Nhà hoạt động Đinh Thị Thu Thuỷ bị tuyên 7 năm tù tại tòa sơ thẩm tỉnh Hậu Giang ngày 20.01.2021

Nhà hoạt động Đinh Thị Thu Thuỷ bị tuyên 7 năm tù tại tòa sơ thẩm tỉnh Hậu Giang ngày 20/1 với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự.   Ls Trịnh Vĩnh Phúc|   LỜI NÓI SAU CÙNG CỦA ĐINH THỊ THU THUỶ tại phiên toà hình sự sơ thẩm TAND tỉnh Hậu Giang ngày 20/1/2021:   “...Tất cả việc tôi làm đều xuất phát từ con tim của một người yêu nước, từ một tấm lòng của người mẹ. Tôi yêu quê hương, đất nước, từ lúc có con tôi yêu con tôi, càng thêm yêu đồng bào và quê hương, đất nước mình. Tôi chỉ muốn cho đất nước được tốt lên, môi trường xã hội và môi trường giáo dục được minh bạch, lành mạnh, các dòng sông quê tôi không bị đầu độc, bức tử, người dân không phải dùng thực phẩm bẩn... Do bức xúc tôi có những ngôn từ nặng nề, chỉ trích một số cá nhân lãnh đạo nhưng không phải là hành vi chống Nhà nước theo như điều luật mà tôi bị quy kết và truy tố...”.   Ảnh: Ông Đinh Văn Minh (ba của Đinh Thị Thu Thuỷ) và hai con gái cùng hai luật sư chụp ảnh lưu niệm tại cổng Toà án, trưa 20/1/2021. Ls Nguyen Van Mieng (LS Trịnh Vĩnh Phúc & LS Nguyễn Văn Miếng ghi lại tại phiên toà)   THÔNG TIN PHIÊN TÒA CÔ NĂM HẬU GIANG ĐINH THỊ THU THỦY * Tòa tuyên án Cô Đinh Thị Thu Thủy: 7 năm tù giam   Áo là mảnh vỡ của đêm Chúng đem bóng tối phủ lên thân tù Đen điu gương mặt kẻ thù Tim ta đỏ giữa mịt mù áo đen (A.N) Hôm nay 20/01/2021, Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang xét xử cô Đinh Thị Thu Thủy, 39 tuổi, thạc sĩ, kỹ sư ngành nuôi trồng thủy sản bị Viện kiểm sát truy tố về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" quy định tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật hình sự.   Thẩm phán chủ tọa phiên toà là ông Nguyễn Đình Tiến.   Giữ quyền công tố tại phiên tòa: Bà Kiểm sát viên Trương Thuận Yến.   Phiên toà bắt đầu lúc 8:00 kết thúc 12:00   Chỉ có bị cáo, 3 người trong gia đình và 7 công an áp tải. Không có “một rừng” an ninh như các phiên tòa an ninh khác.   Cô Thủy tham gia nhóm Facebook Cửu Long Xanh và Sức Sống Xanh.   Mục tiêu của Cửu Long Xanh và Sức Sống Xanh là thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường. Các hoạt động dự định thực hiện: nhặt rác hàng tuần, kêu gọi bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng bọc nilon, hạn chế sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp, các biện pháp phân biệt thực phẩm Việt Nam và Trung Quốc, …   Trong thời gian tới, khi chính quyền các nơi đã rõ ràng mục đích của Cửu Long Xanh, cô Thủy mong muốn vẫn tiếp tục các hoạt động trên dưới sự cho phép chính quyền ở mỗi địa phương có Cửu Long Xanh và Sức Sống Xanh hoạt động. Trong danh mục tang vật, có một áo thun màu đen có đường gạch chéo đường lưỡi bò và 12 khẩu trang màu trắng xanh có biểu tượng đường lưỡi bò bị gạch chéo.   Có ba Bản kết luận giám định tư tưởng trên tài liệu in từ hai trang Facebook của cô Thủy: 2 bản được Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Hậu Giang giám định cá nhân và 1 bản được Bộ Thông tin và Truyền thông giám định tập thể.   Nhưng Sở Văn hóa Thể thao Du lịch không có chức năng giám định tư pháp về tài liệu án an ninh, Sở Thông tin và Truyền thông có chức năng này nhưng lại từ chối giám định vì không đủ năng lực, nên Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm thay.   Viện kiềm sát đề nghị 7-8 năm tù, Toà tuyên mức án như trên.   Ls Trịnh Vĩnh Phúc Ls Nguyễn Văn Miếng. FB Nguyen Van Mieng  
......

Văn tế 74 tử sĩ trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 17-19.01.1974

Tác giả: Nguyễn Phúc Vĩnh Ba   Hỡi ơi! Nhẹ tựa lông hồng, Nặng tày non Thái.   Những cái chết đã đi vào quốc sử, con cháu nghe mà xót dạ bàng hoàng, Bao con người vì gánh vác giang sơn, cây cỏ thấy cũng chạnh lòng tê tái.   Anh linh kia hoài phảng phất thiên phương, Chính khí đó sẽ trường tồn vạn tải.   Mới hay,   Giòng giống Việt luôn còn nòi nghĩa dũng, thịt tan xương nát sá chi, Trời đất Nam đâu thiếu bậc anh hùng, máu đổ thây rơi nào ngại.   Kính các anh vị quốc thân vong Bày một lễ thâm tình cung bái.   Nhớ các anh xưa, Tuổi trẻ thanh xuân, Khí hùng chí đại.   Thời binh hỏa đâu màng gì nhung gấm, chọn tri âm tri kỷ chốn sa trường, Thuở can qua há tiếc chút bình an, nguyền báo quốc báo dân nơi hiểm ải.   Một tấc đất vẫn là cương thổ, ông cha xưa bao đời gầy dựng, sao cam lòng để vuột mất đi. Dăm hòn đảo ấy vốn bản hương, anh em nay mấy độ canh cày, quyết tận sức ra gìn giữ mãi.   Từ Chúa Nguyễn sách văn[1] chép rõ, nhân dân Nam từng khai thác làm ăn, Đến Pháp Thanh công ước[2] còn ghi, chủ quyền Việt chẳng luận bàn tranh cãi.   San Francisco hội nghị[3], mừng biết bao, thấy thế giới đồng lòng, Việt Nam Quốc gia chính quyền[4], vui xiết kể, đón sơn hà trở lại.   Thế nên, Đất cát ông cha thì phải giữ, dẫu mũi tên hòn đạn không sờn, Núi sông tiên tổ sao chẳng gìn, mặc ăn gió nằm mưa chi nại.   Trùng dương sóng dữ, mập mờ thuyền viễn thú, thân trai há sợ kiếp gian nan, Hải đảo gió cuồng, vời vợi biển quê hương, vai lính thêm bền lòng hăng hái.   Hội khao lề lại trống chiêng bi tráng, tiễn người đi mờ bóng cuối chân trời, Nơi quê nhà đành con vợ u buồn, thương kẻ đợi trông buồm về trước bãi.   Có ngờ đâu, Giặc ác hiểm quen tuồng xâm lược, máu tham tàn không giấu kín ý gian, Ta hiền lương chuộng đạo hiếu hòa, tình hữu nghị có đâu ngoài lẽ phải.   Địch thả câu nước đục, hai ba lần chiếm đảo[5], xây đồn đắp lũy đó đây, Chúng luồn gió bẻ măng, bốn năm dạo lên bờ, dựng trại cắm cờ lải rải.   Ngày 16 Quang Hòa, Hữu Nhật[6],… giặc đã nuốt tươi, Đến 17 Duy Mộng, Quang Ảnh6,.. chúng đang xơi tái.   Lửa hờn bốc tận thanh vân. Khí uất tràn đầy thương hải.   Ghìm máu nóng, thông tin bằng quang hiệu, giặc cứ ngang tàng, Hạ quyết tâm, biệt hải tiến vào bờ, ta ôm thất bại.   Không nản chí, Thường Kiệt, Nhật Tảo băng băng pháo đạn xông pha, Chẳng dùi lòng Bình Trọng, Khánh Dư[7] né né tiễn lôi lèo lái.   Vẳng đôi tai còn nghe khúc “Thuật Hoài”[8] Bừng con mắt đà thấy câu “Trung Ngãi”[9] Thế nhưng, Lực bất tòng tâm, Thiên dung vô lại[10].   Giặc đã nhiều chuẩn bị, nào tảo lôi, nào liệp đỉnh, tàu nhiều quân bộn giàn hàng, Ta mất thế thượng phong, này sóng dữ, này đá ngầm, biển rộng đường xa phải trải. Phía chếch đông tàu Mỹ đứng mà nhìn, Phương chính bắc hạm Tàu nằm sắp phái.   Dù như thế ta vẫn quyết thư hùng Có ra sao mình cứ liều sống mái.   Đùng đoành trọng pháo nổ thấp cao, Sàn sạt hỏa tiễn bay trái phải, Ngụy Văn Thà[11] trúng thương trước ngực, máu anh hùng đẫm ướt chiến y, Lý Thường Kiệt[12] lãnh đạn ngang hông, nước đại hải ngập đầy buồng máy.   Khói mù tàu giặc cháy bốc lên, Pháo nổ thuyền mình câu vọng lại.   Thương ơi! Thế lực không cân Thời cơ cũng trái.   Bảy tư người bỏ mình vì nước, biển sâu ký gởi thân phàm, Cả bốn tàu trúng pháo quân thù, bờ cạn lui về gác mái.   Cờ quốc gia phủ người ra trận, toàn quân dân uất ức trẻ như già Vành khăn tang chít tóc đang xanh, bao thân quyến nghẹn ngào trai lẫn gái.   Công các anh, Tổ quốc thề không quên, Toàn dân nguyền nhớ mãi.   Chống ngoại xâm là truyền thống muôn đời Giữ lãnh thổ vốn luân thường vạn đại.   Máu tử sĩ sẽ nuôi khôn dân tộc, mau kiên trì giành lại giang sơn, Xương anh linh rồi nung chín hùng tâm, sớm quyết liệt san bằng oan trái.   Nước cường thịnh khi dân biết kết đoàn, Dân phú túc lúc người luôn thân ái.   Hôm nay.   Sơ sài lời điếu câu văn, Đạm bạc chùm hoa dĩa trái.   Xót uy linh, xin tượng tạc bia xây, Tỏ thâm tạ, khiến dân quì quan vái.   Mong các anh siêu độ tái sinh, Cầu đất nước dân an quốc thái.   Hỡi ơi! Xót xa tiếng mất ý còn, Tha thiết lòng phơi ruột trải.   Hồn có linh thiêng Niệm tình thụ bái.   Huế, ngày 18.01.2014 Nguyễn Phúc Vĩnh Ba ______________ Chú thích:   [1] Đầu TK 17, Chúa Nguyễn tổ chức khai thác trên các đảo. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải có nhiệm vụ ra đóng ở hai quần đảo, mỗi năm 8 tháng để khai thác các nguồn lợi: đánh cá, thâu lượm những tài nguyên của đảo và những hoá vật do lấy được từ những tàu đắm. Năm 1816: Vua Gia Long chính thức chiếm hữu đảo, ra lệnh cắm cờ trên đảo và đo thuỷ trình. Năm 1835: Vua Minh Mạng cho xây đền, đặt bia đá, đóng cọc, và trồng cây. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải được trao nhiều nhiệm vụ hơn: khai thác, tuần tiễu, thu thuế dân trên đảo và nhiệm vụ biên phòng bảo vệ hai quần đảo. Hai đội này tiếp tục hoạt động cho đến khi người Pháp vào Đông Dương. [2] Ngày 9 tháng 6 năm 1885: Hòa ước Thiên Tân kết thúc chiến tranh Pháp Thanh. Ngày 26 tháng 6 năm 1887: Pháp và nhà Thanh xúc tiến ấn định biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Hoa. [3] Ngày 6 tháng 9 năm 1951: Tại Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản, vốn không chính thức xác định rõ các quốc gia nào có chủ quyền trên quần đảo, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu tuyên bố rằng cả quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam, và không gặp phải kháng nghị hay bảo lưu nào từ 51 nước tham dự hội nghị. [4] Năm 1954 – Hiệp định Geneva quy định lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời (bao gồm cả trên đất liền và trên biển). Quần đảo Hoàng Sa nằm ở phía Nam vĩ tuyến 17, được giao cho chính quyền Quốc gia Việt Nam (quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu) quản lý. [5] Năm 1956, lợi dụng tình hình quân đội Pháp phải rút khỏi Đông Dương theo quy định của Hiệp định Geneva và trong khi chính quyền miền Nam Việt Nam chưa kịp tiếp quản quần đảo Hoàng Sa theo như thỏa thuận của hiệp định này, Trung Quốc đã thừa cơ đưa quân ra chiếm đóng bất hợp pháp nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa bao gồm Phú Lâm và Linh Côn. (Trần Công Trục) [6] Tên các hòn đảo bị Trung Quốc xâm chiếm. [7] Tên bốn chiến hạm tham gia trận hải chiến Hoàng Sa: HQ4 (Trần Khánh Dư), HQ5 (Trần Bình Trọng), HQ10 (Nhật Tảo), và HQ16 (Lý Thường Kiệt). [8] Tên bài thơ của danh tướng Phạm Ngũ Lão đời Trần được Hạm trưởng HQ4 Trung tá Vũ Hữu San đọc để cổ võ tinh thần binh sĩ trước giờ khai hỏa. [9] Tức là Trung Nghĩa, bổn phận của người lính. [10] Trời dung tha phường vô lại. [11] Thiếu tá Ngụy Văn Thà là hạm trưởng HQ10 Nhật Tảo. [12] Lý Thường Kiệt là tàu HQ16.   Nguồn: Ba Sàm Video đọc bài tế: https://www.youtube.com/watch?v=A_-degkbwN4&feature=emb_logo
......

Kỷ niệm 47 năm Ngày mất Hoàng Sa: Áng hùng văn 47 năm về trước về chủ quyền Hoàng Sa

Nguyễn Xuân Diện| TUYÊN CÁO CỦA BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO VIỆT NAM CỘNG HÒA VỀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN CỦA TRUNG CỘNG TRONG KHU VỰC ĐẢO HOÀNG SA (NGÀY 19.1.1974) Nguyên văn: Sau khi mạo nhận ngày 11.1.1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng–Sa và Trường-Sa của Việt Nam Cộng-Hòa, Trung cộng đã đưa Hải-quân tới khu vực Hoàng- Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam-Tuyền, Quang-Hòa và Duy-Mộng. Lực lượng Hải-quân Trung-Cộng gồm 11 chiến đỉnh thuộc nhiều loại và trọng lượng khác nhau, kể cả một tàu loại Komar có trang bị hỏa tiễn. Để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền an ninh quốc gia trước cuộc xâm lăng quân sự này, các lực lượng Hải quân Việt-Nam Cộng-Hòa trấn đóng trong khu vực này đã ra lệnh cho bọn xâm nhập phải rời khỏi khu vực. Thay vì tuân lệnh, các tàu Trung-Cộng, kể từ 18.1.1974, lại có những hành động khiêu khích như đâm thẳng vào các chiến đỉnh Việt-Nam. Sáng ngày nay, 19.1.1974 hồi 10h20, một hộ-tống hạm Trung-Cộng thuộc loại Kronstadt đã khai hỏa bắn vào khu vực hạm “Trần Khánh Dư” mang số HQ-04 của Việt-Nam Cộng-Hòa. Để tự vệ, các chiến hạm Việt-Nam đã phản pháo và gây hư hại cho hộ tống hạm Trung Cộng. Cuộc giao tranh hiện còn tiếp diễn và đang gây thiệt hại về nhân mạng và vật chất cho cả đôi bên. Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ Việt-Nam Cộng-Hòa, và một lần nữa vạch trần chánh sách bành trướng đế quốc mà Trung Cộng liên tục theo đuổi, đã được biểu lộ qua cuộc thôn tính Tây Tạng, cuộc xâm lăng Đại Hàn và Ấn Độ trước kia. Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng-Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền an ninh của Việt Nam Cộng Hòa mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới. Với tư cách một nước nhỏ bị một cường quốc vô cớ tấn công. Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi toàn thể các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình trên thế giới hãy cương quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạo của Trung Cộng nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền để buộc Trung Cộng phải tức khắc chấm dứt các hành động nguy hiểm đó. Làm ngơ để cho Trung Cộng tự do tiến hành cuộc xâm lấn trắng trợn này là khuyến khích kẻ gây hấn tiếp tục theo đuổi chánh sách bành trướng của chúng và sự kiện này đe dọa sự sống còn của những nước nhỏ đặc biệt là những nước ở Á Châu. Trong suốt lịch sử, dân tộc Việt Nam đã đánh bại nhiều cuộc ngoại xâm. Ngày nay, Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa cũng nhất định bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia. (Tài liệu ronéo của Bộ Ngoại Giao, Sài Gòn, Số 015/BNG/ TTBC/ TT) Thay vì tuân lệnh, các tàu Trung-Cộng, kể từ 18.1.1974, lại có những hành động khiêu khích như đâm thẳng vào các chiến đỉnh Việt-Nam. Sáng ngày nay, 19.1.1974 hồi 10h20, một hộ-tống hạm Trung-Cộng thuộc loại Kronstadt đã khai hỏa bắn vào khu vực hạm “Trần Khánh Dư” mang số HQ-04 của Việt-Nam Cộng-Hòa. Để tự vệ, các chiến hạm Việt-Nam đã phản pháo và gây hư hại cho hộ tống hạm Trung Cộng. Cuộc giao tranh hiện còn tiếp diễn và đang gây thiệt hại về nhân mạng và vật chất cho cả đôi bên. Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ Việt-Nam Cộng-Hòa, và một lần nữa vạch trần chánh sách bành trướng đế quốc mà Trung Cộng liên tục theo đuổi, đã được biểu lộ qua cuộc thôn tính Tây Tạng, cuộc xâm lăng Đại Hàn và Ấn Độ trước kia. Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng-Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền an ninh của Việt Nam Cộng Hòa mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới. Với tư cách một nước nhỏ bị một cường quốc vô cớ tấn công. Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi toàn thể các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình trên thế giới hãy cương quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạo của Trung Cộng nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền để buộc Trung Cộng phải tức khắc chấm dứt các hành động nguy hiểm đó. Làm ngơ để cho Trung Cộng tự do tiến hành cuộc xâm lấn trắng trợn này là khuyến khích kẻ gây hấn tiếp tục theo đuổi chánh sách bành trướng của chúng và sự kiện này đe dọa sự sống còn của những nước nhỏ đặc biệt là những nước ở Á Châu. Trong suốt lịch sử, dân tộc Việt Nam đã đánh bại nhiều cuộc ngoại xâm. Ngày nay, Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa cũng nhất định bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia. (Tài liệu ronéo của Bộ Ngoại Giao, Sài Gòn, Số 015/BNG/ TTBC/ TT) #tuongniemhoangsa1974 #tuyencaoVNCH1974
......

GDP tăng trưởng có giúp gì cho giới tiểu thương Việt Nam đang khốn đốn?

Nguyễn Thanh Văn - Việt Tân| Vào ngày 27 tháng Mười Hai, 2020, khi công bố số liệu về kinh tế Việt Nam năm 2020, Tổng Cục Thống Kê của nhà nước CSVN cho biết là tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) đạt 2,91%, và theo tính toán của IMF, quy mô kinh tế Việt Nam đã đạt được 340,6 tỷ USD. Xuất nhập khẩu được đánh giá là điểm sáng với tổng kim ngạch ước tính đạt 543,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD, còn nhập khẩu 262,4 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD, mức cao nhất trong 5 năm kể từ năm 2016. Một ngày sau, tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương, ông Nguyễn Xuân Phúc khoe rằng trong năm 2020, Việt Nam không chỉ chống dịch giỏi mà làm kinh tế cũng giỏi. Vì thế, trong lúc cao hứng ông Phúc cho rằng nền kinh tế VN trong năm 2021 sẽ vượt qua Malaysia, Phi Luật Tân, trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 của ASEAN và đến năm 2025, Việt Nam sẽ nằm trong danh sách Top 20 của nền kinh tế thế giới. Nếu nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng như những con số thống kê nói trên và tiềm lực của Việt Nam sẽ vượt qua Malaysia, Phi Luật Tân trong năm tới quả là điều đáng mừng. Nhưng câu hỏi đặt ra là tiềm lực đó do ai đóng góp và ai thật sự được hưởng những tăng trưởng này? Tăng trưởng là nhờ các công ty nước ngoài (FDI) Con số 340,6 tỷ USD tổng sản lượng GDP năm 2020 của VN là một con số ấn tượng trong thời đại dịch Covid-19. Tuy nhiên trong con số này có đến gần 75% (255,5 tỷ USD) là đóng góp của các doanh nghiệp FDI từ các đại công ty Samsung, Apple, Huawei, Formosa… Tức là từ sức người, trong khi các doanh nghiệp nội địa VN vẫn là èo uột và dở sống dở chết. Bởi vì vốn liếng và công nghệ cùng khả năng cạnh tranh, học hỏi, nhất là liên kết sản xuất, tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp nội địa… chỉ đủ sức làm thuê. Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh thuộc Học Viện Tài Chính cho rằng, GDP chưa phản ánh chính xác sức mạnh của nền kinh tế. Tăng trưởng GDP của Việt Nam phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI là điều đáng báo động. Theo ông Thịnh thì các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam với mục đích thu lợi nhuận và chủ yếu tập trung vào sản xuất hàng hóa tiêu thụ nội địa, làm hàng xuất khẩu và lắp ráp, gia công hàng hóa xuất khẩu, tỷ lệ nội địa hoá thấp, giá trị tạo ra tại Việt Nam không cao. Vì bản chất đầu tư như vậy nên các công ty FDI không giúp gì cho nền công nghiệp Việt Nam phát triển, và nhất là không muốn tạo mối liên kết với doanh nghiệp Việt nội địa để cùng tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị… Điều tai hại nữa là những doanh nghiệp FDI còn tìm mọi cách né tránh thuế như khai báo thua lỗ và xử dụng chiêu trò chuyển giá mà theo thống kê cho biết con số lên đến khoảng 50% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam khiến nhà nước thất thu thuế, dẫn đến thất thu ngân sách quốc gia. 50% doanh nghiệp FDI thua lỗ chỉ đóng góp vào tổng thu ngân sách quốc gia của khối doanh nghiệp FDI từ 9 – 10% hoặc có năm 12%. Đây là một con số đóng góp khá thấp. Điều này cho thấy thực tế hiện nay dù tổng kim ngạch xuất khẩu của VN có gia tăng, nhưng điều đó không có nghĩa là ngân sách quốc gia gia tăng nguồn thu mà phần lớn tiền chui vào túi của các doanh nghiệp FDI. Sự èo uột của doanh nghiệp nội địa và sự lao đao của giới tiểu thương Nền kinh tế VN dựa trên hai nền tảng chính là gia công (lấy sức lao động làm thuê) và tiểu thương (mua đi bán lại, ăn huê hồng). Trong thời đại dịch Covid thì cả hai đều khốn đốn, trong đó khốn đốn nhất là bà con tiểu thương, đặc biệt là ở những thành phố lớn chủ yếu buôn bán cho du khách. Theo Tổng Cục Thống Kê, tính chung 11 tháng trong năm 2020 cả nước có gần 93.500 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể. Trong đó, có hơn 44.400 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Có 33.600 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hơn 15.400 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Trung bình mỗi tháng có 8.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực có giới hạn và thường tập trung vào lãnh vực kinh doanh dịch vụ, ăn uống, bất động sản, dịch vụ môi giới, dịch vụ logistics, sản xuất nhỏ lẻ, vận tải nhỏ… không cầm cự nổi trong đại dịch Covid-19. Trong khi đó, chính phủ hứa bỏ ra số tiền 16 ngàn tỷ đồng để cho các doanh nghiệp vay mượn khẩn cấp; nhưng cho đến nay, số doanh nghiệp được chấp nhận vay tiền chỉ tính trên đầu ngón tay. Nhưng, thiệt hại nặng nề nhất chính là giới tiểu thương. Đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng nhiều nhất đến lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Vì thế những thành phần kinh tế dựa vào du lịch và dịch vụ làm trụ cột và động lực tăng trưởng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch này. Không có khách du lịch, người dân hạn chế mua sắm nên tiểu thương tại các chợ rơi vào tình cảnh khó khăn. Chợ Bến Thành (quận 1, TP.HCM) là biểu tượng du lịch nổi tiếng của thành phố, ngôi chợ 106 năm tuổi này thu hút rất nhiều khách du lịch tham quan, mua sắm. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chợ Bến Thành vắng khách. Theo báo Dân Trí số ra ngày 2 tháng Giêng, 2021 cho biết hiện giờ tại chợ này chỉ có một số tiểu thương và lực lương bảo vệ chợ. 2/3 chợ đã đóng sạp hoặc dán bảng cho thuê. Doanh số bán hàng giảm hơn 70%. Nhiều tiểu thương chấp nhận đi chạy xe ôm, giúp việc để mưu sinh. Đồng cảnh ngộ như nhiều tiểu thương tại chợ Bến Thành, các tiểu thương tại chợ Tân Định (quận 1), chợ An Đông (quận 5), chợ Tân Bình (quận Tân Bình)… than ngắn thở dài vì cũng không có khách. Theo ông Huỳnh Phương, Phó Trưởng Ban Quản Lý chợ Tân Bình, cho biết chợ Tân Bình có hơn 3.300 sạp hàng, nhưng qua 2 làn sóng dịch Covid-19 đã có gần 1.000 sạp hàng ngưng bán. Tại các khu, gần 1/3 số sạp hàng đã đóng cửa làm kho hoặc treo bảng cho thuê lại khiến khu chợ trở nên đìu hiu vắng lặng. Không riêng gì giới tiểu thương tại các chợ thuộc TP.HCM, cả năm qua giới tiểu thương tại các chợ truyền thống tại Hà Nội và Đà Nẵng cũng gặp khó khăn không kém. Theo báo Lao Động số ra ngày 26 tháng Tám, 2020, hàng ngàn tiểu thương chợ Đồng Xuân (Hà Nội) lao đao, dở sống dở chết vì khách hàng giảm tới 70-80%. Không chỉ buôn bán trực tiếp bị giảm sút, mà bán hàng qua các mạng như Zalo, Viber, Facebook đều giảm đến 70%. Chợ Đông Ba thuộc thành phố Huế có bề dày 121 năm xây dựng và phát triển, tạo ra công ăn việc làm cho hàng ngàn bà con tiểu thương thì nay chợ cũng rơi vào cảnh đìu hiu. Gần 80% lô quầy hàng tại chợ đóng băng do không có khách. Trong khi đó, Chợ Hàn (quận Hải Châu – Đà Nẵng) được đánh giá là khu mua sắm sầm uất bậc nhất Đà Nẵng, thì sau hai đợt dịch Covid-19, các gian hàng bán những mặt hàng không thiết yếu phải đóng cửa, những mặt hàng khác cũng trở nên ế ẩm. Mọi thứ ở khu chợ nổi tiếng này chỉ còn lại sự vắng lặng, các tiểu thương rơi vào cảnh khốn khổ vì ế ẩm kéo dài. Nhiều người đóng cửa quầy hàng. Còn những người cố thủ thì vẫn phải duy trì chi phí tiền mặt bằng, tiền thuế, tiền điện, tiền rác… * Tóm lại, sau 2 đợt dịch bùng phát cùng với trận bão lụt kinh hoàng vừa xảy ra ở miền Trung trong năm 2020 và nay Việt Nam lại hứng thêm đợt dịch thứ 3 với chủng virus Corona biến thể đang lây lan trên toàn thế giới, chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng trầm trọng đến tình hình sinh sống của bà con tiểu thương nói riêng và của người dân cả nước. Theo ông Chu Tiến Dũng, hiện là chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp TP.HCM cho biết là với tình hình đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trong năm 2021 thì các nguồn lực của doanh nghiệp trong nước sẽ cạn kiệt. Bà con tiểu thương sẽ không còn có thể cầm cự cuộc sống để chờ phép lạ. Điều này cho thấy là con số tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 mà ông Nguyễn Xuân Phúc vui mừng, trong thực tế nó chỉ là con số ảo – dựa trên sức đóng góp của đầu tư ngoại quốc, còn giới tiểu thương hay khu vực doanh nghiệp nội địa thì phải nói là đang vô cùng khốn đốn và thoi thóp chờ gói cứu trợ từ nhà nước nhưng chỉ thấy trên tivi mà thôi./. Nguyễn Thanh Văn — Tham khảo: https://laodong.vn/thoi-su/thu-tuong-viet-nam-lot-top-16-nen-kinh-te-moi-noi-thanh-cong-nhat-the-gioi-865885.ldo http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/tam-quan-trong-cua-khu-vuc-fdi-doi-voi-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-viet-nam-308893.html https://vietnambiz.vn/gdp-viet-nam-phu-thuoc-nhieu-vao-doanh-nghiep-fdi-20190905070727429.htm https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/so-doanh-nghiep-pha-san-tang-manh-1313112.html http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/hoat-dong-chuyen-gia-tai-viet-nam-va-nhung-tac-dong-den-nen-kinh-te-302055.html https://www.sggp.org.vn/van-dong-tieu-thuong-xay-dung-thuong-hieu-den-cho-dong-ba-thi-khong-lo-ve-gia-689428.html https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/sau-dich-covid-19-tieu-thuong-cac-cho-o-da-nang-gap-kho-khan-780833.vov https://tuoitre.vn/bat-chap-kho-khan-do-dich-von-do-vao-doanh-nghiep-tphcm-tang-manh-20210109205816943.htm  
......

TNLT Trần Huỳnh Duy Thức đã tuyệt thực trong tù sang ngày 48

Kimthoa le Dinh CHỊ LÊ ĐINH KIM THOA VỢ ANH TRẦN HUỲNH DUY THỨC VIẾT TRÊN FB 10/1/2021:   “Nay là ngày thứ 48 anh Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực. Gia đình mong được thêm nhiều sự hổ trợ, đồng hành cùng anh Thức, trên con đường đấu tranh tìm tự do. Anh Thức không đấu tranh cho riêng mình, anh đang dùng tính mạng của mình để tìm lại Quyền Con Người phải được Pháp luật bảo vệ.”   Anh Trần Huỳnh Duy Thức đã tuyệt thực trong tù sang ngày 48 ( từ 23/11/2020-10/1/2021) đòi cầm quyền Việt Nam thượng tôn pháp luật, thực hiện đúng BLHS 2015, có hiệu lực từ 1/1/2018.   Theo Khoản 3, Điều 109, BLHS 2015 thì anh Thức “Người chuẩn bị phạm tội, thị bị phạt tù từ 1 đến 5 năm ”, Thức hiện đã bị tù hơn 11 năm.   Tù chính trị Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt 24 tháng 5 năm 2009. Toà án HCM kết án 16 năm tù với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 79 BLHS 1999, nay là Điều 109 BLHS 2015, hiện đang tù ở Trại 6, Thanh Chương, tỉnh Nghệ An! https://www.facebook.com/kimthoa.ledinh Dự án 88 đòi nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức: https://the88project.org/action-thuc #FreeThuc   Nguyễn Thúy Hạnh  cùng với  Kimthoa le Dinh . TỰ DO CHO TRẦN HUỲNH DUY THỨC!   Hôm nay là ngày thứ 48 Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực trong nhà tù cộng sản. Gia đình anh Thức vừa đi thăm và được gặp anh, đã xác nhận anh vẫn đang tuyệt thực. Anh giờ gày như chỉ còn bộ xương. Mong mọi người đồng hành cùng anh và gia đình. Anh thức không đấu tranh cho riêng anh mà đòi quyền tự do cho tất cả chúng ta. #Thức
......

Tuyên bố của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam

  Về việc: Nhà cầm quyền Việt Nam kết án thành viên Hội Nhà Báo Độc lập Việt Nam. JB Nguyễn Hữu Vinh|   Ngày 5 tháng 1 năm 2021, Tòa án Tp Hồ Chí Minh đã tổ chức cái gọi là “Phiên tòa sơ thẩm” để xét xử ba thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam (HNBĐLVN) theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự về cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ba thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam bị nhà cầm quyền Việt Nam kết án với mức án như sau: Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội NBĐLVN, 15 năm tù, 3 năm quản chế. Ông Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch HNBĐLVN, 11 năm tù và 3 năm quản chế. Ông Lê Hữu Minh Tuấn, Biên tập viên Vietnamthoibao.org, 11 năm tù và 3 năm quản chế. Trước đó, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giam ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn vào biệt giam một thời gian dài không cho tiếp xúc với các luật sư bào chữa hoặc thân nhân. Họ chỉ được gặp các luật sư của mình một thời gian rất ngắn trước khi xét xử và trong khi xét xử, tòa đã bỏ qua những lời biện hộ đúng đắn, phù hợp pháp luật của các luật sư cũng như những người này để kết án một cách bất công. Phiên tòa không được tiến hành công khai, rất chóng vánh với những bản án nặng nề này nhằm trả thù hèn hạ những tiếng nói yêu dân chủ, tự do, hòa bình và vì sự tồn vong của đất nước, của dân tộc và vì nỗi đau của người dân dưới chế độ độc tài. Nhận định rằng: Hội nhà báo độc lập Việt Nam, là một tổ chức xã hội dân sự nghề nghiệp được thành lập và hoạt động dựa trên Điều 25 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”. Những hoạt động của HNBĐLVN kể từ khi thành lập đến nay, hoàn toàn căn cứ trên cơ sở về quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí và tự do lập hội mà nhà nước Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế. Việc nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ, giam cầm và tuyên những bản án nặng nề, ác ý đối với các thành viên HNBĐLVN, đồng thời tiến hành sách nhiễu đồng loạt các thành viên trong HNBĐLVN và nhiều công dân Việt Nam khác trong thời gian vừa qua, một lần nữa, chứng tỏ rằng: Nhà cầm quyền Việt Nam đã đi ngược lại Hiến pháp và luật pháp do chính họ đưa ra. Những hành động này của nhà cầm quyền Việt Nam, đi ngược lại những tuyên bố của họ, không chấp nhận những phản biện ôn hòa của HNBĐLVN cũng như người dân Việt Nam. Điều này, xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội mà Nhà nước Việt Nam đã cam kết trong Luật Điều Ước Quốc Tế, đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCNVN khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 09/4/2016. Việc gia tăng đàn áp các tổ chức Xã hội dân sự tại Việt Nam, trong đó có HNBĐLVN cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam đã hoàn toàn không tôn trọng những cam kết của mình với các quốc gia liên quan về thực thi quyền con người tại Việt Nam. Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam tuyên bố: Chúng tôi lên án hành vi của Nhà cầm quyền Việt Nam đã làm ngược lại Điều 25 Hiến pháp 2013. Bằng việc bắt giữ, kết án các thành viên của HNBĐLVN, nhà cầm quyền Việt Nam đã đảo ngược hoàn toàn với các quyền tự do căn bản của công dân, cũng như những cam kết của Nhà nước Việt Nam với Công ước Dân sự – Chính trị và cam kết nhân quyền của Việt Nam. Hành vi này đi ngược lại xu thế tiến bộ, văn minh của xã hội loài người trong việc thực thi các giá trị phổ quát con người đưa đất nước đến sự văn minh, đạo đức và thịnh vượng và là hành vi không thể chấp nhận được. Trong bối cảnh cả đất nước đang đứng trước sự xâm lăng của các thế lực bành trướng Phương Bắc, hành vi này là sự thể hiện thái độ tiếp tay cho các thế lực bành trướng xâm lược lãnh thổ Việt Nam. Trong bối cảnh đời sống nhân dân đang hết sức khó khăn cần một sự đồng sức, đồng lòng của mọi người dân, mọi tổ chức, tầng lớp xã hội để vượt qua, đây hành vi đi ngược lại những việc cần làm nhằm cho xã hội ổn định, tiến bộ và phát triển. Trong bối cảnh cả thế giới đang chứng kiến những sự tụt hậu, lên án các chế độ độc tài kìm hãm sự tiến bộ của các dân tộc, việc nhà cầm quyền Việt Nam đang tiến hành với HNBĐLVN chứng tỏ sự độc tài của nhà cầm quyền Việt Nam ngày càng gia tăng. Điều này, càng tạo thêm sự xa lánh của thế giới văn minh đối với Việt Nam. Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam nghiêm khắc yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam ngay lập tức hủy các bản án, xoá bỏ mọi cáo buộc vô lý, các bản án ác ý nhằm trả thù và trả tự do vô điều kiện cho các thành viên của HNBĐLVN cũng như hàng trăm tù nhân lương tâm đang bị cầm tù chỉ vì thực thi các quyền cơ bản của công dân một cách ôn hòa. Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, sẽ tiếp tục hoạt động dựa trên tôn chỉ, mục tiêu thành lập Hội nhà báo độc lập, nhấn mạnh đối thoại, phản biện ôn hòa để đưa đất nước, dân tộc đi lên văn minh, hiện đại. Chúng tôi kêu gọi sự đoàn kết của các thành viên trong Hội NBĐLVN trước thử thách to lớn này để vượt qua bất cứ khó khăn nào, nhằm thực hiện quyền của công dân, quyền con người đang bị tước đoạt, qua đó, đấu tranh cho một nước Việt Nam văn minh, thịnh vượng và phát triển. Chúng tôi kêu gọi mọi người dân Việt Nam, ý thức một cách rõ ràng về quyền công dân của mình, đặc biệt là những quyền cơ bản như tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội… hiện đang bị xâm hại hết sức nghiêm trọng, cần sự đoàn kết, đấu tranh ôn hòa cho quyền được làm người của mình. Qua đó, ủng hộ HNBĐLVN ngày càng phát triển. Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế, các tổ chức Quốc tế, các tổ chức Xã hội dân sự, đặc biệt là những quốc gia đã tham gia những công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, các quốc gia liên quan… cần có những hành động thiết thực hơn đối với Nhà cầm quyền Việt Nam trong việc yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng quyền con người của công dân, tôn trọng và thực hiện các cam kết mà họ đã long trọng ký kết. Ngày 05/01/2021 HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP VIỆT NAM T.M BAN LÃNH ĐẠO HỘI NBĐLVN Quyền Chủ tịch J.B Nguyễn Hữu Vinh  
......

Thêm một bản án rừng rú...

Các thành viên hội nhà báo độc lập việt nam bất khuất trước tòa https://www.youtube.com/watch?v=St-S6r-5AKA&feature=youtu.be&fbclid=IwAR1GajyiNxfiaScN-aVCWBJruhvl8LVsQQ4_2HJc7O_OSTgDNuIK4b0nUY0 Sáng ngày 05/01/2021, Tòa án TP.HCM , Vừa kết thúc phiên xử 3 thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập, tà quyền cộng sản đã đưa ra một bản án man rợ cho 3 nhà hoạt động ôn hoà:   Tiến sĩ Phạm Chí Dũng - Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: 15 năm tù 3 năm quản chế. - Nhà báo Nguyễn Tường Thụy: 11 năm tù 3 năm quản chế. - Nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn: 11 năm tù 3 năm quản chế. Dưới đây là hình ảnh hiên ngang của 3 nhà hoạt động trong phiên xử sáng nay. PHẢN ĐỐI BẢN ÁN MAN RỢ CỦA TÀ QUYỀN CS! #Freethemnow THÔNG TIN XÉT XỬ VỤ ÁN HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP -------//------- Sáng ngày 05/01/2021, Tòa án TP.HCM đưa vụ án Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam ra xét xử theo thủ tục hình sự sơ thẩm đối với các ông PHẠM CHÍ DŨNG, NGUYỄN TƯỜNG THỤY và LÊ HỮU MINH TUẤN. Tất cả đều bị truy tố theo khoản 2, điều 117 Bộ Luật Hình sự . Luật sư NGUYỄN VĂN MIẾNG bào chữa cho ông PHẠM CHÍ DŨNG và ông NGUYỄN TƯỜNG THỤY. Luật sư ĐẶNG ĐÌNH MẠNH bào chữa cho ông PHẠM CHÍ DŨNG và ông LÊ HỮU MINH TUẤN. Trong phiên tòa, cả ba ông đều thừa nhận toàn bộ việc thành lập, tham gia Hội Nhà báo Độc lập, việc viết báo với mục đích cổ súy cho tự do ngôn luận, tự do báo chí, dân chủ và nhân quyền là những quyền theo hiến pháp quy định. Nhưng không cho rằng những hành vi ấy vi phạm pháp luật Việt Nam. Lúc 12h25, sau phần nghị án, hội đồng xét xử tuyên đọc bản án, trong đó, phần hình phạt như sau : 1. Ông PHẠM CHÍ DŨNG 15 năm tù giam, 3 năm quản chế (VKS đề nghị 15 - 16 năm tù). 2. Ông NGUYỄN TƯỜNG THỤY 11 năm tù giam, 3 năm quản chế (VKS đề nghị 10 - 11 năm tù). 3. Ông LÊ HỮU MINH TUẤN, 11 năm tù giam, 3 năm quản chế (VKS đề nghị 12 - 13 năm tù). Bản án tuyên xong vào lúc 13h25'. Ba người bị xét xử có 15 ngày để quyết định kháng cáo. LS. Đặng Đình Mạnh   LỜI NÓI SAU CÙNG Phiên tòa sơ thẩm xét xử ba nhà báo thuộc Hội nhà báo độc lập Việt Nam ngày 05/01/2021 PHẠM CHÍ DŨNG Tôi xin cám ơn các cá nhân trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán đã quan tâm đến nền báo chí Việt Nam. Một bản án quá nặng đối với các nhà báo thuộc Hội nhà báo độc lập Việt Nam sẽ làm cho cả thế giới biết đến nền "tự do báo chí" của Việt Nam. Tôi đề nghị trả hồ sơ để điều tra lại, vì nếu có một mức án nặng nề đối với chúng tôi, sẽ rất bất lợi cho bang giao quốc tế trong giai đoạn khó khăn này. NGUYỄN TƯỜNG THỤY Tôi đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Tất cả những bài báo của tôi đều là những trăn trở đối với đất nước và dân tộc. Trong tương lai, những việc chúng tôi làm hôm nay sẽ là những chuyện bình thường.   LÊ HỮU MINH TUẤN Đề nghị Tòa xem xét lại mục đích của chúng tôi. Tôi có niềm tin nhà nước sẽ thực tâm đối với các quyền dân sự. Chúng tôi không vi phạm pháp luật. Chúng tôi chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và lập hội. Chúng tôi chẳng những không làm suy yếu nhà nước mà còn làm cho nhà nước mạnh lên. Fb Ls Nguyen Van Mieng    
......

Các sự kiện đàn áp nhân quyền Việt Nam năm 2020

Timothy Trinh|   Nhìn lại quá trình 12 tháng qua, những sự kiện đàn áp nhân quyền thật tệ hại ở Việt Nam đã khiến cho cái vực thẳm ngăn cách giữa nhà nước và người dân ngày càng lớn hơn.   Sự kiện Đồng Tâm   Mở đầu năm 2020, nhà nước chỉ đạo lực lượng cảnh sát cơ động tấn công dân làng tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.   "Khoảng ba giờ sáng, rất đông người của chính quyền trong trang phục cảnh sát cơ động, cầm theo gậy gộc, dùi cui, súng, khiên, đổ về làng," theo lời một nhân chứng trao đổi với BBC News Tiếng Việt qua điện thoại sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020.   "Vào giữa trời đêm, cảnh sát cơ động xả súng dữ dội vào một ngôi nhà dân bình thường ở Đồng Tâm, như thể tấn công vào một hang ổ mafia. Một ngày sau, công an trả lại xác của người thủ lĩnh tinh thần cuộc đấu tranh giữ đất Đồng Tâm, ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, với nhiều vết đạn," theo bản tin RFI. Theo nhận xét của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu, "tranh chấp 59 héc ta đất Đồng Sênh ở Đồng Tâm là tranh chấp kinh tế dân sự, nhưng nó lại được giải quyết bằng súng đạn."   "Vào đầu thế kỷ 21 rồi mà một tranh chấp kinh tế dân sự lại phải mở cuộc hành quân cả ngàn cảnh sát cơ động với vũ khí làm phương tiện giải quyết, dẫn đến 4 người thiệt mạng, thì thật là đau xót," ông nói.   Gần 8 tháng sau, vào ngày 7 tháng 9 năm 2020, tổng cộng 29 người dân của xã Đồng Tâm đã phải đối mặt với phiên tòa xét xử ở Hà Nội với 10 người bị buộc tội "giết người" và 19 người bị buộc tội "chống người thi hành công vụ".   Ngoài cụ Lê Đình Kình đã bị cảnh sát cơ động sát hại, không nằm trong danh sách, tòa án đã kết tội tử hình hai ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức. Ông Lê Đình Doanh bị kết án chung thân; 12 người bị kết án tù giam từ 3 đến 16 năm; và 14 người còn lại bị kết án treo từ 15 tháng cho đến 3 năm.   Sự kiện đàn áp người bất đồng chính kiến   Ngoài sự kiện Đồng Tâm nói trên, có ít nhất 72 người khác, trong năm 2020, đã bị bắt giữ và bị cáo buộc (hoặc bị kết án) với các tội danh quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 như sau:   Điều 109. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều 156. Tội vu khống. Điều 331. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Điều 337. Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước. Điều 389. Tội che giấu tội phạm   Các sự kiện bắt giữ theo thứ tự thời gian:   Ngày 09/01/2020, hàng chục người dân Đồng Tâm đã bị cảnh sát cơ động bắt giữ, trong số này 29 người đã bị kết án nói trên.   Trong cùng ngày 09/01, Đinh Văn Phú, SN 1973, trú thôn 2, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông, bị bắt giữ và bị buộc tội theo Điều 117 vì đã sử dụng các tài khoản Facebook "Jimy Nguyễn", "Vinh Nguyễn Jimy" và "Nguyễn Vinh" để đăng tải các bài viết và phát trực tiếp các bài viết chống nhà nước.   Ngày 12/01/2020, Chung Hoàng Chương, SN 1977, bị bắt giữ và bị buộc tội theo Điều 331. Trong phiên tòa ngày 27/04/2020, Chương bị kết án tù 1 năm 6 tháng.   Ngày 18 tháng 3 năm 2020 là sự kiện bắt giữ và kết án 14 người Hmong. Trong số này, bị buộc tội và kết án theo Điều 109 gồm có: Sùng A Sính và Lầu A Lềnh mức án chung thân; Hoàng Văn Páo mức án 20 năm tù; Sùng A Dơ, Giàng A Và, Sùng A Sình, Giàng A Dia, Giàng A Sinh, Hờ A Hù, Cháng A Súa, Hoàng Văn Chơ cùng mức án 8 năm tù. Số người còn lại Thào A Khu, Phàng A Minh, Phàng A Lanh cùng mức án 24 tháng tù về tội “Che giấu tội phạm”.   Sau đó một ngày, 19/03/2020, có thêm 3 người Hmong khác, Kưnh (SN 1992), Lũp (SN 1972), Jưr (SN 1964), cùng ngụ làng Kret Krot, xã H'Ra, cũng bị bắt giam với tội danh theo Điều 109. Ngày 11/04/2020, Mã Phùng Ngọc Phú, SN 1992, bị bắt giữ và cáo buộc tội danh theo Điều 331. Cô bị xử án 9 tháng tù vào ngày 11/05 và dự kiến sẽ ra tù vào ngày 11 tháng 1 tới đây. Ngày 18/04/2020, Đinh Thị Thu Thủy, SN 1984, bị bắt giữ và bị cáo buộc tội danh theo Điều 117 vì đã chia sẻ và viết bài Facebook. Ngày 23/04/2020, nhà thơ Trần Đức Thạch, SN 1952, bị bắt giữ và bị buộc tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 109. Ngày 15 tháng 12, ông bị kết án 12 năm tù. Trước đó, vào năm 2008, ông Thạch đã bị 3 năm tù giam về tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước".   Ngày 21/05/2020, nhà văn Phạm Chí Thành (Blogger Bà Đầm Xòe) bị bắt giữ và bị buộc tội theo Điều 117. Ông bị chuyển từ Trại giam số 1 Hỏa Lò ở Hà Nội đến Viện Pháp y Tâm thần Trung Ương vào ngày 25 tháng 11.   Ngày 23/05/2020, ký giả Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập, bị bắt giữ và bị buộc tội theo Điều 117.   Ngày 08/06/2020, ký giả Lê Hữu Minh Tuấn, bút danh Lê Tuấn, một thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, bị bắt giữ và bị buộc tội theo Điều 117.   Ngày 13/06/2020, Nguyễn Đăng Thương, SN 1957, và Huỳnh Anh Khoa (fb Nino Huỳnh), SN 1982, bị bắt và buộc tội theo Điều 331. Cả hai là quản trị viên của nhóm Facebook "Bàn luận về kinh tế chính trị". Phiên tòa dự kiến vào ngày 7 tháng 12, nhưng được dời lại do sức khỏe của ông Thương không tốt.   Ngày 24/06/2020, chị Cấn Thị Thêu, cùng hai người con Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư, bị bắt và buộc tội theo Điều 117. Đồng loạt với sự bắt giữ 3 người trong gia đình chị Thêu, còn có thêm chị Nguyễn Thị Tâm cũng đã bị bắt giam và buộc tội theo Điều 117.   Cùng ngày 24/06, cô Nguyễn Thị Cẩm Thúy, SN 1976, một giáo viên dạy toán ở Khánh Hòa, cũng bị bắt giam và buộc tội theo Điều 117.   Ngày 25/06/2020, Vũ Tiến Chi, SN 1966, quê Nam Định, ngụ tại thành phố Bảo Lộc, bị bắt giam và buộc tội theo Điều 117 vì đã viết bài Facebook và tổ chức livestream trực tiếp clip có nội dung chống nhà nước.   Ngày 27/07/2020, Nguyễn Quang Vinh, SN 1981, trú tại khối Bình Yên, phường Hưng Bình, thành phố Vinh, bị bắt giam và buộc tội theo Điều 331 vì đăng tải, chia sẻ các bài viết, tin tức liên quan đến các sự kiện Đồng Tâm và các vấn đề chính trị, xã hội trong và ngoài nước.   Ngày 21/08/2020, cô Trần Thị Tuyết Diệu, SN 1988, từng là phóng viên của Báo Phú Yên, bị bắt giam và bị cáo buộc tội danh theo Điều 117.   Trong cùng ngày, ông Phạm Hổ, SN 1949, ngụ tại phường Hòa Vinh, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên đã bị bắt giữ với cáo buộc tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109.   Ngày 19/09/2020, ông Lê Văn Hải, SN 1966, ngụ tại phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, bị bắt giam và bị cáo buộc tội danh theo Điều 331, vì đã sử dụng tài khoản Facebook đăng tải nhiều thông tin và bài viết có nội dung mà công an cho rằng đã "xúc phạm đến uy tín danh dự" các lãnh đạo đảng, nhà nước và nhà cầm quyền tỉnh Bình Định.   Ngày 25/09/2020, Tiến sĩ Phạm Đình Quý, SN 1981, ngụ thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, đã bị công an tỉnh Đắk Lắk bắt giữ "trong trường hợp khẩn cấp", tạm giam để phục vụ công tác điều tra và buộc "tội vu khống" theo Điều 156.   Ngày 06/10/2020, nhà hoạt động dân chủ Phạm Đoan Trang, SN 1978, đã bị bắt giam và bị cáo buộc tội danh "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2015 theo quy định tại Điều 117 của Bộ luật Hình sự năm 2015.   Ngày 20/10/2020, ông Nguyễn Quang Khải, SN 1969, bị bắt giam bởi công an tỉnh Đồng Nai vì có hành vi "sao chụp, phát tán hình ảnh tài liệu bí mật nhà nước" theo Điều 337.   Ngày 06/11/2020, Nguyễn Văn Lâm, SN 1970, trú tại khối Vĩnh Yên, phường Đông Vĩnh, thành phố Vinh (Nghệ An) bị bắt giam và buộc tội theo Điều 117 vì đã sử dụng Facebook “Lâm Thời” đăng tải, chia sẻ nhiều video, hình ảnh, bài viết có nội dung​ ​mà công an cho rằng đã "nói xấu ​Đ​ảng và nhiều cơ quan nhà nước; đồng thời kích động các tầng lớp nhân dân chống Đảng, Nhà nước."   Ngày 17/12/2020, nhà báo Trương Châu Hữu Danh, 38 tuổi, ngụ ấp Vĩnh Hòa, xã An Vĩnh Ngãi, thành phố Tân An, Long An, bị bắt giam với cáo buộc tội danh theo Điều 331. Anh là người thành lập nhóm "Báo sạch", và còn là người đã tích cực phanh phui vụ án Hồ Duy Hải, khoét vào vết nhơ của chánh án Nguyễn Hòa Bình.   Ngày 22/12/2020, cô Lê Thị Bình (fb Ngọc Lan CT), SN 1976, bị công an quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ bắt giam với tội danh theo Điều 331 vì đã chia sẻ và viết bài trên Facebook. Cô Bình là em gái của tù nhân lương tâm Lê Minh Thể.   Ngoài ra, trong năm 2020, có nhiều phiên tòa đã được dựng lên để kết án những anh chị em đã bị bắt giữ trước năm 2020, trong số này gồm có Nhóm Hiến Pháp đã bị bắt giam từ tháng 9 năm 2018. Tám tù nhân lương tâm trong nhóm gồm có: Hồ Đình Cương, Ngô Văn Dũng (fb Biển Mặn), Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (fb Tran Hoang Lan), Hoàng Thị Thu Vang, Lê Quý Lộc, Đoàn Thị Hồng, Trần Thanh Phương và Đỗ Thế Hóa (fb Bang Lĩnh).   Thêm vào đó, các phiên tòa kết án Nguyễn Quốc Đức Vượng (fb Vượng Nguyễn) bị bắt giam từ tháng 9 năm 2019; Nguyễn Trung Lĩnh bị bắt giam từ tháng 5 năm 2018; Nguyễn Văn Nghiêm (fb Giáo sư hớt tóc) bị bắt giam từ tháng 11 năm 2019; Đặng Thị Huệ và Bùi Mạnh Tiến bị bắt giữ từ tháng 10 năm 2019 vì phản đối BOT; Phan Công Hải bị bắt giam vào tháng 11 năm 2019; và Trương Duy Nhất bị bắt giam từ đầu năm 2019.   Danh sách nếu có thiếu sót, xin các bạn giúp cập nhật.   Và, đó là cái vực thẳm máu và nước mắt mà lịch sử sẽ ghi nhớ.   Người Đà Lạt Xưa December 30, 2020 #đànápnhânquyền2020  
......

Bóng nhỏ...khám đường

cô Đinh Thị Thu Thủy. Nguyen Van Mieng|   Ngày 17/12/2020, Tôi và luật sư Trịnh Vĩnh Phúc đã về Vị Thanh để nghiên cứu hồ sơ vụ án và tiếp xúc cô Đinh Thị Thu Thủy.   Cô Thuỷ sinh năm 1982, là kỹ sư thủy sản, nhà ở Ngã Bảy, Hậu Giang, sống đơn thân cùng con trai 9 tuổi.   Cô bị bắt tại nhà ngày 18/4/2020, bị truy tố về hành vi vi phạm Điều 117 Bộ luật hình sự.   Cáo trạng dài 6 trang ngày 23/11/2020 của VKSND tỉnh Hậu Giang đã truy tố cô tất cả các điểm a,b,c của khoản 1 Điều 117.   Cô hiện bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hậu Giang. Chúng tôi đến Tòa lúc 13:00 theo lịch hẹn.   Hồ sơ vụ án gồm 4 tập dày với 1.113 bút lục, phần lớn là lặp lại những gì in từ FB của cô Thủy. Những bình luận, cảm xúc và chia sẻ của người đọc được dùng làm căn cứ kết tội.   Danh sách triệu tập đến phiên tòa sơ thẩm gồm cô Thủy (bị cáo), ông Đinh Văn Minh (Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) và hai người làm chứng Nguyễn Ngọc Ánh (Bình Đại, BT) và Nguyễn Thị Nga (Phụng Hiệp, HG). Không có Giám định viên tư tưởng nào có tên trong các Kết luận giám định được triệu tập.   15: 30 chúng tôi đến trại giam. Vị trí trại giam và cầu Hai Lai đánh dấu nơi quẹo vô trại giam đã bị xoá khỏi google map.   15:45 chúng tôi được tiếp xúc với cô Thủy. Cô mặc áo trắng ôm, ngắn tay, quần ca rô, không mang mắt kính. Trại này nghiêm túc, không bắt người bị tạm giam mặc đồ tù.   Trong suốt 8 tháng bị tạm giam, cô chỉ ước mỗi ngày được ra khỏi phòng giam chỉ 5 phút thôi đã là hạnh phúc lắm.   Cơ quan điều tra đã trả lại một chiếc IPad nhưng đem về không đăng nhập được.   Cô nhờ em gái tìm lại những câu chuyện bằng tiếng Anh trên trang Bố mẹ yêu con cho con cô Thủy đọc mỗi tối vì trước đây hai mẹ con vẫn đọc trên IPad này. Việc này không hẳn là luyện tiếng Anh nhưng là rèn luyện nhân cách cho cháu qua những câu chuyện đầy nhân văn.   Cô nghĩ nhiều đến con. Ngày cô bị bắt, cháu không ăn, không nói, ai hỏi gì, cháu chỉ quay mặt vô vách tường nói trong nước mắt: “Trả mẹ lại cho con.”   Cô không có nhờ ai yêu cầu chạy chọt vì đã xác nhận tình trạng cô là tù chính trị.   Trong tù cô giống như người hành tinh khác vì suy nghĩ và lý tưởng của mình không giống với những người tù khác. Suốt ngày đêm họ toàn kể những chuyện hỷ nộ ái ố ngoài đời. Nay tình hình có cải thiện đôi chút vì chính họ không chịu nổi nhau và báo cáo với cán bộ để chuyển đi những người quá khích.   Cán bộ trại giam đối xử với cô tốt hơn các cơ quan khác. Không hiểu sao các cơ quan khác luôn tỏ ra nguy hiểm đối với cô.   Cô cần trái cây tươi. Ở đây mỗi bữa chỉ được ăn một khứa cá với chén canh đại dương. Cô sống được là nhờ vào thức ăn của gia đình gửi vô.   Ai không có thăm nuôi thì ăn chung với cô. Có một em bị ba mẹ bỏ rơi, mỗi lần nhận đồ thăm nuôi cô chia sẻ cho em ấy một nửa. Mắt kính của cô đã gãy gọng, không có kính cô không nhận ra ai.   Buổi tiếp xúc kết thúc lúc 17:00 cùng ngày.   Hiện chưa có Quyết định đưa vụ án ra xét xử.   Bóng có Thuỷ nhỏ nhắn khuất dần theo tiếng ken két của cánh cổng sắt sừng sững của khám đường Hậu Giang.   Chiếc xe hơi cũ kỹ lại lăn từng bước nặng nề trên con đường gồ ghề ra cầu Hai Lai để chở chúng tôi về Saigon.   Mở Facebook ra xem, tràn ngập tin Facebooker Trương Châu Hữu Danh bị bắt ở Cần Thơ, tháng cuối năm trời sập tối.   Ls Nguyễn Văn Miếng - Ls Trịnh Vĩnh Phúc . Saigon, Việt Nam.
......

Thêm người bị bắt với cáo buộc ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ…’

RFA| Hôm 22-12-2020, Công an quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Lê Thị Bình với  cáo buộc "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, quy định tại Điều 331, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.  Bà Lê Thị Bình có nick Facebook là Ngọc Lan Cần Thơ, là em gái của cựu tù nhân lương tâm Lê Minh Thể bị án tù 2 năm với cùng tội danh và vừa mãn hạn tù hồi tháng 10 năm nay.     Vụ bắt giữ diễn ra chỉ 5 ngày sau vụ tạm giam nhà báo Trương Châu Hữu Danh cũng tại Cần Thơ và cùng tội danh nêu trên.  nhà báo Trương Châu Hữu Danh    Anh Nguyễn Chí Thành, con của bà Lê Thị Bình kể lại vụ việc bà Bình bị bắt giữ với Đài Á Châu Tự Do như sau:  "(Hồi sáng) Mẹ đang đi công việc, mẹ đang đi giao cà phê gì đó rồi bị chặn lại, rồi nó (công an) đem đi. 

Cái anh chở mẹ em đi mới gọi, ổng mới nói là "Mẹ bị bắt rồi!"  bà Lê Thị Bình bị bắt  Lúc em về nhà thì có một tốp Công an với một ông bẻ khóa, một cái bà gì đó vô lục tung nhà em lên, khiến bể hình này kia.  Người ta kêu em ký vô giấy kiểm soát nhà, có mẹ em chứng kiến, em cứ tưởng là mẹ em có ở nhà rồi bả đi rồi hay sao đó em mới ký.   Lúc đó là chưa có ai gọi thông báo gì cho em là mẹ bị bắt."   Theo anh Thành, bà Lê Thị Bình hiện bị giam ở Trại tạm giam công an thành phố Cần Thơ mà người dân hay gọi là trại giam Long Tuyền.  Người nhà chưa nhận được giấy tờ gì liên quan đến vụ bắt giữ bà Bình mặc dù báo chí nhà nước cho hay, quyết định và lệnh tố tụng đã được Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.   Ông Lê Minh Thể cũng cho hay, từ khi ông mãn án tù đã về căn dặn em gái mình đừng tiếp tục chia sẻ thông tin gì để gây bất lợi. Ông kể:  "Tại vì trước đây tôi về thì tôi cũng có chửi nó rất nhiều lần. Tôi nói là cái chuyện là "Tao lên live stream tao bị bắt đi tù, còn chúng mày thì cái trang live stream thì dẹp đi, đừng có chia sẻ và đừng có đàn đúm gì nữa."  Tôi nói là cái gì hiểu thì chia sẻ, còn cái gì không hiểu thì thôi, hoặc là karaoke vớ vẩn thôi đừng có a dua, a tòng.  Tức là nó cũng hay đi làm phước, làm đức. Nó nghe ai nói chỗ này chỗ kia ai khổ thì nó cũng đi thì nó cũng làm."   Mạng báo Zing ngày 22-12 cũng cho biết, cơ quan điều tra đã khám xét nơi ở bị can, thu giữ nhiều tài liệu có nội dung bị cho liên quan tới việc gọi là "chống phá Đảng, Nhà nước".  Tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015 bị các tổ chức theo dõi nhân quyền và một số quốc gia dân chủ trên thế giới cho là ‘mơ hồ’ nhằm dập tắt những tiếng nói đối lập. Những điều khoản luật như thế đi ngược lại các công ước quốc tế về các quyền con người mà Hà Nội tham gia ký kết.  
......

Chân dung những cựu chiến binh bất đồng chính kiến

Amy Truc Tran Từng là những cựu binh đứng trong hàng ngũ cộng sản, thế nhưng, họ đã kịp nhận ra sự bịp bợm dối trá cùng bản chất “hèn với giặc, ác với dân” của đảng CSVN. Bằng tất cả tình yêu quê hương dân tộc, họ đã mạnh mẽ đứng lên, bảo vệ lẽ phải, vạch mặt chế độ, kêu đòi dân chủ, tự do cho đất nước. Họ đã trở thành những Tù Nhân Lương Tâm... 1. Nguyễn Văn Túc: sinh năm 1964 tại Thái Bình. Ông từng phục vụ trong quân đội Bắc Việt. Sau khi rời quân ngũ, ông đã bắt đầu cuộc đời đấu tranh của mình: nhiều lần tham gia khiếu kiện đất đai, đòi giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo, đòi dân chủ nhân quyền, đa nguyên đa đảng. Ông đã bị bắt ngày 01/09/2017 và bị kết án 15 năm tù giam cho cáo buộc “Hoạt động lật đổ chính quyền”. 2. Trần Anh Kim: sinh năm 1949 tại Thái Bình. Từng là một sĩ quan thuộc quân đội CSVN mang quân hàm trung tá và từng giữ cương vị Chỉ huy Phó chính trị – Ban Quân sự thị xã Thái Bình vào năm 1989. Tháng 4/2006, ông là một trong những người đầu tiên vận động và thành lập Khối 8406- từ đó khởi đầu cho nhiều hoạt động dân chủ tại Việt Nam vào những năm sau đó. Ông đã bị bắt giữ 2 lần và hiện đang thi hành bản án 13 năm tù giam cho cáo buộc “hoạt động lật đổ chính quyền”. 3. Trần Đức Thạch: là một nhà thơ, sinh năm 1952 ngụ tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Từng tham gia quân đội Bắc Việt và giữ chức vụ Tiểu đội trưởng trinh sát tiểu đoàn 8- E266 trong cuộc nội chiến hai miền Nam-Bắc. Năm 2008, Trần Đức Thạch ghi lại hồi ức mang tên “Hố chôn người ám ảnh”, tố cáo tội ác kinh hoàng của quân đội Việt cộng trong trận đánh tại Tân Lập cuối tháng 4/1975. Những năm tháng tiếp theo, ông đã can trường đấu tranh, vạch trần bộ mặt thật của đảng cộng sản. 3 lần ngồi tù vì dám “chống phá nhà nước”. Mới đây, ông lại bị kết án 12 năm tù giam cũng với cáo buộc “hoạt động lật đổ chính quyền”. 4. Phạm Chí Dũng: sinh năm 1966, nguyên quán Đồng Tháp, sinh sống tại quận Tân Bình, Sài Gòn. Là một tiến sĩ kinh tế và có nhiều năm làm việc tại Cơ quan nội chính của thành uỷ HCM. Từng có 30 năm phục vụ quân đội, chính phủ và đảng cộng sản Việt Nam. Ngày 5 tháng 12 năm 2013, ông làm đơn bỏ đảng với lý do :”Đảng Cộng sản không còn đại diện và phục vụ cho quyền lợi của đại đa số nhân dân”. Tiếp sau đó, ông có nhiều phát biểu chỉ trích chế độ, ủng hộ việc đấu tranh đòi nhân quyền, dân chủ bằng phương pháp hoà bình. Ông bị bắt vào ngày 21/11/2019 với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”      
......

Tin nóng: Ông Tất Thanh Cang bị khởi tố bắt tạm giam

  Việt Tân   Chiều 16 Tháng Mười Hai, 2020, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố, lệnh khám xét, bắt tạm giam đối ông Tất Thành Cang, cựu Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM để điều tra về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.   Theo thông tin từ cơ quan điều tra, ông Tất Thành Cang chịu trách nhiệm đối với những sai phạm trong vụ bán cổ phiếu cho cổ đông công ty Nguyễn Kim tại công ty Công ty cổ phần phát triển Nam Sài Gòn SADECO.   Những sai phạm Tất Thành Cang được đánh giá là có khả năng gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng cho SADECO, dẫn đến thiệt hại vốn nhà nước. Trong vụ này, đến nay cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố tổng cộng 20 bị can để điều tra. Ông Tất Thành Cang từng là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2015-2020.   Hồi Tháng Mười Hai, 2018, Tất Thành Cang bị kỷ luật bằng hình thức cách chức Ủy viên Trung ương và Phó Bí thư Thường trực Thành ủy vì liên quan đến một loạt các sai phạm.   Cụ thể, ông Cang từng bị kết luận là “vi phạm rất nghiêm trọng”, trong đó có dự án ở Khu đô thị Thủ Thiêm. Trong vụ này, ông Cang đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng với công ty Đại Quang Minh, để xây bốn tuyến đường trong Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm. Đoạn đường này chỉ dài 12 km nhưng giá thuộc loại "đắt nhất hành tinh".   Ngoài ra, ông Cang còn bị Thành Ủy TP.HCM kiểm điểm về vụ chuyển nhượng đất công sản tại Phước Kiển với giá rẻ mạt cho Công ty Quốc Cường Gia Lai, khiến nhà nước bị tổn thất lớn.   Ngô Đồng
......

Nhà thơ Trần Đức Thạch hiên ngang giữa phiên tòa bất công

Ngô Đồng - Việt Tân| Khác với Đinh La Thăng, ủy viên bộ chính trị, ra tòa khóc lóc van xin. Khác với các lãnh đạo cao cấp tham nhũng hàng trăm ngàn tỉ khi bị ra trước vành móng ngựa thì nài nỉ xin tha tội - nhà thơ Trần Đức Thạch đã chẳng một lần cúi đầu. Khác nhau ở tâm thế, khác nhau ở lý tưởng mà họ theo đuổi, chỉ tiếc là "thế thời thế, thế thời phải thế".     Sáng nay, 15 Tháng Mười Hai, 2020, nhà cầm quyền CSVN đã tuyên án 12 năm tù và 3 năm quản chế đối với nhà thơ Trần Đức Thạch, trong một phiên toà chóng vánh tại Nghệ An.   Nhà thơ Trần Đức Thạch, năm nay 69 tuổi, nổi tiếng với cuốn hồi ký “Hố Chôn Người Ám Ảnh”, kể lại cuộc thảm sát của lính Bắc Việt đối với người dân ấp Tân Lập, xã Bàu Sen tỉnh Long Khánh vào Tháng Tư năm 1975.   Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) ở New York hồi cuối Tháng Mười Một, 2020 đã phát đi thông báo, cho biết “CSVN muốn trừng phạt ông Trần Đức Thạch chỉ vì ông cổ võ nhân quyền và công lý, sử dụng quyền tự do ngôn luận”. HRW cũng nhấn mạnh rằng ông Trần Đức Thạch “sẽ không có được một phiên xử công bằng, vì Việt Nam hiện không có nền tư pháp độc lập và công chính".   Trước bản án bỏ túi nặng nề của nhà cầm quyền CSVN áp đặt cho mình, lời nói sau cùng của nhà thơ Trần Đức Thạch tại phiên toà đã thể hiện sự kiên định, vững vàng của người công chính. Những lời này được luật sư Hà Huy Sơn ghi lại như sau:   "Ngay và luôn, tôi xin gửi lời cám ơn đến vợ, con, bạn bè, thân hữu các cá nhân, tổ chức Quốc tế, các Tòa lãnh sự quán đã quan tâm đến vụ án của tôi. Cám ơn vị Luật sư tham gia bảo vệ cho tôi tại phiên tòa hôm nay.   Với sự minh triết của người dân xứ Nghệ, tôi xác định phiên tòa này là những nốt nhạc cuối của bản hung ca, bi tráng của cuộc đời tôi. Nó sẽ không kết thúc tại đây mà nó nó sẽ ngân nga mãi theo thời gian, theo dòng chảy lịch sử của người dân nước Việt, của những người yêu và hy sinh cho sự công chính.   Tôi rất tự hào vì được cùng anh chị em dân thân cho sự nghiệp dân chủ của Việt Nam và sự nghiệp chống Trung Quốc thao túng, xâm lược Việt Nam.   Tôi vinh dự là người dân xứ Nghệ, người dân nước Việt Nam. Dấn thân vì Dân chủ không phải là tội." Ngô Đồng
......

Cơ hội đặc biệt hiện đang chia đều cho ba người!

  Ảnh từ trái: Trần Quốc Vượng, Nguyễn Thị Kim Ngân và Nguyễn Xuân Phúc   Lê Nguyễn Hương Trà|     Hội nghị TW.14 sẽ diễn ra từ ngày 14-18/12, nội dung có lẽ được nhiều người quan tâm là ông/bà nào sẽ được giới thiệu vào Bộ chính trị (2021-2026).   Bộ Chính trị khóa 12 có 19 ghế, trong 05 năm qua thì: Đinh Thế Huynh được cho là đang bị thần kinh, thật giả không biết; Trần Đại Quang qua đời; Đinh La Thăng đang thụ án tù 30 năm sắp ra tòa tiếp; Hoàng Trung Hải kỷ luật cảnh cáo; Nguyễn Văn Bình kỷ luật cảnh cáo. Coi như bị vô hiệu hóa cửa tái cử, Bình và Hải sẽ không được giới thiệu và nghỉ hưu sau đại hội XIII. - Như vậy 06 người trong BCT hiện nay đủ tuổi ở lại có Phạm Minh Chính (1958), Vương Đình Huệ (1957), Tô Lâm (1957), Trương Thị Mai (1958), Phạm Bình Minh (1959), Võ Văn Thưởng (1970). Ngoài ra, ông Trương Hòa Bình sinh 13/4/1955 tính tới thời điểm đại hội thì còn dư...3 tháng tuổi, cũng có thể được thảo luận và bỏ phiếu. Các ông trong Ban bí thư khả năng rất cao sẽ được giới thiệu vào BCT khóa tới: Nguyễn Văn Nên, Lương Cường, Nguyễn Hòa Bình, Phan Đình Trạc, Nguyễn Xuân Thắng, Trần Thanh Mẫn, Trần Cẩm Tú. Như vậy, dư 4-5 suất cho người mới và một trường hợp đặc biệt quá tuổi ở lại. ----------- - Đại hội Đảng XIII dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 1/2021 là điều gần như không thể hoãn, bất kể đại dịch.   Trường hợp đặc biệt quá tuổi muốn ở lại nắm quyền như ông Trọng đợt ĐH.XII thì chỉ có 01 và sẽ được giới thiệu/xem xét tại Hội nghị TW15 diễn ra ngay sát trước Đại hội XIII. Các nhà quan sát chính trị gọi đó là cuộc đua…tam mã; gồm có Nguyễn Xuân Phúc, Trần Quốc Vượng và bà Kim Ngân.   Trong đó, Trần Quốc Vượng (1953) được ông Trọng ủng hộ thay thế mình; Nguyễn Xuân Phúc (1954) ứng viên sáng giá với uy tín tăng cao khi xử lý tốt đại dịch; Nguyễn Thị Kim Ngân (1954) đại diện cho cánh miền Nam còn rất ít trong BCT. Bà Ngân được xem là không ngã về phe nào nên cũng là một UCV lý tưởng; tiền lệ đã có ông Trọng làm Chủ tịch Quốc hội trước khi qua ngồi ghế TBT hồi 2011. Bà Ngân là phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ chính trị cao trong lịch sử ĐCS Việt Nam, mặc dù tại Lào thì Chủ tịch Quốc Hội đã có từ 2010    
......

Cả ngàn tài xế Grab Bike Hà Nội biểu tình phản đối tăng thuế chiết khấu. VTA 33%

Tài xế Grab biểu tình phản đối tăng chiết khấu. Ảnh: VNE https://youtu.be/9_c3A_mkuNw “Mỗi ngày, tài xế chúng tôi phải chạy liên tục từ 14 – 16 tiếng đồng hồ mới đạt được 400.000 đồng để đem về. Mà bị trừ 10% VAT nữa thì chỉ còn hơn 300k. Nên chúng tôi muốn Grab tính lại mức VAT đó. Vì không ai bảo vệ chúng tôi cả nên đành phải tập trung ở đây để phản đối và có người đại diện vào nói chuyện với ban lãnh đạo công ty”, anh Nguyễn Văn S nói. “ Bòn khố rách sắm dù sơn kiệu Hút máu dân làm rượu làm trà ” Gần nửa thế kỷ hô hào “giải phóng”, vẫn loay hoay cái sự nghiệp vĩ đại xóa đói giảm nghèo. Dân vẫn cứ nghèo mãi, nghèo bền vững, nghèo “đa chiều”... Vậy mà nhà nước vẫn không ngừng bòn rút, ngay cả những người cùng khổ, chạy từng cuốc xe ôm để kiếm sống. Câu thơ xưa "bòn khố rách sắm dù, sơn kiệu. Hút máu dân làm rượu làm trà" đến bây giờ vẫn đúng.   Sáng nay, 07/12, hàng trăm tài xế Grab đã tập trung phía bên ngoài tòa nhà trụ sở Grab trên đường Duy Tân, Hà Nội để phản đối mức khấu trừ mới, gần 33% sau khi áp dụng thuế GTGT trên mỗi cuốc xe.   Việc tăng mức khấu trừ này được cho là có liên quan đến nghị định mới của nhà nước CSVN, nghị định 126/2020, thuế giá trị gia tăng (VAT) tăng từ 3% lên 10% với mỗi cuốc xe công nghệ được áp dụng từ ngày 05/12.2020 Phải chăng nhà nước CSVN đang cố bòn rút tận thu từ những anh em tài xế grab để bù vào khoản lỗ hàng chục ngàn tỷ cho Vietnam Airlines?   Ủng hộ anh em Grab phản đối tăng thuế và tăng giá. Nhưng hãy phản đối cái nhà nước của cái đảng “quang vinh vĩ đại” đã ban hành cái nghị định 126/2020 kìa, chứ đừng phản đối hãng Grab. Mong các bạn thành công đòi lại quyền lợi cá nhân của chính mình.   Fb Amy Truc Tran *** CẢ NGÀN TÀI XẾ GRAB BIKE HÀ NỘI BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI TĂNG CHIẾT KHẤU THUẾ VAT   Ngày 7-12-2020, hình ảnh từ các nhóm hội tài xế của hãng gọi xe ôm qua ứng dụng Grab Bike cho thấy hàng trăm tài xế của hãng này ở 2 thành phố Hà Nội và TPHCM đồng loạt tắt app (ứng dụng) và tập trung đến trụ sở của hãng này để biểu tình.   Các tài xế này phản đối tỷ lệ chiết khấu cho tài xế của hãng tăng từ mức 23,6 % lên 28,364% do Nghị định 126 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 5-12 quy định về cách tính thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với dịch vụ gọi xe công nghệ như Grab, Gojek...   Các tài xế ở Hà Nội mặc đồng phục của hãng Grab căng băng rôn ở trước trụ sở Grab tại 78 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội để phản đối mức tăng tỉ lệ khấu trừ mới với khẩu hiệu: "Phản đối Grab tăng chiết khấu thuế VAT lên đối tác tài xế". Hàng trăm tài xế này sau khi không nhận được câu trả lời thích đáng từ lãnh đạo Grab đã kéo nhau qua trụ sở Đài truyền hình VTV để mong cơ quan này lên tiếng.   Ở TPHCM, vào lúc khoảng 1 giờ 30 ngày 7-12 hàng trăm tài xế xe ôm của hãng Grab sau khi phản đối ở trụ sở của hãng không có kết quả đã tiếp tục kéo nhau qua trụ sở của các tờ báo như Người Lao Động, SGGP... để phản đối việc tăng chiết khấu này. Nguồn FB Nguyễn Cường
......

RSF khởi động chiến dịch đòi trả tự do cho nhà báo 'biểu tượng tranh đấu' ở VN

Tổ chức Phóng viên không Biên giới vừa phát động một chiến dịch kêu gọi sự ủng hộ của mọi người nhằm "gây sức ép lên chính phủ Việt Nam" để trả tự do cho nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang bị bắt giữ cách đây 2 tháng vì tội "tuyên truyền chống phá Nhà nước." VOA Tiếng Việt Tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) hôm 7/12 khởi động một chiến dịch kêu gọi thả tự do cho nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, hai tháng sau khi blogger bất đồng chính kiến này bị bắt với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” Việt Nam. RSF cho biết trong một thông cáo rằng tổ chức này đang bắt đầu chiến dịch bằng một thỉnh nguyện thư và một video trong đó những nhà báo Việt Nam sống ở nước ngoài “lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ” cho người mà RSF gọi là “biểu tượng của cuộc đấu tranh cho tự do thông tin ở Việt Nam.” Bà Trang, một blogger và là tác giả đối lập nổi bật trong nước, bị công an Việt Nam bắt tạm giam hôm 6/10 tại TPHCM để điều tra về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” và tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” với mức án có thể lên tới 20 năm tù. Trong video có tên #FreePhamDoanTrang mà RSF công bố trong chiến dịch này, các nhà báo, blogger và những người bạn của bà Trang hiện đang sống ở Pháp, Đức, Đài Loan và Mỹ “với lợi thế sống lưu vong để nói về những gì mà những người đồng hương của họ ở Việt Nam không thể nói ra mà không bị nguy cơ đối diện các án tù lâu dài.” Tổ chức có trụ sở chính ở Paris cũng khởi động lấy chữ ký cho một thỉnh nguyện thư trong đó yêu cầu chính phủ Việt Nam thả tự do “ngay lập tức và không điều kiện” cho nhà báo từng nhận giải thưởng Tự do Báo chí của RSF về tầm ảnh hưởng vào năm 2019. Mục đích của RSF khi phát động thỉnh nguyện thư này là “nhằm tránh cho Phạm Đoan Trang bị án tù lâu dài bằng cách gây áp lực lên Chính phủ Việt Nam.” “Nhờ sự dũng cảm và sự hào phóng của mình, Phạm Đoan Trang đã trở thành một biểu tượng cho cuộc đấu tranh nhằm mang lại nền báo chí độc lập và đáng tin cậy cho những người dân Việt Nam,” Daniel Bastard, người đứng đầu ban Châu Á-Thái Bình Dương của RSF nói trong thông cáo ra hôm 7/12. Bà Trang là tác giả của nhiều cuốn sách mà chính quyền Việt Nam cấm xuất bản và lưu hành, trong đó có “Chính trị bình dân” và “Phản kháng phi bạo lực.” Được biết, trước khi bị bắt không lâu, bà Trang đã trao cho Lãnh sự quán Mỹ ở TPHCM bản “Báo cáo Đồng Tâm” mà bà là đồng tác giả với ông Will Nguyễn, một nhà tranh đấu cho Việt Nam từng bị chính quyền truy tố về tội “gây rối trật tự công cộng” do tham gia biểu tình ở TPHCM, trong đó viết về vụ đụng độ giữa công an và người dân làng Đồng Tâm hồi đầu năm nay do tranh chấp đất đai. Bà Trang, theo báo Công an Nhân dân, “có mối liên hệ mất thiết với các tổ chức phản động lưu vong như Việt Tân, VOIVE” với mục đích “phản đối Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên Hợp Quốc” và “vận động chính giới phương Tây gây áp lực để Việt Nam thay đổi chính sách nhân quyền.” Việc bắt giữ bà Trang hôm 6/10 diễn ra chỉ vài giờ sau khi Việt Nam và Mỹ tiến hành đối thoại nhân quyền và sau đó một ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố bày tỏ quan ngại về việc bắt giữ này cũng như cho biết đang “theo dõi chặt chẽ” vụ việc. Sau đó chính phủ Anh và Canada cũng lên tiếng bày tỏ việc Chính phủ Việt Nam bắt giữ các cá nhân, trong đó có bà Trang. “Trong lịch sử Việt Nam kể từ năm 1975 đến nay, Đoan Trang có lẽ là một trong những nhà báo có ảnh hưởng nhất, một trong những nhà hoạt động dân chủ hiệu quả nhất và một trong những người Việt Nam can đảm nhất mà chúng ta có,” ông Trịnh Hữu Long, người cùng sáng lập Luật khoa Tạp chí với bà Trang và hiện đang sống ở Đài Loan, nói trong video mà RSF công bố hôm 7/12. Một trong những người được RSF phỏng vấn trong video này là luật sư Nguyễn Văn Đài, hiện đang sống lưu vong ở Đức sau khi được thả sớm hơn thời hạn bản án tù 15 năm vào năm 2018, nói rằng bà Trang “có ảnh hưởng rất lớn tới phong trào đấu tranh dân chủ của người Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước. Chị Phạm Đoan Trang đã viết rất nhiều sách để cổ suý cũng như để bảo vệ quyền con người cũng như thúc đẩy các quyền tự do chính trị của người dân Việt Nam. Công an Việt Nam cho biết bà Trang bị bắt theo điều 88 Bộ Luật hình sự 1999 và điều 117 Bộ Luật hình sự 2015 và hiện bị di lý về Hà Nội để phục vụ điều tra. “Hiện tại nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đang dùng một điều luật hết sức là mơ hồ để nhét cô Trang ở trong trốn ngục tù.” Blogger Trần Thị Nga, người bị chính quyền Việt Nam kết án 9 năm tù trước khi được thả ra để sang Mỹ sống lưu vong, nói trong video của RSF và cho rằng “đây là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nhân quyền, đặc biệt là vi phạm đạo đức của con người.” Việt Nam được coi là một trong số những quốc gia có nhiều hạn chế về quyền tự do báo chí khi bị RSF xếp hạng 175 trong số 180 quốc gia trên bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2020.  
......

Nguyễn Thuý Hạnh bị công an Hà Nội triệu tập

Huynh Ngoc Chenh   Đang công việc ở Sài Gòn thì nhận được tin Nguyễn Thuý Hạnh bị công an Hà Nội triệu tập đến làm việc về cái gọi liên quan đến tội phạm công nghệ cao. Mấy năm nay có rất nhiều công dân bị triệu tập hoặc cưỡng bức triệu tập đến làm việc với công an về vấn đề này, tội phạm công nghệ cao, có nghĩa là về những stt trên mạng xã hội bị cho rằng chống nhà nước. Cũng đã có nhiều công dân bị bắt tù vì chuyện vô lý này. Riêng với Nguyễn Thuý Hạnh, tui cho rằng công an lấy cớ về một số bài viết trên Facebook được cho là của Nguyễn Thuý Hạnh để triệu tập làm việc nhưng thực chất là muốn nhắm vào công việc từ thiện mà Nguyễn Thuý Hạnh đang làm để cứu giúp những gia đình tù nhân lương tâm đang gặp khó khăn do lao động trụ cột trong nhà bị bắt đi tù. Nếu đúng nhà cầm quyền muốn triệt hạ công việc từ thiện chính đáng này thì đó là hành vi phi nhân sai trái với pháp luật cũng như đi ngược lại những gì đã cam kết với quốc tế khi hoà nhập làm ăn. Hiện Nguyễn Thuý Hạnh đang làm việc trong đồn công an. Tui hoàn toàn vững tin vào Hạnh vì cô ấy không làm gì sai trái.   Nguyễn Thúy Hạnh Tôi là Nguyễn Thuý Hạnh. Hôm nay công an Hà Nội triệu tập tôi đến làm việc về “việc liên quan đến tội phạm công nghệ cao”. Hiện tôi đang làm việc rất căng thẳng với một nhóm công an mặc sắc phục lẫn không sắc phục. Lát nữa tôi sẽ live stream trực tiếp từ camera bí mật về buổi làm việc mong bạn bè vào xem và chia sẻ.    Huynh Ngoc Chenh Ka ka, chừ mới thấy tút này. Đang bị bao vây giữa bầy sói, bị làm việc rất căng thẳng mà vẫn vào face viết bài được, lại còn đòi sẽ live stream… đúng là tội phạm công nghệ cao. Lâu nay mình sống chung với tội phạm thứ dữ, đồng đảng với các tướng công an Nguyễn Thanh Hoá, Phan văn Vĩnh … mà nào có hay. Kinh thật
......

"Sáng kiến mới" của cục thuế: thu 10% doanh thu xe ôm

Theo nghị định 126, kề từ ngày 5 Tháng Chạp, 2020, nhà nước sẽ đánh thuế 10% trên doanh thu của các „xe công nghệ“ như Grab, Be, Gorek. Các loại xe này mới được xếp loại là đơn vị kinh doanh vận tải, chứ không phải cung cấp giải pháp công nghệ“ nên phải bị đánh thuế cho phù hợp, thay vì chịu mức khoán 3% thuế giá trị gia tăng (GTGT) và 1,5% thuế thu nhập cá nhân như hiện nay. Nghị định mới này đã tạo bất mãn lớn trong giới xe ôm vốn có thu nhập thấp và đang rất vất vã trong cơn đại dịch Covid. Theo chị Lê Phước Hải, 43 tuổi, ở An Giang, chị chỉ là người chạy xe ôm kiếm thêm phụ thu vì không đủ sống chứ chẳng phải đối tác hay tài xế xe công nghệ hay hợp tác kinh doanh như nhà nước gọi. "Thực chất tôi chỉ là người chạy xe ôm, lấy công làm lời chứ có đối tác gì đâu. Họ cứ cho là đối tác là người làm kinh doanh rồi thu 10% doanh thu là không phù hợp với thực tế những người như tôi. Thu thuế như vậy, thà tôi đi làm công nhân để nhận đủ lương, khỏi phải đóng 10% trên số tiền lương mình được nhận. Thú thật, do cuộc sống khổ quá nên phụ nữ như tôi mới đi chạy xe ôm, chứ có ai muốn làm đâu." Anh Phạm Văn Nhâm 35 tuổi, quận Bình Thạnh, Sài Gòn, giải thích rõ hơn bức xúc của mình: "Phải hiểu rõ là chúng tôi đang bán sức lao động để kiếm tiền. Sao lại thu thuế như người làm kinh doanh? Họ đang nghĩ chúng tôi là những đối tác kinh doanh, nên phải có trách nhiệm đóng 10% trên doanh thu phát sinh. Họ cho rằng, doanh nghiệp đóng thay cho người tiêu dùng, chứ không phải chúng tôi đóng. Tuy nhiên, thực tế thì doanh nghiệp sẽ đẩy hết phần đóng này cho những người chạy xe như chúng tôi." Phải đóng 10% trên doanh thu, rõ ràng thu nhập của giới lao động xe ôm này giảm rõ rệt khiến cuộc sống vốn khó khăn của họ càng khó khăn thêm. Nếu có con trong tuổi đi học thì cục thuế quá tàn nhẫn đối với họ. Ngân sách càng cạn kiệt, các quan chức càng bày ra nhiều thứ phí, thuế để buộc dân vốn nghèo phải è cổ ra thêm để đóng mọi thứ thuế, phí trên trời dưới đất. Đáng lẽ, khi muốn quyết định thu thuế mới, các quan chức trong ngành cần suy nghĩ thấu đáo xem người dân có chịu nổi hay không vì dù sao cũng là „chính quyền do dân, vì dân“ như họ vẫn tự xưng mà! Hy vọng nhà cầm quyền CSVN thu hồi lại quyết định đánh thuế dân nghèo thêm này để dân còn đường sống. Phan Nguyên #ViệtTân #xeôm #tăngthuế  
......

Sau nửa năm bị bắt, nhà văn Phạm Thành bị đưa vào viện Tâm Thần

Người Việt| HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Bà Nguyễn Thị Nghiêm, vợ nhà văn Phạm Thành, thông báo chồng bà đã bị đưa từ trại tạm giam Hỏa Lò đến Viện Pháp Y Tâm Thần Trung Ương để “giám định và kiểm tra sức khỏe.” Nhà văn, nhà báo tự do Phạm Thành, 68 tuổi, chủ trang blog “Bà Đầm Xòe,” với nhiều bài chỉ trích mạnh mẽ đảng CSVN và lên án các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông. Ông bị nhà cầm quyền CSVN bắt giữ vào hồi trung tuần tháng Năm. Vụ bắt giữ được cho là liên quan đến cuốn sách “Nguyễn Phú Trọng: Thế Thiên Hành Đạo Hay Đại Nghịch Bất Đạo” do ông Phạm Thành tự xuất bản và phát hành qua mạng xã hội hồi tháng Chín, 2019. Trong post đăng trên trang cá nhân hôm 28 tháng Mười Một, bà Nghiêm viết: “Là vợ chồng sống với nhau bao nhiêu năm, tôi thấy anh hoàn toàn bình thường, không có biểu hiện gì về tâm thần nên không hiểu họ chuyển chồng tôi xuống đó làm gì? Nay tôi đến viện đã gửi tiền lưu ký và quà nhưng không được gặp trực tiếp. Tôi vô cùng lo lắng nếu có sự cố bất ổn xảy ra.” Sách “Nguyễn Phú Trọng: Thế Thiên Hành Đạo Hay Đại Nghịch Bất Đạo” do ông Phạm Thành tự xuất bản và phát hành qua mạng xã hội năm 2019. Ảnh: Facebook Phạm Thành Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh ở Hà Nội bình luận trên trang cá nhân: “Xem ra những người vạch ra những sai trái của ông Nguyễn Phú Trọng đều bị cưỡng chế vào trại tâm thần, trước kia là blogger Lê Anh Hùng, nay là nhà văn Phạm Thành. Mọi người hãy cùng lên tiếng phản đối thủ đoạn thâm độc tàn ác của nhà cầm quyền CSVN biến những người đấu tranh thành tâm thần.” Nhà báo Phạm Thành, cựu thư ký tòa soạn Đài Tiếng Nói Việt Nam, cũng là tác giả của nhiều cuốn sách được phát hành không qua kiểm duyệt của nhà cầm quyền như “Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng XHCN Xuống Hố Cả Lũ” và tiểu thuyết “Cò Hồn Xã Nghĩa”… Bên cạnh đó, ông tham gia viết báo tự do với hàng ngàn bài viết phản biện có giá trị. Ông Phạm Thành còn được ghi nhận từng tự ứng cử “đại biểu Quốc Hội” năm 2016. Trong lần trả lời VOA Việt Ngữ xoay quanh cuốn sách về ông Nguyễn Phú Trọng, ông Thành nói: “Quyển sách này là một bằng chứng, một dữ liệu về những lời ăn tiếng nói, hành xử của ông Trọng, trong những chính sách đối nội và đối ngoại của ông ấy, đối với Trung Quốc cũng như đối với thế giới. Tôi nhận ra rằng ông Trọng là người mà làm tất cả những điều gì mà Trung Quốc muốn.” Ông Thành cũng cho biết thêm rằng bản thân ông “đã 41 năm theo đảng, bây giờ ngoảnh lại thấy dân tộc này cái gì cũng tụt lùi” và giải thích nguyên nhân “là do chúng ta không có dân chủ, nguyên nhân là đảng CSVN duy trì sự độc tài!”    
......

Thương quá: Hàng loạt cán bộ bị lừa mua bằng giả

Chào mừng ngày nhà giáo 20.11, những người mua bằng đến chúc mừng thằng thầy bán bằng giả. Chu Mộng Long| Cán bộ ta xuất thân từ thành phần vô học nhưng vốn có truyền thống hiếu học. Có người học bằng đèn đom đóm để luyện mắt thành tinh, có người học cạnh chuồng trâu để nghe hương vị đậm đà của cứt trâu. Chung quy bởi yêu cái chữ. Có chữ thì mới có điều kiện tiến thân để cống hiến hết mình vì quê hương, đất nước. Ôi tình yêu cái chữ đến ngây dại! Ngây dại đến mức không mua bằng thật mà mua bằng giả. Còn nỗi đau nào lớn hơn khi hàng trăm cán bộ ta vì muốn có chữ để tiến thân, để cống hiến cho quê hương, đất nước mà trở thành nạn nhân đáng thương của bọn gian tặc. Vì truyền thống hiếu học của cán bộ ta, hãy chung tay cứu lấy họ! Số tiền cán bộ ta bị mắc lừa lên đến hàng trăm triệu đồng. Đau hơn chết dịch, đau hơn chết chìm trong bão lũ, chết vùi trong sạt lở. Tôi, vì tình yêu bao la với cán bộ, đời đời biết ơn cán bộ, kêu gọi mọi người đóng góp ít nhiều để cứu giúp họ trong hoàn cảnh khó khăn mà họ phải chịu đựng nhiều năm. Mọi đóng góp xin gửi thẳng về… Tổng Cục thuế để khỏi mang tiếng làm từ thiện phi chính phủ. Vụ án xảy ra từ năm 2011, bọn gian tặc đã bị đưa ra toà, nhưng các nạn nhân thì mất mát số tiền lớn mà cho đến nay vẫn chưa có gì bù đắp cho họ./. Chu Mộng Long
......

Tin đặc biệt: Việt Nam đe dọa đóng cửa Facebook liên quan đến đòi hỏi kiểm duyệt.

Việt Tân| James Pearson HÀ NỘI (Reuters) - Một viên chức cao cấp của Facebook cho Reuters biết là Việt Nam dọa đóng cửa Facebook tại Việt Nam nếu không chịu gia tăng kiểm duyệt những bài vở với nội dung chính trị theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam. “Facebook đã đáp ứng yêu cầu của chính phủ VN vào Tháng Tư vừa qua khi gia tăng đáng kể việc kiểm duyệt những nội dung “chống chính phủ”, tuy nhiên vào Tháng Tám Việt Nam lại yêu cầu Facebook nâng cấp việc kiểm duyệt những bài chỉ trích chính phủ”, viên chức này cho biết thêm. “Chúng tôi đã đi tới một thoả thuận hồi Tháng Tư. Facebook đã làm như thoả thuận, và chúng tôi chờ đợi chính phủ Việt Nam cũng làm làm như vậy”, nhân viên này, giấu tên vì sự tế nhị của vấn đề, cho biết. “Họ đã quay lại và yêu cầu gia tăng lượng những bài kiểm duyệt. Chúng tôi không đồng ý. Yêu cầu của họ đi kèm với đe dọa cho biết là chuyện gì có thể xảy ra nếu chúng tôi không tuân thủ.” Nhân viên này cho biết đe dọa bao gồm việc đóng cửa toàn bộ Facebook tại Việt Nam, một thị trường chính yếu của công ty truyền thông xã hội này, nơi mang lại thu nhập gần $1 tỷ Mỹ kim, theo 2 nguồn tin quen thuộc với số lượng này. Facebook đã phải đối đầu với áp lực ngày một gia tăng từ một số quốc gia liên quan đến chính sách của FB về nội dung đăng tải, bao gồm cả những quy định mới và phạt vạ. Tuy nhiên FB đã né tránh được hầu hết trừ một số nơi mà FB chưa từng đươc phép hoạt động như Trung Quốc. Tại Việt Nam, bất chấp cải cách kinh tế rộng lớn và gia tăng mở cửa thay đổi xã hội, Đảng Cộng Sản cầm quyền vẫn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ truyền thông, và ít chấp nhận đối kháng. Theo Phóng Viên Không Biên Giới thì về tự do báo chí Việt Nam xếp hạng năm trên thế giới từ cuối bảng tính lên. Trả lời câu hỏi của Reuters Bộ Ngoại Giao Việt Nam nói rằng Facebook nên tuân thủ luật pháp sở tại và ngưng “loan tải tin tức vi phạm tập tục truyền thống Việt Nam và quyền lợi quốc gia”. Một nữ phát ngôn nhân của Facebook cho biết là trong mấy tháng qua họ đã phải đối đầu với áp lực mới từ Việt Nam đòi hỏi họ gia tăng việc kiểm duyệt. Trong báo cáo mỗi nửa năm vừa qua được công bố vào Thứ Sáu, Facebook cho biết họ đã kiểm duyệt 834 bài tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay, theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam, đòi loại bỏ những nội dung chống nhà nước. TRÁCH NHIỆM RÕ RÀNG Facebook, diễn đàn chính của 60 triệu người sử dụng để kinh doanh trên mạng cũng như phát biểu chống đối chính trị, bị chính phủ thường trực theo dõi. Vào Tháng Tư vừa qua Reuters đã đặc biệt tường trình là vào đầu năm nay những máy chủ của FB tại Việt Nam đã bị ngưng phát sóng cho tới khi họ làm theo những yêu cầu của chính phủ VN. Từ lâu Facebook đã phải chịu những chỉ trích từ những tổ chức bẳo vệ nhân quyền về việc thuận theo quá nhiều những đòi hỏi kiểm duyệt của nhà nước. “Tuy nhiên, chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể được để bảo đảm là dịch vụ được duy trì để người dân có thể tếp tục phát biểu quan điểm”, người phát ngôn cho biết. Việt Nam đã cố tung ra những mạng lưới truyền thông xã hội để cạnh tranh với FB nhưng không có cái nào đạt tới mức phổ thông đáng kể. Người phát ngôn của FB nói rằng họ đã không thấy có sự di cư nào của người Việt sử dụng FB để đi sang các diễn đàn địa phương. Người phát ngôn nói là FB đã là đối tượng của một “chiến dịch đả kích kéo dài 14 tháng” trên báo chí quốc doanh trước khi đi đến bế tắc hiện nay. Được hỏi về việc Việt Nam dọa đóng cửa FB, tổ chức bảo vệ nhân quyền Ân Xá Quốc Tế nói rằng việc FB vẫn chưa bị đóng cửa sau khi tiếp tục thách thức các đe dọa của chính phủ Việt Nam cho thấy là công ty này có thể làm nhiều hơn nữa để đối đầu với những yêu sách của Hà Nội. “Facebook có một trách nhiệm rõ ràng trong việc tôn trọng nhân quyền ở bất cứ nơi nào họ hoạt động trên thế giới, và Việt Nam không là một ngoại lệ,” ông Ming Yu Hah, Phó Giám Đốc Vùng đặc trách Vận Động của Ân Xá Quốc Tế cho biết: "Facebook đặt ưu tiên là lợi nhuận và thiếu tôn trọng nhân quyền”. (Tường trình của James Pearson; Tường trình bổ túc của Fanny Potkin tại Singapore; Nhuận bởi David Clarke và Christopher Cushing) (Việt Tân lược dịch) --- (Nguyên bản tiếng Anh) - Nguồn: https://finance.yahoo.com/…/exclusive-vietnam-threatens-shu… Exclusive: Vietnam threatens to shut down Facebook over censorship requests - source By James Pearson HANOI (Reuters) - Vietnam has threatened to shut down Facebook in the country if it does not bow to government pressure to censor more local political content on its platform, a senior official at the U.S. social media giant told Reuters. Facebook complied with a government request in April to significantly increase its censorship of "anti-state" posts for local users, but Vietnam asked the company again in August to step up its restrictions of critical posts, the official said. "We made an agreement in April. Facebook has upheld our end of the agreement, and we expected the government of Vietnam to do the same," said the official, who spoke on condition of anonymity citing the sensitivity of the subject. "They have come back to us and sought to get us to increase the volume of content that we're restricting in Vietnam. We've told them no. That request came with some threats about what might happen if we didn't." The official said the threats included shutting down Facebook altogether in Vietnam, a major market for the social media company where it earns revenue of nearly $1 billion, according to two sources familiar with the numbers. Facebook has faced mounting pressure from governments over its content policies, including threats of new regulations and fines. But it has avoided a ban in all but the few places where it has never been allowed to operate, such as China. In Vietnam, despite sweeping economic reform and increasing openness to social change, the ruling Communist Party retains tight control of media and tolerates little opposition. The country ranks fifth from bottom in a global ranking of press freedom compiled by Reporters Without Borders. Vietnam's foreign ministry said in response to questions from Reuters that Facebook should abide by local laws and cease "spreading information that violates traditional Vietnamese customs and infringes upon state interests". A spokeswoman for Facebook said it had faced additional pressure from Vietnam to censor more content in recent months. In its biannual transparency report released on Friday, Facebook said it had restricted access to 834 items in Vietnam in the first six months of this year, following requests from the government of Vietnam to remove anti-state content. 'CLEAR RESPONSIBILITY' Facebook, which serves about 60 million users in Vietnam as the main platform for both e-commerce and expressions of political dissent, is under constant government scrutiny. Reuters exclusively reported in April that Facebook's local servers in Vietnam were taken offline early this year until it complied with the government's demands. Facebook has long faced criticism from rights group for being too compliant with government censorship requests. "However, we will do everything we can to ensure that our services remain available so people can continue to express themselves," the spokeswoman said. Vietnam has tried to launch home-grown social media networks to compete with Facebook, but none has reached any meaningful level of popularity. The Facebook official said the company had not seen an exodus of Vietnamese users to the local platforms. The official said Facebook had been subject to a "14-month-long negative media campaign" in state-controlled Vietnamese press before arriving at the current impasse. Asked about Vietnam's threat to shut down Facebook, rights group Amnesty International said the fact it had not yet been banned after defying the Vietnamese government's threats showed that the company could do more to resist Hanoi's demands. "Facebook has a clear responsibility to respect human rights wherever they operate in the world and Vietnam is no exception," Ming Yu Hah, Amnesty's deputy regional director for campaigns, said. "Facebook are prioritising profits in Vietnam, and failing to respect human rights". (Reporting by James Pearson; Additional reporting by Fanny Potkin in Singapore; Editing by David Clarke and Christopher Cushing)  
......

Việt Nam dọa đóng cửa Facebook nếu không đáp ứng yêu cầu kiểm duyệt

RFA| Việt Nam đe dọa sẽ đóng cửa Facebook trong nước nếu dịch vụ này không tuân thủ những áp lực của chính phủ trong việc kiểm duyệt nhiều nội dung liên quan chính trị. Reuters ngày 19 tháng 11 dẫn lời một viên chức cao cấp giấu tên của Facebook tại Mỹ cho biết như vậy. Hồi tháng 4, Facebook đã tuân thủ yêu cầu của chính phủ Việt Nam, tăng cường kiểm duyệt đáng kể các bài đăng mà chính phủ Việt Nam cho là "chống nhà nước". Đến tháng 8, một lần nữa Facebook lại bị yêu cầu có những kiểm duyệt như vậy. Reuters trích lời viên chức cao cấp giấu tên rằng: “Hồi tháng 4 Facebook và Chính phủ Việt Nam có một thỏa thuận. Phía Facebook về phía mình tuân thủ những cam kết và mong muốn chính phủ Việt Nam cũng làm như vậy. Phía Việt Nam sau đó lại yêu cầu chúng tôi tăng số lượng bài đăng mà Facebook phải kiểm duyệt, kèm theo đó là những đe dọa về những gì có thể xảy ra nếu chúng tôi không làm theo lời họ. Chúng tôi không đồng ý như vậy.” Vị viên chức cao cấp của Facebook cho biết một trong những đe dọa từ phía Hà Nội là đóng hoàn toàn Facebook tại Việt Nam. Đây là thị trường trị giá mang lại doanh thu gần 1 tỷ đô la Mỹ cho Facebook theo đánh giá của hai nguồn thân cận với doanh số của Facebook. Facebook đang phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn từ các chính phủ về các chính sách kiểm duyệt nội dung, bao gồm cả những lời đe dọa về các quy định mới và tiền phạt. Facebook đã vượt qua tất cả những đe dọa này, trừ một số nơi họ chưa được phép hoạt động, chẳng hạn như Trung Quốc. Tại Việt Nam, mặc dù có những cải cách kinh tế sâu rộng và những thay đổi xã hội ngày càng cởi mở hơn, đảng cầm quyền vẫn kiểm soát chặt các phương tiện truyền thông và ít chấp nhận sự phản biện. Việt Nam đứng thứ 5 từ dưới lên trong bảng xếp hạng toàn cầu về tự do báo chí do Tổ chức Phóng viên Không Biên giới thực hiện. Hồi tháng 4, Reuters đưa tin rằng các công ty viễn thông trong nước đã để các máy chủ của Facebook hoạt động ở dạng offline khiến việc truy cập Facebook của người dùng bị gián đoạn, cho đến khi họ tuân thủ theo yêu cầu của chính phủ. Bên cạnh đó, Facebook phải đối mặt với những lời chỉ trích từ các nhóm nhân quyền vì đã quá tuân thủ các yêu cầu kiểm duyệt của chính phủ. Reuters dẫn lời nữ phát  ngôn viên của Facebook cho hay, Facebook sẽ làm mọi thứ có thể để đảm bảo rằng mọi dịch vụ vẫn hoạt động để mọi người có thể tiếp tục bày tỏ chính kiến của mình. Hiện có khoảng 60 triệu người Việt Nam dùng Facebook. Đây là nền tảng chính cho cả kinh doanh trên mạng lẫn những phản biện về chính trị đang bị chính phủ giám sát liên tục. Việt Nam đã cố gắng tung ra các mạng xã hội trong nước để cạnh tranh với Facebook, nhưng chưa có mạng nào đạt được mức độ phổ biến cần thiết. Khi được hỏi về lời đe dọa đóng cửa Facebook của Việt Nam, tổ chức nhân quyền Amnesty International cho biết thực tế nó vẫn chưa bị cấm. Bất chấp những lời đe dọa của chính phủ Việt Nam, Facebook vẫn đang làm mọi cách để chống lại yêu cầu của Hà Nội. Phó giám đốc khu vực phụ trách các chiến dịch của Tổ chức Ân xá cho biết, Facebook có trách nhiệm rõ ràng là tôn trọng nhân quyền ở bất cứ nơi nào họ hoạt động trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Còn theo một bài viết của James Pearson, trưởng đại diện hãng Reuters ở Việt Nam thì “Facebook đang ưu tiên lợi nhuận ở Việt Nam, và không tôn trọng nhân quyền”.  
......

Tây Nguyên đã bị bức tử như thế nào?

Tân Phong – Việt Tân (Xin gửi đến Đại Biểu Quốc Hội Ksor H’Bơ Khắp với lời cảm ơn trân trọng!) Suốt dải đất miền Trung từ Hà Tĩnh, Nghệ An cho đến Quảng Nam, Phú Yên, Bình Thuận… oằn mình hứng chịu liên tiếp “lũ chồng lũ, bão chồng bão.” Chưa có một con số thống kê đầy đủ đã có bao nhiêu người chết và mất tích vì mưa lũ, sạt lở đất ở miền Trung cho đến thời điểm hiện nay. Bản tin cuối cùng cập nhật con số bi thảm này trên báo chí “lề đảng” vào ngày 19 tháng Mười, 2020, ghi nhận 102 người chết và 26 người mất tích. Đã gần 1 tháng trôi qua, liên tiếp vẫn xảy ra sạt đất ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên, Trung và Nam Trung Bộ gây thêm nhiều thương vong về người, hủy hoại hạ tầng, tài sản xã hội. Hình ảnh những quả đồi trơ trụi đã sạt lở chôn vùi nhiều làng mạc, doanh trại quân đội, đường xá, cướp đi hàng trăm sinh mạng khiến cho nhân tâm đau đớn. Nhưng khi những cảm xúc qua đi thì người ta không thể không hỏi rằng “Rừng đâu hết cả rồi? Sao toàn đồi trọc thế kia, làm sao không sạt lở, không lũ lụt?” Rồi người ta được biết trên thượng nguồn những dòng sông nhỏ ở Tây Nguyên, những cánh rừng đại ngàn đã bị chặt phá để làm hàng trăm thủy điện nhỏ. Thủy điện làm thì ít, mà thực ra phá rừng bán gỗ là chính! Bức xúc xã hội được các đại biểu quốc hội đưa vào nội dung chất vấn những bộ trưởng và các cơ quan ban ngành có trách nhiệm liên quan tới việc bảo vệ rừng, qui hoạch và vận hành thủy điện, điện mặt trời trong những ngày qua đang tạo những đợt sóng mạnh trong dư luận. Câu hỏi rành mạch, dứt khoát, trực diện của Đại Biểu Ksor H’Bơ Khắp khiến cho những bộ trưởng “bò một nắng” như Trần Hồng Hà, Nguyễn Xuân Cường, Trần Tuấn Anh càng thể hiện sự dốt nát về chuyên môn, tư duy thấp kém, cũng như thói quen lưu manh cố hữu khi cố gắng đánh tráo khái niệm, đổ trách nhiệm cho “con người” mà không phải là trách nhiệm cụ thể của cơ quan quản lý và thực thi luật pháp. Chúng trơ trẽn khi hứa rằng sẽ loại bỏ những công trình thủy điện dù chỉ phá một mét vuông rừng, rằng sẽ nhanh chóng rà soát và trồng lại rừng nguyên sinh bla bla… Thế rồi, ông Thủ Tướng Phúc ngay lập tức đã ra chỉ đạo trồng 1 tỷ cây xanh. Quả thực, những quyết định, hứa hẹn của giới chức CS ngoài tác dụng lừa mị, có Trời mới biết được tính khả thi của nó ra sao? Những ngụy biện trắng trợn của đám bộ trưởng “bò một nắng” khi nói rằng thủy điện nhỏ không là nguyên nhân gây lũ lụt, không phá rừng và rừng Việt Nam vẫn phát triển tốt quả thực là một luận điệu không thể khốn nạn và phi nhân hơn. Nó cũng giống như những lời biện hộ của đám viên chức EVN khi nói “dân chết không phải vì thủy điện xả lũ, mà vì dân không …biết bơi” khi thủy điện sông Đà và hơn 30 thủy điện lớn nhỏ đột ngột “xả lũ đúng qui trình” vào ban đêm mà không hề báo trước khiến hơn 100 người chết vào tháng Mười năm 2017. Giờ đây, những luận điệu này lại được lặp lại bởi những kẻ mặt trơ trán bóng, lương tâm đã bị chó ăn mất từ lâu, như một sự thách thức, chà đạp lương tri Con Người. Để nói cho rõ rằng không chỉ hàng triệu hecta rừng Tây Nguyên đại ngàn nguyên sinh đã bị chặt phá tàn bạo trong suốt 4 thập kỷ sau 1975, mà phải nói cho đúng là Tây Nguyên với tất cả những giá trị bản sắc của nó, bao gồm văn hóa gắn liền các chủng tộc bản địa, tài nguyên, môi trường, con người… đều đang bị bức tử, phá hủy với mức độ hủy diệt bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó, gồm cả những chính sách phát triển kinh tế một cách thiển cận, tham lam, cũng như sự yếu kém trong công tác quản lý xã hội, tài nguyên và công khai ủng hộ việc phá hoại một cách hệ thống. Tây Nguyên trước 1975 Trước 1975, Tây Nguyên là một vùng đất còn hoang sơ, rừng nguyên sinh bạt ngàn. Cho đến tận 1946 vùng đất mênh mông trên những cao nguyên bao gồm 5 tỉnh hiện nay theo hệ thống phân định địa giới hành chính của nhà cầm quyền CSVN là Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng vẫn còn là một vùng tự trị được biết tới với tên gọi chung là Hoàng Triều Cương Thổ, theo cách gọi của triều Nguyễn. Xưa kia là vương quốc Thủy Xá, Hỏa Xá của những tộc người Jrai, Ede, Ba Na, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông… Hệ thống quyền lực hành chính và những hạ tầng xã hội văn minh được người Pháp bắt đầu đặt nền móng cơ bản từ những năm 1891, với việc phát hiện ra cao nguyên Lang Biang bởi nhà khoa học lừng danh Yersin. Theo đề nghị của Yersin, Toàn Quyền Đông Dương Paul Doumer đã cho xây dựng thành phố Đà Lạt và trực tiếp can thiệp vào vùng đất Tây Nguyên kể từ 1900. Trong suốt quá trình người Pháp can thiệp vào Tây Nguyên, việc nhập cư được kiểm soát khá chặt chẽ. Người Pháp duy trì chế độ tự trị của vùng đất này và hạn chế người Kinh nhập cư, ngoại trừ những công ty trồng café, cao su được quyền tuyển người và đưa người Kinh vào làm việc tại các đồn điền. Người Pháp cũng tránh can thiệp và tôn trọng các văn hóa tập tục bản địa. Nhiều công trình nghiên cứu văn hóa, chủng tộc, tài nguyên của người Pháp trên vùng đất hoang sơ Tây Nguyên cách đây hơn 100 năm phải khiến cho giới trí thức Việt sau hơn một thế kỷ mới được tiếp cận phải sửng sốt, thán phục. Một ví dụ tiêu biểu là bản trường ca Đam Săn của dân tộc Ede đã được chuyển ngữ từ tiếng Rhade sang tiếng Pháp bởi Léopold Sabatier từ 1929. Rất lâu sau đó, những nhà “văn hóa Việt Nam” mới được biết tới kiệt tác này qua bản dịch của ông ta. Người Pháp nghiên cứu cặn kẽ thổ nhưỡng, tài nguyên khoáng sản, khí hậu Tây Nguyên và đã di thực những cây công nghiệp thích hợp nhất mang tính đột phá về kinh tế là cây cao su và café về trồng. Việc xây dựng các đồn điền, phố thị, hạ tầng xã hội đảm bảo các lợi ích chung cho cộng đồng bản địa và không gây ra những xung đột. Những công trình mà người Pháp để lại đều trở thành di sản vô giá về kiến trúc, khoa học, qui hoạch và có tác động tích cực to lớn tới phát triển kinh tế vùng. Mối quan hệ giữa người Kinh nhập cư, cũng như người Pháp với các sắc tộc Tây Nguyên có thể nói là hữu hảo. Công bằng mà nói, người Việt hãy nên biết ơn với những gì mà đám “thực dân, đế quốc” đã làm cho vùng đất này. Cuộc di cư lớn đầu tiên của người Kinh vào cao nguyên Trung phần (Tây Nguyên) dưới thời VNCH được ghi nhận vào giai đoạn 1954 khi gần 1 triệu người Bắc di cư vào Nam. Trong số đó, 54.551 người đã được sắp xếp định cư ở Đà Lạt và Lâm Đồng. Với chính sách điền địa mới của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, các di dân được được phân đất ở, canh tác lâu dài, được hướng dẫn đào tạo về kiến thức lâm nông nghiệp và hỗ trợ bởi các cán bộ xây dựng nông thôn đã sớm có được cuộc sống ấm no. Cho đến 1975, toàn bộ dân số khu vực Tây Nguyên ước chừng khoảng 1,2 triệu dân với đa phần là dân bản địa chiếm khoảng 70%. Chính sách của VNCH sau khi sát nhập Hoàng Triều Cương Thổ vào Trung phần, gọi là Cao nguyên trung phần (Tây Nguyên) chú trọng xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội, gia tăng quyền lực hành chính. Song đối với các dân tộc bản địa, chính quyền VNCH hết sức tôn trọng văn hóa, tập tục, hỗ trợ kinh tế, hướng dẫn nghề nghiệp, kỹ thuật lâm nghiệp để họ có đời sống tốt hơn. Tây Nguyên sau 1975  Nhập cư ồ ạt Sau 1975, nhà cầm quyền cộng sản thực hiện chính sách di dân cưỡng bức một lượng lớn dân cư thành phố là những gia đình sỹ quan, viên chức làm việc trong chính quyền cũ tập trung vào các “vùng kinh tế mới” mà thực chất là những nơi rừng thiêng nước độc, không có hạ tầng để khai hoang và dọn dẹp bom mìn sau chiến tranh. Một lượng lớn dân nghèo nông thôn từ miền Bắc cũng được khuyến khích vào làm việc trong các lâm trường quốc doanh theo chương trình phát triển kinh tế mới, nhằm giảm sức ép dân số ở miền Bắc và tăng nguồn lao động cho Tây Nguyên. Theo thống kê, Tây Nguyên là vùng có tốc độ tăng dân số cao nhất cả nước. Việc tăng dân số chủ yếu là tăng dân số cơ học bởi nhập cư trong đó có hai nguồn là nhập cư theo kế hoạch và nhập cư tự do. Chỉ riêng tỉnh Đắk  Lắk, từ 1976 đến 2005, đã có 56.490 hộ nhập cư theo diện tự do với 289.688 nhân khẩu. Trong ba năm đầu tiên sau 1975, dân số Tây Nguyên tăng trung bình 7,22%. Giữa các kỳ tổng điều tra dân số 1979 -1989, dân số Tây Nguyên tăng trung bình 5,7% – cao gấp ba lần so với toàn quốc, giai đoạn 1989 -1999 tăng trung bình 4,97% và giai đoạn 1999 -2009 tăng 2,36%. Dân số Tây Nguyên tính đến 2012 đã đạt khoảng 5,379 triệu dân, gấp 4,5 lần so với 1976. Tỷ lệ nhập cư tự do của toàn vùng trong 4 thập kỷ sau chiến tranh giao động 54% – 60% mức tăng dân số và xu hướng này ngày một cao hơn. Việc nhập cư ồ ạt và không kiểm soát, thiếu chính sách phát triển kinh tế xã hội một cách khoa học, căn cơ đã gây ra vô vàn các hệ lụy trong đó sự xói mòn văn hóa bản địa, hủy hoại môi trường bởi khai thác rừng tự nhiên tràn lan, cũng như các hạ tầng kinh tế xây dựng thiếu qui hoạch và chắp vá. Những phồn hoa bề ngoài của thành phố Đà Lạt chỉ cần một trận mưa to cũng lột hết lớp phấn son khi tất cả ngập chìm trong biển nước lũ mênh mông. Đó có thể coi là một minh chứng rõ nét cho những “thành tựu phát triển” XHCN! Năm 2004, một khảo sát về dân số và xã hội cho thấy tỷ lệ người dân tộc bản địa chỉ còn khoảng 25% dân số Tây Nguyên (so với tỷ lệ 70% trước 1975) và là những đối tượng rất dễ bị tổn thương bởi chính sách đất đai của nhà cầm quyền CSVN. Từ vị trí là chủ nhân của Tây Nguyên, những dân tộc bản địa này bị tước đoạt quyền sở hữu đối với những cánh rừng đại ngàn, nương rẫy mà ông cha họ để lại, bị gạt ra lề xã hội và đàn áp không thương tiếc. Vấn nạn kém phát triển, đói nghèo và hủy diệt môi trường sống đang là vấn nạn nhức nhối và thường xuyên dẫn đến xung đột xã hội mà những vụ án như Đặng Văn Hiến chỉ là một trong hàng trăm ngàn những bi kịch đang diễn ra ở vùng đất từng tràn đầy tài nguyên này. Phá rừng nguyên sinh làm kinh tế Sau 1975, do nhu cầu thiếu lương thực trầm trọng và nhu cầu khôi phục kinh tế sau chiến tranh, Tây Nguyên trở thành vùng diễn ra tình trạng khai thác gỗ với qui mô lớn và khai phá đất rừng để canh tác nông nghiệp. Giai đoạn 1990 – 2000, diện tích café đã tăng gấp 5 lần (từ 85.600 ha lên tới 427.200 ha) và gấp 2,8 lần so với qui hoạch năm 2000. Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm năm 2011 đạt 1.130.500 ha tăng gấp 1,33 lần so với năm 2005 và tăng gấp 1,73 lần so với năm 2000. Tới năm 2010, diện tích riêng cây café đã tăng gấp 1,15 lần so với năm 2000, và gấp 2,73 lần so với qui hoạch theo quyết định 184/QĐ—TTg (chỉ có 180.000 ha). Diện tích các cây trồng khác như sắn phát triển ồ ạt theo phong trào cũng góp phần tàn phá các cánh rừng tự nhiên và làm bạc màu đất nhanh chóng. Diện tích trồng sắn từ 38.000 ha năm 2000 đã tăng thêm tới 158.700 ha (gấp 4,17 lần). Diện tích trồng cây cao su vốn trước kia người Pháp trồng với diện tích nhỏ (cây cao su chủ yếu được trồng ở vùng Đông Nam Bộ, còn ở Tây Nguyên bị hạn chế hơn cây café) đã tăng nhanh chóng vì đem lại lợi nhuận lớn cho các nông trường quốc doanh của giới chức cộng sản. Trong vòng 12 năm, từ 2000 – 2012 diện tích cao su đã tăng gấp 2,5 lần từ 96.460 ha lên tới 243.000 ha… Hãy cộng tất cả những con số tăng trưởng về diện tích đất nông, lâm nghiệp này lại để biết được đã có bao nhiêu ha rừng nguyên sinh phải ngã xuống. Việc gia tăng diện tích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp chủ yếu là từ việc chuyển đổi đất rừng tự nhiên. Từ 1979 – 2000, có khoảng 136.000 ha đất rừng tự nhiên chuyển thành đất nông nghiệp. Theo như con số thống kê chính thức của nhà cầm quyền, từ 2005 – 2010, tổng diện tích rừng bị mất là 366.731 ha, trong đó chuyển sang đất nông nghiệp gần 217.000 ha, trở thành đất trống đồi trọc và mục đích khác gần 127.000 ha… Sự gia tăng nhanh diện tích cây công nghiệp vượt mức qui hoạch như cây café, cao su, sắn…và chuyển đổi đất rừng không kiểm soát được đã xâm hại nghiêm trọng đến tài nguyên và môi trường sinh thái, gây hậu quả lâu dài trong việc duy trì nguồn nước ở Tây Nguyên.  Điều này có thể thấy rõ trong những năm gần đây, Tây Nguyên ngày càng khô hạn. Với đặc điểm là cao nguyên, là thượng nguồn của những con sông của vùng Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, Tây Nguyên không tiếp nhận bất cứ nguồn nước nào từ bên ngoài mà hoàn toàn phụ thuộc vào vũ lượng hàng năm và khả năng hấp thụ nước mưa của thảm thực vật ở đây. Khi thảm thực vật mất đi, Tây Nguyên sẽ nhanh chóng trở thành hoang mạc. Tính đến ngày 31 tháng Mười Hai, 2012, theo công bố hiện trạng rừng của Bộ Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn tại quyết định 1739/QĐBNN-TCLN, tổng diện tích có rừng ở Tây Nguyên (bao gồm cả tự nhiên vào rừng trồng) khoảng 2.594.000 ha với độ che phủ khoảng 50,7%. Tuy vậy, theo báo cáo tại Hội nghị Bảo vệ và phát triển rừng Tây Nguyên ngày 14 tháng Ba, 2012 ở Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk, kết quả giải đoán ảnh viễn thám của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường năm 2012 cho biết, diện tích rừng có trữ lượng ở Tây Nguyên chỉ còn 1,8 triệu ha, với độ che phủ thấp chỉ khoảng 32,4%. Chỉ cần so sánh hai kết quả báo cáo và khảo sát giữa hai bộ ngành của nhà cầm quyền cũng cho ta thấy sự sai lệch giữa thực tế và các báo cáo thành tích là cả một vực thẳm – 36% (1,8 triệu ha/2,847 triệu ha). Nếu như lấy con số giải đoán viễn thám làm chuẩn, diện tích rừng đã mất so với năm 1976 là 62% (1,8 triệu ha/ 3,7 triệu ha năm 1976). Và không chỉ giảm tới 62% diện tích rừng mà là mức độ che phủ từ 87% năm 1976 đã chỉ còn 32,4% vào năm 2012. Những con số thống kê trên đây được trích dẫn từ các báo cáo kiểm kê đất đai Tây Nguyên năm 2005 – 2010 và báo cáo môi trường quốc gia 2010. Từ thời điểm đó cho tới năm 2020, mỗi năm có thêm ít nhất khoảng 27.000 ha rừng tự nhiên tiếp tục bị đốn hạ dưới nhiều lý do khác nhau. Vậy mà, ông bộ trưởng “một nắng” Nguyễn Xuân Cường có thể trắng trợn nói rằng rừng tự nhiên ở Việt Nam phát triển tốt và phải ghi công cho Bộ Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn của ông ta. Thật là một kẻ đốn mạt, láo toét. Phát triển thủy điện điên cuồng, chặt phá rừng bằng mọi cách Thảm họa sạt lở đất ở thủy điện Rào Trăng 3, xã Phong Điền, Huế khiến 16 công nhân thiệt mạng và 13 người trong đoàn cứu hộ cũng bị vùi lấp tử thương khi trên đường tiếp cận hiện trường trong ngày 12 tháng Mười, 2020 đã gióng lên hồi chuông báo động hiểm họa to lớn mà việc phát triển thủy điện nhỏ kéo theo hệ lụy tàn phá rừng tự nhiên trên thượng nguồn các con sông. Đây chỉ là một dự án thủy điện nhỏ trong số 13 dự án thủy điện được cấp phép của tỉnh Thừa Thiên – Huế. Trên một đoạn sông Rào Trăng dài chỉ 26 km có tới 4 dự án thủy điện bậc thang là Alin B1, Alin B2, Rào Trăng 3, Rào Trăng 4 và những dự án thủy điện này đều nằm trong vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền. Khó có thể biết có bao nhiêu thủy điện lớn nhỏ hiện nay đã và đang được xây dựng ở Tây Nguyên. Trong vòng 30 năm qua, Tây Nguyên là đại công trường xây dựng thủy điện, đặc biệt là thủy điện nhỏ. Tính đến năm 2012, trên các hệ thống sông chính của Tây Nguyên như sông Ba, Sê San, Serepok, Đồng Nai có đến 287 dự án thủy điện đã và đang xây dựng với tổng công suất 6.991,8 MW. Trong đó có 43 dự án thuộc qui hoạch bậc thang thủy điện lớn trên dòng chính và 244 dự án thuộc qui hoạch thủy điện nhỏ trên sông, suối, phụ lưu… Chưa kể đến 153 dự án thủy điện nhỏ khác đang “chờ nghiên cứu” và làm thủ tục xin giấy phép đầu tư. Theo các đánh giá khoa học thì cứ 1 MW thủy điện người ta phải hy sinh từ 10 – 30 ha rừng trên vùng thượng nguồn để làm hồ chứa. Chỉ cần làm một phép tính nhân đơn giản cũng có thể cho ta thấy một diện tích rừng khổng lồ sẽ bị đốn hạ dưới danh nghĩa “tận thu lâm sản vùng lòng hồ thủy điện.” Chưa kể vấn nạn làm đường vào các dự án thủy điện kéo theo tình trạng lâm tặc với qui mô nhà nước, được bảo kê bởi giới chức cộng sản. Cách đây không lâu, trên mạng xã hội không khỏi kinh ngạc trước dinh thự mênh mông toàn bằng gỗ quí đáng giá hàng trăm tỷ đồng của cô con gái tướng Trần Kỳ Rơi ở Đắk Lắk. Đó chỉ là một ví dụ nho nhỏ của nguyên nhân gây ra thảm trạng tàn phá môi trường và rừng ở Tây Nguyên. Có thể điểm mặt một số các dự án thủy điện đã được xây dựng trên các dòng chính như sau: Trên dòng Sê San đã xây dựng 6 bậc thang thủy điện: Yaly, Sê San 3, Sê San 3A, Pleikroong, Sê San 4, Thượng Kon Tum; Trên dòng Serepok đã xây dựng 6 nhà máy thủy điện với tổng công suất 621 MW là Dray Hlinh, Buôn Kuop, Buôn Tua, Srah, Serepok 3, Serepok 4, Đak Xuyên…; Trên sông Ba, các công trình thủy điện lớn như An Kê – Ka nak, Krong Hnang, sông Hinh, và Ba Hạ, Ba Thượng, Ayun Thượng, Hchan, Hmun… và khoảng 329 công trình thủy lợi. Không phủ nhận một thực tế rằng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế ở Việt Nam là cấp bách và thiết yếu.  Song vấn đề ở đây là tình trạng lạm dụng các chính sách phát triển thủy điện để chặt phá rừng, chiếm dụng diện tích rừng của giới chức cộng sản Việt Nam ở mọi cấp từ địa phương tới trung ương. Theo một nghiên cứu của Viện Tư Vấn và Phát Triển CODE đã dẫn ra những số liệu diện tích chiếm dụng đất rừng và nạn chặt phá rừng tàn bạo của các công ty thuộc EVN do Bộ Công Thương quản lý trực tiếp. Tên công trình Công suất lắp máy(MW) Đất chiếm dụng (ha) Số dân bị ảnh hưởng (người) 1.    Yaly 720 6.450 24.610 2.    Sê San 4 360 6.403   3.    Pleikrong 110 5.328 6.000 4.    Thượng Kon tum 220 725 382 5.    Đồng Nai 2 80 1.920   6.    Đồng Nai 3 180 5.600   7.    Đồng Nai 4 340 850   8.    Đak Ring 98 1.099 2.665 Báo cáo của viện CODE cũng cho biết kết quả khảo sát 163 trong số 287 công trình thủy điện vừa và lớn ở Tây Nguyên đến năm 2012 đã chiếm dụng 65.239 ha đất các loại, trong đó có 16.600 ha rừng tự nhiên. Rừng ở tất cả các lưu vực bậc thang thủy điện như Sê San, Yaly, Pleikrong …đều đã bị lâm tặc và giới chức địa phương cùng doanh nghiệp thủy điện cạo trọc, xâm hại nghiêm trọng. Với thống kê và chứng cứ như trên, vậy mà Bộ Trưởng Trần Tuấn Anh có thể trắng trợn tuyên bố sẽ loại bỏ bất kể dự án thủy điện nào dù chỉ chặt phá một m² rừng tự nhiên? Thực sự là kẻ vô sỉ, lưu manh. Khai thác khoáng sản Bauxite Do những lo ngại về môi trường và địa bàn đặc biệt nhạy cảm về chính trị và quân sự ở Tây Nguyên, nên trước năm 2000, các dự án khai thác khoáng sản vẫn bị giới chức CSVN cân nhắc thận trọng. Đặc biệt là đối với bauxite, dù được đánh giá có trữ lượng và tiềm năng kinh tế lớn. Các lãnh đạo CSVN ở các thời kỳ trước như Lê Duẫn, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Phan Văn Khải đều thống nhất đánh giá rằng tài nguyên Bauxite ở Tây Nguyên mới ở điều kiện cần mà chưa đủ để phát triển ngành công nghiệp luyện nhôm ở Việt Nam khi hạ tầng kỹ thuật, trình độ điện khí hóa, hóa chất, luyện kim chưa đạt. Ngoài ra, đặc thù các mỏ Bauxite ở Tây Nguyên dàn trải trên diện tích lớn đất lâm nghiệp, vỉa quặng không dày và nằm trên đầu nguồn các dòng sông. Việc khai thác sẽ ảnh hưởng và gây ra rủi ro môi trường… Ở một chừng mực nào đó, những đánh giá khoa học, khách quan của giới trí thức đã được những lãnh đạo CS ở thời kỳ trước lắng nghe. Tuy vậy, điều này đã bị thay đổi khi Nông Đức Mạnh làm tổng bí thư và Nguyễn Tấn Dũng phụ trách kinh tế. Dù gặp phải sự phản biện gay gắt của giới khoa học trong nước cũng như công luận, khi nguồn tiền vay dồi dào của người bạn vàng 4 Tốt Trung Quốc đã bơm đầy vào tài khoản cá nhân của các chóp bu cộng sản, dự án khai thác bauxite-alumin Tân Rai – Nhân Cơ với công suất 600.000 tấn/năm do TKV làm chủ đầu tư và nhà thầu là công ty Chalieco, Trung Quốc thực hiện tất cả các công đoạn từ thiết kế – mua thiết bị – xây dựng – đào tạo (EPC) đã được chính phủ CSVN cho phép triển khai vào năm 2007. Sau 10 năm, đánh giá hiệu quả kinh tế dự án này, Bộ Tài Chính Việt Nam đã công bố con số lỗ 3.696 tỷ đồng, đồng thời qua 4 lần điều chỉnh, tổng mức vốn đầu tư cho dự án đã tăng từ 7.800 tỷ lên 15.400 tỷ. Dù hiện nay chưa có những đánh giá tác động về môi trường đầy đủ và khách quan đối với dự án bauxite – alumin Tân Rai – Nhân Cơ, song với qui mô và rủi ro tiềm ẩn quá lớn, những hiểm họa từ các hồ chứa bùn đỏ đang sắp đầy ứ và chất lượng vận hành phập phù của nhà máy này thực sự là một quả bom chết chóc treo trên đầu 12 triệu dân dưới hạ lưu lưu vực sông Đồng Nai. Chỉ cần bất cứ sự cố nào ngoài tầm kiểm soát, sẽ có một thảm họa môi trường vô phương cứu chữa. Đó sẽ là dấu chấm hết bi thảm cho Tây Nguyên và cả vùng Đông Nam Bộ. Trong khuôn khổ một bài viết, tác giả không thể phân tích đánh giá đầy đủ các tác động môi trường, kinh tế, xã hội mà các chính sách thiển cận cũng như tệ nạn trong quản lý nhà nước của giới chức CSVN đã gây ra với Tây Nguyên. Song trên những số liệu của chính các cơ quan thống kê nhà nước CSVN, các nghiên cứu của những viện nghiên cứu, bộ ngành chức năng liên quan trong lĩnh vực, người viết xin đưa ra những luận cứ phản biện các phát biểu ngụy biện, dối trá của các bộ trưởng CSVN khi trả lời câu hỏi của đại biểu Ksor H’Bơ Khắp trong thời gian qua. Tân Phong  
......

3 thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam có thể bị án tù từ 10 đến 20 năm

3 thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam bị truy tố theo khoản 2 Điều 117 Bộ Luật Hình Sự Quang Nguyên -  Việt Nam Thời Báo| Tin từ Luật sư  Nguyễn Văn Miếng: “Hôm nay ngày 10/11/2020, VKSND Tp. HCM đã ra Cáo trạng số 543/CT-VKS-P1 dài 12 trang truy tố 3 thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập VN theo khoản 2 Điều 117 BLHS: Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. Ký nhận Cáo trạng, có sự chứng kiến của luật sư, tiến sỹ Phạm Chí Dũng ghi: “Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam.” Trên thế giới, ngoài Việt Nam không biết còn xứ sở nào khác có một thứ luật vi phạm nhân quyền, quyền tự do ngôn luận trắng trợn như vậy. Hành động bắt giữ các thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam chỉ vì lên tiếng phản biện một cách đứng đắn, chừng mực, văn minh và hợp với hiến pháp  Việt Nam của chính quyền  Việt Nam là một hành vi vi phạm hiến pháp. Nguyễn Xuân Phúc, Thủ Tướng Việt Nam có lần rêu rao cần lắm những tiếng nói phản biện, chỉ là những lời dối trá! Trong chế độ độc tài, mỗi hành vi của người dân đều bị theo dõi sát sao. Gương những người bị buộc tội phản đảng, phản tổ quốc trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm còn đó. Người bình thường, không có cái dũng của trí thức, sĩ phu  trước vận mệnh của đất nước dám lên tiếng không? Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam không nhằm lật đổ chính quyền như cáo trạng vu khống, họ chỉ muốn có một xã hội tốt hơn, ở đó, nhà nước biết tôn trọng nhân quyền, trong đó đảng cộng sản phải tôn trọng quyền làm chủ đất nước của họ, biết đặt quyền lợi của đảng dưới quyền lợi của dân tộc. Đó có phải là tội? Cộng sản VN đã nhiều lần bị quốc tế liên tục lên án vi phạm nghiêm trong nhân quyền, quyền tự do ngôn luận. Trong những phiên điều trần của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, bị cáo buộc bởi nhiều nước thành viên LHQ, họ nhiều lần cúi đầu nhận thiếu sót và xin sửa sai. Nhưng chứng nào, tật nấy. Việt Nam nhận lỗi trước công luận thế giới, nhưng không hề thay đổi. Bắt Phạm Đoan Trang mới đây và đưa ra các bản án dự trù lên đến 20 năm tù đối với các thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, chính quyền cộng sản VN lại một lần nữa tự lột mặt nạ cho nhân dân Việt Nam và toàn thế giới thấy rõ bộ mặt thật của họ. Chính quyền Việt Nam đã nhầm khi muốn bẻ gẫy ý chí của những nhà lãnh đạo Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam. Trong suốt một năm bị tra cung, thẩm cung, không ngoại trừ khả năng bị dụ dỗ, mớm cung, ép cung, làm áp lực tinh thần trên gia đình và cá nhân các ông, cuối cùng cả hệ thống chính quyền nhận được lời tuyên bố đanh thép của Chủ Tịch Phạm Chí Dũng: “Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam.” Tôi tin Phó Chủ Tịch Hội Nguyễn Tường Thụy, và người vô tội Lê Tuấn cũng đường hoàng, chững chạc trả lời như vậy: “Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam.” Ông Lê Hữu Minh Tuấn được luật sư Đặng Đình Mạnh thuộc đoàn luật sư TPHCM tham gia bào chữa. Các thành viên còn lại và các cộng tác viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, các chính phủ trên khắp thế giới và người Việt Nam trong, ngoài nước đều cùng lên tiếng: “Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Tuấn, không vi phạm pháp luật Việt Nam. Họ vô tội.” Chính quyền  Việt Nam cũng đã nhầm khi họ có ý định dùng những bản án nặng nề để ‘răn đe’ người trong nước. Người Việt không hèn như đảng cộng sản nghĩ. Sẽ ngày càng có nhiều người đi lên lãnh trách nhiệm tiếp tục phản biện với đảng CSVN, bước theo con đường của Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Tuấn. Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam vẫn trân trọng địa vị của chủ tịch, phó chủ tịch hội khi họ vắng mặt, và Hội vẫn không ngừng lớn mạnh. Hành động đè nén nhân quyền, quyền tự do ngôn luận của bằng cách đưa ra các bản án cao cho những người bênh vực các quyền này bao nhiêu lại càng hạ thấp uy tín và phẩm chất của cộng sản bấy nhiêu.    
......

Tại sao ông Trọng cho “trảm” Nguyễn Văn Bình?

Trung Điền - Việt Tân Trong lúc dư luận đang hướng về nước Mỹ để chờ kết quả cuộc bầu cử xem ông Trump hay ông Biden sẽ trở thành tổng thống Hoa Kỳ cho 4 năm tới (2021-2025), thì Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương đảng CSVN đã thông báo một bản tin thuộc loại bom tấn, khiến cho dư luận khá bất ngờ. Đó là đề nghị xem xét kỷ luật đối với ủy viên Bộ Chính Trị Nguyễn Văn Bình, trong phiên họp lần thứ 49 của Ủy Ban vào ngày 3 tháng Mười Một vừa qua. Gọi là “bom tấn” vì sự kiện ông Nguyễn Văn Bình bị xem xét kỷ luật ngay khi chỉ còn vài tháng nữa đại hội đảng CSVN lần thứ 13 khai mạc, đồng nghĩa với nhiều xác suất là cuộc đời thăng tiến chính trị của ông Bình sẽ chấm dứt ở đại hội này. Nói cách khác, với đề nghị xem xét biện pháp kỷ luật của Ủy Ban Kiểm Tra, dù ở mức thấp nhất là cảnh cáo, thì ông Nguyễn Văn Bình không còn có cơ hội để được tiến cử vào trung ương nhiệm kỳ 13 và ước mơ trở thành một trong tứ trụ (ghế thủ tướng hay chủ tịch nước) hoàn toàn sụp đổ. Ông Nguyễn Văn Bình đã dính vào những sai phạm gì để bị phe nhóm ông Trọng “trảm” vào giờ phút chót? Theo công bố khá mù mờ của Ủy Ban Kiểm Tra thì ông Nguyễn Văn Bình bị sai phạm khi còn làm thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước từ năm 2011, dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng. Tội của ông Bình được công bố như sau: “đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc… gây hậu quả rất nghiêm trọng, khó khắc phục; nhiều cán bộ, đảng viên của Ngân Hàng Nhà Nước và lãnh đạo chủ chốt một số tổ chức tín dụng vi phạm pháp luật bị xử lý hình sự”. Những dòng chữ này hoàn toàn không nói rõ tội của ông Bình, nhưng sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Bộ Chính Trị xem xét về việc Ngân Hàng Nhà Nước đã mua lại ba ngân hàng với giá 0 đồng gồm Ngân Hàng Xây Dựng (VNCB – nay đổi thành CB Bank), Ngân Hàng Dầu Khí Toàn Cầu (GP Bank), Ngân Hàng Đại Dương (Ocean BanK) khi những ngân hàng này bị phát hiện là “sân sau” của một số cán bộ trong ngành xây dựng và dầu khí để tham ô và bị phá sản. Một số những lãnh đạo của các ngân hàng này như Phạm Công Danh, Hà Văn Thắm, Tạ Bá Long đang ngồi tù. Ông Nguyễn Phú Trọng đề nghị xem xét vì Ngân Hàng Nhà Nước tuy mua lại 3 ngân hàng nói trên với giá 0 đồng, nhưng nhà nước đã phải gánh những khoản nợ xấu do các ngân hàng này gây ra, lên đến chục ngàn tỷ đồng, trong thời gian ông Nguyễn Văn Bình làm thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước từ 2015-2016. Nói cách khác, ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng ông Nguyễn Văn Bình là người có trách nhiệm khi mua lại những ngân hàng đã phá sản và làm thiệt hại tài sản nhà nước. Câu hỏi đặt ra là tại sao ông Nguyễn Phú Trọng và Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương lại khui hồ sơ sai phạm của ông Nguyễn Văn Bình vào lúc này mà không là trước đó, khi các vụ xử những sai phạm của các ngân hàng nói trên diễn ra trong các năm 2017 và 2018? Ông Nguyễn Văn Bình sinh năm 1961 tại Phú Thọ. Tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế tại Liên Xô. Từ năm 1986, ông Bình đã bắt đầu làm việc tại Ngân Hàng Nhà Nước với nhiều chức vụ khác nhau, cho đến năm 2016 thì chuyển qua làm Trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương đảng như hiện nay. Có thể nói, ông Nguyễn Văn Bình là nhân vật chính trị có kỹ năng trong lãnh vực tài chánh, ngân hàng. Khi ông Nguyễn Văn Bình được bổ nhiệm làm thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước từ tháng Tám 2011, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đứng trước nhiều rủi ro. Nợ xấu tăng cao sau giai đoạn khủng hoảng, sở hữu chéo của hệ thống ngân hàng đã tạo ta tình trạng bất ổn chưa từng thấy, nhưng ông Bình đã giải quyết ổn thỏa và đưa thị trường tài chánh và kinh tế Việt Nam trở lại bình thường từ năm 2015. Với những thành tựu này, ông Bình được tín nhiệm cao trong đại hội 12 và đã được bầu vào Bộ Chính Trị đứng ở vị trí 13 trên 16 người (cao hơn các ủy viên Bộ Chính Trị khác như Hoàng Trung Hải, Phạm Bình Minh, Đinh La Thăng, Tô Lâm, Võ Văn Thưởng, Trương Thị Mai). Với những khả năng kinh tế – tài chánh, ông Bình trong vai trò trưởng ban kinh tế trung ương đã giúp cho ông Trọng hai nỗ lực đáng kể. Thứ nhất là duy trì sự tăng trưởng kinh tế khá ổn định và lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vượt hơn 500 tỷ Mỹ Kim (2019). Thứ hai là phụ trách việc biên soạn các văn kiện đánh giá kết quả phát triển kinh tế – xã hội (2016-2020) và phương hướng phát triển kinh tế – xã hội trong 5 năm (2021-2025), mà đích nhắm là vào năm 2035, Việt Nam sẽ là nước đang phát triển có nền công nghiệp theo hướng hiện đại, thuộc nhóm các nước có thu nhập trung bình cao. Trong hội nghị trung ương đảng vào tháng Năm, 2020, khi ông Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các ủy viên trung ương bầu chọn thử những nhân sự nào nên chọn ở lại cho nhiệm kỳ 13 (2021-2025) thì ông Nguyễn Văn Bình đạt số phiếu khá cao, đề cử vào trong danh sách tân bộ chính trị và có nhiều triển vọng sẽ là chủ tịch nước hoặc thủ tướng. Cả hai vị trí này chắc chắn đụng phải người của ông Trọng. Nếu ở  vị trí thủ tướng thì sẽ đụng với ông Vương Đình Huệ, hiện là bí thư thành ủy Hà Nội có nhiều triển vọng được nhóm ông Trọng – ông Vượng đưa vào hàng tứ trụ với ghế thủ tướng thay ông Nguyễn Xuân Phúc. Nếu ông Nguyễn Văn Bình được đề cử ghế chủ tịch nước thì sẽ đụng chính ông Nguyễn Phú Trọng, vì phe nhóm ông Trọng đang vận động để ông Trọng tiếp tục ở lại giữ chức chủ tịch nước. Nói cách khác, nếu ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục ở lại cho nhiệm kỳ 13 (2021-2025) sẽ phá hỏng kế hoạch sắp xếp dàn tứ trụ mà phe ông Trọng muốn củng cố và trung ương đảng sẽ chọn trong hội nghị 14 vào tháng Mười Hai tới đây sẽ là: Trần Quốc Vượng (tổng bí Thư), Nguyễn Phú Trọng (chủ tịch nước), Vương Đình Huệ (thủ tướng), Trương Thị Mai (chủ tịch quốc hội). Tóm lại, ông Nguyễn Văn Bình bị đề nghị “xem xét kỷ luật” một cách đột xuất của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương là vì ông Bình vốn là đàn em cật ruột của Nguyễn Tấn Dũng, trở thành một đối thủ nặng ký làm trở ngại cho việc sắp xếp nhân sự của ông Trọng cho đại hội 13 dự trù sẽ khai mạc vào tháng Giêng, 2021. Trung Điền #nguyenvanbinh  #daudanoibo  #daihoi13
......

Nguyễn Trung: Thư Kiến nghị gửi TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng & Bộ chính trị

Viet-Studies| KIẾN NGHỊ Kính gửi :Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng  và toàn thể Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam Thưa các Đồng chí,            Với trách nhiệm công dân, hưởng ứng kêu gọi lần này của Đảng về góp ý cho Đại hội XIII, tôi trân trọng đề nghị Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và toàn thể Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa Đại hội XII quan tâm 5 vấn đề dưới đây. 1.     Tổng bí thư – Chủ tịch nước nên quyết định tiến hành xử lại vụ án Đồng Tâm đúng với luật pháp hiện hành và mọi quy định đã ghi thành Luật về các thủ tục điều tra và xét xử, nhằm làm rõ sự việc, xử đúng việc đúng người, tránh oan sai. Qua việc xử lại vụ án này với nhận thức đúng đắn như vậy, thúc đẩy ý thức thượng tôn pháp luật trong toàn Đảng và trong toàn bộ hệ thống chính trị – nhà nước của quốc gia. Vụ Đồng Tâm là một vết thương nghiêm trọng đối với dân tộc, đánh dấu một bước phát triển nguy hiểm cho đất nước. Dư luận chân chính trong nước và bè bạn quốc tế không tán thành cuộc trấn áp, cách xét xử vụ án, và bản án sơ thẩm đã công bố ngày 14-09-2020. Nhân đây xin nhắc lại kinh nghiệm cũ: Khi nhận thức được sai lầm nghiêm trọng trong cải cách ruộng đất (CCRĐ), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng bí thư Trường Chinh hồi ấy đã tự nhận hết trách nhiệm về riêng mình, và quyết định sửa sai triệt để, nhờ vậy cả miền Bắc một bề yên lòng, cùng nhau khắc phục được mọi thương đau và tổn thất đã xảy ra. Sau đó tất cả mới có thể cùng nhau dốc lòng chuẩn bị cho kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhờ đó có được hôm nay. Chủ lực trực tiếp đảm nhận gánh nặng lớn nhất của toàn bộ sự nghiệp này là tầng lớp nông dân của chúng ta.     Mong rằng việc xử lại theo tinh thần như vậy vụ Đồng tâm sẽ nói lên ý chí của lãnh đạo ĐCSVN quyết đổi mới nền tư pháp hiện nay – một trong những đòi hỏi rất cấp bách của đất nước trước tình hình và nhiệm vụ mới. Hợp lý nhất là Tổng bí thư – Chủ tịch nước nên ban bố quyết định này trước khi họp Đại hội XIII, tạo ra trong Đảng một tinh thần dám nhìn thẳng vào sự thật và củng cố đoàn kết dân tộc, quyết vượt qua mọi sai lầm, khó khăn, thách thức, cùng nhau nắm bắt thời cơ mới, đưa đất nước vào một thời kỳ phát triển mới. Kính thưa Tổng bí thư – Chủ tịch nước và toàn thể Bộ Chính trị, Tại đây, tôi xin trình bầy thêm một phương án khác nữa, rất mong được cân nhắc: Trong thâm tâm, suy nghĩ kỹ, tôi mong muốn: Đúng đắn nhất có lẽ là nên quyết định hủy vụ xử án này, để xử lý vụ Đồng Tâm bằng con đường dân sự theo tinh thần sửa sai (gọi là phương án sửa sai) như đã làm trong cải cách ruộng đất. Kinh nghiệm một năm trời (1956-1957) tôi trực tiếp đi sửa sai CCRĐ[1] ở Trực Ninh – Nam Định, khiến tôi vô cùng nhức nhối về vụ Đồng Tâm, thôi thúc tôi đưa ra phương án này. Vụ Đồng Tâm xảy ra vì bất kỳ nguyên do gì – rồi sẽ phải làm rõ, nhưng đã làm cho đất nước lâm vào những khó khăn nội tại mới, rất nhạy cảm, đẩy đất nước lún sâu hơn nữa vào xu thế mang tính quy luật của chế độ toàn trị: nội trị xuống cấp, trấn áp gia tăng – ngày càng đi vào chiều hướng tới một điểm nào đó sẽ không thể đảo ngược được nữa, với triển vọng đen tối cho cả nước. Giữa lúc này những thách thức đối với nước ta và mọi nguy cơ uy hiếp mới nhiều bề từ bên ngoài ngày càng lớn. Toàn bộ thực tế quyết liệt này đòi hỏi nước ta sống hay là chết phải chuyển đoạn đi vào một thời kỳ phát triển mới, và sống hay là chết nước ta phải giành bằng được một vị thế quốc tế mới để thoát khỏi thế bị giằng xé và lệ thuộc hiện nay, để tự quyết định lấy vận mệnh của nước mình! Hòa bình và tương lai của đất nước đang quyết liệt đòi hỏi như vậy –        Tiếp tục đi sâu nữa vào con đường đang đi với triển vọng đen tối của chế độ toàn trị hiện nay đối với Đảng và đối với quốc gia, đành chịu để cho nội tình phân tán, chia rẽ, tiềm năng phát triển của đất nước tiếp tục bị kìm hãm, uy hiếp, nguy cơ đổ vỡ và bạo loạn bên trong gia tăng, ý chí chiến đấu của quốc gia có lúc mang những biểu hiện phân tán, tê liệt trước sự can thiệp từ bên ngoài và nguy cơ xâm lược?     –        Hay là Đảng quyết rũ bỏ chế độ toàn trị này để mở đường sống cho bản thân mình và cho đất nước, đem tất cả nghị lực giành lấy một tương lai mới, nước mình tự làm chủ vận mệnh của mình trong một thế giới đầy bất định và giành giật nhau quyết liệt, để đất nước có hòa bình, phát triển và hạnh phúc? Thực ra, ngay từ khi bước sang thế kỷ 21 đất nước ta đã đứng trước hai câu hỏi định mệnh nói trên, và từ hồi ấy cho đến hôm nay trong nước liên tục có nhiều tiếng nói cảnh báo rất sớm, nhưng vô ích. Cục diện quốc tế mới hôm nay quyết liệt và căng thẳng hơn rất nhiều, thôi thúc ráo riết ĐCSVN và đội ngũ lãnh đạo của Đảng phải hành động trước khi quá muộn. Xin hãy nhìn ra toàn thế giới và nhìn kỹ những gì hiện đang xẩy ra ở Đông Nam Á, trên Biển Đông, những diễn biến khác ở nhiều quốc gia – nhất là ngay trong khu vực mình.., để hiểu được hai câu hỏi định mệnh nêu trên đang ngày càng nóng bỏng đối với quốc gia! Người đời nói và nói đúng: Ngoại trừ bị đập tan hay sụp đổ – chưa thấy một đảng cộng sản nào nắm quyền ở bất kỳ đâu trên thế giới này có thể tự thay đổi được chính nó. Nhưng 4 cuộc trường kỳ kháng chiến cứu nước đã đòi hỏi dân tộc ta phải chịu đựng những hy sinh tổn thất không lời nào nói hết mới có được hôm nay. Vì thế tôi thấy dứt khoát phải làm mọi việc chặn đứng cho đất nước ta nguy cơ một cuộc bể dâu mới sẽ lại cướp đi tất cả, để quyết khai phá con đường sống cho đất nước và cũng là con đường tối ưu cho sự nghiệp của Đảng. Phải nói với nhau hết lời: Tình hình đã tới mức ĐCSVN cách mạng đã từng dẫn dắt nhân dân hoàn thành sự nghiệp độc lập thống nhất, nhưng hôm nay chỉ còn cách một cái xảy chân để có thể ngã xuống biến thành trở lực đối kháng của dân tộc, nhất là giữa lúc Việt Nam hôm nay đang có trong tay cơ hội vượt qua mọi thách thức hiểm nghèo để giành lấy một tương lai xán lạn! Chưa bao giờ như hôm nay Việt Nam đang được hầu hết mọi đối tác coi là điểm đến giầu tiềm năng và rất hứa hẹn trong thế giới đầy xáo động này! Bè bạn thế giới đều muốn có một Việt Nam là một nhân tố không thể thiếu cho hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực! Vì thế, hơn bao giờ hết, lãnh đạo Đảng phải chắt chiu từng cơ may nhỏ nhất, hội tụ mọi khát vọng cháy bỏng của nhân dân cả nước thành sức mạnh đổi đời đất nước. Nắm vận mệnh đất nước trong tay, nếu Đảng không thực hiện được sứ mệnh này sẽ là mắc trọng tội đối với đất nước và tổ tiên! Đấy là những lý do tôi quyết định nói với các Đồng chí:  Dựa vào trí tuệ và ý chí cả nước, với tất cả bản lĩnh lãnh đạo của mình, các Đồng chí phải có gan lựa chọn cho đất nước phương án sửa sai vụ Đồng Tâm, chặn đứng xu thế diễn biến cực kỳ nguy hiểm của độc tài toàn trị, để từ điểm nhấn dám sửa sai này, Đảng thực hiện bước đột phá: Phát huy dân chủ giải phóng sức mạnh cả nước mở ra một bước ngoặt chiến lược cứu nước cứu Đảng trong tình hình nguy hiểm mọi bề hôm nay, đưa đất nước đi vào một thời kỳ phát triển mới! Đảng chủ động làm như thế mới đúng là lãnh đạo, sẽ được lòng dân, cổ vũ được cái tốt trong toàn Đảng và cả nước, và chắc thắng; bạn bè thế giới sẽ hoan nhênh, hậu thuẫn! Đất nước sẽ chỉ mất đi sự lệ thuộc, cái yếu kém và tiêu cực! Có bản lĩnh thì phải quyết biến nguy cơ thành thời cơ như vậy! Chứ không phải là ngoan cố đối phó bằng cách tăng cường bắt bớ và độc đoán hơn nữa như đang diễn ra! Xin nhấn mạnh: Bối cảnh trong ngoài khiến cho tình hình nước ta đã chín muồi để thực hiện quyết định lịch sử này! Nước ta hiện nay đã hội được mọi điều kiện đủ cho thực hiện quyết định lịch sử này, chỉ còn thiếu duy nhất điều kiện cần là ý chí của Đảng Cộng Sản Việt Nam!] 2.     Nhằm đổi mới nhiệm vụ xây dựng Đảng trước những đòi hỏi của tình hình và nhiệm vụ mới trong thế giới quyết liệt thời đại dịch covid-19, đề nghị Đại hội XIII quyết định trong khóa Đại hội này sẽ tiến hành xây dựng một bộ Luật về Đảng Cộng Sản Việt Nam[2], để cụ thể hóa Điều 4 của Hiến pháp. Mục đích của Luật này nhằm (i) làm rõ nội dung vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đối với quốc gia, gắn việc thực hiện nhiệm vụ này với trách nhiệm ràng buộc của Đảng đối với quốc gia trong tình hình mới, (ii) ngăn ngừa tình trạng mất dân chủ, hoặc sự lạm dụng quyền lực và những tha hóa khác biến tướng vai trò lãnh đạo của Đảng thành vai trò thống trị / cai trị, (iii) tạo ra sự phân công rành rẽ để không gây ra chồng lấn, không có vùng trống, nghiêm cấm những hiện tượng lộng quyền, tiếm quyền.., không để xảy ra Đảng làm thay vai trò của những thành phần khác trong hệ hống chính trị của quốc gia – bao gồm Quốc Hội, Chính phủ và hệ thống chính quyền, hệ thống Mặt trận, (iv) góp phần nâng cao vai trò và năng lực của hệ thống Nhà nước là Quốc hội, vai trò Chính phủ và hệ thống chính quyền, xây dựng và phát huy vai trò xã hội dân sự, (v) góp phần vào những công việc của quốc gia nhằm nâng cao tính nhà nước dân chủ pháp quyền của quốc gia và tinh thần thượng tôn pháp luật trong cả nước, xây dựng những chuẩn mực đạo lý và pháp lý quốc gia phải  có, vận dụng phổ cập nguyên tắc công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình như một đòi hỏi ràng buộc trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của toàn bộ đời sống đất nước – qua đó Đảng gương mẫu thực hiện tất cả đều bình đẳng trước pháp luật, tất cả đều phải sống và làm việc theo pháp luật, không có ngoại lệ. Tóm lại, đây là một bộ Luật nhằm phục vụ nhiệm vụ xây dựng về mặt pháp lý một ĐCSVN giầu trí tuệ và có phẩm chất, bản lĩnh vững vàng, hoạt động trong một quốc gia có hệ thống chính trị dân chủ pháp quyền ngày càng mạnh với một xã hội dân sự ngày càng phát triển. Nghĩa là: Bộ Luật này góp phần tạo ra tình hình Đảng và đối tượng Đảng phục vụ đều cùng mạnh lên và tiếp tục phát triển lành mạnh; khắc phục hiện trạng Đảng ngày càng tập quyền, trong khi đó đối tượng Đảng phục vụ ngày càng tha hóa do nhiều quyền tự do dân chủ bị tước đoạt và bị bưng bít trong chính sách ngu dân. Bộ Luật này sẽ là bước đi đầu tiên trong quá trình đổi mới, cải cách, để tiến tới xây dựng nên một thể chế chính trị của một nước phát triển. Luật này chủ yếu nên nhằm: –        Xác định về mặt pháp lý nội dung cần thực hiện vai trò lãnh đạo của ĐCSVN là những gì, gắn việc thực thi nhiệm vụ của vai trò này với trách nhiệm ràng buộc của Đảng đối với quốc gia, tất cả với tinh thần: Đảng tuyệt đối trung thành với tổ quốc và Hiến pháp, tôn trọng quyền của nhân dân làm chủ đất nước, cam kết chăm lo những quyền tự do – dân chủ và nghị lực sáng tạo của nhân dân vì đây là nguồn lực quyết định nhất của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, chịu sự phê phán – rèn luyện của nhân dân như một yếu tố tất yếu bảo vệ và phát huy phẩm chất và tính chiến đấu của Đảng. –        Luật này phải góp phần: không để xảy ra nhầm lẫn nhân dân với kẻ thù, không quy kết bừa bãi coi những ý kiến phản biện và những người bất đồng chính kiến là thế lực thù địch, nghiêm cấm mọi hiện tượng nhà nước công an trị, tăng cường kỷ cương của quốc gia và sự nghiêm minh của luật pháp. [Ngay trước mắt, nên sớm trả lại tự do cho những người bị bắt giam, bị án tù, chỉ vì họ bất đồng chính kiến. Phải lấy đối thoại tìm ra lẽ phải, chỉ trị nước bằng lẽ phải. Từng việc làm của Đảng phải lấy thu phục lòng người bằng lẽ phải và chính nghĩa, nhất nhất chỉ vì dân vì nước – chứ không phải bằng trấn áp của bạo lực và dối trá. Phải như thế, để xây dựng nên trong lòng mỗi người dân thành lũy tinh thần không gì lay chuyển nổi bảo vệ đất nước và chế độ! Có dân sẽ có tất cả, mất dân sẽ dẫn đến mất nước và tự sát! Không có thế lực thù địch nào ở trong nước có thể lật đổ chế độ này, nhưng  ách toàn trị là nguyên nhân ngày đêm tạo ra nguy cơ này. Vì vậy phải lấy thực hiện công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình để chủ động phòng ngừa mọi yếu kém, và giải quyết những yếu kém khi xảy ra.] –        Cần phải trung thực với lịch sử, tôn trọng lịch sử là thầy dạy của hiện tại và tương lai, nhất là phải rút ra từ lịch sử những bài học không được quên. Nhất thiết không được vẽ lịch sử, không được lạm dụng cứ mài lịch sử ra mà sống, để tự tôn vinh, ru ngủ, để ăn bám và khỏa lấp những yếu kém. Tệ hơn nữa, làm như thế còn là tiếp tục tự giam mình và mặc nhiên giam cả đất nước trong quá khứ – như đã và đang xảy ra. Làm như thế là Đảng tự đánh lừa mình, khuyến khích nói dối, tiếp tục làm tha hóa chính mình và đất nước một cách nguy hiểm. Thành lập viện này viện nọ mà không có học, không có tự do tư duy trong học tập, sẽ chỉ có thêm bằng rởm! Nhân đây phải nói những yếu kém của hệ thống tuyên giáo và báo chí của Đảng (thường được gọi là báo chí lề phải) góp phần làm trầm trọng thêm thực trạng này. Truyền thông và báo chí của hệ thống chính trị nặng về làm vai trò bảo vệ quyền lực toàn trị và trấn áp tinh thần, tư tưởng, che giấu / cắt xén sự thật, thiếu hay không có thông tin trung thực… Trong khi đó chưa làm được gì đáng kể cho nhiệm vụ nâng cao dân trí và phát triển tư duy cho sự tiến bộ của Đảng và của đất nước. Nhất thiết Đảng cần sớm khắc phục những sai lầm trầm trọng này, giao cho Tuyên giáo và hệ thống truyền thông báo chí nhiệm vụ xây dựng hòa hợp đoàn kết dân tộc, phát huy trí tuệ phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, khuyến khích văn hóa và những giá trị cao đẹp, bảo vệ những tiếng nói chân chính và chân lý, tuyên chiến với dối trá, cái ác, tham nhũng tiêu cực, sự đồi trụy, hủ tục và lạc hậu. –        Đặc biệt quan trọng là yêu cầu phát triển của đất nước ta và những thách thức quyết liệt của thế giới hôm nay đòi hỏi Đảng trên mặt trận truyền thông báo chí phải dành nỗ lực cao nhất cho sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam tự do của một Việt Nam độc lập tự do, vị thế mới của đất nước đòi hỏi như vậy. Nhận về mình vai trò lãnh đạo đất nước, Đảng có trách nhiệm khuyến khích tự do trong tư duy để luôn luôn tìm đường đưa đất nước đi lên phía trước – không được coi đấy là diễn biến. Mặt khác phải xem nô dịch tư tưởng là một trọng tội đối với dân tộc không được phép phạm phải – vì nó làm thui chột sức sống và khả năng đề kháng của dân tộc. Sự trung thành đạo lý cao cả nhất đòi hỏi chỉ dành cho Tổ Quốc và Sự Thật![3] Ngay trước mắt, tuyên giáo và truyền thông báo chí phải được học lại, trang bị lại trí tuệ và bản lĩnh, để phục vụ đắc lực những nhiệm vụ cả nước phải làm mở ra bước ngoặt chiến lược cho phát triển đất nước. –        Cuộc sống có vận tốc ngày càng cao và đã vượt quá xa, nhưng Đảng đang tụt hậu rất nghiêm trọng về nhiều phương diện. Trong khi đó khoảng cách giữa năng lực và phẩm chất của Đảng so với nhiệm vụ hôm nay Đảng phải thực hiện rất lớn. Do đó với tính cách là lực lượng chính trị lớn nhất nước, Đảng hôm nay phải học lại, học cái mới, trau giồi phẩm chất và bản lĩnh mới, tri thức mới, phải làm tất cả mọi việc có thực chất thường xuyên tu dưỡng và đổi mới chính mình để bắt kịp, phải bổ khuyết sớm những thiếu hụt lớn về trí tuệ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hôm nay đòi hỏi.  Nhất là phải làm cho Đảng trở thành nhân tố phát huy dân chủ và gìn giữ đoàn kết dân tộc trong đời sống đất nước – bắt đầu từ xây dựng dân chủ và đoàn kết hướng về phía trước trong Đảng, lời nói đi đôi với việc làm. –        Đảng cần phải tổ chức học lại và học mới như nói trên, để xây dựng mới cho toàn bộ đội cán bộ ngũ đảng viên của mình phẩm chất, trí tuệ, sự giác ngộ lợi ích của quốc gia và dân tộc, những kiến thức mới của phát triển, ý chí phấn đấu cho hạnh phúc của nhân dân và sự cường thịnh của Tổ quốc. Đảng cần rèn luyện nên mỗi đảng viên của mình là một chiến sỹ tiên phong của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, chứ không phải là một robot của Đảng! Vì những lẽ trọng đại đã trình bầy, trong khóa Đại hội XIII sớm muộn cần xây dựng lại Cương lĩnh và Điều lệ Đảng. –        Luật này còn đòi hỏi Đảng phải nghiêm khắc chống mọi hiện tượng giáo điều, bảo thủ, nạn bè phái, nhóm lợi ích, tệ sùng bái cá nhân, tham nhũng / tiêu cực, tệ nạn quan liêu ăn bám, thói xu nịnh, lừa dối… đang đẻ ra nhiều tội ác. Đấy là những kẻ thù nguy hiểm nhất của Đảng và thường trực tạo ra nguy cơ lớn cho quốc gia còn hơn giặc ngoại xâm. –        Đổi mới xây dựng Đảng về mặt tổ chức, để Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, và đồng thời qua đó nâng cao được phẩm chất và năng lực của những thành phần khác trong toàn bộ hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước (bao gồm Đảng, Hệ thống Nhà nước, Mặt trận…), phân nhiệm chặt chẽ giữa từng thành phần trong hệ thống, từng người phải làm đúng việc của mình trong biên chế – không thừa, không thiếu. Sự đổi mới như vậy toàn bộ hệ thống sẽ làm rõ trách nhiệm và nâng cao năng lực của từng thành phần trong hệ thống, tạo ra sự phân công mới rành rọt giữa các thành phần này, qua đó tránh được hiện tượng chồng chéo “3 trong 1” (bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận) rất quan liêu như hiện nay.   –        Xin nhấn mạnh: Phát huy dân chủ trong Đảng, đồng thời tạo mọi điều kiện cho phát huy dân chủ trong mọi lĩnh vực của toàn bộ đời sống đất nước, đây chính là con đường thực hiện đoàn kết toàn dân tộc, giải phóng sức mạnh cả nước, nâng cao chất lượng toàn bộ hệ thống chính trị – nhà nước của quốc gia, mở ra và thúc đẩy cải cách chính trị do Đảng chủ xướng và tổ chức thực hiện, đưa đất nước vào một thời kỳ phát triển mới. Dân chủ của yêu nước là cái gốc của tự do, là nền tảng cho những giá trị của dân tộc và quốc gia, là yếu tố gắn bó keo sơn giữa nhân dân, tổ quốc và Đảng, và là chìa khóa của phát triển! 3.     Đổi mới xây dựng Quốc hội theo tinh thần: (i) Hiến pháp là bộ luật tối cao của quốc gia, (ii) Quốc hội là cơ quan quyển lực cao nhất của cả nước, (iii) nâng cao năng lực kỹ trị trong việc xây dựng luật pháp và những chủ trương chính sách quan trọng của quốc gia, tăng cường khả năng chế tài việc thực thi pháp luật của cả nước. Quốc hội đại diện cho quyền lực và tiếng nói của nhân dân, không phải là cơ quan (thực thể) chấp hành (executive body) của quyền lực, do đó cần loại bỏ mọi hoạt động hình thức phô trương và hữu danh vô thực. Dưới đây là một số vấn đề nên đặc biệt quan tâm. –        Quốc hội Việt Nam từ khóa XV nên gọn nhẹ, ưu tiên hàng đầu là chất lượng đại biểu Quốc hội về trình độ chính trị và năng lực kỹ trị, rồi nếu tình hình cho phép mới tính đến cơ cấu các thành phần xã hội, nam nữ, tôn giáo, sắc tộc, tuổi tác, nghề nghiệp… Dứt khoát không cơ cấu ĐBQH cho đủ mâm bát giống như quy chế của Mặt trận. Theo tinh thần này, người ứng cử hay được đề cử phải chứng minh trước cử tri của mình lý lịch rõ ràng, là công dân không phạm pháp, có phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh, trình độ học vấn và năng lực chuyên môn của mình. Vì không xây dựng quyền lập pháp theo chế độ lưỡng viện, do đó ngoại trừ một số ít trường hợp đặc biệt, người ứng cử hay được đề cử trước hết nên là người làm ăn sinh sống tại địa phương (tỉnh / thành phố…), phải hiểu rõ tình hình và những vấn đề, những đòi hỏi của địa phương, phải trình bầy được trước cử tri của địa phương mình những mục tiêu sẽ theo đuổi, và cam kết có sự ràng buộc pháp lý việc thực hiện nếu được bầu. Vì những lý do như vậy, nên bãi bỏ việc người từ tỉnh này được ứng cử hay được đề cử tại tỉnh khác. –        Nên xây dựng mới những quy chế, quy định, và cách hiệp thương – thảo luận – tranh luận công khai và dân chủ ở địa phương cho việc phát hiện / giới thiệu hiền tài (dù là đảng viên hay không phải đảng  viên ĐCSVN), lựa chọn được đúng người đề cử hoặc khuyến khích ứng cử, sao cho có nhiều hiền tài tham gia việc nước, cử tri lựa chọn và bầu trực tiếp hiền tài, loại bỏ cách “đảng cử – dân bầu” như lâu nay. –        Số đại biểu QH quy định cho mỗi tỉnh nên là 3, mỗi thành phố trực thuộc TƯ là 5, riêng Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi nơi sẽ là 6. Nhìn chung nên có khoảng ≤ 1/3 tổng số đại biểu QH là ĐBQH chuyên trách. Mỗi ĐBQH đều có 2 chức năng chính là (i) đại diện trực tiếp của tỉnh (địa phương) mình tại QH, và (ii) đồng thời là thành viên của QH gánh vác công việc quốc gia. –        Đại biểu Quốc hội không chuyên trách được giữ nguyên lương của  cơ quan chủ quản và phải tiếp tục thực hiện công việc mình được trả lương, nhưng được dành một khoảng thời gian thích đáng để thực thi nhiệm vụ ĐBQH, đồng thời được hưởng thêm một khoản phụ cấp theo quy định chung của QH trong thời gian là ĐBQH. Nếu là ĐBQH chuyên trách, sẽ được hưởng lương quy định chung cho ĐBQH chuyên trách và các chế độ khác trong thời gian làm nhiệm vụ ở QH, và dừng việc nhận lương trong biên chế cũ trước khi trở thành ĐBQH chuyên trách. Mọi chế độ đãi ngộ dành cho ĐBQH không chuyên trách và chuyên trách sẽ kết thúc khi hết nhiệm kỳ hoặc nếu bị bãi miễn. –        Tiến hành mọi cải tiến, cải cách cần thiết để QH thực hiện được đầy đủ chức năng với hiệu quả cao nhất là cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia và đồng thời là cơ quan lập pháp của quốc gia như ghi trong Hiến pháp 2013, thể hiện được ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thay mặt nhân dân kiểm xoát toàn bộ sự vận động của quốc gia, thể hiện và thực thi được với ý thức trách nhiệm thiêng liêng và cao cả nhất quyền của nhân dân làm chủ đất nước. Thực tế này đòi hỏi phải nâng cao nền tư pháp quốc gia, sớm hình thành trong hệ thống Nhà nước hiện tại một thực thể pháp lý (a quasi-judicial body) làm chức năng của Tòa án Hiến pháp; khi tình hình cho phép sẽ tiến hành xây dựng Hiến pháp mới. [Chấm dứt hẳn tình trạng Đảng coi QH là công cụ của mình và ngồi trên tất cả – thể hiện rõ nhất qua việc nhiều ĐBQH công khai thừa nhận Bộ Chính trị là cấp trên của QH.] 4.     Trong thời gian vừa qua một số người Việt Nam là học giả, các nhà kinh tế và các nhà kinh doanh, sống ở trong nước hoặc nước ngoài, có nhiều ý kiến, kiến nghị rất xác đáng về con đường phát triển của Việt Nam, về đổi mới cơ cấu kinh tế và thể chế vận hành quốc gia thời cách mạng công nghiệp 4.0, những cải cách kinh tế và chính trị phải làm để thực hiện những mục tiêu này… Xin trân trọng đề nghị Đảng, Quốc hội và Chính phủ dành sự quan tâm đặc biệt cho những ý kiến, kiến nghị này, huy động trí tuệ cả nước và hiền tài lập ra một loại hình think tank thường trực cho nhiệm vụ nghiên cứu / xây dựng chiến lược chung và những chiến lược từng lĩnh vực, những nhiệm vụ phải thực hiện cho việc mở ra một thời kỳ phát triển mới của đất nước, đáp ứng được những đòi hỏi và thách thức của tình hình và nhiệm vụ mới. Xin đặc biệt quan tâm đến một số vấn đề trọng yếu sau đây. –        Cải cách thể chế chính trị để mở rộng dân chủ hóa, xây dựng nền giáo dục tiên tiến là nền tảng văn hóa và tinh thần của quốc gia, phát huy sức mạnh quan trọng nhất của đất nước là con người Việt Nam và nguồn nhân lực Việt Nam – đấy là 3 tiền đề nhất thiết phải tạo ra cho việc phát triển đất nước trong tình hình và nhiệm vụ mới.  3 yếu tố này mang tính chất dĩ bất biến ứng vạn biến, giúp cho quốc gia giành được cơ hội đang đến, đối phó được mọi thách thức dưới bất kỳ hình thức nào – kể cả chiến tranh xâm lược nếu xảy ra. Nên dành mọi nỗ lực có thể cho việc hình thành tầng lớp doanh nhân Việt Nam mạnh với thương hiệu Việt Nam cho đất nước! Xin lưu ý, vì thiếu 3 tiền đề “dĩ bất biến” kể trên nên đã không hoàn thành được chiến lược công nghiệp hóa đất nước vào năm 2020. Như vậy triển vọng thực hiện chiến lược phát triển đất nước đến năm 2030 và 2045 đã đề ra sẽ như thế nào? –        Cần nắm bắt được nội dung và xu thế vận động đang diễn ra của cách mạng công nghiệp 4.0 để tái cơ cấu kinh tế đất nước, phát triển các ngành khoa học / kỹ thuật và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn và lực lượng lao động có tay nghề cao để đáp ứng, đổi mới thể chế vận hành quốc gia, và giải phóng mọi nguồn lực – bao gồm cả xây dựng và phát huy vai trò nền kinh tế số, để làm ra những sản phẩm mới Việt Nam đang có những lợi thế lớn nhất… –        Không thu hút mọi FDI và bằng bất cứ giá nào, không để cho FDI trở thành yếu tố lôi kéo và khuynh đảo sự vận động và xu hướng phát triển kinh tế đã lựa chọn của đất nước như đã và đang xảy ra – nổi lên hiện nay là tình trạng: Càng thu hút được nhiều FDI, kinh tế quốc dân càng ngả lệch sang phát triển theo chiều rộng với nhiều hệ quả nặng nề. Phải chuyển hẳn sang thời kỳ chủ động chọn lọc và thu hút FDI nhằm phục vụ tối ưu chiến lược phát triển của đất nước – với phương châm: FDI phải thúc đẩy sự phát triển mới đất nước muốn lựa chọn, dứt khoát loại bỏ FDI tạo ra sự lệ thuộc và những tiêu cực mới. Lấy nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước nhà và trình độ của Nhà nước trong quản lý và vận hành nền kinh tế để thực hiện phương châm này. –        Cần đặc biệt quan tâm và coi phát triển bền vững là ưu tiên số 1 trong khi tận dụng mọi cơ hội cho tăng trưởng kinh tế, dành mọi nỗ lực có thể cho việc phát triển kết cấu hạ tầng của quốc gia, cải thiện – bảo vệ môi trường tự nhiên, nhất quyết xây dựng tiết kiệm là quốc sách hàng đầu, giữ chữ tín trong làm ăn kinh tế trong nước cũng như trong kinh tế đối ngoại. 5.     Về đối ngoại nên quán triệt phương châm: Cần xây dựng một nền nội trị vững mạnh và kiên cường làm nền tảng cho một nền ngoại giao dấn thân vì lợi ích quốc gia và vì trách nhiệm phải có của một nước thành viên có bản lĩnh và được tôn trọng trong cộng đồng các quốc gia trên thế giới. Đấy phải là một nền ngoại giao phát huy được truyền thống lịch sử của đất nước lấy đại nghĩa thắng hung tàn, kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, tạo ra được cho quốc gia sự tập hợp lực lượng phải có trên thế giới, chủ động vận dụng sáng tạo mọi thể chế và luật pháp quốc tế hiện hành, tất cả để phục vục triệt để nhất sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ở vị trí địa đầu tại khu vực ĐNÁ, sống hay là chết, không muốn làm đe thì phải làm búa (J. W. Goethe), Việt Nam nhất thiết phải xây dựng cho mình một nền ngoại giao của một nhân dân trưởng thành, được trang bị mọi thông tin, hiểu biết và nhận thức phải có, được trau giồi lòng yêu nước, ý chí và khả năng chiến đấu của người chiến sỹ trên mặt trận đối ngoại – không khác gì những đòi hỏi về lòng yêu nước, phẩm chất và khả năng chiến đấu phải có của toàn dân là chiến sỹ trên chiến trường khi đất nước có ngoại xâm. Bởi vì, để sống và vươn lên được trong thế giới quyết liệt hôm nay, Việt Nam – là một quốc gia có gần 100 triệu dân và một cộng đồng gần 10 triệu người Việt sống ở nước ngoài – cả nước ta, trước hết là ĐCSVN – cần vượt lên quá khứ, chiến thắng mọi hận thù, vượt qua mọi giả dối, sớm xây dựng cho quốc gia mình những giá trị, bản lĩnh và khả năng thực hiện, để quyết lấy mở rộng dân chủ xây dựng thành công một nền ngoại giao của đại đoàn kết và hòa hợp dân tộc “người Việt Nam vì tổ quốc Việt Nam!” – một thế mạnh bất khả chiến bại của nước ta! Nhưng nếu không làm được như vậy, thế mạnh quyết định này sẽ trở thành thách thức thường trực rất nguy hiểm đối với đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói nhiều lần: Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết! Làm mọi việc để người dân thực sự là chủ của đất nước, chắc chắn sẽ thực hiện được. Gần một nửa thế kỷ đất nước độc lập thống nhất là thời gian quá chín muồi để cả nước và toàn Đảng nhận thức được tầm vóc nhiệm vụ chiến lược sống còn nêu trên và cần quyết tâm thực hiện. ĐCSVN dẫn dắt đất nước thực hiện thành công nhiệm vụ chiến lược sống còn này, sẽ minh chứng và khẳng định thuyết phục vai trò lãnh đạo của mình đối với quốc gia, và chỉ có làm được như thế mới đích thực là thực hiện vai trò lãnh đạo! Hơn thế nữa xin  lưu ý, bối cảnh lịch sử và những thách thức mới đất nước hôm nay phải đối mặt đặt lên vai ĐCSVN – người đã đưa đất nước đi con đường Cách Mạng Tháng Tám – trọng trách: Tiếp tục con đường đã dẫn dắt đất nước trong những thập kỷ vừa qua, hôm nay Đảng có trách nhiệm ràng buộc phải thực hiện thành công nhiệm vụ trọng đại này, để hoàn thành thắng lợi cuối cùng này[4] của Cách mạng Tháng Tám cho Tổ Quốc. Thưa Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và toàn thể Bộ Chính trị, Đòi hỏi sống còn của đất nước và tiền đồ của Đảng chỉ dành cho lãnh đạo Đảng hôm nay con đường duy nhất dẫn dắt đất nước đi đến thành công, đó là: Đảng phải nhìn thẳng vào sự thật, giác ngộ nhiệm vụ phải thực hiện trong tình hình và nhiệm vụ mới hôm nay, học hỏi để đổi đời chính mình với ý chí Tổ quốc trên hết. Đồng thời qua mở rộng dân chủ phát huy trí tuệ cả nước quyết mở ra bước ngoặt chiến lược về phát triển để cứu nước cứu Đảng như đã trình bầy sơ bộ trong kiến nghị này, lấy thực hiện dân chủ giải phóng sức mạnh của nhân dân, tổ chức toàn Đảng và toàn dân đoàn kết quyết tâm thực hiện! Vì mọi quyền lực vẫn đang nguyên vẹn trong tay, do đó Đảng đang có cơ hội tốt nhất và hoàn toàn có thể chủ động bắt đầu sự nghiệp đổi đời đất nước từ việc Đảng tự xây dựng lại chính mình trước thành đảng của dân tộc và dân chủ, có trí tuệ và bản lĩnh. Đấy là con đường giúp Đảng gắn bó với nhân dân, chứ không phải là ngồi trên nhân dân, thực hiện đúng cam kết Đảng không có mục đích nào cao cả hơn và cũng không có lợi ích nào khác là phục vụ nhân dân và phụng sự tổ quốc. Được như vậy, rồi Đảng sẽ biết phải làm gì trong những bước tiếp theo mà kiến nghị này đã sơ bộ gợi ý những việc cần làm ngay trước mắt, và nhất định sẽ làm được. Chậm trễ sẽ không còn gì để làm ngoài gánh chịu hậu quả và kéo đất nước vào tai ương khôn lường. Song trong trường hợp này, nhân dân nhất định sẽ đứng lên tự quyết định lấy vận mệnh của mình, đất nước này và dân tộc này không bao giờ khoanh tay chịu chết! Điều này đã được chứng minh suốt từ thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc cho đến hôm nay. Còn nhiều vấn đề khác, xin được bàn vào dịp khác. Cái khó nhất trước sau vẫn là Đảng phải chiến thắng chính mình trước tiên! Những căng thẳng mới đang diễn ra trong khu vực ĐNÁ, Biển Đông đang trên miệng hố chiến tranh, và những thay đổi tại một số quốc gia ở đây đang nhắc nhở nghiêm khắc đất nước ta về những bài học xương máu trong quá khứ của cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lược biên giới nước ta 17-02-1979 và mối liên kết của nó với cuộc chiến tranh của Khmer đỏ chống nước ta ở phía Tây Nam. Cuộc sống trong thế giới khắc nghiệt hôm nay chỉ giành cho một Việt Nam có phẩm chất và bản lĩnh, để có thể chủ động với hiệu quả cao nhất vận dụng chiến lược và sách lược phải có, tự quyết định lấy vận mệnh của chính mình. Chỉ như vậy mới có thể gìn giữ được hòa bình, phấn đấu thành công cho hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển trong khu vực và trên thế giới, cho phép sẵn sàng chiến đấu và quyết chiến thắng bất kỳ cuộc chiến tranh xâm lược mới nào chống nước ta nếu xảy ra. Núi xương sông máu ba thế hệ liên tiếp dân tộc ta đã phải đổ ra để có độc lập thống nhất hôm nay. Một giọt máu nào của dân rơi xuống dù ở đâu hay bên nào cho cõi đất này đều là máu người Việt ta! Nhưng chưa bao giờ cơ đồ và con đường sống của nước ta đang bị bạo quyền bên ngoài lăm le chặn đứng như hôm nay! Không loại trừ một cuộc xâm lược mới! Chưa bao giờ như hôm nay những sai lầm, yếu kém, tham nhũng, sự ngu dốt và bao nhiêu cái ác khác của chính chúng ta nếu không được chặn đứng sẽ có ngày xô đẩy đất nước ta một lần nữa vào cảnh nồi da xáo thịt, cho bên ngoài đục nước béo cò! Bao chùm lên tất cả là đại dịch covid-19 đang hoành hành và đảo lộn cả thế giới, không phân biệt giầu nghèo, ý thức hệ, tôn giáo, châu lục, quốc gia. Những tác nhân gây ra đại dịch và những hệ quả của nó đang thách thức quyết liệt và ghê tởm sự sống còn của từng quốc gia! Sống chỉ dành cho trí tuệ và bản lĩnh chiến thắng được tội ác và cái chết! Vì vậy, từng đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam – từ Tổng bí thư cho đến đảng viên thường – xin hãy nén lại cái tôi trong chính con người mình, để có đủ lương tri và lòng yêu nước biết đau nỗi đau của dân tộc, biết nhục nỗi nhục của dân tộc, biết lo những mối nan nguy nhiều bề chưa từng có phía trước đang đe dọa đất nước! Bốn cuộc kháng chiến cứu nước đằng đẵng và đẫm máu không phải là để tạo ra cho nhân dân ta những bất công và sự kìm kẹp như đang xảy ra, sự phát triển đất nước đạt được phải trả cái giá quá đắt và đang bị ụy hiếp, đất nước bị làm hỏng nhiều mặt, hiện nay đang bị lệ thuộc và thách thức nguy hiểm. Từng đảng viên của Đảng quyết không được phản bội một hy sinh nào của dân tộc và của những bậc tiền bối, quyết không được bỏ qua bất kỳ mất mát nào của đất nước![5] Không có gì quý hơn độc lập tự do của Tổ Quốc! (Hồ Chí Minh). Hơn bao giờ hết toàn Đảng phải trung thành với lời thề cứu nước đã viết trên lá cờ Đảng kể từ ngày thành lập, bảo vệ mọi thành quả dân tộc đã giành được, hôm nay phải lột xác phấn đấu làm đội quân tiên phong của dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình và nhiệm vụ mới! Hơn bao giờ hết toàn Đảng phải đoàn kết hy sinh phấn đấu cho quyền sống và hạnh phúc của nhân dân! Chịu ơn sâu nghĩa nặng của nhân dân, mỗi đảng viên hãy giữ trong tim mình Tổ Quốc và Sự thật! Phải dám sống vì Tổ Quốc và Sự Thật, để mỗi đảng viên sẽ tìm ra con đường sống cho mình và cho đất nước!  ĐCSVN hôm nay chỉ có thể thực hiện được nghĩa vụ cam kết của mình đối với dân tộc trong giai đoạn phát triển mới của đất nước bằng cách Đảng phải xây dựng cho mình đội ngũ cán bộ đảng viên có trái tim, ý chí và trí tuệ dám sống vì Tổ quốc và Sự thật.   Thưa Tổng bí thư – Chủ tịch nước và toàn thể Bộ Chính trị, Trên đây tôi đã trình bầy những kiến nghị và suy nghĩ của mình về 5 vấn đề lớn của đất nước, mong các Đồng chí cân nhắc thấu đáo, đề đạt với Đại hội XIII những việc nên làm trong khóa Đại hội này. Nếu bỏ ngoài tai, kiến nghị này sẽ là lời cảnh tỉnh! Xin gửi các Đồng chí lời chào trân trọng. Hết Nguyễn Trung, nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt Hà Nội, Võng Thị, ngày 12-10-2020 (Đã gửi cùng ngày, được xem lại và bổ khuyết ngày 18-10-2020) [1] Tham khảo thêm thư của cố lão thành cách mạng Chu Đình Xương 03-1982 về cải cách ruộng đất –   http://vanviet.info/tu-lieu/thu-cua-ng-chu-dnh-xuong-gui-cho-ban-chap-hnh-trung-uong-dang-cong-san-viet-nam/ [2] Tham khảo thêm: Nguyễn Trung, “Lũ”, NXB Tre Xanh, USA, 2015, tập hai, chương 26, tr. 362… http://nguyentrung-vt.blogspot.com/search/label/A1%20%22L%C5%A9%22%20-%20Final%20Draft%20April%202015 [3] Sự thật có ý nghĩa quan trọng tới mức có thể nói ĐCS Liên Xô đã ra đời với tờ báo chiến đấu của mình là SỰ THẬT (PRAVDA). Tiếc rằng sư tha hóa của Liên Xô cuối cùng đã chôn vùi tờ báo này về cả nghĩa bóng và nghĩa đen. Những người cộng sản Nga hôm nay đang tìm cách cứu lại tính chiến đấu cho PRAVDA. ĐCSVN có nhà xuất bản SỰ THẬT, nhưng thành quả thật nghèo nàn! [4] Khẩu hiệu có ý nghĩa quyết định của Việt Minh đưa ra làm nên thành công cho Cách mạng Tháng Tám là “Nước Việt Nam của người Việt Nam!”. [5] Tham khảo thêm: Nguyễn Trung, “Dòng đời”, NXB Văn Nghệ, TPHCM – 2006, quyển hai, tập IV, chương 30, tr. 857 – http://www.viet-studies.net/NguyenTrung/index.htm  
......

Bức thư của Vượng Nguyễn gửi cho gia đình từ chốn ngục tù cộng sản ngày 21/10/2020.

VoHong Ly| Con viết thư này để nhà hiểu rõ con hơn. Những gì con muốn nói thì con cũng đã nói hết rồi. Chuyện gì đến thì cũng phải đến với con như con đã từng nói trước đây… Hãy nhìn lại những gì đã diễn ra với con trong 3 năm qua thì mọi người sẽ hiểu “Họ bất chấp tất cả, dùng mọi thủ đoạn để đối phó với 1 người như con”. Vậy con có gì mà khiến họ phải làm điều đó đối với con ??? “Con chẳng làm điều gì gian ác trái với lương tâm mình” để đáng bị cầm tù. Những gì con nói thì ai ai cũng nghe thấy, những gì con làm thì ai ai cũng nhìn thấy, vậy có gì là sai ??? mà họ kết án con và vu khống cho con đủ điều… Con có thể cảm nhận được những gì gia đình đang phải gánh chịu… Vì con cũng là một thành viên trong gia đình, nên con hiểu được những khó khăn trong gia đình mình….28 năm qua, con đã sống cùng gia đình và tất cả mọi người, chắc cũng đủ để nhận biết thật giả ra sao. “Cộng Sản đã bịt tai, bịt mắt họ, để họ có nghe cũng không hiểu, có nhìn cũng chẳng thấy… Trái tim họ trở nên chai đá. Những gì họ biết, là những điều Cộng sản cho biết, nhồi vào đầu họ toàn sự giả dối” , khiến họ thờ ơ vô cảm. Chắc gia đình mình đang phải gánh chịu rất nhiều áp lực từ xã hội này; con không biết nói gì để động viên mọi người trong gia đình. 8 năm tù là mức án không hề nhẹ cho một quan điểm chính trị bất đồng với cộng sản, nhưng chưa bao giờ con hối hận về những gì con đã làm… Mọi người biết không? Cảm giác thật tuyệt vời khi con đứng trước quan tòa và lực lượng công an, an ninh tới tham dự phiên tòa “công khai”, ngày 7/7/2020. Con đã nói với họ rằng : “Phải, tôi muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, để làm cho bộ máy nhà nước văn minh và phát triển công bằng hơn” và họ kết án con về điều đó. Đến cả quan tòa cũng không đưa ra được 1 bằng chứng về một hành động cụ thể nào đó cho việc chống phá nhà nước (hình sự hóa vấn đề để bắt những người đối lập họ) của con. Tất cả những gì họ đưa ra, toàn là những quan điểm cá nhân được thể hiện công khai trên trang Facebook cá nhân của con. Tất cả hoàn toàn hợp pháp chuẩn quốc tế mà giữa Việt Nam và Quốc tế đã ký với nhau. Họ không tuân thủ những gì đã ấn định bằng luật pháp . “Đừng bao giờ tỏ ra đau khổ khi con còn ở trong trại giam… vì đó là điều họ muốn thấy ở trong con và gia đình mình”. Hãy vui vẻ đón nhận nó như một món quà Chúa ban tặng. Thời gian sẽ qua, nhưng con tin những gì con nói sẽ vẫn còn… Giả dối sẽ lụi tàn theo thời gian và sự thật sẽ tồn tại với thời gian và mãi mãi… Vậy thì, cứ để người đời hay tòa đời phán xét hoặc kết án con “theo ý của họ muốn”, vì con coi những điều đó chẳng là gì. Tới giờ phút này lương tâm con vẫn không hề áy náy điều gì . Vì chỉ có “CHÚA MỚI LÀ NGƯỜI PHÁN XÉT CON” về quyền bình đẳng và tự do; nên họ mới kết án con 8 năm tù giam và 3 năm quản chế (nếu con là một thằng hèn, hay tiền bạc có thể mua chuộc được con, thì mức án của con không cao tới vậy đâu, khóc lóc nhận tội, xin sự khoan hồng trước tòa án, thì mức án của con 5-6 năm là cao). Xin lỗi, con không thể làm vậy ! Lời nói sau cùng của con trong phiên tòa là “CÓ THỂ, đứng trước luật pháp nhà nước XÃ HỘI CHỦ NGHĨA tôi vi phạm pháp luật; nhưng đứng trước tòa án Lương Tâm thì tôi hoàn toàn vô tội”. Con chỉ có thể nói vậy vì lúc đó gia đình và mọi người đang trong vòng vây của họ . Bản án này sẽ theo con hết cuộc đời. Vị trí mà con đang đứng là tận cùng của xã hội này. Con vô dụng trong chế độ cộng sản, hay chế độ CS khiến con vô dụng? Bao giờ tổng thống Hoa Kỳ không còn phải là D.Trump nữa , thì cũng là lúc con sắp về nhà. Thật sự lúc này con rất nhớ gia đình và bạn bè. 21/10/2020 Viết từ trại giam An Phước    
......

Tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển được trao giải Stefanus

Giang Nguyễn – RFA Ông Ed Brown, Tổng Thư Ký của Liên Minh Quốc Tế Stefanus (Stefanus Alliance International) chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại rằng Giải thưởng Stefanus được trao cho những cá nhân đã thể hiện lòng dũng cảm và cống hiến thúc đẩy quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, cũng như các quyền con người khác ở nhiều nơi trên khắp thế giới. Trước đây giải thưởng này từng được trao cho các nhân vật tại các quốc gia như Iraq, Bắc Hàn, Thổ Nhĩ Kỳ. Ông cho biết: “Từ một danh sách những ứng viên rất sáng giá, Ủy ban giải thưởng, một bộ phận độc lập với Liên minh Stefanus, đã ghi nhận việc làm lâu năm của ông Nguyễn Bắc Truyển nhằm thúc đẩy quyền tự do tín ngưỡng và bảo vệ những sắc tộc thiểu số tôn giáo. Ông làm như thế không chỉ với cộng đồng của mình mà còn với các cộng đồng tôn giáo khác”. Ông Nguyễn Bắc Truyển là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, một thành viên của Hội Ái Hữu Tù Nhân Lương Tâm và Hội Anh Em Dân Chủ. Năm 2017 ông Truyển cùng một số nhà hoạt động khác bị bắt và bị đưa ra xét xử. Ngày 5/4/2018 ông bị tuyên án 11 năm tù và 3 năm quản chế với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Bà Ingvill Thorson Plesner, chủ tịch Uỷ ban trao giải Stefanus, nhận định ông Nguyễn Bắc Truyển xứng đáng nhận giải. Bà nói ông nhiều lần đấu tranh cho quyền lợi của những người có niềm tin khác với ông, bất chấp hiểm nguy đối với cá nhân và gia đình của ông. Bà Bùi Thị Kim Phượng (đứng giữa) Bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ của TNLT Nguyễn Bắc Truyển từ Sài Gòn cho biết, giải thưởng Stefanus là một nguồn động viên cho gia đình bà: “Bản thân tôi thì thật sự rất xúc động không nói nên lời khi được tin vui này, chồng tôi được giải thưởng này. Làm một người vợ, tôi hết sức tự hào về chồng mình. Tôi luôn ủng hộ anh và đồng hành cùng anh trên đường bảo vệ tự do tôn giáo. Cho dù bản thân tôi và các chị của tôi đã phải chịu sự trả thù hết sức là bất nhân của nhà cầm quyền Việt Nam”. TNLT Nguyễn Bắc Truyển hiện thụ án tại nhà tù An Điềm, tỉnh Quảng Nam. Bà Phượng nói lần cuối bà gặp ông Truyển là vào Tháng 9, đã được ông cho biết ông bị đau nhức cả người do bị viêm xương khớp. “Anh Truyển cũng đã nhiều thứ bệnh nhưng họ không khám, mà từ hồi bắt đến nay cũng là 3 năm rồi. Anh Truyển cũng làm đơn yêu cầu họ đưa đi khám tổng quát và chuyên khoa. Họ cũng không trả lời. Anh Truyển có hỏi cán bộ của trại giam đó mà họ cũng không trả lời. Gần đây tôi biết là anh Truyển lại bệnh cao huyết áp và bệnh gout. Cái đó là theo chẩn đoán của cán bộ y tế trại giam thôi, nhưng họ không đưa đi khám chuyên nghiệp nên không biết như thế nào”. Giải thưởng Stefanus được trao mỗi hai năm một lần, kèm theo giải là 10.000 Euro. Ông Ed Brown nói qua việc trao giải thưởng, Liên minh Quốc tế Stefanus không chỉ mong muốn tạo sự chú ý đến trường hợp của riêng ông Truyển, mà cả tình hình nhân quyền ở Việt Nam, nơi mà những người đứng lên vì quyền lợi của người khác lại bị bắt bớ. Thế thì làm sao để khuyến khích một chính quyền như Việt Nam làm đúng như những gì họ đã cam kết qua các hiệp ước quốc tế? Ông Brown cho biết, đầu năm 2019 Liên minh Stefanus đã tổ chức một chiến dịch viết thư để động viên Nguyễn Bắc Truyển trong tù. Hàng trăm bức thư đã được gửi đến trại giam An Điềm nhưng cán bộ đã ngăn chặn tất cả các bức thư nên ông Nguyễn Bắc Truyển không nhận được một lá thư nào. Liên minh Stefanus đã không dừng ở đó. Ông Brown chia sẻ: “Chúng tôi đã trình trường hợp (của ông Nguyễn Bắc Truyển) lên quốc hội Na Uy và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ở đây. Trong các tương tác của chúng tôi với Bộ Ngoại giao, sau khi chúng tôi cho họ biết về một số tình huống, nếu họ cho rằng cần thiết thì họ sẽ đề cập với chính quyền địa phương. Trong trường hợp này, họ đã nói với tôi rằng họ sẽ nói chuyện với đại sứ quán ở Việt Nam và yêu cầu đại sứ nêu trường hợp này với chính quyền ở đó. Ngoài ra, chúng tôi là một tổ chức nhỏ của Na Uy, nhưng chúng tôi có tầm hoạt động vượt ra ngoài Na Uy, và chúng tôi đã nêu vấn đề với nhiều cơ quan chức năng khác. Chúng tôi đã nâng nó lên ở cấp EU và với Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng của Liên Hiệp Quốc”. Ông Brown cho biết thêm tổ chức của ông cũng có liên hệ mật thiết với với Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo và Tín Ngưỡng Hà Lan và ông ấy cũng đã chia sẻ rằng ông sẽ trình bày với chính phủ Hà Lan và yêu cầu đại sứ quán nước này theo dõi tình hình của TNLT Nguyễn Bắc Truyển. Năm 2011 ông Truyển đã nhận giải thưởng Hellman/Hammett của tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Gần đây Uỷ hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) cũng đã kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông Truyển. Phó chủ tịch của USCIRF, bà Anurima Bhargava từ năm 2019 đã nhận bảo trợ cho ông qua Dự án Tù Nhân Lương tâm Tôn Giáo của Ủy hội. Tuần này bà Nguyễn Thị Kim Phượng lại một lần nữa dự tính lên đường đi thăm chồng tại trại giam An Điềm, như bà đã làm hàng tháng. Nhưng tình hình mưa lũ tại Miền Trung trong những ngày qua khiến các sông ở tỉnh Quảng Nam đã đạt đỉnh làm nhiều người thiệt mạng. Bà Phượng đã phải hủy chuyến thăm nuôi chồng tháng này vì được người địa phương cho biết đường vào trại giam ngập lụt không đi được. Bà nói: “Ngoài đó thì lũ đang lên, tôi không biết nơi đó, chỗ anh Truyển ở có bị ngập hay không? Còn những vùng phía ngoài, như đường đi vào đã ngập rồi. Thành thử điều này cũng làm cho tôi lo nhiều”. Tổng thư ký Ed Brown của Liên minh Stefanus nói, ông mong muốn TNLT Nguyễn Bắc Truyển sẽ sớm được tự do, và khi đó ông muốn mời ông Truyển đến thăm Na Uy để cảm ơn ông về những nỗ lực bảo vệ tự do tôn giáo. Nguồn: https://www.rfa.org/…/prisoner-of-conscience-nguyen-bac-tru…  
......

15 dân biểu liên bang Hoa Kỳ yêu cầu Bộ Ngoại giao kêu gọi CSVN tôn trọng nhân quyền và luật pháp trong vụ Đồng Tâm

sự dẫn đầu của các Dân biểu Alan Lowenthal, Harley Rouda, J. Luis Correa 15 Dân biểu Liên Bang Hoa Kỳ đã cùng ký tên trong một bức thư gửi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo để bày tỏ sự quan ngại của họ về những vi phạm nhân quyền và vi phạm pháp luật trong vụ tranh chấp đất ở Đồng Tâm. Các dân biểu yêu cầu Bộ Ngoại Giao kêu gọi chính phủ Việt Nam điều tra cái chết của ông Lê Đình Kình và tôn các quyền cơ bản của con người, quy trình tố tụng, pháp quyền và tự do biểu đạt chính kiến. Các dân biểu cũng yêu cầu Bộ Ngoại Giao cung cấp thông tin cập nhật về vụ Đồng Tâm. Các dân biểu đã gửi kèm theo lá thư này tài liệu Báo Cáo Đồng Tâm do ông Will Nguyễn và cô Phạm Đoan Trang viết và dịch. Sau đây là bản dịch lá thư của các Dân biểu Liên Bang Hoa Kỳ gửi cho Ngoại trưởng Mike Pompeo:   Ngày 14 tháng Mười, 2020 Kính gửi ông Mike Pompeo Ngoại trưởng Hoa Kỳ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ 2201 C Street, NW Washington, D.C. 20520 Kính thưa Ngoại trưởng Pompeo, Chúng tôi viết thư này để bày tỏ mối quan tâm sâu sắc của chúng tôi với phản ứng bạo lực của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với vụ tranh chấp đất đai ở làng Đồng Tâm và phán quyết gần đây của tòa án ở nước này, kết án tử hình 2 người, kết án tù chung thân một người và trừng phạt 26 người với những bản án từ 15 năm tù giam đến 15 tháng tù treo. Chúng tôi yêu cầu Bộ Ngoại giao giải quyết các mối quan ngại của chúng tôi với chính phủ Việt Nam trong thời gian sớm nhất có thể và cung cấp cho Quốc hội thông tin cập nhật về tình hình. Vào năm 1980, hiến pháp Việt Nam đã bãi bỏ quyền tư hữu đất đai ở Việt Nam, nhưng Luật Đất đai năm 1993 đã trao cho nông dân quyền sử dụng đất 20 năm cho mục đích nông nghiệp. Những tranh chấp đất đai trở nên phổ biến và thường mang tính bạo lực khi chính phủ Việt Nam tịch thu đất đai dưới chiêu bài lợi ích công cộng, và người dân Việt Nam đã có một lịch sử lâu dài phản đối và chống lại điều mà họ thường coi là tham nhũng. Trong năm 2013, nhiều khu đất bị thu hồi được sử dụng để xây sân gôn và các dự án không thiết yếu khác. Năm 2017, chính quyền Việt Nam bắt đầu tịch thu đất tại làng Đồng Tâm, Hà Nội. Vào tháng 1 năm 2020, hơn 3.000 cảnh sát cơ động đã đột kích vào làng Đồng Tâm. Trong cuộc đụng độ giữa cảnh sát và dân làng, công an đã bắn chết ông Lê Đình Kình, người thủ lĩnh các dân làng chống lại việc cướp đất của chính quyền. Ngoài ra còn có 3 cảnh sát thiệt mạng do hậu quả của cuộc đối đầu. Ông Kình, 84 tuổi, đã bị giết hại khi bảo vệ làng của mình. Trước khi chết, ông Kính chưa có tiền án, tiền sự và dành trọn thời gian của những năm nghỉ hưu để bảo vệ quyền lợi của dân làng và nông dân Đồng Tâm. Trong khi cái chết của các sĩ quan cảnh sát nhanh chóng được điều tra, nhưng cái chết của ông Kình thì không. Hơn một chục dân làng Đồng Tâm đã bị bắt và bị buộc tội giết người vì cái chết của ba cảnh sát bị rơi xuống một hố bê tông khi chạy băng qua giữa các ngôi nhà trong cuộc đột kích. Vào tháng 9 năm 2020, một tòa án đã kết án tử hình các con trai của ông Kình là ông Lê Đình Chúc và ông Lê Đình Công. Những bản án này chẳng những vô nhân đạo mà còn khiến gia đình ông Kình bị tuyệt tôn. Các bị cáo khác bị kết án các mức án từ 15 tháng tù treo đến 16 năm tù giam, và một án tù chung thân. Đáng tiếc, chủ tọa phiên tòa đã từ chối yêu cầu triệu tập nhân chứng của các luật sư bào chữa. Các luật sư bào chữa cũng phản đối trước tòa việc hội đồng xét xử đã rút ngắn đáng kể thời gian ranh luận bào chữa của họ tại tòa. Cũng giống như các vụ tranh chấp đất đai khác ở Việt Nam, vụ tranh chấp này và các vụ án được xét xử gấp rút mang đầy chỉ dấu tham nhũng và bất công. Kèm theo lá thư này là bản tường trình về sự việc này do ông Will Nguyễn và cô Phạm Đoan Trang viết và dịch. Ông Will Nguyen là công dân Mỹ đã bị bắt và bị truy tố oan sai vì tham gia biểu tình tại Việt Nam. Sau nhiều tháng vận động bởi các thành viên quốc hội, Will đã được trả tự do và đưa trở về Hoa Kỳ. Cô Phạm Đoan Trang là nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ. Vì vai trò đưa tin về vụ Đồng Tâm, cô vừa bị bắt vài giờ sau cuộc Đối thoại Nhân quyền Việt - Mỹ vào ngày 6 tháng 10 năm 2020. Việt Nam đã ký Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị và đã cam kết tôn trọng quyền Tự do Tín ngưỡng, Ngôn luận, Lập hội, Báo chí của cá nhân và quyền tổ chức tụ tập và biểu đạt chính kiến. Chính phủ Việt Nam cũng tuyên bố tôn trọng pháp quyền, thủ tục và bảo vệ các quyền của công dân. Phiên tòa nhục nhã này và những bản án vô nhân đạo đã chứng minh điều ngược lại. Chúng tôi yêu cầu ông kêu gọi chính phủ Việt Nam điều tra cái chết của ông Lê Đình Kình. Hơn nữa, chúng tôi mong ông đưa trường hợp của làng Đồng Tâm vào các cuộc gặp song phương với các quan chức chính phủ Việt Nam để thể hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với các quyền cơ bản của con người, quy trình tố tụng, pháp quyền và sự biểu đạt chính kiến. Chúng tôi cũng mong nhận được một bản báo cáo từ Bộ Ngoại giao về quan điểm của Bộ Ngoại giao về sự việc và phản ứng của Bộ Ngoại giao đối với tình hình. Cảm ơn sự quan tâm của ông đến vấn đề này. Trân trọng, Alan Lowenthal Harley Rouda J. Luis Correa Christopher H. Smith Zoe Lofgren Barbara Lee Ro Khana Gerald E. Connolly Scott Peters Susan A. Davis James P. McGovern Juan Vargas Tom Malinowski Gilbert R. Cisberos Jr. Al Green #ĐồngTâm #dânbiểuliênbangHoaKỳ Nguồn: Chân Trời Mới Media
......

Tin khẩn: TNLT Lê Đình Lượng đang tuyệt thực trong tù

Nguyễn Xoan| Hôm nay ngày đầu tiên bố tôi, ông Lê Đình Lượng tuyệt thực. Ngày 04/10 vừa qua gia đình tôi ra trại giam Nam Hà để thăm bố tôi. Gia đình tôi rất lo lắng vì thông báo đầu tiên của bố tôi trong cuộc nói chuyện. Ông nói rằng: Chúa Nhật(chủ nhật) tức hôm nay ông sẽ bắt đầu tuyệt thực bởi: Kinh Thánh và Lịch phụng vụ là cách ông dùng để tuyên xưng niềm tin tôn giáo của mình khi bị giam giữ oan sai trong tù, nhưng trại giam đã rất hạn chế và thậm chí không cho ông sử dụng. Không khí và nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, Gần trại giam có núi đá, ngày đêm khai thác. Rồi thêm cả việc đốt thứ gì đó dẫn đến từng mảnh vụn bay vào tận buồng giam làm bố tôi và mọi người ở đây không thể nào thở được. Nguồn nước thì ô nhiễm, giấc ngủ bị ảnh hưởng bởi bụi bặm và tiếng động ồn ào kể cả giờ trưa lẫn giấc ngủ đêm khuya. Quyền được sử dụng giấy bút trại cũng không cho bố tôi dùng. Nên dù bố tôi rất muốn làm đơn để khiếu nại nhưng cũng không thể. Đã không còn xa lạ gì với việc nhà chức trách bơ đi những lá đơn từ gia đình gửi đến. Ông cũng đã rất bất lực bởi tất cả đề nghị của ông trại vẫn dửng dưng và coi thường sức khoẻ tính mạng của những tù nhân ở đây. Lúc ông đang bên ngoài, Đảng bịt miệng ông bằng cách bắt bỏ tù. Giờ ở tù Trại lại tiếp tục bịt miệng ông bằng cách không cho sử dụng giấy bút và những lần giật điện thoại đột ngột khi bố tôi nhắc đến những điều bất lợi cho họ. Bố tôi năm nay đã 55 tuổi, một mức án oan 20 năm đã là điều tôi không dám nghĩ đến. Ngỡ nghĩ 20 năm biết đâu là quãng thời thời gian còn lại của ông. Nhưng điều tồi tệ ngay lúc này là bố tôi đang tuyệt thực để đòi quyền được sống cho cả đời sống linh hồn lẫn thân xác ngay trong trại giam Nam Hà. Và đây xin mọi người hãy giúp đỡ gia đình chúng tôi để yêu cầu trại giam Nam Hà trả quyền lợi cho bố tôi trong tù cũng như chấm dứt ngay việc tấn công sức khoẻ của các tù nhân bằng việc không can thiệp vào sự khai thác núi đá ngay bên cạnh trại cả ngày lẫn đêm dẫn đến việc ô nhiễm không khí, nguồn nước và ồn ào gây mất ngủ. Để bố tôi sớm ngưng việc phải tuyệt thực để bảo đảm sức khoẻ. Xin mọi người quan tâm và chia sẽ.  
......

Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang : nếu tôi có đi tù...

Việt Tân| Tin nóng: Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang bị bắt vào khoảng 11h30 đêm qua, 06.10.2020 tại nhà trọ của cô ở Sài Gòn. Theo người chủ nhà trọ thuật lại, công an đã đọc lệnh bắt giữ cô Phạm Đoan Trang với cáo buộc “Tuyên truyền chống phá nhà nước” theo điều 117 Bộ Luật Hình Sự. Trước khi bị bắt, ngày 27/5/2019, cô Trang có viết một bức thư, nhờ anh Will Nguyễn, là một nhà hoạt động cùng làm việc với cô Trang trong bản “Báo Cáo Đồng Tâm”, phổ biến trong trường hợp cô bị bắt. Sau đây là nội dung bức thư: Sài Gòn, ngày 27/5/2019 Gửi các anh chị em, bạn bè thân yêu của tôi, Không ai mong muốn phải ngồi tù, nhưng nếu nhà tù là chỗ tất yếu ai đấu tranh cho tự do cũng phải đến, và nếu vào tù là để thực hiện một mục đích nào đó ta đã định trước, thì ta nên đi tù. Tôi có một số mục đích định trước như vậy. Thế nhưng đi tù chỉ là bước đầu để thực hiện các mục đích này, còn muốn hoàn thành thì rất, rất cần sự tiếp sức của các bạn. Tôi trông cậy vào các bạn. Xin giúp tôi hoàn thành các mục đích sau, nếu tôi có phải vào tù. Trân trọng cảm ơn tất cả. 1. Vận động thông qua luật bầu cử mới, luật tổ chức quốc hội mới Mong các bạn làm mọi cách để gắn việc tôi đi tù (nếu có) với luật bầu cử mới, luật tổ chức quốc hội mới. Làm sao để công luận biết rằng tôi đã tham gia nghiên cứu và đưa ra luật mới về bầu cử và tổ chức quốc hội, và tôi bị bắt một phần là vì lý do đó. Tôi muốn có một phong trào xã hội rộng lớn thúc đẩy việc thông qua hai luật này. 2. Quảng bá các cuốn sách tôi viết Tôi mong rằng việc mình bị bắt, đi tù hoặc gặp bất kỳ điều gì khác, nhất là đi tù, sẽ là cơ hội để quảng bá các cuốn sách tôi viết, giúp sách được nhiều người đọc hơn, dưới bất kỳ hình thức gì dù là bản in hay bản điện tử hay sách nói. Tôi viết nhiều sách nhưng đây là những cuốn tôi mong muốn phổ biến nhất: a) Chính trị bình dân; b) Cẩm nang nuôi tù; c) Phản kháng phi bạo lực; d) Politics of a Police State (tiếng Anh); e) Chúng ta làm báo; f) Các ấn phẩm liên quan tới bầu cử. 3. Biến việc đi tù thành cơ hội để tận dụng Nhà nước CHXHCN Việt Nam lâu nay luôn coi tù nhân lương tâm là một công cụ để mặc cả, trao đổi với nước ngoài. Khi trả tự do cho một tù nhân lương tâm và tống xuất người đó ra nước ngoài, nhà nước thu được rất nhiều cái lợi: ký được một hiệp định kinh tế nào đó, đánh bóng hình ảnh “tôn trọng nhân quyền”, vô hiệu hóa một biểu tượng đấu tranh vì tự do, và phớt lờ tất cả các yêu cầu cải cách thể chế. Tôi rất không thích bị coi là món hàng để nhà nước trao đổi. Thay vì thế, tôi muốn rằng nếu mình có đi tù thì giới hoạt động dân chủ phải là một lực lượng đàm phán với nhà nước, trong đó tập trung, nhấn mạnh vào việc đòi thông qua luật bầu cử mới và luật tổ chức quốc hội mới. Bản án càng dài, xin các bạn càng tận dụng nó vào việc đàm phán và gây sức ép lên chính quyền Việt Nam, buộc chính quyền phải thực hiện các yêu cầu của chúng ta. Nói cách khác, tôi không muốn có một phong trào kêu gọi chính quyền Việt Nam “trả tự do cho Trang”. Tôi muốn một phong trào xã hội rộng lớn, thúc đẩy việc “trả tự do cho Trang và thông qua luật bầu cử mới”, “trả tự do cho Trang và bảo đảm bầu cử tự do, công bằng”, v.v. Tóm tắt ba mục (1), (2) và (3) Nếu tôi bị bắt, tôi mong muốn các bạn làm truyền thông theo hướng vận động mỗi người, nếu ủng hộ tôi thì không cần làm gì nhiều, cũng không cần hô hào “tự do cho Trang”, mà chỉ cần truyền bá thông điệp sau: “Tôi ủng hộ luật bầu cử mới và tôi đọc sách của Đoan Trang”, hoặc “Tôi ủng hộ Đoan Trang, nên tôi ủng hộ luật bầu cử mới và tôi đọc sách của Trang”, hoặc “Yêu cầu tổ chức bầu cử tự do và công bằng ở Việt Nam”, hoặc “Ủng hộ ứng viên độc lập vào Quốc hội”. *** Vài điểm xin các bạn lưu ý thêm: 1. Xin chăm sóc mẹ tôi giùm, đừng để mẹ tôi nghĩ là hai mẹ con đang đơn độc. Công an cũng đã đe dọa các anh trai và chị dâu tôi rất nhiều; xin bảo vệ họ. 2. Tôi sẽ không nhận tội, không xin khoan hồng, cho nên mọi điều công an nói hoặc làm mà có thể khiến dư luận tưởng như vậy thì đều là bịa đặt, lừa dối. 3. (Nhưng) tôi nhận hành vi: Tôi luôn khẳng định tôi là tác giả của các cuốn “Chính trị bình dân”, “Cẩm nang nuôi tù”, “Phản kháng phi bạo lực”, cũng như tất cả các sách và báo cáo khác tôi từng viết và để tên thật. Tôi cũng khẳng định là tôi luôn muốn xóa bỏ chế độ độc tài ở Việt Nam. Tôi muốn được mọi người nhắc đến như một người viết, luôn cố gắng để góp phần khai dân trí về các giá trị tự do, dân chủ, và luôn đấu tranh để thay đổi xã hội. 4. Nếu có thể, xin vận động để tôi được nhận cây đàn guitar của tôi. Đối với tôi, đàn guitar quan trọng như Kinh Thánh đối với tín đồ Thiên Chúa giáo. 5. Tôi không quan tâm đến số năm tù theo bản án, do đó tôi không cần luật sư bào chữa để giảm án – một điều hẳn nằm ngoài khả năng của các luật sư trong tình hình hiện nay ở Việt Nam. Thay vì thế, tôi mong các luật sư có thể làm một kênh truyền tải thông tin giữa tôi và mọi người bên ngoài. 6. Không ưu tiên tôi hơn các tù nhân lương tâm khác. 7. Nếu có vận động để trả tự do cho tôi, xin các bạn bắt đầu từ khoảng năm thứ ba hoặc thứ tư (tính từ thời điểm bị bắt), và xin hết sức lưu ý gắn mọi chiến dịch vận động với việc thực hiện các mục đích tôi đã nêu trên. Kịch bản lý tưởng là tôi được trả tự do mà vẫn ở Việt Nam (không bị tống xuất ra nước ngoài) và những mục đích tôi đề ra đều được hoàn thành. Tôi không cần tự do cho riêng mình; nếu chỉ vậy thì quá dễ. Tôi cần cái lớn hơn thế nhiều: Tự do, dân chủ cho cả Việt Nam. Đó là một mục tiêu nghe có vẻ vĩ đại và xa vời, nhưng thật ra là khả thi, nếu có sự góp phần của tất cả các bạn. Phạm Đoan Trang #ĐừngĐểĐoanTrangĐơnĐộc #việttân #phạmđoantrang  
......

Tấm lòng trinh bạch từ nay xin chừa…

Chu Mộng Long| Chu Mộng Long: Báo chí và dư luận đang xôn xao vụ một giảng viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Tiến sĩ Phạm Đình Quý, bị bắt và dẫn độ về Đăk Lăk để điều tra tội vu khống lãnh đạo. Theo BBC, vị giảng viên đó từng công khai bằng chứng 3 chương luận án tiến sĩ của Bí thư tỉnh uỷ Đăk Lăk Bùi Văn Cường đạo đến 70% các công trình đã xuất bản. Chưa biết sự thật đến đâu, nhưng tôi nghe mà giật mình sợ hãi đến mức như Kiều hứa trước Tú Bà: "Tấm lòng trinh bạch từ nay xin chừa". Có nghĩa là từ nay, hễ thấy ăn cắp, dù là ăn cắp vặt đến tham nhũng, ăn cắp vật chất đến ăn cắp trí tuệ cũng phải im lặng cho an thân. Và cũng từ nay, ai tuyên truyền cho tôi, dạy con tôi chống tham nhũng, tôi đều bảo: "Tôi và con tôi không ăn cứt gà"! Thông tin tương đối đầy đủ về sự vụ trên BBC. Copy lại cho mọi người tỏ: ------------- Giảng viên tố cáo bí thư Đắk Lắk bị ‘mời làm việc’ hay bị bắt cóc?   Ông Phạm Đình Quý, giảng viên trường Đại học Tôn Đức Thắng được xác nhận bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk mời làm việc. Công an đã bất ngờ bắt giữ tiến sĩ Phạm Đình Quý, giảng viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng, liên quan đến việc ông này tố cáo Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk. Nhiều người tố cáo công an đã hành xử không đúng pháp luật khi "bắt cóc" công dân. Tiến sĩ Phạm Đình Quý, giảng viên trường Đại học Tôn Đức Thắng, tố cáo Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường đạo nhái luận án tiến sĩ đã bị công an tỉnh Đắk Lắk mời làm việc. Tuy nhiên, gia đình ông Quý cho rằng đây là cuộc bắt cóc. Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường Tuổi Trẻ đưa tin, tối 23/9, khi ông Phạm Đình Quý đang đi ăn cùng vợ tại TP HCM thì có cán bộ công an đến gặp và "mời phối hợp cung cấp thông tin". Công an yêu cầu ông Quý đưa về nhà riêng. Sau đó, ông Quý được đưa đến cơ quan công an TP HCM để làm việc, rồi tiếp tục đưa lên Đắk Lắk. Gia đình ông Quý cho rằng đây là hành vi bắt cóc vì gia đình không nhận được bất kỳ thông tin gì về việc triệu tập cũng như không được phép gặp ông Quý. Gia đình nói gì? Trong đơn cầu cứu, ông Phạm Đình Phú thuật lại rằng em trai của ông là Phạm Đình Quý bị khống chế và vây bắt vào lúc 18g ngày 23/9 trong lúc đang đi ăn cùng vợ. Vợ ông Quý nói rằng bà bị bắt cùng với ông Quý nhưng đến 4g sáng ngày 24/9 thì được thả và bị buộc phải ký giấy cam kết là không được tiết lộ với người thứ ba về việc vây bắt này. Ông Phạm Đình Phú viết rằng sáng 24/9 ông đã đến Phòng Cảnh sát hình sự quận 1 để tìm hiểu và xin được gặp em trai nhưng không được chấp nhận vì lý do "đang bị điều tra nên không được gặp". Ông Phú cho rằng đây là "vụ bắt cóc chứ không phải được mời để phối hợp điều tra" vì "cuộc vây bắt này không được thông báo hay mời làm việc theo quyết định tạm giam như luật pháp Việt Nam quy định". Thông tư 46/2019 của Bộ Công an có quy định đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt đang ở trụ sở Cơ quan điều tra. Theo đó, trong thời hạn không quá 12 giờ kể từ khi lập biên bản, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo cho người bào chữa và người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, ông Phú khẳng định tính tới thời điểm ông viết đơn, gia đình ông chưa nhận được bất kỳ thông báo chính thức nào về việc em trai ông bị công an Đắk Lắk bắt giữ. Gia đình ông Quý còn cho biết thêm, từ hôm bị bắt, ông Quý vẫn không liên lạc với gia đình hay nơi ông công tác. Đại diện Trường Đại học Tôn Đức Thắng, nơi Tiến sĩ Phạm Đình Quý đang công tác, cũng xác nhận với báo Tuổi Trẻ nhà trường hoàn toàn không có thông tin liên quan tới vụ việc. "Đại diện gia đình của giảng viên Phạm Đình Quý đã đến liên hệ với nhà trường để hỏi thông tin. Chúng tôi đã trả lời đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa chính thức làm việc với trường về việc này", đại diện trường cho biết. Dư luận nói gì? Trên Facebook cá nhân, luật sư Nguyễn Kiều Hưng nêu ý kiến: "Về tố tụng, việc đưa người đi như vậy cần phải có các quyết định tố tụng được phê chuẩn bởi VKS, trừ trường hợp bắt phạm tội quả tang. Nếu không có các quyết định này, dù bổ sung sau đó, Công an Đắk Lắk không có quyền làm như vậy.'' ''Lưu ý nữa, hành vi phạm tội ở đâu thuộc thẩm quyền của CA địa phương đó thụ lý, nếu TS Quý thực hiện những lời tố cáo ở TP HCM, thì CA Đắk Lắk không có quyền đến địa phương này để đưa người đi". Theo luật sư Hưng, "hành động CA Đắk Lắk đến TP HCM để 'xử lý' TS Quý cũng khiến dư luận thắc mắc, có hay không sự khách quan, khi chính người bị tố cáo là cấp lãnh đạo của CA tỉnh này. CA Đắk Lắk cần công khai các hoạt động tố tụng đối với TS Quý, nếu sai 2 nội dung trên, các vị có thể bị xử lý ngược!", luật sư Hưng nêu. Một người dùng Facebook tên Hưng Phạm Ngọc viết: "Việc bí mật bắt tiến sĩ Quý, rồi sau đó phản ứng trước dư luận bằng cách chối bắt người, thay thế bằng 'mời làm việc' cho thấy ông bí thư Đắk Lắk có điểm yếu. Ông sợ dư luận chú ý đến vụ đạo văn, nhất là trước kỳ hội nghị trung ương tháng 10 sắp xếp nhân sự trình đại hội". Một lần nữa, dư luận đặt dấu hỏi về nền tư pháp và quyền hạn của công an Việt Nam. Tiến sĩ toán học Nguyễn Ngọc Chu bình luận trên Facebook cá nhân: "Đơn của võ sư - tiến sĩ Phạm Đình Quý cùng đồng nghiệp tố cáo ông Bùi Văn Cường được thực hiện công khai, gửi đến các cơ quan báo chí, và đã được các cơ quan báo chí đăng tải rộng rãi.'' ''Nếu ông Bùi Văn Cường thấy mình bị vu cáo thì kiện võ sư tiến sĩ Phạm Đình Quý ra tòa án. Tại sao Công an Đắk Lắk vây bắt, áp giải võ sư - tiến sĩ Phạm Đình Quý? Sao lại 'mời lên làm việc' theo cách vây bắt áp giải?" Ông Chu còn chất vấn: "Nếu ông Bùi Văn Cường không phải là Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk thì Công an Đắk Lắk có thực hiện vây bắt võ - sư tiến sĩ Phạm Đình Quý không? Việc kiện tụng giữa võ sư - tiến sĩ Phạm Đình Quý và ông Bùi Văn Cường là việc dân sự giữa 2 cá nhân, sao lại có Công an Đắk Lắk tham gia?" Ông Phạm Đình Quý là ai? Tiến sĩ - võ sư Phạm Đình Quý quê Bình Thuận, công tác tại Khoa Khoa học Thể thao Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Ông đã tham gia giảng dạy, huấn luyện đội võ cổ truyền và múa của trường từ tháng 4/2019. Vào khoảng cuối tháng 8/2020, vài tờ báo đã đăng tải bài viết của ông Phạm Đình Quý tố cáo ông Bùi Văn Cường "đạo luận án tiến sĩ, gian dối học thuật để trèo cao nhằm mục đích không trong sáng, gây bất bình trong nhân dân". Những bài viết ghi lại đơn tố cáo luận án tiến sĩ của Bí thư tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường có ba chương nghiên cứu lý thuyết đã sao chép khoảng 70% các công trình được xuất bản trước đó. Bài viết này chỉ ra bằng chứng ông Cường còn sao chép từ các công bố khác nhưng lại không trích dẫn nguồn tài liệu và trích dẫn tài liệu ngụy tạo. Ông Quý cho rằng đây là gian dối trong học thuật và viện dẫn, theo quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, ông Cường không đủ điều kiện bảo vệ luận án. Tuy nhiên, ông Cường vẫn được cấp bằng tiến sĩ. Các bài viết này hiện đã bị gỡ xuống. Được biết, ông Phạm Đình Quý sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống võ thuật ở Bình Thuận. Ông từng đoạt nhiều giải thưởng võ thuật các cấp, trong đó đoạt huy chương vàng hạng cân 51kg giải vô địch toàn quốc năm 2004 tại Tây Ninh. Tháng 9/2007, ông trở thành giảng viên Trường Đại học Thể dục Thể thao TP HCM. Đến năm 2010, ông bảo vệ thành công chương trình thạc sĩ thể thao tại Đài Loan. Năm 2015, ông bảo vệ thành công chương trình tiến sĩ thể thao tại Bắc Kinh (Trung Quốc). (Copy nguyên văn từ BBC)  
......

Lấy Đảng để ‘trị’ đại học Tôn Đức Thắng

Trân Văn – VOA|   Câu chuyện Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) đang râm ran cả trên mạng xã hội lẫn hệ thống truyền thông chính thức là một trong những ví dụ rõ ràng về chuyện xài… đảng để tranh quyền, đoạt lợi!   *** TDTU vốn là đại học tư (dân lập), thành lập năm 1997. Ở một xã hội mà “định hướng xã hội chủ nghĩa” chi phối cả giáo dục, để phát triển, TDTU xin chuyển thành đại học bán công vào năm 2003 và đến 2008, TDTU tiếp tục xin chuyển đổi thêm một lần nữa thành đại học công lập nhưng hoạt động bằng vốn riêng, không nhận tiền từ công quỹ. Kể từ đó, cơ quan thay mặt hệ thống công quyền giám sát hoạt động của TDTU không còn là UBND TP.HCM nữa mà là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐ VN).   Sau 23 năm, TDTU hiện có hơn 30 khoa đào tạo nhiều ngành khác nhau trong lĩnh vực kỹ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Ngoài hai cơ sở đào tạo ở TP.HCM, TDTU còn có ba cơ sở đào tạo ở Khánh Hòa, Lâm Đồng, Cà Mau. TDTU cũng là một trong vài đại học được một số đại học, tổ chức ngoại quốc chọn làm đối tác để gửi sinh viên đến TDTU học, nghiên cứu trong một số ngành, một số lĩnh vực như: CSUMB (một đại học công lập ở Monterey Bay, California), chương trình Fulbright của chính phủ Mỹ,…   Nhìn một cách tổng quát, TDTU là một trong số không nhiều các đại học tại Việt Nam đạt được một số thành quả được xem là đáng khích lệ đối với đào tạo đại học và sau đại học. Chẳng hạn được HCERES (Hội đồng Thẩm định về Đào tạo và Nghiên cứu của các đại học) công nhận là đạt chuẩn chung của các đại học Pháp và châu Âu. Năm ngoái, TDTU được URAP (một tổ chức chuyên thẩm định, xác định thứ hạng các đại học trên thế giới) xếp hạng 960/2.500 đại học (1)...   Giữa lúc TDTU đang tiếp tục sải những bước dài hơn, mạnh mẽ hơn trên con đường đào tạo thì Tổng LĐLĐ VN xuất hiện ở giữa đường trong vai… cơ quan chủ quản. Giữa năm ngoái, Tổng LĐLĐ VN cáo buộc lãnh đạo TDTU… chống đối cơ quan chủ quản, ngăn cản việc kiểm tra, kiểm toán TDTU. TDTU phản biện, không đồng tình với yêu cầu phải trích nộp 30% lợi nhuận cho… cơ quan chủ quản, đồng thời đưa ra nhiều chứng cứ, chứng minh Tổng LĐLĐ VN vu cáo, bôi nhọ TDTU (2).   Tranh cãi giữa TDTU và Tổng LĐLĐ VN được bày ra trên nhiều cơ quan truyền thông chính thống (3) và không có cá nhân hay cơ quan hữu trách nào phân xử trừ… tổ chức đảng. Cuối tháng 8 vừa qua, Tổng LĐLĐ VN công bố quyết định “tạm đình chỉ công tác của ông Lê Vinh Danh (Hiệu trưởng TDTU) trong 90 ngày để kiểm điểm về mặt chính quyền” do Ủy ban Kiểm tra (UBKT) của Thành ủy TP.HCM kết luận là “ông Danh có vi phạm, khuyết điểm” (4).   Đến cuối tuần trước, UBKT của Thành ủy TP.HCM loan báo, ông Lê Vinh Danh đã bị Ban Thường vụ Đảng ủy của Khối Đại học, Cao đẳng ở TP.HCM kỷ luật bằng hình thức tước bỏ tất cả các chức vụ trong đảng. Tổ chức đảng này còn “khiển trách” bốn Ủy viên của Đảng ủy TDTU, trong đó có cả Phó Bí thư, một Chủ nhiệm UBKT, đồng thời “cảnh cáo tập thể Đảng ủy TDTU”! Tất cả những đảng viên và Đảng ủy TDTU bị kỷ luật đều vì đã hoặc để xảy ra tình trạng phát biểu không đúng, thiếu chuẩn mực, phản đối, làm ảnh hưởng nghiêm trọng uy tín của Tổng LĐLĐ VN (5). Nói cách khác, Tổng LĐLĐ VN đã rút… đảng ra… “chơi”, đốn hạ những cá nhân toan dùng “tự chủ” để chống mình!   *** Dẫu hệ thống truyền thông chính thức đã im hơi lặng tiếng, thôi bênh vực cho TDTU sau khi đảng tham gia “lập lại trật tự” ở TDTU nhưng vẫn còn rất nhiều người tham gia luận bàn về sự kiện TDTU trên mạng xã hội.   Trần Nhật Bình là một trong những người như thế. Tuy chỉ thường xuyên đi ngang và vào trong khuôn viên cơ sở TDTU ở quận 7 TP.HCM một lần nhưng Bình khẳng định: Ở Việt Nam chưa có đại học công lập nào đẹp và thơ như thế. Thùy Nguyễn – một người bạn của Bình – góp thêm: Cơ sở của TDTU ở Khánh Hòa cũng đẹp mê hồn… Đó là lý do khiến Bình than: Sự kiện TDTU chứng minh thêm, ở Việt Nam càng làm càng sai, làm tốt cũng chết, làm xấu cũng chết, chỉ ngồi chơi, cà lơ phất phơ và lãnh lương là ổn. Thật đúng với câu “ngồi mát ăn bát vàng”… Bình Yên – một người bạn của Bình – bình: Làm cho lắm rồi cũng lâm vào cảnh “cốc mò, cò xơi” (6).   Từ ý kiến của Trịnh Việt Đông: Tôn Đức Thắng là đại học duy nhất ở Việt Nam mà mình muốn cho con vào học, cho đến khi Hiệu trưởng bị kỷ luật! – Lê Đức Dục kể thêm: Sau khi tìm hiểu về TDTU, về ông Hiệu trưởng Lê Vinh Danh mình lại nhớ nỗi oan của ông Bí thư khoán hộ Kim Ngọc ở Vĩnh Phúc của thập niên 1960 và xa hơn, có bóng dáng như thời cải cách ruộng đất! Và rồi sao nữa? Tiếp theo là mô hình nào nữa? “Cắt phế” cho chủ quản là câu chuyện quá ư phổ biến ở xứ sở này! Ai bảo anh dám chống lại việc ấy? Đã có rất nhiều người than như Nguyễn Danh – một người bạn của Dục: Tiếc quá! Tiếc hơn nữa là không ai có thể bảo vệ cho thầy Danh (7).   Sau khi điểm lại những sự kiện chính liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của TDTU, vốn là tâm huyết, công sức của nhiều cá nhân, nhiều thế hệ, kể cả những người từng là viên chức trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, nhằm có một “mô hình đại học” mới theo hướng “tự chủ”, Trương Huy San “trách” ông Lê Vinh Danh chỉ nghĩ đến việc phục vụ trọn đời cho TDTU, thậm chí bỏ cả lợi ích từ “cổ phần”, chủ động xin chuyển TDTU thành công lập để TDTU có thêm điều kiện phát triển mà… không chuẩn bị kế hoạch cho mình hạ cánh. Theo Trương Huy San, ông Danh đáng trách vì không… thức thời, không nhận ra rằng, bên cạnh những lãnh đạo nhiệt thành, có hiểu biết từng sát cánh với ông, nay đã nghỉ hưu, có những lãnh đạo thực dụng, khi TDTU lớn mạnh sẽ nhìn thấy ở đó những mối lợi mà người ta muốn ông chia sẻ!   Trương Huy San tâm sự: Tôi rất muốn những người như ông Lê Vinh Danh được vinh danh vì sự vinh danh ấy khẳng định tính đúng đắn khi trao thêm quyền tự chủ cho đại học nhưng quản trị một định chế công, cho dù quyền tự chủ có đến đâu, cũng không ai dám khẳng định là không sai. Khi muốn tôn vinh người ta chỉ nói tới công nhưng khi muốn trảm thì công chỉ là tình tiết để người ta giảm nhẹ nếu muốn giảm nhẹ. Rất tiếc là bên cạnh ông hình như chỉ có những người nói đến công mà không có ai giúp ông nhận ra những “lỗ chân trâu”. Lẽ ra, một người như ông thì phải hiểu cách vận hành của thế chế. Sự tung hô của mạng xã hội và ngay cả báo chí cũng như con dao hai lưỡi. Có thể sinh viên, giảng viên kính trọng và cần ông nhưng phản ứng tập thể rất có thể đẩy ông vào tình huống bị truất hoàn toàn quyền “an toàn hạ cánh” (8). ***   Đầu tháng này, Kiểm toán Nhà nước đưa Tổng LĐLĐ VN ra cho công chúng “mổ” bằng Báo cáo Kiểm toán về việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, theo đó, hệ thống chuyên… bảo vệ quyền lợi, chăm sóc cho người lao động tại Việt Nam chỉ nuốt vào chứ không nhả ra, cho nên đến giờ, tổng số tiền mà Tổng LĐLĐ VN đã… tích lũy được từ việc dùng luật, buộc doanh giới và người lao động đóng góp, cũng như tổ chức các chương trình vận động xã hội hỗ trợ người lao động - lên tới gần… 29.000 tỉ đồng!   Do… dư giả vì hạn chế… chi, nhiều cơ quan thuộc Tổng LĐLĐ VN đã đem nguồn tiền lẽ ra phải dùng vào việc chăm sóc, hỗ trợ người lao động để… mua cổ phần, góp vốn, cho vay và những hoạt động sử dụng tiền của bá tánh này đều… chưa rõ ràng, minh bạch. Đặc biệt là do chưa quy định về thời hạn trả nợ, chưa đặt điều kiện ràng buộc về trách nhiệm trả nợ, cũng như không giám sát việc sử dụng vốn vay nên… khó có khả năng thu hồi vốn (9)!   Đến cuối tháng, Tổng LĐLĐ VN tiếp tục bị công chúng “mổ” vì cách hành xử với TDTU. Tuy nhiên “mổ” kiểu nào và có phát giác bên trong bầy hầy ra sao thì Tổng LĐLĐ VN vẫn là một thành tố quan trọng của hệ thống chính trị tại Việt Nam, giúp đảng duy trì quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối ở Việt Nam, thành ra xung đột giữa TDTU và Tổng LĐLĐ VN phải kết thúc như vừa thấy! Đâu phải tự nhiên mà việc… dọn dẹp TDTU do các cơ quan… kiểm tra của đảng thực hiện. Đâm bằng… đảng thì khỏi cứu!   Chú thích (1) https://en.wikipedia.org/wiki/Tôn_Đức_Thắng_University#cite_note-4 (2) https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/dh-ton-duc-thang-khang-dinh-khong-chong-lenh-tong-lien-doan-lao-dong-20190611080513121.htm (3) http://congan.com.vn/tin-chinh/to-qua-lai-giua-dh-ton-duc-thang-va-tong-ldld-viet-nam_75602.html (4) https://nld.com.vn/thoi-su/tam-dinh-chi-cong-tac-ong-le-vinh-danh-hieu-truong-truong-dh-ton-duc-thang-2020082418063753.htm (5) https://baotintuc.vn/thoi-su/cach-chuc-tat-ca-cac-chuc-vu-trong-dang-doi-voi-hieu-truong-truong-dh-ton-duc-thang-20200918182056382.htm (6) https://www.facebook.com/tran.n.binh/posts/10224060370398553 (7) https://www.facebook.com/duc.leduc/posts/10216601679811568 (8) https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/3211733215528504 (9) https://baodautu.vn/kiem-toan-tai-chinh-cong-doan-tren-lenh-lang-duoi-kho-han-d129060.html   #đạihọctônđứcthắng #tổngliênđoànlaođộngvn  
......

Trường học không có nhà vệ sinh, chuyện khó tin nhưng có thật

Nguyễn Đình Trọng   TƯỢNG ĐÀI, CỔNG CHÀO, CẶP TÁP, ẤM CHÉN, TRANG TRÍ ĐẠI HỘI RỪNG HOA, TIÊU HOANG THUẾ DÂN, THAM Ô, THAM NHŨNG CỦA DÂN....RỒI BỎ TRẺ CON THẾ NÀY ĐÂY! Sự việc xảy ra tại Trường mẫu giáo Hoa Thiên Lý nằm ở xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk (Đắk Lắk), với 5 điểm trường phải học nhờ tại các hội trường, nhà văn hóa thôn, buôn. Không có nước sinh hoạt, không có nhà vệ sinh nên hàng ngày, các cô giáo phải cho các cháu mẫu giáo đi vệ sinh vào bô rồi mang vào nhà người dân… đổ nhờ! Do cơ sở vật chất không đảm bảo, không có bếp ăn, chỗ nghỉ ngơi nên có điểm trường, buổi trưa các cháu phải về nhà. Có điểm trường, các cháu phải mang theo cơm để học cả ngày. "Có nhiều cháu đến trường không đồ ăn trưa. Thương các cháu, giáo viên đã đóng góp và duy trì hũ gạo tình thương cho những cháu khó khăn có cơm trưa" - cô Thúy ngậm ngùi nói (nld.com.vn). Vậy xin hỏi, các tượng đài, các cổng chào, các cặp táp, ấm tách trà hàng mấy, hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng kia. Rồi các chi phí trang trí các cuộc đại hội gì đó của các đồng chí. Rồi tiền tham ô, tham nhũng thuế dân lên hàng ngàn, triệu triệu tỷ đồng kia. Tại sao? Tại sao lại bỏ trẻ con thế này? Thế này là tội ác với nhân dân, lịch sử ghi khắc đấy ạ. Mình cũng nói thêm, cá nhân mình tôn vinh, khen thưởng và trân trọng các cô giáo ở 5 điểm trường nói trên ở Đắk Lắk. Những cô giáo này mới đúng là tấm gương, đáng khen cấp quốc gia đấy ạ. Chứ không phải khen thưởng mấy kẻ tham nhũng, tham ô, hút máu dân đen rồi bỏ tiền mua báo chí viết bài khen thưởng hay tuyên giáo chỉ đạo viết bài khen thưởng đồng chí này kia rồi đến khi ngã ngựa lộ hết sự thật. Những quan chức và nhóm lợi ích bè nhóm được khen thưởng hay vinh danh thì mình dành cho sự khinh bỉ và vứt sọt thôi. Thân mến! P/s: Link hình bên dưới và nội dung có trích dẫn từ: https://nld.com.vn/…/khong-co-nha-ve-sinh-hoc-sinh-phai-di-…
......

Vụ án " Triều Đại Việt"

Võ Hồng Ly| Sáng nay 21/09/2020, TAND TP.HCM khai mạc phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Khanh (56 tuổi, trú tại Đồng Nai) và 19 đồng phạm về tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”, “chế tạo, tàng trữ, mua bán trái phép vật liệu nổ”. Theo luật sư Nguyễn Văn Miếng : VIỆN KIỂM SÁT ĐỀ NGHỊ MỨC HÌNH PHẠT TRONG VỤ ÁN “KHỦNG BỐ NHẰM CHỐNG CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN” 1- Nguyễn Khanh, SN 1964, Đồng Nai (cha của Nguyễn Tấn Thành trong cùng vụ án): 22-24 năm tù, nộp phạt 10 triệu vnđ ; 2- Dương Bá Giang, SN 1971, Đồng Nai: 17-18 năm tù + 5 năm quản chế ; 3 - Vũ Hoàng Nam, SN 1996, Tp. HCM: 16-17 năm tù + 5 quản chế ; 4 - Dương Khắc Minh, SN 1993, Thanh Hoá: 16-17 năm tù + 5 năm quản chế ; 5 - Nguyễn Tấn Thành, SN 1993, Đồng Nai (Con của Nguyễn Khanh trong cùng vụ án): 3-4 năm tù + 2 năm quản chế ; 6- Nguyễn Thị Bích Vân, SN 1954, Tp. HCM: 12-14 năm tù + 5 năm quản chế ; 7 - Phạm Trần Phong Vũ, SN 1982, Kiên Giang (Chồng không hôn thú với Trần Thị Thu Hạnh trong cùng vụ án): 16-17 năm tù + 5 năm quản chế ; 8- Hồ Anh Tuấn, SN 1973, Tiền Giang (Anh cùng cha khác mẹ với Hồ Nguyễn Quốc Hưng trong cùng vụ án): 9-10 năm tù + 3 năm quản chế ; 9 - Hồ Nguyễn Quốc Hưng, SN 1981, Tiền Giang (Em cùng cha khác mẹ với Hồ Anh Tuấn trong cùng vụ án): 10-11 năm tù + 3 năm quản chế ; 10- Trần Thị Thu Hạnh, SN 1981, Vĩnh Long (Vợ không hôn thú với Phạm Trần Phong Vũ trong cùng vụ án): 3-4 năm tù + 2 năm quản chế ; 11- Nguyễn Minh Tấn, SN 1978, Hậu Giang (Chồng của Trương Thị Trang trong cùng vụ án): 17-18 năm tù + 5 năm quản chế ; 12- Võ Công Hải, SN 1965, Kiên Giang: 9-10 năm tù + 3 năm quản chế ; 13 - Nguyễn Thanh Bình, SN 1957, An Giang: 8-9 năm tù + 3 năm quản chế ; 14- Trương Thị Trang, SN 1983, Hậu Giang (Vợ của Nguyễn Minh Tấn trong cùng vụ án): 3-4 năm tù + 2 năm quản chế ; 15 - Trần Văn Đoan, SN 1988, Kiên Giang: 9-10 năm tù + 3 năm quản chế ; 16 - Điểu Lé, SN 1952, dân tộc S’Tiêng, Bình Phước (bà con xa với Điểu A Nam): 7-8 năm tù + 3 năm quản chế ; 17- Điểu A Nam, SN 1986, dân tộc S’Tiêng, Bình Phước (bà con xa với Điểu Lé): 7-8 năm tù + 3 năm quản chế ; 18. Nguyễn Trung Trực, SN 1982, Đắk Nông: 2-3 năm tù + 10 triệu vnđ; 19. Nguyễn Khắc Sinh Nhật, SN 1981, Đắk Nông: 2-3 năm tù + 10 triệu vnd ; 20. Nguyễn Minh Nhật, SN 1991, Đắk Nông: 2-3 năm tù + 10 triệu vnđ ; ____ 18:00 phiên toà nghỉ. Sáng mai 8:00 sẽ tiếp tục phần bào chữa.  
......

Nhà văn Nguyễn Tường Thụy và Bốn nhà hoạt động nhân quyền Dương Nội được đề cử giải nhân quyền Việt Nam 2020

Vũ Quốc Ngữ| Giải Nhân Quyền Việt Nam 2020 của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD) đã đề cử ông Nguyễn Tường Thuỵ- Phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và Bốn nhà hoạt động nhân quyền Dương Nội (Bà Cấn Thị Thêu, bà Nguyễn Thị Tâm, cùng hai anh Trịnh Bá Phương-Trịnh Bá Tư). Các tổ chức và cá nhân hãy sớm hoàn thiện đề cử cho giải Nhân quyền của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam năm 2020 THÔNG BÁO KÊU GỌI ĐỀ CỬ ỨNG VIÊN GIẢI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM NĂM 2020 Giải Nhân Quyền Việt Nam do Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) thành lập từ năm 2002 và được trao hàng năm, nhằm tuyên dương thành tích tranh đấu bất bạo động cho lý tưởng nhân quyền tại Việt Nam. Giải Nhân Quyền Việt Nam còn nhằm bày tỏ tình liên đới của người Việt khắp nơi đối với những người đã và đang dấn thân bảo vệ quyền làm người và công lý cho mọi người dân Việt Nam. Từ ngày thành lập đến nay, MLNQ đã tuyên dương 47 cá nhân và 4 tổ chức đã có những thành tích đấu tranh xuất sắc, trải qua nhiều hy sinh gian khổ và gây được nhiều ảnh hưởng trong công cuộc vận động nhân quyền và dân chủ cho toàn dân. Giải Nhân quyền Việt Nam năm 2019 đã được trao cho Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn, và Luật sư Lê Công Định trong một buổi lễ long trọng tại trụ sở Thượng viện Canada nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền lần thứ 71. Giải Nhân quyền Việt Nam năm nay sẽ được tổ chức nhân dịp Ngày Quốc tế Nhân quyền lần thứ 72 vào tháng 12 năm 2020. MLNQVN mong ước đón nhận được nhiều hồ sơ đề cử ứng viên xứng đáng từ các đoàn thể và cá nhân trong cũng như ngoài nước. Kết quả việc tuyển chọn sẽ được chính thức công bố vào trung tuần tháng 11 năm 2020. Tiêu Chuẩn Tổng Quát - Phải là một cá nhân hoặc tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam; - Đã có thành tích đấu tranh bất bạo động vì nhân quyền cho người dân Việt Nam; - Việc đấu tranh của họ đã tạo được ảnh hưởng tích cực tại quốc nội cũng như ở hải ngoại. Thủ Tục Đề Cử - Mỗi cá nhân hay đoàn thể có thể đề cử nhiều ứng viên; tuy nhiên Ban Xét Giải không cứu xét việc tự đề cử; - Nên sử dụng mẫu đơn đề cử (đính kèm); tuy nhiên Ban Xét Giải cũng chấp nhận thư đề cử có đầy đủ chi tiết cần thiết; - Hồ sơ đề cử nên bao gồm các tài liệu hỗ trợ, như các bài viết, phát biểu của người được đề cử hoặc tài liệu đã hoặc chưa xuất bản về người hoặc tổ chức được đề cử. Xin gởi hồ sơ đề cử về MLNQVN trước ngày 30/9/2020 theo địa chỉ: Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam 8971 Colchester Ave. Westminster, CA 92683 - U.S.A. Email: vnhrnet@vietnamhumanrights.net  
......

Sụp đổ

Tân Phong - Việt Tân| 17 triệu người thất nghiệp tới cuối năm 2020 Kết quả khảo sát của Ban Nghiên Cứu Kinh Tế Tư Nhân vừa qua cho thấy một thực trạng cực kỳ đáng báo động ở khối kinh tế tư nhân cũng như vấn nạn thất nghiệp gia tăng nhanh chóng: “2% số doanh nghiệp được hỏi đã giải thể. 20 % số doanh nghiệp được hỏi đã dừng hoạt động. 76% số doanh nghiệp vẫn hoạt động nhưng không cân đối được thu – chi (trong đó 54% doanh nghiệp cho biết dòng tiền vào chỉ đáp ứng được 50% chi phí). Chỉ có 2% số doanh nghiệp nói rằng tạm thời chưa bị tác động. 81% số doanh nghiệp cho biết khó khăn lớn nhất là đứt đơn hàng, không có hợp đồng mới. 72% số doanh nghiệp cho biết khó khăn thứ hai là phải lo các khoản chi phí liên quan đến người lao động như trả lương và đóng bảo hiểm nộp phí công đoàn… 42-45% doanh nghiệp cho biết khó khăn là lo chi phí cho nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào, chi phí thuê kho bãi, nhà xưởng, văn phòng… Theo khảo sát, ở đợt dịch lần đầu, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là đứt gãy chuỗi cung, thì bây giờ vấn đề căng thẳng nhất là dòng tiền, doanh nghiệp giảm doanh thu, thậm chí không có doanh thu, không có khả năng thanh toán…“ Khối kinh tế tư nhân tuy chỉ đóng góp chưa tới 10% GDP trong nền kinh tế chính thức và theo cách so sánh của bà Phạm Chi Lan thì “doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), chiếm 98% số doanh nghiệp cả nước, thực sự không còn gì, họ chỉ ăn được mẩu vụn của thị trường, chứ không phải chiếc bánh thị trường chia thành miếng.” Trong một môi trường kinh doanh không lành mạnh và phải đối mặt với quá nhiều rủi ro, điều đáng lo ngại là lực lượng này đang ngày một teo tóp đi cả về vốn, năng lực công nghệ. Tuy vậy, nó vẫn có vai trò cực kỳ quan trọng trong vấn đề đảm bảo an sinh xã hội và tạo công ăn việc làm. Nửa số người thất nghiệp ở Việt Nam là thanh niên Theo thống kê của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam (GSO), trong số 54 triệu lao động hiện tại có tới hơn 18 triệu lao động làm việc trong thị trường lao động phi chính thức, chiếm tới gần 34% lực lượng lao động. Số lao động này chủ yếu làm việc cho doanh nghiệp tư nhân nhỏ và siêu nhỏ, hoặc lao động tự do. Con số khảo sát 98% doanh nghiệp tư nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, từ không cân đối được thu chi, giảm qui mô sản xuất, sa thải lao động, cho tới đóng cửa, tạm dừng kinh doanh và giải thể… đồng nghĩa sẽ có một lực lượng lao động khổng lồ dư thừa và bị cắt giảm. Chỉ riêng số lao động ở khối kinh tế tư nhân thất nghiệp, ước đoán đã tới hơn 12 triệu người. Chưa kể, số lao động thất nghiệp ở khối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nhà nước, sẽ rơi vào khoảng 4-5 triệu người. Một kịch bản tồi tệ là tới cuối năm 2020, Việt Nam phải giải quyết bài toán an sinh xã hội khẩn cấp cho một lực lượng thất nghiệp lên tới 17 triệu người. Đây hoàn toàn không phải là con số phóng đại và vấn đề thất nghiệp sẽ trở nên trầm trọng và kéo dài nhiều năm. Với năng lực của hệ thống bảo hiểm xã hội (BHXH) và ngân hàng hiện nay, CSVN liệu có khả năng chống chịu được cơn sốc này? Trong khi đó, được biết hơn 80% nguồn vốn của BHXH tương đương 30 tỷ USD đã cho chính phủ vay để “chi thường xuyên” và bù đắp thâm hụt ngân sách thông qua các hình thức mua trái phiếu chính phủ. Dù báo cáo với Quốc Hội rằng quĩ BHXH đang thu lãi lớn nhờ đầu tư vào trái phiếu, cho các ngân hàng thương mại vay lại, mua chứng chỉ tiền gửi… nhưng thực tế ra sao thì sẽ được sớm được biết rõ trong 12 tháng tới đây. Thu hút đầu tư FDI sụt giảm mạnh, thấp nhất trong 4 năm Trái ngược với những tuyên bố đao to búa lớn, các chỉ đạo “dọn ổ đón đại bàng,” nguồn vốn FDI đã liên tục suy giảm liên tục 4 năm qua. Trong 8 tháng đầu năm 2020, Việt Nam chỉ thu hút được 19,4 tỷ USD vốn FDI, bằng 86,3% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, đáng chú ý là số lượng dự án đăng ký giảm tới 25,3% so với cùng kỳ. Nguồn vốn đối với các dự án đăng ký mới ghi nhận mức tăng thêm 6,6% nhưng điều này có được là do dự án khí hóa lỏng LNG Bạc Liêu có số vốn đăng ký 4 tỷ USD, tương đương 41% vốn đăng ký mới. Như vậy, ngoài dự án năng lượng hay bất động sản (BĐS), các dự án FDI khác trong các lĩnh vực gia công, lắp ráp… càng về sau càng có số vốn ít hơn và không hề có công nghệ tiên tiến. Những dự án FDI thâm dụng lao động là một câu chuyện buồn chưa có hồi kết cho nền kinh tế Việt Nam. Các dự án FDI trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục chỉ có mức đầu tư khoảng 1,1 triệu USD/dự án. Đó quả thực là những con số quá ít ỏi và không thể hy vọng gì cho Việt Nam có thể tiếp cận được các công nghệ ở mức đẳng cấp thế giới. Khối doanh nghiệp vốn FDI là trụ cột quan trọng nhất trong nền kinh tế chính thức của Việt Nam, chiếm tới hơn 23,5% tổng đầu tư toàn xã hội, chiếm tỷ trọng tuyệt đối gần 80% xuất khẩu quốc gia và đóng góp khoảng 20% thu ngân sách. Thật không ngoa khi nói rằng nền kinh tế Việt Nam với con số tăng trưởng 7,02%, là một “nền kinh tế rỗng.” Không làm chủ được các công nghệ cơ bản – những thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó, doanh nghiệp Việt có rất ít khả năng chen chân vào chuỗi cung ứng và trở thành một phần của hệ sinh thái doanh nghiệp trong khu vực chứ đừng nói có thể “đi tắt, ăn cắp, đón đầu” trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Sự sụp đổ của thị trường bất động sản  Theo thống kê của Hiệp Hội Bất Động Sản thành Hồ (HoREA) cho biết, 8 tháng đầu năm 2020, thành phố chỉ thu được 4.453 tỷ đồng tiền quyền sử dụng đất, giảm đến 52% so với cùng kỳ 2019. Năm 2020 là năm thứ 3 liên tiếp, đầu tàu kinh tế phía Nam nơi thị trường BĐS luôn sôi sục, đã lao dốc không phanh. Nhưng vậy là không phải đợi tới khi có dịch cúm Tàu, BĐS thành Hồ đã suy giảm vì nhiều yếu tố nội tại như yếu tố pháp lý không đảm bảo, nguồn cung hạn chế vì rào cản cơ chế, cơ cấu hàng hóa và giá cả quá chênh lệch với nhu cầu thực… Giao dịch căn hộ nửa đầu 2020 chỉ đạt hơn 6.800 căn hộ, giảm 55% so với cùng kỳ và là mức giao dịch thấp nhất trong 5 năm qua. Dòng sản phẩm biệt thự/nhà phố dù nguồn cung không nhiều nhưng sức mua cũng giảm 34%. Phân khúc đất nền nhu cầu đầu cơ gần như không còn, giảm tới 67% so với cùng kỳ. Với lợi thế du lịch và hạ tầng tốt, trong hơn một thập kỷ qua Đà Nẵng đóng vai trò đầu tàu kinh tế ở khu vực miền Trung Nam Bộ. Tuy vậy, kể từ cuối 2018, thành phố đã chứng kiến cơn thoái trào của làn sóng đầu tư, đầu cơ bất động sản. Quả bóng BĐS ở Đà Nẵng thực ra chính thức đã nổ từ 2019 với vụ vỡ trận “hoành tráng” Cocobay. Đến khi cơn dịch bệnh cúm Tàu càn quét tới thì thị trường BĐS Đà Nẵng đã tê liệt hoàn toàn. Giờ đây, rất dễ dàng nhận thấy các nhà đầu tư đang mắc cạn cố gắng bán tháo hàng loạt tài sản ở Đà Nẵng với mức giá thấp hơn nhiều so với trước đây ít lâu. Thị trường BĐS Hà Nội cũng không phải là ngoại lệ so với tình hình chung của toàn ngành. Năm 2019, thu ngân sách từ quyền sử dụng đất cũng giảm tới gần một nửa so với 2018. Tình hình này càng tệ hơn trong năm 2020. Cơ cấu hàng hóa và giá cả ngày một bất hợp lý khiến cho tồn kho tăng cao. Tuy vậy, mặt bằng giá BDS ở khu vực phía Bắc có khuynh hướng tăng chứ không giảm, những “cá mập” trong ngành “quyết” không giảm giá dù lượng giao dịch rất thấp. Thị trường suy giảm khốc liệt khiến cho hơn 923 doanh nghiệp BĐS đã rời khỏi thị trường từ đầu năm tới nay. Con số này cao hơn 136% so với cùng kỳ và là con số cao nhất so với các ngành nghề khác. Trên thực tế, BĐS là thị trường chiếm dụng nguồn vốn đầu tư xã hội lớn nhất. Ở Việt Nam, người người buôn đất, nhà nhà buôn đất và sự chênh lệch giữa thu nhập người dân với giá đất có thể nói ở mức hoang đường. Xuất phát từ suy nghĩ đã được đóng đinh là “người đẻ, chứ đất không đẻ,” “tiết kiệm cả đời không bằng lời một mảnh đất”… Niềm tin đến mức mù quáng vào thị trường đã tạo ra một hiệu ứng “trăm sông đổ bể,” mọi nguồn lực từ cá nhân, khối hộ gia đình, kiều bào, tiền đầu tư của doanh nghiệp, ngân hàng, bảo hiểm xã hội… ước tính hơn 70% nguồn vốn đầu tư xã hội đều đổ vào BĐS, khiến cho quả bóng nhà đất phình to mãi không ngừng. Điều kỳ lạ nhất khiến cho thị trường này đến nay chưa bị nổ tung, kể cả trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008, là người dân Việt Nam có một niềm tin mãnh liệt vào giá trị đất dù nó có phi lý tới mức độ nào. BĐS cũng là mỏ vàng của giới chức CSVN và doanh nghiệp thân hữu tha hồ xẻ thịt, vẽ dự án, cướp đất để nhanh chóng trở thành tỷ phú dollar. Trong một xã hội mà quyền tư hữu không được công nhận, luật pháp trở thành công cụ hợp thức hóa việc cướp bóc của giới cầm quyền, thì đất đai cũng là ngọn nguồn của mọi xáo trộn, tai ương của xã hội. Hơn 80% khiếu kiện liên quan tới quyền sở hữu đất đai triền miên không dứt, mâu thuẫn xã hội ngày càng khốc liệt và đã có nhiều cuộc đối đầu thảm khốc giữa nhà cầm quyền và người dân. Xã hội Việt Nam kể từ 1945 đến này chỉ quay cuồng, chìm nổi theo những cuộc cướp bóc từ cải cách ruộng đất, công tư hợp doanh, tới những cuộc đàn áp dã man như ở Văn Giang, Đồng Tâm, Cồn Sẻ,… Và sự sụp đổ cuối cùng Một làn sóng các ngân hàng thương mại ồ ạt thanh lý tài sản từ xe hơi cho đến đất nền, khách sạn, trung tâm thương mại với giá trị từ vài trăm triệu cho đến hàng ngàn tỷ đồng đã diễn ra. Khi trước đây nhà nhà vay tiền mua đất, thì bây giờ các ngân hàng thi nhau phát mãi thu hồi nợ. Nền kinh tế vừa suy kiệt bởi dịch bệnh và quả bong bóng BDS to lớn đột ngột nổ tung. Đó sẽ là thảm họa thực sự. Cho tới thời điểm hiện tại, có thể khẳng định những “gói hỗ trợ” hoàn toàn chỉ là những trò hề, những vở diễn nhằm giải quyết yếu tố “tâm lý” cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời là “kết quả” để báo cáo trong các hội nghị về “thành tích” của nhà cầm quyền. Với con số thất nghiệp có thể lên tới 17 triệu người, số DNNVV phá sản có thể lên tới 85% và nguồn BHXH bị “rỗng ruột” từ lâu… không quá khó để hình dung ra một viễn cảnh tồi tệ trong tương lai gần. Sự sụp đổ của kinh tế sẽ khởi đầu cho một thời kỳ hỗn loạn, dân sinh khốn cùng. Đó cũng là lúc, người Việt Nam sẽ thấy rõ hết bộ mặt “do dân và vì dân” của thể chế CSVN khi những đàn sói đói không còn những con cừu béo để chia nhau sẽ lao vào đám cùng đinh để cắn xé. Đó cũng là thời khắc người Việt Nam phải lựa chọn sinh tử, quyết định tương lai và vận mệnh của mình. Sự sụp đổ này cuối cùng sẽ dẫn đến sự sụp đổ thể chế vô nhân, đê mạt CSVN./.
......

Tin khốn nạn: Cái gọi là Toà án CS đã kết tội chết đối với con và cháu cụ Lê Đình Kình

Lê Đình Công (trái) - Lê Đình Chức (giữa)  - Lê Đình Doanh (phải) JB Nguyễn Hữu Vinh| TIN KHỐN NẠN Nhà cầm quyền cộng sản đã bất chấp tất cả để làm dày thêm tội ác của mình. Cái gọi là Toà án đã kết tội chết đối với con và cháu cụ Lê Đình Kình Như vậy, nhà cầm quyền CSVN đã quyết tru di tam tộc đồng chí của mình một cách công khai. 1. Lê Đình Công tử hình (bị VKS đề nghị tử hình) 2. Bùi Viết Hiểu 16 năm tù (bị đề 16 đến 18 năm tù) 3. Nguyễn Văn Tuyển 12 năm tù (14 đến 16 năm tù) 4. Lê Đình Chức tử hình (Tử hình) 5. Lê Đình Doanh chung thân (Chung thân) 6. Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù (16 đến 18 năm tù) cùng Tội giết người 7. Nguyễn Văn Quân (Quân "mạ", 40 tuổi, thôn Hoành): 6 đến 7 năm tù tội chống người thi hành công vụ 8. Lê Đình Uy (27 tuổi, cháu nội Lê Đình Kình): 6 đến 7 năm tù tội chống người thi hành công vụ 9. Lê Đình Quang (36 tuổi, thôn Hoành): 6 đến 7 năm tù tội chống người thi hành công vụ 10. Bùi Thị Nối (62 tuổi, thôn Hoành): 4 đến 5 năm tù tội chống người thi hành công vụ 11. Bùi Thị Đục (63 tuổi, thôn Hoành): 3 đến 4 năm tù tội chống người thi hành công vụ 12. Nguyễn Thị Bét (59 tuổi, thôn Hoành): 3 đến 4 năm tù tội chống người thi hành công vụ 13. Trần Thị La (42 tuổi, thôn Hoành): 3 đến 4 năm tù tội chống người thi hành công vụ 14. Nguyễn Thị Lụa (64 tuổi, thôn Hoành): 2 năm 3 tháng đến 3 năm tù tội chống người thi hành công vụ 15. Bùi Văn Tiến (41 tuổi, thôn Hoành): 5 đến 6 năm tù tội chống người thi hành công vụ 16. Nguyễn Văn Duệ (58 tuổi, thôn Hoành): 3 đến 4 năm tù tội chống người thi hành công vụ 17. Lê Đình Quân (44 tuổi, thôn Hoành): 4 đến 5 năm tù tội chống người thi hành công vụ 18. Bùi Văn Niên (40 tuổi, thôn Hoành): 2 đến 2 năm 6 tháng tù tội chống người thi hành công vụ 19. Bùi Văn Tuấn (29 tuổi, thôn Hoành): 3 đến 4 năm tù tội chống người thi hành công vụ 20. Trịnh Văn Hải (32 tuổi, thôn Hoành): 4 đến 5 năm tù tội chống người thi hành công vụ 21. Nguyễn Xuân Điều (68 tuổi, thôn Đồng Mít): 3 đến 4 năm tù tội chống người thi hành công vụ 22. Mai Thị Phần (57 tuổi, thôn Hoành): 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù tội chống người thi hành công vụ 23. Đào Thị Kim (37 tuổi, thôn Hoành): 2 năm đến 2 năm 6 tháng tù tội chống người thi hành công vụ 24. Lê Thị Loan (54 tuổi, thôn Đồng Mít): 2 năm 6 tháng tù, cho hưởng án treo về tội chống người thi hành công vụ 25. Nguyễn Văn Trung (32 tuổi, thôn Hoành): 18 đến 24 tháng tù, cho hưởng án treo, tội chống người thi hành công vụ 26. Lê Đình Hiển (31 tuổi, thôn Hoành): 15 đến 16 tháng tù, cho hưởng án treo, tội chống người thi hành công vụ 27. Bùi Viết Tiến (20 tuổi, thôn Hoành): 15 đến 16 tháng tù, cho hưởng án treo, tội chống người thi hành công vụ 28. Nguyễn Thị Dung (57 tuổi, thôn Hoành): 15 đến 16 tháng, cho hưởng án treo, tội chống người thi hành công vụ 29. Trần Thị Phượng (36 tuổi, thôn Hoành): 15 đến 16 tháng, cho hưởng án treo, tội chống người thi hành công vụ. Chủ mưu vụ giết người tập thể và chịu trách nhiệm chính là Nguyễn Phú Trọng. Dàn diễn viên gồm: Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà:Trương Việt Toàn Thẩm phán: Nguyễn Xuân Văn Hội thẩm nhân dân: Phí Văn Nghi, Bà Ngô Thị Yến, Nguyễn Hồ Phong Đại diện VKSND Tp. Hà Nội: Lại Việt Đông và Nguyễn Hoàng Giang.
......

Trung uý công an Phạm Việt Anh kẻ tra tấn Anh Lê Đình Công buộc nhận tội

Phạm Minh Vũ| Trung uý Phạm Việt Anh tổ trọng án cơ quan cảnh sát điều tra công an Hà Nội, sinh năm 1991, tốt nghiệp học viện cảnh sát nhân dân, kẻ tra tấn Anh Lê Đình Công bằng dùi cui 10 ngày như một. Đối diện với y là Anh Lê Đình Công, tay trái bị hắn còng trực tiếp vào móng cùm. Khi thẩm vấn mà Lê Đình Công cãi y là y lấy dùi cui vụt trực tiếp vào mặt, người. Thậm chí lấy thuốc lá dí vào mặt bắt nhận tội, bắt Anh Công khai theo ý Y. Trong số 29 người, tại toà khi theo yêu cầu của luật sư có 19 cánh tay không đưa lên khi Luật sư đề cập ai không bị tra tấn thì đưa tay lên. Trong số 10 cánh tay đưa lên tôi nghĩ chắc họ có sự nhầm lẫn, vì không ai mà không bị tra tấn dã man. Ánh mắt của Y khi phát trên truyền hình mà như muốn ăn tươi nuốt sống Anh LĐC. Người cộng sản không hẳn ai cũng ác, nhưng khi làm điều ác chắc chắn đó là cộng sản! Những người Đồng Tâm vô tội, có thể họ đã nhận tội, có thể đã làm một số người cho đó là u mê, nhưng, khi Cha mình bị chúng công khai sát hại, còn vợ còn mẹ già ở nhà, với sự tàn ác có hạng của bọn điều tra đe doạ giết cả gia đình, trước ánh mắt như vậy, thì trong hoàn cảnh đó nếu là chúng ta, chúng ta có khác gì Anh Công?  
......

Hãy bảo vệ các Luật sư của Đồng Tâm

Pham Doan Trang| Sự táo tợn, manh động của cơ quan chấp pháp hôm nay tiếp tục được nâng lên một ngưỡng mới khi một số kẻ có hành động đe dọa và xúc phạm các luật sư bào chữa trong vụ Đồng Tâm. Giống như ở các phiên tòa chính trị hoặc có màu sắc “phức tạp” khác, luật sư không được mang laptop, điện thoại vào phòng xử, mà phải gửi tất cả bên ngoài. Tuy nhiên, so với các phiên tòa khác, vụ Đồng Tâm lần này có một “tiến bộ” nhỏ là luật sư được cho mượn USB, rồi cuối ngày, chuyển dữ liệu từ USB đó về laptop của mình. Ba ngày qua, tình hình tạm ổn và các luật sư có thể cập nhật thông tin, diễn biến về phiên tòa trên facebook. Nhưng đến hôm nay (10/9), khi buổi xử kết thúc, luật sư Ngô Anh Tuấn đem USB ra chỗ để máy tính thì bị một nhóm công an (cả thường phục và sắc phục) ngăn lại, hạch sách: “USB này của ai?”. Sau đó, bắt đầu màn gây khó khăn và đe dọa cướp đồ. Lúc ấy, các luật sư đều đã về, chỉ còn lại luật sư Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng và Ngô Tuấn. Thấy tình hình căng thẳng, ông Mạnh và ông Miếng ra can, thì cũng bị đám công an gây sự và bẻ tay lôi ra ngoài. Đi được vài bước, mấy kẻ mặc thường phục thẳng cánh xô các luật sư từ trên cầu thang xuống; rất may họ kịp có phản xạ chống tay để không ai bị ngã, bị thương. Sau đó, đám côn đồ ngành bắt đầu đi xe máy, kè kè bám đuôi nhóm luật sư suốt chặng đường từ tòa án về khách sạn, buộc họ phải rút cả về văn phòng luật sư Ngô Tuấn “cố thủ”, đề phòng rủi ro. Hôm nay, phiên tòa xét xử vụ Đồng Tâm bước sang ngày thứ tư. Những ngày qua, các luật sư bảo vệ 29 người dân Đồng Tâm đều đã rất tích cực trong việc đưa thông tin ra bên ngoài, góp phần giúp dư luận hiểu thêm về vụ tấn công có dấu hiệu “giết người cướp của” của công an vào Đồng Tâm đêm 09/01/2020. Việc công an, côn đồ gây sự và đe dọa các luật sư có lẽ xuất phát từ ý muốn kiểm soát và ngăn chặn, không để các luật sư tiếp tục truyền tải thông tin; hoặc là để cướp tài liệu, phá hồ sơ, cản trở công việc bào chữa của họ.  
......

An ninh, côn an dày đặc tại phiên xử 29 người dân Đồng Tâm

Amy Truc Tran| MỘT ĐẢNG CẦM QUYỀN DỐI TRÁ, SỢ SỰ THẬT... Thoạt nhìn dàn côn an hùng hậu cứ ngỡ các anh đi đánh giặc Tàu hay bảo vệ Đại Hội đảng, hoá ra là “bày binh bố trận” canh gác chặt chẽ cho phiên xử những người nông dân mà các ông gọi “cường hào ác bá”.... Thật không hề bất ngờ, nhưng những cảnh tượng này đã nói lên một thực trạng, thực trạng của một đảng cầm quyền sợ sự thật và luôn trong tư thế chống lại nhân dân. Độc tài, độc ác, độc diễn, độc xử... vốn là những thực đơn quen thuộc của đảng cầm quyền nhà sản. Phiên xử những người dân Đồng Tâm hôm nay sẽ là một vết nhơ lớn trong hàng vạn vết nhơ của đảng cộng sản mà lịch sử sẽ phán xét. Thành tâm cầu nguyện cho người dân Đồng Tâm.   Sáng nay, 07/09/2020, nhà cầm quyền Hà Nội mở phiên xét xử 29 người dân Đồng Tâm trong vụ “cảnh sát cơ động đánh úp thôn hoành khiến cụ Lê Đình Kình tử vong” lúc rạng sáng ngày 09/01/2020. Dưới đây là toàn bộ hình ảnh do báo chí trong nước loan tải về phiên xử sáng nay. Bên ngoài phiên xử, an ninh - côn an bao vây dày đặc. Bên trong thì có khá đông đảo lực lượng “khẩu trang nhân dân” để bảo đảm “tính công khai” trước cộng đồng quốc tế. Ngoài ra, nhà cầm quyền còn cho an ninh “canh cửa” các nhà hoạt động, những người ủng hộ Đồng Tâm, ngăn cản không cho họ tham dự phiên xử. Gọi là phiên xử “công khai” nhưng đúng hơn là công khai những cái thối nát của chế độ cộng sản. Những kẻ khủng bố, giết người lại đang “xét xử” chính các nạn nhân của chúng! Mong cộng đồng cùng hướng về Đồng Tâm. CÔNG LÝ CHO NGƯỜI DÂN ĐỒNG TÂM!  
......

Hướng về Đồng Tâm, nơi kẻ cướp xét xữ người vô tội

Việt Tân| Phiên toà xử 29 nông dân Đồng Tâm dự kiến diễn ra từ ngày 7/9/2020. Sự việc bắt đầu bằng cuộc tấn công vũ trang của 3.000 CSCĐ vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, lúc rạng sáng 9/1/2020. Cuộc tấn công đã phơi bày hình ảnh cướp đất quen thuộc của nhà cầm quyền Việt Nam. Như cái cách họ tước đoạt ruộng, đất từ tay nông dân Dương Nội, Cồn Dầu, Thủ Thiêm, Văn Giang,... Người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm đã khai phá và canh tác trên cánh đồng Sênh hàng trăm năm qua. Đến thập niên 80, chính quyền vẽ ra dự án sân bay Miếu Môn để thu hồi đất. Nông dân vui vẻ giao đất vì hiểu được tầm quan trọng của dự án quốc phòng. Nhưng khi đền bù được một nửa cánh đồng thì dự án dừng lại. Đến nay, chính quyền lại lấy danh nghĩa triển khai tiếp dự án quốc phòng đòi thu hồi toàn bộ số đất nêu trên, kể cả phần đất chưa được đền bù. Uất ức vì bị cướp trắng gần 50 hécta đất nông nghiệp, cả thôn Hoành đứng lên phản đối. Chính quyền Hà Nội liên tục phớt lờ tất cả kiến nghị, yêu cầu trả lời của người dân: - Họ sử dụng bộ máy tuyên truyền khổng lồ để mạt sát dân Đồng Tâm, nhưng họ không dám đối thoại đúng nghĩa. - Họ cáo buộc nông dân giữ đất là sai pháp luật, nhưng họ không dám lập ra phiên toà để các bên đưa ra bằng chứng của mình. Trong lối ứng xử với người dân Đồng Tâm, chính quyền luôn thể hiện sự áp đặt, sức mạnh bạo lực để răn đe. Đẩy người dân vào thế đối đầu thay vì đối thoại. Và kết cục là với sức mạnh của nòng súng, họ dìm người nông dân trong bạo lực và m.á.u. Cuộc tấn công lúc rạng sáng 9/1/2020, đã dẫn đến cái c.h.ế.t của 3 công an và cụ Lê Đình Kình. Nếu như cái c.h.ế.t của 3 CSCĐ kia đầy nghi vấn và gây tranh cãi, thì bằng chứng sát hại cụ Kình là quá rõ ràng: bị bắn giữa tim ở cự li gần, chính xác một cách tuyệt đối. Nhà cầm quyền sau đó đưa ra nhiều nguỵ biện để lấp liếm cho cuộc tấn công và g.i.ế.t người tại thôn Hoành. Một trong những thủ đoạn để phục vụ cho âm mưu đó là đưa người nông dân ra xét xử để đánh lừa dư luận. Tuy nhiên, có một sự thực không bao giờ thay đổi là người nông dân Đồng Tâm đã bị hàng nghìn CSCĐ tấn công và sát hại ngay tại ngôi nhà mình sinh sống vào lúc rạng sáng. Rất mong cộng đồng cùng lên tiếng bênh vực cho người nông dân yếu thế. Đồng thời lên án hành động bạo lực của nhà cầm quyền CSVN. Trang Nguyen #việttân #đồngtâm #cụkình
......

Nước Tần Giữa Đà Lạt

Bất đáo trường thành phi hảo hán Luân Lê| Đà Lạt dạo này nhiều tai tiếng: sau khi xây dựng khu vui chơi với các bức tượng quỷ với các bộ phận nhạy cảm to lớn kỳ dị là điểm nhấn; nay lại có cả một “nước Tần” trong lòng thành phố. Một thời kỳ của tên bạo chúa man rợ của Tàu. Tại sao họ lại xây dựng một nước của Tàu ngay tại đất nước chúng ta? Để thu hút du lịch? Rõ ràng đó là lịch sử hoàn toàn của Tàu, nó không bao giờ là một phần lịch sử để cần được trải nghiệm trên đất nước chúng ta. Trước đây ở Vĩnh Phúc bỏ ra 300 tỷ xây miếu thờ Khổng Tử nhưng rồi xây xong không biết thờ ai. Rồi có đề xuất xây tượng Quan Công nhìn ra biển (theo kiểu trấn biển). Thật lạ lùng là những vấn đề hết sức nghiêm trọng về chính trị và văn hoá lại bị xem nhẹ lạ thường. Chúng ta nhiễm quá nặng văn hoá Tàu về truyện, phim và lịch sử. Nhiều người thuộc sử Tàu và hâm mộ các nhân vật trong truyện cũng như lịch sử Tàu hơn hẳn sử Việt. Họ tôn thờ những nhân vật ở Tàu, dù có thực hay hư cấu, hơn hẳn những con người ở xứ ta và những xứ khác. Chúng ta đặt ra việc hiểu họ, nhưng không có nghĩa bê nguyên những cái họ có về nhà mình và rồi coi nó là một điểm nhấn. Tại sao lại xây dựng một nước Tần thu nhỏ tại đây, Đà Lạt? Người Tàu đi khắp đất nước, bằng hướng dẫn viên du lịch, bằng phim ảnh, bằng sách báo, tài liệu trao đổi nghiên cứu học thuật... để tuyên truyền và chèn vào đó vấn đề chủ quyền biển đảo mà chúng đang cướp đoạt của ta. Thế mà vẫn có những người tự chủ động tạo ra không gian và văn hoá, lịch sử Tàu hiện diện trên đất nước mình. Thật lạ lùng nhưng cũng thật nguy hại với đầy hiểm hoạ. ***** HIỂN HIỆN CÁI SỰ “TÀU” Sau khi đọc bài viết được chia sẻ trên trang bảng tin của vị Chủ tịch HĐQT công ty đầu tư khu du lịch ở Đà Lạt, ngoài vấn đề của sự ngạo mạn, tôi lại thấy sự bao biện về việc xây dựng kiến trúc đang bị dư luận phản ứng mạnh mẽ, khó lòng nào có thể chấp nhận khi nhìn vào thực tế. Một bức vạn lý trường thành được xây, với các điểm/chòi canh có các binh lính mặc trang phục thời nhà Tần. Đồng thời có câu danh ngôn về du lịch của Trung Quốc khá nổi tiếng: Bất đáo trường thành phi hảo hán - đến Trung Quốc mà không chinh phục Vạn lý trường thành thì không phải là nam tử hán đại trượng phu. Vậy có lý gì để bao biện đây là dựng cảnh về quân nhân của nước Đại Việt xưa, khi mà nó hoàn toàn cho thấy hình ảnh một Trung Quốc rõ nét, qua trang phục đến bối cảnh của lịch sử tồn tại?  
......

Tướng tham nhũng VN bị kỷ luật đi tù

Thiện Nguyễn| Việt Nam là quốc gia có nhiều tướng lĩnh nhất thế giới , điều đáng chú ý là không có 1 tướng nào đánh giặc trong vài thập niên gần đây , mặc dù giặc Trung Quốc đang ngang tàn lộng hành ngay trên quê cha đất tổ. Tôi đã sống quá nữa đời người ở cái đất nước mà loa phường , tivi , đài, báo ra rả là thiên đường của loài người này , chưa từng thấy 1 vị tướng nào giúp ích cho quốc gia dân tộc , nhưng phản dân hại nước thì tướng lĩnh nhà ta cũng đội sổ không quốc gia nào bằng Danh sách 23 tướng lĩnh bị kỷ luật, bị bắt trong thời gian gần đây 1. Trung tướng Bùi Văn Thành (Thứ trưởng Bộ Công an). 2. Thượng tướng Trần Việt Tân (cựu Thứ trưởng Bộ Công an) 3. Trung tướng Lê Văn Minh (Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần, Kỹ thuật (Tổng cục IV – Bộ Công an). 4. Trung tướng Bùi Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần , Kỹ thuật – Bộ Công an). 5. Trung tướng Ksor Nham (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần, Kỹ thuật – Bộ Công an). 6. Trung tướng Vũ Thuật (nguyên Phó Tổng cục trưởng Hậu cần, Kỹ thuật – Bộ Công an ). 7. Trung tướng Nguyễn Văn Chuyên (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần, Kỹ thuật – Bộ Công an) 8. Trung tướng Phan Hữu Tuấn (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo – Tổng cục V – Bộ Công an). 9. Trung tướng Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, nguyên Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Chính trị – Hậu cần (B41), Tổng Cục tình báo, Bộ Công an (giai đoạn 2009 – 2012). 10. Trung tướng Phan Văn Vĩnh (cựu Tổng Cục trưởng Cục Cảnh sát). 11. Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa (Cục trưởng Cục Cảnh sát Công nghệ cao – C50, Bộ C.A) 12. Thượng tướng Phương Minh Hòa (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân – Bộ Quốc phòng). 13. Trung tướng Nguyễn Văn Thanh (nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chính ủy Quân chủng Phòng không – Không quân – Bộ Quốc phòng). 14. Trung tướng Nguyễn Công Sơn – nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó tổng cục trưởng, Bộ Công an. 15. Trung tướng Nguyễn Văn Ba – nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó tổng cục trưởng, Bộ Công an. 16. Thiếu tướng Lê Đình Nhường – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, nguyên Đảng ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chánh Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra (C44). 17. Thiếu tướng Nguyễn Huy Mạ – nguyên Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát (C53) 18. Thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh, nguyên Đảng ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế (C46). 19. Thiếu tướng quân đội Đặng Ngọc Nghĩa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội. 20. Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Tư lệnh hải quân, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. 21. Trung tướng Nguyễn Văn Thành - nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh nguyên Tư lệnh Quân đoàn 4. 22. Trung tướng Trần Xuân Ninh - nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tư lệnh Quân đoàn 4. 23. Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, cựu giám đốc CA Hà Nội.  
......

Pages