Công ước quốc tế về quyền tự do đi lại
Ngày 9/8/2019
BÁO CÁO VỀ VIỆC QUẢNG BÁ BẢN TUYÊN BỐ CHUNG
CỦA NHỮNG NGƯỜI BỊ XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO ĐI LẠI.
Thưa các bạn đã tham gia ký tên và thưa bà con khắp nơi,
Cho đến nay chúng tôi đã gởi Bản tuyên bố chung bằng tiếng Việt và tiếng Anh đến các sứ quán, lãnh sự quán của các nước: Hoa Kỳ, Canada, Úc, Anh, Pháp, Đức, New Zealand, Thụy Điển (Sweden), Thụy Sĩ (Switzerland), và Na Uy (Norway).
Chúng tôi đang tiếp tục vận động để đưa văn kiện này đến các diễn đàn quốc tế về nhân quyền và đưa vào các buổi Đối thoại Nhân quyền với nhà nước Việt Nam.
Các anh chị nào đã hoặc đang bị vi phạm quyền đi lại và muốn thêm tên mình vào danh sách, xin vui lòng cho biết họ tên, nghề nghiệp , nơi cư trú, khoảng thời gian bị vi phạm quyền đi lại, và gởi về địa chỉ email tudodilai2019@gmail.com
Sau đây là nội dung Bản tuyên bố chung để các bạn tiện tham khảo.
====
BẢN TUYÊN BỐ CHUNG
CỦA NHỮNG NGƯỜI BỊ XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO ĐI LẠI.
• Xét rằng: Mọi người sinh ra đều bình đẳng. Họ được Tạo hoá ban cho một số quyền tất yếu bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
• Xét rằng: Quyền con người, trong đó có quyền tự do đi lại của công dân là bất khả xâm phạm. Quyền này đã được minh định trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945, Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền năm 1948 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, các Công ước Quốc Tế, và Hiến pháp Việt Nam về quyền con người.
• Xét rằng: Việt Nam đã gia nhập, ký kết, và cam kết thực thi các điều ước quốc tế về quyền con người. Hiến pháp Việt Nam khẳng định quyền tự do đi lại của công dân là bất khả xâm phạm, đấu tranh bảo vệ quyền con người là quyền và trách nhiệm của Nhà nước và công dân.
I. THỰC TRẠNG:
Chúng tôi, những công dân Việt Nam, thường xuyên bị những người lạ mặt vô cớ ngang nhiên xâm phạm, ngăn cản thô bạo quyền tự do đi lại của chúng tôi. Hành vi này đã vi phạm nghiêm trọng quyền tự do của công dân đã được minh định trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam; Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945; Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền năm 1948 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc; các Công ước Quốc Tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia ký kết và cam kết thực hiện. Nhà nước Việt Nam luôn xác định việc tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền tự do cơ bản của con người là nguyên tắc của mọi chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, quyền con người, quyền tự do đi lại của công dân đã và đang bị xâm phạm nghiêm trọng trên phạm vi cả nước. Có rất nhiều công dân bị những người lạ mặt vô cớ ngang nhiên tới ngồi trước cửa nhà ngăn cản thô bạo không cho ra khỏi nhà. Chỉ riêng tại Tp.HCM đã có khoảng 600 người. Những người lạ mặt này không xuất trình được lệnh điều động tới canh giữ chúng tôi. Trong nhiều trường hợp họ dùng những lời lẽ thô tục, vô văn hóa xúc phạm danh dự và nhân phẩm chúng tôi. Thậm chí nhiều khi họ còn dùng vũ lực ngăn cản, xâm phạm về thân thể gây tổn hại sức khỏe, đe dọa đến tính mạng chúng tôi. Những hành vi này vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam cần phải xử lý theo quy định pháp luật.
II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ:
1. Hiến pháp Việt Nam quy định:
Điều 14: Ở nước CHXHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Điều 16: Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Điều 20: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Điều 23: Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
2. Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
Khoản 1, Điều 33: Cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, thân thể.
Khoản 1, Điều 34: Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
3. Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội làm nhục người khác:
Làm nhục người khác được hiểu là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Người phạm tội có hành vi, bằng lời nói hoặc hành động, xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như lăng mạ, chửi rủa, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo, quay hình ảnh. Người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, đấm đá, đe dọa, ép buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình.
4. Ngoài ra, quyền con người và quyền tự do đi lại còn được minh định trong Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền năm 1948 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, các Công ước Quốc Tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết và cam kết thực hiện.
III. TỪ NHỮNG THỰC TRẠNG VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ TRÊN, CHÚNG TÔI TUYÊN BỐ:
1. Chúng tôi là những công dân có đầy đủ quyền con người, quyền công dân theo luật định. Chúng tôi không bị hạn chế quyền công dân theo pháp luật Việt Nam.
2. Mọi hành vi xâm phạm quyền tự do đi lại, xâm phạm thân thể, danh dự và nhân phẩm của chúng tôi đều là những hành vi vi phạm pháp luật.
3. Để chấm dứt tình trạng ngang nhiên phạm pháp kéo dài rất lâu này, chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam thực thi đúng trách nhiệm. Hãy chỉ đạo các cơ quan chức năng gấp rút có biện pháp ngăn chặn, xử lý những người vô cớ xâm phạm quyền tự do đi lại của chúng tôi theo quy định pháp luật.
4. Nếu những người nói trên vẫn tiếp tục vô cớ xâm phạm quyền tự do đi lại của chúng tôi, chúng tôi sẽ thực hiện “Quyền phòng vệ chính đáng” theo quy định tại Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015. Mọi hậu quả gây ra do xô xát, hay gây ra án mạng thì nhà cầm quyền Việt Nam và các cơ quan chức năng phải chịu trách nhiệm.
IV. KẾT LUẬN:
Chúng tôi cho rằng trong thể chế “nhất thể hóa”, dưới sự lãnh đạo toàn diện của đảng cộng sản Việt Nam thì Luật hiến pháp được vận dụng tùy tiện theo ý chí của đảng. Hôm nay chúng tôi bị xâm phạm, ngày mai sẽ là người thân bạn bè của chúng tôi, và cuối cùng là toàn dân Việt Nam phải sống trong một nền pháp luật tùy tiện.
Bằng TUYÊN BỐ CHUNG này, chúng tôi xin thông báo với đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước; Các tổ chức Nhân quyền Quốc tế và Chính phủ các quốc gia yêu chuộng công lý về thực trạng vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam. Chúng tôi tha thiết kêu gọi các quốc gia, các tổ chức quốc tế xem quyền con người là một trong những tiêu chí không thể thiếu khi quan hệ bang giao với Việt Nam, cần có biện pháp chế tài mạnh nếu Việt Nam vi phạm các cam kết. Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt ngay vi phạm quyền tự do của công dân để pháp luật được nghiêm minh, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Làm tại Việt Nam ngày 24 tháng 5 năm 2019
KÝ TÊN (Signed by)
01. Lm Nguyễn Hữu Giải, Nhà Hưu dưỡng Tổng Giáo Huế.
02. Lm Nguyễn Văn Lý, Nhà Hưu dưỡng Tổng Giáo Huế.
03. Lê Bảo Nhi, nhà báo tự do, Sài Gòn.
04. Trần Bang, kỹ sư, Sài Gòn.
05. Lê Công Định, luật sư, Sài Gòn.
06. Nguyễn Hồng Quang, mục sư, Sài Gòn.
07. Nguyễn Mạnh Hùng, mục sư, Sài Gòn.
08. Phạm Ngọc Thạch, mục sư Sài Gòn.
09. Ngô Thị Thứ, giáo viên, Sài Gòn.
10. Võ Văn Tạo, nhà báo tự do, Nha Trang.
11. Đinh Đức Long, bác sĩ, Sài Gòn.
12. Nguyễn Chí Trung, buôn bán, Sài Gòn.
13. Trương Văn Kim, cựu TNLT, Lâm Đồng.
14. Ngô Kim Hoa, nhà báo tự do, Sài Gòn.
15. Nguyễn Thị Thái Lai, TNV chương trình tri ân TPB VNCH, Nha Trang.
16. Lê Thị Ngọc Đa, dân oan, Long An.
17. Mai Thị Nguyệt, dân oan, Long An.
18. Trương Minh Tâm, dân oan, Long An.
19. Lê Xuân Lộc, linh mục, Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn.
20. Nguyễn Thanh Loan, nghề nghiệp tự do, Sài Gòn.
21. Trịnh Toàn, nghề nghiệp tự do, Sài Gòn.
22. Nguyễn Ngọc Tân, nghề nghiệp tự do, Vĩnh Long.
23. Chu Vĩnh Hải, nhà báo độc lập, Bà Rịa - Vũng Tàu.
24. Đinh Quang Tuyến, nghề nghiệp tự do, Sài Gòn.
25. Phạm Ngọc Hoa, dân oan, Sài Gòn,
26. Đỗ Thị Hồng Nhung, dân oan, Sài Gòn.
27. Lê Thanh Dương, TPB/VNCH, Sài Gòn.
28. Nguyễn Thị Thanh, hưu trí, Sài Gòn.
29. Phạm Bang, nhà giáo hưu trí, Thanh Hóa.
30. Đoàn Thị Nữ, dân oan, Tiền Giang.
31. Trương Thanh Quang, dân oan, Tiền Giang.
32. Trần Thị Thảo, giáo viên hưu trí, Hà Nội.
33. Bùi Nghệ, hưu trí, Sài Gòn.
34. Vũ Mạnh Hùng, nhà giáo, Hội Giáo Chức Chu Văn An, Hà Nội.
35. Trương Văn Dũng, nghề nghiệp tự do, Hà Nội.
36. Nguyễn Thị Kim Thủy, dân oan Tiền Giang.
37. Lê Thị Ánh Nga, dân oan, Tiền Giang.
38. Phạm Thị Quẩn, dân oan, Long An.
39. Nguyễn Thị Tâm, dân oan, Long An.
40. Trần Thị Hồng, dân oan, Bến Tre.
41. Mai Bá Quang, dân oan, Bến Tre.
42. Nguyễn Thuý Hạnh, nghề nghiệp P.R., Hà Nội.
43. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, Hà Nội.
44. Đặng Bích Phượng, nghỉ hưu, Hà Nội.
45. Ngô Duy Quyền, nghề nghiệp tự do, Hà Nội.
46. Lê Thị Công Nhân, nghề nghiệp tự do, Hà Nội.
47. Nguyễn Thị Tâm, dân oan Dương Nội, Hà Nội.
48. Trương Minh Hưởng, dân oan, Hà Nam.
49. Phan Trọng Khang, thương binh, Hà Nội.
50. Nguyễn Vũ Bình, nhà báo, Hà Nội.
51. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội.
52. Khổng Hy Thiêm, kỹ sư, Khánh Hòa.
53. Phạm Thành (Bà Đầm Xoè), nhà văn, Hà Nội.
54. Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà văn, Hải Phòng.
55. Cấn Thị Thêu, dân oan Dương Nội, Hà Nội.
56. Huỳnh Hoàng Nhật, nghề nghiệp tự do, Sài Gòn.
57. Trần Thị Hoàng, dân oan, Tiền Giang.
58. Nguyễn Thị Ngọc Thu, dân oan, Long An.
59. Đàm Ngọc Tuyên, nhà báo độc lập, Quảng Ngãi.
60. Trần Đức Thạch, nhà thơ, cựu TNLT, Nghệ An.
61. Phạm Đình Trọng, nhà văn, Sài Gòn.
62. Lê Phú Khải, nhà báo, Sài Gòn.
63. Nguyễn Đình Ấm, nhà báo, Hà Nội.
64. Nguyễn Văn Lịch, nghỉ hưu, Hà Nội.
65. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, Sài Gòn.
66. Nguyễn Quang A, kỹ sư, Hà Nội. Trong 3 năm bị cản trở hơn 26 lần (23 lần câu lưu).
67. Kha Lương Ngãi, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn.
68. Huỳnh Thục Vy, kinh doanh tự do, Đắc Lắc.
69. Nguyễn Thái Sơn, lao động tự do, Đà Nẵng.
70. Hoàng Hưng, làm báo, dịch sách, làm thơ, Sài Gòn.
71. Phạm Nguyên Trường, dịch giả, Vũng Tàu.
72. Hoàng Thị Hà, giáo viên nghỉ hưu, Hà Nội.
73. Dương Thị Tân, hoạt động xã hội, cựu TNLT, Sài Gòn.
74. Lê Nguyễn Phương Trâm, giáo viên, Sài Gòn.
75. Lê Trung Hiếu, thợ nhôm kính, Đà Nẵng.
76. Phạm Văn Điệp, doanh nhân, Thanh Hóa.
77. Tuấn Khanh, nhạc sĩ, nhà báo tự do, Sài Gòn.
78. Đỗ Trung Quân, nhà thơ, Sài Gòn.
79. Lê Thân, nhà hoạt động xã hội, Sài Gòn.
80. Nguyễn Viện, nhà văn, Sài Gòn.
81. Trương Minh Tuấn, kinh doanh, Đồng Nai.
82. Trần Thị Liễu, dân oan, Tiền Giang.
83. Trần Thị Lệ Sương, dân oan, Long An.
84. Mai Thị Bé Trang, dân oan, Long An.
85. Nguyễn Thị Huyền, dân oan, Long An.
86. Nguyễn Thị Thanh Tuyền, dân oan, Long An.
87. Lê Thị Nhài, dân oan, Long An.
88. Nguyễn Thị Bé Hai, dân oan, Đồng Tháp.
89. Vi Đức Hồi, cựu tù nhân lương tâm, Lạng sơn.
90. Hà Chí Hải, tư doanh, Hà Nội.
91. Trịnh Đình Hòa, hưu trí, Hà Nội.
92. Trần Văn Toàn, nghề tự do, Hà Nội.
93. Vũ Quốc Ngữ, nhà báo tự do, Hà Nội.
94. Khúc Thừa Sơn, nhà báo tự do, Đà Nẵng.
95. Đặng Doanh, kinh doanh, Đắk Nông.
96. Ngô Thị Hồng Lâm, chuyên ngành nghiên cứu lịch sử đảng, Vũng Tàu.
97. Nguyễn Tiến Trung, kỹ sư tin học, Sài Gòn
98. Nguyễn Công Thanh, lao động tự do, Sài Gòn.
99. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, nhà báo, Đà Lạt.
100. Mai Văn Tám, cơ khí tư nhân, Quảng Bình.
101. Nguyễn Đình Thục, linh mục giáo phận Vinh, Nghệ An.
102. Nguyễn Văn Bạn, làm ruộng, dân oan Long An.
103. Đỗ Văn Bền, làm ruộng, dân oan, Long An.
104. Lê Thị Bảy, làm ruộng, dân oan, Long An.
105. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, Sài Gòn.
106. Trần Nam Hưng, buôn bán, Sài Gòn.
107. Đặng Thị Kinh, dân oan, Bến Tre.
108. Phạm Ngọc Thinh, dân oan, Bến Tre.
109. Võ Thị Kim Chi, làm ruộng, dân oan, Bến Tre.
110. Cao Minh, nghề nghiệp tự do, Phú Yên.
111. Nguyễn Thị Kim Chi, nghệ sĩ ưu tú, thành viên CLB-LHĐ, Sài Gòn.
112. Lã Minh Luận, nhà giáo, Hà Nội.
113. Nguyễn Trường Chinh, dân oan, Hải Dương.
114. Lê Thị Ghi, làm ruộng, dân oan, Bến Tre.
115. Lê Thị Đành, làm ruộng, dân oan, Bến Tre.
116. Nguyễn Thị Đuột, dân oan, Bến Tre.
117. Trần Thị Tràng, làm ruộng, dân oan, Bến Tre.
118. Phan Minh Hùng, cựu chiến binh, Sài Gòn.
119. Huỳnh Thị Hường, làm ruộng, dân oan, Bến Tre.
120. Hồ Thị Đậy, làm ruộng, dân oan, Bến Tre.
121. Đậu Văn Dương, cựu TNLT, Nghệ An.
122. Trần Hữu Đức, cựu TNLT, Nghệ An.
123. Huỳnh Thị Cúc, nội trợ, dân oan, Sài Gòn.
124. Nguyễn Thị Lập, buôn bán, dân oan, Sài Gòn.
125. Nguyễn Thanh Hà, nghề nghiệp tự do, Hà Nội.
126. Trịnh Bá Phương, dân oan Dương Nội, Hà Nội.
127. Vũ Văn Hùng, giáo viên mất việc, CTNLT, Hà Nội.
128. Trịnh Bá Tư, dân oan Dương Nội, Hà Nội.
129. Phan Văn Bách, lái xe taxi, Hà Nội.
130. Nguyễn Tiến Dân, nhà giáo Hội Giáo chức Chu Văn An, Hà Nội.
131. Lai Tiến Sơn, nghề nghiệp tự do, Hà Nội.
132. Nguyễn Văn Sơn, nghề nghiệp tự do, Hà Nội.
133. Nguyễn Tường Thụy, nhà báo độc lập, Hà Nội.
134. Lê Dũng, nhà báo tự do, Hà Nội.
135. Trần Thị Khánh Linh, nhà báo tự do, Hà Nội.
(135 người ký tính đến ngày 20 tháng 6 năm 2019)