2018

43 năm sau 30/4, đất nước hiện ra sao?

Đây là câu hỏi rất quan trọng, mỗi công dân có trách nhiệm, từ quan chức đến phó thường dân, cần chung sức góp ý để đạt đồng thuận chung nhằm đưa đất nước khỏi bế tắc và lạc hậu hiển nhiên hiện nay. Không một ai có trách nhiệm có thể cho rằng từ sau ngày 30/4 gọi là ngày “Giải phóng miền Nam Thống nhất Tổ quốc”, đất nước ta đã phát triển mạnh mẽ, toàn dân đã được hưởng trọn vẹn độc lập, tự do dân chủ nhân quyền, bình đẳng và hạnh phúc. Hơn lúc nào hết mỗi người Việt hãy nhìn thẳng vào những sự thật hiển nhiên. Càng là bộ máy lãnh đạo đảng lại càng phải nhìn nhận chính xác chân thật. Điều cay đắng nhất là nền độc lập dân tộc giành được từ tay phát xít Nhật và thực dân Pháp, với hàng triệu con em người Việt của các bên bị hy sinh đã bị ban lãnh đạo Cộng Sản thay thế bằng chế độ «Bắc thuộc mới» qua cuộc mật đàm Thành Đô tháng 9/1990. Từ đó đến nay đất nước bị gặm nhấm có hệ thống, từ đất liền, vùng biển, hải đảo, người Trung Quốc hầu như tự do nhập vào biên giới, mang Nhân dân tệ hình Mao cùng mọi thứ hàng hóa, hàng giả, hàng dỏm, hàng cấm, hàng độc hại tràn ngập đất nước ta. Chúng có mặt khắp nơi, trồng rừng quy mô lớn; khai thác nhiệt điện, thủy điện, các mỏ quặng bô-xít phân đạm, tàn phá môi trường ven biển, lập phố xá, cửa hàng cửa hiệu như ở quê hương chúng. Không ít trong số ấy là tội phạm lưu manh bất lương đe dọa an ninh nhân dân ta. Bộ xậu lãnh đạo Việt Nam phải ngậm bồ hòn làm ngọt, coi bọn xâm lược láo xược hung hãn phương Bắc như bạn thân quý nhất, như ông chủ đáng kính sợ nhất. Nền độc lập dân tộc bị mất dần mòn là nguy cơ lớn nhất, là mối ô nhục lớn nhất của người Việt hiện nay, không một ai có thể cho qua. Trong khi lãnh đạo đảng Cộng sản trở nên hèn với giặc ác với dân, đàn áp không chút ngần ngại các chiến sĩ yêu nước kiên cường bất khuất chống bành trướng như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh… thì Đảng cũng đồng thời biến chất, càng chỉnh đốn lại càng đổ đốn, trở nên một kiểu mafia tội ác, tham nhũng tràn lan, đua nhau tàn phá chia chác mọi nguồn tài sản quốc gia, ăn cắp của nước của dân không chừa một thứ gì, từ nhà đất, ruộng vườn, rừng cây, lập nên những biệt thự, biệt phủ xa hoa giá trị hàng chục tỷ. Theo đà suy thoái của đảng, bộ máy Nhà Nước trở thành bộ máy tội ác, các công ty, Tổng công ty Quốc doanh, các hệ thống ngân hàng bị tước đoạt, phá sản hàng loạt, với hàng chục vụ đại án, hàng trăm tên bị cáo bị điều tra xét xử, trong đó có cả ủy viên Bộ chính trị, ủy viên TƯ, bí thư thành ủy, tỉnh ủy, hàng loạt thiếu tướng, trung tướng, thượng tướng chống tội phạm tự chuyển biến thành tội phạm với những bản án biển thủ cực lớn hàng nghìn tỷ đồng. Trong mấy chục năm suy thoái và tha hóa của Đảng và Nhà Nước, xã hội cũng bị ruỗng nát theo. Lực lượng an ninh lẽ ra là lá chắn bảo vệ dân, là thanh bảo kiếm trừng trị bọn gian ác lại trở thành thế lực đàn áp dân, đánh đập dân như gây thương tật cho cô Đoan Trang, gây nên hàng 30 người chết trong đồn công an trong năm qua. Công an là bọn kiêu binh nêu gương xấu mọi nơi. Công an có ngân sách thuê bọn du côn mất dạy theo dõi từng bước các chiến sĩ dân chủ không cho ra khỏi nhà, đi họp, đi biểu tình, khen thưởng chúng nếu chúng ra tay đàn áp, cứ mỗi lần lập công ở Hà Nội, Sài gòn, Đà Nẵng chúng được thưởng 500.000 đồng, ở các quận huyện mỗi tên được 300.000 đồng. Đến nay sự chính đốn toàn ngành Công an đã quá ư chậm trễ. Trong khi đó nền giáo dục bệ rạc, mất phương hướng, chạy theo mua bán bằng cấp, thầy cô giáo bắt học trò quỳ, phụ huynh học sinh là đảng viên xông vào nhà trường chửi bới cô giáo bắt quỳ đến mức gần xẩy thai! Đạo đức học đường lao dốc khi sinh viên học sinh chửi bới đâm chém cô giáo. Đạo đức gia đình thê thảm khi vợ chồng giết nhau, ông hiếp dâm cháu. Y đức không còn lương tâm khi bộ y tế buông lỏng quản lý thuốc men cho hàng độc dược tràn lan, bệnh viện chen chúc 2, 3 người bệnh chung một giường. Trên đây là bức tranh bi đát toàn cảnh đất nước ta 43 năm sau ngày “lịch sử 30/4”. Thành tích vĩ đại hay thất bại nặng nề? Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam hiện nay vẫn còn lạc hậu về nhiều mặt, tự do ngôn luận, tự do báo chí đứng thứ 175 trên 186 nước. Tự do tôn giáo ở trong số 60 nước bị mất tự do nặng nề nhất. Thu nhập bất công còn rất xa mới được như các nước Bắc Âu, nơi hầu như không có nạn tham nhũng. Không gì nhục bằng người Việt Nam có tỷ lệ phạm pháp cao nhất Đông Nam Á, ăn cắp vặt nhiều nhất ở các siêu thị Nhật Bản, Malaisia, Thái Lan, hộ chiếu ngoại giao Việt Nam bị kém giá trị nhất. Về thu nhập bình quân đầu người, Việt Nam còn cách xa Thái Lan và Indonesia, phải 8 năm mới ngang Thái Lan, phải 12 năm mới ngang Indonesia hiện nay. Nghĩ mà đau, nghĩ mà buồn, đất nước mình kỳ quá phải không anh? Bài thơ cô giáo Trần Thị Lam xoáy sâu vào tấm lòng quặn đau của mỗi công dân. Nhà thơ Bùi Minh Quốc cũng rất đau đớn khi “nhìn tới đâu cũng phải kìm cơn mửa, Khi một thời bọn đểu đã lên ngôi”. Tất cả mọi nguyên nhân đều từ do đảng mà ra? Nguyên nhân của những nguyên nhân là đường lối chính trị sai lầm tận gốc; Là chủ nghĩa Mác – Lê đã bốc mùi, là chế độ toàn trị độc đảng theo luật rừng xanh, vô pháp, vô đạo, vô luân, là sự giả dối che dấu sự thật, lừa mỵ nhân dân, nói một đằng làm một nẻo. Nếu Bộ chính trị hãy còn có lương tâm và đạo đức, nhân dịp này, hãy mở một cuộc hội họp dân tộc, lắng nghe những người bất đồng chính kiến trong các tổ chức xã hội dân sự trong và ngoài nước góp ý, phê bình, kiến nghị, đấu trí, đấu lòng yêu nước, thương dân lại để tìm ra con đường chính trị và các chính sách kinh tế, tài chính, văn hóa, quốc phòng, đối ngoại cho đất nước mình, cho nhân dân mình. Cuộc họp dân tộc này sẽ quan trọng hơn cuộc họp TƯ7, càng quan trọng hơn một phiên họp Quốc hội, nó sẽ là đôi đũa thần tạo nên cuộc hòa giải hòa hợp dân tộc tối cần thiết, mở đường cho kỷ nguyên tự do dân chủ của dân tộc ta gắn bó với thời đại mới từ trong năm 2018 này./. VOA
......

Dân biểu Hoa Kỳ lên tiếng cho Hội Anh Em Dân Chủ, đòi thả các tù nhân lương tâm

Sau đây là nguyên văn lá thư của Dân biểu Khanna gửi Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc hôm 5 tháng Tư, 2018 ― đúng vào ngày 6 thành viên Hội Anh Em Dân Chủ bị nhà cầm quyền đưa ra xét xử ― phản đối phiên tòa bất công, đồng thời yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do lập tức cho tất cả tù nhân lương tâm và cho phép tất cả mọi người được tự do biểu đạt quan điểm mà không sợ bị trừng phạt. BBT Web Việt Tân ================== Dân Biểu Ro Khanna. Ảnh: Internet Ngày 05 Tháng Tư, 2018 Kính gởi ông Nguyễn Xuân Phúc Thủ Tướng chính phủ Cộng Hòa XHCN Việt Nam, Số 1 đường Bách Thảo, Hà Nội, Vietnam. Thưa Thủ tướng, Là dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ của quận hạt 17 (Silicon Valley) thuộc tiểu bang California, là nơi cư ngụ của hàng chục ngàn người Mỹ gốc Việt, và cũng là một thành viên của Ủy Ban Quốc Hội về Việt Nam (Congressional Caucus on Vietnam), tôi kêu gọi ông huỷ bỏ cáo buộc đối với sáu tù nhân lương tâm sẽ phải đối mặt với vụ xử án ngày hôm nay tại thành phố Hà Nội. Khi đưa ra quyết định cáo buộc này, ông hãy xem xét tác động quốc tế mà phiên tòa này sẽ có đối với đất nước của ông. Có nhiều cơ hội để hai nước chúng ta hợp tác với nhau. Tôi hy vọng sẽ tăng cường mối quan hệ của 2 quốc gia trong những năm tới và hợp tác cùng nhau vì quyền lợi chung về kinh tế hay quân sự. Tôi vô cùng quan ngại và không chấp nhận việc bắt giữ tra tấn và ngược đãi cả trăm tù nhân lương tâm, theo Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết như thế. Những tù nhân này chỉ đơn giản là những người luật sư, blogger, lãnh đạo tôn giáo và hoạt động nhân quyền, bị giam cầm chỉ vì họ nói lên quan điểm ​​của họ. Mặc dù họ có thể chỉ trích chính phủ, sáu tù nhân lương tâm nói trên đã không có hành động bạo lực và không gây nguy hại cho xã hội Việt Nam. Xin hãy trả tự do cho họ trước ngày xử án. Cộng đồng quốc tế đang theo dõi và quan tâm sâu sắc sự việc. Tôi thừa nhận chúng ta có hệ thống chính trị khác nhau và không nhằm mục đích áp đặt giá trị của chúng tôi lên xã hội của ông. Tuy nhiên, tôi phải lên tiếng khi các quyền cơ bản của con người và quyền tự do chính trị bị vi phạm. Tại Hoa Kỳ, sự bất đồng về chính trị, những lời chỉ trích chính phủ, và những cuộc biểu tình ôn hoà chỉ làm cho quốc gia chúng tôi trở nên mạnh mẽ hơn. Chúng tôi hy vọng ông nhìn ra được những lợi ích của sự khác biệt và một xã hội dân sự có nhiều sinh động. Ông nội tôi đã chấp nhận rủi ro khi tham gia cuộc đấu tranh bất bạo động của ông Gandhi để giành độc lập tại Ấn Độ. Là một tù nhân lương tâm, ông đã trải qua nhiều năm tù giam chỉ vì ông viết về những quan điểm chính trị không được ưa chuộng trên một tờ báo. Vì vậy, vấn đề nầy là một quan tâm đặc thù đối với tôi và cử tri của tôi. Trong nhiều trường hợp, các tù nhân nói trên là anh chị em, hoặc là bạn bè của một vài công dân sống tại quận hạt của tôi. Tôi tham gia cùng các cử tri của tôi để kêu gọi công lý chính trị và nhân quyền tại Việt Nam. Tôi cũng tham gia vào lời kêu gọi của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 6 tháng 2 năm 2018, “kêu gọi Việt Nam phóng thích ngay lập tức tất cả tù nhân lương tâm và cho phép tất cả mọi người ở Việt Nam bày tỏ quan điểm một cách tự do và hội họp ôn hòa mà không sợ bị trừng phạt.” Xin ông hãy can thiệp để chấm dứt phiên xử và ngưng tất cả các điều luật ngăn cấm bất đồng chính kiến ôn hòa. Xin cảm ơn ông nhanh chóng lưu tâm đến yêu cầu này. Kính thư, Ký tên Ro Khanna, Dân biểu Quốc Hội http://viettan.org/dan-bieu-hoa-ky-len-tieng-cho-hoi-anh-em-dan-chu-doi-...
......

Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi

Chỉ hơn một tuần lễ, hơn 100 năm tù giam và hơn 30 năm quản chế cho các anh chị Đài, Tôn, Đức, Truyển, Hùng, Trội, Túc, Dũng, các chị Xuân và Thu Hà. Bồ đào mĩ tửu dạ quang bôi, Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi. Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi! (Lương Châu Từ) Bài thơ trên là một trong những bài tứ tuyệt nổi tiếng nhất của văn học Trung Quốc mà hầu như chẳng mấy ai yêu thơ Đường lại không biết đến. “Lương Châu Từ” có nghĩa là Khúc Hát Châu Lương, một địa danh thuộc vùng biên giới Tây Bắc nước Tàu tiếp giáp với Mông Cổ. Lương Châu Từ do Vương Hàn (687-726) làm ra năm 713 khi ông bị triều đình nhà Đường đày ra Lương Châu do tính bộc trực của mình. Bài thơ của Vương Hàn được dịch như sau: Bồ đào, rượu rót chén lưu ly Muốn uống, tỳ bà giục ngựa đi Bãi cát say nằm, chê cũng mặc Xưa nay chinh chiến mấy ai về. Người đọc Lương Châu từ, tùy theo mối cảm xúc riêng mà có những mức độ thưởng thức khác nhau, nhưng có lẽ cũng chung niềm cảm khái ở câu cuối: Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi (Xưa nay chinh chiến, mấy ai về). Và với những tâm tư của câu thơ này, tôi xin ghi lại những cảm nhận của mình với sự hy sinh của những người đang âm thầm đấu tranh cho dân chủ tại VN. Họ đang chịu một tai họa khủng khiếp đang giáng xuống đầu: chỉ hơn một tuần lễ, hơn 100 năm tù giam và hơn 30 năm quản chế cho 10 anh chị em trong số họ. Các anh Đài, Tôn, Đức, Truyển, Hùng, Trội, Túc, Dũng, các chị Xuân và Thu Hà. Tôi có cái may mắn được trò chuyện với hầu như tất cả 10 anh chị em này. Mỗi người một tính cách, mỗi người một tư duy, một thói quen hoặc một tật xấu. Nhưng tất cả có một điểm chung là lòng nhiệt huyết và suy nghĩ lạc quan, cho dù hình như chưa bao giờ tôi hỏi: “Động lực nào khiến bạn chọn con đưòng này”, hoặc “bạn có nghĩ đến ngày nào đó chúng ta sẽ thành công?”. Khi còn đứng trên bục giảng, tôi đã làm đủ mọi cách để “cạy miệng” lũ sinh viên kỹ thuật mà bản chất của chúng là thụ động, nên tôi đã khá thành công khi gợi chuyện để đón nhận những tâm tình của các anh chị đi đấu tranh, đặc biệt là 9 anh chị vừa bị kết án. Và chính những tâm tình bộc trực này đã để lại trong tôi một ấn tượng không bao giờ phai nhòa, mà tôi xin được nhắc lại, đó là lòng nhiệt huyết và sự lạc quan. “Chọn con đường này là mình phải chuẩn bị lên đường bất cứ lúc nào”. Lên đường ở đây có nghĩa là đi tù. Nên nhớ rằng tất cả 8 anh được nêu tên ở trên đều đã bị kết án tù trước đây, điều này có nghĩa là các anh đều đã ý thức được hiểm nguy đang rình rập mình mọi lúc mọi nơi nhưng vẫn sẵn sàng chấp nhận cuộc sống tù đày lần thứ hai. Đây là điều không phải ai cũng dám thực hiện. “Chọn con đường này là mình phải chuẩn bị lên đường bất cứ lúc nào”. Tôi còn nhớ khi nói câu này các anh không có phừng phừng sát khí hoặc đập bàn vỗ ghế, mà nói với một giọng chậm rãi và từ tốn ‒ như thể là đang vừa suy nghĩ vừa nói. Biểu hiện này thường thấy khi người ta đang trút hết nỗi lòng của mình ra vậy. Thường thường sau khi nói ra câu này, anh em chúng tôi đều im lặng. Im lặng bởi vì không có gì phải hỏi thêm, nhưng phần cũng để tâm hồn mình lắng đọng với bao câu hỏi đang quay trong đầu: “Trong hai đứa, đứa nào đi trước?”, “Liệu anh em có còn gặp lại nhau sau khi ra tù lần sau?”, – “Không biết bố mẹ, vợ (chồng) có còn hay mất?”, và thậm chí “Chính mình có còn sống được đến ngày mãn tù hay không?”. Xưa nay chinh chiến, mấy ai về! Vương Hàn đã viết ra câu ai oán này nghe nói để kể về thân phận những người lính dưới quyền đang gió sương ngoài biên ải và trong thời điểm đất nước Trung Hoa loạn lạc. Dù gì thì đây cũng là những người lính của triều đình, được phát lương và theo ý thơ thì trước khi xuất quân lên đường, họ thường đều được uống rượu nho thỏa thích và được tiễn đưa trọng thể. Còn những Đài, Tôn, Đức, Truyển, Hùng, Trội, Túc, Dũng, Xuân và Thu Hà; các anh chị ấy đi vào đấu tranh chỉ với con tim và khối óc. Không ai bắt buộc họ, có chăng là sự thôi thúc của lương tâm. Chẳng ai trả lương cho họ, có chăng chỉ là sự đóng góp khiêm tốn của những người đang được sống bình yên. Và họ cũng ý thức rằng con đường đấu tranh sẽ đầy rẫy chông gai chứ chẳng hề có “tiễn đưa trọng thể” hoặc “rượu nho thỏa thích”. Với tâm tư như thế, các anh hùng của chúng ta ngày hôm nay còn vĩ đại gấp bội lần những người lính của Vương Hàn thuở nào. FB Phạm Minh Hoàng
......

Từ Độc tài đến… diệt vong

Kết cục nào cho một độc tài? Năm 1989, khi bức tường Berlin sụp đổ – biểu tượng cho một thời đại chia rẽ, hận thù, và hệ thống Cộng sản chủ nghĩa thống trị một nửa thế giới sau hơn 70 năm tồn tại đã tan rã. Người ta tràn đầy hy vọng rằng thế giới đã bước sang một kỷ nguyên mới, với Hòa bình, Dân chủ và Nhân Quyền. Cảm hứng từ khoảnh khắc lãng mạn đó đã vút lên, ngân nga trong những giai điệu đẹp đẽ, mê đắm của Klaus Meine. Tượng Lenin bị giật sập tại Ukraine. Ảnh: NBC News Những lớp thanh niên ngất ngây với “Wind of Change” trong chuyến lưu diễn của Scorpion ở sân vận động Lenin năm 1989, có lẽ phải bàng hoàng chua xót khi nhận ra thực trạng cay đắng, sau 30 năm, họ vẫn đang phải cố gắng tồn tại trong một xã hội nhầy nhụa, với gông ách của độc tài cùng mối lo lắng cơ cực “cơm, áo, gạo, tiền”. Những gì mà chúng ta phải chứng kiến, lại là sự trở lại của những mô hình nhà nước toàn trị với những “Tần Thủy Hoàng” ở Trung Quốc hay “Sa hoàng” ở Nga. Đã có những thể chế độc tài sụp đổ, có những kết cục bi thảm dành cho những kẻ từng tột đỉnh quyền lực như Nicolae Ceaușescu, Saddam Hussein, Gadaffi hôm qua…, nhưng vẫn ngạo nghễ những Putin, Tập Cận Bình hay Kim Chính Ân hôm nay. Dù cho loài người đã nỗ lực suốt hàng ngàn năm qua để tiến hóa các mô hình xã hội, hướng đến Dân chủ hơn, Tự do hơn nhưng dường như một nửa của thế giới vẫn luôn có khuynh hướng quay ngược trở lại bóng tối thời Trung cổ, nơi mà quyền lực tối thượng quốc gia chỉ nằm trong tay các “Hoàng đế”. Có quá nhiều kẻ luôn muốn mình “muôn năm”, “vĩ đại”. Và câu hỏi được đặt ra là “Kết cục nào dành cho một độc tài?” Câu trả lời thật khó khăn vì những độc tài tàn ác nhất đã chết già trong những dinh thự và yên nghỉ ở những hầm mộ to lớn có người canh gác, xác được ướp tẩm và được trưng bày để người đời đến chiêm ngưỡng “dung nhan”. Những đoàn cừu vẫn xếp hàng để tỏ lòng tôn kính với kẻ đã từng giết hại hàng triệu người và đẩy quốc gia vào vòng lầm than. Những Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Kim Nhật Thành, cho đến ngày hôm nay, vẫn được rất nhiều người tôn sùng là Thánh nhân. Hẳn nhiên, các độc tài trên khắp thế giới luôn muốn được như vậy. Không ai trong số chúng muốn một kết cục như Gadaffi hay Saddam Hussein. Không kẻ nào muốn thấy những tượng đài của mình hôm nay, sẽ bị kéo đổ như của Lê Nin, Stalin và bị dân chúng đập đầu, phỉ báng. Dù vậy, mâu thuẫn giữa việc xây dựng những tượng đài “lãnh tụ” ngàn tỷ và bánh mì cho đám dân đen đói khát thường lại không được những thể chế độc tài quan tâm. Điều này, khiến cho “đám đông quần chúng” đến lúc nào đó phẫn uất vì không thể “ngắm tượng đài” để quên đi cơn cào xé của cái dạ dày trống rỗng, vào một ngày đẹp trời, thường lấy những biểu tượng đó để trút cơn căm giận khôn cùng. Thể chế độc tài nào vẫn duy trì được mức độ của “quan hệ biện chứng khách quan” đó trong vòng kiểm soát, vẫn còn đủ bánh mì cho đám dân nghèo khổ cầm hơi và đủ súng đạn, nhà tù để trấn áp. Chừng đó, những “lãnh tụ” vẫn “muôn năm” và “sáng ngời đạo đức cách mạng.” Với một câu trả lời như vậy, thật khó thuyết phục được nhiều người. Giờ đây, nếu những nhà độc tài nào trên thế giới thiếu bánh mì cho đám dân đen có thể vay tiền và mì ăn liền của Trung Quốc, nếu thiếu súng đạn thì có thể nhờ cậy Putin giúp đỡ. Những Maduro, Assad hay Kim Chính Ân vẫn có thể ung dung hưởng thụ “thành quả cách mạng” đó thôi? Tuy nhiên, còn sớm để mà nói đến kết cục của những độc tài “bé xinh” này, hay tương lai của những “Hoàng đế” và “Sa hoàng” ra sao, nhưng số phận của những dân tộc hay quốc gia có những “lãnh tụ vĩ đại” thì chẳng có gì sáng sủa hay an lành. Syria và bài học cho Việt Nam? Donald Trump đã lựa đúng ngày 13, Thứ 6, tháng 4 để gửi những món quà “đẹp, mới và thông minh” đến cho nhà cầm quyền Assad và Sa hoàng Putin. Hơn 100 quả phi đạn hành trình đã tấn công hàng loạt đến những căn cứ sản xuất hay chứa vũ khí hóa học. Có vẻ lời thề của Sa hoàng sẽ “giáng trả thích đáng” hay “bắn rơi tất cả các tên lửa và phá hủy các bệ phóng” của Mỹ đã rơi tõm vào hư không. Tổng thống Nga Putin (phải) và Tổng thống Syria Bashar Assad tại Căn cứ không quân Hmeimim tại Syria. Ảnh: AP Sức mạnh tàn phá hủy diệt của những vũ khí chiến tranh mà nước Mỹ trút cơn giận dữ xuống thể chế độc tài Assad và những kẻ đang chống lưng cho tên tội phạm nhân loại ở đất nước này đang làm rung động tới tận gan ruột những kẻ trước nay vẫn còn say cuồng sức mạnh của “nước Nga vĩ đại”, “Trung Hoa vĩ đại”. Tất nhiên, truyền thông lề Đảng sẽ ra rả điệp khúc lên án chiến tranh, những hình ảnh thương tâm, đổ nát sau những đợt oanh kích tràn ngập trên những mặt báo. Việt Nam sẽ lại đưa ra những đề nghị “giữ gìn hòa bình thế giới”, các bên bình tĩnh giải quyết bằng đàm phán… bla bla. Trò hề này dù đã cũ mèm nhưng vẫn sẽ tiếp tục vì không có kịch bản thay thế. Không ai có thể phủ nhận chiến tranh là một ác mộng tồi tệ nhưng chẳng mấy ai quan tâm đến căn nguyên và những kẻ gây ra điều tệ hại đó. Những nhà độc tài thường luôn chuẩn bị một cuộc chiến thường trực với chính người dân của mình từ sớm và những quốc gia theo chủ nghĩa bá quyền thì thường ưa thích kiếm tìm những cuộc chiến để trở nên “vĩ đại” hơn. Hình ảnh những đứa trẻ Syria đang co giật, ngáp thở như những con cá bị vứt lên trên bờ cát nóng khi bị tấn công bởi chất độc hóa học thần kinh bởi quân đội Assad, khiến cho hàng triệu người chứng kiến phải đau nhói và giận dữ. Nó cho loài người thấy sự độc ác là không có giới hạn và tham vọng quyền lực là vô biên. Ở địa ngục Syria, tấn thảm kịch nhân đạo đang cướp đi sinh mệnh hàng trăm ngàn người dân vô tội. Một cuộc chiến khởi nguồn từ mâu thuẫn bùng phát giữa người dân yêu Dân chủ và Tự do bị nhà cầm quyền Assad đàn áp tàn bạo. Sự trỗi dậy của lực lượng Hồi giáo cực đoan IS ở các nước Trung Đông và sự tham gia của các cường quốc để duy trì bàn cờ địa chính trị, quân sự trong khu vực cũng như tìm kiếm nguồn tài nguyên dồi dào từ đất nước này đã đẩy Syria vào vòng xoáy không có lối thoát. Chiến tranh luôn là phương thức nhanh nhất để những chế độ độc tài dành được quyền lực và bảo vệ quyền lực như Mao Trạch Đông từng nói “Chính quyền đẻ ra từ họng súng”. Chiến tranh cũng là sự tiếp nối của chính trị dưới một phương thức khác – phương thức cuối cùng để con người quyết định cho mình sự Tôn nghiêm hoặc phỉ báng, Tự do hay Nô lệ. Đó là cách thức con người hủy diệt lẫn nhau cũng như tự bảo vệ cuộc sống, những giá trị và lý tưởng của mình trước kẻ thù. Muốn có Hòa bình, hãy chuẩn bị Chiến tranh – câu thành ngữ nổi tiếng này có thể được coi là định luật sinh tồn của các chủng tộc hay quốc gia. Và dù muốn hay không thì nó vẫn là yếu tố quyết định những ngả rẽ của lịch sử. Những kẻ khờ khạo, yếu hèn thì luôn nói “Tôi yêu hòa bình, tôi ghét chiến tranh, tôi muốn làm bạn với tất cả”. Nhưng vấn đề ở chỗ, một thế giới không có chiến tranh thì trên Thiên đường cũng không tồn tại. Số phận một dân tộc hay quốc gia tùy thuộc vào sự lựa chọn và chuẩn bị của cuộc chiến trong tương lai ra sao. Số phận của những nhà độc tài tùy thuộc vào sự lựa chọn kẻ thù của chúng là ai. Những nhà cầm quyền lựa chọn Nhân dân làm kẻ thù như chính quyền Assad, Kim Chính Ân hôm nay, kết cục của họ sẽ sớm được định đoạt bởi chính người dân của đất nước đó và những thế lực do Mỹ và Phương Tây hỗ trợ. Còn những “lãnh đạo” CSVN thì sao? Tân Phong, ngày 15.04.2018
......

Trí thức và mâm thịt chó

Ở Việt Nam có trí thức hay không? Trí thức Việt Nam đang ngồi chỗ nào trong câu chuyện chính sự? Đó là những câu hỏi nổi cộm hiện nay, khi mà số lượng giáo sư, tiến sĩ tại Việt Nam nhiều tựa lá mùa thu (*), trong khi đó, hầu hết các sách lược cho tương lai Việt Nam lại có nguy cơ rơi vào tắc tị. Có người ví von chính trường Việt Nam như một mâm thịt chó, và trí thức Việt Nam có người thèm thịt chó, có người ăn gượng gạo, có người không muốn ăn. Vậy vấn đề mâm thịt chó và trí thức Việt Nam diễn tiến ra sao? This image has been resized with Reshade. To find out more visit reshade.com Nói cho nhanh, chính trị Việt Nam hiện tại và nền chính trị các quốc gia độc tài có mô hình chính trị mâm thịt chó. Có nghĩa là khác xa với nền chính trị buffet của các quốc gia dân chủ mà ở đó, chính khách có thể chọn rượu vang đỏ, vang trắng, bia, rượu mạnh… Có thể chọn ăn bánh ngọt, bánh mặn, thịt heo xông khói, thịt bò hay cua biển… Và có thể đứng trò chuyện với nhau một cách thoải mái, cởi mở trong giai điệu du dương của một symphony… Thì, nền chính trị mâm thịt chó chỉ có độc nhất là chó! Thịt chó có thể biến thể thành bảy món, chín món, rượu có thể là rượu ngô Bắc Hà hay rượu nếp cốm hoa vàng hay Bàu Đá… Nhưng, chắc chắn một điều, trong mâm thịt chó, người ta chuộng ăn tạp, uống mạnh và ồn ào. Trong mâm thịt chó chỉ có rượu, lá mơ, củ sả, củ riềng, thịt chó, dồi chó, các món biến thể của chó nhưng tuyệt nhiên không có món thịt của bất kì con gì khác lọt vào mâm được. Và muốn ngồi chung chiếu chung mâm, người ta phải cùng tần số ăn uống, cùng tần số hưởng thụ. Điều này cũng thể hiện qua đẳng cấp mâm, nghĩa là người bình dân, kẻ tiện dân thì ngồi trong các quán bình dân, giá rẻ, chuyên bán chó đánh bả. Ngược lại, dân thịt chó hạng sang thì ngồi chiếu hoa, uống rượu ngon và mỗi phần thịt chó có giá tiền ít nhất là gấp đôi, gấp ba lần quán bình dân. Muốn ăn hạng sang, muốn nâng level, người hạng bình dân hay hạ tiền phải bằng cách này, cách khác lân la, hi sinh nhiều thứ và thậm chí nịnh nọt, chạy chọt để được làm quen với các mâm hạng sang mà tới. Đương nhiên, kẻ bình dân hay mạt hạng muốn đổi đời, trước đó hắn/y/thị phải có một cục tiền thật to (cũng có khi nhờ buôn chó, bắt trộm chó, đánh bả chó mà có được!). Và trong mâm thịt chó, dù là hạng sang hay hạng bình dân, hạng rượu gạo nát bét đi nữa thì vấn đề ăn và uống vẫn quan trọng nhất. Bởi không thể có chuyện vừa chấm mắm tôm, vừa nhai nhồm nhoàm lá mơ, thịt chó mà nói chuyện về âm nhạc, chính trị, văn hóa, văn chương hay triết học. Người ta ngại nói bởi nói sẽ văng mắm tôm sang người khác, văng vào mâm, sẽ gây khó chịu. Và nói cũng làm “mất năng suất” ăn uống, mất cảm giác ngon khi ăn, mất “tập trung dân chủ” khi ăn. Đến đây, có thể thấy rõ dần mối quan hệ giữa trí thức và mâm thịt chó chính trị Việt Nam. Một trí thức, dù muốn hay không muốn, khi bước vào nền chính trị mâm thịt chó thì phải chấp nhận luật chơi của mâm thịt chó nếu không muốn bị tống cổ ra khỏi mâm, khỏi chiếu. Thử xem lại, vấn đề gần gũi nhất, quan trọng nhất đối với người trí thức chính là Giáo Dục. Trí thức Việt Nam đã làm được gì cho nền giáo dục? Xin thưa là họ không những không làm được gì mà có nguy cơ trở thành những kẻ xôi thịt, những kẻ ăn bám hoặc những kẻ ù lì mang mầm mống phá hoại. Vì sao lại nói các trí thức Việt Nam có nguy cơ trở thành mầm mống phá hoại và nói như vậy khi đứng ở góc nhìn nào? Trước tiên, phải xét vấn đề tiếng nói của người trí thức trong mối tương quan chính trị Việt Nam, nói về sức nặng của trí thức trong mối tương quan đó. Thử nhìn lại suốt gần 50 năm, nền chính trị Việt Nam do ai quản lý, ai lãnh đạo và ai cai trị? Đương nhiên, trí thức Việt Nam không có mặt trong hệ thống quản lý, lãnh đạo và cai trị. Có chăng là tới thời điểm bây giờ có ông Nguyễn Phú Trọng với học hàm Giáo sư, học vị Tiến sĩ nhưng cái học hàm học vị của ông này không phải là học hàm học vị của trí thức, những thứ tri thức ông ta thụ đắc để có học hàm học vị không phải là tri thức quí của nhân loại mà là Mác, Lê, một loại “hoại tử tri thức”. Nghĩa là nền văn minh nhân loại đã vứt thứ tri thức ấy vào sọt rác rất lâu rồi, bởi nó có nguy cơ gây họa cho nhân loại. Và cái họa dễ nhận thấy nhất là hệ thống chính trị Việt Nam trở thành hệ thống biệt lập so với đà tiến triển của nhân loại. Thay vì cố gắng thiết lập một nền giáo dục tiến bộ, thiết lập một nền chính trị khoa học, dân chủ và cởi mở để thông qua đó, các vấn đề về y tế, giáo dục, kinh tế được minh bạch, sạch sẽ và văn minh… Thì nền chính trị Cộng sản xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam dường như lãnh đạo và lãnh đạo, đi theo một đường hướng chẳng liên quan gì mấy các lĩnh vực cấp thiết dân sinh. Nền chính trị quyền lợi mâm chén này nhanh chóng đẩy xã hội đến chỗ thực dục và cơ hội chưa từng có trong lịch sử. Một cử nhân sư phạm, muốn trở thành giáo viên, thay vì tốn công sức đầu tư cho kĩ năng, bản lĩnh và đạo đức sư phạm thì người ta tốn công sức để đào ra một khoản tiền đủ lớn để đút lót, hối lộ, kiếm chỗ đứng trên bục giảng. Để rồi sau đó, với mức lương thực nhận, phải tốn đền mười, mười lăm năm thì “nhà giáo” kia mới gỡ được vốn đã đầu tư cho chỗ đứng bục giảng. Thử hỏi, với kiểu đầu tư như vậy, liệu giáo viên có thể chịu đứng yên mà dạy học sinh cho tới nơi tới chốn, dạy một cách nhiệt tình? Hay là giáo viên kia phải ngồi trên lửa, phải phóng lao theo lao, phải chấp nhận chịu những cái nhục kế tiếp để mà giữ chỗ dạy, giữ cái hợp đồng, hi vọng biên chế? Và cái giá phải trả cho việc này là sinh quyển giáo dục vốn thiêng liêng, trong lành nhanh chóng bị biến thành hố rác văn hóa, hố rác lịch sử và ngành giáo dục vốn tĩnh lặng, trí tuệ trở thành cái chợ ồn ào, nhặng xị. Các nhóm ngành nghề khác từ y tế, truyền thông cho đến văn hóa, kinh tế đều không thoát khỏi tình trạng chạy chỗ, móc ngoặc, tham nhũng, đút lót, hối lộ mà ngành giáo dục đang dính chấu. Và với một quốc gia mà mọi thứ đều thực dục, đều qui ra tiền, đều chạy chọt, đều cá lớn nuốt cá bé, đều đội trên đạp dưới… Thì liệu sự nghiêm túc, sự tử tế, lòng tự trọng có tồn tại được không? Nói đến đây để thấy chỗ đứng của người trí thức trước mâm thịt chó chính trị Việt Nam, dường như trí thức không còn là trí thức một khi họ ngồi vào mâm thịt chó. Họ phải im mồm, nhìn trước ngó sau mà ăn để vừa không mất miếng ngon lại không gây mích lòng người khác vì đã gắp quá nhiều, gắp quá nhiệt tình. Và trong mâm thịt chó, mọi người đều đồng đẳng, đều uống rượu như nhau, đừng mang âm nhạc hay thơ ca, khoa học vào đây để nói. Bởi nói chỉ làm văng mắm tôm, ảnh hưởng đến bữa ngon của người khác. Muốn nói đến tri thức nhân loại, muốn hành xử như một trí thức, người trí thức phải tìm chỗ khác, phải nói chuyện đó trong buổi cà phê, trong buổi uống trà, những người cùng tiếng nói với nhau. Và đương nhiên, nói để mà nói, nói để giải bớt cái ấm ức không nói được lúc ăn thịt chó chứ không phải nói ra để thay bữa thịt chó bằng tiệc buffet hay bữa cà phê hay kêu gọi bỏ thịt chó. Bởi tất cả những hành động đó có thể khiến nhà trí thức tắm đầy mắm tôm trước khi bị tống ra khỏi mâm thịt chó và có thể là trước khi chết. Nói cho cùng thì nếu xét trong hệ thống chính trị Việt Nam, có thể khẳng định là không có nhà trí thức nào trong đó cho dù họ mang danh và có thực tài với học hàm, học vị của họ. Nhưng những thứ đó chỉ có giá trị khi họ đứng bên ngoài chính trị. Còn những gì họ phải dùng, phải sống trong hệ thống là nói và làm cho phù hợp với chỉ thị, với cương lĩnh đảng. Điều này cũng giống như trí thức ngồi vào mâm thịt chó, nguyên tắc bắt buộc là không được nói gì ngoài ăn thịt chó! Trí thức Việt Nam đang phải tham gia, tham dự và hưởng thụ một cái mâm thịt chó quá đa dạng, phong phú và ngon miệng, đừng trách vì sao họ chỉ biết nhồm nhoàm nhai. Bởi không nhai cũng chết!  
......

Martin Patzelt: Freiheit für sechs verurteilte Menschenrechtsverteidiger in Vietnam!

Presseerklärungen Zu der Verurteilung von sechs vietnamesischen Menschenrechtsverteidigern wegen angeblichen subversiven Aktivitäten zu insgesamt 66 Jahren Haft und 17 Jahren Hausarrest am 5. April 2018 in Hanoi erklärt der Bundestagsabgeordnete Martin Patzelt, Mitglied des Ausschusses für Men-schenrechte und humanitäre Hilfe und Berichterstatter für Südostasien: Mit Bestürzung erfuhr ich von den harten Urteilen gegen sechs Menschenrechtsverteidiger in Hanoi am 05.04.2018. Diese Menschen haben nichts anderes getan, als sich friedlich für ihre Mitmenschen und die Umsetzung der Menschenrechte und für die Demokratie in ihrem Land einzusetzen. Menschen, die der vietnamesischen Gesellschaft die größten und glaubwürdigsten Dienste für ihre Zukunft erweisen, werden weggesperrt. Die vietnamesische Gesellschaft be-raubt sich damit ihrer neuesten und innovativsten Potentiale und zugleich der eigenen freiheitli-chen und demokratischen Entwicklungsmöglichkeit. Mein Mitgefühl und meine Solidarität möchte ich den zu Unrecht Verurteilten und ihren Familien ausdrücken. Es schmerzt uns selbst zutiefst unsere Hilflosigkeit. Ich habe bei meiner Vietnam-Reise im Juni 2017 einen dieser sechs wertvollen Menschen-rechtsverteidiger kennen gelernt, Herrn Nguyen Bac Truyen, bei der Gelegenheit auch einige verfolgte Hoa Hao Buddhisten. Ich bewundere das gesellschaftliche Engagement von Herrn Nguyen Bac Truyen, der sich nach der ersten Haftzeit (2007 bis 2010) auch um politische Gefan-gene kümmerte und das Hilfsprogramm für Kriegsinvaliden einer katholischen Kirche bis zu sei-ner Entführung am 30.07.2017 leitete. Die Begründung, dass das Volksgericht die Aktivitäten von Menschenrechtsverteidigern, die sich für Menschenrechte, Demokratie, Pluralismus, und Religionsfreiheit einsetzen, als Umsturzver-such bewertet, blieb das Gericht schuldig und das, obwohl der vietnamesische Staat sich als de-mokratisch und menschenrechtsachtend darstellt. Das Volksgericht hat Diskussionen mit der Staatsanwaltschaft und den Gutachtern in diesem Punkt nicht zugelassen. Ich rufe die vietnamesische Regierung auf, mehr Toleranz gegenüber den Menschen, die ihre demokratischen und menschenrechtlichen Werte und ihre Religion frei leben wollen, walten zu lassen, damit diese Menschen einen Beitrag für eine freiheitliche, friedliche und demokratische Entwicklung des Landes, mit zivilgesellschaftlicher Teilhabe, leisten können. Die vietnamesische Regierung möge sich an die sich selbst gesteckten Staatsziele wie Demokratie und Menschen-rechte, die Religionsfreiheit impliziert, halten. Ich fordere die vietnamesische Regierung auf, eine Revision der ungerechtfertigten Urteile sofort zu bewirken und die Menschen als freie Bür-ger in ihrem Land leben und arbeiten zu lassen. Hintergrund: Das Volksgericht in Hanoi hat bereits nach einem Prozesstag am 05.04.2018 die unverständlich harten Urteile wegen „Aktivitäten zum Umsturz der Volksregierung“ gegen sechs Menschen-rechtsaktivisten, die mutmaßlich Mitglieder der Brotherhood for Democracy sein sollen, ge-sprochen, darunter der Menschenrechtsverteidiger Nguyen Bac Truyen, der bereits von 2007 bis 2010 wegen „Propaganda gegen den Staat“ in Haft war, wurde am 30.07.2017 in Ho Chi Minh Stadt entführt und nach Hanoi gebracht. Auch der Menschenrechtsanwalt Nguyen Van Dai wur-de am 16.12.2015 mit seiner Assistentin unter dem Vorwurf „Propaganda gegen den Staat“ ver-haftet. Beide wurden 28 Monate lang ohne Prozess in Isolationshaft genommen. Die Urteile lauten wie folgt: Herr Nguyen Bac Truyen (11 Jahre Haft und 3 Jahre Hausarrest), Herr Nguyen Van Dai (15 Jahre Haft und 5 Jahre Hausarrest),  Herr Truong Minh Duc (12 Jahre Haft und 3 Jahre Hausarrest), Herr Nguyen Trung Ton (12 Jahre Haft und 3 Jahre Hausarrest), Herr Pham Van Troi (7 Jahre Haft und 1 Jahre Hausarrest) und Frau Le Thu Ha – Assistentin von Dai  (9 Jahre Haft und 2 Jahre Hausarrest). http://www.martin-patzelt.de/lokal_1_4_55_Freiheit-fuer-sechs-verurteilt... --------------------------------------------- Bản dịch của VETO! Mạng lưới Người Bảo vệ Nhân quyền (VETO! Human Rights Defenders‘ Network) Thông cáo báo chí Tự do cho sáu nhà bảo vệ nhân quyền vừa bị kết án tại Việt Nam! Hôm nay thứ hai 09/04/2018, Dân biểu Martin Patzelt, thành viên của Ủy ban Nhân quyền và Nhân đạo và cũng là Báo cáo viên cho khu vực Đông Nam Á của Quốc hội Liên bang Đức, đã lên tiếng về việc 6 nhà bảo vệ nhân quyền đã bị kết án tổng cộng 66 năm tù giam và 17 năm quản chế vì bị cho là có hoạt động nhằm lật đổ chính quyền trong phiên xử vào ngày 05/04/2018 tại Hà Nội: Tôi rất xúc động và bất bình khi nhận tin 6 nhà bảo vệ nhân quyền đã bị kết án nặng nề vào ngày 05/04/2018 tại Hà Nội. Những người này đã không làm gì khác hơn là vận động một cách ôn hoà cho đồng bào mình được hưởng các nhân quyền và cho một nền dân chủ tại quê hương của họ. Họ – những người đang có những đóng góp quan trọng và đứng đắn nhất cho một xã hội Việt Nam tương lai – lại bị bỏ tù. Như vậy xã hội Việt Nam đã bị tước đoạt đi những tiềm năng sáng tạo và mới mẻ nhất của mình, đồng thời tự đánh mất cơ hội để phát triển tự do và dân chủ. Tôi xin gửi đến những người vừa bị kết án một cách bất công và gia đình của họ lòng thương cảm và tình đoàn kết của tôi. Chính chúng tôi cũng rất đau sót vì chưa làm được gì hơn để ủng hộ họ. Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 6 năm 2017 tôi đã được làm quen với một trong số sáu nhà bảo vệ nhân quyền đáng quý trọng này, đó là ông Nguyễn Bắc Truyển, trong dịp gặp một số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đang bị đàn áp. Tôi rất khâm phục sự dấn thân xã hội của ông Truyển: ngay sau khi mãn hạn tù lần đầu (từ năm 2007 đến năm 2010) ông đã chăm lo cho các tù nhân chính trị và quản lý chương trình giúp đỡ các thương phế binh của một nhà thờ Công Giáo cho đến ngày ông bị bắt cóc (30/07/2017). Toà án nhân dân đã không giải thích được tại sao tòa xem những hoạt động cho nhân quyền, dân chủ, đa nguyên và tự do tôn giáo của các nhà bảo vệ nhân quyền này là hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, mặc dù nhà nước Việt Nam vẫn tự xưng là có dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Toà án nhân dân đã không cho phép tranh luận với công tố viên và các giám định viên về điểm này. Tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam hãy khoan dung hơn đối với những người muốn sống bằng những giá trị dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo, và để cho xã hội dân sự tham gia đóng góp cho một sự phát triển trong tự do, hòa bình và dân chủ của đất nước. Nhà nước Việt Nam cần tôn trọng những mục tiêu tự chọn như dân chủ và nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo. Tôi yêu cầu chính phủ Việt Nam nhanh chóng xét lại bản án bất công để những người này được sống và làm việc như những công dân tự do trên đất nước của họ. Bối cảnh: Toà án Nhân dân Hà Nội đã tuyên án sáu nhà hoạt động nhân quyền một cách khắc nghiệt đến khó hiểu trong một phiên toà chỉ kéo dài có một ngày (05/04/2018). Trong số những người bị coi là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ này có nhà bảo vệ nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển, người đã từng bị án tù giam từ năm 2007 tới 2010 vì cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”. Ông Truyển đã bị bắt cóc ngày 30/07/2017 tại thành phố Hồ chí Minh và đem ra Hà Nội. Ngoài ra luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài cũng bị bắt cùng với nữ cộng sự viên của ông vào ngày 16/12/2015 cũng với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước. Ông Đài và cộng sự viên đã bị giam cách ly 28 tháng trước khi đem ra xét xử. Sau đây là các bản án cụ thể: Ông Nguyễn Bắc Truyển (11 năm tù giam và 3 năm quản chế), ông Nguyễn Văn Đài (15 năm tù giam và 5 năm quản chế), ông Trương Minh Đức (12 năm tù giam và 3 năm quản chế), Ông Nguyễn Trung Tôn (12 năm tù giam và 3 năm quản chế), ông Phạm Văn Trỗi (7 năm tù năm và một năm quản chế) và bà Lê Thu Hà – cộng sự viên của LS Đài (9 năm tù giam và 2 năm quản chế).  
......

Những phiên tòa của "Phát xít Hitler" và "bọn đế quốc thực dân"

Quan sát những phiên tòa Cộng sản hôm nay, người ta nhớ lại và tiếc cho những phiên tòa của Đức Quốc xã của Hitler đã xử những người Cộng sản về tội "Đốt nhà Quốc hội Đức". Phiên tòa đó đã diễn ra ròng rã 3 tháng trời và cuối cùng Dimitrov và ba "đồng chí" của ông ta được tuyên trắng án, chỉ một người bị tuyên phạm tội. Người ta nói rằng: Giá như ngày đó, Đức Quốc xã biết cách "học tập và làm theo" tấm gương của nhà nước Pháp quyền XHCN Việt Nam, thì có lẽ thế giới đã đỡ khốn nạn hơn vì chắc chắn Tòa Việt Nam cũng chỉ dành nửa ngày xét xử là có thể tuyên tử hình cả ổ. Và điều đó, có nghĩa là thế giới đã bớt đi một phần nào đó những tai họa cộng sản do chính những bị cáo này gây ra sau đó. Tiếc rằng, phiên tòa này đã diễn ra cách đây gần 100 năm, nên các quan tòa Đức Quốc xã phát xít đã không kịp sang Việt Nam mà "Học tập và làm theo". Người ta cũng nhớ lại phiên tòa ở Hong Kong bắt đầu vào ngày 31/7/1931 xét xử Tống Văn Sơ. Tống Văn Sơ thì tội đã rõ rành rành. Tài liệu của Đảng CSVN đã viết rất rõ như sau: "Mùa xuân 1930, sau khi triệu tập và chủ trì thành công Hội nghị thống nhất các tổ chức Đảng tại Cửu Long, Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đi Xiêm, Malaysia, Singapore rồi quay lại Thượng Hải hoạt động cách mạng. Ông ở tại ngôi nhà 186 phố Tam Lung, Cửu Long - Hương Cảng, và nơi đó trở thành trụ sở liên lạc bí mật giữa Nguyễn Ái Quốc và một số đồng chí khác". Và: "Cuối tháng 4, Nguyễn Ái Quốc báo cáo với Quốc tế cộng sản: “Tổng Bí thư Trần Phú đã bị bắt ngày 19 hoặc 20/4”, “mọi hoạt động ở địa phương đều bị lộ”, “nhiều tài liệu quan trọng rơi vào tay cảnh sát”, “đề nghị các tổ chức cách mạng của Quốc tế Cộng sản, nhất là Đảng Cộng sản Pháp tăng cường bảo vệ Đông Dương” Trước đó, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Đảng CS Đông Dương, một tổ chức chuyên cổ vũ bạo lực và manh động, lật đổ và cướp chính quyền. Với những hành động đó của Nguyễn Ái Quốc, nếu sống dưới "chế độ XHCN tươi đẹp" ngày nay, thì hẳn là bản án kết tội "Nhận tiền nước ngoài của các thế lực thù địch, lập đảng chống đối nhằm cướp chính quyền, làm tay sai, gián điệp cho nước ngoài..." chắc chắn sẽ được tuyên. Và mức án chắc chắn không chỉ là một lần tử hình. Thì đấy, Tòa án và côn an đã kết án Trần Thị Xuân 9 năm tù vì đã "nhận 170 triệu đồng" - Khoảng hơn 7.000 đôla - nhằm hoạt động lật đổ chính quyền gồm nhung nhúc công an, súng đạn, nhà tù... bằng cách cứu trợ dân nghèo là những nạn nhân của đảng mà lẽ ra đó phải là trách nhiệm của đảng. Thế nhưng, Tòa án của bọn Thực dân đã phải xét xử đến lần thứ 8 vào ngày 12/9/1931, và ngày 28/12/1932, sau khi vụ án được đưa lên đến Toà án Viện Cơ mật Hoàng Gia Anh thì Tống Văn Sơ được trả tự do. Như vậy, với một tội danh rõ ràng và các hoạt động của Tống Văn Sơ là có tội rõ ràng trước Tòa án thực dân. Thế nhưng những phiên tòa kéo dài đến 16 tháng, Tống Văn Sơ được trả tự do. Điều mà Đảng CSVN ca ngợi ở phiên tòa này, là phiên tòa đã có các luật sư của bị cáo là Luật sư Loseby đã bào chữa xuất sắc cho Tống Văn Sơ từ có tội thành vô tội. Đọc lại tiến trình phiên tòa này, người ta thấy thật nực cười cái Tòa án Thực dân, đế quốc. Đó không phải là Tòa án Nhân dân như ở Việt Nam, khi xét xử đã không được "sự lãnh đạo sáng suốt và tuyệt đối" nào của đảng. Vì thế, đã không có một bản án bỏ túi nào được thi hành. Tại Tòa, ông Luật sư Loseby cứ cãi những điều rất vớ vẩn. Chẳng hạn như đòi quyền được xét xử trong vòng 14 ngày kể từ khi Tống Văn Sơ bị bắt, rồi tranh cãi chuyện bắt ngày 06/6 chứ không phải ngày 12/6 như quyết định của chính quyền Hong Kong đã ghi. Thế mà cái tòa án kia vẫn cứ nghe theo mới là chuyện lạ. Giá như ở Việt Nam, thì chuyện bắt giam bao lâu là tùy thích, luật là một chuyện, còn ý đảng là chuyện khác. Xưa nay, đảng có làm theo luật bao giờ. Bởi ngay cả Đảng CS cũng chỉ là một nhóm hoạt động ngoài vòng luật pháp. Chẳng hạn, Luật quy định việc tạm giam, tạm giữ dù được gia hạn cũng không quá 16 tháng, nếu không đưa ra xét xử thì phải đình chỉ điều tra. Nhưng Nguyễn Văn Đài và bạn bè ông bị bắt giam tận 28 tháng mới đưa ra xét xử. Thì đã sao? Chẳng hạn, nhà cầm quyền chặn bắt Trần Thị Xuân giữa đường, rồi sau đó mới có quyết định và cũng không cho thân nhân biết, khi xử án tuyệt đối không thông báo và lén lút xử kín. Thì đã sao? Thế mới là Tòa án XHCN. Nếu như, trong các phiên tòa ở Hong Kong, những điều bất hợp lý được các luật sư như Loseby tận dụng triệt để và tòa phải nghe họ. Thì ở Tòa Việt Nam, tất cả những điều luật sư có đưa ra hợp luật, hợp lý hợp đạo đức đến đâu, nhưng Tòa vẫn cứ tuyên theo tờ giấy đút túi. Bởi "tất cả những sai sót trên không ảnh hưởng đến quá trình xét xử". Thế là xong. Vì vậy, khi quan sát các phiên tòa hôm nay, người dân Việt Nam lại thấy tiếc một điều: Phải chi, cách đây gần trăm năm trước, "Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam" đã ra đời, thì Tòa án Hong Kong sẽ đến Hà Nội học cách xử án. Và như vậy, thì làm gì còn một Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, để ông ta rước cái mớ Chủ nghĩa Mác - Lenin vô thần và tàn bạo, hoang tưởng và manh động, độc tài và thuần phục ngoại bang vào làm điêu đứng đất nước này gần cả thế kỷ qua!
......

Hội thảo “Tuổi trẻ và hành trình thế kỷ 21” tại London

Hơn 150 bạn trẻ Việt Nam hội luận với Kỹ sư Ngô Trọng Đức tại London   Đáp lời mời của cơ sở Việt Tân tại Anh Quốc, Kỹ sư Ngô Trọng Đức, Uỷ Viên trung ương Đảng Việt Tân đã từ Hoa Kỳ sang London nói chuyện với hơn 150 thanh niên Việt Nam về đề tài “Tuổi Trẻ và Hành Trình Thế Kỷ 21” vào lúc 1 giờ 30 chiều ngày Chủ nhật 01/04/2018, tại trường Đại học University of East London. Đa số tham dự viên là các bạn du sinh, lao động hợp tác và một số bạn trẻ trong Phong trào Con Đường Việt Nam và Cộng đoàn Công Giáo tại London.       Sau phần nghi thức khai mạc, ông Ngô Trọng Đức đã mở đầu bằng sự trình bày một số khác biệt giữa thế kỷ 20 và thế kỷ 21.   Theo ông, tiến trình phát triển đặc biệt trong thể kỷ 20 là khoa học, y khoa, không gian… đã làm nền tảng cho sự phát triển của nhân loại và là kỷ nguyên thông tin nhanh chóng nhất. Thế nhưng câu hỏi nêu ra là con người có cảm thấy hạnh phúc trọn vẹn không? Ông cho rằng sự phát triển vượt bậc trên mọi phương diện là sự đau thương, mất mát của hàng chục triệu người: Khoảng 60 triệu người chết trong thế chiến I & II, thế nhưng con số thống kê lạnh lùng đó vẫn chưa bằng số người chết từ khi xuất hiện Chủ Nghĩa Cộng Sản trên địa cầu này. Chỉ ước tính riêng 2 quốc gia điển hình là tại Liên bang Xô Viết từ năm 1917 và Trung Cộng từ 1949 thì đã có hơn 100 triệu người thiệt mạng vì chủ nghĩa tàn độc này. Vì thế khi bước vào thế kỷ 21, theo ông Ngô Trọng Đức thì con người, đặc biệt là các bạn trẻ cần có một số nỗ lực vừa thừa hưởng những thành công vừa rút ra được bài học từ những đau thương của thế kỷ trước hầu góp phần thay đổi và xây dựng một kỷ nguyên mới tràn đầy yêu thương, phát triển, hoà bình, công lý và sáng tạo. Theo Diễn giả thì các bạn trẻ ngày nay cần quan tâm đến 7 loại hành trang cho chính mình. Đó là:   1/ Giữ sức khoẻ bao gồm hai phần Thân và Tâm; 2/ Không ngừng học hỏi, quan sát và chiêm nghiệm để gia tăng sự tin tưởng; 3/ Phải chọn một mục đích rõ ràng trong các loại công việc để sống có ý nghĩa; 4/ Quyết tâm thực hiện mục tiêu đã đề ra, như Đức thánh Trần đã từng nói: “khi có được quyết tâm bạn sẽ làm được tất cả”; 5/ Biết cách trình bày và diễn đạt ý kiến để có thêm người đồng cảm và chia xẻ với mình; 6/ Chú trọng tinh thần đồng đội; và 7/ Có lòng yêu thương, yêu đời và yêu mình xuất phát từ trong tâm để thấy chúng ta là một. Diễn giả cho rằng, mọi người tuy có khác nhau về hoàn cảnh nhưng có cùng một điểm chung là yêu quê hương, yêu dân tộc Việt Nam thì đó là khởi điểm quan trọng để cùng nhau góp phần xây dựng một Việt Nam ở thế kỷ 21 với tự do, công bằng và tình thương. Sau phần trình bày của diễn giả, rất nhiều bạn trẻ đã hăng hái lên phát biểu và nêu những thắc thắc, suy tư của mình liên quan đến thực trạng đời sống, chính trị và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay và đã được Kỹ sư Ngô Trọng Đức trả lời thỏa đáng.   Trong không khí hào hứng và phấn khởi của cuộc hội thảo, ban tổ chức và các bạn thanh niên tham dự đã nêu lên quyết tâm tổ chức thành công buổi biểu tình vào ngày 08/04/2018 để phản đối CSVN đàn áp Hội Anh Em Dân Chủ bằng phiên tòa khủng bố 6 thành viên hoạt động dân chủ của Hội AEDC là Luật sư Nguyễn Văn Đài, cô Lê Thu Hà, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Kỹ sư Phạm Văn Trội, Blogger Nguyễn Bắc Truyển và Nhà báo tự do Trương Minh Đức. Kết thúc buổi sinh hoạt, mọi người đã cùng nhau chụp hình chung với diễn giả một tấm hình “Dân Chủ không phải là tội” để chia xẻ với cộng đồng Mạng về cuộc đấu tranh công lý cho Hội Anh Em Dân Chủ.   Sau cùng là đại diện Việt Tân tại UK chia sẽ những tâm tình và gửi lời cảm tạ sự ủng hộ của quý đồng hương, các bạn trẻ đã quan tâm và tham gia buổi hội thoại này và cảm ơn đến bạn Quynh Nguyễn đã hỗ trợ làm Livestream cho hơn 4 ngàn rưỡi người xem từ trong nước đến hải ngoại. Trần Thanh Luân tường trình từ London https://chantroimoimedia.com/2018/04/05/hoi-thao-tuoi-tre-va-hanh-trinh-...
......

FACEBOOK TRẢ LỜI THƯ NGỎ CỦA GIỚI XÃ HỘI DÂN SỰ VIỆT NAM

TÁC DỤNG CỦA SỐ ĐÔNG. ĐÂY LÀ KẾT QUẢ. ĐỪNG IM TIẾNG MÀ PHẢI LÊN TIẾNG.Khi nhận lá thư ngỏ của các nhóm XHDS Việt Nam, Ông Mark và những người trách nhiệm FB đang quan tâm về những vấn đề mà các nhóm XHDS Việt nam đưa ra trong lá thư ngỏ. Hy vọng Họ sẽ rà soát kỹ hơn để tránh những trường hợp lực lượng AK 47 lợi dụng những lỗ hổng của hệ thống FB làm ảnh hưởng uy tín của Facebook. ================================ FACEBOOK TRẢ LỜI THƯ NGỎ CỦA GIỚI XÃ HỘI DÂN SỰ VIỆT NAM Ngày 11 tháng Tư, 2018 Thân gửi Cô Nguyễn, Chúng tôi cám ơn lá thư của cô. Ông Mark hiện thời đang ở Washington, nhưng có nhận lá thư này và nhờ tôi trả lời ngay. Chúng tôi cam kết bảo vệ quyền hạn của người dùng Facebook tại Việt Nam, và cung cấp một nơi để người dùng có thể biểu đạt một cách tự do và an toàn. Tiêu Chuẩn Cộng Đồng của chúng tôi đề ra những điều gì được và không được chấp nhận trên Facebook, nhằm khuyến khích việc biểu đạt và tạo ra một cộng đồng an toàn trên Facebook. Chúng tôi sẽ tháo gỡ những nội dung nào vi phạm các tiêu chuẩn này khi được thông báo. Cũng có những lúc chúng tôi phải tháo gỡ hay chận không cho truy cập nội dung vì nó vi phạm luật pháp của một quốc gia nào đó, mặc dầu nội dung đó không vi phạm Tiêu Chuẩn Cộng Đồng của chúng tôi. Chúng tôi có một thủ tục xử lý đã quy định rõ, không có gì khác biệt cho Việt Nam so với trên thế giới. Tất cả yêu cầu tháo gỡ mà chúng tôi nhận được đều được xem xét có phù hợp pháp lý hay không. Chúng tôi yêu cầu giới chức nhà nước cung cấp lý do chi tiết dựa trên nền tảng pháp lý và dữ kiện, và chúng tôi không đồng ý nếu xét thấy không đủ lý do pháp lý hoặc yêu cầu quá bao quát hay mơ hồ. Chúng tôi có tường trình số lượng nội dung bị chận vì vi phạm luật pháp địa phương trong bản Báo Cáo Minh Bạch của chúng tôi. Chúng tôi đang xem xét lý do tại sao mà những người ký tên trong thư ngỏ đã từng bị tháo gỡ nội dung và/hoặc tài khoản bị chận. Vào thời điểm này, chúng tôi xác nhận là chúng tôi chưa có biện pháp nào đối với các tài khoản này theo yêu cầu của chính quyền. Chúng tôi muốn tiếp tục làm việc với các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam và trên thế giới để bảo vệ cộng đồng của chúng ta không bị chính quyền can thiệp không cần thiết hoặc quá mức. Thân kính, Helena Lersch Giám Đốc Chính Sách của Facebook Helena Lersch | helenal@instagram.com *** April 11, 2018 Dear Ms. Nguyen, Thank you for your letter. Mark is currently in Washington, but received your letter and asked that I respond as quickly as possible. We are committed to protecting the rights of people using Facebook in Vietnam, and to providing a place where people can express themselves freely and safely. Our Community Standards, which outline what is and isn’t allowed on Facebook, seek to encourage expression and create a safe community on the platform. We will remove content that violates these standards when we're made aware of it. There are also times when we may have to remove or restrict access to content because it violates a law in a particular country, even though it doesn’t violate our Community Standards. We have a well-established process for this, which is no different in Vietnam to the rest of the world. Every request we receive is checked for legal sufficiency. We require officials to provide a detailed description of the legal and factual basis for their request, and we push back when we find legal deficiencies or overly broad or vague requests. We report the number of pieces of content we restrict for contravening local law in our Transparency Report. We are looking into why the signatories of the letter may have experienced content and/or account restrictions. At this stage, we can confirm that we haven’t taken any action on their accounts at the request of the government. We want to continue to work with civil society groups in Vietnam and around the world to protect our community from unnecessary or overreaching government intervention. Kind regards, Helena Lersch Facebook Policy Manager Helena Lersch | helenal@instagram.com Public Policy Manager, Asia Pacific Ông Mark và những người trách nhiệm FB đang quan tâm về những vấn đề mà các nhóm XHDS Việt nam đưa ra trong lá thư ngỏ. Hy vọng Họ sẽ rà soát kỹ hơn để tránh những trường hợp lực lượng AK 47 lợi dụng làm ảnh hưởng uy tín của Facebook.
......

Gyde Jensen setzt sich für Nguyen Bac Truyen ein

Die Vorsitzende des Menschenrechtsausschusses des Deutschen Bundestages, Gyde Jensen (FDP), fordert die Revision des Prozesses gegen den vietnamesischen Rechtsanwalt Nguyen Bac Truyen. „Ich möchte erreichen, dass er freigelassen wird“, sagt Jensen am Montag, 9. April 2018. Vier Tage zuvor war Nguyen Bac Truyen von einem Gericht in Hanoi zu elf Jahren Haft und drei Jahren Hausarrest verurteilt worden. Mit ihm wurden sechs weitere Menschenrechtsverteidiger zu mehrjährigen Haftstrafen verurteilt. „Ursprünglich war der Prozess auf zwei Tage angesetzt und endete überraschend nach nur einem Tag“, sagt Gyde Jensen. Hinter so kurzen Prozesszeiten stecke Absicht, um solche Fälle schnell und mit möglichst wenig Öffentlichkeit abzuwickeln. „Bis vor Kurzem war nicht einmal bekannt, wann der Prozess geführt wird und wie es Truyen wirklich geht.“ Er habe zudem keinen dauerhaften Zugang zu einem Anwalt gehabt und lange Zeit die Anklageschrift nicht gekannt. „Die Voraussetzungen waren sehr schlecht, um eine Verteidigung vorzubereiten“, kritisiert Jensen. „Parlamentarier schützen Parlamentarier“ „Das sind gleich mehrere Gründe, warum wir ihn ins PSP aufgenommen haben und ich selber die Patenschaft übernehme“, erklärt die junge Abgeordnete, die sich für den Anwalt im Rahmen des Patenschaftsprogramms „Parlamentarier schützen Parlamentarier“ (PsP) des Deutschen Bundestages einsetzt. In dem Programm können sich Bundestagsabgeordnete aller Fraktionen weltweit für sogenannte Menschenrechtsverteidiger engagieren, die in ihren Heimatländern nur wenig oder gar keine Unterstützung haben. Mit dem gemeinsamen Antrag „Schutz von bedrohten Menschenrechtsverteidigern“ von SPD, CDU/CSU, Bündnis 90/Die Grünen und FDP (15/2078) hat sich der Bundestag im Jahr 2003 fraktionsübergreifend verpflichtet, die Initiative zu unterstützen und bedrohten Parlamentariern und Menschenrechtlern beizustehen. Ziel der schleswig-holsteinischen Bundestagsabgeordneten ist es, dass die Haftbedingungen für Nguyen Bac Truyen wenigstens so gut wie möglich sind, dass er seine Familie und seinen Anwalt sehen kann und dass seine Haftstrafe verkürzt wird. „Das Strafmaß ist übertrieben“, sagt sie. Öffentlichkeit zum Schutz gegen das Vergessen Schnelle Abhilfe sei allerdings nicht zu erwarten, schätzt Jensen. Aber als Abgeordnete stünden ihr einige wirksame Mittel zur Verfügung. Als Ausschussvorsitzende habe sie bereits mit dem Botschafter der Sozialistischen Republik Vietnam in Deutschland Kontakt aufgenommen und ein Gespräch in der kommenden Woche vereinbart. Die Haltung beurteilt sie als „mauernd“. Die offizielle Position laute, wer das Recht nicht achte, der müsse mit den Konsequenzen rechnen. „Dazu gehören Presse- und Meinungsfreiheit leider nicht“, sagt Jensen. Nguyen Bac Truyen habe sich für Meinungsfreiheit, Religionsfreiheit und für ein pluralistisches Mehrparteiensystem sowie Gewaltenteilung in seinem Land eingesetzt. „Das wird ihm aus Sicht des Staates als Propaganda gegen die Sozialistische Republik Vietnam ausgelegt.“ Wenigstens habe Jensen den Eindruck gewonnen, dass der Wille der Botschaft da gewesen sei, miteinander im Gespräch zu bleiben. Die Ausschussvorsitzende will nun Öffentlichkeit herstellen und in sozialen Netzwerken an das Schicksal von Nguyen Bac Truyen erinnern. Durch mehr öffentliche Aufmerksamkeit könnten bessere Haftbedingungen erreicht und vielleicht die Haft- und anschließende Arrestzeit verringert werden. Recht auf Meinungsfreiheit weltweit unter Druck „Die Ausübung der Meinungsfreiheit steht an vielen Orten dieser Welt unter Druck“, so die Abgeordnete. Den Regierungen solcher Länder sei in der Regel dennoch daran gelegen, ein gutes Verhältnis zu Parlamentariern in Deutschland zu pflegen. Mit dem PSP-Programm würden diese Fälle lange begleitet. Außerdem könne darauf aufmerksam gemacht werden, wie es um die Arbeit von verfolgten Oppositionellen, Anwälten, Gewerkschaftern und Parlamentariern weltweit stehe. Die Kontakte und die Unterstützung blieben darüber hinaus über Legislaturperioden und Parlamentsmitgliedschaften hinweg bestehen. So hätten bereits die Abgeordneten Martin Patzelt (CDU/CSU) und Philipp Lengsfeld (CDU/CSU) bei ihrem Engagement in Vietnam Truyen in der vergangenen Wahlperiode im Juni 2017 in Ho-Chi-Minh-Stadt getroffen. Nun kündigt Gyde Jensen an, spätestens im kommenden Jahr nach Vietnam reisen zu wollen. Die Abgeordnete will sich um den Zugang zu Truyen im Gefängnis bemühen und seine Familienmitglieder besuchen, damit sein Schicksal nicht vergessen wird. (eis/09.04.2018). Bản tin tiếng Việt: Hiếu Bá Linh – Thoibao.de BERLIN - Với tư cách Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Quốc hội CHLB Đức, bà Gyde Jensen đã liên lạc với Đại sứ CHXHCN Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng và một cuộc họp vào tuần tới đã được thỏa thuận. Trể nhất trong năm tới bà sẽ đi Việt Nam. Bà sẽ nỗ lực để được cho vào thăm ông Nguyễn Bắc Truyển trong nhà tù và thăm viếng các thành viên trong gia đình để số phận của ông ta sẽ không bị lãng quên. Hôm Thứ Hai ngày 09/04/2018 trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội CHLB Đức, nữ Dân biểu Gyde Jensen, Chủ tịch Uỷ Ban Nhân quyền của Quốc hội CHLB Đức, đã thông báo chính thức rằng bà đã nhận bảo trợ cho luật gia Nguyễn Bắc Truyển trong chương trình „Dân biểu Bảo vệ Dân biểu“ của Quốc hội Liên bang Đức, một chương trình đã được mở rộng để bảo vệ cho cả cho những Người Bảo vệ Nhân quyền trên thế giới chứ không riêng gì cho các vị dân cử. Được biết, sau cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang Đức hồi cuối năm ngoái, một Quốc hội mới được thành lập và bà Gyde Jensen là Tân Chủ tịch Uỷ Ban Nhân quyền của Quốc hội CHLB Đức. Hôm thứ Năm tuần qua ngày 05/04/2018 ông Nguyễn Bắc Truyển đã bị tòa án Hà Nội kết án 11 năm tù và 3 năm quản chế. Cùng với ông còn có 5 nhà hoạt động khác cũng bị kết án nhiều năm tù. Bản tin của Quốc hội Liên bang Đức cho biết, bà Gyde Jensen yêu cầu phải tái xét lại bản án này. "Tôi muốn ông ta được trả tự do", bà Jensen nói. Trong khuôn khổ của chương trình bảo trợ "Dân biểu Bảo vệ Dân biểu" bà sẽ tranh đấu cho ông Truyển được tự do. "Ban đầu, phiên tòa đã được dự kiến xét xử trong hai ngày, nhưng đã kết thúc một cách đáng ngạc nhiên chỉ sau một ngày“, bà Gyde Jensen nói. Ẩn ý đằng sau thời gian xét xử ngắn như vậy là để xử lý nhanh chóng các vụ án như vậy và ít gây chú ý của dư luận công chúng như có thể. "Cho đến thời gian ngắn trước phiên tòa người ta vẫn chưa biết khi nào phiên tòa sẽ diễn ra và sức khỏe ông Truyển thực sự như thế nào". Ông Truyển không được tiếp cận lâu dài với luật sư và suốt một thời gian dài không có bản cáo trạng. "Những điều kiện rất tồi tệ để mà chuẩn bị cho công việc biện hộ", bà Jensen chỉ trích. „Có nhiều lý do tại sao chúng tôi đã nhận bảo trợ ông Truyển trong chương trình „Dân biểu Bảo vệ Dân biểu“ của Quốc hội Liên bang Đức và chính bản thân tôi là người đứng ra bảo trợ“, nữ Dân biểu trẻ Gyde Jensen giải thích. Một trong những lý do là qua chương trình này của Quốc hội Liên bang Đức sẽ góp phần vào việc không để số phận của ông Nguyễn Bắc Truyển bị trôi vào lãng quên. Nữ Dân biểu Quốc hội Liên bang Đức Gyde Jensen đặt ra những mục đích: cải thiện điều kiện giam giữ ông Nguyễn Bắc Truyển tốt như có thể được, gia đình và luật sư có thể vào thăm ông, và bản án của ông được rút ngắn. "Mức án là phóng đại quá cao" bà Jensen nói. Bản tin của Quốc hội Liên bang Đức cũng cho biết, với tư cách Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Quốc hội CHLB Đức, bà Gyde Jensen đã liên lạc với Đại sứ CHXHCN Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng và một cuộc họp vào tuần tới đã được thỏa thuận. Ông Nguyễn Bắc Truyển hoạt động đấu tranh cho tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và hệ thống đa đảng đa nguyên cũng như tam quyền phân lập ở đất nước của ông ta. "Theo quan điểm của nhà nước, hoạt động này được hiểu là tuyên truyền chống lại nước CHXHCN Việt Nam".  Ít nhất thì bà Jensen có ấn tượng rằng thiện chí ông Đại sứ Đoàn Xuân Hưng về một cuộc gặp gỡ nói chuyện với nhau là hiện hữu. Bà Chủ tịch Ủy ban mong muốn tạo ra sự chú ý trong công chúng và trong mạng xã hội để nhớ đến số phận của ông Nguyễn Bắc Truyển. Sự chú ý của công chúng có thể dẫn đến các điều kiện giam giữ tốt hơn và có thể giảm bớt thời gian ngồi tù và thời gian quản chế sau đó. Bản tin của Quốc hội Liên bang Đức kết thúc bằng thông báo của bà Gyde Jensen, trể nhất trong năm tới bà sẽ đi Việt Nam. Bà sẽ nỗ lực để được cho vào thăm ông Nguyễn Bắc Truyển trong nhà tù và thăm viếng các thành viên trong gia đình để số phận của ông ta sẽ không bị lãng quên./.  
......

Tại sao Bộ Công An bị ‘phanh thây’?

Trong thời gian ngắn vừa qua, tình hình đốt lò của ông Trọng đã đổi chiều và đang hướng vào Bộ Công An với hai sự kiện đang tạo rất nhiều bất ngờ trong dư luận. Sự kiện thứ nhất là vụ công an Tỉnh Phú Thọ, chứ không phải Bộ Công An, đã triệt phá đường dây đánh bạc online trị giá hàng chục triệu Mỹ Kim, dẫn đến việc bắt giữ và truy tố hai Tướng Công An cao cấp. Đó là Trung Tướng Phan Văn Vĩnh, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, và Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hóa, nguyên Cục trưởng Cục Phòng chống tội phạm xử dụng công nghệ cao. Sự kiện thứ hai là Bộ Chính Trị ra Nghị quyết sắp xếp lại bộ máy của Bộ Công An, qua đó xóa bỏ 6 Tổng Cục và hai Bộ Tư lệnh theo khẩu hiệu được đưa ra là: Bộ tinh, Tỉnh mạnh, Huyện toàn diện, Xã bám cơ sở. Theo chủ trương này thì kể từ nay, nhân sự và cơ chế ở Trung ương bị cắt giảm, để tỏa quyền xuống cho các Tỉnh, Thành và nhất là vũ trang hóa bộ máy công an cấp xã để bảo vệ trật tự và an ninh. Những diễn biến nói trên đã không chỉ gây ra những thắc mắc của dư luận ở trong và ngoài nước mà còn tạo ra sự hoang mang ngay chính trong nội tình của Bộ Công An. Để trấn an dư luận, Bộ Công An một mặt giải thích rằng đây chỉ là đề án cải tổ mà Bộ đã tiến hành từ năm ngoái nhằm cắt giảm bớt nhân sự và tinh gọn bộ máy… Nhưng không ai tin. Vì thế mà ngày 6 tháng 4, Bộ Công An một lần nữa phải ra Công Điện mang số 795/BCA-V11, gửi hỏa tốc đến các đơn vị, địa phương để giải thích nội bộ vì sao phải cải tổ Bộ Công An. Đó là “để siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng ngừa sai phạm, suy thoái trong công an nhân dân.” Bộ Công An được coi là “thanh kiếm và lá chắn” của chế độ nên trong nội bộ của ngành công an mới lưu truyền câu nhật tụng cho mọi cấp: “còn đảng – còn mình”. Câu nhật tụng này cho thấy là mọi cán bộ an ninh phải chấp nhận mọi hy sinh bảo vệ đảng thì mới có thể sống còn. Với một cỗ máy được xây dựng bằng những con người được nhồi sọ việc “bảo vệ đảng là trên hết”, mà nay lại rơi vào tình trạng rối loạn kỷ luật, buông lỏng kỷ cương và nhất là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống… thì đây đúng là một nguy cơ mới. Tại sao nguy cơ lại xảy ra vào lúc này? Thứ nhất, rõ ràng có sự đấu đá trong nội bộ của Bộ Công An kể từ khi ông Trọng ngồi vào ban thường vụ của Đảng ủy Công an. Từ trước đến nay, Tổng bí thư đảng không dính đến công an, mà là nhiêm vụ chỉ đạo trực tiếp từ Thủ tướng chính phủ. Điều này cho thấy là ông Trọng muốn xây dựng một vây cánh riêng cho phe mình trong bộ máy công an. Muốn như vậy ông Trọng phải phá bỏ mọi cơ chế cũ, làm mới lại từ đầu thì mới có thể loại được những ảnh hưởng của phe nhóm khác. Cụ thể là ông Trọng phải cắt đi sự chi phối của phe Nguyễn Tấn Dũng, phe Lê Hồng Anh, phe Trần Đại Quang từng một thời chi phối các nhân sự trong Bộ Công An. Nói cách khác, ông Trọng phải thay máu mới ngay trong đầu não Bộ Công An, vì thế mới đưa đến việc giải tán 6 Tổng Cục (An ninh, Chính trị, Hậu cần – Kỹ thuật, Tình báo và Cảnh sát) vốn đã được thành lập (2009) và cải tổ (2014) dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ Tướng (từ 2006 – 2016). Thứ hai, có sự cấu kết ăn chia và thao túng quyền lực giữa những băng nhóm trong các Tổng Cục khiến cho các hoạt động của Bộ Công An rơi vào tình trạng sứ quân. Sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng sử dụng bộ máy công an Tỉnh Phú Thọ để truy bắt Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, Trung Tướng Phan Văn Vĩnh trong đường dây cờ bạc, mà không giao cho Tổng Cục Cảnh Sát hay một bộ phận nào khác của Bộ, cho thấy là ông Trọng sau hai năm ngồi vào ghế thường trực đảng ủy công an thấy rõ là các Tổng Cục đã bị chi phối bởi những thế lực có quỹ đen và bộ máy kinh tài riêng. Sự kiện Vũ Nhôm, cán bộ của Tổng Cục Tình Báo, bị bắt giữ và đang bị điều tra về nhiều tội liên quan đến kinh tài và rửa tiền cho cấp lãnh đạo trực tiếp là Thứ trưởng Công an Bùi Văn Thành, cho thấy tính chất sứ quân ở trong Bộ Công An vô cùng nghiêm trọng. Chính sự hoạt động theo kiểu sứ quân của các Tổng Cục đang làm cho kế hoạch đốt lò của ông Trọng bị khựng lại nên ông Trọng mới ra tay phá đổ. Nói cách khác, ông Trọng mà không triệt hạ các Tổng Cục thì có ngày chính những sứ quân này “bắt nhốt” những người của phe ông Trọng… cũng tội tham ô. Thứ ba, Bộ Chính trị CSVN cũng đang nhìn thấy làn sóng bất mãn của người dân đang tiệm tiến bùng phát vì ô nhiễm môi trường, bất công xã hội, đời sống khó khăn, thất nghiệp lan tràn…, ngày càng gia tăng đáng kể tại các địa phương. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc cải tổ bộ máy công an nhằm thu nhỏ quyền lực tập trung ở Bộ, mà tỏa xuống các Tỉnh, Huyện để có thể theo dõi và đối phó kịp thời những chống đối của người dân. Sự kiện tách Sở Phòng Cháy Chữa Cháy (PCC) ra khỏi Bộ Công An và đưa về trực thuộc các Tỉnh, Thành là một chỉ dấu cho thấy là các vụ cháy xảy ra gần đây không đơn giản là do thiên tai hay bất cẩn của con người, mà đến từ động lực bất mãn và chống đối ngầm của người dân. Vụ cháy ở Chung cư Carina mới đây là trường hợp điển hình với kết luận của cơ quan điều tra là một nửa hàng chục ngàn vụ cháy ở Việt Nam là do cố tình phá hoại chứ không phải do tai nạn. Nói cách khác, bộ máy tập quyền ở các Tổng Cục đã không chỉ là ô dù để cho các phe nhóm ở thượng tầng “ngáng cẳng” lẫn nhau, mà còn khiến cho Bộ Công An có nguy cơ mất khả năng đối phó khi xảy ra những biến động ở địa phương. Những chuyển biến này đã đẩy chiến dịch đốt lò chống tham nhũng của ông Trọng đi vào khoảnh khắc nguy hiểm. Hộp “giun tham nhũng” đã tung toé không chỉ ở những bộ phận kinh doanh mà còn nằm ngay trong cơ quan điều tra và truy tố tội phạm. Cái nguy hiểm là ở chỗ ông Trọng sẽ giải quyết vị trí cho hơn 100 cấp tướng, tá ở các Tổng Cục này ra sao? Nếu đẩy họ về địa phương, hoặc cho ngồi chơi chờ nghỉ hưu như Tướng Trương Giang Long (Phó tổng cục trưởng Tổng cục chính trị đã bị cho nghỉ chờ hưu sau khi video phát biểu ý kiến chống Trung Quốc bị lộ ra bên ngoài hồi tháng 3/2017) thì chẳng khác gì đang tạo ra những ngòi nổ chậm. Từ lâu nay, tham nhũng đã là cái bướu hoại sinh ngủ yên do sự thỏa hiệp để tồn tại giữa các phe nhóm. Nay phe ông Trọng muốn “trong sạch” đảng để củng cố quyền lực của phe nhóm mình, vô hình chung ông ta đang phá đổ nguyên tắc “thoả hiệp” này, kích hoạt bướu hoại sinh trổi dậy tấn công mọi tế bào trong guồng máy độc tài đầy tham nhũng và tham lam quyền lợi lẫn quyền lực. Không những ngai vàng mà có thể cả sinh mạng của ông Trọng đều bị đe dọa trầm trọng. Dường như giây phút hấp hối của chế độ đang điểm! Nguồn: Viettan.org
......

Phan Văn Vĩnh, tướng công an hay đại ca giang hồ?

Chỉ đến khi Phan Văn Vĩnh bị bắt, người ta mới để ý nhiều hơn đến những thành tích phá án của ông. Ông ta đã ghi tên tuổi trong nhiều vụ án lớn như vụ án Lê Văn Luyện, Nguyễn Thị Huyền Như, Bầu Kiên, thảm án Bình Phước… Báo chí ca ngợi ông, gọi đó là những chiến công nhưng ông nói “đây không phải là chiến công mà là hoàn thành trách nhiệm”. Lời nói khiêm tốn đó làm cho người ta nể nang ông hơn, cho dù đó là sự “khiêm tốn” của một người cao ngạo. Nhưng đọc đến bài viết “Cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh và những giai thoại phá án cực kỳ thông minh” (VTCnews) , tôi thấy hãi hùng về những mưu mẹo phá án của ông ta. Bài viết chỉ kể ra vài vụ trong số rất nhiều giai thoại “đếm không hết” về Phan Văn Vĩnh. Để điều tra về vụ mất 1 tấn thóc giống của hợp tác xã, ông ta cho đốt đống rơm nhà nghi phạm, lấy cớ chạy tài sản (là tang vật) ra khỏi nhà sợ đám cháy lan sang. Trong một vụ khác, ông ta bắt cóc nghi phạm bỏ vào túi vải rút dây lại, vác nghi phạm vắt ngang đường ray xe lửa cho tàu kẹp, nhét đá vào túi nghi phạm giả làm làm lựu đạn. Khủng bố tới mức ấy, gì mà nghi phạm chẳng khai. Luật sư Lê Công Định ngạc nhiên: “Những "nghiệp vụ" vừa phạm pháp nghiêm trọng, vừa xem thường nhân mạng như thế chẳng những không bị nghiêm cấm, mà người sử dụng chúng còn được khen là "phá án thông minh" và thăng cấp đến Trung tướng, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát”. Bài viết còn tiết lộ thêm thói quen xài luật rừng trong vụ diệt băng cướp tiệm vàng. Trong vụ này, Phan Văn Vĩnh chủ trương chỉ bắt một tên còn lại để chúng trốn chạy, đề phòng đường cùng, chúng sẽ chống trả liều lĩnh. Đấy là một cách tính toán khôn ngoan, nhưng để chúng trốn chạy rồi “bắt nguội sau” thì lại rõ thêm chất xã hội đen khi phá án của ông ta. (Về vụ này, một bài viết với lý lẽ khá thuyết phục trên facebook cho rằng thực chất là vụ giang hồ Thái Bình đến “nói chuyện” phải trái với chủ tiệm vàng do không giữ lời hứa chứ không phải là cướp tiệm vàng. Bạn đọc quan tâm có thể xem TẠI ĐÂY) Sợ thật. Chắc không chỉ mình Vĩnh có “biện pháp nghiệp vụ” ấy mà hẳn còn có rất nhiều vụ được phá án theo kiểu này. Vì ông ta làm tổng cục trưởng lại là anh hùng, được đảng trọng dụng, uy thế nghiêng ngả, gì mà cấp dưới của ông ta không lấy đó làm tấm gương mà noi theo. Hèn chi mà lắm án oan. Hèn chi mà trong giới hoạt động xã hội dân sự, đã xảy ra rất nhiều người bị đánh dọc đường, bị bắt cóc rồi bị đánh đập tơi tả. Tàn bạo nhất là cách hành xử với Mục sư Nguyễn Trung Tôn, người vừa bị kết án 12 năm tù hôm 5/4/2018 vừa rồi. Ngày 27/2/2017, ông bị bắt cóc rồi bị đánh vô cùng dã man, lột hết quần áo và đồ đạc ông mang theo rồi vứt ở một khu rừng hẻo lánh. Nếu pháp luật nghiêm minh thì những người phá án kiểu Phan Văn Vĩnh phải bị khởi tố trước cả nghi phạm. Tôi cứ nghĩ Phan Văn Vĩnh là đại ca giang hồ khét tiếng, chứ không phải là tướng công an… nhân dân vì cách điều tra của ông ta rặt chất xã hội đen. Nhưng đọc đến chuyện này thì tôi còn ngạc nhiên hơn. Xin trích: Có một giai thoại kể rằng, bên lề Hội nghị Công an Toàn quốc năm 1996, báo chí đã vậy quanh Trung tá Phan Văn Vĩnh với câu hỏi: nhờ đâu mà chỉ trong một thời gian ngắn giữ chức GĐ CA Nam Định, ông đã khiến giang hồ gần như biệt bóng ở xứ này, trong khi trước đó thành Nam khét tiếng đất dữ, thủ phủ giang hồ Bắc? Phan Văn Vĩnh đã trả lời: “Dễ lắm. Nhậm chức giám đốc xong, tôi hẹn hết 500 thằng đầu gấu giang hồ lại, phát cho mỗi đứa một cái phong bì. Tôi bảo: “Anh lên giám đốc, an hay nguy đất này giờ là trách nhiệm của anh. Các chú cầm lấy ít tiền, qua bên kia phà Tân Đệ, về Thái Bình, Hải Phòng… hay đi đâu đó mà làm ăn, để đây cho anh yên tí. Lỡ có “móm” thì về, anh lại cho một ít”. Chúng nó quý nên nghe tôi, kéo nhau bỏ đi hết. Vậy là Nam Định yên lành. Nào có bí quyết gì đâu”. Hết trích. Không hiểu sao, chuyện này cũng được đem ra báo cáo ở hội nghị toàn quốc cho các tỉnh học tập. Đây không thể gọi là dẹp giang hồ mà chỉ là động tác “đánh bùn sang ao”, ‘vứt rác sang nhà hàng xóm”. Đẩy tội phạm ở địa phương mình quản lý sang địa phương khác với cách cư xử và lời nói đầy khuyến khích là một kiểu chơi xấu, phi nguyên tắc. Hẳn là ngành công an hay bất cứ một ngành quản lý nào đều phải biết đến nguyên tắc không được vì lợi ích cục bộ mà ảnh hưởng xấu đến lợi ích toàn cục. Nếu tỉnh nào cũng học tập Vĩnh thì giang hồ chẳng cần cướp bóc gì vẫn có tiền để tiêu xài vì “Lỡ có ‘móm’ thì về, anh lại cho một ít”. Đó là sự dung dưỡng cho tội ác. Cách xưng hô anh anh, chú chú, dùng từ “móm” cũng toát lên chất giang hồ trong con người Phan Văn Vĩnh. Ấy là chưa nói đến tiền nuôi 500 giang hồ Vĩnh lấy ở đâu ra. Lương của Vĩnh sao đủ bao? Phải công nhận rằng, Phan Văn Vĩnh là một người can đảm, có bản lĩnh và thông minh nữa. Hành động ông ta trực tiếp quật ngã kẻ giang hồ (không đùn cho cấp dưới) để rồi mang biệt danh “Vĩnh Chột” là một ví dụ về điều đó. Vĩnh không vượt qua cám dỗ của vật chất và danh tiếng trong xã hội đen do chất đại ca đậm đặc trong người nên đã sa vào vòng lao lý. Tuy nhiên bài viết trên VTCnews gọi đó là những “giai thoại” nên mức độ chân thực không biết như thế nào nhưng nội dung cơ bản chắc có. “Ranh giới giữa một người anh hùng và một tội phạm gần như chẳng có gì để phân biệt. Thế giới ngầm luôn có từ rất lâu và nó được bảo kê bởi những ông trùm nhưng mang danh là những anh hùng vì bình yên giấc ngủ của nhân dân. Còn bao nhiêu những người anh hùng như vậy?” (facebooker Nguyễn Tuấn Anh) Việc tướng Nguyễn Thanh Hóa, rồi tướng Phan Văn Vĩnh không chỉ liên quan đến 2 ông tướng này. Hóa và Vĩnh hẳn phải có những kẻ cấp cao hơn chống lưng. Có thể còn những ông tướng khác, thậm chí cao hơn sẽ bị bắt. Một tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm lại bảo kê cho tội phạm trong vụ án đặc biệt nghiêm trọng; một cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao lại bảo kê cho tội phạm sử dụng công nghệ cao và những biểu hiện khác còn cho thấy ngành công an - ngành trước hết có chức năng bảo vệ pháp luật lại đứng trên pháp luật, vi phạm pháp luật nhiều nhất. Độ nghiêm trọng tới mức cần cải tổ ngành công an khi nó đã có nhiều dấu hiệu của một băng đảng xã hội đen. Và không chỉ ngành công an, mà còn các ngành kiểm sát, tòa án, giáo dục, y tế…, cả hệ thống chính trị đã mục ruỗng tới mức nhân dân không thể chịu đựng được nữa và chế độ không còn lý do gì để tồn tại. 8/4/2018
......

Thư Ngỏ gửi ông Mark Zuckerberg về tình trạng nội dung thông tin bị tháo gỡ và tài khoản bị khóa tại Việt Nam

9 tháng Tư, 2018 Kính gửi ông Mark Zuckerberg, Trong lúc ông nghiên cứu lại phương cách để bảo đảm Facebook tiếp tục là một phương tiện giúp cho thế giới này mở rộng và kết nối, chúng tôi kêu gọi ông xem lại cách hành xử mạnh tay của Facebook có thể đang bóp nghẹt tiếng nói của giới hoạt động nhân quyền và các phóng viên độc lập tại Việt Nam. Chúng tôi là các tổ chức xã hội dân sự, các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền và các tổ chức truyền thông độc lập Việt Nam bị ảnh hưởng thường xuyên bởi việc Facebook khóa tài khoản và tháo gỡ nội dung. Chúng tôi thường liên lạc với đại diện của Facebook để giải quyết. Trước năm 2017, chúng tôi được sự trợ giúp đắc lực của quý công ty. Nhưng từ năm ngoái, mức độ tháo gỡ nội dung ngày càng gia tăng và Facebook đã không còn hỗ trợ việc phục hồi tài khoản và nội dung. Đến độ, trước và sau một phiên tòa lớn xử các nhà hoạt động nhân quyền vào ngày 5 tháng Tư, 2018, Một số tài khoản và trang Facebook không đăng tin được. Facebook có đang thoả hiệp với một chính quyền nổi tiếng là đàn áp quyền tự do biểu đạt? Mặc dầu chính quyền Việt Nam đã nhiều lần có nỗ lực ngăn chận Facebook, nhưng Facebook vẫn là mạng xã hội đứng đầu tại Việt Nam với hơn 55 triệu người dùng. Trong một xã hội mà tự do ngôn luận và quyền truyền thông độc lập bị đàn áp một cách có hệ thống và nhiều lúc bằng vũ lực, Facebook trở thành ngọn đuốc dẫn đường cho sự cởi mở và liên kết. Facebook là nơi truyền thông độc lập hoạt động và đã giúp cho người dân Việt Nam có được những trao đổi công khai trên mạng, trong lúc các quyền này bị ngăn cản trầm trọng ngoài xã hội. Đối với chính quyền Việt Nam, thái độ thù địch với cư dân mạng trao đổi ôn hòa đã không có gì thay đổi từ lúc họ tìm cách chận Facebook vào năm 2009. Chính quyền Việt Nam đã xác nhận là họ có một đội quân hơn 10 nghìn người, với mục tiêu duy nhất là tung tin giả và bóp nghẹt đối kháng. Lực Lượng 47 đang lợi dụng chính sách cộng đồng của Facebook và tung tin giả dối về các nhà hoạt động và tổ chức truyền thông độc lập. Có những nhóm dư luận viên nhà nước phối hợp để gửi báo cáo hàng loạt về tài khoản của các nhà hoạt động và reo hò chiến thắng mỗi khi có trang Facebook bị gỡ xuống. Một thí dụ điển hình là trang “Thông tin chống phản động” ở địa chỉ fb.com/thongtinchongphandong. Vào tháng Tư 2017, chúng tôi ngạc nhiên khi biết được người đứng đầu Quản Trị Chính Sách Toàn Cầu của Facebook là bà Monica Bickert đã có cuộc gặp gỡ với Bộ Trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông Trương Minh Tuấn và được biết là đôi bên đã đồng ý hợp tác trong việc theo dõi và tháo gỡ nội dung. Chúng tôi trân trọng nỗ lực của Facebook giải quyết những quan tâm về hoạt động mạng an toàn và tình trạng thông tin sai lệch tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Tuy nhiên, dường như sau cuộc hội kiến nói trên để hợp tác với một chính quyền nổi tiếng là bóp nghẹt tự do biểu đạt trên mạng và bỏ tù các nhà hoạt động, vấn đề khóa tài khoản và tháo gỡ nội dung đã gia tăng nghiêm trọng. Có lẽ ông đã biết, chính quyền Việt Nam không chấp nhận đối kháng và phủ nhận thẳng thừng là không có tù nhân chính trị tại Việt Nam. Nhưng sự thật là chính quyền Việt Nam đã bỏ tù hơn 100 blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền, theo hồ sơ báo cáo của các tổ chức nhân quyền. Lý do gì nội dung thông tin bị lấy xuống? Trong khi các tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook được liệt kê rõ ràng trên trang web của Facebook, việc tháo gỡ nội dung và các biện pháp trừng phạt khác xảy ra mà không có lời giải thích với người sử dụng họ vi phạm điều gì hoặc nội dung vi phạm là gì. Chúng tôi đã cố gắng làm việc với đại diện của Facebook, thường cùng với các đối tác có uy tín để giải quyết sự việc. Vậy mà khi các nhà hoạt động và phóng viên độc lập bị cấm không được thao tác hoặc bị khóa tài khoản, chúng tôi không nhận được một lời giải thích thoả đáng - ngoài lý do mơ hồ là “vi phạm tiêu chuẩn”. Chúng tôi cho rằng sự thiếu minh bạch này đáng quan ngại và không hữu ích. Chúng tôi hoan nghênh nỗ lực của Facebook chống lại hiện tượng thông tin sai lệch trong một xã hội tự do, nhưng cách làm của quý vị quá bao quát khiến gây nguy hại đến những nơi đang bị độc tài cai trị như Việt Nam. Việc này lại gây cản trở và khó khăn cho chính đối tượng mà quý công ty đang muốn phục vụ. Chúng tôi khẩn khoản kêu gọi quý vị mở cuộc đối thoại trực tiếp và thẳng thắn với các thành phần bị bị ảnh hưởng tại Việt Nam. Khi cách giải quyết của quý vị thiếu tinh tế, Facebook có nguy cơ trở thành đồng lõa với kiểm duyệt của nhà nước. Chúng tôi mong muốn được hợp tác với ông và công ty Facebook để mọi người Việt Nam được có tiếng nói và được kết nối cùng thế giới. Trân trọng, Đồng ký tên Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do | fb.com/caulacbonhabaotudo Chân Trời Mới Media | fb.com/chantroimoimedia Dân Oan Dương Nội | fb.com/trinhbaphuong.trinhba Defend the Defenders | fb.com/defendthedefenders Hoàng Sa FC | fb.com/hsfcvn (suspended) Hội Anh Em Dân Chủ | fb.com/hoianhemdanchu Hội Giáo Chức Chu Văn An | fb.com/hoigiaochucchuvanan Hội Thánh Tin Lành Mennonite Cộng Đồng | fb.com/tamlinh.tran.188 PT Lao Động Việt | fb.com/phongtraolaodongviet Sài Gòn Báo | fb.com/saigonposts Saigon Broadcasting Television Network | fb.com/SBTNOfficial Tin Mừng Cho Người Nghèo | fb.com/tinmungchonguoingheo Thanh Niên Công Giáo | fb.com/thanhnienconggiao (suspended) Truyền Thông Thái Hà | fb.com/nhathothaiha Tuổi Trẻ Lòng Nhân Ái | fb.com/Tuổi-Trẻ-Lòng-Nhân-Ái-955756777816551 Việt Tân | fb.com/viettan Activists & Citizen Journalists: Angelina Trang Huỳnh | fb.com/angelinahuynh2004 Anh Chi | fb.com/nu.pontaultcombault2010 Cấn Thị Thêu | fb.com/profile.php?id=100004583148627 Đặng Xuân Diệu | fb.com/TS.DangXuanDieu Đỗ Thị Minh Hạnh | fb.com/tiachopnho.minhhanh Effy Nguyen | fb.com/boy.zing.14 Emily Page-Le | fb.com/emily.pagele (suspended) Hoàng Tứ Duy | fb.com/hoangtuduy71 Huynh Ngoc Chenh | fb.com/ho.lytien.1 Lã Việt Dũng | fb.com/lavietdung Lê Công Định | fb.com/LSLeCongDinh Lê Văn Dũng | fb.com/AlfonsoVova (suspended) Paulus Lê Sơn | fb.com/son.vanle85 Mã Tiểu Linh| fb.com/profile.php?id=100007923318405 Ngọc Vũ | fb.com/ngoc.vu.33821 Nguyễn Thúy Hạnh | fb.com/Melinh.liberty Nguyen Chí Tuyen (Anh Chí) | fb.com/N.AnhChi Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm | fb.com/nhttam KimLiên Thị Nguyễn | fb.com/kimlienmeuykha Nguyen Thien Nhan | fb.com/nguyen.t.nhan.923 Nguyen Thuy Quynh | fb.com/MotLanDiLaVinhBiet Nguyễn Văn Hải (Van Hai Nguyen) | fb.com/dieucayclbnbtdvietnam Nhân Thế Hoàng |fb.com/culoo.hoang Phạm Minh Hoàng | fb.com/phamminh.hoang.351 Phạm Thành | fb.com/profile.php?id=100005584186799 Phạm Lê Vương Các | fb.com/cui.cac Paul Trần Minh Nhật | fb.com/minhnhat.paultran Trang Le | fb.com/matbiec1904 Trịnh Bá Phương | fb.com/trinhbaphuong.trinhba Trinity Hồng Thuận | fb.com/trinity.hongthuan Trúc Hồ | fb.com/nhacsitrucho Trương Dũng | fb.com/truong.v.dung.73 Từ Anh Tú | fb.com/chutichdangbia Võ An Đôn | fb.com/profile.php?id=100008231020747 http://viettan.org/thu-ngo-gui-ong-mark-zuckerberg-ve-tinh-trang-noi-dun...
......

Nghĩ gì về bản án nặng nề dành cho những nhà đấu tranh trong hai năm gần đây?

Đầu tiên tôi phải nói, nghĩ ở đây là cá nhân tôi, không phải sự suy nghĩ của đa số đám đông. Rất buồn, phải thú nhận là vậy. Không thể tự ru mình bằng kiểu Võ Thị Thắm như cộng sản sống được bao lâu mà xử nặng vậy, cũng không thể lên gân rằng mọi người sẽ làm thế này, thế kia để đấu tranh cho những người bị bắt. Để rồi năm tháng cứ qua đi, mọi việc vẫn như vậy. Mọi người nói ông A vì đấu tranh đơn lẻ nên nó bắt, vì nó thấy bắt không ai lên tiếng, nó ở đây là chế độ cộng sản. Người khác nói các ông B bị bắt vì hoạt động có tổ chức, nếu đơn lẻ chắc chả sao. Rồi có người nói bà H vì đấu tranh thô lỗ, không ôn hoà nên bị bắt. Nhưng rồi chính cái người đấu tranh ôn hoà, lịch sự chỉ ấy cũng bị bắt nốt, án còn rất nặng nữa đằng khác. Tổng kết lại thì chế độ cộng sản bắt tuốt ôn hoà hay không ôn hoà, tổ chức hay không tổ chức, phụ nữ nuôi con hay trai trẻ chưa vợ, ông già sắp chết....chúng đều bắt tất tần tật. Đấu tranh xác định khăn gói vào tù, cái này nhiều người nói, tôi cũng công nhận, chả có cách nào khác cả. Đấu tranh chỉ không nguy hiểm khi anh là người đấu tranh giả dạng, anh phục vụ cho phe mạnh để nhắm vào phe yếu trong nội bộ đảng. Tuy nhiên ngày nào đó thế thời thay đổi, thế lực cộng sản khác nắm quyền, anh chưa chắc đã an toàn. Thế nên anh và chị là người đấu tranh cho tự do, nhân quyền của Việt Nam, chuyện vào tù là chuyện đã xác định. Nhưng ở đây có điều đáng phải bàn là. - Liệu những việc anh làm có hiệu quả gì không, nó có xứng đáng cho những năm tháng tù đầy của anh không? Hiệu quả ở đây không phải cho cá nhân anh chị, bởi là người dấn thân, anh chị không màng đến lợi ích cho bản thân mình. Các anh chị đấu tranh cho một lý tưởng muôn đời cao cả, đó là dân tộc và đất nước, đó là tự do và dân chủ, quyền con người, chủ quyền tổ quốc. Thế nên càng phải cần thấy nếu mình đi tù, có đạt được điều gì không? Sẽ có người nói đấu tranh cho lý tưởng thì không cần phải so đo, làm cho thỏa tâm mình. Công nhận là vậy, nhưng dù sao đạt được điều gì rõ ràng cũng hơn phải không? Tôi nói không có ý chê ai hy sinh mù quáng cả, thực sự có lần trong một cuộc gặp đông người, có người hỏi tôi rằng. - Các anh chị đấu tranh thế này, liệu có biết ngày thành công không? Tôi trả lời: - Tôi không phải là người đấu tranh, tôi không thể trả lời đại diện cho những người đấu tranh mà anh đề cập. Nhưng tôi nghĩ rằng những người đấu tranh họ không phải những nhà buôn, những nhà buôn như tôi hay như những nhà buôn khác hôm nay bỏ tiền ra đầu tư, họ xác định cuối năm thu về hơn số đó. Câu hỏi của anh như câu hỏi của các cổ đông dành cho một doanh nghiệp đang kêu gọi vốn, là doanh nghiệp họ có kế hoạch, có dự định, có phương án khả thi thành công thuyết phục anh bằng những con số doanh thu, mốc thời gian. Những người đấu tranh kia họ đang làm vì trái tim, trái tim họ thôi thúc họ đấu tranh với những sai trái, bất công. Họ không toan tính thành công hay không, vì nếu họ toan tính thế họ đã là nhà buôn. Không thể đem câu hỏi của một người kinh doanh để dành cho một người đấu tranh. Vâng, tôi đã từng trả lời khi nghĩ về những nhà đấu tranh như thế, đó là tôi nghĩ tâm thế của họ. Còn ở tâm thế của tôi, một con buôn thực dụng, tôi nghĩ nếu như tôi làm như họ, tôi đấu tranh vì lý tưởng như họ, tôi xác định phải gây được điều gì đó cho bõ những năm tháng tù của mình bị chúng đày đoạ. Có người hỏi tôi, nếu ra đường bị chúng giả dạng côn đồ đánh thì sao? Tôi trả lời. - Tôi sẽ xiên lại chết ít nhất một thằng. Người đó hỏi, chết thế uổng, mạng mình sao đánh đổi mạng nó? Tôi bảo. - À đó là mạng anh, chứ mạng tôi chả là cái đéo gì, tôi là thằng vô học, chả có địa vị gì trong xã hội. Chúng nó học an ninh, cảnh sát mấy năm, tương lai, tiền đồ nhiều. Mạng nó quý hơn mạng mình chứ. Nó không quý mạng nó thì thôi, chính nó mới phải nghĩ điều đó chứ không phải tôi. An ninh hỏi tôi trong một lần hỏi cung. - Anh cho biết nhận xét của anh về đấu tranh bất bạo động? - Tôi không biết gì về cái đó. - Anh vào mạng suốt ngày, sao không biết? - Ông biết tôi vào mạng xem cái đó suốt ngày à, tôi vào xem tỷ số bóng đá, kết quả sổ xố còn không đủ thời gian. - Thật sự anh không biết gì về đấu tranh bất bạo động? - Không luôn, nghe cái tên đã không muốn biết. - Vì sao anh nghe tên không muốn biết? - Vì đấu tranh đéo gì mà bất bạo động, ví dụ thằng nào hại tôi, chả lẽ tôi ngồi trước cửa nhà nó giơ cái biển phản đối à, rồi đi qua nó nhổ vào mặt, mình phải chịu để thể hiện sự ôn hoà. Nó hại nhà mình, bỏ tù oan uổng nó được thăng chức, mình thì ngồi phản đối, để nó tuyên truyền dân là mình bị thần kinh. Đm tôi là tôi rình nhà nó ăn cơm, cho một phát ầm một cái, thế là nhanh gọn. Đời đằng đéo nào chả chết. Ông cứ hỏi ông quản giáo cũ của tôi hồi xưa thì biết. Người an ninh phải bỏ câu hỏi ấy, anh ta không ghi vào biên bản. Anh ta hỏi câu khác. - Anh làm những việc này, đi tù thì vợ con anh ra sao? Tôi trả lời. - Đầy người bố chết, bố đi tù họ vẫn sống đó thôi. Vấn đề tôi nghĩ không phải vợ con mình ra sao, mà tôi nghĩ những thằng bắt bỏ tù tôi sẽ ra sao. Tôi tù về, đầu tiên tôi sẽ viết cuốn sách trong đó tôi miêu tả chi tiết tên tuổi những thằng bất nhân bỏ tù người ta oan uổng, chúng giam tôi được 5 năm, nhưng tôi giam cho chúng trong cuốn sách của tôi đời đời, con cháu chúng, họ hàng chúng sẽ đọc được điều đó. Tôi sẽ kể ví dụ như ông chẳng hạn. Sau đó thì tôi tính đến phương án không biết gì về đấu tranh bất bạo động. Người an ninh sửng cồ. - Phương án gì, sách truyện gì, đm cái loại ông vớ vẩn toàn nghĩ cái xỏ lá, ba que. Người ta làm công chức phải thực hiện nhiệm vụ, xã hội nào chả thế. Rút cục biên bản hỏi cung tôi chả có gì, nhiều điều tôi trả lời về động cơ, lý tưởng như thế anh ta không ghi. Liệu tôi có dám làm như điều tôi nói không, cái này thì chả chắc. Nhưng có một điều biên bản hỏi cung không rõ được động cơ, mục đích thì khó mà quy kết tội.Trả lời kiểu vô học thế này, ít ra cũng có được hiệu quả là hồ sơ chả đâu vào đâu, tuy rằng chế độ cộng sản muốn bắt thì chả cần hồ sơ hay chứng cứ gì. Tuy nhiên ít ra cũng không để chúng có cơ hội tuyên truyền. Tóm lại điều tôi muốn chia sẻ cảm nghĩ của mình, là người đấu tranh cần cân nhắc hiệu quả giữa những hy sinh của mình và hiệu quả mang lại. Nếu thấy không xứng thì không cần thiết phải câu nệ, như tôi chả cần thiết phải chứng mình với cơ quan an ninh hay dư luận rằng tôi có lý tưởng, có mục đích cao đẹp. Giá như sự chứng minh ấy thuyết phục được an ninh , được nhiều người dân thức tỉnh, tôi có thể trả lời bằng những lời lẽ đanh thép và hùng hồn. Đừng chờ cơm khi chưa có gạo, đừng chờ gạo khi chưa có tiền mua. Xã hội còn đang băng hoại, đạo đức xuống cấp, tranh nhau vì tiền. Sự hy sinh của những người đấu tranh qua những bản án tù, qua những lời lý tưởng cao đẹp chẳng mong đánh động được bao nhiêu đâu, sự thực là vậy. Nếu như chờ một xã hội như thế thức tỉnh bằng sự hy sinh của những người đấu tranh, chả khác gì chờ cơm khi không có gạo. Lý tưởng gì vào lúc xã hội thế này, lý tưởng của các cụ Phan à, có mà Phan Xích (xiềng) Long, hiến chương 77 à, có mà hiến chương 79 ( điều luật hình sự ). Đừng có tụ họp rồi đưa ra những lý tưởng, những hoạch định tốt đẹp, cao thượng làm gì vào lúc này. Hãy chia nhau ra, đi từng ngõ ngách, tìm những thông tin khiến cho đám dân chúng nháo nhào lo lợi ích bản thân kia, thấy được rằng con đường tranh thủ cho cá nhân họ chẳng đi đến đâu, có dẫm lên nhau chạy trước, kiếm được của nả tích cóp thì phía trước chỉ là sa mạc mênh mông, chỉ là cái bóng đêm đang chờ. Bọn kiếm được tiền ra nước ngoài, chỉ chiếm mấy phần trăm dân số thôi. Bọn trung lưu chiếm mấy chục phần trăm đi chẳng nổi, ở không xong mới là vấn đề. Phải tích cực đưa những tin cho chúng thấy, dù chúng kiếm được tiền, xây được căn nhà đủ tiện nghi, có bảo vệ, có lọc không khí. Nhưng con cái chúng ra đường không tránh được cảnh hít không khí ô nhiễm, không tránh khỏi xe ô tô đâm vì giao thông hỗn loạn, bị đâm chết vì câu nói bâng quơ. Chúng và gia đình chúng sẽ chết yểu như những người dân, có điều trong cái quan tài đẹp hơn vì chúng có tiền mua mà thôi. Song song với điều đó, cần phải khoét sâu vào mâu thuẫn nội bộ chúng, sự đấu đá quyền lực để tranh giành ăn chia vật chất. Đừng có ca ngợi đó là chống tham nhũng, trong sạch chính quyền để dân chúng hy vọng. Điều đó là không có thật, cộng sản đã vì dân chúng đã giải tán hoặc không bắt bỏ tù những người đòi tự do, dân chủ. Phải cho dân chúng thấy đến sự tuyệt vọng bằng những tin tức trong đời sống hàng ngày như giá cả tăng, con giết cha, thầy cô giáo đánh học sinh, học sinh đánh thầy cô giáo hay bác sĩ, công an, viên chức thoái hoá thế nào. Cứ nêu ra những hiện tượng có thật, đừng quy kết đó là lỗi của cộng sản, để cho dân chúng họ đọc và tự quy kết sẽ tốt hơn. Khi nào dân chúng thấy rõ sự bế tắc và tuyệt vọng tràn ngâp chung quanh đời sống hàng ngày, khi những tranh đua, toán tính để vượt hơn người khác rút cục chỉ chậm đến bờ vực thẳm hơn, lúc ấy tự họ sẽ có nhu cầu muốn thay đổi. Cùng với điều đó là sự đấu đá, tranh giành trong nội bộ cộng sản đến mức trầm trọng hơn, những kẻ yếu thế cần tìm lối thoát, nhưng kẻ chưa yếu thế cũng muốn tương lai như kẻ đang yếu thế. Chỉ khi ấy, khi sự bế tắc và tuyệt vọng đến tận cùng. Lúc đó những lý thuyết hay tư tưởng cao đẹp mới được chú ý. Hãy tận dụng truyền thông hữu hiệu và an toàn cho mình, đừng phung phí nó vào việc phổ biến những lý tưởng cao cả vào lúc này. Hãy tạo ra nhu cầu đói khát, trước khi quảng cáo nồi cơm dẻo thơm. ------------------------------------------------------------------------------- Cuối cùng thì tôi vẫn nói rằng, đây chỉ là suy nghĩ cá nhân, suy nghĩ thiển cận của người ít học như tôi. Bày tỏ những điều mình nghĩ trong những giới hạn của một kẻ thiếu kiến thức về triết học và các học thuyết xã hội. Những suy nghĩ này không phản đối hay bác bỏ những tư tưởng cao cả mà những nhà đấu tranh hiện nay đang xây dựng và theo đuổi, phổ cập cho dân chúng. Xin mạn phép dành một vài dòng cuối cùng cho quảng cáo thương mại. Bán sách Từ Phất Lộc đến Weimar có ký tặng, giá bán 50 usd. Tất cả số tiền bán được sẽ dành tặng cho những người đấu tranh cho tự do, dân chủ đang bị cầm tù. Tất cả có nghĩa là nguyên vẹn 50 usd đó, không trừ tiền in, bản quyền, nhuận bút hay tiền gửi gì sất.
......

Đức quốc biểu tình lên án phiên tòa ác độc xử 6 anh chị em HAEDC

Phẫn uất trước những bản án vô cùng nặng nề và độc ác của phiên tòa ngày 5.4.2018, gần 100 đồng bào đã về trước tòa nhà Tổng lãnh sư Việt cộng tại thành phố ngân hàng Frankfurt – CHLB Đức để biểu tình lên án chế độ CSVN và nói lên sự ủng hộ đối với Hội Anh Em Dân Chủ (HAEDC). Rất nhiều biểu ngữ đa dạng, tự thực hiện của người đến tham dự đã nói lên điều này. Dù lời kêu gọi biểu tình do đảng Việt Tân (VT) tại Đức đưa ra trước đó vài ngày ngắn ngủi nhưng sự đáp ứng của đồng hương đã khích lệ ban tổ chức không ít. Rất nhiều người đã vượt hàng trăm cây số xa xôi như từ các vùng Ruhr, Bremen, Hamburg. Buổi biểu tình bắt đầu lúc 13 giờ với nghi thức chào cờ, hát quốc ca Đức và Việt cũng như mặc niệm những người đã khuất vì lý tưởng tự do, dân chủ dưới sự điều hợp của ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh. Ông Nguyễn Thanh Văn, đại diện BTC cám ơn đồng bào tham dự biểu tình. Ông Văn nói lên ý nghĩa sự thành lập và hoạt động ôn hòa và công khai của HAEDC trong 5 năm qua. Dù bị giới hạn rất lớn do sự o ép, trù dập nặng nề của chế độ VC, HAEDC cũng đã đạt được những thành quả nhất định. Về mục đích và ý nghĩa cuộc biểu tình: Trước những thách thức của phong trào dân chủ VN hiện nay, ông Nguyễn Thanh Văn kêu gọi người Việt Nam yêu nước hãy tiếp tục vạch trần, tố cáo trước công luận những hành vi đàn áp nhân quyền, thủ đoạn thâm hiểm khủng bố dân chủ của nhà cầm quyền VC; tiếp tục đồng hành cùng Phong trào Dân chủ và hỗ trợ gia đình các tù nhân lương tâm và giới dân chủ tại VN. Ông tố cáo những bản án phi lý, nặng nề đối với 6 thành viên HAEDC là luật sư Nguyễn Văn Đài, mục sư Nguyễn Trung Tôn, kỹ sư Phạm Văn Trội, ký giả Trương Minh Đức, luật gia Nguyễn Bắc Truyển và cô giáo Lê Thu Hà đã chà đạp trầm trọng lên luật pháp và nhân phẩm. Nhiều đại diện hội đoàn, đoàn thể đến tham dự như Hội Người Việt Tị Nạn Wiesbaden, Odenwald, Darmstadt, Krefeld, Bremen, Hamburg, Nürnberg, Mannheim, Saarland, Recklinghausen,...cũng đã phát biểu lên án, tố cáo chế độ VC trước cuộc biểu tình. Đặc biệt, vài bạn trẻ sinh ra và lớn lên đã chia sẻ cảm tưởng bằng song ngữ Đức-Việt, cám ơn BTC đã nhanh chóng tổ chức buổi biểu tình để mọi người có cơ hội phản đối bản án bất công và ủng hộ cuộc đấu tranh trong nước nói chung và HAEDC nói riêng. Sau mỗi phát biểu là những tiếng hô đả đảo chế độ „hèn với giặc, ác với dân“ và phiên tòa bất công. Song song là những tiếng hô đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam. Đồng bào cũng đã cùng hát chung những bài hát đấu tranh như „Trả lại cho dân“, „Việt Nam quê hương ngạo nghễ“, „Phải lên tiếng“ … khiến buổi biểu tình lúc nào cũng đầy khí thế. Đài phát thanh Tiếng Nước Tôi tại Hoa Kỳ đã phỏng vấn BTC và vài tham dự viên biểu tình. Đài Radio Việt Nam Hải Ngoại cũng gửi phóng viên đến tại chỗ để phỏng vấn và ghi hình. Cuối chương trình, bà Trương Ngọc Hòa đã đọc lá thư rất cảm động do anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, con trai MS Nguyễn Trung Tôn viết về sự dấn thân đấu tranh của bố anh cho công lý và nhân quyền. Bố anh đã bị chế độ VC đàn áp nặng nề từ tinh thần đến thể xác. Anh Trọng Nghĩa, như nhiều đại diện hội đoàn phát biểu trước đó, kêu gọi mọi người tham gia tích cực vào việc đấu tranh để giải thể chế độ CSCN, nguồn gốc của bao đau thương của đất nước và quan trọng hơn nữa là nguy cơ mất nước về tay Trung Cộng. Đại diện BTC, ông Tôn Vinh đã không quên cám ơn cảnh sát Đức đã giữ gìn trật tự cho buổi biểu tình. Ông nhấn mạnh, người Việt tị nạn tại Đức cám ơn dân Đức, đồng thời rất tôn trọng những giá trị tự do và dân chủ mà mọi người đang được hưởng. Ông nhắc đến LS Jens Gnisa. Chủ Tịch Liên Đoàn Thẩm Phán Đức Quốc. Luật Sư Jens Gnisa là người đã quyết định trao giải Nhân Quyền cho Luật Sư Nguyễn Văn Đài vào ngày 05.04.2017 Sau 2 giờ đồng hồ, buổi biểu tình chấm dứt đúng 15 giờ trong ánh nắng Xuân ấm áp đầu tiên của năm 2018 sau những tháng lạnh lẽo mùa Đông. Mọi người thu xếp dụng cụ và lưu luyến chia tay, hẹp tái ngộ trong cuộc biểu tình sắp tới vào ngày 28.4 tại thủ đô Berlin./. Ảnh: Minh Thông  
......

Thông cáo báo chí của Liên đoàn Thẩm phán Đức trước bản án dành cho các nhà hoạt động dân quyền Việt Nam

Liên đoàn Thẩm phán xúc động và bất bình trước bản án dành cho các nhà hoạt động dân quyền Việt Nam Berlin, ngày 06/04/2018 – Liên đoàn Thẩm phán Đức lên tiếng phê phán gay gắt bản án dành cho các nhà hoạt động dân quyền Việt Nam. Có sáu (06) nhà hoạt động dân quyền đã bị tuyên án nặng nề từ 7 đến 15 năm tù vào ngày thứ Năm 05/04/2018 vừa qua tại Hà Nội. Trong số này có luật sư Nguyễn Văn Đài là người được Liên đoàn Thẩm phán Đức trao Giải Nhân quyền năm 2017 trong sự vắng mặt để tuyên dương những đóng góp của ông. „Không có gì có thể biện minh cho bản án này“, theo lời của chủ tịch  Liên đoàn Thẩm phán Đức, ông Jens Gnisa, vào ngày thứ Sáu 06/04/2018. „Tất cả những người bị kết án đều là những người đã chỉ dấn thân cho các giá trị vững bền như quyền tự do, chế độ pháp quyền và dân chủ. Những quyền này được Việt Nam tự nguyện cam kết tôn trọng nên người thực hiện chúng không thể bị truy tố về mặt hình sự.“ Trong vụ này, ngay cả những quyền về tố tụng cũng bị vi phạm nặng nề. Dưới cái nhìn của Liên đoàn Thẩm phán Đức thì việc tuyên đọc bản án dành cho sáu (06) nhà hoạt động nhân quyền chỉ vài tiếng đồng hồ sau phiên xử cũng đủ cho thấy điều này. „Toàn bộ vụ án kể cả việc tạm giam trên hai (02) năm trời làm cho người ta thất vọng.“, ông Gnisa nói. „Chế độ Việt Nam đã đứng trên luật pháp hiện hành để bóp chết tiếng nói của những người chỉ trích họ. Tất cả kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng khát vọng tự do của con người sẽ vượt qua được mọi trở lực.“ Nguồn: Der Deutsche Richterbund (DRB) Bản dịch của VETO! Mạng lưới Người Bảo vệ Nhân quyền  
......

Tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Heather Nauert về bản án đối với các nhà hoạt động ôn hòa ở Việt Nam

BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ Văn phòng Người phát ngôn Cho đăng tải ngay Tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Heather Nauert về bản án đối với các nhà hoạt động ôn hòa ở Việt Nam Ngày 5/4/2018 Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về việc một tòa án của Việt Nam đã kết án và tuyên án các nhà hoạt động ôn hòa Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển và Trương Minh Đức với các án tù nặng nề dưới tội danh mơ hồ “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.” Chúng tôi lo ngại nhận thấy rằng chính quyền Việt Nam đã tạm giam Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà trong hơn hai năm trước khi xét xử. Tất cả mọi người có quyền cơ bản như tự do biểu đạt, quyền lập hội và tụ họp ôn hòa, cả trên mạng và ngoài đời. Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc trước những nỗ lực của chính phủ Việt Nam nhằm hạn chế những quyền này thông qua xu hướng gia tăng các vụ bắt giữ, kết án và những bản án hà khắc đối với các nhà hoạt động ôn hòa. Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam thả tất cả tù nhân lương tâm ngay lập tức, và cho phép tất cả cá nhân ở Việt Nam tự do bày tỏ quan điểm của họ và tụ họp một cách ôn hòa mà không lo sợ bị trừng phạt. Chúng tôi cũng hối thúc chính phủ Việt Nam đảm bảo những hành động và luật pháp của mình, trong đó có Bộ luật Hình sự, nhất quán với những điều khoản về nhân quyền trong Hiến pháp Việt Nam và những cam kết và nghĩa vụ quốc tế của mình. ###
......

Menschenrechtsbeauftragte Kofler zur Verurteilung von vietnamesischen Menschenrechtsaktivisten

Die Menschenrechtsbeauftragte der Bundesregierung, Bärbel Kofler, sagte zur Verurteilung von Nguyen Bac Truyen, Nguyen Van Dai, Le Thu Ha, Pham Van Troi, Truong Minh Duc und Nguyen Trung Ton zu hohen Haftstrafen heute (06.04.): "Das Urteil gegen sechs vietnamesische Bürgerrechtler gibt Anlass zu Sorge. Die Verurteilten setzen sich für eine Stärkung der Rechtsstaatlichkeit, für Transparenz der öffentlichen Verwaltung und für mehr zivilgesellschaftliche Teilhabe ein – kurz: für ein besseres Vietnam. Sie tun das unter Wahrnehmung jener Rechte, die ausdrücklich durch die vietnamesische Verfassung garantiert werden und zu deren Umsetzung Vietnam sich in internationalen Verträgen selbst verpflichtet hat: Meinungsfreiheit, Pressefreiheit, Vereinigungsfreiheit. Für dieses Engagement für die Zukunft Vietnams müssen sie jetzt ins Gefängnis. Sorge bereiten mir auch die Mängel an Rechtsstaatlichkeit bei Ermittlungen und Prozess. So saßen Nguyen Van Dai und Le Thu Ha mehr als zwei Jahre in Untersuchungshaft – ohne Kontakt zu Mitgefangenen, ohne anwaltlichen Beistand und nur mit wenigen Familienbesuchen. Viele Familien wurden nach der Festnahme ihrer Angehörigen wochenlang über deren Verbleib und die strafrechtlichen Vorwürfe im Unklaren gelassen. Einige der Anwälte klagen über die Beschneidung ihrer strafprozessualen Rechte." Hintergrund: Die mutmaßlichen Mitglieder der Brotherhood of Democracy wurden mit folgenden Freiheitsstrafen belegt: Nguyen Trung Ton und Truong Minh Duc jeweils 12 Jahre, Nguyen Bac Truyen 11 Jahre und Pham Van Troi 7 Jahre. Nguyen Van Dai ist vom Gericht der Stadt Hanoi zu 15 Jahren Gefängnis wegen "Aktivitäten zum Umsturz der Volksregierung" verurteilt worden. Seine Assistentin Le Thu Ha soll für 9 Jahre in Haft. Wegen seines Engagements für Demokratisierung und Rechtsstaatlichkeit war der Menschenrechtsverteidiger Nguyen Van Dai bereits von 2007 bis 2011 in Haft. Er wurde von der Rechtsanwaltskammer ausgeschlossen, erhielt Berufsverbot und durfte auch nach Verbüßung seiner Haft Vietnam nicht verlassen. Ende 2015 wurden Dai und Le Thu Ha unter dem Vorwurf „Propaganda gegen den Staat“ (Art. 88 des Strafgesetzbuches) verhaftet. Im Juli 2017 weiteten die Behörden die strafrechtlichen Vorwürfe auf „Umsturzaktivitäten“ aus. Gleichzeitig wurden die vier heute ebenfalls verurteilten Aktivisten Truyen, Troi, Duc und Ton festgenommen. Die Bundesregierung, Abgeordnete, zahlreiche deutsche und internationale Organisationen und zivilgesellschaftliche Akteure setzen sich für die Freilassung der Aktivisten ein. Der damalige Außenminister Steinmeier hat anlässlich seines Vietnam-Besuchs im Oktober 2016 für die Freilassung Dais geworben. 2017 wurde Dai mit dem Menschenrechtspreis des Deutschen Richterbundes ausgezeichnet. https://www.auswaertiges-amt.de/de/newsroom/kofler-menschenrechtsaktivis...
......

Làm gì khi không thể đấu tranh ôn hòa công khai?

Lần lượt các bản án càng lúc càng vô lý, vô nhân bủa xuống Mẹ Nấm, Chị Trần Thị Nga, Anh Hoàng Bình, và đặc biệt 6 anh chị Đài – Đức – Tôn – Truyển – Hà – Trội; và lần lượt các đòn phép trấn áp của nhà cầm quyền CSVN đối với Hội Anh Em Dân Chủ, Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, nhóm  Giáo Chức Chu Văn An, nhóm vận động Văn Đoàn Độc Lập, nhóm nạn nhân Formosa,  v.v. đã dẫn chúng ta đến một kết luận khó chối cãi: cách đấu tranh ôn hòa và công khai  chưa áp dụng được lúc này tại VN. Điều cần nói ngay, không phải phương thức Đấu Tranh Bất Bạo Động (ĐT/BBĐ) sai hay không dùng được tại VN. Nếu đào sâu vào kinh nghiệm đấu tranh tại các nước đã thoát ách độc tài, ta sẽ thấy điều kiện tối thiểu để đấu tranh ôn hòa và công khai là khi những kẻ cầm quyền còn bị ràng buộc thực sự bởi luật pháp quốc gia và còn bị sức ép trừng phạt đến mức kiệt quệ của quốc tế. Hiện giờ giới cầm quyền CSVN không chỉ ngồi trên pháp luật mà còn dùng hệ thống tư pháp, bao gồm cả  tòa án và nhà tù, làm công cụ riêng để khủng bố. Và trong tình hình quốc tế hiện nay, đặc biệt với thái độ của Hoa Kỳ đối với nhân quyền trên thế giới, giới lãnh đạo đảng CSVN không những chẳng còn gì để ngán sợ mà còn tận dụng tình hình để càn quét đối kháng. Vậy chúng ta phải làm gì vào lúc này? Một lần nữa, nếu học hỏi kinh nghiệm của các dân tộc đã đi qua giai đoạn bị trấn áp tương tự, ta có thể cô đọng vào 3 nguyên tắc sau đây: Nguyên tắc 1: KHÔNG NGƯNG HOẠT ĐỘNG, KHÔNG ĐỂ MÌNH XUỐNG TINH THẦN. Chúng ta có trách nhiệm, có món nợ tinh thần đối với các anh chị em đang ngồi tù. Phải tiếp tục hoạt động nhưng đổi cách làm cho phù hợp. Cùng lúc không quên bảo bọc gia đình các anh chị em trong tù. Nguyên tắc 2: Chuyển mọi hành động tuyển mộ, hỗ trợ, phát triển, kết nối TỪ CÔNG KHAI SANG KÍN ĐÁO để bảo toàn lực lượng và kéo dài hoạt động. Nguyên tắc 3: HOÀ VÀO QUẦN CHÚNG, hoạt động với tỉ số 5% CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG + 95% DÂN CHÚNG BỨC XÚC. Tiếp tục tận dụng các cách đánh Bất Bạo Động bằng số đông. Áp dụng vào thực tế, 3 nguyên tắc trên trở thành các nỗ lực sau đây: 1. Các nhà hoạt động tỏa vào những nơi dân chúng bức xúc nhiều và đang muốn hoặc đã tự đứng lên đòi quyền sống nhưng thiếu kinh nghiệm phản đối tập thể. 2. Các nhà hoạt động có thể giúp đỡ phương tiện và cố vấn cho bà con về – các cách liên lạc an toàn, – kiến thức luật pháp để đối phó với cán bộ địa phương và gia tăng tự tin, – cách chọn loại hành động ĐT/BBĐ nào hữu hiệu nhất, – kế hoạch tiến thoái nhịp nhàng, và – cách quảng bá hình ảnh, chứng cớ khi bà con bị bạo quyền đàn áp. 3. Anh chị em hoạt động sẽ không nổi bật ra như những người cầm đầu nhưng hoà lẫn vào số đông dân chúng và làm việc sát cánh với nhóm bà con dám đứng mũi chịu sào. 4. Giới hoạt động làm gạch nối kín đáo chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp hỗ trợ nhau giữa các nhóm quần chúng đấu tranh. 5. Và quan tâm nhận diện, khuyến khích thêm số người dấn thân từ các nhóm quần chúng đấu tranh để gia tăng số nhà hoạt động. Chỉ khi nào các cuộc phản đối, đòi quyền sống của dân chúng nổi lên khắp nơi và những kẻ cầm quyền  phải đối phó với quá nhiều đám cháy thì lúc đó sợi xích trấn áp đang trói chặt giới hoạt động dân chủ như hiện nay mới bị bỏ rơi hay đứt đoạn. 18 tháng trước mặt nên là giai đoạn chúng ta cùng tạm để qua bên các mục tiêu đấu tranh đòi các quyền chính trị. Thay vào đó, hãy cùng tỏa ra, lan sâu vào những nơi đang có các cuộc nổi lên tự phát, tự nhiên để giúp bà con đòi quyền sống trước đã. Nguồn: Việt Tân
......

14 tổ chức nhân quyền lên tiếng trước phiên xử sáu thành viên Hội Anh Em Dân Chủ

Sáu Nhà Hoạt Động Bảo Vệ Nhân Quyền bị xét xử tại Hà Nội Nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho sáu nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền sắp bị đem ra xét xử vào ngày 5 tháng Tư, 2018. Sáu nhà hoạt động này, gồm có Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển và Lê Thu Hà, là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, một tổ chức cổ xúy cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Ảnh: Từ trái sang phải: Bà Lê Thu Hà, Ký giả Trương Minh Đức, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Luật sư Nguyễn Văn Đài, Kỹ sư Phạm Văn Trội, Luật gia Nguyễn Bắc Truyển. Cả sáu người bị cáo buộc là có “những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 của Bộ Luật Hình Sự 1999. Những cáo buộc dàn dựng này có thể dẫn đến án tù 12 đến 20 năm, tù chung thân hay tử hình nếu bị kết án. Nguyễn Văn Đài, một luật sư nhân quyền nổi tiếng, và đồng sự của ông, cô Lê Thu Hà, đã bị giam giữ tùy tiện hơn hai năm không được xét xử. Ông Đài trước đó đi khắp nơi ở Việt Nam để huấn luyện các sinh viên luật và các nhà bảo vệ nhân quyền về các phương cách tường trình vi phạm nhân quyền. Ủy Ban Điều Tra Về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc (UNWGAD) đã ra phán quyết vào tháng 4 năm 2017 về việc bắt giữ ông Nguyễn Văn Đài là tùy tiện và khuyến cáo chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông và bồi thường chính đáng. Phán quyết của Ủy Ban xét rằng việc bắt giữ này là tùy tiện dựa trên bốn lý do, đó là: thiếu lý do pháp lý chính đáng để bắt giữ; bị tước đoạt tự do vì thực thi các quyền được bảo vệ; quyền được xét xử công bằng bị vi phạm trầm trọng đến độ biến việc bắt giữ thành tùy tiện; và việc tước đoạt tự do có chủ đích. Ủy Ban còn ghi nhận là việc bắt bớ giam cầm rộng khắp đối với các nhà hoạt động người Việt, không những vi phạm luật pháp quốc tế, mà còn có thể được xem là tội ác đối với nhân loại. Bốn người bị cáo kia – Phạm Văn Trội, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, và Nguyễn Bắc Truyển – bị bắt giữ vào tháng Bảy 2017 trong đợt đàn áp bóp nghẹt quyền biểu đạt ôn hòa. Cả bốn người là ký giả dân báo và cựu tù nhân lương tâm. Hội Anh Em Dân Chủ được thành lập vào tháng 5 năm 2013 với mục tiêu nâng cao ý thức dân sự và thúc đẩy các quyền cơ bản. Các thành viên hoạt động khắp Việt Nam mở các lớp huấn luyện, hỗ trợ nạn nhân bị mất đất, cũng như các cư dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa Formosa. Từ năm 2017 đến nay, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giữ hoặc truy nã hơn 40 nhà hoạt động và bloggers. Nhà cầm quyền tiếp tục mở các phiên tòa giả dối, kết án các nhà bảo vệ nhân quyền với những án tù dài hạn viện dẫn vào những điều luật an ninh quốc gia mơ hồ. Chúng tôi lên án việc bắt giữ sáu nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền này và kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho họ và rút lại các cáo buộc và trả tự do cho tất cả các nhà hoạt động ôn hòa và cổ xúy cho tự do biểu đạt đã bị bắt giữ tùy tiện. Đồng ký tên Action by Christians for the Abolition of Torture Hội Bầu Bí Tương Thân Khối 8406 Hội Anh Em Dân Chủ Hội Giáo Chức Chu Văn An Defend the Defenders Frontline Defenders Lawyers for Lawyers Lawyers’ Rights Watch Canada Media Legal Defence Initiative Nhóm Linh Mục Nguyễn Kim Điền Phóng Viên Không Biên Giới Phong Trào Lao Động Việt Đảng Việt Tân http://viettan.org/14-to-chuc-nhan-quyen-len-tieng-truoc-phien-xu-sau-nh...
......

Bản lên tiếng bên vực cho các nhà hoạt động xã hội dân sự trong vụ án Hội AEDC

Kính mời Quý Tổ chức chính trị, xã hội và Quý Cá nhân tham gia. Quý Tổ chức xin ghi tên người đại diện. Quý Cá nhân xin ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, tỉnh thành (nếu ở trong nước), quốc gia (nếu ở nước ngoài). Vì tình thế cấp bách, chúng tôi sẽ khóa sổ vào 12g trưa ngày thứ 4, mồng 4 tháng 4 (giờ Việt Nam). Xin gởi chữ ký về địa chỉ email: phanvanloi@fvpoc.org. Xin chân thành cảm ơn. Tổ chức khởi xướng: Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. ------------------------ Vào ngày 5/4/2018 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ xét xử sơ thẩm vụ án Hội Anh Em Dân Chủ theo bản Cáo Trạng số 17/CTr-VKSTC ngày 31/12/2017 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, truy tố các nhà hoạt động xã hội dân sự Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức và Lê Thu Hà, về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", căn cứ Khoản 1, Điều 79 của Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21/12/1999. Đây là vụ án mà dư luận đặc biệt quan tâm vì liên quan đến một tổ chức xã hội dân sự hoạt động ôn hòa và bất bạo động, nhưng bị cáo buộc thực hiện hành động "lật đổ chính quyền nhân dân".  Chắc chắn phiên tòa sẽ trình diễn một vở kịch hài hước bởi đã được dàn dựng cẩn thận về kịch bản, diễn biến và kết quả.  Tất nhiên bản án sẽ được tuyên ở phiên tòa như thế cũng hoàn toàn vô giá trị. Dù vậy, trong tinh thần đồng hành kề vai sát cánh với các nhà hoạt động xã hội dân sự trong vụ án này, đồng thời để biểu lộ thái độ phản kháng đối với phiên tòa lố bịch sắp diễn ra, chúng tôi - các tổ chức và cá nhân cùng ký tên dưới đây - đồng lòng lên tiếng bênh vực các bị cáo trong vụ án Hội Anh Em Dân Chủ như sau:   XÉT VÌ Thứ nhất, bản Cáo Trạng số 17/CTr-VKSTC ngày 31/12/2017 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là sự sao chép sơ sài và nghèo nàn bản Kết Luận Điều Tra số 22/ANĐT-P5 ngày 12/12/2017 của Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Bộ Công an.  Điều đó cho thấy Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chẳng những không thực hiện đầy đủ vai trò giám sát việc thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước, mà còn là một cánh tay nối dài thụ động và lười nhác của Cơ quan An ninh Điều tra. Thứ hai, đây là một vụ án chính trị thuần túy nhằm xét xử các nhà hoạt động xã hội dân sự Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức và Lê Thu Hà, thể hiện qua nội dung và số hiệu (có ghi chữ "CTr") của bản Cáo Trạng số 17/CTr-VKSTC ngày 31/12/2017.  Đó hoàn toàn không phải là một vụ án hình sự thông thường đối với những người vi phạm pháp luật thông thường.  Bản chất chính trị của vụ án mặc nhiên tố cáo sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người và quyền công dân của nhà cầm quyền Việt Nam. Thứ ba, Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21/12/1999, mà bản Cáo Trạng số 17/CTr-VKSTC ngày 31/12/2017 viện dẫn để truy tố các bị cáo ra trước tòa, đã bị thay thế bởi Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14 ngày 20/06/2017).  Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999 do đó đã không còn tồn tại và đã bị thay thế bởi Điều 109 của Bộ luật Hình sự 2015.  Việc áp dụng hồi tố một điều luật cũ như vậy đã vi phạm nghiêm trọng Nguyên tắc Bất Hồi Tố của pháp luật hình sự trên toàn thế giới, bất kể Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/06/2017 sai trái của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam về việc thi hành Bộ Luật Hình Sự 2015 cho phép. Thứ tư, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, đặc biệt là Hiến pháp 2013, Bộ Luật Hình Sự 1999 và Bộ Luật Hình Sự 2015, hoàn toàn không quy định và diễn giải cụ thể thế nào là "chính quyền nhân dân" và tính hợp hiến, hợp pháp của nó ra sao.  Một khái niệm tổng quát, mơ hồ và thiếu căn cứ pháp lý như vậy không thể và chưa bao giờ là một thực thể chính trị hoặc là một định chế pháp lý chính danh có thể dùng để cáo buộc bất kỳ ai có hành động chống lại hoặc lật đổ nó.  Trong khi đó, quyền con người và quyền công dân là những quyền mà Hiến pháp 2013 và các công ước quốc tế mà nhà nước CHXHCN Việt Nam tham gia đều ghi nhận cụ thể và tuyên bố bảo vệ.  Do vậy, không thể nhân danh "chính quyền nhân dân" để vi phạm quyền con người và quyền công dân. Thứ năm, hoạt động được mô tả trong bản Cáo Trạng số 17/CTr-VKSTC ngày 31/12/2017 là những điều mà một người dân bình thường được quyền thực hiện trong cuộc sống hàng ngày của mình với tư cách là một công dân và một con người theo Hiến pháp 2013 của nhà nước CHXHCN Việt Nam.  Do đó, không thể dựa vào sự mô tả đầy kỳ thị, ác ý và lệch lạc về các hành động đó để bỏ tù và tuyên án những công dân đang thực thi quyền con người và quyền công dân một cách bình thường. Thứ sáu, các "chứng cứ" nêu trong bản Cáo Trạng số 17/CTr-VKSTC ngày 31/12/2017 chỉ là sự suy diễn đơn thuần nhằm mục đích gán ghép tội trạng cho các nhà hoạt động xã hội dân sự, chứ không dựa trên cơ sở pháp lý và chuẩn mực pháp lý, dù sơ đẳng nhất, để chứng minh hành vi của các bị cáo có vi phạm pháp luật hay không một cách thuyết phục.  Do đó, những ai đã tạo dựng nên các chứng cứ như vậy cũng cần phải hiện diện tại phiên tòa để trả lời chất vấn của các luật sư và bị cáo về cách thu thập chứng cứ và nội dung chứng cứ. Thứ bảy, trong quá trình điều tra vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng đã vi phạm thời hạn tạm giam luật định theo pháp luật tố tụng hình sự hiện hành và, do đó, vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích của hai nhà hoạt động xã hội dân sự Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà.  Những cán bộ điều tra vi phạm pháp luật như thế cần phải hiện diện tại phiên tòa để trả lời chất vấn của các luật sư và bị cáo về toàn bộ quá trình điều tra vụ án. Thứ tám, quyền tìm kiếm và nhận tài trợ từ các cá nhân, tổ chức khác có thể được xem là quyền thiết yếu để duy trì các hoạt động nhân quyền một cách bên vững. Các tổ chức xã hội dân sự nói chung, hoạt động trên nguyên tắc "phi lợi nhuận" và phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tài trợ bên ngoài. Vì vậy, hạn chế và ngăn cấm nhận tài trợ là vi phạm nghiêm trọng quyền tự do lập hội. Nhiều Nhận định của các cơ quan giám sát nhân quyền quốc tế đã ủng hộ mạnh mẽ quyền tiếp cận tài trợ của các tổ chức xã hội dân sự. Do đó, không thể quy tội cho Hội Anh Em Dân Chủ trong việc nhận tài trợ từ bên ngoài.        YÊU CẦU Vì những lẽ nêu trên, chúng tôi yêu cầu Tòa án Hà Nội phải xem xét đình chỉ vụ án Hội Anh Em Dân Chủ và trả tự cho ngay tại phiên tòa cho các nhà hoạt động xã hội dân sự Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức và Lê Thu Hà.  Điều mà chúng tôi, trong tư cách là công dân Việt Nam, cần và đòi hỏi ở một tòa án của nhà nước của dân, do dân và vì dân là sự bảo vệ CÔNG LÝ và tôn trọng QUYỀN CÔNG DÂN. Lập vào ngày 2 tháng 4 năm 2018 1- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Linh mục Phan Văn Lợi. 2- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa. 3- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Linh mục Nguyễn Hữu Giải, Linh mục Nguyễn Công Bình ----------------------------------- Kính mời Quý Tổ chức chính trị, xã hội và Quý Cá nhân tham gia. Quý Tổ chức xin ghi tên người đại diện. Quý Cá nhân xin ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, tỉnh thành (nếu ở trong nước), quốc gia (nếu ở nước ngoài). Vì tình thế cấp bách, chúng tôi sẽ khóa sổ vào 12g trưa ngày thứ 4, mồng 4 tháng 4 (giờ Việt Nam). Xin gởi chữ ký về địa chỉ email: phanvanloi@fvpoc.org. Xin chân thành cảm ơn. Tổ chức khởi xướng: Hội Cựu Tù nhân Lương tâm.
......

Giải thưởng 2017 của Văn Đoàn Độc Lập: “cứ làm việc mình cho là đúng”

Cuối tháng 3/2018, Văn Đoàn Độc Lập, một tổ chức tập hợp trí thức, thuần túy về văn học nghệ thuật đã tiến hành phát giải thưởng, lần thứ 3, kể từ khi thành lập đến nay. Theo thông báo, thì giải thưởng cho năm 2017 có những điều rất thú vị. Nhưng thú vị hơn cả là những cuộc ngăn chận thô bạo đối với những người cầm bút. Có người bị an ninh đe dọa phải quay trở về nhà, có người thì bị đâm lủng bánh xe, rồi có người thì bị lùng nhùng đeo đám – công khai đến trơ trẽn. Thậm chí ban tổ chức 3 lần đổi địa điểm phát giải, cả 3 lần lượt bị cúp điện, cúp nước… Nhưng rồi giải thưởng 2017 của Văn Đoàn Độc Lập vẫn tuyên bố xong. Dù ngay thời điểm đó, Ban Tuyên giáo công khai nói có ý định rút toàn bộ tác phẩm ra khỏi sách giáo khoa, với những ai là thành viên của Văn Đoàn Độc Lập. Ảnh: Nhà văn Hoàng Hưng, thành viên ban tổ chức giải của Văn Đoàn Độc Lập, có cho biết thêm về tình hình . —————– Thưa nhà thơ Hoàng Hưng, giải văn chương của Văn Đoàn Độc Lập 2017 có gì đáng chú ý, xin ông nói sơ qua cho mọi người được biết Các thành viên Hội đồng Giải Văn Việt năm nay nhất trí khá cao về chất lượng các tác phẩm đoạt giải. Nhất trí tuyệt đối đối với 3/5 tác phẩm đoạt Giải: tiểu thuyết “Những tháng năm cuồng nộ” của Khuất Đẩu, thơ Phapxa Chan, và dịch phẩm “1984” của Phạm Nguyên Trường (nguyên tác của G. Orwell). Phát hiện mới là tác giả đoạt giải Thơ, Phapxa Chan, một người rất trẻ, đang ở độ tuổi 20, mới cầm bút từ 2016. Anh đã gửi gắm cho Văn Việt những bài thơ đầu tay của mình, và ngay lập tức đã gây được ấn tượng mạnh vì chất lượng nghệ thuật và phong thái riêng biệt, mới mẻ; rồi tiếp tục với những chùm thơ cho thấy tiềm năng mở rộng, phát triển thế giới thơ của mình một cách đầy hứa hẹn. Thưa ông, đâu là sự khác biệt giữa tiêu chí của Văn Đoàn Độc Lập và hệ thống văn hóa chịu kiểm duyệt của nhà nước hiện tại, khi có người nói rằng hầu hết cũng là những tác phẩm không quá khác biệt với dòng văn chương được chấp nhận? Tiêu chí lựa chọn tác phẩm của chúng tôi là căn cứ hoàn toàn và chỉ căn cứ vào chất lượng nghệ thuật của tác phẩm, không có “định hướng” về quan điểm triết-mỹ học, tư tưởng chính trị xã hội. Chúng tôi từng trao giải cho các tác phẩm đã bị nhà nước thu hồi, nghiền thành bột giấy (Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn) hay không thể in ở bất cứ nhà xuất bản nào trong nước như Thời biến đổi gien của Bùi Ngọc Tấn, Cửu Long cạn dòng, Biển Đông cuộn sóng; Mekong, dòng sông nghẽn mạch của Ngô Thế Vinh, tản văn của Tuấn Khanh, tiểu thuyết Nhảy múa để chết của Nguyễn Viện. Trong 5 giải của năm nay, có 3 giải cho các tác phẩm không thể được hệ thống kiểm duyệt của nhà nước chấp nhận: tiểu thuyết và truyện ngắn của Khuất Đẩu, truyện ngắn của Mai Sơn, bản dịch tiểu thuyết “1984” của G. Orwell. Vậy chắc là khó nói rằng “hầu hết cũng là những tác phẩm không quá khác biệt với dòng văn chương được chấp nhận…” Với quan điểm cá nhân của mình, ông có đặc biệt muốn nhấn mạnh đến tác phẩm nào trong kỳ giải thưởng lần này? Thoả mãn cả nhu cầu thông điệp xã hội và sáng tạo nghệ thuật là điều rất khó thấy trong hiện tình văn chương tiếng Việt. Tiểu thuyết Những tháng năm cuồng nộ của Khuất Đẩu đã phần nào đạt được. Nó làm tôi cười ra nước mắt vì số phận người dân nước mình trong cuộc chiến kéo dài không chỉ 30 năm trên chiến trường từ 1945, mà còn đến tận bây giờ trong lòng người Việt khắp thế giới. Một số khách mời của Văn Đoàn độc lập trong giải thưởng lần ba như nhà văn Khuất Đẩu, nhà thơ Nguyễn Duy, nhà văn Dạ Ngân, nhà văn Phạm Đình Trọng, nhà báo Lê Phú Khải, nhà thơ Đỗ Trung Quân, dịch giả Mai Sơn, nhà báo Sương Quỳnh… đều gặp những rắc rối khi có ý định đến tham dự. Còn về ban tổ chức thì như thế nào, ông có thể mô tả lại cho những người quan tâm? Nhiều thành viên Hội đồng Giải Văn Việt đã bị an ninh ngăn chặn thô bạo ngay trước cửa nhà. Nhà thơ Bùi Chát bị khoảng 15 người chặn ngay từ tối hôm trước ngày trao Giải. Nhà văn Kim Cúc, nhà thơ Ý Nhi lần đầu tiên trải nghiệm quyền tự do đi lại của mình bị tước đoạt. Nhà văn Đặng Văn Sinh năm nào cũng bị an ninh Hải Dương tới nhà đe doạ để không vào Sài Gòn dự trao Giải, đã phải bỏ vé máy bay khứ hồi đã mua. Ban tổ chức đã rất vất vả vì phải đổi địa điểm họp mặt tới 3 lần trong một buổi sáng vì bị cắt điện, cắt nước. Có đông an ninh bám sát ở cả 3 nơi, nhưng ghi nhận là họ không xông vào hành hung hay phá phách gì, chỉ ngồi gần quan sát và liên tục điện thoại báo cáo… Có chi tiết vui là một khách mời vừa “live stream” khen “nhà hàng rất kiên gan, vẫn cố gắng nấu ăn cho khách dù bị cúp điện” thì… 3 phút sau, nhân viên nhà hàng đến xin lỗi là “không còn cả nước để nấu”. 30 con người, nhiều bậc “lão thành cách mạng”, phải vác bụng đói meo đi tìm chỗ ăn tạm buổi trưa. Họ “chỉ đạo chiến dịch” sát sao từng phút, cả trên trận địa thực lẫn trận địa ảo! Riêng tôi đã bị châm 6 lỗ kim vào bánh xe, ông già 76 được dịp luyện công dắt chiếc xe xẹp bánh đi vài cây lô mếch giữa trưa nắng Sài Gòn mới thay được ruột xe. Chắc đó là lời cảnh cáo đầu tiên! Lần sau rất có thể là 1 cú tông xe, nhỉ! Về phần mình, ông lý giải như thế nào thái độ của nhà cầm quyền hết sức khắc nghiệt với một sinh hoạt văn chương bình thường như vậy? Ngay từ những ngày đầu ra đời Ban Vận động Văn đoàn Độc lập, tôi đã có không ít lần “làm việc” hoặc “trò chuyện” với an ninh. Hỏi: “Văn Việt chỉ làm văn chương, đâu có đi sâu về chính trị mà các anh quan tâm thế?” Trả lời: “Vì các bác CÓ TỔ CHỨC”. Còn Hội Nhà văn VN và Tuyên huấn Đảng thì đã nhiều lần nêu quan điểm rõ ràng: không chấp nhận một tổ chức văn hoá đứng ngoài hệ thống, một tổ chức khác với Hội Nhà Văn do Đảng Cộng sản lãnh đạo và kiểm soát. Văn đoàn Độc lập cố xê dịch – nghĩa đen lẫn nghĩa bóng – để tìm một không gian riêng trong xã hội độc tài, nhưng với hiện trạng thì ông nghĩ Văn đoàn đang tự cô lập mình trong xã hội, hay thành công trong việc nhẫn nhịn và chờ đợi một giai đoạn mới? Việc của nhà văn là sáng tác. Việc của Văn Việt là thúc đẩy sáng tác của nhà văn bằng một diễn đàn tự do công bố tác phẩm. Diễn đàn cho cả các nhà văn đang ở nước ngoài muốn đến với bạn đọc trong nước (hiện có khoảng 150 tác giả ở nước ngoài có mặt trên Văn Việt). Không kể các chuyên đề giới thiệu một cách hệ thống Văn học miền Nam trước 1975 (tới nay đã có gần 470 kỳ), Thơ Hải ngoại sau 1975 (53 tác giả), Truyện ngắn Hải ngoại (đã có 24 kỳ), và bắt đầu “Dòng nhạc kỷ niệm” (ca khúc miền Nam trước 1975). Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục và mở rộng thêm những công việc như thế. Văn đoàn Độc lập đã có những bước liên kết xuất bản với các nhà xuất bản bên ngoài VN chưa? Đã liên kết xuất bản ở Mỹ 3 cuốn sách: Truyện ngắn Văn Việt 1 và 2, 40 năm Thơ Việt Hải ngoại (ra mắt tại báo Người Việt tháng 9/2017). Mới đây, ban Tuyên giáo có công khai ý định về việc khai trừ sự hiện diện của nhà văn Nguyên Ngọc và các thành viên Văn đoàn ĐL trong xã hội, qua việc muốn rút tên trong sách giáo khoa. Ông nghĩ sao về việc này? Đó có phải là một cách “tuyên chiến” với Văn đoàn Độc lập không? Ngay từ ban đầu, họ đã chỉ đạo vu khống Ban Vận động VDĐL là “phản động”, nhận tiền của bọn phản động từ nước ngoài, họ cấm tối đa việc các thành viên xuất hiện trên báo chí, truyền hình, không cho đi dự Đại hội Hội Nhà văn, sách nhiễu nhiều tác giả xuất hiện trên Văn Việt, kể cả phá việc làm ăn sinh sống… Cái mới lần này là có 1 văn bản chỉ thị giấy trắng mực đen được phơi bày trên mạng. Thế thôi! Hãy thử đặt mình vào vị trí của một người cộng sản từng cống hiến cả đời, và nay bị đối xử thô bạo như vậy với những hoạt động phát triển văn hóa ôn hòa, ông sẽ cảm nhận như thế nào, và ông nghĩ nhà văn Nguyên Ngọc sẽ như thế nào? Tôi may mắn chưa bao giờ là “người cộng sản”, nhưng rất cảm thông với nỗi đau của những người như nhà văn Nguyên Ngọc, luật gia Lê Hiếu Đằng, tướng Trần Độ… và cho rằng việc họ dứt bỏ các danh lợi mà Đảng ban cho thật đáng khâm phục, tương tự những trí thức, nhà giàu thời Pháp quay ra chống Pháp vậy. Hãy hình dung Văn đoàn Độc Lập vào năm tới, ông lạc quan hơn hay bi quan hơn bối cảnh hiện tại? Lạc quan cũng sai, bi quan cũng sai, chỉ “cứ làm việc mình cho là đúng” là đúng. Tuấn Khanh (ghi)
......

Tại sao cần lươn lẹo về lý do bắt Nguyễn Bắc Truyển?

Luật gia Nguyễn Bắc Truyển bị bắt ngày 30/07/2017 với cáo buộc "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân", cùng với một số thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ. Tại sao Nguyễn Bắc Truyển không bị bắt vì những hoạt động thật của ông như: - Là một là một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo và là người ra sức bảo vệ cho quyền tự do tôn giáo của tín đồ PGHH từ năm 2010, giúp đỡ cho nhiều tín đồ PGHH trong thời gian bị giam giữ cùng với họ, giúp đỡ cho thân nhân của các tù nhân, hỗ trợ khi họ gặp hoạn nạn hay khi họ đau ốm. - Cộng tác với các hoạt động xã hội và từ thiện của Văn phòng Công lý - Hòa Bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế? Là nhân viên chính thức của văn phòng, Nguyễn Bắc Truyển phụ trách điều hợp chương trình giúp đỡ cho khoảng 3.000 thương phế binh, khám bệnh, đưa đi làm chân tay giả, hay phát xe lăn. - Hay là người điều hành Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, với tôn chỉ và mục đích thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái cho mọi tù nhân Chính trị, Lương tâm, và Tôn giáo đã từng bị giam cầm, giúp có công ăn việc làm để các cựu tù nhân ổn định đời sống, trợ giúp thuốc men và y tế, quan tâm đến đời sống,  bệnh tật, già yếu, quá vãng của họ, và còn trợ giúp ăn học cho con cái tù nhân chính trị đã chết trong tù hay sau khi ra tù. Nhà cầm quyền VN sợ cái gì? Là một cử nhân luật, Nguyễn Bắc Truyển khi gặp những trường hợp bất công trong xã hội đã tư vấn cho những người nghèo khổ, thấp cổ bé miệng, về các vấn đề pháp lý, kể cả những Dân oan, những người mất cả môi trường sống. Lẽ dĩ nhiên trong một xã hội đầy đố kỵ, chia rẽ, thì dễ cho nhà cầm quyền nắm tất cả trong tay, và một người như Nguyễn Bắc Truyển, luôn sẵn sàng chống mọi tham nhũng, bất công xã hội, và có một số lượng quen biết qúa rộng lớn, là một cái gai. Nhưng làm thế nào để đổ tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền"cho một cựu tù nhân đã trắng tay sau khi ra tù như Nguyễn Bắc Truyển (lại bị nhà cầm quyền trục xuất, cấm không cho cư trú trong căn nhà của vợ ông), với vài ngàn hay vài chục ngàn những "bạn" của ông là những người tàn tật và yếu thế, nghèo khổ nhất trong xã hội? Có phải "sống niềm tin tôn giáo bằng con tim và đôi bàn tay" là điều nhà cầm quyền CSVN sợ nhất? Không thể vu khống một tín đồ Phật giáo Hoà Hảo là theo một tôn giáo ngoại nhập rồi chịu ảnh hưởng của thế lực này nọ, nhưng có lẽ chính cách sống ý thức tự do trong tôn giáo của Nguyễn Bắc Truyển là niềm lo sợ của nhà cầm quyền VN: thể hiện được tự do tôn giáo căn bản nhất là sống và hành động hàng ngày theo lương tâm và niềm tin tôn giáo của mình, không cục bộ, không sợ hãi, không trừu tượng, mà thực hiện từng chuyện nhỏ nhặt trong đời sống hàng ngày, trong liên hệ giữa người với người, giữa người với vạn vật chung quanh. Những việc thường ngày của Nguyễn Bắc Truyển không có ranh giới xã hội hay ranh giới tôn giáo:  bế một người thương phế binh không còn chân đi khám bệnh, giúp thuê xe cho gia đình một đồng đạo Hoà Hảo đi đón người thân mới ra tù, ngừng tay viết đơn khiếu nại hộ một người Dân oan để lắng tâm nghe bài thánh ca thanh thoát, suy nghĩ so sánh về những câu giảng của Đức Hùynh Phú Sổ với những câu trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền... Con cá Nguyễn Bắc Truyển đang tung tăng như vậy, không bị ràng buộc bởi bất cứ biên giới chật hẹp nào, thì bị một âm mưu bắt bỏ lên thớt. Và nằm sẵn trên cái thớt là LS Nguyễn Văn Đài LS Nguyễn văn Đài bị bắt từ tháng 12 năm 2015 với cáo buộc vi phạm điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước” nhưng không thể đem ra toà xét xử vì không chứng cớ, phải chờ tới khi mưu kế thành hình với cuộc truy bắt các bạn ông trong Hội Anh Em Dân Chủ (HAEDC) vào tháng 7/2017 (Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, và Trương Minh Đức) thì đã đủ vẽ vời để gom thành cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Một dịp thuận tiện để bắt Nguyễn Bắc Truyển mà có thể né tránh vấn đề tôn giáo và tạo hình dáng "Âm mưu lật đổ chính quyền" cho càng vững chắc. Mặc kệ cho gia đình của Nguyễn Bắc Truyển, những đồng đạo PGHH, văn phòng Công lý Hoà bình, lên tiếng đòi người, và chính HAEDC cũng công nhận Nguyễn Bắc Truyển không phải là thành viên của hội và chẳng hoạt động gì chung, ngoại trừ có tình thân anh em quen biết lâu ngày. Tóm lại, với Nguyễn văn Đài thì bắt trước, rồi hí hoáy vẽ tội sau. Còn với Nguyễn Bắc Truyển thì tô vẽ xong bình phong rồi mới bắt. Gom lại một khối để bắt lại càng không phải thú nhận sự đa diện của các hội Xã hội Dân sự hiện nay tại VN, mà còn có thể liên lẹo mô tả tất cả chỉ là tụ họp của vài kẻ phản động. Quốc tế đang quan sát Những tổ chức Nhân quyền hải ngoại đã làm công việc của họ: Tin luật sư Nguyễn văn Đài cùng các anh em HAEDC và luật gia Nguyễn Bắc Truyển sẽ xuất hiện cùng ngày 5/4/2018 trước toà án sơ thẩm Hà Nội, đang gây một làn sóng chú ý tối đa từ các toà đại sứ quốc tế, các tổ chức Nhân quyền quốc tế, các tổ chức Xã hội Dân sự quốc tế, các dân biểu Mỹ và Đức cũng như văn phòng của ông Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự do Tôn Giáo, Tín ngưỡng. Ngày đó cũng có thể là cơ hội để mọi người Việt khắp nơi tại Việt Nam, đặc biệt tại Hà Nội, dùng một dấu hiệu chứng tỏ cho quốc tế biết là dân Việt rất lưu tâm đến các quyền dân sự và chính trị như đã ghi rõ trong bản Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights, ICCPR) do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và các quốc gia thành viên thông qua ngày 16 háng 12 năm 1966 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 03 năm 1976, Thí dụ, hãy vẽ hay buộc lên tay bạn một dải ruy băng vàng.  Thành phố của bạn sẽ lên màu và mất đi nét vô cảm./. TQ
......

TIẾNG KÊU KINH RỢN.

Văn chương Việt chỉ có hai tiếng kêu đáng giá. Một tiếng kêu đứt ruột mới trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du. Hai tiếng kêu đòi được lương thiện của nhân vật Chí Phèo bởi tài năng trẻ Nam Cao. Ảnh: Đinh La Thăng trước tòa. Trong hơn 10 ngày sống chay, giờ lắng mình để đăng stt đầu tiên chẳng hiểu sao cảm giác ớn rét cùng ập về. Một ớn rét sinh lý vì cảm. Hai ớn rét tâm lý bởi tiếng kêu giữa công đường : " Hãy đối xử với bị cáo như số phận một con người ". Một đảng viên cộng sản, từng ngồi vị trí phó bí thư, bộ trưởng, ủy viên BCT, bí thư thành phố lớn nhất nước nay, ngay giữa công đường trong lời nói cuối cùng đã kêu lên thương thiết, khẩn cầu như thế. Không mỉa mai sao, khi bao nhiêu năm ông ấy từng rao giảng về tính ưu việt của nền pháp chế XHCN!? Không đau đớn sao khi ước nguyện của một chính khách từng được tung hô, tụng ca như một ngôi sao trên bầu trời hoạn lộ nay chỉ nguyện cầu có thế!? Chưa bao giờ quyền đòi được làm số phận một con người lại vang lên chua, cay, đắng, chát, kinh, rợn như thế. Không chỉ còn là tiếng kêu công bằng, tiếng kêu công lý, dù vốn dĩ chỉ kêu công bằng, công lý cũng đủ xót xa, ai oán, uất hận rồi. Tiếng kêu xin được đối xử như số phận một con người là điều không văn nhân đất Việt nào tưởng tượng nỗi. Tiếng kêu ấy không phải của một tiện dân, một thảo dân, một lương dân mà oái oăm thay tiếng kêu ấy lại là của một người, từng rực sáng như một ngôi sao trên chính trường. Cơm áo, tiền tài, danh vọng rồi bao trò giải trí khác, rồi bao thứ khác chẳng đâu vào đâu đã làm cho tiếng kêu kinh rợn đáng quan tâm nhất của cõi người ấy trôi qua bên dòng đời Việt. Tức là thêm một lần ta thấy kinh rợn cho dải núi sông này. FB Kiều Hồng Sơn
......

Trump đánh Trung Cộng chưa đúng chỗ

Tổng Thống Trump nói một câu để đời: “Chiến tranh mậu dịch tốt, và đánh rất dễ thắng.” (Trade wars are good, and they are easy to win). Câu này sẽ được ghi vào lịch sử môn kinh tế học, khi người ta bàn về mậu dịch tự do. Bởi vì hầu hết những người nghiên cứu kinh tế nghĩ ngược lại.   Ông tổng thống Mỹ đã cho thổi kèn bắt đầu cuộc chiến tranh mậu dịch với chính phủ Cộng Sản Trung Quốc, và Bắc Kinh đã đáp lễ bằng những những tiếng kèn thúc quân của họ. Chính phủ Mỹ sẽ đánh thuế trên $60 tỷ đô la hàng nhập cảng từ nước Tàu. Trung Cộng dọa trả đũa trên hàng mua từ nước Mỹ, khoảng $6 tỷ đô la. Ai biết đọc con số cũng biết $6 tỷ chỉ lớn bằng một phần mười của $60 tỷ!   Ngay trong tiếng kèn thúc quân mở đầu trận đánh, Trung Cộng đã có vẻ “nhân nhượng!” Trong thực tế, Trung Cộng chỉ “có vẻ nhân nhượng” mà thôi. Vì đánh $6 tỷ mà đúng tử huyệt thì cũng đau không thua gì $60 tỷ không đúng chỗ hiểm. Để thấy những phát súng của chính phủ Mỹ đánh trên hàng nhập từ nước Tàu có thể “trật tiêu điểm” như thế nào, chúng ta thử coi một món hàng Tàu có thể bị Mỹ đánh thuế, là những dụng cụ thông tin điện tử. Chẳng hạn cái máy điện thoại di động gọi là “tinh khôn – smart” của hãng Apple: Cái iPhone. Viện nghiên cứu ADB Institute đã phân tích giá thành của một cái iPhone; những cái máy được “xuất cảng” từ Trung Quốc qua Mỹ loại rẻ, giá bán lẻ khoảng 500 đô la. Những máy iPhone này lắp ráp ở thị trấn Ðồng Quan (Dongguan) tỉnh Quảng Đông, trong một nhà máy do công ty Foxconn làm chủ. Công ty này là của Đài Loan. Khi chiếc iPhone được đưa từ nhà máy qua hải cảng Quảng Châu để chở qua Mỹ, trị giá của nó ghi trên sổ sách hải quan là 179 đô la Mỹ – chứ không phải 500. Nhưng trong giá trị 179 đô la này, lục địa Trung Hoa không được hưởng hết. Phần lớn những thứ “trị giá” trong chiếc điện thoại là các bộ phận điện tử mua từ nước khác, đem vô Trung Quốc. Những bộ phận này sản xuất từ Nhật Bản, Nam Hàn, Malaysia, và từ nước Mỹ. Trong trị giá 179 đô la Mỹ này, chỉ có 7 đô la được trả cho người Tàu lục địa, đó là công lắp ráp, cộng với các thứ thuế mà công ty Foxconn phải trả cho chính phủ Trung Cộng. Tất nhiên công ty Foxconn ở Đài Loan không qua lục địa làm việc phước thiện. Họ cũng phải ăn lời trong số 7 đô la đó. Nếu họ chỉ ăn 1 đô la mỗi cái phôn thì dân lục địa chỉ còn hưởng 6 trong số 7 đô la kể trên. Còn 172 đô la đã được trả cho những nước khác. Nhưng ngay trong các thứ có trị giá 172 đô la mà Nhật Bản, Nam Hàn, Malaysia, vân vân, được chia phần, các nước đó cũng không hưởng hết. Bởi vì họ được công ty Apple đặt làm các bộ phận này; họ cũng vẫn phải trả tiền bản quyền, còn gọi là “quyền sở hữu trí tuệ” cho công ty Apple ở nước Mỹ! Tóm lại, khi nước Mỹ “nhập” một cái iPhone từ Quảng Đông về Los Angeles chẳng hạn, trong sổ sách ghi rằng “Mỹ nhập cảng 179 đô la hàng từ nước Tàu;” nhưng trong thực tế nước Tàu hưởng chỉ có 6 đến 7 đô la mà thôi. Có lúc những cái điện thoại iPhone chiếm 8 phần trăm số hàng Mỹ “nhập cảng” từ Trung Quốc. Thay vì tính giá trị đúng là 6 đô la người ta coi nó có giá trị 179 đô la, khiến cho trị giá hàng Tàu nhập vào Mỹ lên rất cao – trong khi công ty Apple hưởng gần hết! Tất nhiên trong số 500 đô la giá bán, Apple phải chia phần cho các cửa hàng bán lẻ, chứ không thể một mình ăn hết! Nếu bây giờ chính phủ Mỹ đánh thuế nhập từ cuộc Tàu cao hơn, Apple chỉ việc chuyển công việc lắp ráp qua xứ khác, nhiều nơi đồng lương công nhân hiện còn rẻ hơn bên Tàu. Cho nên chính phủ Mỹ có thể “đánh lầm mục tiêu” khi tăng thuế quan trên nhiều món nhập cảng từ nước Tàu. Quả đạn “tăng thuế” này không làm Trung Cộng đau bao nhiêu, nhưng các nước chung quanh đang lo bị lãnh đạn. Thứ Bảy tuần trước, tôi tới Thái Lan, mở tờ báo ra đọc bản tin ông bộ trưởng thương mại nước Thái họp báo tuyên bố hàng xuất cảng của Thái Lan trong năm nay sẽ giảm, vì chính phủ Mỹ đánh thuế trên hàng Trung Quốc! Nếu nước Tàu phải giảm số bán hàng điện tử và thông tin qua Mỹ vì thuế tăng, thì họ cũng sẽ bớt không mua các bộ phận do các nhà máy ở Thái Lan cung cấp! Ông bộ trưởng Thái Lan phải họp báo để trấn an dân chúng trước mối nguy hiểm “Mỹ đánh Trung Quốc” trong trận chiến mậu dịch! Các chính phủ Nhật, Nam Hàn, Mã Lai, Đài Loan cũng đang chuẩn bị đối phó với cuộc chiến mậu dịch Mỹ-Trung! Không biết các ông bà đang cai trị Việt Nam có tính toán gì không, hay còn quá bận rộn lo rút các giàn khoan dầu ra khỏi những chỗ mà Trung Cộng xua đuổi!   Có thể nói rằng khi mở màn cuộc chiến tranh mậu dịch với Trung Cộng chính phủ Mỹ đã chọn lầm vũ khí, là tăng thuế nhập cảng trên hàng Tàu. Và với thứ vũ khí đó, lúc đầu họ đã chọn lầm mục tiêu để phát pháo, là thép và nhôm. Phát súng mở đầu là lời đe dọa đánh thuế nhập cảng trên thép và nhôm. Như đã trình bày trong mục này các kỳ trước, đánh thuế đó sẽ gây thiệt hại cho các nước đồng minh của Mỹ, chứ không đánh trúng nước Tàu. Vì thế, chính phủ Mỹ đã cho “rút quân,” cho Canada và Mexico được miễn, sau đó lại cho các nước Châu Âu được thoát không bị đánh. Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, chắc sẽ được miễn nữa. Trong thực tế, số thép Mỹ nhập cảng của Trung Quốc còn ít hơn số mua từ Đài Loan hay Việt Nam! Khi nêu ý định tấn công vào thép và nhôm của Trung Cộng, chính phủ Mỹ đã tấn công vào mấy thành trì mà đối phương đang muốn bỏ! Nếu vì bị đánh thuế mà Trung Cộng ngưng không bán gần một triệu tấn thép qua Mỹ nữa, thì con số giảm đó không đáng bao nhiêu so với số sản xuất mà chính phủ Trung Cộng đang muốn tự cắt bớt, hàng trăm triệu tấn thép năm năm sắp tới! Tấn công vào thép và nhôm là đánh vào những cái thành sắp bị bỏ trống. Vì Cộng Sản Trung Quốc đã muốn chuyển hướng nền kinh tế, ít nhất cũng từ năm, bảy năm qua, trước khi Tập Cận Bình lên nắm quyền. Họ đã học được bài học về những chiếc iPhone! Khi bắt đầu học làm kinh tế theo lối tư bản, Trung Cộng đã tập trung sức vào những hàng rẻ tiền để xuất cảng như quần áo, đồ chơi; và các ngành công nghiệp nặng như thép, nhôm. Tiến lên một bước, họ “sản xuất” những hàng “cao cấp” hơn, như đồ điện tử. Nhưng ngay cả khi bán iPhone, nước Tàu cũng chỉ được hưởng có 6 trong số 179 đô la “xuất cảng” và 500 đô la giá bán lẻ. Thấy bài học đó, Cộng Sản Trung Quốc đã chuyển hướng. Họ phát triển sản xuất trong những ngành mang lại giá trị cao hơn công việc lắp ráp những thứ như iPhone. Trung Cộng đã chuyển hướng từ hàng chục năm nay. Nhiều ngành sản xuất nhắm vào hàng tiêu thụ, từ máy móc dùng trong nhà cho đến đồ điện tử tự sáng chế. Nhiều ngành dịch vụ mới ra đời, từ bán lẻ trên mạng cho tới gửi tiền, chuyển tiền qua điện thoại. Đó là những ngành “công nghiệp mới” trong kinh tế Trung Quốc, dù đã là “cũ” đối với Mỹ hay Châu Âu. Nhưng Trung Cộng đã dứt khoát chuyển hướng kinh tế: Đổi các món xuất cảng, giảm bớt phần xuất cảng, nhắm gia tăng tiêu thụ trong nội địa. Trung Cộng đang xuất cảng nhiều món hàng có giá trị hơn việc lắp ráp iPhone. Họ đang bán đường xe lửa cao tốc (CRRC), bán các hệ thống truyền thông (Huawei), máy bay không người lái (DJI) và “pin điện” tối tân (BYD). Những món đó thường không bán qua Mỹ, cho nên khó tăng thuế nhập cảng! Cho nên tấn công vào ngành Trung Cộng xuất cảng qua Mỹ bây giờ là đánh vào những chỗ mà quân địch cũng đang muốn rút. Năm 2005, hàng xuất cảng còn chiếm 35% Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) Trung Quốc. Lúc đó, đánh vào hàng xuất cảng sẽ làm kinh tế nước Tàu lao đao. Ngày nay, xuất cảng chỉ còn chiếm 18% GDP nước Tàu. Trong khi đó, Trung Cộng có thể chọn những mục tiêu tấn công khi muốn đánh trả đũa chính phủ Mỹ. Đánh thuế nhập trên thịt bò, trên đậu nành, bắp, hạt hạnh nhân, vân vân, sẽ ảnh hưởng tới khối cử tri ủng hộ Tổng Thống Trump ở vùng Trung Tây. Bỏ không mua máy bay Boeing, mua của AirBus, sẽ làm chấn động Wall Street. Trung Cộng được lợi thế vì chọn mục tiêu dễ dàng, mà đánh vào đâu cũng biết trước gây ảnh hưởng rõ rệt. Hiện nay Bắc Kinh chưa nói chi tới đậu nành cũng như máy bay Boeing. Họ còn để đó chờ lúc nào cần leo thang sẽ leo. Không biết chính phủ Mỹ đang có kế hoạch nào để đối phó. Sự thật là chiến tranh mậu dịch có hại, cho cả hai bên lâm chiến và những nước chung quanh; và đánh rất khó thắng, có thể nói bên nào cũng thiệt hại nhiều hơn lợi. Đó là bài học mà nước Mỹ đã chiêm nghiệm một thế kỷ trước đây, và đã đem ra dạy cả thế giới!   Ngô Nhân Dụng
......

Bản Lên Tiếng: Về phiên xử các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ

  VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG Email: lienlac@viettan.org – Web: www.viettan.org – FB: facebook.com/viettan   Bản Lên Tiếng                                                 Về phiên xử các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ Đảng Việt Tân tố cáo trước công luận việc đưa 6 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ (HAEDC) ra tòa án sơ thẩm vào ngày 5 tháng 4 là hành động chà đạp nhân quyền và là thủ đoạn của chế độ độc tài CSVN nhằm triệt hạ tiềm lực của phong trào dân chủ Việt Nam. Dù chỉ có 5 năm hoạt động, HAEDC đã góp phần tạo dựng nền tảng cho phong trào qua các nỗ lực xây dựng xã hội dân sự, cổ võ cho dân quyền và nhất là luôn luôn sát cánh, đồng hành cùng với bà con dân oan, công nhân, ngư dân… trong mọi công tác khiếu kiện. HAEDC còn là chất keo nối kết sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các đoàn thể bạn cho những mục tiêu chung. Các hoạt động của HAEDC đã khiến cho chế độ Cộng sản Việt Nam lo sợ. Sự kiện Luật sư Nguyễn Văn Đài, Kỹ sư Phạm Văn Trội, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, nhà báo tự do Trương Minh Đức, ông Nguyễn Bắc Truyển và cô Lê Thu Hà đã bị truy tố theo điều 79 là cuộc tấn công trắng trợn của chế độ vào một trong những cột trụ quan trọng của phong trào. Khi một cột trụ bị tấn công, cả phong trào chắc chắn bị ảnh hưởng. Đây là thử thách chung của mọi người, mọi đoàn thể yêu nước ở trong và ngoài nước. Trong tinh thần đó, Đảng Việt Tân qua chiến dịch #NgưngNgayĐànÁp, tích cực tranh đấu vì công lý cho các thành viên HAEDC trong phiên tòa sắp tới đây, cũng như những phiên tòa bất công khác nhằm tấn công vào Phong Trào Dân Chủ với các nỗ lực:   Tiếp tục vận động các áp lực từ Liên Âu. Nghị quyết Quốc Hội Âu Châu liên quan đến Blogger Nguyễn Văn Hóa vào tháng 11, 2017 là cầu nối quan trọng để vận động các quốc gia EU đặt vấn đề nhân quyền mạnh mẽ hơn trong việc thông qua Hiệp định thương mại tự do EU-VN. Tố cáo vi phạm nhân quyền trong Hội nghị UPR. Hội Đồng Nhân Quyền LHQ sẽ rà soát tình hình nhân quyền tại Việt Nam qua cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát UPR vào đầu năm 2019. UPR vào năm 2014 đã từng đặt vấn đề về điều 79 đối với Hà Nội nên phiên tòa vào ngày 5 tháng 4 sẽ là một trong những mối quan tâm của UPR lần này. Vận động áp dụng Đạo luật Magnitsky. Đây là đạo luật chế tài rất quan trọng nhằm trừng phạt lãnh đạo những chế độ độc tài đã nhúng tay vào các vụ đàn áp nhân quyền. Đạo luật này đã được chính quyền Hoa Kỳ thông qua vào tháng 12, 2017. Thúc đẩy và cổ vũ cho dân chủ đa đảng và tam quyền phân lập không phải là tội. Ngày 28 tháng 3 năm 2018 Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 202-596-7951   Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài – Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ –Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước
......

Biểu tình phản đối ông Nguyễn Phú Trọng tại Paris

Vào sáng thứ Hai 26/3/2018, đại diện của rất nhiều đoàn thể, đảng phái, các nhân sĩ và đồng hương từ khắp nơi đã tham dự cuộc biểu tình trước Tòa Đại sứ CSVN ngay góc đường Miromesnil / Messine Paris quận 8. Mục đích của cuộc biểu tình là để phản đối chuyến viếng thăm Pháp của ông Nguyễn Phú Trọng do Cộng đồng người Việt tỵ nạn CS tại Pháp kêu gọi. Các biểu ngữ đòi tự do nhân quyền cho VN, hình ông Trọng bị gạch chéo, cùng nhiều biểu ngữ tố cáo các tội ác của đảng CSVN đã được giương cao tạo sự chú ý cho dư luận Pháp. Đã có hai thỉnh nguyện thư, một do Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới và Đảng Việt Tân đứng tên tố cáo các hành vi tra tấn của an ninh CSVN; thư thứ hai được đứng tên bởi các hội đoàn, tổ chức và các đảng phái để gửi đến Tổng Thống Pháp và các Bộ liên hệ nhằm yêu cầu chính quyến Pháp áp lực CSVN phải tôn trọng các hiệp ước quốc tế vê nhân quyền và về bảo vệ môi sinh mà Hà Nội đã ký kết. Trước đó vài ngày, báo chí lề đảng tung tin rằng chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng được ông Emmanuel Macron, Tổng Thống Pháp mời, tuy nhiên văn phòng phủ Tổng thống không hề loan báo sự kiện này. Vì thế, lễ tiếp đón ông Nguyễn Phú Trọng ngay lúc đến Paris diễn ra rất tẻ nhạt vào buổi chiều ngày 25/3 tại phi trường quân sự Orly, do một nữ nhân viên trong bộ lễ tân hướng dẫn vào khu vực nhập cảnh. Ngày hôm sau 26/3 ông Trọng mới được mời vào phủ Tổng thống dùng cơm trưa. Mặc dầu chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng sang Pháp chính thức, nhưng luôn luôn phải đi vào những cửa sau, vì đi đến đâu phái đoàn cũng gặp phải những cuộc biểu tình phản đối của Cộng đồng. NĐ tường trình từ Paris
......

Giải thể chế độ CS hay không để tiến bộ?

Trên trang nhà BBC Việt Ngữ tuần lễ đầu tháng 3, 2018 vừa qua, Luật sư Ngô Ngọc Trai đã có một bài viết cho rằng muốn có dân chủ và đất nước cường thịnh không nhất thiết phải giải thể chế độ Cộng sản Việt Nam (CSVN) hiện nay vì nếu đặt lợi ích của người dân trong nước lên trên hết, thì phải thấy rằng: “... mục tiêu của những người dân chủ là đấu tranh cho dân chủ, cho đất nước được cường thịnh, thì đó cũng không khác mấy với những mục tiêu mà chính quyền cộng sản họ đang làm…” Luật sư Trai còn lập luận rằng: “... chỉ có khác về cách làm, một đằng thì muốn giải thể gạt bỏ chế độ hiện thời rồi mới xây dựng đất nước, một đằng thì muốn chính quyền hiện nay là người đem đến dân chủ và thịnh vượng cho người dân.” Theo Luật sư Trai thì nhà nước cộng sản hiện nay đã khác xa với mấy chục năm trước và dù họ vẫn còn mang những di sản của quá khứ và trấn áp tàn bạo nhưng theo Luật sư Trai thì: “họ đã thay đổi để thích ứng với xu thế thời đại. Đất nước đã hội nhập và phát triển kinh tế thị trường.” Trước hết không thể phủ nhận là đất nước Việt Nam nhìn chung hiện nay đã thay đổi rất nhiều nếu so với thời ngăn sống cấm chợ của 40 năm về trước. Và cũng có thể vì thế mà trong vài cuộc thăm dò gần đây của một số người ngoại quốc thực hiện đã biểu hiện chỉ số hạnh phúc thuộc hạng cao trên thế giới. Thực tế cho thấy, hạnh phúc chỉ là cái gì tương đối. Dân gian có bài vè Thằng Bờm có cái quạt mo, Phú Ông xin đổi ba bò chín trâu, Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu... Phú ông đổi đủ thứ cao sang Bờm vẫn không, khi Phú Ông xin đổi nắm xôi Bờm cười, vui vẻ nhận liền. Cái hạnh phúc vui vẻ mộc mạc của người nghèo khó là đi bộ rạc cả chân nay có được chiếc xe đạp, đâu cần biết cùng lúc đó thiên hạ đã đi xe hơi, máy bay! Cho nên câu hỏi đặt ra là sự thay đổi và tiến bộ của xã hội Việt Nam ngày nay là sự thăng tiến mang tính đồng bộ chung của thế giới loài người so với thế kỷ trước hay là sự tiến bộ vượt bực dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN. Để trả lời câu hỏi này ta phải so sánh nước ta hiện nay so với các nước cũng đã từng có hoàn cảnh như Việt Nam trước khi cất cánh cách nay nửa thế kỷ như Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan, Mã Lai hay Tân Gia Ba. Những quốc gia này vào thập niên 70 không hơn ta là bao nhiêu, mặc dù miền Nam Việt Nam đang cùng lúc đó phải đương đầu với cuộc chiến tranh tương tàn nhiều đổ vỡ trong khi họ được hoà bình tập trung xây dựng nước họ. Các nước nói trên hiện nay đã thuộc vào khối những quốc gia đã phát triển trong khi Việt Nam sau hơn 40 năm hòa bình, vẫn còn lẹt đẹt ở trong khối những quốc gia phát triển chậm, thậm chí còn có nguy cơ tụt hậu so với hai nước Miên Lào mà dân ta thường coi là đàn em. Câu hỏi đặt ra là do kỹ năng và trí tuệ của người Việt thua kém các dân tộc lân bang hay là do thể chế chính trị, nhất là dưới sự cai trị của đảng CSVN đã và đang làm cho đất nước ta tụt hậu so với đà phát triển của thế giới chung quanh? Nhà cầm quyền CSVN quả là có những thay đổi tích cực. Nhưng những thay đổi này được đặt trong vòng kiểm soát để duy trì sự nắm quyền độc tôn của đảng CSVN chứ không phải đế đất nước tiến bộ. Chính vì thế mà đảng CSVN đã không có một chiến lược phát triển toàn diện nhằm khơi động tiềm lực quốc gia một cách mạnh mẽ và đa dạng. Cái gọi là đổi mới phát triển theo kinh tế thị trường dưới định hướng XHCN thực ra chỉ là một hình thức thả lỏng dây trói để người dân có chút không gian tự do làm ăn hơn trước, và khi người dân tương đối có chút tự do làm ăn thì đương nhiên xã hội đã có một số thay đổi là điều tất yếu. Do đó, dưới định hướng XHCN, sự đổi mới chẳng khác gì thả bớt dây trói để người dân làm ăn nhằm tránh sự nổi loạn như Đông Âu và giúp cho đảng có một số phương tiện vật chất để tiếp tục duy trì sự cầm quyền. Kết quả của sự biến chiêu thả bớt dây trói cho người dân là dân có giàu thêm chút đỉnh nhưng giai cấp thống trị lại càng giàu hơn gấp trăm lần làm khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng tăng. Cho nên chẳng phải là điều ngạc nhiên khi ta thấy Đảng CSVN vẫn muốn nắm chính quyền bằng mọi giá, vẫn muốn mình là kẻ đầu tàu dẫn dắt dân tộc phát triển sau lưng mình, phụ thuộc vào trình độ, năng lực và tầm khôn xây dựng đất nước của mình. Nếu Đảng và nhà nước CSVN thực sự đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết, thì họ đã phải thấy chính họ đang là cái đầu tàu chậm lụt làm trì cản sự cất cánh của đất nước. Hãy nhìn cách quản lý các dự án kinh tế yếu kém thất thu lãng phí hàng tỷ đồng dưới sự lãnh đạo của họ đủ thấy là họ hoàn toàn là lũ ăn hại, tham ô. Khi tệ nạn tham ô đe dọa sự tồn vong của chế độ, họ bắt đầu lôi một vài con dê tế thần ra đổ tội và trừng phạt không che được rằng chính những con dê đó là thành phẩm của bản chất chế độ độc tài luôn đứng vững nhờ sự ban phát những đặc quyền đặc lợi cho thành phần trong bộ máy thống trị, và đặc quyền đặc lợi tất yếu đưa đến tham nhũng có hệ thống, đục khoét tài nguyên và kinh tế quốc gia. Ngoài ra, hãy xem cách họ trù dập những người muốn nói lên những khao khát muốn cho đất nước khá hơn khác với cách đảng CS muốn thay vì tìm cách đối thoại để cùng tìm phương cách tối ưu cho đất nước. Nếu thực sự đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết, lãnh đạo CSVN phải tự làm một cuộc cách mạng bản chất, hoàn toàn cởi trói cho toàn dân vươn lên với hết cả tiềm lực của dân tộc qua một thể chế dân chủ thực sự không giả tạo hình thức, qua đó họ có cơ may được người dân tâm phục chọn lựa nếu họ thật sự xứng đáng./. Nguồn: Việt Tân
......

Bác Trọng đi tây

Bác Trọng và triều đình cộng sản vốn nuôi một đàn báo chí làm "cơ quan ngôn luận" cho nó sang nhà sang cửa. Hễ bác và các cụ các bác lãnh đạo cao cấp của đảng có đi đâu thì cả đàn tiền hô hậu ủng, phải nói là xuất sắc của nó… nếu không bị bọn dân mạng bóc mẽ. Thời hội nhập, bọn dân cư mạng đâm ra lại đoàn kết, à cấu kết với nhau để hạ bệ bác và triều đình. Cứ một bọn ở ngoài phát hiện ra cái gì bóc mẽ bác và triều đình sản, là chúng lại hú ầm lên, báo về cho lũ dân ngu ku đen trong nước cùng bóc. Chúng đang bóc bác một quả đau đây này: Hôm 25/3 bác Trọng đi kinh lý xứ Phú Lang Sa. Phi cơ chở bác chỉ vừa hạ cánh là cả đàn báo Việt đã hối hả loan tin ngay cho dân đen chúng biết… nhưng mà dở quá! Thấy báo nói là có hẳn đại diện chính phủ Pháp ra đón, mà lại chẳng nói cụ thể là ai, cũng không thấy hình ảnh. Chắc là "ở đây sương khói mờ nhân ảnh, ai biết tình ai có đậm đà?". Tình bọn Pháp nhợn với bác Trọng đậm hay nhạt thì ai biết, chỉ biết cho đến tối 26/3 chúng cũng chẳng có dòng tin nào nói tới chuyến thăm chính thức của bác "theo lời mời của tổng thống Cộng hoà Pháp Emmanuel Macron". Nhật báo Le Monde số ra hôm nay, 27/3, dành trọn cả một trang đưa tin về chuyến kinh lý của bác Trọng, có cả hình chân dung bác ở chính giữa trang nữa, to vật. Nhưng, bác Trọng chưa kịp khoe thành tích về quê nhà thì… té ra chúng đăng bài và ảnh về bác vào trang quảng cáo (publicité). Giá bán trang này, chưa tính VAT, là 147 900 EUR. Nếu tính thuế dành riêng cho quảng cáo báo chí (với điều kiện) là 2,1%, thì số tiền lên tới 151 000 EUR, nghĩa là hơn 4 tỷ VND. Quân thực dân khốn kiếp, ăn dày đến thế là cùng. Đã thế lại công khai để bài và ảnh về bác chúng ta vào trang quảng cáo nữa chứ. Khác nào chúng tố với dân cư mạng là bác Trọng chủ động đánh bóng tên tuổi, đảng của bác rút ruột ngân sách để chi cho đảng trưởng tự bôi mỡ vào thân. Nhớ hồi trước bác Trọng khoe: "Mình phải thế nào người ta mới (đối xử với mình) thế chứ". Kỳ này không biết bác khoe kiểu gì đây. Mà có khi cũng chả sao, đàn báo chí trong tay bác cả, bác xua chúng nó viết gì chả được. Tinh thần là cứ chủ động "nhấn mạnh", "làm rõ", "nêu bật" thành tựu của bác, của đảng trong cả đối nội lẫn đối ngoại thôi, còn bọn Tây lông viết gì thì mặc mẹ nó. https://www.diendan.org/giot-mu…/phu-trong-quen-thoi-boc-roi
......

Thủ tường Merkel và tân nội các 2018

Ngày 24.09.2017 khoảng 62 triệu cử tri đi bầu Quốc Hội liên bang khóa 19 với nhiệm kỳ 4 năm. Kết quả cuộc bầu cử thì Liên Minh Dân Chủ/Xã Hội Kitô Giáo (CDU/CSU) của bà Thủ tướng Dr. Angela Merkel vẫn giữ vị thế là chính đảng lớn nhất trong Quốc hội Liên Bang Đức khóa 19. (2017-2021). Để đạt đa số tuyệt đối 355 ghế ở Quốc hội. Bà Merkel phải liên minh với 2 đảng là: Đảng Xanh (Bündnis 90- Die Grünen-) và Đảng Dân Chủ Tự Do (FDP), qua nhiều tháng đàm phán thất bại, đảng FDP rút lui không liên minh để cầm quyền vì có nhiều bất đồng làm khủng hoảng chính trị cuối năm 2017. Ngày 12.01.2018 liên đảng (CDU/CSU) đã đạt thỏa thuận tốt đẹp với đảng Dân Chủ Xã Hội (SPD) để thành lập chính phủ liên minh „đa đảng“, chấm dứt bế tắc chính trị kéo dài nhiều tháng. Liên minh 3 đảng CDU, CSU, SPD tiếp tục đề cử bà Dr. Merkel ứng cử Thủ tướng, qua cuộc bỏ phiếu kín của 709 dân biểu ở Quốc hội (Bundestag) bà Dr.Angela Merkel (63 tuổi CDU) tiếp tục được tín nhiệm làm Thủ tướng lần thứ 4 với 364 phiếu, thêm nhiệm kỳ 4 năm (2017-2021, nhiệm kỳ đầu tiên của bà từ năm 2005 đến 2021 sẽ là 16 năm cầm quyền). Tuy nhiên có 315 phiếu chống, 9 phiếu trắng và không hợp lệ. (các đảng đối lập hẳn nhiên không bỏ phiếu cho bà Merkel). Niềm vui không trọn vẹn vì đã có 35 nghị sĩ trong tổng số 399 nghị sĩ của CDU/CSU và SPD không bỏ phiếu ủng hộ bà. Sau 171 ngày bầu cử Quốc hội/ Bundestag, Cộng Hoà Liên Bang Đức có một chính phủ mới. Ngày 14.3.2018 tại trụ sở Quốc hội (Reichtag) bà Dr. Angela Merkel tuyên thệ nhậm chức, bà phải đọc toàn bộ những câu ghi trong Hiến pháp về nghĩa vụ của một thủ tướng Đức. (1) Dr. Wolfgang Schäuble “chúc bà Thủ tướng chính phủ, có nghị lực mạnh và thành công xin Chúa ban phước lành để bà hoàn thành nhiệm vụ tốt đẹp“. Trong khi đó, đối với các bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội Dr. Wolfgang Schäuble đọc những câu quy định về nghĩa vụ của một Bộ trưởng, các Bộ trưởng lần lượt đến trước mặt Chủ tịch Quốc hội, tuyên thệ rằng „Tôi thề“ trước Hiến pháp và tùy từng người có thể nói thêm nhờ sự giúp đỡ của Thiên Chúa (không bắt buộc) Khác với T.T Mỹ khi tuyên thệ nhậm chức phải để tay trên cuốn Kinh Thánh. Nội các mới của bà Dr. Merkel gồm 6 Bà và 9 Ông, là đảng viên của các đảng. CDU, CSU và SPD là những chính khách trẻ tuổi có khả năng, phục vụ thành công tốt đẹp cho đất nước. Họ đều tốt nghiệp Đại học không có bằng giả hay mua bằng. Những Nghị sĩ đảng đối lập là những cặp mắt giám sát có thể „vạch lá tìm sâu“. Nếu một người nào đó làm sai phải từ chức, không thể ngồi ù lì để ăn lương. Trường hợp bằng thật của ông Karl-Theodor zu Guttenberg cựu Bộ trưởng Quốc phòng/ Verteidigungsminister từ (2009–2011), ông phải từ chức tháng ba năm 2011. Ngày 23 tháng hai năm 2011 vì các cơ quan truyền thông loan báo: năm 2007 ông trình luận án tiến sĩ luật „Verfassung und Verfassungsvertrag“ tại đại học Bayreuth trong luận án dày 500 trang của ông đã có một số ít trang trích dẫn tài liệu trong Hiến pháp. Ông không ghi rõ xuất xứ bị kết án là đạo văn. Vì dư luận, ông phải từ chức và trả bằng lại cho đại học, không được phép dùng danh xưng tiến sĩ (Dr.). Đức là quốc gia tự do, dân chủ có nền văn hóa cao, ý kiến phê bình của người dân luôn được lắng nghe. Ông ta tự trọng từ chức mất tất cả danh vọng, sư nghiệp chính trị, Ở Việt Nam nếu số cán bộ làm lớn bị phát hiện đạo văn, bằng giả, bằng dỏm thì có bao nhiều người dám từ chức ra đi? Chỗ ngồi trong Quốc hội được xếp theo khuynh hướng chính trị của các đảng, từ trái sang phải như sau: Đảng Cánh tả cấp tiến, đảng SPD, đảng Grünen (Xanh), đảng CDU/CSU, đảng FDP và ngoài cùng cánh hữu là đảng AfD. (Alter native für Deutschland là đảng mới rất cực đoan, các đảng khác không muốn ngồi gần). Đặc biệt trong khi bà Dr. Merkel tuyên thệ nhậm chức các tân Bộ trưởng được đề cử chưa phải là Nghị sĩ Quốc hội thì ngồi ở khu vực dành cho khách. Chủ tịch Quốc hội Dr. W. Schäuble được 709 Nghị sĩ bỏ phiếu bầu, chứ không thể bầu Chủ tịch Quốc hội trước như ở Việt Nam, rồi mới bầu Dân biểu theo chỉ định của đảng. Thể chế ở Đức là Tam Quyền Phân Lập, Bộ trưởng không bắt buộc phải là Nghị sĩ Quốc hội. Hiện nay trong Quốc hội có Nghị sĩ đa đảng đại diện cho Dân: Liên đảng đang cầm quyền là: CDU- CSU-SDP. Hình bên các đảng có ghế trong Quốc hội khoá 19 từ năm (2017-2021) Các tân Bộ trưởng của Cộng Hòa Liên Bang Đức tuyên thệ nhậm chức: 1/Hr. Olaf Scholz (59 tuổi SPD) Bộ trưởng Tài chính, kiêm Phó Thủ tướng (Vizekanzler) 2/ Hr. Horst Seehofer (68 CSU), Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Xây dựng và Đất nước für Bau und Heimat), 3/ Hr. Heiko Maas (51 tuổi SPD), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, 4/ Hr. Peter Altmaier (59 tuổi CDU), Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng), 5/ Fr. Dr. Katarina Barley (50 tuổi SPD), Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bảo vệ Người tiêu dùng (für Verbraucherschutz). 6/ Hr. Hubertus Heil (46 tuổi SPD), Bộ trưởng Bộ Lao động và các vấn đề Xã hội 7/ Frau Dr. Ursula von der Leyen (59 tuổi CDU), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 8/ Frau Julia Klöckner (45 tuổi CDU), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm 9/ Fr. Dr. Franziska Giffey (39 tuổi SPD), Bộ trưởng về gia đình giao, người già, phụ nữ và thanh niên/ für Familie, Senioren, Frauen und Jugend 10/ Hr. Jens Spahn (37 tuổi CDU), Bộ trưởng Bộ Y tế 11/ Hr. Andreas Scheuer (43 tuổi CSU), Bộ trưởng Giao thông và Cơ sở Hạ tầng Kỹ thuật số/ digitale Infrastruktur 12/ Fr. Svenja Schulze (50 tuổi SPD) Bộ trưởng Liên bang về Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn hạt nhân) 13/ Frau. Anja Karliczek (46 tuổi CDU) Bộ trưởng Giáo dục và Nghiên cứu), 14/ Dr. Gerd Müller (62 tuổi CSU, Bộ trưởng Hợp tác và Phát triển Kinh tế 15/ Prof. Dr. Helge Braun (45 tuổi CDU), Bộ trưởng về Nhiệm vụ đặc biệt, Chánh văn phòng liên bang, (Chef des Bundeskanzleramtes). Các chữ viết tắc: Hr (Ông); Fr (Bà) Dr. (Tiến sĩ), Prof. (Giáo sư). Theo giới truyền thông qua thăm dò dư luận được bình chọn là những người được lòng dân. Chủ tịch Quốc hội Dr. Wolfgang Schäuble (CDU) xếp hạng nhất. Cựu Bộ trưởng ngoại giao ông Sigmar Gabriel (SPD), hạng nhì ông là người cứng rắn với Việt Nam trong vụ bắt cóc con sâu Trinh Xuân Thanh như:  đình chỉ Bảo hiểm Hermes của Chính phủ Đức -bảo hiểm xuất cảng cho các nhà đầu tư Đức – với số tiền là 847,4 triệu Euro, đình chỉ Hiệp định Hàng không với Việt Nam, huỷ bỏ Visa ngoại giao vào Đức, có thể kéo đổ Hiệp Ước Thương Mại Tự Do giữa Liên Âu và Việt Nam- EVFTA. Ông Sigmar Gabriel đã bàn giao chức vụ cho ông Heiko Maas cũng thuộc đảng SPD. Heiko Maas là một luật sư và chính trị gia 51 tuổi, từng giữ chức bộ trưởng trong nhiều ngành khác nhau của tiểu bang Saarland từ năm 1989 tới 2013. Trên cương vị Bộ trưởng Tư pháp (Liên bang) Đức nhiệm kỳ 2013-2017, ông là người có quan điểm cũng cứng rắn đối với phong trào cực tả, chủ nghĩa cực đoan, và nhất quyết đòi trừng trị những hoạt động tình báo của nước ngoài trên lãnh thổ Đức.  Sau lễ nhậm chức Bộ trưởng ngoại giao, ông Heiko Maas bay sang Paris gặp Bộ Ngoại giao Pháp, ông Jean-Yves Le Drian. Hai bên cùng lên tiếng ủng hộ việc nữ Thủ tướng Anh Theresa May cáo buộc Nga đứng sau vụ đầu độc cha con cựu điệp viên Sergei Skripal, sau khi có kết qủa điều tra của cảnh sát Anh có bằng chứng vụ điệp viên ám sát xảy ra trên nước Anh. Chúng ta chờ xem khuynh hướng ngoại giao, đối tác đối với Việt Nam có thay đổi không? hay là VN “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”? bởi vì hoạt động tình báo. bắt cóc trên lãnh thổ Đức là vi phạm luật của Đức. Bà Thủ tướng Dr. Angela Merkel xếp hạng ba… Cộng Hoà Liên Bang Đức là Quốc gia giàu mạnh đứng đầu Âu Châu về kinh tế cũng như Chính trị, Sau 6 tháng các chính đảng đàm phán và liên minh thành lập chính phủ ổn định, Giúp các Quốc gia trong Liên Hiệp Âu Châu an tâm và hy vọng tương lai tốt đẹp. Nguyễn Quý Đại Quelle: https://www.berliner-zeitung.de/29318838 ©2018 http://www.zeit.de/politik/deutschland/2018-02/grosse-koalition-kabinett... Lời tuyên thệ theo Hiến pháp 1/Der Amtseid in Artikel 56 des Grundgesetzes lautet: „Ich schwöre, dass ich meine Kraft dem Wohle des deutschen Volkes widmen, seinen Nutzen mehren, Schaden von ihm wenden, das Grundgesetz und die Gesetze des Bundes wahren und verteidigen, meine Pflichten gewissenhaft erfüllen und Gerechtigkeit gegen jedermann üben werde. So war mir Gott helfe.“ Der Eid kann auch ohne religiöse Beteuerung geleistet werden. Nguồn:hoamunich  
......

Nguy hiểm rình rập Nguyễn Văn Oai trong tù Gia Trung

Ngày 15.1.2018, tòa án cộng sản tại Nghệ An đã kết án 5 năm tù giam và 4 năm quản chế đối với người yêu nước Nguyễn Văn Oai. Vào đầu tháng 3, Oai bị chuyển vào trại giam Gia Trung của Bộ công an thuộc tỉnh Gia Lai. Như vậy, cộng sản muốn lưu đày tù nhân yêu nước này từ Bắc Miền Trung vào tận Tây Nguyên xa xôi hẻo lánh. Việc lưu đày tù nhân đi biệt xứ gây nhiều khó khăn cho thân nhân gia đình thăm gặp, triệt hạ ý chí và tinh thần đấu tranh của người bị cầm tù, nó cũng dễ tạo điều kiện cho những hành động đàn áp, trả thù người tù từ phía cán bộ quản giáo nếu họ tiếp tục đấu tranh trong môi trường tù ngục. Tôi có cuộc trao đổi với Nguyễn Cảnh Hồng, em gái út của tù nhân yêu nước Nguyễn Văn Oai, sau cuộc thăm gặp vào sáng 25.3.2018 được biết: Về tinh thần của Oai khá tốt, khỏe mạnh, ý chí can trường. Nguyễn Văn Oai không nhận tội trong trại tù. Đó là lời khẳng định từ phía cán bộ quản giáo và gia đình. Quản giáo nói rằng: “ Vì Oai chưa chịu nhận tội nên phải chịu khó khăn k đc hưởng sự khoan hồng.” Sau khi có án, sẽ bị chuyển đến trại giam lớn để thụ án, mỗi tháng, mỗi quý, mỗi kỳ quản giáo đều bắt tù nhân phải viết bản nhận tội và kiểm điểm, sau đó ký tên “Phạm nhân” đã thực hiện tốt 4 điều, điều thứ nhất là phải nhận tội. Án lần thứ nhất tại trại giam Nam Hà, tôi và Nguyễn Văn Oai đều khẳng định mình vô tội trong bản kiểm điểm hàng tháng, hàng quý, hàng kỳ và ký tên là công dân, chính lẽ đó nên chúng tôi luôn bị trại giam liệt vào hàng thành phần có hạnh kiểm yếu kém và chống đối. Án lần thứ 2 với mức án 5 năm, Oai vẫn kiên trung và xác định mình vô tội. Như vậy, Oai sẽ chịu hết án mà không được giảm 1 ngày tù nào. Oai cho gia đình biết tin là anh bị giam chung buồng với tù hình sự. Tại đây, tay “trưởng buồng” đang hăm dọa Oai phải làm việc cật lực với giọng điệu “ mày vào đây thì mày phải làm việc”. Dù trước mặt cán bộ quản giáo, tay buồng trưởng vẫn đe dọa và bắt ép Oai là việc hết sức lực. Trong buổi gặp gia đình, Nguyễn Văn Oai nói rõ ràng với cán bộ quản giáo và gia đình về tình trạng của mình. Oai nói vẫn tự giác làm việc theo khả năng và sức khỏe của mình, nhưng tay trưởng buồng đe dọa và bắt ép như vậy là không được. Oai đặt câu hỏi với cán bộ trại giam “thằng trưởng buồng to hơn giám thị và cán bộ hả?”. Oai cũng cho biết, đã có những vụ giết người trong buồng giam, nên việc tính mạng của anh bị đe dọa trước sức ép của tay trưởng buồng là điều có thể sẽ xảy ra. Oai cũng nghi ngờ việc cấp trên của trại gây áp lực cho trưởng buồng phải đối xử hà khắc với anh. Khi mà cán bộ trại giam đã sử dụng mọi chiêu bài không khuất phục được những người tù kiên cường, thì họ sẽ sử dụng phương cách hạ đẳng đó là xúi dục, kích động, và gây sức ép cho những tù nhân bị họ điều khiển đối xử tàn bạo với những tù nhân kiên cường. TNLT Nguyễn Văn Oai Chia sẻ với gia đình, Oai nói rằng vẫn tiếp tục đấu tranh trong bất cứ môi trường nào cho dân tộc Việt Nam có được dân chủ, tự do, nhân quyền và công lý. Oai mong các tổ chức nhân quyền trong nước và quốc tế, cùng mọi người chia sẻ và quan tâm đến anh trong nhà tù đang phải đối mặt với nhiều nguy hiểm, danh dự và phẩm giá con người không được bảo vệ mà thay vào đó là bị chà đạp một cách có hệ thống. Nếu có bất cứ điều gì xảy ra đối với Nguyễn Văn Oai trong trại giam Gia Trung ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng thì đó là cách mà trại giam này trả thù Oai vì anh không khuất phục, vẫn kiên cường chiến đấu cho sự thật và tự do.
......

Bản Lên Tiếng của Hội Anh Em Dân Chủ (HAEDC) về phiên toà bất công sắp diễn ra

Ngày 31 tháng 12 năm 2017, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao đã tống đạt bản cáo trạng và kết luận về việc khởi tố 6 nhà hoạt động gồm Luật Sư Nguyễn Văn Đài, Kỹ Sư Phạm Văn Trội, Mục Sư Nguyễn Trung Tôn, Ký Giả Trương Minh Đức, Blogger Nguyễn Bắc Truyển và cô Lê Thu Hà thuộc HAEDC theo Điều 79 “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” vì những hoạt động sau đây được quy kết là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. 1- Tổ chức hội họp các Hội viên trên mạng xã hội. 2- Xây dựng Cương Lĩnh với quan điểm chính trị của Hội dựa trên nền tảng kinh tế tư nhân và xây dựng thể chế dân chủ đa đảng với tam quyền phân lập. 3- Kêu gọi các NGO Quốc tế lên tiếng về tình trạng đàn áp và vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Vận động và tiếp xúc các phái đoàn Quốc tế đến Việt Nam nhằm xây dựng mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ, Úc, Canada, EU… 4- Phối hợp và giúp đỡ bà con dân oan và anh chị em công nhân khiếu kiện . Hỗ trợ ngư dân phản đối công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải làm ô nhiễm môi trường biển 4 Tỉnh Miền Trung. 5- Thông qua các trang mạng xã hội để quảng bá “Nhân quyền và Dân chủ” đến người dân và nối quan hệ gắn bó với các xã hội dân sự trong ngoài nước. Đồng thời tổ chức các lớp dạy tiếng Anh để thúc đẩy Việt Nam sớm có dân chủ. Đây là những hoạt động ôn hoà và phù hợp với các quyền cơ bản của người dân đã được minh định trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền về các quyền Dân sự, Chính trị mà nhà cầm quyền Việt Nam đã ký và cam kết thực hiện trước cộng đồng Quốc tế. Đáng lý ra nhà cầm quyền Việt Nam phải tạo điều kiện ghi nhận để cho HAEDC, các tổ chức xã hội dân sự và người dân cùng hợp tác để sớm tiến đến một Việt Nam dân chủ đa đảng với tam quyền phân lập, trên nền tảng được bảo vệ thực tiễn bởi toà án Hiến pháp. Nhưng nhà cầm quyền Việt Nam đã lấy những lý do nói trên, tăng cường đàn áp, bắt giữ các thành viên HAEDC và mở phiên sơ thẩm ngày 5 tháng 4 năm 2018. Đây là phiên toà đi ngược lại những cam kết của nhà cầm quyền Việt Nam trước cộng đồng Quốc tế. Hội Anh Em Dân Chủ tuyên bố: - Những chủ trương và hoạt động của Hội và các thành viên HAEDC là nhằm thúc đẩy một Việt Nam thực sự dân chủ, tiến bộ và nhất là các quyền cơ bản của mọi con người đều được thụ hưởng. - Nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng Hiến pháp và những Tuyên ngôn Quốc tế đã ký kết. Chấm dứt đàn áp và bắt giữ tuỳ tiện những nhà hoạt động ôn hoà cho công cuộc vận động dân chủ tại Việt Nam. - Trả tự do vô điều kiện và ngay lập tức các thành viên HAEDC, cũng như những nhà hoạt động khác đang bị cầm tù phi lý tại Việt Nam. Hội Anh Em Dân Chủ thiết tha kêu gọi quý vị nhân sĩ trí thức, các Nhóm/Tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức Quốc tế và các chính phủ tự do hãy theo dõi và quan tâm đến các thành viên HAEDC, chế tài và lên tiếng áp lực nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do cho những nhà đấu tranh vì nhân quyền tại Việt Nam. ĐẤU TRANH CHO DÂN CHỦ LÀ QUYỀN, KHÔNG PHẢI LÀ TỘI. Việt Nam, Ngày 26 Tháng 3 năm 2018 HỘI ANH EM DÂN CHỦ Phát Ngôn Nhân Nguyễn Thúy Quỳnh
......

KIÊU NGẠO CỘNG SẢN, MỘT THÁI ĐỘ THIẾU GIÁO DỤC VÀ SỰ CHỐNG CHẾ NGU XUẨN.

Từ một bức ảnh gây phẫn nộ Bức ảnh chụp Tống Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Lai Châu tiếp Đức cha Anfonso Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Giám mục Phụ tá Giáo phận Hưng Hóa. Một Giáo phận bao gồm 10 tỉnh Tây Bắc, vào sáng ngày 20/3/2018 được cư dân mạng chia sẻ chóng mặt với một làn sóng phẫn nộ dâng trào. Người ta phẫn nộ với một thái độ ngông cuồng, hống hách của các quan chức cộng sản, cứ tự coi mình như cái rốn của vũ trụ mà không biết rằng chính Hồ Chí Minh đã định nghĩa họ chỉ là đầy tớ nhân dân. Bất cứ một người dân nào dù là nông dân dưới ruộng cho đến đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, đều không thể chấp nhận thái độ tiếp khách của đám đầy tớ như thế này.   Bị phản ứng dữ dội, tay Phó Chủ tịch tỉnh Lai Châu đã phải chữa cháy phân bua rằng: Ai đưa bức ảnh đó không đúng vì chụp khi hắn nháy mắt và bảo hắn ngủ!!!! Xin thưa với tay Phó chủ tịch tỉnh này, là không phải người ta phản đối việc nhắm hay mở mắt. Bởi đơn giản là hắn và đàn cán bộ từ trung ương cho đến mấy tỉnh này có mở mắt thao láo mấy chục năm nay, cũng có thấy được điều gì đâu. Hắn đâu có thấy được nhu cầu tôn giáo của đồng bào ở các tỉnh Tây Bắc đến mức nào. Hắn đâu biết rằng các giáo dân người dân tộc vì nhu cầu tôn giáo mà đã khốn khổ bao nhiêu năm nay. Hắn đâu biết người dân từ Mường Nhé muốn tham dự Thánh lễ đã phải đi bộ cả 200 cây số đường rừng. Hắn đâu biết một linh mục muốn đến với giáo dân từ đầu xứ đến cuối xứ phải đi mất 500 km đường rừng núi hiểm trở. Nhưng việc cấp Giấy chứng nhận - Chỉ riêng việc này đã nói lên sự mất tự do - cho các giáo họ, giáo xứ, giáo điểm... đến nay vẫn là việc khó hơn lên trời. Do vậy, hắn ta có nhắm mắt đi nữa, thì cũng là chuyện không cần thắc mắc. Nhưng cái dáng ngồi trịch thượng và thái độ mất dạy của hắn mới là cái mà thiên hạ chửi bấy lâu nay. Trước hết, đó là sự kỳ thị tôn giáo xuất phát từ việc đàn áp tôn giáo một cách nặng nề ở vùng Tây Bắc từ xưa, (tôi đã có nhiều dịp viết về chủ đề này kể từ năm 2008 đến nay). Ở đó nhà cầm quyền Cộng sản địa phương đã tự đặt ra cho mình những nguyên tắc, quy luật riêng, nhằm trừng trị, hạn chế bà con dân tộc ít người muốn theo tôn giáo không làm vui lòng đảng. Sự đánh lận con đen của đám báo chí và tay Phó Chủ tịch này đã chứng minh những điều nhận định trên ngay cả trong việc "chèo chống" sau sự cố này. Ngay trong bản tin "rửa mặt" cho tay phó chủ tịch Tỉnh Lai Châu, thái độ kỳ thị tôn giáo đã thể hiện rất rõ ràng: Bài báo gọi đoàn của Tòa Giám mục Hưng Hóa do Đức Cha Anfonso dẫn đầu là “đoàn khách" mà không thèm nói ra là Đoàn khách Tòa Giám mục Hưng Hóa. Vậy có nghĩa là Đoàn khách này đến thăm UBND Tỉnh Lai Châu với tư cách cá nhân và Tỉnh Lai Châu cũng chỉ đến thăm những người khách này chứ không phải họ đến thăm Tòa Giám mục Hưng Hóa, đại diện cho khoảng 250.000 giáo dân 10 tỉnh Tây Bắc. Thậm chí bài báo còn viết: "Được biết, mấy năm gần đây, mỗi năm đoàn khách này đều lên thăm tỉnh Lai Châu và tỉnh Lai Châu cũng đã có đến thăm đoàn khách trên". Điều này không phải ngẫu nhiên mà có chủ đích kỳ thị hẳn hoi. Bởi mấy tỉnh Tây Bắc Việt Nam đã trắng trợn chà đạp quyền tự do tôn giáo của người dân bao năm qua. Họ không hề công nhận các giáo điểm, giáo xứ cũng như những nơi thờ tự. Thậm chí, có thời kỳ Tỉnh Sơn La còn trắng trợn tuyên bố: "Sơn La không có nhu cầu tôn giáo" bằng văn bản của UBND và Tỉnh ủy hẳn hoi. Sự lễ phép, lịch sự là biểu hiện của mức độ giáo dục Có lẽ, sinh ra xã hội loài người đã đặt ra cho xã hội những quy định nhất định nào đó, cái thì thành văn, cái thì không cần văn bản. Nhưng, tất cả những quy chế, định ước nào đó, nhằm để xây dựng một xã hội có trật tự về luật pháp, có đạo đức và văn hóa về lối sống. Sự giao lưu, tiếp xúc với các tầng lớp, vùng miền khác nhau thể hiện sự chín chắn và mức độ hiểu biết của con người đến đâu. Vì thế việc tiếp khách đánh giá nhiều mặt về người chủ nhà. Có thể nếp văn hóa khác nhau ở mỗi vùng, mỗi miền quê khác nhau. Người dân tộc thiểu số có thể mời khách quý ngồi chung bên bếp lửa uống chén rượu ngô, người miền biển có thể mời khách cùng xuống thuyền ăn con cá biển nướng... Tất cả đều có thể chấp nhận được khi người khách và người bên ngoài nhận được sự trân trọng và chân thành, cởi mở từ họ. Thế nhưng, cơ quan nhà nước, nơi mà ít nhất dù là bằng giả thì đến Phó chủ tịch Tỉnh cũng phải học xong ít nhất là lớp 5, mà chỉ cần học sinh lớp 3 là đã học phép lịch sự tối thiểu. Thì người ta không thể chấp nhận thái độ tiếp khách một cách khinh miệt đối với một lãnh đạo tôn giáo như tay Phó Chủ tịch Tỉnh này. Sự lấc cấc, trắng trợn, cậy thế cậy quyền và coi thường kẻ khác, dù đó là ai đi nữa, chỉ là tấm giấy xác nhận anh ta là một kẻ có thể thừa tiền bạc, nhưng thiếu văn hóa và tri thức. Việc quan chức cộng sản tỏ thái độ láo xược trước các lãnh đạo tôn giáo, đã không làm cho họ cao hơn dù một mm, ngược lại, dự luận xã hội đã nhấn họ xuống tận đáy bùn đen bởi người ta biết tầm mức tri thức và văn hóa của họ. Đó là nói Kkhi quan chức cộng sản làm chủ nhà. Còn khi họ làm khách thì sao? Thái độ của quan chức cộng sản còn thể hiện sự kém về lịch sự, văn minh, ngay cả là Chủ tịch nước. Họ nghiễm nhiên coi như phòng khách người khác là nhà của nhà mình. Ở đó, họ thể hiện vai trò của ông chủ, của những người có quyền thế và sang trọng, còn chủ nhà chỉ là đám đầy tớ của mình. Hãy nhìn Trần Đại Quang đến thăm Tòa TGM TGP Sài Gòn thì rõ. Hắn ta ngồi vào chỗ trịnh trọng như Giáo hoàng, còn chủ nhà thì khúm núm hết mức khiêm tốn. Tưởng rằng ngay cả việc quá khúm núm trước quan chức cũng không hẳn là một thái độ hay. Nhiều người nhìn các bức ảnh của các vị linh mục, nữ tu, giám mục... đã quá khiêm nhu hạ mình trước đám quan chức cộng sản này mà cảm thấy phản cảm. Có phải đời sống tu hành đã tạo nên thái độ thái quá như vậy hay chăng? Thế nhưng dù sao vẫn còn đỡ phản cảm hơn thái độ hách dịch, coi thường người khác, thể hiện sự kiêu ngạo cộng sản của đám quan chức Việt Nam hiện nay. (Hình: Trần Đại Quang đến thăm Tòa Giám mục TGP Sài Gòn) Thực ra, xã hội ngày nay luôn hô hào và cổ võ bình đẳng là điều cần thiết, tuy nhiên trong phép lịch sự cần có, thường được thể hiện ở những người có học thức, có nhận thức và tầm văn hóa tương đối. Họ thể hiện sự khiêm tốn của mình cũng như sự tôn trọng những người khách của mình, nhưng trước hết là sự tôn trọng phẩm giá con người. Có một điều là rất khó có thể sửa đổi những cái thuộc về văn hóa, về nét riêng thường có của quan chức cộng sản, những tên đầy tớ của nhân dân - những tên đầy tớ vô lại. Ngày 26/3/2018 J.B Nguyễn Hữu Vinh https://www.rfavietnam.com/node/4364
......

Tâm thư của Hòa Thượng Thích Như Điển viết cho ngày Tưởng niệm 50 năm Mậu Thân tại Weiterstadt

Thư đã được Đại đức Thích Hạnh Bổn đọc trong buổi lễ tại Weiterstadt ngày 17.3.2018. Hannover ngày 3 tháng 3 năm 2018 Kính gửi: Bác Sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ Tịch Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức Cùng Ban Tổ Chức và Quý Đồng Hương, Năm nay 2018 là năm Mậu Tuất, cầm tinh của con chó trung thành với chủ. Cách đây 50 năm về trước, năm Mậu Thân 1968 là năm cầm tinh của con khỉ hay bay nhảy, ngồi đứng không yên. Trong năm nầy đồng bào của chúng ta, đặc biệt là ở Huế, nhân ngày Tết cổ truyền của Dân Tộc người cộng sản đã phá bỏ hiệp định ngưng chiến trong ba ngày Tết với chính quyền VNCH, họ ngang nhiên tấn công vào Huế và chôn sống cả hàng mấy nghìn người, trong đó có cả những Bác Sĩ người Đức như: Prof. Horts Günter Krainick und seiner Frau Elisabeth, Dr. Alois Alteköster und Dr. Raimund Discher. Hoàng thành Huế đã khổ nhục chịu đựng không biết bao nhiêu vết đạn bắn từ hai phía của quân lực Việt Nam Cộng Hòa và người cộng sản. Cuối cùng, sau hơn một tháng chiến đấu dũng cảm của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Hoàng Thành Huế và người dân Huế đã trở lại cuộc sống bình thường. Thế nhưng, sau 50 năm trôi qua, vết thương lòng đã rách nát bởi chủ nghĩa hận thù do người phương Bắc gây ra, mãi cho đến bây giờ vẫn còn bưng mủ, mỗi khi nhắc đến thảm trạng của Tết Mậu Thân nầy. Trong chiến tranh, luôn có kẻ thắng và người bại; nhưng điều đó không quan trọng bằng tình người sau khi bại trận hay sau khi thắng thế. Vua A Dục, người thống trị triều đại Maurya vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, sau trận đại thắng Kalinga, Ngài đã quy y Tam Bảo và trở thành một người Phật Tử chân chính, giữ năm giới cấm của Phật Giáo và đã làm cho dân tộc Ấn Độ vang bóng một thời với những bậc quân vương đã biết lo đến hạnh phúc của nhân dân là gì. Trong Triều Trần của chúng ta; năm 1257 Trần Thái Tông đã đại thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất, sau đó nhà Vua đã từ bỏ ngai vàng, đi thẳng lên núi Yên Tử tìm Quốc sư Phù Vân để tham kiến. Năm 1285 và  năm 1288 là hai cái mốc của lịch sử Đại Việt dưới thời Vua Trần Nhân Tông với những vị tướng tài như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung v.v..đã giúp cho Vua cứu nước và sau khi thắng trận, nhà Vua cũng đã vào núi Yên Tử để xuất gia đầu Phật vào năm 1293, sau khi nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông và sau nầy Ngài trở thành Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Nước Việt Nam của chúng ta đã có hai lần phân đôi bờ cõi bởi sông Gianh thời Vua Lê, Chúa Trịnh và ở sông Bến Hải vào ngày 20 tháng 7 năm 1954. Tuy sau năm 1975 được gọi là thống nhất bờ cõi của hai miền Nam Bắc; nhưng lòng người của đôi bên, cho đến nay hơn 40 năm vẫn chưa hòa hợp dưới danh từ Tự Do Dân Chủ thật sự. Nếu những chính quyền thực sự muốn lo cho dân, cho nước thì phải thực sự thương dân như Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo khi đánh quân nhà Minh xâm chiếm quê hương đất nước của chúng ta vào đầu thế kỷ thứ 15 rằng: „Áo không, ta cởi áo cho Cơm không, ta xẻ cơm no cho lòng”… Có như thế, không sớm muộn gì người Việt Nam của chúng ta cũng sẽ được hợp nhất một nhà, như những thuở xa xưa của lịch sử đã ghi công. Nhân ngày “Lễ tưởng niệm 50 năm thảm sát Mậu Thân tại Huế” tôi không về được tại Weiterstadt để tham gia cầu nguyện cho quê hương đất nước cùng Quý Vị cũng như cầu siêu cho những người không may bị thảm sát trong Tết Mậu Thân cách đây 50 năm về trước; nhưng có Đại Đức Thích Hạnh Bổn, hiện là Chi Bộ Trưởng GHPGVNTN Đức Quốc và là Quyền Trụ Trì chùa Viên Giác tại Hannover thay thế tôi đến đây để chung lời cầu nguyện cùng Quý Vị. Mong rằng đất nước của chúng ta sẽ được thật sự thanh bình và tự do dân chủ với những người lãnh đạo, luôn phải đặt quyền lợi của Quốc Gia Dân Tộc lên trên quyền lợi tư hữu cá nhân của mình. Có như thế mới mong rằng mọi vết thương lòng sẽ được chữa trị lành trong thới gian ngắn nhất. Trân trọng kính chào tất cả liệt Quý Vị Thích Như Điển - Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover -------------------------------- Hannover, den 3.03.2018 Sehr geehrte Frau Dr. Hoàng Thị Mỹ Lâm, Vorsitzende der Vereinigung der Vietnamesischen Flüchtlinge in der Bundesrepublik Deutschland. Sehr geehrte Damen und Herren, Verehrte Gäste, liebe Landsleute. Das Jahr 2018 ist das Jahr des Hundes. Das Sinnbild des Hundes ist die Loyalität seinem Besitzer gegenüber. Und vor genau 50 Jahren, im Jahre 1968, war es das Jahr des Affen, welches das flinke und unruhige Sinnbild verkörpert. In jenem Jahr wurden unsere Landsleute, vor allem in Huế, während des traditionellen Tết-Festes vom Terror heimgesucht. Die nordvietnameschen Kommunisten hatten den vereinbarten Waffenstillstand während der Feiertage mit der Regierung der Republik Südvietnams gebrochen und die Stadt Huế angegriffen. Tausende Menschen wurden getötet und lebendig begraben, darunter auch die deutschen Ärzte: Prof. Horts Günter Krainick und seiner Frau Elisabeth, Dr. Alois Alteköster und Dr. Raimund Discher. Die Kaiserstadt Huế stand unter schwerem Beschuss beider Seiten, sowohl durch Soldaten der Republik Südvietnam als auch durch die nordvietnameschen Kommunisten. Nach einem monatigen Kampf wurde die Kaiserstadt Huế vonder Armee der Republik Südvietnams zurückerobert und befreit. Die Bürger der Stadt konnten danach zu ihrem normalen Leben zurückkehren. Doch leider ist diese Wunde heute,nach 50 Jahren, durch die Hasspolitik des Nordens wieder aufgegangen. Die schmerzlichen Erinnerungen an jenem Massaker der Tết-Offensive sind immernoch allgegenwärtig. Bei jedem Krieg gibt es Sieger und Besiegte. Entscheidend ist es aber die Menschlichkeit zwischen den beiden Seiten danach. Der indische Kaiser Ashoka, dritter Herrscher der Maurya-Dynastie im 3. Jahrhundert vor Christus, nahme Zuflucht zu den Drei Juwelen, nachdem er die Schlacht Kalinga ruhmreich gewann. Er legte die fünf Gelübde ab und wurde Laien-Buddhist. Ihm folgten viele Könige, die sich um das Wohl des Volkes kümmerten und das Land zu ruhmreichen Zeiten verhalfen. In unserer Tran-Dynastie war es der vietnamesische Kaiser Trần Thái Tông, der die Schlacht gegen die mongolischen Truppen im Jahre 1257 gewann. Dann gab er den Thron auf und ging in den Berg Yên Tử, um den Zen-Meister Phù Vân um Rat zu fragen. Auch die Jahren 1285 und 1288 gingen die Geschichte Vietnams, als der KönigTrần Nhân Tông mit seinen fähigsten Generälen wie Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung, die die Feinde aus Vietnam vertrieben haben und sich danach in den Bergen zurückzogen waren und als Mönch gelebt haben. König Trần Nhân Tông hat den Thron an seinen Sohn Trần AnhTông übergeben und wurde später zum Buddha-König Trần NhânTông. Vietnam wurde in seiner Geschichte zweimal geteilt: Das erste Mal war es in der Zeit des Kaisers Le und des Fürstens Trinh. Die Teilung vollzog sich am Fluss Gianh. Die zweiteTeilung fand am 20. July 1954 am Fluss BếnHải statt. Trotz der Wiedervereinigung von Nord- und Südvietnam nach 1975 bleiben die Menschen nach 40 Jahren innerlich immer noch gespalten. Sie leben bis heute noch nicht in Freiheit und Demokratie. Sollte sich das kommunistische Regime ernsthaft um das vietnamesische Volk kümmern, sollte es sich ein Vorbild an NguyễnTrãi nehmen. In seiner Proklamation über den Sieg zum Vertreiben der Ming Truppen aus unerem Heimatland zum Anfang des 15. Jahrhunderts rief er dazu auf: "Friert der Feind, geben wir ihm unsere Kleidung; Hungert er, teilen wir mit ihm unser Essen"... Nur in diesem brüderlichen Geist können unsere Bürger wieder zueinander finden. Zur heutigen Gedenkfeier zum fünfzigsten Jahrestag der Tết-Offensive in Huế konnte ich leider nicht nach Weiterstadt kommen. Ehrwürdiger Thích Hạnh Bổn, Abteilungsleiter der Congregation der Vereinigten Vietnamesischen Buddhistischen Kirche in Deutschland und Abt der Pagode Viên Giác in Hannover, wird mich vertreten und gemeinsam mit Ihnen für unser Heimatland Vietnam und für die Opfer beten, die in der Tết-Offensive vor 50 Jahren ums Leben gekommen waren. Ich wünsche für unser Land Vietnam den wahren Frieden, die unbegrenzte Freiheit und die Demokratie. Möge es eine Staatsführung geben, die stets die Interessen des Volkes vertritt und den Wohlstand herbeiführt. Nur so können die Kriegswunden am schnellsten verheilt werden. Vielen Dank und herzliche Grüße. Thích Như Điển - Gründerabt der Pagode ViênGiác, Hannover.
......

Grußwort anlässlich der Gedenkfeier zum 50. Jahrestag des Massakers in Hué (Vietnam) am 17. März 2018

Sehr geehrte Damen und Herren, der damalige Bundespräsident Richard von Weizsäcker sagte einmal „Wer vor der Vergan- genheit die Augen verschließt, wird blind für die Gegenwart.“ Deshalb finde ich es sehr rich- tig und begrüße es, dass heute an das Massaker in Hué gedacht wird. Aus unserer deutschen Geschichte haben wir in der Bundesrepublik die Lehre gezogen, dass wir nicht vergessen dür- fen. Nur wenn wir uns bewusst sind, wozu Menschen fähig sind und wie es zu Kriegsverbre- chen kam, können wir für die Gegenwart und Zukunft lernen, wie wir verhindern können, dass solche Dinge wieder passieren oder - dort wo wir sie leider nicht verhindern können - die Folgen mildern. In der Folge des Massakers in Hué 1968 führten der Sieg des kommunistischen Nordvietnams 1975 und die folgenden Umerziehungslager dazu, dass Ende der 70er Jahr deutlich über eine Million Menschen vor dem kommunistischen Vietcong aufs offene Meer hinaus flohen. Eine Flucht aus der Heimat ist immer eine Entscheidung in einer Notlage. Die Notlage der Menschen in Vietnam bestand vor allem darin, dass unter dem kommunistischen Nachkriegs- regime die Menschlichkeit verloren ging, auch Freiheit wurde zum Fremdwort. Es war schwer, seinen Nachbarn und Freunden zu vertrauen, weil auch sie zu Denunzianten werden konnten. Die Frage war deshalb nicht, warum die Menschen aus Vietnam geflohen sind, sondern warum sie in diesem Land, das sie so sehr liebten, nicht mehr leben konnten. Der Wunsch nach Freiheit, Frieden und Menschlichkeit trieb die Menschen dazu, sich auf diese gefährliche Reise zu machen, die viele nicht überlebten. Und niemand wollte sie aufnehmen. Nach einer intensiven medialen Berichterstattung in Deutschland über das Elend der soge- nannten „boat people“ und einer breiten Unterstützung der Gesellschaft hat die Bundesregie- rung Ende 1978 beschlossen, dass Deutschland als eines von mehreren Ländern etwa 40.000 südvietnamesische Flüchtlinge aufnimmt. Dabei haben viele Initiativen aus der Zivilgesell- schaft, wie insbesondere das Engagement von Rupert Neudeck eine sehr große Rolle gespielt. Es war dann der damalige niedersächsische Ministerpräsident Ernst Albrecht, der aus christli- cher Nächstenliebe die Weichen für eine Aufnahme von vietnamesischen Flüchtlingen in Deutschland gestellt hat. Diese Aufnahme war der Auftakt der „humanitären Flüchtlingshilfe“ durch die Bundesrepub- lik Deutschland. Damit wurde ein wichtiger Schritt unternommen, humanitäre global ausge- richtete Hilfsaktionen als politische Strategie in der Innen- wie Außenpolitik zu integrieren. Die neue Kategorie der „humanitären Flüchtlinge“ wurde geschaffen. Menschen, die aufgrund einer Krisensituation im Herkunftsland flüchteten, erhielten ohne individuelles Asylverfahren den Flüchtlingsstatus und eine unbefristete Aufenthaltsgenehmi- gung. Die Integration von rund 40.000 Südvietnamesen war eine große Herausforderung für die Bundesrepublik. Die gleichmäßige Verteilung auf die Bundesländer, Hilfe bei der Woh- nungssuche, soziale Beratung, Entwicklung von Integrationsprogrammen sowie Sprachlern- und Arbeitsvermittlungsangebote haben schließlich dazu beigetragen, dass diese Integration zu einer wahren Erfolgsgeschichte wurde. Vor allem aber ist das der Erfolg der Flüchtlinge aus Vietnam und ihren Kindern, die ihren Willen zur Teilhabe mit so viel Engagement gelebt haben. Die Integration der vietnamesischen Flüchtlinge in Deutschland war deswegen so erfolgreich, weil die Aufnahmebereitschaft in der Gesellschaft so groß war und die Ausbildung ihrer Kin- der für die meisten Angehörigen der vietnamesch-stämmigen Menschen überragende Bedeu- tung hat. Die Erfolge von vietnamesisch-stämmigen Kindern und Jugendlichen im Bildungs- bereich sind wahrlich sehr beeindruckend: Weit mehr als die Hälfte aller vietnamesischen Schülerinnen und Schüler in der Sekundarstufe besucht das Gymnasium. Es freut mich sehr zu sehen, dass Integration und Teilhabe so wunderbar funktionieren kön- nen. Das macht Hoffnung für die großen Herausforderungen der Zukunft. Ihr Günter Krings --------------------------------------------------------------- Diễn văn của Dr. Günter Krings (Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ Đức Quốc, CDU) Kính thưa quý vị, Cựu Tổng Thống Đức Quốc Richard von Weizsäcker có nói rằng: „Ai làm ngơ trước quá khứ, thì sẽ mù quáng trong hiện tại“; vì vậy tôi thấy việc quý vị tổ chức buổi tưởng niệm 50 năm thảm sát tại Huế là đúng và rất quan trọng. Từ lịch sử nước Đức người Đức chúng tôi rút ra được bài học là chúng tôi không được phép „quên“. Chỉ khi nào chúng ta ý thức được những khả năng thâm độc của con người và nguyên nhân nào đưa đến tội ác chiến tranh thì chúng ta học để những lỗi lầm đó không xảy ra trong hiện tại và tương lai – và nếu như chúng ta không ngăn cản được – thì ít ra cũng giảm bớt được hậu quả. Sau cuộc thảm sát tại Huế năm 1968 đã đưa đến sự chiến thắng của phe Cộng Sản Bắc Việt vào năm 1975 và sau đó những nhà tù „cải tạo“ mọc lên  là nguyên nhân làm hàng triệu người đã vượt biển để chạy trốn Việt Cộng. Chạy trốn ra khỏi quê hương mình luôn là một quyết định trong hoàn cảnh cực kỳ túng quẫn. Hoàn cảnh bi đát của người Việt trong thể chế cộng sản hậu chiến tranh là nhân bản đã không còn nữa, và „tự do“ cũng đã trở thành một từ ngữ rất xa lạ. Ngay cả bạn bè, hàng xóm không ai có thể tin tưởng ai được, vì ai cũng có thể là người sẽ đi tố cáo bạn. Câu hỏi đặt ra không phải là tại sao người Việt phải rời bỏ quê hương, song câu hỏi phải là vì sao họ không sống được trong chính quê hương của họ, nơi mà họ rất yêu quý. Ước muốn có tự do, hòa bình và nhân bản đã thúc đẩy họ lên đường trong hiểm nguy, và nhiều người đã không sống sót. Và không ai muốn nhận họ cả. Sau những buổi tường trình chi tiết qua những phương tiện truyền thông ở Đức về thảm trạng của „boat people“ và nhờ sự trợ giúp tận tình của quần chúng nên cuối năm 1978 chính phủ Đức là một trong nhiều quốc gia đã quyết định nhận 40 000 người tỵ nạn miền Nam Việt Nam. Phải nói rằng những hội đoàn thiện nguyện, những xã hội dân sự, điển hình như ông Rupert Neudeck đã đóng một vai trò rất quan trọng. Trong thời gian đó ông Ernst Albrecht, nguyên thống đốc tiểu bang Niedersachen, vì đức bác ái Kitô giáo đã là người đặt nền móng cho sự tiếp nhận người Việt tỵ nạn tại Đức. Sự tiếp nhận này là khởi đầu cho chính sách „nhân đạo giúp đỡ người tỵ nạn“ („humanitäre Flüchtlingshilfe“) của Đức Quốc. Đây là một bước quan trọng để kết hợp những chiến dịch nhân đạo toàn cầu vào chính sách đối nội cũng như đối ngoại. Danh xưng „người tỵ nạn nhân đạo“ („humanitäre Flüchtlinge“) từ đó đã được ra đời. Những người, mà vì những khủng hoảng trong quốc gia xuất xứ phải chạy trốn thì được nhận quy chế tỵ nạn mà không cần phải qua thủ tục đệ đơn xin tỵ nạn cá nhân, và được cấp giấp phép cư trú vô thời hạn. Vấn đề làm sao để 40 000 người Việt hội nhập là một thách đố lớn của nước Đức. Trải đều mọi người tới các tiểu bang, kiếm nhà ở, tư vấn xã hội, giúp đỡ để học tiếng Đức và kiếm việc làm ….đã giúp cho sự hội nhập này có nhiều kết quả tốt đẹp. Đặc biệt là sự thành công của người Việt tỵ nạn và con cháu của họ, nhờ sự quyết tâm muốn hội nhập nên đã bỏ ra rất nhiều nỗ lực phấn đấu. Sự hội nhập của người Việt tỵ nạn ở Đức thành công  vì họ nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của dân chúng Đức và vì đa số người Việt cho rằng lãnh vực huấn nghiệp cho con em mình rất là quan trọng . Vì thế những thành quả của những thiếu nhi  và thiếu niên gốc Việt Nam trong học vấn thật đáng khâm phục. Hơn 50 phần trăm các học sinh người Việt ở Đức hiện đang theo học trường Gymnasium để lấy tú tài. Tôi rất vui mừng khi nhìn thấy sự hội nhập và tham gia, đóng góp được diễn ra một cách quá tốt đẹp như thế. Nó đưa đến niềm hy vọng cho những thách đố lớn trong tương lai. Kính chào thân ái Günther Krings -----------------------------  
......

Tranh chấp thương maị Mỹ-Trung leo thang

Ngày 22.03.2018  Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố sẽ phạt thuế quan vào lượng hàng nhập khẩu từ Trung cộng (TC) có giá trị  khoảng 60 tỷ USD ( tương đương 10% tổng  gía tri hàng nhập khẩu  vào Mỹ ). Trump cáo buộc TC lũng đoạn thương mãi và đánh cắp tài sản trí tuệ. Đặc ủy thương mại Robert Lighthizer được ủy  nhiệm trong vòng 60 ngày lập một danh sách các sản phẩm nhập khẩu bị áp thuế trừng phạt.Cũng trong thời gian này, bộ tài chính sẽ đề xuất  các biện pháp giám sát đầu tư của Trung cộng nhằm ngăn chận nạn đánh cắp công nghệ kỹ thuật.    Cố vấn thương mại của Trump, Peter Navarro xác tín quyết định áp thuế cao sẽ giơí hạn mức thiệt hại mà Trung cộng đã gây ra qua việc đánh cắp tài sàn trí tuệ cũng như sẽ làm giảm ngay 100 tỷ USD cho sự thâm hụt thương mại. Navarro nói thêm“ Nếu chúng ta cho phép TC, trên nguyên tắc  tước đoạt những ngành công nghệ chủ yếu thì chúng ta sẽ không có tương lai .Chúng ta đã đối thoại với TC từ năm 2003 và cũng từ thời gian này nền công nghệ của chúng ta hoàn toàn bị cướp đoạt “.Theo Navarro, tình trạng thâm hụt thương mại Mỹ-Hoa đã vượt khỏi vòng kiểm soát. Quan ngại cán cân thương mại và nạn trộm cắp tài sản trí tuệ và công nghệ . Không riêng Donald Trump,các chính quyền tiền nhiệm đều lo ngại về tình trạng thâm hụt thương mại của Mỹ với nhiều nước đối tác kinh tế. Mỹ là cường quộc kinh tế lớn nhất thế giới và giao thương với mọi quốc gia khác. Năm 2017 Mỹ xuât cảng 2330 tỷ USD , nhập cảng 2895 tỷ USD nên nhập siêu 565 tỷ USD.Thương mại thâm hụt với Trung cộng là 375,2 tỷ USD, với Mễ Tây Cơ 71,1 tỷ USD, với Nhật 68,8  tỷ USD và Đức 64,3 tỷ USD…Các nước đối tác quan trọng của Mỹ trong thương mại là Trung cộng với tổng kim ngạch xuất nhập  636 tỷ USD (trong đó  nhập khẩu 505 tỷ USD), kế tiếp Gia Nã Đại 582,4 tỷ USD , Mễ 557 tỷ USD…. Donald Trump rất lo ngại về nợ công và cán cân mậu dịch với TC.Trump nhiều lần cho biết sẽ áp dụng mọi biện pháp để thay đổi mức độ thâm hụt thương mại dù dẫn đến chiến tranh thương mại. Từ năm 2011,Mỹ phải chịu thâm hụt thương mại trong quan hệ kinh tế với TC luôn ở mức trên 300 tỷ USD. Hiện Mỹ đang nợ TC 1.150 tỷ USD và Trung cộng đã trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Trong thời gian gần đây, nạn đánh cắp tài sản trí tuệ liên hệ với TC được giới chức Mỹ coi là mối nguy đe dọacho nền kinh tế. Bắc Kinh từ lâu không còn muốn đóng vai trò công xưởng sản xuất giày dép và quần áo giá rẻ cho thế giới. Trung cộng muốn trở thành cường quốc kinh tế  thông qua các thương vụ các hãng,các công nghệ, kỹ thuật cao cấp,hiện đại. Derek Scissors, chuyên gia kinh tế từ Viện Doanh nghiệp Mỹ, nói với  đài CNN.”Trung Quốc tìm mọi cách để thâu tóm các công nghệ tiên tiến. Nếu có thể, họ sẽ tìm cách mua chúng (tài sản trí tuệ). Nếu không thể mua, họ sẽ gây sức ép buộc các công ty Mỹ chuyển giao bí mật kinh doanh công nghệ. Nếu vẫn không được, họ sẽ tìm cách đánh cắp chúng”, Trung Cộng dọa trả đũa Bộ trưởng Thương mại Trung cộng Zhong Shan đã tuyên bố „Cuộc chiến thương mại giữa TC và Hoa Kỳ có thể gây ra thảm hoạ tài chính toàn cầu“. Ông nhấn mạnh Trung Quốc sẽ không phát động chiến tranh thương mại, ngược lại, tiếp tục cố gắng thiết lập cuộc đối thoại với Hoa Thịnh Đến.Tuy nhiên, trong trường hợp chiến tranh là không thể tránh khỏi, Trung Quốc có thể đương đầu với bất kỳ thách thức nào và sẽ quyết tâm bảo vệ lợi ích của đất nước và nhân dân. Đai diên Zhang Xiangchen tại Tổ chức thương mại thế giới – WTO  cho biết sẽ kiện Mỹ ở cơ quan này. Báo nhà nước China Daily kêu gọi các quôc gia khác hãy mạnh dạn phản đối ngay những biện pháp áp thuế vì Mỹ duy trì đường lối sẽ tiếp tục  nhả đạn „bảo hộ“.. Nếu chính quyền Trump thực sự khởi động chiến tranh thương mại, các chuyên gia tin rằng Bắc Kinh sẽ trả đũa. Những hợp đồng của Boeing với TC  trị giá nhiều tỷ USD sẽ bị thay thế bởi Airbus”. Ngưng  nhập đậu nành,một mặt hàng xuất khẩu quan trọng  của Mỹ sang TC có giá trị xuất khẩu  trên 13 tỷ USD. Điều này sẽ ảnh hưởng đến nông dân của các bang miền Trung Tây, thành phần cử tri từng ủng hộ Trump. Ngừng các chuyến du lịch tới Mỹ, gây thiệt hại nặng cho ngành du lịch của Mỹ. Bắc kinh công bố sẽ áp thuế vào lường hàng nhập khẩu  Mỹ trị giá 3 tỷ USD.Trước hết các sàn phẩm khô,rượu, ống thép  chịu mức thuế 15 %. Sau đó 25 % cho nhôm và thịt heo. Thịt bò là mặt hàng nhập khẩu tiếp theo của Mỹ có thể trở thành đối tượng trả đũa của Trung Quốc. Ai sẻ thắng trong cuộc tranh chấp? Tờ Whashington cảnh báo „Chiến tranh thương mại với Trung Quốc là ngọn lửa sẽ thiêu cháy Trump và cả nước Mỹ”. Các tập đoàn bán lẻ như Walmart, Costco, những doanh nghiệp nhập khẩu hàng tỷ USD hàng hóa giá rẻ từ TC, sẽ là những nạn nhân đầu tiên của chiến tranh thương mại. Kế đến sẽ là hàng chục triệu người tiêu dùng ở tầng lớp trung lưu và người nghèo của Mỹ.Sau nữa những doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu vào thị trường TC như Apple, Boeing, rồi đến ngành nông nghiệp Mỹ cũng sẽ chịu hậu quả  lớn. Trump  từng lập luận „ khi một quốc gia  thua lỗ nhiều tỷ USD trong giao thương với một quốc gia khác thì chiến tranh thương mại là điều tốt  và dễ dàng chiến thắng „. Qua đó, doanh nghiệp nội địa của Mỹ sẽ bớt chịu áp lực cạnh tranh hơn, và sẽ mở rộng sản xuất, tạo nhiều việc làm cho người Mỹ. Nhưng thực tế công nghệ hiện đại thế kỷ 21  ngày càng sử dụng ít lao động hơn. Nên việc áp thuế chưa chắc đã giúp ích nhiều trong việc mang lại việc làm. Về phía Bắc Kinh, các biện pháp trả đũa có thể gây phản tác dụng với chính nền kinh tế Trung cộng.Tẩy chay Boeing thì Airbus sẽ có lợi thế gần như là độc quyền. Khi đó giá cả và chi phí vận chuyển sẽ tăng. Tẩy chay Apple thì một lực lượng công nhân rất lớn ở nước này sẽ thất nghiệp. Áp thuế đậu nành nhập khẩu từ Mỹ được dùng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn cho hơn 400 triệu con heo được nuôi ở các trang trại trên toàn nước sẽ làm giá thực phẩm thêm đắt đỏ. Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung không chỉ hại hai nước Mỹ-Trung mà còn tạo ra tác động xấu tới nhiều quốc gia khác và làm tổn thương nền kinh tế toàn cầu, Trong ngắn hạn, hàng loạt các nền kinh tế như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, và nhiều quốc gia  nằm trong chuỗi cung ứng sản phẩm tại châu Á sẽ bị thiệt hại. Vũ Ngọc Yên Ngoc Yen Vu
......

Trận chiến mậu dịch Trung-Mỹ mở màn

“…Nếu chiến tranh mậu dịch xảy ra và kéo dài, kinh tế Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nhiều hơn kinh tế Mỹ. Có lẽ đó là lý do khiến ông Donald Trump yên tâm khi lên tiếng đe dọa “tấn công” vào $30 tỷ hàng hóa mua của Trung Quốc. Nhiều hy vọng là Tập Cận Bình sẽ nhượng bộ…” Tòa Bạch Ốc sẽ đưa ra danh sách một số hàng hóa để tăng thuế nhập cảng, từ Trung Quốc vào Mỹ. Lúc đầu, việc đánh thuế nhắm giảm bớt $100 tỷ trong số gần $400 tỷ thâm thủng mậu dịch của Mỹ. Con số đó quá lớn; dù có muốn Bắc Kinh cũng không thể nào làm nếu không muốn gây xáo trộn lớn. Cho nên bây giờ Mỹ chỉ đánh thuế trên $60 tỷ hàng nhập mà thôi. Ngay sau đó, một nhóm các công ty Mỹ đã ký tên yêu cầu chính phủ Mỹ hãy khoan khoan. Họ đề nghị hãy dành thời giờ tham khảo các xí nghiệp và các chuyên gia xem các hậu quả trên đời sống kinh tế Mỹ. Đứng đầu trong danh sách các công ty ký tên là những xí nghiệp quốc tế lớn nhất hiện nay: Apple, Alphabet(Google), IBM , Nike và Walmart. Ông Dean Garfield là người xướng suất bức thư trên, đại diện cho hội đồng các công ty kỹ thuật, giải thích rằng họ biết việc tăng thuế nhập cảng không công hiệu, không giúp giảm bớt số khiếm hụt mậu dịch. Ngược lại, tăng thuế có thể gây tai hại cho “việc buôn bán” của cả hai bên. Có lẽ chính phủ Trump sẽ không quan tâm đến các khuyến cáo này. Vì trên đại thể, nếu xung đột biến thành “chiến tranh mậu dịch,” nước Mỹ vẫn ở thế mạnh. Tuy nhiên, cuộc “chiến tranh” sẽ rất phức tạp, không dễ thắng như ông Trump từng quảng cáo! Trong số những đại công ty trên đây, Apple, Google, IBM, Nike và Walmart thì Nike và Walmart có thể chỉ ảnh hưởng trực tiếp nếu xung đột quan thuế giữa Mỹ và Trung Cộng biến thành chiến tranh mậu dịch. Walmart mua hàng rẻ từ Trung Quốc để bán, kiếm lời. Nếu những món hàng đó bị đánh thuế cao, chúng sẽ không còn bán rẻ được nữa. Nike thuê rất nhiều người bên Tàu làm giầy dép và các cụng cụ thể thao khác. Mai mốt chính những món hàng đó cũng bị đánh thuế và tăng giá. Nike và Walmart muốn bảo vệ quyền lợi của họ. Nhưng còn ba công ty khác, Apple, Google, IBM, món lợi chính họ kiếm được không phải chỉ là hàng hóa làm bên Tầu, mà là những “sản phẩm trí tuệ.” Một chiếc máy điện thoại của Apple ráp ở bên Tàu thực ra chỉ mang lại cho kinh tế nước Tàu khoảng 5% giá bán chiếc máy. Còn 95% giá trị được trả về cho các nước khác, như một bộ phận này làm ở Nam Hàn, bộ phận kia là ở Nhật Bản, vân vân; và khoảng 50% được trả về cho công ty Apple ở Mỹ vì nó làm chủ các bằng sáng chế và nhãn hiệu Apple – những thứ “hàng” vô hình. Ngay một công ty sản xuất “hàng hóa” như Nike, cũng bán “sản phẩm trí tuệ.” Trong giá bán một chiếc giầy Nike, phần tiền được chia cho các công nhân nhà máy bên Tàu, hay bên Việt Nam, rất nhỏ. Trong số những thứ vật liệu làm nên chiếc giầy được khâu, ráp ở Trung Quốc nhiều thứ chế tạo từ nước khác đem vô. Trong mỗi thứ gọi là “vật liệu” đó, lại cũng có những “sản phẩm trí tuệ.” Nếu có một thứ cao su mới, một thứ “vải” nhân tạo mới, hay bất cứ một cái gì mới làm cho chiếc giầy đi êm hơn, cứng cáp hơn, thì nhà làm giầy cũng phải trả tiền cho bằng sáng chế. Công ty Nike làm chủ những bằng sáng chế, và họ kiếm lời trên đó. Với hai thí dụ trên, đôi giầy Nike hoặc điện thoại Apple, chúng ta thấy dây chuyền tiếp liệu và sản xuất hiện nay không đơn giản để chúng ta có thể đo, đếm những con số gọi là khiếm hụt mậu dịch. Khi người Mỹ trả tiền mua đôi giầy Nike hay cái máy iPhone từ bên Tầu, số tiền đó sẽ có bao nhiêu phần được đem trả cho các nước khác, trong đó có nước Mỹ? Thí dụ, một đôi giầy giá $100 đô la nằm trong số khiếm hụt của Mỹ đối với Trung Quốc. Muốn chính xác, số tiền mà Trung Quốc trả cho Đài Loan để mua bộ phận về ráp đôi giầy sang Mỹ, thí dụ $30 đô la, phải trừ bớt trong số khiếm hụt đó. Đáng lẽ, $30 đô la này phải cộng vào số khiếm hụt của Mỹ đối với Đài Loan. Nhưng trên giấy tờ, không ai thấy con số đó, vì hàng không được bán từ Đài Loan qua Mỹ! Cho nên, trong thế giới bây giờ, làm thống kê người ta phải tính rất kỹ để biết mỗi quốc gia “đóng góp” bao nhiêu “giá trị” vào một sản phẩm, nước nào cuối cùng thu được bao nhiêu. Đại học Groningen đã lập ra một kho dữ liệu gọi là WIOD (World Input Output Database) cung cấp các con số đó, để tính số khiếm hụt hay thâm thủng chính xác nhất. Thí dụ, năm 2014, Mỹ chỉ nhập cảng $320 tỷ đô la hàng hóa từ nước Tàu, chứ không phải $483 tỷ, như con số chính thức được công bố. Số chênh lệch, $163 tỷ, thực ra đã chuyển qua các quốc gia khác. Vì thế, năm đó trên giấy tờ Mỹ thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc 315 tỷ Mỹ kim. Nhưng con số thật, sau khi trừ những món mà Trung Quốc phải trả cho nước khác chỉ còn là $200 tỷ mà thôi. Nhìn kỹ hơn, chúng ta thấy bức tranh còn phức tạp hơn  nữa, vì rất nhiều thứ hàng gọi là Mỹ nhập cảng từ bên Tàu lại sử dụng những thứ bộ phận đem từ Mỹ qua Tàu để ráp lại. Một công ty như Nike, Walmart mua bao nhiêu thứ, từ bao nhiêu quốc gia trong đó có nước Mỹ, đem tất cả qua Tàu ráp lại. Khi chở các món hàng đó về Mỹ, người ta vẫn coi đó là “Mỹ nhập cảng từ nước Tàu”. Khi chính phủ Mỹ đánh “thuế nhập cảng” trên các hàng hóa đó, họ đánh cả trên cả những bộ phận từng được làm ở Mỹ. Nếu chính phủ Trung Cộng trả đũa, đánh thuế trên các bộ phận “nhập cảng từ Mỹ vào Trung Quốc” thì các bộ phận đó sẽ bị đánh thuế hai lần! Tất nhiên, người tiêu thụ sẽ phải trả hai thứ thuế đó! Một lợi thế của các công ty Mỹ trên thế giới là món hàng nào của họ cũng chứa đựng những “sản phẩm trí tuệ” do người Mỹ tạo ra, người Mỹ đem bán và thu tiền. Sức mạnh kinh tế của thế giới bây giờ không nằm trong các hàng hóa mà được phô bày trong các dịch vụ. Các dịch vụ bán có giá hơn, thu nhiều hơn, so với các hàng hóa. Năm 1970, loài người chi tiêu 100 đồng thì 50 đồng trả cho các dịch vụ. Năm 2015, người ta chi 80 đồng cho dịch vụ. Một trong những “dịch vụ” mang lại nhiều tiền nhất là bán các phát minh, sáng chế. Trong số 148 triệu người thuộc lực lượng lao động nước Mỹ, không kể công chức và quân đội, chỉ có hơn 20 triệu làm trong các ngành “sản xuất hàng hóa,” như các thợ mỏ than, công nhân nhà máy thép. Còn 105 triệu người khác, chiếm 84%, làm các dịch vụ, từ các y tá, nhân viên ngân hàng, kế toán, kỹ sư cho tới người hầu bàn. Vì vậy, nước Mỹ “xuất cảng” nhiều dịch vụ mà người bình thường hay quên. Ngành du lịch năm ngoái thâu hơn $200 tỷ. Ngành giáo dục đại học ở Mỹ thu vào khoảng 50 tỷ Mỹ kim do sinh viên ngoại quốc đem vào Mỹ dùng. Nếu coi đây là một món “dịch vụ” đã được xuất cảng thì có thể so sánh số thu này với các ngành công nghiệp khác: Năm 2017, Mỹ bán xe du lịch được $52 tỷ, bán máy dân dụng được $56 tỷ, các chất bán dẫn xuất cảng thu được $48 tỷ. Chúng ta thường quên rằng giáo dục của Mỹ được “xuất cảng” không thua gì máy bay hay xe du lịch! Con gái ông Tập Cận Bình, cô Tập Minh Trạch (Xi Mingze, 習明澤) là một khách hàng, cô đã tốt nghiệp Đại Học Havard năm 2015. Trong trận chiến mậu dịch sắp tới, Tổng Thống Donald Trump chắc chắn không nên gây khó khăn cho các sinh viên Trung Hoa lục địa khi họ muốn du học ở Mỹ. Thay vì tăng thuế nhập cảng trên các món hàng mua của Trung Quốc, chính phủ Mỹ nên tìm cách ép chính quyền Bắc Kinh phải tôn trọng các bản quyền của người Mỹ trên những sản phẩm trí tuệ; và thúc đẩy họ mở rộng cửa hơn cho hàng hóa, dịch vụ của Mỹ vào nước Tàu tự do hơn. Trong tuần này, cuộc xung đột mậu dịch Mỹ-Trung sẽ được khai pháo! Nếu “chiến tranh” có diễn ra, dù ở mức độ nhỏ và được kiểm soát để khỏi bùng lớn hơn, nước Mỹ có lợi thế hơn Trung Cộng. Hàng hóa và dịch vụ của Mỹ xuất cảng qua Trung Quốc chỉ ảnh hưởng tới dưới một phần trăm (0.7%) Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) của Mỹ. Trong khi đó, 3.1% GDP của Trung Quốc tùy thuộc vào việc xuất cảng hàng sang Mỹ. Nếu chiến tranh mậu dịch xảy ra và kéo dài, kinh tế Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nhiều hơn kinh tế Mỹ. Có lẽ đó là lý do khiến ông Donald Trump yên tâm khi lên tiếng đe dọa “tấn công” vào $30 tỷ hàng hóa mua của Trung Quốc. Nhiều hy vọng là Tập Cận Bình sẽ nhượng bộ. Ngô Nhân Dụng  
......

Trương Minh Tuấn và Đinh La Thăng: “Gậy ông đập lưng ông”

Sự việc Bộ 4T của ông Trương Minh Tuấn đăng thông cáo phản bác kết luận của Tổng Thanh tra Nhà nước về vụ Mobifone-AVG, rồi bị các báo đồng loạt gỡ bỏ khỏi các trang mạng theo chỉ đạo của ai đó, là bài học đích đáng dành cho các quan chức quen thói tước đoạt quyền của công dân, để rồi đến lượt mình lại bị chính quả “gậy ông đập lưng ông”. Ảnh: Trái Đinh La Thăng -  Trương Minh Tuấn Chuyện đó nhắc nhớ đến câu chuyện của Thương Ưởng, tể tướng nước Tần đời Chiến quốc bên Trung Hoa. Sử sách chép thế này: Năm 337 TCN, Tần Hiếu công qua đời. Thế tử Tứ lên nối ngôi, tức Tần Huệ Văn vương. Thái phó Công tử Kiền vốn giận Thương Ưởng cắt mũi mình, bèn tâu với vua là Thương Ưởng muốn làm phản. Thương Ưởng bỏ trốn, giữa đường muốn vào ở nhà trọ. Chủ nhà trọ nói theo phép của Thương Quân phải có giấy chứng nhận mới cho vào ở. Thương Ưởng đành bỏ đi và than thở về sự tệ hại của sắc lệnh do mình đặt ra. Không chỉ Trương Minh Tuấn, một nhân vật khác cũng đang trả giá cho tình trạng vô pháp của chính thể này, đó là Đinh La Thăng. Lúc ở cương vị Bí thư thành uỷ thành hồ, ông ra lệnh trấn áp các cuộc biểu tình của người dân vì môi trường một cách tàn bạo, bất chấp luật pháp. Giờ đây Đinh La Thăng trả giá bằng hai vụ xử án về tội danh “cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghêm trọng” theo Điều 165 của Bộ luật hình sự cũ. Điều đáng nói là tội phạm đó không còn bị trừng trị theo luật hình sự mới. Ở các nước văn minh, không ai có thể bị truy tố về tội danh đã bị bãi bỏ, bởi đó là nguyên tắc Bất hồi tố của hình luật. Do vậy, xét về phương diện chuẩn mực pháp lý, gánh chịu hai bản án về một tội danh không còn tồn tại là sự oan ức tột cùng của một con người. Tuy nhiên, ông Thăng có thể kêu cứu ở đâu bây giờ khi đang sống dưới một chính thể vô pháp mà ông từng hò hét bảo vệ và lợi dụng nó? Thân phận của Thăng, và sắp tới của Tuấn, là hồi chuông nhắc nhở các quan chức nên học cách sống và làm việc tôn trọng pháp luật và quyền của công dân, bởi đó chính tấm khiên che chở họ lúc sa cơ lỡ vận mai sau. FB Lê Công Định
......

Tinh hoa kế thừa hay cặn bã xã hội?

Ngay từ lúc nắm được chính quyền trên cả nước, đảng CSVN đã không ngần ngại bộc lộ ý đồ thiết lập một bộ máy cai trị tồn tại suốt đời. Do đó qua nhiều đại hội đảng gần đây, vấn đề đào tạo nhân sự bao giờ cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu được nhắc đi nhắc lại trong các nghị quyết trung ương.   Hình: wikimapia Để chuẩn bị đại hội XIII vào năm 2021, đảng CSVN nhấn mạnh đến nhiệm vụ làm sao đào tạo một đội ngũ kế thừa vừa có đủ bản lĩnh cộng sản vừa có khả năng nắm được quyền hành tuyệt đối. Họ gọi đó là nhiệm vụ chiến lược, cho thấy tầm quan trọng có ý nghĩa sống còn trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa thành công mà đảng vẫn ra sức hô hào.   Thông thường trong công tác nhân sự của Ban tổ chức trung ương, quá trình xét duyệt, chọn lựa cán bộ đưa lên nắm quyền lãnh đạo các cấp bao giờ cũng gói gọn trong ba chữ “hồng hơn chuyên”. Nói một cách dễ hiểu, người được chọn ưu tiên là đảng viên tuyệt đối trung thành với đảng, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đảng giao trong bất cứ hoàn cảnh nào. Kiến thức chuyên môn, trình độ học vấn đều đứng sau sự trung thành với đảng, thậm chí không cần thiết để trở thành lãnh đạo. Do cách tuyển chọn ấy, người ta thấy trước đây trong bộ máy đảng cũng như trong hệ thống chính quyền đã xuất hiện quá nhiều những cán bộ bất tài trong vị trí lãnh đạo. Hồng thì thật đậm đà nhưng chuyên thì chẳng thấy đâu, hoặc chỉ căn cứ vào những mảnh bằng thạc sĩ online mua được từ các trường đại học mang tên các hòn đảo trên Thái Bình Dương. Chẳng những thiếu kiến thức quản lý kinh tế lẫn hành chánh, lòng tham đã biến đám cán bộ tạp nham này thành những tay vô đạo đức, tham ô hạng nặng để cuối cùng phá vỡ tất cả những gì họ nắm trong tay. Để có được người vừa ý, ông Trọng và phe đảng đang bày trò “luân chuyển” và “uốn nắn” cho một số cán bộ gọi là kế thừa. Hiện nay do tình trạng đấu đá trong đảng diễn ra không ngừng, kế hoạch luân chuyển cũng nhằm mục đích là loại đi một số đảng viên không cùng phe cánh hay những đảng viên tỏ ra bất phục tùng nhóm cầm quyền hiện nay mà chiến dịch đốt lò chưa tìm thấy. Luân chuyển cũng chính là dịp tốt nhất chọn ra được những người ăn cánh với phe mình, làm nền tảng cho một triều đại vững chắc kế tiếp “Trọng mà không có Trọng”.   Vì chỉ cần một lời phê phán “có lập trường, tư tưởng chính trị không vững vàng, không có phẩm chất đạo đức tốt” lập tức cán bộ giỏi cũng biến thành dở mà cơ hội cuối cùng là thành kẻ đứng bên lề. Nói một cách khác, ông Trọng sau 2 năm đốt lò bây giờ là lúc ông gom các củi non để chăm sóc chúng với hy vọng biến thành gỗ tốt xài lâu dài chứ không phải củi cháy như các thái tử Nguyễn Xuân Anh, Trịnh Xuân Thanh vừa qua… Tuy nhiên trong công tác đào tạo cán bộ kế thừa hiện nay, ông Trọng đang gặp phải hai vấn đề nhức nhối mà biện pháp giải quyết chưa đem lại hiệu quả mong muốn. Đó là hiện tượng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” do tác động của cái mà đảng gọi là “diễn biến hòa bình”. Cụ thể như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã từng thú nhận “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy Nhà nước…” Tự diễn biến không có gì khác hơn là khi cán bộ được ngồi ở những trách vụ lãnh đạo cao đã không ngần ngại để tay nhúng chàm, dùng quyền lực bảo vệ tham ô. Họ coi như đó là chuyện bình thường vì nhìn quanh ai cũng làm giống mình. Thử hỏi cán bộ làm sao không nhúng chàm khi đồng lương quá thấp, lại nắm trong tay tiền tỷ. Họ được vẽ vời để làm những dự án tiêu tiền như rác mà ngay chính họ cũng biết chắc là không hiệu quả bởi guồng máy quan liêu, làm ít nhưng báo cáo láo rất hay. Tự chuyển hóa là cán bộ đã thấy ra được các nghị quyết, các khẩu hiệu hô hào đảng đưa ra đều rổng tuếch, không thực tế, trong khi đời sống người dân ngày càng bị bần cùng hóa một cách tinh vi và đất nước ngày càng gặp nhiều nghịch lý. Từ đó tâm trạng cán bộ đâm ra hoang mang và nghi ngờ về cái gọi là tiến lên xã hội chủ nghĩa, trong khi mô hình này chưa bao giờ thành công ở các nước cộng sản ngay cả ở thành trì cách mạng Liên Xô. Mặt khác tuy nói rằng đảng chủ trương hiện thực, không màng giáo điều xơ cứng nhưng đảng viên cứ phải nghe “kiên định chủ nghĩa Mác-Lê”, đồng thời hô hào tiến lên xã hội chủ nghĩa để từ chối đa nguyên đa đảng. Họ tự hỏi tại sao phải lên án đa nguyên đa đảng, là một thể chế kiến tạo sự phân quyền dân chủ và kiểm soát quyền lực tốt nhất, tránh mọi hình thức độc tài. Điều này khiến đảng viên cán bộ mất niềm tin khi nhìn cổ máy nặng nề của đảng đang ra sức kéo lùi đất nước. Và họ tự chuyển hóa là chuyện đương nhiên phải đến. Cán bộ có hoang mang hay không cứ hỏi tổng bí thư thì rõ. Bởi vì dù là một giáo sư chuyên ngành xây dựng đảng, vùi đầu suốt đời trong kinh điển và luôn luôn trung thành với hệ tư tưởng Mác-Lê, ông Trọng cũng có lúc băn khoăn tự hỏi “đến hết thế kỷ này không biết có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa?” Huống chi những người cộng sản bình thường, có hiểu biết, có suy nghĩ độc lập họ không khỏi có sự so sánh sự tốt xấu giữa hai con đường độc quyền chính trị và đa nguyên dân chủ. Trong thời đại bùng nổ các trang mạng xã hội, đảng cộng sản không thể giấu giếm đảng viên mình tin tức về hiện tình đất nước, tham nhũng trong đảng tràn lan, đấu đá nội bộ ngày càng gay gắt và nhất là những đe dọa đến sự tồn vong của đất nước đến từ Bắc Kinh. Ngay chính đảng cũng phải nhận thấy sự hoang mang, dao động về tư tưởng chính trị, sự hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng của đa số đảng viên ngày nay là không tránh khỏi. Nhưng thay vì chấn chỉnh sai lầm, đảng lúc nào cũng tích cực đổ thừa cho “các thế lực thù địch, phần tử cơ hội tiếp tục tăng cường chống phá dưới nhiều hình thức, nhằm chia rẽ nội bộ Đảng, khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Giống như một câu kinh nhật tụng nhàm chán mà đảng viên và người dân bị buộc nghe mãi bên tai. Do bế tắc trong lý luận, thế lực thù địch bao giờ cũng là con ngáo ộp cũ rích mà đảng cứ đem ra hù dọa mọi người. Để ngăn chận sự “thoái hóa chính trị” trong tư tưởng cán bộ, Quy định 102 do ông Trần Quốc Vượng, cánh tay mặt của ông Trọng đã ký ban hành cuối năm 2017 theo đó, nếu đảng viên vi phạm về quan điểm chính trị sẽ bị xử lý kỷ luật dưới nhiều hình thức mà cao nhất là khai trừ khỏi Đảng. Cụ thể như đảng viên nào cũng dễ dàng bị khai trừ khi phạm vào tội đòi thực hiện “đa nguyên đa đảng”, đòi phi chính trị hóa quân đội, tham gia đảng phái chính trị phản động hay bôi nhọ lãnh tụ, nói xấu đảng… Vì thế để đào tạo tầng lớp cán bộ kế thừa cấp chiến lược cho 5 năm tới, ông Trọng và phe đảng không thể làm gì hơn là nên dựa trên hai điều” Sự thật” và “Lòng dân”.   Sự thật sẽ đưa đến minh bạch và dân chủ trong bộ máy cai trị và lòng dân là thước đo sự hài lòng đối với mức độ dân chủ mà chính quyền có bổn phận tôn trọng thực hiện. Còn nếu cứ tiếp tục tư duy “Ý đảng” đi trước, “Lòng dân” phải phục tùng theo sau thì đảng chỉ thành công trong ảo tưởng của tuyên truyền ngụy biện. Ông Trọng dù sao cũng là giáo sư ngành xây dựng đảng chẳng lẽ ông không biết điều sơ đẳng đó. Khi chọn “ý đảng” tức chọn bạo lực, đàn áp và khủng bố làm đường lối xây dựng pháo đài xã hội chủ nghĩa hoang đường thì làm sao dân tin và đảng viên tin. Chừng đó dù có xây được đội ngũ kế thừa thì đội ngũ ấy cũng không vượt khỏi tầm tay các thái tử đảng trong phe cánh ông Trọng.   Trong trường hợp này, tinh hoa kế thừa của đảng không mấy chốc trở thành một đám cặn bã xã hội, tiếp tục tàn hại và bán rẻ đất nước. Phạm Nhật Bình http://viettan.org/tinh-hoa-ke-thua-hay-can-ba-xa-hoi/amp/  
......

Năm máu lửa

Không còn là dự cảm hay dự đoán vào cuối năm 2017, mà sự nghiệt ngã đã hóa thân vào năm 2018 một cách lộ hình rõ mồn một: Năm máu lửa. Ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 73. Chưa đầy một tháng sau Tết Nguyên Đán 2018, đã nổi lên bốn sự kiện và vụ việc lớn trong “chính trị nội bộ”: đầu tiên là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng được Tổng Bí thư Trọng đặc cách bổ nhiệm làm Thường trực Ban Bí thư và do đó đã vươn lên thành nhân vật “dưới một người, trên vạn người,” quyền lực chỉ sau tổng bí thư; 3 ngày sau đó là chính Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, thay mặt Tổng Bí Thư Trọng, chỉ đạo xử lý vụ “Mobifone mua AVG”; và cũng chỉ 3 ngày sau là vụ bắt tướng công an Nguyễn Thanh Hóa, chính thức mở màn chiến dịch “cải tổ Bộ Công an.” Cuối cùng nhưng còn lâu mới kết thúc, đó là phiên xử “tập hai Đinh La Thăng” - vụ 800 tỷ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã không cánh mà bay ở Ngân hàng Đại Dương. Chưa kể một chuyên án khác đang âm thầm biến thành đại án mà rất có thể biến diễn thành một trận bắt bớ nhiều quan chức ở Đà Nẵng và cả cấp trung ương trong không bao lâu nữa: vụ Vũ “Nhôm”. Ông Trọng đã hành động đúng theo “chủ nghĩa nhân văn chống tham nhũng”, hay vắn tắt là “nhân văn trước tết” của ông khi đề cập vụ “xử nặng nề” Đinh La Thăng sau tết. Và khi một cái tết nguyên đán lễ lạt cúng khấn và bỉ bôi quan chức đã trôi qua, sẽ chẳng còn “nhân văn” gì nữa. “Người đốt lò vĩ đại” - một tụng danh mà Đài Tiếng nói Việt Nam cất tiếng ca ngợi tổng bí thư của giới đảng - đang khuấy đảo mọi thứ sau tết. Cái lò vụt nóng rực, phả hơi nóng hừng hực lên nhiều gương mặt đờ đẫn như mất hồn đang không biết khi nào sẽ bị tống vào lò. Chỉ “cải tổ” hay còn “thay máu”? Hai vụ liên tiếp bắt sĩ quan cao cấp của Bộ Công An - Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ (tức đại gia Vũ “Nhôm”) và Thiếu Tướng Nguyễn Thanh Hóa - vào những tháng đầu năm 2018 cho thấy đòn “chống tham nhũng” của Tổng Bí thư Trọng đang giáng thẳng vào cơ quan bộ vẫn được xem là “bất khả xâm phạm” này. Bộ Công an - một tổ chức quyền lực hoặc siêu quyền lực - nhưng đang có tướng công an bị bắt và được Tổng Bí thư Trọng chủ trương công khai cho báo chí và dư luận theo cách “vạch áo cho người xem lưng”, rất có thể sẽ bị ông Trọng tiến hành “thay máu” trong thời gian tới. Dù vẫn còn giữ vai trò “thanh kiếm và lá chắn bảo vệ đảng”, nhưng Bộ Công an đã lộ ra những dấu hiệu bị giảm sút nghiêm trọng đặc quyền “bất khả xâm phạm”, nếu so sánh thực trạng của cơ quan này với Bộ Quốc phòng và Tổng cục 2. Từ cuối năm 2017, đã lan tỏa tin tức về khả năng ông Nguyễn Phú Trọng đang tính đến khả năng “cải tổ” Bộ Công an Việt Nam. Theo đó, một đề án về sắp xếp lại bộ này đã được chuẩn bị, nhiều tổng cục vốn tồn tại như một cấp trung gian sẽ bị hủy bỏ vai trò của chúng, kéo theo ghế và bổng lộc của nhiều quan chức công an sẽ không còn nữa. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng của tướng Ngô Xuân Lịch có vẻ ít được “nhắc nhở” hơn. Khác với ngành công an, Bộ Quốc phòng tỏ ra thành tâm hơn đôi chút trong việc sắp xếp lại quân đội, đặc biệt là khối kinh tế quốc phòng mà trước đó đã bị rất nhiều tai tiếng. Sau tết nguyên đán năm 2018, thông tin về đề án “cải tổ Bộ Công an” càng hiện ra rõ hơn cùng lộ trình cụ thể là đề án này có thể được hoàn tất trước Hội nghị trương 7 (có thể diễn ra vào tháng Năm năm 2018), để hội nghị này sẽ “chốt” kế hoạch sắp xếp lại Bộ Công an và kế hoạch nhân sự đi kèm, kể cả những nhân sự cao cấp nhất của Bộ Công an. Trong khi đó, cứ sau mỗi tháng lại hiện thêm những dấu hiệu cho thấy Nguyễn Phú Trọng đã nắm quyền lực một cách thực chất trong việc chỉ đạo Bộ Công an, khác hẳn vai trò mờ nhạt của ông Trọng vào năm 2016 khi ông ta phải “tự tham gia” Thường vụ đảng ủy công an trung ương vào tháng Mười năm đó. Cũng xuất hiện ngày càng dày hơn những đồn đoán và tin tức chưa kiểm chứng về một vài lãnh đạo cao cấp của Bộ Công an sẽ phải “ra đi” trước hay trong Hội nghị trung ương 7. Cơ sở của tin tức này trở nên có chân đứng hơn khi đồng thời xảy ra ba vụ Phan Văn Anh Vũ, Nguyễn Thanh Hóa và AVG mà ít nhất sẽ liên quan đến trách nhiệm quản lý cán bộ và ký tá của lãnh đạo Bộ Công an. Việc Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa bị bắt ngay sau chỉ đạo của Tổng bí thư Trọng và cùng trong ngày 11/3/2018 đã cho thấy đây là lần thứ hai liên tiếp, ông Trọng thành công với phương châm “việc cần làm ngay”, tức Bộ Công an phải triển khai chỉ đạo của ông Trọng ngay lập tức. Lần thành công đầu tiên về “việc cần làm ngay” của Tổng bí thư Trọng là sự kiện bắt cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng vào ngày 8/12/2017: sáng họp đảng để chỉ đạo bắt, chiều họp quốc hội bãi miễn tư cách đại biểu, và đến chiều muộn thì chính thức thông báo “đã bắt Đinh La Thăng” cho báo chí (nhưng có thể ông Thăng đã bị bắt từ những ngày trước). Vụ bắt Đinh La Thăng không chỉ là một bằng chứng cho thấy tiền lệ “ủy viên bộ chính trị không thể bị tống giam” đã bị xóa bỏ, mà còn là lần đầu tiên chứng tỏ hiệu ứng quyền lực thực sự của Nguyễn Phú Trọng đối với Bộ Công an - điều mà những đời tổng bí thư gần đây như Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh đã không với tới được. Đòn đánh mang tính quyết liệt hiếm có của tổng bí thư đảng cầm quyền vào Bộ Công an vào đầu năm 2018 mang một nét gì đó của dĩ vãng 5 năm trước ở Trung Quốc. Vào những năm 2013 và 2014, sau khi đã xử gọn Bạc Hy Lai là Bí thư tỉnh Trùng Khánh và là ủy viên bộ chính trị, Tập Cận Bình đã tiến tới hành động “thay máu” Bộ Công an Trung Quốc, với nhân vật tiếp theo Bạc Hy Lai cũng là một ủy viên bộ chính trị - Bộ trưởng công an Chu Vĩnh Khang. Chu Vĩnh Khang đã bị bắt, để sau đó Tập Cận Bình chính thức trở thành “bộ trưởng thứ nhất Bộ Công an”. Nếu một số cựu thần của đảng phát ra cái nhìn “cấp ủy viên bộ chính trị như Đinh La Thăng mà còn bị bắt và xử tù thì cấp tướng có là cái gì”, thì khi cơ quan “thanh kiếm và lá chắn” như Bộ Công an mà còn bị ông Trọng “làm thịt”, thân phận các bộ ngành và tỉnh thành khác chỉ là “con sâu cái kiến”. Cũng có thể hiểu là nếu cấp ủy viên trung ương chỉ thuộc loại ‘ruồi”, thì cấp ủy viên thường vụ tỉnh thành chỉ nên được xem là “muỗi”. Liệu có diễn ra một cơn địa chấn “đốt lò” trên diện rộng tên khắp Việt Nam - hiện tượng tương đồng với chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn ở Trung Quốc mà đã mang lại kết quả đến 1,3 triệu quan chức bị xử lý kỷ luật hoặc bị “bóc lịch”? Cơn địa chấn sắp đến Động thái Tổng Bí thư Trọng bổ nhiệm ông Trần Quốc Vượng làm Thường trực Ban bí thư kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương là đầy ẩn ý thâm sâu. Với cả hai chức vụ song hành trên, ông Trần Quốc Vượng sẽ không còn cần đến động tác Ủy ban Kiểm tra trung ương làm tờ trình gửi Thường trực Ban bí thư mỗi khi muốn đề xuất kỷ luật quan chức nào như trước đây, mà trong một số trường hợp và có thể nhận được sự cho phép của Tổng bí thư Trọng, ông Vượng - trong vai trò Thường trực Ban bí thư và trên tinh thần “mỗi người làm việc bằng hai”, sẽ “quyết luôn”. Trước đây, thông thường Ủy ban Kiểm tra trung ương phải kiểm tra đối tượng quan chức - đảng viên vi phạm, sau đó hoàn thành kết luận kiểm tra rồi làm tờ trình gửi Thường trực Ban bí thư xin ý kiến chỉ đạo, không chỉ với đối tượng thuộc loại “có máu mặt” tức vào hàng ủy viên trung ương hay bộ trưởng, chủ nhiệm ủy ban ngang cấp bộ không phải ủy viên trung ương, mà kể cả đối với các ủy viên thường vụ tỉnh ủy; thành ủy và tỉnh ủy viên lẫn thành ủy viên. Gần đây đã xuất hiện thông tin chính thức về việc trong năm 2018, Ủy ban Kiểm tra trung ương của ông Vượng sẽ tiến hành những cuộc kiểm tra đến tận cấp quận, huyện, thay vì chỉ kiểm tra đến cấp tỉnh, thành như trước đây. Theo đó, khối lượng công việc của cơ quan Ủy ban Kiểm tra trung ương sẽ tăng vọt so với trước, kéo theo một danh sách rất dài các quan chức - đảng viên dự kiến sẽ bị kỷ luật và bị cho “nhập kho”. Có lẽ đó là một trong những nguồn cơn chính yếu mà đã khiến Tổng bí thư Trọng quyết định phân quyền cho Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng. Thậm chí, có thể hình dung một cơ chế cởi nới và thông thoáng đến mức là Ban bí thư sẽ được “quyết” xử lý kỷ luật không chỉ đối với các quan chức cấp tỉnh, thành mà còn có thể ra thông báo kỷ luật luôn cấp ủy viên trung ương đảng mà không cần xin ý kiến tổng bí thư, hoặc chỉ cần thông báo cho tổng bí thư về vụ việc kỷ luật đó. Trong thực tế, với cả hai chức vụ song hành vừa Thường trực Ban bí thư vừa Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương, Trần Quốc Vượng đã vươn lên trở thành nhân vật không chỉ “số 2 trong đảng” mà còn là nhân vật có thực quyền thứ hai trong bộ máy “đảng và nhà nước ta”, chỉ sau Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cũng có thể nhìn rõ ý đồ của Nguyễn Phú Trọng muốn đẩy Trần Quốc Vượng trở thành “Vương Kỳ Sơn Việt Nam” để phục vụ đắc lực hơn cho công cuộc được xem là “chống tham nhũng” của ông Trọng. Vương Kỳ Sơn là ủy viên thường vụ bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương. Từ khi Tập Cận Bình trở thành tổng bí thư vào năm 2012 và chủ tịch nước vào năm 2013, Vương Kỳ Sơn đã chính thức trở thành cánh tay mặt của Tập trên mặt trận “đả hổ diệt ruồi”, trở thành nỗi sợ hãi đến mất ngủ của rất nhiều quan chức tham nhũng. Trong thực tế, Vương Kỳ Sơn được đánh giá là nhân vật quyền lực thứ hai trong đảng, chỉ sau Tập Cận Bình. Nhưng Vương Kỳ Sơn còn qua mặt Tập bằng vào kỷ lục số lần bị ám sát hụt. Nếu không có gì khác hơn hoặc biến động, về thực chất sẽ là cơ chế “Vượng diệt ruồi muỗi, Trọng diệt hổ” ở Việt Nam. Chiến dịch “chống tham nhũng” của Nguyễn Phú Trọng cũng vì thế đầy hứa hẹn sôi sục và quay quắt, cùng “cái lò” của ông hứa hẹn tỏa ra hơi nóng khủng khiếp trong năm 2018 này. Sau Đinh La Thăng, rất có thể sẽ là những cái tên quan trọng khác của giới quan chức - những “khúc củi” vừa khô vừa tươi - bị tống vào “lò”. Tin xấu đối với các đối thủ chính trị và đối tượng tham nhũng của ông Trọng là vào năm 2018, có lẽ bản “danh sách tử thần” của ông Trọng đang và sẽ ngày càng dài ra, bắt buộc Ủy ban Kiểm tra trung ương - cơ quan duy nhất được ông Trọng khen ngợi công khai “làm việc gì ra việc nấy” - phải hoạt động hết công suất, và Trần Quốc Vượng - dù muốn hay không - cũng phải trở thành “Vương Kỳ Sơn Việt Nam”. Còn tin rất xấu là vào đầu năm 2018, Nguyễn Phú Trọng dường như muốn phát đi thông điệp “chống tham nhũng công bằng”, thay cho “chống tham nhũng một bên” trước đây. Nếu trong nửa đầu năm 2018, Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn - nhân vật từng được ông Trọng sủng ái và chỉ định kiêm phó trưởng ban tuyên giáo trung ương vào năm 2016 - bị tống vào “lò” trong vụ “Mobifone mua AVG” và do vậy có thể “theo chân” Đinh La Thăng ra tòa, quan điểm “chống tham nhũng cả phe ta” của ông Trọng sẽ bắt đầu được chứng thực và trở nên nỗi kinh hoàng cho tất cả các phe. Phạm Chí Dũng
......

Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam gặp Tổng Lãnh Sự Canada và Hoa Kỳ tại Sài Gòn

BẢN TIN Vào lúc 13h30 ngày 19 tháng 3 năm 2018, quý viên chức Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ và Canada có đến Chùa Giác Hoa, Nơ Trang Long, Bình Thạnh thăm Hòa Thượng Thích Không Tánh và gặp mặt HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VN để tìm hiểu về tình hình Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền tại VN. Tham dự buổi gặp măt gồm có: Phái đoàn Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ và Canada: – Bà Mary Tarnowka, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. – Bà Pamela Pontius, viên chức chánh trị toà Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ. – Ông Kyle Nunas, Tổng Lãnh Sự Canada tại Sài Gòn. – Bà Monique Lamoureux, Tham Tán Chánh Trị toà Đại Sứ Canada tại Hà Nội. – Ông Đạt, thông dịch viên Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội. HĐLTVN gồm có: – Hoà Thượng Thích Không Tánh, Phật Giáo. – Chánh Trị Sự Nguyễn Kim Lân, Cao Đài. – Chánh Trị Sự Nguyễn Bạch Phụng, Cao Đài. – Linh Mục Nguyễn Xuân Lộc, Công Giáo. – Mục Sư Nguyễn Hoàng Hoa, Tin Lành. – Đạo Huynh Lê Văn Sóc, Phật Giáo Hoà Hảo. – Đạo Huynh Lê Quang Hiển, Phật Giáo Hoà Hảo. Sau khi Quý Chức Sắc Đồng Chủ Tịch HLTVN trình bày về những vị phạm về Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền của nhà cầm quyền CS đối với tôn giáo của mình và trao văn bản “Nhận định và Kiến nghị” cho các vị khách ngoại quốc, bà Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ đã cám ơn các Chức Sắc HĐLTVN và cho biết buổi gặp mặt này là để tìm hiểu thực trạng về Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền của các tổ chức tôn giáo độc lập tại VN mà trình lại cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để có đầy đủ dữ kiện trong cuộc đối thoại nhân quyền giữa VN và Hoa Kỳ sẽ xảy ra vào tháng 5 tới tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Tiếp theo, Ông Tổng Lãnh Sự Canada cũng cám ơn các Chức Sắc HĐLTVN và cho biết chánh phủ Canada rất chú trọng về nhân quyền, tự do tôn giáo và tự do ngôn luận nên buổi gặp mặt này ông sẽ tìm hiểu rõ về vấn đề này tại VN để đệ trình lên chánh phủ Canada. Buổi gặp mặt kết thúc vào lúc 16h cùng ngày. Xin đính kèm hình ảnh buổi gặp mặt và văn bản. Ngày 19 tháng 3 năm 2018 Kính tường trình Tổng Thư Ký HĐLTVN Lê Quang Hiển —- HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM: NHẬN ĐỊNH VÀ KIẾN NGHỊ GỞI QÚY TỔNG LÃNH SỰ CANADA VÀ HOA KỲ Kính thưa – Quý Vị Tổng Lãnh sự Canada và Hoa Kỳ – Quý Tùy viên Chính trị hai Tổng Lãnh sự quán Trước hết, Hội đồng Liên tôn chúng tôi, quy tụ nhiều chức sắc thuộc 5 Tôn giáo lớn tại Việt Nam đang tranh đấu cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền, hân hạnh được tiếp đón Quý Vị tại ngôi Chùa Giác Hoa mà Hòa thượng Thích Không Tánh hiện sống nhờ. Xin cảm ơn Quý Vị đã có nhã ý đại diện Quý Quốc để nghe những tiếng nói độc lập từ giữa lòng chế độ độc tài cộng sản Việt Nam. Chúng tôi cũng luôn ghi nhớ việc Quý Lãnh sự quán đã từng gặp Hội đồng chúng tôi ngày 03-06-2016 tại chùa Liên Trì rồi ngày 17-10-2016 tại chùa Giác Hoa, cũng như đã từng viếng thăm và bênh vực chùa Liên Trì trước khi điện thờ Đức Phật ấy bị nhà cầm quyền Việt Nam phá hủy lấy đất mà chẳng bồi thường thỏa đáng. I- Nhận định Nhân cơ hội gặp gỡ quý báu này, Hội đồng chúng tôi kính mời Quý vị lắng nghe một vài nhận định của chúng tôi về hiện tình Việt Nam, nơi Quý vị đang thi hành sứ mạng ngoại giao của mình. 1- Đảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng duy nhất đang cai trị đất nước chúng tôi, kể từ đầu năm 2017, đang tiến hành mạnh mẽ “cuộc chiến chống tham nhũng” như cách họ gọi, dưới sự điều khiển của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, với nhiều bản án đã, đang và sẽ được đưa ra cho nhiều quan chức. Nhưng theo nhận định của Phong trào Dân chủ nói chung và của chúng tôi nói riêng, đây chỉ là cuộc chiến tranh giành quyền lực và quyền lợi giữa các phe nhóm khác nhau trong đảng Cộng sản, cái quyền lực mà từ lâu đảng đã cướp từ nhân dân và những quyền lợi họ đã thâu tóm do bóc lột tài nguyên đất nước và tài sản dân lành. Bởi lẽ một chế độ độc tài độc đảng chỉ có thể đẻ ra tham nhũng và không bao giờ có thực tâm lẫn khả năng làm sạch bộ máy cai trị. Vì “Quyền lực làm con người tha hóa. Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối” như Lord Acton đã phát biểu. 2- Nhà cầm quyền Việt Nam đang tham dự phiên họp thường kỳ lần thứ 37 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) tại Genève, Thụy Sỹ (26-2 đến 23-3-2018). Như bao lần khác trước đó -và như trong các cuộc “Đối thoại nhân quyền thường kỳ” giữa Việt Nam với các quốc gia dân chủ Âu Mỹ- phái đoàn của Hà Nội sẽ đưa ra một bức tranh tốt đẹp về tình hình nhân quyền tại Việt Nam với những cam kết long trọng. Nhưng đối với chúng tôi, đấy cũng chỉ là một màn mới trong vở kịch trường thiên lừa gạt Quốc tế của Cộng sản. Bởi lẽ họ vẫn tiếp tục chính sách đàn áp nhân dân Việt Nam trên mặt luật pháp và trên mặt thực tế để duy trì quyền lực cho đảng Cộng sản. Sau đây là một số sự việc tiêu biểu: a- Từ 01-01-2018, bắt đầu có hiệu lực nhiều bản văn pháp lý quan trọng như Bộ luật Hình sự sửa đổi, Luật Tín ngưỡng Tôn giáo. Được biên soạn theo ý đảng chứ chẳng theo lòng dân, các bộ luật này tỏ ra khắt khe hơn các bộ luật cũ, với sự kiểm soát ngặt nghèo hơn đối với các hoạt động của công dân và sự chế tài trừng phạt vươn cả đến giai đoạn chuẩn bị cho các hành vi bị coi là tội phạm (Bộ luật Hình sự), với việc hình sự hóa mọi hoạt động tôn giáo để buộc mọi Giáo hội phải luôn xin phép nhà cầm quyền trong tất cả những gì liên quan tới đức tin (Luật Tín ngưỡng Tôn giáo). Bên cạnh đó, việc nhà cầm quyền đang dự thảo Luật về Hội mà chẳng hề lấy ý kiến nhân dân, nhằm cấm cản thành lập hoặc cưỡng bức vào tròng mọi tổ chức xã hội dân sự độc lập; rồi Luật An ninh mạng nhằm kiểm soát chặt chẽ các mạng xã hội, các trang web và trang blog; thiết lập các cơ quan của quân đội và công an nhằm theo dõi và tác chiến trên internet… Tất cả cho thấy họ có ý định gia tăng khống chế và lèo lái tâm tình lẫn tư tưởng của nhân dân theo ý đảng, giới hạn thậm chí bóp nghẹt quyền tự do lập hội và tự do ngôn luận tại Việt Nam. b- Trên thực tế, trước hiện tình chính trị ngày càng áp bức, kinh tế ngày càng tụt hậu, văn hóa ngày càng suy đồi, môi trường ngày càng ô nhiễm, xã hội ngày càng hỗn loạn, luật pháp ngày càng bất công, nhất là an ninh quốc phòng ngày càng bấp bênh nguy hiểm, nhiều công dân riêng lẻ hoặc tập thể đã can đảm lên tiếng. Thế nhưng họ đã bị nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp cách khốc liệt. Vào giữa tháng 11-2017, NOW!Campaign, một sáng kiến chung của 15 tổ chức xã hội dân sự quốc tế, đã công bố danh sách 165 tù nhân lương tâm mà Việt Nam tại thời điểm đó đang giam giữ. Họ là luật sư nhân quyền, chiến sĩ dân chủ, ký giả độc lập, nhà hoạt động công đoàn, công dân tranh đấu về môi trường và đất đai, tín đồ tôn giáo thiểu số không đăng ký. Tất cả họ đều hành động cách ôn hòa, không cổ suý bạo lực hay thù hận. c- Với những điều trong Bộ luật Hình sự bị quốc tế lẫn người dân trong nước từ lâu lên án (như 79, 88, 258 cũ, 109, 117, 331 mới); với tiến trình bắt bớ thô bạo, thẩm vấn thiếu luật sư hiện diện; với những phiên tòa trong đó thẩm phán và công tố toa rập cùng nhau, luật sư biện hộ thường xuyên bị ngắt lời, bằng chứng không được xem xét thấu đáo, bị can chẳng được thoải mái trình bày, thân nhân ruột thịt bị hạn chế hiện diện, bằng hữu không được tham dự, thậm chí còn bị đánh đập và cướp bóc, rất nhiều tù nhân lương tâm đã phải lãnh những bản án bất công, nặng nề: Nguyễn Quang Thanh và Tạ Tấn Lộc 14 năm, Huỳnh Hữu Đạt 13 năm, Vương Văn Thả 12 năm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm, Trần Thị Nga 9 năm. Nguyễn Văn Hóa và Vương Văn Thuận 7 năm, Phan Kim Khánh, Nguyễn Nhật Trường, Nguyễn Văn Thượng, Bùi Văn Trung 6 năm, Nguyễn Văn Oai, Bùi Văn Thâm 5 năm. Những bản án tập thể cũng nặng nề không kém. Nhóm 5 thanh niên ở An Giang 19 năm vì treo cờ vàng (xử 21-12-2017), Nhóm 9 người ở Bình Định 83 năm vì rải truyền đơn (xử hôm 28-12-2017). d- Các tôn giáo tiếp tục bị đàn áp khốc liệt. Mục sư Tin lành Nguyễn Trung tôn, ngày 27-02-2017 đã bị bắt cóc, tước đoạt đồ đạc, đánh đập nhừ tử rồi bỏ mặc trong rừng; đến ngày 30-07-2017 lại phải cầm tù vì bị cáo buộc “có âm mưu lật đổ nhà nước.” Đan viện Công giáo Thiên An tại Thừa Thiên-Huế bị sách nhiễu, vu khống, hăm dọa, phá hủy Thánh giá, hành hung đan sĩ ngày 28 và 29-06-2017. Nhiều Giáo xứ tại Giáo phận Vinh (như Phú Yên, Song Ngọc, Văn Thai, Đông Kiều, Kẻ Gai, Phúc Lộc) bị công an và côn đồ trong Hội Cờ Đỏ tấn công suốt năm 2017. Chức sắc Phật giáo và Công giáo bị ngăn chận cầu nguyện chung nhân Ngày Nhân quyền 10-12-2017. Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy bị cản trở cử hành đại lễ Đản sanh Đức Huỳnh Giáo chủ ngày 11-01-2018. Mục sư Tin lành Đoàn Văn Diên bị bắt đi bắt lại nhiều lần từ ngày 24-12-2017 để buộc con trai là nhà hoạt động công đoàn Đoàn Huy Chương phải ra trình diện. Chánh trị sự Hứa Phi của Cao Đài tại Lâm Đồng từ hôm 12-01-2018 bị sách nhiễu liên tục đến độ lâm trọng bệnh. Hai đồng đạo đến thăm ông ngày 05-02-2018 cũng bị hành hung đến trọng thương. Sáu tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, trong đó có 3 cha con ông Bùi Văn Trung, đã bị tuyên án 22 năm trời ngày 09-02-2018 chỉ vì lập đạo tràng để cầu nguyện… II- Kiến nghị 1- Xin Quý Chính phủ Hoa Kỳ và Canada thường xuyên theo dõi tình hình nhân quyền trong chế độ cộng sản độc tài toàn trị tại VN, cái chế độ mà kể từ năm 1917 đến nay, đã chỉ xây dựng bằng bạo lực và dối trá, trên nước mắt và xương máu của công dân mình, đồng bào mình. Việc viện trợ cho một chế độ bất chính và bất công như thế cần được cân nhắc hết sức cẩn thận, nếu không sẽ trở thành tiếp sức cho sự độc tài và tàn ác. 2- Xin Quý Chính phủ Hoa Kỳ và Canada luôn đặt điều kiện về nhân quyền, khi bang giao với nhà nước Việt Nam dù trên phương diện kinh tế, văn hóa, thương mãi, quân sự…; và sẵn sàng có những biện pháp chế tài (danh sách CPC chẳng hạn) lúc thấy Hà Nội có những vi phạm nhân quyền liên tục và nghiêm trọng. Thực ra thì đã có rồi. 3- Xin Quý Chính phủ Hoa Kỳ và Canada nhanh chóng và tích cực áp dụng Đạo luật Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky mà Quý quốc đã thiết lập, ngõ hầu răn đe hữu hiệu giới cầm quyền tại Việt Nam vốn liên tục áp bức các công dân, các tổ chức, các tôn giáo để tước đoạt tài sản của họ rồi tìm cách chạy sang các nước phương Tây để an nhàn hưởng thụ. 4- Xin Quý Chính phủ Hoa Kỳ và Canada nhớ rằng chỉ có những người dân Việt Nam yêu chuộng công lý và sự thật, chỉ có một chính quyền Việt Nam tôn trọng nhân quyền và dân chủ, mới là bạn bè đích thực của Quý Quốc. Và lúc đó, sự giúp đỡ của Quý Quốc về mặt kinh tế, văn hóa, khoa học cho đất nước chúng tôi mới mang lại hiệu quả thực sự và mới được toàn dân Việt Nam tri ân lâu dài. Trước mắt, xin Quý vị giúp cho Phong trào Dân chủ Nhân quyền trên đất nước chúng tôi được toàn thắng. Chúng tôi chân thành cảm ơn tất cả Quý vị. Làm tại Việt Nam nhân cuộc gặp mặt 19-03-2018 tại chùa Giác Hoa, Sài Gòn Hội đồng Liên tôn Việt Nam đồng ký tên: Cao đài: – Chánh trị sự Hứa Phi (điện thoại: 0163.3273.240) – Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân (điện thoại: 0988.971.117) – Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng (điện thoại: 0988.477.719). – Chánh trị sự Nguyễn Đình Cúc (điện thoại: 01664967257). – Chánh trị sự Lê Thị Nho (điện thoại: 0977697579). – Thông sự Đoàn Công Danh (điện thoại: 0977.961.750) – Thông sự Đặng Văn Đáo (điện thoại: 0933.963.378). – Thông sự Nguyễn Ngọc Lưu (điện thoại: 0167.7551.167). Công giáo: – Linh mục Ta-đê-ô Nguyễn Văn Lý (điện thoại: 0932211438) – Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi (điện thoại: 0984.236.371) – Linh mục Giu-se Đinh Hữu Thoại (điện thoại: 0935.569.205) – Linh mục Phao-lô Lê Xuân Lộc (điện thoại: 0122.596.9335) – Linh mục Giu-se Nguyễn Công Bình (điện thoại: 01692498463) Phật giáo: – Hòa thượng Thích Không Tánh (điện thoại: 0165.6789.881) – Thượng tọa Thích Từ Giáo (điên thoại: 0912.717.819) – Thượng tọa Thích Đồng Minh (điện thoại: 0933.738.591) – Thượng tọa Thích Vĩnh Phước (điện thoại: 0969.992.087) – Thượng tọa Thích Đức Minh (điện thoại: 0165.348.2276) Phật giáo Hoà hảo: – Ông Nguyễn Văn Điền (điện thoại: 0122.870.7160) – Ông Lê Quang Hiển (điện thoại: 0167.292.1234) – Ông Lê Văn Sóc (điện thoại: 096.4199.039) – Ông Phan Tấn Hòa (điện thoại: 0162.6301.082) – Ông Bùi Văn Luốc (điện thoại: 0169.612.9094) – Ông Hà Văn Duy Hồ (điện thoại 012.33.77.29.29). – Ông Trần Văn Quang (điện thoại 0169.303.22.77) Tin lành: – Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa (điện thoại: 0121.9460.045) – Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng (điện thoại: 0906.342.908) – Mục sư Đoàn Văn Diên (điện thoại: 01676923013 ) Với sự hiệp thông của Mục sư Nguyễn Trung Tôn đang ở trong lao tù cộng sản. http://viettan.org/hoi-dong-lien-ton-viet-nam-gap-tong-lanh-su-canada-va...
......

Triệu tập Nguyễn Tấn Dũng – Tại sao không?

Vụ 800 tỷ Oceanbank đang xử. Khi Đinh La Thăng khai vai trò của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên quan đến sự chỉ đạo, đồng ý để PVN bưng một núi tiền sang “gửi” Oceanbank, nhưng thấy hội đồng xét xử (HĐXX) bỏ qua, không triệu tập ông Dũng. Toà cho qua. Nhưng tôi nghĩ, ở quyền lợi bị cáo, Đinh La Thăng và các bị cáo khác nên yêu cầu triệu tập ông Dũng ra toà đối chất. Tại sao không? Và một khi đã có yêu cầu từ bị cáo, thì toà phải triệu tập. Phải xem đây là nguyên tắc bắt buộc, không được từ chối. Trước toà, HĐXX phải triệu tập nhân chứng, người bị hại, hoặc các cá nhân liên quan khác theo yêu cầu của bị cáo. Không thể vin cớ “không cần thiết” (theo quan điểm của HĐXX) để từ chối yêu cầu triệu tập. HĐXX cho rằng “không cần thiết”, nhưng bị cáo lại cho rằng “cần thiết”, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo trong khi xét xử, thì HĐXX không có quyền từ chối. Sẽ là sai phạm, bất công lớn khi HĐXX tự coi việc triệu tập là quyền của toà, chứ không phải quyền của bị cáo. Rất nhiều, nếu không muốn nói là đa phần các vụ án (đặc biệt án chính trị), HĐXX đều từ chối các yêu cầu triệu tập của bị cáo. Ở vụ án của tôi trước đây, không chỉ yêu cầu tại toà, trước cả hai phiên xét xử (sơ và phúc thẩm), tôi đều có đơn yêu cầu triệu tập các cá nhân liên quan (được cáo trạng xem là đối tượng “bị hại” trong vụ án) gồm: Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Nông Đức Mạnh… Đặc biệt với trường hợp Nguyễn Tấn Dũng, tôi yêu cầu “nếu triệu tập không đến thì phải dẫn giải”. Nhưng đã không “đối tượng bị hại” nào được triệu tập, không “người bị hại” nào được dẫn giải tới toà. Xét xử một bị cáo về hành vi “xâm hại” đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, mà không có sự đối chất với đối tượng “bị hại”, không xác định được ai là người bị hại. Đến giờ, tôi vẫn tin rằng, không ai trong số họ (cả ông Nguyễn Tấn Dũng) dám cho rằng những bài viết của tôi là “xâm hại, bôi nhọ", làm giảm "uy tín chính trị” của họ. Và thật sự, nếu triệu tập họ đến toà, nếu cho đối chất sòng phẳng, công tâm, thì tôi xử họ chứ làm sao họ xử được tôi. Nguyên tắc tranh tụng trước toà, không có sự đối chất này, coi như phiến diện, một chiều, dễ mắc oan sai. Trở lại vụ đại án đang xử. Đinh La Thăng, và các bị cáo khác nên yêu cầu toà triệu tập cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Phải ý thức rằng đó là quyền đương nhiên của bị cáo. Các thẩm phán chủ toạ phiên toà, cũng nên trưởng thành hơn trong nhận thức để hiểu rằng: Triệu tập, không chỉ là quyền của toà án, cơ quan điều tra, công tố, mà còn phải được xem là quyền của bị cáo. Tước bỏ quyền này là tước bỏ nguyên tắc công bằng trong tranh tụng, xét xử, là xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo. Nhận thức vậy, hiểu được vậy, thì Nguyễn Tấn Dũng hay bố, tổ, tông ti thằng X cũng phải triệu đến toà. Nhận thức vậy, xử vậy, thì khối kẻ đã vào tù thay tôi. Nhận thức vậy, xử vậy, thì trước toà hôm nay, sẽ không chỉ là Đinh La Thăng. Trương Duy Nhất
......

Thấy gì qua vụ án Đinh La Thăng? Phần II: Những cuộc đấu đá ngày càng quyết liệt

Đảng thay đổi bản chất? Nhiều người, thậm chí nhiều nhân sĩ, trí thức biết thao thức với đất nước, thời cuộc trước hiện trạng ngày nay vẫn còn ý nghĩ ai oán và như tiếc nuối rằng cái đảng ngày nay đã khác xưa, đảng ngày nay xuống cấp trầm trọng không như đảng cộng sản thời mới cướp được chính quyền? Đó là đảng không ngần ngại lột bỏ những câu khẩu hiệu ru ngủ dân nghèo trước đây rằng đây là "đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, giai cấp tiên phong nòng cốt của cách mạng", bởi công nhân Việt Nam đang rên xiết dưới sự bóc lột của những ông chủ, những nhà tư bản đến từ Trung Cộng, Đài Loan, các nước "tư bản chủ nghĩa" nhưng đảng nhắm mắt làm ngơ. Rồi khi họ phản ứng bằng những cuộc đình công, những cuộc biểu tình đòi tăng lương, giảm giờ làm, tăng phụ cấp... là những phong trào đảng đã ra sức kêu gọi, sử dụng và tổ chức khi đảng chưa cướp được chính quyền, thì nay đảng luôn cho lực lượng cảnh sát "còn đảng còn mình" đế trấn áp họ và đứng về phía "bọn bóc lột". Trong các công ty đó, lẽ ra lực lượng gọi là "Công đoàn" thường được lập ra để bảo vệ công nhân, thì ngược lại, họ chỉ được lập ra với sự cho phép của đảng và nhằm bảo vệ những kẻ bóc lột đưa lại lợi ích cho đảng. Đó là việc đảng đã từ bỏ khẩu hiệu "xóa bỏ chế độ người bóc lột người" để khôi phục chế độ đảng bóc lột dân. Từ chỗ theo Chủ nghĩa Mác - Lenin, coi việc thuê người lao động là "bóc lột" quy định đảng viên không được "bóc lột" - thuê lao động, thì nay đảng đã dẫn đầu việc cho đảng viên, cán bộ của mình thỏa sức bóc lột người dân bằng mọi hình thức, thậm chí là cướp bóc trắng trợn như các dự án BOT là điển hình gần đây. Đó là việc đảng từ bỏ khẩu hiệu "vì hạnh phúc của nhân dân", "thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi" là nhiệm vụ của lực lượng công an, nay thì đảng chẻ hoe rằng lực lượng này "chỉ biết còn đảng, còn mình". Đó là việc đảng thẳng thừng trấn áp những quyền tự do cơ bản của con người như quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do hội họp, biểu tình... Những điều mà trước đây đảng luôn xúi giục thanh, thiếu niên, phụ nữ, người già miền Nam tiến hành. Đó là việc đã thẳng tay trấn áp các tôn giáo bằng nhiều hình thức, từ bạo lực, dối trá, trấn áp cho đến sự khuynh loát và đầu độc một cách tinh vi nhằm xóa bỏ bản chất của tôn giáo, chỉ nhằm để phục vụ sự cầm quyền của đảng. Đó là việc đảng từ bỏ cái chiếc bánh vẽ lâu nay gọi là "lý tưởng XHCN", rằng "đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân", nay đảng bằng mọi cách vơ vét quyền lợi về cho đảng từ cái ghế chức vụ, các dự án tượng đài, các dự án nhà cửa cao cấp cho cán bộ đảng... cho đến cả cái chỗ chôn cho các cán bộ đảng, những thành "Vạn Niên" thời cộng sản. Không chỉ bóc lột sức lao động, xương máu của người dân bằng những đồng thuế, đảng còn cướp không ruộng đất, tài sản của những người nông dân là "giai cấp liên minh" của đảng bằng những dự án, bằng cái gọi là "Đất đai sở hữu toàn dân" nhưng do nhà nước quản lý và sở hữu. Đó là việc đảng đã thẳng tay trấn áp những người yêu nước, chống ngoại xâm, chỉ vì họ đã dám cất tiếng nói, thể hiện tinh thần vì đất nước, xã hội tiến bộ và lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Đó là việc đảng đã không ngần ngại từ bỏ cái gọi là "tinh thần bất khuất" "không có gì quý hơn độc lập, tự do" để quỵ lụy ngoại bang, rước giặc vào nhà bằng sự hèn nhát từ thái độ đến hành động và lời nói của các quan chức của đảng. Đó là việc đảng đã không ngần ngại coi kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam là chủ nghĩa Bành trướng Đại hán Bắc Kinh, để cung cúc và hèn hạ chịu nhục nhã tôn xưng làm quan thầy, là bạn "16 chữ vàng và 4 tốt", hậu quả là lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc dần dần rơi vào tay giặc. Phải chăng, đảng cộng sản ngày nay đã khác đảng cộng sản Việt Nam ngày trước về bản chất? Xin thưa là không. Hoàn toàn không. Trái lại, có thể nói, trong lịch sử lịch sử của đảng CSVN, chưa bao giờ đảng thể hiện đúng bản chất của mình như trong thời gian này. Chỉ đơn giản là bởi ngày trước, khi mới cướp được chính quyền, thế đứng chưa vững, nhà tù, súng đạn chưa sắm được đầy đủ, thì con bài lừa bịp và dối trá được vận động hết công suất, tạo ra những chiếc bánh vẽ thơm tho về bản chất của đảng cũng như về một ngày mai tươi sáng" nhằm ru ngủ đám dân chúng dân trí thấp kém đi theo đảng kiếm "tương lai". Nhưng, khi đã "đủ lông, mạnh cánh" với đầy đủ nhà tù, súng đạn, đảng đã không ngại ngần trở mặt thể hiện đúng bản chất cướp bóc, bạo lực và dối trá của mình trước thiên hạ và cả thế giới mà không lo gì thể diện hoặc sự phản ứng. Những cuộc đấu đá ngày càng quyết liệt Trong bối cảnh thể hiện bản chất của mình không ngần ngại, đảng đã vứt bỏ luôn chiếc mặt nạ vốn được giấu kỹ, trau chuốt rằng "Đảng ta là đạo đức, là văn minh" là "trong sạch, vững mạnh" "bách chiến bách thắng" và "giữ gìn sự đoàn kết trong đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình"... để thực hiện những cuộc đấu đá phe nhóm hết sức máu lửa. Đó là sự đấu đá quyết liệt theo đúng bản chất "Đấu tranh giai cấp" - một nội dung chủ yếu trong việc dùng bạo lực và bất chấp mọi thứ để giành quyền lợi về tay mình của chủ thuyết cộng sản. Cuộc đấu tranh đó diễn ra ngày càng khốc liệt từ thấp đến cao với danh nghĩa "chống tham nhũng", một cụm từ rất mỹ miều vốn đã đánh lừa hàng triệu người dân Việt Nam lâu nay. Thế nhưng, liệu có "chống" được tham nhũng hay không? Khi mà cuộc chiến chống tham nhũng này đã được đảng phát động từ 30 năm nay và càng chống thì tham nhũng ngày càng phát triển từ hiện tượng, dần đến trở thành vấn đề và hiện nay là quốc nạn. Hẳn nhiên, ai cũng biết một điều, một căn bệnh xuất hiện ra bên ngoài, không chỉ là sự ghẻ lở, thối tha thường thấy, mà nó có nguồn gốc và bản chất từ bên trong. Khi cơ thể con bệnh xuất hiện những hạch, những khối u, những lở loét... bên ngoài cơ thể, muốn chữa trị, tất nhiên không chỉ là bôi thuốc đỏ, uống xuyên tâm liên hoặc thuốc an thần, giảm đau mà phải truy tìm nguồn gốc, nguyên nhân của những khối u, những lở loét đó mới có thể có phương án điều trị. Đã có một thời, khi Nguyễn Tấn Dũng đang làm thủ tướng chính phủ, vai trò của Đảng do Nông Đức Mạnh cầm đầu bị lu mờ đến mức người ta nghĩ đảng ra rìa khi chứng kiến họ Nông thao thao bất tuyệt nhưng không có chút trọng lượng nào. Chỉ có Nguyễn Tấn Dũng tay hòm chìa khóa và tiền hô hậu ủng làm bất cứ điều gì ông ta thích, giải thích bất cứ điều gì dù ngược xuôi theo ý ông ta muốn mà đảng ngồi đó câm như thóc. Thế rồi họ Nông trở về bản chất đời thường bằng việc bất chấp "quan trên trông xuống, người ta trông vào" để "vui thú điền viên" với cô bồ trẻ gây nhiều xì xầm, bàn tán, Nguyễn Phú Trọng lên ngôi, quyết tâm trụ lại bằng được sau khi kêu gào "chống tham quyền cố vị". Sau khi củng cố được vị thế của mình, Nguyễn Phú Trọng bắt đầu cuộc chiến phe nhóm đến hồi khốc liệt nhất manh danh hiệu "Chống tham nhũng" - cuộc chiến "ta đánh ta". Thế nhưng, "cuộc chiến chống tham nhũng" mà đảng CS phát động mấy chục năm qua, chỉ là việc bôi thuốc đỏ vào nhưng ổ di căn của căn bệnh ung thư tham nhũng. Và càng can thiệp, càng điều trị thì căn bệnh càng nhanh chóng dẫn đến sự lở loét và thối tha khắp nơi. Bởi, bản chất của cộng sản là sự độc tài, mà đã độc tài ắt hẳn dẫn đến đặc quyền, đặc lợi và tham nhũng. Chỉ có điều, nếu như chế độ phong kiến độc tài cá nhân một ông vua, thì ngày này cả đất nước có một hệ thống vua tập thể đua nhau mặc sức phá hoại đất nước bất chấp mọi nguyên tắc, luật lệ. Bởi nguyên tắc, luật lệ cũng do đám vua tập thể này đưa ra nhằm phục vụ cho việc độc quyền chiếm đoạt quyền lực vào tay mình, để qua đó, bòn rút xương tủy của người dân và tài nguyên đất nước. Cũng cái gọi là "cuộc chiến chống tham nhũng" trong giai đoạn này có vẻ quyết liệt hơn, nhức nhối hơn vì đảng đã thể hiện hết tất cả những chiêu trò làm cho đất nước suy vong, xã hội bại hoại đến mức cùng kiệt. Và cũng vì vậy, tài nguyên của đất nước không còn dồi dào như xưa có thể dễ dàng chia chác và bóp nặn. Khi có những khó khăn trong việc kiếm chác và quyền lợi, thì bầy kền kền trở mặt tranh ăn lẫn nhau và cắn xé nhau là điều dễ hiểu. Và đó cũng là nguyên nhân cho "cuộc chiến chống tham nhũng" đến những cao trào gay cấn. Và Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cũng như hàng loạt đối thủ không thuộc phe nhóm của ông ta đã bị đưa vào vòng đấu quyết liệt. Cuộc chiến đó, không chỉ vì quyền lợi của phe nhóm, mà còn ẩn chức sự trả thù và hằn học đối với phe thất thế. Điều đó cũng thể hiện tính chất thù hằn của những người cộng sản, trước đây là với kẻ thù của giai cấp, và nay thể hiện với chính đồng chí của mình. Sở dĩ có thể nói vậy mà không thể chấp nhận rằng đó là cuộc chiến chống tham nhũng, bởi vì không thể có điều gì biện minh cho việc Nguyễn Phú Trọng chỉ chăm chú "nhóm lò" nhưng chỉ đốt những thanh củi không nằm dưới trướng mình bảo kê, cánh hẩu. Ai cũng biết một điều hiển nhiên rằng: Để leo lên đến những chức vụ, những cái ghế ngồi hái ra tiền kia, các "đồng chí" của ông ta đã phải trải qua nhiều giai đoạn, mà ở mỗi giai đoạn đó, là những chức vụ, những chiếc ghế béo bở. Và chỉ nhìn mọi mặt đời sống xã hội, thì cũng hiểu những "thành tích" của các cán bộ đó ra sao. Cũng qua đó, người ta hiểu rằng những tội ác, những của cải, những hậu quả để lại cho đất nước, xã hội đã như thế nào. Do vậy, có thể nói không ngoa rằng: Rất khó có thể tìm ra một cán bộ cộng sản với bàn tay sạch. Tất cả chỉ là "những đồng chí chưa bị lộ" mà thôi. Thế nhưng, những kẻ rước giặc vào nhà vẫn nghiễm nhiên hoặc ngồi yên chỗ, hoặc hạ cánh an toàn". Võ Kim Cự, kẻ rước Formosa vào đầu độc biển Việt Nam và cả dân tộc này là một ví dụ điển hình. Hẳn nhiên ai cũng rất rõ, đằng sau Võ Kim Cự là những chức vụ to hơn, là Hoàng Trung Hải, là Nguyễn Tấn Dũng... Bởi vì một điều rất đơn giản, muốn chống được tham nhũng, trước hết cần tiêu diệt cơ chế đẻ ra tham nhũng. Việc chống tham nhũng chỉ là diệt phần ngọn của một loại cây độc. Mà cơ chế đẻ ra tham nhũng, cái gốc của cây độc đó, chính là chế độ độc tài, độc quyền, độc trị mà đảng đang bằng mọi cách níu giữ nhằm chiếm lấy lợi ích vào tay một nhóm người. Trong khi đó, Nguyễn Phú Trọng đang là điển hình cho mẫu gương của việc "tham quyền cố vị" - một hình thức tham nhũng lớn nhất về quyền lợi chính trị, qua đó bòn rút xương máu người dân về tay đảng. Bởi ông ta sợ "đánh chuột" lại "vỡ bình". Và cuộc đấu đá mang danh chống tham nhũng" này ngày càng quyết liệt hơn khi nguồn lực đất nước đã cạn kiệt đến tận đáy./.
......

“Hiệp Sĩ” đã bắt đầu như thế!

Tôi khởi viết những dòng chữ đầu tiên này khi chị Phạm Đoan Trang - một nhà báo tự do - vừa bị công an bắt. Nhưng dù chị được thả ra hay lại bị bắt lại, tôi tin rằng chị vẫn luôn luôn là người tự do. Những hàng rào công an hay bốn bức tường gạch của chế độ này, dù có muốn, cũng không thể giam giữ tâm hồn của người phụ nữ ấy. Trong một bài viết sẵn, để chia tay tự do, mang tên “Chúng sẽ đến trong 5 phút nữa”, tôi nghe chị mô tả về một buổi làm việc của chị với công an có cả tiếng đàn guitar và tiếng mưa rơi. Điều gì làm cho Hà Nội trong con mắt của người phụ nữ bị truy bức ấy vẫn gần gũi, thân thiết và đẹp lạ lùng như thế? Mỗi người có một chọn lựa. Nhưng chọn trở về, ở lại, đối mặt và sống cùng những khắc nghiệt của bạo lực… chắc hẳn giá trị mà chị theo đuổi phải là vô giá. Và tôi tin người phụ nữ này cũng đang cầm giữ một thứ hạnh phúc cũng vô giá không kém. Thế nên, tiếng đàn cùng những ca từ của “If” làm cho tấm lòng và tình yêu của chị trở nên tha thiết vô cùng. Ca nhạc sĩ David Gates viết “If” với hình ảnh người con gái ông mơ về, còn Đoan Trang hát “If” với cái chọn lựa khắc nghiệt của chị làm cơn mưa Hà Nội chợt ướt hết lòng tôi. Tôi thấy lòng mình cũng thổn thức theo tiếng đàn của người phụ nữ ấy. Phải rồi, “Chẳng có nơi nào là nhà nếu nơi đó không là quê hương. Và nếu khi nào trái đất ngừng quay, rồi chậm dần đi vào cõi chết, thì phút giây cuối cùng ấy, chúng ta cũng sẽ chọn ở cùng mảnh đất này”. Cách đây gần nữa thế kỷ, những người lính miền Nam đem vợ con vượt thoát đến vùng đất tự do rồi lại lặng lẽ quay trở về, dù con đường dẫn về quê hương phải mở lối bằng chết chóc và hàng vạn những gian nan. Thế mà sau hàng mấy thập niên xây dựng lại đất nước sau chiến tranh, ngày nay người VN hăm hở rời bỏ quê hương mà không hề dừng lại, tự hỏi xem mình đã đánh mất những gì! ** Cuộc rượt đuổi giữa nhà báo Đoan Trang và công an ly kỳ như một cuốn phim trinh thám. Chỉ khác nó không hề là một trò giải trí. Trong cuộc rượt đuổi đó, có những người lái xe ôm, đeo khẩu trang bịt kín mặt, chỉ còn đôi mắt để nhận diện nhau. Và người phụ nữ với đôi chân mang thương tích, với tâm hồn từng bị nhấn chìm, từng bị làm nhục, run rẩy bám chặt vào áo của người lái xe phía trước. Chị sợ!? Chắc chắn rồi. Mật vụ VN vẫn quen thói bắt cóc, hành hung bất kể ai, bất chấp phụ nữ. Chị Nguyễn Thị Thái Lai ở Khánh Hòa từng bị 4 người mặc thường phục xông vào đánh tới ngất xỉu; chị Thúy Quỳnh, Ngô Thị Hồng Lâm, Trang Nhung từng bị bắt cóc, bị thẩm vấn, bị đánh đập tàn nhẫn rồi quăng giữa đồng không mông quạnh vào lúc 9 giờ đêm, … Thế nhưng, bằng một cách nào đó, những con người thầm lặng lại đang bắt đầu nhân rộng. Tôi cảm nhận được sự vươn dậy mạnh mẽ của đám đông đang nhân rộng đó. Họ đang đón chào bóng tối, mặc nhiên chấp nhận trả những cái giá không rẻ chút nào để làm nhân tố tạo nên đổi thay. Sẽ chẳng ai biết đến những gì Ls Phạm Công Út đã làm, nếu hôm nay ông không bị khai trừ khỏi Luật Sư Đoàn của thành phố. Nhiều người có lẽ bàng hoàng khi nhận tin ông bị khai trừ, nhưng hãy nghe chính Ls Út nói về những suy nghĩ của ông khi nhận quyết định này: “Tôi cho luật sư giống như hiệp sĩ thời phong kiến của Châu Âu. Khi làm hiệp sĩ thì có lúc thắng có lúc bại. Lúc thắng thì mang cái thắng đến cho người khác, còn lúc bại thì mình là người phải trả giá. Dấn thân vào con đường hiệp sĩ thì phải chấp nhận vậy thôi.” Chia sẻ của Ls Phạm Công Út làm chúng ta chợt nhận ra con người trong cái xã hội bị lên án là tiêu cực - vô cảm này, bắt đầu chán sống với sự giả dối. Và những cái bóng thầm lặng chung quanh nhà báo Đoan Trang trong buổi sáng chủ nhật ấy làm cho cơn mưa phùn Hà Nội chợt bớt rét. ** Hãy mường tượng cảnh người lái xe ôm đi thẳng vào quán, băng qua đám công an và ngồi dựa lưng vào chị. Hãy cảm nhận trọn vẹn sự ấm áp mà anh vừa trao cho người phụ nữ ấy. Sự xuất hiện của anh đâu có làm thay đổi được thực trạng. Công an vẫn ngồi đầy trong quán, nhưng chắc chắn Đoan Trang biết chị không một mình. Cái quang cảnh “cài răng lược” giữa giới hoạt động và công an; những chuyến xe máy của “phe ta” phóng ngang qua liếc mắt vào quán dò xét tình hình; những bóng người lảng vảng đây đó, … Họ chính là những nhân tố khiến buổi đối đầu của Đoan Trang trở nên lãng mạn một cách lạ lùng với tiếng đàn, mưa xuân, Romance và Serenade … Hãy nghe Đoan Trang Tâm sự về sự hiện diện của họ hôm ấy trong lòng chị: “Nhưng mọi người cũng không biết những cảm xúc trong tôi ngày hôm đó, họ không biết rằng họ có một phần ý nghĩa lớn như thế nào trong cuộc đời tôi, không biết rằng vì họ, vì những điều ấy, tôi thấy mình hạnh phúc biết bao nhiêu”. Nếu Đoan Trang là chất men gốc thì những hy sinh của chị đang tạo nên những chất men mới. Ngay chính Ls Phạm Công Út cũng không hề biết rằng Ls Ngô Anh Tuấn, người đồng nghiệp thường hay tranh luận, đã từng đem anh ra trước nhóm “chém anh tơi bời” (chữ của Ls Tuấn) lại trân trọng những đóng góp của anh cho xã hội và tha nhân đến thế. Và cũng chính sự thầm lặng của anh đã khiến Ls Tuấn tâm nguyện “sẽ viết tiếp những ước mơ còn dang dở của anh...” *** Có bao giờ người gặp nạn lại cảm thấy mình là hiệp sĩ? Tôi xúc động về cái cách gọi tên sự việc của Ls Phạm Công Út. Đất nước tôi hiện có rất nhiều những người đã chọn sống và hành động như thế. Tôi yêu đất nước mình vì tôi yêu những con người “hiệp sĩ” của đất nước tôi./.
......

Pages