2015

Biển Đông trở nên quân sự hóa nhiều hơn

Geoff Dyer - 26/10/2015 1. Biển Đông đang trở nên quân sự hóa ngày càng nhiều. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã xây năm đảo nhân tạo trong vùng biển Đông và xây ít nhất là ba phi trường có khả năng đáp máy bay quân sự. Để phản ứng lại sự hiện diện của quân đội Trung Quốc, chiến hạm USS Lassen, một khu trục hạm loại Arleigh Burke, sẽ đi tuần tra gần hai đảo nói trên. Bắc Kinh sẽ cáo buộc Hoa Kỳ đang quân sự hóa vùng biển. 2. Đây là việc kiểm soát vùng biển, chứ không phải chủ quyền đảo. Hoa Kỳ không gửi tàu chiến đến gần các đảo nhân tạo để phản đối chủ quyền mà Trung Quốc giành lấy trong vùng biển Đông - Hoa Kỳ vẫn khẳng định là giữ thế trung lập trong việc tranh chấp giữa Trung Quốc và năm quốc gia trong vùng. Thay vào đó, Hoa Kỳ muốn cho thấy là các hòn đảo nhân tạo không cho phép Trung Quốc quyền kiểm soát vùng biển chung quanh. Theo luật quốc tế, các quốc gia có chủ quyền 12 hải lý quanh các đảo thật sự, nhưng luật này không áp dụng cho các đảo, đá, bãi nhân tạo. 3. Điều đó có nghĩa là chi tiết thật quan trọng. Hải Quân Hoa Kỳ gửi chiến hạm đến Đá Xu Bi (Subi reef) và Đá Vành Khăn (Mischief reef) có lý do chính đáng - theo chuyên gia tại Hoa Kỳ, cả hai đảo nhân tạo này hoàn toàn do người làm ra. Trong khi đó Đá Chữ Thập (Fiery Cross reef), một hòn đảo khác mà Trung Quốc xây phi trường trên đó, nguyên thủy có nhô lên trên mặt nước biển, do đó cho tư cách pháp lý khác hơn. 4. Sự việc còn tiếp diễn. Giới chức Hoa Kỳ cho biết công tác “tự do hải hành” là khởi đầu của một loạt hải vụ trong vùng. Nhưng những chuyến kế tiếp sẽ đi gần đến các đảo của các quốc gia khác như Phi Luật Tân và Việt Nam, để chứng tỏ là Hoa Kỳ không nghiêng về phe nào trong cuộc tranh chấp lãnh thổ. 5. Phản ứng của Trung Quốc. Trung Quốc đã giận dữ với các chuyến hải hành của Hoa Kỳ gần các đảo của họ. Các phân tích gia nghĩ rằng rủi ro lớn nhất - xung đột giữa chiến hạm Hoa Kỳ và Trung Quốc - nhiều phần không xảy ra vào thời điểm này. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể dùng hành vi của Hoa Kỳ để làm lý cớ gia tăng sự hiện diện quân sự trên các đảo, gắn thêm các giàn ra-đa, các thiết bị liên lạc để gia tăng khả năng quan sát và theo dõi hoạt động trong vùng. 6. Phản ứng trong vùng. Một cách tổng quát, các quốc gia trong vùng hoan nghênh động thái của Hoa Kỳ. Việt Nam và Phi Luật Tân đã rất bất bình với thái độ lộng hành của Trung Quốc tại biển Đông trong những năm gần đây. Gần đây, cả Mã Lai và Inđônêxia cũng bày tỏ quan tâm. Câu hỏi lớn dài hạn là Hoa Kỳ có thể nào biến mối lo này để huy động một liên minh các quốc gia trong vùng nhằm quân bằng lại sức mạnh càng gia tăng của Trung Quốc. Radio Chân Trời Mới - Hoàng Thuyên lược dịch Nguồn: Financial Times
......

Liên minh các tổ chức Xã hội Dân sự, Chính trị độc lập của Việt Nam lên tiếng ủng hộ Hoa Kỳ

Trong khi chính quyền CSVN im lặng, không dám trình bày quan điểm của mình, các tổ chức Xã hội Dân sự, Chính trị độc lập của Việt Nam vừa công bố Bản Lê Tiếng bày tỏ sự ủng hộ lập trường của Hoa Kỳ nhằm phản đối tuyên bố chủ quyền vô lý, bất hợp pháp, mang tham vọng bành trướng của Trung Quốc tại biển Đông. Bản tiếng Anh, tiếng Việt cùng với đường link ký tên sẽ được chúng tôi gửi tới sứ quán Hoa Kỳ vào chiều nay. Việc ủng hộ bằng cách ký tên online sẽ không hạn chế thời gian. Đây là đường link để ký online (thư tiếng Anh): https://docs.google.com/…/1_VH3J-jVLnSiwgumo0EBJ1j…/viewform   Liên minh các tổ chức Xã hội Dân sự, Chính trị độc lập của Việt Nam Hà nội, ngày 28 tháng 10 năm 2015. Kính gửi: Chính Phủ Hoa Kỳ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội. Chúng tôi, Liên minh các tổ chức XHDS, Chính trị độc lập của Việt Nam cùng ký tên dưới đây bày tỏ sự ủng hộ Chính phủ Hoa Kỳ trong hành động điều tàu chiến tới tuần tra trong khu vực lãnh hải 12 hải lý tại các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang chiếm giữ bất hợp pháp của Việt Nam. Việc Chính phủ Hoa Kỳ điều tàu chiến tới tuần tra tại khu vực này hoàn toàn phù hợp với Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Hành động này của Chính phủ Hoa Kỳ là hoàn toàn đúng đắn nhằm phản đối tuyên bố chủ quyền vô lý, bất hợp pháp, mang tham vọng bành trướng của Trung Quốc tại biển Đông. Hành động này của Chính phủ Hoa Kỳ là đúng đắn nhằm duy trì an ninh hàng hải, hàng không, giữ gìn hòa bình, ổn định trong khu vực Đông Nam Á và biển Đông. Hành động này của Chính phủ Hoa Kỳ là hoàn toàn phù hợp với lợi ích chung của cả Hoa Kỳ và Việt Nam trong khu vực biển Đông. Chúng tôi hoan nghênh Quốc hội, Chính phủ và Nhân dân Hoa Kỳ vì những sáng kiến cùng với những hành động phù hợp với luật pháp quốc tế trong việc duy trì an ninh, ổn định và hòa bình trong khu vực biển Đông. Các tổ chức XHDS và chính trị cùng ký tên: 1/ Ban Đại Diện Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài CTS Hứa Phi, CTS Nguyễn Kim Lân, CTS Nguyễn Bạch Phụng đồng ý ký tên.2/ Diễn đàn XHDS. Đại diện: TS Nguyễn Quang A3/ Giáo Hội Liên Hữu LuTheran Viet nam _Hoa ky. Đại diện Ms.Nguyễn Hoàng Hoa4/ Hội Anh Em Dân Chủ. Đại diện: Chủ tịch Phạm Văn Trội.5/ Hội Bầu bí tương thân ký tên. Đại diện Nguyễn Lê Hùng6/ Hội Nhà Báo Độc Lập. Đại diện: Nhà báo Phạm Chí Dũng7/ Hội Phụ Nữ Nhân Quyền. Đại diện: Huỳnh Thục Vy8/ Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Linh mục Nguyễn Hữu Giải.9/ Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Đai diện : HT. Thích Không Tánh.10/ Trung Tâm Nhân Quyền Việt Nam. Luật sư Nguyễn Văn Đài.11/ Đảng Việt Tân. Đại diện: Giáo Sư Phạm Minh Hoàng12/ Khối 8406 NSW, Australia.13/ Sài Gòn Báo. Đại diện: Linh Mục Lê Ngọc Thanh.14/ Hội Nghị Toàn Quốc Người Việt tại Hoa Kỳ. Đại diện: Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích.15/ Bạch Đằng Giang Foundation. Đại diện: Thạc sĩ Phạm Bá Hải.16/ Câu lạc bộ Hoàng Sa FC. Các cá nhân ký tên: 1/ Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh 2/ Nhà báo Phạm Thành, Hà Nội. 3/ Phan Anh Hồng. Carrollton, USA. 4/ Nguyễn Thị Thanh Mi, Sài Gòn. 5/ Mai Phương Tú, Hà Nội. 6/ Đinh Đăng Khoa, Sài Gòn. 7/ Nguyễn Minh Chánh, Long An. 8/ Nguyễn Văn Quang, Đà Nẵng. 9/ Nguyễn Đình Vinh, Sài Gòn. 10/ Ngô Bá, Sài Gòn. 11/ Nguyễn Trung Hiếu, Hà Nội. 12/ Nguyễn Quang Đức, Hà Tĩnh. 13/ Nguyễn Hoài Sơn, Sài Gòn. 14/ Nguyễn Đông Phúc, Sài Gòn. 15/ Hoàng Quốc Vinh, Sài Gòn. 16/ Lê Kim Vân, Canada. 17/ Vũ Văn Minh, Thái Nguyên. 18/ Đỗ Đức Khang, Hà Nội. 19/ Mai văn Bình, Sài Gòn. 20/ Mậu Lê, Hoa Kỳ. 21/ Nguyễn Tuấn Nghĩa, Hà Nội. 22/ Phạm Trà, Úc. 23/ Hoàng Lan Chi, Hoa Kỳ. 24/ Nguyễn Quốc Duy, Đồng Nai. 25/ Bùi Bảo Tài, Long An. 26/ Nguyễn Xuân Cảnh, Thái Bình. 27/ Mục sư Lý Thanh Trân, Hoa Kỳ. 28/ Trương Minh Tịnh, Australia. 29/ Hương Nam, Sydney – Australia. 30/ Khoa Nguyen, Texas, Hoa Kỳ. 31/ Duong Hoa, Melbourne, Australia. 32/ Đinh Quang Tuyến, Sài Gòn. 33/ Đinh Văn Hải, Lâm Đồng. 34/ Duc Tran, Đồng Nai. 35/ Victor Nguyen, Hoa Kỳ. 36/ Robert Phan, Australia. 37/ Nguyễn Trọng Đại, Sài Gòn. 38/ Trương Quốc Phong, Nha Trang. 39/ Trương Thanh Tùng, Sài Gòn. 40/ Trinh Van Hien, Sai Gon. 41/ Nguyễn Thiên Bảo, Bà Rịa Vũng Tàu. 42/ Đinh Quang Hải, Sài Gòn. 43/ Tich Võ, Canada. 44/ Luật sư Ngô Ngọc Trai, Hà Nội. 45/ Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Sài Gòn. 46/ Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, Hà Nội. 47/ Nhà báo Võ Văn Tạo. 48/ Nguyễn Công Toàn, Sài Gòn. 49/ Hoàng Thanh Huy, Nghệ An. 50/ Tung Nguyen, Hoa Ky. 51/ Tony Pham, Hoa Kỳ. 52/ Phan Bich Hoang Thu, Australia. 53/ Phạm Minh Cường, Việt Nam. 54/ Nguyễn Đức Thành, Việt Nam. 55/ Nguyên Dung, Việt Nam. 56/ Đặng Hoàng Dũng, Việt Nam. 57/ Lê Văn Sơn, Thanh Hóa. 58/ Trần Khắc Đạt, Lâm Đồng. 59/ Hoàng Bình, Sài Gòn.
......

Khi Tuyên giáo TW dự báo thời tiết

“Dùng lòng bàn tay hắt từng bụm nước vào chỗ nào đó cho nó ướt thì gọi là té nước. Nếu chỗ đó đang mưa thì động thái ‘té nước theo mư’a trở thành một việc làm mang tính vô ích, và có khi là lưu manh vô lại, mà tưởng là nắm bắt hay khai thác thời cơ” (thành ngữ tự điển ĐTL) Hàng trăm tờ trong dàn báo mậu dịch đồng loạt loan tin USS Lassen tuần tra Biển Đông, dồn sức nhấn mạnh yếu tố “Không Trở Ngại!”. Như thử VN đang thuê bao thành công USS Lassen làm nhiệt kế đo độ nóng Biển Đông. Khu trục tiêu diệt hạm Lassen của hải quân Mỹ, thuộc lớp trang bị tên lửa Arleigh Burke, được đánh số DDG-82, mang tên của vị Trung tá Phi công Hải quân Mỹ Clyde Everett Lassen. Theo quân sử của Mỹ, vào ngày 19 tháng 6 năm 1968, ông Clyde Everett Lassen, bấy giờ là một phi công 27 tuổi, lái chiếc trực thăng UH2 Sea Spirit trong phi vụ cứu nạn 2 phi công khác bị bắn rơi trên không phận Bắc Việt. Ông phải đảo nhiều lần quanh quả đồi rừng già, nơi 2 phi công lâm nạn đang ẩn núp, để tránh đạn phòng không dày đặc tưởng chừng như phải báo cáo xin huỷ phi vụ. Quyết định chớp nhoáng “không bỏ chiến hữu, không bỏ bạn bè” lúc đó là ông bật đèn báo rồi lao xuống đất địch. Máy bay của ông trúng đạn. Nhưng ông đón được 2 chiến hữu an toàn, trước khi tận dụng khả năng cất cánh trong lưới đạn, để rời quả đồi tử thần. Lúc đáp xuống khu trục tiêu diệt hạm USS Jouett (DLG-29) đón đợi ngoài khơi Biển Đông, máy bay của ông chỉ còn lượng xăng đủ để bay thêm 5 phút nữa. Phi vụ này được Phi đoàn 7 Trực thăng của Mỹ ghi nhận là 1 trong những chuyến cứu nạn hiểm nghèo nhất của đơn vị trong cuộc chiến VN. Ông là phi công đầu tiên, và là quân nhân thứ năm của Hải quân Hoa Kỳ, được tưởng thưởng Huy Chương Danh Dự cao quý nhất của quân đội Mỹ, tính từ khi Hoa Kỳ quyết định trợ giúp miền Nam VN ngăn làn sóng đỏ. Không ai rõ có sự trùng hợp ngẫu nhiên nào khi Đệ Thất Hạm Đội điều động chuyến tuần tra quanh Trường Sa, cũng trong tinh thần ngăn làn sóng đỏ bành trướng thời nay, bằng chiếc khu trục tiêu diệt hạm mang tên của một người hùng từng cứu bạn từ Đất Bắc ra Biển Đông. Giới tổng biên tập báo đài trong luồng chỉ được nhận chỉ thị của Tuyên Giáo TW, như một loại đèn xanh té nước theo mưa, rằng… Đây là hoạt động bình thường. TGTW còn giải thích cặn kẽ bằng mô tả chi tiết nơi tuần tra là 2 bãi cạn bị TQ xây tôn thành đảo nhân tạo rộng đến hàng trăm mẫu tây. Từ khóa của đoạn văn chỉ đạo cần phải quán triệt rốt ráo này là từ “BỊ”. Điều đó khiến nhiều người không khỏi chau mày. Có lẽ nào các ủy viên BCT đều …uống thuốc lắc? Hay đang nâng cốc trong bàn nhậu? Hoặc giả, đang trong quy trình …nối vòng tay lớn? Chứ không thì sao lại gan trời mà vượt qua cái ngưỡng hèn muôn thuở, đến thường xuyên ướt quần kia, rồi cho phép báo đài lên gân? Không trả lời được điều đó thì có khác nào xếp hạng cái “đèn xanh” này là một thứ “rụt rè mạnh miệng”? Thì đây, chỉ đạo kế tiếp để giải thích “cơn run còn đó” là như này: Báo đài cần chú ý rằng có khả năng cao là TQ sẽ lớn tiếng về chủ quyền biển đảo. Rồi nhấn mạnh cho báo đài phải tập trung giải thích điểm cốt lõi (để tránh mích lòng hàng xóm) rằng: Mỹ vào cuộc là vì quyền tự do hàng hải chứ không phải vì ta! Càng không phải vì ta mời mọc hay cậy nhờ gì cả! Còn chủ trương của ta (ít ra là im lặng gồng mình để Mỹ vào cuộc, chỉ đơn giản là bởi Ta (góp phần) bảo vệ tự do hàng hải! Thế thôi! Đây chính là đoạn chỉ đạo sinh tử! Nhớ đấy! Làm gì mà phải lập cập một loạt một lô chấm than như thế? Vâng, Bão Tới! TGTW dự báo thời tiết rằng: Biển Đông sẽ nổi sóng mạnh, nhiều phần là từ mạnh đến rất mạnh! Cái khó là không thể định cấp. Cho nên, không thể coi thường được! Cũng không thể lơ là mất cảnh giác! Tại sao? Để có bão thì phải có gió. Gió đâu? Ai góp? Đây: Thượng nghị sĩ Mỹ, kiêm cựu tù nhân Hỏa Lò John McCain tuyên bố rằng việc tuần tra này lẽ ra đã phải thực hiện từ lâu. Nói nhỏ nhé: Và cái này thì khai thác được, bởi ông ấy có kêu gọi thêm là Mỹ cần tếp tục thực những cuộc tuần tra tương tự trong thời gian tới. Đó chẳng phải một tay góp gió là gì? Đây nữa: Thủ tướng Nhật Shinzo Abe khẳng định rằng “Sẽ hợp tác với cộng đồng quốc tế, kể cả đồng minh Hoa Kỳ để bảo vệ các đại dương mở ngõ, tự do và hòa bình”. Từ khóa của đoạn này là “đồng minh Hoa Kỳ” đấy! Cũng chẳng phải một tay góp gió là gì? Còn nữa: Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter tuyên bố trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ: “Hoa Kỳ sẽ còn tiếp tục các hoạt động tuần tra như vậy tại bất cứ nơi nào theo luật pháp quốc tế”. Há chẳng phải là thêm một tay góp gió đấy sao? Thế, “ta” phải làm gì? À há! Đây rồi. TGTW cho ngay chỉ thị: Các báo đài phải có kế hoạch tuyên truyền làm rõ chính nghĩa của ta. Lại hao nước bọt nữa đây… Sau một ngày im ắng đến thắt tim, BCT thở phào, và Người phát ngôn bộ Ngoại giao VN đã mạnh dạn khởi động chiến dịch nêu cao chính nghĩa đó như này: “Chúng tôi đã nhiều lần bác bỏ cái gọi là ‘thành phố Tam Sa’. Việc cái gọi là ‘chính quyền thành phố Tam Sa’ tuyên bố đã hoàn thành việc xây dựng hai ngọn hải đăng ở các đảo, đá thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam tiếp tục là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa”. Té nước theo mưa là chỗ đó. Còn lưu manh vô lại là ở chỗ cả bọn đang lên giọng “nêu cao chính nghĩa” đó quên mất những trận đàn áp bắt bớ đoàn người biểu tình chống Tam Sa từ đận 2007. Lưu manh vô lại cấp hai là nhà nước chính thức tuyên bố (cho Tàu nghe) rằng đó là những cuộc biểu tình tự phát, chưa được phép, “Và khi các vụ việc trên xảy ra, các lực lượng bảo vệ (công an) của Việt Nam đã kịp thời có mặt, giải thích và yêu cầu bà con chấm dứt việc làm này”. Lưu manh vô lại cấp ba là nhà nước không kịp xóa cái thông báo yêu cầu sinh viên, giáo viên, nhân viên không tham gia biểu tình, “tránh bị kích động, lôi kéo“. Đề nghị TGTW nên họp lại và chấm dứt tình trạng hướng dẫn chỉ đạo cho báo đài khơi gợi và vạch rõ tính lưu manh vô lại của dàn lãnh đạo Ba Đình. 28/10/2015 – Tròn 129 năm Lễ khánh thành Tượng Nữ Thần Tụ Do tại New York. Blogger Đinh Tấn Lực Nguồn: Blog Đinh Tấn Lực
......

Tuần tra 12 hải lý: Dằn mặt hay đối đầu

Sau hai lần thuyết phục Bắc Kinh ngưng xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp tại Trường Sa bằng đường lối ngoại giao hoàn toàn thất bại, Tổng thống Obama ngày 26/10 vừa qua đã chính thức cho phép lực lượng hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến tiến vào biển Đông như một động thái mới để đối đầu với Bắc Kinh. Ngoại giao thất bại Nhằm giảm thiểu tình trạng căng thẳng trên biển Đông, Tổng thống Obama đã dùng ngoại giao để thuyết phục Bắc Kinh ngưng bồi đắp phi pháp 7 đảo nhân tạo. Nỗ lực đầu tiên là Ngoại trưởng John Kerry đã thân hành đến Bắc Kinh thảo luận với lãnh đạo Trung Quốc hồi tháng 5/2015 nhưng bất thành. Sự thất bại của Ngoại trưởng John Kerry đã khiến cho giới quân sự Hoa Kỳ sốt ruột nên đã yêu cầu Tổng thống Obama tiến hành biện pháp quân sự nhằm răn đe Bắc Kinh; nhưng Tổng thống Obama vẫn kiên trì với giải pháp ngoại giao, hy vọng sẽ thuyết phục được Tập Cận Bình khi ông này viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 9. Tổng thống Obama đã tổ chức một buổi ăn tối đặc biệt giữa giữa hai nhà lãnh đạo với một vài phụ tá thân cận chỉ để bàn riêng về biển Đông một ngày trước khi lãnh đạo Trung Quốc được mời dự đại yến tại Tòa Bạch Ốc, nhưng cũng đã không mang lại kết quả nào. Tuy trong cuộc họp báo với Tổng thống Obama tại Tòa Bạch Ốc, ông Tập Cận Bình tuyên bố là sẽ ngưng các việc bồi đắp và tôn trọng quyền tự do hàng hải của các nước trong khu vực; nhưng các lời hứa của họ Tập chỉ là nói lấy có để xoa dịu dư luận vào lúc đó. Trong thực tế, theo những hình ảnh chụp được từ vệ tinh, Bắc Kinh vẫn tiếp tục bồi đắp và tổng số diện tích lên đến 2 ngàn mẫu. Tổng thống Obama không chỉ bị áp lực từ giới quân sự Hoa Kỳ sau giải pháp ngoại giao thất bại mà còn đến từ Tokyo và Manila khi chính phủ Nhật và Phi Luật Tân cho biết là không còn có thể “nhẫn nại” trước các áp lực bành trướng của Bắc Kinh trên biển Đông. Tuần tra 12 hải lý Ngay sau buổi ăn tối ngày 24/9 để thảo luận về giải pháp biển Đông thất bại, Tổng thống Obama đã ra lệnh cho người phụ tá liên lạc và yêu cầu Đô Đốc Harry Harris, tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương bắt đầu xúc tiến kế hoạch tuần tra trên biển Đông. Như vậy, việc đưa tàu chiến tuần tra được chuẩn bị từ một tháng trước và Hoa Kỳ đã không dấu kín nỗ lực này. Nhưng Tổng thống Obama đã chần chừ không quyết định ngày khởi đầu cuộc tuần tra. Mãi đến ngày 24/10, phát biểu sẵn sàng đối đầu với Mỹ trên biển Đông của Thủ tướng Lý Khắc Cường trong một hội nghị cán bộ cao cấp của Trung Quốc đã làm cho Tòa Bạch Ốc phải hành động vì nếu không sẽ bị… coi thường. Vì thế mà ngày 26/10 (giờ Hoa Kỳ), Khu trục hạm Lassen từ cảng Yokosuka, Nhật Bản đã tiến vào biển Đông, nhưng chỉ là động thái khởi đầu nhằm dằn mặt Bắc Kinh hơn là chuẩn bị sự đối đầu quy mô. Khu trục hạm Lassen có biệt danh là "Sea Devils" - Quỷ Biển. Đây là loại Khu trục hạm mạnh nhất trong biên chế Hải quân Mỹ, thực hiện các nhiệm vụ từ chống tàu trên mặt nước, tàu ngầm, tấn công mặt đất đến phòng thủ tên lửa. Theo kế hoạch, Khu trục hạm tiến vào khu vực tuần tra trong vùng 12 hải lý quanh bãi đá Subi (mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam tháng 3/1988) và Đá Vành Khăn (mà Trung Quốc chiếm của Phi Luật Tân năm 1995) trong quần đảo Trường Sa. Cuộc tuần tra có phối hợp với máy bay trinh sát, loại P-8 Poseidon tối tân nhất của Hoa Kỳ. Trung Quốc đã lên tiếng phản đối Hoa Kỳ với bài ca cũ rích rằng Hoa Kỳ đã vi phạm chủ quyền của Bắc Kinh. Trong lúc tuần tra, Hoa Kỳ đã thu hình và công bố hai chiến tàu của Trung Quốc chạy phía sau khu trục hạm Lassen nhưng không có bất cứ động thái ngăn cản nào. Trong cuộc họp báo vào sáng ngày 27/10, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Hoa Kỳ thông báo rằng chuyến tuần tra của Khu trục hạm Lassen đã hoàn tất và cuộc tuần tra sẽ diễn ra thường xuyên chứ không chỉ một lần. Dằn mặt hay đối đầu Hoa Kỳ đã đứng trên lập trường bảo vệ “quyền tự do hàng hải” để tiến hành cuộc tuần tra và coi việc Trung Quốc bồi đắp các đảo nhân tạo là phi pháp, vi phạm Luật biển 1982 của Liên Hiệp Quốc. Trong khi đó, tham vọng của Trung Quốc là nhanh chóng hoàn tất các căn cứ quân sự trong quần đảo Trường Sa như họ đã làm tại Hoàng Sa để đặt Hoa Kỳ và các nước trong khu vực vào tình trạng “chuyện đã rồi”, nên Bắc Kinh đã bất chấp tất cả những phản đối của các nước. Vấn đề còn lại nằm ở sự quyết đoán của Hoa Kỳ, đặc biệt là Tổng thống Obama, trong việc ngăn chận các hành động xâm lược trắng trợn nói trên của Bắc Kinh. Tổng thống Obama vốn chủ trương đối thoại để thuyết phục Trung Quốc ngưng những công trình quân sự hóa trên biển Đông. Hơn nữa ông chỉ còn một năm nữa là hết nhiệm kỳ nên sẽ không muốn phiêu lưu trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Ngay cả Tập Cận Bình, tuy muốn tạo ra cuộc chiến từ bên ngoài để lấy đó làm lý cớ trấn áp nội bộ vốn đang bị phân hóa trầm trọng do kế hoạch “đả hổ diệt ruồi” từ năm 2013 cho đến nay. Nhưng bản thân Tập Cận Bình đang đối diện với rất nhiều nguy cơ có thể bị mất mạng khi mà tình hình kinh tế suy thoái với những đe dọa đảo chánh ngày một gia tăng. Tuy biển Đông căng thẳng, những bản thân ông Obama và Tập Cận Bình đã có những giới hạn tự thân nên họ sẽ không liều lĩnh để tạo ra cuộc đối đầu không lường trước hệ quả. Tóm lại, việc Hoa Kỳ đưa Khu trục hạm Lassen tiến vào biển Đông chỉ là gửi tín hiệu dằn mặt Bắc Kinh mà thôi. Tuy chỉ là hành động dằn mặt, nhưng thái độ cứng rắn của Hoa Kỳ qua vụ tuần tra 12 hải lý đã khiến cho đồng minh Nhật Bản, Phi Luật Tân ... tin tưởng hơn vào thực tâm muốn xoay trục về Á Châu Thái Bình Dương của Hoa Kỳ mà ông Obama đưa ra từ năm 2011. Lý Thái Hùng 27/10/2015http://vnctcmd.blogspot.de/…/tuan-tra-12-hai-ly-dan-mat-hay…
......

Für vorübergehenden Schutz statt Asyl

Christian Lindner verdeutlicht, dass die dauerhafte Bleibeperspektive an die traditionelle Anwendung des Asylrechts gebunden werden muss 24.10.2015 - 11:00 FDP-Chef Christian Lindner ist überzeugt: Deutschlands aktuelle Regelungen zur Aufnahme von Flüchtlingen sind den Zuständen der Krise nicht gewachsen. Im Gastbeitrag für die "F.A.Z." plädiert er dafür, das historisch bewährte Instrument des vorübergehenden Schutzes zu nutzen. "Es ist unzureichend, den Blick wie die Bundesregierung nur auf verschärfte Abschiebung zu richten", macht Lindner klar. Die Solidarität mit Menschen in Not sei eine ethische Pflicht. Daraus könne aber keine dauerhafte Bleibeperspektive erwachsen. "Deshalb ist das Asylrecht im Grundgesetz in vielen Fällen das falsche Instrument", konstatiert er.   "Nach der Genfer Flüchtlingskonvention anerkannt, wer wegen Rasse, Religion, Nationalität, politischer Überzeugung oder Zugehörigkeit zu einer bestimmten sozialen Gruppe verfolgt ist", gibt Lindner zu bedenken. Für die große Zahl von Menschen, die vor Kriegsfolgen im Herkunftsland fliehen, passe das Asylrecht inhaltlich nicht. Für diese Lage kenne das internationale wie das deutsche Recht allerdings den vorrübergehenden humanitären Schutz. "Er wird gewährt, wenn konkrete Gefahr droht, etwa infolge eines bewaffneten Konflikts. In solchen Fällen wird nicht Asyl, sondern eine befristete Aufenthaltserlaubnis gewährt, die an die Dauer der Bedrohung gebunden ist", erläutert der Freidemokrat. Lindner erinnert: "Mit einer vergleichbaren Strategie hat unser Land auf die Balkankriege in den neunziger Jahren reagiert." Es sei höchste Zeit, die rechtlichen Voraussetzungen zu schaffen, damit die deutschen Behörden unabhängig von einem EU-Beschluss den vorübergehenden humanitären Schutz gewähren könnten. Die FDP im Landtag Nordrhein-Westfalen lege dazu jetzt einen Gesetzentwurf vor, führt Lindner aus. Lesen Sie hier den gesamten Gastbeitrag. Angesichts globaler Krisen und wachsender Mobilität hat die Bundeskanzlerin fahrlässig gehandelt. Sie hat den Eindruck erweckt, unsere Möglichkeiten zur Aufnahme von Flüchtlingen seien nur abhängig von unserem Wollen. Ihre Äußerungen wurden als Versprechen wahrgenommen, das sich an alle richtet, die ein neues Leben suchen. Weil unsere europäischen Partner Migration zumeist restriktiv handhaben, konzentriert sich der Zustrom auf Deutschland. Wir sind zu einer Projektionsfläche von Sehnsüchten geworden, die möglicherweise bitter enttäuscht werden. Denn auch wir können nicht täglich 10 000 Flüchtlinge aufnehmen. Die Zahlen müssen sinken. Es reicht nicht, auf eine europäische Lösung zu warten, um die immense Sogwirkung und die Lage insgesamt unter Kontrolle zu bringen. Natürlich muss Europa seine Außengrenzen schützen, die Flüchtlinge vor Ort in der Türkei, in Jordanien und dem Libanon unterstützen und ein einheitliches EU-Asylrecht mit fairer Lastenverteilung beschließen. Und natürlich müssen wir unsere Integrationspolitik forcieren, um bestehende Chancen zu nutzen. Aber die Krise legt auch offen, dass unsere Regelungen zur Aufnahme von Flüchtlingen nicht den Realitäten genügen. Einem Massenzustrom ist weder unsere Gesellschaft noch unser Asylrecht gewachsen. Es ist unzureichend, den Blick wie die Bundesregierung nur auf verschärfte Abschiebung zu richten. Wir müssen stattdessen international und historisch bewährte Regeln im Ausländer- und Aufenthaltsrecht nutzen. Die Solidarität mit Menschen in Not ist eine ethische Pflicht. Daraus kann aber keine dauerhafte Bleibeperspektive erwachsen. Deshalb ist das Asylrecht im Grundgesetz in vielen Fällen das falsche Instrument. Es bezieht sich nur auf die kleine Gruppe individuell politisch Verfolgter. Bei der Einreise aus einem sicheren Drittland wie Österreich ist die Anerkennung als Asylberechtigter ohnehin ausgeschlossen. Darüber hinaus wird nach der Genfer Flüchtlingskonvention anerkannt, wer wegen Rasse, Religion, Nationalität, politischer Überzeugung oder Zugehörigkeit zu einer bestimmten sozialen Gruppe verfolgt ist. Für die große Zahl von Menschen, die vor Kriegsfolgen in ihrem Land fliehen, passt das Asylrecht inhaltlich nicht. Und dort, wo es passen könnte (sogenannter „subsidiärer Schutz“), ist es zu bürokratisch ausgestaltet. Für diese Lage kennt das internationale wie das deutsche Recht allerdings den vorübergehenden humanitären Schutz. Er wird gewährt, wenn konkrete Gefahr droht, etwa infolge eines bewaffneten Konflikts. In solchen Fällen wird nicht Asyl, sondern eine befristete Aufenthaltserlaubnis gewährt, die an die Dauer der Bedrohung gebunden ist. Mit einer vergleichbaren Strategie hat unser Land auf die Balkankriege in den neunziger Jahren reagiert, um die Sogwirkung zu reduzieren und die spätere Rückführung zu erleichtern. Warum nicht auch jetzt? Das europäische Recht hat entsprechende Vorkehrungen getroffen. Voraussetzung ist, dass der Europäische Rat „das Bestehen eines Massenzustroms“ feststellt. Da in der EU eine Einigkeit bislang nicht absehbar ist, kann Deutschland dieses Instrument gegenwärtig nicht nutzen. Es ist höchste Zeit, die rechtlichen Voraussetzungen zu schaffen, damit unsere Behörden unabhängig von einem EU-Beschluss den vorübergehenden humanitären Schutz gewähren können. Die FDP im Landtag Nordrhein-Westfalen legt dazu jetzt einen Gesetzentwurf vor. Was ist dadurch gewonnen? Kriegsflüchtlinge erhalten als Gruppe mit wesentlich weniger Bürokratie einen befristeten Aufenthaltstitel und erste Integrationsmaßnahmen – unter Verzicht auf dauerhaftes Bleiberecht. Ihre Asylanträge, sollten sie dennoch gestellt werden, ruhen einstweilen. Die kleinere Gruppe politisch Verfolgter oder Flüchtlinge im Sinne der Genfer Konvention erhalten Asyl – und zwar schneller, weil die Behörden entlastet sind. Für eine Bleibeperspektive benötigt Deutschland dann darüber hinaus ein liberales Einwanderungsgesetz, das orientiert an unseren Interessen Kriterien benennt, wen wir einladen wollen, seine Zukunft dauerhaft mit uns zu gestalten. Wer sie erfüllt, kann auf die Überholspur zum Arbeitsmarkt. Kriegsflüchtlinge, die nicht in ihre Heimat zurückkehren wollen, aber die Kriterien des Einwanderungsgesetzes nicht erfüllen, werden nach Beendigung des Konflikts konsequent zurückgeführt. Dies wäre ein überfälliges Signal, dass Deutschland solidarisch ist, aber Flüchtlinge in diesem Umfang nicht dauerhaft aufnehmen kann. http://www.liberale.de/content/fuer-voruebergehenden-schutz-statt-asyl
......

Những ảo tưởng về TPP

(Bài viết cuối cùng của Alan Phan trước khi qua đời) Đời sống không phải là một bài toán cần giải đáp mà là một thực tại cần trải nghiệm – Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced – Soren Kierkegaard Khoảng 2002, trong cuộc tranh cãi với một đại gia Mỹ, hai chúng tôi đánh cược vào một tình thế chính trị đang “hot” lúc bấy giờ. Khủng bố Hồi Giáo đã đánh sập tòa nhà World Trade Center ở New York năm ngoái, dân Mỹ sôi sục với an ninh quốc gia, và TT G. W. Bush đang chuẩn bị đổ quân vào Iraq, lấy lý do tiện lợi là Hussein có thể đe dọa Mỹ và thế giới với “weapons of massive destruction” (WMD, vũ khí có sức tàn phá diện rộng). Ông bạn đại gia Mỹ hờ hởi tin rằng cuộc chiến mới sẽ thay đổi bộ mặt chính trị và xã hội của Trung Đông, đặc biệt là kinh tế dầu khí… Là siêu cường duy nhất còn lại, khi Mỹ kiểm soát nguồn năng lượng quan trọng này, thế giới sẽ có Pax Americana (thời đại thanh bình kiểu Mỹ)…. Quan điểm trái ngược của tôi là bộ mặt Trung Đông đã hình thành qua cả ngàn năm lịch sử, văn hóa, chính trị, xã hội, giáo dục… nó sẽ không thể thay đổi trong vài năm chỉ vì Mỹ và ông Bush có ước muốn như vậy. Dù lý tưởng và triết thuyết có hay đẹp đến đâu, thực tại luôn là một “son of a bitch” (con chó đẻ). Tôi kết luận là sau 2 nhiệm kỳ (nếu ông Bush tái cử) , Iraq sẽ không khác gì ngày nay, a messy nation under some form of dictatorial regime (một quốc gia hỗn loạn dưới một hình thức độc tài nào đó). Riêng Trung Đông, it’s the same old story (thành ngữ VN là –vũ như cẩn). Lúc đó, căn nhà ở Hồng Kông của tôi có trưng bày một lộc bình thời Khang Hy rất quý. Tôi không sưu tầm đồ cổ, nhưng mua được với giá quá hời từ một công ty nhà nước nhỏ ở Xian (Tây An). Ông đại gia Mỹ thèm thuồng đòi mua lại, thuê cả người định giá là khoảng 30 ngàn đô la, nhưng tôi không bán. Sẵn đó, ông cược với tôi là nếu nhận xét của ông đúng, khi Iraq và Trung Đông đã ngoan ngoãn trong vòng tay Mỹ, thì 6 năm nữa, ông sẽ làm chủ chiếc lộc bình này. Nếu ông sai, ông sẽ ghé Hồng Kong và trả tôi 30 ngàn tiền thua cuộc. Tôi đồng ý, nhưng năm sau, vợ tôi bán chiếc lộc bình khi trang trí lại nhà cửa (không biết sau này ông TBT Trọng có là chủ nhân?). Tôi thấp thỏm cả mấy năm trời, nghĩ là phải mất 30 ngàn nếu thua cược. May mắn sao, trước khi TT Bush hết nhiệm kỳ hai, ông đại gia Mỹ ghé Hồng Kong, tìm tôi và trả tôi chi phiếu 30 ngàn đô la như một gentleman. TPP và cao trào của hy vọng Vừa rồi, khi đài truyền hình Saigon TV ở California phỏng vấn tôi về TPP, tôi tranh luận với ông bạn cũ Lương Đức Hợp, là TPP sẽ chẳng thay đổi gì bộ mặt chính trị và xã hội của Việt Nam chút nào trong thập niên tới. Về kinh tế vĩ mô thì TPP có thể ảnh hưởng nhưng không nhiều; riêng lợi và hại cho Việt Nam cũng chưa chắc đã cân xứng như những lời xưng tụng. Trước khi tôi trình bày quan điểm, anh Hợp cho rằng TPP, theo pháp lý, sẽ bắt Việt Nam phải thay đổi cơ chế theo thị trường, quyền điều hành công đoàn sẽ tự do hơn, nhân quyền được tôn trọng, bản quyền trí tuệ được bảo vệ và quyền lợi của doanh nghiệp tư nhân sẽ do pháp trị định đoạt. Khi vào TPP, Việt Nam sẽ được công nhận chính thức là một thành viên mới của nền kinh tế liên thông, sẽ gia tăng xuất khẩu, cùng thu nhập của người dân và quan trọng nhất, là Việt Nam sẽ đứng về phía Mỹ để thoát Trung. Tôi nhắc lại, thực tại là son of a bitch. Về pháp lý và cơ chế “hành” chính, Việt Nam có một hiến pháp vừa hoàn thiện, một bộ luật dầy đặc những khôn ngoan của mọi triết thuyết, và một bộ máy gồm toàn các tiến sĩ, giáo sư, học giả…với đủ loại bằng cấp đen trắng đỏ vàng. Nhưng mọi tầng lớp của xã hội, từ người làm ra luật, thi hành luật, hay “chịu đựng” luật… đều giống nhau ở chỗ “nobody give a shit” (không ai quan tâm). Xui bị công an kêu lại thì lo mà móc túi nộp mãi lộ. Không mấy ai mất thì giờ (hay mất mạng) để tranh cãi trừ khi mắc bệnh tâm thần (kiểu VN). Ảo tưởng muôn đời của lý tưởng Âu Mỹ Mọi điều phân tích khác của anh Hợp rất tương tự với lý luận mà Nixon và Kissinger đã “bán” cho dân Mỹ 43 năm trước, khi ôm hôn Mao và “mở cửa” Trung Quốc. Hai ông chính trị gia cho rằng nếu giúp cho Trung Quốc giàu có thịnh vượng hơn, chính quyền Cộng Sản sẽ “tự diễn biến” và trở nên dân chủ, tự do, nhân đạo, hòa bình…hơn. Sau đó, tiền ào ạt đổ vào Trung Quốc, vô sản biến thành “tư bản đỏ” nhưng các vị tư bản COCC này lại rất khác biệt với những hình tượng về tư bản mà Mỹ mong ước. XHCN theo sắc mầu Trung Quốc hay Thiên An Môn là một miếng xương hóc búa khó nhai cho Mỹ và những đồng minh. Lợi và hại của TPP trên nền kinh tế Việt Ngoài cái ảo tưởng phổ thông nói trên, hiệp định TPP còn chất chứa nhiều ảo tưởng khác. Nhưng trước khi bàn sâu về ảo tưởng, cho tôi định vị lại những “lợi” và “hại” của TPP với nền kinh tế Việt Nam. Những cái lợi thì các mạng truyền thông và chuyên gia của chính phủ đã “ca cảnh” quá nhiều: - Mở rộng thị trường xuất khẩu qua nhiều quốc gia thành viên, tạo hiệu ứng tăng trưởng mạnh mẽ cho GDP và thu nhập cá nhân (dựa trên GDP); - Lượng FDI và FII (đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài) sẽ gia tăng vì theo TPP, hàng rào thuế quan, bản quyền trí tuệ và thao túng tỷ giá…sẽ giảm thiểu tối đa. Ngoài ra, khi đầu tư nhà máy vào Việt Nam, những dự án FDI từ Trung Quốc hay Hàn Quốc sẽ hưởng lợi từ thị trường của các quốc gia thành viên. Cũng trong khung cảnh tích cực đó, kiều hối (một thành tố vô cùng quan trọng cho ngân sách) sẽ tát nước theo mưa. - Khi kinh tế phát triển và hội nhập sâu, nhu cầu lao động sẽ lên cao hơn và cấp chuyên viên sẽ hăng hái trau luyện kỹ năng thêm để tăng thu nhập. - Với chuẩn mực mới về cạnh tranh quốc tế, có thể sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp Việt sẽ được cải thiện về chất lượng, công nghệ và thương hiệu. Những cái lợi trên cũng đi kèm với vài thực tế hơi chua chát và những cái hại mà TPP sẽ gây ra cho nền kinh tế: - Hiện nay, 72% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam là từ các doanh nghiệp FDI. Tôi không tìm ra dữ liệu là phần chia lại cho lao động và thuế lợi tức của Việt Nam được bao nhiêu phần trăm? Tôi đoán là dưới 5% vì giá nhân công quá rẻ, gia công những phân khúc sản xuất nhỏ là chính, rồi chánh phủ lại miễn trừ nhiều loại thuế với giá khuyến mãi cho đất đai hạ tầng. Như tình trạng đã xẩy ra cho Trung Quốc, khi những điều kiện kiếm tiền của nhà đầu tư ngoại kém đi (giá nhân công, thuế, luật, giá đất…lên cao) , họ sẽ đi tìm những nơi chốn khác. - Kỹ năng chuyên viên và chất lượng sản phẩm có tăng nhưng sức cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa rất yếu. Như một cậu học trò mẫu giáo được khuyến khích để bắt kịp các bạn đã vào đại học. Việc khả thi sẽ là một vấn nạn về khoảng cách kiến thức, tư duy và thời gian. - Với TPP, chúng ta không kiếm được nhiều ở các thị trường Âu-Mỹ-Nhật, nhưng thị trường nội địa phải được rộng mở để hàng ngoại tự do xâm nhập. Khi sản phẩm Việt bị giá rẻ của hàng Trung Quốc, Thai Lan cạnh tranh từ phía thấp, còn lại bị đè bẹp bởi chất lượng của hàng Âu, Mỹ, Nhật…ở phía trên; thì lợi thế cạnh tranh càng ngày càng thu hẹp cho mọi doanh nghiệp Việt. - Đáng quan tâm nhất là lĩnh vực nông nghiệp: lúng túng với bộ máy “hành” chính nông thôn, phí thuế ngất ngưỡng cao rồi lối canh tác cổ truyền manh mún, nông dân Việt sẽ chịu gánh nặng khủng của TPP. - Trong khi đó, với dòng tiền mới từ FDI và kiều hối, quyền lợi và quyền lực của nhóm nhỏ siêu giàu sẽ gia tăng mạnh mẽ. Các phe nhóm không những kiểm soát mọi hoạt động huyết mạch như tài chánh ngân hàng chứng khoán; mà còn tạo ra các chính sách hổ trợ đắc lực cho những dự án BDS, xây dựng hạ tầng, khai thác khoáng sản…của phe nhóm. Chuyện nhân quyền Giữa lợi và hại, tùy vị thế chánh trị và xã hội, TPP sẽ khiến vấn đề “nhân quyền” trở nên ít cấp bách hơn vì người Việt chỉ cần chút cải thiện về mức sống vật chất là đã thỏa mãn và chấp nhận mọi bất cập từ chính phủ. Chúng ta thấy rõ là sau khi “đổi mới”, cho đến nay, môi trường sinh hoạt của Việt Nam còn xuống cấp, tệ hơn cả Lào, Kampuchia (chưa cần so sánh với Singapore hay Hàn Quốc); nhưng phần lớn người Việt, kể cả các giới trẻ, đã happy ăn nhậu, cà phê, mê chuyện siêu sao, đá bóng…mà không quan tâm đến chính trị hay văn hóa. Mặc cho nước ngập mỗi ngày mưa tại Hà Nội và Saigon, hay ô nhiễm thực phẩm, không khí, hay kinh tế bị Trung Quốc đô hộ; dân Việt vẫn được tiếng là “hạnh phúc và lạc quan” nhất nhì thế giới. Khi người dân địa phương không “care” thì mọi hoạt động về nhân quyền của các hội đoàn trong hay ngoài nước sẽ èo uột hơn. Các chính phủ Âu, Mỹ…cũng sẽ thờ ơ với vấn nạn này, không cần phải đánh võ mồm để làm vui lòng nhóm cử tri gốc Việt. Ảo tưởng của hai bên Cùng với một thực tại khá chua chát, TPP là xúc tác cho vài ảo tưởng khác của nhiều thành phần. Ngoài ảo tưởng về dân chủ tự do như đã nói bên trên, chính phủ Mỹ luôn mơ về một Việt Nam mạnh mẽ, liên minh với các đồng minh tư bản để chặn tham vọng bá chủ của Trung Quốc trong khu vực. TT Obama còn gắng hoàn thành việc “xoay trục về châu Á” và TPP như một di sản lịch sử vào cuối nhiệm kỳ. Cái giá phải trả cho ảo tưởng này thực ra không to lớn lắm so với kích cỡ của kinh tế Mỹ, nhưng thất vọng là thất vọng. Quan hệ giữa chính phủ và đảng CS của Việt Nam và Trung Quốc sâu xa hơn cả 16 chữ vàng. Thực ra nó là “lá chắn” của cả 2 đảng bộ trước “diễn biến hòa bình”, đồng nghĩa với sự sinh tồn và quyền lực của vài chục triệu đảng viên tại 2 nước. Trong khi đó, nhiều quan chức và chuyên gia Việt Nam lại ảo tưởng quá nhiều về “con bài” Mỹ trong bàn cờ mà họ cho là khôn ngoan, thủ đoạn của họ. Họ tin rằng chỉ việc để cho tư bản Mỹ vô làm ăn; rồi chém gió vô tội vạ về nhân quyền, tôn giáo, công đoàn…là chính phủ Mỹ sẽ mở rộng hồ bao (và biên giới) để các quan chức kiếm tiền và giấu tiền. Thêm vào đó, nếu đàn anh Trung Quốc có ức hiếp bóc lột nhiều quá, như chiếm đất chiếm biển…thì quân đội Mỹ sẽ mạnh tay can thiệp. Chính phủ Mỹ dù đôi khi giả vờ ngây thơ, nhưng khối điều nghiên chính trị, kinh tế của họ luôn nhậy bén. Họ biết tính ra từng con số (tiền hay sinh mạng) để thẩm định giá phải trả. Không cân xứng là không thực hiện, mặc cho những sáo ngữ “đối tác toàn diện” hay “toàn bịp”. &&&&& TPP không phải là hiệp ước thương mại tự do (free trade agreement –FTA) duy nhất của Việt Nam. Trong 2 năm qua, Việt Nam đã ký 8 FTA với ASEAN, ASEAN + , Hàn Quốc, Chile, Liên Minh Nga-Kazakistan-Belarus…Kết quả của các FTA này không gì là ấn tượng, vì ngoài những doanh nghiệp FDI, công ty nội địa Việt chưa đủ sản phẩm và dịch vụ chất lượng, giá cao để xâm nhập những thị trường này. Mức sống người dân không có cải thiện gì đáng kể. Nghịch lý và mâu thuẫn còn trùng điệp trong xã hội và cơ chế. Chỉ có những quan chức và đại gia là có thêm những phần bánh ngon ngọt. Bây giờ, nếu được gia nhập TPP, miếng bánh này có thể lớn gấp nhiều lần các FTA hiện tại. Và may mắn thì người dân sẽ có chút mảnh vụn tung tóe đâu đó. Các lãnh đạo 2 chánh phủ Việt, Mỹ sẽ hờ hởi khen tặng nhau vì dù sao, TPP cũng là một cột mốc lịch sử như… hiệp định Geneva, hiệp định Paris, hay WTO hay hiệp ước song phương Việt-Mỹ. Nhưng với khách quan của người ngoài cuộc, thì TPP là khi kẻ cắp gặp bà già. Alan Phan
......

USS Lassen có làm thay đổi cục diện Biển Đông?

Sáng ngày 27 tháng 10 Mỹ đã chính thức mang chiến hạm USS Lassen vào tuần tra trong khu vực 12 hải lý của các đảo bị Trung Quốc bồi đắp trái phép. Khi Khu trục hạm USS Lassen nhận chỉ thị của Tổng tư lệnh quân dội Hoa Kỳ là Tổng thống Barak Obama tiến vào bãi đá ngầm Subi và Vành khăn trên dãy đảo ngầm nằm trong vùng biển Trường Sa, cũng là lúc Biển Đông chính thức mang một diện mạo mới khác với sự độc diễn của Trung Quốc trong một thời gian khá dài. Sự chờ đợi phản ứng chính thức của Hoa Kỳ đã đến lúc chín muồi và dư luận không riêng gì Việt Nam mà cả Philippines và Trung Quốc cùng nhìn vào đường đi của USS Lassen để dự đoán chính sách Biển Đông mà Hoa Kỳ sẽ mang ra áp dụng với Trung Quốc trong vai trò của một cường quốc quân sự trên biển lẫn trên lĩnh vực ngoại giao. Chiến lược đưa tàu vào tuần tra là bước đầu tham gia sâu hơn nhằm đối trọng với những hoạt động mà Trung Quốc ngày ngày ăn mòn Biển Đông với các sách lược mà mục tiêu là chiếm trọn vùng biển giàu năng lượng và con đường hàng hải huyết mạch cho cả thế giới. Hoa Kỳ thấy rõ phương án tằm ăn dâu của Trung Quốc và sau chuyến đi của Tập Cận Bình sang Washington không đạt được một kết quả nào về Biển Đông, cuối cùng thì quyết định đầy khó khăn cũng được mang ra thực hành và từ bước đầu khó khăn ấy khi USS Lassen chạm vào vùng 12 hải lý cũng là lúc mọi sự đã được an bày và tùy vào thái độ cũng như phản ứng của Trung Quốc. Trước đây vài ngày khi tin tức về tuần tra của Hoa Kỳ được loan tải, phản ứng không chính thức của Việt Nam được một đại biểu quốc hội là ông Lê Việt Trường, Phó Chủ nhiệm ủy ban An ninh Quốc phòng phát biểu: "Việt Nam mới là nước có quyền chủ quyền và quyền tài phán tại hai quần đảo này. Do đó, khi ra vào khu vực 12 hải lý ở các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, phía Mỹ phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam”. Câu phát biểu này hàm ý là Mỹ phải xin phép Việt Nam khi mang tàu hải quân tuần tra trong khu vực. Trả lời câu hỏi này chúng tôi mượn lời TS Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ trong một bài do chúng tôi phỏng vấn ông cho biết: "Tôi chưa nói đơn thuần tới chuyện công ước thôi thì nó có vùng an toàn chung quanh đó, các tài sản đó các công trình nhân tạo đó. Ngoài vùng đó là vùng biển quốc tế không có liên quan gì đến vấn đề lãnh thổ trong quần đảo Trường Sa thì họ có quyền đi lại trong tự do hàng hải trong vùng biền quốc tế, vùng biển không thuộc về cái quyền, cái lợi ích của bất kỳ quốc gia nào thì họ không cần thông báo cho bất cứ ai." Nhìn ở góc độ của một chuyên gia về vấn đề Biển Đông G.S Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu quân sự, kiêm giám đốc diễn đàn Nghiên Cứu Quốc Phòng của Úc nhận xét về việc khu trục hạm USS Lassen tuần tra tại khu vực 12 hải lý như sau: "Hoa Kỳ đã phản ứng hơi chậm trễ một chút khi Trung Quốc đơn phương xây dựng đảo nhân tạo trong vùng an toàn 500 mét thuộc khu vực đặc quyền kinh tế mà Philippines tuyên bố chủ quyền, mặc dù Mỹ đã có những thông tin về việc Trung Quốc xây dựng bồi đắp chúng qua hình ảnh từ vệ tinh vào năm ngoái. Tàu USS Lassen là khu trục hạm được trang bị hỏa tiễn định vị mà Trung Quốc không có chiến hạm nào tương đương và Hải quân Trung Quốc không có khả năng trực diện đối đầu với nó. Tôi nghi ngờ rằng tàu tuần duyên Trung Quốc sẽ có mặt nhưng không làm được gì, tuy nhiên nếu tàu chiến Hoa Kỳ cứ chạy tuần tra lòng vòng trên biển Nam Trung Hoa sẽ không dừng được việc Trung Quốc bồi lấn trên các đảo ngầm khác nữa. Nếu Hoa Kỳ quyết định chống lại việc này mà không buộc được Trung Quốc bằng biện pháp mạnh thì tôi không thấy sẽ có kết quả nào. Hoa Kỳ phải ngăn chặn sự quyết đoán của Trung Quốc nếu không thì tình hình vẫn giữ nguyên trạng như hiện nay mà thôi." Điều mà G.S Carl Thayer nhận xét đặt ra cho Hoa Kỳ một trách nhiệm nặng nề hơn nếu muốn chặn trước sự lấn chiếm của Trung Quốc trên vùng biển mà Hoa Kỳ cảm thấy có trách nhiệm giữ nó cho an ninh hàng hải cũng như bầu trời. Can thiệp vào vùng biển này là cách duy nhất có thể ngăn bước tiến của Trung Quốc muốn lấn sâu hơn và từng bước thực hiện tuyên bố của họ về đường chín đoạn. Sự can thiệp của Hoa Kỳ hơn lúc nào hết cho Bắc Kinh thấy chiến lược của Mỹ là không hề chùn bước hay bỏ rơi đồng minh của họ trong đó có Philippines, là quốc gia luôn mạnh mẽ chống lại sự xâm lấn các đảo đá chìm mà Trung Quốc đang làm. Từ Việt Nam, Thiếu tướng Lê Kế Lâm, chuẩn đề đốc hải quân, PGS-TS giám đốc Học viện Hải Quân Nhân dân VN cho biết nhận xét của ông: "Khi Trung Quốc hung hăng biến 7 bãi đá ngầm thành ra đảo nhân tạo lớn và sau khi bị thế giới phản đối thì họ tuyên bố là không quân sự hóa, vậy thì việc Mỹ duy trì việc cho tàu tuần tra để quan sát tình hình thì tôi nghĩ rằng cũng là chuyện bình thường. Chính nhờ sự hoạt động của Mỹ như vậy mới ngăn chặn bớt sự hung hăng của Trung Quốc đi, đó là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai nó sẽ tạo cho các nước Đông nam á thấy rằng Mỹ có trách nhiệm với thế giới và khu vực và họ thấy rằng Mỹ không bỏ Đông Nam Á và Châu Á Thái bình dương và đường lối của họ cũng sẽ ổn định lại. Nếu Mỹ không tham gia vào hoạt động tuần tra hoặc giải quyết những sự việc trên biển Đông sẽ gây cho Trung Quốc ngộ nhận Mỹ là nước yếu thế không dám làm và họ sẽ hung hăng hơn". Các nước trong khu vực vẫn chờ đợi phản ứng của Trung Quốc. Mạnh mẽ hay kềm chế sẽ cho thấy mối tương quan quân sự và những chằng chịt khác trong đó vấn đề cốt lõi là kinh tế có làm chùn bước Trung Quốc hay không? Trong khi hầu như toàn bộ các nước trong khu vực có đường biên giới hàng hải tại Biển Nam Trung Hoa đều nhận thức sự lấn lướt, bá quyền và dùng sức mạnh quân sự để trấn áp luật biển của Trung Quốc đã vượt quá giới hạn chịu đựng của họ, thì việc Hoa Kỳ đem chiến hạm vào tuần tra không những làm tăng thêm sự vững tin mà chính sách đối phó của những nước trong khu vực còn có thêm cơ sở để không còn bị lệ thuộc quá sâu vào Trung Quốc như trước đây. Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese  
......

Thành tựu này do ai làm ra?

Càng tới gần ngày diễn ra đại hội đảng XII, các lãnh tụ thuộc hàng tứ trụ của CSVN thay phiên nhau đến tham dự đại hội các đảng bộ địa phương trên cả nước. Đây là dịp để cho họ nghe các tỉnh, thành huênh hoang thành tích trong nhiệm kỳ 5 năm, sau đó ứng khẩu đôi điều về thế thái nhân tình lồng trong các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị. Phát biểu tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ 18 (nhiệm kỳ 2015-2020) vào ngày 17/10 vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: “Thành tựu này do ai làm ra? Đảng làm lãnh đạo, hệ thống chính trị nỗ lực tham gia vào; nhưng làm ra là nông dân, công nhân, trí thức; chứ không phải Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư, hay Chủ tịch tỉnh làm ra đâu”. Phát biểu của Nguyễn Sinh Hùng làm cho nhiều người giật mình. Nó không phải là lời tâm huyết của một cấp lãnh đạo mà thực chất là một phát biểu kiểu “chém gió” mang đầy tính mỵ dân. Nguyễn Sinh Hùng cũng biết né tránh, chỉ nói “hệ thống chính trị” mà không đề cập thẳng chính phủ hay đảng. Bản thân ông Nguyễn Sinh Hùng, từ lâu đã lãnh đạo một cơ quan được tôn vinh là “quyền lực cao nhất nước”, nhưng chỉ là một trong những vòng cây kiểng tô điểm cho bộ mặt dân chủ giả hiệu của chế độ độc tài. Quốc hội ấy cứ 5 năm lại được bầu bán một lần, diễn ra trong sự chế diễu của mọi người với câu nói “quốc hội đảng cử dân bầu.” Những người cộng sản hay lập luận rẳng: đảng là tác nhân của mọi thứ, cho nên đảng “được” lịch sử giao phó sứ mạng giữ quyền lãnh đạo đất nước (sic). Qua nhiều lần giả vờ thay đổi, tu chính, Điều 4 hiến pháp vẫn lưu lại như một vật gia bảo, luôn luôn ghi rõ "Đảng độc quyền lãnh đạo đất nước và xã hội". Trong chính quyền, đảng lãnh đạo qua tổ chức đảng gồm bí thư đảng ủy và ban chấp hành đảng bộ các cấp. Người dân trong trường hợp này chỉ là những kẻ thừa sai, hay nói khác đi là những nô lệ kiểu mới trong hệ thống đảng viên dầy đặc. Tương tự trong quân đội, hệ thống quân ủy lãnh đạo trực tiếp các đơn vị từ trung ương đến các đơn vị, như một “sợi chỉ đỏ xuyên suốt.” Nay trước khi về nhận sổ hưu, Nguyễn Sinh Hùng lại nói ngược lại những gì đảng khẳng định: Kẻ làm ra thành quả là nông dân, công nhân, trí thức, chứ không phải đảng. Đúng là phát biểu cần phải được “cải tạo” vì không có đảng chỉ đạo làm sao nông dân tạo ra thành quả. Nói như thế chưa hẳn ông Hùng thực sự muốn đề cao những thành phần này mà ông chỉ muốn vớt vát lại những ngày tháng cuối cùng khi đứng đầu một quốc hội ngậm miệng ăn tiền. Ông cảm thấy cần lưu lại những phát ngôn gây tiếng vang trong dư luận, để chứng tỏ mình cũng là một thứ … lãnh đạo biết điều. Dĩ nhiên dù đảng có cố tình sang đoạt thành quả của nhân dân làm của mình, từ lâu nay đảng không còn bịt mắt được ai về thành tích bán nước và thần phục Trung Cộng. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, người dân Việt đã biết làm chủ vận mệnh đất nước và của chính mình ngay trong thời gian chưa có đảng Cộng sản. Không cần chủ tịch quốc hội nói, ai cũng thừa biết đảng của ông chỉ như loài chùm gởi, là kẻ ăn theo lịch sử. Suy ra, lời nói của ông Nguyễn Sinh Hùng có thể nằm trong 2 ẩn dụ: Thứ nhất, ông ta chỉ còn một thời gian ngắn ngủi tại chức, nên cố gắng nói thật ra những điều chướng tai gai mắt mà chính bản thân gặp phải nhưng không dám nói ra. Trong hệ thống toàn trị, tất cả những người trong bộ máy cầm quyền đều phải tuân thủ tuyệt đối con đường vạch sẵn như con ngựa bị che mắt. Thông thường, cán bộ cao cấp chỉ mạnh miệng nói năng phê phán khi sắp về vườn hoặc đã cầm sổ hưu trong tay. Thứ hai, hầu như đã trở thành một thông lệ, trong những hội nghị trung ương hay trước các kỳ đại hội đảng gần đây, là dịp cho các cuộc đấu đá trong nội bộ đảng bùng nổ. Sự tranh giành ngôi vị, loại trừ nhau mỗi lúc một quyết liệt giữa các phe phái diễn ra công khai trên các trang mạng mà điển hình là trang Chân Dung Quyền Lực trước đây. Cái chết của Nguyễn Bá Thanh hay chuyến đi chữa bệnh mờ ám của Phùng Quang Thanh minh chứng cho tính cách không dung thứ giữa những người cộng sản với nhau. Gần đây, sau hội nghị trung ương 11 mà quyết định vấn đề nhân sự còn trong vòng bí mật, vẫn có những lời đồn đoán đưa ra trao chức vụ tổng bí thư cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trong bối cảnh phân hóa thường xuyên ấy, có thể lần này Nguyễn Sinh Hùng muốn chuẩn bị hạ cánh an toàn cho chính mình nên bắt đầu có những phát biểu mang tính sám hối… theo gương của Phan Văn Khải, Nguyễn Minh Triết, Nông Đức Mạnh. Nhưng dù cho khỏa lấp kiểu nào, nói theo ngôn ngữ của Nguyễn Phú Trọng là tay đã nhúng chàm lấy gì mà rửa. Nhưng ít ra trong phát biểu nói trên của Nguyễn Sinh Hùng, đã cho thấy bệnh thành tích đã trở thành một mẫu mực mà mọi đảng bộ đều phải sử dụng để tăng bốc nhau không phải kiểu “mèo khen mèo dài đuôi” mà là con đường tiến thân cho các lãnh đạo. Cả đám lãnh tụ đều mang bệnh thành tích như vậy, nên nước ta đã 40 năm rổi vẫn loay hoay là 4 nước nghèo trong khối ASEAN không có gì đáng ngạc nhiên. Phạm Nhật Bình Nguồn: http://vnctcmd.blogspot.de/2015/10/pham-nhat-binh-cang-toi-gan-ngay-dien...
......

Sức mạnh của cộng đồng mạng

Tin tòa án Thanh Hóa quyết định ngưng thi hành án tử hình đối với ông Lê Văn Mạnh được báo Tuổi Trẻ Online thông báo vào lúc 11 giờ 30 đêm, ngay sau Thánh lễ cầu nguyện cho tử tù Lê Văn Mạnh tại Thái Hà, đã làm cho cộng đồng mạng “phấn chấn”. Sự phấn chấn này đến từ lòng nhân bản của mọi người khi không muốn nhìn thấy thêm một nạn nhân của bộ máy tư pháp CSVN bị chết oan, trong tiếng kêu cứu tuyệt vọng của thân nhân. Suốt trong hơn 10 ngày qua, kể từ khi bà Nguyễn Thị Việt nhận được thông báo của Tòa án Thanh Hóa báo chuẩn bị đi nhận xác con trai yêu thương của mình - Lê Văn Mạnh - sẽ bị hành quyết vào ngày 26/10, cộng đồng mạng đã trở thành một đại gia đình lớn của bà Nguyễn Thị Việt.   Hình ảnh kêu oan của bà Việt và gia đình đã được các nhà dân chủ liên tục cấp báo trên mạng Facebook, trong đó hình ảnh bà con dân oan biểu tình đòi công an thả bà Việt và thân nhân bị bắt đã cho thấy tình cảm của những người đi tìm công lý không chỉ trên mạng mà ngay trên đường phố. Có thể nói chính đại gia đình mạng, trong 10 ngày qua, đã cùng với gia đình bà Nguyễn Thị Việt giành lấy sự sống của Lê Văn Mạnh từng ngày, từng giờ. Hình ảnh bà Nguyễn Thị Việt kêu gào tuyệt vọng trong sự hành hung của công an. Hình ảnh cháu bé 13 tuổi trong gia đình đã lăn xả cứu lấy người chú đang bị công an vật ngã. Những hình ảnh đó đã không chỉ nói lên sự thô bạo của công an mà còn khiến cho nhiều người thấy rằng nó có thể sẽ đổ ập đến gia đình mình bất cứ lúc nào dưới chế độ này. Chính vì thế mà chỉ trong thời gian vận động ngắn ngủi đã có hơn 8000 người tham gia ký tên kêu gọi nhà cầm quyền CSVN ngưng thi hành vụ xử tử tù Lê Văn Mạnh. Chiều ngày 25/10 trong buổi gặp gỡ giữa Luật sư và gia đình nhằm trao đổi về kết quả vận động của 5 luật sư từ khi gửi thư lên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hôm 22/10, Luật sư Trần Thu Nam đã nói với gia đình rằng ông tin là ông Mạnh sẽ được hoãn thi hành án. Phát biểu của Luật sư Trần Thu Nam hoàn toàn là dự cảm. Nhưng đã nói lên hai điều: Thứ nhất là dù tuyệt vọng đến đâu, nếu mọi người cùng hợp lực đấu tranh và tạo sự lan tỏa rộng lớn chắc chắn sẽ buộc chế độ độc tài phải coi lại vụ án vì liên hệ đến sinh mệnh của con người. Thứ hai là tính nhân bản của cuộc vận động đã khiến mọi người cùng nhìn thấy “ánh sáng cuối đường hầm” và đã làm tất cả những gì có thể làm được. Khi cuộc vận động dựa trên nền tảng công lý và nhân bản đã thôi thúc mọi người hành động và nhờ vậy đã quy tụ số đông. Đây chính là sức mạnh của cộng đồng mạng. Sức mạnh này đã từng cứu các án tử hình của Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng và bây giờ là tử tù Lê Văn Mạnh. Nhưng sức mạnh đấu tranh này cũng chỉ mới là bước đầu tập dợt. Bởi vì chúng ta không thể huy động cộng đồng mạng để cứu từng tử tù oan nghiệt mà phải làm sao vĩnh viễn chấm dứt hệ thống tư pháp đã gây ra không biết bao nhiêu oan trái cho những người dân vô tội và nhất là cho những người yêu nước. Khi cuộc vận động dựa trên ý chí của toàn thể mọi người, tất nhiên đây là cuộc chiến đấu có chính nghĩa. Nhờ có chính nghĩa nên mới huy động được nhiều người tham gia, tạo thành một cuộc phản kháng của số đông. Đây là nguyên tắc cơ bản của đấu tranh bất bạo động - diễn ra trên đường phố hay trên mạng online - nhằm lôi kéo quần chúng tách rời chế độ độc tài, đứng về phía chính nghĩa để đòi công lý, đòi thay đổi. Cộng đồng mạng hiện cũng đang đối đầu với hiện tượng khủng bố có tổ chức của đám dư luận viên nhằm tấn công vào một số thành viên trong cộng đồng mạng. Đám dư luận viên hiện tập trung sách nhiễu một vài người, nhưng nếu chúng ta phản ứng riêng lẽ, thiếu đồng bộ thì đám dư luận viên sẽ tấn công vào nhiều cá nhân hơn. Đây là lúc mà cộng động mạng lên tiếng để bảo vệ những thành viên đang bị dư luận viên sách nhiễu. Nói tóm lại, qua cuộc vận động cho Lê Văn Mạnh, không ai còn có thể chối cãi về sức mạnh của cộng đồng mạng. Nó không chỉ bẻ gãy mọi ý đồ của CSVN trong việc dùng dư luận viên làm nhiễu loạn cộng đồng mạng mà quan trọng hơn là tạo được sự đoàn kết để tranh đấu cho lẽ phải, công lý và dân chủ hóa Việt Nam. Trung Điền 26/10/2015 Nguồn: viettan.org
......

Mỹ điều tàu chiến tới Trường Sa, Trung Quốc nổi giận

Trung Quốc đã giận dữ phản đối Hoa Kỳ đưa tàu khu trục USS Lassen tới áp sát các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Chính quyền Bắc Kinh cho biết đã cảnh cáo và theo đuôi chiến hạm có trang bị tên lửa dẫn đường của Hoa Kỳ hôm nay, 27/10. Tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Lassen trong khu vực Thái Bình Dương (ảnh do Hải quân Mỹ cung cấp). Theo các quan chức Mỹ, trong chuyến đi kéo dài vài tiếng đồng hồ, tàu USS Lassen đã tiến vào khu vực biển 12 hải lý tại bãi đá Vành Khăn và Subi ở Trường Sa. Đây là bước đi đầu tiên của Mỹ nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải ở biển Đông, trực tiếp thách thức Trung Quốc, và theo các nhà quan sát, nhiều khả năng sẽ làm leo thang căng thẳng. Việt Nam là nước có đường biên giới núi liền núi, sông liền sông thì phải có phát ngôn một cách thận trọng. Việc này, Mỹ đã thông báo vài tuần rồi. Trung Quốc lên tiếng phản đối, còn Việt Nam về chính thức là im lặng. Im lặng tức là đồng ý còn gì.Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế tại Hà Nội nói. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh đã theo dõi, theo đuôi và cảnh cáo chiến hạm USS Lassen khi tàu này tiến vào vùng lãnh hải gần các hòn đảo và bãi đá ở Trường Sa một cách “trái phép” và không được sự cho phép của Trung Quốc. “Trung Quốc kiên quyết phản đối các hành động khiêu khích có chủ ý của bất kỳ nước nào,” thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết. Sau đó, trong cuộc họp báo hàng ngày, phát ngôn viên Lục Khảng của Bộ này nói rằng nếu Hoa Kỳ tiếp tục “gây căng thẳng trong khu vực”, Trung Quốc có thể sẽ đi tới kết luận rằng nước này cần phải “gia tăng và tăng cường khả năng phù hợp”.  Ông Lục không nói rõ việc tăng cường đó là gì, nhưng cho biết ông hy vọng là Bắc Kinh sẽ không phải làm điều đó. Tuy nhiên, bình luận của ông cũng ám chỉ rằng Trung Quốc có thể tăng cường thêm nữa sự hiện diện quân sự trên biển Đông. Ông này nói thêm: “Trung Quốc hy vọng sẽ sử dụng tất cả các biện pháp hòa bình để giải quyết mọi tranh chấp, nhưng nếu Trung Quốc phải đáp trả thì thời điểm, biện pháp và nhịp độ của sự đáp trả này sẽ được quyết định dựa trên mong muốn và nhu cầu của Trung Quốc”. Một quan chức quốc phòng của Mỹ được các hãng thông tấn phương Tây trích lời nói rằng các chuyến đi trinh sát của tàu chiến Hoa Kỳ sẽ được thực hiện thường xuyên và sẽ diễn ra trong vòng vài tuần nữa, và có thể được tiến hành gần những nơi mà Việt Nam và Philippines đã xây dựng trên Trường Sa. Nhận định về hành động mới nhất của Mỹ, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, chủ tịch một cơ quan nghiên cứu tư nhân mới thành lập có tên gọi Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế ở Hà Nội, nói rằng đây là “một chuyến đi mang tính biểu tượng để mà bảo vệ lợi ích của Mỹ về tự do hàng hải, và phục vụ cho việc ổn định cũng như giữ nguyên trạng biển Đông”. Trung Quốc kiên quyết phản đối các hành động khiêu khích có chủ ý của bất kỳ nước nào.Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Việt Nam chưa lên tiếng phản ứng sau khi Hoa Kỳ điều tàu vào Trường Sa. Về sự dè dặt này, ông Trường nói thêm: “Im lặng là đồng ý còn gì. Mỹ có ở cạnh sát Trung Quốc mấy nghìn cây số đâu. Việt Nam là nước có đường biên giới núi liền núi, sông liền sông thì phải có phát ngôn một cách thận trọng. Việc này, Mỹ đã thông báo vài tuần rồi. Trung Quốc lên tiếng phản đối, còn Việt Nam về chính thức là im lặng. Im lặng tức là đồng ý còn gì. Mỹ là cường quốc, có sức mạnh, nên làm những chuyện đấy là làm được. Chứ ta, Việt Nam, chả lẽ lại gây thêm những cái phức tạp cho Trung Quốc? Muốn ổn định là phải đi với Trung Quốc, và muốn phát triển là phải đi với các nước lớn để dùng làm đòn bẩy trong quan hệ với Trung Quốc. Và để phát triển kinh tế nữa thì phải đi với Mỹ, Nhật Bản, EU và với Trung Quốc. Mình phải tính, phải dựa vào lý trý chứ không thể dựa vào tình cảm được. Theo tôi, quan điểm chính thức của Việt Nam là rõ rồi. Việt Nam ủng hộ tự do hàng hải, và bất cứ hành động nào duy trì hòa bình, ổn định và nguyên trạng biển Đông. Và Mỹ cũng nhiều lần tuyên bố là Mỹ sẽ hành động theo luật pháp quốc tế. Việt Nam cũng chấp nhận là phải hành động theo luật pháp quốc tế. Về cơ bản thì quan điểm của Mỹ và Việt Nam là nhất trí với nhau. Chính quyền Mỹ người ta hiểu lập trường của Việt Nam, cái vị trí địa chiến lược của Việt Nam là vô cùng khó, vô cùng tinh tế, chịu sức ép rất lớn, hàng ngày, hàng giờ của Trung Quốc, thì mình phải tính cho kỹ là ở chỗ đó. Việt Nam tính toán một cách có trách nhiệm, chứ không phải là sợ Trung Quốc hay là không sợ Trung Quốc”. Trong khi đó, Philippines, một trong các quốc gia mạnh mẽ phản đối các hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông, hoan nghênh hành động của Mỹ. Tổng thống Philippines tuyên bố: “Việc Mỹ đi qua các vùng biển tranh chấp này là để chứng tỏ là các nguyên tắc về tự do hàng hải là như thế nào, và họ hành động như vậy để không có việc thay đổi nguyên trạng trên thực địa.” Việc Mỹ đi qua các vùng biển tranh chấp này là để chứng tỏ là các nguyên tắc về tự do hàng hải là như thế nào, và họ hành động như vậy để không có việc thay đổi nguyên trạng trên thực địa.Tổng thống philippines Benigno Aquino tuyên bố. Nhật Bản, quốc gia cũng có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc nhưng là trên biển Hoa Đông, một lần nữa lặp lại quan ngại về hành động của Trung Quốc ở các vùng biển tranh chấp. Khi được các hãng thông tấn hỏi về phản ứng đối với hoạt động của tàu khu trục USS Lassen, Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga cho biết đang phối hợp chặt chẽ với Mỹ để nhận các thông tin tình báo. Trong khi đó, một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Australia nói rằng chính quyền Canberra mạnh mẽ ủng hộ quyền của mọi nước “về tự do hàng hải, tự do bay bên trên biển Đông, theo luật pháp quốc tế”, nhưng nói thêm rằng “Australia không liên quan tới hoạt động hiện thời của Hoa Kỳ ở biển Đông”. Tàu khu trục USS Lassen từng do Hạm trưởng người Mỹ gốc Việt Lê Bá Hùng chỉ huy từ năm 2009 tới năm 2010. Tàu này từng tới thăm Đà Nẵng vào tháng 11/2009. Lần cuối cùng tàu hải quân Mỹ tiến vào khu vực phạm vi 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở biển Đông là năm 2012. Nguồn: http://www.voatiengviet.com
......

Trong vòng 24 giờ, khu trục hạm Mỹ sẽ áp sát các đảo biển Đông

Theo tin CNN từ Hoa Kỳ lúc 4giờ 50 PM ngày hôm nay, 26-10, trong vòng 24 tiếng tới, một tàu khu trục của hải quân Hoa Kỳ sẽ áp sát các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông như đã báo trước. Một quan chức quốc phòng Mỹ vừa xác nhận với CNN rằng “Hải quân Mỹ đã đang triển khai kế hoạch gửi một khu trục hạm đi vào phạm vi 12 hải lý của hòn đảo nhân tạo do Trung Quốc chiếm đóng bồi đắp ở Biển Đông trong vòng 24 giờ tới”.  Nhiệm vụ này hiện đã có sự chấp thuận của Tổng thống Barack Obama, và dự kiến có thể sẽ diễn ra sớm nhất vào tối nay. Nguồn tin còn cho biết, để phòng hờ những bất trắc có thể xảy ra, tàu khu trục này sẽ được hỗ trợ trên không bởi chiến đấu cơ cùng máy bay quan sát trên không phận quốc tế. Máy bay trinh sát sẽ theo dõi quan sát, để nếu cần thiết sẽ ghi lại và sẵn sàng đối phó với bất kỳ vấn đề bất trắc nếu có. Trung Quốc đã không được thông báo, các nguồn tin ghi nhận cho biết thêm rằng theo dự kiến thì sẽ không có rắc rối nào xảy ra. Biển Đông là chủ đề nóng, nơi xảy ra tranh chấp chủ quyền nhiều chuỗi đảo và vùng biển lân cận giữa Trung Quốc và các nước, bao gồm Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam. Hồi tháng 6 vừa qua, Trung Quốc đã cho biết rằng việc xây dựng bồi đắp các hòn đảo ở Biển Đông đã “hoàn tất” và chấm dứt. Nhưng theo ghi nhận cho thấy họ còn tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự trên đảo đã tạo ra, dù họ luôn cho rằng hoạt động của TQ tại Biển Đông không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào khác, hoặc ảnh hưởng đến tự do hàng hải bằng đường biển hoặc đường hàng không.
......

Vận động chính trị bằng truyền thông: Tiền đề đa đảng ở Việt Nam

Đại hội 12 của đảng Cộng sản Việt Nam khác với các đại hội trước như thế nào? Cơ chế ‘tách đảng’ có thể từ đó mà ra đời. Rất nhiều khả năng cơ chế này sẽ xuất phát từ chính trong lòng nội bộ đảng Cộng sản VN, để đến một thời điểm không quá xa, đảng cầm quyền sẽ thực sự bị phân rã và chia tách thành ít nhất hai đảng phân liệt. Vũ khí cực kỳ hiểm nghèo Thời thế thay đổi và lòng người không thể trung thành mãi với dĩ vãng. Nhất là khi lòng tham đã át hẳn ý thức hệ. Có ít nhất một đổi khác trần trụi và dã man: giới chính khách Việt biểu dương thói xấu moi móc triệt hạ nhau bằng truyền thông. Khác biệt rất lớn với giai đoạn chuẩn bị nhân sự cho các kỳ đại hội đảng trước đây, tâm lý giới lãnh đạo trung - cao và cả trí thức, người dân đã bắt đầu quen thuộc lẫn tương tác hỗn độn với hiện tượng trang blog Chân dung quyền lực (CDQL) - một năm trước Đại hội 12. Nếu trước các đại hội đảng trong quá khứ, mâu thuẫn và xung đột phe nhóm được biểu hiện chủ yếu bằng đơn thư khiếu nại, tố cáo  gửi theo đường nội bộ qua từng cấp hoặc cùng lắm là vượt cấp, còn các thủ đoạn tranh quyền đoạt vị chủ yếu được tiến hành bằng biện pháp tổ chức, thì vào thời nay truyền thông mạng xã hội đang trở thành vũ khí sắc bén và hiểm nghèo nhất để dìm đối thủ chính trị xuống bùn đen. Đây chính là một đặc thù nổi bật của ‘giới lãnh đạo tinh hoa’ trong ráng chiều đỏ quạch hoàng hôn đảng. Trang CDQL là minh chứng tiêu biểu, được đẩy lên tầm mức phức tạp và hỗn mang hơn hẳn các biện pháp tổ chức trước đây: không những công kích thẳng vào một số ủy viên Bộ Chính trị về tham nhũng, tài sản cá nhân và nhân thân chính trị, mà hình thức còn được công khai hóa và mang tính lan truyền hết sức rộng lớn thông qua mạng xã hội. Những bản sao của Chân dung quyền lực Mặc dù Internet đã vào VN từ năm 1997, nhưng có lẽ chỉ đến Hội nghị trung ương 6 vào cuối năm 2012, mạng xã hội mới bắt đầu được các lực lượng chính trị lợi dụng mạnh mẽ để đấu tranh quyền lực. Tiêu điểm của thời gian đó là trang blog Quan làm báo và Tusangnhamhiem. Hai đối tượng chính bị tấn công là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. 34 triệu người VN sử dụng Internet không phải là con số nhỏ. Tỷ lệ người dân dùng Internet ở VN vượt hơn hẳn tình trạng bị cấm khẩu mạng ở rất nhiều nơi thuộc Trung Quốc. Và cho dù có đến 85-90% trong số người dùng Internet ở VN chỉ để giải trí, song tâm lý tò mò và dễ bị kích thích, kích động lại là một đặc trưng của lớp thanh thiếu niên Việt trong thời buổi gần hết các giá trị đạo lý, văn hóa từ lung lay đến lộn nhào. Tò mò lại cộng hưởng với phản ứng hành vi và có thể dẫn đến phản ứng xã hội vốn đang tích tụ đầy tràn. Không quá khó hiểu khi CDQL thu hút được số lượng truy cập đến vài ba triệu/tháng - gấp hàng chục lần lượng truy cập bình quân của một trang báo điện tử loại trung bình của nhà nước, kéo theo cả một cú chạy nước rút của báo chí chí quốc dân lẫn giới tuyên giáo quốc đảng liên quan đến vụ việc Trưởng ban nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh ‘bị đầu độc’ - theo nhiều dư luận. Những thông tin dồn dập về Nguyễn Bá Thanh lại xảy ra cùng thời gian với chiến dịch tấn công một số ủy viên Bộ Chính trị trên trang CDQL vào thời điểm Hội nghị trung ương 10 đầu năm 2015, cùng lúc diễn ra cuộc bỏ phiếu thăm dò trong Ban Chấp hành trung ương về vị trí tổng bí thư đảng cho Đại hội 12. Hai đối tượng bị tấn công quyết liệt là Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Đến lúc này, phản ứng xã hội đã không chỉ dừng ở mức độ tò mò thông thường mà đã trở thành phản ứng chính trị: những người truy cập CDQL và các trang mạng đăng lại bài của CDQL phẫn nộ chửi rủa giới quan chức tham tàn và tham quyền cố vị. Ở vào giai đoạn đầu của thời kỳ ‘quá độ lên chủ nghĩa xã hội’, CDQL đã mở ra chiến tích bi tráng cho một cuộc vận động hành lang thoán đoạt các vị trí chính trị chủ chốt. Một thời kỳ mới cũng tiếp biến trong cuộc chuyển giao không hề êm thắm của chính trị VN: nếu mạng xã hội là khởi đầu cho phong trào xã hội dân sự thì truyền thông xã hội, chứ không phải báo chí nhà nước, lại là mốc khởi nghiệp cho xu hướng công kích nội bộ và có thể dẫn đến hệ quả tách đảng, tan vỡ đảng cầm quyền trong những năm tới. ‘Văn hóa phản biện’ Tuy thế và đối chiếu với lịch sử, điều được gọi là văn hóa công kích nội bộ ở VN đương đại còn xa mới ngang bằng với làn sóng phản biện và công kích chủ yếu về chính sách và ý thức hệ mà ít đả kích đời tư cá nhân ở Liên Xô lẫn Đông Âu vào những năm 90 của thế kỷ trước. Hầu như né tránh những vấn đề then chốt về ý thức hệ như chủ nghĩa Mác - Lênin, điều 4 hiến pháp, định hướng xã hội chủ nghĩa, lực lượng vũ trang phải trung thành với ai…, các trang Quan làm báo, Tusangnhamhiem hay CDQL chỉ chuyên chú đả kích cá nhân trong chính giới, với một văn phong thấp hơn nhiều so với những trang mạng phản biện truyền thống trong nước như Boxit, ngoài nước như Thông luận và Diễn đàn. Sau khi trôi qua thời gian tương đối êm ả ở Hội nghị trung ương 11 vào giữa năm 2015, đến trước Hội nghị trung ương 12 vào cuối năm 2015 lại nổ ra những đơn thư tố cáo và chụp mũ quan điểm chính trị được phổ biến trên mạng xã hội. Tướng Phùng Quang Thanh và Thủ tướng Dũng lại một lần nữa trở thành ‘nạn nhân’. Tuy mức độ của chiến dịch này thua kém CDQL về quy mô và chiều sâu, nhưng mạng xã hội vẫn được các lực lượng chính trị trong đảng coi là phương tiện hành xử nhanh gọn và có hiệu quả nhất để ‘kết liễu’ đối thủ. Song song với đả kích cá nhân, giới dư luận viên của các lực lượng chính trị cũng nâng cấp một mức về ‘tầm vóc bình luận’. Trước, trong và sau Hội nghị 12, khá nhiều thông tin về khả năng, các phương án dự kiến nhân sự cho ‘tứ trụ triều đình’ và đặc biệt là chức vụ tổng bí thư đã được tung lên mạng. Cung cách hòa trộn mập mờ của những thông tin này mang đậm nét thủ thuật ‘tuyên truyền xám’ và cả ‘tuyên truyền đen’ mà vẫn thường bị giới tuyên giáo đảng tố cáo ‘các lực lượng thù địch lợi dụng để diễn biến hòa bình’. Tư bản dã man và khuynh hướng ‘tách đảng’ Có thể không quá ngượng miệng để nói rằng hoạt động vận động chính trị bằng truyền thông ở VN đang ở vào giai đoạn tư bản dã man. Tương tự với nền kinh tế VN đã bị các nhóm lợi ích thi nhau xâu xé từ nhiều năm qua, chủ nghĩa tư bản man rợ thời kỳ đầu đang ám ảnh nặng nề ý thức tranh hùng xưng bá vị của giới quan chức lãnh đạo VN. Gần đây đã xuất hiện một số bài viết trên báo chí nhà nước, đề cập về ‘vận động hành lang’ trong chính trị, mang hơi hướng cổ súy cho hoạt động này và coi đó là một hoạt động bình thường. Rất có thể, dạng bài viết này xuất phát từ một nhóm quyền lực nào đó đang mưu tính chiến lược lâu dài của họ ở VN. Tuy thế, hoạt động này chỉ được coi là bình thường trong bối cảnh nền chính trị và tư cách, phong cách chính khách đã trải qua một thời gian đủ dài được nâng cấp về văn hóa. Thế nhưng điều này lại gần như trống vắng nơi giới lãnh đạo VN, để rất dễ dẫn đến hậu quả những cuộc tranh giành quyền lực đầy thô thiển cùng hành vi đầy thô bạo. Bao giờ thì báo chí nhà nước sẽ chuyển từ trạng thái kín hở sang chính thức công khai tham gia vào cuộc chiến tranh giành quyền lực trên? Đây là một câu hỏi mà có lẽ sẽ sớm được trả lời. Với điểm khởi phát phần lớn bằng hoạt động PR cho lãnh đạo, có thể vào thời gian sát Đại hội 12 sẽ xuất hiện hiện tượng một bộ phận nhỏ trong báo chí nhà nước vào hùa cùng trang mạng xã hội để tấn công moi móc lẫn nhau giữa giới lãnh đạo quốc gia. Cũng sát thời điểm Đại hội 12, CDQL có thể tái xuất hiện, nhưng tất nhiên không phải nguyên thể mà bằng những phiên bản khác. Trong những năm trước mắt, thật khó hy vọng rằng sự nghiệp ‘vận động hành lang chính trị’ ở VN, nếu có thể gọi bằng những mỹ từ này, sẽ diễn ra theo đúng bài bản, đúng nghĩa và tương xứng văn hóa của nó. Có lẽ không thể khác và trong một đất nước có cả rừng luật nhưng vẫn ưa dùng luật rừng, nhiều việc cần được giới chính trị gia giải quyết với nhau bằng nắm đấm. Đó cũng là những dấu hiệu lồ lộ và tiền đề đầu tiên cho thấy sau Đại hội 12, bất cứ phe nhóm chính trị nào bị thất bại cũng sẽ có khuynh hướng thua keo này bày keo khác bằng hoạt động truyền thông ‘lề trái’ với mức độ ghê gớm đến mức sống còn. Khi đó, những đòi hỏi của phe bị mất quyền đối với phe giành được quyền không chỉ đơn thuần là ‘minh bạch tài sản’, mà còn là thay đổi về chính sách, khung pháp lý về quyền lực và còn có thể ‘cách mạng’ cả điều 4 Hiến pháp. Trong đó, đòi hỏi về thành lập đảng chính trị mới để ‘bảo đảm tranh cử tự do và công bằng’ rất có thể là một điểm then chốt. Cơ chế ‘tách đảng’ cũng từ đó mà ra đời. Rất nhiều khả năng cơ chế này sẽ xuất phát từ chính trong lòng nội bộ đảng Cộng sản VN, để đến một thời điểm không quá xa, đảng cầm quyền sẽ thực sự bị phân rã và chia tách thành ít nhất hai đảng phân liệt - một tình trạng khá tương đồng với cơ chế đa đảng hậu Liên Xô những năm 1990. Nguồn: http://www.voatiengviet.com
......

Người Việt đã sẵn sàng để đọc toàn bộ dữ kiện về Bác

Một dân tộc không dám nhìn thẳng vào sự kiện lịch sử để tiến lên, chỉ là những con đà điểu đang chạy trốn chui đầu vào cát. ***** Sự kiện nhà cầm quyền trong vài ngày qua đã phải quýnh quáng cho một toán người đến hăm dọa tại nhà riêng và tại trường mầm non của con một nhà hoạt động dân chủ tại Hà Nội chỉ vì ông cột chuyện rửa bát của ông Hồ Chí Minh trên tàu Pháp với chuyện "rửa bát dơ nên bị bạn đánh chết" của một người trong tù công an; cùng với sự kiện trên mạng sau đó, khi các cư dân vẫn thản nhiên nhân rộng những lời bình và hình ảnh tô đậm sự khác biệt giữa lời nói với việc làm của "Bác Hồ", giữa lời hứa của ông với thực tế xã hội hiện nay; cho thấy dân tộc Việt đã sẵn sàng để đón nhận toàn bộ dữ kiện về ông Hồ Chí Minh, chứ không chỉ những gì đảng CSVN đưa ra "về Bác" hay "của Bác". Cảnh dư luận viên chặn đường hai vợ chồng anh Nguyễn Lân Thắng khi đi đón con tại trường mẫu giáo hôm 23/10. Họ đã phát truyền đơn trong khu vực trường mẫu giáo vu khống anh Thắng.   Hiển nhiên đã có nhiều tài liệu xuất hiện mà khó ai có thể phủ nhận tính khách quan của chúng: - Đáng kể nhất là những giấy tờ chính thức từ văn khố Liên Xô cũ, từ giấy đăng ký hôn nhân giữa ông Hồ và bà Nguyễn Thị Minh Khai đến những bức thư viết tay của ông Hồ xin Stalin cho phép về Việt Nam thực hiện cải cách ruộng đất, v.v... Chắc chắn nhà nước Xô Viết không hằn thù gì ông Hồ để tạo dựng các tài liệu giả. - Kế đến là những tài liệu do Bắc Kinh tiết lộ ra báo chí, từ những bức thư tình viết tay của ông Hồ viết cho người vợ Tàu là bà Tăng Tuyết Minh đến các hình ảnh do chính cố thủ tướng Chu Ân Lai, trong vai trò ông mai, cung cấp, v.v ... Chắc chắn những người mà chính ông Hồ nhận là bậc thầy như Bác Mao, là bạn thân như Bác Chu, không hằn thù gì ông Hồ để tạo dựng các tài liệu giả. - Rồi đến những tài liệu mà Đảng đã thừa nhận do chính ông Hồ viết dưới các bút hiệu khác. Đọc những cuốn sách của Trần Dân Tiên ca ngợi Hồ Chí Minh (mà Đảng thừa nhận 2 người là một), người ta mới thấy mức độ giả tạo trong tính khiêm tốn của Bác; Đọc các bài viết của tác giả T.L về nước Mĩ (mà Đảng thừa nhận chính là Trần Lực, tức Bác), người ta có thể thấy rõ mức độ khinh thường của người viết đối với dân chúng; Đọc các bài viết của tác giả C.B. cố dấy lên căm thù đối với địa chủ trên báo Nhân Dân (mà Đảng bảo viết tắt từ chữ "Của Bác"), người ta có thể thấy rõ mức độ giả tạo trong cảnh chấm nước mắt của Bác sau mấy đợt Cải cách ruộng đất; v.v.... - Rồi đến những cuốn sách được viết bởi những nhân chứng có mặt từ những ngày đầu Cách Mạng và có cơ hội sống rất gần ông Hồ, như cuốn Đêm Giữa Ban Ngày của nhân chứng Vũ Thư Hiên; cuốn Hoa Xuyên Tuyết và Mặt Thật của nhân chứng Bùi Tín; và đặc biệt gần đây cuốn Đèn Cù của nhân chứng Trần Đĩnh. Cả 3 tác giả này đều còn sống và cho đến tận ngày nay đều không có mối thâm thù gì với ông Hồ để tạo dựng nên những câu chuyện giả. Các ông còn trưng dẫn vô số vật chứng và nhân vật lịch sử khó ai chối cãi được. - Và sau hết, những tác phẩm khảo cứu lịch sử công phu của các sử gia ngoại quốc, đặc biệt cuốn Ho Chi Minh: The Missing Years 1919 - 1941, của bà Sophie Quinn-Judge. Hầu hết những tài liệu nêu trên đều đang được lưu trữ trên mạng Internet mà ai muốn tìm đọc cũng được. Nhưng cũng có người đặt câu hỏi: Tại sao tốn công sức tìm hiểu về một người đã chết, hãy dùng năng lực đó lo chuyện tương lai có hơn không? Đúng vậy, nhưng khổ nỗi những người lãnh đạo Việt Nam hôm nay lại vẫn buộc cả nước phải tiến lên CNXH — con đường Bác đã chọn; vẫn cấm cả dân tộc không được bước ra ngoài "tư tưởng Hồ Chí Minh"; và tai hại hơn cả, vẫn ép các thế hệ tương lai phải sống theo gương "đạo đức Bác Hồ"... Nói cách khác, giới lãnh đạo đang cột chặt một bức tượng ông Hồ khổng lồ vào mũi tàu hướng đến tương lai của dân tộc. Sức nặng ấy đang kéo mũi tàu chĩa xuống lòng biển.
......

MẤT CẮP

Nhà thơ bị mất cắp một bài thơ thì cả thế giới mạng người Việt xôn xao như cả thế giới người Việt bị mất cắp thơ, dồn dập lên tiếng. Cả hệ thống báo chí lề Dân, lề Đảng vào cuộc vụ mất cắp thơ nhỏ nhặt. Những nhà nọ, nhà kia, học giả, học thật xúm vào vụ mất cắp thơ cỏn con. Nhà thơ Phan Huyền Thư và tập thơ Sẹo độc lập,  giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2015 xin lỗi vì đã đạo thơ của người khác Nhân dân bị mất cắp trắng tay thì chỉ có số ít người đau đớn, xót xa lên tiếng trong lẻ loi, đơn độc, giữa trùng trùng bạo lực hung hãn đàn áp. Nhân dân bị đánh cắp mất quyền làm chủ đất nước, quyền làm chủ giang sơn gấm vóc, quyền làm chủ nhà nước. Quyền lực Nhân dân cũng như Hiến pháp đất nước là những giá trị tối cao của một quốc gia bảo đảm sự lành mạnh, ổn định và bền vững của đất nước thì cả quyền lực Nhân dân và Hiến pháp đất nước đều bị đánh cắp. Hiến pháp là văn bản pháp luật nền tảng của luật pháp đất nước. Hiến pháp bảo đảm quyền lực của Nhân dân được thực thi trong cuộc sống, bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân với đất nước và xã hội thì Hiến pháp đã trở thành Đảng pháp (Đảng quy). Chỉ một Điều 4 trong các bản Hiến pháp của nhà nước Cộng sản Việt Nam đã chuyển giao toàn bộ quyền lực của Nhân dân cho đảng Cộng sản. Hiến Pháp bị đánh tráo. Quyền lực của Nhân dân bị đánh cắp. Nhân dân mất Hiến pháp, mất quyền lực là mất tất cả. Mất trắng mắt, trắng tay. Mất từ cái riêng đến cái chung. Mất quyền sở hữu mảnh đất hương hỏa của cha ông. Mất những giá trị làm Người. Mất quyền Công dân. Người Dân vẫn cầm lá phiếu đi bầu cử nhưng chỉ là rô bốt, bầu theo ý quyền lực đã định trước. Đến mất cả quyền làm chủ giang sơn, làm chủ vận mệnh đất nước. Người Dân sống trên mảnh đất của cha ông mình để lại, sống trên mảnh đất mồ hôi xương máu của chính mình gây dựng lên mà như sống tạm, sống nhờ, được ngày nào biết ngày đó. Người Dân sống trên quê hương đất nước máu thịt của mình có lịch sử oai hùng do cha ông mình và chính năm tháng cuộc đời mình viết lên mà như kẻ lưu vong nơi đất khách quê người. Gần ngàn tờ báo các loại. Báo giấy. Báo tiếng. Báo hình. Trong đó có hàng trăm tờ báo sống nhởn nhơ bằng tiền thuế của Dân. Nhân dân bị mất đau như vậy, các tờ báo đều làm ngơ. Hàng trăm ngàn trí thức được học hành trong nước, ngoài nước nhờ tiền thuế của Dân, nhận lương lậu bổng lộc hậu hĩ từ tiền thuế của Dân. Dân bị mất đau như vậy, trí thức ngậm miệng ăn tiền. Báo chí làm ngơ, trí thức ngậm miệng trước nỗi đau của Nhân dân, của dân tộc bởi vì chính họ cũng bị mất cắp cái lớn lao, quí giá là quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận. Cái lớn, cái quí của chính mình cũng bị mất cắp mà không kêu được thôi đành la lối những cái mất cắp vặt vãnh mà quên đi cái mất cắp không dám kêu! P.Đ.T. Theo http://boxitvn.blogspot.de
......

Nhất quán

Chế độ chưa mất, nhưng lãnh hải, lãnh thổ Việt Nam đã mất dần vào tay Trung Quốc! Tờ soha.vn rất tinh ý vì đã tóm được cái thông điệp của vị tướng 4 sao này nên mới đặt tựa đề là “Mất chế độ thì biển đảo cũng mất” (1). Nhưng nhà báo hình như quên chữ đầu, vì nguyên văn vị tướng này nói là “Mất đảng, mất chế độ, thì biển đảo cũng mất”. Thấy ông kể công về bảo vệ đất nước làm tôi thấy … tâm tư quá. Trước hết là tính chính xác. Ý ông nói là sự tồn tại của chế độ có mối liên hệ nhân quả đến sự toàn vẹn của đất nước, nhưng chứng cứ thực tế thì không phải vậy. Chúng ta đã mất chế độ đâu mà chúng ta đã mất Gạc Ma rồi đó. Hoàng Sa bây giờ là trong tay giặc rồi, còn Trường Sa thì chúng đang lăm le chiếm trọn. Đã mất chế độ đâu mà đất vùng biên giới phía Bắc đã mất về tay giặc. Chưa ai biết mất bao nhiêu, vì Nhà nước không chịu công bố cho dân chúng biết. Thật ra, từ ngày có mấy bác ấy lãnh đạo thì đất và biển của chúng ta càng ngày càng mất. Thành ra, mối liên hệ nhân quả giữa chế độ và sự toàn vẹn lãnh thổ là không có thật. Ai cũng biết chế độ chỉ là tạm thời, dân tộc & đất nước mới là vĩnh cữu. Ấy thế mà ông này lại nói ngược lại! Từ cổ chí kim, có chế độ nào trường tồn đâu. Mặc dù các triều đại phong kiến tự xưng là “vạn tuế”, là “muôn năm”, nhưng có triều đại nào tồn tại muôn năm đâu. Đó là một chứng cứ mà cũng là một chân lí. Có dân tộc và đất nước rồi mới có đảng chứ, làm gì có chuyện ngược lại. Nếu tôi và các bạn lỡ lời thì chắc chẳng mấy người quan tâm, nhưng một người mang trọng trách bảo vệ đất nước mà vừa kể công vừa nói ngược lại sự thật thì quả là đáng ngại quá. Thật ra, chuyện lính bảo vệ đất nước là nhiệm vụ đương nhiên (vì ăn lương của dân), cũng như bác sĩ thì chăm sóc sức khoẻ cho dân, hay thầy giáo nâng cao trình độ dân trí, hay người quét đường làm sạch đường phố, v.v. có gì đâu mà phải kể công?! Kể công cái nhiệm vụ đương nhiên có thể xem là một biểu hiện của sự thiếu tự tin hay chưa hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng tôi cũng thấy ở bác 4 sao này một điểm sáng. Có người phong cho bác này là “lưỡng quốc tướng quân” rất hay. Tôi thì thấy bác ấy rất nhất quán, quan điểm trước sau như một, không thể lầm lẫn vào đâu, và như thế là một điểm đáng khen. ==== (1) http://soha.vn/…/bo-truong-quoc-phong-mat-che-do-thi-bien-d… Theo FB Dr.NguyenVanTuan
......

Đảng Việt Tân lên tiếng về trường hợp của bà Nguyễn Thị Phi

Bà Phi không phải là đảng viên Việt Tân Việt Nam mới đây lên tiếng cáo buộc nhà hoạt động xã hội, họa sĩ Nguyễn Thị Phi, người vừa bị bắt giữ khi tìm cách nhập cảnh Việt Nam, có liên quan đến đảng Việt Tân ở hải ngoại và các đối tượng phản động trong và ngoài nước nhằm chống phá nhà nước Việt Nam. Đại diện đảng Việt Tân đã lên tiếng phủ nhận những cáo buộc này. Bà Nguyễn Thị Phi tại cơ quan công an. Photo courtesy of VOV Đảng Việt Tân hôm 21 tháng 10 lên tiếng chính thức phủ nhận những cáo buộc rằng đảng này có liên hệ với bà Nguyễn Thị Phi, người vừa bị công an Việt Nam bắt giữ khi tìm cách nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo trên biên giới Việt Lào, tại tỉnh Hà Tĩnh. Lên tiếng với ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do, phát ngôn viên đảng Việt Tân tại Washington DC, ông Hoàng Tứ Duy cho biết: “Bà Nguyễn Thị Phi không phải là đảng viên Việt Tân và không có dính líu gì đến các sinh hoạt của đảng Việt Tân cho nên chúng tôi không rõ bà ta đã có những tài liệu gì. Tuy nhiên việc bà ta mang tài liệu về Việt Nam là cái quyền của bà và trong những ngày tới thì chúng ta sẽ biết thêm về trường hợp của bà Nguyễn Thị Phi. Về phía đảng Việt Tân chúng tôi không biết bất cứ thông tin gì về sinh hoạt của bà ta.” Bà Nguyễn Thị Phi, 56 tuổi, là một họa sĩ lấy bút hiệu Hồng Phi. Truyền thông nhà nước trích lời giới chức Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh cho biết bà Phi bị bắt vào lúc 9 giờ 30 sáng ngày 17 tháng 10 tại trạm kiểm soát Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Cầu treo thuộc xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Lực lượng biên phòng cửa khẩu phát hiện bà Phi nhập cảnh từ Lào vào Việt Nam không có hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu. Trang tin của đài tiếng nói Việt Nam (VOV) hôm 20 tháng 10 cho biết phía cơ quan chức năng Việt Nam đã phát hiện trong máy tính và ổ cứng mà bà Phi mang théo có chứa nhiều tài liệu liên quan đến mối quan hệ của bà với các đối tượng phản động trong và ngoài nước, tài liệu và bài viết nói xấu chế độ, cổ súy cho các hoạt động của tổ chức phản động lưu vong Việt Tân chống phá nhà nước. Giấy CMND của Bà Nguyễn Thị Phi. Courtesy photo. Phản ứng trước cáo buộc mà Việt Nam có đối với các hoạt động của Việt Tân, đại diện đảng này, ông Hoàng Tứ Duy cho biết: “Chủ trương của đảng Việt Tân là góp phần dân chủ hóa đất nước và chống độc tài và đảng Việt Tân chủ trương bất bạo động. Rất tiếc nhà nước cộng sản Việt Nam coi bất cứ hành động nào tích cực muốn thay đổi đất nước là hành động phản động hay chống phá nhà nước. Quan niệm của chúng tôi là tất cả những người Việt Nam có quyền góp phần cho vận mệnh đất nước và có quyền góp phần thay đổi đất nước.” Cơ quan chức năng Việt Nam cho biết bà Nguyễn Thị Phi đang thuộc diện cấm xuất cảnh do liên quan đến các tổ chức phản động trong và ngoài nước từ năm 2011. Tháng 1 năm 2014, bà Phi đã bị đồn biên phòng cửa khẩu cầu treo tạm giữ khi tìm cách xuất cảnh cùng các tài liệu. Phía Việt Nam cho biết tháng 3 năm 2014, bà Phi xuất cảnh trái phép qua cửa khẩu Mộc Bài, Tây ninh qua Campuchia sang Thái Lan. Bà cho biết mục đích là để lấy tiền và tài sản còn lại ở Thái Lan. Bà Phi đã từng bỏ trốn sang Thái lan hồi năm 2011 sau khi cáo buộc công an địa phương ở Hà Nội sách nhiễu, đánh đập bà. Nguyên nhân mà bà đưa ra là do bà viết những bài báo trên mạng chỉ trích đảng cộng sản Việt Nam, và tham gia biểu tình chống Trung Quốc. Trong một phỏng vấn với phóng viên Thanh Trúc của Đài Á châu Tự do ở Bangkok hồi năm 2011. Bà Phi nói: “Chúng tôi cảm thấy sống trong nước không có nhân quyền, không có tự do thì chi bằng chúng tôi sống ở một nơi khác. Khó khăn vất vả về vật chất về điều kiện nơi ăn chốn ở nhưng đổi lại chúng tôi có quyền tự do nói lên chính kiến của mình, nói lên tiếng nói tự do…” Bà Phi cũng cho biết việc bà phải bỏ nước ra đi là điều bất đắc dĩ vì thường có nhiều khó khăn và nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên bà vẫn quyết định ra đi vì với bà tự do là điều quý nhất. Nguồn: RFA
......

Thân Tàu

Trong chính trường Việt Nam, hình như thời nào cũng có một nhóm thân Tàu, và nhóm này tồn tại bên cạnh các thế lực thân một vài ngoại bang khác. Thế lực thân Tàu có vẻ rất ngang nhiên, không thấy xấu hổ, và cũng chẳng cần dấu giếm. Họ làm thơ ca tụng Tàu và Mao Trạch Đông (một kẻ giết hàng triệu người). Họ tôn sùng Tàu như là mẫu quốc. Thấp hơn chút, họ xem Tàu là bạn. Chẳng hạn như trong một lá thư của ba ông giáo sư lưu hành trên mạng mới đây, họ chỉ trích phát biểu "hữu nghị viễn vông" của ngài Thủ tướng, và lớn tiếng cho rằng Thủ tướng làm phương hại đến tình hữu nghị Việt Trung! Bất cứ ai có chút suy nghĩ mà đọc lá thư của ba vị này thì sẽ thấy rất ... tâm tư. Ba người tỏ ra rất bảo thủ, giáo điều, và thờ Mác Lê Mao đến cùng. Họ xem Tàu cộng là "anh em một nhà". Đa số người Việt không ưa Tàu cộng, và xem Tàu là một mối đe doạ thường trực (theo một điều tra xã hội mới đây) chắc có vấn đề với cái nhìn về Tàu của 3 ông giáo sư này. Tôi nghĩ hàng vạn gia đình có người hi sinh trong trận 1979, hay trận Gạc Ma, thì khó mà xem Tàu là anh em được. Anh em mà như thế thì ai cần thêm kẻ thù? Nhưng ba ông giáo này không phải là trường hợp cá biệt. Trước đó, có một ông đại tá phó giáo sư tiến sĩ cũng dành cho Tàu nhiều câu rất ưu ái: “Trung Quốc đã từng nhường cơm xẻ áo dành cho chúng ta từ hạt gạo, từ khẩu súng, từ đôi dép để chúng ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp và thắng Mỹ” (Trích phát biểu nổi tiếng của Trần Đăng Thanh). Ông này có lẽ nói đúng, nhưng chưa đủ, vì ông chưa nói chính Tàu đã chiếm đất ta, chiếm đảo ta, và giết hàng vạn lính của ta. Thật tiếc là ông chỉ nói 1 chiều! Ngay cả đồng nghiệp của ông đại tá kia là ngài đại tướng Phùng Quang Thanh cũng ưu ái dùng chữ "bạn" cho Tàu. Cách đây không lâu, khi sang phó hội bên Tàu, ngài tướng 4 sao này nói "Bạn đón tiếp ta rất nhiệt tình, trọng thị, chu đáo và rất hữu nghị" (1). Tôi nghĩ chắc chắn ông nói đúng: Tàu tiếp ông rất trọng thị. Nhưng ngay sau khi họ tiếp ông thì ngư dân ta bị quân đội của chúng quấy nhiễu và cướp tài sản. Phải nói là ngài tướng 4 sao này rất ái Tàu. Ái Tàu một cách nhất quán, trước sau như một, và làm phát ngôn viên cho Tàu luôn. Chẳng hạn như mới đây mấy ngày, ông nói một câu làm sững sờ người đọc, rằng "Đặc biệt trong Cuộc gặp lần này Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cũng nêu ra vấn đề là dù Trung Quốc có phát triển lớn mạnh đến đâu cũng không xâm lược các nước láng giềng trong khu vực" (2). Người đọc sững sờ vì câu này đáng lí ra là của viên tướng Tàu (hay của một kí giả nào đó), chứ đâu phải xuất phát từ một vị thống lãnh quân đội Việt Nam. Câu nói đó còn hàm chứa một cái gì từa tựa như là ngây thơ. Thú thật, tôi không hiểu các bác ấy có nhớ đến những phát biểu của Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình? Họ Mao chẳng dấu giếm gì ý định "Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapore" (3). Còn kẻ lưu manh Đặng Tiểu Bình thì từng tuyên bố "Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học”. Những kẻ xâm lược chúng nói về nước mình một cách trịch thượng và xấc xược như thế, vậy mà có người mình lại xem chúng là "bạn" thì phải nói là quá khó hiểu! Mình không có tự trọng thì đừng kì vọng người ta tôn trọng mình. Cho dù có nhiều người Việt xem Tàu là bạn, nhưng chắc gì giới lãnh đạo Tàu xem Việt Nam là bạn. Có lẽ trong thâm tâm, họ xem thường những người xem họ là anh em. Những người thân Tàu có ai còn nhớ câu nói khẳng khái của Trần Bình Trọng như tát vào mặt kẻ thù "Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc." ===== (1) http://www.thanhnien.com.vn/…/bo-truong-phung-quang-thanh-q… (2) http://nld.com.vn/…/dai-tuong-phung-quang-thanh-trung-quoc-… (3) http://motthegioi.vn/…/ky-75-mao-trach-dong-hoang-de-do-cua… https://www.facebook.com/drtuanvnguyen/posts/1505929263053528?notif_t=no...
......

Văn chương về nỗi đau con người giành Nobel 2015

Trong bối cảnh Nga đang căng thẳng với Mỹ, cùng nhiều nước Châu Âu, không ít người tin rằng việc trao giải Nobel Văn Chương 2015 cho bà Svetlana Alexievich là có động cơ chính trị. Nhưng bên cạnh đó, rất nhiều người được biết về bà Svetlana Alexievich, đã hiểu rằng cuối cùng là Nobel cũng đã chọn đúng được một con người đã âm thầm cống hiến cho các số phận và biên niên sử về đổ nát và cai trị trên thế giới này. Bà Svetlana Alexievich đoạt giải Nobel Văn Chương 2015 (AP Photo/Sergei Grits) Và có lẽ để tránh gây ra những tranh cãi không cần thiết, tên của bà Svetlana Alexievich chỉ bất ngờ được xướng lên vào giờ chót, vượt qua các tên tuổi được đề cử năm nay là Haruki Murakami (Nhật), Ngugi Wa Thiong’o (Kenya), Jon Fosse (Na Uy), Joyce Carol Oates (Mỹ). Trong số những cái tên đề cử của Nobel Văn chương 2015, tỉ lệ cá cược phần thắng giành cho bà Svetlana Alexievich là rất ít ỏi. Thậm chí, bà Alexievich chỉ nhận được tin mình đoạt giải Nobel trước bản tin chính thức loan ra, cách đó 15 phút. Đoạt giải Nobel Văn chương, nhưng nhiều tờ báo vẫn quen gọi bà Svetlana Alexievich là nhà báo, bởi việc bà đã bỏ ra nhiều năm để đi, tìm hiểu và ghi chép về những số phận con người trãi qua chiến tranh và sự cai trị chế độ Sô Viết cũ. Khi có người hỏi rằng bà có phải chỉ đang làm công việc chép lại lịch sử như một nhà báo hay không, bà Svetlana Alexievich dã lập tức trả lời rằng “tôi ghi lại lịch sử, nhưng bằng cảm xúc với những con người đã sống sót qua lịch sử”. Số phận của bà Alexievich chứng kiến nhiều nghịch cảnh. Bà người Belarus, nhưng sinh ra tại Ukraine vào năm 1948. (mẹ bà là người Ukraine.) Khi cha của bà đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự của mình, gia đình chuyển lại cho Belarus, nơi Alexievich học báo chí tại Đại học Minks. Nhưng nhờ vậy mà bà lại có cơ hội nhìn và cảm nhận được toàn bộ về chiến tranh, xung đột, thảm kịch ở Liên Xô cũ, cũng như các nước chịu ách thống trị của cộng sản Nga. Giới nghiên cứu và sinh viên vẫn luôn coi các tác phẩm của bà Alexievich là nguồn cảm hứng quanh các đề tài Chiến tranh thế giới II, Chiến tranh Xô-Afghanistan và các thảm họa Chernobyl. Công việc của bà Alexievich được giới thiệu ở giải Nobel như một điều mới mẻ. Chưa bao giờ Nobel Văn chương lại nhìn thấy công việc của một nhà văn nào như bà. Bà không sáng tác, bà vẽ lại thế giới, làm đầy những phần bị mất hoặc sẽ lãng quên cùng nỗi đau và tội ác. Trong thông cáo của mình, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã nói về nhà văn 67 tuổi này “Giải thưởng xin dành cho cho các tác phẩm đầy âm điệu của bà, một tượng đài ẩn nhẫn và quả cảm trong thời đại chúng ta”. Thư ký thường trực mới của Viện Hàn lâm Thụy Điển, Sara Danius nói rằng 40 năm nghiên cứu con người của Liên Xô, mà nhà báo Belarus Svetlana Alexievich làm nên là “một cái gì đó vĩnh cửu, một cái nhìn thoáng qua để thấu đạt cõi đời đời.” Nhà bình luận văn học Sarah Begley viết trên tờ Time rằng bà Alexievich là một bậc thầy về lịch sử truyền miệng. Khi phỏng vấn những người lính, phụ nữ và người dân về những cuộc đời của họ, bà Alexievich đã viết lại một cách tài tình, khiến cho câu chuyện của họ sống động trong một hình thức văn chương quyến rũ nhất. “Tôi đã tìm kiếm một thể loại mà sẽ là thích hợp nhất để chuyển tải được cái nhìn của tôi về thế giới, để truyền đạt được cách tai tôi nghe, mắt tôi thấy về cuộc sống này”, bà Alexievich viết trên website của mình như vậy, “Tôi đã cố gắng tìm kiếm và cuối cùng chọn một thể loại là để con người cất lên tiếng nói của chính họ.” Alexievich trở thành người phụ nữ thứ 14 giành được giải Nobel về văn học, nhà báo đầu tiên và những nhà văn đầu tiên của dòng văn chương phi hư cấu, trong nửa thế kỷ qua. Lúc này bà Alexievich đang viết diễn từ của mình, để đọc tại lễ trao giải Nobel vào 10 tháng 12 tới đây trong sự lo ngại của chính quyền Belarus và Nga, bởi bà là người luôn viết và nói về những thứ mà cả hai chính quyền này đều muốn dân chúng phải lãng quên. Bà Alexievich cũng là một trong những trí thức đấu tranh ôn hoà, chán ghét độc tài và cộng sản. Khi báo chí Nga bình luận, tỏ vẻ muốn “giành” giải Nobel của bà cho dòng văn học Nga, bà Alexievich đã tuyên bố với báo giới rằng “Tôi mang trong mình một phần đời của Belarus, một phần của văn hoá Nga và còn lại thuộc về thế giới. Tôi yêu điều tốt đẹp, sự nhân ái của đời sống Nga, gồm cả văn chương, ballet, âm nhạc… Nhưng tôi không thể yêu nổi phần của Satlin, Beria, Putin và Shoigu” (chú thích: Sergei Shoigu là Bộ trưởng Quốc phòng Nga hiện nay). Vì không chấp nhận được xu hướng độc tài ở Belarus, bà Alexievich rời đi và định cư ở Tây Âu từ nhiều năm nay, viết sách bằng tiếng Nga. Alexievich đã dành nhiều năm sống bên ngoài Belarus, sau khi chỉ trích rằng Tổng thống Alexander Lukashenko cũng đang học đòi phong cách độc tài không khác gì Putin. Cuộc đời của bà Svetlana Alexievich cũng cô đơn như những nhân vật trong tác phẩm của bà. Trong khi cả thế giới lên tin tức về một người mang văn hoá Nga, văn hoá Belarus vừa đoạt giải Nobel Văn chương, nhưng tất cả giới quan chức của Belarus và Nga đều im lặng như tờ, không khác gì Trung Quốc nghe tin Đức Đạt Lai Lạt Ma được trao giải Nobel Hoà Bình. Khi được hỏi về điều này, bà Svetlana Alexievich nói “chính quyền Belarus lâu nay đã coi như tôi không tồn tại, họ đã không cho phát hành sách của tôi, và tôi cũng không được quyền nói trước công chúng ở bất cứ đâu”. Trước bà Svetlana Alexievich, nữ văn sĩ người Đức Herta Muller, cũng là người ẩn nhẫn và kiên định với văn chương và thái độ tố cáo tội ác của cộng sản, cũng đã nhận giải Nobel vào năm 2009. Kể từ tháng 1, nàm 2006, khi Hội đồng nghi viện của Uỷ Hội Châu Âu (gồm 46 quốc gia) thông qua nghị quyết 1481 tại Strasbourg (Pháp), khẳng định chủ nghĩa cộng sản chính là tội ác chống lại con người, dường như, văn chương phản ánh nỗi đau con người dưới các loại chế độ cộng sản luôn được trân trọng vinh danh. Đây là chi tiết mà nhiều báo tiếng Việt trong nước vẫn không muốn nhắc đến. Theo https://nhacsituankhanh.wordpress.com/
......

Khi viên cai tù sắp vào tù

Đây là chuyện nói về số phận của ông Giang Trạch Dân hiện nay. Báo chính thức và bán chính thức của Trung Quốc đều nói về chuyện ông Giang sắp bị bắt và bị truy tố. Tiểu sử chân thực của ông Giang được phổ biến rộng rãi, khác hẳn với lý lịch, hồ sơ cá nhân được Đảng cộng sản Trung Quốc lưu giữ 70 năm nay. Giang Trạch Dân không phải là con liệt sỹ theo đảng từ tuổi thiếu niên, ngược lại theo bản tiểu sử được đăng trên mạng Đại Kỷ Nguyên, ông Giang và cha đều là Hán gian, từng làm việc cho chính phủ bù nhìn Uông Tinh Vệ do phát xít Nhật Bản dựng lên ở Nam Kinh. Ông đã khai gian là con nuôi của người chú ruột là đảng viên cộng sản trung kiên để chui vào đảng, rồi dùng mọi thủ đoạn tinh ranh để luồn sâu, leo cao trong đảng, làm đến Bí thư Thành ủy Thượng Hải và vào Ban Chấp hành Trung ương năm 1985. Do tinh ranh ông lọt vào mắt của Đặng Tiểu Bình khi Đặng trở thành người lãnh tụ thế hệ cộng sản thứ hai, sau lãnh tụ thứ nhất là Mao Trạch Đông. Khi Đặng ốm nặng từ năm 1986, Đặng đã đích thân chọn Giang làm người kế tục sự nghiệp, đưa Giang lên làm Tổng bí thư thay Triệu Tử Dương vào năm 1989 (đến 2002) rồi thay luôn Dương Thượng Côn kiêm chức Chủ tịch nước từ năm 1993 (đến 2003), kiêm cả chức Bí thư Quân Ủy TƯ từ năm 1989 đến 2004. Giang trở thành lãnh tụ cộng sản thế hệ thứ ba, vượt lên trên các nhân vật hàng đầu của đảng cộng sản như Tổng Bí thư Triệu Tử Dương, Chủ tịch nước Dương Thượng Côn, ủy viên Bộ Chính trị Lý Thụy Hoàn và Trần Vân. Nhân dân Việt Nam và đảng viên cộng sảnViệt Nam cần ghi nhớ chính Giang Trạch Dân là người có sáng kiến tổ chức cuộc hội đàm bí mật ở Thành Đô tháng 9/1990 giữa Giang Trạch Dân cùng Thủ tướng Lý Bằng với Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và cố vấn Phạm Văn Đồng, với nội dung đại thể là xóa bỏ sự đối kháng trong cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung hồi đầu năm 1979, cam kết bình thường hóa quan hệ 2 nước, khôi phục tình đoàn kết keo sơn giữa 2 nước anh em, giữa 2 đồng chí cộng sản bền lâu. Do Thỏa thuận Thành Đô mang chữ ký của Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười vẫn còn được giữ kín, nên chỉ có thể đoán rằng phía Việt Nam đã cam kết coi Trung Quốc là bạn hàng buôn bán ưu đãi lâu dài, là nguồn đầu tư ưu tiên về kinh tế, 2 nước liên minh toàn diện về mọi mặt, đặc biệt là về chính trị, quân sự, an ninh; Việt Nam cũng cam kết không cho nước nào có căn cứ quân sự, có quân nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam, không liên minh với ai khác… Nếu ta có thể coi Thành Đô là cái bẫy cực kỳ nham hiểm của bành trướng Trung Hoa, đã triệu tập rồi cầm tù các nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, sau đó cầm tù luôn cả Bộ Chính trị và mấy khóa Ban Chấp hành Trung Ương đảng cộng sảnViệt Nam cho đến nay, không thể xoay sở, cựa quậy được , thì Giang Trạch Dân chính là viên cai tù hiện còn giữ chìa khóa của nhà tù cực lớn từ năm 1990 cho đến ngày nay, 35 năm liền. Vậy thì nhân dân Việt Nam, kể cả các đảng viên cộng sản ở cơ sở, rất nên hân hoan vui mừng khi tên cai tù độc ác thâm hiểm họ Giang đã sa lưới, có thể sẽ bị kết án ít nhất là tù chung thân. Theo các tin tức của Thời Báo Hoa Nam và Đại Kỷ Nguyên (3/10) vụ án xét xử Tập đoàn Giang Trạch Dân sẽ là vụ án lớn nhất, quan trọng nhất của Trung Quốc trong thời hiện đại. Tên của vụ án có thể là «vụ phản nghịch chính trị lớn chống Đảng cộng sản và chống Nhà nước Trung Quốc, do trùm phản nghịch, trùm dâm ô, trùm tham nhũng Giang Trạch Dân cầm đầu», với những tên đồng lõa là Tăng Khánh Hồng, Chu Vĩnh Khang (đã bị tù chung thân),Từ Tài Hậụ (đã chết), Quách Bá Hùng, Lệnh Kế Hoạch, Bạc Nhất Ba (tù chung thân), Lý Đông Sinh, Tô Vinh, La Cán…và hàng trăm tên cán bộ cấp cao khác. Báo Hồng Kông và Đài Loan cũng như mạng Đại Kỷ Nguyên hiện còn đăng bài về «4 giai nhân của Giang», đó là sủng phi Tống Cổ Anh, một ca sỹ được Giang phong hàm thiếu tướng; Lý Thụy Anh, Tổng biên tập truyền hình TQ; Hoàng Lệ Mãn, Bí thư Đảng ủy khu kinh tế Thẩm Quyến, và Trần Chí Lập, Bộ trưởng Giáo dục, sau khi giữ chức vụ Trưởng ban Tuyên huấn của đảng bộ Thượng Hải, vốn là v ương quốc của Giang. Cả 4 giai nhân này đang bị thẩm vấn và hỏi tội. Thế là ác giả ác báo, kẻ làm quá nhiều điều ác phải đền tội. Trời quả là có mắt. Riêng các tín đồ Pháp Luân Công chắc sẽ hả dạ vì Giang là chủ mưu tàn sát Pháp Luân Công, còn cho phép cướp nội tạng nạn nhân để bán và ghép các bộ phận như gan, thận, mắt… Những oan hồn Thiên An Môn năm 1989 cũng được an ủi vì Giang là kẻ tán thành và thi hành mẫn cán nhất biện pháp dùng xích xe tăng tàn sát sinh viên và học sinh đòi dân chủ. Rất mong Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sảnViệt Nam tỉnh ngộ nhân vụ án cực lớn này để thoát khỏi nhà tù do Giang Trạch Dân giữ chìa khóa, nay ông ta sắp thành tù nhân, để đất nước ta thoát đại nạn là người tù giam lỏng của giặc bành trướng. Hãy có gan đơn phương công khai hóa bản thỏa thuận tuyệt mật ở Thành Đô, xin lỗi toàn dân, toàn quân và toàn đảng, dám tự phê bình nhân danh 2 nhân vật rất mặn mà với Giang và Thành Đô là nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười và nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh hiện còn sống, chưa đến nỗi mụ mỵ lãng quên cuộc đầu hàng và phản bội đó. Từ việc dám thoát khỏi cái xiềng xích Thành Đô, Bộ Chính trị hãy dám tiến mạnh, xoay trục liên minh, liên minh với các nước dân chủ hùng mạnh, đồng thời dám đột phá thực sự, thay đổi hẳn mô hình chính trị và kinh tế tận gốc, có nghĩa là thay thế đồng bộ cả hệ thống cai trị. Hãy nhân cơ hội Đại Hội XII mà có những quyết định mạnh mẽ, hợp lòng dân (80% dân Việt Nam muốn gắn bó với các nước dân chủ phương Tây- theo Pew), hợp thời đại, nhân việc Việt Nam được gia nhập khối TPP với nhiều lợi thế lớn. Nếu bỏ qua cơ hội này, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành TƯ sẽ có tội lớn với dân tộc, với quân đội, với các cựu chiến binh, với các đảng viên cộng sản ở cơ sở. Nguồn: http://www.voatiengviet.com
......

Thoái vốn nhà nước, thủ tướng giúp đàn em “làm giàu nhanh”

Trải qua nhiều thăng trầm trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều tập đoàn, tổng công ty do nhà nước thành lập đã vỡ nợ hoặc sống lây lất trong cảnh nợ nần chồng chất. Hàng tỷ đô-la đã lọt vào túi các quan tham do tận dụng được kẽ hở của cung cách quản lý “cha chung không ai khóc” của những cán bộ đầu sỏ, nghèo kiến thức, nhưng giàu lòng tham và giảo hoạt. Loay hoay trong nhiều đợt cải cách, sửa đổi, tái cơ cấu nền kinh tế, nhưng đảng và nhà nước vẫn kiên quyết duy trì đường hướng “quốc doanh là chủ đạo” bằng cách nắm giữ độc quyền hầu hết những ngành sản xuất quan trọng trên cả nước. Một số các công ty cổ phần có vốn nhà nước, tuy có thể là những công ty hái ra tiền nhưng trong thực tế là những công ty làm ăn lời giả lỗ thật, nơi mà cán bộ quản lý tha hồ chia chác, tiêu xài hoang phí ngân sách đầu tư. Tuy bị buộc phải chạy theo kinh tế thị trường để tồn tại, nhưng tư duy kinh tế chỉ huy thời cộng sản còn sâu nặng trong não trạng hầu hết những người vạch ra chính sách làm nghèo đất nước, cố nắm giữ phần béo bở nhất cho đảng khai thác hưởng lợi. Mới đây, dư luận không khỏi ngạc nhiên khi nghe báo chí trong nước loan tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã “chỉ đạo” cho Tổng công ty Đầu tư & Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) rút toàn bộ 45,1% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) kể từ ngày 13/10. Không chỉ có “con bò sữa” Vinamilk phải thoái vốn mà còn 9 công ty cổ phần lớn khác cũng nằm trong “Đề án tái cơ cấu” của SCIC, trong số đó có Công ty cổ phần viễn thông FPT; Công ty cổ phần FPT; Tổng công ty cổ phần Bảo Minh; Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm Quốc Gia v.v… Truyền thông trong nước dự đoán là sau đợt thoái vốn này, Hà Nội có thể thu được 3, 4 tỉ đô-la. Hy vọng tràn trề rằng số tiền khổng lồ này bảo đảm đủ cho chính phủ bù đắp bội chi ngân sách năm 2015, trong khi đã có kế hoạch vay 30.000 tỷ đồng của Ngân hàng Nhà nước và phát hành thêm 3 tỷ đô la cổ phiếu quốc tế. Nguồn vốn thu được cũng giúp Chính phủ có tiền để “cơ cấu” lại một số khoản nợ trong nước khoảng 2 tỉ đôla Mỹ sắp đáo hạn mà chưa có tiền thanh toán. Đến đây không ai không thấy Hà Nội đang càng ngày càng sa lầy trong những con số nợ khổng lồ mà bản thân nền kinh tế èo uột của Việt Nam không kham nổi. Với sự chi tiêu hoang phí, bất cần hiệu quả kinh tế, Hà Nội coi việc đầu tư vào những công trình vô bổ là cách làm giàu nhanh chóng nhất cho cán bộ đảng viên. Từ đó thành phần này phải bám vào và bảo vệ đảng. Nhưng đó cũng chỉ là mặt nổi của một tảng băng chìm. Câu hỏi đặt ra là tại sao "thoái vốn" tức là bán các công ty này cho tư nhân để chính phủ lấy tiền về trong lúc này? Phải chăng nhà nước bắt đầu nhận ra thế mạnh của vấn đề tư nhân hóa nền kinh tế để hội nhập vào thế giới? Xem ra vấn đề cốt lõi của quyết định thoái vốn không nằm trong suy nghĩ lạc quan đó. Những tháng cuối năm 2015, Hà Nội ráo riết chuẩn bị cho đại hội đảng CSVN lần thứ 12. Bên cạnh việc gấp rút thay đổi nhân sự các cấp cùng phe cánh và lót ổ cho các thái tử đảng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn phải lưu tâm đến đông đảo đàn em sắp về hưu trước đại hội. Phải đền ơn đáp nghĩa những người đã giúp ông vượt qua biết bao cơn sóng gió trong nội bộ đảng cũng như tiếp tay ông thực hiện những mưu đồ mờ ám trong thời gian qua. Trước hết, quyết định thoái vốn 10 tổng công ty hàng đầu của Nguyễn Tấn Dũng vấp phải lời cảnh cáo ngăn chận của chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi trả lời cử tri Sài Gòn về hiện tượng “một số cán bộ giàu lên rất nhanh, không biết bằng cách nào, trong lúc những vụ án tham nhũng lớn chưa được xử lý triệt để”. Đây là một kiểu ra đòn đánh phủ đầu của các phe cánh tìm cách triệt hạ nhau trước đại hội 12. Thử hỏi hiện nay ai là người có khả năng tài chánh nhất để mua lại cổ phần trong các công ty mà chính phủ sẽ thoái vốn trong nay mai? Câu trả lời nhất định sẽ là: chỉ có cán bộ và thân nhân liên hệ, đặc biệt nhất thành phần cán bộ sắp nghỉ hưu mới làm được việc đó với sự sắp xếp của quyền lực bên trong. Đây là cách mà Nguyễn Tấn Dũng trả ơn cho các cán bộ đàn em trong một thời gian dài đã tận tụy phục vụ mọi mặt cho thủ tướng. Đây cũng chính là lúc vây cánh của ông Dũng dù đã không còn trong bộ máy cầm quyền nhưng vẫn có thể tham gia hợp pháp vào việc kinh doanh. Họ sẽ tiếp tục hưởng lợi, mặt khác sẽ cung ứng tài chánh cho ông Dũng hối lộ, tạo thêm thế lực để giành được chiếc ghế cao nhất trong đảng trong những ngày sắp tới, trước các đối thủ trong đảng. Cho dù có người chỉ nhìn thấy những nguyên nhân trước mắt của quyết định thoái vốn là do khó khăn tài chính, do bội chi ngân sách và nợ công gia tăng, nhưng bội chi ngân sách là chuyện thường ngày của một chính phủ giỏi nghề hoang phí. Âm mưu của Nguyễn Tấn Dũng qua việc rút vốn giúp tay chân tiếp tục làm giàu mới là chuyện đáng nói. Nó rõ ràng cho thấy uy quyền của Dũng vẫn còn quá lớn. Từ sau Hội nghị trung ương 6 đến Hội nghị trung ương 11 vừa qua, Thủ tướng Dũng vẫn tỏ ra không hề nao núng trước các đối thủ, ngay cả khi sẽ có Hội nghị trung ương 13 và 14 trước giờ khai mạc đại hội 12 như một số lời đồn đoán. Việc thủ tướng chuẩn bị tài sản cho đàn em để tiếp tục trận quyết đấu cho 5 năm tới còn hứa hẹn nhiều màn gay cấn mà hậu quả sẽ đào sâu thêm cái hố chia rẽ trong nội bộ đảng, vốn vẫn rộ lên và xì ra lung tung mỗi lần sắp đến đại hội đảng. Bùi Xuân Nhã
......

Một người bị bắt vì cáo buộc “Mang tài liệu chống phá nhà nước”

Thông tin từ các tờ báo “nhà nước” cho biết bà Nguyễn Thị Phi (56 tuổi) vừa trở về từ Lào thì công an Tỉnh Hà Tĩnh bắt giữ vì cáo buộc “mang tài liệu nói xấu chế độ, cổ súy cho các hoạt động của tổ chức phản động lưu vong Việt Tân”. Bà Nguyễn Thị Phi đang bị bắt giữ (Ảnh: VOV) Sáng ngày 17/10/2015, Bà Nguyễn Thị Phi trở về Việt Nam từ Lào thì bị bộ đội biên phòng cửa khẩu Cầu Treo bắt giữ vì nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Đến tối ngày 20/10, Đồn phó Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) cho hay đã giao bà Phi cho công an Hà Tĩnh để điều tra thêm vì trong quá trình bắt giữ đã phát hiện bà Phi có mang trong người những tài liệu “nói xấu chế độ, cổ xúy cho các tổ chức phản động như Việt Tân”.   Ảnh chứng minh nhân dân của bà Nguyễn Thị Phi (Ảnh: Vietnamnet) . Bà Nguyễn Thị Phi (SN 1959, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Bà Phi từng đi biểu tình năm 2010. Đến năm 2011, bà Phi bị cấm xuất cảnh vì cáo buộc “có liên quan đến các tổ chức phản động”. . Tháng 3/2014, bà Nguyễn Thị Phi vượt biên sang Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài – Tây Ninh sau khi bị cơ quan an ninh đe dọa. Đến ngày 17/10/2015, bà Phi quay về qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo thì bị bắt giữ. . Bà Nguyễn Thị Phi có địa chỉ facebook tại: https://www.facebook.com/phi.nguyenhong.7, và bà đã từng viết blog với nhiều bút danh khác nhau. Các bài viết với ngôn ngữ nhẹ nhàng của bà đã được Dân Luận đăng tải. . Việt Tân là một đảng hoạt động ở hải ngoại với chủ trương là dân chủ hóa và canh tân đất nước. Bấy lâu nay, chính quyền Việt Nam luôn khẳng định đây là một tổ chức khủng bố. Đảng Việt Tân chưa lên tiếng gì đối với trường hợp bà Nguyễn Thị Phi bị bắt giữ. . Nguồn https://www.danluan.org  
......

Thịt chó, lý lịch, và thái tử đảng

Triết lý của dân ăn thịt chó rất nhất quán ở điểm: Thịt chó thì rất ngon, nhiều đạm, nó đòi hỏi phải có riềng, sả, lá mơ, mắm tôm và ớt cay. Đương nhiên nhậu thịt chó thì phải nhậu với rượu, rươụ càng ngon thì thịt chó càng có ý nghĩa. Và bạn nhậu phải hiểu nhau, phải giữ hòa khí trong bàn nhậu. Muốn hiểu nhau, trước khi vào bàn nhậu, tốt nhất phải là bạn bè, biết thân thế của nhau. Và muốn ăn ngon thì đừng sợ mình man rợ, không man rợ thì làm sao ăn thịt chó được! Đương nhiên là một khi đã có triết lý và nguyên tắc hẳn hoi, cũng sẽ có những sắp xếp hợp lý để ăn trọn vẹn một con chó. Ví dụ như trong một con chó, cái đầu chó, dù không ngon nhưng phải dành cho người có số có má bởi nó thể hiện quyền lực trong mâm. Thứ đến là những bộ phận khác. Đương nhiên cái đầu chỉ đóng vai trò tượng trưng thôi chứ đùi chó, dồi chó, chó xáo măng, chó nhựa mận, chó nướng, chó hấp, chó chiên mè, chó hầm đậu đen… kính thưa các loại chó đều có trong mâm của đàn anh. Cách sắp xếp như vậy thể hiện một trật tự có trên có dưới, có ngon có dở và ai cũng có phần. Ví dụ như hạng đàn anh dư dả, thừ mứa thì chỉ cần ngon, cần thể hiện quyền lực chứ không cần nhiều, bàn phải có cái đầu chó, rồi các món ngon, xắt đẹp, múc đẹp. Nó khác với bàn dưới một chút chỉ có các món cũng giống với đàn anh nhưng thiếu cái đầu chó và xắt, múc không đẹp bằng, miễn là ăn đủ no, rượu đủ say chứ không cần đẹp. Và bàn dưới nữa thì có thể không ngon so với các bàn trên nhưng lại nhiều, cũng không cần xắt đẹp, múc đẹp mà miễn sao bổ dưỡng, đầy bụng và rượu thịt ê hề là tốt. Có thể là dồi thật nhiều để lót bụng, sau đó là bầy nhầy bạn nhạn và gặm xương cũng tốt, miễn là no say. Chính nhờ vào sự sắp xếp theo kiểu vàng chơi với vàng, bạc chơi với bạc, đồng ngồi với đồng này mà những mâm thịt chó ngon, bổ, vui phải là những mâm không bị phô hay bị lạc điệu, ngưỡng nào chơi với ngưỡng đó. Và trên hết là phải biết lý lịch của nhau, bởi một khi biết nhau thì tránh tình trạng đang ngồi nhậu, lại nhớ đến chuyện thù hận từ thời ông bà, cha mẹ mà mang ra mắng nhiếc nhau, thậm chí đập nhau. Lý lịch, nghe đơn giản nhưng lại rất quan trọng trong triết lý thịt chó. Cái triết lý thịt chó nghe đơn giản đến vô cùng nhưng lại có tính phổ quát trong xã hội mà nó tồn tại. Nó đi từ mâm thịt chó sang chiếu chính trị, từ chỗ đầu đường xó chợ đến sảnh đường nhà nước và thậm chí từ chỗ xóm nghèo đến tận trời Tây khi mang chuông đi đánh xứ người. Cái triết lý thịt chó tuy đơn giản nhưng lại bền vững, nó bền vững vì nó là những qui tắc thịt chó, còn thịt chó thì nó còn tồn tại và nó còn tồn tại thì vấn đề lý lịch vẫn phải được đưa lên hàng đầu nếu như không muốn mâm thịt chó bị hất xuống đất, mắm tôm, lá mơ, riềng, sả, ớt, rượu, dồi, xương… văng tung tóe. Chính trị cũng vậy, đảng Cộng sản Việt Nam đã rất khôn khéo vận dụng triết lý thịt chó vào tư tưởng lãnh đạo của họ. Yếu tố lý lịch được xếp lên hàng đầu, sau đó là quyền lợi hưởng thụ và sau cùng mới là cống hiến cho xã hội. Điều này hoàn toàn khác so với các quốc gia tư bản dân chủ, lấy pháp trị làm nền tảng phát triển xã hội. Bởi nếu như không xét lý lịch mà xét trên sự cống hiến thì mâm thịt chó trong nội bộ đảng Cộng sản sẽ nhanh chóng bị hất văng xuống đất, thậm chí nguy cơ chống ăn thịt chó sẽ nhanh chóng phát triển, làm cho triết lý ăn thịt chó trở nên thừa thải và lạc hậu. Bởi một khi lấy sự cống hiến xã hội làm nền tảng phát triển tài năng và địa vị trong hệ thống chính trị thì khái niệm “thái tử đảng” sẽ bị triệt tiêu, người ta sẽ dựa trên năng lực và thành tựu đóng góp cho xã hội để bầu cử, đề cử hay ứng cử. Chuyện này quá xa lạ trong cơ chế độc tài. Chính vì vậy, yếu tố xét lý lịch và vẫn luôn là tiêu chí đầu tiên trong vấn đề thăng tiến, nắm quyền lực trong bộ máy nhà nước Cộng sản. Cho đến thời điểm hiện nay, các thái tử đảng vẫn chưa làm được một việc gì cho ra hồn, họ chưa mang lại bất kì sự thay đổi hoặc giả cũng có những đóng góp nhằm làm thay đổi xã hội, để xã hội tốt đẹp hơn nếu không muốn nói là họ lặp lại y vết xe đổ của cha anh họ, nghĩa là tiếp tục độc tài, độc đoán và chuyên quyền. Khi nắm quyền, việc đầu tiên của họ là củng cố địa vị, thế lực, tiếp theo là đe nẹt tôn giáo, bóp nghẹt và dập tắt mọi trào lưu tiến bộ trong xã hội để giữ thế độc tài cho đảng. Vì sao họ phải làm vậy? Vì lẽ, họ không muốn chia mối lợi lộc với bất kì thế lực nào, cho dù thế lực đó có tiến bộ hay không, họ không quan tâm. Thậm chí, thế lực đó nổi lên không phải là để hưởng lợi mà để làm thay đổi xã hội theo chiều hướng tốt hơn thì với đảng Cộng sản, đó vẫn là thế lực thù địch. Bởi lẽ, một khi tài nguyên, ngân sách quốc gia và quĩ đất quốc gia cũng như mọi thứ có được trên quê hương này đã được chuyển hóa thành mâm thịt chó của đảng, để từ đó đảng sẽ phân chia chỗ ngồi, mâm ngồi rồi thứ tự bàn từ trên xuống dưới… Vấn đề cần phải làm là làm sao để bữa thịt chó thật ngon miệng, vui vẻ và có ý nghĩa chứ không phải bàn luận có nên hay không nên ăn thịt chó trong lúc này. Nhưng, nếu ăn thịt chó mà chỉ toàn những người thích ăn ngon, thích thịt thì xương xẩu, dồi diết bỏ cho ai? Đương nhiên, muốn ăn hết một con chó và muốn trong lúc ăn thấy mình sang hơn người, thậm chí lỡ trong lúc ăn có kẻ đến phá rối thì cũng có đứa đứng ra mà chống đỡ thì cách tốt nhất là phải đông vui. Nghĩa là có thái thượng hoàng, có nhà vua, có thái tử, có lính lác và có cả lưu manh. Thái thượng hoàng ngồi chiếu trên cùng với mâm đầu chó và vài món ngon, đẹp, quí phái như ngọc cẩu thì nhà vua phải có đùi chó xắt mỏng và những món khác ngon hơn thái tử một chút. Đến các món còn lại nhưng dồi chó, xương chó, thịt bầy nhầy bạn nhạn lại dành cho đám lưu manh, lính lác bên dưới. Chung qui, ai cũng có được thịt chó để ăn, để say, khỏi phải thấy mình bị đối xử bất công, phần mình thì mình hưởng, đừng ai đụng đến quyền lợi của mình là được tất. Cái thứ triết lý này tuy đơn giản, man rợ nhưng lại rất hợp thời đối với Việt Nam Cộng sản xã hội chủ nghĩa. Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam thứ 12 sắp diễn ra. Nói là đại hội nhưng trên thực tế, bản chất sâu xa của nó lại là một cuộc chia chác, phân chia quyền lực hay nói khác đi là chuẩn bị chia phần, chia mâm thịt chó cho ổn định và lâu dài. Mặc dù thịt chó bây giờ đã hiếm, người phản đối ăn thịt chó cũng nhiều, chuyện này tương ứng với tài nguyên cạn kiệt, ngân sách trống rỗng, nhân dân oán thán… Nhưng thịt chó thì vẫn phải ăn, quyền lực thì vẫn phải chia, thời loạn lạc, thế lực đối lập nổi lên quá nhiều mà phường lưu manh cũng nhiều vô kể. Cách tốt nhất là cho phường lưu manh được ngồi các chiếu dưới để cùng ăn thịt chó, có như vậy phường này mới đứng ra dẹp những ai phản đối ăn thịt chó. Cái triết lý nghe rất đơn giản về ăn thịt chó lại rất phù hợp với đại hội đảng sắp tới. Nếu không tin thì nhìn vào cách sắp xếp nhân sự từ trung ương đảng đến các tỉnh, các huyện thì sẽ rõ!     VietTuSaiGon's  http://www.rfavietnam.com/node/2861
......

ĐÌNH CHỈ ĐIỀU TRA BLOGGER NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG LẬP

Sáng nay ngày 20/10/ 2015, trên facebook cá nhân, nhà văn Nguyễn Quang Lập đã thông báo nhận quyết định đình chỉ điều tra. Qua điện thoại, anh cho biết, sáng nay khi đến trình diện cơ quan điều tra như thường lệ, anh đã nhận được quyết định đình chỉ điều tra. Như vậy gần 11 tháng sau ngày bị "bắt quả tang", trải qua một thời gian tạm giam rồi sau đó được tại ngoại hầu tra kéo dài gần 11 tháng, nhà văn Nguyễn Quang Lập chủ blog Quê Choa nổi tiếng đã nhận được quyết định đình chỉ điều tra. Trước đây theo trang Nguyễn Tấn Dũng.org, blogger Nguyễn Quang Lập bị bắt do trang Quê Choa đăng nhiều bài phê phán tbt Nguyễn Phú Trọng, ngược lại có nhiều bài ngầm ý ca tụng chủ tịch Trương Tấn Sang. Cùng vào tháng cuối năm 2014, ba blogger liên tục bị bắt đó là Người Lót Gạch Hồng Lê Thọ, Quê Choa Nguyễn Quang Lập và Nguyễn Ngọc Già. Một thời gian sau, Nguyễn Quang Lập và Hồng Lê Thọ được tại ngoại còn blogger Nguyễn Ngọc Già đến nay vẫn bị tạm giam và chưa kết thúc điều tra. Trước đó khá lâu, blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh cùng cộng sự là Nguyễn Thị Minh Thuý đã bị bắt theo điều 258 nhưng đã quá thời gian điều tra kể cả vài lần gia hạn nhưng đến hôm nay vẫn chưa đưa ra toà xét xử theo luật định. Từ khi có các trang blog và mạng xã hội, nhà cầm quyền cộng sản VN đã bắt rất nhiều blogger theo các điều 79, 88 và 258. Đó là các blogger: Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn thị Minh Thuý, Hồng Lê Thọ, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Ngọc Già... Hy vọng sự bắt bớ sai trái vi phạm quyền tự do ngôn luận nầy sẽ chấm dứt sau khi VN vào TPP. HNC Theo http://huynhngocchenh.blogspot.de
......

Putin cố lôi kéo Mỹ vào Syria

Tổng Thống Vladimir Putin có vẻ sốt ruột. Ðến thành phố Astana ở nước Kazakhstan, ông lại lên tiếng chỉ trích chính phủ Mỹ không chịu cộng tác với ông ở Syria. Ông Putin đã đề nghị Mỹ cử một phái đoàn cao cấp sang Nga thảo luận; hoặc Nga sẽ gửi Thủ Tướng Dmitri Medvedev cầm đầu một phái đoàn sang Washington. Chính phủ Mỹ từ chối cả hai. Ngay khi gửi hơn 30 máy bay quân sự qua Syria, ông Putin đã mong Mỹ cộng tác. Hơn nữa, ông muốn mời cả các nước Âu Châu (Anh và Pháp đóng góp máy bay oanh tạc quân IS). Hôm trước, khi ông Putin qua dự Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc, được gặp ông tổng thống Mỹ trong 90 phút (lần đầu tiên trong hai năm), báo chí Nga ồn ào ca tụng cuộc hội đàm như một thắng lợi ngoại giao của người hùng Putin. Ngoại Trưởng Sergei Lavrov còn báo trước với thế giới (nói bằng tiếng Anh) rằng hai lãnh tụ “sẽ tiếp tục thảo luận cộng tác chặt chẽ trong các vấn đề nóng bỏng trên thế giới, trước mắt là Syria!” Rõ ràng, Putin rất nóng lòng cho dân Nga thấy ông vừa biết đánh judo, vừa biết chơi hockey, lại vừa giỏi về ngoại giao. Nhưng ông tổng thống Mỹ tỏ ra lạnh nhạt. Ông Barack Obama còn nói rằng việc Nga đem quân tới Syria cứu chính quyền Assad sẽ thất bại, quân Nga sẽ bị sa lầy. Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter cũng công khai phê bình hành động của ông Putin ở Syria là “phi lý,” hiểu theo nghĩa kinh tế học là không có lợi gì cả. Ông Carter còn xác định rằng chính phủ Mỹ không hề tính chuyện phối hợp với Nga tại Syria. Ông Putin nổi giận! Ông tố cáo chính nước Mỹ tạo ra nội loạn ở Syria, và bây giờ thì không muốn tiêu diệt quân IS cực đoan! (Máy bay Mỹ và các nước đồng minh đã đánh lực lượng IS hơn 7,000 lần ở Syria và Iraq trước khi máy bay Nga tham dự). Ông Putin nói thẳng rằng chính phủ Mỹ không chịu hợp tác đến mức họ từ chối không đưa danh sách những cứ điểm của quân IS mà máy bay Nga nên oanh tạc. Và khi được hỏi ý kiến, Mỹ cũng không cho biết các địa điểm nào ở Syria nên tránh, không đánh bom! Rõ ràng là thái độ dửng dưng, chuyện ai người ấy lo! Liên lạc giữa hai bên nằm ở cấp thấp, giữa các tướng chỉ huy tại chỗ, để tránh cho máy bay của Mỹ và các nước đồng minh không đụng độ với máy bay Nga trong khi cùng đánh quân IS. Chỉ có thể hiểu được thái độ bất hợp tác của chính phủ Mỹ, và hiểu lý do ông Putin tức giận, khi nhìn nhận rằng Nga và Mỹ có những mục tiêu chiến lược hoàn toàn khác nhau ở Syria. Nước Mỹ chiếm thế thượng phong trong cả vùng Trung Ðông. Hạm đội số 6 bao sân Ðịa Trung Hải; Hạm đội số 5 đặt căn cứ ở Bahrain, trông coi Hồng Hải, Biển Á Rập, Vịnh Ba Tư và phía Tây Ấn Ðộ Dương. Các nước Á Rập bán dầu lửa cho Mỹ và mua vũ khí của Mỹ. Sau kinh nghiệm chiến tranh Iraq, Mỹ tránh không đem quân vào vùng này. Ngay cả trong chiến dịch thay đổi chế độ ở Lybia, Mỹ cũng chỉ phóng hỏa tiễn từ ngoài khơi vào hỗ trợ các nước Châu Âu. Syria trở thành một lò lửa trong vùng, nhưng đó là cuộc tranh chấp giữa các nước Á Rập và Iran, Mỹ có thể đứng ngoài nhìn họ giết lẫn nhau bao lâu cũng được. Israel là đồng minh của Mỹ sẽ được yên thân hơn. Vùng Trung Ðông còn bất ổn thì các nước Á Rập càng cần tiền bán dầu lửa để mua khí giới. Giá dầu sẽ thấp, kinh tế Nga sẽ thiệt hại, Mỹ vẫn dư dầu. Ðối với ông Putin, việc can thiệp vào Syria có nhiều mục đích. Từ thời Nga Hoàng qua thời Xô Viết, nước Nga vẫn tìm một hải cảng nước ấm. Nga chỉ có một căn cứ hải quân duy nhất trong vùng Ðịa Trung Hải, bên bờ biển Syria; nếu Assad đổ và một chính quyền khác lên thay thì Nga có thể bị mời đi chỗ khác. Nga đến Syria để cứu Assad sau khi quân đội của ông ta thua nặng từ đầu năm nay. Nga có thể chấp nhận Assad ra đi, nhưng muốn được ngồi vào bàn chọn những người thay thế. Nga can thiệp trực tiếp vào Syria cũng để tạo một cơ hội trao đổi: Nga sẽ đứng cùng một phía với Mỹ và Châu Âu trong việc đánh quân IS, để dễ tìm đường thỏa hiệp với Mỹ và Châu Âu chấm dứt vụ cấm vận vì xâm lấn Ukraine. Về mục tiêu này, ông Putin đã thất vọng. Thủ Tướng Ðức Angela Merkel, sau khi gặp cả ông Putin và Tổng Thống Pháp Hollande, đã tuyên bố dù Nga giúp giải quyết chuyện Syria, phương Tây sẽ không nhượng bộ Nga trong vụ cấm vận: “Hai vấn đề này không dính gì đến nhau!” Trước khi đưa máy bay sang Syria, ông Putin đã gặp gỡ đại diện các nước trong vùng, Saudi Arabia, Jordan, Egypt, Turkey, Israel, Palestine và Iran; tất cả đều dính líu vào cuộc nội chiến ở Syria. Vụ can thiệp giúp ông có dịp tạo quan hệ thân thiện với họ, chuẩn bị cho thế cờ ngoại giao sau này. Nhưng điều khó khăn cho ông Putin là đa số các nước đó đều muốn trước hết phải xóa bỏ chế độ Assad mà Nga và Iran đang bảo vệ. Công tác ngoại giao tăng cường sau khi Putin đưa máy bay chiến đấu sang Syria, nhưng kết quả không có gì. Từ Tháng Sáu năm 2015, Nga đã vận động ngoại giao với Mỹ và các nước trong vùng, tỏ ý có thể chấp nhận một chính quyền chuyển tiếp ở Syria, sau khi Assad ra đi. Chủ Nhật vừa qua, 11 Tháng Mười, 2015, ông Putin gặp ông Hoàng Mohammad bin Salman, bộ trưởng Quốc Phòng Á Rập Saudi, bảo đảm rằng Nga không hề liên minh với Iran, một nước kình địch của Saudi; mặc dù cả Nga và Iran đều ủng hộ Assad. Thổ Nhĩ Kỳ phản đối máy bay Nga lạc từ Syria sang đất Thổ, Putin đã lập tức xin lỗi và gửi phó tư lệnh Không Quân sang Ankara bàn việc lập một ủy ban hai nước để theo dõi và tránh sự kiện này. Putin cũng thỏa thuận với Benjamin Netanyahu, thủ tướng Israel, thiết lập một ủy ban tương tự, với đường dây điện thoại trực tiếp giữa tướng lãnh hai bên, để tránh máy bay Nga xâm phạm không phận Israel. Nhưng Tổng Thống Thổ Recep Tayyip Erdogan vẫn lên tiếng cực lực phản đối máy bay Nga đánh cả các đạo quân chống Assad được Thổ ủng hộ, thay vì chỉ đánh quân IS. Ông Erdogan còn dọa rằng nước Thổ sẽ ngưng mua khí đốt của Nga nếu chính phủ Nga không thay đổi đường lối này. Lời đe dọa này được tuyên bố sau khi ông Erdogan qua Bruxelles, trung tâm của Liên Hiệp Châu Âu; cho thấy một vũ khí của ông Putin đã mất hiệu lực: Ðe dọa cắt không cung cấp hơi đốt cho các nước Châu Âu. Bởi vì kinh tế Nga đang sa lầy kể từ khi ông Putin xâm lăng Ukraine và bị phong tỏa. Trong bốn tháng qua, Putin đã giảm bớt can thiệp vào miền Ðông nước Ukraine, các phiến quân do Nga xúi giục tỏ ra tôn trọng cuộc đình chiến được các nước Âu Châu và Nga ký kết. Một lý do là ông Putin chứng kiến kinh tế Nga trên đà xuống dốc, tổng sản lượng nội địa (GDP) sẽ giảm 3.8% trong năm nay, theo tiên đoán của Ngân Hàng Thế Giới; và sang năm 2016 cũng chưa hồi phục. Vì đồng rúp mất giá một nửa so với đô la Mỹ, lạm phát gia tăng, đồng lương thực thụ của công nhân Nga đã bị giảm hơn 8%, mãi lực giảm khiến số tiêu thụ cũng xuống. Trong Tháng Sáu, số xe hơi bán giảm 30% so với năm trước. Số tiền vay để mua nhà cũng giảm 40% trong bốn tháng đầu năm nay. Kế hoạch phong tỏa kinh tế Nga của Mỹ và các nước Châu Âu nhắm những mục tiêu cụ thể. Các ngân hàng và xí nghiệp Tây phương không được làm ăn với một số công ty và ngân hàng Nga, đặc biệt nhắm vào các công ty dầu khí lớn. Chính phủ Mỹ mới tăng thêm 29 công ty Nga vào sổ đen, trong đó có Rosneft, một hãng dầu khí khổng lồ, và nhà sản xuất súng AK, Kalashnikov, một nguồn ngoại tệ xuất cảng của Nga. Mục đích cuộc cấm vận là cắt đứt nguồn cung cấp vốn cho các xí nghiệp Nga và nguồn hỗ trợ kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật khai thác dầu mà các công ty quốc doanh của Nga tiến chậm hơn các công ty tư nhân ở Âu Mỹ hàng mấy chục năm. Ngày 6 Tháng Mười vừa qua, Bộ Năng Lượng trong chính phủ Nga đã phải hoãn tất cả các cuộc đào tìm dầu ở vùng Bắc Cực trong ba năm. Lý do chính vì các công ty dầu khí Âu Mỹ rút lui không cộng tác với các công ty Nga, theo lệnh cấm vận. Ông Putin can thiệp vào Syria với một mục tiêu là tạo cơ hội cộng tác với Mỹ trong việc tiêu diệt quân IS trong khi ngưng gây rối ở Ukraine, để đổi lại sẽ được giảm cấm vận. Ðiều đáng lo ngại cho ông ta là dù Nga ngưng can thiệp vào nội tình Ukraine thì các biện pháp phong tỏa khác sẽ tiếp tục được duy trì. Ðó là những lệnh cấm vận được đưa ra khi Nga chiếm bán đảo Crimea, trước khi Putin hỗ trợ người gốc Nga nổi dậy tại miền Ðông Ukraine. Khi chiếm đóng rồi sáp nhập Crimea vào nước Nga, ông Putin đã vi phạm luật pháp quốc tế. Không một quốc gia nào được chiếm và sáp nhập lãnh thổ một nước khác, đó là một “luật chơi” không ai được vi phạm, nếu không thế giới sẽ hỗn loạn. Các nước Tây phuong không thể nhắm mắt khi luật chơi này bị Nga xóa bỏ. Cho nên, dù Nga có chấm dứt can thiệp vào Ukraine, việc phong tỏa kinh tế vì vấn đề Crimea vẫn tiếp tục không biết đến bao giờ. Thương thuyền Mỹ không được ghé các hải cảng trong vùng Crimea mà Nga đã chiếm của Ukraine. Ðiều đáng lo ngại khác của ông Putin là việc can thiệp của Không Quân Nga không làm thay đổi tình thế trên mặt trận. Hiện quân đội chính quyền Assad đang phản công tiến chiếm lại một số thành phố lớn đã mất vào tay các nhóm nổi dậy; với máy bay Nga hỗ trợ trên trời và quân đội Hezbollah từ Lebanon tới, do Iran chỉ huy, đánh dưới đất. Ở Aleppo, với hai triệu dân nằm gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, những nhóm nổi dậy đang kiểm soát thành phố là Ahrar al-Sham, Suqour al-Sham và Failaq al-Sham và Nusra Front, một chi nhánh của al Qaeda tại Syria, đều là những nhóm cực đoan quá khích chống Assad nhưng cũng chống quân IS. Ngoài ra, binh đoàn Fursan al Haq, do các nước Á Rập trong vùng yểm trợ tập hợp dưới danh nghĩa Quân Ðội Syria Tự Do, đang sử dụng hỏa tiễn TOW do Mỹ cung cấp để chống lại quân của Assad, quân Hezbollah và máy bay Nga. Chiến trường Syria không phải là nơi tranh hùng giữa Nga và Mỹ. Các nước Á Rập, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đang tham dự. Quân đội của Assad có thể tan rã, mà ông Putin không thể gửi quân Nga sang, vì dân chúng Nga không chấp nhận. Nhiều bà mẹ người Nga đã đi biểu tình phản đối khi con họ đến tuổi đi lính bị gửi sang Ukraine. Dân Nga chưa thấy một mối lợi nào nhờ chiếm lại Crimea, mà chỉ tốn tiền nuôi chính quyền và dân sống ở đó. Kinh tế Nga suy yếu, ngân sách khô cạn vì giá dầu xuống không cho phép kéo dài việc can thiệp vào Syria. Vì vậy, ông Putin cần lôi kéo Mỹ vào cùng một phe đánh lực lượng IS, hy vọng các nước Âu Mỹ sẽ giảm bớt lệnh cấm vận. Nhưng chính quyền Mỹ vẫn dửng dưng, đứng ngoài chờ coi Nga sa lầy ra sao. Ðể tránh khỏi bị sa lầy như quân đội Xô Viết đã thảm bại ở Afganhistan trong thập niên 1980, ông Putin chỉ còn một đường là kiếm một cớ nào đó mà tuyên bố mình đã thành công, rồi rút quân về! Có thể ông cố giúp quân của Assad thắng một trận nào đó, hoặc chờ các nước Á Rập, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đồng ý ngồi vào bàn hội nghị thương thuyết về tương lai một nước Syria không có Assad. Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?art...
......

THÁI TỬ ĐỎ TRÀN NGẬP ĐẤT NƯỚC - PHÚC HAY HỌA?

Khi các thái tử và công chúa, các cậu ấm cô chiêu vụt nổi lên “chói sáng” trên chính trường Việt Nam, đâu đó có thể có người mừng khấp khởi, nghĩ rằng các cô cậu ấy sẽ chính là “tầng lớp kỹ trị mà Việt Nam cần”, rằng các cô cậu trẻ, giỏi, có bằng cấp Tây học và sự văn minh hấp thụ từ Âu-Mỹ, các cô cậu sẽ giúp dân chủ hóa Việt Nam. Và như thế phải chăng là kết quả của một chiến lược sâu xa nào đó của Mỹ, “dùng cộng sản con diệt cộng sản bố”. Không biết nước Mỹ có một chính sách như thế với mấy nước cộng sản thật không, nhưng nếu có thật thì nó rất phi thực tế, cũng như những người đang mừng rỡ trước sự nổi lên của “thái tử đỏ” vậy. Thanh niên Việt Nam du học Âu-Mỹ có nhiều thành phần: - Một số đi học bằng thực lực, ví dụ thi đỗ Fulbright, Chevening... hoặc xin được học bổng trực tiếp từ trường (1); - Một số đi học tự túc, bằng tiền nhà, nhờ gia đình có điều kiện (2); - Một số đi học cũng nhờ gia đình có điều kiện, nhưng tự túc... bằng tiền công quỹ, tiền dân, tức là tiền mà cha mẹ họ có được từ tham nhũng, bóp cổ dân. Số này chính là các đấng “con ông cháu cha”, “con cháu các cụ”. (3) - v.v. Còn nhiều thành phần khác. Trên thực tế, nhóm 3 cũng thường trộn lẫn với nhóm 2 và 1. Hay nói cách khác, các thái tử, công chúa, cậu ấm, cô chiêu du học thường dưới cái vỏ “tự túc” của gia đình - bằng tiền do mồ hôi nước mắt cha mẹ làm ra chứ không ăn của ai - hoặc dưới vỏ “có năng lực thực sự”, “đi lên bằng chính đôi chân mình”. Vậy theo bạn, phản ứng dễ xảy ra của nhóm 3 sau khi các cô cậu ấy tốt nghiệp với tấm bằng “du học Âu/Mỹ” tươi rói sẽ là gì? Có lẽ họ sẽ ở lại nước ngoài để học tiếp hoặc để kiếm việc làm, ổn định dần cuộc sống. Hoặc họ cũng có thể trở về Việt Nam, kiếm một việc làm xứng đáng với “tầm” của họ, sống một cuộc sống chất lượng đúng với “tầm” của họ, tóm lại là “lên level”, đổi đời. Nhưng dù theo cách nào, ở lại nước ngoài hay về Việt Nam, họ cũng không thể đi ngược lại gia đình được. Họ không thể từ bỏ truyền thống của gia đình, không thể phản bội lợi ích của gia đình - cái lợi ích gắn rất chặt với sự cầm quyền của đảng CS. Ít nhất, họ cũng phải làm sao để “quật lại vốn”, nghĩa là lấy lại được số vốn đầu tư hàng trăm ngàn đôla mà gia đình đã bỏ ra cho họ. Và bạn nghĩ các thái tử công chúa đỏ, các cậu ấm cô chiêu đỏ sẽ dân chủ hóa đất nước, sẽ “diệt cộng sản bố”, sẽ thay đổi Việt Nam theo hướng dân chủ-tự do, sau khi các cô cậu ấy du học? Chờ các cô cậu ấy "quật lại vốn" xong xuôi đã nhé. Theo FB Đoan Trang
......

‘Chủ nghĩa xã hội’ biến mất tại Hội nghị trung ương 12

Sự thay đổi về liều lượng từ ngữ tại Hội nghị trung ương 12 có khả năng dẫn tới một sự chuyển đổi rõ hơn, lớn hơn và dứt khoát hơn về ý thức hệ tại đại hội đảng Cộng sản VN lần thứ 12. Để sau đó, trào lưu ‘cải cách thể chế’ sẽ khởi động và những gì chưa tìm thấy được về mặt tư tưởng chính trị sẽ được ‘thả nổi’. Hiện tượng ‘lạ’ Một hiện tượng “lạ” đã diễn ra khi trong cả diễn văn khai mạc lẫn thông báo bế mạc của Hội nghị trung ương 12 đảng Cộng sản Việt Nam, kéo dài suốt một tuần từ ngày 5 đến ngày 11/10/2015 giữa những người bên đảng và phía chính phủ tranh nhau các vị trí trong “tứ trụ” cùng chức vụ tổng bí thư, đã chỉ một lần tính từ “xã hội chủ nghĩa” được nhắc đến mà không xuất hiện bất kỳ danh từ “chủ nghĩa xã hội” nào trong các đoạn văn chính trị.  Ngay cả cụm từ trước đây rất thường thấy là “xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, nay cũng được lược bớt phần đuôi tại Hội nghị trung ương 12. Duy nhất một lần “xã hội chủ nghĩa” được dùng trong thông báo của Hội nghị trung ương 12 khi đề cập đến vấn đề “tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”. Sự thay đổi về tính “thể chế” như vậy có thể khiến người đọc và giới quan sát liên tưởng đến điều kiện “kinh tế thị trường đầy đủ” mà Hoa Kỳ và các nước trong khối TPP đang yêu cầu nhà nước VN phải mau chóng thực hiện, bởi cho tới nay nhà nước này vẫn chưa đáp ứng bất cứ tiêu chí nào về kinh tế thị trường của phương Tây. Cần nhắc lại, những từ ngữ “xã hội chủ nghĩa” và “chủ nghĩa xã hội” được dùng một cách kinh viện, tràn ngập và không thể thiếu trong văn bản của tất cả các hội nghị trung ương, đại hội đảng trước đây. Ngay cả tại Hội nghị trung ương 10 vào tháng Giêng năm 2015 là trang blog Chân dung quyền lực tung hoành, tấn công trực diện một số ủy viên Bộ Chính trị và phản ánh tình trạng phân rã nghiêm trọng trong nội bộ đảng, các cụm từ trên vẫn được ban soạn thảo gắn chặt với các văn bản mở đầu và bế mạc hội nghị. Việc các cụm từ “xã hội chủ nghĩa” và “chủ nghĩa xã hôi” rất ít được nhắc đến trong Hội nghị trung ương 12, có thể cho thấy rằng đây là lần đầu tiên diễn ra một sự thay đổi âm thầm nhưng có tính lịch sử. Sự thay đổi này đã xuất hiện chỉ 3 tháng sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Tổng thống Barack Obama đón tiếp ngay tại Phòng Bầu dục ở Washington và nhà nước VN đã phải chấp nhận định chế Công đoàn độc lập; 1 tháng sau khi TBT Trọng lần đầu tiên thăm Nhật Bản, một đồng minh mật thiết của Mỹ và đang hứa hẹn sẽ tăng viện trợ ODA cho VN. Không chỉ đối ngoại, “đối nội” cũng khiến giới lãnh đạo VN chịu “tâm tư” không ít. Nhiều năm qua và đặc biệt từ đầu năm 2013 khi xuất hiện phong trào “Kiến nghị 72” cho đến nay, ngày càng xuất hiện nhiều trí thức và người dân phản bác về tình trạng quá ư bảo thủ khi đảng khăng khăng giữ định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng lại chẳng biết phải định hình và tiến tới nó như thế nào, còn chế độ thì ngày càng tham nhũng ghê gớm và đời sống người dân ngày càng bất an, cơ cực. Năm 2014 và sang 2015, bắt đầu xuất hiện những lời nói thật. Cùng thời gian diễn ra Hội nghị trung ương 11 vào giữa năm 2015, một ủy viên trung ương đảng là Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh được mời đến nói chuyện về các vấn đề kinh tế ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Thính giả là lãnh đạo của hầu hết các tỉnh, thành phố. Kết thúc buổi nói chuyện, nhiều người hỏi ông Vinh thế nào là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ông đáp rất thành thật: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”. Trong lúc những người cộng sản bảo thủ còn phân vân trước ngã ba đường, người Mỹ lại tỏ ra lịch sự một cách bất ngờ. Kết quả chuyến đi Hoa Kỳ của TBT Trọng vào tháng 7/2015 - như được chính ông đánh giá là “thành công ngoài mong đợi” và nhận định là phía Mỹ “tôn trọng triết lý chính trị của Việt Nam”. Khi không còn phải lo lắng về việc Mỹ sẽ kích động lật đổ chế độ, dường như giới chính trị bảo thủ Việt lại có thể tự thân thay đổi nhanh hơn và thực chất hơn. Nếu chính một giáo sư tháp ngà như TBT Trọng mà còn không thể tìm ra chủ nghĩa xã hội là gì và ở đâu, thì chẳng có gì chứng minh là phần lớn các đồng chí của ông – được trang bị bởi ý thức hệ quyền + tiền – sẽ nhắm mắt đốt đuốc đi theo mô hình xã hội chủ nghĩa mà không một ai có cơ may trở thành tổng thống. Đã có tiền lệ Nếu điểm lại một cách có hệ thống những phát ngôn chính trị từ giữa năm 2015 đến trước Hội nghị trung ương 12, có thể nhận ra rằng việc thiếu vắng cụm từ “xã hội chủ nghĩa” đã được khởi nguồn từ những tiền lệ chuyển biến tư tưởng trước đó. Vào ngày 1/7/2015, tại Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ IX và trùng với sự kiện Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh bị xem là “mất tích”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bất ngờ nêu ra khái niệm Quân đội "trung thành với dân tộc và Hiến pháp", mặc dù có thêm bổ đề Quân đội Nhân dân Việt Nam cần “nghiêm túc chấp hành sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước”. Đến đầu tháng 8/2015, Thủ tướng Dũng lại nêu ra một quan niệm rất đáng chú ý: “Lực lượng Công an Nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng và nhà nước” trong bối cảnh Đại hội thi đua vì an ninh Tổ quốc lần VII do Bộ Công an tổ chức. Với phát biểu này, Thủ tướng Dũng đặt Tổ quốc lên vị trí đầu tiên, khác với ưu tiên "phải trung với Đảng" luôn được đặt ở hàng đầu trong các bài diễn văn, nghị quyết và trong hệ thống tuyên truyền của khối đảng lẫn giới tuyên giáo. Có thể cho rằng việc hoán đổi vị trí trong yêu cầu lực lượng vũ trang “phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân” là một sự thay đổi đáng kể về não trạng của một bộ phận trong giới lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam, dù chỉ mới trên phương diện lý thuyết chứ chưa có chút nào thực tiễn. Trên bình diện khách quan, trong những năm gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều dư luận trong trí thức và nhân dân cho rằng đã đến lúc lực lượng vũ trang, đặc biệt là quân đội, phải thể hiện lòng trung thành với Tổ quốc và nhân dân, thay vì bị chi phối quá nhiều bởi ý thức hệ chính trị độc đảng; không để bị biến thành công cụ cưỡng chế chiếm đất của nông dân thay cho việc ra mặt trận đối đầu với kẻ thù. Đang dần chuyển đổi ý thức hệ? Cùng với diễn biến cực kỳ phức tạp về tương quan lực lượng trong đảng, những thay đổi tư tưởng trên đang hé lộ về đại hội 12 có thể mở ra triển vọng cho một sự đổi khác khá lớn mà không phe nào muốn phản đối. Sự thay đổi về liều lượng từ ngữ tại Hội nghị trung ương 12 có khả năng dẫn tới một sự chuyển đổi rõ hơn, lớn hơn và dứt khoát hơn về ý thức hệ tại đại hội đảng Cộng sản VN lần thứ 12 - dự kiến diễn ra vào đầu năm 2016. Để sau đó, trào lưu “cải cách thể chế” sẽ khởi động và những gì chưa tìm thấy được về mặt tư tưởng chính trị sẽ được “thả nổi”. Nguồn: http://www.voatiengviet.com
......

NỢ CÔNG VƯỢT NGƯỠNG NGUY HIỂM VÀ ĐÁY MINH BẠCH - ĐỈNH THAM NHŨNG

Vượt trên ngưỡng nguy hiểm! Vào đầu tháng 10/2015, lần đầu tiên xuất hiện một báo cáo đáng giá lương tâm từ phía Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ kế hoạch đầu tư) về nợ công, khác hẳn thái độ cực kỳ ‘ngoan ngoãn’ của bộ này trước đây. Báo cáo này ‘tính toán lại’ nợ công năm 2014: nếu tính thêm chi phí dự phòng nợ bất khả kháng là 5% nợ công trong nước thì sẽ là 66,4% GDP, chênh lệch tới 6,5 điểm phần trăm so với mức nợ công 59,9% GDP đã được các báo cáo của Chính phủ công bố. Tỷ lệ mới về nợ công đã hiển nhiên vượt hơn ngưỡng nguy hiểm 65%. Thế nhưng trong nhiều báo cáo gửi tới các kỳ họp Quốc hội trong những năm gần đây, Chính phủ đều khẳng định nợ công vẫn ở mức an toàn. Một số chuyên gia ‘phản biện trung thành’ đã được xuất hiện trên truyền thông để trấn an giới phản biện độc lập và dân chúng khi cho rằng chẳng có gì đáng lo ngại về nợ công quốc gia. Xu thế vay mượn ODA cũng vì thế càng trở nên ‘ăn của dân không chừa thứ gì’. Không chỉ dự án sân bay Long Thành 15 tỷ USD mà cả dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam cũng đang ngấp nghé con số 55 tỷ USD, chỉ chực chờ đổ ập lên đầu dân chúng núi nợ truyền kiếp không biết bao nhiêu đời con cháu. Để có được con số nợ công trung thực hơn, Bộ kế hoạch đầu tư đã thay đổi cách tính, bổ sung 3 tiêu chí là nợ Ngân hàng Nhà nước, nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và nợ của tổ chức bảo hiểm và an sinh xã hội. Đây cũng là những tiêu chí không nằm trong Luật Quản lý nợ công 2009. Thế nhưng những tiêu chí này, đặc biệt là nợ của DNNN, lại là tiêu chuẩn bắt buộc của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Cần nhắc lại, từ năm 2011, một số chuyên gia phản biện độc lập đã báo động về tình hình nợ công quốc gia của VN. Ông Vũ Quang Việt, nguyên vụ trưởng tài khoản quốc gia, Cục thống kê của Liên hiệp quốc, đã tính toán số nợ của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước để từ đó đưa ra tỷ lệ nợ công quốc gia trên GDP lên đến 106%. Chỉ đến năm 2014, vài chuyên gia và quan chức nhà nước mới chịu thừa nhận nợ công quốc gia có thể lên đến 98% GDP, tức ‘làm ra 100 đồng đã phải dành đến 98 đồng để trả nợ’. Trong khi đó, giới lãnh đạo chính phủ vẫn cố ép tỷ lệ này chỉ ở mức 50-55% GDP. Vào tháng 8/2015, khác với những lần trước khi thông báo về tình hình nợ công quốc gia được dẫn nguồn từ Chính phủ hoặc thậm chí cơ quan tuyên giáo, báo giới nhà nước lại đồng loạt phát tin ‘Việt Nam là quốc gia có rủi ro nợ công lớn nhất khu vực Đông Nam Á’ và ‘được’ Ngân hàng Bank of America (Mỹ) xếp hạng rủi ro thứ 12 trên thế giới. ‘Việt Nam không bao giờ vỡ nợ công’ thuộc loại tuyên bố ‘ấn tượng’ vô trách nhiệm nhất của giới quan chức VN cách đây không lâu. Thế nhưng đã quá chán ngán trước tình cảnh dối trá bất tận về thực trạng nợ công, nợ xấu, cộng thêm đòi hỏi ngày càng lớn về minh bạch tài chính ngân sách, báo chí nhà nước chỉ còn chờ những tổ chức phân tích tài chính có uy tín như Bank of America phát thông tin là lập tức xé rào dẫn lại. Với con số nợ công mới 66,4%/GDP mà Bộ kế hoạch đầu tư đưa ra, kỳ họp quốc hội VN vào tháng 11/2015 sẽ có thể sôi động hơn chứ không thuần một chiều như trước đây. Có khả năng một số dân biểu sẽ phản bác báo cáo của Chính phủ và những dự án vay ODA với dự toán ‘theo kiểu ‘’giết sống’’ dân nghèo. Tình hình nợ công tiếp tục dấn sâu vào vùng nguy hiểm cũng đang là hiện tượng tiếp biến mà rất có thể sẽ làm cho nền kinh tế VN lao vào vùng phá sản trong ít năm tới - không khác mấy trường hợp Achentina năm 2001. Đáy minh bạch - đỉnh tham nhũng Trên một bình diện khác, vào đầu tháng 9/2015, Tổ chức Đối tác Ngân sách quốc tế công bố Chỉ số công khai ngân sách mở của VN năm 2015 chỉ là 18 điểm trên thang điểm 100, thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 45 điểm. Chỉ số này thậm chí còn thấp hơn một điểm so với xếp hạng năm 2014. Vụ việc quá đáng xấu hổ trên phải có căn nguyên của nó. Vào tháng 12/2014, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng 2014 (CPI 2014): VN đạt 31/100 điểm, đứng thứ 119 trên bảng xếp hạng toàn cầu và thứ 18 trên tổng số 28 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong số chín quốc gia Đông Nam Á được đánh giá năm 2014, VN đứng thứ 6, chỉ xếp hạng trên Lào, Campuchia, và Myanmar. Trong lúc điểm số của VN không thay đổi trong một bảng xếp hạng về tham nhũng hàng năm, nhiều quốc gia láng giềng lại đang cải thiện kết quả CPI của họ. Mức độ thiếu công khai, minh bạch về ngân sách VN luôn đứng gần chót bảng xếp hạng lại không gây ngạc nhiên với nhiều người, trong đó có Trưởng đại diện Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA), ông Mori Mutsuya. Trong nỗ lực tìm kiếm thông tin về ngân sách để phục vụ cho nghiên cứu gần đây về nợ công, nợ trong nước, nợ nước ngoài của VN mà JICA quan tâm, ông đã không khỏi thất vọng. Các số liệu ngân sách nhà nước mà Bộ Tài chính thường công khai trên cổng thông tin điện tử đã không thể hiện được gì nhiều. Ở cấp địa phương, vấn đề công khai, minh bạch ngân sách còn tồi tệ hơn nhiều. Một khảo sát gần đây với hơn 1.100 người dân tại năm tỉnh là Bắc Giang, Hòa Bình, Nam Định, Quảng Trị và Bà Rịa - Vũng Tàu của năm tổ chức xã hội dưới sự bảo trợ của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho thấy điều đó. Kết quả tham vấn tại Bắc Giang cho thấy, hơn 43% người dân được hỏi không biết rằng ngân sách được chi cho phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng và đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước; tới hơn 63% số người được hỏi không biết rằng ngân sách được chi trả nợ của nhà nước và chi viện trợ. Trong khi đó, có gần 43% người dân ở các tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị, Vũng Tàu và Nam Định cho biết họ có nghe hoặc có nhìn thấy báo cáo thu - chi ngân sách của xã nhưng không nhớ hoặc không hiểu được những thông tin này. Đặc biệt, chi đầu tư xây dựng cơ bản - thường chênh lệch tới 50% so với dự toán, vượt xa so với hướng dẫn về thông lệ tốt là duy trì chênh lệch chi tiêu ở mức không quá 5% dự toán. Bình quân các tỉnh miền núi phía Bắc chi cao hơn dự toán đến 42%, các tỉnh ở Tây Nguyên chi cao hơn 35%. Còn tại khu vực Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long, mức chi bình quân cao hơn lần lượt là 7% và 9%. Nhân nào quả nấy. Bội chi ngân sách nhà nước năm 2013 đã vọt lên 6,6% GDP, từ mức 5,3% GDP được phê duyệt trước đó. Bản dự thảo đầu tiên của Luật Ngân sách nhà nước từng có điều khoản xử lý trách nhiệm cá nhân của những người chi tiêu sai NSNN. Tuy nhiên, nội dung này không còn xuất hiện trong luật được Quốc hội thông qua tại kỳ họp trước. Hiển nhiên Tổ chức Minh bạch Quốc tế chẳng thiếu cơ sở khi cho rằng Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng của Việt Nam không thay đổi trong ba năm liên tiếp (2012- 2014), và tham nhũng trong khu vực công vẫn là một vấn đề nghiêm trọng của quốc gia. Quy luật nghịch đảo cuối cùng đã được giới báo chí nhà nước thừa nhận: thu chi ngân sách càng kém minh bạch, tham nhũng càng ngập ngụa, nợ công càng rủi ro. Song nếu phải chờ cho đến khi Chính phủ VN phải thú nhận về hậu quả này, thì e rằng sẽ quá trễ để cứu vãn nền kinh tế chỉ còn da bọc xương. Ai và cơ quan nào có thể khoan đến xương tủy sự thật về nợ xấu và nợ công, từ đây đến đại hội 12 của đảng cầm quyền? Phạm Chí Dũng Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?art...
......

Cuộc gặp gỡ giữa Đại sứ Hoa Kỳ tại VN và bác sĩ Nguyễn Đan Quế

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ông Ted Osius và bà tổng lãnh sự Rena Bitter vào ngày 16 tháng 10 có cuộc gặp với bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng tại Việt Nam. Ông cũng là chủ tịch Cao Trào Nhân bản đồng thời là một cựu tù chính trị tại Việt Nam. Đại sứ Mỹ Ted Osius gặp Bs Nguyễn Đan Quế ngày 16-10-2015. Cùng hiện diện trong buổi tiếp kiến này còn có Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Saigon Rena Bitter (Photo) Nội dung trao đổi chính tại cuộc gặp là gì? Cuộc gặp được cho biết diễn ra tại một địa điểm cách Tòa tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn chừng 100 thước. Theo lời của bác sĩ Nguyễn Đan Quế thì lần này khi ông đi gặp đại sứ Ted Osius và bà tổng lãnh sự Rena Bitter không bị cản trở như lâu nay mỗi khi ông ra khỏi nhà hay có một sự kiện chính trị nào đó tại Việt Nam. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế cho biết đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius cũng như bà tổng lãnh sự Rena Bitter nắm bắt khá chặt chẽ tình hình tại Việt Nam; nhất là những vấn đề không được truyền thông nhà nước Hà Nội loan tải trong các lĩnh vực tự do thông tin, tự do phát biểu... Về phần mình, bác sĩ Nguyễn Đan Quế nêu ra nhiều vấn đề với đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius và bà tổng lãnh sự Rena Bitter gồm các thành tựu trong mối quan hệ Mỹ- Việt trong 20 năm qua, vấn đề tháo gỡ mìn- các vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, các vấn đề môi trường như biến đổi khí hậu và tác động đến khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long… Vấn đề Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP mới được đúc kết đàm phán hồi ngày 5 tháng 10 vừa qua tại Hoa Kỳ cũng là một điểm nhấn được bác sĩ Nguyễn Đan Quế nêu ra với đại sứ Mỹ Ted Osius và bà tổng lãnh sự Rena Bitter vào ngày 16 tháng 10 vừa qua. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế cho biết:     Ngoài TPP chúng tôi có nêu lên một cái để làm áp lực cho Hà Nội là họ đang rất muốn mua vũ khí sát thương. Tôi có nêu với ông ấy đây là hai công cụ để áp lực mạnh nhất đối với một thể chế chính trị không có khả năng/vô khả năng, tham nhũng, thất bại hoàn toàn về sự nghiệp phát triển kinh tế đang nắm lấy phao cứu sinh TPP     bác sĩ Nguyễn Đan Quế “ Tôi cũng có nói thêm khi gia nhập TPP có hai mặt đối với phía Việt Nam. Khi vào TPP, Việt Nam phải tuân theo luật lệ chung, nhất là về công đoàn và quyền của người công nhân. Tôi nhấn mạnh rất nhiều về quyền của người công nhân, công đoàn. Thế thì với đời sống chính trị lạc hậu, mất lòng dân, không tôn trọng nhân quyền, không có dân chủ, mà chỉ dùng công đoàn nhà nước để đàn áp thì chắc chắn hệ thống như thế khi hòa đồng với 11 nước khác với nền kinh tế cao hơn, tôi nói thẳng, là không thể được. Nếu muốn vào thành công thì phải đổi hệ thống chính trị. Tôi có dùng một chữ của tôi cho rằng đây là tiến trình tự nhiên ‘natural evolution’, ông Ted Oius cũng đồng ý nhưng chữ ông dùng là ‘organic evolution’. Tôi thấy hai cụm từ cũng giống nhau, không có gì khác hết.” Bác sĩ Nguyễn Đan Quế cũng nhắc lại với đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius và bà tổng lãnh sự Rena Bitter quan điểm của bản thân ông khi Việt Nam ký kết hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ- BTA, cũng như gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới WTO, cũng như hiện nay tham gia TPP với 11 nước khác: “Thế thì tôi cũng có nói với ông ấy thế này: tiến trình thay đổi ở Việt Nam chủ yếu nó là về kinh tế đó. Thế thì ngay như hiệu ước BTA song phương giữa Mỹ và Việt Nam sau khi hai nước bình thường hóa; ( lúc đó) tôi cũng ủng hộ rất mạnh. Và đến khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, rất nhiều người phản đối tôi cũng nói là như thế không đúng mà phải nên tham dự. Cứ tham dự, hộp nhập với quốc tế là tốt. Theo tôi sau BTA, sau WTO và nay là TPP này trong đó 12 nước có 2 siêu cường kinh tế Mỹ, Nhật làm đầu tàu thì đây là một hiệp ước đối tác về kinh tế khác hoàn toàn với những hiệp ước đối tác kinh tế trong thời kỳ hai khối cộng sản- tư bản. Bây giờ chiến tranh lạnh đã chấm dứt và thế giới đang chuyển mình sang thế chiến lược mới là hợp tác bắc- nam.” Tại cuộc gặp, bác sĩ Nguyễn Đan Quế cũng nói rõ là phía Hoa Kỳ cần dùng hai hồ sơ TPP và vũ khí sát thương để gây áp lực cải tổ đối với Hà Nội. Ông nói: “ Ngoài TPP chúng tôi có nêu lên một cái để làm áp lực cho Hà Nội là họ đang rất muốn mua vũ khí sát thương. Tôi có nêu với ông ấy đây là hai công cụ để áp lực mạnh nhất đối với một thể chế chính trị không có khả năng/vô khả năng, tham nhũng, thất bại hoàn toàn về sự nghiệp phát triển kinh tế  đang nắm lấy phao cứu sinh TPP, thì đây là thời điểm thích hợp nhất để khuyên bảo Hà Nội nên dân chủ hóa đất nước.” Bác sĩ Nguyễn Đan Quế cũng đề cập đến những yêu cầu về tự do thông tin: “Về quyền tự do thông tin thì riêng tôi có nhắc phải để lưu thông hai chiều trong các sản phẩm viết về Việt Nam từ bên ngoài phải được đưa vào Việt Nam và sản phẩm của cộng sản Việt Nam được đưa ra ngoài. Tôi nhấn rất mạnh về tự do thông tin đa chiều và quyền tự do phát biểu vào thời điểm này là trọng tâm tranh đấu của chúng tôi; phải có quyền này thì chúng tôi mới có thể tiếp tục tranh đấu và đòi hỏi những thay đổi dân chủ tại Việt Nam. Tôi cũng nhấn mạnh đến quyền tự do Internet và trong tương lai là tự do báo chí- báo chí tư nhân. Đó là những mục tiêu mà chúng tôi đòi hỏi, kể cả những phương tiện truyền thông của nhà nước: báo chí, truyền thanh, truyền hình cũng phải mở cửa để cho những ý kiến phản biện, xây dựng vì có tiền đóng thuế của người dân.”     Về quyền tự do thông tin thì riêng tôi có nhắc phải để lưu thông hai chiều trong các sản phẩm viết về Việt Nam từ bên ngoài phải được đưa vào Việt Nam và sản phẩm của cộng sản Việt Nam được đưa ra ngoài. Tôi nhấn rất mạnh về tự do thông tin đa chiều và quyền tự do phát biểu vào thời điểm này là trọng tâm tranh đấu của chúng tôi     bác sĩ Nguyễn Đan Quế Theo lời bác sĩ Nguyễn Đan Quế nêu ra với ông đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius và bà tổng lãnh sự Rena Bitter thì phong trào dân chủ tại Việt Nam hiện nay là một phong trào tự phát; nhưng một thực tế hiện nay là lòng dân không còn ủng hộ cho đảng cộng sản Việt Nam nữa mà thậm chí  họ còn chán ghét, thù hằn. Do đó đây là lúc cần tìm một giải pháp tốt đẹp cho vấn đề Việt Nam. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế cho rằng trong bối cảnh Việt Nam phải từ bỏ sự lệ thuộc vào Trung Quốc để quay sang phía Tây Phương và vào lúc Việt Nam sờ được vào phao cứu sinh TPP, thì phong trào dân chủ cũng sẽ tác động đúng vào thời điểm này. Ông cho rằng mọi người Việt Nam bất kể là người quốc gia hay người cộng sản nay đến với đường lối mới: đường lối mang lại tự do, dân chủ và phát triển. Hai đường lối này phải đi đôi với nhau. “ Vấn đề Việt Nam ở thế động, chúng ta phải nhìn vấn đề hoàn toàn ở thế động, mọi chuyện phải xem xét ở thế động; nhưng tổng quát tôi nói rõ: con đường chúng ta đang đi hiểu theo nghĩa của những người tranh đấu Việt Nam và những người tiến bộ trên thế giới của xã hội Tây Phương và của lòng dân Việt Nam là con đường đúng rồi. Bây giờ chúng ta tiến tới và chắc chắn sẽ đạt tới.” Kết luận chung về cuộc gặp với đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius và bà tổng lãnh sự Rena Bitter hôm ngày 16 tháng 10 vừa qua, bác sĩ Nguyễn Đan Quế cho rằng đó là một trong những cuộc gặp mà ông thấy vui vẻ nhất. Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/us-emb-to-vn-mee-dr-nd-que-101820...
......

Đảo nào trong vùng biển Đông có vị trí quan trọng nhất về mặt quân sự?

Greg Austin 13/10/2015 Trong kho lưu trữ tin tình báo quân sự Hoa Kỳ trong khoảng thập niên 30 đến 40 có nhiều dữ kiện hoạt động của quân đội Nhật tại Á Châu trước khi thế chiến thứ hai bùng nổ. Một điều đặc biệt trong số tài liệu đó nhắc lại cho chúng ta vai trò của đảo Hải Nam trong vị thế địa chính trị của biển Đông so với quần đảo Trường Sa, không quan trọng bằng, ít ra là về mặt quân sự. Lịch sử của đảo Hải Nam và tầm quan trọng chiến lược của nó trong cuộc chiến Hoa-Nhật (1931-1945) và sau đó, thường không được nhắc đến trong những trao đổi thời cuộc gần đây. Một điện tín ngoại giao của Hoa Kỳ vào ngày 10 tháng Hai, 1933 báo cáo quân đội Nhật xâm chiếm lấy đảo Hải Nam. Điện tín ghi rằng việc kiểm soát đảo này “sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc kiểm soát vùng biển Đông giữa đất liền và đảo Luzon (của Phi Luật Tân) cũng như giảm bớt tầm ảnh hưởng của Singapore (Anh quốc đang kiểm soát)”. Theo các tài liệu trong kho lưu trữ hành động này của Nhật được quan tâm nhiều hơn sự việc Nhật sáp nhập quần đảo Trường Sa vào ngày 30 tháng Ba, 1933, và tiếp theo đó là chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa. Nhật cho rằng quần đảo Trường Sa không có ai ở trước khi được dân Nhật đến vào năm 1921, tuy nhiên trước đó ít nhất có hai đảo đã được Anh quốc sáp nhập. Tài liệu năm 1939 cho thấy cách nhìn của chính quyền Hoa Kỳ về chủ quyền của Trường Sa vào lúc đó. Việc phản đối của Hoa Kỳ chính yếu là Nhật không thể nào sáp nhập toàn bộ quần đảo Trường Sa dựa vào lý cớ là đang quản lý một vài đảo nhỏ trước đó. Điều đáng lưu ý bây giờ đối với Trường Sa là việc nhắc đến Pháp sáp nhập nhiều đảo này vào năm 1933. Tài liệu tình báo Hoa Kỳ nhắc đến việc Trung Quốc gửi tàu chiến đến vùng này để phản đối việc Pháp sáp nhập. Bản tường trình ghi nhận là các đảo này chỉ là các bãi san hô nhỏ bé, hoặc đảo hoang, “một vài đảo có ngư phủ Trung Quốc ghé đến”, nhưng vào lúc đó chẳng có quốc gia nào giành lấy và dường như không có mặt trong bản đồ. Vào năm 1933, ngay khi Nhật đang chiếm đóng Trung Quốc và Hoa Kỳ, Anh, Pháp đang đeo đuổi kiểm soát thuộc địa ở nhiều nơi, các đảo này được đánh giá là không quan trọng. Các tài liệu chính thức của Hoa Kỳ từ 1943 trở đi liên quan đến việc thu xếp Trường Sa, sau khi đánh bại Nhật giúp chúng ta hiểu thêm cách đánh giá chiến lược của Hoa Kỳ về các đảo này. Mối quan tâm hàng đầu của Hoa Kỳ hậu chiến là với những lãnh thổ có tầm chiến lược quan trọng. Hoa Kỳ cho rằng Hoàng Sa và Trường Sa không phải là mối quan tâm sống còn cho các quốc gia, tuy nhiên có lợi ích cho các quốc gia ven biển như Trung Quốc, Phi Luật Tân và Đông Dương, và an toàn cho đường giao thương hàng hải. Sau khi phe cộng sản nắm quyền vào năm 1949, họ mở chiến dịch tấn công phe quốc gia Tưởng Giới Thạch đang nắm giữ các đảo dọc theo bờ biển Trung Quốc từ bắc chí nam. Sau khi chiếm lấy đảo Hải Nam vào tháng Năm năm 1950, Quân đội Giải phóng Nhân dân chuẩn bị xâm chiếm Đài Loan với 4000 tàu có động cơ và 200.000 bộ đội. Lập trường ngoại giao của Hoa Kỳ đối với cuộc nội chiến Trung Quốc là giữ thế trung lập, nhưng sau khi Bắc Hàn tấn công Nam Hàn vào ngày 24 tháng Sáu, 1950, Hoa Kỳ đổi lập trường. Lực lượng Hải Quân Hoa Kỳ đến Đài Loan vào năm 1950 để bảo vệ. Trung Quốc hủy bỏ kế hoạch xâm chiếm Đài Loan. Quyết định này là một đắng cay cho Trung Quốc vì hải quân Trung Quốc còn quá yếu lúc bấy giờ. Đối với Trung Quốc, việc tuyên bố chủ quyền của Trường Sa cũng như của Đài Loan được xem như giai đoạn chót của cuộc chiến giải phóng và thống nhất đất nước. “Chiến dịch đảo” mà Mao khởi động năm 1949 vẫn tiếp diễn. Trung Quốc lấy lại các đảo Hồng Kông năm 1997 và Macau năm 1999. Đối với Trung Quốc, biên cương biển vẫn chưa ổn định sau gần 500 năm bị ngoại xâm. Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa nhưng chúng ta đừng quên rằng đối với Trung Quốc, hai hòn ngọc của biên cương biển về mặt chiến lược quân sự chính là đảo Đài Loan (36.000 km2) và Hải Nam (33.000 km2). Radio Chân Trời Mới - Hoàng Thuyên tóm lược Nguồn: The Diplomat
......

Cạn kiệt nguồn ngân sách: Chính phủ bán cổ phiếu ở các công ty cổ phần

Hà nội, ngày 15 tháng 10 năm 2015 Gần đây, thông tin báo chí cho biết, Bộ tài chính đã phải vay nhiều tỷ đô la từ Ngân hàng Nhà nước và Vietcombank. Rồi việc các đại biểu Quốc hội lo lắng, băn khoăn trong các cuộc thảo luận về ngân sách. Nợ công ngày càng tăng; số tiền phải trả lãi vay cho chính phủ các nước, các thể chế tài chính quốc tế ngày càng tăng, chiếm tới gần 30% chi tiêu quốc qia. Mất cân bằng thu chi ngân sách, tức là nguồn thu từ thuế và các nguồn thu khác không đủ chi thường xuyên cho hoạt động của các cơ quan nhà nước, chính quyền từ trung ương đến địa phương. Các dấu hiệu trên cho thấy ngân sách của chính quyền đang gặp nguy. Không tìm đâu ra nguồn thu để chi tiêu, không dám tiếp tục vay nợ nước ngoài vì sợ nợ công tăng cao sẽ vi phạm luật ngân sách và những cam kết với các thể chế tài chính quốc tế. Giải pháp cuối cùng để chính phủ có tiền chi tiêu là bán phần vốn góp tại các doanh nghiệp cổ phần. Thời gian trước chính phủ đã giao bán khá nhiều các doanh nghiệp nhà nước, nhưng phần lớn các doanh nghiệp này đều đang trong giai đoạn khó khăn, nên việc giao bán thất bại vì cả nhà đầu tư trong và ngoài nước đều không mặn mà. Nay chính phủ chọn thoái vốn, tức bán cổ phần ở các công ty cổ phần đang làm ăn có lãi. Mặc dù cổ tức mà chính phủ nhận được hàng năm từ các công ty này là rất lớn. Cụ thể đầu tháng 7 vừa qua, Vinamilk đã chi tạm ứng cổ tức 2015 khoảng 4.000 tỷ đồng trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 40% và cổ phiếu thưởng tỷ lệ 20%, người sở hữu 5 cổ phiếu được nhận 1 cổ phiếu mới. Chỉ riêng tiền mặt, chính phủ đã thu về 2.164 tỷ đồng trong đợt này. Năm 2013, số tiền cổ tức thậm chí còn lớn hơn khi đạt 2.597 tỷ đồng. Mặc dù số tiền cổ tức nhận được lớn như vậy, nhưng chắc vẫn không đủ cho nhu cầu chi tiêu và trả nợ của chính phủ. Nên buộc chính phủ phải bán hết cổ phiếu đang nắm giữ ở Vinamilk là 41,1% để thu về số tiền khoảng 2,5 tỷ đô la. Việc chính phủ chọn những công ty đang làm ăn có lãi, cổ phiếu hot để bán nhằm không gây ra xáo trộn trên thị trường chứng khoán. Đồng thời cũng thu về một nguồn tiền lớn. Sau khi bán cổ phiếu ở Công ty Vinamilk, chính phủ Việt Nam có kế hoạch bán cổ phiếu ở một loạt các công ty khác. Không biết việc bán các tài sản của quốc gia có đủ tiền chi tiêu và trả nợ của chính phủ trong những tháng năm tới hay không? Nhưng gánh nợ trên 90 triệu người dân sẽ càng ngày nặng thêm. Nguồn: http://rfavietnam.com/node/2852
......

Những đồn đoán quanh Đại hội XII

Radio Chân Trời Mới Phỏng Vấn Ông Lý Thái Hùng Sau một tuần lễ nhóm họp từ ngày 5 đến 11 tháng 10 vừa qua, Hội nghị lần thứ 12 Trung ương đảng CSVN đã công bố một bản Thông cáo, tóm lược một số nội dung đã được Hội nghị thảo luận như tình hình kinh tế - xã hội 2015, dự toán ngân sách 2016, chuẩn bị bầu cử đại biểu quốc hội khóa 14 và vấn đề nhân sự cho Đại hội đảng CSVN lần thứ 12 dự trù diễn ra vào tháng 1 năm 2016. Trong các vấn đề mà bản Thông cáo nêu ra, việc sắp xếp nhân sự thượng tầng lãnh đạo, đặc biệt là bốn trách vụ Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội đã tạo ra nhiều mẩu tin đồn khác nhau về thành phần Tứ trụ cho 5 năm tới. Tại sao lại có những đồn đoán này, xin mời quý vị theo dõi phần phân tích sau đây của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân trong chương trình hôm nay. Thanh Thảo: Kính chào ông Lý Thái Hùng, so với những kỳ đại hội đảng CSVN trước đây, vấn đề nhân sự lãnh đạo CSVN cho 5 năm tới đã có nhiều sự đồn đoán mà chính CSVN cũng đã kêu gọi đảng viên của họ phải đề cao cảnh giác. Tại sao vậy thưa ông? Lý Thái Hùng: Thưa chị, trong các chế độ độc tài, đặc biệt là độc tài cộng sản họ quan niệm những vấn đề nhân sự, tài chánh, sức khoẻ lãnh đạo đều là những bí mật quốc gia. Chính vì thế mà họ cố tình giữ kín trong nội bộ và chính nó đã tạo ra những đồn đoán vì các phe nhóm ở trong đảng đã lợi dụng sự “bí mật” để cho rò rỉ những thông tin có lợi cho phe nhóm họ hầu tìm cách ảnh hưởng hay triệt hạ lẫn nhau. Nói cách khác là trong chế độ bưng bít và khống chế thông tin, những đồn đoán về các hoạt động của lãnh đạo đảng là chuyện xảy ra thường tình. Tuy nhiên, đúng như chị nhận xét là so với các kỳ đại hội đảng trước đây, kỳ này sự đồn đoán về nhân sự lãnh đạo đã râm ran hơn và trở thành một hiện tượng hỏa mù vì hai lý do sau đây: Thứ nhất là hiện trong nội bộ lãnh đạo đảng CSVN đang có xu hướng tách rời các ảnh hưởng của Trung Quốc để tiến gần đến Hoa Kỳ và Nhật Bản sau vụ giàn khoan HD 981 xảy ra từ tháng 5/2014. Trung Quốc sẽ không để yên và tìm cách ngăn chận, dẫn đến những đấu đá giữa các phe mà hiện tượng Phùng Quang Thanh được coi là con bài của Bắc Kinh đã bị thất sủng. Chính trong bối cảnh này, các phe tung ra những đồn thổi về nhân sự mà cụ thể là gần đây có tin các trách vụ Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội vẫn giữ nguyên cho đến năm 2018, để không làm cho hai đối tác Hoa Kỳ và Trung Quốc lo ngại. Thứ hai là có sự xung đột ngầm giữa hai thế lực là phe Tổng bí thư và phe Thủ tướng kéo dài từ năm 2012 cho đến nay. Ông Nguyễn Phú Trọng muốn dùng cơ chế Trung ương đảng để hạ bệ ông Nguyễn Tấn Dũng vì những vụ phá sản của các tập đoàn kinh tế. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã dùng tiền và quyền để khống chế quá nửa số ủy viên trong Trung ương đảng nên đã thoát hiểm và nay trở thành một thế lực rất mạnh ở trong đảng. Trong bối cảnh đó, phe Thủ tướng đã tung tin rằng ông Dũng là người duy nhất có năng lực để làm Tổng bí thư. Nói tóm lại, các thông tin được tung ra nhằm phục vụ cho những mục tiêu riêng của mỗi phe và vì thế đang tạo ra hiện tượng lùng bùng khiến cho chính các ủy viên trung ương đảng cũng không dám hé răng bàn thảo, nêu ý kiến vì sợ liên lụy đến bản thân của chính họ. Thanh Thảo: Theo như Thông cáo Hội nghị thì Trung ương đảng CSVN đã coi như thông qua danh sách các tân trung ương đảng, nhân sự Bộ chính trị, Ban bí thư kể cả nhân sự trong Tứ trụ cho 5 năm tới; nhưng tại sao Bộ chính trị còn phải rà soát lại đến Hội nghị 13 mới trình cho Trung ương xem xét một lần nữa thưa ông? Lý Thái Hùng: Tôi nghĩ đây chỉ là sự tuyên bố làm dáng “dân chủ” ở trong đảng mà thôi. Trong Hội nghị 12 vừa qua, những nhân sự được đề cử tham gia vào trung ương đảng nhiệm kỳ XII (2016-2021), những trung ương đảng nhiệm kỳ XI được lưu nhiệm và nhất là thành phần dự kiến đưa vào Bộ chính trị, ban bí thư kể cả 4 chức danh Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội cho 5 năm tới, coi như đã được quyết định. Theo như báo cáo của ông Nguyễn Phú Trọng thì việc tuyển chọn các nhân sự nói trên đã không chỉ diễn ra trong Hội nghị 12 vừa qua, mà đã bắt đầu từ nhiều tháng trước với sự đề cử và thiết lập danh sách từ những cơ sở đảng ở địa phương qua hai vòng tuyển chọn. Vì thế mà họ nói còn phải rà soát, điều chỉnh để rồi đưa ra quyết định lần cuối tại Hội nghị 13 vào tháng 12 chỉ tạo dáng vẻ rằng tiểu ban nhân sự, nằm dưới quyền của ông Nguyễn Phú Trọng, làm việc cẩn trọng mà thôi. Một khi Trung ương đảng biểu quyết hay đề cử một nhân sự nào rồi, khó thay đổi kết quả vì sự biểu quyết này không phải là do sự tự ý của mỗi ủy viên mà họ phải phục tùng theo khuynh hướng của từng phe. Hiện nay, phe Nguyễn Tấn Dũng kiểm soát đa số ở Trung ương do đó mà những quyết định của Hội nghị 12 phần lớn có lợi cho phe ông Dũng. Nói tóm lại, những quyết định của Hội nghị 13 vào tháng 12 tới đây, chắc chắn là không có những thay đổi lớn mà đa số dựa theo kết quả đã được đề cử từ Hội nghị 12. Thanh Thảo: Theo ông thì thành phần nhân sự lãnh đạo CSVN trong thời gian tới sẽ chọn thế đứng ra sao trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc? Lý Thái Hùng: Trên bề mặt, sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Mỹ hồi tháng 7/2015 và nhất là gần đây, những cuộc đối thoại về an ninh quốc phòng giữa Mỹ và CSVN đã gia tăng đáng kể, cho thấy là CSVN đang tiến ngày một gần hơn với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tuy nhiên, với sở trường đu dây, bản thân của lãnh đạo CSVN sẽ không chọn đứng hẳn về nước nào mà tìm cách duy trì sự quan hệ theo nguyên tắc Ba Không, đó là “không tham gia các liên minh quân sự và không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào; không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam; và không dựa vào nước này để chống nước kia.” Ước muốn của Hà Nội là nhằm thủ lợi theo kiểu “bắt cá hai tay”. Điều này rất khó duy trì vì hai lý do: Thứ nhất là Hoa Kỳ muốn lôi kéo CSVN vào trong mắt xích cô lập Trung Quốc để ngăn chận đà bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông. Nếu Hà Nội thấy rõ đây là nhu cầu bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền biển đảo, và nhất là ngăn ngừa Bắc Kinh chiếm các đảo còn lại của Việt Nam tại Trường Sa, thì sẽ phải nghiêng lệch nhiều hơn về phía Hoa Kỳ. Thứ hai là Trung Quốc không dừng ở biển Đông mà còn vói tay ra đại dương để ôm thế giới vào trong tay. Để làm được điều này, Bắc Kinh buộc phải đối đầu với Hoa Kỳ và Nhật Bản, và đương nhiên CSVN hoặc phải phụ thuộc vào Bắc Kinh chống lại Hoa Kỳ hoặc nghiêng về Hoa Kỳ để bảo vệ biển đảo. Trong tình thế nói trên, lãnh đạo CSVN buộc phải chọn thế đứng ngày gần hơn với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Thanh Thảo: Theo ông, tình trạng nào có lợi cho phong trào dân chủ hơn: CSVN tiếp tục đu dây giữa Mỹ và Trung Quốc, hay ngã hẳn về Mỹ? Lý Thái Hùng: Đu dây là thế ngoại giao của kẻ yếu, không có xương sống. Chính sách Ba Không mà Hà Nội áp dụng trong thời gian qua đã cho thấy thế yếu của CSVN trước sự bành trướng của Bắc Kinh. Ngay cả khi chế độ nhận ra nguy cơ xâm lược từ tay đàn anh phản trắc Bắc Triều, việc rút chân ra khỏi bãi lầy Trung Quốc không phải dễ. Do đó, chế độ tiếp tục thế đu dây dù càng ngày càng thấy sợi dây mong manh và bên dưới chân là vực thẳm. Sự kiện Hà Nội tiếp tục đu dây với chính sách ba không nói lên 2 áp lực trái chiều: Thứ nhất, ảnh hưởng của Bắc Kinh còn rất mạnh trong nội bộ đảng CSVN, phe thân Trung Quốc sẽ tiếp tục chi phối đường lối chính sách để lệ thuộc mọi mặt vào Bắc Kinh như hiện nay. Thứ hai, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục áp lực mạnh mẽ lên chế độ Hà Nội, nhất là sau khi gia nhập TPP để buộc Hà Nội phải có những cải tổ cụ thể theo các quy định về công đoàn, tự do tôn giáo, quyền con người. Những diễn tiến nói trên là cơ hội để cho phong trào dân chủ khai dụng, một mặt vận động sức ép quốc tế lên chế độ Hà Nội, mặt khác tác động vào nội bộ đảng để tạo ra những chuyển biến từ bên trong. Thanh Thảo: Xin cảm ơn ông Lý Thái Hùng.
......

Flucht und Asyl

Reform kann in Kraft treten Schnellere Asylverfahren, weniger Fehlanreize, leichtere Rückführung abgelehnter Asylbewerber, mehr Unterstützung für Länder und Kommunen, rasche Integration in den Arbeitsmarkt – das sind die wichtigsten Punkte des Gesetzespakets zur Asylpolitik. Nach dem Bundestag hat heute auch der Bundesrat zugestimmt. Die Änderungen sollen zum 1. November in Kraft treten. Gestern hatte Bundeskanzlerin Angela Merkel in ihrer Regierungserklärung um Zustimmung zu dem Gesetzespaket geworben. Menschen ohne Asylanspruch müssten das Land schneller verlassen, Schutzbedürftige bekämen dagegen effizientere Hilfe, sagte Merkel. Die Kanzlerin betonte, so wichtig die geplanten Änderungen auch seien, zur Lösung der Flüchtlingskrise reichten die Schritte nicht aus. "Dafür braucht es mehr", so Merkel. Weitere Gesetzesänderungen müssten folgen. Wichtig sei vor allem ein gesamteuropäisches Vorgehen. Die Flüchtlingskrise sei nicht nur eine "nationale Kraftanstrengung", sondern eine "historische Bewährungsprobe Europas". Die Bundesregierung geht davon aus, dass in diesem Jahr 800.000 Menschen Asyl-Anträge in Deutschland stellen. Innerhalb der Europäischen Union nimmt Deutschland heute mit großem Abstand die meisten Asylbewerber auf. Alle europäischen Staaten müssen ihrer Verantwortung gerecht werden. In Italien und Griechenland sollen rasch Aufnahmezentren für Flüchtlinge entstehen. Für die Registrierung, Unterbringung und Gesundheitsvorsorge soll es einheitliche Standards geben. Wir können die Not von Bürgerkriegen und vergleichbaren humanitären Katastrophen nicht hier in Deutschland lösen. Deshalb ist es nach wie vor notwendig, die Hilfe vor Ort zu verstärken. Wichtig ist, dass die Menschen insbesondere in Nordafrika auf eine bessere Lebensperspektive vertrauen können. Deutschland hilft dabei bilateral und gemeinsam mit den anderen EU-Staaten. Der Schwerpunkt der deutschen Flüchtlingshilfe liegt in der Hilfe vor Ort, vor allem, indem Fluchtursachen bekämpft und die Aufnahmeregionen unterstützt werden. http://www.bundesregierung.de/Content/DE/Artikel/2015/10/2015-10-15-asyl...
......

Từ hai ngọn hải đăng, Trung Cộng sẽ kiểm soát Trường Sa nay mai

Trung Cộng đã loan báo việc hoàn thành hai ngọn hải đăng trên Đá Châu Viên và Đá Gạc Ma trên quần đảo Trường Sa. Ảnh: Mai Thanh Hải. Tham vọng chiếm trọn Biển Đông của Trung Cộng thực sự bắt đầu từ Bản tuyên bố ngày 4/9/1958 ấn định “bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý”. Trong đó Điều 1 của Bản tuyên bố ghi rõ “bao gồm quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa” nói theo cách Trung Cộng, nhưng đó chính là Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Bản tuyên bố do Chu Ân Lai ký và được Thủ tướng Phạm Văn Đồng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lúc ấy nhanh chóng tán thành. Điều này đã mở đường cho Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988 trước sự thờ ơ của thế giới. Năm 2009, với bản đồ “đường 9 đoạn” chính thức đưa ra Liên Hiệp Quốc, Trung Cộng liên tiếp có những hành động nhằm khẳng định chủ quyền ngụy xưng trên Biển Đông, bất chấp luật pháp thế giới và phản ứng của các nước liên quan. Bắc Kinh cho thành lập thành phố Tam Sa, tăng cường lực lượng quân sự trú đóng, mở tuyến du lịch tới Hoàng Sa, cấm các nước đánh cá hàng năm và thường xuyên diệu võ giương oai bằng tàu chiến. Từ đầu năm 2015, Bắc Kinh âm thầm nhưng ráo riết biến quần đảo Trường Sa chiếm được của Việt Nam thành những căn cứ hỏa lực kiên cố trên mặt biển, nhằm khống chế hiệu quả sự kháng cự nếu có của Việt Nam và Philippines. Ít nhất 7 bãi đá được bồi đắp, nới rộng thành những hòn đảo nổi với 3 đường băng dài 3000 mét đủ cho những phi cơ quân sự sử dụng. Tình trạng quân sự hóa Biển Đông ấy bộc lộ ý đồ của Bắc Kinh, chẳng những thôn tính hết vùng biển phía Nam mà còn biến hải lộ quan trọng này hoàn toàn nằm trong ao nhà Trung Cộng. Nhưng những thách thức ấy chỉ được đáp ứng thận trọng trong chiến lược xoay trục lâu dài của Hoa Kỳ và phản ứng chiếu lệ của Việt Nam là nước chịu nhiều thiệt hại nhất. Bao giờ người ta cũng chỉ nghe phát ngôn viên chính phủ Việt Nam “mạnh mẽ khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi” như một lời thu băng cũ rích. Mới đây nhất, Trung Cộng đã loan báo việc hoàn thành hai ngọn hải đăng trên Đá Châu Viên (Cuarteron Reef) và Đá Gạc Ma (Johnson Reef) trên quần đảo Trường Sa mà họ chiếm của Việt Nam trong trận hải chiến năm 1988. Phát ngôn viên của Bắc Kinh còn hứa hẹn sẽ tiếp tục xây dựng thêm những cơ sở dân sự trên các đảo trong mục đích hòa bình. Cho dù Bắc Kinh tuyên bố rằng hoạt động của hai ngọn hải đăng đó chỉ nhằm mục đích giúp các tàu bè các nước qua lại trên Biển Đông cũng như gia tăng vấn đề an toàn hàng hải quốc tế, nhưng không ai không hiểu nó chỉ là những lời trấn an vô giá trị. Đối với Việt Nam, việc Bắc Kinh xây hai ngọn hải đăng ở Trường Sa chẳng khác nào đóng hai cây cọc để đi thêm một bước nữa trong việc mạnh mẽ xác định chủ quyền của họ trên biển Đông. Nó khiến cho người Việt phải nhớ lại chiếc trụ đồng mà Mã Viện ngang ngược để lại vùng biên giới năm 42 sau khi đánh bại Hai Bà Trưng. Ngày nay, sự xác định chủ quyền trên biển của Trung Cộng không chỉ là một hành động thách đố cả Dân tộc Việt Nam sau khi bồi đắp các đảo nhân tạo mà còn đặt Hoa Kỳ và các nước ASEAN vào sự đã rồi. Hoa Kỳ là nước có quyền lợi thiết yếu trên Biển Đông nhưng luôn nhấn mạnh “quyền tự do lưu thông hàng hải” và coi tranh chấp đất đai là việc của các nước có liên quan. Dù trong tương lai nào đó, Hoa Kỳ có cho tàu chiến đi vào vùng 12 hải lý chung quanh các đảo mà Trung Cộng mới xây dựng để thách thức, điều đó cũng không có nghĩa là để bảo vệ chủ quyền cho một đồng minh. Bảo vệ chủ quyền đất nước là trách vụ thiêng liêng của bất cứ chính quyền nào, nhưng từ lâu Hà Nội không làm được điều đó. Mà ngược lại họ đã tỏ ra khắc nghiệt trước các cuộc biểu tình yêu nước bày tỏ thái độ kiên quyết chống bá quyền Trung Cộng. Ngay cả những buổi tưởng niệm các chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh trong hai cuộc hải chiến Hoàng Sa và Trường Sa cũng bị chính quyền sai công an và côn đồ đến phá rối. Kiểu hành xử như thế không có gì khác hơn để minh chứng lòng thần phục đồng thời thi hành chỉ thị của ông chủ Bắc Kinh. Đảng CSVN luôn tự hào là lịch sử giao phó cho họ cầm quyền, nhưng không ai biết đó là thứ lịch sử nào. Trước nạn ngoại xâm càng ngày càng lộ rõ, chủ quyền biển đảo mất dần, chưa thấy đảng có một hành động hay lời nói nào tỏ ra mạnh mẽ để bảo vệ. Mà cứ mỗi lần Trung Cộng ngang ngược trên Biển Đông người ta chỉ nghe những giọng điệu phản đối chiếu lệ của một bầy tôi quỳ gối xưng thần. Ngay cả việc giải quyết cuộc tranh chấp trong khuôn khổ luật pháp quốc tế theo con đường của Philippines, Hà Nội cũng chỉ đánh trống bỏ dùi, đôi khi còn lộ rõ thái độ lo sợ quan thày Trung Cộng mất lòng. Trong tình hình hiện nay, nếu người dân Việt Nam không nhìn thấy dã tâm của Trung Cộng và sự ươn hèn của Hà Nội, không dấy lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ để cảnh tỉnh chính quyền thay vì một thái độ bàng quan… Thì mai đây, Trung Cộng lấy cớ chính phủ Việt Nam không phản đối hoặc chỉ phản đối lấy lệ, họ sẽ tiến hành nhiều bước xâm lăng khác. Các cuộc đấu tranh, vận động của những người Việt yêu nước trong tương lai sẽ bị Trung Cộng coi thường do sự tiếp tay của Hà Nội. Hơn lúc nào hết, đây là lúc mà cả đại khối dân tộc Việt Nam phải mạnh mẽ lên tiếng, biến thành một phong trào dân sự chống hiểm họa Bắc Triều. Lý do là sau khi bồi đắp 7 đảo nhân tạo, hoàn tất hai ngọn hải đăng, Trung Cộng sẽ tiến chiếm những đảo, bãi đá còn lại đang nằm trong tay kiểm soát của Hà Nội ờ Trường Sa. Đây là viễn cảnh sẽ xảy ra trước mắt. Do đó, vì công ơn tổ tiên đổ ra biết bao xương máu dựng nước và giữ nước, vì lòng tự trọng, con cháu Việt ngày nay đừng để lòng yêu nước lụi tàn. Hãy cùng nhau hành động để không tiếp tục mất Trường Sa vào tay Trung Cộng. Phạm Nhật Bình Nguồn: http://vnctcmd.blogspot.de/2015/10/tu-hai-ngon-hai-ang-trung-cong-se-kie...
......

Trận chiến khác của TPP bắt đầu

Sau 5 năm thương thảo, các Bộ trưởng giao thương đã đồng ý với các điều khoản của TPP. Đây là một chiến thắng lớn cho Tổng thống Obama trong lãnh vực kinh tế. Tuy nhiên trận chiến vẫn chưa đến hồi kết thúc. Trước mặt là một trận đấu đá chính trị để TPP được quốc hội Hoa Kỳ thông qua. Một số đồng minh bên đảng Cộng Hòa mà ông Obama nhờ cậy đã bực bội với một số nhượng bộ mà Hoa Kỳ bị buộc làm để đạt được thỏa thuận. Ngoài ra đây còn là mùa tranh cử tổng thống. Bên phía đảng Cộng Hòa, ứng viên đang dẫn đầu Donald Trump có khuynh hướng bảo hộ kinh tế. Ông Trump từng lên tiếng cho rằng “TPP đả phá doanh nghiệp Hoa Kỳ. Đây là một hiệp ước tồi tệ”. Không riêng gì Obama gặp khó khăn, Thủ tướng Canada Stephen Harper cũng đang tái tranh cử vào ngày 19 tháng 10 mà hiện thời cả ba ứng viên đều ngang ngửa. Một đối thủ của ông hứa là sẽ xé bỏ TPP nếu đắc cử. Tại Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe đang không được lòng dân cho lắm mà lại phải tìm cách để quốc hội Nhật thông qua TPP. Ngay cả ở Việt Nam với chế độ độc đảng, việc thay đổi nhân sự lãnh đạo vào năm 2016 có nghĩa là sẽ phải đối diện với những khó khăn chính trị về TPP. Hoa Kỳ gặp một số khó khăn về thủ tục cũng như về phương diện chính trị. Tổng thống Obama phải thông báo cho Quốc Hội biết trước 90 ngày ý định ký kết hiệp ước giao dịch, có nghĩa là ông không thể làm thế trước tháng Giêng. Một số đòi hỏi khác khiến cho đạo luật này có thể qua đến giữa năm sau thì Quốc Hội mới cứu xét. Tổng thống Obama cần dựa vào hậu thuẫn của đảng Cộng Hòa để vượt qua sự chống đối của phe Dân Chủ thì mới mong TPP được Quốc Hội thông qua. Vấn đề mà Ông Obama đối diện là phía Cộng Hòa bực mình với một số tương nhượng mà phái đoàn đàm phán Hoa Kỳ đã làm như loại bỏ kỹ nghệ thuốc lá ra khỏi hệ thống giải quyết tranh chấp đầu tư, đồng ý loại trừ độc quyền ngắn hạn trên các loại thuốc “sinh học”. Phía Cộng Hòa cũng khó chịu với một số đòi hỏi của chính quyền Obama – chẳng hạn như tiêu chuẩn lao động khắc khe hơn cho Việt Nam – đến từ một số dân biểu phe Dân Chủ mà đã từng đòi phế bỏ TPP. Điều này đưa đến xác suất Tổng thống Obama không còn có thể cậy nhờ vào phía đảng Cộng Hòa để thông qua TPP trong Quốc Hội mà đảng Cộng Hòa đang nắm đa số. Giới lãnh đạo Cộng Hòa cho rằng hiệp ước TPP phải đem lại lợi ích cho người dân Hoa Kỳ. TPP là một hiệp ước quan trọng lâu lắm mới diễn ra và do đó Hoa Kỳ không nên tương nhượng để có một hiệp ước xoàng không thiết lập được các quy luật giao thương tiêu chuẩn cao cho vùng Châu Á Thái Bình Dương. Các giới chức trong chính quyền thì tin rằng một khi toàn bộ hiệp ước TPP được trình bày ra thì sự ngần ngại của phía Cộng Hòa sẽ tan biến đi. Cũng như cộng đồng doanh nghiệp đã bày tỏ sự hỗ trợ cho TPP mặc dầu ngành dược phẩm có phàn nàn về một số điều khoản. Họ cũng tin rằng một số điều khoản trong TPP như luật lao động và môi trường chặt chẽ, có thể chinh phục được giới Dân Chủ đã từng chống đối. Nhưng không ai phủ nhận là Ông Obama nhiều phần không có đủ số phiếu hậu thuẫn đến từ chính đảng của ông để thông qua TPP mà phải dựa vào phiếu của phe Cộng Hòa. Đây là tình huống éo le. Rất có thể phe Cộng Hòa sẽ câu giờ để mong cuộc bầu cử 2016 sẽ cho ra được một vị tổng thống Cộng Hòa mới và chính quyền mới sẽ thương thuyết lại hiệp ước này để điều chỉnh những điều khoản mà họ cho là bất cập. Hiệp ước TPP tuy đã được thương thảo xong rồi nhưng trận chiến để thông qua TPP tại các quốc gia vẫn còn nguyên đó. Radio Chân Trời Mới - Hoàng Thuyên tóm lược Nguồn: Financial Times
......

Bản Lên Tiếng về chuyến đi Việt Nam của ông Tập Cận Bình và vấn đề Biển Đông

Các nhà hoạt động phản đối Tập Cận Bình đến Việt Nam.Hình Chúng tôi, những người Việt Nam yêu nước và quan tâm về tình hình Biển Đông, quan niệm rằng bảo vệ đất nước là trách nhiệm chung của toàn dân. Vì vậy chúng tôi thấy có bổn phận phải lên tiếng để cảnh giác và kêu gọi những điều sau đây: Thứ nhất, trong mối quan hệ giữa hai nước, Việt Nam thường xuyên bị Trung Quốc đe dọa trực tiếp một cách nghiêm trọng trên các mặt chính trị và kinh tế. Tham vọng của Trung Quốc là dùng sức mạnh để chiếm giữ và kiểm soát giao thương trên Biển Đông. Tham vọng này đe dọa quyền tự do hàng hải trong vùng, ảnh hưởng rất lớn lên sự phát triển và ổn định của cả khu vực Á Châu Thái Bình Dương. Riêng đối với Việt Nam, hành động xâm chiếm của Trung Quốc đang gây ra những thiệt hại đáng kể về mặt tài nguyên và ngư nghiệp, đe dọa an ninh quốc phòng. Thứ hai, chính vì tham vọng của Trung Quốc đang là mối lo ngại của thế giới, đây là lúc quyền lợi của chúng ta và nhiều nước khác tương đồng với nhau. Do đó, nhà cầm quyền Việt Nam phải đẩy mạnh hợp tác và xây dựng thế liên minh với những nước có chung mối quan tâm về vấn đề Biển Đông để cùng đối phó với tham vọng của Trung Quốc, như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản,... Đây cũng là lúc phải xét lại mối quan hệ với Trung Quốc, xét lại những cái gọi là “4 Tốt” hay “16 Chữ Vàng”, xét lại tất cả những ký kết không bình đẳng từ trước đến nay và phải từ bỏ biện pháp đối thoại song phương với Trung Quốc, vì đây chính là cái bẫy của Bắc Kinh. Thay vào đó, hãy dùng tòa án quốc tế để đối phó với Trung Quốc như là Philippines đang làm. Thứ ba, khi Trung Quốc vẫn bất chấp sự phản đối của Việt Nam và nhiều nước trong vùng, tiếp tục bồi đắp nhiều đảo nhân tạo trên biển Đông với mục tiêu quân sự, tiếp tục tấn công ngư dân Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, nhà cầm quyền Việt Nam không thể trải thảm đỏ để đón tiếp Chủ tịch nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình! Nhân dân Việt Nam phải nói "Không!" về sự có mặt của Tập Cận Bình trên đất nước chúng ta và nhà cầm quyền cần hủy bỏ ý định đón tiếp Tập Cận Bình như các cơ quan truyền thông đã loan tin. Đây là một hành động cần thiết trên mặt ngoại giao để khẳng định thái độ của chúng ta trước một nước láng giềng đang chèn ép và xem thường dân tộc Việt Nam. Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, công bố bản lên tiếng này nhằm thể hiện tiếng nói của những người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh đất nước và góp phần kêu gọi tinh thần đoàn kết dân tộc trước một hiểm họa nghiêm trọng. Xây dựng nội lực dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh và xây dựng hợp tác hữu nghị với những nước có cùng mục tiêu là yếu tố then chốt để giúp chúng ta giữ được sự độc lập và chủ quyền đối với Trung Quốc. Việt Nam, ngày 15 tháng 10 năm 2015 Đồng ký tên 1. Nguyễn Xuân Anh, cựu tù nhân lương tâm - Nghệ An 2. Trần Văn Bang, Kỹ Sư - Sài Gòn 3. Nguyễn Vũ Bình, nhà báo, cựu tù nhân lương tâm - Hà Nội 4. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo – Sài Gòn 5. Nguyễn Kim Chi, Nghệ Sĩ - Hà Nội 6. Tống Văn Chính, Phật Giáo Hòa Hảo - An Giang 7. Quách Văn Công, hoạt động xã hội – Lâm Đồng 8. Nguyễn Văn Cừ - Hải Dương 9. Nguyễn Kim Cương - Hà Nội 10. Lương Văn Diện - Hải Dương 11. Lê Quang Du - Sài Gòn 12. Thái Văn Dung, cựu tù nhân lương tâm - Nghệ An 13. Đặng Văn Dũng, Hà Nam 14. Hoàng Dũng, hoạt động nhân quyền - Sài Gòn 15. Lã Việt Dũng, Kỹ Sư - Hà Nội 16. Nguyễn Văn Duyệt, cựu tù nhân lương tâm - Nghệ An 17. Nguyễn Văn Đài, Luật Sư, cựu tù nhân lương tâm - Hà Nội 18. Ngô Nhật Đăng, Nhà Báo - Sài Gòn 19. Nguyễn Văn Đề, hoạt động xã hội - Hà Nội 20. Nguyễn Văn Điền, Phật Giáo Hòa Hảo - Đồng Tháp 21. Lê Công Định, Luật Sư, cựu tù nhân lương tâm - Sài Gòn 22. Ninh Thị Định - Hải Phòng 23. Trần Hữu Đức, cựu tù nhân lương tâm - Nghệ An 24. Nguyễn Hữu Giải, Linh Mục - Huế 25. Hoàng Văn Giảng - Hải Dương 26. Nguyễn Thanh Hà, nhà giáo - Hà Nội 27. Nguyễn Thị Hà - Hải Phòng 28. Đỗ Thị Minh Hạnh, cựu tù nhân lương tâm - Sài Gòn 29. Nguyễn Thúy Hạnh – Hà Nội 30. Nguyễn Văn Hiên - Bắc Ninh 31. Lê Quang Hiển, Phật Giáo Hòa Hảo - Sài Gòn 32. Nguyễn Hoàng Hoa, Mục Sư - Trà Vinh 33. Phan Tấn Hòa, Phật Giáo Hòa Hảo - Cần Thơ 34. Phạm Minh Hoàng, nhà giáo, cựu tù nhân lương tâm - Sài Gòn 35. Lê Hùng, Hoạt động xã hội - Hà Nội 36. Lê Anh Hùng, Hoạt động xã hội - Hà Nội 37. Nguyễn Thanh Huân, Hoạt động nhân quyền, Nghệ An 38. Nguyễn Mạnh Hùng, Mục Sư - Sài Gòn 39. Nguyễn Thế Hùng, Giáo sư Đại học - Đà Nẵng 40. Phan Văn Hùng - Hà Nội 41. Vũ Hùng, nhà giáo, cựu tù nhân lương tâm - Hà Nội 42. Vũ Mạnh Hùng, nhà giáo - Hà Nội 43. Đỗ Ngọc Hương, tiểu thương - Hải Phòng 44. Trần Thị Hường, Hoạt động bảo vệ sự sống - Hà Nội 45. Trương Minh Hưởng - Hà Nam 46. Lê Quang Huy, nhà giáo - Thái Nguyên 47. Dương Kim Khải, Mục Sư, cựu tù nhân lương tâm - Sài Gòn 48. Lê Văn Khôi, Công nhân - Nghệ An 49. Hoàng Văn Khởi - Hà Nội 50. Nguyễn Kiêu, sinh viên, Sài Gòn 51. Nguyễn Thị Lan - Hải Phòng 52. Nguyễn Kim Lân, Chánh trị sự Cao Đài - Vĩnh Long 53. Đặng Băn Lê - Hải Phòng 54. Vũ Linh, nhà giáo - Hà Nội 55. Nguyễn Trung Lĩnh, Kỹ sư, cựu tù nhân lương tâm - Hà Nội 56. Phan Văn Lợi, Linh Mục - Huế 57. Đinh Đức Long, Tiến sĩ, Bác sĩ - Sài Gòn 58. Võ Phi Long, hoạt động xã hội – Sài Gòn 59. Bùi Văn Lược, Phật Giáo Hòa Hảo - Vĩnh long 60. Lỗ Ngọc Lê Đình Lượng, Hoạt động nhân quyền - Nghệ An 61. Đặng Văn Mạnh - Hà Nam 62. Đặng Ngọc Minh, cựu tù nhân lương tâm - Trà Vinh 63. Vũ Đức Minh, Hoạt động xã hội - Hà Nội 64. Nguyễn Huy Năng, hoạt động xã hội – Ninh Bình 65. Vũ Đức Ninh - Hải Dương 66. Nguyễn Thị Nga, tiểu thương - Hải Phòng 67. Trần Thị Thúy Nga, hoạt động xã hội - Hà Nam 68. Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà văn, cựu tù nhân lương tâm - Hải Phòng 69. Nguyễn Danh Ngọc, nhà giáo - Bắc Giang 70. Nguyễn Huyền Nguyên - Hải Phòng 71. Trần Minh Nhật, cựu tù nhân lương tâm - Lâm Đồng 72. Nguyễn Thị Khiêm Nhu, viết văn - Sài Gòn 73. Nguyễn Văn Oai, cựu tù nhân lương tâm - Nghệ An 74. Hồ Văn Oanh, cựu tù nhân lương tâm - Nghệ An 75. Tô Oanh, nhà giáo - Bắc Giang 76. Hứa Phi, Chánh trị sự Cao Đài - Lâm Đồng 77. Phan Văn Phong - Hà Nội 78. Trần Hoàng Phúc, sinh viên Luật - Sài Gòn 79. Nguyễn Bạch Phụng, Chánh trị sự Cao Đài - Vĩnh Long 80. Trịnh Bá Phương, hoạt động xã hội - Hà Nội 81. Lê Quốc Quân, Luật Sư, cựu tù nhân lương tâm - Hà Nội 82. Nguyễn Đan Quế, Bác sĩ, cựu tù nhân lương tâm - Sài Gòn 83. Bạch Hồng Quyền, Truyền Thông, hoạt động xã hội - Hà Nội 84. Ngô Duy Quyền, Hoạt động xã hội - Bắc Giang 85. Lê Văn Sóc, Phật Giáo Hòa Hảo - Vĩnh Long 86. Lai Tiến Sơn - Hà Nội 87. Chu Mạnh Sơn, cựu tù nhân lương tâm - Nghệ An 88. Nguyễn Mạnh Sơn, cựu tù nhân lương tâm - Hải Phòng 89. Paulus Lê Sơn, cựu tù nhân lương tâm - Thanh Hóa 90. Trương Minh Tam, cựu tù nhân lương tâm - Hà Nam 91. Hòa Thượng Thích Không Tánh - Sài Gòn 92. Dương thị Tân, cựu tù nhân lương tâm - Sài Gòn 93. Nguyên Công Thanh, chuyên viên cơ khí - Sài Gòn 94. Lê Ngọc Thanh, Linh Mục - Sài Gòn 95. Nguyễn Văn Thành - Hải Phòng 96. Trần Đức Thạch, cựu tù nhân lương tâm - Nghệ An 97. Nguyễn Trọng Thao - Hải Dương 98. Nguyễn Thị Thâu - Hải Phòng 99. Đinh Hữu Thoại, Linh Mục - Sài Gòn 100. Huỳnh Công Thuận, Cựu quân nhân QLVNCH - Sài Gòn 101. Trần Ngọc Thuận - Hà Nội 102. Bùi Thị Thu - Hải Phòng 103. Nguyễn Thị Minh Thư - sinh viên, Sài Gòn 104. Nguyễn Thị Thúy - Hải Phòng 105. Nguyễn Trọng Thủy - Hà Nội 106. Nguyễn Tường Thụy, nhà báo - Hà Nội 107. Nguyễn Trung Tôn, Mục Sư, cựu tù nhân lương tâm - Thanh Hóa 108. Phạm Toàn, nhà giáo dục học - Hà Nội 109. Nguyễn Huyền Trang, phóng viên - Sài Gòn 110. Nguyễn Văn Tráng, sinh viên - Thanh Hóa 111. Nguyễn Trung Trực, cựu tù nhân lương tâm - Quảng Bình 112. Thân Văn Trường, Mục Sư - Sài Gòn 113. Nguyễn Bắc Truyển, cựu tù nhân lương tâm - Sài Gòn 114. Từ Anh Tú, hoạt động xã hội - Hà Nội 115. Nguyễn Ngọc Tuấn - Hải Dương 116. Chu Văn Tuấn, hoạt động xã hội - Nghệ An 117. Lê Thanh Tùng, truyền thông - Sài Gòn 118. Nguyễn Thị Tươi - Hải Dương 119. Đinh Quang Tuyến, hướng dẫn viên du lịch - Sài Gòn 120. Đỗ Văn Tuyển, cựu tù nhân lương tâm - Hải Dương 121. Lê Thị Vân - Hải Phòng 122. Hà Thị Vân, hoạt động bảo vệ tự do tôn giáo - Hà Nội 123. Nguyễn Văn Viên, hoạt động xã hội - Nam Định 124. JB Nguyễn Hữu Vinh, nhà báo tự do – Hà Nội 125. Đinh Nhật Uy, Kỹ Sư Tin Học – Long An 126. Nguyễn Phương Uyên, sinh viên, cựu tù nhân lương tâm – Bình Thuận 127. Phan Thị Hải Yến, Kế Toán - Sài Gòn
......

Cái chết của em Đỗ Đăng Dư

Dư luận đang quan tâm về cái chết bí ẩn của em Đỗ Đăng Dư, 17 tuổi, tại bệnh viện Bạch Mai hôm mồng 10 tháng 10, sau khi được đưa đến từ trại giam của bộ Công an vào chiều mồng 8 tháng 10. Mặc dù đoàn pháp y của quân đội đã đến khám nghiệm, nhưng cho đến nay nhà cầm quyền CSVN chưa công bố nguyên nhân gây ra cái chết cho em Dư. Trong khi đó, công an lại ngăn cản mẹ em, bà Đỗ Thị Mai, vào thăm con tại bệnh viện. Đến lúc em Dư mất, bà Mai cũng không nhận được bất cứ giấy tờ gì về vụ tử vong của con trai mình. Sự kiện này đã gây ra một làn sóng phẫn nộ rất lớn trong cộng đồng mạng không chỉ tại Hà Nội mà ở khắp mọi nơi. Khi hay tin em Dư mất tối mồng 10 tháng 10, đã có hàng trăm người gồm các nhà đấu tranh cho dân chủ, bà con dân oan rủ nhau tụ họp tại bệnh Bạch Mai để hỗ trợ tinh thần cho bà Đỗ Thị Mai. Đặc biệt hiện có 3 văn phòng luật sư và 5 luật sư tham gia tố tụng để giúp cho bà Đỗ Thị Mai đi tìm công lý cho cháu Dư. Mãi cho đến ngày 13 tháng 10, báo công an và đài truyền hình Việt Nam mới đưa tin về vụ tử vong của em Đỗ Đăng Dư; nhưng nội dung lại dựa theo “kịch bản” của công an Hà Nội. Báo Công An loan tải rằng em Dư đã bị tạm giam 2 tháng vào ngày 7/8/2015 vì đã ăn trộm số tiền 1 triệu 500 đồng của nhà hàng xóm ở Thôn Đông Cựu, xã Đông Phương Yên, Huyện Chương Mỹ; nhưng em đã trả lại. Ngày 13/8, công an Chương Mỹ đã chuyển em Dư lên trại tạm giam số 3, thuộc công an Hà Nội. Khi vào trại giam này, em Dư bị nhốt chung với 3 bị can khác là Vũ Văn Bình (SN 1998), Nguyễn Nam Trường (SN 1998), Lê Đức Anh (SN 1998). Sáng ngày 4/10, Dư, Bình, Trường và Đức ăn sáng tại buồng giam. Theo lịch phân công, sau khi ăn xong, Dư phải rửa bát cho các bị can cùng buồng. Vì em Dư rửa bát bẩn nên Bình đã đánh và đá Dư khiến em bị xỉu. Cán bộ quản giáo phát hiện và đưa em Dư cấp cứu ở bệnh viện Hà Đông. Sau một ngày nằm ở đây, bệnh tình em Dư có vẻ nguy kịch, công an đã đưa lên bệnh viện Bạch Mai và em đã tử vong vào ngày 10/10. Theo báo Công an thì tất cả những diễn tiến nói trên, công an Huyện Chương Mỹ đều báo cáo cho công an Thành phố Hà Nội và Bộ công an. Đặc biệt là Bộ trưởng công an Trần Đại Quang – dù đang bận tham dự Hội nghị lần thứ 12 Trung ương đảng – cũng đã chỉ thị điều tra vụ em Dư bị đánh. Ngày 8/10 công an thành phố Hà Nội đã khởi tố bị can Vũ Văn Bình về tội cố ý gây thương tích, 2 ngày trước khi em Dư tử vong. Qua nội dung tường thuật như trên của báo Công an và đài truyền hình Việt Nam đã nảy sinh 3 nghi vấn: Thứ nhất là trong suốt thời gian em Dư được đưa vào bệnh viện Hà Đông sáng mồng 4/10 rồi bệnh viện Bạch Mai mồng 6/10 và cho đến lúc tử vong mồng 10/10, công an đã không cho gia đình, nhất là mẹ em Dư là bà Đỗ Thị Mai gặp mặt, trong khi lại âm thầm xúc tiến việc truy tố bị can Vũ Văn Bình. Phải chăng Bình đang trở thành một nạn nhân thứ hai - bị dùng như một con dê tế thần để che đậy các hành vi sát nhân của công an? Dựa vào các thương tích trầm trọng trên cơ thể Dư, một người như Bình khó có thể tạo ra những vết thương chết người như vậy. Thứ hai là khi em Dư tử vong vào ngày 10/10, công an Hà Nội đã không có bất cứ một thông báo nào về sự kiện này. Mãi đến ba ngày sau, khi mà cộng đồng mạng lên tiếng phản đối mạnh mẽ và các luật sư nhập cuộc, thì báo công an mới loan tin và đổ hết trách nhiệm cho Vũ Văn Bình về tội danh “cố ý gây thương tích”. Phải chăng Bộ công an đã coi thường sự kiện này ngay từ đầu và ngụy tạo kịch bản em Dư bị đánh để trốn trách nhiệm. Thứ ba là trước sự kiện dư luận cả nước quan tâm về cái chết của em Đỗ Đăng Dư mà công an Hà Nội không hề có một cuộc họp báo chính thức, hoặc tỏ ra một hành động tối thiểu nào để xoa dịu nỗi đau của người mẹ mất con là bà Đỗ Thị Mai. Trong khi báo công an lại viết những lời hoa mỹ nào là công an Hà Nội phối hợp với Viện kiểm sát thành phố chỉ đạo các đơn vị khẩn trương điều tra, một mặt phối hợp cơ quan y tế và gia đình tích cực cứu chữa, điều trị cho em Dư (sic). Trách nhiệm gây ra cái chết của em Đỗ Đăng Dư đang nằm trong ban quản lý trại giam 3, công an Hà Nội. Ngoài những truy cứu về hình sự gây ra cái chết của em Dư, vấn đề then chốt nhất chính là sự coi thường công luận của công an Hà Nội nói riêng và bộ máy công an nói chung, khi có gần 300 người đã chết trong lúc tạm giam, tạm giữ trong thời gian qua. Điều này cho thấy là sự bạo hành của công an đã và đang đe dọa sinh mệnh của các công dân khi bị bắt giữ vì bất cứ lý do gì. Việc các luật sư và cộng đồng mạng đứng lên đòi công lý cho em Đỗ Đăng Dư hiện nay chính là bước đầu khơi dậy tinh thần đấu tranh chống lại sự bạo hành của công an - trong trại giam lẫn bên ngoài xã hội. Trung Điền
......

Biển Đông trong chuyến viếng thăm Việt Nam của ông Obama và Tập Cận Bình

Trong cuộc phỏng vấn vào ngày 8/10 trên tờ New York Times, cựu đại tá Hồng quân Trung Cộng, Lưu Minh Phú, tác giả tập sách “Trung Hoa Mộng” (2010) đã cho rằng chiến tranh Trung Mỹ rất khó tránh, dưới thời ông Tập Cận Bình vì ba nguyên do: Thứ nhất là cả Mỹ và Nhật đang tìm cách cô lập Trung Quốc đối với các quốc gia trong vùng. Thứ hai là sự xâm lược của Nhật Bản, qua sự tăng cường lực lượng Tự Vệ Đội gần đây và con đường của chủ nghĩa quân phiệt Nhật quá khứ. Thứ ba là Trung Quốc phải đối phó với chủ nghĩa bá quyền thế giới của Hoa Kỳ. Họ Lưu nói rằng, Trung Quốc đang tìm mọi cách ngăn ngừa cuộc xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ; nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy là cuộc xung đột sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra, đặc biệt là những tranh chấp gần đây về biển Đông. Trong khi đó, báo The Wall Street Journal số ra ngày 13/10 cho biết là Tòa Bạch Ốc đã tỏ ra nghi ngờ về lời hứa của Tập Cận Bình là không quân sự hóa các đảo nhân tạo nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 9 vừa qua. Lý do là Trung Quốc đã cực lực phản đối việc Tòa Bạch Ốc cho Hải Quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến và phi cơ tuần tra đến gần khu vực 12 hải lý của các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh cho là thách thức chủ quyền của họ. Nếu Bắc Kinh chỉ bồi đắp đảo nhân tạo cho mục tiêu phi quân sự và cứu cấp trên biển như họ Tập đã hứa, thì Trung Quốc đã không gửi đi lời cảnh báo nhắm vào Hoa Kỳ rằng: “sẽ không bao giờ cho phép bất cứ nước nào nhân danh việc bảo vệ quyền tự do đi lại trên biển và trên không, vi phạm lãnh hải và không phận của Trung Quốc trong quần đảo Trường Sa”. Những động thái nói trên cho thấy là cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đang “ăn thua đủ” trên biển Đông. Trong bối cảnh đó, cả ông Tập Cận Bình và ông Obama viếng thăm Việt Nam vào tháng 11 tới đây, đã tạo ra một sự quan tâm đặc biệt trong dư luận Việt Nam và Á Châu. Trên bề mặt, Hà Nội loan tải rằng Tập Cận Bình đến Việt Nam trong khuôn khổ kỷ niệm 65 năm ngoại giao giữa hai nước Trung - Việt, còn ông Obama đến Việt Nam là để thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng về kinh tế trong khuôn khổ đối tác của Hiệp định TPP. Trong thực tế, chuyến thăm Việt Nam của ông Obama và ông Tập ẩn chứa nhiều điều phức tạp. Có lẽ khởi đi từ chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 7 vừa qua của ông Nguyễn Phú Trọng. Trong chuyến thăm Hoa Kỳ, ông Nguyễn Phú Trọng, người được coi là thân cận với Bắc Kinh trong nhiều thập niên dài, đã cho thấy sự chuyển hướng rõ nét của ông Trọng nói riêng và Bộ chính trị CSVN nói chung về phía thân thiện hơn với Hoa Kỳ. Nói cách khác là thái độ của lãnh đạo CSVN hiện nay không còn mấy “thân thiện” với Bắc Kinh theo kiểu “môi hở răng lạnh” như trước khi xảy ra vụ giàn khoan HD 981 vào tháng 5/2014. Chính trong bối cảnh này, vấn đề biển Đông sẽ chi phối rất lớn trong các trao đổi giữa lãnh đạo Hà Nội với hai phái đoàn của ông Tập Cận Bình và ông Obama. Trước hết đối với ông Tập Cận Bình. Bắc Kinh thấy rõ “thái độ” dè chừng của Hà Nội gần đây nên qua chuyến đi này, họ Tập sẽ làm một phép thử về lòng trung thành của CSVN đối với Bắc Kinh. Phép thử này dựa trên yếu tố buộc CSVN phải kiên định lập trường Ba Không và nhất là không cho Hoa Kỳ thuê hay xử dụng căn cứ Cam Ranh dưới bất cứ hình thức nào. Đây là phép thử rất quan trọng khi mà Hà Nội đang bị Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Châu và Phi Luật Tân lôi kéo vào trong khuôn khổ của liên minh chống lại sự trổi dậy của Trung Quốc. Trung Quốc chỉ cần Hà Nội tiếp tục chính sách Ba Không, là đủ để cản trở mọi toan tính của Hà Nội trong việc nhích gần lại Hoa Kỳ. Mặc dù cho đến nay, CSVN vẫn tuyên bố giữ lập trường Ba Không, nhưng sự bành trướng của Trung Quốc ngày càng gia tăng, đe dọa sự ổn định của khu vực, nhất là đối với lãnh thổ và chủ quyền Việt Nam. Do đó mà cách ứng xử của CSVN đã đến lúc phải dứt khoát. Đối với ông Obama. Hoa Thịnh Đốn cũng thấy rõ “thái độ” chần chừ của Hà Nội trong việc hợp tác hay lên tiếng liên quan đến các động thái của Hoa Kỳ và Nhật Bản đối với Trung Quốc gần đây. Nhất là trong chuyến viếng thăm của ông Trọng tại Nhật Bản vào trung tuần tháng 9, đúng vào lúc Thượng Viện Nhật thông qua ba đạo luật về an ninh, rất mong Hà Nội lên tiếng hỗ trợ nhưng ông Trọng và phái đoàn hoàn toàn im lặng. Trong khi đó, ai cũng nhìn thấy rằng, sau khi hoàn tất việc xây dựng các căn cứ quân sự trên những đảo nhân tạo, Bắc Kinh sẽ tiến chiếm các đảo, bãi đá chìm của Việt Nam còn lại trong quần đảo Trường Sa. Điều này sớm muộn gì cũng xảy ra mà CSVN không còn có thể tránh né thế đối đầu với Bắc Kinh. Do đó phép thử của ông Obama lần này là đòi hỏi CSVN phải hợp tác với Hoa Kỳ trên biển Đông, mà cụ thể là tham gia tập trận chung với các nước đồng minh Hoa Kỳ và cho phép tàu chiến Mỹ ghé Cam Ranh thường xuyên hơn. Khi Tòa Bạch Ốc đồng ý cho Hải Quân đưa tàu chiến và phi cơ tuần tra gần khu vực 12 hải lý các đảo nhân tạo của Bắc Kinh, chắc chắn những tàu chiến này sẽ đi vào trong khu vực 12 hải lý của các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Điều này đặt CSVN ở vào thế phải hợp tác và đây là phép thử rất quan trọng để từng bước Hoa Kỳ lôi kéo CSVN đi vào quỹ đạo những quốc gia chống lại sự bành trướng của Bắc Kinh. Trên bề mặt, sự kiện CSVN đón được hai đối thủ nặng ký viếng thăm Việt Nam - tuy khác ngày giờ nhưng nằm trong tháng 11 - tạo ấn tượng là Hà Nội “xuất sắc” trong trò đu dây. Nhưng thực tế cho thấy, vấn đề biển Đông không còn là lời qua tiếng lại giữa các nước như quá khứ mà đã trở thành nguy cơ đe dọa chiến tranh. Việt Nam đang là trung tâm điểm của nguy cơ này, do vị trí địa dư nhìn ra biển Đông. Vì thế, thủ thuật đu dây của CSVN không còn phù hợp; trái lại rất là nguy hiểm vì sẽ không có nước nào cứu lấy dân tộc Việt Nam khi Trung Quốc tiến chiếm nốt 21 đảo và bãi đá chìm mà Việt Nam đang có chủ quyền tại Trường Sa. Nói tóm lại, CSVN nên bước ra khỏi thế chư hầu của Bắc Kinh trong dịp đón Tập Cận Bình, và nên hợp tác với Hoa Kỳ để thật sự bảo vệ sự toàn vẹn biển đảo trước nguy cơ xâm lược của Bắc Kinh trong thời gian tới. Đoàn Hùng Ngày 14/10/2015http://vnctcmd.blogspot.de/…/bien-ong-trong-chuyen-vieng-th…
......

Muối Tập Cận Bình và vết thương Việt Nam

Chỉ trong vài ngày vừa qua, từ khi nhà cầm quyền Việt Nam loan tải trên báo đài sẽ đón rước long trọng ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc, đến đất nước này, nhiều phản ứng trong hàng ngũ đảng viên đã bật lên với vô số câu hỏi tại sao: - Đón rước họ Tập linh đình đến Việt Nam — và phải đón trước chuyến thăm của Tổng thống Obama đúng theo lệnh Bắc Kinh — để làm gì? - Nếu còn sợ Tàu đến thế thì ngả theo Mỹ gần đây để làm gì? - Tại sao giới lãnh đạo đảng cứ nhất định phải tung ra những thông điệp nửa khôn nửa dại như thế?   - Lãnh đạo đảng CSVN nghĩ họ có thể đánh lừa hay đu dây với ai khi mà cả Mỹ lẫn Tàu đều đã viết rành rẽ trên giấy trắng mực đen về ý định đó của Hà Nội? - Giới lãnh đạo Việt Nam nghĩ họ khôn đến độ có thể "tiếp tục xin tiền Tàu để mua súng Mỹ để bắn lính Tàu để xin thêm viện trợ Nhật"? (Có đảng viên còn gắn thêm vào cuối câu hỏi này "... trong khi giải quyết chuyện ngập nước và mất nước giữa lòng thủ đô còn chưa xong?") - v.v... Còn đối với đại khối những người Việt đang rất lo âu về vận mạng đất nước, viễn cảnh đón rước tên "trùm xâm lược" chỉ càng làm tăng nỗi uất hận và đau lòng: Thứ nhất, tiếp rước ông Tập Cận Bình là sự sỉ nhục và phản bội anh linh những con dân Việt đã bỏ mình bảo vệ đất nước tại Hoàng Sa, Trường Sa, và dọc theo biên giới phía Bắc suốt 10 năm trường. Ông Tập, kể từ khi lên nắm quyền, đã đề xướng chính sách "Trung Quốc mộng", gia tăng vận tốc lấn chiếm chủ quyền và tài nguyên của Việt Nam, đặc biệt tại những vùng đã nhuộm máu các chiến sĩ Việt Nam. Thứ hai, tiếp rước ông Tập Cận Bình là tiếp tục che mắt toàn dân về mối tai họa đang bao trùm lên đất nước và về một tình hữu nghị không hề có. Ông Tập, kể từ khi lên nắm quyền, đã ra lệnh gấp rút bồi đắp và biến các đảo tại Hoàng Sa và Trường Sa thành những căn cứ quân sự của Trung Quốc, với khả tăng tiêm kích nhiều tỉnh dọc bờ biển miền trung và miền nam Việt Nam. Và trong suốt mấy năm qua, không có tháng nào không có các ngư dân Việt bị cướp, đánh, đâm nát tàu, và giết hại dưới tay hải quân Trung Quốc. Nhiều trường hợp chết mất xác! Thứ ba, tiếp rước ông Tập Cận Bình là một thông điệp sai lầm và tai hại gởi đến Bắc Kinh. Trong lúc nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục từ chối khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế và từ chối bảo vệ ngư dân Việt ngoài khơi, thì việc trải thảm đỏ tiếp rước ông Tập chỉ khiến giới lãnh đạo Trung Quốc càng thêm tự tin để lấn tới; họ tin chắc dân tộc Việt Nam sẽ tiếp tục run sợ và chấp nhận sự đã rồi. Hơn bao giờ hết, nhân dân Việt Nam phải nói "Không!" với Tập Cận Bình. Truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt yêu quí hòa bình nhưng không bao giờ khiếp nhược trong trách nhiệm bảo vệ bờ cõi, không bao giờ viện cớ "ta còn yếu" để dâng thêm chủ quyền đất nước cho giặc. Nếu đang sống trong một thể chế do dân làm chủ thì việc hủy bỏ màn đón rước Tập Cận Bình chắc chắn đã là ý nguyện hiển nhiên và tối thiểu của bất kỳ người Việt yêu nước và tự trọng nào. Nhưng trong thực tế đất nước hôm nay chỉ có điều hiển nhiên ngược lại: giới lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam chắc chắn không có gan để nói "không" với thiên triều, và chắc chắn chỉ riu ríu kéo nhau đến tận chân phi cơ chờ đón. Trong lúc công an được lệnh dàn trận khắp nơi, từ cửa nhiều nhà riêng đến tràn ngập đường phố, để sẵn sàng "giải quyết triệt để (1)" "từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc (2)". Vũ Thạch@S: 2015/10/12 ============ Ghi chú: (1) Lời Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh. (2) Lời Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh http://vnctcmd.blogspot.de/…/muoi-tap-can-binh-va-vet-thuon…
......

Sehr ho­her Asyl-Zu­gang im Sep­tem­ber 2015

Im September 2015 wurden beim Bundesamt für Migration und Flüchtlinge insgesamt 43.071 Asylanträge gestellt Dies bedeutet einen Anstieg von 126,2 Prozent gegenüber dem Vorjahresmonat September 2014. Entschieden hat das Bundesamt im September 2015 über die Anträge von 22.983 Personen. Dies bedeutet einen Anstieg von 166,8 Prozent gegenüber dem Vorjahresmonat September 2014 (8.615 Entscheidungen). 8.690 Personen erhielten die Rechtsstellung eines Flüchtlings nach der Genfer Flüchtlingskonvention (37,8 Prozent aller Asylentscheidungen). Zudem erhielten 262 Personen (1,1 Prozent) subsidiären Schutz im Sinne der EU-Richtlinie 2011/95/EU. Bei 154 Personen (0,7 Prozent) wurden Abschiebungsverbote nach § 60 Absatz 5 oder Absatz 7 Satz 1 des Aufenthaltsgesetzes festgestellt. Die Zahl der tatsächlichen Einreisen von Asylsuchenden nach Deutschland lag im September 2015 deutlich höher, da die formale Asylantragstellung teilweise erst zeitlich verzögert möglich ist. So sind im EASY-System im Monat September 2015 bundesweit etwa 164.000 Zugänge von Asylsuchenden registriert worden. Von Januar bis September 2015 waren es insgesamt ca. 577.000. Das EASY-System ist eine IT-Anwendung zur Erstverteilung der Asylbegehrenden auf die Bundesländer. Bei den EASY-Zahlen sind Fehl- und Doppelerfassungen wegen fehlender erkennungsdienstlicher Behandlung und fehlender Erfassung der persönlichen Daten nicht ausgeschlossen. http://www.bmi.bund.de/SharedDocs/Pressemitteilungen/DE/2015/10/asylantr...
......

CSVN chưa quyết định nhân sự lãnh đạo

Hội nghị lần thứ 12 Trung ương đảng CSVN đã bế mạc hôm 11 tháng 10, sau 6 ngày hội họp tại Hà Nội từ ngày 5 đến 11 tháng 10 vừa qua. (Trái qua phải) Tứ Trụ Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng sẽ được lưu nhiệm đến năm 2018 hay không? Trọng tâm chính của hội nghị lần này là bàn thảo về vấn đề chuẩn bị nhân sự lãnh đạo đảng CSVN trong 5 năm tới, bên cạnh những thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội 2015, dự toán ngân sách 2016 và việc chuẩn bị bầu cử đại biểu quốc hội khoá 14 dự kiến diễn ra vào tháng 6/2016. Theo thông báo của Hội nghị 12, Hội nghị đã tập trung thảo luận và thành lập bốn loại danh sách nhân sự. Thứ nhất là danh sách những nhân sự mới lần đầu tiên được giới thiệu tham gia vào trung ương đảng khóa XII (cả ủy viên chính thức và dự khuyết). Thứ hai là danh sách những ủy viên trung ương đảng khóa XI được tiếp tục đề cử tham gia vào trung ương đảng khóa XII tới. Thứ ba là danh sách những uỷ viên bộ chính trị, ban bí thư khóa XI được tiếp tục đề cử vào danh sách bộ chính trị, ban bí thư khóa XII. Thứ tư là danh sách và phương án chọn lựa bốn chức danh Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội cho đại hội XII. Theo dự kiến thì những danh sách thành lập trong Hội nghị 12 vừa qua sẽ được tiểu ban nhân sự và Bộ chính trị rà soát lại một lần nữa và đưa ra chung quyết trong Hội nghị 13 dự trù triệu tập vào trung tuần tháng 12 năm 2015, nếu mọi chuyện xảy ra suông sẻ trong 2 tháng trước mặt. Nói cách khác là từ đây đến tháng 12/2015, nếu mọi sự đề cử về nhân sự hiện nay của Hội nghị 12 không thay đổi nhiều thì Hội nghị 13 của Trung ương đảng sẽ chính thức đưa danh sách đề cử trung ương đảng cho các đại biểu tham dự đại hội đảng XII biểu quyết thông qua vào tháng 1/2016. Mặc dù các đề cử nhân sự được giữ kín nhưng theo nhiều nguồn tin thì vấn đề nhân sự Bộ chính trị đang là vấn đề tranh cãi nhiều nhất. Nếu căn cứ vào tiêu chuẩn độ tuổi 65 phải nghỉ hưu, thì nhân sự Bộ chính trị khóa XI có ít nhất 10 phải về hưu. Đó là các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng, Ngô Văn Dụ, Tô Huy Rứa, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Phùng Quang Thanh, Lê Thanh Hải, Phạm Quang Nghị, Lê Hồng Anh. Sáu người còn ở trong độ tuổi ở lại Bộ chính trị khóa XII là Trần Đại Quang, Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Thị Kim Ngân, Tòng Thị Phóng, Đinh Thế Huynh, Nguyễn Xuân Phúc. Theo Quyết Định 244 về quy chế bầu cử trong đảng do Bộ chính trị đưa ra vào ngày 9 tháng 6 năm 2014, chức danh Tổng bí thư do trung ương đảng khóa trước đề cử nên chắc chắn là 6 người nói trên không lọt vào danh sách đề cử Tổng bí thư. Trong thời gian qua, nhiều dự kiến đưa ra là ông Nguyễn Tấn Dũng được đề cử vào trách vụ Tổng Bí Thư và sẽ được tân trung ương đảng khóa XII biểu quyết vào tháng 1/2016. Tuy nhiên, trong vài tháng qua, với tư cách là Trưởng tiểu ban nhân sự đại hội XII, ông Nguyễn Phú Trọng đã cùng ông Tô Huy Rứa, Trưởng ban tổ chức Trung ương đã hoán chuyển nhiều nhân sự có tiềm năng ở lại Trung ương đảng khóa XII từ địa phương về các ban ngành ở Trung ương, để đưa những nhân sự mới vào nắm các bí thư Tỉnh mà sẽ trở thành ủy viên Trung ương đảng khóa XII. Những sắp xếp này chắc chắn có ảnh hưởng đến cán cân quyền lực về nhân sự giữa hai phe Tổng bí thư và Thủ tướng. Đặc biệt là sẽ ảnh hưởng rất lớn lên số phiếu mà ông Nguyễn Tấn Dũng cần để được tân trung ương đảng khóa XII bầu làm Tổng bí thư, mặc dù ông Dũng đang nắm ưu thế về phiếu trong Bộ chính trị và Trung ương đảng nhiệm kỳ XI. Vì thế mà trong những ngày vừa qua, nhiều thông tin đã “nhiễu” ra từ nội bộ lãnh đạo là đang có phương án giữ nguyên Tứ trụ cho đến Hội nghị giữa nhiệm kỳ vào năm 2018, để có đủ thì giờ tìm nhân sự mới cho 4 trách vụ nói trên. Nói cách khác là hiện đang có phương án giữ nguyên 4 vị trí của ông Nguyễn Phú Trọng (Tổng bí thư), Trương Tấn Sang (Chủ tịch nước), Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng), Nguyễn Sinh Hùng (Chủ tịch quốc hội) đến đầu năm 2018 thì mới thay thế dựa trên danh sách tân Bộ chính trị được thành lập trong đại hội XII. Nếu phương án nói trên xảy ra, một lần nữa đảng CSVN rơi vào tình trạng khủng hoảng nhân sự xảy ra như vào năm 1995 khi Đại hội VII đã phải quyết định lưu nhiệm bốn nhân sự Đỗ Mười (Tổng bí thư), Lê Đức Anh (Chủ tịch nước), Võ Văn Kiệt (Thủ tương) và Võ Chí Công (Chủ tịch quốc hội) đến năm 1997 mới bầu Lê Khả Phiêu lên thay. Tóm lại, vấn đề khủng hoảng nhân sự trong Đại hội VII vào năm 1995, chủ yếu là xung đột về đường lối. Trong khi khủng hoảng nhân sự lãnh đạo thượng tầng cho đại hội XII hiện nay chính là quyền lợi kinh tế mà các phe đã thao túng và tìm cách kiểm soát để không bị thiệt hại khi phe khác lên nắm vị trí chủ đạo. Thông báo Hội nghị 12 đã cố che giấu sự bất thường trong việc bầu chọn nhân sự; nhưng nếu tinh ý người ta thấy rõ là phe ông Trọng đang tìm cách không cho phe ông Dũng dùng tiền để mua ghế Tổng bí thư. Chờ xem. Trung Điền 11/10/2015 Theo http://vnctcmd.blogspot.de
......

HÃY THA LỖI CHO TÔI, NHƯNG TÔI SẼ KHÔNG CẦU CHÚC CHO EM R.I.P

Cậu bé 17 tuổi Đỗ Đăng Dư ấy đã chết sau hai tháng bị tạm giam, bị bạo hành tàn nhẫn bởi công an chỉ vì bị nghi trộm một món tiền nhỏ, 2.000.000 VNĐ, tức chưa đến 100USD. Chỉ một vụ tự thiêu của người thanh niên bán rau Mohamed Bouazizi vào tháng 10 năm 2010 đã châm ngòi cho cuộc Cách mạng Tunisia và sau đó lan rộng ra nhiều quốc gia Ả Rập khác, còn ở đất nước này? Đã có nhiều người tự thiêu như vụ tự thiêu của kỹ sư Phạm Thành Sơn, 31 tuổi, ngày 17.2.2011 trước cửa UBND TP. Đà Nẵng để bày tỏ sự phẫn uất khi mọi khiếu nại về tình trạng cưỡng chiếm đất đai, nạn tham nhũng không được giới hữu trách giải quyết; hay vụ tự thiêu ngày 30.7. 2012 trước cửa UBND tỉnh Bạc Liêu của mẹ nhà báo, cựu tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần vì tranh chấp đất đai nhà cửa với người hàng xóm, đi làm đơn thưa kiện mà không được giải quyết thỏa đáng lại thêm suy nghĩ, uất ức vì con gái bị cầm tù…   Đã có nhiều người bị công an bạo hành đến chết trong thời gian bị tạm giam, lắm khi chỉ vì những lý do rất nhỏ, như vụ anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, bị bắt vào công an huyện Tân Yên, Bắc Giang, chỉ mấy giờ sau, chết trong đồn công an! Ngày 28.2.2011, ông Trịnh Xuân Tùng đi xe máy không đội mũ bảo hiểm đến ga Giáp Bát, Hà Nội, bị công an bắt dẫn về trụ sở công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai. Đến tối ông Tùng bị bầm dập khắp người, tê liệt toàn thân, tám ngày sau ông chết tại Bệnh Viện. Ngày 25.4.2011, anh Nguyễn Công Nhựt được phát hiện chết trong tư thế treo cổ ở trụ sở CA huyện Bến Cát, Bình Dương sau mấy ngày bị mời về trụ sở CA huyện để làm sáng tỏ vụ mất trộm hàng ngàn lốp xe ôtô xảy ra tại Công ty nơi anh làm việc v.v…Cho tới những vụ có dính dáng tới cưỡng chế đất đai như cái chết của ông Nguyễn Thành Năm ở Giáo xứ Cồn Dầu, thành phố Đà Nẵng, chết tại nhà một ngày sau khi bị dân phòng tạm giữ và đánh đâp, ngày 2.7.2010… Cũng vì bị thu hồi đất, đã có những người phải vào tù vì đường cùng phẫn uất chống lại cường quyền như anh em ông Đoàn Văn Vươn... Có người liều mạng đổi mạng như anh Đặng Ngọc Viết, đã nổ súng vào 5 cán bộ giải phóng mặt bằng tại trụ sở UBND Tỉnh Thái Bình sau đó tự sát, ngày 11.9.2013… Và còn rất nhiều nữa, những cái chết oan khuất khác trong những năm qua. Nhưng vẫn sẽ chẳng có gì xảy ra. Và bây giờ là cái chết của cậu bé Đỗ Đăng Dư…Rồi cũng sẽ chẳng có gi xảy ra. Phải cần thêm bao nhiêu cái chết nữa, bao nhiêu oan khuất nữa thì đủ cho dân tộc này thức tỉnh và đứng dậy? Hãy tha lỗi cho tôi, nhưng tôi sẽ không cầu chúc cho em RIP, Đỗ Đăng Dư. Tôi cũng không cầu chúc cho tất cả những ai chết oan ức vì bạo quyền, vì sự tàn ác của những kẻ đang nắm trong tay quyền sinh quyền sát trên đất nước này, ba chữ R.I.P. Tôi cũng không mong những linh hồn oan khuất đó trở về để báo oán những kẻ đã gián tiếp hay trực tiếp đẩy họ vào con đường chết, bởi những kẻ đó có chết đi thì cũng sẽ có những kẻ khác ngoi lên khi hệ thống này còn tồn tại. Tôi mong những linh hồn oan khuất đó, cách này cách khác trở về để nhắc nhở trong những ai còn đang sống rằng vì sao chúng tôi chết? Rằng hôm qua, hôm nay là chúng tôi, ngày mai có thể sẽ là con, là cha, là chồng, anh chị em, con cháu hoặc ngay chính bản thân anh/chị/bạn sẽ rơi vào trường hợp oan khuất ấy, nếu như tất cả vẫn tiếp tục lặng thinh, lo cho cái tổ của chính mình, mặc kệ mọi chuyện, mặc kệ cho cái ác cái xấu hoàng hành trên đất nước này suốt 7 thập niên qua. Ngàn lần xin hãy tha lỗi cho tôi, khi tôi không cầu chúc cho em và cho tất cả những oan hồn khác được thanh thản trong lãng quên. Bởi tội ác không được phép lãng quên. Và dân tộc này thì đã sống chung với tội ác lâu quá rồi đến mức không nghe không thấy gì nữa. Dân tộc này đang chìm trong giấc ngủ mê giữa ban ngày, và rất cần được những oan hồn đánh thức! Theo FB Song Chi
......

Vì sao đảng muốn khai tử lịch sử dân tộc?

Nền giáo dục ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, lịch sử là môn học cung cấp nhiều kiến thức nhất về khoa học xã hội – nhân văn. Học sinh học sử nước nhà bắt đầu từ bậc tiểu học để hiểu biết cặn kẽ lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha mình, qua đó rèn luyện lòng yêu nước như một trách vụ thiêng liêng, cao cả không thể thiếu của mỗi công dân. Lên những bậc cao hơn, môn lịch sử còn mở rộng cho người học những hiểu biết căn bản lịch sử các quốc gia khắp địa cầu, ứng dụng thiết thực vào lãnh vực kinh tế ngoại thương và bang giao quốc tế. Ở Việt Nam nếu chỉ tính khoảng thời gian 40 năm cầm quyền trên cả nước của đảng CSVN, nền giáo dục mang tính áp đặt của nhà nước cộng sản đem lại nhiều thất vọng về mọi mặt và đã bị dư luận trong nước phân tích, phê phán thật nhiều. Sau năm 1975, chính sách giáo dục độc tôn của đảng xóa bỏ hoàn toàn triết lý giáo dục Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Thay vào đó một nền giáo dục giáo điều nhằm mục đích đào tạo những con người tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lê, cộng với một mớ kiến thức què quặt về thế giới chung quanh. Học sinh tiểu học được học môn lịch sử nước nhà qua những hình tượng, những câu chuyện về các “anh hùng cách mạng” với những chiến công bịa đặt qua hai thời kỳ chiến tranh. Không những đảng bịa đặt lịch sử mà còn ngang nhiên sửa lịch sử hay “giết” lịch sử để phục vụ độc quyền yêu nước của mình. Do đó, trong suốt một thời gian dài hình tượng “ngọn đuốc sống Lê Văn Tám” vẫn hiên ngang tồn tại trong sách vở và trong tâm trí mọi người. Mãi đến năm 2005, Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam mới tiết lộ sự thật, chính Bộ trưởng Bộ tuyên truyền Trần Huy Liệu sau năm 1945 là người đã ngụy tạo nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi “tự tẩm xăng vào người” và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè. Lê Văn Tám là một nhân vật không có thật, do đó chiến công vang dội của Tám cũng chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng. Thực tế cho thấy, trường học ngày nay không dạy hay dạy một cách sơ sài hình ảnh và chiến công bảo vệ đất nước của các bậc tiền nhân trong suốt nhiều thời kỳ lịch sử lập quốc của nước nhà. Vì thế dù có học lịch sử nhưng học sinh chỉ nhận được những kiến thức rất lờ mờ về các nhân vật lịch sử anh hùng mà đáng lẽ ra các em phải biết rất rõ. Với cách dạy lịch sử “tẩm xăng đốt kho đạn, lấy thân mình lấp lỗ châu mai”, cũng không thể trách học sinh ngày nay coi Quang Trung, Nguyễn Huệ là hai cha con, là anh em, là bạn cùng chiến đấu, là hai người khác nhau…Còn rất nhiều trường hợp cười ra nước mắt khác cho thấy kiến thức thô thiển về lịch sử nước nhà của học sinh ngày nay. Vừa qua, trong “Chương trình giáo dục phổ thông mới”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể đến các trường phổ thông trên toàn quốc để lấy ý kiến. Lập tức Dự thảo của Bộ bị nhiều giáo viên dạy Sử, các nhà nghiên cứu lịch sử và dư luận xã hội chỉ trích nặng nề. Vì theo họ, Dự thảo này phạm phải một sai lầm quan trọng là không đưa môn học Lịch sử vào chương trình giáo dục căn bản có tính bắt buộc. Bản dự thảo cho thấy ở cấp tiểu học và trung học “cơ sở” môn học lịch sử được ghép vào môn “Cuộc sống quanh ta” (lớp 1, 2, 3), “Tìm hiểu xã hội” (lớp 4, 5) và “Khoa học xã hội” (cấp trung học cơ sở). Ở cấp trung học phổ thông, môn Lịch Sử và Địa Lý mới trở thành môn học độc lập. Tuy nhiên, ở cấp này nó lại là một môn “tự chọn”, không khác một sự khai tử từ từ. Trước đây môn lịch sử đã không được người học yêu thích vì nhiều lý do, nhất là vì cách nhìn, cách dạy xơ cứng một chiều, theo cái gọi là “duy vật sử quan” của người cộng sản. Nên khi có dịp tiếp xúc, tìm hiểu sự thật lịch sử qua mạng xã hội, học sinh ngỡ ngàng vì cảm thấy mình bị đánh lừa. Con số lèo tèo một hai thí sinh chọn thi môn sử trong kỳ thi tốt nghiệp vừa qua chứng minh cho tâm trạng chán chường ấy. Trở thành một môn tự chọn theo như trong Dự thảo của Bộ, thực chất là “khai tử” một môn học vô cùng thiết yếu cho công dân ngay từ lúc còn ở ghế nhà trường. Học sinh vốn sẵn chán môn sử sẽ dễ dàng tiếp tay Bộ Giáo dục chọn môn dễ học, dễ thi hơn môn sử. Như thế vô tình môn học này bị thủ tiêu không kèn không trống do tình trạng người dạy không muốn dạy, người học không muốn học và học hay không cũng không bắt buộc. Rồi sẽ có những công dân Việt Nam lớn lên không biết, hoặc biết rất mơ hồ về lịch sử Việt Nam. Nhưng ngược lại lịch sử đảng Cộng sản thì họ thuộc vanh vách. Họ cũng thông thuộc lịch sử Trung Cộng hơn lịch sử Việt Nam nhờ hàng ngày được nhồi nhét sử Tàu qua phim ảnh. Nhưng đó cũng chính là mưu đồ của đảng CSVN. Đàng sau những thay đổi mang màu sắc cải cách nền giáo dục cho tiến bộ hơn, lịch sử dân tộc dần dần bị hạ thấp và phai mờ trong tâm trí người dân. Đến một lúc nào đó lịch sử không còn là một nhu cầu trong trường học hay trong đời sống và được thay thế bằng thứ lịch sử do đảng sáng chế, dẫn dắt với mục đích phục vụ sự tồn tại của chính mình. Một câu hỏi được đặt ra: tại sao đảng lại cố tình tiêu diệt lịch sử dân tộc bằng mọi giá? Đó chính là quyền lợi của dân tộc từ lâu mâu thuẫn nặng nề với quyền lợi của đảng. Hay nói cách khác, đảng muốn đứng trên và tồn tại ngoài lịch sử dân tộc đề độc quyền bán nước cho ngoại bang. Theo http://vnctcmd.blogspot.de
......

Những khát vọng từ lũy tre làng sẽ thổi bay Nguyễn Tấn Dũng?

Trên chính trường giành giật quyền, tiền và bảo vệ mạng sống của phe nhóm trong thời điểm trước thềm đại hội đảng XII, ông Nguyễn Tấn Dũng đã thắng, cũng có nghĩa là thóat bị hạ bệ, tại hội nghị Bộ Chính trị 5 ngày vào cuối tháng 9 năm 2012 và Hội nghị Trung ương 6 vào giữa tháng 10 năm 2012. Điều đó chứng tỏ lực lượng ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng đang mạnh. Nhưng, việc Nguyễn Tấn Dũng thoát hiểm khác hoàn toàn với việc ông giành được chức Tổng bí thư tại đại hội đảng lần thứ XII sẽ diễn ra vào đầu năm 2016. Vì thắng, thua ở một đại hội nếu diễn ra một cách “bình thường” phụ thuộc vào lá phiếu của các đại biểu. Người nào đủ phiếu thì trúng cử, không đủ phiếu thì bị loại. Mà người bỏ phiếu là dân Việt Nam nói chung, những người tham gia đại hội đảng XII nói riêng, đều bỏ theo “nguyên tắc”: Người của của phe nhóm nào thì bỏ phiếu cho phe nhóm đó, bất kể người đó là ai, tài đức như thế nào. Sau hai lần thoát hiểm, nhiều “bình luận viên” cho rằng, Ba Dũng đang chiếm thế thượng phong, giành được chức Tổng bí thư đã là cái chắc, chỉ còn “lăn tăn” có kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch nước nữa hay không mà thôi. Riêng tôi, tôi vẫn cứ chờn trợn vì cái nguyên tắc tổ chức của Cộng sản, nó luôn chứa đầy quyền lực và ma thuật, mà người có quyền hành thiết kế cho việc “chuẩn bị nhân sự cho đại hội”, cụ thể là đại hội XII,  hiện vẫn nằm trọn vẹn trong tay ông Nguyễn Phú Trọng ( đang chức TBT) và ông Tô Huy Rứa ( đang chức Trưởng Ban tổ chức Trung ương). Hai người này, rõ ràng họ đang là một “Cặp đôi hoàn hảo”, không và chưa bao giờ chịu nằm im để cho phe nhóm của họ chịu thất bại thêm một lần nữa. Sau thất bại tại trong cuộc đấu hạ bệ ông Nguyễn Tấn Dũng không thành tại  Hội nghị trung ương 6, ông Nguyễn Phú Trọng – ông Tô Huy Rứa đã rút ra được bài học: nếu không “cơ cấu” tăng số lượng Ủy viên trung ương mới tham dự đại hội và “trúng cử” vào trung ương mà chủ yếu chỉ “tái cơ cấu trung ương”, thì chiến thắng trong đại hội đảng XII sẽ nằm gọn trong tay ông Nguyễn Tấn Dũng. Vì vậy, ông Nguyễn Phú Trọng – ông Tô Huy Rứa đã ráo riết thực hiện việc “xây dựng” lực lượng cho phe mình. Từ năm 2014, Tô Huy Rứa đã như một con thoi, đi hết địa phương này đến địa phương kia, liên miên đọc quyết định thay thế người này, cất nhắc người kia. Thực chất ông Trọng – ông Rứa đi xây dựng lực lượng ở cơ sở. Và không chỉ dàn trận đấu từ cơ sở, lựa chọn những đại biểu tham dự đại hội, mà ông Trọng – ông Rứa còn điều động, luân chuyển cán bộ, dàn trận đấu bằng cách ém sát các vị trí chủ chốt trên thượng tầng, như Ban Tổ chức của ông Rứa hiện có tới 12 phó ban đều là ủy viên trung ương đảng. Nhờ có sự bổ sung lực lượng này mà tại Hội nghị trung ương lần thứ 11 ( tháng 5/2015)  cán cân lực lượng đã nghiêng về phe ông Trọng – ông Rứa. Chưa yên tâm với lực lượng đã có,“Từ đầu năm 2015 đến nay có hai đợt điều chuyển nhân sự rất quan trọng. Từ khoảng tháng 2 đến tháng tư năm 2015, gần 60 nhân sự cấp chủ tịch tỉnh hay bí thư tỉnh, thành được điều ra trung ương để giữ cương vị các phó ban đảng –Phạm Chí Dũng”. Tiến thêm một bước, ông Trọng-  ông Rứa quyết định nâng tổng số ủy viên trung ương đảng lên 270 người, trong khi đại hội 11 chỉ có 180 người, uỷ viên Bộ chính trị lên từ 21 đến 25 người, gần gấp đôi số lượng BCT khóa 11. Ông Nguyễn Tấn Dũng có biết điều này không? Biết. Nhưng biết cũng chỉ có thể khoanh tay đứng nhìn, vì nguyên tắc Tổ chức đảng cộng sản là như vậy. Với việc bám sát cơ sở, thay thế, đề bạt, luân chuyển…cán bộ cơ bản đã hoàn thành, lực lượng ủng hộ ông Trọng – ông Rứa trong đại hội đảng XII đã tăng lên đáng kể và đã sẵn sàng vào trận chiến. Trận chiến giáp lề đại hội đảng đang diễn ra từ ngày 5/ 10/2015, dự kiến kết thúc vào ngày 11/10/2015, đã phát huy hiệu quả tức thì. Nếu như trước đây, hầu hết các nhà “bình luận” đều cho rằng, Nguyễn Phú Trọng không còn lý do gì để trụ lại, thì nay, tại Hội nghị trung ương 12 đang diễn ra, tin tức sốt dẻo được tung lên mạng, lan truyền trong những người quan tâm rằng, Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được đề nghị “ở lại” làm Tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ nữa và Nguyễn Tấn Dũng cũng được ở lại nhưng chỉ có thể giữ chức Chủ tịch nước. Rõ ràng, với bàn tay tổ chức đầy quyền lực và ma thuật, con đường dẫn đến sự thất thế của Nguyễn Tấn Dũng đang dần dần phơi lộ và trong tương lại gần cái chức Tổng bí thư rất có khả năng bị rớt khỏi tay ông Nguyễn Tấn Dũng. Vì sao lại như vậy? Vì những người tham dự đại hội và những người được “cơ cấu” vào trung ương đều do Tổ chức lựa chọn. Mà Tổ chức là ai? Là ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tô Huy Rứa – Một cặp đôi hoàn hảo – đang có vai trò như một nhạc trưởng. Những người được chọn hầu hết còn trẻ, mang bản chất nhà quê tiểu nông, đều chỉ là những kẻ ngu trung, tham lam, coi lợi ích của bản thân hơn lợi ích của quốc gia, dân tộc, nhưng trong lương năng của họ lại luôn cháy bỏng khát vọng leo cao, chui sâu để có tiền, có quyền, để tên mình được vang bóng một thời như những đồng chí trước đó của họ. Muốn có quyền, có tiền thì phải làm theo ông Trọng – ông Rứa. Mà cái làm theo trước tiên là phải hạ bệ cho kỳ được ông Nguyễn Tấn Dũng. Những kẻ có đạo đức, có lương tri một tí đều biết rằng, theo ông Trọng –  ông Rứa thì thể nào cũng phải thân Tầu, thể nào cũng phải đi lên Chủ nghĩa xã hội, tức là thân một kẻ luôn tìm mọi cách hại đất nước, hại dân tộc Việt Nam và đi theo hướng mà chẳng bao giờ đến được vì nó có đâu mà đến, nghĩa là anh ta biết rằng, anh ta đang làm hại đất nước và dân tộc Việt Nam, nhưng vì quyền và lợi của anh ta, anh ta bất chấp tất cả như truyền thống làm cán bộ lâu nay ở nước ta đã như vậy. Đó cũng là cách bắt buộc phải trả ơn còn nặng nề u tối và tiềm ẩn trong nhân cốt của người Việt Nam. Người có lương tri, có đạo đức có lăn tăn một tí, nhưng vì phải trả ơn người đưa mình lên vị trí quyền, tiền nên họ không thể không làm theo yêu của của ông Trọng – ông Rứa. Đó là ý thức bờ tre ruộng mạ còn rất đậm đặc trong mọi tầng lớp người Việt Nam hiện tại và nó được “trân trọng” sử dụng như một truyền thống ứng xử có văn hóa: “Anh thò ra cái chân giò thì tôi lò ra cái chai rượu”. Tóm lại, đó là ý thức hệ bờ ao, ruông mạ, luỹ tre làng còn tiềm ẩn nhầy nhụa trong tâm thế của người Việt Nam. Ông Nguyễn Tấn Dũng với tư tưởng cải cách theo hướng dân chủ, muốn đất nước xoay trục thân phương Tây…nổi trội hơn tất cả các Ủy viên Bộ chính trị hiện thời. Ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng bí thư kiêm chủ tịch nước là ủng hộ cho một tương lại tốt đẹp hơn cho nước Việt Nam. Liệu những đại biểu đi dự đại hội và 90 ủy viên trung ương đảng thuộc thành phần mới sẽ được bao người vì sự tiến bộ xã hội mà bỏ phiếu cho ông Nguyễn Tấn Dũng? không bỏ phiếu cho ông Trọng – ông Rứa? Có đấy, nhưng với tỷ lệ không đáng kể. Họ phải bỏ phiếu theo thỏa thuận với ông Trọng – ông Rứa trước khi tên họ được ông Trọng – ông Rứa chấp nhận cho đi dự đại hội và “cơ cấu” vào trung ương khóa XII. Đó là lý do vì sao tôi nói khát vọng quyền, tiền và đủ thú khát vọng khác cùng với ý thức hệ nhầy nhụa chất tiểu nông của người Việt hiện đang sống trong “cơ cấu” Tổ chức đảng rất có khả năng sẽ thổi bay Nguyễn Tấn Dũng trong đại hội đảng lần thứ XII tới đây. Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng muốn làm Tổng bí thư rồi làm Tổng thống, ông Nguyễn Tấn Dũng Ba Dũng chỉ còn có một con đường duy nhất là phải đảo chính ngay tại “cung đình” cái nguyên tắc Tổ chức Cộng sản do ông Trọng- ông Rứa đang tác oai, tác quái kia đi, trước khi đại hội diễn ra. Lực lượng của ông Nguyễn Tấn Dũng hiện đang mạnh, đảo chính có đến 7 phần thắng, ba phần thua. Đa số nhân dân ủng hộ ông. Thời thế đang ủng hộ ông. Đảo chính bằng cách gì? Thật không thể nói ở đây được. Còn nếu ông Nguyễn Tấn Dũng “ngoan” như mọi đảng viên, rằng “đảng phân công thì tôi làm”, như ông đã từng nói, nghĩa là chấp nhậm chiêu bài phủ dụ thỏa hiệp với Trọng – Rứa thì Ba Dũng có thể được ngồi ở cái ghế Chủ tịch nước với quyền lực còn lại cũng chỉ đủ để giữ quyền, tiền và mạng sống cho mình, gia đình mình thêm một thời gian ngắn nữa mà thôi. Vai trò lịch sử của ông sẽ chấm hết. Ông Dũng muốn có cái chức Chủ tịch nước cũng cần phải cảnh giác, vỉ nếu ông Trọng – ông Rứa chiến thắng, trong men say chiến thắng, những ủy viên trung ương đảng mới sẽ chẳng có ai nhớ đã có thỏa thuận để ông Nguyễn Tấn Dũng ngồi ghế Chủ tịch nước đâu. Tôi là người lâu nay ủng hộ cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Mong cho ông lên Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước rồi tổng thống mà thấy con đường này  mỗi ngày mỗi cụt. BĐX.
......

Bộ tứ Đối thoại Quốc gia ở Tunisia đoạt giải Nobel hòa bình

Bộ tứ Đối thoại Quốc gia ở Tunisia đã đoạt giải Nobel Hòa bình năm nay về công tác trong việc ủng hộ tiến trình dân chủ hóa ở nước này sau cuộc “Cách mạng Hoa Nhài” năm 2011. Thông tín viên VOA Luis Ramirez tại châu Âu gửi về bài tường thuật từ London. Bà Kaci Kullmann Five, đứng đầu Ủy ban Nobel, thông báo người thắng giải Nobel Hòa bình năm 2015 trong cuộc họp báo ở Oslo, Norway, ngày 9/10/2015.Photo Tại Oslo hôm nay, Người đứng đầu Ủy ban Nobel, bà Kaci Kullman Five đưa ra thông báo: “Ủy ban Nobel Na Uy đã quyết định giải Nobel Hòa bình năm 2015 sẽ được trao cho Bộ tứ Đối thoại Quốc gia Tunisia về sự đóng góp quyết liệt của họ trong việc xây dựng một nền dân chủ đa nguyên ở Tunisia sau cuộc Cách mạng Hoa Nhài năm 2011”. Bộ tứ này gồm các nghiệp đoàn lao động cũng như Liên minh Nhân quyền Tunisia và Hội Luật gia Tunisia. Bà Kullman Five nói nhóm này đã khởi sự công tác vào một thời điểm khi tiến trình dân chủ hóa mong manh của Tunisia đang lâm vào nguy cơ sụp đổ vì hậu quả của những vụ ám sát chính trị và tình trạng bất ổn xã hội. “Bộ tứ này đã thiết lập một tiến trình chính trị ôn hòa để thay thế vào một thời điểm đất nước đứng ở bờ vực nội chiến”. Tunisia là hiện trường của những vụ nổi dậy dân chúng đầu tiên năm 2011 được gọi là “Mùa Xuân Ả Rập”. Người dân Tunisia đã xuống đường và buộc Tổng thống lâu đời là ông Zine el Abidine Ben Ali phải ra đi, với hy vọng chấm dứt nhiều thập niên cai trị độc tài và tham nhũng. Tựu trung Tunisia là câu chuyện thành công duy nhất của Mùa Xuân Ả Rập. Tổng thư ký Liên đoàn Lao động Tunisia (UGTT) Houcine Abbassi, Chủ tịch công đoàn người sử dụng lao động Tunisia (UTICA) Wided Bouchamaoui, Chủ tịch Liên đoàn Nhân quyền Tunisia (LTDH) Abdessattar ben Moussa và chủ tịch Hiệp hội Luật sư Quốc gia Tunisia Mohamed Fadhel Mahmoud. Trong khi Ai Cập và Libya chìm vào tình trạng hỗn loạn chính trị và Syria rơi vào một cuộc nội chiến toàn diện, Tunisia đã thực hiện một tiến trình bầu cử bất bạo động trong đó cử tri hồi năm ngoái đã đem lại chiến thắng cho một chính đảng thế tục. Nhưng vẫn còn những thắc mắc về mức độ bền vững của các thắng lợi vào lúc nước này tiếp tục đối phó với vấn đề tham nhũng, tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ ở mức 35% và việc hàng ngàn thanh niên Tunisia bị tuyển mộ vào hàng ngũ các phần tử cực đoan, trong đó có nhóm Nhà nước Hồi giáo. Năm nay, Hoa Kỳ đã cam kết hàng trăm triệu đô la viện trợ và hợp tác thêm để củng cố nền dân chủ non trẻ. Trong một chuyến thăm Washington của Tổng thống Tunisia hồi tháng 5, Tổng thống Obama đã chỉ định nước này là một đồng minh chính ngoài khối NATO của Hoa Kỳ, khiến Tunisia có thể nhận thêm viện trợ quân sự. http://www.voatiengviet.com/content/bo-tu-doi-thoai-quoc-gia-o-tunisia-d... Ủy ban Nobel hôm nay tuyên bố hy vọng Tunisia sẽ là một tấm gương cho các nước khác. Danh sách 273 ứng viên năm nay nằm trong số các danh sách dài nhất từ trước đến nay được đề cử giải Nobel hòa bình và bao gồm Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng như Thủ tướng Đức Angela Merkel.
......

„1989 - Nhật ký cuộc cách mạng bất bạo động“

Nhân dịp mừng nước Đức 25 năm thống nhất Đại diện Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn gặp gỡ bà Vera Lengsfeld tại thành phố Neustadt a.d. Weinstraße, „ Cái nôi của nền dân chủ Đức “ Neustadt-Gimmeldingen, Weingut Peter Stolleis, 05.10.2015 Vera Lengsfeld xuất thân từ Sondershausen / Thüringen (Đông Đức), hiện đang sinh sống tại Berlin-Pankow, là một trong những người đứng đầu trong các cuộc tranh đấu, biểu tình đòi dân chủ vào thời Đông Đức cũ. Bà đã từng ngồi tù, bị cấm hành nghề và bị trục xuất qua nước Anh. Vào ngày 09.11.1989, khi bức tường Bá Linh sụp đổ, bà trở về lại quê quán. Thoạt đầu bà là thành viên của lưỡng đảng Kết Hợp 90 và đảng Xanh ( Bündnis 90/die Grünen), sau bà đổi qua đảng Thiên Chúa Dân Chủ (CDU). Bà đã từng là dân biểu quốc hội Đức. Trong thời gian này bà được nhận huân chương bội tinh Liên Bang (Bundesverdienstkreuz). Bà đã và đang viết nhiều sách về thời Đông Đức cũ (DDR). (http://www.vera-lengsfeld.de/home.php).   Nhân dịp mừng nước Đức 25 năm thống nhất, Vera Lengsfeld tới thăm thành phố lịch sử Neustadt an der Weinstraße, nơi có tòa lâu đài nổi tiếng Hambacher Schoß, còn được mệnh danh là „cái nôi của nền dân chủ Đức“ (die Wiege der deutschen Demokratie) (www.hambacher-schloss.de ), và giới thiệu cuốn sách bà mới cho xuất bản năm ngoái, có tựa đề: „1989 – Tagebuch der Friedlichen Revolution“ (1989 - Nhật ký cuộc cách mạng bất bạo động). Trong sách này, là một nhân chứng sống,  bà kể lại những diễn tiến lịch sử từ ngày 01 tháng 01 năm 1989 đến ngày 31 tháng 12 năm 1989 - những biến cố quan trọng đã xảy ra ở Đông Đức trong năm 1989 để tạo nên sức ép lớn đưa đến sự sụp đổ hoàn toàn của một chế độ độc tài 40 năm, và đưa đến thống nhất nước Đức, mà ngày 03.10.2015 vừa qua dân Đức đã cùng với cả thế giới ăn mừng 25 năm tại Frankfurt am Main. Trong trang đầu cuốn sách bà viết là để dành cho „tất cả những nhà cách mạng vô danh“ (Für alle unbekannten Revolutionäre).   Trong phần thuyết trình Vera Lengsfeld nhận định „cuộc cách mạng bất bạo động“ ở Đông Đức được thành công là nhờ ý chí kiên quyết của người dân Đông Đức muốc chấm dứt chế độ Cộng Sản vô luân, song cũng có rất nhiều yếu tố thuận lợi và may mắn từ quốc tế và quốc nội, mà vì tình trạng bưng bít thông tin hồi đó ở Đông Đức cũ, nên ít ai biết đến. Chẳng hạn, người ta nghe nói nhiều về những cuộc biểu tình lớn vào mùa Thu năm 1989, thường là vào ngày thứ hai, sau khi đã tụ tập lại và cầu nguyện ở nhà thờ Nilokaikirche, Leipzig, vào lúc 17 giờ, nên các cuộc biểu tình này còn được gọi là „những cuộc biểu tình vào thứ hai“ (Montagsdemonstrationen), nhưng ít ai biết được là không phải chỉ ở Leipzig, mà ở trên 30 thành phố khác của Đông Đức cũng đã diễn ra những cuộc biểu tình tương tự, song bị chế độ dập tắt và đàn áp một cách dã man. Theo Vera Lengsfeld, yếu tố thuận lợi quốc nội lúc đó là biến cố nhà cầm quyền ra luật mới về xuất ngoại, được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 1989, trong đó các trường hợp muốn thăm viếng thân nhân ở Tây Đức cũng như ra nước ngoài không còn gặp nhiều khó khăn như trước. Nhà cầm quyền hy vọng qua đó sẽ „xả bớt xú bắp“ cho người dân, song họ không ngờ rằng luật này đã tạo điều kiện cho một số lớn người Đông Đức qua nước Hung Gia Lợi để xin tỵ nạn vào mùa Hè 1989 và sau đó nó giống như một cơn bão tuyết lao xuống và cuốn trôi đi một chế độ độc tài 40 năm. Vera Lengsfeld kết luận , ngày lịch sử 09.11.1989, ngày bức tường Bá Linh sụp đổ, là ngày mà bà và có lẽ hầu hết người dân Đông Đức „hạnh phúc không bút mực nào tả nổi“.( „Das Glücksgefühl ist überwältig“.   Sau phần thuyết trình là phần đặt câu hỏi cũng như trao đổi với bà Lengsfeld rất sôi nổi. Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh, phó ngoại vụ Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức đã xin bà cho biết về những thiệt hại không những về vật chất, song còn về tâm linh cho thế hệ thời Đông Đức cũ cũng như những thế hệ hậu cộng sản sau 25 năm thống nhất nước Đức. Theo bà thì có người hồi phục mau, song có nhiều người cho tới giờ vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề về mặt tâm thần, như khi ngủ thường bị ác mộng, thường giật mình hoảng hốt vì tưởng vẫn đang còn ở trong tù và bị tra tấn. Bà cho rằng rất nhiều người, nhất là thế hệ sinh ra sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, đã không nhìn thấy tầm mức quan trọng của „cuộc cách mạng bất bạo động“ và cái giá rất cao mà các thế hệ cha anh đã phải trả để có được sự thống nhất nước Đức từ 25 năm nay.  Sách „1989 – Tagebuch der Friedlichen Revolution“ hy vọng đạt được chức năng mà người viết, bà Vera Lengsfeld, mong muốn „phơi bày sự thật về sự kiện lịch sử“. Bà  nói:„cuộc cách mạng bất bạo động đã đặt nền móng cho một Âu Châu tự do, thống nhất và dân chủ. Sự việc quan trọng này đáng tiếc chưa được quần chúng lưu ý đúng mức. Để thay đổi tình trạng này tôi đã viết sách „Nhật ký cuộc cách mạng bất bạo động“ nhằm phơi bày sự thật về sự kiện lịch sử“ („Die friedliche Revolution hat den Grundstein für ein freies, einiges und demokratisches Europa gelegt. Diese entscheidende Tatsache ist leider keineswegs im öffentlichen Bewusstsein. Um das zu ändern, habe ich dieses Tagebuch der Friedlichen Revolution geschrieben, um den Geschichtslegenden die Fakten entgegen zu halten.“ Trích trong sách „1989 – Tagebuch der Friedlichen Revolution“, Vera Lengsfeld, trang 9). Nhật báo Rheinpfalz cũng tường trình về buổi giới thiệu sách này trong số báo ngày thứ tư, 07.10.2015.
......

Dân Việt không cần có Nhân Quyền

Ý thức tạo nên số phận. Một đàn sư tử mà riu ríu sợ roi thì chẳng khác gì một bầy cừu.NQ Tôi thích những định nghĩa về tự do của John Adams và yêu thơ Tagore. Cả hai đều khơi dậy cái sức mạnh tiềm ẩn bên trong con người. Điều lạ lùng là dù ở hai vị trí rất khác nhau, một chính khách và một nhà thơ; song họ lại gặp nhau ở một điểm rất chung. Tôi có thể mượn cái quan niệm của John Adam để nói về Tagore. Cả hai đều cho rằng không có sự ưu việt nào bằng sự ưu việt của linh hồn và không có sự giàu có nào bằng sự giàu có của con tim. Tôi nhắc đến hai nhân vật lẫy lừng trên, chỉ để được nói về hai thiếu niên vô danh và một thế hệ ưu việt về tâm linh, giàu có về tình yêu và lòng ái quốc. Nhưng trước hết, xin được trở lại với cái định nghĩa về tự do của John Adams. Ông bảo: “Tự Do là quyền lực tự quyết trong một thực thể có tư duy. Nó đưa đến suy nghĩ, lựa chọn và sức mạnh” Từ định nghĩa đó, rõ ràng dân ta ngày nay thiếu hẳn các tố chất quan trọng và cần thiết để quyết định cho sự tự do của chính mình. Và sự tồn vong của đất nước. Điều này đi ngược lại hoàn toàn với truyền thống các thế hệ cha anh mà Nguyễn Trãi đã ghi lại trong Bình Ngô Đại Cáo: “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”. Ngày này có ai đọc lại câu thơ của Nguyễn Trãi mà không khỏi thấy ngậm ngùi! Mới đây, ông Nguyễn Điểu, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường TP Đà Nẵng, đã lên tiếng cảnh báo về hiện tượng người Trung Quốc mượn tay người Việt dồn dập mua nhiều lô đất ở ven biển Đà Nẵng. Cũng tại đây, đã thấy xuất hiện những biển quảng cáo bằng tiếng Trung Hoa của một số nhà hàng, khách sạn dùng để lôi kéo khách hàng. Tại sao lại có tình trạng núp bóng người Việt? Tại sao dân ta lại thờ ơ coi rẻ vận mệnh quốc gia? Nếu nguy cơ mất nước nằm ngay ở người dân, thì một chính quyền hùng mạnh nhất cũng phải sụp đổ nói gì đến lãnh đạo CSVN hiện nay. Theo dự đoán của công ty địa ốc Knight Frank, VN là quốc gia có tốc độ tăng số lượng người siêu giàu nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, xã hội chúng ta là một xã hội mất phương hướng, một xã hội thiếu bản sắc. Từ người thật giàu cho đến người nghèo khó, dường như đa số đều hướng về vật chất, hướng về những cái hời hợt bên ngoài. Dân ta có nhiều người giàu, nhưng chẳng giúp ích gì cho những phúc lợi xã hội. Dân số ta đông, nhưng coi rẻ lợi ích quốc gia. Nhiều học giả, nhiều trí thức, nhưng vắng bóng những hành động của trí tuệ. Chúng ta đánh mất nền tảng, chúng ta gãy đổ, không nối kết được chính mình với quá khứ. Nên nhớ lịch sử VN đâu chỉ được viết nên bởi một Quang Trung, Hưng Đạo hay các hổ tướng tên tuổi lẫy lừng. Lịch sử còn được viết bởi những con người rất bình thường và vô danh. Xin được kể câu chuyện về hai thiếu niên ở Gò Công, mà thái độ của họ đã khắc một nét thật sâu trong lòng hai viên sĩ quan cao cấp của thực dân Pháp. Chuyện được kể lại qua lời của thiếu tướng hải quân Réveillère, người có mặt trong cuộc hành quân quy mô, nhằm truy quét phong trào kháng Pháp của Trương Công Định. Năm 1863, thực dân Pháp huy động một lực lượng lớn tái chiếm lại Gò Công. Hôm đó, họ bắt được hai thiếu niên người Việt, hai anh em ruột. Viên sĩ quan chỉ huy cuộc hành quân là thiếu tá Vergne giao hẹn với cả hai rằng họ sẽ được tha mạng nếu thực tâm dẫn đường cho quân đội Pháp truy lùng các căn cứ của nghĩa quân. Tuy nhiên, hai thiếu niên này đã lừa dẫn quân Pháp đi vòng vo trong rừng. Không có một lãnh tụ nghĩa quân nào của Trương Công Định bị sa lưới ngày hôm đó. Có lẽ chính nhờ hai thiếu niên này họ đã tìm được thời gian trốn thoát. Chiều tối hôm đó, thiếu tá Vergne đã buộc lòng phải xử bắn cả hai, sau khi bày tỏ sự hối tiếc của ông với thiếu tướng Réveillère: “Họ là những anh hùng. Ở Hy Lạp có lẽ người ta đã tạc tượng để thờ các người ấy. Còn tôi, tôi phải xử bắn họ.” Thiếu tá Vergne đã phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn, nhưng ông đã làm tròn nhiệm vụ của một sĩ quan chỉ huy quân đội Pháp. Riêng hai thiếu niên người Việt, cho đến tận ngày hôm nay chúng ta vẫn không biết họ là ai. Nhưng chúng ta biết rất rõ sự lựa chọn và sức mạnh của họ là lý do cho sự tồn tại của đất nước này. John Adams nói rằng: “Không thể bảo vệ tự do trong khi nhân dân không nhận thức được nó”. Là một người dẫn đường cho sự độc lập của nước Mỹ, ông xiển dương sức mạnh về tinh thần và ý thức của người dân. Điều này đi ngược lại hoàn toàn với chủ trương của lãnh đạo nước ta. Bộ chính trị chỉ có thể yên tâm về chiếc ghế của mình, nếu Ban Tuyên Giáo dẫn dắt được đàn cừu đi đúng hướng. Trong buổi trò chuyện với báo chí Nhật Bản ngày 12/9 vừa qua, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã rất tự tin khi trả lời những chất vấn của báo giới truyền thông Nhật. Đại khái ông Trọng cho rằng thể chế độc tài tại nước ta sẽ còn sống rất lâu bền vì nó đáp ứng đúng với nguyện vọng của nhân dân VN. Dù ông Trọng bị nhiều chỉ trích, tôi vẫn thấy điều ông nói phản ánh khá đúng với thái độ của đại đa số quần chúng và đó là thực tế đớn đau của đất nước chúng ta. Cứ so sánh con số các nhà hoạt động nhằm thay đổi thể chế đất nước trên tỉ số 90 triệu dân thì biết. Và hãy nhìn xem những nổ lực hết sức của họ đã được đám đông đáp ứng ra sao. Ý thức tạo nên số phận. Một đàn sư tử mà riu ríu sợ roi thì chẳng khác gì một bầy cừu. Không phải không có cơ sở khi ông Trọng phát biểu như thế. Không phải không có lý do mà các Đại biểu Quốc Hội dám phát biểu rằng vì dân trí ta thấp cho nên luật “trưng cầu dân ý” có khi gây hại. Ngày nào chúng ta còn im lặng trước những trái ngang của luật pháp khi đề nghị mức án cho trẻ em lên đến 15 năm tù; ngày nào chúng ta còn làm ngơ trước tiếng thét oan khuất của người phụ nữ dân oan trước vành móng ngựa; ngày nào chúng ta chưa trở thành thành viên của một tổ chức xã hội dân sự hay một hỗ trợ viên của nhóm Lương Tâm TV; … ngày đó, chúng ta không cần có tự do. Tự do đã bị bóp nghẹt bởi chính cá nhân của mỗi người, khi chúng ta không dám làm điều thiện, điều đúng với lương tâm của mình. Và nhân quyền lại là một điều rất dư thừa, vô bổ. Không ai cần đến nhân quyền khi chúng ta sẵn sàng chịu bị xéo như một con giun. *** Tôi nghĩ đến câu thơ của Tagore và hai thiếu niên vô danh ở Gò Công. Bất giác, tôi muốn viết câu thơ này lên tấm bia mộ vô hình của thời gian“Họ đã hôn cõi đời này với chân tay và đôi mắt của họ – Họ đã ôm nó vào lòng, xiết chặt nó vào lòng – Họ đã cho ý nghĩ của họ tràn ngập cả ngày và đêm của nó” (Bài 53 – Hái quả). Tiếc rằng chúng ta không mang nổi thông điệp của họ đến các thế hệ tương lai. Hãy quên họ đi. Hãy coi họ như hai người anh hùng của một đất nước Hy Lạp nào đó xa xôi!
......

Pages