2018

Xin đừng ngộ nhận

Hệ thống chính trị được sinh ra để làm gì? Để trả lời thì ai cũng nói được thôi, thứ nhất nó quản lý xã hội, thứ nhì nó quản lý kinh tế đất nước. Thế nhưng nếu đặt ngược lại câu hỏi, 2 mục tiêu đó họ đạt được không? Thì chắc chắn chúng ta sẽ thấy những con số zero tròn trĩnh. Quản lí xã hội thì buông bỏ hoàn toàn. Vai trò bảo vệ đất nước thì quân đội buông xuôi và xúi dân mang cờ đỏ sao vàng ra biển đấu với súng đạn Trung Cộng. Vai trò bảo vệ yên bình cho dân cũng buông, đẩy trách nhiệm đó cho những hiệp sĩ đường phố làm thay. Tòa án thì bao che cho những kẻ phạm tội, tội ấu dâm tù treo, giật 2 ổ bánh mì vô tù, tự bắt ăn trộm đột nhập vào nhà mình thì bị tù v.v.. Bảo vệ đất nước, không. Bảo vệ bình yên dân, không. Bảo vệ công lý, không. Vậy các bạn còn tin tưởng giao mọi thứ cho Đảng và nhà nước lo ư? Quản lí kinh tế thì sao? Họ mượn nợ thế giới để họ bòn rút rồi đổ món nợ lên đầu bạn. Việt Nam phồn vinh ư? Việt Nam có người sắm Rolls Royce, Bentley, Ferrari, Lamborghini không thua kém nước ngoài ư? Việt Nam có người sắm máy bay riêng như nước ngoài rồi ư? Đấy là bề nổi. Vậy tôi hỏi ngược lại bạn rằng, cộng hết tất cả tài sản của những đại gia giàu có đó, đủ trả nổi món nợ 431 tỷ USD nợ nước ngoài mà chính quyền đã nhân danh bạn để đi vay không? Việt Nam chỉ mới 4 tỷ phú USD tổng tài sản đó liệu trả nổi tiền lời 1 năm của số nợ 431 tỷ USD không? Rồi những triệu phú USD Việt Nam có là gì so với nước khác? Như vậy rõ ràng là, sự phồn vinh mà bạn thấy kia đó chính là số tiền xà xẻo các khoản vay nợ nước ngoài bằng cách này hay cách cộng với các cách ăn cướp tài sản nhân dân bằng chính sách, mà Thủ Thiêm là một ví dụ. Thực sự những sự giàu có của một nhóm người cực ít ỏi kia thực chất là sự vay mượn nước ngoài để tạo bề mặt "phồn vinh". Còn thực chất đằng sau bức màn "phồn vinh" kia là gì nhỉ? Là thu nhập dân chỉ có 2.300 usd sau 32 năm mở cửa, là hàng chục vạn lao động ra nước ngoài làm culi hoặc làm đĩ, là hàng vạn đồng bào bị cướp đất trở thành vô gia cư, là cảnh học sinh lội thác hoặc đu dây đi học, là blah blah blah... Rồi chỉ một chiến dịch bắt tham nhũng bạn đã vội mừng. Sao bạn không đặt câu hỏi, tại sao không ngăn cản tham nhũng từ đầu mà để nó ăn sạch rồi bắt thì gọi là công lao? Thực chất cái đó nó chỉ là sự sửa sai chứ chả công lao gì cả. Vậy thì cứ để sai trái làm nát bấy rồi sửa và réo lên rằng "Công tao lớn lắm đó!" mà bạn cũng vỗ tay hoan hô thì nói thật, bạn quá ngây ngô. Chưa hết, vậy bắt những thằng tham nhũng này và thay thằng khác thì có đảm bảo thằng đó sạch không? Tham nhũng khắp nơi thì cái thể chế chính trị không có lỗi à? ĐCS vô can à? Vậy thì lấy lí do gì để bạn tin? ĐCS tự cho mình độc quyền lãnh đạo đất nước. Vậy bạn có đặt câu hỏi, rằng thành quả của Đảng đâu mà đòi độc quyền? Nhìn đâu cũng chỉ là hậu quả. Từ chiến tranh tương tàn cho tới lúc hết chiến tranh thì cũng toàn là hậu quả. Thế đã chưa là quá đủ sao?
......

Jerusalem: Làm Thế Nào Để “Chia” Di Sản Quá Khứ?

Sáng thứ hai 14-5-2018, vài giờ trước khi Ivanka Trump đại diện Hoa Kỳ cắt băng khánh thành trụ sở Tòa đại sứ Mỹ ở Jerusalem, máu đã đổ ở dải Gaza (ít nhất 58 người bị giết và hàng ngàn người bị thương). Cuối năm ngoái, quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô Israel của Tổng thống Mỹ Donald Trump (ngày 6-12-2017) cũng đã tức thời gây ra phản ứng gay gắt từ cộng đồng thế giới. Giáo hoàng Francis nói “Tôi không thể giữ im lặng được nữa”. Liên minh châu Âu bày tỏ “lo ngại sâu sắc”. Các đồng minh Mỹ như Anh, Pháp, Đức và Ý đều cho rằng đây là một sai lầm. Tổng thư ký LHQ António Guterres nói rằng “bất kỳ giải pháp đơn phương nào cũng gây nguy hại cho triển vọng hòa bình đối với người Israel lẫn Palestine”… Tại sao Jerusalem lại là vấn đề lớn như vậy? Vùng đất của ba tôn giáo Jerusalem luôn buồn, hàng ngàn năm qua. Chúa Jesus từng nói rằng một người không thể có hai chủ. Trong khi đó, Jerusalem là mảnh đất thánh thiêng liêng với người Do Thái, Thiên chúa giáo và cả Hồi giáo. Có một vị trí trên bản đồ hệt như mọi thành phố khác nhưng Jerusalem tồn tại với nhiều màu sắc, nhiều sức mạnh và nhiều mối nguy hiểm hơn trong “kinh tuyến và vĩ tuyến của sự tưởng tượng tôn giáo”. Mảnh đất đầy đồi núi và khô khan này từng đứng nhìn sự hành hình Chúa Kitô và cũng từng chứng kiến sự lên trời của Đấng tiên tri Muhammad. Đó là chỗ duy nhất trên Trái đất được xem là nơi của sự cứu chuộc và phán xét cuối cùng. Trong Tân ước, Jerusalem chỉ “thành trì của ngày tận thế, thành phố cánh chung, nơi mà tất cả những kẻ lành tụ họp lại, thành trì mới, nơi mà sự công chính và hòa bình ngự trị”. Jerusalem Trong Kinh thánh, Jerusalem được nhắc đến 667 lần. Đó là miền đất hứa mà Chúa trời dành cho Abraham – kẻ đầy tớ trung thành của Người và được xem là tổ tiên dân Do Thái. Trong Sách Xuất hành (Book of Exodus), lời hứa đó được thể hiện cụ thể bằng Canaan – Đất Thánh – dành cho các bộ lạc du cư của Israel. Vua David đã biến Jerusalem thành kinh đô cho vương quốc mình và cách đây khoảng 30 thế kỷ, vua Solomon (con trai thứ hai vua David) đã xây ngôi đền đầu tiên trên mảnh đất thiêng. Khi bị đánh bại và bị tống lưu đày đến Babylon, người Do Thái càng nung nấu sự trở về. “Nếu ta quên ngươi, hỡi Jerusalem, hãy để bàn tay phải ta khô héo” – như trong Sách Thánh vịnh từng nói. Năm 70 (sau Công nguyên), ngôi đền thứ hai do vua Herod xây lại bị quân La Mã tàn phá và những gì còn lại của bức tường phía Tây thành Jerusalem hiện giờ là ngôi đền thiêng nhất với Do Thái giáo và bức tường đền sót lại cũng trở thành nơi thiêng liêng nhất. Người ta gọi đó là “Bức tường Than khóc”, vì người Do Thái thường đến đó kêu than về sự phá hủy ngôi đền thứ nhất (thời Solomon) và ngôi đền thứ hai (thời Herod). Jerusalem – như nhà thần học nổi tiếng Abraham Joshua Heschel viết ngay sau khi quân Israel chiếm đóng vào năm 1967 – là “một thành phố chứng nhân, một tiếng vang của vĩnh hằng”. Và nó cũng là thành phố của sự chờ đợi, nơi Chúa cứu thế sẽ lại xuất hiện và tái dựng ngôi đền. Chết ở Jerusalem là sự cứu chuộc vì Chúa. Với người Thiên chúa giáo, Jerusalem là nơi Chúa đã đau khổ, chết và phục sinh và đó cũng là nơi Ngài sẽ trở về để phán xét người sống lẫn kẻ chết. Các bản đồ Trung cổ luôn đặt Jerusalem ở trung tâm vũ trụ và những bức vẽ cũng cho thấy Jerusalem Trung cổ bay xuống Trái đất như một thành phố thượng giới. Ngày nay, người hành hương vẫn có thể chạm vào tảng đá nơi Chúa bị đóng đinh. Cây thập tự tất nhiên không còn nhưng Thiên chúa giáo vẫn xem nơi đó là “cái trục vô hình nối kết giữa hạ giới và thượng giới trong tấn bi kịch thiêng liêng của sự cứu rỗi”. Với Hồi giáo, Jerusalem là nơi thứ ba thiêng liêng nhất, sau Mecca và Medina. Đấng tiên tri Muhammad xem đây là thành phố của các đấng tiên tri đến trước mình. Và vì thế, trước khi Mecca trở thành trung tâm vũ trụ của Hồi giáo, Muhammad đã buộc tất cả tín đồ Hồi giáo hướng về Jerusalem cúi lạy. Theo Kinh Koran, chính Muhammad từng thực hiện chuyến bay đến Jerusalem vào một buổi tối với sự giúp đỡ của thiên thần Gabriel. Tại đó, nơi Chúa trời đã nhặt bụi bặm để tạo thành Adam, và trên chính tảng đá mà Abraham (tổ tiên dân Do Thái) chứng tỏ lòng trung thành không lung lay của mình bằng việc chấp nhận tế lễ đứa con trai Isaac, Đấng tiên tri Muhammad đã bước lên chiếc thang dẫn lên Thiên đường. Sự lên trời này đã xác tín cho sự tiếp nối liên tục giữa Muhammad và tất cả đấng tiên tri trước đó. Nó cũng thiết dựng một kết nối thiêng liêng giữa Mecca và Jerusalem. Bạo động dữ dội tại Gaza ngày 14-5-2018 (AFP) Bị chia đôi từ lúc nào? Jerusalem nằm ở chỗ giao nhau của Israrel và Bờ Tây, giữa Địa Trung Hải và Biển Chết, cách thành phố Tel Aviv-Yafo của Israel khoảng 50km về phía Đông Nam. Jerusalem được hình thành từ hai phần: Tây Jerusalem và Đông Jerusalem. Phần Tây, với cư dân chủ yếu người Do Thái, trở thành một phần của Israel từ khi nước này tuyên bố độc lập năm 1948. Đông Jerusalem, với cư dân chủ yếu cộng đồng Arab thuộc Palestine, từng bị Jordan chiếm vào quãng giữa năm 1949 và cuộc chiến Sáu ngày 1967. Israel cho rằng toàn bộ thành Jerusalem là thủ đô mình nhưng Palestine bác bỏ và Liên Hiệp Quốc cũng không công nhận. Trung tâm quần tụ các di tích tôn giáo ở Jerusalem là khu thành cổ. Bức tường được xây năm 1538 thời cai trị của thủ lĩnh Ottoman Suleiman I đã bao bọc thành cổ và Jerusalem hiện đại nằm phía ngoài quanh khu vực này. Phía Tây thành cổ là khu vực tập trung các cơ quan chính phủ Israel, trong đó có tòa nhà Quốc hội (Knesset), Tối cao pháp viện và khu phức hợp hành chánh. Nghĩa trang quốc gia Israel nằm trên ngọn Herzl, phía Tây khu hành chính-chính phủ. Người Do Thái Israel chiếm 73% dân số; 24% là dân Arab Palestine và phần còn lại là vài cộng đồng nhỏ như Do Thái Chính thống giáo. Alexander Đại đế chiếm Jerusalem năm 333 TCN và sau khi ông chết, vùng đất này rơi vào tay Ai Cập rồi Syria. Vua Herod bắt đầu cai trị vùng này năm 63 TCN. Năm 637, Jerusalem nằm dưới sự cai trị của Hồi giáo sau khi vua Hồi Umar I chinh phục. Đền thờ Vòm đá không lâu sau được xây, ngay tại vị trí cũ của đền thứ nhất (Solomon) và đền thứ hai (Herod). Thế kỷ 11, Jerusalem bị áp bức tàn bạo dưới bàn tay Thổ Nhĩ Kỳ và Giáo hoàng Urban II đã đứng ra kêu gọi cuộc thập tự chinh đầu tiên tiến về Trung Đông để đòi lại Đất Thánh. Quân Thập tự chinh tàn sát người Hồi giáo lẫn Do Thái và cai trị hà khắc cho đến khi Saladin lấy được thành phố cho người Hồi vào năm 1187. Năm 1517, Jerusalem lại rơi vào tay đế quốc Ottoman và tiếp tục trong tình trạng này cho đến thế kỷ 20. Thời Thế chiến thứ nhất, quân Anh dẹp sạch Ottoman khỏi Jerusalem và bắt đầu cai quản thành phố vào năm 1917. Năm 1947, Liên Hiệp Quốc đưa ra đề nghị biến Jerusalem thành một thành phố quốc tế. Bạo động giữa người Do Thái và Arab bùng lên dữ dội và kế hoạch trên bị bãi bỏ. Trong thời gian xảy ra cuộc chiến đầu tiên giữa Arab và Israel (1948-1949), Jordan đã vào cuộc và sau đó chiếm được phía Đông Jerusalem (trong đó có khu thành cổ). Lính và dân Do Thái bị đẩy lùi và kết quả cuối cùng là Jerusalem bị chia đôi. Nước Israel mới thành lập chiếm Tây Jerusalem và Jordan làm chủ Đông Jerusalem. Ranh giới được phân định bằng hàng rào, pháo đài và mìn. Sau cuộc chiến Sáu ngày 1967, Israel giành lại được Đông Jerusalem. Làm thế nào để “chia” di sản quá khứ? Chính lịch sử huyền hoặc đã làm cho Jerusalem đến nay vẫn là thành phố trung tâm của “địa lý tôn giáo” và đó cũng là lý do Jerusalem không chỉ thể hiện một cuộc xung đột chính trị dai dẳng ở Trung Đông giữa người Arab và người Do Thái. Cả Israel và Palestine đều có gốc rễ thật sự ở miền Đất Thánh và cả hai đều muốn xem Jerusalem là thủ đô mình. Vấn đề ở đây rõ ràng không đơn thuần là chuyện địa-chính trị. Không có giải pháp khả thi nào đối với vấn đề Jerusalem mà không tính đến những yếu tố ràng buộc liên quan đến thành phố, nơi hình thành, tồn tại và phát triển trong xung đột bởi các niềm tin tôn giáo. Nhà bình luận Newsweek Kenneth L. Woodward nói rằng cho dù ai kiểm soát Jerusalem đi chăng nữa thì cũng luôn bị câu thúc bởi cái áp lực về ý nghĩa của thành phố từng tích tụ hơn ba thiên niên kỷ chiến tranh, chinh phục và các mặc khải kỳ bí. Được ban phúc hay bị nguyền rủa, Jerusalem lúc nào cũng vẫn là thành phố được xây bằng những viên gạch tôn giáo. Nếu không thế, thành phố này sẽ không bao giờ trở thành cái mà nó đã trở thành trong hàng ngàn năm qua và cuối cùng nó đơn giản chỉ là một thành phố nhỏ trên một ngọn đồi nhỏ. Năm 1989, Mỹ bắt đầu thuê một khu đất tại Jerusalem với dự tính xây tòa đại sứ. Khu đất thuê với giá 1 USD/năm trong hợp đồng 99 năm vẫn bỏ trống trong nhiều năm. Năm 1995, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua điều luật, yêu cầu dời tòa đại sứ về Jerusalem, khi cho rằng Israel công nhận Jerusalem là thủ đô của họ thì Mỹ phải tôn trọng điều đó. Kể từ khi luật được thông qua, mỗi tổng thống Mỹ, từ Bill Clinton, George W. Bush đến Barack Obama, viện dẫn lý do an ninh, đều lảng tránh việc này, tiếp tục giữ tòa đại sứ tại Tel Aviv và lãnh sự quán tại Jerusalem.
......

TẠI SAO LẠI LÀ HIỆP SĨ? NUÔI CÔNG AN ĐỂ LÀM GÌ?

Thông tin về việc một nhóm người được mệnh danh là Hiệp sĩ đi bắt cướp, bị cướp tấn công lại, 2 người bị đâm chết và 3 người bị thương nặng phải vào bệnh viện vào đêm 13/5/2018 đã đặt lại một vấn đề mà bấy lâu nay đã có nhiều tiếng nói phản ứng, nhưng nhà nước bỏ ngoài tai: “Hiệp sĩ”. Câu chuyện đã được đặt ra từ lâu, khi một số người dân hăng hái đi săn bắt trộm cướp trên đường, sau đó được khen thưởng tặng bằng khen… Thậm chí có những nơi nhà nước còn ra văn bản thành lập các “Câu lạc bộ phòng chống tội phạm” với những quy chế cho họ thay công an làm việc của ngành công an, tặng bằng khen cho những người tự tổ chức đi bắt cướp. Điều này, đã đặt ra cho dư luận xã hội những vấn đề: Tính pháp lý, hiệu quả và hậu quả của việc đó ra sao? Trước hết, cần nói rằng việc người dân tham gia hỗ trợ việc bảo đảm an ninh là việc đáng khuyến khích. Ngày xưa, cha ông ta vẫn dạy: “Giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha” để khuyến khích tính tự giác của cộng đồng, của người dân với những điều xấu, điều ác gây cho cộng đồng, cho xã hội. Thế nhưng, ngày nay vấn đề đã khác. Trong xã hội Việt Nam ngày nay, người dân ngày càng trở nên vô cảm, thờ ơ trước đau khổ của đồng loại. Người ta sẵn sàng giữ chặt cái túi của mình, im lặng tránh xa tên móc túi trên ô tô. Bởi vì nếu nói ra, họ sẽ bị bọn trộm cắp trả thù và nhận được câu “dại”. Bởi nói ra, không được gì, lại phải chịu hậu quả là bị trả thù, và khi đó, chẳng ai dám lên tiếng bênh vực. Người dân sẵn sàng để người bị tai nạn giao thông hoặc một người chẳng may bị trúng gió, bị ốm ngất xỉu bên vệ đường mà không cứu giúp. Bởi đơn giản một điều: Nếu họ cứu giúp, đưa người đó vào bệnh viện, rất có thể “không phải đầu cũng phải tai”. Chẳng hạn, đưa nạn nhân vào bệnh viện, trước hết là họ trả tiền taxi, vào bệnh viện, phải nộp ngay mấy triệu đồng thì bác sĩ mới làm thủ tục nhập viện. Và rồi nếu chẳng may, người đó chết, thì biết đâu người có tinh thần nghĩa hiệp kia, sẽ phải rắc rối với ngay chính gia đình nạn nhân và cơ quan luật pháp. Vì người ta không thể tin được ngày nay lại có người tốt đến mức bỏ công việc, bỏ tiền để cứu giúp nạn nhân không quen biết dọc đường. Thế nên, nạn nhân cứ nằm im chịu chết trước việc mọi người đi qua, hoặc dừng lại chụp ảnh, quay video đưa lên mạng… và chỉ thế. Người ta có thể đứng im, nhìn nhà hàng xóm cháy để quay phim, bình luận… đúng nghĩa đen và nghĩa bóng câu của cha ông đã phê phán cái thói: “Cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại”. Vì sao vậy? Tại sao truyền thống cha ông từ ngàn xưa đến nay đã dạy tinh thần nghĩa hiệp, không chấp nhận cái xấu, cái ác nay người dân Việt lại sẵn sàng bỏ qua những tội ác hiển hiện ngay trước mắt mình? Điều này, chỉ có thể giải thích rất nhanh chóng và rõ ràng là bởi thể chế xã hội Cộng sản ngày nay, đã làm tha hóa và đạo đức xã hội suy đồi đến mức tận cùng. Khi mà cả xã hội đua nhau kiếm tiền bằng mọi giá, bằng mọi cách, đầu độc nhau bằng đủ loại thực phẩm bẩn, cơ quan nhà nước tiếp tay cho việc buôn bán thuốc chữa bệnh giả, nhà nước tìm mọi cách để thu thuế, còn sinh mạng người dân không cần quan tâm, mạng người không đáng để kể đến, thì việc chết thêm dăm bảy người cũng chỉ là chuyện bình thường. Nó cũng như khi nhà nước độc tài chỉ biết thu thuế mà không cần biết chất lượng xăng dầu đối với người dân ra sao, thì chuyện cháy, nổ hẳn nhiên xẩy ra thường xuyên. Chẳng sao, bởi hậu quả người dân chịu. Khi mà người ta cố chen nhau vào đảng, để kiếm cái ghế thật béo bở, và qua đó thì bóp nặn người dân, tham nhũng, cướp bóc… xảy ra ngang nhiên và sau đó thì huênh hoang về sự giàu có, lại được “kính trọng”, thì phản ứng đương nhiên của xã hội là “mạnh thằng nào thằng ấy chạy” và cái lý thuyết Mác – Lenin “Vật chất quyết định ý thức” được dịp thực hiện trên mọi phương diện. Mặt khác, trên bình diện quản lý nhà nước thì với nhà nước độc tài Cộng sản, mọi ý kiến người dân không đúng ý đảng, chỉ bảo vệ dân đều bị đánh phá đủ mọi cách, đủ mọi mánh khóe. Mọi trò bẩn thỉu, vu cáo đủ điều bằng hệ thống truyền thông hùng hậu thì việc người dân quan tâm đến công việc chung, lợi ích xã hội là điều hết sức khó khăn và hiếm hoi. Bởi bất cứ người dân nào, bất cứ ai cũng sẵn sàng trở thành “đối tượng phản động” và bị đánh cho te tua bằng đủ mọi cách từ công an giả danh côn đồ, bằng cách triệt hạ mọi đường sống. Thậm chí nhà tù luôn rộng cửa đối với những người biết yêu quê hương đất nước, biết đau đớn trước việc lãnh thổ và lãnh hải bị mất dần hay với những nạn nhân bị cướp đất. Bởi khi những nạn nhân bị đầu độc bởi Thảm họa môi trườngdo Formosa gây ra có kêu gào, những người nghĩa hiệp giúp đỡ họ được cho vào tù thì chính nhà nước Cộng sản đã cố tình dập tắt sự nghĩa hiệp trong người dân. Những người quan tâm đến xã hội, đến cộng đồng, đến quyền của mỗi con người trong đất nước, quan tâm đến cái chung luôn là đối tượng của nhà nước dập tắt bằng mọi giá thì chính nhà nước đã triệt tiêu tinh thần yêu nước, yêu dân của chính dân mình. Nhất là khi nhà nước ngang nhiên chà đạp luật pháp, công bộc của dân chỉ lo bóp nặn dân, không chăm lo đến công việc phục vụ người dân đang nai lưng nuôi mình, thì chẳng ai lại thừa thời gian đi quan tâm việc cứu giúp người khác hoặc dính vào những việc không liên quan đến mình. Và cứ thế, đất nước chìm vào sự vô cảm, mỗi người chỉ “chăm lo cho bộ da của mình” mà “quên đi những đau khổ đồng loại”. Hiệp sĩ? Tại sao lại là Hiệp sĩ? Khi nạn trộm cướp diễn ra hết sức trắng trợn ở mọi nơi, mọi lúc, nhất là những vụ cướp táo tợn xảy ra trên địa bàn các tỉnh phía Nam gay gắt trước sự bất lực của nhà nước, một số người dân đã buộc phải ra tay để tự bảo vệ mình. Thậm chí có một số người đã ra tay nghĩa hiệp cứu giúp những nạn nhân trên đường phố bị cướp giật. Trần Văn Hoàng, một Hiệp sỹ ở Quận Tân Bình, đã 20 năm qua anh đã tham gia bắt được 500 tên trộm cướp. Thế là như vớ được vàng, nhiều nơi đã tìm mọi cách tận dụng những người này để lập ra cái gọi là “Câu lạc bộ phòng chống tội phạm” với những quy định riêng cho họ. Điều mà lẽ ra, ai cũng phải hỏi khi biết đến việc đó là: Vậy thì sinh ra công an đủ loại, đầy nhung nhúc mỗi khi cần trấn áp dân khiếu kiện việc cướp đất, biểu thị lòng yêu nước, canh giữ người dân yêu dân chủ, tự do… thậm chí công an đứng đầy đường lo trấn lột, ăn mãi lộ mà thôi sao? Vậy nhà nước mua đủ loại súng ống, quả nổ, đạn hơi cay, xe chống bạo động, chó nghiệp vụ… chỉ để cướp đất của dân, nhà tù hàng loạt đầy rẫy chỉ để nhốt người yêu nước sao? Vậy thì có nên giải tán cái Bộ Công an hiện tại để lập nên Bộ Hiệp sĩ thay thế hay không? Những người gọi là “Hiệp sĩ” kia, họ là ai? Họ chỉ là những người dân bình thường, trong tay cũng không tấc sắt, không được trang bị thiết bị, vũ khí, không được huấn luyện đầy đủ để đối mặt với những tên cướp, những toán cướp nguy hiểm thì làm sao có thể an toàn cho họ? Vậy những lực lượng cảnh sát hàng đàn, hàng lũ, đủ mọi lực lượng được huấn luyện chuyên nghiệp bao năm, với biết bao tiền của dân và đủ loại lương thưởng, thiết bị… sinh ra để làm gì? Hay chỉ cần họ lập thành tích thay công an là đủ, còn tính mạng của ngay chính những hiệp sĩ này cũng chẳng có gì đáng để chú ý. Mặt khác, những người dân bình thường thậm chí ít khi có đủ can đảm để đối đầu với bọn cướp, thường chỉ những người, những đối tượng đã dày dạn, nhẵn mặt trộm cướp hoặc có liên quan trộm cướp mới đủ liều để đương đầu. Vậy cũng sẽ trở thành Hiệp sĩ hay sao? Và khi chẳng ai được học hành, đầy đủ nhận thức pháp luật, lại được giao cho việc đi bắt người tự do. Nếu các đối tượng nói trên, hành xử theo cách giang hồ, trả thù cá nhân, bắt bớ người vô tội vạ thì vẫn cứ bình thường sao? Nếu như những phần tử bất hảo, lại xung phong là hiệp sĩ bắt cướp, lợi dụng các ưu ái kia để đi cướp của dân thì sao? Vậy thì cái “nhà nước pháp quyền XHCN” nghĩa là có thể cho phép những người dân bình thường, mang danh Hiệp sĩ có quyền vượt mọi quy định của luật pháp sao? Cần phải hiểu điều này: Việc bảo đảm an toàn cuộc sống cho người dân, người dân đã bỏ tiền thuế của  mình ra để có một lực lượng chuyên nghiệp. Nếu lực lượng đó không làm tròn trách nhiệm vẫn rêu rao là “Thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi” thì chính lực lượng đó phải chịu trách nhiệm. Thực tế, thì Công an ngày càng đông, ngân sách nuôi cả đám đàn lũ công an đã quá sức nặng của người dân, nợ nước ngoài tăng vùn vụt cũng vì nuôi đám này. Thế nhưng, việc tranh công, cướp công của dân cứ đều đều xảy ra, còn trộm cướp cứ hoành hành như chỗ không người, nhưng khi nếu có vụ công an bắt được tên trộm cướp nào, thì hết khen thưởng lại báo công… cứ như họ đang đi làm việc thuộc nhiệm vụ của ai khác. Còn trộm cướp và tội phạm không liên quan gì đến họ? Và hôm nay, khi những “Hiệp sĩ” bị toán cướp đâm chết và bị thương nặng, người dân đến kêu công an cạnh đó hỗ trợ các “Hiệp sĩ” thì lập tức nhận được lời từ chối ráo hoảnh: “Ở Phường khác” một cách hết sức vô cảm, thờ ơ và mất tính người. Rồi chính tên Công an suýt bị trộm mất chiếc xe máy mà các “Hiệp sĩ” đã liều mình chấp nhận chịu chết để bảo vệ cái xe cho hắn nhưng hắn không mảy may động lòng đến các “hiệp sĩ” đã chết thương tâm và những người trong bệnh viện kia. Hắn coi chuyện các Hiệp sĩ phải bảo vệ xe cho hắn và chết thay hắn là chuyện đương nhiên. Thậm chí hắn còn kêu bạn bè đi liên hoan để “giải đen”, chính là điển hình của một thái độ không chỉ vô ơn, mà là sự vô cảm, vô nhân tính. Và những hiện tượng đó chính là những hành động mà các chiến sĩ ngành công an đã làm để giết chết nốt chút tinh thần trượng nghĩa trong dân chúng. Bởi họ sẽ rút ra bài học: Tại sao mình lại đi làm việc của những thằng công an để chịu thiệt thân trong khi chính chúng lại thờ ơ với ngay chính tính mạng của mình? Còn chúng ta, câu hỏi đặt ra là: Tại sao phải là Hiệp sĩ? Nuôi công an để làm gì? Nguồn: RFA
......

HN7 – Hội nghị củng cố quyền lực không mấy thành công

Sau những vụ "đốt củi" rất thành công, đặc biệt phá tan 2 tụ điểm quyền lực tại TP/HCM và Đà Nẵng, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước tiên đoán rằng ở mức tối thiểu tại HN7 phe ông Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ loại hẳn Chủ tịch nước Trần Đại Quang ra khỏi bàn cờ và điền khuyết 2 hoặc 3 ghế trống tại Bộ Chính trị để đặt nền nhân sự cho Đại Hội Đảng 13. Đây là thời cơ thuận lợi và thời điểm xung yếu nếu ông Trọng muốn bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ và thống nhất quyền lực về một mối như lãnh tụ Tập Cận Bình tại đại hội tới. Ông Trần Đại Quang (trái) và ông Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 7. Ảnh: Infonet Thực tế đã không diễn ra như vậy. Ông Trần Đại Quang không chấp nhận ra đi dễ dàng như ông Đinh Thế Huynh. Sự cố gắng trở về từ nơi chữa bệnh và góp mặt, góp tiếng của ông Quang tại Hội Nghị 7 đã phát ra một làn sóng năng lực đáng kể và trở thành lớp keo liên kết các phe phái không theo ông Trọng. Hệ quả là tuy không mếu máo như ở cuối Hội Nghị 6 năm 2012, khi không kỷ luật được ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng lần này ông Trọng vẫn để lộ khá rõ các dự tính củng cố quyền lực của ông đã thất bại, không đạt được cả chỉ tiêu tối thiểu. Người ta có thể thấy gì qua diễn văn kết thúc Hội Nghị 7 của TBT Nguyễn Phú Trọng ngày 12/5/2018 ? Trước hết, về mặt ý nghĩa, tư tưởng nội dung, bản văn này hầu như chẳng có gì đáng bàn, vì chỉ dày đặc những câu chữ quá cổ điển, các ý niệm quá lỗi thời từ nửa đầu thế kỷ 20 và thế kỷ 19; các nhận định cũng quá lạt lẽo vì cứ theo đúng một công thức: "đã đạt một số tiến triển nhưng còn giới hạn, bất cập"; và đầy rẫy các mâu thuẫn ngay cả trong cùng một câu. Có lẽ thí dụ điển hình nhất về mức độ sáo ngữ là trong đoạn tóm tắt tình hình, ông Trọng nhắc đến cả "biến đổi khí hậu, nước biển dâng" nhưng lại không nhớ gì tới tình trạng môi sinh đang bị hủy hoại khắp nơi trên cả nước và không thấy gì đáng kể đang diễn ra trên Biển Đông. Có thể nói toàn bộ diễn văn kết thúc chỉ để trang điểm hoặc tạo bối cảnh cho một quan tâm duy nhất. Đó là làm sao củng cố hàng ngũ nhân sự trung thành, qua 3 chủ điểm: Nhân sự trung ương, tăng lương cán bộ, và hệ thống bảo hiểm xã hội (BHXH). 1. Nhân sự Trung ương Đây là lần đầu tiên người dân nghe đến tên gọi và con số 600 "cán bộ cấp chiến lược". Nhưng có lẽ cũng chẳng ai hiểu tại sao lại gọi như thế. Dàn cán bộ đó chắc chắn không soạn thảo ra chiến lược cho quốc gia. Bộ Chính trị chưa hề chia sẻ trách nhiệm đó với ai cả. Hơn thế nữa, ngay cả trong nội bộ Bộ Chính trị, thực tế cho thấy thường chỉ vài người quanh Tổng Bí Thư thực sự quyết định và biết toàn bộ chiến lược mà thôi. Đơn giản vì trong mọi khóa Bộ Chính trị suốt từ ngày đầu luôn có những phe cánh kình nhau, và luôn có những ủy viên đang bị canh chừng và sắp bị thanh trừng, như Nguyễn Cơ Thạch, Trần Xuân Bách, Nguyễn Hà Phan, Đinh La Thăng, ... Khi hầu hết hàng ngũ 600 "cán bộ cấp chiến lược" này không được biết toàn bộ chiến lược thì họ cũng chẳng khác gì các cán bộ không nằm trong danh sách này về mặt thực hiện chiến lược, chỉ đơn thuần bảo đâu đánh đó, tức chẳng khác gì tình hình hiện nay. Nếu xét về mặt huấn lưyện, đầu tư đào tạo đặc biệt cho 600 "cán bộ cấp chiến lược", người ta cũng không thấy ông Trọng đưa ra điều gì khác với cách đào tạo hiện nay, nghĩa là vẫn quay quanh "tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch HCM" và một số sáo ngữ. Do đó, "cán bộ cấp chiến lược" chỉ đơn thuần là tên gọi mới cho dàn cán bộ thượng tầng đang nắm giữ các ghế Trung ương đảng, các ghế cao nhất trong mọi ban bộ thuộc hệ thống đảng và chính phủ cấp trung ương, và các ghế đầu tỉnh và thành phố, mà xưa nay gọi chung là dàn "cán bộ trung ương". Vì thế, thông điệp của ông Trọng vừa mang tính quảng cáo tìm cán bộ đầu quân dưới trướng của ông sẽ được liệt vào vòng 600 cán bộ chiến lược để leo vào Trung Ương Đảng kỳ tới và giữ các ghế cao nhất; vừa mang tính hăm dọa đối với những cán bộ đang là ủy viên Trung Ương. Nếu họ không đầu quân theo ông Trọng sẽ không được ghi vào danh sách 600 và không thể tiếp tục ngồi các ghế cao nhất hiện nay. Khi phải công khai dựng bảng tìm thuộc hạ thế này, khá rõ phe ông Trọng đã chấp nhận để lộ chứng cớ cho thấy họ chưa nắm được đa số ủy viên Trung Ương Đảng và còn cảm thấy bấp bênh trên con đường tiến tới Đại Hội Đảng 13. Các nỗ lực "hăm dọa" bằng lò củi trước HN7, các nỗ lực "thuyết phục" trong NH7 đều không đạt kết quả mong muốn và nay đành phải tiếp tục bằng quảng cáo hậu HN7. Con số "600" cũng mang tính tiếp thị, đủ lớn để tạo nhiều hy vọng cho các cán bộ xin đầu quân. 2. Tăng lương cán bộ Bên cạnh các từ ngữ mang tính hoa lá cành như mức lương tối thiểu cho nhân dân theo thông lệ quốc tế, v.v. trọng tâm chính của phần này trong bài diễn văn kết thúc HN7 là lời hứa tăng lương cho hàng ngũ cán bộ, với chủ đích để mua sự trung thành của họ với cá nhân và phe phái ông Trọng. Điều cần chỉ ra đầu tiên là trong tình trạng kinh tế khó khăn tứ bề hiện nay, để tăng lương cho toàn thể cán bộ, ông Trọng chỉ có thể ra lệnh in thêm tiền. Với một nền kinh tế không gia tăng GDP, hệ quả lập tức sau tiếng vỗ tay hồ hởi là mức gia tăng lạm phát vùn vụt, đủ để xóa sạch tác động của việc tăng lương. Nói một cách dễ hiểu là nếu lương tăng mà số lượng thực phẩm, hàng hóa vẫn vậy, người ta sẽ tranh nhau trả giá cao hơn để mua số thực phẩm, hàng hóa đó tới mức giá cả ngang hàng với số lương mới tăng. Như thế thì số thực phẩm và hàng hóa mỗi gia đình cán bộ có được trong tay vẫn như cũ. Đó là chưa kể đến tình cảnh của người dân thường (không phải cán bộ, không được tăng lương) nhìn giá cả hàng hóa tăng và số thực phẩm của gia đình teo lại. Hơn thế nữa, tập thể cán bộ, kể cả ông Trọng, đều biết trong thực tế tình hình hiện nay, một người CSGT đã có thể kiếm thu nhập gấp mười lần lương chính thức, dài lên đến hàng bí thư tỉnh thành đang thu nhập gấp trăm lần tiền lương chính thức. Do đó, cho dù ông Trọng có tăng lương gấp đôi (200%) đi nữa cũng chẳng hấp dẫn gì mấy đối với các cán bộ đang nắm thực quyền, tức đang nắm các mối lợi béo bở. Nếu dân thường còn thấy được thực tế đó thì khó mà ông Trọng và các cố vấn của ông không biết. Chính vì vậy mà biện pháp tăng lương, mua chuộc các cán bộ còn phải sống dựa vào tiền lương chính thức, tức các cán bộ cấp thấp và không có thực quyền, cho thấy mức độ thu hút của cánh ông Trọng không cao như các chuyên gia bên ngoài Việt Nam nhận định. 3. Hệ thống BHXH Cũng vậy, bên cạnh các câu chữ mang tính hoa lá cành về thông lệ quốc tế hay ngay cả cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mà chính ông Trọng cũng chưa chắc hiểu, người ta có thể nhận ra đối tượng của đoạn này trong bài diễn văn không phải là quảng đại quần chúng. Lý do đơn giản ai cũng biết tại VN không có cái gọi là "quĩ" BHXH, tức không có chính sách giữ một khoản tiền lớn đầu tư kiếm lãi với mức rủi ro thật thấp, để lo cho các công dân bị tai nạn, mất sức lao động, và lo cho thế hệ đến tuổi hưu. Chính sách trong nhiều năm qua là thu được bao nhiêu tiền BHXH sử dụng hết bấy nhiêu cho các chuyện khác. Còn khâu xuất ra lo cho những người đã đóng BHXH lại dựa vào cái máy in tiền mới của nhà nước và khả năng lật lọng của dàn cán bộ BHXH. Hệ quả là vô số người dân dở khóc dở cười khi biết mình mất trắng số tiền BHXH đã đóng suốt nhiều năm, hay chỉ còn được lãnh số tiền đáng vài tô phở mỗi tháng. Nếu đã biết chủ đề BHXH là vết thương nhức nhối lâu năm của đại khối người dân mà nhà nước không thể giải quyết thì ông Trọng cố tình nhấn mạnh trong diễn đàn kết thúc HN7 để làm gì? Câu trả lời thỏa đáng duy nhất là vì khối đối tượng cán bộ đã nghỉ hưu. Cho đến nay, lương hưu của cán bộ, đảng viên khác hẳn lương hưu cho công nhân viên thường và dân chúng. Ông Trọng hẳn muốn nhắc nhở giới cán bộ, đảng viên lớn tuổi về sự ràng buộc giữa cuốn sổ hưu và lòng trung thành với chế độ, tức trung thành với người đang đứng đầu chế độ. Rất tiếc cho ông Trọng, thông điệp nhắm vào khối cán bộ đã nghỉ hưu này cũng không để lại ấn tượng gì lớn theo hướng ông muốn, nhưng lại càng để lộ mức vội vã, quính quáng của phe ông. ------ Câu hỏi bật lên trong đầu nhiều người là tại sao cánh ông Trọng đang có vẻ lên như diều, "đốt củi gì cũng cháy", lại bỗng dưng khựng lại ở Hội Nghị 7, và chuyển qua thái độ "khẩn khoản quơ cào" hậu hội nghị như thế? Xem ra tình hình mở rộng hàng ngũ dưới trướng ông Trọng không mấy khả quan. Các vụ đốt lò thay vì tăng tính thu hút với sự hứa hẹn "sẽ được bảo vệ nếu thờ chủ mới" có vẻ như đang tạo tác động ngược trong hàng ngũ cán bộ đang có tài sản lớn, dù đang tại chức hay vừa hạ cánh an toàn. Họ không tin vào các hứa hẹn nhưng lo sợ nhiều hơn về khả năng bị lừa vào bẫy để xẻ thịt. Trường hợp ông Đinh La Thăng được kéo vào Bộ Chính trị và trao cho ghế Bí thư TP/HCM trước khi bị lôi đi xẻ thịt là thí dụ cực lớn. Với thực tế đó, ông Trọng khó có chọn lựa nào khác ngoài việc gia tăng nỗ lực "lôi lò đốt đi khắp miền Nam" để giành lại từng ghế cho phe mình. Liệu cách làm chậm chạp đó có kịp để dàn xếp nhân sự cho Đại Hội Đảng 13 không, và nhất là liệu các phe cánh đang nắm quyền tại các bộ, đặc biệt Bộ Công An, và các tỉnh thành có tiếp tục ngoan ngoãn xếp hàng đi vào lò không? Có vẻ như lúc này chỉ ông Trần Đại Quang biết câu trả lời. (Fb Thach Vu)
......

Für Rupert Neudeck: Ein Denkmal aus tiefer Dankbarkeit

Hubert Wolf Troisdorf - 13.05.2018 - 17:20 Uhr Vietnamesen ehren ihren Retter. Das Denkmal haben sie gewollt und bezahlt. Mit der „Cap Anamur“ hat Neudeck 11 300 Menschen geholfen Sie hatten nur den festen Willen, ein klappriges Boot und ein vages Gerücht: dass da draußen ein großes Schiff sei, das Flüchtlinge rette. „Aber nach Gerüchten können Sie eigentlich nicht leben. Wir wollten nach Singapur, Malaysia oder auf die Philippinen“, erinnert sich Van Hong Le (58). Damals, im Juni 1980, flieht Le aus der kommunistischen Diktatur Vietnam, auf einem Boot von neun mal zwei Metern, mit 37 Menschen an Bord, „andere waren noch viel voller, mit hunderten“. Bevor sie über das Südchinesische Meer Singapur oder Malaysia erreichen, bevor sie von Piraten überfallen werden können, ertrinken, verdursten oder verhungern wie Hunderttausende andere, gerinnt das Gerücht zu einem Schiff am Horizont. Da, die „Cap Anamur“! Gerettet..... https://www.waz.de/region/rhein-und-ruhr/fuer-rupert-neudeck-ein-denkmal...   ------------------------------ Nhật báo Đức Westdeutsche Allgemeine Zeitung (WAZ) ra ngày chủ nhật 13.05.2018 lúc 17:20 đã có bài của ký giả Hubert Wolf tường thuật ngày khánh thành tượng đài tưởng niệm tiến sĩ Rupert Neudeck tại Troisdorf với tựa đề Für Rupert Neudeck: Ein Denkmal aus tiefer Dankbarkeit (Dành cho Rupert Neudeck: Đài tưởng niệm với lòng biết ơn sâu sắc)   Ngày thứ bẩy 12.05.2018 vừa rồi 600 người Việt từ khắp nơi trên nước Đức đã cùng nhau tụ tập về thành phố Troisdorf gần Bonn, cựu thủ đô CHLB Đức tham dự lễ khánh thành tượng đài tưởng niệm TS Neudeck để tỏ lòng biết ơn sâu sắc của người Việt tỵ nạn đối với vị đại ân nhân đã cứu sống gần 12.000 thuyền nhân và tạo cơ hội cho họ có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc trên một xứ sở tự do, nhân bản. Thuyền nhân người Việt đã đóng góp 61.000 Euro, gấp hai số tiền phí tổn xây cất cần thiết. Số còn lại, 30.000 Euro được trao cho bà Christel Neudeck để dùng cho một dự án có mục đích nhân đạo. Thuyền nhân Việt Nam hát hai bài quốc ca Việt- Đức, mang cờ VN Cộng Hòa, mang biễu ngữ "Cảm ơn nước Đức" và thả bóng bay với dòng chữ "Cảm ơn Dr.Neudeck“. Ông Wolfgang Schäuble (đảng CDU), đương kim Chủ tịch Quốc hội Đức cũng có mặt tại buổi lễ trọng đại này. Ông Schäuble nhắc lại việc thâu nhận người tỵ nạn Việt Nam vào năm 1980 gặp biết bao khó khăn tranh luận lúc ban đầu như vấn đề nhà tạm cư, nhận bao nhiêu người tỵ nạn. Ông nói thêm, nếu ông Neudeck còn sống, với nghĩa cử nhân đạo của ông, ông sẽ làm cho chúng ta xấu hổ vì hiện nay chúng ta lại đang tranh cãi vấn đề nhận người tỵ nạn.   Ký giả báo WAZ cũng nói chuyện với ông Lê Văn Hồng, 58 tuổi, năm 1980 đã vượt biên bằng thuyền và được tầu Cap Anamur vớt. Ông Hồng đã về thăm Việt Nam với thông hành Đức. Ông cho biết: „Việt Nam ngày nay có bộ mặt thân thiện hơn, nhưng vẫn như cũ, bạn hãy nhìn vào cuộc bắt cóc tại Berlin“  Ông Hồng nói tiếp: „ Công an có mặt ở khắp mọi nơi, cũng ở đây nữa“, ông nhìn xung quanh nhưng tất nhiên sẽ không thấy ai vì đơn giản là công an, mật vụ là những kẻ „vô hình“ không ai nhận ra được.   Xin Quý vị và ACE ở Đức đọc thêm chi tiết trong bài báo phía dưới và mở link để coi hình ảnh. https://www.waz.de/region/rhein-und-ruhr/fuer-rupert-neudeck-ein-denkmal-tiefer-aus-dankbarkeit-id214275763.html    
......

Số phận Trịnh Xuân Thanh phụ thuộc… cải thiện nhân quyền?

Vụ án song hợp đối nội - đối ngoại mang tên ‘Trịnh Xuân Thăng’ vừa phát sinh một tình tiết thú vị và đánh đố: ngay trước phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ Đinh La Thăng - Trịnh Xuân Thăng vào ngày 7/5/2018 tại Tòa án cấp cao Hà Nội, tòa thông báo nhận đơn rút kháng cáo kêu oan của Trịnh Xuân Thanh (với cả hai vụ án mà ông Thanh bị tuyên án sơ thẩm chung thân). Cùng lúc, con trai của ông Thanh cũng rút đơn kháng cáo đòi trả lại tài sản kê biên (là biệt thự và xe sang do ông bà cho, được coi không liên quan đến cha). Vì sao Trịnh Xuân Thanh bất ngờ rút đơn kháng cáo? Phải chăng ông Thanh, sau khi đã mùi mẫn ‘xin lỗi bác tổng bí thư’ nhưng không được toại nguyện, đã chìm lòng chấp nhận bản án chung thân đến cuối đời? Hay việc rút đơn kháng cáo này đã được tác động bởi một chủ ý chính trị của đảng cầm quyền? Hai phiên tòa - một vụ án Khó có thể cho rằng Trịnh Xuân Thanh rút đơn kháng cáo là một thái độ chấp nhận số phận đã an bài. Bởi trước đó và cùng với việc con trai của ông Thanh tung đơn kháng cáo đòi trả lại tài sản kê biên, người ta nhận ra rất rõ là trong thế cùng đường với hai bản án đều đến mức chung thân, Trịnh Xuân Thanh đã quyết định tung hê mọi việc mà chẳng còn lời xin lỗi nào đến ‘bác tổng bí thư’. Ở một khía cạnh khác, phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ Đinh La Thăng - Trịnh Xuân Thăng vào ngày 7/5/2018 được tổ chức ở Hà Nội trong bối cảnh cách đó hơn 8.000 km đang diễn ra ở Berlin một phiên tòa khác còn thu hút mối quan tâm của dư luận và báo chí quốc tế hơn nhiều: Tòa án Đức xử Nguyễn Hải Long - nghi can tham gia đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, mà trong phiên tòa này đã bất thần bùng phát một thông tin liên đới một cấp cao hơn rất nhiều: Slovakia đang làm việc với phía Đức để xác minh khả năng ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an Việt Nam, đã sử dụng chuyến thăm của mình đến nước này hồi tháng Tám năm 2017 để làm bình phong bắt giữ Trịnh Xuân Thanh. Mặc dù chỉ là một nghi can và có thể không đóng vai trò chủ chốt trong vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, nhưng Nguyễn Hải Long đã khai báo một tình tiết cực kỳ quan trọng: 3 ngày sau khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin, Bộ Nội vụ Slovakia đã cho phái đoàn Công an cao cấp Việt Nam mượn một chuyên cơ của chính phủ Slovakia để bay từ Bratislava, thủ đô nước này, tới Moscow, sau cuộc gặp giữa Bộ trưởng Nội vụ khi đó là Robert Kalinak và Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm. Bộ Nội vụ Slovakia tuyên bố: “Nếu thông tin mà giới chức Đức đưa ra được xác nhận là đúng thì chúng tôi sẽ xem đó là biểu hiện của sự bất công trắng trợn của đối tác Việt Nam, sự lợi dụng lòng hiếu khách của chúng tôi cho mục đích không phải là hữu nghị và gây bất ổn cho mối quan hệ song phương đang tiến triển tốt đẹp giữa hai nước”. Bóng dáng của cuộc khủng hoảng Solovakia - Việt Nam đang lừng lững ập đến. Mất trắng 3 phiếu cho EVFTA Sau cuộc gặp song phương giữa Thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini và thủ tướng Đức Angela Merkeol tại Berlin với cam kết của hai bên về ‘sẽ hợp tác làm rõ’ vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, nếu trong thời gian tới phía Slovakia tổ chức điều tra làm rõ và xác định được nghi vấn của cơ quan an ninh Đức về vụ ‘Tô Lâm làm bình phong?’ là đúng, phản ứng tối thiểu của Chính phủ Slovakia đối với Việt Nam sẽ là hạ cấp mối quan hệ ngoại giao và thương mại mà được xem là ‘tốt đẹp’ trước đây, cùng lúc có thể chấm dứt hoàn toàn ý định hỗ trợ Việt Nam để vận động EVFTA (Hiệp định thương mại tự do châu Âu - Việt Nam). Và nếu xảy ra hậu quả về EVFTA như thế, Slovakia sẽ là quốc gia thứ hai, sau Đức, khiến chính thể độc đảng ở Việt Nam mất hẳn 2 phiếu trên cung đường đầy gai nhọn hoa hồng dẫn đến một EVFTA ‘cứu cánh’. Cuộc khủng hoảng Slovakia - Việt Nam nếu xảy ra còn chắc chắn làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người đồng hương của Slovakia là Cộng hòa Séc với Việt Nam. Tức trên con đường chông gai dẫn đến EVFTA chưa biết chừng nào mới kết thúc, ngay trước mắt Việt Nam rất có thể đã mất đến 3 phiếu từ Đức, Slovakia và Séc. Với quy định ngặt nghèo rằng phải có đủ 28 nước thành viên của Liên minh châu Âu chấp thuận thì EVFTA mới được Nghị viện châu Âu phê chuẩn, việc Việt Nam thiếu ít nhất 3 phiếu sẽ khiến một EVFTA mang ý nghĩa ‘cứu cánh’ đối với nền kinh tế và ngân sách đang trên bờ suy sụp của nước này trở nên vô vọng. Liệu Nguyễn Phú Trọng có chịu nhượng bộ trong tình thế quá nan giải ấy? Trọng có nhượng bộ Đức vào cuối năm ngoái? Vào ngày 25/11/2017, đã phát lộ dấu hiệu đầu tiên - có thể là một sự nhượng bộ, dù mớ trong ý định. Trong một cuộc họp Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trung ương, Tổng bí thư Trọng đã bất ngờ thông báo công khai đưa Trịnh Xuân Thanh ra tòa vào tháng Giêng năm 2018. Dường như vào lúc đó, ông Trọng đã nắm được một ý tứ nào đó từ phía Đức, rằng người Đức sẽ không phản ứng đối với quyết định của ông, trên cơ sở người Đức đã có thể tạm hài lòng với những lời hứa hẹn (nếu có) của ông. Khi đó, một nguồn tin không muốn nêu tên trong Bộ Ngoại giao Đức trả lời VOA tiếng Việt rằng chính quyền Berlin “hiện vẫn trao đổi với chính phủ Việt Nam” về vụ ông Thanh. Khi được hỏi phía Hà Nội đã hồi đáp như thế nào trước các đề nghị Berlin đưa ra hồi tháng Chín, trong đó có yêu cầu Việt Nam xin lỗi và cam kết không lặp lại việc vi phạm pháp luật của Đức, nguồn tin ngoại giao này nói: “Việt Nam biết cần phải làm gì để sửa chữa thiệt hại đã gây ra và để từng bước đưa mối bang giao song phương trở lại quan hệ đối tác chiến lược”… Kể từ tháng Mười năm 2017 khi tạo nên cơn động đất khi đột ngột tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, đó là lần đầu tiên người Đức - dù chỉ là gián tiếp mà chưa có một thông báo chính thức nào - hé ra ý có thể phục hồi mối quan hệ này, do đó cũng mang lại một tia hy vọng cho giới chóp bu Việt Nam bị cáo buộc đã dùng lực lượng mật vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin vào cuối tháng 7/2017. Cũng khi đó đã phát ra một tín hiệu mơ hồ về một khả năng: nhằm vớt vát thể diện trước người Đức, phục hồi quan hệ đối tác chiến lược với nước này và quan trọng không kém là nhằm vận động quốc hội ở các nước châu Âu bỏ phiếu thông qua EVFTA, Tổng bí thư Trọng đã tìm cách “cam kết” trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức sau khi hoàn thành mục tiêu xử có án nặng đối với Thanh như một ý nghĩa ‘rửa mặt’. Tuy nhiên, sau đó đã chẳng có thêm tín hiệu nào mới. Trong khi những cuộc đàm phán Đức - Việt vẫn giậm chân tại chỗ, Trịnh Xuân Thanh đã phải nhận hai án chung thân mà chẳng có hy vọng gì được ‘đoàn tụ với gia đình’ theo nguyện vọng của đại gia tham nhũng này. Số phận Trịnh Xuân Thanh phụ thuộc… cải thiện nhân quyền? Còn giờ đây, thách thức đối ngoại mà đảng cầm quyền của Nguyễn Phú Trọng phải đối mặt còn khó khăn hơn so với năm 2017. Nếu không chịu nhượng bộ trong việc ‘trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức’, ông Trọng có thể sẽ phải nhận thêm hậu quả về một cuộc khủng hoảng ngoại giao lan rộng giữa các nước châu Âu với Việt Nam, không những tuyệt vọng về EVFTA mà còn có thể tuyệt giao về quan hệ ngoại giao, để khi đó số phận của chính thể độc đảng ở Việt Nam sẽ biến thành… Bắc Triều Tiên. Cũng bởi thế, đang xuất hiện một số suy đoán cho rằng để xử lý khủng hoảng đối ngoại trên, ông Trọng đã chỉ đạo các cơ quan tư pháp ‘vận động Trịnh Xuân Thanh rút đơn kháng cáo’, mà theo đó sau khi ông Thanh đã ‘yên tâm ở tù chung thân’, phía Việt Nam sẽ đàm phán với Đức để âm thầm trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức theo hình thức ‘áp dụng luật đặc xá trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước’. Luồng suy đoán trên cũng nêu ra cơ sở là với các nhà lãnh đạo Việt Nam, sau khi đã xử Trịnh Xuân Thanh, đặc biệt ‘ông anh’ của Trịnh Xuân Thanh là Đinh La Thăng, đã phần nào đáp ứng nguyện vọng “trừng trị những kẻ tham nhũng” trong một bộ phận dân chúng, cũng thể hiện được uy quyền “đốt lò” của mình. Con bài Trịnh Xuân Thanh đã hết hạn sử dụng, không nên là vật cản cho quan hệ hai nước Việt – Đức, đặc biệt quan hệ Việt Nam- EU. Hiệp định thương mai tự do Việt nam- EU phải được ký kết sớm, và cần giải toả con bài Trịnh Xuân Thanh càng sớm càng tốt. Như vậy, chỉ cần Chính Phủ đề nghị, với lý do cần đáp ứng yêu cầu của nước Đức để sớm ký kết hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU, Chủ tịch nước sẽ ra lệnh đặc xá trong trường hợp đặc biệt đối với Trịnh Xuân Thanh. Bù lại, Trịnh Xuân Thanh cũng phải “xuống nước” rút kháng cáo kêu oan và chấp nhận mất một số tài sản khủng đứng tên con trai để thi hành án… Tuy nhiên, đó chỉ là một suy đoán và mang tính giả thiết nhiều hơn. Trong thực tế, Hà Nội khá thường nuốt lời với quốc tế về vấn đề cải thiện nhân quyền, và càng chẳng có gì chắc chắn trong lời hứa của chính quyền này với đối tượng quan chức tham nhũng phải đi tù. Toàn bộ vụ Trịnh Xuân Thanh với kết quả đàm phán Đức - Việt gần như bế tắc cho tới nay là một minh chứng quá rõ để khiến giới chính khách châu Âu hiểu thế nào là ‘lời hứa Việt Nam’. Bởi thế trong thời gian tới, việc Trịnh Xuân Thanh sẽ được ‘đoàn tụ với gia đình’ hay bị hứa cuội sẽ vẫn là một dấu hỏi lớn. Nhưng vẫn có thể xảy ra một khả năng hết sức trớ trêu: Trịnh Xuân Thanh có thể được phóng thích khòi nhà tù cộng sản trong trường Nguyễn Phú Trọng thực sự cần đến EVFTA và do đó sẽ nhượng bộ người Đức nói riêng và Liên minh châu Âu (EU) nói chung một số điểm về cải thiện nhân quyền. Còn nếu không có chuyện cải thiện nhân quyền, Trịnh Xuân Thanh đương nhiên bị các đồng chí của mình hứa cuội và sẽ phải ‘yên tâm chung thân’, còn tài sản tham nhũng của Thanh sẽ bị sung công để ông Trọng nuôi đảng mà chẳng bao giờ đòi lại được.
......

Số phận Trịnh Xuân Thanh phụ thuộc… cải thiện nhân quyền?

Vụ án song hợp đối nội - đối ngoại mang tên ‘Trịnh Xuân Thăng’ vừa phát sinh một tình tiết thú vị và đánh đố: ngay trước phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ Đinh La Thăng - Trịnh Xuân Thăng vào ngày 7/5/2018 tại Tòa án cấp cao Hà Nội, tòa thông báo nhận đơn rút kháng cáo kêu oan của Trịnh Xuân Thanh (với cả hai vụ án mà ông Thanh bị tuyên án sơ thẩm chung thân). Cùng lúc, con trai của ông Thanh cũng rút đơn kháng cáo đòi trả lại tài sản kê biên (là biệt thự và xe sang do ông bà cho, được coi không liên quan đến cha). Vì sao Trịnh Xuân Thanh bất ngờ rút đơn kháng cáo? Phải chăng ông Thanh, sau khi đã mùi mẫn ‘xin lỗi bác tổng bí thư’ nhưng không được toại nguyện, đã chìm lòng chấp nhận bản án chung thân đến cuối đời? Hay việc rút đơn kháng cáo này đã được tác động bởi một chủ ý chính trị của đảng cầm quyền? Hai phiên tòa - một vụ án Khó có thể cho rằng Trịnh Xuân Thanh rút đơn kháng cáo là một thái độ chấp nhận số phận đã an bài. Bởi trước đó và cùng với việc con trai của ông Thanh tung đơn kháng cáo đòi trả lại tài sản kê biên, người ta nhận ra rất rõ là trong thế cùng đường với hai bản án đều đến mức chung thân, Trịnh Xuân Thanh đã quyết định tung hê mọi việc mà chẳng còn lời xin lỗi nào đến ‘bác tổng bí thư’. Ở một khía cạnh khác, phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ Đinh La Thăng - Trịnh Xuân Thăng vào ngày 7/5/2018 được tổ chức ở Hà Nội trong bối cảnh cách đó hơn 8.000 km đang diễn ra ở Berlin một phiên tòa khác còn thu hút mối quan tâm của dư luận và báo chí quốc tế hơn nhiều: Tòa án Đức xử Nguyễn Hải Long - nghi can tham gia đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, mà trong phiên tòa này đã bất thần bùng phát một thông tin liên đới một cấp cao hơn rất nhiều: Slovakia đang làm việc với phía Đức để xác minh khả năng ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an Việt Nam, đã sử dụng chuyến thăm của mình đến nước này hồi tháng Tám năm 2017 để làm bình phong bắt giữ Trịnh Xuân Thanh. Mặc dù chỉ là một nghi can và có thể không đóng vai trò chủ chốt trong vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, nhưng Nguyễn Hải Long đã khai báo một tình tiết cực kỳ quan trọng: 3 ngày sau khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin, Bộ Nội vụ Slovakia đã cho phái đoàn Công an cao cấp Việt Nam mượn một chuyên cơ của chính phủ Slovakia để bay từ Bratislava, thủ đô nước này, tới Moscow, sau cuộc gặp giữa Bộ trưởng Nội vụ khi đó là Robert Kalinak và Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm. Bộ Nội vụ Slovakia tuyên bố: “Nếu thông tin mà giới chức Đức đưa ra được xác nhận là đúng thì chúng tôi sẽ xem đó là biểu hiện của sự bất công trắng trợn của đối tác Việt Nam, sự lợi dụng lòng hiếu khách của chúng tôi cho mục đích không phải là hữu nghị và gây bất ổn cho mối quan hệ song phương đang tiến triển tốt đẹp giữa hai nước”. Bóng dáng của cuộc khủng hoảng Solovakia - Việt Nam đang lừng lững ập đến. Mất trắng 3 phiếu cho EVFTA Sau cuộc gặp song phương giữa Thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini và thủ tướng Đức Angela Merkeol tại Berlin với cam kết của hai bên về ‘sẽ hợp tác làm rõ’ vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, nếu trong thời gian tới phía Slovakia tổ chức điều tra làm rõ và xác định được nghi vấn của cơ quan an ninh Đức về vụ ‘Tô Lâm làm bình phong?’ là đúng, phản ứng tối thiểu của Chính phủ Slovakia đối với Việt Nam sẽ là hạ cấp mối quan hệ ngoại giao và thương mại mà được xem là ‘tốt đẹp’ trước đây, cùng lúc có thể chấm dứt hoàn toàn ý định hỗ trợ Việt Nam để vận động EVFTA (Hiệp định thương mại tự do châu Âu - Việt Nam). Và nếu xảy ra hậu quả về EVFTA như thế, Slovakia sẽ là quốc gia thứ hai, sau Đức, khiến chính thể độc đảng ở Việt Nam mất hẳn 2 phiếu trên cung đường đầy gai nhọn hoa hồng dẫn đến một EVFTA ‘cứu cánh’. Cuộc khủng hoảng Slovakia - Việt Nam nếu xảy ra còn chắc chắn làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người đồng hương của Slovakia là Cộng hòa Séc với Việt Nam. Tức trên con đường chông gai dẫn đến EVFTA chưa biết chừng nào mới kết thúc, ngay trước mắt Việt Nam rất có thể đã mất đến 3 phiếu từ Đức, Slovakia và Séc. Với quy định ngặt nghèo rằng phải có đủ 28 nước thành viên của Liên minh châu Âu chấp thuận thì EVFTA mới được Nghị viện châu Âu phê chuẩn, việc Việt Nam thiếu ít nhất 3 phiếu sẽ khiến một EVFTA mang ý nghĩa ‘cứu cánh’ đối với nền kinh tế và ngân sách đang trên bờ suy sụp của nước này trở nên vô vọng. Liệu Nguyễn Phú Trọng có chịu nhượng bộ trong tình thế quá nan giải ấy? Trọng có nhượng bộ Đức vào cuối năm ngoái? Vào ngày 25/11/2017, đã phát lộ dấu hiệu đầu tiên - có thể là một sự nhượng bộ, dù mớ trong ý định. Trong một cuộc họp Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trung ương, Tổng bí thư Trọng đã bất ngờ thông báo công khai đưa Trịnh Xuân Thanh ra tòa vào tháng Giêng năm 2018. Dường như vào lúc đó, ông Trọng đã nắm được một ý tứ nào đó từ phía Đức, rằng người Đức sẽ không phản ứng đối với quyết định của ông, trên cơ sở người Đức đã có thể tạm hài lòng với những lời hứa hẹn (nếu có) của ông. Khi đó, một nguồn tin không muốn nêu tên trong Bộ Ngoại giao Đức trả lời VOA tiếng Việt rằng chính quyền Berlin “hiện vẫn trao đổi với chính phủ Việt Nam” về vụ ông Thanh. Khi được hỏi phía Hà Nội đã hồi đáp như thế nào trước các đề nghị Berlin đưa ra hồi tháng Chín, trong đó có yêu cầu Việt Nam xin lỗi và cam kết không lặp lại việc vi phạm pháp luật của Đức, nguồn tin ngoại giao này nói: “Việt Nam biết cần phải làm gì để sửa chữa thiệt hại đã gây ra và để từng bước đưa mối bang giao song phương trở lại quan hệ đối tác chiến lược”… Kể từ tháng Mười năm 2017 khi tạo nên cơn động đất khi đột ngột tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, đó là lần đầu tiên người Đức - dù chỉ là gián tiếp mà chưa có một thông báo chính thức nào - hé ra ý có thể phục hồi mối quan hệ này, do đó cũng mang lại một tia hy vọng cho giới chóp bu Việt Nam bị cáo buộc đã dùng lực lượng mật vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin vào cuối tháng 7/2017. Cũng khi đó đã phát ra một tín hiệu mơ hồ về một khả năng: nhằm vớt vát thể diện trước người Đức, phục hồi quan hệ đối tác chiến lược với nước này và quan trọng không kém là nhằm vận động quốc hội ở các nước châu Âu bỏ phiếu thông qua EVFTA, Tổng bí thư Trọng đã tìm cách “cam kết” trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức sau khi hoàn thành mục tiêu xử có án nặng đối với Thanh như một ý nghĩa ‘rửa mặt’. Tuy nhiên, sau đó đã chẳng có thêm tín hiệu nào mới. Trong khi những cuộc đàm phán Đức - Việt vẫn giậm chân tại chỗ, Trịnh Xuân Thanh đã phải nhận hai án chung thân mà chẳng có hy vọng gì được ‘đoàn tụ với gia đình’ theo nguyện vọng của đại gia tham nhũng này. Số phận Trịnh Xuân Thanh phụ thuộc… cải thiện nhân quyền? Còn giờ đây, thách thức đối ngoại mà đảng cầm quyền của Nguyễn Phú Trọng phải đối mặt còn khó khăn hơn so với năm 2017. Nếu không chịu nhượng bộ trong việc ‘trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức’, ông Trọng có thể sẽ phải nhận thêm hậu quả về một cuộc khủng hoảng ngoại giao lan rộng giữa các nước châu Âu với Việt Nam, không những tuyệt vọng về EVFTA mà còn có thể tuyệt giao về quan hệ ngoại giao, để khi đó số phận của chính thể độc đảng ở Việt Nam sẽ biến thành… Bắc Triều Tiên. Cũng bởi thế, đang xuất hiện một số suy đoán cho rằng để xử lý khủng hoảng đối ngoại trên, ông Trọng đã chỉ đạo các cơ quan tư pháp ‘vận động Trịnh Xuân Thanh rút đơn kháng cáo’, mà theo đó sau khi ông Thanh đã ‘yên tâm ở tù chung thân’, phía Việt Nam sẽ đàm phán với Đức để âm thầm trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức theo hình thức ‘áp dụng luật đặc xá trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước’. Luồng suy đoán trên cũng nêu ra cơ sở là với các nhà lãnh đạo Việt Nam, sau khi đã xử Trịnh Xuân Thanh, đặc biệt ‘ông anh’ của Trịnh Xuân Thanh là Đinh La Thăng, đã phần nào đáp ứng nguyện vọng “trừng trị những kẻ tham nhũng” trong một bộ phận dân chúng, cũng thể hiện được uy quyền “đốt lò” của mình. Con bài Trịnh Xuân Thanh đã hết hạn sử dụng, không nên là vật cản cho quan hệ hai nước Việt – Đức, đặc biệt quan hệ Việt Nam- EU. Hiệp định thương mai tự do Việt nam- EU phải được ký kết sớm, và cần giải toả con bài Trịnh Xuân Thanh càng sớm càng tốt. Như vậy, chỉ cần Chính Phủ đề nghị, với lý do cần đáp ứng yêu cầu của nước Đức để sớm ký kết hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU, Chủ tịch nước sẽ ra lệnh đặc xá trong trường hợp đặc biệt đối với Trịnh Xuân Thanh. Bù lại, Trịnh Xuân Thanh cũng phải “xuống nước” rút kháng cáo kêu oan và chấp nhận mất một số tài sản khủng đứng tên con trai để thi hành án… Tuy nhiên, đó chỉ là một suy đoán và mang tính giả thiết nhiều hơn. Trong thực tế, Hà Nội khá thường nuốt lời với quốc tế về vấn đề cải thiện nhân quyền, và càng chẳng có gì chắc chắn trong lời hứa của chính quyền này với đối tượng quan chức tham nhũng phải đi tù. Toàn bộ vụ Trịnh Xuân Thanh với kết quả đàm phán Đức - Việt gần như bế tắc cho tới nay là một minh chứng quá rõ để khiến giới chính khách châu Âu hiểu thế nào là ‘lời hứa Việt Nam’. Bởi thế trong thời gian tới, việc Trịnh Xuân Thanh sẽ được ‘đoàn tụ với gia đình’ hay bị hứa cuội sẽ vẫn là một dấu hỏi lớn. Nhưng vẫn có thể xảy ra một khả năng hết sức trớ trêu: Trịnh Xuân Thanh có thể được phóng thích khòi nhà tù cộng sản trong trường Nguyễn Phú Trọng thực sự cần đến EVFTA và do đó sẽ nhượng bộ người Đức nói riêng và Liên minh châu Âu (EU) nói chung một số điểm về cải thiện nhân quyền. Còn nếu không có chuyện cải thiện nhân quyền, Trịnh Xuân Thanh đương nhiên bị các đồng chí của mình hứa cuội và sẽ phải ‘yên tâm chung thân’, còn tài sản tham nhũng của Thanh sẽ bị sung công để ông Trọng nuôi đảng mà chẳng bao giờ đòi lại được.
......

Khánh thành bia tưởng niệm Dr. Rupert Neudeck

Neudeck tại thành phố Troisdorf Troisdorf, 12.5.2018, Đức Quốc Hôm nay thời tiết rất ấm áp. Trong khuôn viên lâu đài Wissem tại thành phố Troisdorf đông đảo người Việt Nam và quan khách Đức về tham dự buổi lễ khánh thành bia tưởng niệm Dr. Rupert Neudeck. Mặc dầu cảnh sát hiện diện khá đông để bảo vệ những chính khách tối cao của chính quyền, buổi lễ vẫn diễn ra trong bầu không khí vui tươi và trang trọng qua sự điều hợp duyên dáng của hai người trẻ thuộc thế hệ thứ hai, đó là Tường Vân và Trúc Anh của nhóm Văn Vũ Điểm Sáng. Tường Vân, Trúc Anh và John  Meister Trong bài diễn văn đầu tiên anh John Meister, một người tỵ nạn Việt Nam thế hệ thứ hai, lớn lên ở Đức, đã kể lại một số kỷ niệm rất thân mật và gần gũi với gia đình tiến sĩ Neudeck. Khi còn bé cha mẹ anh có lần dẫn anh đến nhà thăm ông bà Neudeck, và kể cho anh nghe rằng, TS Neudeck là người đã cứu sống gia đình. Lúc ấy cậu bé John mới lên bốn tuổi đáp lại rằng:“Nhưng ông đâu có cứu con!“. Sau này khi lớn lên và nhất là khi có gia đình anh John Meister càng ý thức một cách thấm thía, thế nào là ơn nghĩa được cứu sống để ngày hôm nay anh và cha mẹ quây quần bên các cháu, còn anh John tốt nghiệp chính trị học trong cơ quan chính phủ tại Hamburg. Vị đại khách của buổi lễ khánh thành là TS Wolfgang Schäuble, chủ tịch quốc hội Đức Quốc. Đây là một vinh dự rất lớn cho người tỵ nạn Việt Nam. „Sống hết lòng bắt đầu từ nhận thức rằng bạn có thể thay đổi cuộc sống.“, TS Wolfgang Schäuble trích lời của TS Rupert Neudeck. Đối với ông thì TS Neudeck là một người quyết tâm, quật cường và quên mình. Cùng với nhà văn Heinrich Böll TS Neudeck đã làm những việc có giá trị lên trên cả tình đồng loại. Vào thời điểm đó chính phủ Đức không muốn nhận người tỵ nạn Việt Nam, nhưng đối với TS Neudeck thảm trạng người Việt chết trên biển đã trở thành một „Lệnh truyền luân lý“. Không riêng gì tại Á Châu mà còn tại Phi Châu TS Neudeck đều ra tay giúp đỡ hết mình và quên mình. Vì thế, nếu còn sống chắc hẳn TS Neudeck sẽ không đồng ý xây bia tưởng nhớ ông, vì ông không coi trọng hình thức bề ngoài, ông chủ tịch quốc hội nhận định như vậy và kết thúc bằng câu: „TS Neudeck sống mãi trong lòng những người đã được ông cứu sống, cũng như trong tim những ai đã đáp ứng lời ông kêu gọi mà rộng tay đóng góp.“ TS Wolfgang Schäuble, chủ tịch quốc hội Đức Quốc Kế đến là phần phát biểu của phó đô trưởng, ông Rudolf Eich. Ông dí dỏm nói rằng:“Troisdorf không phải là thành phố đẹp nhất nhưng là thành phố nhiệt tâm nhất. Troisdorf có một người anh hùng đi giúp người khắp nơi trên thế giới, và vì thế chúng tôi đã chọn TS Neudeck làm gương cho thế hệ trẻ. Chúng tôi đã đặt tên cho một trường học tại Troisdorf là Rupert-Neudeck-Schule, một trường học không bài ngoại và can đảm dấn thân.“ Ông Rudolf Eich Một trong những người gần gũi gia đình TS Neudeck là Dr. Norbert Röttgen, cựu bộ trưởng bộ môi sinh. Hiện nay ông là chủ tịch Ủy Ban đối ngoại của Quốc Hội. Ông nhận thấy rằng TS Neudeck là một người có Ơn gọi; một người suy nghĩ sâu sắc, dám nói và dám làm; một người viết luận án tiến sĩ về Jean-Paul Sartre (triết lý hiện sinh) và Albert Camus, như là hai vị đại diện cho chủ trương „dầu gì đi nữa thì vẫn phải tranh đấu tới cùng vì nhân phẩm của từng cá nhân ở khắp mọi nơi“. Ông Dr. Röttgen đặt biệt cảm ơn người Việt Nam đã cho ông món quà là buổi lễ khánh thành ngày hôm nay, „qua cách thức quý vị tổ chức buổi lễ, qua những gì quý vị nói và cách nói của quý vị làm tôi rất cảm kích.“ Dr. Norbert Röttgen Người sinh viên cùng thời và cùng tổ chức Sinh Viên Công Giáo với TS Neudeck là ông Ruprecht Polenz, (hiện là khâm sứ đặc nhiệm của Bộ Ngoại Giao) kể rằng, „khi còn là thành viên hội đồng thành phố Münster chúng tôi đã ủng hộ chiến dịch cứu thuyền nhân Việt Nam và đã nhận 100 người Việt nhiều hơn con số do chính phủ quy định.“ Ông Ruprecht Polenz cho rằng, nếu TS Neudeck còn sống thì ưu tư của ông hiện nay sẽ là kêu gọi Đối Thoại với các giáo hữu Hồi Giáo để cùng nhau tác tạo hòa bình… Và cái bia tưởng niệm giá trị nhất cho TS Neudeck chính là những kỷ niệm về TS Neudeck mà chúng ta mang trong trái tim mình.“ Ông Ruprecht Polenz Trước khi người con trai của TS Neudeck là anh Marcel Neudeck lên tiếng là phần hợp ca của Ca Đoàn Công Giáo Việt Nam từ Hamburg với nhạc phẩm „Cap Anamur“ được một người nhạc sĩ Đức sáng tác vào năm 1980. Kế đến Tường Vân và Trúc Anh đã giới thiệu giảng sư trường đại học nghệ thuật Aachen ông Jost Mayer, là người trách nhiệm thực hiện bia tưởng niệm TS Neudeck. Anh Marcel Neudeck đã có một cử chỉ gây xúc động và để lại một ấn tượng rất đặt biệt trong mọi người, nhất là người Việt Nam. Anh xin lỗi quý quan khách cho anh phá lệ không chào theo thứ tự thông thường và trịnh trọng, nhất là khi có sự hiện diện của vị chủ tịch Quốc Hội Đức Quốc Dr. Wolfgang Schäuble (nhân vật thứ hai sau Tổng Thống Liên Bang Dr. Frank-Walter Steinmeier). Anh Marcel Neudeck Trong chiếc áo sơ-mi đơn giản như người cha của anh, Marcel Neudeck đã chào mọi người  „Liebe Schwestern und Brüder, liebe Tanten und Onkel, und liebe Mama!“, trong tiếng vỗ tay tán thành rộn ràng… „Tôi xin thay mẹ nói lời cảm ơn chân thành đến các bạn. Tôi đã lắng nghe rất kỹ những lời chia xẻ của các bạn. Giây phút này đối với tôi rất đặc biệt. Vui lẫn buồn. Tôi nghĩ, bố tôi Rupert đang hiện hữu với chúng ta ở đây, có thể trên cây này… Như Dr. Wolfgang Schäuble đã nói, bia tưởng niệm cho Rupert Neudeck tự nó là một mâu thuẫn. Rupert coi nặng tha nhân hơn mình… Tôi xin gửi đến các bạn một hình ảnh trắng đen chụp Rupert trên thuyền Cap Anamur, khi ông nhận một bức hình chân dung do một người Việt Nam vẽ tặng. Tôi nghĩ rằng Rupert thích một bức hình về mình như thế này. ..“  Bà Christel Neudeck Kế lời người con trai, bà Christel Neudeck đã trích hai văn thư chào mừng của nữ thủ tướng Dr. Angela Merkel và nữ bộ trưởng quốc phòng Dr. Ursula von der Leyen. Ngoài ra, bà Neudeck còn nêu tên hai nhân vật quan trọng, mà nếu không có họ thì chiến dịch Cap Anamur đã không thành, đó là nhà văn Heinrich Böll và nhà báo Franz Alt. Bà quả quyết rằng, ai đến Đức và chấp nhận hiến pháp của Đức thì người đó cơ hội hội nhập thành công. Trước khi dứt lời và chấm dứt buổi lễ khánh thành bà mời mọi người ghé sang phòng hội để gặp gỡ Franz Alt cũng như chiếu cố quầy thông tin của tổ chức Grünhelme do cô Yvonne Neudeck (con gái của ông bà Neudeck) đảm trách. Đây là cơ hội để những người Việt Nam mang ơn có cơ hội trả ơn qua nỗ lực đóng góp tài chánh dài hạn cho chương trình nhân đạo của tổ chức Mũ Xanh của vị đại ân nhân TS Rupert Neudeck./. Minh Hoài. Photo: Minh Thông, Minh Hoài và Tat Lam Nguyen
......

Việt Nam bắt đầu nhượng bộ Đức về nhân quyền?

Sau hai tháng Ba và Tư của nửa đầu năm 2018 le lói một chút tin tức về ‘Bộ Công an trả lại hộ chiếu và quyền xuất cảnh cho người hoạt động nhân quyền’, mới đây đã có những xác nhận về vấn đề nhạy cảm này. Một trong những xác nhận trên đến từ nhà báo Mạc Việt Hồng ở Ba Lan. Trên Facebook của mình vào ngày 11 tháng Năm năm 2018 – tức đúng này Nhân Quyền Việt Nam, bà Mạc Việt Hồng cho biết: ‘Một nhà hoạt động nữ, cựu tù nhân lương tâm sắp xuất cảnh qua châu Âu, tất nhiên là nàng đi rồi nàng lại về. Hộ chiếu, visa cũng như quyền xuất cảnh có được nhờ sự can thiệp của bộ Ngoại Giao Đức thông qua ĐSQ của họ tại Hà Nội. Gần đây có những người đã bị thu hộ chiếu, bị cấm xuất cảnh nhưng với sự trợ giúp của ĐSQ Đức, những nhà hoạt động này đã được cấp lại hộ chiếu và xuất cảnh bình thường. Tháng trước, mình vừa gặp 1 trường hợp như vậy ở châu Âu và nghe kể về một số trường hợp khác. VN đang có những nhún nhường nhất định với Đức. Hy vọng sẽ có những tù nhân lương tâm được giảm án hay phóng thích trước hạn, chứ ko phải là TXT. Thằng đó xứng đáng rũ tù, dù việc bắt cóc hắn là sai trái’. Ở trong nước, cũng có những xác nhận khác về việc trong thời gian gần đây, Bộ Công an đã trả lại hộ chiếu và quyền xuất cảnh cho một số nhà hoạt động nhân quyền, trở thành một hiện tượng ‘lạ’ trong đời sống chính trị và xã hội ở Việt Nam. Đã từ nhiều năm qua, cấm xuất cảnh hoặc tịch thu hộ chiếu, hoặc cả hai động tác này, là một biện pháp rất được Bộ Công an và công an các tỉnh thành dùng đến để đối phó với tiếng nói bất đồng của nhiều người hoạt động dân chủ và nhân quyền. Rất nhiều người hoạt động này đã bị cấm xuất cảnh, theo một danh sách được cho là có đến hàng vài ngàn người bị cấm xuất cảnh, trong đó có giới đấu tranh dân chủ nhân quyền. Từ đầu năm 2014, ở Việt Nam đã ra đời ‘Hội những người bị cấm xuất cảnh’, bao gồm hàng trăm cái tên của những người hoạt động nhân quyền. Nhiều người đã làm đơn khiếu nại đòi công an phải trả lại hộ chiếu và quyền xuất cảnh, nhưng Bộ Công an và công an các tỉnh thành chỉ viện dẫn lý do ‘xâm phạm an ninh quốc gia’ hết sức mơ hồ mà không trưng dẫn ra được bất kỳ bằng chứng nào về sự xâm phạm ấy, để không trả lời các đơn thư khiếu nại. Một biên bản cấm xuất cảnh đối với Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong của Nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội. Ảnh: BBC Cho tới gần cuối năm 2017 – là năm mà chiến dịch bắt bớ nhân quyền đã lên dến cao điểm với gần ba chục người bị tống giam, vẫn không có bất kỳ một dấu hiệu nào cho thấy chính quyền và công an nhượng bộ những yêu sách về cải thiện nhân quyền của cộng đồng quốc tế, trong đó có đòi hỏi về trả hộ chiếu và quyền xuất cảnh. Vào tháng cuối năm 2017 và những tháng đầu năm 2018, nhà cầm quyền Việt Nam đã lặng lẽ trả hộ chiếu và cho xuất cảnh một ít trường hợp là cựu tù nhân lương tâm – những nhà hoạt động là Nguyễn Phương Uyên, Trương Minh Tam, Việt Khang, Mục sư Nguyễn Công Chính. Tin tức của nhà báo Mạc Việt Hồng và những nhà hoạt động nhân quyền trong nước về ‘Bộ Công an trả lại hộ chiếu và quyền xuất cảnh cho người hoạt động quyền’ lại xuất hiện trùng thời gian diễn ra một sự kiện thu hút mối quan tâm của báo chí và dư luận ở châu Âu: Tòa án Đức xử Nguyễn Hải Long – nghi can tham gia đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, mà trong phiên tòa này đã bất thần bùng phát một thông tin liên đới một cấp cao hơn rất nhiều: Slovakia đang làm việc với phía Đức để xác minh khả năng ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an Việt Nam, đã sử dụng chuyến thăm của mình đến nước này hồi tháng Tám năm 2017 để làm bình phong bắt giữ Trịnh Xuân Thanh. Mặc dù chỉ là một nghi can và có thể không đóng vai trò chủ chốt trong vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, nhưng Nguyễn Hải Long đã khai báo một tình tiết cực kỳ quan trọng: 3 ngày sau khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin, Bộ Nội vụ Slovakia đã cho phái đoàn Công an cao cấp Việt Nam mượn một chuyên cơ của chính phủ Slovakia để bay từ Bratislava, thủ đô nước này, tới Moscow, sau cuộc gặp giữa Bộ trưởng Nội vụ khi đó là Robert Kalinak và Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm. Cuộc khủng hoảng Slovakia – Việt Nam nếu xảy ra sẽ chắc chắn làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người đồng hương của Slovakia là Cộng hòa Séc với Việt Nam. Tức trên con đường chông gai dẫn đến EVFTA (Hiệp định thương mại tự do châu Âu – Việt Nam) chưa biết chừng nào mới kết thúc, ngay trước mắt Việt Nam rất có thể đã mất đến 3 phiếu từ Đức, Slovakia và Séc. Nếu Nguyễn Phú Trọng thực sự cần đến EVFTA và do đó sẽ nhượng bộ người Đức nói riêng và Liên minh châu Âu (EU) nói chung một số điểm về cải thiện nhân quyền, chính quyền Việt Nam sẽ chơi lại ‘bài’ nới nhân quyền bằng cách dùng cơ chế trả hộ chiếu và quyền xuất cảnh cho một số người hoạt động nhân quyền, và có thể thả một ít tù nhân lương tâm khỏi những song sắt tối tăm. Trịnh Xuân Thanh cũng vì thế sẽ có cơ may được phóng thích khỏi nhà tù cộng sản trong thời gian không quá lâu. Vào những ngày này, đã có dấu hiệu Nguyễn Phú Trọng tỏ ý thực sự cần đến EVFTA và một cuộc đàm phán không công bố với Liên minh châu Âu để có được cái hiệp định cứu vãn kinh tế ấy. Một lần nữa kể từ thời ‘vận động để tham gia Hiệp định TPP’ vào năm 2013, đang có những biểu hiện cho thấy chính quyền Việt Nam chơi lại ‘bài’ nới nhân quyền bằng cách dùng cơ chế trả hộ chiếu và quyền xuất cảnh cho một số người hoạt động nhân quyền để nhượng bộ người Đức nói riêng và Liên minh châu Âu (EU) nói chung. https://chantroimoimedia.com/2018/05/14/viet-nam-bat-dau-nhuong-bo-duc-v...
......

Khánh thành bia tưởng niệm Dr. Rupert Neudeck

Neudeck tại thành phố Troisdorf Troisdorf, 12.5.2018, Đức Quốc Hôm nay thời tiết rất ấm áp. Trong khuôn viên lâu đài Wissem tại thành phố Troisdorf đông đảo người Việt Nam và quan khách Đức về tham dự buổi lễ khánh thành bia tưởng niệm Dr. Rupert Neudeck. Mặc dầu cảnh sát hiện diện khá đông để bảo vệ những chính khách tối cao của chính quyền, buổi lễ vẫn diễn ra trong bầu không khí vui tươi và trang trọng qua sự điều hợp duyên dáng của hai người trẻ thuộc thế hệ thứ hai, đó là Tường Vân và Trúc Anh của nhóm Văn Vũ Điểm Sáng. Các em Tường Vân và Trúc Anh.                                        Anh John Meister Trong bài diễn văn đầu tiên anh John Meister, một người tỵ nạn Việt Nam thế hệ thứ hai, lớn lên ở Đức, đã kể lại một số kỷ niệm rất thân mật và gần gũi với gia đình tiến sĩ Neudeck. Khi còn bé cha mẹ anh có lần dẫn anh đến nhà thăm ông bà Neudeck, và kể cho anh nghe rằng, TS Neudeck là người đã cứu sống gia đình. Lúc ấy cậu bé John mới lên bốn tuổi đáp lại rằng:“Nhưng ông đâu có cứu con!“. Sau này khi lớn lên và nhất là khi có gia đình anh John Meister càng ý thức một cách thấm thía, thế nào là ơn nghĩa được cứu sống để ngày hôm nay anh và cha mẹ quây quần bên các cháu, còn anh John tốt nghiệp chính trị học trong cơ quan chính phủ tại Hamburg. TS Wolfgang Schäuble Vị đại khách của buổi lễ khánh thành là TS Wolfgang Schäuble, chủ tịch quốc hội Đức Quốc. Đây là một vinh dự rất lớn cho người tỵ nạn Việt Nam. „Sống hết lòng bắt đầu từ nhận thức rằng bạn có thể thay đổi cuộc sống.“, TS Wolfgang Schäuble trích lời của TS Rupert Neudeck. Đối với ông thì TS Neudeck là một người quyết tâm, quật cường và quên mình. Cùng với nhà văn Heinrich Böll TS Neudeck đã làm những việc có giá trị lên trên cả tình đồng loại. Vào thời điểm đó chính phủ Đức không muốn nhận người tỵ nạn Việt Nam, nhưng đối với TS Neudeck thảm trạng người Việt chết trên biển đã trở thành một „Lệnh truyền luân lý“. Không riêng gì tại Á Châu mà còn tại Phi Châu TS Neudeck đều ra tay giúp đỡ hết mình và quên mình. Vì thế, nếu còn sống chắc hẳn TS Neudeck sẽ không đồng ý xây bia tưởng nhớ ông, vì ông không coi trọng hình thức bề ngoài, ông chủ tịch quốc hội nhận định như vậy và kết thúc bằng câu: „TS Neudeck sống mãi trong lòng những người đã được ông cứu sống, cũng như trong tim những ai đã đáp ứng lời ông kêu gọi mà rộng tay đóng góp.“ Ông Rudolf Eich Kế đến là phần phát biểu của phó đô trưởng, ông Rudolf Eich. Ông dí dỏm nói rằng:“Troisdorf không phải là thành phố đẹp nhất nhưng là thành phố nhiệt tâm nhất. Troisdorf có một người anh hùng đi giúp người khắp nơi trên thế giới, và vì thế chúng tôi đã chọn TS Neudeck làm gương cho thế hệ trẻ. Chúng tôi đã đặt tên cho một trường học tại Troisdorf là Rupert-Neudeck-Schule, một trường học không bài ngoại và can đảm dấn thân.“ Dr. Norbert Röttgen Một trong những người gần gũi gia đình TS Neudeck là Dr. Norbert Röttgen, cựu bộ trưởng bộ môi sinh. Hiện nay ông là chủ tịch Ủy Ban đối ngoại của Quốc Hội. Ông nhận thấy rằng TS Neudeck là một người có Ơn gọi; một người suy nghĩ sâu sắc, dám nói và dám làm; một người viết luận án tiến sĩ về Jean-Paul Sartre (triết lý hiện sinh) và Albert Camus, như là hai vị đại diện cho chủ trương „dầu gì đi nữa thì vẫn phải tranh đấu tới cùng vì nhân phẩm của từng cá nhân ở khắp mọi nơi“. Ông Dr. Röttgen đặt biệt cảm ơn người Việt Nam đã cho ông món quà là buổi lễ khánh thành ngày hôm nay, „qua cách thức quý vị tổ chức buổi lễ, qua những gì quý vị nói và cách nói của quý vị làm tôi rất cảm kích.“ Ông Ruprecht Polenz Người sinh viên cùng thời và cùng tổ chức Sinh Viên Công Giáo với TS Neudeck là ông Ruprecht Polenz, (hiện là khâm sứ đặc nhiệm của Bộ Ngoại Giao) kể rằng, „khi còn là thành viên hội đồng thành phố Münster chúng tôi đã ủng hộ chiến dịch cứu thuyền nhân Việt Nam và đã nhận 100 người Việt nhiều hơn con số do chính phủ quy định.“ Ông Ruprecht Polenz cho rằng, nếu TS Neudeck còn sống thì ưu tư của ông hiện nay sẽ là kêu gọi Đối Thoại với các giáo hữu Hồi Giáo để cùng nhau tác tạo hòa bình… Và cái bia tưởng niệm giá trị nhất cho TS Neudeck chính là những kỷ niệm về TS Neudeck mà chúng ta mang trong trái tim mình.“ Ca Đoàn Công Giáo Việt Nam từ Hamburg Trước khi người con trai của TS Neudeck là anh Marcel Neudeck lên tiếng là phần hợp ca của Ca Đoàn Công Giáo Việt Nam từ Hamburg với nhạc phẩm „Cap Anamur“ được một người nhạc sĩ Đức sáng tác vào năm 1980. Kế đến Tường Vân và Trúc Anh đã giới thiệu giảng sư trường đại học nghệ thuật Aachen ông Jost Mayer, là người trách nhiệm thực hiện bia tưởng niệm TS Neudeck. Anh Marcel Neudeck Anh Marcel Neudeck đã có một cử chỉ gây xúc động và để lại một ấn tượng rất đặt biệt trong mọi người, nhất là người Việt Nam. Anh xin lỗi quý quan khách cho anh phá lệ không chào theo thứ tự thông thường và trịnh trọng, nhất là khi có sự hiện diện của vị chủ tịch Quốc Hội Đức Quốc Dr. Wolfgang Schäuble (nhân vật thứ hai sau Tổng Thống Liên Bang Dr. Frank-Walter Steinmeier). Trong chiếc áo sơ-mi đơn giản như người cha của anh, Marcel Neudeck đã chào mọi người  „Liebe Schwestern und Brüder, liebe Tanten und Onkel, und liebe Mama!“, trong tiếng vỗ tay tán thành rộn ràng… „Tôi xin thay mẹ nói lời cảm ơn chân thành đến các bạn. Tôi đã lắng nghe rất kỹ những lời chia xẻ của các bạn. Giây phút này đối với tôi rất đặc biệt. Vui lẫn buồn. Tôi nghĩ, bố tôi Rupert đang hiện hữu với chúng ta ở đây, có thể trên cây này… Như Dr. Wolfgang Schäuble đã nói, bia tưởng niệm cho Rupert Neudeck tự nó là một mâu thuẫn. Rupert coi nặng tha nhân hơn mình… Tôi xin gửi đến các bạn một hình ảnh trắng đen chụp Rupert trên thuyền Cap Anamur, khi ông nhận một bức hình chân dung do một người Việt Nam vẽ tặng. Tôi nghĩ rằng Rupert thích một bức hình về mình như thế này. ..“ Bà Christel Neudeck Kế lời người con trai, bà Christel Neudeck đã trích hai văn thư chào mừng của nữ thủ tướng Dr. Angela Merkel và nữ bộ trưởng quốc phòng Dr. Ursula von der Leyen. Ngoài ra, bà Neudeck còn nêu tên hai nhân vật quan trọng, mà nếu không có họ thì chiến dịch Cap Anamur đã không thành, đó là nhà văn Heinrich Böll và nhà báo Franz Alt. Bà quả quyết rằng, ai đến Đức và chấp nhận hiến pháp của Đức thì người đó cơ hội hội nhập thành công. Trước khi dứt lời và chấm dứt buổi lễ khánh thành bà mời mọi người ghé sang phòng hội để gặp gỡ Franz Alt cũng như chiếu cố quầy thông tin của tổ chức Grünhelme do cô Yvonne Neudeck (con gái của ông bà Neudeck) đảm trách. Đây là cơ hội để những người Việt Nam mang ơn có cơ hội trả ơn qua nỗ lực đóng góp tài chánh dài hạn cho chương trình nhân đạo của tổ chức Mũ Xanh của vị đại ân nhân TS Rupert Neudeck. Minh Hoài Photo: Minh Thông, Minh Hoài và Tat Lam Nguyen  
......

Houston, Hoa Kỳ: Vận động chế tài quan chức CSVN theo tinh thần đạo luật Magnitsky Toàn cầu

Vào lúc 2:30 chiều Thứ Ba ngày 8 tháng 5, 2018 một phái đoàn người Việt gồm bà Dinh L. Pham, Chủ Tịch Hội Phụ Nữ Gốc Việt (Vietnamese American Women’s Association – VAWA),  cử tri địa hạt; ông Huỳnh Nghĩa và cô Ngọc Giang, thay măt Hội Đền Hùng; và cô Tuyết Hồng thay mặt Radio Tiếng Nước Tôi đã đến họp với bà Mary Schneider, Giám Đốc Khu quản nhiệm của Dân Biểu John Culberson tại văn phòng DB John Culberson. Tại cuộc họp nầy, bà Dinh L. Phạm thay mặt cho 3 hội đoàn nói trên trao cho bà giám đốc Mary Schneider đại diện cho DB John Culberson một tập hồ sơ vi phạm nhân quyền trầm trọng tại VN, chiếu theo đạo luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu năm 2016 của Hoa Kỳ. Hồ sơ nầy do 3 hội đoàn trên thực hiện, dày gần 800 trang liệt kê đầy đủ các nạn nhân, nhân chứng, sự kiện và các tên tội phạm nhân quyền nằm trong phạm vi của đạo luật hành pháp Magnitsky. Được biết 3 hội đoàn trên cũng đã đệ nộp tài liệu nầy đến Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và một số các vị Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ liên hệ trong Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ. Cả ba vị đại diện cho 3 hội đoàn cho biết là họ mong muốn Hành pháp Hoa Kỳ áp dụng đạo luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu nầy để chế tài những quan chức CSVN đã và đang vi phạm nhân quyền tại VN, tương tự như những trường hợp đã áp dụng cho các quan chức Nga, Venezuela, Campuchia trước đây. Kết quả là bà giám đốc Mary Schneider nhận lời sẽ sửa soạn môt lá thư để DB Culberson ký gửi Thủ Tướng CSVN nội dung DB quan tâm đến sự vi phạm nhân quyền ở VN cùng nói lên sự chế tài của đạo luật nhân quyền Global Magnitsky Human Rights Act 2016 đối với những kẻ vi phạm tại VN. Ngoài ra Bà Mary Schneider còn hứa chắc sẽ gửi thư nhắc nhở đến Bộ Ngoại Giao và các Ủy Ban Quốc Hôi có trách nhiệm đề nghị danh sách những kẻ vi phạm nhân quyền lên Tổng Thống Hoa Kỳ để trừng phạt theo Luật Global Magnitsky, sau khi nhận được tài liệu do 3 hội đoàn nầy cung cấp. Phái đoàn chụp hình chung với bà giám đốc Mary Schneider (áo trắng) trước khi rời văn phòng. Bà Mary Schneider còn cho biết thêm là có thể DB Culberson sẽ có họp báo về bản tường trình nầy của 3 hội đoàn nầy hoặc sẽ đưa ra một Video Clip tại VP về vấn đề vi phạm nhân quyền tại VN và sư chế tài của đạo luât nhân quyền toàn cầu Magnitsky đối với những kẻ vi phạm dù ở VN hay bất cứ nơi đâu trên thế giới. Buổi họp chấm dứt lúc 3:15 cùng ngày.
......

Phản biện ông Trọng và góp ý với Hội nghị Trung ương 7

Một vấn đề quan trọng của HNTƯ7 là “Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp”. Sau khi nêu các thành tích trong quá  khứ, ông Nguyễn Phú Trọng vạch ra rất nhiều tệ nạn của cán bộ trong hiện tại và cho rằng: “đó là một trong những nguyên nhân làm cho đất nước phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta”. Rồi ông nêu ý kiến: “Trả lời cho được câu hỏi vì sao 20 năm qua, đặc biệt những năm gần đây mặc dù Đảng ta đã có rất nhiều chủ trương, chính sách về công tác cán bộ, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, nhưng trong thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả còn thấp? Nguyên nhân từ đâu, ở khâu nào, cấp nào? … Vì sao có nhiều nghị quyết rất đúng, rất trúng nhưng việc thực hiện hiệu quả lại thấp?… Vì sao quy trình thì đúng nhưng bố trí con người cụ thể lại sai? Vướng mắc chính là ở chỗ nào”. Ông nêu nhiệm vụ cho Hội nghị 7: “Cố gắng chỉ ra khâu đột phá là khâu nào? Đánh giá cán bộ hay sắp xếp, bố trí cán bộ? Khắc phục tình trạng “chạy chức, chạy quyền” hay “thân quen, cánh hẩu”? Chú trọng đặc biệt phẩm chất hay năng lực hay coi trọng cả hai? Về công tác cán bộ, trước đây tôi đã có một số bài góp ý, nay nhân HNTƯ7 bàn về vấn đề quan trọng này xin trình bày vài suy nghĩ tiếp. Phản biện ý kiến của ông Nguyễn Phú Trọng Thực trạng bi đát của cán bộ, đó là kết quả của một quá trình. Ông muốn tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Thế nhưng ông đã phạm sai lầm chủ quan, bảo thủ, thiếu khoa học, lại  còn hướng dẫn và bắt buộc người khác cùng phạm sai lầm như thế. Nó thể hiện ở đánh giá “Đảng ta đã có rất nhiều chủ trương, chính sách về công tác cán bộ, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ… có nhiều nghị quyết rất đúng, rất trúng… quy trình thì đúng…”. Xin ông hãy mở rộng và hướng lỗ tai về phía đông đảo người dân và những người phản biện để có được thông tin xem dư luận bàn thế nào về cách  “Đảng cử dân bầu” và sự “dân chủ đến thế là cùng ở trong Đảng”. Tôi phát hiện thấy nghị quyết và quy trình chứa nhiều bất cập chứ không phải rất đúng, rất trúng như ông đánh giá. Ông đang ở trong một cánh rừng với nhiều cây đầy sâu mọt. Ông chỉ quẩn quanh để chỉ nhìn thấy rất rõ vài cành lá của một số cây mà không chịu cho tư tưởng thoát ra ngoài để biết về toàn bộ cánh rừng. Đó là vì đầu óc ông quá bị xơ cứng bởi học thuyết Mác-Lê, bởi chưa từ bỏ được thói kiêu ngạo cộng sản và vẫn bị lệ thuộc vào ý thức hệ. Ông cố tự bưng tai, bịt mắt để không nghe thấy những tiếng nói phản biện chân thành, không thấy được bản chất sâu xa, nguyên nhân gốc rễ của các sai lầm và tệ nạn, không phát hiện được những mâu thuẩn và bất cập trong các chủ trương, chính sách, nghị quyết, mà ông tưởng nhầm là rất đúng, rất trúng. Tôi đã một số lần chỉ ra các mâu thuẩn và bất cập đó, yêu cầu được đối thoại, nhưng các ông lờ đi, vẫn giữ nguyên những nhận định chủ quan, đầy nhầm lẫn trong các nghị quyết. Ông không nhận ra rằng nguyên nhân gốc của nhiều tệ nạn trong cán bộ chính là sự độc tài toàn trị của Đảng. Sự độc tài đó hàng ngày sinh ra, nuôi dưỡng bọn cơ hội mà cái lò của ông dù nóng đến bao nhiêu cũng chỉ đốt được một số ít những bọn không cùng phe cánh. Một mặt ông tự bưng tai bịt mắt, mặt khác ông bỏ tù, ông bịt miệng những người bất đồng chính kiến. Thế thì làm sao biết được sự thật. Góp ý với Hội nghị Trung ương 7 Ông Trọng yêu cầu chỉ ra “Đột phá là khâu nào”. Ra thêm vài nghị quyết chăng? Tổ chức nhiều đợt chỉnh huấn chăng? Phát động nhân dân tố cáo chăng? … Đó chỉ là những thứ thuốc bôi ngoài da, trong khi bệnh ở tận gan ruột. Cần phải tìm được nguyên nhân gốc để loại bỏ. Về nguyên nhân, đã nhiều lần tôi viết: “là sự kết hợp giữa một bên là những yếu kém trong văn hóa dân tộc, một bên là những độc hại trong Chủ nghĩa Mác-Lê”. Sự vận dụng Mác-Lê là chủ động của Đảng, còn sự kết hợp là hoàn toàn tự động, tự phát. Không ai chủ trương và tự giác thực hành sự kết hợp đó. Nhưng nó xảy ra mọi lúc mọi nơi, một cách ngấm ngầm, mạnh mẽ… Vậy phải chăng khâu đột phá là xóa bỏ sự độc quyền toàn trị, là từ bỏ việc đặt Đảng cao hơn mọi luật pháp, là chấp nhận sự cạnh tranh bình đẳng. Muốn thế trước hết phải thấy được sự thay đổi vai trò của Đảng. Từ một đảng lãnh đạo làm cách mạng chuyển sang một đảng chính trị, một đảng cầm quyền. Hai đảng này có rất nhiều điểm khác nhau về bản chất. Tình thế đã thay đổi, vai trò đã thay đổi mà cứ giữ chặt lấy mô hình cũ thì thất bại là không tránh khỏi. Tiếp đến là xóa bỏ từ trong ý nghĩ và hành động cách làm “dân chủ giả hiệu” trong bầu cử. Đó là việc “Đảng cử dân bầu”, là việc lãnh đạo cũ ở trên cơ cấu cấp ủy mới ở dưới, là Bộ Chính trị cũ quyết định Trung ương mới và các chức danh Nhà nước. Để có được “Sự đột phá”, ngoài việc có nhận thức đúng còn cần sự dũng cảm và khôn khéo. Hy vọng rằng trong HNTƯ7 sẽ xuất hiện được vài nhân vật như vậy để làm “Cánh chim báo bão”. N.Đ.C.
......

Phản biện ông Trọng và góp ý với Hội nghị Trung ương 7

Một vấn đề quan trọng của HNTƯ7 là “Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp”. Sau khi nêu các thành tích trong quá  khứ, ông Nguyễn Phú Trọng vạch ra rất nhiều tệ nạn của cán bộ trong hiện tại và cho rằng: “đó là một trong những nguyên nhân làm cho đất nước phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta”. Rồi ông nêu ý kiến: “Trả lời cho được câu hỏi vì sao 20 năm qua, đặc biệt những năm gần đây mặc dù Đảng ta đã có rất nhiều chủ trương, chính sách về công tác cán bộ, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, nhưng trong thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả còn thấp? Nguyên nhân từ đâu, ở khâu nào, cấp nào? … Vì sao có nhiều nghị quyết rất đúng, rất trúng nhưng việc thực hiện hiệu quả lại thấp?… Vì sao quy trình thì đúng nhưng bố trí con người cụ thể lại sai? Vướng mắc chính là ở chỗ nào”. Ông nêu nhiệm vụ cho Hội nghị 7: “Cố gắng chỉ ra khâu đột phá là khâu nào? Đánh giá cán bộ hay sắp xếp, bố trí cán bộ? Khắc phục tình trạng “chạy chức, chạy quyền” hay “thân quen, cánh hẩu”? Chú trọng đặc biệt phẩm chất hay năng lực hay coi trọng cả hai? Về công tác cán bộ, trước đây tôi đã có một số bài góp ý, nay nhân HNTƯ7 bàn về vấn đề quan trọng này xin trình bày vài suy nghĩ tiếp. Phản biện ý kiến của ông Nguyễn Phú Trọng Thực trạng bi đát của cán bộ, đó là kết quả của một quá trình. Ông muốn tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Thế nhưng ông đã phạm sai lầm chủ quan, bảo thủ, thiếu khoa học, lại  còn hướng dẫn và bắt buộc người khác cùng phạm sai lầm như thế. Nó thể hiện ở đánh giá “Đảng ta đã có rất nhiều chủ trương, chính sách về công tác cán bộ, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ… có nhiều nghị quyết rất đúng, rất trúng… quy trình thì đúng…”. Xin ông hãy mở rộng và hướng lỗ tai về phía đông đảo người dân và những người phản biện để có được thông tin xem dư luận bàn thế nào về cách  “Đảng cử dân bầu” và sự “dân chủ đến thế là cùng ở trong Đảng”. Tôi phát hiện thấy nghị quyết và quy trình chứa nhiều bất cập chứ không phải rất đúng, rất trúng như ông đánh giá. Ông đang ở trong một cánh rừng với nhiều cây đầy sâu mọt. Ông chỉ quẩn quanh để chỉ nhìn thấy rất rõ vài cành lá của một số cây mà không chịu cho tư tưởng thoát ra ngoài để biết về toàn bộ cánh rừng. Đó là vì đầu óc ông quá bị xơ cứng bởi học thuyết Mác-Lê, bởi chưa từ bỏ được thói kiêu ngạo cộng sản và vẫn bị lệ thuộc vào ý thức hệ. Ông cố tự bưng tai, bịt mắt để không nghe thấy những tiếng nói phản biện chân thành, không thấy được bản chất sâu xa, nguyên nhân gốc rễ của các sai lầm và tệ nạn, không phát hiện được những mâu thuẩn và bất cập trong các chủ trương, chính sách, nghị quyết, mà ông tưởng nhầm là rất đúng, rất trúng. Tôi đã một số lần chỉ ra các mâu thuẩn và bất cập đó, yêu cầu được đối thoại, nhưng các ông lờ đi, vẫn giữ nguyên những nhận định chủ quan, đầy nhầm lẫn trong các nghị quyết. Ông không nhận ra rằng nguyên nhân gốc của nhiều tệ nạn trong cán bộ chính là sự độc tài toàn trị của Đảng. Sự độc tài đó hàng ngày sinh ra, nuôi dưỡng bọn cơ hội mà cái lò của ông dù nóng đến bao nhiêu cũng chỉ đốt được một số ít những bọn không cùng phe cánh. Một mặt ông tự bưng tai bịt mắt, mặt khác ông bỏ tù, ông bịt miệng những người bất đồng chính kiến. Thế thì làm sao biết được sự thật. Góp ý với Hội nghị Trung ương 7 Ông Trọng yêu cầu chỉ ra “Đột phá là khâu nào”. Ra thêm vài nghị quyết chăng? Tổ chức nhiều đợt chỉnh huấn chăng? Phát động nhân dân tố cáo chăng? … Đó chỉ là những thứ thuốc bôi ngoài da, trong khi bệnh ở tận gan ruột. Cần phải tìm được nguyên nhân gốc để loại bỏ. Về nguyên nhân, đã nhiều lần tôi viết: “là sự kết hợp giữa một bên là những yếu kém trong văn hóa dân tộc, một bên là những độc hại trong Chủ nghĩa Mác-Lê”. Sự vận dụng Mác-Lê là chủ động của Đảng, còn sự kết hợp là hoàn toàn tự động, tự phát. Không ai chủ trương và tự giác thực hành sự kết hợp đó. Nhưng nó xảy ra mọi lúc mọi nơi, một cách ngấm ngầm, mạnh mẽ… Vậy phải chăng khâu đột phá là xóa bỏ sự độc quyền toàn trị, là từ bỏ việc đặt Đảng cao hơn mọi luật pháp, là chấp nhận sự cạnh tranh bình đẳng. Muốn thế trước hết phải thấy được sự thay đổi vai trò của Đảng. Từ một đảng lãnh đạo làm cách mạng chuyển sang một đảng chính trị, một đảng cầm quyền. Hai đảng này có rất nhiều điểm khác nhau về bản chất. Tình thế đã thay đổi, vai trò đã thay đổi mà cứ giữ chặt lấy mô hình cũ thì thất bại là không tránh khỏi. Tiếp đến là xóa bỏ từ trong ý nghĩ và hành động cách làm “dân chủ giả hiệu” trong bầu cử. Đó là việc “Đảng cử dân bầu”, là việc lãnh đạo cũ ở trên cơ cấu cấp ủy mới ở dưới, là Bộ Chính trị cũ quyết định Trung ương mới và các chức danh Nhà nước. Để có được “Sự đột phá”, ngoài việc có nhận thức đúng còn cần sự dũng cảm và khôn khéo. Hy vọng rằng trong HNTƯ7 sẽ xuất hiện được vài nhân vật như vậy để làm “Cánh chim báo bão”. N.Đ.C.
......

Trịnh Xuân Thanh sẽ được áp dụng luật đặc xá để đoàn tụ với vợ con tại Đức?

Ngày 7/5/2018, có hai sự kiện pháp lý quan trọng liên quan đến Trịnh Xuân Thanh, tại Hà nội, thủ đô của Việt nam lẫn Berlin, thủ đô của Đức. Tại Hà Nội, Toà án cấp cao xét xử phúc thẩm vụ Đinh La Thăng- Trịnh Xuân Thăng đã thông báo nhận đơn rút kháng cáo kêu oan của Trịnh Xuân Thanh (với cả hai vụ án mà Thanh bị tuyên án sơ thẩm chung thân). Con trai của Thanh cũng rút đơn kháng cáo đòi trả lại tài sản kê biên (là biệt thự và xe sang do ông bà cho, được coi không liên quan đến bố) https://tuoitre.vn/ong-trinh-xuan-thanh-va-con-trai-rut-kha…. Đồng thời, tại một Toà án ở Berlin, Đức, vợ của Trịnh Xuân Thanh đã khai với tư cách nhân chứng về việc “biến mất” của chồng tại Berlin vào tháng 7/2016, với nhiều tình tiết “khá nhạy cảm” đối với Việt nam. Bà Schlagenhauf, Luật sư Đức của Trịnh Xuân Thanh đã trả lời trên BBC cùng ngày 7/5/2018 với nội dung như sau: ‘Phiên tòa Hà Nội xử ông Trịnh Xuân Thanh là không hợp lệ’ BBC: Trong phiên tòa sơ thẩm, ông Thanh đề đạt nguyện vọng được sang Đức thăm vợ con. Về mặt logic, việc một bị cáo đang đối diện với mức án tù nặng lại đưa ra đề xuất như vậy, liệu có phải là điều gì bất thường không, hay liệu có thể coi đó là một thông điệp nào đó mà thân chủ của bà muốn gửi ra bên ngoài? Luật sư Schlagenhauf: Theo tôi, việc ông Thanh đề nghị như vậy là hoàn toàn hợp lý bởi lẽ nếu không có vụ bắt cóc thì vấn đề đã khác. Còn ở đây đã xảy ra vụ bắt cóc bằng bạo lực đối với ông Trịnh Xuân Thanh. Việc bắt cóc này là một hành vi phạm tội. Việt Nam đã vi phạm luật Đức và luật pháp quốc tế. Với việc thực hiện hành vi tội phạm như thế, Việt Nam đã tự đánh mất quyền tố tụng xét xử thân chủ tôi. Phiên tòa xét xử ông Trịnh Xuân Thanh tại Hà Nội là không hợp lệ. Và một khi phiên tòa không hợp lệ rồi thì tất cả những phán quyết tòa đưa ra sau đó cũng đều không hợp lệ. Vì thế, việc ông Thanh muốn quay trở lại Đức và việc đưa ông Thanh quay trở lại Đức là điều có thể làm và hoàn toàn nên làm. Điều này liên quan đến những đòi hỏi mà phía Đức đặt ra với Việt Nam và phía Việt Nam cần tuân thủ, để qua đó hàn gắn quan hệ song phương. Quan hệ giữa hai nhà nước là phải theo luật pháp chứ không thể dùng hành vi bạo lực phạm pháp như thế được. Chúng ta biết rằng trước khi xảy ra vụ bắt cóc, quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Đức đã đạt được nhiều tiến triển tốt đẹp. Nhưng chỉ vì vụ bắt cóc mà quan hệ đối tác chiến lược đã bị đình chỉ, một loạt các dự án hợp tác bị dừng lại, đó là chuyện rất đáng tiếc. Theo tôi, cách tốt nhất là phải tìm mọi biện pháp để bình thường hóa trở lại – chính phủ Đức đã đưa ra một loạt các yêu cầu đối với phía Việt Nam, và việc để thân chủ tôi được quay trở lại nước Đức là một trong những đòi hỏi của Đức. Theo tôi, sự thông minh và xử sự tốt nhất là bằng con đường ngoại giao để giải quyết chuyện này càng nhanh càng tốt. Điều đó sẽ có lợi cho cả hai nước. Đây không chỉ là quan hệ giữa Đức với Việt Nam không thôi, mà còn là quan hệ giữa Việt Nam với cả khối EU nữa. Dù bản thân phiên tòa ở Berlin không cứu được quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức, nhưng điều mà nó làm được là nó sẽ đưa đến kết luận cuối cùng rằng đây là một vụ bắt cóc hay không, để đưa ra công luận một cách rõ ràng. Vụ này, ngay sau khi xảy ra chỉ một thời gian ngắn, thay vì công tố viện của Berlin thì công tố viện của liên bang đã đảm nhận việc điều tra. Điều đó chứng tỏ nước Đức rất chú trọng vụ này và sẽ làm đến cùng. Từ đó, quan hệ ngoại giao giữa hai nước ra sao sẽ còn tùy thuộc vào cách ứng xử của chính phủ hai nước sau đó. Nhưng công luận cần biết chính xác điều gì đã xảy ra. Giới chức cần phải chứng minh được đó có phải là vụ bắt cóc hay là không. Qua nội dung trả lời của bà luật sư này và những phát biểu của bà Thủ tướng Đức Merkel khi trao đổi với thủ tướng Slovakia mấy ngày trước, cho thấy phía Đức coi việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc giữa thủ đô Berlin là việc rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quan hệ Đức Việt (đã diễn ra tốt đẹp trước đó) và đặc biệt đến việc ký kết chính thức một hiệp định thương mại tự do Việt nam- EU (EFVTA) dự kiến vào mùa hè năm nay. Tất nhiên Trịnh Xuân Thanh không phải là kẻ ngốc, khi tại phiên toà sơ thẩm ở Hà Nội tỏ lòng mong muốn đoàn tụ với gia đình tại Đức. Đây là thông điệp của Thanh gửi đến cho bà luật sư Đức giờ đã nổi tiếng nước Đức lẫn Việt nam, rằng Thanh vẫn muốn tiếp tục xin tỵ nạn tại Đức. Thanh cũng hiểu, nước Đức cũng đã yêu cầu Việt nam trả lại Trịnh Xuân Thanh trở lại nước Đức (như trước khi Thanh bị bắt cóc theo quan điểm của Đức). Và các nhà lãnh đạo Việt nam, sau khi đã xử Trịnh Xuân Thanh, đặc biệt ông anh của Trịnh Xuân Thanh là Đinh La Thăng, cũng phần nào đáp ứng nguyện vọng “trừng trị những kẻ tham nhũng” trong một bộ phận dân chúng, cũng thể hiện được uy quyền “đốt lò” của mình. Con bài Trịnh Xuân Thanh đã hết hạn sử dụng, không nên là vật cản cho quan hệ hai nước Việt – Đức, đặc biệt quan hệ Việt Nam – EU. Hiệp định thương mai tự do Việt Nam – EU phải được ký kết sớm, và cần giải toả con bài TXT càng sớm càng tốt. Theo luật Việt Nam, giải quyết cho Trịnh Xuân Thanh sang Đức theo yêu cầu của Đức có khả thi không và diễn ra như thế nào? Luật Đặc xá năm 2007 của Việt Nam đã dự trù tình huống đó như sau: Chương 3: ĐẶC XÁ TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT Điều 21. Người được đặc xá trong trường hợp đặc biệt Trong trường hợp đặc biệt, để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước, Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đang chấp hành hình phạt tù, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù mà không phụ thuộc vào các điều kiện quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này. Điều 22. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đặc xá trong trường hợp đặc biệt Theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc theo đề nghị của Chính phủ về đặc xá được Chủ tịch nước chấp nhận, Chính phủ chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan lập hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Như vậy, chỉ cần Chính Phủ để nghị, với lý do cần đáp ứng yêu cầu của nước Đức để sớm ký kết hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, Chủ tịch nước sẽ ra lệnh đặc xá trong trường hợp đặc biệt đối với Trịnh Xuân Thanh. Bù lại, Trịnh Xuân Thanh cũng phải “xuống nước” rút kháng cáo kêu oan và chấp nhận mất một số tài sản khủng đứng tên con trai để thi hành án. Khả năng Trịnh Xuân Thanh sẽ được áp dụng luật đặc xá để đoàn tụ với vợ con tại Đức là trong tầm tay và đúng luật Việt Nam? Chúng ta hãy chờ xem!
......

11 phát minh mới không ngờ có được

Một ủy viên của văn phòng bằng sáng chế Hoa Kỳ từng tuyên bố: “Tất cả mọi thứ có thể được phát minh đều đã được phát minh”. Tuy nhiên, điều này chẳng hề đúng! Hiện vẫn có rất nhiều phát minh khiến người ta phải thốt lên rằng: Thật sao! Chúng ta hãy cùng xem 11 phát minh hiện đại làm cho cuộc sống dễ dàng hơn và thú vị hơn sau đây: 1. Áo sơ mi không thấm bẩn Công ty Labfresh của Hà Lan bắt đầu bán những chiếc áo sơ mi không bị vấy bẩn, kể cả bị đổ cà phê, rượu vang đỏ, nước tương hay dầu ăn. Sản phẩm này được tạo ra nhờ công nghệ độc đáo mới bao gồm 98% INDUO cotton và 2% elastane. Những chất liệu này không bị ảnh hưởng bởi vết bẩn, lại còn thoáng hơi, kháng mùi và không bị nhăn. 2. Túi nhựa ăn được Để giải quyết vấn đề môi trường, công ty EnviGreen của Ấn Độ đã tạo ra một loại nhựa phân hủy sinh học. Nó được làm từ 100% hợp chất hữu cơ, gồm tinh bột tự nhiên, rong biển và dầu, nhưng vẫn giống nhựa thật. Dù có ăn loại túi này thì cũng không ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn vì nó tiêu hóa được. Thông thường phải mất từ 5 năm đến 200 năm để một túi nhựa có thể phân huỷ. Tuy nhiên, loại túi này chỉ cần 180 ngày hoặc 15 giây trong nước sôi đã phân huỷ. Đây là tin tuyệt vời cho các quốc gia đang phải đối mặt với vấn đề rác thải nhựa. 3. Quần áo "lớn lên" cùng con trẻ Nhà thiết kế Ryan Yasin, London đã tung ra những bộ quần áo đặc biệt có thể "lớn lên" cùng với trẻ em. Những đường xếp ly được dập ngang dọc tạo thành đường vân đẹp mắt. Những đường vân này có thể kéo dãn ra được và tùy vào kích cỡ của đứa trẻ, quần áo sẽ tự động điều chỉnh vừa vặn với cơ thể của trẻ nhất. Đây là một sáng chế tuyệt vời dành cho các ông bố bà mẹ. 4. Quần tất không bị rách Công ty dệt may Sheerly Genius của Mỹ đã chế tạo ra chiếc quần tất bền nhất trên thế giới. Sheerly Genius đã tiến hành thực nghiệm và rút ra kết luận rằng chúng có độ bề cao gấp 50 lần so với quần tất thông thường, bởi họ sử dụng các vật liệu giống như trong áo khoác chống đạn. Phụ nữ hiện nay rất chuộng quần tất, nhưng lại thường rất dễ rách. Mục tiêu chính mà những người sáng tạo ra sản phẩm này là giảm được lượng rác thải dệt may. 5. Quần jeans thông minh Lần đầu tiên, công ty Spinali Design đã tạo ra chiếc quần jeans ‘thông minh’ giúp người mặc xác định được hướng đi chính xác. Bộ cảm biến được đặt 2 bên đùi được kết nối sẵn với điện thoại thông qua Bluetooth, giúp người dùng biết họ cần rẽ trái hay phải. Nó sẽ rung lên khi bạn bị lạc đường để thông báo. 6. Piqapoo - thiết bị giúp cún đi vệ sinh Nhà phát minh người Israel đã sáng chế ra Piqapoo - một chiếc kẹp mềm gắn vào đuôi các chú chó. Khi chúng đi vệ sinh, phân rơi vào một cái túi, sau đó bạn có thể ném đi một cách dễ dàng. Và dĩ nhiên, bạn sẽ không cần phải dùng đến tay để hốt nữa. Thiết bị này làm cho cuộc sống của chủ nhân những chú chó trở nên dễ chịu hơn nhiều vì không phải lo dọn dẹp ‘sản phẩm’ mà thú cưng của mình để lại. 7. Caffein dạng xịt Chuyên gia hóa sinh Mỹ, Ben Yu đã tạo ra sản phẩm có tên "Sprayable Energy" và tuyên bố đây là dạng năng lượng xịt cục bộ chứa caffein đầu tiên trên thế giới. Theo ông Yu, người dùng có thể xịt caffein lên da mà không phải trải nghiệm cảm giác hưng phấn mạnh, hấp thu lượng calo không cần thiết hay bị ảnh hưởng bởi dư vị khó chịu như khi sử dụng các loại nước uống tăng lực hoặc cà phê. 8. Robot có thể nói chuyện với người Robot cá nhân Jibo trông giống như nhân vật hoạt hình Pixar - nó có đầu lớn và mặt tròn, có thể thể hiện hàng loạt các loại cảm xúc khác nhau. Nó có thể cười khúc khích, khiêu vũ, tạo bản tin, chụp ảnh và quay sang bạn nếu bạn gọi nó. Như những người sáng tạo hứa hẹn, họ sẽ phát triển với mọi mô hình mới và cuối cùng sẽ làm cho thay đổi kiểu giao tiếp của con ngươi với robot. 9. Một cốc tự làm nóng cà phê Giám đốc điều hành của Ember Technologies Clay Alexander đã tạo ra một chiếc cốc ‘thông minh’. Với hệ thống giữ nhiệt điều khiển bằng ứng dụng ở bên dưới, nó có thể hỗ trợ giữ nhiệt độ cần thiết cho cà phê hoặc trà - từ 49 đến 60 độ C. Cốc hiện có giá gần 80 USD và đã có mặt trên gần 5.000 quán cà phê Starbucks tại Mỹ. 10. Kem lạnh Halo Top Loại kem lạnh này giúp cho các tín đồ ăn ngọt có thể thưởng thức món ăn khoái khẩu của mình mà không lo bị tăng cân bởi Halo Top không chứa đường, mà chỉ chứa một ít protein và một lượng calo thấp (360 calo). Chính vì lý do này mà Halo Top đã trở thành sản phẩm bán chạy nhất tại Mỹ. 11. Răng tái sinh từ tế bào gốc Tiến sĩ Jeremy Mao của Đại học Columbia, Mỹ, cho biết ông đã bước đầu thành công trong việc tạo ra răng bằng tế bào gốc. Phương pháp này đặc biệt ở chỗ nó không gây ra đau đớn mà bạn hoàn toàn có một bộ răng mới chỉ sau 9 tuần. Tuy nhiên, dự án này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và chưa được phổ biến rộng rãi.  
......

Trịnh Xuân Thanh sẽ được áp dụng luật đặc xá để đoàn tụ với vợ con tại Đức?

Ngày 7/5/2018, có hai sự kiện pháp lý quan trọng liên quan đến Trịnh Xuân Thanh, tại Hà nội, thủ đô của Việt nam lẫn Berlin, thủ đô của Đức. Tại Hà Nội, Toà án cấp cao xét xử phúc thẩm vụ Đinh La Thăng- Trịnh Xuân Thăng đã thông báo nhận đơn rút kháng cáo kêu oan của Trịnh Xuân Thanh (với cả hai vụ án mà Thanh bị tuyên án sơ thẩm chung thân). Con trai của Thanh cũng rút đơn kháng cáo đòi trả lại tài sản kê biên (là biệt thự và xe sang do ông bà cho, được coi không liên quan đến bố) https://tuoitre.vn/ong-trinh-xuan-thanh-va-con-trai-rut-kha…. Đồng thời, tại một Toà án ở Berlin, Đức, vợ của Trịnh Xuân Thanh đã khai với tư cách nhân chứng về việc “biến mất” của chồng tại Berlin vào tháng 7/2016, với nhiều tình tiết “khá nhạy cảm” đối với Việt nam. Bà Schlagenhauf, Luật sư Đức của Trịnh Xuân Thanh đã trả lời trên BBC cùng ngày 7/5/2018 với nội dung như sau: ‘Phiên tòa Hà Nội xử ông Trịnh Xuân Thanh là không hợp lệ’ BBC: Trong phiên tòa sơ thẩm, ông Thanh đề đạt nguyện vọng được sang Đức thăm vợ con. Về mặt logic, việc một bị cáo đang đối diện với mức án tù nặng lại đưa ra đề xuất như vậy, liệu có phải là điều gì bất thường không, hay liệu có thể coi đó là một thông điệp nào đó mà thân chủ của bà muốn gửi ra bên ngoài? Luật sư Schlagenhauf: Theo tôi, việc ông Thanh đề nghị như vậy là hoàn toàn hợp lý bởi lẽ nếu không có vụ bắt cóc thì vấn đề đã khác. Còn ở đây đã xảy ra vụ bắt cóc bằng bạo lực đối với ông Trịnh Xuân Thanh. Việc bắt cóc này là một hành vi phạm tội. Việt Nam đã vi phạm luật Đức và luật pháp quốc tế. Với việc thực hiện hành vi tội phạm như thế, Việt Nam đã tự đánh mất quyền tố tụng xét xử thân chủ tôi. Phiên tòa xét xử ông Trịnh Xuân Thanh tại Hà Nội là không hợp lệ. Và một khi phiên tòa không hợp lệ rồi thì tất cả những phán quyết tòa đưa ra sau đó cũng đều không hợp lệ. Vì thế, việc ông Thanh muốn quay trở lại Đức và việc đưa ông Thanh quay trở lại Đức là điều có thể làm và hoàn toàn nên làm. Điều này liên quan đến những đòi hỏi mà phía Đức đặt ra với Việt Nam và phía Việt Nam cần tuân thủ, để qua đó hàn gắn quan hệ song phương. Quan hệ giữa hai nhà nước là phải theo luật pháp chứ không thể dùng hành vi bạo lực phạm pháp như thế được. Chúng ta biết rằng trước khi xảy ra vụ bắt cóc, quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Đức đã đạt được nhiều tiến triển tốt đẹp. Nhưng chỉ vì vụ bắt cóc mà quan hệ đối tác chiến lược đã bị đình chỉ, một loạt các dự án hợp tác bị dừng lại, đó là chuyện rất đáng tiếc. Theo tôi, cách tốt nhất là phải tìm mọi biện pháp để bình thường hóa trở lại – chính phủ Đức đã đưa ra một loạt các yêu cầu đối với phía Việt Nam, và việc để thân chủ tôi được quay trở lại nước Đức là một trong những đòi hỏi của Đức. Theo tôi, sự thông minh và xử sự tốt nhất là bằng con đường ngoại giao để giải quyết chuyện này càng nhanh càng tốt. Điều đó sẽ có lợi cho cả hai nước. Đây không chỉ là quan hệ giữa Đức với Việt Nam không thôi, mà còn là quan hệ giữa Việt Nam với cả khối EU nữa. Dù bản thân phiên tòa ở Berlin không cứu được quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức, nhưng điều mà nó làm được là nó sẽ đưa đến kết luận cuối cùng rằng đây là một vụ bắt cóc hay không, để đưa ra công luận một cách rõ ràng. Vụ này, ngay sau khi xảy ra chỉ một thời gian ngắn, thay vì công tố viện của Berlin thì công tố viện của liên bang đã đảm nhận việc điều tra. Điều đó chứng tỏ nước Đức rất chú trọng vụ này và sẽ làm đến cùng. Từ đó, quan hệ ngoại giao giữa hai nước ra sao sẽ còn tùy thuộc vào cách ứng xử của chính phủ hai nước sau đó. Nhưng công luận cần biết chính xác điều gì đã xảy ra. Giới chức cần phải chứng minh được đó có phải là vụ bắt cóc hay là không. Qua nội dung trả lời của bà luật sư này và những phát biểu của bà Thủ tướng Đức Merkel khi trao đổi với thủ tướng Slovakia mấy ngày trước, cho thấy phía Đức coi việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc giữa thủ đô Berlin là việc rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quan hệ Đức Việt (đã diễn ra tốt đẹp trước đó) và đặc biệt đến việc ký kết chính thức một hiệp định thương mại tự do Việt nam- EU (EFVTA) dự kiến vào mùa hè năm nay. Tất nhiên Trịnh Xuân Thanh không phải là kẻ ngốc, khi tại phiên toà sơ thẩm ở Hà Nội tỏ lòng mong muốn đoàn tụ với gia đình tại Đức. Đây là thông điệp của Thanh gửi đến cho bà luật sư Đức giờ đã nổi tiếng nước Đức lẫn Việt nam, rằng Thanh vẫn muốn tiếp tục xin tỵ nạn tại Đức. Thanh cũng hiểu, nước Đức cũng đã yêu cầu Việt nam trả lại Trịnh Xuân Thanh trở lại nước Đức (như trước khi Thanh bị bắt cóc theo quan điểm của Đức). Và các nhà lãnh đạo Việt nam, sau khi đã xử Trịnh Xuân Thanh, đặc biệt ông anh của Trịnh Xuân Thanh là Đinh La Thăng, cũng phần nào đáp ứng nguyện vọng “trừng trị những kẻ tham nhũng” trong một bộ phận dân chúng, cũng thể hiện được uy quyền “đốt lò” của mình. Con bài Trịnh Xuân Thanh đã hết hạn sử dụng, không nên là vật cản cho quan hệ hai nước Việt – Đức, đặc biệt quan hệ Việt Nam – EU. Hiệp định thương mai tự do Việt Nam – EU phải được ký kết sớm, và cần giải toả con bài TXT càng sớm càng tốt. Theo luật Việt Nam, giải quyết cho Trịnh Xuân Thanh sang Đức theo yêu cầu của Đức có khả thi không và diễn ra như thế nào? Luật Đặc xá năm 2007 của Việt Nam đã dự trù tình huống đó như sau: Chương 3: ĐẶC XÁ TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT Điều 21. Người được đặc xá trong trường hợp đặc biệt Trong trường hợp đặc biệt, để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước, Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đang chấp hành hình phạt tù, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù mà không phụ thuộc vào các điều kiện quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này. Điều 22. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đặc xá trong trường hợp đặc biệt Theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc theo đề nghị của Chính phủ về đặc xá được Chủ tịch nước chấp nhận, Chính phủ chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan lập hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Như vậy, chỉ cần Chính Phủ để nghị, với lý do cần đáp ứng yêu cầu của nước Đức để sớm ký kết hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, Chủ tịch nước sẽ ra lệnh đặc xá trong trường hợp đặc biệt đối với Trịnh Xuân Thanh. Bù lại, Trịnh Xuân Thanh cũng phải “xuống nước” rút kháng cáo kêu oan và chấp nhận mất một số tài sản khủng đứng tên con trai để thi hành án. Khả năng Trịnh Xuân Thanh sẽ được áp dụng luật đặc xá để đoàn tụ với vợ con tại Đức là trong tầm tay và đúng luật Việt Nam? Chúng ta hãy chờ xem!
......

Hội nghị TW 7 của ĐCS - cuộc họp mặt của một đám chủ tự phong

Lâu đài cho đảng và chuồng trại cho dân Thế nào là cổ đông? Cổ đông là người sở hữu một phần vốn trong công ty. Vì vậy cổ đông là người đồng sở hữu, nên cổ đông có những quyền tác động lên công ty mà mình góp vốn. Họ có quyền ứng cử vào vị trí lãnh đạo công ty. Cổ đông có cơ hội bước vào ghế lãnh đạo công ty bằng luật chơi cho loại doanh nghiệp này. Thế nào là nô lệ? Nô lệ là người chỉ được phép bỏ sức lao động, còn sản phẩm của lao động là kẻ khác hưởng. Đã là nô lệ thì tuyệt đối không có bất kỳ một quyền hành gì cả. Chức năng của nô lệ không khác con vật là mấy. Họ chỉ khác con vật là họ nói tiếng người, còn quyền hành và quyền lợi đều là con số zero. Số phận nô lệ là do nhóm người khác quyết định, kể cả mạng sống. Nô lệ không có quyền mà chỉ có nghĩa vụ. Chế độ Apartheid của Nam Phi thời trước Nelson Mandela làm tổng thống là một đất nước được xem như sở hữu của người da trắng, mặc dù chủ nhân lâu đời của xứ này là người da đen. Ở xứ này, việc ứng cử và bầu cử là hoàn toàn do người da trắng quyết định. Dân da đen chiếm đến 80% dân số nhưng được phân ra một chuồng riêng, chuồng dành cho súc vật hình người da đen. Như vậy bên trong nước Nam Phi khi đó có 2 hình ảnh tương phản, người da trắng là thiểu số có quyền quyết định số phận người da đen đa số. Cảnh này ví nước Nam phi có một lâu đài và một chuồng trại, lâu dài cho người da trắng và chuồng trại cho người da đen. Nhìn kỹ kết cấu một nhà nước tự do, chúng ta thấy sân chơi chính trị là công bằng cho mỗi công dân. Hệ thống đảng phái là một hình thức tổ chức hoạt động theo pháp luật. Con đường vào đảng phái chính trị nào đấy là công bằng cho mọi người, muốn vào phải thắng cử. Con đường vào nhà nước là công bằng cho mọi đảng phái, muốn vào thì tuân thủ luật chơi của đất nước dân chủ, đó là thắng cử. Donald Trump vào đảng Cộng Hoà chưa bao lâu đã bước lên ghế làm chủ nhà trắng. Không cần phải thâm niên lâu đời và gia thế khủng như ĐCSVN. Ghế quyền lực nhà nước luôn rộng mở cho mọi công dân, không là sở hữu riêng của đảng phái nào cả. Dân là chủ sở hữu nhà nước vì họ có quyền chọn nhân sự cho nhà nước. Dân là cổ đông trong quốc gia đó. Kết cấu chính trị ở Việt Nam cũng tựa chủ nghĩa Apartheid Nam Phi. Ở xứ Việt Nam cũng tồn tại mô hình 2 nhóm riêng biệt, lâu đài và chuồng trại. Lâu đài là nơi ĐCS ngự trị, chuồng trại là nơi dành cho thường dân, dưới mắt ĐCS thì dân chúng ta chỉ là súc vật nói tiếng người. Mọi số phận của súc vật nói tiếng người trong chuồng đều do những người chủ trong trong lâu đài quyết định. Con vật nào dám đòi hỏi thì sẽ bị bọn chủ lâu đài mang ra thịt để giằng mặt cả chuồng. Đấy là một thực tế mà không thể bao biện gì được. Có ai đặt câu hỏi, tại sao tôi sinh ra cũng da vàng mũi tẹt, cũng con người đi bằng 2 chân như anh, anh học được tôi cũng học được, anh làm quản lí nhà nước được, tôi cũng làm được. Vậy, cớ sao anh có quyền thành lập đảng mà tôi không có quyền đó? Cớ sao anh giành độc quyền quản lí tôi mà tôi không hề có được một quy chế nào để được bầu làm người quản lí anh? Vì sao cả tôi và anh cùng sống trên mảnh đất chữ S này, nhưng anh có quyền quyết định số phận nó, còn tôi thì không? Vân vân và vân vân với vô số câu hỏi đặt ra là người CS có tất cả đặt quyền còn dân thì không. Điều đó có nghĩa là trên đất nước này ĐCS được đặc quyền của một thằng chủ sống trong lâu đài, còn dân được xem như súc vật làm công tác phục vụ cho ĐCS. Điều bất công này, trong người dân chúng ta được bao nhiêu người nhận ra? Điều mà chúng ta cần phải hiểu là, chúng ta phải lấy lại quyền tự quyết cho mình chứ đừng để ĐCS xem chúng ta là một trại súc vật thuộc sở hữu của chúng. Phải biết mình là người, không ai giải thoát cho mình khi tự mình mặc định mình an phận với kiếp như súc vật trong một đất nước đầy bất công về quyền lợi. Ở Úc, các chủ trang trại nuôi bò thường hay xuất bò thịt nguyên con sang nước khác, trong đó có Việt Nam để cho chủ mới xẻ thịt. Trước cuộc mua bán là cuộc gặp giữ ông chủ người Úc và ông chủ phía đối tác. Sau khi ngã giá xong, bản hợp đồng được 2 ông chủ kí. Sau đó là bò được đưa vào các khoan chứa cho lên tàu và xuất đi. Số phận những con bò do 2 ông chủ quyết mà nó không hề hay biết gì về số phận của nó. Tương tự vậy, mỗi cuộc đại hội Đảng là cuộc họp ăn chia của ĐCS nhằm chia chác số phận 93 triệu người dân. Một đảng phái chính trị thực ra là một nhóm người cùng quyền lợi, lấy tư cách gì mà quyết định số phận một đất nước? Trừ khi đất nước bị xem là vật sở hữu của Đảng, dân bị xem là súc vật trong chuồng của Đảng, và Đảng tự cho mình quyền buôn bán giang sơn lãnh hải và quyền quyết định số phận toàn dân. Và thực tế chính là như vậy. Các cuộc thăm thú người đứng đầu ĐCSVN và người đứng đầu ĐCS Tàu chính là cuộc kí tá giữa 2 thằng chủ để mua bán số phận một dân tộc. Và hôm nay, hội nghị TW của ĐCS, đó là cuộc họp mặt của một đám chủ tự phong - ĐCS. Bọn chúng đang giành giật quyền lợi cho từng phe phái nhỏ trong Đảng. Trại súc vật khổng lồ 93 triệu cá thể được đem ra phân chia giành giật như một miếng bánh. Rõ ràng là sự số phận chúng ta đang bị chúng xem là một món hàng rồi họp nhau chia phần để khai thác. Là người Việt Nam có lương tri thì chắc chắn phải cảm thấy nhục nhã. Người dân chúng ta và ĐCS là người như nhau, sao ta lại kiếp nô lệ mà nó lại làm chủ? Cần phải xóa bỏ kết cấu này để giành lại kiếp làm người đúng nghĩa. Nếu không sớm nhận ra, để nó bán xong mới thức tỉnh thì quá muộn./.
......

Đảng CSVN xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín?

Hôm nay là ngày thứ 3 của HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 7 KHÓA 12. Đây là hội nghị rất quan trọng và được xem như là Mini Đại hội Đảng toàn quốc, bởi nó sẽ quyết định nhiều vấn đề vô cùng quan trọng của hàng ngũ lãnh đạo chóp bu. Khai mạc Hội nghi, TBT Nguyễn Phú trọng đã đưa ra 3 gợi ý quan trọng cần tập trung bàn bạc và đưa ra những quyết sách hợp lý. Ba nội dung đó là: 1- Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ;   2- Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp;     3- Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; và một số vấn đề quan trọng khác. Tuy nhiên, tôi cho rằng còn 2 vấn đề rất rất quan trọng khác mang tính chất quyết định đến sự tồn vong lâu dài của đất nước là: A - Giải quyết dứt điểm vấn đề tranh chấp biển Đông để ngư dân yên tâm lao động sản xuất trên biển và đảm bảo an toàn việc THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN trên vùng thềm lục địa và trong vùng biển đặc quyền của Việt nam. Như chúng ta đã biết ngành Dầu khí đem lại 1/3 giá trị GDP hàng năm. Nếu chúng ta tập trung phát triển thêm những giếng dầu mới sẽ đóng góp không nhỏ vào chương trình phát triển kinh tế nước nhà. Thế nhưng, thời gian vừa qua hễ ta đặt giàn khoan ở nơi nào thì Trung quốc đe dọa và buộc phải rút đi đồng thời phải bồi thường rất lớn cho nhà đầu tư. Vụ Cty Repsol của Tây ban nha khoan dầu ở lô 07/03 thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ ngoài khơi Vũng tàu là một ví dụ điển hình. Cứ kéo dài tình trạng này Việt nam không những không khai thác được tài nguyên trên lãnh thổ của mình mà còn sẽ phải ăn chia với ngoại bang. Tuy nhiên giải quyết dứt điểm tranh chấp trên biển Đông là một điều rất khó một khi VN theo đang đuổi chính sách ngoại giao “đánh đu” mà dân gian gọi nôm na là chính sách “ngoại giao ca ve”. Trong ba thế lực đang muốn sử dụng VN để chống lại thế lực kia, hãy chọn lấy một đối tác có tiềm năng giúp ổn định vững chắc quốc phòng, phát triển kinh tế giải quyết nợ nần, bảo vệ được chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Nhưng có người e rằng sẽ lệ thuộc vào thế lực nào đó. Cổ nhân đã dạy: “Trong ba điều xấu hãy chọn điều ít xấu nhất”. Còn VN ta có câu ca dao có ý nghĩa khuyên nhủ: Khi ta đứng giữa ba dòng nước / Nên chọn một dòng hay để nước trôi? B - Vấn đề giáo dục hiện nay nát be nát bét. Lời khuyên của Hồ Chủ tịch: hãy xây dựng nền giáo dục “ thầy ra thầy, trò ra trò”. Nhưng nhiều thập kỷ nay ngành giáo dục làm hoàn toàn ngược lại. Một đất nước muốn phát triển nhanh và bên vững phải có những con người khỏe mạnh về thể lực, thông minh về trí lực và giàu lòng nhân ái. Thế mà những năm qua ngành GD Việt Nam đã nhào nặn ra những phế phẩm bậc nhất thế giới: những tiến sĩ rởm, giáo sư rởm…thầy rởm: nghèo nàn về kiến thức, đồi bại về đạo đức, nông cạn về tầm suy nghĩ. Thử hỏi những GS, TS, những ông “thầy” như thế sẽ dạy được gì cho sinh viên, học sinh. Lại nói về việc đi học của học sinh. Trong “bản án chế độ thực dân” của HCT đã lên án chế độ “xây nhà tù nhiều hơn trường học: thì nay VN làm đúng như vậy. Trẻ em sinh ra không có trường để học, làm cho cha mẹ các em đến mùa học lại lo lắng như ngồi trên đống lửa. Theo công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em mà VN là một trong những nước đi đầu ký vào công ước đó, có nêu rõ: đi học là quyền của trẻ em. Thế mà ngành giáo dục đưa ra bao nhiêu là quy định gây khó dễ cho các em nhập trường. Nhiều nước trên thế giới, học sinh bậc phổ thông không những được hoàn toàn miễn phí (Free of charge) mà còn được cung cấp sách vở và đồ dùng học tập cũng miến phí luôn. Tìm hiểu mới biết: nguồn kinh phí đó trích ra từ tiền thuế của cha mẹ các em. Và ở đó, học hết chương trình giáo dục phổ thông là bất buộc (compulsory) đối với mọi công dân. Những nhà lãnh đạo đất nước phải hiểu một nguyên lý rằng: TRẺ EM LÀ TƯƠNG LAI CỦA ĐẤT NƯỚC. Giờ xin nói qua nội dung thứ nhất do TBT nêu ra: Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Đó là ý tưởng rất hay nhưng KHÔNG THỂ THỰC HIỆN. Vì sao? 1/ Hơn bảy chục năm nay Đảng đã hình thành một đội ngũ cán bộ theo thể chế “chuyên chính vô sản”. Chả mấy người hiểu chuyên chính là gì. Đó chính là từ chuyển ngữ từ gốc DICTATORSHIP có nghĩa là độc tài, đôc quyền. Cho nên cán bộ lãnh đạo tha hồ vung vẩy cây trượng quyền lực, giờ mới bàn đến kiểm soát quyền là không thể. 2/ Nhiều năm qua việc hình thành đội ngũ cán bộ lãnh đạo thuốc hệ 5C: CON CHÁU CÁC CỤ CẢ nên nhân tài đã bị đẩy đi hết, nhiều người giỏi giang học ở nước ngoài về mong được chung tay xây dựng đất nước NHƯNG HỌ “KHÔNG ĐỦ TÀI NĂNG” để thích hợp với chế độ Đảng cử dân bàu, cho nên họ phải ngậm ngùi ra đi. Ngậm ngùi bời tài năng của họ chấn động thiên hạ mà về quê cha đât tổ của mình bị xem rẻ. Hỏi còn ai muốn về xây dựng nước nhà nữa. 3/ Hệ thống cán bộ lãnh đạo hiện nay đặc biệt ở tầng lớp chóp bu đều đi lên từ những kẻ chuyên “ngồi chơi ăn bám” như từ các đoàn thể thanh niên, công đoàn, chuyên trách Đảng, mặt trận TQ… không hề kinh qua lao động sản xuất, cái họ có trong đầu là một mớ lý luận hẩu lốn không đáng một xu. Cho nên họ không hiểu gì về tình hình hoạt động kinh tế và thực tại xã hội như thế nào. Họ chỉ biết ngồi và phán bậy. Với tình trạng cán bộ như thế lấy đâu ra cán bộ nguồn để “xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng” và “xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng”./.
......

Đảng CSVN xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín?

Hôm nay là ngày thứ 3 của HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 7 KHÓA 12. Đây là hội nghị rất quan trọng và được xem như là Mini Đại hội Đảng toàn quốc, bởi nó sẽ quyết định nhiều vấn đề vô cùng quan trọng của hàng ngũ lãnh đạo chóp bu. Khai mạc Hội nghi, TBT Nguyễn Phú trọng đã đưa ra 3 gợi ý quan trọng cần tập trung bàn bạc và đưa ra những quyết sách hợp lý. Ba nội dung đó là: 1- Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ;   2- Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp;     3- Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; và một số vấn đề quan trọng khác. Tuy nhiên, tôi cho rằng còn 2 vấn đề rất rất quan trọng khác mang tính chất quyết định đến sự tồn vong lâu dài của đất nước là: A - Giải quyết dứt điểm vấn đề tranh chấp biển Đông để ngư dân yên tâm lao động sản xuất trên biển và đảm bảo an toàn việc THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN trên vùng thềm lục địa và trong vùng biển đặc quyền của Việt nam. Như chúng ta đã biết ngành Dầu khí đem lại 1/3 giá trị GDP hàng năm. Nếu chúng ta tập trung phát triển thêm những giếng dầu mới sẽ đóng góp không nhỏ vào chương trình phát triển kinh tế nước nhà. Thế nhưng, thời gian vừa qua hễ ta đặt giàn khoan ở nơi nào thì Trung quốc đe dọa và buộc phải rút đi đồng thời phải bồi thường rất lớn cho nhà đầu tư. Vụ Cty Repsol của Tây ban nha khoan dầu ở lô 07/03 thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ ngoài khơi Vũng tàu là một ví dụ điển hình. Cứ kéo dài tình trạng này Việt nam không những không khai thác được tài nguyên trên lãnh thổ của mình mà còn sẽ phải ăn chia với ngoại bang. Tuy nhiên giải quyết dứt điểm tranh chấp trên biển Đông là một điều rất khó một khi VN theo đang đuổi chính sách ngoại giao “đánh đu” mà dân gian gọi nôm na là chính sách “ngoại giao ca ve”. Trong ba thế lực đang muốn sử dụng VN để chống lại thế lực kia, hãy chọn lấy một đối tác có tiềm năng giúp ổn định vững chắc quốc phòng, phát triển kinh tế giải quyết nợ nần, bảo vệ được chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Nhưng có người e rằng sẽ lệ thuộc vào thế lực nào đó. Cổ nhân đã dạy: “Trong ba điều xấu hãy chọn điều ít xấu nhất”. Còn VN ta có câu ca dao có ý nghĩa khuyên nhủ: Khi ta đứng giữa ba dòng nước / Nên chọn một dòng hay để nước trôi? B - Vấn đề giáo dục hiện nay nát be nát bét. Lời khuyên của Hồ Chủ tịch: hãy xây dựng nền giáo dục “ thầy ra thầy, trò ra trò”. Nhưng nhiều thập kỷ nay ngành giáo dục làm hoàn toàn ngược lại. Một đất nước muốn phát triển nhanh và bên vững phải có những con người khỏe mạnh về thể lực, thông minh về trí lực và giàu lòng nhân ái. Thế mà những năm qua ngành GD Việt Nam đã nhào nặn ra những phế phẩm bậc nhất thế giới: những tiến sĩ rởm, giáo sư rởm…thầy rởm: nghèo nàn về kiến thức, đồi bại về đạo đức, nông cạn về tầm suy nghĩ. Thử hỏi những GS, TS, những ông “thầy” như thế sẽ dạy được gì cho sinh viên, học sinh. Lại nói về việc đi học của học sinh. Trong “bản án chế độ thực dân” của HCT đã lên án chế độ “xây nhà tù nhiều hơn trường học: thì nay VN làm đúng như vậy. Trẻ em sinh ra không có trường để học, làm cho cha mẹ các em đến mùa học lại lo lắng như ngồi trên đống lửa. Theo công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em mà VN là một trong những nước đi đầu ký vào công ước đó, có nêu rõ: đi học là quyền của trẻ em. Thế mà ngành giáo dục đưa ra bao nhiêu là quy định gây khó dễ cho các em nhập trường. Nhiều nước trên thế giới, học sinh bậc phổ thông không những được hoàn toàn miễn phí (Free of charge) mà còn được cung cấp sách vở và đồ dùng học tập cũng miến phí luôn. Tìm hiểu mới biết: nguồn kinh phí đó trích ra từ tiền thuế của cha mẹ các em. Và ở đó, học hết chương trình giáo dục phổ thông là bất buộc (compulsory) đối với mọi công dân. Những nhà lãnh đạo đất nước phải hiểu một nguyên lý rằng: TRẺ EM LÀ TƯƠNG LAI CỦA ĐẤT NƯỚC. Giờ xin nói qua nội dung thứ nhất do TBT nêu ra: Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Đó là ý tưởng rất hay nhưng KHÔNG THỂ THỰC HIỆN. Vì sao? 1/ Hơn bảy chục năm nay Đảng đã hình thành một đội ngũ cán bộ theo thể chế “chuyên chính vô sản”. Chả mấy người hiểu chuyên chính là gì. Đó chính là từ chuyển ngữ từ gốc DICTATORSHIP có nghĩa là độc tài, đôc quyền. Cho nên cán bộ lãnh đạo tha hồ vung vẩy cây trượng quyền lực, giờ mới bàn đến kiểm soát quyền là không thể. 2/ Nhiều năm qua việc hình thành đội ngũ cán bộ lãnh đạo thuốc hệ 5C: CON CHÁU CÁC CỤ CẢ nên nhân tài đã bị đẩy đi hết, nhiều người giỏi giang học ở nước ngoài về mong được chung tay xây dựng đất nước NHƯNG HỌ “KHÔNG ĐỦ TÀI NĂNG” để thích hợp với chế độ Đảng cử dân bàu, cho nên họ phải ngậm ngùi ra đi. Ngậm ngùi bời tài năng của họ chấn động thiên hạ mà về quê cha đât tổ của mình bị xem rẻ. Hỏi còn ai muốn về xây dựng nước nhà nữa. 3/ Hệ thống cán bộ lãnh đạo hiện nay đặc biệt ở tầng lớp chóp bu đều đi lên từ những kẻ chuyên “ngồi chơi ăn bám” như từ các đoàn thể thanh niên, công đoàn, chuyên trách Đảng, mặt trận TQ… không hề kinh qua lao động sản xuất, cái họ có trong đầu là một mớ lý luận hẩu lốn không đáng một xu. Cho nên họ không hiểu gì về tình hình hoạt động kinh tế và thực tại xã hội như thế nào. Họ chỉ biết ngồi và phán bậy. Với tình trạng cán bộ như thế lấy đâu ra cán bộ nguồn để “xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng” và “xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng”./.
......

Hội nghị TW 7 của ĐCS - cuộc họp mặt của một đám chủ tự phong

Lâu đài cho đảng và chuồng trại cho dân Thế nào là cổ đông? Cổ đông là người sở hữu một phần vốn trong công ty. Vì vậy cổ đông là người đồng sở hữu, nên cổ đông có những quyền tác động lên công ty mà mình góp vốn. Họ có quyền ứng cử vào vị trí lãnh đạo công ty. Cổ đông có cơ hội bước vào ghế lãnh đạo công ty bằng luật chơi cho loại doanh nghiệp này. Thế nào là nô lệ? Nô lệ là người chỉ được phép bỏ sức lao động, còn sản phẩm của lao động là kẻ khác hưởng. Đã là nô lệ thì tuyệt đối không có bất kỳ một quyền hành gì cả. Chức năng của nô lệ không khác con vật là mấy. Họ chỉ khác con vật là họ nói tiếng người, còn quyền hành và quyền lợi đều là con số zero. Số phận nô lệ là do nhóm người khác quyết định, kể cả mạng sống. Nô lệ không có quyền mà chỉ có nghĩa vụ. Chế độ Apartheid của Nam Phi thời trước Nelson Mandela làm tổng thống là một đất nước được xem như sở hữu của người da trắng, mặc dù chủ nhân lâu đời của xứ này là người da đen. Ở xứ này, việc ứng cử và bầu cử là hoàn toàn do người da trắng quyết định. Dân da đen chiếm đến 80% dân số nhưng được phân ra một chuồng riêng, chuồng dành cho súc vật hình người da đen. Như vậy bên trong nước Nam Phi khi đó có 2 hình ảnh tương phản, người da trắng là thiểu số có quyền quyết định số phận người da đen đa số. Cảnh này ví nước Nam phi có một lâu đài và một chuồng trại, lâu dài cho người da trắng và chuồng trại cho người da đen. Nhìn kỹ kết cấu một nhà nước tự do, chúng ta thấy sân chơi chính trị là công bằng cho mỗi công dân. Hệ thống đảng phái là một hình thức tổ chức hoạt động theo pháp luật. Con đường vào đảng phái chính trị nào đấy là công bằng cho mọi người, muốn vào phải thắng cử. Con đường vào nhà nước là công bằng cho mọi đảng phái, muốn vào thì tuân thủ luật chơi của đất nước dân chủ, đó là thắng cử. Donald Trump vào đảng Cộng Hoà chưa bao lâu đã bước lên ghế làm chủ nhà trắng. Không cần phải thâm niên lâu đời và gia thế khủng như ĐCSVN. Ghế quyền lực nhà nước luôn rộng mở cho mọi công dân, không là sở hữu riêng của đảng phái nào cả. Dân là chủ sở hữu nhà nước vì họ có quyền chọn nhân sự cho nhà nước. Dân là cổ đông trong quốc gia đó. Kết cấu chính trị ở Việt Nam cũng tựa chủ nghĩa Apartheid Nam Phi. Ở xứ Việt Nam cũng tồn tại mô hình 2 nhóm riêng biệt, lâu đài và chuồng trại. Lâu đài là nơi ĐCS ngự trị, chuồng trại là nơi dành cho thường dân, dưới mắt ĐCS thì dân chúng ta chỉ là súc vật nói tiếng người. Mọi số phận của súc vật nói tiếng người trong chuồng đều do những người chủ trong trong lâu đài quyết định. Con vật nào dám đòi hỏi thì sẽ bị bọn chủ lâu đài mang ra thịt để giằng mặt cả chuồng. Đấy là một thực tế mà không thể bao biện gì được. Có ai đặt câu hỏi, tại sao tôi sinh ra cũng da vàng mũi tẹt, cũng con người đi bằng 2 chân như anh, anh học được tôi cũng học được, anh làm quản lí nhà nước được, tôi cũng làm được. Vậy, cớ sao anh có quyền thành lập đảng mà tôi không có quyền đó? Cớ sao anh giành độc quyền quản lí tôi mà tôi không hề có được một quy chế nào để được bầu làm người quản lí anh? Vì sao cả tôi và anh cùng sống trên mảnh đất chữ S này, nhưng anh có quyền quyết định số phận nó, còn tôi thì không? Vân vân và vân vân với vô số câu hỏi đặt ra là người CS có tất cả đặt quyền còn dân thì không. Điều đó có nghĩa là trên đất nước này ĐCS được đặc quyền của một thằng chủ sống trong lâu đài, còn dân được xem như súc vật làm công tác phục vụ cho ĐCS. Điều bất công này, trong người dân chúng ta được bao nhiêu người nhận ra? Điều mà chúng ta cần phải hiểu là, chúng ta phải lấy lại quyền tự quyết cho mình chứ đừng để ĐCS xem chúng ta là một trại súc vật thuộc sở hữu của chúng. Phải biết mình là người, không ai giải thoát cho mình khi tự mình mặc định mình an phận với kiếp như súc vật trong một đất nước đầy bất công về quyền lợi. Ở Úc, các chủ trang trại nuôi bò thường hay xuất bò thịt nguyên con sang nước khác, trong đó có Việt Nam để cho chủ mới xẻ thịt. Trước cuộc mua bán là cuộc gặp giữ ông chủ người Úc và ông chủ phía đối tác. Sau khi ngã giá xong, bản hợp đồng được 2 ông chủ kí. Sau đó là bò được đưa vào các khoan chứa cho lên tàu và xuất đi. Số phận những con bò do 2 ông chủ quyết mà nó không hề hay biết gì về số phận của nó. Tương tự vậy, mỗi cuộc đại hội Đảng là cuộc họp ăn chia của ĐCS nhằm chia chác số phận 93 triệu người dân. Một đảng phái chính trị thực ra là một nhóm người cùng quyền lợi, lấy tư cách gì mà quyết định số phận một đất nước? Trừ khi đất nước bị xem là vật sở hữu của Đảng, dân bị xem là súc vật trong chuồng của Đảng, và Đảng tự cho mình quyền buôn bán giang sơn lãnh hải và quyền quyết định số phận toàn dân. Và thực tế chính là như vậy. Các cuộc thăm thú người đứng đầu ĐCSVN và người đứng đầu ĐCS Tàu chính là cuộc kí tá giữa 2 thằng chủ để mua bán số phận một dân tộc. Và hôm nay, hội nghị TW của ĐCS, đó là cuộc họp mặt của một đám chủ tự phong - ĐCS. Bọn chúng đang giành giật quyền lợi cho từng phe phái nhỏ trong Đảng. Trại súc vật khổng lồ 93 triệu cá thể được đem ra phân chia giành giật như một miếng bánh. Rõ ràng là sự số phận chúng ta đang bị chúng xem là một món hàng rồi họp nhau chia phần để khai thác. Là người Việt Nam có lương tri thì chắc chắn phải cảm thấy nhục nhã. Người dân chúng ta và ĐCS là người như nhau, sao ta lại kiếp nô lệ mà nó lại làm chủ? Cần phải xóa bỏ kết cấu này để giành lại kiếp làm người đúng nghĩa. Nếu không sớm nhận ra, để nó bán xong mới thức tỉnh thì quá muộn./.
......

Ông Nguyễn Thanh Tú bị ràng buộc bởi thoả thuận vĩnh viễn không được tiếm danh Đảng Việt Tân

Đứng trước việc ông Nguyễn Thanh Tú tiếm danh đảng Việt Tân qua hành động thành lập một công ty trùng tên và tuyên bố là chủ nhân của danh xưng này, Đảng Việt Tân đã đệ đơn kiện ông Tú ra trước pháp luật Hoa Kỳ. Thủ tục pháp lý đã kết thúc qua một cuôc thương thảo do chánh án Joseph C. Spero chủ trì hôm 1 tháng 5, 2018 vừa qua tại California. Kết thúc vụ kiện với phán quyết kể từ nay trở đi ông Nguyễn Thanh Tú phải chấm dứt việc sử dụng danh xưng Đảng Việt Tân như ông đã từng làm trong thời gian qua. Ban Biên Tập viettan.org đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Tứ Duy, Phát Ngôn Nhân của Đảng Việt Tân về vấn đề này.   Phóng viên Web Việt Tân: Thưa anh, trước hết xin anh cho biết tại sao với vấn đề này Đảng Việt Tân đệ đơn kiện ông Nguyễn Thanh Tú ra toà, nhưng nay kết quả lại được coi là một cuộc thương thảo? Khi nói bị cáo “thỏa thuận” có nghĩa là sao?   Ông Hoàng Tứ Duy: Thưa anh, vì nhiều lý do khác nhau có ích lợi cho công việc của tòa và cho các bên tranh tụng, hệ thống tư pháp tại Hoa Kỳ luôn luôn đòi hỏi các vụ kiện dân sự trải qua thủ tục thương thảo pháp lý (judicial settlement conference) giữa bên nguyên và bên bị dưới sự điều động của một chánh án hoặc một luật sư đệ tam nhân chuyên về hòa giải do tòa chỉ định. Nếu việc hòa giải hay thương thảo không xong thì mới đi đến giai đoạn xét xử. Tuyệt đại đa số các vụ kiện dân sự tại Hoa Kỳ đã được giải quyết qua các giai đoạn thương thảo này. Buổi thương thảo ngày 1 tháng 5 trong vụ Đảng Việt Tân kiện Nguyễn Thanh Tú tội mạo danh được đặt dưới sự chủ tọa của một chánh án (ông Joseph C. Spero). Mọi thỏa thuận đều có giá trị pháp lý tương tự như một phán quyết chính thức của tòa án. Trong vụ Đảng Việt Tân kiện bị cáo Nguyễn Thanh Tú, kết quả ông Nguyễn Thanh Tú đã thỏa thuận và chịu sự ràng buộc bởi 4 điều kiện của đảng Việt Tân đã được nêu trong bản thông cáo báo chí vào ngày 1 tháng 5, 2018. PV Web VT:  Bên cạnh những thoả thuận mà anh vừa nêu, bị cáo có phải bồi thường tài chánh gì cho Đảng Việt Tân hay không?   Ông HTD: Trong vụ kiện này, có hai lãnh vực để đảng Việt Tân đòi bồi thường tài chánh: (1) thiệt hại tài chánh gây ra bởi sự việc bị cáo mạo danh, và (2) chi phí cho luật sư phía chúng tôi. Cho lãnh vực thiệt hại, việc Nguyễn Thanh Tú mạo danh đảng Việt Tân đã không gây ra thiệt hại tài chánh nào đáng kể. Vì vậy đảng Việt Tân đã không đặt vấn đề này trước tòa. Về khoản đòi bồi thường cho chi phí luật sư, chánh án chủ trì cuộc thương thảo đã đề nghị chúng tôi không nên quá cứng rắn về đòi hỏi này vì điều quan trọng nhất là bảo vệ danh xưng thì chúng tôi đã đạt được. Không muốn để việc bồi thường chi phí luật sư thành lý do cản trở mục tiêu chính của vụ kiện, chúng tôi đã đồng ý với quan điểm của chánh án hòa giải. PV Web VT: Thông cáo báo chí của Đảng Việt Tân liệt kê những điều đã thỏa thuận giữa đôi bên, vậy có nghĩa là những điều này không bị ràng buộc phải giữ kín? Và bên nguyên cũng như bị cáo có quyền công bố kết quả thương thảo ra trước dư luận? Ông HTD: Vâng, đúng vậy, tất cả mọi thỏa thuận đều không có tính cách mật hay riêng tư giữa đôi bên. Sự kiện Nguyễn Thanh Tú mạo danh của đảng Việt Tân là một vấn đề công cộng và là quan tâm của cộng đồng, nên chúng tôi phải công bố trước dư luận về kết quả Nguyễn Thanh Tú thỏa thuận chấm dứt vĩnh viễn sự mạo danh.   PV Web VT: Có văn bản chính thức nào để chứng minh các điều đã được thỏa thuận? Ông HTD: Theo đúng thủ tục pháp lý thì tất cả các điều thỏa thuận đã được ghi vào biên bản của tòa án cũng như đã được ghi âm ngay tại toà để làm bằng chứng. PV Web VT: Trong trường hợp có một bên vi phạm các thoả thuận này thì chuyện gì sẽ xảy ra? Ông HTD: Theo thoả thuận (có giá trị ràng buộc pháp lý), nếu bị cáo Nguyễn Thanh Tú vi phạm các điều khoản đã thỏa thuận thì đảng Việt Tân có quyền khiếu nại trước tòa để có biện pháp thích đáng, kể cả việc bị cáo phải bồi thường chi phí luật sư và mọi loại thiệt hại khác. PV Web VT: Xin cám ơn anh đã chia sẻ các thông tin liên quan đến sự việc. http://viettan.org/ong-nguyen-thanh-tu-bi-rang-buoc-boi-thoa-thuan-vinh-...
......

Đốt lò ở Thành Hồ

Hội nghị Trung ương 7 sẽ khai mạc vào sáng ngày 7 tháng 5, 2018 giữa những tin đồn pha trộn màu sắc thăm dò về những thay đổi nhân sự ở cấp cao. Trong bối cảnh đó, cuộc chiến đốt lò của Tổng bí thư Trọng đang di chuyển từ Đà Nẵng vào Sài Gòn. Đây cũng là lần đầu tiên ông Trọng hướng mũi dùi chống tham nhũng tiến về phía Nam nơi mà những nhóm lợi ích được tổ chức và cấu kết nhau chằng chịt như một mạng lưới kênh rạch vây quanh một Anh Hai đầu sỏ. Hai đây là Hai Nhựt bí danh của bí thư Lê Thanh Hải được gán hỗn danh “Lãnh chúa Gia Định”. Vì thế lần này ông Trọng thận trọng thăm dò bằng cách cho báo chí lề đảng tung hứng trở lại vụ Lê Tấn Hùng (Chủ tịch Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn), người em trai của bí thư Hải đã từng bị kỷ luật khiển trách. Rồi đến con trai là Lê Trương Hải Hiếu được cha lót ổ chủ tịch quận 12 cũng bị kỷ luật vì vi phạm “đạo đức cán bộ” được báo chí mô tả “có quan hệ tình cảm với phụ nữ và có con chung nhưng chậm báo cáo với tổ chức.” Tiếp theo là những dư luận ồn ào quanh vụ 32 ha đất “tài sản của thành ủy” được mang bán cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá “rẻ như bèo”. Những vụ việc này không hề xảy ra trên mặt dư luận từ những năm trước đây vì thuộc lãnh vực nhạy cảm của gia đình bí thư thành ủy danh giá. Nhưng nay nó được xới tung lên, hâm nóng lại để phục vụ một mưu đồ triệt hạ lẫn nhau trong đảng hơn là chống tham nhũng để chỉnh đảng. Câu hỏi được đặt ra, vì sao lại có chuyện xảy ra như vậy? Hiện tượng này chỉ có thể giải thích là Lê Thanh Hải không hạ cánh an toàn như bình thường mà đang lọt vào tầm ngắm của Trưởng ban chỉ đạo Ban phòng chống tham nhũng Trung ương. Nói một cách chính xác và rõ ràng hơn là do ông Trọng muốn tiêu diệt đế chế của hai họ Trương và họ Lê là hai họ đã nắm hầu hết quyền lực tài chánh lẫn chính trị tại Thành Hồ trong một thời gian dài. Dự án khu đô thị Thủ Thiêm là tâm điểm khai thác để trục lợi trên hàng ngàn hecta đất giải tỏa của thế lực này, bất chấp tiếng kêu than của người dân. Họ Trương đứng đầu là Trương Mỹ Hoa cựu Phó chủ tịch nước, và họ Lê là Lê Thanh Hải nguyên ủy viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy Thành Hồ. Trương Mỹ Hoa cũng chính là chị vợ của Hải. Gia đình họ Trương còn có Trương Mỹ Lan người điều hành công ty Vạn Thịnh Phát có mặt trong hầu hết công cuộc kinh doanh đủ mọi ngành nghề với các viên chức chính quyền. Trong đảng và ngoài đảng hai họ này lại cùng một nhà nên liên kết thành một sự thao túng ghê gớm mọi mặt. Lê Thanh Hải nối tiếp ngồi trên chiếc ghế chủ tịch UBND rồi bí thư thành ủy suốt từ 2001 đến 2015, thời gian kéo dài gần 14 năm đủ để tạo ra một lớp đàn em làm hậu thuẫn rất mạnh và rất đông. Khó có thể nói có lãnh vực nào chung quanh Thành Hồ hái ra tiền mà thiếu vắng bàn tay mafia của các đệ tử thân tín của Hải và Trương Mỹ Hoa, như Tất Thành Cang chẳng hạn. Do đó để đánh sập quyền lực của hai họ Trương và Lê, ông Trọng đã: 1/ Cho kích lên làn sóng phanh phui các chuyện làm ăn bê bối của những nguời liên hệ với Lê Thanh Hải. Như vụ Phó bí thư Tất Thành Cang chỉ đạo Công ty Tân Thuận trực thuộc thành ủy bán rẻ 32 ha đất công cho Quốc Cường Gia Lai. Cụ thể bán với giá 1,290 triệu/m2, làm ngân sách bị thiệt hại khoảng 2 ngàn tỷ VND, tương đương 100 triệu đô-la chạy lạc vào túi các quan tham thành ủy. 2/ Sau khi làm cho dư luận nổi sóng và cảm thấy khó chịu thì ông Trọng đi bước kế tiếp. Những người liên hệ sẽ bị truy tố ít nhất với tội “cố ý làm trái” mà người ta thường nghe trong cáo trạng trước đây. Cho dù đúng hay sai nhưng ít ra đây là đòn cần thiết để khóa mồm phe đối nghịch, không để ai có cơ hội lên tiếng. 3/ Tiếp theo sẽ là màn gây áp lực mạnh để hai họ Trương và Lê phục tùng ông Trọng. Biết đâu gia đình này lại ngoan ngoãn mang nộp tiền tham ô lâu nay hòng chuộc mạng lúc sa cơ. Điều quan trọng hơn hết, trước mắt sẽ đe nẹt gia đình này từ nay không còn dám vọng về anh Ba Dũng nữa. Đó cũng là cách cho phe cánh Anh Ba còn sót lại thấy thế và lực của cựu thủ tướng ngày nay không còn và ông Trọng chính là “hào kiệt” là “người đốt lò vĩ đại” mà họ phải tôn thờ. 4/ Cuối cùng nếu họ Trương và họ Lê không chịu cúi đầu thi hành mà quyết bảo vệ khối tài sản thu vén lâu nay thì lúc đó Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Trần Quốc Vượng sẽ ra tay. Với những tài liệu soạn sẵn được tung ra, Lê Thanh Hải chắc chắn sẽ không thoát khỏi số phận bị bắt giữ khẩn cấp một cách nhục nhã. Cuộc chiến đốt lò của ông Trọng hiện nay đang diễn tiến như thế và chưa phải là màn kết thúc. Nhưng xem ra các đệ tử thân tín của ông Trọng đã vội vàng tâng bốc kỳ công của “sĩ phu Bắc Hà” lên tận mây xanh, y như đảng đã trong sạch và vững mạnh.
......

Thư Ngỏ để Bác Bỏ Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam: Không Giao Thương Với Chế Độ Thiếu Tự Do

Kính mời quý đoàn thể, tổ chức cộng đồng cùng ký thư ngỏ gửi đến Liên Hiệp Châu Âu yêu cầu Liên Hiệp Châu Âu bác bỏ Hiệp Định Thương Mai Tự Do giữa Liên Hiệp Châu Âu và CSVN. Đính kèm là nội dung tiếng Anh/Việt của thư ngỏ (với một số chữ ký khởi xướng). Nếu đồng ý ký tên, xin mời quý vị đăng ký tại đây: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScX-38hc6VRXg9pCVIxgRyMGGhCK_LQpOla7xmR4KklfOxeCA/viewform Hạn chót ký thư ngỏ là ngày 15/5. ------------------------------------------------------------------ Thư Ngỏ để Bác Bỏ Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam: Không Giao Thương Với Chế Độ Thiếu Tự Do Kính gửi: • Hội Đồng Liên Hiệp Âu Châu • Các Dân Biểu của Quốc Hội Âu Châu Chúng tôi, những tổ chức đồng ký tên dưới đây, kêu gọi các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Âu Châu hãy bác bỏ hiệp định thương mại tự do đang chờ được phê chuẩn với nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tiếp theo Nghị quyết khẩn cấp về Việt Nam của Quốc Hội Âu Châu phổ biến vào tháng 12 năm ngoái, sắp tới đây nếu các nước Âu Châu lại tiến hành việc phê chuẩn hiệp ước thương mại với Việt Nam - một trong những nước là kẻ thù tồi tệ nhất thế giới đối với quyền tự do biểu đạt và tự do hội họp, việc này sẽ là điều rất hổ thẹn. Trong suốt năm qua, số người hoạt động dân chủ ôn hòa bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ tùy tiện nhiều hơn bao giờ hết. Chỉ trong tháng 4 vừa qua, chính quyền Việt Nam đã có năm phiên tòa chính trị và kết án nặng nề mười nhà bảo vệ nhân quyền và blogger với các bản án lên tới 15 năm tù giam chỉ vì họ thực thi ôn hòa quyền tự do biểu đạt và hội họp. Trong trại giam, các tù nhân thường xuyên bị tra tấn và bạc đãi để buộc phải thú tội và nhận tội. Các viên chức trại giam cũng thường không cho các nhà hoạt động được chữa bệnh theo đúng nhu cầu. Cơ quan Đối Ngoại của Liên Hiệp Âu Châu đã lên án tính chất phiên tòa ngày 5 tháng Tư 2018 và các án tù dành cho Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển và Trương Minh Đức, và tuyên bố là các nhân vật này “cổ súy ôn hòa cho việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền đã được bảo đảm bởi Hiến Pháp Việt Nam, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, và Công Ước Quốc Tế về Quyền Chính Trị và Dân Sự. Những bản án này đã vi phạm trực tiếp đến các nghĩa vụ quốc tế mà Việt Nam đã cam kết, và Liên Hiệp Âu Châu mong đợi các quyền này phải được triệt để tôn trọng.” Vào tháng 6/2017, Ủy Ban Điều Tra Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng về trường hợp của ông Nguyễn Văn Đài là “một trong nhiều trường hợp được đệ nạp lên Ủy Ban trong những năm gần đây về vấn đề tước đoạt quyền tự do con người một cách tùy tiện ở Việt Nam” và kêu gọi Việt Nam hãy “hợp tác với các cơ chế nhân quyền quốc tế sao cho luật pháp và việc thực thi tại Việt Nam phải phù hợp với các chuẩn mực của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế.” Vào tháng 9/2017, Chủ Tịch Ủy Ban Giao Thương Quốc Tế của Quốc Hội Âu Châu đã cảnh cáo là “nếu không có giải pháp thỏa đáng thì hiệp ước thương mại sẽ gặp khó khăn.” Thay vì đáp ứng những lời kêu gọi này nhằm tôn trọng cam kết nhân quyền thì Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam lại gia tăng đàn áp và tiếp tục trừng phạt việc thúc đẩy và biểu đạt ôn hòa bằng các biện pháp bắt giữ tùy tiện, cáo buộc vô lý, phiên tòa bất công và án tù nặng nề. Chúng tôi kêu gọi quý vị hãy bác bỏ hiệp định thương mại tự do được đề xuất với Việt Nam. Liên Hiệp Âu Châu chỉ nên mở rộng quan hệ kinh tế với Việt Nam khi nào chính quyền Hà Nội: • Thả hết các tù nhân chính trị, kể cả sáu nhà hoạt động mới bị kết án có tên trong Bản Lên Tiếng của Cơ quan Đối Ngoại của Liên Hiệp Âu Châu vào ngày 6 tháng Tư 2018 • Chứng minh cho thấy sự tuyệt đối tôn trọng quyền tự do thông tin và quyền tự do hội họp Không có những quyền tự do này, Liên Hiệp Âu Châu sẽ gặp rủi ro khi giao thương với một chế độ đàn áp người dân đòi hỏi bảo vệ môi trường, tôn trọng quyền con người, quyền công nhân. Hãy hậu thuẫn những giá trị của Liên Hiệp Âu Châu qua hiệp ước thương mại. Xin cám ơn sự hỗ trợ của quý vị. Đồng ký tên, ACAT Hội Anh Em Dân Chủ Người Bảo Vệ Nhân Quyền Hội Bầu Bí Tương Thân Lawyers Rights Watch Canada Lawyers for Lawyers Phong Trào Lao Động Việt Đảng Việt Tân ------------------------------ Open Letter to Reject the EU-Vietnam FTA: No Free Trade with Unfree Regimes To: • The Council of the European Union • The Members of the European Parliament We, the undersigned organizations, urge European Union member countries to reject the pending free trade agreement with the Socialist Republic of Vietnam. After the European Parliament’s emergency resolution on Vietnam last December, it would be a disgrace if European countries were to ratify free trade with a country that is one of the world’s worst enemies of freedom of expression and freedom of association. Over the last year, the Vietnamese authorities have arbitrarily detained scores of peaceful activists. Just in April 2018, the Vietnamese authorities conducted five political trials and sentenced ten courageous human rights defenders and bloggers to harsh prison sentences of up to 15 years in prison for peacefully exercising rights to freedom of expression and association. In prison, torture and mistreatment are routinely used to extract confessions and force detainees to plead guilty. It is not unusual for prison officials to deny detained activists appropriate medical treatment. The European External Action Service condemned the 5 April 2018 conviction and sentencing of Nguyen Van Dai, Le Thu Ha, Pham Van Troi, Nguyen Trung Ton, Nguyen Bac Truyen and Truong Minh Duc, stating these individuals “have peacefully advocated the promotion and protection of human rights as guaranteed by the Vietnamese Constitution, the Universal Declaration of Human Rights, and the International Covenant on Civil and Political Rights. Their sentences are in direct breach of these international obligations, which Vietnam has itself signed up to, and which the European Union expects full respect for.” In June 2017 the UN Working Group on Arbitrary Detention, observed that the case of Nguyen Van Dai was “one of several cases that have been brought before the Working Group in recent years concerning the arbitrary deprivation of liberty of persons in Viet Nam,” and urged Viet Nam to “work with international human rights mechanisms to bring its laws and practices into conformity with the Universal Declaration of Human Rights and the Covenant.” In September 2017, the Chair of the Committee on International Trade of the EU Parliament cautioned, “if there are not sufficient solutions then the agreement will be in troubled water.” Instead of responding to these calls to honor its human rights commitments, the Socialist Republic of Vietnam has intensified the crackdown and continues to punish peaceful advocacy and expression with arbitrary detention, illegitimate charges, unfair trials and long-term imprisonment. We urge you to reject the proposed free trade agreement with Vietnam. The EU should expand its economic relations with Vietnam only when the Hanoi government: • Releases all political prisoners, including the six prominent activists listed in the EEAS statement of April 6 • Demonstrates its full respect for freedom of information and freedom of association Without these enabling freedoms, the EU would risk trade with a state that represses citizens who advocate for environmental protection and respect for human rights including worker rights. Let’s support EU values through trade. Thank you for your support. Signed, ACAT Brotherhood for Democracy Defend the Defenders Hoi Bau Bi Tuong Than Lawyers Rights Watch Canada Lawyers for Lawyers Phong Trao Lao Dong Viet Viet Tan
......

Thư Ngỏ để Bác Bỏ Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam: Không Giao Thương Với Chế Độ Thiếu Tự Do

Kính mời quý đoàn thể, tổ chức cộng đồng cùng ký thư ngỏ gửi đến Liên Hiệp Châu Âu yêu cầu Liên Hiệp Châu Âu bác bỏ Hiệp Định Thương Mai Tự Do giữa Liên Hiệp Châu Âu và CSVN. Đính kèm là nội dung tiếng Anh/Việt của thư ngỏ (với một số chữ ký khởi xướng). Nếu đồng ý ký tên, xin mời quý vị đăng ký tại đây: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScX-38hc6VRXg9pCVIxgRyMGGhCK_LQpOla7xmR4KklfOxeCA/viewform Hạn chót ký thư ngỏ là ngày 15/5. ------------------------------------------------------------------ Thư Ngỏ để Bác Bỏ Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam: Không Giao Thương Với Chế Độ Thiếu Tự Do Kính gửi: • Hội Đồng Liên Hiệp Âu Châu • Các Dân Biểu của Quốc Hội Âu Châu Chúng tôi, những tổ chức đồng ký tên dưới đây, kêu gọi các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Âu Châu hãy bác bỏ hiệp định thương mại tự do đang chờ được phê chuẩn với nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tiếp theo Nghị quyết khẩn cấp về Việt Nam của Quốc Hội Âu Châu phổ biến vào tháng 12 năm ngoái, sắp tới đây nếu các nước Âu Châu lại tiến hành việc phê chuẩn hiệp ước thương mại với Việt Nam - một trong những nước là kẻ thù tồi tệ nhất thế giới đối với quyền tự do biểu đạt và tự do hội họp, việc này sẽ là điều rất hổ thẹn. Trong suốt năm qua, số người hoạt động dân chủ ôn hòa bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ tùy tiện nhiều hơn bao giờ hết. Chỉ trong tháng 4 vừa qua, chính quyền Việt Nam đã có năm phiên tòa chính trị và kết án nặng nề mười nhà bảo vệ nhân quyền và blogger với các bản án lên tới 15 năm tù giam chỉ vì họ thực thi ôn hòa quyền tự do biểu đạt và hội họp. Trong trại giam, các tù nhân thường xuyên bị tra tấn và bạc đãi để buộc phải thú tội và nhận tội. Các viên chức trại giam cũng thường không cho các nhà hoạt động được chữa bệnh theo đúng nhu cầu. Cơ quan Đối Ngoại của Liên Hiệp Âu Châu đã lên án tính chất phiên tòa ngày 5 tháng Tư 2018 và các án tù dành cho Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển và Trương Minh Đức, và tuyên bố là các nhân vật này “cổ súy ôn hòa cho việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền đã được bảo đảm bởi Hiến Pháp Việt Nam, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, và Công Ước Quốc Tế về Quyền Chính Trị và Dân Sự. Những bản án này đã vi phạm trực tiếp đến các nghĩa vụ quốc tế mà Việt Nam đã cam kết, và Liên Hiệp Âu Châu mong đợi các quyền này phải được triệt để tôn trọng.” Vào tháng 6/2017, Ủy Ban Điều Tra Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng về trường hợp của ông Nguyễn Văn Đài là “một trong nhiều trường hợp được đệ nạp lên Ủy Ban trong những năm gần đây về vấn đề tước đoạt quyền tự do con người một cách tùy tiện ở Việt Nam” và kêu gọi Việt Nam hãy “hợp tác với các cơ chế nhân quyền quốc tế sao cho luật pháp và việc thực thi tại Việt Nam phải phù hợp với các chuẩn mực của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế.” Vào tháng 9/2017, Chủ Tịch Ủy Ban Giao Thương Quốc Tế của Quốc Hội Âu Châu đã cảnh cáo là “nếu không có giải pháp thỏa đáng thì hiệp ước thương mại sẽ gặp khó khăn.” Thay vì đáp ứng những lời kêu gọi này nhằm tôn trọng cam kết nhân quyền thì Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam lại gia tăng đàn áp và tiếp tục trừng phạt việc thúc đẩy và biểu đạt ôn hòa bằng các biện pháp bắt giữ tùy tiện, cáo buộc vô lý, phiên tòa bất công và án tù nặng nề. Chúng tôi kêu gọi quý vị hãy bác bỏ hiệp định thương mại tự do được đề xuất với Việt Nam. Liên Hiệp Âu Châu chỉ nên mở rộng quan hệ kinh tế với Việt Nam khi nào chính quyền Hà Nội: • Thả hết các tù nhân chính trị, kể cả sáu nhà hoạt động mới bị kết án có tên trong Bản Lên Tiếng của Cơ quan Đối Ngoại của Liên Hiệp Âu Châu vào ngày 6 tháng Tư 2018 • Chứng minh cho thấy sự tuyệt đối tôn trọng quyền tự do thông tin và quyền tự do hội họp Không có những quyền tự do này, Liên Hiệp Âu Châu sẽ gặp rủi ro khi giao thương với một chế độ đàn áp người dân đòi hỏi bảo vệ môi trường, tôn trọng quyền con người, quyền công nhân. Hãy hậu thuẫn những giá trị của Liên Hiệp Âu Châu qua hiệp ước thương mại. Xin cám ơn sự hỗ trợ của quý vị. Đồng ký tên, ACAT Hội Anh Em Dân Chủ Người Bảo Vệ Nhân Quyền Hội Bầu Bí Tương Thân Lawyers Rights Watch Canada Lawyers for Lawyers Phong Trào Lao Động Việt Đảng Việt Tân ------------------------------ Open Letter to Reject the EU-Vietnam FTA: No Free Trade with Unfree Regimes To: • The Council of the European Union • The Members of the European Parliament We, the undersigned organizations, urge European Union member countries to reject the pending free trade agreement with the Socialist Republic of Vietnam. After the European Parliament’s emergency resolution on Vietnam last December, it would be a disgrace if European countries were to ratify free trade with a country that is one of the world’s worst enemies of freedom of expression and freedom of association. Over the last year, the Vietnamese authorities have arbitrarily detained scores of peaceful activists. Just in April 2018, the Vietnamese authorities conducted five political trials and sentenced ten courageous human rights defenders and bloggers to harsh prison sentences of up to 15 years in prison for peacefully exercising rights to freedom of expression and association. In prison, torture and mistreatment are routinely used to extract confessions and force detainees to plead guilty. It is not unusual for prison officials to deny detained activists appropriate medical treatment. The European External Action Service condemned the 5 April 2018 conviction and sentencing of Nguyen Van Dai, Le Thu Ha, Pham Van Troi, Nguyen Trung Ton, Nguyen Bac Truyen and Truong Minh Duc, stating these individuals “have peacefully advocated the promotion and protection of human rights as guaranteed by the Vietnamese Constitution, the Universal Declaration of Human Rights, and the International Covenant on Civil and Political Rights. Their sentences are in direct breach of these international obligations, which Vietnam has itself signed up to, and which the European Union expects full respect for.” In June 2017 the UN Working Group on Arbitrary Detention, observed that the case of Nguyen Van Dai was “one of several cases that have been brought before the Working Group in recent years concerning the arbitrary deprivation of liberty of persons in Viet Nam,” and urged Viet Nam to “work with international human rights mechanisms to bring its laws and practices into conformity with the Universal Declaration of Human Rights and the Covenant.” In September 2017, the Chair of the Committee on International Trade of the EU Parliament cautioned, “if there are not sufficient solutions then the agreement will be in troubled water.” Instead of responding to these calls to honor its human rights commitments, the Socialist Republic of Vietnam has intensified the crackdown and continues to punish peaceful advocacy and expression with arbitrary detention, illegitimate charges, unfair trials and long-term imprisonment. We urge you to reject the proposed free trade agreement with Vietnam. The EU should expand its economic relations with Vietnam only when the Hanoi government: • Releases all political prisoners, including the six prominent activists listed in the EEAS statement of April 6 • Demonstrates its full respect for freedom of information and freedom of association Without these enabling freedoms, the EU would risk trade with a state that represses citizens who advocate for environmental protection and respect for human rights including worker rights. Let’s support EU values through trade. Thank you for your support. Signed, ACAT Brotherhood for Democracy Defend the Defenders Hoi Bau Bi Tuong Than Lawyers Rights Watch Canada Lawyers for Lawyers Phong Trao Lao Dong Viet Viet Tan
......

Đất nước sẽ về đâu?

Tôi có khá nhiều bạn bè hiện đang sinh sống tại Úc, trước đây, khi còn làm việc, cứ ao ước đến ngày về hưu, con cái khôn lớn, có gia đình và có việc làm ổn định cả, sẽ về Việt Nam an hưởng tuổi già. Bức tranh người ta vẽ ra rất đẹp: với số tiền hưu trí tại Úc, người ta có thể dễ dàng có một cuộc sống rất phong lưu ở Việt Nam. Có thể thuê người giúp việc. Có thể đi đây đi đó. Có thể ăn hết món lạ này đến món lạ khác. Thế nhưng, đến ngày họ thực sự về hưu, sau vài chuyến thăm viếng Việt Nam, người ta lại đổi ý. Theo họ, Việt Nam chỉ là nơi để đi du lịch chứ không phải là nơi có thể sống được lâu dài. Người ta đưa ra hai lý do chính: Một là nhớ con cháu tại Úc; hai là, Việt Nam hoàn toàn không an toàn. Tôi cũng có khá nhiều bạn bè ở hướng ngược lại: Họ sống tại Việt Nam, phần lớn đều khá thành đạt, có chức có quyền và có tiền. Họ cho con cái du học ngoại quốc. Học xong, các cháu có việc làm đàng hoàng, sau đó, bảo lãnh cho cha mẹ từ Việt Nam, sau khi về hưu, ra ngoại quốc sinh sống. Họ bỏ lại sau lưng cuộc sống rất dư dả và cũng rất vui vẻ trên quê hương để sang sống ở một quốc gia xa lạ về cả ngôn ngữ lẫn văn hoá; và vì sự xa lạ ấy, cũng khá buồn rầu. Hỏi tại sao, họ cũng nêu lên hai nguyên nhân: Một là muốn gần gũi con cháu; và hai là, ở ngoại quốc, dù buồn, vẫn an toàn hơn hẳn Việt Nam. Bỏ qua việc sống gần con cháu, cả hai nhóm người ấy đều có nhận thức giống nhau: Việt Nam, dù là quê hương người ta rất yêu mến, không còn là một nơi an toàn để sống. Trước hết là thiếu an toàn về chính trị. Ở bình diện cá nhân, người ta có thể bị bắt bớ hay tra tấn bất cứ lúc nào nếu muốn có một tư duy độc lập và nếu muốn thực hiện quyền tự do ngôn luận. Ở bình diện quốc gia, dù nhà nước Việt Nam luôn xem sự ổn định là một trong những mục tiêu lớn nhất của họ, ai cũng biết, Việt Nam lúc nào cũng ẩn chứa đầy những nguy cơ bất ổn. Bất ổn trong nội bộ đảng với các khuynh hướng và phe phái khác nhau. Nhưng quan trọng nhất là bất ổn trong quan hệ với Trung Quốc: Không ai dám chắc những mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông sẽ không bùng nổ thành chiến tranh. Đã đành Việt Nam lúc nào cũng nhân nhượng Trung Quốc. Nhưng sự nhân nhượng nào cũng có giới hạn. Mà Trung Quốc thì rõ ràng không muốn dừng lại ở bất cứ giới hạn nào cho đến lúc hoàn toàn trở thành bá chủ trên Biển Đông. Thứ hai là thiếu an toàn về giao thông. Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 10.000 người chết vì tai nạn xe cộ. Mười ngàn: tức mỗi ngày trung bình gần 30 nạn nhân. Đó là người chết. Con số những người bị thương tật chắc chắn sẽ nhiều hơn hẳn. Bởi vậy, ở Việt Nam, nhiều người nói, cứ mỗi lần bước ra khỏi cửa nhà là thấy phập phồng. Con đường nào cũng đầy bất trắc. Đi đúng luật và lái xe cẩn thận cũng có thể bị những chiếc xe “điên” bị mất tay lái cán chết. Ngay cả đi bộ cũng không an tâm. Mỗi lần băng qua đường là một lần đối diện với rủi ro. Nhưng quan trọng nhất là mất an toàn thực phẩm. Báo chí đã nói rất nhiều về thực phẩm bẩn ở Việt Nam. Hầu như tất cả đều bẩn. Hầu như bất cứ loại gia súc nào cũng được cho ăn các hoá chất độc hại để tạo nạc và tăng trọng. Tệ hại hơn, người ta còn đem bán cả thịt thối rữa, sau khi tẩm ướp bằng các loại hoá chất để bay mùi và săn thịt. Ngày trước, đã có nhiều người giả thịt trâu thành thịt bò. Bây giờ, “tài” hơn, người ta còn biến cả thịt heo thành thịt bò. Thịt giả như vậy cũng được đi. Nhưng vấn đề là để làm giả như thế, người ta lại sử dụng các loại hoá chất độc hại để nhuộm màu thịt. Ăn chúng, người ta ăn cả các chất có thể gây ung thư. Thịt đã thế, rau trái cũng thế. Cũng đầy hoá chất. Hoá chất trong phân bón và trong các loại thuốc trừ sâu. Hoá chất còn được dùng để ướp trái cây cho chúng bắt mắt hơn. Ngay cả nước dừa cũng không an toàn. Để trái dừa có màu tươi như mới, người ta lại nhúng chúng vào hoá chất. Lại hoá chất. Trước, người ta tưởng ăn cá tôm và các loại hải sản là an toàn. Nhưng không phải. Tôm cá và hải sản nuôi trong các hồ nhân tạo cũng nhiễm đầy các chất cấm. Còn tôm cá và hải sản được đánh từ sông và biển? Từ mấy năm nay, chúng lại cũng bị nhiễm độc. Hàng trăm tấn cá bị chết, tấp trắng các bờ biển từ Hà Tĩnh vào đến Huế, kéo dài cả hơn 200 cây số. Chính quyền còn ú ớ trong việc xác định nguyên nhân cá chết nhưng có một điều chắc chắn: chúng bị nhiễm độc các loại hoá chất do con người thải ra. Thành ra tôm cá đánh bắt từ biển khơi cũng không còn an toàn nữa. Thịt: độc. Tôm cá: độc. Rau, trái và củ: độc. Cả không khí người ta thở, đặc biệt tại hai thành phố lớn, Hà Nội và Sài Gòn, cũng nhiễm đầy chất chì và thuỷ ngân: độc. Cả nước bị nhiễm đầy chất độc. Không có gì đáng ngạc nhiên khi tỉ lệ người Việt Nam mắc bệnh ung thư rất cao. Càng ngày càng cao. Lâu nay, nói đến những khó khăn mà Việt Nam đang đối diện, chúng ta hay nghĩ đến các yếu tố chính trị và địa chính trị, đến vấn đề dân chủ và nhân quyền, đến chuyện các đại công ty phá sản và nợ công chồng chất. Nhưng ngay cả về phương diện xã hội, liên quan đến chuyện ăn uống và hít thở hàng ngày, Việt Nam cũng đối diện với bao nhiêu nguy hiểm. Tôi cứ tự hỏi: Trong một khí quyển như thế, làm sao người Việt Nam có thể sống được và tương lai đất nước sẽ đi về đâu? FB Nguyễn Hưng Quốc
......

Thượng đỉnh Mỹ-Triều có thể sử dụng quân bài hy sinh Trung Quốc

Sáng ngày 9/3, Nhà Trắng đưa ra tin quan trọng và bất ngờ. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ gặp trực tiếp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng 5 tới. Mặc dù thời gian và địa điểm của cuộc gặp vẫn phải chờ xác định, nhưng cuộc gặp này chắc chắn sẽ trở thành một trong những sự kiện địa chính trị gây bất ngờ nhất kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Mặc dù cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều không thể làm cho Triều Tiên trở thành nước chư hầu của Mỹ, nhưng nhất định khiến Triều Tiên trở thành phương tiện mới để Mỹ ứng phó với Trung Quốc. Một trong những quân bài mà Triều Tiên đàm phán với Mỹ có thể là hy sinh Trung Quốc, hy sinh Trung Quốc hiện tại trở thành xem xét ưu tiên nhất của Mỹ. Tất cả đều nhằm vào Trung Quốc, những gì còn lại đều là vấn đề thứ yếu. Triều Tiên làm gì, thực ra không phải do họ quyết định mà đã trở thành một chiến binh của Mỹ. Đối với Trung Quốc, trong vấn đề khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên, điều quan trọng nhất và khó khăn nhất chính là nhận thức được chính bản thân mình, thấy rõ ảnh hưởng cũng như tác động đối với mình và trách nhiệm mà mình phải gánh vác. Nếu Trung Quốc không kiểm điểm lại sâu sắc chính sách của mình đối với Triều Tiên mà chỉ đơn giản đẩy trách nhiệm cho nước khác thì quốc gia cuối cùng bị thiệt hại sẽ là Trung Quốc. Do đó, về mặt tự nhận thức, Trung Quốc cũng có ba vấn đề lớn cần trả lời. Lý giải thế nào về chính sách của Trung Quốc đối với Triều Tiên hiện nay? Yêu cầu lợi ích cao nhất của Mỹ là làm đối trọng với Trung Quốc, còn yêu cầu lợi ích lớn nhất của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Triều Tiên là gì? Đối với Trung Quốc, nếu không còn giành lấy quyền chủ động hoặc trao quyền chủ động cho Mỹ, thì việc giải quyết và giải quyết chậm trễ cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên đều là những thiệt hại lớn nhất đối với lợi ích địa chính trị của Trung Quốc. Tình cảnh của Trung Quốc trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên hiện nay như thế nào? Đối mặt với rất nhiều khó khăn về lợi ích trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, thái độ của Trung Quốc cũng không khó để giải thích. Ở đây có nhân tố trên một số cấp độ. Thứ nhất, Trung Quốc quan tâm đến sự ổn định của bán đảo Triều Tiên. Một khi Triều Tiên xuất hiện tình trạng rối ren, toàn bộ bán đảo này, thậm chí toàn bộ khu vực Đông Á đều có thể hỗn loạn. Tình hình hỗn loạn ở Trung Đông đã làm cho các nước lớn rơi vào tình trạng khó khăn, Trung Quốc chắc chắn không muốn thấy Mỹ tiếp tục tạo ra một Trung Đông hỗn loạn khác ở Đông Á. Một khi Đông Bắc Á xuất hiện tình trạng rối ren, Trung Quốc, là quốc gia lớn nhất ở khu vực này, không thể tránh khỏi bị cuốn vào, rất khó đánh giá ảnh hưởng do Trung Quốc tạo ra. Thứ hai, một khi bán đảo Triều Tiên xảy ra hỗn loạn, Trung Quốc cũng có thể bị tác động, đặc biệt là làn sóng dân di cư lớn ở Triều Tiên tràn sang. Thứ ba là lo ngại của Trung Quốc đối với sự khó lường trong tương lai do thống nhất bán đảo Triều Tiên gây ra. Nếu Triều Tiên tan rã và bán đảo Triều Tiên thống nhất, Trung Quốc phải đối mặt với Hàn Quốc hùng mạnh. Nước Cao Câu Ly (Koguryo, được thành lập vào năm 37 trước Công nguyên ở vùng phía Bắc bán đảo Triều Tiên ngày nay, bị Nhà Đường của Trung Quốc và nước Tân La thôn tính vào năm 668-ND) trước kia đã phản ánh đòi hỏi mạnh mẽ về lãnh thổ của Hàn Quốc đối với Trung Quốc, chỉ có điều yêu cầu này bị kìm nén bởi mâu thuẫn thống nhất giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, tạm thời chưa thể hiện rõ. Một khi Hàn Quốc thực sự thống nhất bán đảo Triều Tiên, họ chắc chắn sẽ tranh chấp với Trung Quốc trong vấn đề lãnh thổ, việc đó chỉ là vấn đề thời gian. Nếu Đông Bắc Á cuối cùng hình thành thế chân vạc ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, cộng thêm với nhân tố Mỹ, tình thế an ninh của Trung Quốc sẽ ở trong một môi trường bên ngoài hoàn toàn mới và rất khó lường. Tất cả những nhân tố trên đã quyết định hành động của Trung Quốc từ trước đến nay. Thứ nhất, Trung Quốc không thể tự mình làm một số việc bất lợi cho sự ổn định của bán đảo Triều Tiên. Do đó, cho dù Trung Quốc rất bất bình đối với việc Triều Tiên thử hạt nhân, thậm chí quyết tâm trừng phạt Triều Tiên, nhưng trừng phạt vẫn luôn hạn chế với tiền đề không để Triều Tiên biến động. Trung Quốc không thể thực hiện đảo chính thay đổi Chính quyền Bình Nhưỡng như Mỹ. Thứ hai, Trung Quốc có quyền lực của riêng mình trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Bắc Kinh sẽ phủ quyết những nghị quyết không có lợi cho sự ổn định của bán đảo Triều Tiên. Thứ ba, Trung Quốc duy trì tính chất mơ hồ chiến lược trước những hành động của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản có thể tấn công Triều Tiên, vừa không phản đối rõ ràng, vừa không nói là ủng hộ. Mỹ vốn có thái độ mơ hồ, tính mơ hồ đó làm cho Mỹ rất khó thực hiện hành động quyết đoán đối với Triều Tiên. Rõ ràng, vấn đề mà Trung Quốc phải đối mặt là không tách bạch giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Những điều đề cập ở trên bao gồm làn sóng dân di cư đều là vấn đề trước mắt, chứ không phải là vấn đề lâu dài. Mọi người đã quên rằng làn sóng dân di cư chỉ là tạm thời, còn cuộc khủng hoảng hạt nhân của Triều Tiên lại là mãi mãi. Nếu vì lợi ích trước mắt mà lẩn tránh giải quyết vấn đề trong thực tế thì sẽ tạo thành khủng hoảng kéo dài mãi đối với Trung Quốc. Biện pháp duy nhất mà Trung Quốc muốn giải quyết tình trạng khó xử về lợi ích chính là thay đổi định vị đối với vấn đề Triều Tiên, đó là không còn tiếp tục coi vấn đề Triều Tiên là vấn đề của Mỹ, mà cần nhận thức được đây là vấn đề của chính Trung Quốc, không nên tiếp tục chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, mà cần hướng tới lợi ích lâu dài. Nếu lập trường của Trung Quốc có sự thay đổi như vậy thì chính sách và chiến lược của nước này sẽ hoàn toàn khác. Trung Quốc cần điều chỉnh chính sách như thế nào? Đến nay, Mỹ dường như đã lợi dụng rất tốt tình trạng bế tắc của Trung Quốc, dù ở Mỹ hay ở nước ngoài, Washington đều quy kết nguyên nhân khiến Triều Tiên có thể phát triển vũ khí hạt nhân là do Trung Quốc. Người Mỹ nhận định như vậy không có gì đáng ngạc nhiên bởi nếu đổi vị trí Trung Quốc thành Mỹ thì có thể có chiến lược và chính sách khác. Mọi người có thể thấy rõ người Mỹ năm 1962 đã làm thế nào để vượt qua nguy hiểm bùng nổ chiến tranh hạt nhân với Liên Xô để xử lý cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Đối với Trung Quốc, trước hết phải nhận thức được những gì là thiếu lý trí trong hành động của mình. Thứ nhất, vì sao luôn coi vấn đề Triều Tiên là vấn đề của Mỹ, chứ không phải là vấn đề của Trung Quốc? Ở đây bao gồm phía nhà nước, mọi người thường tìm về nguyên nhân ban đầu của vấn đề Triều Tiên. Tuy nhiên, việc tìm kiếm nguyên nhân lịch sử gây ra vấn đề Triều Tiên cũng không có ý nghĩa gì. Thực ra, mục đích phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là để chĩa vào Mỹ, bởi vì Mỹ tạo ra mối đe dọa an ninh quốc gia đối với Triều Tiên, thậm chí là đe dọa đối với sự an toàn của lãnh đạo Triều Tiên. Mỹ cũng thường xuyên đưa ra “cây gậy”, làm cho tình hình rất khó thực sự hòa dịu, giữa Mỹ và Triều Tiên thiếu lòng tin, nên thường dẫn đến tình hình xấu đi. Do đó, nếu vấn đề muốn được giải quyết một cách hòa bình trong khuôn khổ hiện có, thì nó sẽ được quyết định bởi sự cải thiện quan hệ Triều Tiên-Mỹ. Trung Quốc đẩy trách nhiệm cho Mỹ, nếu chỉ là ngôn từ ngoại giao thì có thể hiểu được; nhưng nếu thực sự Trung Quốc nghĩ sao làm vậy thì chắc chắn phạm phải sai lầm lịch sử hoàn toàn. Vấn đề ở đây là Trung Quốc phải hứng chịu hậu quả Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân chứ không phải là Mỹ. Triều Tiên hiện tại đang ngang nhiên thử vũ khí hạt nhân ở khu vực gần biên giới với Trung Quốc, đã gây ảnh hưởng mang tính phá hoại đối với rất nhiều lĩnh vực như đời sống, kinh tế… của người dân Trung Quốc. Vì an ninh của mình, Hàn Quốc đã mở đường cho Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ vào nước họ, an ninh của hơn một nửa lãnh thổ Trung Quốc cũng bị đe dọa nghiêm trọng. Cho dù Trung Quốc phản đối hoặc thực hiện biện pháp đáp trả như thế nào, nếu Triều Tiên tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân thì Mỹ và Hàn Quốc vẫn sẽ tiếp tục phát triển theo hướng đó, hành động của họ hoàn toàn có thể lý giải được. Trong nền chính trị quốc tế, mỗi quốc gia đều hành động căn cứ vào định nghĩa của họ đối với an ninh quốc gia. Hàn Quốc không thể đơn độc ứng phó với khủng hoảng an ninh sau khi Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, cho dù tổn thất về kinh tế và ngoại giao với Trung Quốc lớn đến đâu thì Hàn Quốc cũng chỉ có thể lựa chọn đi sâu hợp tác quân sự với Mỹ nhằm bảo đảm an ninh quốc gia cơ bản của Hàn Quốc. Nếu việc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân và kỹ thuật tên lửa đã trở thành sự “sùng bái” của toàn dân thì Hàn Quốc triển khai THAAD cũng đã trở thành “quyết định quốc gia” của Hàn Quốc, bất kỳ tiếng nói phản đối nào ở Hàn Quốc hay ở nước ngoài đều khó làm thay đổi quyết định này. Việc cải thiện quan hệ với Hàn Quốc gần đây được người ta lý giải thành Trung Quốc thừa nhận tính hợp pháp của THAAD được đưa vào Hàn Quốc trong thực tế. Thứ hai, vì sao Trung Quốc lại xem nhẹ việc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân cho dù đó là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc? Về tương lai lâu dài, một khi Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân, Trung Quốc bị đe dọa nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Triều Tiên một khi đã sở hữu vũ khí hạt nhân, Hàn Quốc cũng phải phát triển vũ khí hạt nhân, Nhật Bản đương nhiên trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Đối với Seoul và Tokyo, phát triển vũ khí hạt nhân chỉ là vấn đề thời gian chứ không phải là vấn đề kỹ thuật. Như vậy, Trung Quốc đã trở thành quốc gia duy nhất bị vũ khí hạt nhân bao vây. Hiện nay, các nước láng giềng của Trung Quốc như Nga, Pakistan, Ấn Độ… đã sở hữu vũ khí hạt nhân, một khi Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân thì sẽ có thêm ba nước sở hữu vũ khí hạt nhân là Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản. Mặc dù xem xét từ tình hình hiện nay, có thể có người cho rằng đối tượng mà những nước phát triển vũ khí hạt nhân chĩa vào không phải là Trung Quốc, mà là nước khác, nhưng ai có thể đảm bảo cùng với sự thay đổi môi trường quốc tế trong tương lai, vũ khí hạt nhân của những nước này không phải chĩa vào Trung Quốc? Trên phạm vi thế giới, một nước lớn thường khó xây dựng tốt quan hệ với các nước láng giềng nhỏ hơn. Trung Quốc không phải là ngoại lệ. Nga, Mỹ, Ấn Độ… đều như vậy. Ngoài Trung Quốc, tất cả các nước lớn đều không thể cho phép nước nhỏ láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân. Đây là lý do Mỹ giải quyết cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba, cũng là nguyên nhân sâu xa đối đầu giữa Ấn Độ với Pakistan. Về vấn đề này, vì sao Trung Quốc lại coi nhẹ an ninh quốc gia cũng như thế hệ sau của mình trong tương lai như vậy? Thứ ba, vì sao Trung Quốc vẫn sẵn sàng gánh vác trách nhiệm quốc tế nhiều hơn? Trung Quốc là nước lớn đang trỗi dậy, mặc dù là nước đang phát triển nhưng hiển nhiên đã vượt qua giai đoạn đầu tiên của quốc gia trỗi dậy, hiện nay đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và quốc gia thương mại lớn nhất thế giới. Trên thực tế, Trung Quốc đang chuyển từ quốc gia hưởng lợi từ hệ thống quốc tế sang vai trò của quốc gia kiến tạo, không những cộng đồng quốc tế kỳ vọng Trung Quốc gánh vác trách nhiệm quốc tế và khu vực, Trung Quốc cũng mong muốn gánh vác trách nhiệm, về khách quan cũng thực sự đang gánh vác nhiều trách nhiệm hơn, nhưng về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên thì vẫn còn quá ít ỏi. Vì sao Trung Quốc phải chấp nhận thử thách lớn? Trong lĩnh vực thế giới không phổ biến vũ khí hạt nhân, cục diện do Mỹ và Nga (Liên Xô trước đây) giữ vai trò chủ đạo đang đối mặt với ngày càng nhiều thách thức. Cùng với sự suy giảm khả năng lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, việc xây dựng cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân với trách nhiệm nặng nề và lâu dài đang để lại không gian phát huy nhiều hơn cho Trung Quốc. Tóm lại, đối với Trung Quốc hiện nay và tương lai, việc gánh vác nhiều hơn trách nhiệm quốc tế không phổ biến vũ khí hạt nhân và tham gia quản lý toàn cầu chắc chắn sẽ đem lại nhiều hơn uy tín quốc tế quý báu cho Trung Quốc. Vấn đề hạt nhân của Triều Tiên rõ ràng là một thử thách của nước lớn Trung Quốc trỗi dậy, ý nghĩa lịch sử của nó đồng nghĩa với cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba giữa Liên Xô và Mỹ trước kia. Nếu Trung Quốc muốn tích cực làm nên chuyện thì có những tư duy cụ thể nào? Việc Trung Quốc đơn phương giải quyết vấn đề Triều Tiên hoặc liên kết với Nga giải quyết vấn đề Triều Tiên, thậm chí Trung Quốc và Mỹ sử dụng mô hình G2 để hợp tác giải quyết vấn đề Triều Tiên thì đều có thể thực hiện được. Khi so sánh, thượng sách nhất vẫn là Trung Quốc giành quyền chủ đạo hoàn toàn. Điều cần nêu rõ là Trung Quốc chủ động không phải là chỉ dựa vào bản thân giải quyết vấn đề Triều Tiên. Trung Quốc không những phải có vai trò lãnh đạo trong tìm kiếm hiệp thương giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên mà còn phải giành được vai trò chủ đạo trong hoạt động sử dụng vũ lực đe dọa Triều Tiên sau khi việc đàm phán hoàn toàn đổ vỡ. Cuộc khủng hoảng hạt nhân của Triều Tiên đã lên tới mức hiện nay, Trung Quốc nắm quyền chủ động không đồng nghĩa với việc sử dụng vũ lực, nhưng tuyệt đối không được loại trừ việc sử dụng vũ lực. Việc Trung Quốc thực hiện chủ động thực sự cũng bao gồm khả năng của mô hình G2. Về tư duy khác, nếu nói rằng cuộc khủng hoảng hạt nhân của Triều Tiên hiện nay là vấn đề nan giải đối với Trung Quốc sẽ không đúng bằng nói đó là cơ hội để Trung Quốc chứng minh thực lực của mình trước thế giới. Trước hết, chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đã làm cho nước này mất đi sự tôn trọng của dư luận chủ lưu của thế giới. Sự kiện Bình Nhưỡng tổ chức ám sát Kim Jong-nam, anh ruột Kim Jong-un, ở Malaysia càng làm tăng thêm hình ảnh quốc tế xấu của Triều Tiên. Nếu Trung Quốc thực hiện hành động ngăn chặn mạnh mẽ hơn đối với Triều Tiên thì tính chính nghĩa quốc tế sẽ lớn hơn mọi cảnh cáo bằng vũ lực kể từ khi thành lập nước Trung Quốc mới đến nay. Do đó, hình ảnh quốc gia trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc không thể vì thế mà bị sứt mẻ. Thứ hai, từ quan hệ tế nhị giữa Trung Quốc và Mỹ về vấn đề Đài Loan trong những năm gần đây, có thể thấy Trump là một doanh nhân chuyên nghiệp không nhấn mạnh nhiều đến ý thức hệ, ông ta thực dụng hơn bất kỳ tổng thống Mỹ nào kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Chính phủ Mỹ trong nhiệm kỳ này đáng được Trung Quốc mặc cả về lợi ích địa chính trị. Việc làm này là cơ hội lịch sử hiếm có đối với việc Trung Quốc xây dựng lại cục diện địa chính trị Đông Bắc Á. Thứ ba, Chính phủ Mỹ hiện nay để tâm nhiều hơn đến việc nhanh chóng giải quyết tình trạng rối ren tại Trung Đông liên quan đến tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS), xét đến cùng ân oán giữa Chính quyền Trump và các nước Hồi giáo là vấn đề văn minh, còn ân oán giữa Chính quyền Trump với Triều Tiên là vấn đề chiến lược, có giá trị mặc cả nhiều hơn đối với nước Mỹ hiện tại. Hiện tại, quan hệ giữa Trung Quốc với các nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đang ở thời kỳ tốt nhất kể từ Chiến tranh Lạnh đến nay, đặc biệt là đối với Nga. Trong vấn đề Triều Tiên, Trung Quốc thực hiện chủ động còn thuận lợi hơn nhiều so với Mỹ. Nga hiện nay đại diện cho phe trì hoãn việc cho phép trừng phạt Triều Tiên tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Điều này chứng tỏ phương hướng thay đổi của Nga đối với chính sách Triều Tiên về tổng thể thống nhất với Trung Quốc. Cho dù Trung Quốc cũng đã ủng hộ rất lớn đối với Nga trong các vấn đề Crimea và Ukraine trước kia hay bán đảo Triều Tiên cũng liên quan đến lợi ích địa chính trị ở khu vực Viễn Đông của Nga, nhưng ảnh hưởng của Nga đối với Triều Tiên kém xa Trung Quốc. Nếu Trung Quốc thẳng thắn nêu rõ phương án mới của mình với Nga, trong tình hình được Mỹ ủng hộ, thì lý do Nga từ chối Trung Quốc không nhiều. Chắc chắn, khi xử lý hành động đa phương trong vấn đề Triều Tiên, Trung Quốc không thể tiếp tục chấp nhận bị Chính phủ Triều Tiên “dắt mũi”, cho dù cuối cùng giải quyết bằng biện pháp hòa bình hay sử dụng vũ lực, Trung Quốc đều cần nắm chắc quyền chủ động. Nếu Trung Quốc không gia tăng sức ép lớn hơn, Mỹ và Nga sẽ không có điều chỉnh lớn về chiến lược, sách lược sở hữu vũ khí hạt nhân của Triều Tiên không thể có sự thay đổi nào, vòng tuần hoàn ác tính tiếp tục như vậy thì sẽ dẫn đến tai họa. Một khi Triều Tiên trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, mọi người hiện tại rất khó giải thích cho thế hệ con cháu sau này. *** Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên, chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu về Chính sách công, Đại học Quốc gia Singapore, chuyên gia về nghiên cứu Đông Á. Nguồn: 郑永年, “美朝峰会很可能以牺牲中国为筹码“, Institute of Public Policy, 09/03/2018 – Biên dịch: Hoàng Lan – Nghiên cứu Biển Đông
......

Ghi ơn những người tiên phong giúp thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam tại Đức

Năm nay là dịp rất thuận tiện để người Việt tỵ nạn cùng nhau nhớ lại công ơn của những tấm lòng nghĩa hiệp đã tạo cho họ cơ hội xây dựng cuộc đời mới trên quê hương thứ hai. Với hai bàn tay trắng và tâm trạng hoang mang nơi xứ lạ họ nhận được sự giúp đỡ chu đáo và tận tình của chính quyền và nhân dân Đức. Tình người cao đẹp này đã giúp họ mau lẹ „hoàn hồn“ và có can đảm vươn lên. Năm 1979 nhóm thuyền nhân Việt Nam đầu tiên đã được bốc từ trại tỵ nạn Pulau Bidong và đưa sang Đức. Sau đó từng đoàn thuyền nhân khác được tầu Cap Anamur vớt từ biển Đông cũng lần lượt tới Đức. Họ được đón tiếp nồng nhiệt và được giúp đỡ tận tình. Cap Anamur, tiến sĩ Neudeck, thống đốc Albrecht là những tên thường được người Việt Nam ở Đức nhắc nhở. Nhưng không mấy ai biết rằng, trước đó chính quyền Đức không muốn nhận thuyền nhân tỵ nạn. May thay đã có những người mạnh mẽ lên tiếng và dấn thân tranh đấu làm chính quyền đổi ý và mở cửa biên giới. Trong số những người tiên phong tranh đấu nhận người tỵ nạn Việt Nam phải kể đến bà Dönhoff và một số cộng sự viên tại tuần báo Die Zeit, cũng như hồng y Joseph Ratzinger, tổng giám mục giáo phận München và Freising. Công ơn lớn lao này đến nay chưa mấy ai biết đến, nói chi tới nhắc nhở và ghi ơn. Vậy xin cống hiến độc giả hai tài liệu quí báu giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về một số người đã góp phần không nhỏ trong việc giúp đỡ ngườ tỵ nạn Việt Nam: 1. Bài phóng sự của bà Gabriele Venzky, một trong những tác nhân chính ở tuần báo Die Zeit tranh đấu cho thuyền nhân Việt Nam, đăng ngày 13.8.2009 trên Die Zeit. 2. Lời kêu gọi của hồng y Joseph Ratzinger, tổng giám mục giáo phận München và Freising, phổ biến ngày 1.4.1979 trên Ordinariatskorrespondenz của giáo phận. Tài liệu 1 Giải thoát khỏi địa ngục Pulau Bidong Mùa hè 1979 chỉ viết báo không chưa đủ. Báo Die Zeit bốc 275 thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam đưa về Hamburg Gabriele Venzky Không nơi nào trên thế giới muốn nhận người tỵ nạn. Kể cả nước Đức. 7 triệu người bị trục xuất khỏi quê hương vào lúc kết thúc đại chiến thế giới thứ II, gần 6 triệu người trốn khỏi Đông Đức. Không đâu phải đương đầu với làn sóng tỵ nạn ào ạt hơn tại Đức. Nhưng cả những đồng hương tỵ nạn cũng chỉ được đón nhận rất miễn cưỡng. Thế rồi năm 1979 đã xẩy ra biến cố có một không hai trong lịch sử nước Đức. Giữa lúc các chính trị gia của chúng ta còn chần chừ và nại lý do số người tỵ nạn đã vượt chỉ tiêu, các trung tâm tiếp cư đầy ắp, thì người dân đã ra tay. Họ quyết định cứu giúp những người ngoại quốc xa lạ. Những người bị hất hủi khắp nơi lại được đón tiếp niềm nở với vòng tay mở rộng và được tận tình giúp đỡ như chưa từng thấy. Đó là câu truyện thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam và báo Die Zeit đóng vai trò không nhỏ trong vụ này. Đó là câu truyện về những con người với nụ cười bắn trúng tim chúng ta. Câu truyện bắt đầu vào năm 1978. Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc ba năm trước đó. Hình ảnh những người cố níu càng những trực thăng Mỹ cuối cùng rời Sài Gòn hãy còn rõ như in trong ký ức, sau đó là đợt người tỵ nạn cuống cuồng chạy loạn. Bây giờ câu truyện tái diễn: từng đoàn người như dòng nước cuồn cuộn không thôi đang cố thoát khỏi Việt Nam bằng đường biển. Trên những chiếc tầu cỏn con, quá tải, họ lao mình vào cõi vô định, không bản đồ, không hải bàn, nếu may mắn thì kết cục dạt vào những bãi biển vùng Đông Nam Á hay táp vào bờ đá Hồng Kông. Nhiều người không gặp may như thế. Họ bị hãm hiếp, bị đập chết, bị quăng xuống biển, bị đắm tầu. Một nửa số người tỵ nạn rơi vào tay hải tặc Thái. Một phần ba, khoảng 500.000 người, thiệt mạng giữa đường. Cả những chiếc tầu rỉ nước cũng bị lôi ra biển Tôi còn nhớ tấm hình treo ở hành lang nhà trường khi tôi còn nhỏ. Đó là hình con tầu cọc cạch mang tên Exodus, lúc nhúc người trên sàn, trên 4.500 người sống sót cuộc diệt chủng tìm tới miền đất Palestina, nhưng họ không được phép cập bến. Ngày nay , sau một phần tư thế kỷ, tôi lại thấy những tấm hình như thế trên bàn viết. Những khuôn mặt ngơ ngác lần này là người Việt Nam. Lúc đó tôi là ký giả phụ trách vùng Đông Nam Á cho báo Die Zeit. Vì thế những mẩu tin sốt dẻo về số người ty nạn tăng vọt khủng khiếp cứ dồn dập được chuyển tới tôi. Tuần này qua tuần khác tập tài liệu tôi ôm tới phòng họp cứ dầy thêm. Cuối năm 1978 có tới 62.000 người chen lấn trong những trại tỵ nạn vùng Đông Nam Á và không thấy dấu hiệu cho thấy hiện tượng này sẽ chấm dứt. Nhóm ký giả chuyên về lãnh vực chính trị vội vã họp lại. Chẳng lẽ không lên tiếng thức tỉnh thế giới? Thế là chúng tôi tung ra từng loạt bài, tới năm 1979 trao tay độc giả cả xấp hồ sơ. Lúc đó chúng tôi tính từng ngày: một ngàn người, hai ngàn, bốn ngàn, và đó mới chỉ là những người táp được vào bờ. Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc bó tay trước làn sóng tỵ nạn. Những quốc gia vùng Đông Nam Á cũng thế. Những chiếc tầu rỉ nước cũng bị lôi ra khơi, làm mồi cho hải tặc. Chắc chắn không thoát lưỡi hái tử thần. Giữa lúc đó các chính trị gia Tây phương cứ bình tọa bàn cãi, cò cưa với những chương trình viển vông. Có nên mua một hòn đảo và đổ thuyền nhân lên đó không? Biết đâu họ sẽ tạo nên một Singapore thứ hai! Dần dà người ta nhận ra ý đồ của cộng sản Việt Nam: hiển nhiên họ muốn tống khứ hết người Hoa, một triệu rưởi người! Một hôm tầu Hải Hồng xuất hiện trên màn ảnh. Kể từ con tầu Exodus thế giới không thấy cảnh tượng nào như thế: một chiếc tầu chở hàng, đúng ra là con tầu phế thải, người lúc nhúc trên sàn không chừa một khoảng trống, 2.500 con bệnh, đói, khát, không quốc gia nào đón nhận, trôi dạt không biết tới bến bờ nào. Hải Hồng trở thành biểu tượng của đại hoạ. Với một nắm Mỹ kim những nghiệp đoàn Hồng Kông đã mua con tầu này cũng như nhiều tầu khác, rồi „bí mật“, thực ra là dưới cặp mắt cú vọ của quan chức Việt Nam, họ dồn lên tầu những người Hoa muốn ra đi. Chỉ nguyên với tầu Hải Hồng họ đã nhét túi 10 triệu Mỹ kim. Thấy bở, nhà cầm quyền Việt Nam đứng ra độc quyền món thầu, họ xử dụng những chiếc tầu tí teo, ọp ẹp. Từ 10 tới 20 lượng vàng cho mỗi đầu người (một lượng tương đương 37 gram), một gia đình đông người phải bỏ ra mấy kí lô vàng. Hầu như toàn thể lớp trung lưu Việt Nam bị trấn lột trước khi bị đưa ra biển phó mặc cho số mạng. Những kẻ sống sót không được ai đón nhận. Đối với bọn người trước kia từng gào Hồ-Hồ-Hồ Chí Minh, thì sự việc rõ như ban ngày: ai có nhiều vàng để chạy chỗ ra đi, chỉ có thể là kẻ ăn bám chiến tranh đế quốc Mỹ, hoặc chủ chứa điếm hay tên hút máu đồng bào (Trong thời chiến tranh Việt Nam, từng đoàn người, nhất là bọn trí thức, sinh viên nông nổi ở các quốc gia Tây phương thường tổ chức biểu tình phản đổi đủ thứ, nhất là chống Mỹ và ủng hộ cộng sản Việt Nam. Khi tuần hành họ trưng hình Mao Trạch Đông, Che Guevara và Hồ Chí Minh, miệng gào thét: Hồ-Hồ-Hồ Chí Minh! Chú thích của người dịch, chứng nhân tại chỗ).  Đối với Đông Đức, nơi công nhân Việt Nam phải lao động cực nhọc, vì Hà Nội không có tiền hoàn trả những khoản trợ cấp hữu ghị, thì không có vấn đề người tỵ nạn (các nước xã hội chủ nghĩa cung cấp vũ khí, lương thực và hàng hoá để yểm trợ cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến. Những trợ cấp này không phải là quà tặng, nhưng là món nợ khổng lồ phải thanh toán sau chiến tranh. Cộng sản Việt Nam gửi người qua đông Âu lao động trả nợ! Chú thích của người dịch).  Các chính trị gia Tây phương lươn lẹo đi tới kết luận giống nhau, bằng cách lặp lại lý luận của các quốc gia Đông Nam Á: ai có khả năng mua chỗ ra đi, bị ghép vào hạng nhập cư trái phép. Bởi thế họ không được hưởng qui chế tỵ nạn. Mãi tới khi ông Ernst Albrecht, thống đốc tiểu bang Niedersachsen, trắc ẩn trước hình ảnh thê thảm của tầu Hải Hồng, sẵn sàng nhận 1.000 thuyền nhân tỵ nạn, lúc đó chính phủ liên bang mới tuyên bố „sau này“ sẽ nhận thêm 900 người. Trong khi đó 40.000 thuyền nhân tỵ nạn đang chen chúc chỉ nguyên trên đảo Pulau Bidong. Bên cạnh tầu Hải Hồng, hòn đảo này đã trở thành biểu tượng thứ hai của thảm hoạ. Đó là một sườn dốc chênh vênh giữa biển, cách bờ Mã Lai 15 hải lý, hoang vắng vì không có nước. Thế mà giờ đây 40.000 người dồn ép nhau trên một khoảng rộng một cây số vuông. Tháng 6.1979, các quốc gia Đông Nam Á tuyên bố sẽ không nhận thêm bất cứ người tỵ nạn nào khác, nếu các quốc gia kỹ nghệ Tây phương không bốc đi 300.000 thuyền nhân đang tá túc tại Đông Nam Á. Trong tháng đó Mã Lai lôi ra khơi 54.000 người trên các chiếc tầu mong manh và dự tính đẩy thêm 76.000 thuyền nhân đã cập bến ra đại dương. Từng ngàn người chết đuối vì tầu bị sóng vùi chỉ 50 thước cách bãi biển và không ai tiếp cứu họ. Lời kêu gọi của chúng tôi được hưởng ứng nồng nhiệt vượt dự đoán Giữa lúc đó Josef Joffe, ông bạn đồng nghiệp ở báo Die Zeit, mang về từ Pulau Bidong những hình ảnh hãi hùng. Tựa đề cho phóng sự Chỗ dậm chân trong hỏa ngục quả thực không quá lời. Tới lúc đó các tiểu bang vẫn còn do dự. Ai phải chi trả các phí tổn? 60.000 người hồi cư từ các quốc gia Đông Âu và 33.000 người thuộc diện tỵ nạn chính trị đã là gánh nặng quá đủ rồi. Ở toà soạn Die Zeit chúng tôi bàn thảo suốt mấy ngày để tìm cách làm cho chính phủ liên bang đổi ý và ra tay cứu trợ quảng đại. Chúng tôi nhận ra rằng, cứ ngồi mà viết thì chẳng nên cơm cháo gì. Bà Marion Dönhoff, người phát hành tờ Die Zeit, quyết định: „Đã đến lúc chúng ta phải hành động. Chúng ta phải bốc người từ Bidong“. Bà thảo lời kêu gọi làm chủ đề đăng trên trang nhất. Sự hưởng ứng rộn lên vượt sức tưởng tưởng. Chỉ trong khoảng thời gian vắn đã nhận được trên hai triệu Mã Đức. Nhà kỹ nghệ Kurt A. Körber gửi một nửa triệu, hai bé gái khui hộp tiết kiệm được 5 Mã, một nhà tù dành cho phái nữ tặng tem trị giá 30 Mã. Báo Die Zeit liên lạc với nghị viện thành phố Hamburg. Chúng tôi yêu cầu họ nhận người và lo phần hội nhập, chúng tôi lãnh phần chi phí ban đầu và chuyên chở thuyền nhân tới Hamburg. Thế là đèn xanh bật lên cho 250 thuyền nhân. Ngày 2.8.1979 Margrit Gerste, bà bạn đồng nghiệp, Holmer Pabel, nhiếp ảnh gia tên tuổi trên chiến trường Việt Nam, hai nhân viên Hồng Thập Tự với trách nhiệm chọn người, và tôi cùng lên đường tới hoả ngục Pulau Bidong. Mùi hôi thối ngột ngạt, vì chỉ có 4 cầu tiêu, nhung nhúc người chen lấn nhau đến ngộp thở, cái nóng nung người và thấp thoáng sau những sườn tầu của người tỵ nạn là đoàn tầu có gắn đại bác của Mã Lai. Ba giờ trên tầu tới đảo, ba giờ để trở về, chỉ còn hai giờ trên đảo, vì không người nước ngoài nào được tá túc qua đêm. Làm thế nào cho xong việc với thời giờ eo hẹp như vậy? Chúng tôi có ý định lựa lấy những trường hợp không có hy vọng, những kẻ không ai muốn nhận: gia đình đông người, trẻ em không người đi kèm, những người không biết tiếng Âu Mỹ, những người không có thân nhân ở ngoại quốc, những người già và người bệnh. Holmer Pabel và tôi quyết định lẩn vào đám đông và ở lại âm thầm quan sát tổ chức tự phát rất chu đáo. Không bao giờ tôi quên được những ngày trên đảo tử thần này. Người tỵ nạn cố tạo dễ dãi cho chúng tôi, họ chia sẻ với chúng tôi phần ăn thiếu thốn của họ. Chúng tôi khám phá ra nhiều gia đình không được ghi đủ mặt trong sổ của chúng tôi. Vì thế khi rời đảo vào ngày 7.8., trực chỉ trại tiếp cư, chúng tôi mang theo 274, chứ không phải chỉ 250 người. Ông Orwin Runde, người sau này sẽ là thị trưởng, lúc đó có trách nhiệm giao tiếp với chúng tôi ở Hamburg, cũng đồng ý với con số thặng dư này. Ngày 13.8.1979, khi tầu Cap Anamur ra khơi vớt người ở biển Đông, thì máy bay chở những người tỵ nạn thứ nhất của chúng tôi cất cánh rời Kuala Lumpur, hai ngày sau đó một nhóm 274 người khác, thêm một em bé chào đời trên đường vượt biên, đã được cứu thoát.  Nhưng có một điều còn quan trọng hơn thế nữa: chúng tôi đã phá đổ bức tường cản. Chính phủ liên bang quyết định nhận thêm thuyền nhân tỵ nạn. 40.000 người từ Việt Nam, đa số gốc Hoa, đã tìm được quê hương thứ hai trên nước Đức. Thời đó có kẻ bi quan cằn nhằn: „50 năm nữa bọn đó cũng không hội nhập được“. Một lầm lẫn lớn! Suốt 30 năm qua họ cần cù và âm thầm làm việc để vươn lên, ngày nay hầu hết họ có nhà riêng hay phòng ốc riêng, trợ cấp xã hội là một từ gở đối với họ. Họ rèn con cái tới khi chúng về khoe điểm nhất, điểm nhì, tỷ lệ tốt nghiệp trung học của con em Việt Nam cao hơn của học sinh Đức. Các em hồi đó còn thơ dại, nhất là các em thuộc thế hệ tiếp nối, ngày nay xử dụng tiếng Đức lưu loát. Câu truyện thuyền nhân tỵ nạn là câu truyện của thành công. Chúng tôi đang ngồi trong căn nhà của Van Si An, một triệu phú ở Sài Gòn thời xưa. Ông Van sống bằng nghề lái xe buýt tại Hamburg. Ba người con của ông đều tốt nghiệp đại học. Hai người là dược sĩ, người con thứ ba tốt nghiệp ngành thương mại, bốn đứa cháu nô đùa trong căn phòng. Gia đình ông Van dấn thân trong các công tác thiện nguyện, cậu con trai Van Huy Tam tham gia tích cực trong lãnh vực chính trị cộng đồng và dùng giờ nghỉ để giúp giải quyết khó khăn hội nhập ở trường học. „Chúng tôi muốn đền đáp những gì chúng tôi đã nhận được“. Ngồi cùng bàn còn có ông Gerhard Katsch, ngoại bát tuần. 30 năm trước ông giúp gia đình họ Van thích nghi với quê hương mới, ngày nay gia đình nhà Van đáp trả, khi ông cần tới họ. Chúng tôi còn giữ liên lạc với những người tỵ nạn của chúng tôi, có những người đã thành bạn thân. Trong nhà tôi treo một bức trướng với nét chữ như phượng múa rồng bay do một người tỵ nạn phóng bút tặng. Hàng chữ nổi bật, có liên quan tới câu truyện thuyền nhân tỵ nạn: „ Họ đã tạo cho chúng tôi cơ may sống sót. Ghi ơn báo Die Zeit“. Giới thiệu bà Gabriele Venzky, tác gỉa bài phóng sự Chính bà cũng từng là người tỵ nạn. Năm 1945, lúc sắp ngưng tiếng súng, gia đình bà từ miền tây xứ Phổ và từ Berlin đã trôi dạt về Oldenburg „với hai bàn tay trắng“. Lúc đó cô bé sinh năm 1939 không có giầy dép gì, nên được quân đội Anh cho một đôi giầy gỗ. Lớn lên bà học ngành sử chuyên về Đông Âu, văn hoá Slave và Hán học, được mời dậy ở đại học Stanford, viết cho báo Stuttgarter Zeitung, từ 1967 giữ chân ký giả báo Frankfurter Allgemeine Zeitung và từ 1971 viết cho báo Die Zeit. Cảnh cơ cực của thuyền nhân tỵ nạn biến bàn tay cầm bút thành bàn tay hành động. Gabriele không coi đó là cuộc giằng co vai trò. „Cảnh cơ cực của thuyền nhân tỵ nạn vượt quá sức chịu đựng của chúng tôi“. Là ký giả bà mới chỉ quan sát những biến cố ở Phi châu hay Á châu. Nay bà dấn thân nhập cuộc. “Phải làm cho bằng được. Chúng tôi muốn tranh đấu phá đổ bức tường cản việc nhận người tỵ nạn. Và chúng tôi đã thành công“. Trần Hoành Dịch theo nguyên văn trên báo Die Zeit, số 34, ra ngày 13.8.2009, với sự đồng ý của tác giả và toà soạn. Tài liệu 2 Lời tuyên bố về người tỵ nạn Việt Nam của hồng y Joseph Ratzinger, tổng giám mục giáo phận München và Freising Mấy tuần qua những hình ảnh hãi hùng về người tỵ nạn Việt Nam đập vào mắt chúng ta và chúng ta chứng kiến cảnh họ bị hất hủi khắp nơi; đó là sự sụp đổ thê thảm của tình người. Cứu người gặp nạn trên biển vốn là một đòi hỏi căn bản của tình đồng loại. Trong trường hợp người tỵ nạn Việt Nam nguyên tắc này xem ra không còn giá trị. Nhưng tạ ơn Chuá, trong thời gian qua đã có những biến chuyển tốt đẹp hơn. Ở Âu châu, trong đó có quốc gia chúng ta, cánh cửa ít ra đã hé mở cho những con người bị hất hủi. Tôi chân thành cảm ơn những ai đã mở vòng tay, sẵn sàng đón tiếp người tỵ nạn và những ai đã tranh đấu để mở ra những cánh cửa. Tuy nhiên vấn đề chưa chấm dứt ở đây. Nếu phải đương đầu với làn sóng tỵ nạn tiếp tục tràn tới, chúng ta có thể thấm mệt, nại lý do dễ hiểu rằng gánh nặng đã quá đủ, để đóng cửa lại. Vậy lúc này chúng ta nên nhớ: Sau thế chiến, giữa lúc nhà cửa tan nát, cơ nghiệp tiêu tan, từng triệu người phải rời bỏ quê hương đã được đón tiếp với vòng tay mở rộng, mặc dù đôi khi đâu đó có lời ta thán. Đó là một điểm son của lịch sử chúng ta thời hậu chiến. Thời đó cũng có thể nại lý do dễ hiểu để từ chối, rằng cơ nghiệp chúng ta bị tiêu hủy hết rồi, với hai bàn tay trắng lấy gì mà chia sẻ. Nhưng những cánh cửa đã mở ra. Có những người lúc đó nhìn người tỵ nạn như mối đe dọa, cạnh tranh cuộc sống của họ. Họ đã lầm. Ngày nay ta biết rõ, sở dĩ nền kinh tế hồi sinh mãnh liệt và thế hệ thứ nhất sau chiến tranh không hề bị chao đảo, vì những người tỵ nạn không phải là hiểm họa cạnh tranh, nhưng họ đã đem đến sức sống giữa đống tro tàn và góp phần xây dựng tương lai tươi đẹp cho đất nước.  Ngược lại chúng ta chứng kiến cảnh tượng người tỵ nạn Palestina tại Cận Đông: họ không tìm đâu ra nơi nương tựa. Nơi nào con người được đón nhận, ở đó có sức sống, niềm hy vọng và tình yêu. Ở đâu con người bị hất hủi, ở đó nọc độc lan tràn. Và chúng ta thấy nọc độc này không phải chỉ tác hại vùng Cận Đông tới tận gốc rễ, nhưng còn làm lung lay cả thế giới, vì chúng ta cùng sống trong một thế giới. Nếu trong cảnh điêu tàn chúng ta đã có thể chia sẻ, mà nay sống trong đất nước giầu có, chúng ta lại từ chối, thì đó là một vết nhơ nhục nhã. Trần Hoành dịch nguyên bản lời tuyên bố qua thư đồng ý ngày 16.9.2009 của Dr. Peter Pfister, giám đốc ngân khố và thư viện giáo phận München-Freising. Tài liệu đã được phổ biến trên Ordinariatskorrespondenz, ngày 4.1.1979, lưu trữ tại Archiv des Erzbistums München und Freising.
......

Ghi ơn những người tiên phong giúp thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam tại Đức

Năm nay là dịp rất thuận tiện để người Việt tỵ nạn cùng nhau nhớ lại công ơn của những tấm lòng nghĩa hiệp đã tạo cho họ cơ hội xây dựng cuộc đời mới trên quê hương thứ hai. Với hai bàn tay trắng và tâm trạng hoang mang nơi xứ lạ họ nhận được sự giúp đỡ chu đáo và tận tình của chính quyền và nhân dân Đức. Tình người cao đẹp này đã giúp họ mau lẹ „hoàn hồn“ và có can đảm vươn lên.   Năm 1979 nhóm thuyền nhân Việt Nam đầu tiên đã được bốc từ trại tỵ nạn Pulau Bidong và đưa sang Đức. Sau đó từng đoàn thuyền nhân khác được tầu Cap Anamur vớt từ biển Đông cũng lần lượt tới Đức. Họ được đón tiếp nồng nhiệt và được giúp đỡ tận tình. Cap Anamur, tiến sĩ Neudeck, thống đốc Albrecht là những tên thường được người Việt Nam ở Đức nhắc nhở. Nhưng không mấy ai biết rằng, trước đó chính quyền Đức không muốn nhận thuyền nhân tỵ nạn. May thay đã có những người mạnh mẽ lên tiếng và dấn thân tranh đấu làm chính quyền đổi ý và mở cửa biên giới. Trong số những người tiên phong tranh đấu nhận người tỵ nạn Việt Nam phải kể đến bà Dönhoff và một số cộng sự viên tại tuần báo Die Zeit, cũng như hồng y Joseph Ratzinger, tổng giám mục giáo phận München và Freising. Công ơn lớn lao này đến nay chưa mấy ai biết đến, nói chi tới nhắc nhở và ghi ơn. Vậy xin cống hiến độc giả hai tài liệu quí báu giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về một số người đã góp phần không nhỏ trong việc giúp đỡ ngườ tỵ nạn Việt Nam: Bài phóng sự của bà , một trong những tác nhân chính ở tuần báo Die Zeit tranh đấu cho thuyền nhân Việt Nam, đăng ngày 13.8.2009 trên Die Zeit. Lời kêu gọi của hồng y , tổng giám mục giáo phận München và Freising, phổ biến ngày 1.4.1979 trên Ordinariatskorrespondenz của giáo phận.   Tài liệu 1 Giải thoát khỏi địa ngục Pulau Bidong   Mùa hè 1979 chỉ viết báo không chưa đủ. Báo Die Zeit bốc 275 thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam đưa về Hamburg   Gabriele Venzky   Không nơi nào trên thế giới muốn nhận người tỵ nạn. Kể cả nước Đức. 7 triệu người bị trục xuất khỏi quê hương vào lúc kết thúc đại chiến thế giới thứ II, gần 6 triệu người trốn khỏi Đông Đức. Không đâu phải đương đầu với làn sóng tỵ nạn ào ạt hơn tại Đức. Nhưng cả những đồng hương tỵ nạn cũng chỉ được đón nhận rất miễn cưỡng. Thế rồi năm 1979 đã xẩy ra biến cố có một không hai trong lịch sử nước Đức. Giữa lúc các chính trị gia của chúng ta còn chần chừ và nại lý do số người tỵ nạn đã vượt chỉ tiêu, các trung tâm tiếp cư đầy ắp, thì người dân đã ra tay. Họ quyết định cứu giúp những người ngoại quốc xa lạ. Những người bị hất hủi khắp nơi lại được đón tiếp niềm nở với vòng tay mở rộng và được tận tình giúp đỡ như chưa từng thấy. Đó là câu truyện thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam và báo Die Zeit đóng vai trò không nhỏ trong vụ này. Đó là câu truyện về những con người với nụ cười bắn trúng tim chúng ta.   Câu truyện bắt đầu vào năm 1978. Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc ba năm trước đó. Hình ảnh những người cố níu càng những trực thăng Mỹ cuối cùng rời Sài Gòn hãy còn rõ như in trong ký ức, sau đó là đợt người tỵ nạn cuống cuồng chạy loạn. Bây giờ câu truyện tái diễn: từng đoàn người như dòng nước cuồn cuộn không thôi đang cố thoát khỏi Việt Nam bằng đường biển. Trên những chiếc tầu cỏn con, quá tải, họ lao mình vào cõi vô định, không bản đồ, không hải bàn, nếu may mắn thì kết cục dạt vào những bãi biển vùng Đông Nam Á hay táp vào bờ đá Hồng Kông. Nhiều người không gặp may như thế. Họ bị hãm hiếp, bị đập chết, bị quăng xuống biển, bị đắm tầu. Một nửa số người tỵ nạn rơi vào tay hải tặc Thái. Một phần ba, khoảng 500.000 người, thiệt mạng giữa đường.   Cả những chiếc tầu rỉ nước cũng bị lôi ra biển   Tôi còn nhớ tấm hình treo ở hành lang nhà trường khi tôi còn nhỏ. Đó là hình con tầu cọc cạch mang tên Exodus, lúc nhúc người trên sàn, trên 4.500 người sống sót cuộc diệt chủng tìm tới miền đất Palestina, nhưng họ không được phép cập bến. Ngày nay , sau một phần tư thế kỷ, tôi lại thấy những tấm hình như thế trên bàn viết. Những khuôn mặt ngơ ngác lần này là người Việt Nam. Lúc đó tôi là ký giả phụ trách vùng Đông Nam Á cho báo Die Zeit. Vì thế những mẩu tin sốt dẻo về số người ty nạn tăng vọt khủng khiếp cứ dồn dập được chuyển tới tôi.   Tuần này qua tuần khác tập tài liệu tôi ôm tới phòng họp cứ dầy thêm. Cuối năm 1978 có tới 62.000 người chen lấn trong những trại tỵ nạn vùng Đông Nam Á và không thấy dấu hiệu cho thấy hiện tượng này sẽ chấm dứt. Nhóm ký giả chuyên về lãnh vực chính trị vội vã họp lại. Chẳng lẽ không lên tiếng thức tỉnh thế giới? Thế là chúng tôi tung ra từng loạt bài, tới năm 1979 trao tay độc giả cả xấp hồ sơ. Lúc đó chúng tôi tính từng ngày: một ngàn người, hai ngàn, bốn ngàn, và đó mới chỉ là những người táp được vào bờ. Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc bó tay trước làn sóng tỵ nạn. Những quốc gia vùng Đông Nam Á cũng thế. Những chiếc tầu rỉ nước cũng bị lôi ra khơi, làm mồi cho hải tặc. Chắc chắn không thoát lưỡi hái tử thần. Giữa lúc đó các chính trị gia Tây phương cứ bình tọa bàn cãi, cò cưa với những chương trình viển vông. Có nên mua một hòn đảo và đổ thuyền nhân lên đó không? Biết đâu họ sẽ tạo nên một Singapore thứ hai! Dần dà người ta nhận ra ý đồ của cộng sản Việt Nam: hiển nhiên họ muốn tống khứ hết người Hoa, một triệu rưởi người!   Một hôm tầu Hải Hồng xuất hiện trên màn ảnh. Kể từ con tầu Exodus thế giới không thấy cảnh tượng nào như thế: một chiếc tầu chở hàng, đúng ra là con tầu phế thải, người lúc nhúc trên sàn không chừa một khoảng trống, 2.500 con bệnh, đói, khát, không quốc gia nào đón nhận, trôi dạt không biết tới bến bờ nào. Hải Hồng trở thành biểu tượng của đại hoạ. Với một nắm Mỹ kim những nghiệp đoàn Hồng Kông đã mua con tầu này cũng như nhiều tầu khác, rồi „bí mật“, thực ra là dưới cặp mắt cú vọ của quan chức Việt Nam, họ dồn lên tầu những người Hoa muốn ra đi. Chỉ nguyên với tầu Hải Hồng họ đã nhét túi 10 triệu Mỹ kim. Thấy bở, nhà cầm quyền Việt Nam đứng ra độc quyền món thầu, họ xử dụng những chiếc tầu tí teo, ọp ẹp. Từ 10 tới 20 lượng vàng cho mỗi đầu người (một lượng tương đương 37 gram), một gia đình đông người phải bỏ ra mấy kí lô vàng. Hầu như toàn thể lớp trung lưu Việt Nam bị trấn lột trước khi bị đưa ra biển phó mặc cho số mạng.   Những kẻ sống sót không được ai đón nhận. Đối với bọn người trước kia từng gào Hồ-Hồ-Hồ Chí Minh, thì sự việc rõ như ban ngày: ai có nhiều vàng để chạy chỗ ra đi, chỉ có thể là kẻ ăn bám chiến tranh đế quốc Mỹ, hoặc chủ chứa điếm hay tên hút máu đồng bào (Trong thời chiến tranh Việt Nam, từng đoàn người, nhất là bọn trí thức, sinh viên nông nổi ở các quốc gia Tây phương thường tổ chức biểu tình phản đổi đủ thứ, nhất là chống Mỹ và ủng hộ cộng sản Việt Nam. Khi tuần hành họ trưng hình Mao Trạch Đông, Che Guevara và Hồ Chí Minh, miệng gào thét: Hồ-Hồ-Hồ Chí Minh! Chú thích của người dịch, chứng nhân tại chỗ).  Đối với Đông Đức, nơi công nhân Việt Nam phải lao động cực nhọc, vì Hà Nội không có tiền hoàn trả những khoản trợ cấp hữu ghị, thì không có vấn đề người tỵ nạn (các nước xã hội chủ nghĩa cung cấp vũ khí, lương thực và hàng hoá để yểm trợ cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến. Những trợ cấp này không phải là quà tặng, nhưng là món nợ khổng lồ phải thanh toán sau chiến tranh. Cộng sản Việt Nam gửi người qua đông Âu lao động trả nợ! Chú thích của người dịch).  Các chính trị gia Tây phương lươn lẹo đi tới kết luận giống nhau, bằng cách lặp lại lý luận của các quốc gia Đông Nam Á: ai có khả năng mua chỗ ra đi, bị ghép vào hạng nhập cư trái phép. Bởi thế họ không được hưởng qui chế tỵ nạn. Mãi tới khi ông Ernst Albrecht, thống đốc tiểu bang Niedersachsen, trắc ẩn trước hình ảnh thê thảm của tầu Hải Hồng, sẵn sàng nhận 1.000 thuyền nhân tỵ nạn, lúc đó chính phủ liên bang mới tuyên bố „sau này“ sẽ nhận thêm 900 người. Trong khi đó 40.000 thuyền nhân tỵ nạn đang chen chúc chỉ nguyên trên đảo Pulau Bidong. Bên cạnh tầu Hải Hồng, hòn đảo này đã trở thành biểu tượng thứ hai của thảm hoạ. Đó là một sườn dốc chênh vênh giữa biển, cách bờ Mã Lai 15 hải lý, hoang vắng vì không có nước. Thế mà giờ đây 40.000 người dồn ép nhau trên một khoảng rộng một cây số vuông. Tháng 6.1979, các quốc gia Đông Nam Á tuyên bố sẽ không nhận thêm bất cứ người tỵ nạn nào khác, nếu các quốc gia kỹ nghệ Tây phương không bốc đi 300.000 thuyền nhân đang tá túc tại Đông Nam Á. Trong tháng đó Mã Lai lôi ra khơi 54.000 người trên các chiếc tầu mong manh và dự tính đẩy thêm 76.000 thuyền nhân đã cập bến ra đại dương. Từng ngàn người chết đuối vì tầu bị sóng vùi chỉ 50 thước cách bãi biển và không ai tiếp cứu họ.   Lời kêu gọi của chúng tôi được hưởng ứng nồng nhiệt vượt dự đoán   Giữa lúc đó Josef Joffe, ông bạn đồng nghiệp ở báo Die Zeit, mang về từ Pulau Bidong những hình ảnh hãi hùng. Tựa đề cho phóng sự Chỗ dậm chân trong hỏa ngục quả thực không quá lời. Tới lúc đó các tiểu bang vẫn còn do dự. Ai phải chi trả các phí tổn? 60.000 người hồi cư từ các quốc gia Đông Âu và 33.000 người thuộc diện tỵ nạn chính trị đã là gánh nặng quá đủ rồi. Ở toà soạn Die Zeit chúng tôi bàn thảo suốt mấy ngày để tìm cách làm cho chính phủ liên bang đổi ý và ra tay cứu trợ quảng đại. Chúng tôi nhận ra rằng, cứ ngồi mà viết thì chẳng nên cơm cháo gì. Bà Marion Dönhoff, người phát hành tờ Die Zeit, quyết định: „Đã đến lúc chúng ta phải hành động. Chúng ta phải bốc người từ Bidong“. Bà thảo lời kêu gọi làm chủ đề đăng trên trang nhất. Sự hưởng ứng rộn lên vượt sức tưởng tưởng. Chỉ trong khoảng thời gian vắn đã nhận được trên hai triệu Mã Đức. Nhà kỹ nghệ Kurt A. Körber gửi một nửa triệu, hai bé gái khui hộp tiết kiệm được 5 Mã, một nhà tù dành cho phái nữ tặng tem trị giá 30 Mã. Báo Die Zeit liên lạc với nghị viện thành phố Hamburg. Chúng tôi yêu cầu họ nhận người và lo phần hội nhập, chúng tôi lãnh phần chi phí ban đầu và chuyên chở thuyền nhân tới Hamburg. Thế là đèn xanh bật lên cho 250 thuyền nhân. Ngày 2.8.1979 Margrit Gerste, bà bạn đồng nghiệp, Holmer Pabel, nhiếp ảnh gia tên tuổi trên chiến trường Việt Nam, hai nhân viên Hồng Thập Tự với trách nhiệm chọn người, và tôi cùng lên đường tới hoả ngục Pulau Bidong. Mùi hôi thối ngột ngạt, vì chỉ có 4 cầu tiêu, nhung nhúc người chen lấn nhau đến ngộp thở, cái nóng nung người và thấp thoáng sau những sườn tầu của người tỵ nạn là đoàn tầu có gắn đại bác của Mã Lai.   Ba giờ trên tầu tới đảo, ba giờ để trở về, chỉ còn hai giờ trên đảo, vì không người nước ngoài nào được tá túc qua đêm. Làm thế nào cho xong việc với thời giờ eo hẹp như vậy? Chúng tôi có ý định lựa lấy những trường hợp không có hy vọng, những kẻ không ai muốn nhận: gia đình đông người, trẻ em không người đi kèm, những người không biết tiếng Âu Mỹ, những người không có thân nhân ở ngoại quốc, những người già và người bệnh. Holmer Pabel và tôi quyết định lẩn vào đám đông và ở lại âm thầm quan sát tổ chức tự phát rất chu đáo. Không bao giờ tôi quên được những ngày trên đảo tử thần này.   Người tỵ nạn cố tạo dễ dãi cho chúng tôi, họ chia sẻ với chúng tôi phần ăn thiếu thốn của họ. Chúng tôi khám phá ra nhiều gia đình không được ghi đủ mặt trong sổ của chúng tôi. Vì thế khi rời đảo vào ngày 7.8., trực chỉ trại tiếp cư, chúng tôi mang theo 274, chứ không phải chỉ 250 người. Ông Orwin Runde, người sau này sẽ là thị trưởng, lúc đó có trách nhiệm giao tiếp với chúng tôi ở Hamburg, cũng đồng ý với con số thặng dư này.   Ngày 13.8.1979, khi tầu Cap Anamur ra khơi vớt người ở biển Đông, thì máy bay chở những người tỵ nạn thứ nhất của chúng tôi cất cánh rời Kuala Lumpur, hai ngày sau đó một nhóm 274 người khác, thêm một em bé chào đời trên đường vượt biên, đã được cứu thoát.  Nhưng có một điều còn quan trọng hơn thế nữa: chúng tôi đã phá đổ bức tường cản. Chính phủ liên bang quyết định nhận thêm thuyền nhân tỵ nạn. 40.000 người từ Việt Nam, đa số gốc Hoa, đã tìm được quê hương thứ hai trên nước Đức. Thời đó có kẻ bi quan cằn nhằn: „50 năm nữa bọn đó cũng không hội nhập được“. Một lầm lẫn lớn! Suốt 30 năm qua họ cần cù và âm thầm làm việc để vươn lên, ngày nay hầu hết họ có nhà riêng hay phòng ốc riêng, trợ cấp xã hội là một từ gở đối với họ. Họ rèn con cái tới khi chúng về khoe điểm nhất, điểm nhì, tỷ lệ tốt nghiệp trung học của con em Việt Nam cao hơn của học sinh Đức. Các em hồi đó còn thơ dại, nhất là các em thuộc thế hệ tiếp nối, ngày nay xử dụng tiếng Đức lưu loát. Câu truyện thuyền nhân tỵ nạn là câu truyện của thành công.   Chúng tôi đang ngồi trong căn nhà của Van Si An, một triệu phú ở Sài Gòn thời xưa. Ông Van sống bằng nghề lái xe buýt tại Hamburg. Ba người con của ông đều tốt nghiệp đại học. Hai người là dược sĩ, người con thứ ba tốt nghiệp ngành thương mại, bốn đứa cháu nô đùa trong căn phòng. Gia đình ông Van dấn thân trong các công tác thiện nguyện, cậu con trai Van Huy Tam tham gia tích cực trong lãnh vực chính trị cộng đồng và dùng giờ nghỉ để giúp giải quyết khó khăn hội nhập ở trường học. „Chúng tôi muốn đền đáp những gì chúng tôi đã nhận được“. Ngồi cùng bàn còn có ông Gerhard Katsch, ngoại bát tuần. 30 năm trước ông giúp gia đình họ Van thích nghi với quê hương mới, ngày nay gia đình nhà Van đáp trả, khi ông cần tới họ.   Chúng tôi còn giữ liên lạc với những người tỵ nạn của chúng tôi, có những người đã thành bạn thân. Trong nhà tôi treo một bức trướng với nét chữ như phượng múa rồng bay do một người tỵ nạn phóng bút tặng. Hàng chữ nổi bật, có liên quan tới câu truyện thuyền nhân tỵ nạn: „ Họ đã tạo cho chúng tôi cơ may sống sót. Ghi ơn báo Die Zeit“.     Giới thiệu bà Gabriele Venzky, tác gỉa bài phóng sự   Chính bà cũng từng là người tỵ nạn. Năm 1945, lúc sắp ngưng tiếng súng, gia đình bà từ miền tây xứ Phổ và từ Berlin đã trôi dạt về Oldenburg „với hai bàn tay trắng“. Lúc đó cô bé sinh năm 1939 không có giầy dép gì, nên được quân đội Anh cho một đôi giầy gỗ. Lớn lên bà học ngành sử chuyên về Đông Âu, văn hoá Slave và Hán học, được mời dậy ở đại học Stanford, viết cho báo Stuttgarter Zeitung, từ 1967 giữ chân ký giả báo Frankfurter Allgemeine Zeitung và từ 1971 viết cho báo Die Zeit. Cảnh cơ cực của thuyền nhân tỵ nạn biến bàn tay cầm bút thành bàn tay hành động. Gabriele không coi đó là cuộc giằng co vai trò. „Cảnh cơ cực của thuyền nhân tỵ nạn vượt quá sức chịu đựng của chúng tôi“. Là ký giả bà mới chỉ quan sát những biến cố ở Phi châu hay Á châu. Nay bà dấn thân nhập cuộc. “Phải làm cho bằng được. Chúng tôi muốn tranh đấu phá đổ bức tường cản việc nhận người tỵ nạn. Và chúng tôi đã thành công“.     Trần Hoành Dịch theo nguyên văn trên báo Die Zeit, số 34, ra ngày 13.8.2009, với sự đồng ý của tác giả và toà soạn.     Tài liệu 2 Lời tuyên bố về người tỵ nạn Việt Nam của hồng y Joseph Ratzinger, tổng giám mục giáo phận München và Freising   Mấy tuần qua những hình ảnh hãi hùng về người tỵ nạn Việt Nam đập vào mắt chúng ta và chúng ta chứng kiến cảnh họ bị hất hủi khắp nơi; đó là sự sụp đổ thê thảm của tình người. Cứu người gặp nạn trên biển vốn là một đòi hỏi căn bản của tình đồng loại. Trong trường hợp người tỵ nạn Việt Nam nguyên tắc này xem ra không còn giá trị. Nhưng tạ ơn Chuá, trong thời gian qua đã có những biến chuyển tốt đẹp hơn. Ở Âu châu, trong đó có quốc gia chúng ta, cánh cửa ít ra đã hé mở cho những con người bị hất hủi. Tôi chân thành cảm ơn những ai đã mở vòng tay, sẵn sàng đón tiếp người tỵ nạn và những ai đã tranh đấu để mở ra những cánh cửa. Tuy nhiên vấn đề chưa chấm dứt ở đây. Nếu phải đương đầu với làn sóng tỵ nạn tiếp tục tràn tới, chúng ta có thể thấm mệt, nại lý do dễ hiểu rằng gánh nặng đã quá đủ, để đóng cửa lại. Vậy lúc này chúng ta nên nhớ: Sau thế chiến, giữa lúc nhà cửa tan nát, cơ nghiệp tiêu tan, từng triệu người phải rời bỏ quê hương đã được đón tiếp với vòng tay mở rộng, mặc dù đôi khi đâu đó có lời ta thán. Đó là một điểm son của lịch sử chúng ta thời hậu chiến. Thời đó cũng có thể nại lý do dễ hiểu để từ chối, rằng cơ nghiệp chúng ta bị tiêu hủy hết rồi, với hai bàn tay trắng lấy gì mà chia sẻ. Nhưng những cánh cửa đã mở ra. Có những người lúc đó nhìn người tỵ nạn như mối đe dọa, cạnh tranh cuộc sống của họ. Họ đã lầm. Ngày nay ta biết rõ, sở dĩ nền kinh tế hồi sinh mãnh liệt và thế hệ thứ nhất sau chiến tranh không hề bị chao đảo, vì những người tỵ nạn không phải là hiểm họa cạnh tranh, nhưng họ đã đem đến sức sống giữa đống tro tàn và góp phần xây dựng tương lai tươi đẹp cho đất nước.  Ngược lại chúng ta chứng kiến cảnh tượng người tỵ nạn Palestina tại Cận Đông: họ không tìm đâu ra nơi nương tựa. Nơi nào con người được đón nhận, ở đó có sức sống, niềm hy vọng và tình yêu. Ở đâu con người bị hất hủi, ở đó nọc độc lan tràn. Và chúng ta thấy nọc độc này không phải chỉ tác hại vùng Cận Đông tới tận gốc rễ, nhưng còn làm lung lay cả thế giới, vì chúng ta cùng sống trong một thế giới. Nếu trong cảnh điêu tàn chúng ta đã có thể chia sẻ, mà nay sống trong đất nước giầu có, chúng ta lại từ chối, thì đó là một vết nhơ nhục nhã.   Trần Hoành dịch nguyên bản lời tuyên bố qua thư đồng ý ngày 16.9.2009 của Dr. Peter Pfister, giám đốc ngân khố và thư viện giáo phận München-Freising. Tài liệu đã được phổ biến trên Ordinariatskorrespondenz, ngày 4.1.1979, lưu trữ tại Archiv des Erzbistums München und Freising.    
......

Sắp có Chủ tịch nước và Ủy viên Bộ Chính trị mới?

Nhiều khả năng sẽ có thay đổi ở vị trí chủ tịch nước và sẽ có thêm một số gương mặt mới được đưa vào Bộ Chính trị tại hội nghị trung ương sắp tới của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nhận định của các nhà quan sát bên ngoài Việt Nam. Chủ tịch nước Trần Đại Quang được cho là đang phải chữa bệnh Hội nghị toàn thể Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ Bảy được dự kiến diễn ra trong tháng này trong bối cảnh xuất hiện nhiều đồn đoán quanh tương lai của ông Trần Đại Quang, chủ tịch nước đương nhiệm, sau thời gian dài ông không thấy xuất hiện trước công chúng. Biến động dồn dập Cho đến trước Hội nghị 7, Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 13 đã chứng kiến nhiều biến động nhân sự dồn dập ở mức độ chưa từng thấy. Hồi năm ngoái, lần đầu tiên trong hàng chục năm, một Ủy viên Bộ Chính trị là ông Đinh La Thăng đã bị cách chức rồi sau đó bị tòa tuyên án 18 năm tù vì hành vi tham nhũng. Hồi đầu năm nay, một ủy viên Bộ Chính trị khác là ông Đinh Thế Huynh, thường trực Ban Bí thư và là người trước đó được coi là có triển vọng lên thay ông Nguyễn Phú Trọng trong chức Tổng bí thư, đã thông báo từ chức vì lý do sức khỏe. Hội nghị trung ương 6 họp vào tháng 10 năm ngoái đã khai trừ ông Nguyễn Xuân Anh ra khỏi Ban chấp hành trung ương vì những vi phạm về bằng cấp và phương cách lãnh đạo. Như vậy, nếu như ông Trần Đại Quang cũng phải ra đi vì lý do sức khỏe như ông Đinh Thế Huynh thì Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết sách tối cao của Đảng, sẽ giảm từ 19 xuống còn 16 thành viên. Đây là biến động nhân sự lớn nhất trong lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhiều thập niên. Một bài báo của tác giả David Hutt trên tạp chí The Diplomat dự đoán Hội nghị Trung ương 7 lần này sẽ bổ sung thêm ba gương mặt mới vào Bộ Chính trị. Nếu dự đoán này là đúng thì nhiều khả năng ba ủy viên Bộ Chính trị mới sẽ thay thế cho ông Đinh La Thăng, ông Đinh Thế Huynh và cả ông Trần Đại Quang. Cũng đã từng có diễn biến tương tự tại Hội nghị Trung ương 7 khóa 12 cách nay 5 năm khi Bộ Chính trị lúc đó được bổ sung thêm hai thành viên là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Lần này, ông Nhân, người đang giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh sau cú rớt đài của ông Đinh La Thăng, được cho là sẽ được cất nhắc lên làm Chủ tịch nước, tác giả David Hutt dẫn một bài viết của ông Lê Hồng Hiệp, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu đông nam Á Yusof Ishak ở Singapore, cho biết. Người ba phải Ông Nguyễn Thiện Nhân được cho là có dấu ấn chính trị mờ nhạt Theo nhận định của David Hutt thì ông Nhân được nhìn nhận rộng rãi là một ‘người ba phải’ dễ phục tùng người khác. Theo lời ông Hutt thì một nhà phân tích chính trị mà ông không nêu tên đã từng nói với ông là ông Nhân là một người có “tác phong lãnh đạo thụ động và kết quả làm việc tầm thường”. Ông Nhân từng có thời gian giảng dạy rồi quản lý tại Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, sau đó được cất nhắc lên làm Phó Chủ tịch thành phố này trước khi ra trung ương làm Bộ trưởng Giáo dục, rồi Phó Thủ tướng. Sau khi vào Bộ Chính trị, ông được đưa qua làm Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, một tổ chức đặt các hội đoàn dân sự dưới sự lãnh đạo của Đảng. “Ông Nhân có thể được xem là một ủy viên Bộ Chính trị khác thường vốn dường như đã bị thất sủng sau kết quả làm việc tệ hại trên cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo vào những năm 2000,” David Hutt viết trên tờ Diplomat. Tuy nhiên, kiểu người ba phải như ông Nhân lại “chính là tuýp người mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thích”, ông Hutt nhận định. Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của ông Trọng, đã “thay đổi theo chiều hướng bảo thủ hơn”. Quyết sách của Đảng đã trở nên ‘tập trung hơn’ mặc dù vẫn đi theo sự “đồng thuận” dựa trên nguyên tắc “dân chủ tập trung”. Ông Hutt dẫn lời ông David Brown, một nhà ngoại giao Mỹ từng làm việc ở Việt Nam, nhận định rằng ông Trọng muốn khôi phục kỷ cương trong Đảng và trừng phạt những Đảng viên cao cấp bị suy thoái về mặt tư tưởng. Điều này đã được cụ thể hóa trong “27 dấu hiệu về sự suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa” mà Trung ương Đảng đã đưa ra để cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương dựa vào để xem xét hành vi của các Đảng viên. Mục tiêu của 27 dấu hiệu này là nhằm vào những nhân vật lãnh đạo có phong cách quá chủ nghĩa cá nhân hay dân túy kiểu như cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay ông Đinh La Thăng. Việc đưa ông Nguyễn Thiện Nhân về lại Thành phố Hồ Chí Minh để thay thế ông Đinh La Thăng chính là thể hiện cách thay đổi theo hướng này của ông Trọng. Ông Nhân, người được xem là dễ phục tùng trước nguyên tắc dân chủ tập trung của Đảng là kiểu người mà ông Trọng cần cho các vị trí lãnh đạo. “Thật ra, chúng ta hãy chờ xem trong hội nghị Trung ương lần này sẽ chứng kiến sự cất nhắc của những nhân vật trung thành nhưng tẻ nhạt, hầu hết là đi theo hình mẫu của ông Nguyễn Phú Trọng”. Ứng viên Tổng bí thư Ông Trần Quốc Vượng hiện phụ trách công tác chống tham nhũng của Đảng Tác giả David Hutt cũng dự đoán rằng ông Trần Quốc Vượng là người nhiều khả năng nhất sẽ lên làm Tổng bí thư thay ông Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội 13 của Đảng vào năm 2021. Điều này trái với dự đoán của ông Lê Hồng Hiệp rằng nếu được cất nhắc làm Chủ tịch nước, ông Nhân sẽ là một ứng cử viên cho vị trí tổng bí thư. Ông Vượng hiện đang là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, người phụ trách chiến dịch chống tham nhũng của Đảng do ông Trọng đề xướng. Chức vụ này cũng giống như ông Vương Kỳ Sơn, cựu chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, người được xem là cánh tay phải của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc chiến chống tham nhũng ở nước này. Nếu ông Trọng muốn duy trì nhịp độ và cường độ của cuộc chiến chống tham nhũng thì ông Vượng sẽ là một ứng viên khả dĩ nhất cho vị trí Tổng bí thư. Điều đáng lưu ý là ông Vượng đã lên thay ông Đinh Thế Huynh ở vị trí Thường trực Ban bí thư, một chức vụ bản lề để lên làm Tổng bí thư của Đảng. Một nhân vật khác cũng thăng tiến nhanh chóng đáng được theo dõi, theo ông David Hutt, là ông Nguyễn Xuân Thắng, người được đưa lên làm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương thay thế cho ông Đinh Thế Huynh hồi tháng Ba. Ông Thắng cũng đang là Bí thư Trung ương Đảng và Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Thật ra, ông Thắng đã nắm Hội đồng Lý luận Trung ương từ tháng 12 năm ngoái kể từ khi ông Huynh vắng mặt vì đi chữa bệnh. Điều đáng lưu ý là ông Trọng đã từng giữ chức vụ này trước khi ông lên làm Tổng bí thư. Ông Huynh, ứng cử viên hàng đầu cho chức vụ Tổng bí thư trước khi ông ngã bệnh, cũng là người nắm các vấn đề lý luận trong Đảng. “Với việc tư tưởng lý luận ngày càng được coi trọng trong hệ thống của Đảng Cộng sản thì Hội đồng Lý luận Trung ương càng có vai trò quan trọng, và do đó vai trò của ông Thắng cũng quan trọng,” ông David Hutt viết. Tuy nhiên, ngoài các tin đồn về việc ông Nhân sẽ lên thay thế ông Quang làm Chủ tịch nước, hiện vẫn chưa ra ba gương mặt có thể vào Bộ Chính trị tại hội nghị trung ương Bảy sẽ gồm những ai. Nếu phân tích của David Hutt là đúng thì rất có thể ông Nguyễn Xuân Thắng sẽ là một ứng cử viên sáng giá. https://www.voatiengviet.com/a/sap-co-chu-tich-nuoc-va-uy-vien-bo-chinh-...  
......

Nuôi 880 tướng quân đội và công an chỉ phí gạo, tiền của dân

Té ra dân nuôi 480 tướng Quân đội và gần 400 tướng công an để bảo vệ biên cương, bảo vệ chủ quyền và toàn ven lãnh thổ, và giữ gìn an ninh trật tự trong nước là phí hoài bát cơm, đồng tiền của dân lắm lắm. Một thời Tổng cục 2-TC tình báo quân đội, dưới thời Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã từng làm khuynh đảo chính trương. TC 2 đã tiến hành trinh sát, nghe lén tất cả các cán bộ cao cấp từ Uỷ viên Trung ương trở lên, đặc biết là các UV BCT. Tưởng thế đã là quá đáng. Giờ mới lộ mặt các tướng tá TC 2 một mặt làm tay sai cho ngoại bang, cung cấp tài liệu mật cho chúng, một mặt dùng quyền lực “đặc biệt” để cướp đất, cướp nhà, cướp doanh nghiệp... thu lời bất chính hàng ngàn ngàn tỷ đồng. Nuôi những tên bán nước này để làm gì? Để phá hoại, để bán rẻ đất nước chăng? Còn lực lượng cảnh sát có chức năng trấn áp tội phạm, giữ gìn trật tự  an ninh thì lại trở thành loại siêu tội phạm: đánh bạc trên phạm vi toàn quốc, tiến hành đàn áp những tiếng nói chân chính, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Còn ai bảo vệ đất nước đây? Còn ai giữ gìn cho biên cương biển đảo đây? Chả trách “tàu lạ” liên tiếp đâm chìm tàu ngư dân, cướp bóc hải sản và ngư cụ ngay trên chính lãnh hải của mình! Chả trách Trung quốc xua đuổi nhũng dàn khoan dầu đang tiến hành khoan, thăm dò trên vùng biển của mình? Chả trách an ninh trật tự đều bất ổn ở mọi nơi, mọi ngõ ngách. Bao nhiêu loại “tặc” ngang nhiên hoành hành mà Thủ tương kêu gào rát họng là phải triệt phá mà không tài nào làm nổi. Vì sao ư? Vì không có vụ cát tặc, lâm tặc, đất đai tặc ... nào mà không có sự tham gia của công an đười nhiều hình thức: chủ đông chỉ đạo, bảo kê dấu mặt, có phần ăn chia. Chưa bao giờ người dân thấy bất an, lo lắng như bây giờ: - lãnh thổ, lãnh hải bị xâm lấn không có người giữ gìn, bảo vệ. - tội phạm xã hội tràn lan không có người trấn áp, không có người giữ gìn cuộc sống an lành cho người dân. Bảo sao dân không lo, không buồn? Fb. Trinh Trang
......

Nuôi 880 tướng quân đội, công an chỉ phí gạo, tiền của dân

Té ra dân nuôi 480 tướng Quân đội và gần 400 tướng công an để bảo vệ biên cương, bảo vệ chủ quyền và toàn ven lãnh thổ, và giữ gìn an ninh trật tự trong nước là phí hoài bát cơm, đồng tiền của dân lắm lắm.   Một thời Tổng cục 2-TC tình báo quân đội, dưới thời Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã từng làm khuynh đảo chính trương. TC 2 đã tiến hành trinh sát, nghe lén tất cả các cán bộ cao cấp từ Uỷ viên Trung ương trở lên, đặc biết là các UV BCT. Tưởng thế đã là quá đáng. Giờ mới lộ mặt các tướng tá TC 2 một mặt làm tay sai cho ngoại bang, cung cấp tài liệu mật cho chúng, một mặt dùng quyền lực “đặc biệt” để cướp đất, cướp nhà, cướp doanh nghiệp... thu lời bất chính hàng ngàn ngàn tỷ đồng. Nuôi những tên bán nước này để làm gì? Để phá hoại, để bán rẻ đất nước chăng? Còn lực lượng cảnh sát có chức năng trấn áp tội phạm, giữ gìn trật tự  an ninh thì lại trở thành loại siêu tội phạm: đánh bạc trên phạm vi toàn quốc, tiến hành đàn áp những tiếng nói chân chính, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Còn ai bảo vệ đất nước đây? Còn ai giữ gìn cho biên cương biển đảo đây? Chả trách “tàu lạ” liên tiếp đâm chìm tàu ngư dân, cướp bóc hải sản và ngư cụ ngay trên chính lãnh hải của mình! Chả trách Trung quốc xua đuổi nhũng dàn khoan dầu đang tiến hành khoan, thăm dò trên vùng biển của mình? Tướng VC Chả trách an ninh trật tự đều bất ổn ở mọi nơi, mọi ngõ ngách. Bao nhiêu loại “tặc” ngang nhiên hoành hành mà Thủ tương kêu gào rát họng là phải triệt phá mà không tài nào làm nổi. Vì sao ư? Vì không có vụ cát tặc, lâm tặc, đất đai tặc ... nào mà không có sự tham gia của công an đười nhiều hình thức: chủ đông chỉ đạo, bảo kê dấu mặt, có phần ăn chia. Chưa bao giờ người dân thấy bất an, lo lắng như bây giờ: - lãnh thổ, lãnh hải bị xâm lấn không có người giữ gìn, bảo vệ. - tội phạm xã hội tràn lan không có người trấn áp, không có người giữ gìn cuộc sống an lành cho người dân. Bảo sao dân không lo, không buồn? Fb. Trinh Trang
......

Đại hội Trung Ương 7: Mong đợi những gì

Dù chính trị Việt Nam thường lôi cuốn sự chú ý của quốc tế trong các kỳ Đại hội Đảng mỗi năm, các sự kiện chính trị quan trọng khác thường không được chú ý. Một trường hợp cụ thể là Hội nghị Trung ương lần thứ 7 của Uỷ ban Trung ương, nơi có thể có tới ba gương mặt mới gia nhập Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định hàng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam.   Hai bài báo thú vị đã khám phá những gì có thể diễn ra tại Hội nghị: một của Lê Hồng Hiệp, Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, và một của David Brown, một cựu nhà ngoại giao Mỹ tại Việt Nam. Về các đề bạt nhân sự cho Bộ Chính trị, ông Hiệp nói rằng Nguyễn Thiện Nhân có thể được bổ nhiệm làm Chủ tịch nước mới tại Hội nghị này. Ông Nhân đã được bổ nhiệm làm Bí thư thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh sau khi Đinh La Thăng bị cách chức hồi năm ngoái. Ông Nhân là chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, một tổ chức kiểm soát "các tổ chức nhân dân" hoặc xã hội dân sự ủng hộ Đảng.   Đặc điểm của ông Nhân là một thành viên Bộ Chính trị không nổi bật, người đã dường như để mất ưu thế sau khi đảm nhận kém chức Bộ trưởng Bô Giáo dục trong những năm 2000. Một nhà phân tích chính trị đã cho biết trước đây rằng anh ta dự kiến khả năng lãnh đạo thụ động và hiệu suất tầm thường từ ông Nhân. Thật vậy, ông được nhiều người cho là người ba phải trong Đảng.   Nguyễn Thiện Nhân Tuy nhiên, đây có thể chính xác là loại người mà Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, nhân vật chính trị hàng đầu của đất nước, sẽ ủng hộ. Kể từ Đại hội Đảng lần cuối, vào đầu năm 2016, khi Trọng tái đắc cử và sau đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị miễn nhiệm, Trọng đã mở ra một kỷ nguyên thay đổi chính trị bảo thủ. Đảng, dưới sự giám sát của ông ta, đã trở nên tập trung hơn, được điều hành nhờ quyết định “đồng thuận”; chủ nghĩa tập trung dân chủ, nếu là một người tử tế.   Như ông Brown đã đề cập (bản tiếng Việt ở đây), Trọng muốn "khôi phục kỷ luật và đạo đức của đảng để xác định và trừng phạt các lãnh đạo đảng tham nhũng." Điều này đã được nêu ra trong danh sách 27 biểu hiện sẽ do đội ngũ kiểm tra mới để báo cáo về đạo đức của các quan chức trong Đảng. Đồng thời cũng nhắm vào các chính trị gia được coi là quá cá nhân và dân túy, như là Dũng và Đinh La Thăng. [VIDEO::https://www.youtube.com/watch?v=--07w83Xtmo]   Thật vậy, việc thay thế Đinh La Thăng bằng ông Nhân đã tóm lược cách Trọng muốn Đảng giờ đây hoạt động ra sao. Đinh La Thăng, một chính trị gia kiểu ông Dũng, người đã lên tiếng phản đối Trung Quốc và phát biểu về các vấn đề xã hội ảnh hưởng đến người nghèo Việt Nam, được xem là mối đe dọa đến đặc tính ra quyết định đồng thuận của Đảng do ông Hồ Chí Minh đề ra trong những năm 1960, trong khi đó, ông Nhân, một người ba phải có tâm huyết với một lịch sử trong các cơ thể ngu si đần độn của Đảng, là một loại biểu hiện mà Trọng mong muốn. Thật vậy, dự kiến Hội nghị tháng này sẽ chứng kiến ​sự thăng tiến của các Đảng viên tận tuỵ dù nhạt nhẽo, hết đều hình ảnh của Trọng.   Đầu năm ngoái, Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy TP. HCM, đã bị cách chức ra khỏi Bộ Chính trị sau khi bị cáo buộc tham nhũng trong một cuộc điều tra lớn ở PetroVietnam. Đây là lần đầu tiên một thành viên Bộ Chính trị bị cách chức trong nhiều thập niên. Sau đó ông Thăng đã lãnh án 18 năm tù. Đầu năm nay, Đinh Thế Huynh, một quan chức hàng đầu và là người đứng đầu Ban thư ký Đảng, tuyên bố ông từ chức vì bệnh tật. Cũng có những ý kiến cho rằng Chủ tịch Trần Đại Quang, vốn có sức khỏe kém hàng tháng này, với sự vắng mặt bất thường cả tháng trời trong các sự kiện chung hồi tháng Tám, sẽ bị thay thế tại Hội nghị tháng này.   Ông Hiệp đưa ra thêm dự kiến khác. Nếu ông Nhân làm Chủ tịch nước mới, thì có thể khiến ông Nhân sẽ trở thành Tổng Bí thư kế tiếp, khi Trọng gần như sẽ nghỉ hưu tại Đại hội Đảng lần tới vào năm 2021. Hầu hết các nhà phân tích, bao gồm cả bản thân tôi, cho rằng khả năng ứng cử có vai trò này có khả năng nhất là Trần Quốc Vượng, Trưởng ban Thanh tra Trung ương. Thực tế, hoàng đế chống tham nhũng của Việt Nam (mặc dù có thể Trọng cũng có trọng lượng như vậy trong chiến dịch chống tham nhũng của Đảng).   Vào tháng 3, ông Vương cũng được bổ nhiệm làm Bí thư Ban thư ký Đảng, một cơ quan có nhiệm vụ thực hiện chính sách Đảng, sau khi ông Đinh Thế Huynh nghỉ hưu non, ông Huynh là từng được chỉ đinh trở thànhTổng Bí thư tiếp theo. Nhưng ông Hiệp lưu ý rằng nếu ông Nhân trở thành Chủ tịch nước trong tháng này, thì ông Nhân có thể sẽ leo lên chức vụ hàng đầu vào năm 2021. Nguyễn Xuân Thắng Một người chính trị gia khác đang lên đáng chú ý là Nguyễn Xuân Thắng, hiện là Bí thư Ban Chấp hành Trung ương và Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đáng chú ý là ông Thắng cũng được thăng chức làm Chủ tịch Hội đồng Lý luân Trung ương vào tháng Ba. Ông Thắng đã đảm nhiệm vị trí này kể từ tháng 12, cũng do sự vắng mặt của ông Huynh. Cũng nên nhớ, Ông Trọng cũng là người đứng đầu Hội đồng Lý luân Trung ương vào đầu những năm 2000. Với việc ý thức hệ bây giờ trở nên quan trọng trong Đảng Cộng sản, Hội đồng lý luân trở nên quan trọng - và ông Thắng cũng có thể cũng sẽ là người quan trọng. Hầu hết người Việt Nam sẽ không nghi ngờ gì về việc Hội nghị sắp tới cũng sẽ như xưa, nhưng có thể sẽ trả lời: “ Ông nào cũng vậy.” Nhưng những gì được quyết định tại buổi họp mặt này sẽ quan trọng đối với những người bình thường. Trước hết, Ủy ban Trung ương dự kiến ​​sẽ bỏ phiếu về việc liệu có nên tăng tuổi nghỉ hưu hay không, sau khi Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã gợi ý trước Quốc hội hồi đầu năm nay.   Một đề xuất là tăng tuổi nghỉ hưu từ 60 lên 62 đối với nam và từ 55 đến 60 đối với nữ. Tuổi hưu sẽ được tăng lên dần dần, ba tháng mỗi năm cho đến khi đạt đến độ tuổi tối đa mới. Lựa chọn thứ hai là gia tăng nhiều hơn; tuổi nghỉ hưu sẽ tăng lên bốn tháng mỗi năm cho đến khi đạt 65 cho nam giới và 60 cho phụ nữ.   Ủy ban Trung ương cũng dự kiến ​​sẽ quyết định liệu có nên giảm số năm lao động Việt Nam phải đóng tiền bảo hiểm xã hội trước khi có thể xin hưởng lương hưu hay không. Hiện tại, họ phải đóng phí 20 năm. Nhưng các quan chức Đảng muốn giảm xuống còn 15 năm, và có thể chỉ còn 10 năm nữa trong tương lai.   Lý do cho cả hai điều trên là rõ ràng: Trong khi Việt Nam hiện có dân số trẻ, trong vòng một hoặc hai thập kỷ tới sẽ trở thành một trong những quần thể già hóa nhanh nhất thế giới, làm tăng nguy cơ Việt nam sẽ già đi trước khi nó trở nên giàu có. Sự giàu có ở đây, cũng bao gồm các quỹ trong chương trình bảo hiểm xã hội, mà các nhà quan sát kinh tế nói có thể bắt đầu bị thâm hụt vào năm 2020, và có thể bị cạn kiệt vào năm 2040.   Trừ khi mọi thứ thay đổi. Điều này chủ yếu sẽ được thực hiện bằng cách giảm số người nhận lương hưu và tăng số lượng lao động đóng phí; giảm số năm đóng góp, Đảng nghĩ rằng, sẽ cám dỗ nhiều người lao động và doanh nghiệp phải tham gia đóng phí.   Với tất cả những điều này, những gì người ta có thể mong đợi từ Hội nghị tháng này, là sự củng cố chính trị của Trọng và sự suy giảm thêm quyền của người lao động Việt Nam, những người đã phải trả giá đắt cho việc quản lý tài chính kém của Đảng Cộng sản cầm quyền./.   Nguồn: Thediplomat    
......

Đằng sau vụ đấu giá 9 lô đất vàng ở Thủ Thiêm

Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và một trường học của nhà dòng nằm trong số 9 lô “đất vàng” sắp được mang ra bán đấu giá lần đầu tiên tại TP.HCM. Ảnh: Khu đô thị mới Thủ Thiêm trong tương lai. Thông tin này được chính quyền thành phố đưa ra trong một cuộc họp báo ngày 2/5, sau khi xuất hiện loạt bài “đấu tố” một nhóm tôn giáo có tên “Hội Thánh Đức Chúa Trời” (hay “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ”) trên truyền thông nhà nước. Một linh mục Công giáo hoạt động về truyền thông nhận định với VOA rằng đây có thể là bước “chuẩn bị dư luận” cho việc giải tỏa các cơ sở tôn giáo sắp tới. Từ áp lực nhiều phía… Đại diện của Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm, nữ tu Đặng Thị Mỹ Hạnh, tối 2/5 cho VOA biết nhà dòng chưa hề nhận được bất cứ thông báo gì về việc bán đấu giá khu nhà hiện đang là nơi ở của hàng trăm nữ tu. “Không có một văn thư nào. Chỉ nghe người này người kia nói nên vô trang báo Tuổi Trẻ đọc thông tin thì thấy hơi lạ”, nữ tu Mỹ Hạnh nói. Khu vực Nhà thờ và nhà dòng Thủ Thiêm được xem là một di sản văn hóa giữa lòng đô thị phồn thịnh nhất Việt Nam. Các nữ tu của nhà dòng đã có mặt tại vùng đất này từ khi nơi đây vẫn còn là một khu rừng hoang. Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm được thành lập vào năm 1840 với tài sản ban đầu là căn chòi lá dựng cạnh một gốc me hiện vẫn tồn tại như một chứng tích lịch sử. Sau đó, nhà dòng dần dần phát triển và xây dựng thêm 3 khu trường học để phục vụ nhu cầu giáo dục của người dân trong khu vực. “Năm 1975, vì nhu cầu của đất nước và theo yêu cầu của Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình yêu cầu nhà dòng giao trường cho nhà nước để họ dạy học. Lúc đó, nhà dòng đồng ý giao trường với mục đích giáo dục. Đến năm 2011 là hết học trò, họ lại đưa UBND, trụ sở Công an và các văn phòng của họ vào ở, nên các soeur viết văn thư yêu cầu họ trả trường lại, vì chúng tôi hiến cho mục đích giáo dục, nếu không giáo dục nữa thì phải trả cho chúng tôi. Nhưng từ năm 2011 đến nay, họ không giải quyết cho mình. Họ nói rằng cái đó đã giao cho nhà nước rồi thì thuộc về nhà nước”, Soeur Mỹ Hạnh cho biết. Một trong 3 khu nhà của Trường Tiểu học Thủ Thiêm đã bị chính quyền phá dỡ vào năm 2015 để làm đường cho dự án xây dựng đô thị mới. Tuy nhiên, những nỗ lực sau đó của chính quyền nhằm “san phẳng” khu vực này đã vấp phải sự phản kháng ôn hòa của các nữ tu và giáo dân. “Nhà dòng vẫn giữ quan điểm là ở lại, không đi đâu hết, vì mình đã ở đây trên 178 năm rồi. Tên nhà dòng là Thủ Thiêm. Mình đã ở đây, gắn bó bao nhiêu năm rồi. Tên của nhà dòng là ở đây, chẳng lẽ đi đâu rồi đổi tên khác”,Soeur Mỹ Hạnh nói. Nữ tu đại diện cho Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm nói nhà dòng vẫn đang chịu rất nhiều sức ép để buộc phải di dời, từ việc đại diện chính quyền đến mời các nữ tu đi xem những khu đất mới, hay nêu ra những “khó khăn” về cơ sở hạ tầng khi người dân xung quanh đã bị buộc phải di dời hết, đến những can thiệp trực tiếp như chặn đường vào nhà dòng, cắt điện, nước… viện lý do dành ưu tiên cho các công trình xây dựng. … đến tấm bản đồ mất tích bí ẩn… Linh mục Lê Ngọc Thanh, người phụ trách về lĩnh vực truyền thông của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, nói với VOA rằng quyết định quy hoạch, giải tỏa nhà thờ và tu viện ở Thủ Thiêm có quá nhiều vấn đề khuất tất và cần phải được bàn thảo. “Thứ nhất, trong quy hoạch ban đầu mà Thủ tướng duyệt, không có quy hoạch nhà thờ và đất của tu viện. Nhà thờ và tu viện hoàn toàn nằm ngoài quy hoạch”, LM. Thanh nói. Tại buổi họp báo ngày 2/5, khi báo chí truy vấn về tung tích của tấm bản đồ năm 1996 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP. HCM, Nguyễn Thanh Nhã, nói “đã ‘truy tìm’ bản đồ này từ nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa tìm ra”, theo Zing. Lý do ông Nhã đưa ra là do cơ quan di chuyển nên không lưu trữ bản đồ. Trong khi đó, Chánh Văn phòng UBND TPHCM Võ Văn Hoan lại nói “không phải là không có [bản đồ gốc] mà chưa tìm ra, cơ quan chức năng vẫn đang tìm”, theo Tiền Phong. Và như vậy, tung tích tấm bản đồ quy hoạch gốc vẫn còn là một ẩn số. Điều “không thỏa đáng” tiếp theo, theo LM. Thanh, là việc giải tỏa không hội đủ cơ sở để giải thích cho lý do buộc các cơ sở tôn giáo phải di dời, vì dự án xây dựng khu đô thị mới chỉ đơn thuần phục vụ cho mục đích kinh tế, không liên quan gì đến an ninh, quốc phòng. Ngoài ra, “Khi khu dân cư được xây dựng xong, thì người dân cũng có nhu cầu phải có một nơi thờ tự. Vậy tại sao trên quy hoạch lại không ưu tiên cho đời sống tâm linh của người dân?”, LM. Thanh đặt thêm câu hỏi. … và ‘chuẩn bị dư luận’? Thông tin về vụ đấu giá “đất vàng” Thủ Thiêm được đưa ra sau khi truyền thông nhà nước rầm rộ đăng loạt bài “đấu tố” Hội Thánh Đức Chúa Trời với những lời lẽ nặng nề, cho rằng nhóm tôn giáo này là một “tà đạo” dựa trên luận điệu phản khoa học, “khiến cho các tín đồ mê muội, bỏ bê công ăn việc làm, gây ly tán gia đình chẳng khác gì tổ chức khủng bố IS”. Loạt bài này đã khiến không ít người dân hoang mang, thậm chí “gây căng thẳng” trong nội bộ các tôn giáo, và giữa người theo tôn giáo và không có tôn giáo, theo lời LM. Lê Ngọc Thanh. Ông cho rằng đây có thể là một bước “dọn đường dư luận” để tiến tới việc giải tỏa các cơ sở tôn giáo ở Thủ Thiêm sắp tới. LM Thanh phân tích: “Sau khi đã chuẩn bị, họ mới công bố việc đấu giá này. Tức là họ dùng dư luận kia để làm cho dân chúng cảm thấy rằng có tôn giáo là sai lầm, bậy bạ, không đứng đắn, và bây giờ nếu có giải tỏa một cơ sở tôn giáo thì cũng là hợp lý, bình thường thôi”. Quyết định giải tỏa các cơ sở tôn giáo ở khu vực “đất vàng” Thủ Thiêm đã bị chỉ trích ở cả trong nước lẫn quốc tế. Nhiều trí thức Việt Nam cho rằng chính quyền “quá tham lam” và “thiếu tầm nhìn” khi đánh đổi những di sản văn hóa, tôn giáo để đạt được lợi ích kinh tế bằng mọi giá. Dịp Tết Nguyên Đán năm ngoái, Tổng lãnh sự quán Canada tại TPHCM đặt câu hỏi trên Facebook rằng: “Bạn nghĩ có nên phá hủy một di sản còn lâu đời hơn cả Canada? Theo kế hoạch phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm tại Quận 2, chính quyền Sài Gòn dự định phá dỡ Tu Viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và nhà thờ Thủ Thiêm để nhường chỗ cho khu đô thị mới. Tu viện được thành lập tại Thủ Thiêm vào năm 1840, nghĩa là đã ở đó được 177 năm (trong khi Canada vừa bước sang tuổi 150 năm nay). Bạn nghĩ thế nào nếu chúng ta hòa nhập những công trình mang tính lịch sử như thế này vào các khu đô thị mới thay vì phá dỡ chúng?”. Tại cuộc họp báo ngày 2/5, lãnh đạo TPHCM yêu cầu các cơ quan chức năng phải có phương án di dời các cơ sở tôn giáo trong khu vực và thu hồi đất của Trường tiểu học Thủ Thiêm để bàn giao cho nhà đầu tư thi công. 9 lô đất, với tổng diện tích 78.000 m2, sẽ được quy hoạch thành khu trung tâm thương mại dịch vụ đa chức năng của đô thị mới Thủ Thiêm. Dự tính tổng mức đầu tư khởi điểm lên đến 27.000 tỷ đồng. Nguồn: VOA
......

43 năm đánh gục ý chí và tiêu diệt ý thức Dân tộc!

Nhà cầm quyền Cộng sản VN đang rầm rộ kỷ niệm cái gọi là “43 năm thống nhất Đất nước, giải phóng miền Nam, xây dựng cuộc sống độc lập, tự do, hạnh phúc, kiến tạo xã hội công bằng, văn minh, dân chủ”!?! Nhưng quốc dân, quốc tế và lịch sử đều thấy đó là cuộc thống nhất đất nước bằng xương máu và súng đạn, cuộc xâm chiếm một quốc gia độc lập và có chủ quyền; đó là việc làm cho Tổ quốc ngày càng lệ thuộc Trung Cộng, đời sống nhân dân mất hết mọi tự do cơ bản, ngày càng khổ sở điêu đứng; đó là việc tạo ra một xã hội đầy dẫy bất công bóc lột, ngập tràn bạo lực dối trá, hoành hành độc tài đảng trị. Hiện tình Việt Nam ngày càng hà khắc về chính trị, thụt lùi về kinh tế, chồng chất về thuế má, hỗn loạn về xã hội, ô nhiễm về môi trường, sa sút về văn hóa, suy đồi về đạo đức, thu hẹp về đất đai và nhất là bấp bênh về an ninh quốc phòng…” Bản Lên Tiếng của hơn 40 tổ chức và nhiều cá nhân người Việt hôm 30-04-2018 đã nói như thế. Tất cả những tệ nạn và thảm trạng vừa nêu có thể nói là hậu quả của việc đánh gục ý chí chung của Dân tộc và hủy diệt ý thức của mọi thành phần trong xã hội, một âm mưu mà Đảng đã cố công thực hiện 43 năm qua và trước đó nữa tại miền Bắc, để an toàn thống trị nhân dân và tùy ý sử dụng đất nước, kể cả việc bán Tổ quốc cho ngoại bang, ngõ hầu giữ được quyền lực và quyền lợi. Đúng như một nhà văn Nga từng nói: «CS thực chất là một sự ác tinh thần» (Spiritual evil). 1- Tiêu diệt ý thức đại diện quốc dân nơi thành viên Quốc hội. Được ngồi vào cơ quan quyền lực cao nhất nước với danh nghĩa này do Đảng tuyển chọn, các thành viên ấy qua 14 khóa đã chỉ làm một công việc là «nhất trí cao, phấn khởi lớn, giơ tay đồng thuận» trước ý muốn của Đảng, của Bộ chính trị (Hiến pháp đứng sau Cương lĩnh Đảng, như Nguyễn Phú Trọng từng nói mà!). Những cuộc gặp gỡ, hỏi ý cử tri địa phương chỉ là trò mỵ dân; những cuộc chất vấn thành viên chính phủ thuần là màn trình diễn! Từ công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958, hiệp ước Thành Đô năm 1991, hiệp định lãnh thổ năm 1999, hiệp định lãnh hải năm 2000 ký với Tàu, đến thỏa ước cho Tàu khai thác bauxite ở Tây Nguyên năm 2008, xây dựng Formosa Vũng Áng rồi đầu độc biển năm 2016, chưa kể vô vàn vụ việc vi phạm nhân quyền khác, Quốc hội chẳng hề đứng về phía quốc dân để tìm hiểu, chất vấn, phản biện và hành động, một để cho Bộ Chính trị mặc sức tung hoành. 2- Tiêu diệt ý thức phục vụ công chúng nơi viên chức chính quyền. Là những kẻ đã được đảng bộ trung ương hay địa phương đặt để, chẳng được nhân dân bầu chọn (bao cuộc bầu cử hội đồng nhân dân các cấp chỉ là trò hề), những viên chức chính quyền ấy hầu hết ứng xử như những ông trời con, hung thần thổ địa, hống hách khinh người, chỉ lo tích lũy của cải hơn là phục vụ quần chúng. Kiểu cách «hành là chính» để móc túi người dân làm giấy tờ; những màn «cướp cơm chim» của kẻ nghèo khổ và nạn nhân bão lụt; các cuộc cướp đất của nông dân và thị dân dưới chiêu bài phát triển kinh tế quy hoạch sản xuất; việc cấu kết với các nhóm lợi ích (công ty, tập đoàn) để xẻ thịt tài nguyên quốc gia, đem tài sản công phục vụ tầng lớp tư bản; chuyện cho Tàu Cộng thuê rừng quốc phòng, rừng phòng hộ, yếu địa quốc gia, mua hàng loạt khu vực rộng lớn, thiết lập những nhà máy gây ô nhiễm, trúng thầu xây dựng những công trình kém chất lượng với chút «tiền lại quả»… đều là những chuyện sờ sờ xảy ra trên cả nước. 3- Tiêu diệt ý thức tôn trọng và bảo vệ nhân dân nơi công an cảnh sát. Bị nhồi nhét tư tưởng «còn Đảng còn mình, làm lá chắn bảo vệ Đảng, được Đảng gầy dựng, lãnh đạo và trả lương», giới này đã hoàn toàn trở thành công cụ đàn áp nhân dân: từ những đám dân oan bị cướp đất đứng lên đòi tài sản, những nhóm công dân cất tiếng đòi dân chủ, đến những nhóm tín đồ tập hợp đòi tự do hành đạo, những tốp thợ thuyền đình công đòi lương bổng xứng đáng. Lực lượng «bảo vệ luật pháp» này cũng đang là kẻ hỗ trợ cho công tố viên trong các phiên tòa chính trị, nỗi kinh hoàng cho những ai bị bắt về đồn công an với bất cứ lý do «vi phạm» lớn nhỏ, là người thuê mướn và khen thưởng bọn côn đồ theo dõi, ngăn chận và đánh đập các chiến sĩ dân chủ. Rồi lợi dụng quyền lực được đảng dung túng cho, tướng tá công an hết buôn ma túy đến bảo kê cờ bạc, mua rẻ công sản đến mua chuộc quan chức, lập công ty để bí mật kinh doanh cho ngành mình hay cho sếp mình. 4- Tiêu diệt ý thức bảo vệ Tổ quốc nơi hàng ngũ quân đội: Ghi tâm lời thề «trung với Đảng» (thay vì trung với nước), «phấn đấu thực hiện một nước VN xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng…» (trích 10 lời thề của QĐND), coi việc «chính trị hóa/đảng hóa quân đội» là chuyện bình thường, rồi được cho tự do làm kinh tế, quân đội nhân dân nay thực sự trở thành công cụ của Đảng, chỉ lo làm giàu (nhất là hàng lãnh đạo, vốn nắm vô số tổ chức kinh tài lớn nhỏ như Ngân hàng Quân đội, công ty Viettel), khi cần thì tước đoạt công sản lẫn tư sản (như phi trường Tân Sơn Nhất, đất ruộng thôn Hoành…), quên lãng bổn phận bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trên lãnh hải, bỏ mặc ngư dân cho sự sách nhiễu, cướp bóc, tàn sát của Tàu Cộng. Hải quân, cảnh sát biển, lực lượng tuần duyên trang bị đủ thứ khí tài hiện đại nhưng chỉ bám bờ và xua dân bám biển. Các chiến hữu của mình đã tử trận trong chiến tranh biên giới, ở ngoài đảo Trường Sa, nhưng bị cấm tưởng niệm, thế mà lực lượng quân đội cũng chẳng dám lên tiếng phản đối. 5- Tiêu diệt ý thức bảo vệ luật pháp và công lý nơi viên chức tòa án. Dưới sự cầm trịch của CS, ngành tư pháp nói chung và giới viên chức tòa án nói riêng bị biến thành công cụ của đảng, theo cơ chế tam quyền phân công. Đặc biệt trong các vụ án chính trị, công an thẩm vấn, kiểm sát công tố và quan tòa xét xử hầu như luôn toa rập ăn ý với nhau, từ kết luận điều tra đến cáo trạng tội phạm và hình phạt tuyên xử. Tại những phiên tòa loại này, công tố chẳng cần xem xét bằng chứng, đối chất với luật sư biện hộ, thẩm phán thì ngắt lời bị cáo, xét xử chóng vánh cách kỳ lạ, có những «bản án bỏ túi» do trên ấn định sẵn mà thời gian gần đây hết sức bất công và nặng nề. Việc chạy án, việc hối lộ ba thành phần nói trên đều được coi như chuyện bình thường, nhất là trong các vụ án và phiên tòa hình sự. Ngoài những luật gia hay luật sư có tinh thần dân chủ (nay xuất hiện ngày càng nhiều và cũng bị đàn áp không ít), vô số luật sư vẫn sẵn sàng loại trừ các đồng nghiệp «có vấn đề» với đảng, sẵn sàng bênh vực hay ngậm miệng trước nhiều bộ luật chỉ có lợi cho đảng. 6- Tiêu diệt ý thức thương xót bệnh nhân nơi các y bác sĩ: Nền y tế VN từ lâu vẫn nổi tiếng thế giới với những bệnh viện quá tải, y sĩ thiếu khả năng, y phí tăng cao mãi, trang bị lỗi thời, vệ sinh tồi tệ; với cảnh bỏ mặc những ca cấp cứu chưa nộp tiền, đòi buộc bệnh nhân lót tay mới săn sóc chu đáo, cung cấp thuốc quá hạn hay thuốc dổm giả (vụ Công ty VN Pharma nhập 200 ngàn hộp thuốc trị ung thư); với cảnh ăn hoa hồng quá độ khiến giá dược phẩm bị đẩy lên tận trời, ưu tiên săn sóc cho đảng viên cán bộ, coi rẻ những ai dùng thẻ bảo hiểm y tế, đòi hối lộ kể cả khi chuyển viện hay đem xác về nhà, và dân nghèo vào bệnh viện chỉ có nước tử vong… Chữ «nhà thương» nay hoàn toàn vô nghĩa, vì ở đó chỉ có sự khai thác khổ đau của con người. 7- Tiêu diệt ý thức làm chứng cho sự thật và lẽ phải nơi giới tu hành: CS từng phỉ báng tôn giáo là thuốc phiện ru ngủ nhân dân, nhưng nay lại muốn tôn giáo trở thành thuốc phiện thực sự. Và nó đang làm được điều đó với những chức sắc chỉ còn biết ý nghĩa cuộc sống và hoạt động tu hành của mình là xây dựng điện thờ nguy nga, tổ chức lễ hội rầm rộ, xuất ngoại kiếm bạc xin tiền, mà hoàn toàn dửng dưng trước cảnh sự thật bị xuyên tạc, công lý bị xem thường, đồng bào, thậm chí đồng đạo bị đàn áp, xã hội bị băng hoại, tổ quốc bị lâm nguy… Những vị này còn lý luận mình không muốn «làm chính trị» – do dị ứng với từ này – chỉ lên tiếng về các nguyên tắc luân lý chung chung (an toàn hơn) chứ không can thiệp vào những trường hợp cụ thể (dễ gặp nguy hiểm). Họ sẵn sàng đặt tượng tên tội đồ dân tộc, từng bách hại tôn giáo bên cạnh Đức Phật trên điện thờ, hay lấy tên của y làm danh hiệu cho giáo phận… Thậm chí có vị thỏa hiệp hay làm tay sai cho chế độ. 8- Tiêu diệt ý thức lương sư hưng quốc nơi các cô thầy: Nền giáo dục CS mang tính chính trị, không nhắm đào tạo những công dân tự do cho nước nhưng là nhào nặn những thần dân nô lệ cho đảng. Chính vì thế, Đảng đã quyết tâm quản lý chặt chẽ giới giáo chức, huấn luyện ra những thầy cô «hồng hơn chuyên», buộc hiệu trưởng mọi loại trường (trừ một số trường mẫu giáo của các giáo hội) phải là đảng viên để nắm chắc đường lối chủ trương của đảng, để theo dõi tư tưởng lập trường của giáo viên và học sinh. Thành ra nền giáo dục VN ngày càng sa sút với vô số giáo viên mua bằng cấp, thiếu tư cách, thiếu khả năng, với vô vàn vụ việc thầy bạo hành trò, đổi tình lấy điểm, bắt nữ sinh làm điếm, để công an hành hạ học trò, cấm sinh viên lên tiếng đòi dân chủ hay biểu tình chống xâm lược… Từ đó, sự ngây thơ, tính trong sáng, đức chân thật, lòng yêu nước nơi học sinh cũng tiêu tùng. Tệ nạn học đường ngày càng gia tăng với vụ giáo viên bị bắt quỳ, học sinh đánh lộn nhau, hành hung thầy dạy, học hành kiểu gian dối hay kiểu đối phó, mua điểm… 9- Tiêu diệt ý thức tôn trọng sự thật nơi giới truyền thông. Vì chủ trương dùng bạo lực và gian dối để cai trị, CS quản lý toàn bộ nền truyền thông, với Luật báo chí kiểm soát chặt chẽ từ nhân sự đủ cấp đến phương tiện đủ loại, với Ban tuyên giáo trung ương nắm đầu mọi tổng biên tập và biên tập, với những đội quân chiến đấu trên mạng hàng chục ngàn người thuộc bộ Công an và bộ Quốc phòng, với đám lính đánh thuê mang tên dư luận viên lên tới cả trăm ngàn đứa… Tất cả cố gắng đem nguyên tắc «nghe theo đảng, nói theo đài» vào trong quần chúng, xã hội, sẵn sàng dối trá vì tiền, chà đạp tiếng lương tâm vì lợi, để tô hồng cho đảng, để đổ tội cho dân, để vu khống thóa mạ những ai cổ vũ cho công lý và sự thật. Việc tiêu diệt ý thức của mọi thành phần có ảnh hưởng xã hội nói trên đều chỉ nhắm mục tiêu: đánh gục ý chí dân tộc, để không người Việt nào còn đủ sự sáng suốt của lý trí, sự vững mạnh của khí phách, sự nhiệt thành của trái tim ngõ hầu liên kết với nhau mà chống lại bạo lực và gian trá của CS, mà khôi phục nhân quyền và dân chủ cho Đồng bào, mà bảo vệ tự do và độc lập cho Đất nước. «Mọi lợi quyền phải qua tay mình», đó là câu nhật tụng, lẽ sống còn của người CS, dù phải bảo toàn lợi lộc và quyền lực đó bằng việc tàn phá đất nước và dâng nộp tổ quốc cho kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc, đang ngày đêm nuôi mộng Hán hóa Việt Nam. Ban Biên Tập Bán Nguyệt San Tự Do Ngôn Luận
......

Thông cáo báo chí: Bị cáo Nguyễn Thanh Tú thỏa thuận chấm dứt sự mạo danh Đảng Việt Tân

  VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG Email: lienlac@viettan.org – Web: www.viettan.org – FB: facebook.com/viettan --------------------------------------------------------------------------------   Thông Cáo Báo Chí   Bị cáo Nguyễn Thanh Tú thỏa thuận chấm dứt sự mạo danh Đảng Việt Tân Vào ngày hôm nay 1 tháng 5 năm 2018, trong buổi thương thảo dưới sự chủ tọa của Chánh án Joseph C. Spero thuộc tòa án liên bang, địa phận Bắc California, bị cáo Nguyễn Thanh Tú đã đồng ý chấm dứt sự mạo danh Đảng Việt Tân như sau: Chấm dứt vĩnh viễn việc sử dụng các danh xưng “Vietnam Reform Party”, “Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng”, “Việt Tân” hoặc các dạng khác dễ tạo ngộ nhận dưới bất cứ hình thức nào. Chấm dứt vĩnh viễn việc tự nhận với bất cứ ai rằng bị cáo Nguyễn Thanh Tú hoặc những cá nhân liên hệ với Nguyễn Thanh Tú có quyền sử dụng các danh xưng của Đảng Việt Tân. Chấm dứt vĩnh viễn việc gửi thư hoặc các hình thức lên tiếng khác tự nhận rằng bị cáo Nguyễn Thanh Tú có bất cứ quyền gì để ngăn cản người khác trong việc sử dụng các danh xưng của Đảng Việt Tân. Chấm dứt vĩnh viễn sự mạo nhận có liên hệ đến các danh xưng của Đảng Việt Tân đối với công chúng. Sự thỏa thuận này của bị cáo Nguyễn Thanh Tú đã chứng tỏ mọi tuyên bố trước đây của bị cáo về tính cách hợp pháp của Đảng Việt Tân là hoàn toàn vô giá trị. Ngày 1 tháng 5 năm 2018 Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 202-596-7951 Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài – Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ – Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước http://viettan.org/thong-cao-bao-chi-bi-cao-nguyen-thanh-tu-thoa-thuan-c...
......

Người Việt xuống đường nói lên thực trạng Việt Nam nhân ngày Quốc tế Lao Động

Ludwigshafen và Nürnberg, Đức Quốc, 01.5.2018 - Hưởng ứng lời kêu gọi của Liên Hiệp Công Đoàn Đức Quốc nhân ngày Quốc Tế Lao Động, anh chị em đảng Việt Tân cũng như các thân hữu Đức và Việt Nam đã cùng xuống đường biểu tình cũng như lập quầy thông tin tại công viên Ebertpark / Ludwigshafen và Quảng Trường Nhân Quyền Nürnberg để nói lên tệ trạng Đảng Cộng Sản Việt Nam chà đạp nhân quyền, bóc lột công nhân lao động, cướp đất của dân, tàn phá môi trường biển tại miền Trung Việt Nam (FORMOSA), khủng bố, tra tấn và kết án nặng nề những thành viên của hội ANH EM DÂN CHỦ. Đông đảo quần chúng bản xứ đã quan tâm, đối thoại và ủng hộ những đòi hỏi chính đáng của người Việt Nam hiện nay. Những chính trị gia và các chức sắc tôn giáo có mặt trong  các buổi biểu tình đều bầy tỏ tình liên đới với các Tù Nhân Lương Tâm và thân nhân của họ, nhất là từ khi xảy ra vụ Đảng Cộng Sản Việt Nam vi phạm luật pháp Đức và quốc tế đã ra chỉ thị cho tình báo Việt Cộng trắng trợn xâm nhập vào Berlin bắt cóc một người đang đệ đơn xin tỵ nạn (là ông Trịnh Xuân Thanh) giữa ban ngày. Người dân và chính quyền tại Đức đã nhận diện rất rõ bản chất lưu manh của nhà cầm quyền Hà Nội. Các chính trị gia Đức hứa sẽ tiếp tục theo dõi, và yêu cầu thường xuyên thông tin cho họ về những hành vi đe dọa, khủng bố người dân của chế độ độc tài đảng trị VC trong cũng như ngoài nước Việt Nam, đặc biệt là các tay sai của toà đại sứ tại một số thành phố như Berlin, Hamburg, Frankfurt, München, Saarbrücken…/.
......

Bộ trưởng Công an Tô Lâm có phản ứng cáo buộc của Đức?

Phiên tòa của Tòa án Đức xử Nguyễn Hải Long – nghi can tham gia đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, tưởng như không có gì đặc biệt vì chỉ xử ‘con tép’, đã bất thần bùng phát một thông tin liên đới một cấp cao hơn rất nhiều: Slovakia đang làm việc với phía Đức để xác minh khả năng ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an Việt Nam, đã sử dụng chuyến thăm của mình đến nước này hồi tháng Tám năm 2017 để làm bình phong bắt giữ Trịnh Xuân Thanh – Thông tấn xã Cộng hòa Slovakia TASR dẫn nguồn tin chính thức từ Bộ Nội vụ nước này cho biết như thế. Theo Văn phòng báo chí của Bộ Nội vụ Slovakia, về danh nghĩa mục đích chuyến thăm của ông Tô Lâm là để tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước, và Tô Lâm đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Nội vụ Slovakia lúc đó là ông Robert Kaliňák vào ngày 26/7/2017. Nhưng Bộ Nội vụ Slovakia cho rằng chuyến thăm của ông Tô Lâm có thể đã được sử dụng cho mục đích nào khác thay vì mục đích làm việc và hữu nghị. “Nếu thông tin mà giới chức Đức đưa ra được xác nhận là đúng thì chúng tôi sẽ xem đó là biểu hiện của sự bất công trắng trợn của đối tác Việt Nam, sự lợi dụng lòng hiếu khách của chúng tôi cho mục đích không phải là hữu nghị và gây bất ổn cho mối quan hệ song phương đang tiến triển tốt đẹp giữa hai nước” – thông cáo của Bộ Nội vụ gửi cho TASR viết. Mặc dù Thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini trả lời báo chí rằng ông sẽ yêu cầu báo cáo chi tiết về việc liệu Slovakia có liên quan đến vụ việc bắt giữ ông Trịnh Xuân Thanh hay không, nhưng xác suất về việc một cơ quan nào đó của Slovakia đã ‘tự nguyện hợp tác’ với Bộ Công an Việt Nam để bắt giữ Trịnh Xuân Thanh tại quốc gia này là rất thấp, hoặc gần như không có. Nếu phía Slovakia tổ chức điều tra làm rõ và xác định được nghi vấn của cơ quan an ninh Đức về vụ ‘Tô Lâm làm bình phong?’ là đúng, phản ứng tối thiểu của Chính phủ Slovakia đối với Việt Nam sẽ là hạ cấp mối quan hệ ngoại giao và thương mại mà được xem là ‘tốt đẹp’ trước đây, cùng lúc có thể chấm dứt hoàn toàn ý định hỗ trợ Việt Nam để vận động EVFTA. Sau vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” xảy ra vào tháng Bảy năm 2018, phần lớn trong số 28 nước châu Âu đã dừng vô thời hạn kế hoạch xem xét thông qua EVFTA. Đức lại là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất khối EU. Đức cũng là quốc gia nhập khẩu 1/5 các sản phẩm của Việt Nam xuất qua châu Âu. Giá trị thương mại song phương Đức – Việt Nam lên đến 9 tỷ đô la, giúp cho số xuất siêu hàng năm của Việt Nam vào thị trường EU lên tới 25 tỷ USD, hoàn toàn trái ngược với số nhập siêu – cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch – của Việt Nam từ “bạn vàng” Bắc Kinh gấp đôi như thế – hơn 50 tỷ USD mỗi năm. Nhưng cái cách ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ mà một nhà bình luận phải ví von “không xin được thì ăn cắp” đã khiến nước Đức đầu tàu chính trị của châu Âu phải trả đũa. Không chỉ trục xuất vài cán bộ ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức về nước, Nhà nước Đức còn thẳng tay tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam vào tháng 10/2017 và một tháng sau đã thông báo ngừng luôn hiệp định về miễn trừ visa đối với quan chức Việt Nam đi công tác ở Đức. Trong thực tế, người Đức chưa bao giờ giận dữ đến thế trong suốt chiều dài quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Với Quốc vụ khanh Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức, ông Markus Ederer, đó còn là từ ngữ “bội tín”. Cái từ thiên về bản chất dưới đáy của chính trị này lại càng khiến công luận xã hội ở Việt Nam không thể nào quên được nhân vật ủy viên trung ương đảng, chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đối xử với người dân Đồng Tâm ra sao – ký sống, lăn tay điềm chỉ nhưng sau đó xổ toẹt tất cả… Giờ đây, Bộ trưởng công an Tô Lâm đang phải chịu một thử thách hết sức khắc nghiệt mà đòi hỏi ông ta phải có ‘bản lĩnh chính khách Việt’: ông Lâm sẽ phản ứng ra sao trước cáo buộc của cơ quan an ninh Đức về ‘Tô Lâm là bình phong cho vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’? Liệu Bộ trưởng công an Tô Lâm sẽ có thể đưa ra những bằng chứng nào để chứng minh rằng trong chuyến đi Slovakia vào năm 2017, ông không liên quan đến những kẻ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh? Còn nếu các cơ quan an ninh và tình báo của Đức và Slovakia trưng ra những bằng chứng cho thấy có mối liên đới trên thì sao? Hay Tô Lâm sẽ trả lời “tôi không biết’ – như nội dung trả lời tương tự của ông khi được một tờ báo trong nước hỏi về Trịnh Xuân Thanh đã về nước hay chưa? Hay ông sẽ im lặng? Im lặng trong hoàn cảnh Bộ Công an của ông đang phải ứng chịu búa rìu nặng nề của dư luận xã hội về nhiều bê bối và tham nhũng khủng khiếp về “công an bảo kê đánh bạc công nghệ cao’, vụ Vũ ‘Nhôm’ và Tổng cục Tình báo…, mà đang khiến ghế bộ trưởng công an của Tô Lâm chẳng còn chắc chắn tại Hội nghị trung ương 7 vào tháng Năm năm 2018 hoặc trong năm nay. Nguon: cali Today news
......

Biển Đông của… Canada?

Phàm đã là người Việt thì câu hỏi “Biển Đông của… Canada ?” rõ ràng là ngớ ngẩn! Thế nhưng dẫu có bị mắng là… thậm ngu thì cũng khó ngậm hột thị! Nếu biển Đông không phải của Canada thì hà cớ gì Thượng viện Canada lại lên án chuỗi hành động vừa qua của Trung Quốc tại biển Đông, xác định bản chất chuỗi hành động đó là “thù địch” và sẽ gây nguy hại cho nỗ lực cải thiện quan hệ giữa Canada với Trung Quốc? Nếu biển Đông không phải của Canada thì hà cớ gì Thượng viện Canada lại tranh cãi kịch liệt tới mức, dẫu chiếm đa số song khi biểu quyết thông qua khuyến nghị lên án Trung Quốc, phe tán thành khuyến nghị này tại Thượng viện Canada chỉ có 43 phiếu, phe phản đối kiếm được 28 phiếu, có tới sáu Thượng nghị sĩ vì phân vân giữa cần lên án với cần bảo vệ quyền lợi của Canada tại châu Á thành ra không bỏ phiếu? Photo: Nghị sĩ thượng viện Canada Ngô Thanh Hải Ai cũng biết thị trường Trung Quốc hấp dẫn, hứa hẹn nhiều cơ hội, kinh tế – thương mại của một quốc gia sẽ phát triển nếu giữ được quan hệ tốt đẹp với chính phủ Trung Quốc. Nếu biển Đông không phải của Canada, hà cớ gì Thương viện Canada lại dùng khuyến nghị vừa kể chọc cho Trung Quốc nổi điên, nhảy dựng lên, chỉ mặt Thượng viện Canada, cáo buộc Thượng viện của xứ sở này “vô trách nhiệm” và “quấy rối”? *** Có cả trăm triệu người khẳng định biển Đông của người Việt, cho dù hết thế hệ này đến thế khác của người Việt đã dùng mồ hôi, nước mắt, thẫm chí cả máu, thay nhau minh định điều đó nhưng biển Đông có phải là của người Việt hay không vẫn cứ phải xem lại! Nếu biển Đông của người Việt thì tại sao hết thập niên này đến thập niên khác, ngư dân Việt bị rượt, bị đuổi khỏi các “ngư trường truyền thống” bằng đủ mọi cách, húc cho hư tàu, đâm cho chìm tàu, tịch thu ngư cụ, hải sản – thành quả lao động, bị đấm đá, bị bắn… mà chỉ có thể kêu Trời? Nếu biển Đông của người Việt thì tại sao năm 1958 lại có những người Việt soạn – trình cho Trung Quốc một công hàm và Trung Quốc dùng công hàm ấy như một bằng chứng, chứng minh Việt Nam đã phủ nhận chủ quyền của chính mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa? Nếu biển Đông của người Việt thì tại sao năm 1974, Trung Quốc cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, trong lúc một bên cố giữ bằng máu thì một bên bảo nhau im lặng? Nếu biển Đông của người Việt thì tại sao năm 1988, ngay sau khi Trung Quốc vừa giết 64 người lính Việt, vừa cưỡng đoạt xong bảy bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa (Châu Viên – Cuarteron, Chữ Thập – Fiery Cross, Ga Ven – Gaven, Gạc Ma – Johnson, Tư Nghĩa – Hughes, Vành Khăn – Mischief, Xu Bi – Subi), lúc đến thăm quần đảo Trường Sa nhân dịp kỷ niệm 33 năm Ngày Truyền thống của Quân chủng Hải quân (07/05/1955 – 07/05/1988), ông Lê Đức Anh – thời điểm ấy là Bộ trưởng Quốc phòng – vẫn khẳng định “nhân dân Việt Nam biết ơn sự giúp đỡ to lớn của nhân dân Trung Quốc”, dù “nhất quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” nhưng sẽ “nhớ mãi không bao giờ quên tình sâu nghĩa nặng giữa nhân dân hai nước Việt – Trung, kiên trì phấn đấu để khôi phục tình hữu nghị giữa hai nước”? Nếu biển Đông của người Việt, chuyện Trung Quốc bồi đắp bảy bãi đá ngầm đã chiếm của Việt Nam thành chuỗi căn cứ quân sự nhằm hiện thực hóa dã tâm mà ai cũng thấy là độc chiếm biển Đông thì tại sao đã xây dựng Bảo tàng Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa tại Lý Sơn – Quảng Ngãi như một cách trưng bày dấu tích về lịch sử chủ quyền của người Việt trên biển Đông, lại còn dẫn những “lời vàng, ý ngọc” của ông Lê Đức Anh về ơn nghĩa Trung Quốc và mối tình sâu nặng giữa Việt với Trung? Nếu biển Đông của người Việt, tại sao bày tỏ ý chí “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” bị xem là “phản động”, bị trừng trị một cách nghiêm khắc như một cách răn đe đám đông? Nếu biển Đông của người Việt thì tại sao ngày 19 tháng trước, tàu Trung Quốc vừa đâm cảnh cáo tàu đánh cá mang số hiệu QNg 90559 của ngư dân Việt Nam để đuổi ra khỏi vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa vì đó là “vùng biển thuộc chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, ngày 22 tháng trước có thêm tàu đánh cá mang số hiệu QNa 90822 của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc tịch thu toàn bộ ngư cụ, bị người của Trung Quốc phá hủy nhiều thiết bị hỗ trợ hải hành… mà ngày 1 tháng này, hết Thủ tướng Việt Nam hứa với Uỷ viên Quốc vụ viện kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc rằng sẽ hết sức “duy trì sự ổn định và kiểm soát tốt bất đồng ở biển Đông”, tới Ngoại trưởng Việt Nam nhẫn nại đề nghị “kiên trì giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hòa bình, thúc đẩy tiến triển trong đàm phán cấp chính phủ” để “phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc”? Tại sao chỉ trong vòng ba tuần sau khi Thủ tướng hứa, Ngoại trưởng đề nghị, tàu Trung Quốc tiếp tục tịch thu toàn bộ ngư cụ, hải sản của tàu đánh cá mang số hiệu QNg 90332, đâm chìm tàu đánh cá mang số hiệu QNg 90046 của ngư dân Việt Nam mà chính phủ vẫn làm thinh, Quốc hội vẫn không nói tiếng nào? Nếu biển Đông của người Việt thì tại sao trước nay, chỉ có Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối các lệnh cấm đánh cá ở biển Đông? Nếu biển Đông của người Việt thì tại sao những hành động của Trung Quốc: Cài đặt các thiết bị tác chiến điện tử gây nhiễu sóng, tổ chức thi công cả dưới nước lẫn trên các hòn đảo, bãi đá ngầm ở khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, tổ chức du lịch, đua thuyền… rõ ràng là “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam” mà các Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn chỉ “đề nghị Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động này”? *** Thượng viện Canada có 105 Thượng Nghị sĩ. Ngay sau khi Thượng viện Canada công bố khuyến nghị đã kể, Đại sứ quán Trung Quốc tại Ottawa đã phát hành một thông cáo, xác định Thượng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải chính là “tác nhân gây rối”. Ông Hải – 71 tuổi – đã bỏ ra hai năm để tác động các đồng liêu nhất trí trong việc lên án Trung Quốc hành xử càn rỡ ở biển Đông. Ông Hải là Thượng Nghị sĩ duy nhất trong Thượng viện Canada có “dây mơ, rễ má” với biển Đông vì… gốc gác của ông. Tùy khóa (nhiệm kỳ) nhưng lúc nào Quốc hội Việt Nam cũng có hơn 400 đại biểu. Nhiệm kỳ hiện tại có 496 đại biểu. Ngoài câu hỏi ngớ ngẩn: “Biển Đông của… Canada ?”, xét về tương quan Việt Nam – biển Đông, đem so những gì ông Hải đã làm ở Thượng viện Canada với hoạt động của Quốc hội Việt Nam trong vài thập niên gần đây, sẽ có thêm một câu hỏi ngớ ngẩn hơn nữa: Quốc hội Việt Nam có người Việt nào không? Nếu Quốc hội Việt Nam có người Việt, tại sao chưa bao giờ Quốc hội Việt Nam phát hành một nghị quyết lên án Trung Quốc càn rỡ ở biển Đông như Thượng viện Canada? Xét về bản chất, giá trị một nghị quyết của Quốc hội vượt xa, hơn hẳn tuyên bố của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, bởi Quốc hội thể hiện ý chí của cả một dân tộc. Vậy mà ngay cả vào thời điểm sôi bỏng nhất – Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào thăm dò, khai thác dầu khí ở khu vực quần đảo Hoàng Sa – Quốc hội Việt Nam vẫn không phát hành nghị quyết nào. Chỉ có ông Nguyễn Sinh Hùng, lúc đó là Chủ tịch Quốc hội lên án Trung Quốc lúc… phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội Khóa 13 hôm 24 tháng 6 năm 2014! Nguồn: VOA
......

Đức Quốc: 30.04 nghĩ đến những tù nhân lương tâm đang trong lao tù

Hôm 28.04.2018, bầu trời Bá Linh trong xanh, nắng ấm. Anh em chúng tôi trên xe từ Hamburg đến Berlin kháo nhau "trời độ", vì cả hơn tuần nay tự nhiên trời lại trổ lạnh, mưa gió ầm ì, thế mà cuối tuần này trời lại ấm áp, nhất là ở khu vực Bá Linh. Đúng là thời tiết tháng Tư (April-Wetter) như người Đức thường ví von. Chúng tôi vào đến Berlin khoảng 11 giờ 10, còn hơn 50 phút để chạy đến đại sứ quán của Việt cộng ở đường Elsen số 3 khu Treptow, kịp tham dự cuộc biểu tình  bắt đầu lúc 12 giờ. Trước sứ quán của Việt cộng đã có đông đảo đồng bào tề tựu, đang căng biểu ngữ và chuẩn bị hệ thống âm thanh, sắp xếp hàng ngũ. Buổi mít-tinh được bắt đầu đúng 12 giờ với phần nghi thức khai mạc chào cờ Đức Việt. BS. Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên Hội Người Việt tỵ nạn cộng sản tại Đức, phát biểu trước cuộc biểu tình , bà muốn nói với những người làm việc trong sứ quán Việt cộng, nơi đại diện cho Cộng sản Việt Nam là việc đàn áp những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền trong nước là một hành động vi phạm nhân quyền của thế giới, vi phạm bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà chính quyền Cộng Sản Việt đã đặt bút ký tên tham gia. Sau đó là những phát biểu của các đại diện hội đoàn, tổ chức như  ông Nguyễn Đình Phúc, Hội trưởng Hội NVTNCS tại Hamburg, Nhà văn Đinh Lâm Thanh, ông Nguyễn Thanh Văn, đại diện Đảng Việt Tân tại Đức,... lên án sự chà đạp nhân quyền của nhà cầm quyền VC trong nước,... Trong lời kêu gọi mọi người tiếp tục đồng hành, hỗ trợ phong trào dân chủ VN, ông Nguyễn Thanh Văn nhấn mạnh : Dù Phong trào dân chủ tại quốc nội bị chế độ trù dập nặng nề, nhưng ngọn lữa dân chủ không vì thế mà bị dập tắt. Chúng ta những người VN yêu nước, yêu tự do, dân chủ không thể để cho ngọn lữa dân chủ này bị dập tắt; và không được phép quên những người đang bị chế độ cầm tù vì đấu tranh cho khát vọng tự do dân chủ của dân tộc VN vì „Chúng Ta Là Anh Em Dân Chủ.“ Ban tổ chức Ô. Nguyễn Đình Phúc, Hội trưởng Hội NVTNCS tại Hamburg. Nhà văn Đinh Lâm Thanh (Pháp Quốc) O. Nguyễn Thanh Văn, Đảng VT tại Đức. Xem kẻ những phát biểu của các đại diện tổ chức, hội đoàn tại Đức là những bản nhạc đấu tranh, những khẩu hiệu tố cáo tội ác của Việt cộng được hô vang dội. Buổi mít tinh kết thúc lúc 12 giờ 45 để mọi ngượi kịp di chuyễn đến quảng trường Brandenburger Tor cách đấy khoảng 8 km để chuẩn bị cho buổi mít tinh lúc 13 giờ 30. Ở quảng trường Brandenburger Tor, trước cổng thành người qua lại lượn lờ như nêm, từng nhóm đứng ngồi tạo dáng chụp hình. Chúng tôi dàn trận căng các biểu ngữ với nội dung: Chúng ta là Anh Em Dân Chủ, Tự do cho Việt Nam, Dân chủ cho VIệt Nam, Nhân quyền cho Việt Nam, những tấm bảng với những hình ảnh tàn phá môi trường biển của tổ hợp thép Formosa ở Hà Tĩnh, hình ảnh của 6 nhà hoạt động nhân quyền vừa bị tòa án của CSVN đem ra xét xử, kết án tổng cộng hơn 60 năm tù giam chung với du khách qua lại. Một số anh chị em được phân công phân phát truyền đơn, tiếp xúc với người qua lại trình bày tố cáo tình trạng vi phạm nhân quyền, các quyền tự do trong xã hội của chính quyền CSVN. Những bài phát biểu bằng 3 ngôn ngữ Đức, Anh, Pháp của Bs. Mỹ Lâm, ông Hồ Ngọc (Berlin), ông Nguyễn Thế Bảo (Nürnberg), bà Lê Nhất Hiền (Frankfurt) , các em Minh Vũ (Berlin), Đức Vinh (Hamburg)... trình bày cho khách du lịch hiểu về tình trạng đàn áp tôn giáo, chà đạp nhân quyền, tiếp tay hủy hoại môi trường của nhà cầm quyền CSVN. Buổi Mít tinh ở quảng trường Brandenburger Tor kết thúc lúc 15 giờ bằng một cuộc tuần hành quanh khu vực quảng trường. em Đức Vinh Ô. Hồ Ngọc em Minh Vũ Bà Lê Nhất Hiền Ô. Nguyễn Thế Bảo Như thông lệ hàng năm, bà con kéo về địa điểm quen thuộc là Hội trường Thánh đường St. Aloysius để tham dự Thánh Lễ cầu nguyện cho Tự Do, Dân chủ, Công Lý và Hòa Bình tại Việt Nam do Linh mục chánh xứ Đỗ Ngọc Hà và LM. Antôn Nguyễn Văn Đức đồng tế. Sau thánh lễ mọi người dùng cơm tối do Liên Hội khoản đãi và tiếp tục phần sinh hoạt hội thảo, văn nghệ đấu tranh tại hội trường nhà thờ. Lúc 18 giờ 30, sau nghi thức chào cờ mặc niệm là phần cầu nguyện theo nghi tức Phật Gíao do cụ Nguyễn Đình Tâm làm chủ lễ. Tiếp theo là lời cầu nguyện của LM Đỗ Ngọc Hà và một số giáo dân thuộc cộng đoàn công  giáo tại Berlin. Sau đó mọi người cùng thắp nến cho quê hương VN. Trước khi vào phần hội thảo một đoạn video nói về cuộc tấn công hèn hạ của quân CS Bắc Việt ở những tỉnh thành lớn của miền Nam Việt Nam vi phạm giao ước ngừng bắn trong dịp Tết Mậu Thân 1968, đặc biệt là cuộc thảm sát đồng bào ở Huế. Trong buổi trao đổi hội thảo có sự tham dự của phóng viên tự do Michael Lee (người Đức), nhà văn Đinh Lâm Thanh đến từ Pháp với chủ đề Nghĩ gì và Làm gì sau 43 năm mất nước? Linh mục chánh xứ Đỗ Ngọc Hà đọc lời cầu nguyện Nhà báo tự do Michael Lee Một chương trình văn nghệ đấu tranh với sự đóng góp của các anh chị yêu văn nghệ. Buổi hội thảo và văn nghệ đã kết thúc lúc 23 giờ 30 cùng ngày. Trần Văn ghi lại. -------------------------------------------------- Grußwörte für 28.4.2018: ------------------------------------------------------------------------------------------ Prof. Dr. Stefan Grüne Sehr geehrte Damen und Herren, liebe Vietnamesinnen und Vietnamesen, liebe Menschenrechtsverteidigerinnen und Verteidiger, liebe Angehörigen, anläßlich des 43. Volkstrauertags Vietnams (30. April 1975) sende ich Ihnen meine herzlichsten Grüße. Meine Familie und viele Christen in der Diözese Speyer sind mit Ihnen und Vietnam verbunden. Wir wissen um das Leid, das Sie seit Jahrzehnten unter der kommunistischen Diktatur zu erdulden haben. Besonders in diesem Jahr gedenken Sie den 50. Jahrestag des Massakers in Hue. Damals wurden fast 5000 Menschen von den VietCong ermordet, darunter auch drei deutsche Ärzte und eine Frau. Hr. Prof. Horst-Günther Krainick und seine Frau Elisabeth, Hr. Dr. Alois Alteköster und Hr. Dr. Raimund Discher… Es war Mord an der Menschlichkeit!                                                                                                                                   Damals als Hunderttausende auf den Straßen Europas und Amerikas demonstrierten, waren diese drei Ärzte so selbstlos humanitär in Vietnam unterwegs, daß man über all dem lauten Ho-Chi-Minh-Geschrei später einsehen musste, „die Namen der drei ermordeten Ärzte und einer Frau stehen neben dem Albert Schweitzers.“ (H.C. Nonnemann). Die guten Taten der drei Ärzte kann der Mord nicht auslöschen! Sehr geehrte Damen und Herren, in diesen Tagen gedenden Sie auch der größten Umweltkatastrophe Vietnams vor zwei Jahren, verursacht durch das Stahlunternehmen FORMOSA und die kommunistische Partei Vietnams. Über 250 km Küste in Mittelvietnam wurden durch Industriemüll schwerst verschmutzt. Millionen Menschen sind in ihrer Existenz bedroht. Statt aufzuklären und der eigenen Bevölkerung zu helfen, auf dem Rechtsweg eine adäquate Entschädigung und Reinigung der Küste zu erreichen, geht das kommunistische Regime mit Gewalt und Verhaftung gegen das eigene Volk vor, obwohl die Bürger friedlich für ihre Interessen demonstrieren. Wir werden uns weiterhin für die legitimen Rechte der Bevölkerung in Mittelvietnam einsetzen. Liebe Menschenrechtsverteidigerinnen und -verteidiger der Bruderschaft für Demokratie, vor wenigen Wochen musste die internationale Öffentlichkeit mit Bestürzung erfahren, dass das Regime in Vietnam Sie zu schweren Freiheitsstrafen verurteilt hat. Verfahrensrechte wurden in schwerer Weise missachtet. Ich schließe mich der Ausführung des Vorsitzenden des Deutschen Richterbundes, Jens Gnisa, an: „Das Regime in Vietnam setzt sich über geltendes Recht hinweg, um Kritiker mundtot zu machen. Alle historischen Erfahrungen belegen, dass der Wunsch des Menschen nach Freiheit alle Zwänge überwinden wird.“ In diesem Sinne fordere ich die sofortige und bedingungslose Freilassung für die Mitglieder der Bruderschaft für Demokratie: Hr. Nguyen Bac Truyen, Hr. Nguyen Van Dai, Hr. Truong Minh Duc, Hr. Nguyen Trung Ton, Hr. Pham Van Troi und Fr. Le Thu Ha. Unser Gebet begleitet Sie. Die Christen in der Diözese Speyer beten für Sie. Meine Stimme werde ich weiterhin für die Menschenrechtsverteidiger in Vietnam erheben. In diesem Sinne grüße ich Sie herzlich Ihr Prof. Dr. Stefan Grüne  
......

43 năm “ăn mày dĩ vãng”

Một trong những tác phẩm văn học về đề tài chiến tranh Việt Nam nổi tiếng nhất viết sau 1975 của tác giả Chu Lai, một cựu sỹ quan của phía “bên thắng cuộc”, có cái tên rất lạ: Ăn mày dĩ vãng. Nội dung câu chuyện xoay quanh nhân vật Hai Hùng, một biệt động quân Cộng sản, đi tìm lại ký ức, tìm lại người yêu, những người đồng đội cũ. Anh ta không còn gì sau cuộc chiến, ngoài “mảnh quá khứ đập phập phồng trong lồng ngực”. Những người lính như anh, hướng về dĩ vãng, cầu mong cho dĩ vãng ấy “trong lành, chân thật” như một thứ cứu cánh cho hiện thực cay đắng, bẽ bàng. Những “người hùng” năm xưa, trở thành kẻ nát rượu, ngây dại hoặc tàn phế như Hai Hùng, lạc lõng giữa dòng đời, họ “ăn mày dĩ vãng” để tiếp tục “sống không bằng chết”. Dĩ vãng vừa là sự hành hạ ghê gớm,vừa là lý do để tồn tại, nguồn an ủi từ ánh hào quang rọi chiếu từ quá khứ mộng mị, lẫn lộn giữa ký ức và thực tại, giữa hoang tưởng và lý tưởng. Tuy vậy, có thể, anh ta còn may mắn hơn nhiều đồng đội cũ đã tan thây trong cuộc chiến một cách vô danh, hay thảm hại hơn, trở thành những “dân oan” lăn lóc ở những vỉa hè Hà Nội, kêu khóc đòi lại nhà cửa bị cưỡng chiếm bởi chính chế độ mà anh đổ xương máu và tuổi trẻ dựng xây lên, sau nhiều thập kỷ hòa bình. Tôi không định viết về tác phẩm của Chu Lai – một tác phẩm mà theo tôi đã thành công và gây nhiều ấn tượng cho những người ở “bên thắng cuộc”. Tôi muốn viết về cái ngày 30.04 của dân tộc Việt Nam, về những thứ “vinh quang”, “chiến thắng chấn động địa cầu”, “lừng lẫy năm châu” mà toàn bộ hệ thống tuyên truyền, giáo dục, thông tin… dưới sự “định hướng xã hội chủ nghĩa” của đảng cộng sản, đã “ra rả” suốt 43 năm qua như một lý lẽ cho sự “chính danh” của thể chế. Thế hệ sinh ra sau chiến tranh không có những trải nghiệm kinh hoàng và hy sinh xương máu như những thế hệ cha ông, nhưng Benjamin Franklin từng nói “Chiến tranh không được trả giá trong thời chiến, mà hóa đơn của nó sẽ đến sau đó ” – thế hệ của chúng tôi là thế hệ trả những “hóa đơn” của cuộc chiến hôm qua. Những món nợ mà không biết đến bao giờ trả hết. Chúng tôi muốn tìm hiểu về những thứ “vinh quang” của “dĩ vãng” có thực sự hay không? Cái “hóa đơn” mà nhiều thế hệ tiếp nối của đất nước này phải trả, đổi lấy những gì mà dân tộc này đang nhận được có xứng đáng hay không? Cuộc chiến đã lùi xa 43 năm, trong thời đại internet, những thế hệ sau muốn thực sự tìm hiểu, sẽ có rất nhiều thông tin trung thực chứ không phải thứ tuyên truyền dối trá như thế hệ của chúng tôi phải tiếp nhận từ hệ thống giáo dục nhồi sọ và tuyên truyền “tẩy não” của nhà nước Cộng sản Việt Nam. Năm 2017, “The Vietnam War” của Ken Burns và Lynn Novick được phát hành sau 10 năm công phu thực hiện, tổng hợp và sưu tầm kho dữ kiện khổng lồ từ phía Mỹ và trên khắp thế giới, cung cấp cho chúng ta những hình ảnh, chứng cứ, sự kiện, dữ liệu… mà cho đến nay dư luận nói chung chưa hài lòng về độ trung thực của nó. Dù rằng, vẫn có những đánh giá nhà sản xuất có nhiều khuynh hướng “thiên tả”; nhưng chừng đó dữ liệu, đủ cho thế hệ sau biết về cuộc đối đầu tàn khốc giữa hai nửa thế giới. Một bên là Quốc tế cộng sản với hai “đế quốc Đỏ” là Trung Quốc và Liên Xô, một bên là Mỹ và đồng minh cố gắng chặn bước tiến của Cộng sản chủ nghĩa đang “nhuốm đỏ” Châu Á. Lịch sử đã có những khúc quanh nghiệt ngã nhưng chủ đích “dù phải đốt cháy dãy Trường sơn cũng phải dành được Độc lập” và “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” của những lãnh đạo Cộng sản Bắc Việt, đã đưa Việt Nam vào cuộc chiến tranh ủy nhiệm tàn khốc nhất trong lịch sử loài người. “Núi xương, sông máu” đã đổ xuống ở cả hai miền Nam Bắc. Tham vọng của người Cộng sản được che giấu bằng lý tưởng “Độc Lập dân tộc”, “giải phóng” miền Nam đang bị “Mỹ Ngụy dày xéo, áp bức”. Những lớp thanh niên miền Bắc ưu tú, trong sáng, tin vào những “lý tưởng” đó như Nguyễn Văn Thạc trong “Mãi mãi tuổi hai mươi” hay bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Những thanh niên đó đã bị “ném” vào guồng máy chém giết đồng loại có cùng chủng tộc, thậm chí có thể cùng huyết thống trong một gia đình hay dòng tộc ở phía bên kia chiến tuyến với một lòng thù hận được giáo dục từ nhỏ và một niềm tin ngây ngô về thứ “lý tưởng kách mạng”. Với dép râu, nón cối và súng AK47 của Trung Cộng, tên lửa, xe tăng, đại pháo của Liên Xô, hàng triệu người lính Bắc Việt băng qua vĩ tuyến 17 để “giải phóng” miền Nam. Để rồi đến cái ngày 30.04.1975, những thanh niên đó (nếu còn sống) ngỡ ngàng đứng trước Dinh Độc Lập và thủ đô phồn hoa, tráng lệ của VNCH. Những người trí thức phản tỉnh như Dương Thu Hương đã quì xuống đường và “khóc như cha chết” vì hiểu rằng, tất cả là một sự lừa dối khủng khiếp. Cả một dân tộc đã bị phỉnh lừa, nhân danh dưới những lý tưởng đẹp đẽ, là những tham vọng đê hèn như câu nói để đời của Đỗ Mười – TBT đảng CSVN đã lột tả hết bản chất của cuộc chiến hôm qua: “Giải phóng miền Nam chúng ta có quyền tịch thu tài sản trưng dụng nhà cửa, hãng – xưởng, ruộng đất chúng nó [ám chỉ người dân miền Nam], xe chúng nó ta đi, vợ chúng ta lấy, con chúng nó ta bắt làm nô lệ, còn chúng nó thì ta đày đi kinh tế mới và nơi rừng sâu nước độc, chúng nó sẽ chết lần mòn”. Rất nhanh chóng, những đoàn quân “giải phóng” mới hôm qua gương cờ “chính nghĩa kách mạng”, thì sau ngày 30.4.1975, đã biến thành những đoàn quân thảo khấu thực sự. Lính tráng thì thu nhặt từng chiếc đồng hồ, cái đài cassette, chiếc cub, cán bộ cấp cao hơn thì dành nhau những tài sản lớn hơn như xe hơi, biệt thự, nhà phố lớn… Người CS đã vơ vét, cướp đoạt sạch sẽ tài sản của một quốc gia giàu có bậc nhất Châu Á lúc đó, để trả nợ chiến phí và mua bo bo để ăn. Việt Nam trở thành nhà tù khổng lồ sau cuộc chiến chấm dứt. Những nhà tủ nhỏ để tù đày hơn 1 triệu người lính VNCH và âm thầm giết hại thêm 164,000 người trong hơn một thập kỷ sau đó. Nhà tù lớn hơn để giam giữ, kiểm soát cả một đất nước dưới gông ách côn an trị, côn đồ trị, đẩy quốc gia vào những cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và nhân đạo kinh hoàng. Cuộc vượt biển của 1,5 triệu người dân miền Nam để kiếm tìm Tự do và sự sống trong nỗ lực sinh tồn cuối cùng. Hơn 200.000 người vùi thân nơi lòng đại dương, bị cướp biển giết chết hoặc bị chính những con tàu biên phòng của CSVN đâm chìm sau khi đã thu tiền để “tổ chức” đám tang tập thể cho họ dưới đáy mồ đại dương…“Thuyền nhân” là ký ức đau thương của những cộng đồng người Việt hải ngoại – những người bị thể chế CSVN gọi là “bọn phản động”, “lũ ba que đu càng” bán nước… hôm qua, giờ đây, được Hà Nội “trìu mến” với tên gọi “khúc ruột ngàn dặm” là “máu thịt của máu thịt Việt Nam” khi mỗi năm đem về hơn 10 tỷ USD để xây dựng quê hương. Sau ngày 30.4.1975 nhiều thập kỷ, đất nước tuy thống nhất về mặt địa lý nhưng chưa bao giờ, lòng người lại ly tán và chia rẽ như bây giờ. Đó không phải là do chiến tranh mà do sự cai trị phân biệt, chế độ hà khắc, tham tàn của người CS. Tất cả những tuyên truyền dối trá, tất cả sự hủy hoại xã hội bởi sự hận thù, ngu xuẩn của người cộng sản cho đến ngày hôm nay vẫn chưa hề dừng lại. Người cộng sản kết thúc cuộc chiến hôm qua bằng một cuộc chiến khác. Những người CS nhìn đâu cũng thấy kẻ thù. Tất cả tiếng nói phản biện, những đòi hỏi về Dân chủ, Tự do ngôn luận, Minh bạch, Nhân quyền, đều là “thế lực phản động”. Thể chế sinh ra từ thù hận và cướp bóc này giống như một con quỉ dracula luôn cần máu tươi để duy trì sự tồn tại “muôn năm” của bản thân. Thật trớ trêu, khi triệu máu xương đã đổ xuống cho những lý tưởng “Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc” nhưng hiện thực là gì? Một dân tộc bị phụ thuộc, dân quyền mất Tự do và Hạnh phúc với đại đa số người dân chỉ là bến bờ ảo vọng. 43 năm qua, thành tựu của người cộng sản đã biến một quốc gia “rừng vàng biển bạc” thành “rừng tan, biển chết”. Một xã hội “có thể” nhiều hơn về vật chất, nhưng tha hóa tận gốc rễ về chính trị, văn hóa, giáo dục… một xã hội không đức tin và không cội nguồn. Đại đa số người dân lao động, với thu nhập bình quân chỉ bằng 1/10 so với mặt bằng thu nhập của khu vực, phải chịu đựng một chế độ thuế phí kinh hoàng, sống trong một xã hội thường trực với mọi rủi ro, từ tai nạn giao thông, lao động, bệnh tật, bị đầu độc bởi ô nhiễm môi trường, bởi thực phẩm bẩn, dược phẩm giả, bị nhũng nhiễu bởi mọi tầng lớp và lực lượng “công bộc”. Một xã hội mà những đứa trẻ sinh ra đã biết nói dối và không biết nói lời xin lỗi hay cảm ơn. 90 triệu người dân hôm nay thành con nợ của thể chế và ngoại bang. Những “tấm hóa đơn” mỗi ngày một dài thêm và không biết bao giờ mới có thể trả hết? Ngày 30.04 hàng năm, ngày mà “triệu người vui, triệu người buồn” như lời ông Võ Văn Kiệt, người cộng sản lại ca hát, tung hô, kỷ niệm “chiến thắng” trong cuộc nồi da xáo thịt tàn khốc, để vinh danh điều gì? “Có hai cách để chinh phục và nô dịch một quốc gia: Một cách bằng thanh gươm và cách thứ hai bằng nợ nần” (John Adams) – bằng cuộc chiến của 43 năm trước, người cộng sản đã đem cả hai điều tồi tệ đó cho dân tộc và đất nước này. Vinh quang nào xây từ xác đồng bào của mình? Chẳng có gì đáng tự hào về cuộc chiến ngu xuẩn, đẫm máu đó cả và vì vậy đừng tiếp tục “ăn mày dĩ vãng” thêm nữa. Tân Phong, 29.04.2018 http://viettan.org/43-nam-an-may-di%cc%83-va%cc%83ng/
......

Hòa giải Nam và Bắc Hàn ló dạng?

Cuộc họp Thượng Đỉnh giữa hai lãnh đạo Bắc và Nam Hàn diễn ra từ sáng đến chiều ngày 27 tháng 4 vừa qua tại Trung Tâm Hòa Bình, Làng Bàn Môn Điếm phía bên Nam Hàn không phải là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa hai bên mà đây là cuộc gặp lần thứ ba. Lãnh tụ Kim Chính Ân (Bắc Hàn) và Tổng Thống Văn Tại Dần (Nam Hàn) bắt tay nhau ngay tại điểm phân ranh Nam – Bắc tại Bàn Môn Điếm. Ảnh: The Times   Hai lần trước diễn ra giữa lãnh tụ Kim Chính Nhật (Cha của Kim Chính Ân) với Tổng thống Kim Đại Trung (Kim Dae Jung) vào năm 2000 và với Tổng Thống Lỗ Thái Ngu (Roh Moo Hyun) vào năm 2007. Cả hai diễn ra ở thủ đô Bình Nhưỡng, Bắc Hàn, nhưng không mang lại dấu ấn gì đáng kể ngoài việc cho phép thân nhân hai bên viếng thăm nhau.     Cuộc gặp gỡ lần thứ ba vào ngày 27 tháng 4 vừa qua đã thu hút sự chú ý của thế giới nói chung và đặc biệt đối với dư luận Nhật Bản, Trung Quốc và Hoa Kỳ vì là những quốc gia quan tâm về việc gia tăng thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn mang tính đe dọa an ninh khu vực trong hai năm vừa qua. Có hai lý do thu hút sự chú ý của dư luận. Thứ nhất là sự kiện lãnh tụ Kim Chính Ân đột ngột chấp nhận việc gặp gỡ một phái đoàn Nam Hàn vào tháng 3 năm 2018, để bàn thảo về cuộc đối thoại hầu chấm dứt chiến tranh giữa hai phía kéo dài từ năm 1953 cho đến nay, mà ngay trước đó vẫn còn giọng điệu quá khích. Thứ hai là việc Kim Chính Ân đưa ra đề nghị gặp gỡ Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và sẵn sàng ngưng mọi kế hoạch thử nghiệm vũ khí hạt nhân (nhưng không nói đến từ bỏ vũ khí hạt nhân, tức denuclearization), trong lúc Bắc Hàn đã cho thấy có nhiều tiến bộ trong việc thử nghiệm phóng các đầu đạn nguyên tử. Lãnh tụ Kim Chính Ân và Tổng thống Văn Tại Dần bày tỏ đoàn kết sau khi công bố bản Tuyên Bố Chung tại Trung Tâm Hòa Bình, nơi tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh 27/4/2018. Ảnh: Reuters Vì thế mà dư luận nói chung mang hai tâm trạng: vừa hy vọng một sự đột biến cho tình hình bán đảo Triều Tiên, vừa tỏ ra dè dặt về đề nghị ngưng các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân của lãnh tụ Kim Chính Ân, khi chính vũ khí này là sức mạnh duy nhất cho Bắc Hàn mặc cả với Nam Hàn và Hoa Kỳ. Kết thúc Hội Nghị Thượng Đỉnh hai phía đã công bố bản văn, gọi là “Tuyên bố Bàn Môn Điếm về Hòa bình, Thịnh vượng và Thống nhất trên bán đảo Triều Tiên.” Tuyên bố chung có ba nội dung chính: 1/ Đề cao vấn đề hòa giải dân tộc, để hai phía cùng góp phần xây dựng thịnh vượng chung và thống nhất đất nước bằng nguyên tắc tự quyết của dân tộc. Cải thiện quan hệ liên Triều nhằm đáp ứng khao khát của toàn dân tộc và sự cấp thiết của thời đại, khiến cho mối quan hệ này không thể tiếp tục trì trệ hơn nữa. 2/ Nam và Bắc Triều Tiên sẽ cùng nỗ lực giảm căng thẳng quân sự và loại trừ nguy cơ chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên. Cụ thể là hai phía chấm dứt mọi hành động thù địch trên bộ, trên không và trên biển – là những nguyên nhân gây căng thẳng quân sự và dẫn đến xung đột. Đồng thời hai phía chấm dứt phát thanh tuyên truyền, rải truyền đơn tại khu vực dọc theo Đường Phân giới Quân sự, bắt đầu từ ngày 1/5. 3/ Nam và Bắc Triều Tiên sẽ tích cực hợp tác để thiết lập một nền hòa bình lâu dài và bền vững trên bán đảo Triều Tiên. Nam và Bắc Triều Tiên xác nhận mục tiêu chung là phi hạt nhân hóa hoàn toàn, tiến tới một bán đảo Triều Tiên không có hạt nhân. Nếu so với nội dung hai Hội Nghị Thượng Đỉnh Nam và Bắc Hàn trước đây, thì những cam kết nêu ra trong Tuyên Bố Chung lần này có nhiều điều tích cực hơn như: hai phía chấm dứt các hành động thù địch trên bộ, trên không, trên biển và nhất là ngưng phát thanh, rải truyền đơn tố cáo nhau kể từ ngày 1 tháng 5. Ngoài ra, hai phía cam kết sẽ đánh dấu 65 năm ngày đình chiến vào ngày 27 tháng 7 năm 2018 bằng một cuộc hội đàm ba bên Nam ‒ Bắc Hàn và Hoa Kỳ, hoặc bốn bên ‒ có thêm Trung Quốc, để đi đến việc tuyên bố chấm dứt chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, mà từ năm 1953 cho đến nay hai phía vẫn tiếp tục ở trong tình trạng chiến tranh có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Do đó nếu dựa vào hai điểm tích cực nói trên, triển vọng chấm dứt “thù địch” giữa Nam và Bắc Hàn để mang lại sự hòa giải dân tộc dễ dàng hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên điểm then chốt nhất mà dư luận quan tâm là lãnh tụ Kim Chính Ân đã không đề cập gì đến việc chấm dứt vũ khí hạt nhân như đã nói. Nhóm từ “tiến đến phi hạt nhân hóa hoàn toàn” ghi trong bản Tuyên Bố Chung vẫn cho thấy là cam kết của Bắc Triều Tiên còn rất mơ hồ và có thể bị Bắc Hàn lật lọng như đã từng xảy ra trong quá khứ. Đây là vấn đề sẽ tiếp tục được chú ý trong Hội Nghị Thượng Đỉnh giữa lãnh tụ Kim Chính Ân và Tổng thống Donald Trump vào tháng 5 hay tháng 6 tới đây. Lý do dễ hiểu là chủ đích mà ông Trump đã đưa ra chính là đòi hỏi Bắc Hàn phải ngưng toàn bộ thử nghiệm và chế tạo vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Tóm lại, Hội Nghị Thượng Đỉnh Nam và Bắc Hàn vào ngày 27 tháng 4 vừa qua mới chỉ khởi sự chặng đường đầu tiên chấm dứt sự thù địch sau 65 năm đình chiến để bước vào thời kỳ hòa giải dân tộc. Còn một chặng đường nữa khá gay go mới tiến đến hòa bình và thống nhất bán đảo Triều Tiên là lãnh tụ Kim Chính Ân phải cam kết từ bỏ vũ khí hạt nhân trong những Hội Nghị Thượng Đỉnh sắp tới. Chặng đường này có đạt được hay không còn tùy vào 2 yếu tố chính: *Lãnh tụ Kim Chính Ân có thật lòng muốn thay đổi để mở ra một trang sử mới cho dân tộc hay không khi ông ta đang là người đã “lèo lái” các diễn biến hiện nay, khởi sự bằng những động thái gây hấn và đe dọa hòa bình qua việc gia tăng thử nghiệm hạt nhân. Phải chăng chính sự trừng phạt kinh tế của thế giới khiến Kim Chính Ân phải “tạm” hòa hoãn để mua thời gian, nhưng vẫn ẩn tàng đâu đó một âm mưu nham hiểm? Hay đã thỏa mãn tính tự cao, tự đại sau khi đã được Nam Hàn và Trung Quốc “năn nỉ”, và nghĩ là đã “dọa” Mỹ/Nhật đủ rồi? *Tổng thống và chính quyền Mỹ hiện nay liệu có đủ bình tĩnh, khôn ngoan và mềm dẻo để lèo lái các diễn biến theo hướng có lợi nhất cho hòa bình và ổn định hay không? Liệu chủ trương từ bỏ Hiệp Ước Cấm Phổ biến Vũ khí Hạt Nhân với Iran (hạn chót vào ngày 12/5/2018) của ông Trump có làm cho việc thương lượng một hiệp ước tương tự với Bắc Hàn trở nên khó khăn hơn hay không? Tất cả vẫn còn là ẩn số, khiến thế giới chào đón cái bắt tay lịch sử giữa hai lãnh tụ Nam-Bắc Hàn một cách dè chừng. Người dân tại các quốc gia Đông Á tạm thở phào vì thoát đe dọa vũ khí hạt nhân, nhưng vẫn phập phồng chờ đợi những diễn biến bất ngờ liên quan tới bán đảo Triều Tiên trong thời gian tới. http://viettan.org/hoa-giai-nam-va-bac-han-lo-dang/amp/
......

2 ngày đầu xét xử vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Hôm 24.4.2018 toà án Berlin mở phiên toà xét xử vụ án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, thông tin về phiên toà đã được tờ thoibao.de. Một tờ báo tiếng Việt duy nhất đã cung cấp thông tin đầy đủ về diễn biến vụ việc này kể từ ngày Trịnh Xuân Thanh bi bắt cóc. Mời các bạn xem thông tin ở đây. Từ sáng hôm trước nhà báo Lê Trung Khoa, tổng biên tập thoibao.de đã đến nhà đón tôi đến toà án, để anh làm thủ tục với phòng báo chí toà án. Sáng nay tôi và Lê Trung Khoa đến toà án để dự, anh Khoa được đi cửa dành cho nhà báo, còn tôi đi cửa dành cho những người dân thường muốn đến xem xét xử phiên toà. Đầu tiên phiên toà định mở ở phòng 700, nhưng sau vì nhiều người muốn dự, toà đã chuyển sang phòng 701 rộng hơn. Chúng tôi những người dân thường muốn vào phiên toà, phải qua kiểm tra an ninh khá ngặt nghèo, mọi đồ đạc như điện thoại, ví tiền...đều phải bỏ vào phong bì đưa cho cảnh sát bảo vệ cất giữ. Họ đưa lại chứng minh thư hay hộ chiếu cho những người tham dự. Phiên toà diễn ra với bầu không khí dễ chịu, như một cuộc họp công bằng giữa các bên. Điều đáng chú ý là ông luật sư của bị cáo Nguyễn Hải Long đi vào phần bào chữa khá bất ngờ, ông nhắc lại yêu cầu của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với bà thủ tướng Merkel, ông nhấn mạnh Trịnh Xuân Thanh là tội phạm tham nhũng đào tẩu và yêu cầu bà Merkel có mặt để làm rõ yêu cầu ông Phúc, cũng như ông đề nghị huỷ phiên toà này vì đây là chính trị chứ không phải tính chất hình sự. Bà chủ toạ, một phụ nữ có khuôn mặt rất đẹp và thông minh nói. - Không, hình sự là chính xác. Sau đó bà đọc những chứng cứ về vụ bắt cóc, dường như ông luật sư của bị cáo Nguyễn Hải Long không quan tâm đến những chứng cứ này. Có lẽ ông đã có nước đi được nhà nước Việt Nam mách bảo, ông không chú tâm đến chi tiết chứng minh vụ bắt cóc, bởi vụ việc đã quá rõ ràng, không thể chối cãi được. Bởi thế ông đi theo hướng đòi đây là phiên tòa chính trị, phải được xét xử theo một phiên tòa chính trị. Luật sư và toà án thảo luận rằng việc xem xét hoãn xử sẽ được cân nhắc vào ngày tới, toà án trao cho luật sư NHL tập hồ sơ và đĩa cứng. Ông luật sư nói rằng cần phải có thời gian để dịch hồ sơ này cho bị cáo NHL đọc. Hai bên thống nhất thời gian để dịch hồ sơ. Phiên toà mở đầu diễn ra nhanh gọn, toà tuyên bố hôm nay đến đây kết thúc, ngày mai sẽ bàn tiếp. Lời bình Nếu ý kiến của luật sư Nguyễn Hải Long là do đảng CSVN chủ trương, có lẽ đây là nước đi liều lĩnh nhưng đầy tính toán của cặp Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Phú Trọng. Mạnh dạn đẩy vụ án này sang hướng chính trị khi thấy cầm chắc 100% là thua, nếu như chối cãi kiểu tự thú để đối lại cáo buộc bắt cóc. Biến thành vụ án chính trị tầm quốc tế, Việt Nam sẽ đạt được thắng lợi đầu tiên là thoát khỏi cáo buộc bắt cóc, khủng bố, gián điệp. Hơn nữa đưa Việt Nam vào vị thế ngang hàng với Đức, một thủ tướng của cường quốc lớn và thủ tướng Việt Nam lên sàn đấu. Và nếu như thắng kiện trong một vụ án chính trị như vậy, những hậu quả mà cặp Trọng, Phúc gây ra do bắt cóc TXT sẽ lại trở thành một chiến công vang dội. Trước kia cặp Hồ, Giáp đánh thực dân Pháp Cặp Duẩn, Thọ đánh Mỹ, VNCH, Trung Quốc Thì ngày nay, cặp Trọng, Phúc sẽ đánh Đức, một cường quốc mạnh trên vũ đài chính trị, thắng lợi này sẽ đưa họ vào sử sách một cách vẻ vang. Nếu nước Đức chấp nhận đổi phiên toà hình sự này thành toà chính trị, mọi việc sẽ khó mà nói trước được, bởi cộng sản Việt Nam rất nhiều mưu mẹo để đối phó với hệ thống dân chủ đa nguyên như nước Đức. Nhưng nhìn dáng đi thất thểu của ông luật sư NHL khi ra khỏi toà tìm kiếm taxi, thấy ông có vẻ cô độc, không như phía bà luật sư của Trịnh Xuân Thanh có cả tốp đi cùng khi ra khỏi tòa. Như vậy có lẽ việc đòi hỏi xử sang tòa chính trị chỉ là ý kiến của cá nhân ông, nếu thế thật đáng tiếc, chính phủ Việt Nam đã không hỗ trợ cho ý kiến này. Hy vọng đây chỉ là màn dạo đầu của phía Việt Nam, tiếp theo phía Việt Nam sẽ quyết tâm đẩy vụ án bắt cóc này sang vụ án chính trị giữa hai nước. Chỉ như thế mới lật ngươc được thế cờ, từ kẻ bắt cóc khủng bố trở thành nạn nhân chính trị, Việt Nam là nạn nhân bị nước khác đánh phá, bằng cách bao che cho tội phạm tham nhũng ở nước mình bỏ trốn. Còn không sang hướng chính trị này, để vụ việc diễn theo tòa hình sự, Việt Nam sẽ không còn gì để ''nhai'' lời tuyên bố TXT "tự thú'', bởi bằng chứng Đức có được quá rõ ràng, chẳng hạn như những cuộc điện thoại giữa Long và tướng Đường Minh Hưng, hình ảnh camera thu được ở các nơi, dấu vết ở trên xe, nhân chứng, dấu vết ở khách sạn... Hôm nay phần kiểm tra, mới biết Nguyễn Hải Long sinh ở Lai Châu. Thường những an ninh thuộc tốp hành động bí mật, đòi hỏi sự trung thành và chấp hành triệt để mệnh lênh cấp trên trong những phi vụ dính đến án mạng đều có chung một điểm là được tuyển từ những nơi vùng cao cao như Lai Châu, Điện Biên, Lạng Sơn, Cao Bằng.... Trực tiếp trung tướng Đường Minh Hưng, anh hùng lực lượng vũ trang an ninh điện thoại, gặp gỡ, trao đổi với Nguyễn Hải Long. Chi tiết này gây thắc mắc, liệu một người đi lao động và trốn ở lại, làm nghề chuyển tiền có đáng được một trung tướng tình báo lão luyện như Đường Minh Hưng tín nhiệm cho tham gia vụ án bắt cóc như thế này không? Đến đây tôi nhớ lại một câu chuyện về Trân Châu Cảng đọc hồi nhỏ, chỉ nhớ rằng có một người thợ người Nhật sửa đồng hồ ở đó rất lâu như một người bình thường vài ngày trước khi xảy ra trận tập kích Trân Châu Cảng anh ta đóng cửa hàng biến mất. Về sau người ta mới biết bao nhiêu năm qua, anh ta là một gián điệp dưới mác người thợ sửa đồng hồ như vậy. Nhưng nếu Nguyễn Hải Long là một chiến sĩ gián điệp nằm vùng, tại sao không rút anh ta về khi hoàn thành xong nhiệm vụ? Phải chăng những kẻ bắt cóc nghĩ chủ quan cảnh sát Đức không mò sang Tiệp bắt Long theo lệnh truy nã quốc tế, đòi Tiệp đưa Long? Hay có âm mưu lớn hơn, để Long lại cho Đức bắt, nhằm phục vụ một cuộc chơi khác? Nếu đúng là để phục vụ cuộc chơi khác, vụ này thật hấp dẫn. Trong phiên tòa hôm nay không có người thân của TXT, cũng như không có những nhân vật đã đi cùng TXT gặp tôi ở nhiều lần trước. Hóa ra không chỉ mỗi Nguyễn Hải Long, mà cả Trịnh Xuân Thanh cũng vậy, họ đều có vẻ không được các đồng chí, bạn bè của mình quan tâm. Cái tình của những người cộng sản khi sa cơ, mới thấy đáng sợ. ----------------------------------------------- Ngày 25.4.2018 Ngày thứ hai, toà rời đến một địa điểm khác thoáng đãng hơn. Lần này việc khám xét vẫn nghiêm ngặt còn hơn trước, một lần qua máy soi và một cửa thứ hai khám xét bằng tay. Có cảnh sát nữ và cảnh sát nam để tiện việc khám xét. Một người đàn ông Việt Nam phải trình bày với chiếc đồng hồ kết nối với iPhone. Cuối cùng anh ta cũng không được cảnh sát chấp nhận cho mang đồng hồ này theo vào phiên toà. Phiên toà không thể diễn ra theo đúng lịch, bởi người phiên dịch cho một nhân chứng Pháp đến trễ. Mọi người tụ tập ở hành lang trước cửa phòng xét xử và nói chuyện. Có đủ các loại người mang đủ các quan điểm chính trị và cái nhìn vụ án này khác nhau đứng trò chuyện trong khoảng không gian khá hẹp. Có nhân viên sứ quán đến dự phiên toà, nhưng theo đường dân thường vào xem, mặc dù toà án có ghế riêng và lối đi riêng dành cho cơ quan ngoại giao Việt Nam, nhưng người của đại sứ Việt Nam không muốn đến dự chính thức, họ đi với tư cách dân thường. Berlin có hấp dẫn riêng của nó đối với giới báo chí và chính trị người Việt, ở nơi đây có một sắc thái mà không cộng đồng người Việt nào ở đâu trên thế giới có được. Chẳng hạn như hôm nay ở khoảng trống hẹp trong hành lang phòng xử này, những người có thể gọi là kẻ thù của nhau giáp mặt và nói chuyện , không có thái độ thù địch nào ở đây cả. Bởi đây là toàn án nước Đức và sâu xa hơn nữa là đa phần những người được nhà nước Việt Nam gọi là ''phản động'' có mặt tại đây và những người đảng viên cộng sản hay cảm tình với cộng sản đều hiểu rằng họ đang đứng ở một nơi đại diện cho văn minh và dân chủ. Phóng viên TXT VN đứng trò chuyện cùng Lê Trung Khoa, cậu cán bộ sứ quán nhiệt tình chỉ cho tôi lối đi tìm phòng vệ sinh. Một người miền Nam đi từ thời VNCH đang nói chuyện với một người miền Bắc đi học thời XHCN, một người ghét chế độ CSVN nói chuyện với người yêu mến chế độ CSVN. Họ nói ý kiến, họ đưa ra bình luận trái chiều nhau, nhưng không gay gắt như thù nghịch. Ngoài lề Tôi yêu Berlin này, bởi ở đây, tôi cảm thấy sự nguy hiểm của mât vụ cộng sản giăng hàng ngày. Tôi thấy sống được những cảm giác đề phòng, luôn phải tránh bẫy, luôn phải cảnh giác. Sống giữa những kẻ thù có cảm giác khoái lạ làm tôi một phần đỡ nhớ Hà Nội, nơi mà mà sự nguy hiểm từng ngày. Ở đây tôi có thể đến quán Thành Koch ăn bát phở một cách tự nhiên, mặc dù ông chủ là người thân của đại sứ quán và mới hôm trước vừa viết bài trên báo chửi tôi là phản động. Ăn xong bát phở, tối về tôi có thể viết nói Thành Kock tiếp tay cho bọn tư bản đỏ như nhà Toàn Liên (bảo hiểm AAA). Rồi sáng sau lại đến quán gọi Thành Kock rõ to, mặc dù nhân viên bồi bàn đứng ngay cạnh. - Chủ quán, cho bát chín nạm gầu. - Hôm qua mày chửi tao, hôm nay lại mò đến đây ăn à? - Chuyện nào ra chuyện đấy nhé ông Thành, hôm qua tôi chửi phở ông không ra gì, hôm nay tôi đến ăn, thì ông hẵng hỏi câu đấy. Ông bán phở tôi ăn trả tiền, ông đừng nhập nhèm chuyện quan điểm chính trị vào đây. - Ở được, ăn ngon lấy sức mà lên mạng chửi, đây là xứ tự do ngôn luận, sợ đéo có sức mà chửi thôi. Chủ quán Thành Kock, một người từng nấu phở cho chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trần Đại Quang và được đại sứ Đoàn Xuân Hưng trao tặng bằng khen treo giữa quán vì có công đóng góp cho cộng đồng. Khi tôi ăn, anh ta thường ngồi cạnh để nói kháy, nói đểu tôi và tôi đáp trả lại. Người bên ngoài tưởng chúng tôi là bạn thân, kỳ thực chúng tôi là những kẻ hai bên chiến tuyền. Berlin là vậy, bạn đừng nghĩ những người đi bên cạnh tôi, ăn uống hay làm gì đó với tôi là bạn thân tôi, có thể anh ta, ông ta, chị ta là người của mật vụ cộng sản đang theo dõi xem tôi sắp làm gì. Chỉ khi nào tôi nói với bạn rằng, đây là người cùng chí hướng với tôi, lúc đó mới là lời xác nhận của tôi. ----------------------------------- Ngày thứ hai của phiên toà. Phải đến 10 giờ 30 phiên toà mới được diễn ra, nhân chứng người Pháp nói rằng hôm đó anh ta cùng con trai đi lễ nhà thờ, thấy một nhóm người xô một người đàn ông và một phụ nữ lên chiếc xe ô tô. Tòa hỏi anh ta về những chi tiết không giống lời khai trước cảnh sát, như việc thời gian diễn ra là 25 giây hay 5 giầy. Hình như hai câu hỏi khác nhau, anh ta nghĩ toà hỏi việc đẩy người lên xe mất bao thời gian. Còn cảnh sát hỏi anh ta nhìn toàn bộ sự việc bao thời gian. Mất mấy phút để hỏi rõ việc chênh lệch thời gian này. Nhân chứng khá trẻ và đẹp trai, anh ta ăn mặc lịch lãm với chiếc áo vét xanh đen thẫm và chiếc khăn kẻ caro quấn cổ của hãng thời trang nổi tiếng gì đó tôi quên bẵng mất. Người châu Âu có trách nhiệm với việc làm nhân chứng và với những việc xảy ra, ví dụ khi nhìn thấy vụ việc này, anh ta đã chụp ảnh lại chiếc xe và gọi cảnh sát Đức để báo nhìn thấy có vụ xô đẩy người vào một chiếc xe như thế. Anh ta đến phiên toà với thái độ rất trách nhiệm.     Nguyễn Hải Long & Luật sư biện hộ Tòa gọi anh ta và Nguyễn Hải Long đến bàn chủ toạ để nhân chứng người Pháp chỉ chiếc xe trong ảnh, mấy tấm ảnh được bày ra, mọi người xúm vào xem, từ công tố viên, luật sư, thẩm phán, nhân chứng và bị cáo cùng phiên dịch. Nguyễn Hải Long ở trong phòng cách ly, có kính chống đạn và lối đi thằng vào phòng từ đường hầm. Long bước ra ngoài đến bàn chủ toạ chứng kiến nhân chứng chỉ ảnh ô tô, mái tóc của anh ta có nhiều sợi bạc và nét mặt chịu đựng, ông luật sư nói nhỏ gì đó vào tai Long, nhưng Long có vẻ bất cần để ý. Lúc xem ảnh xong, ông luật sư bên bị cáo có vẻ tức tối, ông ta hỏi chủ tọa rằng sao lại trình bày ảnh kiểu như mớm cung vậy. Phía công tố viên nói đại ý rằng xếp từ 1 đến 5 thứ tự ông nói vậy, xếp từ 5 đến 1 ông cũng sẽ nói vậy, cãi như thế là cãi vô lý. Ông luật sư không nói gì. Nhân chứng thứ hai là một người đi xe đạp, cách 100 mét ông ta nhìn thấy vụ xô đẩy, ông ta đạp xe đi thể thao nên không mang điện thoại, thấy vụ việc ông đã mượn điện thoại để báo cảnh sát, lúc đến chỗ xảy ra vụ việc ông thấy điện thoại rơi ra, đó là điện thoại của Trịnh Xuân Thanh. ...phần các nhân chứng khai trước tòa xin xem ở thoibao.de hay BBC. Nhân chứng đặc biệt là một người Việt Nam tên là Ph. Trước đây Lê Trung Khoa có gọi điện cho tôi hỏi về việc có người VN gặp Khoa và nói ông ta có dính đến vụ bắt cóc, ông ta không biết việc này, chỉ vì sứ quán nhờ ông đi nhận đồ, ông ta đi, sau đọc báo mới biết. Tôi khuyên Lê Trung Khoa bảo ông ta gặp ngay cảnh sát trình báo, như thế chứng tỏ ông ta là người bị lợi dụng và không biết gì. Lê Trung Khoa đã giới thiệu (hoặc dẫn ông ta đi thì phải) đến chỗ cơ quan cảnh sát Đức thụ lý việc này để trình báo. Ông Lê Đức Trung, Bí thư thứ nhất ĐSQ Việt Nam tại Đức, bị nhân chứng tố cáo trước Tòa Thượng thẩm Berlin hôm 25.4.2018 Vì thế hôm nay, ông ta đến toà với tư cách là nhân chứng, ông ta khai nhân viên an ninh sứ quán tên Trung (Lê Đức Trung) đã nhờ ông ta đến khách sạn lấy đồ của Đỗ Minh Phương với tờ giấy giới thiệu của sứ quán Việt Nam. ...xem phần này trên BBC của nhà báo Lê Mạnh Hùng (người tham dự phiên toà). Bình luận. Như vậy chiều hướng như luật sư bên bị cáo đòi hỏi chuyển phiên tòa sang chính trị mời bà Merkel đến làm rõ về yêu cầu đề nghị của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là không được chấp nhận. Ông luật sư được chỉ định do nhà nước Đức trả tiền, trong vụ án này bị hại là nhà nước Đức và bị cáo là nhóm bắt cóc do trung tướng an ninh Việt Nam Đường Minh Hưng phối hợp với cán bộ sứ quán Việt Nam tại Đức thực hiện hành vi phạm tội trên lãnh thổ CHLB Đức. Là một công dân Đức được nuôi dưỡng và học hành ở nước Đức, ông luật sư đã hết mình bảo vệ quyền lợi cho những kẻ xâm hại an ninh tổ quốc ông, nơi mà gia đình ông sinh sống từ bao đời nay. Nhìn như thế , chúng ta mới thấy rõ sự văn minh trong ứng xử , sự công bằng của pháp luật Đức. Ông luật sư cho nhóm bắt cóc Việt Nam đã bảo vệ cho nhóm này hết lòng. Không ai có thái độ hoặc lời nói cho rằng ông đã phản bội tổ quốc ông, bởi họ hiểu rằng ông đang hết lòng trách nhiệm với công việc ông được giao. Ông ta có quyền nói ngang chừng không phải xin phép, ông ta ngồi tại chỗ chất vấn thẳng ai đó mà không cần thưa gửi xin phép chủ tọa câu nào. Ông ta phê phán nhà nước Đức đã sai khi bao che cho TXT, không chịu dẫn độ về theo đề nghị ''chính đáng'' (ý của ông) của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông ta nói bà thủ tướng Đức đã sai nọ kia. Ông ta không bị hạn chế, không bị tước thẻ, không bị báo chí Đức lên án lợi dụng phiên toà để bôi xấu nhà nước CHLB Đức. Nếu bạn nhìn thấy những chiếc bàn chủ toạ không cao hơn bàn luật sư là mấy, khi có việc như xem chứng cứ, mọi người quây lại xem bình đẳng thì sẽ thấy cảm giác đây là một cuộc họp để bàn bạc hơn là một phiên toà như ở Việt Nam. Khả năng bác bỏ được cáo buộc tội danh bắt cóc trong vụ án này chỉ chiếm chưa đầy 4% cho đến giờ phút này. Những chứng cứ mà công tố viên đưa ra quá nhiều và rõ ràng. Nếu phiên toà kết luận tội danh bắt cóc khủng bố, đương nhiên trung tướng Đoàn Minh Hưng sẽ bị truy nã quốc tế vì là kẻ chủ mưu. Đây sẽ là vết ô nhục cho bộ công an Việt Nam, có thể vì vụ án này mà cuộc họp Interpol vừa qua tại Hoa Kỳ bộ trưởng Tô Lâm đã không dám đến dự. Đặc biệt vai trò của sứ quán Việt Nam tham gia quá nhiều và rõ ràng, thậm chí là tích cực trong vụ bắt cóc khủng bố này sẽ đem lại những hệ lụy không lường được cho Việt Nam, hiện nay phiên toà đang diễn ra, chưa rõ những nhân viên viên, cán bộ sứ quán tham gia sẽ bị xử lý hoặc được quyền miễn trừ do tính chất ngoại giao. Phiên toà sẽ còn diễn ra 19 phiên xử nữa, chế độ CSVN đang tìm mọi cách để thông tin về phiên toà không đến với dư luận nhân dân Việt Nam. Họ dường như chọn thái độ mặc kệ phía Đức muốn xử sao, làm gì cũng đuộc kể cả cắt hẳn quan hệ ngoại giao. Một thái độ rất Chí Phèo, một thái độ rất đặc trưng của chế độ cộng sản Việt Nam khi làm sai bị quốc tế lên án. Suy cho cùng thì dẫu có cắt đứt quan hệ ngoại giao Việt - Đức, thì Nguyễn Phú Trọng vẫn là tổng bí thư quyền lực nhất Việt Nam. Như thế tội gì ông ta phải xuống thang với Đức để mất oai phong của mình. Ông ta chả thiệt hại gì cả, mặc kệ nước Đức muốn sao thì dân Việt chịu, ông ta không hề chi. Nếu tính chịu trách nhiệm thì Nguyễn Phú Trong càng thoát tội, vì người ta nếu xét tội thì xét tội của Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc trên vai trò chủ tịch nước, thủ tướng. Chứ chức vụ tổng bí thư của đảng không có giá trị pháp luật với nước văn minh, nên không thể truy tố hay kết tội Nguyễn Phú Trọng được. Trước tình thế như vậy, sẽ khó có khả năng cải thiện quan hệ Việt Đức. Trừ khi Nguyễn Phú Trọng về hưu hay đột tử./.  
......

Đốt lò ở Đà Nẵng

Để chuẩn bị Hội nghị Trung ương 7 khóa 12 dự trù diễn ra trong tháng 5/2018 cho thật xôm tụ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mở tiếp mặt trận Đà Nẵng và chuẩn bị củi cho mặt trận Sài Gòn. Hai cựu chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh (trái) và Văn Hữu Chiến (phải) vừa bị Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can và bắt tạm giam hôm 17/4/2018 trong vụ án Vũ "Nhôm" (giữa). Ảnh: Baohaiduong.vn Hội nghị Trung ương 7 cũng là hội nghị giữa nhiệm kỳ mà tầm quan trọng đối với ông Trọng không thể chối cãi. Lần này, trước 200 ủy viên trung ương đảng là dịp cho ông Trọng thi thố tài năng để được mọi người tiếp tục tín nhiệm trong chiếc ghế tổng bí thư đến hết nhiệm kỳ. Thay vì phải ra đi sau 2 năm như một “giải pháp tình thế” lúc lật đổ Nguyễn Tấn Dũng như đã hứa trong đại hội 12, giờ đây ông Trọng âm thầm củng cố quyền hành, ra sức dựng lò đốt củi, dùng chiến dịch chống tham nhũng tạo uy tín. Đồng thời ông cũng không quên đẩy lùi vào bóng tối những nhân vật có thể tranh quyền với ông như Trần Đại Quang và Đinh Thế Huynh. Trong những ngày qua, dù thường được gọi là Trọng Lú nhưng lần này ông Trọng Lú lại “chơi đẹp” và tỏ ra quyết liệt hơn bao giờ hết. Cùng một lúc ông Trọng ra lệnh truy tố và bắt giam 7 nhân vật cao cấp trong số đó nổi bật nhất là Phan Hữu Tuấn nguyên Trung tướng Tổng cục phó Tổng cục 5 (Tình báo) và 2 cựu chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến. Tất cả những người này đều có dính líu đến nhân vật đã chết Nguyễn Bá Thanh trong thời gian ông này nắm quyền sinh sát ở Đà Nẵng. Điều này có thể cắt nghĩa tại sao trong một thời gian dài dưới danh nghĩa “kinh tài và phát triển mạng lưới tình báo” cho Tổng cục 5, Thượng tá Phan Văn Anh Vũ có thể dễ dàng tóm thu nhà đất ở những khu vực đắc địa nhất Đà Nẵng. Nói cách khác, Vũ “Nhôm” chỉ là “hình nộm” hay là con “chốt thí” của các thế lực Thành Phố và Tình báo công an cấu kết để hợp thực hóa những tài sản quốc gia qua các dạng hợp đồng mua bán và chuyển nhượng khống… theo “đúng quy trình”. Ít nhất có 9 dự án, 31 nhà và đất công đã được 2 cựu chủ tịch Đà Nẵng ký quyết định bán cho Vũ “Nhôm” với giá dưới giá thị trường nhiều lần. Cuộc buôn bán này bên ngoài hoàn toàn hợp pháp nhưng cán bộ cộng sản “trong nghề” cũng như người dân thừa biết đó chỉ là trò trao đổi phi pháp của đám lãnh đạo gian manh. Dĩ nhiên một phần “lại quả” không nhỏ đã chạy thẳng vào túi các quan tham Đà Nẵng. Vũ “Nhôm” đã bị tóm từ Singapore về và cuộc điều tra dẫn đến những cuộc bắt giữ gây xôn xao dư luận gần đây. Nhưng nó không làm người ta quá ngạc nhiên, vì chuyện phải đến đã đến. Đây có thể gọi là vụ “đại án” liên quan đến đến hai đơn vị lớn là TP Đà Nẵng trực thuộc trung ương và Tổng cục 5 của Bộ Công An, một thời là nơi bất khả xâm phạm lấy danh nghĩa “an ninh quốc gia” làm bức màn che cho hoạt động kinh doanh phi pháp. Vụ án này chắc chắn sẽ ly kỳ hơn vụ án Đinh La Thăng vì nó không chỉ là chuyện gian lận tài chính để ăn chia giữa các anh công chức ở Tập Đoàn Dầu Khí và ngân hàng. Mà kỳ này nó liên hệ đến chuyện “làm lộ bí mật nhà nước” từ tướng tá Tổng cục Tình báo và các viên chức cao cấp của Đà Nẵng, một thành phố được đề cao là đang lên và đáng sống của cả nước. Mặc dù chưa nhắc đến tên nhân vật Nguyễn Bá Thanh đã chết, nhưng khi xử hai cựu chủ tịch Đà Nẵng ông Trọng không thể nương tay với người Trưởng ban Nội Chính trung ương do chính tay ông cất nhắc. Nhân vật này trong thời gian dài nắm quyền ở Đà Nẵng cũng nhúng chàm không thua ai, nhưng được khéo che đậy bằng những bức màn thanh liêm, chính trực giả tạo. Không ai quên vụ Cồn Dầu dưới thời Nguyễn Bá Thanh bị bộ máy công an đàn áp, cưỡng bức để chiếm đất khiến hàng ngàn gia đình phải ly tán. Cũng như chuyện ông Thanh lúc là chủ tịch UBND thành phố bị cáo buộc nhận hối lộ trong công trình Cầu Sông Hàn năm 2000 nhưng vụ án bị chìm xuồng. Nếu ông Trọng dựng lò mà không lôi mấy anh ở Đà Nẵng ra xử thì không thể nào chạm được mấy anh công an ở Tổng Cục 5. Người ta còn nhớ vào đầu tháng 4/2018 Bộ Công an đã giải thể 6 tổng cục, hạ cấp 2 bộ tư lệnh với lý do “sắp xếp lại và làm tinh gọn” các lực lượng của bộ. Dĩ nhiên đây là lệnh của ông Trọng mà lý do chính yếu là ông Trọng muốn xóa hết các Tổng Cục trong Bộ công an để làm lại từ đầu. Vì ngay khi nằm trong đảng ủy Bộ Công an, Tổng bí thư Trọng cũng thất vọng vì không nắm được hết hoạt động của các cơ quan dường như nằm ngoài tầm kiểm soát của đảng ủy. Vậy không có gì tốt hơn là xóa bàn cờ do người khác bày sẵn, vì có như thế ông Trọng mới xây dựng lại cơ đồ trong Bộ Công an theo đúng ý mình, chứ không thể để như vậy cho phe ông Dũng và Trần Đại Quang tiếp tục chi phối. Bộ Công an sau khi thanh lọc sẽ là chỗ dựa ngon lành cho tổng bí thư trong việc sắp xếp người kế vị phe mình trong Đại hội 13. Trước mắt, sau khi Đốt Lò Đà Nẵng ông yên tâm tại vị tới năm 2021 để quay sang tỉa dần thế lực ông Dũng còn sót lại trong Miền Nam. Không phải tự nhiên mà những ngày gần đây rộ lên tin con trai Lê Thanh Hải, Bí thư thành ủy TP. HCM hồi hưu bị kỷ luật “khiển trách” vì tội trai gái có con “không báo cáo tổ chức” nghe rất khôi hài. Và ngay cả người cha cũng được cho là khó thoát lưới của Ủy ban Kiểm tra trung ương trong vụ đất đai dự án Thủ Thiêm gây biết bao oan trái cho người dân. Vấn đề đặt ra là chiến dịch đốt lò của ông Trọng đã vượt quá tầm tay khi mà “hộp giun” tham nhũng bị mở tung, với những bầy sâu tham ô đang lù lù xuất hiện trước công luận với nhiều đại án… sắp trở thành nhàm chán. Câu hỏi đặt ra là ông Trọng sẽ kéo dài các vụ đốt lò đến bao lâu nữa trong lúc nhu cầu khẩn cấp là khắc phục tình hình khó khăn kinh tế và thiếu hụt ngân sách trầm trọng đe dọa sự bất ổn xã hội? http://viettan.org/dot-lo-o-da-nang/
......

Nguyễn Bá Thanh có bị “đào mồ” để cho vào “lò” của ông Trọng không?

Phải đợi đến thời điểm Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Việt Nam bắt Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”), khởi tố vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, “Trốn thuế”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” thì cố Bí Thư thành ủy Đà Nẵng ông Nguyễn Bá Thanh, một “tượng đài thanh quan” bấy lâu của người dân Đà Nẵng đang thực sự chuyển sang gam màu tối với những tiết lộ liên quan đến những sai phạm diễn ra tại Đà Nẵng lúc còn sống … Ôi tình đồng chí ... thân thương Có thể nói “phát súng” đầu tiên sau hơn 03 năm nằm trong lòng đất đối với cựu Bí thư thành ủy Đà Nẵng – ông Nguyễn Bá Thanh – chính là lời khai của ông Đào Tấn Cường (SN 1969, trú phường Thanh Bình, quận Hải Châu, nguyên PGĐ công ty CP nhiên liệu bay Petrolimex chi nhánh Đà Nẵng) tại phiên xử sơ thẩm ngày 9/2/2018. Ông Cường bị Tòa án Đà Nẵng đưa ra xét xử với tư cách là bị cáo với cáo buộc có hành vi đe dọa giết Chủ tịch Ủy ban TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ. Qúa trình diễn ra phiên xử, Hội đồng xét xử có hỏi ông Cường liên quan gì đến lô đất L09 tại bán đảo Sơn Trà? Ông Cường cho biết vào năm 2006, vợ ông Cường là bà Lê Thị Ngọc Oanh đứng tên lô đất L09 này giúp ông Nguyễn Bá Thanh. Sau khi ông Thanh mất, ông Cường trả đất lại cho gia đình ông Thanh bằng cách lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng toàn bộ đất biệt thự L09 cùng tài sản gắn liền trên đất cho ông Lê Hữu Tiến và vợ là bà Võ Thị Thanh Vân. Được biết, ông Tiến lại là em ruột của bà Lê Thị Qúy, vợ của ông Nguyễn Bá Thanh. Theo cáo trạng vụ án đe dọa giết Chủ tịch Ủy ban TP. Đà Nẵng ông Huỳnh Đức Thơ, do ông Cường nghi ngờ ông Trần Phước Sơn – Phó chánh văn phòng Ủy ban TP.Đà Nẵng đã tham mưu, đề xuất ông Thơ ký quyết định thanh tra lô đất L09 tại Sơn Trà, gây bất lợi đến uy tín em trai mình là ông Đào Tấn Bằng – nguyên Chánh văn phòng thành ủy Đà Nẵng nên đã mua sim điện thoại nhắm tin de dọa ông Thơ. Ngày 18/8/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt khẩn cấp Đào Tấn Cường, khởi tố tội danh “Đe dọa giết người”. Ông Cường bị Tòa án Đà Nẵng tuyên bản án sơ thẩm là 18 tháng tù giam. Tuy không thể triệu tập ông Thanh ra tòa đối chất nhưng lời của ông Cường như “phát súng” nổ vào “tượng đài thanh quan” Nguyễn Bá Thanh đối với tấm lòng suy tôn và mến mộ của người dân Đà Nẵng. “Phát súng” thứ hai nổ vào “tượng đài thanh quan” Nguyễn Bá Thanh chính là việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Việt Nam khởi tố vụ án và bắt tạm giam ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) vào tháng 12/2017 với những cáo buộc tội “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, “Trốn thuế”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Vụ án này sau đó vào ngày 17/04/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Việt Nam đã phát lệnh khởi tố hàng loạt lãnh đạo và cựu lãnh đạo cấp cao ở Đà Nẵng như: cựu Chủ tịch ông Ủy ban Trần Văn Minh, cựu Chủ tịch Ủy ban ông Văn Hữu Chiến, ông Nguyễn Điểu nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường TP, ông Trần Văn Toán – nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường TP, ông Lê Cảnh Dương – Giám đốc Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư TP với cáo buộc có hành vi “Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai” quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015. Riêng ông Minh và ông Chiến còn bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố thêm hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” quy định Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015. Ông Minh hiện đang bị tạm giam và ông Chiến thì đang áp dụng lệnh cấm đi khởi nơi cư trú. Trao đổi với báo đài Việt Nam sau khi có lệnh khởi tố của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, ông Nguyễn Điểu nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường TP cho biết bản thân ông đã làm việc với Bộ Công an về việc khởi tố có liên quan đến vụ án ông Vũ “nhôm”. Ông Điểu nói những dự án giao cho Vũ “nhôm” thì TP có chủ trương và quyết định. Còn sở, ngành chỉ là đơn vị làm theo, hợp thức hóa thủ tục hành chính. Ông Điểu cũng có nhắc đến ông Minh, ông Chiến và ông Nguyễn Bá Thanh vào thời điểm giao dự án, nhà và đất công sản cho ông Vũ “nhôm” là những người ở cương vị đứng đầu TP nên có trách nhiệm chính. “Phát súng” thứ hai này dành cho ông Nguyễn Bá Thanh thì dư luận dễ dàng suy luận được trong khi “phát súng” thứ nhất lại khiến cho dư luận bất ngờ về “tượng đài thanh quan” đang bị bóc mẽ và có chăng chỉ ở giới cán bộ các cấp cầm quyền mới không bất ngờ về điều này và nhiều người cho rằng, liệu Nguyễn Bá Thanh có bị “đội mồ” để cho vào “lò” của ông Trọng không, khi những ngọn lửa trong “lò”của ông Trọng ngày càng cháy mạnh Trong giai đoạn 2003-2014, thời kỳ ông Nguyễn Bá Thanh nắm chức Chủ tịch ủy ban, Bí thư thành ủy Đà Nẵng thì cũng là giai đoạn Vũ “nhôm” cho người dân Đà Thành và đại gia bất động sản cả nước thấy một sự nhảy vọt “thần kỳ”, từ một thợ nhôm trở thành một đại gia bất động sản đầy tên tuổi, thâu tóm hầu hết những dự án, đất và nhà công sản ở Đà Nẵng. Cali Today từng có bài viết, sự đi lên của ông Vũ “nhôm” gắn liền với chiếc ghế quyền lực của ông Nguyễn Bá Thanh ở Đà Thành và dĩ nhiên ông Thanh về với cát bụi thì Vũ “nhôm” vào nhà đá cũng là điều dễ hiểu. Cũng cần phải nói thêm, những sai phạm của Vũ “nhôm” cũng có phần trách nhiệm của ông Thanh nên với chiến dịch “đốt lò” chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng ở hiện tại nếu ông Thanh còn sống chắc chắn những ngày qua cũng bị Bộ Công an “sờ gáy”. Và như vậy, không chỉ riêng người dân Đà Thành và người dân cả nước Việt Nam một phen chấn động, đến lúc này “tượng đài thanh quan” trong lòng dân của Nguyễn Bá Thanh đã suy giảm. Mà chắc cũng không yên đối với ông Thanh dù ông đã chết vì vụ án Vũ “nhôm” đang ở cao điểm diệt tham quan ở các nơi và Đà Nẵng đang là chảo dầu đang sôi sục. Căn cứ vào Quy định số: 102-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN ký ngày 15/11/2017 về việc quy định xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm, tại Khoản 2 Điều 5 của Quy định này có nói các trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật và không xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm đã qua đời, tổ chức đảng xem xét, kết luận, không xử lý kỷ luật trừ trường hợp đảng viên đó vi phạm kỷ luật đặc biệt nghiêm trọng. Vậy có nghĩa là nếu vụ án Vũ “nhôm” hoặc những sai phạm liên quan việc quản lý đất đai ở Đà Nẵng mà ông Nguyễn Bá Thanh dù hiện tại đã chết nhưng nếu bị phát hiện có những hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng thì vẫn có thể bị xử lý. Và nếu điều này thực sự xảy ra thì có lẽ “tượng đài thanh quan” dành cho ông Nguyễn Bá Thanh sẽ bị hạ bệ ngay tức khắc trong lòng người dân Đà Nẵng. Ông Nguyễn Bá Thanh (Sinh ngày 8/4/1953- Mất ngày 13/2/2015), lật lại những tờ lịch thì phát hiện ngày mất của ông Thanh trúng vào Thứ Sáu ngày 13, theo tâm linh của nhiều nước phương Tây đây là ngày kém may mắn.
......

Tăng thuế có cứu được chế độ không?

Tình trạng thâm thủng ngân sách từ 8 đến 10 tỷ Mỹ Kim mỗi năm kéo dài liên tục trong ba năm từ 2015 đến nay, đã khiến cho lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đang tất bật cứu nguy. Theo Tổng Cục Thống Kê, ngân sách chi tiêu ở vào khoảng non 60 tỷ Mỹ Kim, nhưng tổng số thu hàng năm trồi sụt từ 50 đến khoảng 52 tỷ Mỹ Kim. Ngân sách phải trả nợ gốc lẫn tiền lãi do vay mượn trong 2 thập niên vừa qua là từ 11 đến 15 tỷ Mỹ Kim hàng năm. Khoản nợ tích lũy lớn nhất là trong giai đoạn xây dựng các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty (2005-2010) để tạo ra các “quả đấm thép,” mà phần lớn đã bị phá sản. Trong khi đó nguồn thu lại bị giảm đáng kể. Thứ nhất là giá dầu thô giảm thê thảm từ 100 Mỹ Kim/Thùng (2014) xuống chỉ còn 40 Mỹ Kim/Thùng (2017). Thứ hai là thuế công ty và nhập khẩu giảm do nhu cầu kêu gọi đầu tư ngoại quốc bị cạnh tranh. Thứ ba thị trường bất động sản suy thoái. Gần đây, nhà cầm quyền CSVN khoe rằng kinh tế đang tăng trưởng ở mức hiếm thấy. Tổng sản lượng nội địa (GDP) đã tăng 6,7% cao nhất trong 10 năm qua. Đặc biệt GDP của quý I/2018 tăng 7,38%. Tuy nhiên con số GDP tăng trưởng này chủ yếu là dựa vào các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI), cụ thể là do tiềm lực của Samsung, Formosa vân vân… Ví dụ công ty Samsung tại Việt Nam đã thu được 58 tỷ Mỹ Kim chiếm ¼ tổng số kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2017. Theo ước tính thì các công ty FDI chiếm từ 20% đến 30% GDP của Việt Nam. Nhưng điều nhức nhối mà Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) nêu ra rằng tuy GDP có tăng, nhưng lại không giúp gì nhiều cho việc giải quyết thiếu hụt ngân sách vì các doanh nghiệp FDI thuộc đối tượng được miễn giảm thuế phí. Bao nhiêu gánh nặng thuế phí đều dồn vào phía các doanh nghiệp trong nước và người dân. Để cứu nguy tình trạng thâm thụt ngân sách và nhất là giảm thiểu chi phí, nhà cầm quyền CSVN đã phải tung ra hàng loạt chính sách cắt giảm chi tiêu và tăng thuế, kể cả việc bán đi một số công ty nhà nước để có tiền trả nợ như trường hợp bán 343 triệu cổ phiếu (chiếm 53,59% vốn điều lệ) của công ty quốc doanh bia rượu (Sabeco) thu được 4,8 tỷ Mỹ Kim vào cuối năm 2017. Về việc cắt giảm chi phí, nhà cầm quyền CSVN đang cố tinh giảm bộ máy chính phủ ở trung ương lẫn địa phương bằng cách sát nhập để cắt bỏ khoảng 90 cơ quan nhà nước và giải quyết việc “thừa” đến 57 ngàn nhân viên trong biên chế. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 4 triệu công chức nhưng nhà nước lại phải nuôi thêm 4 triệu người khác vì từng có công đóng góp cho đảng trong quá khứ. Nuôi ăn 8 triệu người là một gánh nặng rất lớn, nhưng lãnh đạo CSVN không thể làm khác hơn vì cắt bỏ 4 triệu người “có công” sẽ dẫn đến nguy cơ bùng vỡ đảng từ bên trong. Con đường cuối cùng phải làm của nhà cầm quyền CSVN là giao cho Bộ Tài Chánh nghiên cứu các biện pháp tăng thuế mà dư luận cho là “vặt lông vịt”. Từ năm ngoái, Bộ Tài Chánh cho biết là sẽ đồng loạt tăng 6 loại thuế: Thuế thu nhập cá nhân, thuế đánh trên trị giá gia tăng (VAT), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất – nhập khẩu, thuế tài nguyên. Các loại thuế này sẽ áp dụng từ ngày 1 tháng 7 năm nay. Dư luận chưa qua cơn bàng hoàng về 6 loại thuế sẽ tăng đồng loạt này, Bộ Tài Chánh đã bồi thêm nhát dao thứ hai vào đầu tháng 2 năm nay về đề nghị tăng thuế bảo vệ môi trường, bằng cách tăng thuế xăng từ 3.000 đồng/lít lên mức trần 4.000 đồng/lít; các loại xăng, dầu khác đều tăng từ 500 đồng tới 1.100 đồng/lít. Theo dự kiến, Bộ Tài Chánh sẽ thu vào cho ngân sách nhà nước khoảng 15.684 tỷ đồng/năm, tương đương với 0,67 tỷ Mỹ Kim/năm. Đề nghị này đã bị dư luận phản đối dữ dội, nhiều chuyên gia kinh tế, tài chánh đã lên tiếng chỉ trích rằng Bộ Tài Chánh đã núp dưới chiêu bài bảo vệ môi trường chỉ để đánh vào nguồn di chuyển của người dân mong bù đắp sự thiếu hụt ngân sách. Đến giữa tháng 4, Bộ Tài Chánh lại tung ra đòn tăng thuế mới. Đánh thuế nhà, đất và xe hơi, du thuyền có giá trị từ 750 triệu hay 1,5 tỷ đồng trở lên. Đối với nhà ở, Bộ Tài Chánh đề xuất hai phương án đánh thuế bắt đầu từ mốc 700 triệu trở lên hoặc nhà ở từ 1 tỷ đồng trở lên với tỷ lệ từ 0,3% đến 0,4%. Theo tính toán của Bộ Tài Chánh, nếu mức thuế tài sản là 0,3% thì dự kiến số tài sản thu về là khoảng 22.700 tỷ đồng đối với nhà ở trên 1 tỷ đồng hoặc là 23.300 tỷ đồng đối với nhà có trị giá trên 700 triệu đồng. Nếu mức thuế là 0,4% thì số thuế dự kiến thu về tương ứng sẽ là khoảng 30.300 tỷ đồng. Việc đánh thuế nhà nói trên nếu áp dụng có thể mang lại cho nhà nước một ngân sách từ 10 tỷ đến 12 tỷ Mỹ Kim. Nhưng theo nhiều nhà chuyên gia nhận định thì đây là chính sách nguy hiểm vì sẽ dẫn đến những rối loạn trong xã hội. Thứ nhất, việc đánh thuế vào những căn nhà từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng, tức là đánh vào nguồn sống của phần lớn những người nghèo tại Việt Nam. Đa số người dân dành dụm cả đời mua được căn nhà, người mua vừa phải nộp tiền sử dụng đất rất lớn, vừa lại phải nộp thuế tài sản là sự bóc lột quá đáng. Ở các nước dân chủ, đất đai thuộc sở hữu tư nhân; không có khoản thu “tiền sử dụng đất” như ở Việt Nam nên việc nộp thuế nhà là đương nhiên. Trong khi tiền sử dụng đất ở Việt Nam chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành của nhà ở – từ 10% đến 50% tùy loại nhà, nay lại bắt nộp thêm thuế nhà sẽ tạo ra gánh nặng rất lớn cho người mua nhà. Thứ hai, không chỉ đóng thuế nhà, người dân Việt Nam hiện nay đóng đủ thứ thuế nào là thuế VAT, một sắc thuế ảnh hưởng lên 90 triệu người dân, thuế phân bón, thuế máy móc, thuế thiết bị chuyên dùng phục vụ nông nghiệp, thuế tàu đánh xa bờ, thuế tiêu thụ đặc biệt nước ngọt, thuế học đường, thuế sửa đường, thuế y tế, thuế nghe Loa phường… thậm chí còn nộp cả thuế chăn trâu bò ăn cỏ. Nghĩa là nhà cầm quyền hiện nay tìm mọi cách bắt dân phải nộp tiền dưới bất cứ hình thức nào để nuôi bộ máy nhà nước. Chính vì lý do này mà cứ mỗi lần đảng đưa ra chỉ thị chỉnh đốn bộ máy nhà nước, thì nó lại phình to ra thêm để có lý do… bắt dân đóng thuế. Việc tăng thuế nói trên đang làm ảnh hưởng trầm trọng đến khu vực doanh nghiệp tư nhân vì sẽ tạo ra gánh nặng thuế phí của các doanh nghiệp. Sản xuất đình đọng vì hàng hóa khó bán, sức cạnh tranh suy thoái khiến cho nhiều doanh nghiệp phải ngưng hoạt động. Trong Quý I/2018 có đến 21.115 doanh nghiệp ngưng hoạt động. Ngân sách thiếu hụt dẫn đến nhiều hệ lụy như trên đã cho thấy là càng tăng thuế sẽ đẩy nhà cầm quyền CSVN vào ngõ cụt. Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiểu đã ví von tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay chẳng khác nào người lái chiếc xe đi ngược chiều trên cầu Nhật Tân (Hà Nội), tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và hệ quả khôn lường. Người lái xe này chính là ông Nguyễn Phú Trọng đang say mê chiến dịch “đốt lò” để thâu tóm quyền lực, bất cần những ta thán của người dân về tình hình khó khăn kinh tế hiện nay./. Nguồn: Web Việt Tân
......

Thư mời tham dự Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 43 năm, thứ bảy 28.04. 2018 tại Thủ Đô Berlin.

  Thông Cáo Kính thưa quý vị Lãnh Đạo Tinh Thần Tôn Giáo, Kính thưa quý Hội Đoàn , Đoàn Thể và Tổ Chức chống Cộng tại CHLB Đức và Âu Châu, Kính thưa quý vị thân hào nhân sỹ, Sau 43 năm dưới sự toàn trị của đảng Cộng Sản Việt Nam quê hương chúng ta càng ngày càng lún sâu vào sự tha hóa xã hội và đạo đức , suy đồi giáo dục và lũng đoạn kinh tế . Sự đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng bất chấp công ước quốc tế và luật lệ ngoại giao chứng tỏ thêm sự gian tham mù quáng của tập đoàn cai trị này . Thảm họa Tết Mậu Thân sau 50 năm vẫn ghi đậm dấu ấn khát máu , thủ đoạn lừa lọc của Cộng Sản Việt Nam . Chẳng những vậy , theo phúc trình mới nhất của Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền thì tình hình Nhân Quyền tại Việt Nam trong năm 2017 đã xấu đi nghiêm trọng . Để lên tiếng tố cáo một lần nữa trước công luận nước Đức và toàn thế giới về tội ác của Cộng Sản Việt Nam , Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức chúng tôi sẽ trân trọng tổ chức: Lễ Tưởng Niệm ngày Quốc Hận lần thứ 43 vào ngày Thứ Bảy 28.04.2018 tại Berlin bao gồm: - Biểu tình trước Sứ Quán CSVN và tại Brandenburger Tor - Nghi thức tôn giáo và Hội thảo tại nhà thờ St. Aloysius Chương trình : * Từ 12:00giờ đến 13:00giờ: Biểu tình trước Sứ Quán Cộng Sản Việt Nam Elsenstr.3 -12435 Berlin-Treptow * Từ 13:30giờ đến 15:30giờ: Biểu tình và tuần hành tại Brandenburger Tor Pariser Platz , 10117 Berlin * Từ 16:00giờ đến 17:00giờ: Liên tôn cầu nguyện Tự Do Tôn Giáo, Dân Chủ, Công Lý và Hòa Bình cho Việt Nam tại : Nhà Thờ St. Aloysius Schwyzerstr. 1 - 13349 Berlin * Từ 17:00giờ đến 18:30giờ: Liên Hội khoản đãi cơm chiều tại Hội Trường Nhà Thờ St. Aloysius * Từ 18:30giờ đến 21:00giờ: Hội thảo tại Hội Trường Nhà Thờ St. Aloysius * Từ 21:00giờ đến 23:30giờ : Văn nghệ đấu tranh Chúng tôi thành khẩn kêu gọi sự tham dự đông đảo của quý vị. Sự thành công của buổi lễ là một đóng góp tinh thần lớn lao vào công cuộc đấu tranh đòi lại tự do dân chủ nhân quyền và tự chủ cho dân tộc Việt Nam . Điện thoại liên lạc : Ông Nguyễn văn Rị , Handy 0176-578807 Ông Hoàng Kim Thiên , Handy 0163-6743097 Berlin, ngày 02.02.2018 TM Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức e.V BS Hoàng Thị Mỹ Lâm  
......

Sao đến lúc này mới thập thò quyền nổ súng cho cảnh sát biển?

Phải mất đến chẵn hai chục năm kể từ năm 1998 khi Cục cảnh sát biển Việt Nam thuộc Bộ tư lệnh Hải quân được thành lập, mất 5 năm kể từ năm 2013 khi Cục cảnh sát biển này đôn lên thành Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và trở thành cơ quan mang danh nghĩa trực thuộc Chính phủ, câu tục ngữ đương đại “ngư dân bám biển, hải quân bám bờ” mới có chút cơ hội tự sửa mình khi dưới sự lãnh đạo của đảng cầm quyền, Quốc hội Việt Nam lần đầu tiên xem xét “quyền được nổ súng bảo vệ chủ quyền” của lực lượng cảnh sát biển. Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam. Cái bóng lờ mờ và vật vờ Cảnh sát biển Việt Nam có thể nổ súng để “bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển; quản lý về an ninh, trật tự, an toàn, môi trường biển và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên” - theo bản dự thảo Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Cũng theo bản dự thảo trên, Cảnh sát biển có thể nổ súng cảnh cáo các tàu hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển của Việt Nam nếu các tàu này không chấp hành hiệu lệnh chấm dứt các hoạt động bất hợp pháp. Cảnh sát biển nổ súng chỉ khi tính mạng và sự an toàn của họ bị đe dọa, hoặc trong khi truy đuổi những người và tàu thuyền vi phạm trên biển, hoặc để bảo vệ người dân mà tính mạng bị đe dọa… Nhưng một câu hỏi mang tính tồn vong dân tộc và quá nhức nhối là vì sao trong suốt hai chục năm qua và kể cả trong 5 năm gần đây, dù đã được nâng cấp thành “bộ tư lệnh” tức tương đương với cấp quân khu và quân đoàn của Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam lại chẳng hề chứng minh được tác dụng hay chí ít về sự tồn tại của nó trong các hành động bảo vệ ngư dân Việt trước vô số hành động khủng bố của “đồng chí tốt”? Vào năm 2011 khi tàu hải giám Trung Quốc hành xử lưu manh khi thẳng tay cắt cáp tàu Bình Minh II của Việt Nam, người dân thậm chí còn không nhận ra được hình ảnh tồn tại của Cục Cảnh sát biển, cho dù các tàu của lực lượng này vẫn thường xuyên tuần tra và không ít lần để lại trong tiềm thức ngư dân một vệt nước đen đúa về tinh thần “đòi hỏi” - như một kiểu thu phí BOT đường thủy đang manh nha nổi lên và bị dư luận xã hội phản ứng dữ dội. Nhưng vào thời gian 2011, một số ý kiến quan chức vẫn nại ra ý do rằng cảnh sát biển sở dĩ chưa làm hiệu quả là do chưa có đầy đủ chức năng bảo vệ chủ quyền, và vì chưa trở thành… Bộ tư lệnh. Thế còn từ năm 2013 đến nay và khi đã được phong hàm “tướng”, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã làm gì? Ba năm sau vụ Bình Minh II, nổ ra cuộc khủng hoảng Hải Dương 981 khi giàn khoan này từ Trung Quốc lao thẳng vào Biển Đông để giống như một cái tát nổ đom đóm vào thói bạc nhược chưa đánh đã chạy của điều được giới tuyên giáo xưng là “bản lĩnh Việt Nam”. Nhưng một lần nữa, người ta chỉ thoáng cái bóng lờ mờ và vật vờ của cảnh sát biển Việt Nam trong sự đối sánh với dày đặc và ngạo nghễ cảnh sát biển của Bắc Kinh. Nhưng ngay cả vụ Hải Dương 981 cũng không thể khiến “đảng và nhà nước ta” thoát khỏi cơn “ngủ ngày”. Bằng chứng rõ ràng nhất là bất chấp nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc do giới đấu tranh nhân quyền và dân chúng tổ chức nổ ra ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều tỉnh thành khác, Bộ Chính trị và Quốc hội Việt Nam vẫn kiên định tâm thế nín lặng. Từ năm 2014 đến nay, đã không có tối thiểu một bản nghị quyết nào của Bộ Chính trị hay của Quốc hội lên án về vụ Hải Dương 981 hay chí ít để “rửa mặt” trước những câu chuyện “nhục quốc thể” tương tự ở Bãi Tư Chính vào năm 2017 và 2018. Đó cũng là nguồn cơn khiến căn bệnh “hải quân bám bờ” ngày càng nan y, còn lực lượng cảnh sát biển thì gần như… biến mất. Trong tình cảnh “văn dốt võ dát” và giới quan chức Việt thân ai kẻ đó lo như thế, hải quân và tàu cá Trung Quốc có vẻ muốn làm gì thì làm. Mất ngủ lẫn mất ăn Các vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt và bắn giết ngư dân Việt đã đột ngột tăng mạnh kể từ tháng Bảy năm 2017 - thời điểm Việt Nam đưa giàn khoan Repsol - liên doanh với Tây Ban Nha - ra khu vực Bãi Tư Chính để khoan thăm dò dầu khí. Vào cuối tháng 7/2017 đã xảy ra một sự kiện mà được dư luận xã hội liệt vào loại “nhục quốc thể”: chính quyền Việt Nam phải “giương cờ trắng” khi yêu cầu ngừng hoạt động thăm dò khí đốt của Repsol - một công ty Tây Ban Nha liên doanh với Việt Nam - ngay tại Bãi Tư Chính mà luôn được Bộ Ngoại giao Việt Nam chiến đấu võ miệng “thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam”. Dù chưa bao giờ giới tuyên giáo hay Bộ Ngoại giao Việt Nam dám nói toạc về cái nguồn cơn sâu xa của vụ “nhục quốc thể” ấy, nhưng vụ “giương cờ trắng” này lại trùng hợp với tin tức quốc tế cho biết sau khi Bắc Kinh đe dọa sẽ tấn công một số căn cứ quân sự của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam cho phép Repsol tiếp tục khoan thăm dò dầu khí. Chưa hết, sau thất bại ở Bãi Tư Chính, Việt Nam lại có nguy cơ bị Trung Quốc cản trở việc khai thác dầu khí ở mỏ Cá Voi Xanh - dự án dầu khí lớn nhất của Việt Nam, nơi được phát hiện bởi Tập đoàn dầu khí ExxonMobil của Mỹ và có thể sẽ đóng góp gần 20 tỷ đô la vào ngân sách Việt Nam. Thực trạng trần trụi là mỏ khí đốt Cá Rồng Đỏ ở lô 136/03 thuộc Bãi Tư Chính và mỏ Cá Voi Xanh ở ngoài khơi Quảng Ngãi, Quảng Nam là những tiềm năng cuối cùng có thể cứu vãn ngân sách đang cạn kiệt. Nếu Repsol và Exxonmobil khai thác thành công thì ngân sách cùng chế độ Việt Nam sẽ được chia phần không ít. Trong cơn quẫn bách mất ngủ lẫn mất ăn ngay trên vùng biển của mình, Hà Nội đã một lần nữa phải “cầu viện” Hoa Kỳ, mà cụ thể là kêu gọi một sự hỗ trợ từ hải quân Hoa Kỳ. Nhưng ngay cả sự hiện diện của USS Carl Vinson ở Đà Nẵng vào đầu tháng Ba đó đã chẳng mấy có tác dụng răn đe Trung Quốc. Chiến thuật của Hà Nội mượn tàu chiến Mỹ để “hù” Trung Quốc thậm chí còn dẫn đến tác dụng ngược khi Bắc Kinh hạ lệnh cho hàng không mẫu hạm Liêu Ninh và vài chục tàu chiến ồ ạt kéo vào Biển Đông tập trận với đích thân Tập Cận Bình làm tổng chỉ huy. Cùng lúc, một mặt trận ngoại giao - thương mại được Trung Quốc tung ra. Cuối tháng Ba năm 2018, Ngoại trưởng Vương Nghị đến Hà Nội, gặp 3/4 “tứ trụ” của Việt Nam và nói trắng ra: “Đôi bên không nên tiến hành các hoạt động đơn phương làm phức tạp tình hình và nên củng cố hợp tác hàng hải để xây dựng một môi trường lành mạnh nhằm đạt được một thỏa thuận chung cuộc về giải quyết tranh chấp trên biển”. Về thực chất, đó là tối hậu thư của Trung Quốc. Có quá nhiều lý do để Bộ Chính trị đảng cùng cơn lạm phát gần 500 tướng quân đội phải đau đầu đến thống phong. Nếu chấp nhận “hợp tác cùng khai thác dầu khí” với Trung Quốc theo lối nói không thèm úp mở của Vương Nghị, Việt Nam sẽ đồng thời phải thừa nhận một tiền lệ chưa từng có về việc phải cho kẻ cướp chung sống trong nhà mình và một cách chính thức bắt đầu chấp nhận ách đô hộ của “Hoàng đế Tập Cận Bình”. Còn nếu không chấp nhận cách chia bôi lợi nhuận dầu khí với kẻ cướp, tương lai có thể sẽ là một cuộc xung đột quân sự. Cô đơn tuyệt đối Tình thế của chính thể Việt Nam giờ đây là hầu như cô đơn, trái ngược với sở đoản “đa dạng hóa, đa phương hóa” mà các cơ quan tuyên giáo và giới chóp bu ra rả bất tận ở mọi nơi và vào mọi lúc. Sự cô đơn đó thực ra đã trở thành tuyệt đối vào năm 2014 trong vụ Hải Dương 981. Khi đó, đã không một nước nào trong số một chục “đối tác chiến lược” của Việt Nam thèm quan tâm hay tiếp ứng cho giới chóp bu Hà Nội, để mặc tinh thần kiêu ngạo cộng sản phải đối diện với một tinh thần cộng sản kiêu ngạo hơn hẳn là “đối tác chiến lược lớn nhất và quan trọng của Việt Nam” - Trung Quốc. Còn đến đầu năm 2018, Việt Nam thậm chí còn nâng số lượng “đối tác chiến lược” lên chẵn một tá - bao gồm cả hai “tân binh” là Úc và Ấn Độ. Nhưng như tục ngữ “mèo vẫn hoàn mèo”, vẫn chẳng có gì đổi dời về tâm thế cô đơn chính trị và quân sự. Để đến lúc này, trong tình cảnh đã “ngửi” thấy cái hơi của một cuộc “chiến tranh dầu khí” trong tương lai giữa “hai đảng anh em”, giới chóp bu Hà nội mới bắt buộc phải suy tính về “quyền được nổ súng” dành cho đội quân có vẻ chưa bao giờ biết bắn súng - lực lượng cảnh sát biển. Nhưng cho dù vào cuối năm 2018, Luật Cảnh sát biển Việt Nam có được chính thức thông qua chăng nữa, chẳng mấy người dân dám tin rằng với “truyền thống bám bờ” trong quá nhiều năm qua, lực lượng cảnh sát biển sẽ có một hành động thực chất nào để cứu vớt cảnh bị hành hung và bị bắn giết của ngư dân Việt. Thậm chí, ngay cả khi nhiệm vụ duy nhất của cảnh sát biển là bảo vệ các lô dầu khí được Việt Nam phải lao vào khai thác theo cách không còn cách nào khác, cũng chẳng có hy vọng gì để lực lượng này dám “nổ súng” khi bị tàu Trung Quốc vây bọc và đe dọa - điều mà một “nước nhỏ” là Hải quân Philippines đã làm nhiều lần từ năm 2014, thậm chí còn bắt giữ hàng trăm ngư dân Trung Quốc xâm nhập, đánh bắt cá trái phép và đưa ra xử tù mà Bắc Kinh chẳng dám có phản ứng mạnh nào.
......

NHỮNG CÁI CỚ ĂN THỊT LẪN NHAU

“…Cứ tưởng rằng những ngón đòn bẩn thỉu như quăng mắm tôm vào nhà, đánh người rồi vu vạ bắt giam, đưa xét xử mà không có nạn nhân chỉ dành cho những người mà đảng không ưa, chỉ dành cho "thế lực thù địch" của đảng. Nhưng không. Ngay cả với các đồng chí mình, khi cần, thì những trò hèn hạ đó vẫn được sử dụng như thường….” Trong cuộc chiến phe nhóm, thanh trừng lẫn nhau mang tên "Chống tham nhũng" khi những "đồng chí thuộc phe địch" mà đã về hưu, thì con cái các "đồng chí" đó sẽ được đưa ra làm đích ngắm bắn. Ảnh: Lê Trương Hải Hiếu Người ta thấy những lý do đưa ra kỷ luật của đảng với các con cái các "đồng chí thuộc phe địch" nhiều khi đến nực cười. Bởi vì chuyện quan chức cộng sản nhận tiền của, xe cộ, nhà đất và biết bao thứ khác từ doanh nghiệp, từ sân sau... là chuyện trở thành đặc tính riêng của quan chức cộng sản Việt Nam. Có thể nói không ngoa mà không cần thống kê rằng: 100% quan chức cộng sản, không có bất cứ ai sống bằng đồng lương chân chính. Từ những thằng khố rách, áo ôm, ăn củ chuối đi theo cộng sản bỗng trở nên giàu có vô độ, ăn chơi phè phỡn, tài sản khắp nơi... nếu không tham nhũng, hối lộ thì chỉ có ăn cướp. Nhưng không sao, miễn là anh ta hoặc bố anh ta, thậm chí là chị anh ta đang ở vị trí của "phe ta" trong đảng. Bởi vì chuyện không trung thực đâu có là chuyện riêng của Lê Phước Hoài Bão? Xưa nay, cộng sản và trung thực là hai khái niệm đi ngược chiều với nhau. Bởi nếu trung thực thì làm gì còn cộng sản? Hãy nghe lời những nhà lãnh đạo thế giới nói về cộng sản thì rõ. Bà Thủ tướng Đức Angela Merkel nói: "Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối." Còn Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Liên xô Mikhail Gorbachev thì "đấm ngực ăn năn" rằng: "Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá"... Vậy thì "đồng chí Lê Phước Hoài Bão" có gian dối cũng là chuyện cũ xưa nay, có gì mà phải đến mức kỷ luật? Còn Lê Trương Hải Hiếu có tội là "có con nhưng chậm khai báo" với đảng, e cũng là chuyện nực cười. Cứ thử xem trong đảng, thậm chí lật lại lịch sử Đảng cộng sản mà xem. Biết bao nhiêu lãnh tụ, biết bao "đồng chí" không chỉ có một con, mà nhiều con lắm vợ, không những "chậm khai báo" mà còn lờ tịt chuyện vợ con cho mình trong sạch. Thậm chí giết người diệt khẩu, có sao. Đằng sau những lý do mà đảng đưa ra để thịt các "đồng chí" mình, người ta biết chắc chắn là không phải chuyện "có con nhưng chậm khai báo", "nhận nhà cửa xe cộ của doanh nghiệp" "không trung thực, gian dối..." mà cuộc chiến quyền lực, tiêu diệt lẫn nhau trong đảng đã đến hồi nóng, mọi ngón đòn dù hèn hạ, đê tiện đến đâu đều được sử dụng trong cuộc chiến này. Cứ tưởng rằng những ngón đòn bẩn thỉu như quăng mắm tôm vào nhà, đánh người rồi vu vạ bắt giam, đưa xét xử mà không có nạn nhân như thầy giáo Vũ Hùng vừa qua, hay kết án tội "Tuyên truyền chống chế độ" vì "hai bao cao su đã qua sử dụng", "hai người đi xe đạp hàng ba" hoặc những chiến công như tướng công an Phan Văn Vĩnh đốt nhà để điều tra tội phạm, đe dọa giết người để lấy cung... chỉ dành cho những người mà đảng không ưa, chỉ dành cho "thế lực thù địch" của đảng. Người dân đã phát hiện chính Lê Trương Hải Hiếu (người trong vòng đỏ) đã cùng với công an phá đám cuộc biểu tình chống Trung Quốc của Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Hai người mặc áo trắng bên phải là Tạ Phong Tần và Điếu cày Nguyễn Văn Hải. Nhưng không. Ngay cả với các đồng chí mình, khi cần, thì những trò hèn hạ đó vẫn được sử dụng như thường. Và biết đâu, chính những "đồng chí" như Lê Trương Hải Hiếu trong những năm tháng làm đoàn Thanh niên, làm chủ tịch Quận, làm quan chức... lại là những đứa đã tham gia, tổ chức những trò bẩn thỉu, đánh lén và đàn áp người dân vô tội, yêu nước bằng những cách thức hèn hạ của đảng thì nay được thưởng thức những món ăn mà anh ta dọn sẵn cho những nạn nhân đó. Thế mới hiểu: Trời có mắt. Ngày 19/4/2018 FB JB Nguyễn Hữu Vinh
......

Lê Trương Hải Hiếu bị kỷ luật: Thêm tín hiệu sụp đổ ‘gia tộc Lê Thanh Hải’

Chỉ 5 ngày sau vụ ông Lê Tấn Hùng – Tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (SAGRI) và là em ruột của cựu ủy viên bộ chính trị kiêm bí thư TP.HCM Lê Thanh Hải – bị công bố “chi khống 13,3 tỉ đồng” theo kết luận thanh tra, đến lượt con trai cựu bí thư Lê Thanh Hải là ông Lê Trương Hải Hiếu – Thành ủy viên, Phó Bí thư quận ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 12 – bị Ủy ban Kiểm tra thành ủy TP.HCM công khai thi hành kỷ luật. Vụ công bố kỷ luật trên diễn ra tại hội nghị Thành ủy ngày 17/4/2018. Theo đó, ông Lê Trương Hải Hiếu “đã vi phạm trong việc có quan hệ tình cảm với một phụ nữ và có con chung nhưng chậm báo cáo với tổ chức”. Ban Thường vụ Quận ủy Quận 12 đã quyết định kỷ luật ông Lê Trương Hải Hiếu bằng hình thức khiển trách. Lê Trương Hải Hiếu Vào thời người cha còn đương chức Bí thư thành ủy TP.HCM, ông Lê Trương Hải Hiếu đã từng được liệt vào danh sách “tuổi trẻ tài cao” theo ngôn ngữ nửa thật nửa hư của giới quan chức và báo chí, hoặc “hót hay nhảy giỏi” theo cách châm biếm của dân gian đương đại. Thành tích tốt nhất về “nhảy giỏi” là ngay cả sau khi ông Lê Thanh Hải đã “rớt đài” tại đại hội 12 của đảng cầm quyền và phải “về vườn”, vào tháng 5/2016 ông Hải vẫn tìm cách “binh” cho con trai Lê Trương Hải Hiếu có được một suất trong Ban chấp hành đảng bộ thành phố (tức thành ủy viên), bất chấp việc trước đó ông Hiếu chỉ nhận được tỷ lệ phiếu khá thấp cho cái ghế chính trị kèm lợi ích này. Người dân đã phát hiện chính Lê Trương Hải Hiếu (người trong vòng đỏ) đã cùng với công an phá đám cuộc biểu tình chống Trung Quốc của Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Hai người mặc áo trắng bên phải là Tạ Phong Tần và Điếu cày Nguyễn Văn Hải. Ảnh: Dân Làm Báo Chính người kế nhiệm Lê Thanh Hải là Đinh La Thăng đã hoàn tất câu chuyện “binh” ấy. Từ đầu năm 2016, Đinh La Thăng đã bất ngờ “nhảy” vào Bộ Chính trị và được điều động về làm bí thư thành ủy TP.HCM. Như vậy, “độ trễ” của Lê Trương Hải Hiếu so với Đinh La Thăng là đúng 1 năm, nếu tính từ thời đểm tháng 4/2017 khi ông Thăng phải nhận “án” kỷ luật ra khỏi Bộ Chính trị, và là 4 tháng nếu tính từ tháng 12/2017 khi ông Thăng chính thức tra tay vào còng. Những nước cờ tuần tự và có vẻ khá chắc chắn của Tổng bí thư Trọng đang áp sát cựu bí thư Lê Thanh Hải, tương tự những nước đi của ông Trọng đối với “gia tộc Nguyễn Tấn Dũng”. Chiến thuật trên đang khá tương hợp với đồn đoán trước tết nguyên đán 2018 về “từ sau tết đến Hội nghị trung ương 7, Lê Thanh Hải sẽ bị “đánh””. Tính đến nay đã có 2 trong số 3 người con của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị “lên thớt” là Nguyễn Thanh Phượng và Nguyễn Thanh Nghị. Còn “thòng lọng” siết cựu bí thư Lê Thanh Hải có lẽ cũng chẳng khác mấy, ứng với hai người thân của ông Hải là Lê Trương Hải Hiếu và Lê Tấn Hùng. Nhưng số phận của ông Lê Tấn Hùng có thể sẽ không “mềm” như Lê Trương Hải Hiếu. Vào tháng Ba năm 2018, ông Lê Tấn Hùng chỉ bị đảng “khiển trách” – một mức độ mà có thể cho phép ông Hùng vẫn tiếp tục tại vị hoặc “hạ cánh an toàn”. Song đến giữa tháng Tư năm 2018, độ rủi ro đối với người em trai của cựu bí thư Lê Thanh Hải đã tăng đột biến. Vụ việc “Lê Tấn Hùng chi khống 13,3 tỉ đồng” đang có triển vọng sang thẳng cơ quan điều tra của Công an TPHCM. Khi đó, số phận của ông Lê Tấn Hùng có thể coi như “xong” và chỉ còn chờ ngày bị truy tố và ra tòa lãnh án. Lê Tấn Hùng Cần nói thêm, Lê Tấn Hùng chính là quan chức đã ra lệnh cho lực lượng áo xanh (thanh niên xung phong) thẳng tay đàn áp hàng trăm người dân biểu tình vì môi trường và phản đối thảm họa xả thải của Formosa vào tháng Năm năm 2016. Nhiều người biểu tình đã bị thanh niên xung phong và công an trá hình đánh đập đến đổ máu. Tín hiệu sụp đổ ‘gia tộc Lê Thanh Hải’ Vào lúc này, không hiếm người hiểu là cựu bí thư Lê Thanh Hải đã chính thức bị “sờ gáy”. Ông Lê Thanh Hải từng được một số dư luận đồn đoán là “một trong những quan chức cộng sản giàu nhất Việt Nam”. Đặc biệt là mối quan hệ “đặc biệt” giữa ông Hải và bà Trương Mỹ Lan của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Từ đầu tháng 8/2016 đã bắt đầu tăng cường những dấu hiệu tấn công của một bộ phận trogn giới truền thông nhà nước vào Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thuộc sở hữu của gia tộc họ Trương. Một trong số những bài viết trên báo nhà nước mang tựa đề “Đại gia Trương Mỹ Lan và ‘đế chế’ Vạn Thịnh Phát đang toan tính gì?”, cho rằng “Thâu tóm hàng loạt siêu dự án rồi để “trùm mền”, động cơ của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trên thị trường địa ốc TP.HCM đang là một ẩn số vô cùng bí hiểm”. Sau đó, bắt đầu xuất hiện trên mạng xã hội một số bài viết mang tính móc xích về mối quan hệ “đặc biệt” giữa bà Trương Mỹ Lan với ông Lê Thanh Hải – Bí thư thành ủy TP.HCM từ năm 2015 trở về trước. Nhiều dư luận cho rằng nhờ có sự “bảo kê” của Bí thư Hải mà Vạn Thịnh Phát đã giành được nhiều khu đất vàng để kinh doanh bất động sản, mang lại một khoản lợi nhuận khổng lồ cho tập đoàn này… Giờ đây, ngay cả người được xem là “đệ tử ruột” của Lê Thanh Hải là Tất Thành Cang – Phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM – cũng không thể cứu được Lê Trương Hải Hiếu. Bản thân ông Tất Thành Cang có thể còn phải đối mặt với một nguy cơ khác. Trong những ngày gần đây, nhiều dư luận cho rằng ông Cang có thể phải chịu kỷ luật bởi một số sai phạm tại khu đô thị Thủ Thiêm vào thời ông Cang còn là Bí thư quận 2. Có lẽ “gia tộc Lê Thanh Hải” đang lộ ra những dấu hiệu đầu tiên về sự sụp đổ cho một ngày không còn xa nữa./.
......

Pages