Dưới sự dàn dựng của cái gọi là Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ, đã vẽ được bức tranh hòa hợp hòa giải cho dân tộc Cao Ly, qua cái bắt tay giữa Tổng Thống Đại Hàn Kim Đại Trọng (Kim Dae Jung) và Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Nhật Thành II (Kim Jong II), trong Hội nghị thượng đỉnh Bình Nhưỡng vào hai ngày 13-15/6/2000, với hứa hẹn chấm dứt hận thù tại hai miền Nam-Bắc Triều Tiên, đã kéo dài từ năm chia cắt 1948 tới nay vẫn không thay đổi.
Đó là những bài học của lịch sử đã chứng minh nhiều trong quá khứ, nhưng nổi bật nhất vẫn là bi kịch hòa bình Việt Nam giả mạo, được ký kết tại Ba Lê ngày 27-1-1973, giữa Hoa Kỳ và cọng sản Bắc Việt, sau cái bắt tay của Kissinger-Lê Đức Tho và hiện tại, là sự ngang ngược của Bắc Cao, khi đem bom nguyên tử để hù dọa cả thế giới, trong đó có Hoa Kỳ,Nhật Bản.. bất chấp lệnh trừng phạt của Hội Đồng Bảo An LHQ.
Nhưng bi hài nhất vẫn là các biến chuyển lịch sử tại Trung Đông, mà hầu hết đều do Hoa Kỳ chủ động qua thứ chiến lược hào nhoáng, được gọi là sự mưu tìm hòa bình, để chấm dứt cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ, Do Thái và Khối Hồi Giáo Ả Rập, tiếp diễn suốt 70 năm qua, gần như không một phút giây ngơi nghĩ. Vì vậy ngày 13-9-1993, lại bắt tay lịch sử tại thủ đô Hòa Thịnh Đốn, giữa Thủ Tướng Do Thái là Yitz Rabin và Chủ Tịch Palestine Yasser Arafat, để ký kết hoà bình.
Tất cả các sự kiện đó, ngày nay đã trở thành những chuyện làm vô duyên lố bịch nhất trong lịch sử thế giới cận đại. Tại Việt Nam, ngay sau khi cái bắt tay của các phe nhóm còn nóng hổi, thì cọng sản Bắc Việt đã xua quân xâm lăng rồi cưởng chiếm VNCH. Tại Triều Tiên, bắt tay để buộc Nam Hàn, Nhật Bản, Liên Âu kể cả Hoa Kỳ.. nuôi béo cò, tạo thêm phương tiện cho cha con Kim Nhật Thành dư tiền chế tạo nhiều loại vũ khí chiến lược, mà ghê gớm nhất vẫn là bom nguyên tử.
Riêng Trung Đông, tình trạng chém giết giữa hai phiá sau cái bắt tay đó, càng ghê rợn và khủng khiếp gấp trăm lần khi chưa hòa hợp, vì đó là cái cớ để cho bọn khủng bố Hamas, Hezbollah.. kiếm chuyện, tiếp diễn cuộc thánh chiến mãi tới hôm nay, qua các màn tử vì đạo của người Palestine ôm bom tự sát để chết chung với kẻ thù và Do Thái trả đủa lại bằng đạn pháo, xe tăng, tàn sát dân chúng không nhân nhượng. Đó là thành quả của các cựu Ngoại trưởng Mỹ, từ Kissinger tới Colin Powell và Cố Tổng thống Palestine Yasser Arafat, khi cùng ký thỏa thuận vào ngày 14-4-2002, để quyết định tấm bản đồ mới của Trung Đông.
Top of Form
Tới nay cuộc chiến tại dải Gaza vẫn là một chuyện dài không biết bao giờ mới kết cuộc. Hầu như cả thế giới đều tìm đủ mọi cách để chấm dứt sự thù hận giữa Isrặl và Palestine vẫn vô ích. Máu lửa cứ tiếp diễn theo vòng xoáy hận thù và đây cũng chính là sự thất bại to lớn của Hoa Kỳ, nhất là thời lỳ cầm quyền của Tổng thống Obama, luôn theo đuổi chủ thuyết “ không can thiệp “ của cố TT Nixon.. Liên Hiệp Quốc cũng nhận định: « Cuộc khủng hoảng Isrặl-Palestine là thất bại lớn nhất của chính sách ngoại giao Obama. Hiện nay, ông Obama còn một ít thời gian để có thể gây ảnh hưởng lên xung đột này. Tuy nhiên quyền hạn cũng bị giới hạn, vì ông không có mối quan hệ tốt đẹp với Nétanyahou và sự việc càng ngày càng diễn biến phức tạp trên dải Gaza».
Các lệnh ngừng bắn cứ tiếp tục được công bố ở Gaza nhưng cả Palestine lẫn Israel đều vi phạm và tiếp tục các cuộc tấn công đối đầu. phe Hamas thì pháo kích các loại hỏa tiễn vào Tel Aviv, còn Do Thái thì dùng bộ binh lẫn không quân hành quân tiến sâu vào lãnh thổ Palestine, bất chấp lời kêu gọi ngừng bắn của Hoa Kỳ và Liệp Hiệp Quốc.
Trong cuộc xung đột tại Cận Đông, Bĩnh Nhưỡng đã lên tiếng phủ nhận khi bị tố cáo cung cấp vũ khí cho Hamas và Herzbollah, qua một thông cáo ngày 28/7/2014 của Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên nhưng nhật báo Anh Daily Telegraph đã căn cứ vào các nguồn tin phương tây xác quyết Hamas đã mua của Bắc Triều Tiên hỏa tiển và các thiết bị truyền tin. Trước đó Mỹ cũng tuyên bố là Bình Nhưỡng đã cung cấp các loại vũ khí tối tân cho phong trào Herzbollah ở Liban.
Hiện cả thế giới như đang cận kề trên bờ vực thẳm của chiến tranh hủy diệt vì bạo lực, khủng bố, bom nguyên tử, qua thách thức của Iran và Bắc Hàn, mà phía sau lưng có Liên bang Nga cùng Trung Cộng xúi giục, cũng chỉ vì sự tranh chấp biển đảo, năng lượng và ảnh hưởng chính trị trong vùng. Tại A Phú Hản, Iraq.. chiến tranh càng lúc càng ác liệt thêm, chẳng những gây thương vong cho người lính Mỹ và thường dân, mà còn có nguy cơ gây chia cắt tại Iraq bởi phiến quân “ nhà nước Hồi Giáo “, từ sau khi Obama tháo chạy khỏi Iraq, như Mỹ từng làm ở Đông Dương năm 1973-1975 cho dù đó là quyết định của đảng cộng hòa hay dân chủ trên lý thuyết.
Trong lúc Hoa Kỳ đang lúng túng vì thù trong, giặc ngoài bủa vây tứ phía, thì các tổ chức Hồi Giáo cực đoan Hamas, Hezbollah.. được Syria và Iran yểm trợ, lại châm ngòi một cuộc chiến mới khắp vùng Tiểu Á-Tế Á, khiến cho Do Thái vì sự sinh tồn, không còn con đường nào khác hơn, đã phải tấn công trực tiếp vào sào huyệt của hai tổ chức khủng bố trên tại lãnh thổ Palestine và Miền Nam nước Lebanon. Cuộc chiến bắt đầu từ 26-6-2006 tới nay vẫn đang khốc liệt, hứa hẹn một thế chiến mới nếu Hoa Kỳ chính thức nhập cuộc, giúp Do Thái chống lại Syria và Iran.
Trong quá khứ, Ngoại trưởng Condoleezza Rice đã phải hủy bỏ chuyến công du Đông Nam Á, tức tốc tới Trung Đông để mưu tìm một sự dàn xếp và trên hết là hóa giải sự bất đồng của Mỹ và Liên Âu, về cuộc chiến trên, trong đó có Pháp luôn thời cơ hưởng lợi. Còn Đức tới nay vẫn đâu có quên thù hận cũ với Irael, do Tổ chức ‘ Những Người Bảo Thủ (NHBT) ‘ của Kháng chiến quân Do Thái,được thành lập từ năm 1941,đã thi hành sứ mệnh cuối cùng, sau khi Thế chiến 2 chấm dứt. Đó là việc KCQ Do Thái, đã đầu độc bằng thạch tín, giết 8000 tù nhân Đức Quốc Xã, trong trại giam Stalag 13 ở Nuremburg, vào tháng 6-1946, để trả thù mối huyết hải thâm cừu, của hằng triệu đồng bào Do Thái vô tội, bị Hitler sát hại trong thời gian qua. Nội vụ được tờ New York Times ngày 23-4-1946 tường thuật rất sơ sài, qua một bản tin ít hàng vài trăm chữ và sau đó chôn vùi theo sự sụp đổ của nước Đức. Mãi tới năm 1998, vụ đầu độc tù nhân Đức,được đánh giá là lớn nhất trong chiến tranh hóa học, mới được tiết lộ qua tác phẩm America’s Achilles ‘ Heel, do nhiều tác giả chung viết..
Ngày 19-12-2008 bất thần du kích quân Hamas đang làm chủ vùng đất Gaza phía nam Do Thái, đã bắn hỏa tiển vào lảnh thổ nước này gây thương vong cho nhiều người, mở màn cho một cuộc chiến tranh mới tại đây. Và Irael đã trả đủa một cách bạo tàn bằng bom đạn oanh tạc kể cả các cuộc tấn công của bộ binh bất chấp sự can thiệp của LHQ. Chiến cuộc càng leo thang khi phiến quân Hezbollah tại miền Nam Lebanon thừa dịp nã đạn pháo vào vùng bắc Do Thái, làm cho nước này chỉ chịu ngưng bắn 3 giờ vào ngày 8-1-2009 mà thôi.
Nhiều người hy vọng Hoa Kỳ sẽ giải quyết được cuộc chiến tranh trên. Nhưng kết thúc bằng phương cách nào qua lời tuyên bố của cả hai tổng thống Bush, Obama kể cả ngoại trưởng Rice, bà Clinton, John Kerry... đều hàm chứa sự mơ hồ không ai hiểu nổi. Có lẽ vậy, nên mặt trận Trung Đông khó yên tỉnh sớm, trước khi Do Thái đạt được mục đích cuối cùng, như năm 1982, là đánh đuổi toàn bộ khùng bố Hamas và Hezbollah, ra khỏi Lebanon và dãi Gaza.
Hơn nửa Do Thái không phải là VN, Đài Loan, Phi Luật Tân, Nam Hàn.. những quốc gia ít nhiều lệ thuộc vào quân viện và chiếc dù bảo vệ của Hoa Kỳ, nên người Mỹ đâu có đủ quyền bắt Irael nghe theo lệnh. Trong lúc đó chính Tổng Thống Bush (con) lẫn Obama, bộn bề trăm mối lo toan, thì sức đâu lo chuyện thiên hạ.. Cho nên điều mà Mỹ làm được lúc này, đối với Do Thái, đó là răn đe, ve vuốt cơn giận, để cho họ đừng đi quá trớn khi xài Bom nguyên Tử, tiêu diệt Syria và Iran, quốc gia có trử lượng dầu khí thứ 2 trên thế giới, tạo thêm cuộc khủng hoảng kinh tế (Á Căn Đ2inh, Nga, Trung Cộng, Liên Âu,,), hiện tại đã làm điêu đứng nhân loại, mà tai hại cũng đâu có thua gì sự chết người bằng bom đạn.
1 - BảY MƯƠI NĂM ĐỐI ĐẦU GIỮA HOA KỲ-DO THÁI VÀ CÁC NƯỚC HỒ I GIÁO Ả RẬP TẠI TRUNG ĐÔNG:
Cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ-Do Thái và các nước Hồi Giáo Ả Rập ( kể cả Ai Cập, Iran và Bắc Phi), có bề dầy lịch sử hơn 70 năm, mà hậu quả ngày nay là cuộc chiến tranh tại Trung Đông, hầu như là không bao giờ có thể chấm dứt, trừ phi một trong hai kẻ tử thù bị tiêu diệt.
Mới đây một nhóm nhà nghiên cứu, gồm Mỹ, Âu Châu và Irael, căn cứ vào các đặc tính của ngành di truyền học, qua nhóm nhiểm sắc thể Y (từ cha truyền sang con), của 1370 người, sống tại 29 nước, gồm Do Thái, Bắc Phi và Châu Âu. Kết quả cho thấy người Do Thái sống ở nước ngoài, Palestine, Syria và Lebanon, đều có chung đặc điểm di truyền học. Vì vậy các nhà khoa học, đã tuyên bố công trình nghiên cứu này, trên tạp chí Proedings of the National Academy of Sciences ngày 9-5-2000, xác quyết các dân tộc trên, có chung một tổ tiên. Nhưng nếu điều đó là đúng, thì cũng đâu có ăn nhằm gì với thực tại con người. Ấn Độ, Pakistan,Tích Lan, Bangadesh đều là người Ấn 100% nhưng họ vì tôn giáo, mà đâm giết nhua còn hơn kẻ thù. Còn nửa, VN từ nam tới bắc, 100% cháu Lạc con Hồng, nhưng Hồ Chí Minh và đảng Việt Cộng, đâu có bao giờ coi chúng ta là đồng bào đâu ? nên đời nay khó mà xin xõ tình huyết nhục là vậy đó.
Tiểu Á là cái nôi văn minh của ba châu Phi, Âu và Á, khởi đầu từ năm 1947-1948 sau khi Thế Chiến 2 chấm dứt, được LHQ bỏ phiếu chia miền Palestne, thành hai quốc gia Do Thái và Palestine, để giải quyết số phận của mấy triệu người Irael vô tổ quốc. Sự kiện trên làm cho hơn 300.000 người Palestine phải bỏ quê hương, để sang tị nạn chính trị tại các nước Hồi Giáo Ả Rập quanh vùng. Năm 1956, Do Thái tấn công Ai Cập và chiếm kênh đào Suez nhưng sau đó rút về nước, qua áp lực của LHQ. Năm 1966, Hoa Kỳ chính thức bán các loại phi cơ chiến đấu cho Do Thái, bất chấp lệnh cấm vận của Hội đồng Bảo An đang còn hiệu lực.
Chiến cuộc Trung Đông lại bùng nổ dữ dội vào năm 1967, được gọi là cuộc chiến 6 ngày, giữa Do Thái và các nước Ả Rập láng giềng. Trong trận này, Do Thái đã chiếm toàn bộ thánh địa Jerusalem của Palestine, bán đảo Sinai và dãi Gara của Ai Cập, vùng tây ngạn sông Jordan của Jordanie và cao nguyên Golan của Syria. Dù LHQ ra nghị quyết 242, bắt Do Thái trả lại đất cho các nước nhưng Irael bất tuân lệnh. Đã vậy còn tiến hành các cuộc di dân tới những vùng mới chiếm đó, để lập các khu trù mật kinh tế mới, hầu giải quyết sự khan hiếm thực phẩm và nạn nhân mản. Đồng thời biến những khu vực trên như những tiền đồn, ấp chiên lược, bảo vệ thành phố, thủ đô.
Năm 1968, khủng bố Palestine thực hiện vụ không tặc đầu tiên trên thế giới, khi bắt giữ con tin trong chuyến bay của hảng hàng không ELAL (Irael), từ Rome tới Tel Avis. Năm 1972, 8 cảm tử quân trong Tổ chức ‘ Tháng 9 Đen ‘, đột nhập vào Làng Thế Vận Munich của Tây Đức, sát hại 11 vận động viên Do Thái. Năm 1973, liên quân Ai Cập-Syria lại tấn công Do Thái, để chiếm lại Sinai và Golan nhưng bị thất bại.
Dịp này, Mỹ đã cắt xén quân viện của VNCH theo đề nghị của Kissinger, để viện trợ khẩn cấp cho Do Thái hơn 2,2 tỷ đô la. Năm 1974, LHQ ra nghị quyết cho phép thành lập nước Palestine. Năm 1976, Đại sứ Mỹ tại Lebanon là Francis Meloy bị ám sát tại thủ đô Beirut. nên Mỹ đóng cửa Toà đại sứ nước này.
Năm 1978, Ai Cập và Do Thái ký hiệp định hòa bình tại trại David, Tổng thống Ai Cập là Anwar Sadat cùng Thủ tướng Do Thái Manachem Begin, nhận được giải Nobel hòa bình. Năm 1981, Do Thái tấn công Lò phản ứng nguyên tử của Iraq cùng lúc Tổng thống Ai Cập Sadat bị ám sát. Năm 1982, Do Thái tấn công Lebanon, đánh đuổi Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) ra khỏi nước này, lập một vùng trái độn, dọc theo biên giới 2 nước và vào sâu lảnh thổ Lebanon hơn 40 km, để thiết lập các trại tị nạn Sabra và Shatila, ngoại ô thủ đô Beirut. Năm 1983, doanh trại của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, trong đạo quân gìn giữ hòa bình tại Beirut bị đặt bom, làm 241 quân nhân tử vong.
Năm 1987 cuộc chiến giữa Do Thái và Palestine, bùng phát tại vùng tây ngạn sông Jordan và trên dãi Gaza. Năm 1994, Jordan và Do Thái ký hiệp ước hòa bình. Dịp này Yasser Arafat, Yitzhak Rabin và Simon Peres, lại được giải Nobel hòa bình. Năm 2000, cuộc thương lượng hòa bình Trung Đông tại trại David thất bại, mở đầu cho cuộc chiến mới khi Sharon lên làm Thủ Tướng Do Thái.
So về diện tích và dân số (8,020 dặm vuông hay 20.772km2 với 4,5 dân), Do Thái chỉ là một chấm nhỏ giữa các quốc gia Trung Đông như Ai Cập,Thổ nhỉ Kỳ và Ả Rập hoàn toàn theo hồi giáo, lúc nào cũng muốn tiêu diệt nước này. Nhưng từ ngày lập quốc năm 1948 cho tới nay,ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Tư chưa trực tiếp đụng độ, còn các nước Hồi giáo khác, kể cả Iraq và Ai Cập,thì Do Thái luôn luôn làm bá chủ trong vùng, nhất là hiện nay trong tay có vũ khí nguyên tử và cả tàu ngầm trang bị đầu đạn hạt nhân, đưọc điều khiển từ xa, mà tờ Times Sunday số ra ngày 18-6-2000 đã công bố.
Hiện nay, Do Thái là nước thứ ba trên thế giơí đứng sau Mỹ-Nga có vũ khí này. Sự kiện càng làm các nước Ả Rập trong vùng Vịnh thi đua tìm kiếm vũ khí mới, khiến cho tình hình thêm nát bấy tại Trung Đông, càng thêm thê thảm hơn khi Mỹ-Anh lật đổ Sadam Hussein, làm chủ các mõ dầu tại Iraq, khiến cho Trung Cộng và Nga bị ra rìa, nên hai nước này không ngớt xúi giục Iran và Các Tổ Chức Hồi Giáo cực đoan làm loạn. Màn hỏa mù tranh dành đất đai giữa hai dân tộc Irael và Palestine, chỉ là lớp sơn hào nhoáng cho có chính nghĩa, hầu che đây mặt thật sự tranh chấp kinh khiếp của các cường quốc, về các mõ dầu không lồ tại Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á và Biển Caspiene.
Theo tin tức từ Anh, hiện Do Thái có từ 100-200 đầu đạn nguyên tử, bốn tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân và người Do Thái đã nói thẳng không chút e ấp, vũ khí này để chọi với Ba Tư, cũng như bất cứ nước nào tấn công vào lãnh thổ mình, bằng chứng là năm 1973, khi bị Ai Cập và Syria tấn công, Thủ Tướng Do Thái đã ra lệnh lắp đầu đạn tầm gần và chỉ còn chút xíu nửa là khai hỏa,nếu bộ binh bị thất trận.
2 - CÁC TỔ CHỨC VÕ TRANG PALESTINE:
Năm 1982, khi Sharon còn là Bộ trưởng Quốc Phòng của Do Thái, đã nhận biết được vai trò vô cùng quan trọng của nhân vật lãnh đạo tổ chức PLO đó là Arafat, nên khi trở thành Thủ tướng, đã tìm đủ mọi cách để giết cho được kẻ đối đầu. Bởi vậy không lấy làm lạ, khi tờ Le Firago ngày 4-4-2002, đăng tin Thủ tướng Do Thái Sharon, yêu cầu Tổng thống Arafar ra đi và không được quay về Palestine. Đề nghị này, chính Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Colin Powell cũng cho là vô lý.
Đó cũng là lý do, để Liên Âu và Hoa Kỳ tuyên bố, chỉ có Yasser Arafat mới có đủ tư cách, đại diện cho người Palestine qua các cuộc đối thoại, để tìm kiếm hòa bình cho dân tộc mình. Ngày 28-9-1995, tại Hội Nghị OLso 2 ở Na Uy, các phe phái đã cùng ký một tạm ước, trong đó có điều 4, phụ lục 1, cho phép Palestine, được thành lập một lực lượng cảnh sát, do Arafat tổng chỉ huy, giữ an ninh trật tự vùng tự trị của người Palestine.
+ Các Tổ Chức Vũ Trang của PLO:
Ngoài tổ chức cảnh sát được công khai hoạt động, người Palestine còn có nhiều Tổ Chức Vũ Trang khác rất bí mật, cho nên không ai rỏ quân số cũng như địa bàn nhưng tất cả đều có mục tiêu chính là chống lại người Do Thái. Hiện nay qua báo chí, có:
- FATAH: Tên viết tắt của tổ chức Harakat al tabrir al watani al filistini. Đây là một tổ chức vũ trang của người Palestine có thực lực rất mạnh và kỷ luật., chính thức hoạt động từ ngày 1-1-1965. Ngưng hoạt động từ 1994 ố 9/2000 khi Do Thái và Palestine ký kết hiệp ước hòa bình. tại Olso. Nhưng rồi cuộc chiến tại Infitada bùng nổ sau tháng 9-2000, tổ chức Fatah hợp tác với tổ chức Chabiba, chống lại Do Thái. Hiện quân du kích Fatah làm chủ vùng Tây Ngạn (West Bank) sau khi thất cử.
- TANZIM: Là một bộ phận võ trang của Fatah, thành lập từ năm 1983, hoạt động riêng rẽ theo Tổ, với các thành viên tuổi từ 18-35. Tanzim hiện có nhiều ngàn người tham dự, trà trộn vào các trại tị nạn Palestine, để xách động biểu tình, chống lại Do Thái khắp mọi nơi.
- AL Aqsa: Cũng là một bộ phận của tổ chức Fatah, thành lập từ năm 2002 với những thành viên dám tử vì đạo. Không như tổ chức Hamas và Jihah Hồi giáo cực đoan, lực lượng Al-Aqsa chuyên sử dụng phụ nử mang bom tự sát. Lãnh tụ của nhóm này là Nasser Awais luôn luôn di chuyển trốn lánh màn lưới truy sát của cơ quan tình báo Do Thái.
+ Các Tổ Chức Vũ Trang của Hồi Giáo:
Hiện có tổ chức Hamas và Jihah chuyên tổ chức đánh bom tự sát. Hamas giờ đang nắm chính quyền Palestine, đuợc thành lập từ tháng 12-1987 do giáo sĩ Ahmas Ismail Yassine cầm đầu. Bắt chước theo mô hình các tổ chức Hồi giáo cực đoan tại Ai Cập, Hamas luôn chủ trương dùng mọi hình thức bạo động, gọi là thánh chiến để chống lại Do Thái tại các khu vực định cư ở Tây Ngạn Jordan, dãi Gaza và ngay trong lãnh thổ của Irael.
Chính tổ chức này đã làm suy yếu quyền lực của Tổng thống Arafat, cuối cùng cướp được chính quyền qua hình thức bầu cử khi Arafat qua đời tại Pháp. Tổ chức này nhiều lần bị quân đội Do Thái tiêu diệt nhưng sau đó phát triển lại rất nhanh, nhờ sự tài trợ của Hồi giáo. Đây là lực lượng đối chọi với PLO, qua giải phap hòa bình do Arafat chủ xướng, cũng như thừa nhận quốc gia Do Thái.
Bộ phận võ trang của Hams là Ezzeddin el-Qassem, hoạt động độc lập với cơ quan lãnh đạo trung ương, gồm các thành phần quá khích, chuyên mang bom trong mình để tự sát, tại các đô thị và khu vực định cư của Do Thái. Hamas được nuôi dưởng bằng sự tài trợ của Iran, từ tiền bạc tới vũ khí, chuyên chở bằng đường biển tới Gaza. Với tổ chức khủng bố Al-Qaeda của Bin Laden, tổ chức Qassem tuyên bố không quan hệ, tuy cả hai cùng quan điểm thánh chiến.
Còn tổ chức Jihah Hồi giáo được thành lập năm 1980 tại Gaza, sau khi Khomeni làm chủ Ba Tư. Tổ chức này tuy ít người hơn Hamas nhưng rất thiện chiến và có liên hệ với tổ chức Hồi giáo cực đoan Hezbollah ở Lebanon. Hiện Jihah Palestine do Ramadan Chalah chỉ huy, có một tổ chức khủng bố bí mật là Qassem.
Tuy cùng là dân Palestine nhưng ngày nay đã có sự phân hóa trầm trọng giữa ba tổ chức vũ trang PLO, Hamas và Jihad. Sách lược muốn tóm thu Hội đồng tự tri Palestin, tổ chức Fatah và Tanzim của Hamas, thật sự đả thất bại. Chẳng những thế, Hamas còn bị Tây Phương gần như cắt đứt mọi viện trợ khi nắm được chính quyền Palestine. Đây chính là một trong những lý do dẫn đến cuộc chiến tranh đang diễn ra giữa Do Thái-Palestin và tổ chức Hồi giáo cực đoan Hezbollah ở miền Nam Lebanon.
+ Hezbollah: Được thế giới xếp vào nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan. Thật sự như nhóm khủng bố Hamas, đây là đứa con hoang của Phái Hồi giáo cuồng tín Ba Tư Shiite, được Khomeni cho thành lập tại Lebanon từ năm 1982 và sống còn bằng sự nuôi dưởng trực tiếp từ Ba Tư và Syria, với trợ cấp hiện kim hằng năm hơn trăm triệu đô la Mỹ. Tuy hình thức chỉ là Dân Quân Du Kích Hồi giáo nhưng Herbollah được Iran, Syria kể cả Trung Cộng và Liên bang Nga trang bị toàn cac loại vũ khí tối tân, trong đó nguy hiểm nhất là các loại hỏa tiển tầm ngắn lẩn tầm dài ( từ 45 ố 200 km ) như Fajr-3, Fajr-5, Zelzal-2.. Tóm lại, khủng hoảng Trung Đông ngày nay đều do hai tổ chức Hamas và Hezbollah châm ngòi, qua đạo diễn Syria và Ba Tư dàn dựng.
3- CHIẾN LƯỢC HÒA BÌNH TRUNG ĐÔNG CỦA HOA KỲ:
Từ năm 1978 tới nay, đã có không biết bao nhiêu người chết vì hòa bình Trung Đông, trong đó có Tổng Thống Ai Cập Sadate và Thủ tướng Do Thái Rabin. Lịch sử đã không lập lại một nền hòa bình thật sự mà Do Thái và Ai Cập đã đạt được năm 1982, qua những cuộc đi đêm, đàm phán, bắt tay giữa hai dân tộc thù nghịch đang cùng đối mặt trên vùng đất Palestine. Máu lại bắt đầu đổ vào năm 2000, sau cuộc thương lương 14 ngày tại trại David thất bại. Cuộc thăm viếng của tân Thủ tướng Do Thái Sharon tại Đồi Đền ở Jerusalem, châm ngòi cho một trận chiến mới, tiếp diển suốt 60 năm qua, kinh hoàng trong cảnh Palestine nổ bom cùng chết và thương tâm nhìn tăng pháo Do Thái tan sát không nhân nhưọng.
+ Tại thủ đô Olso, Na Uy năm 1993:
Sau bao nhiêu lần đi đêm, cuối cùng Chủ tịch tổ chức giải phóng Palestine (PLO) Yasser Arafat và Thủ Tướng Do Thái Itzhak Rabin cũng đã thỏa thuận với nhau về một tiến trình hòa bình. Hiệp định trên được gọi là Olso, đưọc hai phía kỳ kết vào ngày 13-9-1993 tại Toà Bạch Ốc (Hoa Kỳ), với sự ký kết giữa hai phía, qua đó Do Thái phải rút khỏi Gaza và thành phố Jéricho ngày 13-12-1993, chuyển giao quyền hành chánh cho nhà nước Palestine để nước này lập quốc hội ngày 13-7-1994.
+ Tại Le Caire năm 1994:
Ngày 4-5-1994, Palestine và Do Thái lại ký hiệp định Le Caire, ấn định thời hạn cuối Do Thái phải rút hết quân ra khỏi Palestine là năm 1999, ngoài ra còn có các vấn đề người tị nạn, biên giới nhưng nhức nhối nhất vẫn là chủ quyền tại Jerusalem, mà hai phía đều dành.
+ Olso II năm 1995:
Năm 1995, Do Thái và Palestine lại ký hiệp định Olso II tại Ai Cập và phê chuẩn ở Hoa Kỳ, chung qui cũng chẳng có gì mới mẻ so với các hiệp ước cũ. Sự kiện càng rắc rối thêm khi Benyamin Netanyahu, người từng chỉ trích hiệp ước hòa bình Olso lại đắc cử Thủ Tướng Do Thái.
Rồi tiếp theo, hai phía lại ký thêm các hiệp ước Hébron 1997, Wye river 1998, Chaarm el-Cheikh 1999.. cuối cùng bị khựng lại vì các điểm bất đồng không thể khai thông được, đó là vấn đề người tị nạn Palestine, hiện có chừng 3,5 triệu người đang sống trong các trại tị nạn khắp Trung Đông, hoặc phải đưọc trở về nguyên quán hay nhận tiền bồi thường thay thế. Thứ đến là việc thành lập quốc gia Palestine và sau cùng là khu định cư người Do Thái trong đất Palectine và chủ quyền tại Thánh địa Jerusalem.
Ngày 5-7-2000, Hoa Kỳ đích thân tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa Thủ tướng Do Thái là Ehoud Barak và Chủ tịch Palestine Arafat tại trại David, nơi nghĩ mát của Tổng thống Mỹ tại Maryland. Hội nghị kéo dài 14 ngày trong bí mật, có sự tham dự của Tổng Thống Mỹ là Bill Clinton và Ngoại Trưởng Albrigh, nhưng mọi cố gắng dàn xếp vẫn không kết quả, do trên hai phía không ký kết một hiệp ước nào.
Sau đó ngày 25-7-2000, Hoa Kỳ đã chính thức thông báo về cuộc họp thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ-Do Thái-Palestine, gôm 5 điểm trong đó quan trọng nhất là nhắc Do Thái và Palestin phải tuân hành theo các nghị quyết 242 và 338 của LHQ cũng như hai nước trên muốn có hòa bình vĩnh cửu, phải có sự đồng thuận của Hoa Kỳ..
Từ đó đến nay, chiến tranh lại tiếp diễn dử dội, khiến cho ngày nào cũng có người chết, đa số là thường dân vô tội của cả hai phía, mà thảm nhất vào ngày 22-6-2002, ba trẻ em Palestine và mười mấy học sinh Do Thái chết trong đan thù, vì bắn nhau và bom tự sát.
Theo tin của nhà báo Akiva Eldar, thì Arafat vừa tuyên bố với Do Thái là chịu chấp nhận chủ quyền khu Jewish ở cổ thành Jerusalem và bức tường phía tây, đồng thời rút lại đòi hỏi hồi hương 4 triệu người Palestine tị nạn nhưng vẫn duy trì việc hồi cư gần 300.000 Palestine tại Liban. Tất cả đều là kế hoạch của Clinton năm 2000 nhưng có trể không ? vì tin mới nhất cho biết, Hoa Kỳ nhất quyết đổi ngựa giữa đường, bất chấp sự phản đối của Ai Cập, Liên Âu,Nga và nhiều nước Hồi giáo.
Bắt tay nhau để cam kết xoá bỏ hận thù giữa hai dân tộc và hòa bình toàn vùng, hai ông Arafat và Rabin, người bị ám sát chết, kẻ đang sắp làm con vật tế thần, dù bị thất bại nhưng muôn đời Họ vẫn là anh hùng và ít nhát hai người cũng đã thật tình tôn trọng tư cách lẫn nhau. Còn Lê đức Thọ và Kissinger cũng bắt tay nhưng chỉ để biểu lộ sự chiến thắng vì cả hai đã gạt đưọc hết mọi người. Một cái bắt tay làm hại cả một dân tộc, tiếng xấu biết lấy gì trang trải cho sạch đây ?
+ Chiến Dịch Hoàng Hôn Hay Cuộc Rút Quân Khỏi Lebanon ngày 23-5-2000 Của Do Thái:
Sáng ngày 23-5-2000, Thủ tướng Do Thái Ehoud Barak chính thức tuyên bố đơn phương rút quân đội Do Thái ra khỉi Nam Lebanon, sau 22 năm chiếm đóng vùng trái độn giữa biên giới hai nước. Cuộc rút quân đã trở nên hổn loạn, khi có hơn 2500 người, gồm binh lính của quân đội Nam Lebanon (SLA) cùng gia đình, chạy sang Irael xin tị nạn.
Tại Lebanon, từ năm 1976 có hơn 2500 quân sĩ thuộc quân đội Lebanon, đã ly khai chính phủ trung ương và theo quân Do Thái từ năm 1984. Lực lượng trên được gọi là SLA, gồm nhiều thành phần hổn tạp, trong đó có 1500 quân Hồi giáo Chiite, quân theo Thiên Chúa giáo, quân thuộc Bộ tộc Druze và quân Hồi giáo Sunnite.
Tháng 3-2000, được tin quân Do Thái sắp rút, tinh thần của đạo quân SLA xuống thấp và đã rút khỏi hai cứ điểm quan trọng. Nhiều binh sĩ, trong số này có cả Tiểu đoàn trưởng Emile Nasser ra đầu hàng chính phủ Lebanon. Trong lúc đó, quân đội SLA hy vọng, chính phủ Do Thái sẽ bảo trợ cho họ,khi đã rút hết về nước.
Để chuẩn bị, Bộ Tổng Tham Mưu Do Thái đã soạn thảo hai kế hoạch lui quân mang tên ‘ Chân trời mới ‘, trường hợp đạt được thỏa thuận với Syria và chiến dịch ‘ Hoàng Hôn ‘ khi Do Thái đơn phương triệt thoái. Trong thời gian chờ đợi, quân Do Thái được lệnh cố thủ nên lực lượng SLA trở thành mục tiêu tấn công của quân Hezbollan. Cùng lúc LHQ ra lệnh cho Do Thái, khi triệt thoái, phải thu hồi lại tất cả xe tăng, đại pháo.. đã cấp cho SLA sử dụng, vì sợ có cuộc đ5ng độ giữa SLA và quân Mũ Xanh của LHQ (UNFIL) tới thay thế quân Do Thái, trấn đóng vùng trái độn.
Ngày 21-5-2000, dù Do Thái lên tiếng sẽ rút quân theo đúng hạn định 7-7-2000 nhưng Lực lượng SLA tại miền Nam Lebanon thực sự đã tan rã. Mặc cho thủ lãnh của Hezbollah là giáo sĩ Hassan Nasrallah kêu gọi đầu hàng với cam kết không trả thù, nhưng phần lớn lực lượng SLA cùng gia đình, bằng đủ mọi phương tiện chạy vào lãnh thổ Do Thánh lánh nạn.
Trước sự rả ngũ nhanh chóng của SLA, quân Do Thái bắt buộc phải triệt thoái gấp về nước, bỏ mặc cho số phận của một phần lực lượng SLA, gồm cánh quân Thiên Chúa Giáo và Bộ Tộc Druze, đang cố cầm cự với quân Hezbollah, suốt đêm 22-5-2000.
Tới sáng ngày 24-5-2000, coi như kết thúc chiến dịch ‘ Hoàng Hôn’, khi ra lệnh đóng cửa ải 93, thông thương giữa hai nước. trong lúc đó hàng ngàn dân Lebanon và quân SLA, vẫn vượt biên sang tị nạn tại Do Thái. Tóm lại kế hoạch của Thủ tướng Do Thái Ehoud Barak là khi quân Irael rút, thì quân UNFIL ở Lebanon, sẽ tới tiếp thu vùng trái độn nhưng cuối cùng bị thất bại và vùng này đã lọt vào tay quân Hezbollah, nên quân LHQ chỉ còn có nhiệm vụ, giúp người tị nạn tại biên giới hai nước mà thôi.
Theo Nghị quyết 425 của LHQ năm 1978, đã có 4505 quân, thuộc lực lượng giữ gìn hòa bình (UNFIL) tới Lebanon. Đạo quân mũ xanh này thuộc 9 nước, gồm Ba Lan (630 người), Ghana(570), Ấn Độ (560), Nepal (550), Ái Nhĩ Lan (530), Fidji (530), Phần Lan (450), Pháp (250) và Ý Đại Lợi (45).
Nhiệm vụ của quân LHQ tại Lebanon, chỉ đơn thuần là gở mìn và làm công tác nhân đạo. nên không can thiệp vào cuộc chiến ở đây. Trong nhiều năm qua, quân LHQ có mặt trong khu vực nhưng chẳng làm được tích sự gì, ngoài việc tiêu phí hằng tỷ đô la tiền của thế giới đóng góp. Bởi vậy không trách các nước coi tổ chức này, giá trị và thực chất không đáng được tín nhiệm.
Về lý do quân Do Thái tấn công Lebanon, bắt nguồn từ vụ toán đặc công Palestine, có trụ sở tại Nam Lebanon, vào ngày 14-3-1978 tới thủ đô Tel Avis khủng bố, nên 25.000 quân Do Thái đã vượt biên chiếm miền nam nước này, qua chiến dịch mang tên Latini.. Ngày 19-3-1978 LHQ ban hành NQ 425 kêu gọi Do Thái, rút về lằn ranh quốc tế chỉ định, đồng thời thành lập lực lượng UNFIL tới giữ hòa bình tại Lebanon.
Ngày 6-6-1982, Do Thái lại mở chiến dịch hành quân, mang tên Hòa Bình, tại Galilée, tấn công lực lược PLO của Palestine tại Beirut. Tháng 6-1985 quân Do Thái chiếm một vùng trái độn rộng 850 km2 của Lebanon. Từ tháng 7-1993 về sau, quân Do Thái mở nhiều chiến dịch, nhằm tiêu diệt lực lượng du kích Hồi giáo Hezbollah tại Nam Lebanon, tới khi Ehoud Barak đắc cử Thủ tướng Do Thái ngày 17-5-1999, đã hứa hẹn sẽ triệt thoái quân đội về nước vào tháng 5-2000, dù Syria và Lebanon có đồng ý hay không.
4- BẢN ĐỒ MỚI TẠI TRUNG ĐÔNG VÀ CUỘC CHIẾN HIỆN TẠI:
Qua nhiều lần thương thuyết bàn cải, trong lúc chiến tranh vẫn tiếp diễn không ngừng tại Trung Đông. Cuối cùng ngày 14-4-2002, ngoại trưởng Mỹ là Colin Powell và Tổng thống Palestin Yasser Arafat, chịu ngồi vào bàn hội nghị, để thương lượng, phân định chủ quyền của hai nước đang tranh chấp trên vùng đất Palestine.
Yếu tố tiên quyết đầu tiên mà Hoa Kỳ cần có là sự ngưng bắn, để tạo nguồn tin cho cả hai phía. Một điều mà ai cũng cho rằng Hoa Kỳ không làm được dù Arafat có hứa hẹn, vì suốt 19 tháng qua, cơn lốc Intifada (Nổi dậy) với màn đánh bom tự sát bên phía Palestine, được phe cực hửu Do Thái (qua Thủ tướng Ariel Sharon) đáp ứng không nhân nhượng, rồi còn được phụ họa thêm bởi các tổ chức Hồi giáo cực đoan Hamas, Jihad Hồi giáo Ba Tư..). Tất cả là những hạt nhân, đã làm tiêu tan hết chiến lược hòa bình Trung Đông, mà LHQ, Liên Âu và Hoa Kỳ, bỏ công sức và tiền bạc xây dựng từ trước tới năm 2000.
Theo đề nghị của Arab Seoui, được tất cả các nước trong Liên minh Ả Rập, đồng ý chọn giải pháp: Đó là Do Thái phải rút khỏi các vị trí đã chiếm đóng trong cuộc chiến 1967. Đổi lại Do Thái sẽ được toàn khối Ả Rập công nhận như một quốc gia hiện hửu trong vùng.. Điều này cũng được áp dụng cho quốc gia Palestine.
Để đạt được thành quả trên, các nước liên hệ phải giải quyết cho xong bốn trở ngại:
1- Biên giới nước Palestine ra sao.
2- Giải quyết thế nào về những khu vực định cư của người Do Thái, lập trên lãnh thổ của Palestine.
3- Jerusalem có bị phân chia để làm thủ đô của Palestine.
4- Số phận của người tị nạn Palestine ở Trung Đông.
Thật ra bốn vấn đề này đã đưọc đề cập tại Hội nghi Olso, nhưng bị phá vở sau khi Thủ tướng Do Thái Yitzhak Rabin bị ám sát. Ngày 28-9-1995, Palestine và Do Thái đã ký tại Tòa Bạch Ốc, tạm ước Olso-2, dầy 400 trang, xác nhận quốc gia Palectine tự trị, tại các thành phố Bethlehem, Jenin, Nablus, Qalqilva, Ramallah, Tulkarm, một phần Hebron và 450 ngôi làng. Trong khi Do Thái có quyền giám sát những khu định cư của ngườu dân nước mình sống trong các khu vực trên thuộc Palestine.
Năm 1998, TT Palestine là Yasser Arafat và Thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu, lại họp thượng đỉnh 9 ngày tại Wye Mills (Maryland), có TT Bill Clinton tham dự. Hai bên đã đạt được thỏa thuận về kế hoạch chung trong việc chống khủng bố. Quan trọng nhất là là lời hứa của Irael sẽ rút quân thêm 13,1% lảnh thổ tại Tây Ngạn, mở cho Palestine một sân bay tại Gaza. Tiếp theo vào ngày 13-9-1999, Thủ tướng Do Thái Ehud Barak (Đắc cử tháng 5-1999), lại ký thêm với Arafat, bản giao ước bổ sung những thỏa thuận Wye: Đó là việc hai phía cùng đồng ý chọn ngày 13-9-2000, là thời hạn cuối cùng, để ký một Hiệp ước Hòa bình chung cuộc.
Để bổ túc những gì còn lại chưa được giải quyết ổn thòa của hai phía, TT Mỹ Bill Clinton đã đề nghị một bản đồ mới cho hai nước Do Thái và Palestine: Đó là Palestine sẽ lấy lại từ 94-96% lảnh thổ của mình tại Tây Ngạn, phần đất phía đông Jerusalem ( ngoại trừ các quận có người Irael) và các quận của người Ả Rập. Về việc hồi cư người tị nạn Palestine tại các nước lân cận, sẽ thi hành theo các nghị quyết của LHQ có từ trước. Theo đó, họ có quyền hồi hương nhưng về Palestine chứ không phải đất cũ đã thuộc Do Thái.
Nhưng Jerusalem mới chính là trở ngại lớn nhất. Năm 1967 Do Thái chiếm phía đông thánh địa này và thiết lập ranh giới hành chánh từ ấy đến nay. Theo thỏa ước Taba, hai phía đã đồng ý coi Jerusalem là thủ đô chung,: Phần thuộc Do Thái được gọi là Yerushalaim. Còn phía lảnh thổ thuộc Palestine là thủ đô Al-Quds. Tại thánh địa, Do Thái sở hữu Bức Tường Than Khóc. Khu Núi Đền linh thiêng, theo đề nghị của TT Clinton, phần trên đồi thuộc Palestine, phía dưới của Do Thái.
Cuối cùng vì lý do nhân đạo, Do Thái chịu nhận 25.000 người Palestine có thân nhân đang sống tại Do Thái. Tóm lại, tất cả những cố gắng trong và ngoài nước suốt mấy chục năm qua, cho thấy sự khủng hoảng tại Tiểu Á giữa hai dân tộc Do Thái và Palestine, mang nhiều hy vọng được giải quyết. Tiếc thay tất cả đã bị Ba Tư và Syria nhúng tay phá vở, mà hậu quả ngày nay là nổi đau đớn cùng tận vì bom đạn của ba dân tộc Irael-Palestine và Lebanon, không biết tới bao giờ mới chấm dứt.
5- PHẢN ỨNG CỦA THẾ GIỚI VỀ CUỘC CHIẾN DO THÁI-HAMAS VÀ HEZBOLLAH
Ngay khi chiến tranh bộc phát vào ngày 25-6-2006 giữa quân đội Do Thái và Lực lượng Hồi giáo quá khích Hamas đang nắm chủ quyền Palestine tại Gaza. Tiếp theo ngày 12-7-2006 là cuộc chiến giữa Irael và Hezbollah. Vì không còn có thể nhường nhịn được, trước hành động quân sự khiêu khích, cũng như sự nhục mạ và hăm dọa công khai của Ba Tư trên diễn đàn quốc tế. Bởi vậy Do Thái đã phản ứng, qua hai cuộc tấn công cùng lúc, nhằm vào lực lượng Hamas trong lảnh thổ Palestine và dân quân du kích Hezbollah,có sào huyệt tại miền nam Lebanon, sau tháng 5-2000, khi quân đội Ly khai Lebanon (SLA) và Do Thái, triệt thoái.
Cuộc đụng độ giửa ba phía suốt mười mấy ngày qua, nhât là mặt trận phía Nam Lebanon rât ác liệt và kinh khiếp, vì Do Thái đã xử dụng cả Hải Lục Không Quân và Hàng Không Mẫu Hạm để tấn công, quyết tâm tiêu diệt cho được Hai Nhóm Khủng Bố tàn bạo nhất tại Trung Đông hiện nay, trước thái độ căm hờn tức tối của Ba Tư, Syria.. nhưng cả hai không dám trực tiếp can thiệp, vì Do Thái đã thề là sẽ sử dụng kho Bom Nguyên Tử của mình, để tiêu diệt Ba Tư cũng như bất cứ kẻ nào làm hại đến đất nước mình.
Hậu quả của cuộc chiến này, trước nhất là sự tan nát đổ vở tại Lebanon và Palestine, cùng với một vài thành phố phía Bắc của Do Thái. Đã có hơn vài trăm người bị thương vong, đa số là thường dân vô tội. Thủ đô Beirut của Lebanon đắm chìm trong biển lửa, người người từ dân địa phương tới ngoại kiều, đều tìm đường di tản để tránh chết chóc. Trong lúc đó, quân Do Thái tiến vào đất Lebanon như chốn không người, với quyết tâm đuổi tận giết tuyệt Hezballlah và không dấu ý định sẽ truy sát tận Syria, nếu nhóm khủng bố này trốn vào đây. Riêng trùm nhóm khủng bố Hezbollah là Sayyed Nasrallah may mắn chạy thoát, lúc biệt thự bị bom san bằng.
Ở phương Nam, quân Do Thái tàn phá không chừa thứ gì, đồng thời phong tỏa hết mọi ngõ ngách.. khiến cho người dân vô tội Palestine mới vừa vui được chút chút, thì nay trắng tay và toi mạng. Trước tình trạng thê thảm này, LHQ, Liên Âu và Liên Minh Ả Rập cũng bó tay bất lực, vì ai cũng biết, chính Hamas và Hezbollah đã dồn Do Thái vào chân tường, nên họ phải hứng hậu quả là cái chắc. Ở Trung Đông, suốt 60 năm qua, cứ mỗi lần có khủng hoảng giữa Do Thái và Ả Rập, đều có màn cúp dầu để áp lực Mỹ đừng can thiệp và nhúng tay. Nhưng lần nào cũng vậy, Hoa Kỳ cứ xông vào vì biết, Ả Rập chỉ sống bằng dầu, nên cúp được bao lâu. Rốt cục đâu lại vào đó.
Còn một yếu tố khác mà Do Thái và Hoa Kỳ nắm được để hành động, đó là ở Trung Đông, bất cứ nước Hồi Giáo nào cũng đều ghét Ba Tư, cho nên kỳ này thấy Do Thái thay họ, tiêu diệt những đứa con hoang Hamas và Hezbollah của Iran,, ai cũng hả dạ, dù ngoài mặt, vẫn to tiếng phản đối.hành động quân sự quá thô bạo của DoThái, làm thiệt hại đến sinh mạng và tài sản của dân chúng địa phương trong vùng chiến cuộc.
Lúc chiến tranh đang tiếp diễn ác liệt, cũng là thời điểm họp thượng đỉnh của G-8 gồm các nước Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Ý, Đức, Canada và Nga. Chỉ có Tổng thống Pháp là Chirac to tiếng tố cáo hành động quân sự của Do Thái nhưng đã bị TT Bush và Thủ tướng Canada là Stephen Harper bác bỏ, đồng thời ra mặt ủng hộ hành động của Do Thái là chính đáng, tự vệ, mà bất cứ ai khi bị dồn vào chân tường, đều phải làm vậy.
Đặc biệt là sự phân tích của ký giả Kevin Perain, trên tờ Newsweek ra ngày 14-7-2006, cũng xác nhận hành động của Do Thái lần này là tự vệ, vì không còn lực chọn nào khác. Tờ báo đã thẳng thắng chỉ đích danh Ba Tư-Syria là thủ phạm, đã xuí giục hai nhóm khủng bố Hamas và Hezbollah gây chiến, chứ không phải Do Thái, Palestin hay Lebanon.
Do Thái đã ban lệnh Tổng Động Viên và cũng chẳng dấu diếm ý đồ tiêu diệt Hezbollah, đồng thời thiết lập lại Khu Độn giữa biên giới hai nước Do Thái-Lebanon, như họ đã từng thực hiện từ năm 1982-2000 mới triệt thoái.
Hòa bình Trung Đông chỉ là sự tạm bợ, chẳng những vì dầu mà còn sự hận thù tôn giáo và chủng tộc, giữa các sắc dân Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Ả Rập, Do Thái và Kurd. Nên chiến tranh cứ đến là điều tự nhiên, cho dù không có quốc gia Do Thái hiện hữu, thì vẫn có ngàn muôn lý do khác để mà gây chiến. Bởi vậy việc Ngoại trưởng Condoleezza Rice tới Trung Đông, chẳng qua cũng chỉ để thương lượng các phe Do Thái, Palestine và Lebanon, về một giải pháp thuận lợi, trong việc cứu trợ các nạn nhân chiến tranh, đang cần giúp đở.
Riêng Do Thái, thì Tổng Thống Mỹ W.G.Bush khi còn tại chức cũng đã thẳng thừng tuyên bố ‘ Giai đoạn này chưa phải là lúc để quân đội Do Thái dừng lại, vì mục tiêu chiến lược là phải tiêu diệt tận gốc hai lực lượng khủng bố Hồi giáo cực đoan, đã bị LHQ đặt ra ngoài vòng pháp luật: Đó là Hamas và Hezbollah. Đây cũng là nguyện vọng chung của Hoa Kỳ, người dân Palestine và nhất là Chính phủ Lebanon, từ bao lâu nay khốn khổ vì sự đàn áp của Hezbollah có Syria và Ba Tư chống lưng tiếp trợ. Dù muốn hay không mọi người đều phải đợi Do Thái kết thúc mục tiêu của họ, chừng đó LHQ, Hoa Kỳ hay Liên Âu.. may ra còn có tiếng nói để hạ màn.
Nhưng Trung Đông lại lửa khói ngút trời từ giữa tháng 12-2008 tới nay (tháng 8-2014) vẫn không im tiếng súng vì cả hai phía Do Thái và Hamas đều quyết dùng quân sự để đạt chiến thắng chính trị, mặc cho sinh mạng của người dân trong vùng. Hoa Kỳ từ trước tới nay là trọng tài nhưng lần này cũng chỉ đứng xa để ngó vào như bao khán giả khác nhất là trong thời gian sắp đổi ngựa của Obama tại Tòa bạch Ốc. Và dù Obama có cố gắng lấy điểm cho chính mình (thêm một giải Nobel hòa bình) hay cho đảng Dân Chủ trong các giai đoạn sắp tới, thì vấn đề Palestin-Do Thái cũng thế thôi vì đây là một vỡ kịch trường thiên không bao giờ có phần kết luận.
Và nguời dân ở đây càng thê thãm hơn khi người Mỹ giải kết ‘ việc bảo hộ các mõ dầu tại Trung Đông “ khi mức sản xuất tại nội địa Hoa Kỳ đủ cung ứng nhu cầu trong nước ũng như xuất cảng tới các nước Đồng Minh, trong một tương lai rất gần.
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng Tám 2014
MƯỜNG GIANG
Nguồn: vietbao.com