Nguyên nhân lệnh cấm chiến sĩ Gạc Ma nổ súng:

Bị dí đến tình thế khó và sự đổi chác khốn nạn.

 
 
Đảng Cộng Sản (ĐCS) Việt Nam vốn chọn Liên Xô làm chỗ dựa chứ không phải chọn Trung Cộng, điều đó dẫn tới thái độ cứng với Trung Cộng và họ đã có một lần mạnh mẽ đối đầu với Trung Cộng năm 1979. Tuy nhiên chỗ dựa số một ấy đã bị lung lay khi mà Năm 1985 Gorbachev lên làm Tổng Bí Thư. Khi đó Liên Xô lo cải tổ kinh tế và cởi mở chính trị để vực đậy sự kiệt quệ kinh tế do thể chế cũ gây ra và cũng do nhiều năm mải mê chạy đua vũ trang với Mỹ và đến hồi đuối sức. Điều đó kéo theo sự bảo trợ về mặt quân sự của Liên Xô với các nước Đông Âu khác không còn như trước nữa.
 
Chế độ độc lài toàn trị của CS nó như một gọng cùm kìm chế sự trỗi dậy của người dân, nếu nhả gọng cùm ấy ra thì sức dân bật dậy. Và năm 1988, phong trào biểu tình nổi lên mạnh hơn ở Ba lan rồi lan sang các nước khác. Ở Việt Nam, thì tập đoàn chính trị Nguyễn Văn Linh - Đỗ Mười - Phạm Văn Đồng - Lê Đức Anh ắt nhìn thấy viễn cảnh đó. Liên Xô đã nhả dần gọng kìm bảo trợ ở các nước gần gũi Liên Xô thì không lý gì họ hết mình với Hà Nội. Như vậy là chỗ dựa lớn nhất của Hà Nội có nguy cơ không còn.
 
Chuyển chỗ dựa là nhu cầu cấp bách mà Nguyễn Văn Linh và 3 người còn lại phải tìm kiếm. Lịch sử ĐCS từ năm 1945 đến thời điểm đó cho thấy, chưa bao giờ ĐCS dám đứng độc lập. Khổ nỗi chỗ dựa thay thế Liên Xô chỉ có thể là ĐCS Tàu, mà Tàu lúc đó đang còn thù địch với với ĐCS Việt Nam nên việc làm hòa giải rất khó. Biết cái mà Tàu tham nhất là chủ quyền nên ĐCS đã chọn món hàng này để nhử Trung Cộng.
 
Để được thuần phục thì trước tiên phải biết tỏ thái độ thiện chí. Từ năm 1987 thì tình hình cho thấy, nội tình các nước CS Đông Âu đang xảy ra mâu thuẫn khó giải quyết và đến năm 1988 là biểu tình xảy ra rất nghiêm trọng ở Ba Lan. Trong khi đó người đứng đầu ĐCS Liên Xô đang có chiều hướng “tự diễn biến” nên bỏ rơi hàng loạt các chính quyền CS đàn em. Điều đó cũng có nghĩa là thành trì mà ĐCS Việt Nam tựa sắp mất, dù Liên Xô có sụp đổ hay không thì Gorbachev vẫn không muốn làm thế tựa lưng cho ai hết. Đó là tình hình chung. 
 
Trong lúc chỗ dựa vững chắc sắp mất mà tình hình Biển Đông khá căng thẳng, sau khi lấy trọn Hoàng Sa năm 1974 thì bây giờ Trung Cộng đang cho cướp đảo ở Trường Sa. Đây là mối nguy cho đất nước, tuy nhiên nhóm Nguyễn Văn Linh – Đỗ Mười – Phạm Văn Đồng – Lê Đức Anh lại nhìn thấy cơ hội cho đảng. Thay vì dựa vào sức dân thì ĐCS lại không chọn vì sợ mất đảng, vậy nên nhóm này mới đi tới quyết định quy phục kẻ thù để mua lấy sự an toàn cho đảng.
 

Ai cũng biết cái mà Trung Cộng thèm thuồng nhất là chủ quyền Việt Nam. Ngoài món hàng này thì không có món hàng nào đáng giá để Bắc Kinh chấp nhận đổi lấy “tình hữu nghị” cả. Và kết quả là có một lệnh từ trung ương ban xuống cấm chiến sĩ đang giữ đảo Gạc Ma nổ súng, đó là thái độ chịu nhường để đổi lấy sự chú ý của Bắc Kinh. Và cũng từ thái độ đó, cộng thêm hàng loạt động thái mưa móc của nhóm bộ tứ Linh – Mười – Đồng – Anh thì đến năm 1990, Linh – Mười – Đồng được Bắc Kinh chấp thuận và sắp xếp cuộc gặp cấp cao chính thức tại Thành Đô.


 
Hội Nghị Thành Đô 1990

Sau hội nghị Thành Đô thì Việt Nam ngày một lệ thuộc hơn vào Bắc Kinh. Và phía Bắc Kinh cũng hiểu rằng, khi đẩy Hà Nội ở vào thế khó xử thì phía Hà Nội sẵn sàng đổi giang sơn lấy “hòa bình”. Đó là lý do tại sao hiện nay Trung Cộng lại dùng “chiến thuật vùng xám” để ứng xử với Việt Nam. Chiến thuật này là, vùng đất nào của Việt Nam thì Bắc Kinh biến nó thành vùng tranh chấp, vùng đang tranh chấp thì biến nó thành hiển nhiên của Bắc Kinh. Qua thời gian, bằng nhiều thủ đoạn khác nhau để ép Hà Nội vào thế khó để nhượng bộ thì Bắc Kinh cứ lấn tới. Và cứ như thế Trung Cộng gặm dần chủ quyền Việt Nam nhờ biết khai thác nhược điểm “thà mất chủ quyền chứ không bao giờ để mất đảng” của ĐCS.


 
Với bản chất như vậy, nếu có hàng ngàn chiến sĩ giữ đảo thì Hà Nội cũng thí mạng luôn chứ đừng nói chi 64 chiến sĩ giữ Gạc Ma?! Tuy ĐCS luôn hô hào những cái chết đó là “anh dũng hy sinh” nhưng thực chất những sinh mạng đó cùng với chủ quyền biển đảo là những món hàng rẻ rúng để đảng đổi lấy “tình hữu nghị” có giá trị to lớn hơn đảng mà thôi. Đó thực sự là nỗi đau quặn thắt mà dân tộc này đã gặp phải.
 
-Đỗ Ngà-