2018

Tin nóng: Mẹ Nấm 'được trả tự do, lên đường đi Mỹ'

Nhiều người trong giới hoạt động ở Việt Nam nói bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, đã được trả tự do hôm 17/10, lên đường đi tỵ nạn Mỹ cùng mẹ và hai con. Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù năm 2017 theo Điều 88, tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước". Bà Quỳnh được cho là đã lên máy bay đi Mỹ cùng mẹ - bà Nguyễn Tuyết Lan và hai con, trong lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đang ở thăm Việt Nam. Trước khi bị bắt vào tháng 10/2016, bà Quỳnh được biết đến qua các hoạt động biểu tình phản đối Formosa, đòi chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam. Hồi tháng 6/2018, cuốn phim tài liệu Mẹ Vắng Nhà về gia đình blogger này trình chiếu lần đầu tại Bangkok gây sốc cho nhiều khán giả. Thời điểm đó, bà Tuyết Lan thuật lại với BBC lời dặn của blogger Mẹ Nấm từ nhà tù tại Thanh Hóa."Mẹ phải thăm con hàng tháng để biết con còn sống hay đã chết," Phim 'Mẹ vắng nhà' dài khoảng 40 phút nói về cuộc sống của bà, mẹ, và hai con nhỏ của blogger Mẹ Nấm sau khi chị đi tù đã khiến nhiều nhà khán giả, trong đó có báo giới tỏ ra bị 'gây sốc'. Trong phim, bà Tuyết Lan vừa chăm sóc mẹ già ngồi xe lăn, vừa nuôi hai cháu ngoại là hai con nhỏ của Quỳnh, vừa đi thăm nuôi con trong tù. Hàng ngày bà nhận trông xe cho học sinh để kiếm thêm thu nhập. Những cảnh bà ngoại tất bật lo cơm nước, tắm rửa cho hai đứa cháu, cảnh cháu rớm nước mắt khi bà răn dạy, và bà cũng ứa nước mắt theo làm nhiều người nén tiếng thở dài. Ông Trịnh Hội, đại diện tổ chức VOICE, người mang cuốn phim đến chiếu tại trụ sở Câu lạc bộ Phóng viên Nước ngoài của Thái Lan (FCCT) khẳng định việc Mẹ Nấm lần đầu tiên phải lên tiếng về mối nguy cho tính mạng của mình cho thấy tính nghiêm trọng và bức thiết của sự việc. Blogger Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù năm 2017 theo Điều 88, tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước". Trước đó, blogger này tham gia vào các hoạt động biểu tình phản đối Formosa, đòi chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam. Tháng 6/2018, blogger Mẹ Nấm đoạt giải Tự do Báo chí Quốc tế của Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả và được đề cử giải Nobel Hòa Bình. Năm 2010, bà được trao giải Hellman/Hammett của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Năm 2015, bà được trao giải Người Bảo vệ Quyền Dân sự của tổ chức Civil Rights Defenders. Năm 2017, bà được trao giải Phụ nữ Dũng cảm Quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Nguồn: BBC
......

tin nóng: Mẹ Nấm 'được trả tự do, lên đường đi Mỹ'

Nhiều người trong giới hoạt động ở Việt Nam nói bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, đã được trả tự do hôm 17/10, lên đường đi tỵ nạn Mỹ cùng mẹ và hai con. Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù năm 2017 theo Điều 88, tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước". Bà Quỳnh được cho là đã lên máy bay đi Mỹ cùng mẹ - bà Nguyễn Tuyết Lan và hai con, trong lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đang ở thăm Việt Nam. Trước khi bị bắt vào tháng 10/2016, bà Quỳnh được biết đến qua các hoạt động biểu tình phản đối Formosa, đòi chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam. Hồi tháng 6/2018, cuốn phim tài liệu Mẹ Vắng Nhà về gia đình blogger này trình chiếu lần đầu tại Bangkok gây sốc cho nhiều khán giả. Thời điểm đó, bà Tuyết Lan thuật lại với BBC lời dặn của blogger Mẹ Nấm từ nhà tù tại Thanh Hóa."Mẹ phải thăm con hàng tháng để biết con còn sống hay đã chết," Phim 'Mẹ vắng nhà' dài khoảng 40 phút nói về cuộc sống của bà, mẹ, và hai con nhỏ của blogger Mẹ Nấm sau khi chị đi tù đã khiến nhiều nhà khán giả, trong đó có báo giới tỏ ra bị 'gây sốc'. Trong phim, bà Tuyết Lan vừa chăm sóc mẹ già ngồi xe lăn, vừa nuôi hai cháu ngoại là hai con nhỏ của Quỳnh, vừa đi thăm nuôi con trong tù. Hàng ngày bà nhận trông xe cho học sinh để kiếm thêm thu nhập. Những cảnh bà ngoại tất bật lo cơm nước, tắm rửa cho hai đứa cháu, cảnh cháu rớm nước mắt khi bà răn dạy, và bà cũng ứa nước mắt theo làm nhiều người nén tiếng thở dài. Ông Trịnh Hội, đại diện tổ chức VOICE, người mang cuốn phim đến chiếu tại trụ sở Câu lạc bộ Phóng viên Nước ngoài của Thái Lan (FCCT) khẳng định việc Mẹ Nấm lần đầu tiên phải lên tiếng về mối nguy cho tính mạng của mình cho thấy tính nghiêm trọng và bức thiết của sự việc. Blogger Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù năm 2017 theo Điều 88, tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước". Trước đó, blogger này tham gia vào các hoạt động biểu tình phản đối Formosa, đòi chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam. Tháng 6/2018, blogger Mẹ Nấm đoạt giải Tự do Báo chí Quốc tế của Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả và được đề cử giải Nobel Hòa Bình. Năm 2010, bà được trao giải Hellman/Hammett của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Năm 2015, bà được trao giải Người Bảo vệ Quyền Dân sự của tổ chức Civil Rights Defenders. Năm 2017, bà được trao giải Phụ nữ Dũng cảm Quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Nguồn: BBC
......

TƯỜNG TRÌNH VỀ VIỆC TRẢ TỰ DO CHO MẸ NẤM

Trưa thứ Tư, ngày 17.10.2018 Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và gia đình đã đáp chuyến máy bay EVA 398 rời Hà Nội, quá cảnh tại Taipei và sẽ đến Houston trên chuyến bay EVA 52 vào lúc 11 khuya cùng ngày. Trước đó, Ngày 11.07.2018 nhân viên của Toà Đại sứ và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo cho thành viên của MLBVN là nhà cầm quyền CSVN đã đồng ý trả tự do cho blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và cũng đồng ý để cả nhà sang định cư tại Mỹ. Tuy nhiên, phía nhà cầm quyền không cho biết ngày nào Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ra khỏi nhà tù. Trong khi chờ đợi nhà cầm quyền thông báo ngày đi chính thức của gia đình, MLBVN đã hoàn tất mọi thủ tục giấy tờ bảo lãnh cho Mẹ Nấm và gia đình với Sở Di trú Hoa Kỳ. Ngày 23.08.2018 bà Tuyết Lan cùng 2 cháu Nấm và Gấu đi Sài Gòn để làm thủ tục Visa nhập cảnh Hoa Kỳ. Ngày 28.08.2018 gia đình nhận được Visa để nhập cảnh Hoa Kỳ và Visa sẽ hết hạn vào ngày 26.09.2018. Tuy nhiên, đến ngày 20/09/2018 nhân viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu lý cớ là do thiếu nhân sự vì những người phụ trách hồ sơ của Mẹ Nấm phải đi sang Úc tham dự Hội nghị cho nên vẫn chưa có thể xác định ngày trả tự do cho Mẹ Nấm. Do đó ngày 20.09.208 gia đình của Mẹ Nấm phải đi gia hạn Visa lần 2 với và ngày hết hạn sẽ là 19.10.2018. Sau đó, Hoa Kỳ thông báo cho VN là ngày trả tự do cho Mẹ Nấm trễ nhất là ngày 26.09.2018. Vào lúc 16h02 chiều ngày 28.09.2018 nhà cầm quyền CSVN thông báo sẽ thả Mẹ Nấm vào ngày 03.10.2018, và dự kiến ngày rời Việt Nam sẽ là 03.10.2018 hoặc 04.10.2018 và đây là "sự đồng ý sau cùng đã được phê chuẩn". Mạng lưới Blogger VN chuẩn bị lấy vé cho Mẹ Nấm và gia đình. Chỉ 1 giờ sau, lúc 17h04 BNG Việt Nam lại cho biết là có vấn đề trong đối thoại nội bộ và họ không thể xác định ngày nào sẽ trả tự do cho Mẹ Nấm. Vào lúc 17h59 ngày 11.10.2018, MLBVN nhận được tin từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết chính thức Mẹ Nấm sẽ được trả tự do vào ngày 17.10.2018, tức chỉ 2 ngày trước khi visa lần 2 của gia đình hết hạn. 6:30 sáng, 17.10.2018, 2 xe mang biển số 80 của Bộ Công an và 1 xe 16 chỗ ngồi của trại giam đã chở Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh rời trại giam để tống xuất Mẹ Nấm ra khỏi Việt Nam. Vì vé chuyến bay sẽ cất cảnh lúc 12 giờ trưa nên xe CA cố ý dừng lại ở trạm Cầu Giẽ Ninh Bình, nghỉ 40 phút để khi đến sân bay Nội Bài là gần sát giờ bay. CA đã hộ tống Mẹ Nấm vào cổng sau dành riêng cho nhân viên. Tại đây Công an chỉ cho phép Mẹ Nấm gặp nhân viên Đại sứ Quán Hoa Kỳ trong vòng 5'. Sau đó Mẹ Nấm đã lên máy bay cùng nhân viên của sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội. Sau 2 năm 7 ngày, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh gặp lại 2 con trên máy bay. Tự do đã đến với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sau 2 năm 7 ngày. Một giai đoạn mới trong cuộc đời của người phụ nữ tranh đấu cho quyền làm người, cho toàn vẹn lãnh thổ, cho an toàn môi trường sẽ nối tiếp. Không còn được ở quê hương của mình nhưng ở xứ người. Như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã luôn nói, không ai và không hoàn cảnh nào có thể làm Quỳnh đánh mất khát vọng và ngọn lửa đấu tranh của Quỳnh. Fb Dương Đại Triều Lâm
......

TƯỜNG TRÌNH VỀ VIỆC TRẢ TỰ DO CHO MẸ NẤM

Trưa thứ Tư, ngày 17.10.2018 Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và gia đình đã đáp chuyến máy bay EVA 398 rời Hà Nội, quá cảnh tại Taipei và sẽ đến Houston trên chuyến bay EVA 52 vào lúc 11 khuya cùng ngày. Trước đó, Ngày 11.07.2018 nhân viên của Toà Đại sứ và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo cho thành viên của MLBVN là nhà cầm quyền CSVN đã đồng ý trả tự do cho blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và cũng đồng ý để cả nhà sang định cư tại Mỹ. Tuy nhiên, phía nhà cầm quyền không cho biết ngày nào Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ra khỏi nhà tù.   Trong khi chờ đợi nhà cầm quyền thông báo ngày đi chính thức của gia đình, MLBVN đã hoàn tất mọi thủ tục giấy tờ bảo lãnh cho Mẹ Nấm và gia đình với Sở Di trú Hoa Kỳ. Ngày 23.08.2018 bà Tuyết Lan cùng 2 cháu Nấm và Gấu đi Sài Gòn để làm thủ tục Visa nhập cảnh Hoa Kỳ. Ngày 28.08.2018 gia đình nhận được Visa để nhập cảnh Hoa Kỳ và Visa sẽ hết hạn vào ngày 26.09.2018. Tuy nhiên, đến ngày 20/09/2018 nhân viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu lý cớ là do thiếu nhân sự vì những người phụ trách hồ sơ của Mẹ Nấm phải đi sang Úc tham dự Hội nghị cho nên vẫn chưa có thể xác định ngày trả tự do cho Mẹ Nấm. Do đó ngày 20.09.208 gia đình của Mẹ Nấm phải đi gia hạn Visa lần 2 với và ngày hết hạn sẽ là 19.10.2018. Sau đó, Hoa Kỳ thông báo cho VN là ngày trả tự do cho Mẹ Nấm trễ nhất là ngày 26.09.2018. Vào lúc 16h02 chiều ngày 28.09.2018 nhà cầm quyền CSVN thông báo sẽ thả Mẹ Nấm vào ngày 03.10.2018, và dự kiến ngày rời Việt Nam sẽ là 03.10.2018 hoặc 04.10.2018 và đây là "sự đồng ý sau cùng đã được phê chuẩn". Mạng lưới Blogger VN chuẩn bị lấy vé cho Mẹ Nấm và gia đình. Chỉ 1 giờ sau, lúc 17h04 BNG Việt Nam lại cho biết là có vấn đề trong đối thoại nội bộ và họ không thể xác định ngày nào sẽ trả tự do cho Mẹ Nấm. Vào lúc 17h59 ngày 11.10.2018, MLBVN nhận được tin từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết chính thức Mẹ Nấm sẽ được trả tự do vào ngày 17.10.2018, tức chỉ 2 ngày trước khi visa lần 2 của gia đình hết hạn. 6:30 sáng, 17.10.2018, 2 xe mang biển số 80 của Bộ Công an và 1 xe 16 chỗ ngồi của trại giam đã chở Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh rời trại giam để tống xuất Mẹ Nấm ra khỏi Việt Nam. Vì vé chuyến bay sẽ cất cảnh lúc 12 giờ trưa nên xe CA cố ý dừng lại ở trạm Cầu Giẽ Ninh Bình, nghỉ 40 phút để khi đến sân bay Nội Bài là gần sát giờ bay. CA đã hộ tống Mẹ Nấm vào cổng sau dành riêng cho nhân viên. Tại đây Công an chỉ cho phép Mẹ Nấm gặp nhân viên Đại sứ Quán Hoa Kỳ trong vòng 5'. Sau đó Mẹ Nấm đã lên máy bay cùng nhân viên của sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội. Sau 2 năm 7 ngày, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh gặp lại 2 con trên máy bay. Tự do đã đến với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sau 2 năm 7 ngày. Một giai đoạn mới trong cuộc đời của người phụ nữ tranh đấu cho quyền làm người, cho toàn vẹn lãnh thổ, cho an toàn môi trường sẽ nối tiếp. Không còn được ở quê hương của mình nhưng ở xứ người. Như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã luôn nói, không ai và không hoàn cảnh nào có thể làm Quỳnh đánh mất khát vọng và ngọn lửa đấu tranh của Quỳnh. FB Dương Đại Triều Lâm
......

Toàn văn bài phát biểu của phó tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence về Trung Quốc tại viện Hudson

Phó tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence phát biểu về Trung Quốc tại viện Hudson, thủ đô Washington DC ngày 4 tháng 10 năm 2018. Sau đây là toàn văn bài phát biểu, xin được gửi đến bạn đọc Việt Nam. …………………. Cám ơn Ken (Kenneth R. Weinstein, chủ tịch Viện Hudson – người dịch) vì lời giới thiệu hào phóng đó. Xin chào các thành viên ban trị sự, Tiến sĩ Michael Pillsbury, các vị khách quý, và toàn thể mọi người, những người, đúng với sứ mệnh của mình, “nghĩ về tương lại theo những cách không bình thường” – thật vinh dự khi được quay trở lại Viện Hudson. Trong hơn một nửa thế kỷ, viện này đã tận tụy “thúc đẩy an ninh, thịnh thượng, và tự do toàn cầu. Và tuy Hudson đã thay đổi bản quán trong nhiều năm qua, có một điều vẫn nhất quán: Các vị vẫn luôn quảng bá sự thật quan trọng rằng sự lãnh đạo của Mỹ luôn soi đuốc mở đường. Hôm nay, tôi gửi lời chúc mừng từ một nhà tiên phong cho sự lãnh đạo của nước Mỹ trong cũng như ngoài nước – vị tổng thống thứ 45 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Tổng thống Donald Trump. Ngay từ thời kỳ đầu của chính quyền này, Tổng thống Trump đã xem mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc và với Chủ tịch Tập là một ưu tiên. Ngày 6 tháng 4 năm ngoái, Tổng thống Trump chào đón Chủ tịch Tập đến Mar-A-Lago. Ngày 8 tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Trump thăm Bắc Kinh, nơi nhà lãnh đạo Trung Quốc đón tiếp ông nồng hậu. Hơn 2 năm qua, tổng thống của chúng ta đã gầy dựng mối quan hệ cá nhân bền chặt với vị chủ tịch của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và họ hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề quan tâm chung, quan trọng nhất là phi phạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Nhưng hôm nay tôi xuất hiện trước các bạn vì người dân Mỹ xứng đáng được biết… ngay khoảnh khắc này, Bắc Kinh đang triển khai một cách tiếp cận của toàn bộ chính quyền, sử dụng các công cụ chính trị, kinh tế và quân sự, cũng như tuyên truyền, để thúc đẩy sự ảnh hưởng và gặt hái lợi ích ở Hoa Kỳ. Trung Quốc cũng áp dụng sức mạnh này theo những cách chủ tâm hơn bao giờ hết, để áp đặt sự ảnh hưởng và can thiệp vào chính sách và chính trị nội bộ của đất nước chúng ta. Dưới thời chính quyền của chúng tôi, chúng tôi đã tiến hành những hành động quyết liệt để đáp trả Trung Quốc bằng sự lãnh đạo của Mỹ, áp dụng những nguyên tắc và chính sách mà những người trong khán phòng này chủ trương từ lâu. Trong “Chiến lược An ninh quốc gia” được Tổng thống Trump công bố tháng 12 năm ngoái, ông mô tả một thời kỳ mới của “sự cạnh tranh nước lớn”. Các quốc gia nước ngoài đã bắt đầu “tái áp đặt sự ảnh hưởng của họ ở khu vực và toàn cầu”, và họ đang “thách thức lợi thế địa chính trị (của nước Mỹ) và cố gắng thay đổi trật tự quốc tế theo hướng có lợi cho họ”. Trong chiến lược này, Tổng thống Trump đã nêu rõ rằng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã thông qua một chiến lược mới với Trung Quốc. Chúng ta tìm kiếm mối quan hệ trên cơ sở công bằng, có đi có lại và tôn trọng chủ quyền, và chúng ta thực hiện hành động dứt khoát để đạt mục tiêu đó. Như Tổng thống đã nói năm ngoái trong chuyến thăm của ông đến Trung Quốc, “chúng ta có cơ hội tăng cường mối quan hệ giữa hai đất nước chúng ta và cải thiện cuộc sống của công dân hai nước chúng ta”. Tầm nhìn tương lai của chúng ta được vun bồi trên những thời kỳ tốt đẹp nhất giữa hai nước trong quá khứ, khi Mỹ và Trung Quốc liên lạc với nhau trên tinh thần cởi mở và hữu nghị… Khi đất nước non trẻ của chúng ta tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới sau thời kỳ chiến tranh Cách mạng, người Trung Quốc chào đón những tàu buôn Mỹ chất đầy nhân sâm và lông thú… Khi Trung Quốc chịu đựng những sự sỉ nhục và bóc lột trong thời kỳ được gọi là “Thế kỷ Ô nhục” của họ, nước Mỹ từ chối tham gia, và chủ trương chính sách “Mở cửa”, để chúng ta có thể giao thương công bằng hơn với Trung Quốc và duy trì chủ quyền của họ… Khi những nhà truyền giáo Mỹ rao giảng tin mừng đến những vùng đất Trung Quốc, họ sửng sờ trước nền văn hóa sâu đậm của những người cổ xưa nhưng đầy sức sống, và không chỉ truyền bá đức tin, họ còn thành lập một trong số những ngôi trường đại học đầu tiên và ưu tú nhất của Trung Quốc… Khi Đệ nhị Thế chiến nổ ra, chúng ta sát cánh như những đồng minh trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa đế quốc… Và sau cuộc chiến đó, Mỹ bảo đảm Trung Quốc trở thành thành viên Hiến chương Liên Hiệp Quốc, và là một nước tham gia định hình vĩ đại của thế giới thời hậu chiến. Nhưng không lâu sau khi lên nắm quyền vào năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu theo đuổi chủ nghĩa bành trướng chuyên chế. Chỉ 5 năm sau khi hai quốc gia là chiến hữu, chúng ta đã chiến đấu lại với nhau, trên những ngọn núi và thung lũng ở bán đảo Triều Tiên. Thân phụ của tôi đã chứng kiến chiến sự trên những tiền tuyến tự do. Ngay cả cuộc chiến tranh Triều Tiên bạo tàn cũng không thể làm giảm đi mong muốn của đôi bên nhằm khôi phục các mối quan hệ gắn bó lâu đời. Bất hòa của Hoa Kỳ với Trung Quốc chấm dứt năm 1972, và ngay sau đó, chúng ta thiết lập lại quan hệ ngoại giao, bắt đầu mở cửa nền kinh tế cho nhau, và các trường đại học Mỹ bắt đầu đào tạo một thế hệ kỹ sư, lãnh đạo doanh nghiệp, học giả và cán bộ Trung Quốc mới. Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, chúng ta cho rằng một Trung Quốc tự do là không thể tránh khỏi. Ngập trong sự lạc quan, vào đầu thế kỷ 21, Mỹ đã đồng ý cho Bắc Kinh tiếp cận với nền kinh tế của chúng ta, và đưa Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới. Các chính quyền trước đây đưa ra lựa chọn này với hy vọng tự do ở Trung Quốc sẽ mở rộng dưới mọi hình thức – không chỉ về mặt kinh tế, mà cả mặt chính trị, với sự tôn trọng mới dành cho các nguyên tắc tự do cổ điển, tài sản tư nhân, tự do tôn giáo và toàn thảy vấn đề nhân quyền… nhưng hy vọng này đã không được thành toàn. Giấc mơ tự do vẫn còn xa vời đối với người dân Trung Quốc. Và trong khi Bắc Kinh vẫn chỉ chót lưỡi đầu môi về “cải cách và mở cửa”, chính sách nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình giờ đây tỏ ra thiếu thành thật. Trong 17 năm qua, GDP của Trung Quốc đã tăng gấp 9 lần; trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Phần lớn thành công này được thúc đẩy bởi đầu tư của Mỹ tại Trung Quốc. Và Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã sử dụng một kho chính sách không phù hợp với thương mại tự do và công bằng, trong đó thuế quan, hạn ngạch, thao túng tiền tệ, cưỡng bức chuyển giao công nghệ, trộm cắp tài sản trí tuệ và trợ cấp công nghiệp được ban phát vô tội vạ chỉ là một vài trong số đó. Những chính sách này đã xây dựng cơ sở sản xuất của Bắc Kinh, với hậu quả là tổn thất của các đối thủ cạnh tranh – đặc biệt là Mỹ. Hành động của Trung Quốc góp phần vào thâm hụt thương mại với Hoa Kỳ mà năm ngoái đã lên đến 375 tỷ USD – gần một nửa thâm hụt thương mại toàn cầu của chúng ta. Như Tổng thống Trump vừa nói tuần này, “chúng ta đã tái thiết Trung Quốc” trong 25 năm qua. Bây giờ, thông qua kế hoạch “Made in China 2025”, Đảng Cộng sản đã đặt mục tiêu kiểm soát 90% các ngành công nghiệp tiên tiến nhất thế giới, bao gồm robot, công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo. Để giành được những đỉnh cao chỉ huy của nền kinh tế thế kỷ 21, Bắc Kinh đã chỉ đạo các quan chức và doanh nghiệp của mình thâu tóm tài sản trí tuệ Mỹ – nền tảng cho sự lãnh đạo kinh tế của chúng ta – bằng mọi phương tiện cần thiết. Bắc Kinh hiện yêu cầu nhiều doanh nghiệp Mỹ chuyển giao bí mật thương mại của họ để đổi lại hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc. Họ cũng phối hợp và tài trợ cho việc mua lại các công ty Mỹ để giành quyền sở hữu sáng tạo của những công ty này. Tệ hại nhất là các cơ quan an ninh Trung Quốc đã chủ mưu đánh cắp trọn gói công nghệ Mỹ – bao gồm các bản thiết kế quân sự tối tân. Và bằng cách sử dụng công nghệ bị đánh cắp đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang lấy lưỡi cày rèn gươm trên một quy mô lớn… Chi tiêu quân sự của Trung Quốc hiện bằng toàn thể phần còn lại của châu Á gộp lại, và Bắc Kinh đã ưu tiên khả năng làm xói mòn lợi thế quân sự của Mỹ – trên đất liền, trên biển, trên không, và trong không gian. Trung Quốc khăng khăng đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Tây Thái Bình Dương và cố gắng ngăn cản chúng ta hỗ trợ các đồng minh của mình. Bắc Kinh cũng sử dụng sức mạnh của mình nhiều hơn bao giờ hết. Tàu Trung Quốc thường xuyên tuần tra quanh quần đảo Senkaku, được quản lý bởi Nhật Bản. Và trong khi nhà lãnh đạo Trung Quốc đứng trong Vườn Hồng của Nhà Trắng năm 2015 và nói rằng đất nước của ông “không có ý định quân sự hóa Biển Đông”, ngày nay, Bắc Kinh đã triển khai tên lửa chống hạm và phòng không trên một chuỗi căn cứ quân sự được xây dựng trên các đảo nhân tạo. Sự hung hăng của Trung Quốc được dịp phô bày trong tuần này, khi một tàu hải quân Trung Quốc áp sát tàu USS Decatur ở khoảng cách 41 mét khi nó tiến hành các hoạt động tự do hàng hải trên Biển Đông, buộc tàu của chúng ta phải nhanh chóng cơ động để tránh va chạm. Bất chấp sự quấy rối liều lĩnh như vậy, Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay, đi tàu và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép và theo nhu cầu lợi ích quốc gia của chúng ta. Chúng ta sẽ không bị đe dọa; chúng tôi sẽ không rút lui. Mỹ từng hy vọng tự do hóa kinh tế sẽ thúc đẩy Trung Quốc đi đến quan hệ đối tác lớn hơn với chúng ta và với thế giới. Thay vào đó, Trung Quốc đã chọn cách xâm lăng kinh tế, điều này đến lượt nó lại thúc đẩy quân đội của họ ngày càng phát triển. Bắc Kinh cũng không hướng tới quyền tự do lớn hơn cho người dân của họ như chúng ta kỳ vọng. Có lúc, Bắc Kinh xích gần đến quyền tự do và tôn trọng nhân quyền nhiều hơn, nhưng trong những năm gần đây, họ đã quay ngoắt về phía sự kiểm soát và áp bức. Ngày nay, Trung Quốc đã xây dựng một nhà nước giám sát độc nhất vô nhị, và nó càng ngày càng mở rộng và bừa bãi – thường với sự giúp đỡ của công nghệ Mỹ. Tương tự, “Vạn lý hỏa thành của Trung Quốc” cũng ngày càng cao hơn, hạn chế đáng kể dòng chảy tự do thông tin đến với người dân Trung Quốc. Và đến năm 2020, các nhà cai trị của Trung Quốc nhắm đến việc thực thi một hệ thống Orwell dựa trên việc kiểm soát hầu hết khía cạnh của đời sống con người – với cái gọi là “điểm tín nhiệm xã hội”. Theo ngôn ngữ trong bản thiết kế chính thức của chương trình, nó sẽ “cho phép người được tín nhiệm rong chơi cùng trời cuối đất, trong khi khiến người mất uy tín không nhấc nổi một bước”. Và khi nói đến tự do tôn giáo, một làn sóng truy bức mới đang ập xuống với các Kitô hữu, Phật tử và người Hồi giáo Trung Quốc… Tháng trước, Bắc Kinh đóng cửa một trong những nhà thờ ngầm lớn nhất Trung Quốc. Trên khắp đất nước, nhà chức trách đang giật đổ thánh giá, đốt kinh thánh và cầm tù các tín hữu. Và Bắc Kinh giờ đây đã đạt được thỏa thuận với Vatican, mang lại cho Đảng Cộng sản vốn tuyên xưng vô thần một vai trò trực tiếp trong việc bổ nhiệm các giám mục Công giáo. Đối với các Kitô hữu Trung Quốc, đó là những thời kỳ tuyệt vọng. Bắc Kinh cũng đang trấn áp Phật giáo. Trong thập niên qua, hơn 150 tu sĩ Phật giáo Tây Tạng đã tự thiêu để phản đối sự đàn áp của Trung Quốc đối với niềm tin và văn hóa của họ. Và ở Tân Cương, Đảng Cộng sản đã giam giữ cả triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ trong các trại của chính phủ nơi họ phải chịu đựng sự tẩy não suốt ngày đêm. Những người sống sót trong các trại đã mô tả trải nghiệm của họ như một nỗ lực cố ý của Bắc Kinh để bóp nghẹt văn hóa Duy Ngô Nhĩ và dập tắt đức tin Hồi giáo. Nhưng như lịch sử chứng minh, một đất nước đàn áp những người dân của chính nó hiếm khi dừng lại ở đó. Bắc Kinh cũng đặt mục tiêu mở rộng tầm với của mình trên toàn thế giới. Như Tiến sĩ Michael Pillsbury của chính Viện Hudson đã nói, “Trung Quốc đã phản đối các hành động và mục tiêu của chính phủ Hoa Kỳ. Thật vậy, Trung Quốc đang xây dựng mối quan hệ riêng của mình với các đồng minh và kẻ thù của Hoa Kỳ, đi ngược lại với bất kỳ ý định hòa bình hay hảo ý nào của Bắc Kinh”. Trung Quốc sử dụng cái gọi là “ngoại giao bẫy nợ” để mở rộng ảnh hưởng của họ. Hôm nay, quốc gia đó đang cung cấp hàng trăm tỷ đô la các khoản vay cơ sở hạ tầng cho các chính phủ từ châu Á đến châu Phi đến châu Âu đến cả Mỹ Latinh. Tuy nhiên, các điều khoản của các khoản vay đó dù có hay ho đến chừng nào thì cũng luôn mơ hồ và lợi ích luôn tuôn đổ về Bắc Kinh. Chỉ cần hỏi Sri Lanka, nước vay một khoản nợ khổng lồ để các công ty nhà nước Trung Quốc xây dựng một cảng biển với giá trị thương mại đáng ngờ. Hai năm trước, quốc gia đó không còn đủ khả năng thanh toán món nợ của mình nữa – vì vậy Bắc Kinh đã gây áp lực để Sri Lanka chuyển giao cảng mới trực tiếp vào tay Trung Quốc. Nó có thể sớm trở thành căn cứ quân sự tiền phương cho lực lượng hải quân biển xanh đang ngày càng phát triển của Trung Quốc. Trong chính bán cầu của chúng ta, Bắc Kinh đã giang tay cứu vớt chế độ Maduro tham nhũng và bất tài ở Venezuela, cam kết 5 tỉ đô la trong các khoản vay đáng ngờ có thể được hoàn trả bằng dầu. Trung Quốc cũng là chủ nợ lớn nhất của quốc gia này, tạo gánh nặng cho người dân Venezuela với hơn 50 tỷ đô la nợ nần. Bắc Kinh cũng đang làm suy đồi nền chính trị của một số quốc gia bằng cách cung cấp sự hậu thuẫn trực tiếp cho các đảng phái và ứng viên hứa hẹn sẽ đáp ứng các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc… Và kể từ năm ngoái, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thuyết phục 3 quốc gia Mỹ Latinh cắt đứt quan hệ với Đài Bắc và công nhận Bắc Kinh. Những hành động này đe dọa sự ổn định của Eo biển Đài Loan – và Hoa Kỳ lên án những hành động này. Và trong khi chính quyền của chúng ta sẽ tiếp tục tôn trọng Chính sách Một Trung Quốc của chúng ta, như được phản ánh trong ba thông cáo chung và Đạo luật Quan hệ Đài Loan, Mỹ sẽ luôn tin rằng sự đón nhận dân chủ của Đài Loan chỉ ra một con đường tốt hơn cho tất cả người dân Trung Quốc. Đây chỉ là một vài trong số những cách mà Trung Quốc đã tìm cách thúc đẩy lợi ích chiến lược của mình trên khắp thế giới, với cường độ và sự tinh vi ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, các chính quyền trước đây gần như bỏ qua các hành động của Trung Quốc – và trong nhiều trường hợp, họ đã xúi giục Trung Quốc. Nhưng thời đó đã qua. Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, Hoa Kỳ đã bảo vệ lợi ích của chúng ta với sức mạnh được phục hồi của Mỹ… Chúng ta đã làm cho quân đội hùng mạnh nhất trong lịch sử thế giới hùng mạnh hơn nữa. Đầu năm nay, Tổng thống đã ký thành luật việc gia tăng chi tiêu quốc phòng lớn nhất kể từ thời Ronald Reagan – 716 tỷ đô la để mở rộng sự thống trị quân sự của chúng ta trong mọi chiến trường. Chúng ta đang hiện đại hoá kho vũ khí hạt nhân, chúng ta đang triển khai và phát triển những chiến đấu cơ và máy bay ném bom tối tân, chúng ta đang xây dựng một thế hệ tàu sân bay và tàu chiến mới, và chúng ta đang đầu tư vào các lực lượng vũ trang của chúng ta ở mức chưa từng có. Điều này bao gồm việc xúc tiến thành lập Lực lượng Không gian Hoa Kỳ để đảm bảo sự thống trị liên tục của chúng ta trong không gian, và cho phép tăng cường năng lực trong thế giới mạng để xây dựng sự răn đe với các đối thủ của chúng ta. Và theo chỉ đạo của Tổng thống Trump, chúng ta cũng đang áp đặt thuế quan lên 250 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc, với mức thuế cao nhất nhắm vào các ngành công nghiệp tiên tiến mà Bắc Kinh đang cố gắng nắm bắt và kiểm soát. Và Tổng thống cũng đã nói rõ rằng chúng ta sẽ áp thêm nhiều loại thuế nữa, với khả năng tăng hơn gấp đôi con số đó, trừ khi đạt được một thỏa thuận công bằng và có đi có lại. Hành động của chúng ta đã có tác động lớn. Thị trường chứng khoán lớn nhất Trung Quốc giảm 25% trong 9 tháng đầu năm nay, phần lớn bởi vì chính quyền của chúng ta đã chống lại những hành vi thương mại của Bắc Kinh. Như Tổng thống Trump đã nêu rõ, chúng ta không muốn thị trường của Trung Quốc phải khốn đốn. Trong thực tế, chúng ta muốn họ phát triển mạnh. Nhưng Hoa Kỳ muốn Bắc Kinh theo đuổi các chính sách thương mại tự do, công bằng và có đi có lại. Đáng buồn thay, các nhà cai trị của Trung Quốc đã từ chối đi theo con đường đó – cho đến nay. Người dân Mỹ xứng đáng biết điều đó, để đáp trả lập trường mạnh mẽ của Tổng thống Trump, Bắc Kinh đang theo đuổi một chiến dịch toàn diện và phối hợp để làm suy yếu sự ủng hộ dành cho Tổng thống, chương trình nghị sự của chúng ta, và những lý tưởng được trân quý nhất của quốc gia chúng ta. Hôm nay tôi muốn nói với bạn những gì chúng tôi biết về hành động của Trung Quốc – một số trong đó chúng tôi thu thập từ những đánh giá tình báo, một số trong đó đã được công chúng biết đến. Nhưng tất cả đều là sự thật. Như tôi đã nói trước đây, Bắc Kinh đang triển khai một cách tiếp cận của toàn thể chính quyền để thúc đẩy ảnh hưởng của họ và gặt hái lợi ích cho họ. Họ sử dụng sức mạnh này theo cách chủ tâm và đe dọa hơn để can thiệp vào các chính sách và chính trị nội bộ của Hoa Kỳ. Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tưởng thưởng hoặc hăm dọa các doanh nghiệp Mỹ, các hãng phim, trường đại học, viện nghiên cứu, các học giả, nhà báo, và các quan chức địa phương, tiểu bang và liên bang. Tệ hại nhất, Trung Quốc đã khởi xướng một nỗ lực chưa từng có để tác động đến ý kiến công chúng Mỹ, cuộc bầu cử năm 2018, và môi trường dẫn đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2020… Nói thẳng ra, sự lãnh đạo của Tổng thống Trump đang có hiệu quả; và Trung Quốc muốn một Tổng thống Mỹ khác. Trung Quốc đang can thiệp vào nền dân chủ của Mỹ. Như Tổng thống Trump vừa nói tuần trước, chúng tôi “phát hiện Trung Quốc đã cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử [giữa kỳ] năm 2018 sắp diễn ra của chúng ta”. Cộng đồng tình báo của chúng tôi nói rằng “Trung Quốc đang nhắm đến các chính quyền và quan chức cấp tiểu bang và địa phương của Mỹ để khai thác bất kỳ sự chia rẽ nào về chính sách giữa chính quyền liên bang và các cấp địa phương. Họ sử dụng các vấn đề xung khắc, như thuế quan thương mại, để thúc đẩy ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh”. Vào tháng Sáu, Bắc Kinh đã lưu hành một tài liệu bí mật, có tiêu đề “Chỉ thị Tuyên truyền và Kiểm duyệt”, vạch ra chiến lược của mình. Nó nói rằng Trung Quốc phải “tấn công chính xác và cẩn thận, chia tách các nhóm trong nước khác nhau” tại Hoa Kỳ. Để phục vụ mục đích đó, Bắc Kinh đã huy động các nhân tố bí mật, các nhóm bình phong, và tổ chức tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người Mỹ về các chính sách của Trung Quốc. Như một thành viên cấp cao trong cộng đồng tình báo của chúng ta gần đây đã nói với tôi, những gì người Nga làm chẳng là gì cả so với những gì Trung Quốc đang làm trên khắp đất nước này. Các quan chức cấp cao Trung Quốc cũng đã cố gắng tác động đến để các nhà lãnh đạo kinh doanh lên án hành động thương mại của chúng ta, tận dụng mong muốn duy trì hoạt động của họ ở Trung Quốc. Trong một ví dụ gần đây, họ đe dọa sẽ khước từ cấp giấy phép kinh doanh cho một tập đoàn lớn của Mỹ nếu từ chối phát biểu chống lại chính sách của chính quyền chúng ta. Và khi nói đến việc tác động đến cuộc bầu cử giữa kỳ, bạn chỉ cần nhìn vào thuế quan mà Bắc Kinh đáp trả chúng ta. Họ nhắm mục tiêu cụ thể vào các ngành công nghiệp và tiểu bang sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử năm 2018. Theo một ước tính, hơn 80% các hạt của Hoa Kỳ bị Trung Quốc nhắm đến đã bỏ phiếu cho Tổng thống Trump vào năm 2016; bây giờ Trung Quốc muốn biến các cử tri này chống lại chính quyền của chúng ta. Và Trung Quốc cũng đang trực tiếp chiêu dụ cử tri Mỹ. Tuần trước, chính phủ Trung Quốc trả tiền để đăng nhiều phụ trang trên tờ Des Moines Register – tờ báo có lượng phát hành lớn ở bang nhà của Đại sứ của chúng ta tại Trung Quốc, và là một tiểu bang quan trọng trong (cuộc bầu cử – người dịch) năm 2018. Phần phụ trang, được thiết kế trông giống như các bài báo, phê phán các chính sách thương mại của chúng ta là liều lĩnh và có hại cho người dân bang Iowa. May mắn thay, người Mỹ không bị thuyết phục. Chẳng hạn: nông dân Mỹ đang đứng về phía vị Tổng thống này và đang nhìn thấy kết quả thực sự từ những lập trường mạnh mẽ mà ông đã chọn, bao gồm Thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada tuần này, nơi chúng tôi đã mở rộng đáng kể thị trường Bắc Mỹ cho các sản phẩm của Hoa Kỳ – một chiến thắng lớn cho nông dân và nhà sản xuất Mỹ. Nhưng hành động của Trung Quốc không chỉ tập trung vào việc ảnh hưởng đến chính sách và chính trị của chúng ta. Bắc Kinh cũng đang thực hiện các bước để khai thác đòn bẩy kinh tế, và sức hấp dẫn từ thị trường nội địa lớn của Trung Quốc, để tăng cường ảnh hưởng của họ lên các tập đoàn Mỹ. Bắc Kinh hiện yêu cầu các liên doanh của Mỹ hoạt động tại Trung Quốc thành lập “các tổ chức đảng” trong công ty của họ, mang lại cho Đảng Cộng sản một tiếng nói – và có thể là quyền phủ quyết – trong các quyết định tuyển dụng và đầu tư. Chính quyền Trung Quốc cũng đe dọa các công ty Hoa Kỳ mô tả Đài Loan như một thực thể địa lý riêng biệt, hoặc đi lệch khỏi chính sách của Trung Quốc về Tây Tạng. Bắc Kinh buộc Delta Airlines phải công khai xin lỗi vì không gọi Đài Loan là một “tỉnh của Trung Quốc” trên website của mình. Họ cũng gây áp lực cho Marriott để sa thải một nhân viên người Mỹ bấm thích một tweet về Tây Tạng. Bắc Kinh thường xuyên yêu cầu Hollywood mô tả Trung Quốc theo một góc nhìn tích cực ngặt nghèo, và họ trừng phạt các hãng phim và nhà sản xuất không làm thế. Những nhà kiểm duyệt của Bắc Kinh nhanh chóng chỉnh sửa hoặc cấm chiếu những bộ phim phê phán Trung Quốc, thậm chí theo những cách nhỏ nhặt. Phim “World War Z” đã phải cắt bỏ khỏi kịch bản phần đề cập đến một loại virus có nguồn gốc từ Trung Quốc. “Red Dawn” đã được chỉnh sửa kỹ thuật số để biến những nhân vật phản diện thành người Bắc Triều Tiên, chứ không phải là người Trung Quốc. Ngoài lĩnh vực kinh doanh, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang chi hàng tỷ đô la cho các tổ chức tuyên truyền ở Hoa Kỳ, cũng như các quốc gia khác. Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc hiện phát sóng chương trình thân thiện với Bắc Kinh trên hơn 30 tổ chức truyền thông ở Hoa Kỳ, phần nhiều tập trung ở các thành phố lớn của Mỹ. Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu của Trung Quốc tiếp cận hơn 75 triệu người Mỹ – và nó nhận được lệnh điều động trực tiếp từ những lãnh đạo Đảng Cộng sản của mình. Như nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc phát biểu trong một chuyến thăm trụ sở của mạng lưới, “Các phương tiện truyền thông do Đảng và chính phủ điều hành là mặt trận tuyên truyền và phải có Đảng tính”. Đó là lý do tại sao, tháng trước, Bộ Tư pháp đã ra lệnh cho mạng lưới đó đăng ký là tổ chức nước ngoài. Đảng Cộng sản cũng đã đe dọa và giam giữ các thành viên gia đình người Trung Quốc của các nhà báo người Mỹ, những người tìm tòi quá sâu. Và họ đã chặn các website của các tổ chức truyền thông Hoa Kỳ và khiến các nhà báo của chúng ta gặp nhiều khó khăn hơn để có được visa. Điều này xảy ra sau khi tờ The New York Times công bố các bài báo điều tra về sự giàu có của một số nhà lãnh đạo Trung Quốc. Nhưng phương tiện truyền thông không phải là nơi duy nhất mà Đảng Cộng sản Trung Quốc tìm cách nuôi dưỡng một nền văn hóa kiểm duyệt. Điều này cũng đúng với các học viện. Chỉ cần nhìn vào Hội sinh viên và học giả Trung Quốc, vốn có hơn 150 chi nhánh trên khắp các cơ sở đại học của Mỹ. Các nhóm này giúp tổ chức các sự kiện xã hội cho một số trong hơn 430.000 công dân Trung Quốc đang theo học tại Hoa Kỳ; họ cũng cảnh báo các lãnh sự quán và đại sứ quán Trung Quốc khi các sinh viên Trung Quốc, và các trường học của Mỹ, đi chệch khỏi đường lối của Đảng Cộng sản. Tại Đại học Maryland, một sinh viên Trung Quốc gần đây đã phát biểu tại lễ tốt nghiệp của mình về những gì cô gọi là “không khí trong lành của tự do ngôn luận” ở Mỹ. Tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản đã nhanh chóng trừng phạt cô, cô trở thành nạn nhân của một cơn bão chỉ trích gay gắt trên mạng truyền thông xã hội được kiểm soát chặt chẽ của Trung Quốc, và gia đình cô trở ở trong nước đã bị quấy nhiễu. Đối với bản thân trường đại học, chương trình trao đổi của nó với Trung Quốc – một trong những chương trình sâu rộng nhất của nước này – đột nhiên bị tắc tị. Trung Quốc cũng gây áp lực học thuật theo những cách khác. Bắc Kinh cung cấp tài trợ hào phóng cho các trường đại học, viện nghiên cứu và các học giả, với thỏa thuận rằng họ sẽ tránh những ý tưởng mà Đảng Cộng sản thấy nguy hiểm hoặc xúc phạm. Các chuyên gia về Trung Quốc biết rõ rằng thị thực của họ sẽ bị trì hoãn hoặc bị từ chối nếu nghiên cứu của họ mâu thuẫn với các luận điểm của Bắc Kinh. Và ngay cả các học giả và tổ chức tránh nhận tài trợ của Trung Quốc cũng bị quốc gia đó nhắm đến, như Viện Hudson trực tiếp trải nghiệm. Sau khi bạn đề nghị tiếp đón một diễn giả mà Bắc Kinh không thích, website của bạn hứng chịu một cuộc tấn công mạng lớn, có nguồn gốc từ Thượng Hải. Bạn biết rõ hơn đa số rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đang cố gắng làm suy yếu tự do học thuật và tự do ngôn luận ở Mỹ ngày nay. Những hành động này và những hành động khác, nhìn chung, cấu thành một nỗ lực đang được tăng cường để chuyển dịch ý kiến công chúng và chính sách công của Hoa Kỳ ra xa khỏi phong cách lãnh đạo Nước Mỹ trên hết của Tổng thống Donald Trump. Nhưng thông điệp của chúng ta đối với các nhà cầm quyền của Trung Quốc là: Tổng thống này sẽ không lùi bước – và người dân Mỹ sẽ không bị lung lạc. Chúng ta sẽ tiếp tục đứng vững vì an ninh và nền kinh tế của chúng ta, ngay cả khi chúng ta hy vọng cải thiện mối quan hệ với Bắc Kinh. Chính quyền của chúng ta sẽ tiếp tục hành động dứt khoát để bảo vệ lợi ích, công việc và an ninh của người Mỹ. Khi chúng ta xây dựng lại quân đội của mình, chúng ta sẽ tiếp tục khẳng định lợi ích của Mỹ trên khắp Ấn Độ-Thái Bình Dương. Khi chúng ta đáp trả các hành vi thương mại của Trung Quốc, chúng ta sẽ tiếp tục đòi hỏi một mối quan hệ kinh tế tự do và công bằng và có đi có lại với Trung Quốc, đòi hỏi Bắc Kinh tháo dỡ rào cản thương mại, thực hiện nghĩa vụ thương mại, và mở hoàn toàn nền kinh tế như chúng ta đã mở cửa nền kinh tế của chúng ta. Chúng ta sẽ tiếp tục hành động cho đến khi Bắc Kinh chấm dứt hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Mỹ, và chấm dứt hành vi bóc lột là cưỡng bức chuyển giao công nghệ… Và để thúc đẩy tầm nhìn của chúng ta về một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở, chúng ta đang xây dựng các liên kết mới và mạnh mẽ hơn với các quốc gia chia sẻ giá trị của chúng ta trên khắp khu vực – từ Ấn Độ đến Samoa. Các mối quan hệ của chúng ta sẽ tuôn chảy từ tinh thần tôn trọng, được xây dựng trên quan hệ đối tác, chứ không phải sự thống trị. Chúng ta đang thiết lập các thỏa thuận thương mại mới, trên cơ sở song phương, giống như tuần trước, Tổng thống Trump đã ký một thỏa thuận thương mại cải tiến với Hàn Quốc và chúng ta sẽ sớm bắt đầu đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do song phương lịch sử với Nhật Bản. Và chúng ta đang sắp xếp lại các chương trình tài chính và phát triển quốc tế, mang lại cho các quốc gia nước ngoài một lựa chọn thay thế minh bạch và công bằng thay vì chính sách ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc. Để đạt được mục đích đó, Tổng thống Trump sẽ ký thành luật Đạo luật BUILD trong những ngày tới. Và vào tháng tới, tôi sẽ có đặc ân đại diện cho Hoa Kỳ tại Singapore và Papua New Guinea, tại ASEAN và APEC. Ở đó, chúng ta sẽ công bố các biện pháp và chương trình mới để hỗ trợ một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở – và thay mặt Tổng thống, tôi sẽ phát đi thông điệp rằng cam kết của Mỹ đối với Ấn Độ-Thái Bình Dương chưa bao giờ mạnh mẽ hơn. Để bảo vệ quyền lợi của chúng ta ở trong nước, chúng tôi đã tăng cường CFIUS – Ủy ban Đầu tư nước ngoài ở Hoa Kỳ – nâng cao sự giám sát đầu tư của Trung Quốc ở Mỹ, để bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta trước các hành động bóc lột của Bắc Kinh. Và khi nói đến ảnh hưởng và sự can thiệp thâm độc của Bắc Kinh vào nền chính trị và chính sách của Mỹ, chúng tôi sẽ tiếp tục phơi bày nó, bất kể hình thức của nó là gì. Và chúng ta sẽ làm việc với các nhà lãnh đạo ở mọi cấp xã hội để bảo vệ lợi ích quốc gia và những lý tưởng được trân quý nhất. Người dân Mỹ sẽ đóng vai trò quyết định – và trên thực tế, họ đã như thế… Khi chúng ta tề tựu nơi đây, một sự đồng thuận mới đang dấy lên trên khắp nước Mỹ… Có thêm nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh đang suy nghĩ vượt ra ngoài quý tiếp theo, và suy nghĩ hai lần trước khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc nếu nó đồng nghĩa với việc chuyển giao tài sản trí tuệ của họ hoặc khuyến khích sự đàn áp của Bắc Kinh. Nhưng còn nhiều thứ phải nối bước. Ví dụ: Google phải ngay lập tức chấm dứt việc phát triển ứng dụng “Dragonfly” vốn sẽ tăng cường sự kiểm duyệt của Đảng Cộng sản và xâm phạm quyền riêng tư của khách hàng Trung Quốc… Có thêm nhiều nhà báo đang tường thuật sự thật mà không sợ hãi hoặc thiên vị và đào sâu để vạch ra nơi Trung Quốc đang can thiệp vào xã hội của chúng ta, và tại sao – và chúng tôi hy vọng rằng sẽ có nhiều hơn những người Mỹ, và những tổ chức toàn cầu, những tổ chức tin tức sẽ tham gia vào nỗ lực này. Có thêm nhiều học giả đang phát biểu mạnh mẽ và bảo vệ tự do học thuật, và có thêm nhiều trường đại học và viện nghiên cứu đang tập trung nhuệ khí để khước từ món tiền dễ kiếm của Bắc Kinh, nhận ra rằng mỗi đồng đô la đều đi kèm những đòi hỏi tương ứng. Chúng tôi tự tin có thêm nhiều người sẽ tham gia vào hàng ngũ của họ. Và trên toàn quốc, người dân Mỹ đang ngày càng cảnh giác, với một sự đánh giá cao mới dành cho các hành động của chính quyền của chúng ta nhằm thiết lập lại mối quan hệ kinh tế và chiến lược của Mỹ với Trung Quốc, để cuối cùng đưa Nước Mỹ lên trên hết. Và dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, Mỹ sẽ đi đúng hướng. Trung Quốc nên biết rằng người dân Mỹ và đại diện được bầu của họ ở cả hai đảng đều quyết tâm. Như Chiến lược An ninh Quốc gia của chúng ta tuyên bố: “Cạnh tranh không luôn đồng nghĩa với thù địch”. Như Tổng thống Trump đã nói rõ, chúng ta muốn có một mối quan hệ xây dựng với Bắc Kinh, nơi mà sự thịnh vượng và an ninh của chúng ta cùng phát triển, chứ không tách rời. Trong khi Bắc Kinh đã rời xa tầm nhìn này, các nhà cầm quyền của Trung Quốc vẫn có thể thay đổi hướng đi, và quay trở lại với tinh thần “cải cách và mở cửa” và sự tự do lớn hơn. Người Mỹ không muốn nhiều hơn; người dân Trung Quốc xứng đáng không ít hơn. Nhà văn vĩ đại người Trung Quốc Lỗ Tấn thường than trách rằng đất nước của ông “chỉ có một là khinh khi người nước ngoài như cầm thú, hoặc hai là tôn xưng họ như thánh thượng, chứ chưa bao giờ xem là đồng đẳng”. Hôm nay, nước Mỹ đang vươn tay ra với Trung Quốc; chúng tôi hy vọng Bắc Kinh sẽ sớm vươn tay lại – bằng hành động chứ không phải lời nói, và với sự tôn trọng mới đối với nước Mỹ. Nhưng chúng ta sẽ không ngừng nghỉ cho đến khi mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc đặt cơ sở trên sự công bằng, có đi có lại, và tôn trọng chủ quyền. Có một câu ngạn ngữ cổ của Trung Quốc nói rằng “con người chỉ nhìn thấy hiện tại, nhưng trời nhìn thấy tương lai”. (Nhân kiến mục tiền, thiên kiến cửu viễn – người dịch). Khi chúng ta tiến lên, chúng ta hãy theo đuổi một tương lai hòa bình và thịnh vượng với quyết tâm và niềm tin… Niềm tin vào sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, và mối quan hệ mà ông đã thiết lập với chủ tịch Trung Quốc… Niềm tin vào tình hữu nghị bền vững giữa người Mỹ và người Trung Quốc… Niềm tin rằng trời nhìn thấy tương lai – và nhờ ân điển của Đức Chúa Trời, Mỹ và Trung Quốc sẽ cùng đi tới tương lai đó. Cảm ơn các bạn. Chúa phù hộ các bạn. Và Chúa phù hộ nước Mỹ! Nguồn: whitehouse.gov Remarks by Vice President Pence on the Administration’s Policy Toward China Người dịch: Duan Dang  
......

Nhà báo Bạch Hoàn: “Chị Mỹ Linh, muốn làm nghệ sĩ trước tiên chị phải học làm người”

Ảnh: Ca sĩ Mỹ Linh Sau khi đọc xong status mới nhất của người phụ nữ được cho là ca sĩ có tên Mỹ Linh, sau khi đọc thông tin chị Mỹ Linh la làng doạ kiện, tôi quyết định một lần nữa phải nhún mình nhìn xuống để ban cho ngữ ca nô này vài lời dạy bảo. Thứ nhất, trong status đầu tiên, chị Mỹ Linh ngoạc miệng lớn lối: “Nhưng đừng phản đối với lý do dân không cần múa ba lê và nhạc giao hưởng. Ai cho các bạn cái quyền phán xét đó”. Tôi là dân. Bạn bè tôi là dân. Chúng tôi không cần thì nói không cần. Chị Linh là cái thá gì mà dám nói “ai cho phép”? Chị tưởng chị là người đi hát mà to lắm à? Chị tưởng chị là cái gì kinh khủng lắm sao? Hãy mở mắt ra mà tìm hiểu, Hiến pháp và pháp luật bảo vệ quyền được bày tỏ chính kiến, quyền phản biện và giám sát của mọi công dân như thế nào. Tôi và bạn bè tôi đang sử dụng quyền có trong Hiến pháp. Chúng tôi có quyền phản đối dự án nhà hát 1.500 tỉ đồng xây dựng bằng tiền ngân sách. Chúng tôi không cần xin phép ai, không cần ai cho phép. Bởi vì đó là quyền cơ bản của con người. Chỉ có lũ gà, chó, bò, lợn rừng rú đi lạc ra ngoài mới đòi tước đoạt quyền cơ bản của con người. Thứ hai, chị Mỹ Linh nói chị không vô cảm. Không vô cảm mà sao chị lại vui mừng khi biết thành phố sắp xây cái nhà hát ấy? Chị không vô cảm mà có thể hoan hỉ khi cái nhà hát ấy được xây dựng trên mảnh đất Thủ Thiêm đang có quá nhiều ai oán, quá nhiều dân oan được hay sao? Chị không vô cảm mà có thể ngóng chờ, ủng hộ xây một cái nhà hát bằng tiền ngân sách tới 1.500 tỉ đồng trên mảnh đất rồi đây sẽ đi vào lịch sử bởi những xung đột lợi ích đến tận cùng, đi vào lịch sử bởi sự mâu thuẫn lợi ích của một nhóm người dùng quyền lực để tước đoạt và bần cùng hoá một nhóm người khác, được hay sao? Chị không vô cảm mà lại muốn xây nhà hát ở Thủ Thiêm vào thời điểm này khi nước mắt người Thủ Thiêm vẫn chưa ngừng chảy được sao? Hoan ca trên những xác người, hát hò trên tấn bi kịch tột cùng của đớn đau và mất mát không thể là hành động của một con người. Chỉ có lũ súc vật mới quay lưng với nỗi đau của đồng loại để chăm chút cho bộ lông của mình, chị Mỹ Linh có biết hay không? Thứ ba, chị tự nhận chị là nghệ sĩ, xây dựng nhà hát vì nghệ thuật cần cho cuộc sống. Tôi đồng ý là nghệ thuật cần cho cuộc sống, nghệ thuật giúp con người nhận ra chân thiện mĩ, nghệ thuật nuôi dưỡng tâm hồn. Nhưng không phải cứ tô son trát phấn bước lên sân khấu há miệng ra hát là làm nghệ thuật và là nghệ sĩ đâu nhé chị Mỹ Linh. Tôi không nghĩ rằng chị có thể biết đến Nam Cao nhưng tôi muốn mượn lời của ông ấy để dạy chị. Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. Tôi cho rằng, nghệ thuật phải là một bức tranh hiện thực, bức tranh sống động về đời sống xã hội. Tác phẩm nghệ thuật phải là những suy tư trăn trở, phải là những vận động, chuyển mình của thời cuộc, phải mang hơi thở của thời đại. Người nghệ sĩ phải hoà mình vào cuộc sống của cần lao, phải đau nỗi đau con người, vui nỗi vui đồng loại. Nghệ thuật không phải là son phấn loè loẹt, quần là áo lượt, màu mè giả tạo, hoan ca trên nước mắt bi thương, vỗ tay ca tụng lẫn nhau ngay trên chính mảnh đất của những ngang trái và bất công đến tột cùng. Trên mảnh đất của những cuộc đời bị đánh cắp, đúng hơn là trên mảnh đất của những cuộc đời bị đánh cướp, không thể nở một đoá hoa thơm, mà chỉ là hoa máu. Nghệ thuật mà Mỹ Linh muốn làm, thật tanh tưởi. Mỹ Linh có thể kiện. Cô ta đang doạ kiện. Vài người nhắc tôi cẩn thận, đừng nói nữa kẻo bị kiện. Tôi nghĩ rằng, kiện thì đã sao? Vì sợ kiện mà không viết nữa ư? Nếu phải lựa chọn khi viết mà bị kiện hoặc không muốn bị kiện phải ngưng viết, thì tôi chấp nhận bị kiện để tiếp tục viết, để viết nhiều hơn nữa, để nói lên tiếng nói của trái tim mình, tiếng nói của lương tri mình, để nói cho những người dân thấp cổ bé họng đang mỏi mòn đi tìm công lý. Kiện thì sao? Kiện thì chứng tỏ, kẻ đi kiện chỉ là con buôn nghệ thuật chứ không phải người nghệ sĩ, kẻ đi kiện, trong mắt tôi coi như đã chết và người bị kiện mới thực là đang sống. Chị Mỹ Linh ạ, muốn làm nghệ sĩ, trước tiên chị phải học làm người. Nhà báo Bạch Hoàn
......

Bằng chứng không thể chối cãi!

......

Đức quốc: Hội thảo về hiện tình đất nước và viễn cảnh công cuộc dân chủ hóa VN

Frankfurt - Đức quốc, 13.10. 2018.   Dù là trung tuần tháng 10 và trời đã vào thu nhưng thời tiết Frankfurt am Main, Đức quốc, Trung tâm tài chính của Âu Châu hôm nay rất ấm áp như cố gắng níu kéo cái nắng ấm còn sót lại của mùa hè, như ông Lý Thái Hùng, TBT Đảng Việt Tân nói đùa là mang cái nắng ấm từ California đến nhân chuyến công tác của ông sang Âu Châu lần này.   Vào lúc 15 giờ tại hội trường của nhà thờ Tin Lành trên đường Am Tiergarten 50, Frankfurt am Main, buổi nói chuyện về „Hiện Tình Đất Nước và Viễn Cảnh Công Cuộc Dân Chủ Hóa VN“ của ông Lý Thái Hùng với đồng bào và thân hữu của cơ sở Đảng Việt Tân tại vùng này được bắt đầu bằng nghi thức chào cờ và mặc niệm.   Sau đó ông Ngô Văn Minh, đại diện BTC đã ngỏ lời chào mừng quan khách cũng như nêu lên ý nghĩa và mục đích buổi hội thảo chính trị này. Trong phần phát biểu của mình, ông Minh đã đặt câu hỏi, trước tình hình đàn áp khốc liệt phong trào dân chủ VN vừa qua, cụ thể từ đầu năm 2018 đến nay, CSVN đã bắt giữ 24 người hoạt động nhân quyền, xã hội, môi sinh..., và kết án 33 người với tổng cộng mức án 225,5 năm tù và 56 năm quản chế, cộng với việc chế độ CSVN sẽ rập khuôn như Trung cộng kiểm soát người dân qua cái gọi là Luật An Ninh Mạng... thì rồi đây phong trào dân chủ của VN sẽ chịu ảnh hưởng ra sao... để dẫn nhập cho đề tài chính của buổi nói chuyện.   Tiếp đến là phần trình bày của ông Lý Thái Hùng. Trong gần 1 tiếng đồng hồ, ông Hùng đã cho cử tọa thấy một bức tranh tổng thể của tình hình VN về nhiều khía cạnh khác nhau từ việc chế độ CSVN ngày càng gia tăng đàn áp phong trào dân chủ nặng nề, nhưng cũng không ngăn chận được sự lan toả của sự phản kháng của quần chúng đến nhiều nơi và trên nhiều lãnh vực từ môi trường, đất đai, an ninh lãnh thổ... Tình hình đấu đá nội bộ csvn mà cái gọi là „nhất thể hóa“ là kết quả là ông Nguyễn phú Trọng và phe nhóm giành được sau khi ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước chết vì bị „virus lạ“; Tình hình kinh tế VN không phát triển và việc nhà nước CSVN cận kiệt ngân sách, thu không đủ chi mặc dù đầu tư FDI có gia tăng và đang muốn tiếp tục bóc lột dân chúng qua việc tăng giá nhiên liệu và âm mưu sắp tới gọi là thu thuế bảo vệ môi trường; Tình hình xã hội bất ổn với vấn nạn ô nhiêm môi trường với 3 ngòi nổ đó là Formosa, nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân và nhà máy giấy Lee Man ở Hậu Giang. Tình hình cuộc chiến tranh thương mại cũng như tình hình biển Đông với sự xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung quốc sẽ ảnh hưởng đến VN như thế nào....Ông kết luận, tất cả các yếu tố trên là những cơ hội cho người Việt Nam trong việc thay đổi đất nước trong tương lai gần sắp tới.   Sau phần trình bày của ông Lý Thái Hùng, hội trường đã có những câu hỏi, trao đổi, góp ý với diễn giả một cách sôi nổi về những vấn đề liên quan đến việc làm sao cho những cuộc xuống đường của bà con trong nước được liên tục và kéo dài; Làm sao để bà con có thể đối phó với Luật An Ninh Mạng của CSVN; Vấn đề hán hóa tại VN ngày càng gia tốc; Về Hiệp định Tư do Thương mại EU-Việt Nam (EVFTA); Sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Độ bị đưa về Thái Bình và tình hình Giáo hội PGVNTN; Viễn cảnh sự xung đột ở biển Đông giữa Mỹ và Trung quốc sẽ ảnh hưởng ra sao đối với VN;...Nhiều câu hỏi được ông Lý Thái Hùng trả lời một cách thỏa đáng.   Hiện diện trong buổi sinh hoạt chính trị này còn có Ls. Nguyễn Văn Đài. Ls. Đài đã tường trình về chuyến công tác vừa qua của ông tại quốc hội EU khi EU có buổi điều trần về Hiệp Định EVFTA. Trong dịp này ông cũng đề nghị và kêu gọi bà con gởi thư đến các dân biểu quốc hội EU để kêu gọi họ không thông qua hiệp định cho tới khi nào nhà cầm quyền CSVN tôn trọng nhân quyền. Được biết vào tháng 3 năm 2019 quốc hội Âu Châu sẽ nhóm họp và sẽ bỏ phiếu về Hiệp định EVFTA này.   Buổi hội thảo chấm dứt vào lúc 18 giờ cùng ngày sau khi BTC tặng quà bày tỏ sự cảm ơn đến Mục sư Bửu Ái, vị quản nhiệm Hội Thánh Tin Lành tại đây và cũng là người đã cho sử dụng hội trường./.  
......

Đức quốc: Hội thảo về hiện tình đất nước và viễn cảnh công cuộc dân chủ hóa VN

Frankfurt - Đức quốc, 13.10. 2018. Dù là trung tuần tháng 10 và trời đã vào thu nhưng thời tiết Frankfurt am Main, Đức quốc, Trung tâm tài chính của Âu Châu hôm nay rất ấm áp như cố gắng níu kéo cái nắng ấm còn sót lại của mùa hè, như ông Lý Thái Hùng, TBT Đảng Việt Tân nói đùa là mang cái nắng ấm từ California đến nhân chuyến công tác của ông sang Âu Châu lần này. Vào lúc 15 giờ tại hội trường của nhà thờ Tin Lành trên đường Am Tiergarten 50, Frankfurt am Main, buổi nói chuyện về „Hiện Tình Đất Nước và Viễn Cảnh Công Cuộc Dân Chủ Hóa VN“ của ông Lý Thái Hùng với đồng bào và thân hữu của cơ sở Đảng Việt Tân tại vùng này được bắt đầu bằng nghi thức chào cờ và mặc niệm. Sau đó ông Ngô Văn Minh, đại diện BTC đã ngỏ lời chào mừng quan khách cũng như nêu lên ý nghĩa và mục đích buổi hội thảo chính trị này. Trong phần phát biểu của mình, ông Minh đã đặt câu hỏi, trước tình hình đàn áp khốc liệt phong trào dân chủ VN vừa qua, cụ thể từ đầu năm 2018 đến nay, CSVN đã bắt giữ 24 người hoạt động nhân quyền, xã hội, môi sinh..., và kết án 33 người với tổng cộng mức án 225,5 năm tù và 56 năm quản chế, cộng với việc chế độ CSVN sẽ rập khuôn như Trung cộng kiểm soát người dân qua cái gọi là Luật An Ninh Mạng... thì rồi đây phong trào dân chủ của VN sẽ chịu ảnh hưởng ra sao... để dẫn nhập cho đề tài chính của buổi nói chuyện. Tiếp đến là phần trình bày của ông Lý Thái Hùng. Trong gần 1 tiếng đồng hồ, ông Hùng đã cho cử tọa thấy một bức tranh tổng thể của tình hình VN về nhiều khía cạnh khác nhau từ việc chế độ CSVN ngày càng gia tăng đàn áp phong trào dân chủ nặng nề, nhưng cũng không ngăn chận được sự lan toả của sự phản kháng của quần chúng đến nhiều nơi và trên nhiều lãnh vực từ môi trường, đất đai, an ninh lãnh thổ... Tình hình đấu đá nội bộ csvn mà cái gọi là „nhất thể hóa“ là kết quả là ông Nguyễn phú Trọng và phe nhóm giành được sau khi ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước chết vì bị „virus lạ“; Tình hình kinh tế VN không phát triển và việc nhà nước CSVN cận kiệt ngân sách, thu không đủ chi mặc dù đầu tư FDI có gia tăng và đang muốn tiếp tục bóc lột dân chúng qua việc tăng giá nhiên liệu và âm mưu sắp tới gọi là thu thuế bảo vệ môi trường; Tình hình xã hội bất ổn với vấn nạn ô nhiêm môi trường với 3 ngòi nổ đó là Formosa, nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân và nhà máy giấy Lee Man ở Hậu Giang. Tình hình cuộc chiến tranh thương mại cũng như tình hình biển Đông với sự xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung quốc sẽ ảnh hưởng đến VN như thế nào....Ông kết luận, tất cả các yếu tố trên là những cơ hội cho người Việt Nam trong việc thay đổi đất nước trong tương lai gần sắp tới. Sau phần trình bày của ông Lý Thái Hùng, hội trường đã có những câu hỏi, trao đổi, góp ý với diễn giả một cách sôi nổi về những vấn đề liên quan đến việc làm sao cho những cuộc xuống đường của bà con trong nước được liên tục và kéo dài; Làm sao để bà con có thể đối phó với Luật An Ninh Mạng của CSVN; Vấn đề hán hóa tại VN ngày càng gia tốc; Về Hiệp định Tư do Thương mại EU-Việt Nam (EVFTA); Sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Độ bị đưa về Thái Bình và tình hình Giáo hội PGVNTN; Viễn cảnh sự xung đột ở biển Đông giữa Mỹ và Trung quốc sẽ ảnh hưởng ra sao đối với VN;...Nhiều câu hỏi được ông Lý Thái Hùng trả lời một cách thỏa đáng. Hiện diện trong buổi sinh hoạt chính trị này còn có Ls. Nguyễn Văn Đài. Ls. Đài đã tường trình về chuyến công tác vừa qua của ông tại quốc hội EU khi EU có buổi điều trần về Hiệp Định EVFTA. Trong dịp này ông cũng đề nghị và kêu gọi bà con gởi thư đến các dân biểu quốc hội EU để kêu gọi họ không thông qua hiệp định cho tới khi nào nhà cầm quyền CSVN tôn trọng nhân quyền. Được biết vào tháng 3 năm 2019 quốc hội Âu Châu sẽ nhóm họp và sẽ bỏ phiếu về Hiệp định EVFTA này. Buổi hội thảo chấm dứt vào lúc 18 giờ cùng ngày, sau khi BTC tặng quà bày tỏ sư cảm ơn đến Mục sư Bửu Ái, vị quản nhiệm Hội Thánh Tin Lành tại đây và cũng là người đã cho sử dụng hội trường./.
......

Đại sứ Việt Nam tại Bỉ: nhân quyền ở Việt Nam đâu phải là tệ nhất!

Ngày 10/10/2018 Quốc hội Châu Âu đã có buổi điều trần công khai tại Brussels về Hiệp Định Thương mại Tự Do Liên Âu – Việt Nam – EVFTA. Buổi điều trần bắt đầu từ 16:30. Đại diện phía chính phủ Việt nam có ông Trần Quốc Khanh, Thứ trưởng Bộ Công thương. Trong bản báo cáo trong 10 phút dài ba trang giấy, ông Khánh đề cập đến hơn chục hiệp định thương mại cái loại mà Việt Nam đã kỹ kết với nhiều nước trên thế giới cũng như thành quả kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua như là nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực ASEAN. Ông Khánh còn liệt kê những điểm lợi mà doanh nghiệp châu Âu sẽ có được một khi EVFTA được thông qua. Tuy nhiên trong phần đặt câu hỏi cho Uỷ ban Châu Âu và phía Việt nam của các nghị sỹ tham dự, tất cả đều xoáy vô hai vấn đề cốt yếu mà Việt Nam lâu nay vẫn cố tình lờ đi hay trì hoãn: nhân quyền và 3 công ước còn lại của ILO. Các ý kiến bày tỏ sự lo ngại khi tình hình nhân quyền của Việt Nam đã trở nên ngày càng xấu đi trong ba năm qua khi có nhiều nhà hoạt động nhân quyền và môi trường bị bắt giam và lãnh án tù nặng chiếu theo những điều luật 79 và 78 của bộ luật hình sự. Mẹ Nấm là trường hợp được nêu đích danh trong số các tù nhân lương tâm/ môi trường/ chính trị cần được trả tự do ngay lập tức. Các nghĩ sỹ yêu cầu Việt Nam sớm thông qua 3 điều còn lại của Công ước Quốc tế về Quyền lao động nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động Việt nam một khi có công đoàn độc lập. Điều mà những người tham gia đặt câu hỏi muốn biết là Việt Nam sẽ làm gì để cải thiện nhân quyền; kế hoạch cụ thể để cải thiện nhân quyền là gì; Việt Nam cần thể hiện bằng hành động để chứng minh sẽ và có thể thực hiện các cam kết. Ngoài ra cũng yêu cầu rằng 3 điều còn lại của ILO cần phải được Việt Nam thông qua trước khi EU bỏ phiếu chấp thuận. Bà Granwander Hainz đã chỉ thẳng ra rằng những lời hứa về ILO của Việt Nam chỉ là lời hứa suông từ trước giờ vì chưa có gì được thực hiện, cũng như các cam kết về nhân quyền chỉ toàn có tiêu đề mà không có nội dung cụ thể. Bên cạnh đó vấn đề khai thác gỗ bất hợp pháp cũng được đặt câu hỏi và yêu cầu Việt Nam phải nhanh chóng hơn trong việc kiểm soát khai thác gỗ lậu trước khi Châu Âu trở nên quá mệt mỏi trước những lời hứa từ phía Việt Nam. Tiến sỹ Nguyễn Quang A sau những vất vả từ công an xuất nhập cảnh ở Nội bài cuối cùng đã đặt chân đến Brussels để trình bày ý kiến về EVFTA. Ông Quang A xác nhận tình hình nhân quyền ở Việt Nam xấu đi và một khi EVFTA đòi hỏi Việt Nam phê chuẩn 3 điều khoản ILO còn lại sẽ góp phần cải thiện nhân quyền trong nước. Ông cũng đã nêu tên tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức vốn là người ủng hộ EVFTA và kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam nên trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức. Đáp lại các câu hỏi của các nghị sỹ EU, ông Khánh cho biết Việt nam đã thông qua 5 trong số 8 điều ILO và đó là dấu hiệu của nỗ lực từ Hà Nội, tuy nhiên ông Khánh không đưa ra câu trả lời chắc chắn khi nào thì 3 điều khoản cốt yếu còn lại sẽ được thông qua. Ông thứ trưởng cũng cho rằng Việt Nam đã tham gia vào hiệp định biến đổi khí hậu Paris như là một chỉ dấu cho cam kết cải thiện môi trường và phát trỉển bền vững, nếu tham gia vào EVFTA thì Việt Nam sẽ còn làm nhiều hơn thế nữa trong lĩnh vực này. Ông Khánh đã hoàn toàn né tránh vấn đề nhân quyền khi thừa nhận ông “chỉ là một nhà đàm phán thương mại” và nhân quyền không phải là “ lãnh vực chuyên môn” của ông. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Đại Công quốc Luxembourg, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên minh châu Âu (EU) Vũ  Anh Quang đã xin phép chủ toạ Benard Lange năm phút thay vì một phút cuối cùng của buổi điều trần để trình bày về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Ông Vũ  Anh Quang tuyên bố rằng vấn đề nhân quyền ở Việt Nam không hoàn hảo như các quốc gia Châu Âu, vì vậy cần phải xem xét Việt Nam đã làm được những gì. Ông còn cho biết thêm rằng Việt Nam không phải là một trong các quốc gia có hồ sơ nhân quyền tệ hại nhất trên thế giới theo xếp hạng của Liên Hiệp Quốc. Ông Quang muốn nói thêm nữa nhưng cử toạ không cho phép vì cuộc họp cần phải kết thúc đúng thời gian quy định. Phần trình bày bằng vốn tiếng Anh nghèo nàn của ông Quang rất vất vả cho người theo dõi vì không ai kể cả phiên dịch cabin chuyên nghiệp có thể nắm bắt được ý của ông trọn vẹn là gì./.
......

EVFTA: Các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam cần được đóng vai trò giám sát việc thực thi

Chiều ngày 10/10/2018, tai Brussels –Thủ đô Vương quốc Bỉ, Ủy ban chuyên trách thương mại quốc tế thuộc Nghị viện châu Âu đã tổ chức cuộc điều trần công khai về Hiệp đinh thương mại tự do EU – Việt Nam Buổi điều trần mang tên  “Các hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư giữa EU và Việt Nam  – Lợi ích và giá trị “ Cách đây gần 3 năm vào đầu tháng 12/2015 Việt Nam và EU đã hoàn tất đàm phán hiệp định EVFTA. Tuy nhiên hiệp định chưa được hai bên ký kết chính thức và thông qua để đi vào thực thi. Mối quan tâm của EU đến 3 vấn đề gồm nhân quyền, các quyền của người lao động và bảo vệ môi trường được xem là các rào cản chính. Đai diện nhà cầm quyền CSVN tại cuộc điều trấn là ông Trần Quốc Khánh, thứ trưởng bộ Công thương. Ông Khánh phát biểu 3 vấn đề , trong vấn đề thứ ba được đề cập đến là nhân quyền ông  Khánh nói trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam “đã không bao giờ cam kết điều gì về nhân quyền, vì WTO không tập trung vào nhân quyền”. Ông Khánh khẳng định nhân quyền “nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn” của minh Sau bài phát biểu của đại diện giới cầm quyền CSVN, là phiên thảo luận với tiến sĩ Nguyễn Quang A, người được giới thiệu là “Chuyên gia Nhân quyền đến từ Việt Nam”, và các đại diện của Phòng Thương mại châu Âu ở Việt Nam, Tổ chức Lao động Quốc tế, Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc, và tổ chức vận động hành lang BUSINESS Europe. Tham dư buổi điều trần này có TS. Nguyễn Quang A, người được giới thiệu là “Chuyên gia Nhân quyền đến từ Việt Nam”. Tiến sĩ Nguyễn Quang A nêu rõ  trong vài năm gần đây, tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã “xấu đi”. Ông cho rằng EVFTA với đòi hỏi Việt Nam phải phê chuẩn nốt 3 công ước cốt lõi của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) sẽ giúp cải thiện nhân quyền. Sau cuộc điểu trần, từ Brussels – thủ đô Vương quốc Bỉ, Tiến sĩ Nguyễn Quang A trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành. Đã khẳng định Các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam cần được đóng vai trò giám sát việc thực thi EVFTA.
......

Đại sứ Việt Nam tại Bỉ: nhân quyền ở Việt Nam đâu phải là tệ nhất!

Ngày 10/10/2018 Quốc hội Châu Âu đã có buổi điều trần công khai tại Brussels về Hiệp Định Thương mại Tự Do Liên Âu – Việt Nam – EVFTA. Buổi điều trần bắt đầu từ 16:30. Đại diện phía chính phủ Việt nam có ông Trần Quốc Khanh, Thứ trưởng Bộ Công thương. Trong bản báo cáo trong 10 phút dài ba trang giấy, ông Khánh đề cập đến hơn chục hiệp định thương mại cái loại mà Việt Nam đã kỹ kết với nhiều nước trên thế giới cũng như thành quả kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua như là nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực ASEAN. Ông Khánh còn liệt kê những điểm lợi mà doanh nghiệp châu Âu sẽ có được một khi EVFTA được thông qua.    Tuy nhiên trong phần đặt câu hỏi cho Uỷ ban Châu Âu và phía Việt nam của các nghị sỹ tham dự, tất cả đều xoáy vô hai vấn đề cốt yếu mà Việt Nam lâu nay vẫn cố tình lờ đi hay trì hoãn: nhân quyền và 3 công ước còn lại của ILO.    Các ý kiến bày tỏ sự lo ngại khi tình hình nhân quyền của Việt Nam đã trở nên ngày càng xấu đi trong ba năm qua khi có nhiều nhà hoạt động nhân quyền và môi trường bị bắt giam và lãnh án tù nặng chiếu theo những điều luật 79 và 78 của bộ luật hình sự. Mẹ Nấm là trường hợp được nêu đích danh trong số các tù nhân lương tâm/ môi trường/ chính trị cần được trả tự do ngay lập tức.   Các nghĩ sỹ yêu cầu Việt Nam sớm thông qua 3 điều còn lại của Công ước Quốc tế về Quyền lao động nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động Việt nam một khi có công đoàn độc lập.    Điều mà những người tham gia đặt câu hỏi muốn biết là Việt Nam sẽ làm gì để cải thiện nhân quyền; kế hoạch cụ thể để cải thiện nhân quyền là gì; Việt Nam cần thể hiện bằng hành động để chứng minh sẽ và có thể thực hiện các cam kết. Ngoài ra cũng yêu cầu rằng 3 điều còn lại của ILO cần phải được Việt Nam thông qua trước khi EU bỏ phiếu chấp thuận.    Bà Granwander Hainz đã chỉ thẳng ra rằng những lời hứa về ILO của Việt Nam chỉ là lời hứa suông từ trước giờ vì chưa có gì được thực hiện, cũng như các cam kết về nhân quyền chỉ toàn có tiêu đề mà không có nội dung cụ thể.    Bên cạnh đó vấn đề khai thác gỗ bất hợp pháp cũng được đặt câu hỏi và yêu cầu Việt Nam phải nhanh chóng hơn trong việc kiểm soát khai thác gỗ lậu trước khi Châu Âu trở nên quá mệt mỏi trước những lời hứa từ phía Việt Nam.    Tiến sỹ Nguyễn Quang A sau những vất vả từ công an xuất nhập cảnh ở Nội bài cuối cùng đã đặt chân đến Brussels để trình bày ý kiến về EVFTA. Ông Quang A xác nhận tình hình nhân quyền ở Việt Nam xấu đi và một khi EVFTA đòi hỏi Việt Nam phê chuẩn 3 điều khoản ILO còn lại sẽ góp phần cải thiện nhân quyền trong nước. Ông cũng đã nêu tên tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức vốn là người ủng hộ EVFTA và kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam nên trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức.    Đáp lại các câu hỏi của các nghị sỹ EU, ông Khánh cho biết Việt nam đã thông qua 5 trong số 8 điều ILO và đó là dấu hiệu của nỗ lực từ Hà Nội, tuy nhiên ông Khánh không đưa ra câu trả lời chắc chắn khi nào thì 3 điều khoản cốt yếu còn lại sẽ được thông qua. Ông thứ trưởng cũng cho rằng Việt Nam đã tham gia vào hiệp định biến đổi khí hậu Paris như là một chỉ dấu cho cam kết cải thiện môi trường và phát trỉển bền vững, nếu tham gia vào EVFTA thì Việt Nam sẽ còn làm nhiều hơn thế nữa trong lĩnh vực này.    Ông Khánh đã hoàn toàn né tránh vấn đề nhân quyền khi thừa nhận ông “chỉ là một nhà đàm phán thương mại” và nhân quyền không phải là “ lãnh vực chuyên môn” của ông.    Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Đại Công quốc Luxembourg, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên minh châu Âu (EU) Vũ  Anh Quang đã xin phép chủ toạ Benard Lange năm phút thay vì một phút cuối cùng của buổi điều trần để trình bày về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Ông Vũ  Anh Quang tuyên bố rằng vấn đề nhân quyền ở Việt Nam không hoàn hảo như các quốc gia Châu Âu, vì vậy cần phải xem xét Việt Nam đã làm được những gì. Ông còn cho biết thêm rằng Việt Nam không phải là một trong các quốc gia có hồ sơ nhân quyền tệ hại nhất trên thế giới theo xếp hạng của Liên Hiệp Quốc.   Ông Quang muốn nói thêm nữa nhưng cử toạ không cho phép vì cuộc họp cần phải kết thúc đúng thời gian quy định. Phần trình bày bằng vốn tiếng Anh nghèo nàn của ông Quang rất vất vả cho người theo dõi vì không ai kể cả phiên dịch cabin chuyên nghiệp có thể nắm bắt được ý của ông trọn vẹn là gì./.  
......

EVFTA: Các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam cần được đóng vai trò giám sát việc thực thi

Chiều ngày 10/10/2018, tai Brussels –Thủ đô Vương quốc Bỉ, Ủy ban chuyên trách thương mại quốc tế thuộc Nghị viện châu Âu đã tổ chức cuộc điều trần công khai về Hiệp đinh thương mại tự do EU – Việt Nam Buổi điều trần mang tên  “Các hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư giữa EU và Việt Nam  – Lợi ích và giá trị “ Cách đây gần 3 năm vào đầu tháng 12/2015 Việt Nam và EU đã hoàn tất đàm phán hiệp định EVFTA. Tuy nhiên hiệp định chưa được hai bên ký kết chính thức và thông qua để đi vào thực thi. Mối quan tâm của EU đến 3 vấn đề gồm nhân quyền, các quyền của người lao động và bảo vệ môi trường được xem là các rào cản chính. Đai diện nhà cầm quyền CSVN tại cuộc điều trấn là ông Trần Quốc Khánh, thứ trưởng bộ Công thương. Ông Khánh phát biểu 3 vấn đề , trong vấn đề thứ ba được đề cập đến là nhân quyền ông  Khánh nói trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam “đã không bao giờ cam kết điều gì về nhân quyền, vì WTO không tập trung vào nhân quyền”. Ông Khánh khẳng định nhân quyền “nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn” của minh Sau bài phát biểu của đại diện giới cầm quyền CSVN, là phiên thảo luận với tiến sĩ Nguyễn Quang A, người được giới thiệu là “Chuyên gia Nhân quyền đến từ Việt Nam”, và các đại diện của Phòng Thương mại châu Âu ở Việt Nam, Tổ chức Lao động Quốc tế, Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc, và tổ chức vận động hành lang BUSINESS Europe. Tham dư buổi điều trần này có TS. Nguyễn Quang A, người được giới thiệu là “Chuyên gia Nhân quyền đến từ Việt Nam”. Tiến sĩ Nguyễn Quang A nêu rõ  trong vài năm gần đây, tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã “xấu đi”. Ông cho rằng EVFTA với đòi hỏi Việt Nam phải phê chuẩn nốt 3 công ước cốt lõi của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) sẽ giúp cải thiện nhân quyền. Sau cuộc điểu trần, từ Brussels – thủ đô Vương quốc Bỉ, Tiến sĩ Nguyễn Quang A trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành. Đã khẳng định Các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam cần được đóng vai trò giám sát việc thực thi EVFTA.  
......

TỰ HÀO GÌ NGÀY TRUYỀN THỐNG LUẬT SƯ ?

Nói đến ngày 10 tháng 10, tôi vẫn biết ngày song thập dễ nhớ này là ngày quốc khánh Đài Loan, quốc gia đã xâm chiếm đảo Ba Bình, đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa của chúng ta mà đến nay vẫn chưa thu hồi được ! Ngoài ra, thì tôi chẳng rõ nó là ngày gì cho đến khi một vài đồng nghiệp luật sư nhắc nhớ khi gởi lời chúc cho nhau ! “Ngày truyền thống luật sư Việt Nam 10/10”. Tìm hiểu thì : “Ngạc nhiên chưa ?”, ngày truyền thống luật sư này được ông thủ tướng X ký quyết định công nhận từ năm 2013, đồng thời, lý do chọn ngày 10/10 là để kỷ niệm dịp ông Hồ Chí Minh ban hành Sắc Lệnh số 46 ngày 10/10/1945 có nội dung quy định duy trì các tổ chức luật sư đã được thành lập trước đó dưới thời chính quyền thuộc Pháp (xem tham khảo Sắc Lệnh 46 cuối bài). Điều khôi hài là mỗi khi nhắc đến Sắc Lệnh 46 này, thì hầu như các bài viết đều cho rằng đấy là văn bản khai sinh ra nghề nghiệp luật sư Việt Nam !? Bất chấp các tài liệu vẫn đang lưu giữ tại các thư viện như những chứng cứ sống động về một sự thật khác với sự bịa đặt, dối trá để nịnh bợ, để tranh công ... Thật vậy, từ năm 1876, sau khi chiếm trọn xong lục tỉnh miền Đông Nam kỳ, thì nghề luật sư đã được toàn quyền Pháp khi ấy cho thành lập theo Nghị Định ngày 26/11/1876 quy định về việc luật sư biện hộ tại tòa án. Đến ngày 30/01/1911, thì toàn quyền Pháp lại ban hành Sắc Lệnh quy định mở rộng tổ chức luật sư cho cả người Việt tham gia. Ngày 25/05/1930, toàn quyền Pháp ký Sắc Lệnh tổ chức Luật sư đoàn ở Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẳng, quy định mở rộng thêm cho các luật sư không chỉ biện hộ cho thân chủ có quốc tịch Pháp mà cho cả thân chủ không phải là quốc tịch Pháp; không chỉ biện hộ ở tòa án Pháp mà cả toà Nam án. Theo đó, thì người Việt Nam đầu tiên làm luật sư là ông Phan Văn Trường, tốt nghiệp trường Đại học Luật ở Pháp và làm luật sư ngay tại Paris. Năm 1945, trong Sắc Lệnh 46 của ông Hồ Chí Minh, thì các đoàn luật sư được thành lập theo Sắc Lệnh ngày 25/05/1930 vừa nhắc trên đây của toàn quyền Pháp sẽ tiếp tục duy trì hoạt động ... Cho thấy, Sắc Lệnh 46 ngày 10/10/1945 chỉ là văn bản đầu tiên đề cặp đến nghề nghiệp luật sư sau khi nước nhà độc lập, chứ hoàn toàn không phải là văn bản khai sinh nghề nghiệp luật sư vốn đã xuất hiện ở Việt Nam từ 70 năm trước đó. Thế nên, việc chọn ngày 10/10 làm ngày truyền thống luật sư Việt Nam không mang ý nghĩa đặc biệt như mọi người cứ lầm tưởng từ năm 2013 cho đến nay. Chưa kể, qua trải nghiệm thực tế nghề nghiệp suốt 20 năm qua, tôi chưa thấy nghề nghiệp luật sư đáng tự hào như lẽ ra vốn có để có một một ngày truyền thống, ngoài nguyên nhân khách quan còn có cả nguyên nhân chủ quan của chính các luật sư. Thế nên, tôi thấy đặt ngày truyền thống nghề nghiệp luật sư trong giai đoạn hiện nay là vô nghĩa, bởi lẽ đơn giản là chúng ta chưa đủ xứng đáng để tự hào ! Nếu ai đó cho rằng giới luật sư Việt Nam thật sự đáng tự hào khi chứng minh bằng các tên tuổi : LS Trịnh Đình Thảo, LS Nguyễn Mạnh Tường, LS Thái Văn Lung, LS Phan Anh, LS Nguyễn Hữu Thọ, LS Trần Ngọc Liễng ... Thì xin thưa, đấy không phải là những người hành nghề luật sư thuần túy, họ đều là những luật sư lưu danh sử sách bằng sự dấn thân của họ vì lý tưởng, chính sự dấn thân của họ làm nên điều tự hào. Và bao nhiêu người trong giới luật sư hiện nay đã dấn thân, hi sinh chính mình và cả nghề nghiệp luật sư mình yêu quý để làm nên điều tự hào như họ ? Những LS Lê Công Định, LS Nguyễn Văn Đài, LS Lê Thị Công Nhân, LS Lê Quốc Quân ... cũng chưa đủ trọn bàn tay. Điều đó là khác biệt ! Đừng ăn mày theo những tượng đài lịch sử, mà hãy hỏi chính chúng ta, những luật sư ngày nay, ai trong chúng ta tự hào khi : Tự hào gì khi mà thân chủ bị truy tố những tội danh về an ninh quốc gia thì luật sư chỉ biết bàng quan tọa thiền ? Tự hào gì khi mà sau lời bào chữa công phu, hùng hồn của luật sư thì tòa án nghị án 5 phút để tuyên bản án dài 50 phút ? Tự hào gì khi mà các cơ quan truy tố có thể truy bức thân chủ mình để buộc tội trong suốt 24/7 thì luật sư lại chỉ có quyền làm việc với thân chủ mình không quá 60 phút để gỡ tội ? Tự hào gì khi mà luật sư bị thẩm phán cắt lời khi thực hiện thiên chức bào chữa ? Tự hào gì khi mà công lý không được tòa án tuyên từ kết quả lời bào chữa của luật sư mà từ “quan hệ”, từ "chỉ đạo" ? Tự hào gì khi mà những người nguyên là viên chức tư pháp bị kỷ luật ra khỏi ngành thì vào đoàn luật sư ? Tự hào gì khi mà côn đồ có tổ chức hành hung luật sư đến tóe máu thì sau đó được giải quyết bằng đơn bãi nại ? Luật sư Lê Luân và Trần Thu Nam bị côn đồ hành hung Tự hào gì khi mà nguyên tắc bảo mật thông tin khách hàng của luật sư bị tung hê thành điều luật 19.3 buộc luật sư phải tố giác thân chủ ? Tự hào gì khi mà luật sư yếu ớt trước cái nhìn của xã hội, không bảo vệ được nguyên tắc hành nghề của chính mình thì bảo vệ được gì cho thân chủ ? Tự hào gì về quyết định công nhận ngày truyền thống nghề nghiệp được ký từ một kẻ đã phá tan hoang đất nước ? Tự hào gì về quyết định công nhận ngày truyền thống dựa trên một văn bản chỉ có ý nghĩa duy trì các tổ chức nghề nghiệp luật sư vốn đã có từ thời thuộc Pháp ? Cho thấy, giới luật sư đang hành nghề trong một giai đoạn đáng xấu hổ nhất trong suốt chiều dài lịch sử, kể từ ngày xuất hiện nghề luật sư từ năm 1876 tại Việt Nam cho đến nay. Như thế, thì giới luật sư hiện nay có xứng đáng chúc mừng nhau về sự tự hào vay mượn của thế hệ cha anh hay không ? Truyền thống tự hào không đến từ văn bản công nhận của chính quyền, mà truyền thống chỉ có thể sở hữu bằng sự tự hào về nghề nghiệp và nhất thiết phải do chính giới luật sư hiện nay làm nên, không chỉ bằng sự chuyên nghiệp và tận tâm là đủ, mà còn bằng danh dự, bằng sự dũng cảm, bằng sự dấn thân vì một lý tưởng tối hậu : Công lý. Tuy vậy, tôi vẫn tin rằng vẫn nên có một ngày truyền thống luật sư Việt Nam, nhưng không phải với “thành tích” của đội ngũ luật sư hiện có, không phải vào lúc này, và càng không phải không phải từ văn bản công nhận của chính quyền ... Chỉ khi mà chúng ta không còn phải chất vấn nhau bằng loạt các câu hỏi trên. Một ngày nào đó ... Viết cho ngày 10/10 (LS Đặng Đình Mạnh ) ----------------------------------------------- SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI SỐ 46 NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 1945 CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ Chiểu theo lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Sau khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã hỏi ý kiến của ông Chánh nhất, ông Chưởng lý Toà Thượng thẩm và các luật sư Hà Nội; Sau khi Hội đồng Chính phủ đã thoả luận ngày mồng 4 tháng 10 dương lịch năm 1945; RA SẮC LỆNH: Điều thứ 1: Các tổ chức các đoàn thể luật sư trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vẫn tạm giữ như cũ. Sắc lệnh ngày 25 tháng 5 năm 1930 quy định sự tổ chức ấy vẫn tạm thi hành với các điều sửa đổi sau này. Điều thứ 2: Các luật sư có quyền bào chữa ở trước tất cả cá toà án hàng tỉnh trở lên và trước các toà án quân sự. Điều thứ 3: Điều thứ 5 sắc lệnh ngày 25 tháng 5 năm 1930 này bãi bỏ và thay bằng điều sau đây: "Muốn được liệt danh vào bảng luật sư tại Toà Thượng thẩm Hà Nội hay Sài Gòn phải có đủ những điều kiện sau này: 1- Có quốc tịch Việt Nam, bất luận nam nữ; 2- Có bằng cử nhân luật; 3- Đã làm luật sự tập sự trong ba năm (kể từ ngày tuyên thệ) ở một Văn phòng luật sư thực thụ trong nước Việt Nam. Những người đã làm luật sự tập sự ở Pháp có thể xin tính thời hạn tập sự ở Pháp nhưng chỉ được trừ nhiều nhất là 12 tháng. 4- Có hạnh kiểm tốt; 5- Được bằng chứng rằng đã hết hạn tập sự và đủ tư cách làm luật sự thực thụ. Bằng chứng ấy sẽ do Hội đồng kỷ luật luật sư cấp cho sau khi đã xét tài năng và đức hạnh của vị luật sư tập sự ấy. Nếu xét ra rằng luật sự tập sự chưa đủ tư cách, Hội đồng kỷ luật sau khi hỏi vị luật sự tập sự có thể gia hạn tập sự thêm một năm. Hội đồng kỷ luật chỉ có quyền gia hạn thêm tập sự ấy hai lần là cùng (mỗi lần một năm). Hết hạn hai năm ấy, Hội đồng kỷ luật phải cấp bằng chứng hay từ chối hẳn. Nếu từ chối thì bản quyết nghị của Hội đồng phải nói rõ nguyên cớ. Hội đồng phải gửi bản sao bản quyết nghị của mình cho ông Chưởng lý Toà Thượng thẩm và cho vị luật sư tập sự. Trong hạn một tháng kể từ ngày nhận được bản sao ấy, ông Chưởng lý và vị luật sư tập sự có quyền kháng cáo lên Toà Thượng thẩm theo Điều thứ 13 Sắc lệnh ngày 25 tháng 5 năm 1930 sửa đổi do Sắc lệnh ngày 24 tháng 7 năm 1931" Điều thứ 4: Đoàn thể luật sự thuộc Toà Thượng thẩm Sài Gòn hay Toà Thượng thẩm Hà Nội sẽ bầu một Hội đồng Luật sư nếu trong thuộc hạt có mười Văn phòng trở lên. Nếu không đủ số mười Văn phòng thì các luật sư thực thụ sẽ họp lại thành "Ban luật sư thực thụ" để tạm giữ nhiệm vụ của một Hội đồng luật sư. Ban ấy sẽ tự bầu lấy Chủ tịch và tổ chức lấy công việc. Điều thứ 5: Những luật sư đã tập sự được mười tám tháng thì Hội đồng luật sư có thể cho phép tạm quản lý một Văn phòng. Điều thứ 6: Những điều lệ nào trái với sắc lệnh này đều bãi bỏ. Điều thứ 7: Bộ trưởng Bộ Tư pháp chiểu sắc lệnh thi hành. Hồ Chí Minh (Đã ký). Fb. Manh Dang https://chantroimoimedia.com/…/tu-hao-gi-ngay-truyen-thong…/ Ảnh: Luật sư Luân Lê, Trần Thu Nam bị hành hung
......

THẮNG LỢI NHỎ TỪ PHÉP THỬ BRUSSELLS

Mãi đến giờ chót, phép thử Brussells mới mang đến kết quả mong đợi: buổi tối ngày 8 tháng Mười năm 2018, Tiến sĩ Nguyễn Quang A được bước lên máy bay và chiếc máy bay ấy đã cất cánh đi Bỉ. Ảnh: Tiến sĩ Nguyễn Quang A trong một lần biểu tình phản đối Formosa tại Hà Nội. Lần đầu tiên… cạo sửa hộ chiếu Chẳng hề dễ dàng để trải qua quy trình kiểm tra hành lý, kiểm tra hộ chiếu và visa, kiểm tra an ninh như những hành khách bình thường, bởi những người hoạt động nhân quyền luôn phải chịu cảnh bất kỳ lúc nào cũng bị công an cửa khẩu và các cơ quan ‘nghiệp vụ đặc biệt’ của Bộ Công an chặn bắt, giam lỏng khi định ra phi trường, chặn bắt ngay tại phi trường, thậm chí đã ngồi trên máy bay mà vẫn còn bị công an lôi xuống. Cũng bởi thế, giới hoạt động dân chủ nhân quyền thường hài hước với nhau rằng chỉ đến khi máy bay thực sự cất cánh, và để chắc chắn nhất khi bay khoảng vài chục phút, thì mới khẳng định được là mình đã tự do. Ông già 72 tuổi Nguyễn Quang A vừa thoát nạn theo cách đó, sau vài chục lần bị công an bắt cóc và câu lưu đủ mọi nơi mọi lúc từ năm 2015 đến nay. Thậm chí, lần đi Bỉ này của Tiến sĩ A còn mang một dấu ấn quá ư đặc biệt, đặc biệt đến nỗi đó là lần đầu tiên xảy ra đối với giới hoạt động nhân quyền ở Việt Nam: chỉ đến giờ chót của ngày 8/10/2018, Cục A67 của Bộ Công an mới đột ngột đưa cho ông một cuốn hộ chiếu mới tinh, được ký cùng ngày đó. Vì sao lại có chuyện lạ lùng thế? Phải chăng hộ chiếu cũ của người có tên Nguyễn Quang A đã hết hạn hoặc bị trục trặc gì đó? Không, cuốn hộ chiếu đó chưa hề hết hạn, và cũng chẳng có sai sót nào để ông A không thể bước qua cửa kiểm tra an ninh mà bay lên trời. Nhưng lại có một chuyện lạ. Vào buổi sáng 8 tháng Mười là ngày Tiến sĩ A dự kiến sẽ lên máy bay đi Bỉ vào buổi tối cùng ngày, ông thuật lại về ‘Trò bẩn của an ninh đây’: “Sáng nay 1 sĩ quan A67 gọi điện xin trao đổi 5 phút. Tôi từ chối gặp. Họ cứ đến nhà, người giúp việc mở cửa họ vào, bảo tôi có khách an ninh. Tôi từ chối tiếp. Vợ tôi nói cho họ về cách hành xử không thể chấp nhận được của họ. Rồi lên bảo tôi xuống tiếp họ vài phút. Họ thông báo họ sẽ không cản tôi đi Bỉ. Nhưng cứ dặn đi dặn lại xem lại hộ chiếu và chứng minh thư. (Rất nhiều lần). Tôi bảo hộ chiếu tôi đi cả trăm lần cho đến nay không có vấn đề gì. Nhưng ngày 18-9-2018 khi giữ tôi họ đã lấy hộ chiếu của tôi mang đi đâu đó và nếu có gì thì là do A67 gây ra. Cậu sĩ quan cứ nhắc lại cứ xem cẩn thận. Tôi dở ra và đây TRÒ MÈO của họ Đây. Tôi sinh 1946 nhưng an ninh đã dùng bút mực chữa thành 49. Tôi đi được Brussells hay không với cá nhân tôi không quan trọng, nhưng phải vạch mặt bọn tìm mọi cách phá hoại EVFTA”. Từ trước tới nay, giới đấu tranh nhân quyền đã quá quen thuộc với các trò bẩn của công an như triệu tập vô pháp, bắt cóc, câu lưu, đánh đập dã man, cho đến những tiểu xảo như xịt sơn vào cổng nhà, khóa trái cổng nhà, ném mắm tôm vào nhà… Nhưng cạo sửa hộ chiếu thì chỉ mới là lần đầu tiên - có lẽ được truyền cảm hứng từ chủ thuyết ‘kiến tạo và hành động’ của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Khoảng hai tuần trước cái ngày 8 tháng Mười ấy, vào một buổi sáng gần cuối tháng Chín năm 2018, sau khi nói chuyện với một nhà nghiên cứu Úc tại quán cà phê Highland, Tiến sĩ Nguyễn Quang A xách va ly ra để chuẩn bị bay từ Hà Nội vào Sài Gòn để bay tiếp đi Úc. Nhưng khi ông đến phố Hoàng Diệu thì bị những kẻ mặc thường phục tống lên xe trực chỉ đồn công an Nội Bài. Ông bị câu lưu cho đến 6 giờ tối - lần câu lưu thứ 20 đối với ông kể từ cuối năm 2014. “Hoá ra họ sợ tôi qua Úc rồi đi thẳng Brussells dự Điều trần của Quốc hội Châu Âu về Hiệp định tự do thương mại EU-Việt Nam (EVFTA) vào ngày 10-10 vì họ cứ hỏi tôi có đi thẳng châu Âu không?...” - Tiến sĩ Nguyễn Quang A thuật lại trên facebook của ông. Thắng lợi nhỏ của EU Tiến sĩ Nguyễn Quang A là một trong những khách mời của Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu (thuộc Cộng đồng châu Âu) cho một cuộc điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam - sẽ được Ủy ban thương mại quốc tế châu Âu tổ chức với sự có mặt của ba bên: EU, Bộ Công thương Việt Nam và một vài nhà hoạt động nhân quyền từ Việt Nam - dự kiến diễn ra vào ngày 10 tháng Mười năm 2018 tại Brussells (Bỉ), nơi hiện diện trụ sở chính của Liên minh châu Âu, để quyết định có ký chính thức EVFTA hay là không. Việc tổ chức một cuộc điều trần tay ba về nhân quyền tại Brussells là một hành động chưa từng có và được xem là dũng cảm hơn hẳn của EU so với thái độ liên tiếp nhân nhượng chính quyền Việt Nam trước đây của họ. Đó chính là một phép thử để xem trong bối cảnh chính thể Việt Nam đang quá khốn quẫn về các nguồn ngoại tệ và quá trông ngóng EVFTA, họ có chịu ‘nhả’ chút nào về nhân quyền, có chịu ký 3 công ước quốc tế về lao động mà EU khẩn thiết yêu cầu, hay là không. Nếu Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu không ký EVFTA vào tháng Mười hay tháng Mười Một năm 2018, chính thể Việt Nam sẽ phải tiếp tục chờ cơ hội cuối cùng vào đầu năm 2019, trước khi diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng Năm năm 2019. Nhưng cũng như số phận của Hiệp định TPP đã đột ngột đảo lộn từ êm thắm sang bỏ bê ngay sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào cuối năm 2016, chẳng có gì bảo đảm là EVFTA sẽ hanh thông sau khi có một Nghị viện châu Âu mới. Thậm chí một số nhà phân tích còn dự đoán rằng sau tháng Năm năm 2019, số phận của EVFTA sẽ là rất mong manh, thậm chí sẽ bị hủy bỏ theo cái cách chẳng còn ai ngó ngàng đến nó. Nhưng vào cuối tháng Chín năm 2018, việc nhà hoạt động Nguyễn Quang A bị nhà cầm quyền và công an Việt Nam cấm đoán thô bạo không cho xuất cảnh đi Úc vì sợ ông sẽ sang Bỉ chính là một bằng chứng không thể sống động hơn về lời cam kết lẫn tuyên rao ‘Việt Nam luôn quan tâm và bảo đảm các quyền con người’. Hành vi công an cạo sửa hộ chiếu của ông, rất rõ ràng, chính là âm mưu gây khó và cản trở đối với Tiến sĩ A khi ông xuất trình hộ chiếu tại sân bay Nội Bài, một khi công an không thể mãi trơ mặt tìm cách bắt cóc và câu lưu để Tiến sĩ A không đến được phi trường quốc tế. Nhưng rốt cuộc, phép thử Brussells đã hiện ra kết quả ngay vào những phút chót. Nhà cầm quyền đã phải ‘buông’ Tiến sĩ Nguyễn Quang A và để cho ông đến sự phiên điều trần nhân quyền - EVFTA tại Bỉ vào ngày 10 tháng Mười năm 2018. Sau quá nhiều cuộc đối thoại nhân quyền giữa EU với chính thể Việt Nam trong nhiều năm qua mà kết quả hầu như là con số 0, thậm chí vai trò của EU còn bị giới quan chức và công an trị Việt Nam công khai xem thường, có thể cho rằng việc công an Việt Nam không dám chặn Tiến sĩ Nguyễn Quang A đi Bỉ là thắng lợi đầu tiên của EU trong cuộc đấu tranh và đấu trí nhân quyền với phía Việt Nam, dù chỉ mang ý nghĩa như một thắng lợi nhỏ nhoi.   Bài học 2006 Nhưng vẫn còn những dấu hỏi đánh đố ghê gớm: khi nào Việt Nam sẽ thỏa mãn những đòi hỏi của EU về cải thiện nhân quyền là phê chuẩn ba hiệp ước của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO) về tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, bãi bỏ lao động cưỡng bức, tức ít nhất Việt Nam phải sớm ban hành luật về Hội và công nhận Công Đoàn Độc Lập? Trước hay sau khi EVFTA được Nghị viện Châu Âu thông qua?   Hãy đừng bao giờ quên bài học 2006. Vào năm 2006, chính thể Việt Nam đã nhún mình giảm đàn áp giới nhân quyền và bất đồng chính kiến để tiếp đón Tổng Thống Mỹ George Bush tại Hà Nội, và sang năm 2007 Việt Nam được Mỹ nhấc khỏi CPC (Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo), tức được giảm cấm vận kinh tế, đồng thời. Nhưng chỉ một năm sau đó, từ năm 2008 trở đi, công an Việt Nam liên tiếp gia tăng tống giam người bất đồng như một kiểu “bắt bù.” Tròn một con Giáp sau sự tráo trở trên, kịch bản “vào trước, bắt sau” hầu như đang tái hiện ở Việt Nam. Lần này là Hiệp Định EVFTA. Phạm Chí Dũng https://www.voatiengviet.com  
......

Hòa thượng Thích Không Tánh: “Mọi diễn biến đều là duyên”

Tin về việc Hòa Thượng Thích Quảng Độ lên tàu về Thái Bình, an dưỡng nơi quê cũ của ngài đã dấy lên nhiều điều bàn tán trong công chúng. Nơi lưu trú của Hòa Thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện (số 90 Trần Huy Liệu) đã từ chối, sập cửa với ngài từ 15/9/2018, theo quyết định của trụ trì Thích Thanh Minh, mà theo nhiều người mô tả là “vội vã và tàn nhẫn”. Nhiều năm nay, Hòa Thượng Thích Quảng Độ vẫn được coi là biểu tượng tranh đấu của Phật giáo chân chính trong nước, nhiều lần được các giải thưởng cao quý của quốc tế và được đề cử nhiều lần giải Nobel Hòa Bình. Để nói thêm về chuyện này, Hòa Thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, Sài Gòn (đã bị cưỡng chế đập bỏ) dành ít thời gian cho nội dung dưới đây. *** Thưa hòa thượng Thích Không Tánh, xin ngài cho biết về tình hình của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, mà nghe đâu là đã trở về Thái Bình vào ngày 5/10 vừa rồi. Xin được tóm tắt như vậy, Những gì diễn ra không phải là bất ngờ mà đã nằm trong những “xếp đặt” từ lâu rồi đối với ngài. Thực tế lúc này thì hòa thượng Thích Quảng Độ đã về ở Chùa Long Khánh, thôn Đông Đoài, xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, Thái Bình. Ngài đã lớn tuổi và cũng mỏi mệt nên muốn được nghỉ ngơi, và nói chỉ còn chờ lúc vãn sanh. Ngài cũng nói khi ngài mất rồi thì Hội Đồng Lưỡng Viện của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nên chọn thời điểm thích hợp để cùng họp bàn và bầu chọn vị trí Đệ lục Tăng Thống. Nói vậy bởi lúc này thì ngài chọn nghỉ ngơi mà không từ nhiệm. Tuy nhiên, việc ngài về quê và tạm thời không quản lý việc Phật sự trong một thời gian, cũng khiến cho nhiều người lo ngại và nghĩ rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất có thể không còn nữa. Hiện nay chúng tôi đã nhận được nhiều hình ảnh và thông tin báo rằng ngài hiện cũng an nhàn và không gặp khó khăn gì. Về phần tuổi già của ngài, thì tôi cũng có mừng việc ngài được thảnh thơi vì lâu nay đã quá mệt mỏi rồi. Nhưng về mặt thế sự thì rõ rằng Nhà nước Việt Nam đang đắc lợi vì không còn phải mang tiếng là giam lỏng ngài, hết sức thuận lợi trong các việc đối thoại quốc tế. Còn về phía Giáo hội (Thống Nhất) thì cũng có ý kiến hụt hẫng, buồn lo là việc Đức Tăng Thống quy ẩn như vậy có thể ảnh hưởng đến tồn vong của giáo hội, vốn đã gặp nhiều khó khăn từ 1975 đến nay. Bởi lúc này hình ảnh của ngài thi quá lớn, khó mà thay thế được. Tin tức nói là Đức Tăng Thống bị “đẩy” ra khỏi Thanh Minh Thiền Viện từ 15/9 trong tình cảnh rất o ép, nhưng đến tuần đầu tháng 10 thì ngài mới rời khỏi Sài Gòn. Như vậy là có hay không chuyện ngài đã cố tìm cách ở lại nhưng không còn được nữa? Theo tôi, mọi thứ diễn ra thế nào, thì cũng thuộc về quyết định cuối cùng của ngài, chứ không ai có thể ép được ngài. Mọi lời bình luận như “áp lực chính trị” hay “trục xuất” chỉ có ý nghĩa một phần, vì Đức Tăng thống đã chọn một phương thức theo ý ngài. Bên cạnh đó, mọi thứ như một kịch bản do “ai đó” dàn dựng, đã được sắp xếp, như một cách hờm sẳn từ trước. Có thể Đức Tăng Thống biết, nhưng một thân một mình, sức yếu nên việc ứng phó cho thế nào để phù hợp là điều chỉ có ngài mới rõ. Đây là điều xin quý anh chị cứ tự suy luận đơn giản thì cũng sẽ biết. Được biết, ngay cả ngôi từ đường ở Thái Bình mà hiện nay ngài trở về đã được chính quyền âm thầm xây cất, chỉnh tu từ 2 năm trước. Mọi thứ rất khang trang. Chung quanh các tin tức rối và nhiều, nhưng sự thật thì như tôi vừa trình bày. Việc Đức Tăng Thống bãi nhiệm 2 người của Giáo hội và viết thư tay kêu gọi tín đồ, tăng ni… hãy đoàn kết với nhau cho thấy điều gì đang xảy ra trong nội bộ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất? Trước giờ, Đức Tăng Thống từng ra nhiều giáo chỉ liên quan đến việc bổ nhiệm. bãi nhiệm, từ chối… nhân sự trong Giáo hội nhưng nói cho đúng, bối cảnh lúc trước ngài bị cô lập, thiếu thông tin rồi nóng lòng vì an nguy của Giao hội nên chịu nhiều tác động của những người có điều kiện kề cận hay liên lạc với ngài. Có giáo chỉ của ngài đưa ra thì hợp lý nhưng cũng có giáo chỉ ký xuống thì lại bất thường… Những việc như vậy cho thấy sự bất cập của Giáo hội và cũng không đúng với hiến chương của Giáo hội. Chẳng hạn như việc ngưng chức của HT Thích Chánh Lạc hay HT Thích Viên Lý đều là chuyện ai nấy bắt ngờ và lo ngại vì biết rằng ngài chịu nhiều tác động không đúng. Mà những điều đó đã kéo dài nhiều năm chứ không phải đến bây giờ mới có. Lúc này, trước khi thuận theo việc phải an trí, ngài như muốn làm một vài điều cuối nhằm tạo lại cân bằng cho sinh hoạt Giáo Hội (như trường hợp bãi nhiệm cư sĩ Lê Công Cầu – chú thích của người phỏng vấn). Nếu theo dõi những khó khăn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất lâu nay, ắt quý vị sẽ hiểu. Nhưng cốt lõi là ngài bị cô lập quá lâu và không được tiếp xúc và thảo luận với chư tôn trong và ngoài nước nên ít kiểm soát đúng được tình hình. Rất nhiều Phật tử hoang mang trước sự kiện mới mẻ này. Vốn là một người từng nhiều năm sát cánh bên Đức Tăng Thống và am hiểu tình hình của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, ngài có thể cho một lời khuyên như thế nào về tình hình lúc này? Nhà nước Việt Nam đã hết sức khôn ngoan trong việc giải thoát cho chính họ việc luôn bị lên án là cô lập hòa thượng Thích Quảng Độ. Họ tạo nên các tình huống và đưa đến cung đường hẹp cuối cùng là ngài phải về quê, nơi được tạo dựng rất khang trang đón sẵn. Đức Tăng Thống đã quá già yếu và cô đơn nên không đủ tự chủ trong những việc như vậy. Sự chuẩn bị công phu của phía Nhà nước Việt Nam hoàn toàn đem lại một bộ mặt khác cho họ về vấn đề đàn áp tôn giáo, thuận lợi với Châu Âu trong việc ký kết hiệp ước thương mại chẳng hạn. Về mặt con người thì chúng ta mừng cho ngài tuổi già sức yếu, nay được yên ổn. Nhưng về mặt Giáo hội thì lại có nhiều nỗi lo. Tuy vậy, tôi nghĩ rằng mọi thứ trên đời này đều có những huyền cơ, con người, Giáo hội hay đất nước đều vậy. Tôi mong rằng tất cả các tăng ni, tín đồ có một lòng hoài bão với đất nước, dân tộc và đạo pháp nên nuôi một niềm tin rằng mọi diễn biến đều có cơ duyên của nó, còn trước mặt hiện ra chỉ là thời sự của giai đoạn. Xin mọi người vững lòng, tâm an nhiên, cùng quyết đồng hành với đạo pháp, dân tộc. Khi mọi thứ thuận duyên từ trong ra ngoài, từ quốc nội đến hải ngoại thì những điều tốt đẹp nhất chắc chắn sẽ đến. Lúc này là lúc ý thức cần phải được gieo và bừng lên trong mỗi con người, biết lo lắng và nghĩ suy cho tiền đồ của quê hương, điều đó quan trọng hơn một diễn biến nhất thời trước mắt. Tuấn Khanh (ghi)
......

Hòa thượng Thích Không Tánh: “Mọi diễn biến đều là duyên”.

Tin về việc Hòa Thượng Thích Quảng Độ lên tàu về Thái Bình, an dưỡng nơi quê cũ của ngài đã dấy lên nhiều điều bàn tán trong công chúng. Nơi lưu trú của Hòa Thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện (số 90 Trần Huy Liệu) đã từ chối, sập cửa với ngài từ 15/9/2018, theo quyết định của trụ trì Thích Thanh Minh, mà theo nhiều người mô tả là “vội vã và tàn nhẫn”. Nhiều năm nay, Hòa Thượng Thích Quảng Độ vẫn được coi là biểu tượng tranh đấu của Phật giáo chân chính trong nước, nhiều lần được các giải thưởng cao quý của quốc tế và được đề cử nhiều lần giải Nobel Hòa Bình. Để nói thêm về chuyện này, Hòa Thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, Sài Gòn (đã bị cưỡng chế đập bỏ) dành ít thời gian cho nội dung dưới đây. *** Thưa hòa thượng Thích Không Tánh, xin ngài cho biết về tình hình của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, mà nghe đâu là đã trở về Thái Bình vào ngày 5/10 vừa rồi. Xin được tóm tắt như vậy, Những gì diễn ra không phải là bất ngờ mà đã nằm trong những “xếp đặt” từ lâu rồi đối với ngài. Thực tế lúc này thì hòa thượng Thích Quảng Độ đã về ở Chùa Long Khánh, thôn Đông Đoài, xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, Thái Bình. Ngài đã lớn tuổi và cũng mỏi mệt nên muốn được nghỉ ngơi, và nói chỉ còn chờ lúc vãn sanh. Ngài cũng nói khi ngài mất rồi thì Hội Đồng Lưỡng Viện của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nên chọn thời điểm thích hợp để cùng họp bàn và bầu chọn vị trí Đệ lục Tăng Thống. Nói vậy bởi lúc này thì ngài chọn nghỉ ngơi mà không từ nhiệm. Tuy nhiên, việc ngài về quê và tạm thời không quản lý việc Phật sự trong một thời gian, cũng khiến cho nhiều người lo ngại và nghĩ rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất có thể không còn nữa. Hiện nay chúng tôi đã nhận được nhiều hình ảnh và thông tin báo rằng ngài hiện cũng an nhàn và không gặp khó khăn gì. Về phần tuổi già của ngài, thì tôi cũng có mừng việc ngài được thảnh thơi vì lâu nay đã quá mệt mỏi rồi. Nhưng về mặt thế sự thì rõ rằng Nhà nước Việt Nam đang đắc lợi vì không còn phải mang tiếng là giam lỏng ngài, hết sức thuận lợi trong các việc đối thoại quốc tế. Còn về phía Giáo hội (Thống Nhất) thì cũng có ý kiến hụt hẫng, buồn lo là việc Đức Tăng Thống quy ẩn như vậy có thể ảnh hưởng đến tồn vong của giáo hội, vốn đã gặp nhiều khó khăn từ 1975 đến nay. Bởi lúc này hình ảnh của ngài thi quá lớn, khó mà thay thế được. Tin tức nói là Đức Tăng Thống bị “đẩy” ra khỏi Thanh Minh Thiền Viện từ 15/9 trong tình cảnh rất o ép, nhưng đến tuần đầu tháng 10 thì ngài mới rời khỏi Sài Gòn. Như vậy là có hay không chuyện ngài đã cố tìm cách ở lại nhưng không còn được nữa? Theo tôi, mọi thứ diễn ra thế nào, thì cũng thuộc về quyết định cuối cùng của ngài, chứ không ai có thể ép được ngài. Mọi lời bình luận như “áp lực chính trị” hay “trục xuất” chỉ có ý nghĩa một phần, vì Đức Tăng thống đã chọn một phương thức theo ý ngài. Bên cạnh đó, mọi thứ như một kịch bản do “ai đó” dàn dựng, đã được sắp xếp, như một cách hờm sẳn từ trước. Có thể Đức Tăng Thống biết, nhưng một thân một mình, sức yếu nên việc ứng phó cho thế nào để phù hợp là điều chỉ có ngài mới rõ. Đây là điều xin quý anh chị cứ tự suy luận đơn giản thì cũng sẽ biết. Được biết, ngay cả ngôi từ đường ở Thái Bình mà hiện nay ngài trở về đã được chính quyền âm thầm xây cất, chỉnh tu từ 2 năm trước. Mọi thứ rất khang trang. Chung quanh các tin tức rối và nhiều, nhưng sự thật thì như tôi vừa trình bày. Việc Đức Tăng Thống bãi nhiệm 2 người của Giáo hội và viết thư tay kêu gọi tín đồ, tăng ni… hãy đoàn kết với nhau cho thấy điều gì đang xảy ra trong nội bộ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất? Trước giờ, Đức Tăng Thống từng ra nhiều giáo chỉ liên quan đến việc bổ nhiệm. bãi nhiệm, từ chối… nhân sự trong Giáo hội nhưng nói cho đúng, bối cảnh lúc trước ngài bị cô lập, thiếu thông tin rồi nóng lòng vì an nguy của Giao hội nên chịu nhiều tác động của những người có điều kiện kề cận hay liên lạc với ngài. Có giáo chỉ của ngài đưa ra thì hợp lý nhưng cũng có giáo chỉ ký xuống thì lại bất thường… Những việc như vậy cho thấy sự bất cập của Giáo hội và cũng không đúng với hiến chương của Giáo hội. Chẳng hạn như việc ngưng chức của HT Thích Chánh Lạc hay HT Thích Viên Lý đều là chuyện ai nấy bắt ngờ và lo ngại vì biết rằng ngài chịu nhiều tác động không đúng. Mà những điều đó đã kéo dài nhiều năm chứ không phải đến bây giờ mới có. Lúc này, trước khi thuận theo việc phải an trí, ngài như muốn làm một vài điều cuối nhằm tạo lại cân bằng cho sinh hoạt Giáo Hội (như trường hợp bãi nhiệm cư sĩ Lê Công Cầu – chú thích của người phỏng vấn). Nếu theo dõi những khó khăn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất lâu nay, ắt quý vị sẽ hiểu. Nhưng cốt lõi là ngài bị cô lập quá lâu và không được tiếp xúc và thảo luận với chư tôn trong và ngoài nước nên ít kiểm soát đúng được tình hình. Rất nhiều Phật tử hoang mang trước sự kiện mới mẻ này. Vốn là một người từng nhiều năm sát cánh bên Đức Tăng Thống và am hiểu tình hình của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, ngài có thể cho một lời khuyên như thế nào về tình hình lúc này? Nhà nước Việt Nam đã hết sức khôn ngoan trong việc giải thoát cho chính họ việc luôn bị lên án là cô lập hòa thượng Thích Quảng Độ. Họ tạo nên các tình huống và đưa đến cung đường hẹp cuối cùng là ngài phải về quê, nơi được tạo dựng rất khang trang đón sẵn. Đức Tăng Thống đã quá già yếu và cô đơn nên không đủ tự chủ trong những việc như vậy. Sự chuẩn bị công phu của phía Nhà nước Việt Nam hoàn toàn đem lại một bộ mặt khác cho họ về vấn đề đàn áp tôn giáo, thuận lợi với Châu Âu trong việc ký kết hiệp ước thương mại chẳng hạn. Về mặt con người thì chúng ta mừng cho ngài tuổi già sức yếu, nay được yên ổn. Nhưng về mặt Giáo hội thì lại có nhiều nỗi lo. Tuy vậy, tôi nghĩ rằng mọi thứ trên đời này đều có những huyền cơ, con người, Giáo hội hay đất nước đều vậy. Tôi mong rằng tất cả các tăng ni, tín đồ có một lòng hoài bão với đất nước, dân tộc và đạo pháp nên nuôi một niềm tin rằng mọi diễn biến đều có cơ duyên của nó, còn trước mặt hiện ra chỉ là thời sự của giai đoạn. Xin mọi người vững lòng, tâm an nhiên, cùng quyết đồng hành với đạo pháp, dân tộc. Khi mọi thứ thuận duyên từ trong ra ngoài, từ quốc nội đến hải ngoại thì những điều tốt đẹp nhất chắc chắn sẽ đến. Lúc này là lúc ý thức cần phải được gieo và bừng lên trong mỗi con người, biết lo lắng và nghĩ suy cho tiền đồ của quê hương, điều đó quan trọng hơn một diễn biến nhất thời trước mắt. Tuấn Khanh (ghi)
......

Trọng làm Chủ Tịch Nước, Đồng Chí X chết chắc?

Ngày mùng 3 tháng 10, Ban chấp hành Trung ương Đảng thống nhất 100% việc giới thiệu Tổng Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước. Và với một quốc hội toàn những ông bà nghị gật thì việc Trọng “vắt chân ngồi hai ghế” là chuyện tất lẽ dĩ ngẫu. Với việc Trọng một lúc có tới 2 chức danh thì cán cân quyền lực đã nghiêng hoàn toàn về gã đầu bạc. Quyền hành của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bị thu hẹp đáng kể, trong khi chức chủ tịch quốc hội của Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ hoàn toàn chỉ như con vẹt được bảo gì thì nói đấy. Trong bối cảnh như vậy, dù không thể nói ra nhưng Phúc và Ngân chắc chắn đang vô cùng bức xúc. Chưa biết chừng âm mưu chống lại phe Đảng gồm những người miền bắc đang được nhen nhóm mạnh mẽ trong phe miền Trung của Phúc và phe miền nam của Ngân. Nhưng có lẽ trong tình hình hiện nay, người bức xúc và rơi vào tình trạng lo ngại nhất chính là cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Cái nhìn căm hờn của Dũng ném về phía Trọng trong đám tang của Quang đã cho thấy tất cả. Rất có thể lần này, sau khi đủ lông đủ cánh với chiếc ghế chủ tịch nước, Trọng sẽ ra đòn quyết định đối với Dũng. Và dù khôn ngoan tới cỡ nào thì Dũng cũng khó qua được “kiếp nạn” này. Kể từ khi Tập Cận Bình lên chức chủ tịch nước Trung Quốc (kiêm Tổng Bí Thư) vào năm 2012, Nguyễn Tấn Dũng chưa bao giờ đặt chân tới Bắc Kinh. Trước đó, Dũng đã từng thăm chính thức Bắc Kinh 2 lần vào năm 2008 và 2010 và được người tiền nhiệm của Tập Cận Bình là Hồ Cẩm Đào đón tiếp trọng thị. Thậm chí, lần đến thăm Trung Quốc duy nhất dưới thời Tập trước khi về làm người tử tế diễn ra vào đầu tháng 9/2013, đồng chí X cũng chỉ tới Nam Ninh thuộc tỉnh Quảng Tây tham dự hội chợ Trung Quốc – ASEAN thứ 10 (CAEXPO 10) và hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường. Chứ Dũng chưa hề đặt chân đến Bắc Kinh bao giờ. Là người chống Tập Cận Bình mạnh mẽ và nổi tiếng với câu nói “Không đổi chủ quyền lãnh thổ lấy tình bạn viển vông”, cũng từng là thứ trưởng Bộ Nội Vụ nên Dũng rất hiểu những chiêu thức gì mà Tập Cận Bình có thể tung ra để giết mình. Đó là bài học lớn mà những lãnh đạo cấp cao Việt Nam sau này đã không học và hậu quả là Trần Đại Quang, Nguyễn Bá Thanh chết còn Đinh Thế Huynh sức khỏe tuột dốc và mất chức sau những chuyến thăm của các ông này tới đất nước của ông bạn 4 Tốt, 16 Chữ Vàng. Mặc dù khéo né được những âm mưu thủ tiêu của Trung Quốc và cả những người đồng chí của mình, nhưng giờ đồng chí X khó mà thoát được khỏi cánh tay nối dài của Tập là Nguyễn Phú Trọng, khi mà Trọng được Tập gật đầu cho hợp nhất hóa 2 chức vụ. Khẩu đại bác đã khai nòng khi mới đây báo chí lề đảng đã đồng loạt đưa tin sẽ khởi tố cựu bộ trưởng bộ 4T Nguyễn Bắc Son vì dính dáng vào vụ đồng ý cho Mobiphone mua AVG với giá lên tới gần 9000 tỷ đồng. Đây cũng là vụ án có sự liên quan trực tiếp tới con gái của đồng chí X là Nguyễn Thanh Phượng… Dũng cũng không thể ngờ rằng Trọng lại sẵn sàng bán rẻ đất nước nhanh như thế để được Tập gật đầu cho làm 2 chức danh. Và để được “vắt chân 2 ghế”, Trọng phải cam kết với Tập Cận Bình im lặng trong vấn đề tranh chấp biển đảo; Đẩy nhanh tiến trình đặc khu hóa Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc; Tiếp tục mở rộng việc sử dụng đồng nhân tệ ra nhiều tỉnh thành trong cả nước; Đẩy mạnh ưu tiên đặc quyền cho các doanh nghiệp Tàu vào làm ăn... và đưa Dũng ra xử vì tội danh tham nhũng nhưng thực tế là vì dám hỗn với anh Tập. Khi mà chiếc thòng lọng đang thít vào cổ thì Dũng chỉ có thể than trời nuối tiếc là khi quyền hành đang nằm trong tay mà đánh rắn không đánh dập đầu, rồi để giờ bị rắn cắn lại. Giờ thấy ngu thì đã quá muộn rồi, Dũng chỉ có thể than trời mà thôi. Nhưng trời ở cao lắm, không với tới được đâu!
......

GIA ĐÌNH LÃNH TỤ CŨNG CÓ THỂ TRỞ THÀNH GIA ĐÌNH DÂN OAN

Ánh mắt căm hờn của vợ con Trần Đại Quang. Xác của ông Đỗ Mười sẽ được chôn cất tại khu Ma Vang, thôn 1, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội với diện tích lên tới 1.100 m2, nó đã được đổ bê tông, quây móng rất hoành tráng. Nó còn được đặt cạnh con sông Tô Lịch với mùi hương thum thủm, Tô Lịch vốn là một con sông trong trẻo từ bao đời thì đến nay nó đã biến thành chiếc cống thối khổng lồ, với màu nước đen kịt. Xét cho cùng, Cống lại trở về bên cống. sông Tô Lịch Cách đó không xa, là hàng trăm người dân thôn Triều Khúc, huyện Thanh Trì vẫn ngày ngày cần mẫn kéo nhau lên ủy ban huyện đòi tiền bồi thường, muốn được tái định cư vì dự án Tây Nam Kim Giang đã buộc họ phải đi ở nhờ, trong khi cùng một nguồn gốc đất rõ ràng nhưng người được người không, dù chính quyền đã thừa nhận sai trái và muốn họ được tái định cư. Nhưng cho đến nay, bà Cao Thị Thỏa vẫn phải đi ở nhờ, nhặt rác, tay bị tật mà không có tiền chữa, em gái bà thì vẫn thường xuyên lên cơn đau tim, sống ngày nào biết ngày đó. Mặc dù ở gần nhà Tổng bí thư mà cuối cùng họ vẫn phải sống cuộc đời dưới đáy xã hội. Nhưng nói gì thì nói, kể về họ cũng chỉ như là đang kể về một phần tất yếu của xã hội: cá lớn nuốt cá bé! Điều tôi muốn nói ở đây là cho dù có những con cá lớn nhất, uy quyền nhất vẫn bị anh em chúng làm thịt như thường. Chắc hẳn người ta vẫn còn nhớ tới những cái tên như Nguyễn Bá Thanh, Đinh La Thăng, rồi cho tới cha con nhà Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Văn Chi, Trần Đại Quang… từng làm mưa làm gió một thời nhưng cho tới một ngày kẻ chết, người ngồi tù, hối cũng không kịp, hư không rồi lại trở về hư không. Mấy năm nữa, cho dù có quyền lực tuyệt đối như ông Nguyễn Phú Trọng thì cuối cùng vẫn bị côn trùng phân hủy xác, một ngày nào đó kẻ khác lên thay, con cháu ông Trọng cũng có thể trở thành dân oan mất nhà, mất đất. Trong khi đó, các nước phát triển thì đang gắng sức ban hành luật cấm gia đình các quan chức cộng sản tới định cư, vậy là đi không được, ở cũng chả xong, sống không xong, mà chết cũng chả được. Còn thời cưỡi ngựa bắn cung Hết thời xuống chợ lượm thun bắn ruồi. Thôi thì khôn ra để còn sống, hy vọng những người đứng đầu đất nước sớm biết tu tâm sửa tính, quay đầu là bờ, chọn bạn mà chơi để được lịch sử tha thứ, còn nếu cứ dở dở ương ương, chọn thù làm bạn, bán rẻ dân tộc, chống lại ý trời, tôn thờ mớ lý tưởng độc đoán kia thì kiểu gì cũng chết trong sự nhục nhã, tiếng xấu để đời, và khi đó đất nước này sẽ không còn là đất nước nữa./. Fb. Đỗ Cao Cường
......

Tòa án CSVN tuyên án ông Lưu Văn Vịnh và 4 thành viên “ Liên minh dân tộc Việt Nam” 57 năm tù

Hôm nay ngày 5/10/2018, tòa án thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 5 thành viên của tổ chức "Liên minh dân tộc Việt Nam" về cái gọi là tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo khoản 1 điều 79 bộ luật hình sự cũ. Các nhà hoạt động bị đưa ra xét xử gồm các ông Lưu Văn Vịnh (SN 1967), Nguyễn Quốc Hoàn (SN 1977), Nguyễn Văn Đức Độ (SN 1975), Phan Trung (SN 1976), Từ Công Nghĩa (SN 1993). Theo cáo trạng họ bị truy tố vì đã có “hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trực tiếp thực hiện các hành vi thành lập tổ chức phản động mang tên "Liên minh dân tộc Việt Nam" với mục đích hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.” Trong vụ án này, ông Lưu Văn Vịnh bị coi là đóng vai trò chủ mưu cầm đầu  tổ chức mọi hoạt động để thành lập tổ chức "Liên minh dân tộc Việt Nam"; đề ra mục tiêu, đường lối hoạt động cho tổ chức, vận động lôi kéo người vào tổ chức. Tại phiên tòa cũng như quá trình điều tra, các ông Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Quốc Hoàn không thừa nhận sai phạm. Hội đồng xét xử tuyên phạt ông Lưu Văn Vịnh mức án 15 năm tù, ông Nguyễn Quốc Hoàn 13 năm tù, ông Nguyễn Văn Đức Độ 11 năm tù, ông Từ Công Nghĩa 10 năm tù và ông Phan Trung 8 năm tù. Cả 5 nhà hoạt động còn bị phạt quản chế 3 năm tại địa phương cư trú sau khi mãn hạn tù. Sau khi phiên tòa kết thúc, luật sư Nguyễn Văn Miếng và chị Lê Thị Thập vợ nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh đã trả lời phỏng vấn của Nhà báo Trần Quang Thành.    
......

Tòa án CSVN tuyên án ông Lưu Văn Vịnh và 4 thành viên “ Liên minh dân tộc Việt Nam” 57 năm tù

Hôm nay ngày 5/10/2018, tòa án thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 5 thành viên của tổ chức "Liên minh dân tộc Việt Nam" về cái gọi là tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo khoản 1 điều 79 bộ luật hình sự cũ. Các nhà hoạt động bị đưa ra xét xử gồm các ông Lưu Văn Vịnh (SN 1967), Nguyễn Quốc Hoàn (SN 1977), Nguyễn Văn Đức Độ (SN 1975), Phan Trung (SN 1976), Từ Công Nghĩa (SN 1993). Theo cáo trạng họ bị truy tố vì đã có “hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trực tiếp thực hiện các hành vi thành lập tổ chức phản động mang tên "Liên minh dân tộc Việt Nam" với mục đích hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.” Trong vụ án này, ông Lưu Văn Vịnh bị coi là đóng vai trò chủ mưu cầm đầu  tổ chức mọi hoạt động để thành lập tổ chức "Liên minh dân tộc Việt Nam"; đề ra mục tiêu, đường lối hoạt động cho tổ chức, vận động lôi kéo người vào tổ chức. Tại phiên tòa cũng như quá trình điều tra, các ông Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Quốc Hoàn không thừa nhận sai phạm. Hội đồng xét xử tuyên phạt ông Lưu Văn Vịnh mức án 15 năm tù, ông Nguyễn Quốc Hoàn 13 năm tù, ông Nguyễn Văn Đức Độ 11 năm tù, ông Từ Công Nghĩa 10 năm tù và ông Phan Trung 8 năm tù. Cả 5 nhà hoạt động còn bị phạt quản chế 3 năm tại địa phương cư trú sau khi mãn hạn tù.
......

100% đồng thuận. 100% độc tài. 100% nô lệ. 100% đen tối

100% đồng thuận. 100% tôn vinh tổng bí thư lên ngôi hoàng đế với long bào chủ tịch nước. 100% ám ảnh và hãi hùng bởi cái xác Trần Đại Quang và bàn tay bắt ấn của phù thuỷ Nguyễn Phú Trọng bên cạnh quan tài. 100% đồng loạt nô lệ cúi đầu, giơ tay trao vận mệnh của tổ quốc cho một thái thú 100% ngoan ngoãn thần phục thiên triều 100%. Việt Nam 100% đen tối.  Trong vòng chỉ hơn nửa tháng, 3 quan chức cao cấp của thiên triều Bắc Kinh đã đích thân đến tận Ba Đình, đứng đằng sau và dựng lên ông vua thái thú của chư hầu phương Nam. Nếu ngày 16 tháng 9 Vương Nghị tuyên bố "Cách tốt nhất để kiểm soát bất đồng trên biển giữa Việt Nam - Trung Quốc là cùng hợp tác để khai thác trên biển..." thì ngày 2 tháng 10, Nguyễn Phú Trọng đưa ra đề xuất để ban hành Nghị quyết mới về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".  Nếu ngày 2 tháng 10 Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị Trung ương 8 thì ngày 21 tháng 9 Trần Đại Quang phải chết để Chủ tịch Nước trở thành ghế không người trống.  Nếu ngày 21 tháng 9 Trần Đại Quang phải chết thì ngày 19 tháng 9 Chu Cường phải gặp Trần Đại Quang.  Nếu ngày 3 tháng 10 Nguyễn Phú Trọng được 100% BCHTƯ đồng ý giới thiệu vào chức vụ Chủ tịch Nước thì ngày 27 tháng 9 đích thân chủ lò Triệu Lạc Tế phải gặp bầy tôi đốt lò Nguyễn Phú Trọng để bảo đảm 100% BCHTƯ đảng Việt cộng phải biết rõ số phận củi lửa của từng người tuỳ thuộc vào bàn tay đưa lên và cái đầu biết gật trong Hội nghị 8.  Chu Cường là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao của Tàu cộng là quan toà tuyên án tử hình Trần Đại Quang.  Vương Nghị là Bộ trưởng ngoại giao Tàu cộng là người ra lệnh Hán hóa biển Đông.  Triệu Lạc Tế chính thức là Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Tàu cộng và bán chính thức là chủ đốt lò đảng CSVN.  Cả 3 đều có vị trí, vai trò, mục tiêu rất rõ rệt và đúng chức năng.  Cả 3, chỉ từ ngày 16 tháng 9 đến ngày 3 tháng 10 - vỏn vẹn trong vòng nửa tháng - đã giết chết Trần Đại Quang, khống chế toàn bộ BCHTƯ đảng Việt cộng, thiết lập một tên toàn quyền tổng thái thú người bản xứ tại Việt Nam mà công tác đầu tiên là đem dâng biển Đông cho thiên triều qua cái gọi là "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".  Việt Nam tôi ơi! Sẽ còn bao lâu nữa!?  Đồng bào tôi ơi!? Trong bao lâu nữa chúng ta ra đường, đứng ở nơi từng có tượng đài Trần Hưng Đạo, lúc đó chỉ là đống gạch vụn, để còn được công khai gọi nhau 4 tiếng "đồng bào Việt Nam"!?  Những chuyên gia, trí thức chừng nào mới thôi còn loay hoay với những lý luận tinh gọn cơ chế, ổn định chính trị, chống tham nhũng hiệu quả... dưới thể chế độc tài và mọi quyền lực này trong tay một tên tay sai ngoại bang. Chừng nào mới tự soi lương tâm, gỡ bỏ tấm vải màu đỏ đang bịt mắt và xiết cổ trì tuệ để thành thật tự vấn mình: Việt Nam còn hay mất?  Những quan chức, đảng viên chừng nào mới nhận ra rằng một đảng viên cộng sản người Tây Tạng cũng chỉ là một công dân hạng hai trong một tỉnh được gọi là vùng tự trị mà nhà nhà đều phải treo hình Tập Cận Bình?  Đến bao giờ 90 triệu đồng bào của tôi mới chịu biết sợi dây thòng lọng Bắc Kinh đã quấn quanh cổ mà chỉ chưa xiết chặt. Đến bao giờ đồng bào tôi mới nhận ra rằng ngày hôm nay mình sống với quan niệm "một mình" không làm được gì thì chỉ vài năm nữa thôi, mỗi người cũng sẽ nhìn trời mà chết rằng: tôi chết sao không có "một mình" nào khác cứu tôi!?  Đến bao giờ mỗi người Việt Nam thức dậy và mối âu lo đầu tiên hiện ra trong đầu, tối đi ngủ nỗi trằn trọc theo ta vào ác mộng là: Đại nạn mất nước? Và trong sự mất mát kinh hoàng, thảm khốc này, đến bao giờ mỗi người Việt Nam mới nhận ra niềm đau và nỗi nhục mất nước sẽ đau đớn, sẽ tủi nhục, sẽ là vết cắt sâu như nhau cho tất cả những ai mang dòng máu Lạc Hồng. Bất cứ ai, bất cứ nơi nào, dù đang ở Hà Nội hay Paris, mỗi chúng ta đều trở thành những kẻ đã mất nước và đã để mất nước!  
......

Kỷ niệm 28 năm ký hiệp định thống nhất nước Đức ( 03.10.1990 )

Bài viết từ năm 2015 nhưng bối cảnh lịch sử không cũ.   Bối cảnh lịch sử của nước Đức sau Đệ Nhị Thế Chiến Cuối Đệ Nhị Thế Chiến vào ngày 8.5.1945 nước Đức sau khi đầu hàng bị chia ra làm 4 phần do 4 Đồng minh quản lý: Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Nga. Berlin là Thủ Đô nước Đức nên cũng bi chia ra làm 4 như trên, Nga trấn giữ vùng Đông Bá Linh .Đến ngày 30.6.1946 Nga quyết định vạch ra đường ranh giới giữa Đông và Tây Đức và từ ngày 29.10.1946 người ra vào vùng Nga chiếm đóng phải có giấy Thông Hành Liên Vực (Interzonenpass) mới được di chuyển và chỉ có giá trị 30 ngày.Từ đó xảy ra liên tục những va chạm giữa Nga và ba Đồng Minh còn lại. Vào ngày 20.6.1948, Đồng Minh Hoa Kỳ Anh Pháp cho đổi Reichmark thành D-Mark ở toàn vùng của mình. Để trả đũa lại Nga cũng cho đổi Reichmark thành tiền Deutsche Mark vào ngày 23.6.1948 và muốn toàn Bá Linh phải sử dụng tiền này. Vì Đồng Minh Hoa Kỳ Anh Pháp không đồng ý, nên Nga trở mặt ra lệnh phong tỏa Berlin vào ngày hôm sau 24.6.1948. Tất cả đường bộ ra vào Berlin đều bị cấm không cho qua lại khiến cho Đồng Minh Hoa Kỳ Anh Pháp phải lập cầu không vận cho Berlin ngay hôm 25.6.1948. Cầu Không vận này kéo dài hơn một năm, khi Nga dỡ bỏ lệnh phong tỏa Berlin vào ngày 12.5.1949 thì cầu Không vận vẫn tiếp tục tiếp tế cho Berlin tới ngày 30.9.1949 mới chấm dứt nhiệm vụ.Trong khi đó 65 Nhân Sĩ trong một cơ quan gọi là Parlamentarischer Rat dưới sự lãnh đạo của Konrad Adenauer soạn thảo từ 1.9.1948 bộ Luật gốc (das Grundgeset) làm căn bản cho Hiến pháp nước Đức. Cho tới ngày 24.5.1949 bộ Luật gốc được trình duyệt và thông qua, đánh dấu cho ngày hình thành nước Cộng Hòa Liên Bang Đức. Trước đó vào tháng 4.1949 toàn bộ Quân Đội Đồng Minh vùng phía Tây Hoa Kỳ Anh Pháp đã rút đi để nhường quyền cho chính phủ Đức. Ngày 12.9.1949 Quốc Hội Cộng Hòa Liên Bang Đức đã bầu chọn Theodor Heuss làm Tổng Thống (Bundespresident) và ba ngày sau đó 15.9.1949 Konrad Adenauer được bầu chọn làm Thủ Tướng (Bundeskanzler) đầu tiên của CHLB Đức. Ngày 7 10.1949 nước Cộng Hòa Nhân Dân Đức cũng được hình thành và Wilhelm Pieck là Tổng Thống đầu tiên (President) của nước này. Ngày 26.5.1952 phía Đông Đức quyết định đóng cửa ranh giới Đông Tây, chỉ ở Berlin người ta vẫn còn được phép qua lại ranh giới. Vào ngày 17.6.1953 xảy ra cuộc nhân dân tổng nổi dậy (Volksaufstand) tại Berlin và các vùng có nhiều Công Nhân như Halle, Magdeburg, Dresden, Leipzig để chống lại chính quyền Cộng Sản. Số người tham dự được ước đoán khỏang 400.000 tới 1,5 triệu người. Quân đội Nga và Đông Đức đã dùng xe tăng đàn áp thẳng tay khiến cho số người bị bắn chết lên đến 34 người, ngoài ra còn có 40 người bị xử tử tại chỗ và cả trăm người bị đày khổ sai ở Siberien. Tới tháng 1.1954 lại có 1.526 người đem ra xử trước Tòa án Đông Đức, có 2 người bị xử tử vả 3 người bị tù chung thân, phần còn lại đều bị kết án tù. Sự tàn ác với dân chúng của chế độ Cộng Sản Đông Đức và Nga đã dể lại một vết nhơ trong lịch sử nước Đức. Ngày nay ở Berlin vẫn còn tên Đại Lộ 17.6 là một con đường lớn chạy thẳng đến Brandenburger Tor, nơi mà hầu như quốc khách nào của Berlin đều phải chạy qua khi muốn đến tiếp xúc với Tổng Thống Thủ Tướng hay Quốc Hội. Chính Nguyễn Tấn Dũng, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình …cũng đã được đưa đi trên con đường này. Sau đó chính quyền nước Cộng Hòa Nhân Dân Đức đã tìm mọi càch ngăn cản người dân Đông Đức đi qua phía Tây Đức. Tới một lúc thì chẳng đặng đừng chính quyền Đông Đức ra lệnh đóng cửa biên giới và bắt đầu xây bức tường ô nhục Bá Linh vào ngày 13.8.1961. Người ra lệnh xây bức tường nêu lý do là để ngăn chận những kẻ phát xít phương Tây vào Đông Đức, nhưng sụ thật là họ chỉ muốn trói dân ở lại với chế độ Cộng Sản. Trong thời gian Chiến Tranh Lạnh sau này đã có hai Tổng Thống Hoa Kỳ đến viếng bức tường Bá Linh, người đầu tiên là John F Kennerdy dứng trước Brandenburger Tor ngày 26.6.1963 với câu nói bất hủ “ich bin ein Berliner” và 24 năm sau là Ronald Reagan ngày 12.6.1987 với câu ” Herr Gorbatschow, tear down the Wall”Nói chung bức tường Bá linh tồn tại 28 năm từ 13.8.1961 đến 9.11.1989 có chiều dài tổng cộng 167,8km mà phần chia Đông Tây Bá Linh chiếm khoảng 43km, có cả thảy 13 cổng qua lai nhưng bị đóng kín và canh gác cẩn thận bởi các lính Đông Đức. Họ được phép bắn vào người cố ý lại gần bức tường. Sống ở Tây Berlin tuy vẫn thoải mái như mọi nơi trên đất nước CHLB Đức, hồi đó lại còn được hưởng Berliner Zulage là tiền phụ cấp khó khăn nên tiền lương thường cao hơn bên Tây Đức, nhưng mỗi lần phải đi ra khỏi Berlin là cả một sự khó khăn vì bị bắt buộc phải đi qua con đường Xa Lộ xuyên qua Đông Đức. Vào Xa lộ này là phải đi thẳng không được dừng tùy tiện và chỉ được đổ xăng hay vào nghỉ tại những trạm đã được quy định. Có một xa lộ chính đi thẳng ra Helmsted, Hannover. Quãng đường chỉ dài khoảng 200km, nhưng sự kiểm soát lúc vào và ra khỏi Xa lộ thì rất phiền toái vì phải xếp hàng chờ đợi rất lâu và vì sự hống hách trì hoãn của Cảnh sát Đông Đức. Ngưới ta phải làm thủ tục để nhận Transitvisum (giấy thông hành trên xa lộ xuyên Đông Đức) khi ra khỏi thì phải trả Transitvisum lại. Các lính Cảnh Sát kiểm soát rất gắt gao và khó chịu; khi thấy một bộ mặt nào không ưa là họ cho mời xe tách ra khỏi hàng và cho đứng đó cho tới khi họ muốn thì cho đi lại. Đứng mà không kêu ca được gì cả. Họ làm quyền thế cứ y như là các cán bộ công an cảnh sát ở Việt Nam bây giờ. Bề gì thì cũng là một lò với nhau. Nguyên nhân làm sập đổ bức tường Bá Linh Trong thế giới này chỉ tiếc là đời sống con người quá ngắn ngủi nên chúng ta không được nhìn thấy được hết cái đinh luật thiên nhiên chi phối vào đời sống con người. Bức tường ô nhục Bá Linh đã sập đổ cũng do định luật thiên nhiên đó. Nguyên nhân của cái phút giây lịch sử đó đã bắt nguồn từ nhiều sự kiện cùng xảy ra một lúc: từ sự tự hủy của vật chất theo tháng năm, từ sự sinh lão bệnh tử của con người, từ tấm lòng biết hướng về lẽ phải, từ sự kiên trì tranh đấu của toàn dâ , từ những sự kiện tầm thường đến đáng buồn cười… đã xảy ra như một xâu chuỗi liên tục để tạo ra lịch sử. 1.- Nguyên nhân xa nhưng lại là then chốt của vấn đề Giữa Hungary và Áo có một ranh giới tiếp cận dài 270km mà hàng rào ranh giới đã bị hư hỏng mục nát từ năm 1987. Tuy có gắn chuông báo động nhưng thường lại là báo động sai, trong khi hàng năm vẫn có tới 2.000 người Đông Đức vượt hàng rào này thành công qua Áo. Vì vậy chính phủ Hungary đã ký một sắc lệnh vào tháng 2.1989 là sẽ dỡ bỏ hàng rào ranh giới này. Lúc đó chính phủ Đông Đức vẫn yên chí đó chỉ là một quyết định suông để ve vãn phương tây, nhưng không ngờ đến ngày 11.9.1989 hàng rào này thực sự được dỡ bỏ hẳn. Trong vòng 3 tuần sau khi dỡ hàng rào biên giới có tới 25 ngàn người Đông Đức chạy trốn qua Áo. dân Hungary thì không có nhu cầu vượt biên vì họ đã có sẵn một Thông Hành Quốc Tế do chính phủ cấp, muốn đi đâu cũng được. Dỡ bỏ hàng rào ranh giới giữa Hungary và Áo (11.9.1989) 2.- Nguyên nhân từ trong Đông Đức: Montagdemo (Biểu tình vào mỗi thứ Hai) Song song với sự kiện trên là vào ngày thứ Hai 4.9.1989 sau khi làm lễ ở nhà thờ Nikolai Kirche ở Leipzig có khoảng 1.000 người giương biểu ngữ ” für ein offenes Land mit freien Menschen= cho môt đất nước thông thoáng với những con người tự do ” và ” Wir wollen raus=Chúng tôi muốn đi ra” sau đó bị cảnh sát chìm bao vây họ đổi thành khẩu hiệu ” Stasi raus= Công an cút đi”, và từ đó cứ mỗi thứ Hai là họ lại tụ tập trước nhà thờ ở Leipzig để biểu tình, sau đó lan rộng qua các thành phố Đông Đừc khác. Tới ngày 2.10.1989 con số ngưới biểu tình ở Leipzig lên đến 15.000 người. Ngày 7.10.1989 là ngày lễ lớn kỷ niệm 40 năm thành lập Đông Đức với duyệt binh và biểu diễn lực lượng võ trang với xe tăng , súng máy , máy bay…bên cạnh buổi lễ trang trọng đó vẫn có xảy ra ” lộn xộn” gần bên khán đài nơi Honecker và Gorbatschow, có nhưng tiếng kêu trong đám đông “Gorbatschow, cứu chúng tôi”. Công an cảnh sát đã được lệnh đàn áp thẳng cánh những người biểu tình này. Sau đó hai ngày, ngày 9.10.1989, số người đi biểu tính ở Leipzig lên đến 70.000 người. Lúc đó ở bên Tây Đức ai cũng hồi hộp hướng về Leipzig vì liên tưởng đến ngày 17.6.1953 người dân Đông Đức đã bị đổ máu dưới sự đàn áp dã man của xe tăng Nga. Nhưng may thay điều đó đả không xảy ra, vì Gorbatchow, với mục tiêu giảm bớt chiến tranh lạnh với phương tây trong chủ trương Glasnow=mở cửa và Perestroika = đổi mới, đã ra lệnh cho lính Nga không được can thiệp vào nội bô Đông Đức. Đến ngày 4.11.1989 có một triệu người biểu tình ở Alexander Platz Berlin với khí thế rất mạnh, từ khẩu hiệu “Wir sind das Volk = chúng ta là nhân dân ” đã trở thành “wir sind ein Volk= chúng ta là một dân tộc “. Ngày 6.11.1989 có dấu hiệu hoảng sợ trong bộ chính trị Đông Đức , một số hồ sơ mật đã bị cho hủy. Ngày 8.11.1989 bộ chính trị trung ương từ chức và dự định bầu lại bộ chính trị mới. 3.-Sự kiện trong toà Đại sứ CHLB Đức tại Tiệp khắc Số người ùn ùn bỏ Đông Đức ra đi theo hướng Đông ngày càng nhiều, một số leo tường rào vào trú ngụ tại toà Đại sứ CHLB Đức. Đến 30.9.1989 có tới 4000-5500 người ở trong Đại sứ quán. Điều kiên ăn ở và vệ sinh rất khó khăn, cho nên Genscher, bộ trưởng bộ ngoại giao CHLB Đức đã đến và từ Balkon toà Đại sứ ông đã tuyên bố một câu đã đi vào lịch sử nước Đức ” toàn thể mọi người được nhập cảnh vào CHLB Đức “, mọi người đã ôm chầm nhau nhảy múa vui mừng. Ngày 3.10.1989 CHLB Đức đã đem một đoàn xe lửa chở tất cả mọi người trong tòa Đại sứ ở Prag về Tây đức. Cái khó khăn là xe lửa phải đi qua một đoạn đường Đông Đức ở Dresden. Tại đây một số dân chúng địa phương được biết đoàn tàu đi qua nên đã tụ tập đòi trèo lên xe lửa đi theo qua Tây Đức, Cảnh sát Đông Đức đã ra tay đàn áp mạnh, nhưng dân chúng cũng lấy gạch đá chống chọi lại. Cuối cùng thì đoàn tàu cũng thoát ra khỏi cuộc hỗn chiến và đưa mọi người từ Prag bình an tới Tây Đức. 4.- Nguyên nhân từ sức khỏe của thủ lãnh Honecker Honecker sanh năm 1912, xuát thân từ gia đình nông dân, bỏ học sớm, 10 tuổi đã tham gia vào đoàn thiếu nhi Cộng Sản. Có một thời gian Honecker xin đi học nghề lợp mái nhà ở người bà con. Học nghề chưa xong Honecker xin gia nhập đoàn thanh niên Cộng Sản vào lúc 14 tuổi. Tới 16 tuổi được cử đi học ở trường Lenin bên Nga. Tháng 5.1971 Honecker được bầu làm Đệ Nhất Bí Thư sau khi Ullbrich từ nhiệm, 1976 Honecker trở thành Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản. Ngày 7.7.1989 Honecker bất ngờ bị Gallenkolik (đau bụng cấp tính do sạn mật) và được chở qua Bệnh viện ở Rumanie để điều trị cấp cứu, sau khi ổn định được đưa về bệnh Viện Buch để mổ Túi Mật. Trong khi mổ Bác Sĩ đã nghi ngờ là có thể có dấu hiệu ung thư Thận phải, nhưng không can thiệp. Trong suốt tháng 9 .1989 Honecker không xuất hiện làm việc, Mielke và Mittag đứng ra điều khiển hành chính trung ương. Trong ngày biểu dương lực lượng kỷ niệm 40 năm thành lập nước Đông Đức Honecker đã tái xuất hiện bên cạnh Gorbatschow là khách mời danh dự, mặc dù trong bụng Honecker chẳng ưa gì chủ trương Glasnow và Perestroika của Gorbatschow. Trước sức ép của quần chúng và vì lý do sức khỏe Honecker đã từ chức vào ngày 17.10.1989. Giữa tháng11.1989 Hội Đồng Nhân Dân DDR đã họp và tố cáo Honecker về tội tham nhũng và lạm dụng ngân quỹ quốc gia. Ngày 3.1.1990 Honecker và vợ bị bắt buộc phải rời chỗ ở xa hoa tại Wandlitz, ngày 6.1.1990 lại nhập viện và đươc xác định bị ung thư thận. Ngày 29.1.1990 Honecker bị bắt nhưng hôm sau 30.1.1990 được thả ra ngay vì bị bệnh nặng. Khi được thả ra thì Honecker và vợ không còn nhà cửa nữa. Trong một cuốn phim tài liệu mà phóng viên đã theo sát Honecker trong chuyến đi lang thang tìm nơi trú ẩn này cho thấy sự bất mãn của dân chúng Đông Đức đối với ông Tổng Bí Thư tới mức nào. Có người lấy nắm tay đấm lên xe, lên cửa kính xe hơi hăm he. Chưa bao giờ tính mạng Honecker bị đe dọa dữ dội như lúc này. Cuối cùng Pastor Uwe Holme, chính Pastor đã từng bị Honecker bỏ tù trước đây, đã cho vợ chồng Honecker tạm trú tại nhà thờ Bernau. Honecker đã ở đây tới 4.1990 vì lý do an toàn và sau đó dọn qua Quân Y Viện Nga ở Beelitz. Ngày 30.11.1990 Tòa án CHLB Đức kết tội Honecker vì đả cho lệnh bắn người vùng biên giới Đông Tây Đức. Ngày 13.1.1991 Honecker và vợ bay qua Moskau do sự can thiệp của Nga. Tới tháng 2.1992 thì Honecker đã bị di căn qua Gan. 29.7.1992 Honecker bay từ Moskau về tới nhà tù Moabit Berlin, còn Margot Honecker bay thẳng qua Santiago / Chile đến nhà con gái Sonja tại đó. 13.1.1993, sau 169 ngày nằm khám Moabit, Honecker được thả ra và được đưa qua Santiago với vợ con. Tại đây ông mất ngày 29.5.1994. Bà Margot Honecker bây giờ 87 tuổi vẫn cò sống tại Santiago, hưởng mỗi tháng 1.700 Euro tiền lương hưu của CHLB Đức, có nhà riêng và có người hầu hạ. 5.-Nguyên nhân kinh tế Mặc dù nhận được tiền tiếp viện mỗi năm hàng trăm triệu Đức mã từ Tây Đức để xây dựng và tu bổ con đường xa lộ và đường sắt nối Berlin sang Tây Đức xuyên qua Đông Đức, cũng như được tiếp hơi đến hàng tỷ Đức Mã trong thời gian 1983-1984; và mặc dù đời sống của người dân Đông Đức còn khá hơn đời sống của dân Ba Lan và Rumanie, nhưng nền kinh tế của Đông Đức đã dần dần kiệt quệ. Gerhard Schürer là chủ tịch Hội Đồng Staatliche Plankommission thời đó đã tuyên bố: tới 1989 Đông Đức nợ 49 Tỷ Valuta Mark và mỗi tháng tăng lên 500 triệu Valuta Mark; cứ theo đà đó thì đến năm 1991 Đông Đức sẽ phá sản hoàn toàn. Trong khi đó thì Gorbatschow đã từ chối không viện trợ kinh tế cho Đông Đức nữa. 6.-Nguyên nhân gần và rất tầm thường nhưng lại là yếu tố quyết định tối hậu Lúc 18:53 giờ ngày 9.11.1989 Günter Schabowski, phát ngôn viên DDR tuyên bố trong một cuộc họp báo có trực tiếp truyền hình là Công Dân Đông Đức có thể sẽ được qua Tây Đức thăm viếng người thân. Khi một phóng viên hỏi ” lệnh này bắt đầu từ bao giờ” thì Schabowski chợt trở nên lúng túng và nói lắp bắp: “ab sofort, unverzüglich = ngay lập tức, không trì hoãn”, từ đó tin loan ra như cơn bão. Người Đông Đức từ mọi nơi mọi phía dồn về tất cả cổng thành của bức tường ô nhục và làm áp lực với lính canh gác tại đó. Tới 22:30giờ một cổng ở phiá bắc Berlin, cổng Bornholm, mở ra đầu tiên và sau đó thì tất cả cổng đều được mở ra hết, trừ cổng Brandenburger Tor thì tới 22.12.1989 mới được mở. Tại cổng Bornholm chính bà đương kim Thủ Tướng Merkel cũng đã lần đầu đi qua đây để đến Tây Berlin. xx xx xx Luận bàn Qua các yếu tố lịch sử đã được nêu trên đây cho thấy sự sụp đổ bức tường ô nhục Bá Linh là kết quả của một xâu chuỗi sự kiện theo chiều hướng thiên thời địa lợi nhân hòa khiến sự sụp đổ bức tường là đoạn kết hợp lý của một ván cờ chót . Là người Việt Nam có ai không ao ước có một ngày nào đó Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng sẽ bị vướng vào một vòng xoáy khủng hoảng đến nỗi phải tự động rút lui nhường chỗ cho một thể chế đa nguyên dân chủ hợp hiến và hợp pháp. Trước tình hình trong nước hiện tại nếu chúng ta quan sát kỹ thì cũng có thể nhận ra những dấu hiệu thoái hóa của chế độ Cộng Sản. Chỉ cần tới một thời điểm chín mùi thì quả sẽ rụng mà không cần tới bạo lực.   Những yếu tố bất lợi của chế độ Cộng Sản Việt Nam   1.- Sự khiếm khuyết của luật pháp trong chế độ Cộng Sản Việt Nam: Ngày 2.9.1945 là ngày Việt Minh đã cướp công kháng chiến chống Pháp của toàn dân và cướp chính quyền hợp pháp của Thủ Tướng Trần Trọng Kim để khai sinh ra chế độ Cộng Sản man rợ đưới cái tên VNDCCH. Tuy rằng họ đã cho ra đời một cái Hiến Pháp vào ngày 9.11.1946 , nhưng đó chỉ là những sáo ngữ và hệ thống Luật Pháp Hành Pháp và Tư Pháp không được hình thành, nền Dân chủ không được thực hiện. Thể chế Cộng Sản đã áp đặt lên đầu người dân bằng cách nắm lấy miếng ăn như nuôi một bầy súc vật. Trong chế độ bao cấp con người chỉ còn là những cái Hộ Khẩu. Nói một cách mộc mạc như nhà văn Tiểu Tử, giá trị một con người với cả một khối óc lương tri chỉ còn là một cái miệng ăn (không phải là miệng nói) trong chế độ Cộng Sản. Bảy giờ trước trào lưu tiến hóa của xã hội, trong thời đại Internet bao phủ toàn cầu, trong thời đại suy thoái của Cộng Sản Đông Âu, Cộng Sản Việt Nam phải xoay sở để tồn tại. Ngoài cái Hội Nghị Thành Đô bán nước giữ Đảng, Cộng Sản Việt Nam đã lộ chân tướng của một chế độ vô luật pháp hỗn loạn. Từ cái chiêu bài trị dân theo lối côn đồ, cho công an cảnh sát tay sai mặc thường phục hành hung dân chúng hoặc ném đồ dơ bẩn vào nhà dân… thì cái thói côn đồ ấy lại trở nên hoành hành từ trong nội bộ cơ quan điạ phương khiến trung ương không còn kiểm soát được địa phương nữa. Đó là định luật nhân quả . 2.- Chủ thuyết hồng hơn chuyên, nhất cùng nhị bạch để trị dân của Cộng Sản Việt Nam a) Trăm năm trồng người: để củng cố chế độ, Cộng Sản hô hào kế hoạch trăm năm trồng người . Họ trồng một giống người theo kiểu mẫu Mao-it, vô gia đình vô tổ quốc vô thần và cả vô học nữa. Cộng Sản muốn con người là công cụ của nhà nước hoàn toàn, muốn xóa bỏ đạo lý gia đình, xóa biên giới lãnh thổ, xóa lòng tự hào người con đất Việt, xóa sạch sự hiểu biết của tầng lớp trí thức, xóa luôn cả niềm tin vào đấng thiêng liêng. Kết quả của kế hoạch này là một tập đoàn lãnh đạo Cộng sản cuồng chiến nhưng không có khả năng điều hành một đất nước, một xã hội hỗn loạn: con người trở nên dốt nát hung dữ, không tin vào lẽ phải điều hay mà lại trở thành mê tín dị đoan, đạo đức luân lý trong gia đình và xã hội không còn tồn tại. b) Dân trí: Trong trường học lịch sử bị bóp méo, những lập luận “lưỡi gỗ” nhàm chán không còn thuyết phục được ai nữa. Nhưng môn chính trị kinh điển về Cộng Sản vẫn là phần chánh trong chương trình đào tạo chuyên môn. Điều này khiến cho chương trình đào tạo chuyên nghiệp bị thu hẹp lại, kết quả là chuyên môn bị kìm hãm, nhân tài bị bóp nghẹt và tài năng cá biệt không được phát triển. c) Xã hội: Chúng ta phải khẳng định là quốc nạn trộm cắp vặt được nảy sinh từ chế độ bao cấp. Dĩ nhiên trộm cắp là một bản năng tồn tại của loài người khi đói ăn thiếu mặc. Do sự cung cấp nhỏ giọt thời bao cấp nên của cải vật chất trở nên quý hiếm. Từ cái lốp xe đạp , thước vải cũng đổi ra được miếng ăn cái mặc nên bất cứ vật dụng gì cũng được trưng dụng. Bác Sĩ “ăn” thuốc men, y tá “ăn” kim chích chăn mền, thư ký “ăn” giấy bút, nhân viên bưu điện “ăn” bưu phẩm, thư quà.. Với thói quen “ăn” trong cơ quan như vậy cho nên khi đã bị tiêm nhiễm nặng người ta không còn phân biệt được phải trái, thấy của cải vật chất là cứ ” chôm” mà không sợ luật pháp, nên mới xảy ra những vụ người Việt trộm cắp bên Nhật bên Anh nổi tiếng thế giới. 3.- Giai cấp Đảng viên và tham nhũng Trong cuốn “chuyện thời bao cấp” của nhà xuất bản Thông Tấn/Hà Nội in năm 2007 trang 31″. Cứ ngỡ rằng thời bao cấp mọi khó khăn được chia đều trong xã hội nhưng khi nghiền ngẫm cơ chế phân phối thời bao cấp với cửa hàng lương thực, hệ thống tem phiếu và quầy hàng tết ở cuộc trưng bà , mới hay rằng nhân dân có tiêu chuẩn riêng và ở mức thấp nhất, tiêu chuẩn của cán bộ, công nhân, viên chức tùy thuộc vào vị trí công tác và đặc thù nghề nghiệp của mỗi người. Cán bộ cao cấp có cửa hàng phục vụ riêng tại phố Tôn Đản; trung cấp tại phố Nhà Thờ, Vân Hồ, Đặng Dung và Kim Liên; còn cán bộ, công nhân viên chức bình thường mua ở các cửa hàng rải rác trong thành phố.” như vậy cái ảo tưởng xóa bỏ giai cấp của Cộng Sản chỉ là một cái bánh vẽ để chiêu dụ những kẻ nông nỗi nhất là giới thanh niên sinh viên học sinh tại các vùng đất tự do. Khi vào rọ rồi thì cái giấc mơ “công bằng bác ái” trong môi trường Cộng Sản trong thực tế chỉ là những hạt kim cương khi nhìn từ xa nhưng khi đến gần mới biết đó là những giọt nước mắt. Khi chế độ bao cấp đã từ từ tự triệt tiêu vì cái quy chế phản tự nhiên của nó và nhất là sau khi khối Cộng Sản Đông Âu sập đổ, các nguồn viện trợ trao đổi hàng hóa bị cắt đứt thì Cộng Sản Việt Nam phải biến thái để tồn tại dưới mô hình “kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa” với những ưu tiên độc đoán trong thị trường cho cán bộ đảng viên cao cấp để bóp nghẹt thị trường kinh tế tự do và tạo sự dung túng lộng hành quyền lực cho nhóm Đảng Viên và tay chân. Tham nhũng được hình thành và nuôi dưỡng từ trong môi trường độc quyền đặc lợi, một xã hội hỗn loạn vô luật pháp công minh tạo ra một nền kinh tế èo uột tồn tại trên những ký sinh trùng bòn rút của công làm của riêng, mua quan bán chức… xx xx xx Tóm lại thời tự hủy diệt chế độ Cộng Sản Việt Nam đã điểm, thế nước lòng dân đã và đang tiềm ẩn trong mọi thành phần dân chúng. Khi nào thời và thế đồng nhất hội tụ thì đó chỉ là một câu hỏi về thời gian. Ngày nay trước sự tiến triển của công nghệ thông tin thì sự độc quyền chuyển tải tin tức một chiều từ hệ thống truyền thông của Cộng Sản Việt Nam không còn quan trọng nữa. Những người có khát vọng tìm hiểu về tình hình quốc tế và quốc nội đều có thể cập nhật tin tức hằng ngày trên Internet mặc dầu có sự cản ngăn của cả một tập đoàn Công An Mạng. Nhưng những người trẻ tuổi hôm nay đã có đủ khả năng ứng phó và vượt qua những khó khăn này. Trong không khí đầu năm 2015 chúng ta hãy cầu nguyện cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ và có pháp quyền. Khi nào mỗi người dân đứng trước luật pháp đếu có quyền lợi và bổn phận ngang nhau và nhân quyền được tôn trọng tuyệt đối thì ngày đó dân tộc Việt Nam mới có thể ngẩng đầu so vai với thế giới. Berlin ngày 01.01.2015 BS. Hoàng Thị Mỹ Lâm  
......

Cùng Ân Xá Quốc Tế vận động tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức và các TNLT

30.09.2018, Neustadt-Weinstraße, Đức Quốc - Nhân dịp Tuần Lễ Đa Văn Hóa tại Cộng Hòa Liên Bang Đức các anh chị em đảng Việt Tân và các thân hữu Đức cũng như Việt Nam đã tích cực tham gia đóng góp cho ngày lễ hội tại thành phố Neustadt-Weinstraße trong các tiết mục chương trình như CẦU NGUYỆN LIÊN TÔN cho HÒA BÌNH và NHÂN QUYỀN, BIỂU DIỄN MÔN DƯỠNG SINH CỔ TRUYỀN VIỆT NAM, THÔNG TIN và cùng ÂN XÁ QUỐC TẾ vận động cho TRẦN HUỲNH DUY THỨC & các TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM, và các quầy thực phẩm… Ông tỉnh trưởng Ingo Röthlingshöfer Các chức sắc tôn giáo cầu nguyện cho TNLT VN Tiết mục khai mạc ngày lễ hội tại quảng trường Marktplatz là phần cầu nguyện liên tôn. Các vị mục sư quản hạt Armin Jung, linh mục Stefan Werdelis và các vị đại diện Hồi Giáo, Do Thái Giáo và Chính Thống Giáo đã đọc lời nguyện bằng ngôn ngữ của mình rồi dịch sang Đức ngữ. Đặc biệt các vị đã nhắc nhở và nêu lên tình hình nhân quyền tại Việt Nam, cũng như đã đọc lời nguyện dành riêng cho các Tù Nhân Lương Tâm tại đây. Để tỏ tình liên đới quý chức sắc và ông tỉnh trưởng Ingo Röthlingshöfer (là người suốt từ mấy năm nay lên tiếng cho Nhân Quyền tại Việt Nam, www.thongtinducquoc.de/node/2515) đã chụp hình chung với bức ảnh Tù Nhân Lương Tâm.   Sau phần nhạc của NEW BRASS BIGBAND là tiết mục BIỂU DIỄN MÔN THIỀN DƯỠNG SINH CỔ TRUYỀN VIỆT NAM. Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh đã mời quý khách cùng tập chung để cảm nhận được bầu không khí hòa đồng (nhân dịp chuẩn bị mừng 70 năm Ngày Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tại Paris, 10.12.1948) khi mọi người cùng làm chung những động tác vận hành âm dương và tập trung tinh thần vào Hơi Thở là Dưỡng Khí / Thần Khí bao trùm trái đất, nối kết mọi sắc dân thành đại gia đình nhân loại.     Quảng trường Marktplatz thuộc khu phố cổ có tòa đô thị cũng như nhà thờ Stiftskirche của Công Giáo và Tin Lành cùng dùng cho công việc thờ phượng và văn hóa. Vì cùng thời điểm dịp lễ TẠ Ơn cuối mùa gặt hái nho làm rượu nên rất đông du khách tụ tập về đây. Nhờ thế, mà các quầy ăn của nhiều sắc dân (như Thổ, Pháp, Ý, Afghanistan, Ấn Độ, Senegal, Nepal, Việt Nam v.v.) và các quầy thông tin được hưởng ứng rất đông đảo. Đặc biệt lần này tổ chức Ân Xá Quốc Tế (AI) mang cả xe bus hai tầng đến để vận động cho NHÂN QUYỀN. Nhờ có mối tương giao hợp tác tốt nên các anh chị em đảng Việt Tân và các thân hữu Đức Việt đã cùng vận động chung với AI cho TRẦN HUỲNH DUY THỨC & các TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM.   Suốt trong ngày lễ hội từ 09:00 đến 18:30 giờ tại quầy thông tin Việt Nam với biểu ngữ DANKE DEUTSCHLAND! (CẢM ƠN ĐỨC QUỐC!) và nhiều tấm bảng thông tin về tình hình nhân quyền, môi sinh đã có đông quan khách chiếu cố và bầy tỏ quan tâm, đặc biệt là dữ kiện Cộng Sản Việt Nam rập khuôn Trung Cộng ban hành đạo luật An Ninh Mạng để đàn áp người dân, cũng như dự luật Đặc Khu bán nước cho Tàu. Đa số người bản xứ đều rõ chính sách của China hiện nay là đưa các nước vào bẫy nợ để thao túng về chính trị và kinh tế. Riêng ở Đức người dân rất bất bình vê hành động xâm phạm lãnh thổ và bắt cóc người của nhà cầm quyền Việt Cộng vào tháng 7 năm 2017. Sự kiện này ảnh hưởng nặng nề lên dự án Hiệp Ước Thương Mại Việt-Nam-Âu-Châu.     TRẦN THANH NGA
......

Cùng Ân Xá Quốc Tế vận động tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức và các TNLT

30.09.2018, Neustadt-Weinstraße, Đức Quốc Nhân dịp Tuần Lễ Đa Văn Hóa tại Cộng Hòa Liên Bang Đức các anh chị em đảng Việt Tân và các thân hữu Đức cũng như Việt Nam đã tích cực tham gia đóng góp cho ngày lễ hội tại thành phố Neustadt-Weinstraße trong các tiết mục chương trình như CẦU NGUYỆN LIÊN TÔN cho HÒA BÌNH và NHÂN QUYỀN, BIỂU DIỄN MÔN DƯỠNG SINH CỔ TRUYỀN VIỆT NAM, THÔNG TIN và cùng ÂN XÁ QUỐC TẾ vận động cho TRẦN HUỲNH DUY THỨC & các TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM, và các quầy thực phẩm… Tiết mục khai mạc ngày lễ hội tại quảng trường Marktplatz là phần cầu nguyện liên tôn. Các vị mục sư quản hạt Armin Jung, linh mục Stefan Werdelis và các vị đại diện Hồi Giáo, Do Thái Giáo và Chính Thống Giáo đã đọc lời nguyện bằng ngôn ngữ của mình rồi dịch sang Đức ngữ. Đặc biệt các vị đã nhắc nhở và nêu lên tình hình nhân quyền tại Việt Nam, cũng như đã đọc lời nguyện dành riêng cho các Tù Nhân Lương Tâm tại đây. Để tỏ tình liên đới quý chức sắc và ông tỉnh trưởng Ingo Röthlingshöfer (là người suốt từ mấy năm nay lên tiếng cho Nhân Quyền tại Việt Nam, www.thongtinducquoc.de/node/2515) đã chụp hình chung với bức ảnh Tù Nhân Lương Tâm. Sau phần nhạc của NEW BRASS BIGBAND là tiết mục BIỂU DIỄN MÔN THIỀN DƯỠNG SINH CỔ TRUYỀN VIỆT NAM. Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh đã mời quý khách cùng tập chung để cảm nhận được bầu không khí hòa đồng (nhân dịp chuẩn bị mừng 70 năm Ngày Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tại Paris, 10.12.1948) khi mọi người cùng làm chung những động tác vận hành âm dương và tập trung tinh thần vào Hơi Thở là Dưỡng Khí / Thần Khí bao trùm trái đất, nối kết mọi sắc dân thành đại gia đình nhân loại. . Các chức sắc tôn giáo cầu nguyện cho TNLT VN Ông tỉnh trưởng Ingo Röthlingshöfer Quảng trường Marktplatz thuộc khu phố cổ có tòa đô thị cũng như nhà thờ Stiftskirche của Công Giáo và Tin Lành cùng dùng cho công việc thờ phượng và văn hóa. Vì cùng thời điểm dịp lễ TẠ Ơn cuối mùa gặt hái nho làm rượu nên rất đông du khách tụ tập về đây. Nhờ thế, mà các quầy ăn của nhiều sắc dân (như Thổ, Pháp, Ý, Afghanistan, Ấn Độ, Senegal, Nepal, Việt Nam v.v.) và các quầy thông tin được hưởng ứng rất đông đảo. Đặc biệt lần này tổ chức Ân Xá Quốc Tế (AI) mang cả xe bus hai tầng đến để vận động cho NHÂN QUYỀN. Nhờ có mối tương giao hợp tác tốt nên các anh chị em đảng Việt Tân và các thân hữu Đức Việt đã cùng vận động chung với AI cho TRẦN HUỲNH DUY THỨC & các TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM. Suốt trong ngày lễ hội từ 09:00 đến 18:30 giờ tại quầy thông tin Việt Nam với biểu ngữ DANKE DEUTSCHLAND! (CẢM ƠN ĐỨC QUỐC!) và nhiều tấm bảng thông tin về tình hình nhân quyền, môi sinh đã có đông quan khách chiếu cố và bầy tỏ quan tâm, đặc biệt là dữ kiện Cộng Sản Việt Nam rập khuôn Trung Cộng ban hành đạo luật An Ninh Mạng để đàn áp người dân, cũng như dự luật Đặc Khu bán nước cho Tàu. Đa số người bản xứ đều rõ chính sách của China hiện nay là đưa các nước vào bẫy nợ để thao túng về chính trị và kinh tế. Riêng ở Đức người dân rất bất bình vê hành động xâm phạm lãnh thổ và bắt cóc người của nhà cầm quyền Việt Cộng vào tháng 7 năm 2017. Sự kiện này ảnh hưởng nặng nề lên dự án Hiệp Ước Thương Mại Việt-Nam-Âu-Châu./.  
......

Vài nét ký ức về Đỗ Mười

Tôi sinh ra sau khi cuộc giành chính quyền vào tay Cộng sản 1945 đã được 17 năm. Thế hệ chúng tôi chỉ nghe đến cuộc “cách mạng” ấy qua những bài viết trong sách giáo khoa và báo chí. Khi đó, hệ thống thông tin cộng sản tô vẽ đủ màu cho “Cuộc Cách mạng mùa thu đầy khí thế và hào hùng. Và những gì chúng tôi biết cũng chỉ qua sách vở nhà nước in, báo chí nhà nước bán… thế là hết. Chúng  tôi lớn lên trong cuộc “chiến tranh chống Mỹ xâm lược” – ngôn ngữ chính thống được dùng thời kỳ đó và cho đến sau này của hệ thống tuyên truyền Cộng sản - Theo đó, cuộc chiến ấy là chính nghĩa, là nhân dân ta không chấp nhận xâm lược… Chúng tôi được biết tất cả về cuộc chiến nơi xa xôi bằng báo, đài nhà nước và biết những điều gần gũi hàng ngày là bom, đạn, xác chết và những lớp lớp thanh niên lên đường ra trận và trở về nhà bằng những cái giấy báo tử. Thuở đó, các lãnh đạo đảng, nhà nước được tô vẽ lung linh, huyền ảo và bao trùm một màn bí ẩn về những tài năng thiên phú của họ. Từ Hồ Chí Minh trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, đạo đức sáng ngời, cả đời không vợ, không con chẳng có đàn bà con gái để hy sinh, và cả những lời đồn đại truyền miệng về những tài năng đặc biệt, xứng đáng là người nhà Trời sai xuống cứu dân Việt Nam.  Cho đến Phạm Văn Đồng, thao lược về ngoại giao, thông tuệ về tri thức để làm thủ tướng lâu nhất thế giới. Rồi TBT Lê  Duẩn, là một ngọn đèn 200 nến, tài giỏi không ai bì kịp, đạo đức không ai sánh bằng. Rồi Võ Nguyên Giáp là tướng giỏi nhất thế giời, binh lược toàn tài, đánh một đòn chết bảy khiển kẻ thù khiếp sợ khi nhắc đến tên ông ta, rồi Lê Đức Thọ, tài ngoại giao, đàm phán ở Hiệp định Paris mà phía Mỹ nhiều khi cứng họng… Thôi thì đủ loại những lời khen ngợi mà với trí tưởng tượng của con trẻ lúc bấy giờ thì thật là hạnh phúc khi được sinh ra ở chế độ Xã hội chủ nghĩa có những lãnh đạo tài giỏi đến mức cả thế giới phải nghiêng mình. Với những tài năng đó, sẽ đưa chúng tôi đến Thiên đường XHCN trong nay mai với cái hy vọng được vẽ ra: Ngày mai tất cả sẽ là chung Tất cả sẽ là vui và ánh sáng… Trên thực tế, chúng tôi trải qua những trận đói kinh niên, đói đến mờ mắt, từ nông thôn đến thành thị, từ trẻ thơ đến ông già đều chỉ chăm chắm vào việc kiếm miếng gì bỏ vào dạ dày cho đỡ đói. Khi người ta đói, thì được củ khoai luộc tống cho đầy bụng cũng đã là đến thiên đường. Không gian chính trị và nhận thức của người dân Việt Nam lúc bấy giờ giống như một chiếc lồng bàn úp lại và ở giữa đó được treo ngọn đèn Đảng CSVN. Cái ánh sáng vàng vọt nó chiếu ra cũng làm cho người ta quen và thưởng thức như không có thứ ánh sáng nào hơn thế. Nhận thức người dân bó hẹp trong những lời đảng nói, những chỉ thị đảng nêu ra chỉ biết tin tưởng và chỉ được phép tin tưởng. Tất cả những gì đi khác điều đó, con đường dẫn đến là nhà tù hoặc bị công an bắt đi rồi mất tích. Chúng tôi cũng một thời nghe về Đỗ Mười, sau 1975 đã dẫn đầu những cuộc đánh tư sản Miền Nam. Những âm mưu của bè lũ tư bản, tư sản đối với công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên cả nước ra sao và thành tích cũng như tài trí của Đỗ Mười như thế nào qua những chiến công đó. Những câu chuyện đó qua báo chí, sách vở và truyền miệng đã đưa đến một hình ảnh lãnh đạo đất nước tài giỏi như Đỗ Mười khiến chúng tôi thấy thật hạnh phúc nếu được diện kiến. Gặp Đỗ Mười Điều choáng nhất đối với tôi đầu tiên khi động đến chính trị và các lãnh đạo đất nước, đó là sau khi vào Đại học Xây Dựng Hà Nội. Khi đó, Trường ĐHXD Hà Nội vẫn còn sơ tán ở Hương Canh, Vĩnh Phúc. Một buổi chiều, tôi ra nhà ông Hoàng Xuân Liễn, là người quen của bố tôi khi học Đại học Bách khoa Hà Nội, ông làm Trưởng phòng Giáo vụ nhà trường. Đến nhà ông chơi, tôi chăm chú đọc tờ báo Liên Xô Ngày Nay, một loại họa báo in đẹp, tuyên truyền về Liên Xô, thành trì của Cách mạng vô sản và là Anh Cả trong phe XHCN. Trên tờ họa báo, có in một đoạn bút tích của Hồ Chí Minh khi đến viếng Lenin. Đọc mãi mà tôi không thể hiểu được ý của ông Hồ định viết cái gì. Câu văn thì lủng củng, ngữ pháp không rõ ràng khó hiểu. Tôi hỏi ông Liễn: Bác có biết Bác Hồ viết như thế này là ý nghĩa gì không? Thật bất ngờ, ông trả lời tôi: Vớ vẩn. Tay này viết ngớ ngẩn. Tôi giật bắn mình và không dám hỏi gì thêm. Bởi khi đó, với thế hệ chúng tôi ở miền Bắc, nói về Hồ Chí Minh mà nói vậy là sự xúc phạm còn hơn phá Nhà thờ. Bởi phá nhà thờ là điều chúng tôi thường thấy khi đó. Năm thứ 3 ở ĐHXD, chúng tôi đã chuyển về học ở Đồng Tâm, Hà Nội. Khi đó, Trường ĐHXD có đến mấy cơ sở, Đồng Tâm là một trong 3 nơi. Ở đó như một vũng lầy, đường sá bẩn thỉu, ngõ hẹp quanh co, lớp  học và Ký túc xá ở lẫn nhà dân. Người dân ở đó trồng rau, trồng hành, mùi… đủ thứ. Đến khi họ tưới phân thì khỏi học, ngồi trong lớp học hoặc ký túc xá như ngồi trong nhà vệ sinh công cộng. Cơ sở vật chất của ĐHXD chẳng có gì ngoài mấy dãy nhà cấp 4. Nhếch nhác, bẩn thỉu và xô bồ và đói là những gì mà thời sinh viên chúng tôi được hưởng. Năm 1984, Trường ĐHXD tổ chức Hội nghị Khoa học. Không có hội trường nên nhà trường mượn  Hội trường C2 Đại học Bách khoa Hà Nội để tổ chức. Đến dự, có Đỗ Mười, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Chúng tôi nô nức vì lần đầu được gặp một nhà lãnh đạo đất nước. Cả hội trường tập trung một lúc lâu thì ông đến. Công an thì gác trong gác ngoài hết sức đông đúc và nghiêm trọng, cẩn mật. Đỗ Mười đến, lên bục phát biểu một hồi dài. Phong cách của ông là chém tay liên tục. Tôi ngồi dưới hội trường thấy ông nói chuyện, giọng khàn đực và chém tay lia lịa, không thể nhớ được nhiều. Nhưng tôi choáng khi nghe ông nói có những nội dung mà tôi không nghĩ là người như ông lại nói thế. Tôi chỉ nhớ mấy ý như sau: Tôi nhận được lời mời đến Đại học Xây dựng dự Hội nghị, mà tìm mãi không biết nó ở chỗ nào, mãi mới biết là mượn Hội  trường của Bách Khoa. Các đồng chí được nhà nước giao cho trấn giữ ở phía Nam thủ đô, phải xây dựng cao lên, không chỉ năm, bảy tầng mà là mười tầng hoặc cao hơn nữa. Ông Hiệu trưởng nhà trường mừng rỡ vì những lời này, cả hội trường yên chí rằng trường mình chắc sẽ được đầu tư đẹp hơn, tốt hơn. Ông lại chém tay nói tiếp: Đảng và nhà nước hết sức quan tâm đến lĩnh vực xây dựng. Các đồng chí thấy vừa qua Hà Nội mới mưa một trận đã ngập lụt khủng khiếp như thế chưa. Là những người xây dựng, chúng ta phải chú ý đến Thủ đô, nâng nó lên, ao hồ lấp hết đi. Cả hội trường cười như vỡ chợ. Là Bộ trưởng Xây dựng một thời gian dài, chẳng lẽ ông không biết rằng lấp ao hồ đi thì ngập lụt sẽ càng tăng lên? Quả thật là sau đó, Hà Nội thi nhau lấp ao hồ thật và ngập lụt lại cứ triền miên như hiện nay. Điều thứ hai ông nói về đội ngũ trí thức Việt Nam, lại làm tôi chú ý. Ông nói: Chúng ta có đội ngũ trí thức hết sức đáng quý. Tình hình hiện nay là rất khó khăn. Các đồng chí tưởng tôi là Phó thủ tướng chính phủ là sung sướng lắm à? Suốt ngày đi ăn xin, xin lương thực, xin viện trợ. Cả hội trường lại cười nhưng những tiếng cười khác trước. Có lẽ là cái cười đau khổ nhất của một tập thể mà tôi thấy. Đô Mười nói tiếp: Anh Trường Chinh nói rằng, các Giáo sư, tiến sĩ của ta lương chỉ đủ sống có 15 ngày. Nhưng tôi tính thì chỉ đủ 7 ngày. Còn lại thì chúng ta nuôi lợn, chúng ta đi rửa bát thuê cho hàng phở, chúng ta trồng rau, tự túc lương thực để nghiên cứu khoa học. Thế đấy, chúng ta có đội ngũ khoa học, trí thức đáng quý như thế đấy. Nó như thép đã tôi, tôi đi rồi tôi lại. Lại một lần nữa, hội trường cười như chưa từng được cười. Dưới hội trường xầm xì: Trí thức mà cứ phải đi rửa bát thì làm sao còn có thể nghiên cứu khoa với chả học? Đói bỏ mẹ lo ăn chưa xong lại còn nghiên với cứu? Tôi thép chỉ tôi một lần chứ ai tôi đi rồi tôi lại… Cả hội trường cứ râm ran và cười, Đỗ Mười thấy vậy cứ tưởng phía dưới hưởng ứng càng chém tay mạnh hơn. Chợt Huỳnh Ngựa, một anh bạn cùng lớp đứng bật dậy đi ra. Hắn ra đến hiên nhà vừa đi vừa chửi: “Đm, chẳng có tướng mạo con c. gì”. Chúng tôi lại choáng vì công an cả đàn cả lũ đang đứng gần đó nhìn theo. Có lẽ anh ta cũng như chúng tôi đã gặp con người thực tế của một lãnh đạo đất nước không như những gì chúng tôi đã được nghe, được tuyên truyền xưa nay nên anh ta thất vọng. Lần gặp trực tiếp Đỗ Mười ấy, đã làm xáo trộn trong tôi về hình ảnh một lãnh đạo đất nước không như tôi nghĩ, không như tôi nghe, cũng tầm thường và thiếu hiểu biết chứ không như những ông Thánh trong chuyện cổ tích chúng tôi vẫn được tuyên truyền. Khi tôi về công tác tại Viện Thiết kế Bộ giao thông, thỉnh thoảng chúng tôi được nghe về những câu chuyện của các lãnh đạo quốc gia bởi những người đã gặp, những câu chuyện họ đã nghe. Những câu chuyện về đời thực của các lãnh đạo, đều như những câu chuyện phản động nào đó, ít ai dám nói công khai. Một lần, nói đến những nhà lãnh đạo, một chị trong phòng kể: Ông chồng chị, một lần đi công tác với Đỗ Mười, về nhà thấy thì thầm với chị: Đúng là tay Đỗ Mười này ăn nói cục súc thật, như thằng ngoài chợ. Chị hỏi chuyện gì, ông kể rằng hôm nay, đi cả đoàn cùng với Đỗ Mười thăm Nhà máy Dệt Nam Định. Đến chỗ dệt, có một bộ phận cuốn sợi hay chỉ gì đó ông cũng không rõ, Đỗ Mười hỏi: Đây là cái gì thế? Sau khi được giải thích đây là bộ phận nọ kia trong quá trình dệt vải. Đỗ Mười nói một câu: “Nhìn như cái l. đàn bà ấy’. Cả đoàn choáng và ông cũng choáng về cách ăn nói của lãnh đạo đảng và nhà nước trước cả đoàn cán bộ cao cấp. Ông Kiến trúc sư kể lại: Hồi tôi thiết kế phương án Trụ đầu cầu Thăng Long, sau khi thiết kế xong thì phải đến thông qua Đỗ Mười, nhưng không thể gặp ban ngày mà người ta bố trí buổi tối gặp ông ấy tại nhà. Chúng tôi đến quần áo chĩnh chiện nghiêm trang như đi hội nghị. Đến nhà, ông ấy bận một bộ quần áo ngủ tiếp khách. Ngồi nghe chúng tôi trình bày phương án xong ông phán mấy câu: Phải hiện đại, phải dân tộc, phải đáp ứng yêu cầu nọ kia của tình hữu nghị Việt – Xô… nghe xong chúng tôi ra về mà không hiểu cần làm như thế nào để đáp ứng tất cả những yêu cầu ấy. Chán. Những câu chuyện tôi trực tiếp thấy và nghe về Đỗ Mười từ những con người cụ thể đã từng gặp là có thế. Sau này, khi mạng Internet đã vào Việt Nam, tôi mới hiểu hơn về thân thế, xuất thân cũng như những hành động, những mặt đằng sau của các lãnh đạo đất nước không như những lời mà hệ thống tuyên truyền đã bơm vào đầu cả dân tộc này bao nhiêu năm qua. Tôi đã đọc Hồi Ký của Đoàn Duy Thành, hiểu rõ hơn về chân dung Đỗ Mười, về những kế hoạch tàn bạo, man rợ của tư duy cướp bóc bất chấp luật pháp và lẽ phải của ông ta trong những quyết định, những chỉ thị khi làm lãnh đạo. Tôi ấn tượng về câu chuyện khi ông đi từ Hà Nội xuống Hải Phòng, nhìn thấy ngôi nhà hai tầng của một thủy thủ tàu viễn dương bên đường, ông ta hỏi nhà thằng nào mà nhà đẹp thế. Sau đó ông chỉ thị tịch thu tất cả những nhà cao tầng của bất cứ người dân nào để làm công sở, làm nhà trẻ không cần biết xuất xứ. Tôi cũng thấy hiện lên qua đó, hình ảnh chân thực hơn về một trong những lãnh đạo xuất thân từ tầng lớp thất học và những hạn chế về kiến thức nhưng được giao quyền lực lớn đã để lại những hậu quả to lớn như thế nào đối với đất nước, dân tộc này. Tôi cũng đọc nhiều về những việc làm, lời nói và cách lãnh đạo, bè phái trong đảng khi chọn người làm lãnh đạo đất nước như lời Đỗ Mười: “Nó lật tao thì tao lật nó”. Rồi qua mạng Internet, những vụ việc liên quan đến Đỗ Mười chuyên rao giảng đạo đức cách mạng, chí công vô tư, chống tham nhũng, lãng phí và khi sang Nam Hàn, tập đoàn LG tặng ông cả một triệu đola nhưng ông bỏ túi. Sau đó khi báo chí thông tin về việc này, ông bỏ ra mấy chục ngàn để tặng một ngôi trường nào đó và được báo chí lăng xê. Và rồi hệ thống tuyên truyền với tư duy nói mãi thì sự dối trá cũng thành sự thật, tôi nghe một sư quốc doanh như Thích Thanh Hiền ca ngợi Đỗ Mười là “Bồ tát thị hiện” mà ngao ngán cho một tôn giáo đã bị lũng đoạn khủng khiếp như Phật giáo quốc doanh ngày nay. Đặc biệt, tôi nhớ hình ảnh Đỗ Mười trong cái gọi là Hội nghị Thành Đô với Trung Cộng, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam với bản mật ước mà đến nay đảng CSVN vẫn giấu diếm như một điều gì đó khủng khiếp dù nó liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc, của đất nước Việt Nam này. Người ta đồn đoán, người ta lên án sự bất minh đó. Bởi thường những gì phải lén lút, giấu diếm một cách bất minh thì thường là sự bất chính. Một đất nước, một dân tộc mà đưa sinh mạng, tương lai cũng như tất cả mọi thứ của cả trăm triệu con người giao vào tay một cái đảng với những lãnh đạo như thế này, thì tương lai sẽ về đâu? Câu hỏi không khó trả lời cho lắm. Hôm nay, Đỗ Mười đã trở về cát bụi như một quy luật tất yếu của tạo hóa. Liệu ông ta được xây lăng to, mộ lớn thì có làm yên lòng dân, có làm cho con cháu và họ hàng được tự hào? Hãy nhìn những phản ứng của người dân trên mạng xã hội, ngoài quán nước và trong lòng dân thì sẽ hiểu. Nhất là nếu là người tin có đời sống tâm linh thì liệu Đỗ Mười có được thanh thản nơi chín suối khi có thời gian để ngẫm lại những việc của mình đã từng làm trên đời này khi sống một kiếp người?
......

Giải Nobel Y học 2018: Liệu pháp giúp hệ miễn dịch tự tấn công ung thư

Hai nhà khoa học James Allison (người Mỹ) và Tasuku Honjo (người Nhật) đã giành được giải Nobel Y học năm 2018 cho một phương pháp tiên phong trong điều trị bệnh ung thư. Vì sao hệ miễn dịch không tấn công tế bào ung thư? Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi nhiều loại bệnh tật. Vậy bạn có bao giờ tự hỏi tại sao hệ thống miễn dịch không tấn công và loại bỏ các tế bào ung thư? Người ta từng cho rằng đó là bởi tế bào ung thư trông giống tế bào thường nên hệ miễn dịch không đáp lại. Nhưng không hẳn vậy, bởi người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch sau thời gian dài sẽ thấy gia tăng khả năng ung thư, cho thấy hệ miễn dịch có tấn công và loại bỏ ung thư, chỉ là vì sao hệ miễn dịch không tấn công hiệu quả đối với ung thư thì trước đây người ta chưa rõ. Giáo sư James P.  Allison (70 tuổi) là chủ tịch của Immunology và giám đốc điều hành tại Trung tâm Ung thư MD Anderson thuộc Đại học Texas. Ông đã phát hiện ra loại protein CTLA-4 có tác dụng kìm hãm hệ thống miễn dịch, do đó khi kìm chế loại protein này, người ta có thể “mở khóa” – kích thích tế bào miễn dịch tấn công các khối u trong cơ thể. Giáo sư Tasuku Honjo (76 tuổi) tại trường Đại học Kyoto Nhật Bản, trong 34 năm qua đã phát hiện loại protein PD-1 ở tế bào miễn dịch hoạt động như một chất ức chế, nhưng với một cơ chế hoạt động khác. Liệu pháp dựa trên phương pháp của ông đã chứng tỏ được hiệu quả trong việc điều trị chống ung thư. (ảnh: Nobel Prize) Giải thích sơ đồ trên: 2 hệ thống khác nhau được phát triển bởi 2 nhà nghiên cứu thắng giải Nobel năm nay. Ở cả 2 hệ thống, APC là một tế bào miễn dịch có vai trò đưa protein tới tế bào T để nó có thể xác định “mục tiêu” cho hệ miễn dịch. Ở bên trái, nếu CTLA-4 (màu vàng, do GS. Allison nghiên cứu) được gắn vào tế bào T, nó sẽ kìm chế phản ứng miễn dịch. PD-1 (bên phải, do GS. Honjo nghiên cứu) cũng hoạt động tương tự nhưng nó cũng xuất hiện ở cả tế bào ung thư, cho thấy đây là cơ chế để tế bào ung thư “né” bị tấn công bởi hệ miễn dịch. Ủy ban giải Nobel cho biết nghiên cứu khai thác hệ thống miễn dịch cơ thể để tấn công tế bào ung thư của hai vị bác sĩ này được xem là một “bước ngoặt trong cuộc chiến chống ung thư”. Cách tiếp cận này được gọi là lý thuyết trạm kiểm soát miễn dịch, đã “cách mạng hóa điều trị ung thư và cơ bản đã thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về việc có thể kiểm soát ung thư như thế nào,” ủy ban cho biết. Theo GS Allison, ông được ủy ban giải Nobel gọi điện thông báo giải thưởng vào sáng thứ Hai và được cho biết đây là giải thưởng đầu tiên cho liệu pháp điều trị ung thư. “Tôi vẫn còn trong trạng thái hơi sốc và nó còn chưa lắng xuống“, Aliison nói với CNN. “Tôi muốn hét lớn lên với tất cả bệnh nhân ngoài kia, những người đang phải chịu đựng ung thư để họ biết rằng chúng tôi đang có tiến triển.” Allison cho biết ông là một khoa học gia bình thường và không nghiên cứu thứ này để cố gắng chữa trị ung thư. Ông chỉ muốn biết tế bào T hoạt động như thế nào. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, tế bào T, một loại bạch cầu, là một phần của hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và có thể giúp chống lại ung thư. “Bệnh ung thư giết chết hàng triệu người mỗi năm và là một trong những thách thức sức khỏe lớn nhất của nhân loại“, Ủy ban Giải Nobel viết trên Twitter. “Bằng cách kích thích khả năng của hệ thống miễn dịch cơ thể để tấn công các tế bào khối u, những người đoạt giải Nobel năm nay đã thiết lập một nguyên lý hoàn toàn mới để điều trị ung thư”. Giải Nobel Sinh lý học và Y học được trao 108 lần cho 214 người đoạt giải từ năm 1901 đến 2017. Mai Hoa
......

Vài ấn tượng của tôi về Đỗ Mười

Đồng chí không những xuất thân từ một anh hoạn lợn (thiến heo), mà còn là một anh hoạn lợn tay nghề vụng về, có lần làm chết lợn nhà người ta, bị bắt đền, phải tháo chạy. - Đồng chí là kiến trúc sư của công cuộc cải tạo tư sản ở miền Nam sau 1975, xoá bỏ mọi dấu tích của hòn ngọc Viễn Đông một thuở, tích cực góp phần tập cho dân chúng miền Nam biết ăn bo bo thay cơm. - Đồng chí là tác giả của sáng kiến tịch thu các ngôi nhà hai tầng trở lên ở thành phố (chiến dịch Z30, năm 1983), mới triển khai được ở Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam Ninh... thì dừng. Ơn Đảng Chính phủ, trong chiến dịch này, mới có vài trăm hộ gia đình mất nhà cửa. (Hà Nam Ninh tức là Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình, được Trung ương cho “khắc nhập” vào năm 1975 và “khắc xuất” vào năm 1991 theo kiểu “mình thích thì mình làm thôi”). - Đồng chí là người có hành động chém bàn tay vào không khí rất quyết liệt khi phát biểu, gợi cảm hứng cho sự ra đời thuật ngữ “chém gió” - để chỉ sự nói phét. - Thời mà dân thành phố phải vật lộn làm kinh tế qua các trào lưu từ nuôi lợn đến nuôi chó cảnh, gà úm, chim cút... trong phòng ngủ, phòng khách, đồng chí có mái tóc rẽ ngôi kinh điển, được dân nuôi chó lấy làm ví dụ để rỉ tai khuyên nhau: Chó Nhật giống tốt là phải có quả đầu Đỗ Mười. - Đồng chí tên thật là Cống, nhưng lấy bí danh Đỗ Mười vì tự hào được sinh vào năm 1917, năm có cuộc cách mạng vô sản vĩ đại tức Cách mạng Tháng Mười. Sau này dân than với nhau - cũng là than thầm chứ ai dám công khai: “Gớm, đỗ đại học còn chẳng ăn thua nữa là đỗ (lớp) mười”. - Với tuổi thọ đạt hơn 100 (già như hoá thạch), đồng chí đã trở thành người lìa đời gần cuối cùng của thế hệ lãnh đạo cộng sản đầu tiên (vẫn còn độc nhãn tướng quân Lê Đức Anh). Ơn Đảng Chính phủ./.
......

Đỗ Mười, nguyên Tổng bí thư đảng CSVN qua đời

Theo tin của Thông tấn xã Việt Nam, ông Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư đảng csvn vừa qua đời vào lúc 23h12 (giờ địa phương) ngày 1 tháng 10 năm 2018, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 101 tuổi. Ông Đỗ Mười tên thật là Nguyễn Duy Cống, sinh ngày 2/2/1917 tại xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông là nguyên Tổng bí thư, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương. Ông nhận Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng vào ngày 12/4/2018. Ông là quan chức cộng sản chủ trương xóa bỏ chủ nghĩa tư bản tại miền bắc sau năm 1945 và ở miền nam sau năm 1975 qua chương trình được gọi là “cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh”, khiến nền kinh tế miền Nam và người dân nhiều phen khốn đốn. Ông Đỗ Mười cũng là một trong những người tham gia Hội nghị Thành Đô ở Trung Quốc cùng với nguyên TBT CSVN Nguyễn Văn Linh, vào tháng 9 năm 1990. Vào thời điểm đó ông Đỗ Mười giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Nội dung mật ước Hội Nghị Thành Đô cho tới ngày nay lãnh đạo CSVN vẫn giấu kín. Dư luận cho rằng các văn kiện Hội Nghị Thành Đô là những văn kiện bán nước cho Trung cộng mà một trong những người ký kết là Đỗ Mười./.
......

Đỗ Mười, nguyên Tổng bí thư đảng CSVN qua đời

Theo tin của Thông tấn xã Việt Nam, ông Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư đảng csvn vừa qua đời vào lúc 23h12 (giờ địa phương) ngày 1 tháng 10 năm 2018, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 101 tuổi. Ông Đỗ Mười tên thật là Nguyễn Duy Cống, sinh ngày 2/2/1917 tại xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông là nguyên Tổng bí thư, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương. Ông nhận Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng vào ngày 12/4/2018. Ông là quan chức cộng sản chủ trương xóa bỏ chủ nghĩa tư bản tại miền bắc sau năm 1945 và ở miền nam sau năm 1975 qua chương trình được gọi là “cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh”, khiến nền kinh tế miền Nam và người dân nhiều phen khốn đốn. Ông Đỗ Mười cũng là một trong những người tham gia Hội nghị Thành Đô ở Trung Quốc cùng với nguyên TBT CSVN Nguyễn Văn Linh, vào tháng 9 năm 1990. Vào thời điểm đó ông Đỗ Mười giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Nội dung mật ước Hội Nghị Thành Đô cho tới ngày nay lãnh đạo CSVN vẫn giấu kín. Dư luận cho rằng các văn kiện Hội Nghị Thành Đô là những văn kiện bán nước cho Trung cộng mà một trong những người ký kết là Đỗ Mười./.
......

Không chỉ là cuộc chiến thương mại

Cái đích của Trump không chỉ là chiến thắng Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại. Cái đích cuối cùng là tháo ngòi nổ của nguy cơ hiện hữu xuất hiện một Trung Quốc xã.   Bài học Đức quốc xã vẫn còn nguyên. Nhân loại và nước Mỹ đã mất cảnh giác- một lỗi lầm dẫn đến cái chết của gần 80 triệu người - Hitler đẩy nước Đức thành phát xít tiến hành Thế chiến thứ Hai.   Thế giới đã thờ ơ trước việc Hitler tập trung các nhà khoa học hàng đầu thế giới nghiên cứu và thực hiện cuộc cách mạng công nghệ. Thế giới đã thờ ơ khi Hitler đẩy mạnh sản xuất công nghiệp thép và hoá chất. Thế giới đã thờ ơ khi Hitler tích tụ thành cường quốc kinh tế. Thế giới đã thờ ơ khi Hitler hô hào tinh thần dân tộc Đức thượng đẳng.   Trump thấy rõ bước đi của Trung Quốc hôm nay lặp lại bước đi của Đức quốc xã. Mô hình CNXH mang đặc thù Đức thượng đẳng cũng chính là mô hình CNXH mang đặc thù Trung Quốc thượng đẳng. Nguy cơ đâu chỉ với 300 triệu người Mỹ mà nguy cơ với cả nhân loại.   Gã cảm ơn cuộc chiến của tỉnh thức và rất trách nhiệm này của Trump đối với 90 triệu dân gã. Bởi nước gã sẽ không khác Ba Lan trong Thế chiến thứ Hai là nạn nhân đầu tiên của đế chế Trung Quốc xã này. Gã hiểu cuộc chiến thương mại lập lại trật tự thương mại là bước đi đầu tiên của cuộc đại chiến lập lại trật tự thế giới hướng tới hoà bình và đầy trách nhiệm.   Trump đang đi tiếp các bước : - Chống ăn cắp công nghệ. FBI vừa mở chiến dịch tại tất cả các trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ của Mỹ loại trừ các nhà khoa học gốc Hoa tham gia "Kế hoạch 1000 người " của Trung Quốc và các nhà khoa học gốc Hoa ăn cắp công nghệ đưa về Trung Quốc. Trong chiến dịch này FBI đã phát hiện được nhiều gián điệp công nghệ, bắt giam và trục xuất khỏi Mỹ.   - Trump đang vận động EU cùng tham gia vào cuộc bao vây chống lại nạn vi phạm bản quyền, gian lận thương mại, ăn cắp công nghệ này của Trung Quốc. Tiếp tay cho gian lận thương mại cũng là gian lận thương mại.   - Trump cùng các nước khác đang là chỗ dựa cho các quốc gia lệ thuộc Trung Quốc biến thành sân sau làm giàu cho Trung Quốc, từng bước cởi trói lệ thuộc kinh tế , phục hưng lại văn hoá, chính trị độc lập. Một loạt nước như Malaixia, Myanmar, Srilanca... gần đây đã có những biểu hiện mạnh mẽ khước từ các miếng mồi kinh tế của Trung Quốc.   - Trump đang chặt đứt dần các mắt xích đồng minh của Trung Quốc đặc biệt là Triều Tiên, tiếp tới sẽ có sách lược lôi kéo Nga về với châu Âu để không liên kết chặt chẽ chính trị, quân sự với Trung Quốc nữa.   - Trump gắn kết với Đài Loan để Đài Loan là một đối lực cản trở giấc mộng Trung Hoa của Tập Cận Bình.   Vậy đó. Gã giật mình nhìn lại nước gã khi cảm nhận hình như những người có trách nhiệm ở nước gã chả quan tâm tới những gì mà cả nước Mỹ đang quan tâm.   Ai đó vẫn còn hy vọng nước gã sẽ đứng ngoài mọi nguy cơ khi đu dây với Trung Quốc?   Ai đó vô trách nhiệm chuyện quốc gia nhân loại chỉ quan tâm ổ ấm đã lót cho riêng mình?   Ai đó và ai đó là ai?  
......

Hội nghị trung ương 8 ‘kỷ luật Nguyễn Bắc Son’: Sẽ bắt hay không?

Người đốt lò vĩ đại’ vẫn đang đánh đố dư luận bằng một vài động tác nếu không phải giơ cao đánh khẽ và đầu voi đuiôi chuột thì cũng mang nặng tư duy ‘đập chuột sợ vỡ bình’. Ví dụ mới nhất là cách hành xử của Nguyễn Phú Trọng đối với cựu bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Nguyễn Bắc Son. Trong một cuộc họp báo của Ban Tuyên giáo Trung ương ngày 28/9/2018 để thông tin về ‘Hội nghị Trung ương 8, khoá XII diễn ra vào tuần tới’, cái cách thông báo của quan chức Lê Quang Vĩnh – Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng – về ‘theo quy định sẽ cho ý kiến về kỷ luật nguyên ủy viên Trung ương Đảng liên quan đến vụ việc MobiFone mua AVG’ đã khiến dư luận phản ứng: đã sai phạm như núi mà sao không xử nghiêm theo pháp luật, lại còn họp đảng cho ý kiến gì nữa? Kể từ thời điểm Thanh tra chính phủ lần đầu tiên công bố kết luận thanh tra về vụ ‘MobiFone mua ASVG’ vào tháng Ba năm 2018, đến nay đã nửa năm trôi qua, nhưng hai ‘đạo diễn kiêm diễn viên’ chính trong vụ này là Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn vẫn ung ung tự tại với tư cách ‘người nhà phe đảng’. Trong số các quan chức dính dáng đến vụ ăn chia ‘Mobifone mua AVG’ khiến ngân sách thất thoát ít nhất 7000 tỷ đồng, Nguyễn Bắc Son bị dư luận xem là ‘ăn đậm’, với tỷ lệ dành cho Son có thể lên đến 10 – 15% trong số 7000 tỷ. Một dẫn chứng phát lộ gần đây nhất về ‘tỷ lệ ăn chia’ là Cục trưởng Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc Bộ Công an – Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, được chính thức công bố đã ‘ăn’ 15% trong hợp đồng chia phần lợi nhuận của đường dây đánh bạc công nghệ cao. Từ trước ngày quốc khánh 2/9 năm 2018, đã râm ran tin đồn về khả năng cựu bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Nguyễn Bắc Son sắp bị đưa vào ‘lò’ của Nguyễn Phú Trọng, mà cụ thể là triển vọng ông Son có thể bị khởi tố trong vụ ‘Mobifone mua AVG’ và thậm chí có thể bị tra tay vào còng như cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng đã từng. Nhưng nếu Nguyễn Bắc Son bị đưa ra ‘trảm’, làm thế nào để Trương Minh Tuấn được ‘tách’ khỏi vụ án ‘MobiFone mua AVG’ và ‘khuôn’ ở một phạm vi xử lý hành chính mà không phải ra tòa hình sự? Tình cảm ưu ái của Nguyễn Phú Trọng dành cho Trương Minh Tuấn là khá rõ, khác hẳn với trường hợp Đinh La Thăng, dù Trương Minh Tuấn ‘ứng’ với Đinh La Thăng bởi tính chất ‘rất nghiêm trọng’ trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Chẳng quá ngạc nhiên khi khác hẳn ‘củi rừng’ Đinh La Thăng mà đã bị Nguyễn Phú Trọng sẵn lòng xử án tù giam đến 31 năm, Trương Minh Tuấn lại là một dạng ‘củi nhà’ và không sao cả, thậm chí còn trở thành Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương để tiếp tục răn dạy báo chí nhà nước về ‘đạo đức cách mạng sáng ngời’. Nhưng để Tuấn không bị sao, Nguyễn Bắc Son phải được tự do, hoặc cùng lắm cũng chỉ ‘tại ngoại hầu tra’. Bởi thế, một khả năng vẫn luôn hiện hữu là tại Hội nghị trung ương 8, Nguyễn Bắc Son sẽ chỉ bị ‘cách mọi chức vụ’ như trường hợp cựu bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng vào năm 2017, nhưng không bị bắt và càng không bị truy tố lẫn nhận án, kéo theo sự an toàn của Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương Trương Minh Tuấn. Tức Nguyễn Bắc Son đang ‘ăn theo’ Trương Minh Tuấn. Nếu khả năng trên xảy ra, cuộc chiến được xem là ‘chống tham nhũng’ của Tổng bí thư Trọng chỉ là hình ảnh thiên vị quá lộ liễu và thô thiển cho ‘phe ta’, trong khi chỉ đốt ‘phe củi Nguyễn Tấn Dũng’ và những phe nhóm khác không thuộc ‘người mình’./.
......

Người Việt Bắc Đức đồng hành cùng quốc nội chống luật an ninh mạng, dự luật đặc khu

Hamburg (Bắc Đức): Hơn cả tuần nay trời Hamburg bỗng dưng trở lạnh với những cơn mưa nhẹ. Nhưng chiều nay, 29.09.2018 chỉ có những cơn gió nhẹ thổi căng những lá cờ vàng. Buổi mít tinh biểu tình đồng hành với đồng bào quốc nội của người Việt tại Hamburg và các vùng phụ cận diễn ra từ 14 giờ đến 16 giờ trước nhà ga chính của Hamburg. Ngoài sự có mặt của đồng bào Việt Nam ở Hamburg và các vùng phụ cận, còn có bà con đến từ Berlin và Münster. Sau phần nghi thức khai mạc, Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch của Liên Hội Người Việt Ty Nạn tại CHLB Đức trình bày việc phối hợp hoạt động giữa các tổ chức hội đoàn của người Việt ở hải ngoại cùng đồng loạt tổ chức biểu tình, mít tinh ở nhiều nơi trên thế giới để đồng hành, hiệp thông cùng đồng bào quốc nội tố cáo sự chà đạp nhân quyền, bóp nghẹt tự do tư tưởng, ngôn luận qua việc thông qua luật an ninh mạng và sẽ áp dụng đầu năm 2019. Cũng như chính quyền CSVN muốn hợp thức hóa việc bán nước, dâng biển cho Tàu cộng qua cái dự luật đặc khu kinh tế gặp sự phải đối mãnh liệt của người dân nên quốc hội CSVN đã dời lại việc biểu quyết, nhưng khốn nạn là chính quyền các địa phương Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã và vẫn tiếp tục xây dựng các cơ sở vật chất chuẩn bị cho việc thành lập xây dựng các đặc khu. Buổi mít tinh được trình bày phần lớn bằng tiếng Đức cho người bản xứ, cũng như tiếng Anh và Pháp ngữ cho du khách hiểu được tình trạng vi phạm nhân quyền, tự do dân chủ bị chà đạp ở Việt Nam. Truyền đơn cũng được bà con phân phát và giải thích đến những khách qua đường. Mặc dù trời hơi lạnh nhưng cuộc mít tinh rất khí thế vì các bài hát đấu tranh như Trả lại cho dân, Xuống đường, Dậy mà đi, Việt Nam quẹ hương ngạo nghễ, … cũng như những khẩu hiệu Nhân quyền cho Việt Nam, Dân chủ cho Việt Nam, Tự do tôn giáo, báo chí cho Việt Nam, đả đảo chính quyền cộng sản tại Việt Nam bằng tiếng Việt và tiếng Đức. Buổi mít tinh kết thúc vào lúc 16 giờ cùng ngày sau khi bà con đồng ca nhạc phẩm Việt Nam Việt Nam. Trần Văn ghi lại Photo: Nguyễn Phan  
......

Người Việt bắc Đức đồng hành cùng quốc nội chống luật an ninh mạng, dự luật đặc khu

Hamburg (Bắc Đức): Hơn cả tuần nay trời Hamburg bỗng dưng trở lạnh với những cơn mưa nhẹ. Nhưng chiều nay, 29.09.2018 chỉ có những cơn gió nhẹ thổi căng những lá cờ vàng. Buổi mít tinh biểu tình đồng hành với đồng bào quốc nội của người Việt tại Hamburg và các vùng phụ cận diễn ra từ 14 giờ đến 16 giờ trước nhà ga chính của Hamburg. Ngoài sự có mặt của đồng bào Việt Nam ở Hamburg và các vùng phụ cận, còn có bà con đến từ Berlin và Münster. Sau phần nghi thức khai mạc, bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch của Liên Hội Người Việt Ty Nạn tại CHLB Đức trình bày việc phối hợp hoạt động giữa các tổ chức hội đoàn của người Việt ở hải ngoại cùng đồng loạt tổ chức biểu tình, mít tinh ở nhiều nơi trên thế giới để đồng hành, hiệp thông cùng đồng bào quốc nội tố cáo sự chà đạp nhân quyền, bóp nghẹt tự do tư tưởng, ngôn luận qua việc thông qua luật an ninh mạng và sẽ áp dụng đầu năm 2019. Cũng như chính quyền CSVN muốn hợp thức hóa việc bán nước, dâng biển cho Tàu cộng qua cái dự luật đặc khu kinh tế gặp sự phải đối mãnh liệt của người dân nên quốc hội CSVN đã dời lại việc biểu quyết, nhưng khốn nạn là chính quyền các địa phương Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã và vẫn tiếp tục xây dựng các cơ sở vật chất chuẩn bị cho việc thành lập xây dựng các đặc khu. Buổi mít tinh được trình bày phần lớn bằng tiếng Đức cho người bản xứ, cũng như tiếng Anh và Pháp ngữ cho du khách hiểu được tình trạng vi phạm nhân quyền, tự do dân chủ bị chà đạp ở Việt Nam. Truyền đơn cũng được bà con phân phát và giải thích đến những khách qua đường. Mặc dù trời hơi lạnh nhưng cuộc mít tinh rất khí thế vì các bài hát đấu tranh như Trả lại cho dân, Xuống đường, Dậy mà đi, Việt Nam quẹ hương ngạo nghễ, ... cũng như những khẩu hiệu Nhân quyền cho Việt Nam, Dân chủ cho Việt Nam, Tự do tôn giáo, báo chí cho Việt Nam, đả đảo chính quyền cộng sản tại Việt Nam bằng tiếng Việt và tiếng Đức. Buổi mít tinh kết thúc vào lúc 16 giờ cùng ngày sau khi bà con đồng ca nhạc phẩm Việt Nam Việt Nam. Photo: Nguyễn Phan  
......

Khoảng lặng đáng sợ Slovakia – Việt Nam

Vùng không gian ngoại giao giữa Slovakia và Việt Nam, vốn đã chẳng rộng mở trong quá khứ, lại càng bị nén chặt đến mức khó thở cho cả hai bên vào những ngày này của năm 2018. Một năm trước… Cuộc điều tra vụ ‘vận chuyển’ Trịnh Xuân Thanh từ sân bay Bratislava qua không phận Ba Lan đến sân bay Moscow ở Nga vẫn âm thầm tăng tốc. Cái cách điều tra lặng lẽ nhưng không buông bỏ như thế lại khá giống với những gì mà các cơ quan công tố, cảnh sát và an ninh Đức đã làm trong khoảng thời gian từ tháng Tám năm 2017 – khi người Đức phát hiện vụ Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ngay tại Berlin và ngay sau đó Đức đã ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ đối với Việt Nam về hành vi ‘nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa này’, cho đến tháng Mười cùng năm đó. Nghĩa là thời gian điều tra kéo dài khoảng hai tháng, khi trước đó Quốc hội Đức đã quyết liệt yêu cầu Thủ tướng Angela Merkel và các cơ quan tư pháp nước này phải kết thúc công tác điều tra trong một thời gian sớm nhất. Điểm trùng khớp ngẫu nhiên và đặc biệt đến lạ lùng là cuộc khủng hoảng ngoại giao Slovakia – Việt Nam đã nổ ra tròn một năm sau thời điểm phát hỏa núi lửa khủng hoảng ngoại giao Đức – Việt Nam, tức cũng vào tháng Tám. Và giờ đây, người Slovakkia đang gần như tái hiện những gì mà người Đức đã xử sự về vụ Trịnh Xuân Thanh một năm trước. Gần đây nhất, hai công tố trưởng của Slovakia và Đức đã gặp nhau ở Đức, cho thấy tầm mức phối hợp giữa hai nước về vụ Trịnh Xuân Thanh đã được đẩy lên cao hơn nhiều so với vài ba mối liên hệ lẻ tẻ trước đây giữa cảnh sát hai nước. Và sắp tới, sẽ còn có một cuộc gặp cũng tại Đức giữa bộ trưởng nội vụ của Đức và Slovakia. Tất nhiên là bộ trưởng nội vụ mới – bà Denisa Sakova – thay cho Cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák mà đang bị báo chí, đảng đối lập ở Slocvakia và cả một số trong giới cảnh sát quốc gia này cáo buộc nặng nề là đã tiếp tay cho Bộ trưởng công an Việt Nam là Tô Lâm để đưa Trịnh Xuân Thanh lên một chiếc máy bay của Slovakia và bay đến Nga, trước khi Thanh bị đưa về Hà Nội theo con đường mờ ám ấy. Từ hai tháng điều tra ở Đức đến Slovakia Một điểm trùng hợp khác là quá trình điều tra vụ ‘vận chuyển Trịnh Xuân Thanh’ của cảnh sát Slovakia cũng giống như cảnh sát Đức trước đây, nghĩa là kín đáo và rất ít tiết lộ thông tin cho báo chí. Nhưng liệu cuộc điều tra ở Slovakia có bị ‘chìm xuống’ theo cách nói của thuật ngữ chính trị Việt Nam – bởi sự tác động hay ‘đi đêm’ của chính phủ Việt Nam – giới chức rất sợ làm to chuyện mà sẽ càng khiến chính thể độc đảng ở Việt Nam rơi vào tình cảnh khốn quẫn về cả chính trị lẫn kinh tế? Vẫn có một khả năng như thế, mà cơ sở của khả năng này chính là việc Robert Kaliňák khi còn là bộ trưởng nội vụ đã ‘gắn bó’ với giới công an trị ở Việt Nam đến mức nào. Tuy nhiên cho đến nay, xác suất của khả năng này là nhỏ, hoặc cực thấp. Từ tháng Tám đến nay, tuy bị hạn chế cung cấp tin tức nhưng báo giới quốc tế, đặc biệt là hai tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức và Dennik N của Slovakia vẫn thỉnh thoảng đưa ra những tin tức như “Chính phủ Pháp chính thức điều tra dính líu của mật vụ và Đại sứ quán Việt Nam tại Paris”, “Slovakia định cho phép 44 người tiết lộ bí mật vụ Trịnh Xuân Thanh”, “Slovakia nên trục xuất đại sứ Việt Nam nếu vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh được xác nhận”, ‘Vụ Trịnh Xuân Thanh: Ba Lan không cho chuyên cơ Slovakia chở phái đoàn Bộ trưởng Tô Lâm bay qua không phận Ba Lan”… Tin tức từ báo chí về vụ ‘vận chuyển Trịnh Xuân Thanh’, tuy không dày như trước đó, nhưng vẫn phát ra tín hiệu là cuộc điều tra của cảnh sát và công tố Slovakia về vụ này không hề ‘chìm xuồng’ – điều mà chính quyền Việt Nam không hề muốn -mà vẫn đang tiếp tục lộ trình vạch sẵn của nó với gia tốc ngày càng nhanh. Khi cuộc khủng hoảng Slovakia – Việt Nam bắt đầu khai hỏa vào đầu tháng Tám năm 2018, đảng đối lập ở Slovakia và chính quốc hội nước này đã gần như phát ra một ‘tối hậu thư’ về việc cơ quan cảnh sát Slovakia chỉ được điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh trong thời gian tối đa là 1 -2 tháng và phải tường trình lại kết quả điều tra cho tổng thống, chính phủ và quốc hội Slovakkia. Đến nay đã gần qua hai tháng, hoặc chính xác là khoảng một tháng rưỡi, kể từ ngày đích thân Tổng thống Andrej Kiska và Thủ tướng Peter Pellegrini chỉ thị tiến hành điều tra. Vậy khả năng hay kịch bản nào sẽ xảy ra sau khi cảnh sát Slovakia kết thúc điều tra vào cuối tháng Chín hoặc cùng lắm là tháng Mười năm 2018? Hãy để mắt về dĩ vãng một lần nữa. Slovakia sẽ làm gì? Trong khoảng thời gian hai tháng Tám và Chín năm 2017 là lúc cảnh sát Đức tiến hành điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, đã gần như không diễn ra những cuộc đi lại con thoi của giới ngoại giao Hà Nội với Berlin. Bầu không khí khi đó cũng lặng lẽ và chất chứa đầy tính kích nổ như hiện thời. Bỗng nhiên vào tháng Mười năm 2017, chính phủ Đức phát ra một công bố chấn động: tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam. Và sau đó một tháng, Đức đình chỉ luôn hiệp định miễn trừ visa ngoại giao cho các quan chức Việt Nam sang Đức ‘công tác’. Hầu như chắc chắn là Bộ Chính trị và Bộ Công an Việt Nam – những người có thể đã ngầm phổ biến quan điểm ‘chấp nhận trả giá đối ngoại để giải quyết đối nội’, đã không thể tưởng tượng việc người Đức cứng rắn đến thế trong một động tác trừng phạt Việt Nam. Dù ‘quan hệ đối tác chiến lược toàn diện’ chính là cấp độ quan hệ chính trị cao nhất giữa Đức và Việt Nam, nhưng Nhà nước Đức vẫn thẳng tay. Giờ đây, chính phủ Slovakia đang ở vào tình thế của nhà nước Đức: hoặc bảo vệ tôn chỉ nhà nước pháp quyền cùng những giá trị tự do, dân chủ và nhân quyền theo hiến pháp của những quốc gia này, bảo vệ uy tín của họ, hoặc bị cộng đồng thế giới liệt vào loại ‘tiếp tay cho bắt cóc quốc tế’ và dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường. Cuộc điều tra của cảnh sát Slovakia đang lan sang đến Ba Lan, dù có thể bị từ chối bởi người Nga. Nhưng có vẻ giai đoạn điều tra ban đầu của họ đang đi đến điểm hoàn tất, để khi đó, chính phủ Slovakia sẽ phải đưa ra một quyết định, dù có thể khó khăn, đối với Việt Nam. Ít nhất sẽ phải là một cú hạ cấp quan hệ ngoại giao giữa hai nước, cho dù Hà Nội không quá sợ về hậu quả này. Nhưng trong hơn một năm qua, vụ Trịnh Xuân Thanh đã được quốc tế hóa và phổ cập đến mức cơn địa chấn vụ này từ Đức không chỉ lan sang Slovakia mà còn cả Pháp, Ba Lan, Czech và đến thẩm quyền của Liên minh châu Âu. Thay cho hình ảnh ‘Việt Nam anh hùng đánh thắng hai tên đế quốc đầu sỏ’ mà bộ máy tuyên giáo nước này vẫn ra rả tuyên truyền cho đến ngày nay, cả thế giới lại đang biết và hình dung một cách không thể rõ hơn về Việt Nam qua cái tên Trịnh Xuân Thanh. Một cách thực chất, những kẻ bắc cóc đang phải đối mặt với Liên minh châu Âu cùng những hậu quả trong tương lai gần, mà ngay trước mắt là số phận mành chỉ treo chuông của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA)./.
......

EU đề ra chiến lược cạnh tranh với Con Đường Tơ Lụa Trung Quốc

Vào lúc thái độ nghi ngờ đối với đề án Con Đường Tơ Lụa mới của Trung Quốc ngày càng tăng, Liên Hiệp Châu Âu chuẩn bị đưa ra một dự án thay thế cho vùng Châu Á, được quảng bá là không khiến cho các nước tham gia bị ngập đầu trong những khoản nợ mà họ không thể trả. Theo tiết lộ của hãng tin Pháp AFP ngày 26/09/2018, kế hoạch này sẽ được các nước châu Âu ký trong những ngày sắp tới cho kịp hội nghị thượng đỉnh Á – Âu [ASEM 12 tại Bruxelles 18 & 19/10/2018, CTM Media] mở ra vào tháng 10 tới đây. Mang tên “Chiến lược kết nối châu Á – Asia Connectivity Strategy“, dự án này nhằm mục tiêu cải thiện màng lưới năng lượng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc bằng kỹ thuật số, đồng thời cổ vũ cho việc bảo vệ môi trường và tôn trọng chuẩn mực lao động. Bruxelles nhấn mạnh là mô hình châu Âu không nhằm đáp trả bất kỳ một ai, nhưng giới quan sát đều gắn liền việc đề xuất chiến lược này với việc Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc, với hạ tầng cơ sở, đường xá, cảng biển, tuyến xe lửa được xây khắp thế giới, sử dụng hàng tỷ đô la tiền vay Trung Quốc, đang mất dần hào quang. Lãnh đạo ngành ngoại giao Châu Âu Federica Mogherini, cho biết là các cuộc thảo luận đã mất hàng tháng trời với một số quốc gia Châu Á “chú ý đến cách làm của Châu Âu“. Trả lời báo chí, bà Mogherini xác định rằng mục đích của châu Âu là tạo công việc làm, tăng trưởng, sao cho có lợi cho các cộng đồng tại chỗ. Bà nói thêm: “Tôi không muốn nói là điều đó có khác với đề nghị của ai khác hay không, nhưng đó là đề nghị của chúng tôi.” Lãnh đạo ngành ngoại giao Châu Âu Federica Mogherini Theo ghi nhận của AFP, chiến lược châu Á mới này được đưa ra sau khi chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu có một chính sách ngoại giao mạnh mẽ hơn, đẩy mạnh kinh tế của khối, đối mặt không chỉ với chủ trương “Nước Mỹ Trên Hết” của tổng thống Donald Trump, mà cả với sự can dự của Trung Quốc ở Châu Phi cũng như Châu Á. Maaike Okano-Heijmans, một chuyên gia về quan hệ Á-Âu thuộc viện Clingendael Institute (Hà Lan), đánh giá đây là bước đi “rất quan trọng” sau khi Châu Âu bị chỉ trích là quá chậm chạp trong việc đối phó với quyền lực mềm của Trung Quốc, thời gian qua. Trả lời AFP, chuyên gia này cho rằng: “Chúng ta không thể tố cáo Liên Hiệp Châu Âu là không có tầm nhìn nữa. Thách thức bây giờ là làm thế nào là biến nó thành một cái gì có thực chất mà một số quốc gia có thể chọn lựa. Bởi vì một kế hoạch như vậy đòi hỏi rất nhiều tiền, mà không ai có thể cạnh tranh với tiền của Trung Quốc.” Vào thượng tuần tháng 9, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói là thương mại của Trung Quốc với các nước tham gia Con Đường Tơ Lụa mới đã vượt mức 5 ngàn tỷ đô la, trong đó có hơn 60 tỷ đầu tư trực tiếp. Thế nhưng, một số nước đã bắt đầu tự hỏi là những ràng buộc gắn với các món tiền phải chăng đang biến tiền vay thành gánh nặng hơn là thuận lợi ? Chiến lược đề nghị nhấn mạnh trên những “chuẩn mực cao về môi trường và lao động”, và tính chất vừa phải về mặt tài chính của các dự án hạ tầng cơ sở. Theo AFP, lời nhấn mạnh đó rõ ràng là nhắm vào Con Đường Tơ Lụa của Trung Quốc, đang bị cho là đã tạo ra bẫy nợ đối với những nước tin vào sự hào phóng của Trung Quốc.Nỗi lo ngại này có vẻ có cơ sở khi vào năm ngoái, 2017, Sri Lanka đã phải cho Trung Quốc thuê trong 99 năm cảng chiến lược của mình vì không trả nổi khoản nợ 1,4 tỷ đô la cho dự án. Tháng 8 vừa qua, đến lượt Malaysia tuyên bố ngưng 3 dự án mà Bắc Kinh tài trợ, trong đó có đề án đường xe lửa trị giá 20 tỷ đô la. Còn Pakistan, cho đến gần đây còn rất hứng thú đón nhận tiền Trung Quốc, nay đã cam kết minh bạch hơn nữa trước dư luận lo ngại khả năng không trả được nợ.
......

EU đề ra chiến lược cạnh tranh với Con Đường Tơ Lụa Trung Quốc

Vào lúc thái độ nghi ngờ đối với đề án Con Đường Tơ Lụa mới của Trung Quốc ngày càng tăng, Liên Hiệp Châu Âu chuẩn bị đưa ra một dự án thay thế cho vùng Châu Á, được quảng bá là không khiến cho các nước tham gia bị ngập đầu trong những khoản nợ mà họ không thể trả. Theo tiết lộ của hãng tin Pháp AFP ngày 26/09/2018, kế hoạch này sẽ được các nước châu Âu ký trong những ngày sắp tới cho kịp hội nghị thượng đỉnh Á – Âu [ASEM 12 tại Bruxelles 18 & 19/10/2018, CTM Media] mở ra vào tháng 10 tới đây. Mang tên “Chiến lược kết nối châu Á – Asia Connectivity Strategy“, dự án này nhằm mục tiêu cải thiện màng lưới năng lượng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc bằng kỹ thuật số, đồng thời cổ vũ cho việc bảo vệ môi trường và tôn trọng chuẩn mực lao động. Bruxelles nhấn mạnh là mô hình châu Âu không nhằm đáp trả bất kỳ một ai, nhưng giới quan sát đều gắn liền việc đề xuất chiến lược này với việc Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc, với hạ tầng cơ sở, đường xá, cảng biển, tuyến xe lửa được xây khắp thế giới, sử dụng hàng tỷ đô la tiền vay Trung Quốc, đang mất dần hào quang. Lãnh đạo ngành ngoại giao Châu Âu Federica Mogherini, cho biết là các cuộc thảo luận đã mất hàng tháng trời với một số quốc gia Châu Á “chú ý đến cách làm của Châu Âu“. Trả lời báo chí, bà Mogherini xác định rằng mục đích của châu Âu là tạo công việc làm, tăng trưởng, sao cho có lợi cho các cộng đồng tại chỗ. Bà nói thêm: “Tôi không muốn nói là điều đó có khác với đề nghị của ai khác hay không, nhưng đó là đề nghị của chúng tôi.” Theo ghi nhận của AFP, chiến lược châu Á mới này được đưa ra sau khi chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu có một chính sách ngoại giao mạnh mẽ hơn, đẩy mạnh kinh tế của khối, đối mặt không chỉ với chủ trương “Nước Mỹ Trên Hết” của tổng thống Donald Trump, mà cả với sự can dự của Trung Quốc ở Châu Phi cũng như Châu Á. Maaike Okano-Heijmans, một chuyên gia về quan hệ Á-Âu thuộc viện Clingendael Institute (Hà Lan), đánh giá đây là bước đi “rất quan trọng” sau khi Châu Âu bị chỉ trích là quá chậm chạp trong việc đối phó với quyền lực mềm của Trung Quốc, thời gian qua. Trả lời AFP, chuyên gia này cho rằng: “Chúng ta không thể tố cáo Liên Hiệp Châu Âu là không có tầm nhìn nữa. Thách thức bây giờ là làm thế nào là biến nó thành một cái gì có thực chất mà một số quốc gia có thể chọn lựa. Bởi vì một kế hoạch như vậy đòi hỏi rất nhiều tiền, mà không ai có thể cạnh tranh với tiền của Trung Quốc.” Vào thượng tuần tháng 9, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói là thương mại của Trung Quốc với các nước tham gia Con Đường Tơ Lụa mới đã vượt mức 5 ngàn tỷ đô la, trong đó có hơn 60 tỷ đầu tư trực tiếp. Thế nhưng, một số nước đã bắt đầu tự hỏi là những ràng buộc gắn với các món tiền phải chăng đang biến tiền vay thành gánh nặng hơn là thuận lợi ? Chiến lược đề nghị nhấn mạnh trên những “chuẩn mực cao về môi trường và lao động”, và tính chất vừa phải về mặt tài chính của các dự án hạ tầng cơ sở. Theo AFP, lời nhấn mạnh đó rõ ràng là nhắm vào Con Đường Tơ Lụa của Trung Quốc, đang bị cho là đã tạo ra bẫy nợ đối với những nước tin vào sự hào phóng của Trung Quốc. Nỗi lo ngại này có vẻ có cơ sở khi vào năm ngoái, 2017, Sri Lanka đã phải cho Trung Quốc thuê trong 99 năm cảng chiến lược của mình vì không trả nổi khoản nợ 1,4 tỷ đô la cho dự án. Tháng 8 vừa qua, đến lượt Malaysia tuyên bố ngưng 3 dự án mà Bắc Kinh tài trợ, trong đó có đề án đường xe lửa trị giá 20 tỷ đô la. Còn Pakistan, cho đến gần đây còn rất hứng thú đón nhận tiền Trung Quốc, nay đã cam kết minh bạch hơn nữa trước dư luận lo ngại khả năng không trả được nợ./.
......

Trần Đại Quang: Nấm mồ và cái chết trong lòng dân

Bố cục khu vực đền thờ nhìn từ trên cao xuống. Ảnh: Internet Hôm 21/9/2018, ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước đã từ trần ở tuổi 62, trong khi vẫn còn tại vị. Dư luận nói chung đã tỏ ra phẫn uất về những tội lỗi của một cựu Chủ tịch nước hơn là đồng cảm trước cái chết của ông Quang. Một phần trong sự phẫn uất này chính là tin tức loan tải về hệ thống mộ phần, đền thờ đang được gấp rút xây dựng ở Ninh Bình. Theo các thông tin trên mạng Facebook, số lượng, diện tích mang tầm vóc cực kì lớn “Khu đất xây lăng mộ được chọn rộng khoảng 2-3 ha nằm trên cánh đồng ở xã Quang Thiện phía trước là ngôi làng gắn với tuổi thơ của Chủ tịch nước. Vị trí này cũng nằm sát quốc lộ 10, tuyến tránh thị trấn Phát Diệm, giao thông khá thuận tiện.” “Khu đất trước đây là cánh đồng lúa của người dân nhưng đã được hợp thửa sau đó san ủi, đổ đất đá làm nền và trồng cây xanh từ mấy năm trước. Giáp với khu nghĩa trang này có một dòng sông nông giang nhỏ, nước trong xanh. Hai bờ sông (dài khoảng hơn 500 m) đã được kè đá hộc và làm ba cây cầu đá kiên cố bắc qua. Các tuyến đường gom bao quanh khu đất đều trải nhựa, lát vỉa hè bằng đá xanh.” Cũng trong hai ngày 21 và 22.9, công tác chuẩn bị mặt bằng ở xã Quang Thiện (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình), quê hương của ông Trần Đại Quang đang được huy động mọi lực lượng làm việc không kể đêm ngày gấp rút hoàn thành để chuẩn bị cho lễ tang. Tầm vóc đồ sộ của khu đền thờ, huyệt mộ ông Trần Đại Quang là một hình ảnh phản cảm đập vào mắt người dân, người ta liên tưởng đến những tên bạo chúa khét tiếng thời phong kiến xây lăng tẩm đền đài để lo cho cái chết của mình mà quên đi dân tình thế thái. Thực tế, từ khi cộng sản độc tài cầm quyền tại Việt Nam cho đến bây giờ, đất đai của dân tộc này bị đánh cắp rất nhiều cho các hệ thống lăng mộ, khu tưởng niệm của lãnh tụ cộng sản. Ông Hồ Chí Minh nằm trong lăng Ba Đình tại Hà Nội rộng bằng diện tích hai ba Phường gộp lại, ngoài ra thì có hàng trăm khu tưởng niệm, tượng đài, di tích, bảo tàng trên khắp các tỉnh thành của Việt Nam. Từ lăng tẩm của ông Hồ, thứ văn hóa phong kiến đó được tầng tầng lớp lớp đảng viên cộng sản thời nay, hệ thống lãnh đạo cấp cao cho đến cấp tầm tầm, thấp thấp đua nhau xây mộ, xây lăng, xây phủ, xây điện đài nhiều như nấm mọc sau mưa. Xây dựng lăng tẩm, đền đài thì dùng tiền ngân sách nhà nước là tiền thuế của dân. Hàng năm chi phí bảo trì, tu sửa, bảo vệ cũng chiếm một khoản lớn ngân khố của quốc gia. Họ sử dụng khẩu hiệu như “mãi mãi”, “vĩ đại” để ấn định khiên cưỡng vào tâm trí, vào lòng người dân về lãnh tụ của họ, về chủ nghĩa của họ. Thế nhưng, có thật sự sống mãi mãi hay không? Trong lịch sử thế giới cũng như Việt Nam lược thuật không ít câu chuyện về việc quật mồ quật mả của những tên bạo chúa tàn ác. Dù Hồ Chí Minh được chế độ biến thành bậc ‘thánh nhân’, thế nhưng người dân dần dần nhận diện được chân dung của ông ấy, đã có những phản ứng rõ ràng, hồi 2014 một nhóm người muốn đập lăng Hồ Chí Minh. Không một ai bày tỏ sự tưởng nhớ mà trái lại đều tỏ ra mừng rỡ trước hung tin của ông Trần Đại Quang. Điều này cho thấy tâm tư tình cảm của người dân đối với một Chủ tịch nước khi qua đời không như chế độ mong đợi. Hầu như người dân không để ý đến cái chết của một người trong hàng ngũ Tứ trụ. Qua phản ứng của nhiều thành phần về cái chết của ông Quang, nhẹ nhàng thì họ nói “ông ấy chết thì mặc ông ấy, liên quan gì đến chúng tôi mà phải sầu”, có nơi “ở đây các cháu thiếu nhi đang vui chơi Trung Thu thế mà chúng nó ra lệnh dẹp hết”. Một cụ già vùng Bắc bộ thì thẳng thắn “thằng Quang chết thì có thằng khác lên thay, vẫn là chúng nó với nhau cả, người dân vẫn chìm trong đau khổ thôi”. Gẫm cũng thật bi hài, đã là một vị lãnh đạo của Quốc gia khi chết đi, vị tất người dân tiếc thương, ngậm ngùi và biết ơn vì sự tài ba xuất chúng, đức độ an dân, thịnh nước. Thế nhưng, với di sản gieo tội ác cho nhân dân thì ông Quang đang nhận được quả đắng, là sự nhục nhã, nguyền rủa. Dù chế độ cộng sản xây lăng tẩm đền đài cho ông Trần Đại Quang uy nghi bề thế bao nhiêu thì người dân đã, đang và sẽ mãi chôn vùi ông Quang với thái độ khinh khi. Ông Quang đã chết thật về mặt thể xác, nhưng về mặt tinh thần thì ông Quang cũng bị chôn vùi trong lòng người dân, hình ảnh cái chết đó cũng phản ảnh chế độ cộng sản đã chết trong lòng dân tộc Việt Nam rồi! Portland, OR 09/25/2018 Fb Paulus Lê Sơn
......

Lò đốt đang tiến vào Sài Gòn?

Sau 20 năm chính quyền “vì dân” của đảng CSVN giằng co với dân oan từ Sài Gòn tới Hà Nội, ngày 7 Tháng 9 vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã chính thức công bố kết luận liên quan đến những khiếu tố của người dân về Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ông Lê Thanh Hải, cựu Ủy viên BCT, cựu Bí thư Thành ủy HCM. Ảnh: Info.net   Dự án Thủ Thiêm có từ thời ông Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng và được các đời UBND về sau thực hiện. Dưới sự chỉ đạo phù phép của Thành uỷ Thành Hồ trong thời gian Lê Thanh Hải nắm chức bí thư, dự án ban đầu đã bị thay đổi, đánh tráo và cố tình thực hiện khác đi nhằm mục đích thủ lợi cho phe nhóm và cá nhân.   Đây cũng là lần đầu tiên kết luận từ thanh tra trung ương thừa nhận những chi tiết vi phạm pháp luật của chính quyền thành phố trong một thời gian dài trên nỗi khổ của người dân. Đó là “thiếu kiểm soát, giao đất tràn lan cho các dự án, vi phạm quy hoạch và giấy phép xây dựng, tính toán tiền sử dụng đất chưa đúng quy định”. Tuy nhiên về mặt cụ thể, trải qua 4 đời chủ tịch UBND, những ai có trách nhiệm trực tiếp nhất thì thanh tra không nói tới. Tuy nhiên không thể từ chối trách nhiệm đã bị phơi bày, sau 13 ngày im lặng Uỷ ban Nhân dân TP.HCM đương nhiệm đã tổ chức họp báo tuyên bố nhận trách nhiệm về những “sai phạm” của mình. Đồng thời cũng “chân thành xin lỗi” và hứa ra sức giải quyết để đáp ứng nguyện vọng nhân dân (sic). Cuộc họp báo cũng chỉ nói chung chung về việc “xử lý cán bộ” phải có bằng chứng mới làm được. Liệu người dân có dễ dàng chấp nhận lời xin lỗi quá muộn màng này không khi họ đã vì sự tham lam vô độ của cán bộ thành phố cấu kết nhau, đẩy họ vào cảnh màn trời chiếu đất suốt 20 năm qua. Nói đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, có lẽ chính quyền thành phố này đã biết quá nhiều nguyện vọng của dân oan Thủ Thiêm là gì sau những đợt khiếu tố kéo dài nhưng chính quyền cố tình bỏ qua. Bây giờ nói đáp ứng đây có nghĩa là chính quyền thành phố sẽ tìm ra một vài con dê tế thần trong vụ cướp đất thế kỷ này rồi cho chìm xuồng chăng. Hiện chưa có con dê nào bị bắt, bị truy tố trong khi vụ án đàn áp Thủ Thiêm này đã kéo dài hai thập kỷ. Nó được coi là một vụ sai lầm nghiêm trọng nhất của chính quyền cộng sản khiến cho hàng trăm ngàn người dân bị mất nhà cửa đất đai, phải sống cảnh màn trời chiếu đất. Và chưa kể đàng sau những giao dịch mờ ám giữa cán bộ và các công ty địa ốc sân sau của các ông lớn trong đảng, hàng tỷ đô-la đã êm thấm chạy vào túi các quan tham. Trong những ngày sắp tới, ông Trọng cần hâm nóng lại chiếc lò đang nguội lạnh của mình, vì vậy chắc chắn Trọng sẽ truy cứu trách nhiệm của những nhân vật đã một thời làm mưa làm gió trên dự án Thủ Thiêm như Tất Thành Cang, Nguyễn Văn Đua, Nguyễn Thị Quyết Tâm v.v… Trước đó vào tháng 5/2018, vụ bán 32 ha đất công với giá “bèo” đã bị xới lên như một ngón đòn thăm dò của một phần trong toàn bộ vụ án. Nhưng do bao che, lấp liếm lẫn nhau Tất Thành Cang cũng tạm thời… vô can. Lần này với kết luận của thanh tra trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương sẽ ra tay theo chỉ đạo của ông Trọng để tìm ra những chứng cớ tội ác của cựu bí thư thành uỷ Lê Thanh Hải cũng như nguồn gốc tài sản kếch sù mà ông Hải và gia đình đã thủ đắc được. Ông Hải và đàn em sẽ bị Trọng lú hài tội như đã từng ra tay ở Tập Đoàn Dầu Khí để giờ chót triệt hạ Lê Thanh Hải như Đinh La Thăng chăng? Thành Hồ, lãnh địa của Lê Thanh Hải rồi đây sẽ không còn là nơi trú ẩn an toàn cho gia đình và phe cánh của Lê Thanh Hải. Khi Hải bị ném vào lò, số phận sẽ không khác Đinh La Thăng vì đối với ông Trọng, uỷ viên BCT không còn là ngoại lệ nhất là khi đường hoạn lộ đi lên dưới thời Ba Dũng. Rõ ràng giờ đây lò ông Trọng đang tiến về giang sơn anh “Hai Nhựt” và lò đang nóng hừng hực. Vì bên cạnh vụ Thủ Thiêm, sau khi nhốt Vũ “Nhôm” thanh toán mặt trận Đà Nẵng, ông Trọng còn tiếp tục phanh phui đường dây mua bán đất vàng ở Sài Gòn có liên quan tới tay thượng tá công an này.     “Út trọc” và “Vũ nhôm” là những con chốt thí     Ông Trọng mất ngủ vì Vũ Nhôm     Tại sao Thượng tá Vũ Nhôm chạy trốn?   Ngày 2 Tháng 5 cũng trong một cuộc họp báo của UBND, chánh văn phòng Võ Văn Hoan thừa nhận với báo chí “có một số mặt bằng nhà, đất công sản của Thành phố được giao cho Vũ “nhôm”. Chuyện bàn tay Vũ “nhôm” thò vào tận Thành Hồ cho thấy mạng lưới kinh tài của tay thượng tá công an này được điều hành từ một cấp cao. Do đó viên chánh văn phòng cũng tiết lộ việc chuyển quyền và mục đích sử dụng những tài sản công này “thuộc về các cơ quan trung ương và cấp cao hơn”. Lời nói có vẻ chạy tội nhưng thử hỏi nếu không có sự tán trợ của những nhân vật quyền lực trong bộ máy UBND thành phố thì Vũ “nhôm” làm được gì? Đó là lý do vì sao ngày 18 tháng 9, Nguyễn Hữu Tín cựu Phó chủ tịch UBND Thành Hồ mặc dù đã nghỉ hưu vẫn bị khởi tố, cấm đi lại để điều tra việc Tín đã từng bao che, tạo điều kiện cho Vũ “nhôm” thu tóm đất đai. Đây quả thật là điều làm cho Lê Thanh Hải phải đối phó khá vất vả, vì chắc chắn những gì Tín khai ra trước cơ quan điều tra cuối cùng sẽ chỉ ra kẻ đầu trò Lê Thanh Hải.   Để triệt hạ thế lực của Lê Thanh Hải gầy dựng chung quanh lãnh địa Sài Gòn, ông Trọng không thể không đánh vụ Vũ “nhôm” ngay tại thành phố này. Khởi tố Nguyễn Hữu Tín và 3 viên chức cao cấp khác là cách tốt nhất truy ra manh mối sự liên hệ của Hải với cánh công an thành phố qua đàn em Nguyễn Hữu Tín của “Anh Hai”. Rõ ràng là hai mũi nhọn của ông Trọng đang tiến vào Sài Gòn, trong lúc Nguyễn Thiện Nhân có nhiều xác suất rời Thành Hồ lên làm Chủ tịch nước, sẽ tạo ra khoảng trống quyền lực ở Sài Gòn. Và một khi lò được đốt lên, chẳng những Hai Nhựt bị hoả thiêu mà số phận Ba Dũng cũng khó an toàn!
......

London: Buổi ra mắt Hội Anh Em Thanh Niên Công Giáo

Ban Điều Hành hội Anh Em Thanh Niên Công Giáo (The Brotherhood Catholic Youth Association) nhiệm kỳ I. London (Anh quốc) – Hôm Chủ Nhật 23/9/2018, nhiều thanh niên trong cộng đồng mới tại Anh Quốc đã tề tựu về Luân Đôn để thành lập Hội Anh Em Thanh Niên Công Giáo tại UK (Brotherhood Catholic Youth Association / UK), theo đề nghị của 4 sáng lập viên (Founder) là 4 bạn trẻ An Tran, Nhu Le, Ha Dinh & Thanh Nguyen và hơn 20 thành viên sáng lập (Founding member). Buổi meeting khởi sự lúc 3 giờ chiều tại nhà hàng Việt Nam Tây Đô tại trung tâm thành phố London. Các thành viên sáng lập đã đồng thuận tín nhiệm 4 sáng lập viên nói trên vào Ban Điều Hành chính thức, nhiệm kỳ 1, và phân chia trách nhiệm như sau: Hội trưởng: anh AN TRAN Phó hội trưởng: cô NHU LE Thư ký: cô HA DINH Thủ quỹ: anh THANH TRAN Ngoài ra Ban Chấp Hành đã mời một người Anh gốc Việt am tường về hội đoàn & cộng đồng tại UK làm tư vấn độc lập (independent adviser) cho Hội, nhưng không là tư cách Hội Viên. Ngoài ra, tham dự viên buổi meeting đã được nghe anh Hội Trưởng An Tran trình bày về mục đích và tôn chỉ của Hội như sau: • Kết hợp và bồi dưỡng sự thông cảm giữa những người Công giáo Việt Nam trẻ tuổi từ các cộng đồng đa dạng ở Anh. • Thúc đẩy các sinh hoạt động giải trí, ái hữu, hỗ trợ lẫn nhau và hỗ trợ chung giữa các thành viên. • Thiết lập các hoạt động và đấu tranh phi bạo lực để thúc đẩy quyền con người, dân chủ và tự do cho người dân Việt Nam. • Tham gia các hoạt động và đấu tranh phi bạo lực của các tổ chức có cùng mục tiêu tương tự như Hội Anh Em Thanh Niên Công Giáo. Theo Ban Điều Hành thì mục tiêu trọng yếu của Hội là: Sống theo tinh thần Vị Tha, Bác Ái và Công Lý để cố gắng mang lại cho Quê Hương VN được đẹp hơn, nhân bản hơn, bình an & hạnh phúc hơn, đó là con đường dấn thân đấu tranh trong ôn hoà, mạnh mẽ lên tiếng để Cộng Đồng Quốc Tế biết được những bất công, sự bắt bớ phi pháp, đàn áp bằng bạo lực một cách dã man của CSVN và yêu cầu CSVN ngay lập tức trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, trả lại những quyền cơ bản cho người dân VN.   Anh Hội trưởng An Tran đang trình bày về tôn chỉ và mục đích của Hội trước cử tọa tham dự. Tiếp theo là phần trình bày của cô Phó hội trưởng Nhu Le nói về các sinh hoạt trẻ vui chơi lành mạnh của những bạn bè thanh niên Công Giáo tại VQ Anh, những sinh hoạt tương thân tương ái, ái hữu và tương tế của người Công Giáo trẻ. Những sinh hoạt nầy cũng bao gồm luôn cả các sinh hoạt đấu tranh cho “quyền con người / nhân quyền / dân chủ và tự do” của đồng bào VN, của tù nhân lương tâm (TNLT) và của vô số nạn nhân của CSVN trong nước. Sau đó, cô Thư ký Ha Dinh trình bày về phần phát triển hội viên và điều kiện gia nhập Hội Anh Em Thanh Niên Công Giáo. Cô Ha Dinh cho phái viên chúng tôi biết e-mail dinhdao203@gmail.com là địa chỉ e-mail cho các bạn Thanh Niên Công Giáo nào muốn xin gia nhập Hội và muốn được cấp thẻ hội viên thì xin liên lạc với e-mail nầy.  
......

Ai sẽ thay ông Trần Đại Quang?

Trong thượng tầng lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội được coi là Tứ trụ. Những nhân vật này được Trung ương đảng đương nhiệm tuyển chọn từ trong hàng ngũ Bộ chính trị và ít nhất phải trải qua một nhiệm kỳ Bộ chính trị của khóa trước. Trong nhiệm kỳ của khóa XII, có 7 nhân vật đủ tiêu chuẩn để chọn vào Tứ trụ gồm Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Đinh Thế Huynh, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Thiện Nhân, Tòng Thị Phóng. Như vậy để thay thế ông Trần Đại Quang vừa qua đời, có hai nhân vật đủ tiêu chuẩn để Trung ương đảng khóa XII chọn thay thế là Nguyễn Thiện Nhân, hiện là Bí thư Thành ủy Sài Gòn và Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc Hội. Ông Đinh Thế Huynh thì đang bị bệnh rất nặng và phải từ chức Bí thư thường trực nên không thể tham gia cuộc đua này. Còn ông Phúc và bà Ngân đã yên vị trong vai trò Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội. Bà Tòng Thị Phóng khó được Bộ chính trị chọn trở thành Chủ tịch nước vì bà Nguyễn Thị Kim Ngân đang là Chủ tịch Quốc hội, chả lẽ trong hàng ngũ Tứ trụ lại có tới hai phụ nữ. Vì thế mà nhiều xác suất, ông Nguyễn Thiện Nhân sẽ được chọn làm Chủ tịch nước thay thế ông Trần Đại Quang cho đến năm 2021. Nếu ông Nhân được chọn lựa, quả là cuộc đời và sự nghiệp của ông Nhân đã có những may mắn bất ngờ từ việc thay ông Thăng làm Bí Thư Thành phố Sài Gòn, và nay bước vào hàng ngũ Tứ trụ do ông Quang đột tử. Tuy nhiên, cũng có người đưa ra dự kiến rằng, người thay ông Quang có thể là ông Nguyễn Phú Trọng vì cho rằng đây là cơ hội thuận lợi nhất để cho Bộ chính trị xúc tiến chính sách “nhất thể hóa” hai chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước, nhằm đẩy mạnh việc tinh giảm bộ máy chính trị và thâu tóm quyền lực. Có thể phe nhóm của ông Nguyễn Phú Trọng mong muốn điều này để giúp cho họ củng cố quyền lực mạnh mẽ hơn sau những đợt “đốt lò” hầu chuẩn bị nhân sự kế thừa thay ông Trọng cho Đại hội XIII dự trù vào tháng 1 năm 2021. Nhưng nội bộ của đảng CSVN hiện nay đang có những bất mãn ngấm ngầm sau đợt thanh trừng qua các vụ án tham nhũng mà ai cũng thấy rõ chỉ là màn thanh toán quyền lực giữa phe ông Trọng với các phe nhóm khác. Do đó, nếu ông Trọng kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch nước sẽ chỉ tạo thêm lý do tấn công cho các phe đối nghịch, và tình hình nội bộ đảng sẽ rơi vào khủng hoảng. Đây là tình thế mà ông Trọng phải nhận biết và cần phải giữ đảng ổn định để sống còn trong cơn lốc mậu dịch Mỹ-Trung hiện nay. Nếu ông Trọng không thể kiêm nhiệm chức Chủ tịch nước thì ông Trần Quốc Vượng, hiện là Thường trực Ban bí thư, càng khó để thay ông Trần Đại Quang vì hai lý do: Một, ông Trần Quốc Vượng mới được bầu vào Bộ chính trị trong khóa XII, chưa phải là nhân vật thâm niên để bước vào hàng ngũ Tứ trụ dù được coi là nhân vật có công trong vụ “đốt lò” với ông Trọng. Hai, ông Trần Quốc Vượng đang được chuẩn bị để thay thế ông Nguyễn Phú Trọng trong vai trò Tổng bí thư ở nhiệm kỳ XIII nên sẽ phải biết “giữ mình” cho cuộc chạy đua mà nhiều phần sẽ rất gay go trong hai năm tới. Tóm lại, để giữ ổn định nội bộ và chuẩn bị cho ông Trần Quốc Vượng, nhiều phần ông Trọng sẽ phải chấp nhận giải pháp đưa ông Nguyễn Thiện Nhân thay thế ông Trần Đại Quang để củng cố ghế Tổng bí thư cho ông Vượng cho nhiệm kỳ tới. Nhưng ông Nhân ra đi, sẽ để lại khoảng trống quyền lực ở Sài Gòn, và đưa đến những đấu đá mới khi mà vụ đại án “Thủ Thiêm” và “Vũ Nhôm” sắp mang ra xử. Chờ xem.
......

Ai sẽ thay ông Trần Đại Quang?

Trong thượng tầng lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội được coi là Tứ trụ. Những nhân vật này được Trung ương đảng đương nhiệm tuyển chọn từ trong hàng ngũ Bộ chính trị và ít nhất phải trải qua một nhiệm kỳ Bộ chính trị của khóa trước. Trong nhiệm kỳ của khóa XII, có 7 nhân vật đủ tiêu chuẩn để chọn vào Tứ trụ gồm Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Đinh Thế Huynh, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Thiện Nhân, Tòng Thị Phóng. Như vậy để thay thế ông Trần Đại Quang vừa qua đời, có hai nhân vật đủ tiêu chuẩn để Trung ương đảng khóa XII chọn thay thế là Nguyễn Thiện Nhân, hiện là Bí thư Thành ủy Sài Gòn và Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc Hội. Ông Đinh Thế Huynh thì đang bị bệnh rất nặng và phải từ chức Bí thư thường trực nên không thể tham gia cuộc đua này. Còn ông Phúc và bà Ngân đã yên vị trong vai trò Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội. Bà Tòng Thị Phóng khó được Bộ chính trị chọn trở thành Chủ tịch nước vì bà Nguyễn Thị Kim Ngân đang là Chủ tịch Quốc hội, chả lẽ trong hàng ngũ Tứ trụ lại có tới hai phụ nữ. Vì thế mà nhiều xác suất, ông Nguyễn Thiện Nhân sẽ được chọn làm Chủ tịch nước thay thế ông Trần Đại Quang cho đến năm 2021. Nếu ông Nhân được chọn lựa, quả là cuộc đời và sự nghiệp của ông Nhân đã có những may mắn bất ngờ từ việc thay ông Thăng làm Bí Thư Thành phố Sài Gòn, và nay bước vào hàng ngũ Tứ trụ do ông Quang đột tử. Tuy nhiên, cũng có người đưa ra dự kiến rằng, người thay ông Quang có thể là ông Nguyễn Phú Trọng vì cho rằng đây là cơ hội thuận lợi nhất để cho Bộ chính trị xúc tiến chính sách “nhất thể hóa” hai chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước, nhằm đẩy mạnh việc tinh giảm bộ máy chính trị và thâu tóm quyền lực. Có thể phe nhóm của ông Nguyễn Phú Trọng mong muốn điều này để giúp cho họ củng cố quyền lực mạnh mẽ hơn sau những đợt “đốt lò” hầu chuẩn bị nhân sự kế thừa thay ông Trọng cho Đại hội XIII dự trù vào tháng 1 năm 2021. Nhưng nội bộ của đảng CSVN hiện nay đang có những bất mãn ngấm ngầm sau đợt thanh trừng qua các vụ án tham nhũng mà ai cũng thấy rõ chỉ là màn thanh toán quyền lực giữa phe ông Trọng với các phe nhóm khác. Do đó, nếu ông Trọng kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch nước sẽ chỉ tạo thêm lý do tấn công cho các phe đối nghịch, và tình hình nội bộ đảng sẽ rơi vào khủng hoảng. Đây là tình thế mà ông Trọng phải nhận biết và cần phải giữ đảng ổn định để sống còn trong cơn lốc mậu dịch Mỹ-Trung hiện nay. Nếu ông Trọng không thể kiêm nhiệm chức Chủ tịch nước thì ông Trần Quốc Vượng, hiện là Thường trực Ban bí thư, càng khó để thay ông Trần Đại Quang vì hai lý do: Một, ông Trần Quốc Vượng mới được bầu vào Bộ chính trị trong khóa XII, chưa phải là nhân vật thâm niên để bước vào hàng ngũ Tứ trụ dù được coi là nhân vật có công trong vụ “đốt lò” với ông Trọng. Hai, ông Trần Quốc Vượng đang được chuẩn bị để thay thế ông Nguyễn Phú Trọng trong vai trò Tổng bí thư ở nhiệm kỳ XIII nên sẽ phải biết “giữ mình” cho cuộc chạy đua mà nhiều phần sẽ rất gay go trong hai năm tới. Tóm lại, để giữ ổn định nội bộ và chuẩn bị cho ông Trần Quốc Vượng, nhiều phần ông Trọng sẽ phải chấp nhận giải pháp đưa ông Nguyễn Thiện Nhân thay thế ông Trần Đại Quang để củng cố ghế Tổng bí thư cho ông Vượng cho nhiệm kỳ tới. Nhưng ông Nhân ra đi, sẽ để lại khoảng trống quyền lực ở Sài Gòn, và đưa đến những đấu đá mới khi mà vụ đại án “Thủ Thiêm” và “Vũ Nhôm” sắp mang ra xử. Chờ xem.
......

Trung Quốc, chứ không phải Nga, mới là thách thức thật sự của châu Âu

Những thỏa thuận về xây dựng cơ sở hạ tầng mờ ám ở Đông Âu mũi nhọn của chiến lược chia để trị của Bắc Kinh   Hai mươi năm trước, tôi đứng ở một “ổ gà” đầy nước, trước mặt là sông Amur và nhìn sang Trung Quốc. Những tòa nhà chọc trời trên đất Trung Quốc thể hiện rõ tính hiện đại, trong khi bên phía Nga hầu như không có cả đèn đường. Từ đó đến nay, hàng xuất khẩu, mức sống và tỷ trọng của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới đã tăng vọt; các chuyên gia cho rằng kinh tế Trung Quốc có thể vượt Mỹ vào năm 2030. Nga hiện đang lẽo đẽo theo sau trên tất cả các mặt trận. Tuần trước tôi lại có mặt trên một đường biên giới khác, ở Georgia. Đất nước với 3,7 triệu dân nằm ở giao điểm của ba đế quốc: Nga, từng là đế chế cai trị nước này; đế chế Châu Âu-Đại Tây Dương của phương Tây; và cường quốc Trung Quốc đang lên. Người dân ở đây biết họ thích nước nào hơn. Mặc dù nằm ở bờ phía đông của Biển Đen, người Gruzia cảm thấy mình thuộc về phương Tây. Người dân ở đây nói rằng đất nước họ đã từng nằm dưới quyền cai trị của La Mã suốt nhiều thế kỷ. Mặc dù bị mắc kẹt - dường như là vĩnh viễn - trong phòng chờ để được tham gia khối NATO, Georgia đã đưa đội quân đội đông đảo nhất – tính theo số dân – tham gia cuộc chiến tranh ở Afghanistan. Với sự trợ giúp tích cực của Mỹ, người Georgia đã tự do hoá nền kinh tế của mình, đã đối đầu với nạn tham nhũng và xây dựng được hệ thống chính trị đa nguyên, trong đó phe đối lập có thể thắng cử và đã thắng cử. Không lân bang gần gũi nào ở cả bắc, nam hay đông Georgia làm được như thế. Hiện nay, tâm trạng ở vùng biên giới này đã thay đổi. Donald Trump, nói một cách nhẹ nhàng, không phải là Vespasian (người anh hung, rất được dân Georgia kính trọng). Đại sứ quán Mỹ đang mất dần vai trò trong việc kiềm chế các tay đầu sỏ trên chính trường nước này và những hành động sai quấy của Nga. Tuyên truyền bài phương Tây và những câu chuyện kinh hoàng được loan tải mà không bị ngăn chặn: EU sẽ buộc nước này hợp pháp hóa loạn luân, và hàng triệu người di cư Syria sẽ tràn vào nước này. Ngoài ra, trong những khu vực mà Nga còn chiếm đóng sau cuộc chiến năm 2008, thường xuyên diễn ra những cuộc tập quân mang tính đe dọa, và những vụ tấn công chớp nhoáng - bắt cóc và cướp đất – được tiến hành từ bên kia đường phân giới. Nhưng người Georgia, tương tự như người Estonia, người Ba Lan, Ukraina và những bộ tộc đã được tôi luyện trong khu vực biên giới lo lắng nhiều hơn về sự ngây thơ, chia rẽ và tự mãn trong những quốc gia hùng mạnh ở phương Tây mà họ muốn được giúp đỡ. Họ nói, mặt trận thực sự không đi qua lãnh thổ của mình, mà đi qua những khu vực, nơi Nga có ảnh hưởng mạnh nhất: Berlin, Brussels, Rome và, thật kì quặc là, ở cả Washington DC nữa. Tuy nhiên, vấn đề lâu dài không phải là Nga. Mặc cho quy mô về địa lý và kho vũ khí hạt nhân của mình, đế chế đã đổ nát này của Vladimir Putin thực chất là yếu. Nền kinh tế của nước này chỉ ngang với Italy. Mặc dù quân đội đã được hiện đại hóa, chi tiêu cho quốc phòng đang giảm. Hệ thống chính trị ngày càng dễ vỡ và lỗi thời. Điện Kremlin qua mặt được phương Tây là do ý chí và tàn nhẫn, chứ không phải là nhờ ngoại giao, kinh tế, chính trị hay quân sự. Thách thức thực sự đối với nền an ninh ọp ẹp của châu Âu có nguồn gốc từ nơi có sức mạnh hơn hẳn: Trung Quốc. Muốn thấy tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, chỉ cần nhìn cuốn nhật ký không có một chữ nào của Dalai Lama là đủ. Vì sợ Trung Quốc trả đũa, rất ít các nhân vật của công chúng giờ đây còn dám gặp ông già 83 tuổi, có thời từng được mọi người kính trọng này. Mặc dù ông đã hoàn toàn rời bỏ chính trường và chấp nhận rằng đất nước ông nên là một phần của Trung Quốc, Bắc Kinh – thật là lố bịch – vẫn tiếp tục coi ông là người truyền bá đầy nguy hiểm chủ nghĩa ly khai và mê tín của thời phong kiến. Trong chuyến đi châu Âu hồi tháng 6 vừa qua, chỉ có tám nghị sĩ dũng cảm của Lithuania là dám gặp nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng mà thôi. Cách tiếp cận của Trung Quốc sặc mùi cơ hội chủ nghĩa. Họ né tránh đối đầu toàn diện, nhưng khi thấy có sự yếu đuối hay chia rẽ là họ lập tức khai thác ngay. Cho đến nay, chiến thuật chính ở châu Âu là các khoản vay lãi suất thấp dành cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng với những điều kiện rất tù mù, với những nước tương đối nghèo ở châu Âu. Một là các nước ở phía tây Balkan như Serbia, tương lai trở thành thành viên EU của nước này quá xa vời. Loại thứ hai là các thành viên khác của EU bị áp lực từ Brussels về những vi phạm nào đó, đặc biệt là Hungary. Thứ ba là những nước bị ép phải thi hành chính sách thắt lưng buộc bụng, ví dụ như Hy Lạp.   Lời hứa không phải lúc nào cũng phù hợp với thực tế. Chi phí cho các khoản vay là rất lớn, và việc bắt buộc sử dụng các nhà thầu Trung Quốc làm làm cho nền kinh tế những nước này chẳng được lợi lộc gì. Dự án đường cao tốc ở Ba Lan đã phá sản. Việc xây dựng tuyến đường sắt giữa Budapest và Belgrade đã tạm dừng. EU có những phương tiện thực thi luật pháp về việc lựa chọn nhà thầu thích hợp cho các dự án công cộng. Các chính trị gia cao cấp ở châu Âu ngày càng phẫn nộ về sáng kiến “16 + 1”, trong đó Trung Quốc gặp gỡ 16 quốc gia Đông Âu nhằm tranh giành cho mình những ưu tiên ưu đãi về thương mại và các ưu đãi khác. Nhưng chiến thuật của Trung Quốc đã mang lại lợi ích về ngoại giao. Tháng 7 năm 2016, Hungary và Hy Lạp đã tìm cách làm suy yếu quan điểm của EU trước những tuyên bố về lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. Tháng 3 năm 2017, Hungary không chịu kí bức thư của EU lên án việc tra tấn các luật sư Trung Quốc đang bị giam cầm. Martin Hala, một chuyên gia người Séc về chiến thuật của Trung Quốc, khẳng định rằng mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là xuất khẩu sang châu Âu mô hình tư bản chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc, trong đó, cơ chế thị trường chỉ là công cụ trong tay nhà nước độc đảng mà thôi. Mặc dù Nga và Trung Quốc đang ve vãn nhau, nhưng sự khác biệt quá lớn về kinh tế làm cho họ không thể thành lập được liên minh thực sự. Do đó, đối với những nước như Georgia, quan hệ tốt hơn với Trung Quốc chẳng khác gì cơ hội để cân bằng ảnh hưởng của Nga trong giai đoạn khi mà quyền lực của phương Tây đang suy giảm. Trung Quốc đã hiện đại hóa ngành công nghiệp chè đổ nát của Gruzia, đã đầu tư vào một cảng nước sâu mới, đã xây dựng những khu kinh doanh và chống lưng cho một hãng hàng không mới mà nước này đang rất cần. Trung Quốc cũng khoái rượu vang Georgia. Đề án Một Vành Đai Một Con Đường của Trung Quốc có một tuyến đường thương mại mới đi qua Caucasus rồi mới tới châu Âu, làm cho Gruzia có thể trở thành trung tâm vận chuyển hàng hóa. Về mặt lý thuyết, tự do và thịnh vượng của đế quốc Châu Âu-Đại Tây Dương có thể được cải thiện, nhưng trên thực tế, tự do và thịnh vượng ngày càng trở nên xa vời và khó có thể trở thành hiện thực. Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo Nguồn: The Times  
......

Những di sản – thành tích của Bộ trưởng CA, cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang

1.Đầu tiên phải nói đến câu chuyện Tây Nguyên giai đoạn 2000 - 2004. Thời kỳ này, (tháng 10 năm 2000 – tháng 4 năm 2006, ông Quang là Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an). – Chưa có con số thống kê nào được công bố rộng rãi về việc đàn áp, “dẹp loạn” Tây Nguyên giai đoạn này. Tuy nhiên, con số người chết lên đến hàng nghìn, số người sắc tộc thiểu số bị tù đày cũng không dưới vài trăm. – Các giai thoại về xe tăng lăn bánh ra đường quốc lộ sau gần 30 năm, chuyện phải dùng xe máy cày để gom xác đồng bào chết, chuyện về xả cả băng đạn AK vào các “phần tử quá khích”, cầm đầu, leo lên xe công an, CSCĐ, quân đội… được truyền tụng rất nhiều. – Sau khi được lệnh đàn áp, tàn sát thẳng tay, cũng nhiều chuyện rợn người về các cuộc vây bắt người thiểu số ở Tây Nguyên như một cuộc đi săn thú vật cũng được truyền tụng trong ngành công an. – Vô vàn các câu chuyện rùng rợn và mang hơi hướng khủng bố kiểu IS được lan truyền một cách bí mật. – Chưa hết, những người may mắn chạy thoát qua Campuchia, sau này cũng bị đuổi cùng giết tận. Trong giai đoạn ông Quang làm BT công an, đã có rất nhiều đợt Cam Bốt phải đẩy người Thượng ở Tây Nguyên về Việt Nam, dưới áp lực của nhà cầm quyền và đặc biệt là vai trò của ông Quang và BCA. – Những người ”may mắn” chạy được sang tới Thái Lan, thì đến tận hôm nay vẫn đang vạ vật trong trại tị nạn. – Năm 2003, với những “thành tích” ở Tây Nguyên, ông Quang được phong hàm Thiếu tướng khi mới 47 tuổi. 2. Trong giai đoạn ông Quang làm Bộ trưởng BCA – Tháng 8/2011 ông Quang được cơ cấu nắm BCA và lên làm bộ trưởng ngày 30/8/2011. – Giai đoạn 2011-2012 là thời kỳ biểu tình chống Trung Quốc đạt quy mô lớn nhất. Tuy nhiên, các cuộc đàn áp, khủng bố của công an đã làm cho các cuộc biểu tình chống Tàu dần bị triệt tiêu. – Với các thành tích chống người biểu tình phản đối Trung Quốc như vậy, ngày 5 tháng 12 năm 2011 ông Quang được ông Trương Tấn Sang phong hàm Thượng tướng. – Với kết quả mỹ mãn của việc đàn áp bằng vũ lực người dân chống Trung Quốc xâm chiếm bờ cõi. Với việc ông Quang “phát minh” ra trò an ninh, công an mặc thường phục, trà trộn vào đoàn biểu tình để đánh đập, gây rối và phá hoại tài sản cũng như phá hoại các cuộc biểu tình, lấy cớ cho công an dùng bạo lực một cách chính danh… Ông Quang được phong hàm đại tướng vào ngày 29 tháng 12 năm 2012. Với các chiêu trò dùng trong đàn áp Tây Nguyên, ông Quang đã vận dụng sáng tạo trong thời kỳ mới, và rất thành công trong việc triệt hạ lòng yêu nước, làn sóng chống Tàu xâm lược giai đoạn 2011-2012. – Giai đoạn ông Quang làm bộ trưởng BCA cũng là thời kỳ mở đầu các cuộc đàn áp, bắt bớ, tống giam, kết án nặng nề những người đấu tranh dân chủ, các nhà bất đồng chính kiến. Hàng loạt các án chính trị được thực thi trong giai đoạn này. Sau khi ông Quang thôi giữ chức BT BCA, những di sản và các chiêu trò của ông Quang vẫn được các đàn em ở bộ này áp dụng rất triệt để. Chuyện đàn áp bất đồng chính kiến, bắt giam, bỏ tù với những bản án nặng nề dành cho người đấu tranh dân chủ đã diễn ra khốc hại hơn trước. – Các chiêu trò của ông Quang nghĩ ra như: an ninh công an mặc thường phục, kết hợp với côn đồ hoặc giả côn đồ để cướp bóc tài sản, hành hung, đánh đập tàn tệ người yêu nước, người đấu tranh… vẫn được đám đàn em của ông Quang áp dụng triệt để và thu được thành công mỹ mãn. (Chị Thúy Nga bị đánh gãy chân, tàn phế; nhà báo Phạm Đoan Trang bị đánh vỡ đầu gối, đứt dây chằng giờ vẫn chưa khỏi, anh Nguyễn Chí Tuyến bị đánh bầm dập, toác đầu, máu chảy lênh láng, anh Lã Việt Dũng bị đánh. Đặc biệt, trong giai đoạn bầu cử QH năm 2016, để đối phó với làn sóng người dân tự ứng cử, nằm ngoài dự tính của đảng, các lực lượng công an đã có sáng kiến là: Cho “quần chúng tự phát” là công an hoặc tay chân của công an vào các phòng lấy ý kiến nơi cư trú để phá, những người ủng hộ các ứng cử viên độc lập sẽ bị công an, an ninh chìm nổi chặn bên ngoài, thậm chí có cả đánh đập hắt mắm tôm từ lực lượng công an, an ninh…) – Thời kỳ ông Quang làm BT BCA cũng là thời kỳ mà công an là lực lượng “xung kích đi đầu” trong công cuộc cướp đất của dân cho các doanh nghiệp tư bản thân hữu, sân sau của quan chức. (Nổi bật là các vụ cướp đất ông Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, cướp đất của dân Dương Nội, cướp đất ở Văn Giang Hưng Yên…). Và hàng nghìn vụ cưỡng chế, cướp đất khác trên khắp cả nước đều luôn có công an đông nhung nhúc với xe cộ, với khiên giáp, súng đạn, dùi cui để đánh lui mọi sự van xin, phản kháng của dân oan. – Ông Quang cũng có thành tích nhiều nhất trong việc: 3 năm có 260 người chết trong đồn công an, khi tạm giam tạm giữ. Đó là chưa kể hàng trăm cái chết do công an truy đuổi gây tai nạn, do va tay trúng má, đưa chân cao, hay tự va đầu vào dùi cui… Đó là chưa kể những người bị đánh đập đến tàn phế trong đồn công an. Ông Quang cũng là người phát minh ra các ngôn ngữ riêng của ngành công an như: Tự tử bằng dây sạc điện thoại, treo cổ bằng giây giầy , tự cầm dao rọc giấy cứu cổ tự tử, hay treo cổ tự tử trong tư thế ngồi. Các con số nạn nhân chết trong đồn công an, dưới thời ông Trần Đại Quang cao hơn con số được công bố nhiều lần.– BCA dưới bàn tay của ông Trần Đại Quang đã thể hiện “nghĩa tử là nghĩa tận” với nhiều đám tang của những người đấu tranh hoặc người thân của họ. (Điển hình là đám tang mẹ TNLT Phạm Thanh Nghiên; đám công an côn đồ giật băng tang trong đám tang mẹ anh Ba Sàm- Nguyễn Hữu Vinh; trong đám tang ông Lê Hiếu Đằng, công an, an ninh cũng lột và cướp giật các băng tang của các hội nhóm cá nhân đấu tranh; đám tang nhà văn Bùi Ngọc Tấn cũng bị giật; trong đám tang thầy giáo chống Boxit Tây Nguyên Đinh Đăng Định, công an côn đồ cũng cản trở người đến viếng, giặt băng tang, vứt vòng hoa). Xa hơn nữa trong quá khứ, công an, nhà cầm quyền cũng thể hiện cái nhân nghĩa đạo lý “nghĩa tử là nghĩa tận” trong đám tang tướng Trần Độ, hay đám tang cụ Hoàng Minh Chính, khi đọc điếu văn là các bản hoạch tội người đã mất dù họ hoàn toàn vô tội.– Chưa hết, thời kỳ ông Quang làm BT BCA, ông còn định đưa ra luật cấm dân quay phim chụp ảnh các lực lượng công an, nhằm giúp tay chân cấp dưới có thể ăn cướp dễ dàng hơn. Cũng thời kỳ này, ông Quang và bộ sậu công an còn đưa ra dự thảo luật cho phép công an mọi lúc mọi nơi có thể “trưng dụng” tài sản của dân như xe, điện thoại, máy quay phim. 3. Thời kỳ ông Quang đã leo lên ghế Chủ tịch nước: – Các chuyện về khai man tuổi, bằng giả, bằng tại chức không cần nói đến.– Các cuộc đấu đá, tranh giành trong nội bộ chóp bu đảng cộng sản cũng không có gì phải chửi ông Quang, dù dư luận cho rằng ông Quang phản chủ và quay lại cắn ông Nguyễn Tấn Dũng. Đó là đấu đá nội bộ, và nên khuyến khích những vụ quay lại phản thùng cắn nhau như thế. – Tuy nhiên câu chuyện thành tích, di sản của ông Quang chưa dừng lại ở đó. Dư luận xôn xao về vụ anh em ông Quang- Tỏ (trước là tướng công an, sau chuyển về bí thư Thái Nguyên) định ép doanh nghiệp để cuỗm mỏ Titan Núi Pháo, Thái Nguyên. Nhưng chuyện bất thành.– Các doanh nghiệp ở Ninh Bình cũng được hưởng lợi rất lớn từ ơn mưa móc (dĩ nhiên có ăn chia) của ông Quang. Các tập đoàn lớn ở Ninh Bình tự dưng vụt sáng rực trong thời kỳ ông Quang ở đỉnh cao quyền lực, và rồi xụi lơ theo tiền đồ chính trị của ông Quang, cũng đặt ra rất nhiều dấu hỏi cho cộng đồng.– Thành tích nổi bật nhất của ông Quang thời kỳ này có lẽ là các đàn em, tướng tá ở Bộ công an. Nguyễn Thanh Hóa, Phan Văn Vĩnh, Bùi Văn Thành, Trần Việt Tân, Bùi Xuân Sơn… Và nổi bật hơn cả là “con nuôi” Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ nhôm. Vẫn biết, ông Quang bị đối thủ chặt chém tay chân, vây cánh nên mới lộ ra lô tướng tá công an toàn trùm tội phạm, rặt một lũ tướng cướp. Tuy nhiên, dù sao đó cũng là di sản- thành tích của ông Quang để lại.– Cũng không thể không nói đến Luật An ninh mạng, thứ mà ông Quang đã ấp ủ hoài bão, xây dựng ý tưởng từ khi còn là BT BCA và sau này khi lên làm CTN, ông đã thúc ép đàn em, tay chân nhanh chóng cóp py của luật của Trung Quốc để đem về bịt miệng dân. Chính ông Quang đã ký thông qua và ban hành luật này. Di sản luật ANM sẽ còn đeo bám dai dẳng dân Việt, mặc dù ông Quang đã xuống địa ngục.Một bài viết ngắn, không thể nói đầy đủ và chi tiết về các chiến công, di sản, thành tích của ông Quang để lại cho dân, cho nước. Tôi cũng chỉ là người ngoại đạo với nghề viết, chỉ là thống kê những gì nhớ được, sưu tầm được về ông Quang. Mong cộng đồng lượng thứ về chất lượng bài này. Dù các nhà đạo đức, các cây viết định hướng, bưng bô có lên án, miệt thị cỡ nào, tôi vẫn thấy vui vì cái chết của ông Quang. Dẫu biết niềm vui này chẳng thấm vào đâu so với những đau khổ, hệ lụy mà ông ta đã gây ra. Dẫu biết, ông ta chết sẽ có kẻ khác lên thế chỗ, nối ngôi và cũng đi theo guồng máy- con đường của ông ta. Dẫu biết, bộ máy độc tài đảng trị sẽ không suy chuyển gì sau vài cái chết của tầng lớp chóp bu. Tuy nhiên, xin đừng tước đi niềm vui của tôi, của những người thấy vui, niềm vui của những người đã khóc thấu tận trời xanh vì những thành tích – di sản mà ông Quang trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra. Tôi cần vui để tạm quên đi tiếng khóc và tiếng nghiến răng kèn kẹt của những người tù oan, những người chết oan, những người bị đánh đập đàn áp tàn tệ, những người dân bị cướp đất dưới bàn tay bạo lực của công an.Cuối cùng mặc kệ các nhà báo nhân văn, mặc kệ các nhà đạo đức học, mặc kệ các trí thức lưu manh, mặc kệ các cá nhân có đạo đức và tính nhân văn sáng ngời. Tôi vui và thoải mái vì có quốc tang nguyên thủ Quang. Cũng hơi buồn là ông ta chết quá nhẹ nhàng, chết khi chưa bị một tòa án thực thụ nào đó kết tội. Ông ta chết và được giải thoát quá dễ dàng. Tuy nhiên, tiếng nghiến răng của những cái chết oan sẽ theo ông Quang suốt đời. Chúc quý vị có những ngày nghỉ cuối tuần trong lễ quốc tang vui vẻ./.
......

Trung Quốc, chứ không phải Nga, mới là thách thức thật sự của châu Âu

Những thỏa thuận về xây dựng cơ sở hạ tầng mờ ám ở Đông Âu mũi nhọn của chiến lược chia để trị của Bắc Kinh Hai mươi năm trước, tôi đứng ở một “ổ gà” đầy nước, trước mặt là sông Amur và nhìn sang Trung Quốc. Những tòa nhà chọc trời trên đất Trung Quốc thể hiện rõ tính hiện đại, trong khi bên phía Nga hầu như không có cả đèn đường. Từ đó đến nay, hàng xuất khẩu, mức sống và tỷ trọng của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới đã tăng vọt; các chuyên gia cho rằng kinh tế Trung Quốc có thể vượt Mỹ vào năm 2030. Nga hiện đang lẽo đẽo theo sau trên tất cả các mặt trận. Tuần trước tôi lại có mặt trên một đường biên giới khác, ở Georgia. Đất nước với 3,7 triệu dân nằm ở giao điểm của ba đế quốc: Nga, từng là đế chế cai trị nước này; đế chế Châu Âu-Đại Tây Dương của phương Tây; và cường quốc Trung Quốc đang lên. Người dân ở đây biết họ thích nước nào hơn. Mặc dù nằm ở bờ phía đông của Biển Đen, người Gruzia cảm thấy mình thuộc về phương Tây. Người dân ở đây nói rằng đất nước họ đã từng nằm dưới quyền cai trị của La Mã suốt nhiều thế kỷ. Mặc dù bị mắc kẹt - dường như là vĩnh viễn - trong phòng chờ để được tham gia khối NATO, Georgia đã đưa đội quân đội đông đảo nhất – tính theo số dân – tham gia cuộc chiến tranh ở Afghanistan. Với sự trợ giúp tích cực của Mỹ, người Georgia đã tự do hoá nền kinh tế của mình, đã đối đầu với nạn tham nhũng và xây dựng được hệ thống chính trị đa nguyên, trong đó phe đối lập có thể thắng cử và đã thắng cử. Không lân bang gần gũi nào ở cả bắc, nam hay đông Georgia làm được như thế. Hiện nay, tâm trạng ở vùng biên giới này đã thay đổi. Donald Trump, nói một cách nhẹ nhàng, không phải là Vespasian (người anh hung, rất được dân Georgia kính trọng). Đại sứ quán Mỹ đang mất dần vai trò trong việc kiềm chế các tay đầu sỏ trên chính trường nước này và những hành động sai quấy của Nga. Tuyên truyền bài phương Tây và những câu chuyện kinh hoàng được loan tải mà không bị ngăn chặn: EU sẽ buộc nước này hợp pháp hóa loạn luân, và hàng triệu người di cư Syria sẽ tràn vào nước này. Ngoài ra, trong những khu vực mà Nga còn chiếm đóng sau cuộc chiến năm 2008, thường xuyên diễn ra những cuộc tập quân mang tính đe dọa, và những vụ tấn công chớp nhoáng - bắt cóc và cướp đất – được tiến hành từ bên kia đường phân giới. Nhưng người Georgia, tương tự như người Estonia, người Ba Lan, Ukraina và những bộ tộc đã được tôi luyện trong khu vực biên giới lo lắng nhiều hơn về sự ngây thơ, chia rẽ và tự mãn trong những quốc gia hùng mạnh ở phương Tây mà họ muốn được giúp đỡ. Họ nói, mặt trận thực sự không đi qua lãnh thổ của mình, mà đi qua những khu vực, nơi Nga có ảnh hưởng mạnh nhất: Berlin, Brussels, Rome và, thật kì quặc là, ở cả Washington DC nữa. Tuy nhiên, vấn đề lâu dài không phải là Nga. Mặc cho quy mô về địa lý và kho vũ khí hạt nhân của mình, đế chế đã đổ nát này của Vladimir Putin thực chất là yếu. Nền kinh tế của nước này chỉ ngang với Italy. Mặc dù quân đội đã được hiện đại hóa, chi tiêu cho quốc phòng đang giảm. Hệ thống chính trị ngày càng dễ vỡ và lỗi thời. Điện Kremlin qua mặt được phương Tây là do ý chí và tàn nhẫn, chứ không phải là nhờ ngoại giao, kinh tế, chính trị hay quân sự. Thách thức thực sự đối với nền an ninh ọp ẹp của châu Âu có nguồn gốc từ nơi có sức mạnh hơn hẳn: Trung Quốc. Muốn thấy tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, chỉ cần nhìn cuốn nhật ký không có một chữ nào của Dalai Lama là đủ. Vì sợ Trung Quốc trả đũa, rất ít các nhân vật của công chúng giờ đây còn dám gặp ông già 83 tuổi, có thời từng được mọi người kính trọng này. Mặc dù ông đã hoàn toàn rời bỏ chính trường và chấp nhận rằng đất nước ông nên là một phần của Trung Quốc, Bắc Kinh – thật là lố bịch – vẫn tiếp tục coi ông là người truyền bá đầy nguy hiểm chủ nghĩa ly khai và mê tín của thời phong kiến. Trong chuyến đi châu Âu hồi tháng 6 vừa qua, chỉ có tám nghị sĩ dũng cảm của Lithuania là dám gặp nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng mà thôi. Cách tiếp cận của Trung Quốc sặc mùi cơ hội chủ nghĩa. Họ né tránh đối đầu toàn diện, nhưng khi thấy có sự yếu đuối hay chia rẽ là họ lập tức khai thác ngay. Cho đến nay, chiến thuật chính ở châu Âu là các khoản vay lãi suất thấp dành cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng với những điều kiện rất tù mù, với những nước tương đối nghèo ở châu Âu. Một là các nước ở phía tây Balkan như Serbia, tương lai trở thành thành viên EU của nước này quá xa vời. Loại thứ hai là các thành viên khác của EU bị áp lực từ Brussels về những vi phạm nào đó, đặc biệt là Hungary. Thứ ba là những nước bị ép phải thi hành chính sách thắt lưng buộc bụng, ví dụ như Hy Lạp. Lời hứa không phải lúc nào cũng phù hợp với thực tế. Chi phí cho các khoản vay là rất lớn, và việc bắt buộc sử dụng các nhà thầu Trung Quốc làm làm cho nền kinh tế những nước này chẳng được lợi lộc gì. Dự án đường cao tốc ở Ba Lan đã phá sản. Việc xây dựng tuyến đường sắt giữa Budapest và Belgrade đã tạm dừng. EU có những phương tiện thực thi luật pháp về việc lựa chọn nhà thầu thích hợp cho các dự án công cộng. Các chính trị gia cao cấp ở châu Âu ngày càng phẫn nộ về sáng kiến “16 + 1”, trong đó Trung Quốc gặp gỡ 16 quốc gia Đông Âu nhằm tranh giành cho mình những ưu tiên ưu đãi về thương mại và các ưu đãi khác. Nhưng chiến thuật của Trung Quốc đã mang lại lợi ích về ngoại giao. Tháng 7 năm 2016, Hungary và Hy Lạp đã tìm cách làm suy yếu quan điểm của EU trước những tuyên bố về lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. Tháng 3 năm 2017, Hungary không chịu kí bức thư của EU lên án việc tra tấn các luật sư Trung Quốc đang bị giam cầm. Martin Hala, một chuyên gia người Séc về chiến thuật của Trung Quốc, khẳng định rằng mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là xuất khẩu sang châu Âu mô hình tư bản chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc, trong đó, cơ chế thị trường chỉ là công cụ trong tay nhà nước độc đảng mà thôi. Mặc dù Nga và Trung Quốc đang ve vãn nhau, nhưng sự khác biệt quá lớn về kinh tế làm cho họ không thể thành lập được liên minh thực sự. Do đó, đối với những nước như Georgia, quan hệ tốt hơn với Trung Quốc chẳng khác gì cơ hội để cân bằng ảnh hưởng của Nga trong giai đoạn khi mà quyền lực của phương Tây đang suy giảm. Trung Quốc đã hiện đại hóa ngành công nghiệp chè đổ nát của Gruzia, đã đầu tư vào một cảng nước sâu mới, đã xây dựng những khu kinh doanh và chống lưng cho một hãng hàng không mới mà nước này đang rất cần. Trung Quốc cũng khoái rượu vang Georgia. Đề án Một Vành Đai Một Con Đường của Trung Quốc có một tuyến đường thương mại mới đi qua Caucasus rồi mới tới châu Âu, làm cho Gruzia có thể trở thành trung tâm vận chuyển hàng hóa. Về mặt lý thuyết, tự do và thịnh vượng của đế quốc Châu Âu-Đại Tây Dương có thể được cải thiện, nhưng trên thực tế, tự do và thịnh vượng ngày càng trở nên xa vời và khó có thể trở thành hiện thực. Nguồn: The Times
......

ẤU TRĨ HAY LO SỢ KHI GÁN GHÉP VIỆT TÂN?

Báo Thanh Niên Online số ra ngày 19 tháng 8 vừa qua, đã viết về việc có hơn 400 cư dân trong chung cư Hapulico thuộc địa bàn phường Thanh Xuân Tùng, quận Thanh Xuân, Hà Nội đã đồng loạt gửi thư đến chính quyền thành phố Hà Nội, yêu cầu điều tra về việc Ban quản lý chung cư đã có những hành vi ấu trĩ khi dùng Việt Tân để hù dọa người dân. Hình: Chung cư Hapulico thuộc địa bàn phường Thanh Xuân Tùng, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ảnh: ACI Vietnam Ấu trĩ, vô trách nhiệm, lo sợ hay hoảng loạn? Hapulico là một chung cư cao cấp, bắt đầu hoạt động từ năm 2017 có gần 800 hộ gia đình sinh sống. Chung cư này được điều hành bởi một Ban quản lý do cư dân bầu ra nhưng trong thực tế là người của chủ đầu tư, hoạt động vô trách nhiệm và nhất là không đáp ứng các yêu cầu của cư dân.   Vào đầu tháng 8 năm nay, hơn 400 cư dân đã gửi kiến nghị tập thể đã yêu cầu Ban quản lý và chủ đầu tư phải cải thiện công tác phòng ngừa cháy và chữa cháy, giải tỏa tình trạng giao thông hỗn loạn và tắc nghẽn mỗi ngày do sự dung túng và bảo kê cho sự hoạt động của bãi xe tại chợ thuốc lá quanh chung cư. Các cư dân còn yêu cầu công khai và minh bạch các hoạt động về thu chi quỹ bảo trì, các khoản đóng góp quy hoạch khu vực vườn hoa, cây xanh, thể thao… Tuy nhiên, thay vì trả lời các yêu cầu chính đáng, Ban quản lý chung cư vào ngày 27 tháng 8, đã gửi đơn đến công an để yêu cầu điều tra những người ký tên trong kiến nghị, đồng thời dùng mạng xã hội tung những thông tin sai lạc nhằm bêu rếu các yêu cầu của cư dân. Thái độ ngoan cố của Ban quản lý chung cư đã khiến cho 400 cư dân một lần nữa phải viết kiến nghị gửi thẳng lên Ủy ban nhân dân Thành Phố Hà Nội để nhờ giải quyết. Chủ đầu tư và Ban quản lý chung cư lại dùng xã hội đen tấn công vào những cư dân đã ký tên vào kiến nghị, gây ra tình trạng căng thẳng. Đặc biệt là tối ngày 14 tháng 9, một cư dân đã bị hành hung nhưng những nhân viên bảo vệ chung cư bất động, không can thiệp. Tối ngày 16 tháng 9, hàng trăm cư dân tụ tập đòi hỏi Ban quản lý phải làm rõ việc này nhưng đã bị Ban quản lý cho nhân viên bảo vệ đến xô đẩy, giải tán. Sau đó, liên tục trong hai tối 17 và 18 tháng 9, Ban quản lý chung cư đã bắt loa gắn trong các tòa nhà vu cáo rằng những yêu sách của cư dân “không loại trừ có sự tham gia của tổ chức phản động Việt Tân có âm mưu phá hoại, lợi dụng cư dân kích động biểu tình, gây rối”, khiến cho tình hình chung cư trở nên căng thẳng. Những diễn tiến xảy ra ở chung cư Hapulico không phải là sự kiện đặc thù, mà thường xuyên xảy ra ở nhiều chung cư do lối làm việc tấc trách của Ban quản lý. Nhưng điểm đáng nói ở đây là Ban quản lý và chủ đầu tư chung cư Hapulico đã học theo thủ đoạn sai trái của công an, đổ vấy cho Việt Tân đã xách động cư dân. Hành vi “ấu trĩ” và nực cười này cho thấy 3 điều. Thứ nhất, Ban quản lý và chủ đầu tư đã coi thường nguyện vọng của 400 cư dân đang sống trong chung cư. Thái độ coi thường này đã rập khuôn theo lề thói cai trị gian manh, gia trưởng và vô trách nhiệm của bộ máy cộng sản, kéo dài trong nhiều thập niên qua. Việc chủ đầu tư khư khư cho rằng Ban quản lý đã được bầu đúng theo hướng dẫn của Bộ xây dựng và không có gì sai trái khi ngăn chận các cuộc tụ họp phản đối của cư dân, chẳng khác nào thủ đoạn của chế độ CSVN, tự cho mình là đại diện chính thức cho người dân, nhưng lại làm những điều sai trái, đi ngược lại với nguyện vọng của toàn dân và quyền lợi của đất nước. Khi người dân lên tiếng phản đối việc làm vừa vô trách nhiệm vừa vô lương tâm thì chế độ sai công an vừa đàn áp, vừa dựng chuyện vu cáo. Thứ hai, đây không phải là lần điều tiên CSVN gán ghép Việt Tân vào việc “kích động” một số sự kiện mà chế độ phải lúng túng đối phó như vụ biểu tình chống vụ giàn khoan HD 981 vào năm 2014, vụ biểu tình chống thảm họa môi truờng do công ty Formosa gây ra vào năm 2016, vụ biểu tình chống dự luật Đặc khu năm 2018. Những gán ghép này chỉ nói lên sự hốt hoảng của chế độ khi thấy phương pháp đấu tranh bất bạo động mà đảng Việt Tân đề xướng từ năm 2007 cho đến nay đã và đang tạo sức lan tỏa trong xã hội. Thứ ba, các cư dân không còn thụ động ngồi chờ sự ban phát từ Ban quản lý chung cư khi quyền lợi bị xâm phạm. Họ đã đòi hỏi những thay đổi cốt lõi bằng cách lấy ý kiến số đông và dùng số đông tạo áp lực thay đổi thông qua kiến nghị, đối thoại và tụ họp đưa yêu sách. Sự kiện Hapulico là một thắng lợi của phương thức đấu tranh ôn hòa, bất bạo động của cư dân khi họ đã đứng lên chủ động tranh đấu, đòi lại quyền sống và lẽ công bằng. Các yêu sách chính đáng đã đẩy Ban quản lý vào tình thế lúng túng với những gán ghép ấu trĩ đã không những không thuyết phục được ai, mà còn nói lên tình trạng hoảng loạn “nhìn đâu cũng thấy Việt Tân” của một chế độ đang bất lực trước sức mạnh của người dân.   Lý Thái Hùng Nguồn: viettan.org
......

Pages