2018

Tưởng niệm 50 năm Biến Cố Thảm Sát Mậu Thân tại Weiterstadt, Đức Quốc

„Wer vor der Vergangenheit die Augen verschließt, wird blind für die Gegenwart“ Bundespräsident Richard von Weizsäcker                           „Ai làm ngơ trước quá khứ, thì sẽ mù quáng trong hiện tại.“ cựu Tổng Thống Đức Quồc Richard von Weizsäcker Trích từ diễn văn của Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ Đức Quốc, Dr. Günter Krings, CDU, gửi đến người Việt nhân dịp tưởng niệm 50 năm Biến Cố Thảm Sát Mậu Thân 1968. Vào chiều ngày thứ bảy, 17 tháng 3 năm 2018, lúc 16 giờ 30 đông đảo người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại Đức Quốc, cùng với nhiều đồng hương đến từ các quốc gia khác như Nhật, Pháp, Bỉ, Thụy Điển, Na-Uy…., và các chính khách Đức của các đảng Kitô-giáo Dân Chủ (CDU), Xã Hội Dân Chủ Đức (SPD) và đảng Xanh, đặc biệt có sự hiện diện của cháu trai ông bà Prof. Dr. Horst-Günther và Elisabeth Krainick, 2 trong 4 người Đức đã bị giết trong Biến Cố Mậu Thân, ông Bernd Krainick cùng với phu nhân, đã long trọng cử hành buổi lễ Tưởng Niệm 50 năm Thảm Sát Mậu Thân 1968 – 2018. Buổi lễ tưởng niệm được bắt đầu với nghi thức khai mạc, chào quốc kỳ Đức - Việt và phút mặc niệm. Bà Lê Nhất Hiền đã đọc lời khấn nguyện cho đất nước và bà hy vọng rằng một ngày không xa buổi tưởng niệm sẽ được cử hành ngay trên đất nước Việt Nam. Sau lời khấn nguyện, ông Nguyễn Văn Rị, đại diện cho Liên Hội Người Việt tỵ nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức (Liên Hội), đã đặt vòng hoa tưởng niệm trước bàn thờ. Tiếp theo là phần cầu nguyện liên tôn theo nghi thức Phật Giáo, Công Giáo và Tin Lành. Đại đức Thích Hạnh Bổn, trụ trì chùa Viên Giác, đã cùng với các Phật Tử tụng kinh cầu siêu cho gần 5.000 nạn nhân bị giết hại trong dịp Tết Mậu Thân 1968. Sau đó linh mục Đinh Xuân Minh, Domkapitular Hansjörg Eberhardt (đại diện Toà Giáo Phận Mainz) cùng với giáo dân đọc kinh và hát 2 bài „Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam“, và bài „Kinh Hòa Bình“.  Nữ mục sư Tin Lành Nguyễn Thanh Dung đã mạnh mẽ lên án nhà cầm quyền Việt Nam cho tới nay vẩn chưa chính thức nhận lỗi, mà còn tổ chức ăn mừng „chiến thắng Mậu Thân“, và tiếp theo là lời cầu nguyện thống thiết cho các nạn nhân và cho các thân nhân trong Biến Cố Thảm Sát Mậu Thân. Hai bức hình, một là hình 3 bác sĩ Đức và bà Elisabeth Krainick, và hai là hình các nạn nhân bị thảm sát tại Huế, đã được rước lên bàn thờ. Không chỉ ở Huế, mà hơn 200 địa điểm khác trên khắp miền Nam VN cũng đã bị Cộng Sản tấn cống trong ngày lễ Tết cổ truyền thiêng liêng Mậu Thân 1968. Trong khi ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh (Phó chủ tịch Liên Hội) xướng tên 44 tỉnh thành tiêu biểu và bà Bích Thủy ngâm bài thơ của Hoàng Phong Linh Võ Đại Tôn, thì các quan khách mang 44 ngọn nến sáng lung linh đặt bên cạnh 2 bức hình trên. Sau nghi thức cầu nguyện và đốt nến, ông Nguyễn Văn Rị đại diện Liên Hội đã nói lên mục đích và ý nghĩa của buổi tổ chức. Tiếp theo là bài diễn văn của Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ Đức, ông TS Günter Krings (*) gởi tới buổi lễ đã được cô Lý Tiểu Bình đọc; phần phát biểu qua điện thoại của bà GS TS Ute Krainick, cháu gái ông bà GS bác sĩ Horst-Günther Krainick. Bà nhấn mạnh điều làm bà vô cùng xúc động là tình nghĩa thầy trò của người Việt Nam, nhất là đối với ông bà GS BS Krainick. Sau đó là phần phát biểu của ông Bernd Krainick, anh ruột của GS TS Ute Krainick. Ông tỏ ra rất cảm động khi thấy người Việt vẫn luôn nhớ đến Ông Bà của ông và 2 vị bác sĩ khác là ông Raimund Discher và ông Alois Alteköster, và ông hy vọng rằng chuyện rất đau buồn này sẽ không xảy ra một lần nữa trên nước Việt Nam. Trong phần nghỉ giải lao và dùng cơm chay các tham dự viên có cơ hội xem phần triển lãm và quầy sách về Biến Cố Mậu Thân do Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại, cơ sở Tống Viết Bường ở Đức, thực hiện  và do ông Lê Văn Yên và bà Nguyễn Thị Lệ Thu, đại diện. Ngoài ra, nhà văn Đỗ Thông Minh, từ Nhật Bản, cũng đến tham dự và quảng bá một số ấn phẩm. Chương trình tưởng niệm phần 2 đã bắt đầu với một đoạn phim tài liệu về Mậu Thân. Kế đến nhà văn Đinh Lâm Thanh được BTC dành cho đôi phút để thực hiện một nghĩa cử của một người dân Huế và là một cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông đã cúi đầu trước ông Bernd Krainick thay mặt mọi người, cảm ơn sự hiện diện của ông bà Bernd Krainick cũng như xin tạ lỗi vì đã không bảo vệ được sự an toàn tính mạng của GS TS Horst-Günther Krainick và Elisabeth cùng đồng nghiệp trong biến cố Mậu Thân 1968. Trước khi chia tay ông Nguyễn Văn Rị và ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh, đại diện cho Liên Hội đã trao cho ông Bernd Krainick 2 bức hình; một bức chụp lúc ông bà Prof. Dr. Horst-Günther Krainick đang thăm viếng các thiếu nhi Việt Nam vào năm 1968; bức hình này do nhà thơ Trần Đại Từ ở Mỹ gửi sang tặng, và một bức hình do nữ họa sĩ Mona người Đức, miêu tả bà Discher, vợ của Dr. Raimund Discher, lúc ông BS Discher bị sát hại vào năm 1968, bà có 3 con nhỏ và đang mang thai đứa con thứ 4. Chương trình được tiếp tục với các lời ngỏ của Phương Trượng Hòa Thượng Thích Như Điển được Đại Đức Thích Hạnh Bổn đọc; lời ngỏ quý báu của nhân chứng nhà văn Nhã Ca, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Giải Khăn Sô Cho Huế“, được bà Lê Nhất Hiền trang trọng trình bày; tiếp theo là phần chia xẻ rất xúc tích của nhà văn Đinh Lâm Thanh, đến từ Paris; phần phát biểu của các nhân chứng: cư sĩ Tâm Nguyện đến từ Thụy Điển, các nhân chứng ở Đức: GS Lê Quang Thông, bà Thanh Thủy, ông Dương Trường Cửu. Xen kẽ các bài phát biểu là những nhạc phẩm được diễn xuất rất cảm động: „Đó Quê Hương Tôi“, Thanh Tùng ; „Cơn Mê Chiều“, Thụy Uyển; „Từ Lòng Quê Hương“, Minh Đức; „Chuyện Một Đêm“, Như Lan; „Những Người Không Chết“, Thiệu Lương. Hai tham dự viên là chị Dung và anh Hưng ở Đức, cũng là những nhân chứng trong cuộc Thảm Sát Mậu Thân, đã kể lại bằng tất cả trái tim và nước mắt những gì họ đã trải qua, để mọi người nhìn thấy được sự dã man của Cộng Sản ngay đối với người dân mình. Cả hội trường im lặng theo dõi trong tâm tư cùng đau khổ vô tận… Nhạc cảnh „Nhánh Mai Buồn“, do Kim Yến đạo diễn, được các anh chị em gia đình Phật Tử, cộng đoàn Công Giáo Frankfurt và nhiều thân hữu, từ các cháu bé 4 tuổi đến các bà mẹ gần 70 tuổi, trình diễn vô cùng xuất sắc. Nhạc cảnh không những chỉ diễn tả lại một sự thật rất đau buồn trong lịch sử Việt Nam, mà nó còn là cơ hội để thế hệ đi trước nhìn lại và „vượt qua“ những chấn động quá khủng khiếp; để thế hệ thừa kế hiểu và thấu triệt Biến Cố Thảm Sát Mậu Thân, hầu tránh tái diễn. Chương trình buổi lễ tưởng niệm được kết thúc bằng nhạc phẩm „Một ngày Việt Nam“,của Trầm Tử Thiêng và Trúc Hồ, trong đó có câu: „Một ngày Việt Nam, ngày thoát bóng đêm dài lầm than,  ngày thế giới reo mừng hòa vang, trong khúc hát  Một ngày …VIỆT NAM.“ Sau cùng ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh, thay mặt BCH Liên Hội, đã ngỏ lời cảm ơn đến toàn thể quý đồng hương đã đến tham dự, các tổ chức, hội đoàn và nhân sĩ trong những tháng qua miệt mài chuẩn bị: Những gia đình Phật Tử vùng Trung Đức, Cộng Đoàn Công Giáo Frankfurt am Main, Hội Văn Hóa Phụ Nữ Việt Nam Tự Do Đức Quốc, Ban Văn Vũ Điểm Sáng Darmstadt, Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Odenwald, Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hamburg, Krefeld, Mannheim, Nürnberg, , Hội Ái Hữu Miền Trung, Đảng Việt Tân tại Đức, cũng như ông Đỗ Văn Thông, Koblenz và nữ họa sĩ người Đức tên Mona v.v… Buổi lễ Tưởng niệm 50 năm Biến Cố Thảm Sát Mậu Thân kết thúc vào khoảng 21 giờ cùng ngày. Minh Hoài tường thuật. (*) Grußwort von Dr. Günther Krings, CDU, Staatssekretär im Bundesinnenministerium Diễn văn của Dr. Günter Krings (Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ Đức Quốc, CDU) Kính thưa quý vị, Cựu Tổng Thống Đức Quốc Richard von Weizsäcker có nói rằng: „Ai làm ngơ trước quá khứ, thì sẽ mù quáng trong hiện tại“; vì vậy tôi thấy việc quý vị tổ chức buổi tưởng niệm 50 năm thảm sát tại Huế là đúng và rất quan trọng. Từ lịch sử nước Đức người Đức chúng tôi rút ra được bài học là chúng tôi không được phép „quên“. Chỉ khi nào chúng ta ý thức được những khả năng thâm độc của con người và nguyên nhân nào đưa đến tội ác chiến tranh thì chúng ta học để những lỗi lầm đó không xảy ra trong hiện tại và tương lai – và nếu như chúng ta không ngăn cản được – thì ít ra cũng giảm bớt được hậu quả. Sau cuộc thảm sát tại Huế năm 1968 đã đưa đến sự chiến thắng của phe Cộng Sản Bắc Việt vào năm 1975 và sau đó những nhà tù „cải tạo“ mọc lên  là nguyên nhân làm hàng triệu người đã vượt biển để chạy trốn Việt Cộng. Chạy trốn ra khỏi quê hương mình luôn là một quyết định trong hoàn cảnh cực kỳ túng quẫn. Hoàn cảnh bi đát của người Việt trong thể chế cộng sản hậu chiến tranh là nhân bản đã không còn nữa, và „tự do“ cũng đã trở thành một từ ngữ rất xa lạ. Ngay cả bạn bè, hàng xóm không ai có thể tin tưởng ai được, vì ai cũng có thể là người sẽ đi tố cáo bạn. Câu hỏi đặt ra không phải là tại sao người Việt phải rời bỏ quê hương, song câu hỏi phải là vì sao họ không sống được trong chính quê hương của họ, nơi mà họ rất yêu quý. Ước muốn có tự do, hòa bình và nhân bản đã thúc đẩy họ lên đường trong hiểm nguy, và nhiều người đã không sống sót. Và không ai muốn nhận họ cả. Sau những buổi tường trình chi tiết qua những phương tiện truyền thông ở Đức về thảm trạng của „boat people“ và nhờ sự trợ giúp tận tình của quần chúng nên cuối năm 1978 chính phủ Đức là một trong nhiều quốc gia đã quyết định nhận 40 000 người tỵ nạn miền Nam Việt Nam. Phải nói rằng những hội đoàn thiện nguyện, những xã hội dân sự, điển hình như ông Rupert Neudeck đã đóng một vai trò rất quan trọng. Trong thời gian đó ông Ernst Albrecht, nguyên thống đốc tiểu bang Niedersachen, vì đức bác ái Kitô giáo đã là người đặt nền móng cho sự tiếp nhận người Việt tỵ nạn tại Đức. Sự tiếp nhận này là khởi đầu cho chính sách „nhân đạo giúp đỡ người tỵ nạn“ („humanitäre Flüchtlingshilfe“) của Đức Quốc. Đây là một bước quan trọng để kết hợp những chiến dịch nhân đạo toàn cầu vào chính sách đối nội cũng như đối ngoại. Danh xưng „người tỵ nạn nhân đạo“ („humanitäre Flüchtlinge“) từ đó đã được ra đời. Những người, mà vì những khủng hoảng trong quốc gia xuất xứ phải chạy trốn thì được nhận quy chế tỵ nạn mà không cần phải qua thủ tục đệ đơn xin tỵ nạn cá nhân, và được cấp giấp phép cư trú vô thời hạn. Vấn đề làm sao để 40 000 người Việt hội nhập là một thách đố lớn của nước Đức. Trải đều mọi người tới các tiểu bang, kiếm nhà ở, tư vấn xã hội, giúp đỡ để học tiếng Đức và kiếm việc làm ….đã giúp cho sự hội nhập này có nhiều kết quả tốt đẹp. Đặc biệt là sự thành công của người Việt tỵ nạn và con cháu của họ, nhờ sự quyết tâm muốn hội nhập nên đã bỏ ra rất nhiều nỗ lực phấn đấu. Sự hội nhập của người Việt tỵ nạn ở Đức thành công  vì họ nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của dân chúng Đức và vì đa số người Việt cho rằng lãnh vực huấn nghiệp cho con em mình rất là quan trọng . Vì thế những thành quả của những thiếu nhi  và thiếu niên gốc Việt Nam trong học vấn thật đáng khâm phục. Hơn 50 phần trăm các học sinh người Việt ở Đức hiện đang theo học trường Gymnasium để lấy tú tài. Tôi rất vui mừng khi nhìn thấy sự hội nhập và tham gia, đóng góp được diễn ra một cách quá tốt đẹp như thế. Nó đưa đến niềm hy vọng cho những thách đố lớn trong tương lai. Kính chào thân ái Günther Krings ------------------------------------- Gedenkfeier zum 50. Jahrestag des Massakers in Huế – Zentralvietnam während des Neujahrsfests 1968 von Minh-Hoài - 19.03.2018 „Wer vor der Vergangenheit die Augen verschließt, wird blind für die Gegenwart.“ Das berühmte Zitat aus der Rede des ehemaligen Bundespräsidenten Richard von Weizsäcker, in der Gedenkstunde im Bundestag am 8. Mai 1985, hat bis heute große Bedeutung und wurde bereits vielfach zitiert, so auch von Dr. Guenter Krings (CDU), parlamentarischer Staatssekretär beim Bundesminister des Innern (MdB), in seinem Grußwort anlässlich der Gedenkfeier am 17. März 2018 für die Opfer des Massakers vor 50 Jahren während des Neujahrsfestes 1968 in Huế – Zentralvietnam. Gegen 16:30 Uhr am 17.03.2018 versammelten sich zahlreiche vietnamesische Flüchtlinge aus ganz Deutschland, Europa, wie z.B. Belgien, Frankreich, Schweiz, Schweden, Japan angereist, in Weiterstadt-Darmstadt, um an der Gedenkfeier teilzunehmen. Zu den Anwesenden gehörten auch die Vertreter der Christlich Demokratische Union (CDU) Deutschlands, der Sozialdemokratische Partei Deutschlands (SPD) und vom Bündnis 90/Die Grünen. Besonders hervorzuheben war die Teilnahme von Herrn Bernd Krainick und Ehefrau. Er ist der Enkel von Prof. Dr. Horst-Günther und Elisabeth Krainick, zwei der vier Deutschen, die damals vor 50 Jahren in Huế ermordet wurden. Die Gedenkfeier begann mit der Eröffnungszeremonie, die aus dem Singen der deutschen und vietnamesischen Nationalhymnen und einer Gedenkminute für die Vorfahren und für die Menschen, die ihr Leben für Freiheit, Menschenrechte und Demokratie gelassen haben, bestand. Frau Lê Nhất Hiền las die Gebete für Vietnam vor, in denen die Hoffnung geäußert wurde, dass eines Tages diese Gedenkfeier in Vietnam stattfinden möge. Danach legte Herr Nguyễn Văn Rị, stellv. Vorsitzender des Bundesverbandes der Vietnamesischen Flüchtlinge in der Bundesrepublik Deutschland, den Blumenkranz vor dem Opferaltar nieder. Es folgten die Gebete nach buddhistischer, katholischer und evangelischer Tradition. Ehrwürdiger Thích Hạnh Bổn, von der Pagode Viên Giác, betete zusammen mit den Buddhisten für die mehr als 5000 Opfer in Huế während des Neujahrsfests 1968. Nach dem katholischen Gebet sangen Pfarrer Johannes Đinh Xuân Minh mit den Katholiken zwei in Vietnam sehr bekannte Kirchenlieder „Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam“ – sinngemäß übersetzt heißt es „Maria, Mutter Gottes, beschütze Vietnam“ und „Kinh Hòa Bình“ – „Herr, mache mich zu einem Werkzeug deines Friedens“. Domkapitular Hans-Jörg Eberhardt, Vertreter für das Bistum Mainz, lud alle Anwesenden dazu ein, während eines Gebets ein Zeichen der Verbundenheit der Religionen untereinander zu setzen, indem man einander die Hände hält. Die evangelische Pastorin Nguyễn Thanh Dung verurteilte in ihrer Rede die kommunistischen Machthaber in Vietnam scharf dafür, dass bis heute diese grausamen Taten immer noch verleugnet werden, und kein offizielles Bedauern ausgesprochen wurde, bzw. dass dieses Kriegsverbrechen zynischerweise noch als große Siege gefeiert wird. Zwei Bilder wurden feierlich zum Altar getragen. Auf dem einen sind die drei deutschen Ärzte und Frau Elisabeth Krainick, und auf dem anderen die unzähligen Opfer von Huế zu sehen. Nicht nur Huế, sondern mehr als 200 verschiedene Orte in ganz Südvietnam wurden während der traditionellen Neujahrfeiertage im Jahr 1968 von den Vietcong angegriffen. Während Herr Trịnh Đỗ Tôn Vinh, stellvertretender Vorsitzender des Bundesverbandes der Vietnamesischen Flüchtlinge in der Bundesrepublik Deutschland, die Namen der 44 betroffenen Städte vorlas und Frau Bích Thủy das Gedicht von Hoàng Phong Linh Võ Đại Tôn vortrug, brachten 44 anwesende Gäste 44 Kerzen zum Altar und legten sie neben den zwei Bildern der Opfer und der ermordeten Deutschen nieder. Nach dem Gebet und dem Niederlegen der Kerzen erklärte Herr Nguyễn Văn Rị das Ziel und die Bedeutung dieser Gedenkfeier. Frau Lý Tiểu Bình trug das Grußwort von Dr. Guenter Krings (CDU) vor. Es folgte die Übertragung des Telefonats mit Prof. Dr. Ute Krainick, Enkelin von Prof. Dr. Horst-Günther und Elisabeth Krainick. Dabei erwähnte sie ausdrücklich die traditionell starke Lehrer-Schüler-Beziehung in Vietnam und in besonderem Maße die noch immer starke Beziehung der Menschen in Vietnam zu ihren Großeltern, die sie emotional sehr berührt hat. Als älterer Bruder von Prof. Dr. Ute Krainick trat danach Herr Bernd Krainick auf die Bühne und hielt seine Dankesrede. Dabei zeigte er sich ebenfalls emotional sehr berührt, dass die Vietnamesen nach so langer Zeit immer noch so viel Dankbarkeit und Respekt für seine Verwandlten und für die Ärzte Dr. Raimund Discher und Dr. Alois Alteköster empfinden. Er äußerte die Hoffnung, dass so ein trauriges und schmerzvolles Ereignis in Vietnam nie wieder passieren möge. Während der Pause konnten die Teilnehmer sich mit vegetarischen Gerichten stärken und die Gelegenheit nutzen, sich die Ausstellung der Fotos und Bücher über das Ereignis in Huế anzusehen, welche von der Vereinigung Tống Viết Bường (der vietnamesischen Katholiken im Ausland), Sektion Deutschland, organisiert und von Herrn Lê Văn Yên, sowie Frau Nguyễn Thị Lệ Thu vertreten wurde. Tống Viết Bường wurde am 20.10.1833 vom damaligen Kaiser wegen seines Glaubens hingerichtet und im Jahre 1988 vom Papst Johannes Paul II heilig gesprochen. Außerdem stellte der Schriftsteller Đỗ Thông Minh aus Japan seine Publikationen vor. Die zweite Hälfte der Gedenkfeier begann mit einem Dokumentarfilm über die Ereignisse im Jahr 1968. Der Schriftsteller Đinh Lâm Thanh nutzte die gebotene Gelegenheit, um sich mit einer respektvollen Geste als Bewohner von Huế und als ehemaliger Offizier der südvietnamesischen Armee bei Herrn Bernd Krainick und seiner Frau für die Teilnahme zu bedanken, sowie sich dafür zu entschuldigen, dass das Leben von Prof. Dr. Horst-Günther und Elisabeth Krainick und anderen Deutschen nicht beschützt werden konnte. Zum Abschied überreichten Herr Nguyễn Văn Rị und Herr Trịnh Đỗ Tôn Vinh zwei Bilder an Herrn Bernd Krainick. Auf einem Bild sah man Herrn und Frau Prof. Dr. Horst-Günther Krainick beim Besuch der Waisenkinder in Vietnam im Jahre 1968. Dieses Bild wurde von dem Dichter Trần Dạ Từ aus den USA, anlässlich der Gedenkfeier, als Geschenk zugeschickt. Auf dem anderen Bild, gemalt von der deutschen Künstlerin Mona, war die trauernde Ehefrau von Dr. Raimund Discher mit ihren drei Kleinkindern und dem vierten, noch ungeborenen Kind zu sehen. Die Veranstaltung wurde danach mit dem Grußwort vom Hochehrwürdigen Thích Như Điển fortgesetzt, das vom Ehrwürdigen Thích Hạnh Bổn vorgelesen wurde. Der Beitrag der Schriftstellerin Nhã Ca, selbst Zeugin des Massakers in Huế und Autorin des bekannten Buches „Giải Khăn Sô Cho Huế“ - übersetzt: „Trauerturban für Huế", im Sinne von Trauer um Huế“ - wurde von Frau Lê Nhất Hiền feierlich vorgetragen. Die Rede des Schriftstellers Đinh Lâm Thanh aus Paris war mitreißend. Es folgten die Beiträge von Zeugen: aus Schweden Cư Sĩ Tâm Nguyện Trí Lực, aus Deutschland Prof. Lê Quang Thông, Frau Thanh Thủy und Herr Dương Trường Cửu. Zwischen den Redebeiträgen gab es bewegende, vietnamesische Lieder: „Đó Quê Hương Tôi“ ("Sieh, meine Heimat")- gesungen von Thanh Tùng; „Cơn Mê Chiều“ ("Der Nachmittagstraum")- gesungen von Thụy Uyển; „Từ Lòng Quê Hương“ ("Aus der Mitte der Heimat") - gesungen von Minh Đức; „Chuyện Một Đêm“ ("Die Geschichte einer Nacht") - gesungen von Như Lan und „Những Người Không Chết“ ("Die unsterblichen Menschen")- gesungen von Thiệu Lương. Aus dem Kreis des Publikums meldeten sich spontan Frau Dung und Herr Thanh Tùng Hưng zu Wort und berichteten herzzerreißend, wie sie selbst als Kind das Massaker miterleben mussten; über die Grausamkeit, mit der der Vietcong über die eigenen Landsleute hergefallen war und über die Gräueltaten, die vom Vietcong begangen wurden. In der gesamten Halle hörte man andächtig ihren Geschichten in tiefer, schmerzerfüllter Trauer zu... Am Musical „Nhánh Mai Buồn“ ("Die traurigen Frühlingsblüte"), das unter der Regie von Frau Kim Yến stand, waren die Mitglieder der buddhistischen und katholischen Gemeinden in Frankfurt und der Umgebung beteiligt. Sie alle, darunter waren auch ein 4-jähriges Kind und eine über 70 Jahre alte Darstellerin, hatten dazu beigetragen, die Inszenierung zu einem der vielen Highlights des Abends zu machen. Die Geschichte wurde authentisch, mit tiefster Trauer und auf eine Weise, die betroffen macht, erzählt. Sie alle erzählten eines der traurigsten Kapiteln der vietnamesischen Geschichte und gaben damit den älteren Generationen die Möglichkeit noch einmal auf die schreckliche Zeit zurück zu blicken, um sie zu überwinden. Aber auch den jüngeren Generationen gaben sie die Gelegenheit, das Massaker von Huế nachzuempfinden und so zu begreifen, dass so etwas nie wieder passieren darf. Die Gedenkfeier endete mit dem Lied „Một ngày Việt Nam“ von den Komponisten Trầm Tử Thiêng und Trúc Hồ – übersetzt „Ein Tag Vietnam“. Ein Zitat aus dem Lied: „Một ngày Việt Nam, ngày thoát bóng đêm dài lầm than, ngày thế giới reo mừng hòa vang, trong khúc hát Một ngày … Việt Nam.“ – sinngemäß: "Ein Tag Vietnam, an dem die dunklen Schatten des Elends und des Unglückes überwunden werden, an dem die ganze Welt in Harmonie und Freude das Lied singt: Ein Tag Vietnam." Zum Abschluss bedankte sich Herr Trịnh Đỗ Tôn Vinh bei allen Anwesenden für die Teilnahme, beim Organisationsteams und allen Mitwirkenden für die fleißigen Vorbereitungsarbeiten der letzten Monate. Der Dank geht an die buddhistische Gemeinde Mittedeutschland, an die katholische Gemeinde in Frankfurt am Main, an den Kulturverein Freier Vietnamesischen Frauen in Deutschland, an die Tanzgruppe Điểm Sáng aus Darmstadt, an die Vereine der vietnamesischen Flüchtlinge in Odenwald, Hamburg, Krefeld, Mannheim und Nürnberg, den Verein der zentral-vietnamesischen politischen Flüchtlinge, an die Reformpartei Việt Tân, Sektion Deutschland, aber auch an Herrn Đỗ Văn Thông aus Koblenz und an die Malerin Mona... Die Gedenkfeier endete um 21:30 Uhr. Bericht von Minh Hoài (von Nguyễn Thế Bảo übersetzt)  
......

Tân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hoà Liên bang Đức Heiko Maas

Việt Nam cần biết tân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hoà Liên bang Đức Heiko Maas là ai. Toà đại sứ CHLBĐ đã chọn một đoạn ngắn trong phát biểu nhậm chức của tân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Heiko Maas để giới thiệu ông trên trang Facebook chính thức của họ: Als Justizminister habe ich mich immer auf einen Kompass verlassen: nämlich das Grundgesetz. Auf die Prinzipien des demokratisches Rechstaates hier in Deutschland, auf die Verträge der EU und die Regelwerke des Völkerrechts und der internationalen Institutionen. Und diesen Kompass nehme ich mit zum Werderschenmarkt. Darin sehe ich Orientierung und Verlässigkeit auch in der Außenpolitik. Und je rascher sich die Welt verändert, desto überlebensnotwendiger wird dieser Kompass. Khi là Bộ trưởng Tư pháp, tôi đã luôn luôn lấy Luật Cơ Bản (1) làm "la bàn".  Trong nước, theo sát các nguyên tắc của nhà nước dân chủ pháp quyền, và đối ngoại, tôn trọng các hiệp định với Liên minh Châu Âu, các quy tắc của luật pháp quốc tế và các tổ chức quốc tế. Hôm nay tôi mang la bàn này theo tôi qua Werderschen Markt (Trụ sở Bộ Ngoại giao) vì trong chính sách đối ngoại, tôi thấy nó chính là sự định hướng và tính xác thực. Vận tốc thay đổi của thế giới càng tăng, "la bàn" này càng thêm giá trị đối với sự sống còn. Heiko Maas là một luật sư và chính trị gia 51 tuổi, đã từng giữ chức bộ trưởng trong nhiều ngành khác nhau của tiểu bang Saarland từ năm 1989 tới 2013. Trên cương vị Bộ trưởng Tư pháp (Liên bang) trong Chính phủ Đức nhiệm kỳ 2013-2017, ông là người có quan điểm cứng rắn đối với phong trào cực tả, chủ nghĩa cực đoan, và nhất quyết đòi trừng trị những hoạt động tình báo của nước ngoài trên lãnh thổ Đức. Nói tới nghị lực và sự bền bỉ thì nên biết Bộ trưởng Heiko Maas còn là người tập môn thể thao Triathlon (Ba môn Phối hợp). Tham dự Lễ trao Giải Nhân quyền cho LS Nguyễn văn Đài Năm trước, trên cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông Heiko Maas đã đến tham dự buổi lễ trao Giải Nhân quyền 2017 của Liên đoàn Thẩm phán Cộng hòa Liên bang Đức cho LS Nguyễn văn Đài, được tổ chức vào ngày 5 tháng 4 tại thành phố Weimar. Bộ trưởng Maas đã nhấn mạnh đến sự cam kết bảo vệ Nhân quyền trong bài diễn văn của ông (2): Es ist gut, dass der Deutsche Richterbund heute zum wiederholten Male seinen Menschenrechtspreis verliehen hat. Wie wichtig das Engagement für die Menschenrechte ist, dass zeigen ganz aktuell die Ereignisse in Syrien aber auch in vielen anderen Teilen der Welt. In vielen Ländern steht der Rechtsstaat und mit ihr die Justiz derzeit unter massiven Druck. ....... Ich habe große Hochachtung vor allen Richtern, die mit Mut und Ethos versuchen, ihre Unabhängigkeit zu bewahren. Dieser Mut verdient unsere Solidarität! Ich danke dem Deutschen Richterbund, aber auch dem Deutschen Anwaltverein und der Bundesrechtsanwaltskammer, dass sie sich gerade aktuell für bedrängte Kollegen in aller Welt einsetzen. Diese Solidarität ist auch ein wichtiges Zeichen gegen den neuen Nationalismus, den die Populisten schüren: Herkunft, Sprache oder Religion mögen uns trennen – aber uns verbindet der Glaube an den Rechtsstaat, an die Gewaltenteilung und an die Unabhängigkeit der Gerichte. Diese Werte sind stärker als jeder Nationalismus! Deshalb werden wir als Bundesregierung diese Werte mit ganzer Kraft verteidigen. Wir tun das auch mit Hilfe der Justiz – auch gegen fremde Geheimdienste. Ich danke, dem Generalbundesanwalt für seinen Einsatz in dieser Sache, denn eines ist ganz klar: Spionage ist in Deutschland strafbar und wir lassen nicht zu, dass Herr Erdogan seine Einschüchterungs-Methoden auf deutschen Boden exportiert! Viele Menschen grade in unserem Alter meinen, der Rechtsstaat sei eine Selbstverständlichkeit. Die aktuellen Ereignissen in vielen Teilen der Welt zeigen uns, dass das nicht so ist: der Rechtsstaat ist ein Wert den wir schätzen und bewahren müssen! Hôm nay, một lần nữa, Liên đoàn Thẩm phán Đức lại trao giải Nhân quyền. Đây là một việc vô cùng tốt đẹp. Những sự kiện đang xảy ra tại Syria cũng như tại nhiều nơi khác trên thế giới cho thấy việc cam kết bảo vệ nhân quyền quan trọng đến mức nào. Ở nhiều quốc gia, nhà nước pháp quyền cũng như công lý đang chịu áp lực lớn. ... Tôi vô cùng tôn trọng các vị thẩm phán đang can đảm duy trì sự độc lập, trung thành với ý thức hệ của mình. Sự dũng cảm này xứng đáng tình đoàn kết của chúng ta! Tôi xin cám ơn Liên đoàn Thẩm phán, cũng như Hiệp hội luật sư Đức và Luật sư đoàn Liên bang, đang tham gia ủng hộ những đồng nghiệp đang bị chèn ép khắp nơi trên thế giới. Đoàn kết cũng là một dấu hiệu quan trọng chống lại những kích động của chủ nghĩa dân túy: chúng ta có thể khác biệt vì nguồn gốc, ngôn ngữ hoặc tôn giáo, nhưng chúng ta liên kết trong niềm tin nơi nhà nước pháp quyền, nơi sự phân quyền và tính độc lập của các tòa án. Những giá trị này mạnh hơn bất kỳ chủ nghĩa dân tộc nào! Do đó, với cương vị Chính phủ Liên bang, chúng ta sẽ bảo vệ các giá trị này với tất cả sức mạnh của chúng ta. Chúng ta dựa vào pháp luật để làm việc, và cũng (chú tâm) chống lại các dịch vụ tình báo nước ngoài. Cám ơn bên Tổng công tố Liên bang đã rất tích cực trong vấn đề này, bởi vì có một điều rất rõ ràng: Tại Đức, hoạt động tình báo là một vấn đề phạm pháp và chúng ta sẽ không cho phép ông Erdogan (3) xuất cảng những phương pháp hăm dọa của ông qua lãnh thổ Đức! Nhiều người trong độ tuổi của chúng ta nghĩ rằng nhà nước pháp quyền là một điều tất nhiên. Nhưng các sự kiện đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới cho thấy rằng không phải như vậy: Nhà nước pháp quyền là một giá trị mà chúng ta phải biết trân quý và bảo vệ! Bắt tay vào việc Sau lễ nhậm chức tại Berlin trưa ngày 14/03/2018, tân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao CHLBĐ Heiko Maas đã ra thẳng phi trường để  bay qua Paris gặp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp, ông Jean-Yves Le Drian. Hai bên đã cùng lên tiếng ủng hộ việc nữ Thủ tướng Anh Theresa May cáo buộc Nga đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal, theo kết luận điều tra của cảnh sát Anh. Tùy theo mức quan trọng, một lúc nào đó, Bộ trưởng Maas sẽ mở hồ sơ "Việt Nam" với những vấn đề phức tạp nhưng không hoàn toàn mới lạ với ông. Chú thích: (1) http://www.goethe.de/lrn/prj/wnd/idl/grl/viindex.htm Hiến pháp của Đức tên là Luật cơ bản. Luật cơ bản bao gồm những qui định luật pháp và chính trị quan trọng nhất của Cộng hòa Liên bang Đức. Ví dụ như trong hiến pháp có nêu việc Đức là một quốc gia dân chủ. Điều đó có nghĩa là: Mỗi người đều có thể tham gia vào đời sống chính trị, ví dụ như tham gia các đoàn thể, phong trào, công đoàn hoặc đảng phái. Những đảng phái chính trị có các chương trình và mục tiêu khác nhau. Những đảng phái lớn nhất ở Đức là CDU (Đảng liên minh dân chủ thiên chúa giáo), SPD (Đảng dân chủ xã hội Đức), Liên minh 90/Đảng Xanh, FDP (Đảng dân chủ tự do) và Đảng cánh trái. Và còn nhiều đảng phái nhỏ khác. (2) https://www.bmjv.de/SharedDocs/Reden/DE/2017/04052017_Deutscher_Richter_... (3) Recep Tayyip Erdogan: đương kim Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ T.Q. Nguồn: bxvn
......

Lộ mặt: Đảng CS dùng „thuốc phiện“

Trong một bài báo ký tên C.B, Hồ Chí Minh viết: "Bọn Du đa ngày nay đội lốt tôn giáo mà phản chúa, phản tổ quốc, làm tay sai cho thực dân...". (Hồ Chí Minh - Nói mà nghe, Báo Nhân Dân năm 1953). Thế nhưng, là một người cộng sản vô thần, HCM giả vờ vào chùa, ăn mặc cà sa, hoạt động cộng sản, thì nên gọi là đội gì? Những bài báo của HCM còn đó, và hình ảnh của HCM ở chùa vẫn còn đó. Nói lên điều gì? Và cái tên Thầu Chín có phải là cộng sản không mà ở chùa? Cháu ngoan Tay đại bưng bô Nguyễn Như Phong ngày đang làm "con chó của đảng" viết trên tờ Petrotimes khi mình nhận được giải thưởng nhân quyền quốc tế của HRW năm 2012 rằng mình là kẻ đội lốt tôn giáo. Tuy nhiên, hắn đã phạm một sai lầm lớn là nói vậy hóa ra hắn đã chửi đám công sản chính hiệu như Hồ Chí Minh xưa và đám sư sãi ngày nay đang "học tập và làm theo tấm gương HCM". Ở đây, không biết nên nói là "đội lốt tôn giáo" hay dùng từ lừa đảo thiên hạ cho chính xác. Hẳn nhiên, hắn đã bị quả báo nhãn tiền, bị lột sạch chức vụ, tước thẻ và đuổi về vườn trong một lần sủa sai ý chủ. Không rõ sau khi bị quả đá văng mạng sườn và đổ cứt vào đầu, hắn có thời gian để nghĩ đến những hành động hung hãn của hắn dùng ngòi bút đi tiên phong trong việc đánh phá, bôi nhọ, bịa đặt dựng chuyện để giết chết và bỏ tù bao nhiêu người dám cất tiếng nói vì đất nước từ các bậc tiền bối như Hà Sỹ Phu... và những người sau này không? Hình ảnh: Báo đảng đưa tin đồng chí sư Sam ở Bắc Giang, Phó pháp chủ GHGVN chết, huy hiệu 50 năm tuổi đảng. Nên nhớ một điều là với Chủ nghĩa Cộng sản vô thần thì "tôn giáo chỉ là thuốc phiện của nhân dân". Còn các đồng chí khác, sẽ có thêm quân hàm hẳn hoi nhé. Phật giáo Quốc doanh là sự tận diệt cách khốn nạn và tinh vi nhất của một tôn giáo lâu đời có nhiều nét đẹp. Hèn gì nhan nhản chuyện sư thầy chơi gái, ăn thịt chó, dùng ma túy... thậm chí sư cưỡng bức người yêu phá thai không được thì... giết chết chôn xác sau vườn chùa. Rồi những trò sư cúng sao, giải hạn, xem ngày, làm phù thủy... là những biến tướng có định hướng phá hủy giáo lý nhà Phật một cách có hệ thống đúng chủ trương. Rồi trên các diễn đàn quốc hội" có các đồng chí Thích Hành Quyết, Thích Thanh Tứ, Thích... đủ thứ nhằm mục đích duy nhất phục vụ đảng vô thần. Quả là những học trò xuất sắc trong phong trào "Học tập và làm theo". Nếu HCM còn sống, chắc sẽ viết lại: "Bọn Cộng sản ngày nay đang "học tập và làm theo" trò đội lốt tôn giáo mà phản Phật, phản tổ quốc, làm tay sai bán nước cho Tàu, đàn áp, hành hạ và cướp bóc của người dân Việt Nam..." Thế mới hiểu, những trò gian dối, điêu toa sẽ không bao giờ giấu mãi được, nó chỉ không ai biết khi anh không làm thôi. Ai chưa rõ sự thật và đám sư quốc doanh, mời vào đây mà đọc để hiểu: https://www.facebook.com/phatbuttudo/
......

Tuyên bố về các trạm thu phí BOT

Sự việc Trong đa số dự án BOT cầu đường đều có sự cấu kết bất minh giữa các nhà đầu tư và một số quan chức chính quyền, cả địa phương lẫn trung ương, trong việc móc túi người dân bằng các thủ đoạn tinh vi như đặt trạm thu phí sai vị trí, đặt liên tiếp nhiều trạm thu phí liền kề trên cùng tuyến quốc lộ, và thậm chí tạo ra các tuyến đường tránh không cần thiết buộc xe cộ phải đi vào để thu phí. Thủ đoạn đó khiến người dân cảm thấy mình phải “trả tiền mãi lộ” mới được sử dụng đường sá mà lẽ ra chỉ cần nộp thuế là đủ. Nhiều nhà đầu tư chỉ tập trung vung tiền cho quan chức tham nhũng để chạy xin chủ trương và giấy phép thực hiện dự án BOT, sau đó nâng khống vốn đầu tư xây dựng để tạo cơ sở vay nhiều tiền từ ngân hàng và tăng mức phí thu khi đưa công trình vào khai thác. Số vốn ban đầu dành cho những công việc như thế thường rất thấp so với tổng vốn đầu tư xây dựng thật sự, nên đầu tư dưới hình thức BOT trở nên một hoạt động kinh doanh có lợi nhuận cao và thu hồi vốn (thật) nhanh. Hành động cấu kết để trục lợi của các nhóm lợi ích và quan chức đã khiến người dân phẫn nộ. Đỉnh điểm là sự kiện bắt đầu từ đầu tháng 11/2017, kéo dài cho đến nay, khi các tài xế biểu thị sự bất bình của mình bằng cách dùng tiền lẻ (mệnh giá nhỏ 200 đồng, 500 đồng, cả tiền xu) để trả lệ phí qua đường, gây ách tắc giao thông tại một số tuyến quốc lộ. Cách phản kháng khôn khéo, phi bạo động và hợp pháp này của người dân đã nhanh chóng lan rộng thành phong trào phản kháng BOT toàn quốc, đặc biệt nổi bật và kéo dài nhất là ở trạm thu phí BOT đặt tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Ngày 4/12/2017 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định yêu cầu trạm thu phí BOT Cai Lậy tạm dừng thu phí một tháng trong khi chờ tìm phương án giải quyết của Chính phủ. Cùng lúc, nhiều nơi khác đã diễn ra tình trạng giằng co kéo dài giữa người dân với chính quyền địa phương, thậm chí nhiều cuộc biểu tình đã xảy ra để phản đối, như trường hợp ở trạm thu phí BOT Biên Cương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, trong hai ngày 21 và 22/2/2018, gây ách tắc giao thông kéo dài. Nguyên nhân Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21/10/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tái khẳng định hình thức Hợp đồng BOT chỉ áp dụng đối với các tuyến đường mới để bảo đảm quyền lựa chọn cho người dân, không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo hiện hữu. Đây cũng là quy định pháp luật bấy lâu nay về Hợp đồng BOT và dự án BOT, nhưng đã bị các quan chức tham nhũng phớt lờ hoặc tìm cách lách. Thông tin về các dự án cơ sở hạ tầng cần kêu gọi vốn đầu tư tư nhân còn nằm trong sự thao túng của các nhóm lợi ích. Việc lập, công bố, phê duyệt danh mục các dự án BOT, quy trình và thủ tục lập hồ sơ dự án, thẩm tra dự án, công bố điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án, điều kiện thắng thầu khi thực hiện đấu thầu rộng rãi chưa công khai và minh bạch. Chính vì vậy đây là nguyên nhân của nhiều vấn nạn trong các dự án BOT trên cả nước. Người dân lẽ ra có quyền được biết chi tiết bằng cách nào lệ phí áp dụng đối với một trạm BOT nhất định được tính nhằm đạt đến một số tiền cụ thể, vì trên nguyên tắc họ chính là người bỏ tiền ra để hoàn trả vốn đầu tư xây dựng cho nhà đầu tư, hầu tránh tình trạng độc quyền trong thu phí, giúp có thể giám sát doanh thu của các trạm để bảo đảm sự công khai và minh bạch trong hoạt động thu phí của từng trạm. Điều này, đáng tiếc, cho đến nay vẫn là một vùng tối mặc cho các nhóm lợi ích và quan chức tự tung, tự tác. Đề nghị Hiện nay đang có sự đối đầu quyết liệt giữa người dân với nhà đầu tư và các chính quyền địa phương trên toàn quốc, mà phần lẽ phải chắc chắn thuộc về phía những người đang đóng thuế nuôi cả bộ máy nhà nước. Nếu không nhanh chóng giải quyết dứt khoát một cách toàn diện, thay vì chỉ đối phó nhất thời, sẽ gây nên tình trạng căng thẳng bất ổn kéo dài về kinh tế, chính trị và và xã hội. Cùng với những nỗi bất mãn dồn nén vốn có sẵn bấy lâu nay về bất công xã hội, tình trạng chiếm đoạt đất đai, nạn tham nhũng tràn lan, v.v…, sẽ có khả năng lớn dẫn đến những hậu quả tệ hại khó lường trước được hoặc sẽ vô phương cứu chữa. Vì lẽ đó, CHÚNG TÔI, các cá nhân và các tổ chức xã hội dân sự, tuyên bố như sau liên quan về vấn đề nóng bỏng BOT: 1. Cần công khai minh bạch các dự án BOT để người dân biết và chủ động lựa chọn, nhờ đó người dân sẽ nhận thấy việc đặt trạm thu phí nơi nào là hợp lý và hợp với nhu cầu lưu thông thật sự, thì họ sẽ đồng thuận, sẵn sàng nộp phí. 2. Nhà nước phải nhanh chóng tổ chức thanh tra ngay một số dự án BOT tiêu biểu nghi ngờ có sự câu kết tiêu cực giữa phía nhà đầu tư với quan chức tham nhũng. Nếu phát hiện có hiện tượng tiêu cực phải kiên quyết trừng trị thẳng tay bằng luật pháp, không thiên vị bất kỳ ai, góp phần ổn định tâm lý người dân đang bất mãn cực độ về nhiều thứ, và đẩy mạnh thêm nữa công cuộc chống tham nhũng đang được triển khai. 3. Về lâu dài và phải bắt đầu ngay từ bây giờ, cần có chính sách phát triển hệ thống giao thông đường thủy và đường tàu hỏa, đường hàng không, để giảm áp lực cho hệ thống giao thông đường bộ, giảm phí vận tải ảnh hưởng xấu chung cho nền kinh tế và cho quyền lợi trực tiếp của người dân trong nhu cầu di chuyển hàng ngày. 4. Việc đấu tranh chống các dự án và trạm thu phí BOT vừa qua cho thấy người dân Việt Nam nay đã ý thức được đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của mình, đã phát hiện được những chỗ bất cập hoặc thậm chí nghi ngờ có sự thỏa hiệp bất minh để trục lợi giữa các nhóm lợi ích là nhà đầu tư với một số viên chức chính quyền địa phương và trung ương. Điều đó một lần nữa khẳng định rằng cuộc đấu tranh bất bạo động và hợp pháp của người dân trong thời gian qua là hoàn toàn chính đáng, cần được khuyến khích và ủng hộ. Lập tại Sài Gòn- TPHCM ngày… tháng… năm 2018 DANH DÁCH KÝ TÊN A. Tổ chức: 1. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, ông Lê Thân đại diện B. Cá nhân: 1. Đào Công Tiến, PGS, TS, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TPHCM, TP HCM 2. Huỳnh Kim Báu, cựu Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu Nước TPHCM, Chủ nhiệm danh dự CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM 3. Lê Thân, Cựu tù chính trị Côn Đảo, Chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng, Nha Trang. 4. Vũ Trọng Khải, TS, nguyên Hiệu trưởng Trường Quản lý Cán bộ Bộ NN&PTNN, TP HCM. 5. Võ Văn Thôn, LS, nguyên GĐ Sở Tư pháp TPHCM, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM 6. Lê Phú Khải, Nhà báo, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM 7. Phạm Đình Trọng, Nhà văn, cựu Thượng tá QĐNDVN, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM 8. Kha Lương Ngãi , nguyên Phó TBT báo SGGP, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM 9. Đào Tiến Thi, Ths, cựu Hội viên Hội Ngôn ngữ VN, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Hà Nội 10. Nguyễn Đăng Quang, Nhà văn, cựu Đại tá CA, Hà Nội 11. Dương Hồng Lam, CB hưu trí, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM 12. Lê Công Định, LS, cựu Tù nhân Lương tâm, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM. 13. Trần Văn Bang, KS, cựu binh chống TC, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM. 14. Lê Khánh Luận, TS Toán, Đại học Kinh tế TPHCM, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM. 15. Hoàng Hưng, nhà thơ, TPHCM. 16. Hạ Đình Nguyên, Nhà báo Tự do, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TPHCM 17. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TPHCM 18. Lê Trần Thị Hải Âu, CHLB ĐỨC 19. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo tự do, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TPHCM 20. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TPHCM 21. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang 22. Bùi Tiến An, cựu tù chính trị Côn Đảo, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TPHCM 23. Hồ Ngọc Nhuận, nhà báo, dân biểu đối lập thời VNCH, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 24. Tô Lê Sơn, kỹ sư, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TPHCM 25. Nguyễn thị Kim Chi, NSUT, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TPHCM 26. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM 27. Bùi Minh Quốc, nhà báo, Đà Lạt 28. Nguyễn Thị Khánh Trâm, hưu trí, TP HCM 29. Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM 30. Trần Rạng, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Saigon 31. Nguyễn Hải Sơn, công nhân, CHLB Đức 32. Trần minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng 33. Kính thưa quý tổ chức và cá nhân, nếu quý vị đồng ý tuyên bố này, đề nghị quý vị ghi họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có), nơi cư trú (chỉ cần ghi thành phố hoặc tỉnh nếu ở trong nước, quốc gia nếu ở nước ngoài), gởi vào hộp thư tuyenbobot@gmail.com cho chúng tôi, để chúng tôi tổng hợp và công bố ký tên đợt đầu ngày 30.3.2018. Fb. Trần Bang
......

Linh mục An tôn Nguyễn Văn Đức gặp nhiều nguy hiểm

Trong thời gian 3 năm nhận trọng trách Bề trên Giám quản tại Đan viện Thiên An, tỉnh Thừa Thiên-Huế (2014-2017), Lm. Antôn Nguyễn Văn Đức đã không ít lần trải qua những nguy hiểm do thế gian gây ra. Chẳng hạn cha có nhiều dấu hiệu nghi ngờ bị “đầu độc”, theo chẩn đoán của các bác sĩ tại Châu Âu, qua những triệu chứng như: xương tủy nhức nhối, hàm răng đau buốt và bị mục dần, tóc trên đầu rụng ra từng mảng lớn… Một vài lần cha Antôn đi công tác bên ngoài Đan viện, có những chiếc xe cố tình lao thẳng vào cha như muốn ám sát. Đặc biệt, nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã kết hợp với an ninh, công an Tp.HCM dàn dựng ra vụ án “tình cảm” nhằm cố tình bôi nhọ phẩm giá và danh dự của vị linh mục. Ngoài ra, hầu như mỗi ngày, cha Antôn luôn nhận được điện thư, tin nhắn chửi bới, vu khống đủ điều với những lời lẽ đầy ác ý và hăm dọa… Tuy nhiên, những chiêu trò bẩn thỉu, tàn độc của những kẻ không có lương tri muốn ám hại cha đã bất thành, do sự quan phòng che chở mà Thiên Chúa luôn dành cho những ai tận tụy với công việc của Người. Xin tường thuật lại các sự việc như sau: Trước tiên, xin nói lại một chút về Đan viện Thiên An. Kể từ 1975 đến 2014, nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã luôn tìm mọi cách o ép, uy hiếp Đan viện, để chiếm đoạt cho được 107 hecta đất-nhà-rừng thông của dòng Biển Đức này, và chỉ dành cho các Đan sĩ ngôi nhà thờ để thờ phụng và dãy lầu tu viện, nhà hưu, nhà bếp… để sinh hoạt với diện tích chỉ vọn vẹn 5 hecta. Thậm chí, các viên chức địa phương còn có thái độ ngang tàng, tùy tiện xông thẳng vào nội vi Đan viện bất cứ lúc nào họ muốn, lấy cớ kiểm tra nhân khẩu, nhằm quấy rối các Đan sĩ. Đặc biệt từ năm 2000, nhà cầm quyền đã chiếm đoạt hơn 63 hecta rừng thông, hồ nước của Đan viện để xây dựng cái gọi là “Khu vui chơi giải trí Thiên An – Thủy Tiên” mà hiện đã biến thành công viên ma, không ai dám bén mảng. Dù sao, tham vọng cướp đất của họ vẫn còn và nay thì muốn đoạt trọn tài sản của Đan viện. Vào cuối năm 2014, Lãnh đạo dòng Biển Đức tại Rôma bổ nhiệm cha Antôn làm Bề trên Giám quản tại Thiên An. Với đức vâng phục, cha bỏ dở ngay chương trình học 10 năm tại Châu Âu, trở về VN và tiếp quản nhiều công việc khó khăn của Đan viện. Sau khi cha trở về đảm nhiệm trọng trách, tình trạng sách nhiễu của viên chức địa phương như vừa nói không còn và họ đành phải rút lui ra bên ngoài để “theo dõi, rình chực”. Trong thời gian này, cha Antôn cùng với các Đan sĩ mở rộng khuôn viên Đan viện, xây dựng nhiều công trình phụ trợ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tu trì và sinh hoạt tôn giáo trên chính diện tích đất mà bao thế hệ tiền bối đã đổ mồ hôi xương máu để gầy dựng – tức 107 hecta đất-nhà-rừng thông thuộc quyền sở hữu và quản lý của Đan viện từ năm 1940. Chính vì cha Antôn và các Đan sĩ quyết tâm và kiên trì giữ đất, bảo vệ cơ ngơi chính đáng của mình, để qua đó khẳng định quyền tư hữu đất đai của các cá nhân và tập thể, đòi hỏi công lý cho hàng chục triệu nông dân và thị dân đang bị cướp bất động sản… nên nhà cầm quyền đã nhiều lần chỉ đạo cho những kẻ lạ mặt hoặc vu khống, mạ lỵ các Đan sĩ trên các phương tiện truyền thông đại chúng, hoặc lấn chiếm dần đất đai Đan viện trong suốt thời gian vừa qua. Cách riêng đối với cha Antôn, nhà cầm quyền Cộng sản đã dùng nhiều thủ đoạn thâm độc nhằm tàn phá danh dự và tàn hại sức khỏe của vị Bề trên can đảm này. Sau đây là những sự kiện mới được cha kể lại. Các sự kiện này, cho tới nay cha đều giữ kín, chưa chia sẻ cho các Đan sĩ dưới quyền, vì không muốn Cộng đoàn lo lắng và hoảng sợ. Thứ nhất, dịp tết âm lịch 2016, trong cương vị Bề trên nhà dòng, cha Antôn đã tiếp rất nhiều khách khứa tới thăm và chúc tết Đan viện. Trong những người đến gặp gỡ và tiếp chuyện, cha lưu tâm và ghi nhớ khuôn mặt hai vị khách đến từ Sài Gòn. Một trong hai người này đã ngỏ ý pha cà phê và trà –do chính họ mang theo– để mời cha dùng, cha đồng ý và cùng thưởng thức với họ. Ngay sau khi họ ra về, cha lập tức cảm thấy rát buốt vùng cổ và đầu, nhức nhối trong xương tủy, cả hàm răng đau buốt và có hiện tượng bị mục, không thể đi lại được. Một người thân tín đã phải đưa cha đi châm cứu trong một sự gắng gượng tột cùng. Tuy nhiên, trên đầu của cha lại xảy ra hiện tượng tóc bị rụng ra từng mảng lớn. Trước những triệu chứng nguy hiểm này, người thân của cha đã đề nghị cha ra nước ngoài chữa trị. Sau đó, cha đã xin phép Roma được qua Châu Âu. Tại đây, các bác sĩ dõi theo bệnh tình của cha và cũng nghi ngờ cha bị “đầu độc”. Cha chữa trị khoảng hơn 3 tháng, rồi trở về lại Đan viện Thiên An. Thứ hai, như mọi người đều biết, vào các ngày 28-29/06/2017, nhà cầm quyền Cộng sản đã huy động lực lượng viên chức, công an, côn đồ… xông vào nội vi Đan viện trấn áp, hành hung các Đan sĩ. Họ đã dùng gậy sắt đánh một thầy dòng đến bất tỉnh, nguy hiểm tính mạng; rồi dùng cưa sắt và nhiều công cụ hỗ trợ khác giật sập, bẻ cong cây Thánh Giá được dựng trong khuôn viên Đan viện. Đúng trong buổi sáng ngày 29/06, nhà cầm quyền đã xúi giục một thanh niên cầm một cái rựa chuyên đi chặt cây rừng, xông thẳng vào nội vi Đan viện tìm cha Đức để giết, nhưng may thay các Đan sĩ đã kịp thời ngăn cản người thanh niên này lại. Tiếp đến, nhiều an ninh thường phục được cử đến canh gác Đan viện 24/24 giờ. Hai ngày sau đó, vào khoảng 6 giờ chiều, cha Antôn đi dạo gần khu vực hồ Thủy Tiên –phần đất của Đan viện– thì bị một kẻ lạ mặt bất ngờ ném chất lỏng trúng ngay vùng đầu, cổ và mặt. Da ở khu vực này và nhiều khu vực khác bị dính chất lỏng đã rộp đỏ, sưng vù, phải băng bó lại. Các Đan sĩ dò hỏi nguyên nhân nhưng cha chỉ trả lời là bị ong đốt. Cán bộ Thừa Thiên-Huế xúi giục một thanh niên cầm rựa để giết cha Antôn Nguyễn Văn Đức trong sáng ngày 29/06/2017. Đan sĩ Antôn Giáo cùng các Đan sĩ khác đã kịp thời ngăn cản người thanh niên hung hãn này. Thứ ba, có một nhóm người Việt sống ở Canada về thăm quê hương, muốn gặp cha Antôn và ngỏ ý hỗ trợ một chút hiện kim cho Đan viện. Họ đã nhờ người quen của họ mà cũng là của cha là một phụ nữ khoảng 25 tuổi –đang làm việc tại Sài Gòn nhưng thỉnh thoảng ra Huế, đến Thiên An tĩnh tâm– để bắt liên lạc. Trước khi về lại Canada, nhóm Việt kiều ấy yêu cầu được gặp cha ở khách sạn Hưng Hương, quận Tân Bình, Sài Gòn. Cha Antôn đồng ý và thu xếp để vào. Tại phi trường Tân Sơn Nhất, cha nhờ một đứa cháu đến đón như thường lệ, nhưng hôm đó người cháu lại bận công việc đột xuất. Vì thế, cha đã nhờ phụ nữ trên chở cha đến khách sạn Hưng Hương như đã hẹn với nhóm Việt kiều. Khi cả hai vừa đến nơi chưa đầy 5 phút thì hơn 100 người mặc thường phục, sắc phục vây lấy khách sạn và đòi kiểm tra vì “nghi ngờ có vụ mua bán dâm”. Ngay lập tức, nhóm an ninh thường phục đó đã đẩy cha Đức và chị phụ nữ, mỗi người vào một phòng riêng của khách sạn, để thẩm vấn suốt 8 tiếng đồng hồ. Chị phụ nữ đã bị đe dọa, áp lực để ký tên vào biên bản mang nội dung “có tình cảm với cha Đức” với những lời lẽ hết sức thô tục nhằm hãm hại danh dự cả hai người. Trước khi trả tự do cho họ, đám an ninh thường phục đã đưa chị phụ nữ sang phòng họ đang câu lưu cha Antôn để chụp hình. Sự kiện này xảy ra vào ngày 05/09/2017. Thứ tư, cuối tháng 09/2017, cha Antôn về quê ở Nghệ An chịu tang Ông Cố qua đời. Trước khi trở lại Thiên An, cha cùng với các Đan sĩ lái chiếc ôtô của nhà dòng đến thăm viếng, an ủi và khích lệ cha Antôn Đặng Hữu Nam, lúc đó còn cai quản giáo xứ Phú Yên. Đang trên đường đến giáo xứ, thì có một chiếc xe bán tải màu tím cố tình lao mạnh, đâm thẳng vào xe ôtô của cha, nhưng may mắn đoàn Đan sĩ đã thoát nạn. Khi nghe cha Antôn thuật lại câu chuyện này, cha Đặng Hữu Nam quả quyết chính chiếc xe bán tải màu tím đó đã nhiều lần ám hại cha Nam bằng cách lao ngang hoặc tạt đầu nguy hiểm. Cha Nam cũng cho biết chiếc xe đó thường ra vào cơ quan điều tra A92 của tỉnh Nghệ An. Thứ năm, ngày 23-12-2017, một kẻ tên Phan Ngọc Thọ, tự xưng là phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã viết một lá thư dài 2 trang, gởi đến Bề trên Tổng quyền toàn dòng và Bề trên tổng quyền tỉnh dòng, tấn công cha Antôn trong tư cách bề trên Đan viện, kể lể đủ “hoạt động vi phạm pháp luật” của cha. Lên tiếng chẳng kể đúng sai, tố cáo không cần bằng chứng, kết án bất biết quyền hạn, quan chức ấy còn ngang ngược đề nghị Lãnh đạo thượng cấp trong dòng truất chức và thuyên chuyển đi nơi khác vị bề trên mà từ 2014 đến nay đã hướng dẫn các đan sĩ đương đầu với những âm mưu và đòn thù của một nhà cầm quyền vô thần duy vật chỉ muốn xóa sổ Đan viện. Thay mặt toàn thể các Đan sĩ, cha Phó Bề trên An-rê Nguyễn Văn Tâm đã ra một lá thư phản đối ngày 31-12-2017 để qua đó dạy một bài học đích đáng cho viên phó chủ tịch tỉnh. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng cha Antôn Đặng Hữu Nam là một trong những vị mục tử can trường đã dấn thân bảo vệ giúp đỡ bà con ngư dân Nghệ An rơi vào cảnh túng quẫn, thất nghiệp do việc nhà cầm quyền Cộng sản đã tiếp tay, bao che cho doanh nghiệp Formosa Tàu cộng thải độc tố xuống biển Miền Trung vào tháng 04/2016. Cha Nam cũng đã không thoát khỏi những mưu hèn kế bẩn của nhà cầm quyền từ đó tới tận bây giờ. Trên đây là một vài sự kiện điển hình, nguy hiểm đủ loại mà chính cha Antôn Nguyễn Văn Đức đã phải âm thầm gánh chịu một mình khi còn đương chức Bề trên Giám quản Đan viện Thiên An. Điều này không lạ trong một chế độ mà những kẻ cai trị duy vật độc tài chỉ tìm mọi cách cướp đoạt của nhân dân, của đất nước để hưởng thụ và do đó sẵn sàng tàn hại sức khỏe, tàn phá danh dự, thậm chí tàn sát sinh mạng của những con người công chính chỉ muốn sống cho sự thật và lẽ phải. Nhưng chính Thiên Chúa cũng như công luận sáng suốt sẽ minh oan cho họ. Còn những kẻ thủ ác, không sớm thì muộn, hành vi của họ sẽ bị phơi bày trước nhân dân, lưu lại trong lịch sử và nhất là ghi vào sổ của Vị Thẩm Phán Tối Cao trên trời, để như lời Kinh Thánh, “Thiên Chúa sẽ trả cho mỗi người tùy theo công việc của họ”. Huyền Trang, GNsP  
......

Đại lão hòa thượng Thích Thanh Sam 50 tuổi đảng vừa qua đời.

Đại lão hòa thượng Thích Thanh Sam 50 tuổi đảng vừa qua đời. MẠT PHÁP   Đồng chí: Hoàng Đăng Sam Chức vụ: Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Từ khi đi theo Đảng rồi vào cửa Phật, đồng chí Hoàng Đăng Sam có pháp danh là Thích Thanh Sam. Trong quá trình tham gia cách mạng và tu luyện Phật pháp, đồng chí-hoà thượng Sam không ngừng rèn luyện phấn đấu, luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đến năm 1981 khi Giáo Hội Phật giáo Việt Nam ra đời thay thế cho Giáo hội Phật Giáo VN Thống Nhất, đồng chí được cơ cấu vào nhiều vị trí khác nhau trong Giáo hội. Trước khi qua đời, đồng chí được Đảng tin tưởng và Giáo hội tín nhiệm giao giữ chức vụ Phó Pháp Chủ, là nhân vật quyền lực số 2 trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trong kiếp tu hành của mình, khi được suy tôn là một Trưởng lão hoà thượng, đạt đến phẩm vị của một bậc Cao tăng, giữ một vị trí trọng yếu trong Giáo hội, nhưng hoà thượng Thích Thanh Sam hầu như không có một tác phẩm nghiên cứu nào đóng góp nào cho Phật pháp. - Công trình nghiên cứu Phật giáo: Không. - Biên soạn tác phẩm Phật học: Không. - Dịch thuật kinh sách Phật giáo: Không - Thuyết giảng Phật pháp: Không nghe nói đến. Tuy nhiên, đồng chí-hoà thượng đã có những đóng góp to lớn cho Đảng và Nhà nước. Được Đảng và Nhà nước trao tặng vô số huân huy chương, bằng khen các loại. Có thể kể đến như: - Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. (Trước khi qua đời, đồng chí-hoà thượng sinh hoạt Đảng tại Chi bộ Khối đoàn thể thành phố) - Bằng khen “Đã có công lao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”. (do Trường Chính ký) - Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba vì đã có thành tích trong sự nghiệp xây dựng Xã hội Chủ nghĩa và thống nhất Phật giáo Việt Nam. Đồng chí-Hoà thượng Sam là sản phẩm tiêu biểu cho mô hình Phật giáo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Một mô hình đánh dấu cho thời kỳ mạt pháp của Phật giáo Việt Nam.
......

‘Mobifone mua AVG’: Bà Nguyễn Thanh Phượng tạm thời “thoát”?

Một trong những chi tiết đáng chú ý nhất của bản kết luận thanh tra vụ Mobifone mua AVG của Thanh tra Chính phủ – được công bố vào chiều 14/3/2018, là đã không hiện diện cái tên Nguyễn Thanh Phượng hay công ty tư vấn Bản Việt của con gái ruột cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bà Nguyễn Thanh Phượng và ông Lê Nam Trà Ảnh ghép: Phạm Viết Đào blog   Một số tờ báo nhà nước khi đưa tin về kết luận thanh tra trên đã không trích nội dung vi phạm của các công ty tư vấn, mặc dù nêu khá đầy đủ về vi phạm của nhiều bộ ngành. Hiện tượng đưa tin khiên cưỡng này có thể khiến những người quan sát chính trường có cảm giác như một sự cố ý.   Cứ theo kết luận thanh tra trên, bà Nguyễn Thanh Phượng đã “thoát” – trái ngược với một thông tin gần đây trên mạng xã hội cho biết bà Phượng chính là “chủ mưu” trong vụ “Mobifone mua AVG”. Việc bà Nguyễn Thanh Phượng không có tên trong kết luận thanh tra diễn ra sau hai sự kiện liên quan đến cựu Thủ tướng Dũng: ngay trước tết nguyên đán 2018, Bí thư thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân bất ngờ đến thăm cựu Thủ tướng Dũng và “tri ân sự đóng góp của nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”, sau đó ông Nguyễn Tấn Dũng còn được mời dự một hội nghị về cơ chế đặc thù của TP.HCM sau tết nguyên đán năm 2018. Một giả thiết tiếp nối được nêu ra: không chỉ bà Nguyễn Thanh Phượng có thể “thoát” vụ “Mobifone mua AVG”, mà cả cha con Nguyễn Tấn Dũng vẫn đang an toàn. Hoặc tạm thời an toàn. Từ “tạm thời” có lẽ là hợp lý nhất trong một chính trường luôn xáo trộn, nơi mà những hứa hẹn, cam kết luôn đầy sắc thái ma mị và có thể bị hủy bỏ, lộn ngược vào bất kỳ lúc nào. Tái hiện vụ “đánh Đinh La Thăng”? Kết luận thanh tra vụ Mobifone mua AVG của Thanh tra Chính phủ được công bố chỉ 2 ngày sau vụ hủy hợp đồng “Mobifone mua AVG”. Đồng thời trái với “truyền thống” bưng bít, kết luận này được gửi cho báo chí để đưa tin rộng rãi. Và cũng chỉ đến lúc này, báo chí nhà nước mới được nới “vòng kim cô” để ồn ào đưa tin và bình luận về vụ “Mobifone mua AVG”. Vì sao thế? Trong khoảng thời gian từ ngày 8/3 khi Tổng bí thư Trọng cùng Ban Bí thư hiện ra để yêu cầu xử lý vụ “Mobifone mua AVG” cho đến ngày 12/3 khi hợp đồng “Mobifone mua AVG” chính thức được hủy bỏ “dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông”, báo chí nhà nước hầu như cấm khẩu. Rất dễ nhận ra rằng đã có một mệnh lệnh đó cấm báo chí khai thác sâu về vụ này cho đến khi có lệnh mới. Trong khi đó, dường như đã xảy ra một thỏa thuận ngầm nào đó về động tác “khắc phục hậu quả”, khi “trên” cho phép Bộ TT-TT và hai bên Mobifone cùng AVG tiến hành hủy hợp đồng “Mobifone mua AVG” để tiền “ăn không được phải nhả ra” trở vào túi ngân khố, sau đó mới cho Thanh tra chính phủ công bố kết luận thanh tra vụ “Mobifone mua AVG”. Tuy nhiên, động thái công bố toàn văn kết luận thanh tra vụ “Mobifone mua AVG” và còn gửi cho báo chí đăng tải công khai lại giống hệt vụ Đinh La Thăng: vào tháng 4/2017, Ủy ban Kiểm tra trung ương bất ngờ công bố toàn văn báo cáo kiểm tra về Đinh La Thăng thời ông Thăng còn là chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đồng thời gửi cho cho báo chí để đăng công khai và tạo nên một chiến dịch truyền thông rất rộng nhằm “đánh” Đinh La Thăng. Vậy Tổng bí thư Trọng và Thường trực Ban bí thư kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm ta trung ương Trần Quốc Vượng có ẩn ý hay dụng ý gì khi đang tạo hiệu ứng truyền thông đối với vụ “Mobifone mua AVG”? “Đây là vụ việc kinh tế rất nghiêm trọng, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ: Giao cơ quan điều tra có thẩm quyền của Bộ Công An tiếp nhận toàn bộ hồ sơ, tài liệu thanh tra Dự án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần AVG để xem xét, khởi tố điều tra, xử lý đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật”, Thanh tra Chính phủ kiến nghị trong Kết luận thanh tra. Kết luận thanh tra đề cập sai phạm của nhiều bộ ngành và dơn vị, nhưng có lẽ nổi bật nhất là “trục” Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) và Bộ Công an. Theo Kết luận thanh tra này, dự án đầu tư chưa được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, nhưng Bộ TT-TT đã ban hành Quyết định phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của Mobifone, vi phạm Luật Đầu tư… Bộ TT-TT với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu và quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông đã thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định Dự án; phê duyệt dự án đầu tư không đảm bảo căn cứ pháp lý, vi phạm các quy định của pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước, cần phải được xem xét, hủy bỏ. Việc Mobifone nhận chuyển nhượng 95% cổ phần AVG không thuộc lĩnh vực bí mật Nhà nước nhưng Bộ TT-TT đã có văn bản đề nghị Bộ Công an cho ý kiến và đã đưa giao dịch này thuộc danh mục mật là không đúng quy định. Khi thương vụ Mobifone mua AVG được triển khai, Bộ Công an đã có nhiều văn bản không đúng chức năng, nhiệm vụ. Qua các văn bản của Bộ Công an tham gia ý kiến với Bộ TT-TT, cho thấy: Việc Bộ Công an có văn bản số 4352 đề nghị Bộ TT-TT hướng dẫn Công ty AVG không được phép chuyển nhượng cổ phần cho nước ngoài, mà chỉ nên bán cổ phần cho các đối tác trong nước, doanh nghiệp nhà nước là tốt nhất; Mặt khác, việc Mobifone nhận chuyển nhượng 95% cổ phần AVG không thuộc lĩnh vực bí mật Nhà nước nhưng trên cơ sở đề nghị của Bộ TT-TT, Bộ Công an có văn bản số 418, thống nhất với Bộ TT-TT về việc đưa tài liệu giao dịch này trong danh mục tài liệu bí mật của Bộ TT-TT với mức độ “MẬT”, thực hiện bảo mật vụ việc mua bán, không giới hạn về thời gian bảo mật thông tin, là chưa phù hợp… Những vi phạm, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm của MobiFone, nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước tại MobiFone khoảng 7.006 tỉ đồng. Với nội dung kết luận thanh tra trên, chỉ có thể hiểu đây là án lớn, thuộc loại “đại án quốc gia”. Rất có thể điểm ngắm của Tổng bí thư Trọng sẽ là một số quan chức cao cấp nào đó của Bộ TT-TT và Bộ Công an. Thiền Lâm
......

Rút củi đáy nồi?

Từ trái qua: Phạm Nhật Vũ (em trai tỉ phú Phạm Nhật Vượng), Nguyễn Thanh Phượng (con gái cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng) và Lê Nam Trà, cựu chủ tịch Mobifone. (Hình: Internet) Xem ra thì lần này phía Thanh tra Chính phủ muốn làm khó ông Tổng Bí thư, khi trong văn bản số 355/KL-TTCP (về Kết luận thanh tra Dự án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu, ngày 13-3-2018), phần đánh số 2.6, ghi vầy: “Thanh tra Chính phủ chuyển Kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương quản lý có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm nêu tại Kết luận thanh tra”.   Gọi là làm khó vì trong văn bản của Thanh tra Chính phủ cáo buộc phía Bộ Công an đã lạm dụng quyền lực để can thiệp vào chuyện mua bán giữa MobiFone – AVG. Trong một diễn biến khác, từ sáng ngày 15-3, các bản tin chi tiết xoay quanh kết luận thanh tra Chính phủ trên các báo điện tử đã được xử lý ‘chìm’, không còn trong chuyên mục ‘breaking news’ nữa, mà thay bằng vụ tướng Phan Văn Vĩnh đang làm việc với Công an Phú Thọ vụ đánh bạc online. Xem ra tính đến lúc này, dường như “người đốt lò vĩ đại” nhứt đang tiến thoái lưỡng nan của việc có nên chấp nhận chuyện rút củi đáy nồi, bởi nếu tiếp tục làm lớn chuyện, thì xem ra những ông trùm tư sản đỏ từ Đông Âu trở về sẽ không chịu cảnh khoanh tay chờ trói. Sở dĩ có thể tạm nói như vậy, vì cũng vào ngày ký văn bản kết luận thanh tra 13-3, phía ông Bộ trưởng Bộ 4T tiếp tục tung ra thông tin nhấn mạnh là nếu không có sự can thiệp của Bộ 4T, rất có thể một khi chậm chạp hủy giao kèo, ngân sách còn chịu thiệt thêm một khoản tiền gọi là phạt hợp đồng lên tới 711 tỷ đồng. Lý do, vẫn theo Bộ 4T, khi mua AVG với giá trên hợp đồng là 8.889,8 tỷ đồng, đến nay, phía MobiFone còn nợ chưa thanh toán 5% giá trị hợp đồng. Mức phạt chậm trả ở đây, vẫn theo Bộ 4T là 8% giá trị hợp đồng.   Gọi là “theo Bộ 4T”, vì cho đến nay Hợp đồng mua bán giữa MobiFone với AVG vẫn tiếp tục là bí mật. Con số công khai cho báo chí chỉ là: “MobiFone và AVG đã thống nhất huỷ việc chuyển nhượng 344,66 triệu cổ phần, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo thoả thuận. Tổng giá trị hợp đồng chuyển nhượng này là 8.889,8 tỷ đồng”.   Về phía MobiFone, thì trên trang web của mình, MobiFone cũng phát đi thông tin cho biết, AVG đã đặt cọc 450 tỷ đồng để cam kết thực hiện việc hủy hợp đồng chuyển nhượng. Đây chính là số tiền 5% giá trị hợp đồng còn lại mà MobiFone chưa thanh toán cho AVG. Theo thỏa thuận giữa hai bên, AVG đặt cọc cho việc thanh lý hợp đồng chuyển nhượng trị giá hơn 8.889,8 tỷ đồng này bằng chính số tiền MobiFone chưa trả theo tiến độ. Thoạt nhìn từ thông tin được Bộ 4T và MobiFone đã chủ động “cơm bưng – nước rót” đến từng tòa soạn báo chí, dễ nhầm lẫn đây là câu chuyện tiền chưa trao đủ, nên cháo chưa múc. Giờ thì ai về nhà nấy. Coi như xui rủi trong làm ăn ở nền kinh thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tế thì đâu đơn giản vậy. Nên nhớ, vụ mua bán là một giao dịch dân sự và đã là một giao dịch thành. Vụ mua bán xảy ra đã 3 năm, không bất kỳ một Bộ hay cơ quan ban ngành nào có thể can thiệp, dù gọi là để sửa sai. Trong trường hợp này, ông Bộ 4T chính là đối tượng bị soi, vì là một trong số pháp nhân chịu trách nhiệm trong việc gây nên chuyện sai. Vì thế, việc Bộ 4T chỉ đạo giải quyết là vượt quá thẩm quyền và không thể thay cho việc bị xử lý pháp luật, nếu đất nước này vẫn còn luật pháp và tôn trọng luật pháp. Chứng cứ cho chuyện “cháo đã múc” có thể bắt gặp trên trang web của Truyền hình An Viên, có đăng quảng cáo như sau: “MobiTV thay đổi thương hiệu, giảm gói cước, tăng số kênh. Truyền hình An Viên sau khi thay đổi thương hiệu thành MobiTV thì ngay lập tức gói cước dịch vụ cũng thay đổi. Từ 26/6/2016, MobiTV thay đổi số kênh, giá cước ở các gói dịch vụ trên cả hai hạ tầng truyền hình số mặt đất (DTT) và truyền hình số vệ tinh (DTH), trong đó gói Cao Cấp tăng lên 180 kênh”. [https://goo.gl/jTDhg6]   Trên trang của MobiFone ngày 28-4-2016, có nội dung quảng cáo như sau: “MobiTV là tên gọi mới của Truyền hình An Viên trước đây. Hay nói cách khác mobiTV chính là truyền hình An Viên sau khi được Mobifone tiếp quản. Gần đây người xem dịch vụ truyền hình An Viên có thắc mắc tại sao lại có logo mobiTV ở góc của mỗi kênh truyền hình mà họ đang xem. Trước kia là chữ “An Viên”. Vì mobifone đã thay đổi thương hiệu truyền hình An Viên thành mobiTV, Tất cả nội dung kênh hay dịch vụ không có gì thay đổi, chỉ thay đổi tên dịch vụ mà thôi”. [https://goo.gl/N62gBa] “Ngày 25/4/2016, Bộ Thông tin và Truyền thông có công văn số 1272/BTTTT-PTTH&TTĐT gửi Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG), đồng ý để AVG sử dụng tên, biểu tượng dịch vụ mobiTV thay cho tên, biểu tượng dịch vụ An Viên”. [https://goo.gl/94xUkD] Trong giới kinh doanh bất động sản, đại gia Điếu cày Lê Thanh Thản vẫn lép vế nếu so với anh em nhà ông chủ AVG. Người đứng đầu Bộ 4T chắc chắn vẫn còn nhớ mấy câu thơ mà đại gia Lê Thanh Thản từng dùng để “tiếp thị chính trị” mỗi khi bị ai đó hăm he về sai phạm. “Người đốt lò vĩ đại” chắc cũng chưa quên phút cao hứng này. Rút củi đáy nồi, xem ra là chiêu thức đầy khôn ngoan mà Bộ 4T đã vận dụng. Dân chứng khoán chắc chắn rành chiêu “Phủ để trừu tân” (Bớt lửa dưới nồi), kế sách thứ 27 trong Tam thập lục kế của xứ Tàu. Nôm na là khi tình hình đang nước sôi, lửa bỏng thì phải làm cho dịu đi bằng cách biến to thành nhỏ, nhỏ thành không. Không kể tình trường, chiến trường hay thương trường, “Phủ để trừu tân” lúc nào cũng là diệu kế, lớn mang hiệu quả lớn, nhỏ có hiệu quả nhỏ… Ông Bộ trưởng Bộ 4T còn là Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo lý lịch, ông là học viên Chuyên Ban Triết học, Trường Sỹ quan Chính trị. Xem ra về mặt lý luận và kế sách thì dân sỹ quan chính trị vẫn nhỉnh hơn so thường dân Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Và thêm cú bồi của kết luận từ Thanh tra Chính phủ cho thấy giờ đây nếu không khéo léo ‘rút củi’, thì chưa biết cháy thành sẽ vạ lây ai?. Trúc Giang
......

Vì sao vẫn còn người ủng hộ Nguyễn Phú Trọng 'chống tham nhũng'

Dư luận xoay chiều “Đừng vội phê phán ông Trọng, cứ để ông ấy làm. Tham nhũng là phải đánh, ai đánh cũng được, miễn là chịu đánh tham nhũng. Làm không được thì mất đảng chứ có mất nước đâu mà sợ” - phát biểu của một cán bộ đã hưu trí lâu năm không hề thích đảng cộng sản và trước đó đã nhiều lần bày tỏ “còn đảng cộng sản thì làm sao chống được tham nhũng”. Vì sao lại có một sự thay đổi đáng kể về quan niệm của cán bộ hưu trí thuộc loại “cấp tiến” trên? Một số cuộc thăm dò bỏ túi của tác giả bài viết này đã cho ra kết quả là ý kiến trên lại đại diện cho khá nhiều người trong lớp công chức về hưu và cho người dân thuộc các tầng lớp khác. Một số trong các tầng lớp này trước đây còn không ưa Nguyễn Phú Trọng, coi thường Nguyễn Phú Trọng và cứ nói đến Nguyễn Phú Trọng là thốt ra “Cái lão Lú ấy mà!”. “Tin làm sao được! Lão ấy nói mãi như thế mà có làm đâu!” - đó là lời tán thán của nhiều người dân ngay cả khi Nguyễn Phú Trọng bật ra triết ngôn xuất thần “Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi đưa vào cũng phải cháy” vào tháng Tám năm 2017. Nhưng bắt đầu từ đầu tháng Mười Hai năm 2017, sau vụ Nguyễn Phú Trọng hạ lệnh bắt cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng, quan điểm của dư luận đã xoay dần rồi xoay rộng. Một hiện tượng đáng chú ý không kém là chiến dịch “chống tham nhũng” của Nguyễn Phú Trọng còn lôi kéo được mối thiện cảm có chừng mực của một bộ phận giới đấu tranh dân chủ nhân quyền ở Việt Nam, mặc dù nhiều người thừa hiểu rằng nếu không có lệnh của Nguyễn Phú Trọng, làm sao công an dám bắt bớ và tống giam đến 25 nhà hoạt động nhân quyền, nhất là đàn áp nặng nề phong trào phản kháng Formosa ở miền Trung, chỉ trong năm 2017. Cũng như người dân, nhiều thành viên trong phong trào dân chủ nhân quyền căm thù đến xương tủy giới quan lại nhũng nhiễu và tham nhũng giàu nứt đố đổ vách và cực kỳ vô trách niệm với dân tộc. “Cứ để chúng nó cắn xé nhau, diệt được thằng nào cũng tốt cho xã hội” - nhiều người cho biết là họ suy nghĩ như thế. Ý nghĩ dần chuyển thành nhận thức, nhận thức lại biến thành những bình luận và chia sẻ trên mạng xã hội, tạo thành một kênh thông tin không kém quan trọng cho công cuộc “đốt lò” của ông Trọng. “Có thay đổi còn hơn không” Khá rõ là đã có một cái gì đấy thay đổi đáng kể trong “hành động Nguyễn phú Trọng” mà đã khiến ông ta thu hút được một số ủng hộ, hoặc thiện cảm có điều kiện từ trí thức và người dân. Có thể lý giải ra sao về hiện tượng xã hội học và chính trị học trên? Đầu tiên, vẫn cần thừa nhận rằng cho đến tận lúc này, trong lúc ngày càng nhiều dư luận xã hội về “đảng nát như tương, nước nát như cám”, bộ máy vận hành của gần 900 tờ báo đảng và báo nhà nước vẫn đem lại kết quả tuyên giáo một chiều không quá kém cỏi. Bằng chứng là sau khi nhiều tờ báo thông tin và tung hô chuyện “Tổng bí thư chống tham nhũng không có vùng cấm”, nhiều quan chức bậc trung và cả bậc thấp bắt đầu run, còn người dân thì khoái. Tâm trạng khoái cảm của người dân xuất phát từ tâm thế người dân bị đè nén quá lâu bởi thói cường quyền áp bức của giới quan lại từ thấp đến cao, phủ rộng ở nhiều địa phương, bởi thói tham nhũng vô độ của đám quan chức, đến mức khiến cho người dân nhìn đâu cũng đen như mực, tất thảy đều bế tắc, xã hội không lối thoát… Vì thế, bất cứ một động tác “chống tham nhũng” nào có vẻ triệt để đều có ý nghĩa “mưa trên sa mạc” và nhận được thiện cảm, ủng hộ hay hò reo của đám đông đang suy kiệt niềm tin đối với chính thể cầm quyền. Tâm lý đơn giản nhất và mang tính đám đông ở Việt Nam hiện thời là “muốn thay đổi”. Trong một chính thể bế tắc về ý thức hệ và “nền kinh tế thị tường định hướng xã hội chủ nghĩa”, đến mức ngay cả Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh vào năm 2015 còn phải nói “có thứ đó đâu mà tìm”, cùng quá nhiều triệu chứng hỗn loạn xã hội và đạo lý suy đồi ghê gớm, một thay đổi nhỏ hoặc vừa phải trong bối cảnh chưa thể có gì làm đảo lộn chế độ vẫn khiến đại đa số công chức, trí thức và người dân có được chút thỏa mãn về “thay đổi tích cực” và “có thay đổi còn hơn không”. Bầu tâm lý căm ghét tham nhũng là quá phổ biến và sâu sắc ở Việt Nam, phổ biến đến nỗi vô số người dân ngày càng không ngần ngại nói thẳng quan điểm của họ về “tham nhũng có nguồn gốc từ Nguyễn Tấn Dũng” cùng nhiều từ ngữ thật sự “hình sự” dành cho ông ta và những quan chức chia chác với ông ta. Đó chính là lợi thế hiếm có dành cho Nguyễn Phú Trọng trong cuộc chiến “chống tham nhũng” kèm tham vọng tập quyền của ông ta. Có “chống tham nhũng cả phe ta”? Sau Đinh La Thăng, hầu như chắc chắn đường đi của Nguyễn Phú Trọng sẽ dẫn đến Nguyễn Tấn Dũng cùng những quan chức từng một thời thuộc “cánh hẩu” của ông Dũng. Cái cách đi như thế sẽ ít nhất, trong một vài năm, lôi kéo được sự ủng hộ của người dân, khiến nhiều người dân thỏa mãn tâm lý “cuối cùng thì cũng có thằng phải dựa cột”. Nhưng còn có nhiều kẻ khác đáng phải “dựa cột”. Liệu Nguyễn Phú Trọng có “chống tham nhũng công bằng”, hoặc phải “chống tham nhũng cả phe ta” như người dân mong mỏi và đòi hỏi? Có quá ít ví dụ để có thể chứng minh cho “chống tham nhũng cả phe ta”. Bởi cho tới giờ này ông Trọng mới chỉ chứng tỏ được sự nghiệp của ông là “chống tham nhũng thời kỳ trước”, tức “thời kỳ Nguyễn Tấn Dũng”, hoặc còn gọi là “chống tham nhũng một bên” chứ chưa có gì gọi là công bằng, khi còn sờ sờ ra đó những Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng y tế liên đới trách nhiệm vụ nhập thuốc ung thư giả, Võ Kim Cự - cựu bí thư Hà Tĩnh liên đới trách nhiệm vụ thảm họa xả thải của Formosa, Trịnh Văn Chiến - Bí thư Thanh Hóa bị quá nhiều dư luận về tài sản, làm ăn riêng và bồ bịch, cùng hàng lô hàng lốc quan chức đầu tỉnh thành bị dư luận xem là “cánh hẩu” với những quan chức cận thần ở các ban đảng của Nguyễn Phú Trọng./.
......

Đức 'điều tra tướng công an VN về vụ bắt cóc ở Berlin'

Truyền thông Đức, gồm cả đài phát thanh quốc tế Deutsche Welle, đưa tin cơ quan công tố liên bang Đức đang tiến hành điều tra một Phó Tổng cục trưởng An ninh, Bộ Công an Việt Nam, người bị cho là đóng vai trò trong vụ 'bắt cóc ở Berlin' hồi tháng Bảy năm ngoái. Phía công tố Đức từ chối bình luận với báo chí. Trong khi đó, bà Petra Isabel Schlagenhauf, luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức, nói với BBC rằng cuộc điều tra của cơ quan công tố Đức nhằm vào Trung tướng Đường Minh Hưng 'và những người khác trong vụ bắt cóc thân chủ tôi'. Theo luật Đức, giới chức sau khi ra cáo trạng sẽ phải chuyển tài liệu này tới cho người bị cáo buộc và luật sư bảo vệ của họ, bà luật sư Petra Schlagenhauf nói. Bên bị cáo buộc sẽ có một thời gian để nêu quan điểm và cung cấp bằng chứng phản bác. Sau đó, tòa sẽ tuyên bố mở phiên xét xử và định ngày để nghe lập luận của các bên, bà Schlagenhauf giải thích. Khác với hai nhà ngoại giao Việt Nam đã bị phía Đức trục xuất trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, bà Schlagenhauf nói rằng về mặt lý thuyết, Đức có thể đòi dẫn độ ông Đường Minh Hưng, người đã rời Berlin về Việt Nam ngay sau vụ bắt cóc. Lý do, bà nói, là bởi cảnh sát Đức đã "có đủ bằng chứng cho thấy sự can dự của ông ta trong vụ bắt cóc", và bởi "ông Hưng không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao tại Đức như những người khác tuy cũng tham gia nhưng lại làm việc cho Tòa Đại sứ Việt Nam tại Berlin". Tuy nhiên, trên thực tế, bà nói bà không chắc cơ quan công tố Đức có cân nhắc tới khả năng đòi dẫn độ hay không, bởi "Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận yêu cầu dẫn độ đối với ông Hưng". "Giữa Việt Nam và Đức chưa có hiệp định tương trợ tư pháp về dẫn độ, cũng chưa có thỏa thuận nào ở cấp thấp hơn về việc dẫn độ." "Hơn nữa, cũng nên lưu ý rằng mọi yêu cầu dẫn độ đều là quyết định chính trị," bà Schlagenhauf nói và từ chối bình luận thêm về chủ đề này. 'Trực tiếp chỉ huy vụ bắt cóc' Ông Hưng được cho là đã có mặt ở Berlin một thời gian trong tháng Bảy. Nay, cơ quan điều tra của Đức tin rằng ông Hưng đã trực tiếp chỉ huy vụ bắt cóc, theo báo chí Đức. Truyền thông Đức, như các trang Süddeutsche Zeitung, và Zeit.de, trích dẫn nội dung cáo trạng đối với ông Nguyễn Hải Long, cho đến nay là người Việt duy nhất bị giới chức Đức truy tố liên quan tới vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, theo đó nói ông Đoàn Minh Hưng tới Berlin vào thời điểm một tuần trước khi xảy ra vụ bắt cóc. Sứ quán VC tại Berlin Ông Hưng đã ở tại khách sạn "Berlin, Berlin" và đã gặp gỡ với đầu mối của cơ quan tình báo tại Tòa Đại sứ Việt Nam. Báo Tagesschau nói rằng trong tài liệu dày 90 trang của các nhà điều tra Đức, vai trò của ông Hưng và Tòa Đại sứ Việt Nam tại Berlin nay được thể hiện rõ ràng. Chỉ hai ngày trước vụ bắt cóc hôm 23/7, ông Hưng đã chuyển chỗ ở, tới khách sạn "Sylter Hof", và từ phòng khách sạn này ông đã "điều hành vụ bắt người". Ông Hưng "hầu như không rời khỏi phòng cho tới khi xảy ra vụ bắt cóc". Đối tượng bị bắt cóc đã "ngay lập tức được đưa tới Tòa Đại sứ Việt Nam tại Berlin-Treptow và từ đó được đưa về Việt Nam bằng một ngả nào đó không rõ," Sueddeutsche Zeitung tường thuật. Chính phủ Việt Nam chưa có phản ứng gì về những cáo buộc mới nhất trên truyền thông Đức. Ảnh hưởng quan hệ song phương Báo Sueddeutsche Zeitung bình luận rằng vụ điều tra mới nhất này cho thấy câu chuyện Trịnh Xuân Thanh đã được đẩy lên một tầm mức chính trị cao hơn. Sau diễn biến mà phía Đức nói là ông Trịnh Xuân Thanh bị dùng vũ lực bắt đi tại một công viên ở trung tâm Berlin, chính quyền của bà Merkel lên án Việt Nam vi phạm luật quốc tế và chủ quyền của Đức. Một nhân viên tình báo và một nhà ngoại giao làm việc tại Tòa Đại sứ Việt Nam ở Berlin sau đó đã bị trục xuất. Đức cũng đòi Việt Nam phải xin lỗi, nhưng yêu cầu này không được Hà Nội đáp ứng. Vụ việc khiến cho quan hệ song phương giữa hai nước ảnh hưởng nặng nề. Hôm 22/9, Đức tuyên bố "tạm ngưng quan hệ đối tác chiến lược" với Việt Nam. Trước đó, lễ kỷ niệm quốc khánh Việt Nam, được tổ chức hôm 31/8/2017 đã không có mặt bất kỳ vị khách Đức nào, trong khi sự kiện tương tự trước đó một năm từng đón tới 400 khách Đức và quốc tế. Đức cũng đã tạm dừng chế độ cho phép quan chức cao cấp Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao nhập cảnh Đức không cần visa. Tuy nhiên, cho đến nay, mới chỉ một người Việt bị tạm giam tại Đức liên quan tới vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh. Ông Nguyễn Hải Long, đã sinh sống tại Cộng hòa Czech nhiều năm, được cho là đã lái chiếc xe trong vụ bắt cóc. Cơ quan công tố Đức hồi tuần trước buộc tội ông này làm gián điệp và tước đoạt quyền tự do của người khác. Tuy nhiên, ông Long nói ông vô tội, trong lúc luật sư đại diện nói ông bị 'thí chốt'. Bà Petra Isabel Schlagenhauf cho BBC biết phiên tòa đối với ông Nguyễn Hải Long có thể sẽ bắt đầu vào cuối tháng Tư 2018 tại Berlin. Bình luận về câu chuyện, một nhà báo tại Berlin cho BBC hay, "báo chí Đức đã đăng tin rộng rãi diễn biến này vốn đã và vẫn tiếp tục là đề tài gây khó khăn cho bang giao giữa hai nước Việt Nam và Đức hiện nay". "Lối thoát về mặt ngoại giao cho vụ việc dường như vẫn chưa thấy hé lộ. Với việc hình thành bộ máy lãnh đạo chính phủ mới của Đức, câu hỏi về việc xử lý vụ Trịnh Xuân Thanh sẽ còn là một đề tài tiếp tục nóng." Cũng trong ngày 14/03, bà Angela Merkel đã tuyên thệ lên làm Thủ tướng Đức thêm một nhiệm kỳ để lãnh đạo chính phủ liên minh CDU-SPD. Nguồn: BBC
......

Trì hoãn mãi cũng đến giờ đối mặt

Ghìm nén mãi thế rồi không thể khác Anh đã nôn tan nát tiệc linh đình Cơn say ấy không hẳn vì rượu độc Gạc Ma buồn vong quốc ám tâm linh ? Lặng thinh mãi để bùng cơn Thịnh nộ Mạt tướng nào ra lệnh súng phải câm (*) Bọn phản quốc chẳng thể giấu mặt Đừng ăn mày ăn nhặt máu Nhân Dân ! (*) Lê Đức Anh Đè nén thế làm sao người phát tiết Khi tinh hoa giây lát dễ lỡ mùa Ai tự hoại hồn mình trong thỏa hiệp Chết từ từ trong nhục nhã te tua ? U uất mãi cuối cùng đành nức nở Những xuân xưa mất xác thật dã tràng Tuổi mười tám chết trong ngày đỏ lửa Rượu giang hồ đốt cháy nửa buồng gan Đà Nẵng hát mặt người không thể úp Ngửa luôn bài Sinh-Tử cửa Sinh-Ly Minh đường lớn Cam Ranh thành lá chắn Máu Gạc Ma chết đứng để ai quỳ ? Hữu nghị đểu nửa chừng không thể lú Càng viển vông càng hèn hạ nghị trường Đau đớn vỡ chữ vàng đành tự thú Lạc đường tình là thất bại thảm thương ! Binh tướng hãm cùng đường dân gào thét Sông núi tôi đâu ? Tổ quốc vỡ bờ... Không lẽ Nước chỉ còn biết trông cậy Vào sự anh hùng của những nhà thơ ? Bất hạnh kịch chân tường không thể trốn Tránh đi đâu cho thoát cuộc đối đầu Trì hoãn mãi cũng đến giờ đối mặt Việt Nam còn hay hết trước bể dâu ?                                         14-3-18
......

Đày viễn xứ- tội ác của những tên phát xít.

Sau đại hội đảng khoá 12, đảng CSVN bắt tay ngay vào một chiến dịch trấn áp khổng lồ với những người đấu tranh cho quyền con người và quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo. Trong vòng một năm từ 2016 đến 2017 con số những nhà đấu tranh , hoạt động bị bắt giữ lên tới hơn 30 người. Đặc biệt lần đàn áp này còn có những phụ nữ đang nuôi con nhỏ, họ bị những phiên tòa một chiều không cho tranh luận kết những mức án tù khủng khiếp 9 đến 10 năm như trường hợp của Thúy Nga và Như Quỳnh. Điều rất lạ là ở những năm trước giới đấu tranh dân chủ thường nêu tên tuổi của những kẻ chủ mưu trấn áp phong trào dân chủ, thì ở lần này mặc dù con số bị bắt quá khủng khiếp. Nhưng hầu hết không ai nói ra đích danh kẻ nào là tác giả. Những kẻ chủ mưu tội ác được đứng trong bóng tối, vì thế chúng không có gì phải e ngại. Những vị trí trước kia mỗi khi có đàn áp bị lôi ra cáo buộc trách nhiệm như thủ tướng, bộ trưởng công an thì ngày nay, chẳng thấy lời nào kết tội cho những kẻ đương nhiệm này. Nhiều nhà dân chủ còn bày tỏ thủ tướng đương nhiệm là người hiền lành, giản dị và dễ gần và cả tổng bí thư cũng vậy. Nếu tổng bí thư, thủ tướng hiền lành. Chủ tịch nước và bộ trưởng công an không có thực quyền. Vậy kẻ nào là tác giả của những vụ bắt bớ tràn làn trong hai năm vừa qua ? Thủ tướng, tổng bí thư đọc báo đều, đọc tin trên mạng cũng đều. Từ chiếc xe biển xanh  ở tỉnh lẻ đến quán cà phê nhỏ ở một thành phố kia, có chuyện lên báo, lên mạng xã hội tổng bí thư, thủ tướng đều biết cả. Duy có hàng chục người hoạt động vì quyền con người bị bắt là các vị ấy không biết. Mặc dù mạng xã hội và các hãng truyền thông quốc tế liên tiếp đưa những hình ảnh đau thương của những đứa trẻ nhỏ do mẹ chúng bị bắt tù như Thúy Nga, Như Quỳnh. Nhưng chẳng vị lãnh đạo nào biết đến, làn sóng trấn áp với mức độ dã man và tinh vi càng lớn hơn. Sau án tù 9, 10 năm dành cho hai phụ nữ đang nuôi con nhỏ này. Chưa thoả mãn sự tàn bạo mang tính trả thù đê tiện, chế độ cộng sản còn đi tiếp bước bức hại nữa là chuyển những người phụ nữ này đi giam giữ ở những nơi cách xa nhà của họ. Như trường hợp Thúy Nga nhà ở miền Bắc bị chuyển vào trại tù ở miền Nam. Còn với trường hợp Như Quỳnh nhà ở miền Nam thì chuyển ra trại tù phía Bắc. Chuyển phạm nhân như vậy khiến cho gia đình đi thăm gặp, tiếp tế thực phẩm gặp nhiều khó khăn. Những người tù nếu chỉ trông chờ vào lương thực của trại tù phát sẽ không đủ dinh dưỡng để chống lại những mầm bệnh có trong trại tù, có vô số những căn bệnh tiềm ẩn trong trại tù, chỉ cần sức đề kháng yếu, cơ thể suy nhược sẽ bị chúng tấn công vào cơ thể biến thành bệnh nan y. TNLT Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thúy Nga Đây là cách mà trước đây chế độ cộng sản VN từng làm để thủ tiêu một cách tinh vi những tù nhân chính trị khi đưa họ ra những núi rừng sâu thẳm phía Bắc, không hợp với khí hậu, lao động khổ sai, điều kiện sinh hoạt mất vệ sinh, ăn uống thiếu thốn là nguyên nhân khiến nhiều tù nhân phải bỏ mạng. Ông Kiều Duy Vĩnh một tù nhân trong thời gian này kể đội tù ông có hơn 70 người, số người chết trong tù vừa tròn 70. Ngày nay với điều kiện đi lại và thăm gặp đối với những trại xa được cải thiện, nhưng nó vẫn là những khó khăn với những người tù và thân nhân họ, đặc biệt là những người phụ nữ có mức án tù dài. Đây thực sự là một ý đồ thâm độc, được triển khai có bài bản từ cấp cao nhất trong Bộ chính trị chứ không phải là một ý đồ từ trong bộ công an. Những tù nhân hình sự dù án chung thân, phạm tội nhiều lần cũng không bị chuyển đi xa nhà như vậy, chỉ duy nhất tù chính trị là bị áp dụng biện pháp này. Ai là tác giả của những vụ bắt bớ và hành hạ đê tiện với những người hoạt động nhân quyền như vậy? Trên thế giới có 2 lãnh tụ độc tài  nổi tiếng trong chuyện dùng nhà tù, trại tập trung và các thủ đoạn áp dụng trong nhà tù để bảo vệ chế độ đó là Hitler và Stalin. Cả hai đều có tuổi thơ nghèo khó, đều có những cảm hứng về nghệ thuật như thơ ca và hoạ. Cả hai đều đi lên và chiếm được quyền lực bằng những thủ đoạn lẻo mép. Đồng thời cả hai đều nắm vững lực lượng công an trong tay mình.   Tên đồ tễ Nguyễn Phú Trọng Việt Nam hiện nay kẻ có những tương đồng với hai tên diệt chủng kia, không ai khác ngoài chính đương kim tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người mà năm 2016 đã nhảy vào đảng ủy Bộ Công An kiểm soát bộ này, để rồi từ đó những vụ bắt bớ, trấn áp những người bất đồng chính kiến, những người đòi hỏi quyền tự do tôn giáo, ngôn luận ngày càng dã man hơn. Là người cuồng tín chủ nghĩa cộng sản độc tài và chuyên ngành xây dựng chế độ độc tài, với những kiến thức mà Trọng thu nạp thời thanh niên là thời kỳ của sự cuồng tín, sùng bái cộng sản cao nhất. Trọng ít nhiều bị tổn thương khi thấy lúc uy tín của chế độ cộng sản bị suy giảm và ảnh hưởng của những người đối kháng chế độ cộng sản dâng cao. Với bản chất đê hèn và một tâm hồn què quặt mà người ta thường thấy ở những tên độc tài khát máu, Nguyễn Phú Trọng đã khuyến khích bộ công an phải dùng những thủ đoạn thâm độc và xảo trá để trả thù những người đấu tranh, đồng thời y cũng đẻ ra những tổ chức cờ đỏ như hồng vệ binh để cỗ vũ cho sự cuồng tín cộng sản. Tuy nhiên Nguyễn Phú Trọng khéo léo hơn là y biết giữ sao cho dư luận không đổ được trách nhiệm những vụ trấn áp lên đầu y, bằng cách dùng tay chân cài trong hàng ngũ những nhà đấu tranh để đánh lạc hướng dư luận vào những vụ việc khác . Trước sau gì những tội ác của Nguyễn Phú Trọng dù được che giấu tinh vi đến đâu, cũng sẽ có ngày bị chính những đồng chí của y tố cáo. Làng Lại Đà nơi sinh ra Nguyễn Phú Trọng không những chẳng được vinh quang gì, mà khi trở thành mảnh đất ô nhục khi sinh ra một tên tội phạm sát nhân đang tâm bách hại đàn bà, con gái vì trái với lý tưởng cộng sản mà y tôn thờ. Nếu còn chút lương tri, Nguyễn Phú Trọng nên có ngay chỉ thị cho bộ công an chấm dứt hành vi đê hèn trả thù những phụ nữ như Thúy Nga, Như Quỳnh ngay lập tức. http://nguoibuongio1972.blogspot.de/  
......

Đốt lò, đốt cả Trung Ương

“…Cái điều cấm kỵ là không được đụng tới UVTƯ tại vị, đã bị ông Trọng phá bỏ với hình ảnh Đinh La Thăng bị còng tay ra toà thứ dân, thì UVTƯ không còn động lực nào để bảo vệ Đảng nữa…” Hôm 8/3/18 TBT Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Ban Bí thư nghe báo cáo kết quả thanh tra MobiFone mua 95% cổ phần AVG và Ban Bí thư cho rằng đây là vụ việc rất nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Hôm Thứ Hai 12/3, MobiFone cùng đại diện AVG họp bàn, theo đó các bên đã thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng mua cổ phần AVG của MobiFone. LS Trần Vũ Hải được mời tham dự, tư vấn giúp tìm đường cho bộ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông Trương Minh Tuấn thoát hiểm. (http://bit.ly/2FHON4b)   Ông Tuấn khi còn là thứ trưởng Bộ TTTT là người ký quyết định phê duyệt hợp đồng mà bộ trưởng lúc đó là ông Nguyễn Bắc Son. Ông Phạm Nhật Vũ, em ông Phạm Nhật Vượng tỷ phú đôla của Vincom (Đại Tá Tổng Cục 2 tình báo an ninh quân đội) là một cổ đông quan trọng trong 3 cổ đông đại diện AVG. Việc bán AVG là cơ hội rút ra bỏ túi riêng hàng ngàn tỷ đồng của Nhà nước trước khi MobiFone được cổ phần hoá. Được biết Chủ tịch Hội Đồng Thành Viên Lê Nam Trà ký hợp đồng để Mobifone mua AVG với số tiền 8.900 tỷ đồng (95%) ngày 20/12/2016, mà kế hoạch ban đầu là 33 ngàn tỷ (khoảng 1,5 tỷ đôla). Công ty chứng khoán Bản Việt (Nguyễn Thanh Phượng) được Bộ TTTT chỉ định là đơn vị tư vấn định giá MobiFone. Việc điều tra cũng đang phăng dần tới Phượng, con gái ông Nguyễn Tấn Dũng. Hôm 7/3/18 ông Lê Tấn Hùng, Tổng giám đốc Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri), là em trai nguyên Bí thư Saigon Lê Thanh Hải vừa bị kỷ luật Đảng vì sai phạm tài chính. Hồi cuối tháng 1/2016, tại Đại hội 12, ông Hải bị mất chức Ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Saigon. (http://bit.ly/2Hu6Sj9) Ông Trọng đã bắt ông Trầm Bê và đang phăng dần đầu dây đến ông Lê Thanh Hải. Ông Hải và bà Trương Mỹ Lan của tập đoàn Vạn Thịnh Phát (kinh tài cho tình báo Hoa Nam có đầu não, chỉ huy Đông Nam Á, ở khu An Đông Plaza) là những người thuộc cánh ông Dũng. Ông Lê Tấn Hùng bị khiển trách là tín hiệu cho thấy ông Hải đang bị xiết vòng vây. Theo tin tức thì ngày 19/3/18 ông Trọng sẽ xử thêm tội Đinh La Thăng làm thất thoát 8,000 tỷ và cuối tháng 3 là xử Vũ Nhôm. Xử Vũ Nhôm sẽ lòi ra Trần Đại Quang và Tô Lâm là hai người đã chống lưng Vũ Nhôm, có nghĩa là Trần Đại Quang và Tô Lâm có thể về vườn. Hiện nay thì ông Dũng coi như bị quản thúc tại gia. Ông Dũng tham nhũng nhưng không quá hèn như ông Trương Tấn Sang. Ông Sang không còn quyền lực nhưng không ai ưa vì ba sạo, liếm trôn ông Trọng, đâm sau lưng đồng chí nên ai cũng cảnh giác. Theo một nguồn tin khả tín từ Hà Nội thì việc ông Đinh Thế Huynh bị hạ bệ là vì trong vị thế Bí Thư Thường Trực Ban Bí Thư ông đã nhận 500 ngàn đôla của ông Trịnh Xuân Thanh để vẽ đường cho Trịnh Xuân Thanh đi trốn và đàn em ông Trọng khám phá ra được, họ cho ông Huynh uống thuốc loạn thần kinh để nói rằng ông Huynh mất trí và vì thế ông Huynh chỉ nói sảng, nên dù ông Huynh có nói đúng cũng không ai tin. Ở vị trí Bí Thư Thường Trực Ban Bí Thư ông Huynh nắm rất nhiều hồ sơ tối mật của các đồng chí ông cho nên sau khi hạ bệ họ phải làm cho ông điên. Nhưng ông Trọng chống tham nhũng là để cũng cố phe ông, chứ không thể chống tham nhũng thật, vì tham nhũng bảo vệ chế độ, chống thật thì chế độ sẽ sụp đổ, điển hình là luật chống tham nhũng mới đang được soạn thảo muốn tìm cách bao che tham nhũng, chỉ bắt đóng thuế lại 45% là có thể yên vị và giữ được 55% tài sản tham nhũng còn lại. Hội nghị trung ương 7 sẽ tổ chức đầu tháng Tư, phe ông Trọng sẽ sắp xếp lại nhân sự sau vụ xử Đinh La Thăng và Vũ Nhôm trong tháng Ba. Họ sẽ tước chức trung ương uỷ viên của Đinh La Thăng, tước chức uỷ viên BCT của ĐTHuynh v.v.. Bộ Công An đang bị phân hoá trầm trọng, họ bỏ các tổng cục và gom các cục, nên sẽ có 5,000 lãnh đạo cao cấp mất việc, vì vậy họ đang tranh nhau chạy chức, hoặc dùng tiền hối lộ để mua chức hoặc lập công bằng cách bắt bớ. Nhìn chung, Tết đã qua và ông Trọng bắt đầu đốt lò trở lại và hội nghị trung ương 7 vào đầu tháng Tư là lúc ông ta sắp xếp nhân sự sau nửa nhiệm kỳ. Vì không ai sạch cả, và lý tưởng Mác-Lê không còn, mặc dù không thể bỏ, việc đoàn kết thuần túy dựa vào sợi dây quyền lợi và quyền lực nên có tính cách tạm thời và hay thay đổi, cho nên khoảng 200 Uỷ Viên Trung Ương Đảng hiện nay ai cũng đều run vì không biết lưỡi máy chém rớt xuống cổ mình lúc nào. Cái điều cấm kỵ là không được đụng tới UVTƯ tại vị, đã bị ông Trọng phá bỏ với hình ảnh Đinh La Thăng bị còng tay ra toà thứ dân, thì UVTƯ không còn động lực nào để bảo vệ Đảng nữa. Do đó, sự sụp đổ của CSVN sẽ không còn là một chuyện xa vời. FB Lê Minh Nguyên
......

KHÁNH THÀNH BIA TƯỞNG NIỆM DR. RUPERT NEUDECK

KHÁNH THÀNH BIA TƯỞNG NIỆM DR. RUPERT NEUDECK tại Troisdorf, ngày 12 tháng 5 năm 2018 Qua sự đóng góp nhiệt tình của tập thể người Việt tỵ nạn chúng ta và được sự chấp thuận, giúp đỡ của chính quyền địa phương, một tấm bia lớn bằng đồng đã được hoàn thành như lưu lại một chứng tích lịch sử nói lên lòng tri ân sâu xa và tưởng niệm tiến sĩ Rupert Neudeck, vi ân nhân đã cứu sống 11.300 thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam. Thời gian và địa điểm khánh thành bia tưởng niệm sẽ được tổ chức như sau : Địa điểm khánh thành: Địa điểm văn nghệ / họp mặt: Lâu đài Wissem (Burg Wissem) Hội trường thành phố Troisdorf Burgallee 1 Kölner Str.167 53840 Troisdorf 53840 Troisdorf Khai mạc: 14:00 giờ Khai mạc: 18:00 giờ với sự hiện diện của nhiều chính khách với sự đóng góp của các nghệ sĩ từ Hoa Kỳ quan trọng trong chính quyền liên bang/tiểu bang và địa phương Rất mong sự tham dự đông đảo của quý anh chị em để buổi lễ được thành công tốt đẹp. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC Điều hành tổng quát : Nguyễn Hữu Huấn tel.: 0163/6733 9348 email: nguyenhh@gmx.net Nguyễn Văn Rị tel.: 0176/5788 0762 email: vanri687@googlemail.com Văn nghệ: Nguyễn Minh Hùng tel.: 0157/3422 0253 email: minhung.nguyen@googlemail.com Ẩm thực: Nguyễn Tiến Dũng tel.: 0157/5144 9907 email: cdthanhpherotroisdorf@gmx.de ________________________________________________________________________________________________ Veranstalter: Grünhelme e.V./ Cap Anamur e.V. Nguyen Huu Huan Tel.: 0163/ 733 9348 email: nguyenhh@gmx.net Verein der vietnamesischen Flüchtlinge in Hamburg e.V. Nguyen Dinh Phuc Tel.: 0176/4937 2467
......

Vận động tự do cho các nữ TNLT can trường

Rheinlandfalz (Đức quốc) - Nhân ngày Phụ Nữ Quốc Tế 08.3.2018 các anh chị em đảng Việt Tân tại Đức Quốc đã nỗ lực thông tin, vận động công luận chú tâm và ủng hộ những người phụ nữ Việt Nam can đảm lên tiếng cho dân oan, cho nhân quyền và cho môi sinh như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Lê Thu Hà, Trần Thị Thúy, Nguyễn Thị Minh Thúy, Trần Thị Nga... Tại thành phố Ludwigshafen thuộc tiểu bang Rheinlandfalz, trong buổi sinh hoạt „Liên Đới với giáo hội hoàn vũ“ của các ban nghành thuộc giáo phận Speyer, Đức Giám Mục Dr. Michael Wüstenberg, Dr. Andreas Braun, Dr. Peter Hundertmark và Dr. Alois Moos đã tỏ tình liên đới với các Phụ Nữ Trong Đấu Tranh. Đức Giám Mục Dr. Michael Wüstenberg Dr. Andreas Braun, Dr. Peter Hundertmark và Dr. Alois Moos Tại thành phố Speyer (Rheinlandfalz) trong ngày lễ kỷ niệm 10 năm nhậm chức của Đức Giám Mục Dr. Karl-Heinz Wiesemann tại nhà thờ chánh tòa Speyerer Dom (https://www.bistum-speyer.de/bistum-speyer/bildergalerien/bildergalerie-...) đông đảo tham dư viên, trong đó có các vị đại diện chính quyền cũng như giáo hội Công Giáo và Tin Lành như Prof. Dr. Bernhard Vogel, cựu thống đốc tiểu bang Rheinland-Pfalz và Thürigen; Tổng đô trưởng thành phố Speyer Hansjörg Eger, Đức Giám Mục Tin Lành Christian Schad, Giám đốc Caritas Vinzenz du Bellier, Đức ông Dr. Norbert Weis, Đức ông Alfons Henrich, Đức quản hạt Alban Meißner, Đức tổng quản trị Dr. Franz Jung, Phát ngôn viên giáo phận Speyer Marcus Herr, Giám đốc chủng viện Markus Magin, Đức ông Franz Vogelgesang, Đức ông Hubert Schuler…đã lắng nghe và chia xẻ những nỗi niềm của những người phụ nữ Việt Nam can trường và hứa sẽ tiếp tục cầu nguyện và ủng hộ cho các Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam. Bischof em. Dr. Anton  Schlembach                                                           Dekan Alban Meißner Designierter Bischof von Würzburg, Dr. Franz Jung                                          Dekan Dr. Norbert Weis Domdekan i.R. Hubert Schuler                                                               Domkapitular Franz Vogelgesang Dr. Orth, Speyer                                                                              Evangelischer Bischof Christian Schad Oberbürgermeister Hansjörg Eger, Speyer                                                            Prälat Alfons Henrich Prof.Dr. Bernhard Vogel                                                                          Regens Markus Magin Vinzenz du Bellier, Caritasdirektor, Speyer                                        Quang cảnh buổi lễ  
......

Liêm sỉ và Quốc sỉ của người Cộng sản

Hiểu theo nghĩa thông thường, liêm là ngay thẳng, trong sạch và sỉ là biết hổ thẹn. Đây là hai tính tốt của con người. Kẻ không liêm sỉ tất nhiên không biết hổ thẹn khi làm điều bất chánh, chiếm đoạt của người khác làm của riêng mình. Nói rộng ra trong một đất nước, liên hệ với hai chữ liêm sỉ người ta cũng đặt vấn đề quốc sỉ lên hàng đầu để đánh giá con người và xã hội của chính quốc gia đó. Các quan chức hàng đầu cộng sản. Ảnh: EPA Mới đây, tác giả Nhị Lê của Tạp chí Cộng Sản đã mang bốn chữ Liêm Sỉ và Quốc Sỉ ra bàn. Nhưng người đọc tỏ ra thất vọng vì phó tổng biên tập Nhị Lê chỉ nói vòng vo mà không đưa ra một quan điểm nào rõ ràng cũng như một kết luận thế nào là liêm sỉ để những kẻ đang cầm quyền noi theo. Trong một chế độ mà nhìn đâu cũng thấy sự cướp đoạt tràn lan cùng những lời lẽ trơ trẽn của lãnh đạo, đi tìm sự liêm sỉ còn khó hơn mò kim đáy biển.   Nói một cách cụ thể, trong bài viết của mình tác giả chỉ dùng vấn đề Liêm Sỉ để chửi đám quan tham trong chính quyền mới bị lôi ra tòa trong chiến dịch đốt lò của ông Trọng. Đó chính là đám Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, những cán bộ đảng cao cấp khi giữ chức vụ chỉ huy đã bất chấp liêm sỉ, gian lận tài chánh, chiếm công vi tư như làm một chuyện bình thường. Nói theo kiểu Nhị Lê, những cán bộ này đã làm mất niềm tin người dân, mà ông ta ví von là “buôn bán niềm tin”. Từ đó tác giả cũng đổ luôn lên đầu các quan tham Thăng, Thanh cái tội đã làm nhục quốc thể và coi đó như một mối quốc nhục chung. Đúng là phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản suy diễn hàm hồ, muốn nói sao thì nói. Trong vai trò là một dư luận viên cao cấp, chẳng lẽ Nhị Lê không biết Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng hay bất cứ một cán bộ nào khác như Nguyễn Xuân Anh, Vũ “Nhôm” đã trưởng thành và làm quan được là nhờ đâu? Rõ ràng họ không nhờ vào tài năng do học thức mang lại hay nhờ vào lòng nhiệt thành phục vụ mà xung phong vào chốn quan trường xã hội chủ nghĩa, mà chính là nhờ vào sự đào tạo tận tình của đảng trong môi trường của chủ nghĩa Mác-Lê và nhất là “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Và cũng chính cái cơ chế vận hành độc tài của đảng đã đưa họ lên đài vinh quang, bằng cách ban phát những vị trí lãnh đạo hoàn toàn không tương xứng với khả năng của họ. Vậy những kẻ này dù xấu hay tốt cũng đều do đảng sản sinh ra, mà khi nhìn lại quá trình cầm quyền lâu dài, chưa bao giờ đảng đào tạo được cán bộ nào gọi là tốt. Khi nắm quyền lãnh đạo một cơ quan làm ra tiền, loại cán bộ này thấy của công là của chùa, lập tức bằng mọi thủ đoạn nhơ bẩn vơ vét cho đầy túi tham. Trong cơn lốc của nền kinh tế thị trường có định hướng đầy ám muội của đảng, bọn người này nhanh chóng vứt bỏ sự liêm sỉ để biến mình thành những tay trộm cắp ngoại hạng. Trộm cắp của công để làm giàu cho bản thân, vun bồi lợi ích nhóm và cung phụng lên trên đã trở thành chủ trương lớn của cán bộ cộng sản thời nay. Đó cũng là con đường thăng tiến quan lộ một cách nhanh chóng nhất, nhờ có sẵn tiền để chạy chức, chạy quyền. Liêm sỉ đã không còn thì làm sao nói được tới quốc sỉ theo lời rao giảng quanh co của Nhị Lê. Do đó trong chế độ cộng sản, liêm sỉ của cá nhân hầu như chỉ có một trách nhiệm rất nhỏ, còn đa phần tính chất vô liêm sỉ của cán bộ là do đảng tạo ra, đóng vai trò quyết định biến quốc sỉ thành trò hề. Ai cũng thấy trong bộ máy cầm quyền hiện nay không chỉ có một mình Trịnh Xuân Thanh hay Đinh La Thăng “làm mất niềm tin” mà đó chỉ là những con dê tề thần của đảng, mong vớt vát lại cái từ lâu đã không còn trong dân. Trong đảng còn biết bao tên vô liêm sỉ như Thăng và Thanh đang núp trốn như những con chuột trong chiếc bình quý của ông Trọng chưa được đưa ra ánh sáng. Ngay như trong hàng Tổng bí thư như Nguyễn Phú Trọng, Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười; hay hàng thủ tướng như Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng; hoặc chủ tịch nước như Lê Đức Anh, Trương Tấn Sang; có ai thấy họ là những người cộng sản có liêm sỉ chút nào hay không, khi đất nước Việt Nam ngày càng tụt hậu trong thời gian họ cầm quyền. Vậy quốc sỉ của hàng lãnh đạo này cất kỹ nơi đâu? Nhìn lại tình hình đất nước trong nhiều thập niên qua, cán bộ đảng viên CSVN ngày nay không có kẻ nào là có liêm sỉ hay quốc sỉ mà họ đa số chỉ là nhóm người a dua và tham ô cùng cực. Trong hệ thống đảng cầm quyền độc tài, chính họ đã dựa vào nhau để đục khoét tài nguyên, bòn rút của công, làm nghèo đất nước. Chính vì thế làm gì có Liêm Sỉ và Quốc sỉ dưới chế độ độc tài như Nhị Lê lý luận vòng quanh. Đơn giản là họ đâu có quan tâm gì đến hạnh phúc hay niềm tin gì của người dân. Năm nào nhà nước cộng sản cũng khoe khoang xuất cảng gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới, nhưng không năm nào không có hàng chục tỉnh làm đơn xin trợ cấp gạo gọi là cứu đói cho dân. Mới đây nhà nước này còn muối mặt hân hoan nhận 10 tấn gạo cứu trợ của Nam Hàn. Có ai trong đám quan chức cộng sản biết hổ thẹn về điều này hay họ chỉ quan tâm đến quyền lực và quyền lợi của phe nhóm để tồn tại mãi mãi. Nếu nói tới nhục quốc thể thì cái nhục ấy phải do đảng mang lên ngực, người dân Việt lương thiện không vì lý do gì phải nhục chung với đảng. Do đó có thể nói không sợ sai rằng dưới chế độc độc tài cộng sản, không có cái gọi là Liêm sỉ hay Quốc sỉ mà chỉ là đám cán bộ Hèn sỉ mà thôi. http://viettan.org/liem-si-va-quoc-si-cua-nguoi-cong-san/  
......

Tự Do Thương Mại và Bảo Hộ Mậu Dịch

Lý luận của Donald Trump Như một ngẫu nhiên mỉa mai, Thứ Năm mùng tám Tháng Ba, khi 11 quốc gia thành viên còn lại của Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP chính thức ký kết Hiệp ước được thêm tên là TPP Toàn diện và Cấp tiến (CPTPP) thì cái xứ bỏ cuộc chơi là Hoa Kỳ lại phát pháo lệnh vào thành trì của tự do mậu dịch với hai sắc lệnh Tổng thống đòi nâng thuế nhập nội cho thép (25%) và nhôm (10%). Donald Trump vừa ký sắc lệnh áp thuế nhôm nhập cảng - Ảnh của Bloomberg   Chính quyền Trump có vẻ đang lùi về chính sách bảo hộ mậu dịch (protectionism) và khai chiến với các nước. Đa số báo chí đều tường thuật như vậy. Nhưng sai! Sự thể nó rắc rối hơn thế. Chúng ta nên đi lại từ đầu…. Hai Tổng thống, Cộng Hòa George W. Bush rồi Dân Chủ Barack Obama, đều ủng hộ Hiệp ước TPP từ sáng kiến của bốn nước mở đầu (Singapore, New Zealand, Chile và Brunei) và khai triển thành một dự án lớn từ năm 2008. Nhưng khi việc thương thảo hoàn thành vào năm 2015 thì Quốc hội không phê chuẩn như Tổng thống Obama yêu cầu. Trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2016, cả hai ứng cử viên dẫn đầu là Hillary Clinton và Donald Trump cũng đều chống văn kiện này. Sau khi đắc cử và nhậm chức, Tổng thống Trump quyết định rút khỏi Hiệp ước TPP như đã hứa hẹn khi tranh cử. Lý luận của Trump khi ấy là hoài nghi mọi cam kết quốc tế vì có hại hơn là có lợi. Bên cánh tả cho là thỏa thuận đó chỉ có lợi cho các tổ hợp đa quốc và làm các nước nghèo bị thiệt hại. Người khác thì cho rằng các hiệp định quốc tế ấy khiến việc làm được chuyển qua các nước có nhân công rẻ, giúp các tập đoàn đa quốc kiếm lời to, nhưng lại làm công nhân của các nước giàu có bị thiệt hại. Điều ly kỳ là đảng Cộng Hòa xưa nay cổ võ tự do mậu dịch cũng tỏ vẻ ngờ vực mà người hoài nghi tự do mậu dịch (khi xưa còn chống Hiệp ước Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ NAFTA) là Barack Obama thì đảo ngược lập trường và ủng hộ TPP. Nhìn ngược về lịch sử - khỏi lên tới Adam Smith, Frédéric Bastiat, David Ricardo - chúng ta nên nhớ tự do mậu dịch (hay ngoại thương không đánh thuế nhập nội và hạn ngạch nhập cảng) chỉ chiếm ưu thế sau Thế chiến II thôi. Trước đó, bảo hộ mậu dịch là chánh sách phổ biến của các nước. Sau này, trong 60 năm, các hiệp định tự do song phương (giữa hai nước) hay đa phương (giữa nhiều nước) mới mọc như nấm sau cơn mua. Thật ra tự do mậu dịch như giải pháp lý tưởng cho thiên hạ là hiện tượng mới. Trước đó, chế độ bảo hộ để bảo vệ kỹ nghệ và việc làm nội địa lại phổ biến hơn - mà cũng đem lại tăng trưởng và phát triển cho các nước Âu-Mỹ. Lý tưởng tự do mậu dịch được nhiều trường phái kinh tế đề cao vì mở vòng giao dịch giữa các nước sẽ giúp từng quốc gia tìm ra lợi thế tương đối của mình để sản xuất mặt hàng có lợi nhất và nếu mọi người đều có thể mua hàng rẻ hơn, về dài thì ai cũng có lợi. Đó là về lý thuyết. Thực tế lại như ca dao của ta: “lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn”. Chỉ vì “về dài thì ai cũng chết” (Keynes), mà “bàn tay vô hình” (Adam Smith) lại chậm cử động. Trong môi trường cạnh tranh mở rộng, nhiều doanh nghiệp và công nhân khó tìm ra lợi thế tương đối mà còn bị đào thải, mất việc, hay phải nhận lương thấp hơn. Tìm việc mới ở tuổi 30 thì dễ, chứ ở tuổi 50 lại khó hơn, và họ cần được bảo vệ. Vì kinh tế cũng là chính trị, các chính trị gia sẽ ra sức bảo vệ họ, để kiếm phiếu. Giải pháp kinh tế cho việc bảo vệ đó là hàng rào nhập nội. Giải pháp chính trị cho việc bảo vệ là lá phiếu cử tri hay hậu thuẫn của “quần chúng nhân dân lao động”. Thực tế khác là mọi người đều nhìn vào tự do hay bảo hộ mậu dịch từ quyền lợi riêng. Họ ủng hộ những gì có lợi mà mối lợi ấy cũng thay đổi chứ không cố định bất biến. Khi hoàn cảnh thay đổi thì lập trường hay chủ trương của người ta cũng vậy. Sau Thế chiến II, đa số có thể đề cao tự do mậu dịch và hiện tượng toàn cầu hóa. Nhưng từ năm 2008, sự tình đã đổi thay với vụ khủng hoảng và nạn Tổng suy trầm. Nhiều người thấy lợi bất cập hại trong tự do mậu dịch nên hoài nghi các hiệp ước quốc tế, trào lưu toàn cầu hóa, và các đảng phái chính trị truyền thống đều rơi rụng. Âu Châu gặp hiện tượng đó và nhiều nước lặng lẽ áp dụng các biện pháp bảo hộ. Là quốc gia ít lệ thuộc vào xuất cảng và có sản lượng kinh tế dẫn đầu thế giới, Hoa Kỳ cũng thấy mệt mỏi. Điều ấy mới giải thích chuyện bất ngờ là Donald Trump đắc cử Tổng thống. Ngày nay, ông đang đặt lại vấn đề như đã hứa hẹn. Là doanh gia tốt nghiệp trường Wharton, Trump không thể không biết lý luận kinh tế cổ điển tới những trường phái tả hữu gần đây. Nhưng ông chẳng thiên về lý thuyết mà nhào vào thực tế. Thực tế riêng thì doanh gia Donald Trump kiếm lợi nhờ tự do mậu dịch. Thực tế chung thì ít ai nói tới: Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới về khu vực chế biến từ 60 năm trước, vào thập niên 1960. Nhưng sau đó, quốc gia thịnh vượng và dân chủ nhất lại lặng lẽ tụt hậu, và tụt mạnh nhất sau khi Richard Nixon nối vòng tay lớn với Bắc Kinh nhằm làm suy yếu Liên bang Xô viết. Kể từ đó, Trung Quốc ra khỏi sự cô lập và áp dụng chủ trương kinh tế “trọng thương”, mercantilism, thực chất là lý tài. Adam Smith nổi danh hoàn vũ từ khi đả kích phái trọng thương (năm 1776 với cuốn The Wealth of Nations) và đề cao lý luận sẽ thành cốt tủy của tư bản thị trường. Khi Hoa Kỳ phát huy chủ nghĩa đó, nhiều quốc gia có lợi, nhưng cái thiệt cho nước Mỹ lại xuất hiện chậm rãi hơn, và từ dưới lên mà ở trên đỉnh tháp các lý thuyết gia về kinh tế lại không biết. Hoặc không cần biết. Đấy là chuyện thất nghiệp vì cạnh tranh không nổi ở tuổi 50 trong một thế giới đổi thay quá nhanh! Vụ khủng hoảng năm 2008 vẫn không đánh thức nhiều người. Vì ngoài Trung Quốc nổi tiếng gian manh, lãnh đạo nhiều xứ khác cũng áp dụng chủ nghĩa trọng thương để kín đáo bảo vệ doanh nghiệp, công nhân và lá phiếu của họ nhờ hệ thống luật lệ hành chánh, kể cả Đức, dẫn đầu kinh tế Liên Âu. Đứng sau Trung Quốc nên được che khuất, nhiều nước ra sức bảo vệ quyền lợi riêng trên lưng Hoa Kỳ là quốc gia có sức sản xuất và tiêu thụ cao nhất mà cũng ít lệ thuộc vào xuất cảng như các nền kinh tế kia. Vì vậy, từ năm 1975 và nhất là từ 1992 trở về sau, Hoa Kỳ bị nhập siêu nặng và càng ngày càng nhiều. Xứ nào được xuất siêu nhiều nhất thì cũng có chánh sách trọng thương hiệu quả nhất. Đi từ thực tế, Donald Trump có thể kết luận rằng các hiệp ước mậu dịch lại gây thiệt hại cho Hoa Kỳ. Vì sao? Vì các hiệp định ấy là kết quả thương thuyết của những kẻ ít hiểu biết về kinh doanh, về đời sống thật và của những người ghét Mỹ, từ Âu sang Á! Ta hãy nhìn vào thực tế đó. Hoa Kỳ sản xuất chừng 26-27% sản lượng toàn cầu, sau đó là Tầu (16%), Nhật (hơn 6,5%), Đức (gần 5%), v.v… Ngần ấy đại gia kinh tế toàn cầu đều muốn bán hàng cho Mỹ nên về nguyên tắc thì Hoa Kỳ chiếm thế mạnh trong khi xuất cảng chỉ chiếm 12% của Tổng sản lượng. Các nước cần bán cho Mỹ hơn là Hoa Kỳ cần bán cho họ. Vậy mà họ lại chiếm lợi thế mậu dịch qua các hiệp định ông Trump cho là tào lao và bất lợi!   Đi từ dưới đáy lên, Donald Trump không thích lối phân công lao động kỳ cục ấy. Quần chúng ở dưới khoái ông, giới trí thức và các phần tử ưu tú ở trên thì rất ghét. Còn báo chí thông ngôn thì chưa biết nếp tẻ mà chỉ biết dịch, và còn dịch sai! Đây nhé: Hoa Kỳ chỉ nhập 2% lượng thép tiêu thụ từ Trung Quốc là xứ sản xuất phân nửa lượng thép của toàn cầu và đang bán ra thép ế với giá bèo. Hoa Kỳ nhập thép từ đâu là nhiều nhất? Canada 16%, Brazil 13%, Nam Hàn 13% và Mexico 9%. Nhưng hai láng giềng của Hoa Kỳ là Canada và Mexico không sản xuất thép thô, mà lợi dụng kẽ hở của NAFTA để dùng thép Tầu đánh vào đầu Mỹ! Vì vậy Trump giở đòn ly gián: không áp thuế cho thép Canada và Mexico mà đàm phán lại trong khuôn khổ NAFTA. Nôm na là Bắc Kinh mất hai mối gian! Và Trump ráo riết tróc nã chánh sách lý tài của Trung Quốc khi trích dẫn doanh gia Elon Musk về giá thuế nhập khẩu xe hơi của Bắc Kinh là 25%, của Mỹ là 2%! Nhìn qua Âu Châu cũng thế. Các nước Liên Âu và cả Vương quốc Anh vào năm 2016 đều áp thuế trên thép và nhôm còn cao hơn mức thuế vừa qua của Trump. Mà chẳng ai nói tới, có khi vì ếch biết. Nếu các nước Âu Châu đòi trả đũa thì cuộc chiến mậu dịch Âu-Mỹ sẽ sớm tàn mà tràn sang quan hệ giữa Âu với Tầu! Chỉ vì một thực tế khác mà ít ai nhìn ra hay nói tới: Hoa Kỳ có thuế suất nhập nội thấp nhất trong các nền kinh tế lớn của thế giới. Các nước kia không được như vậy nên sẽ đánh nhầu với nhau Một quốc gia ít cần bán hàng cho thiên hạ mà lại hạ hàng rào quan thuế thấp ngang tầm cỏ cho các nước bán hàng vào Mỹ. Trump đòi đổi luật chơi và bàn riêng với từng quốc gia, như sẽ linh động bẻ đũa từng chiếc. Cuối cùng, xin nói về “công nhân Mỹ”, ít ra trong ngành thép.   Đấy không là giới thất học. Đa số đều có hai năm cao đẳng sau trung học, nhiều người qua bốn năm và tốt nghiệp cử nhân, kỹ sư. Máy móc họ sử dụng hàng ngày là loại thiết bị cao cấp về kỹ thuật. Họ không dốt nát tin vào chính khách và giới trí thức cứ đề cao tự do mậu dịch mà nhìn vào thực tế của gia đình, con cái. Họ đã muốn xoay trở để tìm nghề khác việc khác, mà ra khỏi nhà là đụng vào hàng rào luật lệ do các chính khách đề ra. Họ cũng biết rằng các nước khác đều nói tới tự do mậu dịch và toàn cầu hóa, hay bảo vệ môi sinh trong lành mà chẳng hề áp dụng, và còn khai gian nói láo. Đứng đầu mà không duy nhất, chính là Trung Quốc! Sau gần một năm yêu cầu Bộ Thương mại và Đại sứ Thương mại nghiên cứu sự lợi hại của tự do mậu dịch đối với an ninh (khoản 232 của Đạo luật Thương mại Mở rộng năm 1962), Donald Trump đi vào giai đoạn quyết định và có vẻ như đang khai chiến “toàn phương vị”, với mọi quốc gia đối tác. Ông ta không đơn giản như vậy mà cứ ra vẻ khật khùng dương Đông kích Tây và tạo ra cái thế thương thảo tinh vi hơn! Sau cùng, do quyết định về nhôm thép, ông làm Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế là Gary Cohn phật ý vì đề cao tự do mậu dịch và từ chức hôm Thứ Ba mùng sáu. Mọi người bèn kết luận là phe bảo hộ mậu dịch thắng thế. Sự thật không đơn giản như vậy. Gary Cohn có thể trở lại trong một vai trò khác vì Donald Trump cần và dùng ý kiến của cả hai phe, trong từng trường hợp lâm chiến. Và trận chiến mậu dịch không nhắm vào các đồng minh về an ninh như Nhật hay Úc hoặc Nam Hàn mà nhắm vào một đối thủ trên cả hai trận tuyến an ninh và kinh tế, là Trung Quốc. Sau phát pháo lệnh vừa qua, chúng ta sẽ còn phải theo dõi trận đánh này…. FB Xuan Nguyen  
......

Tại sao ta ghiền món ăn cay?

Con người khắp thế giới đều yêu thích những món ăn cay xé lưỡi. Đồ ăn Thái, Mexico, món Hoa, món Ấn, thức ăn kiểu Ethiopia - đầy các món ăn cay tê người và tràn đầy hương vị. Thú vui phổ biến là xếp hạng những loại ớt cay nhất thế giới và các món ăn gây xuýt xoa nhiều nhất, kể cả khi nếu đã vượt quá ngưỡng chịu cay nhất định thì chuyện món nào cay hơn có thể sẽ là chủ đề gây tranh cãi. Getty Images   Chủ quan mà nói, ai có thể dám chắc một nhà hàng Ấn Độ của Ông góa Phaal - phải đeo kính bảo hộ khi nấu ăn với ớt có độ cay xếp hạng 1.000.000 trên thang điểm Scoville Scale về chuẩn vị cay toàn thế giới - liệu có cay hơn khi ăn ở nhà hàng Suicide Burrito của người Hàn Quốc?   Đặc sản lẩu gà nhất định phải thử ở Hong Kong -  http://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-43230449   Sự thật về tempura Nhật Bản   Nấm siêu đắt Croatia mang danh 'đặc sản Ý' Tìm khoái lạc trong cơn đau vật vã -  http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2015/11/151120_why-pain-fee... Có rất nhiều món cay để thử: từ những loại phổ biến như cà ri Ấn vindaloo với ớt ma hay món lẩu Tứ Xuyên, nơi thực khách phải rẽ đám ớt nổi lềnh bềnh trên nồi súp lẩu để tìm ra những miếng rau, thịt thơm ngon cay bốc lửa. Điều gì thôi thúc ta ăn cay? Dù bạn yêu thích hương vị cay mãnh liệt đó, thì có bao giờ bạn tự hỏi tại sao một số món ăn lại cạnh tranh để trở thành nhà vô địch về độ cay, trong khi một số món khác chỉ có một chút vị cay thoảng qua? Đây là câu hỏi thôi thúc những nhà nhân học và lịch sử ẩm thực trong thời gian dài. Thật vậy, một điểm thú vị là nơi có khí hậu ấm hơn lại có vẻ vượt trội hơn về các món ăn cay. Hẳn là phải có gì đó liên hệ giữa vị cay với tính chất kháng sinh; quả vậy, một số nghiên cứu đã chỉ ra điều này. Trong khảo sát về sách nấu ăn toàn thế giới, các nhà nghiên cứu ghi chép: "Khi nhiệt độ trung bình (chỉ dấu cho thấy tỷ lệ thức ăn hư hỏng khi không có tủ lạnh) tăng lên, thì hàm lượng các món có ớt, số lượng ớt trong từng món, tổng số ớt được dùng, và việc sử dụng các loại ớt chống vi khuẩn hiệu quả đều tăng lên." Getty Images   Ở nơi có khí hậu nóng, trước khi thức ăn đông lạnh bị hư hỏng nhanh chóng, ớt có thể từng giúp giữ thực phẩm lâu hơn, hoặc ít nhất là khiến món ăn đó ngon miệng hơn. Người ta cũng cho rằng vì thức ăn cay khiến mọi người đổ mồ hôi, nên có thể giúp người ăn thấy mát dịu hơn ở những vùng khí hậu nóng trên thế giới. Hiệu ứng giảm nhiệt bốc hơi xảy ra khi chúng ta đổ mồ hôi thực sự tốt để cân bằng nhiệt độ trong cơ thể. 'Cuộc chiến Hummus' ở Trung Đông - http://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-42650949 Món mì Ý hiếm hoi nhất thế giới Phong cách Anh trong những quán ăn 'đặc Anh' Tuy nhiên, ở khu vực khí hậu có độ ẩm cao thì việc bạn đổ mồ hôi bao nhiêu cũng không quan trọng: sự bốc hơi đó cũng sẽ không giúp gì nhiều cho bạn vì đã có quá nhiều độ ẩm trong không khí. Một nghiên cứu về những người uống nước nóng sau khi tập thể dục cho thấy họ thấy dịu mát nhanh hơn những người uống nước lạnh, nhưng chỉ hiệu quả trong điều kiện độ ẩm thấp. Điều này sẽ không đúng ở Thái Lan vào tháng Tám. Nhưng thức ăn cay không giới hạn ở vùng nhiệt đới. Dù ớt có nguồn gốc ở Châu Mỹ, loại thức ăn gây cay này được trồng khắp nơi trong thế kỷ 15 và 16, theo chân những thương lái Châu Âu. Những hương liệu gây cay khác, không giống với vị cay của ớt, nhưng vẫn có hương vị rất mạnh và đem lại sự thú vị cho món ăn - đã phổ biến tại Châu Âu hàng thế kỷ, như gừng, tiêu đen và quế từ phương Đông. Những món cực kỳ cay từng rất được ưa chuộng trước kia, nhưng nay không mấy ai nghĩ tới vì cay quá. Nhiều công thức nấu ăn trong sách dạy nấu nướng thế kỷ 18 của người Anh sử dụng tới các loại gia vị như đinh hương và nhục đậu khấu chẳng hạn. Getty Images Trong ẩm thực châu Âu có nhiều món sử dụng các loại gia vị phong phú, chẳng hạn như nhục đậu khấu Tại sao lại có sự thay đổi này? Một trong những khả năng là càng về sau nay, việc ăn quá nhiều vị trong một món ăn sẽ bị coi là hơi quê mùa, như tác giả Maanvi Singh từng viết trong tác phẩm The Salt (Muối). Những món mà ngày nay chúng ta coi là món Âu truyền thống có xu hướng tập trung vào phối hợp các vị hòa hợp, thay vì đưa vào nhiều vị đối lập, mãnh liệt và nổi loạn. Đó có thể là vì giá ớt ở Châu Âu trong những năm 1600 sụt giảm và người ta dễ dàng bỏ thêm bao nhiêu ớt vào thức ăn tùy thích, khiến những nhà ẩm thực không còn thích thú gì với ớt. Thế giới có nên ăn giống người Quảng Đông? - http://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-40313807 Kỳ lạ nhà hàng ‘phục vụ đồ ăn thừa’ Mẹo hay để hơi thở hết mùi tỏi khó chịu - http://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-38711370 Từ món ăn chấp nhận được đến ẩm thực cao cấp, người ta bắt đầu chú ý đến món ăn tập trung vào hương vị tinh khiết nhất của nguyên liệu cơ bản, kết hợp với hương liệu để giúp vị ngon đó nổi bật hơn. Nói đơn giản là - thức ăn đã trở nên kiểu cách hơn, Singh viết, và điều đó đã xóa sạch sự hấp dẫn của vị cay trong món ăn Âu. Thật vậy, người ta không nên xem nhẹ vai trò của văn hóa con người trong việc quyết định liệu một vị có cay hay không. Cũng như động vật, chúng ta sử dụng hương vị là cách để quyết định thực phẩm nào là an toàn để ăn, và khi đã quen với những hương vị nào đó có vẻ quen thuộc, chúng ta sẽ thích các món đó hơn. Không ngạc nhiên gì nếu người nào đó từng quen với vị ớt sẽ bắt đầu thích các món có ớt hơn món không ớt. Ngày nay, ta có lý do riêng để ăn món cay, và những lý do đó là bởi chúng có adrenaline chứ không phải vì vị thế xã hội hay thuần túy vì hương vị… Phản ứng tâm lý với ớt, như ta từng đề cập đến, là kết quả của các cảm biến nhiệt độ được kích hoạt trong miệng. Phản ứng cơ thể của bạn như thể bạn đã đốt cháy nó, khiến bạn đổ mồ hôi và nhổ ra, hoặc trong một số trường hợp khó chịu là ói ra. Sự hứng khởi gây ra trải nghiệm dữ dội không để lại hậu quả lâu dài được coi là một phần của sự hấp dẫn, cũng như với những người ghiền đồ cay, là được tỏ vẻ khoe khoang một chút. Tính chất kháng sinh và nguyên tắc cân bằng nhiệt độ cơ thể có lẽ không phải là yếu tố hấp dẫn người ta ăn đồ cay ngày nay, cũng là chút gì đó để suy nghĩ, điều đang cho ta suy ngẫm, và hãy cảm ơn ngôi sao may mắn của bạn, trong lúc đợi món cà ri kế tiếp được dọn ra. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future. http://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-43230452
......

Hội Nghị Vietnam Cyber Dialogue tại Valencia - Tây Ban Nha

Hội Nghị Vietnam Cyber Dialogue: Internet tại Việt Nam phải được tự do – Các nhà hoạt động nhân quyền phải được bảo vệ Ảnh Các thành viên Việt Tân tham dự anh Hoàng Tứ Duy, chị Angelina Trang Huỳnh, anh Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm, anh Lê Quý Đôn, anh Trần Đức Tuấn Sơn.. (Valencia, Spain) – Đối diện với cuộc đàn áp nhân quyền tại Việt Nam đang ngày càng leo thang, Vietnam Cyber Dialogue, một hội nghị quy tụ các giới chuyên môn trong lãnh vực nhân quyền và an toàn mạng từ nhiều quốc gia đã nhóm họp tại thành phố Valencia, Spain, hôm Chủ Nhật 4/3/2018 nhằm đề ra các hướng giải quyết hỗ trợ các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam đang bị đàn áp, cũng như thảo luận các phương pháp kỹ thuật để vô hiệu hoá các chiêu thức theo dõi và kềm kẹp Internet của chế độ.   Đây là năm thứ nhì, Vietnam Cyber Dialogue được tổ chức bởi Việt Tân cùng với Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) và Article 19, một NGO cổ võ cho quyền tự do biểu đạt ý kiến.     Chỉ số Tự Do Truyền Thông 2017, Việt Nam đứng hạng 175 trong tổng số 180 quốc gia. (RSF)   Tại hội nghị, các thành viên đại diện tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đã chia sẻ về tình trạng tự do truyền thông tại Viêt Nam hiện vô cùng tồi tệ. Theo đánh giá của RSF, trong năm 2017, với tổng số 180 quốc gia thì Việt Nam đứng hạng 175, tức thuộc 6 quốc gia áp chót trên thế giới về mức độ tự do thông tin. Tình hình đàn áp truyền thông tại Việt Nam tệ hại hơn cả Lào (170) và Cambodia (142). Và chỉ ở mức độ “khá” hơn Trung Cộng (176), Syria (177) hay Bắc Hàn (180).   Trong bối cảnh đó, các tham dự viên của Vietnam Cyber Dialogue đã có nhiều đề tài thảo luận trải rộng nhiều lãnh vực. Từ việc đề ra các phương cách hỗ trợ pháp lý (cho các nhà hoạt động và thân nhân của họ) cho đến việc vận động các định chế nhân quyền quốc tế như Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Cộng Đồng Âu Châu. Các đề tài liên quan đến tự do Internet, bảo vệ thông tin cá nhân, gia tăng sự an toàn của các nhà hoạt động trên mạng cũng đã được thảo luận sôi nổi và đưa ra nhiều sáng kiến nhằm vô hiệu hoá các hành động của chế độ trong việc theo dõi, lấy cắp thông tin, tấn công trên mạng đối với các nhà hoạt động nhân quyền. Vietnam Cyber Dialogue là một sinh hoạt tiền hội nghị của Internet Freedom Festival, một hội nghị quy mô cổ võ quyền tự do Internet, bảo vệ các nhà hoạt động nhân quyền và bảo vệ quyền riêng tư cá nhân. Internet Freedom Festival năm nay được tổ chức với hơn 1700 tham dự viên đến từ 130 quốc gia, và Việt Tân là một trong những thành viên ban tổ chức hội nghị này. Internet Freedom Festival được diễn ra từ ngày 5 đến 9 tháng 3, 2018. Các thành viên Việt Tân tham dự như anh Hoàng Tứ Duy, chị Angelina Trang Huỳnh, anh Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm, anh Lê Quý Đôn, anh Trần Đức Tuấn Sơn và những thành viên khác đã đóng góp nhiều bài thuyết trình trước hội nghị để chia sẻ cùng thế giới về tình trạng đàn áp nhân quyền và các hoạt động kiểm soát và tấn công Internet đang ngày càng leo thang của nhà nước Việt Nam hiện nay. Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm, từ Valencia. http://viettan.org/hoi-nghi-vietnam-cyber-dialogue-internet-tai-viet-nam...
......

Cả Phạm Đoan Trang lẫn chính quyền nên… tri ân nhau

Phạm Đoan Trang vừa khẳng định cô đang ở Việt Nam và sẽ “không bao giờ rời Việt Nam chừng nào Việt Nam chưa thay đổi”. Trang cũng đã tái khẳng định cô không đến Prague (Praha) – thủ đô của Cộng hòa Czech (một phần của Tiệp Khắc trước đây) để tham dự lễ trao giải thưởng Homo Homini 2017, được tổ chức vào ngày 5 tháng 3 (1). Ảnh Blogger Phạm Đoan Trang   Homo Homini là giải thưởng thường niên mà People In Need – một tổ chức bảo vệ nhân quyền ở Tiệp Khắc – chọn, trao cho những cá nhân được xem là nhân vật tiêu biểu trong việc bảo vệ cho các quyền căn bản của con người, tranh đấu cho dân chủ hóa xã hội một cách ôn hòa. Theo Wikipedia thì Homo Homini luôn được tổ chức song song với One World Film Festival – Đại hội Điện ảnh về nhân quyền lớn nhất thế giới (2) nên tất nhiên sẽ qui tụ đại diện của tất cả các tổ chức nhân quyền quốc tế, của các quốc gia, kể cả đại diện của các chính phủ quan tâm đến nhân quyền. *** Lễ trao giải thưởng Homo Homini 2017: Phạm Đoan Trang, cá nhân duy nhất được People In Need chọn trao giải thưởng Homo Homini lần này (3), vắng mặt chỉ vì an ninh của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngăn cản. Đáng chú ý hơn, chỉ vì People In Need chọn Phạm Đoan Trang để tặng giải thưởng mà từ 24 tháng 2 đến nay, cô liên tục bị an ninh Việt Nam quấy nhiễu (xông vào nhà, áp giải đến đồn công an tra vấn, sau đó bị giam lỏng, tư gia bị cắt điện, cắt Internet, ngoài những hành hạ thể chất do bị hạn chế tự do, còn bị tra tấn về tinh thần bởi có thể bị tống giam bất kỳ lúc nào, tương lai không biết ra sao,…)…   Khi tặng vật dành cho người được chọn, trao giải thưởng Homo Homini năm nay vẫn nằm trong tay Ban Tổ chức vì họ không thể đặt được nó vào tay đương sự… thì tự nhiên, những tuyên bố của giới lãnh đạo hệ thống công quyền Việt Nam về dân chủ, tự do gấp vạn lần thiên hạ, sự “lao tâm, khổ tứ” kèm nỗ lực biện bạch không ngưng nghỉ của hệ thống ngoại giao Việt Nam rằng dân chủ, tự do ở Việt Nam dẫu có tiêu chí riêng nhưng vẫn phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội Việt Nam, rồi những cam kết “thăng tiến nhân quyền” với cộng đồng quốc tế theo định kỳ,… sẽ cùng được… khôi hài hóa trong mắt thiên hạ. Phạm Đoan Trang nên… tri ân chính quyền Việt Nam vì cô không cần đến Prague, cũng chẳng cần phải nói tiếng nào ở lễ trao giải thưởng Homo Homini thì thiên hạ vẫn có cơ hội hiểu tường tận hơn rằng Việt Nam đang ra sao, có cần gia tăng sự quan tâm đến dân chủ, tự do, nhân quyền ở Việt Nam hay không. (?) Thậm chí trước đó, nếu có ai đó còn băn khoăn khi People In Need chọn Phạm Đoan Trang chứ không phải người khác để trao giải thưởng Homo Homini 2017 thì qua lễ trao giải thưởng diễn ra vào ngày 5 tháng 3 này, họ sẽ không lấn cấn nữa. Dẫu Phạm Đoan Trang từng tâm sự trên facebook của cô rằng, cô bối rối trước quyết định của People In Need, cô ước ao giải thưởng mà cô được chọn, trao là loại giải thưởng chứng tỏ sự văn minh, dân chủ của Việt Nam để cả cô lẫn mọi người cùng cảm thấy hạnh phúc, rất khó thấy vui khi được chọn, trao một giải thưởng quốc tế về nhân quyền, bởi đó là chỉ dấu cho tình trạng thiếu vắng dân chủ, vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam, song Trang vẫn nên… tri ân chính quyền Việt Nam khi họ nổi giận do People In Need chọn cô để trao giải thưởng Homo Homini 2017. Sự thô bạo của lực lượng an ninh Việt Nam đối với Trang trong vài ngày vừa qua kích thích nhiều người thờ ơ với thời cuộc để tâm tìm hiểu xem cô là ai, để thân hữu có cơ hội kể về Trang (4)… Ai dám bảo sự lựa chọn, số phận của Trang không gây chút cảm hứng nào nơi số đông – vốn đã rất bất bình vì những điều bất toàn quanh mình nhưng chưa biết làm gì, khởi đầu từ đâu. Số người quan tâm tới “Chính trị bình dân” – cuốn sách Trang viết năm ngoái – đang tăng rất nhanh. Khát vọng của Trang – dùng “Chính trị bình dân” để giúp đồng bào của mình thoát khỏi tình trạng mù mờ trong nhận thức về tương quan mật thiết giữa chính trị với cá nhân – đang được lực lượng an ninh Việt Nam quảng bá hết sức tích cực. Khi nào ngỏ lời tri ân chính quyền Việt Nam, Trang đừng quên gửi lời cám ơn đặc biệt lực lượng an ninh. Ngoài việc giúp quảng bá “Chính trị bình dân”, an ninh Việt Nam đang tự nguyện minh họa cho những gì trước nay Trang đã viết với sự nhiệt thành hiếm thấy. Chẳng phải chỉ có Phạm Đoan Trang nên tri ân chính quyền Việt Nam mà chính quyền Việt Nam cũng nên làm như thế với cô.   Trang đã tạo điều kiện để chính quyền Việt Nam có thêm một cơ hội nữa, khẳng định với cả trăm triệu công dân Việt Nam lẫn cộng đồng quốc tế rằng họ luôn luôn kiên định đối với đường hướng thực thi dân chủ, tự do, “thăng tiến nhân quyền – các giá trị phổ quát của nhân loại – theo… kiểu Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Biết đâu sau khi chính quyền Việt Nam tận dụng thêm cơ hội này, dân chúng Việt Nam, rồi cộng đồng quốc tế sẽ nhận ra, “đối thoại nhân quyền” với chính quyền Việt Nam là vô ích. Thiên hạ ắt sẽ phải suy tính tới những… phương thức khác hiệu quả hơn, nhờ vậy, chính quyền Việt Nam sẽ không cần phải bận tâm, mất thời gian, phí phạm sức lực cho những cuộc “đối thoại” mà chính họ thừa biết là vô bổ. Chú thích   (1) https://www.facebook.com/pham.doan.trang/posts/10156444291228322?pnref=s... (2) https://en.wikipedia.org/wiki/Homo_Homini_Award (3) https://www.clovekvtisni.cz/en/what-we-do/human-rights-support/vietnam/t... (4) https://www.luatkhoa.org/2018/02/dan-reo-truoc-bao/  
......

CHÚNG SẼ ĐẾN TRONG NĂM PHÚT NỮA

(Đây là câu chuyện do nhà báo Đoan Trang kể lại về chuyến đuổi bắt với an ninh lần trước. Chị dặn, nếu chị có làm sao thì hãy đăng lên nhé. Kèm câu chuyện là hình ảnh cuối cùng tôi nhận được từ chị, trong lúc tưởng chừng mệt mỏi và cô đơn nhất, cô ấy vẫn mỉm cười và ôm lấy cây đàn, lãng mạn, hồn nhiên như một cô nghệ sĩ guitar làm chính trị... Ảnh nhà báo Đoan Trang   Hiện nay vẫn không ai liên lạc được với chị Trang. Chưa có tin tức nào chính thức cả, chúng ta chỉ biết hi vọng. Và nếu có chuyện gì xấu nhất xảy ra với cô ấy thì mong tất cả đừng buồn. Ngưng than thở, oán trách, chửi rủa mà hãy hành động, thay nhau thực hiện nên tương lai nước Việt mà cô ấy đang làm dang dở. Đó là điều cuối cùng Đoan Trang muốn gửi đến tất cả mọi người yêu quý cô ấy, với một lòng vô cùng cảm ơn vô vàn đến tất cả mọi người đã yêu thương, ủng hộ Đoan Trang....) Nguyễn Nữ Phương Dung —————————— “chúng sẽ đến trong năm phút nữa chúng sẽ đến trong một phút nữa chúng đến sau dòng chữ này…” (thơ Thận Nhiên)   Buổi sáng thứ hai, 26/2. Tôi để đồng hồ dậy vào lúc 8h – khá muộn, vì tôi nghĩ tôi sẽ không thể ngủ qua đêm. Nhưng hoá ra tôi vẫn ngủ tốt và khi tỉnh dậy, chỉ có cảm giác giấc ngủ sao mà quá ngắn, hình như chưa kịp ngủ thì đã phải dậy. Hà Nội vẫn còn lạnh. Trời tối mờ mờ, trông như mù sương nhưng thật ra là một cơn mưa phùn. Mưa xuân. Thứ mưa đặc thù của miền Bắc mà nhiều người rất ghét vì nó làm đường bẩn, nhem nhép bùn. Nhưng tôi thì lại rất thích. Tôi hay nhớ tới câu thơ của Nguyễn Bính, “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay. Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy…”. Tôi chuẩn bị đồ đạc rất nhanh. Tất cả chỉ gói gọn trong một cây đàn guitar và tập bản nhạc. Ví tiền nhét sẵn trong cái túi nhỏ bên ngoài bao đàn. Tôi đeo đàn và rảo bước ra cửa, cố không nhìn vào mắt mẹ. Tôi chỉ nói nhỏ: “Mẹ, con đi đây”. “Không ăn sáng gì hả con?”. “Con không ăn đâu ạ”. Tôi vội vã đi ra. Tôi không nói mẹ cũng biết tôi đang chuẩn bị đi đâu. Tôi không ngoái đầu lại nhìn mẹ, cắm cúi đi thẳng ra thang máy của toà nhà. Thậm chí tôi chẳng dặn mẹ bao giờ tôi sẽ về, nếu tôi không về thì mẹ cần làm gì. Bởi vì tôi cũng đâu biết rồi mọi chuyện sẽ thế nào, nên sao mà hứa “con sẽ về” được. Bởi vì tôi biết rằng, chỉ cần tôi dừng lại, ôm lấy mẹ, cảm nhận thân hình gầy quắt của bà cụ già 78 tuổi run lên trong tay mình, là có thể tôi sẽ ứa nước mắt. “Có thể” thôi, bởi vì vào những lúc như thế này, bản năng của một nhà báo trỗi dậy, tôi khá lạnh lùng, thậm chí trống rỗng. Nhưng dù gì đi nữa, cái ôm hôn đó của đứa con gái với mẹ trước khi đi cũng chỉ là một nhát cứa thêm vào lòng mẹ mà thôi. Tôi xuống sảnh tầng 1, chuẩn bị bước xuống đường. “Mưa xuân phơi phới bay”, đất trời mờ đục như sương. Vỉa hè, như thường lệ, la liệt người đứng ngồi. Tôi vịn tường, lê từng bước xuống hè mà không biết xe nào là xe của “phe ta”, nghĩ thầm “lên nhầm xe an ninh bây giờ là bỏ mẹ”. Nhưng tôi vẫn đi thẳng về phía chiếc xe đứng sát mặt đường nhất. Người ngồi trên xe mặc áo mưa, đội mũ, đeo khẩu trang kín mít, chỉ hở hai con mắt, nhìn tôi gật đầu. Nhìn vào đôi mắt đó, tôi yên tâm ngay. Không phải mắt an ninh. Tôi leo lên xe. Anh vừa nổ máy thì mấy thanh niên ngồi vỉa hè cũng nhanh chóng đứng dậy, ra xe. Chúng bám theo chúng tôi ngay. Tôi rùng mình, sởn gai ốc khi nghĩ tới cảnh một chiếc xe sẽ lao thẳng vào ngang thân xe tôi, và kẹp chân tôi lại. Kế đó là tiếng rắc rắc… Nhưng cũng may, đường rất đông, gần như kẹt xe. Anh đi cũng khá nhanh và lẫn vào đám đông kịp trước khi chúng kè kè bên cạnh. Tôi cúi xuống nhìn bàn tay mình, thấy nó trắng bệch. Nó trắng vì tôi đang lạnh, dính nước mưa, hay vì nửa năm nay tôi rất ít ra nắng? Nửa tiếng sau, chúng tôi rẽ vào con phố nhỏ gần đường Hào Nam, và đến quán nước mà tôi hẹn chúng. Sớm tới 40 phút so với giờ hẹn. Xuống xe, tôi định trả tiền nhưng anh gạt đi, phóng thẳng. Đàn ơi, buồn làm chi… Tôi bước vào quán. Việc đầu tiên là tháo cây đàn khỏi vai. Chủ quán trông thấy tôi, ồ lên: “A chị Trang. Lâu quá rồi không gặp. Chân cẳng thế nào rồi?”. Trong một khoảnh khắc, tôi ngỡ ngàng. Tôi không ngờ chủ quán biết mình, biết cả tên và thương tật của mình. Và biết không phải với tinh thần cảnh giác của một “quần chúng” từng nghe an ninh nói xấu về “đối tượng”. Còn người chủ quán chỉ cười hồn hậu, tươi như hoa. Anh không hề biết nụ cười và câu chào của anh có ý nghĩa với tôi như thế nào. Nó làm tôi bình tĩnh lại, ý thức được rằng đây vẫn đang là một cuộc sống bình thường giữa những con người bình thường. Tôi cười: “À, thì mình cũng vẫn thế, nhưng không sao”. Rồi tôi kéo ghế ngồi, gọi một ly Lipton sữa nóng. Trong lúc chờ chủ quán pha trà, tôi mở bao, rút cây guitar ra, đàn luôn. Đằng nào thì ngồi chờ nửa tiếng cũng chẳng có gì làm. “If a picture paints a thousand words, then why can’t I paint you? The words will never show the you I’ve come to know…”. Những hoà âm ngọt ngào của If giống là những giọt nhạc đang rơi. Tôi đã nghe If từ năm 12-13 tuổi. Đã nghe trong bóng tối, khi chỉ có ánh đèn nhà hàng xóm chiếu xuyên qua cửa sổ, hắt bóng mình lên tường. Ngày ấy, có bao giờ tôi nghĩ lớn lên, mình sẽ sống một cuộc sống như thế này. Không, nó không hề buồn, đau khổ, cô độc, đáng sợ như nhiều người vẫn tưởng. Chỉ đơn giản là nó khác thôi, nó quá khác so với những năm tháng tuổi thơ tràn đầy ánh sáng và âm nhạc của tôi. Rồi những người lạ bắt đầu lục tục bước vào, đi lẻ. Mỗi người chọn một bàn riêng. Chỉ sau vài phút, quanh tôi la liệt an ninh. Họ ngồi ở vị trí có thể trông chừng tôi, nhưng tôi cũng không để ý lắm vì đang mải đàn. Tôi chọn chỗ ngồi hướng ra đường. Từ đây nhìn ra, thỉnh thoảng tôi lại thấy người “phe ta” phi xe máy chạy ngang qua và liếc mắt vào quán xem tôi thế nào. Có lẽ là một cảnh tượng vừa lãng mạn, vừa bi tráng, khi tôi ngồi một mình đánh đàn chờ công an đến, và bên ngoài, trời cứ mưa. Mưa xuân... Gần 10h thì cặp nhân viên an ninh hẹn tôi đến, sớm 10 phút. Họ đi bộ, chắc là bắt Grab hoặc Uber. Hai người hơi khựng lại khi thấy tôi đang… chơi đàn. S. cười: “Hay quá, chị làm bản nhạc chào anh em đi nào”. Không cần S. nói, tôi cũng đang chơi. Romance, Serenade... Tôi chơi và điều kỳ lạ là tôi thấy mình đàn cũng không đến nỗi dở, vô cảm, khô khốc. Người ta bảo nghệ sĩ chơi đàn là mở lòng mình với thiên hạ, nhờ cây đàn nói hộ tiếng lòng mình. Chẳng biết lúc đó tôi muốn nhờ đàn nói gì, nhưng tôi cảm nhận rõ là tiếng đàn cũng khá ngọt. Hết hai bài, tự thấy chơi nữa thì bất lịch sự nên tôi bỏ cây guitar sang bên, đặt nó lên ghế, dựa vào tường. Câu chuyện giữa ba người bắt đầu sau đó, rời rạc. Tôi chỉ thích nói chuyện âm nhạc, mà họ thì lại không hoàn toàn chia sẻ đam mê đó. Sự thực là cuối cùng, tôi cũng chẳng biết họ hay nghe thể loại gì, dù họ đã nói “thường lúc nào mệt mỏi thì nghe, gọi là để giải trí”. Chuyện chính trị, thì chúng tôi có gì để nói với nhau? Tại cuộc thẩm vấn hai ngày hôm trước, vào lúc 22h đêm, S. đã tươi như hoa sau khi “khích” được tôi viết hẳn vào một tờ giấy: “Tôi đấu tranh để chống độc tài, và vì nhà nước cộng sản ở Việt Nam hiện nay là nhà nước độc tài, nên tôi đấu tranh để xoá bỏ nó. Ký tên: Phạm Đoan Trang”. S. mừng hớn hở và từ lúc đó, hạ ngay từ “ép làm việc” xuống “cafe” trong tuần tới. Có lẽ vì S. thấy mình đã xong việc rồi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ rồi. Hồ sơ về con phản động đã hoàn chỉnh. Phần còn lại bây giờ là của những nhóm khác. Tôi luôn nhìn ra niềm vui lấp lánh trong ánh mắt của những nhân viên an ninh như S. hay như Yến, Minh, Long… Tiếc rằng đó là sự phấn khởi của những kẻ vừa làm tốt những công việc mà người bình thường chúng ta sẽ gọi là thất đức: hoàn tất hồ sơ để đưa một đối tượng phản động vào tù. Có nghĩa là, S., Yến, Minh, Long… vui mừng vì chỉ vài tuần, hoặc vài ngày nữa thôi, cái kẻ vừa ngồi trước mặt chúng, thậm chí vừa chơi đàn cho chúng nghe, say sưa nói với chúng đủ điều về âm nhạc, sẽ bị tách khỏi gia đình, người thân để đi vào một môi trường mới, không có đàn, không có bố mẹ, anh chị em, không bạn bè, không ai cả và không gì cả. Bỏ lại tất cả quãng đời tự do sau lưng. Khi chúng bỏ tù Mẹ Nấm 10 năm, thì không phải chỉ mình Mẹ Nấm “chịu sự trừng phạt của pháp luật” như cách chúng hay nói. Bởi vì sau lưng Mẹ Nấm còn là hai đứa con nhỏ đang tuổi cần có mẹ, còn người mẹ già và người bà đã 90 niên. Nghề “bảo vệ an ninh quốc gia” của chúng đấy. Cuộc đối thoại Thỉnh thoảng, buồn tay, tôi lại với cây đàn, chơi thêm vài bản. “It’s only love”, “Lên ngàn”… Ở xung quanh tôi, an ninh vẫn la liệt ngồi mỗi bàn một người. Bên ngoài, trời vẫn mưa, và tôi biết cả an ninh lẫn anh em hoạt động đều đang ngồi xen kẽ trong thế “cài răng lược” để xem tình hình bên trong thế nào. Thỉnh thoảng, anh “xe ôm” vừa nãy chở tôi lại chạy ngang quá, ghé mắt nhìn vào quán. Thật là một cảnh tượng như phim khi bên trong một người đánh đàn giữa quán và giữa an ninh. Bên ngoài, phe ta phe địch “cài răng lược”. Tôi cứ chơi, chơi như thể đang lên cơn nghiện, không thể bỏ đàn xuống. Bỗng dưng tôi nhớ đến hình ảnh những nghệ sĩ vĩ cầm chơi bản nhạc cuối cùng trong đời họ trên con tàu Titanic đang chìm. Rồi đột nhiên, người “lái xe ôm” chở tôi mấy tiếng trước bước vào quán, vẫn khẩu trang kín mít. Anh đi ngang qua tôi, vẫn kịp liếc nhìn. Khi hai ánh mắt chạm nhau, tôi giật bắn mình. Sao anh liều đến thế? Anh đi thẳng vào trong quán và kéo ghế… ngồi ngay sau lưng tôi. Hai chúng tôi gần như tựa lưng vào nhau. Không hiểu sao chiếc bàn anh ngồi vào phút đó lại trống. Có lẽ phía an ninh đổi ca. Và câu chuyện diễn ra giống trong phim hơn bao giờ hết, khi hai người khách trong một quán nhỏ ngồi xây lưng vào nhau, cố tìm cách nói chuyện với nhau nhưng không để ai biết. Thỉnh thoảng tôi nghe tiếng anh trầm trầm sau lưng tôi: “Nó ngồi trong góc đó, cẩn thận”. Tôi nói to với S.: “Vâng, mình hiểu mà”. Rồi hai tiếng đồng hồ cũng hết. S. và đồng chí của anh ta trả tiền nước cho cả ba rồi gọi grab ra về. Họ có thể yên tâm rằng hồ sơ xong xuôi cả rồi mà con mồi chưa hề biết điều đó, cũng chẳng có ý định chạy trốn. Đi đâu được nữa với hai cái chân này, và trong tình hình này? Hai người đó đi ra, nhưng các nhân viên an ninh khác vẫn ngồi yên trong quán. Và anh – người lái xe ôm bất đắc dĩ – cũng vẫn ngồi sau tôi, quay lưng ghế vào tôi. Chúng tôi cố nói chuyện trong một đoạn đối thoại kỳ lạ, đối lưng. “Khi nào anh đứng lên ra ngoài thì em hãy ra nhé. Ngoài kia đông lắm đấy”. “Vâng”. “Chủ quán, tính tiền” – anh đứng dậy, nói rất to. Anh trả tiền và đi ra ngoài. Tôi bước theo, không quên chào chủ quán và chủ quán cũng cười như hoa đáp lại: “Chị về nhà, hôm nào rảnh ghé nhé”. Bên ngoài, vỉa hè cũng đầy nhóc những người đứng, ngồi trên xe máy, nhìn tôi đăm đăm. “K. sẽ đón em” – anh nói rất nhanh lúc leo lên xe máy. Tôi cũng nhìn anh, mấp máy môi thay lời cảm ơn. K. phi xe đến rất nhanh, trong màu áo grab, mặt bịt kín khẩu trang. Tôi hì hục leo lên xe và nói với K., như cách một người khách nói với anh xe ôm, nhưng nội dung khác: “Chị chưa biết đi đâu đâu đấy”. “Em biết. Chị lên đi, ôm chặt em nhé. Mình cắt đuôi”. K. phóng vèo đi. Và cả đám “xe ôm” kia cũng lốc nhốc bám theo. Tôi còn không biết rằng anh lái xe “phe ta” cũng đã bám theo để theo dõi ngược lại, cả lũ. Tôi cũng không hề biết, rất nhiều anh em hoạt động khác vẫn theo sát tình hình, họ chỉ “lảng vảng” cách chúng tôi đâu đó vài chục mét. “Chị giữ chắc nhé. Em phóng đây”. K. rồ ga, lao đi. Cuộc rượt đuổi bắt đầu. Tôi bám chặt áo K. và nhìn xuống, thấy hai bàn tay lại trắng bợt. “Chị đừng lo. Hồi nhỏ em đọc Conan nhiều lắm”. Tôi bật cười vì câu nói đó của K. Nhưng K. nói đúng. Chàng thám tử Conan bất đắc dĩ đã cắt được đuôi, đưa chúng tôi chạy thoát giữa vòng vây an ninh. Về sau này, nghe anh “xe ôm” kể lại, đám an ninh điên cuồng khi để mất dấu vết hai con mồi. Chúng lồng lên, chạy đi chạy lại dọc mấy con phố, nhưng hai con mồi đã mất dạng. Chúng tôi chạy thoát mà đến cả tiếng sau, cả hai vẫn còn run cầm cập. Khi đến được “cơ sở cách mạng”, mặt tôi hình như tái mét. Chỉ đến khi chủ nhà mỉm cười, tôi mới hiểu là mình đã tạm thoát rồi, và hàng chục anh em cả trong Sài Gòn lẫn ngoài Hà Nội, trong nước và nước ngoài, đều biết và vui mừng đến phấn khích vì điều đó. * * * Phải rồi. Đó sẽ là một buổi cafe mà tôi không bao giờ quên được trong đời, vào một ngày đầu xuân đầy mưa và ẩm ướt. Mỗi con người, mỗi gương mặt xuất hiện đều để lại những ấn tượng dữ dội, đầy cảm xúc, và họ đều có một vai trò nào đó. Kể cả anh chủ quán, kể cả anh xe ôm mà hiện giờ tạm thời tôi chưa thể nêu tên anh, cả K. và thậm chí S. Và cả cây đàn guitar của tôi. Tôi không hình dung được mọi người – những anh chị em trong phong trào dân chủ – đã lo lắng và tìm đủ cách bảo vệ tôi như thế nào. Nhưng mọi người cũng không biết những cảm xúc trong tôi ngày hôm đó, không biết rằng họ có một phần ý nghĩa lớn như thế nào trong cuộc đời tôi, không biết rằng vì họ, vì những điều ấy, tôi thấy mình hạnh phúc biết bao nhiêu. FB Đoan Trang
......

Đánh dấu 36 năm Dựng Cờ Chính Nghĩa

Ngày 8 tháng 3 năm nay, đánh dấu đúng 36 năm (1982-2018) ngày Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, gọi tắt là Mặt Trận, tiền thân của Đảng Việt Tân, công bố bản Cương Lĩnh Chính Trị nhằm minh định lập trường đấu tranh cứu nước và dựng nước, sau 7 năm thống trị của đảng Cộng sản Việt Nam.   Tuyên ngôn cứu nước đã diễn ra trong bối cảnh tan tác, đau thương của toàn thể dân tộc sau khi miền Nam Việt Nam sụp đổ vào cuối tháng 4, 1975. Tại miền Nam, hàng trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị đày ải nơi các trại tù khổ sai chung thân dưới mỹ từ “Trại tập trung cải tạo”. Hàng trăm ngàn gia đình thân nhân của các quân cán chính này đã bị lưu đày đến những vùng rừng sâu nước độc dưới mỹ từ xây dựng “Khu kinh tế mới”. Hàng triệu người khác liều mình tìm đường vượt biên, vượt biển lánh nạn cộng sản và gần 2/3 trong số họ bỏ mình trên đại dương hoặc những vùng biên giới Đông Dương. Nền kinh tế trù phú miền Nam hoàn toàn bị phá hủy dưới chủ trương “đánh tư sản mại bản.”   Tại miền Bắc, cuộc chiến tranh biên giới do Đặng Tiểu Bình phát động dưới cái gọi là “dạy cho đàn em CSVN một bài học”, đã huy động gần nửa triệu Hồng quân và súng đạn, tổng công kích 6 tỉnh miền Bắc vào đầu năm 1979, đã không chỉ khiến cho hàng vạn người bị hy sinh, hạ tầng cơ sở bị phá hoại nặng nề, mà còn làm cho hàng triệu người dân miền Bắc sống điêu đứng trong nhiều năm dài. Những thảm cảnh không bút mực nào tả xiết này đã hoàn toàn bị bưng bít bằng bức màn sắt của chế độ, bao trùm lên toàn thể đất nước từ 1975 đến 1986, khi chế độ buộc phải mở cửa giao thương với thế giới bên ngoài để cứu nguy nền kinh tế phá sản. Người Việt Nam lúc đó bị cách ly khỏi thế giới bên ngoài, đè nghẹt dưới gọng kềm chuyên chính, cảm nhận đất nước đang từng ngày biến thành địa ngục trần gian. Chính trong bối cảnh vô vọng đó của dân tộc, và trước sự thờ ơ của thế giới coi số phận Việt Nam như đã an bài, người Việt Nam đã không đầu hàng nghịch cảnh mà cương quyết vùng lên tìm đường cứu nước. Tại buổi lễ trong vùng rừng núi Đông Dương, Tướng Hoàng Cơ Minh, Chủ Tịch Mặt Trận đã tuyên xưng chính nghĩa của dân tộc:     Những nguyện vọng nhỏ bé nhất của người dân như cơm đủ ăn, áo đủ mặc, sống cảnh gia đình đoàn viên cũng không còn có thể thực hiện được ... Nguy hại hơn nữa, CSVN đã đưa Tổ Quốc chúng ta vào vòng thống trị của đế quốc, đem quân khống chế Lào, xâm chiếm Kampuchia... Vì sự sống còn của dân tộc, vì khát vọng tự do và hòa bình, dân tộc Việt Nam quyết tâm hy sinh và chiến đấu ...     Trong bầu không khí phấn khởi của Mùa Xuân Khởi Nghĩa, trong niềm căm phẫn tột độ của toàn dân, với tinh thần “Quyết tâm giải phóng Việt Nam”, Mặt Trận công bố Cương Lĩnh Chính Trị để hướng dẫn toàn dân trong công cuộc đấu tranh giải phóng Tổ Quốc và xây dựng Quê Hương.   Châm ngôn của Mặt Trận là: “Lấy chính nghĩa để huy động toàn dân. Lấy chính nghĩa để khuất phục kẻ thù. Lấy chính nghĩa để tranh thủ thế giới.”   Lễ Công Bố Cương Lĩnh Chính Trị ngày 8-3-1982⁠⁠⁠⁠. Vì thế ngày 8 tháng 3, Mặt Trận đã tuyên xưng đây là ngày Dựng Cờ Chính Nghĩa.   Người Việt Nam đã không chiến đấu để bảo vệ quyền lợi của một cá nhân hay dòng họ như thời quân chủ xa xưa. Người Việt Nam cũng không chiến đấu để bảo vệ quyền lợi cho một giai cấp, của một đảng độc tôn. Chính nghĩa đấu tranh của người Việt Nam vào thập niên 80 là ở chỗ chúng ta chiến đấu để giành lấy độc lập và tự do, vì quyền lợi tối thượng của đất nước và vì lẽ sống còn của toàn dân đang bị thiểu số độc tài áp bức. Nhưng có chính nghĩa không chưa đủ, chúng ta còn phải quảng bá và phát huy chính nghĩa đó bằng những quan niệm và hành động thực tiễn. Hành động thực tiễn biểu hiện qua tinh thần chiến đấu trường kỳ, không chấp nhận thỏa hiệp hay nhượng bộ đối phương cho đến ngày chế độ độc tài hoàn toàn sụp đổ, và đất nước có cơ hội canh tân, xây dựng một nền dân chủ vững chắc, tự do, văn minh và nhân bản. Hành động thực tiễn còn biểu hiện tinh thần sẵn sàng từ bỏ cuộc sống ấm êm tại hải ngoại, để đồng cam cộng khổ với quốc nội trong từng nỗ lực xây dựng tiềm lực đấu tranh lâu dài. Với tinh thần đó, những thành viên của Mặt Trận, đã nối tiếp nhau xây dựng hành lang phục quốc từ những ngày đầu thành lập khu chiến gian lao với hai bàn tay trắng, tới con đường Đông Tiến hào hùng với những chuyến nhập nội đầy hiểm nguy, trắc trở - bằng chính xương máu và tài lực của mình, dựa trên những quan niệm thực tiễn làm kim chỉ nam hành động: lấy sức mạnh dân tộc làm căn bản, đại đoàn kết toàn dân làm vũ khí và đứng trên lập trường dân tộc để đấu tranh toàn diện. Trong chiến lược “Toàn Dân Toàn Diện”, Mặt Trận kêu gọi sự tham gia của mọi thành phần dân tộc, và tấn công chế độ trên mọi bình diện, mọi phương tiện, với phương châm “tiết kiệm xương máu của toàn dân và bảo tồn tài nguyên của đất nước”, nhằm tiến tới một cuộc “vùng dậy của toàn dân” để chấm dứt chế độ độc tài. Với chủ trương “Lấy đại đoàn kết toàn dân làm vũ khí,” Mặt Trận cũng đã kêu gọi anh em thuộc “hàng ngũ bên kia” quay trở về phục vụ dân tộc thay vì chủ nghĩa “Cộng sản quốc tế”. 36 năm trước, Mặt Trận không chủ trương mở một cuộc chiến tranh mới mà là tiến hành một cuộc đấu tranh giải phóng. Nếu sức mạnh của chiến tranh đến từ nòng súng, đến từ đại pháo xe tăng thì sức mạnh chính yếu của đấu tranh giải phóng đến từ con tim, đến từ quyết tâm của con người. Chính những quyết tâm này, chúng ta đã cùng nhau thắp sáng ngọn lửa tự do và liên tục trao đến tay nhiều thế hệ, kể cả những người từng ở bên này hay bên kia chiến tuyến trước năm 1975. Lúc đó vẫn có một số người nghi ngờ về chủ trương này, liệu có thể đạt được mục tiêu giải phóng đất nước sau những bàng hoàng về sự sụp đổ của miền Nam trong lúc có hơn 1 triệu quân trong tay? Nhưng đến ngày hôm nay, chúng ta càng thấy rõ, như lời tâm huyết của cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, đã từng chia sẻ với đồng bào:     Chúng ta không chủ trương chiến đấu đơn độc, nhưng không ngại chiến đấu một mình. Chúng ta luôn lấy sức mạnh dân tộc làm căn bản. Không nước nào giúp chúng ta mà không vì quyền lợi của chính họ. Hãy vận động sự hỗ trợ của thế giới trên căn bản tương quan quyền lợi. Có những vấn đề Việt Nam mà người Việt Nam phải giải quyết. Có những vấn đề Việt Nam của thế giới mà thế giới phải chung tay giải quyết. Không ai thương dân tộc Việt Nam bằng chính người Việt Nam. Do đó, muốn Việt Nam có tự do và dân chủ thật sự, chính người Việt Nam hơn lúc nào hết phải cùng nhau góp phần đấu tranh bằng hết tấm lòng, khả năng và trí tuệ của mỗi người. Nhìn lại 36 năm ngày Dựng Cờ Chính Nghĩa, mặc dù cuộc đấu tranh chưa thành tựu và còn rất nhiều chông gai phía trước, nhưng chúng ta vững tin là sớm muộn gì chế độ độc tài cộng sản cũng phải cáo chung, với những chỉ dấu rõ rệt trong hiện tình đất nước: Thứ nhất, lòng dân đã chán ngán và nhìn thấy rõ đảng CSVN chỉ là một tập đoàn say mê quyền lực, không có khả năng mang lại đời sống tự do và hạnh phúc thực sự cho toàn dân. Hai vấn đề ô nhiễm môi trường tại miền Trung và tình trạng lạm thu, cướp đất ở các địa phương đang là ngòi nổ của bất ổn xã hội. Thứ hai, nội tình đảng CSVN đang trong tiến trình phân rã vì những cấu xé và thanh toán nhau giữa các phe nhóm. Cái gọi là phòng chống “tự diễn biến” hay “tự chuyển hóa” chỉ là tiếng vọng từ đáy vực của đảng cầm quyền, đang trong thời kỳ tẩu tán để tháo chạy. Thứ ba, phong trào dân chủ đang trưởng thành với sự xuất hiện đa dạng của nhiều thành phần đấu tranh và đã lan rộng ở nhiều nơi cùng với Sài Gòn và Hà Nội. Điều quan trọng là lực lượng dân chủ đã có thể tự điều chỉnh và khắc phục những đòn trấn áp của an ninh, để phát triển tiềm lực trong quần chúng. Tóm lại, 3 thập niên sau ngày Dựng Cờ Chính Nghĩa chưa phải là thời gian quá dài trong dòng lịch sử dân tộc, nhưng đủ cho phong trào dân chủ Việt Nam bắt rễ để chuẩn bị cho thế trận mới trong ngày toàn dân tổng phản công toàn diện, bằng chính sức mạnh của người Việt Nam trong và ngoài nước. Thông điệp nhân bản, xây dựng và chủ trương thực tiễn của Mặt Trận phát xuất từ tấm lòng trong sáng của những người Việt Nam yêu nước, đầy nhiệt tình và can đảm - dù đã hy sinh hay vẫn còn kiên trì chiến đấu, đã thắp sáng ngọn lửa chính nghĩa của dân tộc qua nhiều thế hệ, và đang góp phần xiển dương dòng lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lý Thái Hùng http://www.viettan.org/%C4%90anh-dau-36-nam-Dung-Co-Chinh.html  
......

USS Carl Vinson thăm Đà Nẵng: Những điều đáng chú ý

ĐÀ NẴNG, Việt Nam (NV) –  Trưa Thứ Hai, giờ Việt Nam, hải đội Hàng Không Mẫu Hạm Tấn Công số 1 (Carrier Strike Group 1) của Hải Quân Mỹ gồm hàng không mẫu hạm Carl Vinson (CVN-70), tuần dương hạm USS Lake Champlain (CG-57) và khu trục hạm USS Wayne E. Meyer (DDG 108) đã vào vịnh Đà Nẵng khởi đầu chuyến thăm Việt Nam 4 ngày. Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson neo đậu trên vịnh Đà Nẵng. (Hình: Đại Sứ Quán Mỹ tại Hà Nội) Các chiến hạm Mỹ nhỏ hơn đã nhiều lần đến Việt Nam trước cũng như sau 1975 nhưng đây là lần đầu tiên, một hàng không mẫu hạm chủ lực của Hải Quân Mỹ vào bến Việt Nam. Tháng Năm, năm 1964, ba tháng trước khi xảy ra biến cố Vịnh Bắc Bộ mở đầu các chiến dịch oanh tạc của máy bay Mỹ ở Việt Nam, chiếc hàng không mẫu hạm nhỏ USS Card (CVE-11) chỉ được dùng như một tàu vận tải đã vào cảng Sài Gòn chở máy bay và trực thăng đến cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi bị người nhái Việt Cộng đặt chất nổ đánh chìm xuống sông Sài Gòn, tàu Card được trục lên kéo qua Philippines và Nhật sửa chữa để sử dụng trở lại. Từ 1964 đến 1975, hơn 20 hàng không mẫu hạm được luân phiên điều phái đến thi hành nhiệm vụ ở Việt Nam chỉ hoạt động ngoài khơi cách bở biển khoảng 100 hải lý, tại hai khu vực Yankee Station ngang Đồng Hới và Dixie Station ngang Bình Thuận, không bao giờ vào cảng. Hơn 40 năm sau, hàng không mẫu hạm Carl Vinson bây giờ đến Việt Nam bằng một chuyến thăm viếng hữu nghị, tuy nhiên không đơn giản là một chuyến thăm viếng ngoại giao bình thường của chiến hạm hải quân đến các cảng nước ngoài. Điểm đáng chú ý ở chỗ Mỹ và Cộng Sản Việt Nam đã là cựu thù, đến nay mau chóng trở thành đối tác do có những lợi ích và mối quan tâm chung trước ý đồ bành trướng của Trung Quốc. Cọng Sản Việt Nam chưa thể là đồng minh của Mỹ theo đúng nghĩa, không phải vì hận thù quá khứ mà vì vị thế địa lý chính trị của mình. Nằm sát bên một nước có uy lực kinh tế và sức mạnh quân sự quá lớn, Việt Nam phải tìm cách tránh tổn hại chắc chắn do xung đột, trong khi cố bảo vệ được chủ quyền và độc lập của mình bằng đường lối ngoại giao khôn ngoan cân xứng với tất cả các nước. Dù cho hải đội mẫu hạm Carl Vinson có sức mạnh lớn lao thế nào, chuyến thăm viếng Đà Nẵng không nhắm mục tiêu quân sự và không hề có ý nghĩa là sự hiện diện quân lực quy mô nhất của Mỹ ở Việt Nam kể từ 1975. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink diễn tả được giá trị chính xác của sự kiện: “Chuyến thăm là cột mốc quan trọng mang tính biểu tượng trong mối quan hệ song phương của hai quốc gia chúng ta và thể hiện sự ủng hộ của Hoa Kỳ cho một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập.” Nếu thực tế quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh luôn luôn là rất phức tạp thì mối quan hệ đối tác toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam đã tăng cường đều đặn. Người ta nhận thấy Tổng Thống Trump tìm cách thay đổi hay xóa bỏ hầu hết các chính sách và thành quả của chính quyền tiền nhiệm nhưng điều ấy không xảy ra với trường hợp Việt Nam. Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc được mời đến tòa Bạch Ốc cuối Tháng Năm năm ngoái và chuyến thăm viếng đúng thời điểm thuận lợi ấy dễ dàng góp phần hiệu quả vào việc thúc đẩy phát triển quan hệ đối tác toàn diện đã được xác lập năm 2013 dưới thời chính quyền Obama. Một nữ thủy thủ trên hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson chụp hình vịnh Đà Nẵng. (Hình: Getty Images) Ý kiến đưa một hàng không mẫu hạm Mỹ vào thăm Việt Nam được đề ra từ ngày đó và được thực hiện theo thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước nêu trong tuyên bố chung Việt Mỹ Tháng Mười Một năm ngoái khi Tổng Thống Donald Trump gặp Chủ Tịch Trần Đại Quang ở Hà Nội. Sau này Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis chỉ thỏa thuận lại các chi tiết để công bố chính thức trong chuyến đến Việt Nam hồi Tháng Giêng năm 2018. Nhưng chính quyền Việt Nam đã biết chắc chắn việc này từ lâu. VNExpress dẫn lời bà Lê Thị Thu Hạnh, phó giám đốc Sở Ngoại Vụ thành phố Đà Nẵng: “Suốt 6 tháng qua, các cơ quan trung ương cũng như địa phương đã phối hợp chặt chẽ, xây dựng kế hoạch chi tiết đón tiếp đoàn Hải Quân Mỹ hơn 5,000 người của ba chiến hạm.” Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Lê Thị Thu Hằng nói: “Chuyến thăm tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển phù hợp với khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển của khu vực.” Mọi người đều thấy việc hải đội Carl Vinson đến Đà Nẵng là một phần trong nỗ lực chung của  hai nước nhằm ngăn chặn bành trướng Trung Quốc ở Biển Đông và có thể Bắc Kinh khó chịu với hành động này. Nhưng AP dẫn nhận định của ông Lê Hồng Hiệp thuộc viện nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak ở Singapore thì Bắc Kinh sẽ không coi chuyện này là quá trầm trọng: “Trung Quốc hiểu rất rõ chiến lược xích gần giữa Mỹ và Việt Nam là do thái độ quyết đoán quá đáng của họ ở Biển Đông. Nhưng Trung Quốc cũng hiểu rằng khó có thể Việt Nam dám hợp tác quân sự với Mỹ để chống họ.” Theo ông Hiệp: “Mặc dù chuyến thăm của hàng không mẫu hạm Carl Vinson đa phần có ý nghĩa tượng trưng và không đủ để làm Trung Quốc thay đổi thái độ, nhưng vẫn là cần thiết để chuyền đi tín hiệu rằng Mỹ vẫn còn có mặt tại Biển Đông.” Quan điểm này đã được Giáo Sư Carl Thayer chuyên gia về Việt Nam đã từng làm việc tại Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc nêu ra trong môt cuộc phòng vấn của BBC. Giáo Sư Thayer tóm tắt hai ý nghĩa chính trong chuyến thăm Đà Nẵng của mẫu hạm USS Carl Vinson: “Thứ nhất, Mỹ đang chứng tỏ sự hiện diện của Hải Quân trong khu vực để trấn an các quốc gia trong vùng rằng nước Mỹ dưới thời Tổng Thống Trump không tách rời khu vực. Thứ hai, Việt Nam ủng hộ sự hiện diện của Hải Quân Mỹ ở Biển Đông, miễn là sự hiện diện đó góp phần vào hòa bình và ổn định khu vực. Nói cách khác, có sự đồng thuận về lợi ích chiến lược của hai bên trong việc bảo đảm tự do hàng hải và hàng không.” Greg Poling thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế CSIS đồng ý kiến với dự doán của Giáo Sư Thayer cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục củng cố sự kiểm soát của họ trên 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa. Ông Poling cảnh báo rằng Mỹ sẽ bị “đứng ngoài cuộc chơi” ở Biển Đông nếu không có gì hơn việc thực hiện các chuyến hải hành bảo đảm tự do hàng hải (FONOP). Chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson như vậy phần nào thể hiện hành động tích cực hơn. Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho biết một đoàn cán bộ liên ngành gồm 15 người thuộc Bộ Ngoại Giao, Quốc Phòng và chính quyền thành phố Đà Nẵng, theo lời mời của Tòa Đại Sứ Mỹ, đã lên thăm tàu. Xuất phát từ sân bay Đà Nẵng đoàn đã xuống thăm hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson trong hai ngày 3 và 4 Tháng Ba khi đang ở hải phận quốc tế gần quần đảo Hoàng Sa ngoài vùng biển Đà Nẵng. Trong những ngày lưu lại Đà Nẵng, hải đội Carl Vinson có nhiều hoạt động cộng đồng, tham dự các trận đá banh, bóng chuyền và trình diễn âm nhạc tại Cầu Rồng và công viên Biển Đông. Hai chiến hạm hộ tống, tuần dương hạm USS Lake Champlain và khu trục hạm USS Wayne E. Meyer cặp bến cảng Tiên Sa nhưng hàng không mẫu hạm USDS Carl Vinson bỏ neo ngoài vịnh cách bờ khoảng 1km. Báo giới và một số cán bộ, công chức cùng dân chúng sẽ được mời lên thăm các tàu. Trong buổi trình diễn trước dân chúng thành phố Đà Nẵng tập trung đông đảo tại Cầu Rồng tối Thứ Hai, cô thủy thủ Evinly Kershan, nữ ca sĩ chính của ban nhạc hải quân Hạm Đội 7 đã hát bài “Nối Vòng Tay Lớn” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Cô Kershan sau đó cho biết đã mất hai tuần lễ tập dượt cùng ban nhạc và đã chọn lời của phiên bản thứ nhất để mọi người có thể cùng hát theo. Nên nhắc lại rằng trong chuyến thăm Việt Nam năm 2016, Tổng Thống Barack Obama cũng đã dẫn lời bản “Nối Vòng Tay Lớn” khi nói chuyện ở Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia Hà Nội. Hàng không mẫu hạm Carl Vinson đến Đà Nẵng như vậy được đánh giá là một bước chuyển mạnh trên nhiều mặt trong quan hệ Mỹ-Việt. Thiếu Tướng Nguyễn Hồng Quân, nguyên phó viện trưởng Viện Chiến Lược Quốc Phòng trả lời phỏng vấn của VNExpress cho biết trong hơn nửa thế kỷ qua  tình thế đã hoàn toàn biến chuyển. Năm 1965 quân Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và chiến tranh kéo dài đến 1973. Năm 1995 Mỹ-Việt bình thường hóa quan hệ. Tháng Giêng năm 2003 chiến hạm Mỹ lần đầu tiên đến Việt Nam sau 1975 và từ đó đến nay duy trì đầu đặn ít nhất mỗi năm một lần. Theo ông Quân chuyến thăm của Carl Vinson, ghé Philippines rồi đến Việt Nam chứng tỏ Mỹ không quay lưng với ASEAN. Ông Quân cho rằng quan hệ đối ngoại quốc phòng giữa Việt Nam với các nước lớn, bao gồm Mỹ và Trung Quốc, sẽ càng ngày càng nhộn nhịp hơn “nhưng phải trên cơ sở nguyên tắc độc lập, tự chủ nhất quán của ta.” Ông cũng hy vọng là các nước ASEAN đều đón nhận sự kiện Đà Nẵng và đừng nghĩ mình không được Mỹ coi trọng bằng Việt Nam. Hãng tin Nga RT phán đoán sự kiện hàng không mẫu hạm Carl Vinson đến Đà Nẵng nặng nề hơn, cho rằng Mỹ có ý muốn đưa Việt Nam vào trong một khối chống Trung Quốc đã sẵn sàng có Nhật, Úc, Ấn Độ. Theo RT Mỹ khó có khả năng thu nạp Hà Nội nhưng ít nhất cũng khích động thêm tinh thần chống Trung Quốc của người dân Việt. (Hà Tường Cát)https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/uss-carl-vinson-tham-da-nang-nhung-d...
......

Hội luận về cuộc sống ngục tù trong “Thiên Đường XHCN Việt Nam”

LONDON (CTM Meida)- Vào lúc 2 giờ chiều Thứ Tư 28/02/2018, Phong trào Con Đường Việt Nam UK đã tổ chức buổi hội luận bàn về tác phẩm chính trị của nữ TNLT Phạm Thanh Nghiên, tại thành phố London, Vương Quốc Anh. Tác phẩm có tên “Những Mảnh Đời Sau Song Sắt” – Slices Of Life Behind Bars (A Memoir By A Female Prisoner of Conscience), trong thời tiết khắc nghiệt và giá rét của mùa Đông Luân Đôn. Buổi Hội Luận được sự hổ trợ tích cực của cơ sở Việt Tân UK. Cùng tham gia còn có các khách mời: đại diện và các bạn trẻ Việt Tân UK, các bạn trẻ thuộc các cộng đoàn Công Giáo VN tại London cùng nhiều bạn trẻ tại UK, và đặc biết từ Sài gòn là phần phát biểu và hội thoại trực tuyến (online) của tác giả Phạm Thanh Nghiên. Sách “Những Mảnh Đời Sau Song Sắt” Cuộc hội luận mở đầu bằng bài hát “Con Đường Việt Nam” do nhạc sĩ Trúc Hồ & TNLT Trần Huỳnh Duy Thức đồng sáng tác. Cô Hà Thị Tố Uyên, trưởng ban tổ chức và là thành viên trẻ nhất của Con Đường Việt Nam ở Anh Quốc là người phụ trách nội dung của buổi hội luận hôm nay đã mở đầu cuộc hội luận bằng cách điểm qua những câu chuyện mà cô ấn tượng nhất từ cuốn sách . Kết nối từ VN qua mạng Internet, tác giả Phạm Thanh Nghiên chia xẻ: “Đây là 1 cuốn “ hồi ký” ghi lại những câu chuyện thật trong ngục tù CSVN trong suốt 4 năm tôi bị giam tại trại tù Ba Sao – Thanh Hóa”. Cô Trang Phạm, điều phối viên của Con Đường VN UK, thay mặt phong trào Con Đường VN – UK nói về tuyên bố mới nhất của Ân Xá Quốc Tế về tù nhân lương tâm (TNLT) ở VN và chia sẽ cảm nhận về tác phẩm của cựu TNLT Phạm Thanh Nghiêng là người Hải Phòng và cũng từng bị tạm giam ở trại giam Trần Phú, cô Kim Lê bày tỏ sự đồng cảm với thân phận của người phụ nữ dám chấp nhận lao tù để nói thay tiếng nói của người dân VN. Nhìn từ góc độ của một thế hệ tị nạn trước đây, ông Trần ĐT phát biểu chào mừng các thành viên trẻ của Phong trào Con Đường VN (CĐVN) tại Anh quốc và các bạn Việt Tân tham dự hôm nay. Ông nhắn gởi tiếp: “Tác phẩm thể hiện rõ nét những mãnh đời khắc nghiệt của một cựu TNLT và khai mở cho chúng ta thấy vẫn còn hàng chục nghìn những mãnh đời sau song sắt của gần 200 TNLT hiện đang bị giam cầm khắc nghiệt trong nhà tù CSVN (theo tin của AXQT, HRW, …). Từ cuối năm 2016 đến nay CSVN đã và đang gia tăng sự đàn áp Dân Sinh Dân Quyền, Tôn Giáo, Xã Hội Dân Sự qua sự kiện bắt giữ thêm trên 30 TNLT tiêu biểu như Nguyễn Văn Đài, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Mẹ Nấm, Thuý Nga, Nguyễn Văn Oai, Hoàng Bình, Nguyễn Nam Phong, … và mới nhất là vụ đàn áp & cô lập Chánh trị sự Hứa Phi & nhà báo Phạm Đoan Trang. Do đó, các bạn trẻ của CĐVN-UK, của Việt Tân-UK và khắp nơi trên địa cầu không chỉ đồng cảm với tác giả Những Mảnh Đời Sau Song Sắt mà còn cần phải đứng lên đấu tranh bất bạo động để xoá bỏ từ nhà tù nhỏ rồi đến giải thể nhà tù lớn CSVN”. Đi xe khách suốt đêm từ Glasgow, ca sĩ Hà Nguyễn đã về London tập hát 2 bài ca đấu tranh của nhạc sĩ Việt Khang, đồng thời nói đến thân phận của những tù nhân lương tâm Công Giáo như Hoàng Bình và Nguyễn Nam Phong, như hàng nghìn giáo dân GP Vinh bị công an CSVN bắt giam, đánh đâp, tra tấn khi đò hỏi công ty Formosa Hà Tĩnh bồi thường thiệt hại nghề nghiệp theo đúng chuẩn mực Dân Sinh Dân Quyền. Tiếp theo, anh Nguyễn Văn Hùng đại diện nhóm Công Giáo trẻ tại Peckham-London trình bày cảm tưởng về chuyến đi của tác giả Phạm Thanh Nghiên vào Thanh Hoá để vạch trần tội ác Trung Cộng toa rập với CSVN bắn chết 8 ngư dân VN đang đánh cá trên vùng biển VN trong năm 2008 (xem bài Uất Ức Biển Ta Ơi trên Internet). Ban lãnh đạo thanh niên của PT Con Đường Việt Nam UK: Hàng đầu từ bên trái là Kim Lê, Thanh Luân, Quynh Nguyễn và Nguyễn Văn Hùng; Hàng sau từ trái sang phải: Thanh Hà, Tố Uyên, Trang Phạm và Thảo Lan. Phần tôi – Trần Thanh Luân, một thanh niên tỵ nạn cộng sản thế hệ 2 – thì trình bày những cảm nhận về quyển sách, đã phơi bày sự thật một phần cuộc sống bị giam cầm, khốn khổ của những người TNLT, những người đã tự nguyện dấn thân, hy sinh và phải gánh chịu mọi thách thức trong thầm lặng ở “THIÊN ĐƯỜNG XHCN“. Tôi cũng rất quan tâm đến tình trạng tra tấn và giết người tù (torture & murder prisoners) của CSVN qua bài viết “Ba Sao Chi Mộ …” của tác giả cuốn sách và mong muốn cho tội ác tra tấn và giết người của CSVN được các nhà tranh đấu và các TNLT công khai khắp thế giới cho nhân loại biết đến tội ác nầy. Trước khi kết thúc, tác giả Phạm Thanh Nghiên trình bày cảm nghĩ rất tâm đắc với 2 bài viết tâm huyết là “Uất Ức Biển Ta Ơi” và “Ba Sao Chi Mộ”. Cuộc hội luận do Quynh Nguyễn và Thảo Lan phụ trách Livestream cho gần 4.000 người theo dõi và ngay hôm sau share rộng rãi hàng chục ngàn người xem. Đây là Video Link của cuộc Hội Luận:https://www.facebook.com/100016722284253/videos/224000518167356/ Cuộc hội luận kết thúc vào lúc 5 giờ chiếu đầy cảm xúc bùi ngùi, yêu thương và chia sẽ với vô vàng nỗi đau của những người TNLT và những người tù “Thầm Lặng” trong công cuộc đấu tranh đòi lại: TỰ DO – DÂN CHỦ – NHÂN QUYỀN cho dân tộc VN. Mọi người chia tay sau khi cùng hát chung bài hát tập thể mà nhạc sĩ Việt Khang cho biết là do lãnh đạo của Con Đường Việt Nam là anh Trần Huỳnh Duy Thức giúp đặt lời – bài “Trả Lại Cho Dân“./. https://chantroimoimedia.com/2018/03/03/hoi-luan-ve-cuoc-song-nguc-tu-tr...
......

Trung Quốc ngưng nhập khẩu gạo để dằn mặt CSVN vụ USS Carl Vinson thăm Đà Nẵng

  CTM Media (Uyên Nguyễn): Mùa hè năm ngoái, khi Tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng quốc phòng CSVN gặp Tướng Jim Mattis, Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, ý tưởng đưa một Hàng không mẫu hạm đến thăm Việt Nam đã gây một sự chú ý rất lớn của dư luận. Lý do là lúc đó, tình hình biển Đông đang căng thẳng khi Trung Quốc áp lực CSVN không để cho công ty Repsol của Tây Ban Nha tiếp tục khai thác dầu khí tại bãi Tư Chính. Sự kiện CSVN chấp nhận để cho Hàng không mẫu hạm Mỹ viếng thăm Đà Nẵng là một động thái cho thấy có một khuynh hướng mới trong quân đội đang muốn có những đối phó mạnh hơn trước các áp lực ngày gia tăng đối với các áp lực của Bắc Kinh trên biển Đông. Để tìm hiểu điều này xin kính mời quý vị theo dõi phần nhận định sau đây của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân về mối quan hệ an ninh quốc phòng giữa Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn hiện nay. Uyên Nguyễn: Kính chào ông Lý Thái Hùng. Từ trước cho đến nay kể cả trong thời gian xảy ra cuộc chiến trước năm 1975, chưa có một Hàng không mẫu hạm nào như đoàn tàu USS Carl Vinson thuộc Hạm Đội số 3 của Hải Quân Hoa Kỳ đến viếng thăm Đà Nẵng. Ông nhận định ra sao về chuyến viếng thăm này? Lý Thái Hùng: Trong thời gian chiến tranh trước năm 1975, mặc dù quân đội Hoa Kỳ đang tác chiến trực tiếp tại Việt Nam, nhưng chưa có một Hàng không mẫu hạm nào cập bến vào một cảng của miền Nam. Đa số các hàng không mẫu hạm chỉ đậu ở Subic Bay, Phi Luật Tân hay thả neo ở ngoài khơi Việt Nam. Do đó, việc nhà cầm quyền CSVN đồng ý để cho Hoa Kỳ đưa đoàn tàu của Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson viếng thăm cảng Tiên Sa, thành phố Đà Nẵng từ ngày 5 đến 9 tháng 3, cho thấy là Hà Nội đang có những động thái mới, trong các quan hệ quân sự với Hoa Kỳ. Thứ nhất, trong nhiều năm qua đã có rất nhiều tàu ngầm, chiến hạm ghé thường xuyên vào Cam Ranh hay Đà Nẵng, nhưng sự kiện Hàng không mẫu hạm Carl Vinson thăm viếng Đà Nẵng cho thấy là phía Hà Nội đã có những hợp tác tích cực hơn với Hoa Kỳ. Điều này đã phản ảnh phần nào sự lo ngại của Hà Nội là nếu không đi gần với Hoa Kỳ để được hỗ trợ về mặt quân sự, chắc chắn sẽ bị Bắc Kinh nuốt chửng ở biển Đông. Tuy không nói ra, Hà Nội rất cay cú sự kiện Bắc Kinh hăm dọa sẽ tấn công các căn cứ ở Trường Sa vào tháng 7 năm 2017, nếu Việt Nam không ra lệnh cho công ty Repsol của Tây Ban Nha ngưng khai thác dầu khí ở bãi Tư Chính. Nói cách khác, một phần không nhỏ trong 18 thành viên Bộ chính trị CSVN đã chọn giải pháp hợp tác với Hoa Kỳ – không phải để chống lại Trung Quốc vì họ không dám làm như thế; nhưng mà để qua đó xoa dịu dư luận trước sức ép ngày một thêm quá đáng của Bắc Kinh. Thứ hai, thông tin về việc Hàng không mẫu hạm Carl Vinson sẽ đến thăm Đà Nẵng vào tháng 3 đã được chính Tướng Jim Mattis, Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ công bố tại Hà Nội, nhân chuyến viếng thăm đầu tiên ở Việt Nam hôm 25 tháng 1, 2018 cho thấy Hoa Kỳ coi chuyến viếng thăm này rất quan trọng. Đây là cách Hoa Thịnh Đốn bày tỏ quyết tâm trong việc củng cố sự hiện diện lâu dài ở khu vực Á Châu nhằm trấn an các đồng minh ở đây, trước sự bành trướng của Trung Quốc trong những năm vừa qua. Nói cách khác, việc đưa Hàng không mẫu hạm Carl Vinson – thuộc loại tân tiến và mạnh nhất của Hoa Kỳ – ghé thăm Việt Nam và Phi Luật Tân, giữa lúc Trung Quốc bất chấp sự lên án của các nước tiếp tục gia tăng việc lắp ráp những thiết bị quân sự công nghệ mới ở hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa, là Hoa Kỳ muốn nhắn gửi thông điệp “tiếp tục chính sách xoay trục về Châu Á.” Thứ ba, thay vì chọn viếng thăm cảng Cam Ranh, Hàng không mẫu hạm Mỹ chọn Đà Nẵng là nơi mà Hoa Kỳ từng có những mối quan hệ tốt với người dân ở đây cách nay hơn 4 thập niên, và sẽ được dân chúng Việt Nam đón tiếp long trọng hơn. Đây cũng chính là cú hích mà Hoa Kỳ muốn nhìn thấy quyết tâm của lãnh đạo CSVN trong lời hứa “mở rộng quan hệ đối tác toàn diện” với Hoa Kỳ trong thông cáo chung, nhân chuyến viếng thăm Hà Nội của Tổng thống Donald Trump vào đầu tháng 11, 2017. Qua thông cáo chung này, Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn đã cùng nhau xác nhận sẽ đẩy mạnh các kế hoạch hợp tác quân sự trong giai đoạn 2018-2020. Đây cũng chính là giai đoạn mà Hoa Kỳ sẽ hoàn thành mục tiêu đầu tiên trong chiến lược xoay trục khi đưa được 2/3 lực lượng hải quân có mặt thường trực tại Thái Bình Dương. Nói tóm lại, việc Hàng không mẫu hạm Carl Vinson viếng thăm Đà Nẵng là nhằm đáp ứng nhu cầu của Mỹ muốn tái khẳng định quyết tâm xoay trục về Á Châu, còn đối với CSVN là muốn mở rộng sự hợp tác quân sự với Mỹ để cân bằng lại áp suất đe dọa từ Trung Quốc. Uyên Nguyễn: Như vậy qua cuộc viếng thăm này cho thấy là CSVN từ chiến thuật đu dây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong nhiều năm qua, đang tiến gần hơn về phía Hoa Kỳ để tìm sự hợp tác về mặt quân sự nhằm đối phó sự bành trướng của Bắc Kinh trên biển Đông, phải không thưa ông? Lý Thái Hùng: Đa số lãnh đạo đảng CSVN hiện nay đều rất lo sợ tham vọng bành trướng của lãnh đạo Bắc Kinh, nhưng họ không dám chống lại một cách mạnh mẽ vì vừa không có đủ sức, vừa sợ mất chỗ dựa để giúp duy trì quyền lực độc tôn. Chính sự mâu thuẫn này mà Hà Nội phải chọn thế đu dây và luôn luôn bị rất nhiều áp lực từ cả hai phía Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn. Khi CSVN có những động thái tích cực đi gần với Hoa Kỳ, như vụ Hàng không mẫu hạm Carl Vinson viếng thăm Đà Nẵng, không phải là Hà Nội thay đổi thế đu dây mà là để giải quyết hai nhu cầu tâm lý: Một là giải tỏa tâm lý bị bắt chẹt bởi đàn anh Trung Quốc hung hãn và thô bạo. Càng lúc sự lấn lướt của Bắc Kinh trên biển Đông đã trở thành mối nguy cho lãnh đạo CSVN vì nó sẽ kích lên các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc, và qua đó biến thành làn sóng xô sập ách độc tài nhu nhược Hà Nội. Hai là giải tỏa tâm lý sợ bị cô lập khi một số lớn các quốc gia trong khối ASEAN bị Bắc Kinh mua chuộc để đứng ra ngoài các tranh chấp ở Biển Đông. Chính không khí bất thuận lợi này sẽ ảnh hưởng trầm trọng lên nội bộ khiến CSVN buộc phải hợp tác tích cực hơn với Hoa Kỳ trong thời gian gần đây. Trong khi đó, Hoa Kỳ ngày nay không còn ở vào thời kỳ ngăn chận sự bành trướng, mà bị đẩy vào thế phải đối đầu quân sự với Bắc Kinh. Trong bối cảnh đó, chỉ có Việt Nam mới là địa bàn giúp cho Hoa Kỳ đối đầu hiệu quả với các sức ép từ Bắc Kinh so với Mã Lai, Thái Lan hay Tân Gia Ba. Do bối cảnh ở biển Đông đã thay đổi nói trên, CSVN buộc phải hợp tác tích cực với Hoa Kỳ trước khi tình hình có những chuyển biến xấu hơn do tham vọng bành trướng của Bắc Kinh. Uyên Nguyễn: Phản ứng của Trung Quốc ra sao qua sự kiện này? Lý Thái Hùng: Trên bề nổi Trung Quốc không có phản ứng gì đáng chú ý; nhưng trong thâm tâm, Trung Quốc không muốn Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đến Việt Nam. Lý do đơn giản là vì Hoa Kỳ đang lôi kéo CSVN hợp tác để chống lại các ảnh hưởng của Bắc Kinh trên biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng không muốn đẩy Hà Nội đi vào quỹ đạo của Hoa Kỳ nên thay vì lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ, Trung Quốc lại tạo áp lực mang tính cảnh cáo CSVN bằng cách ra lệnh ngưng nhập khẩu gạo từ ba doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam vào cuối tháng 1, 2018 ngay sau khi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ chính thức công bố thông tin Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson viếng thăm Đà Nẵng. Lấy lý do cần thời gian điều chỉnh chính sách về xuất nhập khẩu, siết chặt các vấn đề quản lý chất lượng, bảo hộ sản xuất trong nước cũng như hạn chế mậu dịch biên giới… nên Bắc Kinh thông báo tạm ngưng nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Những lý do mà Trung Quốc đưa ra không khác gì đòn trả đũa ngưng nhập khẩu chuối từ Phi Luật Tân hồi năm 2012 khi chính quyền Phi lên tiếng xác định chủ quyền trên bãi đá Hoàng Nham đang tranh chấp với Bắc Kinh vào lúc đó. Uyên Nguyễn: Sau chuyến viếng thăm Đà Nẵng của Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson, quan hệ quốc phòng giữa Hoa Kỳ và CSVN chắc sẽ không ngừng ở đây mà sẽ có những hợp tác nhiều hơn, đặc biệt lực luợng tàu chiến của Mỹ sẽ ra vào thường xuyên các hải cảng Việt Nam. Theo ông thì liệu tình hình biển Đông sẽ trở nên phức tạp với những xung đột quân sự khó tránh hay không? Lý Thái Hùng: Sự kiện Hoa Kỳ đưa một đoàn tàu của Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson, lớn nhất thế giới và được đánh giá là Hàng không mẫu hạm dày dạn kinh nghiệm chiến đấu nhất của Hoa Kỳ, từng tung hoành trong khu vực Ấn Độ Dương và Trung Đông, đến viếng thăm Đà Nẵng và sẽ hiện diện thường trực tại Thái Bình Dương với Hạm đội 7, cho thấy là giới quân sự Hoa Kỳ đang cho CSVN và các quốc gia đồng minh thấy Hoa Kỳ muốn đối đầu với lực lượng Trung Quốc chứ không bỏ chạy, sau khi rút khỏi Hiệp định TPP. Vấn đề là CSVN có “tin tưởng” những hứa hẹn nói trên và có dám hợp tác toàn diện như đã ký trong thông cáo chung Mỹ-Việt vào tháng 11 năm 2017, hay là vừa hợp tác vừa coi chừng phản ứng của đàn anh Phương Bắc. Vì thế, tuy giới quân sự Hoa Kỳ chọn thế đối đầu trực diện với Bắc Kinh khi tăng cường nhiều Hạm đội thường trực ở Thái Bình Dương, nhưng vẫn còn quá sớm để có thể kết luận là Hà Nội sẽ để cho các tàu chiến ra vào thường xuyên ở Đà Nẵng hay Cam Ranh. Trung Quốc hiện không chỉ kiểm soát hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở ngoài khơi Việt Nam, mà còn kiểm soát hơn 80% nền kinh tế Việt Nam. Chính vòng kim cô này đã siết chặt CSVN nên Hà Nội không thể và không dám đứng về phía Hoa Kỳ để chống lại chính sách xâm lược của Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc bất chấp dư luận, tiếp tục dấn tới trong thế đối đầu lại Hoa Kỳ như trong vài năm qua, thì sự xung đột quân sự giữa hai bên khó tránh. Nếu điều này xảy ra thì sẽ hoàn toàn bất lợi cho Việt Nam. Lúc đó, CSVN khó có thể chọn thế đu dây hay đứng ra ngoài cuộc tranh chấp, mà phải chọn một trong hai. Đây chính là tử huyệt của đường lối ngoại giao khấu tấu kéo dài quá lâu của thân phận một kẻ chư hầu phương Bắc, khiến cho Việt Nam mất thế độc lập để giữ vững bờ cõi trước sức ép của các siêu cường. Uyên Nguyễn: Xin cảm ơn ông Lý Thái Hùng đã chia xẻ một số nhận định về tình hình biển Đông và nhất là mối quan hệ mới giữa Hoa Kỳ và CSVN trước sự kiện chưa từng có, đó là Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Hoa Kỳ ghé thăm Đà Nẵng trong tuần lễ đầu tháng 3.  
......

Những gì còn lại

Trong đám tang của  Chris Kyle, tay bắn tỉa lừng danh nhất nước Mỹ, qua đời năm 2015 ở Texas, người ta nhìn thấy chiếc xe tang đi qua một đoạn đường dài hơn 300 cây số mà suốt hai bên đường, luôn có người dân đứng vẫy cờ hoặc nghiêm chào tiễn biệt.   Đó là một hình ảnh xúc động hiếm có về cái chết của một con người. Chris Kyle là người lính SEAL được ca ngợi như một thiên thần hộ mạng vì đã cứu cả trăm đồng đội của mình trên chiến trường Trung Đông nhờ tài bắn tỉa. Anh giải ngũ, trở về nhà và sau đó chết như một người lính.   Rằm tháng Giêng Mậu Tuất, tức ngày 2/3/2018 tại Sài Gòn, đám tang của nhạc sĩ, đại tá Nguyễn Văn Đông cũng xuất hiện một cảnh tượng xúc động tương tự. Khi lễ di quan diễn ra, nhiều người đàn ông mặc thường phục, không ai bảo ai, đã bất ngờ đưa tay lên chào theo kiểu nhà binh. Thấp thoáng trong những hàng khác, cũng có những cá nhân im lặng đưa tay chào, không cần hiệu lệnh. Hầu hết đó là những cựu thiếu sinh quân VNCH cùng trường với ông, và những người khác là cựu quân nhân đã chào tiễn biệt ngài đại tá Chánh Văn phòng của Tổng Tham mưu Phó quân lực Việt Nam Cộng Hòa về nơi an nghỉ cuối cùng.   Hàng người đứng chào theo kiểu nhà binh trước đám tang của nhạc sĩ – đại tá Nguyễn Văn Đông, đem lại niềm xúc động lạ thường, tương tự như hình ảnh tiễn xe tang của Chris Kyle. Nhưng có lẽ còn đặc biệt hơn với câu chuyện Việt Nam, khi mọi thứ về con người và hệ thống của chính quyền miền Nam bị săn lùng, giam giữ và hủy diệt nhiều năm, nhưng vẫn ẩn khuất đâu đó, rồi bất ngờ hiển lộ.   Nhưng ngoài âm nhạc, vẫn còn đôi chuyện về đại tá Nguyễn Văn Đông chưa được nói hết. Bài viết này là những gì còn lại, chưa kể, sau cuộc tiễn đưa đó.   Đọc tiểu sử cá nhân sau năm 1975, người ta chỉ biết ngắn gọn rằng nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đi trại tù của Nhà nước Bắc Việt trong 10 năm, và sau đó không đi Mỹ theo diện H.O (Humanitarian Operation). Đó là một chiến dịch nhân đạo do tổng thống Mỹ Ronald Reagan bật đèn xanh nhằm giải thoát hàng trăm ngàn quân nhân cựu quân nhân VNCH bị đưa đi tù, dưới danh nghĩa cải tạo (Special Release Reeducation Center Detainee Resettlement Program). Mọi thứ về đời của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, lâu nay vẫn được mô tả thoáng qua, y như cách mà báo chí Nhà nước đưa tin ông mất. Ấy vậy mà vài ngày sau đám tang, nhiều tờ báo vẫn còn bị khiển trách vì đã có thái độ trân trọng thái quá với một “sĩ quan ngụy”. Năm 1975, ngay sau khi đại tá Nguyễn Văn Đông ra trình diện, dù được chính quyền quân quản tuyên bố là chỉ đi “học tập tư tưởng mới” trong vài tháng. Thế nhưng, sự thật sau đó là 10 năm dài tù đày ở trại Suối Máu, Biên Hòa. Cho đến sau năm 1980 thì đưa về Chí Hòa. Đại tá Nguyễn Văn Đông được trả về nhà vào năm 1985 để được chết ở nhà, theo chính sách khoan hồng của cách mạng. Bà Nguyệt Thu, vợ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông kể rằng khi chia tay ông 10 năm trước, bà vẫn còn nhớ hình dáng một người đàn ông gầy nhưng khỏe mạnh, để rồi khi nhận lại ông, thì lúc đó gần như chỉ là một cái xác, chỉ còn thoi thóp. Bà Nguyệt Thu, vợ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông kể lại rằng gia đình lúc đó chỉ còn đợi ngày để chôn ông, vì do ông mang quá nhiều căn bệnh cũng như thuốc men lại quá đắt đỏ và khan hiếm vào thời đó.     Rồi nhiều năm sau, ông sống lại như một kỳ tích, khỏe mạnh. Hai người im lặng sống trong căn nhà nhỏ chỉ có đôi vợ chồng già, không con cái, không nhiều sinh hoạt với xã hội. Bà Nguyệt Thư nói rằng cho đến nhiều năm sau khi ông được thả về, bà vẫn còn khả năng sinh con nhưng ông không còn có thể. Vì vậy hai người đã chọn sống cô đơn cùng nhau đến ngày chung cuộc. Lời của bà kể như tiếng chuông chùa xa xăm về một nỗi đau không lời. Về với ông được 2 năm, thì bà bị chia cắt với đại tá bởi 10 năm tù không hề tòa án, cũng như không hề có lời giải thích. Khi được trả về nhà, thì ông đã như một phế nhân. Bà nói rằng không muốn sinh con vì ông quá yếu. Nhưng cũng có thể bà không muốn có một đứa con, bởi cuộc sống như ác mộng mà bà và ông trãi qua, nếu có đơm hoa kết trái thì chắc cũng không thể có được lúc tỏa hương. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông bị đưa đến trại Suối Máu ngay sau khi trình diện. Thực tế là trại này tên là trại Tân Hiệp, Biên Hòa, từng là nơi giam giữ các binh sĩ Bắc Việt chờ trao trả theo các thỏa ước. Tên Suối Máu là do các tù nhân sau năm 1975 gọi thành quen mặc dù bị quản giáo cấm. Bởi năm 1968, cuộc đột kích thất bại ở cứ điểm này, mà dân trong vùng mô tả máu dân thường và của hai bên Nam Bắc chảy như suối, từ đó mà thành tên. Trại Suối Máu giam giữ khoảng 5000 người, chia làm năm trại theo ký hiệu K. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông ở K5. Chỉ một năm ở trại này, do điều kiện giam giữ và ăn uống khắc nghiệt, không chỉ đại tá Nguyễn Văn Đông mang bệnh, mà rất nhiều người cũng đổ ra đủ thứ bệnh từ nội khoa đến ngoại khoa. Mà thuốc thì chủ yếu là một loại dược phẩm dân tộc được bào chế ở miền bắc có tên là Xuyên Tâm Liên. Bệnh gì cũng uống một loại ấy. Nhà văn Hà Thúc Sinh, tác giả của tác phẩm Đại Học Máu, đã kể rằng nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vì bị mang bệnh ghẻ nhầy nhụa kỳ lạ, khiến cả mảng lưng của ông lở loét. Đã vậy nhiều chứng bệnh khác như đau bao tử, thấp khớp, huyết áp… ập tới hành hạ ông liên tục nhiều năm. Vào lúc thập tử nhất sinh, anh em khiêng lên trạm xá được ít bữa thì y tá ở đó đuổi về. Lý do là ở bệnh xá không có thuốc điều trị, cũng như cho về thì khỏi mang trách nhiệm. Nhà văn Hà Thúc Sinh viết rằng mấy người bạn của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông khiêng ông ra hố nước để tắm lại sau nhiều ngày nằm liệt, như một cách giúp duy nhất có thể. Nhưng do phải đi lao động nên mọi người chỉ kịp nhìn thấy ông Nguyễn Văn Đông nằm sấp trên mặt đất, chứ không còn đứng nổi, cố múc nước rồi nằm quơ quào cố tắm rửa một mình như vậy. Nói về sáng tác trong giai đoạn đó, đại tá Nguyễn Văn Đông đã cố giữ lại cảm hứng của mình trong những năm đầu bị tù, vì nghĩ rằng cùng lắm 2-3 năm gì đó sẽ ra. Nhưng rồi dần dần mọi thứ thui chột theo sức khỏe và niềm hy vọng. Ngay lúc bệnh đã nặng, nhưng phát hiện tù nhân Đỗ Văn Phúc là em họ của ca sĩ Duy Khánh cũng bị tù chung trại, ông đã vui đến mức sáng tác lại. Cảm mến giọng hát của người này mà nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông viết riêng một bài hát để tặng, có tựa đề là “Sài Gòn trong trái tim tôi”. Tác phẩm này, giờ chắc đã tuyệt bút, chỉ còn được nhắc lại với đôi ba câu với những ai từng nghe qua như “Sài Gòn tiếc nuối không thôi, Hà Nội héo hắt răng môi, cho nhớ thương vời vợi. Ôi, Sài gòn trong trái tim tôi…” Năm 1985, khi khiêng ông về nhà, bà Nguyệt Thu nói rằng không nghĩ ông sống qua được năm đó. Sự tuyệt vọng tràn ngập đến mức khi nhận được hồ sơ ghi danh đi chương trình H.O ngay trong nhóm đầu, ông đã từ chối vì muốn được chết trên quê hương mình. Bà cũng thuận theo ý ông. Ấy vậy mà với sự chăm sóc nhẫn nại và yêu thương của người vợ hiền, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã chậm chạp sống lại một lần nữa, cho đến ngày buộc phải chia tay trần thế.   Bà Thu Nguyệt phu nhân nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông chịu tang bên linh cữu chồng. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)   Khác với cuộc đưa tiễn người lính Chris Kyle, buổi chia tay nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông không có nhiều người khóc. Chỉ có những cánh tay đưa lên, im lặng chào đưa tiễn ông. Động tác rất quen thuộc khiến những người xa lạ nhau như gần lại. Có điều gì đó dâng lên trong suy nghĩ, đầy xúc động. Quả là có những triều đại nguy nga lộng lẫy, nhưng mọi thứ đã không còn. Nhưng cũng có những chế độ đã mất nhưng con người và tinh thần quốc gia thì còn sống mãi. Nhạc sĩ Tuấn Khanh Bài viết do tác giả gửi đến.  
......

10. START-Stipendium für Schüler mit Migrationsgeschichte – nun auch in Bayern

Die START-Stiftung fördert mittels Stipendien seit 15 Jahren nahezu deutschlandweit talentierte Schüler*innen mit Migrationsgeschichte. Dieses Jahr erstmals auch in Bayern! Im Fokus steht hierbei die Potenzial- und Engagementförderung der Jugendlichen. Bewerbungen sind bis zum 15. März 2018 möglich. Wer? Talentierte Schüler*innen mit Migrationsgeschichte aller Schulformen, die… •  Selbst oder deren Mutter bzw. Vater nach Deutschland zugewandert sind; •  Im nächsten Schuljahr die 9. oder 10. Klasse besuchen und noch mindestens drei weitere Jahre zur Schule gehen werden; •  Interesse an ihrer persönlichen und schulischen Weiterentwicklung haben; •  Hohe soziale Kompetenz aufweisen und Verantwortung für sich und andere übernehmen; •  Offen, beharrlich, kritisch und echte Teamplayer sind. Was? Drei Jahre lang werden die Stipendiat*innen auf ihrem persönlichen und schulischen Weg mit ideeller und finanzieller Förderung begleitet: •  Individuelle Beratung und Unterstützung durch START-Betreuer*innen •  Halbjährliche verpflichtende Bildungsseminare, Wahlseminare zu unterschiedlichen Themen sowie regionale Bildungsangebote und Exkursionen; •  Zusätzliche Seminare und Beratungsangebote zur Gestaltung der Bildungsbiographie; Weitere Informationen und Link zur Bewerbung: https://www.start-stiftung.de/stipendium.html. Mit freundlichen Grüßen Ausländerbeirat Stadt Erlangen schrieb am 13:33 Mittwoch, 28.Februar 2018: _________________________________________ Stadt Erlangen - Bürgermeister- und Presseamt Geschäftsführung Ausländer- und Integrationsbeirat Büro für Chancengleichheit und Vielfalt/Internationale Beziehungen 91051 Erlangen ____________________________________________ Fon      +49 (0)9131 86 13 38 Fax      +49 (0)9131 86 19 91 e-mail   carolin.braun@stadt.erlangen.de Büro     Rathausplatz 1, 3. OG, Zimmer 317 web      http:\\www.erlangen.de
......

Hơi thở kiều bào

Cambodia có nhiều nơi mà tên gọi bắt đầu bằng từ ngữ kampong: Kampong Thon, Kampong Speu, Kampong Cham, Kampong Chhnan… Tôi xem bản đồ thì thấy là những địa danh này đều nằm ở ven sông, rồi hỏi ra mới biết rằng kampong (trong ngôn ngữ Khmer) có nghĩa là bến bãi. Cũng tựa như người Việt gọi Bến Thành hay Bến Ngự vì cả hai ngôi chợ này đều nằm cạnh bờ sông. Tôi ghé Kampong Chhnan nhiều lần nhưng mãi đến hôm rồi mới biết là nơi đây có một xóm nhỏ tên thuần Việt là Bến Ván. Cũng như tất cả những bờ bến khác, Bến Ván nằm sát mé sông (sông Tonlê Sap) cách Phnom Penh chừng 70 KM về hướng Bắc. Cứ đi theo quốc lộ 5 – đến ngay cột cây số 66 – sẽ thấy bên phải có ngã rẽ vào một hương lộ nhỏ, vắng tanh. Xe tiếp tục chạy tung bụi đỏ mịt mù khiến tôi có cảm tưởng là mình sẽ đi vào một … cõi hư vô nào đó nhưng chả bao lâu thì chợt thấy lờ mờ phía trước là một đám đông. Hoá ra là một cái chợ lộ thiên. Có lẽ vì không mấy khi có một chiếc xe bốn bánh lạc lõng tới đây nên lòng đường bị bạn hàng lấm chiếm đến hơn phân nửa. Phải bóp còi inh ỏi không ngừng mới vượt qua thêm được một đoạn đường chỉ chừng hai hay ba trăm mét. Sau chợ đến chùa, nếu có thể gọi một gian nhà sàn với vài ba tượng phật là một ngôi chùa – chùa Bến Ván. Kề cạnh là một gian khác (nhỏ nhắn hơn) tứ bề cũng trống huơ trống huếch. Bên trong có kê mấy cái bàn thô ráp, hơi dài, được giới thiệu là trường học – trường Bến Ván. Chùa & Trường Bến Ván. Ảnh chụp năm 2018 Thầy trụ trì tuy chưa bước vào ngưỡng cửa tứ tuần nhưng tóc đã lốm đốm bạc rồi. Cử chỉ và ngôn từ của ông đều vô cùng điềm đạm:     Sư đệ mất gần mười năm nhưng mới thực hiện được có bi nhiêu đó thôi à.     Bộ Phật tử không cúng dường gì hết trơn, hết trọi sao? Nhà sư chỉ tay xuống mấy chụp túp lều lụp xụp, bồng bềnh dưới mé sông, với ít nhiều ái ngại:     Đồng bào mình ở đây nghèo lắm, và đều là dân chài hết nên kêu gọi họ đóng góp chả khác nào khuyến khích sát sanh nên sư đệ sợ mang tội.     Còn Hội Việt Kiều có giúp đỡ gì mình không sư? Tôi hỏi theo thói quen nghề nghiệp chớ cũng đã đoán trước được câu trả lời: “Không dám giúp đỡ” đâu. Họ không sách nhiễu là mừng muốn chết rồi. May nhờ mấy ông xã ấp người Miên họ thương và bênh vực dữ lắm lắm nên bây giờ mới được yên như vậy đó, chớ mấy năm trước hội cứ cho người tới kiếm chuyện rầy rà hoài hà! Tôi niệm thầm (“Nam Mô A Di Đà Phật”) thay cho một tiếng thở dài, cố nén: Thiệt ra thì ở đâu có hội này là chỗ đó phải có chuyện thôi, sư ơi. Tôi nói hết sức nhỏ nhẹ, và cũng rất thực lòng, như một lời an ủi gửi đến một vị tu sĩ trẻ đang bơ vơ hoằng pháp giữa quê người đất khách. Dù chỉ loanh quanh ở Biển Hồ vài ba năm nay thôi nhưng thái độ, cũng như cung cách làm việc của nhân viên Đại Sứ Quán Việt Nam (và Hội Việt Kiều) ở cái Xứ Chùa Tháp này thì tôi … rành lắm. Tôi “đụng chuyện” với họ hoài mà. Lẽ ra tui cũng không thèm nói đâu nhưng mới rồi nghe ông Nguyễn Xuân Phúc lên giọng giả nhân/giả ngãi (“Tổ quốc lắng nghe hơi thở của bà con kiều bào, đặc biệt lắng nghe những nguyện vọng, những ý kiến đóng góp quý báu của bà con dành cho đất nước …) nên cũng xin có đôi lời xin thưa cùng “tổ quốc” cho nó tỏ tường. Là thành viên của một hội thiện nguyện (Hiệp Hội Vì Dân – Vidan Foundation) tôi được cử đến làm việc ở trường làng Kandal – cũng thuộc Kampong Chhnan, cách Bến Ván cỡ 70 cây số về hướng Bắc – do Hội Đồng Hương Perth Tây Úc (cùng với sự bảo trợ của 2VNR Radio) khởi công xây cất từ năm 2010. Khi tới nơi, vào cuối năm 2014, tôi mới biết rằng ngôi trường khang trang này không có nước cũng không có điện luôn. Loay hoay mãi mới bắt được nước, câu được điện, để có thể xử dụng được nhà vệ sinh, và gắn đèn với quạt cho ba lớp học. Trước khi rời khỏi đây, tôi cũng xin được Hiệp Hội cho phép gửi lại một số tiền tráng xi măng nền trường, vốn bằng đất nện, để biến nó thành sân chơi cho học sinh (vào mùa nước cạn) và hẹn sẽ quay lại trước Hè. Về chưa được nửa đường, mới tới sân bay Taoyuan (Đài Loan) đã nghe có chuyện phiền hà̃: Hội Việt Kiều cho người tới điều tra coi nguồn tiền ở đâu ra mà bắt nước, kéo điện, lắp đèn, lắp quạt tùm lum thứ vậy? Có biết tên tuổi, lý lịch của người tài trợ không? Họ còn đòi kiểm soát sách giáo khoa, sợ dậy sai đường lối chính sách, dù trường làng Kandal chỉ dậy tới lớp ba thôi! Qua năm 2015 – 2016, tôi được cử đi làm việc với mấy trường học có dậy tiếng Việt ở Neak Loeung (tên Việt là Hố Lương) một thành phố nhỏ giáp biên Miên/Việt, cách thủ đô Nam Vang 65 KM về hướng Đông Nam. Thì cũng gọi là trường vì quen miệng chứ thực ra thì đây là những lớp học tuyềnh toàng, tạm bợ. Tuy học phí mỗi ngày chỉ là 500 riels tiền Miên (cỡ 12 xu U.S.D) nhưng số học sinh hiện diện vẫn rất thất thường vì còn tùy thuộc vào khả năng (chạy ăn từng bữa) của cả gia đình. Trường Hố Lương. Ảnh chụp năm 2016 Với khả năng tài chính (rất giới hạn) của Hiệp Hội, chúng tôi chỉ có thể thực hiện được những trợ giúp vô cùng nhỏ nhặt: tặng sách bút chỗ này, thêm bàn ghế chỗ kia, cơi nới chỗ nọ cho thêm rộng, và mọi trường đều được tài trợ để cả thầy lẫn trò yên tâm hơn … trên con đường học vấn! Chỉ vậy thôi nhưng khi chúng tôi trở lại lần thứ hai là có chuyện liền. Đang ngồi ăn trưa tại nhà của một người dân địa phương thì mấy cái xe Honda đã lạng tới lạng lui trước cửa, với mấy khuôn mặt rất cô hồn cùng ánh mắt vô cùng soi mói. Đám công an bên Hồng Ngự đó. Sao mà họ biết tin lẹ qúa, vậy Trời! Chủ nhà nói như than. Ngay sau đó thì điện thoại kêu. Không rõ nội dung cuộc điện đàm ra sao, chỉ nghe khổ chủ cuống quýt vâng dạ liên hồi. Xong, ông nhỏ giọng phân trần: Nhân quyền không biết ở tận đâu, chớ chính quyền thì gần lắm. Dù nằm ở bên kia biên giới nhưng đồn công an Hồng Ngự chỉ cách nhà tui có vài chục cây số thôi hà! Ngay lúc đó, tôi thực tình không tin rằng đám công an VN có thể lộng hành đến như vậy trên lãnh thổ của một nước láng giềng có chủ quyền. Chả qua vì dân Việt ở Cambodia hiền lành quá nên bị họ bắt nạt thôi. Nhưng đến giờ thì tôi biết rằng mình lầm lớn, và lầm lắm. Ngày 17 tháng 2 năm 2018 vừa qua, nữ biên tập viên Zeitmagazin cho hay rằng mật vụ Việt Nam có thể sẽ vươn tay tới những người bất đồng chính kiến tại Đức. Hai hôm sau, tờ báo này cho biết thêm: “Ngay tại nước Đức người Việt Nam cũng không nên nói và viết lên sự thật – bằng không họ sẽ bị hăm dọa và tấn công.” Giữa thủ đô Đức Quốc mà đám đàn em của Đại Sứ Côn Đồ Đoàn Xuân Hưng còn dám hăm he cho nhà báo Bùi Thanh Hiếu và Lê Trung Khoa “ăn tiết canh ngan” thì xá chi cái mạng (nhỏ xíu xiu) của một ông kiều bào vô danh, đang sống lây lất ngay sát cạnh ranh giới Việt/Miên. Nhà báo Lê Trung Khoa và Bùi Thanh Hiếu Hung hãn như vậy đó nhưng khi “Campuchia tước quyền công dân 70.000 người gốc Việt” thì tất cả im re. Bản tin của Đại Sứ Quán Việt Nam tại Cambodia  còn không hề có được một dòng chữ nào về sự kiện vô đạo lý và pháp lý này. Trong lúc thiên hạ vô cùng hoang mang thì người phát ngôn của bộ ngoại giao ta, bà Lê Thị Thu Hằng, “phát ra” một câu thúi hoắc –  y như tiếng rắm: Việt Nam và Campuchia có quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống tốt đẹp. Cộng đồng người Campuchia gốc Việt sinh sống ở Campuchia đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Campuchia cũng như vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước. Trên tinh thần đó, Việt Nam mong muốn Campuchia tiếp tục tạo điều kiện pháp lý thuận lợi và có biện pháp phù hợp để đảm bảo các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người Campuchia gốc Việt. Sau bà Hằng lại đến ông Phúc: “Tổ quốc lắng nghe hơi thở của bà con kiều bào…”  Tôi lậy cả ông lẫn bà, đám dân trôi sông lạc chợ ở Cambodia đã khổ lắm rồi, cho họ xin hai chữ bình an đi! Blogger Tưởng Năng Tiến
......

ĐẾN THỔ DÂN CŨNG BIẾT ĐÒI HỎI, CÒN TA?

“…Sức mạnh của dân tộc trước hết phải biết đòi hỏi quyền lợi cho mình. Dù dân tộc này có thông minh hay có sẵn hiểu biết mà mà cam chịu thì cũng chẳng làm nên thành tích gì…” Vào thế kỷ 18 James Cook, một thuyền trưởng người Anh khám phá vùng đất nước Úc ngày nay. Khi đó, ông đến đây và tuyên bố vùng đất này là vô chủ. Ông tuyên bố như vậy nghĩa là ông xem dân bản địa chẳng có vai trò gì với vùng đất mà họ đang ở, mặc dù họ đã định cư ở đó trước người da trắng rất lâu. Cũng phải thôi, vì thời đó Đế Quốc Anh đi xâm chiếm thuộc địa và mở rộng bờ cõi khắp năm châu. Vì thổ dân bản địa Úc khi đó vẫn là những tộc người man rợ, có nơi còn tục lệ ăn thịt kẻ thù, tức ăn thịt người. Chính vì thế, trong mắt James Cook, người Úc bản địa chẳng là gì cả, vì ông cho rằng, người Anh của ông mới là người văn minh và xứng đáng sở hữu vùng đất này. Sau James Cook 200 năm, nước Úc của người da trắng cũng hình thành và phát triển dần thành quốc gia độc lập. Bị phân biệt đối xử, nhưng người Úc bản địa cũng dần bỏ đi những hủ tục cổ hũ khi xưa. Đến đệ nhị thế chiến, người Úc bản địa ở các đảo phía bắc thuộc Queensland cũng gia nhập quân đội Úc chiến đấu chống quân đội quân phiệt Nhật Bản. Khi đó vì lòng yêu nước họ tòng quân, dù cho họ không có quyền bầu cử và chỉ hưởng lương bằng 1/3 người Úc da trắng. Sống gần văn minh thì man rợ cũng tiến bộ. Năm 1981, Eddie Mabo người Úc bản địa thuộc đảo Murray nhận ra rằng, bao đời nay tổ tiên của họ sống tại vùng đất này, họ đã định cư ở đây trước cả người da trắng đến. Thế nhưng, người bản địa của họ không hề có quyền sở hữu đất trong hệ thống pháp luật khối Thịnh vượng chung. Tất cả đất đai mà tổ tiên của họ để lại thuộc chính phủ Úc, trong khi người da trắng được quyền sở hữu đất đai. Ông nhận ra đấy là một điều bất công, thế là ông kiện lên tòa án Queensland đòi lại quyền sở hữu đất cho tộc mình. Kết quả năm 1989, toà án tối cao bang Queensland tuyên bố Eddie Mabo thắng kiện. Qua đây ta thấy gì? Người Úc bản địa, tộc người ăn lông ở lỗ nhưng tiếp xúc với văn minh thì ý thức họ cũng nâng cao. Họ từng là những tộc người được cho là mọi, nhưng ngày nay, khi ý thức được sự bất công, quyền lợi của mình bị tước bỏ và họ đã đòi. Điều này đáng làm chúng ta suy ngẫm lại người Việt chúng ta, rằng liệu chúng ta đã bằng thổ dân bản địa Úc chưa? Câu trả lời là, ở khía cạnh này chúng ta đã thua người thổ dân bản địa Úc. Nhìn vào lịch sử, chúng ta có xuất phát điểm hơn họ, thậm chí hơn rất xa. Thế nhưng chúng ta đã thua họ ở sự mạnh dạn cất lên tiếng nói cho quyền lợi của mình. Họ đòi, ta cam chịu. Là người Việt, chúng ta nghĩ sao? Thật sự tôi rất lấy làm xấu hổ khi tìm hiểu về điều này. Sức mạnh của dân tộc trước hết phải biết đòi hỏi quyền lợi cho mình. Dù dân tộc này có thông minh hay có sẵn hiểu biết mà mà cam chịu thì cũng chẳng làm nên thành tích gì. Chính quyền Úc không trao quyền sở hữu đất cho thổ dân bản địa, chính quyền CS thì tước bỏ quyền sở hữu đất của dân bằng điều luật "đất đai là sở hữu của toàn dân do nhà nước quản lí". Thổ dân biết đòi hỏi, vậy mà 90 triệu dân chẳng thấy ai ứ lên 1 tiếng. Thực sự sức mạnh tinh thần và trí tuệ của chúng ta đang ở đâu? Có cảm nhận rằng, ta đang ở tầm rất thấp. Buồn thay! FB Đỗ Ngà
......

Việt Nam: “Bến Thượng Hải” của thế kỷ 21

Phần 1: Miền đất dữ Ngày 5-9 Tháng 3 tới đây, đoàn Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson sẽ có mặt tại Đà Nẵng. Ý nghĩa của cuộc “viếng thăm”, chắc chắn, không chỉ mang những giá trị biểu tượng thuần túy trong bối cảnh “cơn bão Biển Đông” đang vần vũ mây đen ở đường chân trời. Vậy là sau đúng 45 năm (3/1973 - 3/2018), người Mỹ trở lại miền đất nhiều ân oán, duyên nợ. Một cách đầy ẩn ý, ngày 14 tháng 3, 2018 cũng tròn 30 năm sự kiện hải quân Trung Quốc thảm sát 64 người lính công binh quân đội Nhân dân Việt Nam tại bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. 45 năm người Mỹ rời khỏi Việt Nam với những ký ức buồn và sự rạn vỡ trong lòng nước Mỹ. Cái tên Việt Nam trở thành nỗi ám ảnh chiến tranh điên loạn cho nhiều thế hệ thanh niên Mỹ như trong những bộ phim của Cappola. Chiến tranh Việt Nam không đơn thuần chỉ là một cuộc chiến. Đó là cuộc đối đầu sinh tử của hai nửa thế giới: Cộng Sản chủ nghĩa và phần còn lại của thế giới Tự do. Xung đột về ý thức hệ, mô hình xã hội và những âm mưu quyền lực địa chính trị thế giới trong một thời đại đầy biến động đã đẩy Việt Nam vào bánh xe của thần Ares trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm dài 20 năm. Nơi đây, thực sự là một “cối xay thịt người” khổng lồ với hơn 4 triệu thương vong trên cả 2 miền đất nước, cùng những tàn phá khủng khiếp. Xương máu của không chỉ người Việt mà còn cả người Mỹ, người Trung Quốc, người Nga, người Úc, người Hàn Quốc... đều đã đổ xuống mảnh đất này. Việt Nam trở thành “phòng thí nghiệm” cho tất cả các phương thức, lực lượng, kỹ thuật, vũ khí chiến tranh với mục đích tiêu diệt con người và vật chất xã hội ở phía bên kia chiến tuyến ở mức độ cao nhất. Nơi đây đã diễn ra “Cuộc thử nghiệm” cho những bi kịch vĩ đại và ảo tưởng ghê gớm mà con người có thể tạo ra để hủy diệt lẫn nhau dưới những danh xưng đẹp đẽ. Nếu như Trung Đông có Jerusalem là vùng đất Thánh, nơi chứa đựng Thánh tích, di sản văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc… vô giá của loài người nhưng cũng là nơi chứng kiến những xung đột tôn giáo, quyền lực chính trị đẫm máu triền miên hàng ngàn năm thì Châu Á có Việt Nam với rất nhiều điểm tương đồng. Nằm ở “trái tim” của vùng Đông Nam Á, đất nước này có một vị trí địa chiến lược số 1 khu vực, là mảnh đất “đáng khao khát” nhất trong mắt các cường quốc trên thế giới. Trước khi người Pháp, người Nhật rồi người Mỹ đến đây, mảnh đất nhỏ bé nhưng cẩm tú, nằm bên bờ biển Đông giàu có về khoáng sản và thuận lợi về giao thương đường biển này liên miên chìm trong chiến tranh. Lịch sử của Việt Nam cũng là lịch sử của những cuộc chiến. Người Việt luôn phải đối mặt với thách thức tồn vong trước người láng giềng phương Bắc to lớn Trung Quốc và tư tưởng bá quyền ăn sâu vào huyết quản chủng tộc Hoa Hạ. Một sử gia người Pháp từng nói câu đại ý như thế này, “Nếu thung lũng sông Mã, sông Hồng không được trấn giữ bởi một dân tộc anh dũng nhất thế giới thì biên giới của Trung Hoa đã bao gồm cả vùng Đông Nam Á”. Sau gần 1000 năm Bắc thuộc, dân tộc Việt cố gắng duy trì bản sắc và nền Độc lập một cách ngoan cường suốt hơn một thiên niên kỷ sau đó kể từ chiến thắng Bạch Đằng giang lịch sử của Ngô Vương Quyền năm 938, là tấm lá chắn cuối cùng chặn đứng bước Nam tiến của những hoàng đế phương Bắc. Một quốc gia, một dân tộc mà chưa bao giờ có hòa bình kéo dài quá 80 năm giữa những cuộc xâm lăng nhưng vẫn tồn tại và phát triển. Lịch sử hào hùng ấy có thể không lặp lại ngày hôm nay, khi mà giờ đây, kẻ thù truyền kiếp được các nhà lãnh đạo CSVN xưng tụng là “đồng chí tốt, láng giềng tốt” và hơn hết là nền Độc Lập bị xóa bỏ từ trong tiềm thức của cả một thế hệ mê muội với những tư tưởng vong nô “Sơn thủy tương liên; Lý tưởng tương thông; Văn hóa tương đồng; Vận mệnh tương quan”.“Mười sáu chữ vàng” này, từng chữ, như những chiếc đinh nguyền rủa, đóng vào thân thể của Việt Nam và treo móc nền Độc Lập, Tôn nghiêm của quốc gia lên giá khổ hình để cho bầy quỉ đỏ xâu xé, moi móc tim gan. Từ Hoàng Sa cho đến Gạc Ma, vịnh Bắc Bộ và biên giới phía Bắc, từ Cao nguyên trung phần cho đến Formosa Hà Tĩnh, Tư Chính những phần đất, biển, tài nguyên bị cướp đoạt, bị bán rẻ mạt cho người “bạn vàng” Trung Cộng để trả những món nợ oan nghiệt trong quá khứ và hiện tại. Nhưng khốn thay, không ai có thể trả hết “món nợ của quỉ” cho đến khi kẻ vay nợ phải trả bằng chính sinh mạng và cả linh hồn của mình. Món nợ mà những người CSVN vay mượn hôm qua,sẽ phải trả giá bằng cả sự Tồn vong và Tự do của cả một dân tộc. 45 năm (1973) người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam, 44 năm (1974) Việt Nam mất Hoàng Sa, 30 năm (1988) Việt Nam mất Gạc Ma, lãnh thổ Việt Nam “teo tóp” dần sau mỗi hiệp ước “phân định” biên giới, vịnh Bắc Bộ (2000). Một chiếc tàu đánh cá của ngư dân Đà Nẵng bị tàu Trung Quốc đâm chìm ngay trên vùng biển Việt Nam. Ảnh: Internet Hàng ngàn tàu cá Việt Nam bị tàu kiểm ngư Trung Quốc truy đuổi, đâm chìm, bắn phá mỗi năm. Hàng trăm ngư dân Việt bị bắt, bị bắn chết, tịch thu tài sản ở ngay trên chính vùng biển cha ông họ đã đánh bắt hàng ngàn năm qua bởi các lực lượng chấp pháp của Trung Cộng. Năm 2016, sau sự kiện hai máy bay quân sự hiện đại nhất Việt Nam là Su30MKII và Casa 212 bị bắn tan xác, Trung Quốc đã gần như áp đặt vùng “cấm bay” đối với lực lượng không quân VN trên vùng Biển Đông. Mọi hoạt động tuần thám, diễn tập của lực lượng hải không quân Việt Nam phải được sự cho phép của Trung Cộng. Tất cả các hoạt động khảo sát thăm dò dầu khí, khai thác trên thềm lục địa Việt Nam cũng đều bị Trung Quốc cấm cản. Năm 2017, sự ngang ngược của Trung Quốc đã đến mức đỉnh điểm khi các cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc chỉ còn cách Đà Nẵng 60 km. Tại bãi Tư Chính thuộc vùng biển BRVT, tàu hải quân Trung Cộng bắn thẳng vào nhà giàn của VN, chiếm đoạt lỗ khoan thử nghiệm dầu khí của công ty liên doanh với Việt Nam là Repsol. Tuy nhiên, những hoạt động đấu tranh dân sự phản đối Trung Quốc bị Hà Nội đàn áp dã man... Chính sách “đu dây”, hèn hạ của CSVN, đã khiến cho đất nước phải lần lượt trả giá nghiệt ngã bằng chủ quyền, tài nguyên, môi trường... cùng máu của người dân, chiến sỹ. Trong khi, những “lãnh đạo” CSVN thì gọi đó là những hành động “cha mẹ dạy con, thương cho roi, cho vọt”, hình ảnh ông Trọng khúm núm nâng tách trà mời Tập Cận Bình “trà Việt Nam không ngon bằng trà Trung Quốc”đã lột tả bản chất của một thể chế vong nô, phản quốc, đê mạt nhất trong lịch sử. Ông Nguyễn Phú Trọng đãi ông Tập Cận Bình trà Việt Nam "không ngon bằng trà Trung Quốc" tại Hà Nội hôm 13-11-2017. Ảnh: Tin Tức Hàng Ngày Thật mỉa mai, khi hàng triệu triệu xương máu đã đổ xuống vì ý chí của người Cộng sản “dù phải đốt cháy dãy Trường sơn cũng phải dành được Độc Lập” và rồi sau 45 năm khi đã “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, họ lại mong mỏi người Mỹ trở lại để đảm bảo “hòa bình và luật pháp quốc tế” ở vùng biển Đông đầy “giông bão”. Việc người Mỹ quay trở lại Đông Nam Á chắc chắn không xuất phát từ “thành tâm chính trị” của người Cộng sản. Thông điệp mà đoàn tàu Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson mang đến Đà Nẵng trước hết để bảo vệ quyền lợi của chính người Mỹ và những đồng minh trên vùng Biển Đông giàu có trước cơn đói khát của con sư tử Trung Hoa đã thức giấc. Việt Nam trên bàn cờ địa chính trị khu vực giống như một đứa trẻ cầm trên tay cục vàng đi giữa chợ đông. Không một quốc gia nào đủ sức cản bước chân bá quyền của Trung Hoa ở Đông Nam Á ngoài người Mỹ với những liên minh hùng mạnh Nhật – Hàn – Úc – Ấn. Biển Đông trở thành tâm điểm của những xung đột lợi ích của các cường quốc thế giới trong thế kỷ 21 và Việt Nam với vị trí địa chiến lược trung tâm của Đông Nam Á một lần nữa đứng trước những thử thách tồn vong và phát triển to lớn. Nếu cúi đầu cam phận ách nô dịch của một thể chế độc tài, tham tàn, ngu xuẩn và hèn hạ, dân tộc này đáng bị diệt vong. Còn nếu quốc dân thức tỉnh, dũng cảm nắm lấy vận mệnh của mình, dẹp bỏ thể chế tà quyền CS để đón nhận những cơ hội to lớn thay đổi sắp tới, “vùng đất dữ” này hoàn toàn có thể trở thành một “bến Thượng Hải” phồn vinh. Một cuộc sinh đẻ mới đầy đau đớn của dân tộc và đất nước này nhưng cần thiết cho một tương lai tươi sáng Thịnh Vượng, Dân Chủ và Tự Do đang tới gần. Tân Phong Ngày 22.02.2018 http://www.viettan.org/Vie%CC%A3t-Nam-Be%CC%81n-Thuo%CC%A3ng-Ha%CC%89i.html
......

Nghề nâng cũng lắm công phu!

Nâng đây là nâng bi, nói nôm na là nghề nịnh hót. Một vở tuồng trên sân khấu giống như một xã hội thu nhỏ ngoài đời. Trong đó vui buồn, hờn giận, yêu thương, căm ghét được thể hiện qua từng nhân vật điển hình. Có anh hùng nhưng cũng có gian hùng, có văn quan cũng có võ tướng, có trung thần cũng có nịnh thần. Nhưng đặc biệt hơn hết, nịnh thần là một nhân vật đặc trưng nhất không thể thiếu qua các triều đại từ cổ chí kim. Triều đại cộng sản ở Hà Nội hiện nay cũng thế, tuy nó ngụy danh là một chế độ có đầy đủ thiết chế dân chủ như mọi quốc gia dân chủ khác. Cho nên bất cứ lúc nào cần thiết, trong đảng cộng sản cũng thấy xuất hiện những vai tuồng nịnh giỏi, hót hay khiến người ta nghĩ đó là những kẻ đã qua trường lớp “giáo dục và đào tạo chuyên sâu” nghề nịnh. Mới đây có một ông tự xưng là nhà văn viết một bài thật đáng đồng tiền chu cấp của đảng, nhan đề “Danh thơm là lẽ sống của kẻ sĩ”. Thoạt mới nghe qua đã thấy thơm lừng nhưng khi đọc hết lại nghe mùi “con thuyền Nghệ An” khi xưa của Cao Bá Quát. Ông nhà văn này đem câu chuyện Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường đối đáp để cuối cùng trổ tài nâng bi cụ Tổng lên hàng “danh sĩ Bắc Hà”, một danh dự mà không phải ai cũng có trên đất Bắc xưa cũng như nay. Lập tức một lô báo lề đảng rộ lên hưởng ứng hết lời, coi ông Tổng Trọng như một kẻ sĩ không màng danh lợi, quyết xã thân cứu đảng bằng trận dựng lò đốt củi, đưa chiến dịch chống tham nhũng lên một tầm cao mới. Thế là sau khi được chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đánh giá “là tấm gương sáng tiêu biểu để cán bộ, đảng viên noi theo” trong một buổi lễ hôm cuối tháng 1, giờ đây ông Trọng trở thành “danh sĩ Bắc Hà” đồng thời là “người đốt lò vĩ đại” trong một màn kịch mới của các nịnh thần trong đảng. Thực tế ông Trọng vĩ đại tới mức nào chỉ cần nhìn vào vụ xét xử cặp dê tế thần vừa qua sẽ thấy. Dù chỉ mới đốt mấy thanh củi mục, nhưng khi nghe báo chí tung tin theo cáo trạng thì ghê gớm lắm. Nào là Trịnh Xuân Thanh làm thất thoát đến 3200 tỷ đồng trong thời gian là chủ tịch PVC, nhưng khi đưa ra tòa chỉ truy tội tham ô, chia nhau 4 tỷ đồng nhưng cũng đã trả lại cho khổ chủ. Thế mà anh ta vẫn bị xử tù chung thân. Hay Đinh La Thăng bị cáo buộc tham ô, cố ý làm trái, có liên hệ lợi ích nhóm toàn là những tội tày trời, nhưng ra tòa chỉ bị tội làm trái quy định nhà nước và nhẹ nhàng lãnh 13 năm tù. Nói cách khác là cáo trạng nói một đàng tòa kết án một nẻo... theo đúng phong cách án chỉ đạo, án dàn xếp trước. Điều này cho thấy là ông Trọng dựng lò đốt củi mục chỉ để tạo hư danh cho chính mình. Phe cánh ông ở trong đảng và một số người mù mờ khen ông đã dám đánh tham nhũng với một vài con chuột lớn ra khóc lóc, ca cẩm trước tòa. Nhưng cái hư danh ấy không che giấu được gì trong tình hình tham nhũng tràn lan và đảng CSVN trở thành một đảng cầm quyền vơ vét danh tiếng nhất thế giới, không thua kém những chế độ độc tài lạc hậu nhất ở Phi Châu. Vì cho đến bây giờ, ông Trọng vẫn không dám đụng đến uy quyền của những thế lực sẵn sàng đốt ông trong cái lò của chính ông Trọng dựng lên. Thật trơ trẽn khi mới có trầy trật đánh được vài vụ án chung quanh Tập Đoàn Dầu Khí để dọa Nguyễn Tấn Dũng, ông Trọng vội vàng cho đàn em viết bài tâng bốc mình là loại sĩ phu Bắc Hà thứ thiệt, là người đốt lò vĩ đại, là một tổng bí thư đảng trong sạch và can đảm nhất từ trước đến nay. Nhà văn của đài VOV quả thật là can đảm và nhất là có thừa sự nham nhở của kẻ làm văn chương hạ cấp. Nếu cứ tin rằng ông Trọng tay không nhúng chàm thì bức tượng Hồ Chí Minh nặng gần 20 ký vàng ròng mà Formosa tặng cho ông Trọng không phải là của tham nhũng hay sao? Còn sự đánh tham nhũng của ông ai cũng thấy là chỉ nhằm đánh một bên, chừa một bên. Ông Trọng sẽ trả lời sao khi kẻ phải chịu trách nhiệm lớn nhất trong vụ Formosa xả thải chất độc là Võ Kim Cự được từ từ hạ cánh an toàn như một người vô tội. Ở một khía cạnh khác, để bước đi “một người, một đảng, một quyền lực” sớm thành hiện thực, tay chân bộ hạ ông Trọng nhân cơ hội này làm sống lại tệ sùng bái cá nhân, dùng hình ảnh một Nguyễn Phú Trọng vĩ đại để củng cố phe nhóm mình và tóm thâu quyền hành. Nhờ đó ông Trọng sẽ ngồi vững trên ghế tổng bí thư đến hết nhiệm kỳ 2 mà không sợ ai soán ngôi. Biết đâu để cho vĩ đại hơn, chức tổng bí thư sẽ được tay chân Nguyễn Phú Trọng phù phép kéo dài trên hai nhiệm kỳ như họ Tập bên Trung Quốc vừa làm… hầu cho ông Trọng chết già trong chiếc lò của mình. Điều này hẳn cũng vô cùng phù hợp với đường lối của thiên triều mà ông Trọng là một nô tài sáng giá chưa có người thay thế dưới mắt Tập chủ tịch. Quả thật phải thành thật nhận rằng, nghề nâng bi trong triều đình Hà Nội ngày nay cũng lắm công phu.
......

Chính trị bình dân – Phạm Đoan Trang – Tái bản lần thứ Nhất – PDF

Luật Khoa tạp chí trân trọng giới thiệu và đăng tải bản đầy đủ của cuốn “Chính trị bình dân”, tái bản lần thứ Nhất, có chỉnh sửa, của nhà báo Phạm Đoan Trang, do Nhà xuất bản Giấy Vụn và GreenTrees xuất bản. Download: Chính trị bình dân – Tái bản lần thứ nhất (PDF) Ngày 24/2 vừa qua, tác giả Phạm Đoan Trang đã bị công an bắt cóc và ép làm việc về cuốn sách này cho đến nửa đêm. Trước đó, Hải quan Đà Nẵng cũng tịch thu một số bản in cuốn sách này vốn được gửi từ nước ngoài về Việt Nam. Kể từ đó đến nay, chúng tôi gần như mất liên lạc với Đoan Trang vì nhà riêng của cô bị cắt Internet. Tuy không thể xin phép đăng tải cuốn sách này nhưng chúng tôi tin rằng tác giả sẽ đồng ý với việc phổ biến cuốn sách tới đông đảo bạn đọc của Luật Khoa. Vốn dĩ, cuốn sách này được xuất bản qua trang thương mại điện tử Amazon với mức giá 20 USD (tương đương khoảng 450.000 đồng). Bản điện tử cũng được xuất bản trên Smashword với giá 5 USD (tương đương khoảng 120.000 đ). Như tác giả đã nhiều lần thông báo trên Facebook cá nhân, toàn bộ số tiền bán sách được chuyển cho Quỹ Lương Tâm, một quỹ từ thiện được lập ra để giúp đỡ gia đình các tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Nếu đọc bản PDF và muốn trả tiền mua sách, bạn đọc có thể gửi tiền tới Quỹ Lương Tâm theo tài khoản ngân hàng: Nguyễn Quang A Số tài khoản: 0541000287869, Vietcombank Chương Dương, Hà Nội Hoặc tài khoản Paypal: quyluongtamvn@gmail.com. Chúng tôi đề xuất mức giá đối với bản PDF là 50.000 đồng. Bạn đọc ở các nước khác có thể đặt mua bản in cuốn này trên Amazon hoặc liên hệ với bà Mạc Việt Hồng (Ba Lan) qua Facebook. — MỤC LỤC Lời nói đầu của tác giả Lời cảm ơn của tác giả Hướng dẫn sử dụng sách Phần I. Chính trị là gì? Chương I. Định nghĩa chính trị Bài đọc. Chính trị ảnh hưởng đến tất cả chúng ta Chương II. Hoạt động chính trị Bài đọc. Vì các vị độc tài, chúng tôi mới phải đi vận động quốc tế cho nhân quyền Bài đọc. Mặt trái của biểu tình Chương III. Về môn học “Khoa học chính trị” Phần II. Chính quyền và nhà nước Chương I. Định nghĩa chính quyền Chương II. Tính chính danh Chương III. Nhà nước Phần III. Dân chủ Chương I. Định nghĩa dân chủ Chương II. Các hình thức đại diện Chương III. Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện Chương IV. Lợi ích và mặt trái của dân chủ Phần IV. Các chủ nghĩa Chương I. Thế nào là một chủ nghĩa? Chương II. Chủ nghĩa tự do Chương III. Chủ nghĩa bảo tồn Chương IV. Chủ nghĩa xã hội và dân chủ xã hội Chương V. Một số chủ nghĩa khác Bài đọc. Nếu đàn ông có kinh nguyệt Gloria Steinem Nguyễn Trung Dũng (dịch) Chủ nghĩa dân tộc và lòng yêu nước Bài đọc. Tinh thần yêu nước Nguyễn Dân (Facebooker Ếch Ao) Bài đọc. Yêu nước là gì? Nguyễn Trần Quyên Quyên Ý thức hệ có cần thiết không? Phần V. Tương tác chính trị Chương I. Thay đổi xã hội Chương II. Làm truyền thông: công luận, truyền thông chính trị, và tuyên truyền Bài đọc. Công luận và việc làm chính sách Bài đọc. Tự do báo chí kiểu Việt Nam Chương III. Đảng và hệ thống đảng Chương IV. Bầu cử Bài đọc. ABC về bầu cử quốc hội ở Việt Nam Bài đọc. Hội nghị cử tri – Nét quái đản trong cơ chế bầu cử quốc hội Bài đọc. Tại sao đảng cố “lùa” dân đi bầu cử? Chương V. Tổ chức và nhóm lợi ích Bài đọc. Khi có quá nhiều một thứ tốt đẹp Bài đọc. Cái gì quyết định sự phát triển của phe nhóm lợi ích? Chương VI. Xã hội dân sự Bài đọc. Xây dựng không gian cho xãhội dân sự Bài đọc. Xã hội ảo… nhưng thật Chương VII. Phong trào xã hội Phần VI. Bộ máy nhà nước Chương I. Hiến pháp và pháp luật Bài đọc. Bản hiến pháp vang vọng tiếng dân Bài đọc. Lược sử cuộc sửa đổi hiến pháp Việt Nam Chương II. Lập pháp Bài đọc. 10 đầu việc của một đại biểu quốc hội Trịnh Hữu Long Bài đọc. Cách đo chất lượng hoạt động của quốc hội Chương III. Hành pháp Bài đọc. Nhánh hành pháp ở Mỹ Chương IV. Tư pháp Bài đọc. Tòa án độc lập Chương V. Chế độ đại nghị và chế độ tổng thống Chương VI. Bộ máy hành chính Chương VII. Hệ thống chính trị CHXHCN Việt Nam Chương VIII. Quân đội và công an Bài đọc. Nghề công an trong chế độ dân chủ Bài đọc. Nguyên tắc “dân quản quân” và vấn đề tướng lĩnh nắm quyền cơ quan dân sự Việt Nam Nguyễn Quốc Tấn Trung Phụ lục. Tài liệu tham khảo Từ điển thuật ngữ Đề mục tra cứu Executive summary Về tác giả About the author  
......

Chúng ta phải làm gì ?

Một bạn hỏi tôi nghĩ gì về những người như Cù Huy Hà Vũ, Bùi Tín, Điếu Cày, Tạ Phong Tần v.v....? Cá nhân tôi nghĩ rằng chúng ta nên luôn mở rộng vòng tay chào đón những người "từ bỏ cộng sản"; nhưng chúng ta cũng phải luôn cảnh giác; vì chúng ta không có cách gì biết được ai từ bỏ cộng sản thật sự, ai được cộng sản cài vào để nằm vùng. Có những người cộng sản thức tỉnh sau khi nhận ra sự thực và thực tâm từ bỏ cộng sản; nhưng cũng có những người cộng sản cho đến chết. Chúng ta đã có quá nhiều kinh nghiệm đau thương với những trò gian ác, tráo trở, lật lọng của VC, nên nhất định phải đề phòng.... Một bạn khác hỏi tôi nghĩ gì về chuyện "phe ta đánh phe ta", chuyện "chống cộng thì ít, chống nhau thì nhiều" hiện nay. Suy nghĩ của cá nhân tôi thì VC đã thành công trong việc lũng đoạn cộng đồng người Việt ở ngoại quốc ở một mức độ nào đó; cũng như VC đã thành công trong việc "trồng" nên, nói chung chung, một thế hệ người Việt không quan tâm đến những vấn đề trọng đại của đất nước trong nước hiện nay. Năm 1954, ngay sau khi ký xong hiệp định Geneva, chưa rút quân về Bắc thì VC đã chuẩn bị cho việc đánh chiếm miền Nam sau này, bằng cách chôn giấu vũ khí, cài lại cán bộ chưa bị lộ diện, tổ chức đám cưới tập thể cho các bộ đội sắp sửa tập kết ra Bắc... Cho nên VC chắc chắn không để yên cho cộng đồng người Việt hải ngoại lớn mạnh, đoàn kết chặt chẽ với nhau. VC phải phá bằng mọi giá, không phải bây giờ mới gởi người ra phá, mà chắc chắn VC đã gài người vào làm người "tỵ nạn cộng sản" ngay từ khi mới có phong trào vượt biển, vượt biên... Mà người Việt ở hải ngoại thì rời rạc, không thống nhất, không ai lãnh đạo và mỗi người là một ông (bà) vua, đầy lòng tự ái và cả đố kỵ. Chiến tranh chụp mũ, chiến tranh ném bùn vào nhau càng ngày càng gia tăng. Và rõ ràng là không ai có đủ uy tín, tài năng để làm cho nó xẹp xuống. Chỉ còn biết trông chờ vào sự ý thức của từng cá nhân: hãy nghĩ đến công cuộc chung trước khi lên tiếng. Xin hãy làm, hãy lên tiếng chỉ cho đất nước, cho dân tộc, cho sự toàn vẹn lãnh thổ của VN; chứ không phải cho nhóm mình, cho phe mình, cho tổ chức mình, cho đảng mình...
......

Gia đình ông Trần Huỳnh Duy Thức gửi đơn yêu cầu giảm án tù, theo luật hình sự mới

Tháng 2/2018, gia đình của anh Trần Huỳnh Duy Thức đi thăm anh, chuyến đầu tiên của năm. Ở nhà tù tại Nghệ An, lúc này là những ngày rất lạnh. Gia đình nói sức khỏe của anh Trần Huỳnh Duy Thức có vẻ khá hơn đợt trước, tức đợt vào năm 2017 mà anh bị giam trong buồng tối, ảnh hưởng nặng đến mắt. Tháng 1/2010, anh Trần Huỳnh Duy Thức bị kêu án 16 năm tù. Trong phiên xử, anh Trần Huỳnh Duy Thức đã tuyên bố mình bị bức cung và yêu cầu tái xét sự việc. Anh và các đồng sự bị bắt vì cổ súy cho một cuộc đấu tranh bất bạo động, và cho đến bây giờ anh không nhận bất kỳ một tội danh nào mà tòa án Nhà nước VN gán cho anh. Đã đến lúc mà các bút lục của vụ án cần được mở lại với sự soi chiếu trước quốc tế để xét lại về tính hợp lý và hợp pháp của bản án 16 năm tù áp đặt cho anh. Tính theo ngày tháng, 20/1/2018 vừa rồi, anh Trần Huỳnh Duy Thức đã chịu thời gian giam giữ 8 năm, phân nửa bản án của Nhà nước VN đưa ra. Trong suốt 8 năm ấy, anh đã chịu đựng nhiều sự đối xử khắc nghiệt, được gia đình cấp báo ra bên ngoài. Anh Thức là người quyết liệt từ chối việc bảo trợ của quốc tế, để đi tỵ nạn nước ngoài, thoát khỏi sự cùng cực trong nhà tù. Nói với gia đình mình, anh khẳng định rằng muốn được sống và chết cho lý tưởng, trên quê hương của mình. Những tin tức mới nhất, cho biết gia đình anh Thức đang cùng anh gửi đơn lên Tòa án nhân dân tối cao, yêu cầu giảm án tù, chiếu theo các điều khoản trong Bộ luật Hình sự mới (2015) vừa áp dụng ———————————– FB_poster Cám ơn anh Trần Huỳnh Duy Tân về cuộc trò chuyện này. Được biết gia đình vừa có chuyến thăm đầu tiên anh Trần Huỳnh Duy Thức trong năm 2018. Nhờ anh cho biết qua về tình hình sức khỏe của anh Thức cũng như tinh thần của anh Thức hiện nay ra sao? Dạ, hôm mùng 3 Tết vừa rồi, tức vào ngày 18-2-2018, gia đình 5 người đi thăm anh Thức ở Nghệ An, gồm tôi, vợ con anh Thức, chị gái và em trai. Chúng tôi đến buổi sáng và được gặp anh Thức vào lúc 2g40 chiều. Thời gian thăm gặp được 1 tiếng đồng hồ. Anh Thức đi ra gặp, gia đình nhận thấy sức khỏe ảnh bình thường. Còn tinh thần thì vẫn kiên định như mọi khi và vững tin vào con đường anh Thức đã chọn. Sự tự tin của anh Thức thể hiện trong từng lời nói và thông điệp về cho gia đinh rằng, đừng lo lắng và hãy tin vào công lý, cũng như hãy tin rằng anh sẽ sớm về nhà với gia đình. Lâu nay, những người đi thăm nuôi các tù nhân lương tâm vẫn hay nói rằng nhìn cách đối xử của cán bộ trại giam thì có thể đoán được phần nào tình hình của người trong nhà tù. Anh Tân có để ý thấy thái độ của cán bộ trại giam như thế nào, đối với trường hợp của anh Thức? Thật ra thì không khí thăm nuôi anh Thức lần này, cũng như một vài lần trước – khoảng 3 tháng trở lại thì ứng xử của cán bộ trại giam có dễ chịu hơn. Lần này, dù vẫn phải nói chuyện qua một vách bằng kính, tuy nhiên cánh cửa bên cạnh phòng nói chuyện lại để mở khi kết thúc buổi thăm gặp. Trước đây không bao giờ có chuyện đó, nhưng khoảng 3 tháng nay thì cửa mở. Nên vậy, cuối buổi trò chuyện anh Thức có thể bước qua bắt tay và ôm từng người trong gia đình trong thời gian thật ngắn. So với những lúc khó khăn thì thậm chí việc bắt tay, nắm tay cũng không được. Không khí hiện nay cũng không căng thẳng như trước. Được biết gia đình từng có những đơn xin giám đốc thẩm, yêu cầu xét lại các tình tiết chưa được làm rõ, hoặc bất hợp lý của vụ án. Chuyển biến của các đơn từ đó hiện nay như thế nào, xin anh cho biết? Trước đây, anh Lê Công Định, anh Lê Thăng Long và anh Nguyễn Tiến Trung – những người chịu chung một vụ án với anh Thức – đã cùng thảo, và đưa ra một lá đơn yêu cầu giám đốc thẩm vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm vào ngày 9-1-2015. Đơn đã được gửi đến ông Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao. Thế nhưng mọi thứ vẫn im lặng, không có phản hồi gì. Trong đơn đã nêu các lý do yêu cầu giám đốc thẩm là: Thủ tục tố tụng vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến việc điều tra, truy tố và xét xử. Việc xét hỏi tại phiên tòa phiến diện, không đầy đủ. Nhận định và kết luận trong Bản án sơ thẩm và phúc thẩm không phù hợp với tình tiết khách quan của dự án. Đó là phía những người bạn của anh Thức, còn về phía gia đình thì sao? Trước khi có lá đơn đó, ba của anh Thức có làm đơn xin giám đốc thẩm với những chứng cứ cần được xét lại. Nhưng lúc đó Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân tối cao đã bác, và nói là không có gì để xét lại cả. Rồi đến đơn yêu cầu giám đốc thẩm của 3 anh như vừa nói, mọi thứ vẫn hoàn toàn im lặng. Mới đây, anh Thức có gửi một lá đơn đến Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, yêu cầu xem xét lại án tù của mình, và giảm án chiếu theo Bộ luật Hình sự mới. Đơn được anh Thức gửi đi từ trại giam vào ngày 28-1-2018 vừa rồi với các căn cứ: Khoản 3 Điều 7 BLHS 2015 (có hiệu lực từ 1/1/2018) quy định “Một hình phạt nhẹ hơn và quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật có hiệu lực thi hành”. Điểm b, Khoản 1, Điều 2 của Nghị quyết 41/2017/QH14 v6e2 việc thi hành BLHS 2015 cũng quy định: “Quy định hình phạt nhẹ hơn, giảm hình phạt và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tôi xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 1/1/2018 hoặc đối với người đang được xét giảm chấp hành hình phạt”. Khoản 3 Điều 109 BLHS 2015 có quy định một hình phạt nhẹ hơn đối với “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” so với Điều 79 BLHS 1999 là “Người chuẩn bị phạm tội này bị phạt từ 1 đến 5 năm” Điều 63 BLHS 2015 quy định: Về việc giảm hình phạt đã tuyên; Không quy định người được giảm hình phạt phải nhận tôi; Người chấp hành án phạt tù được một phần ba bản án thì Tòa có thể giảm thời gian chấp hành hình phạt. Chiếu theo những điều này, cũng như với thời gian đã chấp hành án thì anh Thức có đủ điều kiện để Tòa án giảm mức hình phạt đã tuyên. Về phía gia đình cũng sẽ viết lại lá đơn này, với ba anh Thức là người đứng đơn, tiếp tục gửi thêm cho Tòa án Nhân dân tối cao. Đồng thời gia đình cũng sẽ làm việc với các luật sư để được tư vấn và hỗ trợ. Dạ, cám ơn anh, mong được một ngày nghe tin tốt về anh Thức. (Tuấn Khanh ghi)
......

LHQ kêu gọi trả tự do

Đặc Sứ Nhân Quyền LHQ kêu gọi trả tự do cho các nhà hoạt động bị giam cầm vì phản đối thảm họa môi trường VP Cao Ủy Nhân Quyền LHQ Geneva (23 tháng Hai 2018) – Các đặc sứ nhân quyền của Liên Hiệp Quốc lên tiếng kêu gọi trả tự do cho những người bị giam cầm chỉ vì lên tiếng và phản đối việc thải hóa chất kỹ nghệ độc hại ra vùng ven biển của Việt Nam. Ảnh: Ông Hoàng Đức Bình và bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đều bị tuyên án nặng nề. Vào ngày 6 tháng Hai 2018, Tòa án tỉnh Nghệ An đã kết án ông Hoàng Đức Bình 14 năm tù giam vì viết blog về các cuộc biểu tình phản đối thảm họa môi trường Formosa. Ông Nguyễn Nam Phong, một nạn nhân của thảm họa ô nhiễm, cũng bị kết án hai năm tù giam vì không tuân lệnh viên chức nhà nước khi trên đường đến cuộc biểu tình.   Ông Baskut Tuncak, Đặc Sứ về Nhân Quyền và Chất Thải Nguy Hiểm của Liên Hiệp Quốc lên tiếng rằng, “Giam cầm các blogger và nhà hoạt động vì những công việc chính đáng giúp cho công chúng biết đến mối nguy về môi trường và sức khoẻ là điều không thể chấp nhận được. “Chúng tôi kêu gọi nhà cầm quyền hãy trả tự do cho ông Hoàng Đức Bình và ông Nguyễn Nam Phong đã bị bắt giữ vì nỗ lực thông tin và quy trách nhiệm trong vụ thải chất độc ra biển của công ty thép Formosa. Nhà cầm quyền phải bảo đảm là việc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam không làm tổn hại nhân quyền, đặc biệt là đối với nhân công và cộng đồng địa phương.” Ông David Kaye, Đặc sứ về tự do biểu đạt của Liên Hiệp Quốc, cho biết là ông rất lo ngại đến số lượng bắt giữ ngày càng tăng và việc giam giữ các nhà hoạt động nhân quyền và ký giả đưa tin tức về những vấn đề quần chúng quan tâm tại Việt Nam. Trong năm ngoái, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, bị kết án 10 năm tù giam vì các hoạt động trên mạng kể cả việc thông tin về cuộc biểu tình diễn ra sau vụ thải chất độc của Formosa ra biển. Blogger Nguyễn Văn Hóa cũng bị lãnh án bảy năm tù giam hồi tháng Mười Một vừa qua với cùng tội cáo buộc. Ông Kaye cho rằng, “Những án tù này không những vi phạm quyền tự do biểu đạt của các cá nhân mà còn gây nguy hại đến quyền của tất cả mọi người tại Việt Nam để được thông tin quan trọng về ô nhiễm độc hại để qua đó thảo luận về giải pháp tốt nhất và cuối cùng là quy trách nhiệm cho kẻ gây ra thảm họa.” Vụ thảm họa Formosa tháng Tư 2016 gồm việc thải các chất độc cyanide, phenol và các chất thải độc hại khác ra biển bởi công ty thép Formosa Hà Tĩnh của Đài Loan. Vụ thải này gây ô nhiễm hơn 200 cây số bờ biển, khiến cho cá và các sinh vật khác chết hàng loạt tác động đến đời sống của hàng chục ngàn cư dân. Thảm hoạ này làm bùng lên nhiều cuộc biểu tình đòi quy trách nhiệm và bồi thường. Các đặc sứ Liên Hiệp Quốc trước đây đã kêu gọi chính quyền Việt Nam hãy trả tự do cho các blogger và nhà hoạt động trong các trường hợp khác liên quan đến thảm họa Formosa. Các đặc sứ cho biết là đã trình bày mối quan tâm của họ với nhà nước Việt Nam và sẵn sàng trở lại viếng thăm Việt Nam để tìm hiểu thêm về việc này. Nguồn: Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Theo https://chantroimoimedia.com
......

Đi nhận xác Thầy

Giáo Sư Günther Krainick và Phu Nhân: -Thạc sĩ Y Khoa Đại Học Greifswald 1943 -Thạc sĩ Y Khoa Đại Học Freiburg    1951 -Giáo Sư Nhi Khoa Đại Học Freiburg 1954 -Giáo Sư Nhi Khoa Đại Học Y Khoa Huế... Giáo Sư Raymund Discher: -Giáo Sư Bệnh Lý Nội Thương Đại Học Y Khoa Huế -Trưởng Khu Bệnh Lý Nội Thương Đại Học Y Khoa Huế Bác Sĩ Alterkoster: -Phụ Tá Giáo Sư Bệnh Lý Nội Thương -Bác Sĩ thường trú khu Truyền Nhiểm   ...là những vị đã đóng góp công lao và tâm trí rất nhiều vào việc khai sáng Đại Học Y Khoa Huế... Những vị, với lương tâm chức nghiệp cao quí và lòng vị tha vô bờ đối với bệnh nhân, đã mãi là gương sáng của chúng tôi. Những vị đã bỏ mình nơi quê người vì tâm hồn bác ái và tình nhân loại (Tết Mậu Thân 1968). Lần giở những trang trân trọng đầu tiên của cuốn luận án Y Khoa; nhìn tên, tước vị của các Giáo Sư người Đức, bỗng nhiên tôi thấy lòng bồi hồi dâng lên niềm đau xót vô vàn với những tiếc nuối khôn nguôi. Những thương yêu, kính mến, với biết bao kỷ niệm và lòng tri ân với các vị; đã vì thiện tâm, chấp nhận hy sinh, xa gia đình, xa bạn bè, xa tổ quốc thân yêu, để đem sở học và nguyện ước của mình, đi truyền rao để khai hóa tận một xứ sở kém mở mang, xa xôi hẻo lánh, đầy dẫy hiểm nguy, ở tận bên kia bờ Đại Dương. Ước nguyện của quí vị thật dễ thương và hiền hòa là làm sao tạo dựng những bác sĩ Y Khoa tài năng, để đem sở học phục vụ bệnh nhân, phục vụ con người, phục vụ Y đạo ở ngay xứ sở họ. Vợ chồng Bác sĩ Günther Krainick Thế nhưng, những hy sinh cao quí, từ những con người nhân ái đó, đã bị trả một giá quá đắt - bằng chính mạng sống của họ - bởi một chính quyền gọi là phát xuất từ nhân dân, vì hạnh phúc của nhân dân “chính quyền Cộng Sản”; đã lạnh lùng ra lệnh thủ tiêu họ, không chút tiếc thương, trong biến động do chúng gây ra, cái gọi là “Mặt trận Toàn dân nổi dậy tổng công kích”vào cố đô Huế; trong dịp hưu chiến Tết Mậu Thân!? Hạ tuần tháng 4, năm 1968. Khoảng gần hai tháng, sau Tết Mậu Thân, cố đô Huế đã được quân lực VNCH tái chiếm (25 tháng 2 – 1968 dựng lại cờ tại kỳ đài chính của cố đô Huế; VC khai hỏa trong đêm Giao Thừa 29-1-68). Huế, sau những ngày bị bọn quỉ đỏ tràn ngập, đã nhuộm máu đào và nước mắt! Không có phường nào, xã nào, không có xóm nào, không có gia đình nào, là không có người thân ngã gục, cha xa con, vợ mất chồng hoặc bằng viên đạn, hoặc bằng con dao, hoặc bằng cán cuốc...Có hàng loạt người bị chôn sống, sau khi bị cột thành từng “xâu người”, nối kết lại bằng dây dừa, dây điện thoại... -Nào Phú Thứ oán khí ngất trời, với tiếng khóc và màu tang phủ trắng cánh đồng! -Nào chùa Áo Vàng (Tăng Quang Tự), nào lăng Tự Đức. -Nào Trung Học Gia Hội, với hầm chôn tập thể, nơi mà trường học biến thành lò sát sinh, nơi mà bọn “phản sư diệt tổ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân...và Lê Văn Hảo (Chủ Tịch Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hoà Bình tại Huế), đã triệt để vâng lời bác Hồ dạy: "Trăm năm trồng người” để chôn sống hàng loạt con người bằng xương bằng thịt với nỗi đau kinh khiếp, rợn người mà oán khí chất ngất của họ chắc sẽ đời đời theo níu chân bác và gia đình mà đòi nợ xưong máu!.. -Nào Khe Đá Mài, Bãi Dâu, Tây Lộc..., mà mỗi địa danh là một âm vang của loài quỉ đỏ!! Huế tang thương lầy lội Huế rách như xơ mướp! Huế tiêu điều với tường xiêu, mái đổ Huế với thép gai giăng mắc Huế như mặt kẻ bị đậu mùa!! Huế với B40, với AK47, với CKC báng đỏ, Huế đầy nước mắt với khăn tang, Máu đỏ tanh hôi chảy ngập đàng, Hoa cúc, mai vàng sau chẳng thấy? Chỉ còn hoang lạnh với ly tan?!! Trong cái cảnh hổn mang ấy, tôi đi giữa kinh thành Huế tang thương, đổ vỡ, lạc lỏng, bơ vơ, không định hướng như bị mộng du. Tôi đi mà lòng ngậm ngùi thương tiếc như lạc mất người yêu xưa! Tôi đi, nhìn, nghe, phân vân, bồng bềnh như trong cơn ác mộng! Bỗng tôi hoảng hồn vì tiếng Vespa rít lên bên cạnh, đồng thời với cái vỗ vai làm tôi giật bắn người: -Đã biết tin gì chưa? Tôi định thần nhìn lại, thì ra Đặng Ngọc Hồ, tôi hỏi. -Tin gì mà có vẻ gấp rút thế? -Tìm thấy xác của các thầy Krainick, Discher, Alterkoster và cả xác bà Krainick nữa! -Trời ơi, có chắc không, ở đâu? -Nghe đâu gần chuà Tường Vân, phía trên giốc Nam Giao. Rồi Hồ nói luôn: -Ban đầu dân họ tưởng Mỹ, họ báo với tiểu khu. Tiểu khu liên lạc với Lãnh sự Mỹ, thì biết Mỹ tuy có thiệt hại khá nhiều, nhưng không có mất tích. Sau liên lạc với viện Đại Học mình và với Lãnh Sự Quán Tây Đức thì biết Đức bị mất tích 4 công dân: 3 nam và 1 nữ. Bây giờ thì trùng khớp. Tôi chưa kịp đình thần, thì trong tiếng còi inh ỏi, đã trông thấy Bùi Hửu Út xuất hiện như một cơn lốc trên chiếc xe gắn máy, lạng và thắng nhanh như chớp! Tôi và Hồ vừa vội vàng nhảy tránh cú lạng vừa nói cho Út biết...Đằng xa lại thấy Lê Đình Thiềng, chở Nguyễn Quang trờ tới... Bọn tôi, vội vàng làm cuộc họp “bỏ túi” trên lề đường Trần Hưng Đạo, gần chi Thông Tin ở chân múi cầu Trường Tiền, bay giờ đã gãy một nhịp – vết ô nhục do đoàn cán binh Bắc Việt để lại, khắc một vết nhơ sâu đậm trong lòng người dân xứ Huế. Khi đó vào khoảng mười giờ sáng, cái lạnh của những ngày đầu Xuân len lén như dao cắt vào da thịt, lại thêm cái nắng quái của ngày Xuân, sao hôm nay lại khác thường, nó nhợt nhạt, vàng vàng, tai tái như da của một xác chết. Nó như bàn bạc mùi tử khí của một thành phố đang ung mủ, đã có lắm người chết oan khiên uất hận; chúng tôi chợt nghĩ đến các thầy và thương quá là thương. Tôi đề nghị anh Hồ qua tiểu khu hỏi lại tình hình an ninh vùng đó đã ổn chưa; Còn chúng tôi, lên xe, chở nhau, nhắm vùng Nam Giao trực chỉ. Một hồi sau, Tiểu Khu cho một tiểu đội, trên chiếc xe Dodge, với vũ khí đầy đủ đi mở đường, nhắm hướng vùng chùa Tường Vân. Anh Thiếu úy bảo bọn tôi ngồi chờ ở ngã ba đường Nam Giao, ngả rẻ vào chùa Tường Vân để chờ họ báo tin. Khoảng nữa giờ sau, viên sĩ quan trở lại bảo tình hình an ninh an toàn, ụ không có mìn bẩy và hiện tiểu đội ông vẫn bám sát địa hình.  Đột nhiên ông buồn bã, ngậm ngùi nói: -Quân tôi, cùng một số dân trong xóm, đang đào đất, thấy nhô lên bốn đầu tóc, trong đó có một đầu tóc màu bạch kim, thật tội nghiệp quá! Bọn tôi nhìn nhau thở dài: -Chắc là thầy Discher rồi! Mái tóc màu bạch kim, hơi dợn sóng của người thầy tài ba thường mến học trò, xem học trò như con, không ngừng ám ảnh tâm hồn chúng tôi đến xót xa. Bọn tôi cám ơn viên Sĩ Quan và tất cả lên xe, nhắm hướng chùa Tường Vân trực chỉ. Chùa Tường Vân nằm về hướng tây nam núi Ngự Bình (hướng Nam Giao, từ phố đi lên), đi quá chùa Sư Nữ một quảng xa thì rẽ phải, con đường mòn đất đỏ, thoai thoải dốc với nhiều ổ gà và nhiều bụi rậm. Ngôi chùa với mái rêu phong, cỗ kính, chung quanh sân rộng là những ngọn trúc la đà. Ở giữa là ngọn giả sơn Ngư Tiều Canh Độc. Xa xa, về phía dưới ruộng là hàng tre bao phủ, xanh ngắt một màu, xen kẻ mấy cây lồ ô, thân vàng có sọc xanh, dịu dàng lay động trước gió. Cảnh chùa tuy đẹp, nhưng bọn tôi không còn lòng dạ nào thưởng ngoạn khung cảnh nên thơ! Vừa xuống xe tại sân chùa, đã nghe tiếng cuốc xẻn và thấy vài người dân địa phương tụm năm tụm ba, cùng một vài anh em quân nhân đang xúm xít đào bới tận bờ hào tre, cách sân chùa khoảng 200 mét. Bọn tôi vội vàng chạy lại: -Tội quá các anh ôi, 3 ông, 1 bà. Tất cả đều bị bắn giống nhau. Tụi VC thật quá dã man, côn đồ! tiếng một quân nhân phát biểu. Tôi vội vàng nhìn theo tay anh chỉ, thấy ba quân nhân đang cùng một vài người dân, tay cuốc, tay xẽng, nhẹ nhàng xúc đất và cát lên từ một chiếc hầm đào vội; bề dài khoảng 3 m, bề ngang khoảng 1 m và bề cao khoảng 1 m, vừa đủ cho thế quì thẳng đứng của một người ngoại quốc! Trong chiếc hầm chật hẹp đó, 4 người ngoại quốc đều bị trói thúc ké, hai tay bị bẻ quặc ra sau lưng, bị siết chặt bằng giây điện thoại truyền tin. Nhìn mặt họ đều bị biến đổi. Thái dương trái là lỗ đạn vào, thái dương phải là lỗ đạn ra, nên bị phá ra toang hoát; mắt lồi hẳn ra ngoài! Đường đi ngọt xớt của viên dạn do chính kẻ luôn luôn rêu rao lấy lượng khoan hồng và nhân đạo làm nền tảng để xử thế, đã làm méo mó, biến dạng những khuôn mặt hiền hoà của các vị thầy chúng ta. Các Thầy đã “được giải phóng” bởi cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam của Bắc Bộ Phủ!! Chúng đã đang tâm đi “giải phóng” những con người chỉ biết đem tình thương và lòng nhân ái ra cứu chữa cho mọi người bệnh tật, nghèo đói.. Sau đó, chúng tôi cùng nhau, ngươi một tay phụ giúp anh em chuyển xác quí thầy lên xe của tiểu khu và đưa vào nhà xác của Bệnh Viện Trung Ương Huế. Cả thành phố Huế xôn xao, cả bệnh viện xôn xao! Nhiều người đã khóc nức nở. Có nhiều tiếng khóc thầm lặng ở khu nội thương, phòng cấp cứu, khu truyền nhiễm, khu nhi đồng….. - Ôi, còn đâu nữa vị Bác Sĩ trưởng đoàn, luống tuổi, hồn nhiên, thương yêu sinh viên, đã luôn luôn tận tụy trong bài giảng, trong lâm sàn, suốt đêm ngày khám bệnh ở khu Nhi Đồng. Thân mật với sinh viên, vui đùa, xem như con; chúng tôi thưòng gọi ông là Bon Papa. Có lần, trong khi chuông reo, chờ giáo sư đổi giờ vào giảng, chúng tôi thường nghịch ngợm “câu giờ”; mặc dầu chuông reo, nhưng chưa chịu vào lớp. Tôi cùng Lê văn Mộ, Trần Xuân Thắng, Hoàng Thế Định…đứng cheo leo trên mép thành cửa sổ lầu hai, nói chuyện phiếm. Ông đi lại nhắc nhở: - C’est l’heure! (Tới giờ rồi đó!)   Chúng tôi giả bộ không nghe, ông vội trờ tới, nheo mắt, lo lắng mĩm cười nói: - N’avez vous pas peur de tomber du ciel? (Các em (con) không sợ té à ?)   Tôi làm bộ sắp rơi từ cửa sổ đáp: - Si, mais je veux voler dans le ciel plein de beaux nuages, mon bon papa. (Có chứ, nhưng em (con) muốn bay cao trong bầu trời với những đám mây xanh, thưa ba.)   Ông vội vàng chạy lại, hai tay nhẹ nhàng nhất bỗng tôi lên, đặt xuống sàn nhà, hào hển nói: - Oh, Il faut faire attention, mon pauvre enfant! (Thế à, hãy cẩn thận nhé, tội nghiệp con tôi !)   Bọn chúng tôi cười sảng khoái vì câu được giờ, ù chạy vào phòng học. Bon Papa mệt nhọc theo sau! Còn đâu những kỷ niệm êm đềm bên ngưới Thầy yêu quí, ngưới đã đem hết cuộc đời tận tuỵ để phụng sự khoa học. Lẽ ra Thầy phải về nước dưỡng bệnh một thời gian, sau khi bị cơn bệnh “Japanese Encephalitis” vật vã một thời, tưởng như gần “đi đứt”. Tuy nhiên ông đã ở lại vào dịp Tết Mậu Thân nghiệt ngả và bọn quỉ đỏ đã bắt Thầy cùng vị phu nhân can đảm, yêu thương chồng, xin được đi theo để chăm sóc chồng cho đến ngày cuối cuộc đời thì Bà cũng bị xử bắn luôn! Xin vĩnh biệt thầy cùng phu nhân. Nguyện cầu Thầy cùng phu nhân thanh bình trong cõi vĩnh hằng, ở nơi không còn hận thù, ở nơi mà bọn quỉ đỏ phải lánh xa. - Ôi, còn đâu nữa, Bác Sĩ Raymund Discher - người BS trẻ tuổi, điềm đạm và trầm tĩnh, vui tính và nhân hậu nhưng nghiêm khắc, ngày đêm ở khu truyền nhiễm, với tương lai đang rực sáng. Nhớ lại những “Family Party” thầy và cô thỉnh thoảng mở ra, mời sinh viên một vài lớp đến dự trong căn apartment nhỏ ấm cúng, bên bờ sông Bến Ngự. Thầy và cô hạnh phúc bên nhau như đôi vợ chồng mới cưới, thức ăn nhẹ, rượu chát đỏ, vừa chuyện trò với đám sinh viên và nghe những tấu khúc bất hủ của Mozart trong không gian của buổi chiều đang tắt nắng, chỉ còn lại ánh đèn vàng của gian phòng ấm cúng.. Hạnh phúc của thầy cô bình yên và miên viễn đến chừng nào. Tuy nhiên định mệnh năm Mậu Thân đã khắc nghiệt cướp đi mạng sống của người chồng tài hoa. Thầy vừa mới đưa vợ về nước, và đáng lẽ thầy còn được nghỉ, mọi người đều khuyên nên ở lại, nói tình hình ngoài Huế không an ninh, nhưng thầy lại tìm đủ mọi cách ra Huế để giảng dạy sinh viên cho kịp thời khoá biểu riêng mà thầy đã lập sẳn! Bọn quỉ đỏ đã nhẫn tâm hành quyết thầy bằng viên đạn xuyên thái dương đầy thù hận! Nguyện cầu linh hồn Bác Sĩ Raymund Discher sẽ mãi mãi bình yên ở chốn vĩnh hằng. - Ôi, còn đâu nữa Bác Sĩ Alterkoster, người Bác Sỉ trẻ tuổi, đẹp trai, tận tâm ở khu truyền nhiễm. Alterkoster với bộ râu quai nón đầy vẻ giang hồ của một tay hải tặc khí phách “Le Viking”, đôi mắt xanh biếc ánh lên nét thông minh và nhân từ; nhìn chung rất lôi cuốn và nhất định phải là một “good guy”. Alterkoster rất thân mật và hoà đồng với sinh viên, ông thường rũ sinh viên lên Kim Long, Thiên Mụ ăn chè, ăn bánh bèo ..Tướng ông rất tốt, xem qua không thể chết yểu được, ngờ đâu lại bại dưới tay “sát thủ” của đảng và bác! Nguyện cầu BS. Alterkoster sẽ mãi mãi ở nơi chốn Thiên Đàng. Tối hôm đó, chúng tôi, hầu như tất cả các sinh viên Y khoa còn tại Huế, đều tề tựu đến bệnh viện trung ương. Từ Đại Học Xá Nam Giao, trung tâm Xavier, trường Nữ Hộ Sinh Quốc Gia, Cán Sự Y Tế... các bạn ở mọi nơi trong thành phố, lần lượt biết tin, tập trung tại phòng trực bệnh viện để phân chia công việc và trực xác quí thầy, đang tạm quàng tại nhà xác bệnh viện. Mờ sáng hôm sau, quan tài quí thầy được đưa lên quàn tại Toà Viện Trưởng Viện Đại Học Huế. Sinh viên Y khoa chúng tôi, quần sẩm, áo chemise trắng dài tay, cravat đen; nghiêm trang vòng tay đứng thành hai hàng, trực bên quan tài quí thầy. Những tràng hoa phúng điếu rải rác của các Toà Lãnh Sự, các Trường, các Hội Đoàn, Đoàn Thể, các Phân Khoa bạn... Đức Tổng Giám Mục Địa Phận Huế  Nguyễn Kim Điền chủ tế. Thầy Cô và Sinh Viên Y Khoa Huế bên cạnh bia tưởng niệm các GS, BS đã bị thảm sát trong biến cố Mậu Thân 1968. Không khí lắng đọng, cảm xúc và trang nghiêm. Mắt mọi ngưòi đều rưng rưng, tiếng máy quay phim đều đều, âm thanh trầm buồn như lời nguyện cầu. Đột nhiên, có tiếng thổn thức ở phía cửa chính, mọi ngưòi xôn xao nhìn ra; nhiều ống kính hướng theo, ánh sáng máy ảnh lập loè: Một thiếu nữ, trong bộ đồ đen tuyền, khăn tang trắng bịt ngang đầu, nức nở lão đảo tiến vào; hai tay ôm chặc vòng hoa tím – Couronne Mortuaire – kết cườm đen có đính dãi băng màu tím với giòng chữ trắng “To You With All My Sacred And Humble Love” Đức Tổng Giám Mục lặng lẽ nhìn, nét mặt ngài dịu đi. Mọi người xúc động bàng hoàng cùng với nhiều tiếng nức nở. Ai đây? Ngưòi thiếu nữ nhẹ đặt vòng hoa trước linh cữu của BS. Alterkoster rồi phủ phục xuống, ôm quan tài khóc nức nở! Mắt tôi mờ đi, cảm xúc đến lặng người; nhìn người thiếu nữ, không còn trẻ lắm, với nét thùy mị, đoan trang và kín đáo, kín đáo như trong tình yêu thiêng liêng của chị, thắm thiết và buồn như màu tím của vành Couronne mortuaire. Những giọt nước mắt xót thương chị đang gởi cho người mình yêu vừa ngã gục trên mãnh đất của quê hương nầy. Máu đào của anh, vô tình đã tô thắm lên quê hương Việt Nam mến yêu của chị! Tình yêu của hai người kín đáo và thầm lặng như giòng sông xứ Huế, rất ít người được biết. Ở đây, tôi xin phép chị Thảo – vâng, người ấy chính là chị – cho tôi viết ra điều; phải chăng đó là những kỹ niệm cao quí nhất và thiêng liêng nhất của cả cuộc đời chị; mà tôi tin rằng, nếu mọi người biết đến, cũng sẽ làm tâm hồn họ thăng hoa, bâng khuâng và xúc động, như khi họ khám phá ra một khu vườn hoa đầy hương sắc, kỳ bí, mong manh, dễ vở. Họ sẽ ngạc nhiên thích thú và trân trọng giữ gìn...(Chị là chuyên viên phòng thí nghiệm trường Y, nhưng chị thường lên thư viện để tìm sách đọc nghiên cứu, và trò chuyện cùng chị Hương nên nhiều người cứ tưởng chị là quản thủ thư viện - là chị Hường). Sáng hôm sau, hai chiếc máy bay màu trắng bạc “Air America”đưa bốn quan tài vào phi trường Tân Sơn Nhất. Ở đó, ngoài phái đoàn Đại Học Y Khoa Huế, còn có phái đoàn của sinh viên Đại Học Y Khoa Saigon chờ đón với vòng hoa phân ưu và biểu ngữ lên án bọn quỉ đỏ đã ra tay thảm sát những người  làm công việc y tế, chỉ biết phụng sự khoa học, phụng sự nhân loại. (**) Linh cữu của bốn vị được đưa ra phi cơ về cố quốc trên chiếc xe có bốn ngựa kéo, theo sau là 250 sinh viên Y Khoa Huế và Saigon, đội đưa tang và đội quân danh dự của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sinh viên cầm biểu ngữ nói lên lòng biết ơn công lao của quí vị... Bia tưởng niệm các GS, BS Krainick, Raymund Disher và ALois Altekoester như trong hình đã bị đập và vất xuống hồ rau muống nằm giữa trường Y Khoa Huế và trường Cán sự Điều dưỡng sau ngày đất nước thống nhất. "Qúy Thầy đã bị chôn hai lần (1968 và 1975), nhưng mãi mãi tập thể Y Khoa Huế không bao giờ quên ơn của qúy Thầy đã góp công xây dựng trường, đào tạo những Bác Sĩ tài năng và đã hy sinh đời mình cho lý tưởng phụng sự Y đạo ngay trên quê hương chúng tôi." Một biểu ngữ ghi “Đại Học Huế không quên các giáo sư người Đức”. Trước khi linh cữu được đưa lên máy bay, nghi lễ tiễn biệt diễn ra thật cảm động. Ông Trân, thứ trưởng bộ giáo dục và kỹ thuật phát biểu: "Bao nhiêu năm, tôi đã từng tham dự nhiều buổi lễ ghi nhớ các anh hùng hy sinh cho tổ quốc, nhưng chưa bao giờ cảm động như hôm nay, khi tiễn biệt những người Bác Sĩ dân sự này đã chết cho lý tưởng cao cả vì tha nhân và nhân loại. " (**) Trích “Cái chết của Bác Sĩ Krainick” của Elje Vannema, trang 98 – 99 (Cuốn Thảm sát Mậu Thân ở Huế) Máy bay rời phi đạo, cất cánh lên cao dần và mất hút, mọi người vẫy tay tiễn biệt lần cuối, ánh mắt đỏ hoe, mờ lệ... Vĩnh biệt từ nay bóng dáng thầy Tình sư nghĩa phụ sáng trời mây Thương người viễn xứ thân tan nát Lưu lại danh thơm với tháng ngày! Thăm mộ vợ chồng Bác sĩ Günter Krainick tại Freiburg - CHLB Đức. Tôn Thất Sang Cali, ngày 22 tháng 3 năm 1991
......

Khi những dòng sông không còn lơ đãng

Nhân sự kiện Mỹ Huyền về nước ăn mừng bữa tiệc máu thịt của CSVN. Xin đăng lại bài "Khi những dòng sông không còn lơ đãng" Tôi không quen biết gì Thu Phương nhưng biết đến Huy M.C và Thu Phương từ khi còn Làn Xóng Sanh. Thu Phương được biết đến với : Cô gái đến từ hôm qua, Thôi anh hãy về, Đêm nằm mơ phố vv…Nhưng để lại ấn tượng nhất trong tôi vẫn là Dòng Sông lơ đãng. Chất giọng của Phương hợp với bài hát này và tôi thích cả nội dung của bài hát mà tác giả Việt Anh sáng tác: Từ chốn nào dòng sông đã hòa cùng đại dương Cạn bến bờ chiều nay thẩn thờ nhìn hoàng hôn Rồi chúng ta sẽ đôi lần nuối tiếc Để một dòng sông lơ đãng trôi qua … Có nhiều người hát bài hát đó, nhưng phải thú thật là Thu Phương hát bài đó rất truyền cảm, đi vào lòng người với chất giọng của riêng cô – một người con gái gốc Hải Phòng. Những tưởng Thu Phương định cư tại Mỹ với Huy MC thì mọi chuyện coi như êm thấm. Nhưng không…họ chia tay nhau sau 14 năm chung sống. Thu Phương có gia đình mới. Chuyện tình cảm, gia đình của Phương là chuyện cá nhân. Người viết không bao giờ đề cập và bình luận. Đó là nguyên tắc của tôi. Câu chuyện ở đây là cả một sự tiếc nuối cho cá nhân Phương và cho rất nhiều nghệ sĩ ở Hải Ngoại. Khi Phương qua Mỹ, thì cô xin tị nạn chính trị. Rất nhiều đồng bào Việt Nam đều ra tay tiếp đón và cưu mang. Những tình cảm đó, chắc hẳn Thu Phương, Bằng Kiều và nhiều người nghệ sĩ sẽ nhớ. Và lúc đó dòng sông cứ lơ lãng trôi theo tiếng hát của Thu Phương… Nhưng cô đã không đi hết trọn con đường của một người tị nạn. Cô trở về Việt Nam ca hát với những hợp đồng béo bở từ các đại gia đỏ và CSVN. Cô trở về để khoác lên mình chiếc áo dài mang lá cờ lấy về từ Phúc Kiến bên Tàu. Cô phản bội chính lá cờ đã cho cô cơ hội được định cư tại xứ xở tự do, đã nâng đỡ cô lúc cô còn bỡ ngỡ nơi xứ người. Và thế là dòng sông đã đỏ phù sa của những ngày bão lũ… Thu Phương Nhưng Thu Phương không phải là cá biệt, rất nhiều nghệ sĩ tị nạn cộng sản đã trở về Việt Nam hát với cộng sản. Mỗi một nghệ sĩ, họ là những dòng sông nghệ thuật lơ đãng ru hồn người thưởng thức. Nếu biết dùng nó để đánh thức những tâm hồn yêu nước thì đó chính là điều tuyệt vời. Thật tiếc, nó lại trở nên đỏ ngầu như chính những bàn tay vấy máu đồng bào mà CSVN đang chìa ra bắt tay của văn nghệ sĩ Hải Ngoại. Rất nhiều trong nghệ sĩ đó, chính tác giả cũng một thời yêu mến như: Lệ Thu, Ý Lan, Thanh Tuyền, Giao Linh đến Tuấn Vũ, Chế Linh, Khánh Ly…Nhưng rồi, đã cảm thấy buồn vì họ đã phản bội lại những gì mà người tị nạn trân trọng nhất: Sự trung thành với Quốc Gia. Nếu đơn thuần chỉ là những người nghệ sĩ bình thường, chúng ta chẳng có gì để trách họ bởi vì hát, biểu diễn là nghề của họ. Sống với nghề, đi với nghề chẳng có gì đáng trách. Nhưng những người nghệ sĩ mà tôi muốn nói ở đây là những người đã từng một thời gắn bó với VNCH, với người lính VNCH, đã tới nước ngoài định cư theo diện tị nạn, đã đứng trên sân khấu của người Việt tị nạn để hát lên những nỗi căm hờn cộng sản. Vậy mà, họ đã quay về Việt Nam để giao lưu với CSVN – những kẻ đã giết cha ông họ, đẩy gia đình họ lên con thuyền mênh mông ngoài biển, chửi bới họ là “đĩ điếm, đồi trụy, phản động”…Nhưng cao hơn cả, CSVN đã và đang giết cả một dân tộc, bán đứng một dân tộc cho giặc Tàu. Vậy mà nhiều nghệ sĩ tị nạn lại quay về hát hò tưng bừng với chúng. Quả là đáng buồn… Vẫn biết rằng, cái vòi bạch tuộc của nghị quyết 36 luôn tìm cách len lỏi cộng đồng. Nhưng nếu trong mỗi chúng ta có một sự tự trọng nhất định về danh dự người Quốc Gia thì chắc chắn chúng ta không làm những việc có lợi cho cộng sản, bắt tay với cộng sản. Tiếc rằng, rất nhiều người thiếu cái điều cơ bản đó. Tôi còn nhớ, Du Tử Lê đã viết “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển”, vậy mà ông chẳng ra biển, ông đã nuốt lời về với cộng sản những năm tháng cuối đời. Đáng buồn vì những điều mà ông thất hứa. Nó cũng giống như rất nhiều văn nghệ sĩ đã quên đi lời thề chống cộng năm nào…Họ đã để những dòng sông không còn lơ đãng…. Những người làm nghệ thuật, họ có thể biện minh cho mình “Nghệ thuật của tôi là nghệ thuật vị nghệ thuật” để tìm cách đi về ăn chơi, nhảy múa với cộng sản.. Các vị đúng, nhưng chưa đủ vì nghệ thuật thì phải vì nghệ thuật. Nhưng khi đã mang trong mình căn cước tị nạn, nhất là tị nạn cộng sản, thì các vị phải biết rằng các vị có trách nhiệm trong mình để làm một thứ nghệ thuật của người tị nạn. Hơn thế nữa, những người nghệ sĩ này có biết hàng ngày có hàng trăm nghìn tên Tàu đang ung dung trên đất Việt Nam ? Từ bộ chính trị đến quan chức địa phương đều bị Tàu cộng sai khiến ? Hàng nghìn tàu cá bị giặc Tàu phá nát mỗi năm trên chính biển đảo quê hương ? Hàng trăm nghìn km2 mặt nước và đất liền bị cắt cho Tàu ? Hàng mấy trăm km bờ biển bị nhiễm độc bởi thảm họa Formosa ? Đó chính là tội ác của cộng sản. Hợp tác làm ăn, nhảy múa với cộng sản đó chính là phản bội lại dân tộc Việt Nam. Có những dòng sông, khi nó chảy qua những miền quê hương êm đềm thì rất mơ màng và gợi tình. Nhưng nếu nó bị lạc đường qua những miền đất dữ với những con người không biết giữ lấy tình yêu với quê hương thì nó sẽ trở thành những giòng sông nhuộm máu đồng bào. Khi mà những dòng sông không còn lơ đãng nữa thì cũng là lúc thính giả tắt đài, tắt tivi và quay lưng lại với những người đứng trên sân khấu.. Còn nỗi buồn nào cho người nghệ sĩ bằng chính nỗi buồn bị khán giả quay lưng? Vì thế, người nghệ sĩ hãy sống để cho những dòng sông mãi còn lơ đãng. Đặng Chí Hùng 23/09/2016 Đâu chỉ có Thu Phương, Ngọc Huyền, Mỹ Huyền ...rất rất nhiều kẻ như thế...Họ vẫn đang ăn mừng, ăn tiền trên thân xác người VN.
......

HÈN CÓ HỆ THỐNG

Sáng nay (17/02/2018), tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ (trung tâm Hà Nội), dù mới là mồng 2 Tết Mậu Tuất và trời còn lạnh, nhưng chính quyền công an đã chuẩn bị sẵn sàng biện pháp ngăn chặn những người dân đến tượng đài Lý Thái Tổ thắp hương tưởng niệm liệt sĩ chống Trung Quốc, bằng cách xua một loạt "quần chúng" cao tuổi vào khu vực, ôm eo nhau nhảy múa, khiêu vũ. Hồi 17/02/2013 thì nhà cầm quyền bố trí quần chúng, gồm cả bà già mặc áo hai dây, ra chân tượng đài múa điệu "Con bướm xinh". Đợt 19/01/2014 (tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa) thì công an, dân phòng cải trang làm thợ đá đến cưa đá, tạo tiếng ồn và bụi mù mịt, cũng ở khu vực này. Đó là các biện pháp ngăn chặn có tính chất ngắn hạn. Còn về dài hạn thì chính sách của Hà Nội còn thâm hiểm hơn nữa. Chẳng hạn, nhà cầm quyền cho xoá bỏ tên các đường phố đặt theo tên liệt sĩ chống Tàu cộng. Sau năm 1975, phố phường ở các đô thị lớn, nhất là Sài Gòn, dày đặc tên các thể loại anh hùng, liệt sĩ, dân quân, du kích, biệt động trong chiến tranh chống Pháp hay Mỹ. Lắm người mà đại đa số dân chúng có khi chẳng biết là ai, đúng là xứ sở "ra ngõ gặp anh hùng" có khác. Nhưng chắc chắn là trong số đó, chẳng có tên một liệt sĩ chống Trung Quốc nào. Nhà cầm quyền cũng chủ trương không nhắc tới các liệt sĩ hy sinh trong Chiến tranh Biên giới 1979, rút tên họ khỏi sách lịch sử, thu hồi, không lưu hành các văn hoá phẩm (sách báo, bài hát…, nếu còn) viết về họ. Lê Đình Chinh, Hoàng Thị Hồng Chiêm… tới nay không chỉ là những liệt sĩ mà còn là nạn nhân của một chính sách xoá bỏ lịch sử, cố gắng làm các thế hệ sau quên lãng một cuộc chiến đẫm máu do nhà cầm quyền bạo ngược của hai nước cộng sản gây nên. Thâm hiểm hơn nữa là việc cấm biểu diễn, lưu hành các nhạc phẩm, ca khúc chống Tàu, ví dụ như "Chiến đấu vì độc lập tự do" của nhạc sĩ Phạm Tuyên (hay còn được nhiều người gọi là bài "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới"), "Lời tạm biệt lúc lên đường" của nhạc sĩ Vũ Trọng Hối, "Lena Belicova" của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ… Ca khúc hoặc tác phẩm văn học nào nổi tiếng quá và lời lẽ không chống Tàu lộ quá thì có thể vẫn được "chiếu cố", nhưng cũng bị sửa đi nhiều so với bản gốc. Còn lại, hầu hết các ca khúc liên quan tới cuộc chiến năm 1979 đều biến mất, nghĩa là không còn được biểu diễn trên các sân khấu lớn, trên sóng truyền hình, hay ghi âm, in ra sách… Việc không lưu hành những bài này là theo một thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc nhằm bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước, từ sau năm 1991. Truyện ngắn "Mặt trời bé con của tôi" của nhà văn Thuỳ Linh bị rút khỏi sách giáo khoa một cách không thương tiếc, hẳn là vì nhân vật chính của truyện là một liệt sĩ trẻ chống Tàu. Ôi, giá mà các chính sách vì quốc kế, dân sinh của Hà Nội đều "có hệ thống", có "tầm nhìn xa" như vậy! Đến đây chắc các dư luận viên hoặc những thành phần có não trạng dư luận viên sẽ lại rống lên: Quá khứ khép lại, tương lai mở ra, sao chúng mày cứ bàn mãi về chuyện đã qua thế, sao cứ khoét mãi vào giai đoạn quan hệ hai nước Việt-Trung gặp trục trặc thế, muốn gieo rắc thù hận à? Tất nhiên, họ có quyền hỏi, kể cả quyền rống lên như vậy. Nhưng họ thật là mặt dày khi không bao giờ đặt câu hỏi: Vì sao lại không cấm luôn cả "Nguyễn Viết Xuân", "Bế Văn Đàn sống mãi", "Cô gái vót chông", nhất là "Cô gái vót chông" với những ca từ như: "Mỗi mũi chông nhọn sắc căm thù, xiên thây quân cướp nào vô đây", "Còn giặc Mỹ cọp beo, khi còn giặc Mỹ cọp beo, em chưa ngừng tay vót chông"… Và mới đây thôi, sát giao thừa rồi, nhà nước vẫn còn hân hoan kỷ niệm "chiến thắng" Mậu Thân 1968…
......

Chuyện vui đầu năm: Lộn mề

- Chú ơi, năm mới chúc chú luôn bình an khỏe mạnh hạnh phúc nhé. - Cảm ơn cháu, cháu cũng vậy nhé. - Nhưng... chú ơi, cháu muốn hỏi một điều ạ. - Cứ nói đi, nhanh chút, đầu năm chú đang bận. - Chuyện thế này ạ, cháu đi chơi, đâu đâu cũng có câu khẩu hiệu "Mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước". Cháu muốn hỏi là có gì mừng hay chỉ mừng không vậy ạ. - Cái đó cháu hỏi đứa nào viết câu đó, cháu ạ. Chú không tìm hiểu, bởi chúng nó đã lộn mề. - Khiếp, sao chú nói bậy thế? Sao chú bảo đảng ta lộn mề khi viết câu đó? Cháu nhờ chú giải thích hộ cháu vì cháu còn nhỏ không biết gì cả. - À, cháu đã chuẩn bị đi chúc tết chưa? Mai cháu đi chúc tết những đâu? - Cháu chuẩn bị hết rồi ạ. Mai cháu đi lễ về cháu đến Trưởng họ, đọc kinh cho tổ tiên rồi chúc tết ông bà, sau đó là các bác, đến các chú, cô gì cậu... theo thứ tự từ trên xuống dưới ạ. - Vậy à. Sao không đi từ dưới lên trên, nghĩa là chúc các cháu, các em rồi đến bố mẹ, ông bà, tổ tiên... - Dạ, không được chú ơi. Cháu ít được ăn học, nhưng cũng phải biết thứ tự từ trên xuống dưới, từ cao đến thấp có lớp lang luân lý chứ sao lại cứ lộn mề như bọn vô giáo dục thế được. - À, thì ra mày hiểu ra rồi đấy. Cái Đảng này nó đang lộn mề thế đấy cháu ạ. Đảng này nó coi nó to hơn cả vũ trụ, đất trời mà. - Ôi, đơn giản vậy mà cháu không biết, cháu cảm ơn chú ạ. Nhưng sao đảng lại tự coi mình to nhất ạ? - Thì thằng cướp nào mà chẳng coi là nó anh hùng nhất, giang sơn chỉ có mình nó, nó có chịu ai hơn nó bao giờ đâu. Nó đẻ ra cái vũ trụ, đẻ ra mùa xuân, đẻ ra đất nước và người dân... Mày không nghe bài hát "đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước hẹn à". - Vâng, nhưng mà như vậy là hỗn hào, chú nhỉ? - Hỗn ư? Cộng sản thì làm gì có chữ hỗn hay ngoan? Với cộng sản, bằng nhau tất, chỉ có đồng chí, cấp trên và cấp dưới, đồng chí con và đồng chí cháu kiểm điểm phê bình đồng chí ông bị khuyết điểm..., đồng chí con dâu và đồng chí cháu rể bỏ phiếu kỷ luật đồng chí cụ nội. Mày không nghe vợ chồng Út Tịch theo đảng nên gọi nhau là "đồng chí vợ, đồng chí chồng" đấy à? Nếu ông Trời có xuống đây, thì đồng chí Trời không khéo bị các đồng chí đảng viên khác họp kỷ luật cũng nên. - Ôi, giờ thì cháu hiểu nó rồi ạ. Năm mới, cảm ơn chú nhiều nhé. - Thôi, ngủ đi mà chuẩn bị đi chúc tết nhé. 15/2/2018, Đêm giao thừa, Mậu Tuấn 2018
......

Trận chiến biên giới phía Bắc và những sai lầm của đảng Cộng Sản Việt Nam

Tuần lễ đầu trung tuần tháng 2 năm 2017, một số thành viên Hoàng Sa FC đã đi đến thôn Tổng Chúp, Cao Bằng (cách Hà Nội 300km) để thắp hương cho 43 đồng bào đã bị lính Trung Cộng thảm sát một cách man rợ. Cuộc thảm sát này là một sự kiện được kể lại nhiều nhất trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc khởi đầu vào mờ sáng ngày 17 Tháng 02, 1979. Không có đến cả một con đường mòn dẫn vào, những anh chị em đó đã phải lội suối băng rừng, men theo những bụi tre um tùm để đến được nơi dường như đang rơi vào quên lãng, cũng như cuộc chiến biên giới phía bắc năm đó đã bị quên lãng từ mấy thập niên qua. Cuộc chiến chống ngoại xâm phương Bắc của dân tộc trong lịch sử cận đại Cuộc chiến biên giới phía Bắc là một cuộc chiến đặc biệt mà Cộng Sản Việt Nam (CSVN) phải đương đầu. Nói là cuộc chiến đặc biệt vì so với các cuộc chiến khác thì: 1) Hai cuộc chiến tranh Đông Dương trước đó là hai cuộc chiến đã tạo ra nhiều tranh cãi. Thậm chí, sau khi được lịch sử soi sáng thì đó chỉ là những cuộc chiến tranh núi xương sông máu không cần thiết đã làm suy kiệt sinh lực quốc gia; 2) Cuộc chiến biên giới Tây Nam chống lại Cam Bốt chỉ là cuộc chiến giữa những người cộng sản anh em trở mặt với nhau tạo thêm những vết thương cho dân tộc Việt chưa kịp hồi sức sau chiến tranh; 3) Trong khi cuộc chiến biên giới phía Bắc đích thực là cuộc chiến chống ngoại xâm phương Bắc của người Việt Nam trong lịch sử cận đại. Điểm đặc biệt khác của cuộc chiến biên giới phía Bắc là sự yếu kém, thất bại của lãnh đạo đảng CSVN về lượng định tình hình trước cuộc chiến, về chiến thuật trong cuộc chiến và sai lầm về ý đồ của TQ trong giữa cuộc chiến. Sự thất bại và yếu kém này của lãnh đạo đảng Cộng Sản càng cho thấy sự chiến đấu anh dũng tuyệt vời của quân dân các tỉnh biên giới phía Bắc trước sự tấn công khốc liệt và áp đảo của quân đội TQ. Thành viên Hoàng Sa FC thắp hương tại thôn Tổng Chúp – Xã Hưng Đạo, Huyện Hòa An, Thành phố Cao Bằng – nơi diễn ra cuộc thảm sát của quân Trung Quốc với 43 phụ nữ và trẻ em. Sau đó quân Trung Cộng đã vứt xác họ xuống giếng nước. Ảnh: FB Hoàng Sa FC Sai lầm trong lượng định tình hình Từ hai năm trước khi nổ ra cuộc chiến năm 1979 đã có những trận chiến nhỏ giành giật dọc biên giới giữa phía Việt Nam và Trung Quốc. Càng đến gần ngày xẩy ra cuộc chiến thì càng có thêm những dấu hiệu chuẩn bị chiến tranh từ Trung Quốc rõ ràng hơn, nhưng dường như tất cả đều không được lãnh đạo đảng CSVN để ý tới hầu chuẩn bị. Tháng 6, 1978, Bắc Kinh thông báo việc đóng cửa các tòa lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Nam Ninh và Côn Minh.     Đến Tháng 11, 1978 thì TQ cắt đứt các tuyến đường xe hỏa giữa Trung Quốc và Việt Nam.    Cũng Tháng 11, 1978, Đặng Tiểu Bình thăm Thái Lan, Malaysia và Singapore. Tại những nơi này Đặng đều nói với chủ nhà rằng, Việt Nam là tên du côn, phải “dạy cho Việt Nam một bài học”, và rằng, Trung Quốc sẽ dùng vũ lực nếu Việt Nam tấn công Cam Bốt.     Ngày 28 Tháng 1, 1979, Đặng thăm Hoa Kỳ. Tại Mỹ Đặng tuyên bố rằng: “Trung Quốc không thể cho phép Việt Nam gây rối loạn khắp nơi”. Họ Đặng cũng lập lại lập trường kiên định đứng về phía Cam Bốt chống lại Việt Nam. Báo chí Mỹ loan tải sớm muộn gì thì một cuộc chiến giữa hai nước cộng sản sẽ nổ ra.     Sau 3 ngày thăm Mỹ, họ Đặng đến Nhật. Tại Nhật, Đặng tuyên bố: “Để trừng phạt Việt Nam, dù có gặp những nguy hiểm cũng phải hành động.” Nói về việc Việt Nam đánh Cam Bốt, Đặng nói huỵch toẹt ra rằng: “Không trừng phạt kẻ xâm lược (tức VN), sẽ tạo ra những nguy hiểm phản ứng dây chuyền”. Họ Đặng coi Việt Nam là thứ vô ơn nên còn nhấn mạnh rằng, nếu không có “bài học cần thiết” thì chẳng còn cách nào hiệu quả để đối phó với “loại người vô ơn như thế”.     Cũng khoảng thời gian này, hãng thông tấn TASS của Liên Xô đưa tin một lực lượng rất lớn quân đội Trung Quốc đang áp sát biên giới Việt–Trung.     Song song với những sự kiện trên là những hoạt động quân sự. Từ Tháng 10, 1978 đến đầu Tháng 2,1979, nhiều đại đơn vị quân đội TQ thuộc các quân khu Côn Minh, Quảng Châu, Thành Đô đã được điều động đến biên giới Việt Nam. Thậm chí quân đoàn 20 của quân khu Vũ Hán, cách biên giới 1200 km, cũng được điều về biên giới VN. Báo chí Tây Phương nhận định rằng, Trung Quốc phải tốn từ 2 đến 3 tháng để điều động lực lương khổng lồ vừa kể.     Song song với các cuộc điều quân vừa kể, từ Tháng 10, 1978 cho đến ngày 15 Tháng 2, 1979, TQ liên tục tung ra hàng loạt những hoạt động dò thám các đơn vị quân đội VN, vừa để thu lượm tin tức tình báo, vừa để đánh lạc hướng sự chú ý trong các hoạt động quân sự của TQ. Sai lầm về chiến thuật Do sai lầm trong lượng định tình hình, thậm chí vẫn tin tưởng vào “tình hữu nghị anh em” của hai nước Cộng Sản, nên Việt Nam gần như không hề chuẩn bị gì cho cuộc chiến này. Vì thế, Việt Nam đã hoàn toàn bị bất ngờ khi toàn lực lượng Trung Quốc gồm 300.000 binh sĩ (các tài liệu của CSVN ghi là 600.000 binh sĩ TQ), 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối, hỏa tiễn (chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay phía sau) tấn công vào suốt biên giới 1.400 cây số của 7 tỉnh địa đầu phía Bắc. Khi cuộc chiến nổ ra thì Thủ Tướng Phạm Văn Đồng và Đại Tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham Mưu Trưởng, đang thăm viếng Cam Bốt. Về lực lượng quân sự thì Việt Nam đã đưa quân sang Cam Bốt. Một thành phần quân đội khác cũng đã được giải ngũ về làm kinh tế. Theo thuật lại của một blogger thì ngày 16 Tháng 2, 1979 (trước hôm cuộc chiến mở màn 1 ngày) một đại tá Quân đội NDVN đã nói chuyện với một đơn vị quân đội ở Lạng Sơn rằng, “có cho kẹo TQ cũng không dám đánh VN”. Trong những năm gần đây đã có nhiều bài vở rất chi tiết về diễn tiến cuộc chiến, vì thế không cần lập lại ở đây, mà chỉ cần nêu ra một vài điểm quan trọng để cho thấy những sai lầm chiến thuật của phía lãnh đạo Việt Nam. Trước khi TQ mở cuộc tấn công, phía Việt Nam đã có ít nhất 5 sư đoàn đang ở miền Bắc. Nếu 5 sư đoàn này được điều động lên biên giới để sẵn sàng phòng thủ và ứng chiến thì, nhờ địa hình hiểm trở của vùng núi non biên giới cùng kinh nghiệm chiến đấu, Quân Đội Nhân Dân Việt Nam có thể cầm chân các lực lượng TQ ở biên giới để chờ quân tiếp viện. Nếu lực lượng Việt Nam được chuyển từ Nam ra Bắc tuần lễ sau đó được đưa lên tiếp ứng cho biên giới, quân đội TQ đã không thể tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam và đạt được những mục tiêu họ mong muốn. Đồng thời, khi TQ lui binh, các lực lượng Việt Nam có lực lượng để phản công mạnh mẽ, tập kích bọc hậu, gây thiệt hại rất lớn cho đối phương. Nếu không sai lầm chiến thuật trong cuộc chiến, ngoài sự hạn chế tổn thất quân sự, các làng mạc, thành phố ở vùng địa đầu giới tuyến sẽ không bị tàn phá hoặc bị san bằng như đã xẩy ra. Đặc biệt, nếu phía Việt Nam có sự chuẩn bị thì dân chúng đã được di tản trước để lánh nạn, tránh được những cuộc tàn sát khi quân TQ tiến vào. Sai lầm về ý đồ của TQ Một vài diễn tiến dưới đây xẩy ra trong thời gian đầu cuộc chiến cũng cho thấy sai lầm chiến thuật của lãnh đạo Việt Nam khi nhận định sai lầm về ý đồ của TQ. Ngày 21 Tháng 2, khi trận chiến đang diễn ra khốc liệt, Liên Xô đưa một tuần dương hạm và một khu trục hạm tiến về bờ biển Việt Nam. Đồng thời Liên Xô cũng lập cầu không vận chuyển quân đội Việt Nam và vũ khí ra bắc. Lo ngại Liên Xô can thiệp, hai ngày sau Đặng Tiểu Bình tuyên bố sẽ giới hạn bước tiến quân của TQ trong vòng 50 cây số phía dưới biên giới và sẽ rút quân trong vòng 10 ngày tới. Các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận định những tuyên bố đó của Đặng Tiểu Bình là sự đánh lạc hướng. Từ đó họ tin rằng cuộc chiến sẽ kéo dài và TQ có ý định tấn công Hà Nội. Vì vậy, phía Việt Nam, thay vì đưa quân lên biên giới, thì dồn lực lượng xây dựng phòng tuyến Sông Cầu để phòng thủ Hà Nội. Cùng lúc đó, những nguồn tin thân cận của giới chóp bu đảng CSVN tiết lộ, Bộ Chính Trị đã có ý định dời đô về phía Nam. Các lực lượng Việt Nam ở biên giới bị trải mỏng để chống trả lực lượng tấn công áp đảo của TQ lớn gấp 6 đến 10 lần mà không được chi viện. Đây là điểm nổi bật về sự anh dũng và kiên cường của quân dân vùng biên giới. Sáng Ngày 5 Tháng 3, Trung Quốc tuyên bố đã hoàn thành mục tiêu của cuộc trừng phạt, chiến thắng vẻ vang, và quyết định rút quân. Lui binh là một trong những chiến thuật khó nhất trong quân sự, tuy nhiên Việt Nam không đủ lực lượng để có thể thực hiện được những cuộc phản công hay tập kích ào ạt. Cùng Ngày 5 Tháng 3, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng của CSVN phát lệnh “Tổng Động Viên”. Tuy TQ rút quân, nhưng Việt Nam đã mất một số lãnh thổ vùng ven biên. Những trận đánh lẻ tẻ giữa hai bên vẫn tiếp diễn suốt 10 năm sau đó. Đến cuối thập niên 80, lãnh đạo đảng CSVN quay sang thần phục TQ. Từ đó họ lại tiếp tục một sai lầm khác. Đó là sai lầm trong việc giấu giếm lịch sử. Sai lầm trong việc giấu giếm lịch sử Báo VNExpress ngày Chủ Nhật, 21 Tháng 2, 2016 có bài phỏng vấn một người dạy sử là Giáo Sư Vũ Khương Ninh. Bài phỏng vấn này tiết lộ nhiều điều sai lầm về tư duy của lãnh đạo đảng CSVN trong môn sử và môn văn. Theo Giáo sư Vũ Khương Ninh thì trong một thời gian dài đảng Cộng Sản chỉ coi lịch sử, văn học như công cụ để giáo dục tư tưởng mà không phải là một khoa học, do đó họ đã chỉ đạo viết và cắt xén theo ý của lãnh đạo đảng. Chẳng hạn như trong các sách lịch sử dạy học sinh, sự kiện về trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 không được đề cập đến, vì lúc đó đảng chưa công bố sự kiện này. Hoặc trận chiến biên giới phía bắc năm 1979, từ năm 2000 đã được các giáo sư dạy sử viết khá dài và chi tiết. Nhưng được chỉ đạo vì lý do "quan hệ tế nhị với nước bạn” nên nội dung bị sửa đi sửa lại. Từ 4 trang rốt cuộc chỉ còn 11 dòng. Bởi vậy, cho đến nay ngay cả những giáo viên dưới 55 tuổi cũng chỉ biết mù mờ về các sự kiện lịch sử bị đảng Cộng Sản che giấu. Chỉ những ai quan tâm, tự tìm hiểu từ những nguồn không nằm trong sự kiểm soát của đảng thì mới biết. Giáo viên còn như vậy thì học sinh không biết và không thích môn sử chỉ là hệ quả tất yếu. Kết luận Từ khi internet trở nên phổ cập, đặc biệt là sự tương tác rộng lớn của các trang mạng xã hội, người dân đã dễ dàng tự tìm hiểu để biết sự thực lịch sử. Từ đó, theo truyền thống văn hoá của người Việt Nam (*), những năm gần đây dân chúng đã tự động tổ chức tưởng niệm những sự kiện lịch sử Hoàng Sa năm 1974, trận chiến biên giới năm 1979 và Gạc Ma năm 1988. Một phần vì ý đồ che giấu lịch sử, phần khác là để duy trì sự kiểm soát và lãnh đạo mọi sinh hoạt trong xã hội, nhà cầm quyền đã ra sức ngăn chặn, phá phách những buổi tưởng niệm này. Tuy nhiên, với sự khai mở tâm trí do internet đưa tới, quần chúng đã dần dần hiểu biết về quyền con người, về luật pháp. Tư đó, quần chúng vừa dũng cảm thoát ra khỏi sự sợ hãi, vừa chuyển sự sợ hãi về phía nhà cầm quyền qua những việc làm hợp pháp. Biến sự đàn áp của nhà cầm quyền thành phi pháp. Trong đó có việc tự tổ chức những sự kiện lịch sử. --- Tài liệu tham khảo (1) Tổng quát về trận chiến biên giới phía bắc năm 1979, Lê Vĩnh, http://www.viettan.org/Tong-quat-ve-tran-chien-bien-gioi.html?artsuite=0 (2) Đừng Bốc Phét Nữa, Trần Hồng Tâm, https://songle2015.wordpress.com/2013/10/10/tran-hong-tam-dung-boc-phet-... (3) GS Vũ Dương Ninh: ’SGK dứt khoát không được né tránh cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc’, http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/gs-vu-duong-ninh-sgk-dut-khoat-kho... (*) Theo tập tục văn hoá Việt Nam, những người có công với dân, với nước được dân chúng tự động lập đền, miếu thờ tự. Sau đó rất lâu, có khi hàng thế kỷ, các vị vua chúa đời sau mới sắc phong chức tước. Lê Vĩnh - Web Việt Tân
......

CHÀO NĂM MẬU TUẤT

Đón chào năm mới, ngồi đọc lại bài này, thấy ấm áp và đồng cảm với lòng trung thành của loài chó. BÀI DIỄN VĂN HAY NHẤT VỀ LOÀI CHÓ (Nguyên bản tiếng Anh: A TRIBUTE TO THE DOG By George Graham Vest) Diễn văn của luật sư George Graham Vest (1830-1904) tại phiên tòa xử vụ kiện hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên William Safire báo New York Times bình chọn là hay nhất trong các bài diễn văn trên thế giới trong 1.000 năm qua. Mochino (sưu tầm) * Thưa quý ngài hội thẩm, Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hoá ra kẻ thù quay lại chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn. Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gửi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động một giờ. Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận. Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta. Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó. Nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi ta va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là một ông hoàng dù ta có là một gã ăn mày. Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân bại danh liệt thì vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời. Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù. Và một khi trò đời hạ màn, thần chết rước linh hồn ta đi để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy khi tất cả thân bằng quyến thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ. Thì khi ấy còn bên nấm mồ ta con chó cao thượng của ta nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở ra cảnh giác, trung thành và chân thực ngay cả khi ta đã mất rồi./.
......

Hoàng Phủ Ngọc Tường sắp chết vẫn nói dối

Hai anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường và Hoàng Phủ Ngọc Phan vốn bà con gần với tôi vì chúng tôi cùng có chung một ông cố, đó là Tuần vũ Hoàng Hữu Xứng. Năm 1882, khi Henri Rivière đánh thành Hà nội thì Tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết còn Tuần vũ Hoàng Hữu Xứng thì tuyệt thực. Tuần vũ Hoàng Hữu Xứng là cố nội của Hoàng Phủ Ngọc Tường – Hoàng Phủ Ngọc Phan còn tôi thì gọi Ông là cố ngoại. Thân phụ cặp bài trùng Việt cộng ác ôn vì là con quan lớn nên được tập ấm, tôi gọi là cậu Ấm Hoàng Hữu Dực. Thời Pháp thuộc, cậu Ấm Dực làm xếp ga An cựu, Huế. Bài viết hôm nay tập trung vào một chi tiết duy nhất gạn lọc ra từ đoạn văn sau đây, mới được phổ biến rộng rãi trên mạng lưới vào ngày đầu tháng hai này. Trích : “Để chứng tỏ mình là người trong cuộc, tôi đã dùng ngôi thứ nhất- “tôi”, “chúng tôi” khi kể một vài chuyện ở Huế mậu thân 68. Đó là những chuyện anh em tham gia chiến dịch kể lại cho tôi, tôi đã vơ vào làm như là chuyện do tôi chứng kiến. Đặc biệt, khi kể chuyện máy bay Mỹ đã thảm sát bệnh viên nhỏ ở Đông Ba chết 200 người, tôi đã nói: “Tôi đã đi trên những đường hẻm mà ban đêm tưởng là bùn, tôi mở ra bấm đèn lên thì toàn là máu …Nhất là những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra ..”. Chi tiết đó không sai, sai ở chỗ người chứng kiến chi tiết đó không phải là tôi, mà là tôi nghe những người bạn kể lại. Ở đây tôi là kẻ mạo nhận, một việc rất đáng xấu hổ, từ bé đến giờ chưa bao giờ xảy ra đối với tôi. “Hết trích. (Tôi tôn trọng cách trình bày về hình thức của tài liệu, nhất là những dòng chữ tô đậm trong nguyên văn.) Theo các chi tiết phổ biến trên internet thì Hoàng Phủ Ngọc Tường, 81 tuổi, hiện lâm bệnh nặng, đã đọc cho con gái chép lại lời y thành bài viết xuất hiện dưới đầu đề “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn“. Như đã báo trước, cá nhân tôi không đếm xỉa đến những lời thanh minh trần tình của tên Việt cộng sắp chết mà chỉ chú trọng vào lời kể của y, theo đó ở Đông Ba có một bệnh viện nhỏ bị máy bay Mỹ thả bom giết chết hai trăm người. Người viết đặt tiền đề như vậy làm giả thuyết – nghĩa là nêu vấn đề ra theo tinh thần khoa học để giải thích một hiện tượng ngoài đời hay trong tự nhiên nào đó (trong trường hợp này là vụ gọi là Mỹ thả bom giết hai trăm người ở một bệnh viện toạ lạc tại Đông Ba, Huế) – và tạm chấp nhận sự kiện liên hệ tuy chưa thể kiểm nghiệm, chứng minh hầu căn cứ vào đó mà phân tích, suy luận. Những ai ở Huế lâu ngày đều biết đến các cơ sở điều trị quân dân y: Bệnh viện Trung ương Huế trên đường Lê Lợi cạnh dòng Hương giang, Quân y viện Nguyễn Tri Phương trong Mang Cá, nhà Hộ sinh ở Tây Lộc. Các khu vực Đông Ba, Gia Hội là những vùng buôn bán sầm uất, có nhiều phố xá nhộn nhịp, có nhiều nhà cửa dân chúng đông đúc. Không có khoảnh đất trống nào đủ rộng lớn để xây một bệnh xá hay bệnh viện nhỏ. Nếu Mỹ thả bom trúng bệnh viện mà chết ngay một lúc đến hai trăm người thì cơ sở khám bệnh và nhận người ốm đau nằm điều trị phải được trang bị ít nhất cũng năm mươi giường bệnh. Thế nhưng không người dân Huế nào biết đến hay nhận được công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định về y khoa phòng ngừa, y khoa chẩn đoán, y khoa điều trị dành cho số đông, có tổ chức thành nề nếp và có tiếng vang trong vùng; chỉ có bọn Vẹm từ trên rừng về là sưng sưng bảo rằng có một cơ sở y khoa như vậy! Vạn nhất nếu bom “đế quốc“ vô tình đánh sập bệnh viện, giết một loạt hai trăm người thì đám truyền thông cộng sản hay thân cộng tại sao đều câm như hến và mù tịt cả lũ? Chúng luôn luôn theo dõi rất kỹ các tội ác do “đế quốc Mỹ, kẻ thù của nhân dân ta và nhân dân thế giới“ gây ra cơ mà, đời nào chúng chịu ngậm câm nhắm mắt trước một vụ thảm sát lớn lao như vậy? Chúng chả rêu rao ầm ỹ vụ được chúng tuyên truyền là “giặc lái Mỹ“ ném bom xuống khu Khâm Thiên, Hà Nội gây tổn hại cho bệnh viện cận kề là gì? Chúng thổi phồng vụ chuồng cọp ở các trại giam Việt cộng tại Côn Đảo, Phú Quốc một cách vô liêm sỉ. Chúng láo khoét bảo phe quốc gia đã đầu độc hàng loạt tù hàng binh; sau ngày 30.04, lại cũng chính chúng trơ tráo sượng sùng công nhận là không hề có chuyện đó. Cái lối mô tả Mỹ ném bom giết hai trăm người ở Bệnh viện Đông Ba cũng cùng bài bản với lời tố cáo của nhà sư Thích Nhất Hạnh theo đó Mỹ thả bom giết ba trăm ngàn dân Bến Tre trong khi thực ra dân số toàn tỉnh Bến Tre chỉ có chưa đến một trăm ngàn người. Vả lại miệng lưỡi điêu ngoa của Việt cộng chuyên môn đưa ra những con số nạn nhân phóng đại một cách nham hiểm và tròn trịa một cách ngu ngốc. Lê Duẩn đã từng tuyên bố là “Mỹ Diệm“ lê máy chém đi khắp nơi chặt đầu năm trăm đảng viên cộng sản. Toàn là những con số tròn trặn tròn vo. Năm trăm của Lê Duẩn, hai trăm của Hoàng Phủ Ngọc Tường, ba trăm ngàn của Thích Nhất Hạnh! Tuy nhiên Hoàng Phủ Ngọc Tường chỉ biết ăn gian nói dối mà ăn gian nói dối một cách ngu xuẩn, u mê. Thoạt tiên cặp bài trùng đội lốt quỷ sứ họ Hoàng Phủ trút tội lên đầu Mỹ, chúng bù lu bù loa bảo pháo và bom của Mỹ giết đồng bào Huế nhưng đến khi đồng bào Huế và chứng nhân nước ngoài quan sát thấy các thi hài khai quật từ những hố chôn tập thể chỉ mang những vết thương bằng vũ khí đạn dược của bộ binh, thậm chí bị đánh vỡ sọ gãy tay, bị trói cánh khủy nằm chồng lên nhau, chứ không hề có mảnh bom hay viên đạn nào của Mỹ trong thi thể thì chúng thấy mình bị hố nặng. Thế nhưng biết bị hố thì trễ quá rồi, mặt nạ Satan Mephisto đã hiện guyên hình quá rõ. Ăn gian mà ngu, nói dối mà đần, phải chăng vì vậy mà cả Hoàng Phủ Ngọc Tường lẫn Hoàng Phủ Ngọc Phan đều coi như hoàn toàn thất sủng sau ngày 30.04 mặc dầu cả hai tên đều đã mang trên hình hài một thành án, một thiết án muôn đời không cởi bỏ được. Mỗi con người đều là một thành viên của lịch sử. Quyết đoán về một nhân vật lịch sử là việc không phải dễ và càng lên tiếng mạnh mẽ càng hay rơi vào sai lầm. Mục đích nên nhằm khi nhìn lại quá khứ lịch sử là tìm hiểu một cách tương đối vô tư để nhận định cho chính xác, may ra sẽ rút được phần nào kinh nghiệm cho cuộc sống vốn rất dễ bị xáo trộn khuấy động do những sự bồng bột nhất thời có thể che khuất lương tri. Dẫu sao đi nữa thì với kẻ thành tâm tìm hiểu việc nước, thái độ bình tĩnh nhận xét, tinh thần phân tích khoa học là những điều kiện thuận lợi để tới gần sự thật. Trước khi chết, Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn gột rửa phần nào tội ác tày trời đối với đồng bào nhất là đồng bào Huế. Huế là nơi y chào đời, lớn lên, ăn học và giảng dạy. Cộng sản mà đứng trước ngưỡng cửa tử sinh thì cũng phải thấy là việc trọng đại. Biện pháp duy nhất để chạy tội chỉ có thể là đổ tội cho tha nhân, và dễ dàng hơn nữa, cho ngoại nhân. Bom Mỹ đã giết hai trăm đồng bào vô tội ở Đông Ba, Hoàng Phủ Ngọc Tường quả quyết một cách rất đần độn như vậy. Nhưng dữ kiện này, vẫn theo chính mồm miệng điêu ngoa của y, vốn xuất phát từ một tên Việt cộng khác; y chỉ nhập nhằng, lưu manh quơ vào cho mình. Làm sao y dám nhận xằng như vậy một khi chẳng có bằng chứng cụ thể, khách quan nào hết cả? Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gian mà lại ngu. Sống thì gian và ngu, gần chết lại càng gian và ngu hơn./.
......

Nghệ thuật chôn sống

Vài ngày sau khi có lá thư được cho là của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường phát đi, khẳng định rằng ông không có mặt ở Huế vào xuân Mậu Thân 1968, sự kiện này đã làm bùng phát nhiều lời bàn trên các trang mạng, báo chí… Cũng có không ít người đứng ra, nói rằng nếu như vậy thì cần giải oan cho ông Tường khỏi vũng máu nhầy nhụa của cuộc thảm sát thường dân ở Huế. Cuộc thảm sát mà không có sự che đậy nào có thể làm mất hết mùi tanh của máu, của nỗi đau và sự kinh hoàng về cái gọi là “quân cách mạng” vào thời điểm đó, ở Huế. Ghê sợ nhất, từ các bài tường trình lưu trữ của hãng AP, của ABC News… và từ cả các quyển sách ghi lại từ các phóng viên và người trong cuộc lúc đó, là chuyện kể về các màn chôn sống đồng loại. Vì lý do gì đó, những người bị chôn sống có dây kẽm đâm xuyên qua chuỗi các lòng bàn tay để tránh chuyện ai đó có thể chạy thoát. Thống kê không đầy đủ từ báo chí nước ngoài nói rằng có khoảng 5000 thường dân đã chết im lặng, chết tức tưởi như vậy, khi tay không có vũ khí và cũng không có ý định kháng cự với “quân cách mạng”. Một người bạn trên facebook hỏi rằng tôi có ý kiến ra sao về lá thư của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, tôi đã trả lời rằng mình không cần phải nói thêm gì nữa, vì đã có quá nhiều lời bình luận về chuyện này trên trang của tôi, từ những người rất hiểu biết. Mục đích chính của tôi, cũng không phải là tranh cãi với ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, mà chỉ là muốn làm đậm thêm sự thật. Trong những ngày rầm rĩ cái gọi là “chiến thắng Mậu Thân” của báo đài nhà nước, có những ngôn luận rất chủ đích, được tung ra trên mạng xã hội rằng những cái chết của đồng bào ở Huế là bịa đặt của bọn phản động. Tôi được nhìn thấy những đường dẫn, những bài viết không được tỏa rộng lắm – cũng như không được hưởng ứng nhiều, nói rằng “bọn ba que lại dựng lên những chuyện này”. Những đường dẫn ấy, có kèm cả những bức hình người dân Huế sau đại nạn ấy đang đào bới tìm xác người thân bị chôn sống. Chắc chắn, lớp trẻ dại tham gia làm tuyên truyền viên không thể tự mình nghĩ ra những cách nói ngu xuẩn và điên cuồng như vậy, nếu không được hướng dẫn như vậy từ những chính trị viên của chúng. Vì thế, không có gì xác minh câu chuyện thảm sát Huế 1968 từ “quân cách mạng” là có thật – thật đến từng chữ, như cách nhà văn Nguyễn Quang Lập đã mô tả về hồi ký của ông Nguyễn Đắc Xuân – bằng cách đặt lên mọi sự tuyên truyền khốn nạn, bằng chính bức thư xin lỗi của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tôi buộc phải làm vậy, vì không muốn đồng bào tôi – dù họ chưa hề là người tôi quen biết – lại bị âm mưu đen tối nào đó muốn chôn sống một lần nữa, sau nửa thế kỷ bị che đậy, bị nói ngược, bị điêu ngoa xảo trá. Nhưng chung quanh câu chuyện của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, người mà đã nửa thế kỷ, khốn khổ vì luôn bị người đời gọi tên và mỉa mai không thôi, vẫn còn chuyện để bàn. Có lẽ ông Tường đã có nhiều mùa xuân chồng chất những lời nguyền rủa, khiến năm nay đã 81 tuổi, ông buộc phải lên tiếng vì muốn thôi phải chịu đựng những hạn kỳ của dư luận như vậy. 50 năm không là ít. 50 năm là một đời người, thậm chí 50 năm có thể là thời gian chung cuộc của một chế độ. Ấy vậy mà 50 năm qua, những đồng chí của ông Tường chưa bao giờ lên tiếng chính thức cho ông, để ông thoát khỏi câu chuyện là người có mặt trong những đêm dã thú ở Huế 1968. Thậm chí những người đã vỗ vai, bắt tay khen ngợi ông Tường, đặt ông vào chức Tổng thư ký Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Thành phố Huế, tức lực lượng chịu trách nhiệm lấy danh sách để bắt và xử những người ở Huế vào năm 1968, cũng không ai lên tiếng, nói giúp rằng ông Tường không có mặt trong cuộc thảm sát, như thư ông Tường phân minh. Hãy tạm gác lại trách nhiệm của ông Tường. Vấn đề trách nhiệm của những người trong “quân cách mạng” mới thật đáng nói. Họ đã để lửng lơ câu chuyện của ông Tường với nghi án ấy như một kiểu đẩy mọi tội ác cho ông Tường gánh giùm. Đã vậy, năm 1981, “quân cách mạng” đẩy ông Tường ra phát ngôn trước ống kính quốc tế, lợi dụng tinh thần đắc lực lẫn tính hám danh của ông. Và như vậy, “họ” đã âm mưu chôn sống ông Tường lần đầu một cách rất hào nhoáng. Em của ông Tường, ông Hoàng Phủ Ngọc Phan, người được dư luận nói rằng là một thủ ác không cần bàn cãi vào năm 1968, cũng im lặng. Thật khó mà tìm thấy một bài viết chính danh nào của ông Phan bênh vực về trường hợp người anh của mình. Nói một cách nào đó, nhát xẻng góp phần chôn sống ông Tường, chắc có cả của ông Phan. Năm 2018, nửa thế kỷ tội ác Mậu Thân 1968, khi truyền thông nhà nước nói rằng “ăn mừng”, thì dường như ông Tường không thể cùng vui với niềm vui chiến thắng như vậy. Ông phải tự đưa ra bức thư minh oan cho mình. Chỉ có một số ít bạn văn và những người quen biết lên tiếng yểm trợ cho ông. Nhưng mọi thứ lại bị chìm sâu trong tiếng nhạc mừng 50 năm “cuộc tổng tiến công mùa xuân Mậu Thân”. Một lần nữa không có ai trong hệ thống cất lời giúp cho ông Tường. Thế kỷ của nhân loại hôm nay quả tinh xảo. Chôn sống có thể chỉ một lần để giết chết. Nhưng vẫn có những loại nghệ thuật chôn sống, mà khi nhìn lại đời, mới biết mình lịm dần vì đã tin vào những kẻ đã vỗ vai, bắt tay khen ngợi./.
......

MỘT CÁI TÁT VÀO MẶT NHỮNG KẺ TỔ CHỨC "ĂN MỪNG CHIẾN THẮNG MẬU THÂN 1968"

Trên một số trang mạng đang đưa một bài của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường trần tình về biến cố thảm sát Mậu Thân 1968, và có tin nói là được nhà văn Nguyễn Quang Lập giới thiệu. Ảnh: Hung thần Hoàng Phủ Ngọc Tường Tôi cũng xin chép lại nguyên văn để mọi người cùng đọc và đánh giá sự chân thành của lá thư.Như ông Tường đã viết :"Năm nay tôi 81 tuổi, và tôi biết, còn chẳng mấy hồi nữa phải về trời...". Tôi mong sao những người có tên trong bài viết cũng như những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào cuộc thảm sát Mậu Thân 1968 hãy can đảm lên tiếng nhận trách nhiệm và viết lại sự thật. Đây quả thực là một cái tát chí mạng vào những kẻ đang nhẩy múa ăn mừng trong tuần lễ cuối tháng giêng vừa qua. ---------------------------------------------------------------- Nhảy múa trên những xác người. Hát Trên Những Xác Người - Khánh Ly https://www.youtube.com/watch?v=aHANgJeAPp0   Tôi đọc cho con gái chép một bài viết nhỏ này xin gửi tới bà con bạn bè thương mến, những ai yêu mến, quen biết và quan tâm đến tôi. Còn những kẻ luôn đem tôi ra làm mồi nhậu cho dã tâm của họ như ông Liên Thành và bè đảng của ông ta, tôi không muốn mất thời giờ đối đáp với họ. Dĩ nhiên bài viết này không dành cho họ. Năm nay tôi 81 tuổi, và tôi biết, còn chẳng mấy hồi nữa phải về trời. Những gì tôi đã viết, đã nói, đã làm rồi trời đất sẽ chứng nhận. Dầu có nói thêm bao nhiêu cũng không đủ. Tốt nhất là im lặng bằng tâm về cõi Phật. Duy nhất có một điều nếu không nói ra tôi sẽ không yên tâm nhắm mắt. Ấy là câu chuyện Mậu thân 1968. Vậy xin thưa: 1. Mậu Thân 1968 tôi không về Huế. Tôi, ts Lê Văn Hảo và bà Tùng Chi (những người lên chiến khu trước) được giao nhiệm vụ ở lại trạm chỉ huy tiền phương- địa đạo Khe Trái (Thuộc huyện Hương Trà- tỉnh Thừa Thiên)- để đón các vị trong Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hòa Bình Thành Phố Huế như Hoà thượng Thích Đôn Hậu, cụ Nguyễn Đoá, ông Tôn Thất Dương Tiềm…lên chiến khu. Mồng 4 tết tôi được ông Lê Minh (Bí thư Trị- Thiên) báo chuẩn bị sẵn sàng về Huế. Nhưng sau đó ông Lê Minh báo là “tình hình phức tạp” không về được. Chuyện là thế. Tôi đã trả lời ở RFI, Hợp Lưu, Báo Tiền Phong chủ nhật… khá đầy đủ. Xin không nói thêm gì nữa. 2. Sai lầm của tôi là nhận lời ông Burchett và đoàn làm phim "Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình” trả lời phỏng vấn với tư cách một nhân chứng Mậu thân Huế 1968, trong khi tôi là kẻ ngoài cuộc. Tôi xác nhận đây là link clip tung lên mạng là bản gốc cuộc phỏng vấn: https://www.youtube.com/watch?v=MaNr16RDrzQ Để chứng tỏ mình là người trong cuộc, tôi đã dùng ngôi thứ nhất- “tôi”, “chúng tôi” khi kể một vài chuyện ở Huế mậu thân 68. Đó là những chuyện anh em tham gia chiến dịch kể lại cho tôi, tôi đã vơ vào làm như là chuyện do tôi chứng kiến. Đặc biệt, khi kể chuyện máy bay Mỹ đã thảm sát bệnh viên nhỏ ở Đông Ba chết 200 người, tôi đã nói: “Tôi đã đi trên những đường hẻm mà ban đêm tưởng là bùn, tôi mở ra bấm đèn lên thì toàn là máu ...Nhất là những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra ..”. Chi tiết đó không sai, sai ở chỗ người chứng kiến chi tiết đó không phải là tôi, mà là tôi nghe những người bạn kể lại. Ở đây tôi là kẻ mạo nhận, một việc rất đáng xấu hổ, từ bé đến giờ chưa bao giờ xảy ra đối với tôi. Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn này, khi nói về thảm sát Huế tôi đã hăng hái bảo vệ cách mạng, đổ tội cho Mỹ. Đó là năm 1981, khi còn hăng say cách mạng, tôi đã nghĩ đúng như vậy. Chỉ vài năm sau tôi đã nhận ra sai lầm của mình. Đó là sự nguỵ biện. Không thể lấy tội ác của Mỹ để che đậy những sai lầm đã xảy ra ở Mậu thân 1968. Tôi đã nói rồi, nay xin nhắc lại: Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng. 3. Từ hai sai lầm nói trên tôi đã tự rước hoạ cho mình, tự tôi đã đánh mất niềm tin yêu của nhiều người dân Huế đối với tôi, tạo điều kiện cho nhiều kẻ chống cộng cực đoan vu khống và qui kết tôi như một tội phạm chiến tranh. Tôi xin thành thật nhìn nhận về hai sai lầm nói trên, xin ngàn lần xin lỗi. Sài Gòn, ngày 1 tháng 2 năm 2018 Hoàng Phủ Ngọc Tường. FB Phạm Minh Hoàng
......

Tâm thư nhân 50 năm cuộc thảm sát Mậu Thân

  Hội đồng Liên tôn Việt Nam và Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền: Tâm thư nhân 50 năm cuộc thảm sát Mậu Thân (1968-2018) A- Nhận định 1- Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đang rầm rộ tổ chức kỷ niệm 50 năm biến cố Mậu Thân (1968-2018) với chủ đề “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt quyết định và bài học lịch sử”, qua một lễ nghi cấp nhà nước (31-01-2018), những cuộc hội thảo khoa học cấp quốc gia, những buổi giao lưu gặp gỡ cựu chiến binh mặt trận, những bài viết của một số lãnh đạo chính trị cao cấp và nhiều người khác, những buổi biểu diễn văn nghệ, những biểu ngữ tuyên truyền trong học đường… Họ trình bày đó như là cuộc nổi dậy của nhân dân miền Nam chống lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa và là thắng lợi của nghệ thuật quân sự Cộng sản, biết nắm bắt thời cơ chiến lược để chủ động tiến công địch bằng các phương thức tác chiến mới giành thế bất ngờ…(theo chủ tịch nước Trần Đại Quang và bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch). 2- Phản bội cam kết hưu chiến mà họ đã đưa ra trước (27-01 đến 03-02-1968, tức 28 tháng Chạp đến 05 tháng Giêng Mậu Thân) và chà đạp ngày Tết thiêng liêng của Dân tộc, nhà cầm quyền Hà Nội thời Hồ Chí Minh -trong đêm Giao thừa và đêm mồng một Tết- đã đánh úp vào 41 thành phố, thị xã, 72 quận lỵ, kể cả cố đô Huế và thủ đô Sài Gòn -nghĩa là các khu dân cư- nhằm kiểm soát chiếm giữ các cứ điểm quan trọng và lãnh đạo quần chúng nổi dậy cướp chính quyền. Tiếng pháo đã chen lẫn tiếng súng! Rượu hồng đã hòa vào máu đỏ! Bánh tét đã trộn lẫn với thịt người ! Thế nhưng, cả hai mục tiêu quân sự và chính trị ấy đều đã không đạt được, vì quân chính quy từ miền Bắc và quân du kích tại miền Nam đã bị đẩy lui ở tất cả mọi trận địa, tổn thất lên đến cả trăm ngàn người (gấp 10 lần quân VNCH và đồng minh Mỹ). Dân chúng cũng đã không nổi dậy mà trái lại còn bỏ chạy về phiá quốc gia. 3- Thật ra, đó là cuộc thảm sát 14.300 dân lành vô tội, mà một nửa trong số đó là tại tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế, nơi đã bị Cộng sản chiếm đóng 26 ngày trời. Số nạn nhân này gồm có viên chức hành chính, bác sĩ kỹ sư, tu sĩ linh mục, giáo sư nghệ sĩ, tiểu thương lao động, quân nhân về hưu, sinh viên học sinh, thường dân trẻ nhỏ… Họ đã bị giết bằng những hình thức man rợ như dùng báng súng, cuốc xẻng bửa đầu, đóng cọc xuyên thân hình, đâm lưỡi lê vào bụng, cột thành chùm chôn sống, xả súng liên thanh và ném lựu đạn vào đoàn người bị trói chặt… Sau cuộc chiến, người ta đã tìm thấy nhiều mồ chôn tập thể hàng trăm con người tại chùa Theravada, trường Gia Hội, phường Phú Cát, vùng Phú Vang, quận Phú Thứ, khe Đá Mài v.v... (Nguồn: Viện Nghiên cứu Á châu, Đại học Texas, Hoa Kỳ). Chứng tích còn sờ sờ là ngôi mộ tập thể ở núi Ba Tầng, phía nam thành phố Huế, nơi đang chôn cất hơn 400 hài cốt tìm thấy ở khe Đá Mài, thuộc vùng núi Đình Môn, Kim Ngọc, quận Nam Hòa, tỉnh Thừa Thiên (nay là xã Dương Hòa, huyện Hương Thủy). Ngay sau tháng 4-1975, Cộng sản đã dùng mìn phá hủy trụ bia và 2 bàn thờ ở ngôi mộ tập thể này, khiến nhiều hài cốt cũng nổ tung lên. Mộ nay đang tình trạng hoang phế. Cộng sản cũng đặt tên “Xuân 68” cho một con đường trong Thành Nội. 4- Cuộc thảm sát Mậu Thân được xếp vào bao cuộc thảm sát tập thể đồng bào mà đảng Cộng sản Việt Nam đã gây ra từ ngày họ nắm được quyền lực trên đất nước. Nào là cuộc Cải cách Ruộng đất giết trực tiếp lẫn gián tiếp nửa triệu nông dân miền Bắc; nào là cuộc xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa làm vong mạng gần 4 triệu sinh linh hai vùng Tổ quốc; nào là việc thủ tiêu hơn 100 ngàn quân nhân cán chính VNCH trong các trại tập trung cải tạo; nào là việc đẩy hàng triệu Đồng bào ra biển khơi hay vào rừng thẳm để chạy trốn chế độ mà một nửa đã bỏ thây… Rõ ràng là sự cai trị và sự trường tồn của đảng Cộng sản được xây trên xương máu dân lành Việt Nam. B- Tuyên bố: Với vai trò lãnh đạo tinh thần, có nhiệm vụ loan truyền sự thật, bảo vệ công lý và giáo dục lương tâm, Hội đồng Liên tôn Việt Nam -vốn quy tụ nhiều chức sắc của 5 tôn giáo: Cao Đài, Công Giáo, Phật Giáo Thống Nhất, Phật Giáo Hòa Hảo, Tin Lành- và Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền tuyên bố như sau: 1- Đòi hỏi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hãy biết thừa nhận sự thật, lãnh nhận trách nhiệm, công nhận tội ác tầy trời mà chính họ đã gây ra cho Dân tộc và Đồng bào trong những ngày xuân năm 1968; phải giải oan cho các nạn nhân bằng cách chính thức tạ tội và để tự do cho bất cứ cá nhân hay tập thể nào tưởng nhớ đến họ; phải tôn tạo ít nhất hai ngôi mộ tập thể chôn cất di hài của họ là Ba Tầng và Ba Đồn gần núi Ngự Bình, phía Nam thành phố Huế. Yêu cầu chấm dứt ngay việc trình bày và ghi dấu cuộc tấn công nhân Tết cổ truyền đó như một chiến thắng oai hùng, vì chứng tích và chứng nhân vẫn còn đầy dẫy. Bằng không, danh xưng “Mậu Thân 1968” sẽ mãi in hằn vào lịch sử nhân loại và cứa vào da thịt dân tộc như một lưỡi dao sắc không bao giờ cùn và một thỏi sắt nung đỏ chẳng bao giờ nguội. 2- Kêu gọi toàn thể Đồng bào trong và ngoài nước cũng như mọi Tôn giáo của người Việt tưởng niệm, cầu nguyện, minh oan cho các nạn nhân biến cố Mậu Thân, để linh hồn họ được giải thoát, gia đình họ được an ủi. Ngoài ra cũng xin nhớ đến các chiến binh hai miền đã ngã xuống trong cuộc tương tàn huynh đệ này. Đó là căn cốt trong truyền thống của mọi tôn giáo cũng như trong văn hóa của Dân tộc. Đây cũng là cơ hội để các đao phủ thảm sát đồng bào bày tỏ thành tâm thiện chí, thống hối lỗi lầm, dọn đường cho việc hòa giải Dân tộc cách đích thực. Xin Quý Chức sắc tôn giáo trong nước can đảm đặt ra một ngày tạm gọi là “Ngày nhớ Mậu Thân” và tổ chức lễ cầu hồn, cầu siêu khắp các thánh thất, giáo đường, chùa chiền cho các nạn nhân vô tội. Làm tại VN ngày 10 tháng 02 năm 2018, trong bầu khí áp Tết Mậu Tuất Hội đồng Liên tôn Việt Nam đồng ký tên: Cao đài : - Chánh trị sự Hứa Phi (điện thoại: 0163.3273.240) - Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân (điện thoại: 0988.971.117) - Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng (điện thoại: 0988.477.719). - Thông sự Đoàn Công Danh (điện thoại: 0977.961.750) Công giáo : - Linh mục Ta-đê-ô Nguyễn Văn Lý (điện thoại: 0932211438) - Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi (điện thoại: 0984.236.371) - Linh mục Giu-se Đinh Hữu Thoại (điện thoại: 0935.569.205) - Linh mục Phao-lô Lê Xuân Lộc (điện thoại: 0122.596.9335) - Linh mục Giu-se Nguyễn Công Bình (điện thoại: 01692498463) Phật giáo : - Hòa thượng Thích Không Tánh (điện thoại: 0165.6789.881) - Thượng tọa Thích Từ Giáo (điên thoại: 0912.717.819) - Thượng tọa Thích Đồng Minh (điện thoại: 0933.738.591) - Thượng tọa Thích Vĩnh Phước (điện thoại: 0969.992.087) - Thượng tọa Thích Đức Minh (điện thoại: 0165.348.2276) Phật giáo Hoà hảo : - Ông Nguyễn Văn Điền (điện thoại: 0122.870.7160) - Ông Lê Quang Hiển (điện thoại: 0167.292.1234) - Ông Lê Văn Sóc (điện thoại: 096.4199.039) - Ông Phan Tấn Hòa (điện thoại: 0162.6301.082) - Ông Bùi Văn Luốc (điện thoại: 0169.612.9094) - Ông Hà Văn Duy Hồ (điện thoại 012.33.77.29.29). - Ông Trần Văn Quang (điện thoại 0169.303.22.77) Tin lành : - Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa (điện thoại: 0121.9460.045) - Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng (điện thoại: 0906.342.908) - Mục sư Đoàn Văn Diên (điện thoại: 01676923013 ) Với sự hiệp thông của Mục sư Nguyễn Trung Tôn đang ở trong lao tù cộng sản. Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền đồng ký tên (đại diện) - Linh mục Phê-rô Nguyễn Hữu Giải, Tổng Giáo phận Huế - Linh mục Ta-đê-ô Nguyễn Văn Lý, Tổng Giáo phận Huế. - Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi, Giáo phận Bắc Ninh. - Linh mục Giu-se Nguyễn Công Bình, Giáo phận Vinh. Cùng hiệp thông: Liên hiệp Hội thánh Em và Tín đồ Cao đài Tòa thánh Tây Ninh Hải ngoại: - Cựu Chánh trị sự Bùi Văn Y, Trưởng ban Giám sát - Phạm Văn Đức, Trưởng ban Nội vụ - Sinh Cẩm Minh, Trưởng ban Ngoại vụ - Phó trị sự Trần Viết Hùng, Tổng thư ký Ủy ban chống văn hóa Tôn giáo vận Cộng sản. Mục sư Nguyễn Công Chính, Chủ tịch Nhân sĩ. Nguyễn Văn Tánh, Hội đồng giám sát. Nhân sĩ Phan Kỳ Nhơn, Hội đồng giám sát. FB Manh Hung Nguyen
......

THÔNG CÁO BÁO CHÍ: Về việc Nhạc sĩ Việt Khang được chính phủ Hoa Kỳ can thiệp sang Hoa Kỳ

Sau 4 năm tù giam và 2 năm quản chế, bị giam lỏng trong hoàn cảnh cô lập kinh tế và không được tự do sáng tác, nhạc sĩ Việt Khang đã được chính phủ Hoa Kỳ can thiệp để sang Hoa Kỳ vào sáng Thứ Năm, ngày 8/2/2018. Đây là kết quả áp lực từ các tổ chức nhân quyền quốc tế và chính phủ Hoa Kỳ, đặc biệt là Thượng Nghị sĩ John McCain, cũng như từ những nỗ lực đấu tranh bền bỉ của người Việt khắp nơi trong nhiều năm qua. Nhạc sĩ Việt Khang là tác giả của những nhạc phẩm làm lay động hàng triệu con tim người Việt khắp nơi như Anh Là Ai, Việt Nam Tôi Đâu, Trả Lại Cho dân… Các nhạc phẩm của anh luôn được hát vang trong những cuộc đấu tranh đòi công bằng và quyền làm người trong cũng như ngoài nước. Vào năm 2012, sau khi Việt Khang bị bắt vì những nhạc phẩm yêu nước của anh, Đài Truyền Hình SBTN đã phát động một chiến dịch thỉnh nguyện thư gởi Tòa Bạch Ốc kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ áp lực buộc Hà Nội phải thả anh. Chỉ trong vòng vài tuần ngắn ngủi, chiến dịch đã có sự tham gia của hàng trăm ngàn người Việt tại Hoa Kỳ, trở thành một hiện tượng chưa từng có trước đó. Tiếp theo thỉnh nguyện thư gởi Tòa Bạch Ốc, Đài Truyền Hình SBTN đã cùng người Việt ở khắp mọi nơi tiếp tục đấu tranh không ngừng nghỉ qua những buổi xuống đường, những cuộc vận động quốc tế, những chiến dịch hướng về tù nhân lương tâm,… để vận động cho sự tự do của người nhạc sĩ yêu nước này. Đài Truyền Hình SBTN xin tri ân các tổ chức nhân quyền quốc tế, các chính phủ, các đoàn thể, tất cả những đồng bào người Việt trong và ngoài nước, và đặc biệt Thượng nghị sĩ John McCain, đã đồng hành cùng chúng tôi trong những chiến dịch vận động cho các tù nhân lương tâm, cho dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Việc nhạc sĩ Việt Khang rời khỏi Việt Nam để có thể tiếp tục sáng tác dòng nhạc thiết tha với vận mạng đất nước là một thành quả không nhỏ, để cùng góp phần vào nỗ lực tố cáo các vi phạm nhân quyền của CSVN trước dư luận quốc tế, đấu tranh cho các tù nhân lương tâm khác còn đang bị giam cầm, và đấu tranh cho một Việt Nam dân chủ, tự do. Trân trọng, Đài Truyền Hình SBTN  
......

Những cựu tù nhân lưu vong: ‘Ra đi không phải là ngừng đấu tranh!’

Những cựu tù nhân lưu vong: ‘Ra đi không phải là ngừng đấu tranh!’ https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Leaving-does-not-mean-stop-fight... Ngày 8/2/2018 vừa qua, nhạc sĩ, cựu tù nhân lương tâm Việt Khang đặt chân đến Mỹ. Đây là thành quả của công cuộc đấu tranh chung của cộng đồng hải ngoại, do đài truyền hình SBTN khởi xướng vào năm 2012, qua chiến dịch ký thỉnh nguyện thư gởi Tòa Bạch Ốc. Một tuần lễ trước đó là cựu tù nhân lương tâm Trương Minh Tam cũng đến Hoa Kỳ theo con đường tị nạn chính trị. Nhạc sĩ Việt Khang được mọi người chào đón tại phi trường Los Angeles ngày 8/2/2018 Cộng đồng người Việt trong và ngoài nước đón nhận điều này với hai chiều suy nghĩ khác nhau. Những tranh cãi về việc người hoạt động trong nước ra đi sẽ không còn cất tiếng nói tranh đấu mạnh mẽ nữa lại tiếp tục dấy lên trong dư luận. Trong nước vẫn tốt hơn Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, người tù chính trị từng bị buộc phải rời khỏi quê hương cách đây khoảng 20 năm, hiện đang sinh sống ở Virginia cho biết, theo ông, mỗi người đều có sự quyết định của riêng mình, tuỳ vào hoàn cảnh của mỗi người đó. “Việc ra khỏi nước hay không, mỗi một người, bất kể đó là người đấu tranh, một nhà hoạt động hay một người trung dung với chính trị đều có quyền quyết định riêng tuỳ theo hoàn cảnh cá nhân của mình.  Nhưng nếu nhận định liên hệ với cuộc đấu tranh, thì theo tôi nếu mình vẫn ở được ở trong nước và tiếp tục cuộc đấu tranh ở trong nước thì vẫn tốt hơn là ở bên ngoài.” Có nhiều vấn đề mà đối với Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, đó là lý do dẫn đến việc ông cho rằng tiếp tục cuộc đấu tranh trong nước thì vẫn tốt hơn là khi rời khỏi quê hương. Nhưng không phải vì thế mà nó mất đi ý nghĩa và sứ mệnh quan trọng của nó. Trước tiên, ông nhắc đến sự thích nghi với môi trường sống. “Trong rất nhiều trường hợp có những người không quen với môi trường hải ngoại cũng như với cuộc vận động quốc tế. Khi mình ra khỏi nước, cuộc đấu tranh trở thành gián tiếp không còn trực tiếp nữa. Mà khi gián tiếp thì có hai vấn đề, đó là vận động cộng đồng hải ngoại, cùng với người Việt hải ngoại yểm trợ cho người trong nước. Cái thứ 2 là vận động quốc tế, người Mỹ, chính phủ Mỹ để hỗ trợ cho cuộc đấu tranh trong nước.” Cộng đồng hải ngoại và môi trường sống chính là điều mà giáo sư Đoàn Viết Hoạt cho rằng sẽ là những khó khăn về đường lối đấu tranh cho những nhà hoạt động trong nước khi rời khỏi quê hương. “Thành phần hải ngoại có thể nói là thành phần của miền Nam Việt Nam cũ nên lập trường, đường lối đấu tranh nó phải khác. Nó mạnh mẽ hơn, chống chế độ Cộng sản rõ ràng hơn. Còn trong nước là môi trường trực tiếp với chính quyền” Và một lần nữa ông khẳng định bao giờ cuộc đấu tranh cũng phải do hoạt động trực tiếp của những người trong nước thì nó mới có ý nghĩa và có hiệu quả. “Do đó nếu ở lại được thì nên ở lại tiếp tục đấu tranh nếu muốn tiếp tục. còn nếu muốn đi tìm 1 cuộc sống mới thoải mái, không cực khổ thì đó lại là chuyện khác.” Do đó nếu ở lại được thì nên ở lại tiếp tục đấu tranh nếu muốn tiếp tục. Còn nếu muốn đi tìm 1 cuộc sống mới thoải mái, không cực khổ thì đó lại là chuyện khác. - GS Đoàn Viết Hoạt Đi hay ở lại, đôi khi không còn là sự lựa chọn của mỗi 1 người nữa. Đây chính là trường hợp của Cựu tù chính trị, nhà giáo Phạm Minh Hoàng. Nửa năm trước đây, ông bị cưỡng bức đi Pháp vào khuya ngày thứ bảy 24/6. Trước đó 1 tháng,ông nhận được quyết định tước quốc tịch Việt Nam do chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang ký ngày 17 /5. Từ Paris, ông chia sẻ suy nghĩ của mình về câu hỏi “Làm người đấu tranh, thì ra đi hay ở lại?” “Theo cá nhân của tôi thì tôi nghĩ trong nước thì nó tốt hơn. Chúng ta gần gũi hơn, chúng ta trực tiếp hơn và chúng ta sống với thực tế nhiều hơn.” Người ở lại Nhắc đến những nhà hoạt động, những cựu tù nhân lương tâm phải sống lưu vong như blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần,  nhà đấu tranh Đặng Xuân Diệu, gần đây nhất là nhà hoạt động Trương Minh Tam và nhạc sĩ Việt Khang, dư luận trong và ngoài nước không thể không nhắc đến những nhà đấu tranh còn đang chịu án. Đó là một Trần Huỳnh Duy Thức với bản án 16 năm; một Nguyễn Văn Đài hiện đang bị giam giữ khắc nghiệt chờ xét xử. Đây là những người mà qua lời kể lại từ gia đình, người thân của họ, con đường lưu vong là con đường họ nhiều lần chối bỏ. Theo lời kể của ông Trần Huỳnh Duy Tân khi trả lời phỏng vấn truyền thông nước ngoài, rất nhiều lần gia đình đề cập đến con đường tị nạn, nhưng ông Thức kiên quyết khẳng định sẽ không làm như vậy và đề nghị gia đình không được nhắc đến. Ông Tân còn nói rằng Trần Huỳnh Duy Thức “rất kiên định trong vấn đề anh ở lại, không có đi tị nạn”. Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng trong lần trả lời phỏng vấn của BBC, ông nói rằng chỉ có chính Trần Huỳnh duy Thức  hiểu hơn ai hết là cái gì tốt nhất cho ông ấy. Và kỹ sư Nguyễn Lân Thắng khẳng định thêm " nếu tôi đặt địa vị mình vào trong địa vị của anh Thức, thì tôi cũng sẽ chọn con đường tiếp tục đấu tranh." Thực ra, không thể nói ở trong nước là tốt hay là ra ngoài này tốt, và ngược lại. Mỗi người có một khả năng riêng, tính cách riêng, con đường riêng, nhưng dù ở đâu, tôi tin là tất cả vẫn tiếp tục đấu tranh theo cách riêng của mình. - Nhạc sĩ Việt Khang Nhưng đi không phải là ngừng lại Tuy rằng cả giáo sư Đoàn Viết Hoạt lẫn nhà giáo Phạm Minh Hoàng đều có cùng suy nghĩ trong câu trả lời về việc ra đi hay ở lại đối với một người đấu tranh, đó là “ở lại và trực tiếp sẽ tốt hơn”, nhưng cả hai đều nói rằng “Ra đi không phải là ngừng đấu tranh!” Giáo sư Đoàn Viết Hoạt khẳng định “Nếu quyết tâm của mình vẫn còn thì vẫn đấu tranh. Tất nhiên môi trường đấu tranh khác thì phương thức khác, cách làm việc khác. Nơi nào cũng có thể đấu tranh được, kể cả khi anh ở trong tù., huống chi khi anh được tự do bay nhảy bên ngoài, đi lại, nói chuyện. Cho nên nói là ra ngoài thì không đấu tranh được là không đúng. Hoàn toàn không đúng.” Tôi chỉ thay đổi địa bàn hoạt động. Tâm hồn chúng ta không thay đổi, lý tưởng không thay đổi. Tình yêu nước không thay đổi. chỉ chúng tat hay đổi từ nơi này sang nơi khác. - Nhà giáo Phạm Minh Hoàng Thay đổi hình thức đấu tranh cũng là cách nhà giáo Phạm Minh Hoàng đang thực hiện sau khi ông bị trục xuất khỏi quê hương của mình. “Tôi chỉ thay đổi địa bàn hoạt động. Tâm hồn chúng ta không thay đổi, lý tưởng không thay đổi. Tình yêu nước không thay đổi. chỉ chúng tat hay đổi từ nơi này sang nơi khác. Trong hoàn cảnh hiện tại, dĩ nhiên tôi không thể tham gia những gì trực tiếp trong nước, bây giờ ngoài này, tôi vẫn làm chuyện ấy nhưng khác 1 chút. Tôi là nhà giáo thì tôi viết bài, có những quan tâm về giáo dục. Tôi làm việc trong khả năng cho phép đặc biệt về giáo dục.” Những chia sẻ này cũng là cách nghĩ nhạc sĩ Việt Khang khi anh đặt chân đến Hoa Kỳ và nhận được câu hỏi từ những người quan tâm là “tại sao anh không ở trong nước tiếp tục đấu tranh, và nếu anh cũng đi Mỹ hết thì còn ai tiếp tục công việc?” Câu trả lời của Việt Khang rằng: “Thực ra, không thể nói ở trong nước là tốt hay là ra ngoài này tốt, và ngược lại. Mỗi người có một khả năng riêng, tính cách riêng, con đường riêng, nhưng dù ở đâu, tôi tin là tất cả vẫn tiếp tục đấu tranh theo cách riêng của mình.” Theo rfa.org/vietnamese
......

Thấy gì từ vụ ‘khởi tố bị can Phan Văn Anh Vũ’?

Việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam trong thời hạn 4 tháng đối với bị can Phan Văn Anh Vũ vào ngày 7/2/2018 – ngay trước tết nguyên đán 2018 – cho thấy vụ án “Vũ “Nhôm”” chính thức trở thành một chiến dịch truy lùng những quan chức và người làm nghề khác có lien quan đến Vũ “Nhôm”, đặc biệt là một đường dây (nếu có) đã bảo kê cho Vũ “Nhôm” lặng biến khỏi Việt Nam… Vũ “Nhôm” Cho tới giờ, bất chấp nhiều bức bối của giới cán bộ lão thành, vẫn không có bất kỳ thông tin nào từ phía các cơ quan chức năng về ai và thế lực chính trị nào đã bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh đào thoát khỏi Việt Nam vào nửa cuối năm 2016. Chắc hẳn ông Nguyễn Phú Trọng đã ôm nỗi ấm ức khôn nguôi đó, còn Trịnh Xuân Thanh – dù đã “tự nguyện về Việt Nam đầu thú” – vẫn bị giáng cho không phải một mà đến hai án chung thân. Tìm Thanh như thể tìm chim, tìm không được sang Đức bắt cóc. Động thái Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Phan Văn Anh Vũ cũng có thể phát đi thông điệp là chiến dịch “Vũ “Nhôm”” không có khoảng thời gian “giải lao”, mà một khi đã được “hợp thức hóa” sẽ được triển khai ngay, triển khai cấp tập ngay trước tết nguyên đán 2018. Hai tuần trước tết nguyên đán 2018, khi trả lời phỏng vấn theo hình thức soạn sẵn với một tờ báo nhà nước, ông Nguyễn Phú Trọng còn nhắc đến cả vụ Phan Văn Anh Vũ. Vô tình hay hữu ý, cũng mới đây đã rộ lên tin đồn về một số quan chức và nhà báo có liên quan đến Vũ “Nhôm” sắp bị “nhập kho”. Rõ là “lò” của ông Trọng đã không chịu nghỉ tết. Từ ngày 2/2/2018 đến nay, nhiều tờ báo nhà nước đồng loạt “đánh” Nguyễn Xuân Anh về vụ ông Anh nhận hai ngôi nhà của đại gia Vũ “Nhôm”. Ông Hồ Ánh ngồi không vững trên chiếc ngai vàng của mình. Ảnh: Internet Một nhân vật khác bị “tố” là ông Hồ Ánh – Phó phòng Tổng hợp Văn phòng Thành uỷ Đà Nẵng, thư ký của cựu Bí thư Xuân Anh – cũng sử dụng nhà của Vũ “Nhôm”… Như vậy, vụ “Vũ “Nhôm”” đang được mở ra trên hai phương diện vừa hình sự vừa chính trị – từ “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” đến “Trốn thuế” – chắc chắn có liên quan đến nhiều quan chức ở Đà Nẵng và một số tỉnh thành khác, kể cả quan chức cấp trung ương. Hơn ba chục nhà công sản được mua bán bởi Vũ “Nhôm” đã đủ trở thành một vụ án kinh tế lớn: những quan chức nào đã phê duyệt cho Vũ “Nhôm” mua nhà công sản? Có liên quan thời Bí hthư thành ủy Nguyễn Bá Thanh? Sau khi mua nhà công sản, Vũ “Nhôm” đã bán một số nhà đó cho nững quan chức nào? Một số dự án địa ốc mà Vũ “Nhôm” đã dùng “công ty bình phong” của Bộ Công an để “tác chiến” ở một số địa phương, đặc biệt là Sài Gòn, có liên quan đến những quan chức nào và đặc biệt có “phần” của giới quan chức công an không?… “Hình sự” là vậy, còn “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật” thì sao? Sau hơn một tháng lấy cung Phan Văn Anh Vũ, rất có thể “chuyên án” của Bộ Chính trị đã biết rõ Phan Văn Anh Vũ đã có hay không, và nếu có thì có được những tài liệu nội bộ thuộc độ “Mật,” thậm chí “Tuyệt Mật” nào về những vấn đề nghiệp vụ của ngành công an, đặc biệt là những ai “có trách nhiệm” đã cung cấp cho Vũ những tài liệu đó. Hoặc những tài liệu về mối quan hệ ngầm trong giới quan chức lãnh đạo ra sao – những bằng chứng mà có thể đủ sức “giết sống” nhiều quan chức đang tại vị… Thực tế có thể hình dung là trong tay Vũ “Nhôm” rất có thể đã nắm được những tài liệu mà khiến nhiều quan chức đang mất ngủ có thể là những tài liệu mang tính bằng chứng về mối quan hệ ngầm trong giới quan chức lãnh đạo, những phi vụ “xămxônai” (cách gọi loại vali chứa đầy đô la) mà các quan chức “lại quả” cho nhau, hoặc những hình ảnh sống động về giới quan chức đã thác loạn với gái trên giường… Một chi tiết bên lề nhưng không thể bỏ qua là “không hiểu sao” là vào cuối tháng 12/2017, chỉ ít ngày sau khi Vũ “Nhôm” bị đặt vào lệnh truy nã, trên mạng xã hội bất thần hiện ra một tài liệu mang tên “Báo cáo tin tình báo”, trong đó đặc biệt đề cập về Vũ “Nhôm” và “phe cánh chính trị” không chỉ ở Đà Nẵng mà còn lên đến “trung ương”. Không biết tài liệu này có tính xác cứ nào, nhưng địa chỉ phát hành nó là Tổng cục 2 (Tổng cục Tình báo) – Bộ Quốc phòng. Khác nhiều với phong cách “nhanh chóng đập tan các luận điệu xuyên tạc và thù địch” mà hệ thống tuyên giáo của đảng cầm quyền thường tiến hành trong thời gian gần đây đối với một số thông tin trên mạng xã hội, cũng hình như không còn tồn tại “Lực lượng 47” mà Bộ Quốc phòng mới khoe khoang thành tích, cho tới nay người ta vẫn chưa thấy Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo hay có công bố nào để phản bác “Báo cáo tin tình báo” trên. Ông Nguyễn Bá Thanh – cựu Trưởng ban Nội chính TƯ đảng CSVN. Ảnh: Internet Việt Nam những ngày cận tết nguyên đán 2018. Khoảng thời gian gần tết nguyên đán năm 2014 đang hiện hình trở lại khi nhân vật “hốt liền, bắt liền” – trưởng ban nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh – được chuyên cơ y tế đưa từ Hoa Kỳ về sân bay Đà Nẵng, để sau đó dù được hệ thống tuyên giáo đảng tuyên truyền “tau khỏe mà, có chi mô”, ông Thanh vẫn về nơi chín suối mà chẳng thể trăng trối được điều gì.
......

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ quan ngại về bản án đối với Đức Bình và Nam Phong

Hôm 7/2 Hoa Kỳ lên tiếng quan ngại về bản án đối với hai nhà hoạt động Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong, và kêu gọi chính phủ Việt Nam hãy trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm ngay lập tức. Nguyễn Nam Phong (trái) và Hoàng Đức Bình tại phiên tòa ngày 6/2/2018. Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Heather Nauert nói: “Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về việc một tòa án của Việt Nam đã kết án và tuyên án các nhà hoạt động ôn hòa về lao động và môi trường Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong lần lượt 14 năm tù và 2 năm tù với các quy định mơ hồ của Bộ luật Hình sự.” Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ thì bản án đối với ông Bình và ông Phong là bản án thứ sáu chỉ nội trong tuần vừa qua đối với những cá nhân biểu đạt quan điểm của họ một cách ôn hòa. Trong số nhiều cá nhân bị tuyên án trong năm qua chỉ vì đã thực hiện các quyền cơ bản của mình, còn có Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn được biết đến với tên là Mẹ Nấm, và Trần Thị Nga. Xu hướng gia tăng các vụ bắt giữ, kết án và những bản án hà khắc đối với các nhà hoạt động ôn hòa từ đầu năm 2016 là “rất đáng quan ngại”. Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam thả tất cả tù nhân lương tâm ngay lập tức, và cho phép người dân ở Việt Nam được tự do bày tỏ quan điểm và tụ họp một cách ôn hòa mà không sợ bị trừng phạt. Chính phủ Hoa Kỳ hối thúc Hà nội đảm bảo những hành động và luật pháp Việt Nam, kể cả Bộ luật Hình sự, phải phù hợp với những điều khoản về nhân quyền trong Hiến pháp Việt Nam và với những cam kết cũng như nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam. Đến chiều ngày 7/2, Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa đưa ra phản ứng nào về tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Hôm 6/2, tòa án tỉnh Nghệ An tuyên án 14 năm tù đối với nhà hoạt động vì môi trường Hoàng Đức Bình, và 2 năm tù đối với nhà hoạt động Nguyễn Nam Phong về tội mà chính quyền Việt Nam cho là “lợi dụng sự cố ô nhiễm môi trường biển để kích động, tổ chức các cuộc tuần hành, biểu tình” phản đối nhà máy Formosa. Trả lời phỏng vấn VOA sau khi dự phiên tòa, ông Hoàng Đức Hòa, thân phụ của nhà hoạt động Hoàng Đức Bình nói rằng đó là một phiên tòa bất chấp pháp luật, kỷ cương. Ông nói: “Kết quả phiên tòa như thế không thể chấp nhận được. Bình không thể bị kết tội gì cả. Trên đường đi kiện Formosa thì bị bắt cóc và quy cho tội chống người thi hành công vụ. Từ trước đến nay chưa bao giờ gặp một phiên tòa nào như phiên tòa này. Bây giờ cộng sản Việt Nam bất chấp pháp luật, không còn pháp luật kỷ cương nữa.” Hôm 6/2 hãng tin Reuters trích lời ông Hà Huy Sơn, một trong các luật sư bào chữa cho ông Bình, nói “Phiên tòa xét xử không có chứng cứ và không khách quan.” Luật sư Sơn nói thêm rằng trước tòa ông Bình khẳng định ông vô tội. https://www.voatiengviet.com/a/bng-hoa-ky-quan-ngai-ve-ban-an-doi-voi-ho...
......

Pages