'‘Mắc kẹt’ giữa Sài Gòn thời Covid-19

Ảnh: ThanhNien.

Phạm Minh Vũ|

'‘Mắc kẹt’ giữa Sài Gòn thời Covid-19: Bác bảo vệ gạt lòng tự trọng đi… ăn xin'' là một tựa đề của một số tờ báo đảng, hôm qua và nay đăng ,để kể về một câu chuyện, một bác bảo vệ bị mất việc do dịch, cần tiền chi trả cho cuộc sống phải... ăn xin.

Cũng viện dẫn câu chuyện của bác bảo vệ ấy, một cô giáo có tên là N.T.P.U đã lấy đó làm tiền đề để phát động chiến dịch cứu giúp các cô giáo mầm non tư thục. Cô Uyên kể ra một câu hỏi của một cô giáo khác, hỏi cô rằng “Các chị ơi, giáo viên mà đi xin thì có mất hình ảnh không?”

Câu hỏi này nghe sao mà cay đắng.

Những ngày qua, hình ảnh giữa Saigon Hoa Lệ, người nghèo gần như lâm vào cảnh khốn cùng được phô bày thêm, cho chúng ta thấy một góc nhìn về toàn cảnh xã hội. Một bác bảo vệ phải ngồi đi ăn xin, các cô giáo (những người trồng cây) cũng phải lo lắng nếu đi ăn xin thì có mất hình ảnh hay không. Là những câu chuyện có thật, của những người thật, đã làm ta không thể không bàng hoàng.

Một sự thật, ngay cả những người đi làm mấy chục năm như Bác bảo vệ này, hay các giáo viên là những người lao động, họ là những thành tố quan trọng trong cấu trúc nền kinh tế, nhưng dịch bệnh này đã lộ ra một điều, hầu như họ không tiền để tích lũy. Họ không có tiền tích lũy, vậy tiền họ làm ra đã ở đâu?

Nếu như ở Mỹ, Châu Âu hay bất cứ quốc gia nào khác kể cả như Thái Lan hay Mã Lai, thì sự lo âu của Bác bảo vệ này hay cô giáo kia sẽ không thể có. Vì phúc lợi xã hội được trải đều bởi thiết chế chính trị Dân chủ, và định chế xã hội cân bằng.

Khi dịch bệnh xảy ra, việc đầu tiên phải lo cho người dân bằng những hành động thiết thực. Chứ không phải là những lời nói suông, nay nói chống dịch như chống giặc, mai lại nói sống chung với ''giặc'' như thế. Thứ nhân dân cần là hành động giúp đỡ những con người yếu thế như Bác vệ, hay các cô giáo Mầm non kia...

Những mảnh đời lây lất, vất vưởng giữa một thiên đường, nơi mà ưu tiên xây dựng tượng đài, cổng chào hơn xây dựng trường học hay bệnh viện, thật đáng làm ta chạnh lòng. Ta không thể làm ngơ, bỏ rơi vì họ là đồng bào ta.

Khi tôi đặt câu hỏi tại sao họ là những người lao động trong xã hội mà không có tiền tích lũy, phòng khi ốm đau hay để sống qua cơn dịch bệnh này? Thì chúng ta không cần tìm câu trả lời, cứ chạy thẳng ra nhà chủ tịch phường, bí thư xã, cao hơn ta lên huyện lên tỉnh và nhìn ra trung ương xem, cán bộ đảng viên nào nhà cũng vài căn, đất vài chục héc để xem sự vĩ đại, sự uy nghi và cuộc sống của quan chức họ xây dựng thiên đường ngay trong căn nhà của họ. Xe thì toàn xế hộp, con cái du học bên Mỹ bên Âu, có khi các bác ấy có sẵn quốc tịch Síp.

Tiền đáng lẽ ra bác bảo vệ này hay cô giáo kia tích lũy đều bị các quan cướp bằng cách tăng xăng, tăng giá điện, hay một quả trứng gà cũng mang hàng chục loại thuế phí. Chưa kể bị cướp bằng in tiền, bằng cách vay để đẩy nợ công lên, bóc lột dân tận cùng. Đó là cướp bằng chính sách, chưa kể cướp bằng cách xua quân đi cướp đất, dựng BOT lên bắt dân phải nộp tiền ra cho bọn chúng. Và muôn kiểu cướp khác nhau.

Bằng các thái độ quen kiểu cách cướp như thế, đáng lý ra dịch bệnh này, cô giáo mầm non tư thục hay bác bảo vệ này sẽ được nhà nước hỗ trợ tiền và nhiều quyền lợi khác thì...họ phải ra đường ăn xin.

Nhìn Dân ta thoi thóp giữa đại dịch, thật căm phẫn bọn tàu cộng đã gây ra đại dịch này. Và càng căm phẫn hơn những kẻ còn ôm mộng xây tượng đài để khi khánh thành họ lại reo hò, vui sướng trên sự khốn cùng của Nhân dân. Xây tượng đài họ không chỉ ăn mày dĩ vãng mà còn ăn hết cả tương lai con em chúng ta. Miệng họ hô hào xây dựng thiên đường, nhưng thiên đường ấy không phải cho dân mà cho chính những kẻ đầy lý luận kia.

Một sự thật phơi bày quá trần trụi ở đất nước này!