịch QH13 mới  Nguyễn Thị Kim Ngân. Lý do thay chủ tịch QH khá khó hiểu. Chẳng lẽ chỉ bà Ngân mới làm theo lệnh phe cánh ông Trọng còn ông Hùng thì không? 2. Kế đến bà Ngân cho QH 13 của  bà bãi nhiệm chủ tịch nước Trương Tấn Sang, rồi bảo họ bầu chủ tịch nước mới Trần Đại Quang. 3. Kế đến bà Ngân cho QH 13 của bà bãi nhiệm thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. 4. Kế đến chủ tịch nước mới Trần Đại Quang đề cử thủ tướng mới Nguyễn Xuân Phúc để QH 13 của bà Ngân bỏ phiếu chấp thuận. Rồi khi có QH 14 vào tháng 6/2016, nguyên tiến trình bầu bán này và phải đúng kết quả này được lập lại một lần nữa, khởi đi bằng việc chủ tịch QH13 Nguyễn Thị Kim Ngân bảo QH14 bầu bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm chủ tịch QH14.    Rất tiếc, toàn bộ kịch bản công phu này trở thành vô ích vì Điều 87 của bản Hiến pháp năm 2013 đã qui định rằng: “Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu Chủ tịch nước”. Tức nhiệm kỳ của ông Trương Tấn Sang còn kéo dài đến khoảng tháng 7-2016 nếu ông không từ nhiệm và không phạm tội gì quá nặng đến độ bị truy tố, kết án, và truất phế. Như vậy, phe cánh ông Nguyễn Phú Trọng chỉ còn một trong 2 lựa chọn chứ không thể có cả hai: Hoặc chơi trò du đãng, bỏ mặt nạ nhà nước pháp quyền, đạp lên hiến pháp, lấy "quyền lực cách mạng trên nòng súng" để đảo chính, lôi ông Trương Tấn Sang xuống khỏi ghế chủ tịch nước bất cần lý do; Hoặc phải chấp nhận nuốt giận ngồi nhìn cả ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Tấn Dũng ở ghế lãnh đạo đến tháng 7-2016. Không có chủ tịch nước mới thì không có người đề cử thủ tướng mới, cho dù có lấy lý do suy xụp kinh tế để hạ bệ thành công ông Dũng đi nữa. Đó là chưa kể trường hợp nếu phe cánh riêng của ông Sang, ông Dũng còn một số lực tối thiểu nào đó và biết hiệp lực lại, họ vẫn có thể tuyên bố các kết quả bầu bán của Quốc Hội Bà Ngân vô giá trị vì đều vi phạm hiến pháp. Trong trường hợp đó, Việt Nam sẽ có 2 chủ tịch nước và 2 thủ tướng, mạnh ai nấy ra lệnh. Đất nước sẽ có nội chiến. Tại điểm này, chưa biết kịch bản nào sẽ xảy ra nhưng 2 điểm sau đây đã có thể khẳng định: - Phe cánh ông Nguyễn Phú Trọng đã hạ quyết tâm bằng mọi giá phải lôi ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi ghế chủ tịch nước và thủ tướng càng sớm càng tốt, và phải xong nội trong tháng 4. - Phe ông Trương Tấn Sang và phe ông Nguyễn Tấn Dũng đã hết tin và bất chấp các lời hứa, các khoản thương lượng, đặc biệt là chức tước dành cho con cái họ, từ phía ông Trọng. Cả 2 ông từ chối ngoan ngoãn viết thư xin từ nhiệm, đặc biệt khi thấy đòn sỉ nhục "bãi nhiệm" mà QH bà Ngân đang toan tính dành cho họ. Còn một câu hỏi cuối. Động cơ nào khiến phe ông Trọng khẩn trương ra tay sát phạt đến như thế? Không chờ được đến tháng 11 như các nhiệm kỳ trước thì đã đành, nhưng chỉ đến tháng 6-2016 cũng không chờ được là sao? Hiện có một vài lý do khá hữu lý sau đây: - Cánh đang thắng thế vẫn sợ cánh ông Nguyễn Tấn Dũng có thể "trỗi dậy không hòa bình" trong cuộc bầu cử QH khóa tới qua công cụ Nguyễn Thiện Nhân, người đang nắm Mặt Trận Tổ Quốc -- bộ phận lèo lái tiến trình tuyển lựa ứng viên quốc hội. - Cánh đang thắng thế không quan tâm lắm đến ông Sang nhưng nhắm chính vào việc phải hạ bệ ông Dũng trong tháng 4, trước khi đón Tổng Thống Obama đến thăm vào tháng 5. Rút kinh nghiệm việc chính quyền Obama đòi chỉ gặp ông Nguyễn Tấn Dũng tại Sunnylands vào tháng 2-2016, cánh ông Trọng không thể để cảnh này tái diễn. Nếu ông Dũng, trong vai trò thủ tướng, bỗng ký kết gì đó với Tổng Thống Mỹ chống Tàu, thì cánh ông Nguyễn Phú Trọng biết ăn nói làm sao với Bắc Kinh. - Và sau hết, cánh đang thắng thế bị sức ép nặng nề từ Bắc Kinh phải gấp rút loại bỏ các lãnh tụ không đáng tin tưởng, phải xiết chặt hàng ngũ đứng sau TQ vì cuộc chiến tại Biển Đông sắp bắt đầu. Mùa đảo chính đã bắt đầu. Các sứ quán Tây Phương chuẩn bị đón nhận người xin tị nạn chính trị nhé. Vũ Thạch https://chantroimoimedia.com/2016/03/22/mua-dao-chinh-da-bat-dau/
......

‘Đừng có chờ đợi thái độ chống Trung Quốc từ nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam’

Tôi  luôn theo dõi kỹ tình hình chính trị trong nước để nhận biết tình hình đúng như nó có, tránh khỏi những lầm lẫn. Hiện có một luồng nhận thức, một mong ước rằng cuối cùng thì lãnh đạo Cộng sản Việt Nam sẽ tỉnh ngộ, nhận ra không có con đường nào khác là cải cách chính trị mạnh dạn theo hướng thực hiện dân chủ, nhân quyền, đồng thời về đối ngoại từ bỏ sự ràng buộc quá sâu và phụ thuộc mãi vào Bắc Kinh, nghĩ rằng họ là láng giềng hùng mạnh có thể nuốt chửng ta bất cứ lúc nào. Đi cùng con đường thoát Trung là thực hiện liên minh toàn diện với các nước cường quốc dân chủ  như  Hoa Kỳ, Nhật Bản, Philippines, Malaysia, Indeonesia, Ấn Độ, Liên Âu... Trong nước, có quan điểm cho rằng lãnh đạo có hai nhóm: nhóm thân Trung Quốc là cánh Nguyễn Phú Trọng và nhóm thân Hoa Kỳ là cánh Nguyễn Tấn Dũng. Nhóm ông Dũng đã bị nhóm ông Trọng loại bỏ bằng nhiều thủ đoạn phi pháp và vi hiến, nhưng vẫn còn ảnh hưởng nhất định nào đó cho đến khi bàn giao quyền lực giữa “Tứ trụ” cũ và “Tứ trụ” mới. Phe ông Trọng đang thừa thắng đẩy nhanh cuộc bàn giao ở thượng đỉnh quyền lực, lo rằng trong vài tháng trước mắt tình hình có thể sẽ giằng co nguy hiểm. Do đó Bộ Chính trị mới muốn ép Quốc hội sắp hết nhiệm kỳ phải sắp xếp xong “tứ trụ” mới trong phiên họp cuối 23/3 này, bàn giao trước thời hạn hiến định các chức vụ cao nhất, dù cho Quốc hội mới chưa được bầu. Quyết định này mang tính cách Nguyễn Phú Trọng, một nhà lãnh đạo kém tài nhưng do tình thế đưa đẩy được nhận chức vụ cao nhất. Ông tiêu biểu cho một con người hãnh tiến, hiểu biết thấp, nhưng khi được cầm cờ thì ngỡ rằng mình có tài nhất nước. Vậy mà có người vẫn nuôi  hy vọng là dù giáo điều đến đâu, phe của ông Trọng cũng phải vỡ lẽ ra là bọn bành trướng Trung Quốc đang ngang nhiên được đằng chân lân đằng đầu, phía Việt Nam càng quỵ lụy thì chúng càng lấn tới, để phe ông Trọng tỉnh ngộ, có ý định "thoát Trung", thoát cái tư thế phụ thuộc và tìm một liên minh mới mẻ hợp lòng dân chúng. Các công dân yêu nước vẫn còn hy vọng ở sự đổi hướng, từ ngã hẳn về phía Trung Quốc trong 26 năm qua, sang ngả hẳn sang phía các nước dân chủ đáng tin cậy, nhất là khi Hoa Kỳ đã tỏ ý rất rõ là  "Hoa Kỳ đang rất cần Việt Nam cũng ngang bằng Việt Nam cần Hoa Kỳ". Đã có nhiều chỉ dấu để hy vọng, như Việt Nam đang mua sắm nhiều vũ khí sát thương hiện đại, diễn tập hải chiến với hải quân Nhật Bản,  mở rộng cảng Cam Ranh cho các tàu chiến Hoa Kỳ và Nhật Bản, phối hợp giữa hải quân Philippines và hải quân Việt Nam, nhận viện trợ quân sự của Hoa kỳ để tăng cường phòng vệ bờ biển. Chỉ dấu rõ nhất là Hiệp ước TPP sẽ mang lại nhiều lợi ích và lợi thế cho Việt Nam về xuất nhập khẩu, đầu tư quy mô lớn, bảo hộ lao động. Rồi ông Trương Tấn Sang thắp hương viếng nghĩa trang liệt sỹ vùng biên giới, và người phát ngôn Bộ Ngọai giao phản đối Trung Quốc mạnh mẽ hơn,  và chuyến đi thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama tháng 5 này với ý muốn hơi khác thường là được nói chuyện với dân chúng Việt Nam ngay tại Quảng trường Ba Đình trước Dinh Chủ tịch Nước để nhấn mạnh nền độc lập toàn vẹn của Việt Nam, chứ không nói chuyện trước Quốc hội như Tập Cận Bình. Tôi cũng chia sẻ niềm hy vọng đó vì tin rằng dù sao ông Trọng và Bộ Chính trị mới cũng là người Việt Nam, có lương tri, có lòng yêu nước, thương dân ở mức nào đó, có trí khôn, có tinh thần vô tư nhất định... Nhưng tôi bỗng băn khoăn lo lắng gần như vỡ mộng và cụt hứng khi tình cờ đọc được một bài báo dài tiếng Pháp trên tạp chí có uy tín trong giới nghiên cứu Âu Mỹ, tạp chí Địa lý – Chính trị Herodote. Cây bút chủ lực của tạp chí là TS-Viện sỹ Benoit de Tréglodé, một chuyên gia uyên thâm về châu Á, nhất là Đông Nam Á. Ông từng sống ba năm ở VN khi còn Trường Viễn Đông Bác cổ (École Francaise d’ Extrême Orient). Hiện ông là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á hiện đại (Institut de Recherche de l’Asie du Sud-d’Est contemporain). Ông đã viết nhiều sách  về Việt Nam, như : "Anh hùng và Cách mạng ở VN", "Chủ nghĩa CS ở VN từ 1919 đến 1991", "Sự hình thành một Nhà nước- đảng trị". Trên số báo 175 (tháng 6/2015), ông có bài viết dài: "Viet Nam, le Parti, l’Armée et le Peuple: maintenir l’emprise politique à l’heure de l’ouverture" (Việt Nam, Đảng, Quân đội và Nhân dân: Duy trì sự chi phối chính trị trong giờ mở cửa" ), khi Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đang được chuẩn bị. Sau đây tôi chỉ xin giới thiệu một ý chính trong phần kết luận rất tinh tế của Benoit de Tréglodé.  Đó là nhận định của tác giả về mối quan hệ giữa hai đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và ĐCSVN hiện nay. Ông chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan Tình báo Hoa Nam của TQ và với Tổng cục II của Nhà nước VN. Ông cho rằng mối quan hệ này ràng buộc hai nước một cách chặt chẽ đến mức nguy hiểm, và theo nhiều giới quen biết, đảng CS Trung quốc đã bỏ ra 15 tỷ đôla để  vận động, mua chuộc giới lãnh đạo CSVN. Ông cho rằng "những lời trách móc TQ bằng miệng có vẻ gay cấn của chính quyền VN thật ra chỉ để gây hỏa mù",  và ông kết luận chắc nịch:  "Đừng có chờ đợi thái độ chống TQ đến từ giới cầm quyền VN hiện nay!".  Theo ông, "Không có điều gì xảy ra ở VN mà không có dấu ấn chính trị của Trung Quốc và không chịu ảnh hưởng của đảng CSTQ". Tất cả các việc khác chỉ là những động tác giả. Ông cũng cho rằng Việt Nam là một nhà nước cảnh sát, Bộ Công an có 6 Tổng cục lớn, riêng Tổng cục Cảnh Sát có 1,2 triệu người, với  A 42 là cơ quan chuyên giám sát giới truyền thông, duy trì thái độ Bắc thuộc. Benoit de Tréglodé viết: "Các nhà lãnh đạo VN hiểu rằng 4 vị trí cao nhất - Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Nước, Bộ trưởng Quốc phòng cần có sự thỏa thuận của ĐCSTQ". Ông nói rõ thêm: "TQ phải trả giá cao trong  chuyện vận động hành lang này. Một số nhà quan sát cho rằng TQ đã chi 15 tỷ đôla theo các hình thức: đầu tư, dự án hợp tác, viện trợ và tiền đưa thẳng cho các nhà lãnh đạo". Tác giả khẳng định: "Mỗi nhà lãnh đạo VN muốn ở vị trí quyền lực cần có hai điều then chốt: quan hệ tốt với Trung Quốc và có tiền để đút lót trong cơ chế". Về nạn tham nhũng, Benoit de Tréglodé nhận xét: "Ở VN cũng như ở TQ, các chức quyền trong bộ máy Nhà nước, kể cả trong quân đội và  trong khu vực kinh tế, đều mua bằng tiền, coi đó là chất keo gắn bó họ với nhau". Tác giả nói rõ thêm: "Qua hai khóa cầm quyền, ông Thủ tướng đã luôn luôn cần gây ảnh hưởng để có được đa số trong Quốc hội,  theo một số nhà quan sát, cái giá trả cho mỗi đại biểu (trong số 498 đại biểu) là chừng 100.000 đôla". Để mua mỗi ủy viên TƯ đảng (175 ủy viên) phải trả cao hơn. Còn mỗi ủy viên trong Bộ Chính trị (16 ủy viên) ước chừng lên đến 1 triệu đôla.  Tôi còn nhớ đúng 2 năm trước, Trung tướng Đặng Quốc Bảo, nguyên Hiệu trưởng Trường kỹ thuật quân sự và Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương đã nhận định: "Chúng ta phải có hẳn một cuộc liên minh mới. Trung quốc lòng tham vô độ, không khéo ta sẽ từng bước trở thành bộ phận của Trung quốc. Vì nói phải ngả theo TQ để được yên là chủ nghĩa đầu hàng, chủ nghĩa thất bại. Ngả theo TQ thực chất là bán nước! (trả lời phỏng vấn trên mạng Dân làm báo, 5/2013). Để xem phiên họp cuối của Quốc hội 23/3 tới và phiên đầu của Quốc hội mới có ra tuyên bố gì về TQ hay không, có dám lên án mạnh tương xứng với hành động ngang ngược lấn tới của chúng, và có dám ngỏ ý định đưa vấn đề biển Đông ra Tòa án quốc tế, như Philippines đã làm từ 2 năm rồi, hay không. Một Quốc hội bán nước, một Bộ Chính trị bán nước, một chính phủ bán nước lấy 15 tỷ đôla thì có còn giá trị chính đáng, chính danh gì trước nhân dân ta và trước công luận thế giới? Dù sao, tôi vẫn mong nhận định của học giả hàng đầu về "VN học" Benoit de Tréglodé trên đây sẽ có thể sai. Chỉ trong vài tháng nữa mọi sự sẽ sáng tỏ. Hãy quan sát kỹ và chuẩn bị đáp án thích hợp cho bài toán chính trị nóng bỏng của đất nước. Theo Blog Bùi Tín - VOA
......

Dân Biểu Đức Martin Patzelt, Sẽ Đến Quan Sát Phiên Tòa Xử Blogger Anh Ba Sàm

Dân Biểu Martin Patzelt, thành viên Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Đức  sẽ đến Việt Nam tham dự phiên tòa xử blogger Anh Ba Sàm (Nguyễn Hữu Vinh) và bà Nguyễn Thị Minh Thúy, vì ông cho rằng vụ bắt giữ blogger Anh Ba Sàm  là "vô cớ" và "độc đoán". Trong thông báo, ông Patzelt nói : "Là thành viên của Ủy ban Nhân quyền tại Quốc hội Liên bang Đức tôi đã theo dõi từ lâu việc bắt giữ vô cớ này. Tôi đã gặp vợ ông Vinh nhiều lần tại Quốc hội Liên bang Đức và hứa sẽ giúp bà. Tôi cũng đã giúp cho ông Vinh trong khuôn khổ của chương trình "Dân biểu Bảo vệ Dân biểu“ của Quốc hội Liên bang Đức là một chương trình hiện cũng được áp dụng cho những người hoạt động nhân quyền. Ngoài ra tôi cũng đã viết thư cho bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh để yêu cầu can thiệp cho ông Vinh được xét xử công bằng và được trả tự do." Dân biểu Patzelt đã nhiều lần gặp bà Lê Thị Minh Hà, vợ ông Vinh, trong những cuộc vận động tại Quốc hội Liên bang Đức. Ngoài ông Patzelt, bà Hà còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của dân biểu thuộc các chính đảng khác nhau trong Quốc hội Liên bang Đức: dân biểu Michael Brand và dân biểu Frank Heinrich trong Khối Liên đảng CDU/CSU, dân biểu Sabine Bätzing-Lichtenthäler (SPD), dân biểu Tom Koenigs và dân biểu Omid Nouripour (đảng Liên minh 90/Xanh) và dân biểu Christoph Strässer (SPD), Ủy viên Chính sách Nhân quyền của Chính phủ Liên bang Đức. Trước ngày xử blogger nổi tiếng này đã có một cuốn sách song ngữ về anh đã được xuất bản. Các tổ chức nhân quyền, các tổ chức nhân quyền và các đại sứ đã bày tỏ quan tâm và yêu cầu được tham dự phiên tòa này. Lịch xử đầu tiên vào tháng Giêng 2016 đã bị hủy bỏ. Bây giờ lại có lịch xử mới cho họ vào ngày 23.3.2016 lúc 8:30 giờ (giờ Việt Nam). Ngày hôm đó tôi sẽ có mặt tại Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội. Tôi đã làm đơn xin phép làm quan sát viên phiên xử nhưng đến nay vẫn chưa nhận được sự đồng ý. Nhiều nhà hoạt động và các tổ chức đã yêu cầu thả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho blogger Anh Ba Sàm - Nguyễn Hữu Vinh. ***** Sau đây là toàn văn thông báo của dân biểu Martin Patzelt Vào chủ nhật này tôi sẽ bay đến Hà Nội để làm quan sát viên phiên xử Blogger Nguyễn Hữu Vinh. Ông Nguyễn Hữu Vinh, người viết Blog với biệt danh Anh Ba Sàm, là một trong số những người viết blog và hoạt động cho nhân quyền nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Ông và người cộng tác là bà Nguyễn Thị Minh Thúy đã bị bắt vào ngày 5.5.2014. Lịch xử đầu tiên vào tháng Giêng 2016 đã bị hủy bỏ. Bây giờ lại có lịch xử mới cho họ vào ngày 23.3.2016 lúc 8:30 giờ (giờ Việt Nam). Ngày hôm đó tôi sẽ có mặt tại Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội. Tôi đã làm đơn xin phép làm quan sát viên phiên xử nhưng đến nay vẫn chưa nhận được sự đồng ý. Ông Vinh bị cáo buộc tội „lợi dụng quyền tự do dân chủ“. Trong vụ này tôi tin rằng, khi làm những việc bị chính quyền cho là có tội, ông Nguyễn Hữu Vinh đã không làm gì hại cho quê hương Việt Nam cuả ông, mà đã và vẫn chỉ muốn đất nước của mình được phát triển tốt đẹp. Tổ chức nhân quyền VETO! xem việc bắt giữ ông Vinh và cộng sự viên Thúy là "độc đoán“. Trong vụ này,tổ chức VETO! đã vạch ra nhiều vi phạm luật tố tụng hình sự Việt Nam. Thí dụ việc giam giữ đã vượt quá thời hạn tạm giam tối đa 9 tháng. Ngoài ra các cơ quan Việt Nam đã tìm cách trì hoãn việc đưa họ ra xét xử. Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã 3 lần trả hồ sơ về Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Theo luật Tố tụng Hình sự Việt Nam thì tòa chỉ được trả hồ sơ tối đa là 2 lần (Điều 121 luật Tố tụng Hình sự Việt Nam). Là thành viên của Ủy ban Nhân quyền tại Quốc hội Liên bang Đức tôi đã theo dõi từ lâu việc bắt giữ vô cớ này. Tôi đã gặp vợ ông Vinh nhiều lần tại Quốc hội Liên bang Đức và hứa sẽ giúp bà. Tôi cũng đã giúp cho ông Vinh trong khuôn khổ của chương trình "Dân biểu Bảo vệ Dân biểu“ của Quốc hội Liên bang Đức là một chương trình hiện cũng được áp dụng cho những người hoạt động nhân quyền. Ngoài ra tôi cũng đã viết thư cho bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh để yêu cầu can thiệp cho ông Vinh được xét xử công bằng và được trả tự do. ------------------------- Nguyên bản thông cáo báo chí của dân biểu Martin Patzelt (tiếng Đức): Prozessbeobachter im Verfahren gegen den vietnamesischen Blogger Nguyen Huu Vinh Am Sonntag werde ich nach Hanoi fliegen, um dort als Prozessbeobachter an dem Verfahren gegen den Blogger Nguyen Huu Vinh teilzunehmen. Der seit Mai 2014 inhaftierte Blogger Nguyen Huu Vinh, Am Sonntag werde ich nach Hanoi fliegen, um dort als Prozessbeobachter an dem Verfahren gegen den Blogger Nguyen Huu Vinh teilzunehmen. Nguyen Huu Vinh, Bloggername Anhbasam („Der Quatscher“), ist einer der prominentesten Blogger und Menschenrechtsaktivisten in Vietnam. Er wurde am 5. Mai 2014 zusammen mit seiner Mitarbeiterin Nguyen Thi Minh Thuy verhaftet. Ein erster Prozesstermin im Januar wurde abgesagt. Nun ist ein neuer Termin für den 23. März anberaumt, 8:30 Uhr Ortszeit. Ich werde an diesem Tag beim Volksgericht in Hanoi anwesend sein. Ich habe einen Antrag auf Zulassung als Prozessbeobachter gestellt, aber noch keine Zusage erhalten. Der Vorwurf gegen Herrn Vinh lautet „Missbrauch demokratischer Freiheiten.“ Ich gehe davon aus, dass Herr Nguyen Huu Vinh mit dem ihm zur Last gelegten Verhalten seinem Heimatland Vietnam keinen Schaden zufügen wollte, sondern aus seiner Sicht an einer gedeihlichen und positiven Entwicklung seines Landes interessiert war und ist. Die Menschenrechtsorganisation Veto hat die Verhaftung Vinhs und seiner Mitarbeiterin als „willkürlich“ bezeichnet. Veto hat auf verschiedene Rechtsverletzungen im bisherigen Verfahren aufmerksam gemacht. So wurde die maximale Untersuchungshaftdauer von neun Monaten überschritten. Auch versuchen die vietnamesischen Behörden, den Prozess zu verzögern. Der Volksgerichtshof von Hanoi hat die Akten dreimal an die Oberste Staatsanwaltschaft (Supreme Procuracy) zurückverwiesen. Nach der vietnamesischen Strafprozessordnung sind nur zweimal erlaubt (Art. 121 VN – Strafprozessordnung). Als Mitglied im Menschenrechtsausschuss beschäftigt mich die ungerechtfertigte Verhaftung des Bloggers schon länger. Mehrfach habe ich mich im Bundestag mit seiner Frau getroffen und ihr meine Unterstützung zugesichert. Auch im Rahmen des Programmes „Parlamentarier schützen Parlamentarier“, das auch für Menschenrechtsaktivisten gedacht ist, setze ich mich für Herrn Vinh ein. Nicht zuletzt habe ich in einem Brief an den vietnamesischen Außenminister Pham Binh Minh für ein faires Verfahren mit dem Ziel einer Freilassung plädiert. http://www.martin-patzelt.de/lokal_1_1_248_Prozessbeobachter-im-Verfahre... l
......

Việt Nam sai khi 'nhờ cậy' Trung Quốc cứu hạn

Ðó là nhận định của ông Lê Anh Tuấn, phó giám đốc Viện Nghiên Cứu Biến Ðổi Khí Hậu thuộc Ðại Học Cần Thơ. Nhận định này được trình bày trên tờ Thơi báo Kinh tế Sài Gòn. Ðồng bằng sông Cửu Long đang đối diện với một đợt hạn hán chưa từng có. Do trời nóng nhiều ngày, ít mưa, lưu lượng nước giảm từ 30% đến 60% và do Trung Quốc trữ nước để vận hành các công trình thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong, tại đồng bằng sông Cửu Long đang có hàng trăm ngàn hecta lúa và các loại cây khác chết khô, hàng triệu người khốn khổ do thiếu nước ăn uống. Hôm 15 tháng 3, 2016, Trung Quốc đã bắt đầu xả nước từ đập thủy điện Cảnh Hồng, tọa lạc tại tỉnh Vân Nam để hỗ trợ Việt Nam chống hạn. Trong khi Việt Nam đề nghị để giúp ngăn mặn, giảm thiệt hại do hạn hán, Trung Quốc nên xả nước nhiều đợt từ nay đến trung tuần tháng 8, mỗi đợt khoảng bảy ngày, lưu lượng xả phải vào khoảng 2.300 khối mỗi giây thì Bộ Ngoại Giao Trung Quốc thông báo, việc xả nước chỉ kéo dài cho đến ngày 10 tháng 4. Theo các viên chức Việt Nam thì phải mất khoảng nửa tháng, nước từ đập thủy điện Cảnh Hồng mới về tới đồng bằng sông Cửu Long. Tuy việc Trung Quốc xả nước không như Việt Nam mong muốn nhưng một số viên chức Việt Nam hy vọng, nhờ vậy, nước mặn sẽ bị chặn lại, không lấn sâu hơn vào đất liền và các địa phương sẽ có nước để tổ chức tích trữ. Trong bài viết có tựa là “Hạn, mặn ở đồng bằng sông Cửu Long: Có nên trông chờ vào thủy điện Trung Quốc?,” ông Tuấn không xem việc Trung Quốc xả nước, hỗ trợ Việt Nam chống hạn là đáng “phấn khởi.” Ông nhấn mạnh, Trung Quốc không cho biết sẽ xả bao nhiêu nước và phương thức xả (liên tục hay gián đoạn trong khoảng thời gian từ nay đến 10 tháng 4. Ông Tuấn bảo rằng, điều đó chẳng có gì lạ vì xưa nay, tin tức và số liệu về thủy văn từ phía Trung Quốc lúc nào cũng rời rạc và mơ hồ như vậy. Ông Tuấn cho biết, mỗi năm, đoạn thượng nguồn sông Mekong chảy trên đất Trung Quốc đóng góp khoảng 21% lượng nước cho khu vực trung lưu và hạ lưu của con sông này. Ðập của nhà máy thủy điện Cảnh Hồng (Jinghon) là nơi gần Lào nhất. Bên trên Cảnh Hồng còn năm đập nước khác trong chuỗi 14 đập nước mà Trung Quốc dự tính xây dựng tại thượng lưu sông Mekong. Dung tích hữu dụng của hồ chứa nước thuộc nhà máy thủy điện Cảnh Hồng là 249 triệu mét khối nước. Nếu Trung Quốc chỉ dùng hồ chứa nước thuộc nhà máy thủy điện Cảnh Hồng để giúp Việt Nam chống hạn theo đề nghị của Việt Nam thì chỉ sau 30 tiếng, hồ chứa nước của nhà máy thủy điện Cảnh Hồng sẽ cạn. Nhà máy thủy điện Cảnh Hồng tại Vân Nam Cũng vì vậy, hy vọng nước từ nhà máy thủy điện Cảnh Hồng sẽ giúp ngăn mặn, tích trữ để chống hạn bị ông Tuấn xem là hão huyền. Ông Tuấn cho rằng, có nhiều lý do khiến đề nghị Trung Quốc xả nước giúp Việt Nam ngăn mạn và giảm thiệt hại bởi hạn hán là thiếu khôn ngoan. Với đặc điểm như đã kể của nhà máy thủy điện Cảnh Hồng, Trung Quốc sẽ chỉ xả cầm chừng, rửa được tiếng nhơ (vô trách nhiệm trong sử dụng tài nguyên, hủy diệt môi trường và nguồn sống của hàng trăm triệu người), mua được tiếng tốt (có trách nhiệm với các quốc gia ở khu vực hạ lưu sông Mekong) mà vẫn duy trì được hoạt động của nhà máy thủy điện Cảnh Hồng. Ngoài ra do khoảng cách từ nhà máy thủy điện Cảnh Hồng đến đồng bằng sông Cửu Long lên tới 4,000 cây số, địa hình của Lào, Thái Lan, Cambodia lại có nhiều nhánh, vùng trũng nên theo ông Tuấn lượng nước thật sự về tới đồng bằng sông Cửu Long sẽ chẳng còn được bao nhiêu. Chưa kể khi về tới đồng bằng sông Cửu Long, lượng nước mà nhà máy thủy điện Cảnh Hồng xả ra sẽ không cứu cho hàng trăm ngàn hecta lúa và cây trồng khác đã chết khô sống lại. Giữa tháng 4, thời điểm nhà máy thủy điện Cảnh Hồng ngưng xả nước là thời điểm toàn khu vực không có mưa, hạn hán sẽ nghiêm trọng hơn. Quyết định của Trung Quốc: Xả nước giúp Việt Nam chống hạn chẳng đem lại lợi ích nào thật sự tích cực cho Việt Nam. Phó giám đốc Viện Nghiên Cứu Biến Ðổi Khí Hậu thuộc Ðại Học Cần Thơ nhắc lại kinh nghiệm của nhiều quốc gia khác, đó là khi đối diện với hạn hán nghiêm trọng, người ta chấp nhận thiệt hại, không tìm mọi cách để chuyển nước từ nơi khác đến để cứu hạn vì điều đó vô nghĩa do tốn kém quá mức, hiệu quả kinh tế rất thấp. Bên cạnh đó, các quốc gia này đều tích lũy nguồn lực để hỗ trợ thích đáng những người bị thiệt hại do hạn hán nói riêng và thiên tai nói chung. Ông Tuấn cho rằng, đợt hạn hán và nước mặn xâm nhập lần này là một cơ hội để xem lại tính hiệu quả của hàng loạt chính sách mà chính quyền Việt Nam đã thực hiện trong quá khứ, bất chấp các khuyến cáo từ giới chuyên gia: Ngọt hóa vùng ven biển. Thoát lũ ra biển Tây. Xây dựng hệ thống đê bao, phá bỏ hai hồ chứa nước tự nhiên lớn nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long là Ðồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên để tăng diện tích trồng lúa. Theo ông Tuấn, dẫu hậu quả của đợt hạn hán và nước mặn xâm nhập lần này rất nghiêm trọng nhưng nó sẽ trở thành tích cực nếu xem lại toàn bộ định hướng phát triển kinh tế-xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long. (G.Ð) Nguồn: http://www.nguoi-viet.com  
......

Đại diện Tòa lãnh sự Anh và Úc đến thăm gia đình cựu TNLT Trần Minh Nhật

Vào khoảng 3 giờ chiều 18 tháng 3 năm 2016, đại diện Tòa lãnh sự Anh Quốc và Úc Đại Lợi đã đến thăm gia đình cựu Tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Ông Graham Knight Tòa lãnh sự Anh Quốc và bà Rose McConnell – tòa lãnh sự Úc Đại Lợi đã đến nhà anh Trần Minh Nhật ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, để khảo sát những hậu quả mà nhà cầm quyền tỉnh Lâm Đồng đàn áp, sách nhiễu gia đình anh Nhật. Anh Trần Minh Nhật cho biết: “Hai nhân viên ngoại giao đã cùng gia đình đi xem vườn tiêu bị xịt thuốc độc của nhà tôi và anh Trần Khắc Đường. Vào tận nơi vườn cà phê bị chặt phá tận gốc của gia đình anh Trần Khắc Đạt, khiến các vị cũng không khỏi xót xa.” Nhà cầm quyền tỉnh Lâm Đồng đã huy động công an mặc thường phục theo dõi, giám sát mọi hoạt động của hai vị đại diện Tòa lãnh sự Anh Quốc và tòa lãnh sự Úc Đại Lợi cũng như các thành viên trong gia đình anh Nhật. Đại diện các vị Tòa lãnh sự Anh Quốc và Úc Đại Lợi cho biết, họ rất lo ngại việc nhà cầm quyền tỉnh Lâm Đồng liên tục cho người sách nhiễu, đe dọa, hành hung và triệt phá kinh tế, đe dọa tính mạng những người thân trong gia đình anh Nhật. Phía tòa lãnh sự Anh và Úc hứa sẽ lên tiếng, cũng như tạo áp lực với phía lãnh đạo nhà cầm quyền CSVN về tình trạng nguy hiểm và sách nhiễu nặng nề mà anh Nhật đang phải gánh chịu. Buổi viếng thăm kết thúc lúc 17 giờ chiều cùng ngày. Xin được nhắc lại, cách đây 2 ngày, đoàn các nhà hoạt động từ Sài Gòn lên thăm Trần Minh Nhật, đã bị công an huyện Lâm Hà huy động hơn 100 người dân tộc thiểu số và côn đồ bao vây và đe dọa tính mạng của họ. Trong thời gian qua, gia đình của anh Trần Minh Nhật đã liên tục bị nhà cầm quyền tỉnh Lâm Đồng cho người đến sách nhiễu và tấn công, triệt tiêu kinh tế. Họ nhẫn tâm ném đá chảy máu đầu anh Nhật. Theo SBTN
......

Hạn và nhiễm mặn Đồng bằng sông Cửu Long: Yếu kém của chính thể VN

(VNTB) - Bên đảng thì vục mặt vào họp hành triền miên cho vấn đề nhân sự. Bên chính phủ thì chỉ thấy họp hành cho các dự án đắp đê ngăn mặn. Hết năm này đến năm khác đều xài hàng ngàn tỷ đồng cho chương trình đê chống mặn, nhưng rốt cuộc người dân cũng vẫn phải ngửa cổ lên trời mà khóc vì hạn hán và nhiễm mặn. Về vấn đề hạn và nhiễm mặn của Đồng bằng sông Mekong, nó là một phương trình tổng quát như sau: Hạn + Nhiễm mặn = Nước biển dâng + Thời tiết (hạn hán) + Các đập thủy điện (của China và sắp tới là của Lào, Thái Lan, Campuchia)  + Sự yếu kém của Việt Nam (về khoa học trong công tác quản lý và trồng rừng và bảo vệ môi trường của các viện trường, về qui hoạch và phát triển kinh tế của chính quyền Hà nội, và sự phát triển kinh tế tự phát phá nát môi sinh của chính người dân). Nước biển dâng và thời tiết Ảnh hưởng của mực nước biển dâng do Biến đổi Khí hậu (BĐKH), là từ từ, tăng dần và yếu tố thời tiết gây hiện tượng hạn và nhiễm mặn nặng (cục bộ về thời gian) như năm nay  là 2 yếu tố liên quan đến thiên tai, và đều là những yếu tố bất khả kháng với những chính thể yếu kém (các chính sách chỉ khai thác tài nguyên bất chấp môi trường), nền kinh tế, sau khi các quả đấm thép Vinaline, Vinshine... của ông thủ tướng đương nhiệm chìm nghỉm cuốn theo hàng ngàn tỷ đô la vay mượn quốc tế, "cả nước đành quay ra buôn bán vỉa hè" như Việt Nam hiện nay. Các đập thủy điện Yếu tố do các đập thủy điện trên phía thượng nguồn, chắc chắn là có nhưng nó không phải là yếu tố quyết định duy nhất. Từ những năm đầu thập kỷ 2000s các đập China đi vào hoạt động, năm nào thì họ cũng tích nước và xả, tất nhiên năm hạn hán, họ sẽ tích nhiều hơn xả. Việc hạn hán nặng như năm nay phần nhiều là do thời tiết, mùa mưa năm trước rất ngăn, lượng mưa hầu như khắp nơi trong lưu vực đều rất thấp, ảnh hưởng của các đập thủy điện China chỉ đóng vai trò cộng dồn/ lũy kế (accumulation) làm cho hiện tượng hạn, và nhiễm mặn trở nên nặng nề hơn. Cứ nhìn lại năm 1998, năm mà các đập của China chưa hoạt động thì hạn hán và nhiễm mặn cũng rất nặng nề. Việc phản ứng của các nhà khoa học về vấn đề các đập thủy điện của China là chính đáng, nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó và cứ bo bo cho rằng đó là nguyên nhân chính thì cũng chẳng khác việc làm màu của ông thủ tướng thất thế Nguyễn Tấn Dũng phút cuối "mở nửa miệng" "đề nghị" China xả nước. "Đề nghị" đấy nhưng China chấp nhận đề nghị đó hay không là thái độ của họ. Ở cấp độ quốc gia về vấn đề chủ quyền biển đảo, đến quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa kia, mất trắng thế mà chính quyền Hà Nội cũng chỉ có các cái loa rè ở Bộ ngoại giao như Nguyễn Phương Nga, Lê Hải Bình phát trong xó nhà, hàng loạt các dự án khai thác tài nguyên giao cho China, thì Mekong đã là cái gì để cái chính thể này họ thực tâm làm? Việc các nhà khoa học đổ hết gánh nặng lên kênh đối thoại của Mekong Vietnam thông qua Ủy hội Sông Mekong (MRC), mà không cung cấp cho họ những số liệu khoa học (scientific indcations) là việc thoái thác trách nhiệm và đá bóng hèn mạt của giới khoa học. Việc các nhà khoa học đăng đàn thành làn sóng phản biện Báo cáo Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mêkông (MDS*) nào là dùng mô hình giống như trò chơi thực tập, nào là số liệu cũ, nào là chỉ mới tính toán số liệu các loại cá trắng mà ko thấy tính số liệu cá đen... Nhưng thật sự xấu hổ khi chỉ cần nhẹ nhàng đặt lại vài câu hỏi: Thế vậy thế giới có cần phát triển ứng dụng các mô hình mô phỏng? Thế nào là số liệu cũ? Tại sao chỉ tính toán sản lượng cá trắng? Nhưng thử hỏi những cái số liệu của các Viện nghiên cứu - Trường Đại học ở Việt Nam ngốn hàng tỷ đồng tiền thuế đấy, cũng dưới trướng của những nhà phản biện này đấy có sử dụng được không? Đơn giản, 8 Viện-Trường ở phía Nam tham gia chương trình quan trắc chất lượng nước đấy, thế mà chỉ có 1 thông số độ mặn, nhóm chuyên gia MDS cũng chỉ nhặt được có 2 năm 2008 và 2010. Không thể nói MDS là hoàn hảo, nhưng đến thời điểm này, nó là tài liệu quan trọng cung cấp những số liệu khoa học có giá trị bổ trợ (support) cho việc tham vấn thông qua kênh MRC cũng như cơ sở khoa học củng cố tính pháp lý để khởi kiện các công trình đập thượng nguồn. Việc các nhà khoa học không nhìn nhận những giá trị của MDS cho thấy khả năng đọc và hiểu báo cáo khoa học, việc họ dùng hiện tượng hạn hán năm nay để cho rắng kết quả mô hình là không tin cậy, cố tình lật úp các giá trị của MDS không những thể hiện khả năng tiếp cận và phân tích một vấn đề, mà nó còn làm "vỡ trận" trong cộng đồng trí thức về lĩnh vực này, và bước cản đối với việc dùng MDS để hỗ trợ tính pháp lý cho quyền lợi của Việt Nam. Rào cản chính trong tiến trình phát triển KHCN của VIỆT NAM chính là những nhóm người chuyên quyền và độc quyền này. Nó đè bẹp giới trí thức trẻ dưới quyền và làm nản lòng những nhà khoa học khác. Việc nhóm Vietecology ở Hoa Kỳ kêu gọi một cuộc vận động nhằm vào vấn đề này là đáng khuyến khích, nhưng theo tôi, chúng ta không thể giậm chân tại chỗ và rập khuôn hay làm màu kiểu như tôi vừa đề cập. Yếu kém của chính thể Việt Nam Theo tôi là yếu tố chính. Nếu nhìn trên Google Earth chúng ta cũng sẽ rất tâm đắc với những bài phát biểu, báo cáo của bất cứ ông bà nào của cái chính thể này: về việc trồng rừng và phủ xanh đồi trọc, chương trình trồng rừng thành công rực rỡ này nọ. Nhưng xắn quần lội bùn đến quá đầu gối sẽ thấy ở dọc bờ biển của Mekong Delta: các cánh rừng đước được trồng dày đặc, thân cây chỉ bằng bắp tay, cây chen chúc mọc thẳng, và không còn không gian để phát triển tán, những trận gió lốc thường cuốn băng lớp tán lá lều khều yếu ớt đó. Còn khu rừng trồng cây bần và cây mắm, thì cũng vẫn nguyên tắc "lâm nghiệp kinh điển: khoảng cách 2 x 2", với cánh rừng đơn loài (monospecies) này, mặc dù các rễ bần mọc ngược lên trên không khí, cũng không thể có tác dụng lưu trữ trầm tích như rừng đa dạng sinh học và nhiều tầng. Thành phần hạt của cát tại hai nơi rừng trồng mono-species và rừng tự nhiên nhiều loài là rất khác biệt. Hiện GIZ (German Society for International Cooperation / Cơ quan Hợp tác Quốc tế Đức) cũng đang thúc đẩy một nghiên cứu bằng cách trồng cấy các loại cây con của các loài khác nhau vào gần và dưới tán lá của các cây cao, theo cơ chế giả/ bắt chước (mimic) sinh thái học, để giúp các viện lâm nghiệp của VIỆT NAM thay đổi và áp dụng việc trồng rừng cho mục đích bảo vệ bờ biển hiệu quả. Vấn đề là, tính kế thừa của nghiên cứu này có hiện hữu hay không, hay quan chức các Viện cũng còn đang mải mê trên những cung đường “tìm kiếm ghế” và bảo toàn quyền và tiền kia? Việc quan trắc chất lượng nước Đặc biệt độ mặn phải thật sự chuẩn hóa, để số liệu và kết quả thuyết phục. Số liệu quan trắc chất lượng nước (water quality) của MRC vùng châu thổ (Delta) thuộc VIỆT NAM, giá trị của thông số DO thì rất thấp, BOD thì rất cao. MRC đã thiết kế chung 1 phương pháp cho cả hệ thống Mekông, vùng thượng nguồn nước ngọt sẽ không bị vấn đề gì cả, nhưng vùng Delta của Việt Nam thì rất khác, hai thông số này bị ảnh hưởng rất nhiều bởi độ mặn. Nhưng thay vì phải nâng cấp phương pháp và hiệu chỉnh trọng số cho vùng nhiễm mặn so với vùng nước ngọt, thì chính các Viện-Trường thực hiện của Việt Nam luôn cho rằng DO và BOD như thế là do ô nhiễm do lối sống (living style, ăn ở trên thuyền, và thải trực tiếp xuống sông) và mật độ dân số cao (high population density)... Cảm giác như Việt Nam tự đầu hàng và chấp nhận. Do trình độ hay do tắc trách? Hồi còn làm cho MRC, khi số liệu quan trắc của Việt Nam gửi sang, tôi thấy nhiều giá trị của các thông số được ghi là 0 (zero), tôi có nói bạn cấp dưới của tôi là liên lạc với Viện đó để xác nhận giá trị 0 này. Vòng vo một hồi vẫn nhận được câu trả lời là giá trị đúng như thế. Cuối cùng tôi nói bạn ấy là về Việt Nam đến Phòng Lab tìm hiểu, mới té ngửa là cứ những giá trị nào mà máy đo cho con số thập phân, hoặc âm là nhân viên ở Viện ghi là 0. Trong khi đó, những giá trị này là thể hiện thông số của máy đo, và bắt buộc phải ghi chính xác con số hiện trên máy. Nhưng đáng tiếc là khi tôi đưa những vấn đề này ra, đã bị một loạt nhân viên của Viện này, cho là đồ nhãi ranh, và thậm chí nhảy vào email cá nhân của tôi chửi rủa. Cái văn hóa bạc nhược này được phôi thai từ chính thượng tầng chính phủ mà chúng ta thấy rõ nhất là cái đại hội "đoảng" 12 vừa rồi. Sự yếu kém của Việt Nam về chính sách phát triển kinh tế và dân sinh Ở các chế độ đặc thù cộng sản, luôn có một cái rất là kêu, đó là kế hoạch phát triển KTXH định kỳ 5 năm "đẹp như mơ". Thật là xấu hổ khi hàng loạt quan chức cũng như các nhà khoa học làm quan hùng hổ trình bày kiểu, năm 2015 sản xuất được xxx tấn lúa, thu ngoại tệ xuất khẩu lúa gạo là yyy tỷ đồng Việt Nam, vậy thì kế hoạch 5 năm, đến năm 2020 sẽ phải đạt xxx + aaa, hoặc xuất khẩu là yyy + bbb, trong khi đó quỹ đất nông nghiệp thì chỉ có giảm, năng suất lúa thì đã kịch trần. Hãy nhìn vào con số thống kê nhẩy bập bùng lên xuống theo sự kiện họp hành ở Ba Đình, sẽ thấy được bản chất của những cái kế hoạch kia. BĐKH là thế, Việt Nam nằm vào nhóm đầu những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhưng thử hỏi, chính phủ và bộ NN&PTNT đã đưa ra được một kế hoạch, hay chiến lược nào về phát triển kinh tế, dân sinh thay thế chưa? Bên đảng thì vục mặt vào họp hành triền miên cho vấn đề nhân sự. Bên chính phủ thì chỉ thấy họp hành cho cácdự án đắp đê ngăn mặn. Hết năm này đến năm khác đều xài hàng ngàn tỷ đồng cho chương trình đê chống mặn, nhưng rốt cuộc người dân cũng vẫn phải ngửa cổ lên trời mà khóc vì hạn hán và nhiễm mặn, và cuộc sống của họ cũng vẫn nổi trôi theo sự hà khắc của thời tiết. Đó chính là quan điểm của GS Võ Tòng Xuân. Về sự phát triển tự phát, phá nát môi sinh của chính người dân và các chính quyền địa phương Việc chính quyền địa phương giao đất cho hàng loạt các cá nhân, hàng chục ngàn héc-ta đất ven biển để đầu tư nuôi tôm những năm của thập kỷ 1990s và 2000s; việc chủ đầu tư thoải mái phá những vành đai rừng ngập mạn tự nhiên, xẻ đất đào kênh mương dẫn nước biển sâu vào trong nội địa để nuôi tôm, là một trong những nguyên nhân đẩy nhanh tiến trình và phủ rộng vùng nhiễm mặn và làm chìm dần vùng đới bờ của châu thổ Mekong do mực nước biển dâng. Một số cá nhân cho rằng quan điểm của GS. Võ Tòng Xuân là không logic, vì nếu cho phát triển nuôi trồng thủy sản thay thế trồng lúa, thì càng đẩy nhanh tiến trình nhiễm mặn. Thực tế, với một chế độ cộng sản độc tài chuyên chế hiện nay, chính thể này, với một nền kinh tế nợ công đầm đìa này, liệu Việt Nam có thể chiến thắng các nước thượng nguồn về tranh chấp tài nguyên nước? Có đủ nội lực kinh tế cho các dự án chống mặn như kiểu Hà Lan? Câu trả lời là hầu như Zero. Tuy nhiên, chuyển đổi sinh kế cho người dân không có nghĩa là cho phát triển ồ ạt, mà bắt buộc phải dựa trên hàng loạt các chỉ số đánh giá tiềm năng, hậu quả với một bản quy hoạch thực sự. Tôi hy vọng nhóm Vietecology ở Mỹ sẽ kết nối các chuyên gia có tâm và tầm trong và ngoài nước tạo thành một diễn đàn mà ở đó các phản biện và đóng góp sẽ được cọ xát và đối trọng với những phản biện kiểu hỏa mù, giải cứu "vỡ trận" ngay từ chính nhóm người Việt đã; có thế mới có thể “nhảy” ra ngoài được. Và cũng sẽ tạo ra một hành lang lành mạnh trong phản biện, có thế mới thu hút được các ý kiến phản biện cũng như sự đóng góp thiết thực. (*) Báo cáo MDS là dự án cấp quốc gia trị giá 4,3 triệu đô la Mỹ do Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban Sông Mêkông Việt Nam chủ trì, thuê hai đơn vị tư vấn DHI (Đan Mạch) và HDR (Mỹ) thực hiện. http://www.ijavn.org/2016/03/vntb-han-va-nhiem-man-ong-bang-song-cuu.html
......

Chống công an bạo hành tại Việt Nam

Từ năm 1997, ngày 15/3 hàng năm được các tổ chức xã hội dân sự xem là Ngày Quốc Tế Chống lại Sự Bạo Hành của các Cơ Quan Công Lực và Công An (International Day Against Police Brutality). Tại nhiều quốc gia dân chủ Tây Phương, nhiều cuộc biểu tình, mít tinh, hội thảo đã được tổ chức nhằm tố cáo sự bạo hành của cơ quan công lực và công an trong ngày này. Những nỗ lực đòi lại công lý, lẽ phải ngày càng được sự hậu thuẫn rộng rãi của quần chúng, các tổ chức Xã Hội Dân Sự tranh đấu cho nhân quyền, các tổ chức chống bạo hành tra tấn, đòi công lý cho các nạn nhân. Nhờ sự phát triển của mạng internet toàn cầu và các mạng xã hội, các hoạt động trên ngày càng trở nên đa dạng. Trong lịch sử nhân loại, nhờ thế lực tiền tài bao che, cũng như sự thờ ơ của dư luận, nhiều cá nhân, tổ chức chủ mưu hay thủ phạm các tội ác diệt chủng (crimes against humanity), tra tấn (torture) giết người tập thể (mass murder), vẫn thoát khỏi vòng pháp lý, ung dung sống hưởng thụ, ngoài vòng pháp luật. Vào cuối thế kỷ thứ 20, bắt đầu có những thay đổi trong việc hình thành các Công Ước Quốc Tế bảo vệ nhân quyền, nhân phẩm con người. Sự quan tâm của dư luận cùng những nỗ lực không ngừng nghỉ các tổ chức Phi Chính Phủ quốc gia và quốc tế, nhiều thành phần chủ mưu và tòng phạm đã bị truy lùng, bị đem ra xét xử, trừng phạt với án tù nặng nề, tài sản thụ đắc phi pháp bị tịch thu. Về tội ác diệt chủng, sự tra tấn, giết người có hệ thống trong cuộc tranh chấp tại Bosnia-Herzegovinia (1992-1995) đã khiến hàng chục ngàn người gốc hồi giáo bị quân đội Serbia thảm sát. Thủ phạm của những tội ác này bị đưa ra xét xử đã đánh dấu một bước ngoặc căn bản trong việc duy trì công lý của cộng đồng nhân loại. Đây là lần đầu tiên sau Đệ II Thế Chiến, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (International Criminal Court) tại The Hague đem ra xét xử lãnh tụ Serbia Milosevic về tội ác diệt chủng (bị kết án vào tháng 5/1999, bị bắt và đem ra xử 2002-2005, sau đó mất trong tù). Công pháp quốc tế và chống công an bạo hành Liên Hiệp Quốc đã định nghĩa Tội ác diệt chủng (hay còn gọi là ’Tội ác chống nhân loại’ - Crimes against Humanity) bao gồm các hành vi bạo hành tra tấn có chủ mưu và có hệ thống (torture, persecution, other inhumane acts of a similar character intentionnally causing great suffering or serious bodily or mental injury). Sau các tội ác chống lại nhân loại trong cải cách ruộng đất, thảm sát Mậu Thân và vô số các tội ác khác trong chiến tranh; hiện nay tại Việt Nam, Bộ Công An, mà người từng cầm đầu là Trần Đại Quang (sắp là chủ tịch nước) trong nhiều năm qua đã và đang tiến hành một chính sách tiêu diệt đối kháng một cách có hệ thống qua nhiều hình thức tinh vi, kín đáo như bao vây kinh tế, khủng bố tinh thần, bạo hành thể xác. Hậu quả là hàng trăm người đã bị đánh chết, hàng chục ngàn người bị đánh đập dã man, bị thương tật thể xác hay bị nội thương. Bộ máy công an phối hợp với côn đồ cùng toà án toa rập với nhau để đưa những người chế độ muốn trù giệt vào tù, hầu dễ dàng đày đoạ hoặc dùng nhục hình tra tấn. Tội ác chống nhân loại bao gồm một trong các hành vi sau, khi được thực hiện có hệ thống hoặc trên phạm vi lớn hoặc được âm mưu, chỉ đạo do một chính phủ hay tổ chức, tập thể: (a) Giết người; (b) Hủy diệt; (c) Tra tấn; (d) Nô lệ hóa; (e) Khủng bố chính trị hay của, chủng tộc, tôn giáo, bộ lạc; (f) Phân biệt chủng tộc, bộ lạc, tôn giáo liên quan đến sự xâm phạm các quyền cơ bản và tự do của con người dẫn đến sự tổn thất nặng nề về số dân; (g) Tự ý ép buộc, dùng vũ lực trục xuất, lưu đày; (h) Tự ý giam hãm; (i) Ép buộc, dùng vũ lực gây ra sự mất tích; (j) Cưỡng hiếp và các hành vi lạm dụng tình dục khác; (k) Những hành động mất nhân tính gây ra thương tổn nặng nề đến tình trạng thể chất hoặc tinh thần, sức khỏe hay phẩm chất con người, như gây tổn thương, tàn tật hay tổn hại khốc liệt cho thân thể. Với các định nghĩa trên và những quyền hạn được giao cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế, các thành phần lãnh đạo chủ mưu và các thủ phạm gây tộc ác sẽ bị triệu ra tòa để điều tra, dẫn độ ra trước Tòa án quốc gia hay quốc tế để trả lời cho các hành vi tội ác của họ. Các cơ cấu dân cử như Quốc Hội Hoa Kỳ có thẩm quyền tuyên bố các tội ác của một số cá nhân, tập đoàn thuộc phạm trù các tội ác diệt chủng và cần phải lập ra một Tòa Án đặc biệt để điều tra, truy lùng và bắt giữ những người liên quan. Ngoài ra thẩm quyền thụ lý các tòa án cấp quốc gia, tùy theo hệ thống pháp luật từng nước, có thể được mở rộng để bao gồm việc điều tra, xét xử các hành vi bạo hành tra tấn, diệt chủng xảy ra ngoài phạm vi lãnh thổ, hay liên hệ đến các công dân các quốc gia khác. Hành vi ra lệnh đàn áp dã man Pháp Luân Công của cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân, Lý Bằng đã bị toà án Tây Ban Nha chấp nhận thụ lý, điều tra. Cựu lãnh đạo Chí Lợi tướng Pinochet đã bị bắt giữ tại Anh (1998 trong hơn 500 ngày) vì một trát tòa Tây Ban Nha về tội ra lệnh giết chết, thủ tiêu các thành phần đối lập. Hiện Tòa Hình Sự Quốc Tế đang tiến hành điều tra về các tội ác tra tấn, giết người tại Cộng Hòa Trung Phi, Sudan (Darfour), Mali, Cộng Hòa Congo, Uganda, Cộng Hòa Kenya, Libya, Cộng Hòa Trung Phi, Georgia... Các cuộc điều tra liên quan đến các cá nhân chủ mưu và thủ phạm tiến hành các vụ giết người, bạo hành dã man các thường dân tại các quốc gia trên. Nhiều thành phần tội phạm đã bị trát tòa quốc gia và quốc tế bắt giữ, một số đang lẩn trốn. Với khả năng kiểm định rộng lớn qua các mạng điện tử, các ngân hàng, cơ quan tài chánh; những thành phần tội phạm tại đào này không còn xử dụng được các số tiền khổng lồ, hoặc bất động sản mà họ đã thụ đắc được một cách phi pháp trên thế giới. Vì hiện nay, các cuộc điều tra về mặt hình sự, thường đi song song với các hình thức truy lùng và niêm phong các tài sản phi pháp. Nhằm bảo vệ nhân phẩm, đòi lại công lý ở một bình diện giới hạn hơn tội ác diệt chủng có tính chất phổ quát, Công Ước Liên Hiệp Quốc Chống Tra Tấn (UN Convention Against Torture) đã được thông qua vào tháng 12/1984 và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 6 năm 1987. Việt Nam ký Công Ước Chống Tra Tấn vào ngày 7/11/2013 và chính thức thông qua ngày 5/2/2015. Nhưng lãnh đạo CSVN và chỉ huy lực lượng Công An cố tình coi thường, chà đạp và vẫn chỉ thị đàn áp dã man mọi thành phần dân chủ hay người dân vô tội dám đứng lên chống lại chế độ CSVN. Điều khoản 1 của Công Ước Chống Tra Tấn định nghĩa hành vi tra tấn như sau: “Tra tấn là bất kỳ hành động nào tạo ra sự đau đớn nặng nề hoặc đau khổ - dù thể xác hay tâm thần - do cố ý gây ra cho một người nhằm các mục đích là đạt được thông tin hay một lời thú nhận từ anh ta hoặc một người thứ ba, trừng phạt anh ta vì một hành động mà anh ta hoặc người thứ ba đã phạm hoặc bị nghi là đã phạm, hoặc đe dọa, ép buộc anh ta hoặc một người thứ ba, hoặc đối với bất kỳ lý do nào dựa trên sự phân biệt đối xử bất kỳ loại nào, khi nỗi đau đớn hay đau khổ như vậy gây ra bởi - hoặc theo sự xúi giục - hoặc với sự đồng ý - hoặc chấp thuận - của một quan chức hoặc người khác hành động trên cương vị chính quyền. Nó không bao gồm sự đau đớn hoặc đau khổ ngẫu nhiên hoặc vốn có khi bị các hình phạt đúng theo luật.” (Công ước chống Tra tấn, Điều 1,1) Tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật bị công an Lâm Đồng ném đá vỡ đầu vào ngày 22/2/2016. Hiện nay tại Việt Nam, công an đã cố tình xử dụng, bao che các thành phần đầu gấu để tiến hành các hành vi bạo hành nhằm vào các nhà dân chủ, gia đình họ, cùng với nhiều người dân vô tội khác (đánh bằng võ khí mềm vào người để gây nội thương, ném đá, tông xe để gây tai nạn giao thông, cho giả dạng tù nhân đánh trong tù). Nhiều người bị tra tấn, đánh chết trong đồn công an (hàng trăm vụ đánh chết người đã xảy ra), cùng lúc hàng ngàn nạn nhân và gia đình bị trù dập, đánh đập dã man. Gần đây nhất là trường hợp của tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật và gia đình tại Lâm Đồng. Nhân ngày Quốc Tế Chống Bạo Hành của các Cơ Quan Công Lực và công an, với tất cả các thuận lợi hiện nay về mặt dư luận và công pháp quốc tế, người dân Việt Nam và các nạn nhân cần phải đứng lên lập hồ sơ, tố cáo trước dư luận về các hành vi bạo hành dã man có chủ mưu và hệ thống của lãnh đạo CSVN và Bộ Công An. Những vụ điều tra, đưa các thành phần chủ mưu và thủ phạm tại Phi Châu ra trước Tòa sẽ không xảy ra nếu không có sự can đảm, quyết tâm các cá nhân, các NGO tranh đấu cho công lý tại các quốc gia Phi Châu bất chấp các đe dọa để đưa những hành vi tội ác ra trước ánh sáng của công lý. Các nạn nhân, gia đình, các lực lượng dân chủ Việt Nam cần đưa các hành vi tội ác, các thủ phạm trên ra trước công luận thế giới qua việc: 1. Thu thập, lọc lựa, viết lại, lưu trữ tất cả các dữ kiện để có thể trở thành các bằng chứng trước một Tòa Án quốc gia hay quốc tế. 2. Vạch mặt các thành phần chủ mưu và thủ phạm các vụ bạo hành tra tấn, giết người dã man trước công luận thế giới, với danh tánh, hình ảnh, dữ kiện về cá nhân các thành phần này. 3. Lập ra những hồ sơ pháp lý với sự hỗ trợ của các NGO quốc tế để truy tố các thủ phạm ra trước Tòa (về mặt hình sự và phần tài sản phi pháp liên hệ). Người Việt Nam sẽ phải tự mình tiến hành, sẽ không có ai khác làm việc này thay cho chúng ta để đòi công lý, lẽ phải cho các nạn nhân trong các vụ đánh chết người, tra tấn bạo hành của công an và đầu gấu tại Việt Nam. Nguồn: http://www.viettan.org/Chong-Cong-An-bao-hanh-tai-Viet.html
......

Gia đình và những người bạn của Cựu TNLT Minh Nhật đang trong tình trạng bất an

GNsP (16.03.2016) – Như GNsP chúng tôi đã loan tin, vào sáng ngày 15.03.2016, hơn 20 người từ Sài Gòn xuống xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng thăm hỏi sức khỏe gia đình Cựu TNLT Trần Minh Nhật, nhưng đã bị lực lượng công an ở đây “kích động” chính người dân sống tại nơi này chửi bới, ném đá, ném bùn, ngăn cản không cho những người bạn của Minh Nhật trở về lại Sài Gòn. Hiện nay, Đoàn Sài Gòn đang tá túc qua đêm tại nhà ông Trần Khắc Đạt, anh trai của Minh Nhật, trong sự lo lắng, bất an vì không biết sẽ xảy ra chuyện gì trong đêm nay, khi nhóm côn đồ dựng chốt, căng lều bạt và canh gác trước cổng nhà ông Đạt một cách cẩn mật và sống trong tình trạng công an xã, huyện và tỉnh đều làm ngơ trước những lời kêu cứu khẩn thiết của gia đình Minh Nhật và những người bạn của anh. Theo như dự kiến, Đoàn Sài Gòn sẽ trở về lại Sài Gòn lúc 2 giờ chiều ngày 15.03.2016, nhưng đã bị lực lượng công an, an ninh mặc thường phục và những người dân bị “kích động” cản trở không cho họ ra về. Chập tối, những người dân bị “kích động” đã rút về nhà nhưng vẫn đông lực lượng công an chìm nổi canh gác trước cổng. Cũng trong thời gian này, nhà cầm quyền đã cắt điện của gia đình ông Đạt – nơi Đoàn Sài Gòn đang tá túc với mục đích cắt đứt mọi liên lạc với những người bên ngoài qua các trang mạng xã hội như facebook… Khoảng 9 giờ tối cùng ngày 15.03, lực lượng công an và truyền thông của nhà cầm quyền đã đến tư gia ông Đạt, yêu cầu kiểm tra tạm trú. Ông Đường, anh trai của Minh Nhật cũng có mặt tại đây cho GNsP biết: “Khoảng 9 giờ có lực lượng công an viên viên vào tư gia anh Đạt để kiểm tra tạm trú. Một số người mặc thường phục đứng ở ngoài hô hào nếu chúng mày ra khỏi ngoài này sẽ chết. Có một số người tự xưng là truyền thông và vác máy quay đi quay. Họ làm việc khoảng 1 tiếng, họ yêu cầu mọi người ghi rõ họ tên để trình báo lên cho công an xã, huyện và tỉnh nhưng bên phía gia đình từ chối vì họ đã làm sai vì không bảo vệ dân do đó họ đã lặng lẽ bỏ ra về… Có thêm 2 ô tô đã đến đằng trước nhà cách khoảng 50m.” Ba công an viên mặc sắc phục vào tư gia kiểm tra tạm trú tên là: Thượng Úy Nguyễn Hồ Nam 398-011, Trung tá Nguyễn Viết Hải 397-014, Thiếu tá Nguyễn Thế Anh 397-145. Những người yêu mến Cựu TNLT Trần Minh Nhật sống trong và ngoài nước đang dõi theo tình trạng nguy bách của gia đình và bạn bè anh Nhật đã hiệp thông với mọi người trong lời cầu nguyện. Cựu TNLT Nguyễn Văn Thanh, sống ở Nghệ An chia sẻ: “Càng về khuya sự an toàn của Paul Trần Minh Nhật và 21 người bạn của anh càng gặp nguy hiểm mọi người cùng nhau cầu nguyện nhiều cho anh em của chúng ta…!” Peter Lam Bui, sống tại Sài Gòn bày tỏ: “Lạy Chúa, xin ở cùng những người anh chị em chúng con, đang gặp nguy nan. Xin cho họ được ơn khôn ngoan và sức mạnh, để đối phó với sự ác đang hiện trị tại đó. Amen. Hướng lòng đến Đà Đờn-Lâm Hà-Lâm Đồng.” http://www.tinmungchonguoingheo.com/blog/2016/03/16/gia-dinh-va-nhung-ng...
......

Kích động dân sách nhiễu gia đình và bạn bè đến thăm cựu tù Trần Minh Nhật*

Sáng ngày 15 tháng Ba, 2016 hơn 20 người bạn từ Sài Gòn xuống thăm gia đình cựu tù nhân lương tâm (TNLT) Trần Minh Nhật đang trong tình trạng nguy hiểm, khi công an xã Đạ Đờn và huyện Lâm Hà sách động nhiều người dân và người dân tộc thiểu số đến tư gia nhà anh Nhật chửi bới và đe dọa giết. Ngay sau khi những người bạn của anh Minh Nhật vừa đến nhà ông Trần Khắc Đạt, anh trai của anh Minh Nhật, với mục đích hỏi thăm sức khỏe cả gia đình, thì những người dân này được công an huyện Lâm Hà điều động đến và đứng trước cổng tư gia lăng mạ, hăm dọa ném đá, đập phá xe và đánh nhóm bạn của Minh Nhật nếu nhóm người này đi ra khỏi nhà. “Những người dân bị xúi dục này không biết việc họ đang làm”, anh Minh Nhật nói. Anh Hiền, một trong những thành viên của đoàn Sài Gòn xác nhận: “Họ còn huy động cả phía đài truyền hình với máy quay chuyên dụng đến quay phim, không hiểu họ có ý đồ gì. Còn có thêm hai xe ô tô “biển số xanh” của cơ quan chức năng đậu gần đó nhưng không thấy ai giải quyết vấn đề mà để mặc cho những người dân tộc gây sự, lăng mạ chúng tôi.” Sau đó, cựu TNLT trẻ tuổi này đã gọi điện thoại kêu cứu đến Phó Công an tỉnh Lâm Đồng là ông Thiều, nhưng ông phó công an tỉnh đã thờ ơ tính mạng nguy kịch của người dân với những câu trả lời vô trách nhiệm như: “không giải quyết sự việc qua điện thoại”, “chúng tôi sẽ báo cáo lên lãnh đạo và chúng tôi sẽ trao đổi với ban quản lý địa phương của xã Đạ Đờn”… Kết thúc cuộc trò chuyện với ông Thiều, ngay lập tức, anh Nhật đã gọi điện thoại đến cho ông Chủ tịch xã Đạ Đờn là ông Lĩnh để tiếp tục kêu cứu nhưng ông Chủ tịch xã Đạ Đờn cũng vô tâm và vô trách nhiệm không kém gì so với ông Phó công an tỉnh Lâm Đồng. Qua điện thoại, ông Lĩnh, Chủ tịch xã Đạ Đờn trả lời: “…yên tâm sẽ xử lý nhé. Nếu ông Thiều điện trực tiếp cho tôi thì tôi mới xử lý nhé.” Lực lượng công an huyện Lâm Hà kích động người dân và người dân tộc lăng mạ gia đình Cựu TNLT Minh Nhật và những người bạn đến thăm gia đình. Cơ quan bảo vệ pháp luật cũng có mặt tại hiện trường nhưng họ vẫn mặc kệ cho người dân chửi bới và đe doại giết gia đình Minh Nhật và những người bạn Công an dựng chốt, căng lều bạt, ngăn cấm những người bạn của Minh Nhật ra về. Những người bạn từ Sài Gòn xuống thăm gia đình Minh Nhật Trước đó, khi đoàn Sài Gòn trên đường đến nhà anh Minh Nhật thì có bốn tên mặc thường phục chạy xe máy đến ngăn Đoàn vào thăm gia đình anh Nhật. Một thành viên trong Đoàn Sài Gòn đã bị một tên gây sự, cướp điện thoại và ném đi, làm vỡ màn hình. Được biết, hiện nay, các an ninh mặc thường phục đã lập chốt chắn, dựng bạt, căng dây không cho đoàn Sài Gòn ra về . Đoàn Sài Gòn lên xe ra về nhưng ông Bí thư huyện Lâm Hà tên là Phạm Xuân Hùng đã hô hào cho bà con chặn xe lại và trên tay cầm gạch đá để ném theo lệnh. Việc kích động người dân đến tư gia nhà ông Đạt chửi bới do công an huyện Lâm Hà chỉ đạo có nguy cơ ảnh hưởng đến tình trạng an ninh, trật tự và đời sống của người dân ở khu vực này. Chức năng của ngành công an là bảo vệ sự thanh bình cho người dân, nhưng họ lại sử dụng người dân để “đấu tố” người yêu nước – những người có tiếng nói khác với nhà cầm quyền cộng sản! Pv. GNsP http://www.tinmungchonguoingheo.com/blog/2016/03/15/cong-an-huyen-lam-ha...
......

Đức: Đảng bảo thủ thua đậm trong cuộc bầu cử địa phương

Liên minh Dân chủ-Thiên chúa giáo CDU, đảng bảo thủ của thủ tướng Angela Merkel, đã bị mất nhiều phiếu trong cuộc bầu cử địa phương tại 3 bang hôm qua, 13/03/2016. Tại bang Baden-Württemberg, tây nam nước Đức, vốn là cứ địa lịch sử của CDU, đảng này lần đầu tiên đã về nhì, sau đảng Xanh. Còn tại bang Rheinland-Pfalz, đảng CDU cũng về nhì, thua đảng Dân chủ Xã hội SPD. Trong khi đó tại bang Sachsen-Anhalt, tuy đảng CDU về hạng nhất, nhưng lại bị đảng dân túy AfD bám sát. Với tỷ lệ phiếu được thẩm định là khoảng từ 21,5% đến 22,8%, đảng AfD đã đạt kết quả lịch sử ở bang này. Tại hai bang kia, đảng AfD cũng giành được tỷ lệ phiếu đáng kể. Trong thời gian qua, nhiều bộ trưởng của bà Merkel đã liên tục đả kích đảng AfD, kêu gọi ngăn chận đảng bị xem ngày càng ngả theo phe cực hữu. Nhưng đảng dân túy này vẫn được nhiều cử tri ủng hộ. Như vậy, có thể nói, chính đảng dân túy AfD là kẻ thắng lớn trong cuộc bầu cử hôm qua. Điều này sẽ gây khó khăn cho các đảng CDU, SPD và đảng Xanh trong việc thành lập các liên minh cầm quyền ở địa phương. Thất bại của đảng CDU lần này là do chính sách của thủ tướng Angela Merkel về việc tiếp nhận người tị nạn, bị chỉ trích là quá hào phóng. Trong năm 2015, chính phủ Berlin đã mở cửa đón nhận hơn một triệu người xin tị nạn. Chính sách này bị cả những người trong đảng của bà Merkel chỉ trích và khiến cử tri Đức hoang mang. Không chỉ đảng CDU, mà cả đảng lớn thứ hai ở Đức là đảng Dân chủ Xã hội SPD cũng bị thua đậm ở hai bang Baden-Wurttemberg và Sachsen-Anhalt. Tóm lại, kết quả bầu cử địa phương ngày 13/03 được xem như là một phát súng cảnh cáo hai đảng CDU và SPD, vẫn ngự trị sân khấu chính trị nước Đức từ 70 năm qua. Hiện giờ, bà Angela Merkel vẫn chưa cho biết là bà có sẽ tái tranh cử chức thủ tướng nhiệm kỳ thứ 4 vào năm tới hay không, sau cuộc bầu cử Quốc hội. Tuy nhiên, uy tín cá nhân của thủ tướng Merkel vẫn còn rất lớn, chưa có đối thủ nào có thể đe dọa vị thế của bà. Vấn đề là sau cuộc bầu cử địa phương này, áp lực đang gia tăng lên thủ tướng Merkel về chính sách tiếp nhận người tị nạn. Ngay từ tối hôm qua, 13/03, nhiều lãnh đạo cao cấp đã yêu cầu thủ tướng Đức thay đổi chính sách trên. Cho tới nay, bà Merkel vẫn từ chối đề ra mức giới hạn về số người tị nạn được tiếp nhận tại Đức. Thanh Phương (RFI) http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160314-duc-dang-bao-thu-thua-dam-trong-cuoc-b...
......

Cử tri bỏ phiếu chống chính sách di dân của chính phủ Đức

Một đảng có chủ trương dân tộc chủ nghĩa, chống di dân đã giành được ghế trong ba cuộc bầu cử khu vực của Đức, một kết quả được coi như một sự phản đối lớn đối với chính sách nhập cư rộng cửa của Thủ tướng Angela Merkel. Đảng Lựa Chọn Khác Cho Nước Đức (AfD) giành được đại biểu ở những tiểu bang Baden-Wuerttemberg và Rheinland-Pfalz ở vùng tây nam trù phú của Đức, và ở Sachen-Anhalt, một vùng kinh tế yếu kém ở phía đông đất nước, theo kết quả cuộc bỏ phiếu và thăm dò ngoài phòng phiếu phát sóng trên truyền hình quốc gia Đức. Những cuộc bầu cử này là phép thử chính trị lớn đầu tiên kể từ khi Đức đăng ký gần 1,1 triệu người xin bảo hộ tị nạn vào năm ngoái. Đảng AfD giành được 15 phần trăm số phiếu ở bang Baden-Wuerttemberg và gần 13 phần trăm ở Rheinland-Pfalz, theo kết quả chính thức. Đảng này về nhì ở Sachen-Anhalt với 24 phần trăm, theo dự đoán của đài truyền hình ARD và ZDF, với hầu hết các quận đã được kiểm phiếu. "Chỉ có một con đường, con đường thống nhất của Merkel, và người dân muốn một lựa chọn khác, họ muốn có một sự chống đối thực sự và chúng tôi muốn đảm đương nhiệm vụ đó," Andre Poggenburg, lãnh đạo đảng AfD ở Sachen-Anhalt thuộc Đông Đức cũ, nói với hãng tin Reuters sau khi bỏ phiếu. Nhà khoa học chính trị Jens Walther của Đại học Duesseldorf nói với hãng tin AFP của Pháp rằng, "Những cuộc bầu cử này rất quan trọng ... vì chúng sẽ đóng vai trò như là một phép thử cho chính sách gây tranh cãi của chính phủ" về người tị nạn. Thất bại này được xem là một cú giáng mạnh vào Thủ tướng Merkel, trong khi bà đang cố gắng sử dụng địa vị của mình là nhà lãnh đạo quyền lực nhất châu Âu để đạt được một thỏa thuận giữa Liên minh châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn chặn dòng di dân. Bà Merkel đang chịu áp lực ngày càng tăng đòi đóng cửa không cho di dân vào Đức - nhiều người trong số họ là người Syria, và những người khác, lánh chiến tranh - nhưng bà đã từ chối áp đặt một giới hạn về số lượng người đổ đến. Thông qua EU, bà đang thúc đẩy một hành động trên phạm vi toàn châu Âu kêu gọi phân bổ người tị nạn khắp khối bao gồm 28 nước thành viên này theo tỉ lệ. http://www.voatiengviet.com/content/cu-tri-bo-phieu-chong-chinh-sach-di-...
......

Người dân tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma

......

Đòn vu cáo người tự ứng cử

*** Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XIV hôm 8 Tháng Hai vừa qua. Hình: TTXVN Để chuẩn bị cho cuộc bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân vào ngày 22 Tháng 5 tới đây theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính Trị, lãnh đạo CSVN đang tập trung vào hai điểm: Thứ nhất, ráo riết mở cuộc tuyên truyền không ngại tốn kém, đưa ra một hình ảnh dân chủ cho thời kỳ sau Đại hội 12 vừa chấm dứt. Cơn giông tố trong nội bộ đảng giờ đã tạm lắng, đây là lúc đảng phô diễn lá bài “dân chủ hơn nữa” thay cho chiến thuật “dân chủ ù lỳ” đã kéo dài hàng chục năm đưa đến kết quả một đất nước không muốn phát triển nhưng tự hào trong lạc hậu. Cần phải thêm chút phấn son tô điểm lại bộ mặt khắt khe, độc quyền của đảng hòng giảm bớt những lời ta thán trong dân. Thứ hai, đây cũng là lúc Mặt Trận Tổ Quốc Trung Ương bắt đầu diễn tuồng vì lâu nay chỉ đứng chầu rìa ăn lương. Được biết, hôm 16/2 vừa qua, hội nghị hiệp thương lần thứ nhất đã diễn ra nhằm thỏa thuận số lượng người ra ứng cử đại biểu quốc hội khóa 14 của các cơ quan trung ương. Sẽ có ít nhất ba lần Mặt Trận Tổ Quốc tổ chức hội nghị hiệp thương để cho ra một danh sách được chọn lựa “theo luật định” và vừa ý đảng. Đó cũng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu 5 năm mới có một lần mà cơ quan này được đảng giao nhiệm vụ. Lúng túng đối với người “tự ứng cử” Nhưng trong cuộc bầu cử lần này, mọi sự không suôn sẻ như những lần đảng cử dân bầu trước đây. Một tình huống mà nhà nước không lường trước đã diễn ra. Đó là khoảng 20 công dân đã sử dụng quyền bầu cử ứng cử ghi trong Điều 27 của Hiến Pháp 2013 để nộp đơn tự ứng cử đại biểu quốc hội khóa 14. Những công dân này thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội, muốn ứng cử mà không thông qua bất cứ sự đề cử nào của hình thức hiệp thương. Đây là một thách thức lớn mang tính bất ngờ đối với cán bộ phụ trách công tác bầu cử kỳ này, khi mà lâu nay họ sống trong cái vỏ bọc dân chủ xã hội chủ nghĩa, bên cạnh sự thờ ơ của quần chúng. Nay bỗng dưng xuất hiện một phong trào ứng cử độc lập, đảng coi như một sự cố tình “phá hoại” sự lãnh đạo tuyệt đối của mình theo điều 4 hiến pháp. Đó là sự lãnh đạo mà các cây bút tuyên giáo ra sức ca ngợi là “hiến định” nhân dân cần tuân thủ. Đảng cần đối phó để ngăn chận phong trào tự ứng cử có thể bành trướng ngoài tầm kiểm soát. Có thể nhìn thấy ba thủ đoạn mà nhà cầm quyền đang tung ra để tấn công chống lại những nhà hoạt động dân chủ nộp đơn tự ứng cử. Thâm hiểm nhất là vu cáo họ bị Việt Tân giật dây, ứng cử để phá hoại cuộc bầu cử. Là một thể chế cầm quyền độc đảng, Hà Nội luôn lo sợ luồng gió dân chủ đa đảng làm suy yếu quyền lực của họ. Dưới cặp mắt của những kẻ độc tài, đảng Việt Tân là kẻ thù cũng là cái cớ dùng để đe dọa và khủng bố người khác. Do đó không gì tốt hơn dán cho những nhân vật tự ứng cử cái nhãn Việt Tân để dễ bề loại trừ ngay từ lúc đầu. Kế đến, ngay từ lúc làm thủ tục nộp hồ sơ, các ứng cử viên tự do phải vượt qua biết bao khó khăn gây ra bởi phường, xã là cấp hành chánh thấp nhất. Như trường hợp ứng cử viên Đặng Bích Phượng đi từ phường này đến phường kia vẫn không xác nhận được lý lịch. Bà Đặng Bích Phượng và ông Nguyễn Tường Thụy gặp nhiều khó khăn trong việc xác nhận lý lịch. Thủ tục hành chính được mô tả “hành dân là chính” nên Blogger Nguyễn Tường Thụy phải đi lại đến ba lần mới được xã viết mấy giòng xác nhận vào lý lịch, dù chức trách của xã chỉ là xác nhận chữ ký mà không cần cho nhận xét. Đây cũng là khó khăn mà ứng cử viên Nguyễn Đình Hà đang gặp phải. Điều này cho thấy các cấp hành dân hiện nay đang ra sức cản trở quyền ứng cử hợp pháp của công dân. Sự sách nhiễu của chính phủ còn diễn ra trên báo chí cũng như trên các trang mạng xã hội nhằm bêu xấu những người tự ứng cử bởi các tay bút nô và báo quốc doanh. Điển hình như trên báo PetroTimes ngày 02/03/2016 vừa qua, bài viết “Quốc hội không phải là phường chèo!” ký tên tác giả Đại Anh đã hết lời miệt thị nghệ sĩ chèo Nguyễn Công Vượng, gọi ông này là một “kẻ khùng”. Ông Nguyễn Công Vượng bị bôi nhọ trên tờ PetroTimes Cuối cùng, có vẻ như lo ngại những thủ thuật phi pháp như trên không ngăn cản được sự dấn thân của những ứng cử việc độc lập (không do đảng ’cơ cấu’), tại cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội hôm 8/3/2016, báo VietNamNet dẫn lời ông Trọng cảnh báo: “Không để lọt vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước những phần tử thế này thế khác”. Tuy ông Trọng không nói rõ “những phần tử thế này thế khác” là những ai, nhưng có vẻ như đây là một mệnh lệnh để các địa phương phải thực hiện “dân chủ đến thế là cùng” theo kiểu của ông Trọng. Lại vu cáo Việt Tân đàng sau Nhiều ứng cử viên độc lập khác cũng bị bêu rếu đủ mọi xấu xa. Luật sư Lê Văn Luân còn bị vu cáo tham gia ứng cử là do tổ chức “phản động Việt Tân xúi giục” và để phá hoại cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khóa 14 sắp tới. Ông đã lập tức phản ứng cứng rắn yêu cầu báo PetroTimes phải gỡ bỏ bài viết và xin lỗi. Nhà nước còn sử dụng cả youtube, tạo ra một số clip để công kích, xuyên tạc các ứng cử viên độc lập nhằm mục đích bêu xấu họ trước quần chúng cử tri. Luật sư Lê Văn Luân và Luật sư Võ An Đôn gặp trở ngại dưới nhiều hình thức khác nhau trong quá trình nộp hồ sơ tự ứng cử đại biểu Quốc hội Ngoài ra một thủ đoạn khác được Luật sư Võ An Đôn cho biết trên facebook sau khi nộp đơn ứng cử, Phòng an ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh gởi “giấy mời” ông lên Công an tỉnh Phú Yên làm việc. Một đất nước luôn tự hào “pháp quyền xã hội chủ nghĩa” nhưng bất cứ lúc nào công an cũng có thể ập vào gọi là “kiểm tra hành chính đột xuất” như trường hợp ông tài xế taxi Phan Vân Bách, một công dân đã hành xử quyền bầu cử, ứng cử hợp pháp của mình. Những thủ đoạn vừa kể cho thấy chế độ một mặt muốn phô bày bộ mặt dân chủ cho cuộc bầu cử tháng 5/2016, để thế giới nhìn thấy sự thay đổi của mình. Nhưng mặt khác chính quyền độc tài đã trắng trợn ra đòn khủng bố công dân ngay giữa ban ngày. Rõ ràng Hà Nội đang cố gắng dùng mọi biện pháp hèn hạ nhất để xóa bỏ quyền bầu cử ứng cử mà chính họ đã đề cao trong bản hiến pháp. Thế nhưng có những viên chức cao cấp của quốc hội khóa 13 như Phó văn phòng Nguyễn Sỹ Dũng, còn tiếp tục lừa bịp dư luận “cần khuyến khích và tạo điều kiện cho công dân tự ứng cử.” Còn hơn nữa, Dũng đưa ra miếng mồi thơm hứa hẹn “cho phép Việt kiều về ứng cử tại Việt Nam”. Liệu còn có ai tin vào những lời hứa hẹn hào nhoáng ấy nữa? Sự mâu thuẫn trong lời nói và hành động ấy cũng cho người ta thấy, phong trào tự ứng cử hiện nay đã gây cho đảng một sự lo sợ nhất định nào đó. Sau hàng chục lần lừa bịp nhân dân trót lọt, nay Đảng sợ mình bị vạch mặt chỉ tên là một chế độ giả trá, phi dân chủ. Đảng sợ có người khác chính kiến lọt vào quốc hội, đảng không thể tự tung tự tác như bao lâu nay. Cho dù đảng có giả vờ dành từ 10 đến 15% ghế đại biểu cho “người ngoài đảng” nhưng phải qua hiệp thương của Mặt Tận Tổ Quốc. Những người tự ứng cử hiện nay cũng là người ngoài đảng nhưng hầu hết là những người yêu nước đấu tranh dân chủ. Phải chăng nhà nước cộng sản sợ họ có thể phá vở cơ chế “đảng cử dân bầu” vững chắc lâu nay? Nguồn ảnh: Facebook Vận Động Ứng Cử Đại Biểu Quốc Hội 2016 Cho tới nay dù đã đem hết thủ đoạn hèn hạ nhất để mong loại trừ những ứng cử viên độc lập, nhưng xem ra công an và văn nô cũng thấy rằng không thể nào tiêu diệt được quyết tâm của họ. Ngay cả ngón đòn đem Việt Tân ra hù dọa, cũng không còn làm ai lùi bước. Vì lẽ các hoạt động ôn hòa đồng hành cùng dân tộc của Việt Tân từ trước đến nay đã được đồng bào hiểu được và chấp nhận. Theo http://www.viettan.org/%C4%90on-vu-cao-nguoi-tu-ung-cu.html
......

Hội Giáo Chức Chu Văn An họp mặt tại Sài Gòn

Sáng chủ nhật 6/03/2016, Hội giáo chức Chu Văn An tổ chức họp mặt lần đầu tiên tại Sài Gòn. Cuộc họp mặt diễn ra tại văn phòng Công lý và Hòa bình, nằm trong khuôn viên Dòng Chúa Cứu Thế . Sau nhiều tháng vận động, các thành viên sáng lập của Hội giáo chức Chu Văn An dự trù lễ ra mắt ở Hà Nội vào ngày 05/01/2016 nhưng tất cả các anh em ở Hà Nội đều bị chặn từ cửa nhà mình. Các thầy bị canh tới cường độ không thể tin nổi, có những thầy bị an ninh canh ở lan can. Vì vậy, hội giáo chức Chu Văn An đã ra mắt online trong một tiếng rưỡi đồng hồ. Cho đến ngày hôm nay, đây là buổi sinh hoạt gặp mặt đầu tiên. Tham dự cuộc họp có các hội viên hội giáo chức Chu Văn An ở Sài Gòn và miền Nam, cùng với đông đảo thân hữu. Ngoài ra còn có sự hiện diện của các cơ quan truyền thông. Ở phần đâu chương trình, thầy Phạm Minh Hoàng, một thành viên của Hội thì hiện thời Hội giáo chức Chu Văn An có 41 hội viên. Khoảng một phần ba số đó ở Hà Nội, một phần ba ở Sài Gòn, một phần ba còn lại ở khắp các tỉnh trên đất nước: Lạng Sơn, Bắc Giang, Huế, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Trà Vinh… Kể cả sau khi đã thành lập không rầm rộ, Hội giáo chức Chu Văn An vẫn bị “để ý” . Ngay từ ngày đầu, có 2 thầy ở Hà Nội bị an ninh tới yêu cầu rút tên ra khỏi hội vì hội không do nhà nước quản lý ?! Theo an ninh, trên trang của hội giáo chức có những bài nội dung không phải là ý của nhà nước. Tuy nhiên các thầy cô đã vững vàng và đủ sức để giải thích cho những an ninh đó hiểu ra vấn đề, rằng đó là quyền tự do và nghĩa vụ thiêng liêng. Hội quy tụ những người giáo viên có ước mơ thay đổi nền giáo dục, và tất cả những ai trong ngành có suy tư về giáo dục có thể tham gia. Hội giáo chức Chu Văn An nhận thức được tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của nền giáo dục Việt Nam do nhà nước một đảng kiểm soát. Sự kiện giáo sư Nguyễn Đình Cống ở đại học Xây dựng tuyên bố bỏ Đảng mới đây đã cho thấy các nhà giáo Việt Nam không thể mãi bị nạn độc quyền chân lý khuất phục. Tôn chỉ của Hội giáo chức Chu Văn An là những mục tiêu có tính xây dựng và thiết thực. Ba nội dung chính đó là: góp phần chặn đứng tình trạng xuống cấp của hệ thống giáo dục hiện nay; góp phần giải quyết những vấn đề ảnh hưởng đến thế hệ tương lai của đất nước; tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua những hoàn cảnh khó khăn. Trong tinh thần đó, Thầy Hoàng đã kêu gọi các thân hữu giúp đỡ bằng cách mời gọi các bạn bè từng làm trong ngành giáo dục cùng tham gia vào Hội đề góp phần vào giải quyết một vấn nạn vô cùng quan trọng của đất nước Sang phần hai của buổi họp mặt đầu tiên này, Hội giáo chức Chu Văn An mời một thân hữu thuyết trình về đại học tư ở Việt Nam, và những bất công mà hệ thống trường tư thục gặp phải khi phải nộp quá nhiều thuế để nuôi đại học công. Bài thuyết trình này tạo nên một không khí tranh luận sôi nổi trong khán phòng, rằng làm sao để mang lại công bằng trong giáo dục đến với mọi sinh viên trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong thời gian tới, Hội giáo chức Chu Văn An hứa hẹn sẽ tiếp tục tổ chức những giờ giao lưu học thuật định kỳ như vậy. Tổng kết cuộc họp mặt, giảng viên Phạm Minh Hoàng thay mặt Hội giáo chức Chu Văn An gửi lời cám ơn đến các khách mời. Những vấn đề về giáo dục do Hội giáo chức Chu Văn An đề xướng gây được sự hưởng ứng tích cực từ dư luận và nhận được những ý kiến góp ý đa chiều. (Kiều Phong - Bài tóm tắt từ trang Việt Nam Thời Báo)
......

NGÀY QUỐC TẾ CHỐNG CÔNG AN BẠO HÀNH

NGÀY QUỐC TẾ CHỐNG CÔNG AN BẠO HÀNH: HÃY LÊN TIẾNG ĐỂ BẠN KHÔNG LÀ NẠN NHÂN KẾ TIẾP Càng ngày chúng ta lại càng thấy nhiều những vụ công an lộng hành đánh dân đến chết. Công an giao thông moi tiền không được quay ra dùng vũ lực, công an điều tra ép cung gây ra những vụ tử vong trong đồn, công an cưỡng chế cướp đất hay hành hung những nhà hoạt động vì quyền con người... Những câu chuyện về công an bạo hành nhan nhản ở khắp mọi nơi làm cho người bị đánh thì kinh hoàng, người chứng kiến thì bị ám ảnh, người xem tin tức thì sợ hãi và phẫn nộ. Lực lượng công an lẽ ra có nhiệm vụ bảo vệ cuộc sống của người dân, nhưng giờ đây lại trở thành lực lượng đối đầu với dân, tạo ra sự sợ hãi và phẫn uất tràn lan trong xã hội. Nhân ngày QUỐC TẾ CHỐNG CÔNG AN BẠO HÀNH (International Day Against Police Brutality) vào ngày 15/3, Facebook Việt Tân mời các bạn cùng chúng tôi tham gia tuần lễ tố cáo những tên công an ác ôn chuyên hà hiếp dân, và cùng nhau đưa ra dư luận những hành vi sai trái của lực lượng “vì dân quên mình”. Hãy gởi cho Facebook Việt Tân thông tin về những vụ công an đánh người bao gồm hình ảnh, video, hay thông tin về những tên công an chuyên hành hạ dân để các ad có thể đăng tải trên Facebook Việt Tân và tố cáo với dư luận và cộng đồng quốc tế. Cùng nhau, chúng ta sẽ chuyển tải thông điệp rằng: Nếu không lên tiếng thì chính chúng ta có thể là NẠN NHÂN KẾ TIẾP. ‪#‎AreYouNext‬ ‪#‎HãyLênTiếng‬ Theo https://www.facebook.com/viettan/?fref=ts
......

Cán bộ phường công nhận đảng Việt Tân?

Mặc dù trong việc “xác nhận lý lịch công dân”, UBND phường chỉ có mỗi chức năng (và khả năng) xác nhận chữ ký và địa chỉ nơi cư trú của công dân, song trên thực tế, các cán bộ phường thường hay tưởng mình có thẩm quyền rộng hơn thế. Bà Trần Thị Tố Nga, Phó Chủ tịch UBND phường Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), mới đây đã hồn nhiên “bổ sung” vào bản xác nhận lý lịch cho ứng cử viên ĐBQH Nguyễn Đình Hà như sau: “Ông Nguyễn Đình Hà năm 2008 tham gia Đảng Dân chủ Việt Nam; đã từng được thành viên của Đảng Việt Tân ở hải ngoại tiếp đón, tham gia phiên điều trần tại Hạ viện Mỹ; dự hội thảo hướng tới nền báo chí độc lập tại Việt Nam... Là công dân không gương mẫu”. Chẳng ngờ bà Nga gặp phải ông Hà là cử nhân luật và cũng là người có thâm niên hoạt động xã hội (hay theo cách gọi của công an và dư luận viên là có thâm niên “phản động”), nên bà bị ông Hà “dũa” lại như sau: - Nội dung trong phần “Bổ sung phần xác nhận” kể trên không thuộc thẩm quyền xác nhận của UBND cấp xã / phường được quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/04/2009 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện và Công tác Tư pháp của UBND cấp xã” và Chỉ thị số 1520/HTQTCT-CT ngày 20/03/2014 của Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp ban hành hướng dẫn xác nhận sơ yếu lý lịch. - Thông tin trong phần nội dung đó không thuộc loại thông tin, dữ liệu mà UBND cấp xã / phường thu thập, lưu trữ, quản lý, sử dụng. Vậy, ai, cơ quan/ đơn vị nào cung cấp thông tin này cho bà Nga? - Bà hay bất cứ quan chức địa phương nào đều không có quyền xác nhận / phán xét một công dân là “không gương mẫu” (trong khi tôi không có tiền án, tiền sự, không có điều tiếng tại địa phương và được sự yêu quý của hàng xóm, khu phố). - Chi tiết “đã từng được thành viên của Đảng Việt Tân ở hải ngoại tiếp đón, tham gia phiên điều trần tại Hạ viện Mỹ; dự hội thảo hướng tới nền báo chí độc lập tại Việt Nam” hoàn toàn không vi phạm pháp luật Việt Nam. Chi tiết này thể hiện thái độ tiêu cực với quyền tự do báo chí của công dân theo Hiến pháp, xa hơn là đối với quan hệ bang giao Việt Nam - Hoa Kỳ đang ngày càng gắn kết. - Chi tiết “năm 2008 tham gia Đảng Dân chủ Việt Nam” không vi phạm pháp luật Việt Nam và bà không có tài liệu, chứng cứ chứng minh được tư cách thành viên Đảng Dân chủ Việt Nam của tôi. v.v. Bà Trần Thị Tố Nga kết luận ông Nguyễn Đình Hà là công dân không gương mẫu. Đáp lại, bà bị ông Hà kết luận: “Việc bà xác nhận như vậy là hoàn toàn trái pháp luật, thể hiện sự lạm quyền và không chính xác trong vận dụng pháp luật”. Thật lạ. Việt Nam “dân chủ đến thế là cùng” thì tại sao chính quyền lại xem việc một người là thành viên của đảng Dân chủ, tham gia hoạt động của đảng Việt Tân (nếu có) là khiến người đó trở thành “công dân không gương mẫu”? Ngoài ra, ông Nguyễn Đình Hà nói đúng nhưng vẫn thiếu một điểm, và ông không đề cập đến là may cho bà Phó Chủ tịch. Ấy là: Trong phần “bổ sung phần xác nhận lý lịch”, bà Trần Thị Tố Nga, với tư cách Phó Chủ tịch UBND phường Lý Thái Tổ, đã gọi tên đảng Việt Tân và đảng Dân chủ, thậm chí còn viết hoa ba từ: Đảng Việt Tân. Đó là hành động công nhận sự tồn tại và hoạt động của Việt Tân với tư cách một đảng chính trị, trong khi lâu nay, an ninh và tuyên giáo đảng Cộng sản vẫn nhất định gắn nhãn cho Việt Tân là “tổ chức khủng bố”. Đương nhiên, vì thiếu hiểu biết, vị cán bộ phường cũng đã công nhận luôn cả đảng Dân chủ, và thừa nhận rằng việc công dân Việt Nam tham gia bất kỳ đảng phái chính trị nào, ngoài đảng Cộng sản, đều là “không gương mẫu”. Đoan Trang http://www.phamdoantrang.com/  
......

Uỷ hội Liên Âu bị tố cáo sai phạm nhân quyền trong hồ sơ thương thảo Hiệp ước Tự do Mậu dịch Liên Âu – Việt Nam

PARIS – BRUXELLES, ngày 3.3.2016 (FIDH & UBBVQLNVN) — Hôm 26 tháng 2 vừa qua, Bà OReilly, Thanh tra Liên Âu, nhận xét rằng việc từ chối tiến hành nghiên cứu tác động Nhân quyền là một hành động sai phạm tồi tệ trong vấn đề quản lý. Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt nam (VCHR) hoan nghênh quyết định lịch sử của bà Thanh tra sau khi thụ lý hồ sơ khiếu kiện của Liên Đoàn và Uỷ ban chống cách quản lý hồ sơ thương thảo Hiệp ước Tự do Mậu dịch Liên Âu – Việt Nam của Uỷ hội Châu Âu. Bà Emily O'Reilly, Thanh tra Liên Âu Quốc hội Châu Âu phải phê chuẩn phán quyết của bà Thanh tra, nên đã mời Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và bà OReilly phát biểu hôm nay về sự vụ sai phạm của Liên Âu. Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam cùng kêu gọi các vị Dân biểu Quốc hội Châu Âu đảm lãnh trách nhiệm để bảo đảm rằng Hiệp ước phải tôn trọng những nghĩa vụ của Liên Âu trong vấn đề nhân quyền. “Quyết định của bà Thanh tra là bước tiến cụ thể đúng lối nhằm bảo đảm chính sách mậu dịch và đầu tư của Liên Âu khế hợp với nhân quyền. Điều này phải được các vị Dân biểu Quốc hội Châu Âu chịu trách nhiệm và hậu thuẫn”, ông Karim Lahidji, Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền nhấn mạnh. Bà Thanh tra Liên Âu đã giải thích rõ tác động nhân quyền phải được thực hiện trước khi Hiệp ước kết thúc để có thể ảnh hưởng trong các cuộc thương thuyết nhằm đáp ứng những nhu cầu tối thiểu về nhân quyền. Trong bản quyết định, bà Thanh tra đã đặc biệt quy chiếu Đường hướng chỉ đạo trong sự phân tích các tác động nhân quyền nhằm lượng giá tác động trên chính sách mậu dịch được thông qua tháng 7 năm 2015. Bà Thanh tra nhấn mạnh, là Liên Âu phải tìm cách ngăn chận những hiệu ứng tiêu cực của các Hiệp ước mậu dịch và đầu tư khi thay đổi một số các quy định đặc thù nếu thấy cần thiết, cũng như lấy quyết định cho những biện pháp giảm thiểu các hiệu ứng tiêu cực trước khi kết thúc Hiệp ước. Một cách trọng thể, bà Thanh tra Liên Âu bác bỏ các lý lẽ Uỷ hội Châu Âu đưa ra khi nói rằng đã có một điều khoản về Nhân quyền trong Hiệp ước Tự do Mậu dịch (FTA), và rằng các công cụ như đối thoại nhân quyền hàng năm và hợp tác qua lĩnh vực phát triển đã quá đủ để ứng hợp với các nghĩa vụ của Liên Âu trên lĩnh vực nhân quyền. Đặc biệt bà nhấn mạnh rằng bà “tin chắc chưa đủ thấm vào đâu việc phát triển một loạt chính sách và và các công cụ tổng quát sẽ làm thăng tiến sự ứng hợp nhân quyền trong cùng thời gian kết thúc Hiệp ước Tự do Mậu dịch, mà thực tế là chẳng ứng hợp với các đòi hỏi nhân quyền”. Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, phát biểu rằng : “Quyết định của bà Thanh tra Liên Âu là một tiền lệ quan trọng mà Quốc hội Châu Âu phải sử dụng để thúc đẩy mạnh mẽ các bảo đảm nhân quyền trước khi ký kết Hiệp ước Tự do Mậu dịch. Liên Âu cần nghiên cứu tác động nhân quyền như một đòi hỏi cần thiết bắt buộc phải có trước mọi Hiệp ước mậu dịch và đầu tư, để cho các quốc gia muốn có quan hệ mậu dịch với Liên Âu sẽ không thể nào hưởng các quyền lợi mậu dịch và đầu tư nếu vi phạm các quyền cơ bản của người công dân nước họ”. Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam nhận định qua quyết định của bà Thanh tra Liên Âu là sự thừa nhận Nhân quyền chính yếu trong các chính sách mậu dịch. Không thể nào trao nhân quyền cho nền ngoại giao mềm yếu, cho các cố vấn kỹ thuật hay những kẻ cấp phát tiền. Điều này kêu gọi sự xét lại các hiệp ước, và củng cố các cơ chế bảo vệ nhân quyền. Dự án Hiệp ước Tự do Mậu dịch trình Quốc hội Châu Âu xin phê chuẩn, chỉ nhắc tới nhân quyền trong lời mào đầu, nhưng không bó buộc các đối tác và đầu tư phải tôn trọng các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Thế là chẳng khứng hợp chút nào với các nghĩa vụ chính quy của Liên Âu trên lĩnh vực nhân quyền. Liên Âu phải tức khắc trang bằng sự thiếu sót này, và đặt để các cơ chế kiểm soát cũng như thu nhận các khiếu kiện mang lại lợi ích cho nhân dân về các quyền cơ bản mà các nhà đầu tư hay hiệp ước mậu dịch làm mất đi. Trong khi cuộc thảo luận xẩy ra tại Quốc hội Châu Âu, thì những vi phạm nhân quyền gia tăng một cách báo động tại Việt Nam. Nếu năm 2015, thời gian thương thuyết Hiệp ước Tự do Mậu dịch, nhà cầm quyền gia giảm một số truy kích hình sự các người hoạt động bảo vệ nhân quyền để tránh bớt sự chỉ trích quốc tế, thì cùng lúc ấy, công an tăng cường việc hành hung, đánh đập các nhà hoạt động, sách nhiễu và đàn áp những người bảo vệ nhân quyền. Hàng chục bloggers, các nhà hoạt động công đoàn, hay Dân oan bị cướp đất, các tín đồ tôn giáo, các dân tộc ít người… vẫn tiếp tục bị tù đày. Tự do tư tưởng, ngôn luận, lập hội, hôi họp cũng như tự do tôn giáo bị kiểm soát và giới hạn trầm trọng. Việt Nam cũng đang thông qua các dự luật hạn chế các quyền này, như dự thảo Luật tôn giáo, tín ngưỡng, tiếp cận thông tin, lập hội hay luật biểu tình. Bộ Luật Hình sự sửa đổi năm 2015 càng tỏ ra trầm trọng hơn đối với những hình phạt dành cho các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, cũng như duy trì các điều khoản mơ hồ về “an ninh quốc gia”, vi phạm các công ước nhân quyền quốc tế mà Việt Nam ký kết. Cho đến nay, vẫn chưa có nền báo chí độc lập của tư nhân, cũng chẳng có các Công đoàn tự do và những tổ chức dân sự bị thẳng tay trừng trị. Theo Quê Mẹ  
......

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đột ngột qua đời

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, cựu giám đốc Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA) vừa đột ngột qua đời ngay trên chuyến bay từ thủ đô Washington DC đi Manila, Philippines tối 2 Tháng Ba, 2016. Giáo sư Nguyễn Ngọc Linh, bào huynh của giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, cho báo Người Việt biết tin này. Giáo sư Linh nói với Người Việt rằng, hiền thê của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là Tiến sĩ Đào Thị Hợi dùng điện thoại trên máy bay gọi về báo tin buồn vào lúc 9 giờ tối 2 Tháng Ba (giờ miền đông Hoa Kỳ). Bà cho biết, Giáo sư Bích vào phòng vệ sinh trên máy bay, khi về lại chỗ ngồi thì lên cơn mệt và mất ngay tại ghế ngồi. Luật sư Trịnh Hội, Giám đốc Tổ chức VOICE trụ sở tại Manila cũng đã biết tin này và đang có mặt tại phi trường Manila để đón thi hài Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích sinh 1937 tại Hà Nội. Lúc còn nhỏ, ông học  tiểu học ở Vĩnh Yên, sau đó vào trung học ở Chasseloup Laubat, Saigon. Theo lời Giáo sư  Nguyễn Ngọc Linh, Giáo sư Bích du học Hoa Kỳ năm 1954 theo chương trình học-bổng Fulbright, học Đại học Princeton và và tốt nghiệp ngành Chính trị học năm 1958. Sau đó, ông tiếp tục theo học môn Á Đông học, Văn học cổ điển Nhật tại Columbia University, New York và có thời gian sang Nhật bằng học bổng President's Fellowship để thu thập tài liệu cho luận án cao học. Ngoài ra, ông theo đuổi  một số khóa học ngắn ở Đại học Vienna và Munich (tiếng Đức), Madrid (tiếng Y-pha-nho), USDA Graduate School (tiếng Trung và tiếng Nga). Sau nhiều năm sống, học và làm việc ở ngoại quốc, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích về nước năm 1972, cùng với hiền thê là Tiến sĩ Đào Thị Hợi thành lập Viện Đại Học Cửu Long ở Sài Gòn, đồng thời giữ chức Cục trưởng Cục Thông Tin Quốc Ngoại của Bộ dân Vận Chiêu Hồi do ông Hoàng Đức Nhã làm Tổng trưởng. Khi cộng sản chiếm miền Nam Tháng Tư năm 1975, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích rời quê nhà sang Hoa Kỳ sống tại Virginia cho tới khi ông vĩnh viễn ra đi. Trong suốt thời gian hơn 40 năm qua, ông kiên trì đóng góp trong nhiều lãnh vực văn hóa, giáo dục, đấu tranh của người Việt Quốc Gia hải ngoại. Thời Tổng thống George W.H Bush lãnh đạo Tòa Bạch Ốc, Giáo sư Bích được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Song Ngữ của Bộ Giáo Dục Liên Bang. Ông cũng từng là giám đốc của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA) từ ngày đài phát thanh chương trình đầu tiên về Việt Nam vào tháng hai năm 1997. Kể từ ngày về hưu rời khỏi RFA, ông vẫn giữ chức Chủ tịch ‘Nghị Hội Toàn Quốc Của Người Việt tại Hoa Kỳ’ và tiếp tục các trước tác văn học, dịch thuật. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích từ trần, để lại một di sản đồ sộ những đóng góp của ông trong rất nhiều lãnh vực. Và ông cũng để lại tình cảm yêu mến trong lòng nhiều người Việt trong và ngoài nước. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích Sự nghiệp Dịch-thuật: A Thousand Years of Vietnamese Poetry (Một nghìn năm thi ca VN, Alfred A. Knopf, 1975), War & Exile: A Vietnamese Anthology (chủ biên, Chiến tranh và Lưu đày: Tuyển tập văn thơ VN hiện đại, Trung tâm Văn Bút Miền Đông Hoa Kỳ, 1989, để đi dự Đại hội Văn-bút Thế-giới ở Montreal, Canada, tháng 9-1989), Trường Ca Lời Mẹ Ru / A Mother's Lullaby của Trương Anh Thụy (dịch sang tiếng Anh, Cành Nam, 1989), Hoa Địa Ngục / Flowers of Hell và Hạt Máu Thơ / Blood Seeds Become Poetry (dịch thơ Nguyễn Chí Thiện, Tổ Hợp XBMĐ Hoa Kỳ, 1996), From Enemy to Friend (dịch "Mây Mù Thế Kỷ" của Bùi Tín, Naval Institute Press, Annapolis, MD, 2004), Cung Oán Ngâm Khúc / Complaints of an Odalisque (dịch và giới-thiệu thơ Ôn Như hầu Nguyễn Gia Thiều, East Coast Vietnamese Publishers Consortium, 2006), Hỏa Lò / Hanoi Hilton Stories (dịch với người khác 3/7 truyện của Nguyễn Chí Thiện, Yale Southeast Asian Studies, 2007), Zenith (dịch chung với Hòa và Stephen B. Young "Đỉnh Cao Chói Lọi" của Dương Thu Hương, Viking, 2012). Biên khảo North Vietnam: Backtracking on Socialism (Vietnam Council on Foreign Relations, Saigon, 1971), giới-thiệu về thơ VN trong Nguyễn Đình Hòa, chủ-biên, Some Aspects of Vietnamese Culture (Southern Illinois University, Carbondale, IL, 1972), An Annotated Atlas of the Republic of Vietnam (Embassy of Vietnam, Washington DC, 1973), Hồ Xuân Hương: Tác-phẩm (Tổ Hợp XBMĐ Hoa Kỳ, 2000), Omar Khayyam - Rubaiyat: Thơ và Đời (dịch và giới-thiệu thơ Ba-tư, Tổ Hợp XBMĐ Hoa Kỳ, 2002), Tet, the Vietnamese New Year (East Coast Vietnamese Publishers Consortium, 2004), Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn (1 trong 7 soạn-giả, Viện Việt Học, 2009), Lưu Hương Ký (thơ chữ Nôm và chữ Hán của Hồ Xuân Hương, Tổ Hợp XBMĐ Hoa Kỳ, 2011). Mỹ thuật – Âm nhạc Vietnamese Architecture (dịch từ tiếng Pháp của Nguyễn Năng Đắc và Nguyễn Quang Nhạc, Embassy of Vietnam, Washington DC, 1970), 15 Ca-khúc mừng Giáng Sinh (National Center for Vietnamese Resettlement, 1975), Ngục Ca / Prison Songs (thơ Nguyễn Chí Thiện do Phạm Duy phổ nhạc, NNB làm lời tiếng Anh hát được, VICANA, 1982), dịch một số bài trong Trần Cao Lĩnh, Vietnam, My Country Forever (nhiếp ảnh nghệ-thuật, Aide à l'Enfance du Viet Nam, Paris, 1984), tác-giả hai bài về huyền-thoại VN và thơ VN trong Vietnam: Essays on History, Culture and Society (New York: The Asia Society, 1985), dịch danh-mục hội-họa VN trong An Ocean Apart: Contemporary Vietnamese Art from the United States and Vietnam (“Nghìn Trùng Xa Cách,” Washington, DC: Smithsonian Institution Traveling Exhibit Service, 1995), dịch các tiểu-luận về mỹ-thuật trong Thái Tuấn: Selected Paintings and Essays (Garden Grove, CA: VAALA, 1996). Góp mục từ điển "Southeast Asian Literature," trong Funk and Wagnalls New International Yearbook 1965, "Southeast Asia," trong The Oxford Companion to Women's Writings in the United States, "Nguyen Chi Thien" trong Mark Wilhardt, Who's Who in Twentieth-century World Poetry (Routledge, London, 2002). Góp mặt trong các tuyển tập Dịch thơ VN trong Dorothy B. Shimers (chủ-biên, Voices of Modern Asia, New York: New American Library, 1973), có gần 40 bài thơ Việt trong Katharine Washburn và John S. Major, World Poetry, An Anthology of Verse from Antiquity to Our Time (Thơ Thế-giới, một tuyển-tập từ thượng-cổ đến ngày nay, New York: Norton, 1998), và có thơ VN dịch trong khoảng 40 sách giáo-khoa Mỹ. Nguồn: Người Việt.com
......

Uber đang áp đặt một mô hình kinh tế mới

Hình Taxi phong tỏa đường vào Paris ngày 26/01/2016 để tỏ phẫn nộ bị các dịch vụ của Uber tại Pháp bóp chết.Reuters « Ubérisation » chưa được đưa vào tự điển Robert hay Larousse nhưng là một trong 12 từ ngữ phổ biến nhất năm 2015 trong ngôn ngữ của Molière. Tất cả các ngành nghề, từ tài xế taxi đến bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư, thầy giáo, chủ hiệu bánh mì hay nhà hàng, …đều đứng trước thách thức bị « Uber hóa ». Danh từ chung đó đang làm cả chính phủ lẫn giới chủ và người làm công ăn lương lo sợ về một một mô hình kinh tế mới đang mở ra. Một nền kinh tế « Uber hóa » là gì ? Tại sao một số người nói tới một « cuộc cách mạng » đem lại những thay đổi to lớn cho các hoạt động kinh tế của thế kỷ 21 ? Từ một vài năm trở lại đây, chúng ta có thể đi thuê nhà nghỉ mát trên mạng mà không cần đến các hệ thống khách sạn truyền thống, nhờ trung tâm môi giới AirBnB. Chúng ta bắt đầu ghi danh ở những đại học nổi tiếng nhất thế giới ở mãi tận phương trời xa lạ nào mà không cần đặt chân đến trường nhờ MOOC Massive Open Online Course. Bên cạnh đó là các dịch vụ ngân hàng trên mạng, là các hoạt động mua bán trên internet. Sắp tới, khi xe hỏng, chỉ cần truy cập vào Internet là ta có thể tìm thấy được một ông thợ sửa xe gần nhà kể cả ngoài giờ làm việc của các ga-ra chữa xe. Rồi cũng chỉ cần biết sử dụng thông thạo các ứng dụng điện thoại ta có thể nhờ bắc sĩ chẩn mạch, kê toa thuốc mà chưa chắc gì bệnh nhân phải tới phòng mạch hay vị lang y phải đến nhà khám bệnh. Đó là một cánh cửa mà Uber, tập đoàn tin học chuyên khai thác ứng dụng điện thoại trong ngành giao thông, đã mở ra mới chỉ từ 6 -7 năm nay. Tại Pháp hiện tại có 276 trung tâm kết nối các dịch vụ đa nguồn. Được biết tới nhiều hơn cả là Uber trong dịch vụ thuê xe taxi, AirBnB để thuê nhà, Blablacar để cùng đi xe chia sẻ lộ phí … Các trung tâm kết nối này có doanh thu hơn 2 tỷ rưỡi euro, bao gồm 15.000 doanh nghiệp. Theo thăm dò của trung tâm nghiên cứu về thói quen của người tiêu dùng, CREDOCS thì có đến 8 trên 10 người được hỏi từng sử dụng những dịch vụ « chia sẻ » theo mô hình của Uber và 50 % trong số đó đã giao dịch, mua bán qua trung gian các trung tâm này. Uber và thế độc quyền trên thị trường taxi Chỉ trong vòng 5 năm, giới tài xế taxi ở Pháp đã đau đầu vì cạnh tranh sau khi Uber từ San Francisco đổ bộ tới Paris rồi nhiều thành phố lớn khác trên toàn quốc. Để làm việc với Uber, bất kỳ một cá nhân nào, chỉ cần có một chiếc xe và ứng dụng điện thoại di động để liên lạc với Uber và khách hàng, cũng có thể trở thành một « tài xế taxi » và đáp ứng nhu cầu của hành khách. Đương nhiên Uber thu tiền hoa hồng giá một cuốc xe như vậy. Toàn bộ chi phí, từ xăng dầu đến bảo quản xe đều thuộc về chủ nhân của chiếc xe. Đối với người tiêu dùng, dùng xe của Uber có nhiều điểm lợi : nhanh vì tài xế đến đón khách là những người đã có mặt ngay trong khu vực ; rẻ vì tài xế không có những chi phí phải đóng cho các quỹ xã hội, hay phải đầu tư ban đầu để có được giấy phép tác nghiệp. Đấy là lý do giải thích vì sao, mới chỉ năm 2013 trên toàn nước Pháp có 2.900 tài xế taxi làm việc với Uber, con số đó tăng lên thành 15.000 vào cuối 2015. Cần biết rằng trên cả nước có 55.000 giấy phép hoạt động và để được phép hành nghề, một tài xế phải chi ra 200.000 euro, phải đóng đủ mọi thứ thuế từ TVA đến bảo hiểm xã hội, đóng tiền bảo hiểm cho xe cộ, bản thân và khách hàng … Paris là thí điểm của UberCab ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. Vào lúc cuộc đọ sức giữa giới tài xế taxi « truyền thống » của Pháp với các đối thủ cạnh tranh làm việc dưới màu cờ của Uber đang dâng cao với các các cuộc đình công dữ dội, công ty mẹ Uber từ bang California đưa ra báo cáo dự trù tạo thêm 70.000 công việc làm chỉ nhờ dịch vụ thuê bao xe này. Con số 70.000 chỗ làm đó được tung ra vào thời điểm Pháp đang đau đầu với hơn 3,5 triệu người thất nghiệp, chính phủ liên tục sửa đổi luật lao động để « cởi trói » cho thị trường, giảm thuế cho doanh nghiệp để khuyến khích tuyển dụng thêm nhân viên. Báo cáo hay nói đúng hơn là « hứa hẹn » của Uber rất gần với thực tế : 25 % tài xế taxi xin làm việc với Uber là những người thất nghiệp. Trong khu vực Paris và vùng phụ cận, gần một nửa trong số đó đến từ những thành phố nơi có hơn 15 % dân số trong tuổi lao động không có việc làm. Nói cách khác, chỉ với dịch vụ taxi, Uber đem lại việc làm cho người thất nghiệp, đem lại một nguồn thu nhập phụ trội cho những người có đồng lương quá ít ỏi. Trong mô hình cộng tác này, Uber chỉ là nhịp cầu giữa những người có xe và sẵn sàng đón khách, với những ai cần dùng dịch vụ taxi. Do vậy khoản đầu tư « nặng » nhất mà tập đoàn công nghệ xuất xứ từ bang California này phải chi ra, là ứng dụng điện thoại di động để hai bên « cung và cầu » dễ dàng gặp nhau trên một thị trường. Về phía những người sử dụng ứng dụng của Uber – tức là những người có xe, sẵn sàng làm tài xế trong một hay nhiều cuốc xe, thì họ không trực tiếp nhận lương của Uber, mà vẫn nhận thù lao của khách hàng ; họ lại không bị khống chế vì thời gian làm việc ; thu nhập tùy thuộc vào số lượng các cuốc xe, vào thời gian làm việc, đúng theo nghĩa của một người « làm nghề tự do » ; khai báo với cơ quan thuế vụ lại là chuyện khác. Trong mô hình này, thì người sử dụng và người cung cấp một dịch vụ trực tiếp thỏa thuận với nhau và khách hàng có quyền đánh giá chất lượng dịch vụ. Chỉ là nhịp cầu giữa «cung với cầu » trên thị trường taxi trị giá chứng khoán của Uber hiện tại là 50 tỷ đô la, tương đương với tập đoàn xe hơi General Motors của Mỹ. Hai tập đoàn này được sáng lập cách nhau gần đúng một thế kỷ, (2008-2009 trong trường hợp của Uber, GM được khai sinh năm 1908). Về số lượng nhân viên, nếu như Uber chỉ tuyển dụng có 3.000 người trong lúc GM trả lương hàng tháng cho hơn 200.000 nhân viên trên thế giới. Tập đoàn GM sản xuất ra những chiếc xe làm mê hoặc nhiều thế hệ, ngược lại với dịch vụ taxi, Uber không bán ra sản phẩm và cũng không trực tiếp cung cấp dịch vụ. Tương tự như Uber, AirBnB trung gian môi giới cho những người có nhà cho thuê và những ai có nhu cầu thuê nhà cũng chỉ là một địa chỉ, để « cung và cầu » gặp nhau. Bản thân AirBnB không có nhà, không có phòng, cho thuê như các hệ thống khách sạn truyền thống. « 1001 » trung tâm tâm kết nối dịch vụ đa nguồn như Uber đã lần lượt ra đời hay phát triển mạnh hơn, dựa theo mô hình của Uber. Ba đặc điểm của mô hình kiểu Uber Trở lại với điểm khởi đầu : công ty khởi nghiệp UberCab do ba sáng lập viên trẻ tuổi là Garett Camp, Travis Kalanick và Oscar Salazar thành lập năm 2009, tức là vào thời điểm kinh tế Mỹ đang đắm chìm trong khủng hoảng tài chính subprime. Chứng khoán mất giá, cả chục triệu người lao đao, người thì bị mất việc, kẻ thì bị tịch biên nhà. Dân Mỹ bị nghèo đi. Không chỉ riêng Uber mà các trung tâm kết nối dịch vụ đa nguồn đều sớm nhận thấy là về phía « cung », thì có những người cần tìm được việc làm để có được nguồn thu nhập. Còn ở phía « cầu », người tiêu dùng muốn tiết kiệm dùng internet để săn lùng hàng hay dịch vụ rẻ hơn. Đó cũng là thời điểm mà cả tất cả các bên cùng bắt đầu khai thác tối đa những thông tin có được để tăng thu nhập hay sức mua. Ở đây internet đóng vai trò trọng yếu. Tuy nhiên để phát triển mạnh như ngày nay, từ Uber cho đến AirBnB hay các dịch vụ trao đổi khác trên mạng dựa trên ba trục cơ bản : một là sự chia sẻ - từ thông tin cho đến những vật dụng cần thiết giữa một bên cung và bên cầu ; hai là phát minh về kỹ thuật trong trường hợp này là internet và các ứng dụng điện thoại ngày càng tinh tế, thứ ba là những người tham gia vào các trung tâm kết nối dịch vụ đa nguồn đó đều chấp nhận những công việc lặt vặt – gig economy, với thu nhập thất thường. Thay đổi sâu rộng trên thị trường lao động Hình thức làm việc kiểu này ở Mỹ gọi là freelance và theo một nghiên cứu của đại học Harvard thì hình thức làm việc tự do như vậy ở Hoa Kỳ đang phát triển nhanh hơn so với mô hình cổ điển của thị trường lao động. Hiện tại đã có tới 1/3 người lao động đi làm dưới hình thức này và tỷ lệ đó sẽ tăng lên tới 40 % trong 5 năm sắp tới. Điều đó có nghĩa là các trung tâm kết nối dịch vụ đa nguồn đang làm thay đổi sâu rộng cục diện của thị trường lao động. Uber chẳng hạn tuyển dụng rất ít nhân viên (3.000 trên 60 quốc gia) trong công việc quản lý và mở rộng các ứng dụng, nhưng tất cả những tài xế taxi đăng ký sử dụng ứng dụng của Uber là những « đối tác » chứ không phải là nhân viên của Uber. Về câu hỏi các trung tâm kết nối dịch vụ đa nguồn có tạo được công việc làm cho người dân trong tương lai hay là một mối đe dọa như trường hợp các tài xế taxi của Uber đang đè bẹp các tập đoàn taxi đã có từ lâu đời tại những thành phố lớn, Bruno Teboul chuyên gia về các công nghệ mới, giám đốc cơ quan tư vấn Keyrus, giảng dậy tại đại học Paris-Dauphine trả lời : « Hiện tại, chúng ta đang trong giai đoạn kinh tế đình trệ, dân số thì đang trên đà lão hóa, tăng chậm. Cả hai yếu tố đó khiến những khái niệm từng được nhà bác học người Áo Joseph Schumpeter đề xướng không còn tính thời sự. Vào thế kỷ XX Schumpeter đưa ra khái niệm chu kỳ kinh tế gắn liền tăng trưởng với những thay đổi nhờ đổi mới kỹ thuật. Khi có những thay đổi như vậy, thì sẽ có những lĩnh vực bị bỏ rơi, và có những ngành nghề mới được tạo ra. Đó là điều Schumpter gọi là " sự phá hủy mang tính sáng tạo ". Chính vì vậy mà trong báo cáo được công bố tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos hồi tháng 1/2016 giới chuyên gia đã bi quan cho rằng trong khoảng 10 năm nữa máy móc, sẽ thay thế gần một nửa những công việc mà con người đang làm hôm nay. Để trụ lại được trong thị trường lao động, bắt buộc phải có kiến thức và tay nghề cao để làm chủ được các làng sóng cách mạng kỹ thuật đó. Ngược lại thì sẽ có những người bị bỏ rơi lại phía sau. Nhưng tôi không nghĩ là mô hình này sẽ tiếp tục hiện hữu. Có nhiều khả năng thị trường lao động sẽ có những thay đổi lớn. Với Uber và các tập đoàn khai thác mô hình kinh tế như Uber thì ta thấy tầng lớp làm công ăn lương sẽ giảm mạnh, tức là sẽ không còn có giới chủ và nhân viên, không có hợp đồng dài hạn. Công việc làm ngày càng bấp bênh, nhân viên không có hợp đồng, không được bảo hiểm an sinh xã hội. Trong tương lai, những thế hệ mai sau sẽ thay đổi xí nghiệp rất nhiều, thậm chí họ có thể làm nhiều ngành nghề, hay được trả thù lao dưới nhiều dạng khác nhau … nhưng sẽ không là thành phần làm công ăn lương như chúng ta thấy bây giờ » Nói cách khác, tạo thêm công việc làm để bù đắp lại với nạn thất nghiệp hiện tại hay không thì không biết, nhưng mô hình của giới làm công ăn lương và được chủ trả lương cố định hàng tháng, để rồi cả giới chủ lẫn người đi làm cùng đóng bảo hiểm an sinh xã hội… tất cả những yếu tố có nguy cơ trở nên lỗi thời với mô hình đang được Uber và các dịch vụ kết nối đa nguồn áp đặt. Cuộc cách mạng của thế kỷ 21 ? Trong trường hợp của Uber, như vừa nói đây là một « cuộc chơi » giữa ba bên : Người có nhu cầu thuê taxi, người sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đó và bên thứ ba là Uber ở giữa nhận 20 % tiền hoa hồng từ mỗi cuốc xe. Mô hình khép kín đó, trong thời gian đầu đã nằm ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước, để rồi từng bước chính phủ, từ Mỹ đến các nước Châu Âu đều phải xét lại những chuẩn mực về thuế khóa, về pháp lý, về chất lượng, về an toàn vệ sinh, … để bảo đảm một sự công bằng trong xã hội, khi mà bất kỳ một ai cũng có thể trở thành một nhà cung cấp tí hon hay một tiểu doanh nhân mà không nhất thiết phải khai báo về các nguồn thu nhập nhỏ của mình. Trên đây là quan điểm của bà Jennifer Leblond, thuộc tổ chức Ouishare, chuyên nghiên cứu về các nền kinh tế dựa trên sự chia sẻ các phương tiện sản xuất : « Uber thực ra không phải là một mô hình kinh tế dựa trên sự chia sẻ như các phương tiện truyền thông thường ghi nhận. Nói một cách dễ hiểu, Uber là một dạng trung gian, một nhịp cầu kết nối giữa cung và cầu trên cùng một thị trường, người có nhu cầu và người có thể đáp ứng nhu cầu đó. Trong trường hợp cụ thể của Uber là dịch vụ thuê bao taxi, sử dụng các phương tiện công nghệ kỹ thuật số. Nhìn rộng ra hơn, nhờ có kỹ thuật số, mà mỗi cá nhân đều có thể trở thành một doanh nhân, tự quản lý công việc của mình ». Về phần mình Bruno Teboul chuyên gia về các công nghệ mới, giám đốc cơ quan tư vấn Keyrus, giảng dậy tại đại học Paris-Dauphine, nhấn mạnh : không nên nhầm lẫn Uber với các hoạt động được gọi là của một nền kinh tế chia sẻ. Bởi vì Uber khai thác triệt để những nguyên tắc của một nền kinh tế tư bản để kiếm lời : « Ý nghĩa ban đầu của mô hình kinh tế chia sẻ, là để hạn chế những tác động tiêu cực đối với con người hay đối với môi trường. Uber không phục vụ hai mục tiêu đó. Uber chỉ là một trung tâm kết nối các dịch vụ đa nguồn, và tiêu chí của Uber là khai thác mô hình tư bản tối đa để kiếm lời. Trị giá tất cả những doanh nghiệp hoạt động theo kiểu này đều ước tính hàng tỷ đô la. Bản thân Uber được coi là có trị giá khoảng 50 tỷ và công ty này cũng đang lỗ tới 1 tỷ một năm. Thử hỏi có hãng nào của Pháp hay châu Âu có sức chịu thua lỗ như vậy ? Nhưng cũng chính vì thế mà tôi nghĩ rằng mọi người đánh giá quá đáng trị giá thực sự của các công ty kiểu này, do vậy tôi e rằng mô hình phát triển và quản lý kiểu đó sẽ không bền ». Không bột mà gột nên hồ Sự trỗi dậy của các trung tâm kết nối dịch vụ đa nguồn không chỉ làm thay đổi phong cách của người tiêu dùng, của những người sãn sàng cung cấp dịch vụ hay sản phẩm để đáp ứng một nhu cầu, mà nó còn làm thay đổi cả nền tảng cơ bản của dây chuyền sản xuất. Trước kia, để cung ứng một dịch vụ hay một mặt hàng, bên sản xuất cần có ít nhất hai yếu tố : tư bản và lao động. Với mô hình kinh tế kiêu Uber, tất cả đều tập trung vào khả năng phát minh ra những phương tiện kỹ thuật mới. Những dịch vụ như của Uber hay AirBnB, từ ngành tài chính ngân hàng đến bảo hiểm … không cần quá nhiều vốn, không cần những cơ sở sản xuất hay văn phòng đồ sộ , cũng không cần quá nhiều nhân viên mà vẫn có mức doanh thu bạc tỷ, và vẫn hái ra tiền. Điển hình như trường hợp của Uber dù thua lỗ một tỷ euo một năm nhưng vẫn được các nhà tài trợ tín nhiệm rót thêm tiền vào công ty khởi nghiệp này. Để rồi năm 2015 Uber có giá trị tài chính tương đương với ông khổng lồ trong ngành xe hơi Mỹ General Motors. Không chỉ có giới làm công ăn lương lo sợ trước viễn cảnh kinh tế toàn cầu đang trên đà bị « Uber hóa ». Giới chủ cũng rất lo ngại trước thế độc quyền của một vài công ty khói nghiệp, Uber trong lĩnh vực taxi, AirBnb trong lịch vụ thuê phòng, thuê nhà, Blablacar trong dịch vụ đi cùng xe để chia sẻ lộ phí … Câu hỏi đặt ra có lẽ là với mô hình như những trung tâm kết nối dịch vụ đa nguồn đang đề xuất thì liệu rằng những người tạo ra của cải, tạo ra giá trị của một món hàng hay một dịch vụ có chất lượng sẽ được trả thù lao như thế nào ? Trong một công trình nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Harvard Business Review, hai chuyên gia Mỹ Jeremy Heimans và Henry Timms đi đến kết luận : những doanh nghiệp đang chiếm thế thượng phong trong thời đại tin học hiện nay, là nhờ họ không chỉ làm chủ những phương tiện mới, những kỹ thuật mới mà còn nắm giữ luôn cả bí quyết lôi kéo đại chúng tham gia vào một tiến trình để « cùng làm ra, cùng sản xuất ra » những dịch vụ hay hàng hóa. Nói một cách đơn giản, trong mô hình được « Uber hóa » biên giới giữa cung và cầu trên cùng một thị trường, cùng một lĩnh vực đang được xóa dần. Đó cũng là điều khiến các nhà sản xuất lo sợ. Có điều, mô hình đó liệu có lâu bên hay không, đó lại là chuyện khác. Theo rfi.fr
......

Bác sĩ Đặng Vũ Chấn trả lời, về phỏng vấn của ông Nguyễn Đình Thắng liên quan đến đảng Việt Tân

VietTimes trò chuyện với Bác sĩ Đặng Vũ Chấn, Ủy viên Trung ương Đảng Việt Tân, về trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Đình Thắng liên quan đến đảng Việt Tân VietTimes: Vào trung tuần tháng 2, 2016, Tuần báo Thương Mại Miền Đông, Virginia, phỏng vấn ông Nguyễn Đình Thắng về hai lá thư: Huỳnh Bá Hải gửi bà Dân Biểu Loretta Sanchez và Nguyễn Thanh Tú gửi Bà Libby Liu đề cập đến đảng Việt Tân.(Độc giả cũng có thể xem cuộc phỏng vấn TS NĐT tại link:  http://www.bacaytruc.com/index.php?option=com_content&view=article&id=9522      Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã liên lạc và trao đổi với Bác sĩ Đặng Vũ Chấn, hiện là Ủy viên Trung ương đảng Việt Tân về sự kiện này. Sau đây là những câu hỏi và phần trả lời của Bác sĩ Đặng Vũ Chấn. VietTimes: Trước hết xin cảm ơn Bác sĩ Đặng Vũ Chấn đã nhận lời trao đổi với chúng tôi. Để đi thẳng vào vấn đề, xin Bác sĩ cho biết ý kiến về hai lá thư nói trên. BS Chấn: Trước hết tôi thông cảm tâm trạng của anh Nguyễn Thanh Tú, người mang nặng mối thù nhà vì có cha bị giết. Sau khi ký giả AC Thompson, qua 1 cuộc điều tra đầy thiên kiến và thiếu chuyên nghiệp, kết luận với anh ta Mặt Trận là thủ phạm, thì chuyện anh Tú nhất quyết đánh phá triệt hạ MT và tổ chức liên hệ tới MT là đảng VT, là điều có thể hiểu được.  Và tôi không ngạc nhiên nếu anh trở thành 1 đối tượng rất tốt cho những ai vốn thù ghét VT khai thác, đốc đẩy, cố vấn cho những cách đánh VT nặng nhất, dưới lý cớ bề mặt là đi tìm công lý để bắt thủ phạm đền tội. Anh Nguyễn Thanh Tú, vốn là người chưa từng có những sinh hoạt cộng đồng, chính trị hay viết lách, chỉ mới được biết đến sau khi được AC Thompson đưa lên phim đánh MT.  Thế nhưng bức thư nói trên của anh cho thấy tác giả phải là một người nhiều kinh nghiệm lăn lóc trong các sinh hoạt chính trường và thông hiểu cách vận hành của các định chế Hoa Kỳ. Ngay sau đó là cuộc phỏng vấn TS Nguyễn Đình Thắng, qua đó ông Thắng khai triển rõ hơn nữa những điều trong thư anh Tú, khiến tôi thấy có một sự liền lạc, xuyên suốt, tung hứng nhịp nhàng với nhau. Cùng lúc thư của ông Huỳnh Bá Hải cũng xuất hiện, tấn công VT và được ông Thắng khai thác tận tình trong cuộc phỏng vấn nói trên. Ông Hải là người đã từng được ông Thắng giúp đỡ rất nhiều theo chính ông Thắng cho biết. Nếu như thư của Nguyễn Thanh Tú gửi bà Libby Liu nhắm vào quan hệ của VT với truyền thông gốc Mỹ, thì thư của Huỳnh Bá Hải gửi bà Loretta Sanchez nhắm vào quan hệ của VT với dân cử Hoa Kỳ. Cho nên tôi không khỏi cảm thấy đây là một kế hoạch nhằm cản phá VT về hai mặt quan hệ này, vốn cũng là hai lãnh vực mà ông Thắng bỏ nhiều thì giờ đầu tư hoạt động trong nhiều năm qua. VietTimes: Ông Nguyễn Đình Thắng đã cho rằng sự quan hệ giữa RFA với đảng Viêt Tân là vi phạm luật, có hành vi lũng đoạn các định chế chính quyền. Ông nghĩ sao về sự cáo buộc này? BS Chấn: Có lẽ phải cám ơn ông Thắng đã đánh giá khả năng của VT quá cao! Nếu mà VT mạnh như cộng đồng Do Thái ở Mỹ, để có thể ảnh hưởng lên các định chế chính quyền thì cuộc đấu tranh cho dân chủ nhân quyền của chúng ta đỡ vất vả biết mấy! Cả ông Thắng và tôi đều không phải là luật sư hay quan tòa, trọng tài để có thể phán quyết có sự vi phạm luật hay không. Ở đây tôi chỉ xin trình bày theo tính hợp lý thông thường người Mỹ gọi là common sense, cũng như những sự việc thường thấy tại Hoa Kỳ. Việc quan hệ giữa một cơ quan chính phủ và tổ chức tư nhân hay xã hội rất thường tình ở Mỹ, khi mà sự quan hệ đó thuận chiều với chủ trương đường lối của cơ quan chính phủ.  Ví dụ các hội y tế, hay nhà thương tư nhân thường hay có những buổi hội thảo chung với các cơ quan y tế nhà nước, hay mời những diễn giả đại diện cho các cơ quan y tế công đến nói chuyện trong các buổi sinh hoạt do mình tổ chức trong mục tiêu phục vụ cho vấn đề sức khoẻ y tế và ngành nghề chuyên môn. Những sinh hoạt chung đó công khai và thường được thu lại để phổ biến đến các giới y tế ở khắp nơi, có khi trực tuyến trên mạng. Không thấy ai tỵ nạnh tại sao cơ quan y tế công đó lại làm việc chung với hội y tế này hay nhà thương tư nọ, như thế là tăng uy tín của các thành phần tư nhân này sao v.v… Quan hệ giữa RFA và VT cũng như vậy thôi. Các buổi hội thảo hay sinh hoạt có người của RFA và VT cùng tham gia, hoặc do VT tổ chức, đều phù hợp với chủ tương của RFA là giúp lan toả tự do thông tin tại VN, như việc tiếp xúc, đào tạo những hạt nhân làm truyền thông theo tiêu chuẩn quốc tế, và chính những hạt nhân này có thể là tiềm năng phục vụ cho RFA sau này không chừng. Và chắc chắn VT không phải là đối tác duy nhất làm việc chung với RFA trong mục tiêu cổ võ cho tự do ngôn luận và truyền thông này. VietTimes: Nhưng người ta cũng vẫn có thể phản biện rằng cái khác đặc biệt ở đây là VT không phải là tổ chức tư nhân bình thường, mà là tổ chức có liên can đến các tội phạm khủng bố? BS Chấn: Theo tôi thì đây chính là một lập luận sai lầm. VT không hề là một tổ chức dính tới tội phạm khủng bố, mà VT bị vu cáo là tổ chức khủng bố. Trong xã hội văn minh, mọi người đều vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội.  Trong khi đó, VC và những người đánh phá, cáo buộc VT lại không thể đưa ra chứng cớ nào thuyết phục. FBI bỏ ra 15 năm trời để điều tra xem MT có khủng bố giết ký giả không, cũng không tìm thấy một bằng chứng khả dĩ nào đủ để đưa MT ra toà luận tội.  Phim Terror in Little Saigon thì chỉ là bình mới rượu cũ tuyên truyền nói xấu MT. Ngay cả ông Michael Getler, Giám Sát Viên độc lập của PBS sau khi xem phim Terror in Little Saigon đã lên tiếng rằng “Cả phóng sự này lẫn FBI đều không có bằng chứng gì về Mặt Trận vi phạm các tội này.” Tôi sẽ thật là ấu trĩ nếu tôi hắt hủi, tránh bạn như tránh tà chỉ vì nghe ai đó khơi khơi tố rằng bạn là khủng bố mà không có dẫn chứng thuyết phục. VietTimes: Ông Nguyễn Thanh Tú và cả ông Nguyễn Đình Thắng cho rằng việc ông Nguyễn Văn Khanh, giám đốc đài Á Châu Tự Do, xuất hiện trong một vài sinh hoạt có sự hiện diện của lãnh đạo hay đảng viên đảng Việt Tân cho thấy là RFA đã bị đảng Việt Tân lũng đoạn, và có sự mâu thuẫn lợi ích (conflict of interests). Bác sĩ nghĩ sao về những điều này? BS Chấn: Ông Nguyễn Văn Khanh là một công chức không có nghĩa là ông không thể có cuộc sống tư nhân, tham gia các sinh hoạt hợp pháp như mọi công dân Hoa Kỳ. Ông NVK cũng không chỉ chơi riêng với VT mà chơi với nhiều đoàn thể hội đoàn khác, từng thân mật với nhiều lãnh đạo các tổ chức khác, từng làm MC cho nhiều sinh hoạt trong cộng đồng.  Quen sâu, quen rộng là một trong những yếu tố giúp người làm truyền thông nhạy bén nắm bắt thông tin, dư luân. Tại sao lại chỉ đặt vấn đề ông Khanh với VT ở đây? Nếu xét về mặt mâu thuẫn lợi ích thì chưa chắc giữa ông Khanh và ông Thắng ai vi phạm mâu thuẫn lợi ích hơn ai. Ông Thắng là giám đốc điều hành của BPSOS, một tổ chức từ thiện nhận được fund từ chính phủ, nhận những đóng góp trừ thuế từ thiên hạ, do đó phải chịu sự kiểm tra chặt chẽ của IRS, của các định chế cho fund, và chi thu phải minh bạch không được lạm dụng vào bất cứ việc gì khác ngoài việc từ thiện, và không được làm chính trị. Thế nhưng đồng thời ông Thắng lại là lãnh đạo của một liên minh chính trị mới đây với mục đích tạo sự thay đổi nơi VN (không mấy khác mục đích của VT). Ông Thắng có xử dụng phương tiện, nhân lực, tài lực của BPSOS cho Liên Minh chính trị của ông không? Giữa việc chuyển qua lại mũ công chức và sinh hoạt đời tư của ông Khanh và việc chuyển qua lại cái mũ từ thiện phi chính trị và mũ chính trị nhắm vào nước ngoài Mỹ (mà ông Thắng gọi là yếu tố “ngoại bang”) của ông Thắng thì cái nào là mâu thuẫn lợi ích? VietTimes: Nhưng bên ông Thắng có nêu vấn đề là RFA Việt ngữ của ông Khanh phỏng vấn ông Lý Thái Hùng, tạo cơ hội cho VT lên tiếng 1 chiều để phản biện phim Terror In Little Saigon, và trước đó còn chấm dứt hợp đồng với ông Lê Diễn Đức sau khi ông này chỉ trích VT. Như vậy có phải là thiên vị bênh VT thấy rõ? BS Chấn: Đối tượng chính của RFA Việt ngữ là thính giả tại VN. Ta cũng biết là nhiều giờ đồng hồ trước khi phim Terror in Little Saigon đuợc công chiếu, truyền thông VC trong nước đã có bản dịch transcript của phim và từ đó VC đã phủ sóng báo đài tuyên truyền với dân rằng MT/VT đúng là tổ chức khủng bố như họ từng dán nhãn. Thế thì nếu bạn là 1 cơ quan truyền thông đứng đắn, chủ trương thông tin khách quan đa chiều thì bạn làm gì? Phỏng vấn những người về hùa với thông tin tuyên truyền một chiều nêu trên, hay là phỏng vấn nạn nhân của những cáo buộc trong phim để thính giả có thông tin hai chiều hầu có thể tùy nghi thẩm định? RFA phỏng vấn ông LTH giúp cho thính giả, độc giả có được sự cân bằng thông tin trở lại. Theo dõi RFA, ta thấy họ không chỉ phỏng vấn VT mà họ đã từng phỏng vấn nhiều khuôn mặt khác nhau, từ nhiều tập thể khác nhau, trong từng trường hợp thời sự khác nhau. Về trường hợp của Lê Diễn Đức, ông này không chỉ dùng danh từ thóa mạ VT mà còn thóa mạ cả tập thể VNCH thua trận. Tôi sẽ nghĩ RFA là truyền thông lá cải nếu họ vẫn hợp tác với những người có giọng điệu thóa mạ, xúc phạm một hay nhiều tập thể khác. Ta nên phân biệt giữa bài lý luận phân tích, phê bình lịch sự, xây dựng, và bài với giọng điệu chửi bới, xúc phạm người khác; hai trình độ và tư cách khác nhau xa. Bên Mỹ nhiều ký giả bị sa thải khi viết không đúng chuẩn mực nhà báo, xúc phạm người khác, nên chuyện chấm dứt hợp đồng với Lê Diễn Đức là chuyện không lạ để RFA duy trì được chuẩn mực truyền thông cao. VietTimes: Trong trả lời phỏng vấn, ông Nguyễn Đình Thắng đề cập đến trường hợp ông Huỳnh Bá Hải và xác nhận rằng những điều mà Ông Hải nêu ra trong lá thư gởi Bà Dân Biểu Sanchez là đúng. Xin ông cho biết hư thực về vấn đề này? BS Chấn: Ông Nguyễn Đình Thắng tung hứng với ông Huỳnh Bá Hải nhưng lá thư ông Hải đã nói điều sai sự thật. Ông Hải nói rằng ông ta chạy sang Bangkok xin tỵ nạn vào tháng 1/2010. Thật ra, ông Hải đã lánh nạn tại Thái Lan từ tháng 8/2009 và lúc đó ông là một đảng viên Việt Tân. Với truyền thống đùm bọc của đảng Việt Tân, chúng tôi đã cưu mang ông Hải, lo việc cư trú, ăn ở và kể cả học hành cho ông trong thời gian này. Ông đã được đưa vào một trường đại học tại Chiang Mai, Thái Lan để học, trong khi chờ đợi cơ hội để ông có thể quay về Việt Nam tiếp tục hoạt động theo ý nguyện của ông. Có một câu hỏi có thể bật ra ngay ở đây là ông Hải đang bị khó khăn, tại sao lại muốn quay về VN, có phải VT ép uổng để đẩy ông vào vòng tù tội hay bị thủ tiêu không? Tôi có thể nói ngay rằng đảng Việt Tân không hề ép bất kỳ đảng viên nào làm điều gì trái với ước nguyện của họ, và trên tinh thần tự nguyện dấn thân hy sinh, các đảng viên đã chấp nhận ngay cả việc lao vào chốn hiểm nguy. Mục tiêu đấu tranh của Việt Tân là chấm dứt chế độ độc tài CSVN, mang lại dân chủ, nhân quyền để canh tân đất nước. Không thể đạt được điều này nếu ta chỉ la ó, hay vận động từ hải ngoại mà thôi.  Vì vậy, từ trước đến nay, chúng tôi luôn luôn khuyến khích mọi đảng viên Việt Tân nếu có điều kiện và cơ hội, tiến hành những nỗ lực đấu tranh ngay trên đất nước. Nhiều đảng viên ở hải ngoại đã quay về để đồng cam cộng khổ với anh em và đồng bào trong cuộc đấu tranh chung. Nhiều đảng viên trong nước, khi bị truy lùng phải lánh nạn ra ngoài, cũng tìm cách trở về khi hoàn cảnh cho phép để tiếp tục đấu tranh ngay trên đất nước. Khi ra lánh nạn tại Thái Lan vào tháng 8/2009, ông Hải cho biết ý nguyện của ông là muốn quay về để tiếp tục hoạt động và xin tổ chức hỗ trợ ông được tiếp tục học trong khi chờ đợi cơ hội. Chúng tôi đã giải quyết theo ý nguyện của ông Hải và đã giúp Hải nơi cư trú, tiền học phí trong nhiều tháng tại một trường đại học ở Chiang Mai. Đến cuối tháng 1/2010, ông Huỳnh Bá Hải báo cho tổ chức là ông thay đổi ý định. Ông muốn ra đi tỵ nạn tại Mỹ, và thông báo là ông vừa gửi cho bà Dân biểu Sanchez một lá thư để xin can thiệp. Chính ông Hải đã chuyển lại cho chúng tôi lá thư của ông đề ngày 29/1/2010. Trước ý nguyện mới này, chúng tôi đã bắt đầu một số nỗ lực vận động tỵ nạn cho ông Huỳnh Bá Hải và nói rõ với ông là tiến trình đi tỵ nạn tại Mỹ sẽ mất nhiều thời gian. Trong khi đó, thời gian xin đi tỵ nạn tại một số nước Âu Châu sẽ được rút ngắn hơn nhiều. Ông Hải xin một thời gian để suy nghĩ. Nhưng đến đầu tháng 3/2010, ông Hải xin được rời khỏi Việt Tân, và cám ơn những gì tổ chức đã cố gắng giúp cho ông trong nhiều tháng qua. Tham gia vào đảng Việt Tân là sự tự nguyện của tất cả đảng viên. Khi muốn ngưng, mọi đảng viên đều có thể rời khỏi tổ chức. Do đó, kể từ đầu tháng 3/2010, ông Huỳnh Bá Hải không còn là đảng viên Việt Tân. Mối quan hệ giữa ông Hải và Việt Tân chấm dứt từ đó, trên căn bản mà tôi hiểu là tốt đẹp. VietTimes: Ông Nguyễn Đình Thắng nói rằng trường hợp ông Huỳnh Bá Hải không phải là trường hợp duy nhất, và cho biết trong thời gian qua, ông Thắng đã âm thầm giúp đỡ nhiều đảng viên Việt Tân bị đảng bỏ rơi tại Thái Lan. Xin bác sĩ cho biết nhận định của ông về cáo buộc này? BS Chấn: Đây là sự cáo buộc mà tất cả đảng viên Việt Tân đều cảm thấy bị xúc phạm, vì ai trong chúng tôi cũng đều hãnh diện với truyền thống đã có từ rất lâu của tổ chức. Đó là tình chiến hữu, đó là tinh thần không bao giờ bỏ rơi anh em. Truyền thống này đã có từ thập niên 80, khi những chiến hữu đầu tiên của chúng tôi vượt những chặng đường đầy hiểm nguy để tìm cách về chiến đấu trên đất mẹ. Nếu không có tình chiến hữu và sự đùm bọc lẫn nhau, có lẽ chúng tôi đã không thể vượt qua những chặng đường khó khăn trong quá khứ, và đảng Việt Tân đã không thể tồn tại cho đến ngày nay. Với tình chiến hữu, chúng tôi đã cưu mang ông Huỳnh Bá Hải trong nhiều tháng, trước khi ông quyết định rời khỏi tổ chức. Với tình chiến hữu, chúng tôi cũng đã cưu mang nhiều đảng viên hay gia đình của họ, khi trên bước đường đấu tranh họ gặp những khó khăn, trở ngại. Đối với chúng tôi, mỗi đảng viên đều là một bộ phận không thể tách rời của đại gia đình Việt Tân. Chúng tôi sống chết có nhau và không bao giờ bỏ nhau trong lúc hoạn nạn. Sự gắn bó chặt chẽ của đảng viên Việt Tân từ trong cho đến ngoài nước minh chứng điều đó. Ngoài việc hỗ trợ cho chiến hữu của mình, các đảng viên VT cũng còn hỗ trợ rất nhiều các nhà đấu tranh trong nước không phải là VT qua nhiều cách và hình thức khác nhau, nhiều khi không minh danh VT vì an toàn cho người được hỗ trợ. Các đảng viên VT trong nước cũng nhận được những hỗ trợ từ bên ngoài VT, và khi ra tù họ đã cám ơn tất cả mọi người. Sự hỗ trợ từ ngoài vào trong nước và cùng làm việc với nhau không phân biệt VT hay tổ chức nào khác là điều tuyệt vời và cần thiết, thể hiện tình liên đới đoàn kết giữa những người cùng chung lý tưởng. VT rất hân hạnh góp phần mình trong việc hỗ trợ này mà không cần kể công vì thấy đó là chuyện nhỏ bình thường VietTimes: Sau khi phim Terror in Little Sài Gòn chiếu hôm 3 tháng 11, ông Nguyễn Đình Thắng đã có hai cuộc phỏng vấn và một số bài viết có mục tiêu ám chỉ, cáo buộc Mặt Trận/ Việt Tân là tổ chức khủng bố nhưng đảng Việt Tân không lên tiếng, tại sao như vậy, liệu Mặt Trận/Việt Tân đã có làm điều gì sai trái chăng? BS Chấn: Từ trước đến nay MT/VT ít khi lên tiếng trả lời các cáo buộc tấn công mình, nếu có lên tiếng thì là chẳng đặng đừng và chỉ chừng mực rồi thôi.  Vì sao? Chúng tôi quan niệm những lời cáo buộc không bằng chứng khả tín thuyết phục thì không đáng để mất thì giờ phản biện vì: a. Chúng ta sống tại xã hội văn minh, nơi mà nguyên tắc của luật pháp luôn là “những người cáo buộc có trách nhiệm phải thuyết phục chứng minh rằng người mình tố cáo phạm tội, chứ không phải người bị cáo buộc phải chứng minh rằng mình vô tội.” Đây là lẽ công bằng và hợp lý. b. Thử tưởng tượng nếu MT/VT phải trả lời tất cả các cáo buộc lớn nhỏ thì chúng tôi làm sao có thể tập trung vào mục đích nhắm tới, đó là đem lại tự do dân chủ, và độc lập chủ quyền cho VN? Trong trường hợp này, CSVN cũng như kẻ xấu chỉ việc dựng chuyện xấu về MT/VT rỉ rả liên tục là có thể cột chân chúng tôi ngay trên bàn phím và dư luận, thế là chúng tôi sẽ không còn thì giờ đấu tranh hữu hiệu tạo áp lực lên chế độ CS nữa. c. Những đôi co qua lại không dứt sẽ dễ đưa đến một tình trạng bát nháo trong cộng đồng khiến bà con dễ chán nản, mất niềm tin vào công cuộc đấu tranh chung. Không có niềm tin, chúng ta sẽ không thể đoàn kết và hợp quần xây sức mạnh, cũng như không thể bật dậy sức đề kháng của toàn dân để chấm dứt bạo quyền và bảo vệ đất nước. Chúng tôi lấy hoạt động thực tế và thái độ ứng xử của những con người VT để soi sáng bản chất của tổ chức, thay vì những lời nói hô hào suông hay tranh cãi rối mù. Chúng tôi tin tưởng rằng với thời gian, bà con đã có thể kiểm nghiệm xem VT thực sự tốt hay xấu. Trong tinh thần lấy dài hạn soi sáng ngắn hạn đó, chúng tôi rất vui khi thấy càng ngày càng nhiều bà con thương và tin tưởng chúng tôi sau một thời gian ban đầu hồ nghi, bị xao động trước những tuyên truyền, đánh phá, chửi bới VT ra rả từ những kẻ đối nghịch. Bà con đã có thời gian dài để tiếp cận, theo dõi, chứng kiến, tham dự và tham gia vào các hoạt động đấu tranh thực sự, vì tình thương chứ không phải vì hận thù của VT Và chính nhờ vào sự ủng hộ và tin tưởng của bà con, phần lớn thầm lặng nhưng tiếp tay cụ thể bằng hành động, mà VT vẫn còn đây sau bao thăng trầm sóng gió, để có những đóng góp vào công cuộc đấu tranh chung cùng đồng bào trong cũng như ngoài nước, khiến VC phải nỗ lực tìm cách triệt hạ. VietTimes: Trở lại vấn đề giữa TS Nguyễn Đình Thắng và VT, nhiều người không khỏi liên tưởng đến các cuộc vận động tranh cử Tổng Thống tại Hoa Kỳ hiện nay với các ứng viên tấn công triệt ha nhau và tự đề cao mình để mong hốt phiếu quần chúng. Phải chăng giữa ông Thắng và VT có sự tương tranh để giành lấy ảnh hưởng và sự ủng hộ của chính giới Hoa Kỳ lẫn quần chúng VN, để chuẩn bị cho việc hốt phiếu trong cuộc bầu cử tương lai hầu nắm quyền tại VN?  Vì vậy mà ông Thắng mới công khai đánh VT nhân vụ 1 nhóm truyền thông Hoa Kỳ làm phim đánh Mặt Trận? BS Chấn: Câu hỏi khá lý thú. Ông Nguyễn Đình Thắng có tự đề cao mình và tìm cách triệt hạ VT để chuẩn bị tranh cử tại VN hay không thì tôi không thể nói thay ông Thắng được, và xin để bà con nhận xét, suy diễn. Tôi chỉ xin trình bày quan điểm của VT. Việt Tân không chủ trương “tranh giành phiếu” khi chế độ độc tài còn ngự trị trên đất nước. Trước khi tiến tới một cuộc bầu cử công bằng tại VN, chúng ta còn phải qua giai đoạn thiết lập một môi trường sinh hoạt dân chủ đa nguyên trong đó ĐCSVN  không còn khả năng gian lận, chèn ép, khủng bố các ứng cử viên đối lập. Giai đoạn này hiện nay còn cam go và tất cả chúng ta cần tập trung để đạt được điều kiện này càng sớm càng tốt. Vì càng chậm trễ, CSVN sẽ càng có thì giờ để củng cố, chuyển hóa sang một hình thức dân chủ biểu kiến vẫn trong vòng kiểm soát của chế độ để giành được thế chính danh trong màn kịch dân chủ trước quốc tế. Vì tính cam go và cấp bách của giai đoạn đấu tranh hiện nay, VT không hề chủ trương gây sự, cản phá bất cứ thành phần nào đang đồng hành cùng mình.  Ngược lại chúng tôi mong muốn tất cả các nhóm, các cá nhân đấu tranh, từ các XHDS, VOICE, đến BPSOS của ông Thắng v.v... đều đạt được những thành quả tốt, và càng nhiều càng hay, để đóng góp vào công cuộc đấu tranh chung. Dù tổ chức nào đạt được thì thành quả vẫn là những thắng lợi chung.  Tranh chấp với những người bạn đồng hành rốt cuộc rồi chỉ làm trì trệ chính mình và công cuộc đấu tranh chung. Trong khi đó, chính những thắng lợi và thành quả tốt này của các bạn đồng hành sẽ là nguồn kích thích cho VT và các đảng viên phải làm tốt hơn, cố gắng hơn để khỏi bị quê tụt hậu đằng sau.  Nếu gọi đó là sự cạnh tranh, chuyện khá bình thường trong xã hội đa nguyên, thì đó là sự cạnh tranh tích cực, lành mạnh trong tinh thần thi đua ai làm tốt hơn, chứ VT không chủ trương cạnh tranh bằng tinh thần của những con cua trong rọ nhược tiểu, con nào mới ngoi lên thì bị đồng loại cản phá, kéo xuống. Chúng tôi tin tưởng vào tiềm năng vô hạn của dân tộc Việt trong đó có đảng viên VT, và tin rằng sự thi đua tích cực sẽ giúp bộc lộ, phát huy được khả năng còn tiềm ẩn trong mỗi con người, mỗi tổ chức.  Người thắng cuộc sau cùng chính là dân tộc Việt, để chúng ta đều có thể hãnh diện trở thành dân của một cường quốc tiên tiến trên thế giới. Cạnh tranh bằng cách cản phá người khác cho dở hơn mình, đạp người khác xuống để mình ngoi lên, chỉ làm cho dân tộc ta tiếp tục đắm chìm trong vũng lầy nhược tiểu. Bác sĩ muốn chia sẻ gì thêm trước khi chia tay? BS Chấn: Trước hết xin cảm ơn quý báo đã dành cho tôi cuộc trò chuyện này. Đối với quý vị đang theo dõi cuộc trò chuyện này, nếu quý vị là người có suy nghĩ độc lập và tích cực, muốn tìm hiểu trực tiếp những vấn đề cáo buộc VT, xin mời đến gần tiếp cận, và nhất là cùng làm việc với anh chị em VT chúng tôi; và cũng xin tìm đến tiếp cận, theo dõi tìm hiểu kỹ trực tiếp những người cáo buộc, nói xấu VT. Sau một thời gian dài, quý vị sẽ biết được ai thực ai hư, ai xấu ai tốt. Và quý vị sẽ có dịp đóng góp ý kiến cụ thể xây dựng giúp cho VT càng ngày càng hoàn thiện hơn. Cám ơn quý vị. VietTimes: Kính chào Bs. Đặng Vũ Chấn. Cám ơn Bs. về buổi nói chuyện hôm nay. Đăng Quang (VietTimes Atlanta)  
......

Tự ứng cử – một bước tiến dài

Những tia hy vọng cuối cùng vào Đại Hội 12 vừa tắt lịm thì tin tức dồn dập nổi lên về mức tụt hậu mới của đất nước. Theo chỉ số thống kê trên nhiều mặt vào đầu năm 2016, Việt Nam nay không chỉ thua Thái Lan, Phi, Mã Lai, Nam Dương, mà còn rớt xuống một tầng thấp mới — chính thức thua cả Lào và Campuchia. Rất đông người Việt Nam đang túa sang 2 nước này để tìm kiếm "tương lai". Chính vì thế mà việc một số những người có lòng với đất nước, từng tích cực hoạt động xã hội dân sự, tích cực phản đối TQ xâm lược, quyết định ra tự ứng cử vào Quốc Hội, đã như một ly nước lạnh mát cho cơn khát của dân tộc. Đại đa số dân cư mạng lập tức ủng hộ, khen ngợi, khuyến khích, và hân hoan tiếp tay. Tuy nhiên, đó đây vẫn vang lên một vài tiếng nói quan tâm. Các quan tâm này không phải không có lý và có thể rút về 2 điều lo lắng: (1) Việc tham gia ứng cử có làm loãng đi những kêu gọi tẩy chay màn kịch bi hài "đảng cử dân bầu" hiện nay không? (2) Việc tham gia vào tiến trình bầu bán có vô tình tạo thêm tính chính danh cho cái "cuốc hội công cụ" của đảng CSVN không? Trước hết, có lẽ cần thừa nhận tác động không nhiều của việc tẩy chay bỏ phiếu. Ai cũng biết mọi chế độ độc tài đều dùng công thức: người bỏ phiếu không quan trọng, chỉ cần kẻ đếm phiếu. Nghĩa là dù người dân có bầu hay không và bầu với tỉ số bao nhiêu thì chế độ độc tài vẫn tuyên bố thắng cử gần như tuyệt đối cho các ứng viên của họ. Đó là thực tế của nhiều năm qua mà chẳng ai làm được gì. Trong khi đó, nếu nay có nhiều người dân cố tình ra ứng cử và biết trước Đảng sẽ dùng mọi mánh khóe để gạt họ ra, dân tộc ta sẽ có cả một chồng hồ sơ bằng chứng để cả thế giới thấy trò hề bầu cử tại Việt Nam và nhận chân một sự thật là hệ thống cầm quyền hiện nay KHÔNG đại diện cho dân tộc Việt Nam. Trong các cuộc bầu cử quốc hội trước, đã có vài trường hợp ứng cử rất can đảm cho mục tiêu vừa nêu, như Ls. Lê Quốc Quân, Ls. Lê Công Định, ... nhưng còn quá hiếm. Lần này sẽ khác! Luật sư Lê Quốc Quân tự ứng cử đại biểu quốc hội vào năm 2011. (Ảnh: J.B Nguyễn Hữu Vinh) Cũng vậy, việc những người dân vừa có lòng vừa có khả năng ra ứng cử không hề tạo thêm tính chính danh cho "cuốc hội công cụ", mà ngược lại họ cho toàn dân cơ hội so sánh. Trong lúc các đại biểu quốc hội gốc đảng hiện nay chẳng ai dám đụng đến TQ xâm lược, chẳng ai biết gốc rễ tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng hiện nay, chẳng ai dám chỉ ra nguồn gốc các tệ nạn xã hội hiện nay chứ chưa nói gì đến giải pháp, ... thì từng ứng viên ngoài đảng đã công bố ý hướng, hoài bão, và chương trình hành động của mình. Họ không phải là những người hứa hão nhưng đã thực sự là những người biểu tình chống TQ dù phải bước đi một mình tại một quốc gia Đông Nam Á xa lạ; Họ biết rõ cách thức kiện TQ trước tòa quốc tế và sẵn sàng làm điều đó khi có vai trò đại diện quốc gia; Họ đã từng là các nhà nghiên cứu cấp quốc gia và làm kinh tế rất thành công; Họ là những người từng đi băng bó xã hội, từng đi giúp những người cùng khổ tìm công lý, ... Tóm lại, chỉ với số người tự ứng cử hiện nay, người dân đã có thể thấy câu ngụy biện xưa nay "Không có đảng CSVN thì lấy ai lãnh đạo, dẫn dắt đất nước!" là điều cực kỳ phi lý. Rõ ràng bên ngoài đảng hiện có rất nhiều người có thể điều hành đất nước hơn xa các quan chức đảng. Và còn quan trọng hơn nữa, chỉ khi nào đất nước được điều hành bởi những người ngoài đảng thì đất nước mới mong đi ngược lại hướng lạc hậu hiện nay; mới thoát ra khỏi thảm trạng cứ mò mẫm đi về hướng CNXH mà không biết nó là gì, ở đâu; để rồi càng ngày càng suy bại và lệ thuộc ngoại bang. Việc các nhà hoạt động xã hội dân sự ra ứng cử quốc hội còn đánh dấu một bước tiến lớn trong nhận thức về tiến trình đấu tranh chung cho tương lai đất nước. Rõ ràng mọi nỗ lực tạo đổi thay tích cực cho xã hội, nếu muốn bền vững và không dựa vào từ tâm của vài cá nhân đang nắm quyền, thì các đổi thay đó phải được LUẬT HÓA và phải có một hệ thống công quyền bị ràng buộc thi hành luật pháp. Nếu không đạt được 2 điều kiện nền tảng đó, các nỗ lực của xã hội dân sự, dù có thành công, chỉ mang tính giai đoạn, chóng tan biến. Nói cách khác, mọi con đường tạo đổi thay tích cực và lâu bền cho toàn xã hội, sớm muộn gì, cũng đều dẫn đến các nỗ lực mang tính chính trị và tiến vào đấu trường chính trị. Thực tế đó dẫn đến nhu cầu nhận thức lại về vai trò của các đảng phái chính trị. Thử nhìn rộng ra các nước dân chủ trên thế giới, người ta có thể thấy các đảng phái chính trị ra đời không nhất thiết chỉ vì thèm khát và muốn giành cho được cái ghế cai trị cao nhất để hưởng độc quyền độc lợi cho mình. Cách nhìn đó quá hạn hẹp và chỉ phản chiếu hoàn cảnh sống quá lâu trong tình trạng độc đảng bất thường tại Việt Nam. Phần lớn người dân Việt chỉ có một nền tảng để phóng chiếu là đảng CSVN và cách hành xử của họ. Thật ra, các đảng phái chính trị tại các nước khác có nhiều vị trí và đóng nhiều vai trò khác nhau. Họ dám đứng ra gồng gánh đất nước trong những ngày tháng vừa phôi thai ra đời như các đảng chính trị tại Israel, Singapore; hay trong những giai đoạn thập tử nhất sinh như các đảng chính trị tại Âu Châu trong thế chiến 2. Có những đảng chính trị chỉ muốn tạo thay đổi bền vững về một lãnh vực mà họ cho là cực kỳ hệ trọng như các đảng xanh, chuyên tranh đấu cho môi sinh, tại Âu Châu. Có những đảng chính trị chấp nhận nhiều hy sinh chỉ vì muốn đưa đất nước ra khỏi tình trạng ngập tràn bất công và thù hận như đảng của ông Nelson Mandela tại Nam Phi; ra khỏi tình trạng tụt hậu, chia rẽ chủng tộc, và lệ thuộc ngoại bang như đảng của bà Aung San Suu Kyi, .... Bà Aung San Suu Kyi (Ảnh: Reuters) Do đó, đã đến lúc cần nhìn đúng đắn rằng đảng phái chính trị đơn thuần là những nhóm hoạt động có tổ chức hữu hiệu trong môi trường chính trị. Có đảng xấu xa, ác độc, xử dụng đất nước như bệ ngồi, nhưng cũng có đảng rất lý tưởng, vị tha, và trung thành với dân tộc. Không nên gộp chung tất cả đảng phái chính trị thành một loại và đồng hóa với đảng CSVN. Với các định nghĩa rút từ thực tế nêu trên, khó có ai còn làm cái việc vô lý là tự vạch lằn ranh giữa các nhóm hoạt động XHDS với các nhóm vận động dân chủ, vận động thay đổi guồng máy cầm quyền. Sự phân vùng ấy vừa là hành động tự trói tay chân vốn còn rất yếu của mình, vừa rơi vào cái bẫy phân hóa tinh vi của chế độ độc tài. Năm 2016 quả là năm sôi nổi ngay từ những ngày đầu. Nếu Đại Hội XII vừa đánh dấu một bước thụt lùi lớn của đảng CSVN, thì việc xuất hiện hàng loạt các ứng viên bên ngoài tầm tay của đảng lại đánh dấu một bước tiến rất lớn, mang tính bộc phá, trong nỗ lực cứu lấy đất nước của dân tộc Việt. Vũ Thạch http://viettan.org/Tu-ung-cu-mot-buoc-tien-dai.html
......

Kẻ cướp có lệnh bài

Kính gửi: - Cơ quan chuyên trách về Nhân quyền của Liên Hợp Quốc; - Cơ quan chuyên trách về Nhân quyền của Hội đồng Châu Âu; - Chính phủ các nước quan tâm tới vấn đề Nhân quyền của Việt Nam; - Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ; - Các tổ chức Nhân quyền quốc tế; - Quốc hội Việt Nam; - Các cơ quan truyền thông; - Các tổ chức và cá nhân quan tâm Tôi là Lê thị Công Nhân sinh năm 1979, trú tại p316-A7 khu VPCP, ngõ 4 phố Phương Mai, Đống Đa-Hà Nội, viết bài tường thuật này tố cáo công an thành phố Hà Nội xâm phạm chỗ ở và lấy tài sản của gia đình tôi một cách phi pháp và bạo lực, tại nhà tôi vào ngày 4.2.2016 vừa qua. Sự việc như sau: Hơn 4h chiều ngày 4.2.2016, bà Hà-Tổ phó tổ dân phố gọi “Nhân ơi” tôi vừa mở cửa thì ông đại tá công an Ngô Quang Du - PA24 công an thành phố Hà Nội dẫn theo gần 50 công an mặc sắc phục, thường phục ào ào xông vào nhà tôi. Đi cùng còn có ông Thuyên-Hội Người cao tuổi của tổ dân phố, cùng ở tổ dân phố số 1-phường Phương Mai với nhà tôi. Dưới sân có khoảng 100 công an vây kín 2 lối vào khu chung cư. Tôi hỏi tại sao khám nhà, lệnh đâu thì 1 công an huơ huơ 1 tờ giấy, đọc: khám chỗ ở của Ngô Duy Quyền (chồng tôi) theo lệnh của công an Hà Nội đã được Viện Kiểm sát Hà Nội phê chuẩn, căn cứ vào quyết định khởi tố vụ án Thư ngỏ Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm hại lợi ích của nhà nước quy định tại điều 258 Bộ Luật Hình sự, Thiếu tướng Bạch Thành Định – Thủ trưởng cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an ký ngày 28.1.2016 (cũng là ngày kết thúc đại hội 12 đảng cộng sản Việt Nam). Tôi yêu cầu phải được đưa một bản lệnh khám nhà, họ không đưa mà cất đi ngay. Khi ấy trong nhà có mẹ tôi Trần thị Lệ 63 tuổi-chính chủ căn nhà, bị tai biến não năm 2013, di chứng liệt và câm, nhận thức và giao tiếp hạn chế; con gái tôi là Lucas Ngô Quyền Thiên Ân hơn 4 tuổi; em gái tôi Lê thị Minh Tâm 35 tuổi. Hai chị em tôi đứng chặn không cho công an vào nhà. Tôi nói: Tôi phản đối cái lệnh khởi tố và lệnh khám nhà này, vì kể cả chưa bình luận đúng sai 2 cái lệnh đó thì đây cũng không phải nhà anh Quyền, mà là nhà mẹ vợ anh Quyền. Ngay cả nhà mẹ vợ anh Quyền thì anh Quyền cũng không thường xuyên ở đây. Một tuần anh Quyền chỉ ở đây 1, 2 ngày còn lại là ở quê. Khám thì về nhà người đó khám sao lại khám nhà mẹ vợ người ta. (Đầu năm 2011, ngay khi chúng tôi kết hôn, công an đã ép Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh (nơi anh Quyền làm việc lúc đó) tìm mọi cách đuổi việc anh Quyền. Sau đó anh đi làm vài nơi khác, đi đâu công an cũng đến “hỏi thăm” khiến doanh nghiệp không yên, anh Quyền phải quay về quê làm nông nghiệp cùng em trai là Ngô Quỳnh - một cựu Tù nhân Lương tâm - cùng vụ án với nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng năm 2008.) Chị em tôi bám chặt cửa không cho công an vào nhà, nói với họ mẹ tôi bệnh nặng, bác sỹ chỉ định tuyệt đối tránh căng thẳng kích động, nếu không có thể dẫn tới tai biến lần nữa nguy hiểm tính mạng, Lucas còn quá nhỏ có thể vì khiếp đảm mà bấn loạn, mong họ vì lý do nhân đạo đừng dùng vũ lực xông vào nhà tôi. Thậm chí tôi còn nói nếu các anh không biết nhà anh Quyền thì tôi sẽ đi cùng. Mặc kệ chị em tôi nói như gào khóc, đám công an vẫn ào tới xông vào nhà trong. Chúng tôi trì người lại bám vào cửa phòng khách thì bị cả chục nam công an bẻ tay, đè đầu lôi xềnh xệch trên mặt đất ném ra ngoài hành lang. Trong nhà bé Lucas kêu khóc gọi mẹ lạc giọng, mẹ tôi mặt mũi tím tái, kêu ú ớ. Chúng tôi cố vào lại nhà mình thì tiếp tục bị công an bẻ tay, đè đầu, giật áo ném trở ra. Nỗi uất ức và đau đớn khiến tôi xỉu đi trong giây lát. Mở mắt ra tôi kinh hãi tột độ khi nhặt được cái áo len chui đầu của em gái tôi rơi dưới đất, còn em tôi ngồi khóc nức nở cách đó một quãng. Rất may mùa đông chúng tôi đều mặc nhiều quần áo, nếu không thì với trình độ bạo lực thượng thừa của công an cộng sản không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra. Vì quá lo sợ mẹ tôi lại bị tai biến có thể nguy hiểm tính mạng(mẹ tôi bị tai biến lần 2 cách đây 1 năm) em gái tôi trở nên bấn loạn, kêu khóc không ngừng gọi mẹ tôi. Tôi chỉ còn biết ôm em tôi cầu nguyện để giữ bình tĩnh. Trong suốt nửa tiếng đồng hồ không biết Ngô Quang Du và đám nhân viên đông lúc nhúc làm gì trong căn nhà 30m của mẹ tôi. Sau đó, công an áp giải anh Quyền về và đưa vào trong nhà luôn. Hai chị em chúng tôi vẫn bị chặn ở ngoài. Hành xử cực kỳ vô lý của công an khiến chị em tôi có thêm sức mạnh. Chúng tôi lại vùng dậy lao vào nhà mình và tiếp tục bị chặn lại bằng bạo lực bởi đám công an. Chúng tôi nguyền rủa chúng “Các người không có bố mẹ, con cái sao mà làm thế này? Các người làm gì trong nhà một bà già liệt và một đứa bé 4 tuổi? Lũ cướp ngày các người sẽ bị trời tru đất diệt! Các người là ác quỷ” Một lúc sau chị em tôi mới chui được (qua cánh tay đám công an) vào nhà mình. Lúc đó có khoảng 30 công an ở phòng khách và phòng ngủ bên trong, 1 số đứng nhìn canh, 1 số vẫn đang lục lọi khắp nơi. Họ cứ đứng áp vào tủ, bàn làm việc, quay lưng lại phía chúng tôi, lấy các thứ ra và ném vào 2 cái thùng cạc tông của họ đem theo. Chúng tôi không thể nhìn thấy công an đã lấy những gì, đồng thời bị 2 công an canh 2 bên. Công an khám cả ngăn đồ lót, đọc từng cái hóa đơn tiền điện, trèo lên gác xép đựng đồ cũ, khám cả vở tô màu tập viết của Lucas. Công an lục lọi quá kỹ, kỹ hơn nhiều so với hồi khám nhà và bắt tôi đi tù hồi tháng 3.2007. Không những thế “Nó còn ngoáy thùng gạo loạn cả lên.”, em tôi kể. Anh Quyền bị công an bắt lúc gần 4h (trước khi khám nhà tôi) tại đường Phạm Ngũ Lão gần Nhà hát Lớn Hà Nội, khi đang đi giao gà, cá cho khách hàng. Chiếc xe máy cũ và thùng hàng 1 công an lái đi đâu không rõ. Anh Quyền bị ốp vào xe ô tô, xe dừng lại ngoài đường 2 lần, mỗi lần 20 phút, rồi mới đưa về nhà (tôi đoán là để phối hợp nhịp nhàng với việc khám nhà, nhằm tránh tối đa việc người nhà đương sự được ở cạnh nhau cùng phản kháng, ở nhà chỉ có 2 phụ nữ đàn áp sẽ dễ hơn). Anh Quyền kể khi vào nhà (lúc ấy chị em tôi vẫn bị chặn ở ngoài hành lang) thấy mẹ tôi nằm vật ra trên ghế dài, còn bé Lucas ngồi khóc dưới đất cạnh đó. Trong lúc ngồi nhìn công an xục xạo khắp nhà mình, tôi hỏi anh Quyền hôm nay bán được bao nhiêu tiền hàng thì đưa tôi. Chồng tôi đưa hết số tiền bán hàng ngày hôm đó, ước tính khoảng 5 triệu. Tôi để hết số tiền lên mặt bàn nhưng công an không hỏi, cũng không động tới số tiền này. Vợ chồng tôi đều nghĩ anh Quyền sẽ bị bắt tạm giam ngay sau khi khám nhà nên tôi tranh thủ chia sẻ vài kinh nghiệm ở tù cho chồng mình, nhất là những ngày tháng đầu tiên khi vào tù là khó khăn nhất. Chồng tôi có vẻ điềm tĩnh lạ lùng, tôi thì vô cùng bối rối, đau lòng. Lúc ấy tôi mới thấu hiểu tâm trạng người thân của những người tù, nhất là Tù nhân Lương tâm. Gần 5h, Tâm-em gái tôi định ra ngoài đón con-bé Tường Minh 6 tuổi, học lớp 1G trường Tiểu học Phương Mai ngõ 4 Phương Mai, cách nhà tôi 400m, thì bị chặn lại không cho đi. Đám công an vênh váo tua điệp khúc “Khám nhà là nội bất xuất ngoại bất nhập.” Chúng tôi điên tiết quát: Các người bị điên à? Con tôi 6 tuổi học lớp 1, hết giờ học là khóa cửa lớp, nhà trường không trông học sinh như ở mầm non. Con tôi có việc gì các người có chịu trách nhiệm nổi không? Đám công an vô cảm thành ra đần độn, cương quyết không cho em tôi ra khỏi nhà. Cuối cùng chính chúng tôi phải bảo “Không cho tôi ra khỏi nhà đón con thì các người phải đi đón con tôi về ngay. Đón muộn con tôi có việc gì thì đừng có trách.” Thế là ai đó trong đám công an đã đến trường đón cháu tôi về nhà. Về nhà, cháu tôi hốt hoảng, mặt mũi thất thần hỏi “Mẹ ơi, sao mẹ không đón con? Các chú ấy là ai thế? Sao lại lấy đồ của nhà mình?” Bỗng dưng, anh nhân viên ngân hàng Đông Á thỉnh thoảng chuyển tiền đến chúng tôi xuất hiện như trên trời rơi xuống. Hóa ra anh này tới chuyển tiền, đám công an thích thú quá như bắt được bằng chứng rõ như ban ngày bọn phản động nhận tiền hải ngoại để bán nước (cho Mỹ hay Trung Quốc?), hí hửng lôi cổ anh này lên tận nhà. Anh Quyền nói “Nhà tôi đang bị khám lấy đồ, tôi không thể nhận tiền lúc này được, nhận xong là bị cướp ngay thôi. Công an nói nội bất xuất ngoại bất nhập sao lại cho người lên nhà tôi lúc này?” Đám công an chưng hửng vì mưu đồ thô thiển! Gần 7h tối, công an ngừng khám nhà, đọc 1 cái thứ gọi là biên bản, nội dung dối trá đến lố bịch “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập-Tự do- Hạnh phúc”. Trong đó có đoạn “cơ quan điều tra đã đọc lệnh khám nhà, gia đình hoàn toàn chấp hành” Ối giời ơi – chúng tôi thốt lên – ông không biết ngượng là gì à ông Du, ông ngồi cách chúng tôi chưa đến 1m đâu nhé! Mặt Du trơ còn hơn mặt thớt gỗ mõ vàng tâm của Nguyễn Đức Chung! Phần đồ thu giữ ghi đúng 1 dòng “Thu 1 thùng đựng tài liệu và 1 thùng đựng phương tiện làm việc, đã niêm phong”. Xong, hết và nói: anh Quyền ký vào biên bản. Trời! Thế này thì đúng là CƯỚP CÓ LỆNH BÀI rồi còn gì! Chúng tôi quát lên “Cái này gọi là biên bản à? Có bị khùng không? Đây là ăn cướp. Cướp được thì cướp luôn đi. Tịch thu đồ thì phải ghi rõ tịch thu cái gì, của ai, số lượng, chủng loại, hình thức, hiện trạng đồ tịch thu. Còn định giá hoặc miêu tả chi tiết để sau cũng được. Có cần tôi dạy cho lập biên bản không? Có đi học hay không vậy?”. Chúng tôi không ký vì không thể ký vào một thứ vô pháp nhảm nhí như vậy. Chúng tôi hỏi ông bà Thuyên – Hà cùng tổ dân phố xem có chấp nhận được hành động ăn cướp này không. Hai ông bà câm như hến. Lúc này công an mới đem đống đồ “phương tiện liên lạc và làm việc” ra đếm: 2 cái laptop, 12 cái điện thoại và máy tính bảng, 8 cái usb, nhưng nhất quyết không nói rõ tên, hình thức, tình trạng và hoàn toàn không động gì đến thùng tài liệu. Chúng tôi hỏi tại sao lại lấy cả máy tính bảng của trẻ con chơi hoạt hình, thu đồ thì phải hỏi đồ của ai, phải kiểm tra qua xem là đồ của ai thì mới thu chứ, bật lên xem có phải toàn là báo mạng đỏ (báo xanh dân chủ thì bị chặn hết rồi!) và phim hoạt hình bí đỏ búp bê không. Lucas và Tường Minh đều nói “Đấy là pad của cháu, trả lại cho cháu” Bất chấp tất cả, công an sau khi đếm đồ xong lại đóng thùng lại. Tôi nói với Du: Gần 10 năm trước ông khám nhà và bắt tôi đi tù, ông còn ghi là “thu giữ 24 đầu tài liệu, tiêu đề … giờ ông còn tồi tệ và tồi tàn hơn nhiều!” Bỗng nhiên, chồng tôi nhìn thấy trên bàn cái bóp đen bị mở tung, trống rỗng, mới hỏi “Tiền của tôi để trong mấy cái phong bì ở trong bóp đâu rồi? Sao không thấy biên bản nhắc đến? Tiền là một tài sản riêng biệt, không thể đánh đồng với tài liệu hay phương tiện làm việc. Thu tiền thì phải ghi rõ: loại tiền, số lượng, chủng loại, mệnh giá và lấy từ chỗ nào.” Bầu không khí bỗng trầm xuống! Một công an cao giọng “Yên tâm đi, để hết trong thùng đựng tài liệu, niêm phong rồi.” Anh Quyền quát lên “Chúng mày định cướp trắng à? Trả lại ngay tiền của tao. Đây là tiền mồ hôi nước mắt tao kiếm nuôi gia đình.” 1 công an trẻ vô liêm sỉ lên giọng đe dọa “Này, đừng có mày tao nhá, ăn nói phải lịch sự.” Chồng tôi quát lại “Chúng mày đến nhà người ta ăn cướp, phải gọi chúng mày là ông bà thì mới được coi là lịch sự à ? Tao phỉ nhổ vào cái thứ lịch sự ấy” Hai vợ chồng tôi và em gái tôi đồng loạt quát lớn bắt bọn chúng phải trả lại tiền, tình huống rất hỗn loạn khi 3 người chúng tôi đối mặt với 150 tên công an xông vào nhà cướp với cái lệnh bài mang tên Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bé Lucas và Tường Minh ôm nhau khóc “Bố mẹ ơi con sợ lắm! Sao các chú lấy đồ của nhà mình, lấy cả pad của con?” Mẹ tôi cũng khóc trong câm lặng vì không thể nói thành lời. Du không nói gì, mặt vênh lên, đùi rung rinh có vẻ hài lòng nhìn cảnh chúng tôi uất ức khốn đốn. Đám công an trơ tráo ôm 2 thùng đồ đi ra đến cửa, nói: Anh không ký thì thôi, có người dân chứng kiến là đủ, rồi quay sang bảo hai ông bà Thuyên-Hà ký. Lúc này chúng tôi quát lên: Nãy giờ ông bà chứng kiến công an khủng bố đàn áp gia đình chúng tôi, ông bà còn chút lương tâm nào không mà ký vào cái biên bản đó, ông bà mà ký vào là ông bà a dua cho tội ác, chúng tôi sẽ không tha thứ cho ông bà, ông bà không phải là nô lệ của họ, tại sao lại câm nín như vậy. Hai ông bà Thuyên-Hà vẫn im lặng. Tâm-em gái tôi nói “Chúng tôi không biết đám người này là ai, từ đâu tới. Chúng tôi chỉ biết ông bà thôi. Họ xông vào nhà chúng tôi cướp tài sản, cướp tiền trắng trợn như vậy mà ông bà ký vào biên bản thì sáng mai chúng tôi sẽ đẩy mẹ tôi ngồi xe lăn đến trước cửa nhà ông bà đòi tiền, đòi đến khi nào ông bà trả.” Không biết có phải vì câu nói này hay là thêm cả quá trình chứng kiến vụ cướp và sự phản kháng mạnh mẽ của gia đình tôi, bà Hà đã cất lời một cách đầy e dè sợ sệt “Ờ .. ờ .. thì là .. tôi thấy các anh làm thế này là thì .. thì là .. không được.” Ông Thuyên có vẻ chỉ đợi như thế nói ngay vào “Tôi cũng đồng ý với chị Hà, các anh làm như thế là không được. Thu tiền thì phải kiểm đếm chứ, phải ghi rõ lấy ở đâu, loại tiền, mệnh giá, số lượng.” Ôi! Khi nhân dân đồng thanh cất tiếng, dù là ngắn ngủi, yếu ớt nhưng sự đồng lòng sẽ mang đến sức mạnh lớn lao. Tôi chợt nhận ra, ngay lúc này, đám công an cuồng sản coi toàn bộ gia đình tôi là kẻ thù, chỉ hai ông bà Thuyên-Hà được coi là “nhân dân”. Mà đã coi là “nhân dân” thì kiểu gì cũng phải cố mị dân tí ti.Vì nhân dân thật sự có sức mạnh mà bọn độc tài khiếp sợ. Sức mạnh đó có được khi một người dám nói lên suy nghĩ thật của mình – tức là họ đã dám thực hiện quyền Tự do ngôn luận và nhận được sự chia sẻ của người khác dù chỉ có 1 người ủng hộ! Ngay lập tức đám công an đột ngột im lặng như thể vừa nghe sấm truyền. Du buộc phải ra hiệu, đám nhân viên hiểu ý hạ 2 thùng đồ xuống, mở niêm phong thùng đựng tài liệu ra. Ôi chao! Số tiền của chồng tôi để trong 4,5 cái phong bì, cái nào bên ngoài cũng ghi rõ: 100 usd anh X mua gà, 100 usd chị Y mua cá, súp lơ … 100 usd bác Z nhờ gửi cho cựu Tù nhân Lương tâm Trần Đình Cương trong Nghệ An, 100 usd của Facebook Thiêm Võ tài trợ Hội Bầu Bí mà mấy ngày hôm đó chồng tôi đi bán hàng tết (có ngày về quê Hiệp Hòa Bắc Giang 2 lần bằng xe máy để mang hàng ra, quá mệt) quên đưa lại cho tôi giữ … Đám công an hí hửng chĩa 3 cái camera vào đống tiền bán gà, vịt của bố cháu như thể sắp có vụ lật đổ chính quyền bằng 660 usd để mua bom hay thuê sát thủ ám sát lãnh đạo cấp cao vậy! Xin nói thêm, anh em Quyền, Quỳnh may mắn bán được một phần nông sản cho bạn hữu hải ngoại. Người mua ở xa không nhận được hàng, nên thường nhờ Quyền, Quỳnh đem số hàng đã mua biếu lại một số dân oan, người đấu tranh dân chủ quen biết. Thật sự số tiền và số hàng mỗi lần mua không lớn nhưng đó là tấm lòng của bạn hữu mua giúp cho anh em Quỳnh Quyền vì sản xuất nông sản sạch nhưng quy mô nhỏ và mặt hàng không phong phú thì rất khó tìm đầu ra. Dù vậy, công an cũng chỉ mở các phong bì ra rồi ghi lại loại tiền, số tiền, số seri rồi cất đi. Họ lại yêu cầu chúng tôi ký vào biên bản vì cho rằng họ làm thế là tốt lắm rồi. Chúng tôi nói không thể ký vào biên bản được, vì vẫn chưa kiểm đếm, ghi rõ các tài liệu và phương tiện làm việc là cái gì, như thế nào và tiếp tục yêu cầu công an trả lại tiền. Đám công an mặt ráo hoảnh vác 2 cái thùng và nói anh Quyền đi. Tôi hỏi họ định đem anh Quyền đi đâu, làm gì. Họ nói đi thẩm vấn, nhưng không nói đi đâu, cũng không đọc lệnh tạm giam, triệu tập hay áp giải. Anh Quyền vẫn ngồi lại trên ghế, nói “Vào mà khiêng tôi đi, tôi không đi đâu hết, phải trả tôi cái xe máy? Còn cả thùng hàng tôi chưa kịp giao ai chịu trách nhiệm?” Đám công an không ai nói năng gì, kéo nhau đi ra gần hết, còn lại khoảng chục tên trong nhà canh chồng tôi. Tôi đi xuống nhà trước, cố nói thật to đòi lại xe máy. Thấy chồng tôi cương quyết không đứng dậy, công an chỉ còn cách lôi xềnh xệch, họ bàn tính với nhau một lúc, có thể là câu giờ để thưởng thức bữa tiệc khủng bố gia đình tôi, 15 phút sau, chúng mới mang xe máy của anh Quyền trả lại cho tôi. Khoảng 7h20 công an đem chồng tôi đi cùng với những gì đã lấy của nhà tôi mà không để lại một mảnh giấy nào. Dưới đây là những tài sản của chúng tôi bị công an đã lấy một cách bất hợp pháp ngày 4.2.2016 tại nhà mẹ tôi: - Tài liệu, sách, vở, đĩa CD, đựng đầy1 cái thùng cạc tông to bằng 2 cái lò vi sóng. Trong đó có đủ thứ văn, thơ, hồi ký, đơn kiện, sách học thuật, báo chí …. 99% là của tôi mua, được tặng, tự in ra từ trên mạng, tự viết ra. Một vài quyển sách tôi nhớ tên: Ngày long trời Đêm lở đất, Nỗi khổ nhục trong nhà tù cộng sản Rumani, Phùng Cung, Hồi ký Đèn Cù, Đường về Nô lệ, Hồi ký Những lời trăng trối Trần Đức Thảo, Thơ Những Mẩu quặng dọc đường và Hồi ký Nguyễn Thanh Giang, 1 số đơn kiện của dân oan các nơi, thơ của tôi viết, các công ước của Liên Hợp quốc về Nhân quyền … - Công an lấy luôn quyển sách “Quốc hội và quốc nội” của bác Trần Lâm là luật sư đã bào chữa miễn phí cho tôi trong hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm hồi 2007 và là một người đấu tranh nổi tiếng trong phong trào dân chủ của Việt Nam. Ngày 26.11.2007 hôm trước phiên tòa phúc thẩm tôi (ngày 27.11) bác Lâm đang đi xe đạp trên đường Cát Linh – Hà Nội đã bị 1 nam mật vụ đi xe máy tông ngã. Bác bị xây xát trên người và trẹo/bong gân chân nhưng hôm sau vẫn cố gắng hết sức đến phiên tòa để bào chữa cho tôi dù khi đó bác đã 85 tuổi (bác sinh năm 1922). Khi tôi ra tù gặp lại, bác đã kể tôi nghe chuyện này. Tôi nói công an để lại quyển sách vì những bài viết của bác đều công khai trên mạng và quyển sách có dòng viết tay của bác đề tặng tôi. Bác đã mất tháng 11.2014 (Khi Hội Bầu bí Tương thân và bạn đồng hành về dự đám tang đã bị công an mật vụ Hải Phòng giật 2 dải băng tang, ngăn chặn không cho ghi tên, xướng tên khi viếng, ra về bị truy sát rượt đuổi ném đá vào xe ô tô 2 lần làm vỡ toàn bộ gương sau xe và móp thành xe, rất may là không ai bị thương tích. Quý vị có thể tìm đọc trên mạng bài viết RƯỚC SỰ CHẾT VỀ của tôi). Tất nhiên, đám công an trơ lỳ như điếc không trả lại quyển sách. - Phương tiện liên lạc và làm việc, gồm: + 2 máy tính xách tay: 1 cái hiệu Lenovo vỏ nhựa màu đen, vẫn dùng tốt, ước tính giá đồ cũ khoảng 3 triệu; 1 cái hiệu Asus Prime core i5, vỏ nhôm màu bạc, vẫn dùng tốt, ước tính giá đồ cũ khoảng 12 triệu ; +12 cái điện thoại, gồm: 1 iphone 4, 1 Samsung, 1 Qmobile vẫn dùng tốt, đều của anh Quyền; 1 Sony Xperia Z Ultra, 1 Gionee, 1 LG Chocolate BL70 vẫn dùng tốt, 1 Panasonic V6 hỏng pin, đều của tôi; 1 Alcatel Idol mini sập nguồn của em gái tôi; 1 máy tính bảng Numy Vega vẫn dùng tốt của Tường Minh cháu tôi; 1 Lenovo S850 vẫn dùng tốt của Lucas; 2 Nokia gập vẫn dùng tốt của mẹ tôi, nhưng từ khi mẹ tôi bị tai biến não thì không dùng nữa. Ước tính giá đồ cũ của số điện thoại này khoảng 15 triệu. + 8 cái usb các loại - Tiền: 660 usd của anh Quyền. Sau này, kiểm tra lại chúng tôi còn phát hiện công an đã lấy toàn bộ sổ điện thoại của chúng tôi, ngay cả sổ điện thoại từ thời trung học tôi giữ làm kỷ niệm cũng bị lấy đi, thư từ cá nhân, giấy biên nhận gửi thư bảo đảm cho cơ quan nhà nước, mấy cái giấy triệu tập của chính Ngô Quang Du ký triệu tập anh Quyền đi làm việc tháng 10.2015, form mở tài khoản ngân hàng, thẻ ATM, hồ sơ bàn giao công việc ở công ty cũ và bằng tốt nghiệp đại học của anh Quyền cách đây gần 20 năm. Vậy là chúng muốn triệt đường sống của anh Quyền, muốn đi xin việc cũng chẳng còn bằng cấp gì! Tất cả những thứ họ lấy đi của chúng tôi có liên quan gì đến “Thư ngỏ của các Tổ chức Xã hội Dân sự độc lập tại Việt Nam gửi Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang” - đăng đầy trên mạng? Thư ngỏ này của 19 tổ chức dân sự (thật sự) đứng tên chứ không thu thập chữ ký cá nhân. Anh Quyền thấy hoàn toàn đúng với hiểu biết và lương tâm của mình nên in ra và gửi bưu điện cho ông Bộ trưởng công an Trần Đại Quang vào tháng 5.2015. Thân hữu, bạn bè đến nhà thăm hỏi khi Ngô Duy Quyền đang bị bắt lên đồn Tháng 10.2015 công an Hà Nội liên tục triệu tập anh Quyền đi thẩm vấn nhưng anh Quyền không đi. Sau vụ khám nhà, công an thành phố Hà Nội tiếp tục triệu tập anh Quyền thẩm vấn, sáng thứ hai 29.2.2016 là lần thứ 3. Anh Quyền không đi vì lý do: tại sao công dân gửi thư cho Bộ trưởng mà lại bị công an triệu tập thẩm vấn như tội phạm? Lẽ ra Bộ trưởng phải trực tiếp hoặc (do quá bận rộn) cử nhân viên cấp dưới tiếp dânh, cảm ơn tinh thần xây dựng xã hội của công dân và hứa hẹn sẽ sớm xem xét những nội dung mà người dân nêu, ít ra là đãi bôi. Thế kỷ 21 rồi mà vẫn có chuyện dùng công an, mật vụ triệu tập, bắt người, khám nhà, cướp tài sản chỉ vì cái thư ngỏ? Tin nổi không? Tin quá đi chứ, vì chúng tôi đang sống dưới chế độ độc tài cộng sản! Thành tựu lớn nhất trong vụ việc này là công an và nhà cầm quyền Việt Nam đã khủng bố thành công người dân bằng cách gieo rắt nỗi sợ hãi với một thông điệp sắc nét rằng dưới sự cai trị của độc tài cộng sản thân phận người dân Việt Nam chỉ là cỏ rác. Một người nông dân bán gà, vịt mà còn có thể bị vu cho phạm vào điều luật trứ danh 258 BLHS thì hỏi còn ai trên đất nước này có thể yên thân, trừ bọn hến trong nồi? Đêm hôm khám nhà cả gia đình tôi mất ngủ hoàn toàn vì kinh hãi. Hai chị em tôi bị đau bả vai và cánh tay 10 ngày sau mới đỡ. Tôi vừa tiếc vừa nhớ những đồ dùng cũng là những món quà kỷ niệm đã gắn bó với tôi lâu nay. Đến giờ tôi mới có lại được ,điện thoại và máy tính, nhờ vào sự chia sẻ, giúp đỡ của bạn hữu trong và ngoài nước, mới viết được bài tường thuật sự việc. Một vài món đồ đắt tiền đã bị lấy đi là quá sức để tôi có thể mua lại lúc này. Chúng ta thường nghĩ kẻ thù có mưu đồ gì cao sâu lắm. Nhưng đôi khi chỉ đơn giản là khủng bố tinh thần tí ti cho vui, cướp đồ, cướp tiền làm kiệt quệ về kinh tế, lấy hết sạch điện thoại và sổ điện thoại để hết đường liên lạc, lấy bằng đại học để khỏi đi xin việc luôn … Vụ này dù sao cũng chưa sét đánh bằng “Tôi đã xin nghỉ mà đại hội không cho rút! … Đảng ta dân chủ đến thế là cùng!” của Trọng Lú Silicon. Đúng là đại ma đầu thế nào- đám lâu la thế ấy! Cộng sản tử tế mới làm tôi bối rối! Bỗng nhiên tưởng tượng ra trường thiên “Vụ án Thư ngỏ, bầy quỷ đỏ và chàng chăn vịt”. Để xem ở chương cuối, ai sẽ chết và chết thế nào? Hà Nội, 29.2.2016 https://www.facebook.com/alfonsongoduyquyen/posts/1075908485763586
......

Ngày Quốc Tế Đồng Hành Cùng Bà Con Dân Oan

Phạm Lê Vương Các Dân oan là đứa con được sinh ra từ quái thai của "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN". Dân oan là thuật ngữ mới xuất hiện chỉ 10 năm trở lại đây, dùng để chỉ "những người mất đất khiếu kiện lâu năm", có khi dùng để chỉ "các nạn nhân của công lý". Họ phần lớn xuất thân là những người nông dân chân chất từ mọi miền đất nước, bị các nhóm kinh tế và chính quyền cấu kết với nhau tước đoạt tài sản đất đai và nhà ở. Họ rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, đổ về Hà Nội và Sài gòn, tụ tập lại với nhau theo từng đoàn. Mỗi ngày hai lần, sáng và chiều đều đặn, họ đến trụ sở tiếp dân của Đảng và Chính quyền kêu oan. Nhưng họ bị hắt hủi, bị đuổi ra ngoài như là những thành phần đang bôi xấu bộ mặt của chế độ. Sau nhiều năm khiếu kiện, họ đã nhận ra rằng không một ai, một lực lượng nào của chính quyền này có thể giúp họ lấy lại được đất đai và nhà ở. Họ đã thay đổi nhận thức để trở thành một lực lượng đấu tranh mạnh mẽ và liều mạng nhất. Dân oan, giờ đây không còn đi đòi nhà, đòi đất, mà họ đi đòi nhân quyền. Ngày Quốc tế Đồng hành cùng Dân oan 27/2/2016 ra đời, là ngày để chúng ta tìm hiểu về những mảnh đời, những số phận đang chịu kiếp oan khiên, và giúp họ có được niềm tin vào tương lai và công lý. Và đây cũng là ngày để nhắc nhở với mọi người rằng, trong chế độ này bất kỳ ai cũng có thể trở thành Dân oan. Hãy đồng hành cùng Dân oan! Bổn Đình Nguyễn Dân Oan! Đó là cái từ ngữ mà gọi lên nghe vô vàn thương xót, uất hận và nó chỉ mới được thêm vào "từ điển cộng đồng mạng" mấy năm gần đây nhưng mau chóng được thế giới nhìn ra, và hôm nay có một ngày đồng hành cùng với họ. Bất kỳ ai, nhìn cảnh vạ vật tại công viên, vỉa hè, đói và rét trong mùa đông Hà Nội của các mẹ già miền Nam mà không động lòng, chắc hẳn đó là những người vô lương tâm. Và có một chút lý trí sẽ thấy ngay những bà mẹ đó, chẳng có lý do gì đọa đày thân xác như vậy, nếu họ không có nỗi oan ức tận cùng. Đất đai bị chiếm đoạt bằng hình thức giải tỏa là món béo bở cho cán bộ địa phương, mấy ông quan chức cao cấp không tin thì cứ cải trang về các địa chỉ đó mà hỏi. Càng về vùng sâu, dân nghèo càng bị áp bức, và lên đường khiếu kiện, biểu tình... là con đường cuối cùng, chọn lựa cuối cùng trước khi chọn cái chết! Tôi không có sức khỏe đồng hành cùng họ trên đường, không có tiền giúp họ, nhưng lòng tôi luôn hướng về những số phận cùng khổ này, và ngòi bút tôi giành rất nhiều cho họ. Huỳnh Ngọc Chênh Dù bị ngăn chặn quyết liệt, nhưng dân oan vẫn kéo về Sài Gòn tuần hành. Cuộc tuần hành diễn ra vào lúc 9g sáng 27/2/2016, bắt đầu từ ngã tư Hàn Thuyên- Pasteur đến nhà thờ Đức Bà thì bị lực lượng công an đông đảo dùng bạo lực giải tán. Nhiều người dân oan tham gia diễn hành đã bị bắt đưa lên xe. Mặt khác trước đó các chuyến xe buýt chở dân oan từ Tây Ninh, Bình Dương, Tiền Giang, Long An...về Sài gòn đã bị ngăn chặn từ nơi xuất phát hoặc trên đường đi. Bên cạnh Hà Nội và Sài Gòn, ngày đồng hành cùng dân oan Việt Nam, được tổ chức đồng loạt trên toàn cầu nhằm ủng hộ cuộc đấu tranh giành lại công lý và lẽ phải do những người dân oan, mà do chính sách sai trái, đang càng ngày càng trở nên đông đảo. Sương Quỳnh NGÀY QUỐC TẾ ĐỒNG HÀNH CÙNG DÂN OAN VIỆT NAM.27-2-2016 Sáng nay tại Sài Gòn, ngày 27-2-2016 chúng tôi đồng hành cùng bà con DÂN OAN các tỉnh phía Nam.. 6 giờ ngó xuống đường đã thấy một bạn khá to cao ngồi dưới. Tuy nhiên tôi vẫn đi, và thật tiếc mình đã "để lạc" mất bạn đó ở dọc đường. Đúng 8 giờ 30 chúng tôi là nhà báo Kha Lương Ngãi, NS Ánh Hồng và tôi co mặt tại công viên Quách Thị Trang. Rảo bước một vòng thì thấy toàn AN chìm nổi, các thanh thiếu niên và cả những cán bộ hưu trí mà tôi đã từng gặp lần phát Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã phá đám chúng tôi, cũng tại công viên này. Thấy vắng lặng quá, tôi cũng biết có thể Dân Oan đã bị bắt và ngăn chặn hết rồi. Ngồi một tiếng đồng hồ chờ và nhận được thông tin Dân Oan mọi nơi đổ về đều bị bắt hết, một số bị ngăn chặn ngay tại địa phương, một số đã bị đánh đập dã man, một số thoát được hiện đang về DCCT. Chúng tôi lên xe đi về. Tôi ghé qua DCCT thăm bà con Dân Oan và anh chị em . Một số bà con Dân Oan Đồng Nai bà Bình Phước kể cho tôi nghe: Khi chúng tôi định tập kết tại nhà thờ Đức Bà thì được tin chuyển về CV Quách Thị Trang, chúng tôi thấy một số người bị bắt ngay trong quán cà phê, nên nói xe chạy ra công viên. Nhưng đến nơi cũng thấy vắng tanh, lại nhận được tin nhắn là bị ngăn và bắt hết, chúng tôi quay về DCCT. Chúng tôi, những thành viên CLB LHĐ cũng chỉ có thể chia sẻ với họ, động viên họ, đồng hành cùng họ và cũng chỉ biết nuốt nhừng giọt nước mắt cay đắng của họ vào trong tim. Bao giờ thì đất nước chúng tôi không còn những người có tên chung là DÂN OAN này nữa??? Tôi chỉ còn biết an ủi họ: Chính nghĩa sẽ thắng hung tàn, bà con hãy tin Công Lý và Sự Thật rồi sẽ được trả về cho Sự Thật và Công Lý. Khi tôi chào họ ra về, bà con nắm tay tôi rưng rưng nước mắt. Nước mắt họ làm tôi đau đớn hơn là những vết đau về thể xác mà tôi đã từng nếm trải qua những lần đi biểu tình, những tai nạn. * Được biết một số thành viên CLB LHĐ cũng bị an ninh canh giữ sáng nay. Nguyen Thien Nhan với Maria Thuý Nguyễn. Dân oan bị đàn áp Nhóm dân oan khoảng 20 người sáng nay biểu tình tại Sài Gòn, gần Dinh Độc Lập (hình) bị hàng trăm công an bắt lên xe buýt chở xuống Bến Tre, xe đang tiếp tục chạy lòng vòng. Trên xe có chị Ngọc Anh Trần bị đánh vào đầu, chị đang bị choáng, buồn nôn. Chị Maria Thuý Nguyễn bị bắt đang trên chuyến xe này điện thoại khẩn thiết kêu gọi cộng đồng quốc tế và người Việt trong ngoài nước hãy lên tiếng cứu giúp, hôm nay 27/2 là ngày quốc tế đồng hành cùng dân oan nhưng nhà cầm quyền đã thẳng tay đàn áp, đánh đập, bắt bớ và tước đoạt quyền con người của dân oan. http://huynhngocchenh.blogspot.de/2016/02/ay-la-dan-oan.html
......

Thái Hà dâng Thánh lễ, thắp nến cầu nguyện cho Đan Viện Thiên An và TNLT bị khủng bố, đàn áp

Sun, 02/28/2016 Thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý - Hòa Bình tháng 2/2016 tại Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà đã dành cho chủ đề Cầu nguyện cho Đan viện Thiên An (Huế) đang bị nhà cầm quyền Thừa Thiên - Huế tìm mọi cách bác hại và xâm chiếm trái phép. Đồng thời, cũng cầu nguyện cho Tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật đang bị khủng bố, triệt đường sống bởi nhà cầm quyền Tỉnh Lâm Đồng cũng như các TNLT khác đang bị giam giữ, bách hại bằng nhiều hình thức khác nhau. Thánh lễ đồng tế do Linh mục Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong chủ tế, các linh mục Bề trên, Phó Bề trên DCCT Thái Hà và các linh mục thuộc DCCT Hà Nội cùng đồng tế. Trước Thánh lễ, Linh mục Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong đã nêu ý nghĩa của Thánh lễ và cầu nguyện cho Công Lý - Hòa Bình hôm nay, cả  Thánh đường hàng ngàn người đã rất xúc động trước những hành động bất chấp luật pháp và nhân tính của nhà cầm quyền CSVN khắp nơi đang gieo tội ác với công dân của mình. Trong khi thể hiện sự hèn hạ mạt rệp trước kẻ thù dân tộc. Trong bài giảng lễ, linh mục Giuse Nguyễn Thể Hiện, Cố vấn Tỉnh Dòng CCT Việt Nam, Trưởng Ban Công lý - Hòa Bình Tỉnh Dòng đã nêu bật ý nghĩa sự quan phòng và tình thương của Thiên Chúa đối với những người bị bách hại bởi nhà cầm quyền và thế lực cậy nhờ vào quyền lực ma quỷ. Thánh lễ quy tụ hàng ngàn giáo dân tham dự và nhiều người thuộc tôn giáo bạn yêu chuộng công lý, sự thật và hòa bình cùng tham gia. Hàng ngàn ngọn nến đã thắp sáng trời đêm nâng lên những lời cầu nguyện tha thiết dâng lên Thiên Chúa lời khẩn cầu cho đất nước Việt Nam đươc an bình cho các nhà lãnh đạo Việt Nam sớm được soi sáng lương tâm, từ bỏ con đường Cộng sản để trở về với nhân dân, đưa đất nước thoát khỏi họa Cộng sản và họa xâm lăng. Một số hình ảnh Thánh lễ hôm nay: Hà Nội, ngày 28/2/2016 J.B Nguyễn Hữu Vinh http://rfavietnam.com/blog/4350  
......

TẠI SAO CSVN SỢ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ DÂN CHỦ ?

(VNC) Đòi hỏi sau 30 năm đổi mới kinh tế, đảng Cộng sản Việt Nam  phải can đảm đổi mới chính trị để cứu nước ra khỏi chậm tiến và lạc hậu, nhưng đổi mới như thế nào thì chưa ai định hình được, ngoại trừ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người tiếp tục chống lại quyền làm chủ đất nước của nhân dân. Ông Trọng nói:”Phải nắm vững và khẳng định: Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng, Nhà nước; mà là đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy; chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.”  (theo VietNamExpress, 12/01/2015) ĐỐI DIỆN  VỚI THỰC TẾ Nói như thế là cãi chầy cãi cối. Cơ chế của đảng và nhà nước Cộng sản là một   tổ chức cầm quyền bằng bạo lực và độc tài tòan trị.  Chính sách một đảng cầm quyền đã thất bại mọi mặt sau 30 năm đổi mới kinh tế với chủ trương “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”;  làm theo kinh tế thị trường, nhưng lại phải đeo theo cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” cù nhầy, bảo thủ chỉ cốt làm giầu cho đảng và lãnh đạo. Xuân Dương tiết lộ trên báo Giáo dục Việt Nam ngày 03/02/2016:”Hết năm 2014, tổng số nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã lên tới 1,57 triệu tỷ đồng nghĩa là khoảng 70  tỷ USD. “Có ý kiến cho rằng: “Khoản nợ của các doanh nghiệp nhà nước được Chính phủ bảo lãnh có nguy cơ đe dọa an ninh tài chính quốc gia nếu các doanh nghiệp này hoạt động không hiệu quả, không có khả năng trả nợ”. Vậy mà Nghị quyết của đảng XII chỉ nói sẽ:”Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công.” Đảng và nhà nước CSVN đã “chú trọng” suốt 5 năm trời trong  khoá đảng XI (2011-2015) mà cho đến nay, các Tập đòan Kinh tế nhà nước và khối Doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ vẫn không chịu giải thể, chậm bán cổ phần đang là mối nguy đe dọa kinh tế sẽ tụt hậu thêm trong 5 năm tới. Lý do họ tiếp tục chai lì vì Doanh nghiệp nào cũng có phần ăn của các cá nhân,  tổ chức đảng và nhà nước. Những người này đã cấu thành các  nhóm lợi ích bao che và chia chác cho nhau nên rất khó giải quyết. Cũng trong 5 năm của khóa đảng XI, nhà nước đã tái cơ cấu kinh tế 3 lần mà dân vẫn phải đi làm thuê cho các doanh nghiệp nước ngoài.  Bây giờ, Nghị quyết XII lại hứa sẽ:”Cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.” Nhưng bài học hứa cuội  “phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”  của ông Trọng và khóa đảng XI cũng đã tan theo mây khói. Giờ đây, Nghị quyết XII lại tiếp tục thề ”Phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, nhưng “sớm” là bao nhiêu năm hay cũng sẽ mút mùa như bao nhiều lời hứa  hão khác của đảng ? Trong khi đó thì năng lực lao động và óc sáng tạo của công nhân Việt Nam vẫn còn nằm trong nhóm thấp nhất Châu Á. Báo Doanh Nghiệp viết ngày 13/05/2014:”Nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa công bố cho thấy năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất Châu Á – Thái Bình Dương (những nơi có thể thu thập số liệu) – thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. So với các nước láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao động của Việt Nam vẫn có khoảng cách lớn, chỉ bằng một phần năm Malaysia và hai phần năm Thái Lan. Một xu hướng đáng chú ý là tốc độ tăng của năng suất lao động giảm đi tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2002-2007, năng suất lao động tăng trung bình 5,2% mỗi năm - mức cao nhất trong khu vực. Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng năng suất trung bình hàng năm của Việt Nam chậm lại, chỉ còn 3,3%.” Ngoài chủ trương mở cửa nửa vời vì sợ mất quyền, tan đảng, chế độ giở giăng giở đèn ở Việt Nam còn theo chân đàn anh Tầu để “kiên định và tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa phá sản Mác-Lênin” để cướp đi  quyền làm chủ đất nước của dân. Nhân dân Nga đã ruồng bỏ nó trước điện Cẩm Linh năm 1991 mà đảng CSVN lại đặt miếng giẻ rách này  lên bàn thờ bắt dân phải nhang khói thì chỉ có những người mắc bệnh tâm thần mới làm như thế. Với tư duy hủ lậu và thoái trào như vậy nên  bộ máy cầm quyền của đảng và nhà nước tiếp tục cồng kềnh và nặng nề. Càng cải tổ hành chính, đơn gỉan hóa thủ tục và gỉảm biên chế để bộ máy nhà nước  phục vụ dân đắc lực hơn thì nó lại phình ra to hơn để hành dân; thủ tục giấy tờ chồng chéo lên nhau nhiều hơn và lại có thêm nhiều nhân viên, cán bộ  ngồi chơi ăn lương. CHỐNG CÁI GÌ-CHỐNG AI ? Bước sang lĩnh vực chống tham nhũng, quan liêu và lãng phí  thì ai ở Việt Nam cũng biết đó là  thất bại hàng đầu của cá nhân ông Trọng nói riêng và tòan đảng và nhà nước nói chung sau 3 năm thi hành Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” (ban hành 16/01/2012). Vì vậy công tác này lại được đặt lên hàng đầu trong số nhiệm vụ trong 5 năm tới của khóa đảng XII vừa mới kết thúc ngày 28/01/2016, nhưng qúa khứ là bằng chứng khiến mấy ai tin ông Tổng Bí thư Trọng,  người còn kiêm chức Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng sẽ làm được gì ? Còn chuyện gọi là “tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia”  trong câu nói của ông Trọng, chẳng qua cũng chỉ là một cách nói cho có nói vì đảng và nhà nước CSVN đã bất lực từ lâu trước những hoạt động quân sự và bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc ở Trường Sa. Chính phủ Việt Nam đã ru ngủ dân  trong nhiều năm bằng chiêu bài “đấu tranh bằng biện pháp hòa bình” để tránh xung đột võ trang với quân xâm lược Bắc Kinh. Nhưng Chính phủ Trung Hoa không coi Việt Nam ra gì mà còn  tiếp tục khống chế, đàn áp dã man ngư dân Việt Nam ở Biển Đông. Bắc Kinh còn không thèm nhắc đến chuyện họ chiếm Hòang Sa năm 1974 mỗi khi Việt Nam nói đến. Thái độ lừng khừng ở Biển Đông của Việt Nam đã được chứng minh bởi Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội. Tướng Lịch là người dự kiến sẽ thay Tướng Phùng Quang Thanh giữ  Bộ Quốc phòng nói:” Trên Biển Đông, ngoài sự cạnh tranh giữa "5 nước, 6 bên"  (Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Nam Dương, Brunei, (Đài Loan và Trung Quốc) , đây còn là nơi diễn ra tranh chấp của các nước lớn, tập trung là Trung Quốc và Mỹ. Trong đó, Trung Quốc đẩy mạnh ý đồ kiểm soát, gia tăng hoạt động xây đắp đảo, nỗ lực thay đổi hiện trạng. Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) viết : “Theo tướng Lịch, sắp tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực thi chủ quyền trên thực tế bằng biện pháp dân sự và tuyên bố khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa cũng như toàn bộ phạm vi đường 9 đoạn. Nước này không giấu diếm ý đồ từng bước quân sự hóa Hoàng Sa, Trường Sa và kiểm soát gần trọn Biển Đông.” Vậy Việt Nam phải làm gì ?  Cũng như ông Trọng, tướng Lịch lại dịu giọng để hòa hoãn với láng giềng phương Bắc  khi ông bảo:”Đứng trước hoàn cảnh này, chủ trương nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh để giữ vững lãnh thổ, lợi ích quốc gia; giữ môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng phát triển. Chúng ta phải giữ mối quan hệ hữu nghị với các nước lớn đồng thời phải không để rơi vào cái bẫy của họ". Nhưng ai giăng bẫy và bẫy gì ? Đã nhiều lần phía Việt Nam ngụ ý nói đến trường hợp Trung Quốc có thể mượn cớ bị Việt Nam khiêu khích  sẽ tấn công quân sự nên Việt Nam phải khôn khéo để  tránh đổ máu mà vẫn bảo vệ được lãnh thổ. Nhưng liệu mặt trái của sự dè dặt này có  khỏi  làm ô uế lịch sử quật cường chống Bắc thuộc của Tổ tiên ta không ? TTXVN viết tiếp:”Nhắc lại 3 giải pháp với vấn đề Biển Đông (đối thoại, pháp lý, quân sự), tướng Lịch khẳng định, không nước nào muốn chiến tranh xảy ra. "Biện pháp tối ưu là kiên trì thực hiện giải pháp hòa bình và đối thoại hòa bình. Chúng ta tuân thủ pháp luật quốc tế để giữ vững, khẳng định độc lập, chủ quyền của đất nước". Tướng Lịch đã nói như thế tại cuộc gặp mặt đại biểu cán bộ cấp cao Quân đội nghỉ hưu, nghỉ công tác tổ chức tại Bộ Quốc phòng ngày 30/01/2016. Cũng nên để ý trong câu nói về  “đổi mới chính trị” theo quan điểm của ông Nguyễn Phú Trọng, thì ngoài “tăng cường quốc phòng”  đảng còn phải tăng cường cả về “an ninh” nữa. Cụm từ “an ninh” của ông Trọng nên được hiểu là thứ “an ninh nội bộ” và giữa đảng và dân.  Lực lượng võ trang gồm Quân đội và Cộng an đã được lệnh giữ vai  chủ động  để bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ chống lại  điều được gọi là “các thế lực thù địch” và “diễn biến hòa bình” chống phá đảng, nhà nước và nhân dân ! Nhiều lần trong nhiệm kỳ khóa XI, ông Trọng đã công khai chỉ thị cho Quân đội và Công an phải theo dõi chặt chẽ tư tưởng của binh lính, công an và phải canh chừng các tổ chức nhân dân không thân thiện với đảng. Trong số này có các Tổ chức Xã hội Dân sự , Tôn giáo, các Nhà báo tự do. Các vùng dân cư được gọi là “các điểm nóng” trong xã hội như người Dân tộc ở dọc biên giới Trung-Việt, Lào-Việt, Kampuchia-Việt Nam, Tây Nguyên và những vùng đồng bào Tôn giáo cũng được quan tâm theo dõi. Một trong những lệnh của đảng là tuyết đối không để hình thành các Tổ chức chính trị đối lập, kiên quyết không cho tư nhân ra báo và phải ngăn chận chia rẽ trong cán bộ, đảng viên. Vì vậy mà Nghị quyết XII tiếp tục nhìn nhận:” Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ "diễn biến hòa bình" của thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; sự tồn tại và những diễn biến phức tạp của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí...” Như vậy là ông Trọng muốn đảng tiếp tục kìm kẹp dân, không cho dân được hưởng các quyền tự do đã quy định  trong Hiến Pháp. Đảng CSVN cũng nhất quyết không cho dân có quyền “làm chủ đất nước” như đảng vẫn ra rả tuyên truyền ngày đêm rằng “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân”. Vì vậy mà Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã mạnh dạn phát biểu tại Đại hội đảng XII ngày 23/01/2016:”“Thực tế năm năm qua, chúng ta đã tích cực đổi mới về thể chế kinh tế, đạt kết quả nhất định. Nhưng đổi mới hệ thống chính trị thì hầu như chưa làm. Chính vì vậy, công cuộc đổi mới năm năm qua chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.” Ông Vinh là một trong số 14 Bộ trưởng trong Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng không được tái bầu vào Ban Chấp hành Trung ương đảng khoá XII đã nói thẳng trước mặt ông Trọng: “Bao năm qua, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của Đảng, Nhà nước, đoàn thể các cấp gần như không thay đổi. Nền chính trị phù hợp với nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa trước đây, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến tranh, nay không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường. Thậm chí còn là rào cản, trở ngại cho phát triển. Vì vậy, trong giai đoạn tới, việc đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới về kinh tế là yêu cầu hết sức cấp bách.” Rất tiếc, những lời nói công chính rất được lòng mọi người của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã bay qua tai ông Nguyễn Phú Trọng như nước đổ đầu vịt. Tại vì ông Trọng và đảng CSVN sợ dân chủ và sợ mất quyền cai trị độc quyền nên ông mới nói:” Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng, Nhà nước.” Lời nói nghe chói tai và lãng nhách này của ông Trọng không khác gì chủ trương ”Đổi mới tư duy nhưng vẫn làm như cũ” . Như thế thì thà nói chuyện với đầu gối còn lý thú hơn. -/- Phạm Trần (02/016)
......

Tố cáo và lên án bọn côn đồ được bảo kê khủng bố cựu TNLT Trần Minh Nhật và gia đình

GNsP (24.02.2016) – Cựu Tù nhân lương tâm (TNLT) Trần Minh Nhật, sống tại xã Đạ Đờn-huyện Lâm Hà-tỉnh Lâm Đồng, một trong những phóng viên của Truyền thông Tin Mừng Cho Người Nghèo (GNsP) do một số linh mục Dòng Chúa Cứu Thế thuộc Văn phòng Công lý Hòa bình (CLHB) thuộc DCCT Sài Gòn thành lập, bị côn đồ -được bảo kê bởi công an tỉnh Lâm Đồng- tấn công không chỉ cá nhân Minh Nhật mà còn cả gia đình. Phóng viên – Cựu TNLT Trần Minh Nhật bị côn đồ ném đá chảy máu đầu vào tối ngày 22.02.2016 tại tư gia ngụ xã Đạ Đờn-huyện Lâm Hà-tỉnh Lâm Đồng. Văn phòng Công lý và Hòa bình DCCT Sài Gòn (Vp CL&HB DCCT Sài Gòn) và GNsP cực lực lên án các hành vi bất nhân của nhóm côn đồ được chính những người “nhân danh bảo vệ pháp luật, bảo vệ người dân” bảo kê. Không có “chỉ đạo”, “ngầm tiếp tay, ủng hộ” của guồng máy công an cầm quyền, những côn đồ này chắc chắn không dám ngang nhiên, phạm tội kéo dài, mà không bị xử lý! Sau đây là Tuyên bố của Vp CL&HB DCCT Sài Gòn và GNsP về trường hợp côn đồ -được bảo kê- tấn công cá nhân và gia đình phóng viên Trần Minh Nhật: …..oo00oo…..   Văn phòng Công lý và Hòa bình DCCT Sài Gòn và Truyền thông Tin Mừng Cho Người Nghèo 38 Kỳ Đồng, P.9, Q.3, Sài Gòn Sài Gòn 24.02.2016   TUYÊN BỐ Về trường hợp côn đồ- được bảo kê- tấn công cá nhân và gia đình anh Trần Minh Nhật Cựu Tù nhân lương tâm (TNLT) Trần Minh Nhật, sống tại xã Đạ Đờn-huyện Lâm Hà-tỉnh Lâm Đồng, một trong những phóng viên của Truyền thông Tin Mừng Cho Người Nghèo (GNsP) do một số linh mục Dòng Chúa Cứu Thế thuộc Văn phòng Công lý Hòa bình (CLHB) thuộc DCCT Sài Gòn thành lập, bị côn đồ – được bảo kê bởi công an tỉnh Lâm Đồng- tấn công không chỉ cá nhân Minh Nhật mà còn cả gia đình, cụ thể: • Vào tối ngày 22.02.2016, côn đồ đã dùng đá ném vào đầu Minh Nhật làm chảy máu đầu, gia đình muốn đưa anh đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng họ đã ngăn cản và đe dọa giết cả gia đình nếu như anh Nhật đi ra khỏi nhà. Gia đình phóng viên này nhận dạng rõ danh tánh của những  côn đồ đã hành hung Minh Nhật và khẳng định những người này thường xuyên canh gác trước cửa nhà, hợp tác với các côn đồ khác ném đá vào nhà và hành hung Minh Nhật. Sau đó, ông Đạt, anh ruột của Minh Nhật đã đưa mẹ của anh Nhật và anh Nhật đi lánh nạn tại tư gia nhà ông, cách nhà anh Nhật khoảng 1km. Thế nhưng, khoảng 20 côn đồ đã đi theo và tiếp tục gây rối tại đây. Họ chửi bới, ném đá rầm rầm vào nhà khiến cả nhà trong đó có người lớn tuổi –mẹ của anh Nhật, và người bệnh  –vợ của ông Đạt cùng những đứa con nhỏ của ông Đạt, vô cùng sợ hãi trước sự hung hăng của những côn đồ này. • Trước đó. côn đồ liên tục xịt thuốc độc xung quanh khu vực nhà làm cho cả gia đình có triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, còn gà thả ngoài vườn bị chết hàng loạt khi tiếp xúc với khí độc và ăn phải cám tẩm thuốc độc. • Vào ngày 10.02.2016, côn đồ đã đốt đống củi cà phê khô ngay sát sân và nằm cạnh nhà phóng viên này, nếu gia đình không phát hiện kịp để dập tắt ngọn lửa thì cả gia đình có nguy cơ chết trong đám cháy. • Gia đình phóng viên này cũng phải hứng chịu những trận ném đá suốt nhiều đêm, vỡ cả cửa kính khiến gia đình luôn bất an, không thể ngủ được. Ngoài ra, ông Trần Khắc Đường, anh ruột của Minh Nhật, đã bị 5 công an huyện Lâm Hà chặn xe, đòi đánh và dọa sẽ đốt nhà. • Các trẻ nhỏ trong gia đình của phóng viên này liên tục bị đe dọa và cấm cản các em đi ra khỏi nhà. • Đặc biệt, nhà cầm quyền cố tình triệt phá kinh tế gia đình bằng cách xịt thuốc trừ sâu vào các gốc cây cà phê, tiêu, bơ khiến khu vườn gia đình thiệt hại hơn 789 gốc tiêu, 155 cây cà phê, 11 cây bơ… cắt đứt nguồn thu nhập chính của gia đình. • Mỗi khi bị tấn công, gia đình phóng viên Trần Minh Nhật đều trình báo với các cơ quan chức năng nhưng họ vẫn thờ ơ, chỉ có một vài lần họ xuống hiện trường để kiểm tra, nhưng sau đó không có một hồi đáp, ngăn chặn, giải quyết thỏa đáng nào cho gia đình. Phóng viên Trần Minh Nhật là một TNLT vừa mới mãn hạn tù vào cuối tháng 8.2015. Đây là một phóng viên kiên cường, mạnh mẽ chống lại các áp bức của nhà cầm quyền Cộng sản, bênh vực những người dân oan… chính vì vậy mà phóng viên Minh Nhật phải gánh chịu những hậu quả tàn bạo do các chiêu trò có tính chất côn đồ của nhà cầm quyền tỉnh Lâm Đồng gây ra. Văn phòng CLHB thuộc DCCT Sài Gòn và GNsP lên án các hành vi bất nhân này. Bởi lẽ: • Đây là hành vi vi phạm pháp luật trắng trợn của côn đồ, được bảo kê. Họ ngang nhiên, công khai, cố tình phạm tội. Coi thường “tính mạng con người được pháp luật bảo hộ”, sẵn sàng đe dọa và thực hiện các hành vi “tước đoạt mạng sống con người”. Đặc biệt ngay cả với người lớn tuổi, phụ nữ, bệnh nhân và trẻ em. Họ chà đạp lên Hiến pháp và pháp luật, xâm phạm những “quyền cơ bản của công dân”: quyền sống, quyền tự do Tôn giáo, quyền tự do đi lại, bày tỏ chính kiến…Phá hoại kinh tế của gia đình, phá hoại cuộc sống yên bình, nguy cơ đẩy các thành viên gia đình vào bần hàn, túng cùng. • Những hành động tệ hại này lại được chính những người “nhân danh bảo vệ pháp luật, bảo vệ người dân” bảo kê. Không có “chỉ đạo”, “ngầm tiếp tay, ủng hộ” của guồng máy công an cầm quyền, những côn đồ này chắc chắn không dám ngang nhiên, phạm tội kéo dài, mà không bị xử lý! Văn phòng CLHB thuộc DCCT Sài Gòn và GNsP kêu gọi các tổ chức nhân quyền quốc tế, cộng đồng Người Việt trong và ngoài nước, các cá nhân yêu chuộng Công lý và hòa bình cùng chia sẻ với gia đình anh Trần Minh Nhật, lên án những hành động phi nhân tính của nhà cầm quyền tỉnh Lâm Đồng và yêu cầu họ dừng ngay các hành vi côn đồ. Xử lý theo pháp luật và buộc côn đồ bồi thường cho gia đình anh Trần Minh Nhật những thiệt hại do họ gây ra. TM. Văn phòng CLHB và GNsP Lm. Giuse Trương Hoàng Vũ http://www.tinmungchonguoingheo.com/blog/2016/02/24/van-phong-clhb-dcct-...
......

Đức đang "phá sản" đặc biệt

Khi nói về phá sản, chúng ta thường nghĩ về sự cạn kiệt tiền tài. Đó là loại phá sản chúng ta thường thấy trên báo chí hay nghe bạn bè nói đến. Phá sản kinh tế tài chánh là một thảm cảnh không ai muốn mình lâm phải. Có một loại phá sản khác, cũng là thảm cảnh nhưng ở tầm vóc to lớn hơn nhiều. Đó là phá sản chủng tộc. Khi phá sản tài chánh, một sáng nào đó người ta thức dậy nhìn chung quanh không còn thấy tiền bạc, của cải gì của mình nữa. Khi phá sản chủng tộc, một ngày nào đó người ta mở mắt nhìn chung quanh không còn thấy ai cùng chung sắc dân, cùng chung ngôn ngữ, cùng chung văn hóa, cùng chung lịch sử, cùng chung quê hương xứ sở như mình nữa. Và tương tự như phá sản tài chánh, người bị phá sản chủng tộc cũng không còn tương lai. Phá sản chủng tộc ít khi xảy ra đột ngột một sáng một chiều. Nó xảy ra dần dần nên nhiều khi người ta không để ý là họ đang trôi dần xuống con dốc phá sản. Thế thì dấu hiệu gì có thể giúp chúng ta nhận ra là mình đang nằm trên con đường phá sản chủng tộc? Chúng ta thường biết mình đang trên đà phá sản tài chánh khi chúng ta nhìn thấy mình càng lúc càng có ít tiền bạc, của cải. Khi trên đà phá sản chủng tộc, chúng ta nhìn chung quanh sẽ thấy càng lúc càng ít… trẻ con cùng chủng tộc của mình. Lấy Đức làm thí dụ tiêu biểu cho một số nước Âu Châu như Đan Mạch, Thụy Điển, v.v. Mức độ sinh sản trung bình của mỗi cặp vợ chồng ở Đức là 1,3 con. Có nghĩa là không khác gì trong mấy chế độ giới hạn sinh đẻ 1 con của Trung Quốc trước đây. Toàn bộ hệ thống an sinh xã hội của Đức dựa trên nguyên tắc thế hệ trẻ làm việc sinh lợi tức để nuôi các thế hệ lớn tuổi hơn. Nếu chỉ lấy 1,3 người để thay thế 2 người thì hệ thống nầy không thể hoạt động lâu dài được. Trong tương lai không xa lắm, lợi tức quốc gia sẽ không còn đủ để nuôi sống một dân số ngày càng già yếu đi chớ đừng nói chi đủ sức phát triển để kịp theo bước tiến thế giới. Trung Quốc ngày nay cũng đã hủy bỏ chế độ 1 con vì lý do nầy. Trong điều kiện lý tưởng, hệ thống an sinh xã hội của các nước như Đức phải giống như một mô hình kim tự tháp: thế hệ trẻ chiếm đa số nằm phía dưới nhất, lên dần bên trên là các thế hệ cao niên hơn, đến thế hệ lão niên đã về hưu chiếm dân số nhỏ nhất nằm trên đỉnh. Hệ thống dạng nầy dùng lực lượng lao động trẻ làm nguyên liệu xây dựng nền móng kinh tế lớn vững nâng đỡ các thế hệ lớn tuổi hơn phía trên. Hiện nay, hệ thống an sinh xã hội ở các quốc gia trên bắt đầu giống một mô hình kim tự tháp nằm ngược đầu: nền móng phía dưới ngày càng nhỏ hẹp trong khi phần đỉnh ngày to lớn nặng nề hơn. Một xã hội với cấu trúc nầy sẽ sụp đổ một ngày không xa. Vấn đề là người dân Đức nói riêng và nhiều dân tộc Âu Châu nói chung không thích sinh đẻ nhiều. Vì một số lý do khác nhau, mức độ sinh sản của Âu Châu, và Bắc Mỹ cũng như Úc Châu, rất thấp. Càng ngày càng thấp. So với Á Châu. So với Phi Châu. So với Trung Đông. Nói về phá sản chủng tộc, các quốc gia trên đang trên đà lao xuống cái hố thẳm đó. Phá sản chủng tộc sẽ dẫn liền theo phá sản kinh tế. Và Đức là một nước đứng đầu. Và họ cũng nhận thấy điều đó. Thế thì nước Đức làm gì? Giới lãnh đạo Đức đã nảy ra một sáng kiến thần kỳ: nếu cần nhiều người trẻ để làm nền tảng cho cái kim tự tháp an sinh xã hội mà không sản xuất trong xứ được thì chúng ta cứ nhập cảng họ vào từ nước ngoài. Và vì đó Đức đã mở rộng vòng tay đón nhận hàng triệu di dân Hồi Giáo vào trong nhiều đợt từ những năm 1960. Di dân Hồi Giáo nổi tiếng sinh sản nhiều. Như vậy không bao lâu sau, theo kế hoạch trên, nước Đức sẽ có đầy đủ lực lượng trẻ để làm việc cho nền kinh tế Đức. Và những người cao niên trong xứ sẽ không còn bị bắt buột phải làm việc khi già yếu nữa vì hệ thống an sinh xã hội quốc gia sẽ bảo trợ cho họ đến khi họ nhắm mắt. Tuy nhiên, sáng kiến trên có một lỗ hổng lớn. Ngay cả nếu không nói gì đến vấn đề an ninh liên quan đến khủng bố, hay vấn đề văn hóa Hồi Giáo cực đoan như luật lệ Sharia, sáng kiến nầy chỉ hiệu nghiệm nếu những người di dân đến Đức quan tâm đến việc tìm kiếm việc làm và chịu đi làm việc. Vấn đề là không có gì bảo đảm rằng những người di dân hiện nay đang tràn ngập qua biên giới Đức sẽ đóng góp sức lao động của họ vào nền kinh tế Đức. Thật ra có nhiều bằng chứng cho thấy chuyện nầy sẽ không xảy ra như giới lãnh đạo Đức dự tính. Nếu nhìn vào những di dân Hồi Giáo hiện đã sinh sống ở Đức, cũng như ở các nước Âu Châu lân cận, thì sẽ thấy. Tỉ lệ thất nghiệp trung bình trong các cộng đồng di dân Hồi Giáo là 30-40%. Riêng giới trẻ di dân Hồi Giáo, tỉ lệ thất nghiệp ở khoảng 50-60%. Có nghĩa là chưa đến 2 di dân Hồi Giáo trong tuổi lao động là có một người không làm việc, và ở nhà lãnh trợ cấp xã hội. Nhiều người cho rằng những người di dân Hồi Giáo không tìm được việc làm là vì họ chưa thích ứng được với nền văn hóa xa lạ Âu Châu. Hoặc là vì họ không được cung cấp đầy đủ điều kiện huấn luyện nghề nghiệp. Hoặc là vì họ không được dân bản xứ cho cơ hội làm việc. Một thiểu số di dân Hồi Giáo có học vấn cao đã rất thành công khi đến nhập cư ở các nước Âu Châu. Họ chịu khó đi tìm việc làm và chịu khó làm việc. Họ chịu khó trong việc hòa nhập vào xã hội Tây Phương. Họ trở thành những người có công ăn việc làm ổn định, kể cả các nghành nghề có địa vị trong xã hội. Trong khi đó phần lớn lại không kiếm được việc làm và do đó không có đủ lợi tức để nuôi thân. Lý do chính là vì phần đông những người nầy đã không hề có cơ hội ở xứ sở họ để đạt đến một trình độ học vấn cần thiết cho việc hòa nhập vào đời sống trong các nước Tây Phương. Cộng đồng di dân Somali chẳng hạn là một thí dụ rõ rệt nhất. Chỉ có khoảng 18% trẻ em trai và 15% trẻ em gái ở Somali được đi học đến bậc tiểu học. Thật ra là còn một lý do khác nữa, liên quan đến vấn đề văn hóa. Nhiều di dân Hồi Giáo đến từ những xứ sở mà con người bóc lột nhau ở đủ mọi phương diện. Phần lớn họ nằm trong thành phần bị bóc lột từ thế hệ nầy đến thế hệ khác. Họ đã phải suốt đời lao động cực nhọc để phục vụ giai cấp chủ nhân của họ. Họ chỉ có thể phản kháng bằng cách tránh né việc làm khi nào họ có thể. Họ không hề có khái niệm gì về đóng góp xây dựng xã hội. Bây giờ nếu tránh khỏi cần đi làm mà vẫn được có tiền trợ cấp để sống thì tại sao họ phải bận tâm? Suốt đời họ đã là những người bị lợi dụng nên bây giờ nếu có thể lợi dụng được người khác thì họ sẽ không ngần ngại gì cả. Theo thống kê quốc gia năm 2011, tổng số di dân Hồi Giáo ở Đức khoảng 1,5 triệu người (tức là 1,9% tổng dân số Đức). Tuy nhiên, con số nầy được xem là không chính xác vì rất nhiều người không kê khai tôn giáo của họ trong các cuộc thống kê dạng nầy. Năm 2009, người ta dùng các dữ kiện xã hội khác để ước đoán con số di dân Hồi Giáo ở Đức thật ra là 4,3 triệu (tức là 5,4% tổng dân số). Hiện nay con số nầy ước lượng khoảng 5,8 triệu. Theo tài liệu mới được tiết lộ, Đức hiện đang trù tính sẽ nhận vào hơn một triệu người tị nạn Hồi Giáo mỗi năm bắt đầu từ 2016. Nếu tính đến chính sách bảo lãnh đoàn tụ gia đình, mỗi cá nhân sẽ bảo lãnh mang vào Đức thêm trung bình 4 đến 6 thân nhân nữa. Có nghĩa là các con số di dân Hồi Giáo ở Đức sẽ gia tăng cấp lũy thừa trong vòng vài thập niên tới. Ông Uwe Brandl, Chủ Tịch của Hội Đồng Hành Chánh Bavarian (Bayern), ước đoán đến năm 2020 nước Đức sẽ có tổng cộng không dưới 20 triệu di dân Hồi Giáo. Số lượng nầy sẽ thay đổi bộ mặt xã hội của Đức toàn diện và vĩnh viễn. Ông Brandl cho biết nếu không kiềm chế mức độ thu nhận người tị nạn Hồi Giáo vào Đức ngay bây giờ thì sẽ xảy ra tình trạng rối loạn xã hội không cứu chữa được. Mỗi gia đình tị nạn có 4 người hiện nay được lãnh trợ cấp khoảng 1200 euro mỗi tháng, chưa kể phụ cấp nhà cửa và thực phẩm. Tiền trợ cấp của một gia đình bản xứ người Đức về hưu sau khi đã bỏ công sức làm việc 30 năm cũng chỉ hơn con số đó rất ít. Thêm vào đó, chế độ bảo hiểm sức khỏe của hai gia đình trên đều giống y nhau. Điều nầy sẽ nảy sinh nhiều câu hỏi về sự công bằng trong quyền lợi xã hội. Có nhiều phe nhóm trong người bản xứ Đức hiện đang rất quan tâm về vấn đề nầy ở nhiều mức độ và bằng nhiều phương cách khác nhau. Những người nầy cho rằng chính sách nhập cư thả cửa của Nữ Thủ Tướng Angela Merkel hiện nay sẽ dẫn đến một bất ổn chính trị trầm trọng. Nếu đại đa số những di dân Hồi Giáo đã đến sinh sống ở Đức từ bao năm qua vẫn tiếp tục tự cô lập trong những cộng đồng riêng biệt của họ thì không có hy vọng gì để thấy hàng triệu người tị nạn Hồi Giáo sắp đến sẽ chịu hòa nhập với người bản xứ Đức. Nhiều người cũng lo lắng về vấn đề an ninh quốc phòng. Một số chính khách cao cấp cho rằng chính sách di dân thả cửa đang nhập vào Đức các thành phần Hồi Giáo cực đoan và các mầm móng khủng bố. Những cơ quan an ninh Đức cũng nhìn nhận hiện nay họ không có khả năng kiểm soát và gạn lọc các thành phần nầy. Hơn nữa, sự khác biệt về văn hóa lẫn mức hiểu biết về luật pháp quốc gia sẽ gây ra xung khắc lớn về quan điểm chính trị lẫn quyền lợi xã hội giữa những phe nhóm khác nhau trong nước. Các phe nhóm trên, ủng hộ hay phản đối việc di dân, sẽ phản ứng bằng cách nầy hay cách khác. Các vụ tấn công tình dục tập thể ở Cologne (Köln) trong đêm Giao Thừa 2015-16 vừa qua làm cho tình thế thêm căng thẳng. Tất cả những sự việc trên sẽ làm đời sống người dân Đức bất an và tệ hại hơn. Ngay Phó Thủ Tướng Sigma Gabriel và Bộ Trưởng Ngoại Vụ Frank-Walter Steinmeier sau nhiều tháng bênh vực chính sách di dân của bà Angela Merkel mới đây cũng đã thố lộ nỗi lo âu của họ. Họ thú nhận rằng chính sách nầy đang gây chia rẽ xã hội Đức trầm trọng. Họ nói Đức rõ ràng không thể tiếp tục thu nhận số lượng di dân như thế nầy nữa. Bộ Trưởng Tài Chính Markus Soder (Tiểu bang Bayern) cũng cho biết Đức cần phải giới hạn số lượng di dân và số người tị nạn hiện đang ùa qua biên giới Đức chỉ có thể ngưng lại nếu chính quyền Đức đóng cửa biên giới lập tức và loan báo rõ ràng rằng không phải bất cứ ai cũng có thể tự tiện xâm nhập vào lãnh thổ Đức. Cựu Bộ Trưởng Nội Vụ Hans-Peter Friedrich chỉ trích chính sách di dân của bà Merkel là một “lỗi lầm chính trị to lớn chưa từng thấy” và nó sẽ “mang đến những hậu quả thảm hại lâu dài”. Ông kết luận về làn sóng tị nạn hiện nay, “Chúng ta đã hoàn toàn mất kiểm soát.” Vào tháng Mười vừa qua, hơn 200 thị trưởng của vùng North-Rhine Westphalia (NRW) đã đồng ký kiến nghị đến Thủ Tướng Merkel. Họ cảnh báo rằng họ không còn sức thu nhận người tị nạn nữa. Bức kiến nghị nầy bày tỏ sự hết sức lo lắng của họ cho những thành phố, những tỉnh lỵ, những thôn làng trong vùng về số lượng người tị nạn khổng lồ đang tiếp tục tràn ngập vào vô giới hạn. Các chính quyền địa phương không còn chỗ cho người tị nạn ở nữa. Tất cả nhà cửa có thể dùng làm nơi cư ngụ, lều trại và ngay cả các kiện hàng tàu chế biến lại, đều đã cạn kiệt. Các thị trưởng cho biết địa phương họ đang trong tình trạng khủng hoảng. Họ đang dồn hết tài nguyên để cố giải quyết vấn đề di dân nầy và không còn khả năng để làm việc gì khác nữa cả. Cũng trong tháng Mười vừa qua, Thủ Tướng Hungary ông Viktor Orban đã cảnh báo rằng toàn thể Âu Châu đang đứng trước một thảm họa vĩ đại. Vấn đề di dân hiện nay có thể làm lung lay nền móng chính quyền của một số quốc gia. Ông nói luồng sóng di dân chúng ta đang thấy hiện nay không chỉ là những người tị nạn chiến tranh mà còn là vô số người tị nạn kinh tế lẫn những phiến quân quá khích đang trà trộn trong đó. Số người di dân nầy ngày càng đang lớn hơn. Không những chỉ từ Syria mà bây giờ còn từ Iraq, Pakistan, A Phú Hãn và các nước Phi Châu nữa. Hiện nay, số người tị nạn đang trên đường tiến vào các thị trấn ven biên Đức là khoảng 10 ngàn người mỗi ngày. Theo ông, số lượng và thành phần của làn sóng di dân nầy đã đạt đến một mức độ nguy hiểm cho sự sống còn không những của Đức mà còn của toàn Âu Châu. Ông Orban đồng ý rằng bổn phận của chúng ta là phải giúp đỡ những người tị nạn chiến tranh và tị nạn chính trị. Đó là một nghĩa cử nhân đạo đáng được ủng hộ. Giải pháp trước mắt là cung cấp nơi tạm trú và thực phẩm cho họ. Tuy nhiên, nơi họ tạm trú sẽ được tổ chức chặt chẽ và riêng biệt với dân bản xứ. Và chúng ta phải có hoạch định rõ rệt rằng chúng ta sẽ đưa trả những người tị nạn lại quê hương, quốc gia của họ. Chúng ta làm điều đó bằng cách đồng hợp sức giúp họ lấy lại đất nước và xứ sở của họ để họ có thể trở về đó sinh sống lại như trước. Đó là một giải pháp lâu dài thích đáng nhất. Những người tị nạn nầy không cần phải trở thành thường trú nhân, hay công dân, của Âu Châu. Chúng ta không thể, và không có bổn phận phải cung ứng cho họ một đời sống mới ở Âu Châu. Người dân bản xứ ở Đức, Áo, Hungary, v.v. đã từ bao nhiêu thế hệ đóng góp vào việc xây dựng đời sống tốt đẹp mà chúng ta hiện có ở Âu Châu. Những người nầy có chủ quyền của cuộc sống đó. Các chính phủ Âu Châu có trách nhiệm và bổn phận bảo vệ quyền lợi của người dân trong nước. Những hành động cẩu thả, thí dụ như chính sách di dân tự do đang thấy ở Đức, xâm phạm và hủy hoại quyền lợi cơ bản lẫn sự an toàn trong cuộc sống của người dân bản xứ, và do đó cần phải chấm dứt lập tức. Ông Orban kêu gọi báo chí hãy tường thuật chính xác những gì đang xảy ra. Chúng ta thấy trên các bản tin của các đài truyền hình những hình ảnh đàn bà trẻ nít nheo nhóc lũ lượt lội bộ hàng trăm cây số tìm nơi tạm trú. Trên thực tế, trong làn sóng tị nạn hiện nay có đến 70% toàn là thanh niên trai tráng mạnh khỏe. Những người nầy xông xáo vào các thị trấn ven biên của Đức với thái độ hung hãn của những đoàn quân xâm chiếm chớ không phải với tư cách của những người tị nạn đang tìm nơi tạm trú. Đoạn phim ngắn sau đây cho thấy những gì ông Orban diễn tả ở trên. Một điều cần nhận biết là phần lớn những người di dân Hồi Giáo vừa đến Đức gần đây, và các quốc gia lân cận, thật ra không phải là người tị nạn chiến tranh. Ít nhất là trên mặt pháp lý. Trước hết, không phải tất cả những người nầy đang bỏ chạy khỏi chiến trường Syria. Phần lớn họ xuất phát từ những vùng tuy đói nghèo nhưng không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chiến tranh. Một số không nhỏ từ các nước khác như Thổ Nhĩ Kỳ lợi dụng thời cơ cỡi theo làn sóng tị nạn để di dân bất hợp pháp sang Âu Châu. Đây chỉ là những người tị nạn kinh tế. Còn những người thật sự đang chạy loạn vì chiến tranh ở Syria, những người nầy đã không đến Đức trực tiếp từ Syria. Hầu hết họ đã vượt qua biên giới Syria vào đến lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ hay Jordan. Ở Thổ Nhĩ Kỳ và ở Jordan không có chiến tranh. Nếu họ dừng chân đó thì họ là những người tị nạn chiến tranh. Tuy vậy, chế độ an sinh xã hội ở 2 nước nầy rất thấp kém so với ở các nước Âu Châu như Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, v.v. Vì vậy những người nầy không chịu dừng lại ở Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan. Họ đã không dừng lại ở đó sau khi đã đến nơi an toàn xa khỏi xứ sở chiến tranh Syria của họ. Họ biết ở Đức họ sẽ có một đời sống dễ dàng hơn. Họ biết tiền trợ cấp xã hội ở Đức sẽ nhiều hơn. Vì thế họ quyết tâm và cố tình rời bỏ nơi tạm trú an toàn ở Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan để tiếp tục đi đến Đức. Và làm như thế theo định nghĩa họ đã tự biến thành những người tị nạn kinh tế chớ không còn là tị nạn chiến tranh nữa. Trở lại vấn đề phá sản chủng tộc, thống kê cho thấy các cộng đồng Hồi Giáo người Somalis chẳng hạn khi vào định cư ở Thụy Điển có tốc độ sinh sản gấp 4 lần người bản xứ Thụy Điển. Tên Mohammed chiếm số đông nhất trong những tên hiện nay của toàn dân số nước Anh. Điều quan trọng hơn nữa là số lượng trẻ con Hồi Giáo dưới 4 tuổi ở Anh hiện chiếm khoảng hơn 9%.Tương tự ở Na Uy, tên Mohammed chiếm 10% trong trẻ con trong nước nầy. Ở Đức, ít nhất 10% trẻ mới sinh ra có cha mẹ là người Hồi Giáo. Khi nói đến sự sống còn của một chủng tộc, nhóm dân số quan trọng nhất theo thứ tự từ thấp đến cao là những nhóm dưới 30 tuổi, dưới 20 tuổi, và kế đó là dưới 4 tuổi. Nhóm dân số ở tuổi trung niên và thanh thiếu niên tuy giữ phần sản xuất xây dựng kinh tế hiện tại, nhóm trẻ con mới chính là tương lai của dân tộc. Thành phần trẻ con nào lớn nhất trong một nước sẽ định đoạt bộ mặt xã hội và văn hóa của nước đó trong tương lai. Ở Mỹ Châu và Úc Châu cũng không miễn nhiễm về vấn đề phá sản chủng tộc. Tuy với các số lượng di dân nhỏ hơn, tốc độ sinh sản của cộng đồng Hồi Giáo ở các quốc gia nầy vẫn không kém gì ở Âu Châu. Ở Mỹ, kể từ ngày 11 tháng Chín 2001 đến nay, dân số Hồi Giáo đã tăng lên thêm hơn 67%. Hiện nay lứa tuổi trung bình của dân bản xứ Đức là 46 tuổi trong khi lứa tuổi trung bình của cộng đồng Hồi Giáo ở Đức chỉ là 34 tuổi. Càng nhiều thanh niên trai trẻ di dân gia nhập thêm vào các cộng đồng Hồi Giáo ở Âu Châu thì các cộng đồng nầy sẽ càng trẻ hơn nữa so với các cộng đồng dân bản xứ ngày càng già nua đi. Trong một dân tộc, cộng đồng nào có dân số trẻ nhất sớm muộn gì cũng sẽ chiếm giữ vị thế nhân chủng mạnh nhất trong dân tộc đó. Trong một quốc gia dân chủ, cộng đồng nào sinh sản mạnh nhất sớm muộn gì cũng sẽ chiếm giữ quyền lực chính trị của quốc gia đó. Một cộng đồng lớn mạnh nhất về mặt nhân chủng lẫn chính trị trong một quốc gia nắm chủ quyền của quốc gia đó. Nói cách khác với tình hình Âu Châu hiện tại, nếu không có biện pháp cứu vãn thích hợp nào được áp dụng nhanh chóng và cứng rắn thì trong tương lai không xa lắm Âu Châu sẽ là một lục địa với đại đa số dân cư là người Hồi Giáo gốc Trung Đông và Phi Châu. Sẽ có một thay đổi rất lớn về văn hóa và chủ quyền của các quốc gia trong lục địa nầy. Đó có lẽ sẽ là một trong những cuộc phá sản chủng tộc đáng nhớ nhất trong lịch sử nhân loại. Đáng nhớ, cho đến một ngày nào đó khi không còn ai quan tâm để nhớ đến nó nữa. http://vietbf.com/forum/showthread.php?p=2919222
......

Tăng cường vũ trang trên Hoàng Sa thể hiện tham vọng to lớn của Trung Quốc tại Biển Đông

Từ những trạm dò tin đến việc triển khai chiến đấu cơ và các giàn hỏa tiễn hiện nay, việc mở rộng các phương tiện quân sự trên quần đảo Hoàng Sa là chỉ dấu của kế hoạch dài hạn củng cố tầm quân sự trên Biển Đông. Giới ngoại giao và chuyên gia an ninh quen biết với các chiến lược gia quân sự Trung Quốc cho biết động thái tăng cường vũ trang trên quần đảo Hoàng Sa nhiều phần sẽ được lập lại trên các đảo nhân tạo trong vùng Trường Sa. Sau cùng, cả hai quần đảo trong vòng tranh chấp này sẽ được dùng cho các hoạt động không quân và thám thính thường trực, kể cả tuần tra chống tàu ngầm, cùng lúc đó cung cấp chỗ ở cho một khối dân sự đáng kể nhằm hậu thuẫn cho các tuyên nhận chủ quyền. Quan trọng hơn hết, các điều trên sẽ cho Bắc Kinh lý cơ lập những vùng phòng không trên Biển Đông, tương tự như vùng thành lập trên biển Đông Hải hồi cuối năm 2013. iới chức Hoa Kỳ xác nhận là có các giàn hoả tiễn phòng không trên đảo Phú Lâm (Woody) mới đây, và chỉ trích hành động này trái ngược với cam kết của Trung Quốc hứa không quân sự hóa Biển Đông. Bắc Kinh thì lên tiếng cho rằng họ có quyền “có phương tiện tự vệ giới hạn” trên lãnh thổ, và gạt bỏ các nguồn tin về giàn hỏa tiễn cho đó là sự thổi phồng của truyền thông. Ian Storey, một chuyên gia về Biển Đông tại Học Viện ISEAS Yusof Ishak của Singapore, nghĩ rằng các vũ khí tương tự có thể được đưa đến Trường Sa trong vòng một hay hai năm. Ông nói thêm, “việc này sẽ giúp cho lời cảnh cáo của Trung Quốc có thêm trọng lượng”. Bonnie Glaser, một nhà phân tích quân sự tại Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Quốc Tế tại Washington, nói rằng việc tăng cường vũ trang trên Hoàng Sa là bước đầu của việc triển khai quân sự tương tự trên các đảo mới bồi đắp tại Trường Sa. Tuy giới chức Trung Quốc có thể dùng các chuyến công tác tự do hải hành của Hoa Kỳ làm lý cớ, theo bà Glaser thì “kế hoạch này đã được vạch ra từ lâu.” Giàn phóng hỏa tiễn HQ-9, điều hướng bằng hệ thống rađa theo dõi, có tầm hoạt động 200 km và vũ khí phòng vệ đáng kể nhất mà Trung Quốc có trên Hoàng Sa. Việc này gây rắc rối cho các chuyến tuần tra thám thính thường xuyên của phi cơ Hoa Kỳ và Nhật cũng như các chuyến bay oanh tạc cơ tầm dài B-52. Nó cũng là thách đố cho các phi đội SU-30 mà Việt Nam mua của Nga. Bành trướng đều đặn Sau khi cưỡng chiếm Hoàng Sa từ miền nam Việt Nam vào năm 1974, Trung Quốc đã dần dà nới rộng quần đảo Hoàng Sa. Họ đáp chiến đấu cơ trang bị vũ khi xuống phi đạo mới được nới rộng trên đảo Phú Lâm hồi tháng Mười Một năm ngoái, các nhà chứa máy bay cũng được củng cố thêm, theo các nhà ngoại giao trong vùng cho biết. Các cơ sở vật chất đánh cá và của cảnh sát biển cũng được mở rộng, cùng với các bể chứa nhiên liệu và nơi ở cho hơn 1.000 thường dân tại đây, được tuyên bố là “thành phố Tam Sa” vào năm 2012. Các thiết bị rađa và theo dõi điện tử cũng được cải thiện. Các nhà phân tích nghĩ là Hoàng Sa đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ hạm đội tàu ngầm hạt nhân ở đảo Hải Nam, 200 cây số phía Bắc. Các viên chức Việt Nam chia sẻ riêng là bây giờ càng khó khăn hơn cho các đội tàu đánh cá và cảnh sát biển đến gần Hoàng Sa để xác quyết chủ quyền của Việt Nam. Việc tăng cường vũ trang tương tự tại Trường Sa sẽ giúp Trung Quốc có căn cứ quân sự thường trực ngay giữa vùng Biển Đông, theo các tuỳ viên quân sự. Ván bài cao tại Trường Sa Giới chức Trung Quốc đã nhấn mạnh nhiều lần bản chất dân sự của việc bành trướng Trường Sa, bao gồm các ngọn hải đăng, căn cứ tìm kiếm và giải cứu và các trạm nghiên cứu môi trường. Ba phi đạo đã được hoàn tất gần đây và hồi tháng rồi Trung Quốc tuyên bố việc thử nghiệm hạ đáp thành công của máy bay dân sự xuống phi đạo 3.000 thước trên đá Chữ Thập (Fiery Cross reef). Các chuyến bay quân sự lên xuống Trường Sa có thể khởi sự trong vòng vài tháng. Kinh nghiệm học hỏi từ việc bành trướng Hoàng Sa có thể áp dụng cho Trường Sa, nhất là việc quản trị nguồn nước tiêu dùng và xử lý chất thải. Theo các nhà phân tích thì Trung Quốc có thể khai thác các cơ sở và phương tiện cho hai việc song song – chẳng hạn như giàn rađa và phi đạo – tại Trường Sa nhưng việc triển khai các phương tiện quân sự có thể rắc rối. Vì Trường Sa là nơi tranh chấp của nhiều bên, có thể phải trả giá cao về phương diện ngoại giao và địa chính trị. Hoàng Thuyên lược dịch Theo Reuters – 21/2/2016 https://chantroimoimedia.com/2016/02/25/35274/
......

Dân biểu Quốc Hội Đức lên tiếng cho LS. Nguyễn Văn Đài

BERLIN (CTM Media) – Hôm 22 Tháng Hai, 2016, trong một thông cáo báo chí, Bà Marie-Luise Dött, Dân Biểu Quốc Hội Cộng Hòa Liên Bang Đức (CHLB Đức), lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền CSVN trả tự do ngay lập tức cho Luật Sư Nhân Quyền Nguyễn Văn Đài bị bắt hôm 16 Tháng 12, 2015 với cáo buộc gọi là “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam.” Bà Dött từng tham gia phái đoàn của khối dân biểu liên minh đảng Dân Chủ – và đảng Xã Hội Thiên Chúa Giáo Đức, do Ông Volker Kauder, làm Trưởng Khối, dẫn đầu thăm Việt Nam vào tháng 8 năm 2015 và từng gặp gỡ LS. Nguyễn Văn Đài. Thông cáo báo chí có nội dung như sau: “Hôm nay tôi đảm nhận việc quốc hội (liên bang Đức) bảo trợ dành cho nhà hoạt động dân quyền Việt Nam Nguyễn Văn Đài, bị bắt giữ tại Hà Nội ngày 16 tháng 12 năm 2015. Đối với tôi, việc đáp ứng lời yêu cầu bảo trợ ông Đài của Mạng Lưới Người Bảo vệ Nhân quyền VETO! là một điều đương nhiên. Mới tháng Tám năm ngoái, tôi đã gặp ông Nguyễn Văn Đài tại Hà Nội trong chương trình viếng thăm của phái đoàn của Khối Nghị sĩ Liên minh Dân chủ/Xã hội Thiên chúa giáo Đức (CDU/CSU). Chúng tôi chủ yếu thảo luận với nhau về tình trạng nhân quyền. Ông Nguyễn Văn Đài là một người dấn thân từ nhiều năm nay cho quyền tự do quan điểm cũng như những quyền dân sự và chính trị tại đất nước ông. Những quyền này của LS Đài được bảo đảm bởi Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một quốc gia thành viên. Là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam còn có bổn phận bảo vệ nhân quyền theo các tiêu chuẩn cao nhất. Tôi đặc biệt xúc động khi nhận được tin ông Nguyễn Văn Đài bị bắt và tôi yêu cầu Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho ông. Tôi cũng yêu cầu Việt Nam phải chấm dứt tức thì việc biệt giam LS Đài từ suốt hai tháng nay để cho luật sư và vợ của ông có thể vào thăm ông.“ (Thục Quyên dịch từ bản tiếng Đức) Phái đoàn của khối dân biểu liên minh đảng Dân Chủ – và đảng Xã Hội Thiên Chúa Giáo Đức gặp gỡ các nhà hoạt động nhân quyền VN. Vào ngày 3 Tháng 12, 2015, Quốc Hội CHLB Đức thông qua Nghị Quyết với tên gọi “Tăng cường việc bảo vệ cho Người Bảo Vệ Nhân Quyền trên toàn thế giới”. Vì vậy việc lên tiếng của bà Dött được xem như sự lên tiếng của Quốc Hội CHLB Đức. https://chantroimoimedia.com/2016/02/24/dan-bieu-quoc-hoi-duc-len-tieng-...
......

Kinh tế bất ổn, nhà giàu Trung Quốc vội tuồn tiền ra nước ngoài

Khi nền kinh tế Trung Quốc sẩy chân, nhiều gia đình giàu có ở nước này phải gấp rút tìm cách đưa một lượng lớn tiền ra nước ngoài vì lo ngại đồng nhân dân tệ sẽ tiếp tục mất giá. Để lách các biện pháp kiểm soát việc đưa tiền ra nước ngoài, những người giàu ở Trung Quốc có thể nhờ cậy đến bạn bè và bà con, mỗi người chuyển 50.000 USD, mức chuyển ngoại tệ ra nước ngoài tối đa hàng năm được luật cho phép đối với mỗi công dân Trung Quốc. Bằng cách này, một nhóm 100 người có thể dễ dàng chuyển tới 5 triệu USD, theo New York Times. Chiêu thức chia nhỏ giao dịch tài chính để lách luật chỉ là một trong hàng loạt phương pháp mà giới nhà giàu Trung Quốc đang sử dụng để đưa dòng vốn tháo chạy khỏi đất nước. Hành động này góp phần khiến triển vọng kinh tế Trung Quốc càng trở nên ảm đạm, đồng thời làm chao đảo thị trường toàn cầu. Trong năm qua, các công ty và cá nhân ở Trung Quốc ước tính chuyển gần 1.000 tỷ USD ra nước ngoài. Nhà chức trách Trung Quốc năm ngoái còn bắt quả tang một phụ nữ tìm cách rời đất nước với số tiền 250.000 USD nhét trong áo ngực, kẹp ở bắp đùi và giấu dưới giày. Chuyên gia đánh giá, nếu không thể kiểm soát hiện tượng trên, tương lai nền kinh tế Trung Quốc sẽ rất mờ mịt. Việc dòng tiền chảy khỏi đất nước ngày một nhiều là yếu tố gây bất ổn, đe dọa làm xói mòn niềm tin của người dân cũng như các nhà đầu tư, đồng thời ảnh hưởng xấu tới hệ thống ngân hàng đang chật vật ứng phó với hậu quả của hoạt động cho vay tiền vô tội vạ tồn tại nhiều năm qua. Việc dòng vốn rời khỏi đất nước mặt khác cũng gây áp lực lớn cho đồng nhân dân tệ. Chính phủ đang tìm cách ngăn chặn cú rơi tự do của đồng nội tệ bằng cách can thiệp vào thị trường, bán ra lượng ngoại tệ dự trữ lớn nhằm củng cố đồng tiền của Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu dự trữ ngoại tệ bị hao hụt quá sâu, điều này có thể châm ngòi cho một làn sóng tháo chạy vốn mạnh hơn, từ đó gây hỗn loạn thị trường. Một vụ chuyển tiền lậu bị bắt giữ tại Trung Quốc. Ảnh: Reuters   Đe dọa ổn định kinh tế Trung Quốc đang cố gắng ngăn chặn dòng vốn chảy ra nước ngoài bằng cách siết chặt kiểm soát các mối liên kết giữa nước này với hệ thống tài chính toàn cầu. Chính phủ Trung Quốc mới đây ban hành một quy định nhằm hạn chế người dân dùng thẻ ngân hàng để mua các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ ở nước ngoài. Dù vậy, những động thái kiểu như thế cũng mang đến một số hệ quả nhất định. Chúng phần nào khiến người dân cảm thấy bất an vì lo ngại rằng chính quyền đang muốn thoái lui khỏi các nỗ lực cải cách mà nước này cần để duy trì mức tăng trưởng cao trong những thập niên tới. "Đồng nhân dân tệ đã trở thành mối đe dọa ngắn hạn đối với sự ổn định tài chính của Trung Quốc", Charlene Chu, chuyên gia kinh tế từ công ty nghiên cứu tín dụng và cổ phiếu Autonomous Research, trụ sở ở London, nhận định. Trung Quốc nhiều năm qua thu hút được lượng tiền đầu tư khổng lồ của thế giới khi nền kinh tế tăng trưởng hàng năm ở mức hai con số. Một hệ thống tài chính đóng kín giúp tiền bị giữ lại trong nước. Nhưng ngay khi tốc độ tăng trưởng có dấu hiệu chững lại, dòng tiền lập tức chảy nhanh khỏi Trung Quốc, một phần xuất phát từ việc chính phủ nới lỏng kiểm soát, gỡ bỏ một số hạn chế đối với tiền tệ để mở cửa nền kinh tế. "Các công ty và cá nhân đều không muốn giữ đồng nhân dân tệ", chuyên gia tài chính Shaun Rein, người sáng lập Nhóm nghiên cứu Thị trường Trung Quốc, nhận xét. "Trong một thời gian dài, giữ đồng nhân dân tệ được xem là một sự bảo đảm, nhưng giờ đây điều này không còn đúng nữa". Giới quan sát cho rằng vấn đề trên là một bài toàn hóc búa mà chính phủ Trung Quốc phải giải quyết. Trung Quốc 8 tháng đầu năm ngoái đột ngột giảm giá đồng nhân dân tệ xuống 4%. Đây được xem như một phần của nỗ lực hướng tới một phương pháp quản lý mang tính thị trường hơn, đồng thời hỗ trợ các nhà xuất khẩu trong nước. Song, động thái gây bất ngờ này lại là nguyên nhân dẫn tới những đợt lao dốc mạnh của thị trường chứng khoán. Chính phủ Trung Quốc sau đó điều chỉnh để đồng nhân dân tệ giảm với tốc độ chậm hơn. Kết quả là trong vòng 5 tuần tính đến đầu tháng 1/2016, đồng nhân dân tệ giảm thêm 2,8%. Tuy nhiên, động thái kín đáo này vẫn dẫn đến làn sóng bán tháo cổ phiếu bởi tâm lý lo lắng của giới đầu tư toàn cầu. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đang cố gắng chống đỡ áp lực giảm giá của đồng nội tệ bằng cách mua vào nhân dân tệ, bán ra USD từ kho dự trữ ngoại hối. Chỉ trong tháng 12/2015 và tháng 1/2016, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc lần lượt giảm 108 tỷ USD và 99 tỷ USD, còn 3.230 tỷ USD. Cách đây một năm rưỡi, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc còn ở mức 4.000 tỷ USD. Đồng nhân dân tệ gặp khó Theo NYTimes, đồng nhân dân tệ Trung Quốc hiện vẫn phải đối mặt với nhiều cản lực. Chính phủ nước này gần đây nhiều lần cắt giảm lãi suất để kích thích kinh tế, khiến việc gửi tiết kiệm ở ngân hàng trở nên kém hấp dẫn. Trong khi đó, lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng dần "teo nhỏ" một phần vì Trung Quốc hiện có quá nhiều nhà máy dư thừa, ví dụ như nhà máy sản xuất thép hay ôtô. Giới đầu tư vì thế phải tìm nguồn lợi nhuận tốt hơn ở những nơi khác. Ronald Wan, nhà quản lý quỹ đầu tư ở Hong Kong đang nắm giữ ghế hội đồng quản trị của nhiều công ty nhà nước Trung Quốc, đánh giá tâm lý bi quan đã trở nên phổ biến trong xã hội. "Trong các công ty mà tôi có mối quan hệ, tất cả đều ấp ủ ý định chuyển tiền ra khỏi đất nước", Wan nói. Nhiều ngân hàng và các nhà kinh tế dự đoán đồng nhân dân tệ sẽ trải qua một đợt giảm giá mạnh nữa vào mùa xuân này. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích những đánh giá kiểu như vậy. TờPeople's Daily cuối tháng trước còn đăng bài lên án tỷ phú George Soros vì có ý nghi ngờ chính sách của Trung Quốc. Ông Soros là nhà đầu tư nổi tiếng với những phi vụ bán khống tiền tệ thành công nhờ dự đoán đúng xu hướng giảm giá. Theo quan sát viên Keith Bradsher, chính sách kinh tế trong tương lai của Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào việc nước này có ngăn chặn hay ít nhất là hạn chế dòng vốn chảy ra nước ngoài được hay không. Theo quy định, một cá nhân được phép chuyển tối đa 50.000 USD mỗi năm ra khỏi biên giới Trung Quốc. Doanh nghiệp và các nhà đầu tư lớn thì có thể chuyển lượng vốn lớn hơn thông qua việc thâu tóm những công ty quốc tế. Ngoài ra, những phương thức chuyển vốn không chính thống cũng rất phong phú. Điển hình như một số công ty có thể xuất hóa đơn thương mại với giá trị sai lệch để giữ được nhiều lợi nhuận bên ngoài Trung Quốc hơn. Nhằm hạn chế dòng vốn chảy ra nước ngoài, chính phủ Trung Quốc đang tìm cách vô hiệu hóa một số phương thức chuyển tiền. Cách đây hai năm, Trung Quốc cho phép các công ty bảo hiểm trong nước đầu tư 15% giá trị tài sản ở nước ngoài. Nhưng theo các chuyên gia tài chính Hong Kong, chính phủ Trung Quốc gần đây đã yêu cầu các công ty bảo hiểm ngừng kế hoạch đầu tư ở nước ngoài. Nhà chức trách cũng yêu cầu người dân hạn chế rút nhân dân tệ tại chi nhánh của các ngân hàng Trung Quốc ở nước ngoài. Ở Thâm Quyến, ngân hàng còn yêu cầu khách hàng phải đăng ký trước một tuần nếu muốn đổi nhân dân tệ sang USD đối với các khoản tiền có giá trị trên 10.000 USD. Zou Tai, nhân viên làm việc tại một bệnh viện ở Trung Quốc, tháng trước đáp máy bay sang Hong Kong để mua một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trị giá 50.000 USD. Nhiều người Trung Quốc hiện nay cũng áp dụng chiêu thức tương tự để chuyển tiền ra khỏi đất nước bởi hợp đồng bảo hiểm có thể được mua bằng nhân dân tệ và chi trả bằng USD. "Sức mua của nhân dân tệ liên tục giảm", Zou nói. "Tôi cảm thấy các lãnh đạo Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phá giá tiếp đồng nội tệ". Zou cho hay ông phải hành động thật nhanh chóng vì chính phủ đang nỗ lực thực hiện các biện pháp hạn chế hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài. Hồng Vân Nguồn:vnexpress.net
......

Việt Nam không có dân cử, dân bầu – Chỉ có Đảng cử, Đảng bầu

Trong buổi họp báo ngày kết thúc Đại hội XII của đảng CSVN Tổng Bí thư tái cử Nguyễn Phú Trọng đã bác bỏ những chỉ trích về chế độ độc đảng, độc tài toàn trị của đảng CSVN. Theo ông, đó là một chế độ “dân chủ tập trung” do tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, «dân chủ hơn hẳn» một số nước có tổ chức phổ thông đầu phiếu bầu ra những người lãnh đạo cao nhất nước “nhân danh là dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất”.và cho rằng Việt Nam “dân chủ đến thế là cùng”. Nhưng sự thật là như thế nào? I/- Việt Nam không có dân cử, dân bầu Việt Nam không có dân cử, dân bầu, vì không có chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng. Nghĩa là một chế độ trong đó người dân được quyền chọn lựa, thông qua một quốc hội lập hiến gồm những đại biểu do người dân bầu ra qua phổ thông bầu phiếu tự do, trưc tiếp và kín. Quốc hội lập hiến có nhiệm vụ soạn thảo ra một bản hiến pháp thiết định chế độ chính trị theo đúng ý muốn của người dân, với các cơ quan công quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được tổ chức và điều hành bởi những người dân cử và công cử (công chức) lhưởng lương do tiền thuế của dân. Trong một chế độ như thế, bất cứ người dân nào có năng lực và hội đủ điều kiện cũng có quyền tự do ứng cử với tư cách cá nhân hay đảng phái chính trị để được người dân tuyển chọn vào các chức vụ dân cử ; hay tự do ứng tuyển vào các chức vụ công cử (công chức) để được thẩm quyền các cấp các ngành tuyển chọn vào các cơ quan công quyền quốc gia - gọi chung là bộ máy Nhà nước, với cơ chế của một chính quyền của dân, do dân và vì dân, làm nhiệm vụ quản lý đất nước mưu cầu hạnh phúc riêng cũng như chung, theo đúng ý nguyện của người chủ đất nước là nhân dân. Muốn làm theo đúng ý nguyện của nhân dân, những công bộc dân cử hay công chức các cấp các ngành phải lãnh đạo, quản lý đất nước theo hiến pháp và hệ thống pháp luật do các cơ quan dân cử có thẩm quyền (quốc hội, cơ quan dân cử các cấp…) lập ra, có hiệu lực cưỡng hành và chế tài vi phạm đối với mọi người dân cũng như những công bộc làm việc cho dân trong guồng máy công quyền quốc gia, từ trung ương đến các địa phương. Trên đây là những yếu tính đặc trưng của một chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng. Việt Nam không có những yếu tính đặc trưng này. Vì sự hình thành chế độ chính trị Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không xuất phát từ ý nguyện của nhân dân, mà chỉ là sự áp đặt đơn phương của đảng CSVN. Vì hiến pháp làm căn bản pháp lý thiết lập chế độ này không do một “quốc hội  của dân, do dân và vì dân” do dân cử, dân bầu; mà do một “quốc hội của đảng, do đảng và vì đảng CSVN” do đảng cử, đảng bầu, với quyền thống trị độc tôn (Điều 4 Hiến pháp hiện hành) trong một chế độ độc tài toàn trị. II/- Việt Nam chỉ có Đảng cử, Đảng bầu Việt Nam không có dân cử, dân bầu, mà chỉ có đảng cử, đảng bầu, vì là một chế độ độc tài toàn trị, độc đảng, quyền làm chủ của nhân dân đã bị đảng CSVN tước đoạt hoàn toàn. Bởi vì, trong chế độ này không người dân nào được quyền tự do bầu cử và ứng cử các chức vụ dân cử từ trung ương đến các địa phương. Các chức vụ lãnh đạo lớn bé trong guồng máy công quyền đều là đảng viên CS hay có lý lịch được đảng CSVN đánh giá theo quan điểm, lập trường chính trị của đảng CS. Đó là một thực tế không cần nói ra thì nhân dân Việt Nam ở trong nước lẫn hải ngoại cũng như quốc tế đều biết Ông Tổng Trọng đã nói láo không biết ngượng. Những người lãnh đạo cao nhất nước ở các quốc gia dân chủ là do chính người dân bầu chọn trong số các ứng cử viên tự do hay do đảng phái chính trị đưa ra, trong các cuộc bầu cử tự do. Trong khi tại Việt Nam, những người đứng đầu nước, như tổng bí thư đảng CSVN, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng chính phủ  lại do đại hội đảng CSVN cử ra, sau đó đưa ra cho một “quốc hội của đảng, do đảng và vì đảng CSVN” biểu quyết thông qua. Hầu hết đại biểu của quốc hội này là đảng viên CS, trước đó đều phải được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức ngoại vi của đảng CSVN, gạn lọc giới thiệu làm ứng cử viên cho dân bầu trong các cuộc bầu cử chiếu lệ, hình thức do “Chính quyền của đảng, do đảng và vì đảng” tổ chức, kiểm soát; người dân không có sự chọn lựa nào khác vì các ứng viên không do dân cử, dân bầu. Đến đây cũng cần vạch trần sự khoe khoang láo khoét của Ông Tổng Trọng khi coi việc bầu bán các chức vụ chóp bu của đảng và nhà nước qua Đại hội Đảng XII vừa qua là “dân chủ đến thế là cùng”. Vì qua cách ứng cử và bầu cử vẫn theo nguyên tắc “Đảng cử, đảng bầu” như đối với nhân dân, mà còn chặt chẽ hơn nhiều. Các ứng cử viên không được tư ứng cử mà phải được các ủy viên Bộ Chính trị đề cử, để được một Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương thông qua. Các ứng viên này được giới thiệu cho khoảng 1500 đại biểu do các cấp bộ đảng cử ra tham gia đại hội để bầu ra các chức vụ cao nhất đảng và nhà nước. Nếu có sự đề cử ở đại hội, người được đề cử phải từ chối. Nếu sau đó đa số đại biểu tham dự đại hội biểu quyết không cho từ chối mới được coi là ứng cử viên để đại hội biểu quyết bầu chọn.Mọi người ai cũng thấy qua Đại hội XII của Đảng CSVN phe cánh Ông Tổng Trọng đã khai thác triệt để nguyên tắc “Đảng cử, đảng bầu” để loại trừ nhau, làm gì có nguyên tắc dân chủ trong đảng để Ông Trọng dựa vào đó mà tự hào “dân chủ đến thế là cùng”? III/- Kết luận Hiển nhiên Việt Nam không có “Dân cử, dân bầu” mà chỉ có “Đảng cử, đảng bầu” kể từ khi đảng CSVN áp đặt chế độ độc tài, độc đảng, bởi vì dưới chế độ này các quyền dân chủ, dân sinh, nhân quyền đều bị đảng CSVN tước đoạt. Thực tế cũng như thực chất là thế, nhưng người đứng đầu  đảng CSVN là Ông Nguyễn Phú Trọng đến giờ này vẫn khoe khoang vế cái gọi là “nền dân chủ tập trung” trong chế độ độc tài, độc đảng là «dân chủ hơn hẳn» các nước dân chủ thứ thiệt khác trên thế giới. Để tự soi lại mình, đề nghị Ông Tổng Trọng cần nhìn qua cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ và các chức vụ dân cử hiện đang diễn ra sôi nổi, dân chủ như thế nào để biết thế nào là “dân cử, dân bầu” các chức vụ dứng đầu nhà nước. Đồng thời, nếu Ông Trọng có thiện chí muốn Việt Nam có được chế độ do “dân cử, dân bầu” thực sự  như Hoa Kỳ, xin Ông và đảng của Ông hãy nhìn qua nước láng giềng Miến Điện, hỏi Tổng thống Thein Sein và tập đoàn quân phiệt Miến Điện xem họ đã chuyển đổi sang chế độ chính trị “dân cử, dân bầu” ra sao. Chú thích: Nhớ lại trước khi qua Hoa Kỳ đoàn tụ gia đình vào năm 1972, đến chào tạm biệt một người bạn thân, “một đảng viên cộng sản chân chính”, chúng tôi có trao cho bạn một tập vở học trò dầy 100 trang, trong đó góp ý chi tiết về hai vấn đề căn bản của đất nước: Chính trị và kinh tế. Riêng về chính trị, chúng tôi đề nghị hai điểm: - Một là dân chủ hóa trong đảng. Theo đó các chức vụ hàng đầu của đảng CSVN như tổng bí thư chẳng hạn, nên để cho tất cả các đảng viên có Thẻ Đỏ được bầu trực tiếp, với các ứng viên ở mọi cấp được tự ứng cử hay đề cử. Cách này để tránh tập trung quyền lực quá lớn trong một nhóm nhỏ (Bộ Chính trị…), nạn bè phái, phân hóa, ngăn cản các tài năng mới của đảng vươn lên….. - Hai là, để quyền làm chủ của nhân dân được tôn trọng, nếu Đảng không chấp nhận đa nguyên, đa đảng, có thể vẫn duy trì “Nhất nguyên xã hội chủ nghĩa” nhưng với lưỡng đảng Mác-xít. Ví dụ Đảng CSVN và Đảng Xã hội  Việt Nam (XHVN) chẳng hạn. Vì về mặt lý luận Mác-xít vẫn đúng: Đảng CSVN hay Đảng XHVN vẫn là đảng của giai cấp vô sản, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp vô sản. Tương tự như đảng Cộng hòa hay đảng Dân chủ ở Hoa Kỳ đều là đảng của giai cấp tư sản, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản…. Vào khoảng năm 1988, trong một cuộc thuyết trình tại trụ sở Hội Luật gia TP HCM,về công cuộc cải tổ ở Liên Xô, với thuyết trình viên từ Trung ương Hà Nội, chúng  tôi lần đầu tiên đã đưa ra đề nghị trên. Thuyết trình viên đã trả lời rằng “Ý kiến của đồng chí độc đáo đấy. Ở Liên Xô cũng có người đề nghị như thế, nhưng đã bị đồng chí Mikhail Gorbachev bác bỏ…” .Lần thứ hai vào khoảng 1989-1991, chúng tôi đã trình bầy chi tiết hơn trong bài thi môn chính trị cuối khóa học chuyên tu kéo dài 16 tháng có trả học phí (khoảng 1.5 chỉ vàng y) dành cho những người có cử nhân luật và tốt nghiệp Quốc gia hành chánh như là để hợp thức hóa văn bằng chế độ cũ ở Miền Nam. Kết quả tôi bị đánh rớt môn học này, nhưng được thi lại để được tốt nghiệp. Thiện Ý http://www.voatiengviet.com/content/viet-nam-khong-co-dan-cu-dan-bau-chi...
......

Bắt dân cam kết không được in tài liệu liên quan đến Biển Đông và Trung Quốc: Phải truy tố về tội phản bội Tổ quốc

Trên mạng xã hội facebook xuất hiện một bản cam kết gây phẫn nộ trong dư luận. Người cam kết là ông Bùi Trường Cầm chủ một cơ sở fotocopy. Bản cam kết gửi cho Công an Thành phố Đà Lạt có nội dung như sau: “Nay tôi xin cam kết, cam đoan khi có trường hợp tới photo in ấn các tài liệu có liên quan tới các vấn đề nhạy cảm chính trị, các tài liệu, văn bản có nội dung phản ánh tới Biển Đông, các vấn đề chính trị liên quan tới Trung Quốc, tôi sẽ ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an để có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời tôi sẽ không tiếp nhận bất kỳ trường hợp nào khi yêu cầu photo hay in ấn ác tài liệu trên. Nếu không tuân thủ thực hiện, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật“. Chưa đủ để khẳng định tính xác thực của bản cam kết này nhưng nó có độ khả tín khá cao vì người ký cam kết có tên và địa chỉ cụ thể là số nhà 20A Nguyễn Chí Thanh, phường 1 Thành phố Đà Lạt. Về hình thức cho thấy đây là bản cam kết in sẵn, cả dòng chữ “Kính gửi công an Thành phố Đà Lạt” và chữ “phường 1” cũng in sẵn, người cam kết chỉ việc điền họ tên, địa chỉ vào rồi ký chứ không phải là tự viết. Tức là một cam kết ép chứ không phải là tự nguyện. Điều này nói lên tất cả các cơ sở fopocopy của phường 1 đều phải ký cam kết này và có thể các phường khác của Thành phố Đà Lạt cũng cũng làm tương tự. Tôi đã gọi điện vào số điện thoại ghi trong bản cam kết để hỏi rõ thực hư nhiều lần nhưng không có người bắt máy. Việc bắt chủ cơ sở fotocopy cam kết không photo in ấn các tài liệu liên quan tới Biển Đông và các vấn đề chính trị liên quan tới Trung Cộng không những vi phạm pháp luật mà còn làm hại cho chủ quyền của Việt Nam. Trong những năm vừa qua, đã có nhiều sự cấm đoán nhằm ngăn cản việc tuyên truyền về chủ quyền, biển đảo, vạch ra dã tâm xâm lược của Trung Cộng đối với Việt nam như đàn áp biểu tình, phá các buổi tưởng niệm tử sĩ chống Trung Cộng, cấm dán biểu ngữ có nội dung chống Trung Cộng hay khẳng định chủ quyền của Việt Nam (Hoàng Sa – Trường Sa – Việt nam). Nhưng trường hợp bắt dân cam kết trên đây là rất trắng trợn, thể hiện công khai bằng văn bản. Điều 78 Bộ luật hình sự: Tội phản bội Tổ quốc: Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Bàn tay của Trung Hoa cộng sản đã len lỏi khắp nơi trên lãnh thổ Đất nước. Bọn việt gian bán nước trà trộn trong chính quyền đã công khai hoạt động. Rõ ràng đây là hành vi tiếp tay, che đậy cho Trung Quốc, xâm hại đến chủ quyền của Việt Nam. Không thể yêu cầu Công an Đà Lạt vì dân phải cam kết với họ. Yêu cầu Bộ Công an điều tra gấp, tìm ra kẻ chủ mưu để xử lý theo pháp luật. Nếu đây cũng lại là chỉ thị của Bộ Công an thì Quốc hội phải vào cuộc, thành lập đoàn công tác điều tra vụ này. 20/2/2016 Nguyễn Tường Thụy http://www.rfavietnam.com/node/3062
......

Tết và lạnh lùng tương lai Việt

Đầu Xuân, rủ bạn bè làm một chuyến du khảo Đà Nẵng, Hội An, Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh… Và mai mốt là Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, lục tỉnh miền Tây… Nhưng đi nửa chừng, mới qua Đà Nẵng, Hội An, sắp bước vào đất Hà Tĩnh thì chẳng còn muốn đi thêm nữa. Cảm giác lạnh lùng, trống rỗng và đôi khi sợ hãi hiện ra càng thêm rõ. Nổi trội hơn có lẽ là cảm giác lạnh. Cái lạnh đến từ bên trong tâm hồn chứ không phải những trận rét của thiên nhiên. Tự dưng, một câu hỏi ám ảnh: Người Việt đã lạnh lùng từ bao giờ? Và tương lai Việt đi về đâu? Đương nhiên câu hỏi đầu có vẻ hợp lý và dễ chịu hơn câu sau khi đặt câu hỏi và giải quyết nó. Câu sau nghe có vẻ lên gân. Nhưng hiện tại, có lên gân hay không thì cũng như nhau bởi mọi chuyện hầu như đã “an bài”, hết thuốc chữa! Vì sao? Bởi vì có sự khác biệt rõ ràng giữa cái lạnh của gió mùa, tuyết rơi, băng giá với cái lạnh sốt rét. Trước cái lạnh tuy khắc nghiệt của thiên nhiên, con người vẫn có cách thích ứng, có cách chống chọi bằng áo ấm, bằng lửa và sự chịu đựng. Nhưng khi cái lạnh bốc ra từ bên trong như sốt rét thì cho dù nhiệt độ tự nhiên lúc đó có lên 40 độ C thì người ta vẫn có thể chết vì cóng lạnh. Cái lạnh của dân tộc Việt Nam là cái lạnh sốt rét. Sở dĩ tôi nói rằng dân tộc Việt Nam, hay nói đúng hơn là đại bộ phận nhân dân cũng như hệ thống cầm quyền từ địa phương đến trung ương đang bị sốt rét và có thể lăn ra chết bất kì giờ nào bởi vì hầu hết chúng ta đang bị con vi trùn sốt rét của sự vong thân và vong nô hoành hành tâm hồn, hoành hành thể xác nhưng chúng ta vẫn cứ xem như không có gì và vẫn cứ tưởng rằng mình khỏe mạnh. Vì sao? Vì chưa có năm nào người Trung Quốc xuất hiện tại Việt Nam đông như Tết năm nay, trong lúc mọi chuyện về chính trị, biên giới, lãnh hải, hải đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang là chuyện nhức nhối, gay cấn và căng thẳng. Người Trung Quốc đã sẵn sàng bỏ tiền ra thuê nguyên một máy bay để sang Khánh Hòa, Việt Nam ăn Tết. Và tại thành phố Hội An, Quàng Nam, tình trạng kẹt xe từ ngã ba Tin Lành đến tận trung tâm văn hóa thể thao Hội An kéo dài gần hai giờ đồng hồ vào các đêm Mồng Hai, Mồng Ba, Mồng Bốn Tết. Nguyên nhân kẹt xe là do lượng xe hơi vào thành phố quá nhiều, và đáng buồn hơn là ước chừng 70% xe hơi gây kẹt xe lại là xe chở người Trung Quốc đến Hội An để họ ăn Tết và tổ chức lễ kỉ niệm “hợp nhất người Trung Quốc trên thế giới” ngay tại trung tâm thành phố Hội An. Ở Đà Nẵng, đi đâu cũng gặp người Trung Quốc, có thể nói rằng trong dịp Tết này, người Trung Quốc nhiều hơn người Việt tại thành phố Đà Nẵng. Bởi hầu hết các gia đình ở thành phố Đà Nẵng đều đóng cửa từ Mồng Một đến Mồng Ba Tết, họ không đổ ra đường, chỉ có người Trung Quốc và một số người Việt từ các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam xuất hiện trên đường Đà Nẵng. Ở thành phố Huế, Vinh và Hà Tĩnh, người Trung Quốc cũng xuất hiện khá đông, tương đương với người dân các thành phố này nếu nhìn vào tương quan đường phố. Và dường như người Trung Quốc được tiếp đãi rất nồng hậu ở các quán xá, họ không gặp bất kì khó khăn, trở ngại nào khi ung dung tản bộ trên đất Việt Nam. Không dừng ở đó, họ tỏ ra hách dịch và khi có người Việt Nam nào đó cầm máy chụp hình, không may hướng ống kính trùng với hướng họ đang có mặt thì họ không ngần ngại đe dọa bằng tiếng Việt “Ai cho mày chụp hình?” với người Việt. Và, phản ứng của người Việt là phần đông cất máy hình, im lặng mà đi. Có thể nói trong dịp Tết này, cảm giác người Trung Quốc mới là chủ nhân thực sự của dải đất hình chữ S này chứ không phải là người Việt Nam. Sao lại có chuyện kì cục như vậy? Nói đi thì thấy kì cục nhưng ngẫm lại, chuyện này không hề kì cục chút nào, bởi vì nó đã được chuẩn bị từ trứng nước. Hiện tại chỉ là hệ quả tất yếu của một quá trình dài chuẩn bị trong quá khứ. Vậy ai đã chuẩn bị cho vấn đề này? Câu trả lời dứt khoát và rõ ràng là nhà nước Cộng sản Việt Nam đã tính toán, chuẩn bị rất kĩ cho việc này và đảng Cộng sản Việt Nam chính là những con muỗi sốt rét của dân tộc Việt Nam hiện tại. Bởi lẽ, với lối cai trị bàn tay sắt và nắm đấm khoai mì, vừa nắm chặt lấy vai nhân dân bằng những ngón tay sắt làm rướm máu, lại vừa đấm thẳng khoai mì vào mồm nhân dân trong quá trình kinh tế tập trung bao cấp (dựa vào viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc) và với lối cai trị bằng roi điện với rượu Mao Đài suốt mấy chục năm sau bao cấp trên danh nghĩa kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã bóp chết nhân dân Việt Nam từ trong ra ngoài, đã làm tê liệt nhân dân vì chứng sốt rét tư tưởng. Nhân dân không đuợc nói, chỉ được nghe huấn thị từ đảng. Nhân dân không được đấu tranh cho chủ quyền dân tộc mà chỉ được phép ngồi yên để đảng lo liệu, nhân dân được tự do lựa chọn thực phẩm và sách báo trong cái đống thức ăn ôi thiu xuất xứ Trung Quốc và trong mớ tư tưởng Cộng sản mà đảng đã soạn sẵn. Từ chiếc nịt ngực phụ nữ, chiếc quần lót cho đến hộp sữa, chiếc xe gắn máy, cục xúc xích, cây kẹo, dĩa trái cây, ký gạo, đồ chơi trẻ em, phim ảnh… Tất cả nhu yếu phẩm, hàng hóa cho đại bộ phận nhân dân nghèo khổ, chật vật này đều được soạn sẵn bằng sản phẩm của Trung Quốc. Và về lâu về dài, dường như số đông nhân dân đã quen mùi của Trung Quốc, thậm chí có người coi những sản phẩm độc hại của Trung Quốc là đỉnh cao trí tuệ bởi “Trung Quốc nó giỏi hơn Mỹ, cũng một cái đồ cùng tính năng nhưng nó bán rẻ chưa bằng một phần mười đồ của Mỹ”! Và cũng về lâu về dài, dường như nhân dân đã bị ngấm văn hóa và dịch chất Trung Quốc trong cơ thể như một con bệnh đang ủ sốt rét trong cơ thể. Cho đến một ngày bệnh bùng phát, người ta lạnh cóng, run lập cập và vẫn nghĩ rằng trời đang lạnh rét chứ không hề nghĩ rằng mình đang sốt rét từ trong máu thịt. Một đất nước với đại bộ phận nhân dân chưa bao giờ có quyết định từ khước, chối bỏ hàng hóa Trung Quốc vì nó quá độc hại. Một đất nước mà đại bộ phận nhân dân, nhà buôn lại xem kẻ xâm lăng là cơ hội làm giàu (mà không thử suy nghĩ có bao nhiêu gián điệp, kẻ xấu đang trộn lẫn trong các đoàn khách du lịch kia) và sẵn sàng quì lụy, chấp nhận, thỏa hiệp với kẻ xâm lược. Một đất nước mà hệ thống chính quyền vừa đóng vai trò trị dân, chăn dân lại vừa đóng vai trò tay sai cho kẻ xâm lược, tiếp tay cho kẻ xâm lược từ kinh tế đến chính trị, văn hóa…! Thử nghĩ, tương lai Việt Nam sẽ về đâu với chứng sốt rét tâm hồn của đại bộ phận nhân dân? Và tội lỗi này do đâu mà có? Liệu có còn tương lai để chúng ta nói rằng đến một ngày nào đó lịch sử sẽ phơi bày ra ánh sáng ai công ai tội khi mà nguy cơ bị xóa sổ một dân tộc đang rất cận kề bởi kẻ địch không cần tốn viên đạn nào, họ chỉ cần đứng nhìn chúng ta chết dần chết mòn trong chứng sốt rét tâm hồn và lăn ra chết? Mọi chuyện đều có thể xảy ra khi đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn xem mình là chư hầu của Trung Quốc và đại bộ phận người dân Việt Nam vẫn lên cơn sốt rét, vẫn cam chịu và chết dần chết mòn trong cam chịu, dựa dẫm vào kẻ đang giết mình! Và tương lai Việt Nam sẽ là một tương lai trơ trọi nếu chúng ta tiếp tục lên cơn sốt rét tập thể như đang thấy! Thật đáng buồn khi viết ra những dòng này! VietTuSaiGon's blog http://www.rfavietnam.com/node/3048
......

Hội cựu TNLT Việt Nam: công an Việt Nam bất chấp pháp luật bạo hành với dân

TNCG: Lực lượng gọi là bảo vệ "an ninh công cộng" phối hợp với côn đồ hay thậm chí giả dạng côn đồ để chà đạp luật pháp, sách nhiễu cuộc sống người dân, hăm dọa đánh đập cướp bóc những ai đấu tranh cho nhân quyền và công lý, kể cả các luật sư và các nhà tu hành. Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam quả bản thông cáo cho rằng: "Nhà nước Cộng sản Việt Nam, qua bàn tay sắt máu của bộ Công an, tiếp tục dùng những thủ đoạn thâm độc đê hèn giấu mặt và biện pháp bạo lực dã man công khai để gieo rắc khiếp hãi giữa quần chúng, ngõ hầu nhân dân im tiếng trước bao sai lầm, thất bại và tội ác ngày càng chồng chất của chế độ." Bản lên án Công an Việt Nam bất chấp luật pháp, bạo hành với dân Kính gởi: - Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước - Các Chính phủ dân chủ năm châu, các Tổ chức nhân quyền quốc tế           Trong năm vừa qua (2015) và đầu năm nay (2016), thuộc hạ của Trần Đại Quang, bộ trưởng Bộ Công an (người vừa được Đại hội đảng CSVN bầu chọn làm Chủ tịch nước) ngày càng ngang nhiên phạm nhiều tội ác ở nhiều nơi trên đất nước mà xem ra không có dấu hiệu suy giảm cũng như không bị trừng trị, khiến toàn thể nhân dân sống trong hoang mang lo sợ và công luận trong lẫn ngoài nước phẫn nộ phản đối.           Lực lượng gọi là bảo vệ “an ninh công cộng” này thường xuyên phối hợp với côn đồ hay thậm chí giả dạng côn đồ để chà đạp luật pháp, sách nhiễu cuộc sống người dân, hăm dọa đánh đập cướp bóc những ai đấu tranh cho nhân quyền và công lý, kể cả các luật sư và các nhà tu hành. Đặc biệt và cụ thể, chúng đã: - hành hung đến đổ máu hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân ngày 03-11-2015 tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội. - đánh đập và cướp máy móc của luật sư Nguyễn Văn Đài ngày 06-12-2015 tại Nam Đàn, Nghệ An. - chặn đường và hành hung linh mục Đặng Hữu Nam ngày 31-12-2015 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An. - trấn lột của cải và đánh bất tỉnh dân oan Nguyễn Huy Tuấn ngày 07-01-2016 tại Hưng Yên. - bắt cóc và đoạt tài sản của cựu tù nhân lương tâm Trương Minh Tam ngày 09-01-2016 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An. - chận bắt và tạm giam nhà hoạt động Ngô Duy Quyền để xông vào nhà vợ (luật sư Lê Thị Công Nhân) cướp máy móc và tiền bạc ngày 04-02-2016 tại Hà Nội.           ……….           Giữa bối cảnh “nhà nước khủng bố”, “công an hành hung” và “côn đồ cướp giật” như thế, nổi lên một vụ việc kéo dài và ngày càng nghiêm trọng, liên quan đến bản thân và gia đình cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật, hiện trú tại xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Qua 3 lá thư kêu cứu liên tục (08-01, 10-02 và 17-02-2016), anh Trần Minh Nhật đã mạnh mẽ tố cáo những tội ác của công an Lâm Hà như sau:           - Ngày 28-08-2015, sau khi đón anh ra khỏi trại giam, các bạn bè của anh đã bị chặn xe, đánh đập dã man và phá hủy tài sản trên đường từ Lâm Hà về Sài Gòn.           - Ngày 08-11-2015, khi đi khám bệnh và lấy bằng tốt nghiệp từ Sài Gòn về, anh Nhật và bạn tù Chu Mạnh Sơn đã bị bắt vào đồn công an thị trấn Đinh Văn rồi bị hành hung tàn bạo.           - Ngày 17-11-2015, vừa rời khỏi phòng khám vết thương do công an gây ra, anh đã bị 8 tên lần trước hành hung mình ập vào đánh ngay giữa phố trước sự chứng kiến của người cha.           - Ngày 25-12-2015, vườn của anh trai là Trần Khắc Đạt đã bị phá hủy: 155 cây café và 11 cây bơ đã bị chặt không thương tiếc. Riêng nhà anh Nhật bị nhổ 7 gốc tiêu.           - Ngày 01-01-2016, vườn của anh trai Trần Khắc Đường bị thuốc chết một rẫy hồ tiêu khoảng 382 trụ. Riêng vườn nhà anh Nhật bị xịt thuốc khoảng 400 gốc tiêu.           - Ngày 08 và 09-02-2016 (tức đêm giao thừa và mồng 1 tết Bính Thân), nhiều kẻ giấu mặt đã ném đá vào nhà anh.           - Ngày 10-02-2016 (mồng 2 Tết, khoảng gần 1 giờ sáng), đống củi café khô trong sân cạnh nhà anh đã bị phóng hỏa, cháy lớn, mãi đến 3 tiếng đồng hồ sau mới có thể dập tắt, suýt nữa thiêu sống cả gia đình.           - Ngày 11-02-2016 những kẻ phá hoại lại ném đá dữ dội và liên tục vào mái tôn nhà.           - Ngày 12-02-2016 cả nhà anh và nhà hàng xóm bị xịt thuốc sâu ngay trước sân, khiến ai ra ngoài cũng bị đau đầu và ói mửa.           - Ngày 13-02-2016, khoảng 23g45, các tên 'côn đồ' lại ném đá vào nhà, làm bể cửa kính và bóng đèn điện khiến các mảnh vỡ bay tứ tung. Cùng ngày, người anh trai là Trần Khắc Đường đã bị 5 công an chặn xe đòi đánh. Chúng còn đứng trước cổng, chửi bới lăng mạ gia đình với những lời lẽ tục tĩu nhất, cuối cùng còn dọa đốt nhà.           - Ngày 14-02-2016, gà nuôi trong vườn nhà anh bị chết do ăn phải cơm và cám bị tẩm thuốc độc. Những gốc chè và hồ tiêu sát ngay hàng rào cũng héo do bị xịt thuốc. Gia đình hết sức lo sợ bị đầu độc vì hóa chất.           Ngoài ra, cả các cháu anh Nhật và những trẻ em đến thăm lẫn học với anh đều bị đe dọa và cấm cản, vì công an luôn canh gác trước nhà ngày đêm. Cha anh đã bị ép xe hai lần, một lần ngay ngày mồng 1 tết. Gia đình anh hiện sống trong cực độ căng thẳng vì sự lộng hành của bọn người quyết tâm triệt hạ đường sống của họ.           Trong đám công an – côn đồ trên, nổi lên hai khuôn mặt tàn độc: trung tá Đinh Huy Thai - trưởng công an huyện Lâm Hà, số hiệu 396-296 và công an viên Minh Long. Hai tên này từng đánh anh Trần Minh Nhật và nhiều lần đe dọa gia đình Anh.           Tất cả sự lộng hành trên của công an, đặc biệt tại Lâm Hà, rõ ràng cho thấy: - Nhà nước Cộng sản Việt Nam, qua bàn tay sắt máu của bộ Công an, tiếp tục dùng những thủ đoạn thâm độc đê hèn giấu mặt và biện pháp bạo lực dã man công khai để gieo rắc khiếp hãi giữa quần chúng, ngõ hầu nhân dân im tiếng trước bao sai lầm, thất bại và tội ác ngày càng chồng chất của chế độ. - Đảng Cộng sản Việt Nam đang muốn đưa ra thông điệp: bọn thảo dân yếu đuối và bọn giặc cỏ dân chủ hãy nhớ rằng nền chuyên chính vô sản và bạo lực nhà nước vẫn là phương sách cai trị tại Việt Nam, vì nó cần thiết để duy trì sự thống trị của đảng và sự tồn tại của chế độ. Đất nước điêu linh, dân tình khốn khổ và Tổ quốc lâm nguy đều chẳng đáng quan tâm!  Làm tại Việt Nam ngày 17-02-2016, kỷ niệm Tàu cộng xâm lăng biên giới phía Bắc năm 1979. Ban điều hành Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm http://thanhnienconggiao.blogspot.de/2016/02/hoi-cuu-tnlt-viet-nam-cong-...  
......

Amnesty lo ngại sức khỏe của Tù Nhân Lương Tâm Trần Thị Thúy

Tổ chức nhân quyền đặt trụ sở ở London, Ân xá Quốc tế (Amnesty International), ngày 19/2 kêu gọi hành động khẩn cấp cho trường hợp của tù nhân TNLT Trần Thị Thúy ở Việt Nam. Bà Thúy bị bắt tháng 8/2010 và bị kết án tám năm tù theo điều 79 vì tội mưu toan lật đổ chính quyền, trong một phiên toà vào tháng 5/2011. Ân xá Quốc tế nói bà đang bị từ chối điều trị y tế khi đang thi hành án tại trại giam tỉnh An Phước. Bà được chuẩn đoán mang khối u bướu trong tử cung, chịu nhiều đau đớn và không thể đi đứng nếu không có người dìu. Theo báo cáo của tổ chức này, bà Trần Thị Thúy sẽ không được phép nhận điều trị trong tù khi chưa ‘thú nhận tội danh’. ‘Vi phạm Công ước chống tra tấn’ Tổ chức này cũng kêu gọi gửi lời kiến nghị đến Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Cục trưởng Cục quản lý trại giam – Đại tá Phạm Đức Chấn và Giám thị trại giam An Phước. Cùng với lời kêu gọi, thư riêng đính kèm được gửi cho Giám thị trại giam An Phước, Đại tá Phan Đình Hoàn, tại phân trại số 2, về việc tù nhân này đang trong tình trạng sức khỏe đáng báo động. "Việc bị từ chối điều trị y tế, cũng như cố tình gây đau đớn và thương tổn với mục đích lấy lời thú nhận, cấu thành hành động tra tấn đã vi phạm Công ước chống tra tấn, vốn đã có hiệu lực tại Việt Nam từ tháng Hai năm 2015," trích trong thư gửi Đại tá Hoàn. "Chúng tôi thúc giục giới chức tại nhà tù trong khi Trần Thị Thúy còn bị giam giữ vẫn phải cung cấp các chăm sóc y tế thích hợp, bao gồm cả điều trị tại bệnh viện nếu cần thiết." Ân xã quốc tế yêu cầu giới chức trách thả Trần Thị Thúy ngay lập tức vì các hoạt động bảo vệ nhân quyền một cách bất bạo động. Trần Thị Thúy là một tiểu thương, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, được biết đến với những công việc liên quan đến tranh chấp đất đai giữa người dân và chính quyền. Bà bị bắt vào tháng 8 năm 2010, hiện đang thụ án 8 năm tù giam, 5 năm quản chế theo khoản 2 điều 79 của Bộ Luật Hình Sự với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”. http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/02/160219_amnesty_tran_thi_thuy
......

Mục sư Nguyễn Công Chính đang bị bức hại trong tù

TNCG: Cô Trần Thị Hồng cho biết cuộc gặp hôm nay Mục sư Nguyễn Công Chính cự cãi quyết liệt với giám thị, phản đối họ không cho người thân vào thăm, không cho nhận cuốn lịch của Hội thánh gửi vào, phản đối việc họ không cho ông sử dụng nước sinh hoạt mấy tháng vừa qua. Cô Hồng cho biết trong lúc ông cự cải thì có khoảng gần 10 công an xúm lại quanh ông với thái độ muốn ăn tươi, nuốt sống mục sư Chính. Giáo Hội Liên Hữu Lutheran Việt Nam - Hoa Kỳ ra thông báo khẩn về tình trạng nguy hiểm tính mạng của mục sư Nguyễn Công Chính. GIÁO HỘI LIÊN HỮU LUTHERAN VIỆT NAM - HOA KỲ THÔNG BÁO KHẨN Ban Thường trực Giáo hội xin kính thông báo đến Hội Đồng Liên Tôn và quý Hội Đoàn XHDS độc lập trong và ngoài nước, được biết tình trạng của Mục sư Nguyễn Công Chính – Hội trưởng Giáo hội đang bị nguy hiểm đe dọa đến tính mạng hàng giờ, hàng ngày trong nhà tù như sau: - Ms. Nguyễn Công Chính bị bắt vào ngày 28/4/năm 2011, bị cáo buột vào điều 87 bộ luật hình sự, mức án là 11 năm tù giam. Hiện nay ông đang bị giam tại Khu A, phân trại số 2, trại giam An Phước, huyện Phú giáo, tỉnh Bình Dương. Ông bị bắt đã gần 5 năm và đã chuyển 2 lần trại giam, Giáo hội chúng tôi có cử đại diện, kết hợp với gia đình đến thăm 2 lần. Nhưng về phía đại diện giáo hội thì không được giám thị trạm cho vào gặp với lý do họ đưa ra là chúng tôi không có tên đăng ký trong sổ thăm nuôi. Lần đi thăm thứ 1 là ngày 26/01/2013, lần đi thăm thứ 2 vào ngày 03/02/2016 (25 tết Bính Thân) do Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa Tổng thư ký Giáo hội lam trưởng đoàn, cả 2 lần đều nhận một sự trả lời như nhau. Lần thăm thứ 2 trước tết âm lịch vừa qua, tiếp chúng tôi là thiếu tá Vũ Hùng Minh cho biết họ không dám giải quyết vì chưa có hướng dẫn khác của Bộ công an cho trường hợp này. Vì thế, chỉ có cô Hồng được vào thăm còn chúng tôi thì ở bên ngoài cổng đợi, hết giờ thăm nuôi cô Hồng trở ra báo cho chúng tôi biết Ms. Chính đang trong tình trạng hết sức nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng; lý do vì ông không chịu nhận tội để được khoan hồng theo yêu cầu của công an trại. Mục sư Chính nói ông không có tội gì hết nên không nhận vì thế bọn họ thường xuyên khủng bố tinh thần, hành hạ thân xác như: đánh đập, thậm chí tổ chức cho tù xã hội đen gây han kiếm chuyện đánh Mục sư Chính. Cô Hồng cho biết cuộc gặp hôm nay Mục sư Chính cự cải quyết liệt với giám thị, phản đối họ không cho chúng tôi vào thăm, không cho nhận cuốn lịch của Hội thánh gửi vào, phản đối việc họ không cho ông sử dụng nước sinh hoạt mấy tháng vừa qua. Cô Hồng cho biết trong lúc ông cự cải thì có khoảng gần 10 công an xúm lại quanh ông với thái độ muốn ăn tươi, nuốt sống mục sư Chính. Cô Trần Thị Hồng có bản tường trình gần đây nêu rõ tên những công an hành hung ông trong trại giam, chúng tôi xin gởi nội dung tường trình kèm theo thông báo này. Kính thưa quý vị, từ trong trốn lao tù cs Mục sư Nguyễn Công Chính kính chuyển ra lời kêu cứu xin quý tôi tớ Chúa, quý thân hữu, quý tổ chức, hội đoàn hãy nhớ đến ông – một tù nhân lương tâm gần như bị quên lãng trong thời gian qua. Chúng tôi thay mặt giáo hội và gia đình Mục sư Chính kính thông báo tình trạng nguy khốn của ông. Rất mong được sự chia sẽ, cầu nguyện và lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền sớm trả tự do cho Mục sư Nguyễn Công Chính. Cầu xin ơn Thiên Chúa xuống cùng quý vị trong năm 2016. Nay kính Sài Gòn, ngày 19 tháng 02 năm 2016 TM. GIÁO HỘI TỔNG THƯ KÝ BAN THƯỜNG TRỰC Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa  
......

Vietnam Airlines đội sổ về mặt an toàn

Hãng chuyên khảo sát về tai nạn máy bay tại Hamburg – Đức quốc Jet Airliner Crash Data Evaluation Centre viết tắt là JACDEC hôm 15 tháng Hai, 2016 đã công bố bảng liệt kê những hãng hàng không thiếu an toàn nhất. Trong 10 hãng cuối bảng của 60 hãng hàng không lớn trên thế giới được đánh giá ở mức thấp nhất về độ an toàn có 3 hãng hàng không của Nam Mỹ và 5 của Châu Á. Trong đó Việt Nam Airlines đội sổ. Kể từ năm 2013, mỗi năm JACDEC đều công bố bảng xếp hạng mức độ an toàn của các đường bay thương mại. Công ty nổi tiếng thế giới với ngân hàng dữ liệu toàn cầu cộng tác với những cơ quan hàng không hàng đầu thế giới. Tất cả 60 hãng hàng không lớn nhất được đưa vào bảng xếp hạng. Hãng hàng không được đánh giá kém nhất là Vietnam Airlines, có trụ sở tại Hà Nội, sau đó là hãng Lion Air (Indonesia) und China Air (Taiwan). Hãng Airline Avianca Colombia cũng như TAM Airlines và GOL Transportes Aereos (cả hai của Brasil) là 3 hãng Nam Mỹ trong Top Ten không có tiếng.http://www.travelbook.de/service/jacdec-ranking-das-sind-die-unsicherste... JACDEC đánh giá mức độ an toàn của một hãng hàng không bằng cách kiểm tra xem trong thời gian 30 năm có bao nhiêu trường hợp tai nạn xảy ra. Trong đó từ việc máy bay bị thiệt hại hoàn toàn đến các sự cố nghiêm trọng đều được ghi lại. Các tình huống nguy hiểm cũng đi vào bảng đánh giá. Thời gian xảy ra sự cố càng xa trong quá khứ thì chỉ số an toàn của JACDEC càng giảm. Ngoài ra mức độ minh bạch của hãng hàng không và chính phủ sở tại và mức độ tự do thông tin đến quần chúng cũng là những yếu tố quan trọng được tính điểm xếp hạng vì ít bị tham nhũng chi phối. Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Úc, Đức, các quốc gia Bắc Âu, Nam Phi và cả Kolombia đều có chỉ số minh bạch cao. Ngược lại, các nước Á Châu như Trung Quốc, Mã Lai, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ thì không được minh bạch. Bảng xếp hạng 15 hãng hàng không an toàn nhất trên thế giới: http://www.travelbook.de/service/jacdec-sicherheitsrating-airlines-flugl...  
......

"Tưởng nhớ các liệt sỹ hy sinh vì bảo vệ biên giới là hết sức cần thiết"

Ngày 17/2/2016, trong tiết dạy về nội dung lòng yêu nước của dân tộc thông qua việc giữ gìn Tiếng Việt, thầy Nguyễn Duy Khánh - giáo viên dạy Văn Trường THPT An Thới (huyện Phú Quốc, Kiên Giang) muốn lồng ghép ngày kỉ niệm các liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (17/2/1979) nên hỏi các em học sinh: Trong tháng 2 có những ngày kỷ niệm lịch sử nào quan trọng? Thầy Khánh bất ngờ khi các học sinh của mình không biết đến ngày 17/2/1979 - ngày tưởng niệm hàng trăm liệt sỹ đã nằm xuống vì cuộc chiến tranh bảo vệ 6 tỉnh phía Bắc, các em chỉ nhắc đến ngày Valentine 14/2… Dù có chút buồn nhưng vì nội dung bài học và ý nghĩa sâu sắc của ngày kỷ niệm lịch sử này nên thầy Khánh lấy lại bình tĩnh và kể lại cho các em học sinh về cuộc chiến tranh bảo vệ lãnh thổ vùng biên giới phía Bắc diễn ra cách đây 37 năm. Nghe thầy Khánh kể về cuộc chiến đấu ngoan cường của các chiến sỹ, đặc biệt có những chiến sỹ hy sinh ở độ tuổi đôi mươi, các em học sinh nhận ra rằng, các anh hùng liệt sỹ chỉ hơn mình 2 -3 tuổi. Do vậy, nhiều bạn nữ trong lớp không cầm được nước mắt… Sau khi kể xong câu chuyện, thầy Khánh cùng cả lớp dành một phút tưởng niệm đến các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới năm 1979. Trao đổi với PV Dân trí xung quanh “tiết học tưởng niệm các liệt sỹ” của thầy trò Nguyễn Duy Khánh, thầy Hồ Văn Tú - Tổ trưởng môn Sử, Địa, GDCD Trường THPT Phú Quốc chia sẻ: “Là một giáo viên dạy Sử, tôi cho rằng hành động của thầy Khánh và các học trò của mình mang một ý nghĩa tốt đẹp và cần thiết cho các học sinh và nhất là các bạn trẻ hôm nay. Riêng cá nhân tôi, trong những tiết dạy Sử của mình luôn tìm những câu chuyện thực và những nhân vật thực có ý nghĩa tương đồng với bài học để dẫn dắt các em nắm bắt nội dung một cách hiệu quả nhất, tránh những tiết dạy chỉ toàn chữ theo sách giáo khoa. Vì nếu mình dạy như thế các em “chán” Sử, một khi các em “mắc bệnh” này thì không chỉ hỏng ở kết quả học tập môn Sử mà ảnh hưởng cả tư tưởng, trí thức của một thế hệ trẻ, nhất là lòng yêu quê hương đất nước”. Thầy Hồ Văn Tú - Tổ trưởng môn Sử, Địa, GDCD Trường THPT Phú Quốc cho rằng việc làm của các em học sinh và thầy Khánh là đúng đắn, cần thiết. Vừa là quan điểm cá nhân, vừa ở góc độ quản lý, thầy Lê Ngọc Xuân - Hiệu trưởng Trường THPT Tịnh Biên (An Giang) chia sẻ: “Về quan điểm cá nhân của tôi thì có lẽ thầy giáo trẻ này có nghiên cứu đôi chút về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới năm 1979. Và từ nhận thức này nên thầy giáo trẻ mới cùng các học trò của mình dành một phút tưởng niệm nhớ đến các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Hành động của thầy và trò đều đúng đắn và hết sức cần thiết. Tuy nhiên về sâu xa của vấn đề thì chúng ta cần có sự chỉ đạo chung của các cấp lãnh đạo, từ trường đến Sở Giáo dục và Đào tạo về cách làm như thế nào cho phù hợp với tình hình hiện tại, mặc dù truyền đạt lịch sử, nhắc nhớ học sinh yêu đất nước, dân tộc lúc nào cũng cần thiết”. Nhận xét về việc làm của thầy giáo Khánh, cô Trần Thị Thực, Phó hiệu trưởng Trường THPT An Thới chia sẻ với báo giới, thầy Khánh có 12 năm dạy văn tại trường này với năng lực tốt và thường xuyên thực hiện các hoạt động hướng về người nghèo, giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Riêng việc thầy Khánh và các học trò tưởng niệm các liệt sỹ trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới là một hành động thiết thực. Nguyễn Hành http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/tuong-nho-cac-liet-sy-hy-sinh-v...
......

Pages