Nắng mưa là bởi do Trời, lũ lụt là bởi “nhân tài” đảng ta

Tân Phong - Web Việt Tân

Đây không phải là hình ảnh mưa lũ ở Nghi Xương, Hồ Bắc hay Vũ Hán… những thành phố lớn của Trung Quốc ở vùng hạ lưu sông Dương Tử đang phải chịu đựng những cơn mưa chưa từng xảy ra trong 100 năm qua, với mức vũ lượng có thể vượt mức 200 mm/24h.

Đây là hình ảnh của thành phố Đà Lạt, Việt Nam chỉ sau một cơn mưa có vũ lượng khoảng 23mm/24h. Nó cũng rất giống với thảm trạng cứ mưa là lụt, cứ triều cường là ngập ở TP.HCM hiện nay. Chỉ có một điều vô cùng mỉa mai là “thành phố ngàn hoa” Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, còn TP.HCM nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, nơi phần lớn khu vực Nam và Đông Nam thành phố chỉ cao hơn so với mực nước biển 1 mét.


Hình 1: Hàng trên: Hình ảnh đường phố ở Đà Lạt sau cơn mưa vào chiều 13/7/2020; hàng dưới: Khu vực hạ lưu của con suối nhỏ Cam Ly, hướng Tây Bắc trung tâm Đà Lạt, vào ngày 8 tháng Tám, 2019 cũng sau một cơn mưa. Ảnh: Tác giả cung cấp

Hai tấm hình phía trên (hình 1) là hình ảnh đường phố ở Đà Lạt sau cơn mưa vào chiều ngày 13 tháng  Bảy, 2020, những cơn mưa đầu mùa đã biến đường phố trở thành những dòng sông nhanh chóng. Còn hai tấm hình phía dưới là khu vực hạ lưu của con suối nhỏ Cam Ly vào ngày 8 tháng Tám, 2019 và một khu vực nhà màng trồng hoa ở Đà Lạt. Tất cả đều chìm trong biển nước.

Thành phố này chỉ sau 30 năm “phát triển” đã trở thành một thảm họa về qui hoạch kiến trúc đô thị không thể sửa chữa và sẽ nhanh chóng trở thành một thảm họa môi sinh. Hãy nhìn bức ảnh nhìn từ trên cao, toàn cảnh của thành phố này (hình 2) và núi rác Cam Ly (hình 3) đã đổ sụp xuống sau những cơn mưa gần đây.


Hình 2: Thành phố Đà Lạt, nhìn từ trên cao. Ảnh: Tuổi Trẻ

Hình 3: Núi rác Cam Ly đã đổ sụp xuống sau những cơn mưa gần đây. Ảnh: Tuổi Trẻ

Đây là hệ quả của một quá trình tàn phá thiên nhiên không thương tiếc, phát triển đô thị tùy tiện, bất chấp mọi nguyên tắc cơ bản của qui hoạch đô thị cũng như các yếu tố tự nhiên của vùng cao nguyên.

Nhìn bức không ảnh của thành phố Đà Lạt sẽ khó có thể tin rằng đó là “thành phố ngàn thông,” “thành phố buồn” trong ký ức của những người yêu mảnh đất này. Vùng đất cao nguyên đẹp đến mê hoặc lòng người đã đi vào thi ca, văn học đang nhanh chóng trở thành hoài niệm.

Bức không ảnh cho chúng ta nghĩ về những khu dân cư, khu đô thị vùng ven của TP.HCM hay Hà Nội, hầu như không còn màu xanh của cây cối, chỉ thấy những mái nhà bé xíu ken đặc mà nhìn từ trên cao nó cũng không khác gì một nghĩa trang với những huyệt mộ chen chúc.

Cùng với việc bùng nổ của ngành du lịch khoảng 20 năm trở lại đây, giá đất Đà Lạt đã được “thổi” lên tới …Giời và người ta tận dụng từng mét vuông đất để xây cất khách sạn nhà hàng. Những khung cảnh thiên nhiên, danh thắng, di tích, núi rừng, sông hồ bị xâm phạm, bị san lấp, bóp nghẹt không gian, bị biến dạng tới không thể nhận ra.

Người ta hoàn toàn không thấy bất cứ một vai trò nào của nhà nước trong công tác quản lý qui hoạch ở đây. Tất cả đều tính theo m² và độ dầy của những cái phong bì đút vào túi giới chức. Đà Lạt, Sapa hay Phú Quốc đã và đang bị giết chết như vậy.

Tờ Tuổi Trẻ năm 2019 đã phỏng vấn tiến sĩ ngành môi trường Lâm Ngọc Tuấn (Đại Học Đà Lạt) để tìm hiểu nguyên nhân lũ lụt ở Đà Lạt. Ông Tuấn cho biết lũ ở Đà Lạt và vùng lân cận có tần suất ngày càng dày hơn trong 7 năm gần đây có nguyên nhân rất lớn từ việc gia tăng ồ ạt diện tích sản xuất nông nghiệp trong nhà kính, nhất là vùng nông nghiệp dọc hai bên suối Cam Ly – con suối xương sống có vai trò dẫn nước và thoát nước cho khu vực Đà Lạt.

Diện tích nhà kính, nhà màng này tăng gấp 5 lần trong vòng 5 năm qua và lên tới diện tích 10.000 ha. Nhà kính, nhà màng nylon không có khả năng thấm nước như đất và tất cả nước mưa đổ dồn xuống các vùng thấp hơn. Kết cấu vùng đồi núi bị phá vỡ, dòng chảy, cách thẩm thấu nước đều bị thay đổi theo hướng tiêu cực và hậu quả xảy những nơi cách đó hàng chục, hàng trăm cây số.

Diện tích nhà lưới, nhà kính chủ yếu nằm ở những vùng nông nghiệp lớn dọc suối Cam Ly như Thái Phiên, Chi Lăng, Mê Linh… Đây là diện tích thống kê được, chưa kể những diện tích nằm “ngoài sổ” như lấn chiếm rừng. Quan sát trận lũ vừa qua có thể thấy những nơi có lũ nặng nhất ở Lâm Đồng là những nơi bạt phá rừng núi để làm nhà kính trồng rau hoa.

Chúng ta cần lưu ý việc phá rừng trồng rau chưa tác hại bằng phá rừng để làm những khu nhà kính. Nhưng điều tệ hại là theo định hướng của tỉnh Lâm Đồng, đến năm 2020 diện tích canh tác rau khoảng 20.000 ha, trong đó 75% diện tích ứng dụng công nghệ cao; diện tích canh tác hoa khoảng 2.800ha, trong đó 90% diện tích ứng dụng công nghệ cao. Điều đó có nghĩa là chỉ 1 năm nữa thôi, nhà kính và nhà lưới sẽ phát triển nhiều hơn nữa theo một quy hoạch chung.

Tất nhiên, theo ý kiến của Tiến Sĩ Lâm Ngọc Tuấn thì ông mới chỉ phân tích trên một khía cạnh tiêu cực mà việc phát triển nhà kính, nhà màng bừa bãi và quá nhanh ở Đà Lạt được sự “ủng hộ và tiếp sức” bởi “qui hoạch” của giới chức địa phương. Còn những vấn nạn trong việc đô thị hóa, bê tông hóa Đà Lạt nhanh chóng để phát triển kinh tế trên một hạ tầng (đường xá, cấp thoát nước, qui hoạch tổng thể) yếu kém thì ông Tuấn không đề cập tới. Điều đó cũng dễ hiểu đối với một thày giáo đang công tác trong trường Đại Học Đà Lạt.

Chúng ta, hãy cùng nhìn lại một Đà Lạt của 100 năm trước như thế nào. “Mảnh địa đàng nơi cõi thế” này được khám phá và đặt nền tảng quan trọng xây dựng nên bởi hai quí ông đáng kính đó là nhà khoa học Alexandre Yersin và Toàn Quyền Đông Dương Paul Doumer. Một trăm năm trước nơi đây được coi là một “tiểu Paris” với những khu nghỉ dưỡng, biệt thự, trường học, nhà thờ, bệnh viện, viện nghiên cứu, nhà ga với những kiến trúc tuyệt đẹp và độc đáo. Những kiến trúc diễm lệ này đã góp phần làm nên cái hồn cốt của một Đà Lạt “ngàn hoa.”

 

Đây là hệ quả của một quá trình tàn phá thiên nhiên không thương tiếc, phát triển đô thị tùy tiện, bất chấp mọi nguyên tắc cơ bản của qui hoạch đô thị cũng như các yếu tố tự nhiên của vùng cao nguyên.

Nhìn bức không ảnh của thành phố Đà Lạt sẽ khó có thể tin rằng đó là “thành phố ngàn thông,” “thành phố buồn” trong ký ức của những người yêu mảnh đất này. Vùng đất cao nguyên đẹp đến mê hoặc lòng người đã đi vào thi ca, văn học đang nhanh chóng trở thành hoài niệm.

Bức không ảnh cho chúng ta nghĩ về những khu dân cư, khu đô thị vùng ven của TP.HCM hay Hà Nội, hầu như không còn màu xanh của cây cối, chỉ thấy những mái nhà bé xíu ken đặc mà nhìn từ trên cao nó cũng không khác gì một nghĩa trang với những huyệt mộ chen chúc.

Cùng với việc bùng nổ của ngành du lịch khoảng 20 năm trở lại đây, giá đất Đà Lạt đã được “thổi” lên tới …Giời và người ta tận dụng từng mét vuông đất để xây cất khách sạn nhà hàng. Những khung cảnh thiên nhiên, danh thắng, di tích, núi rừng, sông hồ bị xâm phạm, bị san lấp, bóp nghẹt không gian, bị biến dạng tới không thể nhận ra.

Người ta hoàn toàn không thấy bất cứ một vai trò nào của nhà nước trong công tác quản lý qui hoạch ở đây. Tất cả đều tính theo m² và độ dầy của những cái phong bì đút vào túi giới chức. Đà Lạt, Sapa hay Phú Quốc đã và đang bị giết chết như vậy.

Tờ Tuổi Trẻ năm 2019 đã phỏng vấn tiến sĩ ngành môi trường Lâm Ngọc Tuấn (Đại Học Đà Lạt) để tìm hiểu nguyên nhân lũ lụt ở Đà Lạt. Ông Tuấn cho biết lũ ở Đà Lạt và vùng lân cận có tần suất ngày càng dày hơn trong 7 năm gần đây có nguyên nhân rất lớn từ việc gia tăng ồ ạt diện tích sản xuất nông nghiệp trong nhà kính, nhất là vùng nông nghiệp dọc hai bên suối Cam Ly – con suối xương sống có vai trò dẫn nước và thoát nước cho khu vực Đà Lạt.

Diện tích nhà kính, nhà màng này tăng gấp 5 lần trong vòng 5 năm qua và lên tới diện tích 10.000 ha. Nhà kính, nhà màng nylon không có khả năng thấm nước như đất và tất cả nước mưa đổ dồn xuống các vùng thấp hơn. Kết cấu vùng đồi núi bị phá vỡ, dòng chảy, cách thẩm thấu nước đều bị thay đổi theo hướng tiêu cực và hậu quả xảy những nơi cách đó hàng chục, hàng trăm cây số.

Diện tích nhà lưới, nhà kính chủ yếu nằm ở những vùng nông nghiệp lớn dọc suối Cam Ly như Thái Phiên, Chi Lăng, Mê Linh… Đây là diện tích thống kê được, chưa kể những diện tích nằm “ngoài sổ” như lấn chiếm rừng. Quan sát trận lũ vừa qua có thể thấy những nơi có lũ nặng nhất ở Lâm Đồng là những nơi bạt phá rừng núi để làm nhà kính trồng rau hoa.

Chúng ta cần lưu ý việc phá rừng trồng rau chưa tác hại bằng phá rừng để làm những khu nhà kính. Nhưng điều tệ hại là theo định hướng của tỉnh Lâm Đồng, đến năm 2020 diện tích canh tác rau khoảng 20.000 ha, trong đó 75% diện tích ứng dụng công nghệ cao; diện tích canh tác hoa khoảng 2.800ha, trong đó 90% diện tích ứng dụng công nghệ cao. Điều đó có nghĩa là chỉ 1 năm nữa thôi, nhà kính và nhà lưới sẽ phát triển nhiều hơn nữa theo một quy hoạch chung.

Tất nhiên, theo ý kiến của Tiến Sĩ Lâm Ngọc Tuấn thì ông mới chỉ phân tích trên một khía cạnh tiêu cực mà việc phát triển nhà kính, nhà màng bừa bãi và quá nhanh ở Đà Lạt được sự “ủng hộ và tiếp sức” bởi “qui hoạch” của giới chức địa phương. Còn những vấn nạn trong việc đô thị hóa, bê tông hóa Đà Lạt nhanh chóng để phát triển kinh tế trên một hạ tầng (đường xá, cấp thoát nước, qui hoạch tổng thể) yếu kém thì ông Tuấn không đề cập tới. Điều đó cũng dễ hiểu đối với một thày giáo đang công tác trong trường Đại Học Đà Lạt.

Chúng ta, hãy cùng nhìn lại một Đà Lạt của 100 năm trước như thế nào. “Mảnh địa đàng nơi cõi thế” này được khám phá và đặt nền tảng quan trọng xây dựng nên bởi hai quí ông đáng kính đó là nhà khoa học Alexandre Yersin và Toàn Quyền Đông Dương Paul Doumer. Một trăm năm trước nơi đây được coi là một “tiểu Paris” với những khu nghỉ dưỡng, biệt thự, trường học, nhà thờ, bệnh viện, viện nghiên cứu, nhà ga với những kiến trúc tuyệt đẹp và độc đáo. Những kiến trúc diễm lệ này đã góp phần làm nên cái hồn cốt của một Đà Lạt “ngàn hoa.”


Hình 4. Đà Lạt xưa. Ảnh: Tác giả cung cấp


Hình 5: Đà Lạt xưa. Ảnh: Tác giả cung cấp

Giờ đây khung ảnh này giờ đây đã hoàn toàn bị biến mất, bị biến dạng tới không thể nhận ra. Đừng bao giờ đổ lỗi cho “biến đổi khí hậu” hay “bùng nổ dân số,” tất cả căn nguyên của thảm trạng hôm nay cũng chỉ từ lòng tham và sự ngu dốt của con người mà thôi. Khốn thay, cả hai thứ này đều quá mức thừa thãi ở những thiên tài AQ của đảng CSVN.

Tân Phong

https://viettan.org/nang-mua-la-boi-do-troi-lu-lut-la-boi-nhan-tai-dang-ta/