Mối quan hệ giữa cựu lục địa và tân lục địa rạn nứt trầm trọng dưới thời Trump

"Đã tới lúc châu Âu phải tự định đoạt tương lai bằng đôi tay của chính mình”. Đây là phát biểu của Thủ tướng Đức Angela Merkel tại buổi mít-tinh hôm 28/5 ở thành phố München

Hoai Linh Ngoc Duong|

Sau khi bị Nhật tấn công trận Trân Châu Cảng Mỹ đã từ bỏ chủ nghĩa biệt lập để tham gia vào việc thiết lập lại trật tự thế giới. Kế hoạch Marshall thời hậu chiến đã giúp Tây Âu tái thiết lại đất nước. Từ đó quan hệ giữa Mỹ và châu Âu rất nồng ấm. Hai bên luôn là đồng minh trong việc bao vây cấm vận kinh tế các nước độc tài cộng sản, truy kích khủng bố hay trừng phạt các quốc gia đơn phưong theo đuổi sản xuất vũ khí hạt nhân.

Nhưng từ khi Trump lên với khẩu hiệu" Nước Mỹ trên hết" đã làm cho mối quan hệ này rạn nứt .

Donald Trump vốn không phải là một chính khách chuyên nghiệp nên hầu như không quen thuộc, thậm chí là xem nhẹ các quy tắc lễ tân ngoại giao truyền thống, sẵn sàng dùng những phương thức giao tiếp không chuẩn mực, như thông qua mạng xã hội, hoặc những từ ngữ mạnh mẽ và nặng nề nhằm vào các nước đồng minh cũng như cá nhân lãnh đạo các nước này. Việc này đã diễn ra nhiều lần trong các lần ông Trump chỉ trích Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hay Thủ tướng Anh trước kia là bà Theresa May. Đây là cách hành xử gây ra rất nhiều bức xúc với các nước châu Âu.

Donald Trump đang điều hành nước Mỹ giống như điều hành một doanh nghiệp gia đình, với phong cách trực diện nhưng cũng khá tuỳ tiện và khó đoán, đồng thời nhiều khi xem chuyện an ninh-đối ngoại như một sự đổi chác về mặt thương mại. Với phong cách và tư duy đó, ông Trump đã đề cập một cách trần trụi các mâu thuẫn vốn đang âm ỉ trước đây giữa Mỹ và EU, chủ yếu là chuyện đóng góp tài chính và san sẻ trách nhiệm trong NATO, đồng thời mang chuyện an ninh ra làm con bài mặc cả. Đó là cách tiếp cận có thể nói là tương đối thô bạo, không hề tuân thủ phép tắc ngoại giao truyền thống và đặc biệt là gây sốc cho châu Âu vì châu Âu vẫn tự xem mình là đồng minh quan trọng nhất của Mỹ.

Sở dĩ châu Âu phụ thuộc vào Mỹ trong nhiều thập kỷ qua vì cấu trúc an ninh hiện nay tại châu Âu được dựng nên sau Chiến tranh thế giới II, nơi người Mỹ chiến thắng còn châu Âu là các quốc gia đổ nát. Trụ cột trong cấu trúc an ninh này là khối quân sự Bắc Đại Tây Dương – NATO do Mỹ đứng đầu và đảm trách đến ¾ chi phí.

Trong nhiều năm Chiến tranh lạnh, cái ô hạt nhân của Mỹ đã mang lại sự cân bằng chiến lược ở châu Âu và là yếu tố an ninh sống còn với các nước này. Nhưng đổi lại, nó cũng tạo ra sự phụ thuộc, và ỷ lại, toàn diện của các nước châu Âu.

Gần đây những tuyên bố của Trump đã động chạm đến "tinh thần dân tộc" của châu Âu. Và người dân cựu lục đia đang muốn tách ra độc lập với Mỹ.
Cuối tháng 6 vừa qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cảnh báo rằng châu Âu cần đánh giá lại mối quan hệ với Mỹ nếu Washington trốn tránh trách nhiệm của mình với tư cách là một cường quốc toàn cầu.

Tháng 11/2019, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã miêu tả Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là “chết não”, điều này phản ánh niềm tin ngày càng suy giảm của Pháp vào trật tự an ninh do Mỹ cung cấp.

Pew Research đã công bố một cuộc thăm dò dư luận cho thấy rằng 57% người Đức có quan điểm hoàn toàn không hài lòng về Mỹ.
Một vài tháng trước đó, tháng 9/2019, Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu đã thông báo rằng 70% người Đức muốn đất nước của họ ở thế trung lập trong bất kỳ cuộc xung đột nào giữa Moskva và Washington.

Đó là điều đang xảy ra tương tự như với Ý hay Tây Ban Nha, đặc biệt khi Trump nhanh chóng rút quân khỏi Syria bỏ rơi đồng minh người Kurd, làn sóng chỉ trích và nghi ngờ thân phận đồng minh bị bỏ rơi của người châu Âu càng tăng lên.

Trước tình hình này Trung Quốc đang muốn thay Mỹ lãnh đạo thế giới. Và các chiến dịch "Một vành đai, một con đường", đại dịch Covid-19 và ngoại giao "khẩu trang" hậu Covid-19 đã cho thấy Trung Quốc đang tấn công toàn diện vào châu Âu.

Nếu Biden lên làm tổng thống, với bản chất hiền lành Trung Quốc lo ngại là Biden sẽ hàn gắn lại mối quan hệ đổ nát này. Biden sẽ bỏ chính sách "Nước Mỹ trên hết " của Trump vào thùng rác, tái khởi động lại các hiệp ước với châu Âu, gia tăng kinh phí với NATO. Từ đó liên minh chống Trung Quốc sẽ được phục hồi.

Chính vì nhìn xa được mối nguy hiểm do Trump gây ra nên đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc bà Nikki Haley đã từ chức, cựu cố vấn an ninh quốc gia Bolton cảnh báo mối quan hệ giữa Mỹ và đồng minh và hé lộ việc Trump nhờ Tập Cận Bình trợ giúp để tái đắc cử. Các tổ chức Lincoln Project và Bush - 43 của đảng Cộng Hòa thừa biết Trump là mối nguy cho nước Mỹ nên ra sức vận động cử tri ngăn chặn con đường vào Nhà Trắng của Trump.

Chỉ có những người ngây thơ ngây thơ tin rằng Trump sẽ chống Trung Quốc giúp họ mà không cần đến châu Âu. Chỉ cần có đầu óc suy luận một tí họ sẽ thấy Mỹ không thể dùng vũ lực để đánh nhau với Trung Quốc. Đối phó với Trung Quốc chỉ là cấm vận nhưng điều đó sẽ là vô ích nếu châu Âu vẫn làm ăn với Trung Quốc. Như vậy nếu Trump còn làm tổng thống chính Mỹ mới là nước bị Trung Quốc và châu Âu cấm vận

Sau đây là một số kế hoạch tấn công Mỹ và châu Âu của Trung Quốc:

1/Tấn công vào bang Washington Mỹ:
ĐCSTQ rất coi trọng tiểu bang Washington và thành phố Seattle. Bốn đời lãnh đạo của ĐCSTQ khi viếng thăm Mỹ, điểm đến đầu tiên đều chọn Seattle. ĐCSTQ cũng lôi kéo các chức sắc New York, hai bên thành lập một nhóm liên hợp về việc hợp tác thương mại, tổ chức các diễn đàn hợp tác đầu tư.
Quỹ Brookings, một trong những Think Tank hàng đầu đứng về phía Huawei, trụ sở các công ty, tập đoàn lớn của Mỹ như Microsoft, Amazon... đều đặt tại Seatle, Washington.

2/ Tấn công vào thị trường phố Wall, New York (Mỹ):
"Phố Wall" là trung tâm thị trường tài chính của Hoa Kỳ . Nhiều sàn giao dịch lớn của Mỹ đóng trụ sở ở phố Wall và quận tài chính, gồm NYSE, NASDAQ, AMEX, NYMEX và NYBOT.
Quảng trường Thời Đại một biểu tượng đô thị của Thành phố New York và của nước Mỹ đã bị virus Vũ Hán tấn công trước tiên.

3/Tấn công nước Ý:
Tháng 3/2019, Ý đã ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) “Một vành đai một con đường”, trở thành quốc gia đầu tiên của G7 (7 nước công nghiệp trên thế giới) tham gia vào dự án này. Ý là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại châu Âu. Thành phố Prato của Ý là một thị trấn quan trọng đối với người nhập cư từ Ôn Châu, người Hoa chiếm 1/4 dân số ở đây. Các nhãn hiệu thời trang của Ý đều được người di dân từ Ôn Châu gia công.

4/ Tấn công Tây Ban Nha:
Năm 2005 Tây Ban Nha thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với ĐCSTQ, tuy Tây Ban Nha chưa chính thức tham gia dự án “Một vành đai, một con đường”, nhưng đã hợp tác với Bắc Kinh trong một vài dự án.
ĐCSTQ đã xây 8 Học viện Khổng Tử tại Tây Ban Nha. Năm 2014, Tây Ban Nha đã khuất phục trước ĐCSTQ, thu hồi lệnh truy nã đối với cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân. Trung Quốc là đối tác thương mại số 1 của Tây Ban Nha trong Liên minh Châu Âu (EU). Tây Ban Nha là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trong EU.

5/ Tấn công tiểu bang North Rhine-Westphalia của Đức, nơi có mối quan hệ mật thiết với ĐCSTQ.
3.000 công ty Trung Quốc định cư tại Đức, trong đó 1.100 công ty được đặt tại Nordrhein-Westfalen. Bang Nordrhein-Westfalen cũng tích cực tham gia dự án “Một vành đai, một con đường”, thành phố Duisburg trong bang đã trở thành nút giao thông quan trọng của hệ thống đường sắt Trung Quốc – châu Âu. Nordrhein-Westfalen có 20 thành phố, 200 trường đại học kết nghĩa với Trung Quốc.

6/ Tấn công Pháp:
Cựu Thủ tướng Pháp Jean Pierre Raffarin từng giúp ĐCSTQ xây dựng phòng thực nghiệm P4 thuộc Trung tâm Nghiên cứu Virus Vũ Hán. Về kinh tế, Pháp và Trung Quốc có mối giao thương kinh tế mật thiết. Ngày 25/3/2019, ĐCSTQ và Pháp đã ký kết 15 hợp đồng kinh tế thương mại, trị giá 40 tỷ euro. Hơn 100 công ty của Pháp đã đầu tư vào Vũ Hán, bao gồm Tập đoàn Peugeot Citroen (Groupe PSA).